Tài liệu Luận văn Nghiên cứu kinh tế chính trị Mác Lênin: LUẬN VĂN:
kinh tế chính trị Mác Lênin
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế xã hội nói chung và nền kinh tế tư bản nói riêng, không phải
lúc nào cũng tiến hành một cách trôi chảy. Giữa các ngành mà trong quá trình cạnh
tranh khốc liệt với nhau thì trong phạm vi xã hội làm sao đảm bảo được sự cân bằng.
Trong những điều kiện như vậy tỉ lệ chỉ có thể hình thành lên một cách tự phát, qua
việc chuyển từ ngành nọ sang ngành kia theo tỷ suất lợi nhuận cho lên hiện tượng tỉ
lệ giữa các ngành chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, tạm thời. Còn mất tỉ lệ mới là hiện
tượng thường xuyên, mới là quy tắc chung của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong
đời sống thực tế của xã hội tư bản, những hiện tượng mất tỷ lệ: khi thì sản phẩm này
ứ đọng, không bán chạy; khi sản phẩm kia khan hiếm; khi xí nghiệp này đóng cửa vì
thiếu nguyên liệu; khi xí nghiệp kia phá sản vì sản xuất quá nhiều…
Không phải tái sản xuất tư bản chủ nghĩa vấp phải những hiện tượng mất cân
đối cục bộ, thường xuyên xảy ra nh...
11 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu kinh tế chính trị Mác Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
kinh tế chính trị Mác Lênin
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế xã hội nói chung và nền kinh tế tư bản nói riêng, không phải
lúc nào cũng tiến hành một cách trôi chảy. Giữa các ngành mà trong quá trình cạnh
tranh khốc liệt với nhau thì trong phạm vi xã hội làm sao đảm bảo được sự cân bằng.
Trong những điều kiện như vậy tỉ lệ chỉ có thể hình thành lên một cách tự phát, qua
việc chuyển từ ngành nọ sang ngành kia theo tỷ suất lợi nhuận cho lên hiện tượng tỉ
lệ giữa các ngành chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, tạm thời. Còn mất tỉ lệ mới là hiện
tượng thường xuyên, mới là quy tắc chung của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong
đời sống thực tế của xã hội tư bản, những hiện tượng mất tỷ lệ: khi thì sản phẩm này
ứ đọng, không bán chạy; khi sản phẩm kia khan hiếm; khi xí nghiệp này đóng cửa vì
thiếu nguyên liệu; khi xí nghiệp kia phá sản vì sản xuất quá nhiều…
Không phải tái sản xuất tư bản chủ nghĩa vấp phải những hiện tượng mất cân
đối cục bộ, thường xuyên xảy ra như trên mà cứ khoảng trên dưới 10 năm. Giống
như có một sức mạnh nào xui khiến toàn bộ sản xuất tư bản chủ nghĩa lại bỗng nhiên
dừng lại: hiệu buôn phá sản, ngân hàng vỡ nợ, nhà máy đóng cửa, sản xuất thụt lùi…
sản xuất hàng hoá quá thừa, hiện tượng đổ vỡ này gọi là khủng hoảng kinh tế.
Bài viết của em được chia ra làm 5 phần chính: khủng hoảng kinh tế chu kì là
điều tất yếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc
phục và thực tiễn ở Việt Nam. Với hiểu biết còn hạn hẹp, chưa tìm hiều sâu về kinh
tế chính trị Mác Lênin
I) Trong CNTB khủng hoảng kinh tế chu kì là điều tất yếu gây ra những
hậu quả nghiêm trọng:
Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng kinh tế mất ổn
định kéo dài mà không điều chỉnh được của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế
gây ra những trấn động và hậu quả kinh tế xã hội trong quy mô rộng hoặc hẹp.
Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong mọi lĩnh vực của nền sản xuất xã hội trong
tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất
Khủng hoảng kinh tế chu kỳ gồm có 4 giai đoạn
Khủng hoảng: đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh tế. Xuất hiện
trước hết là khủng hoảng tiêu thụ, dự trữ hàng hoá trong kho của các xí nghiệp tăng
lên, giá cả hàng hoá giảm xuống do cung lớn hơn cầu có khả năng thanh toán cuộc
cạnh tranh để tiêu thụ hàng hoá trở lên gay gắt, các nhà tư bản buộc phải thu hẹp,
thậm chí đình chỉ sản xuất. Do các xí nghiệp không có khả năng thanh toán các
khoản nợ, tâm lý hoảng loạn, việc rút tiền khỏi ngân hàng, bán các cổ phiếu, trái
phiếu làm giá trị thị trường giảm mạnh. Tín dụng thương mại và ngân hàng bị thu
hẹp trong khi nhu cầu tín dụng tăng lên làm cho tỷ xuất lợi tức tăng lên rất cao.
Khủng hoảng công nghiệp và thương nghiệp đưa đến cả khủng hoảng tiền tệ tín
dụng. Khủng hoảng đã phá huỷ nghiêm trọng lực lượng sản xuất, người lao động
thất nghiệp đông đảo, đời sống hết sức khó khăn. Nghiêm trọng hơn đó lại là điều
kiện để nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân. Do đó công nhân buộc phải chấp
nhận những điều kiện lao động nặng nhọc, hoặc tiền lương thấp. Trong khi đó cường
độ lao động lại tăng.
Tiêu điều: là giai đoạn tiếp sau khủng hoảng. Đặc điểm của giai đoạn
này, sản xuất không tiếp tục giảm sút nữa nhưng cũng không tăng lên, nền sản xuất ở
trạng thái trì trệ. Để thoát khỏi tình trạng này, các nhà tư bản tìm cách tăng cường
bóc lột lao động bằng cách hạ thấp tiền lương, tăng cường độ và thời gian lao động,
để giảm chi phí sản xuất và đổi mới tư bản cố định, cải tiến kỹ thuật. Việc đổi mới tư
bản cố định đã làm tăng về nhu cầu tư liệu sản xuất làm cho kinh tế dần dần thoát
khỏi trạng thái khủng hoảng có bước chuyển biến khỏi trạng thái trì trệ, chuyển sang
giai đoạn phục hồi.
Phục hồi: là giai đoạn tiếp nối với giai đoạn tiêu điều. Từ tiêu điều chuyển
sang phục hồi và bắt đầu mở rộng sản xuất nhờ đổi mới tư bản cố định. Sản xuất
được mở rộng đạt mức trước khủng hoảng. Số người làm việc tăng lên, giá cả hàng
hoá cũng tăng lên, lợi nhuận thu được cũng tăng, nền kinh tế bước sang giai đoạn
mới, giai đoạn hưng thịnh.
Hưng thịnh: là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kỳ kinh tế. ở giai đoạn này
cung cầu về hàng hoá tăng lên, sản xuất mở rộng và phát triển vượt mức cao nhất
của chu kỳ trước. Thế là lại tạo điều kiện chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng mới,
bắt đầu và chín muồi.
II) Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế:
Trong phương thức trước chủ nghĩa tư bản vẫn thường xảy ra những biến động
trong đời sống kinh tế. Những biến động này là do thiên tai, dịch tễ, hoặc chiến tranh
gây lên làm cho sản xuất bị tàn phá, nhân dân bị đói là do thiếu thốn về sản phẩm.
Các nhà kinh tế học tư sản đã giải thích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh
tế là do mất cân đối “ngẫu nhiên” giữa các ngành sản xuất hoặc do tiêu dùng “tạm
thời” không theo kịp sản xuất. Dựa trên kết luận vu vơ ấy họ bày ra trăm phương
nghìn kế “cứu chữa” cho chủ nghĩa tư bản thoát khỏi cái tai hoạ ghê gớm. Nào là
thực hiện “kinh tế chỉ huy”, nào là “công quỹ đặc biệt” cho hàng hoá xuất khẩu, nào
là đi xâm chiếm thị trường nước ngoài, hàng hoá bán chịu…
Mặc dù có thay đổi phương thuốc chủ nghĩa tư bản, từ hơn một thế kỷ nay, nó
vẫn cứ định kỳ, không những không thuyên giảm mà ngày một trầm trọng thêm lên.
Từ 1925 là năm nổ ra cuộc khủng hoảng sản xuất thừa đầu tiên trong lịch sử của chủ
nghĩa tư bản cho đến nay. It nhất chủ nghĩa tư bản trải qua 16 lần khủng hoảng.
Những cuộc khủng hoảng này bao trùm toàn bộ thế giới tư bản hoặc xảy ra ở một số
nước tư bản.
ở Anh năm 1925 nổ ra cuộc khủng hoảng có tính chất toàn quốc đầu tiên thì
11năm sau tức là năm 1936 nổ ra cuộc khủng hoảng thứ hai. Năm1947-1948 nổ ra
cuộc khủng hoảng thứ ba. Về cơ bản là khủng hoảng thế giới đầu tiên trong nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa. Năm 1957 nổ ra cuộc khủng hoảng thứ 4 bao trùm các nước chủ
yếu của lục địa Châu Âu có cả Anh và Châu Mĩ. Các cuộc khủng hoảng tiếp sau là:
1866, 1873, 1882, 1890, 1920-1921, 1929-1933: là thảm hoạ của chủ nghĩa tư bản,
1957,1948-1949…liên tiếp nổ ra ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng riêng chủ nghĩa tư bản mới có và đã là cố tật
thì không thể nào cứu chữa được thì nguyên nhân không thể đi tìm ở những nhân tố
bên ngoài, ngẫu nhiên. Nguyên nhân của nó chỉ có thể là mâu thuẫn đối kháng mà
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay từ khi ra đời vốn đã mang trong lòng nó.
Trước hết phaỉ kể đến mâu thuẫn giữa tính tổ chức của sản xuất ở trong từng xí
nghiệp riêng rẽ và tình trạng vô chính phủ của sản xuất trong phạm vi toàn xã hội.
Mâu thuẫn này tạo ra tình trạng vô chính phủ cực kỳ nghiêm trọng, mọi người đều
biết không chỉ riêng chủ nghĩa tư bản mới có tình trạng sản xuất vô chính phủ. Bất cứ
hàng hoá nào dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đều có chung đặc
điểm này. Ơ đây người sản xuất đều sản xuất theo ý mình không ai biết thị trường
cần đến loại hàng hoá nào và cần bao nhiêu. Chỉ đến khi mang ra thị truờng thì số
phận của hàng hoá mới được định đoat, hàng hoá có thể bán được hoặc không bán
được, nếu nó không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Như vậy tình trạng vô chính
phủ của sản xuất hàng hoá đã ấp ủ sẵn khả năng khủng hoảng. Vì vậy, những gián
đoạn về tiêu thụ do tình trạng vô chính phủ của sản xuất hàng hoá gây ra chưa thể
dẫn tới một sự đổ vỡ bao trùm toàn bộ nền sản xuất. Tình thế luôn luôn bị đảo lộn.
Tình trạng mất cân đối giữa các ngành sản xuất với tiêu dùng. Mâu thuẫn giữa sản
xuất và tiêu dùng sản sinh ra từ bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Sản xuất vô chính phủ không phải là nguồn gốc duy nhất của cuộc khủng hoảng.
Chỉ khi nào khối lượng sản xuất vượt xa sức mua của người tiêu dùng thì khi đó tình
trạng mất cân đối do sản xuất vô chính phủ gây ra mới dẫn đến sự bùng nổ của cuộc
khủng hoảng, do tác dụng của mâu thuẫn giữa khuynh hứơng mở rộng sản xuất một
cách vô hạn của chủ nghĩa tư bản và sức mua giới hạn của người tiêu dùng.
Vì lòng thèm khát lợi nhuận vô hạn mỗi nhà tư bản đều ra sức tích luỹ để mở rộng
sản xuất cải tiến kỹ thuật nhằm tung ra thị truờng những khối lượng hàng hoá ngày
càng lớn. Trong khi đó thì chính sự tích luỹ của tư bản không những gây ra hậu quả
bần cùng hoá nhân dân lao động và tạo ra một đám nhân khẩu thừa tương đối ngày
càng đông. Vì vậy sức mua của quần chúng lao động, những người tiêu dùng chủ yếu
trong xã hội ngày càng giảm đi, thiếu người tiêu dùng.
Hàng hoá không phải thừa tuyệt đối bởi vì nó còn xa mới đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của xã hội. Hàng hoá chỉ thừa tương đối, thừa so với sức mua còn thấp kém của
xã hội.
Như vậy khủng hoảng sản xuất thừa còn gắn liền với mâu thuẫn đối kháng giữa
lao động và tư bản. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản có nghĩa là sự tước đoạt tư liệu
sản xuất từ tay những người sản xuất và biến họ thành vô sản, suốt đời đi làm thuê.
Đó là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản. Sự tách rời giữa hai nhân tố của quá trình sản
xuất (tư liệu sản xuất và người tiêu dùng) là sự đối lập giữa tư bản và lao động. Như
vậy khủng hoảng sản xuất thừa bắt nguồn từ những mâu thuẫn đối kháng của tái sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này đều sản sinh ra trên cơ sở của chế độ chiếm
hưu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghiã tư
bản: mâu thuẫn giữa sản xuất và tính chất xã hội và chiếm hữu có tính chất tư bản
chủ nghĩa.
Chủ nghĩa tư bản ra đời đã tập trung tư liệu sản xuất vào tay những nhà tư bản và
biến tư liệu sản xuất cá nhân nhỏ mọn âý thành những tư liệu sản xuất xã hội. Khủng
hoảng nổ ra vào lúc sản xuất đạt tới mức điểm cao nhất, lúc mà tình trạng mất cân đối
giữa sản xuất và tiêu dùng đã tích luỹ đến độ nghiêm trọng. Một khi mà dòng lưu
thông đã đầy ứ hàng hoá thì nó có thể bị phá tung ra ở bất cứ chỗ nào một cách vô
cùng đột ngột
III) Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế
Hậu quả của cuộc kinh tế chu kỳ làm phá hoại lực lượng sản xuất và làm rối loạn
lĩnh vực lưu thông. Mỗi lần khủng hoảng đều làm cho sản xuất và lưu thông của các
nước tư bản bị giảm sút. Xí nghiệp bị đình đốn đóng cửa quy mô sản xuất bị thu hẹp
lại ,giá cả thị trường bị giảm sút mạnh, khối lượng mậu dịch trong và ngoài nước bị
thu hẹp lại, nhiêu ngân hàng phải đóng cửa, giá cổ phiếu hạ thấp.
Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản là điều dẫn tới độc quyền. Tích tụ
là yêu cầu căn bản của việc mở rộng sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Sự tăng lên
của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển sản xuất của tư bản chủ
nghĩa tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản tập trung.
Các nhà tư bản hình thành trong xã hội có vai trò to lớn trong sự phát triển sản
xuất .
Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng do đó nền sản xuất xã hội hoá
cao làm cho hâụ quả tư bản chủ nghĩa càng sâu sắc. Khoảng cách giàu nghèo ngày
càng lớn, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động ngày càng gay gắt. Trong khi quần
chúng lao động lâm vào cảnh đói nghèo thì các nhà tư bản tiêu huỷ hàng đống của cải
khổng lồ bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Ví dụ: cuộc khủng hoảng 1929-1933 người ta đã phá huỷ 92 lò nấu sắt ở Mỹ, 72
lò ở Anh, 28 lò ở Đức, 10 lò ở Pháp. Trọng tải ở biển bị phá huỷ với 6,5 triệu tấn.
Trong khi đó mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, sự bóc lột và đè nén tổ chức độc
quyền làm cho giai cấp công nhân vô cùng điêu đứng. Chiến tranh và khủng hoảng
kinh tế lại không ngừng reo tai hoạ lên đầu họ. Vì vậy giai cấp công nhân ngày càng
giác ngộ, đoàn kết đấu tranh chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa.
Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất đã vượt quá khuôn khổ
của quan hệ sản xuất, đó là sự nổi dậy của lực lượng sản xuất chống lại quan hệ sản
xuất.
IV) Cách khắc phục:
Trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất quyết định tính chất của quan
hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động ngược trở lại lực lượng sản xuất, khi nó phù
hợp với tính chất của lực lượng sản xuất thì nó giúp cho lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ, khi nó không phù hợp thì nó biến thành trở ngại của lực lượng sản xuất.
Trong quá trình sản xuất con người không ngừng thu thêm kinh nghiệm sản xuất,
không ngừng cải tiến công cụ, cải tiến kĩ thuật. Lực luợng sản xuất phát triển đến một
trình độ nào đó vượt ra ngoài khuôn khổ của quan hệ sản xuất cho nên quan hệ sản
xuất phải phù hợp với tính chất lượng sản xuất.
Quan hệ cung cầu là quan hệ giữa người bán và người mua, những người sản xuất
và những người tiêu dùng là những quan hệ có vai trò quan trọng trong kinh tế hàng
hoá. Không phải chỉ ở giá cả ảnh hưởng tới cung cầu, mà ảnh hưởng tới việc xác định
giá cả trên thị trường. Khi cung lớn hơn cầu người bán phải giảm giá cả, giá cả có thể
thấp hơn giá trị.
Giữa cung và cầu về hàng hoá phải có sự thích ứng cần thiết khách quan về hình
thái hiện vật và hình thái giá trị. Do vậy quan hệ cung cầu điều tiết được sự chênh
lệch giữa giá cả thị truờng và giá trị thị trường. Sự lên xuống của giá cả thị trường lại
điều tiết quan hệ cung cầu, làm cho nền sản xuất có được những tỉ lệ tương đối.
Trước khi đạt tới sự tương đối thì xã hội lãng phi rất nhiều sức lực và của cải. Vì vậy
xã hội đòi hỏi phải có sự kiểm tra, điều tiết ,định hướng, một cách có ý thức đối với
sự vận động của cơ chế thị trường.
Các nhà tư bản ra sức tìm lối thoát băng cách giảm bớt chi phí sản xuất dù có bán
hàng hoá với giá thấp vẫn thu được lợi nhuận. Họ ra sức tăng cường bóc lột công
nhân lợi dụng tình hình thất nghiệp để hạ thấp tiền lương, kéo dài ngày lao động nâng
cao cường độ lao động. Biện pháp quan trọng là áp dụng kỹ thuật để cải tiến bằng
cách đổi mới hàng loạt mày móc thiết bị.
V)Thực tiễn ở Việt Nam
Việt Nam là một nước định hướng xã hội chủ nghĩa, may mắn không xảy ra cuộc
khủng khoảng kinh tế chu kì như các nước phát triển trên thế giới. Nhưng do nước ta
đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nặng nề của cuộc chiến tranh. Nền
kinh tế còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, công nghiệp nhỏ bé và lạc hậu, các ngành
dịch vụ chưa phát triển. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nứơc ta đã phát huy vốn
đầu tư nước ngoài, công nghiệp hoá hiện đại hoá, khuyến khích pháp triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, xây dựng
cơ sở vật chất –kỹ thuật. Khi thay đổi cũng đạt một số thành tựu như : Việt Nam từ
một nước nhập khẩu gạo đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, cả
nước có gần 5300 công trình thuỷ lợi, trong đó có khoảng 3000 trạm bơm. Các công
trình đã góp phần vào việc tưới cho 4,8triệu ha. Trong công nghiệp cả nước có 2821
xí nghiểp trung ương, địa phương, 590.246 cơ sở xản xuất ngoài quốc doanh. Bên
cạnh đó nhà nuớc cũng quan tâm đến mạng lưới giao thông đi nhiều nơi từ Bắc tới
Nam, từ đồng bằng lên trung du và miền núi.
Kết Luận
Khủng hoảng kinh tế chỉ riêng chủ nghỉa tư bản mới có, nó tồn tại một cách khách
quan. Quan niệm khách quan về triết học xét đến phạm trù nguyên nhân và kết quả
để giải thích sự khủng hoảng. Nguyên nhân là do sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt
giữa tư bản và người lao động, sản xuất hàng hoá ngày càng nhiều, sản xuất quá mức
người tiêu dùng, xung đột giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, các xí
nghiệp cạnh tranh nhau dẫn đến sản phẩm ngày càng dư thừa. Kết quả là khủng
hoảng kinh tế bùng nổ.
Để khắc phục được tình trạng khủng hoảng này thì quan hệ sản xuất phù hợp với
tính chất lực lượng sản xuất, giữa cung và cầu về hàng hoá phải có sự thích ứng cần
thiết khách quan về hình thái hiện vật và về hình thái giá trị. Do vậy quan hệ cung
cầu điều tiết được sự chênh lệch giữa gia cả thị trường và giá trị thị trường, sự lên
xuống điều tiết cung cầu ,làm cho nền sản xuất được cân đối
Mục lục tiểu luận
A. Lời mở đầu
B. Nội dung chính
I) Lý luận kinh tế chính trị về khủng hoảng kinh tế
1. Khủng hoảng kinh tế là gì?
2. Giai đoạn của cuộc khủng hoảng
II) Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng
2. Khách quan
3. Chủ quan
III) Hậu quả
1. Phá hoại lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làm rối loạn lĩnh vực
lưu thông
2. Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung là điều kiện dẫn tới độc quyền
IV) Cách khắc phục
1. Điều tiết được sự cân đối
2. Giải quyết được sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,
giữa tư bản và người lao động.
C. Kết luận
D. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác lênin
- Giáo trình kinh tế học phổ thông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Kinh tế chính trị Mác Lênin.pdf