Tài liệu Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Con người là chủ thể của quá trình sản xuất - kinh doanh. Con người khuôn mẫu gắn liền với hiệu quả của mọi quá trình lao động xã hội.
Nguồn nhân lực là tiềm năng lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, cũng có thể xác định trên một địa phương, một ngành, hay một vùng. Theo đó, nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế xã hội.
Tiềm năng lao động của con người bao trùm cả thể lực, trí lực và tâm lực (như đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc).
Số lượng, chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội chính là số lượng, chất lượng của bộ phận dân số trong độ tuổi đang có việc làm, chưa có việc làm nhưng có khả năng làm việc. Chất lượng nguồn nhân lực để thể hiện bằng các chỉ tiêu: về tình trạng phát triển thể lực; trình độ học vấn; kiến thức; tay nghề; tác phong nghề nghiệp; v.v.. Số lượng, chất lư...
132 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Con người là chủ thể của quá trình sản xuất - kinh doanh. Con người khuôn mẫu gắn liền với hiệu quả của mọi quá trình lao động xã hội.
Nguồn nhân lực là tiềm năng lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, cũng có thể xác định trên một địa phương, một ngành, hay một vùng. Theo đó, nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế xã hội.
Tiềm năng lao động của con người bao trùm cả thể lực, trí lực và tâm lực (như đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc).
Số lượng, chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội chính là số lượng, chất lượng của bộ phận dân số trong độ tuổi đang có việc làm, chưa có việc làm nhưng có khả năng làm việc. Chất lượng nguồn nhân lực để thể hiện bằng các chỉ tiêu: về tình trạng phát triển thể lực; trình độ học vấn; kiến thức; tay nghề; tác phong nghề nghiệp; v.v.. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực gắn bó chặt chẽ với quá trình đào tạo phát triển. Quá trình đào tạo làm biến đổi nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng của con người, thúc đẩy phát triển con người về tri thức, kỹ năng, phẩm chất; thúc đẩy sáng tạo v.v..
Trong những năm tới, yêu cầu CNH, HĐH, đô thị hoá nhanh của thủ đô Hà Nội, đặc biệt ở một huyện ngoại thành như Đông Anh. Yêu cầu số lượng, chất lượng nguồn nhân lực có những đòi hỏi mới. Nhiệm vụ của đào tạo phát triển phải có những đổi mới thích ứng nhằm bảo đảm yêu cầu của tình hình mới.
Những năm qua, Hà Nội trong đó có Đông Anh có nhiều cố gắng trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề tồn tại, cần nghiên cứu giải quyết, trong đó, vấn đề đào tạo giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển công nghiệp và đô thị với quy mô lớn, tốc độ nhanh đang được đặt như một nhiệm vụ cấp bách. Với cương vị công tác của mình tôi chọn vấn đề: "Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010" làm đề tài luận văn Thạc sỹ Kinh tế quản lý Công, với mong muốn tham gia ý kiến vào việc giải quyết những vấn đề nêu trên.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài này
Vấn đề nhân lực, nguồn nhân lực, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực… là những đề tài mới được nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện ngoại thành Đông Anh Hà Nội giia đoạn 2000-2005-2010 theo chúng tôi chưa có tác giả nào nghiên cứu và viết bài.
Trường Đại học Lao động xã hội năm 2005 có một đề tài
Trong đó đề cập đến việc lập kế hoạch và tổ chức triển khai quá trình đào tạo đối với các huyện ngoại thành Hà Nội. Trong luận văn này chúng tôi có tham khảo một số tài liệu của đề tài này. Tuy nhiên, chúng tôi tập trung theo hướng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực (tức là tiếp cận từ phía các cấp chính quyền Nhà nước đối với nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực), trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đi sâu vào vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực, gắn với giải quyết việc làm cho nông dân vùng bị thu hồi đất.
- Tác giả Nguyễn Quốc Hùng trong cuốn sách: "Đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình CNH, ĐTH ở Việt Nam" (chủ yếu từ thực tiễn Hà Nội) NXB CTQG 2006. Cũng có những ý kiến chung về đào tạo, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp tập trung và đô thị mới. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo tốt đối với chúng tôi.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được triển khai với mục đích đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 chủ yếu đối với nông dân, vùng Nhà nước thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện Đông Anh, chủ yếu đối với nông dân vùng Nhà nước thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Thời gian nghiên cứu từ 2000-2010.
5. Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: điều tra, phân tích, khái quát hoá, v.v.. trong quá trình triển khai nghiên cứu.
6. Các đóng góp của luận văn
- Luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề lí luận về nguồn lực, nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặt trong bối cảnh của một huyện ngoại thành CNH, HĐH, đô thị hoá nhanh.
- Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các chính sách thúc đẩy quá trình đó. Từ đó rút ra những nhận xét về thành công và những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, những yêu cầu phải hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010.
- Luận văn đã dự báo nhu cầu đào tạo, đề xuất 3 quan điểm và 3 yêu cầu, các chính sách và nội dung cụ thể hoàn thiện chính sách, các kiến nghị về điều kiện để thực hiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện và hiệu quả cao. Điều cần nhấn mạnh là các dự báo, các đề xuất được cụ thể hoá theo 3 khu vực: khu vực thuần phát triển nông nghiệp; khu vực phát triển ngành nghề truyền thống; khu vực đô thị hoá nhanh và cho các đối tượng cụ thể thụ hưởng chính sách: người được đào tạo; các cơ sở đào tạo và hệ thống quản lý đào tạo.
7. Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, mẫu phiếu hỏi, điều tra đã kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Nguồn nhân lực và đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chương 2: Thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005.
Chương 3: Phương hướng, biện pháp hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006 - 2010.
Chương 1
NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN CNH, ĐTH
1.1. Nguồn nhân lực và các đặc điểm cơ bản nguồn nhân lực trong quá trình CNH, ĐTH nhanh
1.1.1. Nguồn nhân lực và các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực
a) Nhân lực: Theo C.Mác con người là một thực thể xã hội, đồng thời là một thực thể tự nhiên, một cấu trúc sinh học. Vì vậy, con người chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội.
Trước hết, con người là một sinh vật, với các thuộc tính sinh học. Ngày nay, khoa học nghiên cứu về cơ thể con người đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong việc khám phá những quy luật của hoạt động thần kinh cao cấp, di truyền, sinh hoá, tâm sinh lý v.v.. chi phối hành vi con người.
Con người không chỉ là một thực thể sinh học mà còn là một thực thể xã hội. Con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trong học thuyết về hình thái xã hội, Các Mác đã chỉ rõ tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, trong đó, con người là lực lượng quan trọng có tính quyết định và năng động nhất. Con người là chủ thể của quá trình sản xuất, sáng tạo ra lịch sử.
Theo quan niệm kinh tế học thì con người khuôn mẫu gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội của họ. Phục vụ con người là mục đích của sản xuất. Nhưng con người lại là yếu tố động nhất, quyết định hiệu quả của mọi quá trình lao động xã hội. Ngày nay, khoa học kỹ thuật tiến nhanh như vũ bão, thì vai trò của con người ngày càng quan trọng. Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người. Nó chính là khả năng lao động của con người.
Sức lao động tồn tại ngay trong chính bản thân người lao động dưới các dạng sức cơ bắp, sức thần kinh, trí óc. Người sở hữu sức lao động, chính là người tiêu dùng sức lao động. Trong quá trình sử dụng sức lao động khi có các điều kiện về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý sức lao động mới biến thành hoạt động lao động. Do đó, hoạt động lao động là quá trình sử dụng sức lao động xảy ra trong quá trình lao động. Sự bù đắp các hao phí về sức cơ bắp, sức thần kinh thông qua việc tiêu dùng tư liệu sinh hoạt vật chất, tinh thần và học tập.
b. Nguồn nhân lực: là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, cũng có thể được xác định trên một địa phương, một ngành hay một vùng (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội: Thuật ngữ lao động - Thương binh và xã hội. NXB Lao động - xã hội, Hà Nội, 1999, tr13). Theo đó, nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội.
Tiềm năng lao động của con người bao hàm cả thể lực, trí lực và tâm lực (như đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc).
Số lượng, chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội chính là số lượng, chất lượng của bộ phận dân số trong độ tuổi đang có việc làm, chưa có việc làm nhưng có khả năng làm việc. Độ tuổi được theo Luật tính từ 15 tuổi đến 60 tuổi (cho nam giới) và 15-55 tuổi (cho nữ giới). Về chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực; trình độ học vấn, kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp; cơ cấu tuổi tác, giới tính, thiên hướng, tình trạng phân bổ theo lãnh thổ và khu vực hoạt động là thành thị, hay nông thôn.
Có ý kiến đề nghị về mặt số lượng nên tính cả những người trên độ tuổi lao động đang tham gia hoạt động kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê nguồn lao động gồm những người trong độ tuổi có khả năng lao động và cả những người ngoài độ tuổi đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (số ngoài độ tuổi được quy đổi để tính toán cân đối nguồn lao động xã hội). Theo Công ước 138 của ILO thì số ngoài độ tuổi chỉ nên tính những người trên độ tuổi lao động.
Vậy, nguồn lao động và nguồn nhân lực có ý nghĩa tương đồng.
Theo Bộ Lao động Thương binh và xã hội khái niệm lực lượng lao động là bộ phận hoạt động của nguồn lao động. Nguồn lao động rộng hơn lực lượng lao động. Nó không chỉ bao gồm lực lượng lao động; mà còn bao gồm cả bộ phận dân số từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, nhưng chưa tham gia hoạt động kinh tế (đang đi học; nội trợ gia đình; không có nhu cầu làm việc, nghỉ hưu nhưng vẫn có khả năng lao động v.v..)
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa quy mô dân số từ đủ 15 tuổi trở lên với lực lượng lao động và nguồn lao động ở Việt Nam
Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên
Không có khả năng lao động
Có khả năng lao động
Tình trạng khác
Không có nhu cầu làm việc
Nội trợ cho gia đình mình
Đi
học
Thất nghiệp
Đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
Lực lượng lao động
Nguồn lao động (Nguồn nhân lực)
Nguồn nhân lực được phân chia thành: Nguồn nhân lực sẵn có; nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế; nguồn nhân lực dự trữ.
Quan hệ giữa 3 khái niệm này mô hình hoá trong sơ đồ 2
Sơ đồ 2: Quan hệ giữa các bộ phận trong nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực sẵn có trong dân cư
Nguồn nhân lực
dự trữ
Nguồn nhân lực tham gia trong hoạt động kinh tế
Đi học
Nội trợ
Chưa có nhu cầu làm việc
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
Lực lượng lao động đang thất nghiệp
Đang làm nghĩa vụ quân sự
c. Đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực
Có thể quy tụ vào 3 đặc trưng cơ bản sau:
- Đặc trưng về mặt sinh học và xã hội con người. Con người sống trong môi trường tự nhiên và xã hội, nên các yếu tố tự nhiên và xã hội gắn bó khăng khít, hoà quyện vào nhau. Hoạt động của con người chủ yếu là hoạt động sản xuất, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và thông qua những hoạt động đó, con người cải tạo chính bản thân mình, làm cho con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Lao động, do đó, đã sáng tạo ra con người.
- Đặc trưng về số lượng: về mặt số lượng, quy mô nguồn nhân lực phụ thuộc vào phạm vi lãnh thổ tính toán, các quy định pháp luật về giới hạn tuổi tác và cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính v.v.. Theo quy định ở Việt Nam nguồn nhân lực được tính với những người có độ tuổi từ 16 ¸ 60 (đối với nam giới), 15 ¸ 55 (đối với nữ giới) (Nếu những quy định này thay đổi sẽ ảnh hưởng tới quy mô nguồn nhân lực). Sự gia tăng tổng dân số là cơ sở hình thành và gia tăng nguồn nhân lực. Nhưng nhịp độ tăng giảm dân số phải sau 15 năm mới tác động đến nhịp tăng, giảm nguồn nhân lực.
- Đặc trưng về chất lượng: Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất và phát triển con người. Những nét đặc trưng đó bao gồm: những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, năng lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực, thí dụ trạng thái sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội cũng như các lĩnh vực bảo đảm dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, lao động việc làm, trả công cũng như nhiều mối quan hệ xã hội khác.
Chất lượng là một đặc trưng quan trọng của nguồn nhân lực, cần vượt trước trình độ phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo, cũng như, sẵn sàng đón nhận những tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới.
1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực
a) Bản chất của phát triển nguồn nhân lực
Có thể tìm hiểu vấn đề phát triển nguồn nhân lực theo các cách tiếp cận khác nhau:
- Tiếp cận theo hướng tìm hiểu nội dung thì phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng về số lượng; nâng cao về chất lượng của nguồn nhân lực bao gồm ba nội dung cơ bản: phát triển quy mô và cơ cấu dân số thích hợp; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
- Phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi mỗi một thành viên của nguồn nhân lực phải phát triển nhân cách; phát triển năng lực vật chất và năng lực tinh thần; tạo dựng, hoàn thiện và ngày càng nâng cao cả về đạo đức và tay nghề; cả tâm hồn và hành vi (tức là phải phát triển cả kiến thức lẫn kỹ năng; cả thể lực lẫn tinh thần, đạo đức nhân cách…).
- Ở tầm vĩ mô phát triển nguồn nhân lực là tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ phát triển cả về mặt quy mô, cơ cấu số lượng và chất lượng. Tiếp cận theo tiêu chức "Mục đích" ở nước ta phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh, vững chắc. Các yêu cầu đó là:
Một, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại có khả năng tạo năng suất lao động xã hội cao. Trong điều kiện nước ta cần chú ý mối quan hệ giữa công nghệ hiện đại sử dụng ít lao động với công nghệ sử dụng được nhiều lao động; giữa việc sử dụng yếu tố vốn và yếu tố lao động. Do vậy, khái niệm lựa chọn công nghệ và công nghiệp thích hợp ra đời.
Hai, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế và tổ chức lại nền sản xuất xã hội. Về đại thể thì tỷ trọng nông nghiệp sẽ giảm, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ sẽ tăng lên trong tổng thể nền kinh tế quốc dân; nền kinh tế tự cung tự cấp trước đây sẽ được tổ chức lại theo kiểu sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa có sự phân công hợp tác chặt chẽ, song song với quá trình trang bị công nghệ tiên tiến hiện đại.
Theo hướng đó cơ cấu lao động xã hội sẽ thay đổi, trình độ kiến thức, tay nghề, tư duy, quan hệ xã hội sẽ thay đổi cùng với sự phát triển của sự phân công lao động và tổ chức lại nên sản xuất xã hội.
Ba, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là quá trình kinh tế - kỹ thuật; mà còn là các quá trình kinh tế - xã hội, quá trình kinh tế và bảo vệ, tái tạo môi trường sống. Do vậy cùng với quá trình thực hiện trang bị lại, tổ chức lại lao động xã hội, thì phải rất chú trọng các vấn đề tổ chức lại đời sống xã hội về bảo vệ, tái tạo môi trường sống cho thế hệ hiện tại và cho các thế hệ tương lai.
Bốn, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình đô thị hoá, đồng thời phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đất đai giành cho kinh doanh nông nghiệp giảm trong khi đất chuyên dùng phục vụ đô thị hoá tăng nhanh. Cùng với xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị thì nhiều vùng nông thôn bị đô thị hoá, lao động nông thôn chuyển thành lao động thành thị.
Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở đô thị trở nên cấp bách. Cần có những chính sách thích hợp để giải quyết nhu cầu này trong ngắn hạn và trong dài hạn. Trong nông thôn cùng với việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cùng phát triển. Cơ cấu ngành nghề biến động, thúc đẩy quá trình đổi mới cơ cấu lao động, và đời sống kinh tế xã hội nông thôn.
Năm, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với quá trình phân công sản xuất kinh doanh quốc tế. Thị trường lao động cũng được quốc tế hoá. Vấn đề đặt ra là phải làm gì để có thể hội nhập thị trường lao động quốc tế.
b) Các nhân tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực
Có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng:
- Nhóm nhân tố "tự nhiên" gồm quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số. Các nhân tố này được xem xét trong mối quan hệ qua lại giữa sự biến dộng dân số, với nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.
Quy mô dân số được biểu thị khái quát bằng tổng số dân cư của một khu vực vào thời điểm nhất định. Quy mô dân số là nhân tố quan trọng là căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển. Mỗi một nước (cũng như một vùng, địa phương) cần có một quy mô dân số thích hợp, tương thích với điều kiện tự nhiên, cũng như trình độ phát triển kinh tế xã hội của mình.
Cơ cấu dân số thích hợp bảo đảm cho sự phát triển ổn định, được nhiều nhà dân số học nhất trí: Tỷ lệ trẻ em dưới tuổi lao động là 26%¸28%; Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động là 60¸64%; Tỷ lệ người già trên độ tuổi lao động là: 10¸12%. Muốn vậy, thì tỷ suất sinh (TFR) phải giữ ở mức thay thế.
Gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và phát triển nguồn nhân lực. Nhưng nếu dân số có tăng nhanh trong điều kiện nước nghèo, khi mà không có khả năng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc y tế, trình độ học vấn thấp v.v.. Năng suất lao động thấp, sản phẩm quốc dân tăng chậm thì rất bất lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi có tác động đến số lượng nguồn nhân lực: tăng nhanh hay chậm.
Cơ cấu dân số theo giới tính có vai trò trong cân bằng sinh thái của cộng đồng, trong những mối liên hệ xã hội và kinh tế.
Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị, nông thôn thể hiện mức độ đô thị hoá.
Di dân là một trạng thái vận động của dân cư. Di dân (theo nghĩa đơn giản, trực tiếp) là sự di chuyển dân cư từ đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác. Di dân là một hiện tượng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố có những yếu tố khó kiểm soát.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị là một tất yếu.
- Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội:
Các nhân tố này liên quan chặt chẽ với chất lượng nguồn nhân lực.
Trình độ phát triển con người (HDI): HDI được tính căn cứ: GDP hoặc GNP bình quân đầu người; trình độ dân cư, tuổi thọ bình quân.
GNP (GDP)/người phụ thuộc vào tốc độ tăng của GDP (GNP) và quy mô, tốc độ tăng dân số. Chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, thể lực của nguồn nhân lực. Chỉ tiêu này được cụ thể hoá trong các chỉ tiêu: sức khoẻ; dinh dưỡng; mức tiêu thụ điện năng v.v..
Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội. Nó được tạo nên bởi sự hoà hợp của nhiều yếu tố như thể chất, tinh thần, nội tạng, môi trường v.v.. Sức khoẻ là nhân tố rất quan trọng tác động đến thể chất của nguồn lao động. Sức khoẻ và dinh dưỡng được cải thiện sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là cơ sở để phát triển. Tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng tác động đến tuổi thọ trung bình.
Trình độ dân trí được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ người biết chữ; số năm đi học bình quân (có thể chi tiết đến từng nhóm tuổi, giới tính) tình hình giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp; cao đẳng đại học và đào tạo công nhân kỹ thuật. Trình độ học vấn thể hiện mặt bằng dân trí. Trình độ học vấn là cơ sở quan trọng để nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc của người lao động.
Trình độ học vấn nâng cao càng tạo thuận lợi mang tính nội sinh để phát triển giáo dục, đào tạo nghề, là nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là sự hiểu biết, khả năng thực hành về lĩnh vực ngành nghề nào đó của người lao động.
Chất lượng nguồn nhân lực còn phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu đội ngũ học viên, sinh viên đang được đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học, học nghề.
Các yếu tố về văn hoá truyền thống:
Yếu tố văn hoá và truyền thống dân tộc chi phối mạnh mẽ hành vi ứng xử của con người trong công việc và cuộc sống, do đó, trực tiếp ảnh hưởng đến tính cách, phẩm chất riêng của lao động mỗi vùng trong một nước, cũng như từng bước. Trong điều kiện kinh tế thị trường, cơ chế mới có tác dụng tích cực như kích thích người lao động vươn lên, tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ nghề nghiệp thích ứng với đòi hỏi của thị trường; đồng thời ma lực của đồng tiền ảnh hưởng đến nhân cách và lối sống, đến quan niệm và nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ. Do vậy, yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần tạo nên những con người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề, kỹ năng giỏi, đồng thời có tâm hồn, tinh thần lành mạnh.
Các nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách: Chính sách là một công cụ hết sức quan trọng trong việc tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực.
Mục tiêu hướng tới của các chính sách là phải phát huy được nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội; chú trọng nâng cao đời sống vật chất, đồng tời với đời sống tinh thần; quan hệ giữa cá nhân, tập thể với cộng đồng xã hội được giải quyết hợp lý, hài hoà. Việc đáp ứng nhu cầu của thể chế hiện tại không được làm tổn hại việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Đối với con người, trước hết cần quan tâm giải phóng khả năng lao động sáng tạo, do đó cần khắc phục những quan niệm, những lề luật trói buộc, hạn chế nhằm giải phóng lực lượng sản xuất. Cần tập trung xoá đói, giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo chủ động tạo việc làm, tăng thu nhập bằng cách phát triển sản xuất - dịch vụ hợp pháp. Mục tiêu chiến lược của các chính sách là:
"Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…"
Vậy phải rất coi trọng "tăng trưởng" nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ v.v.. (Báo cáo chính trị tại Đại hội IX).
Theo đó, phải "chuyển biến mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH (Văn kiện Đại hội IX. Báo cáo Chính trị trang 90). "Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo… Phát huy nhân tố con người". Cụ thể hơn Đại hội nhấn mạnh "Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói, giảm hộ nghèo v.v.. (Văn kiện Đại hội IX, BCCT trang 90) và: "Bằng nhiều giải pháp, tạo nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động. Khôi phục phát triển các làng nghề, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên và đào tạo lao động có nghề. Tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động…"(Báo cáo chính trị - ĐH IX trang 104).
Quan điểm giải quyết vấn đề trên là: Tạo lập, phát triển và sớm hoàn thiện thị trường lao động. Văn kiện Đại hội IX nhấn mạnh: "Mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra giám sát của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người là và người sử dụng lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức, có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động tự tìm việc làm, nâng cao trình độ đào tạo lại, học nghề mới.
Để tạo nhiều việc làm (tăng cầu) Đảng ta chủ trương "giải phóng lực lượng sản xuất", "thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần" các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển lực lượng sản xuất, tạo nhiều chỗ làm việc, tăng thu nhập cho người lao động. Cụ thể là:
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Một mặt, tiếp tục đưa nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp lên một trình độ mới. Mặt khác, đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới ngay trên địa bàn các vùng nông thôn.
- Về công nghiệp, một mặt tranh thủ đi nhanh vào các lĩnh vực công nghệ cao, cần phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ. Thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Phát triển mạnh các hình thức tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở đô thị v.v..
Về các chính sách phát triển sản xuất và tạo việc làm Đảng, Nhà nước quan tâm đến đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Cụ thể là:
- Nhà nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển.
- Phát triển thị trường vốn và tiền tệ nhất là thị trường vốn trung và dài hạn. Giải phóng và phát triển các nguồn lực tài chính, tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư. Kết hợp chặt chẽ các công cụ kế hoạch hoá với các chính sách kinh tế, tài chính để định hướng và khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Đối với các công cụ tài chính thì Nhà nước chủ trương "Đa dạng hoá các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư nhằm động viên các nguồn lực" (Văn kiện Đại hội IX. BCCT trang 194).
- Tiếp tục cải cách hệ thống thuế cho phù hợp theo hướng: áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt thành phần kinh tế khác nhau, trong nước hay ngoài nước.
- Tiếp tục đổi mới các chính sách tài trợ giải quyết việc làm, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, v.v..
- Tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh thu hút vốn đầu tư, công nghệ từ bên ngoài.
- Tăng ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào, tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội. Khuyến khích phát triển hệ thống các trường, lớp dạy nghề tư thục.
1.2. Những vấn đề cơ bản của chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực
1.2.1. Cấu trúc, chức năng và yêu cầu của chính sách
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm phát huy những ưu thế và khắc phục các khuyết tật của kinh tế thị trường. Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý sử dụng những công cụ quản lý truyền dẫn các tác động quản lý lên các đối tượng và khách thể quản lý. Các công cụ quản lý bao gồm: công cụ kế hoạch; pháp luật; các chính sách kinh tế, xã hội; bộ máy Nhà nước, cán bộ công chức; các tài sản nhà nước (như: ngân sách, đất đai, tài nguyên, công khố, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội); các doanh nghiệp Nhà nước; hệ thống thông tin Nhà nước; văn hoá dân tộc. Trong đó, chính sách kinh tế - xã hội là một công cụ hết sức quan trọng. Chính sách kinh tế - xã hội là một tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết các vấn đề (đặt ra cho chính sách) nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước.
Cấu trúc của một chính sách gồm có: Mục tiêu của chính sách, các nguyên tắc thực hiện mục tiêu của chính sách, các phân hệ của chính sách, các giải pháp và các công cụ của chính sách.
Là một công cụ quan trọng nhất, các chính sách có các chức năng: chức năng định hướng, chức năng điều tiết, chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển chức năng khuyến khích sự phát triển.
Để thực hiện các chức năng trên, các chính sách phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
· Tính khách quan: Nghĩa là phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật khách quan, cũng có nghĩa nội dung chính sách phải dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn vững vàng. Điều đó đòi hỏi phải khắc phục tính chủ quan, giản đơn, duy ý chí. Cán bộ hoạch định chính sách phải là những người có năng lực và hết lòng vì dân, vì nước.
· Tính chính trị: Đòi hỏi chính sách phải quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước và thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng.
· Tính đồng bộ và hệ thống: Các vấn đề kinh tế - xã hội không tồn tại độc lập mà luôn có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Cho nên các chính sách cần được xem xét tất cả các khía cạnh, giải quyết phải đồng bộ mới có hiệu lực.
· Tính thực tiễn: Mọi chính sách kinh tế- xã hội đều phải được hoạch định trên cơ sở quy luật khách quan và ý chí nguyện vọng của nhân dân. Chính sách chỉ có giá trị khi nó đi vào cuộc sống, được cuộc sống chấp nhận. Cán bộ hoạch định chính sách phải gần dân, lắng nghe ý kiến của dân, rung động trước nguyện vọng, khó khăn của dân để hoàn thiện đổi mới chính sách.
· Tính hiệu quả kinh tế, xã hội: Yêu cầu này đòi hỏi phải xem xét, tiếp cận các vấn đề chính sách một cách toàn diện, hệ thống, chú trọng các vấn đề kinh tế, các vấn đề xã hội trong một thể thống nhất.
· Chính sách cần được liên tục xem xét, phân tích để đổi mới hoặc hoàn thiện cho phù hợp với các điều kiện môi trường luôn luôn biến động.
Ở trên chúng ta đã nói đến tính thực tiễn của chính sách. Một khi thực tiễn đã biến đổi thì chính sách phải đổi mới. Vấn đề là cần liên tục nghiên cứu xem xét để từng bước hoàn thiện và chọn đúng thời điểm đổi mới chính sách. Chính sách bản thân nó cũng có đời sống của mình. Vòng đời của mỗi chính sách thường có 4 giai đoạn: giai đoạn 1: Đưa chính sách vào thực hiện; giai đoạn 2: Chính sách phát huy được với hiệu quả, hiệu lực cao. Đỉnh cao của giai đoạn này là điểm ngưỡng hiệu lực của chính sách. Qua điểm ngưỡng này chính sách bước vào giai đoạn 3: Với hiệu quả, hiệu lực của chính sách giảm dần cần có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự biến động của môi trường. Cuối cùng chính sách bước vào giai đoạn 4: Giai đoạn chính sách trở nên lạc hậu, cần đổi mới, nếu không nó sẽ thành trở lực của phát triển kinh tế, xã hội.
1.2.2. Đô thị hóa nhanh và các yêu cầu đối với nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Công nghiệp hóa, gắn liền với quá trình tập trung sản xuất, hình thành các trung tâm kinh tế của một vùng lãnh thổ hay cả nước. Do đó, công nghiệp hóa tất yếu dẫn tới đô thị hóa.
Đô thị có thể là một trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, đạt được các tiêu chuẩn về trình độ phát triển và được công nhận về pháp lý.
Quá trình đô thị hóa thực chất là một quá trình biến đổi và phân bổ lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí lại dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và các điều kiện sống đô thị trên cơ sở kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội và quy mô dân cư tương xứng.
Xu hướng đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra theo các hướng: Hình thành các trung tâm công nghiệp dịch vụ lớn trong các đô thị lớn; Hình thành các đô thị vệ tinh trên cơ sở phát triển các trung tâm công nghiệp dịch vụ ngoại thành, mở rộng các đô thị hiện có chuyển các vùng nông thôn thành các đô thị mới với quy mô khác nhau.
Quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động ở các đô thị theo các hướng sau:
Từ phía cung: cùng với việc mở rộng đô thị lực lượng lao động cần phải có việc làm ở các đô thị tăng lên nhanh chóng. Trước hết, phải kể đến lao động nông nghiệp ở các vùng nông thôn nay chuyển thành phường, quận của đô thị. Họ bị thu hồi mất toàn bộ tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai, do đó, không thể tiếp tục nghề nông, phải chuyển sang nghề khác.
Thứ đến phải tính tới là làn sóng di dân vào các đô thị tìm kiếm việc làm (nhất là các đô thị lớn thí dụ ở thành phố Hồ Chí Minh 70% công nhân các khu công nghiệp là người nhập cư). Những người này bị đô thị thu hút bởi hai lí do: một là, khoảng chênh về thu nhập giữa các đô thị với các vùng nông thôn. Hai là, kỳ vọng về chất lượng của đời sống đô thị.
Thứ ba, cùng với việc mở rộng các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp và đại học v.v.. số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường ngày một đông đảo. Số này tập trung ở đô thị với kỳ vọng tìm được việc làm xứng đáng với ngành nghề và trình độ mình được đào tạo.
Từ phía cầu:
Nhu cầu lao động gia tăng cùng với việc phát triển của đô thị theo các hướng sau:
Một là, từ sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung (thí dụ ở Đồng Nai có 707 dự án đầu tư nước ngoài, thu hút gần 23 vạn lao động).
Hai là, đô thị có cơ cấu ngành nghề phong phú, đa dạng nhất là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Thành thị cũng là nơi có nhiều người có khả năng về vốn, tay nghề và có tinh thần kinh doanh đứng ra thành lập các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh nhỏ có khả năng thu hút nhiều loại lao động.
Ba là, đời sống thành thị cũng tạo ra nhiều nghề dịch vụ (thí dụ: dịch vụ môi trường đô thị, dịch vụ giúp việc gia đình,… cần có nhiều lao động mà chi phí vào nghề lại thấp.
Từ quan hệ cân bằng cung cầu: có thể nêu lên các nhận xét sau:
Một là, cơ cấu ngành nghề sản xuất, dịch vụ của đô thị đa dạng đòi hỏi cơ cấu đội ngũ lao động khả năng thích ứng kịp thời. Kế hoạch hóa cung ứng lao động theo kiểu bao cấp không có khả năng cân đối kịp thời. Vai trò điều hòa, cân bằng là của thị trường thông qua sự nhạy cảm của mức tiền công. Tuy nhiên, Nhà nước cần tổ chức trực tiếp, hay cho phép các thành phần kinh tế tổ chức các dịch vụ giới thiệu việc làm làm cầu nối giữa cung và cầu lao động.
Hai là, khác với tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, ở các đô thị thất nghiệp "thật sự" là một thực trạng đáng được lưu tâm. Nhất là, tình trạng thất nghiệp do không được đào tạo nghề. Thất nghiệp "không ăn khớp" khá đông đảo do sự biến động cơ cấu ngành nghề, do trình độ nghề chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của công nghệ mới; do kỳ vọng có việc làm mới, mức lương cao mà tự nguyện bỏ việc làm cũ một cách tự nguyện.
Từ đó đặt ra cho nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực các vùng ven thành phố đang đô thị hóa nhanh các yêu cầu sau:
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, ở các vùng ven đô đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh. Tính chất lao động nông nghiệp cũng thay đổi do đó, yêu cầu đối với đào tạo lao động CMKT phải đáp ứng được cho quá trình này, cụ thể:
· Đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo lao động CMKT các cấp trình độ, các nghề cho nhu cầu sử dụng các loại hình doanh nghiệp nông thôn (doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty CP, HTX, Doanh nghiệp có vốn FDI), nhu cầu lao động của trang trại sản xuất hàng hóa nông thôn.
· Đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo lao động CMKT các cấp trình độ, các nghề cho phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới trong các vùng đang đô thị hóa.
· Đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo lao động CMKT các cấp trình độ, loại hình nghề cho phát triển ngành nghề dịch vụ, thí dụ: Du lịch làng nghề, du lịch sinh thái v.v..
· Đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo lao động CMKT các cấp trình độ, loại nghề để đáp ứng lao động CMKT cho các khu công nghiệp, khu chế xuất.
· Đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo lao động CMKT các cấp trình độ (đặc biệt là CNKT) đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở các vùng ven đô là chuyển dịch từ lao động kỹ thuật thấp, lạc hậu, năng suất lao động thấp sang lao động có công nghệ - kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại hơn, năng suất lao động cao hơn. Đây thực chất là quá trình đổi mới chất lượng lao động, bao gồm cả về trình độ văn hóa, chuyên môn - kỹ thuật, tập quán sản xuất, trình độ quản lý, khả năng tiếp thị… Do đó, đào tạo phải luôn bám sát các đặc trưng đổi mới lao động phù hợp với tiến trình đô thị hóa, CNH, hiện đại hóa, chuyển đổi tính chất hoạt động kinh tế của vùng.
- Đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp tại các vùng ven đô.
Ở các huyện ven đô, nông nghiệp bị thu hẹp, những cơ cấu cây, con thay đổi cùng với tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, xu hướng chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành nghiệp theo hướng từ độc canh, thuần lúa sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đa canh theo hướng phục vụ nhu cầu của thành với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển từ hoạt động trồng trọt sang chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản mang tính hàng hóa cao. Người lao động trong các lĩnh vực trình độ được đổi mới cơ bản về chất lượng. Người lao động phải đảm bảo có trình độ văn hóa cao hơn, yêu cầu phải qua đào tạo CMKT để đáp ứng chuyển dịch hiệu quả trong nội bộ ngành nông nghiệp.
- Đào tạo lao động đáp ứng cầu lao động trên thị trường lao động. Đô thị hóa, CNH, hiện đại hóa và sự di chuyển của lao động nông thôn trên thị trường lao động vùng, cả nước và kể cả thị trường lao động quốc tế là xu thế khách quan. Quá trình di chuyển lao động nông thôn đặt ra các yêu cầu đối với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải đáp ứng được tính cạnh tranh, tính linh hoạt và thích ứng của thị trường lao động. Đào tạo,phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải không ngừng nâng cao chất lượng, gắn với yêu cầu của thị trường lao động. Cơ cấu cấp trình độ và ngành nghề đào tạo phải hợp lý, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
- Hệ thống đào tạo phát triển nguồn nhân lực vùng ven, đô thị hóa nhanh phải thực sự tạo được sự bình đẳng, cơ hội, cho người lao động của mình tham gia đào tạo. Nội dung, chương trình, đào tạo kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của những người tham gia đào tạo, học nghề để tìm việc, tự tạo việc làm, tạo lập doanh nghiệp. Sự biến động của cầu lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động theo nghề, cấp trình độ CMKT trên thị trường lao động phải được quan sát và có sự điều chỉnh.
- Đào tạo, phát triển nhân lực vùng ven, đô thị hóa nhanh phải nhấn mạnh đào tạo, dạy nghề. Trong đó, bao gồm cả đào tạo công nhân lành nghề và lành nghề có trình độ cao (đào tạo mũi nhọn) và đào tạo nghề đại trà (bán lành nghề). Đào tạo mũi nhọn cung cấp cho khu vực phi nông nghiệp nông thôn những công nhân kỹ thuật bậc cao, các nghệ nhân, có khả năng sáng tạo, thiết kế sản phẩm mới có khả năng tiếp thu và sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Đào tạo đại trà nhằm phổ cập nghề cho người lao động, trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng nghề đơn giản, để lao động nông thôn có năng lực tiếp nhận phương pháp làm việc, phương tiện sản xuất trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ có khả năng chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp.
- Hình thức đào tạo, phương thức đào tạo phải đa dạng, linh hoạt thích hợp với điều kiện và trình độ của lao động nông thôn đang đô thị hóa, tạo được môi trường cho người lao động nông thôn tham gia vào đào tạo, học nghề. Trên cơ sở đó để khắc phục các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, học nghề của lao động nông thôn như không đủ điều kiện vật chất do kinh tế eo hẹp, không thể bỏ hẳn việc làm để tham gia đào tạo ở các trường lớp xa địa phương và chính quy, không thể tham gia đào tạo với thời gian dài nếu không có hình thức đào tạo thích hợp, thiếu trình độ văn hóa để tham gia đào tạo…
- Ngoài đào tạo nghề tại các trường đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực nông thôn đòi hỏi phải mở rộng các lớp khuyến ngư, khuyến nông, khuyến lâm nhằm chuyển giao khoa học - công nghệ mới cho chuyển dịch nội bộ ngành nông nghiệp hiệu quả. Đồng thời, phát triển chuyển giao khoa học, công nghệ để tăng cường năng lực CMKT của người lao động nông thôn trong tự tạo việc làm, tìm việc làm tại thị trường lao động nông thôn.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực vùng ven, đô thị hóa nhanh đòi hỏi phải có sự hỗ trợ, quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách. Vì các hộ ở đây khả năng kinh tế đang hạn hẹp, lại bị thu hồi đất, đời sống bị xáo trộn, khó khăn trong chi trả để đào tạo, học nghề. Nhà nước hỗ trợ trên cơ sở thực hiện các biện pháp như chính sách đầu tư phát triển hệ thống đào tạo tại địa phương, mở rộng mạng lưới tín dụng đào tạo và dạy nghề tại chỗ, lồng ghép các chương trình đào tạo với các chương trình, dự án phát triển khác.
1.3. Kinh nghiệm đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các nước châu Á và khu vực Đông Nam Á
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước thực hiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa khá thành công trong hơn hai thập kỷ qua, các năm 1995-2000 có tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 7,9-10%/năm. Dân số Trung Quốc với trên 1.271,9 triệu người (2001), hàng năm có khoảng 11 triệu lao động bước vào độ tuổi lao động, (trong đó nông thôn 6-7 triệu người). Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng tại nhiều vùng nông thôn, diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp đã dẫn tới có khoảng 100-120 triệu lao động nông thôn không có việc làm và thiếu việc làm ở mức nghiêm trọng. Dòng lao động nông thôn nhập cư vào các thành phố rất lớn trong các năm đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề giải quyết việc làm ở các thành phố trở nên gay gắt. Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc rất coi trọng công tác đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn để tạo việc làm cho lao động nông thôn ngay tại địa phương- nhất là các vùng ngoại thành, đô thị hóa nhanh. Các kinh nghiệm chính của Trung Quốc trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là:
- Đào tạo nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp hương trấn, để thực hiện phương châm "ly nông bất ly hương". Các doanh nghiệp hương trấn đã có sự phát triển rất mạnh mẽ, từ 1978-1991 số doanh nghiệp hương trấn công nghiệp Trung Quốc đã tăng từ 1,5 triệu doanh nghiệp lên 18,5 triệu doanh nghiệp thu hút 92 triệu lao động, bằng 13,8% lực lượng lao động nông thôn.
Đặc điểm sử dụng lao động của các doanh nghiệp hương trấn là lấy hiệu quả làm đầu, tự chủ sản xuất kinh doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường, rất coi trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù là nước đông dân, nhưng Trung Quốc rất chú trọng giáo dục phổ thông, năm 2000 tỷ lệ biết đọc, biết viết của những người 15 tuổi trở lên là 92% (nữ 76%). Do đó, phát triển doanh nghiệp hương trấn có thuận lợi là nguồn nhân lực ở nông thôn có trình độ văn hóa khá cao có thể tham gia đào tạo CMKT. Chính phủ có chính sách hỗ trợ, phát triển hệ thống các lớp, cơ sở dạy nghề ở các vùng nông thôn nhằm đáp ứng cho phát triển doanh nghiệp hương trấn. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp hương trấn mở các lớp dạy nghề bên cạnh doanh nghiệp để đào tạo lao động CMKT. Doanh nghiệp hương trấn đã sử dụng những người lao động nông thôn có CMKT, dám nghĩ, dám làm, trưởng thành từ thực tiễn để đào tạo tay nghề cho những người vừa tốt nghiệp các cấp phổ thông trung học. Tuy nhiên, khó khăn của các doanh nghiệp hương trấn là thiếu lao động CMKT trình độ cao (một cuộc điều tra cho thấy có 75% doanh nghiệp, HTX, 60% doanh nghiệp tư nhân ở Triết Giang thiếu lao động CMKT cao) để có thể nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo ở nông thôn chưa cung ứng được đầy đủ lao động CMKT cao cho các doanh nghiệp hương trấn.
- Chính phủ có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo, dạy nghề, tích cực đào tạo nhân lực CMKT cho các khu vực đô thị hóa nhanh như Thẩm Quyến, ngoại thành Bắc Kinh, Thượng Hải… để tạo điều kiện cho lao động nông thôn chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp FDI, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các cụm kinh tế mở… Các thành phố mới phát triển của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao (30-35%/năm) nên thu hút một lượng lao động nông thôn rất lớn vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó, nguồn lao động nông thôn dồi dào, có trình độ văn hóa khá cao. Vì vậy, đào tạo lao động cho nông thôn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các vùng đô thị hóa nhanh, ngành mới phát triển mạnh như điện tử, công nghiệp lắp ráp, chế tạo, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, ngành sắt thép… được Chính phủ và chính quyền các địa phương rất quan tâm.
Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hương trấn tại Trung Quốc
Năm
Số DN công nghiệp hương trấn
Giá trị sản lượng (triệu NDT)
Số lao động được giải quyết việc làm (nghìn người)
1980
1.425
66.950
29.997
1985
12.225
272.839
69.790
1990
18.504
958.110
92.648
Nguồn: Việc làm nông thôn, thực trạng và giải pháp, Viện NCQLKTTW, 2001
- So với các nước khác, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì Trung Quốc đã thực hiện chính sách kiểm soát được ở mức độ nhất định dòng di chuyển lao động đến các thành phố lớn. Tuy nhiên, hạn chế của chính sách này là làm giảm khả năng cạnh tranh lao động trên phạm vi lớn của thị trường lao động, bao gồm cả thành thị và nông thôn. Do đó, ở mức độ nhất định đã làm giảm tính kích thích lao động nông thôn tham gia đào tạo, học nghề. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Trung Quốc có chính sách phát triển các đô thị loại vừa và nhỏ ở nông thôn để phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy đào tạo, dạy nghề cho lao động trong quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, chính phủ còn có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nông thôn hợp tác với các doanh nghiệp Nhà nước để đào tạo lao động CMKT đáp ứng nhu cầu đổi mới lao động trong các trường hợp tiếp nhận công nghệ sản xuất mới.
1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là một nước có quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra khá mạnh từ các năm cuối của thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai mở cửa liên kết vào nền kinh tế thế giới, du nhập công nghệ tri thức từ Phương Tây và với tinh thần học tập của người Nhật, nước Nhật đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển thuộc loại bậc nhất thế giới. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, nước Nhật rất coi trọng phát triển, giáo dục và đào tạo nhân lực cho nông thôn. Hệ thống giáo dục phổ cập tiểu học, giáo dục trung học được Chính phủ đặc biệt quan tâm trong chính sách phát triển, làm nền móng cho đào tạo nguồn nhân lực. Tỷ lệ đến trường so với nhóm tuổi, trung học 66% vào năm 1950 và 93% vào năm 1980; con số này ở đại học là 6% và 31%.
Thời kỳ đầu công nghiệp hóa, đô thị hóa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất gia đình, nhà buôn bán ở các thị trấn và ở nông thôn Nhật Bản có vai trò quan trọng trong dạy nghề bậc thấp cho lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Lao động lành nghề được đào tạo tại các nhà máy có quy mô lớn, khi ra trường được các doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng vào làm việc.
Đặc điểm nổi bật nhất của đào tạo, dạy nghề của Nhật Bản là chính phủ khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo nghề tại công ty. Trong ba hình thức cơ bản để đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đào tạo tại trường, đào tạo tại công ty, đào tạo kết hợp tại trường và công ty, thì thành công hơn cả tại Nhật Bản là hình thức đào tạo tại công ty. Sự phát triển của hình thức đào tạo này thường bắt nguồn từ truyền thống đào tạo, dạy nghề, văn hóa và hệ thống quản lý trước đây của người Nhật Bản. Hơn nữa, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại công ty, tạo điều kiện cho người lao động học được các kiến thức, kỹ năng phù hợp với công nghệ sử dụng, sát với yêu cầu, nhu cầu sử dụng của các công ty. Chính phủ khuyến khích hình thức đào tạo này vì ngoài yếu tố chất lượng đào tạo, đáp ứng thị trường lao động, đào tạo nghề tại công ty còn tiết kiệm được đầu tư cho chính phủ. Nhiều công ty lớn của Nhật Bản đã đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao, bao gồm đào tạo cả trình độ bậc thấp, công nhân lành nghề và lành nghề cao đáp ứng cho thị trường lao động thành phố và thị trường các vùng nông thôn.
Đào tạo nghề tại công ty có vai trò rất lớn đối với lao động nông thôn Nhật Bản trong quá trình chuyển sang công nghiệp hiện đại. Đa số lao động nông thôn sau khi tốt nghiệp phổ thông được đào tạo đại học và học nghề. Số học sinh nông thôn học nghề bao gồm những người sau tốt nghiệp phổ thông được các công ty thuê vào làm việc, được công ty lên danh sách và cho tham gia trực tiếp vào các khóa đào tạo do chính công ty tổ chức. Trong đào tạo tại công ty các nội dung chính được đặt ra là:
· Đào tạo về truyền thống hoạt động kinh doanh, truyền thống văn hóa của công ty, các giá trị công việc và thái độ làm việc, các quyền, lợi ích, trách nhiệm của nhân viên; tăng cường niềm tin và lòng tự hào của người tham gia đào tạo đối với công ty.
· Đào tạo các kiến thức lý thuyết chung liên quan tới công nghệ sản xuất của các nghề đào tạo, chú trọng cập nhật các kiến thức về máy móc thiết bị mới đang sử dụng và sẽ được công ty đổi mới trong tương lai. Các tài liệu đào tạo do các trung tâm, cơ sở đào tạo của công ty chuẩn bị, hoặc do những người hướng dẫn, kèm cặp đào tạo của công ty soạn ra.
· Chương trình thực hành trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn đặc biệt được chú trọng, chương trình học kiến thức thực hành được thực hiện thông qua chỉ dẫn trong quá trình sản xuất của công ty, phát hành các cuốn cẩm nang tự học cho học viên, tăng thời lượng các buổi thảo luận kỹ thuật, thảo luận chất lượng, chuyển đổi vị trí làm việc và tự học.
Một điều cần chú ý là hệ thống giáo dục phổ thông của Nhật Bản rất hiệu quả, giáo dục khá toàn diện, nên chất lượng học sinh nông thôn tốt nghiệp phổ thông không có khoảng cách lớn so với học sinh thành phố. Đây là cơ sở rất quan trọng để đào tạo được đội ngũ lao động CMKT lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của các công ty.
Ngoài đào tạo nghề, để đáp ứng nhu cầu phát triển nền công nghiệp hiện đại và phát triển nông thôn, Nhật Bản còn rất chú trọng đào tạo lao động trình độ đại học của khu vực nông thôn. Đến nay, Nhật Bản có nền giáo dục đại học rất phát triển với 460 trường đại học và 1,8 triệu sinh viên. Trước năm 1950, học sinh nông thôn theo học đại học chiếm tỷ lệ thấp, đến năm 1980 tỷ lệ học sinh đến trường đại học so với nhóm tuổi là 31% và hiện nay có gần 50% học sinh nông thôn tốt nghiệp phổ thông trung học theo học các chương trình đại học. Các trường đại học của Nhật Bản thường được trang bị hiện đại, kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học, cập nhật được các tri thức mới của thế giới và trong nước nhờ CNTT phát triển mạnh nên chất lượng đào tạo lao động trình độ đại học nói chung và cho nông thôn nói riêng rất cao. Để tạo điều kiện cho học sinh nông thôn học đại học, chính phủ khuyến khích phát triển hệ thống các chương trình giảng dạy đại học qua truyền hình, có khích lệ quá trình tự học và một số trường tiến hành tuyển sinh thông qua bảng điểm của quá trình học và thư giới thiệu.
1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là con rồng châu Á đã đạt được những thành tựu huyên diệu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Cơ cấu kinh tế của Hàn huyền diệuQuốc năm 1966 là nông nghiệp 34,9%; công nghiệp là 25,6%; dịch vụ 39,5%, đến năm 1980 con số này là 16,0%; 41% và 43%. Trong các năm 1960-1970 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc thuộc loại cao nhất thế giới, GNP bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng trung bình 6,7% một năm và vào năm 1990 đã đạt 2.370 đô la Mỹ/người. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đã đặt ra nhiệm vụ lớn cho chính phủ Hàn Quốc là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Có thể nói Hàn Quốc là nước thành công trong kết hợp được hài hòa giữa chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chính sách phát triển nguồn nhân lực. Công trình nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (1993) đã nhấn mạnh đến thành tựu đào tạo nguồn nhân lực của Hàn Quốc, trong đó có vai trò to lớn của tập trung đầu tư cho giáo dục, đảm bảo cho mọi người dân được giáo dục, đào tạo với quy mô lớn, ở tất cả các ngành lĩnh vực của nền kinh tế. Tỷ lệ đăng ký đi học theo nhóm tuổi tương ứng của Hàn Quốc năm 1971 tiểu học là 103%, năm 1992 là 105%; trung học năm 1970 là 42%; năm 1992 là 90%; đại học năm 1980 là 16%; năm 1992 là 42%. Hệ thống giáo dục đào tạo luôn mở ra cơ hội cho người lao động nông thôn theo học các trường, lớp đào tạo CMKT theo nhu cầu của bản thân để tìm kiếm việc làm phù hợp trên thị trường lao động.
Trong những năm đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, chính phủ Hàn Quốc phát triển hệ thống đào tạo, thu hút lao động vào đào tạo các ngành nghề hàm lượng lao động cao như ngành dệt, may, giầy da, đồ chơi, công nghiệp chế biến, nhà hàng… (cuối những năm 1960). Các thời kỳ sau, công nghiệp phát triển mạnh mẽ, lao động được đào tạo với quy mô lớn trong các lĩnh vực sắt thép, hóa chất, đóng tàu, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, xe lửa, điện tử, viễn thông, máy tính và chất bán dẫn… Sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp xuất khẩu, dịch vụ đã giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn mất việc làm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; trong lực lượng lao động, lao động nông nghiệp đã giảm từ 74,1% năm 1950 xuống còn 38,6% năm 1980. Đời sống dân cư và người lao động không ngừng được nâng cao nhờ tăng nhanh lao động kỹ năng và việc làm có năng suất lao động cao hơn nhiều.
Chính phủ Hàn Quốc có chính sách khuyến khích các công ty tham gia đào tạo nghề, hướng dẫn thực tập nghề nghiệp cho người lao động, đặc biệt là cho lao động nông thôn theo học nghề ban đầu, để đảm bảo cung ứng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh. Chính phủ quy định các công ty sử dụng hơn 150 công nhân hàng năm phải tham gia đào tạo nghề cho người lao động trong vùng, chú trọng đào tạo lao động từ nông thôn. Các kế hoạch đào tạo phải được đệ trình hàng năm lên Bộ Lao động, nếu công ty nào không thực hiện thì phải nộp khoản thuế từ 0,25% đến 0,67% quỹ lương. Trên thực tế một số công ty không muốn đào tạo mà thay vào đó là nộp thuế để khỏi phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề. Chính phủ sử dụng khoản thuế này vào mục đích hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn và hỗ trợ đào tạo đối với các ngành thiếu hút lao động kỹ năng, đang cần đào tạo khẩn cấp cho nhu cầu áp dụng công nghệ mới, mở rộng quy mô hoạt động.
Chính phủ cũng khuyến khích phát triển hình thức tín dụng, giảm thuế và trợ cấp, nhằm tạo điều kiện cho lao động nghèo, lao động nông thôn có thể tham gia các khóa đào tạo, học nghề, học đại học.
Trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hướng vào phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức và công nghệ cao hơn. Hàn Quốc đã có chính sách tăng cường quy mô và chất lượng giáo dục trung học phổ thông kể cả ở nông thôn, để đảm bảo cơ sở cho đào tạo nhân lực trình độ cao, đáp ứng giai đoạn phát triển của các ngành kinh tế. Trong đó, đặc biệt là nhân lực trong ngành công nghệ thông tin, dược phẩm, chế tạo ô tô, điện tử cao cấp, viễn thông, chế tạo máy móc chính xác, tự động hóa, công nghệ sinh học…
1.3.4. Kinh nghiệm của các nước ASEAN
Các nước ASEAN có nền kinh tế tăng trưởng cao (Singapor, Thái Lan, Malaixia) đều có chung đặc điểm trong đào tạo, phát triển nhân lực. Trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách phát triển mạnh mẽ các ngành sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến làm tăng giá trị hàng nông sản và khai khoáng, công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu, các ngành xây dựng hạ tầng cơ sở, năng lượng… Trong giai đoạn này, việc phát triển nguồn nhân lực được chú trọng vào phổ cập giáo dục tiểu học là ưu tiên hàng đầu để tạo điều kiện cho lực lượng lao động nông thôn bị mất việc làm trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa có thể chuyển dịch sang hoạt động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đa số các nước ASEAN đều thực hiện chính sách miễn phí cho giáo dục tiểu học và loại bỏ sự phân biệt về sắc tộc và giới tính trong giáo dục - đào tạo. Chính sách phổ cập tiểu học có vai trò quan trọng làm cơ sở cho phát triển trung học phổ thông và đào tạo nhân lực CMKT cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong giai đoạn phát triển kinh tế sau này của các nước ASEAN.
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa mạnh mẽ ở các nước ASEAN (1970-1980) lao động dôi dư trong nông nghiệp là rất lớn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy phát triển mạnh các ngành như công nghiệp điện tử, viễn thông, hàng dệt may cao cấp, giầy da, chế biến nông sản xuất khẩu; dịch vụ tài chính, ngân hàng và cảng biển (Singapor, Malaixia, Thái Lan)… Để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành này, chính phủ các nước ASEAN đã chuyển sang chiến lược tăng tốc giáo dục phổ thông trung học, cải cách sâu rộng nền giáo dục phổ thông theo yêu cầu phát triển của thời kỳ mới. Do quy mô học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học tăng lên nhanh chóng ở nông thôn, hệ thống giáo dục đào tạo của một số nước ASEAN (Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia…) đã có bước thay đổi là mở rộng thêm các trường đào tạo tư nhân để tạo điều kiện tiếp nhận thêm học sinh, sinh viên nông thôn vào học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Một số nước ASEAN (Thái Lan, Inđônêxia…) mở rộng giáo dục nghề, giáo dục kỹ thuật ngay trong bậc trung học. Chương trình giảng dạy được đổi mới và đưa các môn học kỹ thuật vào trong chương trình học phổ thông, lao động được tiếp cận với tri thức ngành nghề và có định hướng nghề nghiệp tốt để tham gia vào đào tạo CMKT sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Các cố gắng về tăng cường mở rộng giáo dục trung học phổ thông, giáo dục nghề và giáo dục cao đẳng, đại học làm tăng tỷ lệ qua đào tạo và chất lượng của nguồn nhân lực ở các nước này, đặc biệt là các vùng ven các đô thị lớn như Culămpua, Băng Cốc, Manila… tạo điều kiện rất thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.
Chính phủ Malaixia đã xây dựng quỹ phát triển nguồn nhân lực (HDRF) quy định vai trò của chủ doanh nghiệp trong một số lĩnh vực công nghiệp, chế tạo, dịch vụ phải có nghĩa vụ đóng góp cho quỹ đào tạo hàng năm 1% quỹ lương. Chính phủ dùng quỹ này để trợ giúp đào tạo, dạy nghề đối với các ngành nghề có nhu cầu lớn về lao động kỹ thuật, đào tạo lao động nông thôn cho chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp năng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn trong quá trình đô thị hóa và đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề. Các lĩnh vực được đào tạo từ quỹ tài trợ phát triển nguồn nhân lực của Malaixia như chế tạo, khách sạn, du lịch, bưu chính viễn thông, vận tải, quảng cáo, máy tính… Chính phủ Malaixia khuyến khích hệ thống cơ sở đào tạo nghề tư nhân thu hút đào tạo nhân lực phục vụ cho các chương trình phát triển các ngành nghề mới như chế tạo, lắp ráp và sửa chữa ô tô, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, quảng cáo…
Singapor mặc dù là nước nhỏ, đa số lao động hoạt động trong ngành dịch vụ (năm1980 là 58,9%), năm 1950 lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 8,1% và qua quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đã giảm xuống 2,2% vào năm 1980 nhưng chính phủ đã tích cực triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực, xây dựng quỹ phát triển kỹ năng (SDF) và chương trình tái phát triển kỹ năng (SRP- là chương trình sáng kiến của ba bên làm tăng kỹ năng làm việc của lực lượng lao động) để có nguồn cung cấp các khoản tài chính khuyến khích các chủ sử dụng lao động tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động, tạo ra khả năng cống hiến suốt đời cho người lao động. Đặc biệt đối với người lao động nông thôn thông thường có trình độ CMKT thấp, không có chứng chỉ nghề thì chương trình SRP có vai trò quan trọng giúp người lao động nông thôn nâng cao trình độ và nhận được chứng chỉ nghề, tạo cơ hội khi cần thiết họ có thể chuyển nghề hoặc tìm việc trên thị trường lao động.
Một số nước ASEAN như Singapor, Thái Lan có dịch vụ du lịch rất phát triển, kể cả ở nông thôn (du lịch sinh thái, văn hóa…), trong đó vai trò của các công ty du lịch rất quan trọng đối với đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao động nông thôn, đảm bảo phát triển và thực hiện các dịch vụ này mang tính văn minh và hiệu quả. Đối với một số vùng ngoại ô thủ đô của nhiều nước ASEAN, phần lớn lao động nông thôn đã chuyển sang các hoạt động dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch (Băng Cốc, Culămpua…).
Trong chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn, Chính phủ các nước Philipin, Thái Lan… còn rất chú trọng lựa chọn những học sinh nông thôn tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở để đào tạo nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động. Hàng năm, xuất khẩu lao động đã giải quyết được hàng trăm nghìn việc làm cho lao động nông thôn ở các nước này, tạo điều kiện cho quá trình đô thị hóa được thuận lợi, đặc biệt là ở các vùng ngoại ô quy mô. Đồng thời, khi trở về nước nhờ tay nghề được nâng cao, tư duy kinh tế rộng mở hơn và có vốn trong tay nên khả năng tạo việc làm và tìm việc làm của những người lao động này là rất lớn. Lao động đi xuất khẩu về nước còn là nguồn cung cấp lao động kỹ năng hiệu quả cho các ngành công nghiệp như khai thác dầu mỏ, dệt, may, chế tạo ô tô, điện tử, xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp…
Chính phủ các nước ASEAN rất chú trọng mở rộng hợp tác với các trường, tổ chức kinh tế, tổ chức phát triển quốc tế (AIT, UNDP, WB…) để thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và các vùng ngoại thành của những thành phố lớn. Trong đó, chương trình quan trọng là tăng cường các lớp khuyến nông, lâm, ngư, tạo điều kiện để lao động nông nghiệp có đủ kỹ năng áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, mở các chương trình đào tạo chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nông thôn, tạo môi trường cho phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn để thu hút lao động nông thôn dư thừa do quá trình đô thị hóa, làm giảm tình trạng dòng người nông thôn vào thành phố lớn tìm việc làm. Để phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, một số nước ASEAN như Malaixia, Philipin, Inđônêxia… khuyến khích các nghệ nhân, những người có tay nghề truyền thống cao, dạy nghề cho người lao động nông thôn bằng hình thức kèm cặp tại các cơ sở sản xuất gia đình hoặc tư nhân. Sau đó, họ được nhận vào làm việc hoặc mở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tự tạo việc làm phi nông nghiệp cho bản thân và người khác trong địa phương.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động kỹ thuật chất lượng cao do nhu cầu phát triển khá nghiêm trọng ở một số nước ASEAN. Chính vì vậy, các nước ASEAN đang tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách giáo dục và đào tạo để khắc phục các nhược điểm của hệ thống giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là khắc phục xu hướng phát triển các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề tập trung nhiều tại các thành phố lớn, trong khi tại các địa phương, các khu công nghiệp tập trung và các vùng nông thôn lại thiếu vắng hệ thống các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề. Đồng thời, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động trong các ngành có hàm lượng tri thức, công nghệ cao và các ngành nghề mới phát triển của nền kinh tế.
Giống như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Chính phủ các nước ASEAN cũng đã tăng dần mức đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Chi tiêu nhà nước cho giáo dục, đào tạo của Malaixia năm 1980 là 6,0% GDƠ; năm 1991 là 6,4% và so với ngân sách chính phủ là 20% (1991), con số này ở Philipin là 1,7%; 2,9% và 15,7%. Nhìn chung đối với các nước ASEAN, hiện nay mức đầu tư cho giáo dục đào tạo của Chính phủ đạt khoảng 20% trong tổng chi tiêu nhà nước. Trong xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, hệ thống giáo dục đào tạo của một số nước ASEAN đã có sự điều chỉnh để thích ứng với giai đoạn phát triển mới. Trong đó, kể cả đối với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn được chú trọng đổi mới về cơ cấu đào tạo hợp lý theo ngành nghề, cấp trình độ và nâng cao chất lượng để đáp ứng khả năng cạnh tranh không những trên thị trường lao động trong nước mà cả trên thị trường lao động quốc tế.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN ĐÔNG ANH NGOẠI THÀNH
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2005
2.1. Tổng quan về sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh giai đoạn 2000 - 2005
2.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội
Đông Anh hiện là một huyện ngoại thành, nhưng là địa bàn đô thị hoá nhanh của Hà Nội trong những năm tới. Đông Anh có diện tích: 18. 230 ha, phía Đông giáp Từ Sơn Bắc Ninh và Gia Lâm Hà Nội; Tây giáp huyện Mê Linh Vĩnh Phúc; Nam giáp sông Hồng, sông Đuống; Bắc giáp Sóc Sơn Hà Nội; có vị trí rất thuận lợi cho phát triển.
Đông Anh có 23 xã, và 1 thị trấn; Dân số 303.000 người trong đó, dân cư thành thị chiếm 10.56%, dân cư nông thôn là 89.44%.
Đông Anh hiện có 9785 ha đất nông nghiệp (đang bị thu hẹp dần) nông nghiệp Đông Anh đang chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, phục vụ đô thị.
Về công nghiệp Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu Đông Anh và khu Bắc Thăng Long
Khu công nghiệp Đông Anh được hình thành từ những năm 60, đến nay có 112 doanh nghiệp đầu tư và sản xuất; Khu công nghiệp Thăng Long là liên doanh giữa Công ty Cơ khí Đông Anh với Tập đoàn SUMITOMO (Nhật Bản), với diện tích 300 ha, đã thu hút 46 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Bước đầu đã thu hút được trên 16.000 lao động.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Đông Anh còn có một số làng nghề tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú làm nghề gỗ.
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Kinh tế tăng trưởng với mức độ cao, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn năm 2005 tăng 2,77 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân 12,7%. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế thuộc huyện quản lý tăng 2,1 lần. So với nhịp độ phát triển chung của thành phố và của các huyện ngoại thành khác, Đông Anh có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh. Cơ cấu kinh tế có những biến đổi quan trọng. Khác với các quận nội thành, các huyện ngoại thành, đặc biệt là Đông Anh tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh, đến năm 2005 đã tăng lên 79%, nông nghiệp chỉ còn 7,7%. Dịch vụ có nhiều tiến bộ, nhưng tốc đọ phát triển chưa theo kịp sự phát triển chung nên tỷ trọng giảm sút. Điều đó, cảnh báo tiềm ẩn những nguy cơ sự phát triển thiếu đồng bộ, bền vững (xem biểu 1, biểu 2)
Biểu số 1: Tình hình giá trị sản xuất các ngành kinh tế
Thực hiện thời kỳ 2000 - 2005
Số TT
Chỉ tiêu
Đơn
Vị tính
TH
2000
TH
2001
TH
2002
TH
2003
TH
2004
UTH
2005
Tốc độ tăng - giảm bình quân năm%
2001-2005
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
GTSX (Giá so sánh)
I
Tính chung
Tr.đ
1.601.561
2.205.905
2.890.501
5.408.173
7.289.702
9.003.644
41,2
a
Không tính liên doanh
Tr.đ
1.601.561
1.779.338
2.031.886
3.226.165
3.696.639
4.440.454
22,65
1
CN-XDCB
Tr.đ
1.054.801
1.194.015
1.411.367
2.556.051
2.963.792
3.632.879
28,05
2
Thương mại dịch vụ
Tr.đ
179.126
208.547
226.754
260.905
307.748
369.298
15,6
3
NLN-Thuỷ sản
Tr.đ
367.634
376.776
393.765
409.209
425.099
438.277
3,6
b
KV đầu tư nước ngoài
Tr.đ
-
426.567
858.615
2.182.008
3.593.063
4.563.190
II
Huyện quản lý
Tr.đ
722.134
782.769
899.196
1.145.678
1.323.032
1.517.837
16
1
CN - XDCB
Tr.đ
182.535
204.087
287.328
486.943
606.040
727.248
31,8
2
Thương mại dịch vụ
Tr.đ
178.129
207.564
225.673
259.618
306.393
367.672
15,6
3
NLN - Thuỷ sản
Tr.đ
361.470
371.118
386.195
399.117
410.599
422.917
3,2
B
GTSX (giá HH)
I
Tính chung
Tr.đ
2.087.791
3.025.803
4.289.951
7.838.089
11.511.426
1
CN-XDCB
Tr.đ
1.395.256
2.280.500
3.449.880
6.889.561
10.531.327
Tỷ trọng
%
66,8
75,4
80,4
87,9
89,9
2
Thương mại dịch vụ
Tr.đ
252.783
296.262
339.587
410.299
520.216
Tỷ trọng
%
12,1
9,8
7,9
5,2
4,5
3
NLN-Thuỷ sản
Tr.đ
439,762
449.041
500.484
538.229
639.883
Tỷ trọng
%
21,1
14,8
11,7
6,9
5,6
*
KV đầu tư nước ngoài
Tr.đ
-
555.371
1.150.545
3.220.271
5.788.424
II
Huyện quản lý
%
932.083
1.019.291
1.223.097
1.600.961
2.190.593
1
CN-XDCB
Tr.đ
252.594
283.943
418.645
665.628
1.050.609
Tỷ trọng
%
271
27.9
34,2
41,6
48,0
2
Thương mại dịch vụ
Tr.đ
251.603
294.866
337.968
408.275
516.631
Tỷ trọng
%
27,0
28.9
27,6
26,5
23,6
3
NLN-Thuỷ sản
Tr.đ
427.886
440.482
466.484
623.527
623.353
Tỷ trọng
%
45,9
43.2
38,1
32,9
28,5
C
Cơ cấu nội ngành nông nghiệp
%
100
100
100
100
100
1
Trồng trọt
%
57,6
53.5
54,2
51,9
50,6
2
Chăn nuôi
%
42,4
46.5
45,8
48,1
49,4
Nguồn: Văn kiện Đại hội huyện Đảng bộ Đông Anh
Biểu số 2: Sự biến đổi về cơ cấu kinh tế của Đông Anh
thời kỳ 2000-2005 (GDP)
Tổng số
Nông nghiệp
Công nghiệp TTCN
Dịch vụ
Ghi chú
- Thành phố Hà Nội
Năm 2000
100%
3,0
37
60,0
Năm 2001
100%
2,7
36,8
60,5
Năm 2002
100%
2,5
37,8
59,7
Năm 2003
100%
2,3
40,5
57,2
Năm 2004
100%
2,1
40,4
57,5
Năm 2005
100%
1,5
36,5
62,0
- Huyện Gia Lâm
Năm 2000
100%
42
30
28
Năm 2001
100%
39
32
29
Năm 2002
100%
34
36
30
Năm 2003
100%
31
36
33
Năm 2004
100%
25
40
35
Năm 2005
100%
45
30
25
- Huyện Đông Anh
Năm 2000
100%
21,3
54,1
24,6
Năm 2001
100%
17,4
61,5
21,1
Năm 2002
100%
14,3
67,3
18,4
Năm 2003
100%
9,2
77,9
12,9
Năm 2004
100%
9,2
77,6
13,2
Năm 2005
100%
7,7
79,3
13,0
- Huyện Thanh Trì
Năm 2000
100%
50
28
22
Năm 2001
100%
48
30
22
Năm 2002
100%
45
30
25
Năm 2003
100%
40
31
29
Năm 2004
100%
40
30,5
29,5
Năm 2005
100%
46
25
29
Nguồn tài liệu: Thống kê Hà Nội
Đi sâu vào một số ngành kinh tế cụ thể cho thấy:
* Về nông nghiệp: Có những nét đặc biệt sau:
Nông nghiệp được quan tâm đầu tư. Cơ cấu nội bộ ngành đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, thủy sản, cây hàng hoá có giá trị kinh tế cao tăng nhanh chiếm tỷ trọng là 22,9%. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như: Vùng rau an toàn, hoa, quả v.v… phát triển theo mô hình kinh tế trang trại (đã phê duyệt 28 dự án đầu tư phát triển trang trại). Ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm kinh doanh nên đã đưa giá trị sản xuất và dịch vụ trên 1 ha canh tác/năm2005 lên81 triệu đồng/năm (tăng 160% so với năm 2000).
* Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng hàng năm (2000-2005) là 28,05% trong đó phần do huyện quản lý là 31,8%. Đặc biệt, giá trị sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (năm 2005 tăng 10,7 lần so với năm 2001).
Biểu số 3: Sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
qua các năm 2000-2005
GDP
2001
2002
2003
2004
2005
%2005/2001
%BQ/năm
1. Tổng GDP của huyện (tr.đồng)
1.204
1.630
2.606
3.123
3.820
-
-
2. GDP CN+TTCN huyện (ngoài QD) trong đó:
740
1.095
2.032
2.423
3.028
-
28,05
* QDTW
268
345
299
410
448
-
-
* QD địa phương
45
79
57
79
68
-
31,80
* Khu vực ĐTNN
426
670
1.675
1.933
2.511
1070,0
Nguồn tài liệu: Báo cáo chính trị Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ 26
Biểu số 4: Số lượng các cơ sở sản xuất CN + TTCN qua các năm 2000-2005
GDP
2001
2002
2003
2004
2005
%2005/2001
1
2
3
4
5
6
7
Tổng số cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện.
Trong đó:
116
206
361
528
678
584,5
* QDTW
21
21
13
13
13
* QD địa phương
19
19
12
8
8
* Khu vực ĐTNN
25
32
35
40
52
208,00
* Số cơ sở ngoài QD
51
134
301
467
605
1186,3
Nguồn tài liệu: Báo cáo chính trị Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ 26
Tổng số cơ sở SXCN và TTCN trên địa bàn huyện năm 2005 là 678 cơ sở tăng 5,845 lần so với năm 2001. Trong đó số cơ sở ngoài quốc doanh tăng 11,863 lần; số cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,08 lần.
Biểu số 5: Tình hình phát triển các khu CNTT đến năm 2005
Số TT
Tên khu CN
Diện tích (ha)
Năm khởi công
Tổng số DN đã vào KCN đến năm 2005
Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng VN)
Tổng số lao động thu hút vào KCN đến cuối năm 2005 (người)
Ghi chú
Số DN
Tỷ lệ lấp đầy (%)
Vốn đầu tư lần đầu
Tổng vốn đã có đến cuối năm 2005
Tổng số
Trong đó DNNN đầu tư
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
Khu CN Đông Anh
600
1965
112
21
70
300
1.600
8.500
2
Khu CN Bắc Thăng Long
300
1998
48
-
80
850
7.600
16.000
Nguồn tài liệu: Báo cáo chính trị Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ 26
Các cơ sở công nghiệp lớn được phát triển tập trung trong 2 khu công nghiệp lớn khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Trong đó, khu công nghiệp Đông Anh được thành lập từ năm 1960, khu công nghiệp Bắc Thăng Long thành lập từ năm 1998, đến nay có diện tích là 300ha, đã có 46 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư (số vốn đến năm 2005 là 7600 tỷ VND với số lao động đang làm việc tại đây là 16000 người).
Trong nông thôn, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh. Số hộ làm nghề tăng từ 2.308 hộ năm 2001 lên 3557 hộ năm 2005 (tăng 1,54 lần). Cùng với sự phát triển chung hai khu công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề cũng đang hình thành.
Nhìn chung 5 năm qua CN + TTCN Đông anh đã có bước phát triển mạnh mẽ theo cả hai hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghệ caovà TTCN truyền thống. Đã huy động được sự tham gia của các thành phần kinh tế ở cả nông thôn lẫn các thị trấn.
Biểu 6: Tình hình phát triển các cụm CN vừa và nhỏ, làng nghề đến 2005
Số TT
Tên cụm CN vừa và nhỏ làng nghề
Diện tích (ha)
Năm khởi công
Tổng vốn đầu tư KHHT (tỷ đồng)
Số cơ sở đã vào cụm đến năm 2005
Tổng số vốn đầu tư sản xuất đến năm 2005
Ghi chú
Số cơ sở có đến cuối năm
Tỷ lệ lấp đầy (%)
Vốn đầu tư ban đầu (tỷ đồng)
Vốn đã có bổ sung (tỷ đồng)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Cụm CN Nguyên Khê
18,0
2004
25
9
100
97
15
2
Làng nghề Vân Hà
20,0
đang hoàn chỉnh thủ tục đầu tư
3
Làng nghề Liên Hà
4,5
2005
22
đang xây dựng cơ sở hạ tầng
Nguồn tài liệu: Báo cáo Chính trị Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ 26
Biểu số 7: Tình hình phát triển của các làng nghề chủ yếu 2001-2005
Số TT
Tên xã và các chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2005
Ghi chú
A. Xã Dục Tú
1
Dân số
Ng.người
13,8
14,6
2
Tổng số hộ gia đình
hộ
3.055
3.150
2.1
Tỷ lệ hộ nghèo
%
5,2
1,2
2.2
Tỷ lệ hộ có nghề
%
14,1
15,3
3
Sản xuất thép và sản phẩm cơ khí
3.1
Số hộ/cơ sở sản xuất
hộ/cơ sở
74
80
3.2
Số lao động
người
158
250
3.3
Thu nhập bình quân người/tháng
Ng.đồng
500
700
4
Sản xuất đồ gỗ, mỹ nghệ
4.1
Số hộ/cơ sở sản xuất
hộ/cơ sở
132
150
4.2
Số lao động
người
950
1.200
4.3
Thu nhập bình quân người/tháng
Ng.đồng
700
800
5
….
B. Xã Liên Hà
1
Dân số
Ng.người
13,1
15,0
2
Tổng số hộ gia đình
hộ
3.174
3.324
2.1
Tỷ lệ hộ nghèo
%
5,25
1,2
2.2
Tỷ lệ hộ có nghề
%
25
28
3
Sản xuất gỗ phun sơn
3.1
Số hộ/cơ sở sản xuất
hộ/cơ sở
507
550
3.2
Số lao động
người
3.370
3.670
3.3
Thu nhập bình quân người/tháng
Ng.đồng
400-600
700
4
Sản xuất đồ gỗ, mỹ nghệ
4.1
Số hộ/cơ sở sản xuất
hộ/cơ sở
78
125
4.2
Số lao động
người
390
520
4.3
Thu nhập bình quân người/tháng
Ng.đồng
750-800
800-1.000
C. Xã Vân Hà
1
Dân số
Ng.người
8,2
8,6
2
Tổng số hộ gia đình
hộ
1.927
2.020
2.1
Tỷ lệ hộ nghèo
%
5,24
1,1
2.2
Tỷ lệ hộ có nghề
%
66
70
3
Sản xuất đồ gỗ dân dụng
3.1
Số lao động
người
480-500
700-800
3.2
Thu nhập bình quân người/tháng
Ng.đồng
4
Chạm khắc tượng
4.1
Số lao động
người
1.042
1.150
4.2
Thu nhập bình quân người/tháng
Ng.đồng
510
600
5
Chế biến gỗ khác
5.1
Số lao động
người
120
125
5.2
Thu nhập bình quân
Ng.đồng
600
650
6
….
Nguồn tài liệu: Báo cáo của UBND Huyện
* Mức độ trao đổi, giao lưu hàng hoá trong nền kinh tế ngày càng gia tăng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ trên địa bàn năm 2000 là 1.940 tỷ đồng, năm 2001 là 2161 tỷ đồng, năm 2005 là 5078 tỷ đồng tăng 2,35 lần so với 2001; 2.62 lần so với năm 2000. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 là 65,276 triệu USD; năm 2005 là 110.755 triệu USD tăng 1,7 lần so với năm 2000. Do các ngành nghề truyền thống phát triển (nhất là nghề mộc) nên doanh số xuất khẩu đã đạt trên 535 triệu USD. Do công nghiệp phát triển, các khu công nghiệp thu hút các chủ đầu tư nước ngoài vào nên hàng hoá, thiết bị toàn bộ nhập vào Đông Anh cũng tăng nhanh, năm 2005 đạt 105,375 triệu USD, tăng 1,5 lần so với năm 2001
Biểu số 8: Mức độ trao đổi hàng hoá
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2000
2001
2002
2003
2004
2005
%2005
/2001
1. Tổng giá trị kim ngạch XNK
Tr. USD
65,276
87,003
87,003
84,679
107,714
110,755
1700
Trong đó: Xuất khẩu địa phương
Tr. USD
0
351
351
757
321
535
-
2. Tổng giá trị XNK bình quân/ng
USD/ng
0
31,1
31,1
32,2
302
365,0
1.404
3. Tổng giá trị nhập khẩu
Tr.USD
67,26
69.419
86,652
83,922
103,753
105,375
1.500
4. Tổng mức LCHHDV trên địa bàn
Tỷ đ
1.940
2.161
2,641
3.552
4.18
5.078
2.620
Nguồn tài liệu:Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh
Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển rộng để đáp ứng nhu cầuvề sản xuất và tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 15.6%. Đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp chợ trung tâm và hệ thống trợ trong toàn huyện. Hoạt động dịch vụ vận tải, bưu điện, tín dụng ngân hàng phát triển mạnh. Ngành du lịch bước đầu đã hình thành và phát triển tốt. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, đã ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ buôn bán, sản xuất, kinh doanh trái pháp luật.
- Về đầu tư XDCB
Biểu 9: Tình hình đầu tư XDCB
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
%7/3
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
1. Tổng mức đầu tư xã hội chia theo nguồn:
540
604
738
815
815
960
177,8
- Đầu tư của nước ngoài
160
150
180
200
200
300
187,5
- Đầu tư của TW và tỉnh khác
200
250
278
280
280
300
150,0
- Đầu tư của địa phương
80
92
130
180
200
200
250,0
- Đầu tư từ dân
100
112
150
155
160
160
160,0
Nguồn tài liệu:Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh
5 năm qua mức đầu tư xã hội tăng nhanh mức đầu tư năm 2005 bằng 177,8% năm 2001. Trong đó: Đầu tư từ dân tăng 160%, đầu tư địa phương bằng 250%; đầu tư của TW và các tỉnh khác bằng 180%, đặc biệt đầu tư nước ngoài bằng 187% công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch được quan tâm chỉ đạo thực hiện tập trung, quyết liệt.
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) đã có 46 nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn trên 667 triệu USD, thu hút 16.000 lao động, trong đó có khoảng trên 6000 lao động là người Đông Anh. Khu công nghiệp vừa và nhỏ của huyện tại xã Nguyên Khê với diện tích tập trung 18 ha. Khối lượng năm 2004, tại xã Liên Hà 4,5 ha đang xây dựng (khu Vân Hà 20ha, chuẩn bị thủ tục).
Các công trình hạ tầng kinh tế, kỹ thuật xã hội được chủ yếu đầu tư giao thông, thủy lợi, điện, thông tin được đầu tư đồng bộ.
Đầu tư nâng cấp, trải nhựa 36 tuyến đường giao thông với chiều dài 31 km; đầu tư 5 tuyến đường bê tông cho 5 thôn nghèo ở 5 xã với tổng chiều dài 7,4 km, kinh phí đầu tư là 23 tỷ 088 triệu đồng. Chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương kiên cố hoá hệ thống kênh mương, kết hợp với mở rộng cơ đường các tuyến giao thông quan trọng (trục kinh tế miền Đông, bệnh viên đi đền Sái, đường trung tâm huyện đi Cổ Loa, đường Thuỵ Hà - cầu Đò So). Đầu tư kiên cố hoá hệ thống đê điều và cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình thuỷ lợi (nâng cấp, kiên cố hoá 71 tuyến kênh mương, nâng cấp trạm bơm Đài Bi, Đồng Dầu - DụcTú, Mạnh Tân, Lại Đà, Xuân Trạch).
Hoàn thành việc đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống điện nông thôn giai đoạn I, chuyển giao cho ngành điện quản lý và bán điện trực tiếp đến hộ dân của 12 xã. Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư phát triển, đến năm 2005, tỷ lệ máy điện thoại cố định đạt 16 máy trên 100 người dân.
* Trường học được đầu tư đồng bộ, cơ bản xoá xong phòng học cấp 4 ở tất cả các ngành học, đặc biệt là ngành học mầm non trong nông thôn bằng vốn đấu giá thí điểm xây dựng khu đô thị trung tâm Huyện. Thành lập mới một trường trung học phổ thông công lập. Đã đầu tư 165 tỷ 473 triệu đồng xây dựng 156 nhà học mầm non với tổng số 366 phòng học, 55 nhà học kiên cố, ở cấp tiểu học và trung học cơ sở với tổng số 621 phòng học: xây dựng trường phổ thông trung học huyện Đông Anh.
* Y tế được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị từ Trung tâm y tế huyện đến các trạm y tế cơ sở, từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Cụ thể 5 năm đã đầu tư 11,5 tỷ đồng cho 19 trạm y tế xã.
* Hệ thống chợ và các công trình phúc lợi xã hội khác: Đầu tư nâng cấp xây dựng chợ trung tâm Đông Anh, chợ đầu mối Bắc Thăng Long, chợ văn hoá- du lịch Cổ Loa, chợ Tó, các chợ nông thôn và các công trình văn hoá thể thao như: nhà truyền thống, nhà văn hoá, sân vận động, bể bơi…
Cùng với việc tập trung đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước, các thôn, xã đã huy động nguồn lực trong nhân dân để đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng các điểm sinh hoạt văn hoá cơ sở. 70% đường làng, ngõ xóm được lát gạch hoặc đổ bê tông.
* Công tác quản lý tài chính từ Huyện đến cơ sở được tăng cường; chủ động trong nhiệm vụ thu chi ngân sách, tăng chi cho đầu tư phát triển, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả. Việc quản lý, điều hành thu, chi ngân sách đảm bảo đúng luật và nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện, luôn chủ động khai thác, quan tâm xây dựng và nuôi dưỡng các nguồn thu. Năm 2002 đã thực hiện thành công dự án thí điểm đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng đô thị (khu 2,7 ha) thu về ngân sách 84,7 tỷ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Năm 2005, tổng thu ngân sách Nhà nước ước gấp 4,5 lần so với năm 2000 bằng 119,20% năm 2001, hoàn thành nhiệm vụ chi ngân sách.
Biểu 10: Tình hình thu chi ngân sách
Các chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
%7/3
1
2
3
4
5
6
8
1. Tổng thu ngân sách
Tỷ đồng
280.546
301.200
315.600
332.000
334.740
119.20
- Thu NS sau điều tiết
Tỷ đồng
130.000
132.000
135.600
139.100
140.500
108.00
2. Tổng chi ngân sách
Tỷ đồng
129.600
131.000
135.000
138.500
140.300
107.70
Nguồn tài liệu: Báo cáo Chính trị Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ 26
Việc hoàn thiện quan hệ sản xuất luôn được quan tâm: Các thành phần kinh tế phát triển và hoạt động bình đẳng trước pháp luật. Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn được sắp xếp, củng cố, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh về số lượng, đa dạng hoá ngành nghề. Các hợp tác xã được chuyển đổi. Nhiều mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới được thành lập và hoạt động có hiệu quả, triển khai thực hiện tốt đề án chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn.
2.2. Thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện Đông Anh thời kỳ 2000 - 2005
2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực giai đoạn 2001 - 2005 ở Đông Anh
- Về dân số:
Biểu 11 - Tình hình dân số 2000 - 2005
Đơn vị: Thích hợp
Các chỉ tiêu
ĐVT
1/4/1999
2005
1. Tổng dân số toàn huyện, trong đó:
người
263.289
303.000
2. Tỷ lệ gia tăng dân số so với năm trước
%
4,2
7,06
3. Cơ cấu theo tuổi
* Trẻ em dưới 14 tuổi
trong đó trẻ em 14 tuổi
người
người
105.315
7.522
121.200
8.657
* Độ tuổi 15-60 (với nam) và 15-55 (với nữ)
người
71.000
61.002
84.000
70.000
* Trên 55 tuổi (với nữ) và trên 60 tuổi (với nam)
người
17.314
8.658
18.533
9.267
4. Mật độ dân cư
người/km2
1.444
1.662
Nguồn tài liệu: Báo cáo Chính trị Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ 26
Tổng số dân đến cuối năm 2005 là: 303.000 người tăng 14% so với năm 2001. Trong đó, tỷ lệ sinh đẻ tự nhiên trong khoảng từ 1,55% (năm 2002) đến 1,97% (năm 2004) (trong các năm 2003 ¸ 2004 ¸ 2005 tỷ lệ sinh đẻ tự nhiên tăng lên là do tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng từ 8% các năm trước lên 12,7% năm 2004, năm 2005 lại xuống 11,4%).
Dân số Đông Anh tăng lên, nhưng các năm có tỷ lệ tăng thất thường (năm 2001, 2002 tỷ lệ tăng dân số thấp hơn tỷ lệ sinh tự nhiên. Năm 2003 tăng 3,7% cao hơn hai lần tỷ lệ sinh đẻ tự nhiên, đặc biệt năm 2005 tỷ lệ tăng lên tới 7,06% cao hơn tỷ lệ tăng tự nhiên gần 4 lần) tình trạng lao động nhập cư là nguyên nhân của sự thất thường đó.
Cơ cấu dân cư nông nghiệp và đô thị thay đổi năm 1999 là 9.6%, năm 2000 là 10,7%, năm 2001 là 12,2%, đến năm 2005 đã lên tới 25,2% có tình hình trên là do tác động của quá trình đô thị hoá nhanh. Trong 5 năm Đông Anh đã triển khai giải phóng mặt bằng cho 78 dự án, thu hồi trên 576 ha đất nông nghiệp.
- Về lao động: Năm 2005 Đông Anh có 154.000 lao động, bằng 117% so với năm 2000; bằng 114,7% so với năm 2001. 5 năm qua, hàng năm số người được giải quyết việc làm bình quân 8000 ¸ 9000 người. Tuy nhiên, yêu cầu việc làm vẫn đang là một sức ép đối với Đông Anh (Bởi các lẽ: số trẻ em ở tuổi 14 năm 2005 là gần 9000 em, năm tới sẽ bước vào độ tuổi lao động; số lao động nông nghiệp do mất đất canh tác các năm 2005 - 2006 giảm mỗi năm 10.000 người).
Biểu số 12: Quy mô và cơ cấu theo tuổi của lao động qua các năm
Địa phương
ĐVT
1/4/1999
2005
Cơ cấu %
1. Tổng số lao động toàn huyện
Trong đó:
* Phân theo ngành nghề
- CN,TTCN + Xây dựng
- Nông nghiệp
- Dịch vụ
người
người
người
132.002
19.800
105.601
6.600
154.000
30.900
108.100
15.000
100,0
20,1
70,1
08,8
* Phân theo thành phần kinh tế
- QDTW
- QD địa phương
- Khu vực đầu tư nước ngoài
- Ngoài quốc doanh
người
người
người
người
8.400
6.300
820
116.482
5.600
2.700
18.000
127.700
100,0
3,8
1.9
11,7
82,6
* Phân theo khu vực
- Thành thị
- Nông thôn
người
người
20.300
111.702
30.800
150.920
100,0
20.1
79.9
Nguồn tài liệu:Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh
Theo cơ cấu ngành nghề năm 2005 lao động công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 20,1%; Lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lao động dịch vụ chiếm 8,8%. Theo cơ cấu thành phần kinh tế lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh năm 2005 đã chiếm 11,7%…, Lao động ngoài quốc doanh chiếm 82,6%. Phân theo khu vực thì lao động nông thôn chiếm gần 80%, lao động ở thành thị là trên 20%, như vậy trong nông thôn có khoảng gần 10% lao động (trên 40.000 người) làm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Về chất lượng nguồn lao động
Trình độ học vấn của lực lượng lao động Đông Anh 5 năm qua có những chuyển biến tốt. Số lao động có trình độ văn hoá cấp I năm 2001 chiếm 5% thì năm 2005 chỉ còn 3%. Số lao động có trình độ văn hoá cấp II năm 2001 chiếm 60%, năm 2005.
Biểu 13: Trình độ học vấn của lực lượng lao động huyện Đông Anh
2001 - 2005
Đơn vị tính: %
2001
2005
Ghi
chú
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
1. Chưa biết chữ
-
-
-
-
-
-
2. Chưa tốt nghiệp cấp I
-
-
-
-
-
-
3. Tốt nghiệp cấp I
5
1
4
3
0,5
2,5
4. Tốt nghiệp cấp II
60
20
40
50
10
40
5. Tốt nghiệp cấp III
35
20
15
47
30
17
Nguồn tài liệu: Báo cáo của UBND huyện Đông Anh
Chỉ còn 50%; trong khi đó số lao động có trình độ văn hoá cấp III tăng từ 35% năm 2001 lên 47% năm 2005 (trong đó ở thành thị số lao động có trình độ cấp III tăng nhanh hơn ở nông thôn).
Trình độ nghề nghiệp của đội ngũ lao động Đông Anh càng được nâng lên rõ rệt sau 5 năm.
Biểu số 14: Cơ cấu và xu hướng biến động của lao động có chuyên môn kỹ thuật thời kỳ 2001 - 2005
Các chỉ tiêu
ĐVT
Lực lượng có chuyên môn kỹ thuật
Chia theo trình độ
Sơ cấp và công nhân kỹ thuật
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng và đại học
Sau đại học
1. Lao động có chuyên môn kỹ thuật
người
* 1/4/199
Cơ cấu %
người
20.158
100
7.514
37.8
6.012
30,0
6.402
31.0
230
12
* 2001
Cơ cấu %
người
22.677
100
8.707
38.50
6.620
29.07
7.100
31,20
250
1,33
* 2005
Cơ cấu %
người
35.276
100
17.365
49.22
7.786
22,35
9.823
27,84
302
0,49
2. Cơ cấu LĐ có CMKT theo trình độ
%
*1/4/1999
%
100
37,2
29,96
31,7
1,14
* 2001
%
100
38,3
29,3
31,3
1,1
* 2005
%
100
49,2
22,15
27,8
0,85
3. Tỷ lệ so với lực lượng LĐ
%
*1/4/1999
%
15,2
5,69
4,55
4,85
0,17
* 2001
%
17,1
7,6
4,67
4,65
0,18
* 2005
%
22,6
11,27
5,05
6,09
0,19
4. Chỉ số phát triển
%
* 2005/2001
%
1.64
1.99
1.18
1.38
1.20
Nguồn tài liệu: Báo cáo Chính trị Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ 26.
Số lao động có chuyên môn kỹ thuật năm 2001 là 22.667 người năm 2005 (tăng lên 35.276 người bằng 164% năm 2001 (tăng » 13.000 người). Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động đã tăng từ 17.1% năm 2001, lên 22,6% năm 2005.
Trong tổng số lao động có chuyên môn kỹ thuật thì công nhân kỹ thuật tăng nhanh nhất: năm 2005 tăng 199% năm 2001 (tăng gần gấp đôi); số lao động có bằng trung học chuyên nghiệp tăng chậm (2005/2001 = 118%) số lao động có bằng cao đẳng và Đại học tăng nhanh hơn (2005/2001 = 138%).
Tình hình trên dẫn tới cơ cấu bằng cấp, trình độ trong đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật thay đổi công nhân kỹ thuật từ chỗ chiếm 38.5% năm 2001 tăng lên chiếm 49.22% năm 2005; Lao động có trình độ trung học chiếm 22.35% năm 2005; Lao động có trình độ cao đẳng Đại học trở lên từ chỗ chiếm 32.53% năm 2001; giảm đi chỉ còn chiếm 28,33% năm 2005. Thực tế tuyển dụng cho thấy phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đang trong giai đoạn đòi hỏi đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề; đồng thời đã đến lúc phải có những cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ cao là những con chim đầu đàn.
Từ những phân tích trên có thể nêu lên một số nhận xét sau:
- Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực Đông Anh còn chưa cao, nhất là nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn (đang chiếm 79% lực lượng lao động của huyện).
Biểu số 15: Cơ cấu trình độ văn hoá trong đội ngũ lao động 2001 - 2005
Đơn vị tính: %
2001
2005
Ghi
chú
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
1. Chưa biết chữ
-
-
-
-
-
-
2. Chưa tốt nghiệp cấp I
-
-
-
-
-
-
3. Tốt nghiệp cấp I
5
2.44
6.70
3
1.24
4.21
4. Tốt nghiệp cấp II
65
48.78
67.8
50
24.64
67.22
5. Tốt nghiệp cấp III
35
48.78
25.50
47
74.07
28.57
Tổng số
100
100
100
100
100
100
Nguồn tài liệu: Từ báo cáo của UBND Huyện Đông Anh
Năm 2005 tỷ lệ lao động nông thôn có trình độ cấp I vẫn chiếm 4,21%,trình độ cấp II chiếm 67,22% so với năm 2001 giảm đi không đáng kể; Lao động có trình độ cấp III mới chỉ chiếm 28,57% trung bình số lao động (tăng hơn năm 2001 chút ít).
- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật có tăng từ 17,1% năm 2001, lên 22,6% năm 2005. Nhưng với tỷ lệ trên 22% đã qua đào tạo, thì vẫn còn tới 78% lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ này quá cao. Đây là yếu tố cản trở sự phát triển của Đông Anh.
- Số lao động của địa phương Đông Anh được thu nhận vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhiều (chiếm 6000/18000 = 33%). Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nhiều lao động còn chưa đủ các tiêu chuẩn của công nhân các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.2. Thực trạng chủ trương chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội và Đông Anh
Đảng bộ, và chính quyền thành phố Hà Nội, cũng như Đảng bộ và chính quyền huyện Đông Anh coi giáo dục - đào tạo là một biện pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đông Anh và Thủ đô.
Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố thứ 13 và đề án giáo dục đào tạo đều nhấn mạnh coi đây là một biện pháp "Nòng cốt" để xây dựng các nhiệm vụ: "Đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao"; chú trọng các vấn đề:
· Tăng cường đào tạo nhân lực có trình độ CMKT cao ở cấp đại học, trên đại học, phục vụ cho sự phát triển của các ngành kinh tế chủ đạo có hàm lượng tri thức cao, các ngành công nghệ cao, ngành dịch vụ trình độ và chất lượng cao, ngành kinh tế mũi nhọn;
· Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác khuyến học, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, gắn với quy hoạch cán bộ kế cận lâu dài;
· Phát triển quy mô đào tạo ở cả diện đại trà và mũi nhọn;
· Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng chủ động, tích cực tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo và kinh tế - xã hội của thủ đô.
· Đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo, thực hiện công bằng xã hội đào tạo;
* Đối với đào tạo nghề, các chủ trương của Thành uỷ là:
· Xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược đào tạo nghề;
· Phát triển mạng lưới tạo nghề của thành phố, khắc phục bố trí không đồng đều giữa các quận, huyện
· Xây dựng mới các trường đào tạo nghề CNKT bậc cao với cơ cấu đa ngành nghề, có công nghệ hiện đại, có đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy ngang tầm khu vực và quốc tế. Tăng cường đào tạo CNKT lành nghề và lành nghề cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xuất khẩu lao động.
· Phát triển các trung tâm đào tạo nghề tại các huyện ngoại thành.
· Có cơ chế đầu tư, cơ chế huy động cơ sở vật chất, cơ chế đãi ngộ… để phát triển đào tạo nghề.
· Phát triển thêm các cơ sở đào tạo các ngành nghề dịch vụ chất lượng cao theo yêu cầu xã hội, các cơ sở đào tạo nghề để phát triển các làng nghề truyền thống và các nghề mới.
· Phát triển quy mô đào tạo nghề ở các diện đại trà và mũi nhọn
· Thực hiện các giải pháp đồng bộ để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo, dạy nghề.
Năm 2005, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của thành phố đã đạt 40 -45%. Thành uỷ còn có các chương trình công tác riêng biệt chỉ đạo nội dung biện pháp tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của thủ đô Hà Nội.
Chương trình số 11-Ctr/TU về "nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển các ngành dịch vụ, chủ động hội nhập quốc tế" và chương trình số 13 - CTr - TU về "tiếp tục củng cố, đổi mới quan hệ sản xuất, phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực" của Thành uỷ đã xác định:
- Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng để củng cố, phát triển quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện quan hệ phân phối phù hợp với sự phát triển của lượng sản xuất và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện để hình thành các quan hệ quản lý và quan hệ phân phối mới phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, theo hướng khai thác ngày càng cao và có hiệu quả năng lực sản xuất.
- Phát triển nguồn nhân lực là động lực để thực hiện thành công xây dựng các ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, bưu chính viễn thông, du lịch, thương mại, y tế, giáo dục; xây dựng các ngành dịch vụ chất lượng cao: dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch thông thường; dịch vụ ngân hàng, tài chính thông thường; vận tải hành khách công cộng, cấp nước, dịch vụ ẩm thực…
Các chương trình công tác của Thành uỷ nhấn mạnh vào các vấn đề:
· Tăng cường và mở rộng các hình thức đào tạo, nhất là hình thức đào tạo tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
· Giành một phần ngân sách cho công tác đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp (giám đốc, cán bộ nghiên cứu và ứng dụng) thuộc các thành phần kinh tế.
· Phát triển các loại hình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ khoa học, công nghệ , các nhà quản lý kinh doanh, quản lý xã hội, công nhân kỹ thuật.
· Chú trọng đào tạo một cách cơ bản, chính quy, theo từng chuyên ngành sâu, nắm bắt và am hiểu luật pháp, kỷ cương làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, không chỉ đối với các cán bộ quản lý hành chính Nhà nước mà đối với cả đội ngũ giám đốc, cán bộ quản lý kỹ thuật, cán bộ tổ chức, tài chính ngân hàng.
· Chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, công nhân bậc cao, nhất là đối với lĩnh vực điện tử, tin học - công nghệ thông tin.
· Chăm lo đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phấn đấu Hà Nội phảid di đầu trong đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao đất nước, trở thành một trung tâm đào tạo có uy tính ở khu vực.
Đào tạo nghề là nội dung quan trọng mà các chương trình công tác của Thành uỷ đặc biệt nhấn mạnh, nhằm tạo ra đội ngũ CNKT có tri thức, kỹ năng tiên tiến và thành thạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phần kinh tế. Đặc biệt là nhu cầu sử dụng CNKT lành nghề và lành nghề cao trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp làng nghề. Các chương trình công tác của Thành uỷ (chương trình số 11 - Ctr/TU…) đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm của đào tạo nghề cần phải triển khai thực hiện là:
· Xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược đào tạo nghề phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xuất khẩu lao động.
· Khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu đào tạo nghề;
· Đào tạo nghề phải đáp ứng cho các chương trình phát triển kinh tế của thành phố, cung ứng nhân lực CMKT cho các ngành công nghiệp chủ lực phát triển có tính đồng bộ, sử dụng các loại hình công nghiệp tiên tiến và loại hình công nghệ sử dụng nhiều lao động.
· Đào tạo nghề đáp ứng cho phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, y tế, giáo dục, đào tạo, tư vấn, dịch vụ công cộng đô thị;
· Đào tạo nghề đáp ứng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, phát triển các làng nghề và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học (nuôi cấy mô, cấy truyền phôi bò sữa, công nghệ trồng rau, hoa trong nhà lưới…)
- Đối với ngoại thành
Thành phố đều đưa ra các chủ trương về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngoại thành nhằm đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các Nghị quyết Đại hội khoá XII, XIII đã xây dựng chương trình 06/CTr-TU, 05 - Ctr - TU, 12-CTr-TU về phát triển kinh tế ngoại thành trong đó khẳng định chủ trương tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.
· Xây dựng chính sách ưu tiên đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những vùng chuyển đất nông ngiệp đang phát triển đô thị và công nghiệp.
· Khuyến khích đào tạo nghề cho phát triển ngành nghề, phát triển dịch vụ nông thôn;
· Xây dựng các chính sách đầu tư xây dựng và nâng cấp các trung tâm dạy nghề, đào tạo nghề mới;
· Khuyến khích doanh nhân, cơ sở sản xuất - kinh doanh đào tạo và thu hút lao động nông thôn;
· Lập quỹ hỗ trợ đào tạo, chuyển nghề…
· Thành lập quỹ khuyến nông để chủ động đầu tư cho các mô hình có hiệu quả, thúc đẩy đào tạo nhân lực và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất;
· Khuyến khích và kết hợp chặt chẽ với các Trung tâm khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học trong đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ngoại thành.
Cụ thể hơn, các đề án (15 - ĐA/TU) đã nhấn mạnh:
Đào tạo nhân lực nông thôn nhằm tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học nhằm lai tạo, tuyển chọn các giống cây, con mới có chất lượng cao và giá trị kinh tế lớn; công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học trong việc tạo và nhân nhanh cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt, đảm bảo cho sản phẩm sạch an toàn trong sản xuất và bảo quản chế biến nông sản.
Đào tạo nhân lực nông thôn cho đáp ứng mở rộng và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản chế biến nông sản, lâm sản như thịt, rau quả… để thúc đẩy sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị nông sản; công nghệ áp dụng tại các Liên hiệp chế biến thực phẩm hiện đại sẽ xây dựng, công nghệ dây chuyền giết mổ và chế biến thịt gà, bò, lợn, công nghệ chế biến rau quả.
Phát triển nhân lực nông thôn cung ứng cho các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung (Vĩnh Tuy, Phú Thuỵ, Ninh Hiệp, Cầu Giấy, Từ Liêm, Ngọc Hồi, Cầu Bươu), khu làng nghề tập trung (Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Tân Triều, Liên Hà, Vân Hà, Xuân Phương, Hữu hoà Vạn Phúc, Ninh Hiệp, Đình Xuyên), khu công nghệ cao về chế biến nông nghiệp và chế biến nông sản.
Đào tạo nhân lực cho phát triển các vùng sản xuất hàng hoá trang trại gắn với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch. Cung ứng dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ cho nông dân các trang trại sản xuất hàng hoá tập trung ở Từ Liêm, Đông Anh; sản xuất rau an toàn tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn; cây ăn quả tập trung ở Sóc Sơn; chăn nuôi bò sữa tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn; chăn nuôi lợn nạc tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn; Thuỷ sản tập trung ở Thanh Trì và vùng trũng ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn.
Để thực hiện được các chủ trương đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngoại thành cho các chương trình phát triển kinh tế, cácgiải pháp chính được thành phố đưa ra là:
· Tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên ngành nông nghiệp và nông dân được tham quan học tập kinh nghiệm của các địa phương trong nước và nước ngoài.
· Tăng cường đào tạo nghề c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS07.docx