Luận văn Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC -------------- X — W -------------- Ngô Thị Thanh Tùng NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà nội, 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC -------------- X — W -------------- Ngô Thị Thanh Tùng NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Công Khanh Hà nội, 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi x...

pdf101 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC -------------- X — W -------------- Ngô Thị Thanh Tùng NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà nội, 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC -------------- X — W -------------- Ngô Thị Thanh Tùng NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Công Khanh Hà nội, 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình! Học viên Ngô Thị Thanh Tùng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Nguyễn Công Khanh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin trân thành cảm ơn Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Nghiên cứu Phát triển Giáo dục đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi ở Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tôi xin cảm ơn Công ty SocialConsult đã giúp tôi thực hiện thành công cuộc khảo sát tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................9 U 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................9 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................12 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................12 3.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................12 3.2. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................12 3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................12 3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể..........................................................................13 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.................................................................................14 Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................15 1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................15 1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................................21 1.2.1. Khái niệm năng lực ..........................................................................................21 1.2.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học .......................................................22 1.2.3. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng với công việc ..................................................28 1.2.4. Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục đại học ........................................28 1.2.5. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học.................32 Chương 2: TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ .....................................................................................35 2.1. Xây dựng bộ công cụ đo lường mức độ đáp ứng với công việc .............................35 2.2. Chọn mẫu .................................................................................................................36 2.2.1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi ..................................................36 2.2.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu.................................................................38 2.3. Nhập và xử lý số liệu................................................................................................39 2.4. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường ..................................39 2.4.1. Độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động.....42 2.4.2. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người lao động ...47 Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THÔNG QUA Ý KIẾN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG........................................................................................53 3.1. Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp ................................................................53 3.2. Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế ...57 3.3. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế .................63 3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế .......................................................................................................................79 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................87 PHỤ LỤC ............................................................................................................................90 Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động ..................................................90 Phụ lục 2: Gợi ý phỏng vấn sâu ....................................................................................100 CÁC CHỮ VIẾT TẮT DNTN Doanh nghiệp tư nhân TNHH Trách nhiệm hữu hạn SX Sản xuất DV Dịch vụ TM Thương mại CP Cổ phần XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội phân theo qui mô lao động ..........37 Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp có dưới 500 lao động ....................................................37 Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp thuộc mẫu khảo sát phân theo qui mô lao động ...........38 Bảng 3.1: Doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh doanh ..............................................54 Bảng 3.2: Doanh nghiệp phân theo qui mô lao động..........................................................54 Bảng 3.3: Thông tin chung về người được hỏi ....................................................................56 Bảng 3.4: Ví trí làm việc sau khi được tuyển dụng..............................................................58 Bảng 3.5: Thời gian tập sự sau khi được tuyển dụng ..........................................................60 Bảng 3.6: Mức độ khó khăn khi tuyển dụng lao động .........................................................61 Bảng 3.7: Số lượng lao động cần phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng...............................64 Bảng 3.8: Tương quan giữa loại hình doanh nghiệp và số lượng lao động phải đào tạo lại .............................................................................................................................................65 Bảng 3.9: % số lao động trong doanh nghiệp đáp ứng ở từng mức đánh giá....................68 Bảng 3.10: Mức độ đáp ứng tốt với công việc qua ý kiến người sử dụng lao động ............71 Bảng 3.11: Mức độ đáp ứng tốt nhất với công việc qua ý kiến người sử dụng lao động và người lao động.....................................................................................................................76 Bảng 3.12: Hình thức tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp......81 Bảng 3.13: Các năng lực cần nâng cao để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc............82 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Nội dung đào tạo lại lao động.............................................................................67 Hình 3.2: Giải pháp nâng cao hiệu quả mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đã được tuyển dụng ..............................................................80 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin, phát triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá. Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, với vai trò chính trong đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ đất nước cần có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là về mặt chất lượng. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục đại học được xác định cụ thể: "Mở rộng hợp lý qui mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo" (Đảng Cộng sản Việt nam, 2001: 110). Với định hướng rõ rệt như vậy, từ hàng thập kỷ qua, giáo dục đại học đã bắt đầu quá trình tự đổi mới, giáo dục đại học đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ với sự phát triển mạnh cả về qui mô, mô hình và loại hình đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vấn đề chất lượng của giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và so với kết quả đào tạo đại học của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ nhất định cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với cách tiếp cận này, chất lượng đào tạo có thể được đánh giá qua năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Việc xác định rõ được quan niệm về chất lượng, phương pháp đánh giá chất lượng có thể là một cách hiệu quả để đổi mới giáo dục đại học, là một bước đi quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có đủ trình độ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên tinh -9- thần đó, luận văn được hình thành nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học thông qua ý kiến đánh giá người sử dụng lao động về những lao động có trình độ đại học hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp, xí nghiệp như là một phương pháp tiếp cận hiệu trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm không chỉ của các nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên mà còn của cả xã hội. Thực tế cho thấy mặc dù giáo dục đại học đã rất nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo trong suốt thời gian qua nhưng thực tế xã hội cho thấy rất nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm và rất nhiều nhà tuyển dụng không tuyển được lao động phù hợp với yêu cầu. Trong nhiều năm trở lại đây, việc tuyển dụng nhân viên của các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài,... đều trở nên công khai rộng rãi và phổ biến. Các ngày hội việc làm được tổ chức thường xuyên, đó là nơi gặp gỡ của lãnh đạo các cơ sở sử dụng lao động và những người có nhu cầu việc làm. Số người cần việc làm tham gia các ngày hội việc làm lên đến hàng chục nghìn người, hồ sơ nộp vào các cơ quan thông báo tuyển dụng thường xuyên là hàng trăm, hàng nghìn bộ. Tuy nhiên, theo số liệu của nhà tổ chức chỉ có 30% doanh nghiệp tuyển được người phù hợp trong các ngày hội việc làm và các doanh nghiệp chỉ tuyển được 60% chỉ tiêu đề ra. Các cơ quan, doanh nghiệp có uy tín có khi hàng năm không tìm được người phù hợp vào các vị trí quan trọng trong đơn vị. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm lên đến hàng chục ngàn người. Dường như đã có một khoảng cách khá xa giữa chương trình đào tạo ở các trường đại học và nhu cầu đặt ra từ thực tế của các doanh nghiệp, cơ quan. Có vẻ như muốn nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì một trong những mục tiêu cần phấn đấu là làm cho khoảng cách này trở nên ngắn hơn. -10- Với những cách tiếp cận vấn đề như trên, một nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến người sử dụng lao động là rất cần thiết. Một mặt, nghiên cứu sẽ làm rõ về khái niệm chất lượng, chất lượng đào tạo đang được băn khoăn hiện nay, làm rõ phương pháp luận đánh giá chất lượng đào tạo. Mặt khác, nghiên cứu áp dụng lý thuyết liên quan đến đo lường chất lượng đào tạo vào việc đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên đại học sau khi ra trường thông qua cuộc khảo sát thực tế một số doanh nghiệp. Đánh giá được mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một kết quả lớn nhất mà luận văn mong muốn hướng tới. Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí đo lường và tiến hành đánh giá mức độ độ đáp ứng với công việc thực tế của sinh viên đại học nói chung là quá sức đối với một luận văn thạc sĩ nên việc lựa chọn một nhóm ngành cụ thể để xây dựng một công cụ minh hoạ cho phương thức đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp thông qua ý kiến người sử dụng lao động là hết sức cần thiết. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được coi là phù hợp hơn cả bởi lẽ kinh tế là một ngành quan trọng cho sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của các lĩnh vực khác, đặc biệt là nhu cầu nhân lực. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, nền kinh tế có sự phát triển khác nhau, đòi hỏi số lượng và chất lượng khác nhau của nguồn nhân lực lao động. Nền kinh tế hiện nay với chủ trương gia nhập, hoà nhập, liên kết với bên ngoài rõ ràng đòi hỏi về chất lượng những sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế khác hẳn so với những sinh viên tốt nghiệp 10 hay 15 năm trước đây. Đó là lý do sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được lựa chọn để minh hoạ cho hướng tiếp cận nghiên cứu của luận văn. -11- 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm mục đích: Đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế thông qua ý kiến người sử dụng lao động. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Liệu các sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế trong 5 năm trở lại đây có đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công việc trong thực tế không? Đáp ứng ở mức độ nào? - Giải pháp nào nhằm tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của người sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế? 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu ban đầu của luận văn bao gồm: - Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trong quá trình lao động ở mức độ vừa phải. - Mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học là giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên khi tốt nghiệp. 3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: sinh viên đã tốt nghiệp đại học từ 2000-2005 năm trở lại đây, hiện đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo. Các ngành nghề được đào tạo bao gồm các chuyên ngành thuộc ngành kinh tế: Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài chính -12- - Đối tượng nghiên cứu: khả năng đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo. 3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Các phương pháp cụ thể để triển khai các nội dung nghiên cứu bao gồm: - Nghiên cứu tài liệu sẵn có: Phân tích các tài liệu bao gồm đề tài, dự án, bài báo, bài hội thảo liên quan đến đánh giá chất lượng đào tạo đại học, đánh giá sản phẩm đào tạo đại học được thực hiện trong thời gian gần đây. Phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn. - Khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn: Khảo sát bằng phiếu hỏi soạn sẵn đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc/ cán bộ phụ trách nhân sự) về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, tại mỗi doanh nghiệp, một sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 hiện đang làm việc tại doanh nghiệp (người lao động) cũng sẽ được khảo sát. Kết quả có 150 cán bộ quản lý và 150 người lao động đã được khảo sát. Những dữ liệu của cuộc khảo sát được sử dụng làm căn cứ chính để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, làm căn cứ để hình thành lên bộ tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học. - Phỏng vấn sâu bán cấu trúc: Được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin bổ trợ cho phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn. Các cuộc phỏng vấn sẽ chủ yếu tập trung vào cách thức người sử dụng lao động đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của người lao động và những năng lực mà sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế cần phải có. Tổng cộng có 10 cuộc phỏng -13- vấn với quản lý doanh nghiệp và 5 phỏng vấn với sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005. 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát 150 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội . Các ngành nghề thuộc nhóm ngành kinh tế được khảo sát bao gồm: Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài chính. - Thời gian khảo sát: vào tháng 6-7/2008. -14- Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở trong nước, các nghiên cứu trong thời gian gần đây liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài chia làm hai mảng tương đối rõ rệt: 1/ Phân tích, đánh giá, bình luận về chất lượng giáo dục đại học và các tiêu chí đo lường, đánh giá chất lượng đại học, trong đó người lao động được đề cập đến như là sản phẩm của giáo dục đại học và 2/ Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, trong đó, tập trung nhiều vào phân tích sự đáp ứng của sản phẩm giáo dục đại học với các yêu cầu của thị trường lao động. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học - nằm ở vị trí giao nhau của hai mảng nghiên cứu trên. Vì thế, các nghiên cứu liên quan đến tương đối nhiều. Đầu tiên phải kể đến các nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lượng giáo dục đại học và các tiêu chí đo lường, đánh giá chất lượng đào tạo đại học. Điển hình cho hướng nghiên cứu này là GS.TS Phạm Phụ với rất nhiều nghiên cứu của ông đã đăng trên các báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo được tập hợp lại trong tác phẩm "Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam", TS. Phạm Xuân Thanh với các nghiên cứu trong cuốn "Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh giá", Đỗ Thiết Thạch với bài viết "Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng EFQM và sử dụng vào việc nâng cao chất lượng trường TCCN- DN, cao đẳng và đại học" và TS Lê Đức Ngọc với bài viết "Bàn về nội hàm của chất lượng đào tạo đại học và sau đại học". Các nghiên cứu này chủ yếu đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay và các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học. Trong đó, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường được liệt kê trong danh sách các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học. Chất lượng giáo dục đại học chủ yếu được phân -15- tích qua số sinh viên thất nghiệp, số sinh viên có được việc làm sau 6 tháng hoặc 1 năm chứ ít đề cập đến mức độ đáp ứng với công việc. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường cũng được liệt kê như là một tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng trường đại học trong một loạt các nghiên cứu về đảm bảo chất lượng trường đại học của Nguyễn Đức Chính, Phạm Thành Nghị và Nguyễn Quốc Chí. Đồng thời, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường cũng được coi là một trong những tiêu chí quan trọng trong các nghiên cứu về "Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của GS.TS. Nguyễn Hữu Châu hay cuốn "Quan niệm chất lượng giáo dục và đánh giá" của tác giả Đặng Thành Hưng. Một loạt các nghiên cứu trình bày tại các hội thảo Nâng cao chất lượng giáo dục đại học và Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học được tổ chức định kỳ hàng năm kể từ năm 2000 trở lại đây là một nguồn tài liệu tham khảo quý báu. Trong đó, các tác giả đã phân tích, bàn luận về nội hàm của chất lượng giáo dục đại học, đánh giá chất lượng giáo dục đại học thông qua sản phẩm là những sinh viên tốt nghiệp. Các tác giả phân tích về những năng lực mà sinh viên được trang bị trong quá trình đào tạo tại trường đại học. Đây là những thông tin rất quan trọng để xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi ra trường. Một hướng nghiên cứu khác có liên quan mà luận văn đã tiếp cận là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Các nghiên cứu trình bày trong hội thảo quốc gia "Đào tạo theo nhu cầu xã hội" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào các năm 2005 và 2007 cho thấy vấn đề đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi ra trường đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Diễn đàn này là nơi các nhà nghiên cứu trình bày mối quan tâm của mình về khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế của sinh viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, các bài trình bày trong hội thảo chủ yếu tập trung -16- vào: 1/ Khả năng đáp ứng thị trường lao động của nguồn nhân lực hiện có về số lượng và cơ cấu; 2/ Cơ chế và giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa chương trình đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân lực thực tế. Các nhà nghiên cứu và các trường đại học tham gia hội thảo đã trình bày những đánh giá chất lượng giáo dục đại học thông qua nhãn quan của họ và không có nghiên cứu nào đề cập đến quan điểm đánh giá của các nhà sử dụng lao động. Có một vài nghiên cứu đánh giá năng lực đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học nhưng hướng tiếp cận là từ phía cựu sinh viên và thường do các trường đại học thực hiện. Cách tiếp cận này rất hiệu quả để các trường đại học nhận được những phản hồi trực tiếp về những kỹ năng và kiến thức cần trong thực tế công việc nhằm điều chỉnh chương trình giảng dạy. Ngoài hai hướng nghiên cứu trên, một số trường đại học và dự án đã nghiên cứu dấu vết cựu sinh viên. Các nghiên cứu này chủ yếu tìm lại những sinh viên đã ra trường để đánh giá chất lượng đào tạo và sự thích ứng của họ với thị trường lao động. Điển hình cho hướng nghiên cứu này là: Điều tra dấu vết sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn do trường này thực hiện vào năm 2000, Đánh giá chất lượng đào tạo từ hướng tiếp cận cựu sinh viên của Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM thực hiện năm 2002, Đánh giá tình hình giáo dục đại học của tổ chức JBIC thực hiện năm 2003 hay Khảo sát tình hình giáo dục đại học của Dự án Giáo dục Đại học thực hiện các năm 1999, 2001 và 2005. Ngoài ra cũng có một vài trường đại học đã thực hiện các nghiên cứu theo hướng tiếp cận lấy ý kiến của cựu sinh viên như trường Đại học Hàng Hải, trường Đại học Nông - Lâm, trường Cao đẳng Hoa Sen Tp.HCM, Trường Đại học Thương mại. Điểm chung trong các nghiên cứu này là đều phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đào tạo của trường và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng. -17- Liên quan gần nhất đến nội dung nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu Khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân do trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện năm 2005; Điều tra công giới về thị trường việc làm và tình hình sử dụng cựu sinh viên ngành nông học trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội do trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội thực hiện năm 2006 và Nghiên cứu của Dự án giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan. Các nghiên cứu này đều lấy ý kiến của các cơ sở sử dụng lao động về những sinh viên tốt nghiệp các ngành học của trường. Tuy nhiên, với mục tiêu điều tra nhằm lấy thông tin về nhu cầu tuyển dụng sinh viên các ngành trường đào tạo nên các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc không được quan tâm nhiều. Nghiên cứu của Dự án giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan được thực hiện qui mô hơn. Dự án giúp 8 trường đại học xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận "đáp ứng nhu cầu", thể hiện ở kỹ năng và năng lực của sinh viên tốt nghiệp trong việc đáp ứng tốt với công việc. Ở giai đoạn đầu, dự án giúp 8 trường đại học thuộc dự án thực hiện đánh giá nhu cầu của các cơ sở sử dụng nhân lực (cả về chất lượng và ngành nghề), các giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa 8 trường đại học này và các cơ sở sử dụng lao động. Các tiêu chí đánh giá được đưa ra tương đối kỹ càng và là nguồn tham khảo quan trọng đối với luận văn. Điểm thấy rõ khi tổng quan các tài liệu trên là các nội dung liên quan trực tiếp đến mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học không nhiều. Liên quan gần hơn cả đến nội dung nghiên cứu của đề tài lại là những nghiên cứu về giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Đã có một vài nghiên cứu về khả năng đáp ứng với thị trường lao động của các cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp, trong đó, tập trung phân tích khả năng đáp ứng với công việc của lao động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, các giải pháp hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề và cơ sở sử dụng lao động để -18- làm cho khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng trở nên gần nhất. Đây là những tài liệu rất cần thiết mà luận văn đã tham khảo để đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc thực tế của sinh viên tốt nghiệp đại học. Hướng nghiên cứu đo lường chất lượng sản phẩm đào tạo từ phía người sử dụng lao động ít được nghiên cứu hơn, mới có một số đơn vị đào tạo trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo của mình thông qua khảo sát các đơn vị cử người đi học. Việc đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến của người sử dụng lao động gần như chưa được thực hiện có bài bản, tức là phải có sự tổng hợp về lý thuyết đo lường, xây dựng bộ tiêu chí dựa trên lý thuyết đo lường và sử dụng bộ tiêu chí này để đo lường mức độ đáp ứng. Đây chính là điểm mới và ý nghĩa thực tiễn cũng như lý luận mà luận văn muốn đóng góp vào kho tàng các nghiên cứu về chất lượng đào tạo. Ở ngoài nước, các nghiên cứu về lý thuyết đo lường trong giáo dục được thực hiện tương đối nhiều, phát triển mạnh nhất ở Mỹ và Anh. Các ấn phẩm liên quan đến Đo lường trong giáo dục được thực hiện bài bản, phát hành rộng rãi và được chỉnh sửa hàng năm. Chủ yếu những nghiên cứu này là của các trường đại học. Đây là nguồn tài liệu tham khảo phong phú cho việc tổng hợp lý thuyết đo lường trong giáo dục. Ngoài ra, hướng nghiên cứu lần theo dấu vết cũng được đẩy mạnh, chủ yếu là để đánh giá và xếp loại các trường đại học theo chuyên ngành đào tạo, đồng thời các trường đại học có căn cứ để điều chỉnh chương trình đào tạo. Các nghiên cứu này có thể do các trường đại học tự thực hiện và cũng có thể do các tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp thực hiện. Các nghiên cứu này có một ưu điểm rất lớn là sự áp dụng các lý thuyết đo lường trong các kỹ thuật đo lường cụ thể và có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu về sau những bài học tốt về kỹ thuật, phương pháp đo lường và -19- triển khai xây dựng các tiêu chí đo lường trong các vấn đề cụ thể. Những nghiên cứu theo hướng này có thể kể đến cuộc điều tra 3000 cựu sinh viên do Trường đại học Melbourne của Úc thực hiện năm 1999, cuộc điều tra 6000 cựu sinh viên do Trường đại học Michigan thực hiện năm 2001. Trong hai cuộc điều tra này, các nhà nghiên cứu đã so sánh các tiêu chí về kỹ năng và kiến thức mà cựu sinh viên thấy cần được đào tạo và các tiêu chí kiến thức, kỹ năng các trường đại học đã đào tạo cho sinh viên để đánh giá khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng thực tế các sản phẩm đào tạo đại học. Một vài nghiên cứu nữa cũng rất gần với nghiên cứu của luận văn là khảo sát của tạp chí Update (Nhật Bản) thực hiện năm 1996, của Viện Giáo dục Hàn Quốc (KEIDI) thực hiện năm 2003 và của Viện Quản lý Đào tạo nhân lực (NIAM) của Hà Lan đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động. Nội dung của cuộc khảo sát là tìm ra các tiêu chí mà các doanh nghiệp đánh giá cao ở người lao động trong quá trình tuyển dụng. Đây là những tham khảo quan trọng của luận văn trong quá trình thực hiện. Tóm lại, sinh viên tốt nghiệp đại học chính là sản phẩm của đào tạo đại học. Chất lượng làm việc của những sinh viên này khi trở thành lao động của một doanh nghiệp, xí nghiệp là phản ảnh rõ nét nhất chất lượng đào tạo của trường đại học. Nghiên cứu đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo đại học thông qua ý kiến người sử dụng lao động không phải là một hướng tiếp cận mới nhưng lại ít được quan tâm nghiên cứu và thực hiện. Luận văn này là một trong số ít những nghiên cứu quan tâm sâu đến vấn đề này và hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể làm cho các nghiên cứu về đánh giá chất lượng đào tạo đại học thêm phong phú. Kết quả nghiên cứu của luận văn này cũng sẽ là tiền đề cho việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của người lao động thông qua ý kiến của người sử dụng lao động. Điểm mới của luận văn này là xây dựng được các tiêu chí đánh giá mức độ -20- đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến người sử dụng lao động. Đồng thời, sử dụng các tiêu chí này để khảo sát thực tế và mô tả thực trạng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005. 1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Khái niệm năng lực Khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo cách tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi), năng lực là khả năng đơn lẻ của cá nhân, được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng cụ thể. Năng lực được đánh giá thông qua kết quả có thể quan sát được. Nhiều thập kỷ gần đây, năng lực được nhìn nhận dưới tiếp cận tích hợp. Theo Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn1 năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của mọt hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. Còn nhà tâm lý học người Pháp – Denyse Tremblay2 thì quan niệm rằng năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Năm 2002, Tổ chức các nước kinh tế Phát triển (OECD) đã thực hiện một nghiên cứu lớn về những năng lực cần đạt của người lao động trong thời kỳ kinh tế tri thức. Nghiên cứu này xác định năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”. 1 Trong cuốn Tâm lý học Đại cương, Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn, , Nxb Giáo dục, 1998 2 Trong Adult Education A Lifelong Journey the competency – Based Approach: Helping learners become autonomous. Denyse Tremblay, Psycological Journal, 8/2002 -21- Trong nghiên cứu này, năng lực được quan niệm là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công công việc của mình. Nói cách khác năng lực là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể hiện thông qua các hoạt động có hiệu quả. Khi mô tả năng lực cá nhân người ta hay dùng các động từ chỉ hành động như: hiểu, biết, phân tích, khám phá, sử dụng, xây dựng, vận hành,... Muốn đánh giá năng lực cá nhân phải xem xét chúng trong hoạt động. Năng lực của người lao động đáp ứng với yêu cầu của công việc là sự tổng hợp toàn bộ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình học tập tại trường đại học và trong thời gian làm việc thực tế được biểu hiện qua mức độ hoàn thành công việc của họ. Năng lực được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả. Năng lực dưới dạng tổng thể giúp cá nhân nắm bắt và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cấu trúc các thành tố của năng lực linh hoạt, dễ chuyển hoá khi môi trường và yêu cầu hoạt động thay đổi. Năng lực được đánh giá thông qua việc theo dõi toàn bộ tiến trình hoạt động của cá nhân ở nhiều thời điểm khác nhau. Đây chính là cách mà các nhà quản lý nhân sự dùng để đánh giá năng lực nhân viên của mình. 1.2.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học là những năng lực mà cá nhân người tốt nghiệp đại học có được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục đào tạo đại học. Như đã đề cập ở khái niệm năng lực, năng lực của người tốt nghiệp đại học cũng là một năng lực tổng hợp, bao gồm nhiều thành tố và có nhiều quan điểm khác nhau về những thành tố cấu thành năng lực của người tốt nghiệp đại học. -22- 1.2.2.1. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu giáo dục Trong giới nghiên cứu giáo dục cũng có nhiều quan điểm khác nhau về các thành tố của năng lực mà người tốt nghiệp đại học phải có. Tuy nhiên, về cơ bản, năng lực của người tốt nghiệp đại học bao gồm 4 thành tố 3: 1/ Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo; 2/ Năng lực vận hành (kỹ năng kỹ xảo thực hành) được đào tạo; 3/ Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo và 4/ Năng lực xã hội (phẩm chất nhân văn) được đào tạo. Đây là những thành tố cơ bản mà từ đó mỗi nhà nghiên cứu lại chia nhỏ hơn thành các kỹ năng hoặc các cấp độ năng lực đo đếm được. Chẳng hạn, chất lượng đào tạo đại học được phân loại theo năng lực, với các mức như sau 4: - Kỹ năng, kỹ sảo: Bắt chước ÆThao tác ÆChuẩn hoá ÆPhối hợp ÆTự động hoá - Năng lực nhận thức: Biết ÆHiểu ÆVận dụng ÆPhân tích ÆTổng hợp ÆĐánh giá Æ Chuyển giao ÆSáng tạo - Năng lực tư duy: Tư duy logic ÆTư duy trừu tượng ÆTư duy phê phán ÆTư duy sáng tạo - Phẩm chất nhân văn: Khả năng hợp tác ÆKhả năng thuyết phục ÆKhả năng quản lý Một cách phân chia khác về năng lực của người tốt nghiệp đại học là căn cứ vào mục tiêu của giáo dục đại học toàn diện, theo đó, năng lực của người tốt nghiệp đại học bao gồm bốn nội dung: 1/ Phẩm chất công dân, lý 3 Trích trong Lê Đức Ngọc, Giáo dục và Đào tạo Việt Nam: Sự tìm kiếm chất lượng trong quá khứ, hiện tại và cho tương lai. Hội thảo Quốc tế “Giáo dục – Đào tạo: Sự tìm kiếm chất lượng”, Tp. HCM, 4/2006 4 Trích theo Thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục Đại học cho nền kinh tế trí thức, PGS.TS. Lâm Quang Thiệp, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam, Hội nhập và Thách thức, 2003. -23- tưởng và kỹ năng sống; 2/ Tri thức (chuyên môn, xã hội, ngoại ngữ, tin học) và khả năng thường xuyên cập nhật kiến thức; 3/ Khả năng giao tiếp, hợp tác, năng lực thích ứng với những thay đổi; 4/ Khả năng thực hành, tổ chức và thực hiện công việc, khả năng tìm việc làm và tự tạo ra việc làm có ích cho bản thân và người khác 5. Một nhà nghiên cứu khác lại cho rằng người tốt nghiệp đại học có ba năng lực nổi trội và đánh giá ba năng lực này là có thể đánh giá được mức độ thành công trong công việc của họ: 1/ Có khả năng tìm được việc làm, tạo được việc làm trong một thị trường lao động đầy biến động; 2/ Có khả năng tự học, tự đào tạo, thường xuyên cập nhập kiến thức của mình và 3/ Có khả năng chuyển đổi ngành nghề, chiếm lĩnh được những trình độ chuyên môn mới, đó chính là yếu tố của năng lực thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng 6. Gần với quan điểm này nhất là quan điểm về tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đại học, theo đó, đối với từng ngành đào tạo, người tốt nghiệp phải có được các năng lực sau: 1/ Phẩm chất xã hội - nghề nghiệp (đạo đức, ý thức, trách nhiệm và uy tín,...); 2/ Các chỉ số về sức khoẻ, tâm lý, sinh học; 3/ Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn; 4/ Năng lực hành nghề (cơ bản và thực tiễn); 5/ Khả năng thích ứng với thị trường lao động; 6/ Năng lực nghiên cứu và tiềm năng phát triển nghề nghiệp 7. 1.2.2.2. Theo quan điểm của các trường đại học Các trường đại học có quan điểm gần với các nhà nghiên cứu giáo dục về năng lực của người lao động tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, họ quan tâm 5 Trích theo GS.TS Bùi Mạnh Nhị, Giáo dục Đại học: Vấn đề và Xu thế phát triển, Hội thảo Quốc tế về Chất lượng đào tạo, Tp. HCM, 2005 6 Trích theo Nguyễn Hữu Châu, Chất lượng Giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, 2008, trang 504 7 Trích theo Trần Khánh Đức, Quản lý và Kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003 -24- nhiều hơn đến các tiêu chí cụ thể để đo lường khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế công việc của người lao động. Các thành tố của năng lực theo quan điểm của trường đại học có vẻ ít hàm lâm hơn của các nhà nghiên cứu giáo dục. Hiệp hội các trường đại học trên thế giới có các tiêu chí rất rõ ràng để đo lường năng lực của người lao động tốt nghiệp đại học, bao gồm 9 tiêu chí8: 1/ Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh, chứ không chỉ học để đảm bảo tính chuẩn mực; 2/ Có khả năng thích ứng với công việc mới; 3/ Biết đặt những câu hỏi đúng; 4/ Có kỹ năng làm việc theo nhóm; 5/ Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn; 6/ Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin; 7/ Biết kết luận, phân tích đánh giá; 8/ Chấp nhận sự đa dạng; 9/ Biết phát triển, chứ không đơn thuần là chuyển giao; 10/ Biết vận dụng những tư tưởng mới. Trong khi đó, Hiệp hội các trường đại học châu Á lại có những tiêu chí về năng lực khá tổng quát và toàn diện. Theo họ, sản phẩm đào tạo của các trường đại học phải có những năng lực sau 9: 1/ Chỉ số thông minh (IQ); 2/ Chỉ số sáng tạo (CQ); 3/ Chỉ số xúc cảm (EQ); 4/ Chỉ số đạo đức (MQ); 5/ Chỉ số say mê (PQ); 6/ Chỉ số số hoá (DQ) (chính là hiểu biết và khả năng sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác); 7/ Chỉ số quốc tế hoá (InQ) (bao gồm hiểu biết về ngôn ngữ, dân tộc, văn hoá, các nền văn minh thế giới, bản chất và xu thế toàn cầu hoá, khả năng giao lưu, hợp tác). Các trường đại học của Việt Nam không có những tiêu chí chung về năng lực của người tốt nghiệp đại học, nói cách khác là không đặt mục tiêu cụ thể về những năng lực cần phải có của sinh viên khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, 8 Tham khảo Journal of Higher Education, ISSN 0022-1459 9 Trích theo GS.TS Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học của đại học Quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo Chất lượng Giáo dục Đại học, Hà Nội 2004. -25- một số cuộc khảo sát do các trường đại học thực hiện với các cựu sinh viên có đề cập đến những năng lực của họ. Chẳng hạn, trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong cuộc khảo sát thực hiện năm 2005 đã đề cập đến những tiêu chí sau của người sinh viên tốt nghiệp từ trường mình, bao gồm 10: 1/ Kiến thức cơ bản về chuyên môn; 2/ Khả năng ra quyết định; 3/ Khả năng thích nghi; 4/ Khả năng làm việc độc lập; 5/ Khả năng làm việc theo nhóm; 6/ Khả năng sử dụng ngoại ngữ; 7/ Khả năng sử dụng vi tinh; 8/ Khả năng giao tiếp và 9/ Kỹ thuật lao động. Trường Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh cụ thể hoá năng lực của sinh viên sau khi tốt nghiệp thành 16 tiêu chí. Các tiêu chí này được sử dụng trong cuộc điều tra qui mô nhỏ về cựu sinh viên chứ không phải tiêu chí chính thức mà sinh viên của trường cần phải đạt. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh có được những năng lực sau 11: 1/ Có lợi thế cạnh tranh trong công việc; 2/ Nâng cao khả năng tự học; 3/ Chịu áp lực công việc cao; 4/ Tư duy độc lập, năng lực sáng tạo; 5/ Thích ứng với môi trường mới; 6/ Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề; 7/ Kỹ năng chuyên môn tốt; 8/ Ứng dụng kiến thức vào công việc thực tiễn; 9/ Kiến thức và kỹ năng về quản lý/tổ chức công việc; 10/ Thăng tiến nhanh trong tương lai; 11/ Làm việc trong môi trường đa văn hóa; 12/ Sử dụng tin học tốt; 13/ Tính chuyên nghiệp; 14/ Làm việc nhóm; 15/ Sử dụng ngoại ngữ tốt và 16/ Kỹ năng giao tiếp tốt. 10 Tham khảo tập Kết quả điều tra Khảo sát của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 2005. 11 Tham khảo tập Kết quả điều tra cựu sinh viên, thuộc Nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường Đại học Bách khoa Tp.HCM, do Th.S Nguyễn Thuý Quỳnh Loan và Cn. Nguyễn Thị Thanh Thoản thực hiện. -26- 1.2.2.3. Theo tiêu chí đánh giá của người sử dụng lao động Đây là cách phân tích các thành tố của năng lực mà nghiên cứu này quan tâm nhất. Người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng có những tiêu chí/ tiêu chuẩn về năng lực của người lao động giống với các nhà nghiên cứu và với trường đại học. Tuy nhiên, một số kỹ năng có thể trùng nhau. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ, người lao động cần có 7 năng lực then chốt: 1/ Thu thập, phân tích và tổ chức thông tin; 2/ Truyền bá những tư tưởng và thông tin; 3/ Kế hoạch hoá và tổ chức các hoạt động; 4/ Làm việc với người khác; 5/ Sử dụng những ý tưởng và kỹ thuật toán học; 6/ Giải quyết vấn đề và 7/ Sử dụng công nghệ. Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng người lao động cần hội tụ đủ các năng lực này và mức độ đạt được năng lực tổng hợp của bảy năng lực thành tố sẽ tạo nên mức độ thành đạt khác nhau của người lao động. Việc đạt được tốt hơn thành tố này hay thành tố khác trong năng lực sẽ tạo nên người lao động với sự thích ứng khác nhau trong công việc. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng có những tiêu chí khá rõ ràng khi đánh giá người lao động, bao gồm: 1/ Nhiệt tình trong công tác; 2/ Sự hợp tác; 3/ Sự sáng tạo; 4/ Kiến thức chuyên môn; 5/ Có cá tính; 6/ Kiến thức thực tế; 7/ Thứ hạng học tập và 8/ Uy tín trường đào tạo. Các doanh nghiệp Nhật Bản là một trong số ít doanh nghiệp quan tâm đến thứ hạng học tập và uy tín trường đào tạo trong khi đánh giá năng lực của người lao động. Điều này có vẻ gần hơn cả với tâm lý của người tuyển dụng lao động ở Việt Nam, tuy nhiên, những người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng đó không phải là điều quyết định mức độ đáp ứng với công việc của người lao động. -27- 1.2.3. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng với công việc Theo từ điển tiếng Việt đáp ứng là đáp lại theo đúng như đòi hỏi, yêu cầu (Trung tâm Từ điển Vietlex, 2007: 123). Trong nghiên cứu này, đáp ứng với công việc được hiểu là đáp lại những đòi hỏi, yêu cầu của công việc. Người có khả năng đáp ứng với công việc là những người có đủ năng lực để hoàn thành tốt các yêu cầu, đòi hỏi của công việc. Chủ thể đáp ứng với công việc trong nghiên cứu này chính là những người lao động có trình độ đại học (ngành kinh tế), hay nói cách khác là sinh viên đã tốt nghiệp đại học ngành kinh tế. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế chính là mức độ hoàn thành các yêu cầu, đòi hỏi của công việc dựa trên năng lực mà những sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế tích lũy được. 1.2.4. Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục đại học Sinh viên tốt nghiệp đại học chính là những sản phẩm của giáo dục đại học được "lưu hành" trong xã hội. Sản phẩm của giáo dục đại học rất đặc biệt, đó là Con người, là Nhân lực hiện đại. Việc đánh giá chất lượng của loại sản phẩm đặc biệt này không dễ, bởi có những yếu tố thấy kết quả ngay nhưng cũng không ít điều cần thời gian kiểm nghiệm, thử thách. Không thể chỉ đo chất lượng giáo dục đại học thông qua số lượng sinh viên tốt nghiệp, số sinh viên đi làm hay thất nghiệp sau khi tốt nghiệp, mặc dù đây cũng là những chỉ số của chất lượng, mà còn phải đo lường thông qua mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường, mức độ hài lòng của người chủ cơ sở sử dụng lao động. Cũng có những ý kiến cho rằng, có thể thiết kế những kỳ thi để đánh giá năng lực chung của người học, nhưng thực tế, mỗi kỳ thi đó chỉ có thể dùng để đánh giá trong từng lĩnh vực (ví dụ: kinh tế), và khó có thể có một kỳ thi dùng chung cho các lĩnh vực rất khác nhau như giữa xã hội-nhân -28- văn và kỹ thuật. Hơn nữa, các kỳ thi đánh giá năng lực chung sẽ làm cho nhà trường ít chú ý đến đào tạo chuyên môn, trái với mục tiêu đào tạo chuyên môn hoá của giáo dục đại học. Trên thế giới, tuỳ theo từng mô hình giáo dục đại học của từng nước mà áp dụng các phương thức đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục khác nhau. Cách tiếp cận đánh giá chất lượng giáo dục đại học thông qua đánh giá sản phẩm (outcome assessment) được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng bởi tính chất đặc biệt của sản phẩm giáo dục đại học. Đánh giá sản phẩm giáo dục đại học được sử dụng rộng rãi trong giáo dục đại học ở Hoa Kỳ, ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Đánh giá sản phẩm giáo dục đại học được thực hiện thông qua bộ chỉ số thực hiện. Khác với bộ tiêu chuẩn kiểm định, bộ chỉ số thực hiện chủ yếu bao gồm các yếu tố định lượng, có thể thu thập qua công tác thống kê. Các yếu tố định tính (như thái độ, sự hài lòng) sẽ được đo đếm bằng các phương pháp định lượng (điều tra, quan sát). Bộ chỉ số thực hiện cho phép giám sát chất lượng giáo dục đại học hàng năm, không quá tốn nhiều thời gian và phức tạp như đánh giá đồng nghiệp, có thể thực hiện đồng loạt trên qui mô cả nước. Với những thuật toán hiện đại như mô hình Rasch, phân tích yếu tố (factor analysis), mô hình cấu trúc (structural modeling), phân tích phân tầng (multi-level analysis), các số liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ được xử lý và đưa ra những nhận định bổ ích cho công tác quản lý chất lượng giáo dục đại học. Ở Việt Nam, sau một thời gian nghiên cứu và thảo luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất đưa ra bộ chỉ số thực hiện giáo dục đại học Việt Nam gồm 3 phần với 20 tiêu chí, mỗi tiêu chí có một số chỉ số có thể đo lường được. Về thực chất, hệ thống các chỉ số thực hiện bao phủ hầu hết các hoạt động của trường đại học, mục đích của nó là để đánh giá hoạt động của trường một cách toàn diện. Một số ý kiến cho rằng trong các bộ chỉ số này, có -29- những chỉ số là trọng tâm để đánh giá chất lượng, nhưng có những chỉ số chỉ dùng để tham khảo. Điều đó có nghĩa là trong một môi trường đa tiêu chuẩn, không phải mọi tiêu chuẩn đều có giá trị ngang nhau. Các tiêu chuẩn đều có trọng số của nó trong bảng giá trị. Tuy nhiên, trong thực tế và cả lý thuyết, việc phân định rạch ròi các trọng số cho từng tiêu chí hay chỉ số thực hiện là rất khó khăn. Mặt khác, tuỳ theo loại hình trường đại học, quy mô, thời gian, kinh phí và mục tiêu đánh giá mà việc đánh giá có hể áp dụng theo các trọng số khác nhau. Và như vậy, rõ ràng vẫn có những chỉ số trọng tâm và những chỉ số tham khảo thêm. Sản phẩm của giáo dục đại học được thể hiện cụ thể ở tiêu chí "Chất lượng sinh viên tốt nghiệp". Tiêu chí này bao gồm 12 chỉ số cụ thể như sau: HỆ THỐNG CHỈ SỐ THỰC HIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tiêu chí thứ 3: Chất lượng sinh viên tốt nghiệp: Gồm 12 chỉ số cụ thể là: 3.1. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên (điểm tốt nghiệp, phân loại tốt nghiệp) 3.2. Hiệu quả đào tạo (tỷ lệ tốt nghiệp so với số sinh viên năm cuối, tỷ lệ tốt nghiệp so với số sinh viên nhập học từ năm thứ nhất, tỷ lệ tốt nghiệp đúng thời hạn, thời gian hoàn thành khoá học) 3.3. Phẩm chất chính trị đạo đức của sinh viên tốt nghiệp 3.4. Năng lực chung của sinh viên tốt nghiệp (khả năng tư duy sáng tạo, sự tự tin, kiến thức liên quan, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng tiếp nhận những tư tưởng mới, tinh thần hợp tác, khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng, khả năng phân tích và đánh giá, biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, khả năng tiếp tục học cao hơn) 3.5. Kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp và khả năng giải quyết vấn đề về chuyên môn tương xứng với trình độ được đào tạo 3.6. Sự liên quan giữa đào tạo và việc làm chuyên môn sau khi tốt nghiệp 1 năm, 5 năm và 10 năm -30- 3.7. Thời gian trung bình tìm được việc làm đầu tiên phù hợp với chuyên môn được đào tạo kể từ khi tốt nghiệp. 3.8. Thu nhập bình quân của sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm, 5 năm và 10 năm công tác trong ngành được đào tạo. 3.9. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp không có việc làm theo ngành được đào tạo (sau 1 năm, 5 năm) 3.10. Tỷ số sinh viên tốt nghiệp tiếp tục theo học cao hơn: chuyển tiếp sinh, tiếp tục theo học bậc cao hơn sau 1 năm, 5 năm và 10 năm tốt nghiệp 3.11. Mức độ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của thị trường lao động 3.12. Mối quan hệ giữa khả năng đào tạo của trường và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động (Nguồn: Tham khảo TS. Phạm Xuân Thanh, Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học”, 2005) Chỉ số cụ thể "Mức độ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của thị trường lao động" chính là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Chỉ số này sẽ được đo lường bằng tần suất và tần số ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động về mức độ phù hợp về năng lực của người tốt nghiệp với yêu cầu công việc đòi hỏi. Đồng thời, chỉ số này cũng có thể đo lường bằng tần xuất và tần số ý kiến tự đánh giá của sinh viên sau khi ra trường có việc làm đúng ngành nghề được đào tạo. Cần phân biệt giữa bộ chỉ số thực hiện và bộ tiêu chuẩn kiểm định. Bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học là công cụ đánh giá theo chuẩn mực, còn bộ chỉ số thực hiện là công cụ để theo dõi kết quả đạt được và có thể xếp hạng hơn kém giữa các trường đại học. Kết hợp với các chuẩn mực trong bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học, các dữ liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ được lý giải đầy đủ hơn. Ngược lại, các dữ liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ giúp khẳng định tính hợp lý của các chuẩn mực trong bộ tiêu -31- chuẩn kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng giáo dục đại học bằng bộ chỉ số thực hiện còn bị phê phán là các con số đơn điệu không phản ánh đầy đủ bản chất của giáo dục đại học. Phương pháp nào cũng có hai mặt của nó. Việc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp sẽ khắc phục được nhược điểm của chúng. 1.2.5. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học là mối quan hệ biện chứng giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng sản phẩm của dịch vụ. Trường đại học là nơi đào tạo nhân lực, chuẩn bị nguồn nhân lực cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học là nơi sử dụng các sản phẩm của các trường đại học - những nhân lực đã qua đào tạo. Sản xuất không phát triển thì các trường đại học sẽ không còn tồn tại và ngược lại, các trường đại học không phát triển thì các ngành nghề trong xã hội cũng bị đình trệ. Một trong những bí quyết tạo dựng nên những thành tựu to lớn về kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển là có sự hợp tác chặt chẽ của các trường đại học với các đơn vị sử dụng lao động. Mối quan hệ hai chiều giữa trường đại học và các đơn vị sử dụng lao động còn thể hiện ở chỗ trường đại học là kênh thông tin quan trọng để quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp, ngược lại, sự phát triển của doanh nghiệp khẳng định vị thế cho một trường đại học trên thị trường lao động. Xét về mặt lợi ích, mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học được thiết lập tốt sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Cụ thể là: Quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. 1/ Tăng cường hiệu quả trong, nhờ nắm bắt được nhu cầu đào tạo và đơn đặt hàng của các doanh nghiệp mà cơ sở đào tạo có kế -32- hoạch chỉ đạo việc mua sắm trang thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành cho phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo, góp phần đạt hiệu quả trong đầu tư kinh phí. Người học có địa chỉ làm việc sau khi tốt nghiệp, định hình được nội dung công việc của mình sau khi tốt nghiệp sẽ có động cơ kích thích trong học tập, yên tâm và cố gắng học tập tốt; 2/ Tăng cường hiệu quả ngoài của đào tạo: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sẽ được tăng lên, các kỹ năng và kiến thức trang bị cho sinh viên gần với thực tế hơn và sinh viên có khả năng thích ứng cao hơn. Nhờ đó, thời gian tìm việc và thích ứng với công việc rút ngắn đi. Quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học giúp tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, thông qua sự tham gia của các đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học vào việc xây dựng mục tiêu và nội dung chương trình học tham gia vào công tác giảng dạy, hỗ trợ hoặc chia sẻ cơ sở vật chất và tài chính, cải tiến tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng đầu ra, đồng thời, nhờ mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động, các trường đại học cũng có những đổi mới về quản lý. Các đơn vị đào tạo nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của cơ sở sử dụng lao động trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đối với sự tồn tại và phát triển của cơ sở đào tạo. Ngược lại, vì được tham gia vào các quá trình tạo ra sản phẩm của các cơ sở đào tạo nên các đơn vị sử dụng lao động sẽ chủ động được nguồn nhân lực tương lai cho mình, đồng thời có được những lao động phù hợp hơn cả với nhu cầu sử dụng, đáp ứng tốt hơn với thực tế công việc. Xã hội càng phát triển, mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng lao động tốt nghiệp đại học càng chặt chẽ và rõ ràng. Trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, việc tuyển dụng nhân viên của hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài,... đều được thực hiện công khai và phổ biến rộng rãi. Hàng năm, có hàng ngàn người tốt nghiệp đại học ở các trình độ đào tạo -33- tham gia vào "đội quân" tìm việc và cũng có đến hàng trăm doanh nghiệp cần tuyển người. Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều người chưa có việc làm hoặc làm các công việc không đúng chuyên môn đào tạo, trong khi nhiều doanh nghiệp lại khó khăn trong việc tuyển dụng người phù hợp với yêu cầu. Tình trạng này gây ra hiện tượng thừa thiếu cục bộ về nguồn nhân lực, gây lãng phí không chỉ về nguồn lực nhà nước, tiền bạc của dân mà còn lãng phí thời gian và cơ hội của người học. Thực tế này cho thấy mối liên hệ giữa trường đại học - nơi đào tạo và doanh nghiệp - nơi tiếp nhận sản phẩm của đào tạo đang rất lỏng lẻo. Cải thiện mối quan hệ này là giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo và nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của người tốt nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng của đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học. -34- Chương 2: TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ 2.1. Xây dựng bộ công cụ đo lường mức độ đáp ứng với công việc Bảng hỏi và gợi ý phỏng vấn sâu là hai công cụ được thiết kể để đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế. Như đã được đề cập đến trong phần mở đầu, nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để tiếp cận vấn đề nghiên cứu và thu thập thông tin. Vì vậy, gợi ý phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập thông tin định tính bằng việc phỏng vấn với người sử dụng lao động và người lao động. Hai Bảng hỏi được thiết kế dành cho người sử dụng lao động và người lao động tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đang làm việc tại doanh nghiệp. Bảng hỏi được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin định lượng. Kết quả phân tích, tổng hợp các nghiên cứu và bài bình luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu là tham khảo quan trọng để thiết kế nên nội dung của bảng hỏi và gợi ý phỏng vấn sâu. Đặc biệt các quan điểm khác nhau về thành tố của năng lực của người lao động là cơ sở để hình thành nên các tiêu chí đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế. Căn cứ trên mục tiêu và nội dung nghiên cứu, nội dung của bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động bao gồm các phần sau: - Thông tin chung về người cung cấp thông tin: tuổi, giới tính, trình độ, vị trí, số năm làm công tác quản lý - Thông tin chung về doanh nghiệp: loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, thời gian thành lập và số lượng nhân viên. - Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế trong các doanh nghiệp Hà Nội -35- - Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế. - Giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế. Hướng dẫn phỏng vấn sâu cũng có nội dung tương tự như nội dung của bảng hỏi. Tuy nhiên, tập trung nhiều hơn vào các tiêu chí mà các doanh nghiệp hiện đang sử dụng để đánh giá năng lực, đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế và đặc biệt là các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học. Phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm khai thác sâu hơn, lý giải vấn đề căn kẽ hơn, vốn không thể có được từ khảo sát bằng bảng hỏi. Kết quả phỏng vấn sâu là những gợi ý hữu ích để hình thành nên các câu hỏi cụ thể trong bảng hỏi. Cả bảng hỏi và gợi ý phỏng vấn sâu đều được điều chỉnh sau khi khảo sát thử ở một vài doanh nghiệp. Bảng hỏi hoàn thiện được sử dụng cho cuộc khảo sát chính thức tại 150 doanh nghiệp. 2.2. Chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng nhằm lựa chọn ra danh sách doanh nghiệp để tiến hành khảo sát và các đối tượng phỏng vấn trong doanh nghiệp. 2.2.1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi Luận văn thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Căn cứ vào mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế nên tiêu chí qui mô lao động của doanh nghiệp sẽ được sử dụng làm căn cứ chính để phân tầng mẫu. Phân tầng tổng thể doanh nghiệp theo qui mô sẽ tạo ra độ đồng nhất trong mẫu khảo sát cao hơn cả. -36- Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2007, trên địa bàn Hà Nội có 21.739 doanh nghiệp. Tổng thể các doanh nghiệp này sẽ được chia làm 9 nhóm theo qui mô lao động như bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội phân theo qui mô lao động Qui mô lao động Tổng số Dưới 5 người 5-9 người 10-49 người 50-199 người 200- 299 người 300- 499 người 500- 999 người 1000- 4999 người 5000 người trở lên 21739 1034 12458 6033 1479 212 205 179 131 8 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008) Trong phân loại doanh nghiệp theo qui mô lao động, nhóm doanh nghiệp có trên 500 lao động cũng sẽ bị loại trừ ra khỏi mẫu khảo sát bởi lẽ qui mô lớn của những doanh nghiệp này có được là do có rất nhiều lao động đơn giản (công nhân), trong khi đối tượng của nghiên cứu là những sinh viên tốt nghiệp đại học. Sau khi loại trừ những doanh nghiệp có trên 500 lao động, số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội được phân bố như sau: Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp có dưới 500 lao động Tổng số Dưới 10 người 10-49 người 50-199 người 200-299 người 300-499 người 21421 13492 6033 1479 212 205 Mẫu khảo sát gồm 150 doanh nghiệp sẽ được lựa chọn trong tổng thể 21.421 doanh nghiệp bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản với bước nhảy là 21421/150=143. Kết quả chọn mẫu cho biết số lượng doanh nghiệp ở từng nhóm sẽ được tiến hành khảo sát như sau: -37- Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp thuộc mẫu khảo sát phân theo qui mô lao động Tổng số Dưới 10 người 10-49 người 50-199 người 200-299 người 300-499 người Tổng thể 21421 13492 6033 1479 212 205 Mẫu khảo sát 150 94 42 10 2 2 Tại 150 doanh nghiệp, một người quản lý và một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đang làm việc tại doanh nghiệp sẽ được chọn ngẫu nhiên để khảo sát bằng bảng hỏi. Tổng cộng có 150 người quản lý và 150 người lao động được khảo sát. 2.2.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu • Đối tượng phỏng vấn gồm có 2 loại: Quản lý nhân sự của doanh nghiệp và Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế (đang làm việc tại doanh nghiệp). • Cách chọn: - Quản lý nhân sự của doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc hoặc trưởng phòng): Mỗi doanh nghiệp chọn 1 người để khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn. Tổng cộng sẽ có 150 quản lý nhân sự được khảo sát. - Trong 150 doanh nghiệp sẽ chọn ngẫu nhiên ra 10 doanh nghiệp để thực hiện phỏng vấn sâu với người quản lý nhân sự. - Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế: Tại các doanh nghiệp có thực hiện phỏng vấn sâu đối với người quản lý nhân sự sẽ chọn ngẫu nhiên ra một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005, đồng thời chọn ngẫu nhiên trong số các doanh nghiệp còn lại ra 10 người để phỏng vấn. Tổng cộng có 20 sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 được phỏng vấn. -38- 2.3. Nhập và xử lý số liệu Bảng hỏi đã điền thông tin được kiểm tra để đảm bảo các câu hỏi đều được điền đầy đủ và chính xác. Sau khi làm sạch, thông tin từ bảng hỏi được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS (phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội). Đây là phần mềm chuyên dụng giúp thực hiện nhanh chóng và chính xác từ việc kiểm tra dữ liệu đến phân tích và chiết xuất dữ liệu (từ thống kê mô tả cho đến các phân tích thống kê phức tạp). Phần mềm Quest cũng được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ bằng mô hình Rasch. Các cuộc phỏng vấn sâu đều đã được ghi âm lại và các băng ghi này được nghe lại và chuyển sang dạng văn bản để đọc, mã hoá và phân tích. 2.4. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường Trong một nghiên cứu, điều quan trọng hơn cả là độ tin cậy và độ hiệu lực của công cụ đo lường mà nghiên cứu đó sử dụng để có được kết quả nghiên cứu. Độ tin cậy trả lời cho câu hỏi phép đo đã đo được đúng cái nó được thiết kế để đo chưa và độ hiệu lực trả lời cho câu hỏi phép đo có phù hợp với mục đích khi thiết kế đo không. Bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động nhằm thu thập thông tin cho nghiên cứu này là bộ công cụ chưa hề được thử nghiệm, được chuẩn hoá trong cuộc điều tra nào khác, tức là nó chưa hề được đảm bảo có tính giá trị và tính hiệu lực trong cung cấp kết quả đo. Vì vậy việc đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ của nghiên cứu này là cực kỳ cần thiết trước khi có thể mô tả kết quả nghiên cứu mà bộ công cụ đã thu thập được. Có rất nhiều cách khác nhau để đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực. Trong nghiên cứu này, mô hình Rasch được sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để thiết kế bộ công cụ đo lường. Thực tế áp dụng lí thuyết ứng đáp câu -39- hỏi chứng tỏ lí thuyết này cho phép tạo các phép đo lường trong giáo dục thoả mãn hai yêu cầu được đặt ra với một sai số có thể chấp nhận trong thực tế. Đó là yêu cầu: 1/ Các đặc trưng của câu hỏi xác định qua phép định cỡ không phụ thuộc vào dung lượng mẫu và 2/ Mức năng lực xác định được không phụ thuộc vào bộ câu hỏi. Đó là tính bất biến quan trọng được đề ra với phép đo lường mà mô hình Rasch cho phép thoả mãn. Với dung lượng mẫu nhỏ như của nghiên cứu này, việc mô hình Rasch cho phép thoả mãn hai yêu cầu trên là rất quan trọng. Việc một cá nhân có đủ năng lực để trả lời một câu hỏi nào đó là hoàn toàn ngẫu nhiên và không thể dự đoán trước một cách chắc chắn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu giáo dục, tâm lý lại có nhu cầu mô hình hoá việc đáp ứng với câu hỏi của người trả lời vì thế Lý thuyết hồi đáp ra đời (khoảng thế kỷ 20). George Rasch - một nhà toán học Đan Mạch đã thiết kế nên mô hình đã đưa ra một mô hình "ứng đáp câu hỏi" để mô tả mối tương tác nguyên tố giữa một thí sinh với một câu hỏi của bài trắc nghiệm, và dùng mô hình đó để phân tích các dữ liệu thật của bài trắc nghiệm. Trải qua hàng thế kỷ, mô hình Rasch được áp dụng rộng rãi và khi máy tính phát triển, mô hình Rasch được máy tính hoá thành các chương trình phần mềm nên không những có thể đo được chính xác năng lực của thí sinh, mà còn có thể áp dụng để nâng cao sự chính xác của các điều tra tâm lí, dự báo xã hội, do đó nó trở thành một công cụ để thiết kế các phép đo lường quan trọng của khoa học xã hội nói chung. Trong các mô hình ứng đáp câu hỏi, mô hình Rasch được sử dụng nhiều nhất vì nó mô tả quá trình ứng đáp câu hỏi tương đối đơn giản nhưng kết quả tính toán khá phù hợp với thực tế. Việc tính toán theo mô hình Rasch thường được tiến hành như sau : người ta lấy số liệu thực nghiệm từ kết quả của các câu hỏi của một bài trắc nghiệm trên một nhóm mẫu nào đó của thí sinh, từ đó phỏng tính số đo năng lực của mỗi thí sinh và độ khó của từng câu hỏi. Từ các số đo phỏng tính này, người tính toán các đường cong ứng đáp câu hỏi so sánh với các đường cong được dựng từ thực nghiệm và xem xét độ phù hợp giữa chúng theo một tiêu chuẩn nào đó. Nếu độ phù hợp chưa đạt mức chính xác quy định, quá trình tính toán được lặp lại cho đến khi có được sự phù hợp mong muốn. Các phép tính lặp được thực hiện nhanh chóng như được tính điện tử. -40- Mô hình Rasch chính là mô hình lý thuyết hồi đáp trong đó điểm của từng đặc tính của một cá nhân được tính tổng cộng lại. Nó cũng là mô hình đơn giản nhất cho các thông số nhỏ nhất về một người (chỉ một khía cạnh) và cũng có thể chỉ một thông số tương quan với các mức biểu hiện của một câu hỏi. Thông số của câu hỏi nhìn chung được đề cập như là một ngưỡng biểu hiện của người đó. Phân tích theo mô hình Rasch dựa trên điểm tổng cộng của một người theo các câu trả lời được hình thành theo nhiều yêu cầu cơ bản: có sự so sánh giữa hai người riêng biệt với những câu hỏi được sử dụng trong bộ câu hỏi đánh giá cùng khía cạnh. Vì vậy, mô hình Rasch được thực hiện như một tiêu chí về cấu trúc của câu trả lời mà các câu trả lời này được sẽ được thống kê. Đại lượng cần đo được hình dung như là một đường nào đó (thẳng hoặc cong) và kết quả đo lường được mô tả như một điểm đặt trên đường đó. Điều kiện cốt yếu để người trả lời được câu hỏi được xem xét qua hai đại lượng: - Năng lực của người tham gia trả lời (tham biến năng lực hay tham biến người trả lời) - Độ khó của câu hỏi (tham biến độ khó hay tham biến câu hỏi) Năng lực của người trả lời và độ khó của câu hỏi là những đại lượng được phân bố trên đường đặc trưng có tính liên tục bao gồm các giá trị của đại lượng cần đo. Thông thường, với các câu hỏi được sử dụng để định cỡ, thì độ khó của các câu hỏi giữ vai trò thang giá trị thể hiện dọc theo đường đặc trưng của đại lượng cần đo. Như đã đề cập ở trên, bảng hỏi mà nghiên cứu sử dụng bao gồm năm nội dung, trong đó, nội dung thứ tư về đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế là nội dung chính của bảng hỏi. Mô hình Rasch sẽ được sử dụng để xem xét liệu các câu hỏi của nội dung này có cùng một hướng không, tức là có cùng đo cái cần phải đo không. Đồng thời, các chỉ số khác về độ tin cậy cũng được xem xét. -41- 2.4.1. Độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động Trong bảng hỏi sử dụng để khảo sát người sử dụng lao động, có 21 item chính thu thập thông tin về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế. Các tiêu chí này được thiết kế sử dụng cùng một loại thang đo 5 mức từ rất kém đến rất tốt. Nhóm item này là nội dung chính của bảnh hỏi nên nếu chúng thoả mãn các yêu cầu về độ tin cậy và độ hiệu lực của mô hình Rasch thì kết quả khảo sát đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế là có thể tin cậy được. Dưới đây là 21 item của bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động. Các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phương án trả lời 1. Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 2. Khả năng tự triển khai được yêu cầu công việc từ cấp trên 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 3. Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 4. Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 5. Hiểu biết về xã hội và pháp luật 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 6. Khả năng làm việc độc lập 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 7. Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 8. Khả năng quan sát 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 9. Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 10. Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 11. Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 12. Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý 1. Rất kém 4. Tốt -42- Các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phương án trả lời 2. Kém 3. Bình thường 5. Rất tốt 13. Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 14. Khả năng sáng tạo 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 15. Khả năng tham gia các hoạt động xã hội 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 16. Khả năng thích nghi và điều chỉnh 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 17. Khả năng chịu áp lực công việc 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 18. Khả năng lắng nghe và giải quyết các bất đồng 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 19. Nhiệt tình trong công việc 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 20. Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 21. Tuân thủ kỷ luật lao động 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt Kết quả kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm Quest đối với các item trên cho kết quả như sau: DANH GIA CUA DN -------------------------------------------------------------------------------- Item Estimates (Thresholds) 8/12/ 8 3: 0 all on dapung (N =150 L = 19 Probability Level= .50) -------------------------------------------------------------------------------- Summary of item Estimates ========================= Mean .00 Khi dữ liệu phù hợp với mô hình thì: Mean phải bằng hoặc gần 0.00 SD phải tiến tới 1.00 SD .97 SD (adjusted) .96 Reliability of estimate .89 Fit Statistics =============== Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean phải bằng hoặc gần 1.00 SD phải bằng hoặc gần 0.00 Mean 1.10 Mean 1.05 SD .14 SD .48 Infit t Outfit t Mean .23 Mean .24 SD 1.95 SD 1.38 4 items with zero scores 1 items with perfect scores ================================================================================ -43- Theo như kết quả được cung cấp ở trên về các điều kiện cần kiểm tra trước khi phân tích ta thấy: - Ước tính trường hợp (summary of case estimates): Giá trị Mean = 0.00 bằng với giá trị mean điều kiện (bằng 0.00) và SD = .97, xấp xỉ SD điều kiện (bằng 1.0). Do đó, có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch. - Ước tính phù hợp thống kê (Fit statistics): Giá trị Mean = 1.10 bằng với giá trị mean điều kiện (bằng 1.00) và SD = 0.14, xấp xỉ SD điều kiện (bằng 0.0). Do đó, có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch. Như vậy, có thể khẳng định rằng nhóm câu hỏi này có Mean và SD đáp ứng đủ điều kiện cần thiết cho việc thiết lập mô hình đáp ứng với lý thuyết mô hình Rasch. Do đó, dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hình Rasch. Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi do mô hình cung cấp, ta có: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Item Fit 8/12/ 8 3: 0 all on dapung (N = 150 L = 23 Probability Level= .50) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ INFIT MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 1.40 1.50 1.60 ----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+- 1 item 1 . * | . 2 item 2 . | * . 3 item 3 . * | . 4 item 4 . * | . 5 item 5 . * | . 6 item 6 . | . * 7 item 7 . * | . 8 item 8 * . | . 9 item 9 . * | . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . * | . 12 item 12 . | * . 13 item 13 . * | . 14 item 14 . |* . 15 item 15 . |* . 16 item 16 . * | . 17 item 17 . * | . 18 item 18 . | . * 19 item 19 . * | . 20 item 20 . * | . 21 item 21 . * | . ================================================================================ Biểu đồ thể hiện mức độ phù hợp của các câu hỏi cho thấy item 6, item 8 và item 18 trong nhóm item về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế nằm ngoài khoảng cho phép (.71 - 1.5), nghĩa -44- là chúng không không tạo thành một cấu trúc, hay còn gọi là các yếu tố ngoại lai và cần phải loại bỏ chúng ra khỏi nhóm. Quay trở lại bảng câu hỏi, ta thấy các item nằm trong nhóm ngoại lai là các câu trong bảng hỏi về về: - Câu D66: Khả năng làm việc độc lập - Câu D68: Khả năng quan sát - Câu D618: Khả năng lắng nghe và giải quyết các bất đồng Đây là câu hỏi ban đầu được thiết kế để đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích mô hình ta thấy trong cuộc khảo sát này, chúng đã không tạo thành một cấu trúc đo cùng với những câu khác và chúng ta sẽ loại kết quả khảo sát liên quan đến các câu hỏi này ra khỏi dữ liệu phân tích. Có thể thông tin từ các câu hỏi D66, D68 và D618 đã được đo lường qua các tiêu chí khác, chẳng hạn, khả năng làm việc độc lập (câu D65) có thể thể hiện ở khả năng tự triển khai các yêu cầu của công việc (câu D61) và việc đưa các tiêu chí trùng lặp này vào bảng hỏi đã làm cho người được hỏi phải tư duy hai lần về cùng một nội dung, từ đó làm sai lệch kết quả khảo sát. Cũng có khả năng là người sử dụng lao động không đánh giá người lao động qua các tiêu chí này. Sau khi loại bỏ các câu hỏi ngoại lai ra khỏi nhóm, chương trình phân tích cho kết quả như sau: -45- DANH GIA CUA DN -------------------------------------------------------------------------------- Item Estimates (Thresholds) 5/ 2/ 8 11:49 all on dapung (N =150 L = 19 Probability Level= .50) -------------------------------------------------------------------------------- Summary of item Estimates ========================= Mean .00 Khi dữ liệu phù hợp với mô hình thì: SD .91 Mean phải bằng hoặc gần 0.00 SD (adjusted) .90 SD phải bằng hoặc gần 1.00 Reliability of estimate 1.00 Fit Statistics =============== Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean 1.00 Mean .97 Mean phải bằng hoặc gần 1.00 SD .12 SD .20 SD phải bằng hoặc gần 0.00 Infit t Outfit t Mean .12 Mean -.38 SD 5.39 SD 4.45 0 items with zero scores 0 items with perfect scores ================================================================================ Các giá trị mean và SD vẫn đảm bảo phù hợp mô hình Rasch. Tuy nhiên, phân tích mức độ phù hợp của các câu hỏi, ta có kết quả khác hẳn: DANH GIA CUA DN ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Item Fit 8/12/ 8 3: 39 all on dapung (N = 150 L = 23 Probability Level= .50) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ INFIT MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 1.40 1.50 1.60 ----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+- 1 item 1 . * | . 2 item 2 . | * . 3 item 3 . * | . 4 item 4 . * | . 5 item 5 . * | . 7 item 7 . * | . 9 item 9 . * | . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . | * . 12 item 12 . * | . 13 item 13 . |* . 14 item 14 . |* . 15 item 15 . * | . 16 item 16 . * | . 17 item 17 . * | . 19 item 19 . * | . 20 item 20 . * | . 21 item 21 . * | . ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 18 câu hỏi còn lại đều có INFIT MNSQ ở trong khoảng (0.72-1.5) do đó chúng đã tạo thành một cấu trúc đo, hình trên cho thấy không còn một biến ngoại lai nào tồn tại. Điều này có nghĩa là các câu hỏi được sử dụng trong đợt khảo sát này đã đo được đúng cái cần đo, các thông tin về mức độ đáp ứng -46- với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế là hoàn toàn có thể tin cậy được. 2.4.2. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người lao động Tương tự như trong bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động, trong bảng hỏi sử dụng để khảo sát đối với người lao động, có 21 item chính đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế hiện đang làm việc tại doanh nghiệp (người lao động). Dưới đây là 21 item của bảng hỏi dành cho người lao động. Các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phương án trả lời 1. Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 2. Khả năng tự triển khai được yêu cầu công việc từ cấp trên 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 3. Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 4. Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 5. Hiểu biết về xã hội và pháp luật 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 6. Khả năng làm việc độc lập 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 7. Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 8. Khả năng quan sát 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 9. Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 10. Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 11. Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 12. Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt -47- Các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phương án trả lời 13. Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 14. Khả năng sáng tạo 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 15. Khả năng tham gia các hoạt động xã hội 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 16. Khả năng thích nghi và điều chỉnh 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 17. Khả năng chịu áp lực công việc 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 18. Khả năng lắng nghe và giải quyết các bất đồng 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 19. Nhiệt tình trong công việc 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 20. Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt 21. Tuân thủ kỷ luật lao động 1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt 5. Rất tốt Các item này được liệt kê trong câu hỏi B4 (từ B41 đến B421) trong bảng hỏi. Kết quả kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm Quest đối với các item trên cho kết quả như sau: ================================================================================ TU DANH GIA CUA NGUOI LAO DONG -------------------------------------------------------------------------------- Item Estimates (Thresholds) 8/12/ 8 4: 01 all on ngld (N =150 L = 19 Probability Level= .50) -------------------------------------------------------------------------------- Summary of item Estimates ========================= Mean .00 Khi dữ liệu phù hợp với mô hình thì: Mean phải bằng hoặc gần 0.00 SD phải tiến tới 1.00 SD .94 SD (adjusted) .92 Reliability of estimate .87 Fit Statistics =============== Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean phải bằng hoặc gần 1.00 SD phải bằng hoặc gần 0.00 Mean .96 Mean .94 SD .19 SD .28 Infit t Outfit t Mean .23 Mean .24 SD 1.92 SD 1.28 2 items with zero scores 1 items with perfect scores ================================================================================ -48- Theo như kết quả được cung cấp ở trên về các điều kiện cần kiểm tra trước khi phân tích ta thấy: - Ước tính trường hợp (summary of case estimates): Giá trị Mean = 0.00 bằng với giá trị mean điều kiện (bằng 0.00) và SD = .94, xấp xỉ SD điều kiện (bằng 1.0). Do đó, có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch. - Ước tính phù hợp thống kê (Fit statistics): Giá trị Mean = .96 bằng với giá trị mean điều kiện (bằng 1.00) và SD = 0.19, xấp xỉ SD điều kiện (bằng 0.0). Do đó, có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch. Như vậy, có thể khẳng định rằng nhóm câu hỏi này có Mean và SD đáp ứng đủ điều kiện cần thiết cho việc thiết lập mô hình đáp ứng với lý thuyết mô hình Rasch. Do đó, dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hình Rasch. Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi do mô hình cung cấp, ta có: ================================================================================ TU DANH GIA CUA NGUOI LAO DONG -------------------------------------------------------------------------------- Item Fit 8/12/ 8 19:49 all on ngldong (N = 50 L = 30 Probability Level= .50) -------------------------------------------------------------------------------- INFIT MNSQ .32 .42 .59 1.00 1.70 2.40 3.10 --------------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+----- 1 item 1 . *| . 2 item 2 . | . * 3 item 3 . | *. 4 item 4 . | *. 5 item 5 . | * . 6 item 6 . | . * 7 item 7 . | * . 8 item 8 * . | . 9 item 9 . | * 10 item 10 . |* . 11 item 11 . * | . 12 item 12 * . | . 13 item 13 . * | . 14 item 14 . |* . 15 item 15 . |* . 16 item 16 . *| . 17 item 17 . * | . 18 item 18 * . | . 19 item 19 . *| . 20 item 20 . |* . 21 item 21 . |* . ============================================================================== Biểu đồ thể hiện mức độ phù hợp của các câu hỏi cho thấy có 5 item (item 2, item 6, item 8, item 12 và item 18) trong nhóm câu hỏi đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế nằm ngoài khoảng cho phép (.7 - 1.3), nghĩa là chúng không không tạo thành một -49- cấu trúc, hay còn gọi là các yếu tố ngoại lai và cần phải loại bỏ chúng ra khỏi nhóm. Quay trở lại bảng câu hỏi, ta thấy các item này là các câu B42, B46, B48, B412 và B418. Đó là các câu hỏi về: B42 Khả năng tự triển khai các yêu cầu công việc từ cấp trên B46 Khả năng làm việc độc lập B48 Khả năng quan sát B412 Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý B418 Khả năng lắng nghe và giải quyết các bất đồng Đây là câu hỏi được thiết kế để đo lường các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đang làm việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích mô hình ta thấy trong cuộc khảo sát này, chúng đã không tạo thành một cấu trúc đo cùng với những câu khác và chúng ta sẽ loại kết quả khảo sát liên quan đến các câu hỏi này ra khỏi dữ liệu phân tích. Sau khi loại bỏ câu hỏi ngoại lai ra khỏi nhóm, chương trình phân tích cho kết quả như sau: -50- ================================================================================ TU DANH GIA CUA NGUOI LAO DONG --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Item Estimates (Thresholds) 5/ 2/ 8 11:49 all on ngldong (N =150 L = 19 Probability Level= .50) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Summary of item Estimates ========================= Mean .00 Khi dữ liệu phù hợp với mô hình thì: SD .98 Mean phải bằng hoặc gần 0.00 SD (adjusted) .96 SD phải bằng hoặc gần 1.00 Reliability of estimate 1.00 Fit Statistics =============== Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean 1.00 Mean .97 Mean phải bằng hoặc gần 1.00 SD .09 SD .11 SD phải bằng hoặc gần 0.00 Infit t Outfit t Mean .14 Mean -.24 SD 5.31 SD 4.01 0 items with zero scores 0 items with perfect scores ================================================================================ Các giá trị mean và SD vẫn đảm bảo phù hợp mô hình Rasch. Tuy nhiên, phân tích mức độ phù hợp của các câu hỏi, ta có kết quả khác hẳn: ====================================================================================== TU DANH GIA CUA NGUOI LAO DONG -------------------------------------------------------------------------------- Item Fit 9/12/ 8 21:05 all on ngldong (N = 50 L = 30 Probability Level= .50) -------------------------------------------------------------------------------- INFIT MNSQ .63 .71 .83 1.00 1.20 1.40 1.60 --------------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+----- 1 item 1 . * | . 3 item 3 . | * . 4 item 4 . | * . 5 item 5 . | * . 7 item 7 . | * . 9 item 9 . | * . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . * | . 13 item 13 . * | . 14 item 14 . |* . 15 item 15 . |* . 16 item 16 . * | . 17 item 17 . * | . 19 item 19 . * | . 20 item 20 . | * . 21 item 21 . |* . ================================================================================= 16 câu hỏi còn lại đều có INFIT MNSQ ở trong khoảng (0.77-1.3) do đó chúng đã tạo thành một cấu trúc đo, hình trên cho thấy không còn một biến ngoại lai nào tồn tại. Điều này có nghĩa là các câu hỏi được sử dụng trong đợt khảo sát này đã đo được đúng cái cần đo, các thông tin về các giải pháp nâng -51- cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế là hoàn toàn có thể tin cậy được. Tóm lại, sau khi sử dụng mô hình Rasch để phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm Quest, bộ công cụ đo lường đã trở nên hoàn chỉnh hơn, đảm bảo độ tin cậy và độ hiệu lực của thông tin thu được. Nhóm câu hỏi chính đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đã điều chỉnh chỉ còn lại 18 câu thay vì 21 câu như thiết kế ban đầu đối với bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động và 16 câu thay vì 21 câu như thiết kế ban đầu đối với bảng hỏi dành cho người lao động. Các câu hỏi trong từng nhóm cũng được bố trí lại để tăng độ hiệu lực và độ giá trị của kết quả nghiên cứu. -52- Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THÔNG QUA Ý KIẾN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 3.1. Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp Hà nội là một trong hai thành phố lớn nên cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất trong cả nước. Với số lượng trên 21 nghìn doanh nghiệp (cho đến thời điểm hiện nay, con số doanh nghiệp còn lớn hơn nhiều), mẫu khảo sát 150 doanh nghiệp được coi là một mẫu nhỏ. Tuy nhiên, 150 doanh nghiệp đã khảo sát cũng thuộc nhiều loại hình và qui mô khác nhau, đủ để phác hoạ được bối cảnh tổng thể mà các sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đang làm việc. Các đặc trưng mô tả về doanh nghiệp bao gồm: loại hình, ngành nghề kinh doanh, qui mô lao động và thời gian hoạt động. - Về loại hình: các doanh nghiệp chia làm sáu loại hình cơ bản: 1/ Nhà nước (chiếm 14,7%), tập thể (chiếm 4,7%), TNHH (chiếm 32,7%), cổ phần (28,7%), liên doanh (chiếm 10,0%) và 100% vốn nước ngoài (chiếm 9,3). Mặc dù lấy tiêu chí qui mô làm tiêu chí chính để chọn mẫu song mẫu khảo sát cũng đã bao gồm được đại diện của các loại hình doanh nghiệp có trong thực tế. - Về ngành nghề kinh doanh: Các doanh nghiệp thuộc mẫu khảo sát có ngành nghề kinh doanh khá đa dạng, được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây. -53- Bảng 3.1: Doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh doanh Ngành nghề Tần suất % % cộng dồn Nông nghiệp và lâm nghiệp 12 8,0 8,0 Thuỷ sản 14 9,3 17,3 Công nghiệp chế biến 15 10,0 27,3 Công nghiệp dệt may 6 4,0 31,3 Sản xuất, phân phối điện, khí và nước 12 8,0 39,3 Xây dựng 16 10,7 50,0 Thương nghiệp 17 11,3 61,3 Khách sạn, nhà hàng 18 12,0 73,3 Tài chính, tín dụng 19 12,7 86,0 Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 21 14,0 100,0 Tổng cộng 150 100,0 Theo bảng 3.1, nhiều nhất trong mẫu khảo sát là doanh nghiệp về vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc (chiếm 14%), ít nhất là doanh nghiệp thuộc ngành dệt may (chiếm 4%), các doanh nghiệp còn lại chiếm tỷ lệ gần bằng nhau (xấp xỉ 10%). - Về qui mô lao động: Nghiên cứu phân chia qui mô doanh nghiệp dựa trên cách phân chia của tổng cục thống kê. Theo đó, qui mô lao động của các doanh nghiệp được chia ra làm 5 mức như trình bày trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Doanh nghiệp phân theo qui mô lao động Ngành nghề Tần suất % % cộng dồn Dưới 10 người 94 62,7 62,7 10 - 49 người 42 28,0 90,7 50 -199 người 10 6,7 97,3 200 - 299 người 2 1,3 98,7 300 - 499 người 2 1,3 100,0 Tổng cộng 150 100,0 -54- Bảng 3.2 cho thấy nhiều nhất là doanh nghiệp có qui mô dưới 10 người (chiếm hơn 50% số doanh nghiệp được khảo sát), tiếp đến là doanh nghiệp có qui mô 10 - 49 người (chiếm 37,3%), ít nhất là các doanh nghiệp có qui mô trên 200 người. - Về thời gian hoạt động: Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động khá xa nhau. Thành lập sớm nhất là doanh nghiệp thành lập năm 1978 (tức là hoạt động được 30 năm tính đến thời điểm khảo sát) và thành lập muộn nhất là năm 2004 (tức là hoạt động được 4 năm tính đến thời điểm khảo sát). Số năm hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 14 năm. Về người cung cấp thông tin cho cuộc khảo sát: thành công lớn của việc tổ chức khảo sát là đã nhận được sự hợp tác nhiệt tình của lãnh đạo các doanh nghiệp. Phần lớn những người tham gia trả lời bảng hỏi đều là giám đốc (chiếm tới 46,7% số người được hỏi) và phó giám đốc (chiếm 47,3%), chỉ có 6% người được hỏi giữ chức vụ trưởng phòng nhân sự. Tuy rằng việc hẹn gặp được những lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp khiến cho cuộc khảo sát bị kéo dài nhưng những thông tin thu được lại có giá trị cao và có tính đại diện cho doanh nghiệp nhiều hơn cả. Một điều ngạc nhiên là những người quản lý của doanh nghiệp phần lớn là nam giới (chiếm tới 66,7% người được khảo sát), nữ cán bộ quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm 33,3% người được hỏi. -55- Bảng 3.3: Thông tin chung về người được hỏi Tuổi Trình độ học vấn cao nhất Số năm làm công tác quản lý N Valid 150 150 150 Missing 0 0 0 Mean 46,25 3,15 7,61 Median 47,00 3,00 8,00 Mode 51 3 9 Range 29 2 18 Minimum 31 2 1 Maximum 60 4 19 Bảng 3.3 trình bày một số thông tin về người được hỏi thông qua một số đại lượng thống kê mô tả như số trung bình, số trung vị, khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Theo đó, tuổi trung bình của người sử dụng lao động được khảo sát là 46 tuổi, trong đó, trẻ nhất là 29 tuổi và nhiều tuổi nhất là 60 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi hay gặp nhất lại là 51 tuổi. Độ tuổi trung bình khá cao song thâm niên trong công tác quản lý nhân sự lại chỉ dưới 10 năm. Trung bình là 7,6 năm làm công tác quản lý. Người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý nhất là 19 năm và ít nhất là người chỉ có 1 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, 8 là số năm làm công tác quản lý được lặp lại nhiều hơn cả. Trình độ học vấn của người sử dụng lao động được chia làm bốn mức từ trung cấp (gán giá trị 1 như trình bày trong bảng 3) cho đến sau đại học (gán giá trị 4). Tuy nhiên, tập trung nhiều hơn cả là những người có trình độ đại học (chiếm tới 78% người được hỏi). Số người có trình độ sau đại học cũng nhiều, chiếm 7,8% người được hỏi, cao hơn cả số người có trình độ cao đẳng (chiếm 3,3%). -56- Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và về người cung cấp thông tin (người sử dụng lao động) được coi là những biến độc lập khi phân tích để tìm ra sự khác biệt trong tương quan giữa các biến độc lập với các nội dung nghiên cứu như tình hình tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế, đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế và đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế. 3.2. Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các doanh nghiệp đều đã tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế trong giai đoạn 2000-2005. Số lao động được tuyển trung bình là 9 người vào một doanh nghiệp, tuy nhiên 11 mới là con số lặp lại nhiều hơn cả. Trong đó, ít nhất là doanh nghiệp chỉ tuyển có 1 người kể từ năm 2000 đến nay và nhiều nhất là doanh nghiệp tuyển tới 23 người. Sự chênh lệch về số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế được tuyển vào doanh nghiệp là khá rõ ràng, tuy nhiên, nếu so sánh với con số hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế gia nhập thị trường lao động hàng năm thì con số này là quá nhỏ bé. Nó chứng tỏ số sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế xin được việc làm không nhiều. Điều này càng được khẳng định qua kết quả khảo sát người lao động. Chỉ có gần 12% sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế có được việc làm đúng ngành nghề đào tạo trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Còn lại phần lớn (58%) có việc làm đúng ngành nghề đào tạo trong khoảng từ 12 đến 18 tháng và gần 20% có việc làm đúng ngành nghề đào tạo sau 2 năm tốt nghiệp. Số lượng công việc trung bình mà người lao động đã trải qua tính đến thời điểm hiện tại là 3,8 (chỉ tính các công việc làm đúng ngành nghề đào tạo) chứng tỏ sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đã rất khó khăn trong việc tìm ra công việc phù hợp với mình. Bởi lẽ trong -57- khoảng thời gian từ 5-10 năm kể từ khi tốt nghiệp mà họ đã trải qua gần 4 doanh nghiệp, tức là tại mỗi doanh nghiệp sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế chỉ làm việc chừng 1-2 năm. Có được việc làm trong các doanh nghiệp là một điều quan trọng nhưng được làm việc đúng với chuyên môn đào tạo hay không còn là vấn đề quan trọng hơn khi phân tích mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế. Kết quả khảo sát bảng hỏi cho thấy hầu hết các doanh nghiệp (89,7% người được hỏi) đều sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đúng với chuyên ngành được đào tạo nhưng kết quả phỏng vấn sâu sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế hiện đang làm việc tại doanh nghiệp cho ta hiểu biết đầy đủ hơn. ”Gọi là được làm việc đúng chuyên ngành đào tạo thì cũng không hẳn chính xác, tôi học Quản trị kinh doanh nhưng vị trí hiện tại của tôi là làm Trợ lý văn phòng kiêm thủ quỹ. Công việc thủ quỹ là tôi phải tự học để hoàn thành được công việc...” (trích phỏng vấn sâu người lao động, nữ, 27 tuổi). Nhiều người được phỏng vấn có chung tình trạng như chị Nga trong khi lãnh đạo của họ khẳng định đã bố trí lao động đúng với chuyên môn được đào tạo. Bảng 3.4: Ví trí làm việc sau khi được tuyển dụng Tần suất % % cộng dồn Phụ việc cho một lao động có kinh nghiệm 32 21,3 21,3 Làm việc tại một vị trí lao động có chức danh độc lập 101 67,3 88,7 Tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động 17 11,3 100,0 Tổng cộng 150 100,0 Bảng 3.4 trình bày vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế tại doanh nghiệp sau khi được tuyển dụng. Theo đó, phần lớn họ đều được làm việc độc lập tại một vị trí lao động theo chức danh (chiếm tới 67,3% ý kiến người được hỏi). Tuy nhiên, chỉ có 11,3% sinh viên tốt nghiệp đại học -58- kinh tế được làm tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động và 21,3% là phụ việc cho một lao động có kinh nghiệm. Phỏng vấn sâu người sử dụng lao động cho thấy những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế được bố trí là phụ việc cho một lao động có kinh nghiệm đều là những sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm thực tế. Ngược lại, những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế được bố trí làm tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động thường là những người đã ra trường được một vài năm, được tuyển đích danh cho vị trí quản lý này. Hệ số Chi-square được sử dụng để kiểm định mối liên hệ giữa vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế với loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và qui mô doanh nghiệp. Giả thuyết H0 được đưa ra là "không có mối liên hệ nào...". Kết quả chạy hệ số Chi- square cho giá trị p-value như sau: 0.677 đối với mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp với vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp; 0.202 đối với mối quan hệ giữa ngành nghề của doanh nghiệp với vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp và 0.611 đối với mối quan hệ giữa qui mô lao động của doanh nghiệp với vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp (tham khảo phụ lục 2). Hệ số p-value quá lớn, cho thấy không thể bác bỏ giả thuyết H0 ban đầu. Điều đó có nghĩa là vị trí làm việc sau khi được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế ở các doanh nghiệp không có mối liên hệ nào với loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hay qui mô của doanh nghiệp. Sau khi được tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đều phải có thời gian tập sự để làm quen với công việc của doanh nghiệp. Thời gian tập sự trung bình là 4,37 tháng, tuy nhiên 5 tháng mới là con số về thời gian tập sự được lặp lại nhiều hơn cả. -59- Bảng 3.5: Thời gian tập sự sau khi được tuyển dụng Tần suất % % cộng dồn 2-3 tháng 15 10,0 10,0 4-6 tháng 65 43,3 53,3 Trên 6 tháng 70 46,7 100,0 Tổng cộng 150 100,0 Bảng 3.5 trình bày thời gian tập sự sau khi được tuyển dụng qua kết quả khảo sát người sử dụng lao động đã cung cấp thông tin dễ hiểu hơn về thời gian tập sự của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế sau khi được tuyển dụng vào doanh nghiệp. Theo đó, số lao động cần thời gian tập sự trên 6 tháng chiếm tỷ lệ rất cao – 46,7% ý kiến người trả lời. Kết quả khảo sát người lao động cũng cho một kết quả tương tự. Phỏng vấn sâu người sử dụng lao động cho thấy 6 tháng thử việc là quãng thời gian khá dài so với quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Sở dĩ sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế cần thời gian thử việc lâu như thế vì dưới 6 tháng họ chưa trải qua được hết các nghiệp vụ chuyên môn thực tế tại doanh nghiệp. ”... họ không có nhiều kỹ năng thực tế nên nếu không va chạm công việc thực tế họ không làm việc được, trong khi đó, để biết được các hoạt động của doanh nghiệp và cọ sát với nó, người lao động cần đến 6 tháng hoặc hơn...” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 53 tuổi). “… doanh nghiệp nhỏ thì thử việc 3 tháng là đủ nhưng với những doanh nghiệp lớn, phải 6 tháng mới biết được người lao động làm việc thế nào...” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 46 tuổi). Bản thân người lao động cũng cho rằng họ cần khoảng 6 tháng mới có thể nắm vững công việc của doanh nghiệp và sau khoảng trên 6 tháng đến 1 năm mới có thể chủ động và sáng tạo trong công việc được giao. -60- Chúng ta đã biết hàng năm hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế ra trường nhưng việc tuyển dụng họ vào doanh nghiệp không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuan van TN Ngo Thi Thanh Tung DLDG2005.pdf
Tài liệu liên quan