Luận văn Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn cho vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn cho vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM _______________________________________ Tô Văn Vƣợng “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN CHO VÙNG BÃI BỒI VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH ”. LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NINH BÌNH, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM _______________________________________ Tô Văn Vƣợng “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN CHO VÙNG BÃI BỒI VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH ” Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60 62 60 Luận văn thạc sỹ: Lâm học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đình Quế NINH BÌNH, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Lời cảm ơn! Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn được sự q...

pdf88 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn cho vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM _______________________________________ Tô Văn Vƣợng “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN CHO VÙNG BÃI BỒI VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH ”. LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NINH BÌNH, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM _______________________________________ Tô Văn Vƣợng “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN CHO VÙNG BÃI BỒI VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH ” Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60 62 60 Luận văn thạc sỹ: Lâm học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đình Quế NINH BÌNH, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Lời cảm ơn! Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều người . Đến nay, đề tài của tôi đã hoàn thành. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: PGS - TS Ngô Đình Quế đã giúp đỡ tôi hết sức tận tình trong suất quá trình thực hiện đề tài; Cán bộ Trung tâm Sinh thái và Môi trường rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đã giúp tôi trong quá trình lấy mẫu, phân tích mẫu thực hiện đề tài; Ban giám đốc, lãnh đạo phòng Lâm nghiệp và đồng nghiệp tại Sở Nông nghiệp & PTNT nơi tôi công tác; đã tạo mọi điều kiện về thời gian, hỗ trợ tôi về mặt chuyên môn; BQL rừng phòng hộ huyện Kim Sơn, các chủ hộ nhận khóan trồng rừng đã giúp tôi trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện ngoài thực địa; Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong suốt quá trình học tập và xây dựng luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó! Ninh Bình, tháng 9 năm 2009 Tô Văn Vƣợng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục biểu ………………………….……………….……………. Mục lục biểu đồ …………………………………………………….. Mục lục bản đồ ……………………………………………………... Mở đầu …………………………………………………...…………... 1 Chƣơng I. Tổng quan đề tài ………………………………………….. 3 1.1. Trên thế giới ……………………………………………………... 3 1.2. Trong nƣớc ………………………………………………………. 8 Chƣơng II. Đối tƣợng, phạm vi, mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 15 2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ………………………………….. 15 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu …………………………………………. 15 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………. 15 2.2. Mục tiêu, nghiên cứu của đề tài …………………………………. 15 2.2.1. Mục tiêu chung ……………………………………………… 15 2.2.2. Mục tiêu cụ thể ……………………………………………… 15 2.3. Nội dung nghiên cứu …………………………………………….. 15 2.3.1. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất rừng ngập mặn …………… 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Trang 2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm đất đai dƣới rừng ngập mặn ven biển ….. 15 2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng (đƣờng kính D00, tán và chiều cao) của cây Trang ở các độ tuổi trên các dạng lập địa khác nhau …. 16 2.3.4. Xây dựng tiêu chí và bản đồ lập địa vùng ven biển huyện Kim Sơn 16 2.3.5. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật về gây trồng rừng ngập mặn ở các điều kiện lập địa khác nhau …………………………………….. 16 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………….…………… 16 2.4.1. Cách tiếp cận của đề tài ……………………………………….. 16 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ……………………………….. 17 2.4.2.1. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất ………………………….. 17 2.4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm đất đai rừng ngập mặn ven biển ……… 17 2.4.2.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật về gây trồng rừng ngập mặn ở các dạng lập địa khác nhau ………………………………………….. 18 Chƣơng III. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ……… 19 3.1. Đặc điểm tự nhiên ……………………………………………….. 19 3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình …………………………… 19 3.1.1.1. Vị trí địa lý …………………………………………………... 19 3.1.1.2. Địa hình, địa mạo ……………………………………………. 19 3.1.2. Tình hình khí tƣợng …………………………………………… 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Trang 3.1.2.1. Lƣợng bốc hơi ……………………………………………... 19 3.1.2.2. Gió – bão …………………………………………………….. 20 3.1.2.3. Nhiệt độ …………………………………………………… 20 3.1.2.4. Độ ẩm ……………………………………………………….. 21 3.1.2.5. Mƣa ………………………………………………………….. 21 3.1.2.6. Chế độ thủy triều ……………………………………………. 22 3.1.2.7. Độ mặn nƣớc biển trung bình trong các năm từ 2003 đến 2008 22 3.1.3. Tình hình địa chất …………………………………………… 23 3.1.4. Đặc điểm sinh thái một số loài cây ngập mặn rừng phòng hộ Kim Sơn 23 3.1.4.1. Đặc điểm sinh học cây Bần chua ………………………….. 23 3.1.4.2. Đặc điểm sinh học cây Trang ……………………………... 24 3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ………… 25 3.2.1. Tình hình dân số, đất đai ………………………………………. 25 3.2.2. Cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân, mức độ tăng trƣởng …… 25 3.3. Tình hình cơ sở vật chất, hạ tầng ……………………………… 26 3.3.1. Về giao thông ………………………………………………..… 26 3.3.2. Cơ sở phúc lợi xã hội ………………………………...……… 27 3.3.3. Các công trình khác …………………………………….…… 27 Chƣơng IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ………………………... 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Trang 4.1. Hiện trạng đất ngập mặn ven biển ……………….……………. 28 4.2. Một số đặc điểm đất ngập mặn …………………...…………… 32 4.2.1. Độ thành thục của đất ………………………………….……… 32 4.2.1.1. Độ thành thục của đất và phân bố của rừng ……………….… 33 4.2.1.2. Độ thành thục của đất và sinh trƣởng của rừng trồng ……….. 35 4.2.2. Một số tính chất lý hóa học của đất …………………………… 38 4.2.2.1. Thành phẩn cấp hạt ………………………...……………… 38 4.2.2.2. Một số chỉ tiêu hóa tính đất …………….…………………… 44 4.3. Diễn biến một số chỉ tiêu hóa tính đất dƣới rừng trồng ……….. 49 4.3.1. Độ chua của đất ………………………………...…………… 50 4.3.2. Chất hữu cơ ……………………………………….…………… 52 4.3.3. Đạm …………………………………………………………. 53 4.4. Xây dựng bản đồ lập địa và đề xuất phƣơng hƣớng sử dụng đất ngập mặn bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn …...…………………… 54 4.4.1. Xây dựng bản đồ lập địa ……………………….……………… 54 4.4.1.1. Các yếu tố phân chia lập địa ………………………………… 54 4.4.1.2. Kết quả xây dựng bản đồ lập địa ………………………….. 59 4.4.2. Đề xuất phƣơng hƣớng sử dụng đất …………………………. 64 4.4.2.1. Lựa chọn cây trồng ………………………………...……… 64 4.4.2.2. Biện pháp kỹ thuật áp dụng …………………..……………… 64 4.4.2.3. Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng ……………………………… 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Trang Chƣơng V. Kết luận và kiến nghị …………………..………………… 66 5.1. Kết luận …………………………………………….……………. 66 5.1.1. Đặc điểm đất ngập mặn ven biển Kim Sơn ………….………… 66 5.1.2. Xây dựng bản đồ lập địa ………………….…….…………… 67 5.2. Kiến nghị ……………………………………………………… 68 Chƣơng VI. Tài liệu tham khảo ……………………………….……… 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 MỞ ĐẦU Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 32.894.398 ha với chiều dài bờ biển 3.260 km; có 606.792 ha đất ngập mặn ven biển, trong đó có 209.741 ha diện tích rừng ngập mặn ven biển. Diện tích rừng ngập mặn tuy không lớn nhƣng có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng: Rừng ngập mặn có hệ sinh thái khá phong phú với 37 loài cây ngập mặn thực thụ và 72 loài cây tham gia (Phan Nguyên Hồng và cộng sự 1993, 1999, 2002), nguồn lợi thuỷ sản có số lƣợng cá khá lớn khoảng 258 loài ( Mai Đình Yến, 1992). Các loài chim cũng rất giầu có đã hình thành một số sân chim lớn nhƣ RAMSAR Xuân Thuỷ với 215 loài (Birdlife International 1994, 2002), Bạc Liêu, Đầm Dơi – mũi Cà Mau là 171 loài trong đó có 53 loài di cƣ (Đặng Trung Tấn, 2001). Rừng ngập mặn không chỉ là nơi cƣ trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dƣỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển; đồng thời còn là nơi “ƣơng ấp” những cá thể non của nhiều loài sinh vật biển, nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển (Mohamed và Kao, 1941, Frusker, 1983). (Phan Nguyên Hồng, Rừng ngập mặn Việt Nam - Nhà xuất bản Nông nghiệp,, Hà Nội 1999). Đối với kinh tế - xã hội, rừng ngập mặn còn đƣợc khai thác dƣới dạng du lịch sinh thái nhƣ khu rừng ngập mặn Cần Giờ, Xuân Thủy - Nam Định … và nó còn cung cấp gỗ, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt, thức ăn gia súc, bảo vệ các công trình đê biển, khu sản xuất nông lâm nghiệp, dân cƣ … Về mặt môi trƣờng, hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò to lớn trong việc phòng hộ ven biển, chống xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của sóng, gió, bão. Rừng ngập mặn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt, làm tăng nhanh khả năng lắng đọng đất góp phần mở rộng diện tích. Rừng ngập mặn có vai trò hết sức to lớn nhƣng diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp, môi trƣờng rừng bị đe dọa. Mặc dù diện tích rừng ngập mặn trong những năm gần đây đƣợc gia tăng đáng kể; nhƣng tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc bị suy giảm một cách rõ rệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Năm 1943 cả nƣớc có 408.500 ha rừng ngập mặn (100%); đến năm 2007 diện tích còn lại 209.741 ha (51,34%). Nhƣ vậy, sau hơn 60 năm, rừng ngập mặn nƣớc ta đã bị suy giảm gần 1/2 diện tích. Bình quân mỗi năm mất khoảng 3.105,6 ha rừng ngập mặn. Cả nƣớc nói chung và Ninh Bình nói riêng sự biến động về diện tích đất ngập mặn cùng với nguy cơ bị thu hẹp dần về diện tích rừng ngập mặn do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: sự huỷ diệt của chất độc hóa học trong chiến tranh, chuyển đất rừng ngập mặn sang sản xuất nông nghiệp, việc quai đê lấn biển, đô thị hóa; đặc biệt là việc phát triển nuôi tôm, cua xuất khẩu đã làm cho việc quản lý rừng ngập mặn gặp nhiều khó khăn. Việc phá rừng là nguyên nhân chính gây ra một số hậu quả nhƣ: làm mất đi nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học, sự phong phú của hệ sinh thái trong rừng ngập mặn, làm mất nơi cƣ trú, sinh đẻ của nhiều loài thuỷ sản, chim, thú … làm giảm chức năng phòng hộ chắn sóng, phòng hộ đê biển, chống xói lở, lƣu trữ nƣớc ngầm… Đứng trƣớc tình hình trên Nhà nƣớc và ngành lâm nghiệp đã có rất nhiều cố gắng để khôi phục, phát triển rừng ngập mặn và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể trong công tác nghiên cứu gây trồng và phục hồi rừng ở Việt Nam: trồng cây trên lập địa khó, triển khai các mô hình nông lâm thuỷ sản, suất đầu tƣ trồng rừng ngập mặn luôn đƣợc nâng lên... Tỉnh Ninh Bình gần đây đã trồng đƣợc một diện tích rừng ngập mặn khá lớn nhƣng tỷ lệ thành rừng còn thấp do nhiều nguyên nhân: thiên tai, sâu bệnh hại, trồng và chăm sóc chƣa đúng thời vụ; trong đó có một nguyên nhân quan trọng, đó là do chƣa bố trí loài cây trồng phù hợp với từng dạng lập địa (Đất nào cây ấy). Để nâng cao hiệu quả của việc trồng rừng cũng nhƣ phát triển bền vững rừng ngập mặn vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn cho vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 CHƢƠNG I TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Trên thế giới: Đến nay rừng ngập mặn xuất hiện trên 75% bờ biển nhiệt đới và á nhiệt đới trong khoảng từ 300 vĩ tuyến Nam đến 300 vĩ tuyến Bắc. Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất nằm trong vùng từ 100 vĩ độ Bắc đến 100 vĩ độ Nam (Twilley và cộng sự 1992). Diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới ƣớc tính khoảng 18 triệu ha, phân bố tại 82 nƣớc. Trong đó, ở khu vực Châu Á, rừng ngập mặn có khoảng 8,4 triệu ha, chiếm tới 46% tổng diện tích rừng ngập mặn thế giới; riêng 07 nƣớc Đông Nam Á, diện tích rừng ngập mặn chiếm tới 36% tổng diện tích rừng ngập mặn thế giới (Mark Spalding và cộng sự, 1997). Từ lâu các ngành khoa học đã quan tâm nghiên cứu về đất ngập mặn cũng nhƣ rừng ngập mặn trên nhiều lĩnh vực vì những giá trị to lớn về sinh học, sinh thái và kinh tế xã hội của vùng ven biển. + Nghiên cứu về giải phẫu, phân loại, phân bố: Lĩnh vực đƣợc quan tâm nhiều nhất là phân loại thực vật, thảm thực vật và phân bố. Có 2 công trình nổi tiếng là Mangrove vegetation của V.J. Chapman (1975) và The botany of mangroves của P.B. Tomlinson (1986) đã nghiên cứu về giải phẫu, phân loại, phân bố, sinh thái một số loài cây ngập mặn trên thế giới [36], [45]. + Nghiên cứu về các nhân tố sinh thái: Nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển rừng ngập mặn có nhiều tác giả đề cập đến. Theo V.J. Chapman (1975) có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hƣởng đến sự phát triển rừng ngập mặn là: Nhiệt độ, thế nền đất bùn, sự bảo vệ, độ mặn, thủy triều, dòng chảy hải lƣu, biển nông [36]. Tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng và đất rừng ngập mặn ở vùng châu Á Thái Bình Dƣơng cho rằng: Hệ sinh thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 rừng ngập mặn trong khu vực này đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân chính là do việc khai thác tài nguyên rừng, đất rừng ngập mặn không hợp lý gây ra các biến đổi tiêu cực đối với môi trƣờng đất và nƣớc. Các tổ chức này đã khuyến cáo các quốc gia có rừng và đất ngập mặn, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này bằng các giải pháp nhƣ: xây dựng các hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất, rừng ngập mặn và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với việc xây dựng các mô hình lâm ngƣ kết hợp [1]. Có một số công trình nghiên cứu về lƣợng mƣa, nhiệt độ ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây ngập mặn. V.J. Chapman (1975), P.B. Tomlinson (1986) cho rằng nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phân bố rừng ngập mặn. Cây ngập mặn sinh trƣởng tốt ở môi trƣờng có nhiệt độ ấm, nhiệt độ của tháng lạnh nhất không dƣới 20oC, biên độ nhiệt theo mùa không vƣợt quá 10oC. P. Saenger và cộng sự (1983) (Trích dẫn từ Nguyễn Hoàng Trí, 1999) đã giải thích sự có mặt của rừng ngập mặn ở một vùng nào đó tùy thuộc nhiệt độ không khí và nhiệt độ nƣớc. A.N. Rao (1986) nhận định rằng trong các nhân tố khí hậu thì lƣợng mƣa là nhân tố quan trọng với vai trò cung cấp nguồn nƣớc ngọt cho cây ngập mặn tăng trƣởng và phát triển, rừng ngập mặn sinh trƣởng tốt nhất ở nơi có lƣợng mƣa đầy đủ [26], [36], [42], [45]. Trong các nhân tố sinh thái thì độ mặn là nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến tăng trƣởng, tỷ lệ sống, phân bố các loài. De Hann (1931) (Trích dẫn từ Aksornkoae, 1993) cho rằng rừng ngập mặn tồn tại, phát triển ở nơi có độ mặn từ 10-30‰ và các tác giả đã chia thực vật ngập mặn thành hai nhóm; nhóm phát triển ở độ mặn từ 10-30‰ và nhóm phát triển ở độ mặn từ 0-10‰ [34]. Yếu tố giới hạn sự phân bố của rừng ngập mặn là sự thiếu vắng muối trong đất và nƣớc. Mỗi loại cây ngập mặn chịu đựng một độ mặn nhất định. Khi độ mặn trong đất tăng và tầng bùn giảm thì cây còi cọc, cành ngắn, lá nhỏ và dày hơn (A.N. Rao, 1986). Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây ngập mặn có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 thể tồn tại đƣợc trong nƣớc ngọt một thời gian nào đó, nhƣng sinh trƣởng của cây giảm dần, sau vài tháng nếu không đƣợc cung cấp một lƣợng muối thích hợp thì cây sinh trƣởng rất kém, lá cây có nhiều chấm đen và vàng do sắc tố bị phân hủy, lá sớm rụng. Hầu hết các cây ngập mặn đều sinh trƣởng tốt ở môi trƣờng nƣớc có độ mặn từ 25-50% độ mặn nƣớc biển. Khi độ mặn càng cao thì sinh trƣởng của cây càng kém, sinh khối của rễ, thân và lá đều thấp dần, lá sớm rụng (Saenger và cộng sự, 1983) (Trích dẫn từ Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [26], [42]. Khi nghiên cứu sự sinh trƣởng của loài Trang (Kandelia candel (L.Druce) liên quan đến độ mặn của môi trƣờng, P. Lin và X.M.Wei (1980) (Trích dẫn từ A.N. Rao, 1986) đã nhận tháy chúng phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối từ 7,5 đến 21,2‰ [42]. Nhiều tác giả cho rằng đất là nhân tố chính giới hạn sự tăng trƣởng và phân bố cây ngập mặn (Gledhill, 1963; Giglioli và King, 1966; Clark và Hannonn, 1967; S. Aksornkoae và cộng sự, 1985) (Trích dẫn Aksornkoae, 1993). Đất rừng ngập mặn là đất phù sa bồi tụ có độ muối cao, thiếu O2, giàu H2S, rừng ngập mặn thấp và cằn cỗi trên các bãi lầy có ít phù sa, nghèo chất dinh dƣỡng. A. Karim và cộng sự cho biết sự phát triển của thực vật ngập mặn liên quan đến số lƣợng phù sa lắng đọng và cây đạt chiều cao cực đại ở nơi có lớp đất phù sa dày [34]. S. Aksornkoae (1993) nghiên cứu đất ngập mặn ở Thái Lan, còn A. Karim (1983, 1988) nghiên cứu đất ngập mặn ở Sundarbans – Banglades có độ pH từ 6,5-8; độ mặn của đất từ 3,3-17,3‰ và ông chia đất ra làm 3 loại: loại có độ mặn thấp dƣới 5‰, loại có độ mặn trung bình từ 5-10‰ và loại có độ mặn cao trên 15‰. J.K. Choudhury (1994) nghiên cứu tính chất lý hóa của đất rừng ngập mặn ở Sundarbans – Ấn Độ cho thấy đất ở tầng 0-15cm có tỷ lệ cát từ 15,25-49,25%, độ pH: 7-8, N: 0,02-0,09%, P: 0,1-0,2%, CaO: 0-6%, C: 0,5-1,0% [34], [37]. + Nghiên cứu về sinh trƣởng của cây ngập mặn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 S. Soemodiharjo và cộng sự (1994) nghiên cứu về tăng trƣởng chiều cao và đƣờng kính thân của loài Đƣng đƣợc trồng ở Inđônêxia theo các tuổi 6, 11, 14, 18 và cho biết sự tăng trƣởng hàng năm tƣơng ứng là 0,7; 0,5; 0,6; 0,6cm [44]. Ở Phangnga (Thái Lan) (J. Kongsanchai, 1984) nghiên cứu sự tăng trƣởng của Đƣớc đôi trồng tại vùng khai thác mỏ thiếc ở các giai đoạn 1, 2, 3, 4, 5, 6 năm tuổi và cây đạt chiều cao tƣơng ứng là 0,71; 0,74; 1,23; 1,25; 1,27 và 1,93 m [41]. + Nghiên cứu về trồng rừng: Về lĩnh vực trồng và phục hồi rừng ngập mặn đã có nhiều tổ chức quốc tế tham gia nhƣ: Chƣơng trình hợp tác Liên hợp quốc (UNDP), chƣơng trình môi trƣờng Liên hiệp quốc (UNEP), tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO), chƣơng trình nghiên cứu và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực châu Á và Thái Bình Dƣơng của UNDP/UNESCO (RAS/79/002) đã cung cấp tài chính cho những tổ chức chuyên môn của các nƣớc để nghiên cứu quản lý rừng ngập mặn. Chính phủ của nhiều nƣớc đã ban hành các chính sách về rừng ngập mặn, khuyến khích trồng lại rừng. Ở Thái Lan, Đƣớc đôi và Đƣng đƣợc coi là đối tƣợng chính để trồng rừng ngập mặn vì cho than tốt, có nhiệt lƣợng cao. Đƣớc đôi đƣợc trồng bằng hai phƣơng pháp: Bằng trụ mầm và bằng cây con trong túi bầu đạt tỷ lệ sống trên 80% (Aksornkoea, 1996). Còn Đƣng trồng từ trụ mầm có tỷ lệ sống trên 94% (S. Havannond, 1994) [34], [39]. Ở Malayxia, từ năm 1987-1992 đã trồng đƣợc 4.300 ha, loài cây chính đƣợc trồng ở đây là Đƣớc đôi và Đƣng. Inđônêxia trồng 4 loài cây chính đó là Đƣớc đôi (Rhizophora stylosa Griff), Đƣớc vòi, Đƣng và Vẹt dù (Bruguiera gymnorhizan (L.) Lamk). Vẹt dù đƣợc trồng bằng cây con có bầu 3-4 tháng tuổi, có 3-4 lá và Đƣớc đôi, Đƣớc vòi, Đƣng đƣợc trồng trực tiếp bằng trụ mầm (Soemodihardjo và cộng sự, 1996) [44]. Ấn Độ tập trung gồm 5 loài cây chính: Mấm lƣỡi đồng (Avicennia offcinalis L.), Mấm biển, Đƣớc đôi, Đƣng, Bần chua (Sonneratia caseolaris) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 (L.) Engler) cũng bằng hai phƣơng pháp trồng trực tiếp từ trụ mầm và cây con trong các túi bầu (có kích thƣớc 4cm x 10cm). Các loài Đƣớc đôi, Đƣng và Mấm biển trồng với mật độ 1,5m x 1,5m (G.A. Untawale, 1996) [47]. Pakistan trồng 4 loài: Mấm biển, Sú, Đƣng, Dà (Ceriop tagal (Perr) C.B. Robinson) bằng 2 phƣơng pháp: Cây có bầu và trồng trực tiếp. Ở Bănglađét ngƣời ta trồng các loài Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir). Bần và Mấm lƣỡi đồng bằng cây con trong túi bầu và trồng trực tiếp (N.A. Siddiqi 1996). Ở Colombia trồng một loài Đƣớc đỏ bằng phƣơng pháp gieo ƣơm 25 trụ mầm/m2, sau đó chọn các cây con có chiều cao từ 0,25m đến 0,5m (đo từ mặt đất đến ngọn) rồi đem trồng với mật độ 9 cây/m2 (C. Bohorquerz, 1996) [35], [43]. Cho đến nay những nghiên cứu ở nhiều nƣớc đã xác định đƣợc phân bố, đặc điểm sinh thái các loại thực vật rừng ngập mặn, đa dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Số liệu nghiên cứu cho thấy rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông, ven biển, vùng nƣớc lợ, nƣớc mặn và ảnh hƣởng bởi thuỷ triều. Đến nay, hệ thực vật rừng ngập mặn đã phát triển 100 loài, trong đó có những loài phân bố rất hạn chế nhƣng nhiều loài phân bố ở nhiều vùng sinh thái (Tomlinson, 1986; Mark Spalding và cộng sự 1997; Rao 1987; Mepham 1985; Duke 1992). Châu Á là nơi có sự đa dạng nhất về số loài cây ngập mặn, với khoảng 70 loài, tiếp đến là châu Phi khoảng 30 loài; châu Mỹ và vùng Caribean khoảng 11 loài. Các loài cây ngập mặn phổ biến ở hầu khắp các vùng sinh thái là các loài thuộc chi Đƣớc (Rhizophora), Vẹt (Bruguiera) và Trang (Kandelia). Fran cois Blasco (1983), khi nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ đến phân bố và sinh trƣởng của các loài cây ngập mặn, cho rằng: ở vùng xích đạo hoặc gần xích đạo, nơi có nhiệt độ không khí trung bình năm 26 – 270C, trong một năm không có tháng nào nhiệt độ của nƣớc biển ven bờ < 200C, là những điều kiện thuận lợi cho sinh trƣởng của rừng ngập mặn. Nếu trong năm có nhiều tháng nhiệt độ của nƣớc biển < 160C thì sẽ không xuất hiện rừng ngập mặn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Theo đánh giá của Hiệp hội nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn quốc tế (ISME) thì việc trồng, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng ngập mặn mới chỉ đƣợc thực hiện ở một số nƣớc; đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở công tác bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thải rừng ngập mặn trên thế giới. Tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng và đất rừng ngập mặn ở vùng Châu Á Thái Bình Dƣơng cho rằng: Hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khu vực này đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân chính là do việc khai thác tài nguyên rừng và đất rừng ngập mặn không hợp lý gây ra các biến đổi tiêu cực đối với môi trƣờng đất và nƣớc. Các tổ chức này đã khuyến cáo các quốc gia có rừng và đất rừng ngập mặn, cần phải có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này bằng các giải pháp nhƣ: Xây dựng các hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất, rừng ngập mặn; nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ kết hợp xây dựng các mô hình lâm ngƣ kết hợp [1]. 1.2. Trong nƣớc Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên phần đất liền là 32.894.398 ha, với bờ biển dài 3.260 km, hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về hệ sinh thái rừng ngập mặn. Vùng rừng ngập mặn đƣợc phân chia thành 4 khu vực lớn gồm: - Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn. - Khu Vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trƣờng. - Khu vực III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trƣờng đến mũi Vũng Tàu. - Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải - Hà Tiên. Và trong mỗi vùng chia ra các tiểu vùng (Phan Nguyên Hồng, Rừng ngập mặn Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1999) [11]. + Nghiên cứu về phân loại, phân bố: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Công trình nghiên cứu có hệ thống về rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam là luận văn tiến sỹ của Vũ Văn Cƣơng (1964) về các quần xã thực vật ở rừng Sát thuộc vùng Sài Gòn – Vũng Tàu. Tác giả đã chia thực vật ở đây thành 2 nhóm: nhóm thực vật nƣớc mặn và nhóm thực vật nƣớc lợ. Đƣng phân bố ven sông Soài Rạp, Đông Tranh và một số cửa sông nhỏ; Cóc trắng gặp rải rác ở những nơi đất cao, Vẹt đen gặp ở vùng nƣớc lợ. Lê Công Khanh (1986) mô tả các đặc điểm sinh học để phân biệt các chi, các họ cây có trong rừng ngập mặn. Tác giả đã xếp 57 loài cây ngập mặn vào 4 nhóm dựa vào tính chất ngập nƣớc và độ mặn của nƣớc: Nhóm mọc trên đất bồi ngập nƣớc mặn (độ mặn của nƣớc từ 15-32‰) có 25 loài, trong đó có Đƣng, Cóc trắng; nhóm sống trên đất bồi thƣờng ngập nƣớc lợ (độ mặn 0,5- 15‰) có 9 loài, trong đó có Vẹt đen và nhóm sống trên đất bồi ít ngập nƣớc lợ có 12 loài [12]. Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987) đã đề cập đến 7 kiểu thảm thực vật ngập mặn ở Việt Nam: Rừng Mấm hoặc Bần đơn thuần, rừng Đƣớc đơn thuần, rừng Dừa nƣớc, rừng hỗn hợp vùng triều trung bình, rừng Vẹt – Giá vùng đất cao, Rừng Chà là - Ráng đại và trảng thoái hóa [18]. Nguyễn Hoàng Trí (1999), Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999) cho rằng Đƣng không có ở miền Bắc Việt Nam, chỉ có ở ven biển miền Trung và Nam Bộ. Quần xã Đƣng tiên phong ở phía Tây bán đảo Cam Ranh, gặp ở phía trong quần xã Mấm trắng, Bần trắng trên đất ngập triều trung bình. Cóc trắng gặp cả ở ba miền, trên vùng đất cao ngập triều không thƣờng xuyên, nền đất tƣơng đối chặt. Vẹt đen không có ở miền Bắc, gặp ở vùng nƣớc lợ ở miền Nam. Trang phân bố từ Bắc vào Nam, chịu đƣợc biên độ nhiệt khá khắc nghiệt, hiện đƣợc trồng nhiều ở miền Bắc [11], [25]. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phƣơng (2005) nghiên cứu tổng quan rừng ngập mặn ở Việt Nam đã xây dựng nên bản đồ phân bố rừng ngập mặn Việt Nam. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đƣợc thể hiện ở biểu đồ 1.1 dƣới đây [23]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Biểu đồ 1.1. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn Việt Nam qua các năm từ 1943 đến 2007. 408.500 290.000 252.000 156.608 209.741 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 1943 1962 1982 1999 2007 N¨ m DiÖn tÝch (ha) Nhƣ vậy, trong vòng 64 năm qua (tính từ năm 1943 đến năm 2007), diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đã giảm mất 198.759 ha, chiếm khoảng 48,67% so với tổng diện tích rừng ngập mặn năm 1943. Điều này cho thấy tốc độ mất rừng ngập mặn ở Việt Nam là rất cao, khoảng 3.105,6 ha/năm. Ở Việt Nam khoảng 73% tổng diện tích đất ngập mặn ven biển tập trung ở miền Nam Việt Nam (từ đèo Hải Vân vào tới mũi Cà Mau) với diện tích rừng ngập mặn chiếm khoảng 70% diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam. + Nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hƣởng đến phân bố, sinh trƣởng rừng ngập mặn: Trong luận án tiến sỹ khoa học “Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam” của Phan Nguyên Hồng (1991) đã đề cập đến vấn đề phân bố, sinh thái, sinh lý sinh khối … rừng ngập mặn Việt Nam [10]. - Số loài cây ngập mặn ở miền Bắc Việt Nam ít hơn và có kích thƣớc cây bé hơn ở miền Nam vì có nhiệt độ thấp trong mùa đông. - Vùng ít mƣa, số lƣợng loài và kích thƣớc cây giảm. - Khi điều kiện khí hậu và đất không có sự khác biệt nhau lớn thì vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trƣởng tốt hơn vùng có chế độ nhật triều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 - Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, tỷ lệ sống của các loài và phân bố rừng ngập mặn. Loại rừng này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nƣớc từ 10-25‰. - Trong các nhân tố sinh thái thì khí hậu, thủy triều, độ mặn và đất đóng vai trò quyết định sự sinh trƣởng và phân bố của thảm thực vật rừng ngập mặn. Các nhân tố khác góp phần tích cực trong việc phát triển hay hạn chế của kiểu thảm thực vật này. Theo Thái Văn Trừng (1998) có 3 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh rừng ngập mặn: Thứ nhất là tính chất lý hóa của đất, thứ hai là cƣờng độ và thời gian ngập của thủy triều, thứ ba là độ mặn của nƣớc [27]. Nguyễn Mỹ Hằng và Phan Nguyên Hồng (1995) đã tìm hiểu về ảnh hƣởng nhiệt độ thấp đến sự sinh trƣởng của Trang, Đâng, Đƣớc đôi, Đƣng ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả thí nghiệm cho thấy Đƣng và Đƣớc đôi sinh trƣởng bình thƣờng vào mùa hè và mùa thu, nhƣng đến mùa đông (t <11 oC) thì loài này chết đi; trong khi đó Trang và Đâng vẫn vƣợt qua mùa đông giá rét [8]. Thí nghiệm về quang hợp trên Đƣớc đôi ở Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, Phan Nguyên Hồng và cộng sự cho thấy khi nhiệt độ không khí lên đến 42 oC thì quá trình quang hợp bị đình trệ. Nguyễn Đức Tuấn (1994) nghiên cứu về tăng trƣởng và sinh khối của Đăng, Đƣớc, Trang, Vẹt dù lúc 1, 2, 3, 4 năm tuổi cho thấy trên thể nền bùn sét mềm và cát thô thì cây sinh trƣởng tốt hơn thể nền bùn pha nhiều cát thô, đất cao cứng [29]. Kogo. M. (1995) theo dõi sự sinh trƣởng của Trang trồng ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã nhận xét số đốt cây Trang có quan hệ chặt chẽ với tuổi của cây [16]. Khi nghiên cứu về tăng trƣởng của Trang ở các năm tuổi khác nhau trồng ở Thái Bình, Lê Thị Vu Lan (1998) cho thấy vào các tháng 12, 1, 2 có thời tiết khắc nghiệt (lạnh, không mƣa) cây vẫn tăng trƣởng nhƣng rất chậm, còn tháng 9, 10, 11 mƣa nhiều, nhiệt độ ấm cây sinh trƣởng tốt hơn [14]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Hoàng Công Đăng (1995) theo dõi sự tăng trƣởng của các loài Đƣớc vòi, Vẹt dù, Trang, Mấm biển và Sú ở giai đoạn vƣờn ƣơm nhận thấy ở Vẹt dù có sự tăng trƣởng kém nhất; còn những loài trồng bằng quả thì Mấm biển tăng trƣởng tốt hơn Sú [5]. Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ mặn khác nhau, điều kiện chiếu sáng, phân bón đến sự nảy mầm và sinh trƣởng của Bần chua ở giai đoạn vƣờn ƣơm thì khi che bóng Bần chua tăng trƣởng kém hơn không che bóng và cây tăng trƣởng tốt hơn ở độ mặn từ 5-10‰ (Hoàng Công Đăng, 1995; Lê Xuân Tuấn, 1995) [5], [28]. Mai Sỹ Tuấn (1995) đã nghiên cứu phản ứng sinh lý, sinh thái của Mấm biển con trồng thí nghiệm ở các độ mặn khác nhau trong nhà kính cho thấy trong điều kiện thí nghiệm ở độ mặn nƣớc biển 25‰ thì Mấm biển có sinh trƣởng về đƣờng kính và chiều cao tốt nhất. Sự tăng trƣởng về đƣờng kính và chiều cao giảm dần khi độ mặn nƣớc biển tăng lên. Cây mọc ở môi trƣờng không có muối thì tỷ lệ sinh trƣởng thấp nhất. Quá trình quang hợp tỷ lệ nghịch với độ mặn của môi trƣờng: Độ mặn càng cao thì quang hợp càng giảm nhƣng cây ngập mặn vẫn duy trì năng suất quang hợp dƣơng ở các độ mặn thí nghiệm kể cả ở 150% độ mặn nƣớc biển [46]. + Nghiên cứu về sinh khối, năng suất lƣợng rơi: Công trình nghiên cứu đầu tiên về sinh trƣởng và sinh khối rừng ngập mặn ở Việt Nam đó là luận án phó tiến sỹ của Nguyễn Hoàng Trí (1986). Tác giả nghiên cứu về sinh khối và năng suất quần xã rừng Đƣớc đôi: rừng già, rừng tái sinh tự nhiên, và rừng trồng 7 năm tuổi ở Cà Mau. Tác giả đã cho biết sinh khối tổng số của 3 loại rừng tƣơng ứng là 119.335kg khô/ha, 34.853kg khô/ha; 21.225kg khô.ha; 3.817kg/ha; 3.378kg/ha [25]. Nguyễn Hoàng Trí (1986) là ngƣời đầu tiên nghiên cứu về năng suất lƣợng rơi của rừng Đƣớc đôi tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Tác giả xác định năng suất lƣợng rơi của rừng Đƣớc đôi là khá cao 2,673g/m2/ha, trong đó lƣợng rơi của lá chiếm tỷ lệ cao nhất (79,71%) và lƣợng rơi vào mùa khô cao hơn mùa mƣa [25]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Khi nghiên cứu rừng Đƣớc trồng ở Cà Mau, Bạc Liêu - Đặng Trung Tấn và cộng sự (2000) cho thấy tổng sinh khối của rừng này từ 41.895,8 - 252.091,2 tấn/ha.. Trong luận án thạc sỹ, Lê Hƣơng Giang (1999) đã nhận xét năng suất lƣợng rơi của rừng Trang trồng 9 năm tuổi ở Thái Bình là 48,76g/m2/tháng, trong đó lƣợng rơi của lá chiếm chủ yếu (94,16%) [7]. + Nghiên cứu về đất rừng ngập mặn: Lê Văn Tự (1994) đã thiết lập bản đồ thổ nhƣỡng hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Tác giả căn cứ vào tình trạng ngập mặn (thƣờng xuyên hay theo con nƣớc) và tầng sinh phèn nông (0 - 50cm) hay sâu (trên 50cm) đã chia nhóm đất mặn chủ yếu ở Cần Giờ thành 7 loại, trong đó loại đất ngập mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông nhiều bã hữu cơ ngập mặn thƣờng xuyên chiếm 27.280ha. Nguyễn Ngọc Bình (1996) đã nghiên cứu các loại đất ở rừng ngập mặn Cà Mau, đất ngập mặn mùn rất loãng không có cây ngập mặn, đất ngập mặn mùn loãng có Mấm trắng tiên phong cố định bãi bồi, đất ngập mặn dạng sét, đất ngập mặn phèn tiềm tàng sét mềm có đƣớc, đất ngập mặn phèn tiềm tàng cứng có Đƣớc, Đà, Cóc trắng [2]. Đối với đất ngập mặn, Ngô Đình Quế (2003) và các cộng sự cho rằng: Chất hữu cơ là một trong những nhân tố quyết định đến sinh trƣởng của rừng ngập mặn, nếu hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất ngập mặn thấp hơn 1% thì sinh trƣởng xấu, nhƣng nếu quá cao, lớn hơn 15% thì cũng kìm hãm sinh trƣởng của 5 cây và cũng có thể làm cây trồng bị chết do môi trƣờng đất bị ô nhiễm [20]. Đến năm 2001, Ngô Đình Quế, Ngô An đã có thêm nghiên cứu đề xuất các tiêu chuẩn phân chia lập địa cho vùng ngập mặn ven biển với tỷ lệ bản đồ 1/10.000 – 1/25.000 phục vụ cho công tác trồng rừng và kinh doanh rừng [19]. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về đất ngập mặn ở Việt Nam thì nƣớc ta gồm có các loại đất ngập mặn chính là: + Đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng; + Đất ngập mặn phèn tiềm tàng; + Đất ngập mặn than bùn phèn tiềm tàng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tiến hành xây dựng bản đồ đất ở đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ: 1/250.000 và đã phân chia đất ngập mặn thành 3 đơn vị chính là: + Đất ngập mặn phần lớn dƣới rừng ngập mặn (Gleyic-Salic-Fluvisols); + Đất phèn tiềm tàng nông dƣới rừng ngập mặn (Salic-Proto-Thionic- Fluvisols, Sulfidic material 0-50cm); + Đất phèn tiềm tàng sâu dƣới rừng ngập mặn (Salic-Proto-Thionic- Fluvisols, Sulfidic material > 50cm). Năm 2003, Ngô Đình Quế đã phân chia lập địa cho vùng ngập mặn ven biển Việt Nam và phân chia lập địa ứng dụng cho vùng ngập mặn ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở kết quả khảo sát nghiên cứu, phân tích kế thừa các thành quả về đất rừng ngập mặn với các thảm thực vật và diễn biến của chúng phân chia các cấp phân vị đối với đất vùng ven biển ngập mặn ở Việt Nam theo hệ thống Miền – Vùng – Tiểu vùng. Có thể nhận thấy vai trò, giá trị của rừng ngập mặn là rất to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội và phòng hộ ven biển của quốc gia. Trong những năm qua, rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng và hiện đang đứng trƣớc những áp lực lớn về phát triển kinh tế - gia tăng dân số. Trƣớc những biến động bất thƣờng của thời tiết do biến đổi khí hậu toàn cầu, vai trò phòng hộ ven biển của rừng ngập mặn ngày càng đƣợc thừa nhận và việc phục hồi rừng ngập mặn đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách của Quốc gia. Với rừng ngập mặn việc nghiên cứu về đất và đánh giá về đất chƣa mang tính hệ thống, các văn bản kỹ thuật về phục hồi rừng còn rất ít và đƣợc xây dựng dựa trên kinh nghiệm của địa phƣơng. Do vậy, các cơ sở khoa học cho công tác gây trồng rừng ngập mặn còn rất hạn chế và là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong công tác gây trồng rừng ngập mặn. Vấn đề nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp thiết thực vào việc đƣa ra các cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm phát triển rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình ngày một hiệu quả và bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đất rừng ngập mặn ven biển (chủ yếu là Trang và Bần chua). 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: Vùng đất bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 2.2.1. Mục tiêu chung: Bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn với quy mô và chất lƣợng đảm bảo phòng chống thiên tai cho hệ thống đê điều, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trƣờng, góp phần ổn định phát triển bền vững kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng vùng ven biển. 2.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Xác định đƣợc đặc điểm đất đai dƣới rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình. - Xác định đƣợc tiêu chí phân chia lập địa và xây dựng bản đồ phân chia lập địa cho rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình. - Xác định đƣợc cơ cấu cây trồng, các giải pháp kỹ thuật bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển ở các điều kiện lập địa khác nhau. 2.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: 2.3.1. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất rừng ngập mặn. 2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm đất đai dƣới rừng ngập mặn ven biển. - Đặc điểm đất đai (loại đất, mô tả hình thái phẫu diện đất, các tính chất lý hóa học của đất). - Đặc điểm địa hình. - Đặc điểm khí hậu (lƣợng mƣa, chế độ nhiệt). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 - Đặc điểm thuỷ văn (chế độ thuỷ triều, sóng biển). - Đặc điểm đất ven bờ: nhiệt độ, độ mặn, lƣợng bùn cát, pH và các chất dinh dƣỡng trong nƣớc. 2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng (đƣờng kính Doo, tán và chiều cao) của cây Trang ở các độ tuổi trên các dạng lập địa khác nhau. 2.3.4. Xác định tiêu chí và bản đồ lập địa vùng ven biển huyện Kim Sơn - Xác định tiêu chí phân chia lập địa vùng đất ngập mặn. - Điều tra xây dựng bản đồ lập địa vùng đất ngập mặn. 2.3.5. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật về gây trồng rừng ngập mặn ở các điều kiện lập địa khác nhau: - Giải pháp về cơ cấu cây trồng và tiêu chuẩn cây giống. - Giải pháp về kỹ thuật gây trồng. - Phƣơng thức trồng. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2.4.1. Phƣơng pháp chung: - Kế thừa và vận dụng kết quả nghiên cữu đã có. - Tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực (lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp). - Các bƣớc tiến hành của đề tài đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau: 4 Điều tra khảo sát thu thập số liệu 5 Nội nghiệp 6 Xây dựng bản đồ lập địa và đề xuất hƣớng sử dụng đất 2 Thu thập tài liệu, số liệu 3 Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan 1 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: 2.4.2.1. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất: Bằng phƣơng pháp kế thừa số liệu Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Phòng kinh tế biển huyện Kim Sơn và Sở Nông nghiệp & PTNT Ninh Bình. 2.4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm đất đai rừng ngập mặn ven biển: - Lập ô tiêu chuẩn điển hình theo các tuổi rừng trồng khác nhau. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn 100 m2. Đo đếm toàn bộ Doo, Dt, Hvn, Hdc của cây Trang, trong ô tiêu chuẩn và đào 1 phẫu diện, mô tả xác định loại đất, độ sâu tầng đất, độ thành thục. + Độ thành thục của đất đƣợc xác định ngoài thực địa theo quy phạm kỹ thuật trồng nuôi dƣỡng và bảo vệ rừng Đƣớc (QPN7-84) ban hành kèm theo quyết định số: 975-QĐ ngày 29/10/1984 nhƣ sau: 1. Bùn loãng: khi đi trên bùn, độ ngập sâu của chân từ 30 – 40 cm. 2. Bùn chặt: khi đi trên bùn, độ ngập sâu của chân từ 20 – 30 cm. 3. Sét mềm: khi đi chân bị lún sâu vào đất từ 10 – 20 cm. 4. Sét chặt: khi đi chân bị lún sâu vào đất từ < 10 cm. + Lấy mẫu phân tích đất: Dùng khoan bậc thang của Mỹ, lấy đất các độ sâu 0 – 10 cm; 20 – 40 cm và 40 – 60 cm. Các chỉ tiêu đất đƣợc phân tích đánh giá: + Thành phần cấp hạt: Dùng phƣơng pháp hút 3 cấp của Mỹ. + Cation kiềm trao đổi (Ca2+, Mg2+), 1đl/100g đất dùng phƣơng pháp NaCl với phức chất Trilon B. + Mùn (CHC) tổng số: Dùng phƣơng pháp Chiurin. + Đạm tổng số: Dùng phƣơng pháp Kjendhal. + P2O5 %: Dùng phƣơng pháp Oniami. + K2O %: Dùng phƣơng pháp Matslova. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 + PH: Dùng máy đo PH metter. + Độ mặn (S‰): Kế thừa số liệu của Trung tâm Khí tƣợng Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình. Phân tích các chỉ tiêu lý hóa tính của đất: Các mẫu đất đƣợc phân tích tạ i phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trƣờng rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. + Sử dụng các phần mềm để tính hàm tƣơng quan và excel. + Đo đếm các chỉ tiêu sinh trƣởng: Doo, Dt, Hvn, Hdc bằng thƣớc kẹp kính và thƣớc dây. - Xây dựng bản đồ lập địa bằng phần mềm chuyên dùng 6.0 của hệ thống thông tin địa lý (GIS). 2.4.2.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật về gây trồng rừng ngập mặn ở các điều kiện lập địa khác nhau: Căn cứ vào đặc tính sinh vật học, sinh thái học của các loài cây rừng ngập mặn và các dạng lập địa để đƣa ra các giải pháp cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 CHƢƠNG III ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên: 3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình: 3.1.1.1. Vị trí địa lý: Khu vực rừng nghiên cứu cách trung tâm thị xã Ninh Bình 60km về phía Đông Nam, rừng thuộc các xã: Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông. - Phía Đông giáp sông Đáy. - Phía Bắc giáp đê Bình Minh III. - Phía Đông Nam giáp biển Đông. - Phía Tây giáp sông Càn. Tọa độ địa lý: 106,1 0 - 106,7 0 kinh độ Đông. 19,36 0 - 19,0 0 vĩ độ Bắc. 3.1.1.2. Địa hình, địa mạo: Khu rừng nghiên cứu đất tƣơng đối bằng phẳng cao trình mặt đất trong đồng thay đổi từ (+0,50) đến (+0,90). - Địa hình phía trong đồng khu vực giáp sông Càn có cao độ bình quân là (+0,90). - Khu vực giáp tuyến đê có cao độ trung bình từ (+0,50) đến (+0,80), cao độ bình quân của toàn khu rừng là (+0,70). - Địa mạo: Có độ dốc thoải dần từ phía đất liền ra biển và từ phía cửa Đáy xuống phía cửa Càn. 3.1.2. Tình hình khí tượng: 3.1.2.1. Lƣợng bốc hơi: Lƣợng bốc hơi trung bình nhiều năm trong khu vực khoảng 870 mm. Mùa nóng bốc hơi nhiều hơn mùa lạnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Biểu 3.1. Lƣợng bốc hơi hàng tháng bình quân từ năm 2003 đến năm 2008: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Zm 58,9 40 43,9 51,8 83 100,7 106,4 77,9 70,5 81,2 82,2 75,1 871,6 (Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình) 3.1.2.2. Gió - bão: * Gió: - Hƣớng gió thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 7 chủ yếu Đông Nam đến Tây Nam. Từ tháng 8 đến tháng 10 hƣớng chính là Tây và Tây Bắc, từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau gió hƣớng Bắc và Đông Bắc. - Tốc độ gió trong khu vực khoảng 1,8 m/s, gíó mạnh nhất thƣờng là do bão gây ra đạt tới Vmax = 40 m/s. Biểu 3.2. Tốc độ gió và hƣớng gió: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm TB m/s 2,2 2,0 1,7 1,9 2,0 1,9 2,1 1,6 2,0 2,2 2,1 2,1 2,0 Vmax m/s 14 16 16 20 32 34 40 40 45 40 18 18 45 Hƣớng B B ĐB B TN T Đ ĐB B TTB TB TB (Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình) * Bão: Bão ảnh hƣởng đến Việt Nam nói chung và đến Ninh Bình nói riêng đƣợc hình thành từ biển Đông và Tây Thái Bình Dƣơng. Mùa mƣa bão thƣờng bắt đầu từ tháng 5 và tháng 6, kết thúc vào tháng 10 và tháng 11 trong năm. Bình quân mỗi năm có từ 2 đến 3 trận bão có nguy cơ đổ bộ vào Ninh Bình mà Kim Sơn là vùng chịu ảnh hƣởng trực tiếp. 3.1.2.3. Nhiệt độ: Do vị trí khu vực giáp biển phía Tây có dãy núi Tam Điệp, các hƣớng gió xâm nhập vào dễ dàng làm cho nhiệt độ ở đây đồng nhất. Nhiệt độ trung bình nhiều năm đạt 230C. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Biểu 3.3. Nhiệt độ các tháng trong năm Tháng Đặc trƣng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bình quân năm TB 16,9 17,2 19,7 23,3 27,3 28,6 29,2 28,5 27,3 24,7 21,5 17,8 23,50 Max 32,4 33,3 36,6 37,5 39,2 39,0 39,3 37,9 35,4 33,3 31,4 30,0 35,44 Min 5,7 6,3 10,1 13,0 17,7 19,1 21,6 21,9 16,8 14,8 10,6 5,8 13,60 (Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình) 3.1.2.4. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm khoảng 85%, trong các tháng đều đạt trên 80%. Độ ẩm giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất chênh lệch từ 5% đến 10%, thời kỳ ẩm nhất là tháng 3 và khô nhất là tháng 7. Biểu 3.4. Độ ẩm không khí Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm TB(%) 85 88 91 89 84 83 81 85 85 83 82 83 85 (Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình) 3.1.2.5. Mƣa: Do địa hình ở giáp biển, có dãy núi Tam Điệp ở phía Tây chắn gió làm cho hơi nƣớc từ biển Đông ngƣng tụ nên lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối lớn. Lƣợng mƣa phân phối không đều giữa các tháng trong năm. Trong 6 tháng mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) lƣợng mƣa chiếm từ 75% đến 85% lƣợng mƣa cả năm. Mƣa lớn nhất xảy ra trong năm thƣờng do ảnh hƣởng của bão và áp thấp. Theo tài liệu của những năm gần đây thì 70% lƣợng mƣa lớn nhất trong năm do bão gây ra và thƣờng tập trung vào tháng 8-9-10. Những năm có mƣa bão lớn đổ bộ vào vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thì Ninh Bình đều chịu ảnh hƣởng có mƣa lớn gây lũ lụt chƣa kể đến những cơn bão đổ bộ trực tiếp vào. Cụ thể nhƣ sau: - Lƣợng mƣa năm: + Lƣợng mƣa lớn nhất: 3.024 mm (1994). + Lƣợng mƣa nhỏ nhất: 1.100 mm (1957). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 + Lƣợng mƣa trung bình: 1.920 mm + Số ngày mƣa trong năm từ 125 – 135 ngày, lƣợng mƣa này phân bổ không đều theo tháng. - Lƣợng mƣa tháng: Biểu 3.5. Lƣợng mƣa các tháng trong năm (Nguồn: Trung tâm Khí tƣợng Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình) 3.1.2.6. Chế độ thủy triều: Khu vực nghiên cứu là khu vực chịu ảnh hƣởng trực tiếp của thủy triều, biên độ thủy triều lớn, căn cứ vào tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm thủy văn Nhƣ Tân ta có: Biểu 3.6. Chế độ thủy triều P (%) 1 2 40 50 Hmax (cm) 289 273 198 191 Htb (cm) 76 72 50 48 (Nguồn: Chi cục Thuỷ lợi Ninh Bình) Tốc độ truyền sóng triều khi triều lên trung bình khoảng 10km/giờ và khi thủy triều xuống đạt hơn 10km/giờ. 3.1.2.7. Độ mặn nƣớc biển trung bình trong các năm từ 2003 đến 2008 Biểu 3.7. Độ mặn nƣớc biển Tháng 1 2 3 4 5 11 12 Độ mặn trung bình (%o) 21,8 19 14,4 11 9 7,8 20,12 (Nguồn: Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Ninh Bình) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB 27,7 32,0 50,2 87,3 155,0 255,5 230,8 318,2 407,3 265,3 63,3 27,7 Max 86,0 105,7 140 210,0 316,3 532,3 504,7 901,5 983,5 724,5 246,5 93,1 Min 0,8 6,2 23,3 26,2 57,0 65,9 35,3 109,0 90,7 4,8 0,4 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 - Độ mặn nƣớc biển có sự tăng lên và giảm xuống theo quy luật; độ mặn tăng dần từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 1 năm sau và giảm dần từ tháng 2 đến tháng 5; độ mặn từ tháng 6 đến tháng 10 của năm rất thấp (< 6‰), trong thời gian này lƣợng nƣớc ngọt từ các con sông đổ ra biển rất lớn làm cho độ mặn nƣớc biển nhạt đi. Thông qua số liệu đo độ mặn của 5 năm gần đây ta có thể lựa chọn thời vụ trồng rừng phù hợp cho từng loài cây trồng. 3.1.3. Tình hình địa chất: Khu vực nghiên cứu thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng trầm tích hiện đại, trầm tích Haloxen dày 20 đến 25m; xuống sâu phía dƣới lớp trầm tích có thể gặp các đá biến chất Protezozoi hoặc các Triasanizin thuộc hệ Đồng Giao. Cấu trúc trầm tích của khu vực này mới hình thành, thời gian nén chặt mới bắt đầu, còn để lại một số di tích hữu cơ, thực vật đã bị mục nát. Vì vậy, đất có độ rỗng lớn và xốp, kết cấu của đất kém chặt, cƣờng độ kháng cắt nhỏ, độ lún lớn và bão hòa nƣớc. 3.1.4. Đặc điểm sinh thái một số loài cây ngập mặn rừng phòng hộ Kim Sơn Đất rừng phòng hộ Kim Sơn từ trƣớc đến nay có sự xuất hiện của 3 loài cây: Sậy, Trang và cây Bần chua; trong đó cây Bần chua và Trang chiếm đa số. Nhƣng do cơ cấu loài cây đơn giản nên tổ thành và cấu trúc rừng phòng hộ Kim Sơn cũng đơn giản. Trong những năm qua cây Bần chua và cây Trang đƣợc đánh giá là cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn. 3.1.4.1. Đặc điểm sinh học cây Bần chua (Sonneratia caseolaris): Là cây gỗ cao 10 – 15 m, loài cây tiên phong ở vùng kênh rạch ven sông nƣớc lợ. Cây phân nhiều cành, tán rộng, rễ hô hấp hình chông phát triển, lan rộng quanh gốc theo hình phóng xạ, phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Lá hình bầu dục, lá non dài, cuống lá mầu đỏ nhạt. Lá rụng vào mùa đông lạnh. Cây ra hoa vào tháng 3 – 4, hoa mọc đơn độc ở đầu cành hay nách lá, nụ có hình trứng màu lục nhạt. Hoa lƣỡng tính, đối xứng toả tròn, 6 lá đài hợp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 lại ở gốc, mầu lục ở ngoài, mầu tím hồng ở mặt trong thuộc loại đài đồng trƣởng, nhị nhiều, đầu nhụy hơi tròn, vòi nhụy dài. Quả mọng, hình cầu dẹt, đƣờng kính 4- 5 cm, vỏ nhẵn, đài đồng trƣởng, chia thuỳ trải dài trên gốc quả. Quả có hình tròn ở phần đầu, vỏ quả dày, chứa nhiều hạt. Gỗ thƣờng dùng làm bột giấy, củi, hoa nuôi ong, quả dùng nấu canh chua, rễ hô hấp là nguyên liệu làm mũ, hệ rễ phát triển bám chắc vào bùn. Vì vậy, cây đƣợc trồng ở những bãi bồi mới hình thành để ổn định đất, chắn sóng, bảo vệ đê sông, đê biển. 3.1.4.2. Đặc điểm sinh học cây Trang (Kandelia oborata): Là cây gỗ cao 4 – 8m, thích nghi với loại đất bùn xốp và bùn pha cát, mọc chủ yếu ở nơi thuỷ triều cao hoặc thuỷ triều trung bình, ƣa độ mặn nƣớc biển từ 20 – 34‰, chịu đƣợc mùa đông giá lạnh ở miền Bắc, chịu đƣợc biên độ nhiệt khá khắc nghiệt. Gốc rộng hình thành bạnh gốc, phân bố cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Lá mọc đối hình thuôn dài, chóp lá có mũi nhọn. Cụm hoa hình tán hoa có đĩa mật. Quả có hình quả lê nhỏ khi còn non, trơn mầu nâu vàng. Cây ra hoa vào tháng 5 – 6, là cây họ đƣớc nên có hiện tƣợng sinh con trên cây mẹ, hạt của loài cây này nẩy mầm ngay sau khi chín và có thời kỳ nghỉ ngay trên cây mẹ, tạo ra cây con nối liền với quả, mà phần phát triển ngoài quả gọi là trụ dƣới lá trụ mầm (gọi tắt là trụ mầm). Trụ mầm có cấu tạo giải phẫu của một cây con, dạng thuôn, phần bụng phình to sau nhọn dần. Gỗ thƣờng dùng làm củi, làm các dụng cụ sản xuất muối, hoa nuôi ong lấy mật, hệ rễ phát triển bám chắc vào bùn. Vì vậy, cây đƣợc trồng để chắn sóng, bảo vệ đê sông, đê biển. Trụ mầm và vỏ cây có thể khai thác tanin làm chất nhuộm công nghiệp, lá cây làm thức ăn chăn nuôi gia súc, ủ phân xanh giầu đạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu: 3.2.1. Tình hình dân số, đất đai: - Về mặt hành chính: Khu rừng nghiên cứu nằm trên địa bàn 3 xã Kim Đông, Kim Hải, Kim Trung. - Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm ở mức 1,26%. - Số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 3.521 ngƣời. - Tôn giáo: 43% dân số theo đạo Thiên Chúa giáo. - Dân tộc: 100% là ngƣời Kinh. - Diện tích canh tác bình quân đầu ngƣời là 0,165 ha. Biểu 3.8. Tình hình dân số, đất đai từng xã: TT Tên xã, thị trấn Số khẩu Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích canh tác (ha) 1 Kim Hải 2.091 557,02 343,44 2 Kim Trung 2.186 439,79 299,33 3 Kim Đông 2.765 450,01 517,13 4 Tổng cộng 7.042 1.446,82 1.159,90 (Nguồn: Phòng Kinh tế biển huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình) 3.2.2. Cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân, mức độ tăng trƣởng: Ngƣời dân ở đây chủ yếu làm nghề nông (chiếm khoảng hơn 90%), ngoài ra còn có các ngành nghề: Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy, hải sản, trồng và chế biến cói, xây dựng, vận tải thủy, tiểu thƣơng … Sản xuất nông nghiệp hiện nay là ngành kinh tế chủ yếu của khu vực. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp có bƣớc phát triển khá cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng. * Về diện tích: Toàn vùng có 1.380 ha đất cho sản xuất nông nghiệp, trong đó đất 2 vụ lúa chiếm 85% diện tích canh tác. * Về năng suất, sản lƣợng: Những năm gần đây nhân dân đã đƣa vào gieo trồng các loại lúa đặc sản có giá trị cao; các loại giống mới cho năng suất, chất lƣợng cao đáp ứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 đƣợc yêu cầu chất lƣợng của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Năng suất bình quân trong khu vực 60 tạ/ha, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời là 588 kg/ngƣời (năm 2008). Do sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất và sản lƣợng không ổn định. Những năm mƣa lũ lớn (1994, 1996) đồng ruộng bị ngập úng gây mất mùa. Ngoài sản xuất nông nghiệp, Kim Sơn còn có nghề trồng, chế biến cói; hiện nay vẫn đƣợc duy trì và phát triển mạnh. Trồng cây hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi cũng rất phát triển mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Đặc biệt hiện nay phong trào nuôi tôm sú đang phát triển mạnh mẽ. Nhà nƣớc và nhân dân đã đầu tƣ phát triển diện tích nuôi tôm khu Bình Minh 2, bƣớc đầu có kết quả khả quan. Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng đƣa toàn bộ vùng ven biển Bình Minh vào nuôi tôm trong những năm tới. Do sự bồi lắng nên hàng năm diện tích đất bãi bồi đều tăng lên, diện tích rừng ngập mặn luôn đƣợc mở rộng và phát triển. Nhìn chung, đời sống nhân dân trong vùng những năm gần đây nhất là sau 15 năm đổi mới đã thay đổi rõ rệt. Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời đạt 7,0 – 8,0 triệu đồng/năm. Đời sống của các tầng lớp dân cƣ đƣợc cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm. 3.3. Tình hình cơ sở vật chất, hạ tầng: 3.3.1. Về giao thông: Kim Sơn có đƣờng quốc lộ 10 chạy qua, các đƣờng liên xã của huyện đều nối với quốc lộ 10. Mạng lƣới giao thông nông thôn khá dày trong các khu vực dân cƣ. Tuy có mặt bằng khá phù hợp nhƣng hiện tại đƣờng còn nhỏ hẹp, nền đƣờng yếu lại sát các sông, ao, hồ nên điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn. Từ năm 1994 đến nay đã đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ tu bổ sửa chữa 14,5 km quốc lộ 10; 27,4 km đƣờng nội tỉnh và 16,5 km đƣờng liên xã. Phong trào làm đƣờng giao thông nông thôn gần đây phát triển rất mạnh mẽ, nhiều tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 đƣờng liên thôn, đƣờng thôn, xóm đã đƣợc cải tạo làm mặt bê tông, mặt đá dăm láng nhựa hoặc đá cấp phối. 3.3.2. Cơ sở phúc lợi xã hội: Trƣờng học, trạm y tế, trụ sở UBND các xã đều đƣợc chú ý đầu tƣ xây dựng nhằm nâng cao chất lƣợng học tập, chất lƣợng khám chữa bệnh. 3.3.3. Các công trình khác: - Cấp điện: Hiện tại tất cả 3 xã đều đã có điện sinh hoạt. Số hộ đăng ký sử dụng điện khoảng 90%. - Cấp nƣớc sinh hoạt: Do điều kiện địa chất thủy văn thuận lợi, Kim Sơn là vùng có thể khai thác nƣớc ngầm bằng giếng khoan nhỏ cho chất lƣợng tốt. Hiện nay đã có khoảng 55-60% dân số sử dụng nƣớc sinh hoạt đảm bảo hợp vệ sinh. - Nhà ở: Đời sống nhân dân trong vùng đƣợc nâng cao, nhà ở của nhân dân đã đƣợc xây dựng hầu hết là kiên cố và bán kiên cố. Đại bộ phận là nhà xây lợp ngói, có nhiều gia đình xây dựng nhà kiên cố (mái bằng bê tông thép). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng đất ngập mặn ven biển. Đất rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn, nằm trên địa bàn hành chính của 3 xã: Kim Đông, Kim Hải, Kim Trung. Tổng diện tích đất rừng ngập mặn huyện Kim Sơn, là 1.233,92 ha chiếm 5,7% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất rừng và rừng ngập mặn đƣợc giao cho ba đơn vị tổ chức quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện Kim Sơn, Bộ chỉ huy quân sự (BCHQS) tỉnh Ninh Bình và Hội Chữ thập đỏ (Hội CTĐ) tỉnh Ninh Bình. Biểu 4.1. Hiện trạng sử dụng đất Đơn vị tính: ha TT Loại đất BQLRP H huyện Kim Sơn BCHQS tỉnh Ninh Bình Hội CTĐ tỉnh Ninh Bình Tổng cộng S % 1 Đất có rừng 276,38 67,64 229,50 573,50 46,48 2 Đất chƣa có rừng 184,20 130,00 311,40 625,60 50,70 3 Đất khác trong lâm nghiệp 34,85 34,85 2,82 Tổng cộng 460,58 197,60 575,70 1.233,90 100,00 (Nguồn số liệu do Sở Nông nghiệp & PTNT cung cấp tháng 6/2008). Kết quả biểu 4.1 cho thấy: Hội Chữ Thập đỏ đƣợc giao quản lý diện tích đất rừng ngập mặn nhiều nhất 575,7 ha, sau đó là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kim Sơn là 460,58 ha và thấp nhất là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình 197,6 ha. Loại hình sử dụng đất lâm nghiệp: Có ba loại hình sử dụng đó là đất có rừng, đất chƣa có rừng và đất khác trong lâm nghiệp. Diện tích các loại hình sử dụng đất đƣợc thể hiện cụ thể ở biểu đồ 4.1 dƣới đây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Biểu đồ 4.1. Loại hình sử dụng đất lâm nghiệp 46,48% 2,82% 50,70% §Êt cã rõng §Êt ch•a cã rõng §Êt kh¸c trong l©m nghiÖp Diện tích đất có rừng 573,5 ha chiếm 46,48% diện tích đất lâm nghiệp. Rừng ngập mặn ở đây đƣợc trồng chủ yếu từ năm 1998 đến nay và trồng bằng các loài cây: Bần chua, Trang và Sậy nên cơ cấu loài cây và cấu trúc rừng còn đơn giản. Do vậy khả năng phòng hộ chắn sóng lấn biển còn nhiều hạn chế. Diện tích đất chƣa có rừng là rất lớn (625,6ha) chiếm 50,7 %. Những diện tích này tuy là đất lâm nghiệp nhƣng khả năng trồng rừng gặp rất nhiều khó khăn; do độ ngập triều còn sâu và thời gian ngập triều dài, dẫn đến độ thành thục đất chƣa ổn định. Trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm của các cấp các ngành, các tổ chức phi chính phủ đầu tƣ cho việc phát triển rừng, hàng năm Kim Sơn tiến hành trồng từ 100 – 200 ha rừng; nhƣng diện tích đất chƣa có rừng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Bởi vì trong quá trình phát triển rừng có nhiều nguyên nhân làm cho rừng bị mất: - Nguyên nhân khách quan: + Bất lợi của điều kiện thời tiết: Trồng rừng ven biển chịu ảnh hƣởng rất nhiều yếu tố bão, gió, nƣớc triều và sóng biển; làm cho cây rừng mới trồng bị lay gốc, trốc gốc, vùi lấp …; + Sâu bệnh phá hoại: Rừng sau khi trồng thƣờng bị cua, còng và đặc biệt là con hà phá hại. Đã nhiều năm qua các ngành và nhiều nhà khoa học luôn trăn trở nhƣng chƣa tìm ra biện pháp để hạn chế sự phá hại của con hà lên cây rừng. Từ năm 2005 đến nay mỗi năm tỉnh Ninh Bình đã tiến hành thanh lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 từ 50 – 150 ha rừng do nhiều nguyên nhân nhƣng nguyên nhân chủ yếu là con hà phá hoại; + Con ngƣời sống gần rừng: Bãi bồi ven biển là nơi kiếm kế sinh nhai của ngƣời dân, nên họ thƣờng vào khu rừng mới trồng để cào cua, đào dắt… - Nguyên nhân chủ quan: + Chƣa có quy hoạch cụ thể cho từng dạng lập địa; nên việc trồng rừng mang tính chủ quan nhiều hơn. + Xác định thời vụ, chuẩn bị cây giống, cơ cấu cây trồng còn chƣa chủ động: do chƣa tạo đƣợc cây giống tại chỗ. Đất khác trong lâm nghiệp không thể sử dụng vào công tác phát triển rừng; bởi những diện tích này là kênh lấy nƣớc và các nhánh nƣớc nằm xen kẽ với đất rừng. Đất bãi bồi ven biển Kim Sơn hàng năm mở rộng thêm từ 50 – 100 ha do sự bồi lắng của phù sa, nên đất lâm nghiệp luôn đƣợc tăng lên, kèm theo đó diện tích rừng cũng tăng lên thông qua việc trồng rừng hàng năm. Bên cạnh sự tăng lên thì đất lâm nghiệp và rừng luôn có sự biến động: lấy đất lâm nghiệp làm đê, xây dựng các công trình dân sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Bản đồ 4.1. Hiện trạng rừng ngập mặn bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2008 Nh ÞÞh ÞÞÞÞ 7 . 4.7 4..           L « t h iÕ t k Õ b ¶ o v Ö r õ n g t r å n g t i t tÕ k Õ ¶ v Ö r r t i t r t r t i t tr r § • ê n g ® ª • ê n g ® ª chó dÉn R a n h g ií i t Øn h i i t Ø a n h g ií i t Øn h i i t Ø i i t Ø i i t Ø R a n h g ií i k h o ¶ n h i i a n h g ií i k h o ¶ n h i i i i i i R õ n g t r å n g t r t r t r § Ê t t r è n gt tÊ rt t rt t r § Ê t k h ¸ c q u y h o ¹ c h c h o L N t Ê t k h ¸ c q u y h o ¹ c h c h o L t t t S « n g h å , k ª n h m• ¬ n g , S « n g h å , k ª n h • ¬ n g , , , 2 2 0 82 2 0 8 2 2 0 42 2 0 4 0 0 00 0 0 2 2 0 52 2 0 5 0 0 00 0 0 2 2 0 62 2 0 6 0 0 00 0 0 2 2 0 72 2 0 7 0 0 00 0 0 0 0 00 0 0 2 2 0 9 0 0 00 0 0 2 2 1 02 2 1 0 0 0 0 6 1 6 0 0 0 6 1 6 0 0 0 6 1 5 0 0 0 6 1 5 0 0 0 6 1 2 0 0 0 6 1 2 0 0 0 6 1 3 0 0 0 6 1 3 0 0 0 6 1 4 0 0 0 6 1 4 0 0 0 6 0 9 0 0 0 6 0 7 0 0 0 6 0 7 0 0 0 6 1 1 0 0 0 6 1 1 0 0 0 6 0 8 0 0 0 6 1 0 0 0 0 2 2 0 42 2 0 4 0 0 00 0 0 2 2 0 72 2 0 7 2 2 0 62 2 0 6 2 2 0 52 2 0 5 0 0 00 0 0 0 0 00 0 0 0 0 00 0 0 2 2 0 82 2 0 8 0 0 0 2 2 0 9 0 0 0 2 2 1 02 2 1 0 0 0 0 Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t tØnh thanh ho¸ Ao . t. t. t. t S « n g ® ¸ y S « n g ® ¸ y S « n g ® ¸ y S « n g ® ¸ y S « n g ® ¸ y S « n g ® ¸ y S « n g ® ¸ y S « n g ® ¸ y S « n g ® ¸ y Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. tAo . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t BCHQ S § ª b × n h m i n h I I × i I I § ª b × n h m i n h I I × i I I × i I I § ª b × n h m i n h I I × i I I § ª b × n h m i n h I I × i I I Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Hg / b/g / b/// Hg / b/g / b/// Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t §• ê n g• ê n g Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t §• ê n g Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t M • ¬ n g • ¬ n g Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t ® ª b × n h m i n h I I I Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t K ª n h K ª n h Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t §• ê n g §• ê n g• ê n g Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t M N/ Hg/// Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t §• ê n g Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t K ª n h Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t M • ¬ n g Ao . t. t. t. t M • ¬ n g• ¬ n g Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t §• ê n g• ê n g Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t A o . t. t A o . t . t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t §• ê n g M • ¬ n g Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t §• ê n g• ê n g Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t §• ê n g Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t M • ¬ n g • ¬ n g Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t K ª n h K ª n h Ao . t. t. t. t Ao . t. to . t. t. t. t ® ª b × n h m i n h I I × i I I ® ª b × n h i n h I I × i I I × i I I × i I I Ao . t. t. t. t Ao . t. t. t. t §• ê n g K ª n h K ª n h Ao . t. t. t. t §• ê n g ® ª b × n h m i n h I I I × i I I I ® ª b × n h i n h I I I × i I I I × i I I I × i I I I × i I I I × i I I I × i I I I §• ê n g tØ nh Ø th anh h o ¸ § • ê n g • ê n g S « n g c µ n S « n g c µ n S « n g c µ n S « n g c µ n S « n g c µ n S « n g c µ n S « n g c µ n S « n g c µ n S « n g c µ n Khu b·i båi ven biÓn - huyÖn kim s¬n - t Ønh ninh b×nh B¶n ®å hiÖn tr¹ng rõng n¨m 2008 Ao . t. to . t. t. t. t 2 0 . 0.2 0 . 0... 7 - I a I- - I I- 2 0 . 0.2 0 . 0... 2 - Kh ¸ c2 - h ¸ c-- 1 a - V + B0 7 - - - 4 5 . 0... 3 b - Kh ¸ c3 b - h ¸ c-- 1 0 . 0.1 0 . 0... 1 - V+ B0 7 1 - 0 7- - 2 . 7 6... 2 - k h ¸ c 2 - k h ¸ c- - B Q L r õ n g P H L 2 . 6 4.2 . 6 4... B C H q u © n s ù t Øn h Ø Ø Ø 2 - V+ B0 7 2 - 0 7 - - L ¹ c h L ¹ c h L ¹ c h L ¹ c h L ¹ c h L ¹ c h 1 1 . 0.1 1 . 0... 4 - Kh ¸ c- c-- 2 . 0... 5 - Kh ¸ c5 - h ¸ c-- L ¹ c hc 1 8 . 0... 6 - Kh ¸ c- c-- 9 . 0.9 . 0... 1 a - k h ¸ c1 a - k h ¸ c-- 2 9 . 7.2 9 . 7... 1 c - k h ¸ c--- 3 . 8.3 . 8... B· i b å ii ii ii i 1 b - L K ® ª 1 b - L ® ª- - 7 . 8... 2 - V. B0 6.2 - . 0 6- ..- . 7 . 2.7 . 2... 5 - I a- I- I- I 2 5 . 5.2 5 . 5... §Ê t Kh ¸ ct Ê t h ¸ ct t t 4 - V+ B0 64 - 0 6-- 1 b - V9 8 + S0 0--- 8 . 1.8 . 1... §Ê t Kh ¸ ct Ê t h ¸ ct t t 1 5 . 0 h a. 1 5 . 0 h a. . . 9 . 3.9 . 3... 9 2 . 0... 1 0 - I a- I- I- I 1 2 . 0 h a. 1 2 . 0 h a. . . 1 . 0... 2 b 5 - V9 9 + B--- Q u ýu ý 8 - I aI8 - a- II- 1 5 8 . 7.1 5 8 . 7... 1 8 . 0... 9 - I aI9 - a- II- L ¹ c h L ¹ c h 2 b - V9 8 + S0 02 b - 9 8 0 0-- 1 4 3 - S9 8 + B0 83 - 9 8 0 8-- 5 9 . 5.5 9 . 5... B Q L r õ n g P h ß n g h é L 7 a - V0 6--- 1 6 . 0... 2 b 1 - V9 9--- 1 . 5.1 . 5... 1 . 0 3 h a . . . L ¹ c h L ¹ c h 6 - S. V9 8- .- .- . 3 5 . 8.3 5 . 8... 1 . 4.1 . 4... 1 a 6 - V9 9 + B1 a 6 - 9 9-- 2 a 2 - V0 2--- 2 . 8... 2 b 4 - V0 7- - - 3 . 1.3 1.. 2 b 2 . - I a. I2 b 2 . - I a. - I. I. - I 1 . 9.1 . 9... 2 b 3 - V9 9 + B2 b 3 - 9 9-- 9 . 2.9 . 2... 4 . 5.4 . 5... 2 a 4 - V0 7--- 1 a 5 - I aI1 a 5 - I a- II- I 1 . 8... 1 a 1 - V9 9 + B1 a 1 - 9 9-- 1 a 8 - V9 9 + B--- 6 . 4... 1 b - V9 8--- 4 . 4.4 . 4... 1 0 . 0... 2 a 3 - V0 7 - - - 2 a 1 - V0 62 a 1 - 0 6-- 2 0 . 0... 1 a 7 - I a- I- I- I 4 . 8... 7 . 2.7 . 2... 1 a - V9 8--- H é i c h ÷ t h Ë p ® á t Øn h n in h b ×n hi Ø i ×i Ø i ×i Ø i × 1 a 4 - V0 2 + B--- 2 . 4.2 . 4... 2 . 8... 3 8 . 6.3 8 . 6... 2 a 5 - I a - I - I - I 1 a 2 - V0 2--- 1 . 2... 1 a 3 - I aI1 a 3 - I a- II- I L ¹ c h L ¹ c h L ¹ c h L ¹ c h 2 c - l¹ c h n • í cl 2 c - l¹ c h n • í c- l l - l 0 . 8.0 . 8... 2 - I aI2 - I a- II- I 1 . 2... 2 b 1 - k h ¸ c2 b 1 - k h ¸ c-- 0 . 9...6 a 4 - V9 8--- 2 b - V9 5 + B0 32 b - 9 5 0 3-- 1 9 . 1... 5 . 5... 2 . 1.2 . 1... 6 b 3 - V0 6--- 6 a 3 - V9 8--- 9 . 0... 5 . 3... 6 a 5 - I aI-- II- 3 . 5... 1 b - V9 5 + B0 31 b - 9 5 0 3-- 8 1 . 3.8 1 . 3... 7 . 8.7 . 8... 6 a 1 - V9 86 a 1 - 9 8-- B Q L r õ n g P H L 3 a - VÑ t 0 5- t- t- t 9 . 4...2 . 6... 1 . 1.1 . 1... 5 . 0.5 . 0... 1 . 0.1 . 0... 1 c - L ¹ c h n • í c -- - 6 b 4 - V0 2--- 3 . 9.3 . 9... 6 c 2 - V0 76 c 2 - 0 7-- 3 . 6.3 . 6... 6 a 2 - I a I6 a 2 - I a- I I- I 1 a - §Ç m - - - 3 . 8.3 . 8... 4 a 3 - V9 8 + B--- 9 . 7.9 . 7... 4 a 1 - V9 8 + B--- 9 . 8... 4 a 4 - V9 8 + B--- 6 b 1 - V0 66 b 1 - 0 6-- 2 9 . 7.2 9 . 7... 7 - I a I7 - I a - I I - I 7 . 9.7 . 9... 6 c 1 - I aI6 c 1 - I a- II- I 1 9 . 0... 1 . 9.1 . 9... 6 b 2 - I aI-- II- 3 . 5... 0 . 9.0 . 9... 4 a 6 - V9 8 + B--- 5 . 7.5 . 7... 4 a 7 - V9 8--- 5 . 9... 4 b - V0 64 b - 0 6-- 1 9 . 6.1 9 . 6... 4 a 2 - V4 a 2 --- 4 . 5... 7 - V9 47 - 9 4-- 4 . 8.4 . 8... 2 c - V9 7 + B2 c - 9 7-- 9 . 2... 3 . 7... 2 d - I aI2 d - I a- II- I 2 c 1 - V9 7 + Bc --- 4 . 4.4 . 4... 6 . 8 7 h a. 6 . 8 7 h a. . . L ¹ c h L ¹ c h 4 c 2 - V0 7--- 2 0 . 0.2 0 . 0... 0 . 3 6... 4 8 . 0.4 8 . 0... 5 - I a I5 - I a - I I - I L ¹ c h L ¹ c h 4 c 1 - I aI-- II- 1 2 . 3 5.1 2 . 3 5... 1 1 . 6 1 h a. 1 1 . 6 1 h a. . . B QL r õ n g P HL r õ n g r r 3 - I aI3 - I a- II- I 7 . 2.7 . 2... 3 . 0... 6 b - V9 46 b - 9 4-- 2 a 2 - V. B9 7.2 a 2 - . 9 7- ..- . 3 b - V0 63 b - 0 6-- 1 3 . 5.1 3 . 5... 2 b - I a - I - I - I 4 . 2... 3 a 1 - V0 73 a 1 - 0 7-- 1 0 . 0.1 0 . 0... 9 . 5... 2 . 0.2 . 0... 6 a - I aI6 a - I a- II- I 3 a 2 - I a I3 a 2 - I a - I I - I 8 . 9.8 . 9... 2 a 1 - V. B9 7.2 a 1 - . 9 7- ..- . 8 3 . 0... H é i c h ÷ t h Ë p ® á t Øn h n in h b ×n hi Ø i ×i Ø i ×i Ø i × 8 . 1.8 . 1... 2 a - V. B9 7.2 a - . 9 7- ..- . 2 a 5 - I a I-- I I- 4 . 9... 2 a 3 - V. B9 7.2 a 3 - . 9 7- ..- . 9 . 8.9 . 8...5 . 0... 1 b - V0 6- - - 3 . 4... L ¹ c h L ¹ c h L ¹ c h L ¹ c h 1 a - V9 71 a - 9 7-- 1 . 6.1 . 6... 2 a 4 - V. B9 7.-- ..- 1 5 . 3 4 h a. 1 5 . 3 4 h a. . . 1 - I aI1 - I a- II- I 1 1 . 0... 1 - V0 6--- 3 . 1... 5 . 5 h a. 5 . 5 h a. . . § å n B P 1 0 4 å n B P 1 0 4 1 0 . 2... 2 - VÑ t 0 5 t- - t t- 2 . 7.2 . 7... 5 - I aI-- II- B QL r õ n g P H r B L r õ n g P r r r 4 - V0 54 - 0 5-- 1 5 . 8... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 4.2. Một số đặc điểm đất ngập mặn 4.2.1. Độ thành thục của đất: Là tỷ số giữa tỷ lệ % của trọng lượng nước và tỷ lệ % của trọng lượng đất. Độ thành thục của đất là một chỉ tiêu tổng hợp, quan trọng để đánh giá các tính chất của đất ngập mặn có quan hệ chặt chẽ với sự phân bố và sinh trƣởng của các loại rừng ngập mặn khác nhau. Để đánh giá độ thành thục của đất ngập mặn và mối quan hệ giữa độ thành thục của đất với rừng ngập mặn, chúng tôi tiến hành điều tra đất đai và loại rừng trên lát cắt điển hình. Theo Phạm Quang Sơn, Trung tâm Viễn thám và Geomatic, Viện địa chất. Tốc độ phát triển bãi bồi huyện Kim Sơn, đạt 100 – 180 m/năm (giai đoạn 1995 – 2003) và trung bình là 140 m/năm. Có thể nhận thấy tốc độ lấn biển ở Kim Sơn diễn ra rất mạnh; với chiều dài bờ biển 15,5 km, thì mỗi năm Kim Sơn có thêm mới khoảng 217 ha đất ngập mặn. Diện tích đất mới nằm giữa các tuyến đê Bình Minh II và bên ngoài đê Bình Minh III có cao độ rất thấp, vì thế độ thành thục của đất ở đây phổ biến ở mức thấp. Dựa vào độ thành thục của đất để phân chia đất ngập mặn thì vùng ven biển huyện Kim Sơn có các dạng đất chính sau: - Đất ngập mặn dạng bùn rất loãng: Loại đất này nằm ở vùng bãi bồi non, bùn rất loãng, chân đi lún sâu vào bùn từ 40 – 60 cm. Đây là vùng ngập nƣớc khi triều rất thấp, ngập nƣớc thƣờng xuyên 30 ngày/tháng, trên dạng đất này chƣa xuất hiện rừng ngập mặn. - Đất ngập mặn dạng bùn loãng: Loại đất này phân bố ở các bãi bồi nông ven bờ biển, chân đi lún sâu từ 30 - 40 cm, khó đi lại. Đây là vùng bị ngập nƣớc khi triều trung bình, số ngày bị ngập từ 20 – 30 ngày/tháng, với độ ngập nƣớc sâu trung bình 40 – 60 cm. Trên dạng đất này, bắt đầu xuất hiện rừng Trang và Bần chua tiên phong cố định bãi bồi. - Đất ngập mặn dạng bùn chặt: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Loại đất này thƣờng phân bố trên các bãi bồi gần cửa sông, ở vùng ngập nƣớc khi triều trung bình, số ngày ngập từ 9 – 10 ngày/tháng, độ lún của chân đi từ 20 – 30 cm. Tổ thành rừng ngập mặn ở đây phổ biến là Bần chua và Trang. - Đất ngập mặn dạng sét mềm: Loại đất này phân bố ở vị trí sâu trong đất liền hoặc ven sông, có chế độ ngập nƣớc khi triều trung bình, độ lún của chân khi đi từ 10 – 20 cm. Các loại rừng ngập mặn chủ yếu ở đây là Trang và Bần chua. - Đất ngập mặn dạng sét cứng: Đất này đƣợc hình thành trên các bãi bồi chỉ ngập nƣớc khi triều cao, số ngày ngập triều < 9 ngày/ tháng, độ lún của chân đi < 10 cm. Rừng ngập mặn chủ yếu là Trang và Bần chua. 4.2.1.1. Độ thành thục của đất và phân bố của rừng Do đặc tính sinh vật học, sinh thái học của mỗi loài cây khác nhau; nên chúng chỉ phân bố tự nhiên, sống trên các bãi bồi có độ thành thục và chế độ ngập triều nhất định. Kết quả điều tra về phân bố của loài cây Trang và cây Bần chua của rừng ngập mặn huyện Kim Sơn thể hiện ở biểu 4.2 dƣới đây. Biểu 4.2. Phân bố một số loài cây ngập mặn vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn TT Chế độ ngập nƣớc triều của bãi bồi Độ thành thục của đất Loài cây rừng ngập mặn Tên Việt Nam Tên khoa học 1 Ngập khi nƣớc triều rất tấp Bùn rất loãng Chƣa xuất hiện rừngngập mặn 2 Ngập khi nƣớc triều thấp Bùn loãng Trang Kandelia Candel 3 Ngập khi nƣớc triều cao trung bình Bùn chặt Bần chua Trang Sonneratia caseolaris Kandelia Candel 4 Ngập khi nƣớc triều cao Sét mềm hoặc sét cứng Bần chua Trang Sonneratia caseolaris Kandelia Candel Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Kết quả nghiên cứu tại các phẫu diện đất có chế độ ngập triều khác nhau nhận thấy: trên cùng một loại đất có thành phần cơ giới nhƣ nhau, nhƣng số ngày ngập triều trung bình trong tháng khác nhau sẽ có độ thành thục khác nhau. Nhƣ vậy độ thành thục của đất ngập mặn, chế độ ngập triều và phân bố của các loài cây rừng ngập mặn có liên quan chặt chẽ với nhau; chúng có quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Các vùng đất rừng ngập mặn ven biển hàng năm đƣợc phù sa bồi đắp, tạo ra những diện tích đất mới và nâng cao cốt đất của những diện tích trƣớc đó làm cho đất rừng ngập mặn dần ổn định làm cho thời gian ngập triều, độ thành thục của đất cũng nhƣ các đặc tính lý hóa đất cũng bị thay đổi, do vậy diễn thế rừng ngập mặn đƣợc hình thành và phát triển theo một trật tự nhất định từ thấp đến cao. Quá trình này đƣợc mô tả ở sơ đồ sau: Sơ đồ lát cắt điển hình T T Loại rừng ngập mặn Chƣa xuất hiện RNM Trang Bần chua Bần chua + Trang Trang 1 Chế độ ngập nƣớc triều Ngập khi nƣớc triều rất thấp Ngập khi nƣớc triều thấp Ngập khi nƣớc triều trung bình Ngập khi nƣớc triều cao 2 Số ngày ngập triều trong tháng 30 20 - 29 10 - 19 ≤ 9 3 Loại đất Đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng 4 Độ thành thục Bùn rất loãng Bùn loãng Bùn chặt Sét mềm Sét cứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Diễn thế rừng phòng hộ ngập mặn Kim Sơn, không phải là diễn thế tự nhiên, diễn thế rừng ngập mặn ở đây là diễn thế nhân tạo. Vì thế, quá trình diễn thế không tuân theo một trật tự nhất định. Từ trƣớc đến nay, rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn chỉ tiến hành trồng hai loài cây chủ yếu: cây Bần chua và cây Trang, nên diễn thế rừng ngập mặn Kim Sơn diễn ra chậm và đơn giản. Qua thực tế tiến hành nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Độ thành thục của đất không những liên quan đến diễn thế của rừng ngập mặn mà còn có quan hệ tỷ lệ thuận với sự phát triển của sâu bệnh phá hại rừng non mới trồng. Ở những nơi có độ thành thục của đất ở dạng bùn loãng thì rừng bị phá hại nhiều, do thời gian ngập triều kéo dài làm cho thời gian sâu bệnh tiếp xúc với cây rừng nhiều nên cây rừng bị sâu bệnh phá hại nhiều hơn nơi có độ thành thục khác. Từ năm 2008 trở về trƣớc, huyện Kim Sơn mỗi năm thanh lý từ 50 - 150 ha rừng trồng và riêng năm 2008 thanh lý gần 200 ha; do nhiều nguyên nhân mà rừng trồng bị chết; trong đó nguyên nhân chủ yếu là do con hà phá hoại. 4.2.1.2. Độ thành thục của đất và sinh trƣởng của rừng trồng. Để đánh giá mối quan hệ giữa độ thành thục của đất với sinh trƣởng của rừng ngập mặn chúng tôi tiến hành lập ô tiêu chuẩn dƣới rừng Trang trồng ở các tuổi khác nhau, xác định độ thành thục của đất bằng độ lún sâu của chân vào đất khi đi và đo đếm sinh trƣởng của rừng; kết quả đo đếm thể hiện ở biểu 4.3 dƣới đây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Biểu 4.3. Sinh trƣởng của rừng Trang trên đất ngập mặn có độ thành thục khác nhau ÔTC Địa điểm lấy mẫu Khoảng cách lấy mẫu Năm tuổi Độ thành thục của đất Mật độ Đƣờng kính (cm) Chiều cao (cm) D00 Hvn Dạng đất Độ lún khi đi (cm) Theo thiết kế Hiện tại Tỷ lệ sống Doo Dt Hvn Hdc 1 Lô 1; Khoảnh 6 1.160 2 Sét mềm 13 20.000 17.560 87,8 2,2 68,2 86 72 1,08 43 2 Lô 4; Khoảnh 9 980 4 Sét cứng 30 20.000 15.468 77,3 4,8 124,5 136 98 1,21 34 3 Lô 6; Khoảnh 9 760 5 Bùn loãng 35 20.000 12.340 61,7 4,3 132,0 140 87 0,86 28 4 Lô 1a4; Khoảnh 8 290 3 Sét mềm 12 20.000 16.890 84,5 2,7 98,0 93 52 0,91 31 5 Lô 2a5; Khoảnh 8 200 8 Bùn chặt 8 20.000 13.456 67,3 5,8 115,0 144 75 0,73 18 6 Lô 4a7; Khoảnh 3 370 7 Sét mềm 18 20.000 17.568 87,8 8,9 105,0 364 155 1,27 52 7 Lô 4a1; Khoảnh 3 100 9 Bùn chặt 25 20.000 14.890 74,5 5,9 118,0 252 135 0,66 28 8 Lô 2a; Khoảnh 3 240 6 Sét cứng 6 20.000 12.890 64,5 5,5 126,0 140 98 0,91 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Kết quả ở biểu 4.3 cho thấy: - Tỷ lệ sống của rừng Trang biến động rất lớn theo các năm. Thƣờng rừng Trang nghiệm thu năm đầu tỷ lệ sống đạt trên 85 %; sau đó do ảnh hƣởng bão, thuỷ triều, con ngƣời... và đặc biệt sự phá hoại của con Hà làm cho mật độ rừng giảm đi nhanh chóng. Do đó, sau khi trồng năm đầu rừng vẫn tiếp tục đƣợc chăm sóc trong ba năm tiếp theo; sau 4 năm nếu tỷ lệ cây sống đạt trên 50% đã phát huy đƣợc chức năng phòng hộ. - Sinh trƣởng của rừng: Độ thành thục của đất đã ảnh hƣởng rõ rệt đến sinh trƣởng của rừng Trang trồng. Thông qua biểu 4.3 nhận thấy mật độ, chiều cao trung bình và sự tăng trƣởng hàng năm cây rừng có quan hệ chặt chẽ với độ thành thục của đất, và giữa các dạng thành thục có sự tăng trƣởng khác nhau rõ rệt: + Trên đất có độ thành thục sét mềm, các chỉ số về tăng trƣởng bình quân hàng năm của rừng cao nhất so với các dạng đất khác ÄDoo = 0,91 - 1,27 cm/năm và ÄHvn = 18 - 52 cm/năm. + Trên đất ngập mặn dạng sét và bùn chặt, tăng trƣởng bình quân hàng năm đã giảm đi ÄDoo = 0,66 - 1,21 cm/năm; ÄHvn = 18 – 34 cm/năm. + Trên đất ngập mặn dạng bùn loãng, tăng trƣởng bình quân hàng năm giảm xuống thấp nhất ÄDoo = 0,86 cm/năm, ÄHvn = 28 cm/năm. Biểu đồ 4.2. Tăng trƣởng hàng năm ÄDoo và ÄHvn ở đất có độ thành thục khác nhau. 0 10 20 30 40 50 60 SÐt mÒm SÐt cøng Bïn lo·ng SÐt mÒm Bïn chÆt SÐt mÒm Bïn chÆt SÐt cøng 2 4 5 3 8 7 9 6 Doo Hvn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy: Độ thành thục của đất ảnh hƣởng rõ rệt đến sinh trƣởng, phát triển, tỷ lệ cây sống của cây rừng ngập mặn; là một chỉ tiêu quan trọng để phân loại, đánh giá đất ngập mặn, làm cơ sở để lựa chọn loài cây trồng; phƣơng pháp trồng phục vụ cho công tác trồng và khôi phục rừng ngập mặn. 4.2.2. Một số tính chất lý hóa học của đất 4.2.2.1. Thành phần cấp hạt (TPCH): Là hàm lƣợng phần trăm của những nguyên tố cơ học có kích thƣớc khác nhau khi đoàn lạp ở trong trạng thái bị phá hủy. Thành phần cấp hạt ảnh hƣởng nhiều đến tính chất đất và cây trồng. Khi tỷ lệ các cấp hạt có kích thƣớc khác nhau, ở mỗi loại đất, mỗi tầng đất khác nhau, sẽ tác động trực tiếp đến tính chất đất là khác nhau và từ đó ảnh hƣởng đến cây trồng. Để nghiên cứu thành phần cấp hạt của đất ngập mặn ven biển, đề tài đã phân tích thành phần cơ giới (TPCG) theo phƣơng pháp hút 3 cấp của Mỹ. Kết quả thể hiện ở biểu 4.4 dƣới đây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Biểu 4.4. Kết quả phân tích thành phần cơ giới của đất ÔTC Địa điểm lấy mẫu (Khoảnh, lô) Khoảng cách bờ đê (m) Năm tuổi Độ sâu (cm) Thành phần cấp hạt (%) Tên đất theo TPCG Sinh trƣởng của rừng trồng Hạt cát 2 – 0,02mm Hạt Limon 0,02- 0,002mm Sét <0,002mm Sét vật lý 1 Lô 1; Khoảnh 6 1.160 2 0 - 10 17,50 48,10 34,40 82,50 Thịt pha sét Rừng sinh trƣởng tốt 20-40 20,12 45,20 34,68 79,88 Sét pha limon 40-60 30,00 32,88 37,12 70,00 Sét pha limon TB 22,54 42,06 35,40 77,46 Sét pha limon 2 Lô 4; Khoảnh 9 980 4 0 - 10 20,22 43,50 36,28 79,78 Thịt pha sét Rừng sinh trƣởng tốt 20-40 36,62 30,10 33,28 63,38 Sét pha thịt 40-60 37,80 23,90 38,30 62,20 Thịt pha cát TB 31,55 32,50 35,95 68,45 Thịt pha sét 3 Lô 6; Khoảnh 9 760 5 0 - 10 46,43 35,11 18,46 53,57 Thịt pha cát Rứng sinh trƣởng trung bình 20-40 46,22 37,12 16,66 53,78 Cát pha thịt 40-60 57,58 30,11 12,31 42,42 Cát pha thịt TB 50,08 34,11 15,81 49,92 Cát pha thịt 4 Lô 1a4; Khoảnh 8 290 3 0 - 10 31,22 32,16 36,62 68,78 Thịt pha sét Rừng sinh trƣởng trung bình 20-40 32,18 31,33 36,49 67,82 Thịt pha sét 40-60 35,21 28,98 35,81 64,79 Thịt pha sét TB 32,87 30,82 36,31 67,13 Thịt pha sét Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Biểu 4.4. Kết quả phân tích thành phần cơ giới của đất (tiếp theo) ÔTC Địa điểm lấy mẫu (Khoảnh, lô) Khoảng cách bờ đê (m) Năm tuổi Độ sâu (cm) Thành phần cấp hạt (%) Tên đất theo TPCG Sinh trƣởng của rừng trồng Hạt cát 2 – 0,02mm Hạt Limon 0,02- 0,002mm Hạt sét <0,002mm Sét vật lý 5 Lô 2a5; Khoảnh 8 200 8 0 - 10 60,16 34,70 5,14 39,84 Thịt pha cát Rừng sinh trƣởng xấu 20-40 64,23 23,18 12,59 35,77 Cát pha thịt 40-60 66,13 27,42 6,45 33,87 Thịt pha cát TB 63,51 28,43 8,06 36,49 Thịt pha cát 6 Lô 4a7; Khoảnh 3 370 7 0 - 10 13,78 56,77 29,45 86,22 Thịt pha sét và pha limon Rừng sinh trƣởng tốt 20-40 18,77 55,89 25,34 81,23 Thịt pha sét và pha limon 40-60 15,36 54,48 30,16 84,64 Thịt pha sét và pha limon TB 15,97 55,71 28,32 84,03 Thịt pha sét và pha limon 7 Lô 4a1; Khoảnh 3 100 9 0 - 10 66,23 25,41 8,36 33,77 Cát pha thịt Rừng sinh trƣởng xấu 20-40 48,52 28,76 22,72 51,48 Thịt pha limon 40-60 67,12 21,10 11,78 32,88 Cát pha thịt TB 60,62 25,09 14,29 39,38 Thị pha limon 8 Lô 2a; Khoảnh 3 240 6 0 - 10 25,00 44,40 30,60 75,00 Thịt pha sét cát Rừng sinh trƣởng trung bình 20-40 30,00 43,30 26,70 70,00 Thịt pha cát 40-60 47,40 30,10 22,50 52,60 Thịt pha cát TB 34,13 39,27 26,60 65,87 Thịt pha cát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Biểu đồ 4.3. Biến động thành phần cấp hạt 0 10 20 30 40 50 60 70 «tc 1 «tc 2 «tc 3 «tc 4 «tc 5 «tc 6 «tc 7 «tc 8 (% ) C¸t Lim«n SÐt Kết quả phân tích ở biểu đồ 4.3 cho thấy: Thành phần cơ giới của các mẫu phân tích có sự khác biệt khá rõ. Nếu dựa vào tỷ lệ cấp hạt để phân loại đất thì đất ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn rất đa dạng; từ loại cát đến cát pha, thịt pha sét …. Phổ biến là loại đất thịt pha sét cát. Tuy nhiên tại một số phẫu diện có tầng cát nằm xen lẫn tầng bùn, sét nên theo độ sâu, đất cũng có tên gọi khác nhau. Đất tầng mặt (0-10cm) ở các điểm nghiên cứu phổ biến thuộc loại đất thịt pha sét đến thịt pha sét cát. Tỷ lệ hạt sét, limon khá cao; biến động của hạt sét từ 5,14% (ô số 5) đến 36,62% (ô số 4); hạt limon dao động từ 21,10% (ô số 7) đến 56,77% (ô số 6). Theo chiều sâu phẫu diện đất hàm lƣợng cát có xu hƣớng tăng dần, hàm lƣợng limon giảm dần; ở độ sâu 20 – 40 cm, đất thuộc loại thịt pha sét cát đến cát. Tầng đất 50 – 60 cm, tỷ lệ hạt cát tăng lên rõ rệt, đất ở độ sâu này chủ yếu là dạng đất thịt pha cát hoặc cát pha. Các kết quả đánh giá về sinh trƣởng của cây trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau cho thấy: có sự liên quan chặt chẽ giữa thành phần cơ giới đất với sự phân bố và sinh trƣởng của cây rừng ngập mặn. - Đất có thành phần cơ giới: thịt pha sét, thịt pha sét cát thì các chỉ số sinh trƣởng của rừng cao nhất; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 - Đất có thành phần cơ giới: thịt pha cát, các chỉ số sinh trƣởng của rừng đạt mức trung bình; - Đất có thành phần cơ giới: Cát pha thịt, các chỉ số sinh trƣởng của rừng đạt mức thấp nhất. Nếu tỷ lệ hạt cát trong đất ngập mặn chiếm ≥ 90% thì sẽ không có rừng ngập mặn phân bố hoặc nếu có rừng trồng thì rừng trồng sinh trƣởng rất kém, mặc dù có chế độ ngập triều độ mặn thích hợp đối với rừng ngập mặn. Để đánh giá đƣợc mối quan hệ giữa TPCG của đất và sinh trƣởng của cây rừng đề tài tiến hành xác định hệ số tƣơng quan giữa tăng trƣởng đƣờng kính gốc và chiều cao vút ngọn trung bình năm (ÄDoo, ÄHvn) của rừng Trang với hàm lƣợng sét vật lý của đất: + Tăng trƣởng đƣờng kính gốc trung bình năm của cây Trang với hàm lƣợng sét vật lý của đất. Kết quả xử lý chọn hàm tƣơng quan bằng phần mềm SPSS là hàm COMP; phƣơng trình có dạng: Y = 0,4625 . 1,0108 X Trong đó: Y: Tăng trƣởng đƣờng kính gốc trung bình năm của cây Trang (cm) X: Hàm lƣợng sét vật lý tầng mặt (0 – 10) của đất (%) Với hệ số tƣơng quan R = 0,94 là tƣơng quan rất chặt. Biểu đồ 4.4. Tăng trƣởng đƣờng kính gốc trung bình năm của cây Trang với hàm lƣợng sét vật lý của đất DT_DO SET_VL 90807060504030 1.3 1.2 1.1 1.0 .9 .8 .7 .6 Observed Compound Y X Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 + Tăng trƣởng chiều cao vút ngọn trung bình năm của cây Trang với hàm lƣợng sét vật lý của đất. Kết quả xử lý chọn hàm tƣơng quan bằng phần mềm SPSS là hàm CUBIC; phƣơng trình có dạng: Y = 0.000124 . X 3 – 0,007681 . X2 + 25,459 Trong đó: Y: Tăng trƣởng chiều cao vút ngọn trung bình năm của cây Trang (m). X: Hàm lƣợng sét vật lý tầng mặt (0 – 10 cm) (%). Với hệ số tƣơng quan R = 0,93 là tƣơng quan rất chặt. Biểu đồ 4.5. Tăng trƣởng chiều cao vút ngọn trung bình năm của cây Trang với hàm lƣợng sét vật lý của đất DT_HVN SET_VL 90807060504030 60 50 40 30 20 10 Observed Cubic Qua hai biểu đồ 4.4 và 4.5, ta thấy: Sinh trƣởng đƣờng kính và chiều cao của cây có mối quan hệ chặt chẽ với thành phần cơ giới của đất; ngoài ra nó còn ảnh hƣởng lớn đến sự phân bố của cây rừng, thể hiện ở biểu 4.5 dƣới đây. X Y Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Biểu 4.5. Phân bố và sinh trƣởng của rừng ngập mặn theo thành phần cơ giới Phân loại TPCG của đất theo quốc tế Phân bố và sinh trƣởng của rừng ngập mặn % Cấp hạt cát (0,2 – 2.0 mm) Tên gọi > 90 % - Cát (Sand) Không có rừng ngập mặn phân bố 75 – 90 % - Cát pha thịt (Loamy Sand) và Thịt pha cát (Sandy Loam) - Thịt (Loam) - Thịt pha cát phấn (Silty Loam) - Không có rừng ngập mặn phân bố hoặc rừng ngập mặn sinh trƣởng rất xấu - Rừng ngập mặn sinh trƣởng xấu - Rừng ngập mặn sinh trƣởng trung bình 50 – 75 % - Thịt pha sét, cát (Sandy Clay Loam) -Thịt pha sét (Clay Loam) - Thịt pha sét, cát phấn (Silty Clay Loam) Rừng ngập mặn sinh trƣởng khá Rừng ngập mặn sinh trƣởng tốt < 50% - Sét pha cát (Sanday Clay) - Sét pha limon (Silty clay) - Sét (Clay) Rừng ngập mặn sinh trƣởng tốt 4.2.2.2. Một số chỉ tiêu hóa tính đất Để đánh giá một số đặc điểm hóa tính đất ngập mặn, đề tài đã phân tích 24 mẫu đất, thuộc 8 phẫu diện, ở các độ sâu 0-10 cm, 20-40 cm và 50-60 cm. Kết quả phân tích thể hiện cụ thể ở biểu 4.6 dƣới đây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Biểu 4.6. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa tính đất Ôtc Địa điểm lấy mẫu Khoảng cách bờ đê III (m) Năm tuổi (năm) Độ sâu lấy mẫu (cm) Đặc điểm hóa tính đất pH đất ƣớt pHKCL đất khô % Cation kiềm trao đổi (mđl/100gđất) Tổng số (%) H2O KCl Cl - SO4 2- Ca 2+ Mg 2+ Tổng Ca 2+ +Mg 2+ CHC Đạm P2O5 K2O 1 Lô 1; Khoảnh 6 1.160 2 0-10 7,78 7,98 7,31 0,46 0,18 5,43 7,43 12,86 3,41 0,12 0,12 1,78 20-40 7,89 7,23 6,68 0,38 0,13 5,28 4,65 9,93 3,21 0,09 0,11 1,68 50-60 7,56 7,49 6,24 0,2 0,36 5,12 5,62 10,74 2,24 0,06 0,09 1,35 TB 7,74 7,57 7,21 0,35 0,22 5,28 5,90 11,18 2,95 0,09 0,11 1,60 2 Lô 4; Khoảnh 9 980 4 0-10 7,89 7,43 7,52 0,56 0,12 6,43 3,42 9,85 2,01 0,08 0,15 1,84 20-40 7,75 7,28 7,12 0,44 0,32 5,1 7,18 12,28 1,94 0,09 0,06 2,12 50-60 7,68 7,31 6,98 0,34 0,34 5,55 4,34 9,89 1,78 0,05 0,07 0,87 TB 7,77 7,34 7,21 0,45 0,26 5,69 4,98 10,67 1,91 0,07 0,09 1,61 3 Lô 6; Khoảnh 9 760 5 0-10 7,88 7,74 7,38 0,34 0,18 8,92 6,34 15,26 2,12 0,12 0,13 2.23 20-40 7,92 7,54 6,88 0,41 0,15 7,54 5,47 13,01 2,11 0,09 0,08 1,84 50-60 7,58 7,21 7,12 0,28 0,12 6,89 5,65 12,54 1,27 0,08 0,11 1,45 TB 7,79 7,50 7,13 0,34 0,15 7,78 5,82 13,60 1,83 0,10 0,11 1,10 4 Lô 1a4; Khoảnh 8 290 3 0-10 7,86 7,59 7,38 0,15 0,06 7,58 14,18 21,76 1,98 0,09 0,12 1,89 20-40 7,62 7,46 7,49 0,15 0,08 7,53 8,97 16,50 1,12 0,12 0,13 1,78 50-60 7,48 7,52 7,38 0,14 0,06 7,28 6,58 13,86 1,22 0,07 0,08 1,34 TB 7,65 7,52 7,42 0,15 0,07 7,46 9,91 17,37 1,44 0,09 0,11 1,67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Biểu 4.6. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa tính đất (tiếp theo) Ôtc Địa điểm lấy mẫu Khoảng cách bờ đê III (m) Năm tuổi (năm) Độ sâu lấy mẫu (cm) Đặc điểm hóa tính đất pH đất ƣớt pHKCL đất khô % Cation kiềm trao đổi (mđl/100gđất) Tổng số (%) H2O KCl Cl - SO4 2 - Ca 2+ Mg 2+ Tổng Ca 2+ +Mg 2+ CHC Đạm P2O5 K2O 5 Lô 2a5; Khoảnh 8 200 8 0-10 7,99 7,23 7,83 0,29 0,14 9,78 6,37 16,15 2,22 0,14 0,07 1,48 20-40 7,48 7,56 7,58 0,21 0,15 8,97 6,5 15,47 2,43 0,12 0,12 1,56 50-60 7,23 7,13 7,61 0,24 0,27 13,88 5,87 19,75 2,11 0,13 0,08 2,14 TB 7,57 7,31 7,67 0,25 0,19 10,88 6,25 17,12 2,25 0,13 0,09 1,73 6 Lô 4a7; Khoảnh 3 370 7 0-10 7,48 7,54 7,56 0,54 0,14 3,15 3,54 6,69 2,34 0,12 0,08 0,95 20-40 7,85 7,43 7,67 0,23 0,16 3,12 3,47 6,59 2,46 0,12 0,08 0,87 50-60 7,41 7,44 7,43 0,18 0,18 3,04 3,67 6,71 1,90 0,11 0,06 0,85 TB 7,58 7,47 7,55 0,32 0,16 3,10 3,56 6,66 2,33 0,12 0,07 0,89 7 Lô 4a1; Khoảnh 3 100 9 0-10 7,56 7,56 7,14 0,37 0,15 3,56 7,18 10,74 1,21 0,09 0,08 2,11 20-40 7,21 7,57 7,56 0,34 0,17 2,13 5,13 7,26 0,95 0,05 0,07 0,43 50-60 7,11 7,43 7,48 0,18 0,14 1,12 6,28 7,40 0,78 0,08 0,05 0,44 TB 7,29 7,52 7,39 0,30 0,15 2,27 6,20 8,47 0,98 0,07 0,07 0,99 8 Lô 2a; Khoảnh 3 240 6 0-10 7,48 7,57 7,43 0,46 0,09 5,12 6,18 11,30 2,12 0,13 0,09 1,54 20-40 7,55 7,52 7,37 0,34 0,12 1,11 3,12 4,23 1,87 0,11 0,06 0,68 50-60 7,01 7,48 7,51 0,21 0,08 1,23 4,35 5,58 1,12 0,05 0,07 0,09 TB 7,35 7,52 7,44 0,34 0,10 2,49 4,55 7,04 1,70 0,10 0,07 0,77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Kết quả phân tích ở biểu 4.6 cho thấy: - Đất ngập mặn vùng ven biển Kim Sơn thuộc loại đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng. - Đất có phản ứng trung tính đến kiềm yếu, độ chua thủy phân (pHH2O) dao động từ 7,01 (ô số 8) đến 7,99 (ô số 5). - Hàm lƣợng CHC trung bình trong các mẫu đất phân tích dao động từ 0,56% (ô số 5) đến 3,65 % (ô số 6) do đó đất ngập mặn ở đây đƣợc đánh giá là nghèo chất hữu cơ đến khá. - Đạm: Hàm lƣợng đạm tổng số ở các mẫu phân tích biến động trong khoảng từ 0,03% (ô số 2) đến 0,17% (ô số 5). Đất đƣợc đánh giá ở mức độ từ nghèo đạm đến trung bình. - P2O5 tổng số trong các mẫu phân tích ở mức trung bình đến khá, dao động trong khoảng từ 0,05% (ô số 7) đến 0,15% (ô số 2). - Hàm lƣợng K2O tổng số trong các mẫu phân tích ở mức trung bình đến rất giàu, dao động từ 0,09% (ô số 8) đến 2,23% (ô số 3). - Cation kiềm trao đổi trong các mẫu đất ở mức trung bình đến khá, dao động từ 4,23 mđl/100g đất (ô số 8) đến 21,76 mđl/100g đất (ô số 4). - Clorua trong đất dao động từ 0,18% (ô số 7) đến 0,56% (ô số 2), đất ở đây đƣợc đánh giá là mặn Clo trung bình. - SO4 2- trong các mẫu phân tích dao động từ 0,06% (ô số 4) đến 0,36% (ô số 1), hàm lƣợng SO4 2- ở trong các mẫu đất này rất thấp. Nếu dựa vào tỷ lệ hàm lƣợng Clorua và hàm lƣợng Sulfate có trong đất để đánh giá, thì đất ngập mặn ở vùng ven biển Kim Sơn có nơi thì là loại đất ngập mặn Chlorua, nơi thì đất mặn Chlorua – Sulfate, và ngay cả trong 1 phẫu diện, tầng đất mặt là đất mặn Chlorua nhƣng tầng đất sâu lại là đất mặn Chlorua – Sulfate. Để đánh giá đƣợc mối quan hệ giữa các chỉ tiêu hoá tính của đất và sinh trƣởng của cây rừng đề tài tiến hành xác định hệ số tƣơng quan giữa tăng trƣởng đƣờng kính gốc và chiều cao vút ngọn trung bình năm (ÄDoo, ÄHvn) của rừng Trang với hàm lƣợng CHC. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 + Tăng trƣởng đƣờng kính gốc trung bình năm của cây Trang với hàm lƣợng CHC của đất sử dụng hàm QUADRIC; phƣơng trình có dạng: Y = 0,00399 . X 2 + 0,17346 . X + 0,5492 Trong đó: Y: Tăng trƣởng đƣờng kính gốc trung bình năm của cây Trang (cm). X: Hàm lƣợng CHC tầng mặt (0 – 10 cm) của đất (%). Với hệ số tƣơng quan R = 0,89 là tƣơng quan chặt. Biểu đồ 4.6. Tăng trƣởng đƣờng kính gốc trung bình năm của cây Trang với hàm lƣợng CHC của đất DT_DO CHC 4.03.53.02.52.01.51.0 1.3 1.2 1.1 1.0 .9 .8 .7 .6 Observed Quadratic + Tăng trƣởng chiều cao vút ngọn trung bình năm của cây Trang với hàm lƣợng CHC của đất sử dụng hàm CUBIC; phƣơng trình có dạng: Y = 0,602314 . X 3 - 0,261203 . X 2 + 24,323248 Trong đó: Y: Tăng trƣởng chiều cao vút ngọn trung bình năm của cây Trang (m). X: Hàm lƣợng CHC tầng mặt (0 – 10 cm) của đất (%). Với hệ số tƣơng quan R = 0,94 là tƣơng quan rất chặt. Y X Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Biểu đồ 4.7. Tƣơng quan tăng trƣởng chiều cao vút ngọn trung bình năm của cây Trang với hàm lƣợng CHC của đất DT_HVN CHC 4.03.53.02.52.01.51.0 60 50 40 30 20 10 Observed Cubic Từ biểu đồ 4.7 ta thấy sự tăng trƣởng đƣờng kính gốc và chiều cao vút ngọn trung bình năm của cây Trang có quan hệ hữu cơ với hàm lƣợng CHC trong đất; nơi đất có hàm lƣợng CHC càng cao thì nó tỷ lệ thuận với sự tăng trƣởng của cây và ngƣợc lại nơi có hàm lƣợng CHC thấp nó tỷ lệ nghịch với tăng trƣởng của cây. Còn các hàm lƣợng khác nhƣ độ chua, cation trao đổi, Cl- , SO4 2- và hàm lƣợng N, P, K tổng số không thể hiện rõ mối tƣơng quan với các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây. 4.3. Diễn biến một số chỉ tiêu hóa tính đất dƣới rừng trồng Các tính chất hóa học của đất giữ vai trò quan trọng quyết định đến độ phì của đất, chúng ảnh hƣởng trực tiếp đến dinh dƣỡng đất. Các chất dinh dƣỡng trong đất gồm các nguyên tố đa lƣợng nhƣ N, P, K và một số nguyên tố khác. Quá trình sinh trƣởng của cây rừng và các yếu tố tự nhiên là một trong những nguyên nhân gây biến đổi các chỉ tiêu độ phì của đất. Để đánh giá sự thay đổi độ phì của đất đề tài đã phân tích 21 mẫu đất thuộc sáu tuổi rừng khác nhau và so sánh đối chứng là đất trống không có rừng. X Y Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 4.3.1. Độ chua của đất Độ chua là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì của đất, đƣợc xác định bằng chỉ số pH. Mỗi một loài cây trồng thích hợp vớin một độ chua nhất định và ngƣợc lại quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây trồng và biện pháp canh tác cũng là nguyên nhân gây nên sự biến đổi độ chua của đất. Một số nguyên nhân làm biến đổi độ chua của đất nhƣ: - Hàng năm cây hút một lƣợng cation kiềm trong đất nhƣ NH4 + , K + , Ca ++ . Mg +… trong đất còn lại các cation khác có khả năng gây chua cho đất nhƣ H+ và Al3+. - Bón vào đất các loại phân có chứa axit tự do nhƣ super lân, hoặc phân chua sinh lý nhƣ KCl, (NH4)SO4. - Sự tích lũy các cation H+ và Al3+ và sự rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ nhƣ Ca+, Mg+, K+… trong quá trình hình thành, phát triển và sử dụng đất. - Sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếm khí: Đây là nguyên nhân cơ bản gây chua ở các loại đất thƣờng xuyên ngập nƣớc nhƣ đất trũng lầy thụt. Quá trình phân giải xác hữu cơ trong điều kiện hiếm khí tạo ra các sản phẩm trung gian nhƣ axit hữu cơ H2S … quá trình này tích lũy một lƣợng H + đáng kể gây chua cho đất. Ở những vùng đất mặn sú vẹt phát triển mạnh, thân lá có hàm lƣợng lƣu huỳnh cao khi chúng đƣợc phân giải trong điều kiện hiếm khí tạo ra H2S sau đó đƣợc oxy hóa tạo ra H2SO4 gây chua. H2S + 2O2 = H2SO4 + Q (nhiệt) - Ảnh hƣởng của đá mẹ: Nhiều loại đá mácma axit có chứa nhiều sắt, nhôm; trong quá trình phong hóa, Al 3+ đƣợc giải phóng ra là nguyên nhân làm tăng tính chua của đất. Đề tài tiến hành nghiên cứu hai loại độ chua; đó là độ chua hoạt tính và độ chua trao đổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Biểu 4.7. Độ chua pH đất ở các tuổi rừng khác nhau Chỉ tiêu phân tích Độ sâu (cm) pH Đối chứng Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8 pHH20 (đất ƣớt) 0-10 7,86 7,89 7,88 7,48 7,48 7,99 7,81 20-40 7,62 7,75 7,92 7,55 7,85 7,48 7,73 50-60 7,48 7,68 7,58 7,01 7,41 7,23 7,83 TB 7,65 7,77 7,34 7,35 7,58 7,57 7,79 pHKCL (đất ƣớt) 0-10 7,59 7,43 7,74 7,57 7,54 7,23 7,68 20-40 7,46 7,28 7,54 7,52 7,43 7,56 7,52 50-60 7,52 7,31 7,21 7,48 7,44 7,13 7,49 TB 7,52 7,34 7,50 7,52 7,47 7,31 7,56 pHKCL (đất khô) 0-10 7,38 7,52 7,38 7,43 7,56 7,83 7,31 20-40 7,49 7,12 6,88 7,37 7,67 7,58 7,56 50-60 7,38 6,98 7,12 7,51 7,43 7,61 7,48 TB 7,42 7,21 7,13 7,44 7,55 7,67 7,45 Từ kết quả phân tích trên bƣớc đầu chúng tôi nhận thấy: - Độ chua giữa các mẫu phân tích ở các tuổi rừng không có sự khác nhau rõ nét và không thể hiện đƣợc quy luật. Một số mẫu phân tích cho thấy độ chua của đất ở tuổi rừng 8 lại tăng cao hơn so với các tuổi rừng khác. - Chỉ số pHH20 và pHKCL không có sự khác nhau nhiều so với đối chứng. Rừng ngập mặn trong quá trình sinh trƣởng và phát triển luôn chịu sự tác động của thủy triều lên xuống, sóng biển, bão … nên mọi vật rơi rụng của cây trả lại cho đất bị nƣớc cuốn trôi. Trong khi đó cây rừng vẫn tiếp tục lấy chất dinh dƣỡng của đất. Chính vì lý do đó đất rừng ngập mặn bị chua hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Biểu đồ 4.8. Sự biến đổi pH đất 6,8 7 7,2 7,4 7,6 7,8 8 Tuæi 3 Tuæi 4 Tuæi 5 Tuæi 6 Tuæi 7 Tuæi 8 §èi chøng pH pHH20 (®Êt •ít) pHKCL (®Êt •ít) pHKCL (®Êt kh«) Từ kết quả phân tích và biểu đồ 4.8 trên cho thấy: Chỉ số pHH20 trong các mẫu phân tích đa số cao hơn pHKCL. Chỉ số pHH20 và pHKCL trong các mẫu cũng có sự biến động nhƣng không thể hiện rõ quy luật. 4.3.2. Chất hữu cơ (CHC). CHC là một thể hữu cơ phức tạp có trọng lƣợng phân tử rất lớn, cấu tạo phân tử gồm nhiều thành phần phức tạp. CHC cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì của đất. Kết quả phân tích hàm lƣợng mùn ở các tuổi rừng khác nhau thể hiện biểu 4.8 sau: Biểu 4.8. Hàm lƣợng CHC trong đất ở các tuổi rừng khác nhau Độ sâu tầng đất (cm) CHC (%) Đối chứng Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8 0-10 1,98 2,01 2,12 2,12 2,34 2,22 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17LV_09_DHNL_LAMNGHIEP_TO VAN VUONG.pdf
Tài liệu liên quan