Luận văn Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn đực lai ly và l19 nuôi tại tỉnh Bắc Giang

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn đực lai ly và l19 nuôi tại tỉnh Bắc Giang: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TH ÂN VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN ĐỰC LAI LY VÀ L19 NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN,NĂM 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TH ÂN VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN ĐỰC LAI LY VÀ L19 NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.40 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Văn Phùng Th¸i nguyªn, N¨m 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. - Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn ...

pdf102 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn đực lai ly và l19 nuôi tại tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TH ÂN VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN ĐỰC LAI LY VÀ L19 NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN,NĂM 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TH ÂN VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN ĐỰC LAI LY VÀ L19 NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.40 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Văn Phùng Th¸i nguyªn, N¨m 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. - Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác Giả Thân Văn Hiển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CÁM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Trần Văn Phùng người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi tới các thầy cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi thú y và các thầy cô ở trường đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ trong thời gian học tập tại trường. Cho phép tôi được bày tỏ lời cám ơn tới Công ty cổ phần giống chăn nuôi Bắc Giang và các hộ chăn nuôi lợn nái giống Móng cái trên địa bàn 4 xã và Thị trấn Đồi Ngô - huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang về sự hợp tác, tạo điều kiện hoàn thành các thí nghiệm của luận văn. Tôi xin cám ơn gia đình, cơ quan và bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Thái Nguyên, ngày 29 tháng 11 năm 2008 Tác giả Thân Văn Hiển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii Môc lôc Nội dung Trang Lời cam đoan i Lời cám ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng biểu v Danh mục các biểu đồ và đồ thị v Danh mục các chữ viết tắt vi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài: 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Cơ sở khoa học 4 1.1.1. Ưu thế lai và ứng dụng của nó trong chăn nuôi lợn 4 1.1.2. Một số đặc điểm của các giống lợn nuôi tại Bắc Giang 10 1.1.3. Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục của lợn 11 1.1.4. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục ở lợn đực 13 1.1.5. Sinh lý sinh dục ở lợn cái 23 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch 25 1.1.7 Ảnh hưởng của mùa vụ và môi trường pha chế tới sức hoạt động của tinh trùng 26 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 33 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 33 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 37 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 42 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 42 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 42 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43 2.3. Nội dung nghiên cứu 43 2.3.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống 43 2.3.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của đàn nái giống Móng Cái khi được phối giống bằng tinh dịch của các lợn đực giống kiểm tra 44 2.3.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của đàn lợn con sinh ra khi cho phối giống bằng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra với lợn cái giống Móng Cái 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv 2.4. Phương pháp nghiên cứu 44 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra 44 2.4.2. Phương pháp đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái 49 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của đàn lợn con từ sơ sinh đến khi cai sữa và từ khi cai sữa đến 56 ngày 51 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 52 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53 3.1 Kết quả đánh giá khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống nuôi tại Bắc Giang 53 3.1.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra 53 3.1.2 Tổng hợp chất lượng tinh dịch của 3 giống lợn đực giống kiểm tra 58 3.1.3 Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến các chỉ tiêu thể tích, hoạt lực, nồng độ và VAC của lợn đực giống nuôi tại Bắc Giang 61 3.1.4. Sức sống và thời gian sống của tinh trùng lợn trong môi trường TH5 66 3.2. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu khả năng sinh sản của nái giống Móng Cái khi phối giống với các lợn đực giống kiểm tra 67 3.3 Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn lợn con đã sinh ra từ các công thức lai 72 3.3.1 Sinh trưởng tích luỹ của lợn con 72 3.3.2 Sinh trưởng tương đối 75 3.3.3 Sinh trưởng tuyệt đối 76 3.3.4 Tiêu tốn thức ăn / 1 kg lợn lúc cai sữa và 1 kg tăng khối lượng từ cai sữa đến 56 ngày tuổi 78 3.3.5 Chi phí thức ăn / kg lợn cai sữa và kg tăng khối lượng từ lúc cai sữa đến 56 ngày tuổi 81 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84 1. Kết luận 84 2. Đề nghị 85 NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Trang Bảng 3.1 Kết quả đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Landrace 53 Bảng 3.2: Kết quả đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống lai LY 55 Bảng 3.3 Kết quả đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống lai dòng L19. 57 Bảng 3.4 Tổng hợp về chất lượng tinh dịch của 3 giống lợn đực giống kiểm tra 58 Bảng 3.5 Đặc điểm khí hậu tỉnh Bắc Giang vụ đông xuân và hè thu 62 Bảng 3.6 Chất lượng tinh dịch của lợn Landrace, lợn đực lai LY và lợn đực lai L19 trong vụ đông xuân và hè thu 63 Bảng 3.7 Sức sống và thời gian sống của tinh trùng lợn trong môi trường TH5 (giờ) 66 Bảng 3.8 Kết quả theo dõi về tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra và sản l ượng sữa của lợn nái giống Móng Cái khi phối giống với các lợn đực giống kiểm tra 68 Bảng 3.9 Sinh trưởng tích luỹ của lợn qua các giai đoạn tuổi (kg) 73 Bảng 3.10 Sinh trưởng tương đối của lợn qua các giai đoạn tuổi (%) 76 Bảng 3.11 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày) 77 Bảng 3.12 Tiêu tốn thức ăn / kg lợn con lúc cai sữa 79 Bảng 3.13 Tiêu tốn thức ăn/kg TKL lợn con từ cai sữa đến 56 ngày tuổi 80 Bảng 3.14 Chi phí thức ăn/ kg lợn con lúc cai sữa 82 Bảng 3.15 Chi phí thức ăn / kg lợn con từ cai sữa đến 56 ngày tuổi 83 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ và đồ thị Trang Đồ thị 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của lợn (kg) 75 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn (g/con/ngày) 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN CA Nái lai [♂ Duroc(L19) x ♀C1230] CS Cộng sự Ctv. Cộng tác viên D Giống lợn Duroc ĐVTA Đơn vị thức ăn H Giống lợn Hampshire KL Khối lượng L hoặc LR Giống lợn Landrace LY Dòng đực giống lai (♂ Landrace x ♀ Yorkshire) L19 Dòng đực giống lai (♂ Duroc x ♀ Yorkshire) MC Giống lợn Móng Cái Pi Giống lợn Pietrain TA Thức ăn TACN Thức ăn chăn nuôi TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTTA Tiêu tốn thức ăn TT Tăng trọng TKL Tăng khối lượng Y Giống lợn Yorkshire ♂ Đực ♀ Cái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng bình quân 8,5%/năm. Tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ mức 22,4% (năm 2003) lên 24,1% (năm 2007) và chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá đặc biệt quan trọng trong nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi lợn hiện đang đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu. Theo số liệu thống kê, năm 2007 cả nước có khoảng 26,56 triệu con lợn, sản phẩm thịt lợn là 2,55 triệu tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm khoảng 76 - 77% tổng sản lượng thịt các loại. Trong đó có khoảng 3,8 triệu con lợn nái (chiếm 14,3% tổng đàn), lợn nái ngoại có 425,8 ngàn con, nái lai 2.881,6 ngàn con và nái nội khoảng 494,2 ngàn con (Bộ NN & PTNT (2008)[7]. Để có được đàn lợn thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc ở mức độ tối đa của phẩm giống. Bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc, cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại…việc tạo ra những tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm của mỗi giống, mỗ i dòng và đặc biệt việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết. Nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước cũng như trong thực tiễn của sản xuất đã khẳng định, những tổ hợp lai nhiều dòng giống khác nhau đều làm tăng số con sơ sinh/ổ, nâng cao tốc độ sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn/1kg thể trọng, nâng cao tỷ lệ và chất lượng thịt nạc, rút ngắn thời gian chăn nuôi… Vì vậy, hầu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng tổ hợp lai để sản xuất lợn thịt thương phẩm, đã mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thức ăn và thời gian nuôi. Ở nước ta, bên cạnh các giống lợn thuần cao sản đã được sử dụng như: Yorkshire (Y), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Landrace (L), Duroc (D), Pietrain (Pi)… Chúng ta còn nhập và sản xuất một số dòng lợn lai ngoại như: L19, L95, L64, C1050, C1230, CA, C22, 402… Với hệ thống nhân giống lợn của tập đoàn PIC để tạo ra các tổ hợp lai thương phẩm mang nhiều máu có ưu thế lai cao đáp ứng được mục đích nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển khá mạnh. Trong đó chăn nuôi lợn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, nó là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho nhân dân trong tỉnh. Theo số liệu thống kê, đến ngày 01/10/2007, toàn tỉnh có 1.002.317 con lợn, trong đó: 163.030 con lợn nái (có trên 5.000 con lợn nái ngoại, số còn lại chủ yếu là lợn nái lai và lợn nái giống Móng cái) và trên 100 con lợn đực giống, hàng năm cung cấp khoảng 98.596 tấn thịt lợn cho thị trường trong nước và xuất khẩu (Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, 2007) [10].. Đến nay toàn tỉnh đã nhập về các giống lợn đực như: lợn đực ngoại thuần và lợn đực lai F1 (ngoại với ngoại), như lợn Landrace, Yorkshire, lai F1 (Landrace x Yorkshire), Duroc và lợn lai F1 (Pietrain x Duroc), L19, L06, 402... đã được kiểm tra năng suất cá thể, số lợn đực giống này được nuôi ở các cơ sở chăn nuôi của nhà nước và tư nhân, để khai thác tinh dịch cung cấp cho đàn nái của tỉnh để tạo ra các tổ hợp lai thương phẩm có ưu thế lai cao đáp ứng được mục đích nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế. Việc nhập các giống lợn đực ngoại và lợn đực lai vào tỉnh Bắc Giang trong những năm qua là một điều hết sức cần thiết, bởi vì đây là các giống lợn có tầm vóc lớn, sinh trưởng phát triển nhanh, tỷ lệ nạc cao, đã trở thành khâu quan trọng trong công tác giống lợn của tỉnh. Từ những lợn đực này, người ta đã tạo ra các thế hệ con lai có khả năng sinh sản tốt, tăng trọng nhanh, sức chống đỡ với bệnh tật tốt, chi phí thức ăn giảm và tỷ lệ nạc cao, đáp ứng nhu cầu nuôi lợn hướng nạc phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Lợn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 đực lai, trên thực tế đã chứng minh là một trong những biện pháp để tạo ra con lai thương phẩm có tỷ lệ lai của nhiều giống, góp phần nâng cao tỷ lệ nạc. Tuy nhiên những nghiên cứu về khả năng sản xuất của các dòng lợn đực này trên địa bàn tỉnh chưa được tiến hành. Việc theo dõi đánh giá khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực lai ngoại, ảnh hưởng của nó đến đàn con khi được phối giống với đàn nái Móng cái là những vấn đề hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc sản xuất hàng hoá cho tỉnh Bắc Giang trong những năm tiếp theo. Xuất phát từ những yêu cầu và tầm quan trọng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn đực lai LY và L19 nuôi tại tỉnh Bắc Giang". 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá khả năng sản xuất của một số dòng lợn đực lai nuôi tại tỉnh Bắc Giang và ảnh hưởng của nó tới sức sản xuất của đàn nái giống Móng C¸i. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn đực giống nói riêng và chăn nuôi lợn hướng nạc sản xuất hàng hoá nói chung của tỉnh Bắc Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Ưu thế lai và ứng dụng của nó trong chăn nuôi lợn Trong chăn nuôi lợn, giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng suất chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi. Công tác giống là công tác kiến thiết cơ bản, trong đó phải đảm bảo phát triển cả hai mặt, tăng nhanh về số lượng đàn, đồng thời thường xuyên ổn định, nâng cao năng suất chất lượng đàn lợn, hai mặt này có liên quan chặt chẽ và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong công tác giống gia súc thì nhân giống thuần chủng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo và hoàn thiện giống. Các giống đó phải có đặc điểm di truyền ổn định, tính năng sản xuất cao. Để có được những con giống tốt, các nhà làm công tác giống đều hướng vào việc chọn lọc, ghép đôi giao phối những con giống tốt theo định hướng sản xuất. Để duy trì các đặc tính tốt của từng giống, loại bỏ các đặc tính di truyền xấu, bổ sung các đặc tính di truyền tốt thì cần áp dụng đồng thời các biện pháp chọn lọc thuần chủng và lai tạo giống đặc biệt với những tính trạng có hệ số di truyền cao (h 2 > 0,5). Khác với gen quy định tính trạng chất lượng ở gia súc, các gen quy định tính trạng số lượng không biểu hiện như nhau trong các điều kiện khác nhau. Như cùng một giống lợn nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện giống nhau thì khả năng tăng trọng và thành phần thịt xẻ của chúng tương đương nhau, nhưng khi nuôi dưỡng chúng trong những điều kiện khác nhau thì khả năng tăng trọng và thành phần thịt xẻ của chúng rất khác nhau. Đều này có thể giải thích: Tất cả các cá thể đều nhận từ bố, mẹ một hệ thống gen quy định nào đó và được xem như là nhận được khả năng di truyền. Nhưng khả năng di truyền đó có thể được thể hiện hay không là tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Theo di truyền học, kiểu hình là kết quả tác dụng của kiểu gen với điều kiện ngoại cảnh. P = G + E Trong đó: P: Giá trị kiểu hình G: Giá trị kiểu gen E: Điều kiện ngoại cảnh Ngày nay, công tác nghiên cứu đều cho thấy, các tính trạng số lượng mà phần lớn là các tính trạng có ý nghĩa kinh tế như: mức tiêu tốn thức ăn, khả năng tăng trọng… đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh. Điều này có thể là các biến dị di truyền như biến dị di truyền cộng gộp , tương tác gen. Những tính trạng di truyền thấp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998) [51]. Đối với các tính trạng số lượng như khả năng tích luỹ nạc, các gen đồng hợp tử quyết định tính trạng này tăng lên thì khả năng tích luỹ nạc cũng tăng lên. Theo lý thuyết, ở đàn lợn thuần chủng (chủ yếu ở lợn ngoại), hầu hết có các gen quyết định khả năng tích luỹ nạc. Khi ta chọn các dòng, giống lợn có khả năng tích luỹ nạc cao cho giao phối với nhau qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến tăng số gen tương đồng trong dòng. Đây chính là phương pháp mà các nhà chọn giống sử dụng để cải tiến nâng cao tỷ lệ nạc ở lợn. * Cơ sở khoa học của ƣu thế lai Ưu thế lai đã được Shull, nhà di truyền học người Mỹ đề cập đến từ năm 1914. Sau đó vấn đề ưu thế lai được nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi ở động vật và thực vật. Theo ông, ưu thế lai là tập hợp của những hiện tượng liên quan đến sức phát triển nhanh hơn, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn và năng suất cao hơn ở thế hệ đời con so với bố mẹ. Hiện nay ở nhiều nước chăn nuôi lợn phát triển, 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai. Tại đó, ưu thế lai được coi là một nguồn lực sinh học để tăng năng suất và hạ giá thành sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên trong thực tế có một số vấn đề, đó là: Ưu thế lai bằng không khi năng suất của con lai chỉ bằng mức trung bình của lợn bố mẹ và không phải bất cứ cặp lai nào cũng đều cho ưu thế lai. Ưu thế lai không di truyền và độ lớn của ưu thế lai phụ thuộc vào hệ số di truyền. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp sẽ có ưu thế lai cao và những tính trạng có hệ số di truyền cao sẽ có ưu thế lai thấp. Để nhận được ưu thế lai tối đa, cần đảm bảo chắc chắn là con bố và con mẹ là 2 giống thuần khác nhau. Nếu con bố và con mẹ là con lai thì ưu thế lai sẽ bị giảm đi. Theo nghiên cứu của William (1997)[58] ở lợn có 3 loại ưu thế lai: Ưu thế lai của con mẹ: Ưu thế lai của con mẹ thể hiện đối với các cá thể đời con, rõ nhất là thời kỳ lợn con phụ thuộc vào lợn mẹ như từ khi lợn mẹ chửa cho đến khi cai sữa lợn con (các tính trạng sinh sản được cải thiện như số con sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi, khoảng cách lứa đẻ…). Cho đến nay ưu thế lai của con mẹ là ưu thế lai quan trọng nhất bởi vì số lợn con cai sữa/ nái là một chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Ưu thế lai của con con: Ưu thế lai của con con có lợi cho chính bản thân chúng vì chính chúng là những con lai. Ưu thế lai có ảnh hưởng đến sức sống của lợn con và sự tăng khối lượng của chúng, đặc biệt sau khi cai sữa chúng hoàn toàn tách khỏi lợn mẹ. Ưu thế lai về đực giống được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con đực từ kết quả giao phối. Ưu thế lai của lợn đực giống được thể hiện rất hạn chế. So sánh về năng xuất sinh sản của lợn cái lai (L x LW) phối với lợn đực thuần và lợn đực lai, Gineva (1999) [64] cho thấy, kiểu gen của lợn đực giống không ảnh hưởng đến số con đẻ ra và số lượng con sống đến 21 ngày tuổi, nhưng khối lượng lợn con sơ sinh của lợn đực giống lai cao hơn lợn đực giống thuần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 * Đối với đàn lợn đực giống Người ta đã cho phối giống tạp giao giữa các giống lợn. Đây là phương thức chính để sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi, tạp giao pha máu thường áp dụng trong các trường hợp khi đã có một giống vật nuôi mà tính năng sản xuất của nó tương đối tốt, nhưng nó vẫn còn một số nhược điểm nào đó. Nếu áp dụng biện pháp chọn lọc nhân thuần để cải tiến nhược điểm này thì mất rất nhiều thời gian. Khi đó, chúng ta có thể dùng giống vật nuôi này (bị pha máu) và giống vật nuôi khác có các ưu điểm mà giống kia không có để làm giống (đi pha máu). Đem con giống này tạp giao pha máu với nhau tạo thành con lai để làm giống luôn có sức sống cao hơn, sinh trưởng và sinh sản tốt hơn. Trong công tác giống, dùng hai hoặc trên hai giống để tiến hành tạp giao, sau đó chọn lọc các đời lai tốt để tạo thành giống mới gọi là tạp giao gây thành. Sau khi phối giống tạp giao để có được đời con lai đạt các yêu cầu đề ra, cần tiến hành chọn lọc, bồi dục con giống, có thể sử dụng con đực lai này phối giống với con cái giống khác để sản xuất ra con lai sử dụng nuôi thương phẩm mà không để làm giống. * Đối với lợn lai thuộc các công thức lai Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy, việc lai giống đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới ở những nước phát triển, trong chăn nuôi lợn, người ta đã sử dụng tới 90% con giống thương phẩm là con lai. Tuy nhiên việc kết hợp giữa hai giống nào có ưu thế lai cao còn phụ thuộc vào sự lựa chọn, xác định ưu thế lai của tổ hợp lai dựa trên giá trị giống. Để có được đàn lợn lai nuôi thịt có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp, tỷ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai còn được tổ chức theo sơ đồ hình tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều dòng giống khác nhau, hệ thống sản xuất con lai được tổ chức như sau: - Đàn cụ kỵ (GGP) có nhiệm vụ nhân các dòng, giống thuần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 - Đàn ông, bà (GP) lai giữa hai dòng, hai giống thuần với nhau tạo ra đời ông bà. Nếu dùng công thức lai giữa bốn dòng giống khác nhau, cần có hai đàn ông bà khác nhau, một đàn ông bà tạo ra dòng bố, còn đàn kia tạo ra dòng mẹ. Còn nếu sử dụng công thức lai giữa ba dòng khác nhau, chỉ cần một đàn ông bà, đàn này thường dùng để tạo ra đàn mẹ, còn đàn bố thường là dòng, giống thuần trong đàn cụ, kỵ. - Đàn bố, mẹ (PS): Lai giữa hai đàn bố mẹ tạo ra đời con lai giữa ba hay bốn dòng giống khác nhau. - Đàn thương phẩm: Là các con lai giữa ba hay bốn dòng giống khác nhau được nuôi để sản xuất thịt. Hay nói theo cách khác, lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho đực giống và cái giống thuộc hai quần thể khác nhau giao phối với nhau, hai quần thể này có thể là hai dòng, hai giống khác nhau, do đó đời con của chúng mang đặc tính của bố, mẹ nó. Lai giống có tác dụng mang lại ưu thế lai (H) ở đời con một số tính trạng nhất định. Mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được xác định như sau. 1/2(AB + BA) - 1/2 (A+B) H(%) = x 100 1/2 (A+B) Trong đó: 1/2 (AB) là trung bình của con (A là bố, B là mẹ) 1/2 (BA) là trung bình của con (B là bố, A là mẹ) 1/2 (A + B) là trung bình của bố, mẹ. Qua đây ta có thể nói sẽ không có ưu thế lai khi năng suất của con lai chỉ bằng năng suất của chính bố mẹ chúng. Về bản chất hiện tượng của ưu thế lai được Nguyễn Văn Thiện (1998) [51] giải thích bởi ba thuyết đó là: Thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết át gen. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Thuyết trội: Các gen có lợi phần lớn là gen trội, con lai tập hợp được nhiều gen trội hơn bố mẹ. Các tính trạng về năng suất sinh sản, sinh trưởng và cho thịt là những tính trạng số lượng do nhiều kiểu gen điều khiển vì vậy ít khi có đồng hợp tử, thế hệ con lai tạo ra giữa hai cá thể được biểu hiện do các gen trội của bố và mẹ. Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với hiệu quả từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen dị hợp tử có tác động lớn hơn các cặp alen đồng hợp tử. Aa > AA > aa theo Shull GH. (1952) [70] Thuyết át gen cho rằng: Hai giống đã hình thành nên tổ hợp gen mới trong đó tác động tương hỗ giữa các alen không cùng locut là nguyên nhân tạo ra ưu thế lai. Hay có thể nói cách khác, lợn lai được tạo ra từ các công thức lai, đây là một phương pháp nhân giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên, phương pháp này là phương pháp tạp giao. Theo nghĩa rộng, tạp giao là cho giao phối các cá thể có kiểu gen khác nhau. Trong thực tế chăn nuôi tạp giao là cho giao phối giữa các cá thể thuộc hai dòng trong cùng một giống, thuộc hai giống khác nhau. Do vậy, tạp giao sẽ tạo ra đời con lai có sức sống tốt hơn, khả năng thích ứng và chống đỡ bệnh tật cao hơn đồng thời làm tăng khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho sản phẩm (Nguyễn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998) [51]. Theo thuyết gen trội: Gen trội phần lớn là các gen có lợi và át gen lặn. Do đó qua tạp giao có thể đem các gen trội của cả hai bên bố và mẹ tổ hợp lại ở đời lai, làm cho đời lai có giá trị cao hơn hẳn so với bố mẹ. Ưu thế lai mang đến từ 3 kiểu: Từ cá thể, từ con mẹ, từ con bố. Con lợn lai thể hiện ưu thế lai cá thể, làm cho tăng trọng nhanh hơn, tỷ lệ nuôi sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 cao hơn so với bố mẹ thuần chủng. Ưu thế lai từ con mẹ làm cho con nái lai đẻ nhiều lợn con hơn, cai sữa con nặng hơn, nhiều hơn so với mẹ thuần. Ưu thế lai từ con bố làm cho con đực lai động dục sớm hơn và tính dục hăng hơn so với bố thuần (Pork industry,1996) [37]. Theo Falcomer (1990) giá trị các tính trạng của con lai thường vượt lên trên trung bình của bố và mẹ: X bố + X mẹ X con lai > 2 1.1.2. Một số đặc điểm của các giống lợn nuôi tại Bắc Giang Giống lợn Móng Cái (ký hiệu: MC) Là giống lợn nội phổ biến nhất ở Việt Nam, có nguồn gốc từ huyện Hà Cối (nay gọi là huyện Đầm Hà) và huyện Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh.Lợn Móng Cái có tầm vóc trung bình, mình ngắn, cổ ngắn, tai nhỏ, lưng võng, số con sơ sinh sống mỗi lứa cao từ 11-13 con/ổ (biến động từ 8-16 con), cá biệt có lứa đẻ tới 21 con, khối lượng lúc 10 tháng tuổi nặng 80-85 kg, tỷ lệ nạc thấp (30-35%), tiêu tốn thức ăn từ 5-6 đơn vị thức ăn/kg tăng trọng (Phạm Hữu Doanh và cộng sự, 1992) [19]. Giống lợn Yorkshire (ký hiệu:Y) Được tạo ra ở Anh, lần đầu tiên được giới thiệu năm 1851. Đặc điểm cơ bản của lợn Yorkshire là sự phát triển về khối lượng, kết cấu cơ thể chắc chắn, tứ chi chắc khoẻ, tai đứng, mình trường, khả năng thích nghi tốt, thân hình to lớn, sinh trưởng tốt, tỷ lệ nạc từ 52-55% năng suất sinh sản tốt, lợn nái đẻ 10-12 con/lứa. Giống lợn Landrace (ký hiệu: L) Lợn Landrace là một mẫu hình đáp ứng về nhu cầu chất lượng ngày càng tăng của người tiêu dùng. Lợn Landrace có màu lông trắng tuyền, thân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 trường, tai to rủ úp về phía trước, bụng gọn, ngực không sâu lắm, mông nở và đầy, lưng rộng, thân hình nhọn đầu về phía trước, tứ chi vững chắc, tỷ lệ nạc từ 54-56%, lợn nái đẻ từ 11-12 con/lứa. Việt Nam đã nhập lợn Landrace của một số nước như Bỉ, Nhật, Cu Ba về để nuôi thuần và sử dụng trong các công thức lai. Lợn đực lai F1 (♂Landrace x ♀Yorkshire) (ký hiệu: LY) Lợn đực lai LY là những dòng lợn đực được chọn lọc theo hướng sinh sản tốt, chuyển hoá thức ăn cao, nuôi con khéo và ngoại hình đẹp, tăng trọng nhanh và tỷ lệ nạc cao. Dòng lợn này có đặc điểm ngoại hình như sau: Thân hình dài vừa phải, ngực nở, mông nở, bụng gọn, bốn chân chắc khoẻ, mõm dài, hai tai to, hơi đưa ngang về phía trước, lông da màu trắng, có 12 vú trở lên. Lợn đực lai dòng L19 (♂Duroc x ♀Yorkshire) (Ký hiệu L19) Lợn L19 còn được gọi là dòng Duroc trắng được tạo ra ở Anh, dòng lợn L19 được tạo ra từ việc lai tạo giữa hai giống Duroc trắng và giống lợn Yorskhire. Dòng L19 dùng để phối giống với lợn cái ông bà C1230 và C1050 để sản xuất ra lợn giống bố mẹ CA và C22. Lợn L19 là dòng lợn đực giống có lông da màu trắng, tròn mình, mông vai nở, bốn chân chắc khoẻ, chất lượng thịt tốt, có tỷ lệ nạc từ 56-58%, thịt có nhiều mỡ giắt. 1.1.3. Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục của lợn Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ trong cơ thể. Đó là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang và khối lượng các bộ phận của toàn bộ cơ thể con vật trên cở sở bản chất di truyền của đời trước quy định. Trong chăn nuôi lợn, khả năng sinh trưởng của lợn liên quan tới khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và hiệu quả chăn nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Các sinh vật sinh ra và lớn lên gọi là sự phát triển của sinh vật. Sinh vật sống biểu thị tính cảm ứng, tính sinh sản, tính phát triển, tính tạo ra năng lượng, tính hao mòn và chết. Đặc điểm của sinh vật là hấp thu, sử dụng năng lượng của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình, để lớn lên và phát triển. Do vậy các giống gia súc khác nhau thì có quá trình sinh trưởng khác nhau, chủ yếu là quá trình tích luỹ protein. Hiểu biết về quá trình sinh trưởng, nhất là quá trình tạo nạc và mỡ sẽ giúp cho người chăn nuôi lợi dụng được các đặc tính sẵn có của lợn. Tốc độ tăng trưởng của gia súc thường khác nhau, tỷ lệ các phần mỡ, cơ, xương trên lợn cùng lứa tuổi có khối lượng khác nhau hay bằng nhau đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và các giai đoạn sinh trưởng của gia súc. Giai đoạn đầu từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi, giai đoạn này của lợn chủ yếu là tích luỹ cơ và khoáng chất, đặc biệt là sự phát triển của cơ. Mô cơ bao gồm một số sợi cơ nhất định liên kết với nhau thành bó, có vỏ liên kết bao bọc. Ở giai đoạn còn non, lợn có nhiều mô cơ liên kết và sợi cơ, nhưng càng lớn thì tỷ lệ cơ giảm. Giai đoạn mới sinh thớ cơ mỏng, do đó bó cơ cũng như cấu trúc của thịt tốt, khi khối lượng cơ thể tăng theo tuổi thì sợi cơ dày thêm và bó cơ trở lên lớn hơn. Tuy nhiên đến giai đoạn cuối từ 60 - 70kg trở đi, khả năng tích luỹ cơ giảm dần, tốc độ tích luỹ mỡ tăng lên, mức độ tăng này tuỳ thuộc vào tốc độ tích luỹ mỡ dưới da, vì lượng mỡ dưới da chiếm 2/3 tổng số mỡ trong cơ thể (Jurgens, 1993) [67]. Theo Pfeifer (1984) [69] cùng với sự tăng lên về khối lượng thì tỷ lệ vật chất khô và tỷ lệ mỡ cũng tăng lên, đồng thời tỷ lệ protein giảm nhẹ và tăng protein cao nhất đạt được ở khối lượng 40 - 70kg, sau đó giảm dần. Do vậy ở lợn đang lớn, quá trình tổng hợp protein tăng dẫn đến làm tăng sự tạo thành nạc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 1.1.4. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục ở lợn đực 1.1.4.1 Đặc điểm và thành phần hoá học của tinh dịch lợn Màu sắc của tinh dịch Bình thường tinh dịch lợn thường có màu trắng sữa hoặc như nước vo gạo. Nhiều lợn đực nội (đặc biệt là lợn đực trưởng thành) do nồng độ tinh trùng thấp nên tinh dịch loãng và trong hơn so với lợn ngoại. Cần chú ý loại bỏ những tinh dịch có màu không bình thường như: - Màu vàng: do tinh d ịch có thể lẫn nước tiểu. - Màu đỏ hồng: Tinh dịch có thể lẫn máu. - Màu xanh hoặc vàng đục: Có thể lẫn mủ. Mùi của tinh dịch lợn Tinh dịch của lợn đực bình thường có mùi đặc biệt. Không nên sử dụng những tinh dịch có mùi khác thường như: Mùi khai (có lẫn nước tiểu), mùi hôi, thối... Độ vẩn của tinh dịch Nó thể hiện sức sống và nồng độ tinh trùng. Có thể dùng chỉ tiêu này để đánh giá sức sống và độ đậm đặc của tinh dịch bằng mắt thường. Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47] thì độ vẩn của tinh dịch như sau: Khi tinh dịch đậm đặc, người ta nhận thấy có trạng thái chuyển động trong lòng chất lỏng sẽ ghi nhận bằng ký hiệu: + + + Khi tinh dịch có độ đậm đặc trung bình, độ vẩn được ký hiệu: + + Khi tinh dịch loãng, nhận thấy độ đậm đặc hầu như không đáng kể, được ký hiệu: + Đối với tinh dịch lợn ngoại, độ vẩn thường đạt + + +, lợn lai và lợn giống mới thường đạt + +, còn lợn nội thường đạt +. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Tinh dịch lợn đực gồm hai phần tinh thanh và tinh trùng Tinh thanh là hỗn hợp chất lỏng được tiết ra từ các tuyến sinh dục phụ và dịch phụ hoàn. Tinh thanh chiếm phần chủ yếu trong tinh dịch. Ở lợn, tinh thanh rất nhiều, do tuyến sinh dục phụ của lợn rất phát triển. Tinh thanh có tác dụng rửa đường niệu đạo, hoạt hoá tinh trùng và cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng. Tinh thanh chiếm 95 - 98% khối l•ợng tinh dịch. Tinh trùng lợn là tế bào sinh dục đực được hình thành trong ống sinh tinh trong dịch hoàn của lợn. Các ống này chứa rất nhiều loại tế bào khác nhau, trong đó quan trọng nhất là tế bào mầm hay tế bào sinh dục nguyên thuỷ. Vào một thời điểm nào đó, tế bào sinh dục nguyên thuỷ tăng lên qua nhiều lần phân chia để trở thành tinh bào sơ cấp, rồi thành tinh bào thứ cấp. Tinh bào thứ cấp qua 2 lần phân chia để hình thành nên 4 tiền tinh trùng. Tiền tinh trùng có 19 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể quy định giới tính (hoặc X hoặc Y). Tiền tinh trùng trải qua giai đoạn biến thái để hình thành nên các tinh trùng. Khi đã được hình thành, tinh trùng chuyển dịch từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ. Trong dịch hoàn phụ, tinh trùng tồn tại trong môi trường có tính axit nên khả năng hoạt động của chúng bị ức chế. Khi di chuyển trong dịch hoàn phụ, tinh trùng đ- ược bao phủ một lớp lipoproteit, lớp này nâng cao khả năng ổn định cho tinh trùng, giúp cho tinh trùng không bị tụ dính. Quá trình hình thành tinh trùng chịu sự điều khiển trực tiếp của testosteron (Nguyễn Xuân Tịnh, 1996) [45]. Sự thành thục tính dục của lợn đực được xác định khi tinh hoàn có đủ khả năng sản xuất tinh trùng thành thục và có khả năng thụ thai. Sự sinh tinh của lợn đực nội bắt đầu rất sớm, các loại giống nội như lợn Ỉ hoặc lợn Móng Cái, con đực lúc 40 ngày tuổi đã có tinh trùng thành thục, hoạt lực 0,6 - 0,7. Đến 50 - 55 ngày tuổi, lợn đực đã có khả năng giao phối và thụ thai. Tuy nhiên, đối với các loại lợn lai và lợn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 ngoại sự xuất hiện tinh trùng có khả năng thụ thai thường chậm hơn (Lê Xuân Cương 1986) [12]. Sự thành thục tính dục của lợn chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh, thể dịch và chịu sự ảnh hưởng của kiểu di truyền và môi trường. Do vậy ở các giống lợn khác nhau, môi trường khác nhau thì độ tuổi và khối lượng cơ thể khi thành thục cũng khác nhau (Trần Cừ, 1985 [11]; Lê Xuân Cương, 1986) [12]. Tinh trùng là thành phần có ý nghĩa sinh học quan trọng nhất trong tinh dịch. Tinh trùng lợn gồm 3 phần: Đầu, cổ thân và đuôi. Về mặt hình thái và kích thước, phần đầu dài khoảng 9 - 10 , phần cổ thân dài 10 - 12 ; còn phần đuôi dài 30 - 32 . Phần đầu của tinh trùng có Acrosome bao bọc, trong đó có chứa các men như Hyaluronidase; Acrosine và Phosphatase có tác dụng làm tan rã màng phóng xạ và màng trong suốt của trứng để tinh trùng tiếp cận với noãn hoàng trong quá trình thụ tinh. Vì vậy việc đánh giá tình trạng của Acrosome của tinh trùng là rất cần thiết (Nguyễn Tấn Anh, 1990). Do lớp protit của Acrosome ở tinh dịch của tinh trùng lợn đực dễ bị trương phồng hay bị bong ra khỏi đầu tinh trùng làm cho các enzyme thoát ra ngoài và dẫn đến mất khả năng thụ thai (Nguyễn Tấn Anh 1994) [5]. Thân và đuôi tinh trùng giúp cho tinh trùng vận động nhờ sự co rút của các sợi cơ ở thân và đuôi. Sự vận động của tinh trùng trong đường sinh dục rất quan trọng, sức hoạt động tốt thì tinh trùng mới có cơ hội di chuyển ngược dòng gặp trứng để thụ tinh. Dưới kính hiển vi điện tử với độ phóng đại khoảng 2.000 - 3.000 lần, nếu nhìn thẳng người ta có thể phân biệt và chia tinh trùng ra làm 3 phần: Phần đầu hình trứng hơi dài; Phần cổ mảnh và ngắn; Phần đuôi dài và mảnh, càng về cuối càng mảnh. Nếu nhìn nghiêng, đầu hình phiến hơi cong, sau đó là cổ, thân và đuôi cụ thể như sau: * Phần đầu của tinh trùng: Đầu có hai phần cơ bản: Nhân và Acrosome. Nhân của tinh trùng cấu tạo bằng Chromatin đậm đặc. Nhân chiếm 76,7 - 80,3% thể tích đầu và được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 nén chặt lại gần như một tinh thể. Nhân chứa thông tin di truyền của con đực. Xung quanh nhân là nguyên sinh chất. Phần trước nhân là xoang Acrosome, giống cái túi có hai lớp màng bọc và bọc sát vào nhân. Acrosome chứa một số enzyme thuỷ phân, đặc biệt là men Hyaluronidase có tác dụng làm tan rã lớp tế bào hình tia (phóng xạ) của tế bào trứng tạo điều kiện cho tinh trùng có thể dễ dàng tiếp cận với noãn hoàn trong quá trình thụ thai. Theo một số tác giả thì chất protit của Acrosome dễ bị tổn thương bởi tác nhân bên ngoài như: nhiệt độ, ánh sáng, hoá chất, cơ học… vì vậy khi xử lý, bảo tồn và vận chuyển cần chú ý không gây tổn thương Acrosome. * Phần cổ tinh trùng: Cổ là phần rất ngắn, hơi co lại, gắn vào hốc ở đáy phía sau của nhân. Từ đây bắt nguồn các sợi trục thô kéo dài đến tận đuôi của tinh trùng, tạo thành công thức sợi 2+9+9. Cổ nối liền đầu và thân, cổ dễ bị đứt bởi tác động cơ học và các yếu tố hoá học, vật lý như nhiệt độ…. khi thụ tinh thì đầu tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng còn cổ bị gãy để thân rời xa. Do vậy trong quá trình bảo tồn tinh dịch tránh những tác động cơ học có thể dẫn đến gãy, đứt cổ tinh trùng. * Thân và đuôi tinh trùng: Đuôi tinh trùng được chia làm các phần: Đoạn giữa, đoạn chính và chóp đuôi. Đoạn giữa có 9 cặp vi ống ngoài, 2 ống trung tâm và được bọc quanh bằng 9 sợi ưa Osmi, tất cả tạo thành một bó trục. Bó trục được bọc bên ngoài bằng ti thể xếp theo đường tròn xoắn ốc (lò xo ti thể) và kết thúc tại vòng nhẫn Jensen. Ti thể có chứa enzyme oxi hoá và Oxiphotphoryl hoá, Oxiphotpholipit, Leucetin và Plasmanogen. Các chất này dự trữ năng lượng và ti thể được xem là cơ quan giải phóng năng lượng cần thiết cho sự hoạt động của tinh trùng. Đoạn chính không bao bọc bằng ti thể mà chỉ có bó trục ở giữa và những sợi Osmi vây bên ngoài. Hệ thống này được bao bởi một vỏ bọc bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 những sợi chắc. Vỏ bọc này duy trì khả năng ổn định cho các yếu tố co rút của đuôi. Bó trục của đuôi chịu trách nhiệm cho sự chuyển động của tinh trùng. Bọc ti thể phân giải ATP cung cấp năng lượng cho các tay Dynein của các cặp vi ống làm chuyển động đuôi của tinh trùng. Mỗi cặp vi ống có 2 dãy tay Dynein (ngoài và trong), các tay này hoạt động như một “cá líp” và đi dọc theo cặp kề bên, làm cho cặp này trượt trên cặp khác. Việc gá lắp cầu nối hình tia giữa các cặp vi ống ngoài với vi ống trung tâm cưỡng lại hiện tượng vừa nêu, làm cho đuôi tinh trùng bị uốn lượn. Do các cặp vi ống ngoài trượt liên tục nên sự uốn lượn được hình thành liên tục, được lan truyền tạo lên sự chuyển động đặc trưng của tinh trùng (chuyển động làn sóng) đó là hiện tượng trượt theo vi ống. Sự vận động này rất quan trọng khi tinh trùng đi vào đường sinh dục cái để gặp trứng. Thành phần của tinh trùng có khoảng 25% vật chất khô, 75% nước. Trong vật chất khô có khoảng 85% protein, 13,2% lipid và 1,8% chất khoáng, các chất khác tỷ lệ thấp không đáng kể. Đầu tinh trùng có chứa ADN, còn ở đuôi chứa nhiều lipid, theo Hoàng Toàn Thắng ( 2006)[46]. Sự hoạt động của tinh trùng Khi ở trong dịch hoàn phụ, tinh trùng hoạt động rất yếu hoặc không hoạt động, khi được giải phóng ra ngoài, tinh trùng hoạt động mạnh bởi các enzyme có trong tinh dịch. Trạng thái hoạt động của tinh trùng thể hiện chất lượng tinh dịch. Nếu tinh trùng hoạt động càng mạnh thể hiện chất lượng càng tốt, theo Nguyễn Tấn Anh (1985) [2] tinh trùng có 3 hình thức vận động cơ bản như sau: + Vận động tiến thẳng: Là vận động của tinh trùng theo hướng thẳng về phía trước trong tinh dịch khi quan sát được trên vi trường kính hiển vi. Những tinh trùng vận động dạng này có khả năng thụ thai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 + Vận động xoay tròn: Là vận động của tinh trùng theo hướng xoay tròn trong tinh dịch khi quan sát được trên vi trường kính hiển vi. Những tinh trùng vận động dạng này thường không có khả năng thụ thai. + Vận động tại chỗ: Là vận động của tinh trùng mà không tạo ra sự di chuyển vị trí trong tinh dịch khi quan sát trên vi trường kính hiển vi. Loại vận động này thường có ở những tinh trùng non hoặc tinh trùng bị dị tật. Những tinh trùng này không có khả năng thụ thai. * Quá trình trao đổi chất của tinh trùng Tinh trùng sử dụng năng lượng để vận động. Năng lượng này được tạo ra do sự phân giải của ATP và ADP, quá trình phân giải như sau: ATPaza, Spermiojine ATP ADP + HP03 - + năng lượng ATPaza, Spermiojine ADP AMP + HP03 - + năng lượng Năng lượng được sinh ra trong quá trình đường phân và hô hấp. Tinh trùng có thể sống và hoạt động trong điều kiện không có oxy nhưng có glucoza. Quá trình đường phân xảy ra theo phản ứng: enzym C6H12O6 2C3H6O3 + Q (năng lượng) yếm khí Quá trình phân giải đường yếm khí là một quá trình diễn ra hết sức phức tạp, với sự tham gia của nhiều enzyme và phải trải qua phản ứng Embden-Meyerhof để tạo thành axit Lactic. Quá trình hô hấp hiếu khí của tinh trùng xảy ra phản ứng hoá học như sau: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + Q (670 Kcal) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Như vậy trong môi trường có oxi tinh trùng hô hấp cho năng lượng cao hơn môi trường không có oxi. Do đó để tinh trùng sống được bên ngoài cơ thể gia súc ta cần bảo quản tinh trùng trong môi trường yếm khí. Ngoài ra khi hô hấp tinh trùng còn phân huỷ lipit và các axit amin. Khi hô hấp, tinh trùng còn hấp thụ cả oxi và bài tiết CO2. Nhiều tác giả cho rằng khả năng hô hấp của tinh trùng càng mạnh thể hiện chất lượng tinh dịch càng tốt, (Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, 1993) [47]. Thành phần hoá học của tinh dịch lợn: Tinh dịch lợn là chất tiết hỗn hợp của dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ, gồm có hai thành phần là tinh trùng và tinh thanh. Tinh dịch là dịch lỏng, màu trắng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH = 7,2 - 7,5) và có mùi hăng đặc trưng. Bảng 2.1: Thành phần hoá học của tinh dịch (mg%) Thành phần Tinh dịch lợn Thành phần Tinh dịch lợn Protein (mg%) 3831 Phospho (mg%) 8 Lipid (mg%) 29 Lưu huỳnh (mg%) - Các chất hoàn nguyên (mg%) 37 Clo (mg%) 329 Fructose (mg%) 6 - 8 Kali (mg%) 243 Acid citric (%) 0,13 Calci (mg%) 5 Acid lactic (mg%) 21 Magnhegi (mg%) 11 (Số liệu trích từ Hoàng Toàn Thắng, 2006) [46]. Sự tiết tinh dịch ở lợn đưc: Ở lợn đực ngoại khi đã thành thục về tính dục (6 - 8 tháng tuổi và khối lượng cơ thể từ 90 - 100kg), người ta có thể cho phối giống trực tiếp hay lấy tinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 bằng phương pháp nhân tạo. Theo Đặng Đình Tín (1986) [41], ở lợn đực, tinh trùng và chất phân tiết không tiết ra đồng thời. Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47] có thể quan sát thấy 3 giai đoạn xuất tinh như sau: - Giai đoạn đầu: Tiết ra 10 - 22ml dịch trong suốt không có tinh trùng, chất này có tác dụng rửa đường niệu sinh dục chuẩn bị có tinh trùng di chuyển qua. - Giai đoạn 2: Kéo dài 1 - 2 phút, tiết ra khoảng 100 - 200ml chất dịch gồm có tinh trùng và các chất phân tiết của các tuyến sinh dục phụ như: tiền liệt tuyến, tinh nang, Cowper. - Giai đoạn 3: Là sự bài tiết chủ yếu của các tuyến sinh dục phụ (150ml - 200ml), số lượng tinh trùng ở giai đoạn này ít, thời gian kéo dài 4 - 5 phút. Trong tinh dịch, phần quan trọng nhất là tinh trùng, đây là yếu tố chính gây thụ thai ở lợn cái. 1.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch Khi tinh trùng còn ở trong cơ thể gia súc đực thì số lượng và chất lượng của tinh dịch phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ khai thác, sử dụng, sức khoẻ và tuổi tác của con vật cũng như những điều kiện về khí hậu, thời tiết. Các giống khác nhau thì số lượng và chất lượng tinh dịch cũng khác nhau. Các giống lợn nguyên thuỷ chưa được cải tiến thì số lượng và chất lượng tinh dịch đều kém hơn các giống lợn đã đ- ược cải tiến hoặc chọn lọc. Các giống lợn nội như Móng Cái, Mường Khương chỉ đạt từ 0,8 - 6 tỷ tinh trùng trên 1 lần xuất tinh. Trong khi đó các giống lợn ngoại nuôi ở Việt Nam như Đại Bạch, Landrace, Berkshire thường đạt từ 16 - 90 tỷ tinh trùng trên một lần xuất tinh. Trong các yếu tố cấu thành chỉ tiêu V.A.C thì sự khác nhau cơ bản giữa các giống lợn nội và ngoại là nồng độ (C) tinh trùng. Các giống lợn nội nồng độ tinh trùng từ 20 - 50 triệu/1ml, còn ở các giống lợn ngoại, nồng độ tinh trùng đạt từ 170 - 300 triệu/1ml (Nguyễn Tấn Anh và Lưu Kỷ, 1970 - trích từ Lê Xuân Cương, 1986) [12]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng tinh dịch đạt cao nhất và ổn định khi lợn đực trưởng thành. Lợn đực 7 - 10 năm tuổi, hoạt động sinh dục bị giảm, phản xạ sinh dục và phẩm chất tinh dịch rất kém. Lợn đực già tinh hoàn nhỏ lại, các quá trình tạo tinh trùng cũng bị chậm, lợn đực không muốn giao cấu - tình trạng đó được gọi là “ liệt dục do già”. Đối với các giống lợn nội, giai đoạn cho phẩm chất tinh dịch tốt nhất là từ 6 - 18 tháng tuổi, còn ở lợn ngoại là từ 2- 3 năm tuổi (Lê Xuân Cương, 1986) [12]. Trong các yếu tố môi trường thì yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt nhất. Đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường cao thời gian chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch. Nếu nhiệt độ 35 0 C và thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày thì chất lượng tinh dịch giảm sút nghiêm trọng. Do vậy, với lợn đực thời gian chiếu sáng không nên kéo dài quá 10 giờ/ngày (Lê Xuân Cương, 1986) [12]. Khi tinh trùng ra ngoài cơ thể gia súc nó sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: + Ánh sáng: Do tinh trùng có đặc tính ưa tối do vậy ánh sáng sẽ là tác nhân có hại cho sức sống của tinh trùng. Trong ánh sáng đặc biệt là các tia tử ngoại sẽ làm cho tinh trùng chết rất nhanh. Mặt khác khi có ánh sáng chiếu vào sẽ làm cho nhiệt độ tăng lên và làm cho tinh trùng hoạt động mạnh mất năng lượng nhiều sẽ dẫn đến nhanh chết. Vì vậy để đảm bảo sức sống của tinh trùng được tốt người ta thường sử dụng các dụng cụ đựng tinh trùng màu tối. + Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sức hoạt động của tinh trùng. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [47] thì nhiệt độ phù hợp là 10 - 15 0 C. Tuỳ theo từng loại môi trường mà nhiệt độ bảo tồn có thể khác nhau: môi trường Liên Xô II bảo quản ở 12 0 C, môi trường BTS bảo quản ở 18 0 C. Theo Hirosi Masuda (1994) [66] tinh trùng hoạt động mạnh ở nhiệt độ 40 - 42 0 C và chết nhanh ở 60 0 C. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Một nghiên cứu ở Nhật Bản về ảnh hưởng của tốc độ làm lạnh đến thời gian bảo tồn và hoạt lực tinh trùng cho biết, thời gian và tốc độ hạ nhiệt đến nhiệt độ bảo tồn càng kéo dài càng tốt, tác giả cho rằng việc hạ nhiệt độ chậm sẽ có tác dụng duy trì hoạt lực của tinh trùng cao hơn và thời gian bảo tồn lâu hơn so với quá trình hạ nhiệt độ nhanh. + Ảnh hưởng của hoá chất độc: Các kim loại nặng như Fe, Hg là những chất độc mạnh với tinh trùng. Một số chất như khói thuốc lá, mùi Formol, H2S, các chất hữu cơ như cồn, ete, kiềm, acid đều làm cho tinh trùng nhanh chết. + Ảnh hưởng của áp lực thẩm thấu, năng lực đệm pH: Môi trường pha loãng tinh dịch lợn cần có áp lực thẩm thấu đẳng trương với tinh dịch. Các môi trừơng ưu trương hoặc nhược trương đều có hại cho tinh trùng, vì nó làm cho tinh trùng bị teo đi hoặc trương phồng lên và chết một cách nhanh chóng. Tinh trùng cần có môi trường pha loãng với năng lực đệm để ổn định độ pH. Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47] tinh dịch lợn có pH hơi kiềm (pH = 7,57) nên tinh trùng được kích thích hoạt động mạnh. Vì vậy sẽ chóng chết. Trong môi trường toan yếu sức hoạt động của tinh trùng bị ức chế (pH = 6,5 - 7), tinh trùng sống được lâu hơn. + Ảnh hưởng của tác động cơ học: Do đặc điểm cấu tạo của Acrosome của tinh trùng liên kết rất lỏng lẻo với đầu và phần đầu liên kết lỏng lẻo với phần cổ - thân vì vậy nó rất dễ bị bong ra do tác động cơ học. Từ đặc điểm này trong quá trình sản xuất, vận chuyển tinh dịch lợn cần hết sức tránh những tác động cơ học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 1.1.5 Sinh lý sinh dục ở lợn cái 1.1.5.1 Chu kỳ sinh dục của lợn cái Lợn cái thành thục sinh dục khi cơ quan sinh dục đảm bảo được các chức năng cho quá trình thụ thai, nuôi thai. Khi lợn cái thành thục sinh dục, hoạt động sinh dục theo một nhịp điệu nhất định - đó là chu kỳ sinh dục. Chu kỳ sinh dục của lợn cái được chia làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn trước động dục (Proestrus) - Giai đoạn động dục (Estrus) - Giai đoạn sau động dục (Postestrus) - Giai đoạn yên lặng sinh học (Anestrus) (Lê Xuân Cương, 1986) [12] Trong các giai đoạn đó thì giai đoạn động dục có ý nghĩa quan trọng nhất trong sinh sản, bởi chỉ ở giai đoạn này lợn nái mới biểu hiện động dục, có trứng rụng và cơ quan sinh dục cái biến đổi để đủ điều kiện cho quá trình thụ thai và nuôi dưỡng hợp tử, đồng thời đây cũng là giai đoạn có thời điểm chịu đực ở con cái. 1.1.5.2 Quá trình thụ tinh Quá trình thụ tinh được xảy ra khi tinh trùng gặp trứng ở vị trí thích hợp trong đường sinh dục con cái. Như vậy quá trình thụ tinh và sinh sản không chỉ liên quan đến con đực mà còn phụ thuộc vào con cái. Ở con cái hoạt động sinh dục theo chu kỳ và chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh và thể dịch (hormon). Thời điểm chịu đực của giai đoạn động dục là thời điểm phối giống thích hợp nhất, đây là giai đoạn trứng rụng nhiều. Tinh trùng đi vào đường sinh dục cái, vận động ngược dòng với dịch của tử cung để đến gặp trứng (Trần Tiến Dũng và cộng sự, 2002) [16]. Khi tế bào trứng kết hợp với tinh trùng thì xảy ra một quá trình đồng hoá lẫn nhau tạo ra một hợp tử mới mang tính di truyền của bố mẹ và của giống loài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Theo Hoàng Toàn Thắng (2006)[46], quá trình thụ tinh ở gia súc xảy ra qua ba giai đoạn: - Giai đoạn phá vành phóng xạ: Thể đỉnh ở đầu tinh trùng tiết ra enzyme hyaluronidase phân giải acid hyaluronic là chất keo gắn các tế bào của màng phóng xạ. Một số tế bào của màng phóng xạ sẽ rời xa và hình thành một cửa mở cho tinh trùng tiến vào. Enzyme hyaluronidase có đặc điểm là không đặc trưng cho loài, vì thế để tiết kiệm tinh dịch của giống cao sản quý, người ta dùng hỗn hợp 2 loại tinh dịch của 2 loài khác nhau (1 loài cao sản + 1 loài thấp sản, hoặc 2 loài gia súc khác nhau) với liều lượng thích hợp để dẫn tinh cho con cái, sẽ có hiệu quả. Sự hỗn hợp này có mục đích bổ sung đủ lượng enzyme cần thiết để phá được màng phóng xạ. - Giai đoạn phá màng trong suốt: Đầu tinh trùng tiết ra enzyme zonalizin phân huỷ màng trong suốt. Enzyme này đặc trưng cho loài, vì vậy chỉ những tinh trùng cùng loài mới phát huy tác dụng ở giai đoạn này và tiếp cận trứng. Sau đó chỉ vài chục tinh trùng có sức sống cao nhất qua màng trong suốt tiếp cận với màng noãn hoàng. - Giai đoạn phá màng noãn hoàng và đồng hoá nhân trứng với đầu tinh trùng: + Giai đoạn phá màng noãn hoàng: Đầu tinh trùng tiết enzyme muraminidase phân giải một điểm của màng noãn hoàng, sau đó chỉ có 1 tinh trùng có sức sống cao nhất xuyên qua màng noãn hoàng cho đầu lọt vào phía trong, đuôi đứt ra để lại bên ngoài. Ngay sau đó hình thành một màng ngăn không cho tinh trùng khác vào nữa. Quá trình này cần có sự tham gia của ion Ca ++ . Vì vậy nếu khử Ca ++ thì sẽ có nhiều tinh trùng lọt được vào trong màng noãn hoàng nhưng kết quả chỉ 1 tinh trùng thụ tinh với trứng. + Giai đoạn đồng hoá giữa tinh trùng và trứng: Đầu tinh trùng hút dịch tế bào chất của trứng để tăng kích thước tương đương với nhân của tế bào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 trứng, sau đó nhân của tinh trùng và nhân của trứng đồng hoá lẫn nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n nhiễm sắc thể. Hợp tử sẽ di chuyển về sừng tử cung. Ở lợn hợp tử làm tổ ở 2 sừng tử cung, ở bò hợp tử làm tổ ở gốc giữa thân và sừng tử cung. Sau khi bám chắc vào niêm mạc tử cung thì hợp tử phát triển thành phôi và giữa phôi với tử cung hình thành nhau thai. Ở gia súc sự “làm tổ” này hoàn thành từ 2 - 5 tuần sau thụ tinh. 1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch Thể tích tinh dịch (V): Đó là lượng tinh dịch mà lợn đực xuất ra trong một lần thực hiện thành công phản xạ xuất tinh. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: + Các loài khác nhau, các giống khác nhau thì thể tích tinh dịch cũng khác nhau. + Thể tích tinh dịch có thể còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, thời tiết khí hậu, kỹ thuật khai thác, mùa vụ… Sức hoạt động của tinh trùng (A): Sức hoạt động được tính bằng tỷ lệ % tinh trùng có hoạt động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong vi trường mà ta quan sát được. Hoạt lực liên quan trực tiếp đến chất lượng tinh dịch. Tinh trùng có hoạt lực càng cao thì chất lượng tinh dịch càng tốt. Nồng độ tinh trùng (C): Là số tinh trùng có trong 1ml tinh nguyên. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tinh dịch và quyết định mức độ pha loãng tinh dịch trong thụ tinh nhân tạo. Các loài khác nhau thì nồng độ tinh trùng cũng khác nhau. Ở lợn nồng động tinh trùng từ 20 - 300 triệu/ml. Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào giống và cá thể, tuổi, thời tiết khí hậu và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47], nồng độ tinh dịch của lợn như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 + Lợn nội: 1 - 2 năm tuổi có C = 40 - 50 triệu/ml 2 - 4 năm tuổi có C = 20 - 40 triệu/ml + Lợn nhập nội: 1 - 2 năm tuổi có C = 250 - 300 triệu/ml 2,5 - 3,5 năm tuổi có C = 200 - 250 triệu/ml + Vụ đông xuân: Lợn nội có C = 30 - 50 triệu/ml Lợn ngoại có C = 200 - 300 triệu/ml + Vụ hè thu: Lợn nội có C = 20 - 30 triệu/ml Lợn ngoại có C = 150 - 200 triệu/ml. Chi tiêu tổng số tinh trùng tiến thẳng (V.A.C): Là tổng số tinh trùng tiến thẳng có trong 1 lần xuất tinh, đây là chỉ tiêu tổng hợp của 3 chỉ tiêu V,A,C. Chỉ tiêu này đánh giá khái quát chất lượng tinh dịch và quyết định bội số pha loãng. Theo Nguyễn Tấn Anh, Lưu Kỷ (1985) [3] thì V.A.C của lợn ngoại ở các tỉnh phía Bắc đạt 26 - 41,6 tỷ/lần xuất tinh. V.A.C càng cao thì chất lượng tinh dịch càng tốt. Tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng (K%): Tinh trùng kỳ hình là những tinh trùng có hình dạng khác thường so với tổng số tinh trùng bình thường đếm được trong quá trình kiểm tra. Theo nghiên cứu của Đào Đức Thà (2006) [42], tinh trùng kỳ hình thường không có khả năng thụ thai. Tinh trùng có thể bị kỳ hình ở đầu, thân, cổ, đuôi. Để kiểm tra tỷ lệ kỳ hình người ta thường dùng phương pháp nhuộm (Xanh methylen 5%) và đếm số tinh trùng bị kỳ hình trong tổng số tinh trùng sau đó tính tỷ lệ %. Nếu tỷ lệ kỳ hình càng cao thì chất lượng tinh dịch càng kém. 1.1.7 Ảnh hưởng của mùa vụ và môi trường pha chế tới sức hoạt động của tinh trùng Ảnh hưởng của khí hậu mùa vụ Thời tiết khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tinh dịch. Một số tác giả đã chứng minh rằng, nhiệt độ trung bình từ 17-18 0 C thuận lợi cho quá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 trình sinh tinh hơn là nhiệt độ 25 0 C. Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47], thì nhiệt độ cao làm cản trở quá trình sinh tinh, tinh trùng kỳ hình và chưa thành thục tăng, tỷ lệ sống và phản xạ sinh dục giảm rõ rệt. Trường hợp lợn đực giống chưa thích nghi hoặc sống trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao thì có thể làm mất hoàn toàn phản xạ sinh dục, tình trạng này gọi là "Liệt dương do khí hậu". Khí hậu Việt Nam chia làm 4 mùa rõ rệt, nên chất lượng tinh dịch của lợn đực giống cũng ảnh hưởng theo mùa, vụ. Trong các yếu tố môi trường thì nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất và khó khắc phục nhất bởi vì lợn là loài động vật rất kém chịu nóng, hầu như không có tuyến mồ hôi. Do vậy khi nhiệt độ cao, lợn thở mạnh nhằm tăng cường toả nhiệt. Mặt khác khi nhiệt độ môi trường cao thì quá trình điều hoà nhiệt ở bao dịch hoàn khó khăn làm cho tinh trùng sản sinh ra đang ở dịch hoàn phụ bị ảnh hưởng xấu dẫn đến tỷ lệ chết và tỷ lệ kỳ hình cao. Về mùa hè, chất lượng tinh dịch thường kém do trời oi bức, độ ẩm cao...con vật ăn ít trao đổi chất kém do đó nồng độ tinh trùng về mùa hè thường thấp hơn vụ đông xuân (Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, 1993) [47]. Theo Nguyễn thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47], cho thấy vào mùa đông (tháng 12, 1, 2), tổng số tinh trùng/1liều xuất tinh của lợn đực Landrace nuôi ở Hà Nội đạt 39,1 - 40,7 tỷ, vào các tháng mùa hè (tháng 7, 8, 9) chỉ đạt 27,3 - 28,7 tỷ. Theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985) [11], cho rằng khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực tốt nhất là ở nhiệt độ môi trường từ 18-20 0 C. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên đến 30-35 0 C thì khả năng sản xuất tinh dịch chỉ đạt 40 - 50%. Như vậy yếu tố thời tiết, khí hậu mà cơ bản là nhiệt độ có ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch của lợn đực giống. Việc tạo ra tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp sẽ phát huy được khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch Theo Ivanov (1900), tinh thanh chỉ là môi trường giúp cho tinh trùng hoạt động, không cần thiết cho quá trình thụ thai, vì vậy có thể dùng môi trường nhân tạo để pha loãng và bảo tồn tinh dịch. Đây là cơ sở cho hàng loạt các công trình nghiên cứu về môi trường pha loãng tinh dịch sau này. (Trích từ Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, 1993) [47]. Yêu cầu của môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch: Có thể coi môi trường pha loãng là một dung dịch hoá học, có đủ các điều kiện: Lý học, hoá học, sinh học thoả mãn cho tinh trùng sống và hoạt động. Để đạt được yêu cầu đó Milovanov (1962) đã đưa ra các nguyên tắc của môi trường như sau: + Áp lực thẩm thấu của môi trường Phải tương đương với áp lực thẩm thấu nội tại của tinh dịch, có nghĩa là môi trường phải đẳng trương, nếu môi trường ưu trương hoặc nhược trương đều làm tinh trùng chết đi nhanh chóng. Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47] và một số tác giả khác thì tinh dịch lợn có độ nghiệm lạnh trung bình là -0,620 0 C tương đương với áp lực thẩm thấu từ 7,1 - 7,7 atm. + pH và năng lực đệm của môi trường Tinh dịch lợn có độ pH hơi kiềm (pH = 7,57) nên tinh trùng hoạt động mạnh và nhanh chết, nếu môi trường toan nhẹ sẽ ức chế tinh trùng hoạt động, nhưng nếu quá toan và quá kiềm thì tinh trùng chết rất nhanh. Để duy trì ổn định pH ở mức thích hợp người ta nghiên cứu đưa vào những hoá chất có năng lực đệm thích hợp cho từng môi trường các cặp đệm thường dùng là muối kim loại kiềm của a xit hữu cơ yếu như: Hệ đệm Bicabonat: H2CO3/NaHCO3. Hệ đệm Phốt phát: NaH2PO4/Na2HPO4. Hệ đệm Protid: H.Protid/Na Protid. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 + Môi trường cần có chất không điện giải thích hợp Chúng ta biết rằng, khi đưa hoá chất có năng lực đệm là các chất điện giải, có các cation ảnh hưởng đến màng nguyên sinh chất của tinh trùng. Do vậy phải cho chất không điện giải để pha loãng các ion trong đó, làm giảm tác động xấu của các cation đến màng nguyên sinh chất của tinh trùng. Những chất không điện giải được dùng chủ yếu là các loại đường, ngoài ra đường còn cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động. + Tỷ trọng của môi trường: Cũng phải tương đương với tỷ trọng của tinh dịch, nếu không tinh trùng sẽ bị lắng xuống đáy hoặc nổi lên mặt môi trường và ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng. (Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, 1993) [47]. + Độ nhớt của môi trường: Cũng cần tương đương với độ nhớt của tinh dịch, nó có tác dụng tránh được sức căng bề mặt tác động lên tinh trùng và lực ma sát nội phân tử khi tinh trùng vận động. Các chất liệu chủ yếu để tạo môi trường: Chất đệm giải: Thường dùng là muối của kim loại kiềm, của axít hữu cơ yếu như: Natricitrat tribasic (Na3C6H5O7) Bicacbonat - Natri (NaHCO3) Kali Clorua (KCl) Cơ chế của chất đệm như sau: Natricitrat có công thức hoá học Na3C6H5O7, trong dung dịch nó phân ly hoàn toàn: Na3C6H5O7 3Na + + C6H5O7 3- Trong quá trình trao đổi chất của tinh trùng nồng độ ion H + luôn luôn được thải ra môi trường, làm cho môi trường có xu hướng toan tính dẫn đến đầu độc tinh trùng làm cho tinh trùng nhanh chết. Khi có mặt của C6H5O7 3- sẽ xảy ra phản ứng sau: C6H5O7 3- + 3H + = C6H8O7 (axít citric) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Axit c itric là axit hữu cơ yếu rất ít phân ly trong nước, vì vậy nó không độc hại cho tinh trùng. Nhờ có quá trình này mặc dù trong quá trình trao đổi chất tinh trùng thải ra một lượng ion H + rất lớn nhưng pH của tinh dịch vẫn ổn định (Rôdin. 1976 - trích từ Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, 1993) [47]. Muối không có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng nhưng tạo nên môi trường thích hợp để tinh trùng sống lâu hơn. Các chất không điện giải: Các chất không điện giải thường dùng là đường đơn (Glucoza và Fructoza). Theo Milovanov 1962 (trích từ Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh 1993) [47] đã xác định rằng trong môi trường pha loãng tinh dịch lợn, lượng dung dịch glucoza thích hợp chiếm 4/5 tổng thể tích môi trường. Khi bổ sung đường vào thành phần môi trường sẽ có những tác dụng (1) bảo vệ cho tinh trùng tránh được hiện tượng mất điện tích trên bề mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau, làm tinh trùng sống lâu hơn, (2) Đường đơn thấm qua màng bọc của tinh trùng, từ đó cung cấp nguyên liệu để tinh trùng tiến hành quá trình trao đổi chất cung cấp năng lượng cho quá trình sống và hoạt động của chúng, (3) Đường còn hạn chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn trong môi trường, làm giảm các loại vi khuẩn trong môi trường và làm giảm các loại vi khuẩn gây mủ trong đường sinh dục con cái, (4) Đường còn làm tăng độ nhớt của môi trường. Các chất chống choáng lạnh cho tinh trùng: Nhiệt độ bảo tồn tinh dịch có ảnh hưởng rất lớn đến sức sống của tinh trùng. Để khắc phục tình trạng đó, các nhà khoa học đã bổ sung glyxerin vào môi trường khi bảo tồn đông lạnh (-196 0 C). Còn khi bảo quản lạnh thì chủ yếu là bổ sung lòng đỏ trứng gà. Vì như chúng ta đã biết trong vật chất khô của lòng đỏ trứng gà có chứa 7 - 12% Leuxitin dạng Phốtpholipit, khả năng chống choáng lạnh của Leuxitin cho tinh trùng là do gốc glyxerin quyết định. Vì glyxerin là rượu đa chức có điểm đông đặc và điểm bốc hơi khác xa, vì thế làm giảm tác động của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 nhiệt độ qua dung dịch để chống lạnh cho tinh trùng. Ngoài ra, Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47] cho biết: Lòng đỏ trứng gà có áp lực thẩm thấu = 6,84 7,2 atm. Áp lực thẩm thấu này tương đương với áp lực thẩm thấu của tinh dịch. Do đó việc sử dụng lòng đỏ trứng gà bổ sung vào thành phần môi trường ngoài ý nghĩa chống choáng lạnh cho tinh trùng nó còn duy trì áp lực thẩm thấu thích hợp. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47] cho rằng môi trường bổ sung lòng đỏ trứng gà có tác dụng cải thiện các chỉ tiêu lý, hoá học của môi trường và sức sống của tinh trùng. Chất rửa sạch môi trường: Trong tinh dịch và trong môi trường thường xuyên tồn tại các ion (+) đa giá trị. Các ion này đều độc hại tới tinh trùng trong quá trình bảo tồn. Vì vậy trong những năm gần đây các nhà khoa học đã bổ sung vào môi trường chất trilon B để làm chất rửa sạch các ion đó. Trilon B là muối Natrium Diamino Ethane Tetra Axetat, Công thức phân tử của trilon B: [CH2N(CH2COOH)CH2COONa]2.2H2O hoặc C10H11O8Na2N2 Công thức rút gọn của Trilon B là: Na2H2Y Công thức triển khai của nó như sau: NaOOC - CH2 HOOC - CH2 N - CH2 - CH2 - N CH2-COONa CH2-COOH Trilon B lần đầu tiên được Kok (Hà Lan) dùng trong môi trường pha loãng tinh dịch bò, sau đó được Milovanov và Xocôlôpscaia (1956) dùng trong môi trường pha loãng tinh dịch cừu, Benkiêvich (1960) dùng trong môi trường pha loãng tinh dịch lợn bảo tồn ở 0 0 C. Vôlôxievich (1962 - 1963), Plitsơcô (1964 - 1967) bảo tồn ở nhiệt độ trong phòng 16 20 0 C. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47] trilon B có các tác dụng sau: + Nhờ có cấu trúc đặc biệt nên trilon B đã khử ion kim loại có trong môi trường và trong tinh dịch để tạo ra thành phức chất không độc hại cho tinh trùng. Liên kết với các cation kim loại có trong tinh dịch (Ca ++ , Mg ++ ) tạo thành các phức chất vô hại đối với tinh trùng: Na2H2Y 2Na+ + H2Y 2- H2Y -- + Ca ++ CaH2Y CaH2Y là một muối phức không có khả năng phân ly trong dung dịch vì vậy sẽ giảm tác hại của Ca ++ với tinh trùng. Các ion có hại khác cũng có tác dụng tương tự (Uentcher, 1958). Ngoài ra theo Plitsoco (1965) và Xerodiuc (1971) Trilon B còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển, hoạt động của vi khuẩn và một số men có hại cho tinh trùng, hạn chế quá trình trao đổi chất của tinh trùng, nhất là quá trình phân huỷ, giúp cho tinh trùng duy trì được hàm lượng ATP và ADP ở mức độ cao, duy trì được trạng thái tiềm sinh của tinh trùng do đó bảo vệ được Acrosome của tinh trùng không bị phá huỷ. Với tất cả tác dụng trên Trilon B có một vị trí rất quan trọng trong thành phần của môi trường pha loãng tinh dịch. Các tác giả đều thấy rằng môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch khi có Trilon B đều cho kết quả tốt hơn môi trường không có Trilon B. Các chất kháng khuẩn: Tinh dịch sau khi ra khỏi cơ thể con vật rất dễ bị nhiễm khuẩn (nhiều, ít tuỳ theo mức độ vi trùng khi vô trùng dụng cụ, vệ sinh trong quá trình khai thác tinh dịch và vệ sinh chuồng trại). Vi khuẩn đó ít nhiều có tác hại đến sức sống của tinh trùng. Vì vậy khi pha chế môi trường cần có một lượng kháng sinh thích hợp để hạn chế mức tối đa tác hại của vi khuẩn đối với tinh trùng. Tuy nhiên, lượng kháng sinh phải phù hợp, nếu quá cao sẽ làm cho tinh trùng nhanh chết, nhưng nếu quá thấp thì hiệu quả kém. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Nhiều tác giả nước ngoài đề xuất trong 1 lít môi trường cần bổ sung từ 500.000 UI Penicillin và 1/2g Streptomycine là phù hợp. Pursel và Johnson (1977) đề nghị bổ sung 1.000.000 UI Penicillin và Streptomycine cho 1 lít môi trường. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [47 ] đề nghị bổ sung 0,05g Tetraciclin cho 1 lít môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn là phù hợp. Ngoài các chất trên, hiện nay các nhà khoa học còn đề nghị bổ sung vào môi trường pha loãng tinh dịch các chất có hoạt tính sinh học để nâng cao sức sống của tinh trùng trong quá trình bảo tồn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ tinh như men phân giải H2O2 để tránh sự đầu độc của nó đối với tinh trùng. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, từ năm 1958 kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho lợn được bắt đầu ứng dụng. Nhưng thực tế từ năm 1960 trở lại đây, do yêu cầu của công tác giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất nên đã được các chuyên gia về TTNT của Liên Xô cũ giúp đỡ, vì vậy kỹ thuật TTNT cho lợn mới được chú ý và dần dần phát triển. Từ năm 1985, Nguyễn Tấn Anh đã cho rằng: độ pH của tinh dịch là tổng hợp pH của các dịch tiết các tuyến sinh dục phụ. Ông cho biết: pH từng dịch tiết của các tuyến sinh dục phụ, cụ thể: pH của tuyến tinh nang là 6,4 - 6,8 pH của tuyến Cowper là 7,2 - 7,3 pH của tuyến tiền liệt là 7,5 - 8,5 pH của phụ dịch hoàn là 6,7 - 6,9 Như vậy, pH của dịch lợn trung bình là 7,4 và vi phạm biến động là 7,3- 7,9. Theo Dương Đình Long (1996) [28] khi bảo tồn tinh dịch ở điều kiện đông lạnh thì thời gian sống của tinh trùng kéo dài hơn so với bảo quản ở nhiệt độ bình thường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [47] ở các địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Hải Hưng, Hải Phòng…Viện chăn nuôi và một số trường Đại học Nông nghiệp ở nước ta đã nghiên cứu nhiều đề tài để phục vụ cho sản xuất như: Nghiên cứu phẩm chất tinh dịch, các phương pháp bảo tồn, các loại môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch, liều lượng dẫn tinh, số lượng tinh trùng trong một liều dẫn, thời điểm dẫn tinh thích hợp đối với lợn lai. Một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá tinh dịch lợn đực thuộc các giống Đại Bạch, Landrace, trung bạch, DE, Duroc, Coocvan, Hamshire, Pietrain, các giống lợn thuần nội như lợn Ỉ, Móng Cái, các giống lợn lang. Thời gian gần đây, nghiên cứu về phẩm chất tinh dịch của các nhóm lợn đực giống L và lợn đực lai LY cho thấy, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh trung bình của lợn đực giống nuôi tại trạm khảo sát lợn đực giống - Viện chăn nuôi, lần lượt là 15,349 và 20,313 tỷ, Nguyễn Văn Đồng, Phạm Sỹ Tiệp (2004) [21]. Chỉ tiêu tổng số tinh trùng tiến thẳng của lợn đực lai L19 nuôi tại Vĩnh Phúc trung bình là 54,09tỷ, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình là 6,74%, Phan Văn Hùng (2007) [27]. Trong lĩnh vực sinh lý sinh sản của lợn cái, các nhà khoa học trong nước cũng đã nghiên cứu đặc điểm sinh lý thuộc các thời kỳ sinh lý khác nhau… các thời điểm rụng trứng và dẫn tinh thích hợp cho lợn nái giống ngoại và giống nội, cũng được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất có kết quả. Trong công tác giống lợn, để cải thiện nhược điểm của một số giống lợn địa phương, chúng ta đã nhập một số giống lợn ngoại cao sản từ năm 1960 như lợn đực giống Yorkshire và Landrace từ Trung Quốc, năm 1964 tiếp tục nhập lợn Đại bạch (Liên Xô), sau này tiếp tục nhập các giống lợn có năng suất cao như Landrace Nhật, Duroc, Pietrain… Mục đích của việc đưa giống lợn ngoại vào nước ta là nhằm nghiên cứu và phát triển lợn lai ở Việt Nam. Các nhà khoa học đã khai thác những ưu điểm và khắc phục một số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 nhược điểm của giống lợn nội như mắn đẻ, đẻ nhiều con, sức chống chịu cao với hoàn cảnh thiếu dinh dưỡng để kết hợp với các đặc tính tốt của các giống lợn ngoại, như năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian nuôi thịt ngắn, tỷ lệ nạc cao… Điều đó đã góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong ngành chăn nuôi lợn. Từ trước năm 1975 nhiều nhà khoa học đã tiến hành lai kinh tế các giống lợn Đại Bạch, Duroc, Landrace, với các giống lợn nội với mục đích xác định hiệu quả kinh tế của các công thức lai đơn giản. Nghiên cứu lai giữa lợn Đại Bạch và Móng cái đã được Võ Trọng Hốt (1982) [26] thông báo kết quả như sau: số con đẻ ra đạt 11,7 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống 92,3%, tăng trọng của lợn F1 đạt 588 gam/ngày. Nhiều tác giả cho thấy kết quả nghiên cứu đời F2 khi cho F1 tự giao để chuyển sang hướng lai tạo giống mới. Trần Thế Thông (1995) [55] cho biết kết quả nghiên cứu ở đời F2 (1/2 máu Berkshire và 1/2 máu Ỉ) cho tự giao và đạt được như sau: khối lượng sơ sinh 0,7 - 0,8kg, khối lượng cai sữa 8 - 10kg, vỗ béo 10 tháng tuổi đạt 103,5kg, tỷ lệ nạc 38,9%, tiêu tốn 4,5 ĐVTA/kg tăng trọng, số con đẻ ra/lứa 8 - 10 con. Kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Doanh (1984) [18] về lai kinh tế Đại Bạch x Ỉ và từ đó tạo giống mới ĐBI ở giai đoạn tự giao (1/2 máu Đại bạch, 1/2 máu Ỉ) cho thấy: số con sơ sinh đạt 10,96 con/ổ, khối lượng sơ sinh 0,95kg/con, cai sữa 60 ngày 10,66kg, nuôi vỗ béo đến 8 tháng đạt 85kg, tỷ lệ nạc 38,63%, tiêu tốn thức ăn 4,46 ĐVTA/kg tăng trọng. Các kết quả nghiên cứu của Trần Đình Miên (1985)[31], Nguyễn Thiện (1995) [48], Đinh Hồng Luận (1980) [29] đã khẳng định được lai kinh tế giữa lợn đực ngoại và nái nội cho con lai F1 có khả năng sinh trưởng tốt, tăng khối lượng 420-457 g/ngày (giống nội tăng 205-336 g/ngày), chi phí thức ăn giảm từ 5,9-7,6 ĐVTA xuống còn 4,0-4,94 ĐVTA/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc được cải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 thiện từ 32,0-33,9% tăng lên 36,20-42,04%, khối lượng sơ sinh đạt 0,59 - 0,73kg so với lợn nội 0,45 - 0,60kg/con, khối lượng cai sữa đạt 9,00-9,40 kg/con so với 6,00-7,00 kg/con ở giống nội. Các công thức lai đã được khảo nghiệm qua nhiều năm và con lai F1 đã được nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước. Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt và CS (1994) [50] đã thông báo về kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi lợn lai như sau: ở cặp lai ĐB (ĐB x MC) có số con đẻ ra là 13,2, số con cai sữa 10,27 và khối lượng cai sữa/ con 9,08kg tương ứng với các chỉ tiêu trên cặp lai ĐB (L x MC) có kết quả 12,1; 10 và 8,85. Lợn lai ĐB (ĐB x MC) có các chỉ tiêu nuôi vỗ béo như tăng trọng 731gam/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,2 ĐVTA/kg tăng trọng và tỷ lệ nạc 47,3%. Trong khi đó ở lợn lai L (ĐB x MC) đạt các chỉ tiêu tương ứng là 618; 3,3 và 48. Nguyễn Hải Quân và CS (1994) [39] đã nghiên cứu lai kinh tế giữa lợn đực lai F1 (L x ĐB) với nái Móng Cái, kết quả cho thấy con lai đạt thành tích cao về phần thịt có giá trị 53,4%. Kết quả kiểm tra đực lai (L x ĐB) của Đinh Văn Chỉnh (1993) [14] cho thấy: tăng trọng trong thời gian kiểm tra 629,7g/ngày, tiêu tốn 3,39 kg TA/kg tăng khối lượng. Kết quả nghiên cứu con lai (Yorkshire x Pietrain) x Yorkshire của Lê Thanh Hải (1995) )[23]cho thấy, con lai đạt mức tăng trọng 537,04g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,51kg/kg tăng trọng và tỷ lệ nạc 56,23%. Việc sử dụng lợn đực lai (ngoại x ngoại) và lợn cái lai (ngoại x ngoại) cũng được Lê Thanh Hải (1995) [23] nghiên cứu và cho thấy lợn lai D x (Y x L) đạt 567g/ngày, tiêu tốn 3,24kg/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 58%. Đồng thời nhiều tác giả cũng nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi lợn ngoại cho thấy lãi suất/ con đạt 288.000đ ở lợn lai 3 giống, 232.000đ ở lợn lai 2 giống và 208.000đ ở lợn thuần. Một số kết quả nghiên cứu còn cho biết, dùng lợn đực Đại bạch cho phối giống với lợn nái Móng Cái cho số con sơ sinh còn sống để lại nuôi, số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 con còn sống đến 60 ngày tuổi tương ứng là: 10,7 và 9,69 con/lứa. Khối lượng sơ sinh/ ổ và 60 ngày/ ổ là: 7,17kg và 63,6kg và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 72,2%. Tuy nhiên các công thức lai trên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, nên trong các năm vừa qua các nhà khoa học đã nghiên cứu cho lai tạo các giống lợn ngoại như công thức lai 3 máu, 4 máu đã tạo ra các tổ hợp có năng suất cao đáp ứng nhu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc hiện nay. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Năm 1907, Ivanov đã thụ tinh nhân tạo thành công trên nhiều loài gia súc và chính ông là người đưa ra một số lý luận cơ bản đặt nền móng cho ngành khoa học thụ tinh nhân tạo. Ông cho rằng quá trình thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Ông bác bỏ quan niệm chỉ có phản xạ tính dục mới có quá trình thụ tinh và cho rằng không cần chất tiết của tuyến sinh dục phụ, tinh trùng vẫn có khả năng thụ thai (Nếu tinh trùng đã thành thục). Ông còn cho rằng tinh trùng có thể bảo tồn và vận chuyển đi xa. (Trích từ Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, 1993) [47]. Amantea năm 1914 đã dùng âm đạo giả để lấy tinh cho gia súc. Những năm gần đây ở nhiều nước đã nghiên cứu và ứng dụng thụ tinh cho bò, trâu, cừu. Từ năm 1930 Liên Xô là nước đầu tiên nghiên cứu thụ tinh nhân tạo cho lợn, Mokenzie (1931-1937) lần đầu tiên kiểm tra tinh dịch lợn. Năm 1932, Milovanop đã nghiên cứu môi trường pha chế bảo tồn tinh dịch. Và chính ông là người đầu tiên thành công trong việc nghiên cứu môi trường tổng hợp INRA. Ở châu Âu, Coronel (1953) Mauleon, Glower và Marin (1954), Glower (1955), Milovanov (1957) nghiên cứu phương pháp kiểm tra tinh dịch lợn. C.Polge (1956), Suidelis (Nam Tư) và Aamdal (Na Uy) năm 1957 cũng nghiên cứu về phẩm chất tinh dịch lợn. Đặc biệt C.Polge, Aamdal đã dùng âm đạo giả ngắn để lấy tinh dịch cho lợn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Trong năm 1970, Milovanov và các nhà nghiên cứu thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Liên Xô đã dẫn tinh cho 1.500.000 con lợn nái có kết quả bằng thụ tinh nhân tạo. Smidt (1965) đã nghiên cứu sâu hơn về thụ tinh nhân tạo cho lợn, như tuổi của đực giống dùng vào thụ tinh nhân tạo chỉ nên từ 1-5 tuổi. Mỗi tuần chỉ nên lấy tinh từ 2 đến 3 lần, bội số pha loãng tinh dịch phụ thuộc vào nồng độ tinh dịch. Nhiệt độ bảo tồn tinh dịch từ 15-180C và cũng có thể làm lạnh suống 5 đến 100C. Liều tinh dẫn một lần cho lợn nái từ 50 đến 100ml. Từ những năm 1970 trở lại đây, công tác nghiên cứu và ứng dụng thụ tinh nhân tạo cho lợn đã được nghiên cứu sâu hơn, nhiều tác giả ở Anh, Pháp đã nghiên cứu về sinh hoá học của tinh dịch, về sự chuyển động của tinh trùng, đặc biệt là việc nghiên cứu phương pháp bảo tồn tinh dịch ở nhiệt độ thấp bằng Nitơ lỏng - 1960C. Smidt lần đầu tiên đã dùng tinh dịch lợn được ướp lạnh ở nhiệt độ - 1960C để dẫn tinh cho lợn nái và bước đầu thu được kết quả. Các nước Đông Âu như Hungari, Tiệp Khắc, Đức, nhất là Liên Xô đã coi biện pháp thụ tinh nhân tạo cho lợn là một khâu quan trọng để cải tạo giống, thúc đẩy tiến bộ di truyền cho thế hệ sau. Những chỉ tiêu mà công ty Clayton-Agri-Marketing, Inc (Mỹ) (Although GC, 1997) [61] sử dụng để đánh giá tinh dịch lợn gồm có: sức hoạt động >70%, tổng số tinh trùng tiến thẳng > 15tỷ/ 1 lần xuất tinh, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình < 20% là tinh dich của lợn đực được dùng trong thụ tinh nhân tạo. Theo tài liệu của Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [47]. Trong nhiều thập kỷ qua trở lại đây, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công nhiều tiến bộ kĩ thuật và đã mang lại những thay đổi rõ rệt về các tính trạng năng suất, góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng thịt, tăng khối lượng đạt 700 -900 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt từ: 2,3 - 2,6kg thức ăn, độ dày mỡ lưng từ 1-1,5 cm, tỷ lệ nạc từ 55-57%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Theo kết quả nghiên cứu một số tác giả ngoài nước thì khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai ở Mỹ cho thấy, đối với giống thuần L, Y, D và H thì không có ưu thế lai ở đời con, nhưng tỷ lệ thụ thai ở D và H cao, đạt tương đương nhau là 85,0%, trong khi đó Y, L đạt thấp hơn tương ứng 72 và 69%, độ dày mỡ lưng đạt cao nhất ở lợn L là 1,25cm và thấp nhất ở H (1,00cm), tiêu tốn thức ăn đạt cao nhất ở lợn L là 3,4 kg và thấp hơn ở giống Y và D là (3,33 và 3,35), thấp nhất ở giống H (3,30kg). Đối với tổ hợp lai 2 giống như (L x Y) và (D x Y) cho ưu thế lai ở đời con là rất cao, với tỷ lệ thụ thai tương đương nhau là 72%, độ dày mỡ lưng cao đạt tương ứng là 1,25 và 1,22 cm. Tiêu tốn thức ăn cao ở L x Y là 3,31 kg còn D x Y là 3,27 kg. Đối với tổ hợp lai giữa 3 giống H x (Y x D), D x (H x Y) và Y x (D x H) ưu thế lai ở đời con là tương đương nhau 85,7%, tỷ lệ thụ thai cao nhất ở Y x (D x H) là 85% và thấp ở H x (Y x D) là 80%, dày mỡ lưng đạt cũng gần tương đương nhau, ở H x (YxD) là 1,1cm; lợn Dx (H x Y) là 1,6 cm và Y x (D x H) là 1,19 cm; tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng tương ứng ở các giống là 3,26; 3,27; 3,28kg. Các nước có nền chăn nuôi phát triển như Mỹ và Canada...đã sử dụng các tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ các giống lợn cao sản như: L, Y, D. H. Các nước này thường dùng lợn nái lai từ 2 giống lợn, sau đó cho phối giống với lợn đực giống thứ 3 để sản xuất ra lợn thương phẩm. Hiện nay Mỹ đã sử dụng "Hình tháp di truyền truyền thống" và mô hình "Hình tháp di truyền cải tiến" để xây dựng hệ thống giống lợn. Đối với mô hình hình tháp truyền thống ở đàn lợn cụ kỵ (GGP) thường là lợn nái Yorkshire cho phối với lợn đực Yorkshire để sản xuất ra lợn Y thuần chủng ở đàn ông bà. Lợn nái Y ở đàn ông bà (GP) được phối với lợn đực L để sản xuất ra lợn bố mẹ (P) là F1 (LY). Để sản xuất ra lợn thương phẩm người ta thường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 dùng nái F1 phối với lợn đực cuối cùng như H hoặc D để sản xuất ra lợn lai thương phẩm ba máu: Đực H x cái F1 (LY) để sản xuất ra lợn thương phẩm [H (LY)] Đực D x cái F1 (LxY) để sản xuất ra lợn thương phẩm [D (LxY)]. Năng xuất sinh sản, phẩm chất thịt lợn phụ thuộc vào phẩm giống và các giống phối hợp với nhau, Bereskin Stele (1986) [62] cho biết, với công thức lai thuận nghịch giữa 2 giống D và L, lợn lai có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn D hay L thuần, độ dày mỡ lưng của tổ hợp lai đực D với cái L thấp hơn so với tổ hợp lai đực L với cái D. Stoikov và CS (1996) [73] thông báo kết quả về khả năng sinh sản của giống lợn L và Y có nguồn gốc khác nhau, đối với Y của nước Anh số con đẻ ra là 9,7 con/ổ, Y của Thụy Điển 10,6 con/ổ, của Ba Lan và của Anh là 9,8 con/ổ. Lợn Landrace của Bungari đẻ 10 con/ổ, của Bỉ là 8,5 con/ổ, (Pavlik, 1989) [68]. Về con lai giữa D và L cho thấy, tăng khối lượng trung bình 804 g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 2kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là 51,86%, độ dày mỡ lưng là 2,23cm. Ở Anh, sau nhiều năm nghiên cứu công ty PIC không những chỉ sử dụng nái lai mà còn sử dụng cả đực lai để tạo con lai thương phẩm có 4 đến 5 giống. Lai kinh tế ở một số nước Châu Âu như Liên Xô cũ, Hungari, Đức... đã làm tăng số lượng lợn con sơ sinh trung bình/ổ là 12-16%, tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa cao hơn từ 10-15% so với lợn thuần, khả năng nuôi thịt tốt hơn, giảm được thời gian vỗ béo từ 25-30 ngày khi đạt khối lượng giết mổ 100kg. Nhiều kết quả nghiên cứu của Winters và CTV (1978)[59] đã chứng minh, lợn lai khác giống vượt lợn thuần chủng về số lợn con nuôi sống và vỗ béo đến khi xuất chuồng, tiêu tốn thức ăn tăng khối lượng thấp hơn. Các tác giả cũng nhận xét, lợn lai từ 2 giống có số con trung bình/ổ lúc sơ sinh cao hơn 11,6%, giảm thời gian nuôi thịt là 17 ngày và tiết kiệm được 28 kg thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 ăn cho một đời lợn nuôi thịt đạt khối lượng 100 kg/con so với lợn nuôi thuần, lợn lai từ 3 giống có số con trung bình một ổ khi sơ sinh cao hơn 7,2% so với lợn lai 2 giống và cao hơn 19,6% so với lợn thuần. Từ đó tác giả đã đi đến kết luận: Nhóm lợn lai có xu hướng đẻ nhiều con hơn, giảm được thời gian nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thấp hơp so với nhóm lợn thuần. Như vậy, hầu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng những tổ hợp lai có nhiều giống lợn tham gia nên năng suất sinh sản và chất lượng thịt đã được nâng lên đáng kể. Đặc biệt Hoa Kỳ, Anh, Australia… đã sử dụng đực giống lai nên đã thu được những thành công lớn đóng vai trò quyết định trong chăn nuôi lợn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Lợn đực: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên 12 con lợn đực giống, trong đó: Lợn đực giống Landrace thuần (Ký hiệu: L): 04 con Lợn đực giống lai (Landrace x Yorkshire) (Ký hiệu: LY): 04 con Lợn đực giống lai dòng L19 (Ký hiệu: L19): 04 con Tất cả lợn đực giống đưa vào thí nghiệm đã được đảm bảo các yếu tố như: đồng đều về tuổi và khối lượng, có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng như nhau của một cán bộ kỹ thuật, một cán bộ kỹ thuật chuyên khai thác và pha chế tinh dịch sau khi khai thác của lợn đực giống kiểm tra. - Lợn nái: Lợn nái giống Móng Cái ở lứa đẻ thứ 4 - 5 cho phối giống bằng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra: Sử dụng 12 lợn nái giống Móng Cái cho mỗi nhóm lợn đực giống và tất cả lợn nái đưa vào thí nghiệm được phối giống với lợn đực giống bằng thụ tinh nhân tạo. - Lợn con: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với tất cả đàn con lai sinh ra từ các lợn đực giống kiểm tra khi được phối giống với đàn nái giống Móng Cái. 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu Môi trường được sử dụng để pha loãng và bảo tồn tinh dịch là môi trường TH5 có công thức ở bảng sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Thành phần môi trường TH5 Thành phần Công thức Đơn vị tính Số lượng Nước cất H2O ml 1000 Glucoza C6H12O6 gam 40,70 Natricitrat Na3C6H5O7.5H2O gam 6,00 Natribicacbonat NaHCO3 gam 1,25 TrilonB C10H14C8Na2N2 gam 1,25 Kaliclorua KCl gam 0,42 Tetraciline gam 0,05 - Dụng cụ thí nghiệm bao gồm: Kính hiển vi, tủ bảo ôn, hộp xốp cách nhiệt, tủ sấy, bình hút ẩm, cân phân tích, cân kỹ thuật, buồng đếm Newbauer, nhiệt kế, giấy quỳ để đo độ pH, thuốc nhuộm Eosin5%, nước muối 1% và 3%, ống hút bạch cầu, cốc đong định mức, đũa thuỷ tinh, phiến kính, lam kính… + Bộ đồ thụ tinh nhân tạo cho lợn + Cân và sổ sách nghi chép theo dõi quá trình thí nghiệm 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Bắc Giang và 30 hộ nông dân chăn nuôi lợn nái giống Móng Cái tại 4 xã và thị trấn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Thời gian nghiên cứu: 13 tháng từ 1/5/2007 đến 30/5/2008. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống - Nghiên cứu chất lượng tinh dịch của lợn đực giống Landrace (L), lợn đực giống lai LY và lợn đực giống lai dòng L19. - Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch bao gồm thể tích (V), hoạt lực (A), nồng độ (C) và VAC. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 - Nghiên cứu hiệu quả của môi trường pha chế đến chỉ tiêu hoạt lực, qua thời gian bảo quản 12 giờ, 24 giờ, 34 giờ, 35giờ, 36 giờ... đến thời điểm mà A = 0,5. 2.3.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của đàn nái giống Móng Cái khi được phối giống bằng tinh dịch của các lợn đực giống kiểm tra 2.3.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của đàn lợn con sinh ra khi cho phối giống bằng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra với lợn cái giống Móng Cái 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra 2.4.1.1. Phương pháp nghiên cứu chất lượng tinh dịch của lợn đực giống Chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực Lợn đực giống được đảm bảo đồng đều về các yếu tố như tuổi sử dụng, khối lượng, thức ăn, chăm sóc và nuôi dưỡng. Cụ thể như sau: + Thức ăn: thức ăn nuôi lợn đực giống là thức ăn hỗn hợp có hàm lượng protein 14-15%, năng lượng trao đổi 2900 - 3.000Kcal/kg thức ăn. + Chăm sóc nuôi dưỡng: Theo quy trình chăn nuôi của Công ty cổ phần giống chăn nuôi Bắc Giang. Mçi ngµy cho lîn ®ùc gièng ¨n 2 b÷a (s¸ng chiÒu), l•îng thøc ¨n tõ 2,5-2,6 kg/con/ngµy (mïa hÌ cho ¨n b×nh qu©n 2,2 kg/con/ngµy, mïa ®«ng cho ¨ n 2,8-3,0 kg/con/ngµy). + Chế độ sử dụng: Lợn đực trong thời gian thí nghiệm được bố trí 3 ngày lấy tinh một lần, thời gian khai thác tinh lúc sáng sớm. Mùa hè từ 4 giờ đến 4 giờ 30, mùa đông từ 4 giờ 30 - 5 giờ. Việc khai thác tinh đều thông qua nhảy giá (giá nhảy được đúc bằng xi măng) và khai thác tinh bằng tay. Các chỉ tiêu đánh giá: Tiến hành theo dõi, kiểm tra và nghiên cứu các chỉ tiêu sau: - Thể tích tinh dịch V (ml) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 - Hoạt lực của tinh trùng (A) - Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml) - Chỉ tiêu tổng hợp (VAC, tỷ) - Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K%) + Phương pháp kiểm tra: sau khi khai thác tinh, tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu như V (ml); A;C; VAC… + Kiểm tra vào hai giai đoạn: mùa hè và mùa đông. Mỗi mùa kiểm tra trong 3 tháng, mỗi tháng kiểm tra 10 lần/một đực kiểm tra. + So sánh các chỉ tiêu nghiên cứu phẩm chất tinh dịch giữa các lợn đực giống và giữa các mùa trong năm. Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch như sau: Thể tích tinh dịch (V, ml): Thể tích tinh dịch là lượng tinh dịch của lợn đực trong một lần xuất tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn. Thể tích tinh dịch được xác định bằng cốc đong, có phân định mức ml, trên miệng đặt 3-4 lớp vải gạc đã khử trùng để lọc chất keo nhầy trước khi tinh dịch chảy vào cốc trên mặt phẳng nằm ngang. Đọc kết quả ở mặt cong dưới. Hoạt lực của tinh trùng (A): Kiểm tra ngay sau khi tinh dịch vừa lấy ra khỏi cơ thể lợn đực giống trong vòng 5-10 phút, ở nhiệt độ 38-40 0 C trên kính hiển vi quang học (PZ0 - WARSZAWA - Made in Poland) có độ phóng đại 500 lần. Dùng đũa thuỷ tinh sạch, lấy một giọt tinh nguyên đặt trên phiến kính sạch và ấm (30 - 35 0 C). Dùng 1 lá kính khô sạch, đậy lên giọt tinh dịch sao cho giọt tinh dịch được giàn đều ra 4 cạnh của lá kính, đặt tiêu bản lên kính hiển vi để đếm với độ phóng đại 500 lần. Trong khi kiểm tra, tiêu bản được sưởi ấm ở 38- 40 0 C (dùng hòm sưởi ấm hoặc hệ thống sưởi ấm lắp trên mâm kính hiển vi). Tiến hành ước lượng tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng có trong vi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Hoạt lực tinh trùng được xác định theo thang điểm của MilôvalốpV.K. Bảng thang điểm đánh giá sức hoạt động của tinh trùng như sau: Hoạt lực (A) 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 % TT tiến thẳng 95-100 85-95 75-85 65-75 55-65 45-55 35-45 25-35 15-25 5-15 Nồng độ tinh trùng (C, 10 6 /ml): Được xác định bằng phương pháp trực tiếp đếm tinh trùng hiện diện đã pha loãng trong buồng đếm hồng bạch cầu. Sử dụng phương pháp trực tiếp bằng buồng đếm Newbauer. Cách tiến hành như sau: + Dùng lá kính khô sạch của buồng đếm lắp lên mặt buồng đếm. + Dùng ống hút bạch cầu (khô và sạch) hút tinh dịch đến vạch 0,5 sau đó hút tiếp dung dịch NaCL 3% (để giết chết tinh trùng) đến vạch 11. Trong quá trình hút tinh dịch hoặc NaCL 3% cần chú ý sao cho không gây hiện tượng sủi bọt trong ống pha loãng bạch cầu (nếu có bọt, phải rửa sạch, sấy khô trước khi tiếp tục) đảo nhẹ 3-4 lần trong ống hút. Như vậy tinh dịch được pha loãng 20 lần. Sau đó bỏ vài giọt đi (khoảng 4-5 giọt) rồi nhỏ hỗn hợp này vào buồng đếm. Lưu ý: chỉ cần đặt miệng của ống hút bạch cầu vào mép của lam kính ở khu vực buồng đếm, hỗn hợp tinh dịch sẽ được hút vào đầy trong buồng đếm. Đặt buồng đếm lên kính hiển vi có độ phóng đại 125 lần. Đếm tinh trùng có trong 80 ô bé nhất hay 5 ô nhỡ (4 ô ở 4 góc và 1ô ở giữa). Mỗi ô bé có diện tích1/400mm 2 và sâu 1/10mm. Nguyên tắc đếm: Đếm tinh trùng theo đầu. Đếm tinh trùng lần lượt theo hàng, hết hàng nọ đến hàng kia theo hình chữ chi. Không đếm lặp lại và không bỏ sót. Những tinh trùng nằm trên cạnh ô nhỡ chỉ đếm hai cạnh (thường là cạnh trên và cạnh phải). Chỉ đếm số tinh trùng có trong 80 ô con. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Kết quả được tính theo công thức: C = n.10 6 Trong đó: C: Là nồng độ tinh trùng (10 6 /ml) n: Là số lượng tinh trùng đếm được 10 6 : Là chỉ số quy đổi C về 1ml tinh nguyên Như vậy 1 tinh trùng đếm được đại điện cho 1 triệu tinh trùng trong 1 ml tinh nguyên. Chỉ tiêu tổng hợp (VAC, tỷ): Cách xác định tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh (VAC), nó được tính bằng tích của 3 chỉ tiêu: Thể tích (V), sức hoạt động của tinh trùng(A) và nồng độ (C), là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp nhất để đánh giá phẩm chất của tinh dịch, chỉ tiêu này càng cao, phẩm chất tinh dịch càng tốt, thời gian bảo tồn tinh dịch càng dài. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %): Tinh trùng kỳ hình là tinh trùng có hình dạng khác thường so với tinh trùng bình thường. Cách xác định tỷ lệ kỳ hình như sau: Nhỏ một giọt tinh nguyên lên phiến kính khô sạch đã tẩy mỡ. Nếu tinh dịch đặc, có thể pha loãng bằng vài ba giọt dung dịch nước sinh lý 0,85%, dùng đầu đũa thuỷ tinh sạch trộn đều hỗn hợp này. Dùng cạnh của phiến kính khác (hoặc lam kính) phiết nhẹ giọt tinh dịch để dàn mỏng ra trên phiến kính (đẩy nhẹ 1 lần đều tay, không chà xát đẩy tới kéo lui nhiều lượt). Để cho lớp tinh dịch tự khô trong không khí, sau khi tinh dịch đã khô, hơ qua ngọn lửa đèn cồn. Sau đó dùng thuốc nhuộm bằng xanh metylen để nhỏ đều lên mặt lớp tinh dịch đã khô, đợi cho thuốc nhuộm ngấm (mùa hè 5-7 phút, mùa đông từ 10- 15 phút). Dùng nước cất rửa sạch tiêu bản, để tiêu bản tự khô hoặc hơ lên ngọn lửa đèn cồn, rồi đưa lên kính hiển vi quan sát với độ phóng đại 500 lần. Lần lượt quan sát đều khắp tiêu bản, đếm N tinh số trùng kỳ hình và số tinh trùng không kỳ hình rồi xác định số tinh trùng kỳ hình và tính theo công thức: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 n K(%)= –––––––––––– x 100 N Trong đó K (%): Là tỷ lệ tinh trùng kỳ hình n: Số tinh trùng kỳ hình đếm được N: Tổng số tinh trùng kỳ hình và không kỳ hình đếm được 2.4.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch lợn (V, A, C và V.A. C) + Phương pháp kiểm tra: Sau khi khai thác tinh, tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu V; A; C và VAC… + Số lần khai thác: Tiến hành kiểm tra vào hai mùa (Mùa Đông và mùa Hè), mỗi mùa kiểm tra trong 3 tháng, mỗi tháng kiểm tra 10 lần/ một đực kiểm tra trong môi trường pha chế bảo tồn để có kết quả đánh giá về chỉ tiêu trên. + So sánh các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch giữa các lợn đực và giữa các mùa trong năm. 2.4.1.3. Xác định hiệu quả bảo tồn tinh dịch (t5 và Sa5) trong môi trường TH5 Bảo tồn tinh dịch lợn trong tủ bảo ôn duy trì ở nhiệt độ 17 - 18 0 C để bảo tồn tinh dịch sau khi đã pha vào môi trường TH5. Hàng ngày khi kiểm tra tinh dịch phải kiểm tra nhiệt độ bảo tồn trong tủ bảo ôn luôn duy trì ở nhiệt độ 17 - 18 0 C. Phương pháp bảo tồn tinh dịch lợn: bằng phương pháp hạ nhiệt độ chậm. Tinh dịch sau khi pha loãng vào môi trường TH5 ở nhiệt độ 35 0 C giữ nguyên trong điều kiện đó 30 phút, sau đó tinh địch được bảo tồn trong điều kiện hạ nhiệt độ chậm, cứ sau 1 giờ hạ xuống 6 0 C như vậy ở nhiệt độ 17 - 18 0 C thì cứ sau 3 giờ (3 lần hạ nhiệt độ), sẽ hạ được nhiệt độ bảo tồn và giữ nhiệt độ ở đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Mỗi lô thí nghiệm cần đặt 5 mẫu tinh dịch giống hệt nhau (mỗi mẫu tinh dịch có dung tích 30 ml). Các lọ tinh dịch được đặt trong phương tiện bảo quản để khi lấy tinh dịch ra kiểm tra, tinh dịch ít bị sốc và tránh nhiễm khuẩn. Kiểm tra đánh giá hoạt lực tinh trùng trong quá trình bảo tồn: Sau khi khai thác và pha tinh dịch. Hàng ngày định kỳ kiểm tra sức hoạt động (A) của tinh trùng vào vào các thời điểm trước khi pha loãng tinh dịch, lúc ngay sau khi pha môi trường TH5, 12giờ, 24 giờ, 34giờ, 35giờ, 36giờ... và thời gian khi mà hoạt lực A = 0,5 sau đó tính t5 và Sa5. + Thời gian sống của tinh trùng đến khi A= 0,5 là t5 + Chỉ số tuyệt đối về sức sống của tinh trùng đến khi còn A= 0,5 là Sa5 Sức sống tuyệt đối của tinh trùng tính theo công thức tổng quát: Sa= at = a1t1 + a2t2 +.... + antn Trong đó: Sa là chỉ số tuyệt đối của sức sống tinh trùng a là sức hoạt động thực tế của tinh trùng ở thời gian tại các thời điểm kiểm tra. t là thời gian (giờ) giữa 2 lần kiểm tra khi tinh trùng có sức hoạt động là a và ®•îc tính theo công thức: Tn+1- Tn-1 t = –––––––––– 2 Trong đó: t: Thời gian tinh trùng có sức hoạt động là a Tn+1: Thời gian bảo tồn tinh dịch tính đến lần kiểm tra sau Tn-1: Thời gian bảo tồn tinh dịch ở lần kiểm tra trước đó 2.4.2. Phương pháp đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Sử dụng phương pháp phân lô so sánh: Chúng tôi đã tiến hành chọn đàn lợn nái của các hộ nông dân chăn nuôi thuộc 4 xã và thị trấn huyện Lục Nam, sử dụng để phối giống với các lợn đực giống kiểm tra bằng phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 pháp thụ tinh nhân tạo mỗi con 3 liều, tinh lợn được đựng vào lọ thuỷ tinh có dung tích 30 ml, có từ 1.057,5 - 1.261,4 triệu tinh trùng tiến thẳng/ liều, lợn nái đưa vào thí nghiệm đảm bảo các nguyên tắc đồng đều về giống, tuổi, lứa đẻ, khối lượng và khả năng sinh sản. Cụ thể như sau: Giống lợn đều là giống lợn Móng Cái, ở lứa đẻ thứ 4 - 5, có khối lượng bình quân từ 90 - 100kg/con, khả năng sinh sản tốt, đã đẻ ở lứa trước khi thí nghiệm từ 10 - 14 con/lứa. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: lợn nái Móng Cái được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Khi lợn nái được phối giống có chửa tháng thứ nhất, tháng thứ hai và tháng thứ 3, cho ăn mỗi ngày là 1,3kg TAHH/con/ngày. Trong 1 kg thức ăn có từ 2.800 - 2.900 Kcal ME và hàm lượng Protein là 14%. Giai đoạn chửa kỳ hai, cho ăn 1,6kg/con/ngày. Lợn nái sau khi đẻ xong, cho ăn tăng dần đến ngày thứ 4 sau đó cho ăn trung bình là 2,5 kg thức ăn/ngày với loại thức ăn dành cho lợn nái nuôi con (trong 1 kg thức ăn có 3000 Kcal ME, 15% protein). Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ thụ thai (%):được tính bằng công thức số con lợn nái phối giống có chửa Tỷ lệ thụ thai (%) = ––––––––––––––––––––––––––––––– x 100 số lợn nái được phối giống - Số con đẻ ra/lứa (con): đếm tổng số con đẻ ra của một lứa đẻ. Tính trung bình số con đẻ ra đối với cả lô thí nghiệm - Số con còn sống để lại nuôi (con): Đếm số con còn sống để lại nuôi sau 24 giờ (loại trừ những con quá bé, khuyết tật). - Số con sống đến 21, 42 và 56 ngày tuổi (con). - Tỷ lệ nuôi sống đến 21, 42 và 56 ngày tuổi (%) được tính bằng công thức: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Số con còn sống ở thời điểm xác định Tỷ lệ nuôi sống (%) = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100 Số con còn sống để lại nuôi - Sản lượng sữa (kg): cân khối lượng toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi (Trần Văn Phùng, 2004) [38]. 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của đàn lợn con từ sơ sinh đến khi cai sữa và từ khi cai sữa đến 56 ngày Lợn con được tập ăn từ khi được 2 tuần tuổi, sau đó cho ăn lợn con ăn theo chế độ tự do. Thức ăn cho lợn con là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, trong 1 kg thức ăn có 3.200 Kcal và 19% protein tổng số. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đồng đều cho tất cả các đàn lợn con. Hàng ngày ghi chép lượng thức ăn cho lợn con để tính toán tiêu tốn và chi phí thức ăn cho lợn. Tiến hành cân khối lượng lợn con tại các thời điểm sơ sinh, 21, 42 và 56 ngày tuổi. Cân cùng loại cân và cùng một người cân, cân vào buổi sáng trước khi cho lợn con ăn. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Sinh trưởng tích luỹ (kg/con); Sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày) và sinh trưởng tương đối (%). Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức: W1 - W2 A = –––––––– t1 - t0 Trong đó: A: Độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) t0: Thời điểm bắt đầu theo dõi t1: Thời điểm lúc kết thúc theo dõi W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi W1: Khối lượng lúc kết thúc theo dõi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Sinh trưởng tương đối được xác định theo công thức: W1- W0 R(%) = x 100 W1 + W0 2 - Tiêu tốn thức ăn/1kg khối lượng lợn con lúc cai sữa (kg) và từ lúc cai sữa đến 56 ngày tuổi (kg): Theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của cả con mẹ và đàn con của từng giai đoạn. Tiêu tốn thức ăn được tính theo công thức: thức ăn tiêu thụ mẹ + con (kg) Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn con cai sữa = –––––––––––––––––––––––––––– KL toàn ổ lúc cai sữa thức ăn tiêu thụ (kg) Tiêu tốn TA/1kg tăng KL từ cai sữa-56 ngày = –––––––––––––––––––––– KL tăng từ cai sữa đến 56 ngày Ghi chú: Tổng thức ăn tiêu thụ là thức ăn cho lợn con từ cai sữa đến 56 ngày - Chi phí thức ăn/1kg khối lượng lợn con lúc cai sữa và từ lúc cai sữa đến 56 ngày tuổi (đồng): Từ lượng thức ăn tiêu thụ, đơn giá thức ăn, tính chi phí thức ăn/ kg lợn cai sữa (kg tăng khối lượng từ cai sữa đến 56 ngày) như sau: chi phí thức ăn (đồng) Chi phí thức ăn / 1kg P = ––––––––––––––––––––– P toàn ổ lúc kiểm tra (kg) Ghi chú: Đối với giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi là khối lượng lợn con tăng của giai đoạn này 2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu Kết quả thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm STATGRAPH version 4.0 Cục thống kê liên bang Mỹ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả đánh giá khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống nuôi tại Bắc Giang 3.1.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra 3.1.1.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của lợn đực giống Landrace (L) Tinh dịch của lợn đực giống L được khai thác và kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch tại phòng pha chế tinh dịch lợn của Công ty cổ phần giống chăn nuôi tinh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1 Kết quả đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Landrace Chỉ tiêu Đực 662 Đực 578 Đực 204 Đực 292 Trung bình Số lần đánh giá 59 59 57 58 - V (ml) 220,34 ± 3,110 222,88 ± 3,430 207,37 ± 3,550 224,48 ±3,620 218,76 ± 1,760 A 0,78 ± 0,001 0,78 ± 0,001 0,78 ± 0,001 0,78 ± 0,001 0,78 ± 0,005 C (triệu/ml) 187,37 ±2,870 168,78 ± 2,020 176,12 ± 1,650 169,88 ± 2,270 175,54 ± 1,220 VAC (tỷ) 32,20 ± 0,878 29,42 ± 0,753 28,52±0,717 29,82 ± 0,843 29,99 ± 0,410 K (%) 5,51 ± 0,031 5,36 ± 0,028 5,42 ± 0,039 5,43 ± 0,039 5,43 ± 0,017 Kết quả theo dõi ở Bảng 3.1 cho thấy, thể tích tinh dịch trong một lần khai thác của lợn Landrace nuôi tại Bắc Giang trung bình là 218,76 ml (biến động từ 207,37 - 224,48 ml). Nhìn chung, thể tích tinh dịch đạt ở mức tương đối cao so với giống Landrace nuôi tại các cơ sở khác và tiêu chuẩn quy định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc302.pdf
Tài liệu liên quan