Tài liệu Luận văn Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của đảng bộ thành phố: LUẬN VĂN:
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của
Đảng bộ Thành phố
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Quận 11 là một trong những quận nội thành có vị trí quan trọng về mọi mặt của
Thành phố Hồ Chí Minh. Quận có dân số đông, người dân
lao động cần cù, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đông đảo; Đảng bộ lãnh đạo
năng động, sáng tạo; giàu tiềm năng phát triển kinh tế và sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp (CN - TTCN) với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú đa dạng.
Đây là thế mạnh nổi bật để phát huy nội lực của Quận.
Hơn 20 năm qua, nhất là thời kỳ 10 năm đổi mới (1986 - 1995), dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng bộ Quận 11 đã vận dụng đường lối
đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà nước, các Nghị quyết của Thành ủy sát hợp với
tình hình địa phương, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp và đã khơi dậy mọi tiềm năng,
phát huy các thế mạnh nên đã đẩy kinh tế CN - TTCN của Quận phát triển với những
thành tựu to lớn. Thành tựu đó đã góp phần qu...
73 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của đảng bộ thành phố, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của
Đảng bộ Thành phố
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Quận 11 là một trong những quận nội thành có vị trí quan trọng về mọi mặt của
Thành phố Hồ Chí Minh. Quận có dân số đông, người dân
lao động cần cù, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đông đảo; Đảng bộ lãnh đạo
năng động, sáng tạo; giàu tiềm năng phát triển kinh tế và sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp (CN - TTCN) với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú đa dạng.
Đây là thế mạnh nổi bật để phát huy nội lực của Quận.
Hơn 20 năm qua, nhất là thời kỳ 10 năm đổi mới (1986 - 1995), dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng bộ Quận 11 đã vận dụng đường lối
đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà nước, các Nghị quyết của Thành ủy sát hợp với
tình hình địa phương, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp và đã khơi dậy mọi tiềm năng,
phát huy các thế mạnh nên đã đẩy kinh tế CN - TTCN của Quận phát triển với những
thành tựu to lớn. Thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của
Thành phố trong quá trình triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Hoạt động
kinh tế của Quận 11 dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, đã giúp cho quận trở
thành một trong những quận tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển kinh
tế và sản xuất CN - TTCN.
Do vậy, nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, trực tiếp là của
Đảng bộ Quận 11 trong lĩnh vực phát triển CN - TTCN trên địa bàn Quận 11 là cần
thiết. Bởi lẽ điều đó sẽ góp phần khẳng định sự đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng, đồng thời có thêm căn cứ thực tiễn giúp cho Đảng bộ Thành phố hoạch định
các chủ trương đẩy mạnh hoạt động kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề này đã được Đảng bộ Thành phố, Đảng bộ Quận, các cấp, các ngành kinh
tế địa phương bước đầu tổng kết trong các báo cáo hàng năm và báo cáo ở các kỳ Đại
hội Đảng bộ Quận 11 trước đổi mới và từ đổi mới đến 1995, như các báo cáo Đại hội
Đảng bộ lần I (7-1977), lần II (11-1979), lần III (5-1983), lần IV (10, 1986), lần V (6-
1989), lần VI (11-1991)... Các báo cáo đó đã nêu lên quan điểm chỉ đạo của Đảng,
tổng kết số liệu nhưng chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và đánh giá đầy đủ
suốt cả quá trình 10 năm đổi mới (1986 - 1995). Đề tài chưa có ai nghiên cứu và thể
hiện dưới hình thức công trình khoa học. Đi sâu tìm hiểu về sự lãnh đạo của Đảng bộ
địa phương đối với sự phát triển kinh tế CN - TTCN trên địa bàn Quận, đề tài vừa có
giá trị khoa học là góp phần tổng kết lịch sử đổi mới ở địa phương, vừa mang ý nghĩa
lý luận và thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ lịch sử,
chuyên ngành lịch sử Đảng, hy vọng đóng góp hữu ích cho việc tổng kết thực tiễn thời
kỳ đầu đổi mới phát triển kinh tế - xã hội ở Quận 11 và Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Quận
11 trong việc vận dụng, cụ thể hóa đường lối phát triển kinh tế của Đảng để phát triển
sản xuất CN - TTCN của địa phương; đánh giá thành tựu và yếu kém trong việc tổ chức,
lãnh đạo phát triển kinh tế CN - TTCN theo đường lối đổi mới của Đảng bộ Quận 11.
Nhiệm vụ chủ yếu của luận văn là trình bày một cách hệ thống quá trình đề ra
các chủ trương, biện pháp, sự chỉ đạo của Đảng bộ Quận 11 đối với sự phát triển CN -
TTCN của Quận trong thời kỳ 1986 - 1995; những thành công, hạn chế, ý nghĩa và bài
học, kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển một ngành kinh tế mũi nhọn của
một quận thuộc thành phố lớn có tiềm năng kinh tế hàng đầu trong cả nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Quận 11 cả về
chủ trương và biện pháp nhằm phát triển CN - TTCN trong giai đoạn lịch sử 1986 -
1995. Sự nghiên cứu, trình bày trong luận văn các hoạt động lãnh đạo kinh tế của Đảng
bộ trước giai đoạn lịch sử đó là nhằm mục đích so sánh làm nổi bật vai trò lãnh đạo
của Đảng bộ và thành tựu kinh tế của Quận trong 10 năm đổi mới.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lênin, quan điểm của Đảng ta, luận văn trình bày, phân tích quá trình lãnh đạo
của Đảng bộ Quận 11 trong sự biến đổi của lĩnh vực CN - TTCN Quận 11 theo đường
lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Từ đó làm rõ và nêu bật vai trò lãnh đạo năng
động, sáng tạo của Đảng bộ trong lĩnh vực hoạt động kinh tế ở địa phương.
Nguồn tài liệu chính mà luận văn sử dụng là các Văn kiện của Đại hội Đảng
toàn quốc; các Nghị quyết đại hội và hội nghị Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh; các
Nghị quyết đại hội và hội nghị Đảng bộ Quận 11 từ sau khi miền Nam hoàn toàn giải
phóng, nhất là từ năm 1986 - 1995.
Những báo cáo, tài liệu liên quan đến nội dung luận văn hiện lưu giữ ở ủy ban nhân
dân Quận và ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; các ban ngành của Quận 11, Cục
thống kê Thành phố và nhiều tài liệu liên quan khác.
Các dữ kiện, số liệu thu thập qua khảo sát thực tế sản xuất CN - TTCN tại địa bàn
Quận 11.
Nguồn tài liệu được lập trong danh mục tư liệu tham khảo tỷ mỉ, cụ thể, theo
đúng trật tự qui định.
Luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử và logic, phương pháp so sánh,
phương pháp tập hợp, thống kê số liệu, dữ kiện trong thực hiện mục tiêu, kế hoạch
kinh tế của Quận 11 để nghiên cứu trình bày, phân tích chủ trương, biện pháp trong
các Nghị quyết Đảng bộ.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn tập hợp, hệ thống đầy đủ những văn kiện, Nghị quyết quan trọng của
Đảng bộ địa phương trước và trong 10 năm đổi mới; thống kê các số liệu phong phú, khá
chính xác có giá trị nghiên cứu, phân tích làm rõ và nêu bật sự lãnh đạo của Đảng bộ Quận
11 trong việc phát triển CN - TTCN của Quận 11, một quận có những nét đặc thù, những
thế mạnh quan trọng trong hoạt động kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn rút ra
các bài học và một số kinh nghiệm quý của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo địa
phương phát triển CN - TTCN. Đồng thời, luận văn đề cập một số kiến nghị, giải pháp
nhằm đẩy mạnh sản xuất, phát triển CN-TTCN trên địa bàn Quận. Những bài học kinh
nghiệm, kiến nghị, giải pháp này có giá trị vận dụng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
Quận trong giai đoạn sau đó và hiện nay.
Luận văn đóng góp tư liệu cho việc tuyên truyền giáo dục truyền thống của
Đảng bộ, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ Quận11 trong thời kỳ 10 năm đổi
mới.
Đề tài là một vấn đề lịch sử Đảng bộ địa phương, nhưng có liên quan mật thiết
với Trung ương và cả nước. Quá trình diễn tiến của vấn đề tuy đã đi qua lịch sử, nhưng
vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay và mãi mãi về sau với sự tồn tại, phát triển đi lên
của nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, luận văn mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, và
có những hạn chế nhất định. Tác giả luận văn xin sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến đóng
góp để đề tài được tiếp tục nghiên cứu, mở rộng và hoàn thiện hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
TìNH HìNH, ĐặC ĐIểM QUậN 11 DƯớI Sự LãNH ĐạO
CủA ĐảNG SAU 10 NĂM thành phố GIảI PHóNG
Tìm hiểu, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Quận 11 về phát triển CN -
TTCN thời kỳ 1986 - 1995, cần thiết phải đề cập một số tình hình, đặc điểm của Quận
sau 10 năm kể từ ngày Thành phố Hồ Chí Minh được giải phóng trên các mặt vị trí địa
lý, tổ chức hành chính, trình độ kinh tế, cộng đồng dân cư để thấy rõ những khó khăn,
thuận lợi cơ bản của Quận.
1.1. Vị TRí ĐịA Lý - Tổ CHứC HàNH CHíNH - DÂN Số
* Vị trí địa lý:
Quận 11 nằm về phía Tây - Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm
thành phố 6 km; là cửa ngõ thông thương giữa nội thành và vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Quận nằm giữa 10038’ đến 10010’ vĩ bắc, 106022’ - 106054’ kinh đông: Phía
Tây Bắc giáp quận Tân Bình được giới hạn bởi kênh Tân Hóa, đường Âu Cơ, đường
Nguyễn Thị Nhỏ và đường Thiên Phước. Phía Đông giáp Quận 10, được phân cách
bằng đường Lý Thường Kiệt. Phía Nam giáp Quận 5 và 6, được giới hạn bởi đường
Nguyễn Chí Thanh và đường Hùng Vương. Như vậy, Quận 11 có vị trí quan trọng nằm
giữa các Quận 5, 6, Tân Bình và Quận 10, là những quận có tiềm năng kinh tế, văn hóa
và nhiều mặt khác.
Quận 11 có diện tích tự nhiên là 5 km2 chiếm 0,25% diện tích đất đai thành phố
và 3,5% đất đai của nội thành, là một quận có đất đai thuộc loại nhỏ so với các quận
khác trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Phù hợp với tình hình địa lý và mối
quan hệ kinh tế của từng khu vực hành chính, Quận 11được phân chia thành 16
phường. Khu trung tâm quận nằm ở đường Bình Thới nơi tập trung các cơ quan Đảng,
chính quyền, đoàn thể của Quận. Ngoài ra trong địa bàn Quận còn các khu trung tâm
khác như trung tâm công nghiệp Phú Thọ; khu du lịch văn hóa Đầm Sen, khu liên hiệp
thể thao Phú Thọ, khu thương mại dịch vụ đường 3/2.
Theo báo cáo của Quận ủy và UBND Quận, tới năm 1995, dân số Quận 11 có:
252.699 người, trong đó người Hoa 110.083 người chiếm 43,56% số dân toàn Quận.
Mật độ dân số Quận 11 khá đông đúc: 51.044/km2; số dân trong độ tuổi lao
động đạt tới 150.858 người chiếm 59,7% số dân toàn Quận, có khả năng góp phần đáp
ứng nhu cầu về nguồn lực lao động cho quận và thành phố.
Xét về các yếu tố nguồn gốc cư dân, nghề nghiệp, địa hình và trình độ phát triển
kinh tế, Quận 11 được chia thành 4 khu dân cư cư trú tập trung có những đặc điểm
khác nhau.
Khu vực 1: Khu vực được đô thị hóa nhanh nhất tập trung dân cư bao quanh
chợ Phó Cơ Điều (gồm các phường 4, 6, 7 ngày nay). Đây là khu cư trú sớm nhất của
đồng bào từ các nơi tập trung về thành phố. Dần dần về sau khi đô thị mở rộng, các
ngành nghề phát triển, nhiều xưởng thủ công ra đời ở đây thì số lượng dân cư khu này
tăng lên nhanh chóng.
Đặc biệt nơi đây đã hình thành cơ sở Đảng, các tổ chức cách mạng của quần
chúng và các phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng sớm phát triển sôi nổi
và mạnh mẽ nhất.
Khu vực 2: Khu vực tập trung dân cư ở phường Phú Thọ cũ và quanh nghĩa địa
Quảng Đông (gồm có các phường 8, 11, 12, 13 ngày nay) với mật độ dân cư rải rộng
tương đối đều trên toàn địa bàn. Khu vực này về địa giới so với qui định trên bàn đồ
thời Pháp thuộc tới nay thì tương đối ít thay đổi nhất. Đến ngày nay, dấu vết cổ xưa
vẫn còn tồn tại trên sự phân bổ đường sá, kiến trúc nhà cửa, nghĩa địa và các chùa
chiền.
Khu vực 3: Là khu vực đồn cây Mai, thuộc xóm Phú Giáo cũ (gồm các phường
2, 16 ngày nay). Đây là vùng cửa ngõ vào Thành phố tập trung bến xe, người qua lại
nên việc quản lý phức tạp hơn.
Khu vực 4: Là khu vực ven hoang hóa với các phường Phú Hòa, Cầu Tre cũ...
(gồm các phường 1, 3, 5, 9, 10, 14 ngày nay) có nhiều ruộng đất, giáo xứ, nghĩa địa,
chùa chiền.
Nhìn bao quát về địa lý, dân cư hiện nay, Quận 11 là quận nhỏ, nhưng dân số
đông, phân bổ cư dân và trình độ phát triển kinh tế không đồng đều. Đặc điểm đó có
nguồn gốc từ quá trình hình thành và phát triển của Quận.
* Vài nét lịch sử hình thành Quận 11:
Quận 11 vốn là vùng đất sình lầy, được khai phá từ thế kỷ XVIII. Theo tư liệu lịch sử
cho thấy Quận 11 nằm trong các chiến lũy Hòa Phong, Báu Tích, sau này là một phần
của đại đồn Kỳ Hòa do Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Hiệp xây dựng trong những
ngày đánh Pháp xâm luợc đầu tiên của nhân dân Nam Bộ.
Trước khi thực dân Pháp đánh chiếm vùng Sài Gòn - Gia Định (1859) một bộ
phận nhân dân ta, phần đông là người Kinh và một số lớn người Hoa di cư vào nước ta
làm ăn buôn bán đã đến sinh sống lập nghiệp tại đây với làng mạc dân ấp, dân lân.
Trải ngót một thế kỷ dưới chế độ cai trị thuộc địa của Pháp, cùng với Sài Gòn,
Gia Định và toàn xứ Nam Kỳ, vùng này có những biến đổi. Quá trình hình thành các
khu dân cư của Quận 11 gắn liền với quá trình biến đổi, khai thác thiên nhiên để phát
triển sản xuất, đồng thời gắn liền với quá trình hòa nhập của đồng bào người Hoa vào
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó là quá trình hòa nhập cùng lao động sản xuất,
tham gia tổ chức các phong trào cách mạng đánh đổ bọn thực dân đế quốc dưới sự lãnh
đạo của Đảng ta. Đại bộ phận đồng bào người Hoa là những người lao động từng gắn
bó mật thiết với nhân dân lao động Quận 11. Đồng bào người Hoa đã từng đứng lên
chiến đấu dưới ngọn cờ yêu nước chống Pháp của nhân dân ta; tích cực chống đế quốc,
phong kiến, đoàn kết chặt chẽ và hòa hợp mối quan hệ tình cảm thân thiết với người
Việt từ lâu đời và đùm bọc lẫn nhau với đồng bào lao động người Việt suốt từ năm
1930 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Sau năm 1954 dưới chế độ Mỹ - Diệm, tại Quận 11 bố trí thêm các khu dân cư
như: Phú Bình cho đồng bào miền Bắc di cư vào ở. Khu cư xá Lữ Gia, Lê Đại Hành
cho sĩ quan, công chức chế độ cũ về sống.
Trước năm 1958, Quận 11 thuộc địa phận của Quận 4 và Quận 7. Những năm
này tại các khu vực thuộc phường 12, 13 ngày nay đã xây dựng một số nhà gạch.
Đường Lục Tỉnh được nâng cấp trải nhựa, các khu vực khác như đường Lò Siêu,
đường A6 Xóm Đất vẫn còn là nhà lá đơn sơ. Các khu vực thuộc phường 1, 3, 5, 14
ngày nay, trước kia là vùng đất đầm lầy. Sau đó nhân dân khai phá làm thành những
khu vực trồng rau cải với những con rạch chạy dọc theo đường Dương Công Trừng.
Khu vực thuộc phường 5 và phường 14 ngày nay, trước kia là vùng trồng hoa lài, sở
rác và sân vận động. Năm 1964, linh mục Phạm Ngọc Biểu lập giáo xứ Phú Bình, sửa
sang các trại gia binh thành phố sá để bán lại cho những người lao động làm nghề dệt
vải, thuộc da, thủy tinh.
Năm 1959 Quận 11 thuộc về một phần đất của Quận 5 và Quận 6, lúc đó các
con đường lớn và nhà cửa của đồng bào được xây dựng lại, dân cư tập trung đông đảo
dọc các con đường lớn như đường Phú Thọ, đường Lò Siêu, đường A6, đường Trần
Quốc Toản, đường Quân Sự, đường Dương Công Trừng, đường Trần Hoàng Quân,
đường Lê Đại Hành, đường Lữ Gia, đường Nguyễn Văn Thoại, đường Phó Cơ Điều,
đường Tôn Thọ Tường, đường Thuận Kiều, đường Hương Lộ 14...
Đến ngày 1-7-1969, chính quyền Sài Gòn đã ký nghị định thành lập Quận 11
trên cơ sở tách 6 phường thuộc Quận 5 và Quận 6 gồm các phường: phường Cầu Tre, Phú
Thọ, Bình Thới, Phú Thạnh, Bình Thạnh, Phú Hòa, sáp nhập lại với mục đích chính là
tạo một đơn vị hành chính, quân sự dùng làm "lá chắn" để bảo vệ cửa ngõ phía Tây
Nam Sài Gòn.
Quận 11 là quận có thế mạnh về sản xuất CN - TTCN so với các quận huyện
khác của Thành phố. Đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật khá (chiếm 34%), riêng
khu vực tiểu thủ công nghiệp có trên 4000 lao động có tay nghề từ 10 năm trở lên,
3.600 cơ sở sản xuất lớn nhỏ tập trung vào các ngành chế tạo và sửa chữa thiết bị máy
móc, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, da, may mặc, in
ấn... và trên 42 nhà máy Trung ương đóng trên địa bàn Quận 11 (theo số liệu chi cục
Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến năm 1986).
1.2. MộT Số KINH NGHIệM LãNH ĐạO XÂY DựNG Và PHáT TRIểN
KINH Tế - Xã HộI của Đảng bộ Quận 11 (1975 - 1985)
1.2.1. Thời kỳ 1975 - 1980
Đại hội IV của Đảng cộng sản Việt Nam (12-1976) xác định đường lối chung về
xây dựng chủ nghĩa xã hội và đường lối xây dựng kinh tế thời kỳ 1976 - 1980. Nội
dung cơ bản về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta được Đảng xác định "Đẩy
mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ".
"Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ" [14, 29-30].
Về nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất cũ ở miền Nam, Nghị quyết Đại hội IV
chỉ rõ: "Xóa bỏ triệt để quyền chiếm hữu phong kiến về ruộng đất và những tàn tích
bóc lột phong kiến, quốc hữu hóa những cơ sở công thương nghiệp của tư sản mại
bản... tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư bản tư doanh, đối với nông nghiệp,
thủ CN - TTCN...".
Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những thành phần này là: "Sử dụng,
hạn chế và cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh chủ yếu bằng hình thức công tư hợp
doanh..., cải tạo thủ CN - TTCN bằng con đường hợp tác hóa là chủ yếu và bằng các
hình thức khác. Phải bằng mọi cách để: "Xây dựng kinh tế quốc doanh lớn mạnh
nhanh chóng, chiếm ưu thế trong sản xuất, lưu thông, phân phối..." [14, 51-52].
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cùng với
cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chấp
hành, vận dụng và cụ thể hóa nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của
Đảng cộng sản Việt Nam, Đại hội lần I của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (tháng
4-1977) đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm tạo điều kiện và
mở đường cho sản xuất phát triển theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ổn
định và cải thiện đời sống nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thành
phố đã bắt tay vào công cuộc duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội, cải tạo xã hội chủ
nghĩa nhằm chuyển từ thành phố tiêu thụ sang thành phố sản xuất, từ kinh tế phục vụ
chiến tranh và hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài sang xây dựng nền kinh tế độc lập,
phục vụ dân sinh và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến tranh đã chấm dứt, hòa bình được lập lại, nhân dân Thành phố trong đó
có Quận 11 phấn khởi bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Hầu hết các cơ sở vật chất
kỹ thuật của ngành công nghiệp vẫn được bảo toàn nguyên vẹn sau chiến tranh, đây là
tài sản quan trọng mà Thành phố tiếp thu được để phát triển. Song chiến tranh và chủ
nghĩa thực dân mới để lại cho Thành phố những hậu quả nghiêm trọng. Thành phố đã
có một nền công nghiệp nhưng chủ yếu là công nghiệp chế biến, dựa vào nguyên liệu,
vật liệu nước ngoài, một bộ phận khá đông dân cư sống dựa vào chiến tranh và "viện
trợ" với mức sống vượt quá khả năng của nền sản xuất trong nước.
Trong thời kỳ 1976 - 1980, Đảng bộ Thành phố chủ trương cải tạo nền kinh tế
theo hướng XHCN nhưng phải đảm bảo cho sản xuất phát triển và không ngừng cải
thiện đời sống nhân dân. Cùng với cải tạo là phân bố lại lực lượng lao động sản xuất,
tiến hành sắp xếp, tổ chức lại các ngành sản xuất, lưu thông phân phối theo hướng sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa, phát triển mạnh lực lượng kinh tế quốc doanh, công tư hợp
doanh và hợp tác xã làm cho lực lượng này nhanh chóng chiếm ưu thế trong sản xuất
và trong lưu thông phân phối. Thành phố phấn đấu đến cuối năm 1980 các thành phần
kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã thực sự đóng vai trò chủ đạo,
hướng dẫn các thành phần kinh tế khác, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phải nắm trọn
buôn bán và chiếm phần lớn bán lẻ, có khả năng chi phối, điều khiển được thị trường
và chuyển phần lớn tiểu thương sang sản xuất.
Sau khi các lực lượng cách mạng đập tan bộ máy thống trị của bọn ngụy quyền,
chính quyền cách mạng được thiết lập dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quận đã nhanh
chóng tổ chức, sản xuất, xây dựng đời sống kinh tế - xã hội. Nhân dân Quận 11 phấn
khởi bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời sống, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Căn cứ Nghị quyết Đại hội lần thứ IV (12-1976) của Đảng, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ lần thứ I của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (4-1977) và tình hình đặc
điểm của Quận 11, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 11 lần thứ I (7-1977) đề ra
nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể: Tập trung cao lực lượng cải tạo quan hệ sản xuất phi xã hội
chủ nghĩa, ra sức khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống của
nhân dân, đẩy mạnh cách mạng tư tưởng - văn hóa - xã hội, xây dựng kiện toàn chính
quyền nhân dân ở quận, phường, ra sức củng cố xây dựng Đảng vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, tổ chức đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài.
Một trong những mục tiêu quan trọng của Quận được Đại hội Đảng bộ chỉ rõ:
Tập trung cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ
nghĩa, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân
dân lao động theo phương hướng cải tạo và xây dựng kinh tế của Thành phố. Kết hợp
chặt chẽ việc khôi phục và phát triển sản xuất với việc cải tạo các thành phần kinh tế
phi xã hội chủ nghĩa, ra sức phát huy năng lực hiện có của các ngành CN - TTCN và
công nghiệp... cải tiến công tác quản lý kinh tế, nhằm tổ chức lại sản xuất theo đúng
hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, giải quyết căn bản nạn thất nghiệp tạo đủ công ăn
việc làm cho nhân dân lao động, tăng cường sức lao động, ổn định và bước đầu cải
thiện đời sống cho nhân dân.
Mục tiêu đó xuất phát từ thực trạng nền kinh tế và đời sống của nhân dân lao
động Quận 11 sau chiến tranh có khó khăn trên nhiều mặt. Tình trạng kinh tế què quặt,
sản xuất không phát triển, đời sống đồng bào nghèo đói. Sau giải phóng Quận 11 có
4000 cơ sở sản xuất lớn nhỏ với trên 21.000 công nhân và thợ thủ công (tập trung ở
các ngành chế tạo và sửa chữa thiết bị máy móc, hóa chất, vật liệu xây dựng...), nhưng
đa số thiếu nguyên liệu, công nhân không có việc làm.
Trước giải phóng, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chỉ hoạt động 40%; năm
1974 có hơn 300 máy dệt ở phường Phú Hòa, hơn 100 máy dệt ở phường Phú Thạnh
phải xếp lại. Toàn Quận có khoảng 34.000 hộ trong đó có 12.000 sống trực tiếp bằng
lao động sản xuất, 11.000 công thương nghiệp tư bản tư doanh, 9000 sống bằng các
ngành không cơ bản, 2.000 hộ hành chính sự nghiệp. Tổng số dân trong Quận có trên
237.000 người, có hơn 1/5 dân số phi sản xuất, có khoảng 22.000 người thất nghiệp.
Chế độ cũ đã để lại trên địa bàn Quận một nền văn hóa, xã hội với nhiều tệ nạn
xã hội: du đãng, trộm cắp và các tệ nạn xã hội khác. Trên một diện tích hẹp, đã có trên
230 quán cóc, bia ôm, hai nghĩa địa Quảng Đông - Phú Thọ là nơi tụ tập của bọn tội
phạm hình sự; có gần 200 người bị bệnh cùi sống lay lắt tại đây, những tập tục lạc hậu,
mê tín dị đoan... đã trở thành tệ nạn xã hội phổ biến tại đây.
Quận ủy Quận 11 đã chú ý trước tiên tiến hành sắp xếp tổ chức lại các ngành
CN - TTCN, khôi phục lại sản xuất với bước đi và hình thức thích hợp, khuyến khích,
khôi phục và quản lý chắc các ngành nghề truyền thống của Quận. Trong 2 năm 1977 -
1978, Quận đã tăng giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp lên 25 triệu đồng thu hút
trên 7.500 lao động.
Đầu năm 1978, Quận 11 thành lập được 120 tổ sản xuất tập thể, thu hút được
4.869 lao động, xây dựng được 3 hợp tác xã sản xuất với 385 xã viên, hướng dẫn và tổ
chức sản xuất 365 cơ sở với 7.786 lao động (chiếm 47% lao động). Quận còn chủ
trương vận động các nhà trung, tiểu thương chuyển sang sản xuất, thành lập các xí
nghiệp hoạt động dưới sự hướng dẫn kiểm soát của Nhà nước, nhiều ngành nghề mới
phục vụ cho xuất khẩu như thảm đay, sơn mài, mành trúc... ra đời, tổ chức 3 lớp dạy
thêu tay xuất khẩu (200 học viên). Quận ủy còn chú trọng, khuyến khích thành lập các
tổ sản xuất tập thể sản xuất gia công cho Nhà nước, phát triển thêm nhiều mặt hàng
mới, cấp giấy phép hành nghề cho 1.446 cơ sở sản xuất cá thể.
Công tác cải tạo tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song việc xây dựng
các ngành còn chậm so với yêu cầu kế hoạch. Ngành giao thông vận tải, nhà đất gần
như mới bắt đầu, vì do điều kiện cơ sở vật chất của Quận còn nhiều khó khăn.
Nhìn chung đến cuối năm 1978, Quận 11 đã nâng lên tổng số 2879 cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp trong đó có 14 hợp tác xã và 184 tổ sản xuất tập thể, 2.691
tư nhân cá thể. Cơ sở mới khôi phục là 64, phát triển mới là 22 chủ yếu các cơ sở sản
xuất các mặt hàng xuất khẩu, tổng giá trị thực hiện được là 52.580.000 đ vượt 110%
chỉ tiêu kế hoạch của Đại hội Đảng bộ Quận.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước 1976 - 1980, sau hai năm tổ chức
sắp xếp lại sản xuất, tiến hành cải tạo kinh tế - xã hội, nền kinh tế Thành phố nói
chung và nền kinh tế Quận 11 nói riêng gặp nhiều khó khăn và thách thức mới. Sản
xuất tiểu thủ công nghiệp bị đình đốn. Nhà nước không có hàng và không có tiền, giá
cả biến động, thiên tai, chiến tranh biên giới... Mặt khác, do ảnh hưởng của chiến dịch
"nạn Kiều" và các hình thức chiến tranh tâm lý làm cho một số người Hoa đăng ký
hoặc bỏ trốn đi ra nước ngoài. Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh biến
động mạnh. Tình hình đó khiến hàng trăm cơ sở sản xuất ở khu vực Chợ Lớn trong đó
có Quận 11 bị ngừng trệ.
Sau 3 năm, kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa thể có ngay được một nền tảng công
nghiệp với một cơ sở hợp lý. Công nghiệp đó lại chưa được đảm bảo về nguyên liệu và
năng lượng. Cơ cấu kinh tế của Thành phố đã què quặt lại bị tâm lý thói quen sản xuất
nhỏ, xé lẻ, phân tán, chia cắt...; cộng thêm sự non kém trong quản lý kinh tế, biểu hiện
nóng vội, tính toán giản đơn trong cải tạo xã hội chủ nghĩa... làm cho sự mất cân đối
đã gay gắt, càng gay gắt hơn. Tất cả tình hình đó làm ảnh hưởng đến toàn xã hội mà
nhất là khu vực làm công ăn lương. Nhiều xí nghiệp công nhân phải nghỉ việc và
hưởng 70% lương nhà nước. Trước tình hình gay gắt đó, Nghị quyết Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng lần 6 (khóa IV) tháng 9 năm 1979 đến với Đảng bộ và
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Đảng bộ và nhân dân Quận 11, Nghị quyết
đó mở ra những hướng mới để "bung ra" cho kinh tế phát triển. Chính sự chuyển
hướng chính sách kinh tế từ Trung ương đã vạch ra phương hướng đúng giải phóng sức
sản xuất, xoay chuyển tình thế, đưa nền kinh tế đi lên, ổn định lại trật tự kinh tế có lợi
cho chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 11 lần thứ 1, vận dụng tinh thần
Nghị quyết 6 của Trung ương (khóa IV), Đảng bộ Quận đã có biện pháp tổ chức lại
sản xuất, làm cho sản xuất phát triển, đời sống vật chất của nhân dân được ổn định.
Đảng bộ coi đây là nhiệm vụ trung tâm cơ bản nhất. Vì vậy, đến cuối năm 1979, Quận
đã cải tạo được 24 xí nghiệp tư nhân (qui mô nhỏ) thành xí nghiệp quốc doanh do
Quận quản lý, xây dựng được 114 hợp tác xã sản xuất và 249 tổ sản xuất. Đến năm
1980 toàn Quận có 3.543 cơ sở sản xuất trong đó có 252 tổ sản xuất, 3.250 hộ tư nhân
và cá thể với 22.982 lao động (lao động khu vực tập thể chiếm tỷ lệ 50%), giá trị hàng
hóa khu vực tập thể không ngừng tăng lên. Trong năm 1979 đạt được 128 triệu đồng,
hàng xuất khẩu đạt 78% kế hoạch. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã từng bước
được xây dựng và phát huy tác dụng, từng bước quản lý chặt chẽ lực lượng lao động,
máy móc, vật tư hàng hóa; từng bước đưa đưa sản xuất đi vào kế hoạch và hoạch toán
kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
1.2.2. Thời kỳ 1981 - 1985
Báo cáo chính trị Đại hội V chỉ rõ: "ổn định dần dần, tiến lên cải thiện một
bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân"... "Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu
dùng và xuất khẩu, đồng thời tăng thêm trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác
và chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của công nghiệp nặng trong chặng
đường tiếp theo...".
Trong chặng đường trước mắt, tất yếu phải tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật thì mới đáp ứng yêu cầu của kinh tế và đời sống trước mắt, đồng thời chuẩn bị
cho sự phát triển mạnh mẽ hơn ở chặng tiếp theo. Trong điều kiện nguồn vốn có hạn,
việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phải coi trọng phát triển chiều sâu, tức là cải
tạo sắp xếp lại, bổ sung mở rộng, nâng cao để khai thác tốt năng lực sẵn có, đồng thời
tiếp tục phát triển theo chiều rộng, tức là xây dựng mới có trọng điểm.
Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật theo chiều sâu và chiều rộng đều phải tập
trung vào việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tăng năng lực sản xuất
hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu tạo thêm nguồn nguyên liệu và năng lượng, phát triển
và nâng cao kết cấu hạ tầng, chủ yếu là tăng thêm năng lực giao thông vận tải, đồng
thời cũng phải đáp ứng nhu cầu về công cụ thường, công cụ cải tiến, một số thiết bị
máy móc vừa và nhỏ cho các ngành kinh tế, trước hết là các ngành trọng điểm. "Trong
5 năm 1981 - 1985 và những năm 80 cần tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành
công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và
công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông - nghiệp hợp lý, đó là nội dung chính
của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt..." [16, 62-63] Đây
là nhận thức mới của Đảng trong việc giải quyết các mối quan hệ trong nội dung công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước những năm 1981 - 1982, Thành phố
Hồ Chí Minh đã tăng nhanh tốc độ phát triển công nghiệp. Báo cáo của Đảng bộ
Thành phố tại Đại hội lần thứ III (2-1982) đã khẳng định: Năm 1981 so với năm 1980
tăng 26%, năm 1982 so với năm 1981 tăng 43,5%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm
của công nghiệp và công tư hợp doanh Thành phố tăng 30,5%. Tiểu thủ công nghiệp tăng
61,5%. Năm 1983, tốc độ phát triển công nghiệp Thành phố có biểu hiện chậm lại;
những năm 1983 - 1985, tốc độ phát triển bình quân của công nghiệp Thành phố là
14,9%. Tiểu công nghiệp Thành phố tiếp tục phát triển thu hút được nhiều lao động,
sản xuất được nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú.
Trong bối cảnh đó, thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về phân phối lưu
thông, cải tiến một số cơ chế chính sách, Nghị quyết số 9/TU của Thành ủy, Đảng bộ
Quận 11 đã quan tâm đối với nhiệm vụ lãnh đạo đẩy mạnh sản xuất, ổn định và cải
thiện đời sống nhân dân lao động và coi đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng
bộ trong điều kiện Đảng cầm quyền. Theo chủ trương của Đảng bộ Thành phố, Đảng
bộ, chính quyền Quận tiến hành một số biện pháp có hiệu quả và kịp thời tháo gỡ khó
khăn của sản xuất CN - TTCN (như thiếu vật tư, nguyên liệu, điện, tiền mặt...). Công
tác quản lý sản xuất công nghiệp ngày càng tốt hơn. Tình hình chính trị, trật tự trong
người Hoa, sau vụ "nạn Kiều" năm 1978 dần dần ổn định hơn. Do đó sản xuất CN -
TTCN 3 năm 1980 - 1982 chẳng những có bước ổn định mà còn phát triển tương đối
nhanh. Tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 39%, riêng năm 1982 tăng 78%, giá
trị sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm do
Thành phố giao, vượt kế hoạch do Đại hội Đảng bộ Quận lần II (11-1979) đề ra (từ
189,9 triệu đồng của năm 1979, năm 1982 thực hiện được 477 triệu đồng), giá trị sản
lượng xuất khẩu tăng, nhất là năm 1982 sản lượng giao nộp cho Thành phố hàng năm
đều tăng. Qua đó đã góp phần đẩy mạnh sản xuất
CN - TTCN Thành phố, làm tăng hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, huy động sử dụng
khoảng 55% năng lực sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào sản xuất (cả tay nghề, lao
động và máy móc thiết bị), làm ra nhiều mặt hàng đa dạng (từ 340 mặt hàng năm 1979
đến năm 1982 có 836 mặt hàng). Đặc biệt là giải quyết công ăn, việc làm cho người
lao động, giúp cho một bộ phận quan trọng nhân dân lao động có việc làm tương đối
ổn định (trong
3 năm 1980 - 1982 giải quyết được 15.611 lao động có việc làm, trong đó khu vực sản
xuất tiểu thủ công nghiệp thu hút 8000 lao động), từ đó góp phần ổn định đời sống
nhân dân trong quận. Điều đáng chú ý, số lao động từ chỗ không có tay nghề hoặc
nghề nghiệp còn yếu, đã có tay nghề khá và giỏi. Một số công nhân kỹ thuật có trình
độ, khuôn mẫu, tự chế máy móc, thiết bị phụ tùng, cả một số thiết bị phụ tùng trước
đây phải nhập ngoại. Đây là một vốn rất quí của sản xuất CN-TTCN Quận 11.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội V của Đảng (3-1982), sự lãnh đạo chặt
chẽ của Thành ủy, Đảng bộ Quận 11 tiến hành Đại hội lần thứ III (5-1983). Đại hội
Đảng bộ đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ chung từ 1983 - 1985 cho toàn Quận:
"Đẩy mạnh cải tạo và phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh về sản xuất công nghiệp và
thủ công nghiệp trên địa bàn Quận, phát triển thêm mặt hàng mới kết hợp với qui
hoạch và sắp xếp lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quản lý nắm
nguồn hàng, đặc biệt tập trung sức hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
công nghiệp và thủ công nghiệp và các ngành kinh tế khác" [12, 34].
Bước vào năm 1983, tình hình chung của Quận vẫn còn nhiều khó khăn, về
nguyên vật liệu, năng lượng, giá cả thị trường, cơ chế quản lý còn nhiều ràng buộc.
Với chủ trương đúng của Thành ủy sau khi có Nghị quyết 01 của Bộ chính trị về công
tác của Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ III,
Đảng bộ và nhân dân Quận 11 đã quyết tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước
năm 1983.
Trong năm 1983, theo báo cáo của Quận ủy, UBND Quận thì sản xuất CN - TTCN
của Quận đã đạt được 101,03% kế hoạch Thành phố giao. Riêng các xí nghiệp quốc doanh
của Quận đã vượt 1,8% kế hoạch năm 1983; 2 trong 3 xí nghiệp quốc doanh của Quận
(Thủy tinh Tiền Phong, Nhựa Phú Thọ) đã đi vào nề nếp và ổn định hơn. Vai trò của
phường được phát huy ngày càng cao và có hiệu quả hơn trong việc phối hợp với ngành
kinh tế do Quận quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phường. Trên cơ
sở sản xuất phát triển, Quận đã giải quyết công ăn việc làm cho 5.834 lao động đạt
98,5% kế hoạch (khu vực tiểu thủ công nghiệp có 2.541 lao động).
Tiếp tục quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Thành ủy, Nghị quyết của
Đảng bộ Quận, Quận ủy đã đề ra chương trình công tác năm 1984 bám sát những yêu
cầu phương hướng, nhiệm vụ chính trị mà Đại
hội III Đảng bộ Quận đề ra.
Trong 6 tháng đầu năm 1984, trên lĩnh vực sản suất CN - TTCN đã thực hiện
được giá trị sản lượng 227,48 triệu đồng đạt 43,75% kế hoạch năm. Việc giao nộp sản
phẩm và chất lượng sản phẩm có đảm bảo hơn, giảm được mức sản phẩm tự tiêu.
Riêng công nghiệp 6 tháng đầu năm có sự chuyến biến đáng kể, đã thực hiện đạt 52%
kế hoạch năm. Đạt được những kết quả bước đầu trên là do nỗ lực của toàn Đảng bộ,
của nhân dân lao động Quận 11.
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa được tiến
hành ở một số ngành như dệt, thủy tinh, phụ tùng xe đạp, cao su, vật liệu xây dựng.
Quận đã xây dựng được từ 12 hợp tác xã và 44 tổ hợp (1983) lên 27 hợp tác xã và 296
tổ hợp với 7589 lao động. Chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất CN - TTCN Đến tháng 12-
1984 đã hoàn thành đạt 108% (giá trị sản lượng 524,5 triệu đồng) tăng 15,4% so với
năm 1983 nhất là mặt hàng gia công xuất khẩu đạt 107% kế hoạch (54% năm 1983).
Ngoài 800 mặt hàng cũ, năm 1984 còn phát triển thêm 15 mặt hàng mới, cải
tạo, xây dựng mới được 25 hợp tác xã và 102 tổ sản xuất tập thể, đưa tổng số lên 400
hợp tác xã (2.604 lao động) và 349 tổ sản xuất (6.470 lao động) chiếm 45% lực lượng
lao động trong Quận. Đi đôi với việc xây dựng, Quận ủy còn chú ý đến việc bồi dưỡng
năng lực quản lý dịch vụ và phương thức làm ăn theo hướng xã hội chủ nghĩa cho các
hợp tác xã và tổ sản xuất, đồng thời coi trọng việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng
nòng cốt ở khu vực này. Có một số hợp tác xã đã có chi bộ Đảng, 8 hợp tác xã đã có
chi đoàn, 138 tổ sản xuất có tổ thanh niên, 16 hợp tác xã có chi hội phụ nữ. Tất cả hợp
tác xã, tổ sản xuất đều hoạt động theo phương thức hiệp tác.
Thời kỳ 1981 - 1985 trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ đã
thực hiện đúng đắn đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, nắm vững và phát huy
thế mạnh của Quận về sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Quận ủy đã có nhiều giải pháp
ưu tiên cho các ngành chủ lực, sắp xếp lại các ngành nghề, giải thể những cơ sở làm ăn
không hiệu quả, mạnh dạn cho sản xuất bung ra để phát triển. Đảng bộ Quận đã xác
định sản xuất CN - TTCN là quan trọng hàng đầu, nên đã kịp thời đề ra những chủ
trương cụ thể và tập trung chỉ đạo thực hiện, tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất,
thường xuyên bám sát kiểm tra, thực hiện kế hoạch của cơ sở. Đảng bộ và chính quyền
quận đã quan tâm tạo điều kiện nhất định về vật chất (điện - vật tư), xây dựng khu vực
sản xuất quốc doanh và tập thể trong đó sáng tạo ra mô hình xí nghiệp hợp doanh để
tận dụng được những thế mạnh vào sản xuất là một nỗ lực đáng kể. Việc ưu tiên về
vốn và mặt bằng cho việc sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu, phát huy tính năng động
nhạy bén của cơ sở sản xuất và người lao động đã tạo sự chuyển biến lớn trong hoạt
động sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Chính những thay
đổi đó mà những tiềm năng và óc sáng tạo của người lao động ở Quận 11 được khơi
dậy. Trong 3 năm 1983 - 1985, tiểu thủ công nghiệp ở Quận 11 đã phát triển mạnh.
Sản phẩm của tiểu thủ công nghiệp không chỉ đáp ứng được nhu cầu của Thành phố
mà còn cung cấp cho nhu cầu xuất khẩu. Tổng số vốn tiểu thủ công nghiệp tăng từ 30 -
35% (so với năm 1980) số lượng ngành nghề và chủng loại mặt hàng tăng nhanh, nhiều
ngành nghề truyền thống được khôi phục, nhiều ngành nghề mới được xuất hiện do
yêu cầu của tiêu dùng và xuất khẩu.
Sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp Quận 11 đã góp phần tạo ra nhiều mặt hàng
về kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, tạo điều kiện cải
thiện đời sống chung cho xã hội, củng cố thêm tính ưu việt của nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa, đồng thời trong quá trình phát triển đó cũng làm tăng thêm vị trí chủ đạo của kinh tế
quốc doanh trong Quận.
Trong mười năm sau giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Thành
ủy, Đảng bộ và nhân dân Quận 11 đã đạt được những thành tựu cơ bản sau:
- Thành tựu lớn nhất đạt được trước hết là duy trì phát triển được sản xuất CN -
TTCN trên địa bàn Quận với nhịp độ ngày càng tăng. Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối
với nền sản xuất nhỏ phân tán ngày càng được xác định cùng với việc phát triển sản
xuất, quan hệ sản xuất mới từng bước được xây dựng. Công tác cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh được đẩy mạnh.
- Đời sống nhân dân lao động từng bước được ổn định, cải thiện thêm cơ sở
phát triển sản xuất; lực lượng lao động chủ yếu trong dân cư được bố trí, sắp xếp giải
quyết công ăn việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, lực
lượng vũ trang, các đối tượng chính sách và nhân dân lao động trong quận không
ngừng được chăm lo, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ngày càng được giữ vững.
- Đảng bộ Quận 11 có bước trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng được các yêu
cầu của nhiệm vụ cách mạng. Đảng ủy thường xuyên chỉ đạo, tăng cường củng cố bộ
máy chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, nâng cao năng lực
quản lý kinh tế - xã hội của đội ngũ cán bộ công nhân viên, chỉ đạo các tổ chức, đoàn
thể quần chúng liên tục phát động phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa để thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, kế hoạch của Nhà nước, của Thành phố
và của Quận, bước đầu chú ý tới xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế từ cơ sở.
Tuy vậy, lãnh đạo phát triển CN - TTCN của Đảng bộ Quận 11 thời kỳ trước
đổi mới còn bộc lộ một số hạn chế:
- Trước hết, do bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu lực, chồng chéo, cho nên
những tháo gỡ trong chỉ đạo kinh tế chưa kịp phát huy tác dụng và chưa tập trung được
hết những tiềm năng sẵn có của Quận. Đảng bộ còn lúng túng trong việc đưa khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, chưa mạnh dạn đổi mới trang thiết bị vốn đã lạc hậu và cũ kỹ.
Đảng bộ chưa mạnh dạn xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp, chuyển sang cơ chế hoạch
toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đã hạn chế tính chủ động sáng tạo của cơ sở sản
xuất và của người lao động. Về tổ chức và sắp xếp lại sản xuất CN - TTCN, cho đến
năm 1985, Quận vẫn chưa qui hoạch được ngành kinh tế kỹ thuật để bố trí cơ cấu đầu
tư cho hợp lý. Nhìn chung tình hình sản xuất ở Quận 11 thời kỳ 1975 - 1985 là chưa
ổn định, thiếu vững chắc, vẫn chưa xác định rõ ngành nào là ngành mũi nhọn. Do chạy
theo chỉ tiêu kế hoạch và số lượng đơn thuần nên nhiều mặt hàng sản xuất ra kém chất
lượng. Mặt khác, do bị động về thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước, nên
cũng không kích thích được sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển.
- Trong việc cải tạo quan hệ sản xuất, sau nhiều năm nỗ lực, Quận 11 đã xây
dựng được một số hợp tác xã và tổ sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất này có làm
cho sản phẩm gia tăng, nhưng chất lượng sản phẩm chưa tốt. Công tác cải tạo chưa
vững chắc, việc đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở quốc doanh thiếu được quan
tâm. Hiệu quả kinh tế khu vực này còn thấp. Tình hình sản xuất chưa ổn định, do còn
lúng túng trong phương hướng sản xuất, trình độ quản lý còn yếu. Vì vậy, kinh tế quốc
doanh chưa xác lập được vai trò chủ đạo.
Trong lĩnh vực sản xuất tập thể, còn một số cơ sở trá hình của tư nhân dưới
dạng "đoàn kết sản xuất". Do tư tưởng nóng vội, các nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi
và quản lý dân chủ trong xây dựng hợp tác xã bị vi phạm, không được chấp hành
nghiêm chỉnh.
Trong cách nghĩ, cách làm và nhận thức của cán bộ, đảng viên chưa đánh giá
hết tình hình phức tạp của cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư
bản chủ nghĩa, chưa nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa cải tạo và xây dựng; chưa
thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời gắn liền với cuộc đấu tranh chống kiểu chiến
tranh phá hoại nhiều mặt của bọn phản cách mạng. Trong lãnh đạo và quản lý kinh tế
có hiện tượng buông lỏng chuyên chính vô sản trong mặt trận lưu thông phân phối
trong một thời gian dài, đời sống của nhân dân có được cải thiện một bước nhưng vẫn
còn nhiều khó khăn. Việc phát triển các cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống tinh thần
và văn hóa của nhân dân còn chậm.
Những thành công và hạn chế đó là những bài học, kinh nghiệm lãnh đạo và chỉ
đạo của Đảng bộ Quận 11 trước khi bước vào chặng đường đổi mới.
Chương 2
tiến trình LãNH ĐạO PHáT TRIểN CÔNG NGHIệP,
TIểU THủ CÔNG NGHIệP của Đảng bộ Quận 11
TRONG THờI Kỳ ĐổI MớI 1986 - 1995
2.1. VậN DụNG ĐƯờNG LốI ĐổI MớI PHáT TRIểN KINH Tế CủA ĐảNG
VàO ĐIềU KIệN CủA QUậN 11 (1986 - 1990)
2.1.1. Đại hội VI của Đảng mở ra thời kỳ đổi mới phát triển kinh tế của cả
nước
Sau hơn 10 năm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tình hình kinh tế - xã hội
Việt Nam tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, song cũng
đứng trước những khó khăn gay gắt, thử thách khắc nghiệt. Đại hội VI của Đảng (12-
1986) với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật những khó khăn khách
quan, phân tích những nguyên nhân chủ quan, nêu rõ những sai lầm, yếu kém trong
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về kinh tế.
Trong báo cáo chính trị của Tổng bí thư Trường Chinh tại Đại hội VI của Đảng
đã đánh giá: "Sản xuất tuy có tăng, nhưng tăng chậm so với khả năng sẵn có và công
sức bỏ ra... hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, các xí nghiệp nói chung chỉ sử dụng được
khoảng một nửa công suất thiết kế..., lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren,
vật giá tăng nhanh, đang tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống và xã hội; những mất
cân đối lớn trong nền kinh tế... chậm được thu hẹp, có mặt còn gay gắt hơn trước, quan
hệ sản xuất xã hội chậm được củng cố. Đời sống nhân dân, nhất là công nhân, viên
chức còn nhiều khó khăn, hiện tượng tiêu cực trong xã hội gia tăng... Thực trạng đó
làm giảm lòng tin của quần chúng đối với lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà
nước" [17, 17-18]. Nhận định đó xuất phát từ kiểm điểm những sai lầm, hạn chế của
Đảng diễn ra từ sau Đại hội lần thứ IV cho đến trước Đại hội lần thứ VI. Đại hội IV
của Đảng đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và đường lối kinh tế cho thời
kỳ quá độ, nhưng chưa xác định được mục tiêu của chặng đường đầu tiên, chưa nhận
thức được đầy đủ rằng, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử
tương đối dài, phải qua nhiều chặng đường. Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội,
muốn đốt cháy giai đoạn, Đảng có thiếu sót trong việc xác định mục tiêu xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Đảng chủ trương đẩy
mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa coi đó là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng vẫn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng khi chưa có đủ
các tiền đề cần thiết, chưa giải quyết đúng mối quan hệ giữa công nghiệp nặng, nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ; nông nghiệp chưa được coi là mặt trận hàng đầu, không
đảm bảo những đều kiện cần thiết để phát triển nhất là vật tư, tiền vốn và các chính sách
khuyến khích sản xuất CN - TTCN. Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản
xuất mới, sử dụng các thành phần kinh tế, cách làm thường theo kiểu chién dịch. Sau
những đợt làm nóng vội lại buông lỏng, trong cải tạo luôn nhấn mạnh thay đổi sở hữu
về tư liệu sản xuất mà không coi trọng vấn đề tổ chức quản lý và chế độ phân phối.
Thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã chưa làm chủ được thị trường để thương
nghiệp tư nhân lấn sân.
Từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV) đến Đại hội lần thứ V của Đảng đã
có một bước tiến về nhận thức lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế,
nhưng cơ bản vẫn giữ đường lối của Đại hội lần thứ IV. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế - xã hội gặp khó khăn bị dậm chân tại chỗ.
Thực trạng đất nước sau 10 năm giải phóng đã nổi bật lên một yêu cầu khách
quan là phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng phải có những quyết sách đúng đắn
để ổn định tình hình kinh tế xã hội. Đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. Đại hội VI
của Đảng khẳng định điều quan trọng hàng đầu là đổi mới chính sách kinh tế, chính
sách xã hội, nhưng trước hết là
đổi mới tư duy, bởi vì nhiều năm qua những sai lầm khuyết điểm trong kinh tế, xã hội
bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ
của Đảng. Đây là "nguyên nhân của mọi nguyên nhân" [17, 8]. Đổi mới tư duy trước
hết là tư duy kinh tế là để nhìn nhận và làm đúng các qui luật khách quan bao hàm sự
kế thừa những thành tựu của quá khứ chứ không phải phủ định sạch trơn. Trong báo
cáo chính trị, Đảng ta khẳng định: "Trong những năm còn lại của chặng đường đầu
tiên, trước mắt là kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 phải tập trung sức người, sức của vào
việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu kinh tế lớn: "Lương thực thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu" [17, 47]. Ba chương trình kinh tế đó là sự cụ thể
hóa nội dung chính của công nghiệp hóa và đó cũng là thực chất của công nghiệp hóa
nước ta trong chặng đường đầu tiên. Đảng đã xác định vị trí của nông nghiệp, công
nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp trong nhiệm vụ công nghiệp hóa đất nước. Từ đó Đại
hội VI khẳng định phải kiên quyết điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư mới thực hiện được 3
chương trình kinh tế lớn, đồng thời thực hiện được bố trí lại cơ cấu sản xuất.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, một thời gian dài tồn tại quan điểm cho rằng chỉ
cần giải quyết xong vấn đề sở hữu thì căn bản hoàn thành công tác cải tạo. Nhận thức
lại quan điểm cải tạo với tư duy mới, Đại hội VI của Đảng đã chỉ ra rằng: Đẩy mạnh
cải tạo xã hội chủ nghĩa là công việc thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ lao động sản xuất, luôn luôn có tác dụng thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Đảng phải có chính sách sử dụng và cải tạo đúng
đắn các thành phần kinh tế, trong khi xác định kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo,
chi phối được các thành phần kinh tế khác. Sử dụng và cải tạo đúng các thành phần
kinh tế phi xã hội chủ nghĩa sẽ cho phép khai thác được tiềm năng về lao động, về vốn,
kỹ thuật... của toàn xã hội để phát triển kinh tế. Sử dụng và cải tạo đúng các thành
phần kinh tế, đó là giải pháp có ý nghĩa chiến lược, góp phần phát triển lực lượng sản
xuất và coi nền kinh tế nhiều thành phần không tồn tại biệt lập, mà xen kẽ nhau, tác
động lẫn nhau trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò nòng cốt.
Về sản xuất hàng hóa, trước đây ta không thừa nhận quan hệ hàng hóa, tiền tệ,
cùng qui luật giá trị khách quan, tách sản xuất ra khỏi thị trường. Đại hội VI của Đảng
thấy rõ sự tồn tại khách quan của quan hệ hàng hóa: "Việc sử dụng đầy đủ và đúng đắn
quan hệ hàng hóa, tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan. Sử
dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa, tiền tệ là đặc trưng của cơ chế mới về quản lý kinh
tế mà chúng ta đang xây dựng [17, 63].
Trong lãnh đạo kinh tế, điều quan trọng hàng đầu là làm đúng qui luật, vận
dụng đúng qui luật. Những qui luật đó phải được thể hiện trong đường lối chủ trương
chính sách của Đảng và Đảng phải cụ thể hóa đường lối thành các chính sách, biện
pháp. Có làm được như vậy thì đường lối của Đảng mới đi vào cuộc sống. Đổi mới
kinh tế là làm sao để cho sản xuất ngày càng phát triển và trong lãnh đạo kinh tế Đảng
phải chú trọng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các ngành kinh tế trong đường lối
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Có làm tốt mối quan hệ này mới tạo ra động lực
thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới là: "Giải phóng năng lực sản xuất hiện
có, khai thác mọi tiềm năng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc
tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa" [17, 17]. Một tiềm năng to lớn của đất nước có khả năng
giúp cho thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa là phát triển mạnh mẽ nông
nghiệp và CN - TTCN.
2.1.2. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng bộ Thành phố và
Đảng bộ Quận 11
Thành phố Hồ Chí Minh sau 10 năm giải phóng đã có nhiều cố gắng và đạt
được những thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực, "tiếp tục làm chuyển biến từ Thành
phố ăn chơi, tiêu thu từng bước chuyển thành một Thành phố sản xuất". Đó là kết luận
chính xác của Ban bí thư Trung ương Đảng trong dịp làm việc với Ban thường vụ
Thành ủy, ngày 8-10-1986. Thành phố đã phát huy năng động, sáng tạo, chủ động
trong việc vận dụng đường lối của Đảng sát hợp với địa phương được quần chúng
đồng tình ủng hộ. Bước vào thời kỳ đổi mới, phát huy những thành tựu 10 năm trước,
Đảng bộ Thành phố đã sớm giải quyết vấn đề phân cấp quản lý, dựa vào các cơ sở,
biết khơi dậy sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất, lưu thông phân phối.
Thực hiện tốt phương hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IV
(10-1986) là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đi đôi với đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế. Tập trung phát
triển CN - TTCN mà chủ yếu vào các ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, để thực
hiện cho được 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng đó là lương thực thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu...
Từ đường lối đổi mới của Đảng, được sự giúp đỡ của Đảng bộ và chính quyền
Thành phố, căn cứ vào thực trạng và tiềm năng của mình, Quận ủy và chính quyền
Quận 11 đã xác định phương hướng phát triển kinh tế - xã hội riêng cho quận. Tại Đại
hội lần thứ IV (10-1986) của Đảng bộ Quận 11 đã chỉ rõ: Năm 1986 - 1990 là giai
đoạn cả nước phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội còn lại của chặng đường
đầu tiên" [12, 25], cùng với Thành phố, Quận 11 khắc phục những sai lầm trong thời
gian qua, sớm ổn định tình hình để tạo thế phát triển. Mục tiêu kinh tế - xã hội của
Quận: "ổn định và phát triển sản xuất CN - TTCN, gắn với việc phát triển thương
nghiệp, dịch vụ xã hội chủ nghĩa, ổn định thị trường giá cả, tiếp tục cải tạo xã hội chủ
nghĩa nền kinh tế, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý..." [12, 26], trên cơ sở đó sớm ổn
định tình hình kinh tế -xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ những năm tiếp theo.
Về phương hướng phát triển CN - TTCN của những năm tới là: "Bằng nhiều
biện pháp tổng hợp, khai thác tốt năng lực sản xuất CN - TTCN của Quận, coi trọng đầu
tư chiều sâu để đồng bộ hóa và nâng cao trình độ kỹ thuật" [12, 26], kết hợp vừa sản
xuất vừa cải tiến công tác quản lý vừa tập trung giải quyết vật tư nguyên liệu để cho sản
xuất phát triển bình thường; phấn đấu nâng công suất thiết bị máy móc lên 65% vào
năm 1988. Quận phải thực hiện cho được mối liên kết kinh tế kỹ thuật với xí nhiệp
Trung ương, Thành phố và các tỉnh bạn, nhằm xây dựng những nhóm sản xuất đồng bộ
ngay trên địa bàn Quận. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã,
phát huy tốt hơn thế mạnh sản xuất hàng tiêu dùng...
Cùng với Thành phố, Quận 11 chủ trương, bằng mọi cách vừa huy động tối đa
năng lực sản xuất hiện có của địa phương, vừa đầu tư phát triển năng lực mới có chọn
lọc tập trung vào một số mặt hàng tiêu dùng và có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, tập
trung phát triển trước hết cho các xí nghiệp quốc doanh, hợp doanh và một số hợp tác
xã trọng điểm.
Trong những năm 1986 - 1990, ngoài xác định cơ khí là ngành mũi nhọn, các
ngành hóa nhựa, dệt, thủy tinh, chế biến lương thực thực phẩm... cũng được Quận 11
coi là ngành tập trung phát triển.
Phương hướng phát triển công thương nghiệp, thủ công nghiệp của Đảng bộ
được nhân dân Quận 11 thực hiện trong 2 năm 1987, 1988. Song, tình hình thực hiện
phát triển sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trên bình diện cả nước từ 1987 -
1988, tình hình kinh tế xã hội chưa có chuyển biến đáng kể thậm chí có mặt còn gay
gắt hơn trước như giá cả biến động, lạm phát tới 3 con số... Thực tế đó đã ảnh hưởng
lớn đến Thành phố và Quận 11, sản xuất kinh doanh bị ách tắc trong năm 1987. Từ
năm 1988, khi các chủ trương, chính sách của Đảng theo đường lối đổi mới đi vào
cuộc sống và bước đầu phát huy tác dụng, tình hình sản xuất CN - TTCN Quận 11 dần
dần được khôi phục và tăng chậm, không đạt được phương hướng, mục tiêu đề ra của
Đại hội Đảng bộ Quận (10-1986). Nguyên nhân là nhiều cơ sở sản xuất, nhất là cơ sở
CN - TTCN quốc doanh quận trang bị kỹ thuật còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém,
giá thành sản phẩm cao, thiếu thị trường tiêu thụ, thiếu vốn, lại bị hàng ngoại nhập lấn
át, chèn ép cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu được Đảng bộ Quận nhìn nhận từ thực tế
là cuộc đấu tranh giữa quan điểm bảo thủ trì trệ của cơ chế đang còn trì kéo, trói buộc,
kìm hãm sản xuất với đòi hỏi bức bách của người Thành phố phải tháo gỡ, giải phóng
sức sản xuất của cơ chế quản lý mới đang diễn ra gay gắt và phức tạp.
Trên phạm vi cả nước và Thành phố qua 2 năm đổi mới, cơ chế cũ vẫn còn,
chưa được xóa bỏ, cơ chế quản lý mới chưa được hình thành. Đường lối đổi mới của
Đảng đã có nhưng chưa được cụ thể hóa một cách đầy đủ và đồng bộ. Đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế của ta vẫn còn khó khăn.
Nhìn nhận được những cản trở của quá trình phát triển, trong Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ Quận 11 lần thứ V (tháng 6-1989) đã đề ra phương hướng, biện pháp
nhằm phát triển CN - TTCN là: Tập trung phát triển sản xuất kinh doanh theo cơ cấu
kinh tế CN - TTCN - dịch vụ và xuất nhập khẩu, xây dựng Quận 11 thành quận sản
xuất hàng hóa và dịch vụ quan trọng của Thành phố. Thực hiện phân cấp quản lý theo
đường lối đổi mới. Trong phương hướng của mình, Quận ủy chủ trương mở rộng
quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở; giao quyền chủ động cho các cơ sở kinh tế quốc
doanh, sử dụng có hiệu quả mọi hình thức liên doanh liên kết kinh tế, giảm các đầu
mối quản lý không hợp lý, gây phiền hà cho sản xuất kinh doanh, thực hiện chức năng
quản lý theo ngành. Nhận rõ vai trò kích thích của đòn bẩy kinh tế, Quận 11 đã tập
trung tháo gỡ những trói buộc của cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp,
vận dụng các chính sách đòn bẩy kinh tế khuyến khích sản xuất phát triển như ưu tiên
mặt bằng, điện, tín dụng và nhất là chính sách miễn giảm thuế lợi tức có thời hạn cho
những cơ sở mới sản xuất những mặt hàng có giá trị cao, những cơ sở mới nhập máy
thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Quận còn chủ trương tăng tỷ lệ đầu tư bằng vốn ngân sách và
tín dụng cho các đơn vị quốc doanh có sản phẩm tốt, làm ăn có hiệu quả như xí nghiệp
nhựa Phú Thọ, xí nghiệp dệt Tiên Tiến, xí nghiệp thủy tinh Tiền Phong... Một nét mới
trong phương hướng phát triển CN - TTCN ở Quận 11 thời kỳ này là cho phép tư nhân
kinh doanh vật tư nguyên liệu trên cơ sở đăng ký kinh doanh và thực hiện sòng phẳng
nghĩa vụ với Nhà nước, khuyến khích gia đình có thân nhân ở nước ngoài gửi nguyên
liệu, vật tư, máy móc về phục vụ sản xuất.
Thực hiện cơ chế quản lý kinh tế, quận chủ trương tăng cường quản lý hành
chính kinh tế, góp phần xóa bỏ cơ chế bao cấp trong kinh tế, chuyển hẳn sang cơ chế
hạch toán kinh doanh trên cơ sở chủ động mọi mặt của đơn vị cơ sở. Đây là một biện
pháp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo cho các cơ sở kinh tế, nhất là các cơ sở
kinh tế quốc doanh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ V, Đảng bộ và nhân
dân Quận 11 đã phấn đấu khai thác tiềm năng của Quận mình, từng bước ổn định và
làm chuyển biến một bước các hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành theo cơ chế quản
lý mới, góp phần vào thắng lợi chung của công cuộc đổi mới của Đảng được khởi
xướng từ Đại hội VI (12-1986).
2.1.3. Những kết quả bước đầu về đổi mới phát triển kinh tế CN - TTCN
Quận 11
Nằm trong bối cảnh chung của Thành phố và cả nước, những khó khăn của thời
kỳ 1981 - 1985 vừa được tháo gỡ, tình hình sản xuất tạm thời ổn định thì những khó
khăn mới lại ập tới. Từ tháng 9-1985 cả nước thực hiện NQTU 8 (khóa V) về giá -
lương - tiền đã phạm sai lầm nghiêm trọng, thiếu đồng bộ. Việc đổi tiền và bước đi
trong việc điều chỉnh giá - lương - tiền được tiến hành thiếu chuẩn bị chu đáo, không
phù hợp với tình hình thực tế... Sai lầm đó làm cho tình hình sản xuất, lưu thông ở
Thành phố và Quận 11 trở nên rối ren. Sáu tháng đầu năm 1986 có 20% công nhân
thuộc sở công nghiệp phải nghỉ việc hưởng 70% lương. Công nghiệp, thủ công nghiệp
toàn Thành phố gặp khó khăn về năng lượng, nguyên liệu, giá, tiền mặt, sản xuất bị
đình đốn ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.
Phát huy tinh thần tự lực tự cường, Đảng bộ Quận 11 đã tìm nhiều cách tháo
gỡ, nhưng do liên quan đến nhiều lĩnh vực vượt quá phạm vi cấp quận nên tình hình
chậm được cải thiện. Thực trạng đó đòi hỏi phải có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu
để khắc phục chỉnh đốn sản xuất cải thiện đời sống nhân dân.
Đường lối đổi mới của Đại hội VI đã xác định, chúng ta có khả năng thực hiện
được những mục tiêu của công cuộc đổi mới. Nhưng muốn cho khả năng thành hiện
thực điều quan trọng hàng đầu là đổi mới chính sách kinh tế, chính sách xã hội, nhằm
phát huy vai trò làm chủ của nhân dân lao động tạo nên phong trào quần chúng rộng
lớn. Đồng thời muốn đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối phải dứt
khoát sắp xếp lại nền kinh tế theo cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế. Từ
những tư tưởng chỉ đạo của Đại hội VI của Đảng, căn cứ vào điều kiện cụ thể với tiềm
năng của Quận, Quận ủy đã xác định lại cơ cấu kinh tế và tập trung mọi sức lực để
thực hiện cho được nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ V. Sản xuất kinh
doanh dần dần được khôi phục do mạnh dạn tập trung đầu tư cho một số đơn vị quốc
doanh để hình thành những đơn vị kinh tế mạnh, do tập trung đầu tư cho một số xí
nghiệp sản xuất các mặt hàng chủ lực. Ngoài việc tập trung vốn, vật tư cho khu vực
quốc doanh, trong 2 năm 1987 - 1988 Quận 11 đã vận dụng linh hoạt chính sách, nhất
là chính sách thuế để phát triển khu vực sản xuất ngoài quốc doanh cả chiều rộng lẫn
chiều sâu. Về cơ cấu đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn vốn cấp phát, mặc dù Quận có chú
ý khai thác nguồn vốn đầu tư từ liên doanh liên kết, từ khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh nhưng chưa nhiều. Do đó, vốn chủ yếu từ ngân sách quận là chủ yếu, tuy nhiên
ngân sách quận đã ít lại bị phân tán nên hiệu quả đầu tư còn hạn chế, chưa phát huy
được thế mạnh.
Ngay sau Đại hội V (6-1989) Đảng bộ Quận, tình hình kinh tế - xã hội trong
Quận chuyển biến mạnh. Nhiều chính sách, chế độ nhằm thể chế hóa đường lối đổi
mới của Đảng được ban hành và phát huy hiệu lực. Những nhân tố mới của nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần từng bước được hình thành. Đó vừa là tiền đề phát triển,
đồng thời cũng là thử thách khắc nghiệt đối với các đơn vị kinh tế của Quận.
Trong thời kỳ 1986 - 1990, sản xuất CN - TTCN của Quận không giữ được
nhịp độ phát triển cao như những năm trước.
Giá trị tổng sản lượng tăng bình quân là 1,75% rất thấp so với mục tiêu Đại hội V
Đảng bộ Quận đề ra (15 - 18%), giảm sút trong năm 1989 (đạt 2.974 triệu đồng), đến
năm 1990 mới hồi phục lại mức đạt trong năm 1988 (3.182/3.180 triệu đồng), ước tính
thực hiện năm 1991 là 3.350 triệu đồng.
Tỷ trọng xuất khẩu tăng không ổn định, tăng cao trong năm 1989 (13,8%) chủ
yếu do phát triển của các ngành may mặc xuất khẩu. Từ năm 1990, chịu ảnh hưởng
của biến động chính trị Đông Âu, nhiều mặt hàng xuất khẩu sang khu vực 1 bị mất thị
trường, sản lượng và tỷ trọng xuất khẩu chỉ còn bằng mức đạt được trong năm 1988
(11,4%).
Cơ cấu thành phần thay đổi lớn, tỷ trọng quốc doanh, hợp doanh, và tập thể
giảm. Trước hết vì nhiều đơn vị ít vốn, trang bị lạc hậu, trình độ quản lý kém, cách
thức làm ăn còn chịu ảnh hưởng tập quán của thời kỳ bao cấp chưa kịp thích nghi với
hướng phát triển sản xuất hàng hóa nhiều thành phần. Khu vực quốc doanh năm 1989
đã phát sinh thua lỗ ở vài đơn vị phải đình chỉ và thanh lý, nhiều đơn vị hoạt động cầm
chừng, hiệu quả thấp. Quận đã thực hiện nhiều biện pháp củng cố các xí nghiệp quốc
doanh. Năm 1990, 1991 hầu hết trụ lại và khôi phục được mức của những năm trước,
trong đó có vài đơn vị phát triển tốt như nhựa Phú Thọ, thủy tinh Tiền Phong, nhuộm
in bông Tiên Tiến...
Một số đơn vị hợp doanh và tập thể đã được giải thể nhằm trả lại những hình thức
tổ chức sản xuất thích hợp để có điều kiện phát triển tốt hơn.
Khu vực tư nhân và cá thể đã có bước phát triển khá về qui mô và giá trị tổng
sản lượng. Năm 1986: 738.095 triệu đồng đến năm 1990 tăng lên 2.005.319 triệu đồng.
Cơ cấu ngành kinh tế kỹ thuật cũng biến động mạnh: ngành nhựa, ngành chế
biến lương thực, thực phẩm, dệt, may có phát triển. Một số ngành khác như: cơ khí,
thủy tinh đang chựng lại hoặc giảm sút.
Thời kỳ 1986 - 1990 nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp, nhưng CN - TTCN của Quận
đang có những chuyển động tích cực về chất phù hợp với xu thế phát triển sản xuất
hàng hóa nhiều thành phần:
Trong CN - TTCN của Quận xuất hiện các đơn vị sản xuất mới với qui mô lớn,
tổ chức sản xuất tập trung, trình độ quản lý cao hơn, trang thiết bị kỹ thuật tiếp cận
được trình độ của các nước trong khu vực.
Khu vực quốc doanh chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhưng trong tiểu
thủ công nghiệp ngoài quốc doanh, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ diễn ra ngày càng
mạnh. Tổng mức đầu tư năm 1989 hơn 23 tỷ đồng, năm 1990: 30 tỷ đồng và 9 tháng đầu
năm 1991 đã đưa lên 12,24 tỷ đồng và 1,32 triệu USD gồm 1.200 đơn vị máy móc thiết
bị và 8889 m2 nhà xưởng.
Chất lượng mẫu mã hàng hóa cũng được nâng cao, đa dạng hơn, bắt đầu xuất
hiện các mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Tại Hội chợ triển lãm toàn
quốc ở Giảng Võ năm 1988 về tiểu thủ công nghiệp, Quận 11 đã đạt được 17 huy
chương vàng, bạc, đồng, là quận được nhiều huy chương nhất Thành phố Hồ Chí
Minh.
Đó là những nhân tố cơ bản góp phần tích cực giữ vững qui mô sản xuất trong
điều kiện khó khăn, cạnh tranh gay gắt.
Nhìn chung trên lĩnh vực kinh tế, Ban chấp hành Đảng bộ Quận đã có những
chủ trương và biện pháp cụ thể như: chỉ đạo vận dụng chính sách thuế, bố trí lại mặt
bằng, khuyến khích đổi mới thiết bị, máy móc, công nghệ... nên trước tình hình khó
khăn nhiều mặt, Quận 11 vẫn giữ được về lượng và đang có những chuyển biến tích
cực về chất. Bước đầu hình thành những tiền đề quan trọng chuẩn bị cho bước phát
triển mạnh hơn nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo đường lối đổi mới của
Đảng. Trong quá trình đó cũng xảy ra những vấn đề rất đáng quan tâm:
Nhịp độ tăng trưởng CN - TTCN thấp so với những năm trước đây. Tỷ trọng
trong quốc doanh và tập thể giảm, một số ngành sản xuất truyền thống của Quận giảm
sút, chưa khôi phục được.
Thương mại - dịch vụ quốc doanh và tập thể đang thiếu vốn lưu động nghiêm
trọng, công nợ lớn, hiệu quả kinh doanh thấp...
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội đang xuống cấp, chưa được cải thiện do
ngân sách Thành phố và Quận bị hạn chế...
Tình hình khó khăn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan:
Về khách quan: Hậu quả của cơ chế bao cấp nặng nề, thêm vào đó từ năm 1989
hiện tượng hàng ngoại nhập lậu tràn lan đã làm cho nhiều đơn vị sản xuất không tiêu
thụ được sản phẩm, nhiều đơn vị thương mại - dịch vụ phải giảm giá liên tục để giải
phóng kho, một số đơn vị quốc doanh của Quận bắt đầu thua lỗ.
Từ đầu quí 2-1989, do chủ trương rút vốn cho vay, tăng lãi suất, tiếp theo là sự
đổ vỡ của hợp tác xã tín dụng, một số vụ lừa đảo có giá trị tiền tệ lớn làm đảo lộn hoạt
động tín dụng tiền tệ trong phạm vi cả nước. Tình trạng công nợ lòng vòng, công nợ
ngày càng tăng dẫn đến ách tắc sản xuất kinh doanh ở nhiều đơn vị, nhất là trong khu
vực quốc doanh...
Về chủ quan: Tình hình nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp ngoài dự kiến của cấp
ủy phải tập trung giải quyết như: hậu quả đổ vỡ của các hợp tác xã tín dụng, tình trạng
thua lỗ, công nợ đọng trong khu vực quốc doanh..., nên việc chỉ đạo tổ chức thực hiện
Nghị quyết Đại hội V của Đảng bộ Quận thiếu tập trung.
Nhận thức của Ban chấp hành Đảng bộ Quận còn hạn chế, chưa lường hết được
những phức tạp của bước chuyển giai đoạn, chưa đánh giá đầy đủ những diễn biến tình
hình nên nhiều biện pháp chỉ đạo còn chậm, hiệu quả kém, chậm tổ chức sắp xếp lại
khu vực quốc doanh, chưa đầu tư đúng mức cho các đơn vị làm ăn có hiệu quả, chưa
khai thác tốt tiềm năng, năng lực trong các thành phần kinh tế của Quận, chậm đề ra
những biện pháp kịp thời cho các đơn vị làm ăn thua lỗ.
Các nguồn nhân lực bố trí quá phân tán, sử dụng kém hiệu quả, nhưng chậm
được khắc phục. Vì vậy, vẫn chưa hình thành được những đơn vị thực sự mạnh có thể
đứng vững được trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần. Trong các đơn vị quốc doanh ít có đơn vị nào có được sức phát triển
mạnh.
Đáng được quan tâm hơn là Quận thiếu những định hướng phát triển lâu dài đối
với những ngành, những lĩnh vực then chốt làm cơ sở cho những biện pháp điều chỉnh,
bố trí lại nguồn lực khai thác tốt thế mạnh và tiềm năng của mình. Tổ chức công tác
nghiên cứu, dự đoán tình hình là khâu yếu của Quận từ lâu chưa được khắc phục.
Tóm lại: Nền kinh tế của Quận, nhất là về CN - TTCN từng bước đã thích ứng
được với cơ chế mới, nhưng chuyển biến còn chậm, các điều kiện để phát triển chưa ổn
định, tiềm năng trong nhân dân chưa được khai thác đúng mức, công tác quản lý nền kinh
tế nhiều thành phần còn thiếu nghiêm trọng.
Vấn đề đời sống và việc làm là mối quan tâm lớn của Đảng bộ nhưng chỉ đạo
vẫn còn lúng túng, bị động.
2.2. Đảng bộ Quận 11 TIếP TụC LãNH ĐạO ĐổI MớI kinh tế, PHáT TRIểN
CN-TTCN (1991 - 1995)
2.2.1. Đường lối phát triển kinh tế từ Đại hội VII của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng được triệu tập vào tháng 6-
1991. Đại hội diễn ra trong lúc tình hình quốc tế và trong nước có những biến động
phức tạp.
Đại hội VII có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đánh
giá những việc làm được, những việc có thể làm, những việc chưa làm được, những
vấn đề mới nảy sinh, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và những bài
học kinh nghiệm tiến hành đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội. Trên
cơ sở đó, Đại hội đề ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu cho 5 năm tới. ý
nghĩa quan trọng của Đại hội VII còn là ở chỗ đây là lần đầu tiên Đại hội thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; vạch ra
những quan niệm và các phương hướng cơ bản về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
[18, 5-6].
Đại hội đã phân tích những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế: "Một là, đã đạt được
những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của 3 chương trình kinh tế
(lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu). Hai là, bước đầu hình
thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Ba là, kìm chế một bước lạm phát" [18, 17-27].
Đại hội VII của Đảng đã khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân tiếp tục
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội theo
đường lối đổi mới của Đảng.
Đại hội đã kết luận rằng: Sự nghiệp đổi mới được tiến hành là đúng đắn, khẳng
định quyết tâm của Đảng và nhân dân ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã chọn.
Trình bày những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây
dựng là xã hội mà trong đó nhân dân lao động là người làm chủ, có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về lực lượng sản
xuất chủ yếu, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải
phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, cá nhân, các dân tộc
trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có quan hệ hữu nghị và
hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Đại hội VII của Đảng đã nêu lên những định hướng trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Trong đó về phương diện kinh tế đáng chú ý là phát triển lực lượng
sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại hóa gắn liền với phát triển
một nền nông nghiệp là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời
sống nhân dân phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp tới cao với sự đa dạng hóa về sở hữu. Phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là hoàn toàn cần thiết để giải
phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Song, trong thực tế cho
thấy bản thân nền kinh tế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng. Hơn nữa cùng
với sự kích thích sản xuất phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi để
nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Để hạn chế và khắc phục những hậu quả tiêu cực ấy, giữ
cho công cuộc đổi mới đi đúng hướng và phát huy bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã
hội, Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế - xã hội bằng kỷ cương, pháp
luật, kế hoạch, chính sách... phải xây dựng kinh tế quốc dân, thực hiện nhiều hình thức
phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
Đường lối đổi mới của Đảng đã khẳng định sự tồn tại khách quan của nền kinh
tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tuy nhiên,
trong quá trình đó phải mạnh dạn sắp xếp lại kinh tế quốc doanh cho phù hợp với hoàn
cảnh mới, đồng thời phải đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu
quả, liên kết hỗ trợ các thành phần kinh tế khác có như vậy kinh tế quốc doanh mới
thực hiện được vai trò chủ đạo.
Về sở hữu là vấn đề căn bản của quan hệ sản xuất, nhưng sở hữu phải phụ
thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần tồn tại nhiều hình thức sở hữu nhưng có ba loại sở hữu căn bản: sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Những hình thức sở hữu này không tồn tại
riêng lẻ mà đan xen nhau, hình thành những hình thức sở hữu hỗn hợp và những hình
thức kinh tế đa dạng. Văn kiện Đại hội Đảng VII nhấn mạnh: Phải xác định quyền sở
hữu, quyền sử dụng và quyền quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, đảm bảo mọi tư
liệu sản xuất đều có chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh tế của mình.
Về cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VII đã xác định là: Cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.
Trong mô hình quản lý này có hai nội dung quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là cơ chế thị
trường - hình thức quan hệ kinh tế nhằm giải quyết cung cầu và sự quản lý của Nhà
nước. Tác động của kinh tế thị trường trước hết là qui luật giá trị, nhưng tác động đó
mang tính tự phát. Vì vậy, phải có sự kiểm tra, điều tiết, định hướng có ý thức, do đó,
cần phải thiết lập vai trò quản lý của Nhà nước. Mặc dù thực hiện kinh tế thị trường,
nhưng khác với chủ nghĩa tư bản, quá trình phát triển kinh tế nước ta tất yếu phải đi
đôi với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Đại hội VII đã xác định chức năng quản lý
của Nhà nước ta là quyết định đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ
xã hội. Nhà nước thực hiện chính sách xã hội bằng sự phân phối lại thông qua một
chính sách chặt chẽ bằng kỷ cương pháp luật đối với mọi thành phần kinh tế, đồng thời
Nhà nước còn phải thực hiện sự định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế.
Đại hội VII đề ra tư tưởng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn làm bước đi đầu tiên để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau Đại hội, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có Nghị quyết chỉ đạo riêng
cho từng lĩnh vực để đưa sự nghiệp phát triển kinh tế đúng hướng xã hội chủ nghĩa
nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tháng 1-1994, Đảng tiến hành hội nghị giữa nhiệm kỳ: "Kiểm điểm việc thực
hiện Nghị quyết Đại hội VII và tổng kết một bước thực tiễn đổi mới từ Đại hội VI đến
nay, nhằm sáng tỏ thêm một số vấn đề trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, xác định những chủ trương và giải pháp lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết
đại hội VII đưa sự nghiệp cách mạng nước ta liên tục tiến lên" [15, 5].
Hội nghị đã nêu ba thành tựu nổi bật: Thành tựu có ý nghĩa hàng đầu là khắc
phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiếp tục
củng cố ổn định chính trị; quan hệ đối ngoại được mở rộng; uy tín và vị trí nước ta trên
thế giới được nâng lên tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Hội nghị đã đánh giá tổng quát thành tựu đạt được là rất quan trọng: "Mặc dù
còn nhiều mặt yếu kém phải khắc phục nhưng thành tựu đạt được đã và đang tạo ra
những tiền đề đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy
tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [15, 32].
Đây là một nhận định rất quan trọng vì nó định hướng chỉ đạo công cuộc xây
dựng đất nước trong thời kỳ mới, nó chỉ rõ chúng ta đang đứng ở chỗ nào, thời điểm
nào.
Hội nghị chỉ rõ: Phương hướng, qui mô, bước đi của tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở thấu suốt các quan điểm lớn sau:
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế xây dựng một nền
kinh tế mở cả trong nước và ngoài nước. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với nước
ngoài, kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã
hội - phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường.
- Kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu
bằng sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy thế mạnh của cả nước, của
từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ. Không ngừng nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương
hướng phát triển, lực chọn các đề án đầu tư và công nghệ.
- Khai thác nhanh thế mạnh của cả nước, của mỗi vùng, mỗi ngành, tập trung
thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm sớm đưa lại hiệu quả
cao...
- Chú trọng qui mô nhỏ và vừa, vốn đầu tư ít, thu hồi nhanh theo phương châm:
"lấy ngắn nuôi dài" xây dựng một số công trình qui mô lớn cần thiết và có hiệu quả.
- Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất và công nghệ hiện có.
Tập trung vào những khâu quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, kết hợp công
nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại đảm bảo tính tiên tiến của thiết bị và công
nghệ nhập khẩu, ưu tiên cho công nghệ tốn ít vốn, tạo nhiều việc làm trực tiếp hoặc
gián tiếp.
Tháng 7-1994, Ban chấp hành Trung ương họp hội nghị lần thứ 7 (khóa VII) ra
nghị quyết phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về mục tiêu đến năm 2000, Hội nghị khẳng định: phấn đấu tăng trưởng tổng
sản phẩm trong nước (GDP) từ 2 lên 2,5 so với năm 1990 trong đó công nghiệp tăng
bình quân hàng năm 13 - 15%, đưa tỷ trọng công nghệ tăng lên khoảng 30% vào năm
2000. Căn cứ vào thành tựu đã đạt được trong những năm đổi mới, chỉ tiêu Hội nghị
Trung ương 7 đề ra là hoàn toàn có thể đạt được.
Hội nghị Trung ương 7 còn chủ trương công nghiệp hóa theo hướng bố trí sau:
Thứ nhất, các ngành công nghiệp và các ngành kết cấu hạ tầng bao gồm: công
nghiệp chế biến, nông, lâm, thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí
và điện tử - tin học; các ngành sản xuất nguyên, nhiên, vật liệu; du lịch - dịch vụ; công
nghiệp quốc phòng; kết cấu hạ tầng.
Thứ hai, các vùng và địa bàn quan trọng gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp và
kinh tế nông thôn; phát triển đô thị; phát triển công nghiệp trung du, miền núi và Tây
Nguyên; phát triển công nghiệp miền biển...
Như vậy, Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương giữa nhiệm
kỳ và Nghị quyết hội nghị Trung ương 7 (khóa VII) đã nhấn mạnh vai trò phát triển
CN - TTCN cùng với vai trò của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Thực hiện đường lối của Đại hội VII và Nghị quyết các Hội nghị Trung ương,
nhân dân ta đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng. Đánh giá 5 năm
thực hiện đường lối Đại hội VII và 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, Báo cáo chính
trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng thông qua Đại hội lần thứ VIII (6-1996) đã khẳng
định: Nhìn tổng quát công cuộc đổi mới 10 năm qua đã thu được những thành tựu to
lớn... Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục, kinh
tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước
(GDP đạt 8,2%, lạm phát bị đẩy lùi từ 774,4% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991
và 12,7% năm 1995. Đầu tư cơ bản toàn xã hội bằng nguồn vốn trong và ngoài nước so
với GDP năm 1990 chiếm 15,8%. Năm 1995 là 27,4% (trong đó nguồn đầu tư trong
nước chiếm 16,7% GDP). Lương thực không những đủ ăn mà mỗi năm xuất khẩu 2
triệu tấn. Nước ta bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Tuy còn những tồn tại yếu
kém, nhưng đến nay thế và lực của cả nước ta có sự biến đổi về chất rõ rệt. Nước ta đã
ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra tiền đề cần thiết để chuyển sang thời
kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo
chính trị tại Đại hội VIII của Đảng đã nhận định rằng: "Xét tổng thể, việc hoạch định
và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải kiên trì đường lối đó, đưa sự nghiệp đổi mới
tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa" [19, 13].
2.2.2. Quá trình nhận thức, vận dụng và đưa đường lối kinh tế của Đảng
vào cuộc sống của Đảng bộ Quận 11
Thời kỳ 1991 - 1995, sau khi có Nghị quyết Đại hội lần thứ VII
(6-1991) thì Đại hội lần thứ V Đảng bộ Thành phố họp vào 10-1991: "Đại hội Đảng bộ
lần thứ V có nhiệm vụ tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IV, đánh
giá những việc làm được và chưa làm được, chỉ ra nguyên nhân ưu, khuyết điểm trong
lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu. Từ đó đề ra phương hướng,
nhiệm vụ 5 năm 1991 - 1995 của Thành phố theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VII" [13, 5].
Về CN - TTCN Thành phố những năm qua: "Có nhiều tiến bộ mặc dù các điều
kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, vật tư, tiền vốn... Các cơ sở sản xuất
đã gắn chặt với thị trường: mẫu mã, chất lượng, bao bì bước đầu đáp ứng được nhu
cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, một số sản phẩm cạnh tranh được với hàng ngoại
nhập. Phát triển khá là các ngành thực phẩm chế biến, mỹ phẩm, dệt, da, may, nhựa,
điện tử, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu..." [13, 6]. Công
nghiệp Thành phố đã tăng hàng năm là 7%. "Mặt yếu của công nghiệp Thành phố là
hiệu quả thấp, phần lớn máy móc thiết bị và công nghệ lạc hậu chưa mở rộng được thị
trường, xuất khẩu thiếu ổn định, một bộ phận cơ sở sản xuất gặp khó khăn hoặc đình
đốn kéo dài (30%)... Trong chỉ đạo, Thành phố chưa xác định được hướng tập trung
phát triển các ngành công nghiệp then chốt..." [13, 7]. Về phương hướng phát triển CN
- TTCN Thành phố, Đảng bộ chỉ rõ: "Trên cơ sở mở rộng thị trường trong và ngoài
nước, kết hợp các cơ sở Trung ương và địa phương trên địa bàn nhằm tận dụng tiềm
năng thế mạnh sẵn có đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thấp nhất là
6,3% đến 8,5%, tập trung vào các ngành có điều kiện phát triển mạnh và có hiệu quả
cao" [13, 56] như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu đặc biệt là công
nghiệp chế biến, nâng cao giá trị nông, lâm, hải sản xuất khẩu, hàng dệt may, điện tử...
công nghiệp xây cất vật liệu xây dựng và trang trí, chú ý mặt hàng cao cấp đáp ứng
nhu cầu kiến trúc mới, xây dựng và mở rộng công nghệ dịch vụ, hiện đại hóa công
nghiệp bao bì, công nghiệp in, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm, công nghiệp dược
phẩm...
Để triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ V (10-1991), Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Quận 11 lần thứ VI (11-1991) đã xác định phương hướng phát
triển: "Là tiếp tục định hình kinh tế CN - TTCN - thương mại - dịch vu, xuất nhập
khẩu trong những năm tới, tập trung khôi phục và phát huy thế mạnh của Quận về CN
- TTCN...". Phấn đấu đưa CN - TTCN phát triển nhịp độ bình quân từ 7% đến 9% mỗi
năm, tập trung vào các ngành kỹ thuật mới hoặc thu hút nhiều lao động và các mặt
hàng chế biến, gia công xuất khẩu, trong đó chú trọng đến các ngành cơ khí: "Khôi
phục và tạo được chuyển biến tích cực về trang bị kỹ thuật, trước hết là
các mặt hàng phụ tùng thay thế, dịch vụ sửa chữa, khuôn mẫu, phục vụ
xây dựng và các mặt hàng cơ khí tiêu dùng". Ngành nhựa và ngành chế biến thực
phẩm: "Tạo điều kiện phát huy tốt năng lực sản xuất mới, nhằm nâng cao hơn nữa tỷ
trọng của nó trong CN - TTCN với những sản phẩm chất lượng cao có khả năng cạnh
tranh mạnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu". Ngành dệt - may - da: "Chú ý tổ
chức lại và khuyến khích đầu tư nhằm tạo được chuyển biến mạnh mẽ hướng vào thị
trường khu vực và các nước khu vực II nhằm tăng nhanh qui mô xuất khẩu trong các
ngành này, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động". Ngành thủy tinh: "Sẽ
được chú ý khuyến khích đầu tư cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm,
nhằm khôi phục nghề truyền thống lâu đời của Quận, với những mặt hàng thủ công
tinh xảo, giành được thị trường để phát triển ổn định" hơn [12, 20]. Quận chủ trương:
Mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển không hạn chế. Quận ủy sẽ:
"Tập trung củng cố khu vực quốc doanh và tập thể làm cho từng đơn vị đều được tổ
chức và hoạt động đúng thực chất lấy hiệu quả cuối cùng làm thước đo. Tổ chức thí
điểm và mở rộng hình thức công ty, xí nghiệp cổ phần, nhằm huy động nhiều nguồn
khả năng phát triển nhanh lực lượng sản xuất trong CN - TTCN của Quận" [12, 20-
21].
Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ VI (11-1991) đã khẳng định quyết tâm phấn đấu
đưa đường lối đổi mới của Đảng đi vào cuộc sống. Quận ủy chú ý phát huy truyền
thống cách mạng và thế mạnh về sản xuất CN - TTCN của Quận. Quận 11 chiếm tỷ
trọng từ 15% đến 20% giá trị tổng sản lượng sản xuất CN - TTCN của Thành phố.
Trang thiết bị kỹ thuật đang từng bước được đổi mới, lực lượng lao động trong sản
xuất đông (20.000 - 25.000 người), có trình độ tay nghề khá, năng động, nhạy bén với
kỹ thuật công nghệ mới, có khả năng thích nghi và hội nhập nhanh với điều kiện sản
xuất hàng hóa nhiều thành phần. Đó là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế của Quận
trên nhiều lĩnh vực.
Giá trị sản lượng CN - TTCN của các quận nội thành (giá cố định 1989).
Đơn vị tính: triệu đồng
1990 1991 1992 1993 1994
Tổng số 1.293.087 1.406.108 1.646.342 1.956.312
Quận 1 30.220 27.825 27.463 39.972
Quận 3 82.910 95.157 109.877 146.542
Quận 4 33.350 36.529 41.388 53.870
Quận 5 139.622 235.677 251.816 280.247
Quận 6 202.065 116.786 195.155 233.184
Quận 8 89.744 93.174 112.440 115.054
Quận 10 85.236 77.476 101.940 122.316
Quận 11 224.373 232.134 295.662 368.892 498.354
Nguồn: Cục thống kê Thành phố - Phòng kinh tế Quận 11
Số liệu trong bảng đã khẳng định thế mạnh của Quận 11 về giá trị sản lượng CN
- TTCN luôn luôn dẫn đầu các quận nội thành.
Từ năm 1990, thực hiện chính sách mở cửa, đổi mới cải cách đường lối kinh tế,
triệt để xóa bỏ bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh, mở rộng làm ăn với nước
ngoài theo đường lối đổi mới của Đảng. Ngành CN - TTCN của Quận bị sốc lớn, đó là
không còn nguồn vốn, hàng hóa sản xuất ra không bán được vì chất lượng kém, các cơ
sở sản xuất thua lỗ, đình trệ, nhiều xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã làm ăn thua lỗ,
tan rã... sản lượng công nghiệp giảm 8% so với năm 1988.
Trong giai đoạn đầu 1991 - 1992, là giai đoạn đầy khó khăn cho ngành CN -
TTCN. Điện bị cúp thường xuyên, hàng hóa nội phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa
ngoại, hàng nhập lậu tràn lan, sức mua thị trường giảm sút. Trong điều kiện thực hiện
chính sách kinh tế đổi mới mở cửa của Đảng, càng thấy nền sản xuất của ta còn nhiều
yếu kém: kỹ thuật lạc hậu, trình độ tay nghề kém, nguồn vốn nhỏ bé. Do vậy, đẻ ra các
sản phẩm kém chất lượng, tiêu hao nguyên liệu cao, năng suất lao động thấp, giá thành
đội lên. Dưới sự lãnh đạo kịp thời của Đảng bộ Quận 11, ngành CN - TTCN đã chú
trọng đổi mới đầu tư chiều sâu, 6 tháng cuối năm 1991 đầu tư 16 tỷ đồng, 6 tháng đầu
năm 1992 đã đầu tư 30,2 tỷ đồng. Nhờ vậy, Quận 11 đã hình thành được nhiều cơ sở
có qui mô tương đối lớn với trang bị công nghệ nhập ngoại hiện đại, đồng bộ đã tạo
nên điều kiện và năng lực đứng vững trong cơ chế kinh tế thị trường (xí nghiệp Minh
Phụng, xí nghiệp Hừng Sáng, xí nghiệp Tân Lộc, xí nghiệp Viễn Thắng...).
Năm 1991 là năm đầu bước ra khỏi tình trạng bế tắc, tìm mô hình phát triển CN
- TTCN đầy khó khăn, nguyên liệu thì hoàn toàn lệ thuộc nhập ngoại, tình trạng chiếm
dụng nhiều vốn tràn lan ở khâu tiêu thụ. Mục tiêu lúc này phải thương mại hóa khâu
vật tư nguyên liệu, đây là chiến lược sống còn của ngành. Quận 11 có chủ trương biện
pháp kịp thời, thích hợp như về thuế, quản lý ngoại tệ, đổi mới cơ chế quản lý. Nhờ
vậy, giá trị sản lượng năm 1991 tăng 2% so với năm 1990 (tính giá cố định năm 1982)
doanh thu đạt 111,3% so với kế hoạch đề ra đầu năm, chất lượng sản phẩm tăng lên rất
nhiều so với năm 1990, nhiều mặt hàng cạnh tranh được với hàng ngoại như đồ nhựa
gia dụng, cao su, giày dép, giày giả da, dệt, may mặc, thực phẩm... Các mặt hàng này
khẳng định thế mạnh của Quận và khẳng định xu hướng ngành nghề phát triển CN -
TTCN của Quận trong cơ chế thị trường.
Năm 1992 tình hình khá thuận lợi vì tiền vàng ổn định, mức độ lạm phát giảm
làm cho người sản xuất yên tâm bỏ vốn ra đầu tư làm ăn, giới sản xuất kinh doanh
năng động, nỗ lực khắc phục khó khăn. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 1992, giá trị
sản lượng CN - TTCN tăng 15% so với năm 1991. Doanh thu xuất khẩu 6 tháng đạt
49,6 tỷ đồng so cùng kỳ năm 1991 tăng 120%. Tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ bắt
đầu tăng nhanh. Riêng 6 tháng đầu năm 1992, các cơ sở đã mua mới thiết bị máy móc
là 277 máy móc các loại và cơ sở có mức đầu tư lớn như Việt Thắng: 1,2 tỷ đồng,
Hừng Sáng: 2 tỷ đồng, Thành Phát và Thiên An đã đầu tư hàng tỷ đồng để mua sắm
công nghệ mới. Do có mức đầu tư lớn, đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, đào tạo
công nhân kỹ thuật, nên chất lượng hàng hóa mẫu mã đa dạng, mức tăng trưởng cao,
đạt doanh thu cao, giải quyết ổn định công ăn việc làm, nâng cao đời sống cán bộ,
công nhân viên. Thị trường xuất khẩu chuyển nhanh sang khu vực tư bản, cơ cấu xuất
khẩu đã được xác định rõ, đó là: may mặc, giày da, chế biến nông, lâm, hải sản, nhựa
gia dụng...
Sang năm 1993, ngành CN - TTCN có nhiều thuận lợi nên không ngừng được
củng cố và phát triển. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 15 - 17% so với năm
1992. Doanh thu tăng 20% so với năm 1992, máy móc thiết bị được đầu tư ồ ạt vào
thời gian này, chủ yếu được mua về dưới nguồn mua trả chậm hàng đổi hàng hoặc thân
nhân gửi về đầu tư liên doanh hợp tác làm ăn. Công tác quản lý của Nhà nước đã từng
bước được cải tiến và đi vào ổn định, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế
làm giàu đúng pháp luật. Tuy nhiên, CN - TTCN đang còn phải đương đầu với hàng
nhập lậu tràn lan từ Trung Quốc, Thái Lan, gây cản trở không nhỏ cho quá trình sản
xuất. Do thiếu qui hoạch cụ thể, chi tiết cho từng ngành, từng khu vực nên dẫn đến
tình trạng hỗn độn, cạnh tranh về giá, một số hàng hóa ế thừa, một số hàng hóa lại
thiếu, công nghệ nhập tràn lan dẫn đến nhiều ngành dư công suất gây lãng phí không
nhỏ (đặc biệt là trong ngành nhựa). Giá trị xuất khẩu năm 1993 tăng đáng kể đạt được
42.721 triệu đồng tăng 20% so với năm 1992.
Bước sang năm 1994 là năm tốc độ tăng trưởng CN - TTCN của Quận đạt cao
chưa từng thấy (39%). Cơ sở hạ tầng được cải tạo và nâng cấp, việc đầu tư đổi mới
thiết bị ngoại nhập năm 1993 đã được bổ sung vào năm 1994, đã phát huy tác dụng tốt,
đóng vai trò đòn bẩy phát triển CN - TTCN một cách đồng bộ. Mức đầu tư tập trung
vào các ngành may mặc, ngành nhựa, dệt, da, giả da, giấy..., trong đó có những công ty
đóng trên địa bàn Quận đã mua sắm công nghệ lớn:
- Công ty Minh Phụng: 106,303 tỷ đồng.
- Công ty TNHH Thành Phát: 6,040 tỷ đồng.
- Công ty TNHH Hừng Sáng: 3,665 tỷ đồng.
- Công ty TNHH Phú Thọ: 2,913 tỷ đồng.
- Cơ sở Thành Đạt: 2,15 tỷ đồng.
- Doanh nghiêp tư nhân Toàn Thắng: 1,2 tỷ đồng.
Số cơ sở công ty thành lập mới trong năm 1994 tăng 389 cơ sở, trong đó doanh
nghiệp tư nhân, công ty TNHH là 29 đơn vị, cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh
là 360 cơ sở. Giá trị sản lượng CN - TTCN của Quận đạt 489.354 tỷ đồng, tăng 40%
so với năm 1993 (tính giá cố định năm 1989), doanh thu đạt 710,03 tỷ đồng, tăng
53,73% so với năm 1993. Điều này chứng tỏ CN - TTCN của Quận phát triển rất
nhanh trong thời kỳ thực hiện đường lối phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991) và Nghị quyết Đảng bộ Thành phố lần
thứ V (10-1991), là kết quả đầu tư đổi mới công nghệ, bố trí lại cơ cấu kinh tế, tăng
cường công tác chỉ đạo, công tác quản lý... Suốt cả quá trình từ năm 1990 đến năm
1994, doanh thu CN - TTCN tăng so với năm 1993 là 115,06%.
Nhờ thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ VI (11-1991):
"Trong 3 năm phát triển kinh tế, giá trị tổng sản lượng CN - TTCN tăng 18,2%, cao
gấp đôi chỉ tiêu Đại hội đề ra và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của nhiệm kỳ
trước (tăng bình quân nhiệm kỳ/năm là 1,75%), cơ cấu thành phần kinh tế quận có sự
thay đổi lớn; tỷ trọng khu vực quốc doanh, hợp doanh và tập thể sau khi củng cố sắp
xếp lại tuy giảm về số lượng nhưng đã đi vào hoạt động đúng thực chất hơn. Cơ sở sản
xuất cá thể, gia đình, công ty, doanh nghiệp tư nhân tăng lên (có 3.513 cơ sở, tăng 177
cơ sở so với đầu nhiệm kỳ). Nhiều cơ sở mạnh dạn đầu tư cho sản xuất cả chiều rộng
lẫn chiều sâu với tổng mức đầu tư trong 3 năm là 270,35 tỷ đồng (cao nhất là 1993 với
mức đầu tư 140,14 tỷ đồng, tăng gấp 5,8 lần so với năm 1991). Nhờ đó sản phẩm làm
ra ngày càng nhiều, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, nhiểu sản phẩm chiếm lĩnh được thị
trường, những ngành kinh tế kỹ thuật vốn là thế mạnh của Quận như: nhựa, giả da, chế
biến da, dệt, may, thủy tinh... tiếp tục được phát triển" (dự thảo báo cáo chính trị tại
Đại hội Đảng bộ giữa nhiệm kỳ tháng 4-1994).
Những năm 1991-1995, sản xuất CN - TTCN tăng mạnh, Quận chủ trương
khuyến khích và giúp đỡ các nhà sản xuất khai thác mọi nguồn vốn đầu tư cho sản
xuất; đầu tư nhà xưởng, đầu tư mua sắm đổi mới công nghệ, đầu tư đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ, ngành nghề nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng
mẫu mã, tăng vốn lưu động cho sản xuất. Tính chung trong 5 năm, các nhà sản xuất đã
đầu tư 487 tỷ đồng cho đổi mới công nghệ, bình quân 97 tỷ đồng/năm, điều này tạo
nên năng lực đáng kể cho ngành CN - TTCN của Quận.
Hoạt động CN - TTCN được thể hiện qua các khu vực kinh tế cụ thể sau:
2.2.2.1. Khu vực công nghiệp quốc doanh
Thực trạng nền kinh tế quốc doanh Quận 11 từ năm 1991 đến 1995 khi bước
vào cơ chế thị trường có sự giảm sút về số lượng và tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản
lượng CN - TTCN. Do định hướng phát triển kinh doanh còn nhiều khó khăn lúng
túng, thị trường cạnh tranh gay gắt, thành phần kinh tế quốc doanh phát triển không
đúng hướng nên Quận phải sắp xếp lại, giải thể những đơn vị thua lỗ kéo dài tránh tình
trạng lời giả, lỗ thật, để đưa nền sản xuất khu vực quốc doanh phát triển. Năm 1990-
1992 là giai đoạn cực kỳ khó khăn, lúng túng của các doanh nghiệp quốc doanh: quản
lý yếu kém, trì trệ nặng nề, hiệu quả kinh doanh thấp, thua lỗ liên tiếp, thu nhập đời
sống người lao động không đảm bảo, công nghệ thiết bị máy móc vô cùng lạc hậu, vốn
liếng không có. Quận ủy và Chính quyền đã tiến hành khảo sát tìm giải pháp và kiên
quyết sắp xếp lại cho phù hợp.
Cơ sở công nghiệp quốc doanh
Quận 1991 1992 1993 1994 1995
Quận 5 12 11 11 9 9
Quận 6 4 4 4 2 2
Quận 10 12 11 7 7 7
Quận 11 7 7 4 4 4
Nguồn: Báo cáo của UBND Quận 11
Doanh thu tổng sản lượng CN - TTCN Quận 11 năm 1991
Hạng mục
Doanh thu
(triệu đồng)
Giá trị sản lượng
(triệu đồng)
So sánh
91/90
(%) Thực hiện Tỷ đồng 1990 1991
Tổng số (I+II) 194.833 100 224.287 238.367 106,28
Trong đó:
- Xuất khẩu
I. Quốc doanh
II. Ngoài quốc doanh
56.053
11.370
183.463
28,71
5,84
94,16
40.370
9.932
214.346
47.673
8.603
29.764
118,05
86,62
107,17
Nguồn: Báo cáo của UBND Quận 11
Số liệu trong bảng cho thấy sản lượng công nghiệp năm 1991 chỉ đạt 86,62% so
với năm 1990 chiếm tỷ trọng nhỏ nhoi (5,84%) trong tổng số doanh thu CN - TTCN
của toàn Quận và chỉ chiếm 3,61% giá trị sản lượng CN - TTCN toàn Quận.
Sang năm 1992, các cơ sở quốc doanh của Quận còn 7 cơ sở trong tổng số
3.378 cơ sở thuộc nhiều thành phần kinh tế trong Quận. Sản xuất có bước phát triển,
nhưng nhìn chung vẫn gặp khó khăn. Năm 1992, các doanh nghiệp quốc doanh tạo ra
được 13.792 triệu đồng doanh thu (3,38%) tổng số doanh thu CN - TTCN toàn Quận.
Giá trị sản lượng công nghiệp của khối này tạo ra là 6.902 triệu đồng, chiếm 2,1% giá trị
sản lượng CN - TTCN toàn Quận thời kỳ 1993 - 1994. Từ năm 1993 - 1995, nhờ củng
cố sắp xếp lại khu vực quốc doanh từ 7 xí nghiệp năm 1992 xuống còn 4 xí nghiệp
trong những năm 1993, 1994, 1995 (xí nghiệp Phú Thọ, xí nghiệp may xuất khẩu, xí
nghiệp thủy tinh Tiền Phong, xí nghiệp in), nên đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc, giải
tỏa được những ách tắc cho đơn vị từ phía Nhà nước. Phát huy được tính năng động
của cơ sở, các đơn vị đã ổn định lại sản xuất và bắt đầu hoạt động có hiệu quả. Những
tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp quốc doanh tiếp tục đổi mới cơ chế và phương
thức hoạt động thích nghi với cơ chế thị trường đã được tạo ra.
Thời kỳ này được Quận đầu tư từ ngân sách, đổi mới công nghệ, tổ chức lại sản
xuất, do vậy năng lực sản xuất của các xí nghiệp quốc doanh tăng gấp 4 lần so với năm
1990. Về doanh thu, mặc dù tỷ trọng chỉ chiếm 2,52% doanh thu toàn ngành năm
1994, nhưng giá trị tuyệt đối tăng gấp 2 lần năm 1990.
Nếu như thời kỳ đầu 1991, kinh tế quốc doanh quá yếu kém về mọi mặt (công
nghệ lạc hậu, cơ chế gò bó, ràng buộc, hiệu quả kinh doanh thấp, thu nhập người lao
động thấp...), thì sang những năm 1992 -1995 chỉ sau chấn chỉnh, sắp xếp lại, bước
đầu các cơ sở quốc doanh đã ổn định lại sản xuất, thích ứng với cơ chế thị trường. Về
quản lý đã có sự giải quyết tích cực và cải cách một bước công tác hành chính và quản
lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả, mạnh dạn đáp ứng khoa học quản lý và khoa học kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhờ vậy mà thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong quá trình lãnh đạo kinh tế quốc doanh, Đảng bộ còn lúng túng khi xác
định phương hướng chiến lược phát triển lâu dài của khối công nghiệp quốc doanh. Về
khách quan, Quận cũng không đáp ứng được vốn cho công nghiệp quốc doanh hoạt
động; về chủ quan do sự yếu kém trì trệ trong quản lý của hình thức sản xuất quốc
doanh (trình độ công nghệ, trình độ quản lý, chiến lược phát triển, mô hình quản lý...).
Do vậy, để cho doanh nghiệp quốc doanh phát triển đúng hướng, phải tập trung
sức củng cố các doanh nghiệp này, phải sớm qui hoạch và định hướng phát triển kinh
tế của Quận theo hướng khuyến khích phát triển các ngành thuộc tiềm năng thế mạnh
như: nhựa, dệt, may, chế biến thực phẩm... Quận phải chuyển dần ngành sản xuất gây
ô nhiễm độc hại ra khỏi địa bàn dân cư. Tiến hành điều tra nắm lại trình độ công nghệ
của các đơn vị kinh tế (cả quốc doanh và ngoài quốc doanh) để có kế hoạch đầu tư
hoặc khuyến khích đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, qua
đó mà nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước,
nhất là chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
2.2.2.2. Khu vực ngoài quốc doanh
Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, các thành phần kinh tế có điều kiện phát
triển, vì đã khơi dậy những tiềm năng có nguy cơ bị mai một. Kinh tế Việt Nam bước
vào thời kỳ khởi sắc chuyển biến thực sự. Trong những năm 1988 - 1990, đặc biệt là
sau Đại hội VII của Đảng, nền kinh tế nước ta ổn định và tăng trưởng.
Trên địa bàn Quận 11, mô hình và các phương thức hoạt động của các đơn vị
sản xuất CN - TTCN ngoài quốc doanh cũng khá đa dạng và phong phú, máy móc thiết
bị công nghệ kết hợp khéo léo giữa thủ công với hiện đại, thích ứng và nhạy bén với cơ
chế thị trường. Nhờ vậy, các cơ sở ngoài quốc doanh xoay trở dễ dàng trong việc định
hướng sản xuất, kịp thời điều chỉnh mặt hàng sản xuất. Có những cơ sở trước đây sản
xuất phụ tùng xe đạp, nay họ chuyển sang thiết kế máy sản xuất mì ăn liền cung cấp
kịp thời nhu cầu của thị trường... Chính sự năng động đó mà kinh tế ngoài quốc doanh
vẫn tìm được chỗ đứng và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản lượng ở quận trong khi
thị trường nội địa tràn ngập hàng ngoại nhập lậu.
Nhờ chủ trương đổi mới trong kinh tế khu vực sản xuất ngoài quốc doanh mà
chủ yếu là kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ. Phần lớn sản xuất của thành phần
này tập trung vào các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, phân bố theo địa điểm ngành
nghề truyền thống, mỗi loại ngành nghề thường phát triển theo cụm, khu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố.pdf