Tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể-Bắc Kạn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------
PHAN THỊ DUNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG
SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Đào Thanh Vân
NGƯỜI THỰC HIỆN
Học viên: Phan Thị Dung - K14TT
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiờn cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giỳp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đó được cảm ơn. Cỏc thụng tin, tài
liệu trỡnh bày trong luận văn này đó được ghi rừ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 thỏng 3 năm 2009
TÁC GIẢ
Phan Thị Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới PSG. TS...
113 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể-Bắc Kạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------
PHAN THỊ DUNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG
SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Đào Thanh Vân
NGƯỜI THỰC HIỆN
Học viên: Phan Thị Dung - K14TT
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiờn cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giỳp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đó được cảm ơn. Cỏc thụng tin, tài
liệu trỡnh bày trong luận văn này đó được ghi rừ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 thỏng 3 năm 2009
TÁC GIẢ
Phan Thị Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới PSG. TS. Đào Thanh Vân - Phó Trưởng
Khoa nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã t ận tình giúp đ ỡ,
hướng dẫn tôi trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn
tới các cán bộ thuộc chi nhánh điện Ba Bể - Điện lực Bắc Kạn, các sinh viên
thực tập tốt nghiệp K35TT, K36TT đã giúp đ ỡ tôi trong quá trình chăm sóc và
theo dõi thí nghiệm.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đ ạo Điện lực Bắc
Kạn, chi nhánh điện Ba Bể tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khoá học cũng như thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa sau Đại học đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những giúp đỡ quý báu đó.
TÁC GIẢ
Phan Thị Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
M ỤC L ỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích 1
3. Yêu cầu 1
4. Ý nghĩa của đề tài 2
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ HOA 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá 3
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm KTST 3
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chu vi củ trồng 4
1.2. Cơ sở thực tiễn 5
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 7
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới 7
1.3.1.1. Tình hình sản xuất hoa cắt và cây cảnh trên thế giới 7
1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới 8
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới 9
1.3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới 9
1.3.2.2. Một số đặc điểm chung của ngành sản xuất hoa trên thế giới 12
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa ở Việt Nam 13
1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam 13
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 14
1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 14
1.4.2.2. Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam 15
1.4.2.3. Một số đặc điểm chung của nghề trồng Lily ở Việt Nam 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
1
1.4.2.4. Triển vọng của nghề trồng Lily ở nước ta 17
1.4.3. Những thụân lợi, khó khăn và phương hướng
sản xuất hoa ở Việt Nam 17
1.5. Đặc tính sinh vật học, yêu cầu sinh thái và phương pháp
nhân giống của cây hoa lily. 19
1.5.1. Đặc tính sinh vật học của cây hoa lily 19
1.5.2. Yêu cầu sinh thái của hoa lily 21
1.5.3. Thu hoạch và bảo quản hoa lily 24
1.5.4. Nhân giống hoa lily 25
1.6. Những nghiên cứu về chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng
qua lá trong sản xuất hoa 26
1.6.1. Tình hình nghiên cứu chất kích thích sinh tr ưởng 26
1.6.2. Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá 30
1.7. Đặc điểm một số chế phẩm kích thích sinh trưởng và
phân bón qua lá sử dụng trong sản xuất hoa 32
Chương II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 35
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 35
2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 35
2.2.1. Nội dung 35
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 37
2.2.3.1. Chỉ tiêu theo dõi 37
2.2.3.2. Phương pháp theo dõi 39
Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
2
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến
sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbonne 40
3.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne 40
3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của hoa lily sorbonne 42
3.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của hoa lily sorbonne 44
3.1.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về hoa
giống hoa lily sorbonne 46
3.1.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêu chất lượng
giống hoa lily sorbonne 48
3.1.6. Thành phần vầ tỷ lệ sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne 50
3.1.7. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến độ bền hoa lily sorbonne 52
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng (KTST)
đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbonne. 54
3.2.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne 54
3.2.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá của
giống hoa lily Sorbonne 55
3.2.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các giai đoạn sinh trưởng
và phát triển của giống hoa lily Sorbonne 57
3.2.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến một số chỉ tiêu về hoa
giống hoa lily Sorbonne 59
3.2.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các chỉ tiêu chất lượng
giống hoa lily Sorbonne 61
3.2.6 Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne 63
3.2.7. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến độ bền hoa lily Sorbonne 64
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
3
chất lượng hoa lily Sorbonne. 66
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne 66
3.3.2. Ảnh hưởng của cỡ củ trồng đến số lá cây của giống hoa lily sorbonne
3.3.3. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của giống hoa lily Sorbonne 67
3.3.4. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến một số chỉ tiêu về hoa giống hoa
lily Sorbonne 69
3.3.5. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các chỉ tiêu chất lượng
giống hoa lily Sorbonne 70
3.3.6. Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên các cỡ củ 71
3.3.7. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến độ bền giống hoa lily Sorbonne 72
3.4. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm
(tính cho 1 sào/vụ) 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
1 Kết luận 77
2. Đề nghị 77
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất hoa Lily ở một số nước trên thế giới (ha) 9
Bảng 1.2: Thời kỳ chiếu sáng, số giờ chiếu sáng và lượng chiếu sáng
yêu cầu trong giai đoạn trồng 22
Bảng 1.3: Quy cách củ giống trồng hoa cắt 26
Bảng 1.4: Phân loại các chất điều chỉnh sinh trưởng thực vật 28
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne vụ Thu Đông
năm 2006 - 2007, 2007 – 2008 41
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của
giống hoa lily sorbonne 43
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn
sinh trưởng phát triển của hoa lily sorbonne 45
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về hoa
giống hoa lily sorbonne 47
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêu
chất lượng giống hoa lily sorbonne 49
Bảng 3.6: Tình hình sâu bệnh hại giống hoa lily Sorbonne thí nghiệm 51
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến độ bền
giống hoa lily sorbonne 52
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne 54
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá
của giống hoa lily Sorbonne 56
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
1
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến một số chỉ tiêu về hoa
giống hoa lily Sorbonne 60
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các chỉ tiêu
chất lượng giống hoa lily Sorbonne 61
Bảng 3.13: Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne
thí nghiệm 63
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của các loại chế phẩm KTST đến độ bền
giống hoa lily sorbonne 64
Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily
Sorbonne ở các cỡ củ khác nhau 66
Bảng 3.16: Động thái tăng trưởng số lá của giống hoa lily Sorbonne
ở các cỡ củ khác nhau 67
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các giai đoạn sinh trưởng
và phát triển của giống hoa lily Sorbonne 68
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến một số chỉ tiêu về hoa giống hoa
lily Sorbonne 69
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các chỉ tiêu chất lượng
giống hoa lily Sorbonne 70
Bảng 3.20 : Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne
thí nghiệm 71
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến độ bền hoa lily sorbonne 72
Bảng 3.22: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng phân bón lá của
giống hoa lily Sorbonne 74
Bảng 3.23: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng chế phẩm KTST
của giống hoa lily Sorbonne 75
Bảng 3.24: Sơ bộ hạch toán thu chi khi trồng các cỡ củ khác nhau
của giống hoa lily Sorbonne 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS: Cộng sự
USD: Đô la Mỹ
Euro: Đồng tiền châu Âu
KTST: Kích thích sinh trưởng
Đ/c: Đối chứng
TQ1: Trung Quốc 1
TQ2: Trung Quốc 2
SG: Sông gianh
GA3: Gibberellin
ppm: Phần triệu (parts per million)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hoa là một trong các loại cây trồng nông nghiệp có vai trò quan trọng
trong đời sống con người. Khi đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu sử
dụng hoa càng lớn. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái khi
thưởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn là sản phẩm thiết yếu được dùng trong
các dịp lễ tết, hội nghị… Chính vì vậy mà hoa không chỉ mang lại giá trị tinh
thần cho con người mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất
hoa.
Lily là loại hoa đẹp, có hình dáng, màu sắc và hương thơm quyến rũ mới
được du nhập và trồng tại nước ta. Lily là cây trồng ôn đới được nhập khẩu từ
Hà Lan và phần lớn được trồng trong vụ đông đặc biệt là vụ đông ở các vùng
núi cao phía bắc như: Mộc Châu (Sơn La), Cao Bằng, Lạng Sơn...
Đồn Đèn – Ba Bể là vùng núi cao phía bắc có điều kiện tự nhiên như đất
đai, khí hậu… rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa lily.
Trong hai năm 2005-2006 tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành thử nghiệm trồng một số
loài hoa tại vùng này, kết quả thấy rằng, các giống hoa cơ bản phù hợp với
điều kiện sinh thái của địa phương, đặc biệt là hoa Lily, có hoa to, màu sắc
đẹp, mùi thơm giữ được lâu và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Do đó tỉnh
có kế hoạch mở rộng diện tích trồng hoa Lily ở những vùng có điều kiện sinh
thái phù hợp.
Tuy nhiên, Lily là giống cây trồng mới, các biện pháp kỹ thuật trồng,
chăm sóc, nhất là chu vi củ trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên tại đây...
chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ. Chính vì vậy, chúng tôi
triển khai đề tài: “ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng
suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn” làm cơ sở khoa học và thực
tiễn cho việc mở rộng sản xuất hoa Lily tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
2
2. Mục đích
Xác định một số biện pháp kỹ thuật thích hợp nâng cao năng suất, chất
lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn.
3. Yêu cầu
- Xác định được loại phân bón lá thích hợp cho sinh trưởng và phát triển
của giống hoa lily Sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn.
- Xác định chế phẩm kích thích sinh trưởng có tác dụng tốt đến sinh
trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn.
- Xác định được chu vi củ trồng cho năng suất và chất lượng cao nhất của
giống hoa lily sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Thu thập được những
kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố lý thuyết đã học, biết cách thực
hiện một đề tài khoa học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Xác định được một số biện pháp kỹ
thuật trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hoa lily tại Ba Bể.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng diện tích trồng trọt
có thu nhập cao tại Ba Bể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ HOA
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá
Các cơ quan trên mặt đất của cây đều có khả năng hấp thu các chất dinh
dưỡng dưới dạng khí: CO2 , O2 , SO2 ... đặc biệt là lá cây - các chất này được
hấp thu rất nhiều qua khí khổng, do vậy sự hấp thu các nguyên tố khoáng
dưới dạng ion từ dung dịch qua các cơ quan trên mặt đất là hoàn toàn có thể
thực hiện được, tuy nhiên khả năng hấp thu sẽ khó khăn hơn.
Phương pháp dinh dưỡng qua lá đặc biệt quan trọng trong các trường hợp
sau:
- Tầng đất mặt nghèo dinh dưỡng, khả năng dinh dưỡng của cây bị hạn
chế.
- Đất bị khô hạn không thể cung cấp dinh dưỡng vào đất.
- Dinh dưỡng qua lá là phương pháp rất phổ biến với các nguyên tố trung
lượng như: Mg, S và vi lượng yêu cầu với liều lượng nhỏ, phương pháp dinh
dưỡng qua lá hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu của cây được sử dụng 2-3
lần vào những thời điểm thích hợp.
- Hiệu lực nhanh chỉ sau vài phút có thể hấp thụ ngay do vậy rất có hiệu
quả điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng (ngay cả đối với nguyên tố đa
lượng như: Đạm, kali) của cây khi chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng sang sinh trưởng sinh thực.
- Cây sử dụng phân phun lên lá nhanh chóng nên hiệu lực sử dụng cao, có
thể 90% so với 40-50% với đạm khi bón vào đất do đó hạn chế ô nhiễm đất và
nước ngầm.
- Phương pháp dinh dưỡng qua lá còn rất hiệu quả khi trong đất có hiện
tượng đối kháng ion giữa K+ và Mg+, khi đó dinh dưỡng vào đất không có
hiệu quả thậm chí còn làm cho cây chết do mất cân bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Bón Mg và các nguyên tố vi lượng làm tăng hàm lượng các nguyên tố
đó trong nông sản. Do đó dinh dưỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong trường
hợp cần nâng cao hàm lượng đạm, khoáng chất trong nông sản, cải thiện chất
lượng nông sản là vấn đề đang được nhân loại cũng như các nhà dinh dưỡng
cây trồng quan tâm.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm KTST
Ở thực vật bất cứ hoạt động sinh trưởng và phát triển nào đều được điều
chỉnh đồng thời bởi nhiều loại hormon trong chúng. Chính vì vậy sự cân bằng
giữa các hormon trong cây có một ý nghĩa quyết định. Nhìn chung có thể chia
thành 2 loại đó là sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng giữa các hormon.
* Sự cân bằng chung:
Sự cân bằng chung được thiết lập dựa trên cơ sở 2 nhóm phytohormon
có hoạt tính sinh lý trái ngược nhau: Nhóm chất kích thích sinh trưởng và
nhóm chất ức chế sinh trưởng. Sự cân bằng này xác định trong suốt quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây.
Trong quá trình phát triển cá thể của cây từ khi cây sinh ra cho đến khi
cây chết đi thì sự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật là ảnh hưởng các
chất kích thích giảm dần và ảnh hưởng của chất ức chế tăng dần.
* Sự cân bằng riêng:
Trong cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ
quan khác như rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự ch ín... đ ều được đ iều
chỉnh bởi sự cân bằng của hai hay một vài hoocmon đặc hiệu.
- Tái sinh rễ và chồi được điều chỉnh bởi tỷ lệ giữa Auxin v à Xytokinin
trong mô. Nếu tỷ lệ này nghiêng về Auxin thì rễ được hình thành nhanh hơn
và ngược lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
5
- Hiện tượng ưu thế ngọn cũng được điều chỉnh bằng tỷ lệ
Auxin/Xytokinin. Auxin làm tăng ưu thế ngọn còn Xytokinin lại làm giảm ưu
thế ngọn...
Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định
được một sự cân bằng đặc hiệu giữa các hoocmon đó. Con người có thể điều
chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo hướng có lợi cho con người (Hoàng Minh
Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1994)[16].
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chu vi củ trồng
Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành. Trên đĩa thân vảy có vài
chục vảy hợp lại. Vảy hình cầu dẹt, hình trứng dài, hình elip... Chất đất, kỹ
thuật trồng và tuổi của thân vảy ảnh hưởng rất lớn đến hình thái thân. Kích
thước của thân vảy tuỳ thuộc vào các loài, giống khác nhau. Loại nhỏ chu vi
6cm, nặng 7 – 8 gam, loại to chu vi 24 – 25cm, nặng trên 100gam, loại đặc
biệt chu vi 34 – 35cm, nặng 350gam.
Độ lớn của thân vảy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Ví dụ: giống lily
thơm chu vi thân vảy là 9 – 11cm có 1 – 2 nụ, chu vi thân vảy là 12 – 14cm có
từ 2 – 4 nụ, chu vi thân vảy là 14 – 16cm có trên 4 nụ. Các giống tạp giao
Phương Đông và tạp giao châu Á số nụ cũng tỷ lệ thuận với chu vi thân
vảy...(Đặng Văn Đông – Đinh Thế Lộc)[7].
Theo Lin Line (1970) số lượng vảy tỷ lệ thuận với số lá và số hoa. Số
vảy càng nhiều thì số lá và số hoa càng nhiều. Nếu bóc bỏ lớp vảy ngoài thì
tốc độ nảy mầm của củ nhanh hơn, nhưng tốc độ hình thành của các cơ quan
sinh sản giảm, hoa ra muộn hơn.
Việc lựa chọn củ giống to nhỏ phụ thuộc vào chất lượng của hoa mà ta
cần. Theo nguyên tắc thông thường, củ giống càng nhỏ thì nụ hoa trên mỗi
cành càng ít, thân càng ngắn thì cây càng nhẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
6
Trong điều kiện thích hợp, tức là trong thời kỳ sinh trưởng của thực vật
mà có ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ thấp vừa đủ thì tốt nhất trồng củ giống hoa
lily loại nhỏ nhất. Nếu thời kỳ trồng là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3
năm sau, do ánh sáng thiếu và ngắn (mùa đông) hoặc ở giai đoạn nhiệt độ quá
cao (mùa hè) thì nên chọn loại củ giống hơi to một chút. Chúng ta nên chú ý
đến một số loại giống trong hệ lai châu Á và hệ lai Đông Phương nếu trồng củ
giống to quá sẽ có nguy cơ bị cháy lá. Bảng dưới đây sẽ thể hiện cỡ củ giống
trong từng hệ hoa lily
Hệ lai châu Á 9-10cm, 10-12cm, 12-14cm, 14-16cm, 16cm và lớn hơn
Hệ lai Đông
Phương
12-14cm, 14-16cm, 16-18cm, 18-20cm, 20-22cm, 22cm và
lớn hơn
Hệ lai
Longiflorum
10-12cm, 12-14cm, 14-16cm, 16cm và lớn hơn
Hệ L/A 10-12cm, 12-14cm, 14cm và lớn hơn
(Trồng hoa lily cắt cành và hoa chậu – Trung tâm hoa thế giới)
1.2. Cơ sở thực tiễn
Bắc Kạn là tỉnh miền nú i, vùng cao nằm ở phía Bắc Việt Nam, có đ ịa
hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 500-600m, đặc biệt có một
số vùng có độ cao từ 700-1000m so với mặt biển như ở các huyện Ngân Sơn,
Ba Bể, Chợ Đồn...
Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, á nhiệt đới và một số khu vực
mang đặc tính ôn đới, mùa đông đến sớm, mùa mưa đến muộn.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 485.943 ha. Trong đó: Đất Nông
nghiệp: 37.798 ha chiếm 7,78%, đất Lâm nghiệp: 333.059 ha, chiếm 68,53%,
còn lại là đất khác (Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2007)[5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
7
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần IX đề ra nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 đối với ngành nông lâm nghiệp là:
"Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tận dụng những tiềm năng lợi thế của
địa phương về đất đai, khí hậu thời tiết ở từng vùng sinh thái để nâng cao giá
trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, góp
phần xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện và ổn định đời sống cho nhân
dân".
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều cố gắng để phát triển
kinh tế-xã hội thông qua chương trình ứng dụng các tiến bộ khoa học và công
nghệ vào sản xuất và đời sống, như: quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, xây
dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc trồng,
chăm sóc một số cây ăn quả đặc sản tại địa phương: Hồng không hạt Ba Bể;
Cam, Quýt Quang Thuận; Đào, Lê Ngân Sơn; tuyển chọn cây đầu dòng chè
Shan (Tuyết),...đã đem lại những kết quả to lớn, góp phần không nhỏ trong
việc nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong
tỉnh. Đặc biệt hoa Lily là cây trồng mới đưa vào địa phương trồng thử nghiệm,
bước đầu sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu nhập khá cao tại khu vực Đồn
Đèn-huyện Ba Bể và Đèo Gió-huyện Ngân Sơn.
Với những thuận lợi về khí hậu, thời tiết, đất đai như trên, Bắc Kạn có
thể phát triển trồng hoa Lily ở những vùng sinh thái phù hợp, góp phần
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần IX đề ra.
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn trước khi phát triển loại hoa này tại
Bắc Kạn, chúng tối tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật, nghiên
cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của của chúng ở các cỡ củ khác nhau để
tìm ra được cỡ củ và loại phân bón lá, chế phẩm KTST thích hợp nhất nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
8
Vì vậy, việc triển khai đề tài trên ở tỉnh Bắc Kạn có ý nghĩa rất lớn, là
cơ sở khoa học và thực tiễn để tỉnh chỉ đạo triển khai mở rộng mô hình trồng
hoa Lily có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho
nhân dân, đặc biệt là đồng bào tái định cư tại khu vực Đồn Đèn-Khuổi Luông
huyện Ba Bể.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình sản xuất hoa cắt và cây cảnh trên thế giới
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
Be
lg
iu
m
Tu
rk
ey
A
us
tri
a
K
en
ya
Is
ae
l
Ec
ua
do
r
Co
sta
R
ica
A
us
tra
lia
K
or
ea
(R
ep
ub
lic
)
Co
lo
m
bi
a
Fr
an
ce
G
er
m
an
y
Sp
ai
n
U
K
Th
ai
lan
d
N
eth
er
lan
ds
Ita
ly
Ja
pa
n
Br
az
il
Ta
iw
an
M
ex
ic
o
U
S
In
di
a
Ch
in
a
Đồ thị 1.1. Diện tích trồng hoa, cây cảnh của một số nước trên thế giới
(ha)
(Nguồn: Jo Wijnands, 2005)
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất hoa cắt và cây cảnh không
ngừng phát triển và mở rộng ở nhiều nước trên thế giới, như: Trung Quốc, Ấn
Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Lo an, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Úc,
Newzealand, Kenya, Ecuador, Colombia, Israel...
Hiện nay, Trung Quốc là nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn nhất
thế giới với diện tích là 122.600ha, nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn
thứ hai là Ấn Độ : 65.000ha. Mỹ là nước đứng thứ 3, với khoảng 60.000ha
(AIPH, 2004)[21]. Một số nước châu Âu như : Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
9
Hà Lan, Israel... có nghề trồng hoa phát triển, diện tích trồng hoa của các
nước đều ở mức trên 15.000ha. Sản xuất hoa ở các nước châu Âu chiếm
khoảng 15% lượng hoa trên thế giới. ở châu Phi, Kenya là nước trồng nhiều
hoa nhất với diện tích 2.180ha. Nam Phi và Zimbabwe có diện tích trồng hoa
khoảng 1.100ha.
Như vậy, diện tích trồng hoa tập trung chủ yếu ở các nước châu Âu và
châu Á, một phần ở các nước châu Phi.
1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới
Trên thế giới có 3 thị trường tiêu thụ hoa chính là Mỹ, các nước châu Âu
và Nhật Bản (Buschman, 2005)[22].
Hàng năm giá trị xuất khẩu hoa cắt trên thế giới khoảng 25 tỷ USD, đứng
đầu trong 4 nước xuất khẩu hoa trên thế giới là Hà Lan 1.590 triệu USD,
Colombia 430 triệu USD, Kenya 70 triệu USD và Israel 135 triệu USD.
Đức là một trong những nước nhập khẩu hoa cắt lớn nhất thế giới, với
giá trị nhập khẩu hoa cắt của Đức là 880 triệu Euro mỗi năm; Anh: 830 triệu
Euro; Mỹ: 600 triệu Euro; Canada: 203 triệu Euro. Hà Lan không chỉ là nước
xuất khẩu nhiều hoa mà còn là một nước nhập khẩu hoa lớn, giá trị nhập khẩu
chiếm khoảng 25% xuất khẩu (Jo Wijnands, 2005)[28].
Tình hình tiêu thụ hoa trung bình/ngư ời và ước tính giá trị thị trường của
một số nước trên thế giới được thể hiện ở Đồ thị 1.2. như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
10
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
A
us
tri
a
Be
lg
iu
m
Fr
an
ce
G
er
m
an
y
Ita
ly
N
et
he
rla
nd
s
Ru
ss
ia
Sp
ai
n
Sw
ed
en
Sw
itz
er
la
nd
U
K
Ja
pa
n
U
SA
Tiêu thụ trung bình/người (Euro) Giá trị thị trường (100 triệu Euro)
Đồ thị 1.2. Tình hình tiêu thụ hoa cắt trên đầu người và giá trị thị trường
(100 triệu Euro) của một số nước trên thế giới
(Nguồn: Jo Wijnands, 2005)
Tiêu thụ hoa bình quân trên đầu người hàng năm của các nước trên thế
giới biến động trong phạm vi rất rộng từ vài Euro như ở Nga đến trên 90 Euro
như ở Thuỵ Sỹ. Ước tính giá trị thị trường cao nhất là Mỹ, đạt trên 7.000 triệu
Euro; sau đó đến Nhật, đạt gần 4.000 triệu Euro; Đức trên 3.000 triệu Euro và
Anh trên 2.000 triệu Euro...
Tính theo số lượng hoa cắt năm 2006, 11 nước châu Âu đã xu ất khẩu
175,86 triệu cành hoa cắt, trong đó Lily: 6,19 triệu cành; nhập khẩu: 67,29
triệu cành, thì Lily là 543.900 cành. Tiêu thụ hoa cắt ở châu Á cũng tăng
nhanh từ những năm 1993 trở lại đây, như : Inđonêxia năm 1993 tiêu thụ
33,93 triệu cành, năm 1999 tiêu thụ 58,99 triệu cành; Trung Quốc sản xuất và
tiêu thụ năm 1993 khoảng 400 triệu cành, đã tăng lên 1,09 t ỷ cành vào năm
1996 (Yang Xiaohan, 1996)[32].
Như vậy, thị trường hoa cắt trên thế giới là rất lớn, bên cạnh những thuận
lợi để phát triển nghề trồng hoa, thì khó khăn cũng không nh ỏ, nhất là những
thách thức thị trường cho các nước xuất khẩu hoa (Jo Wijnands, 2005)[28].
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới
1.3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
11
Lily là loài hoa cắt được trồng rộng rãi trên thế giới. Hoa có hình dáng
đẹp, màu sắc phong phú, quyến rũ, sang tr ọng, nhất là nhóm Lily thơm
(L.longiflorum Thumb) được coi là biểu tượng của sự thanh khiết và lộng lẫy
(Lê Quang Long và CS, 2006)[12]. Hiện nay, Lily đang là một trong sáu loài
hoa cắt phổ biến, quan trọng nhất trên thế giới (De Hertogh & Le Nard,
1993)[24]. Mặc dù Lily mới được phát triển trong những năm gần đây, nhưng
đã có thị trường tiêu thụ rộng lớn do đa dạng về chủng loại và số lượng các
giống lai thương mại. Lily có thể trồng làm hoa cắt, hoa trong chậu và hoa
ngoài vườn. Tuy nhiên, hoa Lily được trồng nhiều ở một số nước, như : Hà
Lan, Pháp, New Zealand, Mỹ, Chi Lê, Italia, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Đài Loan, úc…
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất hoa Lily ở một số nước trên thế giới (ha)
TT Nước Năm 1989-1990 Năm 1997-1998 Năm 1999-2001
1 Hà Lan 1200 4000 5000
2 Pháp 30 150 420
3 Canada và Mỹ 200 215 235
4 Nhật 370 350 360
5 Úc 50 350 400
6 Chi Lê 8 45 135
7 Hàn Quốc 131 209 250
(Nguồn: Đặng Văn Đông, 2005)
Hà Lan là n ước đứng đầu trong các nước sản xuất hoa Lily về cả củ
giống và hoa Lily thương phẩm. Lily là cây đứng thứ 5 trong các loài hoa cắt
quan trọng của Hà Lan (Van Tuyl. J.M, 1996)[31]. Trong những năm gần đây
diện tích trồng Lily của Hà Lan tăng nhanh chóng: từ 100 ha năm 1970 lên
4800ha năm 2000. Phần lớn Lily được lai giống và sản xuất ở Hà Lan (Chi.H.S,
1999)[23]. Thông qua các chương trình nghiên c ứu, tạo giống tiên tiến: nuôi
cấy mô tế bào trong ống nghiệm (In vitro), tạo giống đa bội thể, chuyển gen đã
tạo ra nhiều giống mới có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
12
hoa đẹp, năng suất cao (Van Tuyl.J.M, 1996)[31]. Hàng năm, Hà Lan sản xuất
được 11,8 tỷ cành hoa cắt, trong đó Lily chiếm 3,5%. Mỗi năm sản xuất 2,21 tỷ
củ Lily giống, thì 2,11 tỷ củ (95,5%) được sử dụng làm hoa cắt, trong đó
khoảng 0,41 tỷ củ (19,4%) được trồng ở trong nước, xuất khẩu sang các nước
châu Âu 1 tỷ củ và các nước ngoài châu Âu 0,7tỷ củ (Buschman, 2005)[22].
Công nghệ sản xuất hoa Lily của Hà Lan tiên tiến, đầu tư cơ sở vật chất lớn,
như nhà kính năm 2003 có tới 266ha (Jo Wijnands, 2005)[28]. Do đó, Hà Lan
có thể sản xuất hoa Lily quanh năm, nên giá thành sản xuất thấp, hiệu quả kinh
tế cao.
Trung Quốc là nước trồng hoa Lily sớm nhất, những nghiên cứu thấy
rằng từ đời Đường người ta đã trồng Lily để lấy củ ăn như một món ăn sang
trọng có lợi cho sức khoẻ. Hiện nay Trung Quốc có 46 loài 18 biến chủng
Lily, chiếm khoảng 50% tổng số loài trên thế giới (Zhao.X, 1996)[33]. Lily
được phân bố ở khắp các vùng, đặc biệt là ở Sichuan, Yunnan, Xizang và
Gansu; các giống trồng chính là: Navona, Acapulco, Elife, Lorian, Solemio,
Pollyanna, Adelina, Akita, Her Grace, Jessica, Maremma, Amanda, Ankra,
Apropas, Merostar, Wisdom, Snow Queen và White Satin (Yang Xiaohan,
1996)[32]. Nhiều giống Lily của Trung Quốc có khả năng chống chịu tốt với
điều kiện bất lợi, như: L. legale, L.formosanum, L. subphureum với điều kiện
nóng; L.henryi, L.davidii, L. sargentiae, L.leucanthum với điều kiện muối và
kiềm; L.pulilum, L.concolor với hạn hán; và L. dauricum và L.distichum với
điều kiện lạnh.
Hiện nay Trung Quốc tập trung nghiên cứu một số chủng L.regale,
L.sulphureum, L.davidii và L.lancifolium để đưa vào trồng trọt và đang thực
hiện chương trình bảo tồn các loài Lily độc, quý hiếm. Trong tương lai,
nghiên cứu, bảo quản phát triển Lily bằng phương pháp mầm phôi, nguyên
sinh chất sẽ được triển khai tại Trung Quốc (Zhao.X, 1996)[33].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
13
Nhật Bản là nước có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là m ột trong
những nước tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu á, mỗi năm nhập
khẩu hoa giá trị khoảng 500 triệu USD. Hoa Lily đứng ở vị trí thứ tư trong
các loài hoa ở Nhật. Hiện nay diện tích trồng hoa Lily của Nhật Bản khoảng
550ha (Okazaki.K, 1996)[27]. Lily phân bố ở nhiều vùng, mỗi vùng có những
đặc trưng riêng: vùng Kagoshima sản xuất giống L.longiflorum, vùng Niigata
và Hokkaido sản xuất giống lai châu Á, vùng Toyama sản xuất giống
speciosum, Giống Stargazer và Casa Blanca không những được ưa chuộng ở
Nhật mà còn nổi tiếng trên thế giới. Sản xuất củ giống ở Nhật chủ yếu là loài
L.longiflorum với diện tích 180ha, cung cấp khoảng 20 triệu củ giống cho thị
trường.
Năm 1928, Nhật Bản bắt đầu có những nghiên cứu đầu tiên về Lily, đó là
nghiên cứu về lai giống giữa L.formosanum và L.longiflorum. Sau đó mở rộng
nghiên cứu ra nhiều lĩnh vực khác, như: giải quyết hiện tượng bất dục do lai
xa khác loài, nuôi cấy mô, nuôi cấy noãn sào trong môi trư ờng dinh dưỡng cơ
bản - MS(Murashige and Skoog, 1962)[26].
Những năm gần đây Hàn Quốc là một nước phát triển nghề trồng hoa
mạnh, xuất khẩu hoa lớn nhất khu vực Đông Bắc á. Diện tích trồng hoa của
Hàn Quốc vào khoảng 15.000ha, giá trị sản lượng đạt 700 triệu USD, gấp 8
lần năm 1989. Lily là cây đứng thứ tư trong các cây hoa cắt ở Hàn Quốc
(Kim.Y, 1996)[25]; năm 2003 Hàn Quốc xuất khẩu hoa Lily sang Nhật giá trị
khoảng 10 triệu USD, nhập khẩu giống từ Hà Lan trị giá khoảng 4 triệu USD
(Rhee, 2005)[30]. Hàn Quốc có 11 loài Lily nội địa, trong đó 8 loài
L.concolor var pulchellum, L.callosum, L.amabile, L.cernuum, L.lancifolium
(L.tigrinum), L. leichtliniiuva maximowiczii, L.pumilum và L. dauricum thuộc
nhóm Sinomartagon và 3 loài L.hansonii, L. tsingtauense và L.distichum
thuộc nhóm Martagon. Diện tích trồng Lily tăng, năm 1985: 32ha, năm 1992
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
14
là 223ha, trong đó giống L.longiflorum, chiếm 55%; lai châu á và lai phương
Đông chiếm 37%, 8% là các nhóm khác.
Từ đầu thập niên 1990 nghiên cứu sản xuất giống lai khác loài Lily đã
được tiến hành ở Hàn Quốc. Hiện nay Hàn Quốc đang tập trung nghiên cứu
sản xuất giống sạch bệnh vi rút, nghiên cứu sản xuất kết hợp quản lý dịch hại,
khắc phục bệnh sinh lý...để đưa vào trồng trọt.
Ở Italia diện tích trồng hoa cắt vào khoảng 8.000ha thu nhập hàng năm
trên 1,1 tỷ USD. Lily là một loại cây hoa cắt có hiệu quả kinh tế cao, hoa Lily
được trồng quanh năm (mùa xuân sản xuất trong nhà kính, mùa hè sản xuất
ngoài trời), ở nhiều vùng, nhưng được trồng nhiều ở phía Nam Italia, diện tích
trồng khoảng 280-300ha, thu nhập khoảng 71 triệu USD. Hiện nay, Italia vẫn
phải nhập giống từ Hà Lan với giá trị khoảng 152 triệu USD mỗi năm, trong
đó 70% là giống L.elegans, 20% là lai phương Đông và 10 % là giống thơm
(longiflorum); do giá giống ngày càng tăng cao nên Italia đã khuy ến khích các
viện nghiên cứu và công ty hoa tư nhân nghiên cứu sản xuất củ giống.
Kênia là nước sản xuất hoa chủ yếu ở châu Phi và cũng là nư ớc xuất
khẩu hoa tươi lớn nhất châu lục này. Hiện nay, Kênia có tới 3 vạn nông
trường với hơn 2 triệu người trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, hoa Lily và hoa
hồng. Mỗi năm xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong đó hoa Lily
chiếm 35%.
Đài Lo an là n ước có công nghệ sản xuất hoa Lily cắt cành tiên tiến,
trình độ canh tác cao, diện tích trồng hoa Lily khá lớn: năm 2001 có 490ha
trồng Lily, giá trị xuất khẩu Lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD.
Ngoài các nước kể trên còn có nhiều nước khác trên thế giới trồng Lily,
như: Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Israel, úc, Chi Lê, Mêhicô, Côlômbia,
NewZeland, Thái Lan, Singapore, Malaixia…
1.3.2.2. Một số đặc điểm chung của ngành sản xuất hoa trên thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
15
Đặc điểm cơ bản của ngành sản xuất hoa tiên tiến trên thế giới là tạo lập
cơ chế chính sách, đầu tư, hỗ trợ đồng bộ, thoả đáng, để thúc đẩy sản xuất
phát triển.
Có sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty tư nhân và người sản xuất. Bên
cạnh sự đầu tư của nhà nước, các công ty tư nhân cũng đ ẩy mạnh nghiên cứu
khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hoa.
Kỹ thuật sản xuất hoa nói chung, hoa Lily nói riêng ở trình độ cao, sản
xuất trong điều kiện được bảo vệ, nhà kính là chính (ở Israel 100% diện tích
trồng hoa được bảo vệ); do đó có khả năng điều khiển chế độ nhiệt, ẩm độ
không khí, dinh dưỡng, ánh sáng theo yêu cầu từng thời kỳ sinh trưởng phát
triển của cây hoa, nên chất lượng hoa cao.
Có sự gắn kết giữa nghiên cứu sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy, nghề trồng hoa của các nước tiên tiến trên thế giới có tính rủi ro
thấp hơn, hiệu quả kinh tế cao.
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện khí hậu phù hợp cho nhiều loài hoa và cây cảnh
phát triển. Tính đến năm 2005, nước ta có khoảng 13.200ha diện tích trồng
hoa cây cảnh (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007)[2]. Sản xuất
hoa cho thu nhập cao, bình quân đ ạt khoảng 70-130 triệu đồng/ha nên rất
nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích trồng hoa trên những
vùng đất có tiềm năng.
Tại miền Bắc, sản xuất hoa tập trung ở một số địa phương: Thành Phố
Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình,
Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lao Cai, Sơn La và Hà Giang. Loại hoa sản xuất
nhiều nhất ở vùng này là hoa Cúc, chiếm khoảng 35%, thứ 2 là hoa Hồng
chiếm 32%; còn lại là các loại hoa khác, như: Lay ơn, Đồng tiền, Cẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
16
chướng, Huệ, Lan... . Vùng sản xuất nhiều hoa như : Tây Tựu-Từ Liêm-Hà
Nội: 330ha; Vĩnh Phúc 867ha; H ải Phòng : 755ha; Hoành Bồ - Quảng Ninh
10ha; Lào Cai 95,7ha; Sơn La 22ha, Hà Giang 18ha.
Các tỉnh phía Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh là địa phương có diện tích
trồng hoa cây cảnh lớn khoảng 700ha, với 1.400 hộ sản xuất trên 8 quận
huyện, các loại hoa trồng chính là: hồng môn, lay ơn, đồng tiền, thiên điểu...
Lâm Đồng được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước, với
diện tích trồng hoa cây cảnh năm 2005 là 2027ha. Hoa được sản xuất chủ yếu
ở Thành Phố Đà Lạt, các xã Hiệp Thành, Hiệp An, sản lượng hoa khoảng 640
triệu cành. Nghề trồng hoa ở Đà Lạt đang có xu hướng phát triển mạnh, áp
dụng công nghệ cao vào sản xuất, sử dụng giống mới, cải tiến quy trình canh
tác, áp dụng các loại phân bón thế hệ mới với đặc tính phân giải chậm, sử
dụng các vật liệu hỗ trợ sản xuất…. nhưng ứng dụng mang lại hiệu quả rõ rệt
nhất là sản xuất hoa trong nhà màng, sử dụng các hệ thống tưới cải tiến và sử
dụng giống thông qua kỹ thuật nhân cấy mô thực vật (Nguyễn Văn Tới,
2007)[19].
Diện tích trồng hoa, cây cảnh của nước ta tăng trưởng ổn định trong suốt
12 năm qua; so năm 1994, diện tích hoa cây cảnh năm 2006 tăng 3,8 lần (diện
tích hoa cây cảnh năm 1994 : 3.500ha, năm 2006 : 13.400ha) giá trị tăng 6 lần,
đạt 1.045 tỷ đồng (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[9]. Hiệu quả kinh tế từ trồng hoa
gấp 10 lần so với lúa và 7 lần so với cây trồng khác; nếu đầu tư 28 triệu cho 1
ha hoa thì lợi nhuận thu được 90 triệu đồng (Nguyễn Xuân Linh, 1998)[10].
Mặc dù diện tích trồng hoa cây cảnh ở nước ta tăng, nhưng việc sử dụng
hoa cắt ở nước ta chưa nhiều, bình quân khoảng 1USD/người/năm, so sánh
với các nước khác trên thế giới, như: Mỹ, Đức, Nhật, Hà Lan, Ytalia...(bình
quân 1 người 16,6USD/năm) thì nư ớc ta sử dụng hoa cắt còn rất ít. Tiêu thụ
hoa trong nước đa dạng về chủng loại, nhưng chất lượng hoa thấp, giá rẻ, hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
17
quả kinh tế không cao; hoa được tiêu thụ tập trung chủ yếu vào những ngày lễ,
tết, các ngày kỷ niệm. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu được một số loại hoa
cắt cành như : hồng, phong lan, cúc, đồng tiền, cẩm chướng, Lily sang Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Australia, ả rập, nhưng số lượng chưa
nhiều bình quân khoảng 10 triệu USD/năm. Sở dĩ sản phẩm hoa cây cảnh của
Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới là do chủng loại, chất lượng, kích
cỡ không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng quốc tế.
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam
1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam
Việt Nam có 2 loài Lilium hoang dại: L.browii F.E. Brown var.
Cochesteri Wils mọc trên núi đá, các đồi cỏ ở Bắc Thái, Cao Lạng (nay là tỉnh
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn) và loài L.poilaneigag.nep
xuất hiện ở đồi cỏ Sa Pa-Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lao Cai) (Võ Văn Chi,
Dương Đức Tiến, 1978; Lê Quang Long và CS, 2006)[3], [11]. Tuy nhiên,
các giống Lily trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập nội từ Hà Lan,
Đài Loan hoặc Trung Quốc. Nghiên cứu về hoa Lily tập trung ở một số
hướng: khảo nghiệm để lựa chọn được những giống nhập nội phù hợp với
điều kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật in
vitro, nuôi cấy bioreator...bên cạnh đó, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc
hoa Lily cũng được quan tâm.
Nghiên cứu khảo nghiệm hoa Lily được thực hiện ở nhiều vùng phía Bắc
bước đầu đã thu được kết quả khả quan (Trần Duy Quý, 2004)[15].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Đông từ năm 2002 đến năm
2004 đã xác đ ịnh được 3 giống Lily: Tiber, Siberia và Acapulco có khả năng
trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc; kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Lạng Sơn,
Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên... đã kh ẳng định được 2 giống Tiber
và Sorbonne sinh trưởng, phát triển tốt tại địa phương...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
18
Nghiên cứu sản xuất giống Lily ở Việt Nam cũng đem lại một số kết quả
nhất định, như: Nghiên cứu phương pháp tạo củ in vitro trên một số giống hoa
Lily nhập nội (Nguyễn Thái Hà và CS, 2003)[8]. Nghiên cứu khả năng tạo củ
của Lily bằng cách tạo củ sơ cấp Lily trong ống nghiệm (Hà Thị Thuý và CS,
2005)[18]. Nghiên cứu nhân giống củ Lily bằng kỹ thuật in vitro nuôi cấy
trong môi trườn g cơ bản (MS) có bổ sung 12% đường sacaroza, nhiệt độ
phòng 25-270C, độ ẩm 70%, cường độ chiếu sáng 3000lux do tác giả Nguyễn
Thị Lý Anh Viện Sinh học Nông nghiệp-Trường Đại học Nông nghiệp I. Kết
quả cho thấy các cây trồng từ củ in vitro có khối lượng trên 1g/củ và được xử
lý ở nhiệt độ 50C trong 3 tháng đã sinh trư ởng, phát triển tốt và có chất
lượng củ thu hoạch cao (Nguyễn Thị Lý Anh, 2005)[1].
Nghiên cứu về một số giải pháp kỹ thuật: sử dụng chất kích thích sinh
trưởng, bón phân qua lá, che bóng cho cây... thực hiện ở Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Bắc Kạn...đã xác định được một số chất kích thích sinh trưởng: GA3
có tác dụng làm tăng chất lượng hoa (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[9], chế phẩm
kích thích sinh trưởng Atonik có tác dụng tốt đến sinh trưởng và chất lượng
hoa (Phạm Thị Mai Chinh, 2007)[4], giống hoa lily sorbonne thể hiện tính ưu
việt về chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và chất lượng tại Ba Bể - Bắc Kạn
(Nguyễn Văn Tấp, 2009)[17].
1.4.2.2. Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam
a. Tình hình sản xuất hoa Lily trong nước
So sánh với chủng loại hoa khác thì sản xuất hoa Lily ở nước ta chiếm
một tỷ lệ thấp về cả diện tích và số lượng.
Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng hoa Lily nhiều nhất so với các
địa phương khác trong cả nước, chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng
hoa. Tình hình phát triển hoa Lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, do có điều kiện ngoại
cảnh phù hợp cho sự phát triển của các giống hoa. Hơn nữa Đà Lạt có kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
19
trồng hoa Lily cao hơn những vùng khác, nên hoa sinh trưởng phát triển tốt,
chất lượng hoa đồng đều. Lily là một trong những loại hoa đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho một số công ty hoa ở Đà Lạt. ở đây có một công ty nước ngoài
đầu tư sản xuất hoa Lily từ năm 1994, diện tích trồng hoa Lily khoảng 4 ha,
mỗi năm cung cấp cho thị trường 3 triệu cành.
Hiện nay, một số tỉnh miền núi phía Bắc, như: Lạng Sơn, Sơn La, Bắc
Kạn, Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên.... đã
tiến hành sản xuất một số giống Lily thương mại: Tiber, Sorbonne, Siberia,
Acapulco, Stargazer, Yelloween, Starfighter.... nhưng mới ở quy mô thử
nghiệm nhỏ, chưa đưa ra sản xuất đại trà.
Nhìn chung, việc sản xuất hoa Lily của nước ta còn nhiều hạn chế về
diện tích, năng suất và sản lượng, dẫn tới giá thành hoa cắt còn khá cao, trung
bình 20.000-30.000 đồng/cành Lily; dịp lễ, tết có thể lên tới 50.000 đồng/cành
thậm chí 80.000đồng/cành.
b. Tình hình sản xuất hoa ở Bắc Kạn
Nghề trồng hoa ở tỉnh Bắc Kạn chưa phát triển, quy mô nhỏ lẻ, manh
mún. Hoa được trồng ở một số phường, xã của Thị xã Bắc Kạn: phường Sông
Cầu, xã Huyền Tụng và xã Dương Quang. Số lượng và chủng loại ít, chủ yếu
là hoa Hồng và hoa Cúc. Hai năm gần đây (2005-2006) tỉnh Bắc Kạn đã tiến
hành trồng thử nghiệm một số loài hoa có giá trị kinh tế cao như: hoa Lily,
Cẩm chướng, Tuy líp, Đồng tiền, Layơn... bước đầu thu được kết quả khá khả
quan; xác định được một số giống hoa tương đối phù hợp với điều kiện sinh
thái của địa phương. Năm 2007, một số hộ dân và doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn đã đ ầu tư trồng hoa Lily, với diện tích khoảng 0,5ha (tương
đương 100.000 củ giống). Tuy nhiên, với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, nghề
trồng hoa ở Bắc Kạn chưa thực sự có những đóng góp đáng kể cho sự phát
triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
20
1.4.2.3. Một số đặc điểm chung của nghề trồng Lily ở Việt Nam
Ngành sản xuất hoa nói chung, sản xuất Lily nói riêng ở nước ta còn nhiều
tồn tại:
- Về quy mô: các cơ sở sản xuất hoa cắt cành ở nước ta ở quy mô hộ gia
đình nhỏ lẻ, manh mún, tản mạn, sản xuất đơn lẻ, diện tích 1.000-2.000 m2/hộ.
- Về kỹ thuật: Kỹ thuật sản xuất lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính,
nhân giống bằng phương pháp cổ truyền: gieo hạt, trồng bằng củ, mầm nên
giống dễ bị thoái hoá, chất lượng hoa kém. Đầu tư khoa học kỹ thuật còn thấp
so với các nước trong khu vực và thế giới; chủ yếu là sản xuất ngoài tự nhiên;
tính đến năm 2005, tỉ lệ diện tích hoa cây cảnh áp dụng biện pháp tiến bộ
khoa học, kỹ thuật mới chỉ đạt khoảng 35%, diện tích trồng hoa cây cảnh
trong nhà có mái che chiếm 5% (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[9], trong đó tập
trung chính ở Lâm Đồng với 650ha diện tích trồng hoa trong nhà màng
(Nguyễn Văn Tới, 2007)[19]. Chính vì vậy mà nghề sản xuất hoa dù có thu
nhập cao, nhưng cũng g ặp khá nhiều rủi ro và phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên.
- Các giống hoa chủ yếu nhập nội từ nước ngoài, bằng nhiều con đường
khác nhau, nhưng chủ yếu lại bằng con đường không chính thức nên rất khó
khăn cho việc quản lý chất lượng giống, bị động sản xuất, giá thành sản phẩm
cao.
- Chưa có sự chỉ đạo thống nhất, sản xuất thiếu tính đồng bộ.
- Diện tích ít, sản lượng thấp, chất lượng hoa chưa cao.
1.4.2.4. Triển vọng của nghề trồng Lily ở nước ta
Hoa Lily mới phát triển mấy năm gần đây ở nước ta nhưng đã đư ợc
nhiều người yêu thích, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
21
Hiện nay, ở Việt Nam, Lily được xếp vào loại hoa cao cấp, thường đắt
hơn 10-15 lần so với các loại hoa thông thường như: cúc, hồng, cẩm chướng,
chỉ đắt sau phong lan và địa lan (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2004)[7].
Với nhu cầu tiêu thụ hoa của thị trường như trên, Việt Nam có nhiều cơ
hội để sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ hoa ở trong nước và trên thế
giới.
1.4.3. Những thụân lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất hoa ở Việt
Nam
Kết quả nghiên cứu đề tài “ Điều tra khả năng phát triển hoa ở khu vực
miền Bắc Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Xuân Linh (Viện di truyền nông
nghiệp Việt Nam) đã th ực hiện trong 2 năm 1996-1997. PGS.TS Nguyễn
Xuân Linh đã đưa ra những đánh giá sau:
* Những điều kiện thuận lợi của sản xuất hoa ở Vịêt Nam
- Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích tự nhiên lớn, 80% dân
số sống bằng nghề nông, nông dân cần cù, giàu kinh nghiệm sản xuất, nghề
trồng hoa có từ lâu đời.
- Thị trường tiêu thụ hoa ngày càng được mở rộng, có tiềm năng xuất
khẩu hoa ra các nước khác.
- Một số loại hoa họ nhiệt đới có nguồn gốc ở Vịêt Nam thích hợp với
điều kiện tự nhiên của vùng.
- Nhà nước đang khuyến khích phát triển hoa để phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
* Những khó khăn của sản xuất hoa Việt Nam
- Khí hậu miền Bắc nóng, ẩm về mùa hè đặc biệt trong các tháng từ
tháng 5 đến tháng 8, mùa đông thì có gió mùa Đông B ắc lạnh, độ chiếu sáng
ngắn, yếu. Miền Nam quanh năm nóng ẩm, có mùa đông khô và mùa nóng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
22
mưa, ẩm độ cao, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho các cây hoa có nguồn
gốc ôn đới.
- Chưa có các giống hoa chất lượng cao, thích ứng với điều kiện của
vùng. Tuy một số vùng có một số giống hoa đẹp, quý như trà, lan, Anthirium
nhưng ở dạng hoa dại nên không thể cạnh tranh được với các dạng hoa lai tạo
có màu sắc sặc sỡ và chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
- Sản xuất hoa tản mạn, các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất bảo quản hoa
chưa được áp dụng rộng rãi.
- Thiếu các phương tiện, thiết bị bảo vệ hoa trong điều kiện nắng nóng,
mưa, bão... như nhà kính, nhà lưới, nhà che.
- Thị trường hoa chưa phát triển trong cả nước và xuất khẩu
- Những đội ngũ cán bộ khoa học về cây hoa chưa được đào tạo đầy đủ.
- Nhà nước chưa có bản quyền về giống cây trồng nói chung và về cây
hoa nói riêng. Từ đó hạn chế việc trau dồi, đầu tư giống hoa của các nước vào
Việt Nam.
* Phương hướng phát triển sản xuất cây hoa ở Việt Nam
- Nhà nước cần đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển hoa ở Vịêt
Nam, khai thác hợp lý, tận dụng tiềm năng, khắc phục những hạn chế, khó
khăn, đem lại hiệu quả cao cho sản xuất hoa ở nước ta.
- Trước mắt tập trung nghiên cứu, cải tiến giống, đầu tư phát triển các
loài hoa nhiệt đới quý, đẹp được thị trường chấp nhận, có khả năng thích ứng
điều kiện tự nhiên của vùng, phát triển các giống hoa ôn đới theo mùa vụ cho
các vùng có khí hậu thích hợp.
- Tăng cường đào tạo cán bộ về hoa, áp dụng các tiến bộ về sản xuất, bảo
quản, chế biến hoa của thế giới vào điều kiện sản xuất hoa của vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
23
- Tạo cơ sở kỹ thuật cho sản xuất, chế biến, bảo quản hoa như nhà lưới,
nhà kính, nhà che cây hoa, kho lạnh, bến bãi, bảo quản, lưu giữ phục vụ xuất
khẩu hoa.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoa
- Ra đời luật bản quyền về giống cây trồng
1.5. Đặc tính sinh vật học, yêu cầu sinh thái và phương pháp nhân giống
của cây hoa lily.
1.5.1. Đặc tính sinh vật học của cây hoa lily
* Đặc điểm thực vật học
- Củ con và mầm hạt: Đại bộ phận lily có nhiều củ con ở phần thân rễ
chu vi mỗi củ 0,5 – 3 cm, số lượng củ tuỳ thuộc vào giống. Một số giống như
Đan Quyển và các giống tạp giao ở nách lá có mầm hạt chu vi 0,5 – 1,5 cm.
- Rễ: Rễ gồm hai phần rễ thân và rễ gốc, rễ thân còn gọi là rễ trên mọc ở
phần thân dưới đất sinh ra có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng.
Rễ gốc còn gọi là rễ dưới mọc ra từ gốc thân vảy chủ yếu là hút nước và dinh
dưỡng.
- Thân vảy: Là phần phình to của thân có hình cầu dẹt, hình trứng, hình
trứng dài, hình elíp... Thân vảy không có vỏ bao bọc, màu sắc phụ thuộc vào
giống: màu trắng, màu vàng, màu cam, tím... Kích thước củ to, nhỏ phụ thuộc
vào giống, độ lớn của thân vảy tỷ lệ với số hoa ở trên cành. Vảy thì có hình
kim xoè ra hoặc hình elíp có đ ốt hoặc không có đốt. Mầm vảy to ở ngoài và
nhỏ ở trong là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và nước cho thân vảy.
- Lá: Mọc thưa có hình kim, hình thuôn dài ho ặc hình dải, đầu lá hơi
nhọn có cuống hoặc không có cuống, phiến lá mềm mại màu xanh, bóng.
- Hoa: Mọc đơn lẻ hoặc xếp đặt trên trục hoa, hoa trúc xuống, vươn
ngang hoặc hướng lên, cánh đài cùng màu với cánh tràng, hoa có nhiều màu
sắc sặc sỡ: đỏ, hồng, hồng đậm, vàng, trắng... có hoặc không có hương thơm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
24
- Quả: Hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên ttong quả chia làm 3
ngăn, hạt nhỏ dẹt cung quanh có cánh mỏng hình bán cầu hoặc 3 góc vuông
dài, trong điều kiện khô lạnh có thể bảo quản được 3 năm (Đặng Văn Đông -
Đinh Thế Lộc) [7].
* Đặc điểm sinh trưởng, phát dục
- Đặc điểm sinh trưởng:
Thân vảy được coi như là mầm dinh dưỡng, thân vảy vùi trong đất sau
khoảng hai tuần sẽ nảy mầm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào độ ẩm, ẩm độ...
Các giống khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trưởng
của cây, chiều cao cây là một trong các yếu tố cấu thành chất lượng của cành
hoa nó quyết định bởi số lá và chiều dài của đốt, số lá chịu ảnh hưởng lớn
của chiều dài đốt, trong điều kiện ánh sáng yếu ngày dài, nhiệt độ thấp và xử
lý trước khi bảo quản lạnh lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân và ngược lại.
- Đặc điểm phát dục:
Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam lily được trồng vào tháng 9, tháng 10
và bắt đầu phân hoá mầm hoa vào tháng 11, tháng 12. Quá trình phân hoá mầm
hoa kéo dài 40 – 60 ngày, khi cây bắt đầu nảy mầm cũng là lúc cây bắt đầu
phân hoá mầm hoa, một số giống thuộc nhóm lai phương Đông và lily thơm thì
sau khi cây nảy mầm 1 tháng mới bắt đầu phân hoá được mầm hoa. Sự phân
hoá hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau khi trồng.
Thời gian quả chín phụ thuộc vào giống dao động trong khoảng 60 – 150 ngày,
khoảng chênh lệch là rất lớn.
* Sự ngủ nghỉ của lily và biện pháp phá ngủ:
Kỹ thuật quan trọng trong trồng lily là phải phá ngủ của củ, nếu trồng mà
không qua giai đoạn phá ngủ sẽ cho tỷ lệ nảy mầm thấp, xuất hiện hiện tượng
hoa mù. Thường sử dụng nhiệt độ thấp để phá ngủ, đây là biện pháp hữu hiệu
nhất, nhìn chung hầu hết các giống bảo quản lạnh ở 50C thì sau 4 – 6 tuần là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
25
phá được sự ngủ nghỉ của củ song có nhiều giống yêu cầu thời gian dài hơn:
giống Yellow Blage cần 8 tuần, giống Stargarzer cần ít nhất là 10 tuần... Cũng
trong một giống thời gian xử lý khác nhau thì thời gian ra hoa cũng khác
nhau: Giống Prominence xử lý 3 tuần thời gian cần ra hoa là 104 ngày, xử lý
6 tuần thời gian cần ra hoa là 88 ngày... Từ đặc điểm này ta có thể xác định
thời gian ra hoa, sắp xếp lịch thời vụ theo ý muốn (Đặng Văn Đông - Đinh
Thế Lộc, 2004)[7].
1.5.2. Yêu cầu sinh thái của hoa lily
* Nhiệt độ
Lily là cây chịu rét khá chịu nóng kém, nhiệt độ chung là: ban ngày là 20
– 250C còn ban đêm là 12 0C, ngoài ra một số giống có nhiệt độ thích hợp cao
hơn ngày là 25 – 280C, đêm là 18 – 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự nảy
mầm của củ, sự phát dục của thân và sự sinh trưởng của lá. Thời gian xử lý củ
ở những nhiệt độ khác nhau ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát dục của cây,
nhiệt độ còn ảnh hưởng lớn đến sự phân hoá mầm hoa, thời gian ra hoa, nở
hoa, độ bền hoa... lily là cây phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường.
Trồng lily trong điều kiện nhà ấm có chiếu sáng có thể sản xuất hoa cắt cành
quanh năm.
* Ánh sáng:
Lily ưa cường độ chiếu sáng trung bình, là cây ngày dài. Việc chiếu sáng
không đủ khiến cây còi cọc, đồng thời gây ra hiện tượng rụng nụ, cây trở nên
yếu, màu lá nhạt, cuối cùng là rút ngắn thời gian cắm bình của hoa. Hoa lily
đặc biệt cần lượng chiếu sáng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu phát dục của hoa,
việc thay đổi thời gian chiếu sáng cũng có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian
thu hoạch hoa. Khi mầm hoa của lily phát dục vào mùa Đông cần cung cấp đủ
ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng vào giai đoạn mầm hoa nhú ra đến khi hoa cắt
hoa sẽ trắng và rụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
26
Hệ lai châu Á là một kiểu hình nhạy cảm nhất đối với hiện tượng rụng nụ.
Giữa các loại giống lily có sự khác biệt rất lớn, độ nhạy cảm của hoa lily hệ
Longiflorum khá nhỏ trong khi đó hệ lai Đông Phương lại dường như không
có độ nhạy cảm.
Đối với hệ lai châu Á cường độ chiếu sáng thấp nhất trong nhà kính hoặc
nhà lưới là 300Wh/m2 hoặc190 Jun/cm2/ngày. Bất luận thế nào, nếu cần đồng
hoá ánh sáng để bổ sung lượng chiếu sáng thì phải đợi khi nụ 1 – 2 cm mới
tiến hành.
Thông thường ánh sáng dùng cho tác dụng quang hợp là cứ 10m2 lắp đặt
hệ thống đèn 400W/m2 có kèm tấm phản quang để cung cấp. Một số nghiên
cứu chung cho thấy sự ra hoa của các nhóm giống không những có nhu cầu
khác nhau về số ngày có thời gian chiếu sáng ngắn mà còn có sự khác nhau về
số giờ của từng giai đoạn như giai đoạn phân hoá hoa, giai đoạn hình thành
và phát triển hoa. Nhà sinh lý học Burchi (Burchi, G và cộng sự, 1995) đã
sớm nhận thấy những giống có thời gian sinh trưởng ngắn yêu cầu thời gian
chiếu sáng trong ngày cũng ng ắn hơn những giống có thời gian sinh trưởng
dài. Choosak (1998) đã kiểm nghiệm bằng cách dùng các nhóm giống khác
nhau trồng trong điều kiện nhiệt độ ban đêm là15,50C sau đó đo thời gian
chiếu sáng trong ngày suốt thời kỳ từ lúc phân hoá hoa cho đến lúc phát dục
hoàn toàn và cũng đưa ra kết luận tương tự (Choosak Jompuk).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
27
Bảng 1.2: Thời kỳ chiếu sáng, số giờ chiếu sáng và lượng chiếu sáng yêu
cầu trong giai đoạn trồng
Hệ hoa lily Thời kỳ Giờ/ngày
Thời điểm
chiếu sáng
Thời điểm kết
thúc
Hệ lai châu Á - lai
L/A
15/10 - 15/03 20 - 24 Nụ 1cm Kết thúc vụ
Hệ lai phương đông 05/10 - 15/03 10 - 16
Từ khi đâm
chồi đến khi
đâm lá
Kết thúc vụ
Hệ lai Longiflorum 01/12 - 15/01 10 - 16
Từ khi đâm
chồi đến khi
đâm lá
Nụ 1cm/2-3 tuần
trước khi thu
hoạch
Thời lượng chiếu sáng ảnh hưởng đến việc nở hoa lily. Thông thường
trồng vào vụ xuân, trong thời kỳ mặt trời chiếu sáng ngắn việc kéo dài thời
lượng nhân tạo có thể giúp cho một số giống hoa lily nở sớm hơn.
Từ lúc số nụ đạt được 50% thời lượng chiếu sáng cho hoa lily cần tăng
lên đến 16h, kéo dài kéo dài liên tục đến 6 tuần hoặc cho đến tận khi thấy nụ
hoa, cần bật bóng đèn (khoảng 20W/m2) trước lúc ánh sáng mặt trời xuất hiện
hoặc sau khi tắt nắng để kéo dài lượng chiếu sáng.
* Nước và không khí:
Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước của cây
giảm dần vì thừa nước lúc này sẽ làm rụng nụ, củ rễ bị thối. Lily thích không
khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80- 85%, độ ẩm không được thay đổi đột
ngột sẽ dẫn đến tác hại cho cây, ức chế sinh trưởng, cháy lá... Việc che râm,
thông gió kịp thời và tưới nước có thể phòng chống được vấn đề này. Hoa lily
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
28
rất mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên tuỳ vào giống mà độ mẫn cảm không
giống nhau.
- Trong nhà lưới, sự thông gió kém, nhất là vào vụ Đông nên thông gió
để điều tiết không khí, đồng thời giảm ẩm độ và nhiệt độ. Cách thông gió với
nhà kính là mở cửa, còn nhà nilon vén lưới lên cho không khí trong và ngoài
nhà lưới lưu thông.
- Bổ sung CO2: Nồng độ CO2 duy trì ở mức 1000/2000mg/g nếu nồng độ
CO2 cao quá có hại cho cây và cho cả người chăm sóc.
* Căng lưới đỡ cây
Phẩm chất hoa do màu sắc, hình dáng, độ dài và độ cứng thẳng của cành.
Một cành hoa lily đẹp thường có chiều dài 100cm, hoa nhiều và to. Do cây
cao như vậy nên cần căng lưới đỡ cho cây khỏi nghiêng ngả và đổ. Căng lưới
ngay từ khi cây cao 20 cm để luồn cây vào các mắt lưới và nâng dần lên theo
độ lớn của cây.
* Khắc phục rụng nụ và khô mầm hoa
Lily trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng dễ gây ra hiện tượng rụng nụ và
khô hoa, khí Etylen cũng thường dẫn đến nụ bại dục.
Ion bạc (Ag+) có thể ngăn chặn được tác hại của bóng tối, của thiếu ánh
sáng nên người ta dùng chế phẩm STS có chứa bạc để làm giảm rụng nụ.
Phun vào lúc nụ dài 3 cm với nồng độ 0,1 mol/lít. Phun kép 1 - 2 lần trong một
tuần, hoàn toàn có thể khắc phục hiện tượng rụng nụ và khô mầm hoa.
* Côn trùng
Lily thường có các loại sâu ăn lá, rệp bông, bọ nhảy, nhện, dế châu Phi. Chủ
yếu gây hại thân, cành, lá, vảy củ, gốc rễ. Tuy nhiên với sự ngăn ngừa thích hợp
và thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời để phòng trừ có hiệu quả sẽ giảm
được tác hại.
* Đất và dinh dưỡng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
29
Lily có thể trồng trên mọi loại đất, tuy nhiên đất trồng tốt nhất là đất
nhiều mùn và đất thịt nhẹ, đất có lớp mùn trên bề mặt khoảng 30 cm có thể
chấp nhận được. Lily là cây có bộ rễ ăn nông nên đất phải thoát nước tốt, độ
pH thích hợp với nh óm lily thơm vá á châu là 6 – 7 còn nhóm lily phương
Đông là 5,5- 6,5.
Về dinh dưỡng lily yêu cầu mức phân bón cao ở 3 tuần đầu kể từ kh i
trồng, tuy nhiên rễ của lily rất mẫn cảm với muối Clo và Flo do vậy cần phân
tích đất trước khi trồng để có biện pháp cải tạo, xử lý đất đồng thời bón các
loại phân có nồng độ các chất trên thấp nhất: ví dụ bón phân CaHPO4 có hàm
lượng Flo thấp. Cần cung cấp bổ sung thêm các khoáng vi lượng cho lily.
* Bệnh cây
Điều kiện vệ sinh tốt, thoáng gió, tưới nước đều đặn và kiểm tra cây
thường xuyên phải được áp dụng nhằm hạn chế mầm mống gây bệnh. Một số
bệnh thường gặp ở cây lily là bệnh thối củ, rễ, bệnh khô lá, bệnh bạch tạng,
bệnh mốc tro, bệnh thán thư. Bệnh chủ yếu do các loại nấm gây nên như bệnh
thối củ do nấm Furarium gây ra ở gốc rễ củ làm cho gốc bị thâm đen. Biện
pháp phòng trừ: Ngoài các biện pháp cơ giới cần sử dụng thuốc hoá học khi
bệnh xuất hiện như Score 250EC, 8-10ml/bình 10 lít. Rhidomil MZ 72WP,
25-30g/bình 10 lít.
Ngoài ra còn một số bệnh do vi khuẩn, virus, tuyến trùng gây ra.
1.5.3. Thu hoạch và bảo quản hoa lily
- Thu hoạch: Thời gian thu hoạch tốt nhất với lily là nụ thứ nhất dưới gốc
phình to và có màu. Thu cắt muộn, hoa đã nở, vận chuyển khó khăn, phấn hoa
rơi làm bẩn hoa làm giảm giá trị thẩm mỹ của hoa. Nếu trên một cành có 6 nụ
thì nên thu hoạch khi hai nụ dưới có màu là tốt nhất. Cắt lily vào buổi sáng,
cách mặt đất 10-15 cm, để 5 - 6 lá gốc. Sau khi cắt hoa nhúng 1/3 cuống hoa
vào nước sạch và nhanh chóng đưa vào chỗ mát để bảo quản hoặc cắm vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
30
bình. Nếu để vận chuyển cần bó thành từng bó 5 bông/bó, cắt bỏ lá gốc và
tiếp tục nhúng gốc hoa trong nước. Tuổi thọ của hoa lily có thể kéo dài 7- 12
ngày tuỳ giống.
- Bảo quản hoa: Sau khi cắt khỏi cây mẹ, cành hoa bị mất đi nguồn cung
cấp n ước và chất din h dưỡng nhưng cành hoa vẫn phải tiếp tục hô hấp và
thoát hơi nước, prôtêin và tinh bột vẫn bị phân giải. Vì vậy nếu không được
bổ sung nước hoa sẽ rất mau tàn. Việc bảo quản hoa tươi có thể được áp dụng
như sau:
Dùng dung dịch 5 -10% đường saccaroza và AgNO 3 100mg/lít, nhúng
cuống hoa vào dung dịch 20 phút, sau đó bọc nilon và bảo quản trong nhiệt độ
thấp 2- 30C. Nếu bảo quản trong thời gian dài thì xử lý hoa trong STS (hỗn
hợp của AgNO3 và NaSO3) nồng độ 0,2 mol/lít + đường saccaroza 10% xử lý
trong 24h rồi c ho vào dung dịch AgNO 3 50mg/lít, sau đó dùng túi nilon bọc
lại, bảo quản trong kho lạnh 10C trong 4 tuần, không làm ảnh hưởng đến chất
lượng hoa. Có thể bổ sung vào nước đường GA3 100 ppm để hoa, lá không bị
vàng.
Kích thích hoa nở: Xử lý hoa lạnh một t hời gian thì hoa khó nở, cần xử
lý kích thích hoa nở bằng cách nhúng hoa trong dung dịch diệt khuẩn 8 HOC
( 8 hyđrourin acid citric) 200 mg/lít + đường saccaroza 3%.
Hoa dạng nụ sau khi bảo quản phải cắm vào dung dịch nước ấm 21- 310C
có chứa 8% đường và Quinolinecitrat 500 ppm (trong môi trường pH=3) nâng
dần nhiệt độ lên 300C.
Để kéo dài thời gian nở hoa có thể dùng Formalin 100 ppm (1:1 của
Bezyl adenine: GA3) phun 4- 6 giờ trước khi đưa vào kho lạnh.
Chú ý: Phần lớn nhuỵ hoa lily rơi vào quần áo hoặc lên da thì rất khó rửa
sạch, vì vậy khi dùng nên ngắt hết nhuỵ để tránh nhiễm bẩn lên cánh hoa và
nơi khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
31
1.5.4. Nhân giống hoa lily
Có thể nhân giống lily bằng cách cắm vảy, tách củ, nuôi cấy mô, nhân
bằng hạt, mầm hạt.
- Giâm vảy (cắm vảy)
Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền đối với lily. Trên thân vảy (củ)
của lily có rất nhiều vảy, mỗi vảy có thể sinh ra nhiều vảy nhỏ ở gốc, mỗi
thân vảy nhỏ sẽ hình thành một cơ thể mới, vì vậy cách nhân giống này có hệ
số nhân cao.
- Nhân giống bằng cách tách củ
Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra
từ củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. Cũng có thể kết hợp với
sản xuất hoa vụ hè để nhân giống, nhưng do khí hậu nóng nên chất lượng củ
loại này kém.
- Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Invitro)
Lily nhân bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên tục
nhiều năm virut tích luỹ lại truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cho cây
sinh trưởng yếu, hoa nhỏ. Để khắc phục hiện tượng trên người ta đã sử dụng
phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Cho đến nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào
đã trở nên quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất củ lily.
- Nhân giống bằng hạt
Có nhiều ưu điểm: Dễ làm, giá thành thấp, thu được nhiều cây khoẻ,
không bị bệnh, ngoà i ra do đặc điểm thụ phấn chéo vì vậy có thể thu được
những dòng biến dị làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới.
Nhược điểm: mất nhiều thời gian, từ khi gieo hạt đến khi cây ra hoa có
chất lượng tốt phải mất 3- 4 năm, vì vậy phương pháp này khó được áp dụng.
Bảng 1.3: Quy cách củ giống trồng hoa cắt
Độ lớn của củ giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
32
Nhóm giống Trung bình To
Chu vi Đường kính Chu vi Đường kính
Nhóm châu Á 9-10 2,8-3,2 >10-12 >3,2-3,8
Nhóm phương
Đông
12-14 3,8-4,4 >14-16 >4,4- 5,1
Nhóm lily thơm 10-12 3,2- 3,8 >12-14 >3,8-4,4
(Nguồn: Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc, 2004)
1.6. Những nghiên cứu về chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá
trong sản xuất hoa
1.6.1. Tình hình nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng
- Tình hình nghiên cứu
Thực vật không những cần các chất Protein, gluxit, lipit, axit nucleic...
để cấu trúc nên tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho hoạt động sống mà
còn rất nhiều các chất có hoạt tính sinh lý như vitamin, enzym và hoocmon.
Trong đó hoocmon có vai trò rất quan trọng trong việ c điều chỉnh quá trình
sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của chúng.
Hoocmon thực vật là những chất hữu cơ có bản chất hoá học khác nhau
được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở trong các cơ quan, bộ phận nhất định
của cây và từ đấy vận chuyển đến các cơ quan, bộ phận khác của cây để điều
hoà các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và duy
trì mối quan hệ hài hoà giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Song song với các phytohoocmon được tổng hợp trong cơ thể thực vật,
ngày nay bằng con đường hoá học, con người đã tổng hợp nên hàng loạt các
chất khác nhau nhưng có hoạt tính tương tự với các hoocmon thực vật để làm
phương tiện điều chỉnh về mặt hoá học sự sinh trưởng phát triển của cây trồng
nhằm cho năng suất cao và cải thiện chất lượng nông sản. Các chất này gọi là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
33
các chất điều chỉnh sinh trưởng tổng hợp. Các chất điều chỉnh sinh trưởng
tổng hợp này ngày càng phong phú và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
Các hormon thực vật cùng với các chất điều chỉnh sinh trưởn g tổng hợp
tạo nên một nhóm các chất điều hoà sinh trưởng thực vật. Chúng có tác dụng
điều hoà quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ tế bào trứng thụ tinh phát
triển thành phôi cho đến cây ra hoa kết quả, hình thành cơ quan sinh sản hoàn
thành chu kỳ sống của mình.
Về đại cương các chất điều hoà sinh trưởng thực vật được chia thành hai
nhóm có tác dụng đối kháng về sinh lý: các chất kích thích sinh trưởng và các
chất ức chế sinh trưởng.
Các chất điều chỉnh sinh trưởng ở nồng độ sinh lý có tác dụng kích thích
các quá trình sinh trưởng của cây gọi là các chất kích thích sinh trưởng. Các
chất này bao gồm: auxin, xytokinin, gibberellin.
Các chất điều chỉnh sinh trưởng gây tác dụng ức chế lên quá trình sinh
trưởng của cây gọi là các chất ức chế sinh trưởng. Chúng bao gồm các chất:
Axit abxixic, Etylen, các chất phenol, các chất làm chậm sinh trưởng, các chất
diệt cỏ.
Bảng 1.4: Phân loại các chất điều chỉnh sinh trưởng thực vật
Chất điều chỉnh sinh trưởng tự
nhiên (phytohoomon)
Chất điều chỉnh sinh trưởng tổng
hợp
A – Chất kích thích sinh trưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
34
Auxin (IAA)
Gibberellin (A1, A2,A3,... A54)
Xytokinin (zeatin, IPA, Diphenil urea)
Auxin tổng hợp: IBA; NAA; 2,4D
2,4,5T...
Xytokinin tổng hợp: Kien tin, BA...
B – Chất ức chế sinh trưởng
ABA, các chất phenol... B9 Diaminzicle
Retardant (MH, CCC, TIBA, Phosfon
D...)
C – Etylen CEPA
( Hoàng Minh Tấn – Nguyễn Quang Thạch, 1993)
* Một số ứng dụng trong sản xuất hoa
- Xúc tiến sự nảy mầm của hạt giống và củ giống:
Sự ngủ nghỉ của hạt giống được quyết định bởi cân bằng ABA/GA3. Do
đó, có thể thay đổi cân bằng đó có lợi cho sự nảy mầm bằng cách giảm ABA
hoặc tăng GA3. Với nhiều hạt giống và củ giống hoa, việc xử lý GA3 2-5
ppm có tác dụng xúc tiến nảy mầm tốt (cẩm chướng, violet, lay ơn, lily...).
- Xúc tiến hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm trong nhân
giống vô tính:
Có rất nhiều hoa được nhân giống theo con đường nhân giống vô tính:
cúc, thược dược, cẩm chướng, hồng, đào... Hàm lượng Auxin trong cành chiết,
cành giâm khá thấp không đủ để gây ra sự p hân hoá rễ bất định. Do đó con
người phải xử lý auxin ngoại sinh cho cành chiết, cành giâm để làm nhanh sự
ra rễ.
Nồng độ Auxin (IBA hoặc ỏ NAA) cụ thể với một số loài hoa như sau
(ppm):
Cúc 1.000 Thược dược 500 Đào 3.000
Hồng 2.000 Hoa giấy 2000
- Điều khiển ra hoa:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
35
Sự ra hoa của cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, tương quan sinh trưởng, phát triển, hàm
lượng các chất điều tiết sinh trưởng... Xét cho cùng thì các điều kiện ngoại
cảnh như: ánh sáng, ẩm độ và nhiệt độ không khí đều ảnh hưởng đến các vật
chất xúc tiến ra hoa ở trong cây, trong đó các phytohoomon đóng vai trò rất
quan trọng.
GA3 và chất đối kháng với GA3 là CCC được sử dụn g rộng rãi để xúc
tiến sự ra hoa.
Cây cúc ra hoa mùa hè nhưng có thể ra hoa trong vụ đông khi được xử lý
GA3 20-25 ppm (cúc trắng Nhật, cúc tím lá nhọn, cúc hồng hè).
Hoa trà nếu được xử lý CCC có thể ra hoa sau 1 năm giâm cành. Trong
khi đó hoa trà nếu k hông được xử lý phải 3 -4 năm sau mới có hoa. Hoa nhài
có thể nở sớm hơn nếu xử lý CCC 1000 ppm.
Xử lý hoa lay ơn với GA3 100 ppm trước khi trồng, sau đó định kỳ 30
ngày một lần phun GA3 100 ppm cho hoa nở sớm hơn, bông dài hơn, nhiều mỏ
và bền hơn. Lay ơn là một trong rất ít cây mà chiều cao của cây được kích thích
khi sử dụng CCC. Có thể phun CCC nồng độ 8000 ppm ba lần: Lần thứ nhất
xử lý ngay sau khi mọc, lần thứ 2 sau 4 tuần, lần thứ 3 cách lần thứ 2 sau 3 tuần,
tức khoảng 25 ngày trước khi ra hoa. Kết quả là hoa tự kéo dài, số lượng hoa
trên một ngồng nhiều hơn.
- Điều khiển sinh trưởng của cây
+ Làm tăng chiều cao và sinh khối của toàn cây
GA3 10-50 ppm làm tăng chiều dài cành hoa do đó nâng cao được chất
lượng hoa cắt ở hầu hết các loài hoa.
Ví dụ: ỏ NAA 500 ppm thúc đẩy sự phân nhánh của nhài, thược dược.
ỏ NAA 200 ppm làm tăng năng suất hoa nhài 20%
ỏ NAA 50 ppm làm nụ hoa lay ơn to, bông dài, nhiều bông hơn...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
36
+ Làm ngắn thân của một số loài hoa đặc biệt là hoa chậu.
+ Ức chế sự hình thành chồi bên của hoa cúc, hoa cẩm chướng...
+ Để làm nở hoa lúc cần th iết người ta hay sử dụng GA3 và IBA (một loại
xytokinin). Nồng độ sử dụng dao động trong khoảng 2 – 50 ppm với GA3 và
5 – 10 ppm với IBA.
* Ưu điểm của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa.
Chất điều tiết sinh trưởng thực vật ngày càng được ứng dụng rộng rãi
trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong nghề trồng hoa nói riêng...
Với nghề trồng hoa sử dụng chất điều tiết sinh trưởng có nhiều thụân lợi,
đó là:
- Hoa không phải là thực phẩm cho con người và vật nuôi, do đó các ảnh
hưởng độc hại (nếu có) của chất điều tiết sinh trưởng không ảnh hưởng đến
con người và vật nuôi.
- Ở nồng độ rất thấp chất điều tiết sinh trưởng đã phát huy tác dụng đối
với cây trồng nói chung và đối với hoa nói riêng nên dư lượng của nó trong
đất, nước là không đáng kể.
- Tác dụng của chất kích thích sinh trưởng đối với hoa nhanh, rõ rệt.
- Các chất điều tiết sinh trưởng có thể làm thay đổi một số đặc điểm thực
vật học của cây hoa như: thay đổi ch iều cao cây, màu sắc lá, thời g ian sinh
trưởng, sự ra hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa. Những chất có tác dụng
kích thích sự sin h trưởn g của cây gọi là chất k ích th ích sin h trưởn g n h ư:
Auxin, Gibberellin, Xytokinin... Những chất có t ác dụng kìm hãm quá trình
sinh trưởng của cây gọi là chất kìm hãm sinh trưởng như: Axit abxixic,
Etylen...
* Nguyên tắc khi sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
37
- Chú ý nồng độ khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng vì ở nồng độ
thấp chúng có tác dụng kích thích sinh trưởng nhưng ở nồng độ cao thì chúng
lại gây ức chế sinh trưởng.
- Chất điều tiết sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng nên không thể
thay thế cho phân bón.
- Mặc dù việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng đối với nghề trồng hoa
có nhiều thuận lợi nhưng ảnh hưởng của chúng đến đất đai và sức khoẻ con
người không phải là không có nhất là khi sử dụng nhiều và thường xuyên do
đó phải sử dụng đúng nồng độ và phương pháp.
1.6.2. Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá
- Những nghiên cứu về dinh dưỡng đạm qua lá
Đạm là nguyên tố cấu thành tất cả các bộ phận sống của cây, đạm có mặt
trong hàng loạt các chất hữu cơ quan trọng như aminoaxit, axit nucleic, diệp
lục, protein, phytohoomon và các hợp chất thứ cấp. Đạm là nguyên tố quan
trọng nhất quyết định năng suất, phẩm chất cây trồng.
+ Hoa màu đỏ nếu cung cấp đạm hoặc các hợp chất các bon quá nhiều sẽ
làm cho hoa đỏ nhạt đi.
+ Hoa cúc thu màu xanh thiếu đạm sẽ biến thành màu xanh nhạt thậm chí
còn thành màu trắng.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đạm trong lá đến hàm
lượng đạm tổng số trong các cơ quan của thực vật cho thấy việc bón urê qua
lá ở các giai đoạn vào chắc làm tăng hàm lượng đạm ở cả hạt và các bộ phận
của cây.
Một vấn đề cấp bách cần phải khắc phục là sự mất đạm do h iện tượng
rửa trôi, xói mòn ở các nước nhiệt đới và những vùng đất có kết cấu kém làm
cho nguyên tố đạm luôn là nguyên tố hạn chế trong đất, đây là vấn đề đang
được các nhà nông nghiệp hiện đại tìm cách khắc phục. Việc bón qua lá một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
38
lượng đạm nhỏ hiện đang là phương pháp có ý nghĩa để hạn chế sự mất đạm,
giảm ô nhiễm, tăng năng suất cây trồng và cải thiện nâng cao hàm lượng đạm
trong nông sản, từ đó thoả mãn những mong đợi và nhu cầu của con người.
* Dinh dưỡng Mg qua lá của cây trồng
Hiện nay hiện tượng thiếu Mg đang trở thành phổ biến với các vùng đất
ở Trung Âu, Bắc Âu. Ở Việt Nam đặc biệt là vùng núi phía bắc với đa phần là
đất dốc nghèo dinh dưỡng do thường xuyên bị lũ lụt, xói mòn, rửa trôi nên đất
kém kết cấu dẫn đến hàm lượng N và Mg trong đất bị rửa trôi lớn hơn so với
các nơi khác. Hiện tượng thiếu Mg ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu các nguyên
tố khác cũng như sự hấp thu nước dẫn đến giảm hiệu lực của phân bón, giảm
năng suất, phẩm chất cây trồng. Việc cung cấp Mg bằng con đường bón phân
qua lá là cần thiết.
* Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá
Tác giả Nguyễn Thị Kim Lý đã sử dụng kích phát tố của công ty Thiên
Nông và đi đến kết luận: việc sử dụng loại phân bón lá này với liều lượng 1g
thuốc pha trong 1 lít nước sạch và nhúng phần gốc của cành xuống 3 phút, rồi
đem phần dung dịch thuốc còn lại pha thêm 5g phân bón lá phun lại nên cành
giâm, cứ 3 – 5 ngày phun dung dịch này một lần, có thể đảm bảo 80 -90% số
cây ra rễ, với thời gian rút ngắn so với đối chứng từ 3 -4 ngày. Phương pháp
này thường được ứng dụng hiệu quả cao hơn cho việc nhân giống vào mùa hè.
( Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh, 2002 )[14].
1.7. Đặc điểm một số chế phẩm kích thích sinh trưởng và phân bón qua
lá sử dụng trong sản xuất hoa
* Atonik
Thành phần: Hợp chất nitro thơm… 18g/l. Atonik là chất kích thích sinh
trưởng cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
39
+ Ngâm hạt: Kích thích nảy mầm và ra rễ, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt
giống.
+ Phun tưới trên ruộng mạ, cây con: Làm cho cây mạ (cây con) phát triển
khoẻ mạnh, phục hồi nhanh chóng sau cấy (trồng).
+ Phun lá: Kích thích sự sinh tr ưởng, phát triển, tạo điều kiện tốt cho quá
trình trao đổi chất của cây, kết quả là có thể cho thu hoạch sớm với năng
suất cao, chất lượng tốt.
Atonik áp dụng trên hầu hết các loại cây trồng
* Kích phát tố Thiên Nông
- Thành phần: 2% Alpha-Naphthalene acetic acid
0,5% Beta-Naphtoxy acetic acid
1% Gibberellic Acid – GA3
- Tác dụng: Trổ sớm và trổ rất nhiều hoa, hoa kết được nhiều trái, trái, hạt to
đẹp, chất lượng cao. Kết quả rất tốt cho lúa, đậu, cà chua, ớt, dưa lê, mướp...
nhiều loại cây ăn quả và các loại hoa khác.
- Cách dùng: Trong canh tác nhỏ, mỗi gói 100g pha 200lít n ước. Pha 5g cho
bình 10lít nước. Trong 1vụ thì có thể phun vừa phải nhưng nhiều lần, cách
khoảng 7 ngày phun một lần.
* GA3
Gibberellin nồng độ 10 ppm
* Sông Gianh
- Thành phần: N -25, P-22, K-15. Chất kích thích sinh trưởng khoáng vi lượng,
kháng bệnh t ăng khả n ăng quang hợp, đẻ nhánh, đâm chồi. Các nguyên tố
trung, vi lượng Cu, Fe, Mn, Mg, Al...
- Công dụng: Kích thích đẻ nhánh, đâm chồi, cứng cây, mướt lá. Chống rụng
lá, nấm lá, tăng chất lượng chè. Chịu rét, hạn lâu dài. Lá xanh tươi lâu, tăng
năng suất chất lượng cây chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
40
- Cách dùng: Mỗi gói 15g hoà một bình 10 -12 lít nước sạch, phun đẫm mặt lá
lúc nắng nhẹ, chiều tà. Cứ 10 -15 ngày phun một lần. Có thể kết hợp v ới các
loại thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật khác để tăng thêm hiệu quả.
* Phân bón lá TQ1 (30-10-10)
- Thành phần: N03: 3,32%
NH4: 2,42%
Urea – N: 24,26%
P205: 10%
K20: 10%
Mg: 0,2%
B: 0,09%
Cu: 0,02%
Fe: 0,1%
Mn: 0,05%
Mo: 0,002%
Zn: 0,02%
Co: 0,0005%
- Cách dùng: Pha 10g với 8lít nước
60-80g/1000m2 (480-640 lít dung dịch/1ha)
- Tác dụng: Loại phân này có tác dụng giúp cây trồng phát triển nhanh, mạnh,
tăng sức đề kháng, ngừa sâu bệnh, giúp tăng hoa, đậu trái, chắc hạt. Tăng
năng suất, chất lượng nông sản.
* Phân bón lá TQ2 (20-20-20)
- Thành phần: N03: 5,97%
NH4: 3,92%
Urea – N: 10,11%
P205: 20%
K20: 20%
Mg: 0,07%
B: 0,009%
Cu: 0,02%
Fe: 0,1%
Mn: 0,05%
Mo: 0,002%
Zn: 0,02%
Co: 0,0005%
- Cách dùng: Pha 10g với 8lít nước
60-80g/1000m2 (480-640 lít dung dịch/1ha)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
41
- Tác dụng: Loại phân này có tác dụng giúp cây trồng phát triển nhanh, mạnh,
tăng sức đề kháng, ngừa sâu bệnh, giúp tăng hoa, đậu trái, chắc hạt. Tăng
năng suất, chất lượng nông sản.
(Trích: Thành phần và tác dụng tại bao bì sản phẩm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
42
Chương II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Giống hoa lily Sorbonne nhập nội từ Hà Lan đã được xử lý ngủ nghỉ,
chiều cao mầm từ 1,5-2cm, chu vi củ giống từ 18-20cm (thí nghiệm 1 và 2),
chu vi củ giống 16-18cm, 18-20cm, 20+cm (thí nghiệm 3).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
* Về địa lý
Trong phạm vi khí hậu, đất đai khu vực Đồn Đèn - Ba Bể - Bắc Kạn.
* Địa điểm, thời gian và điều kiện tiến hành thí nghiệm
- Địa điểm: Tại Đồn Đèn – Ba Bể – Bắc Kạn
- Thời gian: Vụ Đông từ tháng 10/2006 đến tháng 3/2007 và từ tháng
10/2007 đến tháng 2/2008
2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
2.2.1. Nội dung
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại ph ân b ón lá đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến sinh
trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chu vi củ đến năng suất chất lượng hoa lily
Sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại
(Đỗ Thị Ngọc Oanh và CS, 2004)[16], ô thí nghiệm là 5m2/ô.
- Trồng: Ngày 7/11/2006 và 9/10/2007
Mật độ: 33 củ/m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
43
Khoảng cách: 15 x 20 cm
- Chăm sóc, bón phân: Theo quy trình k ỹ thuật trồng hoa lily, chế phẩm
kích thích sinh trưởng và phân bón lá phun đều trên lá và thân, 10 ngày phun
một lần.
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng
sinh trưởng và phát triển của hoa lily Sorbonne.
Vật liệu thí nghiệm gồm:
- Giống hoa lily Sorbonne (4 công thức, mỗi công thức chia làm 3 lần
nhắc lại).
- Phân bón lá:
CT1: Không phun (đ/c)
CT2: Phân bón lá TQ1
CT3: Phân bón lá TQ2
CT4: Sông Gianh
Phun vào thời điểm sau trồng 3 tuần
Sơ đồ thí nghiệm:
1 2 3
2 1 4
3 4 1
4 3 2
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng
đến sinh trưởng và phát triển của hoa lily Sorbonne.
Vật liệu thí nghiệm gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
44
- Giống hoa lily Sorbonne (4 công thức, mỗi công thức chia làm 3 lần
nhắc lại).
CT1 : Không phun (đ/c)
CT2 : Atonik
CT3: Thiên Nông
CT4: GA3
Phun vào thời điểm sau trồng 3 tuần.
Sơ đồ thí nghiệm:
1 4 1
2 3 4
3 2 1
4 1 3
* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến năng suất chất
lượng hoa lily Sorbonne.
Vật liệu thí nghiệm gồm:
- Giống hoa lily Sorbonne (3 công thức, mỗi công thức chia làm 3 lần
nhắc lại).
- Mỗi công thức tương ứng với 1 cỡ củ
CT1: Chu vi 16 - 18 cm
CT2: Chu vi 18 - 20 cm
CT3: Chu vi >20 (20+) cm
Sơ đồ thí nghiệm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
45
1 1 3
3 2 2
2 3 1
2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.2.3.1. Chỉ tiêu theo dõi
* Theo dõi số ngày cây xoè lá thứ nhất
Theo dõi ngày đạt 10%, 50%, 80% cây xoè lá thứ nhất (ngày).
* Theo dõi thời gian sinh trưởng
(10 ngày theo dõi một lần, mỗi lần nhắc lại chọn 10 cây, theo dõi các chỉ tiêu
sau):
- Theo dõi đ ộng thái tăng trưởng chiều cao của cây (cm): Đo từ mặt đất
đến đỉnh sinh trưởng cao nhất (ngày thứ 10 sau trồng).
- Theo dõi chiều cao cây phân cành (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh
trưởng của cây.
- Theo dõi động thái ra lá (lá/cây): Đếm số lá trên một thân của cây.
- Theo dõi kích thư ớc lá (cm): Đo ch iều dài, rộng của lá trưởng thành,
mỗi cây đo 3 lá, mỗi nhắc lại đo 10 cây, tính trung bình.
- Theo dõi chu vi thân (cm): Mỗi nhắc lại đo 10 cây (đo ở vị trí cách mặt
đất 20 cm), tính trung bình.
* Theo dõi tình hình phát triển của lily
- Theo dõi ngày ra nụ đầu tiên
- Theo dõi từ trồng đến 10%, 50%, 80% số cây ra nụ của từng công thức.
- Theo dõi số hoa trên cây (hoa/cây): Mỗi nhắc lại đếm 10 cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
46
- Theo dõi ngày hoa hé nở (ngày): Theo dõi từ trồng đến 10%, 50%, 80%
số cây có nụ đầu tiên bắt đầu hé nở của từng công thức.
- Theo dõi số ngày hoa thứ nhất có màu: Từ trồng đến 10%, 50%, 80%
số cây có hoa thứ nhất có màu của từng công thức.
- Ngày hoa thứ nhất nở hoàn toàn (ngày): Theo dõi từ trồng đến 10%,
50%, 80% số cây có hoa thứ nhất nở hoàn toàn của từng công thức.
* Theo dõi độ bền hoa
- Hoa cắt: Khi hoa đầu tiên hé nở, cắt cắm vào lọ nước sạch mỗi ngày
thay nước một lần, xác định số ngày hoa tồn tại (nở, héo, tàn), số ngày cả
cành hoa tàn, mỗi nhắc lại theo dõi 3 cành.
Theo dõi đ ộ bền hoa tự nhiên: khi hoa đầu tiên hé nở, xác định số ngày
một hoa tồn tại (nở, héo, tàn), số ngày cả cành hoa tàn, mỗi nhắc lại theo dõi 3
cành.
* Theo dõi tình hình sâu bệnh hại
Theo dõi tỷ lệ sâu, bệnh hại, đếm số cây ở từng thời điểm xuất hiện sâu,
bệnh.
- Tỷ lệ bệnh
- Loài sâu (côn trùng)
- Thời điểm xuất hiện sâu bệnh hại
* Hạch toán thu, chi
Cách tính:
- Tổng thu trên đơn vị diện tích.
- Tổng chi trên đơn vị diện tích.
- Thu nhập hỗn hợp = Tổng thu - Tổng chi
2.2.3.2. Phương pháp theo dõi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
47
- Đo, đếm, quan sát các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, sinh trư ởng, phát triển
và khả năng cho năng suất của các cây trong công thức thí nghiệm.
- Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý theo IRRISTAT (Phạm Tiến Dũng,
2002)[6]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
48
Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát
triển của giống hoa lily sorbonne
3.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của giống hoa lily sorbonne
Chiều cao cây phản ánh quá trình sinh trư ởng của cây cũng như giá tr ị
thương phẩm của cây sau này. Đặc biệt đối với cây hoa lily cắt cành thì chiều
cao cây có ý nghĩa r ất lớn đến giá trị của cành hoa. Chiều cao cây phụ thuộc
rất nhiều vào chiều dài lóng và số lá trên thân, nhưng số lá trên thân đã đư ợc
quy định ngay từ trong củ vì vậy mà chiều cao cây cuối cùng được quyết định
phần nhiều bởi chiều dài lóng. Ngoài số lá và chiều dài lóng thì chiều cao cây
còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như: điều kiện thời tiết khí
hậu, chế độ chăm sóc, giống, phân bón…. Các công thức thí nghiệm khi phun
các loại phân bón lá khác nhau và trồng trong điều kiện thời tiết khác nhau
chiều cao cây của từng công thức thí nghiệm đã thể hiện rất rõ sự khác biệt
này. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm
tôi thu được kết quả được thể hiện ở bảng 3.1:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
49
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne
Đơn vị: cm
Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy: Động thái tăng chiều cao cây của các
công thức ở cả hai vụ là tương đối đồng đều. Vụ 1 vào thời điểm sau trồng 10
ngày chiều cao của công thức phun phân TQ1 đạt 13,1cm cao nhất trong các
công thức, tiếp theo đó là công thức phun phân Sông Gianh (12,6cm), TQ2
(12,1cm), thấp nhất là công thức đối chứng (12,1cm). Vụ 2 sự tăng trưởng
chiều cao cây của các công thức thí nghiệm ở thời điểm sau trồng 10 ngày
chiều cao cây của các công thức thí nghiệm cũng có s ự biến động tương tự
như ở vụ 1: công thức phun phân TQ1 cao nhất (14,6cm) tiếp đến là công
Năm CT
Số ngày sau trồng
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110
2006 – 2007
Đ/c 12,1 26,7 38,1 50,1 55,4 67,5 72,3 79,1 81,2 85,2 88,1
TQ1 13,1 33,1 44,7 56,7 70,1 80,2 90,7 93,3 97,3 100,8 101,6*
TQ2 12,1 28,8 40,7 54,2 66,8 70,6 75,1 82,2 86,3 89,3 91,4*
SG 12,6 25,2 41,1 52,1 63,2 68,1 74,7 81,4 84,1 87,6 90,1ns
CV (%) 1,7
LSD.05 3,1
2007 - 2008
Đ/c 13,4 34,5 45,8 66,7 81,2 88,4 98,7 100,3 103,6 104,3
TQ1 14,6 38 53 71 82,8 92 103,3 105,7 109,5 111,7*
TQ2 13,6 34,8 50 67,6 79,5 86,4 97,8 102,8 108,2 111,4*
SG 12 38,2 53 68,1 80,2 86,9 97,1 101 103,4 105,7ns
CV (%) 2,8
LSD.05 5,9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
50
thức phun phân Sông Gianh (14cm), TQ2 (13,6cm) thấp nhất vẫn là công thức
đối chứng với chiều cao đạt 13,4cm.
Giai đoạn 10 – 20 ngày sau trồng ở vụ 1 công thức phun phân TQ1 chiều
cao cao nhất (33,1cm) và thấp nhất là công thức phun phân Sông Gianh
(25,2cm), ở vụ 2 cao nhất là công thức phun phân Sông Gianh (38,2cm), thấp
nhất là công thức đối chứng (34,5cm). Đến thời điểm sau trồng 30 ngày ở vụ
1 cao nhất vẫn là công thức phun phân TQ1 (44,7cm), thấp nhất là công thức
đối chứng (38,1cm), ở vụ 2 công thức phun phân Sông Gianh và công thức
phun phân TQ1 bằng nhau (53cm) cao hơn công thức phun phân TQ2 (50cm),
thấp nhất là công thức đối chứng (45,8cm).
Giai đoạn 30 – 60 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở tất
cả các công thức thí nghiệm đều cao, sau đó tốc độ tăng trưởng của cây giảm
đến mức thấp nhất và dừng hẳn. Tuy nhiên ta nhận thấy ở vụ 1 tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây cao nhất là công thức phun phân TQ1 tăng 1,18cm/ngày,
trong khi đó ở vụ 2 tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất ở công thức đối chứng
1,42cm/ngày. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chiều cao cây
cuối cùng ở vụ 1 đều thấp hơn vụ 2. Chiều cao cây cuối cùng vụ 1 cao nhất là
công thức phun phân TQ1 là 101,6cm trong khi đó chiều cao cây cuối cùng ở
vụ 2 thấp nhất là công thức đối chứng 104,3cm và cao nhất là công thức phun
phân TQ1 đạt 111,7cm.
Nhìn chung qua 2 năm thí nghi ệm tôi thấy rằng khi phun các loại phân
bón lá ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây còn có ảnh hưởng rõ rệt đến
quá trình tăng chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne. Kết quả xử lý thống
kê cho thấy ở vụ 1 chiều cao cây cuối cùng của công thức phun phân TQ1 và
công thức phun phân TQ2 cao hơn hẳn so với công thức đối chứng ở mức độ
tin cậy 95%, công thức phun phân Sông Gianh có chiều cao cây cuối cùng
tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Vụ 2 chiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
51
hướng tác động của phân bón lá đến chiều cao cây của các công thức thí
nghiệm giống như vụ 1. Chiều cao cây cuối cùng của công thức phun phân
TQ1 và công thức phun phân TQ2 cao hơn hẳn so với công thức đối chứng ở
mức độ tin cậy 95%, công thức phun phân Sông Gianh có chiều cao cây cuối
cùng tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của hoa lily
sorbonne
Lá là cơ quan quang hợp và được ví như những nhà máy chuyên sản xuất
tổng hợp các chất dinh dưỡng cung cấp cho mọi nhu cầu của cây trồng. Vì
vậy thời gian ra lá, tốc độ ra lá, số lá trên cây đều ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng sinh trưởng cũng như chất lượng hoa của cây. Thời gian ra lá, tốc độ ra
lá quyết định cây đó nhanh hay chậm, nếu tốc độ ra lá nhanh thì bộ lá sẽ ổn
định sớm, nguồn dinh dưỡng được cung cấp sớm, cây sẽ sinh trưởng nhanh
mạnh, số lá trên cây sẽ quyết định lượng dinh dưỡng mà cây được cung cấp
nhiều hay ít nên lá là cơ quan rất quan trọng đối với cây trồng.
Qua theo dõi đ ộng thái ra lá của giống lily sorbonne thí nghiệm từ khi
trồng đến khi bộ lá ổn định chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.2:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
52
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của
giống hoa lily sorbonne
Đơn vị: Lá/cây
Năm Công thức
Số ngày sau trồng
10 20 30 40 50 60
2006 – 2007
Đ/c 4,4 27,7 42 47,7 49,2 50,7
TQ1 4,5 28,6 47,1 53,1 56,6 57,3
TQ2 4,1 27,7 44,2 48,4 50,6 53,2
SG 3,9 26,7 43,1 48,1 50,5 51,7
CV (%) 1,9
2007 - 2008
Đ/c 3,2 22,7 35,1 45,1 53,6
TQ1 4,5 24,8 38,2 46,3 57,5*
TQ2 4,4 23,9 36,8 44,6 57,1*
SG 4,3 25 36,7 44,9 52,3ns
CV (%) 2,9
LSD.05 3,2
Qua bảng 3.2 cho thấy: Sau trồng 10 ngày số lá của các công thức ở 2 vụ
là tương đối đồng đều từ 3,2 – 4,5 lá/cây, thấp nhất là công thức đối chứng và
cao nhất là công thức phun phân TQ1.
Sau trồng 20 ngày số lá của các công thức vẫn tương đối ổn định, ở vụ 1
số lá biến động từ 26,7 – 29,7 lá, ở vụ 2 số lá biến động từ 22,7 – 25 lá.
Sau trồng 20 ngày thì tiến hành phun phân bón lá cho cây hoa lily, do đó
sau trồng 30 ngày thì tốc độ ra đã có sự khác nhau. Vụ 1 ở công thức đối
chứng không phun phân tốc độ ra lá chậm nhất (1,43lá/ngày) đạt 42 lá sau
trồng 30 ngày, trong khi đó công thức phun phân TQ1 tốc độ ra lá cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
53
(1,85lá/ngày) đạt 47,1 lá, các công thức phun phân còn lại đều đạt số lá lớn
hơn đối chứng (>42lá).
Sau trồng 40 ngày tốc độ ra lá vẫn tăng mạnh, số lá tăng nhanh, cao nhất
là công thức phun phân TQ1 đạt 53,1 lá, thấp nhất là công thức đối chứng đạt
47,7 lá.
Tại thời điểm sau trồng 30 ngày tốc độ ra lá của các công thức ở vụ 2
tăng mạnh nhất, cao nhất là công thức công thức phun phân TQ1 đạt 1,34
lá/ngày, sau đó giảm dần và ổn định.
Ở vụ 2 do hoa lily được trồng ở thời điểm nhiệt độ lớn hơn vụ 1 nên sau
50 ngày số lá/cây đã ổn định còn ở vụ 1 sau 60 ngày số lá/cây mới ổn định.
Phân bón lá có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây đồng thời một phần ảnh
hưởng đến tăng số lá/cây, do đó khi số lá ổn định có sự chênh lệnh giữa các
công thức.
Ở vụ 1 số lá cuối cùng dao động từ 50,5 – 57,4lá, ở vụ 2 số lá cuối cùng
biến động từ 52,3 – 57,5 lá. Khi tiến hành xử lý thống kê chỉ tiêu tổng số
lá/cây tôi thu được kết quả sau: vụ 2 số lá/cây của công thức phun phân TQ 1
và công thức phun phân TQ2 lớn hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức
độ tin cậy 95%, công thức phun phân Sông Gianh có số lá/cây tương đương
với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
3.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của hoa lily sorbonne
Thời gian sinh trưởng của cây trồng được tổ hợp từ nhiều yếu tố: Điều
kiện ngoại cảnh, điều kiện ch ăm sóc, đặc điểm của giống…. Nghiên cứu
các giai đoạn sinh trưởng của cây có ý nghĩa r ất quan trọng cho việc xác
định thời điểm tác động các biện pháp kỹ thuật để rút ngắn thời kỳ này
hoặc kéo dài thời kỳ kia nhằm đem lại hiệu quả đúng với mong muốn của
con người, qua theo dõi tôi thu đư ợc kết quả ở bảng 3.3:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
54
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của hoa lily sorbonne
Năm CT
Thời gian từ trồng đến ………………(ngày)
Ra nụ
Nụ thứ nhất có
màu
Nở hoa
10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80%
2006 – 2007
Đ/c 29 32 34 97 104 109 111 112 114
TQ1 29 30 33 95 100 101 105 109 111
TQ2 30 31 33 96 103 105 109 110 112
SG 30 31 33 97 103 106 111 112 113
2007 - 2008
Đ/c 30 32 35 98 105 108 112 114 115
TQ1 29 31 34 96 103 106 109 112 114
TQ2 30 32 34 97 104 107 111 113 115
SG 30 32 34 96 103 107 111 113 115
Qua bảng 3.3 cho thấy: ở vụ 1 thời gian từ trồng đến 10% số cây ra nụ đầu
tiên công thức phun phân TQ1 bằng với công thức đối chứng (29 ngày). Thời
gian 10% ra nụ của 2 công thức phun phân TQ2 và công thức phun phân Sông
Gianh bằng nhau và dài hơn đối chứng 1 ngày (30 ngày), thời gian từ trồng đến
50%, 80% số cây ra nụ đầu tiên của cả 3 công thức phun phân bón lá đều ngắn
hơn công thức đối chứng.
Ở vụ 2 thời gian 10% số cây ra nụ của công thức phun phân TQ2 và công
thức phun phân Sông Gianh là 30 ngày bằng với công thức đối chứng, riêng
công thức phun phân TQ1 là có thời gian ngắn nhất và sớm hơn đối chứng 1
ngày (29 ngày). Ở vụ này thời gian từ trồng đến 50%, 80% số cây ra nụ đầu
tiên của cả 3 công thức cũng đều ngắn hơn công thức đối chứng ít nhất 1 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
55
Thời gian từ trồng đến 10% nụ thứ nhất có màu của các công thức ở cả 2
vụ đều có sự chênh lệch không đáng kể. Công thức phun phân TQ1 thời gian
nụ thứ nhất có màu 10% là sớm nhất ở cả 2 vụ đồng thời thời gian 10% nụ
thứ nhất có màu của công thức đối chứng là muộn nhất. Các công thức phun
phân còn lại có thời gian nụ thứ nhất có màu 10% là tương đương nhau dao
động từ 96 – 97 ngày. Ở cả 2 vụ thời gian từ trồng đến 50% nụ thứ nhất có
màu của 3 công thức phun phân bón lá đều nhanh hơn công thức đối chứng 1
– 2 ngày. Từ trồng đến 80% số nụ có màu công thức phun phân TQ1 là nhanh
nhất. Ở vụ 1 công thức phun phân TQ1 là 101 ngày nhanh hơn hai công thức
phun phân Sông Gianh (105 ngày) và công thức phun phân TQ2 (106 ngày)
và đều nhanh hơn công thức đối chứng (109 ngày). Ở vụ 2 tác động của phân
bón lá đến cây hoa lily có chiều hướng tương đương vụ 1. Thời gian 80% nụ
thứ nhất có màu của công thức phun phân TQ1 là sớm nhất (106 ngày) tiếp
đến là công thức phun phân TQ2 và công thức phun phân Sông Gianh (107
ngày), dài nhất là công thức đối chứng (108 ngày).
Thời gian từ trồng đến 10% số cây ra hoa ở cả 2 vụ sớm nhất vẫn là
công thức phun phân TQ1 và muộn nhất vẫn là công thức đối chứng. Thời
gian từ trồng đến 50%, 80% số cây ra hoa ở tất cả các công thức cả 2 vụ đều
có chiều hướng không đổi, thời gian sinh trưởng ngắn nhất vẫn là công thức
phun phân TQ1 (111 ngày ở vụ 1, 114 ngày ở vụ 2) và dài nhất vẫn là công
thức đối chứng (114 ngày ở vụ 1, 116 ngày ở vụ 2).
Nhìn chung ảnh hưởng của các loại phân bón lá đã có tác động rõ rệt đến
các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily. Công thức phun phân
TQ1 có tác dụng rõ rệt rút ngắn các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của
cây hoa dẫn tới thời gian sinh trưởng giảm từ 2 – 3 ngày. Qua 2 vụ trồng và
thí nghiệm phun phân bón lá tôi nhận thấy rằng tác dụng của phân TQ1 tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
56
động đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa là ổn định qua 2
năm.
3.1.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về hoa của
giống hoa lily sorbonne
Mục đích cuối cùng của đề tài nghiên cứu này là chọn ra được công thức
thí nghiệm cho năng suất và chất lượng hoa cao nhất để áp dụng vào sản xuất,
rút ngắn thời gian lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Số nụ trên cây và số hoa trên cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng
suất hoa. Số nụ và số hoa trên cây không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ
thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở
bảng 3.4:
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về hoa
của giống hoa lily sorbonne
Năm
Chỉ tiêu
Công thức
Số nụ
hoa
(nụ/cây)
Số hoa
(hoa/cây)
Hoa loại
1 (%)
Hoa loại
2 (%)
Hoa loại
3 (%)
2006 – 2007
Đ/c 5,0 4,9 49,1 37,6 13,4
TQ1 5,6 5,5* 55,2 40 4,8
TQ2 5,3 5,1ns 51,5 44,1 4,8
SG 5,2 4,9ns 50,3 45,1 4,6
CV (%) 7,2
2007 - 2008
Đ/c 6,3 6,3 69,5 21,8 8,7
TQ1 7,0 6,9 91,3 7,3 1,4
TQ2 6,3 6,2 84,4 12,1 3,4
SG 6,4 6,3 85,3 12,1 2,6
CV (%) 4,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
57
Qua bảng 3.4 cho thấy: Số nụ/cây cũng như số hoa/cây ở tất cả các công
thức ở vụ 2 đều cao hơn vụ 1, đều đạt tiêu chuẩn của một cành hoa đẹp (> 5
nụ/cành).
Trong đó ở vụ 1 công thức phun phân TQ1 là lớn nhất (5,6 nụ/cây), của
công thức phun phân TQ2 (5,3 nụ/cây), công thức phun phân Sông Gianh (5,2
nụ/cây) đều cao hơn đối chứng (5,0 nụ/cây).
Ở vụ 2 công thức phun phân TQ1 số nụ/cây là lớn nhất (7 nụ/cây), tiếp
đến là công thức phun phân Sông Gianh (6,4 nụ/cây), cuối cùng là công thức
phun phân TQ2 và công thức đối chứng đều bằng nhau (6,3 nụ/cây). Để có
kết quả chính xác chúng tôi đã ti ến hành xử lý thống kê và thu được kết quả
sau: ở cả hai vụ trồng công thức phun phân TQ1 đều có số hoa/cây lớn hơn
công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, các công thức còn lại
đều tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Số hoa/cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để làm căn cứ phân
loại hoa sau này. Chính vì vậy công thức đối chứng có số hoa/cây thấp nhất
đồng thời cũng là công thức có tỷ lệ hoa loại 1 thấp nhất (49,2%), tiếp đến là
công thức phun phân Sông Gianh (50%), công thức phun phân TQ2 (52,3%)
và cao nhất là công thức phun phân TQ1 (55,4%). Ở vụ 2 mặc dù số nụ hoa
cao hơn vụ 1 nhưng chiều hướng cũng tương tự, công thức phun phân TQ1 có
số nụ/cây cao nhất đồng thời cũng có tỷ lệ hoa loại 1 lớn nhất (91,3%) tiếp
đến là công thức phun phân Sông Gianh (85,3%) và công thức phun phân
TQ2 (84,7%) cuối cùng là công thức đối chứng (69,9%). Qua 2 vụ ta đều thấy
rằng các công thức phun phân bón lá đều có tỷ lệ số hoa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11LV09_NL_TTPhanThiDung.pdf