Tài liệu Luận văn Nghiên cứu điều chỉnh tần sốvà thểtích khí lưu thông trong gây mê nội khí quản có dùng ống carlen: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
***********
NGÔ THỊ THANH HÀ
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH TẦN SỐ VÀ THỂ TÍCH
KHÍ LƯU THÔNG TRONG GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN
CÓ DÙNG ỐNG CARLEN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
hμ néi - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
***********
NGÔ THỊ THANH HÀ
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH TẦN SỐ VÀ THỂ TÍCH
KHÍ LƯU THÔNG TRONG GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN
CÓ DÙNG ỐNG CARLEN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN DUY ANH
hμ néi - 2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất to lớn và tận tình từ các thầy cô, nhà
trường, bệnh viện, các bạn đồng nghiệp và các cơ quan liên quan.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng
sau đại học Học viện quân y đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọn...
88 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu điều chỉnh tần sốvà thểtích khí lưu thông trong gây mê nội khí quản có dùng ống carlen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
***********
NGÔ THỊ THANH HÀ
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH TẦN SỐ VÀ THỂ TÍCH
KHÍ LƯU THÔNG TRONG GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN
CÓ DÙNG ỐNG CARLEN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
hμ néi - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
***********
NGÔ THỊ THANH HÀ
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH TẦN SỐ VÀ THỂ TÍCH
KHÍ LƯU THÔNG TRONG GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN
CÓ DÙNG ỐNG CARLEN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN DUY ANH
hμ néi - 2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất to lớn và tận tình từ các thầy cô, nhà
trường, bệnh viện, các bạn đồng nghiệp và các cơ quan liên quan.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng
sau đại học Học viện quân y đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sỹ
Trần Duy Anh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, cho những ý kiến quí báu
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lê Xuân Thục, Phó Giáo sư,
Tiến sỹ Phan Đình Kỷ, Tiến sỹ Hoàng Văn Chương, Tiến sỹ Nguyễn Đức
Thiềng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Mai Xuân Hiên, Thạc sỹ Đặng Văn Hợi đã tận
tình chỉ bảo, đóng góp nhiều ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi vô cùng cảm ơn toàn thể các thầy cô Bộ môn – Khoa Gây mê hồi
sức Học viện Quân y đã dạy dỗ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Minh Lý, Thạc sỹ Nguyễn
Quốc Tuấn và tập thể bác sỹ, y tá Khoa Gây mê hồi sức - Bệnh viện TWQĐ
108 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu cho
đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, Ban Giám đốc cùng toàn thể cán
bộ nhân viên khoa Gây mê hồi sức - Bệnh viện Kiến An - Hải Phòng đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, và gia
đình đã giúp đỡ, động viên chia sẻ cùng tôi trong những ngày tháng học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2008
Ngô Thị Thanh Hà
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc thực hành gây mê có từ thời cổ, được phát triển từ giữa thế kỷ thứ
XIX và ngày càng hoàn chỉnh trong khoảng sáu thập kỷ trở lại đây. Từ năm
1896, khi Trendelenburg lần đầu tiên tiến hành gây mê nội khó quản qua một
ống thông đưa vào lỗ mở khí quản, nhờ đó mà người ta có thể mở được
khoang lồng ngực. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong
phẫu thuật lồng ngực đặc biệt là đối với các phẫu thuật phổi[7].
Trong phẫu thuật phổi, phổi bên phẫu thuật cần được định kỳ làm xẹp để
kiểm tra sự rò rỉ khí mà không làm gián đoạn thông khí đối với phổi không
phẫu thuật. Bên phổi lành cần được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm máu, mủ từ
bên phổi phẫu thuật tràn sang. Để khắc phục vấn đề này, Carlen đã đưa ra ống
nội khí quản đôi đầu tiên vào năm 1950. Lợi thế chính của ống là cho phép
thông khí riêng biệt từng bên phổi và có thể chủ động làm xẹp hoàn toàn một
bên phổi cần phẫu thuật mà không làm gián đoạn thông khí phổi bên kia. Hai
phổi hoàn toàn độc lập tránh được máu, mủ từ bên phổi bệnh tràn sang bên
phổi lành[14],[15],[46].
Kỹ thuật này được chỉ định cho các phẫu thuật lồng ngực như phổi có ổ
mủ, chấn thương hoặc vết thương ngực phổi chảy máu nhiều, khi có dò khí
phế quản-màng phổi, vết thương phế quản, các khối u phế quản, phổi, trung
thất, kén hơi hoặc nang khí phổi. Hay phẫu thuật vào thực quản, mạch máu
lớn, ghép phổi, và khi cần rửa đường thở ở một bên phổi. Với đặc điểm thông
dụng, không quá đắt tiền, người gây mê thành thạo có thể đặt ống tương đối
dễ dàng[14],[46].
Đảm bảo và duy trì tốt thông khí một phổi là yếu tố cơ bản, cần thiết,
đóng vai trò rất quan trọng cho thành công và an toàn trong phẫu thuật phổi
và là một thách thức đối với người gây mê hồi sức[2],[15].
Trong quá trình gây mê hồi sức với thông khí một bên phổi có nhiều
nguy cơ rối loạn cơ học, mất cân bằng sinh lý hô hấp, rối loạn trao đổi khí qua
màng phế nang mao mạch gây hậu quả thiếu O2, ảnh hưởng đến huyết động
và rối loạn cân bằng acid-base[2],[14],[33],[47].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các biện pháp
thực hành trong lúc thông khí một phổi, nhằm duy trì và đảm bảo tốt trao đổi
khí hoặc khắc phục tình trạng thiếu O2 xảy ra trong quá trình thông khí một
phổi có dùng ống Carlen.
Ở Việt Nam từ thập niên 90, song song với sự phát triển của các kỹ thuật
Y học hiện đại, một số trung tâm phẫu thuật lớn đã bước đầu triển khai áp
dụng kỹ thuật thông khí một phổi với ống Carlen trong gây mê cho phẫu thuật
lồng ngực và đã có những thành công đáng kể.
Tuy nhiên cần điều chỉnh thông khí như thế nào cho phù hợp để đảm bảo
an toàn cho người bệnh, giữ được áp lực O2, CO2, pH máu trong giới hạn bình
thường khi thông khí một phổi là vấn đề đặt ra cho công tác gây mê hồi sức.
Chính vì vậy nghiên cứu điều chỉnh thông khí, xác định mức thông khí và
phương thức thông khí thích hợp cho loại hình phẫu thuật này là hết sức thiết
thực nhưng cho đến nay còn ít tác giả đề cập đến vấn đề này.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu điều chỉnh tần số và thể tích khí lưu thông trong gây
mê nội khí quản có dùng ống Carlen”
Với mục tiêu:
1. Đánh giá sự thay đổi thành phần khí máu động mạch trong gây mê
có dùng ống Carlen để làm xẹp một bên phổi.
2. Xác định phương thức điều chỉnh thông khí thích hợp để duy trì ổn
định thành phần khí máu động mạch và đảm bảo an toàn trong gây mê có
dùng ống Carlen cho phẫu thuật phổi.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. CÂN BẰNG ACID-BASE
Cân bằng acid – base là điều kiện quan trọng cho mọi hoạt động chuyển
hóa của cơ thể sống. Cân bằng acid- base của nội môi luôn bị phá vỡ do các
tác nhân từ bên ngoài (các sản phẩm vào cơ thể theo đường ăn uống) hoặc từ
bên trong cơ thể ( sản phẩm của quá trình chuyển hóa chất ở tế bào) và lại
được phục hồi nhanh chóng nhờ hoạt động của hệ thống đệm và các cơ quan
bài tiết.
1.1.1. Khái niệm về trạng thái acid-base trong cơ thể
Cân bằng acid- base của một dung dịch được quyết định bởi nồng độ các
ion H+ và OH- .
Theo định nghĩa của Bronsted và Lowry, acid là những chất mà nó có
thể nhường các ion H+ và kiềm là những chất mà nó có thể nhận ion H+.
Dung dịch acid chứa số lượng ion H+ cao hơn so với số lượng của ion
OH-. Dung dịch base chứa số lượng OH- cao hơn H+. Dung dịch trung tính
chứa số lượng ion H+ và OH- bằng nhau và bằng 10-7 (nước trung tính). Chỉ
số hàm lượng ion H+ và OH- trong một dung dịch bất kỳ là một hằng số và
bằng 10-14 nghĩa là:
[H+]. [OH-]= 10-14
Dựa vào phương trình này có thể biết được lượng ion H+ nếu biết hàm
lượng ion OH- trong dung dịch.
Để tránh khái niệm về số mũ âm và để đơn giản khi biểu thị độ acid –
base của một dung dịch, Sorensel đã đưa ra khái niệm pH bằng âm logarit
thập phân của hàm lượng ion H+ trong một dung dịch:
pH= - log [H+].
pH càng nhỏ thì độ acid càng cao (dung dịch acid nguyên chất có pH=0,
còn dung dịch base nguyên chất có pH=14). Nước trung tính có pH=7.
Bình thường máu động mạch có độ pH = 7,36- 7,44. Đây là một hằng số
sinh học cứng của cơ thể, nó dao động trong một khoảng rất hẹp. Tương ứng
độ pH như vậy, trong máu động mạch có 26 – 44 mmol/L ion H+. Giới hạn
nồng độ ion H+ trong máu còn phù hợp với sự sống là từ 16-160mmol/L
(pH=6,8 – 7,8).
Trong máu không có ion H+ tự do, mà chúng ở dạng kết hợp với các
chất đệm của cơ thể dưới hình thức:
- Liên kết với các ion âm để tạo ra acid có khả năng bay hơi được là
H2CO3 :
H+ +HCO3- = H2CO3→ CO2 ↑ + H2O
- Liên kết với các anion bền vững tạo ra các acid không bay hơi: như các
gốc sụnphat, photphat, lactat...
Toan máu hoặc kiềm máu có nghĩa rằng lượng ion H+ cao hơn hoặc thấp
hơn bình thường.
Tình trạng toan hoá là khi có xu hướng phát triển thành toan máu thực sự
gay biến đổi độ pH của máu nếu như không áp dụng các biện pháp điều trị
tích cực.
Trạng thái kiềm hoá là tình trạng có khả năng phát triển thành kiềm máu
thực sự.
1.1.2. Các hệ thống đệm trong cơ thể
Trong cơ thể, các acid được tạo ra liên tục do quá trình chuyển hóa chất.
Mỗi ngày có 20.000 mmol H2CO3 và 80 mmol các acid không bay hơi khác
được sinh ra, nhưng pH máu không thay đổi, đó là nhờ có cơ chế điều chỉnh
linh hoạt, phức tạp và rất hiệu quả phối hợp chặt chẽ với nhau. Các cơ chế đó
gồm:
- Các phản ứng của hệ thống đệm sinh học.
- Sự đào thải CO2 tại phổi.
- Sự đào thải ion H+ và ion bicarbonat tại thận.
Hệ thống đệm là một hỗn hợp dịch làm giảm sự thay đổi pH của một môi
trường nào đó. Vì vậy một hệ đệm bao giờ cũng gồm hai thành phần: một
acid yếu và một base mạnh hoặc base yếu và muối của nó với một acid mạnh.
Các hệ thống đệm trong máu có thể chia làm hai khu vực:
- Hệ thống đệm trong huyết tương
- Hệ thống đệm trong hồng cầu
1.1.2.1. Hệ thống đệm trong huyết tương
Gồm các hệ thống đệm sau:
• Hệ đệm acid carbonic/ bicarbonat H2CO3/BHCO3 có pK=6,1
Đây là hệ đệm quan trong nhất. Nó được biểu diễn dưới dạng phương
trình hóa học sau:
CO2 + H2O H2CO3 H+ + HCO3-
Theo đinh luật bảo toàn khối lượng: nồng độ của các chất tham gia phản
ứng phải cân bằng với nồng độ chất tạo thành sau phản ứng và ta có phương
trình:
[H+]. [H2CO3-] = K.[H2CO3], K là một hằng số
Và có thể viết: [H+] = K 2 3-
3
H CO
HCO
Vì CO2 có hệ số hòa tan trong dịch thể rất mạnh cho nên lượng
[H2CO3] sẽ được thay bằng α.pCO2; α là khả năng hòa tan của CO2 trong
dịch cơ thể bằng 0,031 mmol/lit/mmHg. Bình thường pCO2 của máu động
mạch là 40mmHg thì [H2CO3]= 40 x 0,031= 1,2 mmol/L.
Như vậy [H+]= K 2-
3
. pCO
[HCO ]
α
Năm 1908 và 1916, Henderson và Hasselbalch đã đề nghị sử dụng
phương pháp lấy logarit thập phân công thức này để để biểu diễn trạng thái
acid- base của cơ thể.
Ta có: lg [H+]= lg K + lg 2 3-
3
[H CO ]
[HCO ]
Mà – lg [H+] chính là pH, còn –lgK là pK và
- lg 2 3-
3
[H CO ]
[HCO ]
= lg
-
3
2 3
[HCO ]
[H CO ]
Tùy theo nhiệt độ và pH của môi trường mà pK thay đổi. Giá trị trung
bình của nó khi nhiệt độ bằng 380 C là 6,1. Nhiệt độ giảm thì pK giảm làm
cho pH tăng. Hệ số điều chỉnh pH là 0,0147 cho mỗi độ giảm xuống của nhiệt
độ.
Bình thường trong máu động mạch:
2 3[H CO ]= α.pCO2 = 40.0,031 = 1,2 mmol/L.
-
3[HCO ]= 25mmol/L
lg
-
3
2 3
[HCO ]
[H CO ]
= lg 25
1,2
lg 20 ≈ ≈1,3.
Vậy pH = 6,1 +1,3 =7,4 (là pH máu động mạch bình thường)
• Hệ đệm phosphat, Na2HPO4/NaH2PO4 có pK=6,8
- Khi cơ thể có acid xâm nhập, cơ chế đệm như sau:
HCl + Na2HPO4 → NaH2PO4 + NaCl
Như vậy một acid mạnh (HCl) được chuyển thành một acid yếu hơn
(NaH2PO4)
- Khi cơ thể có kiềm xâm nhập cơ chế đệm xảy ra theo phản ứng:
NaOH + NaH2PO4 Na2HPO4 + H2O →
Như vậy, base mạnh (NaOH) được chuyển thành base yếu hơn
(Na2HPO4).
Trong hệ đệm này, pK của nó là 6,8 còn pH của dịch ngoại bào là 7,4.
Do đó hệ thống đệm hoạt động ở vùng có khả năng đệm tối đa.
Nồng độ của hệ đệm phosphat chỉ bằng 1/6 hệ bicarbonat nên không có
vai trò quan trọng trong dịch ngoại bào.
Hệ đệm phosphat đóng vai trò quan trọng trong dịch ống thận vì
phosphat tập trung nhiều ở ống thận, pH ở đây rất gần pK của hệ đệm làm cho
hệ đệm phosphat hoạt động với khả năng tối đa ở thận.
• Hệ đệm protein/ proteinat
Hệ đệm protein được tạo ra từ các protein tế bào và các huyết tương. Các
protein có các gốc acid tự do (-COOH) có khả năng phân ly thành COO- và
H+, đồng thời chúng cũng có các gốc base (- NH3OH) phân ly thành NH3 và
OH- do đó protein có khả năng hoạt động như những hệ thống đệm đồng thời
cả acid và base.
- pK của hệ đệm protein gần bằng 7,4; mặt khác hàm lượng protein trong
huyết tương rất lớn 70 -80 g/lit, cho nên vai trò ổn định cân bằng acid- base
của nó rất đáng kể, đặc biệt là ở bên trong tế bào.
1.1.2.2. Hệ đệm trong hồng cầu- Hệ đệm Hemoglobin (HHb/Hb-)
- Trong hồng cầu cũng có các hệ đệm bicarbonat, hệ đệm phosphat
nhưng vai trò của chúng không lớn. Trong khi đó, vai trò của hệ đệm
Hemoglobin lại là chủ yếu và rất quan trọng. Hàm lượng Hemoglobin là 12-
15g/lit máu và phân tử này can thiệp để ổn định pH bằng hai phương thức
khác nhau:
Hb có khả năng tạo ra các dẫn xuất carbamin khi gắn với CO2:
HbNH2 + CO2 HbNHCOO- + H+ →
Nhờ khả năng hoạt động của nhóm Imidazol, có khả năng gắn ion H+. Ở
pH máu, Hemoglobin và Oxyhemoglobin là một acid yếu và có thể phân ly
như sau:
HHb Hb- + H+ (pK= 7,83) →
HHbO2 → HbO2 + H+ (pK= 6,60).
Như vậy là Oxyhemoglobin có tính acid cao hơn Hemoglobin.
- Hoạt động của Hemoglobin ở các tổ chức và ở phổi có những khác biệt
+ Ở phổi: Hemoglobin gắn với O2 và giải phóng proton H+ :
HHb + O2 + K+ HbO2K +H+ →
+ Ở tổ chức: Oxyhemoglobin bị chuyển thành hemoglobin và nhận 1
proton H+ giải phóng từ sự phân ly của H2CO3:
H2CO3 → HCO3- + H+
HbO2K + HHCO3 HHb + HCO3K + O2 →
Hiện tượng này ở tổ chức xảy ra trong điều kiện nồng độ CO2 cao, nồng
độ các acid cao, pH giảm, cho phép giải phóng Oxygen khỏi Oxyhemoglobin.
Tác động này của pH đối với sự Oxygen hóa Hemoglobin gọi là hiệu ứng “
Borh”. Áp lực riêng phần của Oxygen (pO2) ở khoảng 40 mmHg thì độ bão
hoà O2 của Hb là nhỏ nhất với pH trong khoảng 7,2-7,6.
1.1.3. Vai trò của phổi và thận trong điều hòa cân bằng acid – base
Khi xảy ra mất cân bằng acid – base, hoạt động đầu tiên để lập lại cân
bằng là các hệ thống đệm. Sau đó là sự tham gia của phổi và đến sự can thiệp
của thận.
1.1.3.1. Vai trò của phổi
Ion H+ không bài tiết trực tiếp qua phổi. Phổi tham gia điều chỉnh acid – base
nhờ thay đổi nồng độ CO2 trong máu thông qua việc thay đổi thông khí phế
nang (VA).
Trung tâm hô hấp ở hành não rất nhạy cảm với CO2, khi cơ thể tích lại
CO2, chỉ cần pH giảm tới 7,33 là trung tâm này bị kích thích mạnh gây tăng
thông khí (tăng tần số và biên độ hô hấp) do đó CO2 được thải nhiều hơn. Khi
pH tăng thì lại kìm hãm sự kích thích ở trung tâm hô hấp gây thở chậm và
nông.
- Người ta đã tính được rằng PaCO2 cứ tăng thêm 1mmHg thì thông khí
phút tăng thêm 1-4 lit/phút. Phổi phải thải trừ 15.000 đến 20.000 mmol CO2
được sinh ra mỗi ngày.
- Giảm pH máu động mạch kích thích các trung tâm hô hấp ở hành tủy
làm tăng thông khí để giảm bớt PaCO2. PaCO2 thường giảm 1 – 1,5mmHg
dưới 40 mmHg cho mỗi lần giảm 1mmol [HCO3-] huyết tương.
Tăng pH máu động mạch ức chế trung tâm hô hấp làm giảm thông khí
phế nang nhằm tăng thêm PaCO2 để khôi phục pH máu tới mức bình thường.
Thiếu O2 máu do giảm dần thông khí gây hoạt hóa các ổ thụ cảm thể hóa học
nhạy cảm với O2 qua đó kích thích thông khí và hạn chế đáp ứng bù trừ của
phổi. Hậu quả là PaCO2 thường không tăng trên 55mmHg khi bù trừ cho
kiềm chuyển hóa. PaCO2 có thể sẽ tăng thêm 0,25 -1 mmHg nếu cứ tăng
[HCO3-] thêm 1 mmHg.
- Các phản ứng xảy ra ở phổi: các hồng cầu ở mao mạch phổi mang
Hemoglobin ở dạng khử (HHb) và dạng carbaminohemoglobin. Còn oxygen
ở phế nang khuyếch tán vào huyết tương rồi vào hồng cầu.
+ Một lượng nhỏ O2 gắn vào carbaminohemoglobin và đẩy CO2 ra.
O2 + HbCOO- K+ HbO2- K+ + H2O + CO2 →
+ Một lượng đáng kể O2 gắn vào Hemoglobin và giải phóng proton H+
O2 + HHb HbO2 + H+ →
+ Acid carbonic được tạo thành từ HCO3- và H+ sẽ phân ly ngay thành
CO2 và H20
HCO3- + H+ H2CO3 H20 + CO2 → →
Khí CO2 thải trừ qua phổi. Mỗi ngày có khoảng 20mol CO2 được tạo ra.
Lúc nghỉ ngơi tốc độ tạo ra CO2 là 200ml/phút, khi tốc độ này tăng lên
300ml/phút thì sự đào thải CO2 qua phổi tăng lên 25%: đáp ứng phổi để giảm
bớt PaCO2 xảy ra nhanh nhưng phải tới 12 -24 giờ sau mới đạt tình trạng ổn
định, nhưng pH không bao giờ khôi phục hoàn toàn.
1.1.3.2. Vai trò của thận
Thận có ảnh hưởng lớn đến pH trong cả rối loạn acid – base do chuyển
hóa lẫn do hô hấp vì thận có khả năng kiểm soát lượng HCO3- được tái hấp
thu từ dịch lọc trong ống thận, tạo thành HCO3- mới, loại trừ H+ dưới dạng
các acid có thể định lượng được và dưới dạng các ion Amonium.
- Vai trò của thận trong duy trì cân bằng acid – base được thể hiện ở hai
mặt:
+ Tái hấp thụ toàn bộ lượng bicarbinat ở nước tiểu nếu đưa vào thận quá
thừa
Ở tế bào ống lượn gần rất giàu ezym CA (carbinic anhydrase) do đó
H2CO3 được tổng hợp từ CO2 và H2O nhưng cũng bị phân ly ngay thành
proton H+ và bicarbonat. Ion H+ bi trao đổi ngược chiều với ion Na+ trong
nước tiểu ban đầu, còn bicarbonat được tái hấp thu trở lại máu. Bình thường
ống lượn gần tái hấp thu 80 – 90% lượng bicarbonat được lọc và ống lượn xa
tái hấp thu nốt 10 -20% còn lại. Như vậy việc tái hấp thu bicarbonat phụ
thuộc một cách đặc biệt vào PaCO2. Trong quá trình này cũng tái hấp thu
hoàn toàn lượng ion K- bị lọc ra ở nước tiểu ban đầu.
+ Thải trừ ion H+: Sau khi tất cả HCO3- trong dịch ống thận được tái
hấp thu, H+ được bài tiết khỏi cơ thể dưới dạng H2PO4-. Việc đào thải H-
cũng trao đổi chuyển ngược với ion Na+. Bicarbonat được tạo thành ở đây
cũng được tái hấp thu trở lại. Việc tái hấp thu Na+ chịu sự kiểm soát của
Aldosteron.
Với nồng độ CO2 bình thường trong dịch ngoại bào (1,2mmol/l) thì
lượng bài tiết của ion H+ là 3,5mmol/phút. Lượng này tăng lên hay giảm đi
tùy thuộc vào nồng độ CO2 trong dịch ngoại bào.
Với pH dịch ngoại bào bình thường (pH= 7,4) lượng bài tiết của ion H+
là 3,5 mmol/phút và lượng tái hấp thu của ion HCO3- là 3,49 mmol/phút,
nghĩa là bình thường cứ 1 ion H+ được bài tiết ra ở ống thận thì chỉ có 1 ion
HCO3- và 1 ion Na+ được tái hấp thu từ ống thận qua tế bào rồi khuyếch tán
vào dịch kẽ và ion HCO3- được tái hấp thu hoàn toàn.
- Hoạt động của thận khi cơ thể bị nhiễm toan
Khi cơ thể bị nhiễm toan (pH giảm) thì nồng độ HCO3- giảm và nồng độ
CO2 tăng trong dịch ngoại bào. Thận đáp ứng bằng các cơ chế:
+ Tăng tái hấp thu HCO3-: CO2 bên trong ống thận kết hợp với nước
nhờ men AC xúc tác thành H2CO3 và phân ly thành HCO3- và H+. HCO3-
trở lại máu còn H+ được bài tiết vào ống thận để phản ứng với HCO3- đã lọc
để tạo thành H2CO3, men CA lại xúc tác phân ly H2CO3 thành CO2 và H2O.
CO2 tạo thành này có thể khuyếch tán ngược vào ống thận để thay thế CO2
đã tiêu thụ lúc đầu. Toàn bộ lượng bicarbonat được tái hấp thu trở lại. Khác
với bơn H+ ống lượn gần, bơm H+ ống lượn xa không nhất thiết gắn với tái
hấp thu Na+ và có khả năng sinh ra chênh lệch rõ giữa H+ dịch trong ống
thận và tế bào ống thận. Kết quả là pH nước tiểu có thể giảm thấp chỉ 4,4.
+ Tăng bài tiết acid: Sau khi tất cả HCO3- trong dịch ống thận được tái
hấp thu, H+ được bài tiết vào trong ống thận tăng lên rất nhiều và có thể kết
hợp với HPO4-2 để tạo thành H2PO4-. H2PO4- khó tái hấp thu vì điện tích
của nó và được thải qua nước tiểu. Cuối cùng là H+ được bài tiết khỏi cơ thể
dưới dạng H2PO4- và HCO3- được sinh ra trong quá trình này có thể vào
máu. Với pK= 6,8 thì cặp H2PO4-/ H2PO4-2 thường là một hệ đệm lý tưởng
của thận. Khi pH nước tiểu gần 4,4 thì toàn bộ phosphate tới ống lượn xa dưới
dạng H2PO4-2 và các ion HPO4- không còn nữa để loại trừ H+.
+ Tăng tạo Amonia: Sau khi tái hấp thu hoàn toàn HCO3- và tiêu thụ hệ
đệm phosphat, cặp NH3/ NH4+ trở thành hệ đệm quan trọng nhất của nước
tiểu. Khử amin của glutamine trong ty lạp thể tế bào ống lượn gần là nguồn
chủ yếu sản xuất NH3 của thận. Sau đó NH3 được khuyếch tán thụ động vào
lòng ống thận và kết hợp với H+ thừa tạo thành NH4+, NH4+ có thể kết hợp
với Cl- hoặc các ion âm khác và bài xuất qua nước tiểu. Như vậy bài tiết
NH4+ trong nước tiểu sẽ loại trừ hoàn toàn H+.
Kết quả cuối cùng là lượng HCO3- của dịch kẽ tăng lên và pH tăng lên.
- Hoạt động của thận khi bị nhiễm kiềm
Khi cơ thể nhiễm kiềm (pH tăng) nồng độ HCO3- trong dịch kẽ tăng lên
và nồng độ CO2 giảm đi. Kết quả là ở thận lượng HCO3- được lọc nhiều hơn
lượng ion H+ được bài tiết. Các ion HCO3- không được tái hấp thu sẽ kết
hợp với Na+ và các ion (+) khác ở ống thận và đào thải qua nước tiểu. Do vậy
kiềm chuyển hoá nói chung chỉ xảy ra kết hợp với thiếu đồng thời Na+ hoặc
thừa corticoid chuyển hóa muối. Thiếu Na+ làm giảm thể tích dịch ngoại bào
và tăng tái hấp thu Na+ trong ống lượn gần, tăng bài tiết H+ để tăng trao đổi
với tái hấp thu Na+ tạo thuận lợi cho việc hình thành liên tục HCO3- làm tăng
HCO3- dẫn tới kiềm máu. Tương tự tăng hoạt tính corticoid làm tăng tái hấp
thu Na+ nhờ Aldosteron để trao đổi
H+ + Hb + CO2 ↔ HbCO2
Trong hồng cầu có nhiều men AC, nên phản ứng tạo bicarbonat diễn ra
rất mạnh (mạnh hơn ở huyết tương 20.000 lần), và tạo ra nhiều HCO3-. Nồng
độ HCO3- trong hồng cầu tăng cao sẽ khuyếch tán ra huyết tương và Hô hấp
có vai trò lớn trong điều hoà cân bằng acid - base bằng cách thay đổi thông
khí phổi, mà sự thay đổi này phụ thuộc vào phân áp CO2, O2 và nồng độ ion
H+ trong máu. Đặc biệt trung khu hô hấp rất nhạy cảm với sự thay đổi PaCO2
và nồng độ ion H+ [8],[10].
1.1.1.Phân áp CO2 động mạch (PaCO2)
Ở cơ thể người bình thường quá trình oxy hoá các chất hữu cơ ở tổ chức
liên tục tạo ra khí CO2, khoảng 200 - 250 ml/phút. Từ tổ chức CO2 khuyếch
tán vào gian bào rồi vào máu và được đưa tới phổi để đào thải ra ngoài. Bình
thường lượng CO2 đào thải qua phổi tương ứng với lượng CO2 tạo ra từ tổ
chức, do đó phân áp CO2 trong máu được giữ ở mức ổn định [10].
Trong huyết tương CO2 được vận chuyển dưới hai dạng HCO3- và dạng
hoà tan. Khí CO2 phản ứng với nước tạo ra acid carbonic H2CO3 là dạng acid
có thể tồn tại dưới hai dạng là khí và hòa tan.
CO2 + H2O → H2CO3 → H+ + HCO3-
Ở huyết tương do không có men anhydrase carbonic (AC) nên dạng
HCO3- thấp hơn dạng hoà tan hàng nghìn lần.
Trong hầu cầu nhờ có men anhydrase carbonic (AC) nên 95% khí CO2
trong máu được vận chuyển trong hồng cầu dưới dạng kết hợp với Hb và
dạng HCO3-.
AC
H2O + CO2 H2CO3 → H+ + HCO3-
trao đổi với HCO3-, từ huyết tương khuyếch tán vào hồng cầu.
Bình thường máu tĩnh mạch có 58% thể tích CO2 ( khoảng 580 ml/l): Có
2,5 % thể tích ở dạng hoà tan, dạng kết hợp với H2O là 51% thể tích và dạng
HbCO2 là 4,5% thể tích[10].
Do ở huyết tương không có men AC nên một lượng rất nhỏ CO2 được
vận chuyển dưới dạng hoà tan. Ở nhiệt độ 370 C, mỗi mmHg phân áp CO2
làm hoà tan 0,03 mmol CO2 /lit dạng hoà tan[10].
Khi PaCO2 tăng sẽ ngay lập tức kích thích làm tăng hô hâp, tăng thải khí
CO2, do vậy PaCO2 được trở về bình thường.
CO2 kích thích vào các thụ cảm thể (TCT) hoá học (chemoreceptor) ở
hai khu vực: trung ương và ngoại vi. TCT hoá học trung ương, còn gọi là
vùng nhạy cảm hóa học (chemosensitive area) nằm ở hành não gần với trung
khu hít vào. Các TCT này bị kích thích bởi ion H+ trong dich não tuỷ, mà ion
này lại phụ thuộc vào PaCO2[10].
TCT hoá học ngoại vi có ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch
chủ, chúng bị kích thích bởi PaCO2 tăng và PaO2 giảm. Ảnh hưởng của TCT
hoá học trung ương lên hô hấp mạnh hơn so với TCT ngoại vi. Nhưng do CO2
phải có thời gian để vào dịch não tuỷ và tạo ra ion H+ nên thời gian để gây ra
thay đổi hô hấp của TCT trung ương chậm hơn so với TCT ngoại vi (20 – 30
giây so với 3 – 5 giây)[10].
Trong gây mê hồi sức các nguyên nhân gây ức chế hô hấp như chấn
thương sọ não, xuất huyết não, các bệnh lý phổi,… hoặc do các thuốc mê,
thuốc giảm đau, giãn cơ… gây liệt hô hấp. Cơ chế tự điều chỉnh hô hấp do
các kích thích từ các TCT hoá học trung ương và ngoại vi thường bị liệt và
mất hoàn toàn. Những trường hợp này bắt buộc phải được thông khí nhân tạo.
Việc đào thải CO2 qua phổi hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ cài đặt máy thở
sao cho việc thông khí đảm bảo cung cấp đủ oxy đồng thời đào thải tương
ứng lượng CO2 do cơ thể tạo ra tránh toan máu[8].
1.1.2.Ion H+:
Ion H+ là yếu tố quyết định độ pH máu, đồng thời nó là tác nhân kích
thích mạnh trung khu hô hấp. Khi pH máu động mạch ≤ 7,3 đã làm kích thích
trung khu hô hấp gây tăng thông khí phổi và khi pH ≥ 7,5 sẽ ức chế hô hấp
[10].
Chỉ có Ion H+ trong dịch não tuỷ mới ảnh hưởng trực tiếp lên trung khu
hô hấp. Ion H+ trong máu không qua được hàng rào máu não.
Do vậy khi có một acid mạnh vào máu, các Ion H+ sẽ kết hợp với anion
bicarbonat tạo acid carbonic. Acid này phân ly thành CO2 và H2O. PaCO2
tăng sẽ kích thích tăng hô hấp để thải CO2 do đó PaCO2 không bị thay đổi.
Một lượng anion HCO3- bị hao hụt sẽ được thận tăng tái hấp thu và tân tạo bù
trừ.
Ngược lại khi có một kiềm mạnh vào máu, ion OH- sẽ kết hợp với acid
carbonic ( hay CO2).
OH- + H2CO3 (CO2) → H2O + HCO3-
Quá trình này làm giảm CO2 hoà tan và tăng ion HCO3-. PaCO2 giảm
làm ức chế hô hấp, giảm thông khí phổi, do đó mà khôi phục được PaCO2.
Còn ion HCO3- sẽ được thận tăng đào thải (do giảm tái hấp thu), và pH máu
được giữ ổn định[10].
Các yếu tố acid trong cơ thể có hai loại: acid cố định (như acid lactic,
pyruvic, phosphoric, các thể cetonic…) và acid carbonic gọi là acid hơi. Sự
tăng, giảm PaCO2 do đó cũng trực tiếp làm thay đổi nồng độ ion H+.
Tuy nhiên, ảnh hưởng làm tăng hô hấp của PaCO2 mạnh hơn so với ion
H+. Khi tăng PaCO2 có thể làm tăng hô hấp tới 8 lần. Tăng nồng độ ion H+ có
thể làm tăng hô hấp 4 lần, còn giảm PaO2 chỉ làm tăng hô hấp 65%[10].
1.1.3. Thận điều hoà cân bằng acid – base
Sự tham gia điều hoà cân bằng acid – base của thận chậm hơn so với các
hệ đệm của máu và phổi, nhưng rất cơ bản, chủ yếu bằng việc khôi phục dự
trữ kiềm của máu và đào thải các yếu tố acid dưới dạng acid cố định và muối
amoni (NH4). Cả hai quá trình này đều thực hiện sự thải tích cực ion H+, tái
hấp thu và tân tạo bicarbonat. Thận có khả năng làm tăng hoặc giảm nồng độ
của ion bicarbonat trong dịch ngoại bào. Khả năng này gồm một loạt phản
ứng phức tạp xảy ra tại ống thận để:
- Tái hấp thu bicarbonat.
- Tái hấp thu ion Na+.
- Đào thải ion H+ dưới dạng NH4.
- Đào thải ion H+ dưới dạng acid cố định.
Tất cả các phản ứng này nhằm giữ cho mức ion bicarbonat trong dịch
ngoại bào được hằng định khi có tăng hoặc giảm CO2[10].
1.1.4.Vai trò của các hệ thống đệm trong cơ thể
Trong cơ thể luôn sẵn sàng các hệ đệm để trung hòa các acid chuyển hóa
không bay hơi được gọi là cân bằng acid - base chuyển hóa [8],[10],[6]. Các
hệ đệm có vai trò điều hoà cân bằng acid- base của cơ thể một cách nhanh
chóng, tuy nhiên hệ đệm bicarbonat vẫn đóng vai trò quan trọng vì nồng độ
của cả hai thành phần của hệ đệm đều có thể được điều chỉnh bởi phổi (CO2)
và thận (bicarbonat) đó là điều mà các hệ đệm khác không có được. Tốc độ
điều chỉnh pH của hệ đệm rất nhanh, chỉ trong vài phần của giây.
Các hệ đệm bao gồm: hệ đệm bicarbonat, hemoglobin, phosphat và hệ
đệm protein.
* Hệ đệm bicarbonat:
Là hệ đệm quan trọng nhất của máu và dịch ngoại bào, nó chiếm 53%
dung tích đệm của toàn cơ thể. Thành phần của hệ đệm bicarbonat gồm acid
carbonic (H2CO3) và base của nó là anion bicarbonat (HCO3-).
Phương trình Henderson – Hasselbalch với hệ đệm bicarbonat được biểu
diễn như sau:
3
2 3
log
2 3
HCO
pH pKH CO H CO
−⎡ ⎤⎣ ⎦
⎡ ⎤⎣ ⎦
= +
Trong cơ thể acid H2CO3 luôn được giữ ở trạng thái cân bằng dưới dạng:
+ H2O
CO2 hßa tan H2CO3 H
+ + HCO3
-
- H2O
Lượng acid H2CO3 trong huyết tương thấp hơn lượng CO2 hòa tan hàng
nghìn lần, vì trong huyết tương không có men anhydrase carbonic (AC). Mà
lượng CO2 hòa tan tỷ lệ thuận với phân áp CO2 (PaCO2), nên phương trình
Henderson- Hasselbalch có thể viết dưới dạng sau:
2
36,1 log
0,03
HCO
pH
PaCO
⎡ ⎤⎢ ⎥⎢ ⎥⎣ ⎦
−
= + ×
(6,1 là pK của H2CO3 ở 37oC; 0,03 là hệ số hòa tan của CO2)
Bình thường lượng HCO3- huyết tương là 24 mmol/L, PaCO2 là
40mmHg nên có CO2 hòa tan là 1,2 mmol/L huyết tương. Tỷ lệ HCO3-/ CO2
hòa tan là 20 và pH máu khoảng 7,4.
* Hệ đệm hemoglobin:
Là hệ đệm quan trong nhất của hồng cầu. Khi pH máu bình thường, hệ
đệm hemoglobin chiếm 75% dung tích đệm toàn phần của máu. Nhưng khi có
acid hay kiềm mạnh vào cơ thể, hệ đệm hemoglobin chỉ chiếm 35% dung tích
đệm toàn phần.
Hệ đệm hemoglobin gồm HHb và HHbCO2 như những acid yếu và muối
của chúng là KHb và KHbO2.
Tác dụng đệm của hệ hemoglobin đối với cơ thể liên quan mật thiết với
quá trình trao đổi khí ở phổi và tổ chức.
Như vậy ở tổ chức, Hb thực hiện vai trò của chất kiềm, phòng ngừa sự
acid hóa máu do CO2 và ion H+ thâm nhập vào. Ở phổi, Hb đóng vai trò của
acid yếu, ngăn ngừa sự kiềm hoá máu sau khi thải CO2.
* Hệ đệm phosphat:
Bao gồm các hệ đệm phosphat vô cơ và hữu cơ. Hệ đệm phosphat quan
trọng nhất ở huyết tương và tổ chức gian bào là hệ đệm muối phosphat của
natri (Na2HPO4/ NaH2PO4). NaH2PO4 có vai trò của acid yếu còn Na2HPO4 là
base của nó.
Bình thường tỷ lệ NaH2PO4/ Na2HPO4 trong máu là 1/4 (với pH máu là
7,4). Tuy nhiên vai trò của hệ đệm này không lớn, vì hàm lượng muối
phosphat trong máu thấp (2 mEq/L).
* Hệ đệm protein
Protein là chất lưỡng tính do trong cấu trúc phân tử của chúng có nhóm –
NH2 và nhóm – COOH.
Trong môi trường acid, nhóm –NH2 của protein có khả năng nhận ion H+
để chuyển thành dạng -NH3+ như sau:
R- NH2 + H+ → R- NH3+
Trong môi trường base, nhóm – COOH của protein có khả năng phân ly
thành dạng – COO- như sau:
R- COOH + OH- → R- COOH- + H2O
Do các phản ứng trên, protein có vai trò của chất đệm. Khả năng đệm
của hệ protein chiếm khoảng 7% dung tích đệm toàn phần.
1.2. TƯƠNG QUAN THÔNG KHÍ VÀ TƯỚI MÁU PHỔI (VA/QC)
1.2.1. Khái niệm tỷ lệ VA/QC
Trị số của lưu lượng thông khí và lưu lượng tuần hoàn trong một phế
nang phải có tương quan hài hoà với nhau, thì máu và khí mới tiếp xúc tốt và
mới có hiệu suất trao đổi khí tối đa. Tương quan đó thể hiện bằng tỷ lệ thông
khí - tuần hoàn phổi (ventilation – perfusion) ký hiệu là VA/QC. Bình thường
thông khí phổi là 4 lit/phút, tuần hoàn 5 lit/phút, tỷ lệ VA/Qc là 0,8 [3].
Trên cơ thể người bình thường buồng phổi nhìn ngoài có màu hồng đều
và cấu trúc khá đồng đều, nhưng về mặt chức năng sinh lý thì rất không đồng
đều, không thuần nhất. Tùy từng vùng mà lưu lượng thông khí khác nhau,
cường độ tuần hoàn khác nhau và tỷ lệ VA/Qc cũng khác nhau[3].
Về thông khí: Ở tư thế đứng, cường độ thở vùng đáy cao hơn vùng đỉnh.
Khi vận cơ, hoặc khi nằm thì chênh lệch đó giảm. Sở dĩ cường độ thông khí ở
đáy phổi cao là do chênh lệch áp lực màng phổi [3].
Về tuần hoàn: Các vùng phổi chịu ảnh hưởng rất lớn của tư thế. Khi
đứng, phổi có ba vùng có lưu lượng tuần hoàn khác nhau, càng ở dưới (về
phía đáy) lưu lượng tuần hoàn càng cao[3].
Tính hằng định của tỷ số thông khí/ thông máu (VA/Qc) ở các vùng khác
nhau của phổi có ý nghĩa đặc biệt. Tỷ số này ở người khoẻ khi thở bình
thường khoảng 0,8 – 1,0 (thông khí phế nang 4 - 6 lit/phút, lưu lượng máu qua
mao mạch phổi: 5 - 6 lit/phút). Trong điều kiện cân bằng thông khí thì lượng
O2 trong không khí thở vào và lượng CO2 đào thải ra từ phổi trên một đơn vị
thời gian bằng lượng O2 từ phế nang vào mao mạch và CO2 từ máu vào phế
nang. Lượng O2 ở phế nang khuyếch tán vào máu và CO2 từ máu vào phế
nang tỷ lệ thuận với lượng máu chảy qua mao mạch của phế nang đó [5].
Những vùng phổi có tỷ số VA/Qc thấp thì PAO2 sẽ thấp hơn và PACO2 sẽ
cao hơn, ngược lại vùng phổi có tỷ số VA/Qc cao hơn giá trị trung bình thì
PAO2 sẽ lớn hơn và PACO2 thấp hơn giá trị trung bình [5].
Ở các vùng phổi có tỷ số VA/Qc khác nhau thì có sự khác nhau về thành
phần không khí phế nang và sự trao đổi khí với máu [5].
Đối với phổi lý tưởng thì tỷ số VA/Qc như nhau ở tất cả các vùng phổi,
nên thành phần không khí phế nang cũng như nhau [5].
Nghiên cứu khả năng thông khí của phổi lý tưởng, so sánh các số liệu:
tần số hô hấp, thể tích khí lưu thông, thể tích hô hấp/phút, thông khí phế nang,
thành phần không khí phế nang ở phổi thực, cho phép đưa ra những thông số
đánh giá sự không cân bằng thông khí, tỷ số VA/Qc đặc trưng cho khả năng
thông khí phổi[5].
1.2.2. Tỷ lệ VA/Qc bình thường
Ở người bình thường tỷ lệ VA/Qc có khác nhau giữa phế nang này với
phế nang khác và tại một phế nang cũng luôn luôn có biến động theo thời
gian. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ buồng phổi, tỷ lệ đó xoay quanh 0,8
(VA= 4 lit/phút, Qc = 5 lit/phút). Tỷ lệ đó bảo đảm duy trì hằng định các khí
trong máu ở điều kiện sinh lý là PO2 chừng 96 mmHg và PCO2 chừng
40mmHg. Ở một điểm nào đó của phổi, khi VA giảm thì Qc ở đó giảm theo do
co mạch tại chỗ nhờ đó tỷ lệ VA/Qc được duy trì quanh mức sinh lý bình
thường [3].
1.2.3. Tăng tỷ lệ VA/Qc
Khi một vùng của phổi có tỷ lệ VA/Qc tăng, tức là có thông khí mà hầu
như không có mao mạch dẫn máu đến. Nói đúng hơn là chỉ có một phần
không khí được tiếp xúc trao đổi với máu còn một phần không tiếp xúc với
máu, phần đó hoạt động như một khoảng chết. Trong điều kiện sinh lý, ở tư
thế đứng, đỉnh phổi có thông khí tuy ít, nhưng tuần hoàn hầu như không có.
Vậy vùng đỉnh phổi có một phần hoạt động như một khoảng chết. Trong
những rối loạn như giãn phế nang, tắc động mạch phổi thì một vùng phổi
tương ứng hoạt động như một khoảng chết [3].
1.2.4. Giảm tỷ lệ VA/Qc
Khi một vùng của phổi có tỷ lệ VA/Qc giảm, vùng đó hoạt động như một
shunt (mạch nối tắt), tức là mạch dẫn máu nghèo O2 đến một nơi của phổi
không thông khí, máu về tim trái vẫn nguyên là máu nghèo O2. Đó là các
trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn, vùng xẹp phổi [3].
1.3. SINH LÝ HÔ HẤP TRONG PHẪU THUẬT PHỔI
1.3.1. Tư thế nằm nghiêng trong phẫu thuật phổi
Đây là tư thế phổ biến trong phẫu thuật phổi. Với người bình thường
(tỉnh và lồng ngực còn kín) khi ở tư thế nằm nghiêng, phổi phía dưới (phổi
phụ thuộc) nhận được nhiều máu hơn bình thường, ngược lại phổi ở phía trên
(phổi không phụ thuộc) nhận được ít máu hơn do tác dụng của trọng lực. Nếu
phổi bên phải là phổi không phụ thuộc, nó sẽ chỉ nhận được 45% lượng máu
đến phổi so với 55% ở tư thế nằm ngửa. Tương tự, phổi trái chỉ nhận được
35% lượng máu đến phổi so với 45% ở tư thế nằm ngửa.
A. Tư thế đứng
B. Tư thế nằm nghiêng
Hình 1.1: Sơ đồ biểu diễn thông khí tưới máu theo tư thế
Ngoài ra do tác dụng của trọng lực, chênh lệch áp lực trong khoang
màng phổi cũng bị thay đổi ở tư thế nằm nghiêng. Phổi phụ thuộc (ở phía
dưới) được thông khí nhiều hơn. Nguyên nhân là do hoạt động của cơ hoành
phía dưới hiệu quả hơn nhờ vòm hoành ở phía dưới được đẩy sâu hơn vào
trong lồng ngực ở động tác thở ra (Kplan J. A 1983). Như vậy, khi bệnh nhân
tỉnh, tự thở và ở tư thế nằm nghiêng, khả năng tưới máu và thông khí (VA/Qc)
của mỗi bên phổi hoàn toàn cân đối, hiện tượng shunt không xảy ra.
1.3.2. Phân bố giữa tưới máu và thông khí trong thông khí một phổi ở tư
thế nằm nghiêng
Trong giai đoạn thông khí một phổi, rối loạn hô hấp có thể xảy ra ngay
tại phổi được thông khí. Dòng máu đến phổi này nhiều hơn bình thường
¶nh h−ëng
phÉu thuËt
Phæi kh«ng phô thuéc HPV vµ/ hoÆc
Träng lùc BÖnh phæi
HPV vµ/hoÆc
Phæi phô thuéc
Tränglùc BÖnh phæi
Hình 1.2: Sơ đồ sự phân phối dòng máu đến phổi trong
quá trình thông khí một phổi
do tác dụng của trọng lực và phản ứng co mạch ở bên phổi không được thông
khí. Phân bố VA/Qc giảm xuống tại phổi được thông khí do các nguyên nhân
sau:
- Thể tích phổi giảm do tư thế nằm nghiêng, phổi bị đè xẹp từ các phía
trung thất, ổ bụng và bàn mổ.
- Xẹp phổi do tắc đờm dãi hoặc do giảm thông khí.
- Tư thế nằm nghiêng kéo dài gây ứ đọng và thoát dịch tại phổi đưa đến
giảm thể tích phổi, tăng sức cản đường thở.
Khi phổi không phụ thuộc (phổi đang được phẫu thuật) không được
thông khí, toàn bộ dòng máu tới phổi này tự trở thành shunt phổi, trong khi
shunt phổi đã tồn tại ở phổi phụ thuộc. Vì vật trong giai đoạn thông khí một
phổi có nhiều nguy cơ thiếu oxy nặng, có sự cách biệt lớn giữa áp lực oxy tại
động mạch phổi và phế nang (P(A-a)O2) tăng cao).[14]
Hình 1.3: Sơ đồ khoảng chết và shunt ở phổi
Trong tư thế nằm nghiêng, tưới máu tại phổi không phụ thuộc (phổi
không được thông khí) giảm đáng kể do tác dụng của trọng lực. Trong giai
đoạn thông khí một phổi tưới máu tại phổi không phụ thuộc còn bị suy giảm
nhiều hơn do hiện tượng co mạch phổi và động tác co kéo của phẫu thuật.
Dòng Shunt chiếm khoảng 2 – 5% lưu lượng tim bao gồm dẫn máu từ
các tĩnh mạch Thebesian của tim, các tĩnh mạch phế quản, các tĩnh mạch
trung thất và màng phổi. Shunt qua phổi tăng do có sự tưới máu liên tục cho
vùng phổi xẹp và A-a DO2 có thể tăng lên trên mức bình thường (khoảng 10 –
15 mmHg).
Co mạch phổi là đáp ứng tại chỗ của cơ trơn động mạch phổi làm giảm
lượng máu đến vùng phổi có áp lực oxy phế nang thấp. Chưa hiểu hoàn toàn
cơ chế của co mạch phổi, các chất co mạch phóng thích khi thiếu oxy hoặc
chính bản thân sự thiếu oxy (qua kênh K+) gây co cơ trơn động mạch phổi. Co
mạch phổi giúp giữ tỷ lệ thông khí/tưới máu (VA/Qc) bình thường bằng cách
chuyển máu ra khỏi những vùng phổi kém thông khí, chịu trách nhiệm cho
hầu hết sự tái phân bố tưới máu trong thông khí một phổi. Co mạch phổi có
mức độ và giới hạn, hữu ích nhất khi 30 – 70% trên phổi thiếu oxy. Co mạch
phổi chính là cơ chế tự bảo vệ quan trọng nhất của phổi nhằm giảm shunt, hạn
chế thiếu oxy khi phổi không được thông khí (shunt có thể tăng từ 20 - 30%
đến 50% nếu không có cơ chế này). Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ co mạch phổi trong gây mê:
- Tình trạng thiếu oxy phế nang. Tất cả các vùng phế nang của phổi đều
có thể khởi động cơ chế này khi thiếu oxy.
- VA/Qc thấp hay xẹp phổi.
- Phản ứng co mạch phổi do thiếu oxy đạt mức tối đa khi áp lực động
mạch phổi hoặc áp lực oxy trong máu tĩnh mạch bình thường và giảm xuống
khi các chỉ số này tăng hoặc giảm.
- Giảm dần nồng độ oxy thở vào (FiO2) từ 1 xuống 0,5 và 0,3 sẽ làm tăng
sức cản thành mạch ở vùng phổi bình thường, vì thế làm tăng sự di chuyển
máu từ bên phổi lành sang phổi xẹp hay làm tăng shunt phổi.
- Các thuốc co mạch (Ephedrin, Dopamin…) dường như gây co mạch
phổi ở vùng phổi lành, vì vậy cũng làm tăng dòng máu đến vùng phổi xẹp và
làm tăng Shunt phổi.
- Nhược thán (PaCO2 giảm) ức chế trực tiếp phản ứng co mạch phổi
trong khi ưu thán làm tăng phản ứng co mạch phổi.
- PEEP gây tăng sức cản của mạch phổi tại bên phổi được thông khí, vì
vậy làm tăng dòng máu đến phổi không được thông khí, làm giảm phản ứng
ứng co mạch phổi tại đây.
Thông khí một phổi có ảnh hưởng ít hơn trên CO2. Máu đi qua phế nang
không được thông khí vẫn có được hàm lượng CO2 bình thường nhưng không
thể có được hàm lượng O2 bình thường. Tương tự như vậy, máu đi qua các
phế nang được tăng thông khí có thể trao đổi một lượng CO2 lớn hơn bình
thường trong khi việc này không xảy ra với O2.
Rối loạn phân bố VA/Qc đặt ra vấn đề phức tạp trong thông khí một phổi.
Mặc dù VA/Qc thấp, nhưng nếu tăng thông khí (tăng V) CO2 sẽ giảm và đến
lượt nó sẽ ức chế phản ứng co mạch tại phổi không được thông khí. Ngoài ra
tăng thông khí còn có thể làm tăng áp lực đường thở, gây tăng sức cản mạch
phổi với hậu quả làm tăng shunt tại phổi không được thông khí.
Sử dụng FiO2 cao trong thông khí một phổi có tác dụng kích thích phản
ứng co mạch ở phổi không được thông khí, làm giảm shunt phổi. Tuy nhiên
sử dụng FiO2 cao và kéo dài có thể gây xẹp phổi do hấp thu (absorptions
atelectasis) vì thế có thể làm giảm VA/Qc.
Mặc dù về lý thuyết tồn tại nguy cơ xẹp phổi do hấp thu và ngộ độc oxy,
thông khí một phổi với O2 100% vẫn được sử dụng trong thực tế vì thời gian
phẫu thuật trung bình, thông khí với FiO2 100% hầu như không gây ra các
biến chứng này (Dantzker D.R – 1975, Winter P.M- 1982).
1.4. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
THIẾU OXY MÁU TRONG TKMP
1.4.1. Phương pháp vô cảm
Gây mê nội khí quản là chỉ định bắt buộc trong phẫu thuật phổi nhằm
tránh các nguy cơ rối loạn về tuần hoàn và hô hấp do ưu thán và thiếu O2
máu[14],[47]. Gây mê nội khí quản cung cấp đủ mức độ mê và giảm đau, đáp
ứng bất cứ yêu cầu nào trong phẫu thuật, không sợ nguy cơ thiếu oxy máu và
ưu thán do nguyên nhân ức chế hô hấp của các loại thuốc mê, giảm đau, khắc
phục được một số nhược điểm và hậu quả do thông khí một phổi gây ra. Nhờ
có thuốc giãn cơ nên dễ dàng thông khí điều khiển trong khi tiến hành các kỹ
thuật để cải thiện tình trạng thiếu oxy khi thông khí một phổi[8].
Có hai kỹ thuật để thông khí một phổi là sử dụng ống chẹn phế quản
(brochial blocker) và ống nội khí quản hai nòng (double lumen tubes).
Năm 1935, Magill đã đưa ra ống chẹn phế quản- Brochial blocker (BB)
bằng cao su dài và hẹp với cuff bơm hơi ở phần cuối ống, ống này nằm dọc
theo chiều dài của ống NKQ. Ống BB có ưu thế hơn so với ống NKQ đơn,
với catheter chẹn phế quản được đưa vào ống NKQ cho phép thông khí phổi
từng phần và sau mổ bệnh nhân vẫn cần được thông khí. Một cải tiến của ống
BB là ống Univent, đó là loại ống kết hợp catheter chẹn phế quản với ống
NKQ đơn đã được giới thiệu vào năm 1982 (Fuji, Tokyo, Japan).
Tuy nhiên các loại ống này có cuff thể tích thấp/ áp lực cao dễ gây tổn
thương đường thở. Hơn nữa lại dễ di lệch khỏi vị trí ban đầu khi thay đổi tư
thế hoặc do các thao tác kỹ thuật ngoại khoa dẫn đến cản trở thông khí, xẹp
một phần phổi và bên phổi lành dễ có nguy cơ nhiễm bẩn bởi máu mủ.
Để khắc phục các nhược điểm trên, Carlen đã đưa ra ống NKQ đôi
(double lumen tube- DLT) đầu tiên vào năm 1950. Loại ống này với hai cuff
riêng biệt cho từng phổi có lợi thế hơn hẳn trong việc cô lập phổi, có thể chủ
động làm xẹp và bơm nở phổi trở lại ở bên phổi cần phẫu thuật mà không làm
gián đoạn thông khí phổi còn lại tạo điều kiện cho phẫu thuật viên thao tác dễ
dàng hơn. Hai phổi hoàn toàn độc lập, tránh được máu, mủ, dịch tiết, nhiễm
khuẩn chéo từ bên phổi bệnh tràn sang bên phổi lành. Cuff của ống DLT có
thể tích cao/ áp lực thấp nên ít gây tổn thương đường thở. Vị trí ống cố định
tốt hơn, ít di lệch khi thay đổi tư thế bệnh nhân hoặc do thao tác kỹ thuật
ngoại khoa.
Một thuận lợi nữa là loại ống này to nên dễ dàng luồn ống hút, ống nội
soi hoặc các thiết bị phụ trợ khác. Phổi phẫu thuật có thể được hút và kiểm tra
bằng mắt thường trước khi làm nở phổi trở lại. Thêm nữa CPAP có thể dễ
dàng áp dụng đối với phổi xẹp để cải thiện tình trạng oxy. Chất liệu trong trẻo
của ống nhựa cho phép quan sát liên tục hơi nước ẩm, dịch tiết, máu, mủ
trong mỗi ống suốt quá trình thông khí.
Từ đó đến nay ống Carlen đã có nhiêù cải tiến để phù hợp và tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho người gây mê và phẫu thuật viên trong thực tế lâm
sàng.
Vấn đề gây bàn cãi đối với ống DLT này là kích thước ống lớn có thể
gây tổn thương đường thở, viêm thanh quản nhẹ có thể xảy ra nhưng thực tế
rất ít gặp. Trường hợp cấp cứu chuyển từ ống NKQ đơn sang ống DLT hay
bệnh nhân “NKQ khó” thì ống DLT là một thách thức, thậm chí là thất bại.
Nếu sau mổ có yêu cầu tiếp tục thông khí thì ống DLT nên thay bằng ống
NKQ đơn. Ống DLT ít nhiều gây khó chịu ở các bệnh nhân tỉnh.
Hình1.4: Ống Carlen và vị trí của ống trong khí phế quản
Một số nghiên cứu cho thấy chỉ định cho thông khí một phổi bằng ống
DLT có lợi thế hơn hẳn và là sự lựa chọn tốt nhất đối với bệnh nhân.
Ngày nay ống DLT đã được sử dụng rộng rãi trong gây mê cho phẫu
thuật lồng ngực. Nên sử dụng ống soi phế quản mềm để xác định chắc chắn là
đặt ống DLT vào đúng vị trí.[43],[46].
Ở Việt Nam từ thập niên 90, một số trung tâm phẫu thuật lớn đã bước
đầu triển khai áp dụng kỹ thuật thông khí một phổi với ống DLT trong gây mê
cho phẫu thuật lồng ngực và đã có những thành công đáng kể. Với đặc điểm
thông dụng, không quá đắt tiền, người gây mê thành thạo có thể đặt ống
tương đối dễ dàng, hiện nay chúng ta đang sử dụng ống NKQ hai nòng (DLT)
như một sự lựa chọn duy nhất để đảm bảo hô hấp tách biệt hai phổi ở người
lớn.
1.4.1.1. Chỉ định, chống chỉ định đặt ống Carlen để thông khí một phổi
* Chỉ định:
- Chỉ định tuyệt đối:
• Chấn thương hoặc vết thương ngực phổi chảy máu nhiều.
• Phổi có ổ mủ.
• Có dò khí phế quản- màng phổi, vết thương phế quản, kén hơi hoặc
nang khí phổi.
• Khi cần rửa đường thở một bên phổi.
- Chỉ định tương đối:
• Phổi đụng dập.
• Tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật như cắt toàn bộ phổi, cắt thuỳ
phổi, cắt thực quản, phẫu thuật tại mạch máu lớn (động mạch chủ ngực), ghép
phổi.
• Phẫu thuật nội soi lồng ngực.
- Chống chỉ định:
• U nằm ở phế quản gốc trái.
1.4.1.2. Biến chứng sau đặt ống Carlen
* Biến chứng sớm
- Ống NKQ ở sai vị trí.
- Co thắt phế quản.
- Vỡ khí - phế quản.
- Rối loạn nhịp tim.
* Biến chứng muộn
- Tràn khí, tràn máu màng phổi.
- Chấn thương thanh quản, khí quản
- Viêm thanh - phế quản.
- Đau họng.
1.4.2. Điều chỉnh thông khí
Thông khí phổi là để cung cấp O2 cho phế nang và đào thải CO2 khỏi phế
nang phù hợp với nhu cầu cơ thể. Ý nghĩa chủ yếu của thông khí phổi là duy
trì thành phần khí trong máu động mạch ở mức hằng định[5].
Tăng thông khí khi có dấu hiệu ưu thán là phương pháp tương đối đơn
giản và hiệu quả để kiểm soát tình trạng thiếu O2 máu. Tuy nhiên tăng thông
khí khi thông khí một phổi phải chú ý đến áp lực đường thở và áp lực phế
nang để tránh tổn thương phổi do áp lực.Tăng thông khí góp phần làm tăng áp
lực đường thở, giảm compliance phổi. Hơn nữa nếu tăng thông khí quá mức
(nhược thán) còn ức chế trực tiếp phản xạ co mạch phổi do thiếu O2 tại phổi
không được thông khí, vì vậy làm tăng shunt phổi [14],[33],[47].
Thể tích khí lưu thông (Vt) quá lớn sẽ gây tăng áp lực đường thở và sức
cản mạch máu, qua đó làm tăng dòng máu tới phổi không được thông khí hay
tăng shunt phổi. Vt quá thấp khó tránh được nguy cơ xẹp phổi ở phổi được
thông khí[14].
Hầu hết các tác giả đều cho rằng: áp lực an toàn khi thông khí một phổi
là PEAK < 35cmH2O và PLATEAU < 25 cmH2O[15],[33].[47].
Jeanna D. Viola cho rằng cần tiến hành tăng tần số thở để duy trì thông
khí phút khi thông khí một phổi. Paul H. Alfille thấy cần phải tăng 25 - 30%
tần số hô hấp khi thông khí một phổi[47].
Theo David Sanders nên giảm Vt 6 - 8 ml/kg khi thông khí một phổi.
Ungkab Prakanrattana giảm Vt 5ml/kg và tần số thở tăng 25 - 50% [33].
Tránh chấn thương phổi do áp lực (Barotrauma) là rất quan trọng, vì nó
có thể dẫn tới tràn khí màng phổi hoặc tràn khí dưới áp lực. Khống chế áp lực
đường thở dưới 35 cmH20 có thể chấp nhận ưu thán cho phép để ngăn chặn
chấn thương phổi do áp lực khi thông khí một phổi[8],[41].
1.4.3. Thiếu oxy trong giai đoạn thông khí một phổi và hướng xử trí
* Các nguyên nhân chính gây thiếu oxy trong thông khí một phổi
Thiếu oxy là vấn đề thường gặp khi thông khí một phổi. Lượng máu qua
phổi không được thông khí (shunt phổi) là yếu tố quan trọng nhất quyết định
nồng độ oxy máu động mạch trong suốt quá trình thông khí một phổi. Những
yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng shunt là co mạch phổi do thiếu oxy, áp lực
thông khí và thể tích khí lưu thông khi thông khí một phổi [14],[15].
Các nguyên nhân thường gặp là:
- Thiếu oxy nguồn.
- Thông khí tại phổi không đủ.
- Ống NKQ Carlen không đúng vị trí.
- Tăng shunt phổi ngay sau khi bắt đầu thông khí một phổi.
- Các nguyên nhân làm giảm áp lực oxy trong máu như tụt huyết áp,
giảm lưu lượng tim, mất máu, tăng nhu cầu oxy (rét run, tỉnh).
- Co thắt phế quản: thường gặp khi gây mê chưa đủ độ sâu.
* Các biện pháp khắc phục thiếu oxy trong giai đoạn thông khí một phổi
PaO2 sẽ giảm nhanh trong 15 phút đầu khi chuyển từ chế độ thông khí
hai phổi sang chế độ thông khí một phổi [14].
Lúc này thông khí một cách thông thường với oxy 100% có thể không
hiệu quả nếu mức độ shunt phổi quá lớn.[14],[33],[47].
Để khắc phục tình trạng này, có thể áp dụng các kỹ thuật trực tiếp làm
giảm dòng máu đến phổi không được thông khí (làm giảm shunt), làm giảm
thiểu tối đa sự xẹp phổi ở bên phổi được thông khí hoặc cung cấp thêm oxy
cho phổi phẫu thuật[47].
• Kiểm tra lại vị trí ống NKQ Carlen và thay đổi nếu cần thiết. Ống cần
phải được hút sạch dịch tiết và đảm bảo chắc chắn là thông suốt [47].
• Thông khí một phổi với PEEP từ 5 - 10 cmH2O. PEEP làm tăng thể
tích cặn chức năng, cải thiện VA/Qc ở phổi dưới, tuy nhiên cũng làm thay đổi
phân phối máu ở phổi phía trên (phổi không được thông khí) vì thế có thể
gây tăng shunt ở phổi này. Hiệu quả của PEEP đối với PaO2 không ổn định,
có thể theo chiều hướng tích cực hoặc ngược lại, vì vậy sử dụng PEEP chỉ nên
đặt ra nếu xét nghiệm khí máu được theo dõi thường xuyên [14],[47].
• CPAP (Continous positive airway pressure- Áp lực dương liên tục
trong đường thở) có thể được áp dụng đối với phổi không được thông khí với
một áp lực từ 2 - 5 cmH2O. Tình trạng phồng phổi nhẹ do kỹ thuật này cũng
được phẫu thuật viên chấp nhận (Benumof J.L- 1985, Capan L. J, Millers-
1987). Đây là kỹ thuật có thể sử dụng phối hợp với thở PEEP đối với phổi ở
phía dưới [14],[47].
• Bơm oxy 100% có thể áp dụng đối với phổi không được thông khí, sau
đó kẹp lại ống thông khí của phổi đó. Bằng cách này một bộ phần phổi xẹp
được huy động. Lặp lại như vậy sau mỗi 10 – 20 phút nếu cần thiết [47].
• Trong trường hợp giảm oxy máu kéo dài mà không thể khắc phục
được bằng các biện pháp trên hoặc sự giảm oxy đột ngột phẫu thuật viên có
thể làm giảm tối đa shunt bằng cách đè hoặc kẹp động mạch phổi của phổi
phẫu thuật hoặc của bất kỳ một thuỳ phổi nào của phổi phẫu thuật tạm thời
trong mổ. Phổi phẫu thuật cần phải được thông khí lại với oxy 100% sau đó
có thể được làm xẹp trở lại. Thông khí hai phổi ngắt quãng có thể duy trì nồng
độ oxy thích hợp cho đến khi kết thúc phẫu thuật [14],[47].
• Gây mê cân bằng toàn thân để đạt và duy trì được độ mê sâu nhất định
trong khi tiến hành các kỹ thuật để cải thiện tình trạng oxy và thông khí [47].
1.5. XÉT NGHIỆM KHÍ MÁU
Xét nghiệm khí máu được thực hiện cách đây khoảng 50 năm. Sau khi
Clark, Stow và cộng sự phát minh ra điện cực đo PO2, sau đó là PCO2 và pH
[6],[9],[37].
Đo các thành phần khí trong máu là đo áp suất riêng phần của O2, CO2
và đo pH bằng những điện cực đặc hiệu. Trên cơ sở 3 thông số này máy cho
ra các thông số khác dùng để đánh giá tình trạng toan - kiềm, chức năng trao
đổi khí của phổi, chức năng của hồng cầu [6],[37].
Từ đó tới nay, nhiều thế hệ máy đã ra đời nhưng vẫn dựa trên những
nguyên tắc chính sau đây:
- Đo các thông số trực tiếp: pH, PO2, PCO2 dựa theo nguyên lý điện cực
chọn lọc (ISE- Ion Selectives Electrodes). Các điện cực này cảm nhận chọn
lọc các nguyên tố có trong huyết tương và do đó kết quả là giá trị của các
thông số trong huyết tương.
- Đo các thông số gián tiếp bằng tính toán:
* Đậm độ bicarbonat ( Bicarbonat concentration - cHCO3-)
Là lượng bicarbonat có trong huyết tương của máu toàn phần.
Bicarbonat là thành phần chuyển hoá của thăng bằng toan kiềm, là thành phần
của hệ thống đệm quan trọng và là chỉ số để đánh giá rối loạn chuyển hoá
toan kiềm. Đậm độ bicarbonat được tính từ các chỉ số đo được của pH và
PCO2 trong máu toàn phần theo phương trình Henderson-
Hasselbalch[6],[9],[37].
Giá trị bình thường: 22 – 26 mmol/l.
* Kiềm dư ( Base Exess-BE ):
Là hiệu số giữa base đệm của bệnh nhân và base đệm bình thường.
Giá trị bình thường: 0 ± 2
* Độ bão hoà oxy hemoglobin (oxygen saturation - SaO2):
Là tỷ lệ phần trăm hemoglobin có gắn O2 trong máu động mạch với
lượng hemoglobin có khả năng gắn O2 [6,37]
SaO2= 2
2
O Hb
O Hb + HHb
x 100%.
Bình thường: 95- 100%.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các bệnh nhân u phổi có chỉ định gây mê đặt ống NKQ Carlen cho phẫu
thuật cắt phổi tại khoa Gây mê - Hồi sức, bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng
04/2007 đến tháng 06/2008.
Số lượng gồm 62 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm nghiên cứu ngẫu
nhiên, mỗi nhóm 31 bệnh nhân
- Nhóm I: Điều chỉnh tăng tần số hô hấp (f) và giữ nguyên thể tích khí
lưu thông (Vt) khi thông khí một phổi.
- Nhóm II: Điều chỉnh tăng tần số hô hấp (f) và giảm thể tích khí lưu
thông (Vt) khi thông khí một phổi.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
- Tuổi từ 18 – 70.
- ASA I,II theo phân loại của Hiệp hội Gây mê Hoa kỳ (American
Society of Anesthesiologists).
- Mallampati 1,2.
- Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt phổi cần phân lập phổi, thời
gian thông khí một phổi kéo dài ≥ 60 phút.
- Các bệnh nhân đều được kiểm tra công năng phổi trước khi phẫu thuật:
các chỉ số thông khí trong giới hạn bình thường.
- Các xét nghiệm trong giới hạn bình thường.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các phẫu thuật có thời gian thông khí một phổi < 60 phút.
- Các bệnh nhân có bệnh lý hô hấp cấp tính hay mạn tính gây ảnh hưởng
đến chức năng hô hấp như viêm phế quản mạn, hen phế quản, giãn phế quản,
khí phế thũng, tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…
- Các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch như tim bẩm sinh, bệnh van tim.
Các bệnh mạch vành có biểu hiện thiếu máu cơ tim trên lâm sàng và điện tâm
đồ. Các bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh tim như block nhĩ thất, yếu nút
xoang, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất…
- Bệnh nhân tăng huyết áp (huyết áp tối đa > 180mmHg) chưa được điều
trị nội khoa cơ bản.
- Các bệnh nhân có bệnh về gan thận đã ảnh hưởng tới chức năng gây
suy gan hoặc suy thận.
- Các phẫu thuật có biến chứng chảy máu nặng phải truyền trên 500ml
máu.
- Các phẫu thuật có tụt huyết áp trung bình > 30% trong thời gian dài,
hoặc huyết áp không nâng lên ổn định được theo yêu cầu, ảnh hưởng tới tỷ lệ
thông khí - tưới máu phổi.
- Có biến chứng nặng sau mổ phải chuyển hồi sức tích cực.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, mô tả, so sánh và tự đối chứng.
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá
2.2.2.1. Các chỉ số về đặc điểm chung của bệnh nhân và phẫu thuật
- Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng.
- Loại hình phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, thời gian thông khí một
phổi.
- Các bất thường trước và trong thông khí một phổi: rối loạn nhịp tim,
co thắt phế quản, tràn khí…
2.2.2.2. Các chỉ số theo dõi
* Các chỉ số về huyết động:
Mạch, huyết áp động mạch trung bình tại các thời điểm:
- T0: Trước thông khí một phổi.
- T15: Sau thông khí một phổi 15 phút.
- T40: Sau thông khí một phổi 40 phút.
- T60: Sau thông khí một phổi 60 phút.
- Tmx: Trước khi kết thúc thông khí một phổi.
* Các chỉ số về hô hấp:
Áp lực CO2 trong khí thở ra (PetCO2), áp lực đỉnh đường thở (Peak), tần
số hô hấp (f), thể tích khí lưu thông (Vt), thể tích thông khí phút (MV) tại 5
thời điểm T0, T15, T40, T60, Tmx.
* SpO2 tại 5 thời điểm kể trên.
* Các thông số khí máu động mạch: pH, PaCO2, PaO2, HCO3-, BE được
ghi nhận tại 3 thời điểm T0, T15, T60.
2.2.3. Một số tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu
* Phân tích khí máu:
B¶ng 2.1. Tiªu chuÈn ph©n lo¹i rèi lo¹n c©n b»ng axit-baz¬
(Nguồn: theo Paul G. Barash (1991), [62])
pH PaCO2
(mmHg)
Bicarbonates
(mmol/L)
Bình thường (BT) 7,35 - 7,45 35 - 45 22 – 26
Cấp ↓↓ ↑↑ ↑∗
Toan hô hấp
Mạn ↓ hoặc BT ↑↑ ↑↑∗∗
Cấp ↑↑ ↓↓ ↓
Kiềm hô hấp
Mạn ↑ hoặc BT ↓↓ ↓↓
Cấp ↓ ↓ ↓↓ Toan
chuyển hoá Mạn ↓↓ ↓↓ ↓↓
Cấp ↑↑ ↑↑ ↑↑ Kiềm
chuyển hóa Mạn ↑↑ ↑↑ ↑↑
∗ Nhiễm toan cấp bicarbonat tăng nhẹ. PaCO2 tăng cấp lên 10 mmHg thì bicarbonat
tăng 1 mmol/l. PaCO2 giảm cấp 10 mmHg tương ứng bicarbonat giảm 2 mmol/l.
∗∗ Nhiễm toan mạn (> 24giờ) bicarbonat tăng mạnh. PaCO2 tăng 10 mmHg tương
ứng bicarbonat tăng 3 mmol/l. PaCO2 giảm 10 mmHg tương ứng bicarbonat giảm 5
mmol/l.
* Đánh giá mức độ nhiễm toan và kiềm hô hấp:
Hình 2.1: Biểu đồ pH, HCO3-và PCO2 của Davenport
(Nguồn: theo Vivien B. (1995), [96])
§iÓm A: C©n b»ng acid - base huyÕt t−¬ng trong giíi h¹n b×nh th−êng.
§iÓm B: t×nh tr¹ng kiÒm h« hÊp mÊt bï.
§iÓm C: t×nh tr¹ng toan h« hÊp mÊt bï.
2.2.4. Phương pháp tiến hành
2.2.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
- Khám bệnh nhân một ngày trước mổ, phát hiện những bất thường liên
quan đến tiền sử bệnh thông qua hỏi bệnh và thăm khám, loại trừ những bệnh
nhân nào không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Giải thích cho bệnh nhân yên tâm về ca mổ, phương pháp gây mê và
phương pháp phẫu thuật.
- Đánh giá thể trạng chung của bệnh nhân và phân loại theo ASA.
- Đánh giá mức độ đặt ống NKQ khó theo Mallampati.
- Đo chiều cao, cân nặng, kiểm tra và bổ sung các xét nghiệm cận lâm
sàng cần thiết.
- Cho bệnh nhân dùng thuốc an thần vào 21h tối trước mổ.
2.2.2.2. Chuẩn bị phương tiện gây mê hồi sức
- Máy gây mê vòng kín Primus-Drager (Đức).
Hình 2.1.: Máy gây mê Primus – Drager
- Monitor trên máy gây mê cung cấp đầy đủ và chính xác các thông số về
hô hấp bao gồm: áp lực đỉnh đường thở (Peak paw), áp lực trung bình đường
thở (Plateau paw), nồng độ % các thành phần khí hít vào, thở ra; áp lực CO2
cuối thì thở ra (PetCO2)
- Monitor Philips - V24CT có chức năng theo dõi điện tim, mạch, các chỉ
số huyết áp, độ bão hòa máu mao mạch SpO2, nhiệt độ (T0).
Hình 2.2.: Máy theo dõi Philips V24CT
- Máy phân tích thành phần khí máu GEM Premier 3000 (Mỹ).
Hình 2.3: Máy phân tích khí máu GEM Premier 3000
- Các phương tiện gây mê hồi sức:
+ Ambu, mask.
+ Đèn soi thanh quản.
+ Ống NKQ Carlen có các cỡ số khác nhau phù hợp yêu cầu về vị trí và
kích thước của khí quản.
Có 4 cỡ số từ 35 - 41, số 35 - 37 thường dùng cho nữ, 39 - 41 dùng cho
nam.
Sau khi chọn cỡ ống, tiến hành kiểm tra độ kín và căng của cuff, bôi trơn
phần đầu ống.
Luồn mandrin vào phía bên nòng ống dài (là nhánh phế quản).
Hình 2.4: Các phương tiện gây mê hồi sức sử dụng trong nghiên cứu
- Các phương tiện cần thiết khác: kim luồn tĩnh mạch, máy hút, dây hút,
sonde dạ dày, săng vô khuẩn, găng,…
- Thuốc gây mê:
+ Hypnovel ống 5mg.
+ Atropin sulphat ống 1/4mg.
+ Thiopental lọ 1g.
+ Fentanyl ống 0,5mg.
+ Tracrium ống 25mg.
+ Servofluran.
- Các loại dịch truyền.
- Các thuốc hồi sức khác.
- Heparin 1lọ.
2.2.2.3. Kỹ thuật tiến hành
* Bước 1:
- Bệnh nhân được đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi bằng kim luồn cỡ
18-20G. Duy trì đường truyền bằng dung dịch Ringer Lactat 8 - 10 ml/kg/giờ.
- Lắp đặt monitor theo dõi các thông số: điện tim(ECG), tần số tim,
huyết áp động mạch tối đa, tối thiểu và huyết áp động mạch trung bình
(HAĐMTB), độ bão hoà oxy máu (SpO2), nhiệt độ (T0), áp lực CO2 cuối thì
thở ra (PetCO2).
- Thở oxy 2-3 lit/phút.
- Tiền mê: Hypnovel 0,1mg/kg
Atropin sulphat 10mcg/kg
- Khởi mê: Fentanyl 3mcg/kg
Thiopental 2% 5mg/kg
Tracrium 0,5mg/kg
Tiến hành thông khí qua mask với O2 100% khi bệnh nhân đã mê và
ngừng thở.
Đặt ống nội khí quản Carlen sau khi tiêm giãn cơ 5 phút và mềm cơ hoàn
toàn.
Tay trái đưa đèn soi thanh quản vào miệng bệnh nhân, tìm tiểu thiệt, ấn
mũi đèn vào gốc cho nắp thanh môn bật lên. Tay phải cầm ống NKQ Carlen,
hướng chiều cong của ống lên trên, cựa gà hướng về phía sau và đưa đầu ống
về trước lỗ thanh môn. Luồn ống NKQ qua lỗ thanh môn. Khi đầu ống NKQ
cùng cựa gà đi qua hai dây thanh âm, xoay ống 900 cùng chiều kim đồng hồ
so với vị trí ban đầu, rút bớt mandrin rồi từ từ khẽ xoay tiếp ống 1800 và đẩy
nhẹ ống cho đến khi thấy vướng, lúc này cựa gà đã tì được vào ngã ba khí-
phế quản.
Bơm hai cuff: 5ml cho cuff khí quản, 2ml cho cuff phế quản, tránh làm
vỡ hoặc phù nề thanh khí quản.
Hình 2.5: Bệnh nhân Nguyễn Văn K. Số BA:2810, được gây mê NKQ có dùng
ống Carlen để phẫu thuật cắt phổi ngày 23/04/2008.
Nối 2 nòng ống NKQ với đoạn chữ Y để thông khí. Kiểm tra vị trí của
ống NKQ. Rì rào phế nang tại hai phổi phải đều nhau. Lần lượt kẹp hai nhánh
bên của chữ Y để kiểm soát thông khí từng phổi. Khi kẹp một nhánh của chữ
Y, rì rào phế nang của phổi cùng bên phải mất trong khi vẫn nghe được rõ ở
phổi đối diện. Chú ý nghe vùng hõm hạ đòn kiểm soát thông khí ở thùy trên
phổi phải.
Kiểm tra vị trí của ống NKQ bằng cách trên đây phải được thực hiện sau
mỗi lần thay đổi tư thế bệnh nhân.
Cố định chắc ống NKQ sau khi đã đánh dấu độ sâu của ống. Luôn giữ
đầu bệnh nhân ở tư thế trung gian, tránh gập hoặc ngửa cổ vì sẽ gây di lệch
đáng kể vị trí của ống NKQ.
- Lắp máy thở Primus, thông khí điều khiển thể tích (VC)
Đặt các thông số máy thở: Vt = 8ml/kg
f = 12lần/phút
FiO2 = 45%
I/E = 1/2
PEEP = 0
Điều chỉnh các thông số máy thở bằng cách tăng hoặc giảm tần số hay
thể tích khí lưu thông dựa vào kết quả khí máu (T0) để duy trì đẳng thán, sao
cho PetCO2 giữ ở mức 30 - 33mmHg trước khi thông khí một phổi.
- Duy trì mê: Servofluran điều chỉnh liều dựa theo nồng độ MAC từ 0,8-
1,3 và dựa theo mạch, huyết áp của BN.
Fentanyl: 0,15 - 0,2 mcg/kg (ngắt quãng 30 phút/lần).
Tracrium: 0,3mg/kg (ngắt quãng 30 – 45 phút/lần).
Đặt sonde dạ dày,sonde tiểu.
Tiến hành các thủ thuật sau khi gây mê đạt ngưỡng phẫu thuật.
* Kỹ thuật lấy máu động mạch làm xét nghiệm khí máu:
+ Bệnh nhân ở tư thế nằm, tay vuông góc với thân, bàn tay ngửa để nổi
rõ động mạch quay (để một cuộn băng dưới cổ tay)
+ Sát trùng rộng vùng định lấy máu. Thường lấy máu ở động mạch quay,
trên nếp gấp cổ tay từ 1 - 2cm, nơi nào sờ rõ động mạch quay nhất.
+ Trải săng có lỗ.
+ Thầy thuốc phải đảm bảo vô trùng.
+ Cách lấy máu: Lấy ngón trỏ và ngón giữa tay trái đè nhẹ lên động
mạch quay. Tay phải cầm kim chọc nghiêng góc 450 so với mặt phẳng nằm
ngang, hướng mũi kim lên trên. Điểm chọc kim giữa hai ngón ngay trên động
mạch chỗ nẩy rõ nhất. Khi vào đến động mạch, máu đẩy nhẹ pitton của bơm
tiêm lên, lấy khoảng 0,3 ml; rút kim, dùng pince bẻ gập ngay kim tiêm không
để khí vào, đậy nắp. Người phụ ấn bông khô vô trùng vào vết chọc giữ 2-5
phút để tránh chảy máu và tụ máu.
Máu lấy xong phải đạt các tiêu chuẩn: không đông, không đứt đoạn,
không có bóng khí, màu máu đỏ tươi và được xét nghiệm ngay sau khi lấy
trong vòng 15 phút.
Xét nghiệm được làm trên máy phân tích thành phần khí máu GEM
Premier 3000 (USA) tại khoa Sinh hóa- Bệnh viện TWQĐ 108.
*Bước 2: Điều chỉnh thông khí khi thông khí một phổi
Điều chỉnh máy thở theo từng nhóm nghiên cứu:
+ Nhóm 1: Nhóm điều chỉnh tăng tần số hô hấp (f) và giữ nguyên thể
tích khí lưu thông (Vt) khi thông khí một phổi.
Khi thông khí một phổi, nếu PetCO2 tăng cao trên mức bình thường
(PetCO2 ≥ 35mmHg) tiến hành tăng thể tích thông khí phút bằng cách:tăng
dần tần số hô hấp từng phút một, mỗi lần một nhịp và giữ nguyên thể tích khí
lưu thông (Vt). Sau mỗi phút nếu thấy PetCO2 vẫn tăng tiến hành tăng thêm
một nhịp nữa, cứ thế lần lượt từng nhịp một dựa trên giá trị PetCO2 và kết quả
khí máu. Dừng tăng thông khí khi thấy giá trị PetCO2 chững lại hoặc PaCO2 ≤
45 mmHg. Tần số (f) tối đa không vượt quá 25 lần/phút vì trên ngưỡng này
khoảng chết huy động rất lớn nên ít có giá trị đào thải CO2. Để tránh tổn
thương phổi nên giới hạn tối đa áp lực đỉnh đường thở (PEAK) ≤ 35 cmH2O.
+ Nhóm 2: Nhóm điều chỉnh tăng tần số hô hấp (f) và giảm thể tích khí
lưu thông (Vt) khi thông khí một phổi.
Khi thông khí một phổi, nếu PetCO2 tăng cao hơn mức bình thường
(PetCO2 ≥ 35mmHg) tiến hành tăng thể tích thông khí phút bằng cách: tăng
dần tần số hô hấp từng phút một, mỗi lần một nhịp và xen kẽ giảm dần thể
tích khí lưu thông (Vt), mỗi lần 1ml/kg (tối thiểu 5ml/kg). Sau khi tăng f lên
một nhịp nếu PetCO2 hoặc PaCO2 vẫn cao tiến hành tăng thêm một nhịp nữa,
cứ thế lần lượt từng nhịp một dựa trên giá trị PetCO2 và kết quả khí máu.
Dừng tăng f khi thấy giá trị PetCO2 chững lại hoặc PaCO2≤ 45 mmHg. Cũng
như nhóm trên f không vượt quá 25 lần/phút và giới hạn áp lực đỉnh đường
thở (PEAK) ≤ 35 cmH2O.
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
- Quản lý cơ sở dữ liệu bằng phần mềm Access 2003.
- Xử lý, phân tích dữ liệu bằng phần mềm Stata 8.2.
- Các số liệu thống kê được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch
chuẩn ( X ± SD), tỷ lệ phần trăm (%).
- So sánh các giá trị trung bình bằng T- test.
- So sánh các giá trị % bằng test Pearson chi-squared.
Ngưỡng có ý nghĩa thống kê được chọn với độ tin cậy 95%, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN
CỨU
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, cân nặng, chiều cao của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
Bảng 3.1. Tuổi bệnh nhân nghiên cứu
Tuổi
Nhóm
X ± SD Min – Max
Nhóm I (n= 31) 48,61 ± 14,98 18 – 70
Nhóm II (n= 31) 51,42 ± 10,91 28 – 70
Tổng (n= 62) 50,02 ± 13,07 18 – 70
Nhận xét:
Sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
Bảng 3.2. Giới bệnh nhân nghiên cứu
Giới
Nhóm
Nam (%) Nữ (%)
7 (22,58) Nhóm I (n=31) 24 (77,42)
9 (29,03) Nhóm II (n=31) 22 (70,97)
16 (25,81) Tổng (n= 62) 46 (74,19)
Nhận xét:
Sự khác biệt về tỷ lệ nam/nữ giữa hai nhóm nghiên cứu không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
22.58 29.03
77.42 70.97
0
100
Nhóm I Nhóm II
T
û
lÖ
%
n
am
/n
÷
N÷ Nam
Hình 3.1 : Biểu đồ tỷ lệ nam/ nữ của hai nhóm nghiên cứu
Bảng 3.3. Cân nặng , chiều cao trung bình của hai nhóm nghiên cứu
:
Thông số
Nhóm
Cân nặng
(kg)
Chiều cao
(cm)
So sánh
hai nhóm
X ± SD 56,58 ± 6,96 163,41 ± 4,58 Nhóm I
(n=31) Min- Max 41 – 71 153 – 172
p > 0,05
X ± SD 54,80 ± 6,67 160,67 ± 7,32 Nhóm II
(n=31) Min- Max 41 – 72 142 – 171
P > 0,05
Nhận xét:
Sự khác biệt về cân nặng và chiều cao không có ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
3.1.2. Đặc điểm về phẫu thuật
Bảng 3.4. Loại hình phẫu thuật
Thông số
Nhóm Cắt toàn bộ phổi Cắt thuỳ phổi
So sánh
hai nhóm
SL 0 31 Nhóm I
(n=31) % 0 100
p > 0,05
SL 3 28 Nhóm II
(n=31) % 9,68 90,32
p > 0,05
SL 3 59 Tổng
(n=62) % 4,83 95,17
Nhận xét:
- Phẫu thuật cắt thuỳ phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 95,17%, phẫu thuật cắt
toàn bộ phổi là 4,83%.
- Loại hình phẫu thuật giữa hai nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).
Bảng 3.5. Thời gian phẫu thuật và thời gian thông khí một phổi
Thông số
Nhóm
Thời gian
PT (phút)
Thời gian
TKMP(phút)
So sánh
hai nhóm
X ± SD 157,74 ± 39,23 97,25 ± 32,29 Nhóm I
(n=31) Min- Max 90 - 270 65 -150
p > 0,05
X ± SD 158,06 ± 26,60 104,03 ± 19,97 Nhóm II
(n=31) Min- Max 120 - 210 65 -155
P > 0,05
X ± SD 157,90 ± 33,24 100,64 ± 26,85 TB chung
cả hai
nhóm Min- Max 90 -270 65 – 155
Nhận xét:
Thời gian phẫu thuật trung bình và thời gian TKMP giữa hai nhóm
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.2. BIẾN ĐỔI HUYẾT ĐỘNG TRƯỚC VÀ TRONG TKMP
Bảng 3.6. Thay đổi tần số mạch trước và trong TKMP (lần/phút)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx
Nhóm I
(n=31)
83,61 ± 9,98 92,35± 9,47* 86,7 ± 11,02 86,38 ±10,33 82,67 ± 6,64
Nhóm II
(n=31)
81,22± 10,66 94,32± 10,9* 91,52± 10,5* 91,58±14,3* 86,35±9,23*
So sánh
hai nhóm
p > 0,05 P > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét:
- Nhóm I: Tần số tim ở thời điểm T15 tăng so với thời điểm T0 có ý
nghĩa thống kê (p<0,01). Các thời điểm T40, T60 và Tmx không có sự khác biệt
so với thời điểm T0 có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
- Nhóm II: Tần số tim ở các thời điểm trong TKMP so với thời điểm
trước TKMP (T0) đều tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tần số tim giữa hai
nhóm ở các thời điểm tương ứng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05).
83.61
92.35
86.7 86.38
82.67
86.35
91.5891.52
94.32
81.22
70
80
90
100
110
120
T0 T15 T40 T60 Tmx
Thời gian
N
hị
p
tim
(l
/p
h)
Nhóm I Nhóm II
Hình 3.2: Biểu đồ thay đổi nhịp tim trước và trong TKMP
Bảng 3.7. Thay đổi huyết áp trung bình trước và trong TKMP (mmHg)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx
Nhóm I 89,03± 10,29 85,32± 9,86* 71,94± 7,23* 71,68± 8,34* 84,42±6,50*
Nhóm II 87,67± 8,79 87,77 ±10,92 74,55± 9,68* 72,93 ±8,38* 85,29± 6,45*
So sánh
hai nhóm
P > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét:
- Huyết áp trung bình của nhóm I ở các thời điểm trong TKMP đều
giảm so với thời điểm T0 có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
- Huyết áp trung bình của nhóm II ở các thời điểm T40, T60, Tmx trong
TKMP đều giảm so với thời điểm T0 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Huyết áp trung bình giữa hai nhóm ở các thời điểm tương ứng không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
89.03 85.32
71.94 71.68
84.4285.29
72.9374.55
87.7787.67
60
80
100
T0 T15 T40 T60 Tmx
Thời gian
H
uy
ết
á
p
tr
un
g
bì
nh
(m
m
H
g)
Nhóm I Nhóm II
Hình 3.3 : Biểu đồ thay đổi huyết áp trung bình trước và trong thông khí
một phổi của hai nhóm nghiên cứu
3.3. THAY ĐỔI HÔ HẤP TRƯỚC VÀ TRONG TKMP
Bảng 3.8.Thay đổi áp lực đỉnh đường thở trước và trong TKMP (cmH2O)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx
Nhóm I 15,03± 2,24 32,19 ±2,85* 33,16 ±2,81* 33,42± 2,98* 32,55± 2,90*
Nhóm II 15,06 ± 1,50 25,94 ±3,61* 26,71± 2,71* 25,55± 2,64* 25,90 ±3,02*
So sánh
hai nhóm
p > 0,05 p < 0,05 p < 0,05 p< 0,05 P < 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét:
- Áp lực đỉnh đường thở ở các thời điểm trong TKMP đều tăng so với
trước TKMP có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm (p < 0,05).
- Áp lực đỉnh đường thở ở các thời điểm trong TKMP của nhóm I đều
cao hơn nhóm II có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
10
20
30
40
To T15 T40 T60 Tmx
Thời gian
Á
p
lự
c
đ
ư
ờ
ng
th
ở
(c
m
H
2O
)
Nhóm I Nhóm II
Hình 3.4: Biến đổi áp lực đường thở trước và trong thông khí một phổi
của hai nhóm nghiên cứu
Bảng 3.9 Thay đổi thể tích thông khí phút (MV)(lít/phút)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx
Nhóm I 5,45 ± 0,65 6,07±0,68 * 6,11±0,65 * 5,64 ± 0,83 5,66±0,83
Nhóm II 5,31 ± 0,63 5,39 ± 0,59 5,35 ± 0,57 5,12 ± 0,41 5,07 ±0,38
So sánh
hai nhóm
p > 0,05 p 0,05 p > 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét:
- Thông khí phút nhóm I ở các thời điểm T15, T40 tăng so với thời điểm
T0 có ý nghĩa thống kê (p <0,01).
- Thông khí phút nhóm II ở các thời điểm trong TKMP so với thời điểm
T0 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
- Thông khí phút nhóm I ở các thời điểm T15, T40 trong TKMP cao hơn
nhóm II có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
0
2
4
6
8
Th
ể
tíc
h
th
ôn
g
kh
í p
hú
t (
l)
5.31
6.07
5.39
6.11
5.35 5.64 5.12
5.665.45
5.07
T0 T15 T40 T60 Tmx
Thời gian
Hình 3.5: Biểu đồ thay đổi thể tích thông khí phút của hai nhóm nghiên cứu
trước và trong thông khí một phổi
Bảng 3.10. Thay đổi tần số hô hấp trước và trong TKMP (ck/phút)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx
Nhóm I 12 14,23±0,56* 15,65± 0,61* 17,03±0,48* 17,23±0,56*
Nhóm II 12 15,07±0,51* 16,58±0,56* 18,07±0,57* 18,13± 0,43*
So sánh
hai nhóm p <0,05 p < 0,05 p < 0,05 p < 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét:
- Tần số hô hấp ở các thời điểm trong TKMP đều tăng so với trước TKMP ở
cả hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
- Tần số hô hấp nhóm II ở các thời điểm trong TKMP đều cao hơn so với
nhóm I có ý nghĩa thông kê (p < 0,05).
10
12
14
16
18
20
To T15 T40 T60 Tmx
Thời gian
Tầ
n
số
h
ô
h
ấp
(l
ần
/p
h)
Nhóm I Nhóm II
Hình 3.6. Thay đổi tần số hô hấp (f) trước và trong thông khí một phổi
Bảng 3.11. Thay đổi thể tích khí lưu thông (Vt) trước và trong TKMP (ml)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx
Nhóm I 452,6 ±55,3 452,6 ±55,3 452,6 ±55,3 452,6 ±55,3 452,6 ±55,3
Nhóm II 439,4±53,5 404,5±48,3* 374,5±41,8* 338,4±29,1* 328,4± 24,8*
So sánh
hai nhóm p > 0,05 p <0,05 p < 0,05 p < 0,05 p < 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét:
- Nhóm II thể tích khí lưu thông tại các thời điểm trong TKMP đều giảm so
với trước TKMP có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Thể tích khí lưu thông nhóm II tại các thời điểm trong TKMP đều giảm so
với nhóm I có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
300
350
400
450
500
To T15 T40 T60 Tmx
Thời gian
Th
ể
tíc
h
kh
í l
ư
u
th
ôn
g
(m
l)
Nhóm I Nhóm II
Hình 3.7. Thay đổi thể tích khí lưu thông trước và trong thông khí một phổi
Bảng 3.12. Thay đổi PetCO2 trước và trong TKMP (mmHg)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx
Nhóm I 30,58 ± 1,48 31,61 ± 2,70 33,29± 1,46* 29,96± 1,52 30,19±1,42
Nhóm II 30,64 ± 1,70 31,96 ± 3,42 32,96 ±2,56* 30,90 ±1,68 30,58 ± 1,36
So sánh
hai nhóm
p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét:
- Cả 2 nhóm PetCO2 ở thời điểm T40 tăng so với thời điểm T0 có ý
nghĩa thống kê (p<0,01). Ở các thời điểm T15, T60, Tmx không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
- PetCO2 giữa hai nhóm ở các thời điểm tương ứng khác nhau không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
30.1929.96
33.29
31.61
30.58
30.64
31.96
32.96
30.9 30.58
25
30
35
40
T0 T15 T40 T60 Tmx
Thời gian
Pe
tC
O
2
(m
m
H
g)
Nhóm I Nhóm II
Hình 3.8: Biến đổi PetCO2 của hai nhóm nghiên cứu trước và trong
thông khí một phổi
3.4. THAY ĐỔI KHÍ MÁU VÀ SpO2 TRƯỚC VÀ TRONG TKMP
Bảng 3.13. Thay đổi pH trước và trong thông khí một phổi
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T60
Nhóm I 7,41 ± 0,02 7,36 ± 0,04* 7,40 ± 0,03
Nhóm II 7,42 ± 0,03 7,38 ± 0,03* 7,40 ± 0,02*
So sánh hai nhóm p > 0,05 p 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét:
- pH của cả hai nhóm ở thời điểm T15 trong TKMP giảm so với trước
TKMP có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
- pH giữa hai nhóm ở các thời điểm tương ứng khác nhau không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nhóm I Nhóm II
7.41
7.3
7.4
7.5
pH
m
áu
7.42
7.4 7.4
7.38
7.36
T0 T15 T60
Thêi gian
Hình 3.9:Biểu đồ thay đổi pH trước và trong TKMP
Bảng 3.14.. Thay đổi PaCO2 trước và trong TKMP (mmHg)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T60
Nhóm I 37,0 ± 3,38 43,71 ± 4,44* 38,87 ± 2,46*
Nhóm II 37,22 ± 4,16 41,41 ± 4,72* 39,03 ± 3,11*
So sánh hai nhóm p > 0,05 p > 0,05 P > 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét:
- PaCO2 của cả hai nhóm ở các thời điểm trong TKMP đều tăng so với
trước TKMP có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
- PaCO2 giữa hai nhóm ở các thời điểm tương ứng khác nhau không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
37.22
43.71
35
37
39
41
43
45
Pa
C
O
2
(m
m
H
g)
41.41
38.87 39.03
37
T0 T15 T60
Thời gian
Hình 3.10: Biểu đồ thay đổi PaCO2 của hai nhóm nghiên cứu trước và trong
thông khí một phổi
Bảng 3.15. Thay đổi PaO2 trước và trong TKMP (mmHg)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T60
Nhóm I 179,10 ± 14,87 184,67 ± 15,24 195,19 ± 30,75
Nhóm II 176,48 ± 34,15 184,64 ± 10,48 193,51 ± 29,56
So sánh hai nhóm p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05
Nhận xét:
Cả 2 nhóm PaO2 ở các thời điểm trước và trong TKMP không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.16. Thay đổi nồng độ HCO3- trước và trong TKMP (mmol/L)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T60
Nhóm I 22,63 ± 0,83 24,53 ± 1,08* 22,94 ± 0,70*
Nhóm II 22,63 ± 0,69 23,86 ± 0,92* 23,02 ± 0,75*
So sánh hai nhóm p > 0,05 p 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét:
- Nồng độ HCO3- của cả hai nhóm ở các thời điểm trong TKMP đều
tăng so với trước TKMP có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
- Nồng độ HCO3- của nhóm I ở thời điểm T15 lớn hơn nhóm II có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01).
22
23
24
25
26
N
ồn
g
độ
H
C
O
3-
m
áu
(m
m
ol
/l)
22.63
24.53
23.86
22.94 23.02
22.63
T0 T15 T60
Thời gian
Hình 3.11: Biến đổi nồng độ HCO3- trước và trong TKMP
của hai nhóm nghiên cứu
Bảng 3.17. Thay đổi BE trước và trong TKMP (mmol/L)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T60
Nhóm I 1,36 ± 0,46 - 0,58 ± 1,27* 0,64 ± 1,18*
Nhóm II 1,20 ± 0,62 - 0,52 ± 1,46* 0,61 ± 1,09*
So sánh
hai nhóm P > 0,05 p > 0,05 p > 0,05
Nhận xét:
- BE ở các thời điểm trong TKMP đều giảm so với trước TKMP ở cả hai
nhóm có ý nghĩa thống kê (p <0,01).
- BE giữa hai nhóm ở các thời điểm tương ứng khác nhau không có ý nghĩa
thống kê (p <0,01).
Bảng 3.18. Thay đổi SpO2 trước và trong TKMP (%)
Thông khí một phổi Thời điểm
Nhóm
T0
( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx
Nhóm I 99,54 ± 0,89 99,45 ± 0,99 99,54 ± 0,85 98,74± 1,75* 99,06 ± 2,25
Nhóm II 99,58 ± 0,56 98,93± 1,15* 99,38 ± 0,71 99,64 ± 0,71 99,87 ± 1,56
So sánh
hai nhóm P > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 p < 0,01
p > 0,05
(*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To.
Nhận xét: Độ bão hòa oxy mao mạch tương đối ổn định và nằm trong
giới hạn bình thường trước và trong thông khí một phổi. Một vài thời điểm
sau TKMP SpO2 thấp hơn so với trước thông khí một phổi có ý nghĩa thống
kê (p <0,01).
95
96
97
98
99
100
To T15 T40 T60 Tmx
Thời gian
Sp
O
2
(%
)
Nhóm I Nhóm II
Hình 3.12. Biến đổi SpO2 của hai nhóm trước và trong
thông khí một phổi
3.5. CÁC BIẾN CHỨNG TRƯỚC VÀ TRONG TKMP
Bảng 3.19: Các biến chứng trước và trong thông khí một phổi
Nhóm
Các biến chứng Số lượng Tỷ lệ %
Co thắt phế quản 1 1,61
Chấn thương khí - phế quản 0 0
8,06 Rối loạn nhịp tim 5
0 Tràn máu, khí màng phổi - trung thất 0
1,61 Tràn khí dưới da 1
Nhận xét:
Biến chứng gặp nhiều nhất là rối loạn nhịp tim: 8,06%, các biến chứng
co thắt phế quản, tràn khí dưới da gặp tỷ lệ 1,61%. Không gặp trường hợp nào
chấn thương khí phế quản và tràn máu, tràn khí màng phổi- trung thất.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. BÀN VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
Cùng với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, trang thiết bị và phương
tiện hiện đại, kỹ thuật thông khí một phổi với ống Carlen trong gây mê cho
phẫu thuật lồng ngực ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Với nghiên cứu bước đầu trên 62 trường hợp phẫu thuật cắt phổi có chỉ
định gây mê đặt ống NKQ Carlen tại khoa Gây mê Hồi sức- Bệnh viện
TWQĐ 108. Để có kết quả tương đối thống nhất trong nghiên cứu, chúng tôi
chỉ lựa chọn những bệnh nhân ASA I, II và Mallampati 1,2, không có bệnh lý
mạn tính về tim mạch và hô hấp. Tuổi từ 18- 70, tuổi trung bình 50,2 ± 13,07.
Cân nặng trung binh 55,69 ± 6,82 kg và chiều cao trung bình 162,04 ±
6,21cm. Trong đó tỷ lệ nam nhiều hơn nữ: 46 nam (74,19%), 16 nữ (25,81%).
Theo Đặng Ngọc Hùng [7], các khối u phổi gặp nhiều ở nam hơn ở nữ, hay
gặp nhất ở độ tuổi 50 -60 tuổi. Nghiên cứu của Senturk M [74] trên 90 bệnh
nhân phẫu thuật phổi, tỷ lệ nam chiếm 77% (70 bệnh nhân) và nữ chiếm 23%
(20bệnh nhân) với độ tuổi trung bình 68 ± 6,9; ông gặp trên 50% bệnh nhân là
ASA III, IV.
Khi so sánh đặc điểm của bệnh nhân về giới, tuổi, cân nặng, chiều cao
giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê.Điều này giúp cho
nghiên cứu dễ dàng đánh giá cũng như so sánh những biến đổi sinh lý về tuần
hoàn, hô hấp khi thông khí một phổi giữa hai nhóm bệnh nhân.
4.2. CAN THIỆP PHẪU THUẬT
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 3.4 cho thấy phần lớn là cắt thuỳ
phổi chiếm 95,17% còn lại 4,83% là cắt phổi hoàn toàn. So với nghiên cứu
của tác giả Shilling T.và cộng sự [76] trên 80 trường hợp phẫu thuật cắt phổi
thì cắt thuỳ phổi chiếm 88,1%, cắt phổi hoàn toàn là 6%, còn lại là sinh thiết
phổi.
Trong nghiên cứu của Benumof T.L [21] thời gian phẫu thuật trung bình
là 192,80 ± 10,8 phút so với thời gian phẫu thuật trung bình trong nghiên cứu
của chúng tôi là 157,90 ± 33,24 phút, tuy nhiên nghiên cứu của ông tiến hành
hô hấp một phổi cho phẫu thuật lồng ngực có 8 trường hợp ung thư phế quản
trái và hai trường hợp phổi biệt lập trái so với can thiệp phẫu thuật nhiều phức
tạp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Theo tác giả Klein U và Knebel F
[49] trong nghiên cứu về phẫu thuật lồng ngực tiêu đề “Connector for double
–lumen tubes in thoracic sugery intervention”, Anasthesiol Intensivmed
Notfallmed Schmerzther 2003 Nov, thì thời gian phẫu thuật trung bình là 150
phút, tương đương trong nghiên cứu của chúng tôi. Theo Chang SH [27] thời
gian phẫu thuật cắt phổi trong nghiên cứu của ông là 70 - 240 phút (trung bình
145 phút), như vậy thời gian phẫu thuật trung bình trong nghiên cứu của
chúng tôi là tương đối tương đồng với các nghiên cứu kể trên cho phẫu thuật
cắt phổi và lồng ngực.
Thời gian phẫu thuật kéo dài đồng nghĩa với tăng yếu tố nguy cơ trong
quá trình thông khí một phổi, thời gian phẫu thuật lâu nhất trong nghiên cứu
của chúng tôi là 270 phút, nhanh nhất là 90 phút, thời gian trung bình là
157,90 ± 33,24, đa số trường hợp phẫu thuật trong khoảng 3 giờ.
Kỹ thuật thông khí một phổi với ống NKQ Carlen đã đáp ứng được các
trường hợp phẫu thuật với thời gian phẫu thuật kể trên.
4.3. THỜI GIAN THÔNG KHÍ MỘT PHỔI
Trong nghiên cứu chúng tôi lựa chọn phẫu thuật có thời gian thông khí
một phổi trên 60 phút, trung bình 164 ± 26,85. Thời gian thông khí một phổi
của chúng tôi ngắn hơn nghiên cứu của tác giả Thomas J. Gal [82] với thời
gian thông khí một phổi trung bình là 221,9 ± 10,2 phút. Đa số bệnh nhân
trong nghiên cứu của ông có tiền sử bệnh lý về phổi chiếm 75,5%; trong đó
ho ra máu chiếm ưu thế hơn (27,7%), sau đó là lao phổi và nấm phổi.
Theo nghiên cứu của Peter Slinger và cộng sự [65], thì thời gian thông
khí một phổi là 83,2 ± 21,4 phút, tương đương trong nghiên cứu của chúng
tôi. Thời gian thông khí một phổi lâu nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là
155 phút. Giữa hai nhóm nghiên cứu thời gian thông khí một phổi khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Thời gian thông khí một phổi kéo dài
thì những biến loạn về hô hấp và tuần hoàn cũng tăng lên và gây rối loạn cân
bằng acid – base, biểu hiện trên SpO2 hoặc trên khí máu động mạch.
Trong hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu phân tích kết quả khí máu thấy
chủ yếu biến đổi theo xu hướng toan hô hấp đơn thuần. Chúng tôi không gặp
trường hợp nào xuất hiện toan chuyển hóa hay toan kết hợp. pH, PaCO2 và
HCO3- vẫn nằm trong giới hạn bình thường.Có lẽ do chúng tôi đã điều chỉnh
thông khí trên tất cả các bệnh nhân nghiên cứu và xét nghiệm khí máu lấy
trong vòng 60 phút sau thông khí một phổi.
Sự biến đổi về huyết động ít liên quan tới thời gian thông khí một phổi
kéo dài hay ngắn. Theo kết quả nghiên cứu bảng 3.6 và 3.7, chúng tôi thấy
huyết động ít bị ảnh hưởng vì thời gian thông khí một phổi, nhận định này
cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Cohen E và một số tác giả khác
[30],[32],[50],[71]. Nếu có thay đổi có lẽ liên quan nhiều đến nguyên nhân
thiếu khối lượng tuần hoàn do không bù đủ dịch và mất máu trong quá trình
phẫu thuật.
4.4. BÀN VỀ PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT
Trong phẫu thuật cắt phổi, phổi bên phẫu thuật cần được định kỳ làm
xẹp để kiểm tra sự rò rỉ khí, tạo phẫu trường rộng thoáng cho phẫu thuật viên
thao tác dễ dàng mà không làm gián đoạn thông khí đối với phổi không phẫu
thuật[15],[46].
Năm 1935, Magil đã đưa ra ống chẹn phế quản – Bronchial Blocker
(BB) cho phép thông khí phổi từng phần. Năm 1950, Carlen đã đưa ra ống
NKQ đôi (double- lumen tubes (DLT)) cho phép thông khí riêng biệt từng
bên phổi, có thể chủ động làm xẹp hoàn toàn một bên phổi cần phẫu thuật mà
không làm gián đoạn thông khí phổi bên kia. Hai phổi hoàn toàn độc lập tránh
được máu, mủ từ bên phổi bệnh tràn sang bên phổi lành[46].
Theo đa số các tác giả khi thông khí một phổi có nhiều nguy cơ rối loạn
cơ học, mất cân bằng về sinh lý hô hấp dẫn đến rối loạn trao đổi oxy máu gây
hậu quả thiếu oxy, ảnh hưởng đến huyết động và rối loạn cân bằng acid-
base[2],[14],[38],[39]. Do vậy vấn đề đảm bảo và duy trì trao đổi khí trong
lúc thông khí một phổi là một thách thức đối với người làm gây mê hồi sức.
Gây mê NKQ, hô hấp điều khiển là chỉ định bắt buộc trong phẫu thuật cắt
phổi[2],[14],[46],[47],[53].
Hai nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi với phương pháp
vô cảm này đã thu được kết quả tốt. Không có bệnh nhân nào bị thiếu oxy
máu, SpO2 và PaO2 máu duy trì ổn định trong suốt quá trình thông khí một
phổi (Bảng 3.15 và 3.18). Tình trạng thiếu oxy máu dễ dàng khắc phục bằng
cách điều chỉnh thông khí. Thông khí điều khiển duy trì tương đối hằng định
thể tích thông khí phút, khi cần có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm để duy trì
đẳng thán và áp lực oxy máu. Đồng thời đảm bảo được áp lực đường thở
trong giới hạn an toàn tránh chấn thương phổi do áp lực (barotrauma)
[8],[40],[41],[47].Gây mê NKQ đáp ứng đủ mức độ mê và giảm đau trước bất
cứ yêu cầu nào trong phẫu thuật, không sợ nguy cơ thiếu oxy máu và ưu thán
do nguyên nhân ức chế hô hấp của các loại thuốc mê và giảm đau[8].
Jeanna D. Viola, Edmond Cohen và nhiều tác giả khác đều thống nhất
rằng gây mê thông khí điều khiển dễ dàng khắc phục được thiếu oxy máu và
các tình huống bất thường xảy ra trong quá trình thông khí một
phổi[34],[47],[58],[61].
4.5. BÀN LUẬN VỀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TIM MẠCH VÀ HUYẾT
ĐỘNG
Nhìn vào bảng 3.6 chúng ta thấy nhịp tim ở các thời điểm trong thông
khí một phổi đều tăng so với trước thông khí một phổi có ý nghĩa thống kê
(p<0,01). Trong phẫu thuật, nhịp tim thường rất dễ dàng thay đổi với các đả
kích do gây mê, do phẫu thuật, do mất máu, do tăng áp lực trong lồng ngực
cũng như do tình trạng thiếu oxy máu. Chúng tôi lựa chọn thuốc gây mê
Servoflurane để duy trì mê có nhiều ưu điểm do Servoflurane rất ổn định cho
tim mạch, chính vì vậy sự tăng hay giảm nhịp tim trong nghiên cứu ít liên
quan đến nguyên nhân do thuốc mê gây nên[8],[66].
Khi thông khí một phổi bắt đầu gây ra những biến đổi có ý nghĩa về
huyết động. Shunt có thể tăng từ 20 - 30% đến 50 %, tình trạng thiếu oxy máu
kích thích hệ thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim, tăng co bóp cơ
tim [14],[64]. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định của các tác giả
Cohen E [31], Mc Mullen MC [55], Szegedi LL [81].
Bảng 3.7 cho thấy, huyết áp trung bình giảm khi thông khí một phổi có ý
nghĩa thống kê ở cả hai nhóm (p<0,01). Lee CS, Yang HS và Choi BK [50]
giải thích việc giảm huyết áp trung bình là do tăng áp lực trong lồng ngực dẫn
đến tăng nhịp tim, giảm cung lượng tim. Lưu lượng tim phụ thuộc vào lượng
máu tĩnh mạch trở về, sức co bóp của cơ tim và hậu gánh. Sự giảm lưu lượng
tim trong thông khí một phổi do rất nhiều nguyên nhân: giảm tiền gánh, tăng
hậu gánh, tăng áp lực trong lồng ngực, do tư thế…Một số các nghiên cứu gần
đây đều cho thấy lưu lượng tim giảm 25 - 30% đến 50% so với trước phẫu
thuật. Trong phẫu thuật phổi, lưu lượng tim luôn ở mức thấp hơn so với ban
đầu mặc dù có những kích thích do phẫu thuật[33],[52],[54].Các nghiên cứu
của Garutti I [36], Szegedi LL [78],[81], Lee CS [50], Wilson WC [92],
Benumof JL [20] cũng cho kết quả tương tự.
Sự biến đổi về huyết động chủ yếu phụ thuộc vào áp lực lồng ngực. Theo
David Sanders áp lực lồng ngực tăng 30 - 40% khi thông khí một phổi. Áp lực
làm đầy tim (áp lực nhĩ phải hay áp lực mao mạch phổi) tăng trong quá trình
thông khí một phổi do tăng áp lực trong lồng ngực. Tăng sức cản hệ thống
mạch ngoại vi cũng là nguyên nhân gây giảm lưu lượng tim [8],[33].
Gruchnik KP [38] khi thông khí một phổi trên 32 bệnh nhân ASA III thấy
huyết áp trung bình giảm 23%. Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy huyết
áp trung bình ở các thời điểm trong TKMP đều thấp hơn so với T0 (p<0,01)
nhất là ở thời điểm T40,T60 , ở giai đoạn này can thiệp phẫu thuật phần lớn có
chảy máu, phải can thiệp truyền máu, bù khối lượng tuần hoàn. Ở giai đoạn
Tmx huyết áp trung bình được cải thiện đáng kể.
4.6. BÀN VỀ SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ MÁU VÀ GIÁ TRỊ CỦA OXY
PaCO2 máu động mạch phản ánh tình trạng cân bằng giữa thông khí phế
nang và CO2 sản sinh trong quá trình chuyển hoá. Tăng PaCO2 là dấu hiệu
của giảm thông khí phế nang, giảm PaCO2 phản ánh sự tăng thông khí phế
nang[9],[12].
Kết quả bảng 3.14 thấy rằng nhóm I: PaCO2 tại các thời điểm trong
thông khí một phổi T15 (43,71 ± 4,44); T60 (38,87 ± 2,46) đều tăng hơn so với
trước thông khí một phổi T0 (37,0 ± 3,38). Nhóm II: PaCO2 tại các thời điểm
trong thông khí một phổi T15 (41,41 ± 4,72); T60 (39,03 ± 3,11) cũng đều tăng
so với trước thông khí một phổi T0 (37,22 ± 4,16). Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Kết quả PaCO2 của chúng tôi tại các thời điểm theo dõi
đều ở trong giới hạn bình thường. Sở dĩ như vậy vì tất cả các bệnh nhân đều
thông khí điều khiển, thể tích khí lưu thông và tần số thở được điều chỉnh để
đảm bảo PaCO2 trong giới hạn bình thường (35 - 45mmHg).
Szegedi LL [79] thấy rằng PaCO2 trung bình trong thông khí một phổi là
42 ± 4 mmHg. Nghiên cứu của Jose M. Alonso – Inigo và cộng sự [48] cho
kết quả PaCO2 trung bình tại thời điểm 15 phút trong thông khí một phổi là
46±5. Nghiên cứu của Venkatesh Srinivasa [89] tại thời điểm 10 phút trong
thông khí một phổi là 42 ± 5. Như vậy PaCO2 trong nghiên cứu của chúng tôi
tương đối tương đồng với các nghiên cứu kể trên.
Hậu quả của tăng PaCO2 là kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng
trương lực hệ thần kinh giao cảm gây phản ứng co mạch, tăng công tim, tăng
huyết áp động mạch trung bình nhưng làm giảm sức cản mạch ngoại vi
[4],[9],[10]. Tăng PaCO2 là yếu tố cơ bản dẫn đến sự thay đổi pH, giữa pH và
PaCO2 có mối liên quan theo phương trình Henderson- Hasselbalch:
2
36,1 log
0,03
HCO
pH
PaCO
⎡ ⎤⎢ ⎥⎢ ⎥⎣ ⎦
−
= + ×
PaCO2 tăng càng cao mà thận hoặc các hệ thống đệm không bù trừ kịp
thời thì pH giảm. pH còn bị ảnh hưởng bởi nồng độ các ion dương mạnh và
các ion âm mạnh, lactat và các chất đệm. Vì vậy việc đảm bảo PaCO2 trong
giới hạn bình thường là vô cùng quan trọng, đảm bảo cân bằng nội mô và trao
đổi oxy tổ chức.
Kết quả bảng 3.13 thấy rằng pH tại các thời điểm trong thông khí một
phổi đều giảm so với trước thông khí một phổi (cao nhất là 7,40 ± 0,03 và
thấp nhất là 7,36 ± 0,04), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tuy
nhiên các giá trị đều nằm trong giới hạn bình thường (pH dao động từ 7,35 –
7,45) [6],[9],[17],[61] nên không ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn toan kiềm
trên lâm sàng.
Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.14) thấy PaCO2 tại các thời điểm
trong thông khí một phổi đều tăng so với trước thông khí một phổi nhưng
không ảnh hưởng đến pH. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của
Halina [39] thấy rằng PaCO2 trong thông khí một phổi là 41±5,1 mmHg, pH
là 7,38.
Như vậy việc điều chỉnh thông khí để đảm bảo PaCO2 trong giới hạn
bình thường cũng là liệu pháp ổn định cân bằng acid – base[51],[67].
Do 90% CO2 được vận chuyển dưới dạng HCO3- vì vậy HCO3- phụ
thuộc vào CO2 sản sinh trong quá trình chuyển hoá. HCO3- liên quan với pH
và PaCO2 theo phương trình Henderson – Hasselbalch nên HCO3- phụ thuộc
vào PaCO2 và pH máu.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.16 thấy rằng HCO3- tại các thời điểm trong
thông khí một phổi đều tăng (cao nhất là 24,53 ± 1,08 và thấp nhất là 22,94 ±
0,70) so với trước thông khí một phổi ở cả hai nhóm I và II (p<0,05). Tuy
nhiên các giá trị đều nằm trong giới hạn bình thường.
Bảng 3.17 cho kết quả BE đều trong giới hạn bình thường ở cả hai
nhóm, mặc dù ở các thời điểm trong thông khí một phổi có giảm so với trước
thông khí một phổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Các chỉ số về oxy rất ít thay đổi. PaO2 giữ ổn định trong suốt quá trình
thông khí một phổi và tương tự độ bão hoà oxy mao mạch một vài thời điểm
có giảm nhẹ nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Khi thông khí một
phổi chúng tôi đặt nồng độ oxy trong khí thở vào (FiO2) là 100%, PaO2 trung
bình trong khoảng 176 – 195 mmHg và sự khác biệt giữa hai nhóm không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở cơ thể bình thường, hô hấp khí trời với nồng
độ oxy 21%, áp lực oxy trong máu đạt được khoảng 100mmHg và SpO2 cũng
đạt được giá trị 100%. Tuy vậy chỉ cần PaO2 trên 60 mmHg là SpO2 đã có thể
đạt trên 90%, PaO2 trên 80mmHg là SpO2 đã có thể đạt gần 100% (định luật
Bohr). Chính vì thế SpO2 rất ít thay đổi trừ khi có thiếu oxy máu [4],[5],[8].
Chúng tôi có gặp hai trường hợp giảm SpO2 nhất thời khi kích thích
phẫu thuật co kéo, các trường hợp đó chúng tôi tháo kẹp ống chuyển bóp
bóng bằng tay để thông khí hai phổi thì SpO2 cải thiện nhanh chóng. Sau đó
tiến hành kẹp ống trở lại, hút xẹp phổi để tiếp tục thông khí một phổi. Chính
vì vậy mà trong toàn cuộc mổ và đa số các thời điểm nghiên cứu, thông số
SpO2 không có sự thay đổi đáng kể như trên.
Kết quả cho thấy, mặc dù thông khí một phổi có thể gây ra tình trạng
giảm PaO2 và tăng PaCO2 quá mức trong máu động mạch, nhưng việc tăng
thông khí có kiểm soát với FiO2 100% cộng với việc điều chỉnh các thông sô
hô hấp và kiềm toan trong mổ dựa trên kiểm tra khí máu có thể duy trì ổn
định cân bằng acid- base. Cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi, thấy rằng có
sự biến đổi các chỉ số khí máu tại các thời điểm trong thông khí một phổi so
với trước thông khí một phổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên các giá
trị đều nằm trong giới hạn bình thường.
4.7. BÀN LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH THÔNG KHÍ
Khi thông khí một phổi, phổi đang được phẫu thuật không được thông
khí, toàn bộ dòng máu tới phổi này tự trở thành Shunt phổi. Tại phổi được
thông khí, rối loạn hô hấp có thể xảy ra do phổi bị đè xẹp từ các phía của
trung thất, ổ bụng, bàn mổ, tắc đờm rãi gây ảnh hưởng lớn đến quá trình
thông khí/tưới máu, thay đổi dung tích cặn chức năng, giảm compliance của
phổi và lồng ngực, tăng sức cản đường thở. Tất cả các nguyên nhân trên dẫn
đến nguy cơ thiếu O2 và thừa CO2 tổ chức [14],[22],[29].
Đa số các tác giả đều cho rằng cần điều chỉnh thông khí làm tăng quá
trình trao đổi khí qua màng phế nang mao mạch, cải thiện tình trạng thiếu oxy
máu [2],[33],[42],[47]. Tuy vậy liệu pháp điều chỉnh thông khí đôi khi gây bất
lợi nếu không điều chỉnh thích hợp. Phổi thông khí phải làm việc và căng nở
quá mức có thể gây chấn thương phổi do áp lực (barotrauma), sự di động quá
mức của cơ hoành có thể gây cản trở phẫu thuật [57],[69],[73]. Vì vậy cần
điều chỉnh thông khí như thế nào để đủ cải thiện được tình trạng thiếu oxy,
giữ được an toàn cho bệnh nhân cũng như không gây cản trở cho phẫu thuật
[47],[94].
Jeanna D. Viola và Paul H. Alfille cho rằng cần tiến hành tăng tần số thở
để duy trì thông khí phút khi thông khí một phổi[47],[62]. David Sander [33],
Ungkab [15], Thomas J. Gal [82] cho rằng để tránh chấn thương phổi do áp
lực cần khống chế áp lực đường thở dưới 35cmH2O, nên điều chỉnh tăng tần
số và giảm thể tích khí lưu thông. Tăng thông khí phút bằng cách tăng tần số
thở là rất quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu oxy khi thông khí một
phổi.
Kết quả bảng 3.9 và 3.12 cho thấy trong giai đoạn thông khí một phổi ở
nhóm I khi điều chỉnh để duy trì và tăng thể tích thông khí phút bằng cách
tăng tần số lên 25 - 30% ở phút thứ 15 và phút thứ 40 thì PetCO2 tại các thời
điểm này tăng lên chút ít so với trước thông khí một phổi không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05) nhưng đều trong giới hạn bình thường. Nhóm II chúng tôi
điều chỉnh giảm thể tích khí lưu thông từ 20 - 25 % và duy trì thể tích thông
khí phút bằng cách tăng tần số hô hấp thì PetCO2 tại các thời điểm tương ứng
so với nhóm I sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Theo Venkatesh và cộng sự [89] khi thông khí một phổi trong phẫu thuật
lồng ngực thấy rằng PetCO2 trung bình từ 32 ± 3 đến 35 ± 4 mmHg. Kết quả
PetCO2 trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đương với nghiên cứu trên.
Việc điều chỉnh thông khí với mục đích giữ PetCO2 và PaCO2 trong giới
hạn bình thường. Tuy vậy việc tăng tần số hô hấp là có giới hạn, ở thời điểm
T60 và Tmx mặc dù tiếp tục tăng tần số hô hấp nhưng thể tích thông khí phút
tăng ít và có xu hướng giảm so với trước thông khí một phổi. Tuy nhiên
PetCO2, PaCO2 tại các thời điểm này vẫn ở trong giới hạn bình thường.
Trong thông khí một phổi, khoảng chết tăng lên do giảm tỷ lệ thông khí/
tưới máu phổi, việc tăng tần số làm tăng huy động khoảng chết. Tần số cao
không cải thiện được thông khí phế nang do huy động khoảng chết mà chỉ
đưa đến giảm thông khí phế nang, nên không có hiệu quả cải thiện tình trạng
thiếu oxy máu [25],[60]. Tăng tần số khoảng 30% là có hiệu quả, khi tăng tần
số lên trên 50% không có hiệu quả cải thiện thông khí phế nang.
Nhìn vào bảng 3.8 chúng ta thấy áp lực đỉnh đường thở ở tất cả các thời
điểm trong thông khí một phổi đều tăng so với trước thông khí một phổi ở cả
hai nhóm (p<0,01). Nhóm II áp lực đỉnh đường thở tăng ít hơn so với nhóm I,
tại thời điểm T40 áp lực đường thở tăng lên 26,71 ± 2,71 so với T0 (15,06 ±
1,50) trong khi đó nhóm I T40 (33,16 ± 2,81) so với T0 (15,03 ± 2,24). Nhưng
áp lực đỉnh vẫn nằm trong giới hạn an toàn dưới 35 cmH2O.
Theo nghiên cứu của Huang CC và cộng sự [41] thì áp lực đỉnh đường
thở khi hô hấp một phổi là 29,8 ± 6,3 cmH2O. Trong nghiên cứu của Weng W
[91] với thể tích khí lưu thông là 400 ± 2 ml thì áp lực đỉnh đường thở tăng từ
20 ± 0 cmH2O đến 31 ± 0 cmH2O. Khi thông khí một phổi, Szegedi LL [81]
và Engelman EE [34] nghiên cứu với thể tích khí lưu thông trung bình 524 ±
2 ml, áp lực đỉnh thay đổi từ 23 cmH2O lên 34 ± 0 cmH2O.
Trong nghiên cứu của chúng tôi áp lực đỉnh đường thở khi thông khí một
phổi tăng cao nhất là 33,42 ± 2,98cmH2O. Mặc dù áp lực đỉnh đường thở ở
nhóm I tăng cao khi chúng tôi giữ nguyên thể tích khí lưu thông như ban đầu
nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn (< 35cmH2O). Có lẽ do trong phẫu
thuật, dùng thuốc gây mê và giãn cơ làm dễ dàng hơn thông khí, sự đàn hồi
của lồng ngực cũng như của phổi tăng lên làm hạn chế tăng áp lực đường thở.
Nếu chỉ tăng tần số hô hấp mà không giảm thể tích khí lưu thông, áp lực
đường thở tăng lên đáng kể tuy vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Tăng tần số
hô hấp vừa phải 25 - 30% (15 - 16lần/phút) kết hợp với giảm thể tích khí lưu
thông 5,5 – 6ml/kg gây tăng áp lực đường đỉnh đường thở vừa phải, đồng thời
giữ được PeCO2, PaCO2 và pH máu tương đối ổn định so với trước thông khí
một phổi.
Như vậy có thể tăng tần số hô hấp 25 - 30% và giảm thể tích khí lưu
thông 20 - 25%. Nếu áp lực đỉnh đường thở tăng cao có thể tiếp tục giảm Vt
30% vẫn đảm bảo hiệu quả tốt. Không nên tăng tần số đơn thuần.
4.8. BÀN LUẬN VỀ BIẾN CHỨNG TRƯỚC VÀ TRONG TKMP
Trên 62 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả tương đối khả
quan. Không gặp biến chứng nguy hiểm nào như ngừng tim, chấn thương khí
phế quản. Mặc dù giữ nguyên thể tích khí lưu thông khi thông khí một phổi
nhưng không gặp tràn khí phế mạc, trung thất hay chấn thương phổi do áp
lực. Tỷ lệ gặp rối loạn nhịp tim 8,06 %, chậm nhịp tim < 50 lần/phút gặp 3
bệnh nhân (4,84%) thường đáp ứng tốt khi điều trị bằng Atropin. Hai bệnh
nhân (3,22%) ngoại tâm thu nhĩ xuất hiện sau thông khí một phổi, điều trị
bằng Lidocain. Một trường hợp co thắt phế quản sau khi đặt ống NKQ Carlen,
sau xử trí bệnh nhân ổn định. Một trường hợp tràn khí dưới da mức độ vừa
phải, chỉ khu trú ở xung quanh vết mổ và hấp thu hết sau 2 ngày.
Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, co thắt phế quản thường do tăng
trương lực phó giao cảm, gặp khi gây mê nông, đả kích phẫu thuật. Các rối
loạn này thường dễ dàng khắc phục bằng cách gây mê s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN_VAN_BS_NGO_THI_THANH_HA.pdf