Tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc và biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đối với giống vải hùng long tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên, Việt Nam
81 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc và biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đối với giống vải hùng long tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên, Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
Tªn ®Ò tµi:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
TRƯỞNG LỘC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
KHỐNG CHẾ
LỘC ĐÔNG ĐỐI VỚI GIỐNG VẢI HÙNG LONG
TẠI ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN, VIỆT NAM
Chuyªn ngµnh : Trång trät
M· sè : 60.62.01
LuËn v¨n thẠc sü khoa häc n«ng
nghiÖp
Người thực hiện: KONGSINH RATSAMY
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thế Huấn
2. PGS.TS. Ngô Xuân Bình
Thái Nguyên 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây vải (Litchi Chinesis Sonn) thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae) có
nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Vải thiều là cây ăn quả đặc sản có giá
trị kinh tế cao với hương vị thơm ngon, nhiều chất bổ, được người tiêu dùng
trong và ngoài nước ưa chuộng. Quả vải chín có nhiều chất dinh dưỡng như
đường, vitamin C và nhiều chất khoáng khác. Hoa vải hàng năm là nguồn
nguyên liệu, nguồn phấn hoa cho người nuôi ong. Cây vải có bộ tán lớn, tròn
tự nhiên hình mâm xôi, cành lá xum xuê quanh năm. Do vậy, cây vải không
chỉ là cây ăn quả mà còn là cây góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
chống xói mòn, rửa trôi, tạo cảnh quan môi trường sinh thái.
Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi phía Bắc thuộc tỉnh Thái
nguyên, Việt Nam. Khí hậu ở đây thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn
quả, trong đó có cây vải. Tính đến năm 2008 diện tích cây vải lên tới 1496 ha,
sản lượng đạt 6340 tấn với hơn 90% diện tích trồng vải Thanh Hà [22]. Tuy
nhiên, sản xuất vải hiện nay trên địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn do
giá thu mua vải quả vào lúc chính vụ thấp. Hiện nay trên địa bàn huyện bắt
đầu trồng giống Hùng Long là giống vải chín sớm được phát hiện, tuyển chọn
tại xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, giống vải này đã được
công nhận là giống quốc gia năm 2000. Quả của giống Hùng Long chín sớm
hơn vải Thanh Hà từ 2 - 3 tuần, giá bán trên thị trường thường cao hơn vải
Thanh Hà do vậy được người tiêu dùng và các hộ nông dân ưa chuộng. Nhiều
hộ nông dân có nhu cầu mở rộng diện tích và thay thế một phần diện tích
trồng vải Thanh Hà để nâng cao hiệu quả kinh tế của vườn quả. Tuy nhiên,
giống vải này có năng suất không ổn định do tỷ lệ số cây ra quả cách năm
cao. Do vậy, để có thể phát triển giống vải Hùng Long tại huyện Đồng Hỷ nói
riêng và tỉnh Thái nguyên, Việt Nam nói chung cần có những nghiên cứu về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
các biện pháp kỹ thuật nhằm khống chế lộc đông giúp cây ra hoa ổn định. Xuất
phát từ thực tiễn của nhu cầu sản xuất trên địa bàn chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc và biện pháp kỹ thuật
khống chế lộc đông đối với giống vải Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên,
Việt Nam”.
Mục đích của đề tài
1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc của giống vải Hùng
Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật khống chế lộc
đông đến năng suất vải Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam
Yêu cầu của đề tài
+ Theo dõi thời gian xuất hiện và sinh trưởng của các đợt lộc giống vải
Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên, Việt Nam.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến khả năng sinh
trưởng lộc và năng suất vải
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp khống chế lộc đông đến
năng suất vải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu thời gian và sinh trƣởng của các
đợt lộc
Đối với cây vải thì tuỳ vào điều kiện sinh thái, khả năng trồng trọt mà
một năm cây thường ra 3 đến 4 đợt lộc. Các đợt lộc có liên quan chặt chẽ với
nhau, quá trình ra lộc năm nay sẽ là tiền đề cho việc ra hoa kết quả năm sau.
Đối với cây vải bất cứ loại cành nào ra thời kỳ nào trong năm ở cấp cuối cùng
ngoài tán đều có thể trở thành cành mẹ. Thông thường cành mẹ của cây vải là
cành thu. Tùy giống, tùy tuổi cây, tùy kỹ thuật chăm sóc mà một năm có thể có
từ 1 - 2 đợt lộc thu [2],[22], [35]. Hoa vải được mọc chủ yếu từ lộc xuân mọc
từ cành thu năm trước, nhưng không phải cứ có lộc thu là có quả. Nếu lộc thu
ra quá muộn, sinh trưởng tích luỹ kém, dù gặp điều kiện khí hậu thuận lợi cũng
không thể phân hoá mầm hoa được. Nếu lộc thu ra quá sớm mà ngay sau đó là
đợt lộc đông thì cây lại càng không có khả năng ra hoa. (Nghê Diệu Nguyên,
Ngô Tố Phần, 1991) [23]. Do vậy việc nghiên cứu thời gian ra các đợt lộc của
cây, đợt lộc ra vào tháng nào sẽ có khả năng ra hoa và cho năng suất cao nhất,
từ đó có thể đề suất các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế các đợt lộc có khả
năng cho năng suất thấp là điều hết sức cần thiết [35],[60].
2.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu biện pháp tác động cơ giới
Trong quá trình sống, cành vải ở trạng thái sinh trưởng của mùa đông
khá phức tạp, có thể căn cứ vào tình hình sinh trưởng của lộc và điều kiện
ngoại cảnh để có biện pháp xử lý phù hợp. Cách làm chủ yếu cho vải ra hoa
đúng thời vụ các cây ra lộc đông, ngăn chặn không cho phát sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
+ Khoanh vỏ: tác dụng làm cho thời gian nhất định ngừng vận chuyển
sản phẩm quang hợp từ ngọn xuống phía duới, mặt khác làm tăng đường tổng
số trên cành, tạo cơ sở thuận lợi cho việc hình thành mầm hoa và các bộ phận
của hoa, hơn nữa có tác dụng làm giảm năng lượng cung cấp cho bộ rễ, giảm
cơ năng hoạt động của bộ rễ, giảm hấp thu nước nâng cao nồng độ dịch tế
bào, từ đó kích thích việc hóa mầm hoa [5] [59].
+ Cắt tỉa: Sự sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp
ứng yêu cầu về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Người
làm vườn cần phải tác động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung, nửa
khung và cành nhánh của cây cho phù hợp với cấu trúc của vườn. Cắt tỉa
nhằm mục đích điều hòa sinh trưởng, ra hoa kết quả của cây. Cắt tỉa làm giảm
đi chiều dài cành, tỉa bớt cành nhánh, hướng cành ra phía ngoài khiến cho
trong tán cây giảm số lượng mầm sinh trưởng dẫn tới việc phân phối lại các
chất giữa các cơ quan còn lại làm cho quả phát triển to hơn [5], [58].
Cắt tỉa nâng cao tính hoạt động sinh lý của mô tế bào và hiệu suất thoát
hơi nước, trong điều kiện khô hạn. Đây là một trong những biện pháp cải
thiện chế độ ẩm cho cây. Trong kỹ thuật làm vườn hiện đại, cắt tỉa là khâu kỹ
thuật then chốt, cần có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề [1].
2.2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY VẢI
2.2.1. Nguồn gốc cây vải
Cây vải có tên khoa học là Litchi Chinenis Sonn (Nephelium Litchi
Cambess) thuộc họ Bồ hòn có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc. Hiện nay
ở Trung Quốc có những cánh rừng vải dại xanh tốt ở núi Kim Cổ Lĩnh, tỉnh
Phúc Kiến có cây vải đã 1200 tuổi và vẫn cho quả (Trần Thế Tục, 2004) [36].
Mặc dù lịch sử trồng vải lâu đời như vậy nhưng cho đến cuối thế kỷ 17 vải
mới được mang sang Burma, 100 năm sau mới được đưa sang ấn Độ vào năm
1775. Cây vải được đưa sang trồng ở Hawai năm 1873 bởi một thương gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
người Trung Quốc, Florida năm 1883, Califonia năm 1897 và đến Israen năm
1914. Vào khoảng những năm từ 1875 - 1876 cây vải được đưa sang các nước
Châu Phi là Madagatca và Morihiuyt [61].
Tại Việt Nam theo các tài liệu cũ, cây vải đã được trồng cách đây
2000 năm (quả thu tài bồi học, 1959 - sách Trung Quốc), sử ghi chép cách
đây 10 thế kỷ, lệ chi vải (quả vải) là một trong những cống vật của Việt Nam
phải nộp cho Trung Quốc. Tài liệu Trung Quốc cũng cho biết khoảng 200
năm sau Công nguyên, vua Nam là Triệu Đà có mang vải sang cống. Theo
giáo sư Vũ Công Hậu [16]: khi điều tra cây ăn quả ở một số tỉnh miền núi
phía Bắc và miền Trung có gặp một số cây vải dại, vải rừng. ở khu vực chân
núi Tam Đảo có nhiều cây vải dại quả giống vải nhà nhưng hương vị kém
hơn Do vậy, một số tài liệu nước ngoài cũng cho rằng cây vải cũng có thể có
nguồn gốc ở Việt Nam.
2.2.2. Một số giống vải chính trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống vải được trồng, trong đó
Trung Quốc được coi là nơi hiện nay có nhiều giống vải nhất trên thế giới.
Tuy nhiên trong hơn 200 giống được trồng thì chỉ có 8 giống là có ý nghĩa
kinh tế và được phát triển rộng rãi. Tỉnh Quảng Đông các giống Baila,
Baitangying, Heiye, Fezixiao, Gwiwei, Nuomici và Huazhi được trồng với
diện tích khá lớn khoảng hơn 140.000 ha, trong đó hai giống Gwiwei,
Nuomici chiếm hơn 80% diện tích. Tỉnh Phúc Kiến trồng chủ yếu giống vải
Lanzhu với diện tích khoảng hơn 25.000 ha. Các giống vải ở Trung Quốc có
hai nhóm chính: đó là nhóm khi chín thì thịt quả thường nhão và ướt còn
nhóm kia khi chín thì cùi ráo và khô (Chen and Huang, 2000) [46].
Tại Đài Loan, giống vải chủ yếu là giống Hap Ip, chiếm hơn 90% tổng
diện tích ngoài ra còn có giống Yuher Pau được trồng ở miền Nam và giống
No Mi Tsu được trồng ở miền Trung (Anonymous, 2000) [44].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Tại Nam Phi giống vải được trồng chủ yếu là Kwaimi nhưng thường
được gọi là "Mauritius" vì giống có nguồn gốc từ hòn đảo này, giống có kích
thước quả trung bình, tán cây thấp, chất lượng tốt. (Morton,1987) [61].
Các giống vải được trồng ở Ấn Độ hiện nay là: Shadi, Bombai, Rose,
China, Seented và Mazaffarpur (Ghosh và cộng sự, 2000) [48].
Có hơn 40 giống được trồng ở Australia, các giống trồng phổ biến ở
đảo Queesland bao gồm Kwai May Pink, FayZee Siu và Souey Tung, giống
Kwai May Pink được trồng ở miền Trung, miền Nam trồng chủ yếu giống
Waichee (Mitra -2005) [60].
Các giống vải trồng chủ yếu ở Thái Lan là các giống Hap Ip, Tai So và
Waichee ngoài ra còn có khoảng hơn 30 giống vải khác nhau. Các giống vải ở
Thái Lan được chia ra làm hai nhóm, nhóm cần có nhiệt độ lạnh trong mùa
đông và nhóm yêu cầu nhiệt độ lạnh trong mùa đông ít hơn, nhóm này trồng ở
khu vực trung tâm của Thái Lan, còn nhóm kia thì trồng ở các tỉnh phía Bắc
(Yapwattanaphun và cộng sự, 2000) [67].
Ở Nam Mỹ có nhiều giống vải đã được nhập về từ ấn Độ và Trung
Quốc nhưng trong 43 giống được nhập nội chỉ có hai giống hiện nay còn tồn
tại và được trồng phổ biến đó là Hap Ip và Kwaimi (Morton, 1987) [61].
Ở Hawai có 3 giống trồng phổ biến đó là giống Hap Ip, Kwaimi và
Brewster. Vào năm 1942, Groff tiến hành lai tạo giữa 3 giống vải trên nhằm
tìm ra một giống vải tốt nhất và đến năm 1953 đã chọn ra được một giống
mang tên Groff. Giống này có tính di truyền ổn định, chín muộn, quả có kích
cỡ trung bình, thịt quả trắng và ráo, hương vị thơm ngon, hầu hết các hạt đều
bị teo nên rất nhỏ (Groff, 1954) [49].
Ở Florida giống vải được trồng chủ yếu là giống Brewster [56].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
2.2.3. Một số giống vải chính của Việt Nam
Giống vải có thể chia theo thời vụ hoặc theo đặc điểm sinh trưởng và
phẩm chất quả. Các tác giả đều thống nhất miền Bắc Việt Nam các giống vải
được phân chia như sau:
Theo thời vụ: Có các giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn.
Theo đặc điểm sinh trưởng và phẩm chất quả có: Vải chua, vải nhỡ,
vải thiều.
- Giống vải chua: mọc khỏe, cây to, phân cành thưa, hạt to, tỷ lệ thịt
quả 50 - 60%, chín sớm (cuối tháng 4 đến tháng 5), ra hoa đều, năng suất ổn
định, vị chua.
- Giống vải nhỡ: cây to hoặc trung bình, tán thẳng đứng, lá to, chín vào
tháng 5 đầu tháng 6. Khi quả chín vỏ còn xanh, định quả có màu tím đỏ, có vị
ngọt, ít chua
- Giống vải thiều: Tán cây có hình tròn hoặc bán cầu, lúc nhỏ phiến lá
dầy bóng, chùm hoa không có lông đen, quả nhỏ hơn vải chua và vải nhỡ.
Trọng lượng quả trung bình từ 25 - 30g, tỷ lệ thịt quả cao chiếm 70 - 80%,
chín giữa tháng 6 đầu tháng 7.
Theo kết quả điều tra của Vũ Mạnh Hải (2004) [13] tại 13 huyện của 7
tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy các tỉnh miền Bắc có tập đoàn vải khá
phong phú. Đã thu thập được 13 giống tại 13 huyện của các tỉnh, trong đó có
8 giống tuyển chọn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất,
phẩm chất cao và ổn định, có tính chống chịu sâu bệnh khá, có hai giống được
công nhận là giống quốc gia là thiều Thanh Hà và Hùng Long, các giống
Đường Phèn, Hoa Hồng, Lai Bình Khê, Lai Yên Hưng, Phú Điền và Phúc
Hòa đang được tiến hành khảo nghiệm. Qua nghiên cứu theo dõi cho thấy các
giống vải chín sớm có khả năng sinh trưởng vượt trội so vậy giống vải thiều
Thanh Hà về cả chiều cao và đường kính gốc. Các giống có khả năng sinh
trưởng tốt hơn cả là Bình Khê, Yên Hưng và Yên Phú, các giống này có năng
suất và chất lượng quả tương đưong với nơi nguyên sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Năm 1991, Việt Nam đã nhập nội một số giống vải từ Trung Quốc và
đang được trồng khảo nghiệm là các giống: Quế Vị, Nhu Mê Tu, Hoài Chi,
Hắc Diệp, Tâm Nguyệt Hồng, Phi Tử Tiếu, Đại Tào. Năm 1991, dự án VIE86-
003 đã nhập một số giống từ Úc về Lục Ngạn như: Waichee, Taiso, Salathit,
Kwai Pink... nhưng qua theo dõi các giống này đều sinh trưởng kém hơn vải
thiều Thanh Hà. Năm 1998, Huyện Lục Ngạn nhập giống Bình Đường Anh,
năm 2001 tổng công ty rau qủa nhập giống Đại Bi Hồng và trồng tại Lục Ngạn
các giống này đang tiếp tục được theo dõi [41].
Viện nghiên cứu rau quả đã tập trung tuyển chọn được một số giống vải
chín sớm trong đó nổi bật 5 giống có triển vọng là các giống Yên Hưng, Bình
Khê, Đường Phèn, Thạch Bình và giống Hùng Long. Các giống này đã qua
theo dõi, bình tuyển và đánh giá có khả năng chín sớm hơn vải thiều từ 20 -
30 ngày, giá bán gấp 2 - 3 lần, chất lượng gần tương đương vải Thanh Hà
(Nguyễn Văn Dũng, 2005) [11].
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới
* Tình hình sản xuất
Bảng 2.1: Diện tích và sản lƣợng vải của một số nƣớc trên thế giới
Tên quốc gia Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)
Trung Quốc (cả Đài Loan) 592.000 1.270.000
Ấn Độ 56.000 429.000
Thái Lan 22.937 81.388
Nepan 2.830 13.875
Úc 1.500 3.500
Mỹ 100 40
(Nguồn: Hội thảo tình hình sản xuất và xuất khẩu vải châu Á,
Thái Bình Dương tại Băng Cốc, Thái Lan 9/2001)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Diện tích sản lượng vải tập trung chủ yếu ở các nước thuộc châu Á.
Quốc gia sản xuất lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc với tổng diện tích là
592.000 ha, sản lượng đạt 1.270.000 tấn. Ngoài ra, cây vải còn được trồng ở
một số quốc gia và khu vực khác như châu Mỹ, châu Úc…
Hiện nay sản lượng vải trên thế giới khoảng hơn 2 triệu tấn/năm, tập
trung chủ yếu ở châu Á khoảng 2 triệu tấn.
Tuy nhiên sản lượng vải tập trung chủ yếu vào một số nước có điều
kiện tự nhiên thích hợp và sản xuất có tính chất hàng hoa như: Trung Quốc
1.270.000 tấn, Ấn Độ 430.000 tấn, Đài Loan 110.000 tấn, Thái Lan 85.000
tấn. Việt Nam 120.000 tấn (Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày
24/4/2002). Hiện nay, nhu cầu thị trường thế giới còn rất lớn về vài lượt cũng
như sản phẩm được chế biến từ quả vải.
Theo Sauco [47] năng suất vải trên giới đạt trung bình khoảng 60-70
kgcây (2,5 - 5,4 tấn/ha), cây tốt có thể đạt tới 125 - 130 kg/cây (8-10 tấn/ha).
Năm 1993 Đài Loan đã xuất khẩu quả vải tươi với tổng số 6.989 tấn,
Hồng Kông là thị trường tiêu thụ vải lớn nhất của Đài Loan (1.925 tấn), tiếp
theo là Canada (1.248 tấn), Nhật Bản (1.227 tấn) Philippin (1.061 tấn),
Singapore (990 tấn). Trung Quốc xuất khẩu năm 1993 là 533 tấn vải tươi.
Hồng Kông là thị trường tiêu thụ vải lớn nhất của Trung Quốc với 476 tấn,
tiếp theo là Pháp (30 tấn) [21].
Thái Lan chủ yếu trồng các giống: HongHuay, O-Hia, Chakrapud,
Kom, Jean và Sam poaw Koew. Năm 1993 Thái Lan xuất khẩu 7.651 tấn về
đóng hộp (thu 256,1 triệu Bath) cho các nước Malaixia (2.514 tấn), Singapore
(1.133 tấn), Mỹ (1.085 tấn), Hà Lan (472 tấn) [21].
Vải ở Ấn Độ được sản xuất tập trung tại phía Bắc tỉnh Bihar với các
giống vải chính: Shahi, China, Longina và Madras. Hiện nay Ấn Độ xuất
khẩu vải tươi không nhiều, chủ yếu xuất khẩu ở dạng đóng gói 2kg/hộp, trong
khi sản phẩm nội tiêu thường là 15 - 18 kg hoặc 20kg/thùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Ở Úc, thời gian sản xuất vải từ tháng 11- 3 đỉnh cao từ tháng 12 - 2 với
giống vải chủ yếu là Taiso và Bengal. Năm 1993 Úc đã xuất khẩu 17 tấn vải
cho Liên minh châu Âu là 14 tấn cho Singapore.
Ở Mỹ vải được trồng nhiều ở Florida. Sản lượng vải năm 1992 đạt
39.000 tấn tại Hawai. Các giống Brewtes và Mauritius được trồng ở đây với
thời gian thu hoạch từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7 [21].
Tóm lại, quả vải ngày càng phổ biến trên thị trường các nước thuộc liên
minh châu Âu (EU), các nước Pháp, Đức, Anh mỗi năm nhập khoảng 15.000
tấn vải từ Nam Phi, Mauritius, Reunion, Madagasca, Israel, Thái Lan và một
phần từ Trung Quốc thông qua Hồng Kông. Ở Đông Nam Á, Hồng Kông,
Singapore, Nhật Bản mỗi năm nhập khoảng 10.000 tấn vải (gồm cả vải tươi,
khô và vải hộp) chủ yéu từ Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan (Nguyễn Thị
Nga, 1999) [21].
* Tình hình tiêu thụ vải
Tổng sản lượng vải xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng
100.000 tấn/năm. Thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới có thể nói đến Hồng
Kông và Singapore. Trong tháng 6 và 7, thị trường này tiếp nhận khoảng
12.000 tấn vải từ Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đức và Pháp nhập
10.000 - 12.000 tấn vải từ Madagasca và Nam Phi trong tháng 10 đến đầu
tháng 3 năm sau. Một lượng nhỏ được nhập từ Israel trong tháng 7 đến tháng
8 và từ Australia trong tháng 5, tháng 6. Sau năm 1980, vải từ Thái Lan, Đài
Luan, Trung Quốc được bán sang Châu Âu và năm 1990, một lượng được
xuất sang Ấn Độ. Vải đóng hộp chất lượng tốt được xuất sang Malaixia,
Singapore, Mỹ, Australia, Nhật và Hồng Kông (Ghosh, 2000) [48].
Năm 2000, Thái Lan xuất khẩu 12.475 tấn vải tươi và sấy khô trị giá 15,4
triệu Đôla Mỹ sang thị trường Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Mỹ (Anupunt,
2003) [45].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Theo Xuming H, Lian Z.(2001), gần một nửa sản lượng vải của Trung
Quốc tiêu thụ tại thị trường nội địa. Hàng năm, Trung Quốc chỉ xuất khẩu một
lượng khoảng 10.000 - 20.000 tấn (chiếm khoảng 2% sản lượng vải). Thị
trường xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là Hồng Kông, Singapore và một số
nước Đông Nam Á. Giá vải của Trung Quốc giao động từ 0,5 đến 2,5 USD/kg
tùy thuộc vào chất lượng quả và thời vụ thu hoạch, cao nhất là giá của các
giống No Mai Chee và Kwai May hạt nhỏ với giá 10,0 USD/kg, giá trung bình
tại Singapore và Anh là 6 USD/kg, tại Nam Mỹ là 15 USD/kg [57], [66]. Đài
Loan hàng năm xuất khẩu khoảng 5.700 tấn vải cho các nước: Philppines:
2000 tấn; Nhật: 1000 tấn; Singapore: 500 tấn; Mỹ: 1.200 tấn và Canada:
1.000 tấn.
Australia là nước sản xuất vải với số lượng ít, nhưng lại tập trung chủ
yếu cho xuất khẩu. khoảng 30% sản lượng vải của Australia xuất khẩu cho
Hồng Kông, Singapore, Châu Âu và các nước Ả Rập nhưng Australia lại phải
nhập khẩu vải của Trung Quốc vào những tháng trái vụ.
Thị trường nội địa là thị trường mạnh tiêu thụ vải tươi của hầu hết các
quốc gia sản xuất vải trên thế giới. Các nước hàng năm chỉ xuất khẩu một
lượng vải rất nhỏ trong thị trường thế giới ( Menzel, 2002) [57].
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam
* Tình hình sản xuất
Cây vải được trồng ở các tỉnh phía Bắc, tập trung ở vùng Đông Bắc
Bắc Bộ (Thái nguyên, Việt Nam, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Hải Dương, dọc hai bờ sông Đáy trên địa bàn Hà Tây, hai bên bờ sông
Hồng từ Việt Trì ngược lên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất vải ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam
Chỉ tiêu
Vùng trồng
Diện tích
(ha)
Diện tích thu
hoạch (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn/ha)
Bắc giang 39.835 39.238 58,2 228.558
Hải Dương 14.219 12.634 37,7 47.632
Lạng Sơn 7.473 5.501 23,1 12.684
Thái nguyên, Việt Nam 6.861 4.692 18,7 8.878
Quảng Ninh 5.174 3.847 45,1 17.349
Các tỉnh khác 20.250 20.080 51,3 103.010
Tổng 93.812 85.992 48,62 418.111
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2007)
Số liệu bảng 2.2. cho thấy, đến năm 2007, diện tích trồng vải của Việt
nam đạt 85.992 ha với sản lượng 418.111 tấn (chiếm 32,9% diện tích và
24,8% tổng sản lượng cây ăn quả của miền Bắc)
Ở miền Nam các vùng cao như: Đà Lạt, Buôn Mê Thuật, Kon Tum
đang trồng thử và bước đầu đã có kết quả. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long ở
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, có trồng vài chục cây vải 40 - 50 tuổi, cây
ra hoa, kết quả bình thường nhưng quả nhỏ (6g) chất lượng quả ngon.
Theo Vũ Công Hậu năm (1999) [16] Ưu thế lớn nhất của cây vải là: Dễ
trồng, chăm sóc đơn giản, chịu được đất chua, đất đồi dốc là loại đất rất phổ
biến ở vùng đồi núi phía Bắc, thêm vào đó công tác bảo vệ thực vật đơn giản
hơn các cây trồng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
* Tình hình tiêu thụ
Ở Việt Nam, Khoảng 75% sản lượng vải của cả nước được tiêu thụ
ngay trong thị trường nội địa, phần còn lại được sơ chế, xuất khẩu tươi và
chế biến. Các sản phẩm sơ chế và chế biến gồm vải sấy khô, vải lạnh đông,
vải nước đường và Purê vải. Thị trường xuất khẩu vải tươi còn rất hạn chế
do nhiều nguyên nhân như: khả năng bảo quản của quả vải ngắn, chất lượng
về sinh an toàn thực phẩm hạn chế, điều kiện vệ sinh cơ sở hạ tầng sau thu
hoạch kém.
Thị trường xuất khẩu vải của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hồng
Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sỹ, Mỹ và một số quốc gia khác
trong khu vực và thị trường Châu Âu.
Bảng 2.3: Sản lƣợng các sản phẩm chế biến vải ở Việt Nam năm 2007
TT Loại sản phẩm
Sản lƣợng
(tấn)
Ghi chú
1 Vải hộp, lọ 1.114 Chủ yếu sản phẩm đóng hộp
2 Purê vải 600
3 Vải lạnh đông IQF 200
4 Vải lạnh đông Block 246
Tổng số 2.160
(Nguồn: Tổng Công ty Rau quả Việt Nam - 2007)
Thị trường vải tươi chủ yếu ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, vải
sấy khô chủ yếu bán sang Trung Quốc và một phần sang Lào, Campuchia.
Hầu hết sản phẩm vải của tư thương tiêu thụ, có rất ít tổ chức đứng ra thu mua
vải cho người sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Bảng 2.4. Lƣợng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng năm 2007
TT Mặt hàng Nƣớc nhập khẩu
Sản lƣợng
(tấn)
Giá trị
(USD)
1 Vải tươi Hàn Quốc - 34.000
2 Vải hộp
Nhật Bản
Pháp
17,35
125,84
14.700
116.225
3 Vải đông lạnh
Hà Lan,
Hàn Quốc
46,00
22,00
51.750
22.810
Tổng cộng 211,19 239,495
(Nguồn: Tổng công ty Rau quả Việt Nam - 2007)
2.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Thái Nguyên, Việt Nam
Thái nguyên, Việt Nam là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng
trung du và miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 3.541,50 km2, dân số hiện
nay khoảng 1.108.775 người. Địa hình và khí hậu ở đây thích hợp cho cây ăn
quả phát triển với nhiều cây cho sản phẩm đa dạng. Thái nguyên, Việt Nam
theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì là một trong những khu vực có điều
kiện khí hậu và đất đai thích hợp cho cây vải phát triển (Vũ Văn Tùng, 2002)
[31]. Diện tích cây ăn quả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số diện tích đất
nông nghiệp của tỉnh, diện tích một số loại cây ăn quả của Thái nguyên, Việt
Nam được trình bày qua bảng 2.5
Bảng 2.5. Diện tích một số cây ăn quả của tỉnh Thái nguyên, Việt Nam
STT
Loại cây
ăn quả
2003 2004 2005
Diện
tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1 Nhãn, vải 8,93 71,76 8,947 72,48 8997 72,30
2 Cam, quýt, bưởi 515,00 4,14 342 2,77 426 3,42
3 Dứa 127,00 1,02 136 1,10 141 1,13
4 Cây khác 2,89 23,08 2919 23,65 2880 23,15
Tổng 12,43 100 12,344 100 12,44 100
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái nguyên, Việt Nam năm 2005-2006)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Qua bảng 2.5 cho thấy diện tích nhóm cây ăn quả là vải nhãn chiếm tỷ lệ cao
nhất và có sự tăng dần qua các năm từ 71,76% năm 2003 đến 72,30% năm 2005.
Số liệu thống kê cho thấy, cơ cầu giống vải chủ yếu của Thái nguyên, Việt
Nam có 3 nhóm chính: Đó là vải chua (vải tu hú), vải nhỡ vải lai và vải thiều.
Trong nhóm vải thiều, vải thiều Thanh Hà có diện tích lớn nhất, chiếm hơn
70,99% diện tích, vải chua chiếm 5,53%, vải nhỡ khoảng 11,37%, còn lại là diện
tích vải thiều Phú Hộ (Trần Thế Tục, 2004) [36]. Có thể thấy giống vải chua, vải
nhỡ là giống chín sớm chiếm diện tích nhỏ so với diện tích trồng vải của toàn
tỉnh, có chất lượng kém, chua và hạt to, tuy nhiên giá bán trên thị trường thường
cao do giống này chín sớm hớn vải Thanh Hà khoảng 1 tháng. Hiện nay giống
vải chín sớm mới đang được ưu tiên đưa vào cơ cấu trồng vải, tạo thị trường vải
trước thời vụ thu hoạch rộ của vải Thanh hà đó là giống vải Hùng Long.
2.3.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại huyện Đồng Hỷ
Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả chính của huyện Đồng Hỷ
được trình bày qua bảng 2.6.
Bảng 2.6. Diện tích, sản lƣợng một số cây ăn quả chính ở huyện Đồng Hỷ
STT
Loại cây
ăn quả
Diện tích
(ha)
Diện tích cho
thu hoạch (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
1 Xoài 42 40 31,8 127
2 Nhãn 294 294 42 1234
3 Vải 1496 1202 52,7 6334
4 Cam 15 15 45,3 67,9
5 Chanh 37 37 48,6 179,8
6 Dứa 28 28 78,6 220
7 Chuối 57 57 100,1 571
8 Bưởi 14 14 96,4 135
9 Na 159 159 84,9 153
10 Hồng 140 132 13,9 183,4
11 Cây ăn quả
khác
170 170 30,9 526
Tổng 2452 2148 - 9731,1
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 2008)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Số liệu bảng 2.6 cho thấy, cây vải có diện tích rất lớn so với diện tích
cây ăn quả trong toàn huyện. Toàn huyện có 2452 ha cây ăn quả các loại
trong đó chỉ riêng cây vải đã có diện tích lên tới 1496 ha trong đó diện tích
cho thu hoạch lên đến 1202 ha. Tỷ lệ diện tích cây vải so với các cây ăn quả
khác trong toàn huyện thể hiện qua đồ thị 2.1.
Đồ thị 2.1. Tỷ lệ diện tích cây vải so với các loại cây ăn quả khác của
huyện Đồng Hỷ năm 2008
Qua đồ thị 2.1 cho thấy diện tích cây vải chiếm tỷ lệ tới 61,01% trong
tổng số diện tích cây ăn quả của toàn huyện, chứng tỏ vai trò quan trọng của
loại cây ăn quả này trong cơ cấu diện tich cây ăn quả của huyện Đồng Hỷ.
Tuy có diện tích lớn song thị trường tiêu thụ vải của huyện Đồng Hỷ đa số là
bán quả tươi cho khu vực trong tỉnh và một số địa bàn lân cận. Một số khu
vực trồng vải chín sớm của huyện đã cho thu hoạch nhưng diện tích còn ít,
năng suất thấp do nhiều nguyên nhân.
2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY VẢI Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.4.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái
2.4.1.1. Đặc điểm thực vật học
a. Đặc điểm rễ:
Cây vải có bộ rễ rất khoẻ gồm rễ ăn đứng và rễ ăn ngang, bộ rễ ăn
nông, sâu, rộng, hẹp phụ thuộc cách nhân giống, đất trồng, nước, phân bón và
38.99%
61.01%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
chế độ nhiệt trong đất. Vải trồng bằng hạt rễ ăn sâu 4-5m, trồng bằng cành
chiết rễ ăn nông 1,2 - 1,6m. Đại bộ phận rễ tập trung ở tầng 60cm, độ lan xa
của rễ thường gập 1,5 - 2 lần tán cây, rễ tơ tập trung trong khu vực hình chiếu
của tán và độ sâu 40 cm trở lại. Rễ vải có khả năng hấp thu mạnh nên cây có
khả năng chịu hạn tốt. Rễ vải có nấm cộng sinh tạo thành nội khuẩn căn giúp
cho rễ hút được nước, cung cấp dinh dưỡng trong điều kiện khô hạn (Trần
Thế Tục và cs, 1997) [32].
b. Đặc điểm thân, cành
Cây vải là cây bụi thường xanh, cây trưởng thành thường cao từ 10 -
10m, thân to, vỏ phẳng, nhẵn, mầu nâu xám hoặc nâu đen, gỗ có vân mịn
mầu nâu. Tán cây hình mâm xôi, hình bán cầu, đường kính tán 7 - 12m.
cành chính to khoẻ, phân nhánh nhiều, hơi cong, phân bố đều về các phía.
thế cây tùy thuộc theo giống, các giống vải Nếp, Trần Tử, Lam Trúc tán
hơi doãng rộng, các giống Quế vị, Ô Diệp vươn thẳng, các giống Hoài Chi,
Lam Trúc cành mọc dày, ngắn, tán khít, các giống thuỷ Đông, Tam Nguyệt
Hồng cành thưa, dài. Cây vải nhân giống bằng phương pháp chiết hay ghép
từ khi trồng đến 3 năm tuổi chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng. Trong thời
kỳ này bộ khung tán phát triển mạnh, một năm có thể ra 5 - 6 đợt lộc (Nghê
Diệu Nguyên và cs, 1991) [23].
c. Đặc điểm lá
Thuộc lá kép lông chim gồm 2 - 4 đôi, mọc so le, lá chét cứng, dai có
chất sừng. Cuống là ngắn, mặt lá xanh đậm, gân nhẵn, không nổi rõ trên lá.
Mút lá nhọn, gốc lá hơi tù, lá non khi mới ra mầm tím đỏ, khi thành thục mầu
xanh đậm, hình dạng và màu sắc lá có thể dùng để phân loại các giống khác
nhau. Tuổi thọ của lá từ 1 - 2 năm, trong cùng một giống lá ra ở các mùa cũng
không hoàn thành giống nhau do ảnh hưởng của nhiệt độ, nước, dinh dưỡng
(Trần Thế Tục và cs, 1997) [32].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
d. Đặc điểm hoa
Vải có 3 loại hoa cơ bản: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính, hoa vải rất
bé, không có cánh, hoa đực có khả năng tung phấn để thụ tinh, hoa cái được thụ
tinh sẽ phát triển thành quả. Hoa lưỡng tính có thể kết quả được nhưng ít thấy,
hoa cái thường có 2 bầu, sau khi thụ tinh xong thì quả phát triển, thường chỉ có
một bầu phát triển thành quả (Trần Thế Tục và cs, 1997) [32].
- Hoa cái: hoa cái phát triển hoàn toàn, ba bộ phận bầu nhuỵ, vòi nhuỵ
và đầu nhuỵ phân hoá khá rõ. Bầu nhuỵ phát triển thường có 2 - 3 tâm bì. Bầu
nhuỵ có 3 tâm bì thì cả hai đều mọc sóng đôi hàng đều, bầu nhị có 3 tâm bì thì
sắp xếp theo hình chân đỉnh. Trong bầu nhị có phôi chân mọc ngược có thể
thụ tinh kết quả. Khi nhuỵ đã chín thì đầu nhuỵ tiết ra dịch dính là thời điểm
thụ phấn tốt nhất. Chỉ nhị của hoa này rất ngắn khoảng 0,5 cm chỉ cao bằng
bầu nhị bao phấn to, thông thường không nứt ra, cho dù có nứt cũng không có
phấn ra được (Nguyễn Văn Dũng và cs, 2005) [9].
Hoa cái sau khi thụ phấn, thụ tinh sẽ đậu quả. Với sản xuất, hoa cái có
ý nghĩa quan trọng, nó chiếm khoảng 30%. Với các giống khác nhau, tuổi cây
khác nhau, ra hoa sớm hoặc muộn, thì tỷ lệ hoa cái cũng khác nhau [9].
- Hoa đực: Thường gọi là “hoa giả” bao gồm hoa đực mà nhuỵ này hoàn
toàn thoái hoá và nhuỵ cái phát triển không hoàn toàn, nhuỵ thoái hoá chỉ còn
dấu vết nhị được mọc trên mầm hoa, phấn nhiều 6 - 8 nhị. Chỉ nhị dài, bao
phấn to, phấn hoa khi chín có màu vàng, nhị đực thường có hạt phấn tốt, hoa
đực tiêu hao dinh dưỡng nhiều, nên cần có biện pháp giảm tỷ lệ hoa đực [9].
- Hoa lưỡng tính: có nhị đực, nhuỵ cái cùng phát triển, nhị có thể tung
phấn bình thường, đầu nhuỵ có thể nứt ra để thụ phấn, thụ tinh. Đây là loại
hoa hoàn toàn có thể kết thành quả, nhưng số lượng hoa lưỡng tính không
nhiều (Anonymous, 2000) [44].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
- Hoa biến thái (hoa dị hình): có bầu nhuỵ, bầu nhuỵ có 1 hoặc nhiều
ngăn sắp thành một hàng hay nhiều tầng, đầu nhuỵ tách đôi hoặc tách thành
nhiều khía, trong đó nhuỵ chỉ có một tâm bì phát triển bình thường, còn các
tâm bì khác bị thoái hoá và teo đi. Biến thái của nhị cũng biểu hiện đa dạng,
có nhị mọc trên chuỗi nhuỵ, gối chỉ thị và bầu nhuỵ hợp làm một, đầu cuối bộ
phận hợp sinh này mọc ra bao phấn một ngăn. Đoạn cuối bao phấn thành chỉ
nhị. Số nhị của hoa dị hình dao động rộng từ 3 - 19 cái ( Nguyễn Văn Dũng
và cs, 2005) [9].
Khả năng ra hoa, tỷ lệ các loại hoa và tỷ lệ đậu quả của các giống khác
nhau có sự khác nhau do tác động của cả hai yếu tố đặc tính giống và điều
kiện sinh thái (Vũ Mạnh Hải 1986) [12]. Thông thường cành hoa ngắn, có tỷ
lệ đậu quả cao, mật độ quả dầy và đều hơn so với loại hình cành hoa dài [40].
Thông thường trong một chùm hoa, hoa đực và hoa cái không cùng nở
một lúc, cho nên nếu chỉ trồng thuần một loại giống thì dễ xảy ra sự thụ phấn
không tốt, đậu quả kém. Do vậy trong sản xuất cần phải trồng thêm các giống
khác nhau, để tăng năng thụ phấn của cây. Số lượng hoa vải nhiều nhưng tỷ lệ
đậu quả thấp. Khi hoa nở gặp ngày nắng ấm, ít mây mù, ít mưa phùn thì việc
thụ phấn thuận lợi, tỷ lệ đậu quả cao ( Vũ Mạnh Hải, 2004) [13].
e. Đặc điểm quả
Có nhiều dạng: hình trứng, hình bầu dục, hình trái tim, hình cầu…
Tuỳ từng giống, lúc còn xanh quả có màu xanh nhạt, khi chín màu đỏ thẫm
tím hoặc xanh tuỳ giống. Cùi vải thường chiếm 60 - 70%, vỏ và hạt chiếm
20 - 46% khối lượng quả. Cùi vải mầu trắng vị ngọt pha chua hoặc rất chua
tuỳ từng giống. Hạt vải bình bầu dục dài, mầu nâu bóng (Trần Thế Tục,
1997) [33].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
2.4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây vải
a. Giai đoạn sinh trưởng
Trên cây đã cho quả một năm có 2-3 đợt lộc vào tháng 2, sau thu hoạch
tháng 6-7 và tháng 9-10. Khi cây đã già thì một năm chỉ có 2 đợt lộc vào
tháng 3 và tháng 9. Đợt lộc vụ xuân nếu không có hoa thì sẽ thành cành dinh
dưỡng, nếu cành mang hoa thì lá cành quả, loại cành này mọc trên cành vụ
thu năm trước, bởi vậy phải chăm sóc tốt cành vụ thu thì năm sau mới có
nhiều cành cho quả (Trần Thế Tục, Ngô Bình, 1997) [34].
b. Giai đoạn phát triển
Theo Sauco [47]: thời gian từ khi trỗ hoa đến khi quả vải chín kéo dài
3-4,5 tháng ở vùng nhiệt đới và từ 4-6 tháng ở vùng bán nhiệt đới. Cây trồng
bằng hạt sau trồng từ 6 năm trở lên mới trổ hoa, cho quả. Cây trồng bằng cành
chiết thì sau 3 - 4 năm đã cho quả. Cây trồng bằng cành ghép có thể ra hoa và
cho quả trước cây trồng bằng cành chiết.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc đậu hoa ở cây ăn quả tuỳ thuộc
vào 2 yếu tố: Tinh bột (Hydrat carbon) và chất kích thích sinh trưởng. Sự trỗ
hoa của cây vải, tuỳ thuộc bình quân giữa chất khởi điểm tăng trưởng (hay
chất ức chế, ngăn trỗ hoa) do các lá non đang lớn phát sinh và một chất ức chế
trổ hoa do đó là già phát sinh (Trần Thế Tục, 1997) [33].
Theo các tác giả Trung Quốc, quả vải phát triển qua 3 giai đoạn và
cùng xuất hiện 3 lần rụng quả [33].
- Giai đoạn 1: Tế bào tăng trưởng mạnh để phát triển phôi, vỏ hạt, vỏ
quả. Sau hoa cái nở 10 ngày, quả bằng hạt đậu thì rụng quả sinh lý đợt 1.
- Giai đoạn 2: Hạt lớn nhanh, vỏ quả cứng lại, cùi dần bao cứng hạt.
Khi cùi bao từ 1/3 - 2/3 hạt, do dinh dưỡng không đầy đủ hoặc nguyên tố kích
thích bên trong giảm nên xuất hiện rụng quả lần 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Giai đoạn 3: Cùi phát triển nhanh và quả chín. Thời gian này dinh
dưỡng và chất khoáng tích luỹ nhanh vào quả, vỏ quả đã có một phần
chuyển mầu. Do cường độ tích luỹ nhanh, nếu gặp thời tiết bất thuận (nắng
hạn, mưa to) sẽ làm rụng quả. Hiện tượng rụng quả lần 3 thường trước thu
hoạch một tuần.
2.4.1.3. Yêu cầu về sinh thái của cây vải
Cây vải yêu cầu rất chặt chẽ đối với các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, lượng
mưa, ánh sáng… những yếu tố này tác dộng đồng thời, chịu ảnh hưởng lẫn
nhau và mức độ ảnh hưởng có liên quan chặt chẽ đến bản chất các giống.
a. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng dinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực cảu cây vải. Quan hệ giữa nhiệt độ và sinh
trưởng dinh dưỡng đã được Nguyễn Thiên Đường (1984) nghiên cứu cho thấy
cây vải sinh trưởng ở vùng có nhiệt độ trung bình năm 21 - 25oC phản ứng
tốt: Giống chín muộn ở nhiệt độ 0oC và giống chín sớm 4oC thì sinh trưởng
dinh dưỡng ngừng trệ. Khi nhiệt độ 8 - 10oC thì bắt đầu khôi phục sinh
trưởng, 10 - 12oC sinh trưởng chậm, 21oC trở lên sinh trưởng tốt, ở 23 - 26 oC
sinh trưởng mạnh nhất. Khi nhiệt độ giảm xuống 0oC chưa bị hại, -1,5oC lộc
thu bị hại nghiêm trọng (Nguyễn Văn Dũng và cs, 2005) [9].
Ở vùng nhiệt đới (Indonexia, Nam Trung Quốc, Philippin, Guatemala -
Cu ba), nhiệt độ tối thấp không bao giờ dưới 10oC, cây vải sinh trưởng khoẻ,
nhưng không bao giờ ra hoa. Một số tác giả cho rằng sự ra hoa thất thường ở
một số nước có nguyên nhân bởi nhiệt độ cao (Menzel, 1998) [54].
Những nghiên cứu của Vũ Mạnh Hải cho thấy độ các tháng 12 đến tháng
2 năm sau, lượng mưa tháng 11, 12 số giờ nắng tháng 11, 12 có tương quan
đến sản lượng (Vũ Mạnh Hải và CTV, 1986) [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
MenZel, S.V. Galan, U.G. Minnini [50],[53],[55] nhận thấy sự phân
hoá mầm hoa của vải có quan hệ với sự bất lợi của môi trường và đã đưa ra
các yếu tố lý tưởng của điều kiện khí hậu liên quan đến sinh trưởng và phát
triển của cây vải hàng năm như sau:
1. Không có sương giá
2. Không có giá khá lớn
3. Ra lộc nhiệt độ từ 26 - 30 oC, độ ẩm tương đối cao, mưa nhiều
4. Giai đoạn phân hoa mầm hoa, nhiệt độ cao nhất trong mùa đông phải
dưới 20 oC lượng mưa thấp hơn 50mm/ tháng, trong 3 tháng trước khi xuất
hiện mầm hoa.
5. Ra hoa nhiệt độ từ 16 - 22 oC, độ ẩm vừa phải
6. Đậu quả nhiệt độ từ 18 - 24 oC, độ ẩm vừa phải
7. Khi quả chín, nhiệt độ từ 24 -28 oC, có mưa, bức xạ lớn, độ ẩm tương
đối cao.
8. Khi quả chín, nhiệt độ và ẩm độ vừa phải
9. Đất sâu, thoát nước tốt, không mặn, kết cấu và độ phì đất thay đổi
tuỳ theo giống vài trồng.
Ở Trung Quốc, Nghê Diệu Nguyên cho thấy mùa đông có nhiệt độ thấp
thì có lợi cho phân hoá mầm hoa. Nhu cầu về nhiệt độ của các giống vải có
khác nhau: Giống chín sớm như Tam Nguyệt Hồng, nhiệt độ tương đối cao
cũng có thể hình thành mầm hoa. Giống chín muộn như Hoài Chi cho thấy
nhiệt độ từ 0oC - 10oC, thời gian đầu có lợi cho phân hoá mầm hoa, những lá
nhỏ (ở cụm hoa gốc) bắt hình thành thì teo đi và cụm hoa không có lá, nhiệt
độ ừ 11 - 14oC lá nhỏ và cụm hoa dần dần phát dục thành cụm hoa có giá trị
kinh tế. Nhiệt độ trên 19oC không có lợi cho phân hoá mầm hoa, chỉ có lợi
cho sinh trưởng. Đồng thời tác giả nhận thấy đối với giống Hoài Chi và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
giống chín muộn, chỉ cần sinh trưởng của cành cây khoẻ mạnh, cành mẹ mùa
thu thành thục, bình quân nhiệt độ tháng 1, 2 là 18oC thì rất tốt cho hình thành
hoa và đậu quả [16],[39].
b. Yêu cầu về ánh sáng
Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Đương nhật lệ chi. Bội nhật long nhãn”
(nghĩa là: vải trồng ở nơi có nhiều ánh mặt trời, còn nhạn có thể trồng nơi ánh
sáng ít hơn). Tổng số giờ chiếu sáng trong năm là 1800 giờ trở lên khá thích
hợp cho vải, ánh sáng đầy đủ giúp cho tác động đồng hoá tăng tích lũy hữu
cơ, thuận lợi cho phân hoá mầm hoa, làm cho mã quả đẹp, nâng cao chất
lượng. Cành lá quá dầy bị thiếu ánh sáng, dinh dưỡng tích luỹ ít, khó hình
thành hoa bởi vậy thời kỳ ra hoa cần có số giờ nắng chiếu sáng nhiều nhưng
không thích ánh sáng mạnh, bởi ánh sáng mạnh làm không khí khô, lượng bốc
hơi lớn, bao phần rễ bị khô, nồng độ mật hoa lớn ảnh hưởng đến thụ phấn thụ
tinh. Mùa hoa, mưa râm triền miên, hiệu quả quang hợp thấp, dinh dưỡng mất
cân đối để dẫn đến rụng quả nhiều. Theo kết quả nghiên cứu về giống vài Hắc
Diệp: số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái bình quân một chùm tăng lên
tương ứng (Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1991) [23].
c. Yêu cầu lượng mưa và độ ẩm
Cây vải ưu nhiều độ cao, ẩm độ, tổng lượng mưa có đầy đủ hay không
là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng phân hoá mầm hoa và ra hoa
quả của vải. Mùa hè là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng lượng mưa tương đối
nhiều, thời kỳ sinh trưởng sinh thực lượng mưa tương đối ít. Mùa đông ít
mưa, đất khô hạn, độ ẩm không khí thấp đã ức chế sinh trưởng của rễ và
cành, nâng cao độ dịch trong cây thuận lợi cho phân hoá mầm hoa [23].
Ở huyện Bác Bạch tỉnh Quang Tây - Trung Quốc tháng 11/4981 -
1/1982 lượng mưa chỉ 27,1 mm, thời gian khô hạn dài, năm đó lượng hoa rất
nhiều. Trái lại mùa đông mưa nhiều, cây dễ nảy lộc đông, không thuận lợi cho
phân hoá mầm hoa nên chất lượng hoa kém [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Thời gian phân hoá mầm hoa, lượng mưa có ảnh hưởng đến tính đực
cái của hoa. Theo kết quả phân tích mối tương quan: Lượng mưa thượng tuần
và hạ tuần tháng 1 có mối quan hệ thật chặt chẽ với hoa cái hệ số tương quan
phân biệt là 0,8966** và 0,9766**. Tuy nhiên lượng mưa giai đoạn này nói
chung có mối tương quan nghịch với tổng số hoa và số hoa đực bình quân 1
chùm. Cuối thời kỳ phân hoá hoa tưới nước đầy đủ thì tổng số hoa và số hoa
đực bình quân một chùm hơi giảm, nhưng số hoa cái bình quân một chùm
chịu ảnh hưởng không lớn [23].
Mưa nhiều ảnh hưởng đến thụ phấn, thụ tinh. Thời kỳ quả non mà gặp trời
mưa và râm nhiều ngày hiệu quả quang hợp thấp dễ rụng quả. Thời kỳ ra hoa
cần lượng mưa thích hợp, cách mấy ngày có một trận mưa, nếu khô hạn sẽ trở
ngại cho quả sinh trưởng phát triển, dẫn đến rụng quả hàng loạt. Thời kỳ quả
chín hạn lâu, gặp mưa đột ngột, nước quá nhiều thì phần lớn quả bị nứt. Mưa
nhiều nước trong đất nhiều, kém thông thoáng ảnh hưởng đến hoạt động của rễ.
Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, có chế độ mưa và ẩm tương đối thích
hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây vải. Mùa khô bắt đầu vào tháng 11, 12
và cũng là lúc vải cần điều kiện khô và lạnh để phân hoá mầm hoa, ra hoa.
Mùa mưa bắt đầu vào tháng 4, 5 là lúc vải cần nhiều nước để nuôi quả đang
lớn (Phạm Văn Côn, 2004) [5].
d. Yêu cầu gió:
Gió có tác động điều hoà không khí. Mùa hoa ngày nắng, ẩm độ thấp
gió có tác dụng hỗ trợ hoa thụ phấn, thụ tinh. Trong điều kiện bình thường
cây tung phấn ở độ cao 2,5 - 3,5 m thì phấn hoa chủ yếu là rơi xuống dưới tán
và trong phạm vi 10 m xung quanh tán. Mùa hoa nở, vải sợ gió Tây Bắc và
Đông Nam qua đêm. Gió Tây Bắc khô, rễ làm cho đầu nhuỵ khô ảnh hưởng
thụ phấn, gió Nam qua đêm độ nóng ẩm ướt rễ làm cho hoa héo dần đến rụng
hoa. Thời gian quả phát triển, dông bão làm quả rụng, nếu đông bão mạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
làm gẫy đổ cây. Bởi thế khi thiết kế chọn vườn cần chọn đất và thiết kế lại
rừng chắn gió [23].
e. Yêu cầu về đất
Theo FAO: Cây vải ít đòi hỏi về đất đai. Về lý tính đất, cây vải không
yêu cầu độ sâu về tầng canh tác của đất như cây xoài, cây bơ. Vải mọc khá tốt
trên đất chỉ có độ sâu tầng canh tác 40 cm, thậm chí còn mọc trên đất vôi ở
Flodia (Mỹ) (Sauco, 1989) [47].
Loại đất thích hợp nhất cho cây vải là đất phù sa có tầng canh tác dày,
chua nhẹ (pH từ 5,5 - 6,5). Có thể trồng vải trên đất đồi dốc thuộc phù sa cổ,
sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Vùng đất
trũng cũng trồng được vải, nhưng phải làm thành luống đất cao, rãnh thoát
nước (Trần Thế Tục và cs, 1997) [32]. Trên đất kiềm (pH = 8,5) cũng có thể
trồng vải được nhưng phải bón phân vi lượng cần thiết. Để có năng suất cao
vải cần nhiều đạm, lân, kaly, canxi, manhê và các phân vi lượng khác [47].
Cây vải có tính thích nghi cao đối với điều kiện đất. Các loại đất vùng
đồi núi như đất đỏ, đất vàng, đất tím, đất cát pha, đất sỏi… đất đồng bằng như
đất thịt nặng, đất phù sa, đất cát ven sông… cây vải đều sinh trưởng tốt và kết
quả được (Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1991) [23].
Đất đồi núi, đất đồi địa thế cao, tầng đất dày, tiêu nước tốt, nhưng
nghèo chất hữu cơ, độ phì thấp, qua cầy xới sâu cải tạo đất thì bộ rễ ăn sâu và
rộng, thế sinh trưởng của cây trung bình, so với cây vải trồng ở đồng bằng thì
cây vải trồng ở vùng đồi có tuổi cao hơn, vỏ quả dày hơn, mã quả đỏ tươi, vị
ngọt chất lượng khá.
Như vậy đất nào cũng có thể trồng vài được thậm chí cả đất đồi chua
độ phì kém, vì rễ vải có thể cộng sinh với một loại nấm rễ (Mycorhire) sống ở
đất chua (theo tài liệu Trung Quốc) gọi là “địa khuẩn căn” có thể phân giải
khoáng trong đất để hút dinh dưỡng nuôi cấy (Tôn Thất Trình, 1997) [29].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
2.4.2. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây vải
* Nhu cầu dinh dưỡng và phân bón cho vải
Khi tiến hành phân tích đất đai trong nhiều năm và khả năng sinh trưởng
phát triển của vải, Menzel.C (2002), [57] đã xác định hàm lượng các chất dinh
dưỡng thích hợp cho đất trồng vải.
Với cây vải trong thời kỳ chưa cho quả, bón phân chủ yếu tập trung nuôi
cây và thúc đẩy sự sinh trưởng của thân cành, nguyên tắc bón phân của thời kỳ
này là nên bón làm nhiều lần và bón lượng ít cho mỗi lần. Năm thứ nhất do bộ rễ
hẹp, tán nhỏ nên bón: 20 - 25g Urê, 15 - 20 g KCl và 50 - 70 g Lân Supe. Từ
những năm sau, lượng bón tăng lên 40 - 60% so với năm thứ nhất tùy thuộc vào
trạng thái sinh trưởng của cây, loại phân và tính chất đất. Hàm lượng dinh dưỡng
thích hợp cho đất trồng vải được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Hàm lƣợng dinh dƣỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ
TT Loại dinh dƣỡng Khoảng tối thích
1 Đạm (%) 1,50 - 1,80
2 Lân (%) 0,14 - 0,22
3 Kaly (%) 0,70 - 1,10
4 Canxi (%) 0,60 - 1,00
5 Magiê (%) 0,30 - 0,50
6 Sắt (ppm) 50 - 100
7 Mangan (ppm) 100 - 250
8 Kẽm (ppm) 15 - 30
9 Đồng (ppm) 10 - 25
10 Bo (ppm) 40 - 60
11 Natri (ppm) < 500
12 Clo (%) < 0,25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Kỹ thuật bón phân cho cây được các nước trên thế giới nghiên cứu, áp
dụng dựa trên cơ sở phân tích dinh dưỡng đất, phân tích dinh dưỡng lá và
năng suất ở vụ quả trước. Tỷ lệ các loại phân bón được coi là thích hợp với
cây vải ở Trung Quốc là: N: P: K = 1: 0,4: 0,6 - 0,8 hoặc 1: 0,4: 1,6 - 1,8. các
loại phân vi lượng như: Mg, Mn, Zn, Bo... cũng được áp dụng phun bổ sung
lên lá cho cây nhằn tăng khả năng chống chịu cho cây, tăng tỷ lệ đậu quả, giữ
quả,chống nứt quả và làm tăng phẩm chất quả.
Theo Trần Thế Tục dựa vào thành phần dinh dưỡng trong lá và quả để
đưa ra nhu cầu phân bón: Loại gì, tỷ lệ, liều lượng và thời kỳ bón thích hợp
[34], [35].
Cây vải cần rất nhiều kali, sau đó đến đạm và lân. Cây vải rất cần đạm
nhưng khi sử dụng chú ý liều lượng và thời kỳ bón thích hợp để không làm
ảnh hưởng đến quá trình phân hoá mầm hoa. Làm giảm năng suất vải. Lân ít
tương quan đến năng suất miễn là cây không thiếu quá nhiều lần, nếu lân quá
nhiều làm cho hàm lượng đạm và kali trong cây giảm. Thời kỳ cây vải ra hoa
cần rất nhiều kali, hàm lượng kali trong lá lúc thu hoạch tương quan thuận lợi
năng suất, vì vậy giữ được hàm lượng kali trong lá cao là rất ý nghĩa trong sản
xuất (Trần Thế Tục, 1988) [35].
Bảng 2.8: Lƣợng phân bón cho vải ở một số nƣớc
Quốc gia
Lƣợng dinh dƣỡng (g/cây/năm)
Thời điểm bón
N P K
Florida (Mỹ) 435 - 653 588 - 882 460 - 690 Tháng 3, 5, 7
Hawai (Mỹ) 763 327 633 Tháng 12, 7
Ấn Độ 1.580 211 300 Tháng 12, 2, 4
Nam Phi 500 400 200 Tháng 2, 3
Đài Loan 450 218 458 Tháng 2, 4, 6
Úc 585 240 730 Tháng 3, 10
Trung Quốc 1.820 980 1.400 Tháng 2, 4, 7
Hồng Công 615 442 486 Tháng 2, 7
(Nguồn: Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần - 1991)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Thời gian và số lần bón tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai mà chủ yếu là
tính chất vật lý.
Các nguyên tố vi lượng có thể phun lên lá nhằm kịp thời cung cấp các
chất dinh dưỡng cho cây, nhất là các nguyên tốt vi lượng như Bo, Kẽm, Sắt,
Molipden… vì dùng một luợng nhỏ nên bón vào đất ít có hiệu quả so với phun
lên lá bởi lượng phân được hấp thụ nhanh và tiết kiệm phân bón đơn.
Khi tiến hành phân tích hàm lượng các chất khoáng trong lá vải ở một số
trang trại vải ở Úc cho thấy yêu cầu dinh dưỡng qua lá vải từ tháng 5 - 8 là: 1,5
1,8%N, 0,14 - 0,22%P, 0,66 - 1%K, 0,3 - 0,5%Mg, 50 - 100mg/g Fe, 100 -
150mgMn, 15 - 30mgZn, 10 - 25mgCu, 25 - 60mg Bo (Menzel, 2000) [56].
2.4.3. Nghiên cứu về sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng cho vải
Các chất điều hòa sinh trưởng còn được gọi là Hormon thực vật, điều
khiển quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Do chức năng điều chỉnh sự hình thành các cơ quan sinh sản và cơ quan
dự trữ Hormon nên có tác dụng quyết định hình thành năng suất thu hoạch.
Bằng việc sử lý các chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh cho các đối tượng cây
trồng khác nhau con người có thể nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm
nông nghiệp [5], [27].
Theo Menzel (2002) [57], Auxin tổng hợp đã được sử dụng để điều
kiển sinh trưởng và ra hoa vải ở Florida và Hawai vào những năm 1950 -
1960, phun NAA trên cây vải vào mùa thu thúc đẩy quá trình ra hoa.
Menzel đã dùng GA 100 ppm, NAA 20 ppm, 2,4,5 - TP 10 ppm phun
trên giống vải Rose Scented vào giai đoạn quả bằng hạt đậu làm giảm rụng quả.
Trên giống Early Seedless và Calcuttia, phun IAA 20 ppm giảm rụng quả;
GA3 100 ppm làm tăng kích thước của quả (Menzel, 2000) [56].
Yee và các cộng sự khi phun GA3 cho vải ở các nồng độ khác nhau từ
50 - 100 ppm có tác dụng làm giảm tỷ lệ nứt quả vải khi thu hoạch [68].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Prasal (1983) khi phun axit Trichlorophenoxy axetic kết hợp với axit α
- apthalece axetic đã giảm tỷ lệ rụng quả sinh lý và nâng cao kích thước và
trọng tượng quả [62].
Sauco (1988), Mitra và cộng sự (1991) khi phun GA3 cho vải với nồng
độ 50 - 100 ppm cho thấy đã làm tăng tỷ lệ đậu quả, mã quả khi thu hoạch đẹp
hơn, nâng cao năng suất [47], [58].
Vũ Mạnh Hải (2004) dùng một số hoá chất (bao gồm nguyên tố vi
lượng H3BO3 1% và 5%) kết hợp chất điều hoà sinh trưởng NAA 20 ppm và
ure phun vào thời kỳ quả non trên hai giống Thanh Hà và Phú Hộ đã làm tỷ lệ
rụng quả, làm tăng năng suất.[13]
Theo Phạm Văn Côn (2004), Đào Thanh Vân (1999), phun Ethrel cho
vải có tác dụng làm giảm lượng hoa tổng số, tăng tỷ lệ hoa cái và tỷ lệ đậu
quả, do vậy làn tăng năng suất rõ rệt. Phun chất điều hoà sinh trưởng đơn lẻ
hay phối hợp đều làm tăng năng suất vải [5], [37].
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2005) khi phun GA3 cho vải thanh Hà ở
các nồng độ từ 20 - 100 ppm ở các thời kỳ khác nhau cho thấy: GA3 làm tăng
năng suất vải từ 51 - 59%, kéo dài được thời gian thu hoạch nhưng không làm
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm [25].
Phạm Minh Cương (2005) phun GA3 và IAA phối hợp với Ethrel cho
vải Hùng Long, Thanh Hà và Phú Hộ cho thấy: Các công thức thí nghiệm
phun chất điều hoà sinh trưởng đều có lượng hoa tổng số giảm, tỷ lệ hoa cái
tăng, tỷ lệ đậu quả và năng suất tăng một cách rõ rệt trong đó công thức phun
GA3 50 ppm kết hợp với Ethrel cho hiệu quả cao nhấ [6].
Nguyễn Văn Dũng (2004) khi phun các chất điều hòa sinh trưởng và
dinh dũng qua lá cho giống vải sớm Yên Hưng làm nâng cao năng suất và
chất lượng quả. Công thức phun GA3 50 ppm kết hợp với B 0,1% và ure 0,5%
cho khết quả tốt nhất, năng suất cao hơn 90% so với đối chứng [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Đỗ Xuân Bình (2003) [1] khi phun hóa chất Ronstar kết hợp với Ethrel
có hiệu quả cao trong việc xử lý những cây vải ra lộc đông, góp phần làm
tăng tỷ lệ hoa/chùm và tăng năng suất vải Thanh Hà.
Vũ Văn Tùng (2002) [31] khi phun GA3 30 ppm kết hợp IAA 20 ppm đã
làm tăng năng suất vải Thanh Hà từ 17 - 24% đối với vải 10 tuổi và từ 19 - 30%
ở vải 30 tuổi, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10 -16 triệu đồng/ha. Nguyễn Quốc
Hùng (2005) khi sử dụng chất điều hoa sinh trưởng Paclobutrazol (PBZ) ở các
nồng độ khác nhau phun cho vải chín sớm Bình Khê cho thấy: Tất cả các cây có
xử lý PBZ đều không xuất hiện lộc đông, giảm kích thước chùm hoa, giảm tỷ lệ
hoa đực, tăng tỷ lệ hoa cái, tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất tăng một cách đáng
kể trong năm thí nghiệm đầu tiên [17].
Trong chương trình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các
sản phẩm xuất khẩu, Hoàng Chúng Lằm và cộng sự (2005) đã sử dụng GA3
50 ppm, Grow lá xanh 0,25% và SF- 900 phun cho vải chín sớm Hùng Long
kết quả cho thấy phun GA3 50 ppm có tác dụng tốt nhất, làm tăng năng suất
và cải tiện chất lượng quả [18].
2.4.4. Những nghiên cứu về các biện pháp tác động cơ giới
Tỉa cành, tạo tán là biện pháp kỹ thuật giúp cho cây vải có được bộ
khung tán cân đối, tăng khả năng quang hợp, khả năng chống chịu gió bão,
bớt sâu bệnh, chóng ra hoa và đậu quả cao [1], [2], [5].
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc: Biện pháp quan trọng
để cho vải năm nào cũng ra hoa là giữ lại lộc thu đúng lúc, khống chế lộc đông.
Tuy nhiên trong ba loại lộc thu: lộc thu trên cành hè, lộc thu trên cành cắt ngắn,
lộc thhu trên càch quả sau thu hoạch cho thấy lộc thu ra trên cành hè cá số quả đậu
trên chùm và năng suất chùm quả cao nhất [12], [46], [51].
Tác giả R.A. Stern và công sự (2005) [63] cho thấy: Nếu cắt tỉa cho vải
sớm từ giữa tháng 10 - 11 thì vải nở hoa, tuy nhiên nếu cắt tỉa muộn vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
tháng 12 - 2 làm cho tỷ lệ số cây trong vườn nở hoa giảm đi và năng suất
giảm rỗ rệt. Điều này chứng tỏ đối với cây vải thời vụ thì kết quả có khi
ngược lại.
Theo tác giả Hieke S, Menzel C.M và công sự (2002): Khi cắt tỉa
khoảng 50% số cành của vải và tỉa điều trên toàn cây cho thấy những cây cắt
tỉa cho năng suất cao hơn từ 30% - 40% so với cây không cắt tỉa [57].
Hiện nay để giảm bớt sức ép trong mùa thu hoạch vải, đang chú trọng
đưa vào cơ cấu giống các giống vải chín sớm nhằm góp phần rải vụ thu hoạch
cho người trồng vải. Các giống vải chín sớm thường có đặc điểm là đợt lộc thu
thành thực sớm, do đó xác suất bật lộc đông cao làm cho cây không có quả
hoặc có thì năng suất cũng rất thấp. Nguyễn Văn Dũng (2005) [10] khi ngiên
cứu các biện pháp cắt tỉa thích hợp cho giống chín sớm Yên Hưng cho thấy:
Cắt tỉa theo phương pháp bấm đầu cành sau thu hoạch và cắt tỉa theo quy trình
của viện Nghiên cứu rau quả có tác dụng điều chỉnh số lượng lộc hữu hiệu,
nâng cao chất lượng lộc thu. Cắt tỉa cũng làm tăng tỷ lệ hoa cái, số chùm
quả/cây và làm tăng năng suất vải. Hoàng Chúng Lằm (2005) [18] khi nghiên
cứu về các biện pháp cắ tỉa cho vải Hùng Long cũng có nhân xét là cắt tỉa theo
quy trình của Viện Nghiên cứu rau quả có tác động tích cực đến năng suất vải.
Tác giả Hoàng Lâm và công sự (2000) khi nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật nhằm ngăn chặn bệnh chết rũ cho cây vải thiều kết luận: Nếu cây vải bị
bệnh được cắt tỉa đúng kỹ thuật (cắt nhẹ 1/3 tán đồng thời sử dụng với các
biện pháp kỹ thuật khác) thì có tới 90% số cây hồi phục bật lộc thu bình
thường và 100% số cây này ra hoa và đậu quả trở lại [20].
Ngô Xuân Bình (2005) khi nghiên cứu về các phương pháp cắt tỉa cho
cây vải Thanh Hà cũng cho thấy: Biện pháp kỹ thuật cắt tỉa khoảng 10% số
đầu cành sau khi thu hoạch có tác dụng tốt nhất đối với năng suất, năng suất
vải đạt 27,74 kg/cây so với đối chứng là 16,92 kg/cây [2].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc đốn phớt cành đến sinh trưởng
và năng suất vải Thanh Hà của Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006) cho thấy: Đốn
phớt cành vải sau khi thu hoạch từ 20 - 40 cm có tác dụng tăng đường kính lộc
thu tăng số lượng quả trên chùm và tăng năng suất, thời điểm vải chín chậm lại
từ 5 - 7 ngày, điều này rất có ý nghĩa với công tác rải vụ thu hoạch cho vải [26].
Bên cạnh công tác cắt tỉa cho vải thì khoanh vỏ có tác động tích cực
đến sự nở hoa, tăng tỷ lệ hoa cái, giảm tỷ lệ rụng quả. Để đạt hiệu quả cao,
khoanh vỏ nên áp dụng vào thời kỳ cuối của lộc thu, tuy nhiên đối với mỗi
giống khác nhau phải có nghiên cứu cụ thể. Ở Trung Quốc giống Feizixiao
được khoanh vỏ vào giữa tháng 10 nhưng giống Nuomici và giống Guiwei
lại được khoanh vỏ vào tháng 11 và đầu tháng 12 với cành có đường kính
10 cm. nhưng cũng với hai giống vải này người ta lại khoanh vỏ vào tháng
5 với những cành có đường kính 5 cm, vết khoanh vỏ 2 - 4 mm, khoanh
làm hai đường xoắn ốc, khoảng cách giữa hai vết khoanh từ 6 - 10 cm.
khoanh vỏ có tác dụng làm 100% số cây trong vườn nở hoa so với 75% số
cây nở hoa với vườn cây không khoanh vỏ [46],[65].
Kết quả nghiên cứu của C.M. Men Zel và các công sự (1998) [54] cho
biết: Cắt khoanh vỏ một đường rộng 0,3 cm trên thân vải từ 8 -10 năm tuổi
làm tăng năng suất từ 15 - 40 kg/cây.
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Cương và Nguyễn Thị Thanh
(2005) [6] thì đối với cây vải có đặc tính sinh trưởng mạnh, đặc biệt là giống vải
Phú Hộ thì biện pháp khoanh vỏ có ý nghĩa rõ rệt trong việc làm giảm lộc đông,
xúc tiến quá trình phân hoá mầm hoa. Thời gian khoanh vỏ tốt nhất cho vải Thanh
Hà là 25/11. Phương pháp khoanh một vòng xoắn ốc trên cây cho năng suất cao
đối với cả hai giống Thanh Hà và Phú Hộ.
Đỗ Xuân Bình (2003) [1] và Ngô Xuân Bình (2005) [2] khi nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ cho cây vải Thanh Hà ở Thái nguyên, Việt
Nam và Lục Ngạn cho thấy: Khoanh vỏ bằng cưa có tác dụng tốt nhất đối với
sự nở hoa của vải do vậy đã làm tăng năng suất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
2.5. NHỮNG KẾT LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TỔNG QUAN
Vải là cây ăn quả yêu cầu khắt khe về điều kiện khí hậu thời tiết. Yếu
tố khí hậu và điều kiện đất đai vùng trồng trọt là những nguyên nhân chủ yếu
tạo nên năng suất và phẩm chất của cây trồng. Huyện Đồng Hỷ - Thái
nguyên, Việt Nam là một trong những khu vực có khí hậu thích hợp cho sinh
trưởng của cây vải. Giống vải Hùng Long mới được trồng trên địa bàn huyện
những năm gần đây, do vậy cần có những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng
lộc cũng như các biện pháp nhằm khống chế lộc đông cho giống vải Hùng
Long được trồng trên địa bàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
PHẦN III
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu là vườn vải Hùng Long sau trồng 7 năm tuổi được
nhân giống bằng phương pháp ghép.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 - 2007 đến tháng 6 - 2008
- Địa điểm nghiên cứu tại huyện Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trƣởng lộc của vải Hùng Long
+ Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trưởng các đợt lộc của giống
vải Hùng Long.
3.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông cho
Hùng Long
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến năng suất vải
+Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp không chế lộc đông đến
năng suất vải
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của vải
Hùng Long
* Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trưởng của các đợt lộc
Bố trí thí nghiệm: Chọn 10 cây vải có sức sinh trưởng đồng đều. Mỗi
cây chọn 4 cành ngang tán theo 4 hướng có đường kính ≥ 2 cm. Khi lộc thu
bắt đầu xuất hiện tiến hành đánh dấu lộc và ghi ngày tháng ra lộc. Mỗi cành
chọn 5 lộc ở mức trung bình. Theo dõi thời gian sinh trưởng từ khi mọc cho
đến khi trở thành cành thuần thục của mỗi đợt lộc, theo dõi thời gian xuất hiện
của lộc đông và lộc xuân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
- Đo chiều dài và đường kính cành thuần thục. Chỉ tiến hành trên những
lộc đo chiều dài.
- Xác định tỷ lệ phân hóa của lộc xuân: nở hoa hoàn toàn, lộc xuân
thành cành dinh dưỡng, hoa có lẫn lộc.
3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm khống chế lộc đông,
nâng cao năng suất vải Hùng Long
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu phƣơng pháp cắt tỉa cho vải Hùng Long
Công thức 1: đối chứng (Cắt tỉa những cành tăm, cành dầy)
Công thức 2: Cắt tỉa 10% số đầu cành
Công thức 3: Cắt tỉa 20% số đầu cành
Công thức 4: Cắt tỉa 30% số đầu cành
Các công thức thí nghiệm đều cắt tỉa cành tăm, cành dầy như đối
chứng. Phương pháp cắt tỉa: trên cây thí nghiệm sau khi đã được tiến hành cắt
bỏ những cành tăm, cành dày, cành vượt theo phương pháp cắt tỉa truyền
thống, các cành còn lại được cắt tỉa bớt theo số đầu cành trên ngọn.
+ Chỉ tiêu theo dõi: Mỗi công thức chọn 5 cây, mỗi cây chọn 4 cành về
4 phía, mỗi cành chọn một chùm hoa. Khi hoa nở tiến hành đếm tổng số hoa,
hoa cái và hoa lưỡng tính sau đó tính trung bình.
- Theo dõi tỷ lệ đậu quả khi hoa tàn, sau rụng quả sinh lý, năng suất khi
thu hoạch.
- Tỷ lệ đậu quả = (số quả đậu/số hoa cái và hoa lưỡng tính + hoa cái) 100%
- Kích thước quả: mỗi chùm lấy ngẫu nhiên 10 quả, dùng thước kẹp đô
chiều dài, rộng, tính trung bình.
- Tỷ lệ cùi ăn được (%) = (khối lượng cùi/khối lượng quả).100%
- Khối lượng quả: cân 10 quả lấy trung bình. Chiều cao quả, đường
kính quả đo bằng thước kẹp Panme.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
- Hàm lượng đường tổng số được phân tích tại phòng thí nghiệm
trung tâm
- VitaminC : Định lượng bằng Ascobic
- Chất khô: Sấy đến khối lượng không đổi
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu biện pháp khống chế lộc đông
Công thức 1: Đối chứng (để tự nhiên)
Công thức 2: Cuốc gốc (cuốc vòng quanh tán cây, độ sâu 30 cm vào
lúc đợt lộc thu thứ 2 thành thục, sau 15 ngày lấp đất lại
như cũ)
Công thức 3: Phun Ethrel nồng độ 800 ppm lúc xuất hiện lộc đông
Công thức 4: Khoanh vỏ (khoanh một vòng xoắn ốc quanh cành cấp I
vào 15/11)
Phương pháp khoanh vỏ: Sử dụng cưa sắt có lưỡi dày 1 - 1,5mm,
khoanh một vòng xung quanh thân cành theo một vòng khép kín, khoanh sâu
hết phần vỏ.
+ Chỉ tiêu theo dõi: Mỗi công thức chọn 9 cây, 3 cây một lần nhắc lại.
Mỗi cây chọn 4 cành ngang tán. Theo dõi tỷ lệ xuất hiện lộc đông của các cây
thí nghiệm. Khi lộc đông ra cần đánh dấu khi rõ ngày tháng ra lộc. Xác định
tỷ lệ % số cây ra lộc đông.
Xác định nguồn gốc lộc xuân dựa trên ngày ghi trên lộc. Theo dõi tỷ lệ
phân hóa của lộc xuân ở các cây thí nghiệm.
Mỗi cây chọn 4 chùm hoa về 4 phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Khi hoa nở
tiến hành đếm tổng số hoa, hoa cái.
Các chỉ tiêu theo dõi:
Tổng số hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính, tính trung bình.
Tổng số quả đậu/ chùm khi hoa tàn. Tính trung bình, tính tỷ lệ so với
tổng số hoa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Đếm số quả đậu trên/chùm sau rụng quả sinh lý 1 và 2, năng suất chùm
quả khi thu hoạch tính trung bình.
Theo dõi năng suất các cây thí nghiệm ngay sau khi thu hoạch.
- Kích thước quả: Mỗi chùm lấy ngẫu nhiên 10 quả, dùng thước kẹp đô
chiều dài, rộng, tính trung bình.
- Tỷ lệ cùi ăn được (%) = (khối lượng cùi/ khối lượng quả) 100%
- Khối lượng quả: Cân 10 quả lấy trung bình. Chiều cao quả, đường
kính quả đo bằng thước kẹp Panme.
- Hàm lượng đường tổng số được phân tích tại phòng thí nghiệm trung tâm
- VitaminC: Định lượng bằng Ascobic
- Chất khô: Sấy đến khối lượng không đổi
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm EXCEL và IRRISTART
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
PhÇn IV
KÕt qu¶ nghiªn cøu vµ th¶o luËn
4.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG LỘC CỦA VẢI
HÙNG LONG
4.1.1. Mét sè yÕu tè khÝ hËu n¨m 2007-2008
Đối với với cây vải các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn đến khả năng ra
hoa, tỷ lệ đậu quả và năng suất vải. Cây vải có yêu cầu đặc biệt với nhiệt độ,
trong năm phải có điều kiện nhiệt độ hạ thấp, tạo điều kiện ức chế mầm mùa
đông, làm cho cành thu sung sức, tích lũy được nhiều dinh dưỡng giúp xúc tiến
quá trình phân hóa mầm hoa. Thái Nguyên, Việt Nam là vùng có khí hậu phù
hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây vải, dựa theo nhiệt độ trung bình
tháng 1 khí hậu của Thái nguyên, Việt Nam được chia làm 3 vùng:
- Vùng lạnh: Ở phía Bắc huyện Võ Nhai là nơi có nhiệt độ trung bình tháng
1 nhỏ hơn 140C.
- Vùng lạnh vừa: gồm phía Bắc huyện Định Hóa, Bắc huyện Phú Lương,
Nam huyện Võ Nhai là nơi có nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 14-150C
- Vùng ấm: Gồm các huyện Đại từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình,
thành phố Thái nguyên, Việt Nam và phía Nam huyện Định Hóa, nhiệt độ
tháng 1 ở vùng này > 150C
Theo Trần Thế Tục, Nguyễn Thiện Chính (1999) căn cứ vào nhiệt độ
trung bình năm và lượng mưa thì vùng thích hợp nhất cho cây vải sinh trưởng và
phát triển của Thái nguyên, Việt Nam chính là vùng ấm. Vùng này có nhiệt độ
bình quân năm trên 220, có 4 tháng nhiệt độ bình quân dưới 200C, lượng mưa
năm từ 1400 đến dưới 2000mm, diện tích thích hợp cho cây vải ở vùng này có
thể lên tới hơn 10.000 ha. Tuy nằm trong vùng sinh thái thích hợp nhưng năng
suất cây vải nói chung và vải chín sớm Hùng Long vẫn chưa thực sự ổn định
do nhiều nguyên nhân. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Danh, Nguyễn Thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Thanh (1999) cho biết: loại đất, tính chất dinh dưỡng của đất ít có ảnh hưởng
đến năng suất của cây vải. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ
đậu quả của cây vải chính là điều kiện thời tiết. Nếu hoa nở vào ngày mưa,
tiết trời u ám thì khả năng thụ phấn thụ tinh kém dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp.
Nếu lúc nở hoa thời tiết quá lạnh thì chùy hoa cũng như hoa sẽ bị phá hủy.
Nghiên cứu của Menzel (1995) ở Australia cho thấy: tỷ lệ hoa cái có liên quan
đến nhiệt độ, thời kỳ phân hóa hoa nếu nhiệt độ trung bình < 180 C thì tỷ lệ
hoa cái tăng, >230 C tỷ lệ hoa cái giảm và >250 C sẽ không nở hoa.
Vũ Mạnh Hải (2000) khi đánh giá ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến
sinh trưởng và phát triển của giống vải thiều Phú Hộ cho thấy: nhiệt độ thấp
và lượng mưa ít trong tháng 11 và tháng 12 là yếu tố hạn chế có ảnh hưởng
đến năng suất. Nguyên nhân do giống vải Phú Hộ có nhu cầu lạnh và khô vào
giai đoạn phân hóa mầm hoa, mà tháng 11 tháng 12 là bước quyết định
chuyển tiếp từ sinh trưởng sinh thực dạng tiền phân hóa hoa. Số liệu các yếu
tố khí hậu như giờ nắng, lượng mưa, nhiệt độ trung bình các tháng 11, 12 năm
2007 và tháng 1,2,3 năm 2008 được so sánh với trung bình nhiều năm. Kết
quả được trình bày qua đồ thị 4.1, 4.2, 4.3.
16,96
18,21
20,45
22,78
17,9
24,1
20,819,5
13,5
14,4
0
5
10
15
20
25
30
11 12 1 2 3
Tháng
Nh
iệt
độ
Nhiệt độ TB
Nhiệt độ 07-08
Đồ thị 4.1. Diễn biến nhiệt độ vụ vải năm 2007 - 2008 so với trung bình 6 năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Qua đồ thị 4.1 cho thấy nhiệt độ trung bình tháng 1 năm 2008 thấp hơn
nhiều so với nhiệt độ trung bình 6 năm. Bình quân nhiệt độ tháng 1 của 6 năm
từ 2002-2007 của Thái nguyên, Việt Nam là 17,90 C trong khi nhiệt độ tháng
1 năm 2008 chỉ có 14,40C, tháng 2 là 18,210 C thì năm 2008 chỉ có 13,50C.
Đối với cây vải điều kiện nhiệt độ lạnh kết hợp với khô sẽ thuận lợi cho quá
trình phân hóa và ra hoa cho vải. Nhiệt độ thấp của tháng 1 và tháng 2 của
năm 2008 đã có ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của giống vải Hùng Long.
Diễn biến của lượng mưa vụ vải năm 2007-2008 so với trung bình 6
năm được trình bày qua đồ thị 4.2.
54.8
26.8
17.5
29
56.83
99
2524
29
12
0
20
40
60
80
100
120
11 12 1 2 3
Lƣ
ợn
g
m
ƣa
Tháng
Lượng mưa 07-08
Lượng mưa TB
Đồ thị 4.2. Diễn biến lƣợng mƣa vụ vải năm 2007-2008 so với trung bình 6 năm
Lượng mưa của tháng 11 năm 2007 cao hơn hẳn so với lượng mưa trung
bình. Tháng 12 và tháng 3 là hai tháng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng
ra hoa và tỷ lệ đậu quả của vải đều có lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm.
Lượng mưa tháng 12 năm 2008 chỉ có 12mm, trong khi lượng mưa trung bình
nhiều năm là 26,8mm. Tháng 3 là tháng hoa vải nở, lượng mưa năm 2008 chỉ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
25 mm, kết quả cho thấy vụ vải 2008 có lượng mưa thấp vào lúc hoa nở rộ, tạo
điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn của vải.
95.5
57.5
29
56.83
124.3
73
29
54
40
134
0
20
40
60
80
100
120
140
160
11 12 1 2 3
G
ìơ
n
ắn
g
Tháng
Giờ nắng TB
Giờ nắng 07-08
Đồ thị 4.3. Diễn biến giờ nắng vụ vải năm 2007-2008 so với trung bình 6 năm
Đồ thị trên cho thấy tổng số giờ nắng của 2008 không có biến động nhiều
so với trung bình nhiều năm, ngoại trừ tháng 12 có số giờ nắng đạt 40 giờ,
trong khi số giờ nắng trung bình nhiều năm đạt 95 giờ.
4.1.2. Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trƣởng của các đợt lộc
* Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trƣởng của lộc hè
Hàng năm vải ra từ 3-4 đợt lộc, tùy theo giống, tuổi cây, điều kiện
chăm sóc mà thời gian xuất hiện của các đợt lộc khác nhau. Quá trình ra lộc
của năm trước là tiền đề cho sự ra hoa kết quả của năm sau. Kết quả đánh giá
một số đặc điểm sinh trưởng của cây vải được thể hiện thông qua đánh giá
sinh trưởng của các đợt lộc, thí nghiệm theo dõi sinh trưởng lộc được tiến
hành từ tháng 6 năm 2007 với các kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bảng 4.1. Thời gian xuất hiện và sinh trƣởng của lộc hè năm 2007
Cây
theo
dõi
Thời
gian ra
lộc (lộc)
Tổng số
lộc
cây/(lộc)
Thời gian từ
mọc đến
thành thục
(ngày)
Chiều dài
cành
thuần thục
(cm)
Đƣờng
kính cành
thuần
thục(cm)
Lộc hè đợt 1
1 6/5/07 45 41 15,56 0,31
3 2/5/07 32 40 14,48 0,33
8 6/5/07 28 42 15,52 0,30
10 2/5/07 37 40 13,80 0,31
TB 35,5 40,8 14,96 0,32
Lộc hè đợt 2
1 30/6 36 40 16,25 0,30
2 15/6 48 36 18,24 0,28
3 30/6 42 40 17,61 0,31
4 15/6 32 36 15,11 0,32
5 15/6 44 36 18,40 0,30
6 15/6 40 36 17,50 0,28
7 15/6 34 36 15,45 0,30
8 30/6 48 40 18,20 0,29
9 20/6 28 40 14,78 0,30
10 30/6 43 40 17,32 0,31
Trung bình 39,5 38,0 16,88 0,30
Số liệu bảng 4.1. cho thấy, vải Hùng Long có hai đợt lộc hè. Đợt lộc hè
1 bắt đầu xuất hiện đầu tháng 5. Chỉ có 4 cây theo dõi có xuất hiện đợt lộc hè
1. Số lộc trung bình trên cành theo dõi đạt 35,5 lộc, chiều dài trung bình lộc là
14,96 cm, đường kính lộc đạt trung bình 0,32 cm. Thời gian vải ra đợt lộc hè
1 vào khoảng đầu tháng 5 thành thục vào tháng 6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Sau khi đợt lộc hè 1 thành thục, vải mọc đợt lộc hè 2, 100% số cây theo
dõi có đợt lộc hè thứ hai, thời gian xuất hiện lộc hè 2 vào khoảng giữa tháng
6, các cây thành thục đợt lộc hè 1 sau đó mới có lộc hè 2, thời gian xuất hiện
muộn hơn vào khoảng cuối tháng 6. Chiều dài đợt lộc hè 2 đạt trung bình
16,88 cm, đường kính lộc đạt trung bình 0,30 cm. Đợt lộc hè thứ hai của vải
xuất hiện không đều nhau ở các cây theo dõi. Các cây ra đợt lộc hè 1 có đợt
lộc hè 2 muộn hơn. Cụ thể các cây theo dõi số 1, 3, 8, 10 vào khoảng 30/6
mới có đợt lộc hè 2 trong khi các cây còn lại do chỉ có một đợt lộc hè nên
15/6 đã xuất hiện.
Đối với cây vải cành mẹ của thường là cành thu và đây cũng là loại cành
mẹ tốt nhất, vì sinh trưởng khỏe, tích lũy được nhiều dinh dưỡng, hiệu năng
quang hợp cao. Tuy nhiên không phải cứ có cành thu là có quả vì nếu cành thu
ra qúa muộn hoặc quá sớm cũng không thể trở thành cành mẹ tốt (Trần Thế
Tục, 2004). Nguyễn Quốc Hùng (2005) khi theo dõi sinh trưởng của vải chín
sớm Bình Khê cho thấy thời gian xuất hiện các đợt lộc thu quyết định đến tỷ lệ
ra hoa của cây. Các cây ra lộc thu vào tháng 8 có tỷ lệ số cây ra lộc đông lên tới
63,3%, số cây có đợt lộc thu ra vào cuối tháng 10, tỷ lệ ra hoa chỉ đạt 20%, tỷ
lệ cây ra hoa đạt 93,3% ở các cây ra lộc thu vào tháng 9. Nghiên cứu về sinh
trưởng các đợt lộc thu của Ngô Xuân Bình (2005) cũng cho thấy: trong số 609
llọc thu theo dõi năm 2005 của giống vải Thanh Hà thì chỉ có 79,47% lộc thu
được mọc ra từ cành hè, còn lại 20,53% được mọc ra từ các cành có nguồn gốc
khác nhau, đồng thời chỉ có 41,29% lộc xuân có nguồn gốc từ cành thu, còn lại
20,86% có nguồn gốc từ cành hè. kết quả cho thấy mỗi giống vải khác nhau có
nguồn gốc cành xuân mang hoa là khác nhau, vì vậy cần theo dõi sát sao nguồn
gốc phát sinh các đợt lộc để tìm ra biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Kết quả theo dõi thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc thu được thể
hiện qua bảng 4.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Bảng 4.2. Thời gian xuất hiện và sinh trƣởng của lộc thu năm 2007
Cây
theo
dõi
Thời
gian ra
lộc (lộc)
Tổng số
lộc (lộc)
Thời gian từ
mọc đến
thành thục
(ngày)
Chiều dài
cành
thuần thục
(cm)
Đƣờng
kính cành
thuần
thục(cm)
1 10/9/07 82 41 15,56 0,31
2 12/8/07 85 39 13,67 0,32
3 15/9/07 122 43 15,21 0,30
4 6/8/07 115 40 14,48 0,33
5 15/9/07 90 45 14,70 0,31
6 12/9/07 86 38 16,10 0,32
7 8/8/07 98 42 15,52 0,30
8 10/9/07 114 41 14,78 0,33
9 8/8/07 93 40 13,80 0,31
10 15/9/07 87 45 15,82 0,33
Trung bình 97,2 41,4 14,96 0,32
Kết quả theo dõi ở bảng 4.2 cho thấy: Lộc thu xuất hiện trên 100% số
cây theo dõi nhưng thời gian ra lộc thu của các cây là không giống nhau. Trong
khi cây số 2, 4, 7, 9 xuất hiện đợt lộc thu sớm vào tháng 8 thì số cây còn lại lộc
thu xuất hiện vào tháng 9 thành thục vào gần cuối tháng 10. Nguyên nhân
khiến cho cây xuất hiện đợt lộc thu sớm hoặc muộn có thể do yếu tố nội tại của
cây hoặc do ảnh hưởng của đợt lộc hè. Thời gian từ mọc đến thành thục của hai
đợt lộc thu không có sự sai khác rõ rệt, lộc thu đều thành thục khoảng 40 ngày
sau khi mọc, chiều dài lộc thành thục trung bình đạt 14,96 cm, đường kính lộc
thành thục trung bình đạt 0,32 cm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
4.1.3. Thêi gian xuÊt hiÖn vµ sinh tr•ëng cña léc ®«ng
Lộc đông ra tập trung vào giữa tháng 11 đến cuối tháng 12, chỉ có
khoảng 20% số cây trong vườn có xuất hiện lộc đông trên toàn cây, 30% số
cây xuất hiện lộc đông một phần của cây, thời gian xuất hiện và sự sinh
trưởng của lộc đông năm 2007 thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Thời gian xuất hiện và sinh trƣởng của lộc đông năm 2007
Cây
theo
dõi
Thời
gian ra
lộc (lộc)
Tổng số
lộc/cành
(lộc)
Thời gian từ
mọc đến
thành thục
(ngày)
Chiều dài
cành
thuần thục
(cm)
Đƣờng
kính cành
thuần thục
(cm)
2 10/11/07 25 50 12,56 0,28
4 10/11/07 32 50 11,38 0,29
7 15/11/07 28 50 12,54 0,28
8 15/11/07 11 45 13,12 0,29
9 15/11/07 34 50 11,90 0,28
Trung bình 26,0 49 12,30 0,28
Ghi chú: Chiều dài, đường kính đo khi lộc đã thành thục
Số liệu bảng 4.3 cho thấy lộc đông chỉ xuất hiện trong số 50% cây theo
dõi, cây xuất hiện lộc đông nhiều ở các cây số 4 và số 9. Cây số 8 có xuất
hiện lộc đông nhưng số lượng lộc ít chỉ có 11 lộc trên cả 4 cành theo dõi. Thời
gian từ khi xuất hiện đến khi lộc thành thục là 49 ngày, các chỉ tiêu về đường
kính, chiều dài lộc đông đều kém hơn so với lộc thu và hè.
Trong giai đoạn kinh doanh, sự phát sinh và sinh trưởng của lộc đông là
không có lợi ngoài sự mong muốn của người sản xuất. Lộc đông tiêu thụ
nhiều dinh dưỡng, khả năng sinh ra cành quả rất thấp, do đó làm giảm năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
suất, trở ngại cho việc ra hoa kết quả năm sau, đồng thời là môi trường thuận
lợi cho sâu bệnh hại qua đông. Do vậy, biện pháp kỹ thuật hạn chế sự phát
sinh phát triển của lộc đông là rất cần thiết. Theo dõi nguồn gốc phát sinh của
lộc đông năm 2007 cho thấy: các cây thành thục lộc thu sớm, khả năng cây
xuất hiện lộc đông là rất cao. Kết quả được trình bày qua sơ đồ 4.1 :
80,76% 19,24%
Sơ đồ 4.1. Nguồn gốc phát sinh lộc đông 2007
Qua sơ đồ 1 cho thấy có 80,76% lộc đông được phát sinh từ những cành
thu thành thục sớm, chỉ có 19,24% được mọc từ cành thu muộn và một số có
nguồn gốc từ những cành khác không rõ nguồn gốc.
4.1.4. Nguồn gốc và phân hóa của lộc xuân năm 2008
Theo thời tiết hàng năm, lộc xuân ra chủ yếu vào tháng 1 và đầu tháng
2, nhưng do thời tiết năm 2008 có nhiệt độ tháng 1 thấp hơn trung bình nhiều
năm lại kéo dài, đầu năm 2008 có những đợt rét kéo dài lên tới 26 ngày do
vậy làm khả năng phát sinh lộc xuân chậm hơn so với trung bình nhiều năm,
đến ngày 5/2/2008 mới bắt đầu xuất hiện lộc xuân. Kết quả theo dõi nguồn
gốc của lộc xuân được thể hiện qua sơ đồ 4.2:
Sơ đồ 2 cho thấy trong tổng số 857 lộc vụ xuân năm 2008 chỉ có 13,77 %
được phát triển từ lộc thu sớm, tức là đợt lộc thu thành thục vào khoảng tháng 9,
còn lại 72,35% lộc xuân được phát triển từ đợt lộc thu muộn. Chính vì vậy cần
phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cây phát triển đợt lộc thu muộn.
Cành khác Lộc thu sớm 2007
Lộc đông 2007
(130 lộc)
Léc ®«ng 2005
(176 léc)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
13,77% 72,35% 13,88%
Sơ đồ 4.2. Nguồn gốc phát sinh lộc xuân 2008
Sau khi nhú lộc, lộc xuân sẽ phát triển theo 3 hướng đó là: phát triển
hoàn toàn thành lộc dinh dưỡng, lộc xuân vùa mang hoa vừa mang lá và lộc
xuân ra hoa hoàn toàn. Kết quả theo dõi sinh trưởng của lộc xuân được trình
bày qua bảng 4.4 và đồ thị 4.3.
Bảng 4.4. Thời gian xuất hiện và sự phân hóa của lộc xuân 2008
C©y
Thêi
gian
ra léc
Tæng sè
léc xu©n/
c©y
Ph©n hãa léc xu©n
Hoa hoµn
toµn (léc)
%
Hoa lÉn
léc (léc)
%
Cµnh dinh
d•ìng (léc)
%
1 15/2/08 80 43 53,75 30 37,5 7 8,75
2 05/2/08 70 8 11,43 50 71,43 12 17,14
3 15/2/08 91 48 52,75 34 37,36 9 9,89
4 05/2/08 77 5 6,49 30 38,96 42 54,55
5 15/2/08 86 40 46,51 33 38,37 13 15,11
6 15/2/08 82 38 46,34 40 48,78 4 4,89
7 05/2/08 81 6 7,41 35 43,21 40 49,38
8 15/2/08 98 45 45,92 41 41,84 12 12,24
9 05/2/08 90 12 13,33 43 47,78 35 38,89
10 15/2/08 102 36 35,29 52 50,98 14 13,73
Tổng cộng 857 281 - 388 - 188 -
Lộc xuân 2008
(857)
Cành thu muộn Lộc đông Cành thu sớm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
32,79%
45,27%
21,94%
1
2
3
Ghi chú: 1: Lộc xuân ra hoa hoàn toàn
2: Lộc xuân ra hoa có lẫn lộc
3: Lộc xuân thành cành dinh dưỡng
Đồ thị 4.4. Phân hóa lộc xuân năm 2008
Kết quả bảng 4.4. và đồ thị 4.4 cho thấy lộc xuân xuất hiện trên tất cả
các cây thí nghiệm, trong đó lộc xuân ra hoa hoàn toàn chiếm tỷ lệ thấp, đạt
trung bình 32,79%, lộc xuân ra hoa lẫn lộc 45,27%. Lộc xuân phát triển hoàn
toàn thành cành dinh dưỡng chiếm tới 21,94%. Đối với cây vải, sự phân hóa
của lộc xuân có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, nếu lộc xuân phát triển
hoàn toàn thành cành dinh dưỡng thì sẽ không có hoa do vậy sẽ không có năng
suất. Các chùm hoa có lẫn lộc thì năng suất cũng rất thấp. Chính vì vậy cần chú
trọng các biện pháp kỹ thuật để giúp cây giảm được tỷ lệ lộc phát triển thành
cành dinh dưỡng, tăng tỷ lệ lộc xuân ra hoa hoàn toàn. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến lộc xuân của vải phát triển thành cành dinh dưỡng có liên
quan đến sự phát sinh của lộc đông. Ảnh hưởng của lộc đông đến khả năng
phân hóa hoa của lộc xuân năm 2008 được trình bày qua bảng 4.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của lộc đông đến khả năng phân hóa lộc xuân
vụ vải năm 2008
Chỉ tiêu theo dõi
Cây xuất hiện
lộc đông
Cây không xuất
hiện lộc đông
Số lộc
Tỷ lệ
(%)
Số lộc
Tỷ lệ
(%)
Tổng số lộc xuân 416 100,00 441 100,00
Lộc xuân ra hoa hoàn toàn 76 18,27 205 46,49
Lộc xuân ra hoa lẫn lộc 199 47,84 189 42,86
Lộc xuân thành cành dinh dưỡng 141 33,89 47 10,66
Số liệu bảng 4.5 cho thấy với nhóm cây có xuất hiện lộc đông, tỷ lệ lộc
ra hoa hoàn toàn chỉ đạt có 18,27%. Đồng thời có tới 199 lộc trong tổng số
416 lộc xuân trở thành cành dinh dưỡng, chiếm tỷ lệ 47,84%. Với nhóm cây
vải không xuất hiện lộc đông, tỷ lệ lộc xuân phát triển thành cành dinh dưỡng
chỉ có 10,66%, tỷ lệ lộc xuân ra hoa hoàn toàn đạt 46,49%. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng trong sản xuất vải sự xuất hiện của lộc đông làm tăng tỷ lệ
cành dinh dưỡng, do vậy cần phải có biện pháp kỹ thuật hạn chế khả năng
xuất hiện lộc đông.
4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHỐNG CHẾ
LỘC ĐÔNG
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của các phƣơng pháp cắt tỉa đến năng suất
Sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu về
cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây do vậy cắt tỉa nhằm
mục đích làm giảm chiều dài cành, tỉa bớt cành nhánh, hướng cành ra phía
ngoài làm giảm số lượng mầm sinh trưởng dẫn tới việc phân phối lại các chất
giữa các cơ quan còn lại làm cho quả phát triển to hơn. Cắt tỉa bớt chiều dài
cành và cành nhánh sẽ làm gọn tán cây, tăng cường độ chiếu sáng và thoáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
khí trong tán, màu sắc quả đẹp hơn. Việc cắt tỉa còn làm hạ bớt chiều cao cây,
giữ được ánh sáng tối ưu chiếu vào cây ăn quả, nâng cao năng suất lao động
khi chăm sóc vườn. Trong kỹ thuật làm vườn hiện đại, cắt tỉa là khâu kỹ thuật
then chốt, cần có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề (Phạm văn Côn, 2004).
Theo phương pháp canh tác truyền thống cây vải thường được cắt tỉa
ngay sau khi thu hoạch, phương pháp là cắt tỉa bỏ những cành tăm, cành dày
trong tán. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa theo phần trăm
số đầu cành tới sinh trưởng của lộc thu được trình bày qua bảng 4.6.
Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của phƣơng pháp cắt tỉa đến thời gian ra lộc và
sinh trƣởng lộc thu năm 2007
Chỉ tiêu
Công
thức
Đợt lộc thu sớm
(thành thục cuối tháng 9)
Đợt lộc thu muộn
(thành thục cuối tháng 10)
Số lộc
/cành
(lộc)
Thời gian
từ ra lộc
(ngày)
Chiều
dài lộc
(cm)
Đường
kính lộc
(mm)
Số lộc/
cành
(lộc)
Thời gian từ
ra lộc đến
thành thục
(ngày)
Chiều
dài lộc
(cm)
Đường
kính lộc
(mm)
CT 1 (đ/c) 25, 25 5/8- 25/9 14,63 2,97 13,25 5/9- 30/10 14,26 3,06
CT2 17, 33 10/8-20/9 14,88 3,17 19,25 12/9 - 28/10 15,62 3,12
CT 3 12, 50 14/8-20/9 15,10 3,37 23,00 12/9-28/10 15,48 3,32
CT 4 11, 50 14/8-20/9 15,64 3,45 17,45 15/9- 30/10 15,06 3,34
Cv% 9,2 4,3 6,5 5,3
LSD05 1,8 0,18 1,3 0,16
Đối với giống vải Hùng Long một năm thường xuất hiện hai đợt lộc thu:
đợt lộc mọc vào tháng 8, thành thục cuối tháng 9 (gọi là đợt lộc thu sớm). Đợt
lộc thứ hai mọc vào tháng 9, thành thục cuối tháng 10. Kết quả ở bảng 4.6 cho
thấy các công thức cắt tỉa đều có đợt lộc thu thành thục trong tháng 9 (đợt lộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
thu sớm) ít hơn so với công thức cắt tỉa theo truyền thống. Trong khi công thức
đối chứng số lộc thu sớm trên cành theo dõi lên tới 25,25 lộc/cành thì công
thức có cắt tỉa số lộc thu thành thục sớm chỉ còn từ 5,75-17,33 lộc/cành, thời
gian ra lộc tập trung hơn. Thời gian từ mọc đến thành thục lên tới 50 ngày ở
công thức 1, công thức 2 là 40 ngày, công thức 3-4 chỉ còn 37 ngày. Không có
sự sai khác về chiều dài lộc của công thức cắt tỉa so với đối chứng. Đường kính
lộc ở các công thức có cắt tỉa có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin
cậy 95%. Kết quả bảng cho thấy các công thức có cắt tỉa số cây ra đợt lộc thứ 2
nhiều hơn so với công thức đối chứng. Trong khi công thức 1 số lộc chỉ đạt
13,25 lộc/cành, còn công thức cắt tỉa số lộc đạt trung bình từ 19,25- 23
lộc/cành. Công thức cắt tỉa 30% số đầu cành có số lượng cành thu đợt 2 là
17,45 lộc ít hơn so với công thức cắt tỉa 10% và 20%.
Nguyễn Văn Dũng (2005) khi cắt tỉa thường xuyên vào vụ xuân, hè, thu
và đốn phớt tất cả đầu cành cho quả năm trước cho giống vải sớm Yên Hưng
cũng cho thấy: các loại hình cắt tỉa có lộc thu ra tập trung hơn so với công thức
cắt tỉa truyền thống, thời gian lộc thu thành thục rút ngắn được 3-5 ngày so với
đối chứng.
Khi thành thục đợt lộc thu của cây vải sẽ ra đợt lộc đông. Sự xuất hiện
lộc đông thường không có lợi do lộc đông tiêu hao nhiều dinh dưỡng và các
cây ra lộc đông thường không nở hoa. Kết quả theo dõi sự phát sinh và sinh
trưởng của lộc đông được trình bày qua bảng 4.7.
Kết quả bảng 4.7 cho thấy tất cả công thức cắt tỉa đều xuất hiện lộc đông
nhưng số lộc xuất hiện trên các cây là không giống nhau giữa các công thức.
Trong khi công thức cắt tỉa khoảng 30% số đầu cành thì chỉ có 20% số cây theo
dõi có xuất hiện lộc đông, với số lộc đông chỉ là 3,5 lộc/cành theo dõi. Trong
khi công thức đối chứng có tới 60 % số cây theo dõi có xuất hiện lộc đông và
số lộc trung bình/cành theo dõi lên tới 8,33 lộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của cắt tỉa đến sinh trƣởng
của lộc đông năm 2007
Chỉ tiêu
Công thức
Thời gian ra
lộc (ngày)
Số lộc/cành
theo dõi (lộc)
Số cây xuất hiện
lộc đông (%)
CT 1 (đ/c) 18/11 - 25/12 8,33 60,00
CT2 10/11 - 20/12 5,40 60,00
CT 3 10/11 - 20/12 3,50 40,00
CT 4 10/11 - 20/12 3,20 20,00
Đối với giống vải Hùng Long, hàng năm lộc xuân xuất hiện vào khoảng
đầu và giữa tháng 1, tuy nhiên do thời tiết tháng 1 năm 2008 lạnh hơn trung
bình nhiều năm nên lộc xuân xuất hiện vào tháng 2. Lộc xuân khi xuất hiện
được phân hóa thành 3 loại: lộc xuân phát triển thành cành dinh dưỡng, lộc
xuân ra hoa có lẫn lộc và lộc xuân mang hoa hoàn toàn. Kết quả theo dõi phân
hóa lộc xuân được trình bày trong bảng 4.8.
Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của công thức cắt tỉa đến phân hóa lộc xuân
Chỉ tiêu
Công thức
Tổng số
lộc (lộc)
%
Lộc xuân ra hoa
Lộc thành cành
dinh dƣỡng
Lộc % Lộc % Lộc %
1 (đ/c) 25,67 100 6,12 23,84 11,45 44,60 8,11 31,56
2 27,32 100 12,45 45,57 10,26 37,55 4,61 16,88
3 23,15 100 12,60 54,42 8,30 35,85 2,25 9,73
4 21,78 100 13,24 60,79 6,60 30,30 1,94 8,91
Kết quả bảng 4.8 cho thấy cắt tỉa 20% và 30% số đầu cành chỉ có
8,91% - 9,73 % lộc xuân thành cành dinh dưỡng trong khi công thức đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
chứng tỷ lệ này lên tới 31,56%. Công thức cắt tỉa 30% số đầu cành tỷ lệ lộc
xuân ra hoa hoàn toàn đạt 60,79% trong khi công thức đối chứng chỉ đạt
23,84%. Kết quả cho thấy biện pháp cắt tỉa có ảnh hưởng đến khả năng phân
hóa lộc xuân của giống vải Hùng Long. Kết quả theo dõi khả năng ra hoa
cũng như tỷ lệ đậu qủa của vải được thể hiện qua bảng 4.9.
Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của các biện pháp cắt tỉa
đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả
Công
thức
Số chùm
hoa/cây
(chùm)
Số
hoa/chùm
(hoa)
Số hoa
cái/chùm
Số quả
đậu/chùm
sau tắt hoa
Số quả
đậu/chùm
sau rụng
quả sinh lý
Số quả
đậu/chùm
khi thu hoạch
1 (đ/c) 98,6 1567,4 287,92 45,6 23,25 7,32
2 112,4 1715,3 307,600 41,3 26,4 7,92
3 84,6 1689,5 327,54 52,4 31,3 10,44
4 78,6 1764,5 332,78 46,1 32,7 10,64
Cv% 8,6 13,5
LSD05 36,38 1,64
Kết quả bảng 4.9 cho thấy cắt tỉa làm giảm tổng số hoa trên chùm so
với công thức đối chứng nhưng làm tăng tổng số hoa cái/chùm. Hai công
thức cắt tỉa 20% và 30% số đầu cành đều có số hoa cái trên chùm cao hơn so
với công thức đối chứng ở mức tin cậy đạt 95%. Không chỉ tăng tỷ lệ hoa
cái, số quả trên chùm khi thu hoạch ở hai công thức này đều đạt trung bình
từ 10,44 quả/chùm đến 10,64 quả/chùm trong khi công thức đối chứng chỉ
đạt 7,32 quả/chùm. Cắt tỉa không chỉ làm cho cây có bộ khung tán cân đối mà
còn góp phần loại bỏ cành vô hiệu nâng cao hiệu suất quang hợp do vậy có
thể làm nâng cao năng suất cũng như chất lượng. Theo Menzel C.M và cộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
sự (1994): cắt tỉa khoảng 40% số cành của vải và tỉa đều trên toàn cây cho
năng suất cao hơn từ 30-40% so với cây không cắt tỉa.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến năng suất vải
Hùng Long được thể hiện qua bảng 4.10.
Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp cắt tỉa đến năng suất
khi thu hoạch
Công thức
Chiều cao
quả (cm)
Đƣờng
kính quả
(cm)
Trọng lƣợng
quả (g)
Tỷ lệ ăn
đƣợc (%)
Năng suất
(kg/cây)
1 3,60 3,0 27,6 65,26 9,8
2 3,60 3,1 28,3 65,32 10,9
3 3,75 3,2 29,5 65, 71 12,7
4 3,80 3,2 29,7 65,57 11,9
Cv% 10,2
LSD05 1,56
Kết quả bảng 4.10 cho thấy năng suất không có sự sai khác giữa công
thức cắt tỉa 10% số đầu cành với cắt tỉa theo phương pháp truyền thống. Sự
sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% giữa công thức cắt tỉa 20% số đầu
cành và 30% số đầu cành. Cắt tỉa 20% số đầu cành kết quả thu được tốt nhất
trong các công thức thí nghiệm, năng suất thu được 12,7 kg/cây. Cắt tỉa 30%
số đầu cành mặc dù có số quả/chùm cao hơn nhưng do số lượng cành hoa ít
hơn so với công thức cắt tỉa 20% nên năng suất thu được ít hơn, đạt 11,9
kg/cây. Kết quả chỉ ra rằng phương pháp cắt tỉa có ảnh hưởng đến năng suất
vải. R.A.Stern và cộng sự (2005) cho thấy: nếu vải không cắt tỉa thì chỉ có 65-
79% số cây trong vườn nở hoa, tuy nhiên nếu thời gian cắt tỉa muộn và tỉa quá
nhiều số cành/cây sẽ làm cho tỷ lệ số cành nở hoa giảm đi và năng suất giảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
rõ rệt. Kết quả so sánh năng suất giữa phương pháp cắt tỉa truyền thống với
phương pháp cắt tỉa theo % số đầu cành được trình bày qua đồ thị 4.5.
100
111,2
129,6
121,4
0
20
40
60
80
100
120
140
CT1 (đ/c) 2 3 4
Năng suất (%)
Đồ thị 4.5. Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp cắt tỉa đến năng suất vải
Đồ thị 4.5. cho thấy phương pháp cắt tỉa 20% số đầu cành cho năng
suất cao hơn đối chứng 29,6%. Cắt tỉa 10% và 30% cho năng suất cao hơn
phương pháp cắt tỉa truyền thống từ 11,2% đến 21,4%. Kết quả sơ bộ hạch
toán hiệu quả kinh tế của biện pháp cắt tỉa được trình bày qua bảng 4.11.
Bảng 4.11: Sơ bộ hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm
Chỉ tiêu
Công thức
Năng
suất
(tấn /ha)
Tổng chi
(tr. đồng)
Tổng thu
(Tr. đồng)
Tổng thu-
tổng chi
(triệu đồng)
Lãi so với
đ/c
(tr. đồng)
1 (đ/c) 3,06 8,50 30,06 21,56 -
2 3,27 9,40 32,70 23,30 1,74
3 3,81 10,3 38,10 27,80 6,24
4 3,57 11,2 35,70 24,50 2,94
Ghi chú: Giá bán tại vườn 10.000 đ/1kg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Kết quả bảng 4.11 cho thấy việc áp dụng phương pháp cắt tỉa theo % số
đầu cành mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp cắt tỉa truyền
thống. Trong đó công thức cắt tỉa 20% số đầu cành thu được 27,80 triệu
đồng/ha, cao hơn công thức cắt tỉa truyền thống 6,24 triệu đồng. Công thức
cắt tỉa 10% và 30% số đầu cành lãi hơn đối chứng từ 1,74-2,94 triệu đồng/ha.
Kết quả chỉ ra rằng nếu có phương pháp cắt tỉa đúng cách thì hoàn toàn có thể
nâng cao thu nhập cho người trồng vải trên cùng một đơn vị diện tích.
Tóm lại: Cắt tỉa theo phần trăm số đầu cành đã rút ngắn thời gian sinh
trưởng của lộc thu từ 5-10 ngày so với công thức cắt tỉa truyền thống, đồng
thời giảm được tỷ lệ lộc thu sớm, tăng tỷ lệ lộc thu muộn.
Các công thức cắt tỉa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân hóa của
lộc xuân của giống vải Hùng Long. Công thức cắt tỉa 20% số đầu cành tỷ lệ
lộc xuân ra hoa hoàn toàn đạt 54,42%, công thức cắt tỉa 30% đạt 60,49%
trong khi công thức đối chứng chỉ đạt 23,84%. Tỷ lệ lộc xuân trở thành cành
dinh dỡng ở các công thức cắt tỉa đều giảm hơn so với công thức đối chứng ở
mức tin cậy 95%.
Cắt tỉa 20-30% số đầu cành đã góp phần tăng tỷ lệ hoa cái, tăng tỷ lệ
đầu quả và tăng năng suất. Công thức cắt tỉa khoảng 20% số đầu cành cho
năng suất tăng 29,6% so với công thức cắt tỉa bình thường, thu được 27,8
triệu đồng một ha, cao hơn so với đối chứng 6,90 triệu đồng.
4.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp khống chế lộc đông cho vải
Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của cây vải cho
thấy, nếu để phát triển tự nhiên thì số cây vải trong vườn xuất hiện lộc đông
khá cao, có tới 30% số cây theo dõi xuất hiện lộc đông trên toàn bộ cây, còn
lại có 20% số cây có xuất hiện lộc đông một phần của cây. Chính vì vậy cần
phải có các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự phát triển của lộc đông. Một số
biện pháp khống chế lộc đông đang được sử dụng hiện nay là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Khoanh vỏ: Khoanh vỏ có tác dụng trong thời gian nhất định ngừng
vận chuyển sản phẩm quang hợp từ tán ngọn xuống phía dưới, mặt khác làm
tăng gluxit tổng số trên cành, tạo cơ sở thuận lợi cho hình thành mầm hoa và
các bọ phận của hoa, hơn nữa có tác dụng giảm năng lượng cung cấp cho bộ
rễ, giảm cơ năng hoạt động bộ rễ, giảm hấp thu nước, nâng cao nồng độ dịch
tế bào, từ đó kích thích phân hóa mầm hoa. Cách khoanh vỏ nên dùng dao sắc
hoặc cưua khoanh một vòng xung quanh cành cấp I. Tuy nhiên phương pháp
khoanh và thời gian khoanh phải dựa trên tình hình sinh trưởng của cây và phụ
thuộc vào giống vải cụ thể
Phun Ethrel: Hóa chất Ethrel là hợp chất hữu cơ với tên viết tắt là
CEPA, chế phẩm này ở dạng dung dich, khi phun lên cấy chất này xâm nhập
vào cây và do sự biến đổi pH ở trong cây mà nó bị thủy phân để giải phóng ra
etylen gây hiệu quả sinh lý, kích thích sự chín, sự rụng lá của cây. Nhiệt độ
thích hợp nhất để Ethrel phát huy tác dụng là 20- 300C. Nó chịu ảnh hưởng
của độ pH, khi pH =4,1, trở nên dễ phân giải ra axetylen. Khi phun Ethrel cho
cây vải một năm làm chết lộc non, lá non do đó bị rụng, giảm tiêu hao dinh
dưỡng, thúc đẩy phân hóa hoa, nồng độ thường dùng từ 800-1000 ppm.
Cuốc gốc: đối với cây sung sức có thể ra lộc đông hoặc khi lộc đông ra
khoảng 2 cm, cuốc sâu xuống khoảng 20 cm, cắt đứt rễ ngang, phơi khoảng 2-
3 tuần, sau đó lấp đất màu. Làm vậy vừa khống chế rễ hấp thu, điều hoa sinh
trưởng của cây, thay đổi chiều dài hướng trao đổi, thuận lợi cho viẹc hình
thành hoa lại vừa có tác dụng cải tạo đất. Cây già yếu không nên cuốc đứt
nhiều rễ vì sẽ làm cho cây suy yếu nhanh. Cũng có thể áp dụng biện pháp sau
khi lộc thu thành thục, cuốc gốc một vòng xung quanh tán để cho rễ phơi lộ
thiên, giảm bớt nước, bức ngừng sinh trưởng, giảm sức hấp thu, nâng cao
nồng độ trong dịch cây có hiệu quả nhất định với quá trình hình thành hoa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật khống chế lộc
đông đến khả năng ra hoa của cây được trình bày qua bảng 4.12:
Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông
đến khả năng ra hoa của cây
Chỉ tiêu
Công thức
Tỷ lệ số cây
ra hoa
(%)
Tổng hoa
(hoa)
Tổng số hoa
cái (hoa)
Tỷ lệ (%)
Đối chứng 77,77 2050,00 331,7 16,19
Cuốc gốc 88,88 2106,33 373,2 17,77
Phun Ethrel 800 ppm 100,00 2190,34 400,3 18,38
Khoanh vỏ vào 15/11 100,00 2721,67 425,4 15,60
Cv% 6,8 5,4 8,3
LSD05 289,67 38,61 2,64
Kết quả bảng 4.12 cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ cây ra hoa của các
công thức thí nghiệm. Công thức khoanh vỏ vào ngày 15/11 và phun Ethrel
vào lúc xuất hiện lộc đông cho khả năng ra hoa cao nhất, 100% số cây thí
nghiệm đều ra hoa so với công thức đối chứng để tự nhiên trong vườn chỉ có
77,77% số cây. Biện pháp khống chế lộc đông không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ
cây ra hoa mà còn ảnh hưởng đến số lượng hoa cái/chùm. Công thức khoanh
vỏ và phun Ethrel có số hoa cái và hoa lưỡng tính/chùm đạt từ 400 - 425
hoa/chùm cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức khống
chế lộc đông bằng biện pháp cuốc gốc không có sự sai khác so với công thức
chứng. Biện pháp khoanh cành trong một thời gian nhất định đã làm ngừng
sinh trưởng sinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chuyển sang giai đoạn sinh
trưởng sinh thực, ra hoa và đậu quả. Phun Ethrel khi sử dụng phun lên lộc non
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
của vải đã làm thui lộc non, hủy đỉnh sinh trưởng của cây, làm thay đổi hàm
lượng auxin và phân bố lại hàm lượng auxin của cây và thúc đẩy quá trình
phân hóa hoa. Đỗ Xuân Bình (2003) khi phun Ethrel nồng độ 1000 ppm cho
các cây vải có xuất hiện lộc đông cũng cho thấy các cây có xử lý đều ra hoa
100%, năng suất tăng từ 15,8-20,5 kg/cây. Lê Đình Danh và Nguyễn Thị
Thanh (1999) khi dùng Ethrel nồng độ 1000 ppm khi lộc thu đã thành thục kết
hợp với khoanh vỏ cho giống vải Phú Hộ và Thanh Hà trồng tại Phú Hộ cho
thấy biện pháp này đã có tác dụng tích cực trong việc hạn chế sự sinh trưởng
sinh dưỡng không cần thiết trước và trong thời kỳ vải ra hoa, tập trung dinh
dưỡng và nội chất cho phân hóa mầm hoa, tăng tỷ lệ đậu quả và số quả được
thu hoạch trên cây. Biện pháp cuốc gốc đã làm hạn chế sự hút các chất dinh
dưỡng lên nuôi cây trong một thời gian ngắn, tạo điều kiện cho cây có thời
gian tích lũy hàm lượng đường bột. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các công
thức khống chế lộc đông đến năng suất vải được trình bày qua bảng 4.13.
Bảng 4.13. Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật không chế lộc đông
đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vải
Chỉ tiêu
Công thức
Số quả
/chùm
(quả)
Chiều
cao quả
(cm)
Đƣờng
kính quả
(cm)
Trọng
lƣợng
quả (g)
Năng suất
(kg/cây)
Đối chứng 6,53 3,5 3,3 27,0 9,13
Cuốc gốc 6,84 3,6 3,2 27,5 10,60
Phun Ethrel 800 ppm 8,10 3,5 3,3 26,8 11,90
Khoanh vỏ vào 15/11 8,50 3,5 3,2 26,2 13,70
Cv% 7,9
12,7
LSD05 1,1 2,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Qua bảng trên cho thấy công thức phun Ethrel và khoanh cành có tác
dụng tăng số qủa /chùm ở mức có ý nghĩa 95%. Công thức khoanh cành có số
quả/ chùm đạt 8,5 quả trong khi số quả trung bình/chùm ở công thức đối
chứng chỉ đạt 6,53 quả /chùm. Các công thức khống chế lộc đông đã góp phần
nâng cao tỷ lệ nở hoa của cây, tăng số hoa cái /chùm do vậy năng suất cũng
tăng. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp khống chế lộc đông đến
năng suất được trình bày qua đồ thị 4.6.
100
116.1
130.3
150.1
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1 (đ/c) 2 3 4
Đồ thị 4.6. Ảnh hƣởng của các biện pháp khống chế lộc đông
đến năng suất
Trong giai đoạn có mưa ở giai đoạn phân hóa mầm hoa, cây trồng nói
chung và cây vải nói riêng có quá trình cinh trưởng sinh dưỡng lấn át sinh
thực. Biện pháp khống chế lộc đông có tác dụng là gián đoạn quá trình vận
chuyển dinh dưỡng trong cây, do vậy đã làm tăng khả năng phân hóa hoa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Qua đồ thị 4.6 cho thấy các biện pháp khống chế lộc đông đã có tác
dụng rõ rệt trong việc nâng cao năng suất vải. Công thức khoanh vỏ vào
15/11 có tác dụng rõ rệt nhất làm tăng năng suất đến 50,1% so với đối
chứng. Công thức phun Ethrel cũng cho năng suất cao hơn đối chứng
30,3%. Công thức cuốc xung quanh tán có năng suất cao hơn đối chứng
16,1%. Ảnh hưởng của một số biện pháp khống chế lộc đông đến năng
suất được trình bày qua bảng 4.14.
Bảng 4.14. Ảnh hƣởng của một số biện pháp khống chế lộc đông
đến chất lƣợng quả
Chỉ tiêu
Công thức
Tỷ lệ ăn
đƣợc (%)
Hàm lƣợng
đƣờng (%)
Hàm lƣợng
chất khô
(%)
VitaminC
(mg/100g)
Đối chứng 65,53 13,90 17,40 15,53
Cuốc gốc 65,46 14,20 17,56 15,80
Phun Ethrel 800 ppm 64,81 12,90 17,08 14,98
Khoanh vỏ vào 15/11 65,21 13,40 17,28 15,20
Cv%
2,7 2,8 2,3
LSD05 0,45 0,41 0,59
Số liệu bảng 3.14 cho thấy các chỉ tiêu về chất lượng quả của các công
thức có xử lý khống chế lộc đông so với công thức đối chứng không có sự sai
khác. Với p>0,05 cho thấy mặc dù hàm lượng các chất như Vitamin C, đường,
chất khô của công thức thí nghiệm giảm nhẹ so với đối chứng nhưng sự sai khác
là không có ý nghĩa ngoại trừ công thức phun Etrel nồng độ 800 ppm có hàm
lượng đường giảm hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Do vậy, có thể kết
luận rằng các biện pháp xử lý không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Kết quả sơ bộ hạch toán kinh tế được trình bày qua bảng 4.15.
Số liệu bảng 4.15 cho thấy các công thức có áp dụng các biện pháp
khống chế lộc đông đều có năng suất thu được cao hơn so với đối chứng.
Khoanh vỏ năng suất thu được cao nhất trong các công thức thí nghiệm năng
suất đạt 4,11 tấn/ha, trong khi công thức đối chứng năng suất chỉ đạt 2,74
tấn/ha. Phun Ethrel nồng độ 800 ppm cho năng suất đạt 3,57 tấn/ha. Kết quả
sơ bộ hạch toán kinh tế cho thấy, nếu áp dụng biện pháp không chế lộc đông
sẽ thu được lợi nhuận từ 22,50 - 32,00 triệu đồng/ha, cao hơn so với đối chứng
từ 3,6 - 13,1 triệu đồng /ha.
Bảng 4.15: Sơ bộ hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm
Chỉ tiêu
Công thức
Năng suất
(tấn /ha)
Tổng chi
(tr. đồng)
Tổng thu
(tr. đồng)
Tổng thu -
tổng chi
(tr. đồng)
Lãi so với
đ/c
(tr. đồng)
Đối chứng 2,74 8,50 27,40 18,90 -
Cuốc gốc 3,18 9,30 31,80 22,50 3,6
Phun Ethrel
800 ppm
3,57 9,10 35,70 26,60 7,7
Khoanh vỏ 4,11 9,10 41,10 32,00 13,1
Tóm lại: Các biện pháp kỹ thuật nhằm không chế lộc đông cho vải như:
cắt tỉa, khoanh cành, cuốc gốc, phun Ethrel đều có tác dụng hạn chế sự xuất
hiện của lộc đông, góp phần nâng cao năng suất. Khoanh cành là biện pháp kỹ
thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao, thông qua việc thu được năng suất cao
nhất trong các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng để khống chế lộc đông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_09_NL_TT_KONGSINHRATSAMY.pdf