Tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh An Giang: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------- o0o -------------
PHAN THỊ PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TẠI TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ môi trưỜng
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
-------------- oOo -------------
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN
Cán bộ chấm nhận xét 1
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SỸ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
Ngày Tháng Năm 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Tp. HCM, ngày ....... tháng ....... năm 2010
----------- oOo ----------
NHIỆM VỤ L...
141 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------- o0o -------------
PHAN THỊ PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TẠI TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ môi trưỜng
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
-------------- oOo -------------
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN
Cán bộ chấm nhận xét 1
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SỸ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
Ngày Tháng Năm 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Tp. HCM, ngày ....... tháng ....... năm 2010
----------- oOo ----------
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên học viên
: PHAN THỊ PHẨM
Phái
: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh
: 18/02/1984
Nơi sinh
: Bình Định
Chuyên ngành
: Quản Lý Môi Trường
MSHV
: 02608642
Khóa
: 2008 – 2010
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI TỈNH AN GIANG
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do TBVTV và đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang.
Nội dung:
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang.
Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải tổng hợp từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV.
NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 15/01/2010
NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 06/07/2010
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CN BỘ MÔN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Nội dung và đề cương luận văn thạc sỹ này đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày Tháng Năm 2010
TRƯỞNG PHÒNG ĐT - SĐH
TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành tốt luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Lê Thị Hồng Trân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận văn cũng như trong cả quá trình học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả các Thầy, Cô trong Khoa Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn cô Mỹ và các chuyên viên Viện Tài Nguyên và Môi Trường TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp nhiều tài liệu quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các chuyên viên Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp nhiều số liệu cho quá trình khảo sát, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong chặng đường học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô nhận xét và phản biện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2010
Học viên
Phan Thị Phẩm
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) để bảo vệ cây trồng trong nông nghiệp đã hạn chế được nhiều thiệt hại cho người nông dân. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý tổng hợp chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV chưa được phổ biến và áp dụng nên đã gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường. Hiện trạng chất thải từ quá trình phân phối không được quản lý cũng như hiện trạng thải bỏ chất thải bừa bãi từ quá trình sử dụng hay sử dụng quá mức, sử dụng không đúng cách đã làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Mục tiêu của luận văn tập trung nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV tại An Giang. Từ thực trạng đó đề xuất các giải pháp tổng hợp để quản lý và xử lý các chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV, góp phần bảo vệ môi trường.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang được đánh giá qua:
Hiện trạng thải bỏ chất thải TBVTV;
Dư lượng TBVTV trong đất và nước;
Các giải pháp quản lý tổng hợp chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV bao gồm:
Giải pháp về quản lý: gồm các quy định áp dụng cho các cơ sở phân phối như quản lý chất thải tại nguồn, di dời các cơ sở gây ô nhiễm,...; và triển khai các chính sách nông nghiệp, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp,...cho người sử dụng;
Công cụ kinh tế và công cụ giáo dục cộng đồng cũng được đề xuất nhằm để hạn chế ô nhiễm môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV;
Ngoài ra, các biện pháp về kỹ thuật được đề xuất để giảm thiểu, kiểm soát và xử lý khí thải và nước thải tại các cơ sở phân phối, xử lý nước thải vệ sinh dụng cụ sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp canh tác.
ABSTRACT
Using pesticide to protect crop plants in agriculture has reduced much damage for farmers. However, due to public awareness of environmental issues and regulations of pesticide waste management solutions haven’t implemented, distributing and using pesticide have caused for influence on the environment. The current situation of pesticide waste from distributing which hasn’t been collected, treated and pesticide waste came from user which has been wasted uncontrollable has polluted environment, affected on human health and ecology.
The objectives thesis focuses on researching environmental pollution from distributing and using pesticide in An Giang province. Thus, integrated pesticide waste management solutions were recommended in order to protect environment.
The environmental pollution from distributing and using pesticide in An Giang were assessed by:
Dispose pesticide waste;
The pesticide residues in the soil and in water.
Integrated pesticide waste management solutions include:
Management solutions: include regulations of disposing pesticide and managing hazardous waste, relocation polluted enterprises, ect,. The agricultural policies and integrated pest management (IPM),.... were proposed for user;
Economic solutions and raising public awareness solutions were proposed to reducing environmental pollution from distributing and using pesticide;
Besides, treatment solutions: such as controlling and treating emission air and waste water at distributors, treating waste water from cleaning instruments or cultivating methods were proposed.
MỤC LỤC
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.4.1 Thu thập, tổng hợp, chọn lọc tài liệu, số liệu 4
1.4.2 Phương pháp khảo sát hiện trường 4
1.4.3 Phương pháp phân tích và so sánh 4
1.4.4 Phương pháp thống kê 4
1.4.5 Phương pháp phân tích và tổng hợp 5
1.4.6 Phương pháp bản đồ 5
1.4.7 Phương pháp chuyên gia 5
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 7
1.6.1 Tính khoa học 7
1.6.2 Tính thực tiễn 7
1.6.3 Tính mới của đề tài 7
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TBVTV VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 8
2.1 KHÁI NIỆM 8
2.2 PHÂN LOẠI 10
2.2.1 Phân loại theo công dụng 10
2.2.2 Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 19
2.2.3 Phân loại theo thời gian hủy 21
2.3 ẢNH HƯỎNG TBVTV ĐẾN MÔI TRƯỜNG 21
2.3.1 Ô nhiễm môi trường đất 24
2.3.2 Ô nhiễm môi trường nước 26
2.3.3 Ảnh hưởng của dư lượng TBVTV lên con người và động vật 27
2.4 ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ HỆ SINH THÁI TỪ TBVTV 29
2.4.1 Đánh giá rủi ro sức khỏe con người từ TBVTV 29
2.4.2 Đánh giá rủi ro cho hệ sinh thái từ TBVTV 33
2.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 35
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 35
2.5.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 38
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGÀNH TRỒNG TRỌT AN GIANG 411
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 411
3.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH AN GIANG 43
3.2.1 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 43
3.2.2 Diện tích đất trồng 44
Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG TBVTV 49
4.1 MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH PHÂN PHỐI TBVTV 49
4.1.1 Mạng lưới phân phối 49
4.1.3 Chất thải từ quá trình phân phối 57
4.1.4 Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải 58
4.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TBVTV VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TBVTV 63
4.2.1 Cách thức dùng thuốc của người dân 63
4.2.2 Các loại chất thải từ quá trình sử dụng 70
4.2.3 Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải 72
4.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 76
4.4 DƯ LƯỢNG TBVTV TRONG MÔI TRƯỜNG 76
4.4.1 Dư lượng TBVTV trong đất 77
4.4.2 Dư lượng TBVTV trong nước 83
Chương 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI TBVTV TẠI AN GIANG 84
5.1 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 84
5.1.1 Đối với cơ sở phân phối 84
5.1.2 Đối với người sử dụng 94
5.1.3 Đối với các ngành chức năng 99
5.2 BIỆN PHÁP VỀ KINH TẾ 101
5.3 TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG 102
5.3.1 Đối với các cơ sở phân phối 102
5.3.2 Nâng cao ý thức người dân 102
5.4 BIỆN PHÁP VỀ KỸ THUẬT 103
5.4.1 Định hướng nghiên cứu TBVTV “ thân thiện với môi trường” 103
5.4.2 Đối với cơ sở phân phối 105
5.4.3 Đối với người sử dụng 113
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119
6.1 KẾT LUẬN 119
6.2 KIẾN NGHỊ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu thu thập thông tin cơ sở phân phối TBVTV
Phụ lục 2. Phiếu thu thập thông tin người sử dụng TBVTV
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Phân loại TBVTV theo công dụng 10
Bảng 2.2. Đặc tính của một số hoạt chất hóa học trong các loại TBVTV 11
Bảng 2.3. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD50mg/kg chuột) 20
Bảng 2.4. Phân loại TBVTV theo thời gian phân hủy 21
Bảng 2.5. Thời gian tồn lưu của TBVTV trong đất 25
Bảng 2.6. Thời gian bán phân hủy của các loại thuốc trừ sâu thuộc POPs 26
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất hằng năm ngành trồng trọt An Giang 43
Bảng 3.2. Diện tích đất trồng lúa tỉnh An Giang hằng năm 44
Bảng 3.3. Diện tích trồng lúa và năng suất lúa phân theo huyện tỉnh An Giang 46
Bảng 4.1. Hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV trên địa bàn tỉnh An Giang 50
Bảng 4.2. Khoảng cách từ các cơ sở phân phối TBVTV đến chợ 52
Bảng 4.3. Khoảng cách từ các cơ sở phân phối TBVTV đến kênh, rạch, ao hồ 53
Bảng 4.4. Số lượng các cơ sở được phỏng vấn trực tiếp tại các huyện 54
Bảng 4.5. Hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV 55
Bảng 4.6. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại cơ sở phân phối TBVTV 58
Bảng 4.7. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại cơ sở phân phối TBVTV 59
Bảng 4.8. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải tại cơ sở phân phối TBVTV 62
Bảng 4.9. Số lượng các hộ dân tại các huyện tham gia lấy phiếu điều tra 63
Bảng 4.10. Lượng nước bình quân và nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp (tưới tiêu) của tỉnh An Giang 65
Bảng 4.11. Thống kê lượng TBVTV bình quân sử dụng trong nông nghiệp của tỉnh An Giang 67
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng TBVTV của các hộ dân 69
Bảng 4.13. Tình hình sử dụng và thải bỏ chất thải TBVTV của các hộ dân 73
Bảng 4.14. Khảo sát nguồn tiếp nhận nước thải sau khi rửa bình xịt và chai thuốc BVTV 73
Bảng 4.15. Phương án thải bỏ và xử lý bao bì TBVTV của các hộ dân 75
Bảng 4.16. Dư lượng TBVTV trong đất tỉnh An Giang năm 2007 và 2008 78
Bảng 4.17. Dư lượng TBVTV trong đất tỉnh An Giang năm cuối năm 2007 82
Bảng 5.1. Biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường 112
Bảng 5.2. Kích thước cơ bản hệ thống xử lý nước rửa 116
Bảng 5.3. Kế hoạch triển khai các đề xuất trong quản lý và xử lý TBVTV 117
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. TBVTV trong hệ thống nông nghiệp 22
Hình 2.2. Chu trình TBVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp 23
Hình 2.3. Tác hại của TBVTV đối với con người 27
Hình 3.1. Bản đồ vị trí đia lý tỉnh An Giang 41
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn giá trị sản xuất của trồng trọt trong kinh tết nông nghiệp An Giang 44
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn diện tích đất trồng trong trồng trọt tỉnh An Giang 45
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng lúa của các huyện năm 2000, 2005 và 2008 của An Giang 47
Hình 4.3. Biểu đồ hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV tại An Giang 51
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tương quan giữa các loại hình kinh doanh TBVTV 56
Hình 4.5. Bản đồ thể hiện tình hình lưu giữ TBVTV tại cơ sở phân phối TBVTV ở An Giang 56
Hình 4.6. Đồ thị thể hiện hình thức xử lý rác kinh doanh tại các cơ sở phân phối TBVTV tại An Giang 60
Hình 4.7. Hình ảnh về việc mang đồ bảo bộ trong sử dụng TBVTV của người dân 70
Hình 4.8. Hình ảnh hiện trạng thu gom CTR trong sử dụng TBVTV của người dân. 74
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện dư lượng TBVTV trong đất trên địa bàn tỉnh An Giang 79
Hình 4.10. Bản đồ thể hiện hiện trạng ô nhiễm môi trường do TBVTV trong đất trên địa bàn tỉnh An Giang 80
Hình 5.1. Hình ảnh về thực hiện chương trình IPM 98
Hình 5.2. Hình ảnh về các dụng cụ bảo hộ lao động 98
Hình 5.3. Chi tiết thiết bị lọc túi vải 106
Hình 5.4. Chi tiết tháp hấp thụ 107
Hình 5.5. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý khí thải, bụi và hơi TBVTV 107
Hình 5.6. Mô hình ủ đống 111
Hình 5.7. Ô sinh học trong xử lý nước thải từ quá trình sử dụng TBVTV 114
Hình 5.8. Đất ngập nước kiến tạo 115
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
COD
Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)
BOD
Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa)
BVMT
Bảo vệ môi trường
N
Nitrogen (Nitơ)
P
Phosphorus (Phốt pho)
CTNH
Chất thải nguy hại
TBVTV
Thuốc bảo vệ thực vật
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TSS
Total Suspended Solids (Tổng chất rắn lơ lửng)
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài thập niên gần đây, tốc độ công nghiệp hóa diễn ra khá nhanh ở nhiều tỉnh, thành phố khắp cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương mà ở đó nông nghiệp là ngành mũi nhọn như các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long. Để bảo vệ cây trồng, tối ưu hóa năng suất sản xuất, ngoài việc bón phân, lựa chọn giống cây trồng thì từ rất lâu người dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) như là một biện pháp đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt mà TBVTV mang lại là những tác động xấu đến môi trường do TBVTV thường có độc tính rất cao và khó phân hủy khi thải vào môi trường. Hơn nữa, những người thường sử dụng TBVTV là nông dân nên nhận thức về ảnh hưởng của TBVTV đến sức khỏe con người, hệ sinh thái, đến môi trường còn nhiều hạn chế. Do đó người dân thường sử dụng quá liều quy định để đảm bảo hiệu quả diệt trừ sâu hại mà chưa quan tâm đến vấn đề môi trường. Không chỉ có vậy, việc thải bỏ chất thải TBVTV cũng là điều đáng quan tâm bởi đây cũng là chất thải nguy hại nhưng thay vì được thu gom, xử lý thích hợp thì chúng được vứt mọi nơi, góp phần làm ô nhiễm môi trường. Việc nuôi gia cầm, gia súc bằng thức ăn có dư lượng TBVTV cao tích luỹ ở mô mỡ, cũng là một con đường có thể tấn công vào môi trường sống. Hiện có rất ít tài liệu nói về sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và bệnh ung thư, nhưng các điều tra dịch tễ học cho thấy việc tiếp xúc thường xuyên với thuốc diệt cỏ Paraquat có thể là yếu tố gây mắc bệnh Parkinson [10]. Do điều kiện nghiên cứu độc học và độc học môi trường còn có nhiều hạn chế, nên có nhiều trường hợp ngộ độc hoặc nhiễm độc hoá chất độc, TBVTV đã không cứu chữa được. Thực trạng này đã, đang và ngày càng trở thành một vấn đề bức xúc cho các nhà quản lý và các nhà khoa học Việt Nam.
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất cả nước, diện tích đất sản xuất nông nghiệp An Giang chiếm 79,72% tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn tỉnh (lúa là cây trồng chính) và được phân bố khắp các huyện thị trong tỉnh [4]. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào đã tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển mạnh. Tuy nhiên, do nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân An Giang còn thấp, người dân cũng ít được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV, vì vậy, việc phân phối, sử dụng TBVTV tràn lan, quá liều đang diễn ra hết sức bình thường tại An Giang như ở ấp An Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, người dân ở đây không dám sử dụng nước của con kênh, nguyên nhân do TBVTV từ trên đồng xả xuống dòng sông cùng với các bọc, vỏ chai, bao đựng TBVTV thả trôi lềnh bềnh trên sông làm nguồn nước bị ô nhiễm [7]. Theo đề án Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 [14], dư lượng TBVTV trong đất, trong nước là một trong số các vấn đề chính liên quan đến môi trường và tài nguyên ở tỉnh An Giang hiện nay. Trước tình hình đó, yêu cầu cần có một khảo sát, nghiên cứu cụ thể về hiện trạng ô nhiễm môi trường do phân phối và sử dụng TBVTV, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng này, và đó là lý do tiến hành đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do TBVTV và đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng quan về ngành trồng trọt An Giang
- Tổng quan về TBVTV
- Tình hình phân phối TBVTV: Khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu từ Đề án quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010 và số liệu từ 373 phiếu điều tra các cơ sở phân phối TBVTV và một số tài liệu khác về số lượng, loại hình, vị trí và tình hình quản lý chất thải tại các cơ sở phân phối TBVTV;
- Tình hình sử dụng TBVTV: Kế thừa, điều tra và tổng hợp số liệu từ 204 phiếu điều tra từ người sử dụng TBVTV (kế thừa 161 phiếu điều tra từ Kế hoạch Điều tra bổ sung hiện trạng các cơ sở, khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2009 và 43 phiếu năm 2010 tại Tp. Long Xuyên) và các nghiên cứu, báo cáo về tình hình sử dụng TBVTV tại An Giang về trang bị bảo hộ khi sử dụng, cách thức dung thuốc và quản lý chất thải khi sử dụng TBVTV;
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do phân phối và sử dụng TBVTV: thu thập, tổng hợp số liệu về dư lượng TBVTV trong đất, nước mặt từ số liệu quan trắc chất lượng môi trường An Giang năm 2007, 2008 và từ một số báo cáo khác;
- Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV: gồm quản lý tại nguồn, áp dụng công cụ kinh tế, các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Thu thập, tổng hợp, chọn lọc tài liệu, số liệu
Tổng quan về TBVTV;
Tổng quan về ngành trồng trọt An Giang;
Số liệu về tình hình phân phối, sử dụng và dư lượng TBVTV tại An Giang từ Đề án quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010, tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra tại các cơ sở phân phối và người sử dụng, số liệu quan trắc chất lượng môi trường hằng năm và một số nghiên cứu, báo cáo khác về tình hình ô nhiễm TBVTV tại An Giang;
Các quy định về cơ sở phân phối và sử dụng TBVTV.
1.4.2 Phương pháp khảo sát hiện trường
Khảo sát thực địa, quan sát trực tiếp về tình hình sử dụng TBVTV;
Lấy phiếu điều tra các cơ sở phân phối TBVTV (373 phiếu) và người sử dụng (43 phiếu năm 2010 tại Tp. Long Xuyên). Nội dung phiếu cung cấp thông tin đính kèm Phụ lục 1.
1.4.3 Phương pháp phân tích và so sánh
Từ số liệu về dư lượng TBVTV trong đất, nước những năm gần đây sẽ so sánh, đánh giá xu hướng, diễn biến dư lượng TBVTV trong đất, nước tại An Giang, từ đó là cơ sở để đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp.
1.4.4 Phương pháp thống kê
Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, tính toán, xử lý số liệu thu thập từ các nguồn và số liệu điều tra thực tế:
Đối với cơ sở phân phối
Số lượng, loại hình và vị trí;
Tình hình quản lý chất thải từ quá trình phân phối TBVTV.
Đối với người sử dụng
Cách thức sử dụng;
Hiện trạng thải bỏ chất thải từ quá trình sử dụng TBVTV.
Dư lượng TBVTV
Dư lượng TBVTV trong đất từ 2007 đến 2008
Dư lượng TBVTV trong nước mặt 2007 và 2008
1.4.5 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong các ngành nghiên cứu khoa học. Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay một vấn đề phức tạp thành những vấn đề đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết. Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể.
1.4.6 Phương pháp bản đồ
Dùng phần mềm MapInfo để xây dựng các bản đồ chuyên đề thể hiện vị trí ô nhiễm môi trường đất do TBVTV tại An Giang.
1.4.7 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia: Chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia về môi trường và ý kiến của các chuyên viên môi trường tại địa phương như Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ....
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Các cơ sở phân phối TBVTV: bao gồm các cơ sở gia công, san chiết và các cơ sở kinh doanh TBVTV;
- Người sử dụng TBVTV;
- Dư lượng TBVTV trong đất và nước mặt;
- Các giải pháp tổng hợp gồm biện pháp quản lý và xử lý chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi tỉnh An Giang. Nghiên cứu sẽ tổng hợp số liệu từ 373 phiếu điều tra tại các cơ sở phân phối, kế thừa 161 phiếu điều tra hộ dân từ Kế hoạch Điều tra bổ sung hiện trạng các cơ sở, khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2009 và điều tra, bổ sung thêm 43 phiếu năm 2010 tại Tp. Long Xuyên. Bởi vì ở đây, dù diện tích đất nông nghiệp không nhiều nhưng năng suất lúa rất cao, trung bình 65,48 tấn/ha, đứng thứ 2 toàn tỉnh [4].
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.6.1 Tính khoa học
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ quá trình thu thập tài liệu, số liệu từ các nguồn có sẵn và khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp người phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do TBVTV. Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải trong phân phối và sử dụng TBVTV tại An Giang được đề xuất dựa trên cơ sở các nghiên cứu, các quy định về quản lý và xử lý chất thải từ TBVTV, từ đó tổng hợp, lựa chọn và đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của An Giang.
1.6.2 Tính thực tiễn
Đề tài mang tính thực tiễn cao vì nó đáp ứng yêu cầu cần có một đánh giá về hiện trạng ô nhiễm môi trường từ nguồn TBVTV và đề xuất các các biện pháp quản lý và xử lý chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV thích hợp cho An Giang, góp phần hạn chế ảnh hưởng của TBVTV đến môi trường.
1.6.3 Tính mới của đề tài
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng TBVTV đến môi trường, hiện trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp quản lý và xử lý chất thải từ quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng TBVTV tuy được tiến hành từ rất sớm ở nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu hầu như tập trung vào dư lượng TBVTV, độc tính, ảnh hưởng TBVTV đến môi trường và con người mà chưa có những số liệu khảo sát thực tế về rác thải từ quá trình phân phối và sử TBVTV. Đề tài được thực hiện nhằm điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp về quản lý và xử lý chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV ở An Giang, góp phần hạn chế ảnh hưởng của TBVTV đến môi trường.
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TBVTV VÀ
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1 KHÁI NIỆM
TBVTV là những loại hóa chất bảo vệ cây trồng hoặc những sản phẩm bảo vệ mùa màng, là những chất được tạo ra để chống lại và tiêu diệt loài gây hại hoặc các vật mang mầm bệnh. Chúng cũng gồm các chất để đấu tranh với các loại sống cạnh tranh với cây trồng cũng như nấm bệnh cây. Ngoài ra, các loại thuốc kích thích sinh trưởng, giúp cây trồng đạt năng suất cao cũng là một dạng của TBVTV.
TBVTV là những hóa chất độc, có khả năng phá hủy tế bào, tác động đến cơ chế sinh trưởng, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại và cả cây trồng, vì thế khi các hợp chất này đi vào môi trường, chúng cũng có những tác động nguy hiểm đến môi trường, đến những đối tượng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Và đây cũng là lý do mà TBVTV nằm trong số những hóa chất đầu tiên được kiểm tra triệt để về bản chất, về tác dụng cũng như tác hại.
Dư lượng TBVTV
Dư lượng TBVTV là phần còn lại của các hoạt chất, chất mang, các phụ trợ khác cũng như các chất chuyển hoá của chúng và tạp chất, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau khi sử dụng chúng. Các phần này có khả năng gây độc; còn lưu trữ một thời gian trên bề mặt của vật phun và trong môi trường.
Các dạng TBVTV
Về cơ bản TBVTV được sản xuất dưới các dạng sau:
Thuốc sữa: viết tắt là EC hay ND: gồm các hoạt chất, dung môi, chất hóa sữa và một số chất phù trị khác. Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, tan trong nước thành dung dịch nhũ tương đối đồng đều, không lắng cặn hay phân lớp.
Thuốc bột thấm nước: còn gọi là bột hòa nước, viết tắt là WP, BTN: gồm hoạt chất, chất độn, chất thấm ướt và một số chất phù trợ khác. Thuốc ở dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù, pha với nước để sử dụng.
Thuốc phun bột: viết tắt là DP, chứa các thành phần hoạt chất thấp (dưới 10%), nhưng chứa tỉ lệ chất độn cao, thường là đất sét hoặc bột cao lanh. Ngoài ra, thuốc còn chứa các chất chống ẩm, chống dính. Ở dạng bột mịn, thuốc không tan trong nước.
Thuốc dạng hạt: viết tắt là G hoặc H, gồm hoạt chất, chất độn, chất bao viên, và một số chất phù trợ khác.
Ngoài ra còn một số dạng tồn tại khác:
Thuốc dung dịch;
Thuốc bột tan trong nước;
Thuốc phun mùa nóng;
Thuốc phun mùa lạnh.
2.2 PHÂN LOẠI
2.2.1 Phân loại theo công dụng
Theo tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nông nghiệp và phát triển nông thôn, ở Việt Nam, tính đến năm 2004, trên thị trường đã có 436 hoạt chất với hàng nghìn tên thương mại khác nhau về TBVTV. Tuy nhiên, ta có thể phân thành 5 loại chính dựa vào công dụng của thuốc như sau:
Bảng 2.1. Phân loại TBVTV theo công dụng
STT
Công dụng
Thành phần chính
1
Thuốc trừ sâu bệnh
Hợp chất hữu cơ clo (hydrocloruacacbon);
Hợp chất hữu cơ phospho (este axit phosphoric);
Muối carbamic;
Pyrethroids tự nhiên và nhân tạo;
Dinitro phenol;
Thực vật.
2
Thuốc diệt cỏ
Nitro anilin;
Muối carbamic và thiocarbamic;
Hợp chất nitơ dị vòng (triazine);
Dinitrophenol và dẫn xuất phenol.
3
Thuốc diệt nấm
Thuốc diệt nấm vô cơ (trên căn bản sulfur đồng và thủy ngân);
Thuốc diệt nấm hữu cơ (dithiocarbamat);
Thuốc diệt nấm qua rễ (benzimidazoles);
Kháng sinh (sản phẩm từ vi sinh vật).
4
Thuốc diệt chuột
Chất chống đông máu (Hydroxy coumarins);
Các loại khác (Arsennicals, thioureas).
5
Thuốc kích thích
Ức chế sinh trưởng (hợp chất quatermary);
Kích thích đâm chồi (Carbamates);
Kích thích rụng quả (cyclohexmide).
(Nguồn: Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000)
Bảng 2.2. Đặc tính của một số hoạt chất hóa học trong các loại TBVTV
STT
Hoạt chất
Đặc tính và nhận xét
1
Metaldehyde
( C8H16O4 )
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 246 oC à rất bền nhiệt
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 6600 mPa (2) à dễ bay hơi.
+ LD50 ở chuột : 283 mg/kg ( II ) (1) à độc cấp tính trung bình
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 4.4 ngày ( 3 ) à không lưu lâu trong đất, không có tiềm năng gây ô nhiễm đất lâu dài.
+ Thời gian bán phân hủy trong nước ( DT50n ): 15ngày ( 4 ) ( chậm ) à thời gian tồn lưu trong nước khá lâu, gây ô nhiễm hệ thực vật lâu dài.
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 37 ml/g ( 5 ) ( di động ) à có khả năng gây ô nhiễm nước ngầm, tồn đọng trong đất ít.
+ Độ tan trong nước:220 mg/l à tan trung bình trong nước, hấp thụ trung bình vào các hạt đất
2
Butachor
(C17H26ClNO2 )
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): - 0.55 oC à không bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 0.24 mPa (2) à dễ bay hơi.
+ LD50 ở chuột : 2000 mg/kg ( II ) (1) à độc cấp tính trung bình
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 56 ngày ( 3 ) à tồn lưu trung bình trong đất, có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài.
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 700 ml/g ( 5 ) ( di động không đáng kể ) à khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm thấp.
+ Độ tan trong nước: 20 mg/l à tan ít trong nước, có khả năng tích lũy sinh học.
3
Fenclorim
(C10H6Cl2N2 )
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 96.9 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 12mPa (2) à dễ bay hơi
+ LD50 ở chuột : 5000 mg/kg ( III ) (1) à độc cấp tính thấp
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 26 ngày( 3 ) ( không tồn lưu ) à không có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài.
+ Độ tan trong nước: 2.5 à Tan ít trong nước, có khả năng tích lũy sinh học.
4
Propanil
(C9H9Cl2NO)
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 91.5 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 0.02 mPa (2) à dễ bay hơi
+ LD50 ở chuột : 1080 mg/kg ( II ) (1) à độc cấp tình trung bình
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 2 ngày( 3 ) à không tồn lưu lâu trong đất, không có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 400 ml/g( 5 ) ( di động trung bình )àcó khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
+ Độ tan trong nước: 225 mg/l à độ tan trung bình, hấp thụ trung bình vào các hạt đất.
5
Bispyribac - Sodium
(C19H17N4NaO8 )
6
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 223 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 5.50 x 10-6 mPa (2) à bay hơi ít
+ LD50 ở chuột : 2635 mg/kg ( III ) (1) à độc cấp tính thấp.
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 10 ngày( 3 ) ( không tồn lưu trong đất ) à không có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài.
+ Độ tan trong nước: 73300 mg/l à tan nhiều trong nước, dễ bị rửa trôi gây ô nhiễm nước mặt.
6
Ethoxysulfuron
(C15H18N4O7S )
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 150 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 0.0066 mPa (2) à dễ bay hơi
+ LD50 ở chuột : 3270 mg/kg ( III ) (1) à độc cấp tính thấp.
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 18 ngày ( 3 ) ( không tồn lưu trong đất ) à không có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 134 ( 5 ) ( di động trung bình ) à có khă nảng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
+ Độ tan trong nước: 5000 mg/l à tan nhiều trong nước, dễ bị rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
7
Fenoxaprop - P – Ethyl
(C18H16ClNO5 )
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 86.5 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 5.30 x 10-4 mPa (2) à dễ bay hơi
+ LD50 ở chuột : 3150 mg/kg ( III ) (1) à độc cấp tính thấp
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 0.5 ngày ( 3 ) ( không tồn lưu trong đất ) à không có tiềm năng gây ô nhiễm đất lâu dài
+ Thời gian bán phân hủy trong nước ( DT50n ): 0.1 ngày ( 4 ) ( nhanh ) à phân hủy nhanh trong nước, không có tiềm năng gây ô nhiễm nước lâu dài
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 11354 ml/g ( 5 ) ( không di động ) à không có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
+ Độ tan trong nước: 0.7 mg/l à tan ít trong nước, có khả năng tích lũy sinh học.
8
Quinclorac
(C10H5Cl2NO2 )
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 274 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 0.01 mPa (2) à dễ bay hơi
+ LD50 ở chuột : 2680 mg/kg ( III ) (1) à độc cấp tính thấp
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 45 ngày ( 3 ) ( tồn lưu trung bình ) à có khả năng gây ô nhiễm đất.
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 50 ml/g ( 5 ) ( di động ) à có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
+ Độ tan trong nước: 0.065 mg/l à tan ít trong nước, có khả năng tích lũy sinh học.
9
Hexaconazole
(C14H17Cl2N3O)
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 111 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 0.018 mPa (2) à dễ bay hơi
+ LD50 ở chuột : 2189 mg/kg ( III ) (1) à độc cấp tính thấp
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 122 ngày ( 3 ) ( tồn lưu trong đất ) à có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài.
+ Thời gian bán phân hủy trong nước ( DT50n ): 112 ngày ( 4 ) ( ổn định ) à lưu giữ trong nước, tiềm năng gây ô nhiễm hê sinh thái nước lâu dài
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 1040 ml/g( 5 ) ( di động không đáng kể ) à gây ô nhiễm nguồn nước ngầm không đáng kể
+ Độ tan trong nước: 18 mg/l à tan ít trong nước, có khả năng tích lũy sinh học.
10
Tricyclazole
(C9H7N3S )
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 185.9 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 0.027 mPa (2) à dễ bay hơi
+ LD50 ở chuột : 289.7 mg/kg ( II ) (1) à độc cấp tính trung bình
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 21 ngày( 3 ) ( không tồn lưu trong đất ) à không có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài.
+ Thời gian bán phân hủy trong nước ( DT50n ): 92 ngày( 4 ) ( ổn định ) à có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước lâu dài.
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 169 ml/g ( 5 ) ( di động trung bình ) à có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
+ Độ tan trong nước: 596 mg/l à tan nhiều trong nước, có khả năng rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
11
Benomyl
(C14H18N4O3)
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 140 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 0.005 mPa (2) à dễ bay hơi
+ LD50 ở chuột : 10000 mg/kg ( III ) (1) à độc cấp tính thấp
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 1 ngày ( 3 ) ( không tồn lưu trong đất ) à không có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 1900 ml/g ( 5 ) ( di động không đáng kể ) à khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm không đáng kể.
+ Độ tan trong nước: 2 mg/l à tan ít trong nước, có khả năng tích lũy sinh học.
12
Difenoconazole
(C19H17Cl2N3O3)
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 406.3 0C à rất bển nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 3.33 x 10-5 mPa (2) à bay hơi ít
+ LD50 ở chuột : 1453 mg/kg ( II ) (1) à độc cấp tính trung bình
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 120 ngày( 3 ) ( tồn lưu trong đất ) à có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài.
+ Thời gian bán phân hủy trong nước ( DT50n ): 3 ngày ( 4 ) à phân hủy khá nhanh trong nước, khả năng gây ô nhiễm nước lâu dài rất ít.
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 3760 ml/g ( 5 ) ( di động không đáng kể ) à gây ô nhiễm nguồn nước ngầm không đáng kể.
+ Độ tan trong nước: 15 mg/l à tan ít trong nước, có khả năng tích lũy sinh học.
13
Isoprothiolane
(C12H18O4S2 )
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 54.9 0C à hơi bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 18.8 mPa (2) à dễ bay hơi.
+ LD50 ở chuột : 1190 mg/kg ( II ) (1) à độc cấp tình trung bình.
+ Độ tan trong nước: 54 mg/l à tan trung bình trong nước, hấp thụ trung bình vào các hạt đất.
14
Imidacloprid
(C9H10ClN5O2)
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 144 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 2.00 x 10-4 mPa (2) à dễ bay hơi
+ LD50 ở chuột : 131 mg/kg ( IB ) (1) à độc cấp tính cao.
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 191 ngày( 3 ) ( tồn lưu trong đất ) à có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài.
+ Thời gian bán phân hủy trong nước ( DT50n ): 79 ngày( 4 ) ( ổn định ) à có khả năng gây ô nhiễm nước lâu dài.
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 189 ml/g( 5 ) ( di động trung bình ) à có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Độ tan trong nước: 510 mg/l à tan nhiều trong nước, có khả năng rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
15
Thiamethoxam
(C8H10ClN5O3S )
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 139.1 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 6.60 x 10-6 mPa (2) à bay hơi ít.
+ LD50 ở chuột : 1563 mg/kg ( II ) (1) à độc cấp tính trung bình
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 50 ngày( 3 ) ( tồn lưu trung bình ) à có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài.
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 70 ml/g( 5 ) ( di động ) à có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Độ tan trong nước: 4100 mg/l à tan nhiều trong nước, có khả năng rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
16
Buprofezin
(C16H23N3OS )
+ Nhiệt độ nóng chảy ( tnc ): 105.1 0C à bền nhiệt.
+ Áp suất bay hơi ở 250C: 1.3 mPa (2) à dễ bay hơi
+ LD50 ở chuột : 2198 mg/kg ( III ) (1) à độc cấp tính thấp
+ Thời gian bán phân hủy trong đất ( DT50đ ) : 50 ngày ( 3 ) ( tồn lưu trung bình trong đất ) à có khả năng gây ô nhiễm đất lâu dài.
+ Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC: 104 ml/g( 5) (di động trung bình ) à có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
+ Độ tan trong nước: 0.382 mg/l à tan ít trong nước, có khả năng tích lũy sinh học.
(Nguồn: )
2.2.2 Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể chuột, các chuyên gia về độc học đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố qua đường miệng và qua da. Tất cả các loại TBVTV đều độc với người và động vật máu nóng, tuy nhiên mức độ gây độc đối với mỗi loại khác nhau và tùy theo cách xâm nhập vào cơ thể.
Các loại TBVTV thường bền vững ở nhiệt độ thường nhưng dễ bị kiềm thủy phân. Chúng không bị phân hủy sinh học, tích tụ trong các mô mỡ và khuếch đại sinh học trong chuỗi thức ăn sinh học từ phiêu sinh vật đến các loài chim nồng độ tăng lên trên hàng triệu lần.
Độc tính cấp tính
Độc tính của TBVTV được thể hiện bằng LD50 (Letal dosis 50) là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể thí nghiệm và tính bằng đơn vị mg/kg trọng thể. Độ độc cấp tính của TBVTV dạng hơi được biểu thị bằng nồng độ gây chết trung bình LC50 (Letal concentration 50), tính theo mg hoạt chất/m3 không khí.
LD50 hay LC50 càng nhỏ thì độ độc càng cao.
Độc tính mãn tính
Mỗi loại hóa chất trước khi được công nhận là TBVTV phải được kiểm tra về độ độc mãn tính, bao gồm: khả năng gây tích lũy trong cơ thể người và động vật máu nóng, khả năng kích thích tế bào khối u ác tính, ảnh hưởng của hóa chất đến bào thai và khả năng gây dị dạng đối với thế hệ sau. Thường xuyên làm việc và tiếp xúc với TBVTV cũng có thể nhiễm độc mãn tính. Biểu hiện nhiễm độc mãn tính cũng có thể giống với các bệnh lý thường khác như: da xanh, mất ngủ, nhức đầu, mỏi cơ, suy gan, rối loạn tuần hoàn,…
Bảng 2.3. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD50mg/kg chuột)
STT
Phân nhóm độc
Màu sắc quy ước
Qua miệng
Qua da
Thể rắn
Thể lỏng
Thể rắn
Thể lỏng
1
I.a.Độc mạnh
Đỏ
5
20
10
40
2
I.b. Độc
Vàng
5-50
20-200
10-100
40-400
3
II. Độc trung bình
Xanh da trời
50-500
200-200
100-100
400-400
4
III. Độc ít
Xanh lá cây
500-2.000
2.000-3.000
1.000
4.000
5
IV. Độc rất nhẹ
>2.000
>3.000
(Nguồn: Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000)
2.2.3 Phân loại theo thời gian hủy
Mỗi loại TBVTV có thời gian phân hủy rất khác nhau. Nhiều chất có thể tồn lưu trong đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật nhưng cũng có những chất dễ bị phân hủy trong môi trường. Dựa vào thời gian phân hủy của chúng có thể chia TBVTV thành các nhóm sau:
Bảng 2.4. Phân loại TBVTV theo thời gian phân hủy
Stt
Phân nhóm
Thời gian phân hủy
Ví dụ
1
Nhóm hầu như không phân hủy
-
Các hợp chất hữu cơ chứa kim loại: Thủy ngân, Asen … Loại này đã bị cấm sử dụng
2
Nhóm khó phân hủy
2 – 5 năm
DDT, 666 (HCH), đã bị cấm sử dụng
3
Nhóm phân hủy trung bình
1 - 18 tháng
Thuốc loại hợp chất hữu cơ có chứa clo (2,4 – D)
4
Nhóm dễ phân hủy
1 – 12 tuần
Hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbanat
(Nguồn: Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000)
2.3 ẢNH HƯỎNG TBVTV ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Các nguyên nhân TBVTV phát tán ra môi trường:
Quá trình sản xuất, các loại chất thải bị thải ra ngoài môi trường;
Các sự cố trong quá trình đóng gói, lưu trữ, vận chuyển gây rò rỉ;
Sự cố cháy nổ của các nhà máy, cơ sở sản xuất;
Thuốc quá hạn hoặc không đạt tiêu chuẩn (tiêu hủy không triệt để);
Dư lượng thuốc còn lại trên các loại rau quả;
Dư lượng thuốc thấm xuống đất hoặc chảy theo dòng nước;
TBVTV còn dính bên trong bao bì, chai lọ TBVTV sau khi sử dụng.
Sau khi TBVTV phát tán ra môi trường thì nó sẽ đi vào các môi trường thành phần và gây ô nhiễm môi trường.
Đầu vào TBVTV trong hệ thống nông nghiệp Đầu ra
Động, thực vật hấp thụ
Cố định và phân hủy
TBVTV
Nông phẩm
Khuếch đại sinh học
Di động, chảy tràn, xói mòn, bay hơi.
Hình 2.1 TBVTV trong hệ thống nông nghiệp
TVBTV khi được phun hay rải trên đối tượng một phần sẽ được đưa vào cơ thể động, thực vật. Qua quá trình hấp thu, sinh trưởng, phát triển hay qua chuỗi thức ăn, TVBTV sẽ được tích tụ trong nông phẩm hay tích lũy, khuếch đại sinh học. Một phần khác TVBTV sẽ rơi vãi ngoài đối tượng, sẽ bay hơi vào môi trường hay bị cuốn trôi theo nước mưa, đi vào môi trường đất, nước, không khí, ... gây ô nhiễm môi trường.
Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là một hệ thống hoàn chỉnh có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ tác động đến môi trường xung quanh và ngược lại. TBVTV có thể đi vào môi trường nước bằng nhiều con đường khác nhau được miêu tả cụ thể như sau:
+ Lắng đọng từ không khí: khi phun TBVTV, không khí bị ô nhiễm dưới dạng bụi, hơi. Dưới tác động của ánh sáng, nhiệt, gió… và tính chất hóa học, TBVTV có thể lan truyền trong không khí. Lượng tồn trong không khí sẽ khuếch tán, có thể di chuyển xa và lắng đọng vào nguồn nước mặt ở nơi khác.
+ Rửa trôi từ môi trường đất: ô nhiễm đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Có khoảng 50% lượng TBVTV phun lên cây trồng rơi xuống đất tạo thành lớp mỏng trên bề mặt. Dưới tác động của nước mưa chảy tràn, TBVTV bị rửa trôi vào nguồn nước. Chúng tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, hồ, ao…làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Trực di và thấm ngang gây ô nhiễm nước ngầm và nước mặt nếu không bị kết dính với các hạt keo đất. TBVTV có thể phát hiện trong các giếng, hồ, sông suối cách nơi sử dụng không xa.
Hình 2.2 Chu trình TBVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp
Nhận xét:
+ Thành phần TBVTV di chuyển vào môi trường nước mặt bao gồm các hoạt chất có thành phần của chúng hoặc các sản phẩm của chúng được tạo ra thông qua quá trình phân hủy.
+ Các quá trình vận chuyển TBVTV và sản phẩm phân hủy của chúng vào môi trường nước mặt bao gồm: chảy tràn bề mặt, bay hơi và lắng đọng, xói mòn, quá trình di chuyển theo nước ngầm và thông qua chuỗi thức ăn.
+ Các TBVTV di chuyển vào môi trường có thể dưới dạng hòa tan và bám dính vào các thành phần, vật liệu chất.
2.3.1 Ô nhiễm môi trường đất
Cho dù hóa chất BVTV được áp dụng trên lá của các loại thực vật, trên bề mặt đất hay được đưa vào trong đất, một tỉ lệ khá cao của những hóa chất cuối cùng cũng di chuyển vào trong đất. Những hóa chất này di chuyển vào trong đất theo một trong các cách sau:
Chúng sẽ bốc hơi vào trong khí quyển mà không có sự thay đổi về hóa học;
Chúng có thể được hấp thụ bởi phần tử mùn và sét;
Chúng có thể di chuyển xuống bên dưới xuyên qua đất ở dạng chất lỏng hoặc dạng dung dịch;
Chúng có thể trải qua phản ứng hóa học bên trong hoặc bên trên mặt đất;
Chúng có thể bị phá hủy bởi những vi sinh vật;
Chúng có thể bị hấp thụ bởi thực vật và được giải độc bên trong thực vật.
Sự lưu tồn của hóa chất BVTV trong đất là một sự tổng hợp tất cả các phản ứng, sự di chuyển và sự phân hủy ảnh hưởng đến những hóa chất này. Ví dụ, thuốc diệt côn trùng organophosphate có thể kéo dài chỉ vài ngày trong đất. Thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến nhất là 2,4-D, lưu tồn từ 3-15 năm hoặc dài hơn. Thời gian lưu tồn của các thuốc diệt cỏ khác, thuốc diệt nấm và thuốc diệt côn trùng thì thường nằm trong khoảng trung gian. Phần lớn các chất sát trùng phân hủy nhanh chóng dù để chống lại sự tích lũy trong đất. những thuốc sát trùng nào kháng cự lại sự phân hủy thì có khả năng làm thiệt hại đến môi trường.
Hệ số hấp thụ Cacbon hữu cơ KOC
Đánh giá khả năng tồn động TBVTV trong đất hay trong nước. Giá trị KOC càng nhỏ à nồng độ của TBVTV trong dung dịch đất càng lớn à TBVTV càng dễ di chuyển trong đất vào nguồn nước; ngược lại TBVTV có khuynh hướng hấp phụ mạnh và tồn đọng trong đất. Những chất có giá trị KOC > 1000 ml/g : thường có khả năng hấp thụ vào đất, ngược lại những chất có giá trị KOC < 500 ml/g : thường có khả năng hấp thụ vào nước.
Bảng 2.5. Thời gian tồn lưu của TBVTV trong đất
TBVTV
Thời gian tồn lưu
Arsenic
Không xác định
Thuốc diệt côn trùng Chlorinalted
(Vd: DDT, chlordane, dieldrin)
2-5 năm
Thuốc diệt cỏ Triazin (Vd: Amiben, simazine)
1-2 năm
Thuốc diệt cỏ Benzoic (Amiben, dicamba)
2-12 tháng
Thuốc diệt cỏ Urea (Vd: Monuron, diuron)
2-10 tháng
Thuốc diệt cỏ phenoxy (2,4-D;2,4,5-T)
1-5 tháng
Thuốc diệt côn trùng Organophosphate
(Vd: Malathion, diazion)
1-12 tháng
Thuốc diệt côn trùng Carbamate
1-8 tuần
Thuốc diệt cỏ Carbamate (Vd: barban, CIPC)
2-8 tuần
(Nguồn:
Bảng 2.6. Thời gian bán phân hủy của các loại thuốc trừ sâu thuộc POPs
Stt
Loại thuốc trừ sâu
Thời gian bán phân hủy
1
Aldrin
5-10 năm
2
Toxaphene
3 tháng -12 năm
3
Chlordan
2-4 năm
4
DDT
10-15 năm
5
Dieldrin
5 năm
6
Endin
> 12 năm
7
HCB
3-6 năm
8
Heptachlor
> 2 năm
9
Mirex
> 10 năm
(Nguồn:
2.3.2 Ô nhiễm môi trường nước
TBVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những cánh đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sông, hoặc do đổ TBVTV thừa sau khi đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh, TBVTV lẫn trong.
Ô nhiễm môi trường đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ,…sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể phát hiện trong các giếng, ao, hồ, sông, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km.
Thuốc trừ sâu phun lên cây trồng thì trong đó có khoảng 50% rơi xuống đất, sẽ tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, một lớp chất lắng gọi là dư lượng gây hại đáng kể cho cây trồng. Sự lưu trữ của thuốc trừ sâu trong đất là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường và cây trồng.
2.3.3 Ảnh hưởng của dư lượng TBVTV lên con người và động vật
Ngoài tác dụng diệt dịch bệnh, các loại cỏ và sâu bệnh phá hoại mùa màng, dư lượng TBVTV cũng đã gây nên các vụ ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiếp xúc và sử dụng chúng.
Các độc tố trong TBVTV xâm nhập vào rau quả, cây lương thực, thức ăn gia súc và động vật sống trong nước rồi xâm nhập vào các loại thực phẩm, thức uống như: thịt cá, sữa, trứng,… Một số loại TBVTV và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho tháy có thể gây quái thai và bệnh ung thư cho con người và gia súc. Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn, uống (tiêu hóa) 97,3%, qua da và hô hấp chỉ chiếm 1,9% và 1,8%. Thuốc gây độc chủ yếu là Wolfatox (77,3%), sau đó là 666 (14,7%) và DDT (8%) [19].
Biểu hiện tác động gây bệnh của TBVTV trên người và động vật
Nhiễm độc
Di truyền
Dị ứng
Sinh bào non
Mãn tính
Bán cấp tính
Cấp tính
Độc bào thai
Độc sinh học
Độc đột biến
U
ác
U
lành
Hình 2.3. Tác hại của TBVTV đối với con người
Thông thường, các loại TBVTV xâm nhập vào cơ thể con người và động vật chủ yếu từ 3 con đường sau:
Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lôn ngoài da;
Đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống;
Đi vào khí qản qua đường hô hấp.
Các triệu chứng khi nhiễm TBVTV:
- Hội chứng về thần kinh: Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ. Rối loạn thần kinh thực vật như ra mồ hôi. Ở mức độ nặng hơn có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến tê liệt, nặng hơn nữa có thể gây tổn thương não bộ, hội chứng nhiễm độc não thường gặp nhất là do thủy ngân hữu cơ sau đó là đến lân hữu cơ và Clo hữu cơ;
Hội chứng về tim mạch: Co thắt ngoại vi, nhiễm độc cơ tim, rối loạn nhịp tim, nặng là suy tim, thường là do nhiễm độc lân hữu cơ, clo hữu cơ và Nicotin;
Hội chứng hô hấp: Viêm đường hô hấp, thở khò khè, viêm phổi, nặng hơn có thể suy hô hấp cấp, ngừng thở, thường là do nhiễm độc lân hữu cơ, clo hữu cơ;
Hội chứng tiêu hóa – gan mật: Viêm dạ dày, viêm gan, mật, co thắt đường mật, thường là do nhiễm độc clo hữu cơ, carbamat, thuốc vô cơ chứa Cu, S;
Hội chứng về máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, xuất huyết, thường là do nhiễm độc Clo, lan hữu cơ, carbamat. Ngoài ra trong máu có sự thay đồi hoạt tính của một số men như men Axetyl cholinesteza do nhiễm độc lan hữu cơ. Hơn nữa, có thể thay đổi đường máu, tăng nồng độ axit pyruvic trong máu.
Ngoài 5 hội chứng kể trên, nhiễm độc do TBVTV còn có thể gây ra tổn thương đến hệ tiết niệu, nội tiết và tuyến giáp.
Như vậy, nếu quá trình phân phối và sử dụng TBVTV không an toàn, đúng cách sẽ gây nhiều nguy hiểm cho môi trường, sức khỏe con người và sinh vật.
2.4 ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ HỆ SINH THÁI TỪ TBVTV
2.4.1 Đánh giá rủi ro sức khỏe con người từ TBVTV
Theo chương trình TBVTV của Fred Whiford, Đại học Purdue, Mỹ đã giới thiệu về đánh giá rủi ro sức khỏe đối với TBVTV. Trong lĩnh vực sử dụng TBVTV, vấn đề sức khỏe luôn là một đề tài được sự quan tâm của đông đảo quần chúng. Bởi vì chúng ta phơi nhiễm TBVTV trong thức ăn, nước uống và không khí hít thở hằng ngày. Chúng ta phơi nhiễm với TBVTV khi ta đang ở trong nhà, nơi làm việc và cả nơi vui chơi. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhất là chúng ta phơi nhiễm bao nhiêu sẽ gây ra những rủi ro cho sức khỏe và bằng cách nào chúng ta có thể đánh giá rủi ro này.
Theo [14], “đánh giá rủi ro là sự kết hợp những hiểu biết khoa học cùng với việc xem xét tính không chắc chắn của đánh giá rủi ro. Đặc biệt hơn, đánh giá rủi ro là một quy trình của rủi ro định tính và định lượng”.
Đánh giá rủi ro sức khỏe con người từ TBVTV được mô tả qua 3 bước:
Đánh giá độc tính (Toxicity assessment): đánh giá độc tính hay nguy hại tiềm tàng của TBVTV;
Đánh giá phơi nhiễm (Exposure assessment): đánh giá phơi nhiễm tiềm tàng của con người đối với TBVTV;
Nhận diện, mô tả rủi ro (Risk characterization): đánh giá rủi ro tiềm tàng đến con người.
Đánh giá độc tính
Tác động tiềm tàng của TBVTV lên sức khỏe con người được đánh giá thông qua phản ứng của động vật thí nghiệm (chuột/ chuột nhắt, thỏ, chó,…) với những liều lượng thuốc khác nhau.
Những nghiên cứu độc tính mô tả phản ứng của động vật theo những kịch bản khác nhau từ phơi nhiễm cấp tính (động vật thí nghiệm sẽ nhận được một lượng TBVTV rất cao), đến những phơi nhiễm mãn tính hay phơi nhiễm dài hạn (động vật thí nghiệm nhận được liều lượng thấp hơn mỗi ngày trong khoảng 2 năm).
Những nghiên cứu cấp tính được thực hiện để đánh giá mức phơi nhiễm gây tử vong và những ảnh hưởng cấp tính khác. Nghiên cứu bán mãn tính được dùng để xác định lên các cơ quan (gan, thận, lá lách, …) thông qua những phơi nhiễm hằng ngày trong vài tuần hoặc vài tháng.
Nghiên cứu mãn tính được thực hiện để đánh giá tiềm năng gây ảnh hưởng độc của hóa chất và/hoặc ung thư khi thời gian phơi nhiễm dài.
Những nghiên cứu độc tính khác bao gồm: kiểm tra những ảnh hưởng bất lợi tiềm năng lên sức khỏe sinh sản của người trưởng thành; khả năng lớn, phát triển và sinh sản của các thế hệ con cháu và sự thay đổi di truyền trên tế bào.
Đánh giá phơi nhiễm
Đánh giá phơi nhiễm từ chế độ ăn uống của người dân
Dư lượng thuốc trừ sâu trong đồ ăn hằng ngày là nguồn cơ bản của nồng độ dư lượng phơi nhiễm thuốc trừ sâu đối với con người nói chung. Phơi nhiễm qua chế độ ăn uống là một hàm của một loại, lượng thức ăn tiêu thụ và dư lượng thuốc trừ sâu bên trong hoặc trên thức ăn. Tổng lượng thuốc trừ sâu hấp thụ trong bữa ăn hàng ngày đối với bất kỳ người nào được tính bằng tổng lượng thuốc trừ sâu hấp thụ vào từ tất cả các món ăn có chứa đựng dư lượng thuốc trừ sâu tiềm tàng bên trong.
Mô hình cơ bản để đánh giá mức độ phơi nhiễm với dư lượng hóa chất trong thực phẩm qua chế độ ăn uống được tính đơn giản như phương trình sau:
Lượng thuốc trừ sâu tiêu thụ = Nồng độ dư lượng x Lượng thực phẩm tiêu thụ
Có nhiều mô hình phơi nhiễm từ chế độ ăn uống, được xem xét chung là: cấp tính và mãn tính.
Phơi nhiễm mãn tính xảy ra trong thời gian dài. Nó được dùng để tính toán cho các phơi nhiễm tiêu biểu và giá trị ngưỡng được tính dựa trên lượng tiêu thụ trung bình và giá trị dư lượng trung bình. Ngược lại, phơi nhiễm cấp tính từ chế độ ăn uống được coi là phơi nhiễm với lượng cực đại. Phơi nhiễm cấp tính từ chế độ ăn uống được tính toán dựa trên dữ liệu tiêu thụ từng cá nhân. Những giá trị dư lượng sử dụng là giá trị mức dư lượng chịu đựng được (tolerance) lấy từ những nghiên cứu trước đó hoặc từ các đánh giá theo xác suất.
Đánh giá phơi nhiễm của người thường xuyên tiếp xúc với TBVTV
Người công nhân, những người đóng gói hay làm việc trong các dây chuyền sản xuất TBVTV trong nhà máy, là những người phơi nhiễm với TBVTV hay những nhóm người làm việc liên quan đến TBVTV, những công nhân làm vườn trong nhà kính cũng có thể phơi nhiễm với dư lượng TBVTV. Mặc dù phơi nhiễm TBVTV từ môi trường làm việc không thể được hạn chế một cách hoàn toàn, nhưng người công nhân có liên hệ với TBVTV vẫn có thể giảm thiểu tối đa nhờ các hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm, các loại quần áo và dụng cụ bảo vệ thích hợp và thực hiện vệ sinh công xưởng cho tốt.
Đánh giá phơi nhiễm chính xác nhất khi phơi nhiễm của người công nhân được mô tả rõ ràng và chính xác. Những biến số ảnh hưởng đến phơi nhiễm là:
- Khoảng thời gian và tần số phơi nhiễm;
- Thiết bị bảo vệ được sử dụng;
- Quá trình sử dụng;
- Tuyến phơi nhiễm;
- Chất lượng TBVTV;
- Kiểu sử dụng thuốc/thuốc trộn;
- Loại thiết bị chuyên dùng sử dụng;
- Điều kiện môi trường;
- Đặc trưng của công việc trên các cánh đồng bị xử lý thuốc.
Kịch bản phơi nhiễm của người công nhân và thực tế làm việc của từng người giúp xác định các ước lượng phơi nhiễm. Ví dụ: với một sản phẩm TBVTV của một công ty, một người công nhân làm vườn sẽ mất 30 phút mỗi ngày để pha loãng và trộn. Trong khi đó, thời gian nghỉ ngơi trong ngày lại ở tại hoặc gần nơi làm việc. Một công ty khác ấn định một người công nhân phải làm tất cả các việc từ xử lý, trộn đổ thuốc cho đến rửa chai …
Người công nhân làm vườn có thể bị phơi nhiễm tại nơi làm việc khi họ đi vào vùng có sử dụng TBVTV. Họ cũng có thể bị phơi nhiễm lại từ môi trường khi họ thu hoạch các nông phẩm. Tuy nhiên, tùy thời gian làm việc, tiếp xúc với TBVTV mà mức độ bị phơi nhiễm của công nhân làm vườn có khác nhau.
Như vậy, mức độ bị phơi nhiễm TBVTV của những người thường xuyên tiếp xúc với TBVTV được xác điịnh thông qua lượng TBVTV sử dụng, độc tính của thuốc, thời gian tiếp xúc, tần suất lặp lại, dụng cụ bảo hộ, …
Nhận diện/ mô tả rủi ro
Nhận diện/ mô tả rủi ro là đánh giá rủi ro tiềm tàng đến con người. Rủi ro là một hàm của độc tính và sự phơi nhiễm. Nhận diện rủi ro là dữ liệu hợp nhất giữa sự phơi nhiễm và độc tính của TBVTV dùng để dự báo những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người có thể xảy ra. Mặc dù dữ liệu về độc tính và dữ liệu và phơi nhiễm được đánh giá riêng biệt, nhưng những kết quả đánh giá lại được sử dụng cùng nhau trong nhận diện rủi ro. TBVTV có độc tính cao có thể không tạo ra những rủi ro đáng kể nếu phơi nhiễm ở liều lượng thấp. Ngược lại, TBVTV có độc tính nhẹ có thế sẽ tạo ra những rủi ro không thể chấp nhận khi phơi nhiễm ở liều lượng cao hoặc thời gian phơi nhiễm kéo dài.
2.4.2 Đánh giá rủi ro cho hệ sinh thái từ TBVTV
Trong 30 năm qua, tiếp cận luật pháp về sản xuất và sử dụng TBVTV ở EU luôn luôn phát triển, đặc biệt là những quy định dưới dạng luật pháp. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, những hiểu biết và nguy hại môi trường tăng lên dẫn đến việc thiết lập các tiêu chuẩn môi trường hay ban hành các lệnh cấm sử dụng một số loại hóa chất độc như DDT, PCBs, … Theo đó, thứ tự đánh giá rủi ro môi trường sinh thái TBVTV như sau:
Thiết lập vấn đề.
Đánh giá rủi ro:
Đánh giá rủi ro phơi nhiễm
Đánh giá độc tính
Nhận diện đặc trưng rủi ro
Quản lý rủi ro
Đặc tính độc chất
Mô tả độc tính thường dựa trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các thí nghiệm này phản ánh những tác động bất lợi quan sát được trên những động vật thí nghiệm được theo dõi theo các mức nồng độ TBVTV khác nhau. Độc tính có thể được miêu tả bởi số loài chết hoặc các tác động ảnh hưởng ở các mức liều lượng khác nhau. Mối quan hệ liều lượng – đáp ứng xác định rõ các mức liều lượng gây các ảnh hưởng bất lợi, cũng như nồng độ không quan sát thấy ảnh hưởng bất lợi (No Observed Effect Concentrtion – NOEC). Đối với đánh giá rủi ro, mức độ NOEC thấp nhất sẽ được sử dụng trong đánh giá rủi ro.
Đặc tính phơi nhiễm
Liên quan đến hóa chất trong môi trường ở nơi làm việc, ở nhà, trong không khí, thực phẩm, nước uống hoặc phơi nhiễm với các thành phần đất. Nồng độ phơi nhiễm có thể được định tính hoặc định lượng, dựa trên số lượng và kiểu sử dụng hóa chất, các tính chất vật lý của hóa chất, dữn liệu từ phòng thí nghiệm và phạm vi thí nghiệm. Các đánh giá phơi nhiễm thiết ập con đường phơi nhiễm của con người, động vật và cây trồng đến TBVTV có trong môi trường. Tác động bất lợi được dự báo chỉ khi sự phơi nhiễm đến gần hoặc vượt quá các mức liều lượng cho phép mà có thể gây ra các ảnh hưởng bất lợi trong các nghiên cứu độc học.
Đặc tính rủi ro
Xác định đặc tính rủi ro là bước tổng kết của quá trình đánh giá rủi ro. Tất cả dữ liệu về nồng độ TBVTV và các tuyến phơi nhiễm được tập hợp lại, dựa vào đó người đánh giá rủi ro sẽ đánh giá tác động tiềm ẩn có khả năng xảy ra trong hệ sinh thái.
Các bước tiến hành để xác định đặc tính rủi ro:
Tính phương số rủi ro (Risk Quotient – RQ): là chỉ số giữa nồng độ chất phơi nhiễm lớn nhất trong thành phần môi trường và liều lượng gây chết cho sinh vật tương ứng trong môi trường đó;
Phân tích mức độ liên quan (Levels Of Concern - LOCs );
Phân tích mức độ tin cậy của dữ liệu thu thập.
2.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, tuy trình độ khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện nghiên cứu về rủi ro chưa được đáp ứng đầy đủ nhưng cũng đã có một số nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng TBVTV đến môi trường và sức khỏe con người và xây dựngg các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng TBVTV đến môi trường và con người.
Một nghiên cứu rất đáng chú ý vào năm 1998 của K.L.Heong, M.M.Escalada, N.H.Huan, V. Mai là sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng TBVTV và dùng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để bảo vệ cây trồng, hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như giảm rủi ro đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, do vấn đề môi trường ở Việt Nam lúc bấy giờ chưa được quan tâm nên mô hình này chưa được áp dụng rộng rãi [11].
Theo như nghiên cứu của Nguyễn Ngài Huân và Đào Trọng Anh năm 2001, người sử dụng TBVTV thường bỏ qua những rủi ro, hướng dẫn an toàn và các biện pháp bảo vệ cần thiết, do đó thường dẫn đến những tác động xấu đến sức khỏe.Records trace 11% of all poisonings in the country to pesticides: approximately 840 poisonings in 53 cities and provinces in 1999(1). Theo như tài liệu thu thập được, 11% của tất cả các ca ngộ độc ở trong nước là do TBVTV (khoảng 840 ngộ độc tại 53 tỉnh, thành phố trong năm 1999).Pesticide use in rice fields has led to drastic reductions in the population of aquatic life(2). TBVTV sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến sự cắt giảm mạnh mẽ số lượng các sinh vật thủy sinh.An alarming increase in pesticides sprayed on fruit trees has had significant effects on populations of soil organisms(3). Sự gia tăng đáng báo động TBVTV phun trên cây ăn quả cũng đã có tác động đáng kể đến quần thể các sinh vật đất [15].
Năm 2004, Trần Thị Ba, Nguyễn Bảo Vệ và Võ Thị Bích Thủy đã thực hiện nghiên cứu hiện trạng canh tác dưa hấu trong mùa mưa ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện bằng phiếu điều tra với 61, 114 và 72 nông hộ tương ứng ở các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang và Trà Vinh. Kết quả cho thấy có hàng trăm loại thuốc trừ sâu sử dụng trong sản xuất dưa hấu, trung bình phun 8-9 lần/vụ, chỉ có 14,2% nông hộ áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp [25].
Nghiên cứu ảnh hưởng của TBVTV đối với sức khỏe con người là rất cần thiết. Năm 2006, một nghiên cứu về khả năng, mức độ tích tụ TBVTV trong cơ thể con người khi tiếp xúc với thuốc đã được Phạm Bích Ngân và Đinh Xuân Thắng tiến hành. Phương pháp y – sinh học đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Máu được lấy ở tĩnh mạch để tiến hành phân tích men Cholinesterase trong huyết tương (chỉ tiêu để xem xét khả năng nhiễm thuốc BVTV gốc lân hữu cơ) đối với người phun thuốc. Trên cơ sở đó đánh giá khả năng nhiễm độc thuốc BVTV khi tiếp xúc, hít thở và các triệu chứng bệnh tật đối với con người [16].
Năm 2008, Hệ thống hành động chống thuốc trừ sâu khu vực châu Á Thái Bình Dương PAN đã tiến hành phỏng vấn hơn 1.000 nông dân ở 8 quốc gia châu Á (trong đó có Việt Nam) và kết quả này được thể hiện trong báo cáo dài 156 trang với tựa đề Các cộng đồng lâm nguy: báo cáo khu vực châu Á về việc dùng thuốc trừ sâu đặc biệt nguy hiểm, trong đó nêu đến 66% thành phần chính của các loại này đang dùng ở châu Á nằm trong danh mục “rất nguy hiểm”. [24]
Nghiên cứu của PAN tại Việt Nam được thực hiện ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) với sự hỗ trợ của Đại học An Giang và tại xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED).
Nhóm nông dân được hỏi là những người đang trồng lúa và rau củ. Nghiên cứu cho thấy 28% số nông dân tại An Giang và 60% số nông dân tại Nam Định được hỏi cho biết đã gặp những vấn đề về sức khỏe liên quan đến thuốc trừ sâu sau khi phun xịt hoặc sống gần nơi có thuốc trừ sâu.
Những dấu hiệu sức khỏe nông dân thường gặp là nhức đầu, choáng, nổi mẩn ngứa, mệt, đau nhức người....Nghiên cứu của PAN tại Việt Nam cũng cho thấy phần lớn nông dân biết thuốc trừ sâu độc hại cho sức khỏe, nhưng nhìn chung họ vẫn chưa được hướng dẫn bảo hộ hoặc không có điều kiện trang bị công cụ bảo hộ để phòng vệ cho sức khỏe của mình.
Do việc sử dụng TBVTV tràn lan, không đúng cách nên dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước,.... Năm 2006, trong một nghiên cứu Ja Ming đã cho thấy dư lượng TBVTV DDT trong đất tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ bằng 1,56 mg/kg, ở Thanh Sơn, Phú Thọ là 30 mg/kg, huyện Diễn Châu, Nghệ An vượt ngưỡng tới mức từ 15 đến 2.800 mg/kg [9]. Sự tích tụ hóa chất này trong đất thấm vào nguồn nước ngầm làm cho nước giếng nhiễm TBVTV, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư tại các làng xã tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Thọ, Tuyên Quang.
Nước thải thuốc trừ sâu là một trong số các nguồn thải độc hại, khó xử lý bởi thành phần nước thải chứa các hợp chất hữu cơ mạch vòng nhóm clo, nhóm P khó phân hủy sinh học. Năm 2008, PGS.TS. Nguyễn Văn Phước cùng nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và đưa ra một mô hình xử lý mới bằng cách đưa nước thải qua bể lọc sinh học kị khí với vật liệu đệm là sơ dừa. Chỉ tiêu cần chú ý của nước thải khi qua bể lọc này là chỉ tiêu về COD, pH. Sau đó nước thải được tiếp tục đưa qua bể bùn hoạt tính rồi bùn sinh học hiếu khí và cuối cùng là bể oxy hóa. Tại đây tiếp tục dùng hệ chất fenton để oxy hóa mẫu nước thải sau keo tụ, xác định lượng FeSO4 và H2O2 thích hợp. Kết quả cho thấy nước thải qua bể lọc kỵ khí độ pH biến động, COD giảm dần. Điều này chứng tỏ sinh vật đã thích nghi dần và có hiệu quả. Đặc biệt quá trình kiềm hóa giảm 30-50% COD, quá trình sinh học xử lý 94,8% COD còn lại. Tiếp đến quá trình hóa học xử lý triệt để các chất ô nhiễm, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải [28].
Để hạn chế TBVTV gây độc cho môi trường và sức khỏe con người, nhiều TBVTV có nguồn gốc sinh học đã được Viện Bảo vệ thực vật cùng một số cơ quan phối hợp đã tiến hành nghiên cứu và đã đưa đưa xuống một số địa phương ứng dụng [22]:
Công nghệ sản xuất và sử dụng một số loài ong ký sinh mắt đỏ Trichogramma để trừ sâu cuốn lá loại nhỏ, sâu đục thân ngô, mía, lúa, sâu đo hại đay, sâu bông, sâu đậu đỗ.
Công nghệ sản xuất bọ mắt vàng (Chrysopa), bọ rùa (Cocinellidae) ăn rệp, nhện ăn thịt.
Công nghệ sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh vật trên cơ sở tạo bào tử mang tinh thể độc tố Endotoxin của vi khuẩn Bacillus thuringiensis trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu đo, sâu khoang ở một số rau chuyên canh của Hà Nội, Ðà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh.
Công nghệ sản xuất và sử dụng các chế phẩm nấm gây hại côn trùng như nấm trắng Beauveria bassiana, nấm xanh Metathizium anisopliae, Metathizium flavoviridae trừ sâu róm thông, rầy nâu hại lúa, sâu đo xanh hại đay, châu chấu hại ngô, mía, kiến vương hại dừa, đặc biệt là nấm Metathizium trừ châu chấu hại ngô mía ở miền Ðông Nam bộ. Nấm Trichoderma và một số xạ khuẩn trừ bệnh hại cây trồng như bệnh héo rũ lạc, bệnh ngô vằn ngô, lúa.
2.5.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, khi ngành nông nghiệp ra đời thì con người cũng đã biết tìm những hóa chất để có thể bảo vệ cây trồng, chống lại côn trùng, sâu hại gây bệnh và cỏ dại. Tuy nhiên, mãi đến khi vấn đề môi trường được nhân loại chú ý thì cùng lúc đó ảnh hưởng thuốc BVTV đến môi trường mới được quan tâm. Đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức, nhà khoa học đã đi sâu, nghiên cứu các ảnh hưởng của thuốc BVTV và phát triển các chương trình quản lý, đánh giá các rủi ro này.
Năm 1962, Carson trong cuốn sách Silent spring (Mùa xuân tĩnh lặng) đã đề cập đến những rủi ro môi trường liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu. Cuốn sách đã thật sự gây sốc cho không ít người khi biết rằng những mối nguy hiểm đó do chính con người tạo ra và song hành trong cuộc sống. Chúng là những chất độc có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và nhiều loại chất khác sử dụng trong nông nghiệp. Từ đất, nước và từ các bộ phận của cây trồng, những chất độc hại đó tham gia vào chuỗi thức ăn và hiện diện trên bàn ăn của các gia đình.
Carson cho rằng những hoá chất đó thậm chí còn nguy hiểm hơn cả những chất phóng xạ. Chúng có thể xâm nhập theo đường tiêu hoá (cùng thức ăn, đồ uống); theo đường hô hấp (ví dụ khi ta hít phải) hay qua da (như khi phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ không mang khẩu trang, găng tay v.v.)...Với cách thức xâm nhập đó, con người có nguy cơ mang theo chất độc từ lúc sinh ra đến khi chết và chịu sự tàn phá của chúng [2].
Tại Mỹ, nơi khoa học môi trường rất phát triển, đã thiết lập nhiều chương trình bảo vệ môi trường do thuốc trừ sâu từ rất sớm như Chương trình thuốc trừ sâu của Đại học Purdue. Chương trình được xây dựng và duy trì với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học [5].
Năm 2002, Fred Whitford, điều phối viên của chương trình này đã viết cuốn sách Tài liệu hoàn chỉnh về quản lý thuốc BVTV. Tác giả cho rằng cần có chính sách dứt khoát và các yêu cầu xem xét một sản phẩm thuốc trừ sâu trước khi bước vào thị trường, với nhãn mác rõ ràng và chính xác, và với người tiêu dùng có nhận thức tốt. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của chúng ta, bởi chính chúng giúp con người bảo vệ cây trồng, nguồn lương thực, thực phẩm của nhân loại. Cuốn sách mô tả tiến trình mà theo đó công nghiệp và các Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đạt được một sự đồng thuận về các nguy cơ mà thuốc trừ sâu gây cho con người, động vật hoang dã và nước [7].
Ở Ontario, Canada, theo nghiên cứu về sự nhiễm độc môi trường do sử dụng các chất hóa học đã được Frank et al tiến hành từ năm 1982 tại 11 vùng nông nghiệp đầu nguồn Ontario. Có ít nhất 81 loại thuốc trừ sâu khác nhau đã được sử dụng trong nông nghiệp dọc theo hành lang an toàn (của các con sông) và nhiều loại thuốc được sử dụng gần nhà. Trung bình, 39% của bề mặt đất nhận 8,3kg/ha/năm. Việc sử dụng nồng độ cao thuốc trừ sâu ở vùng này đã gây ra ô nhiễm bề mặt nguồn nước tại vùng nghiên cứu. Thuốc diệt cỏ atrazine có mặt trong 93% các mẫu nước (với mức sử dụng 2,2kg/ha/năm). Mặc dù DDT đã bị cấm sử dụng từ năm 1972 nhưng vẫn tìm thấy nó trong 41% các mẫu nước [17].
Để xử lý nước rửa bình xịt, chai, lọ,...từ quá trình sử dụng TBVTV, hạn chế việc xả, đổ nước thải bừa bãi, gây ảnh hưởng đến môi trường, năm 1993 do hai nhà khoa học Thụy Điển là Torsttensson và Castillo đã nghiên cứu và đề xuất mô hình đệm sinh học. Đây là công trình xây dựng đơn giản và rẻ tiền, được áp dụng rộng rãi như là một biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm [27].
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGÀNH TRỒNG TRỌT AN GIANG
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Hình 3.1. Bản đồ vị trí đia lý tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang nằm ở phía Tây Nam của vùng ĐBSCL, thuộc phần hữu ngạn sông Tiền, và có một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 3.536,76 km2. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia với chiều dài đường biên giới 104 km (theo Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam – Campuchia ký ngày 27/12/1985), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734 km và Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km.
Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10°57 (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10°12 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104°46 (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35 (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới). Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam là 86km và Đông Tây là 87,2km.
Tỉnh An Giang nằm giữa 3 trung tâm kinh tế lớn: Tp. Hồ Chí Minh – Tp. Cần Thơ và thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia), cách Tp. Hồ Chí Minh 180 km, cách Tp. Cần Thơ 60 km, cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 200km, có cửa khẩu quốc tế đường sông và đường bộ (cửa khẩu quốc gia), trong đó trục đường bộ chính là QL91 nối với QL2 của Campuchia qua cửa khẩu Xuân Tô (huyện Tịnh Biên) và trục đường thủy quốc tế là sông Tiền, sông Hậu, bước đầu đã tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế – xã hội với các nước trong khu vực và nhất là mở rộng trao đổi hàng hóa trực tiếp với nước bạn Campuchia cũng như các tỉnh ở ĐBSCL.
Khác với các tỉnh ĐBSCL, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa chiếm diện tích chủ yếu, chỗ cao nhất là 5m, chỗ thấp nhất là 0,80m dạng địa hình này được phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp quanh năm tạo thành những đồng bằng châu thổ màu mỡ. An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha , trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%.
Với những thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt An Giang luôn có cơ hội và luôn là ngành kinh tế đứng đầu của tỉnh.
3.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH AN GIANG
3.2.1 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt
Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu, An Giang là một trong những tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Hằng năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt tỉnh An Giang nói riêng góp phần đáng kể vào tổng giá trị sản xuất của tỉnh. Giá trị sản xuất hằng năm ngành trồng trọt An Giang được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất hằng năm ngành trồng trọt An Giang
Năm
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (triệu đồng)
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (triệu đồng)
2000
4.504.139
5.519.249
2002
4.950.595
6.093.135
2004
5.873.541
7.192.835
2005
6.137.227
7.460.925
2006
5.846.869
7.208.752
2007
6.325.468
7.779.476
2008
6.924.588
8.529.711
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2008)
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn giá trị sản xuất của trồng trọt trong kinh tết nông nghiệp An Giang
3.2.2 Diện tích đất trồng
Với chủ trương đầu tư, phát triển nông nghiệp để nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt luôn là thế mạnh của tỉnh nên dù xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì diện tích đất canh tác An Giang vẫn ngày càng tăng. Diện tích đất trồng tỉnh An Giang hằng năm được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Diện tích đất trồng lúa tỉnh An Giang hằng năm
Năm
Diện tích đất trồng lúa (ha)
Diện tích đất trồng cây (ha)
2000
464.533
508.196
2002
477.180
527.397
2004
523.037
574.926
2005
529.698
584.427
2006
503.464
560.637
2007
520.322
581.436
2008
564.425
626.390
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2008)
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn diện tích đất trồng trong trồng trọt tỉnh An Giang
Bảng 3.3. Diện tích trồng lúa và năng suất lúa phân theo huyện tỉnh An Giang
Huyện
Diện tích trồng lúa (ha)
Năng suất lúa (tấn/ha)
2000
2005
2006
2007
2008
2000
2005
2006
2007
2008
Tp. Long Xuyên
11.875
11.810
11.387
11.124
10.982
50,56
62,83
60,55
66,05
65,84
Thị xã Châu Đốc
13.207
15.635
16.089
17.801
17.618
47,74
59,64
59,16
60,97
62,74
Huyện An Phú
26.471
23.605
28.012
27.442
28.468
52,21
64,61
63,07
64,96
68,24
Huyện Tân Châu
24.141
26.583
26.208
28.683
31.920
54,96
61,82
61,02
63,44
63,73
Huyện Phú Tân
49.725
57.444
50.100
57.972
64.712
55,67
62,68
63,95
63,00
64,13
Huyện Châu Phú
70.115
74.486
70.665
74.731
78.066
53,90
65,46
63,51
64,48
65,13
Huyện Tịnh Biên
32.732
34.027
35.158
35.752
38.338
40,71
52,37
51,52
53,92
58,23
Huyện Tri Tôn
54.727
70.620
72.807
75.625
79.382
42,54
50,15
51,12
52,43
55,81
Huyện Châu Thành
56.224
56.652
55.490
55.961
61.397
50,38
65,04
62,92
63,89
65,55
Huyện Chợ Mới
50.656
53.819
48.393
47.435
50.519
55,28
59,01
55,7
61,04
60,99
Huyện Thoại Sơn
74.660
105.017
89.155
87.796
103.023
49,73
56,28
53,99
58,90
61,97
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2008)
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng lúa của các huyện năm 2000, 2005 và 2008 của An Giang
Từ bảng số liệu và bản đồ biểu diễn diện tích đất trồng lúa năm 2000, 2005 và 2008 của An Giang cho thấy Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú,… là những huyện có diện tích trồng lúa nhiều nhất An Giang. Đây là điều hợp lý vì Tri Tôn, Thoại Sơn, … là những huyện có diện tích tương đối lớn của tỉnh.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận, tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh An Giang đều có diện tích trồng lúa. Dù diện tích trồng không nhiều nhưng thành phố Long Xuyên là một trong những nơi có năng suất lúa cao nhất do người dân ở đây dễ tiếp cận với các kiến thức, kỹ thuật trồng trọt. Tuy nhiên, ngay cả người dân ở nơi dễ dàng tiếp xúc với thông tin, khoa học kỹ thuật mới thì trong quá trình sử dụng TBVTV của họ vẫn còn tồn tại nhiều thói quen sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật. Do vậy, nếu không sớm có biện pháp ngăn chặn và khắc phục thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Chương 4
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG TBVTV
Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ việc phân phối và sử dụng TBVTV ở an Giang được, ngoài việc thu thập các tài liệu, báo cáo từ các nguồn như Quy hoạch mạng lưới cơ sở phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010, các Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường 2007, 2008,... đề tài đã tiến hành tổng hợp số liệu từ 373 phiếu điều tra tại các cơ sở phân phối TBVTV và 204 phiếu điều tra từ người sử dụng. Kết quả quá trình thu thập, khảo sát được tóm tắt như sau:
4.1 MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH PHÂN PHỐI TBVTV
4.1.1 Mạng lưới phân phối
Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang, đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 01 công ty sản xuất là công ty TBVTV An Giang và 1.006 cơ sở phân phối TBVTV. Nhìn chung, mạng lưới cửa hàng đã mở rộng ở khắp các địa phương trong tỉnh nên về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu cung ứng TBVTV phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.1. Hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV trên địa bàn tỉnh An Giang
Huyện
Số lượng
(cơ sở)
Cửa hàng
Kho chứa
Chung với nhà ở
Riêng với nhà ở
Riêng với cửa hàng và nhà ở
Chung với cửa hàng và nhà ở
Tri Tôn
72
56
16
9
34
Châu Thành
69
53
16
20
42
Phú Tân
112
82
30
26
63
Châu Phú
126
82
44
34
62
Chợ Mới
168
122
36
18
144
Tân Châu
102
85
17
3
92
An Phú
121
81
40
7
121
Long Xuyên
48
30
18
13
17
Thoại Sơn
93
63
30
7
32
Châu Đốc
42
25
17
4
22
Tịnh Biên
53
39
14
3
32
Tổng cộng
1006
718
288
144
661
(Nguồn: Quy hoạch mạng lưới cơ sở phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010)
Hình 4.3. Biểu đồ hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV tại An Giang
Bên cạnh những mặt đạt được trong việc đáp ứng kịp, thời đồng bộ về mặt cung ứng TBVTV, mạng lưới cửa hàng kinh doanh hình thành và phát triển một cách tự phát, chưa được định hướng rõ ràng nên đã bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại như: Mật độ các cơ sở phân phối TBVTV trên địa bàn nhiều nơi phân bổ chưa đều, chưa hợp lý, đa số tập trung trong hoặc gần khu dân cư, gần chợ hoặc trung tâm thương mại; Rất nhiều cửa hàng, kho chứa xây dựng gần kênh rạch, sông ngòi… là đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường khi xảy ra cháy nổ. Ngoài ra, trong nhiều cơ sở vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ qui định về người trực tiếp bán hàng (nhân sự), trang thiết bị phải có, biển hiệu, tài liệu và nơi cất chứa thuốc....
Bảng 4.2. Khoảng cách từ các cơ sở phân phối TBVTV đến chợ
Huyện
Khoảng cách từ các cơ sở phân phối TBVTV đến chợ (m)
< 1
1-20
20-50
50-100
100-200
> 200
Tri Tôn
5
1
2
5
61
Châu Thành
3
1
4
3
2
52
Phú Tân
2
7
7
5
3
114
Châu Phú
4
5
1
3
117
Chợ Mới
5
6
6
5
10
131
Tân Châu
1
2
2
1
2
88
An Phú
7
123
L.Xuyên
1
1
1
35
Thoại Sơn
9
3
10
8
8
49
Châu Đốc
1
2
2
34
Tịnh Biên
46
Tổng cộng
32
25
37
26
36
850
(Nguồn: Quy hoạch mạng lưới cơ sở phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010)
Theo số liệu thống kê bảng 4.2, khoảng cách từ các cơ sở phân phối đến chợ rất gần. Đây là điều rất nguy hiểm bởi với khoảng cách này, TBVTV rất dễ xâm nhập vào thực phẩm con người.
+ Tổng số cơ sở có khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến chợ < 1 mét là: 32 (chiếm 3,2%).
+ Tổng số cơ sở có khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến chợ 1-200 mét là: 124 (chiếm 12,3%).
+ Tổng số cơ sở có khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến chợ > 200 mét là: 850 (chiếm 84%).
Bảng 4.3. Khoảng cách từ các cơ sở phân phối TBVTV đến kênh, rạch, ao hồ
Huyện
Khoảng cách từ cơ sở phân phối TBVTV đến kênh rạch, ao hồ
< 20
20-50
50-100
100-200
> 200
Tri Tôn
25
6
14
19
10
Châu Thành
24
31
6
2
2
Phú Tân
33
8
70
15
12
Châu Phú
5
1
124
Chợ Mới
39
85
13
8
18
Tân Châu
7
36
17
4
32
An Phú
4
22
30
74
Long Xuyên
12
12
9
1
4
Thoại Sơn
45
1
41
Châu Đốc
1
17
8
3
10
Tịnh Biên
2
44
Tổng cộng
197
219
332
170
88
(Nguồn: Quy hoạch mạng lưới cơ sở phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010)
Bảng số liệu cho thấy sự phân bố không hợp lý về địa điểm của mạng lưới phân phối TBVTV tại An Giang. Các cơ sở phân phối TBVTV hầu hết rất gần với kênh, rạch, ao hồ.
+ Tổng số cửa hàng có khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến kênh rạch, ao hồ < 20 mét là: 197 (chiếm 19,6%)
+ Tổng số cửa hàng có khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến kênh rạch, ao hồ >20 mét là: 809 (chiếm 80,4%)
Như vậy, với khoảng cách này, các chất thải từ quá trình phân phối TBVTV sẽ dễ dàng đi vào nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường nước, đất và gây tích tụ sinh học cho các loài thủy sinh.
Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại các cơ sở phân phối TBVTV, có khoảng 373 cơ sở phân phối TBVTV của 9 huyện đã được tham gia, khảo sát trực tiếp để lấy thông tin về tình hình quản lý chất thải tại nguồn. Số lượng các cơ sở được phỏng vấn trực tiếp tại các huyện được trình bày trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Số lượng các cơ sở được phỏng vấn trực tiếp tại các huyện
Huyện
Số lượng (cơ sở)
Tỷ lệ (%)
An Phú
27
7,2
Châu Đốc
22
5,9
Châu Phú
61
16,4
Châu Thành
33
8,8
Chợ Mới
94
25,2
Phú Tân
47
12,6
Tân Châu
45
12,1
Tịnh Biên
26
7,0
Tri Tôn
19
5,1
Tổng cộng
373
100
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Tổng hợp từ số liệu điều tra, tại các huyện, thị trường tiêu thụ của các cơ sở phân phối là tại địa phương. Do đó, các cơ sở phân phối có qui mô tương đối nhỏ, hình thức sản xuất chủ yếu là sang chai đóng gói hoặc mua đi bán lại.
Bảng 4.5. Hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV
Huyện
Quy mô công suất trung bình (tấn/năm)
Loại hình sản xuất, kinh doanh
Thị trường SP
Cơ sở nằm trong
Nơi trữ SP
Tư nhân
(%)
Liên doanh
(%)
Địa phương
(%)
Ngoài huyện
(%)
Đất nông nghiệp
(%)
Khu dân cư
(%)
Trong nhà
(%)
khu vực riêng
(%)
An Phú
158,44
100
-
100
-
-
100
89
11
Châu Đốc
95
5
100
-
-
100
59
41
Châu Phú
88,44
100
-
100
-
7
93
29
71
Châu Thành
4,00
100
-
100
-
-
100
60
40
Chợ Mới
100
-
2
98
1
99
23
77
Phú Tân
280,00
100
-
100
-
-
100
40
60
Tân Châu
46,67
100
-
100
-
-
100
23
77
Tịnh Biên
28,00
100
-
100
-
-
100
59
41
Tri Tôn
100
-
100
-
-
100
42
58
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tương quan giữa các loại hình kinh doanh TBVTV
Hình 4.5. Bản đồ thể hiện tình hình lưu giữ TBVTV tại cơ sở phân phối TBVTV ở An Giang
Theo số liệu thống kê, phần lớn các cơ sở kinh doanh hóa chất, TBVTV được khảo sát thuộc loại hình kinh doanh tư nhân, trừ huyện thị xã Châu Đốc có khoảng 5% loại hình kinh doanh nhà nước. Các cơ sở chủ yếu tập trung trong khu dân cư (chiếm khoảng 93.63%) còn lại một số cơ sở kinh doanh trên đất nông nghiệp của mình, một số kinh doanh ở chợ và ở khu công nghiệp nhưng số này chiếm rất ít (chỉ có khoảng 6.37%). Thị trường sản phẩm chủ yếu là ở địa phương, ngoại trừ huyện Chợ Mới.
4.1.3 Chất thải từ quá trình phân phối
Như đã trình bày ở phần đối tượng nghiên cứu, các cơ sở phân phối TBVTV bao gồm các cơ sở gia công, san chiết quy mô nhỏ và các cơ sở kinh doanh TBVTV. Do đó, chất thải từ quá trình phân phối TBVTV có thể khái quát như sau:
Chất thải rắn
Chất thải rắn từ quá trình phân phối TBVTV thường bao gồm:
Bao bì, sọt tre nứa, thùng carton chứa, đóng gói TBVTV;
Bao bì, chai lọ, thùng carton chứa, đóng gói TBVTV bị rách, vỡ;
Sản phẩm TBVTV tồn đọng bị hư hỏng.
Bao bì, chai lọ đựng TBVTV sau khi san chiết (chủ yếu là bao bì thuốc bột).
Dụng cụ bảo hộ lao động dính hóa chất.
Hầu hết đây đều là CTNH.
Khí thải
Có 2 nguồn phát thải chính từ công nghệ sản xuất TBVTV:
Mùi hóa chất TBVTV: hóa chất TBVTV thường đặc trưng có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là các thuốc trừ sâu, trừ bệnh gồm lân hữu cơ và Dithiocarbamate do trong phân tử có chứa lưu huỳnh, phosphate, amin.
Bụi: bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, san chiết thuốc bột, trong bụi có lẫn hóa chất TBVTV.
Nước thải
Nước thải phát sinh trong quá trình phân phối TBVTV do nước rửa tay, tắm giặt sau khi san, chiết TBVTV, vệ sinh dụng cụ chứa, tay, đồ bảo hộ, găng tay khi mua bán TBVTV. Lượng nước thải này không nhiều nhưng có chứa hóa chất TBVTV.
4.1.4 Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải
Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn của các cơ sở phân phối TBVTV được thống kê từ các phiếu điều tra thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại cơ sở phân phối TBVTV
Huyện
Khối lượng
(kg/tháng)
Thu gom
Có (%)
Không (%)
An Phú
32,50
100
-
Châu Đốc
20,00
100
-
Châu Phú
30,04
100
-
Châu Thành
25,62
100
-
Chợ Mới
29,95
100
-
Phú Tân
20,50
94
6
Tân Châu
19,83
100
-
Tịnh Biên
41,25
83
17
Tri Tôn
34,70
100
-
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Bảng 4.7. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại cơ sở phân phối TBVTV
Huyện
Lưu trữ
Hình thức xử lý
Kho, bao (%)
Thùng rác (%)
Bán phế liệu (%)
Bán lại đại lý (%)
Chôn (%)
Đốt (%)
An Phú
100
-
90
-
-
10
Châu Đốc
100
-
100
-
-
-
Châu Phú
100
-
86
4
4
6
Châu Thành
93
7
84
6
10
-
Chợ Mới
100
-
88
3
4
9
Phú Tân
69
31
34
3
52
4
Tân Châu
80
20
93
-
2
5
Tịnh Biên
100
-
68
-
15
7
Tri Tôn
100
-
100
-
-
-
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Hình 4.6. Đồ thị thể hiện hình thức xử lý rác kinh doanh tại các cơ sở phân phối TBVTV tại An Giang
Theo bảng 4.6 thì chất thải rắn phát sinh trong quá trình phân phối có khối lượng khoảng 33 kg/cơ sở/tháng. Hầu hết các cơ sở kinh doanh hóa chất, TBVTV trên địa bàn các huyện (An Phú, Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Tân Châu, Tri Tôn) có tỷ lệ thu gom đạt 100%, riêng huyện Phú Tân tỷ lệ thu gom chỉ đạt 93% và huyện Tịnh Biên là 90%.
Về hình thức xử lý, phần lớn rác này là các thùng carton chứa hóa chất TBVTV, loại rác này sẽ được chủ cơ sở bán phế liệu. Đây là điều đáng lo ngại vì TBVTV có thể bám dính trên các bao, bì, thùng carton này. Một lượng nhỏ các chai/lọ TBVTV bị hỏng (tỷ lệ này chiếm khoảng 2-4%) sẽ được các chủ cơ sở nhỏ trả lại cho các đại lý lớn hơn. Ngoài ra, các loại bao bì phát sinh từ việc san, chiết các loại hóa chất, TBVTV dạng bột sẽ được các cơ sở đem đốt hoặc chôn lấp. Hình thức xử lý này cũng không an toàn vì việc làm này có thể góp phần gây ô nhiễm không khí hoặc môi trường đất.
Ngoài rác thải, nước thải cũng là vấn đề đáng quan tâm tại các cơ sở phân phối TBVTV. Vì khối lượng không nhiều và không thường xuyên nên rất ít cơ sở thu gom nước thải này.
Bảng 4.8. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải tại cơ sở phân phối TBVTV
Huyện
Xử lý nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải (*)
Có (%)
Không (%)
Sông, rạch (%)
Mạng lưới thoát nước (%)
Tự thấm (%)
Xả vào hồ tự thấm (%)
Tân Châu
100
15
25
45
15
An Phú
100
25
50
25
Tịnh Biên
100
85
Tri Tôn
100
25
35
45
Phú Tân
100
25
25
50
Chợ Mới
4
96
40
10
50
Châu Thành
12,5
87,5
30
10
60
Châu Phú
100
60
10
30
Châu Đốc
100
35
40
25
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Do nước thải trong quá trình phân phối TBVTV phát sinh từ hoạt động rửa tay, tắm giặt sau khi san chiết TBVTV, vệ sinh dụng cụ chứa, tay, đồ bảo hộ, găng tay khi mua bán TBVTV nên lượng nước thải không nhiều và không thường xuyên. Hơn nữa, các cơ sở phân phối TBVTV cũng ít khi được các cơ quan quản lý nhắc nhở về thu gom, xử lý loại nước thải này. Do đó, dẫn đến việc hầu hết các cơ sở phân phối TBVTV xem nước thải này như nước thải sinh hoạt và xả thải trực tiếp vào môi trường. Đây là một thực trạng đáng báo động bởi đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.
4.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TBVTV VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TBVTV
4.2.1 Cách thức dùng thuốc của người dân
Để đánh giá hiện trạng sử dụng cũng như thải bỏ chất thải từ TBVTV của người dân, nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp thông tin từ 161 lấy phiếu điều tra từ Kế hoạch Điều tra bổ sung các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2009 và điều tra thêm 43 hộ tại Tp. Long Xuyên năm 2010 để bổ sung thông tin. Số lượng các hộ nông dân tham gia phỏng vấn tại các huyện như sau:
Bảng 4.9. Số lượng các hộ dân tại các huyện tham gia lấy phiếu điều tra
Năm
Số lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
An Phú
19
9,3
Châu Đốc
9
4,4
Châu Phú
14
6,9
Châu Thành
15
7,4
Chợ Mới
16
7,8
Phú Tân
18
8,8
Tân Châu
10
4,9
Tịnh Biên
16
7,8
Tri Tôn
15
7,4
Thoại Sơn
18
8,8
Long Xuyên
54
26,5
Tổng cộng
204
100
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Theo số liệu tổng hợp, hầu hết các TBVTV được sử dụng đều thuộc danh mục TBVTV được phép sử dụng theo quy định của pháp luật. Các loại TBVTV được sử dụng trong canh tác nông nghiệp trên tỉnh An Giang bao gồm: Pyribenzoxim, Bispyribac, Niminee, Whips, Meco, 2.4D, Beam, Tilt, Rabcide…... Ngoài ra, 100% hộ dân dùng nước sông, kênh rạch để rửa bình xịt và chai thuốc dùng để chứa đựng TBVTV. Nước thải và chất thải nguy hại từ việc súc rửa chai là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Thống kê về tình hình sử dụng nước phục vụ cho canh tác nông nghiệp của các hộ dân trên tỉnh An Giang được thể hiện trong bảng 4.10.
Bảng 4.10. Lượng nước bình quân và nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp (tưới tiêu) của tỉnh An Giang
Huyện
Lượng nước phục vụ cho nông nghiệp (m3/ha/vụ)
Nguồn nước cho tưới tiêu
Sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt
Nước sông
Nước giếng (%)
Nước mưa (%)
Trạm xử lý (%)
Có (%)
Không(%)
An Phú
1885 ± 889
100
-
-
-
37
63
Châu Đốc
5020 ± 2895
100
-
-
-
-
100
Châu Phú
-
100
-
-
-
36
64
Châu Thành
16750 ± 6994
93
-
-
7
36
64
Chợ Mới
26667 ± 15275
100
-
-
81
19
Long Xuyên (2008)
2667
100
-
-
9
36
64
Phú Tân
800 ± 200
100
-
-
-
39
61
Tân Châu
-
100
10
-
-
30
70
Thoại Sơn
3578 ± 1745
100
-
17
-
56
44
Tịnh Biên
31250 ± 22500
88
-
6
6
31
69
Tri Tôn
6000 ± 0
100
-
-
-
33
67
Long Xuyên (2010)
-
100
-
-
-
32
68
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Theo kết quả điều tra khảo sát thì hầu hết các hộ dân trên địa bàn tỉnh An Giang sử dụng nguồn nước sông phục vụ cho canh tác nông nghiệp. Số hộ sử dụng nguồn nước mặt cho mục đích sinh hoạt trung bình khoảng 38%, cao nhất là tại huyện Chợ Mới với 81% số hộ sử dụng nguồn nước mặt này làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Nguồn nước này có khả năng nhiễm TBVTV. Để đánh giá mức độ nhiễm TBVTV cần có khảo sát chi tiết hơn về chất lượng nước sông.
Bảng 4.11. Thống kê lượng TBVTV bình quân sử dụng trong nông nghiệp của tỉnh An Giang
Huyện
Lượng thuốc sử dụng
Thuốc nước (ml/ha)
Thuốc bột (g/ha)
Trung bình (*)
Max
Min
Trung bình (*)
Max
Min
An Phú
5267 ± 1504
7000
4300
1567 ± 379
2000
1300
Châu Đốc
1500
20500
1500
1000 ± 0
4000
1000
Châu Phú
4000 ± 1732
20000
1000
1237 ± 679
3710
700
Châu Thành
2633 ± 1299
5000
30
1000 ± 0
4000
200
Chợ Mới
708 ± 365
1500
200
1600 ± 827
3000
500
Long Xuyên
3500 ± 2121
5000
400
2467 ± 1858
4000
400
Phú Tân
1583 ± 917
3000
380
2650
6750
200
Tân Châu
3200 ± 1255
35000
2000
1200 ± 1236
30000
300
Thoại Sơn
5881 ± 2179
10000
3000
3229 ± 1870
6000
300
Tịnh Biên
1920 ± 1316
4000
160
2375 ± 2056
5000
10
Tri Tôn
21768 ± 1882
500000
500
6000 ± 0
6000
6000
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Từ bảng số liệu cho thấy Tri Tôn, Thoại Sơn là những huyện sử dụng TBVTV nhiều nhất tỉnh. Tại huyện Thoại Sơn, lượng TBVTV dạng nước được sử dụng trung bình là 5881 ml/ha và lượng TBVTV dạng bột được sử dụng trung bình là 3229 g/ha. Tại huyện Tri Tôn, lượng TBVTV dạng nước được sử dụng trung bình là 21768 ml/ha và lượng TBVTV dạng bột được sử dụng trung bình là 6000 g/ha. Đây là con số tương đối lớn và đáng báo động. Vì vậy, nếu không có biện pháp thích hợp thì sẽ gây ra dư lượng TBVTV trong đất, nước,…, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Theo số liệu tìm hiểu và khảo sát bổ sung năm 2010, tuy Tp. Long Xuyên không phải là nơi có diện tích cây trồng nhiều nhất tỉnh nhưng năng suất lúa ở đây khá cao, đứng thứ hai cả tỉnh. Qua phiếu điều tra, khảo sát thực tế tại một số xã của thành phố Long Xuyên như Mỹ Phước, Bình Đức, Bình Khánh,… cho thấy trong việc sử dụng TBVTV, người dân có thói quen dùng quá liều lượng hướng dẫn yêu cầu. Họ cho rằng như vậy sẽ mới đảm bảo tiêu diệt được sâu bọ, cỏ dại cần tiêu diệt (31/43 phiếu điều tra), chiếm 72%. Người dân thường chỉ quan tâm đến hiệu quả thấy được là diệt được nhiều sâu bọ, cỏ dại mà họ không quan tâm, không biết và ít được tuyên truyền về sự tích tụ dư lượng TBVTV trong đất, trong nước và các ảnh hưởng TBVTV đến môi trường, con người và sinh vật. Thậm chí, một số người còn không quan tâm đến việc mang đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay khi tiến hành pha trộn, phun xịt TBVTV. Kết quả điều tra về việc sử dụng đồ bảo hộ khi dùng TBVTV của người dân được tóm tắt như sau:
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng TBVTV của các hộ dân
Huyện
Trang bị bảo hộ lao động khi xịt thuốc
Có (%)
Không (%)
An Phú
87
13
Châu Đốc
100
-
Châu Phú
87
13
Châu Thành
51
49
Chợ Mới
83
17
Long Xuyên (2008)
73
27
Phú Tân
47
53
Tân Châu
57
43
Thoại Sơn
64
36
Tịnh Biên
82
18
Tri Tôn
78
22
Long Xuyên (2010)
70
30
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Hình 4.7. Hình ảnh về việc mang đồ bảo bộ trong sử dụng TBVTV của người dân
4.2.2 Các loại chất thải từ quá trình sử dụng
Theo Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, đồng bằng sông Cửu Long là vùng sử dụng TBVTV trong sản xuất nông nghiệp cao nhất nước, kết quả điều tra cho thấy các xã ở Đồng bằng sông Hồng chỉ sử dụng 9 – 16 loại TBVTV trong khi đó tại đồng bằng sông Cửu Long có đến 16 -35 loại, kể cả các loại thuốc cấm như Wofatox, Monitor… được nhập lậu từ nước ngoài vào vẫn được sử dụng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang chưa có một nghiên cứu rộng rãi nào về tình hình sử dụng nông dược trên đồng ruộng. Tuy nhiên, theo ước tính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, nếu tính bình quân trên 01 ha đất sản xuất lúa, nông dân chỉ sử dụng 02 chai TBVTV 1.000ml (01 chai thuốc trừ sâu 500ml + ½ chai thuốc thuốc trừ bệnh + ½ chai thuốc trừ cỏ) thì mỗi năm có khoảng 530 tấn TBVTV được đổ xuống đồng ruộng (diện tích sản xuất lúa năm 2007 là 530.000ha) và chưa kể đến lượng TBVTV được sử dụng cho các loại cây trồng khác.
Bên cạnh đó, qua kết quả tổng hợp điều tra, khảo sát các cơ sở gây ô nhiễm trong đó có phiếu phỏng vấn các hộ dân rải rác của các huyện trong tỉnh và các kết quả thu thập thông tin khảo sát hiện trạng môi trường đất tại các điểm thu mẫu do Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang thực hiện cho thấy rằng:
- Người dân ngày càng sử dụng đa dạng các loại TBVTV để phòng trừ bệnh cũng như các loại dịch hại trên cây trồng.
- Vẫn còn sử dụng một số sản phẩm TBVTV nằm trong danh mục cấm sử dụng.
- Có tình trạng sử dụng TBVTV theo kinh nghiệm truyền miệng, không theo căn cứ hướng dẫn khoa học dẫn đến phản tác dụng của thuốc, không những không phòng trừ được dịch bệnh mà còn khiến cho bệnh hại phát triển mạnh, đồng thời phải tốn thêm chi phí cho việc đầu tư mua các loại nông dược phòng trị bệnh khác.
- Trong một số năm gần đây tình hình dịch bệnh trên cây trồng, đặc biệt là cây lúa diễn biến phức tạp như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; dịch rầy nâu… lan rộng trên địa bàn toàn tỉnh do đó người dân đầu tư sử dụng các loại TBVTV để phòng trừ các loại bệnh dịch này ngày càng nhiều hơn so với những năm trước đây. Do đó, lượng chất thải TBVTV từ quá trình sử dụng cũng rất đáng kể.
Chất thải rắn
Vỏ chai, bao bì TBVTV: sau khi người dân dùng lượng hóa chất bên trong thì các phần còn lại như chai lọ, bao bì, nắp chai,… sẽ là phần bỏ đi. Đây là chất thải chính trong sử dụng TBVTV, chúng nằm rải rác và chưa có biện pháp xử lý hiệu quả. Đây là vấn đề đáng lo ngại bởi bên trong các chai, lọ này luôn còn lại một phần TBVTV.
Đồ bảo hộ lao động dính hóa chất: bao gồm găng tay, khẩu trang, dụng cụ phun xịt,….. Các đồ dùng này sau khi được sử dụng thường sẽ được vứt ngay tại đồng ruộng, bờ mương dẫn nước,… mà không được thu gom, xử lý.
Nước thải
Chủ yếu là nước thải từ quá trình xúc rửa bình xịt và rửa tay, chân sau khi phun, xịt TBVTV.
Các chất bay hơi
Gồm các sol khí và một số hợp chất dễ bay hơi. Các chất này phát tán ra môi trường xung quanh và gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật mà không có biện pháp ngăn chặn. Nguồn thải dạng này rất khó ngăn ngừa, kiểm soát và xử lý.
4.2.3 Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải
Chất thải rắn
Theo như kết quả tổng hợp các phiếu điều tra, tình hình sử dụng và thải bỏ chất thải sau khi dùng TBVTV của người dân được thể hiện qua bảng 4.13 và 4.14:
Bảng 4.13. Tình hình sử dụng và thải bỏ chất thải TBVTV của các hộ dân
Huyện
Sử dụng nước sông rửa bình xịt
Thu gom bao bì, chai thuốc BVTV sau sử dụng
Có (%)
Không (%)
Có (%)
Không (%)
An Phú
88
12
87
13
Châu Đốc
100
-
100
-
Châu Phú
38
62
93
7
Châu Thành
100
-
80
20
Chợ Mới
94
6
100
-
Long Xuyên (2008)
82
18
100
-
Phú Tân
72
28
78
22
Tân Châu
80
20
100
-
Thoại Sơn
83
17
100
-
Tịnh Biên
87
13
75
25
Tri Tôn
87
13
67
33
Long Xuyên (2010)
79
21
86
14
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Bảng 4.14. Khảo sát nguồn tiếp nhận nước thải sau khi rửa bình xịt và chai thuốc BVTV
Nguồn tiếp nhận nước thải sau khi rửa bình xịt và chai thuốc BVTV
Số hộ
Kênh rạch
127
Mương công cộng
17
Tự thấm xuống đất
2
Không có câu trả lời
58
Tổng
204
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Bảng 4.14 cho thấy rằng thói quen của các hô dân là sử dụng trực tiếp nguồn nước sông để rửa bình xịt. Các loại bao bì chứa TBVTV sau khi sử dụng được thiêu đốt lộ thiên hoặc vứt ngoài cánh đồng. Còn các loại chai/lọ đựng hóa chất TBVTV được bán cho các vựa phế liệu hoặc sử dụng vào mục đích khác. Tuy nhiên thì tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, các loại bao bì, chai/lọ đựng hóa chất TBVTV không được xử lý chiếm lần lượt là 33% và 25%.
Kết quả điều tra về phương án thu gom bao bì, vỏ chai chứa TBVTV cho thấy có 152 hộ có ý thức thu gom lại các bao bì, vỏ chai này sau khi sử dụng, 36 hộ không thu gom lại mà để ở một góc bờ ruộng nào đó, các hộ còn lại thì không đưa ra câu trả lời hoặc không quan tâm đến vấn đề này. Như vậy, vẫn còn một lượng đáng kể vỏ chai, bao bì TBVTV không được thu gom mà thải bỏ bừa bãi và có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Hình 4.8. Hình ảnh hiện trạng thu gom CTR trong sử dụng TBVTV của người dân.
Về việc xử lý thải bỏ vỏ chai, bao bì chứa thuốc, có rất nhiều phương án được trình bày ở bảng 4.15
Bảng 4.15. Phương án thải bỏ và xử lý bao bì TBVTV của các hộ dân
Phương án xử lý
Số hộ
Tỷ lệ
Đào hố chôn
47
23,15 %
Đốt
41
20,20 %
Bán ve chai
61
30,04 %
Đổ nơi cao ráo
7
3,45 %
Nộp lại cho hội nông dân
4
2 %
Không xử lý
40
19,7 %
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Từ những số liệu trên cho thấy tình hình quản lý các bao bì, vỏ chai của người dân hiện nay có thể gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trực tiếp và gián tiếp gây ảnh hường đến sức khỏe con người. Do TBVTV là những hợp chất khó phân hủy và có mức tồn tại lâu trong môi trường, nên việc chôn lấp và để bừa bãi trên đồng ruộng là rất nguy hiểm. Đây là vấn đề cần được quan tâm.
Nước thải
Nước thải từ quá trình xúc rửa bình xịt và rửa tay, chân sau khi phun, xịt xong cũng chứa hàm lượng lớn TBVTV. Tuy nhiên, nước thải này không được thu gom mà thải trực tiếp vào các kênh, mương gần nơi sử dụng, 100% người được phỏng vấn đều trả lời là xúc rửa bình xịt và rửa tay chân bằng nước các kênh, rạch và thải trực tiếp vào các kênh rạch này.
4.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
An Giang tuy là tỉnh có ngành trồng trọt phát triển từ rất sớm và mạnh nhưng công tác quản lý TBVTV trong phân phối và sử dụng cũng như công tác khuyến nông còn nhiều hạn chế.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng chậm, cây lúa luôn ở thế độc tôn: Do ưu thế cây lúa phát triển từ rất sớm và cho năng suất cao so với nhiều nơi nên không những người dân mà cả các cấp lãnh đạo nhà nước cũng mang tâm lý ngại thay đổi, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng chậm, cây lúa chiếm chủ yếu và thường xuyên nên dẫn đến mầm bệnh, sâu hại thích nghi với môi trường sống nên phát triển mạnh, thậm chí kháng lại một số loại TBVTV. Do vậy, ngày càng nhiều loại TBVTV với liều lượng lớn được đưa vào đồng ruộng, góp phần tích tụ TBVTV trong môi trường.
Các tiểu vùng đê bao khép kín chưa áp dụng triệt để theo chủ trương 3 năm 8 vụ.
Quảng bá thuốc BVTV trên các phương tiện thông tin đại chúng có tính phóng đại, làm cho phần lớn nông dân hiểu sai, và sử dụng không hiệu quả thuốc BVTV.
Kinh phí và nhân sự của hoạt động khuyến nông quá ít nên nhiều chương trình, chính sách nông nghiệp không được phổ biến đến người dân
4.4 DƯ LƯỢNG TBVTV TRONG MÔI TRƯỜNG
Do việc thu gom và xử lý chất thải trong phân phối chưa được thực hiện, việc sử dụng TBVTV bừa bãi của người dân nên đã gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường. Theo số liệu quan trắc của tỉnh An Giang, đã phát hiện dư lượng TBVTV trong đất tại điểm quan trắc, thậm chí, ở một số nơi, dư lượng TBVTV trong môi trường đất tương đối cao.
4.4.1 Dư lượng TBVTV trong đất
Hằng năm, vào cuối vụ Đông Xuân (khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4), tỉnh An Giang đều tiến hành quan trắc chất lượng đất để theo dõi, giám sát những biến đổi chất lượng môi trường đất, từ đó có biện pháp thích hợp, kịp thời. Các mẫu đất được lấy đại diện trên địa bàn các huyện: Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân và Tri Tôn. Kết quả quan trắc dư lượng TBVTV trong đất năm 2007 và 2008 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.16. Dư lượng TBVTV trong đất tỉnh An Giang năm 2007 và 2008
STT
Vị trí lấy mẫu
Dư lượng TBVTV(µg/kg)
2007
2008
1
Chợ Mới
Ấp An Thái, xã Hòa Bình, trong đê
KPH
3,74
Ấp Long Định, xã Long Kiến, trong đê
KPH
17,06
Ấp Long Bình, xã Long Điền A, trong đê
KPH
6,06
Ấp Tấn Thuận, xã Tấn Mỹ, ngoài đê
KPH
0,39
2
Châu Thành
Ấp Phú An, Xã Bình Hòa, trong đê
KPH
5,36
Ấp Cần Thạnh, xã Cần Đăng, trong đê
KPH
24,37
Ấp Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hanh, ngoài đê
KPH
1,97
Ấp Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Bình, ngoài đê
KPH
20,69
Ấp Cần Thuận, xã Cần Đăng, ngoài đê
KPH
3,05
3
Thoại Sơn
Ấp Phú Hùng, xã Tây Phú, ngoài đê
KPH
17,85
Ấp Phú An, xã An Bình, ngoài đê
KPH
4,40
4
Phú Tân
Xã Phú An, trong đê
KPH
0,88
Phú Bình, trong đê
KPH
KPH
Phú Xuân, trong đê
KPH
2,01
5
Tri Tôn
Ấp Ninh Lợi, Xã An Tức, ven núi
KPH
0,42
Ấp An Lợi, Xã Châu Lăng, ven núi
KPH
KPH
Ấp Tà Dung, Xã Lương Phi, ven núi
KPH
0,032
(Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường An Giang 2007, 2008)
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện dư lượng TBVTV trong đất trên địa bàn tỉnh An Giang
Chú thích
Dư lượng TBVTV năm 2007
Dư lượng TBVTV năm 2008
Hình 4.10. Bản đồ thể hiện hiện trạng ô nhiễm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tong hop9.doc