Luận văn Nghiên cứu hiệu quả sử dụng dung dịch điện hoạt hoá anolit và catolit trong chăn nuôi gà tại Thái Nguyên

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu hiệu quả sử dụng dung dịch điện hoạt hoá anolit và catolit trong chăn nuôi gà tại Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA DOÃN HÙNG NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DUNG DỊCH ĐIỆN HOẠT HOÁ ANOLIT VÀ CATOLIT TRONG CHĂN NUÔI GÀ TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA DOÃN HÙNG NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DUNG DỊCH ĐIỆN HOẠT HOÁ ANOLIT VÀ CATOLIT TRONG CHĂN NUÔI GÀ TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60 62 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn KH: TS.TRẦN TỐ THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong vài thập kỷ qua, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Trong đó chăn nuôi gia cầm nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm thịt trứng cho xã hội. Theo Ho...

pdf87 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu hiệu quả sử dụng dung dịch điện hoạt hoá anolit và catolit trong chăn nuôi gà tại Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA DOÃN HÙNG NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DUNG DỊCH ĐIỆN HOẠT HOÁ ANOLIT VÀ CATOLIT TRONG CHĂN NUÔI GÀ TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA DOÃN HÙNG NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DUNG DỊCH ĐIỆN HOẠT HOÁ ANOLIT VÀ CATOLIT TRONG CHĂN NUÔI GÀ TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60 62 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn KH: TS.TRẦN TỐ THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong vài thập kỷ qua, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Trong đó chăn nuôi gia cầm nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm thịt trứng cho xã hội. Theo Hoàng Kim Giao (2005) [4] trong những năm gần đây tốc độ tăng đầu con của đàn gia cầm từ năm 1990 đến năm 2000 là 5%/năm, năm 2002 so với năm 2001 là 6,69%, năm 2003 so với năm 2002 là 8,9%. Tổng đàn gia cầm trong cả nước 179,3 triệu con năm 1990; 215,8 triệu con năm 2001; 233,29 triệu con 2002; 254,057 triệu con năm 2003. Sản lượng thịt gia cầm 151,7 nghìn tấn năm 1990 tăng lên 261,8 nghìn tấn năm 1999; 338,4 nghìn tấn 2002; 372 nghìn tấn 2003. Sản lượng trứng 1,9 tỷ quả /năm 1990 tăng lên 3,71 tỷ quả năm 2000; 4,53 tỷ quả 2002; 4,85 tỷ quả 2003. Cả nước có 2.260 trang trại trong đó có 119 trang trại giống, 12 trang trại giống gốc do Trung ương quản lý và 16 cơ sở của các địa phương quản lý. Hình thức chăn nuôi gia cầm của Việt Nam trong những năm gần đây: 85% số nông hộ chăn nuôi gia cầm (có thể chuyên, thường xuyên hoặc chỉ một thời gian ngắn), 15% gia cầm được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, 20% gia cầm được chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp, 65% số gia cầm được chăn nuôi theo phương thức truyền thống, 80% gà công nghiệp thuộc sự quản lý của nước ngoài, 75% gà thả vườn (bán công nghiệp) thuộc quản lý của các Công ty Việt Nam và các nông hộ. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học để chọn lọc ra những giống gia cầm nhập nội, năng suất chất lượng cao như gà công nghiệp, gà chăn thả, vịt siêu thịt, vịt siêu trứng, ngan Pháp, chim bồ câu Pháp, đà điểu; đã được đưa vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Các kết quả nghiên cứu trong chăn nuôi và phòng trị bệnh đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm. Ở Việt nam hiện nay chăn nuôi gà ngày càng được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp trong phạm vi cả nước từ thành phố, tỉnh, huyện, đến các hộ nông dân. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm thịt gà như: Thịt gà chắc, thơm ngon, không có thuốc kháng sinh... Mặt khác các giống gà phải phát huy tốt trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp và bán chăn thả tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp. Từ năm 1996 Việt Nam đã nhập một số giống gà lông màu thả vườn có năng suất khá cao, chất lượng thịt tốt hợp thị hiếu người tiêu dùng và thích hợp với điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp như gà Kabir, gà Tam Hoàng, Lương Phượng... Trong đó giống gà Lương Phượng có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng, đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Gà Lương Phượng có dáng bề ngoài gần giống với gà Ri của Việt Nam, lông màu vàng. Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt, hoặc nuôi thả ở vườn, ngoài đồng, trên đồi. Môi trường chăn nuôi và công tác vệ sinh phòng bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng và hiệu quả thành công hay thất bại của việc chăn nuôi gà đặc biệt là trong tình hình hiện nay dịch cúm gia cầm đang có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào, nơi đâu khi không đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch. Sử dụng dung dịch điện hoạt hoá với tính năng khử trùng tương đối hiệu quả và đặc tính an toàn với người sử dụng và vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 nuôi cũng là một biện pháp phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi hiện nay. Nhằm góp phần đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch điện hoạt hoá đến khả năng sinh trưởng, sinh sản của gà tìm ra biện pháp tối ưu để sử lý môi trường vệ sinh phòng bệnh thích hợp, rẻ tiền, an toàn sinh học có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng sản phẩm, người trực tiếp chăn nuôi từ đó đem lại lợi ích kinh tế cao nhất trong sản xuất. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu hiệu quả sử dụng dung dịch điện hoạt hoá anolit và catolit trong chăn nuôi gà tại Thái Nguyên" 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá tác dụng của dung dịch điện hoạt hoạt hoá anolit và catolit với môi trường chăn nuôi gà. - Nghiên cứu tác dụng hiệu quả của dung dịch anolit và catolit đến khả năng sản xuất và sức đề kháng của gà được nuôi tại Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Qua sử dụng dung dịch điện hoạt hoá, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường chuồng nuôi gà đối với một số loại khí độc và một số loại vi khuẩn. - §¸nh gi¸ t¸c dông cña dung dÞch anolit vµ catolit ®Õn kh¶ n¨ng sinh s¶n, sinh tr•ëng cña gµ nu«i t¹i Th¸i Nguyªn. - Bổ xung thông tin cho các nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp chăn nuôi gà hiệu quả kinh tế cao trong môi trường chăn nuôi bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng dung dịch điện hoạt hoá anolit và catolit trong chăn nuôi gà Theo Lê Hồng Mận và cs (2007) [14] dung dịch điện hoạt hoá anolit và catolit được sản xuất từ nước muối loãng bởi thiết bị hoạt hoá điện hoá có tên thương mại là ECAWA (Electro Chemically Activated Water) trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ Liên Bang Nga. ECAWA là thiết bị sản xuất các dung dịch ĐHH anolit và catolit từ nước muối tại cơ sở sử dụng, rất phù hợp với các bệnh viện, trung tâm y tế và các cơ sở sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và một số ngành công nghiệp có nhu cầu trang thiết bị khử trùng có hiệu quả cao, chi phí thường xuyên thấp, vận hành bảo quản dễ dàng, đồng thời không làm tổn hại sinh thái môi trường. Máy sản xuất dung dịch ĐHH dùng trong đề tài là máy ECAWA - 15 do Viện công nghệ môi trường Viện khoa học công nghệ Việt Nam sản xuất năm 2005, sử dụng điện áp 220v - 50Hz công suất tiêu thụ điện 400Wh, lưu lượng dung dịch sản phẩm 15lít/h. 1.1.1.1. Nguyên lý hoạt động của thiết bị ACAWA Bản chất của công nghệ hoạt hoá điện hoá với điện trường đơn cực là ở chỗ dung dịch muối loãng được xử lý trong một khoang (khoang anot hoặc khoang catot) của buồng phản ứng, trong đó mỗi vi thể tích của khối dung dịch được tiếp xúc trực tiếp với điện trường siêu cao trên bề mặt của điện đơn cực mà không có sự xáo trộn với dung dịch ở bên khoang có điện trường ngược dấu. Kết quả của những tác động nói trên là dung dịch được chuyển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 sang một trạng thái không cân bằng nhiệt động học với hoạt tính hoá học cao khác thường trong vòng 24 giờ. Trong điều kiện đó dung dịch được xử lý trong khoang catot gọi là catolit thể hiện tính năng tẩy rửa cao, còn dung dịch được xử lý trong khoang anot gọi là anolit thể hiện tính năng khử trùng đặc biệt cao. Anolit là sản phẩm được tạo thành trong ngăn anot của buồng phản ứng điện hoá có màng ngăn từ quá trình điện phân dung dịch muối loãng. Do những tác động lý hoá xảy ra trong lớp tiếp xúc giữa điện cực và dung dịch, nhiều chất có hoạt tính khử trùng cao được hình thành trong anolit như HClO, ClO - , ClO2, Cl -… là các chất clo hoạt tính và các peroxyt vô cơ H2O2, HO, HO2… tất cả các chất này đều không bền chúng sẽ tự phân giải và tái lập lại với nhau để trở thành nước bình thường từ vài chục giờ đến năm ngày. Nước hoạt hoá điện cũng như những dung dịch muối loãng được HHĐH không những chỉ là những chất oxi hoá khử mạnh hoặc là tác nhân axit và kiềm, mà còn là chất xúc tác mạnh cho các phản ứng hoá học và sinh hoá. Độ sạch sinh thái và mức an toàn trong sử dụng của dung dịch ĐHH có được là vì khả năng phản ứng của nó được xác định không phải bằng số lượng các chất tương tác mà do hoạt tính dị thường (hoặc cực cao hoặc cực thấp) của nó so với nồng độ thấp của các muối khoáng hoà tan tự nhiên trong nước uống hoặc trong dung dịch muối loãng. Đối với mục tiêu sử dụng trong ngành thú y quá trình HHĐH được thực hiện với dung dịch muối loãng từ 0,1 - 5g/l với chi phí điện năng từ 100 - 200 culông /lít. Các dung dịch ĐHH từ muối ăn được sử dụng để tẩy rửa và khử trùng các chuồng trại và dụng cụ thiết bị chăn nuôi gia súc, gia cầm: Dụng cụ, chuồng nuôi, xưởng ấp, xưởng giết mổ, xưởng tận dụng đồ thải, trứng hàng hoá và các đối tượng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Như vậy các dung dịch ĐHH được chế tạo từ một thiết bị đã được sản xuất ở Việt Nam để cho dung dịch anolit và catolit. 1.1.1.2. Khả năng khử trùng của dung dịch ĐHH Thành phần của anolit trung tính gồm hoạt chất oxy hoá, các tế bào của cơ thể người ngay trong quá trình hoạt động sống cũng tham gia vào quá trình oxy hoá khử, chúng sản sinh ra và sử dụng có mục đích các chất oxy hoá hoạt tính cao như: HO, HO2, O3, HClO, Cl, các tế bào này có hệ thống cấu tạo bảo vệ chống oxy hóa, ngăn ngừa tác dụng độc hại của các chất tương tự đến cấu trúc tế bào sống nhờ sự có mặt của các cặp lipoproteit 3 lớp có chứa cấu trúc nối đôi (- C = C -) có khả năng nhận electron. Các vi khuẩn, vi rút thì không có hệ thống bảo vệ để chống oxy hoá nên dung dịch anolit trung tính là chất cực độc đối với chúng, thêm nữa mức độ khoáng hoá thấp của anolit và khả năng hydrat hoá cao làm tăng mức độ thẩm thấu của màng tế bào vi khuẩn đối với các chất oxy hoá. Các vi bọt khí mang điện được tạo ra trong vùng tiếp xúc với Polime sinh học cũng góp phần làm chuyển dịch mạnh mẽ các chất oxy hoá vào trong tế bào vi khuẩn, Vì thế anolit có tác dụng diệt khuẩn mạnh nhưng lại ít gây hại tế bào cơ thể người. Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định dung dịch anolit có tính chất sát khuẩn rất mạnh đối với các loại vi khuẩn sau: - Nhóm vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae: Escherichia Coli (có nhiều trong phân người), Klebsiella, Enterobacter… - Các chủng vi khuẩn: Citrobacter, Eriberobacter, Citrobacter freundic… - Liên cầu khuẩn thuộc giống Enterococcus và Streptoccocus bao gồm các loài: E. avium, E.Casseliflarus… Vi khuẩn kỵ khí có nha bào khử Sulfit: Clostridium perfringens, Clostridium botulinum… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 - Các loại vi khuẩn và virut khác: Samonella paratyphi (A,B,C) Mycobacterium tuberculocis, Mycobacterium chelomac, Mycobacterium aviumntrase, Enterococcus faccalis, Bacillus subtilis, Staphylo Coccus aureus, virut HIV… 1.1.1.3. Tính ưu việt của dung dịch ĐHH anolit và catolit trong phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm Với tính năng khử trùng hiệu quả và đặc tính an toàn đối với người sử dụng và vật nuôi nêu trên, anolit và catolit đã được Hoa Kỳ, Nga và các nước EU đưa vào sử dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm từ năm 1995. Kết quả ứng dụng cho thấy dung dịch ĐHH có những tính năng vượt trội như sau: * Hiệu quả khử trùng cao: Anolit diệt nhanh nhiều loại vi khuẩn, virut, bào tử và nấm, kể cả các loại có sức đề kháng cao nhất như vi trùng bệnh lao, vi khuẩn bệnh than, virus viêm gan B… * Chất khử trùng đa năng nhất: Sử dụng hàng ngày để khử trùng không khí và các bề mặt trong chuồng trại. Trộn với nước uống cho vật nuôi để khử trùng và chữa các bệnh đường tiêu hoá, tắm cho vật nuôi để chữa bệnh ngoài da, khử trùng trứng. * Phòng bệnh cho người chăn nuôi: Diệt vi sinh vật gây bệnh trong môi trường, chữa bệnh ngoài da cho người, ngâm quần áo để diệt trùng. * Sạch về sinh thái, không làm ô nhiễm môi trường: Anolit trở lại thành nước muối loãng sau vài ngày kể từ khi được điều chế nên không để lại dư lượng hoá chất sau khi sử dụng * Giá rẻ: Làm 1lít dung dịch anolit và catolit chỉ hết dưới 200 đồng. Dễ làm và dễ bảo quản: Chỉ cần đổ nước muối 0,5% vào thùng chứa nước muối và cắm điện vào cho thiết bị ECAWA chạy sẽ có ngay dung dịch khử trùng anolit để sử dụng, bảo quản trong bồn nhựa, thủy tinh, sành sứ có nắp đậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Theo Lê Hồng Mận và cs (2007) [14] sử dụng dung dịch ĐHH trong chăn nuôi có thể bảo vệ sức khoẻ vật nuôi tốt hơn, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển, ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh, làm vệ sinh môi trường nuôi. Đặc biệt ưu điểm nổi bật của anolit so với các hoá chất khử trùng đang được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi hiện nay là người ta có thể phun trực tiếp vào chuồng ngay cả khi có mặt vật nuôi mà không hề gây tác hại với chúng. Công nghệ HHĐH đơn giản trong vận hành, giá rẻ và an toàn về môi trường. Công nghệ này có thể ứng dụng ở nhiều quy mô, đặc biệt thích hợp với các hộ chăn nuôi gia đình. Dung dịch ĐHH là tác nhân khử trùng thân thiện của môi trường, là công cụ hữu hiệu trong xử lý ô nhiễm, phòng ngừa bệnh dịch. 1.1.1.4. Các ứng dụng của dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gia cầm * Các dung dịch ĐHH bao gồm anolit và catolit được điều chế trên thiết bị ECAWA có các thông số cơ bản sau đây: - Loại điều chế từ dung dịch ban đầu Natri clorua có nồng độ 5g/l Anolit: + pH trong khoảng 7,0 - 7,5 + Thế oxi hoá khử ORP lớn hơn 800 mV + Nồng độ clo hoạt động trong khoảng 300 - 500 mg/ml Catolit: + pH trong khoảng 10 - 11 + Thế oxi hoá khử ORP có giá tri tuyệt đối lớn hơn 400mV + Nồng độ muối 5g/l - Loại điều chế từ nước thường Catolit: + pH trong khoảng 10 - 11 + Thế oxi hoá khử ORP có giá trị tuyệt đối lớn hơn 400mV + Nồng độ muối 0,5g/l Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 * Các ứng dụng của dung dịch ĐHH: - Khử trùng nước cấp: Nước cấp cho toàn trại chăn nuôi cần được khử trùng bằng anolit với mức 5 - 6 l/m3 để đảm bảo vô khuẩn. - Ứng dụng anolit và catolit trong công đoạn tẩy rửa, khử trùng dụng cụ và bề mặt trong trại nuôi gia cầm. Các thông số, liều lượng sử dụng và thời gian xử lý của anolit và catolit được trình bày theo bảng dưới đây: Bảng 1.1. Liều lƣợng sử dụng và thời gian xử lý catolit, anolit Dung dịch Thông số Liều lƣợng ( ml/m 2 ) Thời gian khử trùng (phút) Phƣơng pháp Catolit pH = 11 - 12 OPR< - 400mV 150 - 200 60 - 90 Dùng giẻ để lau hoặc cọ rửa bằng bàn chải 1 - 2 lần Anolit pH = 7 ± 0,3 OPR > + 800mV 250-300 150 Phun Nồng độ: 200mg/l 90 Dùng giẻ lau 2 - 3 lần 30 Nhúng Nguồn: Lê Hồng Mận và cs (2007) [14] Dụng cụ dùng cho gia cầm ăn uống và các bề mặt trong trại là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn và chất bẩn. Do vậy trước khi khử trùng cần phải làm sạch qua các công đoạn quét sạch rác bẩn, phân, sau đó rửa bằng nước… Các máng ăn cần dùng thêm catolit để cọ rửa sạch chất nhờn và chất bẩn bám trên bề mặt dụng cụ để tạo điều kiện cho công đoạn khử trùng bằng anolit đạt hiệu quả cao nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 - Ứng dụng dung dịch anolit để khử trùng và kiểm soát môi trường không khí trong trại nuôi gia cầm. Nguồn gốc gây bệnh như các loại nấm và vi khuẩn trong không khí bắt nguồn trực tiếp từ bên ngoài trại đưa vào, từ thức ăn, rác bẩn bị ô nhiễm, hay bắt nguồn từ các mầm bệnh trên bề mặt trần nhà và các dụng cụ đựng thức ăn… bên trong trại nuôi gia cầm hoặc ngay trên lông gà. Do vậy để hạn chế tối đa các khả năng gây bệnh, phun anolit nguyên chất (PH = 7 ± 0,3; nồng độ 250 - 300 mg/l; ORP ± 800mV) với liều lượng 150 - 200 ml/m2 lên bề mặt dụng cụ và vào trực tiếp môi trường không khí ngay cả khi có mặt vật nuôi trong thời gian 30 phút, cho phép giảm đáng kể các quần lạc vi khuẩn (E coli, Staphylococus…) trong không khí và trên bề mặt thiết bị trong chuồng nuôi. - Ứng dụng anolit để vệ sinh chuồng trại sau khi thu hoạch gia cầm và trước khi đưa gia cầm vào nuôi đợt mới. Kết thúc một chu trình chăn nuôi, chuồng nuôi bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải của gia cầm, vi sinh vật, bụi và các thứ khác. Vì vậy, chuồng nuôi cần phải được vệ sinh và khử trùng rất kỹ để chuẩn bị cho một đợt nuôi mới. Các khâu làm vệ sinh chuồng nuôi sau khi thu hoạch gia cầm gồm: Quét dọn thu gom phân, chất độn chuồng, rác thải, rồi rửa sạch bằng nước, khử trùng. - Khử trùng được chia làm 2 khâu: + Khử trùng không khí: Thực hiện giống như khử trùng khi đang có mặt gia cầm nuôi. + Khử trùng bề mặt: Dùng vòi phun tia phun ướt các bề mặt cần được khử trùng (mặt nền, tường bao). Đối với các bề mặt bằng kim loại dễ bị rỉ sét tránh phun trực tiếp bằng dung dịch anolit. Trong trường hợp bề mặt kim loại bắt buộc phải khử trùng, sau thời gian khử trùng bằng anolit bề mặt cần được rửa bằng nước sạch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Trước khi gia cầm được nuôi đợt mới 2 - 3 ngày, chuồng nuôi tiếp tục được khử trùng để đảm bảo an toàn cho vật nuôi. Quy trình vệ sinh khử trùng được thực hiện giống như quy trình vệ sinh khử trùng chuồng nuôi khi vừa thu hoạch gia cầm. - Ứng dụng anolit để đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống cho gia cầm. Dịch bệnh truyền nhiễm thường lây nhanh qua đường thức ăn và nước uống. Do vậy việc khử trùng thức ăn và nước uống bằng anolit là rất cần thiết. Đồng thời khi gia cầm tiêu thụ một lượng anolit vừa đủ sẽ rất có lợi cho sức khoẻ cũng như phòng các bệnh dịch (tiêu chảy…) và tăng trọng cho gia cầm. Bảng 1.2. Ứng dụng anolit trong thức ăn và nƣớc uống cho gia cầm Đối tƣợng Thông số anolit Phƣơng pháp Thời gian khử trùng (phút) Thức ăn pH = 7 ± 0,3 ORP > +800mV Tuỳ theo từng loại thức ăn mà ta trộn anolit sao cho thấm ướt toàn bộ bề mặt. Ví dụ thức ăn có chứa hữu cơ cao (thóc, cám…) phải dùng anolit có nồng độ nguyên chất phun trộn đều theo tỷ lệ 1lít anolit cho 10kg thức ăn khô. 30 - 60 Nước uống pH = 7 ± 0,3 ORP > + 800mV Nồng độ: 300mg/l Có thể pha anolit tỷ lệ 1: 20 với nước sạch cho gà uống. Khi phát hiện có dịch bệnh thì pha với tỷ lệ : 1/5 Thường xuyên Nguồn: Lê Hồng Mận và cs (2007) [14] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 - Cho gà uống catolit Cho gà uống catolit được điều chế từ nước thường với khoảng cách từ 1giờ 30 phút đến 2 giờ một lần sau khi cho gà ăn để tăng khả năng tiêu hoá thức ăn của gà. Nếu sử dụng đều đặn có thể tăng hiệu quả sử dụng thức ăn từ 5 - 10%. - Xử lý trứng: + Trứng thương phẩm: Các khay đựng trứng được vệ sinh khử trùng bằng anolit như khử trùng dụng cụ. Trứng thương phẩm được xếp đống và phun trước hết là catolit cho ướt đều, để yên chừng 30 phút, phun tiếp anolit cũng tới mức ướt đều. Để khô tự nhiên và xếp vào khay rồi đưa vào nơi lưu giữ hoặc mang đi tiêu thụ. + Trứng sinh sản: Cũng vệ sinh như trứng thương phẩm, tuy nhiên để khô nhanh có thể dùng quạt. - Xử lý phòng ấp + Các bề mặt trong phòng ấp được vệ sinh khử trùng theo quy trình như khử trùng môi trường không khí. Tuy nhiên phòng ấp được vệ sinh thường xuyên nên chỉ cần lau bằng anolit hàng ngày. + Không khí buồng ấp có thể phun định kỳ bằng anolit 2 - 3 ngày một lần với liều lượng 150 - 200 ml/m2. 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng năng suất của gia cầm Theo Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998) [22] Phần lớn các tính trạng kinh tế của vật nuôi đều là các tính trạng số lượng và phần lớn sự thay đổi trong quá trình tiến hoá của sinh vật cũng là sự thay đổi của các tính trạng số lượng. Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự di truyền các tính trạng số lượng và biến dị của chúng tác giả đã kết luận: Khi một kiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 hình của một cá thể được cấu tạo từ hai Locut trở lên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị như sau: P= A+D+I+Eg+Es Trong đó: P : Là giá trị kiểu hình ( phenotyp Value) A : Là giá trị cộng gộp (Additive Value) D : Là giá trị sai lệch trội (Dominance Value ) I : Là sai lệch tương tác hay sai lệch át gen (Epistatic deviation ) Eg : Là sai lệch môi trường chung (General enviromental diviation) Es : Là sai lệch môi trường riêng (Special enviromental diviation) Như vậy, năng suất giống vật nuôi phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Vật nuôi nhận được khả năng di truyền từ bố mẹ, nhưng sự thể hiện khả năng đó ở kiểu hình lại phụ thuộc vào ngoại cảnh môi trường sống. Đây là cơ sở để tạo lập một điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng di truyền của các giống vật nuôi, đặc biệt là gia cầm. 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng, khả năng cho thịt của gà Về mặt sinh học, sự sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng. Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật nhất định. Gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau đó tăng khối lượng giảm dần theo từng tháng tuổi. Để xác định toàn bộ quá trình sinh trưởng một cách chính xác là rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên trong chọn giống vật nuôi ngày nay, người ta sử dụng các phương pháp đơn giản và thực tế để đánh giá khả năng sinh trưởng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 - Kích thước các chiều đo: Kích thước và khối lượng xương có tầm quan trọng lớn đối với khối lượng cơ thể và hình dáng con vật, quan hệ giữa khối lượng thân, tốc độ lớn và chiều dài đùi, chiều dài xương ngực với chất lượng giết thịt có tầm quan trọng đặc biệt. Kích thước các chiều đo có liên quan rõ rệt với khối lượng cơ thể, độ dài chân có liên quan đến tính biệt. - Tốc độ sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. - Tiêu tốn thức ăn: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng phản ánh quá trình chuyển hoá thức ăn để sinh trưởng. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1992) [12] cho rằng để phát huy tối đa khả năng sinh trưởng của gia cầm thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ và tối ưu các chất dinh dưỡng, cân bằng protein, các axit amin và năng lượng là điều tối cần thiết. 1.1.4. Cơ sở khoa học về sự ảnh hưởng của môi trường tới sức sản xuất của gà thịt - Các tính trạng của một giống được hình thành gắn liền với sự tác động của môi trường sinh thái địa phương. Ngoài các yếu tố di truyền, tác động của con người thì các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mùa vụ… có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các đặc tính sinh trưởng, phát dục, sinh sản của giống ở từng địa phương, mà các đặc tính này sẽ hình thành các chỉ tiêu sản xuất của giống đó. - Trong những điều kiện môi trường nhất định thì các kiểu gen khác nhau sẽ cho những khả năng sản xuất khác nhau. Trái lại cùng một kiểu gen nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau sẽ cho năng lực sản xuất khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 * Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sản suất: Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1992) [12] thì tiêu chuẩn nhiệt độ trong chuồng nuôi cần 18-20 độ. Trong điều kiện tự nhiên như ở nước ta rất khó đạt tiêu chuẩn trên vì nhiệt độ môi trường chênh lệch nhiều giữa hai mùa hè và mùa đông. Tuy nhiên trong chăn nuôi ta phải có biện pháp khắc phục tối ưu để đạt xấp xỉ tiêu chuẩn nhiệt. + Giai đoạn gà con dưới 3 tuần tuổi nếu không đủ ấm gà sẽ túm lại không ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến gà chậm lớn và chết nhiều. + Giai đoạn sau bốn tuần hiệu quả thức ăn đạt mức tối đa ở nhiệt độ 24 0 C. Nếu dưới 3 tuần tuổi cần duy trì nhiệt độ cao > 300C thì sau 4 tuần tuổi phải chú ý giảm nhiệt độ ở mức 23-240C. Gà trống broiler khối lượng cao có thể bị chết vì stress nhiệt ở mức 350C. Lúc nhiệt độ cao cần cung cấp đủ nước uống cho gà. Nước uống là yếu tố quan trọng để duy trì sức chịu đựng của gà ở nhiệt độ 44-460C, nếu nhiệt độ trên giới hạn này gà sẽ bị chết hàng loạt. + Ở nhiệt độ 350C, gà 7 tuần tuổi trở lên sẽ tiêu thụ nước uống tăng thêm 4 lít/giờ/100 gà. Mùa nóng khi gà bị stress nhiệt nước uống nên pha thêm vitamin C, Đường glucoza và các chất điện giải. + Ngoài ra nhiệt độ môi trường còn ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu ME và CP của gà broiler, nên tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau. Nhu cầu về năng lượng và các vất chất dinh dưỡng khác cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường nuôi ổn định thì mức tiêu thụ thức ăn của gà tăng khi giảm mức năng lượng trong thức ăn và ngược lại. Vì vậy nhiệt độ môi trường ổn định, cần phải đảm bảo mức năng lượng cao trong thức ăn để nâng cao sức tăng trọng của gà. Với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 mức năng lượng ổn định tiêu thụ thức ăn của gà sẽ bị giảm khi nhiệt độ môi trường tăng và ngược lại. * Ảnh hưởng của ẩm độ: Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị mốc, nấm mốc phát triển làm ảnh hưởng xấu tới gà nhất là NH3 do vi khuẩn phân huỷ các axit nucleic trong phân và chất độn chuồng. Làm tổn thương đến hệ hô hấp của gà, khả năng nhiễm bệnh cầu trùng, Newcastle, E.coli dẫn tới làm giảm khả năng tăng trưởng của gà. Nếu hàm lượng NH3 tăng quá 50ppm gà sẽ bị mù. Do bắt buộc phải giảm ẩm độ trong chuồng nuôi, nhất là nơi đặt máng nước. Để giữ cho nền chuồng không ẩm ướt có thể sử dụng vòi uống tự động để hạn chế nước rơi vãi ra nền chuồng. Ẩm độ tăng cũng do nuôi nhốt gà với mật độ quá đông, vì vậy ta phải thay đổi diện tích nuôi để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của gà. Ngoài ra có thể tăng độ thông thoáng, tăng tốc độ gió trong chuồng nuôi cũng là các biện pháp góp phần làm giảm độ ẩm chuồng nuôi. * Ảnh hưởng của độ thông thoáng Độ thông thoáng giúp cho gà có đủ oxy thải khí cácbonic và các chất độc khác, giảm ẩm độ chuồng nuôi, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi qua đó hạn chế bệnh tật. Thông thoáng và tốc độ gió lùa phụ thuộc vào thời tiết và nhiệt độ. Nhiệt độ cao cần có tốc độ lưu thông khí khác nhau. Tốc độ lưu thông khí cao đối với gà lớn và ngược lại, với các điều kiện khí hậu khác nhau phải có sự điều chỉnh độ thông thoáng cho phù hợp. Ing.JJ.Dik (1995) [31] qua nghiên cứu đã cho ra khuyến cáo về thành phần tối đa của chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau: NH3 = 0,01 g/m 3 , H2S = 0,002 g/m 3 , CO2 = 0.35 g/m 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Ở nước ta chủ yếu là nuôi thông thoáng tự nhiên nên cần đảm bảo ấm cho mùa đông và mát cho mùa hè. Về mùa hè khi nhiệt độ cao cần bố trí hệ thống quạt để tăng tốc độ gió để chống nóng cho gà. Mùa đông cần có thiết bị sưởi ấm cho gà. * Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993) [13] thì gà broiler phải được chiếu sáng 2-3 giờ trên ngày khi nuôi trong nhà kín (môi trường nhân tạo) Kết quả thí nghiệm cho thấy: 1-2 giờ chiếu sáng sau đó đến 2-4 giờ sau không chiếu sáng cho kết quả tốt nhất và lớn nhanh, chi phí thức ăn giảm, giảm năng lượng điện chiếu sáng, tác giả khuyến cáo với gà 3-4 ngày tuổi chiếu sáng với công suất 4w/ m2 nền chuồng giảm dẫn đến 21 ngày tuổi chỉ cần ánh sáng mờ 15w /25m2 nền chuồng. Khi cường độ ánh sáng cao gà hoạt động nhiều do đó làm giảm sự tăng khối lượng, với chuồng thông thoáng tự nhiên, đối với mùa hè nên che chắn ánh nắng mặt trời rọi vào chuồng nhưng vẫn đảm bảo thông khí, ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng và sử dụng cùng loại công suất của đèn để tránh tụ tập (gà thích tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn). Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt. Mật độ nuôi cao thì chuồng nhanh bẩn, gà chen nhau, nồng độ khí độc NH3,CO2,H2S… và quần thể vi sinh vật sinh ra trong chuồng cao, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ đồng hoá kém, tỷ lệ gà chết và bị loại thải cao, cuối cùng dẫn đến làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Nhưng nếu mật độ nuôi thấp, chuồng có nhiều khoảng trống gà sẽ tăng mọi hoạt động (chạy nhảy…) dẫn đến tăng trọng giảm, đồng thời kéo theo các chi phí khác trên đầu gà như: khấu hao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 chuồng, công lao động và quản lý/m2 nền chuồng cao, từ đó không tiết kiệm được diện tích chuồng nuôi dẫn đến tăng chi phí trong chăn nuôi. 1.1.5. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản Sinh sản là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu và lâu dài trong công tác giống nhằm tăng số lượng và chất lượng con giống. Khả năng sinh sản của gà phụ thuộc và các yếu tố: giống, tuổi đẻ, trạng thái sinh lí, điều kiện nuôi dưỡng, vụ mùa… và được đánh giá qua các chỉ tiêu tỷ lệ đẻ sản lượng trứng, khối lượng trứng, chất lượng trứng và tỉ lệ ấp nở. * Năng suất trứng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng Năng suất trứng: Số lượng trứng thu được của mỗi đàn hoặc mỗi mái đẻ trong khoảng thời gian nhất định (một tháng, một mùa, sau một năm tuổi, cả đời mái đẻ..). Sản lượng trứng được tính theo 2 cách: Số trứng tương đối tính theo đơn vị quả hoặc số trứng tuyệt đối tính theo đơn vị khối lượng (kg). Thông thường, người ta xác định sản lượng trứng sau một chu kì đẻ trứng sinh học (hoặc sau 1 năm đẻ trứng) hoặc sản lượng trứng đến 500 ngày tuổi. Theo Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [6] năng suất trứng chịu sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau. Các gen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới tính. Năng suất trứng của gà mái do 5 yếu tố di truyền quy định: Thời gian kéo dài chu kì đẻ trứng, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ mùa đông, tính ấp bóng, tuổi thành thục sinh dục. Ngoài ra, năng suất trứng còn phụ thuộc vào dinh dưỡng, ánh sáng và các yếu tố khí hậu khác. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng: Sức sản suất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 + Giống, dòng: Ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất trứng của gia cầm. Cụ thể giống gà Leghorn trung bình có sản lượng 250 - 270 trứng /năm, gà Ri chỉ 90 -100 trứng /năm (Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [6]). Trong cùng một giống, các dòng khác nhau cũng cho năng suất trứng khác nhau. Những dòng đã qua chọn lọc sẽ cho sản lượng cao hơn 15- 20% so với những dòng chưa được chọn lọc. + Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm là đặc điểm di truyền cá thể. Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi thành thục sinh dục là thời điểm tại đó gà đẻ đạt tỉ lệ 5%. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn đều có ảnh hưởng không tốt tới sức sản xuất trứng của gia cầm. Gà đẻ sớm làm tăng số lượng trứng nhỏ, giảm số lượng trứng giống, giảm số lượng gà con /mái, tăng chi phí thức ăn /10 qủa trứng giống. Năng suất trứng tỉ lệ thuận với độ đồng đều của quần thể gà, yêu cầu khi gà chuẩn bị lên đẻ độ đồng đều của đàn gà phải đạt trên 80%. Điều này cần đặc biệt chú ý khi nuôi gà hậu bị giống. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước đã cho thấy phải nuôi gà hậu bị giống bằng chế độ cho ăn hạn chế, chỉ cho ăn 70-80% lượng thức ăn theo định mức hàng ngày. * Biện pháp làm tăng độ đồng đều của đàn gà (khi cho ăn hạn chế) Rải thức ăn nhanh, tăng số máng ăn để đảm bảo mỗi gà đều có chỗ đứng để ăn. Phân loại gà theo khối lượng cơ thể lúc 7 và 16 tuần tuổi để điều chỉnh lượng thức ăn. Cân cá thể hàng tuần 10 - 20% số gà có mặt để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Thực hiện chế độ chiếu sáng quy định để tránh gà phát dục sớm. * Tuổi gia cầm: Liên quan chặt chẽ với sức đẻ của nó, sản lượng trứng giảm dần theo tuổi trung bình, năm thứ hai giảm 15-20% so với năm thứ nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 * Thời gian kéo dài chu kì đẻ trứng sinh học: Chu kì đẻ trứng sinh học được tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kì thứ nhất. Chu kì thứ hai bắt đầu khi gia cần bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay lông lần thứ hai. Cứ như thế có thể xác định tiếp tục các chu kì tiếp theo. Chu kì đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kì đẻ trứng. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kì đẻ trứng sinh học, phụ thuộc vào loài, giống, dòng, cá thể, tuổi... của gia cầm. * Sự thay lông: Sau mỗi chu kì đẻ trứng sinh học, gia cầm nghỉ đẻ và thay lông. Ở điều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là những điểm quan trọng để tính gia cầm đẻ tốt hay xấu. Những con thay lông sớm thường là con đẻ kém và kéo dài thời gian thay lông. Ngược lại những con thay lông muộn, quá trình thay lông diễn ra nhanh và là những con đẻ tốt. Đặc biệt ở một số đàn gà cao sản thời gian nghỉ đẻ 4 -5 tuần và lại đẻ lại ngay sau khi chưa hình thành bộ lông mới, có những con đẻ ngay trong thời gian thay lông. Như vậy, sự thay lông liên quan mật thiết tới sản lượng trứng. Cường độ đẻ trứng được biểu thị qua số trứng đẻ ra trong một khoảng thời gian nhất định không kể đến chu kỳ hay nhịp đẻ. Cường độ đẻ trứng có tương quan dương với sản lượng trứng của gia cầm. Nếu cường độ đẻ cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại. * Mùa vụ: Ảnh hưởng tới sức đẻ trứng rất rõ rệt, ở nước ta về mùa hè sức đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu lại tăng lên, sản lượng trứng hàng tháng rất khác nhau khi nhận gà vào đẻ ở các thời gian khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Bảng 1.3. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến sản lƣợng trứng của gà Tuổi gà (Tháng) Thời gian nhận gà vào đẻ Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng Sản lƣợng trứng (quả) Tháng Sản lƣợng trứng (quả) Tháng Sản lƣợng trứng (quả) 5 - 6 6 - 7 7 - 8 8 9 10 11 18 20 11 12 1 8 17 20 2 3 4 10 17 19 Nguồn: Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998 [6]. * Ánh sáng ảnh hưởng tới sản lượng trứng của gia cầm qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ 12-16 h/ngày với cường độ 3-3,5W/m2. Có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp với ánh sáng nhân tạo để đảm bảo đủ về thời gian và cường độ chiếu sáng trên. Nhiệt độ môi trường xung quanh liên quan mật thiết với sản lượng trứng, ở nước ta nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp với gà đẻ là 14-220C. Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng lượng chống rét và trên giới hạn cao thải nhiệt nhiều nên cũng làm giảm sản lượng trứng. * Khối lượng trứng Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng giống, tỉ lệ nở, chất lượng và sức sống của gà con. Khối lượng trứng là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của nhiều gen và có hệ số di truyền h2 = 0,3 - 0,7. Khối lượng trứng có tương quan âm đến sản lượng trứng (r = - 0,36) và có tương quan dương với khối lượng cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 thể (r = 0,31) và tuổi thành thục trứng của gia cầm bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng của gia cầm trưởng thành 20 - 30%. Khối lượng trứng ở năm đẻ thứ hai lớn hơn năm đẻ thứ nhất 10 - 15% (Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [6]). Khối lượng trứng ấp và khối lượng gia cầm con nở ra có mối tương quan dương, khối lượng gia cầm con nở ra thường có khối lượng bằng 62 - 78% khối lượng trứng vào ấp (Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [6]). Khối lượng trứng phụ thuộc vào giống, khối lượng cơ thể, tuổi đẻ và chế độ dinh dưỡng. * Hình dạng và chất lượng trứng Hình dạng và chất lượng trứng được quyết định bởi phần sau của ống dẫn trứng. Nó mang đặc điểm của từng cá thể, do nguyên nhân di truyền ở một mức độ rõ rệt. Trứng gia cầm có hình ô van, dễ phân biệt được đầu tù và đầu nhọn, đường cong từ đầu tù đến đầu nhọn đều, không bị sần sùi. Hình dạng trứng không biến đổi theo mùa song quả trứng đầu của chu kì đẻ thường dài và nhỏ hơn những quả trứng sau. Hình dạng trứng không phụ thuộc vào khối lượng gà mái mà phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống dẫn trứng, ống dẫn trứng càng dài, càng to thì trứng đẻ ra càng to. Hình dạng trứng là căn cứ đánh giá chất lượng trứng. Trứng của mỗi loài gia cầm đều có chỉ số hình thái riêng, khoảng biến thiên của chỉ số hình thái của trứng gà là 1,34 - 1,36. Những quả trứng có chỉ số hình dạng cao, tỉ lệ lòng trắng loãng ít hơn, chỉ số lòng đỏ và đơn vị Haugh cao hơn. Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong tiêu thụ, vận chuyển, bảo quản mà còn liên quan đến tỉ lệ ấp nở. Chỉ số hình dạng ảnh hưởng đến vị trí của đĩa phôi khi ấp, những quả trứng quá tròn hay quá dài đều có tỉ lệ ấp nở thấp. Vậy chỉ số hình dạng là căn cứ để đánh giá chất lượng bên trong của trứng. Độ dày vỏ trứng ảnh hưởng đến độ bền của trứng và có ý nghĩa trong việc vận chuyển, quá trình trao đổi chất, là nguồn cung cấp canxi cho phôi, độ dày vỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 trứng gà từ 0,229 - 0,373 mm, chịu độ lực từ 2,44 - 3,88 kg/cm. Độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ chuồng cao, tuổi gà già, các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém và tác nhân stress khác đều làm giảm độ dày và sức bền của vỏ trứng. Lòng trắng trứng gồm lòng trắng loãng và lòng trắng đặc. Tỉ lệ lòng trắng đặc trên toàn bộ lòng trắng biểu thị chất lượng trứng, chỉ số này cao cho tỉ lệ ấp nở tốt. Những gà có khả năng đẻ trứng cao thường có hàm lượng lòng trứng cao. Chất lượng lòng trắng được xác định bằng đơn vị Haugh (Hu). Trứng ấp có chất lượng tốt phải có từ 80-100 đơn vị Hu lòng trắng có cấu tạo chủ yếu là albumin và một số chất khoáng, nước giúp cấu tạo lông, da và các bộ phận nội quan trong quá trình phát triển phôi. Lòng đỏ là phần quan trọng nhất của trứng gồm có nước, protein, lipid, glucid và các acid amin không thay thế, các vitamin nhóm B và A,D, E làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi. Chất lượng lòng đỏ được xác định bằng chỉ số lòng đỏ, trứng có chỉ số lòng đỏ cao sẽ cho tỉ lệ ấp nở cao. * Khả năng thụ tinh và ấp nở Kết quả thụ tinh là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gà trống và gà mái. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào tuổi, tỉ lệ trống mái trong đàn gà, mùa chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng và chọn đôi giao phối. Sự giao phối cận huyết cũng làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Tỷ lệ nở phụ thuộc vào tỷ lệ trứng có phôi, chất lượng trứng và chế độ ấp. Đó là chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của phôi và sức sống của gia cầm non 1.1.6. Sức sống và khả năng đề kháng bệnh của gia cầm Sức sống và khả năng kháng bệnh ở đàn gia cầm là yếu tố quan trọng giúp cho chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Tổn thất do bệnh tật ở gia cầm có những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 lúc rất lớn và có thể gây nguy hại cho các gia súc khác và cả con người. Đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, việc phòng và trị phải tiêu tốn rất nhiều tiền của cho sử dụng thuốc, vacxin và các biện pháp thú y khác. Chứng minh khá rõ trong đợt dịch cúm H5N1 xảy ra ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước gây tổn thất về kinh tế và mạng sống của con người vì vậy công tác vệ sinh thú y là vô cùng quan trọng. Hiện nay, với cơ chế mở cửa nhập nhiều giống gà có đặc tính sản xuất cao từ nước ngoài hay giữa các tỉnh thì cần quan tâm tới khả năng thích nghi với điều kiện môi trường, sức sống và khả năng kháng bệnh. Đó là yếu tố di truyền số lượng đặc trưng cho từng loài, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả năng chống chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh. Yếu tố ngoại cảnh gây ảnh hưởng đến sức sống của gia cầm như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, điều kiện nuôi dưỡng, tuổi, tính biệt… Trong đó, nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn và gia cầm dễ mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột. Trong chăn nuôi cần đáp ứng đầy đủ điều kiện thích hợp cho gia cầm phát triển như chuồng trại, thức ăn, chăm sóc, quản lý... mang lại hiệu quả cao. Ngoài các yếu tố giống, dinh dưỡng, kỹ thuật, chăm sóc thì sức sống và khả năng sinh trưởng phát triển của gia cầm chịu tác động trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng và chiếu sáng, những yếu tố này tác động gây ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng của cơ thể, dễ gây hiện tượng stress làm giảm sức sống gia cầm. Trong điều kiện tự nhiên nước ta các yếu tố này tác động lần lượt ở các mức độ khác nhau tại những vùng địa lý khác nhau. Do vậy để có sức sống cao đòi hỏi gía cầm phải có sự thích nghi với điều kiện sống, thông qua hệ thống miễn dịch và các cơ chế đáp ứng miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo Nguyễn Hoài Tao (2005) [20], công nghệ hoạt hoá điện hoá đã được người Nga là viện sỹ Vitold Mikhailovich Bakhir (V.M.Bakhir) điều chế từ năm 1972, và từ đó được nghiên cứu khắp nơi trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Y tế, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dung dịch sinh hoạt với vai trò là chất khử trùng cao, không gây hại với môi trường. Công nghệ HHĐH ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới đặc biệt là tại các nước phát triển và đang phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Israel, Ấn Độ, Brazin… Tại Anh Quốc năm 1997 đã xảy ra đại dịch cúm gà gây thiệt hại lớn và dịch đã được dập tắt nhanh chóng sau khi chế phẩm anolit được đưa vào áp dụng. Cục thú y - Bộ Nông nghiệp Cộng Hoà Liên Bang Nga đã chính thức phê duyệt văn bản hướng dẫn sử dụng các dung dịch hoạt hoá điện hoá trong ngành chăn nuôi và thú y tháng 4/1999, đặc biệt trong đó có sử dụng khuyến cáo cụ thể liên quan đến phòng bệnh và chữa bệnh cho trại gà và trứng ấp. Nước Mỹ sau khi chi 3,8 triệu USD kiểm nghiệm tác dụng của dung dịch này đã quyết định cho quân đội phương tiện sản xuất dung dịch ĐHH để chống các cuộc tấn công vi sinh và hoá học trong đó có cuộc chiến khủng bố bằng vi khuẩn bệnh than năm 2002. Thành phố Moscow dùng dung dịch này phun vào ôtô buýt và taxi công cộng để chống dịch Sars hè năm 2003. Năm 2004, khi cúm gà bùng phát ở Châu Á, người Nga phổ biến trên Internet cách dùng dung dịch ĐHH để khử trùng chuồng nuôi, trứng gà và thịt gà… Bản hướng dẫn sử dụng dung dịch ĐHH điều chế từ nước muối khử trùng các đối tượng khác nhau trong ngành chăn nuôi đã được ban y học và thú y Viện Hàn Lâm Nông nghiệp Liên Bang Nga (ngày 16/1/1994) và hội đồng y dược thuộc cục thú y, Bộ Nông nghiệp Liên Bang Nga duyệt (ngày 18/3/1995). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Hiện nay dung dịch này đang sử dụng rộng rãi cả trong đời sống hàng ngày và có đến hơn 70% gia đình ở Nhật Bản trang bị sản xuất dung dịch này trong gia đình để khử trùng thực phẩm, vệ sinh cá nhân. Cho đến nay, nhiều nước tiên tiến đã đưa công nghệ vào sử dụng trên diện rộng. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo Nguyễn Hoài Tao (2005) [20], năm 1999, TS Nguyễn Hoài Châu sang Nga công tác và tình cờ phát hiện một loại dung dịch đang được sử dụng ở khắp nước Nga có nhiều tác dụng mà từ trước đến nay ông chưa từng được biết, trước khi về nước ông đã gặp được Viện Sĩ Vitold Mikhailowich Bakhir, người tìm ra cách điều chế dung dịch ĐHH từ năm 1972 từ một hoá chất vô cơ cực kỳ phổ biến và gần như vô hại là muối ăn để tìm hiểu và đề nghị giúp đỡ. Viện Sỹ V.M.Bakhir nhận lời giúp TS. Nguyễn Hoài Châu đưa công nghệ này vào Việt Nam. Về nước TS. Nguyễn Hoài Châu đề xuất các cơ quan quản lý KH - CN cấp trên về dung dịch kỳ lạ. Trong năm 2001- 2002 lãnh đạo bộ Khoa học - Công nghệ giao cho Viện khoa học vật liệu (thuộc Viện khoa học công nghệ Việt Nam) xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế mang tên “Nghiên cứu sản xuất dung dịch hoạt hoá bằng phương pháp điện hoá và các ứng dụng trong y tế, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường”, nằm trong khuôn khổ sự hợp tác KH - CN giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Dù nắm được công nghệ điều chế, nhưng các nhà khoa học Việt Nam vẫn thận trọng đề nghị tiếp tục nghiên cứu các ứng dụng dung dịch trong hoàn cảnh Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ được nhà nước giao, Viện gấp rút kiểm nghiệm tác dụng của dung dịch điện hoạt hoá. Đó là các đề tài nghiên cứu khả năng ứng dụng dung dịch ĐHH thay thế các hoá chất sát trùng đang được sử dụng trong một số công đoạn nuôi tôm giống và chế biến thuỷ sản. Cả hai đề tài khởi động từ năm 2003. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Trước cơn bùng phát dịch cúm gia cầm, viện lại cho xây dựng và thực hiện thêm đề tài mang tên “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng dung dịch ĐHH trong phòng chống bệnh và tăng hiệu quả chăn nuôi gia cầm” từ tháng 5/2004. Tại nước ta, viện khoa học và công nghệ Việt Nam đã sản xuất thiết bị hoạt hoá điện hoá có tên thương mại là ECAWA trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ Liên bang Nga. Thiết bị ECAWA đã được công nghệ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và dung dịch anolit, catolit đã được Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương kiểm nghiệm và có kết luận như sau: Các dung dịch anolit kiểm nghiệm có khả năng sát khuẩn cao, không gây độc cấp và mãn tính cho người, vật nuôi. Theo Bạch Mạnh Điều và cộng sự (2004) [3]: Nghiên cứu ứng dụng dung dịch điện hoạt hoá phòng bệnh cho Đà điểu tại trại nghiên cứu Đà điểu Ba Vì cho thấy: Công nghệ sản xuất dung dịch ĐHH sử dụng máy ECAWA vận hành đơn giản, so với các thuốc sát trùng khác có ưu điểm là hầu như không độc hại và giá thành rất rẻ. Sử dụng anolit hoà vào nước uống và phòng bệnh cho Đà điểu 1 - 3 tháng tuổi tỷ lệ 5% có tác dụng nâng cao tỷ lệ nuôi sống và không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng nhưng nếu sử dụng anolit 10% lại ảnh hưởng bất lợi tới khả năng sinh trưởng. Theo Hoàng Xuân Lộc và cộng sự (2004) [11]: Nghiên cứu ứng dụng dung dịch hoạt hoá điện hoá trong chăn nuôi gà thịt cụ thể là sử dụng dung dịch catolit đã đưa ra kết luận: Nếu cho gà thịt uống catolit 12 giờ, nghỉ 12 giờ thì làm tăng khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn giảm, thu nhập tăng so với không uống catolit hay uống catolit cả ngày lẫn đêm hoặc uống catolit 1 giờ 30 phút và uống 1 giờ nước. Cũng theo Hoàng Xuân lộc và cộng sự (2004) [11] đã nghiên cứu ứng dụng dung dịch ĐHH trong chăn nuôi Ngan Pháp lấy thịt, uống 5% anolit (tỷ lệ 1/20) và uống anolit 10%(1/10) hoặc không uống anolit đã đưa ra kết luận: Nếu uống 5% anolit thì làm tăng khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn giảm so với uống anolit 10%. Theo Nguyễn Hoài Tao (2005) [20]: Giá thành dung dịch ĐHH rất rẻ (chi phí sản suất thấp hơn các loại thuốc sát trùng hàng trục đến hàng trăm lần). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 1.2.3. Nguồn gốc và một số đặc điểm của giống gà Lương Phượng Theo Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1999) [7] cho biết gà Hoa Lương Phượng hay Lương Phượng hoa, thường được gọi tắt là gà Lương Phượng do xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng. Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Gà Lương Phượng đã được giám định kỹ thuật của Uỷ ban khoa học Thành phố Nam Ninh. Gà Lương Phượng có dáng bề ngoài gần giống với gà Ri của Việt Nam lông màu vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa. Sở dĩ gọi là Lương Phượng hoa vì trong đàn gà có rất nhiều màu lông khác nhau như một vườn hoa. Mào, yếm mào, mặt và tích tai màu đỏ. Gà trống có mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi vươn cong chân cao vừa phải. Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc, chân thấp. Da gà Lương Phượng màu vàng, thịt mịn, thơm ngon. Tỷ lệ nuôi sống gà thương phẩm xuất chuồng đều đạt 95% trở lên. Gà trống ở độ tuổi trưởng thành có khối lượng cơ thể 2700g, gà mái đạt khối lượng 2100g lúc vào đẻ. Gà bắt đầu đẻ vào 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1 ngày tuổi. Gà thịt nuôi đến 70 ngày tuổi đạt 1.500g - 1.600g. Tiêu tốn thức ăn 2,4 -2, 6 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt vừa thả) hoặc nuôi thả ở vườn, ngoài đồng, trên đồi. Bộ nông nghiệp và PTNT đã công nhận 3 dòng gà LV1, LV2, LV3 đạt cấp giống ông bà theo quyết định số 953 QĐ/BN-KHCN ngày 16/4/2004. Gà Lương Phượng hiện nay đang là giống gà được ưa chuộng và phát triển nuôi rộng rãi trong khắp mọi vùng của đất nước ta trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - 600 con gà Lương Phượng nuôi thịt từ 1-10 tuần tuổi được ấp nở từ trứng giống của đàn gà bố mẹ nuôi tại trại giống gia cầm Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên. - 100 con gà Lương Phượng sinh sản 27 tuần tuổi trong đàn gà bố mẹ được nhập từ Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương - Viện chăn nuôi quốc gia. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu + Địa điểm nghiên cứu: Trại giống gia cầm Thịnh Đán , thành phố Thái Nguyên. + Thời gian nghiên cứu: Từ 10/6/2008 đến 10/10/2008. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường chuồng nuôi + Xác định một số loại khí độc trong chuồng nuôi gà Lương Phượng như khí NH3, H2S và ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch điện hoạt hoá đối với các loại khí độc NH3, H2S . + Xác định mức độ nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli trong chuồng nuôi gà Lương Phượng và ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch điện hoạt hoá đối với vi khuẩn Salmonella và E.coli . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 2.2.2. Thí nghiệm sử dụng dung dịch điện hoạt hoá trong chăn nuôi gà Lương Phượng 2.2.2.1. Đối với gà thịt + Phân lô tiến hành thí nghiệm: - Lô đối chứng: 100 con sử dụng dung dịch HanIodin (pha tỷ lệ 5:1000) sát trùng chuồng trại trước khi đưa vào nuôi và phun định kỳ ngoài chuồng nuôi 2 lần/tuần. - Lô thí nghiệm: 100 con thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH; Trước khi đưa gà vào nuôi, chuồng được vệ sinh sạch và tẩy rửa nền chuồng, dụng cụ bằng dung dịch catolit với các thông số và liều lượng sử dụng như sau: pH = 11-12; ORP < - 400 mV; liều lượng 150 ml/m2. Dùng catolit với các thông số và liều lượng sử dụng: pH = 11 -12; ORP < - 400 mV; để rửa sạch chất nhờn và chất bẩn bám trên bề mặt máng ăn, máng uống hàng ngày. Pha anolit pH = 7 ± 0,3, OPR > + 800mv, nồng độ 300 mg/l với nước sạch theo tỷ lệ 1: 20 rồi cho gà uống hàng ngày Dùng anolit pH = 7 ± 0,3, OPR > + 800mv, nồng độ 300 mg /l với liều lượng 250 ml/m2 phun lên bề mặt dụng cụ và trực tiếp lên tường, bề mặt chất độn chuồng và môi trường không khí ngay cả khi gà nuôi trong chuồng, định kỳ phun sát trùng 2 lần/ tuần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 a. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt Diễn giải Lô thí nghiệm Lô đối chứng Giống gà Lương Phượng Lương Phượng Số lượng (con) 100 100 Thời gian nuôi (Tuần) 1 - 10 1 - 10 Phương thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Mật độ nhốt (con/m2) 6 - 7 6 - 7 Thức ăn TN HiGro 510 (1-21ngày) HiGro 511 (22 ngày - bán) HiGro 510 (1-21ngày) HiGro 511 (22 ngày - bán) Nhân tố thí nghiệm Có sử dụng dung dịch ĐHH Không sử dụng dung dịch ĐHH b. Chế độ dinh dưỡng: Cả 2 lô đều được ăn cùng một lúc một loại thức ăn gà thịt Hi-Gro 510 (giai đoạn 1-21 ngày tuổi) và Hi-Gro 511 (giai đoạn 22 ngày tuổi đến lúc xuất bán) do công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Bảng 2.2: Thành phần và giá trị dinh dƣỡng cám gà thịt Hi-Gro Diễn giải Giai đoạn 1- 21 ngày Giai đoạn 22 ngày- bán Protein thô tối thiểu 18% 16% Ẩm độ tối đa 14% 14% Xơ thô tối đa 5% 5% Năng lượng trao đổi tối thiểu 2800 Kcal/kg 2850 Kcal/kg Salynomycin tối đa 60mg/kg 10mg/kg Ca tối thiểu 0,8-1% 0,8-1% P tối thiểu 0,6% 0,6% Muối NaCl (tối thiểu - tối đa) 0,3-0,5% 0,3-0,5% Nguồn: Theo số liệu phân tích của nhà sản xuất c. Các chỉ tiêu theo dõi Để đánh giá kết quả thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau đây: + Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi: Hàng ngày tiến hành theo dõi, ghi chép số lượng gà chết và tính tỷ lệ nuôi sống theo công thức sau: Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con cuối kỳ  100 Số con đầu kỳ + Khả năng sinh trưởng: * Sinh trưởng tích luỹ (g) Để theo dõi chỉ tiêu này, dùng phương pháp cân gà cố định vào một ngày cố định hàng tuần, thời gian cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, từ 1- 4 tuần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 tuổi cân bằng loại cân 1000g có độ chính xác 1‰, từ 5 tuần tuổi trở lên cân bằng loại 5000g có độ chính xác 2‰, cân từng con một, mỗi lô cân từ 65 -70 con, cân tách riêng trống mái từ tuần thứ 4 trở đi. Từ số lượng về khối lượng gà qua các kỳ cân tính ra sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối như sau: * Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): A = t PP 12  Trong đó: A : Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P2 : Khối lượng ở cuối kỳ (g) P1 : Khối lượng ở đầu kỳ (g) t : Thời gian giữa hai lần cân (ngày) * Sinh trưởng tương đối (%) 100 2 12 12     PP PP R Trong đó: R : Sinh trưởng tương đối ( % ) P2 : Khối lượng cuối kỳ (g) P1 : Khối lượng đầu kỳ (g) + Khả năng chuyển hoá thức ăn: Hàng ngày cho ăn và ghi chép theo dõi đầy đủ lượng thức ăn hàng ngày để tính các chỉ tiêu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 * Tiêu thụ thức ăn Tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (g) Tổng đàn gà có mặt trong kỳ x số ngày nuôi trong kỳ * Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng (kg) TT TĂ/kg tăng P (kg) = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (g) Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg) * Tiêu tốn thức ăn cộng dồn (kg/kg tăng trọng) TTTĂ/kg tăng P cộng dồn = Tổng TĂ tiêu thụ cộng dồn đến thời điểm tính (kg) Tổng khối lượng đàn gà tăng đến thời điểm tính (kg) * Hạch toán hiệu quả kinh tế của lô gà thí nghiệm khi sử dụng dung dịch ĐHH để so sánh với hiệu quả kinh tế của lô gà đối chứng. 2.2.2.2. Đối với gà sinh sản + Phân lô tiến hành thí nghiệm: - Lô đối chứng: 50 con (tỷ lệ 1 gà trống/9 gà mái) không sử dụng dung dịch ĐHH mà sử dụng dung dịch HanIodin pha tỷ lệ (50/00) phun sát trùng chuồng trại trước khi đưa vào nuôi và phun định kỳ ngoài chuồng nuôi 2 lần /tuần, nước uống hàng ngày cho gà sử dụng nước từ giếng khoan của trại. - Lô thí nghiệm: 50 con (tỷ lệ 1 gà trống/9 gà mái) thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH cụ thể như sau: Trước khi đưa gà vào nuôi, khu chuồng được vệ sinh sạch và tẩy rửa nền chuồng, dụng cụ bằng dung dịch catolit: pH = 11- 12; ORP < - 400 mV; liều lượng 150 ml /m2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Dùng catolit với các thông số và liều lượng sử dụng như sau: pH = 11-12; ORP < - 400 mV để rửa sạch chất nhờn và chất bẩn bám trên bề mặt máng ăn, máng uống hàng ngày. Pha anolit pH = 7 ± 0,3, OPR > + 800mv, nồng độ 300 mg/l với nước sạch theo tỷ lệ 1: 20 rồi cho gà uống hàng ngày. Dùng anolit pH = 7 ± 0,3, OPR > + 800mv, nồng độ 300 mg /l với liều lượng 250 ml/m2 phun lên bề mặt dụng cụ và trực tiếp lên tường, ổ đẻ, bề mặt chất độn chuồng và môi trường không khí ngay cả khi gà nuôi trong chuồng, định kỳ phun sát trùng 2 lần/tuần. - Xử lý trứng: Các khay đựng trứng ấp được vệ sinh khử trùng như khử trùng dụng cụ chuồng nuôi, được xếp đống và phun trước hết là catolit pH = 11-12; ORP < - 400 mv; liều lượng 150 ml/m2 cho ướt đều, để yên chừng 30 phút, phun tiếp anolit pH = 7 ± 0,3, OPR > + 800mv, nồng độ 300 mg/l với liều lượng 300 ml/m2 cũng tới mức ướt đều. Để khô tự nhiên và xếp vào khay rồi đưa vào nơi lưu giữ chờ đưa vào máy ấp. a. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà Lƣơng Phƣợng sinh sản Diễn giải Lô thí nghiệm Lô đối chứng Giống gà Lương Phượng Lương Phượng Số lượng (con) 50 50 Thời gian nuôi (Tuần) 27 - 40 27 - 40 Phương thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Mật độ nhốt (con/m2) 4 - 5 4 - 5 Thức ăn TN Cám Novo 9624 Cám Novo 9624 Nhân tố thí nghiệm Có sử dụng dung dịch ĐHH Không sử dụng dung dịch ĐHH b. Chế độ dinh dưỡng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 - Chế độ dinh dưỡng: Cả 2 lô đều được ăn cám gà đẻ Novo 9624 do công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam sản xuất Bảng 2.4: Thành phần và giá trị dinh dƣỡng cám gà đẻ Novo 9624 Thành phần Giá trị dinh dƣỡng Protein thô 17% Ẩm độ tối đa 14% Xơ thô tối đa 6,0% Năng lượng trao đổi tối thiểu 2675 Kcal/kg Ca tối thiểu - tối đa 3,5 - 4,0% P tối thiểu 0,6% Muối NaCl (tối thiểu - tối đa) 0,3-0,5% Nguồn: Theo số liệu phân tích của nhà sản xuất c. Các chỉ tiêu theo dõi + Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con cuối kỳ  100 Số con đầu kỳ + Năng suất trứng /mái bình quân NST(quả/máibq) = Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ Số mái bình quân có mặt trong kỳ + Năng suất trứng /mái đầu kỳ Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ NST (quả/mái đầu kỳ) = –––––––––––––––––––––––– Số mái đầu kỳ + Tỷ lệ đẻ (%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Số trứng thu được trong tuần Tỷ lệ đẻ (%) = –––––––––––––––––––––––––– x 100 Số gà mái trong tuần x 7 ngày + Tỷ lệ trứng giống (%) Bên ngoài: Những trứng có hình dạng ngoài bình thường ovan hai đầu to và nhỏ rõ rệt, không quá dài hoặc quá tròn, vỏ sạch không dính phân, không dính vết máu, khối lượng từ 55 - 60g. Bên trong: Là trứng có phôi, soi kiểm tra bằng đèn lòng đỏ nằm ở trung tâm ít di động, lòng trắng sáng đều, không có vết đục và vết máu, màng dưới vỏ không rách. Tiến hành chọn trứng giống vào cuối ngày sau khi kết thúc mỗi lần thu nhặt trứng. Số trứng giống thu được trong tuần Tỷ lệ trứng giống (%) = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100 Tổng số trứng thu được trong tuần + Khối lượng trứng (g) Cân trứng vào một ngày cố định của các tuần, mỗi đợt cân 30 quả trứng cho mỗi lô Tổng khối lượng trứng cân được (g) Khối lượng trứng (g) = –––––––––––––––––––––––––––– Số trứng cân (quả) + Tỷ lệ trứng có phôi (%): Được xác định thông qua việc soi kiểm tra toàn bộ trứng ở ngày ấp thứ 6 để kiểm tra trứng không phôi: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) –––––––––––––––––––––– Số trứng ấp (quả) + Tỷ lệ nở /trứng ấp (%) Tỷ lệ nở /trứng ấp (%) = Số gà con nở ra còn sống –––––––––––––––––––––––  100 Số trứng ấp + Tỷ lệ nở / trứng có phôi (%) Tỷ lệ nở /trứng có phôi (%) = Số gà con nở ra còn sống ––––––––––––––––––––––  100 Số trứng ấp có phôi (quả) + Tỷ lệ gà con loại 1 (%) Chọn gà ngay trong ngày tuổi đầu tiên, gà loại 1 là những gà cơ thể vững chắc, lông tơ bông xốp, đều đặn phủ kín toàn thân, mỏ cân xứng, mắt sáng mở to hoàn toàn, cánh áp sát thân, thế chân đứng rộng, các ngón chân thẳng, bụng nhỏ, không có máu ở rốn, có phản xạ nhanh với tiếng động. Sau đó ghi vào sổ sách và tính theo công thức: Tỷ lệ gà con loại1 (%) = Tổng số gà con loại 1 ––––––––––––––––––––––––––  100 Số gà con nở ra còn sống (con) + Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của lô gà thí nghiệm khi sử dụng dung dịch ĐHH để so sánh với lô đối chứng không sử dụng dung dịch ĐHH. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và sử lý số liệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường chuồng nuôi gà - Để xác định ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch điện hoạt hoá đối với một số loại khí độc trong chuồng nuôi gà thịt và gà sinh sản như NH3, H2S, chúng tôi sử dụng phương pháp đo lấy mẫu trong thời điểm nhất định vào 28 ngày tuổi, 49 ngày tuổi và 63 ngày tuổi đối với gà nuôi thịt, tuần tuổi 31, tuần tuổi 34, tuần tuổi 36 đối với gà sinh sản. Thiết bị lấy mẫu khí tại chuồng nuôi được áp dụng theo phương pháp hấp thụ khí tiến hành trên máy KIMOTO do nước Nhật sản xuất, các mẫu khí được phân tích trên hệ thống thiết bị có ký hiệu UV-CASELLA do nước Anh sản xuất. Các thiết bị lấy mẫu khí và phân tích các mẫu khí NH3 và H2S nêu trên hiện đang được sử dụng tại Trung tâm quan trắc Môi truờng - Chi cục bảo vệ Môi Trường - Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Thái Nguyên. + Để xác định mức độ nhiễm khuẩn Salmonella, E.coli trong chất độn chuồng, chúng tôi sử dụng phương pháp lấy mẫu chất độn chuồng vào các thời điểm 28 ngày tuổi, 49 ngày tuổi và 63 ngày tuổi đối với gà nuôi thịt, tuần tuổi 31, tuần tuổi 34, tuần tuổi 36 đối với gà sinh sản để phân tích. Các mẫu chất độn chuồng được tiến hành xét nghiệm tại phòng xét nghiệm của bộ môn Công nghệ Vi sinh - Viện Khoa học sự sống - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2.3.1.2. Phương pháp thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gà Lương Phượng Sử dụng phương pháp phân lô so sánh đảm bảo đồng đều các điều kiện thí nghiệm. a. Đối với gà thịt Số lượng 600 con được nuôi thí nghiệm lặp lại 03 lần, mỗi lần lặp lại nuôi 200 con, thời gian nuôi cách nhau 15 ngày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 + Điều kiện thí nghiệm: - Nuôi nhốt trên nền có đệm lót bằng trấu được sát trùng phơi khô; trải lần đầu dày 10 cm, sau đó căn cứ vào thực tế bổ sung thêm. - Nhiệt độ: Các lô gà đều có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, vào mùa hè đảm bảo thông thoáng. - Máng ăn, máng uống: Giai đoạn 1-10 ngày tuổi sử dụng khay ăn 50con/khay, uống bằng máng uống tròn 2 lít. Giai đoạn sau sử dụng máng ăn P50 và máng uống tròn 8 lít. b. Đối với gà sinh sản Số lượng 100 con gà đẻ 27 tuần tuổi chia thành 2 lô mỗi lô 50 con. + Điều kiện thí nghiệm. - Nuôi nhốt trên nền có đệm lót bằng trấu được sát trùng phơi khô; trải lần đầu dày 10 cm, sau đó căn cứ vào thực tế bổ sung thêm - Nhiệt độ: Các lô gà đều có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, vào mùa hè đảm bảo thông thoáng. - Máng ăn, máng uống: Sử dụng máng ăn P50 và máng uống dài. 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (1997) [21] víi c¸c tham sè thèng kª: xx mSX ,, vµ Cv %. - Sè trung b×nh ( X ) n xi n xxxx X n     ...321 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 - §é lÖch tiªu chuÈn: 1 )( 2 2      n n X X S x n ≤ 30 n n X X S x     2 2 )( n > 30 - Sai sè cña sè trung b×nh 1  n S m xx n ≤ 30 n S m xx  n > 30 - HÖ sè biÕn dÞ: 100(%) x X S Cv X Các tham số thống kê được sử lý trên phần mềm Excel của máy tính điện tử. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trƣờng chuồng nuôi gà Lƣơng Phƣợng 3.1.1. Nồng độ một số khí độc trong chuồng nuôi Để thấy rõ ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch điện hoạt hoá trong môi trường chuồng nuôi gà, chúng tôi tiến hành đo nồng độ khí tại chuồng nuôi lô TN và ĐC của gà nuôi thịt vào: Ngày tuổi 28, ngày tuổi 49, ngày tuổi 63 và tuần tuổi 31, tuần tuổi 34, tuần tuổi 36 đối với gà sinh sản. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1a và 3.1b như sau: Bảng 3.1a: Kết quả đo nồng độ một số khí độc trong chuồng gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt Số lần đo Lô đối chứng Lô thí nghiệm H2S(mg/m 3 ) NH3(mg/m 3 ) H2S(mg/m 3 ) NH3(mg/m 3 ) 1 0,269 1,894 0,129 0,974 2 0,315 1,976 0,107 1,102 3 0,285 1,325 0,182 1,268 Trung bình 0,289 1,731 0,139 1,114 So sánh (%) 100,00 100,00 48,09 64,35 Qua bảng 3.1.a ta thấy nồng độ khí H2S và NH3 của lô ĐC cao hơn lô TN, nếu coi lô ĐC làm gốc 100% thì lô thí nghiệm sẽ là 64,35% (giảm so với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 ĐC là 35,65%) khí NH3 và 48,09% (giảm so với ĐC là 51,91%) khí H2S. Điều này chứng tỏ rằng sử dụng dung dịch điện hoạt hoá ở lô thí nghiệm có tác dụng sát trùng, giảm mùi hôi rõ rệt trong chuồng gà Lương Phượng nuôi thịt. Bảng 3.1b: Kết quả đo nồng độ một số khí độc trong chuồng gà Lƣơng Phƣợng sinh sản Số lần đo Lô đối chứng Lô thí nghiệm H2S(mg/m 3 ) NH3(mg/m 3 ) H2S(mg/m 3 ) NH3(mg/m 3 ) 1 0,105 1,562 0,036 0,342 2 0,112 1,724 0,028 0,589 3 0,146 1,626 0,075 0,713 Trung bình 0,121 1,637 0,046 0,548 So sánh (%) 100,00 100,00 38,01 33,47 Qua bảng 3.1.b ta thấy lượng khí H2S và NH3 của lô ĐC cao hơn lô TN, nếu coi lô ĐC làm gốc 100% thì lô thí nghiệm sẽ là 33,47% (giảm so với ĐC 66,53%) khí NH3 và 38,01% (giảm so với ĐC 61,99%) khí H2S. Điều này chứng tỏ rằng sử dụng dung dịch điện hoạt hoá ở lô thí nghiệm có tác dụng sát trùng, giảm mùi hôi rõ rệt trong chuồng gà Lương Phượng sinh sản. 3.1.2. Mức độ nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli trong chuồng nuôi Để xác định mức độ nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli chúng tôi sử dụng phương pháp lấy mẫu chất độn chuồng vào ngày tuổi 28, ngày tuổi 49 và ngày tuổi 63 của gà nuôi thịt và tuần tuổi 31, tuần 34, và tuần tuổi 36 đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 với gà sinh sản. Sau khi tiến hành xét nghiệm các mẫu chất độn chuồng ở các thời điểm khác nhau chúng tôi có kết quả mức độ nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli được thể hiện ở bảng 3.2a và 3.2b như sau: Bảng 3.2a: Kết quả xét nghiệm mức độ nhiễm khuẩn chuồng nuôi gà Lƣơng Phƣơng nuôi thịt Số lần xét nghiệm Lô đối chứng Lô thí nghiệm Salmonella E.coli Salmonella E.coli 1 3,3.10 6 4,5.10 6 1,1.10 6 1,7.10 6 2 2,4.10 6 3,4.10 6 1,4.10 6 1,5.10 6 3 2,1.10 6 4,1.10 6 1,2.10 6 1,1.10 6 Trung bình 2,6.10 6 4,0.10 6 1,2.10 6 1,4.10 6 So sánh (%) 100,00 100,00 46,15 35,75 Qua bảng 3.2a ta thấy cả hai lô TN và ĐC đều nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli. Tuy nhiên tại lô thí nghiệm kết quả phân tích các mẫu chất độn chuồng cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli thấp hơn lô đối chứng. Nếu coi lô ĐC làm gốc 100% thì lô thí nghiệm sẽ là 46,15% nhiễm khuẩn Salmonella và 37,75% nhiễm khuẩn E.coli. Như vậy việc sử dụng dung dịch ĐHH để sát trùng ở lô thí nghiệm có tác dụng giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella so với lô đối chứng 53,85% và giảm tỷ lệ nhiễm E.coli so với lô đối chứng 64,25%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Bảng 3.2b : Kết quả xét nghiệm mức độ nhiễm khuẩn chuồng nuôi gà Lƣơng Phƣơng sinh sản Số lần xét nghiệm Lô đối chứng Lô thí nghiệm Salmonella E.coli Salmonella E.coli 1 2,6.10 6 2,2.10 6 1,3.10 6 1,5.10 6 2 2,4.10 6 2,3.10 6 1,2.10 6 1.1.10 6 3 2,2.10 6 2,6.10 6 1,5.10 6 1,3.10 6 Trung bình 2,4.10 6 2,3.10 6 1,3.10 6 1,3.10 6 So sánh (%) 100,00 100,00 54,16 56,52 Qua bảng 3.2b ta thấy cả hai lô TN và ĐC đều nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli nhưng ở mức độ khác nhau. Tại lô thí nghiệm kết quả phân tích các mẫu chất độn chuồng cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli thấp hơn lô đối chứng. Nếu coi lô ĐC làm gốc 100% thì lô thí nghiệm sẽ là 54,16% đối với khuẩn Salmonella và 56,52% đối với khuẩn E.coli. Như vậy việc sử dụng dung dịch ĐHH để sát trùng ở lô thí nghiệm có tác dụng giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella so với lô đối chứng 45,84% và giảm tỷ lệ nhiễm E.coli so với lô đối chứng 43,48%. 3.2. Kết quả thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gà Lƣơng Phƣợng 3.2.1. Đối với gà Lương Phượng nuôi thịt 3.2.1.1.Tỷ lệ nuôi sống Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi gà, yêu cầu các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Một trong những chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ nuôi sống, nếu tỷ lệ nuôi sống càng cao, thì nhà chăn nuôi càng có lãi nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Trong thí nghiệm, để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, chúng tôi tuân thủ đầy đủ quy định về vệ sinh thú y, chuồng nuôi được tiến hành vệ sinh sát trùng sạch sẽ, tỷ lệ nuôi sống được thể hiện ở bảng 3.3. Bảng 3.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt (%) Lô Tuần tuổi Lô thí nghiệm Lô đối chứng Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 99,00 99,00 99,00 99,00 2 99,32 98,30 98,32 97,66 3 99,66 98,00 99,65 97,33 4 100,00 98,00 100,00 97,33 5 100,00 98,00 99,31 96,66 6 99,65 97,66 99,65 96,33 7 99,65 97,33 99,65 96,00 8 99,65 97,00 99,65 95,66 9 100,00 97,00 100,00 95,66 10 100,00 97,00 100,00 95,66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy trong 4 tuần đầu, giai đoạn này do gà con dễ cảm nhiễm bệnh tật, chức năng điều hoà thân nhiệt chưa hoàn thiện, thời tiết nóng ẩm nhưng được chăm sóc nuôi dưỡng cẩn thận nên tỷ lệ nuôi sống của lô gà đối chứng cộng dồn là 97,30%, lô thí nghiệm cộng dồn là 98% (tỷ lệ cao hơn lô đối chứng 0,7%) chủ yếu gà mắc bệnh cầu trùng nhưng sau đó đã được điều trị kịp thời và bổ sung các loại thuốc tăng cường sức khoẻ nên đàn gà đã hồi phục và phát triển bình thường. Giai đoạn từ tuần tuổi thứ 5 trở đi mặc dù thời tiết trong thời gian này nhiệt độ cao, ẩm độ cao nhưng tỷ lệ gà chết của cả 2 lô thí nghiệm và đối chứng trong giai đoạn này tương đối ổn định. Tỷ lệ nuôi sống của lô gà TN và ĐC đến lúc 70 ngày tuổi mặc dù nuôi vào vụ hè thu, nhiệt độ nóng, ẩm độ cao nhưng vẫn đạt tỷ lệ nuôi sống từ 95% trở lên. Kết quả trên cho thấy do sử dụng dung dịch điện hoạt hoá nên lô thí nghiệm có tỷ lệ nuôi sống cao hơn lô đối chứng là 1,34%. 3.2.1.2. Sinh trưởng tích luỹ của gà Lương Phượng nuôi thịt Khối lượng cơ thể gà là chỉ tiêu hết sức quan trọng và đáng quan tâm đối với các nhà chăn nuôi, nó quyết định phần lớn hiệu quả trong chăn nuôi và là mục đích của việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khối lượng cơ thể gia cầm trong một đơn vị thời gian. Để đo tốc độ sinh trưởng tích luỹ, chúng tôi tiến hành cân khối lượng đàn gà qua các tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 1 đến tuần tuổi thứ 3 cân chung trống mái. Từ tuần tuổi thứ 4 trở đi cân tách riêng trống mái, kết quả được thể hiện qua bảng 3.4 và đồ thị 3.1 sau đây: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Bảng 3.4: Khối lƣợng gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt qua các tuần tuổi (g) Tuần tuổi Tính biệt Lô thí nghiệm Lô đối chứng n X mX  Cv (%) n X mX  Cv (%) SS 150 39,40  8,80 3,14 150 38,50  0,69 2,25 1 105 84,78  0,53 7,25 105 84,12  0,26 6,73 2 105 181,76  0,71 7,49 105 181,25  1,22 6,67 3 105 337,44  5,43 10,11 105 334,38  5,38 7,05 4 Trống 105 550,19a  11,98 7,79 105 546,95 a  15,11 9,06 Mái 105 519,42 b  5,96 7,42 105 522,85 b  6,43 8,30 5 Trống 105 810,28  2,19 9,04 105 804,66  13,26 8,53 Mái 105 727,62  11,79 7,85 105 708,19  1,92 7,92 6 Trống 105 1044,57  26,96 14,66 105 1006,01  7,74 9,52 Mái 105 902,47  7,08 9,53 105 895,61  3,62 13,27 7 Trống 105 1285,14  6,59 10,13 105 1270,76  12,98 10,43 Mái 105 1166,00  16,59 12,70 105 1138,10  12,31 11,72 8 Trống 105 1526,77c  18,94 7,36 105 1501,44 c  27,87 6,76 Mái 105 1371,40 d  21,06 7,81 105 1372,39 d  6,45 8,56 9 Trống 105 1660,95  3,09 5,92 105 1640,01  18,49 5,78 Mái 105 1461,23  23,16 6,09 105 1457,14  18,57 6,35 10 Trống 105 1761,52e  24,71 7,19 105 1750,52 e  22,47 5,33 Mái 105 1546,52 g  15,57 5,28 105 1523,52 g  1,78 3,76 * Theo hàng ngang những số có chữ giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Qua bảng 3.4 chúng tôi có nhận xét sau: Về khả năng tăng trọng, qua chỉ tiêu khối lượng cơ thể theo tuần tuổi, chúng tôi thấy đến 28 ngày tuổi là thời điểm kết thúc giai đoạn đầu, khối lượng cơ thể gà ở lô thí nghiệm con trống là 550,19g cao hơn lô đối chứng (546,95g) là 3,21g sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), con mái lô thí nghiệm có trọng lượng là 519,42g thấp hơn lô đối chứng (522,85g) là 3,43g sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Như vậy trong giai đoạn này sự sinh trưởng của của gà lô đối chứng và lô thí nghiệm tương đối đồng đều. Đồ thị 3.1: Sinh trƣởng tích luỹ của gà Lƣơng Phƣợng 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 SS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 (Tuần tuổi) (gram) Trống TN Mái TN Trống ĐC Mái ĐC Giai đoạn 56 ngày tuổi chúng tôi thấy khối lượng con trống lô thí nghiệm là 1526,77g cao hơn lô đối chứng (1501,44g) là 25,33g sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), con mái lô thí nghiệm có trọng lượng là 1371,40g thấp hơn lô đối chứng (1372,39) là 0,99g sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết thúc thí nghiệm 70 ngày lô thí nghiệm con trống có khối lượng 1761,52g cao hơn lô đối chứng (1750,52g) là 11g sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) con mái lô thí nghiệm có trọng lượng là 1546,52g cao hơn lô đối chứng (1523,52g) là 23g sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 So sánh kết quả sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm (con trống 1761,52g, con mái 1546,52g) và khối lượng cơ thể trung bình của gà Lương Phượng nói chung theo Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương - Viện chăn nuôi (2006)[18] ở 70 ngày tuổi đạt 1500g - 1600g, thì khối lượng cơ thể gà trống thí nghiệm ở 70 ngày tuổi lớn hơn so với mức trung bình là 161,52g. Như vậy sử dụng dung dịch điện hoạt hoá để sát trùng đã có tác dụng tốt cho gà thí nghiệm. 3.2.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Lương Phượng nuôi thịt Tiến hành nghiên cứu trên đàn gà Lương Phượng, chúng tôi thấy sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm và lô đối chứng đều phù hợp với quy luật phát triển chung của gia cầm, kết quả về sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện trên bảng 3.5 và biểu đồ 3.1. Bảng 3.5: Sinh trƣởng tuyệt đối của gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt qua các tuần tuổi (g/con/ngày) Tuần tuổi Lô thí nghiệm Lô đối chứng Trống Mái Trống Mái SS-1 6,80 6,59 1-2 13,85 13,87 2-3 22,24 21,87 3-4 30,39 25,99 30,37 26,92 4-5 37,15 29,74 36,81 26,47 5-6 34,47 29,64 34,83 27,11 6-7 37,03 37,64 37,15 34,64 7-8 34,51 29,34 32,95 33,47 8-9 19,17 12,83 19,79 12,10 9-10 12,12 10,18 13,11 9,38 SS - 10 24,60 21,53 24,45 21,21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Qua kết quả ở bảng 3.5 và minh hoạ ở biểu đồ 3.1 về sinh trưởng tuyệt đối của gà Lương Phượng thí nghiệm cho thấy cả 2 lô thí nghiệm và đối chứng có quy luật sinh trưởng tuyệt đối giống nhau. Biểu đồ 3.1: Sinh trƣởng tuyệt đối của gà Lƣơng Phƣợng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 Tuần tuổi (g) Trống TN Mái TN Trống ĐC Mái ĐC Đối với lô thí nghiệm khối lượng tăng dần từ 0 - 5 tuần tuổi và tuần 5- 7 cũng là tuần đạt tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất đối với con trống sinh trưởng đạt 37,15g/con/ngày, con mái đạt 37,64/con/ngày sau đó giảm dần từ tuần 8 đến tuần thứ 10 con trống 12,12g/con/ngày và con mái là 10,18g/con/ngày. Ở lô đối chứng, khối lượng cơ thể tăng cực đại ở tuần thứ 7 con trống sinh trưởng đạt 37,15g/con/ngày, con mái đạt 34,64g/con/ngày sau đó giảm dần từ tuần 8 đến tuần 10 con trống 13,11g/con/ngày và con mái là 9,38/con/ngày. Bình quân trong cả giai đoạn 1- 10 tuần tuổi thì kết quả sinh trưởng tuyệt đối ở lô thí nghiệm con trống là 24,60g/con/ngày cao hơn lô đối chứng là 0,15g/con/ngày (lô ĐC là 24,45g/con/ngày), con mái là 21.53g/con/ngày cao hơn lô đối chứng là 0,32g/con/ngày (lô ĐC là 21,21g/con/ngày) sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 3.2.1.4. Sinh trưởng tương đối của gà Lương Phượng nuôi thịt Trên cơ sở những số liệu về khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự sinh trưởng tương đối được thể hiện ở bảng 3.6 và đồ thị 3.2. Bảng 3.6: Sinh trƣởng tƣơng đối của gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt qua các tuần tuổi (%) Tuần tuổi Lô thí nghiệm Lô đối chứng Trống Mái Trống Mái SS-1 77,62 75,53 1-2 72,77 73,19 2-3 59,95 59,38 3-4 47,91 42,47 48,18 43,96 4-5 38,26 33,37 38,16 30,12 5-6 25,21 21,46 22,25 23,37 6-7 20,69 25,47 23,59 23,84 7-8 17,17 16,18 16,63 18,67 8-9 8,43 6,34 8,83 5,98 9-10 7,66 5,68 6,51 4,42 Qua bảng 3.6 cho thấy sinh trưởng tương đối của các lô thí nghiệm và đối chứng đều tuân theo quy luật chung của quá trình sinh trưởng và phát triển của gia cầm (sinh trưởng tương đối giảm dần theo lứa tuổi), đều có tốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 độ sinh trưởng tương đối cao nhất ở giai đoạn 0-1 tuần tuổi: 77,62% (lô TN); 75,53% (lô ĐC). Sau đó giảm dần qua các tuần tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 10 tuần tuổi 5,68% (lô TN); 4,42% (lô ĐC). Đồ thị 3.2 Sinh trƣởng tƣơng đối của gà Lƣơng Phƣợng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 Tuần tuổi (%) Trống TN Mái TN Trống ĐC Mái ĐC Khi so sánh lô thí nghiệm và lô đối chứng cho thấy rằng sinh trưởng tương đối của gà ở lô thí nghiệm và lô đối chứng tương đối đồng đều nhau. Ở giai đoạn 0-1 tuần tuổi lô TN cao hơn lô ĐC là 2,09% (77,62% so với 75,53%). Qua bảng 3.6 và đồ thị 3.2 chứng tỏ rằng việc sử dụng dung dịch điện hoạt hoá cho lô gà thí nghiệm có tác dụng tốt tới quá trình sinh trưởng, phát triển của gà Lương Phượng. 3.2.1.5. Tiêu thụ thức ăn của gà Lương Phượng nuôi thịt Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khoẻ, tốc độ sinh trưởng của đàn gà và chất lượng của thức ăn. Khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn gà phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhiệt độ, ánh sáng, chất lượng thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tác động ngoại cảnh .. Chúng tôi đã tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 hành theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ của các lô gà thí nghiệm qua các tuần tuổi, kết quả được biểu hiện ở bảng 3.7. Qua bảng 3.7 ta thấy lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày của gà tăng dần từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi thứ 10. Gà ở lô thí nghiệm từ 13,46g/con/ngày ở tuần tuổi thứ nhất tăng lên 114,35g/con/ngày ở tuần thứ 10. Bảng 3.7: Tiêu thụ thức ăn của gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt qua các tuần tuổi (g/con/ngày) Lô Tuần tuổi Thí nghiệm Đối chứng 1 13,46 13,41 2 21,55 20,60 3 35.46 34,71 4 53,92 53,79 5 66,56 66,80 6 78,01 78,59 7 90,51 91,75 8 100,15 101,59 9 106,02 107,55 10 114,35 121,52 Bình quân (g/con/ngày) 67,99 69,03 So sánh với đối chứng(%) 98,49 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Tương tự ở lô đối chứng: 13,41g/con/ngày ở tuần tuổi thứ nhất tăng lên 121,52g/con/ngày ở tuần thứ 10. Sự tăng lên này phù hợp với sự tăng dần về khối lượng của cơ thể gà. Khi so sánh khả năng tiêu thụ thức ăn của 2 lô trong cả giai đoạn nuôi ta thấy lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng cụ thể: Tiêu thụ thức ăn bình quân ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng 1,04g (lô TN 67,99g/con/ngày; lô ĐC 68,93g/con/ngày) tương đương lô TN thấp hơn lô ĐC 1,51%. 3.2.1.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng được thể hiện ở bảng 3.8 như sau: Bảng 3.8: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt qua các tuần tuổi (kg) Lô Tuần tuổi Thí nghiệm Đối chứng Theo tuần Cộng dồn Theo tuần Cộng dồn 1 1,98 1,98 2,03 2,03 2 1,55 1,66 1,48 1,65 3 1,59 1,63 1,58 1,63 4 1,91 1,77 1,86 1,80 5 1,98 1,81 2,11 1,86 6 2,46 2,03 2,54 2,07 7 2,43 2,13 2,55 2,18 8 3,13 2,30 3,07 2,35 9 6,66 2,60 6,91 2,64 10 8,08 2,97 8,61 3,03 So sánh với đối chứng ( %) 98,01 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Qua bảng 3.8 chúng tôi thấy TTTĂ/kg tăng khối lượng cả 2 lô thí nghiệm và đối chứng đều tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10, điều này đúng với quy luật sinh trưởng của gia cầm nói chung. Cơ bản trong tất cả các tuần, mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn của lô thí nghiệm đêu thấp hơn lô đối chứng. Kết quả cho thấy gà Lương Phượng thí nghiệm có hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 7, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở các tuần đều thấp dưới 3kg, đến 7 tuần tuổi chỉ số này là 2,43kg ở lô TN, 2,55kg ở lô ĐC. Trong 3 tuần cuối cùng TTTĂ/kg tăng khối lượng trong tuần của 2 lô là rất khác nhau. Khi gà ăn nhiều hơn, cho sinh trưởng nhiều hơn thì TTTĂ/kg tăng khối lượng thấp hơn và ngược lại, những chỉ số này khá cao ở tuần thứ 9 lô TN là 6,66kg và lô ĐC là 6,91kg và tuần thứ 10 lô TN là 8,08kg ở lô ĐC là 8,61kg. Như vậy đối với gà Lương Phượng thương phẩm khi từ 1 tuần tuổi đã được ăn khẩu phần tự do với thức ăn đảm bảo dinh dưỡng nên gà sinh truởng, phát triển rất nhanh ở tuần thứ 8 gà đã có khối lượng cơ thể trung bình là 1449,09g đối với lô TN và 1436,91g đối với lô ĐC. Kết thúc giai đoạn nuôi (10 tuần tuổi) thì tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng là 1,99% 3.2.1.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà Lương Phượng nuôi thịt Trên cơ sở những số liệu về giá con giống, thức ăn, chi phí công lao động, thuốc thú y, tiền mua hoá chất để sản xuất dung dịch ĐHH, và giá thành gà thịt. Sau khi kết thúc thí nghiệm, chúng tôi đã sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà thí nghiệm qua bảng 3.9. Qua bảng 3.9 chúng tôi thấy rằng: Tất cả 2 lô gà TN và ĐC đều được nuôi trong cùng một điều kiện như nhau nên chi phí thức ăn, tiền giống… đều giống nhau. Sự khác biệt ở đây là chi phí thuốc thú y ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng vì sử dụng dung dịch sát trùng ĐHH rẻ hơn mua dung dịch sát trùng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Bảng 3.9: Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt STT Nội dung ĐVT Lô TN Lô ĐC I PHẦN CHI đ 5.303.500,00 5.940.000,00 1 Con giống đ 500.000,00 500.000,00 2 Lao động đ 450.000,00 450.000,00 3 Thức ăn đ 3.521.500,00 3.518.000,00 4 Thuốc thú y + Dung dịch ĐHH đ 352.000,00 992.000,00 5 Vật rẻ đ 280.000,00 280.000,00 6 Điện nước đ 200.000,00 200.000,00 Chi phí/kg thịt hơi đ 31.766,00 36.657,00 II PHẦN THU đ 6.828.746,00 6.684.966,00 1 Thu gà thit đ 5.628.746,00 5.484.966,00 2 Thu từ phân đ 1.200.000,00 1.200.000,00 III HẠCH TOÁN (II - I) đ 1.525.246,00 744.966,00 Trung bình chi phí thuốc thú y và sản xuất dung dịch ĐHH của lô thí nghiệm là 352.000đ, trong khi đó của lô đối chứng là 992.000đ (cao hơn lô thí nghiệm là 640.000đ) làm cho tổng chi phí ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng là 636.500đồng, chi phí/kg thịt hơi ở lô TN thấp hơn lô ĐC là 4.891đ/kg. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Như vậy việc sử dụng dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gà đã có tác dụng sát trùng, giảm bớt ô nhiễm môi trường, làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. 3.2.2. Kết quả đối với gà Lương Phượng sinh sản 3.2.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng qua các tuần tuổi Trong chăn nuôi gà sinh sản tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng sức khoẻ khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Tỷ lệ nuôi sống có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và giá thành sản phẩm. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào yếu tố di truyền, chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y. Tỷ lệ nuôi sống của hai đàn gà được thể hiện qua bảng 3.10 ta thấy: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn trong 14 tuần theo dõi ở lô đối chứng và lô thí nghiệm tỷ lệ nuôi sống là 94%. Trong 3 tuần đầu: Tuần tuổi 27; 28; 29 tỷ lệ nuôi sống của 2 lô rất cao đạt 100%. Từ tuần tuổi 30 do có sự thay đổi thời tiết đột ngột làm lô đối chứng bị mắc bệnh Bạch lị, Cầu trùng. Chúng tôi đã dùng thuốc điều trị nhưng đối với những cá thể ở thể quá cấp vẫn bị chết. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng dung dịch ĐHH có tác dụng sát trùng đặc biệt là bệnh đường tiêu hoá và đường hô hấp như các loại thuốc sát trùng khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Bảng 3.10: Tỷ lệ nuôi sống ở đàn gà Lƣơng Phƣợng sinh sản (%) Tuần tuổi Lô thí nghiệm Lô đối chứng Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 27 100,00 100,00 100,00 100,00 28 100,00 100,00 100,00 100,00 29 100,00 100,00 100,00 100,00 30 98,00 98,00 100,00 100,00 31 97,95 96,00 98,00 98,00 32 100,00 96,00 100,00 98,00 33 100,00 96,00 100,00 98,00 34 100,00 96,00 100,00 98,00 35 97,91 94,00 100,00 98,00 36 100,00 94,00 97,95 96,00 37 100,00 94,00 100,00 96,00 38 100,00 94,00 97,91 94,00 39 100,00 94,00 100,00 94,00 40 100,00 94,00 100,00 94,00 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 3.2.2.2. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ bình quân của gà Lương Phượng ở các tuần tuổi Năng suất trứng trong giai đoạn sinh sản là mục tiêu chính của các nhà chăn nuôi làm sao để đạt được mục tiêu cao nhất và đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng là 2 chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá sức sản xuất của gà mái trong giai đoạn sinh sản. Nếu tỷ lệ đẻ cao, năng suất trứng cao phản ánh quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lí, sức khoẻ đàn gà tốt. Ở gia cầm nói chung và gà nói riêng, tỷ lệ đẻ thấp ở những tuần đẻ đầu sau đó tăng dần lên và đạt đỉnh cao trong tháng đẻ thứ 2; 3 rồi giảm dần tới cuối chu kì đẻ. Kết quả theo dõi năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.11. Qua những số liệu ở bảng 3.11 chúng tôi có nhận xét như sau: Năng suất trứng: Năng suất trứng/mái bình quân đạt thấp nhất trong tuần đầu thí nghiệm ở cả 2 lô (3,93 quả/mái/tuần ở lô đối chứng và 3,91 quả/mái/tuần ở lô thí nghiệm) sau đó tăng dần và đạt cao nhất ở tuần 29 (4,84 quả/mái/tuần ở lô thí nghiệm) lô đối chứng đạt cao nhất ở tuần 30 (5,70 quả/mái/tuần). Những tuần tiếp theo có sự lên xuống chút ít rồi giảm dần và đến tuần tuổi 40 đạt 3,71 quả/mái/tuần ở lô đối chứng và 3,98 quả/mái/tuần ở lô thí nghiệm. Tỷ lệ đẻ: Tỷ lệ đẻ ở cả 2 lô tăng dần từ tuần đầu thí nghiệm và đạt đỉnh cao ở tuần tuổi thứ 32 (74,64% ở lô đối chứng và 77,50% ở lô thí nghiệm). Từ tuần tuổi thứ 33 trở đi tỷ lệ đẻ ở cả hai lô giảm dần Tính chung cho cả giai đoạn theo dõi ở lô đối chứng tỷ lệ đẻ (đạt 68,25%) thấp hơn so với lô thí nghiệm (đạt 71,78%) là 3,53%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Bảng 3.11: Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ bình quân của gà Lƣơng Phƣợng ở các tuần tuổi Tuần tuổi Lô thí nghiệm Lô đối chứng Năng suất trứng quả/mái/tuần Tỷ lệ đẻ/tuần (%) Năng suất trứng quả/mái/tuần Tỷ lệ đẻ/tuần (%) Mái ĐK Mái BQ Mái ĐK Mái BQ 27 3,91 3,91 62,86 3,93 3,93 63,21 28 4,33 4,33 69,64 4,16 4,16 66,79 29 4,84 4,84 76,67 4,56 4,56 73,21 30 4,73 4,73 76,07 4,64 4,64 74,64 31 4,58 4,71 75,71 4,58 4,58 73,57 32 4,82 4,82 77,50 4,64 4,64 74,64 33 4,64 4,73 76,07 4,44 4,44 71,43 34 4,62 4,62 74,29 4,31 4,31 69,29 35 4,47 4,47 72,93 4,33 4,33 69,78 36 4,53 4,53 71,43 4,19 4,24 68,27 37 4,38 4,38 70,36 4,07 4,07 65,36 38 4,42 4,42 71,07 4,00 4,02 64,29 39 4,13 4,13 66,43 3,82 3,82 61,42 40 3,98 3,98 63,93 3,71 3,71 59,64 Trung bình 4,45 4,47 71,78 4,21 4,24 68,25 So sánh % 105,70 105,42 105,17 100 100 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Sự sai khác này giữa hai lô do lô thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH gà ít mắc bệnh, không phải sử dụng thuốc kháng sinh nên đàn gà khoẻ mạnh và tỉ lệ đẻ cao. Tuy nhiên thí nghiệm mới thực hiện 1lần chưa được lặp lại nên cần được tiếp tục nghiên cứu để kết quả đưa ra chính xác hơn. Đồ thị 3.3: Tỷ lệ đẻ của gà Lƣơng Phƣợng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Tuần tuổi (%) Lô thí nghiệm Lô đối chứng Nếu coi năng suất trứng/mái đầu kỳ, năng suất trứng/mái bình quân, tỷ lệ đẻ/ tuần của lô ĐC là 100% thì do sử dụng dung dịch ĐHH nên năng suất trứng/mái đầu kỳ lô TN tăng lên 5,70%, năng suất trứng/mái bình quân lô TN tăng lên 5,42%, tỷ lệ đẻ/ tuần lô TN tăng lên 5,17%. 3.2.2.3. Khối lượng trứng gà Lương Phượng ở các tuần tuổi Khối lượng trứng là cơ sở để đánh giá sản lượng trứng tuyệt đối của một cá thể hay cả đàn. Khối lượng trứng gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống, lứa tuổi, mùa vụ, thức ăn dinh dưỡng… Khối lượng trứng gà nuôi được thể hiện qua bảng 3.12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Qua bảng 3.12 ta thấy khối lượng trứng của cả hai lô ở tuần đầu thí nghiệm là 52,50g/quả ở lô đối chứng và 53,50g/quả ở lô thí nghiệm sau đó tăng dần lên, đạt cao nhất ở tuần 32 với khối lượng 58,50g/quả ở lô đối chứng và 58,10g/quả ở lô thí nghiệm tại tuần 30. Khi so sánh khối lượng trứng trung bình của lô thí nghiệm hơn lô đối chứng 0,25g/quả sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Bảng 3.12: Khối lƣợng trứng gà Lƣơng Phƣợng qua các tuần tuổi (g) Tuần tuổi Lô thí nghiệm Lô đối chứng X ± m x n = 30 Cv (%) X ± m x n = 30 Cv (%) 27 53,50 ± 0,20 4,50 52,50 ± 0,15 3,38 28 56,80 ± 0,15 3,19 55,60 ± 0,17 3,38 29 57,30 ± 0,24 5,02 55,60 ± 0,20 4,42 30 58,10 ± 4,09 8,33 55,90 ± 0,18 3,00 31 57,60 ± 0,30 6,18 57,30 ± 0,08 1,80 32 57,80 ± 0,17 3,40 58,50 ± 0,23 4,71 33 57,40 ± 1,39 2,86 57,90 ± 0,22 4,23 34 57,60 ± 0,19 4,04 56,90 ± 0,26 5,46 35 57,70 ± 0,19 4,00 56,70 ± 0,14 2,88 36 57,00 ± 0,21 4.40 57,60 ± 0,17 3,60 37 57,05 ± 0,19 1,87 56,70 ± 0,25 5,20 38 56,70 ± 0,15 3,22 56,30 ± 0,28 5,58 39 57,90 ± 0,09 1,90 56,90 ± 0,28 5,97 40 57,60 ± 0,13 2,85 56,90 ± 0, 20 4,34 Trung bình 57,19 a ± 0,22 4,53 56,94 a ± 0,26 5,17 * Theo hàng ngang những số có chữ giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Khi so sánh khối lượng trứng trung bình của lô thí nghiệm hơn lô đối chứng 0,25g/quả, chúng ta thấy khối lượng trứng có mức tương đương, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. 3.2.2.4. Tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn làm giống Tỉ lệ trứng giống phản ánh chất lượng của gà mái sinh sản, tỷ lệ trứng giống cao cho ta biết chất lượng của đàn gà đó tốt và ngược lại. Tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn làm giống của hai đàn gà nuôi được trình bày qua bảng 3.13. Bảng 3.13: Tỷ lệ trứng giống của gà Lƣơng Phƣợng Tuần tuổi Lô thí nghiệm Lô đối chứng Số trứng đẻ ra (quả) Số trứng giống (quả) Tỷ lệ (%) Số trứng đẻ ra (quả) Số trứng giống (quả) Tỷ lệ (%) 27 176 158 89,77 177 149 84,18 28 195 179 91,79 187 175 93,58 29 218 208 95,41 205 188 91,70 30 213 208 97,65 209 198 94,73 31 212 208 98,11 206 200 97,08 32 217 213 98,15 209 201 96,17 33 213 205 96,24 200 193 96,50 34 208 204 98,07 194 179 92,26 35 201 188 93,53 195 175 89,74 36 204 193 94,60 191 183 95,81 37 197 192 97,46 183 176 96,17 38 199 186 93,46 180 162 90,00 39 186 180 96,77 172 158 91,86 40 179 170 94,97 167 154 92,21 Tổng cộng 2818 2692 95,52 2675 2491 93,12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Qua bảng 3.13 ta thấy: Tỷ lệ trứng giống ở hai lô đều tăng dần từ tuần 27 (84,18%) ở lô đối chứng và (89,77%) ở lô thí nghiệm, đến tuần 31 đạt đỉnh cao 97,08% ở lô đối chứng và lô thí nghiệm đạt cao nhất 98,15% ở tuần 32. Đến tuần 40 tỷ lệ trứng giống của cả 2 lô TN và ĐC vẫn giữ ở mức cao trên 92,21%. Tỷ lệ trứng giống ở hai lô tương đối ổn định qua các tuần tuổi nhưng lô thí nghiệm luôn cao hơn lô đối chứng. Trong cả giai đoạn từ 27 tuần tuổi đến 40 tuần tuổi lô đối chứng có số trứng giống đạt 93,12%, lô thí nghiệm đạt 95,52 %, lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 2,4%. Sự sai khác trên do nguyên nhân ở lô thí nghiệm, đàn gà khoẻ mạnh không phải sử dụng thuốc kháng sinh nên trứng đều hơn, ít méo vẹo. 3.2.2.5. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của gà Lương Phượng Trong chăn nuôi gà sinh sản, chỉ tiêu mà người chăn nuôi quan tâm là số con sinh ra từ một gà mái trong một năm và số gà loại 1/tổng số gà nở. Vì vậy để đạt được số con sinh ra/mái và tỷ lệ gà loại 1 cao thì không những cần số lượng trứng cao mà còn yêu cầu tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở cao. Kết quả ấp nở của đàn gà Lương Phượng sinh sản được trình bày ở bảng 3.14. Qua bảng 3.14 chúng tôi thấy tỷ lệ trứng có phôi khá cao ở cả hai lô, tỷ lệ trứng có phôi ở lô đối chứng là 90,41%, lô thí nghiệm là 93,49%. Sự chênh lệch giữa lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 3,08%. Tỷ lệ nở/trứng ấp: Tỷ lệ nở của hai lô là tương đối cao, tính trung bình trong cả quá trình ấp lô đối chứng đạt 79,38%, lô thí nghiệm đạt 83,61%. Lô đối thí nghiệm có tỷ lệ nở/trứng ấp cao hơn lô đối chứng 4,23% do có sự chênh lệch trên là do lô thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH nên đàn gà khoẻ mạnh, tỷ lệ phôi cao, trứng được sát trùng bằng dung dịch ĐHH nên tỉ lệ chết phôi thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Bảng 3.14: Kết quả ấp nở gà Lƣơng Phƣợng STT Chỉ tiêu Đơn vị Lô Thí nghiệm Lô đối chứng 1 Số đợt ấp Đợt 19 19 2 Tổng trứng ấp Quả 2692 2484 3 Tổng trứng có phôi Quả 2517 2246 4 Tỷ lệ trứng có phôi % 93,49 90,41 5 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % 89,43 87,80 6 Tỷ lệ nở/trứng ấp % 83,61 79,38 7 Số gà nở Con 2251 1972 8 Số gà loại 1 Con 2185 1896 9 Tỷ lệ gà loại 1 % 97,06a 96,14a * Theo hàng ngang những số có chữ giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05 Như vậy ta thấy tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của lô thí nghiệm có sử dụng dung dịch ĐHH luôn cao hơn lô đối chứng không sử dụng dung dịch ĐHH. Tỷ lệ gà con loại 1: Kết quả ấp nở và tỷ lệ gà con loại 1 nói lên hiệu quả của toàn bộ quá trình ấp. Nó phản ánh chất lượng trứng đưa vào ấp và kết quả của chế độ ấp đến tỷ lệ ấp nở, đồng thời đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng sức khoẻ của đàn gà. Qua bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ gà con loại 1 nở ra rất cao ở cả hai lô. Tính trung bình cho toàn bộ quá trình ấp tỷ lệ gà con loại 1 nở ra ở lô đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 chứng là 96,14%; lô thí nghiệm là 97,06%. Sự chênh lệch giữa hai lô là 0,92%, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. 3.2.2.6. Tình hình mắc bệnh trên gà Lương Phượng sinh sản Hiệu quả phòng bệnh của dung dịch ĐHH đựơc đánh giá thông qua tình trạng sức khoẻ của đàn gà thí nghiệm trong quá trình nuôi dưỡng. Qua quan sát các cá thể trong mỗi lô, quá trình thải phân hàng ngày và các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh chúng tôi xác định chuẩn đoán một số bệnh của gà ở lô thí nghiệm và lô đối chứng được thể hiện qua bảng 3.15 Bảng 3.15: Kết quả theo dõi một số bệnh thƣờng gặp Tên bệnh Lô thí nghiệm (n = 50) Lô đối chứng (n = 50) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) CRD 0 0 2 4 Bạch lỵ 3 6 5 10 Newcatsle 0 0 0 0 Gumboro 0 0 0 0 Tụ huyết trùng 0 0 0 0 Qua bảng 3.15 bước đầu chúng tôi thấy sử dụng dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gà sinh sản Lương Phượng đã có tác dụng phòng bệnh, đặc biệt bệnh đường tiêu hoá và đường hô hấp. Ở lô đối chứng không sử dụng dung dịch ĐHH gà bị mắc bệnh CRD 4%, mắc bệnh Bạch lị 10%, gây chết 2 con ở tuần tuổi 30 và 31. Lô thí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 nghiệm gà bị mắc bệnh Bạch lị 6% ở thời gian muộn hơn so với lô đối chứng và mức độ nhẹ hơn nên điều trị đã khỏi hoàn toàn, thời gian an toàn, mức độ nhiễm bệnh khi sử dụng dung dịch ĐHH ở lô thí nghiệm nhẹ hơn nhiều so với lô đối chứng không sử dụng dung dịch ĐHH. 3.2.2.7. Sơ bộ hạch hiệu quả kinh tế đàn gà thí nghiệm Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng dung dịch ĐHH chúng tôi tính toán chi phí thức ăn, thuốc thú y cho 10 quả trứng giống và cho 01 gà con loại 1, kết quả được thể hiện ở bảng 3.16. Bảng 3.16: Sơ bộ hạch toán kinh tế gà Lƣơng Phƣợng sinh sản STT Diễn giải ĐVT Lô thí nghiệm Lô đối chứng 1 Tổng chi phí thức ăn đ 3.950.203 3.857.263 2 Chi phí dung dịch ĐHH đ 170.880 0 3 Chi phí thuốc thú y đ 27.000 412.000 4 Tổng chi phí thức ăn + thuốc thú y + dung dịch ĐHH đ 4.148.083 4.269.263 5 Chi phí /10 trứng giống đ 12.693,03 14.245,12 6 So sánh % 89,10 100 7 Chi phí ấp trứng đ 726.400 720.000 8 Chi phí/ 1gà loại I đ 2.233,92 2.473,94 9 So sánh % 90,30 100 Chi phí cho 10 trứng giống trung bình ở lô đối chứng 14.245,12 đồng, ở lô thí nghiệm 12.693,03 đồng. Giá thành một quả trứng giống ở lô thí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 nghiệm rẻ hơn so với lô đối chứng là 155 đồng/quả, tương ứng với 10,9%. Do lô thí nghiệm có sử dụng dung dịch ĐHH gà ít bị mắc bệnh, tỉ lệ đẻ cao hơn, trứng giống thu được nhiều hơn. Cũng do không bị mắc bệnh đàn gà ổn định, ít phải sử dụng thuốc thú y nên chi phí cũng giảm hơn so với lô đối chứng không sử dụng dung dịch ĐHH. Chi phí cho 1 gà con loại 1 ở lô đối chứng là 2.474 đồng cao hơn lô thí nghiệm 2.234 đồng là 240 đồng, tương ứng với 9,7%. Do ở lô thí nghiệm tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở và số gà con loại 1 cao hơn lô đối chứng. Trứng được sát trùng bằng dung dịch ĐHH, tỷ lệ chết phôi thấp, chi phí sản xuất gà giống giảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu sử dụng dung dịch điện hoạt hoá anolit và catolit trong chăn nuôi gà Lương Phượng tại Thái Nguyên, bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1.1. Sử dụng dung dịch điện hoạt hoá làm giảm mức độ ô nhiễm môi trƣờng chuồng nuôi - Đối với một số loại khí độc: Nồng độ khí H2S và NH3 của lô TN đều thấp hơn lô ĐC. Nồng độ H2S của lô ĐC cao hơn lô TN là 0,14mg/m 3 đối với gà nuôi thịt và 0,075mg/m3 đối với gà sinh sản, tương tự nồng độ khí NH3 của lô ĐC cao hơn lô TN là 0,617mg/m3 đối với gà nuôi thịt và 1,089mg/m3 đối với gà sinh sản. - Đối với tình hình nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli lô ĐC cao hơn lô TN: Lượng vi khuẩn Salmonella/1g chất độn chuồng đối với gà nuôi thịt lô ĐC cao hơn lô TN là 1,4.106 con, lượng vi khuẩn E.coli/1g chất độn chuồng lô ĐC cao hơn lô TN là 2,6.106 con. Đối với gà nuôi sinh sản lượng vi khuẩn Salmonella/1g chất độn chuồng lô ĐC cao hơn lô TN là 1,1.106 con, lượng vi khuẩn E.coli/1g chất độn chuồng lô ĐC cao hơn lô TN là 1,0.106 con. 1.2. Sử dụng dung dịch điện hoạt hoá đã có tác dụng tích cực đến chăn nuôi gà Lƣơng Phƣợng, nâng cao hiệu quả kinh tế 1.2.1. Đối với gà Lương Phượng nuôi thịt - Tỷ lệ nuôi sống của lô gà TN v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc4.pdf