Luận văn Nghiên cứu, khảo sát di sản văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu, khảo sát di sản văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ: LUẬN VĂN: Nghiên cứu, khảo sát Di Sản Văn Hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới là bằng mọi cách khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hội nhập quốc tế và phát triển hợp lý, phù hợp với xã hội hiện đại. Để làm được điều đó, nhiều nước đã tìm về di sản văn hoá (DSVH), bởi DSVH chính là một trong những cội nguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân tộc được tạo ra trong quá khứ, cần phải được bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện đại. Văn hoá là tiềm lực tinh thần to lớn của mỗi dân tộc, thể hiện ra ở những giá trị hàm chứa trong vốn DSVH dân tộc được tích luỹ theo thời gian lịch sử. DSVH dân tộc giống như một nguồn lực kép: nguồn lực vật thể (hữu hình) và nguồn lực phi vật thể (vô hình). DSVH trở thành điểm tựa quan trọng, tạo thế đi vững chắc cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trải qua hàn...

pdf183 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu, khảo sát di sản văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nghiên cứu, khảo sát Di Sản Văn Hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới là bằng mọi cách khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hội nhập quốc tế và phát triển hợp lý, phù hợp với xã hội hiện đại. Để làm được điều đó, nhiều nước đã tìm về di sản văn hoá (DSVH), bởi DSVH chính là một trong những cội nguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân tộc được tạo ra trong quá khứ, cần phải được bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện đại. Văn hoá là tiềm lực tinh thần to lớn của mỗi dân tộc, thể hiện ra ở những giá trị hàm chứa trong vốn DSVH dân tộc được tích luỹ theo thời gian lịch sử. DSVH dân tộc giống như một nguồn lực kép: nguồn lực vật thể (hữu hình) và nguồn lực phi vật thể (vô hình). DSVH trở thành điểm tựa quan trọng, tạo thế đi vững chắc cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trải qua hàng ngàn năm, những giá trị DSVH phi vật thể và DSVH vật thể Việt Nam vẫn hiện diện như muôn trùng con sóng cuộn chảy trong dòng sông văn hoá truyền thống của dân tộc. Kế thừa di sản quá khứ là quy luật phát triển tất yếu của văn hoá. Muốn kế thừa và phát huy DSVH thì trước hết cần phải nghiên cứu, tiếp cận mọi phương diện lý luận về DSVH dân tộc. Đó là một đòi hỏi bức xúc về phương diện lý luận mà quá trình nghiên cứu đề tài “Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)” có thể tìm được những phương án giải trình một cách có hệ thống, hợp lý và logic. Mặc dù chỉ nghiên cứu về DSVH ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng đề tài vẫn có điều kiện hệ thống hoá, bao quát và đi sâu hơn về một số vấn đề lý luận DSVH đương đại, đóng góp chung vào những thành tựu lý luận về lĩnh vực này. 1.2. Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá hết sức sôi động hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy DSVH lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, để hội nhập mà không bị hoà tan. DSVH nước ta giống như một kho báu của quá khứ cần phải được kế thừa một cách khoa học, tích cực, có chọn lọc đúng đắn để tiến hành xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII” của Đảng đã khẳng định: “Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội. Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá danh thắng của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp cho nền văn hoá Việt Nam”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo tồn phát huy DSVH dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã hội: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hoá nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch”. Xuất phát từ quan điểm đường lối của Đảng, việc thực hiện đề tài nghiên cứu Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)” là một hoạt động có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và ý nghĩa thời sự cấp bách đối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, đối với các vùng miền cả nước nói chung. 1.3. DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ có vị trí trọng yếu trong toàn bộ không gian DSVH phía Bắc nước ta - một vùng văn hoá lâu đời, tiêu biểu cho văn hoá dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, bao gồm nhiều tiểu vùng văn hoá mở rộng theo đồng bằng Bắc Bộ, trải dài theo sông Hồng cùng với hệ thống sông ngòi phía Bắc và vùng châu thổ rộng lớn. Nghiên cứu, khảo sát DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ giúp chúng ta khai thác, tiếp cận những vỉa tầng quan trọng hàng đầu của văn hoá Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Đây là một trong những “địa chỉ” trọng điểm cất giữ những vẻ đẹp tinh hoa nhất, cốt lõi nhất của văn hoá nước ta. Bởi vậy, muốn xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, cần phải nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, DSVH Việt Nam nói chung. 1.4. Vừa qua, hoạt động bảo tồn, kế thừa và phát huy DSVH đã diễn ra rất đa dạng tại các địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó, tình hình CNH, HĐH, giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng sôi động, vừa có thời cơ lại vừa có những thách thức không nhỏ đối với hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá. Đã đến lúc cần phải thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên biệt, nhằm khảo sát thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, tìm ra những thành tựu và hạn chế của hoạt động này, kiến nghị và đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi, nhằm bảo tồn và phát huy tốt hơn DSVH đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn hiện nay và trong tương lai. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ của hoạt động bảo tồn, phát huy DSVH với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH ở một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thời gian qua (bao gồm các tỉnh Hà Tây (cũ), Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh). Đề tài sẽ cố gắng làm nổi rõ những thành tựu, những mặt tồn tại trong các hoạt động nêu trên, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, đồng thời đề ra phương hướng và giải pháp hiệu quả nhất, nhằm bảo tồn và phát huy DSVH trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH tại đồng bằng Bắc Bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Vận dụng các quan điểm mác xít, quan điểm lý luận của Đảng và chính sách của Nhà nước, những quan niệm của nhân loại tiến bộ về bảo tồn và phát huy DSVH, kết hợp với những kết quả nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề tài thuyết minh sáng rõ về mối quan hệ, vai trò của hoạt động bảo tồn, phát huy DSVH với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. - Khảo sát, điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy các DSVH vật thể, DSVH phi vật thể tại một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ (chủ yếu là ở Hà Nội, Hà Tây cũ, Hải Dương và Bắc Ninh) trên các mặt thành tựu, hạn chế, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực tiễn đó. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đóng góp những tư liệu cần thiết để hoàn thiện thêm chính sách bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc phù hợp với những đòi hỏi từ thực tiễn của đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, trong phạm vi cả nước nói chung. - Qua nghiên cứu, đề tài bước đầu giới thiệu kinh nghiệm thành công của một số quốc gia trên thế giới về lĩnh vực bảo tồn phát huy DSVH trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận - Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá, đề tài tiếp cận một cách có hệ thống những tiền đề lý luận về DSVH, về bảo tồn di sản văn hoá và phát huy DSVH. - Theo đó, đề tài nghiên cứu, vận dụng hợp lý những thành tựu về lý luận DSVH của thế giới đương đại vào thực tiễn nghiên cứu như: + Quan niệm của UNESCO về văn hoá và DSVH, về kế thừa, bảo tồn và phát huy DSVH, về vai trò chức năng của DSVH đối với việc lựa chọn mô hình phát triển của văn hoá mỗi dân tộc. + Những thành tựu về lý thuyết vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá của giới nghiên cứu văn hoá học trên thế giới đầu thế kỷ XXI. 3.2. Phương pháp nghiên cứu * Phân tích - Tổng hợp tài liệu văn bản Đề tài sẽ nghiên cứu những văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu: - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hoá, về DSVH, luật DSVH, về bảo tồn và phát huy DSVH. - Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về DSVH vật thể, DSVH phi vật thể. - Các công trình nghiên cứu, sưu tầm trong nước về DSVH vật thể, DSVH phi vật thể Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. * Điều tra xã hội học, quan sát, khảo tả: phỏng vấn sâu (các nghệ nhân, các nhà quản lý, cán bộ chuyên trách, người dân tại các vùng miền), bảng hỏi (tổng thể, chi tiết), thống kê, phân loại... * Lịch sử - Logic: nghiên cứu, phán đoán, suy luận, thuyết minh những cơ sở lịch sử xã hội hình thành nên DSVH. * So sánh văn hoá: Đối chứng vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá ở đồng bằng Bắc Bộ theo hai chiều lịch đại và đồng đại để tìm ra những nét đặc sắc. * Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh - Điểm yếu - Thời cơ - Thách thức: Stengths, Weaknesses, Opportunities, Threatts) 4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nói tới văn hóa người ta thường đề cập ngay tới di sản văn hoá (Cultural heritage). Diện mạo văn hoá dân tộc trước tiên dễ nhận ra chính là những tài sản văn hoá đời trước để lại cho đời sau. Vẻ đẹp giá trị của DSVH giống như những lớp vàng ròng trầm tích kết đọng thành đồng bằng châu thổ đôi bờ con sông văn hoá miệt mài uốn lượn qua những bến bờ thời gian. Có lẽ vì thế mà khi nghiên cứu văn hoá, DSVH là một lĩnh vực được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm tìm hiểu trước tiên và khảo sát ở nhiều cấp độ khác nhau trên các phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn. * Những thành tựu nghiên cứu lý luận về văn hoá và di sản văn hoá Vào thời gian nửa sau thế kỷ XX, các tổ chức quốc tế như UNESCO, UNDP đều nỗ lực nghiên cứu đánh giá tiềm năng quá khứ của nhân loại, đặc biệt là về di sản văn hoá. UNESCO chia di sản văn hoá thành hai loại: di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) và di sản “văn hoá phi vật thể” (nonphysicalculture). Trên thế giới nhiều học giả đã nghiên cứu khái niệm Di sản văn hoá (Cultural heritage). Abraham Moles quan niệm DSVH như một “mã di truyền xã hội”, một thứ “ký ức tập thể”. Feredico Mayor hình dung DSVH như một “hệ thống các giá trị”, những nhân tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc. Người Nhật quan niệm giá trị văn hoá như một thứ tài sản - “tài sản văn hoá” (Cultural propeties) và họ chia di sản văn hoá thành hai loại: tài sản văn hoá “hữu hình” và tài sản văn hoá “vô hình”. Các thuật ngữ vật thể, phi vật thể, vô hình, hữu hình giờ đây được sử dụng rộng rãi trên thế giới khi nói về di sản văn hoá. Trong Hội nghị quốc tế “Bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể: Hướng đến Phương pháp tiếp cận tổng thể” tổ chức tại Nara, Nhật Bản từ 19 đến 23/10/2004, Tuyên bố Yamato về Phương pháp tiếp cận tổng thể trong bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đã được thông qua. Với bản Tuyên bố này, các quan niệm về DSVH đã được nhân loại định nghĩa cụ thể trên phương diện lý luận theo Công ước và Quy chế của UNESCO. Đây là những quan niệm cụ thể nhằm giúp nhận diện một cách đúng đắn khoa học về DSVH vật thể và phi vật thể trên thế giới. Ở nước ta, nghiên cứu về DSVH trước tiên phải kể đến công trình Việt Nam Văn hoá sử cương của học giả Đào Duy Anh từ năm 1938 với quan điểm : “Ta muốn trở thành một nước cường thịnh về vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn hoá cũ (di sản) làm thể (gốc, nền tảng); mà lấy văn hoá mới làm dụng nghĩa là phải khéo điều hoà tinh tuý của văn hoá phương Đông với những điều sở trường về khoa học của văn hoá phương Tây”. Năm 1997, GS,TS. Hoàng Vinh hoàn thành cuốn sách Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân tộc. Trên cơ sở những quan niệm DSVH của quốc tế và Việt Nam, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận về DSVH, đồng thời bước đầu vận dụng nghiên cứu DSVH nước ta. Năm 2002, Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành được coi là văn bản pháp quy về DSVH. Trong sách Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phát hành năm 2007, GS,TS. Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng viện Văn hoá dân gian) đã bàn đến Văn hoá phi vật thể: Bảo tồn và phát huy. Trưởng Ban Di sản phi vật thể Văn phòng UNESCO Pari - ông Rieks Smeets đã nghiên cứu về Bối cảnh, nhận thức và quá trình xây dựng Công ước về bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể. Tổng giám đốc ACCU- ông Sato Kunio đề cập đến Các chương trình của ACCU và tầm nhìn về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể. Hai nhà nghiên cứu Trung Quốc là Cố Quân & Uyển Lợi nghiên cứu về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể và những quy tắc nên theo. Partrik J. Bolyan nghiên cứu Di sản văn hoá phi vật thể, cơ hội và thách thức đối với Bảo tàng và công tác đào tạo cán bộ chuyên môn bảo tàng. Công trình Một con đường tiếp cận di sản văn hoá do Bộ Văn hoá - Thông tin ấn hành, Hà Nội năm 2006 đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu về lý luận DSVH cũng như thực tiễn, có thể làm tư liệu nghiên cứu tốt cho đề tài. Trong đó tiêu biểu nhất là các bài: Khảo cổ học với công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hoá (Vũ Quốc Hiền), Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng của phát triển bền vững (Lê Thành Vinh); Di tích lịch sử và văn hoá đồng bằng sông Hồng (Đặng văn Bài); Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm (Phan Huy Lê). Sách Giữ gìn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc Tây Bắc do NXB Văn hoá Dân tộc - Tạp chí Văn hoá nghệ thuật phát hành có thể giúp người đọc có thể nhận diện một số vấn đề lý luận về DSVH. Trên Tạp chí Cộng sản số 20, năm 2003, PGS, TS. Nguyễn Văn Huy đã có nhiều cố gắng nghiên cứu Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá các dân tộc hiện nay. Tác giả bài báo đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác bảo tồn phát huy DSVH trên phạm vi cả nước. Cùng hướng nghiên cứu này, Ngô Phương Thảo viết bài Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn đăng ở Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 289 tháng 07/2008. Bài viết đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay. Theo tác giả thì “Mỗi ngày, di sản văn hoá càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể”. * Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá đồng bằng Bắc Bộ. Gần đây xuất hiện một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như Vai trò của văn hoá trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng do PGS, TS Lê Quý Đức chủ biên (do NXB Văn hoá Thông tin - Viện Văn hoá, Hà Nội xuất bản năm 2005). Đây là một công trình khảo sát khá sâu rộng công phu về văn hoá nông thôn đồng bằng sông Hồng, trong đó đề cập đến lĩnh vực DSVH trong thời kỳ CNH, HĐH. Võ Quang Trọng nghiên cứu về Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của Thăng Long Hà Nội (Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Viện nghiên cứu Văn hoá - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) Tìm về Di sản văn hoá dân gian trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (NXB Thuận Hoá, Huế, 1996), tác giả Chu Quang Trứ đề cập đến di sản văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh chung của DSVH dân tộc. Qua công trình Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - sách do Tô Duy Hợp chủ biên năm 2000), người đọc có thể tìm thấy phần nào diện mạo DSVH đồng bằng Bắc Bộ. Sách Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ của TS.Nguyễn Quang Lê (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2001) đã giúp cho người đọc có cái nhìn hệ thống về DSVH phi vật thể nơi đây. Năm 2003, Hiếu Giang đã nghiên cứu khá công phu Về giá trị văn hoá phi vật thể Thăng Long - Hà Nội (Tạp chí Di sản Văn hoá - Bộ Văn hoá Thông tin, số 3). Viết bài trên tạp chí Văn hoá nghệ thuật năm 2002, nhà nghiên cứu Lưu Trần Tiêu đưa ra vấn đề Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Viêt Nam. Năm 2006, nghiên cứu sinh Đàm Hoàng Thụ bảo vệ thành công luận án TS với đề tài: Nghiên cứu vấn đề bảo tồn di sản văn hoá nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay. Có thể xem đây là công trình nghiên cứu khá sâu về lý luận DSVH. Năm 2007, trong tư cách một nhà nghiên cứu có nhiều năm quan tâm đến DSVH, PGS,TS. Nguyễn Chí Bền viết bài nghiên cứu Bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể ở nước ta hiện nay đăng trên báo Văn hoá. Bài báo bàn sâu về cách thức bảo tồn văn hóa phi vật thể hiện nay. Với kinh nghiệm của một người quản lý văn hóa, tác giả Nguyễn Hữu Kim - giám đốc Sở Văn hoá ,Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc có nhiều đề xuất về Bảo tồn và phát triển di sản văn hoá ở Vĩnh Phúc. Trong thời gian qua, các tạp chí Người đưa tin UNESCO, tạp chí Di sản Văn hoá (do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ấn hành), tạp chí Văn hiến lần lượt giới thiệu một số bài viết nghiên cứu về DSVH nói chung, về thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tham khảo, kế thừa kết quả của một số tài liệu khoa học là cơ sở gợi mở cho hướng nghiên cứu về bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm: Hồ Chí Minh toàn tập (1995 - 2000), Cơ sở lý luận văn hoá Mác - Lê nin ; Văn kiện Hội nghị Trung ương V khoá VIII (BCH TW khoá VIII); Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X; sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của Nguyễn Trung Quế; Công trình Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Quang Lê; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996 - 2000 (Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát hành tháng 4/1996); Nghề thủ công mỹ nghệ đồng bằng sông Hồng - tiềm năng, thực trạng và một số kiến nghị, (Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian -1999); sách Địa lý các tỉnh, thành phố Việt Nam, Phần I: Các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (năm 2001); Đề tài khoa học Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá do TS Mai Thế Hởn (chủ biên) GS,TS. Hoàng Ngọc Hoà, PGS,TS. Vũ văn Phúc (đồng chủ biên) (2002); Sách Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá truyền thống Việt Nam của Diêm Thị Đường; sách Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret; Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và toả sáng của GS,TS. Trần Văn Bính (chủ biên); Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam của Nguyễn Sinh Cúc - Lê Mạnh Hùng; Sách Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của tác giả Trần Từ; sách Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn các nước và Việt Nam của Nguyễn Điền (1997); Số liệu thống kê về cơ sở hạ tầng của nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê (2005) v.v... Nhận xét chung - Phần lớn các công trình nghiên cứu và tư liệu trên đây đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến DSVH và thực trạng bảo tồn phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. - Dường như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, hệ thống và quy mô về thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. - Các công trình chủ yếu nghiên cứu về bảo tồn và phát huy DSVH thuần túy mà chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy DSVH và quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ với những biểu hiện phong phú, đa dạng và phức tạp của quan hệ này. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Nội dung đề tài triển khai trong 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo tồn và phát huy DSVH ở đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình CNH, HĐH Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ (qua thực tế tại Hà Nội, Hà Tây cũ, Bắc Ninh và Hải Dương) Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận - Đề tài sau khi được thực hiện thành công sẽ góp phần hệ thống hoá lý luận về văn hoá, lý luận về DSVH, về vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá, về vấn đề kế thừa, bảo tồn, phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. - Đề tài là sự vận dụng lý luận nghiên cứu văn hóa vào một trường hợp cụ thể: tìm hiểu về DSVH tại một không gian văn hóa vùng (đồng bằng Bắc Bộ). - Đề tài bước đầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy DSVH với tiến hành CNH, HĐH trên các phương diện lý luận. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy DSVH trong cả nước nói chung, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. - Đề tài bước đầu hệ thống hoá về DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ, đưa ra các kiến nghị và giải pháp giúp cho các cơ quan chức năng làm tốt công tác bảo tồn và phát huy DSVH kết hợp với đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện CNH, HĐH. - Đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho học viên hệ Cao cấp lý luận chính trị, học viên Cao học và nghiên cứu sinh tại Viện Văn hoá và phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. - S¶n phÈm cña ®ề tài xuất bản thành sách tham khảo nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ. NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY DSVH Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH 1.1. Lý luận chung về di sản văn hoá 1.1.1. Khái niệm “di sản văn hoá” Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại [84, tr. 254]. Di sản văn hoá theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên. Khái niệm DSVH trong tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quá trình hình thành khá lâu dài. Điều mà ít ai ngờ tới nhất, chính là thuật ngữ này lại được hình thành và được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản. Để tránh sự thất thoát và phá hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia. Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia”. [83, tr.32] Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định nghĩa : “di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”. [56, tr.20] Như vậy, DSVH được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. DSVH là các tài sản văn hóa như các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học... mà các thế hệ trước để lại cho hậu thế mai sau. Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc, gọi tắt là UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003 đã bàn thảo và ra Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Công ước đã ghi nhận: Các quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với các điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể. Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [3, tr.17] Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo thời gian. Ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tài sản từ quá khứ nữa. Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứ cũng được coi là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại. Do đó, sự ra đời của Luật Di sản văn hóa năm 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn đi kèm đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm tăng cường nhận thức và hành động cho toàn xã hội, tăng cường sự hiểu biết về di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho tàng di sản văn hóa của dân tộc. Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này. Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội. DSVH Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Như vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương đường lối và chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. DSVH Việt Nam khi được bảo tồn, kế thừa và phát huy sẽ có tác dụng tích cực trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đương đại, kết hợp với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.1.2. Phân loại di sản văn hoá Phân loại (classification) sự vật và hiện tượng là một trong những cách nhận thức và thâu tóm bản chất của sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội đa dạng phong phú. Phân loại DSVH là một nhu cầu chính đáng trong nghiên cứu. Theo quan niệm của UNESCO, DSVH bao gồm hai loại: Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản phẩm văn hóa có thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người. DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Hiện nay, vấn đề bảo tồn những DSVH vật thể lâu đời đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ. Di sản “Văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại của văn hóa không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không gian và thời gian, mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ đó người ta có thể nhận biết được sự tồn tại của “văn hóa phi vật thể”. Đặc trưng rõ nhất của “văn hóa phi vật thể” là nó luôn tiềm ẩn trong tâm thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động của con người. “Văn hóa phi vật thể” được lưu giữ trong thế giới tinh thần của con người và thông qua các hình thức diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động trong tư cách một hiện tượng văn hóa. “Di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible culture) được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người” [17, tr.142]. Cũng giống như DSVH vật thể, các hiện tượng văn hóa phi vật thể cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của thời gian, bởi sự vô ý thức của con người. Trong thực tế, người ta thường có xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi vật thể. Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức của cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc vào cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất ngờ). Hơn nữa, văn hóa phi vật thể còn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại. Trên cơ sở đồng thuận với quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn hoá của Việt Nam phân loại di sản văn hóa như sau: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (...) Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây: a) Hiện vật nguyên gốc, độc bản; b) Hình thức độc đáo; c) Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện: - Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất. - Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị thẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; - Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; d) Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến của thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia” [3, tr. 46]. Như vậy, rõ ràng là DSVH phi vật thể luôn sống trong tâm trí con người, được con người nắm giữ các tri thức về nó để trình diễn các kỹ năng thực hành biểu hiện giá trị của nó. DSVH phi vật thể luôn đồng hành cùng con người, gắn với ký ức của con người theo dòng lịch sử. DSVH vật thể tồn tại trong tri giác, được nhận biết thông qua các giác quan của con người, trong sự thừa nhận của một cộng đồng xã hội kéo dài theo thời gian lịch sử xã hội. 1.1.3. Quan điểm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Trước hết là quan điểm bảo tồn DSVH. Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”. Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn. Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể) cần thỏa mãn hai điều kiện: - Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi. - Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay với chính sách mở cửa và bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cực kỳ sôi động. Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”) Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dang “tĩnh” là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục nguyên các di sản văn hóa vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh; băng hình video; xác định trong lượng, thành phần chất liệu của di sản văn hóa vật thể. Sau khi tiến hành bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng di sản văn hóa vật thể. Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh.v.v... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”) Bảo tồn “động”, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian. Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con người mà chúng ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những Báu vật nhân văn sống. Do đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những Báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện. Tất cả những giá trị văn hóa phi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích DSVH phi vật thể. Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng DSVH phi vật thể chính là mong muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất. Nếu không thể bảo tồn nguyên dạng thì phải bảo tồn theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật của thời gian thì các DSVH phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên gốc. Do vậy, nếu không thể khôi phục được nguyên gốc thì bảo tồn hiện dạng là điều cần phải thực hiện và có ý nghĩa khả thi nhất. Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng. Theo đó, cần xác định rõ thời điểm bảo tồn để sau này khi có thêm tư liệu tin cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc DSVH. 1.1.4. Kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc của một số nước châu Á * Xác định DSVH như là tài sản văn hoá DSVH là bộ phận cơ bản và trọng yếu trong nền văn hóa của mỗi dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, nhiều quốc gia châu Á đều phải xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trước sự tác động mạnh mẽ của văn hoá phương Tây. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là những nước có nhiều thành công trong việc giải quyết mối quan hệ này. Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có chung một hằng số cho lịch sử phát triển văn hoá dân tộc. Đó là nền văn minh lúa nước. Trước thế kỷ XIX, cả hai nước đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Trung Hoa, cùng với Triều Tiên là những nước “đồng văn”. Trong lịch sử, khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, mỗi nước lại chọn những giải pháp khác nhau, đưa đến cách ứng xử khác nhau đối với DSVH dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi, văn hoá các dân tộc có sự gần gũi hơn trong một định hướng chung cho sự phát triển. Do vậy, mô hình bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc của Nhật Bản qua hơn một thế kỷ mở cửa với phương Tây có nhiều bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo. Khi tiến hành mở cửa với phương Tây, Nhật Bản vẫn là một quốc gia lạc hậu hàng thế kỷ so với các nước đã công nghiệp hoá. Với điều kiện như vây, người Nhật đã huy động mọi tiềm năng sức mạnh dân tộc để phát triển đất nước. Những giá trị văn hoá truyền thống đã trở thành lực cố kết sức mạnh của toàn dân tộc cho mục tiêu hiện đại hoá đất nước. DSVH đã được người Nhật quan niệm và đối xử như một tài sản đặc biệt quan trọng - tài sản văn hoá. Ở thời kỳ đầu, những thành tựu của văn minh phương Tây đã hấp dẫn người Nhật, khuynh hướng Tây hoá ồ ạt đã làm cho không ít thành tựu văn hoá truyền thống bị mai một. Cũng trong giai đoạn này, Nhật Bản đã phá huỷ nhiều công trình kiến trúc lịch sử và chùa chiền liên quan đến Phật giáo và nghệ thuật truyền thống. Hiện tượng này chấm dứt khi đạo luật về bảo tồn di sản văn hoá ra đời năm 1897. Kể từ đấy, các yếu tố bản địa được phục hồi với tất cả vẻ đẹp độc đáo của nó trong một định hướng giá trị mới, biểu tượng cho tinh hoa dân tộc. Đối với Nhật Bản, quan niệm di sản văn hoá là tài sản văn hoá không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn được cụ thể hoá trong những đạo luật, chính sách văn hoá, nổi bật nhất là Bộ luật bảo tồn các tài sản văn hoá được ban hành vào những năm 80 của thế kỷ trước. Bộ luật ra đời nhằm thực hiện bảo tồn di sản văn hoá trên cơ sở xác lập quyền sở hữu và bảo trợ của nhà nước. Trong đó, Bộ luật quy định rõ, mọi tài sản văn hoá đều thuộc quyền sở hữu của các công dân, các cơ quan sự vụ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản văn hoá bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Việc công nhận quyền của các chủ sở hữu được đảm bảo bằng một “Giấy chứng nhận” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục cấp. Bộ luật cũng quy định rõ, chính phủ và các cấp chính quyền địa phương phải tôn trọng quyền của các chủ sở hữu và quyền sở hữu của những người hữu quan. Như vậy, từ một khái niệm triết học (di sản văn hoá), các vật thể mang các giá trị văn hoá được gọi là tài sản văn hoá (thuật ngữ luật học) có thể sở hữu. Khi di sản văn hoá được công nhận là tài sản văn hoá sẽ tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá. Bởi vì, việc bảo tồn và khai thác tài sản văn hoá chỉ có thực hiện tốt khi nó thuộc quyền sở hữu của một chủ thể cụ thể nào đó. Nếu chưa được pháp luật công nhận, các di sản đó luôn phải đứng trứớc nguy cơ bị thất thoát, mai một làm tổn hại đến vốn tài sản văn hoá dân tộc, một hiện tượng đã xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Không những được coi là tài sản văn hoá, DSVH còn được xác định là một thứ văn hoá đặc biệt, thuộc về những chủ sở hữu cụ thể nhưng giá trị của nó luôn là tài sản quốc gia. Khoản 2 điều 4 của Bộ luật quy định: “Các chủ sở hữu tài sản văn hoá cùng những người hữu quan sẽ chịu trách nhiệm bảo quản chúng một cách tốt nhất và khai thác các giá trị văn hoá của chúng với một ý thức đầy đủ rằng: đó là những tài sản quý báu của quốc gia”. Vai trò của nhà nước ở đây rất quan trọng, nhà nước bảo trợ việc thực hiện các quyền trong quyền sở hữu. Chính phủ Nhật Bản nghiêm cấm việc bán các tài sản văn hoá ra nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhà nước bỏ tiến mua lại các tài sản văn hoá quan trọng, trợ cấp một phần kinh phí và phương tiện kỹ thuật cho việc bảo tồn tài sản văn hoá thuộc tư nhân đối với các tài sản hữu hình. Nhà nước nắm giữ vai trò điều tiết hoạt động bảo tồn và khai thác tài sản văn hoá trong tổng thể các hoạt động chung của toàn xã hội. Do đó, các di sản văn hoá hữu hình được giữ gìn trong các dự án phát triển. Việc đảm bảo giữ nguyên cảnh quan trong đó di sản văn hoá đuợc bảo vệ chỉ có thể tiến hành một cách hiệu quả dưới sự quản lý của nhà nước với vốn kinh phí đầu tư thích đáng, với sự hợp tác của các ngành, các tổ chức liên quan. Qua đó, các hoạt động bảo tồn văn hoá được tiến hành dưới một hành lang pháp lý. Các di sản văn hoá ở Nhật Bản được kiểm kê và bảo tồn hiệu quả, tránh được mọi mất mất, thất thoát và hư hại từ phía thiên nhiên và con người. Ở Việt Nam, trong quá trình CNH, HĐH, nhiều ngôi nhà cổ, công trình kiến trúc, DSVH có nguy cơ bị thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng, đường cao tốc chạy dài hay những cây cầu... trong các dự án phát triển. Bài toán đặt ra cho Việt Nam là cần tìm ra được giải pháp thỏa đáng dung hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế, biến di sản văn hóa thành nguồn tài nguyên quí giá phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Kinh nghiệm của Nhật Bản về vai trò chủ đạo của nhà nước trong công tác bảo tồn và khai thác các DSVH là một bài học quý cho nước ta trong quá trình phát triển hiện nay. Một bài học kinh nghiệm nữa của Nhật Bản trong việc bảo tồn, khai thác các DSVH là phải có một bộ máy hành chính có tính chuyên biệt và thống nhất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, chỉ đạo và giám định thi hành pháp luật. Cục Văn hoá Nhật Bản là cơ quan duy nhất có chức năng pháp lý điều hành các hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan này có nhiệm vụ phổ biến văn hoá, bảo tồn và sử dụng các tài sản văn hoá, cũng như thực hiện việc quản lý nhà nước liên quan đến tôn giáo với sự cộng tác của các cơ quan chính phủ hữu quan. Người đứng đầu Cục Văn hóa Nhật bản có quyền tiến hành hoặc đình chỉ mọi hoạt động bảo tồn và khai thác DSVH trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật. Nếu chính quyền các địa phương các cấp muốn tiến hành hoạt động bảo tồn và khai thác DSVH, phải được uỷ quyền của Cục Văn hoá. Ngân sách cho những hoạt động của Cục Văn hoá cũng không ngừng tăng theo các năm. Như vậy, cách thức tổ chức của Cục Văn hoá Nhật Bản và ngân sách dồi dào của chính phủ nước này đã giúp cho bộ máy điều hành triển khai các hoạt động bảo tồn và khai thác DSVH một cách hiệu quả. Ở Việt Nam, mặc dù đã có Luật Di sản Văn hoá nhưng trên thực tế, nhiều vấn đề "nóng" như lấn chiếm di tích, trộm cắp cổ vật hay thiếu một quy hoạch tổng thể để bảo tồn vẫn là những "bài toán khó" mà bao năm nay vẫn chưa tìm được lời giải. Những bài học của Nhật Bản trên đây có thể là kinh nghiệm quý, góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác bảo tồn DSVH nước ta. * Khai thác các giá trị của văn hoá truyền thống trên cơ sở gắn với đời sống hiện đại Bảo tồn DSVH không chỉ là cất giữ cho khỏi mất tài sản, để giữ gìn bản sắc dân tộc hoặc tự ca ngợi mình. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc là chủ trương bảo tồn để phát triển, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống là làm cho sống lại, làm cho các giá trị đó tồn tại trong đời sống, năng động hoá các hình thức tồn tại của di sản văn hoá trên cơ sở thu hút sự quan tâm của các tầng lớp xã hội, nhờ đó mà các giá trị được vận hành, thâm nhập vào cuộc sống hiện tại. Nhật Bản và Trung Quốc đã phát huy được tác dụng giáo dục của văn hoá truyền thống vì mục tiêu phát triển, làm cho văn hóa truyền thống thêm vững bền, giàu có, phong phú và cao quý hơn. Những giá trị của DSVH lan tỏa, thấm sâu vào từng con người và toàn thể cộng đồng, trở thành động lực mạnh mẽ cho các quốc gia này phát triển toàn diện. Để thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế xã hội, Nhật Bản đã tiến hành rộng rãi sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, giữa Trung ương và địa phương, giữa bộ máy hành chính nhà nước và nhân dân và giữa các thiết chế văn hoá hữu quan. Sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (chủ yếu là tư nhân) làm tăng mạnh mẽ nguồn kinh phí cho các hoạt động khai thác di sản văn hoá. Các công ty tư nhân tăng lượng đầu tư cho lĩnh vực văn hoá để qua đó khuếch trương danh tiếng và quảng cáo cho thương hiệu của họ. Nhà nước cũng khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư bằng việc áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các công ty này. Cùng với việc hợp tác như trên, hoạt động khai thác văn hoá truyền thống còn được mở rộng trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa nhân dân và các cơ quan nhà nước. Tại các địa phương, văn phòng hỗ trợ văn hoá vùng của chính phủ có chức năng phổ biến và đưa giá trị văn hoá thâm nhập vào cộng đồng nhân dân nơi đây. Qua việc tổ chức các chương trình liên hoan văn hoá toàn quốc, lập các bảo tàng, hiện đại hoá phương tiện thông tin đại chúng… các tài sản văn hoá tại các địa phương được “tái sinh” trong sự khẳng định giá trị của mình ngay trong đời sống hiện tại. Các hoạt động trên thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, qua đó giúp họ tiếp nhận một cách tích cực, chủ động đối với các giá trị văn hoá truyền thống. Trong nhiều trường hợp, vai trò chủ thể tiến hành khai thác tài sản văn hoá chuyển từ cơ quan nhà nước sang nhân dân. Sự hợp tác rộng rãi của các lực lượng toàn xã hội trong hoạt động khai thác tài sản văn hoá đã làm tăng lên mạnh mẽ sức sống của những giá trị truyền thống. Với các hình thức tồn tại khác nhau, được khai thác từ những mối quan tâm khác nhau, vô số tài sản văn hoá từ truyền thống đã hoá thân vào cuộc sống hiện tại, trở thành một bộ phận quan trọng và gần gũi với đời sống cộng đồng. Ở Trung Quốc, bên cạnh việc hoàn thiện pháp chế về bảo vệ các DSVH lịch sử, thực hiện phân cấp bảo vệ văn vật, nhà nước yêu cầu các cấp chính quyền đưa việc bảo vệ văn vật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vào quy hoạch xây dựng thành thị và nông thôn, vào ngân sách, vào cải cách thể chế; đồng thời cũng nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ của cộng đồng, huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ văn vật. Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập thế giới, Trung Quốc đặc biệt chú trọng thúc đẩy việc bảo vệ DSVH thông qua giáo dục cộng đồng. Đề cương về chương trình: “Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa của đất nước” do Bộ Văn hóa và Cục Di sản đã công bố từ năm 1989, được quán triệt và thực hiện trong cả nước. Các viện bảo tàng, nhà tưởng niệm và các cơ quan bảo vệ DSVH đã mở cửa đón công chúng và cung cấp nhiều chương trình về bảo vệ DSVH. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đề cập nhiều tới tầm quan trọng và giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học của DSVH Trung Quốc. Nhiều tờ báo lớn đã có chuyên mục về luật bảo vệ DSVH. Chính phủ Trung Quốc đã xác định: những tài sản văn hoá là do nhân dân tạo nên, chỉ khi nào bản thân tài sản ấy được nhân dân nhận thức đúng đắn, khi ấy nó mới có những giá trị đích thực. Đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá DSVH dân tộc của Trung Quốc càng được coi trọng. Trong Báo cáo Chính trị của Đại hội 17, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh bảo tồn văn hoá trong quá trình xây dựng một xã hội thịnh vượng hài hoà trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, vấn đề bảo tồn văn hoá được đưa vào một văn kiện chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính phủ sẽ thúc đẩy bảo tồn văn hoá bằng cách tạo ra cấu trúc các ngành công nghiệp, cách thức tăng trưởng và phương thức tiêu dùng đặt cơ sở trên hiệu quả về năng lượng và tài nguyên, thân thiện với môi trường. * Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc đi liền với mở rộng văn hoá ra thế giới Hiện đại hoá là tiền đề cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thông qua việc mở cửa với thế giới, các nước này đã khai mở những tiềm năng giá trị truyền thống mà trước đó vẫn còn bị khép kín trong biên giới hạn hẹp của quốc gia và khu vực, trong sự độc tôn và đơn dạng về văn hoá. Tất nhiên, mở cửa đem theo cả những tác động không thuận chiều đối với bảo tồn văn hoá truyền thống, nhưng không vì thế mà né tránh mà chấp nhận nó như một tiền đề thực tiễn khách quan. Từ chỗ mở cửa tiếp nhận các giá trị văn hoá từ các nền văn hoá khác, ngày nay các quốc gia này chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của mình bằng cách tăng cường truyền bá các giá trị văn hoá đó ra toàn thế giới, trở thành tài sản văn hoá chung của toàn nhân loại. Trung Quốc chú trọng mở rộng ảnh hưởng văn hóa của mình ra các nước và khu vực trên thế giới mà châu Phi là một ví dụ điển hình. Trung Quốc đã ký với các nước châu Phi các hiệp định văn hóa và dự án văn hóa. Trung Quốc cũng tổ chức hoạt động “Thực hành văn hóa Trung Quốc ở châu Phi”, cử nhiều đoàn nghệ thuật và nghệ nhân biểu diễn lần lượt ở các nước châu Phi, những hoạt động này đã nâng cao sức hấp dẫn về văn hóa của Trung Quốc ở châu Phi. Chính sách trao đổi văn hoá của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào đẩy mạnh văn hoá Nhật Bản bằng những hoạt động quản lý mà tạo ảnh hưởng ra thế giới. Nhật Bản gửi các nghệ sĩ của mình sang phương Tây để học hỏi trào lưu mới và tìm những nguồn cảm hứng mới. Mục tiêu chính của việc trao đổi văn hoá của Nhật Bản là nâng cao chất lượng (theo tiêu chuẩn quốc tế )của các hoạt động nghệ thuật Nhật Bản nhằm đạt được sự thừa nhân trong cộng đồng quốc tế. Nhật Bản còn gửi các nghệ sĩ Kabuki và kịch Noh ra nước ngoài học tập, giới thiệu võ thuật Nhật Bản ra nước ngoài. Nhật Bản đã nỗ lực truyền bá các hoạt động nghệ thuật tuyền thống của mình ra khắp thế giới, đầu tư nhiều tiền của cho nỗ lực đẩy mạnh các mối quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế về văn hoá. Đó là thực hiện các triển lãm tài sản văn hoá Nhật Bản tại nước ngoài, tổ chức các liên hoan mời các đoàn nghệ thuật dân gian từ các nước đến biểu diễn cùng với các nhóm nhạc dân gian Nhật Bản. Qua đó, những giá trị văn hoá truyền thống của Nhật Bản được truyền bá rộng rãi ra khắp thế giới, trở thành tài sản chung của văn hoá nhân loại. Trong số các nước châu Á, Nhật Bản có lẽ là nước đã thành công nhất trong việc “xuất khẩu” các hình ảnh văn hóa mang tính thương hiệu, mà mỗi khi nó xuất hiện, lập tức khiến người ta nghĩ ngay đến nền văn hóa Nhật. Đó là các biểu tượng mang tính truyền thống như hoa Anh đào, Trà đạo, các môn võ thuật Sumo, Judo, Karate, Kendo... 1.2. Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy DSVH N¨m 1945, C¸ch m¹ng th¸ng T¸m thµnh c«ng, n-íc ViÖt Nam D©n chñ Céng hßa ra ®êi. Ngay sau khi giµnh ®-îc chÝnh quyÒn, §¶ng vµ Nhµ n-íc ta ®· rÊt quan t©m ®Õn gi÷ g×n DSVH d©n téc. Ngµy 23/11/1945 Chñ tÞch Hå ChÝ Minh ®· lËp tøc ký vµ c«ng bè S¾c lÖnh sè 65/SL vÒ b¶o tån cæ tÝch trªn toµn câi ViÖt Nam. Ngµy 29/10/1957, NghÞ ®Þnh sè 519-TTg vÒ b¶o vÖ di tÝch lÞch sö vµ danh lam th¾ng c¶nh do Thñ t-íng ChÝnh phñ c«ng bè ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho ngµnh VHTT tiÕn hµnh kiÓm kª phæ th«ng c¸c di tÝch lÞch sö v¨n hãa vµ danh lam th¾ng c¶nh ë c¸c tØnh vµ thµnh phè toµn miÒn B¾c; gióp b¶o vÖ nh÷ng di tÝch quan träng nhÊt cña ®Êt n-íc nh- §Òn Hïng, Cæ Loa, V¨n MiÕu, §×nh T©y §»ng, B·i Cäc B¹ch §»ng; x©y dùng ®-îc hÖ thèng b¶o tµng C¸ch m¹ng ViÖt Nam, B¶o tµng Qu©n ®éi, B¶o tµng H¶i Phßng, B¶o tµng ViÖt B¾c vµ nhiÒu b¶o tµng kh¸c ë c¬ së. Ph¸p lÖnh b¶o vÖ vµ sö dông di tÝch lÞch sö vµ danh lam th¾ng c¶nh do Héi ®ång Nhµ n-íc c«ng bè ngµy 31/3/1984, ®· chøng tá sù quan t©m cña §¶ng vµ ChÝnh phñ ®èi víi c«ng t¸c gi÷ g×n DSVH cña d©n téc. Nh÷ng NghÞ ®Þnh, Ph¸p lÖnh nµy thÓ hiÖn quan ®iÓm cña §¶ng vµ Nhµ n-íc ta ®èi víi viÖc b¶o tån c¸c DSVH ë nh÷ng thêi ®iÓm, hoµn c¶nh cô thÓ, phï hîp víi ®iÒu kiÖn kinh tÕ - chÝnh trÞ - x· héi vµo thêi ®iÓm ®ã. C«ng cuéc ®æi míi lµ mét b-íc ngoÆt quan träng trong sù nghiÖp ph¸t triÓn ®Êt n-íc. Nh÷ng thay ®æi s©u s¾c nhÊt b¾t ®Çu tõ lÜnh vùc kinh tÕ, ë ®ã, thay v× nÒn kinh tÕ quan liªu, bao cÊp, §¶ng vµ Nhµ n-íc ta ®· chñ tr-¬ng thùc hiÖn ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng - nÒn kinh tÕ vËn hµnh theo c¬ chÕ thÞ tr-êng, cã nhiÒu thµnh phÇn tham gia theo ®Þnh h-íng x· héi chñ nghÜa. §Ó cã nh÷ng thay ®æi mang tÝnh chÊt c¸ch m¹ng trong ®êi sèng chÝnh trÞ - kinh tÕ - x· héi vµ v¨n hãa, §¶ng vµ Nhµ n-íc ta ®· ban hµnh hµng lo¹t c¸c chñ tr-¬ng, ®Þnh h-íng, luËt, chÝnh s¸ch; nh÷ng v¨n b¶n cã t¸c ®éng s©u s¾c ®Õn qu¸ tr×nh gi÷ g×n b¶o vÖ vµ ph¸t triÓn cña DSVH. Trong thêi kú ®Çu cña qu¸ tr×nh ®æi míi, §¶ng vµ Nhµ n-íc ta ®· quan t©m ®Õn viÖc gi÷ g×n vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa cña d©n téc. Trong ®iÒu 30, HiÕn ph¸p N-íc Céng hßa X· héi chñ nghÜa ViÖt Nam n¨m 1992 quy ®Þnh râ r»ng: “Nhµ n-íc vµ x· héi b¶o tån, ph¸t triÓn nÒn v¨n hãa ViÖt Nam: d©n téc, hiÖn ®¹i, nh©n v¨n; kÕ thõa vµ ph¸t huy nh÷ng gi¸ trÞ cña nÒn v¨n hiÕn c¸c d©n téc ViÖt Nam, t- t-ëng, ®¹o ®øc, phong c¸ch Hå ChÝ Minh; tiÕp thu tinh hoa v¨n hãa nh©n lo¹i; ph¸t huy mäi tµi n¨ng s¸ng t¹o trong nh©n d©n. Nhµ n-íc thèng nhÊt qu¶n lý sù nghiÖp v¨n hãa. Nghiªm cÊm truyÒn b¸ t- t-ëng vµ v¨n hãa ph¶n ®éng, ®åi trôy; bµi trõ mª tÝn, hñ tôc” 1. Th¸ng 11/1993, Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng §¶ng khãa VII häp Héi nghÞ lÇn thø IV ®· dµnh riªng mét NghÞ quyÕt vÒ mét sè nhiÖm vô v¨n hãa v¨n nghÖ trong 1 HiÕn ph¸p N­íc Céng hoµ X· héi Chñ nghÜa ViÖt Nam, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1992, tr.24. nh÷ng n¨m tr-íc m¾t. Trong s¸u ®Þnh h-íng vÒ c«ng t¸c t- t-ëng, cã mét ®Þnh h-íng lín lµ ph¸t triÓn v¨n hãa víi hai néi dung c¬ b¶n lµ ph¸t huy b¶n s¾c v¨n hãa d©n téc vµ tiÕp thu tinh hoa v¨n hãa nh©n lo¹i. V¨n b¶n quan träng cña §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ¶nh h-ëng ®Õn sù ph¸t triÓn v¨n hãa nãi chung hiÖn nay lµ NghÞ quyÕt héi nghÞ lÇn thø V, Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng §¶ng (khãa VIII). §©y lµ nghÞ quyÕt vÒ chiÕn l-îc v¨n hãa cña §¶ng ta trong thêi kú ®Èy m¹nh CNH, H§H. NghÞ quyÕt nhÊn m¹nh: "Ph-¬ng h-íng chung cña sù nghiÖp v¨n hãa n-íc ta lµ ph¸t huy chñ nghÜa yªu n-íc vµ truyÒn thèng ®¹i ®oµn kÕt d©n téc, ý thøc ®éc lËp tù chñ, tù c-êng x©y dùng vµ ph¸t triÓn nÒn v¨n hãa ViÖt Nam tiÕn tiÕn, ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc, tiÕp thu tinh hoa v¨n hãa nh©n lo¹i, lµm cho v¨n hãa thÊm s©u vµo toµn bé ®êi sèng vµ hµnh ®éng x· héi, vµo tõng ng-êi, tõng gia ®×nh, tõng tËp thÓ vµ céng ®ång, tõng ®Þa bµn d©n c-, vµo mçi lÜnh vùc sinh ho¹t vµ quan hÖ con ng-êi, t¹o ra trªn ®Êt n-íc ta ®êi sèng tinh thÇn cao ®Ñp, tr×nh ®é d©n trÝ cao, khoa häc ph¸t triÓn, phôc vô ®¾c lùc sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa v× môc tiªu d©n giµu, n-íc m¹nh x· héi c«ng b»ng v¨n minh, tiÕn b-íc v÷ng ch¾c lªn chñ nghÜa x· héi"2. Trong ®ã, b¶n s¾c v¨n hãa d©n téc ®-îc x¸c ®Þnh "bao gåm nh÷ng gi¸ trÞ bÒn v÷ng, nh÷ng tinh hoa cña c¸c céng ®ång c¸c d©n téc ViÖt Nam ®-îc vun ®¾p nªn qua lÞch sö hµng ngµn n¨m ®Êu tranh dùng n-íc vµ gi÷ n-íc"3; “B¶o vÖ b¶n s¾c d©n téc ph¶i g¾n kÕt víi më réng giao l-u quèc tÕ, tiÕp thu chän läc nh÷ng c¸i hay, c¸i tiÕn bé trong v¨n hãa c¸c d©n téc kh¸c. Gi÷ g×n b¶n s¾c d©n téc ph¶i ®i liÒn víi chèng l¹c hËu, lçi thêi, trong phong tôc tËp qu¸n, lÒ thãi cò”4; “Di s¶n v¨n hãa lµ tµi s¶n v« gi¸, g¾n kÕt céng ®ång d©n téc, lµ cèt lâi cña b¶n s¾c d©n téc, c¬ së ®Ó s¸ng t¹o nh÷ng gi¸ trÞ míi vµ giao l-u v¨n hãa. HÕt søc coi träng b¶o tån, kÕ thõa, ph¸t huy nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa truyÒn thèng (b¸c häc vµ d©n gian), v¨n hãa c¸ch m¹ng, bao gåm c¶ v¨n hãa vËt thÓ vµ phi vËt thÓ”5. 2 §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam: V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 5, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng kho¸ VIII, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1998, tr. 54. 3 §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam: V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 5, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng kho¸ VIII, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1998, tr. 56. 4 §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam: V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 5, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng kho¸ VIII, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1998, tr. 57. 5 §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam: V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 5, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng kho¸ VIII, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1998, tr. 56. Trªn ph-¬ng diÖn quan ®iÓm cña §¶ng ®èi víi sù nghiÖp ph¸t triÓn v¨n hãa, NghÞ quyÕt TW V khãa VIII lµ v¨n kiÖn toµn diÖn nhÊt, ®Ò cËp cô thÓ ®Õn nh÷ng vÊn ®Ò còng nh- nh÷ng ph-¬ng h-íng ph¸t triÓn nÒn v¨n hãa ViÖt Nam, v× vËy, nã t¸c ®éng s©u s¾c kh«ng chØ ®Õn qu¸ tr×nh ph¸t triÓn nÒn v¨n hãa ViÖt Nam nãi chung mµ cßn ®Þnh h-íng cho c«ng viÖc qu¶n lý v¨n hãa cña ngµnh v¨n hãa - th«ng tin nãi riªng. Trªn tinh thÇn NghÞ quyÕt TW V khãa VIII, hµng lo¹t c¸c gi¶i ph¸p x©y dùng vµ ph¸t triÓn v¨n hãa, n©ng cao ®êi sèng tinh thÇn cho ng-êi d©n ®· ra ®êi. ChØ thÞ sè 27-CT/TW ngµy 12-1-1998, cña Bé ChÝnh trÞ Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng §¶ng vÒ viÖc thùc hiÖn nÕp sèng v¨n minh trong viÖc c-íi, viÖc tang, lÔ héi; ChØ thÞ sè 14/1998/TC-TTg ngµy 28-3-1998 cña Thñ t-íng ChÝnh phñ vÒ viÖc thùc hiÖn nÕp sèng v¨n minh trong viÖc c-íi hái, viÖc tang, lÔ héi ®· dÉn ®Õn viÖc ra ®êi Th«ng t- sè 04/1998/TTg-BVHTT ngµy 11-7-1998 cña Bé V¨n hãa - Th«ng tin h-íng dÉn thùc hiÖn nÕp sèng v¨n minh trong viÖc c-íi, viÖc tang, lÔ héi. HÖ thèng ph¸p luËt cã liªn quan ®Õn di s¶n v¨n hãa truyÒn thèng, nh- nh÷ng v¨n b¶n ®-îc cô thÓ hãa b»ng c¸c luËt nh- LuËt Di s¶n v¨n hãa, b»ng c¸c quy chÕ nh- Quy chÕ tæ chøc lÔ héi. Bªn c¹nh ®ã, ChÝnh phñ còng ®· tiÕn hµnh ®Çu t- qua Ch-¬ng tr×nh Quèc gia cã môc tiªu vÒ v¨n hãa cho viÖc nghiªn cøu, s-u tÇm, phôc håi c¸c gi¸ trÞ di s¶n v¨n hãa, nhê ®ã, huy ®éng ®-îc sù quan t©m cña céng ®ång ®èi víi c¸c di s¶n v¨n hãa. Ngµy 19/1/1993, Thñ t-íng ChÝnh phñ ra QuyÕt ®Þnh sè 25/TTg VÒ mét sè chÝnh s¸ch nh»m x©y dùng vµ ®æi míi sù nghiÖp v¨n hãa nghÖ thuËt, trong ®ã x¸c ®Þnh viÖc ph¸t triÓn VHTT mang b¶n s¾c d©n téc ViÖt Nam lµ tr¸ch nhiÖm, nghÜa vô cña toµn d©n, Nhµ n-íc t¹o ®iÒu kiÖn, x©y dùng c¬ së h¹ tÇng vµ trang bÞ ph-¬ng tiÖn cho viÖc ph¸t triÓn v¨n hãa nghÖ thuËt mang b¶n s¾c d©n téc. QuyÕt ®Þnh còng chØ ra còng chÝnh s¸ch cô thÓ nh- ®Çu t- cho viÖc s-u tÇm, chØnh lý, biªn so¹n, b¶o qu¶n l©u dµi, phæ biÕn v¨n häc d©n gian, c¸c ®iÖu móa, c¸c lµn ®iÖn ©m nh¹c cña c¸c d©n téc, gi÷ g×n c¸c nghÒ thñ c«ng truyÒn thèng, c¸c lo¹i nh¹c d©n téc, x©y dùng c¸c tiÕt môc d©n téc nh- tuång, chÌo, d©n ca, c¶i l-¬ng, móa rèi, ®ång thêi khen th-ëng nh÷ng ng-êi cã c«ng trong viÖc s-u tÇm vµ b¶o tån gi¸ trÞ v¨n hãa d©n téc. T¹i v¨n b¶n sè 4739/KG-TW ngµy 26/8/1994, Thñ t-íng ChÝnh phñ ®· cho phÐp Bé VHTT triÓn khai Ch-¬ng tr×nh Môc tiªu Quèc gia. §©y lµ sù thÓ hiÖn mét sù ®Çu t- ®óng h-íng, trªn c¬ së c¸c ®Þnh h-íng chÝnh s¸ch ®óng ®¾n cña §¶ng vµ Nhµ n-íc ®èi víi sù nghiÖp b¶o vÖ vµ ph¸t huy di s¶n v¨n hãa. §Ó triÓn khai NghÞ quyÕt Héi nghÞ lÇn thø 5 Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng khãa VIII vµ c¸c quyÕt ®Þnh cña ChÝnh phñ trong lÜnh vùc DSVH, Bé V¨n hãa Th«ng tin ®· ban hµnh: - C«ng v¨n sè 4432/VHTT-BTBT ngµy 20-10-1998 cña Bé VHTT h-íng dÉn t¨ng c-êng qu¶n lý cæ vËt. - C«ng v¨n sè 488/2/VHTT-BTBT ngµy 18-11-1988 cña Bé VHTT h-íng dÉn viÖc ®¨ng ký kiÓm kª b¶o vÖ di tÝch lÞch sö, v¨n hãa vµ danh lam th¾ng c¶nh. - ChØ thÞ sè 60/CT-BVHTT ngµy 6-5-1999 cña Bé tr-ëng Bé VHTT vÒ viÖc t¨ng c-êng qu¶n lý vµ b¶o vÖ di tÝch. LuËt Di s¶n v¨n hãa ®-îc Quèc héi khãa 10, kú häp thø 9 th«ng qua ngµy 14-6- 2001, cã hiÖu lùc tõ ngµy 01-01-2002 lµ c¬ së ph¸p lý cao nhÊt nh»m b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH ë ViÖt Nam. C¸c kh¸i niÖm, néi dung cña DSVH; ph¹m vi, ®èi t-îng ®iÒu chØnh cña luËt; chÝnh s¸ch biÖn ph¸p chñ yÕu cña Nhµ n-íc nh»m b¶o vÖ di s¶n; tr¸ch nhiÖm cña c¬ quan Nhµ n-íc, tæ chøc, c¸ nh©n vµ cña toµn x· héi trong viÖc b¶o vÖ DSVH d©n téc; gi¶i thÝch c¸c tõ ng÷ vÒ DSVH vµ b¶o vÖ, ph¸t huy DSVH; x¸c ®Þnh quyÒn së h÷u toµn d©n do Nhµ n-íc thèng nhÊt qu¶n lý vµ c¸c h×nh thøc së h÷u kh¸c ®èi víi DSVH; nh÷ng môc ®Ých sö dông vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH; c¸c ®iÒu cÊm nh»m b¶o vÖ DSVH ®· ®-îc ®Ò cËp ®Õn. Bªn c¹nh ®ã, trong v¨n b¶n luËt nµy cã c¸c ch-¬ng ®Ò cËp ®Õn quyÒn vµ nghÜa vô cña tæ chóc, c¸ nh©n ®èi víi di s¶n v¨n hãa; viÖc b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH phi vËt thÓ; viÖc b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH vËt thÓ; viÖc qu¶n lý Nhµ n-íc vÒ DSVH; viÖc khen th-ëng vµ xö lý vi ph¹m; vµ c¸c ®iÒu kho¶n thi hµnh. Víi c¸c ®iÒu kho¶n cô thÓ, râ rµng h¬n so víi c¸c v¨n b¶n d-íi luËt kh¸c, ph¹m vi ®iÒu chØnh cña bé luËt trªn giêi ®©y ®· bao gåm c¶ v¨n hãa phi vËt thÓ vµ v¨n hãa vËt thÓ, quy ®Þnh cô thÓ viÖc kiÓm kª, s-u tÇm vèn v¨n hãa truyÒn thèng (bao gåm v¨n hãa b¸c häc vµ v¨n hãa d©n gian) cña ng-êi ViÖt vµ c¸c téc ng-êi thiÓu sè; b¶o tån c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng, c¸c tri thøc vÒ y, nghÖ sÜ bËc thÇy trong c¸c ngµnh, nghÒ truyÒn thèng. LuËt Di s¶n v¨n hãa còng cã nh÷ng quy ®Þnh vÒ qu¶n lý b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ cña c¸c di vËt, cæ vËt, b¶o vËt quèc gia cïng viÖc x©y dùng c¸c bé s-u tËp vµ tæ chøc c¸c b¶o tµng vë ViÖt Nam; quy ®Þnh viÖc më hÖ thèng c¸c cöa hµng mua b¸n cæ vËt, lËp c¸c b¶o tµng vµ s-u tËp t- nh©n; thèng nhÊt viÖc sö dông c¸c nguån thu vµ tr¸ch nhiÖm cña Nhµ n-íc trong viÖc cung cÊp ng©n s¸ch cho ho¹t ®éng b¶o vÖ vµ ph¸t huy DSVH; vµ cã nh÷ng quy ®Þnh t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho c¸c ho¹t ®éng hîp t¸c quèc tÕ trong lÜnh vùc b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH, nh- viÖc cho phÐp tæ chøc tr-ng bµy cæ vËt ë n-íc ngoµi, viÖc ng-êi n-íc ngoµi nghiªn cøu, s-u tÇm c¸c DSVH ë ViÖt Nam vµ ®Æc biÖt lµ viÖc hîp t¸c quèc tÕ ®Ó b¶o hé nh÷ng DSVH ViÖt Nam ë n-íc ngoµi. Mét v¨n b¶n quan träng n÷a ¶nh h-ëng ®Õn viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ c¸c DSVH lµ Quy ho¹ch tæng thÓ B¶o tån vµ Ph¸t huy gi¸ trÞ di tÝch lÞch sö v¨n hãa vµ danh lam th¾ng c¶nh ®Õn n¨m 2020 ®· ®-îc Bé Tr-ëng Bé VHTT ký QuyÕt ®Þnh phª duyÖt sè 1706/Q§-BVHTT ngµy 24/7/2001, kÌm theo danh s¸ch 32 di tÝch -u tiªn ®Çu t- chèng xuèng cÊp vµ t«n t¹o ®Õn n¨m 2020. Dù ¸n nµy ®ãng vai trß quan träng trong viÖc ®Þnh h-íng c¸c dù ¸n cô thÓ vµ b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ di tÝch lÞch sö v¨n hãa vµ danh lµm th¾ng c¶nh ë n-íc ta hiÖn nay. Nh- vËy, quan ®iÓm ®-êng lèi cña §¶ng, chÝnh s¸ch cña nhµ n-íc trong thêi gian qua ®· cã t¸c dông b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH, ng¨n chÆn t×nh tr¹ng xuèng cÊp cña di tÝch lÞch sö, t¸c ®éng m¹nh mÏ ®Õn sù nghiÖp x©y dùng nÒn v¨n hãa ViÖt Nam tiªn tiÕn ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc, t¹o ®éng lùc ph¸t triÓn ngµnh du lÞch "mét ngµnh c«ng nghiÖp kh«ng khãi" mang l¹i lîi nhuËn kinh tÕ cao. Cã thÓ kh¼ng ®Þnh nh÷ng thµnh tùu ®· ®-îc qua mét sè mÆt sau ®©y: Thø nhÊt, b»ng chÝnh s¸ch xÕp h¹ng cña Nhµ n-íc, nhiÒu di tÝch cã gi¸ trÞ tiªu biÓu vÒ lÞch sö, v¨n hãa vµ khoa häc ®· ®-îc ®Æt d-íi sù b¶o vÖ cña ph¸p luËt. Thø hai, tæng møc vèn ®Çu t- hµng n¨m cho ho¹t ®éng tu bæ, t«n t¹o di tÝch liªn tôc ®-îc t¨ng lªn theo h-íng ®a d¹ng hãa c¸c nguån vèn, ®ång thêi -u tiªn tËp trung ®Çu t- cho c¸c di tÝch quèc gia ®Æc biÖt vµ di tÝch lÞch sö c¸ch m¹ng. Nh- thÕ, ch-¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia tu bæ t«n t¹o di tÝch ngµy cµng cã hiÖu qu¶, gãp phÇn thùc hiÖn tèt chñ tr-¬ng x· héi hãa c¸c ho¹t ®éng b¶o tån b¶o tµng. Nhê cã nguån ng©n s¸ch ®Çu t- kÞp thêi cña Nhµ n-íc vµ céng ®ång x· héi mµ nhiÒu di tÝch lÞch sö c¸ch m¹ng ®· ®-îc cøu tho¸t khái t×nh tr¹ng xuèng cÊp nghiªm träng. Thø ba, qu¸ tr×nh thùc hiÖn c¸c ch-¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia vÒ chèng xuèng cÊp vµ t«n t¹o di tÝch ®· t¹o ra nh÷ng s¶n phÈm v¨n hãa ®Æc thï, cã søc hót míi lµm t¨ng ®¸ng kÓ sè l-îng kh¸ch du lÞch trong n-íc vµ quèc tÕ ®Õn th¨m di tÝch vµ nguån thu tõ phÝ tham quan vµ c¸c dÞch vô v¨n hãa t¹i di tÝch còng t¨ng lªn ®¸ng kÓ, gãp phÇn kh«ng nhá viÖc thóc ®Èy ph¸t triÓn du lÞch. Thùc tÕ cho thÊy, nguån thu tõ lÖ phÝ tham quan vµ dÞch vô v¨n hãa t¹i di tÝch chØ chiÕm kho¶ng 10% tæng sè chi cña kh¸ch tham quan du lÞch, 90% cßn l¹i lµ do ngµnh du lÞch vµ céng ®ång c- d©n ®Þa ph-¬ng thu. (N¨m 2008, Ban qu¶n lý VÞnh H¹ Long thu ®-îc 28 tû ®ång vÐ tham quan th× ngµnh du lÞch vµ céng ®ång d©n c- cña thµnh phè H¹ Long thu ®-îc 180-200 tû ®ång tõ nguån chi cña kh¸ch tham qua di tÝch. Nguån thu nãi trªn ®· thùc sù gãp phÇn thóc ®Èy ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña ®Þa ph-¬ng). 1.3. Không gian văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH 1.3.1. Kh¸i qu¸t vÒ vïng ®ång b»ng B¾c Bé * §Æc ®iÓm lÞch sö, kinh tÕ, x· héi cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé VÒ x¸c ®Þnh ®Þa giíi ®ång b»ng B¾c Bé cã nhiÒu quan niÖm kh¸c nhau, cã ng-êi gäi lµ vïng “Ch©u thæ B¾c Bé” (bao gåm c¶ vïng ®ång b»ng Thanh - NghÖ) l¹i cã ng-êi gäi lµ vïng “®ång b»ng S«ng Hång” (kh«ng bao gåm vïng ®Êt tròng cña c¸c tØnh Phó Thä vµ B¾c Giang). Theo quan niÖm cña §Þa ph-¬ng häc, khi nghiªn cøu vÒ mét ®Þa ph-¬ng nµo ng-êi ta khoanh vïng n¬i ®ã theo quy ®Þnh ®Þa lý hµnh chÝnh hiÖn ®¹i. Nh- vËy, vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ vïng ch©u thæ phÝa B¾c cña n-íc ta gåm 11 tØnh thµnh: Qu¶ng Ninh, H¶i Phßng, H¶i D-¬ng, H-ng Yªn, B¾c Ninh, VÜnh Phóc, Hµ Néi, Hµ Nam, Nam §Þnh, Ninh B×nh, Th¸i B×nh (Niªn gi¸m thèng kª 2008). PhÝa §«ng B¾c, T©y B¾c cña vïng ng¨n c¸ch víi miÒn nói, trung du B¾c Bé lµ hai d·y nói vßng cung §«ng TriÒu vµ d·y nói ®¸ v«i Hßa B×nh. PhÝa nam cña vïng nµy lµ d·y nói Tam §iÖp ng¾n c¸ch víi Thanh Hãa tØnh ®Þa ®Çu cña Trung Bé. PhÝa ®«ng cña vïng lµ biÓn §«ng, con ®-êng th«ng th-¬ng quèc tÕ. Quan niÖm vÒ ®Þa lý vïng ®ång b»ng B¾c Bé trªn ®©y kh¸c víi quan niÖm cña c¸c t¸c gi¶ trong s¸ch C¬ së v¨n hãa ViÖt Nam (do cè GS. TrÇn Quèc V-îng chñ biªn) vÒ ®Þa lý Ch©u thæ B¾c Bé. Tuy nhiªn, kh«ng gian v¨n hãa cña mét vïng nµo ®ã kh«ng chØ bã hÑp trong kh«ng gian ®Þa lý hµnh chÝnh cña nã mµ cã thÓ lan táa hoÆc chÞu ¶nh h-ëng cña v¨n hãa c¸c vïng xung quanh. Cô thÓ, kh«ng gian v¨n hãa vïng ®ång b»ng B¾c Bé Ýt nhiÒu cã quan hÖ víi c¶ vïng Thanh - NghÖ, vïng miÒn nói, trung du B¾c Bé. Tæng diÖn tÝch ®Êt ®ai tù nhiªn cña vïng lµ 21061,5 ngh×n ha, d©n sè tæng céng 19.654.800 ng-êi, b×nh qu©n 993 ng-êi/km2 (theo Niªn gi¸m thèng kª 2008). §Æc ®iÓm ®Þa lý, lÞch sö, x· héi cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé ®-îc x¸c ®Þnh nh- sau: VÒ vÞ trÝ ®Þa lý, ®ång b»ng B¾c Bé lµ t©m ®iÓm con ®-êng giao l-u quèc tÕ theo hai trôc chÝnh : T©y - §«ng vµ B¾c - Nam. VÞ trÝ nµy khiÕn cho n¬i ®©y trë thµnh trung t©m ®Ó tiÕn tíi c¸c vïng kh¸c trong n-íc vµ §«ng Nam ¸, trong lÞch sö, n¬i ®©y lµ môc tiªu x©m l-îc ®Çu tiªn cña c¸c thÕ lùc ngo¹i bang muèn bµnh tr-íng thÕ lùc vµo l·nh thæ §«ng Nam ¸. Nh-ng còng chÝnh vÞ trÝ nµy t¹o ®iÒu kiÖn cho c- d©n cã thuËn lîi vÒ giao l-u vµ tiÕp thu tinh hoa v¨n hãa nh©n lo¹i. VÒ mÆt ®Þa h×nh, ®ång b»ng B¾c Bé lµ vïng cao thÊp kh«ng ®Òu, cã nói xen kÏ ®ång b»ng hoÆc thung lòng, thÊp vµ b»ng ph¼ng, dèc tho¶i tõ T©y B¾c xuèng §«ng Nam, tõ ®é cao 10-15 m, gi¶m dÇn ®Õn ®é cao mÆt biÓn. VÒ khÝ hËu, ®ång b»ng B¾c Bé cã khÝ hËu kh¸c h¼n nh÷ng ®ång b»ng kh¸c. §©y lµ vïng duy nhÊt ë ViÖt Nam cã mét mïa ®«ng thùc sù víi ba th¸ng cã nhiÖt ®é trung b×nh d-íi 180C. H¬n n÷a, khÝ hËu t¹i ®©y còng rÊt thÊt th-êng, kh¾c nghiÖt: giã mïa ®«ng b¾c buèt l¹nh vµ Èm thÊp, mïa hÌ n¾ng nãng vµ oi bøc, h¹n h¸n, lôt b·o liªn miªn. §ång b»ng B¾c Bé cã m«i tr-êng n-íc kh¸ ®éc ®¸o lµm nªn mét ®Æc ®iÓm tiªu biÓu cña vïng. N¬i ®©y cã mét m¹ng l-íi s«ng ngßi kh¸ dµy, kho¶ng 0,5 - 1,0km/km2 , gåm c¸c dßng s«ng lín nh- s«ng Hång, s«ng Th¸i B×nh, s«ng §¸y, cïng hÖ thèng m-¬ng m¸ng t-íi tiªu dµy ®Æc. Do ¶nh h-ëng cña khÝ hËu giã mïa víi hai mïa kh« vµ m-a nªn thñy v¨n c¸c dßng s«ng (nhÊt lµ s«ng Hång) còng cã hai mïa râ rÖt: mïa c¹n, dßng ch¶y nhá n-íc trong, mïa lò n-íc ch¶y lín, n-íc ®ôc. Ngoµi kh¬i, thñy triÒu vÞnh B¾c Bé theo chÕ ®é nhËt triÒu, mçi ngµy cã mét lÇn n-íc lªn vµ mét lÇn n-íc xuèng. ChÝnh yÕu tè thñy v¨n nãi trªn t¹o ra s¾c th¸i riªng trong tËp qu¸n canh t¸c, c- tró, t©m lý øng xö còng nh- sinh ho¹t céng ®ång cña d©n c- khu vùc, t¹o nªn s¾c mµu v¨n hãa lóa n-íc, võa cã c¸i chung cña v¨n hãa khu vùc, võa cã c¸i riªng ®éc ®¸o. XÐt vÒ m«i tr-êng x· héi ë ®ång b»ng B¾c Bé, c- d©n n¬i ®©y sèng víi nghÒ trång lóa n-íc lµm n«ng nghiÖp mét c¸ch thuÇn tóy. BiÓn vµ rõng bao bäc quanh ®ång b»ng B¾c Bé nh-ng tõ trong t©m thøc, ng-êi n«ng d©n ViÖt B¾c Bé lµ nh÷ng c- d©n “xa rõng nh¹t biÓn” (ch÷ dïng cña GS,TS. Ng« §øc ThÞnh). Nãi c¸ch kh¸c, n«ng d©n B¾c Bé lµ ng-êi n«ng d©n ®ång b»ng ®¾p ®ª, lÊn biÓn, trång lóa, lµm muèi vµ ®¸nh c¸ ë ven biÓn. Tuy nhiªn, trong lÞch sö, nghÒ ®¸nh c¸ l¹i kh«ng ®-îc tæ chøc theo qui m« lín, nghÒ khai th¸c h¶i s¶n kh«ng mÊy ph¸t triÓn. C¸c lµng ven biÓn thùc chÊt chØ lµ tõ c¸c lµng lµm n«ng nghiÖp ®i ra, th-êng ®¸nh c¸ manh món nhá lÎ vµ lµm muèi. Ng-îc l¹i, B¾c bé lµ mét ch©u thæ cã nhiÒu s«ng ngßi, m-¬ng m¸ng, nªn d©n chµi träng vÒ viÖc khai th¸c thñy s¶n n-íc ngät, tËn dông ao, hå, ®Çm. §· cã lóc viÖc khai th¸c ao hå th¶ c¸ t«m ®-îc ®-a lªn hµng ®Çu nh- mét c©u tôc ng÷: “nhÊt canh tr×, nh× canh viªn, ba canh ®iÒn” (NhÊt th¶ c¸ ao, nh× lµm v-ên, ba lµm ruéng). Dï sao, ph-¬ng thøc canh t¸c chÝnh cña c- d©n ®ång b»ng s«ng Hång vÉn lµ trång lóa n-íc (chiÕm kho¶ng 82% diÖn tÝch trång trät c©y l-¬ng thùc). Tuy nhiªn, cïng víi c©y lóa, diÖn m¹o c©y trång ë B¾c Bé cßn nhiÒu lo¹i c©y kh¸c phï hîp víi chÊt ®Êt tõng vïng vµ khÝ hËu tõng mïa. Trong khi ®ã, ®Êt ®ai ë B¾c Bé kh«ng ph¶i lµ nhiÒu, mËt ®é d©n c- l¹i ®«ng. V× thÕ, ®Ó tËn dông thêi gian nhµn rçi cña vßng quay mïa vô, ng-êi n«ng d©n ®· lµm thªm nghÒ thñ c«ng trªn ®ång b»ng s«ng Hång. Trªn thùc tÕ cã hµng tr¨m nghÒ thñ c«ng, thËm chÝ cã nhiÒu lµng nghÒ chuyªn nghiÖp l©u ®êi víi thî gia truyÒn, tay nghÒ cao nh- nghÒ gèm, nghÒ dÖt, luyÖn kim, ®óc ®ång v.v... Lµng lµ ®¬n vÞ x· héi c¬ së cña n«ng th«n B¾c Bé, lµ kÕt qu¶ cña c¸c c«ng x· thÞ téc nguyªn thñy sang c«ng x· n«ng th«n tõ xa x-a. C¸c v-¬ng triÒu phong kiÕn ®· ¸p ®Æt xuèng c«ng x· n«ng th«n Êy h×nh thøc tæ chøc hµnh chÝnh cña nã. TiÕn tr×nh lÞch sö ®· khiÕn cho lµng ViÖt b¾c bé lµ mét tiÓu x· héi trång lóa n-íc, mét x· héi cña c¸c tiÓu n«ng - “mét biÓn tiÓu n«ng t- h÷u” (NguyÔn Tõ Chi). VÒ mÆt së h÷u ruéng ®Êt, suèt thêi phong kiÕn, ruéng c«ng nhiÒu lµ ®Æc ®iÓm cña lµng ViÖt B¾c Bé. Do vËy, quan hÖ giai cÊp ë ®©y “nh¹t nhßa” (ch÷ dïng cña NguyÔn Tõ Chi) ch-a ph¸ vì tÝnh céng ®ång, t¹o ra mét lèi sèng ng-ng ®äng cña nÒn kinh tÕ tù cÊp tù tóc, mét t©m lý b×nh qu©n, ¶o t-ëng vÒ sù “b»ng vai, b»ng vÕ” nh- kiÓu c©u tôc ng÷ “giµu th× c¬m ba b÷a, khã th× ®á löa ba lÇn”. Sù g¾n bã gi÷a con ng-êi vµ con ng-êi trong céng ®ång lµng quª, kh«ng chØ lµ quan hÖ së h÷u trªn ®Êt lµng, trªn nh÷ng di s¶n h÷u thÓ chung nh- ®×nh lµng, chïa lµng v.v, mµ cßn lµ sù g¾n bã c¸c quan hÖ vÒ t©m linh, vÒ chuÈn mùc x· héi, ®¹o ®øc. §¶m b¶o cho nh-ng quan hÖ nµy lµ c¸c h-¬ng -íc, kho¸n -íc cña lµng x·. C¸c h-¬ng -íc, hay kho¸n -íc nµy lµ nh÷ng qui ®Þnh kh¸ chÆt chÏ vÒ mäi ph-¬ng diÖn cña lµng tõ l·nh thæ lµng ®Õn sö dông ®Êt ®ai, tõ quy ®Þnh vÒ s¶n xuÊt vµ b¶o vÖ m«i tr-êng ®Õn qui ®Þnh vÒ tæ chøc lµng x·, ý thøc céng ®ång lµng x·, v× thÕ trë thµnh mét søc m¹nh tinh thÇn kh«ng thÓ phñ nhËn. Nh-ng còng v× thÕ mµ c¸ nh©n, vai trß c¸ nh©n bÞ coi nhÑ. ChÝnh nh÷ng ®Æc ®iÓm Êy cña lµng ViÖt B¾c Bé sÏ gãp phÇn t¹o ra nh÷ng nÐt riªng cña vïng v¨n hãa B¾c Bé. * Kh«ng gian v¨n hãa ®ång b»ng B¾c Bé Nh- ®· tr×nh bµy ë trªn, B¾c Bé lµ c¸i n«i h×nh thµnh d©n téc ViÖt, v× thÕ, còng lµ n¬i sinh ra c¸c nÒn v¨n hãa lín, ph¸t triÓn nèi tiÕp lÉn nhau: V¨n hãa §«ng S¬n, v¨n hãa §¹i ViÖt vµ v¨n hãa ViÖt Nam. Tõ trung t©m nµy, v¨n hãa ViÖt lan truyÒn vµo Trung Bé råi vµo Nam Bé. Trong t- c¸ch Êy, v¨n hãa ch©u thæ vïng B¾c Bé cã nh÷ng nÐt ®Æc tr-ng cña v¨n hãa ViÖt Nam, nh-ng l¹i cã nh÷ng nÐt riªng. Tr-íc tiªn lµ sù øng xö víi thiªn nhiªn. Trong hµng ngµn n¨m lÞch sö, ng-êi d©n ViÖt ®· chinh phôc thiªn nhiªn, t¹o nªn mét diÖn m¹o ®ång b»ng nh- ngµy nay b»ng viÖc ®µo m-¬ng, ®¾p bê, ®¾p ®ª. BiÕt bao c©y sè ®ª còng ®-îc t¹o dùng däc c¸c triÒn s«ng thuéc hÖ thèng s«ng Hång vµ s«ng Th¸i B×nh. Nãi c¸ch kh¸c, ®ång b»ng ch©u thæ s«ng Hång, s«ng Th¸i B×nh lµ kÕt qu¶ cña sù chÕ ngù thiªn nhiªn cña ng-êi ViÖt. Sù kh¸c biÖt gi÷a v¨n hãa B¾c Bé vµ c¸c vïng kh¸c trong c¶ n-íc ®-îc t¹o ra tõ sù thÝch nghi víi thiªn nhiªn nµy. Nhµ ë cña c- d©n ViÖt B¾c Bé th-êng lµ lo¹i nhµ kh«ng cã ch¸i, ph¸t triÓn v× kÌo. Nhµ nghiªn cøu NguyÔn Kh¾c Tông ®· thèng kª ®-îc 10 lo¹i nhµ v× kÌo kh¸c nhau, sö dông vËt liÖu nhÑ lµ chñ yÕu nh-ng còng tiÕp thu kü thuËt vµ sö dông c¸c vËt liÖu bÒn nh- xi m¨ng, s¾t thÐp. Ng-êi n«ng d©n B¾c Bé th-êng muèn x©y dùng nhµ theo kiÓu bÒn ch¾c, to ®Ñp, tuy nhiªn vÉn hßa hîp víi c¶nh quan, trång c©y cèi quanh n¬i c- tró, t¹o ra bãng m¸t cho ng«i nhµ. V¨n hãa Èm thùc cña c- d©n B¾c Bé gièng m« h×nh b÷a ¨n cña ng-êi ViÖt trªn c¸c vïng ®Êt kh¸c: C¬m + rau + c¸, nh-ng thµnh phÇn c¸ ë ®©y chñ yÕu h-íng tíi c¸c lo¹i c¸ n-íc ngät (trong khi ®ã h¶i s¶n lµ thøc ¨n chñ yÕu ë vïng ven biÓn, cßn c¸c lµng ë s©u trong ®ång b»ng, lo¹i thøc ¨n nµy ch-a ph¶i lµ thøc ¨n chiÕm -u thÕ). C- d©n ®« thÞ, nhÊt lµ Hµ Néi, Ýt dïng ®å biÓn h¬n c- d©n c¸c ®« thÞ phÝa Nam nh- HuÕ, Nha Trang, Sµi Gßn. ThÝch øng víi khÝ hËu n¬i ch©u thæ B¾c Bé, v¨n hãa Èm thùc n¬i ®©y gia t¨ng thµnh phÇn thÞt vµ mì, nhÊt lµ mïa ®«ng l¹nh, ®Ó gi÷ nhiÖt n¨ng cho c¬ thÓ con ng-êi. Tuy nhiªn c¸c gia vÞ cã tÝnh chÊt cay, chua, ®¾ng, quen thuéc víi c- d©n Trung Bé, Nam Bé l¹i Ýt xuÊt hiÖn trong b÷a ¨n cña ng-êi ViÖt B¾c Bé. V¨n hãa y phôc cña ng-êi d©n B¾c Bé chuéng mÇu n©u ®-îc coi lµ sù lùa chän thÝch øng víi thiªn nhiªn. §µn «ng th-êng ®i lao ®éng víi chiÕc quÇn l¸ täa, ¸o c¸nh mÇu n©u sång. §µn bµ th-êng vËn chiÕc v¸y th©m, chiÕc ¸o n©u trong c«ng viÖc ®ång ¸ng. Ngµy héi hÌ, lÔ tÕt th× trang phôc nµy cã kh¸c h¬n: ®µn bµ víi ¸o dµi mí ba mí b¶y, ®µn «ng víi chiÕc quÇn tr¾ng, ¸o dµi the, chÝt kh¨n ®en. MÆt kh¸c, v¨n hãa ë ch©u thæ B¾c Bé ®-îc coi lµ mét vïng v¨n hãa cã bÒ dµy lÞch sö còng nh- mËt ®é dµy ®Æc cña c¸c di tÝch v¨n hãa. C¸c di tÝch kh¶o cæ, c¸c di s¶n v¨n hãa vËt thÓ tån t¹i ë kh¾p c¸c ®Þa ph-¬ng. §Òn, ®×nh, chïa, miÕu... cã mÆt ë hÇu kh¾p c¸c ®Þa bµn, tËn c¸c lµng quª. NhiÒu di tÝch næi tiÕng kh«ng chØ trong n-íc mµ c¶ n-íc ngoµi nh- Hoa L-, phè HiÕn, Chïa D©u, Chïa H-¬ng, Chïa T©y Ph-¬ng, ®×nh T©y §»ng v.v. Cïng c¸c DSVH vËt thÓ, c¸c DSVH phi vËt thÓ cña ®ång b»ng B¾c Bé còng kh¸ ®a d¹ng vµ phong phó. Kho tµng ng÷ v¨n truyÒn miÖng B¾c Bé v« cïng phong phó. Tõ thÇn tho¹i ®Õn truyÒn thuyÕt, tõ ca dao ®Õn tôc ng÷, tõ truyÖn c-êi ®Õn truyÖn tr¹ng, mçi thÓ lo¹i ®Òu mang nÐt riªng cña B¾c Bé. Ch¼ng h¹n, truyÖn tr¹ng ë B¾c Bé nh- truyÖn Tr¹ng Quúnh, Tr¹ng Lîn... sö dông c¸c h×nh thøc c©u ®è, c©u ®èi, nãi l¸i, ch¬i ch÷ nhiÒu h¬n truyÖn tr¹ng ë c¸c vïng kh¸c. Cã nh÷ng thÓ lo¹i v¨n häc d©n gian chØ ë B¾c Bé míi tån t¹i (nh- thÇn tho¹i, truyÒn thuyÕt vÒ céi nguån d©n téc, truyÖn cæ tÝch sinh ho¹t...). Ca dao xø B¾c trau chuèt, tØa gät h¬n ca dao Nam Bé. C¸c thÓ lo¹i thuéc nghÖ thuËt biÓu diÔn d©n gian còng kh¸ ®a d¹ng vµ mang s¾c th¸i vïng ®Ëm nÐt. §ã lµ h¸t quan hä, h¸t xoan, h¸t trèng qu©n, h¸t chÇu v¨n, h¸t ca trï (h¸t ¶ ®µo), h¸t chÌo, móa rèi (rèi n-íc, rèi c¹n)... §¸ng kÓ nhÊt lµ nh÷ng sinh ho¹t v¨n hãa tÝn ng-ìng cña c- d©n ViÖt B¾c Bé. Mäi tÝn ng-ìng cña c- d©n trång lóa n-íc nh- thê thµnh hoµng, thê mÉu, thê c¸c «ng tæ nghÒ... ®Òu cã mÆt trªn hÇu kh¾p c¸c lµng quª B¾c Bé. C¸c tÝn ng-ìng nµy tiÒm Èn trong t©m thøc con ng-êi vµ tån t¹i trong lÔ héi - mét lo¹i sinh ho¹t v¨n hãa tæng hîp. MËt ®é héi hÌ ë B¾c Bé kh¸ dµy ®Æc ë c¸c lµng nghÒ theo vßng quay thiªn nhiªn vµ mïa vô. Cã thÓ kÓ ®Õn hµng tr¨m, hµng ngµn lÔ héi kh¸c nhau cña c¸c lµng nghÒ B¾c Bé, nÕu theo qui m« cã thÓ chia thµnh héi lµng, héi vïng, héi cña c¶ n-íc, nÕu theo thêi gian cã thÓ chia ra thµnh lÔ héi mïa xu©n, lÔ héi mïa thu. Dï thuéc lo¹i nµo, khëi nguyªn, c¸c lÔ héi Êy ®Òu lµ c¸c héi lµng cña c- d©n n«ng nghiÖp (lÔ héi n«ng nghiÖp). TiÕn tr×nh lÞch sö ®· l¾ng ®äng ë ®©y nh÷ng líp v¨n hãa, khiÕn cho trªn l¸t c¾t ®ång ®¹i, khã nhËn ra g-¬ng mÆt ban ®Çu cña lÔ héi n«ng nghiÖp. Tuy nhiªn, nh÷ng trß diÔn trong c¸c lÔ héi vÉn gîi l¹i c¸c nghi lÔ n«ng nghiÖp. Ch¼ng h¹n nh- c¸c lÔ thøc thê MÑ Lóa, cÇu m-a, thê thÇn mÆt trêi, c¸c trß diÔn mang tÝnh chÊt phån thùc nh- móa gµ phñ, móa c¸c vËt biÓu tr-ng ©m vËt, d-¬ng vËt v.v. LÔ héi ë ®ång b»ng B¾c Bé gièng nh- mét b¶o tµng v¨n hãa tæng hîp l-u gi÷ kh¸ nhiÒu c¸c sinh ho¹t v¨n hãa tÝn ng-ìng cña c- d©n n«ng nghiÖp. Víi c- d©n ë lµng quª ViÖt B¾c Bé, lÔ héi lµ “m«i tr-êng céng s¶n v¨n hãa”, “céng mÖnh” (ch÷ dïng cña Ng« §øc ThÞnh) vÒ mÆt t©m linh. Cïng víi v¨n hãa d©n gian, vïng ch©u thæ B¾c Bé, cßn lµ “n¬i ph¸t sinh nÒn v¨n hãa b¸c häc” (§inh Gia Kh¸nh). Sù ph¸t triÓn cña gi¸o dôc, truyÒn thèng träng ng-êi cã ch÷ trë thµnh nh©n tè t¸c ®éng t¹o ra mét mét tÇng líp trÝ thøc ë B¾c Bé. Thêi tù chñ, Th¨ng Long víi vai trß lµ mét kinh ®« còng ®¶m nhËn vÞ trÝ mét trung t©m gi¸o dôc. N¨m 1070, V¨n MiÕu ®-îc x©y dùng. N¨m 1076 ®· cã Quèc Tö Gi¸m, tr-êng ®¹i häc ®Çu tiªn cña n-íc nhµ víi chÕ ®é thi cö ®Ó kÐn chän ng-êi hiÒn tµi, t¹o ra cho xø B¾c mét ®éi ngò trÝ thøc ®«ng ®¶o, trong ®ã xuÊt hiÖn nhiÒu danh nh©n v¨n hãa. GS. §inh Gia Kh¸nh nhËn xÐt: “Trong thêi kú §¹i ViÖt, sè ng-êi ®i häc, thi ®ç ë vïng ®ång b»ng miÒn B¾c tÝnh theo tû lÖ d©n sè th× cao h¬n rÊt nhiÒu so víi c¸c n¬i kh¸c. Trong lÞch sö 854 n¨m (1065 - 1915) khoa cö d-íi c¸c triÒu vua, c¶ n-íc cã 56 tr¹ng nguyªn th× 52 ng-êi lµ ë vïng ®ång b»ng miÒn B¾c”. Trong thÕ kû XX, Hµ Néi lµ trung t©m gi¸o dôc, khoa häc, thu hót c¸c trÝ thøc mäi vïng. HiÖn nay, theo GS,TS. Ng« §øc ThÞnh th× Hµ Néi “... lµ n¬i ®Çu mèi c¸c trung t©m ®µo t¹o vµ nghiªn cøu khoa häc (90% c¸c viÖn nghiªn cøu vµ 64% c¸c tr-êng ®¹i häc), mµ ®éi ngò trÝ thøc còng tËp trung ®«ng ®¶o nhÊt, chiÕm 57% tæng sè trÝ thøc c¶ n-íc”. Sù ph¸t triÓn cña gi¸o dôc ë Hµ Néi vµ ®ång b»ng B¾c Bé ®· t¹o ra sù ph¸t triÓn cña v¨n hãa b¸c häc, bëi chñ thÓ s¸ng t¹o nÒn v¨n hãa b¸c häc nµy chÝnh lµ ®éi ngò trÝ thøc ®-îc sinh ra tõ nÒn gi¸o dôc Êy. §éi ngò nµy ®· tiÕp nhËn vèn v¨n hãa d©n gian, vèn v¨n hãa b¸c häc ®å sé cña Trung Quèc, Ên §é, ph-¬ng T©y, t¹o ra dßng v¨n hãa b¸c häc cña ViÖt Nam. Trong lÞch sö, ch÷ N«m, ch÷ quèc ng÷ lµ s¶n phÈm s¸ng t¹o cña v¨n hãa ViÖt Nam trong giao l-u vµ tiÕp biÕn tinh hoa v¨n hãa thÕ giíi. NhiÒu tµi n¨ng nghÖ thuËt, danh nh©n v¨n hãa nh- NguyÔn Tr·i, NguyÔn Du, Hå Xu©n H-¬ng... ®Òu tr-ëng thµnh vµ g¾n bã víi vïng v¨n hãa n¬i ®©y. H¬n n÷a v¨n hãa ®ång b»ng B¾c Bé lµ vïng v¨n hãa ®Æc biÖt, cã qu¸ tr×nh tiÕp biÕn v¨n hãa diÔn ra l©u dµi víi néi dung v« cïng phong phó. Thùc ra, qu¸ tr×nh tiÕp biÕn v¨n hãa lµ ®Æc ®iÓm chung cña v¨n hãa ViÖt Nam, hay nãi nh- Fr©y lµ “sù kh«ng chèi tõ”. Tõ thêi tiÒn sö vµ s¬ sö ®Õn thêi tù chñ, viÖc tiÕp thu v¨n hãa Trung Hoa, Ên §é ë ®ång b»ng B¾c Bé cã nh÷ng nÐt riªng do vÞ thÕ ®Þa - v¨n hãa ®Þa chÝnh trÞ cña nã quyÕt ®Þnh. Cã thÓ thÊy râ ®iÒu nµy trong qu¸ tr×nh tiÕp nhËn PhËt gi¸o cña c- d©n ViÖt B¾c Bé. PhËt gi¸o khi vµo B¾c Bé ®· dung hßa víi c¸c tÝn ng-ìng d©n gian b¶n ®Þa. PhËt gi¸o ®· ®-îc b¶n ®Þa hãa thµnh PhËt gi¸o d©n gian. Tuy nhiªn trong lÞch sö, v¨n hãa B¾c Bé cßn ph¸t triÓn ë nhiÒu vïng v¨n hãa kh¸c víi vai trß “h-íng ®¹o” t¹o ra bøc tranh tæng thÓ phong phó cña v¨n hãa ViÖt Nam. * Ph¸c th¶o vÒ hÖ thèng di s¶n v¨n hãa vïng ®ång b»ng B¾c Bé Tr-íc hÕt cÇn nhËn thÊy r»ng, b¶n ®å v¨n hãa vïng ®ång b»ng B¾c Bé rÊt phøc t¹p bëi tÝnh ®a d¹ng cña c¸c DSVH, sù ®an xen gi÷a c¸c di s¶n vµ sù lan táa cña c¸c di s¶n trong toµn c¶nh kh«ng gian v¨n hãa. Cã thÓ chia v¨n hãa ®ång b»ng B¾c Bé thµnh c¸c tiÓu vïng v¨n hãa víi c¸c ®Æc ®iÓm Ýt nhiÒu mang s¾c th¸i riªng: + TiÓu vïng Kinh B¾c (B¾c Ninh - B¾c Giang), vïng v¨n hãa quan hä, chÞu ¶nh h-ëng v¨n hãa Trung Hoa rÊt sím. + TiÓu vïng H¶i §«ng (H¶i D-¬ng - H¶i Phßng - Qu¶ng Ninh), vïng v¨n hãa t©m linh, t«n gi¸o KiÕp B¹c - Yªn Tö - Cöa ¤ng. + TiÓu vïng S¬n Nam Th-îng (H-ng yªn - Th¸i B×nh) ®Êt chÌo vµ lÔ héi Chö §ång Tö. + TiÓu vïng S¬n Nam h¹ (Hµ - Nam - Ninh) ®Êt ChÇu v¨n, Cè ®« Hoa L-, §Òn TrÇn. + TiÓu vïng xø §oµi (S¬n T©y - VÜnh Phó) ®Êt hai vua vµ quª h-¬ng hai Bµ Tr-ng víi c¸c lÔ héi cæ truyÒn. + TiÓu vïng Th¨ng Long - Hµ Néi (Th¨ng Long - Hµ T©y cò) ®Êt kinh kú lÔ héi Chïa H-¬ng, chïa ThÇy, lÔ héi Phï §æng. VÒ ph©n lo¹i DSVH cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé, cã thÓ c¨n cø tiªu chÝ ph©n lo¹i DSVH cña ngµnh Ph«nclo häc hiÖn ®¹i ®Ó chia DSVH thµnh hai lo¹i h×nh c¬ b¶n: DSVH vËt thÓ vµ DSVH phi vËt thÓ. DSVH phi vËt thÓ cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé bao gåm mét kho tµng hÕt søc phong phó vµ ®a d¹ng: Quan hä (B¾c Ninh); ChÌo cæ (Th¸i B×nh); H¸t v¨n (Nam §Þnh), ChÌo Tµu (Hµ §«ng); Rèi n-íc (§«ng Anh, Hµ Néi). VÒ lÔ héi, cã c¸c lÔ héi cña vïng vµ tiÓu vïng: Héi chïa H-¬ng, Héi §Òn KiÕp B¹c, Héi Phñ GiÇy, Héi ®Òn §ång B»ng, Héi Giãng, Héi Hµ T©y (Hµ Néi), H¶i D-¬ng, Nam §Þnh, Th¸i B×nh, Hµ Néi, B¾c Ninh. DSVH t©m linh víi sù hiÖn diÖn cña c¸c vÞ thÇn mang ý nghÜa t©m linh cña c¶ vïng hoÆc tiÓu vïng: S¬n Tinh - Thñy tinh ë vïng v¨n hãa xø §oµi, Th¸nh Giãng ë vïng v¨n hãa Kinh B¾c, Th¸nh Chö §ång Tö ë Th¨ng Long - Hµ Néi vµ TrÊn S¬n Nam Th-îng, MÉu LiÔu H¹nh ë TrÊn S¬n Nam. Tuy nhiªn, DSVH phi vËt thÓ th-êng g¾n víi c¸c DSVH vËt thÓ nh- ®×nh, chïa, ®Õn, miÕu t¹i c¸c ®Þa ph-¬ng vµ ®-îc l-u truyÒn trong hµng ngµn n¨m lÞch sö. Cho nªn viÖc ph©n lo¹i lµ cÇn thiÕt, nh-ng khi m« t¶ ph¶i thÊy mèi liªn hÖ nµy lµ kh«ng thÓ t¸ch rêi. D-íi ®©y lµ mét sè thèng kª tiªu biÓu vÒ DSVH ®ång b»ng B¾c Bé: + Di tÝch danh th¾ng næi tiÕng: Di tÝch danh th¾ng tù nhiªn tiªu biÓu lµ VÞnh H¹ Long (®-îc tæ chøc UNESCO c«ng nhËn lµ di s¶n thiªn nhiªn thÕ giíi); §¶o C¸t Bµ - khu thiªn nhiªn næi tiÕng; Chïa H-¬ng TÝch - “Nam Thiªn Nam ®Ö nhÊt §éng”; Nói Yªn Tö (kinh ®« PhËt Gi¸o Tróc L©m ViÖt Nam). Danh th¾ng lÞch sö cã thÓ kÓ ®Õn lµ Cè §« Hoa L- - Tam Cèc - BÝch §éng (Ninh B×nh) nh- mét vÞnh H¹ Long trªn c¹n; S«ng B¹ch §»ng - b·i cäc ch«n vïi qu©n x©m l-îc Nguyªn M«ng; nói NghÜa LÜnh - §Òn Hïng cËn kÒ vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ n¬i ph¸t tÝch cña d©n téc; Hå T©y - th¾ng c¶nh th¬ méng g¾n víi sù tÝch Tr©u Vµng; Hå G-¬m víi sù tÝch Vua Lª hoµn kiÕm. + §×nh, chïa, ®Òn, miÕu: C¸c di s¶n v¨n hãa vËt thÓ ®-îc x©y dùng theo kiÕn tróc “CÇu Nam, chïa B¾c, ®×nh §oµi”. T¹i ®©y cã tíi hµng ngh×n di tÝch lÞch sö, xin chØ nãi ®Õn nh÷ng di tÝch næi tiÕng:  Chïa næi tiÕng: Chïa Mét Cét, Chïa L¸ng, Chïa D©u, Chïa Tr¨m Gian, Chïa T©y Ph-¬ng, Chïa ThÇy, Chïa Keo, Chïa PhËt TÝch, Chïa T©y Thiªn, Chïa Bót Th¸p, Chïa Kim Liªn v.v (ngoµi nh÷ng chïa g¾n víi danh th¾ng)  §×nh næi tiÕng: §×nh §æn L-¬ng, §×nh Ngäc Th¶n, ®×nh Thæ Hµ, §×nh yªn L·ng, §×nh §ång Kþ, §×nh §×nh B¶ng, §×nh T©y §»ng, §×nh Th¹ch Cçi, §×nh Trung Th-îng.  §Òn næi tiÕng: §Òn KiÕp B¹c, §Òn Cöa ¤ng, §Òn Hai Bµ Tr-¬ng, §Òn Qu¸n Th¸nh, §Òn Chö §ång Tö, §Òn thê An D-¬ng V-¬ng, §Òn Giãng, §Òn Ngäc S¬n.  Phñ næi tiÕng: Phñ GiÇy, Phñ T©y Hå, Phñ T©y Thiªn.  L¨ng mé næi tiÕng: L¨ng TrÇn Thñ §é, L¨ng TrÇn Nh©n T«ng, Khu l¨ng mé nhµ TrÇn (Yªn Tö); L¨ng khanh t-íng, quËn c«ng: L¨ng Quang §¨ng, Vò HiÒn L-¬ng, QuËn Th¹c, L¹i Yªn, Diªn H-¬ng, Hå Dª.  C¸c th¸p næi tiÕng: Th¸p B×nh S¬n, Th¸p B¸o Nghiªn, Th¸p Bót.  V¨n MiÕu næi tiÕng: V¨n MiÕu (Hµ Néi), V¨n MiÕu XÝch §»ng, V¨n MiÕu Mao §iÒn, V¨n MiÕu S¬n T©y.  Nhµ thê næi tiÕng: Nhµ thê Ph¸t DiÖm, Nhµ thê Bïi Chu, Nhµ thê Cöa B¾c, Nhµ thê Lín (Hµ Néi)  Lµng cæ, nhµ cæ næi tiÕng: Lµng §-êng L©m (®Êt Hai Vua) vµ nhiÒu lµng cæ, nhµ cæ hµng tr¨m n¨m. + Di tÝch kh¶o cæ næi tiÕng: Gß Mun, §ång §Ëu, Cæ Loa, H¹ Long vµ khu Hoµng Thµnh - Th¨ng Long - Hµ Néi cïng hµng tr¨m di tÝch däc hai bê s«ng Hång. + V¨n hãa Èm thùc: tiªu biÓu lµ giß ch¶ ¦íc LÔ, b¸nh cuèn Thanh Tr×, nem Phïng, r-¬i Tr-ng X¸, cèm lµng Vßng, chÌ sen Hµ Néi, ch¶ c¸ L· Väng, c¸ r« ®µm SÐt, hóng L¸ng, b¸nh dµy qu¸n G¸nh. + Ng÷ v¨n truyÒn miÖng DSVH phi vËt thÓ cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé d-êng nh- ®a d¹ng vµ phong phó h¬n c¶ DSVH vËt thÓ. Cô thÓ lµ: - Ca dao, hß, vÌ cã hµng ngh×n bµi víi hµng v¹n c©u ph¶n ¸nh mäi mÆt cña ®êi sèng c- d©n. - ThÇn tho¹i, huyÒn tÝch, huyÒn tho¹i, truyÖn cæ tÝch phong phó (TruyÖn hä Hång Bµng, Sù tÝch L¹c Long Qu©n vµ ¢ u C¬; TruyÖn S¬n Tinh Thñy Tinh; TruyÖn An D-¬ng V-¬ng vµ Mþ Ch©u- Träng Thñy ; Th¸nh Giãng; TÊm C¸m; Hån Tr-¬ng Ba, da hµng thÞt...) - TruyÖn th¬ N«m khuyÕt danh (Tèng Tr©n Cóc Hoa, Ph¹m T¶i Ngäc Hoa...) - TruyÖn N«m b¸c häc (S¬ KÝnh T©n Trang) - TruyÖn c-êi, truyÖn ngô ng«n cña ng-êi ViÖt cæ... + NghÖ thuËt biÓu diÔn: - S©n khÊu (chÌo s©n ®×nh - chÌo c¶i biªn), tuång vµ h¸t ®èi ®¸p phæ biÕn trong vïng (Quan ¢ m ThÞ KÝnh, Tr-¬ng Viªn, L-u B×nh D-¬ng LÔ...) - Rèi n-íc, rèi c¹n, rèi que, rèi d©y, rèi bãng cã ë nhiÒu lµng. - Trß ch¬i, trß diÔn kÕt hîp lÔ héi kh¸ phong phó - Móa còng cã nhiÒu ®iÖu næi tiÕng: Móa Lý Len, móa Bµi b«ng, móa Cê, móa HÇu §ång vµ móa trong chÌo, trong tuång. - H¸t d©n ca: nhiÒu lµn ®iÖu næi tiÕng nh- h¸t Quan hä, h¸t ChÇu v¨n, h¸t ¶ ®µo, h¸t ChÌo tÇu. Cã mét sè lµn ®iÖu ®ang ®Ò nghÞ UNESCO c«ng nhËn di s¶n phi vËt thÓ cña nh©n lo¹i + LÔ héi tiªu biÓu: Theo thèng kª cña Côc V¨n hãa c¬ së - Bé V¨n hãa - ThÓ thao vµ Du lÞch, vïng ®ång b»ng B¾c Bé cã 3.720 lÔ héi, tiªu biÓu lµ lÔ héi Chïa H-¬ng, Chïa ThÇy, Chïa Bèi Khª, LÔ héi B×nh §µ, LÔ héi Yªn Tö, Héi Giãng, Héi Lim, Héi §Òn Hïng vïng gi¸p ranh. TÝn ng-ìng g¾n liÒn víi lÔ héi: Thê vua Hïng, Th¸nh Giãng, Thê S¬n Tinh, Thñy Tinh, Chö §ång Tö, Thê MÉu, thê c¸c vÞ anh hïng d©n téc. + Phong tôc tËp qu¸n phong phó vµ ®a d¹ng: T¹i ®ång b»ng B¾c Bé cã kh¸ nhiÒu phong tôc, tËp qu¸n lÔ héi, lÔ tÕt, c-íi xin, hiÕu, hû, tÕ lÔ rÊt ®a d¹ng. HÇu nh- lµng nµo, ®Þa ph-¬ng nµo còng cã phong tôc tËp qu¸n ®éc ®¸o. * Tri thøc b¶n ®Þa N¬i ®©y cã nhiÒu tri thøc b¶n ®Þa g¾n víi ®êi sèng x· héi vµ c¸ nh©n nh-: tri thøc s¶n xuÊt n«ng nghiÖp cña tõng lµng x·, cña tõng tiÓu vïng vµ c¶ vïng ®-îc tÝch lòy hµng ngµn n¨m; tri thøc s¶n xuÊt hµng thñ c«ng, thñ c«ng mü nghÖ dåi dµo vµ tinh tÕ (c¶ vïng cã 914 lµng nghÒ vµ hµng ngµn lµng cã nghÒ vµ nh©n cÊy nghÒ míi); tri thøc vÒ ch÷a bÖnh cho ng-êi vµ gia sóc phong phó vµ cã bÒ dµy lÞch sö (hai nhµ y häc d©n téc næi tiÕng n-íc ta ®Òu xuÊt th©n ë vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ TuÖ TÜnh ThiÒn s- vµ H¶i Th-îng L·n «ng Lª H÷u Tr¸c); tri thøc vÒ ®Þa lý, n«ng lÞch, phong thñy trong ®êi sèng v¨n minh n«ng nghiÖp, v¨n hãa lóa n-íc hµng ngµn n¨m nay. + C¸c gi¸ trÞ tinh thÇn tiªu biÓu: §ã lµ tinh thÇn yªu n-íc, cè kÕt céng ®ång, lao ®éng cÇn cï, hiÕu häc, yªu con ng-êi, quª h-¬ng, yªu thiªn nhiªn vµ cuéc sèng, lu«n l¹c quan, vui vÎ. Tãm l¹i, vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ vïng ®Êt lÞch sö - v¨n hãa l©u ®êi cña ng-êi ViÖt, lµ c¸i n«i h×nh thµnh v¨n hãa, v¨n minh cña ng-êi ViÖt vµ cña c¶ d©n téc bªn c¹nh nÒn v¨n hãa Ch¨m Pa vµ Phï Nam. Nh×n theo chiÒu dµi lÞch sö, ®ång b»ng B¾c Bé lµ n¬i cÊt gi÷ nhiÒu truyÒn thèng v¨n hãa quÝ b¸u cïng kho tµng di s¶n v¨n hãa vËt thÓ vµ phi vËt thÓ hÕt søc phong phó, ®a d¹ng cña d©n téc. §Ó tiÕn tíi x©y dùng mét nÒn v¨n hãa ViÖt Nam hiÖn ®¹i, chóng ta cÇn ph¶i t¨ng c-êng ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ DSVH quý b¸u cña vïng ®Êt ®Þa linh nh©n kiÖt nµy. 1.4. Mối quan hệ giữa quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH ở vùng đồng bằng Bắc Bộ 1.4.1. CNH, H§H ë vïng ®ång b»ng B¾c Bé Qu¸ tr×nh CNH, H§H ë ViÖt Nam ®-îc tiÕn hµnh trong ®iÒu kiÖn n-íc ta lµ n-íc n«ng nghiÖp l¹c hËu, phÇn lín d©n c- sèng ë vïng n«ng th«n (h¬n 70%), b×nh qu©n ruéng ®Êt thÊp vµ thu nhËp tõ n«ng nghiÖp rÊt thÊp. NghÞ quyÕt Héi nghÞ Trung -¬ng lÇn thø 7 kho¸ VII ®· chØ ra: "§èi víi n-íc ta, ®ã lµ qu¸ tr×nh thùc hiÖn chiÕn l-îc ph¸t triÓn kinh tÕ - nh»m c¶i biÕn mét x· héi n«ng nghiÖp l¹c hËu thµnh mét x· héi c«ng nghiÖp, g¾n víi viÖc h×nh thµnh tõng b-íc quan hÖ s¶n xuÊt tiÕn bé, ngµy cµng thÓ hiÖn ®Çy ®ñ h¬n b¶n chÊt -u viÖt cña chÕ ®é míi". Do ®ã, §¶ng ta coi träng cnh, h®h n«ng nghiÖp n«ng th«n nh- mét nhiÖm vô träng t©m tr-íc hÕt: “Trong nh÷ng n¨m tr-íc m¾t, kh¶ n¨ng vèn cßn cã h¹n, nhu cÇu c«ng ¨n viÖc lµm rÊt bøc b¸ch, ®êi sèng nh©n d©n cßn nhiÒu khã kh¨n, t×nh h×nh kinh tÕ ch-a thËt æn ®Þnh v÷ng ch¾c, cÇn tËp trung nç lùc ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp ho¸ n«ng nghiÖp n«ng th«n, ra søc ph¸t triÓn ngµnh chÕ biÕn n«ng - l©m - thuû s¶n, c«ng nghiÖp tiªu dïng vµ xuÊt nhËp khÈu, c¸c ngµnh du lÞch, dÞch vô ... c¶ thµnh thÞ vµ n«ng th«n. Kh«i phôc, ph¸t triÓn, tõng b-íc hiÖn ®¹i ho¸ c¸c ngµnh nghÒ thñ c«ng truyÒn thèng cã thÞ tr-êng tiªu thô lín trong vµ ngoµi n-íc”. Nh- vËy, CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n võa lµ môc tiªu, võa lµ nhiÖm vô tr-íc m¾t cña qu¸ tr×nh CNH, H§H ®Êt n-íc. Môc tiªu nhiÖm vô ®ã xuÊt ph¸t tõ ®Æc ®iÓm kh¸ch quan cña ®Êt n-íc vµ tõ vai trß cña n«ng th«n, n«ng nghiÖp n-íc ta trong qu¸ tr×nh lÞch sö dùng n-íc vµ gi÷ n-íc cña d©n téc vµ sù nghiÖp x©y dùng ®Êt n-íc hiÖn nay. CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n lµ vÊn ®Ò cã ý nghÜa chiÕn l-îc trong sù nghiÖp ®æi míi ®Êt n-íc theo ®Þnh h-íng XHCN. N«ng nghiÖp, n«ng th«n vµ n«ng d©n cã vai trß to lín trong sù nghiÖp c¸ch m¹ng n-íc ta. Kinh nghiÖm c¸c n-íc ®ang ph¸t triÓn cho thÊy nÕu kh«ng gi¶i quyÕt tèt vÊn ®Ò n«ng th«n, n«ng nghiÖp th× kh«ng thÓ cã sù t¨ng tr-ëng vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng kinh tÕ - x· héi. Thùc tiÔn nh÷ng n¨m gÇn ®©y ë mét sè tØnh ®ång b»ng B¾c Bé (nh- Th¸i B×nh, Nam §Þnh) cµng chØ râ vÊn ®Ò n«ng th«n, n«ng nghiÖp cã ý nghÜa to lín ®èi víi qu¸ tr×nh CNH, H§H v× môc tiªu "d©n giµu, n-íc m¹nh, x· héi c«ng b»ng, d©n chñ vµ v¨n minh". CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n lµ qu¸ tr×nh t¹o lËp c¬ së vËt chÊt - kü thuËt vµ c¬ cÊu kinh tÕ ®Ó ph¸t triÓn s¶n xuÊt n«ng nghiÖp, chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ - x· héi n«ng th«n theo h-íng c«ng nghiÖp ho¸, g¾n n«ng nghiÖp víi c«ng nghiÖp, dÞch vô, cho phÐp ph¸t huy cã hiÖu qu¶ mäi lîi thÕ cña nÒn n«ng nghiÖp nhiÖt ®íi trong sù më réng giao l-u, héi nhËp quèc tÕ. CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n bao gåm c¸c néi dung sau: - §Èy m¹nh x©y dùng c¬ së vËt chÊt - kü thuËt, dùa trªn nh÷ng thµnh tùu cña cuéc c¸ch m¹ng khoa häc c«ng nghÖ, nhÊt lµ c«ng nghÖ sinh häc, c«ng nghÖ chÕ biÕn b¶o qu¶n n«ng s¶n ®Ó chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp, n«ng th«n theo ®Þnh h-íng CNH, H§H, t¹o ra khèi l-îng n«ng s¶n hµng ho¸ lín cã gi¸ trÞ xuÊt khÈu cao. - §Èy m¹nh x©y dùng kÕt cÊu h¹ tÇng kinh tÕ - kü thuËt vµ kinh tÕ x· héi cho viÖc ph¸t triÓn n«ng nghiÖp, n«ng th«n theo h-íng CNH, H§H vÒ ®iÖn, ®-êng, tr-êng, tr¹m vµ c¸c ho¹t ®éng dÞch vô cung øng c¸c yÕu tè ®Çu ra cho s¶n xuÊt n«ng nghiÖp. - Thùc hiÖn ph©n c«ng lao ®éng x· héi trong n«ng nghiÖp, n«ng th«n trªn c¬ së ph¸t triÓn c¸c ngµnh nghÒ thñ c«ng nghiÖp, c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng vµ dÞch vô theo ph-¬ng ch©m "rêi ®ång kh«ng rêi lµng", "tiÓu c«ng nghiÖp hiÖn ®¹i, thñ c«ng nghiÖp tinh x¶o". - Tõng b-íc x¸c lËp c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp - c«ng nghiÖp - dÞch vô trªn ®Þa bµn n«ng th«n, thóc ®Èy ph¸t triÓn nÒn n«ng nghiÖp sinh th¸i vµ t¹o nªn bé mÆt n«ng th«n míi, "®« thÞ ho¸" ngay ë vïng n«ng th«n. - C¸c gi¶i ph¸p CNH, H§H vïng n«ng th«n, n«ng nghiÖp ë n-íc ta ®-îc §¶ng ta x¸c ®Þnh râ: "T¨ng c-êng sù chØ ®¹o vµ ph¸t huy c¸c nguån lùc cÊu thµnh ®Ó ®Èy nhanh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ n«ng nghiÖp vµ n«ng th«n. TiÕp tôc ph¸t triÓn ®-a n«ng nghiÖp, l©m nghiÖp, ng- nghiÖp lªn mét tr×nh ®é míi b»ng øng dông tiÕn bé khoa häc vµ c«ng nghÖ, nhÊt lµ c«ng nghÖ sinh häc; ®Èy m¹nh thuû lîi ho¸, c¬ giíi ho¸, hiÖn ®¹i ho¸, qui ho¹ch sö dông ®Êt hîp lý; ®æi míi c¬ cÊu c©y trång, vËt nu«i, t¨ng gi¸ trÞ thu ®-îc trªn ®¬n vÞ diÖn tÝch; gi¶i quyÕt tèt vÊn ®Ò tiªu thô n«ng s¶n hµng ho¸. §Çu t- nhiÒu h¬n cho kÕt cÊu h¹ tÇng kinh tÕ vµ x· héi ë n«ng th«n. Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp, dÞch vô, c¸c ngµnh nghÒ ®a d¹ng, chó träng c«ng nghiÖp chÕ biÕn, c¬ khÝ phôc vô n«ng nghiÖp, c¸c lµng nghÒ, chuyÓn ®æi bé phËn quan träng lao ®éng n«ng nghiÖp sang khu vùc c«ng nghiÖp vµ dÞch vô, t¹o nhiÒu viÖc lµm míi; n©ng cao chÊt l-îng nguån nh©n lùc; c¶i thiÖn ®êi sèng n«ng d©n vµ d©n c- ë n«ng th«n". Thùc hiÖn NghÞ quyÕt §¹i héi IX, Héi nghÞ lÇn thø 5 Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng khãa IX ®· ra NghÞ quyÕt vÒ: “§Èy nhanh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n thêi kú 2000 - 2010”, cô thÓ nh- sau : * Néi dung tæng qu¸t cña CNH, H§H n«ng nghiÖp n«ng th«n. Thø nhÊt, “ CNH, H§H n«ng nghiÖp lµ qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp theo h-íng s¶n xuÊt hµng hãa lín, g¾n víi c«ng nghiÖp chÕ biÕn vµ thÞ tr-êng, thùc hiÖn c¬ khÝ hãa, thuû lîi hãa, øng dông c¸c thµnh tùu khoa häc, c«ng nghÖ, tr-íc hÕt lµ c«ng nghÖ sinh häc, ®-a thiÕt bÞ, kü thuËt vµ c«ng nghÖ hiÖn ®¹i vµo c¸c kh©u s¶n xuÊt n«ng nghiÖp nh»m n©ng cao n¨ng suÊt, chÊt l-îng, hiÖu qña, søc c¹nh tranh cña n«ng s¶n hµng hãa trªn thÞ tr-êng”. Thø hai, “CNH, H§H n«ng th«n lµ qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng th«n theo h-íng t¨ng nhanh tû träng gi¸ trÞ s¶n phÈm vµ lao ®éng c¸c ngµnh c«ng nghiÖp, dÞch vô, gi¶m dÇn tû träng s¶n phÈm vµ lao ®éng n«ng nghiÖp, x©y dùng kÕt cÊu h¹ tÇng kinh tÕ - x· héi, quy ho¹ch ph¸t triÓn n«ng th«n, b¶o vÖ m«i tr-êng sinh th¸i, tæ chøc l¹i s¶n xuÊt vµ x©y dùng quan hÖ s¶n xuÊt phï hîp, x©y dùng n«ng th«n d©n chñ, c«ng b»ng, v¨n minh, kh«ng ngõng n©ng cao ®êi sèng vËt chÊt vµ v¨n hãa cña nh©n d©n ë n«ng th«n”. * Nh÷ng quan ®iÓm chÝnh vÒ vÊn ®Ò ®Èy nhanh CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n trong giai ®o¹n tíi Mét lµ, “CNH, H§H n«ng nghiÖp n«ng th«n lµ mét trong nh÷ng nhiÖm vô quan träng hµng ®Çu cña CNH, H§H ®Êt n-íc. Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp, dÞch vô ph¶i g¾n bã chÆt chÏ, hç trî ®¾c lùc vµ phôc vô cã hiÖu qu¶ cho c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n”. Hai lµ, “¦u tiªn ph¸t triÓn lùc l-îng s¶n xuÊt, chó träng ph¸t huy nguån lùc con ng-êi, øng dông réng r·i thµnh tùu khoa häc c«ng nghÖ, thóc ®Èy chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo h-íng ph¸t huy lîi thÕ cña tõng vïng, g¾n víi thÞ tr-êng ®Ó s¶n xuÊt hµng hãa quy m« lín víi chÊt l-îng vµ hiÖu qu¶ cao...”. Ba lµ, “Dùa vµo néi lùc lµ chÝnh, ®ång thêi tranh thñ tèi ®a c¸c nguån lùc tõ bªn ngoµi, ph¸t huy tiÒm n¨ng cña c¸c thµnh phÇn kinh tÕ, trong ®ã kinh tÕ nhµ n-íc gi÷ vai trß chñ ®¹o, cïng víi kinh tÕ tËp thÓ ngµy cµng trë thµnh nÒn t¶ng v÷ng ch¾c; ph¸t triÓn m¹nh mÏ kinh tÕ hé s¶n xuÊt hµng hãa, c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp, nhÊt lµ doanh nghiÖp nhá vµ võa ë n«ng th«n”. Bèn lµ, “KÕt hîp chÆt chÏ c¸c vÊn ®Ò kinh tÕ vµ x· héi trong qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n nh»m gi¶i quyÕt viÖc lµm, xãa ®ãi, gi¶m nghÌo, æn ®Þnh x· héi vµ ph¸t triÓn kinh tÕ, n©ng cao ®êi sèng vËt chÊt vµ v¨n hãa cña ng-êi d©n n«ng th«n, nhÊt lµ vïng ®ång bµo c¸c d©n téc thiÓu sè, vïng s©u, vïng xa...”. Trong hai thËp kû cuèi cña thÕ kû XX, §¶ng vµ Nhµ n-íc ®· tiÕn hµnh x©y dùng mét lo¹t c¸c chÝnh s¸ch n«ng nghiÖp. Víi môc tiªu lµ thùc hiÖn kho¸n s¶n phÈm cuèi cïng ®Õn nhãm vµ ng-êi lao ®éng, ChØ thÞ 100 ®· t¹o nªn mét ®éng lùc m¹nh mÏ thóc ®Èy s¶n xuÊt n«ng nghiÖp ph¸t triÓn, s¶n l-îng l-¬ng thùc t¨ng ®¸ng kÓ, gãp phÇn c¶i thiÖn møc sèng cña ®¹i bé phËn ng-êi n«ng d©n ®ang ë trong t×nh tr¹ng thiÕu l-¬ng thùc. NghÞ quyÕt 10 (1988) vµ LuËt ®Êt ®ai (ban hµnh n¨m 1993) lµ hai thÓ chÕ quan träng tiÕp theo ®· t¹o nªn ®éng lùc míi cho viÖc h×nh thµnh mét nÒn n«ng nghiÖp lÊy hé d©n lµm ®¬n vÞ s¶n xuÊt c¬ b¶n, h-íng tíi môc tiªu s¶n xuÊt hµng ho¸. Còng cÇn nãi thªm r»ng, ®èi víi ng-êi n«ng d©n ®ång b»ng B¾c Bé, viÖc s¶n xuÊt n«ng nghiÖp h-íng tíi môc tiªu s¶n xuÊt hµng ho¸ lµ hoµn toµn míi mÎ. NÒn s¶n xuÊt nhá mang tÝnh tiÓu n«ng, tù cung tù cÊp khÐp kÝn trong kh«ng gian lµng x· ®· ¨n s©u vµo cuéc sèng c- d©n n¬i ®©y. Bëi vËy, mäi c¶i c¸ch thÓ chÕ trong n«ng nghiÖp nãi trªn ®· mang ®Õn cho n«ng d©n mét sinh khÝ míi, t¹o nh÷ng ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn s¶n xuÊt n«ng nghiÖp. KÕt qu¶ lµ s¶n l-îng l-¬ng thùc kh«ng ngõng t¨ng lªn. Tõ mét n-íc thiÕu l-¬ng thùc, ViÖt Nam trë thµnh mét n-íc xuÊt khÈu g¹o lín trªn thÕ giíi. Tèc ®é t¨ng tr-ëng GDP liªn tôc t¨ng trong nhiÒu n¨m. Trong ®ã n«ng nghiÖp ®ãng gãp 1/4 tæng GDP cña c¶ n-íc. Riªng ®ãng gãp cña khu vùc n«ng th«n ®ång b»ng B¾c Bé ®-îc tÝnh nh- sau: n¨m 1995: 61,92% GDP; n¨m 1996: 62,065; n¨m 1997: 60, 96%; n¨m 1998: 60,72%. §êi sèng cña nh©n d©n trong vïng ®· ®-îc c¶i thiÖn ®¸ng kÓ. Sù t¨ng tr-ëng kinh tÕ kh«ng nh÷ng lµm cho quü tiªu dïng b×nh qu©n ®Çu ng-êi t¨ng lªn mµ cßn t¹o nguån vËt chÊt ®Ó thùc hiÖn c¸c môc tiªu vÒ x· héi. ChiÕn l-îc ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi 2001- 2010 cña n-íc ta ®-îc §¹i héi §¶ng lÇn thø IX th«ng qua. §¹i héi ®· x¸c ®Þnh vÞ thÕ “vïng §ång b»ng s«ng Hång lµ vïng kinh tÕ träng ®iÓm B¾c Bé: ChuyÓn dÞch m¹nh c¬ cÊu kinh tÕ vµ c¬ cÊu lao ®éng, ®-a nhiÒu lao ®éng n«ng nghiÖp sang c¸c ngµnh c«ng nghiÖp, dÞch vô vµ ®i lËp nghiÖp n¬i kh¸c. Ph¸t triÓn n«ng nghiÖp hµng ho¸ ®a d¹ng. Cïng víi l-¬ng thùc, ®-a vô ®«ng thµnh mét thÕ m¹nh, h×nh thµnh c¸c vïng chuyªn canh rau, c©y ¨n qu¶, thÞt, hoa; më réng nu«i, trång thuû s¶n. Ph¸t triÓn m¹nh c«ng nghiÖp chÕ biÕn vµ c¬ khÝ phôc vô n«ng nghiÖp, c¸c côm, ®iÓm c«ng nghiÖp, dÞch vô vµ lµng nghÒ ë n«ng th«n. Trong vïng kinh tÕ träng ®iÓm, ph¸t triÓn c¸c khu c«ng nghiÖp, khu c«ng nghÖ cao, c«ng nghiÖp xuÊt khÈu, c«ng nghiÖp ®iÖn tö, th«ng tin vµ mét sè c¬ së c¬ khÝ ®ãng tµu, luyÖn kim, ph©n bãn; c¸c dÞch vô cã hµm l-îng tri thøc cao; c¸c trung t©m m¹nh cña vïng vµ c¶ n-íc vÒ ®µo t¹o, khoa häc vµ c«ng nghÖ, th-¬ng m¹i, y tÕ, v¨n ho¸, du lÞch. Hoµn thµnh vµ n©ng cÊp kÕt cÊu h¹ tÇng, tr-íc hÕt lµ c¸c tuyÕn quèc lé, c¸c c¶ng khu vùc H¶i Phßng, C¸i L©n, c¸c s©n bay”. 1.4.2. Nh÷ng ¶nh h­ëng cña CNH, H§H ®Õn qu¸ tr×nh b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH vïng ®ång b»ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Nghiên cứu, khảo sát Di Sản Văn Hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ.pdf
Tài liệu liên quan