Luận văn Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến Tre

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến Tre: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---  --- NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH Ở TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH Ở TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ TRUNG HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 Lời cảm ơn Đề tài này thực hiện được sự hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, cung cấp nhiều tài liệu quý giá của PGS.TS Lê Trung Hoa và sự góp ý của các Giáo sư - tiến sĩ phản biện và các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ chân tình và quý báu đó. Qua công tác điền dã, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các Sở, Phòng công thương, Sở - Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở - Phòng tài nguyên môi trường...

pdf247 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---  --- NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH Ở TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH Ở TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ TRUNG HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 Lời cảm ơn Đề tài này thực hiện được sự hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, cung cấp nhiều tài liệu quý giá của PGS.TS Lê Trung Hoa và sự góp ý của các Giáo sư - tiến sĩ phản biện và các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ chân tình và quý báu đó. Qua công tác điền dã, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các Sở, Phòng công thương, Sở - Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở - Phòng tài nguyên môi trường, Sở - phòng thống kê, thư viện tỉnh - huyện, Sở - Phòng văn hóa thông tin của tỉnh Bến Tre đã cung cấp những tài liệu quý cho chúng tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng chúng tôi cũng không quên gửi lời cám ơn đến Phòng khoa học công nghệ và sau Đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực hết sức đa dạng, phong phú và cũng rất khó khăn. Vì vậy trong một thời gian ngắn, chúng tôi không thể nào giải quyết hết các vấn đề mà địa danh phản ánh, cùng với kiến thức của người viết có giới hạn cho nên ít nhiều cũng mắc phải những sai sót. Người viết rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. TP.HCM, ngày15 tháng 7 năm 2009 Người thực hiện Nguyễn Thị Kim Phượng MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG TIỂN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Những tiền đề lý luận .................................................................................19 1.1.1. Định nghĩa địa danh ............................................................................19 1.1.2. Phân loại địa danh...............................................................................22 1.1.3. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học và vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học ...........................................................................................30 1.1.4. Vấn đề viết hoa địa danh.....................................................................34 1.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................37 1.2.1. Về địa lý ..............................................................................................37 1.2.2. Về lịch sử ............................................................................................39 1.2.3. Về dân cư ............................................................................................46 1.3. Tiểu kết.......................................................................................................47 Chương 2: PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH, ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT CẤU TẠO VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA DANH 2.1. Các phương thức đặt địa danh....................................................................49 2.1.1. Khái quát về phương thức đặt địa danh ..............................................49 2.1.2. Các phương thức đặt địa danh ở Bến Tre ...........................................52 2.1.2.1 . Phương thức tự tạo .........................................................................52 2.1.2.2. Phương thức chuyển hóa..................................................................62 2.2. Đặc điểm về mặt cấu tạo ............................................................................68 2.2.1. Phân loại địa danh ở Bến Tre..............................................................68 2.2.2. Mô hình cấu trúc của địa danh............................................................71 2.2.3. Vấn đề thành tố chung trong địa danh ở Bến Tre ..............................72 2.2.4. Đặc điểm về mặt cấu tạo của địa danh ở Bến Tre ..............................84 2.2.4.1. Địa danh có cấu tạo đơn...................................................................84 2.2.4.2. Địa danh có cấu tạo phức .................................................................85 2.3. Nguyên nhân biến đổi của địa danh ...........................................................88 2.3.1. Vài nét về đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam Bộ, ngữ âm của tiếng Bến Tre.....................................................................................................88 2.3.2. Nguyên nhân chuyển biến...................................................................91 2.3.2.1. Nguyên nhân bên ngoài ngôn ngữ ...................................................93 2.3.2.2. Nguyên nhân ngôn ngữ ....................................................................96 2.4. Tiểu kết.....................................................................................................101 Chương 3: GIÁ TRỊ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC, ĐẶC DIỂM VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH 3.1. Phản ánh hiện thực ...................................................................................103 3.1.1. Địa danh phản ánh về mặt địa lý tự nhiên ........................................104 3.1.2. Địa danh phản ánh về mặt lịch sử .....................................................105 3.1.3. Địa danh phản ánh về mặt kinh tế xã hội..........................................109 3.1.4. Địa danh phản ánh về mặt văn hóa ...................................................110 3.1.5. Địa danh phản ánh về mặt ngôn ngữ và văn học ..............................117 3.2. Nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ở Bến Tre ...................................124 3.2.1. Địa danh có nguồn gốc và ý nghĩa rõ ràng .......................................126 3.2.2. Địa danh có nguồn gốc và ý nghĩa còn tranh luận............................133 3.3. Tiểu kết.....................................................................................................145 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................147 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Cách viết tắt các phường, thị trấn, huyện, thị xã, tỉnh P : phường TT : thị trấn (TX) : thị xã (BaT) : huyện Ba Tri (BĐ) : huyện Bình Đại (CL) : huyện Chợ Lách (CT) : huyện Châu Thành (GT) : huyện Giồng Trôm (MC) : huyện Mỏ Cày (TP) : huyện Thạnh Phú (BTre) : tỉnh Bến Tre Nxb : nhà xuất bản 2. Các kí hiệu  : biến đổi thành  : tương đương nhau [x, y,z] : tên tác giả, năm, số trang Phiên âm âm vị học : / / Phiên âm ngữ âm học : [ ] Phụ âm đầu của âm tiết . Ví dụ : l- Phụ âm cuối của âm tiết. Ví dụ : -p Nguyên âm của âm tiết. Ví dụ : -ô- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt khoa học Địa danh phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội, là chứng tích về dân tộc, lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị của cộng đồng. Nó để lại một dấu ấn có giá trị theo thời gian. Đặc biệt ở lĩnh vực ngôn ngữ, địa danh là nguồn tài nguyên vô tận giúp ta khám phá những tâm tư, tình cảm, tư duy của người xưa gửi gắm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và cả ngôn ngữ văn chương trau chuốt của chữ Hán, chữ Nôm. Chúng ta biết rằng địa danh được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ, chịu sự chi phối và tác động của ngôn ngữ. Nghiên cứu địa danh là góp phần làm phong phú cho nội dung ngôn ngữ, phát triển cho ngành địa danh học Việt Nam hiện nay vốn hãy còn non trẻ. Địa danh được cấu tạo và chịu sự chi phối của qui luật ngữ âm, ngược lại nó là nguồn tài liệu quí giá cho ngành ngữ âm học. Đối với ngành ngữ pháp học, địa danh cũng góp phần làm sáng rõ về mặt phương thức cấu tạo từ, ngữ. Và hiển nhiên làm phong phú kho tàng từ vựng tiếng Việt không không thể không kể đến vai trò của việc nghiên cứu địa danh. Hơn nữa khi nghiên cứu địa danh là góp phần củng cố tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc đồng thời ngôn ngữ địa phương cũng phát huy được sự phong phú vào ngôn ngữ thống nhất. Địa danh phản ánh đời sống của một vùng đất, ngôn ngữ của một vùng, nghiên cứu địa danh là nghiên cứu ngôn ngữ địa phương của vùng đất đó. Như vậy địa danh còn là nguồn tài liệu cần thiết cho ngành phương ngữ học. Trong cuộc sống, con người cần phải giao tiếp với nhau, mọi vật cần có tên để gọi và địa danh là một minh chứng, ẩn chứa nhiều điều của cuộc sống qua tên gọi đó. 1.2. Về mặt thực tiễn Có đôi lúc chúng ta tự hỏi rằng tại sao có tên Sài Gòn, Cần Thơ, Cà Mau hay Bến Tre…, nó có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào, hoàn cảnh phát sinh và phát 2 triển ra sao? Để giải đáp về điều này chỉ có vai trò của địa danh học mới có thể làm sáng rõ. Việt Nam do ảnh hưởng của chiến tranh, là một vùng đất tiếp xúc, pha trộn nhiều nền văn hóa cho nên ít nhiều gì cũng dễ dẫn đến sự “đồng hóa”, nhưng chính nhờ có những tên gọi nảy sinh từ một vùng đất được lưu giữ và lưu truyền đã góp phần gìn giữ và phát huy được bản sắc dân tộc, giúp con người gần gũi với quê hương mình và thêm yêu quê hương hơn, ra sức phát triển, làm giàu thêm quê hương. Bên cạnh đó việc đồng hóa một ngôn ngữ đối với một dân tộc hơn ngàn năm Bắc thuộc, trăm năm giặc Tây là điều dễ xảy ra nhưng với một Việt Nam anh hùng thì việc gìn giữ tiếng nói của dân tộc, phát triển ngôn ngữ ngày càng phong phú là một vai trò cần thiết của địa danh. Địa danh Nôm được lưu giữ, truyền bá cho đến ngày nay, ngôn ngữ thuần Việt gắn với những tên gọi đa dạng của địa danh, thấy được cách ứng xử linh hoạt của dân tộc trong suốt bề dày lịch sử. Là một nhà mô phạm, nghiên cứu địa danh giúp cho chúng tôi giáo dục học sinh về sự tìm tòi, khám phá về một vùng đất tươi đẹp, trù phú nơi các em sinh sống, thấy được những ước mơ về cuộc sống yên bình, sung túc, giàu có của người xưa hay những chiến tích oai hùng còn lưu danh, văn hóa của một thời kì, sự thay đổi của một vùng đất… Bến Tre là một tỉnh nhỏ của đồng bằng sông Cửu Long nhưng được biết đến với những chiến tích oai hùng, kiêu dũng, người dân nơi đây có một bề dày đấu tranh kiên cường, bất khuất với nhiều danh nhân lịch sử: Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Thị Định…cùng với các phong trào nổi dậy của quần chúng như Khởi nghĩa Nam Kì, phong trào Đồng Khởi. Nhắc đến Bến Tre là nghĩ đến phong trào Đồng Khởi, có thể xem, đây là phong trào đòn bẩy, làm cơ sở cho sự nỗi dậy của các phong trào khác trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ ở Nam Kì. Được mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, trải qua bao đời Bến Tre vẫn còn lưu giữ nguyên các giá trị của nó. Mặc dù lịch sử hình thành vùng đất chỉ 3 khoảng hơn 300 trăm, song địa danh ở đây được kết tinh bởi nhiều vùng văn hóa của các dân tộc khác nhau trong buổi đầu khai phá như Chăm, Khơme, Hoa…, “địa danh ở đây không phải là đơn giản”[ Nguyễn Văn Âu, 2000, tr 142]. Có thể nói Bến Tre là một vùng đất đầy tiềm năng và hấp dẫn, là mãnh đất màu mỡ cho các ngành khoa học nghiên cứu trong đó có địa danh. Vận dụng những lí thuyết về ngôn ngữ học, kết hợp với kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa, dân tộc cũng như công tác thực tế chúng tôi muốn khắc họa toàn cảnh về bức tranh địa danh ở Bến Tre không nằm ngoài những mục đích nêu trên và lòng tự hào về vùng đất Đồng Khởi anh hùng. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống địa danh ở Bến Tre, là toàn bộ các địa danh chỉ đối tượng tự nhiên như địa hình, sông, rạch…tên gọi các đối tượng nhân tạo như địa danh chỉ các công trình xây dựng thuộc về không gian hai chiều như tên đường sá, cầu cống, kênh… tên gọi các địa danh hành chính như tên ấp, xã…và các địa danh chỉ vùng. Trên cơ sở kế thừa những người nghiên cứu trước, người làm luận văn cũng muốn góp phần hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu của đối tượng địa danh ở Bến Tre nói riêng và đối tượng của địa danh học ở Việt Nam nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Bước đầu nghiên cứu địa danh ở góc độ ngôn ngữ, qua thu thập tài liệu, chúng tôi điều tra thực tế mục đích là để làm sáng rõ về phương thức cấu tạo địa danh, nguồn gốc, ý nghĩa và quá trình biến đổi địa danh ở Bến Tre góp phần làm phong phú ngành địa danh học Việt Nam. Công trình hệ thống lại những khái niệm về địa danh, quá trình phân bố địa danh, phân loại địa danh, đối tượng nghiên cứu trên cơ sở kế thừa, bổ sung và phát triển. Chúng tôi góp phần gìn giữ về lịch sử tiếng Việt, bảo tồn phương ngữ của một vùng đất.Qua đó, chúng ta còn thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa địa danh với các 4 phân ngành như từ vựng học, ngữ âm học và ngữ pháp học cũng như mối quan hệ giữa địa danh học với các ngành khoa học khác như: địa lý học, lịch sử học, văn hóa học, dân tộc học… Chúng tôi bổ sung, hệ thống lại, làm sáng rõ nguồn gốc, ý nghĩa những địa danh ở Bến Tre vốn còn bị thờ ơ, mờ nhạt. 3.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của việc nghiên cứu địa danh không nằm ngoài những mục đích nêu trên trên cơ sở mang tính chất lí luận và tính thực tiễn của việc nghiên cứu. 4. Lịch sử nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam Địa danh Việt Nam thật sự hình thành và phát triển chỉ vài chục năm trở lại đây. Nói như vậy, không có nghĩa là dân tộc ta không quan tâm đến nguồn gốc, sự hình thành và phát triển cũng như quá trình biến đổi của địa danh. Ở giai đoạn trước đó nó chỉ được đề cập trong các tản văn, sách biên khảo địa phương chí, chủ yếu nhìn nhận địa danh ở góc độ lịch sử, địa lý. Trong An Nam chí lược của tác giả Lê Tắc (1333), một Việt gian ở đời Trần có ghi chép về danh sách những khu vực hành chánh, những núi sông lớn và những cổ tích danh tiếng của thời đại nhà Trần trở lên. Lê Qúi Đôn với Phủ biên tạp lục gồm 6 quyển (1776), cũng có bàn đến một số địa danh thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, địa lí, lịch sử, văn hóa ở miền Nam nước ta Thời nhà Nguyễn, đời Gia Long có bộ sách Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định gồm 10 quyển đã ghi chép hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta từ kinh đô Phú Xuân đến Gia Định, và từ kinh đô đến Lạng Sơn, còn đường thủy được ghi chép từ Gia Định đến Vĩnh Trấn (Vĩnh Long). Tác giả giới thiệu một cách tổng quan về đường đi nước bước theo chiều dài đất nước. Sau Lê Quang Định, có tác giả Trịnh Hoài Đức với Gia Định thành thông chí (có thể hoàn thành trong đời Gia Long, 1802-1820), sách gồm sáu quyển: Tinh dã chí, Sơn xuyên chí, Cương vực chí, Phong tục, Sản vật, Thành trì. Sách này đã phản ánh đầy đủ về đất Gia Định thuộc vùng đất Nam Bộ, là bộ sách quý thể hiện ở 5 nhiều phương diện như diên cách địa lý, thành trì, khí hậu và các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đặc biệt là giới thiệu nguồn gốc và lí giải một số địa danh. Ở đời Minh Mệnh (1820-1840), Phan Huy Chú cho ra đời Lịch triều hiến chương loại chí bộ sách gồm 49 quyển, trong đó 5 quyển bàn về sự khác nhau về phong thổ, cương vực qua các đời của các trấn từ Bắc vào Nam và được đánh giá là “ một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống ở Việt Nam” [Nguyễn Tấn Anh, tr.5]. Đặng Xuân Bảng sống ở đời Tự Đức (1847-1883) biên soạn cuốn Sử học bị khảo trong đó có phần bàn về Tiên triều địa danh diên cách có giải thích về sự thay đổi một số địa danh, phân loại địa danh. Đại Nam nhất thống chí (1882) gồm nhiều quyển, mỗi quyển chép về một tỉnh gồm các nội dung: phương vị, phân dã, kiên trì diên cách, phủ huyện, hình thể, khí hậu, phong tục, thành trì, học hiệu, hộ khẩu, điền phú, sơn xuyên, quan tấn, dịch trạm, thị lập, từ miên,tự quán, nhân vật, thổ sản. Đây được xem là bộ địa chí phản ánh đầy đủ nhất các mặt của đời sống dân tộc Việt Nam, trong đó bộ sách có giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa và cách thức biến chuyển của địa danh. Đời Đồng Khánh (1885-1889), có bộ Đồng Khánh địa dư chí lược (1886) đã ghi chép đầy đủ danh sách các phủ, huyện, tổng, xã. Cùng thời điểm này còn có cuốn Đại nam quốc cương giới vựng biên cả Hoàng Hữu Xứng gồm bảy quyển,ở sau sách có bản đồ chỉ toàn bộ địa vực nước Việt Nam. Có thể nói đây là những tài liệu quí giá cho việc tìm hiểu vị trí, sự thay đổi các địa danh lịch sử. Đến thời thuộc Pháp người ta có bàn về địa danh nhưng chủ yếu phục vụ cho mục đích truyền đạo của các giáo sĩ và công cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Cuối thế kỉ XIX các địa danh được ghi chép lại chủ yếu là địa danh hành chính, phục vụ cho chính trị xã hội đó là tập Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra). Đầu thế kỉ XX giáo sĩ L. Cadiêre có nghiên cứu địa lý lịch sử tỉnh Quảng Bình Géographie historique du Quảng Bình d’après les annales imperials (địa lý học lịch sử tỉnh Quảng Bình theo Quốc triều thực lục). Những năm mười của thế kỉ XX nhà Hán học H.Maspéro nghiên cứu về địa lý học lịch sử nước ta ở nhiều đời khác nhau gồm các tập Le Protectorat général de L’Annam sous les 6 Tang (An Nam đô hộ phủ ở đời Đường); La géographie politique de L’Annam sous les Lý, les Trần ei les Hồ (địa lí học chính trị ở các triều Lý, Trần, Hồ). Đến năm 1928, tác giả Ngô Vĩ Liễn có biên soạn cuốn Tự vựng làng xã ở Bắc Kỳ cũng đã góp phần củng cố, bổ sung vốn địa danh hành chính lúc bấy giờ. Đến khoảng năm 1936 Cl. Madrolle có bài Le Tonkin anciens (xứ Bắc Kỳ xưa) đã nghiên cứu về vị trí các quận Giao Chỉ thời Hán thuộc. Khi địa danh học thế giới có sự biến chuyển đáng kể từ giai đoạn hình thành sang giai đoạn phát triển thì địa danh học Việt Nam mới dần hình thành vào giữa thế kỉ XX. Ở giai đoạn này, do ảnh hưởng sự phát triển của địa danh học thế giới như Ý, Pháp, Nga…địa danh học Việt Nam có sự khởi sắc. Từ những năm 1960 trong bài Đất Việt trời Nam và Sông núi miền Nam (địa danh học và phong tục học), tác giả Thái Văn Kiểm đã chỉ ra được đặc điểm, nguồn gốc, ý nghĩa và cách phân loại của một số địa danh dưới góc độ lịch sử văn hóa. Năm 1964, Đào Duy Anh cho ra đời tác phẩm Đất nước Việt Nam qua các đời. Tác giả đã dùng phương pháp lịch sử địa lý nghiên cứu về địa lý hành chính để xác định cương vực, vị trí và sự thay đổi các khu vực hành chính cũng như sự mở rộng lãnh thổ ở các đời khác nhau, trong đó địa danh được chú ý nhiều. Cùng năm này, có một nữ tác giả tên Hoàng Thị Châu đã có bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu địa danh ở góc độ ngôn ngữ học qua việc tìm hiểu địa danh sông với sản phẩm Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông [1964]. Năm 1976, Trần Thanh Tâm trong bài viết Thử bàn về địa danh học Việt Nam đã nêu lên được những vấn đề cơ bản cho địa danh học Việt Nam. Tuy nhiên cách phân loại địa danh còn dài dòng lại chưa phản ánh đầy đủ nội dung của địa danh. Vận dụng những kiến thức về địa danh học, năm 1984, tác giả Đinh Văn Nhật đã có Phương pháp vận dụng địa danh học trong nghiên cứu địa lý học, lịch sử cổ đại Việt Nam bài viết phần nào cho thấy được sự kết hợp giữa địa danh với các chuyên ngành khác. Năm 1993, Nguyễn Văn Âu xuất bản cuốn Địa danh Việt Nam và năm 2000 tái bản dưới nhan đề Một số vấn đề về địa danh Việt Nam. Hai cuốn sách đã phản 7 ánh được về đối tượng, về nguyên tắc đặt tên, về cách phân loại, phân vùng và sự biến đổi của địa danh. Tuy nhiên, tác giả vẫn còn vận dụng cách lí giải địa danh dưới góc địa lý học lịch sử. Nguyễn Quang Ân đã biên soạn công phu, nghiêm túc cuốn sách Việt Nam- những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945-1997, góp phần giúp chúng ta tra cứu về địa danh, địa giới hành chính trong lịch sử và những biến đổi của nó. Ngành địa danh học Việt Nam ngày càng tạo được sự hứng thú cho các nhà nghiên cứu cày xới, tìm tòi, phát hiện. Nếu như trước đó địa danh học đa phần được đề cập ở các nhà nghiên cứu địa lý học lịch sử thì từ những năm 1990 trở về sau địa danh tạo được sự thu hút của nhiều nhà khoa học như văn hóa học, dân tộc học, nhân chủng học… đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học. Có thể nói lần đầu tiên luận án phó tiến sĩ về địa danh học được nghiên cứu ở góc độ ngôn ngữ được tác giả Lê Trung Hoa bảo vệ thành công vào năm 1990 với đề tài Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả trình bày một cách hệ thống các vấn đề về đối tượng, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu, cách phân loại, phương thức đặt địa danh, cấu tạo, nguốn gốc, ý nghĩa và sự phản ánh hiện thực của địa danh. Đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, đào sâu một cách kĩ lưỡng và là cần thiết cho những ai quan tâm về địa danh học. Ngoài ra hàng loạt các bài báo, tạp chí về địa danh của tác giả được phát hành như Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc một số thành tố chung trong địa danh Nam Bộ (1983), Địa danh bằng chữ và địa danh bằng số (1999), Chung quanh thuật ngữ địa danh (2000), Vấn đề dịch các địa danh thuần Việt ở Nam Bộ từ các văn bản Hán (2002), Địa danh hành chính ở Việt Nam (2002), Các phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu địa danh (2002), Vấn đề biên soạn từ điển địa danh (2003), Những nét đặc thù của địa danh hành chính Nam Bộ (2004)…Tiếp đến năm 2006, Lê Trung Hoa cho ra đời một công trình nghiên cứu mang tầm cao mới, sách Địa danh học Việt Nam, tác phẩm cho thấy ngoài việc hệ thống lại các vấn đề đã nêu trong luận án trước đó, tác giả còn tiếp tục mở rộng việc nghiên cứu về địa danh ở nhiều vùng khác nhau như vùng Tây, Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Chăm, 8 Khơme cũng như cách tìm hiểu ý nghĩa của một số thành tố chung, nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ, cách phân vùng địa danh…Đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị cao. Góp phần làm phong phú và hiệu quả cho ngành địa danh học Việt Nam, năm 1996 trong luận án tiến sĩ Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với địa danh một số vùng khác, tác giả Nguyễn Kiên Trường đã phát triển thêm lên trên cơ sở mà Lê Trung Hoa nêu trước đó. Ngoài ra tác giả đã phân loại địa danh theo đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn, theo chức năng giao tiếp và theo hệ quy chiếu đồng đại, lịch đại cũng như có so sánh về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi địa danh Hải Phòng so với các vùng khác. Năm 1999, tác giả Bùi Đức Tịnh cho biết thêm về địa danh được dùng cho các vật thể nào, phương cách đặt tên cho từng vật thể, những biến đổi liên hệ đến địa danh và cho biết các từ tố hay xuất hiện trong địa danh trong Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ. Tác phẩm cũng đã góp phần không nhỏ cho ngành địa danh học. Ngoài ra còn có luận án Nghiên cứu địa danh Quảng Trị của Từ Thu Mai bảo vệ vào năm 2004. Luận án dựa trên những lí thuyết cơ bản trong nghiên cứu địa danh của Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường trước đó và đi sâu nghiên cứu địa danh ở góc độ văn hóa. Tiếp đến là luận án Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lăk (2005) của Trần Văn Dũng và nhiều luận văn, từ điển khác đã nghiên cứu về địa danh. Nhìn chung việc nghiên cứu về địa danh từng bước đã được xác lập và ngày càng có nhiều người tham gia lĩnh vực này, góp phần làm phong phú cho ngành địa danh học Việt Nam. Tuy nhiên ở Bến Tre vẫn chưa có công trình nào đào sâu kĩ lưỡng, vẫn còn nhiều cách hiểu và lí giải khác nhau theo cảm thức. Đặc biệt tìm hiểu địa danh ở góc độ ngôn ngữ còn mờ nhạt, chưa hệ thống và đó là cơ sở là động lực để người làm luận văn hướng tới. 9 4.2. Nghiên cứu địa danh trong tỉnh Bến Tre Trước đây địa danh trong tỉnh Bến Tre cũng như ở Nam Kì Lục tỉnh chỉ được nhắc đến trong việc tìm hiểu về địa lý chí, lịch sử của triều nhà đại nhà Nguyễn, nhằm phục vụ cho việc quản lí, cai trị. Những năm sau đó, người sống trên đất Bến Tre - Trương Vĩnh Ký- có biên soạn cuốn Petit cours de géographie de la Basse Cochinchine (tiểu giáo trình địa lý xứ Nam Kì) (1875), ngoài việc giới thiệu sơ nét về lịch sử Nam Bộ thời bấy giờ, ông còn nêu lên về địa lý hành chính Nam Bộ, sự phân chia hành chính của triều đình phong kiến và của thực dân Pháp. Vào năm 1903, Imp.L. Ménard đã biên soạn cuốn Monographie de la province de Bến Tre để tìm hiểu riêng về địa lý, hành chính của Bến Tre cuối thế kỉ XIX, tài liệu này đã góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu địa danh lịch sử, sự tồn tại và sự biến đổi của địa danh. Đến năm 1965, trong Kiến Hòa xưa và nay, tác giả Huỳnh Minh đã đề cập đến vùng đất, lịch sử, con người Bến Tre cũng như về địa danh. Địa danh được tác giả nhìn nhận dưới góc độ lịch sử, địa lý, văn hóa và còn nêu lên nguyên nhân thay đổi của một số địa danh, giúp cho chúng ta hiểu rõ về địa danh xưa để có thể hiểu đúng về địa danh nay. Năm 1967, trong Địa phương chí tỉnh Kiến Hòa cũng đã khái quát lên được tên gọi của các địa danh tiêu biểu trong tỉnh, nguồn gốc và ý nghĩa của một số địa danh, đây là tài liệu địa danh lịch sử có ích cho việc nghiên cứu, đối chiếu địa danh ngày nay. Người Bến Tre hiểu rõ về Bến Tre là tác giả Nguyễn Duy Oanh. Năm 1971, tác giả biên soạn cuốn Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1757 đến 1945. Mặc dù tiêu đề chỉ tính lịch sử nhưng trong tác phẩm của ông đề cập ở nhiều khía cạnh như địa lý, lịch sử, kinh tế, hành chính…trong đó có địa danh, giải thích một số địa danh, sự hình thành và sự thay đổi những địa danh hành chính dưới góc độ địa lý, lịch sử cũng như cho biết những huyền thoại gắn với địa danh như thế nào. 10 Có thể nói đây là tài liệu quý giá không những cho các nhà nghiên cứu ở lĩnh vực lịch sử mà còn cung cấp những cứ liệu cho những ai quan tâm về địa danh. Năm 1985, tác giả Nguyễn Phương Thảo có bài viết về địa danh đăng trên tạp chí dân tộc học Những đặc điểm cấu thành các địa danh ở Bến Tre. Lần đầu tiên một số địa danh Bến Tre được nghiên cứu ở góc độ ngôn ngữ về nguồn gốc, ý nghĩa, cách cấu tạo và thống kê địa danh theo đặc điểm cấu thành. Tuy nhiên cách lí giải của tác giả còn có những điều bất cập và chưa đủ cơ sở thuyết phục đôi khi rơi vào cảm quan chủ nghĩa. Năm 1993, Vương Hồng Sển, một người con Nam Bộ biên soạn cuốn “Tự vị tiếng Việt miền Nam” đã trình bày những nét cơ bản về nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi của địa danh Nam Bộ trong đó có Bến Tre. Đây là công trình được nghiên cứu công phu, kĩ lưỡng góp phần làm nên diện mạo về lịch sử, địa lý, về vốn từ vựng, về tiếng địa phương của vùng đất này và là tài liệu hữu ích cho những ai nghiên cứu về từ nguyên học.Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, sự kiến giải của tác giả còn mang tính chủ quan, và phản ánh nội dung vấn đề chưa đựơc đầy đủ. Địa chí Bến Tre của tác giả Thạch Phương- Đoàn Tứ và những người khác (tái bản lần thứ nhất năm 2001) là một công trình nghiên cứu đòi hỏi thời gian lâu dài và cả sự kiên trì của một đội ngũ lao động tập thể, công trình đã bao quát được toàn bộ những nét cơ bản về lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, xã hội, con người và dành những trang viết riêng về địa danh ở Bến Tre. Tuy nhiên, cách lí giải của các tác giả về địa danh chủ yếu là ở phương diện lịch sử, địa lý. Dù vậy, có thể xem đây là bước khởi đầu cho sự khởi thủy của việc nghiên cứu địa danh. Ngoài ra địa danh cũng còn được đề cập trong các tài liệu khoanh vùng ở cấp huyện như: Ba Tri đất và người(1984 - nhiều tác giả), Bình Đại địa chí (1987 - nhiều tác giả), Giồng Trôm xưa và nay (2006 - nhiều tác giả). Gần đây, một vài tác giả có những bài báo, tạp chí có nói về địa danh ở Bến Tre như Địa danh ở Bến Tre của Nguyễn Thanh Lợi (2005), Vài nét về địa danh ở Bến Tre của Nguyễn Thị Hồng Chi (2006) đã trình bày sơ nét về đối tượng, phân loại, ý nghĩa và cách cấu tạo của một số địa danh nhưng việc tiếp cận chỉ mang tính 11 chất sơ bộ, chưa làm nổi bật được đặc trưng riêng của địa danh ở Bến Tre. Nhưng cũng có thể xem đây là bước tiếp cận khởi đầu đáng quý của các tác giả. Nhìn chung địa danh ở Bến Tre chỉ được tìm hiểu một cách riêng lẻ, tự phát, đôi khi rơi vào cảm thức chủ quan của người viết. Việc nghiên cứu địa danh đòi hỏi phải có thời gian, vốn sống, thu thập cứ liệu, thông tin, so sánh đối chiếu, lí giải, phát triển và đặc biệt người làm luận văn là con của vùng đất này cho nên nghiên cứu địa danh của tỉnh nhà sẽ có một lợi thế. Chính vì động lực yêu quí vùng đất nơi mình sinh ra và lớn lên, với thái độ nghiêm túc chúng tôi sẽ cung cấp những cứ liệu nghiên cứu địa danh một cách chính xác và có hệ thống hơn. 5. Phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu Do tính chất phức tạp của việc nghiên cứu địa danh nên chúng tôi có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau trong việc nghiên cứu. Hiện nay, các tác giả khi nghiên cứu về địa danh cũng đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. Theo Nguyễn Văn Âu thì tùy theo đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà có thể sử dụng một hay nhiều phương pháp cùng lúc. Tác giả cho rằng: “Địa danh học có liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ, văn tự, nên loại nghiên cứu qua văn học là rất quan trọng” [1993, tr.9] và đưa ra các phương pháp sau: a- Muốn giải thích được địa danh phải dựa vào thông tục học ,b- Muốn xác định được nguồn gốc phải căn cứ vào từ nguyên học và c- Qua ngôn ngữ học dân tộc. Trong tác phẩm Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam (2000), ngoài các phương pháp đã nêu ở trên tác giả chú ý thêm về phương pháp địa lý và phương pháp lịch sử khi nghiên cứu địa danh. Trong luận án của mình, Nguyễn Kiên Trường đã sử dụng phương pháp tổng hợp của ngôn ngữ học và ngoài ngôn ngữ bao gồm các phương pháp sau: Phương pháp ngữ âm học- so sánh lịch sử; phương pháp địa lý- ngôn ngữ học(phương ngữ học), phương pháp bản đồ, phương pháp thống kê ngôn ngữ học, phương pháp nghiên cứu của từ vựng, phương pháp ngôn ngữ học xã hội, phương pháp nghiên cứu theo hướng đồng đại, lịch đại và các phương pháp tri thức của địa lý học, sử học và văn hóa học. 12 Nhìn chung, những phương pháp mà các tác giả đưa ra khi nghiên cứu về địa danh đã khái quát lên được mục đích, nhiệm vụ và hiệu quả của công việc này. Tuy nhiên phương pháp mà tác giả Nguyễn Văn Âu đưa ra chưa đủ để tiến hành nghiên cứu. Còn phương pháp mà tác giả Nguyễn Kiên Trường đưa ra hơi dài dòng, phức tạp nhưng lại không đủ cho việc nghiên cứu địa danh. Vì địa danh gắn liền với một vùng đất nào đó đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng phương pháp điền dã vì đôi khi có những công việc đòi hỏi phải đi thực tế mới có thể đưa thông tin đúng và chính xác. Ở luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu địa danh của tác giả Lê Trung Hoa để nghiên cứu về địa danh ở tỉnh Bến Tre. 5.1. Phương pháp nghiên cứu 5.1.1. Thống kê, phân loại Phương pháp này giúp chúng ta hệ thống được sự phân bố về số lần xuất hiện của các thành tố chung của địa danh, từ đó lí giải để nhận định đặc điểm, tính chất của vùng đất đó. Ngoài ra việc thống kê giúp chúng ta định lượng để xác định được về mặt cấu tạo, phương thức cấu thành, cũng như ý nghĩa của nó. Thống kê giúp cho chúng ta không chỉ có cứ liệu để lập bảng nghiên cứu, tiến hành phân loại mà còn giúp ta có cái nhìn toàn cảnh về địa danh tỉnh nhà. Trước khi tiến hành thống kê, chúng tôi đã thu thập những cứ liệu trên bản đồ, trên tài liệu tham khảo, trên các sách địa phương chí và đặc biệt là công tác thực tế ở các huyện, thị xã trong tỉnh. Sau đó tiến hành phân loại để có cái nhìn hệ thống hơn về địa danh. Có thể phân loại địa danh Bến Tre theo tiêu chí loại hình gồm địa danh tự nhiên và địa danh không tự nhiên, trong đó địa danh tự nhiên chỉ địa hình thiên nhiên, còn địa danh nhân tạo, địa danh chỉ các công trình xây dựng thuộc về không gian hai chiều, địa danh hành chính và địa danh vùng. Ngoài ra còn có thể phân loại theo ngữ nguyên gồm địa danh thuần Việt và địa danh không thuần Việt và theo cách thức gọi tên như địa danh mang tên người, địa danh mang tên các loài thực vật, địa danh mang tên các loài động vật… 13 5.1.2. Điền dã Đầu tiên, việc đi thực tế giúp cho người nghiên cứu bổ sung thêm đầy đủ những cứ liệu trong việc thống kê địa danh. Tiếp theo, công tác thực địa giúp cho người thực hiện làm sáng rõ những vấn đề còn bỏ ngỏ, nghi vấn hay tranh cãi mà chưa có lời giải đáp hay sự thống nhất. Việc “tai nghe mắt thấy” sẽ giải đáp được nguồn gốc, sự hình thành và mất đi của các địa danh, ý nghĩa của chúng, đối chiếu với những cứ liệu còn nghi vấn, điền vào chỗ trống những vấn đề còn bỏ ngỏ hay lí giải xác đáng các vấn đề đang tranh cãi. Ngoài ra, công tác điền dã giúp phát hiện ra các địa danh còn đang tiềm tàng, bí ẩn ở đâu đó, đối chiếu với những địa danh còn nghi ngờ hay sửa sai các địa danh trên bản đồ, sách báo. 5.1.3. So sánh đối chiếu Phương pháp này là một hệ thống thủ pháp nghiên cứu khoa học để chúng ta tìm ra cái chung và cái đặc thù của các địa danh được đối chiếu, so sánh, cũng như xác định được điểm giống và khác nhau giữa địa danh vùng này và địa danh vùng khác, phát hiện ra những quy luật, những khuynh hướng đặc trưng của địa danh vùng đang nghiên cứu và xác định những yếu tố tương đương giữa địa danh được so sánh, đối chiếu. Do đó, sử dụng thủ pháp đối chiếu, so sánh ở bình diện đồng đại và bình diện lịch đại sẽ giúp chúng ta xác định được nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh, những thay đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, từ vựng của các địa danh đó. Các địa danh đã bị chuyển hóa sẽ được phục nguyên lại cái hình thái ban đầu của các địa danh để xác định quá trình biến đổi của chúng như thế nào. Chắc chắn chúng ta phải dùng đến phương pháp so sánh lịch sử. 5.1.4. Khảo sát bản đồ “Bản đồ cho cái nhìn toàn cảnh về không gian và thời gian ở một thời điểm nhất định của một lớp địa danh thuộc một khu vực, địa bàn, có khi cả một vùng rộng lớn nhưng lại rất chi tiết về đối tượng và tên gọi đối tượng”[Nguyễn Kiên Trường, 1996, tr.6]. Phương pháp khảo sát bản đồ sẽ giúp chúng ta nhận biết được 14 những nhóm địa danh xuất hiện nhiều ở khu vực nào, nhằm xác định được tính lí do của chúng, cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của chúng. Khảo sát, đối chiếu các bản đồ ở nhiều giai đoạn khác nhau nhằm giúp chúng ta biết được địa danh nào hình thành, địa danh nào tồn tại và địa danh nào mất đi, cách thay đổi về ngữ âm, chữ viết, hay phát hiện được cách thay đổi tên gọi khác nhau của cùng một đối tượng để phát hiện nguyên nhân thay đổi đó, và nhằm mục đích gì. Ngoài những phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp tích hợp, tìm hiểu địa danh trong liên hệ với nhân danh, hiệu danh, vận dụng linh hoạt, hiệu quả của thủ pháp diễn dịch và qui nạp để đạt hiệu quả nghiên cứu tốt nhất. 5.2. Nguyên tắc nghiên cứu Tác giả Nga A.I. Popov đã có một bài viết trình bày Những nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu địa danh (Osnovnye prinsipy toponimi cheskogo issledovanija) trong đó có hai nguyên tắc cơ bản mà tác giả nhắc nhở đối với người làm công việc này là: thứ nhất -Phải dựa vào tư liệu lịch sử như sách báo, biểu đồ, bản đồ của các ngành ngôn ngữ học, nhân chủng học, địa lý học, thứ hai- Phải thận trọng khi vận dụng phương pháp thành tố để phân tích ngữ vĩ của địa danh vì có thể dẫn đến sai lầm [Lê Trung Hoa, 2006, tr.33]. Còn Ch. Rostaing, một tác giả người Pháp trong Les noms de lieux (1965) thì cho rằng khi nghiên cứu địa danh phải dựa trên các nguyên tắc là phải tìm các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh. Tiếp theo là dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương để xác định đúng từ nguyên của địa danh nào đó. Tham khảo các nguyên tắc trên của các nhà địa danh học, tác giả Lê Trung Hoa đã đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản khi nghiên cứu địa danh: 1. Phải hiểu rõ lịch sử địa bàn của mình cần nghiên cứu 2. Phải hiểu rõ địa hình của địa bàn 3. Phải tìm những hình thức cổ của địa danh 4. Phải nắm vững đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của phương ngữ tại địa bàn 15 5. Phải thận trọng trong việc vận dụng các phương pháp ngôn ngữ học khi phân tích địa danh. [2006, tr.34-37]. Chúng ta biết rằng địa danh khi ra đời, tồn tại và biến đổi đều bị chi phối bởi những hoàn cảnh của chính trị, xã hội, địa lý học, lịch sử, văn hóa trong một điều kiện nhất định nào đó. Nói như vậy, không có nghĩa là các địa danh đều có sự biến đổi theo thời gian, sự biến đổi, chuyển hóa được biểu hiện qua nhiều hình thức như hiện tượng bớt âm, thêm âm, rụng âm hay nói trại âm và cả khi viết sai chính tả. Có những địa danh tồn tại từ lúc hình thành cho đến nay không thay đổi ý nghĩa, và có một số địa danh chỉ còn tồn tại ở hình thức cổ của nó, hay có những địa danh hình thành gắn với những biến cố lịch sử, một hiện tượng tự nhiên hay một vấn đề xã hội nào đó và địa danh còn có ảnh hưởng, tác động qua lại với các nhiều ngành khoa học khác như địa lý học, sử học, văn hóa học, dân tộc học, ngôn ngữ học…Vì thế những nguyên tắc mà tác giả Lê Trung Hoa trình bày ở trên sẽ được chúng tôi vận dụng để nghiên cứu về địa danh ở Bến Tre. 6. Tư liệu nghiên cứu Nhằm phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác và hiệu quả địa danh ở Bến Tre, chúng tôi sưu tầm, thu thập, tập hợp các nguồn tư liệu sau: - Tài liệu lưu trữ về địa danh từ các cấp xã đến huyện, tỉnh. - Tài liệu thống kê về sự thay đổi một số địa danh - Bản đồ các loại của 8 huyện trong tỉnh hiện nay, bản đồ các quận của tỉnh thời Pháp trong Dictionaire Annamite- Francais (1898) của Génibrel….Bản đồ tỉnh Bến Tre (1941,1954); Bản đồ tin tức về tỉnh Kiến Hòa năm (1965); Bản đồ Kiến Hòa sông ngòi (1967), Bản đồ hành chính Trúc Giang (1967), Bản đồ hành chính tỉnh Kiến Hòa (1970), … - Các sách địa phương chí của tỉnh Bến Tre từ xưa đến nay và của các huyện thị, hay các tài liệu viết về lịch sử, địa lý, văn hóa của tỉnh như: Kiến Hòa (Bến Tre) xưa của Huỳnh Minh (1965), Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam từ năm 1757- 1945 của Nguyễn Duy Oanh (1971)… 16 - Các văn bản về địa lý, lịch sử, cư dân của các tổ chức chính quyền phong kiến và chế độ thực dân. - Các tài liệu cổ có liên quan như Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quí Đôn, Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức, Nam Kỳ lục tỉnh dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn. - Tư liệu về sách báo, tạp chí, bài viết có liên quan… 7. Lợi ích của việc nghiên cứu Công việc đi vào tìm hiểu về địa danh không phải đơn giản, bởi lẽ địa danh tồn tại đó, người ta dùng để giao tiếp đó nhưng ít khi người ta tự hỏi nó hình thành, phát triển, biến đổi và mất đi như thế nào. Và cũng không ít lần nhiều người trong chúng ta nhắc về một địa danh nào đó và tự hỏi tại sao người ta dùng tên gọi đó mà không phải là tên gọi khác, nó có ý nghĩa như thế nào và nhằm mục đích gì, nó có từ bao giờ. Và đúng lúc này, vai trò của người nghiên cứu điạ danh sẽ được thể hiện, ngoài việc làm sáng rõ những chất vấn trên, khi nghiên cứu về địa danh còn đem lại những lợi ích khác: - Qua địa danh chúng ta không những hiểu rõ địa danh đó mà còn hiểu được nhiều mặt về địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, con người, vì địa danh là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội và những điều kiện tất yếu của tự nhiên. - Địa danh tồn tại và gắn với vùng đất nào đó, chắc chắn qua địa danh, ta biết được quá trình hình thành vùng đất đó, lịch sử của vùng đất cũng như địa lý của một vùng. - Hiểu được ngôn ngữ địa phương, xác định vị trí của nó trong ngôn ngữ toàn dân và góp phần làm phong phú vốn từ vựng tiếng Việt và là phương tiện cho con người giao tiếp. - Nhận thức được phong tục tập quán của cộng đồng, văn hóa của vùng đất, giúp con người xích lại gần nhau hơn. Từ đó, việc nghiên cứu góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. - Địa danh còn thể hiện lòng tự hào dân tộc, phát triển, làm giàu cho đất nước. 17 - Địa danh còn giáo dục con người lòng yêu quê hương đất nước, nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. - Đặc biệt là nguồn tư liệu cần thiết cho tỉnh nhà, ít nhiều cung cấp những kiến thức cơ bản cho các ngành khoa học có liên quan. Cuối cùng, việc nghiên cứu đem lại niềm vui, hứng khởi cho người làm luận văn, người Bến Tre nói về vùng đất Bến Tre. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những tiền đề lý luận và thực tiễn Chương này chúng tôi hệ thống lại những cơ sở lý thuyết về địa danh, vạch ra phương hướng cho các chương tiếp theo, làm rõ về khái niệm, xác định đối tượng, cách phân loại địa danh. Ngoài ra, chúng tôi còn đưa ra một số quy cách viết hoa địa danh, cũng như giới thiệu một cách tổng quan về lịch sử hình thành vùng đất Bến Tre và địa lý của vùng đất này, giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về địa danh nơi đây. Chương 2: Phương thức định danh, đặc điểm về mặt cấu tạo và nguyên nhân biến đổi của địa danh ở Bến Tre Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc đưa ra các phương thức đặt địa danh. Với việc đề cập đến điều này, trước tiên chúng tôi muốn làm sáng tỏ những phương thức khác nhau trong việc gọi tên đối tượng, qua đó chúng tôi cũng muốn góp phần tạo ra sự thống nhất các ý kiến trong việc định danh đối tượng ở các nhà nghiên cứu. Tiếp theo chúng tôi muốn làm nổi rõ về đặc điểm cấu tạo của địa danh ở Bến Tre, cũng như tìm hiểu những vấn đề về thành tố chung của địa danh. Đồng thời nêu lên những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa của địa danh nơi đây. Chương 3: Giá trị phản ánh hiện thực, đặc điểm về nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh ở Bến Tre. 18 Bên cạnh việc giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa của địa danh tự tạo và vay mượn, hay địa danh còn đang tranh cãi, chúng tôi cũng chú ý tập về tính hiện thực của địa danh phản ánh điều gì, để thấy được tâm tư, tình cảm của người xưa gửi gắm ở trong đó như thế nào, để thấy được giá trị tồn tại của địa danh ra sao. Ngoài ra ở phần phụ lục: chúng tôi thống kê hơn 4000 địa danh ở Bến Tre theo nội dung phân loại. 19 Chương 1: NHỮNG TIỂN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3.1. Những tiền đề lý luận 1.1.1. Định nghĩa địa danh Tùy theo cách nhận định và theo hướng tiếp cận của các nhà nghiên cứu, đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về địa danh. Vì vậy đã có nhiều thuật ngữ khác nhau khi gọi về đối tượng này. Thực ra địa danh của một dân tộc nào đó, của một quốc gia nào đó thường có hệ thống riêng và đặt tên bằng ngôn ngữ riêng của dân tộc, quốc gia đó. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp do biến động của lịch sử hay qua những cuộc di dân làm cho địa danh trở nên phức tạp hơn về mặt ngôn ngữ. Qua địa danh, chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, xã hội, chính trị, lịch sử, địa lý, tinh thần, ngôn ngữ của một dân tộc…Nó là cầu nối cho chúng ta những thông tin về thiên nhiên về xã hội ở quá khứ và hiện tại trên hành tinh này. Vì vậy cần hiểu rõ được địa danh là gì, chúng ta mới làm việc một cách có hệ thống và tránh được việc nhận định mơ hồ. Theo tác giả Nga A.V. Superanskaja (1985), thì địa danh “là tên gọi các đặc điểm được biểu thị bằng những tên riêng. Đó là các tên gọi địa lý, địa danh hay toponimia” [Từ Thu Mai, tr.20]. Tác giả chú trọng đến tên gọi các đối tượng địa lý là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo tồn tại trên trái đất này. Nhận định này mang tính chất chung chung và dễ bị nhầm lẫn với các đối tượng có tên gọi nhưng không phải là địa danh. G.M. Kert (2002) hiểu: “Địa danh là tên gọi được đặt cho các đối tương địa lý, ra đời trong một khu vực có người sinh sống, được tạo ra bởi một cộng đồng dân cư, một tộc người. Chúng là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày và các hoạt động chính trị, xã hội ở nơi đó” [Nguyễn Tấn Anh, tr.16). Định nghĩa của tác giả chú ý đến nguồn gốc ra đời của địa danh mang tính “bản địa”, gắn với một vùng đất nhất định nào đó và chức năng của địa danh có ý nghĩa quan trọng là dùng để giao tiếp. 20 Ở Việt Nam, có hai hướng nghiên cứu về địa danh: hướng thứ nhất là tiếp cận địa danh ở góc độ ngôn ngữ học, hướng thứ hai là tiếp cận ở góc độ địa lý, văn hóa. Tùy theo hướng tiếp cận khác nhau mà các tác giả đưa ra định nghĩa về địa danh cũng khác nhau. Theo Nguyễn Văn Âu (1993), thì “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc…hay là tên đất, các địa phương, các dân tộc…” [tr.5]. Năm 2000 trong Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, tác giả đã định nghĩa: “Địa danh học (Toponymie) là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lý các địa phương” [tr.5.] Theo hướng tiếp cận này Nguyễn Văn Âu đã nhìn nhận địa danh ở góc độ địa lý, văn hóa. Tương tự tác giả Hoàng Văn Ma (2002) cũng đưa ra định nghĩa địa danh là “tên gọi địa hình, địa vật, địa điểm cư tụ dân cư…trong một khu vực, một lãnh thổ nhất định được cộng đồng người nói thừa nhận và được chuẩn hóa và cần được chuẩn hóa” [tr.202]. Còn tác giả Nguyễn Phương Thảo (1985) lại khoanh vùng địa danh ở cách đặt tên của một dân tộc, một vùng nào đó nơi vùng đó, dân tộc đó sinh sống . Theo quan niệm này thì địa danh là “những từ ngữ, những mẫu ngôn ngữ nhất định của một dân tộc để chỉ đất đai, sông núi, làng xóm nơi con người cư trú” [tr.63]. Nhìn nhận địa danh ở phương diện tự nhiên và xã hội, tác giả Bùi Đức Tịnh (1999) đã đưa ra nhận định: “Địa danh là một danh từ có nghĩa tổng quát để chỉ tên gọi các loại vật thể tự nhiên được phân biệt về phương diện địa lý, các vị trí cần phân biệt trong sinh hoạt xã hội và các đơn vị được xác định trong tổ chức hành chính hay quân sự” [tr.10]. Ở các nhà ngôn ngữ học, khi bàn về địa danh, họ lại chú ý đến tính chất định danh của đối tượng mà mình gọi tên, làm sáng rõ “chất” của sự vật, và “kí hiệu khu biệt”của sự vật (Lê Nin). Tiếp cận điạ danh ở góc độ ngôn ngữ, định danh ngôn ngữ, Hoàng Thị Châu (2007) nêu lên “Địa danh hay là tên địa lý (toponym, geographical name), là tên vùng hay tên sông, tên núi, tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính… do con người đặt ra”. 21 Căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên cũng như theo ngữ nguyên của địa danh, tác giả Lê Trung Hoa đưa ra định nghĩa: “Địa danh là từ hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ.”[1991,tr.21]. Từ định nghĩa, chúng ta đã hình dung được đối tượng và cách phân loại địa danh như thế nào. Các tác giả qua một số luận án của mình, ngoài việc nêu lên các định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu về địa danh, bản thân cũng đưa ra cho mình một nhận định. Với Nguyễn Kiên Trường (1996), có nêu định nghĩa địa danh là “tên riêng chỉ các đối tựợng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [tr.16]. Còn tác giả Từ Thu Mai (2004), sau khi dẫn định nghĩa của một số tác giả và chọn cho mình định nghĩa của tác giả Nga Superanskaja làm cơ sở cho luận án Nghiên cứu địa danh Quảng Trị. Năm 2005, trong luận án về địa danh ở Dak Lăk của mình, Trần Văn Dũng coi địa danh là “tên gọi những đối tượng địa lý tự nhiên và đối tượng địa lý do con người kiến tạo” [tr.15]. Nhìn chung các định nghĩa này là sự tổng hợp, nhận định từ định nghĩa của tác giả nước ngoài tiêu biểu là của Superanskaja.Mặc dù vậy nhưng nó cũng góp phần tạo nên sự phong phú định nghĩa địa danh vốn còn ít ỏi này Ngoài ra còn có nhiều từ điển trong và ngoài nước đưa ra những định nghĩa khác nhau về địa danh. Từ điển bách khoa toàn thư Encyclopœdia Britannica cho rằng: “Địa danh là từ hoặc cụm từ được dùng để chỉ hoặc xác định một vị trí địa lý như thị trấn, sông ngòi núi non” [Nguyễn Tấn Anh, tr.16]. Từ điển ngôn ngữ Việt Nam, cụ thể là Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh hiểu địa danh theo lối chiết tự, địa danh là tên đất, “là tên các miền đất”. Còn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì cho rằng địa danh “là tên đất, tên địa phương”. Với Từ điển bách khoa Việt Nam thì định nghĩa về địa danh rõ ràng, đầy đủ hơn nhưng cũng không kém phần dài dòng, lẩn quẩn: “Địa danh là tên gọi các lãnh thổ, các điểm quần cư (làng xã, huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông nghiệp, khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các núi, các đèo, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo biển, đại 22 dương có tọa độ nhất định ghi lại được trên bản đồ. Địa danh có thể phản ánh quá trình hình thành, đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và lịch sử với những nét đặc sắc về kinh tế, xã hội của các lĩnh thổ” [Lê Trung Hoa,1991, tr.14]. Nhìn chung quá trình gọi tên, hay định danh cho một đối tượng địa danh học nói riêng các đối tượng khác nói chung phải đảm bảo được những thuộc tính cơ bản của đối tượng, phải phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác, tên gọi của đối tượng phải có giá trị thông tin với cộng đồng nào đó (nhưng với cộng đồng khác thì không hề có lí do gì), cho nên tên gọi mang đặc trưng văn hóa dân tộc của cộng đồng đó. Và cũng dễ nhận ra rằng, địa danh thường gắn với vùng đất nào đó, cho nên tính chất địa phương thể hiện rất rõ. Không riêng gì địa danh ở Bến Tre, đặc trưng văn hóa dân tộc luôn gắn liền với địa danh. Với việc nghiên cứu về địa danh Bến Tre, chúng tôi sử dụng định nghĩa của Lê Trung Hoa để tham khảo cho luận văn của mình, cần thiết chúng tôi có thể bổ sung, thêm bớt về đối tượng cho phù hợp với vùng đất mà mình đang nghiên cứu. 1.1.2. Phân loại địa danh Việc phân loại địa danh là một vấn đề không hề đơn giản, chứng tỏ là đến nay vẫn chưa có mô hình phân loại chuẩn nào được dùng chung cho việc nghiên cứu.Điều đó cũng có nghĩa rằng tùy theo mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp và nội dung nghiên cứu mà chúng ta đưa ra cách phân loại địa danh cho phù hợp. 1.1.2.1. Phân loại địa danh của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài Các nhà nghiên cứu địa danh học trên thế giới chủ yếu phân loại địa danh dựa vào nguồn gốc và đối tượng của địa danh. Theo đây thì tác giả Pháp A. Dauzat trong La toponymie Franaise (1948) đã dựa vào nguồn gốc chia địa danh làm 4 phần: 1- Vấn đề những cơ sở tiền Ấn – Âu 2- Các danh từ tiền La Tinh về nước trong thủy danh học 3- Các từ nguyên Gô Loa- La Mã 23 4- Địa danh học Gô Loa- La Mã của vùng Auvergne.[Lê Trung Hoa,1991, tr.17] Còn Ch. Rostaing phân loại địa danh theo nguồn gốc và đối tượng như sau: 1- Những cơ sở tiền Ấn- Âu. 2- Các lớp tiền Xên Tích 3- Lớp Gô Loa 4- Những phạm vi Gô Loa- La Mã 5- Các sự hình thành La Mã 6- Những đóng góp của tiếng Giéc Manh 7- Các hình của thời phong kiến 8- Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo 9- Những hình thái hiện đại 10- Các địa danh và tên đường phố 11- Tên sông và núi [Lê Trung Hoa, 1991, tr.17-18] Dựa vào đối tượng nghiên cứu tác giả A. V. Superanskaja trong “ Chto takoe toponimika?” chia địa danh làm 7 loại: 1- Phương danh 2- Thủy danh 3- Sơn danh 4- Phố danh 5- Viên danh 6- Lộ danh 7- Đạo danh [ Lê Trung Hoa, 1991, tr.18] Theo Lê Trung Hoa cách phân loại của các tác giả trên chưa bao trùm được tên các công trình xây dựng như cầu, cống, sân vận động…và trong phương danh chưa tách bạch địa danh hành chính và địa danh chỉ vùng lãnh thổ không có giới hạn rõ ràng. [1991, tr.18]. 24 Trong bách khoa toàn thư Encyclopœdia Britannica (2007) chỉ ra việc phân loại địa danh không chỉ dựa vào ngữ nguyên mà còn phải dựa trên sự tổng hợp của mối quan hệ về kiến thức lịch sử, địa lý, “việc phân loại địa danh cần phải dựa vào từ nguyên, dựa trên sự nghiên cứu, lịch sử, thông tin địa lý. Địa danh được chia làm hai nhánh: tên gọi các khu vực cư trú (habitation names) và tên gọi những điểm đặc trưng (feature names). Trong đó tên gọi các khu vực cư trú được dùng để chỉ một địa điểm mà con người sinh sống, sinh hoạt như các khu dân cư, đơn vị hành chính, các công trình xây dựng…Còn tên gọi những đặc điểm đặc trưng là tên gọi để chỉ các thực thể địa lý như ao, hồ, sông, núi, đồng ruộng”…[Nguyễn Tấn Anh, tr.22- 23]. Có thể thấy rằng một khi đã xác định được đối tượng của địa danh là gì rồi tiến hành phân loại là việc làm có khoa học của các nhà nghiên cứu, vì khi chúng ta xác định được đối tượng trước mắt là chúng ta đã xác lập được một ngành khoa học không trùng lẫn với các ngành khoa học khác, hơn nữa khi xác định được đối tượng nghiên cứu giúp ta sẽ thấy được bản chất bên trong của đối tượng, giúp cho việc phân loại đễ dàng hơn. Còn việc đứng ở góc độ ngữ nguyên để phân loại giúp ta thấy rõ hơn về quá trình tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người, về nguồn gốc tộc người về nguồn gốc ngôn ngữ và đặt biệt là làm sáng rõ nội dung cơ bản của địa danh học là nghiên cứu về nguồn gốc của địa danh. 1.1.2.2. Phân loại địa danh của các nhà nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, phân loại địa danh đã được sự chú ý từ lâu của các tác giả không phải là nhà ngôn ngữ học. Điều đó thể hiện qua việc phân loại địa danh của nhà sử học Đặng Xuân Bảng (1828-1910) trong Sử học bị khảo phần Địa lý khảo hạ. Mãi đến năm 1967, Hoàng Thị Châu trong Nghiên cứu lịch sử cũng đã đề cập về vấn đề này và tác giả có chú ý đến việc phân loại địa danh thành hai hệ thống nhỏ hơn đó là tiểu địa danh gồm tên thôn, xóm, gò, đồi, khe, suối, đầm, hồ…và đại địa danh gồm tên lục địa, đại dương, vùng, thủ đô, thành phố, sông biển…Theo cách phân loại này tác giả chú ý vào hình thức khái quát của đối tượng để phân loại, điều đó không lột tả được ý nghĩa của địa danh. Tiếp theo năm 1976, Trần Thanh 25 Tâm chia địa danh làm 6 loại: 1- Loại đặt theo địa hình và địa điểm; 2- Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian; 3- Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử; 4- Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu; 5- Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế; 6- Loại đặt theo sinh hoạt xã hội. Trong mỗi loại tác giả chia thành những kiểu loại nhỏ hơn. Cách phân loại của tác giả có tính chất lặp lại, loại đặt theo hình thái đất đai có trùng nội dung với loại đặt theo địa hình, còn loại đặt theo địa điểm có trùng với loại đặt theo vị trí không gian. Năm 1991, Lê Trung Hoa tiến hành phân loại địa danh hệ thống hơn và giúp người tiếp cận phân biệt cái nào là địa danh và cái nào na ná với địa danh. Căn cứ vào thuộc tính của đối tượng địa lý trên tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, tác giả phân địa danh thành 2 nhóm lớn: 1-Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên; 2- Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo. Thuộc về địa danh chỉ đối tượng tự nhiên (địa danh chỉ địa hình) gồm tên các địa hình núi, đồi, gò, sông, rạch…Trong địa danh chỉ đối tượng nhân tạo chia làm ba loại nhỏ: 1-Địa danh chỉ công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (địa danh công trình xây dựng) như tên cầu, cống , chợ, đường phố, công viên…2- Địa danh chỉ các đơn vị hành chính (địa danh hành chính) như tên ấp, xã, phường, huyện, quận…3- Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng như vùng, khu, xóm… Mô hình phân loại địa danh theo đối tượng của Lê Trung Hoa (1991) ĐỊA DANH Địa danh chỉ địa hình Địa danh chỉ công trình xây Địa danh hành chính Địa danh vùng Ngoài ra dựa vào ngữ nguyên, tác giả chia địa danh Việt Nam thành bốn nhóm: 26 1. Địa danh thuần Việt 2. Địa danh Hán Việt 3. Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số 4. Địa danh bằng các ngoại ngữ Mô hình phân loại địa danh Việt Nam theo ngữ nguyên của Lê Trung Hoa (2006) ĐỊA DANH Địa danh Địa danh Địa danh các ngôn ngữ dân tộc Địa danh thuần Việt Hán Việt ngoại ngữ Cách phân loại của Lê Trung Hoa được Nguyễn Kiên Trường đánh giá “là hợp lí” vì theo Nguyễn Kiên Trường với cách phân loại theo ngữ nguyên dù khó nhưng giúp “có thêm nhiều cứ liệu về địa danh, qua đó chứng minh được những vấn đề khác, từ tộc người đến ngôn ngữ và sự tiếp xúc văn hóa, hơn nữa một trong những nội dung cơ bản của địa danh học là nghiên cứu nguồn gốc của địa danh” [1996, tr.19]. Nguyễn Văn Âu [1993, tr.30-32], và [2000, tr.38-40], đã phân loại địa danh thành các kiểu khác nhau theo đối tượng địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội gồm ba cấp theo hệ thống gồm: loại, kiểu và dạng địa danh. Trong loại địa danh có địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế xã hội; với kiểu địa danh gồm 7 kiểu nhỏ:Thủy danh; sơn danh; lâm danh; làng xã; huyện thị; tỉnh, thành phố; quốc gia, còn ở dạng địa danh thì có 12 dạng khác nhau: sông ngòi; hồ đầm; đồi núi; hải đảo; rừng rú; truông, trảng; làng xã; huyện, quận; thị trấn, tỉnh,thành phố, quốc gia. Mỗi dạng có thể phân chia thành các dạng [ví dụ: sông (Hồng, sông Lô, sông Đà), ngòi (ngòi Thia, ngòi Bo)…]. 27 Với cách phân loại địa danh của Nguyễn Văn Âu, Lê Trung Hoa nhận xét: “Cách phân loại của tác giả khá phức tạp và chưa hợp lí”. Lấy tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên để phân loại là hợp lí, nhưng theo Lê Trung Hoa thì cách gọi tên “địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế xã hội” chưa hợp lí vì “tính cách tự nhiên ở đây là của địa hình chứ không phải của địa danh (tên gọi của địa hình). Theo Lê Trung Hoa thì nên gọi “địa danh địa hình tự nhiên hoặc địa danh địa hình”, còn những sinh hoạt kinh tế xã hội là của con người chứ không phải của địa danh, nên gọi địa danh chỉ sinh hoạt kinh tế xã hội thay vì gọi địa danh kinh tế xã hội. Ngoài ra Lê Trung Hoa còn chỉ ra rằng: “Nhưng nếu chỉ chia địa danh làm hai loại thì chưa bao trùm nhiều loại địa danh khác như địa danh vùng (miền Trung, khu Ngã tư Sở…), địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (cầu Long Biên, đường Lê Lợi…)”. Lê Trung Hoa nhận thấy với việc chia 7 kiểu địa danh của Nguyễn Văn Âu cần nên gộp lại: 3 kiểu đầu có thể gộp thành địa danh chỉ địa hình, 4 kiểu còn lại chỉ các đơn vị hành chính. Ở cách phân chia dạng cũng cần gộp lại: 6 dạng đầu là địa danh chỉ địa hình, 6 dạng sau là địa danh hành chính. Hơn nữa cách phân chia theo kiểu và theo dạng, có những kiểu trùng với dạng (như làng xã và quốc gia), các đơn vị thôn, ấp, phường nên xếp vào đâu? Việc đánh đồng giữa hai đơn vị hành chính là không ổn và cách phân chia bỏ đi 2 mảng địa danh lớn là tên các vùng lãnh thổ và tên các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều. Năm 1996, trong luận án về địa danh Hải Phòng của mình, Nguyễn Kiên Trường đã vận dụng cách phân loại của Lê Trung Hoa là dựa vào đối tượng địa lý và ngữ nguyên. Ngoài ra, tác giả thêm một tiêu chí phân loại nữa theo chức năng giao tiếp của địa danh (các lớp tên gọi và cách gọi tên), dựa trên hệ quy chiếu theo không gian và thời gian, quan sát được nhiều chiều về hệ thống địa danh. Tuy nhiên trong Vấn đề định nghĩa và phân loại địa danh”(thành tựu nghiên cứu khoa học năm 2000), tác giả cho rằng chỉ cần một tiêu chí phân loại loại hình. Nghĩa là thuật ngữ địa lý học cấu tạo từ danh từ chung đứng trước tên riêng là đủ. 28 Mô hình hóa phân loại địa danh của Nguyễn Kiên Trường (2000) Các đối tượng địa lý được gọi tên Đối tượng tự nhiên Đối tượng nhân văn (Địa hình, địa vật) Cách phân loại của Nguyễn Kiên Trường có những điều chưa thật hợp lý, việc chia đơn vị cư trú tự nhiên gồm ấp, giáp, xóm…liệu có phù hợp, hơn nữa các đối tượng khác như chùa, đền…tác giả cho đó là địa danh thì không đúng. Theo Trần Văn Dũng thì cách phân loại của Nguyễn Kiên Trường “rất cụ thể, chi tiết và có tính khoa học” nhưng “chưa đưa ra một giải pháp phân loại có tính khái quát chung cho mọi địa bàn” [2005, tr.21]. Và cũng dựa vào đối tượng, tác giả chia địa danh thành hai nhóm lớn: 1- Nhóm địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (bao gồm tên các địa hình núi, đồi, sông, suối, địa hình…) ;2- Nhóm địa danh chỉ các đối tượng do con người kiến tạo. Gồm hai loại nhỏ: Loại địa danh chỉ đối tượng là nơi cư trú (thôn, buôn, làng, xóm, xã, phường, khối, quận, huyện, thành phố…) và loại địa danh chỉ các công trình xây dựng. Ở cách phân loại này tác giả không tách rời đối tượng do dân gian đặt và các địa danh ghi trong văn bản nhà nước, tác Công trình xây dựng Cư trú Đơn vị cư trú tự nhiên (ấp, giáp, xóm..) Đơn vị hành chính (xã, phường, quận…) Đường phố ( phố, ngõ, đại lộ…) Các đối tượng khác (chùa, đền…) Các đối tượng sơn hệ (đồi núi, gò…) Các đối tượng thủy hệ (ao, sông, hồ…) 29 giả cho rằng các đơn vị, các tổ chức cơ sở như buôn, ấp đều không phải là đơn vị hành chính và “không dùng tiêu đề hành chính”. Vì cho rằng về tên gọi và cách đặt tên gọi các điểm dân cư (dù là đơn vị hành chính hay không, dù là tên gọi dân gian hay tên do chính quyền đặt) đều có những đặc điểm cơ bản giống nhau. Ngoài ra loại địa danh chỉ các công trình xây dựng như cầu, cống, đường, phố, sân vận động, công viên….là các loại địa danh mà A.V. Superanskaja gọi là phố danh, viên danh, lộ danh, đạo danh. Trần Văn Dũng dựa vào đối tượng phân ra các loại địa danh sau: 1- Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên 2- Địa danh chỉ đối tượng nơi cư trú 3- Địa danh chỉ các công trình xây dựng Còn theo ngữ nguyên thì chia địa danh thành 5 loại: 1- Loại địa danh gốc bản địa 2- Loại địa danh thuần Việt 3- Loại địa danh Hán Việt 4- Loại địa danh gốc Pháp 5- Loại địa danh chưa xác định được nguồn gốc Cách phân loại này có cái gì đó còn nhập nhằng, rối rắm, việc tác giả coi các tổ chức cơ sở dưới phường xã thị trấn như buôn, ấp, không phải là đơn vị hành chính thì coi như không ổn. Còn phân chia theo ngữ nguyên chỉ cần 3 loại là đủ: loại địa danh thuần Việt; loại địa danh không thuần Việt; loại địa danh chưa rõ nguồn gốc. Nhìn chung mỗi cách phân loại đều có những đặc điểm riêng của nó, vẫn cho thấy được cái gì là địa danh và cái gì không phải địa danh. Mặc dù vậy có những cách phân loại chưa khái quát được một cách cụ thể các đối tượng của địa danh. Ở đây chúng tôi không đưa ra cách phân loại nào mà chỉ tiếp nhận, tiếp thu những cách phân loại được coi là hợp lí nhất và được một số nhà nghiên cứu về địa danh công nhận và bản thân cũng thấy phù hợp cho nghiên cứu địa danh ở Bến Tre. Qua một số quan điểm về phân loại địa danh, chúng tôi áp dụng việc phân loại của Lê Trung Hoa vào phân loại địa danh Bến Tre, cũng như nghiên cứu địa danh Bến 30 Tre, ngoài việc vận dụng tiêu chí phân loại theo loại hình dựa trên cơ sở tự nhiên và không tự nhiên và tiêu chí phân loại theo ngữ nguyên dựa trên cơ sở vay mượn và không vay mượn chúng tôi còn mượn cách phân loại theo chức năng giao tiếp của Nguyễn Kiên Trường trên cơ sở giao tiếp chính danh hay không chính danh của địa danh. Chính danh là địa danh được dùng phổ biến trong các văn bản của nhà nước, không chính danh là các địa danh dùng trong sinh hoạt hằng ngày do thói quen dùng của người dân. Ngoài ra chúng tôi còn chỉ ra các địa danh ảo (phân biệt với địa danh thực), là những địa danh chỉ xuất hiện trên sách vở trong quá trình phiên dịch của các dịch giả chứ hoàn toàn nó không có tồn tại trong thực tế. 1.1.3. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học và vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học 1.1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học Một ngành khoa học được xác lập khi ngành khoa học đó có đối tượng nghiên cứu và khi xác định được đối tượng nghiên cứu. Đó là cơ sở để phân biệt ngành khoa học này với ngành khoa học khác. Bất kì ngành khoa học nào khi xác định được đối tượng sẽ giúp cho việc nghiên cứu có định hướng và được thuận lợi hơn. Với địa danh học thì đối tượng của nó chính là địa danh, nhưng để xác định cái gì là địa danh cái gì không phải là địa danh hiện nay vẫn còn nhiều điều bất cập. Nhiều người cho rằng địa danh học là khoa học nghiên cứu về tên địa lý các địa phương. Và cùng ý kiến này, tác giả Từ Thu Mai cho rằng: “Trong một phức thể địa danh, địa danh là bộ phận thứ hai đứng sau thành tố chung. Về thực chất, bộ phận này là tên gọi riêng của từng đối tượng địa lý cụ thể, dùng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hình và giữa các loại hình địa danh với nhau. Như vậy địa danh là những danh từ hoặc những cụm từ (chủ yếu là cụm danh từ) dùng để định danh cho từng đối tượng địa lý được tách ra từ các lớp loại hình” và tác giả còn cho rằng: “Vị trí của địa danh trong phức thể địa danh rất ổn định. Bao giờ nó cũng đứng sau thành tố chung chỉ loại hình để hạn định ý nghĩa cho thành tố này. Đây là đặc điểm của loại hình tiếng Việt”. Ví dụ: các phức thể cầu Bến Đá, làng Câu Nhi có bộ phận từ ngữ chung là danh từ chỉ loại hình đối tượng “cầu” 31 “làng” còn địa danh – tên riêng khu biệt đối tượng là “Bến Đá” “Câu Nhi”.Trong địa danh làng “Câu Nhi” thì “làng” là cái được hạn định, “Câu Nhi” là cái hạn định [2004, tr. 56-57;74-75]. Và tác giả đưa ra mô hình phức thể địa danh ở Quảng Trị như sau: [tr.56]. Phức thể địa danh Thành tố chung Địa danh- Tên riêng khu biệt đối tượng (tối đa là 4 yếu tố) Mô hình Tối đa là 3 yếu tố Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Xóm Kênh Nghĩa trang Trường Sơn Thôn An Cư Phường Xứ Trung Cây Cao Hữu Ví dụ minh họa Khu di tích Cồn Tiên Dốc Miếu Nguyễn Kiên Trường cho rằng bản thân địa danh mang hai thông tin: 1-Đối tượng được gọi tên thuộc một loại hình địa lý nào (đồi, sông, núi…) thể hiện qua ý nghĩa của danh từ chung; 2- Có nghĩa nào đó (phản ánh điều gì đó) thể hiện qua tên riêng và địa danh dược cấu tạo gồm hai bộ phận: “danh từ chung” tức thuật ngữ địa lý (sông, núi, xóm, thôn…) và tên riêng khu biệt đối tượng (như sông Bạch Đằng, núi Đồ Sơn…) [1996, tr.53-55]. Và đưa ra mô hình tổng quát về địa danh Hải Phòng như sau: A B Danh từ chung Tên riêng khu biệt đối tượng Tối đa 4 âm tiết ở Hải Phòng 1 2 3 4 Thành tố 1 Thành tố 2 Thành tố 3 Thành tố n Theo tác giả quan hệ giữa A và B là quan hệ giữa cái hạn định (B) và cái được hạn định (A). 32 Và khi phân loại và quy nhóm địa danh Hải Phòng, Nguyễn Kiên Trường cho rằng tên bệnh viện, chùa, công ty, trường, khách sạn, nhà thờ, nhà máy, xí nghiệp….thuộc nhóm địa danh chỉ công trình xây dựng [tr.46]. Thực ra tên các công trình mà Nguyễn Kiên Trường nêu ra thuộc tên các công trình xây dựng thiên về không gian ba chiều, nó chỉ là hiệu danh chứ không phải địa danh như tác giả lầm tưởng. Do đó, việc đưa tên các đình, chùa, miếu là địa danh vào từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng là không hợp lí. Ngoài ra trong từ điển Từ điển Hà Nội- Địa danh, tác giả cũng sai lầm khi xem Nhà 312 Khâm Thiên, Nhà Hát Lớn, Nhà In Viễn Đông… là địa danh. Nhìn chung, chúng ta cần xác định rõ ràng về mối quan hệ giữa địa danh và yếu tố đứng trước nó. Khi bắt gặp một địa danh, chúng ta có thể đặt một danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh ở trước và yếu tố chung này không phải là thành tố chung của địa danh nên không viết hoa: Ví dụ: huyện Thạnh Phú, cầu Ông Đình, sông Mỏ Cày…Như vậy chỉ những yếu tố viết hoa mới là thành tố của địa danh. Như trên đã nói, đối tượng của địa danh học là địa danh. Đó là những từ, ngữ được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các vùng lãnh thổ, các đơn vị hành chính, các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều. Địa danh được xác định khi đứng sau các yếu tố chung chỉ loại sau đây: 1. Địa danh hành chính:làng, dinh, tổng, sở, khu phố, ấp, xã, phường, thị trấn, thành phố, nước… 2. Địa danh chỉ địa hình: bãi, bàu, bưng, cồn, cù lao, doi, đồng, động, hóc, hồ, khe, rỏng, rạch, vàm…. 3. Địa danh chỉ công trình xây dựng: bến đò, bến xe, cảng, cầu, công viên, cống, kênh, nông trường, xa cảng, xa lộ… 4. Địa danh vùng: vùng, miền, miệt, xứ… 1.1.3.2. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học Ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học là 3 ngành chính của ngôn ngữ học. Trong từ vựng học có ngành danh xưng học (onomasiologie), chuyên nghiên cứu tên riêng. Ngành danh xưng học có 3 ngành nhỏ hơn là nhân danh học 33 (anthroponymie), hiệu danh học và địa danh học (toponymie). Nhân danh học chuyên nghiên cứu về tên riêng của người, hiệu danh học chuyên nghiên cứu tên riêng của các nhãn hiệu, sản phẩm, các biển hiệu…còn địa danh học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và sự chuyển biến của địa danh. Địa danh học được chia ra thành nhiều ngành nhỏ hơn như: sơn danh học (oronymie) chuyên nghiên cứu tên gọi các đồi núi; thủy danh học (hydronymie) chuyên nghiên cứu tên sông ngòi kênh rạch; phương danh học (ojkonimika) chuyên nghiên cứu các địa điểm quần cư và phố danh học (urbanomika) nghiên cứu các đối tượng trong thành phố như tên đường, tên phố, tên các quảng trường…. Vì vậy muốn nghiên cứu địa danh bên cạnh các kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hóa, dân tộc, xã hội…không thể không có kiến thức về ngôn ngữ, hay nói khác hơn là tri thức ngôn ngữ học. Hai tác giả Smolisnaja và Gorbanevskij đã tuyên bố: “Tri thức về các quy luật của ngôn ngữ học rất cần thiết với nhà địa danh học, nếu muốn thoát khỏi giai đoạn sưu tầm và thích thú” [Lê Trung Hoa, 1991, tr.14]. Cụ thể là kiến thức về ngữ âm học lịch sử và phương ngữ học là rất cần thiết trong nghiên cứu địa danh. Cho nên Karpenko cho rằng: “Việc nghiên cứu địa danh không thể không là công việc của ngôn ngữ học” [Lê Trung Hoa, 1991, tr.14]. Để thấy rõ hơn về vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học, chúng ta hãy xem mô hình của Lê Trung Hoa (2006) sau đây: 34 NGÔN NGỮ HỌC 1.1.4. Vấn đề viết hoa địa danh Vấn đề viết hoa địa danh hiện nay vẫn còn mang tính tùy tiện và chưa thống nhất. Điều đó thể hiện rõ qua sách báo, các văn bản hành chính, các sách giáo khoa, các bản biểu, băng rôn…Khi viết về cùng một đối tượng có người viết là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ…nhưng cũng có người viết là Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ. Một số sách khi viết về địa danh ở Bến Tre cũng chưa có sự thống nhất: Huỳnh Minh viết: “Rạch con Ốc (rạch Khâu Băng), chi nhánh của sông Cổ Chiên…nối liền với rạch Băng Cung dài lối 13 cây số” [ 2001, tr.33], hay Nguyễn Duy Oanh cũng đã từng ghi rất nhiều các địa danh hành chính trong tỉnh theo cách sau: An bình đông, An điền, Hàm luông, Phú long, Tiên thủy, Hưng lễ, An thạnh… [tr.126-128], còn Lê Hương thì viết về địa danh ở Bến Tre như sau: Sông Hàm luông, Sông Sóc sải hạ, Sông Mỹ lồng, Sông Cái Mơn lớn, Sông Mõ cày, Sông Ba Tri ớt, Sông Ba Tri cá…[tr.258]. Và trong các sách xưa như Nam Kì NGỮ ÂM TỪ VỰNG HỌC NGỮ PHÁP HỌC ỌC H DANH XƯNG HỌC NHÂN DANH HỌC ĐỊA DANH HỌC HIỆU DANH HỌC SƠN DANH HỌC THỦY DANH HỌC PHƯƠNG DANH HỌC PHỐ DANH HỌC 35 lục tỉnh dư địa chí có ghi: Cửa biển Ngao châu (Bãi ngao), cù lao Thanh Sơn (tục danh là cù lao cái Cấm…) [tr.68], hay trong Gia Định thành thông chí [tr.47] có ghi: “Cù Lao Quý Sơn ở phía tây ngã ba cửa Đại, chu vi 8 dặm, uốn lượn quanh co, coi như hình con rồng” ... Qua một số ví dụ nêu trên, chúng ta thấy rằng việc viết hoa địa danh vẫn còn tùy tiện. Vì vậy việc viết hoa địa danh đúng quy cách là rất cần thiết, điều đó cũng góp phần tạo nên được sự thống nhất trong cách viết hoa về nhân danh, hiệu danh hay vật danh. Để viết hoa địa danh đúng quy cách, chúng tôi có một số ý kiến sau đây: 1.1.4.1. Các danh từ chung (hay còn gọi là các thành tố chung) khi đứng trước địa danh khi địa danh đó cùng để gọi tên thì không viết hoa: - Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên: bàu Mây (BĐ), bưng Láng Có (BaT), rạch Chợ (CL), xẽo Ngọn Tầm Bức (MC)… - Địa danh chỉ công trình xây dựng: bến đò Cây Dương (MC), cảng cá Bình Thắng (BĐ), cầu Cây Da Đôi (BaT), chợ Cầu Bà Mụ (TX)… - Địa danh hành chính: ấp Lương Hòa (GT), chi khu Đôn Nhơn (MC), phường Phú Khương (TX), xã Hưng Khánh Trung (CL)… - Địa danh vùng: vùng Cầu Hòa (GT), xóm Trại (BaT), xóm Cù Lao (BĐ)… Trừ các trường hợp các danh từ chung đứng ở đầu dòng hay đứng trước dấu chấm, thì buộc phải viết hoa danh từ chung đó. 1.1.4.2. Đối với địa danh có sự chuyển hóa thì các danh từ (hay danh ngữ) chung trở thành một yếu tố của địa danh, yếu tố đó phải viết hoa: * Chuyển hóa trong nội bộ các loại địa danh: - Tên xẽo chuyển sang tên rạch (xẽo Tre  rạch Xẽo Tre (MC)… - Tên cầu chuyển sang tên chợ ( cầu Bà Mụ chợ Cầu Bà Mụ (TX)… - Tên rạch chuyển sang tên phà, tên cầu (rạch Miễu (tên rạch) phà Rạch Miễu (CT) cầu Rạch Miễu (CT) … - Tên vàm chuyển sang tên cống (vàm Hồ (BaT) cống Vàm Hồ (BaT)… 36 Các địa danh khi có sự chuyển hóa mà các danh từ hay danh ngữ chung gồm hai yếu tố trở lên khi trở thành yếu tố của địa danh thì viết hoa tất cả các yếu tố: ngã tư Bà Hiếu (BĐ) (tên ngã tư) chuyển sang tên rạch: rạch Ngã Tư Bà Hiếu… * Từ địa danh chuyển sang hiệu danh: Ví dụ: huyện Thạnh Phú sở văn hóa thông tin Huyện Thạnh Phú (tên huyện chuyển sang tên sở văn hóa). Hay xã Khánh Thạnh Tân (MC) xí nghiệp chỉ sơ dừa Xã Khánh Thạnh Tân…(tên xã chuyển sang tên xí nghiệp); chợ Xép- nhà sách Chợ Xép (MC)…(tên chợ chuyển thành tên nhà sách)…Ta thấy rằng các danh từ (danh ngữ) chung chỉ loại ở bên trái đã được thay thế bằng các danh từ chung khác và các danh từ chung đặt trước địa danh như huyện, xã, chợ đặt trước địa danh ở bên trái biến thành yếu tố cấu tạo địa danh ở bên phải và các yếu tố đó phải viết hoa. Đối với địa danh không còn chỉ đối tượng gốc hay đã mất đi đối tượng gốc thì địa danh đó phải được viết hoa danh từ chung ở trước: cầu Bắc ở Mỏ Cày hiện nay không còn chỉ còn đối tượng mới chợ Cầu Bắc… Trường hợp khi viết hoa yếu tố đầu trong địa danh: Bàu Gốc (GT) hay Nó ở Bàu Gốc , Giồng Gạch (BaT) hay tôi ở Giồng Gạch… thì địa danh Bàu Gốc, Giồng Gạch là địa danh vùng chứ không phải là địa danh chỉ tên bàu hay tên giồng. 1.1.4.3. Các yếu tố đi chỉ phương vị có tác dụng phân biệt đi kèm sau địa danh phải viết hoa như ấpThạnh Quý A- ấp Thạnh Quý B (TP), ấp Tiên Đông Thượng- ấp Tiên Tây Thượng (CT), rạch Mương Trên – rạch Mương Dưới (BĐ)… Như vậy các sách khi viết về địa danh ở Bến Tre hay các ở các nơi khác cần tuân thủ theo những nguyên tắc chung khi viết hoa, tránh các trường hợp viết sai quy cách. Các sách viết hoa về địa danh ở Bến Tre được nêu ra làm ví dụ ở trên là chưa đúng, cách viết hoa đúng là: rạch Con Ốc, An Bình Đông, An Điền, Hàm Luông, Phú Long, Tiên Thủy, Hưng Lễ, An Thạnh, sông Hàm Luông, sông Sóc Sải Hạ, sông Mỹ Lồng, sông Cái Mơn Lớn, sông Mỏ Cày, sông Ba Tri Ớt, sông Ba Tri Cá, cửa biển Ngao Châu (Bãi Ngao), cù lao Thanh Sơn (tục danh là cù lao Cái Cấm), cù Lao Quý Sơn ở phía tây ngã ba Cửa Đại. 37 3.2. Cơ sở thực tiễn Để hiểu chính xác một địa danh nào đó hỏi người “giải mã” ngoài kiến thức ngôn ngữ học là tất yếu thì các yếu tố khác như lịch sử, địa lý, dân tộc học, xã hội học cũng không kém phần quan trọng trong việc kết hợp để hiểu đúng một địa danh như tác giả Nga A.I. Popov đã nói: “Bất cứ sự giải thích theo định kiến nào, không căn cứ vào các sự kiện, thường rơi vào sai lầm” [Lê Trung Hoa, 2006, tr.34]. Địa lý, lịch sử, nguồn gốc dân cư của tỉnh Bến Tre đã ít nhiều tác động đến quá trình hình thành địa danh ở Bến Tre. Vì lẽ đó các yếu tố này sẽ được chúng tôi giới thiệu một cách tổng quan nhưng khái quát lên được diện mạo của địa danh tỉnh nhà. 1.1.5. Về địa lý 1.2.1.1. Vị trí địa lý Là một trong 12 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre được hợp thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao An Hóa (bao gồm huyện Châu Thành, Bình Đại), cù lao Bảo (huyện Giồng Trôm, Ba Tri) và cù lao Minh (huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Mỏ Cày Nam, Chợ Lách, Thạnh Phú) do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên bồi tụ. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, có đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, còn các nhánh sông lớn giống như nan quạt xòe rộng ở phía đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.315,01 km2, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông với chiều dài 65 km. 1.2.1.2. Địa chất Lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Bến Tre gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long. Cách nay hàng trăm triệu năm (đại Cổ sinh), tương ứng với vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay là một vùng sụt lún ngập dưới mực nước biển. Do ảnh hưởng của các vận động tạo núi vào kỉ Đệ tam (cách đây khoảng 25 triệu năm), 38 phần thượng và trung lưu của sông Cửu Long tăng cường sức xâm thực và vận chuyển một khối lượng phù sa khổng lồ bồi đắp nhanh chóng vùng hạ lưu. Sự thành lập lãnh thổ Bến Tre hiện tại ở vào giai đoạn sau cùng của sự bồi tụ đồng bằng sông Cửu Long và nó gắn liền với quá trình phân nhánh của sông Cửu Long. Đất Bến Tre chỉ mới xuất hiện bên trên mực biển từ khoảng 4.500 năm trở lại đây [Địa chí Bến Tre, 2001, tr.183]. Và ngày nay, quá trình phát triển của tự nhiên Bến Tre vẫn đang tiếp diễn thể hiện ở xu thế bồi tụ ở vùng cửa sông ven biển của tỉnh. 1.2.1.3. Địa hình Là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, Bến Tre có địa hình bằng phẳng, mang nét đặc trưng của địa hình đồng bằng châu thổ. Địa hình Bến Tre chịu sự chia cắt của nhánh sông Tiền tạo thành nhiều cù lao. Cù lao Minh lớn nhất nằm giữa sông Cổ Chiên và Hàm Luông, cù lao Bảo nằm giữa sông Hàm Luông và Ba Lai, cù lao An Hóa nằm giữa sông Ba Lai và Mỹ Tho. Dọc trên các sông lớn còn có rất nhiều cù lao (hay cồn) được hình thành do sự lắng tụ của trầm tích sông. Các cồn trên sông như cồn Phụng, cồn Tàu…(sông Mỹ Tho), cồn Ốc, cồn Linh…(sông Hàm Luông), cồn Phú Đa, cồn Dung…(sông Cổ Chiên). Một địa hình phổ biến ở Bến Tre là các giồng cát (còn gọi là giồng). Giồng là kết quả tác động của dòng sông và sóng biển trong quá trình lấn biển của vùng cửa sông nên có thành phần cấu tạo chủ yếu là cát mịn và cát pha, các giồng có dạng vòng cung hay rẻ quạt, phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú… Bến Tre không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dãy rừng ngập mặn ven biển và ở các cửa sông. Bến Tre có một hệ thống sông ngòi chằng chịt đan vào nhau tạo nên những huyết mạch nối liền ba dãy cù lao, có một hệ thống đường thủy bao gồm những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông lên đến tận biên giới Campuchia. 39 Bờ biển của tỉnh chủ yếu là những bãi bồi rộng, với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát, khi triều rút bãi bồi nổi trên mặt nước trải rộng ra phía biển hàng ngàn mét, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn. 1.2.1.4. Khí hậu Bến Tre có khí hậu gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 27,3 oc, gió mùa hoạt động theo hai hướng chính: gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc. Gió mùa tây nam có từ tháng 5 đến tháng 1, mang đến thời tiết nóng ẩm nhiều mây, gió mùa đông bắc hoạt động mạnh từ tháng 12 đến tháng 4, mang đến thời tiết khô ráo, mát, thời gian này có gió chướng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây ra nhiễm mặn của sông rạch, đồng ruộng các vùng ven biển. Chế độ gió mùa tạo tạo ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô tứ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.498 mm. Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão hơn so với các vùng khác. Tuy nhiên, đôi khi bão cũng ảnh hưởng tạo mưa lớn, nước biển dâng tràn vào đồng ruộng gây thiệt hại mùa màng [ Địa chí Bến Tre, 2001]. 1.1.6. Về lịch sử 1.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1698 Vùng đất cù lao Bến Tre được hình thành khoảng 4.500 năm trước do quá trình bồi đắp phù sa của các nhánh sông lớn thuộc hệ thống sông Cửu Long. Từ những thế kỉ đầu công nguyên (cách nay khoảng 2000 năm) đã có dấu vết cư trú và sinh hoạt của con người. Lớp cư dân cổ xưa mà sử sách gọi là người Phù Nam và người Chân Lạp (Nam Kỳ trước kia là một phần đất của Chân Lạp, Chân Lạp có hai dãy đất, dãy ở miền núi gọi là Lục Chân Lạp, nay là Cao Miên, dãy miền biển gọi là Thủy Chân Lạp, tức Nam Kỳ) còn để lại trên đất cù lao qua một số vết tích về địa danh học và khảo cổ học. Jules Sien nhận xét rằng: “Trước khi Nam Kỳ trở thành một bộ phận của Việt Nam, người Việt đã lập ở đó những tổ chức. Những nhóm người di cư đã xây dựng làng xóm, hay tới ở chung với người Cao Miên. 40 Vì những nguyên nhân thiên nhiên và xã hội, số cư dân xưa chưa khai phá được bao nhiêu và ngày càng thưa vắng dần. Theo các nhà khảo cổ học và sử học thì số cư dân ấy đã có sự chuyển dịch về vùng đất cao hơn. Đất cù lao hầu hết còn hoang sơ, đầy rừng rậm và thú dữ. Tình trạng ấy kéo dài vài thế kỷ. Vào giữa thế kỉ XIII, Châu Đạt Quan, sứ thần nhà Nguyên khi đi thuyền vào sông Tiền lên kinh đô Ăng co của vương quốc Chân Lạp đã miêu tả hiện tượng hoang vu ấy trong sách Chân Lạp phong thổ ký như sau: “ Những cửa rộng của dòng sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và mây rừng tạo thành nhiều chổ rậm rạp, sum suê, khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa đường trong sông thấy những cách đồng hoang không một gốc cây. Xa nửa tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy. Hàng trăm, hàng ngàn trâu rừng tụ hợp từng bầy. Tiếp đó nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm” [Lê Hương, 1970,tr.80]. Nửa cuối thế kỉ XVIII, trong Phủ biên tạp lục, Lê Quí Đôn viết: “Từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm. Họ Nguyễn chiêu mộ dân đến khai khẩn ở đây” [ tr.345]. Cuộc phân tranh Lê- Mạc vào thế kỉ XVI và cuộc chiến giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh- Nguyễn đã gây khiến sự khốn khổ lầm than cho nhân dân. Người dân khổ sở lưu tán vì chiến tranh đã tìm đến vùng đất phương Nam còn đầy hoang vu chưa được khai phá, những lưu dân này dần chinh phục vùng đất mới và lập nên thôn ấp trước khi chính quyền thời các chúa Nguyễn đến xác lập chủ quyền trên vùng đất mới. Từ cuối thế kỉ XVII về sau khi đã có căn cơ, các chúa Nguyễn thực hiện chính sách khuyến khích và chiêu mộ người từ các xứ Ngũ Quảng vào mở rộng sự nghiệp khai hoang mở đất trên các vùng còn chưa được khai phá ở miền đất cực Nam của đất nước. 1.2.2.2. Giai đoạn từ năm 1698- 1802 Năm 1698, khi chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào dinh đất Đồng Nai lập ra phủ Gia Định thì lúc đó dân cư đã có đến 4 vạn hộ, đất đai khai mở nối liền hàng ngàn dặm từ Mọi Xoài (Bà Rịa- Biên Hòa) đến tận sông 41 Tiền (Mỹ Tho), họ lập ra những trạm thu thuế ở Prei NoKor và Kas Krobey (vùng Sài Gòn- Chợ Lớn hiện nay). Năm 1732, chúa Ninh vương Nguyễn Phúc Chu cho lập châu Định Viễn thuộc phủ Gia Định thì hai bên sông Tiền làng xóm dân cư khá đông đúc. Năm 1757, châu Định Viễn được chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát cho mở rộng ra đến các cù lao từ sông Tiền đến giáp sông Hậu, dinh Long Hồ từ xứ Cái Bè chuyển sang cù lao Tân Dinh gọi là dinh Hoằng Trấn, rồi lại về thôn Long Hồ (thị xã Vĩnh Long ngày nay). Châu Định Viễn, dinh Long Hồ được chia thành 3 tổng: tổng Bình Dương (vùng Vĩnh Long), tổng Bình An (vùng Sa Đéc) và tổng Tân An (trên hai cù lao An Bảo và Tân Minh, 2 cù lao này nay là đất Bến Tre). Tổng Tân An chính là tiền thân của đất Bến Tre sau này. 1.2.2.3. Giai đoạn từ năm 1802- 1862 Từ giữa đến cuối thế kỉ XVIII, cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh diễn ra liên miên, nhiều đợt, nhiều năm trên đất Gia Định gây ra nhiều sự xáo trộn như việc chuyển cư bị đảo lộn, làng xóm tiêu điều, rất nhiều khu dân cư, thôn, trại phải bỏ hoang. Trên bờ sông Tiền, Mỹ Tho đang thời tấp nập biến thành hoang phế. Trấn, lỵ Long Hồ (Vĩnh Long), lỵ sở Ba Vát (Mỏ Cày)…đều trong tình trạng nhân dân li tán vì loạn lạc kéo dài hàng chục năm. Đây là thời kì thử thách sự nghiệp khai hoang trên đất cù lao vừa mới trải qua những bước ban đầu. Chiến tranh chấm dứt từ những năm đầu của thế kỉ XIX. Năm 1802, nhà Nguyễn bắt đầu lập nên vương triều, đưa ra nhiều chính sách định canh, định cư, khuyến khích khai hoang mở mang đồn điền ở các vùng đất rộng người thưa và khôi phục nhanh chóng, phát triển lại các thôn, xã, chia lập tổng, huyện, phủ, sắp xếp lại các trấn, thúc đẩy công cuộc khẩn hoang và phát triển. Từ đây, diện tích đất đai trồng trọt, dân số vùng cù lao tăng nhanh theo đà mở mang thôn ấp và các đơn vị hành chính mới. Năm 1808, Gia Long năm thứ 7, châu Định Viễn thăng lên thành phủ Định Viễn. Đất cù lao là tổng Tân An được thăng lên là huyện Tân An, thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Huyện Tân An mới lập chia thành hai tổng: Cù lao Minh 42 với 72 thôn, trại thành tổng Tân Minh. Cù lao Bảo với 63 thôn, trại thành tổng An Bảo. Huyện lỵ đầu tiên đặt tại thôn Phước Hạnh, xứ Ba Việt (Ba Vát) nay thuộc xã Phước Mỹ Trung huyện Mỏ Cày. Như vậy, thời kì đầu của triều đại nhà Nguyễn, huyện Tân An mới lập gồm 2 tổng, 135 thôn, trại trên 2 cù lao Minh và cù lao Bảo. Năm 1823, Minh Mạng thứ 4 chia đất huyện Tân An ra làm hai huyện: Tân Minh (cù lao Minh) và Bảo An (cù lao Bảo), đặt phủ Hoằng An cai quản hai huyện này. Năm 1832, Minh Mạng thứ 13 lại phân hạt bỏ trấn Vĩnh Thanh đổi gọi là tỉnh Vĩnh Long, phủ Hoằng An vẫn thuộc về tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Vĩnh Long lúc này chia lập thành 3 phủ: phủ Định Viễn, phủ Hoằng An và phủ Lạc Hóa. Năm 1837, Minh Mạng thứ 18 chia phủ Hoằng An thành 2 phủ: Hoằng An và Hoằng Đạo. Huyện Tân Minh (cù lao Minh) chia ra làm hai huyện Tân Minh và Duy Minh, thuộc phủ Hoằng An. Huyện Bảo An (cù lao Bảo) cũng chia làm 2 huyện: Bảo Hựu và Bảo An, thuộc phủ Hoằng Đạo. Năm 1844, Thiệu Trị thứ 4 đổi tên phủ Hoằng Đạo thành phủ Hoằng Trị. Còn phủ Hoằng An (cù lao Minh) giữ nguyên tên và địa bàn thống thuộc như cũ. Năm 1851, Tự Đức thứ 4, hợp nhất 2 phủ Hoằng Trị và Hoằng An thành phủ Hoằng Trị. Từ đây phủ Hoằng Trị gồm có 4 huyện (huyện Bảo Hựu, Bảo An, Tân Minh, Duy Minh) trên cù lao Minh và cù lao Bảo thuộc tỉnh Vĩnh Long và là tiền thân của tỉnh Bến Tre sau này. Về cù lao An Hóa, vùng đất phía cực nam của tỉnh Định Tường giáp sông Ba Lai (sau này là bộ phận của Bến Tre) từ thế kỉ XVIII cũng có sự thay đổi: Năm 1781, cù lao An Hóa là một phần của tổng Kiến Hòa, huyện Kiến An, dinh Trấn Định. Năm 1808, Gia Long thứ 7, dinh Trấn Định cải thành trấn Định Tường, huyện Kiến An thăng lên làm phủ, tổng Kiến Hòa được thăng lên làm huyện với 2 tổng mới lập là tổng Kiến Thạnh 65 thôn và tổng Hòa Bình 86 thôn, cù lao An Hóa là một bộ phận của tổng Hòa Bình. 43 Năm 1831, Minh Mạng thứ 12 một phần huyện Kiến Hòa được tách ra thành lập huyện mới Tân Hòa (huyện này sau nhập về phủ Tân An, tỉnh Gia Định), số đất còn lại giữ nguyên tên huyện Kiến Hòa và được chia thành 5 tổng, 82 thôn. Trong số 5 tổng này có hai tổng Hòa Quới 20 thôn và Hòa Thinh 19 thôn nằm trọn trên địa bàn cù lao An Hóa (3 tổng còn lại nằm trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang hiện nay). Năm 1832, Minh Mạng thứ 13, trấn Định Tường đổi làm tỉnh Định Tường với 2 phủ và 4 huyện, huyện Kiến Hòa không thay đổi, cù lao An Hóa với 2 tổng Hòa Quới và Hòa Thinh vẫn nằm trong huyện này. 1.2.2.4. Giai đoạn từ năm 1862 - 1945 Năm 1859 đến năm 1885, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta. Trong những năm đầu Nam Kì kháng Pháp, thì đất Bến Tre nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa như: khởi nghĩa của Phan Liêm, Phan Tôn với hai trận tập kích vào quân Pháp ở Hương Điểm năm 1867, cuộc đánh Pháp của nghĩa quân Giồng Gạch ở Ba Tri năm 1867, cuộc khởi nghĩa Ba Châu năm 1868 và cuộc nổi dậy của các nhóm nghĩa quân ở nhiều nơi trên trên khắp các cù lao Bảo, cù lao Minh và An Hóa, phong trào kéo dài đến những năm cuối thế kỉ XIX. Sau khi hoàn thành việc chiếm đóng Nam Kì lục tỉnh vào năm 1867, người Pháp tiến hành ngay việc tổ chức lại các đơn vị hành chính theo qui chế mới. Sau khi Pháp cưỡng chiếm Vĩnh Long, Pháp ghi nhận: người Nam gọi Vĩnh Long là vườn cây của Nam Kì, đất cát phì nhiêu, dân cư đông đúc, chia thành những đảo nhỏ giữa sông rạch chằng chịt với các cửa sông Cửu Long. Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Hậu và sông Ba Lai trên chiều dài khoảng 20 dặm và chiều rộng độ 12 dặm. Cả tỉnh gồm 3 phủ, Pháp tiến hành bãi bỏ khung hành chính chính phủ, huyện và đặt ra cấp hạt. Năm 1867, phủ Hoằng Trị (Bến Tre) lúc này thuộc tỉnh Vĩnh Long đổi thành địa hạt Hoằng Trị với 26 tổng, 192 làng nằm trên địa bàn cù lao Minh và cù lao Bảo dưới quyền cai trị của viên tham biện người Pháp. Lúcbấy giờ tỉnh Vĩnh Long chia 44 thành 3 hạt: Vĩnh Long, Hoằng Trị và Lạc Hóa [Nghiên cứu địa ba triều Nguyễn tỉnh Vĩnh Long, tr.87- 88]. Tháng 12- 1867, hạt Hoằng Trị lại chia thành 2 sở : sở tham biện Bến Tre và Mỏ Cày. Năm 1871, chính quyền thực dân Pháp quyết định nhập hai sở tham biện Bến Tre và tham biện Mỏ Cày thành sở tham biện Bến Tre. Còn cù lao An Hóa, Pháp cũng sắp xếp lại các sở tham biện và An Hóa thuộc về sở tham biện Mỹ Tho. Năm 1876, Pháp chia Nam Kì thành 4 khu vực hành chính: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bassac.Trong đó khu vực Vĩnh Long gồm 4 hạt: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc. Hạt Bến Tre trên địa bàn cù lao Minh và cù lao Bảo gồm có 23 tổng, 205 làng, dân số 158. 231 người. Cù lao An Hóa vẫn còn là vùng đất của Mỹ Tho với hai tổng Hòa Thinh và Hòa Quới. Lỵ sở của hạt Bến Tre (Bến Tre) đặt tại hữu ngạn sông Bến Tre nơi có tòa bố, bưu điện, trường tiểu học và chợ Bến Tre. Năm 1899, các hạt lại đổi là tỉnh (province). Toàn bộ Nam Kì lúc này chia thành 20 tỉnh. Tỉnh Vĩnh Long thời triều Nguyễn nay là 3 tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh. Việc chuyển từ hạt lên thành lập tỉnh bởi các nhà cầm quyền Đông Dương và có hiệu lực pháp lý vào từ ngày 1-1-1900.[Theo Nguyễn Văn Của, 1917]. Như vậy hạt Bến Tre gồm có cù lao Minh và cù lao Bảo đã chính thức thành đơn vị hành chính cấp tỉnh với 21 tổng và 144 làng (so với trước đây giảm giảm 2 tổng và 61 làng, số tổng và làng được sát nhập do diện tích trước đây quá nhỏ nên phải điều chỉnh lại). Sau khi thành lập tỉnh, khoảng thập niên đầu thế kỉ XX, Pháp lập đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh gọi là quận (district). Từ khoảng 1910 về sau khi chia lập các đơn vị hành chính cấp quận, tỉnh Bến Tre gồm có 4 quận: Sóc Sãi, Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú. Thời điểm này cù lao An Hóa thuộc tỉnh Mỹ Tho với 2 tổng: Hòa Quới và Hòa Thinh. Theo thống kê của nhà cầm quyền Pháp, những năm đầu mới thành lập dân số Bến Tre có 223. 405 người. 45 Sau tổng khởi nghĩa tháng tám 1945, đất nước giành độc lập, lại diễn ra hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Bến Tre lại có sự thay đổi về địa lý hành chính kể cả địa giới và tên gọi. 1.2.2.5. Giai đoạn từ năm 1945- 1975 Sau khi CMT8 thành công, tỉnh Bến Tre vẫn gồm cù lao Minh và cù lao Bảo, và chính quyền cách mạng đổi tên tỉnh Bến Tre thành tỉnh Đồ Chiểu, thành lập thêm quận lấy tên là Tán Kế nay là huyện Giồng Trôm. Năm 1946, bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, và tỉnh Đồ Chiểu đổi thành tỉnh Bến Tre với các quận Châu Thành, Sóc Sãi, Tán Kế, Ba Tri, Mỏ Cày và Thạnh Phú. Năm 1948, thực hiện nghị định của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, quận An Hóa của tỉnh Mỹ Tho sát nhập về tỉnh Bến Tre. Đồng thời thành lập huyện Chợ Lách với 6 xã của Vĩnh Long và 14 xã phía bắc Mỏ Cày, thành lập thị xã Bến Tre trên cơ sở xã An Hội I và An Hội II của quận Châu Thành; giải thể quận Tán Kế, đưa các xã của quận này về Ba Tri và Châu Thành. Tên gọi quận từ đây được gọi là huyện và làng được gọi là xã. Bến Tre lúc bấy giờ gồm 3 cù lao: cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa với 7 huyện và 1 thị xã, 117 xã, dân số khoảng 600.000 người. Thực trạng này tồn tại đến khi kết thúc kháng chiến chống Pháp vào năm 1954. Năm 1956, chính quyền Sài Gòn đổi tên Bến Tre là tỉnh Kiến Hòa, còn ta vẫn giữ tên gọi tỉnh Bến Tre như cũ. Từ khi lập tỉnh Kiến Hòa năm 1956 cho đến năm 1975, chính quyền Sài Gòn chia tỉnh này gồm 9 quận: Bình Đại, Trúc Giang, Hàm Long, Giồng Trôm, Ba Tri, Đôn Nhơn, Mỏ Cày, Hương Mỹ, Thạnh Phú. Về ta, chính quyền cách mạng vẫn giữ nguyên địa giới hành chính của tỉnh Bến Tre với các huyện Bình Đại, Sóc Sãi, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú và thị xã Bến Tre. Năm 1972 do hoàn cảnh chiến tranh diễn ra ác liệt, chiến trường bị chia cắt, ta chia Châu Thành thành 2 huyện: Châu Thành Đông và Châu Thành Tây (bao gồm cả huyện Sóc Sãi), chia Mỏ Cày thành 2 huyện: Mỏ 46 Cày Nam và Mỏ Cày Bắc. Sau ngày 30-4- 1975, hai huyện Châu Thành Đông và Châu Thành Tây hợp nhất lại thành huyện Châu Thành như trước, mười xã vùng trên của của huyện Mỏ Cày Bắc lập lại huyện Chợ Lách, số còn lại hợp nhất với huyện Mỏ Cày Nam thành huyện Mỏ Cày. [ Lịch sử Đảng Bộ tỉnh Bến Tre, 2003, tr.13-30]. Ngày 30-4-2009, huyện Mỏ Cày lại tách ra thành hai huyện: Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc. Hiện nay, tỉnh Bến Tre có 8 huyện: Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Chợ Lách, Thạnh Phú và một thị xã Bến Tre với 160 xã, 8 phường và 7 thị trấn, dân số 1.336.720 người. 1.1.7. Về dân cư Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, từ đầu thế kỉ XVII đã có người Việt từ miền ngoài, chủ yếu là dân Ngũ Quảng vào Nam Bộ khai thác và định cư. Cuộc thiên di diễn ra liên tục cùng với sự hình thành thôn , ấp và thiết lập bộ máy chính quyền phong kiến. Nhìn chung, cuộc chuyển cư theo hai luồng chính: luồng đi thuyền vào Đồng Nai, Bến Nghé, Tân Bình rồi sau đó tỏa ra các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long. Luồng thứ hai cũng đi bằng đường biển, phương tiện chủ yếu là ghe bầu, đi theo gió mùa hàng năm, đi thẳng vào các cửa sông như cửa Đại, cửa Tiểu, rồi ngược các dòng sông lớn, tiến sâu vào nội địa và định cư ở các giồng, gò, vùng đất cao ráo. Một số lưu dân chuyển cư bằng đường bộ nhưng số lượng này không nhiều vì đường sá hiểm trở, nạn cướp giật xảy ra. Với Bến Tre, những lưu dân thường đi theo đường biển và đi theo từng nhóm, thành đoàn giữa những người bà con, láng giềng hay chung họ đạo và di chuyển do nhà nước tổ chức. Lúc đầu họ sống quần tụ với nhau, chung sức cùng nhau khai phá, dần dần họ tạo ra các tụ điểm dân cư nối liền nhau và tỏa rộng theo hình rẻ quạt. Sản xuất vật chất chủ yếu là nông nghiệp và ngư nghiệp, về sau nghề thủ công và buôn bán cũng phát triển. 47 Nhiều nguồn tài liệu xác định nguồn gốc dân cư ở Bến Tre đa số là người miền Trung, cụ thể là từ phía nam đèo Hải Vân trở vào, với 112 gia phả. Nguồn gốc dân cư ở Bến Tre gắn với việc khai phá, tạo dựng thôn, ấp, làng xã, công cuộc chống chọi với thiên nhiên và lịch sử đấu tranh của dân tộc. Qua thống kê dân số của chính quyền thuộc địa, vào năm 1859, Bến Tre có 110.000 dân, đến cuối thế kỉ XIX dân số tăng lên 220.000 người, đến năm 1946 dân số có 450.000 người và đến năm 1954 dân số lên đến 600.000 người, so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, dân số Bến Tre thuộc loại cao. Sau giải phóng, dân số của tỉnh vào năm 1976 là 943.300 người và đến năm 1985 dân số 1.170.664 người. Theo thống kê dân số năm 1989, mật độ dân số Bến Tre thuộc loại cao, 560 người/ km2, đứng thứ 3 ở Nam Bộ, sau Tiền Giang và TPHCM. Đứng đầu dân số trong tỉnh là cư dân người Kinh với 1.206.738 người, đứng thứ hai là người Hoa với 7.213 người và đứng thứ 3 là người Khơme với 193 người và nhiều dân tộc anh em khác góp phần làm nên diện mạo đa sắc tộc của vùng đất cù lao màu mỡ này [ Địa chí Bến Tre, 2001]. 3.3. Tiểu kết Qua lược sử nghiên cứu những tiền đề lý luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra những đặc điểm cơ bản sau đây: Mặc dù ở Việt Nam, ngành địa danh học mới thực sự được hình thành vài chục năm trở lại đây nhưng nó chiếm một vị trí không nhỏ trong giới nghiên cứu ngôn ngữ và các ngành khoa học có liên quan. Đi vào tìm hiểu, chúng tôi mới thấy được sự phức tạp của ngành khoa học này. Có rất nhiều ý kiến khác nhau khi xác định đối tượng, cách phân loại cũng như khi đưa ra nội hàm khái niệm địa danh là gì. Qua đó, chúng ta còn thấy được vai trò, vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học, với tư cách là một bộ phận của ngôn ngữ và nó có những đặc điểm vốn có của ngôn ngữ. Khi nghiên cứu ngành khoa học này đòi hỏi phải có được những kiến thức cơ bản của các ngành khoa học có liên quan như địa lý, lịch sử, văn hóa, dân tộc, xã hội và cả kiến thức về ngôn ngữ. 48 Chính vì địa danh có liên quan đến các ngành khoa học khác nên ở chương này chúng tôi có đề cập sơ nét về địa lý, lịch sử, đặc điểm dân cư của tỉnh Bến Tre, và vần đề này sẽ góp phần cho chúng ta thấy được quá trình hình thành, tồn tại và biến đổi của địa danh cũng như những nét đặc trưng cơ bản của nó. Việc đề cập đến cách viết hoa địa danh, chúng tôi mong muốn góp phần hình thành quy cách trong cách viết, nhằm tránh cách viết hoa địa danh một cách tùy tiện ở mỗi người. 49 Chương 2: PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH, ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT CẤU TẠO VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA DANH 2.1. Các phương thức đặt địa danh 2.1.1. Khái quát về phương thức đặt địa danh Về phương thức đặt địa danh (hay còn gọi là phương thức định danh, phương thức cấu thành), bước đầu đã được một số tác giả đưa ra các nguyên tắc chung để đặt tên cho đối tượng. Một khi địa danh có chức năng định danh thì nó có chức năng biểu vật, hay có chức năng biểu hiện ý nghĩa. Thông thường trong địa danh thường có hình thức biểu vật định danh và biểu vật miêu tả. Ở biểu vật định danh phải tuân theo nguyên tắc võ đoán hay tính không có lí do còn định danh miêu tả thì tuân thủ bởi tính có lí do. Ở địa danh thông thường ý nghĩa của nó được biểu hiện qua hình thức biểu vật theo lối miêu tả hay ý nghĩa của nó chi phối bởi nguyên tắc có tính lí do. Mỗi địa danh ra đời thường có một lí do nào đó, lí do đặt tên đó thường phản ánh bản chất của đối tượng hay mối quan hệ giữa đối tượng với các sự vật, hiện tượng khác, và còn thể hiện những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của con người trong quá trình định danh. Qua đó để thấy được địa danh phản ánh ý nghĩa gì, nhằm mục đích gì. Theo Nguyễn Đức Tồn, điều đó phụ thuộc vào chủ thể định danh và đối tượng được định danh sẽ có lí do chủ quan (phụ thuộc vào chủ thể định danh) và lí do khách quan (phụ thuộc vào đối tượng được định danh) [tr.39]. Trần Thanh Tâm (1976) đã đưa ra 6 nguyên tắc đặt tên cho địa danh: 1- Loại đặt theo địa hình và đặc điểm; 2- Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian; 3- Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử; 4- Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu; 5- Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế; 6- Loại đặt theo sinh hoạt xã hội [tr.60-63]. Năm 1999, Bùi Đức Tịnh đã đưa ra hai cách tạo địa danh: 1. Theo lề lối của ngôn ngữ và tập quán Việt Nam 2. Việt hóa những địa danh có sẵn trong ngôn ngữ của một dân tộc 50 Theo tác giả cách tạo địa danh theo lối Việt hóa có hai phương thức:  Phương thức Việt hóa địa danh của ngôn ngữ một dân tộc khác thực hiện theo 3 lối: thứ nhất là chỉ Việt hóa ngữ âm mà không quan tâm đến nội dung ý nghĩa (ví dụ: Phsar Dek tiếng Căm-pu- chia nghĩa là chợ Sắt, Việt hóa thành Sa Đéc); lối thứ hai là dịch nghĩa (núi Bà Đen được dịch nghĩa từ Phnom Vicil Khmau); lối thứ 3 là phối hợp hai lối vừa kể: một phần Việt hóa ngữ âm và một phần dịch nghĩa (ví dụ: Vũng Gù chỉ sông Vàm Cỏ ở gần Tân An, vũng dịch nghĩa tiếng Căm- pu- chia kompong, gù Việt hóa ngữ âm của một tiếng Căm-pu-chia có nghĩa con bò.  Phương thức dùng từ tố hoàn toàn Việt Nam để đặt tên cho các vật thể sau:  Cách đặt địa danh cho các vật thể tự nhiên gồm 3 loại sau:  Các vật thể chỉ có tác dụng làm khung cảnh cho cuộc sống như bàu, bưng, đầm, láng, tráng….các vật thể này thường đặt tên bằng đặc điểm về hình dáng, về cây cỏ mọc ngay trong vùng hoặc kế cận hay về chim thú sinh sống trong vùng.  Về các vật thể dùng làm phương tiện cho cuộc sống của con người ở mặt này hay mặt khác cũng phải kể đến như biển, núi, sông, suối, bãi, gành…Các vật thể như “sông”, “núi” “biển”, theo tác giả ngoài việc tên có sẵn do người xưa để lại thì “sông” và “biển” thường mang tên địa phương xuất hiện ở địa phương nào đó. Ngoài ra ,các vật thể này còn đặt tên theo: Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH017.pdf
Tài liệu liên quan