Tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy i MSSV:107108074
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & CN SINH HỌC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thúy
MSSV: …107108074…… Lớp :……07DMT2………… Khóa: 2007-2011
2. Tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp
kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020”
3. Họ và tên CB hướng dẫn: Th.S Tô Thị Hằng
4. Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 01/04/2011 đến ngày 01/07/2011
5. Nhiệm vụ Luận văn tốt nghiệp: Tiến hành thu thập và phân tích mẫu tại một số
khu vực trọng điểm thị xã Đồng Xoài để đánh giá chất lượng không khí hiện tại,
tìm nguồn phát sinh gây ô nhiễm và đề xuất biện pháp, chương trình dự án để
kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020.
...
117 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy i MSSV:107108074
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & CN SINH HỌC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thúy
MSSV: …107108074…… Lớp :……07DMT2………… Khóa: 2007-2011
2. Tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp
kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020”
3. Họ và tên CB hướng dẫn: Th.S Tô Thị Hằng
4. Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 01/04/2011 đến ngày 01/07/2011
5. Nhiệm vụ Luận văn tốt nghiệp: Tiến hành thu thập và phân tích mẫu tại một số
khu vực trọng điểm thị xã Đồng Xoài để đánh giá chất lượng không khí hiện tại,
tìm nguồn phát sinh gây ô nhiễm và đề xuất biện pháp, chương trình dự án để
kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020.
6. Ngày nộp đồ án: ngày 12/07/2011.
GVHD SVTH
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy ii MSSV:107108074
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Kim Thúy. MSSV: 107108074.
Hiện đang là sinh viên lớp 07DMT2, khoa : Môi trường và Công nghệ sinh học,
trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM.
Với đề tài luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và
đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình
Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của bản thân, những số liệu, tài liệu trong Luận văn được thu
thập một cách trung thực và có cơ sở, có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, Bộ Giáo dục - Đào tạo
và trước pháp luật.
Tp. HCM, ngày tháng năm 2011
Sinh viên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy iii MSSV:107108074
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ,
giúp đỡ và chỉ bảo tận tình từ thầy cô, gia đình, bạn bè và những người xung quanh.
Lời đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Tô Thị Hằng đã tận
tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cô đã chỉ bảo và góp ý rất
nhiệt tình, cũng như đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích về kinh nghiệm thực tế.
Cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị công ty tư vấn và thẩm định Môi trường
Vinacontrol đã tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn này tốt nhất
trong khả năng có thể.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Môi Trường đã tạo điều
kiện, giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ sở và chuyên ngành trong
suốt những năm học vừa qua. Những kiến thức được học đã giúp em rất nhiều trong
việc hoàn thành tốt luận văn này và sẽ là tài sản vô giá giúp em vững bước trên con
đường tương lai.
Một lời cảm ơn chân thành xin dành cho các cô, chú, anh, chị trong phòng Tài
nguyên & Môi trường, Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài; là những người luôn
nhiệt tình giúp đỡ để thu thập thông tin cần thiết trong suốt thời gian em hoàn thành
luạn văn tốt nghiệp của mình.
Xin gởi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hỗ trợ trong việc tìm kiếm tài liệu,
thông tin và trao đổi kiến thức.
Cuối cùng, xin kính chúc mọi người sức khỏe và thành công.
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy iv MSSV:107108074
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................................viii
MỤC LỤC ............................................................................................................................. iv
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu..........................................................................................2
2.1 Ngoài nước ...................................................................................................2
2.2 Trong nước ...................................................................................................3
3.Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................5
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:..........................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................6
6. Các kết quả đạt được của đề tài ..........................................................................6
7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp..........................................................................7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI....................................................... 8
1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................8
1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm địa hình.....................................................................................9
1.1.3. Đặc điểm địa chất ...................................................................................10
1.1.4. Đặc điểm khí hậu....................................................................................11
1.1.5 Đặc điểm thuỷ văn..................................................................................16
1.2 Các nguồn tài nguyên .....................................................................................17
1.2.1 Tài nguyên đất .........................................................................................17
1.2.2 Tài nguyên nước ......................................................................................19
1.2.3 Tài nguyên rừng.......................................................................................21
1.2.4 Tài nguyên khoáng sản............................................................................21
1.2.5 Tài nguyên nhân văn ...............................................................................21
1.3 Thực trạng môi trường....................................................................................22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy v MSSV:107108074
2.1.6 Đặc điểm sinh thái và đa dạng sinh học .................................................17
1.4 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội...............................................................23
1.4.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................23
1.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ..................................................25
1.4.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập...................................................28
1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn......................30
1.4.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. ........................................................31
Chương 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI ..... 34
2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí thị xã Đồng Xoài........................34
2.1.1 Nguồn tự nhiên ........................................................................................34
2.1.2 Nguồn thải nhân tạo.................................................................................34
2.2 Hành vi và tác hại của các chất gây ô nhiễm môi trường không khí .............47
2.2.1 Lưu huỳnh đioxit (SO2) ...........................................................................47
2.2.2 Cacbon oxit (CO) ....................................................................................48
2.2.3 Ôxit nitơ (NOx) .......................................................................................49
2.2.4 Bụi ...........................................................................................................50
2.2.5 Các thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) .....................................50
2.2.6 Khí Cacbondioxit (CO2) .........................................................................52
2.3 Đánh giá chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài ..........................................53
2.4.1Đánh giá hàm lượng bụi ...........................................................................56
2.4.2 Đánh giá hàm lượng SO2.........................................................................58
2.4.3 Đánh giá hàm lượng NO2 ........................................................................60
2.4.3 Đánh giá hàm lượng CO..........................................................................61
Chương 3: DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ
XÃ ĐỒNG XOÀI................................................................................................................. 63
3.1 Dự đoán dân số thị xã Đồng Xoài...................................................................63
3.2 Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động dân cư ............................64
3.3 Dự báo khí thải từ hoạt động giao thông vận tải ............................................66
3.4 Dự báo khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp .......................................69
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy vi MSSV:107108074
Chương 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ THỊ XÃ
ĐỒNG XOÀI ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020........................ 71
4.1 Xác định vấn đề gây ô nhiễm và xếp đặt thứ tự ưu tiên giải quyết. ...............71
4.1.1 Xác định vấn đề gây ô nhiễm và xếp đặt thứ tự ưu tiên giải quyết giai
đoạn 2011-2015 ................................................................................................71
4.1.2 Xác định vấn đề gây ô nhiễm và xếp đặt thứ tự ưu tiên giải quyết giai
đoạn 2016 - 2020 ..............................................................................................75
4.2 Các giải pháp để giải quyết vấn đề .................................................................79
4.2.1 Các giải pháp chung cho tất cả các nguồn gây ô nhiễm..........................79
4.2.2 Các biện pháp giải quyết vấn đề do hoạt động giao thông vận tải ..........83
4.2.3 Kiểm soát ô nhiễm không khí do hoạt động các khu công nghiệp, các cơ
sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ......................................................................90
4.3 Đề xuất một số chương trình, dự án nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí ....96
4.3.1 Đề xuất một số dự án và thời gian thực hiện...........................................96
4.3.2 Đánh giá tính khả thi của dự án...............................................................97
4.3.3 Các dự án cụ thể ......................................................................................98
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 105
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy vii MSSV:107108074
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên
CO Cacbon monoxide
CO2 Cacbon dioxit
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
CmHn Các hợp chất hidrocacbon
DO (dầu diesel) Sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm
giữa dầu hoả (kesosene) và dầu bôi trơn
DTTN Diện tích tự nhiên
FO (Fuel Oil) Dầu thô chưa chưng cất
KH & KT Khoa học và kỹ thuật
NO2 Nitơ diôxit
NOx Các oxit nitơ
SOx Các oxit lưu huỳnh
SO2 Lưu huỳnh dioxit
STT Số thứ tự
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
UBND Uỷ ban nhân dân
VOCs Thành phần các chất hữu cơ dễ bay hơi
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy viii MSSV:107108074
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê diện tích theo địa hình ......................................................................... 9
Bảng 1.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài................................. 12
Bảng 1.3: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài ........................... 13
Bảng 1.4: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài................... 14
Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài............................ 15
Bảng 1.6: Giá trị sản xuất 2000-2005-2009 (theo giá cố định 1994)............................... 24
Bảng 1.7: Đặc điểm dân số qua các năm ........................................................................... 28
Bảng 2.1: Chất lượng không khí tại công ty TNHH SX-TM Sơn Thành, phường Tân
Thiện...................................................................................................................................... 35
Bảng 2.2: Kết quả phân tích môi trường không khí của DNTN Phú Xuân, phường Tân
Xuân....................................................................................................................................... 37
Bảng 2.3: Kết quả phân tích môi trường không khí của Công ty TNHH chế biến gỗ Hải
Ngân, xã Tiến Thành ............................................................................................................ 39
Bảng 2.4: Kết quả phân tích môi trường không khí xưởng phân bón Bromix thị xã Đồng
Xoài........................................................................................................................................ 41
Bảng 2.5: Các ảnh hưởng tới sức khỏe của CO................................................................. 49
Bảng 2.6: Một số các VOCs đáng quan tâm trong việc hạn chế để kiểm soát ô nhiễm
không khí............................................................................................................................... 51
Bảng 2.7: Chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào mùa mưa .................................. 54
Bảng 2.8: Chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào mùa khô.................................... 55
Bảng 2.9: Các vị trí lấy mẫu tiêu biểu tại thị xã Đồng Xoài ............................................ 56
Bảng 3.1: Dự báo dân số qua các năm ............................................................................... 64
Bảng 3.2: Kết quả tính toán hệ số ô nhiễm do khí thải sinh hoạt ..................................... 64
Bảng 3.3: Tải lượng ô nhiễm khí thải sinh hoạt tại các khu dân cư thị xã Đồng Xoài ... 65
Bảng 3.4: Quy hoạch phát triển vận tải thị xã Đồng Xoài đến năm 2020 ...................... 66
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy ix MSSV:107108074
Bảng 3.5: Lượng xe khách và xe tải qua các năm ........................................................... 67
Bảng 3.6: Hệ số ô nhiễm không khí do WHO và dự án VIE/95/053 thiết lập............... 67
Bảng 3.7: Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải của thị xã
Đồng Xoài (tính trong phạm vi 1km).................................................................................. 68
Bảng 3.8: Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải của thị xã
Đồng Xoài vào năm 2015, 2020.......................................................................................... 68
Bảng 3.9: Tổng tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải ............. 69
Bảng 3.10: Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp thị xã
Đồng Xoài năm 2020 ........................................................................................................... 70
Bảng 4.1: Đánh giá mức độ tác động ................................................................................ 71
Bảng 4.2: Thứ tự các nguồn gây ô nhiễm không khí ưu tiên kiểm soát giai đoạn 2011-
2016 ....................................................................................................................................... 72
Bảng 4.3: Thứ tự các nguồn gây ô nhiễm không khí ưu tiên kiểm soát giai đoạn 2016-
2020 ....................................................................................................................................... 76
Bảng 4.4: Xếp hạng các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2016........................ 73
Bảng 4.5: Xếp hạng các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2016........................ 77
Bảng 4.6: Hiệu quả lọc bụi của cây xanh.......................................................................... 83
Bảng 4.7: Thời gian thực hiện dự án ................................................................................. 96
Bảng 4.8: Đánh giá tính khả thi thực hiện dự án ............................................................. 97
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy x MSSV:107108074
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ % diện tích các phường, xã ở Đồng Xoài .............................................. 8
Biểu đồ 2.1: Nồng độ bụi trong không khí thị xã Đồng Xoài............................................ 57
Biểu đồ 2.2: Nồng độ SO2 trong không khí thị xã Đồng Xoài .......................................... 58
Biểu đồ 2.3: Nồng độ NO2 trong không khí thị xã Đồng Xoài ......................................... 60
Biểu đồ 2.4: Nồng độ CO trong không khí thị xã Đồng Xoài........................................... 61
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 1 MSSV:107108074
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình sinh sống và phát triển của con người trong một khu vực không tránh
khỏi tác động vào môi trường, trong đó có môi trường không khí.
Thị xã Đồng Xoài là đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh Bình Phước, từ ngày
thành lập cho đến nay thị xã Đồng Xoài có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu
kinh tế chuyển dần sang công nghiệp-dịch vụ, hệ thống giao thông phát triển tạo
nên bộ mặt mới của một tỉnh. Đồng Xoài là vùng kinh tế trọng điểm của toàn tỉnh
Bình Phước. Có quốc lộ 14 và ĐT 741 đi qua trung tâm thị xã nối liền các tỉnh Tây
nguyên với các tỉnh miền Đông Nam bộ là điều kiện quan trọng để giao thương về
kinh tế, văn hóa, chính trị với các khu đô thị lớn trong cả nước. Ngoài ra, từ Đồng
Xoài, có thể di chuyển dễ dàng đến các vùng kinh tế phát triển nhanh chóng như
Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và sang nước bạn
Campuchia.
Thực tế là trong những năm trở lại đây, thị xã Đồng Xoài có tốc độ phát triển
nhanh và mạnh trong các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị.
Nhóm ngành công nghiệp-dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao (>80%), trong khi nhóm
ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (<20%). Đồng Xoài được xếp vào đô
thị loại IV, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
không khí càng cao. Tuy Đồng Xoài chiếm diện tích khá nhỏ trong tổng diện tích
tỉnh Bình Phước (khoảng 2%), nhưng lại có dân số chiếm 8,5% dân số tỉnh Bình
Phước. Mật độ dân số đạt hơn 400 người/km2, gấp hơn 3 lần trung bình của tỉnh.
Với một mật độ tập trung dân số cao trong một khu vực nhỏ, lại càng đặt ra vấn đề
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường không khí, tránh gây ô nhiễm, không khí
ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 2 MSSV:107108074
Thị xã Đồng Xoài, bên cạnh mật độ dân số lớn, còn tập trung phát triển nhiều
khu công nghiệp (KCN) và các cơ sở công nghiệp ngoài khu công nghiệp. Theo
khảo sát, thị xã Đồng Xoài sẽ có 3-4 KCN và gần 300 cơ sở hoạt động sản xuất.
Điều này tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nếu không có một
biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm hiệu quả. Hơn nữa, theo quy hoạch phát triển
kinh tế của Đồng Xoài trong những năm sắp tới, công nghiệp-dịch vụ vẫn là nhóm
ngành được ưu tiên phát triển. Đặc biệt, Bình Phước nói chung và Đồng Xoài nói
riêng, có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm khá lớn, nổi bật là tiêu, điều, cao
su. Việc phát triển các loại cây công nghiệp này, chắc chắn kéo theo trong tương lai,
các nhóm ngành chế biến và sản xuất có liên quan.
Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước (2005-2009)
thị xã Đồng Xoài đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí cục bộ, đặc biệt là ô
nhiễm bụi. Công tác bảo vệ môi trường không khí, cần được thực hiện tức thời và
định hướng trong một thời gian đủ dài để phát huy hiệu quả, đồng thời phù hợp với
quy hoạch phát triển của địa phương. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ
môi trường không khí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, đề tài:
“Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô
nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020” là rất thiết thực và có ý nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1 Ngoài nước
Trong những năm vừa qua, cùng với tốc độ phát triển kinh kế và khoa học công
nghệ của các nước đã làm cho môi trường không khí toàn cầu bị ảnh hưởng khá
mạnh mẽ. Đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu, thiên tai hạn hán ở một số nước
(Philipin, Thái Lan, Mỹ…), vấn đề mưa axít, suy giảm tầng ôzôn… Để khắc phục
hậu quả này các nước trên thế giới đã cùng nhau vạch ra những kế hoạch thực thi
để bảo vệ môi trường không khí.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 3 MSSV:107108074
Tại hội nghị liên hợp quốc về vấn đề bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển
kinh tế (2003), các quốc gia đã cùng thống nhất đi đến một kế hoạch chung là
hướng đến phát triển môi trường bền vững, trong đó có môi trường không khí.
Trong 158 nước tham gia vào hội nghị này thì có 84 nước (chiếm 54%) đã đề ra cho
mình ít nhất một kế hoạch môi trường không khí, một tỉ lệ lớn hơn nhiều so với 3
năm trước đó. [2]
Theo chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có được một môi
trường không khí bền vững không chỉ là mối quan tâm của riêng quốc gia nào mà
còn là mối quan tâm đặc biệt của quốc tế. Bằng việc chú ý và kết hợp các nhân tố
môi trường với quá trình thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo và các chiến
lược kinh tế, nhiều quốc gia sẽ đạt được những thành tựu lớn. [2]
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) khuyến cáo một môi trường
khỏe mạnh và bền vững (trong đó có môi trường không khí) là một tài sản vô giá
của quốc gia và khi nó bị xâm hại, những người nghèo nhất chính là những người
hứng chịu nhiều nhất. [2]
Cũng theo UNDP điều cần nhất là các quốc gia phải đề ra nguyên tắc chung về
môi trường bền vững mà môi trường không khí là thành phần quan trọng,và rồi lập
kế hoạch phát triển kinh tế dựa vào các điều kiện tự nhiên của bản thân đất nước họ.
[2]
Dựa vào những kế hoạch của các quốc gia và các tổ chức bảo vệ môi trường nói
chung và môi trường không khí nói riêng trên thế giới là kinh nghiệm và cơ sở khoa
học bổ ích cho việc tiếp cận và lập ra các biện pháp kiểm soát môi trường không khí
phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế của từng quốc gia, từng địa phương.
2.2 Trong nước
Kế hoạch bảo vệ môi trường không khí và Quy hoạch môi trường không khí ở
Việt Nam đang là hai chương trình phát triển được các Bộ, ngành quan tâm, đặc biệt
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 4 MSSV:107108074
là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường…, thu hút được nhiều
sự tham gia của các tổ chức khoa học công nghệ và nhiều các cá nhân đầu tư công
sức nghiên cứu. Trong đó, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường không khí là
một hành động cụ thể bám sát thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra nhằm hạn chế
tối đa những rủi ro của môi trường không khí và đảm bảo phát triển bền vững.
Trong thời gian qua Cục Môi trường và một số địa phương đã đầu tư nghiên
cứu kế hoạch môi trường (trong đó có môi trường không khí) và cả phương pháp áp
dụng cho các dự án cụ thể. Các cơ quan quản lý môi trường cấp cao nhất của nước
ta cũng nhận thấy tầm quan trọng của các biện pháp cụ thể trong công tác quy hoạch
bảo vệ môi trường thể hiện thông qua các văn bản pháp quy về môi trường được
ban hành: Chiến lược bảo tồn quốc gia năm (1996), Kế hoạch hành động quốc gia
về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000 (1991), Kế hoạch hành
động quốc gia về môi trường giai đoạn 1996-2000 (1995), Kế hoạch hành động
quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2005, kế hoạch hành động đa dạng sinh học
(1995), Kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến năm
2020, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2010… Hiện nay, theo quan
điểm của các nhà làm công tác bảo vệ môi trường của nước ta, các ưu tiên về môi
trường không khí phải được lồng ghép trong các kế hoạch phát triển của quốc gia,
ngành và địa phương. Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên được xem là những
tiêu chí để xác định các ưu tiên phát triển quốc gia và sẽ là những chính sách bao
trùm trong chiến lược GEF (Quỹ Môi Trường thế giới). Các chính sách then chốt
trong các kế hoạch phát triển tài nguyên của các ngành hiện tại thể hiện các ưu tiên
và cam kết của chính phủ theo các nguyên tắc của GEF.
Hiện nay, một số thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ
Long… đã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường nói chung và bước đầu đã đi vào
thực hiện sơ bộ các dự án. Các thị xã, huyện đang đầu tư phát triển thành đô thị hiện
đại văn minh cũng bước đầu tiến hành thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 5 MSSV:107108074
(đất, nước, không khí) như huyện Đức Phổ tỉnh Quãng Ngãi và một số huyện, thị
khác trong cả nước. [2]
Đối với các địa phương khác, vấn đề hiện trạng môi trường và đề xuất biện
pháp bảo vệ môi trường nói chung đã được quan tâm nhiều trong những năm gần
đây, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước đang đặt mục tiêu phát triển thành một
quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Các tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An,
Bình Dương, Đồng Nai và một số địa phương khác đã xây dựng các biện pháp cũng
như chiến lược bảo vệ môi trường không khí từ cấp huyện đến tỉnh. Hiện nay, các
biện pháp đó đang được triển khai và phát huy tác dụng khá tốt trong công tác bảo
vệ môi trường không khí.
Ở Bình Phước, vấn đề bảo vệ môi trường không khí đã được nhắc đến trong rất
nhiều chương trình, hội thảo, dự án như “Dự án quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, “ Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm
tỉnh Bình Phước (2005-2009). Trong báo cáo hiện trạng môi trường của toàn tỉnh
Bình Phước, khu vực thị xã Đồng Xoài được đề cập chỉ mang tính khái quát về hiện
trạng môi trường không khí, đề ra biện pháp chung để kiểm soát ô nhiễm môi
trường, chưa cụ thể ở từng môi trường trên địa bàn của toàn thị xã Đồng Xoài.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- Dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thị xã Đồng
Xoài.
- Đề xuất giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thị xã
Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 6 MSSV:107108074
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày dựa trên kết quả khảo sát thực địa, xác định các cơ sở sản xuất và
phân chia thành nhóm ngành; các trục giao thông chính, khu vực dịch vụ có tiềm
năng gây ô nhiễm không khí. Tiến hành lấy mẫu và phân tích khí thải. Đánh giá
mức độ ô nhiễm không khí hiện tại.
- Dự báo tải lượng ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, hoạt động dân
sinh, hoạt động công nghiệp đến năm 2020.
- Xác định các vấn đề ưu tiên thực hiện bảo vệ môi trường không khí:
+ Các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2015.
+ Các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2016-2020.
- Đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực địa, lấy mẫu.
- Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến nguồn phát sinh ô nhiễm không
khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý khí thải của các
cơ sở sản xuất, các nhà máy trong các khu công nghiệp của thị xã Đồng Xoài.
- Xử lý các số liệu thống kê đã thu thập được, các kết quả phân tích mẫu.
- Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các chương trình có liên quan đến
vấn đề môi trường không khí.
6. Các kết quả đạt được của đề tài
Đánh gía được hiện trạng môi trường không khí thời điểm hiện tại, tìm ra các
nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và có biện pháp ngăn chặn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 7 MSSV:107108074
phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Đồng Xoài từ nay đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Kết cấu gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan về thị xã Đồng Xoài
Chương II: Hiện trạng môi trường không khí thị xã Đồng Xoài
Chương III: Dự báo ô nhiễm môi trường không khí thị xã Đồng Xoài
Chương IV: Đề xuất biện pháp kiểm soát môi trường không khí thị xã Đồng
Xoài nói riêng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 8 MSSV:107108074
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Đồng Xoài nằm ở phía Nam tỉnh Bình Phước, có tổng diện tích tự nhiên
là 16.769,83 ha, gần bằng 2,44% diện tích của cả tỉnh Bình Phước và bằng khoảng
0,05% diện tích toàn quốc. Toàn thị xã được chia làm 05 phường và 03 xã (theo NĐ
số 49/2007/NĐ-CP ngày 28/03/2007 thành lập phường mới trên cơ sở chia tách
phường Tân Xuân). Trung tâm thị xã đặt tại phường Tân Phú.
Tỷ lệ % diện tích các phường, xã ở Đồng Xoài
6%
2%
15%
33%
30%
6%
3%
5%
Phường Tân Phú
Phường Tân Đồng
Phường Tân Bình
Phường Tân Xuân
Phường Tân Thiện
Xã Tiến Thành
Xã Tân Thành
Xã Tiến Hưng
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % diện tích các phường, xã ở Đồng Xoài
Ranh giới hành chính được xác định bởi:
Phía Đông, Nam, Bắc: giáp huyện Đồng Phú
Phía Tây Nam: giáp tỉnh Bình Dương
Phía Tây: giáp huyện Chơn Thành
Thị xã Đồng Xoài nằm trong địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm phía nam,
có Quốc lộ 14 chạy dọc theo hướng Đông-Tây, cách thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 9 MSSV:107108074
khoảng 100km về phía Bắc; là một trong các vùng kinh tế quan trọng và có vị trí
chiến lược.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Tuy là khu vực miền đồi núi, nhưng Đồng Xoài có địa hình tương đối bằng, rất
thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.
Thống kê diện tích theo địa hình cho thấy: độ dốc rất thuận lợi cho sử dụng đất,
trong đó địa hình <3o có 10.228,32 ha (60,99% diện tích tự nhiên), độ dốc 3-8o có
4.757,38 ha (28,37%), độ dốc 8-15o có 1,237,44 ha (7,59%). [16]
Bảng 1.1 Thống kê diện tích theo địa hình
Diện tích ST
T
Cấp độ dốc-Địa hình
(ha) (%)
Định hướng sử dụng đất
nông nghiệp
1 Ít dốc (<3o) 10.228,32 60,99 Thích hợp trồng cây lâu
năm và hàng năm.
2 Ít dốc đến dốc nhẹ (3-8o) 4.757,38 28,37 Thích hợp trồng cây lâu
năm và các cây trồng sản
xuất nông nghiệp khác.
3 Dốc trung bình(8-15o) 1,237,44 7,59 Thích hợp trồng cây lâu
năm.
4 Sông suối, ao hồ 510,24 3,04
Tổng diện tích 16.769,83 100
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thị xã Đồng Xoài
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 10 MSSV:107108074
1.1.3. Đặc điểm địa chất
Thị xã Đồng Xoài có 3 loại mẫu chất, đá mẹ hình thành đất là đá bazan, đá
phiến sét, mẫu chất phù sa cổ và được phân bố thành 3 khối tập trung [16]:
(1) Đá bazan trên địa bàn không chỉ hình thành ra các đất có chất lượng thích
hợp cho phát triển nông nghiệp, nó còn là nguồn nguyên liệu xây dựng quan trọng:
Đá bazan bao phủ khoảng 3.488,37 ha, chiếm 20,80 % diện tích lãnh thổ, phân bố
tập trung thành khối ở phía Bắc Thị xã; ở xã Tiến Thành, phường Tân Phú và
phường Tân Đồng.
Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxit sắt cao (10-11%), oxit magiê
từ 7-10 %, oxit canxi từ 8-10%, oxit photpho từ 0,5-0,8 %, hàm lượng natri cao hơn
kali một ít. Vì vậy các đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm
đã phát trển một lớp vỏ phong hóa dày trung bình từ 20-30 mét, có nơi dày 40-50
mét và có màu nâu đỏ rực rỡ.
Các đất hình thành trên đá bazan là nhóm đỏ vàng (Ferralsols), các đất này có
chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta. Đá bazan trong thị xã còn
là nguồn vật liệu xây dựng có tính chịu lực rất cao.
(2) Đá phiến sét: trên địa bàn thị xã đá phiến sét có diện tích là 2.136,61 ha,
chiếm 12,74% diện tích toàn thị xã; phân bố thành khối chạy dọc phía Đông thị xã
từ phía Bắc xuống phía Nam, nó có ở các xã Tiến Hưng, phường Tân Xuân, phường
Tân Đồng. Khối đá này thường có địa hình tương đối dốc, chia cắt mạnh. Nó hình
thành ra nhóm đất đỏ vàng, tầng đất thường mỏng và rất mỏng, chất lượng đất kém.
(3) Mẫu đất phù sa cổ: mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pleistocene, bao phủ phần lớn
diện tích tự nhiên thị xã chiếm khoảng 62,58 % diện tích lãnh thổ (khoảng
10.540,53 ha). Tầng dầy của phù sa cổ từ 2-3 đến 5-7 mét, vật liệu của nó màu nâu
vàng, lên sát tầng mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có
cấp hạt cát là chủ yếu (cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình). Các loại đất hình
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 11 MSSV:107108074
thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ, cùng với điều kiện nhiệt đới
gió mùa, mưa lớn và tập trung làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và có
hoạt tính thấp. Phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất đỏ vàng và
nhóm đất xám (Acrisols).
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Thị xã Đồng Xoài thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có
màu đông lạnh.
Khí hậu tỉnh Bình Phước nói chung và thị xã Đồng Xoài nói riêng mang đặc thù
khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau:
- Có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa.
- Khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ
tương tác với cảnh quan địa hình.
- Diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa.
Các đặc điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:
1.1.4.1 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hóa
các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng hóa học
trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong khí quyển càng
nhỏ. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi các chất gây
mùi hôi, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe của nhân dân sinh sống trong
khu vực.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 12 MSSV:107108074
Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài
2008 2009
Cả năm 26,6 26,7
Tháng 1 26,7 24,4
Tháng 2 26,4 26,5
Tháng 3 27 27,9
Tháng 4 28,3 27,7
Tháng 5 26,9 27,2
Tháng 6 27,3 27,2
Tháng 7 26,8 26,4
Tháng 8 26,4 27,5
Tháng 9 26 25,9
Tháng 10 26,6 26,1
Tháng 11 25,4 26,9
Tháng 12 25,6 26,2
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước (2009)
1.1.4.2 Số giờ nắng
Số giờ nắng biểu thị khả năng cung cấp năng lượng mặt trời cho mặt đất, tăng
cường chu trình Cacbon cho thực vật. Xét về mặt môi trường, số giờ nắng cao góp
phần phát tán và chuyển hóa mạnh các chất ô nhiễm trong môi trường tự nhiên.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 13 MSSV:107108074
Tại trạm Đồng Xoài, tổng số giờ nắng trong năm 2009 khoảng 2.543 giờ. Số
giờ nắng bình quân trong ngày là từ 6,2-6,6 giờ, thời gian nắng nhiều nhất vào các
tháng 1,2,3,4 và thời gian ít nắng nhất vào các tháng 7,8,9.
Bảng 1.3 : Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài
Tháng 2005 2006 2007 2008 2009
1 263,4 267 261 222 249
2 220,1 253 241 226 217
3 213,9 239 247 263 265
4 208,9 242 224 251 211
5 205,7 190 204 182 201
6 164,7 145 202 210 197
7 140,1 173 132 188 164
8 121,8 138 152 181 209
9 156.9 171 117 130 131
10 108,5 267 193 207 201
11 196,9 261 185 177 226
12 208,6 260 145 199 272
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước (2005-2009)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 14 MSSV:107108074
1.1.4.3 Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm 2009 từ 81%.
Bảng 1.4: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài
Tháng 2005 2006 2007 2008 2009
1 78,0 67 67 72 69
2 76,0 67 70 67 81
3 77,0 70 66 73 79
4 81,0 70 67 78 82
5 86,0 79 79 85 84
6 88,0 87 83 85 84
7 90,0 86 88 84 87
8 91,0 89 88 86 83
9 90,0 86 89 89 88
10 93,0 76 84 86 87
11 82,0 71 82 85 77
12 78,0 67 77 78 73
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước (2005-2009)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 15 MSSV:107108074
1.1.4.4 Độ bốc hơi
Theo số liệu tại trạm Đồng Xoài lượng bốc hơi hằng năm khá cao từ 1113-1447
mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào khoảng tháng 2,3,4. Do chế
độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa
khô khá lớn.
1.1.4.5 Lượng mưa
Mưa có tác dụng thanh lọc các chất trong không khí và pha loãng các chất ô
nhiễm trong nước. Mưa còn cuốn theo các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặt đất xuống
các nguồn nước. Lượng mưa ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đời sống của nhân
dân. Lượng mưa bình quân năm 2009 tương đối cao (2.905 mm), nhưng phân hóa
theo mùa tạo ra hai mùa rất trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, lượng
mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc
hơi rất cao, nó chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất
cao.
- Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa rất tập trung,
lượng mưa trong 06 tháng này chiếm khoảng 85-90% lượng mưa cả năm
Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài
Tháng 2005 2006 2007 2008 2009
1 103,4 7 0 0,3 4,7
2 55 0 0 58,4 66,9
3 47,1 77 62,6 99,1 64,5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 16 MSSV:107108074
4 251 70 130,9 149 323,3
5 326 246 368,4 342,3 313,3
6 322,2 339 297 156,2 233,1
7 452,6 297 465,5 240,6 404,9
8 513,4 609 552,5 393,4 399,3
9 460,1 296 660,6 607,8 562,6
10 663,1 193 299,7 292,7 459,3
11 133,5 25 177,3 280,1 39,3
12 55,8 0 217,4 77,2 33,5
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước (2005-2009)
1.1.4.6 Gió và hướng gió
Hướng gió chủ đạo từ tháng 7 đến tháng 10 là hướng Tây-Tây Nam, tương ứng
với tốc độ gió là 3-3,6 m/s. Hướng gió chủ đạo từ tháng 11 đến tháng 2 là Bắc –
Đông Bắc tương ứng với tốc độ gió là 3,4 - 4,7m/s.
1.1.4.7 Bức xạ mặt trời
Thị xã Đồng Xoài có bức xạ mặt trời cao hơn so với cả nước: trên 130
kcal/cm2/năm. Thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất cả nước vào tháng 03 và tháng
04, đạt 300-400 calo/cm2/ngày.
1.1.5 Đặc điểm thuỷ văn
Hệ thống thủy văn thị xã Đồng Xoài đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp nguồn nước cho sản xuất và đời sống trong thị xã, trong đó có sông Bé chạy
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 17 MSSV:107108074
theo ranh giới phía Tây thị xã, suối Rạch Rạt phía nam; ngoài ra có suối Cam, suối
Rinh, suối Sam Bring, suối Dríp…và nhiều các sông suối nhỏ. Nhưng sông suối
trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô.
Vì vậy ít có khả năng bù đắp phù sa, hạn chế khả năng cung cấp nước cho sản xuất
và tiêu dùng. Muốn sử dụng nguồn nước này cho sản xuất cần có những đầu tư lớn
vào các công trình thủy lợi.
1.1.6 Đặc điểm sinh thái và đa dạng sinh học
1.1.6.1 Đặc điểm thực vật
Thị xã Đồng Xoài được xem là vùng sinh thái nông nghiệp với cây công
nghiệp dài ngày chiếm ưu thế, bên cạnh đó còn có các loại cây ngắn ngày, cây rừng
tự nhiên, trảng cỏ, cây bụi…
Thành phần thực vật chủ yếu ở đây bao gồm các loại cây trồng dài ngày như:
cây điều, cây hồ tiêu, cây cà phê và cây cao su…
1.1.6.2 Đặc điểm động vật
Các loài động vật quý hiếm chủ yếu tập trung ở các vườn quốc gia. Tại thị xã
Đồng Xoài chỉ có các thành phần nhóm động vật (thú, chim, bò sát, ếch nhái, cá) và
một số loài động vật phiêu sinh, động vật đáy sống ở dưới nước. Các loài động vật
phiêu sinh và động vật đáy tập trung chủ yếu ở Hồ Suối Cam và Hồ Suối Giai.
1.2 Các nguồn tài nguyên
1.2.1 Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai là một tài nguyên tự nhiên quý giá nhất của loài người,
nhưng nó lại là tài nguyên có giới hạn về không gian. Theo kết quả xây dựng bản đồ
đất thị xã Đồng Xoài cho thấy: đất ở đây có 03 nhóm với 07 đơn vị bản đồ đất.
Trong đó:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 18 MSSV:107108074
(1) Nhóm đất xám: có 8.389,26 ha (50,03% diện tích tự nhiên). Nhóm đất xám
có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước. Đất chua, CEC, Cation kiềm trao đổi và
BS thấp (pHH2O 4,8-6,5; pHKCl:4,2-5,5;CEC 8-10 me/100gđất, BS:35-40%. Đất xám
nhìn chung rất nghèo mùn, đạm, lân và kali. Đất xám tuy có độ phì không cao
nhưng nó thích hợp với nhiều loại hình sử dụng đất, kể cả đất xây dựng, nông
nghiệp và lâm nghiệp. Trong nông nghiệp các loại hình sử dụng đất rất phong phú
kể cả các cây dài ngày (cao su, cà phê, điều…)cây ăn quả và nhiều loại cây hàng
năm khác.
(2) Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 7.776,25 ha, chiếm 46,37% diện tích tự
nhiên. Nó được hình thành trên 03 loại đá mẹ và mẫu chất: đá bazan, phiến sét và
mẫu chất phù sa cổ. Các đơn vị đất được trình bày theo các đá mẹ và mẫu chất hình
thành đất.
- Đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan: có 3.488,37 ha, chiếm 20,80% diện tích tự
nhiên. Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi xốp: thịt pha sét tới
sét, cấp hạt sét 45-55%. Đất chua, CEC, cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp,
giàu mùn, đạm, lân và nghèo kali: (pHH2O: 5-6; pHKCl:4-5; CEC: 4-8 me/100 gđ;
BS: 35-40 %. Mùn:1,2-1,8%; N: 0,12-0,2%, P2O5: 0,15-0,25%; K2O: 0,1-0,5%).
Đất đỏ bazan là loại đất có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở Việt
Nam. Nó thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu,
điều, cà phê, các loại cây ăn trái.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có 2.151,26 ha, chiếm 12,83% diện tích tự
nhiên. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Đất chua, CEC, Cation
kiềm trao đổi và BS thấp, nghèo mùn, đạm, lân, kali: (pHH2O: 4,8-5,5; pHKCl:4,2-5;
CEC: 8-10 me/100 gđ; BS: 35-40 %. OC:1,8-2%; N: 0,15-0,16%, P2O5: 0,05-
0,08%; K2O: 0,3-0,5%). Đất này tuy có độ phì không cao nhưng nó thích hợp với
nhiều loại cây trồng , kể cả các cây dài ngày (cao su, cà phê, tiêu, điều…,cây ăn
trái) và nhiều loại cây hàng năm.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 19 MSSV:107108074
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): có 2.136,61 ha (12,74% diện tích tự nhiên.
Đất có thành phần cơ giới thịt từ trung bình đến nặng, cấu tượng tảng cục sắc cạnh,
chặt. Đất chua, CEC, cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp, mùn, đạm trung bình,
nghèo lân và nghèo kali: (pHH2O: 4,5-5; pHKCl: 4-4,5; CEC: 4-8 me/100 gđ; BS: 30-
40 %. OC:1,2-1,5%; N: 0,1-0,15%, P2O5: 0,05-0,06%; K2O: 0,1-0,5%). Đất này
nhìn chung có độ phì nhiêu thấp, tầng đất thường mỏng và có độ dốc cao nên ít có
khả năng sử dụng cho nông nghiệp, phần nhiều sử dụng cho lâm nghiệp.
(3) Nhóm đất dốc hội tụ: có 94,08 ha, chiếm 0,56% diện tích tự nhiên. Đất hình
thành ở địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực đồi núi cao
xung quanh. Nhìn chung các đất tụ có độ phì nhiêu tương đối khá nhưng chua. Địa
hình thấp trũng khó thoát nước, nên nó chỉ thích hợp trồng các cây hàng năm như
lúa, hoa màu lương thực, nuôi trồng thủy sản.
1.2.2 Tài nguyên nước
1.2.2.1 Nước mặt
Trên địa bàn thị xã Đồng Xoài có sông Bé, suối Rạt và một số các suối nhỏ
chảy qua.
- Sông Bé chảy dài dọc theo trung tâm tỉnh Bình Phước theo hướng Bắc-Nam
chảy qua các huyện Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, thị xã Đồng Xoài và chảy
về tỉnh Bình Dương. Trên dòng sông Bé đã quy hoạch 04 công trình thủy lợi lớn
theo 04 bậc thang: Thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sóc Phu Miêng và Phước Hòa.
Hiện nay công trình thủy điện Thác Mơ (1,47 tỷ m3) đã đưa vào sử dụng từ năm
1995. Công trình Cần Đơn, Sóc Phu Miêng, cũng được đưa vào sử dụng và công
trình Phước Hòa đang trong giai đoạn thi công. Trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, sông
Bé cũng chạy từ Bắc xuống phia Nam dọc theo phía Tây thị xã; là ranh giới giữa thị
xã Đồng Xoài và huyện Hớn Quản, Chơn Thành. Suối Cam và suối Sông Rinh là
hai nhánh của sông Bé thường cạn vò mùa khô và ngập sâu vào mùa mưa.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 20 MSSV:107108074
- Suối Rạt là ranh giới giữa Thị xã Đồng Xoài và huyện Đồng Phú. Suối này có
nước ngập sâu vào mùa mưa, nhưng tương đối cạn kiệt vào màu khô nên có tác
dụng thấp trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Về nguồn nước của các hồ, đập, bàu: Trên địa bàn Thị xã hiện có 07 hồ chứa
nước gồm: Hệ thống hồ suối Cam ở Tân Phú, Tiến Thành có diện tích sử dụng
khoảng 133,42 ha; Vùng ngập Hồ Phước Hòa ở Tân Thành 243 ha; 05 bàu ở xã Tân
Thành với diện tích 9,5 ha. Hồ suối Cam phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất cho thị
xã, các bàu đập còn lại phục vụ chính cho nông nghiệp. [16]
Nhìn chung hệ thống sông suối thị xã Đồng Xoài tương đối nhiều với mật độ
khoảng 0,7-0,8 km/km2 . Nhưng sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn
trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy nó ít có khả năng bù đắp phù sa ,
hạn chế khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Muốn sử dụng được
nguồn nước này cho sản xuất cần có những đầu tư lơn vào các công trình thủy lợi.
1.2.2.2 Nước ngầm
Theo bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Sông Bé (cũ) thành lập năm 1995 của liên
đoàn Địa chất 6 cho thấy nước ngầm trong vùng có các tầng chứa nước sau:
- Tầng chứa nước bazan (QI-II) phân bố trên quy mô khoảng 348 km2, lưu
lượng tương đối khá 0,5-16 l/s. Tuy vậy, do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ
khoan, khai thác nước không cao.
- Tầng chứa nước Pleistocene (QI-III), phân bố ở phía Nam của thị xã. Đây là
tầng chứa nước có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt.
- Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15l/s, phân bố ở trung tâm thị xã
Đồng Xoài. Có chất lượng tốt.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 21 MSSV:107108074
Ngoài ra có các tầng chứa nước Mezozoi (M2) phân bố ở vùng đồi thấp (100-
250m). Nước ngầm đã và đang được khai thác phục vụ dân sinh và tưới cho một số
cây trồng như tiêu và cây ăn trái.
1.2.3 Tài nguyên rừng
Trước đây, Thị xã Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung là vùng
có tài nguyên rừng phong phú nhất vùng Đông Nam Bộ, nhưng đến nay phần lớn
diện tích đất rừng rừng đã khai thác chuyển sang sử dụng cho mục đích nông nghiệp
và các mục đích phi nông nghiệp.
Theo thống kê, hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp sau khi rà soát và quy hoạch
lại 03 loại rừng (phân viện điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ thực hiện, 2007) thì
hiện nay trên địa bàn thị xã không còn đất lâm nghiệp.
1.2.4 Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 20 loại khoáng sản thuộc 04 nhóm: nguyên
liệu phân bón, kim loại, phi kim loại và đá quý. Trong đó có nguyên liệu xây dựng
(đá, cát, sét, laterit, puzơlan), kaolin, đá vôi…là khoáng sản có triển vọng và quan
trọng nhất của tỉnh. Tuy nhiên, thị xã Đồng Xoài rất nghèo về khoáng sản, chỉ phát
hiện đá sỏi làm vật liệu xây dựng và san lấp, rãi rác ở một số nơi như phường Tân
Đồng, xã Tiến Hưng, xã Tân Thành. Các điểm mỏ gồm: sét gạch ngói có 11 điểm,
phân bố tại thị xã Đồng Xoài, Đồng Phú, Bù Gia Mập, trữ lượng 23,9 triệu m3, chất
lượng đạt trung bình.
1.2.5 Tài nguyên nhân văn
Đồng Xoài, trước ngày giải phóng còn gọi là Đông Luân, án ngữ các ngã tư
quốc lộ 13 và 14 nối Tây Nguyên, Nam Trung Bộ với Đông-Tây Nam Bộ,
Campuchia và là cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn. Vì thế Đồng Xoài là vị trí chiến
lược quan trọng. Mỹ-Ngụy xây dựng chi khu quân sự Đồng Xoài với các sân bay,
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 22 MSSV:107108074
bãi pháo, xe tăng, công sự ngầm cố thủ, có các “ấp chiến lược”ken dầy nối liền với
các chi khu quân sự Phước Long, khu “mắt thần” ra-đa Bà Rá, tạo thành vành đai
phòng thủ “ bất khả kháng” để bảo vệ Sài Gòn.
1.3 Thực trạng môi trường
Tỉnh Bình Phước nói chung, Đồng Xoài nói riêng có các vùng sinh thái đặc
trưng của vùng Đông Nam Bộ. Bình Phước có tài nguyên thiên nhiên khá phong
phú, khoảng hơn 20 năm trước toàn tỉnh có trên 80% diện tích được rừng bao phủ,
rừng giàu về trữ lượng gỗ và đa dạng sinh học. Hiện nay do mở rộng đất nông
nghiệp, các khu dân cư, đặc biệt do nạn phá rừng nên gần 40.000 ha đến nay chỉ còn
khoảng 165.000 ha, song chất lượng rừng suy giảm.
Nguồn nước khá dồi dào, nằm ở vùng thượng lưu và trung lưu sông Bé, mạng
lưới sông suối phân bố khá đông đều, đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp. Đặc biệt sông Bé có tiềm năng thủy điện lớn nên hiện nay và tương lai
nhiều nhà máy thủy điện đã và sẽ được xây dựng (Cần Đơn, Thác Mơ, Sork Phu
Miêng…). Tuy vậy chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm đang bị ảnh hưởng
tiêu cực do mất rừng, xói mòn đất gia tăng, chất thải từ các khu dân cư, các cơ sở
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hóa chất bảo vệ thực vật.
Quá trình tăng trưởng dân số, công-nông nghiệp và dịch vụ cũng đặt ra nhiều
vấn đề môi trường cần giải quyết. Ngoài các vấn đề suy giảm tài nguyên sinh vật,
chất lượng nước; các vấn đề môi trường đô thị (chất thải rắn, nước tải, khí thải, cây
xanh,…); môi trường nông thôn (chất thải rắn, nước thải từ chăn nuôi hộ gia
đình,…) ngày càng đáng quan tâm.
Môi trường thị xã Đồng Xoài nhìn về góc độ ô nhiễm do công nghiệp đô thị và
sinh ra thì có thể còn thấp. Nhưng Đồng Xoài là một thị xã non trẻ, lại trung tâm
hành chính của tỉnh Bình Phước tương lai dân cư sẽ tập trung đông đúc, các khu
công nghiệp dịch vụ sẽ không ngừng được mọc lên. Vì vậy vấn đề ô nhiễm môi
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 23 MSSV:107108074
trường là rất khó tránh khỏi. Tuy vấn đề ô nhiễm không khí chưa được chú trọng so
với vấn đề ô nhiễm do nước và rác thải. Nhưng đây là vấn đề rất khó kiểm soát, đòi
hỏi phải có biện pháp phòng ngừa trước khi nó gây hậu quả nghiêm trọng.
1.4 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.4.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Theo giá cố định năm 1994:
- Năm 2000, tổng giá trị sản xuất (GTSX) đạt 198,41 tỷ đồng, trong đó khu
vực I (ngành nông-lâm-ngư) đạt 65,17 tỷ đồng, chiếm 32,85% tổng giá trị sản xuất
của thị xã; khu vực II(công nghiệp-xây dựng) đạt 32,21% tỷ đồng, chiếm 16,24% và
khu vực III (dịch vụ) đạt 101,03 tỷ đồng chiếm 50,92%.[17]
- Năm 2005, tổng GTSX đạt 381,59 tỷ đồng, trong đó khu vực I (ngành nông-
lâm-ngư) đạt 119,35 tỷ đồng, chiếm 31,28% tổng giá trị sản xuất của thị xã; khu
vực II(công nghiệp-xây dựng) đạt 63,77 tỷ đồng, chiếm 16,71% và khu vực III
(dịch vụ) đạt 198,47 tỷ đồng chiếm 52,01%.[17]
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 24 MSSV:107108074
Bảng 1.6: Giá trị sản xuất 2000-2005-2009 (theo giá cố định 1994)
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Danh mục
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
Tổng số 198,41 100 381,59 100 492 100
Khu vực I (N-L-Ngư
nghiệp)
65,17 32,85 119,35 31,28 55,9 11,36
Khu vực II (CN-
TTCN-XD)
32,21 16,24 63,77 16,71 181 36,79
Khu vực III (TM-
DV-Vận tải)
101,03 50,92 198,47 52,01 255,1 51,85
Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu TX Đồng Xoài lần thứ III
- Năm 2009, tổng GTSX đạt 492 tỷ đồng, trong đó khu vực I đạt 55,9 tỷ đồng,
chiếm 11,36% tổng giá trị sản xuất của thị xã; khu vực II đạt 181 tỷ đồng, chiếm
36,79% và khu vực III đạt 255,1 tỷ đồng chiếm 51,85%.Tổng giá trị gia tăng từ
198,41 tỷ đồng năm 2000 lên 492 tỷ đồng năm 2009; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
16% /năm thời kì 2001-2009, trong đó khu vực I đạt 6%/năm, khu vực II đạt
18%/năm và khu vực III đạt 20%/năm.
- Năm 2010, Tổng giá trị sản xuất 1.330 tỷ đồng, tăng 15,83% so với năm 2009
tỷ đồng. Tổng giá trị tăng thêm 576 tỷ đồng, tăng 17,1% so vói năm 2009. Tổng giá
trị sản xuất khu vực I 99,5 tỷ đồng, đạt 103,8% và tăng 6,98% so với năm 2009;
khu vực II 605,5 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2009; khu vực III 625 tỷ đồng,
đạt 102,6% và tăng 19,5% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 17,1% đạt
104% so với kế hoạch.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 25 MSSV:107108074
Về động thái tăng trưởng kinh tế; nhìn chung kinh tế của thị xã tăng trưởng khá
cao trong giai đoạn 2000-2010, thấp nhất cũng đạt hơn 14%/năm. Tăng trưởng của
khu vực I tương đối ổn định và giảm. Tuy nhiên, tăng trưởng của khu vực II và III
có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: trong năm 2009, khu vực III đóng góp lớn
nhất và tăng trưởng kinh tế của Đồng Xoài (khoảng 52.1%), kế đến là khu vực II
(36,2%) và thấp nhất là khu vực I (11,7%).
1.4.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn năm 2009 là: Thương mại - Dịch vụ 51, 85%, Công
nghiệp - Xây dựng: 36,79% và Nông-Lâm nghiệp 11,36%.
Khi mới thành lập, quy mô nền kinh tế của hị xã Đồng Xoài còn rất nhỏ bé, với
cơ cấu: Nông nghiệp - Thương mại, Dịch vụ - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đến năm 2009 quy mô GDP trên địa bàn Thị xã đã đạt con số 1.500 tỷ đồng, với cơ
cấu: Thương mại - Dịch vụ 51, 85%, Công nghiệp-Xây dựng: 36,79% và Nông-
Lâm nghiệp 11,36%. Có thể nói trong giai đoạn 1999-2009 cơ cấu kinh tế của thị xã
có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng Thương mại-Công nghiệp. Tỷ trọng các
ngành kinh tế phi nông nghiệp tăng rất mạnh và tương ứng là giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp. [16]
1.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1.4.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong hai năm 2009, 2010 sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm,
ngư nghiệp không đáng kể, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, mục tiêu là phát triển
cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là cây cao su.
a. Ngành trồng trọt: tổng DT gieo trồng năm 2010 trên địa bàn thị xã là 10.753
ha; Diện tích gieo trồng năm 2005 đạt 8.468,4 ha, năm 2006 đạt 10.186,2 ha, năm
2007 đạt 9.743,2 ha, năm 2008 đạt 9.599,4 ha; năm 2009:10.904 ha. Năm 2009 diện
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 26 MSSV:107108074
tích cây cao su chiếm 46, 59% diện tích cây lâu năm; và tương ứng năm 2010 chiếm
46%. Một số cây trồng chính: cây lúa, cây bắp, cây thực phẩm các loại…[16]
b. Chăn nuôi: xét về qui mô đàn có nhận xét như sau:
- Về đàn trâu: từ năm 2005 đến năm 2009 tổng đàn tăng giảm thất thường.
Năm 2009 có 151 con, năm 2007 có 208 con, năm 2010 có 156 con. Như vậy so
năm 2010 với năm 2005 giảm 28 con.[16]
- Về đàn bò: năm 2005 có 1972 con, tăng giảm thất thường, năm 2006 là năm
đạt cao nhất có 2522 con, sau đó giảm dần và đến năm 2009 đạt 2.121 con, năm
2010 là 11.185 con. Như vây năm 2010 tăng so với năm 2005 là 2.178 con.[16]
1.4.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp-xây dựng
Trong giai đoạn 2006-2010, nhìn chung giá trị sản xuất của khu vực II tăng rất
nhanh. Xét theo giá cố định năm 1994 thì giá trị sản xuất năm 2010 (283 tỷ đồng),
tăng gấp 4,4 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 2006-2010
là 18% cao hơn tốc độ tăng của toàn thị xã (16%). Xét về cơ cấu thì cơ cấu của khu
vực II trong nền kinh tế của thị xã trong giai đoạn vừa qua chuyển dịch khá ổn định
và khá cao.[16]
Trong khu vực II , tính theo giá hiện hành thì giá trị sản xuất công nghiệp năm
2009 đạt 394,06 tỷ đồng, gấp 3,9 lần năm 2005 (99,912 tỷ đồng). Như vậy, trong
giai đoạn 2006 - 2010, ngành công nghiệp tăng khá nhanh về tỉ trọng trong khu vực
II.[16]
Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành công nghiệp
đạt 50,3%.
Ngành công nghiệp của thị xã có điểm xuất phát thấp. Trong những năm gần
đây, nhịp độ phát triển công nghiệp tăng lên, hình thành các khu sản xuất công
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 27 MSSV:107108074
nghiệp với quy mô cao. Số lượng lao động trong sản xuất công nghiệp cũng tăng
cao.
Hiện nay trên địa bàn thị xã đã hình thành và phát triển các ngành công nghiệp
như: công nghiệp chế biến nông lâm sản và đồ uống, công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may, da dày, công nghiệp sản xuất
phân phối điện nước. Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản và
đồ uống đang là ngành công nghiệp chiếm ưu thế về chiếm lĩnh thị trường trong
nước và xuất khẩu do phát huy được thế mạnh nguồn nguyên liệu sẵn có của địa
phương. Tuy nhiên, song song với phát triển công nghiệp là vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí, nước, hiện nay tại các khu vực có cơ sở sản xuất công nghiệp.
Hiện nay tại Khu công nghiệp Đồng Xoài ( gồm các khu: khu công nghiệp Tân
Thành, khu công nghiệp Đồng Xoài II, khu công nghiệp Đồng Xoài III, khu công
nghiệp Đồng Xoài IV, có Khu công nghiệp Tân Thành đã đi vào hoạt động.
Mặc dù trên địa bàn thị xã đã được quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp nhưng hiện nay số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn mang tính tự
phát, nằm rải rác trong các khu dân cư, hình thành không theo quy hoạch tổng thể
vẫn còn khá nhiều, công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải hầu
như không có hoặc có nhưng không đạt yêu cầu, đang gây áp lực lớn lên môi
trường.
Hậu quả của ô nhiễm công nghiệp là vô cùng to lớn, việc khắc phục ô nhiễm
môi trường rất phức tạp và tốn kém, do đó ngay từ bây giờ các cấp, các ngành, các
cơ sở sản xuất phải có biện pháp hữu hiệu trong phát triển công nghiệp đi đôi với
bảo vệ môi trường.
1.4.2.2 Khu vực kinh tế dịch vụ
Giá trị sản xuất của khu vực III có tộc độ tăng trưởng cao hơn so với giá trị sản
xuất cảu toàn nền kinh tế Thị xã. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 28 MSSV:107108074
của khu vực III cũng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của khu vực II, đạt 20%.
Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ cũng tăng nhanh trong 05 năm trở lại đây.
Năm 2005 đạt 198,47 tỷ đồng. Năm 2010 đạt 297 tỷ đồng (tăng gấp 1,5 lần so với
năm 2005). .[16]
1.4.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Hiện trạng dân số [17]:dân số trung bình toàn Thị xã tính đến ngày 31/12/2009
là 81.665 người, trong đó: nam là 39.885 người và nữ là 41.680, mật độ dân số bình
quân là 487 người/km2. Tổng số hộ: 19.923 hộ, qui mô hộ bình quân 4,1 người/hộ.
Tốc độ tăng dân số thời kỳ 2005-2009 trung bình hằng năm không ổn định, tỷ lệ
tăng bình quân 5,5%/năm. Tăng dân số tự nhiên ở mức trung bình. Năm 2005, tăng
tự nhiên là 16,7‰ và năm 2010 là 15,6‰.
Dân cư tập trung khu vự trung tâm thị xã và dọc theo Quốc lộ 14; còn lại rãi rác
theo các trục đường trong xã, phường.
Tổng số lao động trong độ tuổi là 48.038 người, số lao động thực tế có tham gia
lao động là 41.850 người (chiếm 87%), số lao động không tham gia lao động có
6.188 người (chiếm 13%). Trong đó số lao động có tham gia lao động khu vực I là
22.072 người (chiếm 52,74% tổng số lao động), lao động khu vực II là 4.655 người
(11,12%) và lao động khu vực III là 15.123 người (36,14%).
Bảng 1.7: Đặc điểm dân số qua các năm
ĐVT Diễn biến qua các năm
T
T
Hạng mục
2005 2006 2007 2008 2009
Dân số
Dân số trung bình 65.878 67.743 70.920 75.633 81.665
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 29 MSSV:107108074
- Thành thị Người 40.578 41.160 42.549 46.499 52.017
- Nông thôn Người 25.300 26.574 28.371 29.184 29.648
Tổng số hộ 15.685 16.601 17.392 18.538 19.923
- Thành thị Hộ 9.661 10.088 10.429 11.385 12.557
- Nông thôn Hộ 6.024 6.513 6.954 7.153 7.366
Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,67 1,7 1,73 1,65 1,7
Mật độ dân số
Mật độ chung Ng/km2 393 404 423 451 487
Thành thị Ng/km2 4.082 4.140 4.280 4.672 5.233
Nông thôn Ng/km2 342 359 384 395 401
I
Lao động
Tổng số lao động
trong độ tuổi
Người 38.541 40.010 41.718 44.490 48.038
Lao động làm việc
trong nền kinh tế
Người 32.112 33.608 36.269 39.218 41.850
- Khu vực I Người 17.437 18.249 19.168 20.441 22.072
- Khu vực II Người 2.890 3.025 3.698 4.533 4.655
- Khu vực III Người 11.785 12.334 13.133 14.244 15.123
Nguồn: UBND thị xã Đồng Xoài
Thu nhập bình quân đầu người (tính theo giá thực tế): nhờ kinh tế tăng trưởng
khá nhanh trong thời gian qua nên thu nhập bình quân đầu người của thị xã cũng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 30 MSSV:107108074
tăng nhanh đạt 18,5 triệu đồng/ người năm 2009. Năm 2010, thu nhập bình quân
đầu người 21,9 triệu đồng (tương đương 1.197 USD), đạt 101,86% so với kế hoạch,
tăng 18,38% so với năm 2009.
1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Đồng Xoài là nơi tập trung phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, là nơi
thỏa mãn các nhu cầu giai lưu hàng hóa, giao lưu văn hóa, là nơi đặt bộ máy của
chính quyền tỉnh.
Theo số liệu kiểm kê năm 2010 của phòng TN & MT thị xã Đồng Xoài, đất ở
có diện tích 553,28 ha, trong đó đất ở tại nông thôn 196,88 ha, đất ở tại đô thị 356,4
ha.
Đất ở tại đô thị: năm 1997, đô thị Đồng Xoài đã được quy hoạch, đến năm
2002 tiếp tục điều chỉnh lại đồ án quy hoạch đô thị và đến năm 2006 lại tiếp tục
điều chỉnh, hiện nay đô thị Đồng Xoài đang quy hoạch điều chỉnh mở rộng, điều
này cho thấy tốc độ xây dựng, đô thị hóa ở Đồng Xoài rất nhanh. Hiện nay, trên địa
bàn thị xã, các khu chức năng hành chính, làm việc của các cấp đã hoàn chỉnh và
đang hoạt động tốt. Hiện tại trên địa bàn thị xã đã đang triển khai xây dựng các khu
dân cư, tái định cư ở phường Tân Phú, Tân Bình, Tân Xuân, xã Tiến Thành,... Tốc
xây dựng khu dân cư khá chậm, dẫn tới việc ổn định chỗ ở cho người dân đang
phức tạp. Theo quy hoạch chung đô thị Đồng Xoài, trong tương lai, gần như một
diện tích lớn đất nông nghiệp của thị xã sẽ chuyển sang cho phát triển các khu dân
cư, chuyên dùng. Đây cũng là một tất yếu phát triển kinh tế xã hội của thị xã nói
riêng và toàn tỉnh nói chung.
Đất ở tại nông thôn: khu dân cư nông thôn có 03 dạng phân bố, trong đó phần
nhiều phân bố theo các trục đường giao thông.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 31 MSSV:107108074
(1) Dạng tập trung thành cụm, điểm dân cư bao gồm các điểm trung tâm xã,
trung tâm cụm xã, tụ điểm các giai lộ chính, hình thành các ấp. Phân bố dân cư dạng
này chiếm tỷ lệ khoảng 40-45% tổng số nhà ở.
(2) Dạng tuyến: phân bố dọc theo hai bên trục đường giai thông, dạng này
chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 50% tổng số nhà ở.
(3) Dạng phân tán: các nhà ở phân bố rãi rác trong đất sản xuất nông, lâm
nghiệp, vói các phương thức tiện canh, tiện cư. Dạng này chiếm khoảng 5-10% tổng
số nhà ở.
1.4.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
1.4.5.1 Giao thông
Mạng lưới giao thông thị xã trong những năm gần đây đã phát triển khá mạnh,
hệ thống đường đô thị đã được nâng cấp và làm mới khá nhiều. Hiện nay trên địa
bàn thị xã đã hình thành 02 tuyến giao thông đối ngoại vuông góc với nhau là Quốc
lộ 14 và đường ĐT 741 đã hoàn thiện với quy mô 4-6 làn xe, mặt đường bê tông
nhựa, lộ giới 42-57 m. Một số đường trục chính của các xã, phường đã được hình
thành với chiều rộng mặt đường 9-20 m. Mạng lưới đường bộ có đường nhựa tới tất
cả các phường, xã.
- Trên địa bàn thị xã có 1 tuyến Quốc lộ 14 chạy qua, là tuyến nối liền TP. Hồ
Chí Minh - Đồng Xoài - các tỉnh Tây Nguyên. Đoạn chạy qua thuộc địa bàn thị xã
có chiều dài 17,7 km, đã trải thảm bê tông nhựa.
- Các tuyến liên vùng, tỉnh gồm: Đường ĐT 741: chạy hướng Nam - Bắc từ
Phú Giáo - Bình Dương đi Phước Long, đã được nâng cấp, mặt đường rộng 42-
60m, mặt đường nhựa bê tông, đoạn qua thị xã dài 11,1 km. Ngoài ra còn có các
tuyến ĐT 753 (đường Lê Quý Đôn), tuyến Tiến Hưng - Bình Dương.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 32 MSSV:107108074
Năm 2010, Đầu tư xây dựng 22,014 km đường giao thông nông thôn (bê tông
nhựa, bê tông xi măng, sỏi đỏ) với tổng kinh phí 10,8 tỷ đồng (trong đó: Nhà nước
5,8 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 2 tỷ đồng và vận động doanh nghiệp 3 tỷ đồng).
Hơn 307,82 km đường nội thị, đường xã, một số đã được nâng cấp nhựa, còn lại
là đường cấp phối với mặt đường rộng từ 10-20 m, đảm bảo thuận tiện cho người
dân đi lại.
Đối với các tuyến đường khác, nhiều tuyến đường đã được mở rộng nâng cấp,
đạt tiêu chuẩn cấp IV, nhưng do khả năng tài chính của tỉnh và thị xã còn hạn chế vì
thế, chưa thể nâng cấp, gia cố một số tuyến đường ở khu vực phí Đông thị xã, đây là
khu vực có lượng xe tải vận chuyển hàng nông sản rất lớn, do đó những tuyến
đường này vào mùa mau thường sạt lở gây khó khăn cho giao thông.
1.4.5.2 Ngành cấp thoát nước
Hệ thống cấp nước sạch thị xã Đồng Xoài do công ty cấp nước quản lý gồm có
1 nhà máy nước với công suất 4.800 m3/ngày/đêm, lấy nước hồ suối Cam, chỉ đáp
ứng được khoảng 22% nhu cầu dùng nước của người dân thị xã, hệ thống cấp nước
thị xã Đồng Xoài được xây dựng năm 1997, tình hình nhà máy và mạng lưới phân
phối ngày càng xuống cấp nên gây ra tổn thất rất nhiều. Lượng nước thất thoát là
1.200 m3/ngày (25%).[17]
Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch ở thị xã năm 2009 là 91%; năm 2010
là 96,5%. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch ở thị xã năm 2009 là 80%;
năm 2010 là 83%. Nhìn chung hệ thống cấp nước hiện tại vừa đủ phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã., trong tương lai với sự phát triển mạnh
các khu dân cư; khu công nghiệp, khu du lịch cần phải xây dựng thêm hệ thống cấp
nước để đảm bảo cấp nước cho các công nghiệp, vùng đô thị mới.[17]
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 33 MSSV:107108074
1.4.5.3 Thu gom và xử lý rác thải
Thị xã Đồng Xoài đã có 01 khu xử lý chất thải tập trung do công ty cổ phần môi
trường Bình Phước xây dựng (xử lý rác thải ở các khu vực gồm huyện Phước Long
(cũ), huyện Bù Đăng, huyện Đồng Phú và thị xã Đồng Xoài) tại phường Tân Xuân.
Công suất 100 tấn/ngày.
Hàng ngày có các đơn vị thu gom ở các địa điểm (đã nói trên) về nhà máy xử lý
rác. Hầu hết lượng rác được thu gom triệt hàng ngày đảm bảo môi trường sạch sẽ và
không gây ô nhiễm.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 34 MSSV:107108074
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ
ĐỒNG XOÀI
2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí thị xã Đồng Xoài
2.1.1 Nguồn tự nhiên
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
Đặc biệt tại các khu nghĩa địa cũng thải ra không khí một lượng đáng kể.
2.1.2 Nguồn thải nhân tạo
2.1.2.1 Nguồn thải công nghiệp
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
• Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí.
• Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và
thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Nền công nghiệp ở thị xã Đồng Xoài ngày ngày càng phát triển tạo ra nhiều sản
phẩm hàng hóa cho xã hội. Các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên với số lượng
nhiều, qui mô lớn làm thay đổi cả bộ mặt xã hội theo cả hai chiều tích cực và tiêu
cực, trong đó phải kể đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Hoạt động của
công nghiệp tăng cao sẽ kéo theo việc tăng chất thải vào môi trường khí. Nguồn thải
gây ô nhiễm của các ngành công nghiệp ở thị xã Đồng Xoài gồm:
a. Ngành công nghiệp chế biến
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 35 MSSV:107108074
- Ngành công nghiệp chế biến hạt điều: Hiện đang phát triển mạnh trên địa bàn thị
xã trong những năm gần đây do tận dụng thế mạnh nguồn nguyên liệu từ địa
phương. Các nhà máy chế biến hạt điều sử dụng củi làm nguyên liệu đốt trong quá
trình sản xuất nên thải ra lượng bụi vào môi trường không khí. Và quá trình bóc vỏ
lụa cũng thải ra lượng bụi tuy không đáng kể nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe
của công nhân. Đặc biệt, một số những cơ sở sản xuất nhỏ tự phát vẫn dùng công
nghệ thô sơ để chao điều trong quá trình sản xuất mà không có hệ thống xử lý khí
thải, đã thải ra môi trường một lượng các chất có nguy cơ ô nhiễm cao như: CO,
SO2, NO2, bụi ...Bảng 2.1 là kết quả phân tích chất lượng không khí trong công ty
Trách nhiệm hữu hạn sản xuất - thương mại (TNHH SX-TM) chế biến hạt điều Sơn
Thành, thị xã Đồng Xoài.
Bảng 2.1: Chất lượng không khí tại công ty TNHH SX-TM Sơn Thành,
phường Tân Thiện
Chất lượng không khí
KK1
KK2
TCVS
3733/2002/
QĐ-BYT
1. SO2 Mg/m3 2,28 1,86 10
2. NO2 Mg/m3 1,13 1,08 10
3. CO Mg/m3 3,73 2,8 40
4. Bụi lơ lửng (TSP) 01 h Mg/m3 2,46 1,84 8
5. Độ ồn dBA 70,6-71,7 65,2-67,1 85
Nguồn: Công ty tư vấn và thẩm định Môi trường Vinacotrol, 2010
Ghi chú: KK1: Khu vực giữa xưởng sản xuất;
KK2: Khu vực nhà kho
TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
Nhận xét: Nhìn chung đặt trưng ô nhiễm không khí phát sinh trong ngành chế biến
hạt điều là độ ồn khá cao, chủ yếu sinh ra từ máy móc trong công đoạn chẻ vỏ hạt
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 36 MSSV:107108074
điều để lấy nhân. Ngoài ra các thông số khí thải khác còn khá thấp so với tiêu
chuẩn.
- Ngành chế biến mủ cao su: toàn thị xã có 18 cơ sở sản xuất các sản phẩm từ
cao su (Niên giám thống kê 2009). Các nhà máy chế biến mủ cao su tạo các sản
phẩm từ mủ cao su (găng tay y tế, nệm, ghế …). Các quá trình bảo quản mủ cao su
dùng amoniac (NH3) trước khi vận chuyển tới nơi chế biến, khí thải phân hủy từ mủ
cao su lâu ngày, sử dụng lò hơi để gia nhiệt,...làm phát sinh CO, NO2, SO2, NH3,
bụi, mùi hôi.
Nguyên tắc sản xuất các sản phẩm từ cao su là từ cao su sống đem nghiền trộn với
chất phụ gia tạo hỗn hợp đồng nhất trước khi đưa vào khuôn ép thực hiện quá trình lưu
hóa. Những hóa chất hay phụ gia cho quá trình hình thành sản phẩm cao su rất phức tạp
bao gồm: [3, tr.729-730]
+ Lưu huỳnh: là phi kim tồn tại dưới dạng bột, không tan trong nước nhưng là
nguyên liệu dễ cháy và dễ thăng hoa trong tự nhiên.
+ Chất xúc tiến: được đưa vào sản phẩm cao su với tỷ lệ 0,62 - 0,64%. Có nhiều
dạng chất xúc tiến khác nhau nhưng về cơ bản đều là những chất có dạng amin hay
carbamat hữu cơ mạch vòng. Các chất này tồn tại ở dạng rắn và có mùi đặc trưng.
+ Chất làm giảm khả năng ôxi hóa sản phẩm: còn gọi là chất chống lão hóa, được sử
dụng với khối lượng lớn trên 3,5%. Hầu hết chúng là những sản phẩm hữu cơ dạng dẫn
xuất của phenol có khả năng làm giảm hoặc ngăn ngừa quá trình ôxi hóa hoặc sự xâm
nhập của nước, thông thường tồn tại dưới dạng bột rắn.
+ Các chất độn và dầu hóa dẻo, chất làm mềm, axit stearic, chất chống tự lưu… tổng
các chất này vào khoảng 20% so với cao su. Trong số này thì kẽm ôxit được sử dụng
nhiều nhất, khoảng 8% so với lượng cao su. Ôxit kẽm là chất dễ phát tán vào môi trường
không khí do nhẹ và cũng là chất tương đối hoạt động trong môi trường không khí.
Trong trường hợp chế tạo sản phẩm cao su chịu lực cao và chống mài mòn thì lượng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 37 MSSV:107108074
muội than sử dụng khoảng 60% so với lượng cao su. Muội than có đặc tính là rất mịn và
nhẹ nên là tác nhân ô nhiễm môi trường không khí quan trọng.
+ Xăng công nghệ: được sử dụng cở 2,5% trên tổng lượng sản phẩm. Xăng công
nghệ là chất dễ bay hơi, dễ cháy, nhiệt độ sôi khoảng 80-110 0C, hàm lượng lưu huỳnh
nhỏ hơn 0,025%, hàm lượng hidrocacbon nhỏ hơn 3%.
Các loại dung môi được sử dụng với khối lượng lớn trước khi lưu hóa và sẽ chuyển
hoàn toàn vào môi trường không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân tiếp
xúc. Đối với cơ sở sử dụng xăng pha chì thì khả năng ô nhiễm không khí càng lớn. Bảng
2.2 trình bày các thông số chất lượng môi trường không khí của cơ sở chế biến mủ cao su
của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Phú Xuân:
Bảng 2.2a: Kết quả phân tích môi trường không khí của DNTN Phú
Xuân, phường Tân Xuân
(Bên ngoài xưởng sản xuất)
Chất lượng không khí Đơn vị KK1
QCVN
05:2009/BTNMT
1. SO2 μ g/m3 180 350
2. NO2 μ g/m3 60 200
3. CO μ g/m3 8600 30000
4. NH3 μ g/m3 40 -
5. H2S μ g/m3 5 -
6. Bụi lơ lửng (TSP) 01 h μ g/m3 102 300
7. Độ ồn dBA 52-54 70(**)
Nguồn: Công ty tư vấn và thẩm định Môi trường Vinacotrol, 2010
Ghi chú:
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh
(**) QCVN 26:2010/BTNMT : Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 38 MSSV:107108074
KK1: Khu vực gần cổng công ty cách 3m theo hướng gió
Bảng 2.2b: Kết quả phân tích môi trường không khí của DNTN Phú
Xuân, phường Tân Xuân
(Bên trong xưởng sản xuất)
Chất lượng không khí Đơn vị KK2
TCVS
3733/2002/QĐ-BYT
1. SO2 mg/m3 0,16 10
2. NO2 mg/m3 0,12 10
3. CO mg/m3 2,8 40
4. NH3 mg/m3 1,26 25
5. H2S mg/m3 1,032 15
6. Bụi lơ lửng (TSP) 01 h mg/m3 0,43 8
7. Độ ồn dBA 67-69 85
Nguồn: Công ty tư vấn và thẩm định Môi trường Vinacotrol, 2010
Ghi chú:
KK2: Khu vực giữa xưởng sản xuất
TCVS 3733/2002/QĐ-BYT : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
Nhận xét: Nhìn chung ngành sản xuất mủ cao su thường phát sinh ra các khí có
mùi hôi cao (khí NH3 và H2S), tuy nồng độ còn tương đối thấp nhưng khi tiếp xúc
lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Nồng độ các khí này bên
ngoài xưởng sản xuất cũng khá cao. Tuy nhiên còn rất nhiều các cơ sở hoạt động
riêng lẻ sẽ gây áp lực rất đối với khả năng chịu tải của môi trường. Như vậy, tất cả
các cơ sở chế biến mủ cao su nằm trong khu dân cư nếu không kiểm soát được các
khí này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt của các hộ dân
xung quanh, ảnh hưởng cả động thực vật trong khu vực
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 39 MSSV:107108074
- Ngành chế biến gỗ: với 201 cơ sở chế biến gỗ thải ra môi trường một lượng
lớn bụi, cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ.
Hầu hết các nhà máy chế biến gỗ trong khu vực đều có hệ thống thu hồi bụi
nhưng khá đơn giản (xyclon đơn), chỉ có khả năng thu hồi bụi có kích thước lớn mà
không có khả năng thu hồi bụi tinh từ các công đoạn chà nhám, đánh bóng.
Bụi trong các nhà máy này hầu như không có hệ thống xử lý mà thải trực tiếp
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường môi trường xung quanh.
Khí phát sinh trong ngành này chủ yếu từ máy móc thiết bị, không ảnh hưởng
đến môi trường nhiều.
Bảng 2.3a: Kết quả phân tích môi trường không khí công ty TNHH chế
biến gỗ Hải Ngân, xã Tiến Thành
(bên ngoài xưởng sản xuất)
STT
Chất lượng không khí Đơn vị KK1 QCVN
05:2009/BTNMT
1 SO2 μg/m
3 180 350
2 NO2 μg/m
3 90 200
3 CO μg/m3 470 30000
4 Bụi lơ lửng (TSP) 01 h μg/m3 160 300
5 Độ ồn dBA 52-54 70 (**)
Nguồn: Công ty tư vấn và thẩm định Môi trường Vinacotrol, 2010
Ghi chú:
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh
(**) QCVN 26:2010/BTNMT : Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn
KK1: Khu vực gần cổng công ty cách 3m theo hướng gió
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 40 MSSV:107108074
Bảng 2.3b: Kết quả phân tích môi trường không khí công ty TNHH chế
biến gỗ Hải Ngân, xã Tiến Thành
(bên trong xưởng sản xuất)
Chất lượng không khí Đơn vị KK2 TCVS
3733/2002/QĐ-BYT
1. SO2 mg/m3 1,28 10
2. NO2 mg/m3 1,43 10
3. CO mg/m3 5,9 40
4. Bụi lơ lửng (TSP) 01 h mg/m3 3,45 8
5. Độ ồn dBA 74-76 85
Nguồn: Công ty tư vấn và thẩm định Môi trường Vinacotrol, 2010
Ghi chú:
KK2: Khu vực giữa xưởng sản xuất
TCVS 3733/2002/QĐ-BYT : tiêu chuẩn vệ sinh lao động
Nhận xét: Nhìn chung chất lượng không khí taih các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn
còn khá tốt. Tuy nhiên, độ ồn và hàm lượng bụi còn khá cao nguy cơ ảnh hưởng đến
môi trường là khá lớn, đặt biệt là đối tượng tiếp xúc trực tiếp như người lao động
làm việc lâu dài trong môi trường này.
- Ngành chế biến tinh bột mì: Dựa vào nguồn nông sản sẵn có ở thị xã Đồng Xoài
và các huyện thị khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước và các tỉnh lân cận, các nhà
máy, cơ sở chế biến tinh bột mì mọc rải rác trong khu dân cư cũng khá nhiều. Các
cơ sở này đã đưa vào môi trường không khí một lượng lớn các chất ô nhiễm. Chủ
yếu là khí gây mùi hôi (H2S), khí độc, bụi sinh ra từ các bãi phơi bã mì và quá trình
vận chuyển đến các cơ sơ sản xuất thức ăn gia súc.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 41 MSSV:107108074
b. Ngành công nghiệp hóa chất
- Phân hóa học: Nguồn ô nhiễm lớn nhất tại các nhà máy phân hóa học là bụi
hóa chất, sau đó là hơi SO2 nếu là dây chuyền sản xuất super lân, hay NH3, NO2 nếu
là sản xuất phân đạm.
Bảng 2.4a Kết quả phân tích môi trường không khí xưởng phân bón Bromix
thị xã Đồng Xoài
( Bên ngoài xưởng sản xuất)
STT
Chất lượng không khí Đơn vị KK1
QCVN
05:2009/BTNMT
1 SO2 μg/m3 280 350
2 NO2 μg/m3 130 200
3 CO μg/m3 4800 30000
4 NH3 μg/m
3 540 _
5 Bụi lơ lửng (TSP) 01 h μg/m3 180 300
6 Độ ồn dBA 45-47 70(**)
Nguồn: Công ty tư vấn và thẩm định Môi trường Vinacotrol, 2010
Ghi chú:
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh
(**) QCVN 26:2010/BTNMT : Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn
KK1: Khu vực gần cổng công ty cách 50-100m theo hướng gió
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 42 MSSV:107108074
Bảng 2.4b Kết quả phân tích môi trường không khí xưởng phân bón Bromix
thị xã Đồng Xoài
(bên trong xưởng sản xuất)
Chất lượng không khí Đơn vị
KK1
KK2
TCVS
3733/2002/QĐ-
BYT
1. SO2 mg/m3 2,28 1,16 1500
2. NO2 mg/m3 1,13 1,07 1000
3. CO mg/m3 4,9 3,2 -
4. NH3 mg/m
3 4,56 3,64 76
5.
Bụi lơ lửng
(TSP) 01 h
mg/m3 0,45
0,79
400
6. Độ ồn dBA 65-67 63,4-65 70(**)
Nguồn: Công ty tư vấn và thẩm định Môi trường Vinacotrol, 2010
Ghi chú:
KK2: Khu vực đầu xưởng sản xuất;
KK3: Khu vực cuối xưởng sản xuất;
TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
sản xuất phân bón hóa học
(**) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn
Thuốc trừ sâu: các nhà máy thuốc trừ sâu ở thị xã có hai dạng chính là thuốc
trừ sâu dạng lỏng và rắn. Ở các nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ là loại có độc tính
cao. Trong quá trình pha chế, đóng gói thành phẩm, có hơi thuốc trừ sâu bay hơi
vào không khí gây ô nhiễm môi trường khí. Ngoài ra phải kể tới bụi ở các dây
chuyền sản xuất thuốc bột bay vào môi trường không khí. Tuy khối lượng không
nhiều nhưng khí thải của các xí nghiệp này rất độc hại nên cần đặc biệt chú ý.
b. Công nghiệp luyện kim, cơ khí và hoàn thiện kim loại
Toàn thị xã có 303 cơ sở sản xuất các sản phẩm bằng kim loại (năm 2009).
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 43 MSSV:107108074
Công nghệ chế tạo cơ khí ở Việt Nam được đánh giá vào hàng công nghệ đơn
giản và lạc hậu nhất. Hoạt động sản xuất trong ngành cơ khí nói chung không có sự
thải hóa chất vào môi trường trừ trong dây chuyền có công nghệ mạ, xử lý bề mặt
kim loại (sơn nhuộm). Ngành mạ điện sử dụng rất nhiều hóa chất dạng muối kim
loại có độc tính cao như: CrO3, CdCl2, MnCl2, ZnCl2. Khi không có sự phân dòng
tốt thì sự kết hợp giữa hai dòng thải chứa cyanua và axit sẽ tạo nên khí HCN bay
vào không khí gây tác động trực tiếp đến người lao động. [3, tr. 731]
Khí thải nhà máy luyện gang và luyện cốc chứa nhiều CO, CO2, SO2, NH3 và
bụi…
Nguồn gây ô nhiễm không khí của các nhà máy luyện thép là khói thải từ lò hồ
quang chứa bụi là chủ yếu. Cùng ở dạng này ta còn gặp các lò sản xuất đất đèn, đá
mài…Cũng là loại lò nung dùng hồ quang điện. [12]
c. Công nghiệp vật liệu xây dựng
Ngành khai thác vật liệu xây dựng: Trên toàn thị xã có 05 mỏ khai thác đá đã
xây dựng, hiện đang trong giai đoạn khoan thăm dò để đánh giá trữ lượng mỏ, các
loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu được chở từ các mỏ nơi khác về ở
dạng thô sau đó được gia công thành sản phẩm bán ra thị trường như: xay chế biến
đá xây dựng, đúc gạch block….. Ngành này đưa vào môi trường một số lượng lớn
bụi trong khu vực khai thác và vận chuyển, gây ô nhiễm tiếng ồn cho người dân
xung quanh khu vực và ven đường.
Sản xuất xi măng: Hiện đang có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng. Bao gồm
hai công nghệ chính là xi măng lò đứng công suất thấp, chất lượng thấp, sản xuất
thô sơ và xi măng lò quay có công suất và chất lượng cao. Khí thải từ lò nung xi
măng có hàm lượng bụi, CO, CO2 rất cao và có khả năng gây ô nhiễm nếu không
được kiểm soát tốt. [10]
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 44 MSSV:107108074
Sản xuất gạch gốm, đồ gốm sứ: Sứ vệ sinh và gốm sứ sử dụng nguyên liệu chủ
yếu là SiO2, và felpat được nghiền rất nhỏ là nguồn phát tán gây ra các bệnh về
phổi. Nguyên liệu để tạo màu rất đa dạng, chủ yếu là màu vô cơ như ôxit Zn, Se,
Pb... là nguồn phát tán vào không khí khi phun lên sản phẩm. [3, tr.731]
Các nhà máy sản xuất gạch ceramic có nguồn phát thải lớn chất gây ô nhiễm
vào không khí là tháp sấy Kaolin và lò nung. Trong khí thải thường chứa: CO, CO2,
SOx…[10]
Bụi từ dây chuyền cân trộn nghiền cao line và phụ gia.
2.1.2.2 Nguồn ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp
Một số khu vực nông thôn đang dần bị tác động từ quá trình bón phân, phun thuốc
trừ sâu cho hoa màu, cây công nghiệp… Do hiểu biết của người dân về liều lượng
sử dụng, cách dùng, loại hóa chất phù hợp với từng loại cây trồng chưa cao nên
hằng năm việc phát tán các hóa chất độc hại vào môi trường đất, không khí ngày
càng gia tăng. Đồng thời việc lơ là trong công tác bảo hộ khi sử dụng hóa chất độc
hại sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây tác hại từ từ tới sức khỏe của chính người canh
tác trong khu vực.
2.1.2.3 Nguồn ô nhiễm do hoạt động giao thông
Trong thời gian qua, sự gia tăng dân số cùng nhu cầu đời sống số lượng các
phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh trong những năm gần đây, nhất là khu
vực trung tâm thị xã. Theo số liệu thống kê trong tỉnh, năm 2000 có 3.357 xe ô tô và
16.697 xe máy, năm 2003 tăng lên 3.817 xe ô tô và 62.011 xe máy, năm 2004 tăng
lên 4.330 xe ô tô và 86.172 xe máy, năm 2007 tăng lên 6.125 xe ô tô và 130.454 xe
máy. Theo các tài liệu nghiên cứu, một xe ô tô tiêu thụ 1000 lít xăng sẽ thải vào
không khí 291kg CO, 33,2kg hydratcacbon, 11,3kg NOx, 0,9kg SO2, 0,4kg
aldehyde, 0,25kg Pb. Tính bình quân mỗi ngày xe ô tô tiêu thụ 5 lít xăng và một xe
gắn máy tiêu thụ 1 lít xăng [8]. Theo báo cáo của Petrolimex, hàng năm ở Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 45 MSSV:107108074
và Tp.HCM tiêu thụ xăng ở mức xấp xỉ 12%. Điều này đồng nghĩa nếu tăng phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí.
Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm
không khí lớn nhất ở các đô thị Việt Nam, chủ yếu gây ra ô nhiễm các khí độc hại
như: CO, NOx, hơi xăng dầu (HmCn, VOCs), bụi chì, bụi muội than (gồm các hạt
cacbon mịn được tạo ra do quá trình cháy không hoàn toàn nhiên liệu), bụi bào mòn
giữa lốp và đường ôtô (khi ôtô chạy trên đường, đặt biệt là khi phanh ôtô, các bánh
xe sẽ ma sát với mặt đường. [3, Tr. 475]
Lượng phát thải gây ô nhiễm từ các loại xe cơ giới nói chung và xe máy nói
riêng không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng xe cũng như lượng nhiên liệu tiêu
thụ mà chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng nhiên liệu, công nghệ giảm khí thải được
áp dụng trên xe, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa và chế độ vận hành xe trong sử dụng.
Thực tế cho thấy trung bình một xe máy tiêu thụ nhiên liệu chỉ bằng 1/5 xe ô tô con
nhưng lại có thể thải ra lượng khí độc hại gấp nhiều lần nếu như xe máy đó là loại
có kết cấu, công nghệ lạc hậu.
Ngoài ra, hoạt động giao thông vận tải cũng gây ra một lượng ô nhiễm tiếng ồn
khá lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
2.1.2.4 Các nguồn khác
a.Khí thải chất ô nhiễm từ lò đốt công nghiệp
Lò đốt nhiên liệu là tên gọi chung cho tất cả các loại như lò hơi, lò nung, lò rèn,
buồng sấy…dùng để đốt nhiên liệu rắn hay lỏng lấy nhiệt lượng phục vụ cho nhu
cầu sản xuất, đời sống. Hầu hết các ngành công nghiệp đều sử dụng các loại nguyên
nhiên liệu khác nhau nhau để làm chất đốt nhằm cung cấp năng lượng cho quá trình
công nghệ khác nhau. Một số nhà máy sử dụng dầu FO làm nguyên liệu để cung
cấp năng lượng cho lò hơi, lò sấy, lò rang ở ngành công nghiệp thực phẩm, lò nung
ở công nghiệp luyện kim… Quá trình cháy trong lò sẽ sinh ra khí thải có nồng độ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 46 MSSV:107108074
CO2, CO, SO2, NOx và tro bụi. Tùy theo đặc điểm của mục đích sử dụng mà khí thải
của lò thải không hợp lý, khí thải lò đốt sẽ làm ô nhiễm không khí vùng lân cận
dưới chiều gió. Cần phải có sự chú ý đặc biệt tới lò đốt rác thải vì ngoài khí thải do
cháy nhiên liệu còn có khí thải do các thành phần của rác cháy hay bốc đốt còn
mang theo các chất ô nhiễm đặc trưng khác. Khi tính toán lắp dựng lò đốt và ống
hơi vào khí thải. Ngoài nhiên liệu chủ yếu là dầu DO và FO các loại nguyên liệu
khác được được sử dụng trong khu vực cũng gây ô nhiễm không khí đáng kể như
than đá, vỏ hạt điều. [10]
b. Hoạt động đun nấu của các hộ gia đình như: đun nấu bằng than, dầu, củi cũng
góp phần gây ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài, mặc dù không lớn hơn so với
các nguồn khác. Hiện nay mức thu nhập của người dân tăng, nhiều gia đình đã sử
dụng điện hoặc gas cho việc nấu ăn hơn là than, dầu. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế do
vẫn còn nhiều hộ nghèo. Bên cạnh đó, giá cả đang tăng cao kéo theo giá gas cũng
tăng cao nhiều hộ gia đình đã chuyển sang dùng củi, than để đun nấu. Đây là vấn đề
có nguy cơ gây tổn hại môi trường không khí mà hơn hết là ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
c. Những đám cháy lớn: Cũng như những khu vực đô thị khác, thị xã Đồng
Xoài cũng thường xảy ra những vụ cháy lớn ở những khu vực chợ hay những cơ sở
sản xuất nhỏ, hộ gia đình…Những đám cháy này đã thải ra môi trường không khí
một lượng lớn các chất ô nhiễm. Đặc biệt là bụi, các khí NOx, CO2, SO2…và các chất
độc hại khác được hình thành xâm nhập vào môi trường không khí.
Ngoài ra hoạt động hút thuốc lá của con người cũng thải ra không khí một
lượng lớn khí CO từ hói thuốc lá.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 47 MSSV:107108074
2.2 Hành vi và tác hại của các chất gây ô nhiễm môi trường không khí
2.2.1 Lưu huỳnh đioxit (SO2)
SO2 được hình thành từ quá trình ôxy hóa lưu huỳnh trong nhiên liệu và từ các
quá trình công nghệ (như đã nói ở phần 2.1).
Chất ô nhiễm SO2 đã gây ra những ảnh hưởng nguy hại chủ yếu đến cây xanh
như là bệnh úa vàng, mất dịp lục, hoặc là sự co nguyên sinh, sự gãy sụp hàng loạt
của các tế bào lá cây.
Các ảnh hưởng của SO2 đến sức khỏe của con người phụ thuộc vào nồng độ của
nó. Nồng độ trên 1ppm, xảy ra một số các bệnh về phổi; trên 10ppm, sự sưng tấy
của mắt mũi, và cổ họng bắt đầu được nhận thấy. Nó cũng kích thích hệ thống nước
nhầy kín, một biểu hiện riêng của bệnh viêm phế quản kinh niên. Bụi có thể làm
tăng cường ảnh hưởng của SO2. Các hạt trơ hút bám SO2 rồi vào sâu trong phổi gây
ra các ảnh hưởng rất nguy hiểm.
SO2 có tính hòa tan vào trong nước cao. Ở 200C, 1 thể tích nước có thể hòa tan
40 thể tích khí SO2, khi thoát vào không khí một phần khí này sẽ kết hợp với hơi
nước tạo thành axit sunfurơ (H2SO3), H2SO3 bị ôxi hóa từ từ tạo thành axit sunfurit
(H2SO4) dưới tác dụng của ôxi hòa tan. Sau đó H2SO4 theo mưa rơi xuống đất. [3, tr
.410]. Hiện tượng này gọi là mưa axit. Nước mưa có pH thấp làm giảm sự đa dạng
và sản lượng sơ cấp của phiêu sinh thực vật, nền tảng của chuỗi thức ăn, ảnh hưởng
gián tiếp đến sản lượng thứ cấp.
Những khu vực có chứa các loại đá như canxi cacbonat (CaCO3) hay một số
khoáng chất tương tự là lớp đệm chống lại hiểm họa của mưa axit. SO2 trong mưa
axit luôn lan tỏa đến những khu vực cách hàng chục hay hàng trăm kilomet từ một
nguồn. [4]
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 48 MSSV:107108074
2.2.2 Cacbon oxit (CO)
Các buồng đốt lớn luôn vận hành trong điều kiện đảm bảo quá trình cháy gần
như hoàn toàn. Quá trình vận hành trong động cơ đốt trong theo nguyên lý yêu cầu
của quá trình cháy ở chế độ cháy thiếu ôxi, làm cho nồng độ khí CO tăng cao trong
khói thải.
Hỗn hợp CO trong không khí ở nồng độ giới hạn sẽ trở thành hỗn hợp cháy nổ.
CO là loại khí đặc biệt nguy hiểm cho các thiết bị lọc bụi tĩnh điện khi lọc khói lò
nung hay khí thải lò đốt tích lũy trong không gian kín.
CO là một khí rất nguy hiểm đến sức khỏe con người. Đó là một loại khí không
màu, không mùi mà phản ứng với hemoglobin trong máu và ngăn chặn sự lưu
chuyển của ôxi. Nó ảnh hưởng đến con người theo từng mức độ từ đau đầu nhẹ đến
buồn nôn và có thể dẫn đến thiệt mạng phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian lan tỏa
của nó.
Tính độc của nó chỉ do phản ứng bên trong của CO với hemoglobin trong máu.
Khi một hỗn hợp không khí và CO được hít vào, cả hai sẽ được trao đổi thông qua
phổi với máu gặp hemoglobin, nhưng hệ số cân bằng của CO gấp 210 lần của ôxi.
Do vậy tỷ lệ cân bằng của cacboxihemoglobin (HbCO) so với ôxi hemoglobin
(HbO2) là:
HbCO
HbO2
= 210 pCO2
pO2
Trong đó: pCO2 và pO2 là áp suất của CO và O2 trong không khí.
Sự cân bằng này không phải là tức thời và quá trình là thuận nghịch. Khi
không khí được hít vào mà không có CO, HbCO sẽ bị phá hủy từ từ cho phép
CO bị tống ra khỏi phổi.[4]
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 49 MSSV:107108074
Bảng 2.5 Các ảnh hưởng đến sức khỏe của CO
HbCO (%) Các ảnh hưởng đến sức khỏe
<1 Không có biểu hiện ảnh hưởng
1 ÷ 2 Một số dấu hiệu ảnh hưởng đến hình thức cư xử
2 ÷5 Các ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương; làm suy
yếu sự nhận thức về thời gian, sựu nhạy bén về thị giác và
các chức năng thần kinh khác
5 ÷ 10 Thay đổi chức năng tim phổi
10 ÷ 80 Đau đầu, mệt mỏi, uể oải, hôn mê và chết.
Nguồn: Wark và Warner(1981)
2.2.3 Ôxit nitơ (NOx)
Oxit nitrit (NO) và nitơ đioxit (NO2) là những ôxit nitơ quan trọng nhất trong
khí thải. Người ta thường gộp chúng lại với nhau dưới kí hiệu NOx. NO là sản phẩm
phụ chủ yếu của quá trình cháy, sinh ra từ phản ứng giữa N2 và O2 ở nhiệt độ cao
trong quá trình cháy không khí. NO có thể phản ứng với ôxi trong khí quyển tạo
NO2.
N2 + O2 → 2NO
2NO + O2 → 2NO2
NO2 là chất khí có màu nâu nhạt, mùi của nó có thể phát hiện ở nồng độ 0,12
ppm. NO2 dễ hấp thụ bức xạ tử ngoại, dễ hòa tan trong nước và tham gia các phản
ứng hóa học. NO2 là loại khí có tính kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc, tạo thành
axit qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó
vào máu. [3, tr. 694]
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 50 MSSV:107108074
Ở hàm lượng 15-50 ppm, NO2 gây nguy hiểm cho tim, phổi và gan (Đặng Kim
Chi, 2001). Ở hàm lượng 0,05-0,2 ppm, NO2 đã gây nên những tổn thương trên tổ
chức của bộ máy hô hấp ( Nguyễn Phước Tương, 1999).
NO2 và hơi nước tạo thành axit nitrit (HNO3) gây thiệt hại cây cối, mùa màng.
Ngoài ra, NO2 còn làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hư hỏng vải bông, ăn mòn
kim loại.
2.2.4 Bụi
Thành phần bụi là tất cả mọi thứ thải ra khí quyển dưới dạng cô đọng (chất lỏng
hay hạt rắn).
Các hạt bụi có thể gây nguy hại đến con người, đến sức khỏe động vật và làm
chậm sự phát triển của cây cối. Chúng gây ra các tác hại nghiêm trọng đến các công
trình xây dựng như gây bẩn, mài mòn, và làm biến đổi mô hình thời tiết vốn có
trong một địa phương.
Một vật thể có thể thấy được trong không khí vì nó phản xạ lại ánh sáng chiếu
vào nó. Các hạt bụi trong không khí sẽ làm ánh sáng phát ra bị phân tán và mờ dần.
Mặt khác nguồn ánh sáng bị hấp thụ hoặc bị đổi hướng do bụi tro nên độ tương
phản sẽ bị suy giảm.
Ảnh hưởng của các hạt đến sức khỏe con người là rất nhiều. Các nhà nghiên
cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối quan hệ trực tiếp của bụi đến một số các bệnh như:
viêm cuốn phổi, khí thũng xuyễn, viêm phổi và bệnh tim. [4]
2.2.5 Các thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)
VOCs bao gồm tất cả các thành phần hữu cơ như: Hydro cacbon, và một số hợp
chất khác như: anđehit, xeton, các dung môi được khử trùng bằng clo, các môi chất
lạnh…
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 51 MSSV:107108074
Bảng 2.6: Một số các VOVs đáng quan tâm trong việc hạn chế để kiểm
soát ô nhiễm không khí
Họ các hydro cacbon Thành phần Công thức hóa học
Meta CH4
Etan C2H6
Propan C3H8
Butan C4H10
Pentan C5H12
Hecxan C6H14
Benzen C6H6
Toluen C7H8
Etylen CH2=CH2
Các hydro cacbon
Buten-2 CH3CH=CH3CH
Metyl clorua CH3Cl Các halopmetan
Cloroform CHCl3
Cacbon tetraclorua CCl4
Các haloetan 1,2-Đicloruaetan CH2ClCH2Cl
Các halopropan 1,2-Đicloruapropan CH2ClCHClCH3
Tricloruaetylen CHCl=CHCl2 Clorua anken
Allyl Clorin ClCH2ClCH=CH2
Monoclorua benzen C6H5Cl Clorua thơm
Điclorua benzen C6H4Cl2
Fomanđehit HCHO
Peroxiaxetyl nitrat
(PAN)
CH3COOONO2
Thế oxi và nitơ
Acrylonitrin CHCN
CFC-11 CFCl3 Các clorua-florua
cacbon CFC-12 CF2Cl2
Nguồn: Môi trường và kỹ thuật xử lý chất phát thải, Nguyễn Sỹ Mão
Các thành phần khí này có khả năng phản ứng trong một khoảng rộng. Một số
cá biệt lại nhạy cảm với các phản ứng quang hóa ở trong khí quyển, còn một số
khác lại ổn định. Đặc biệt các VOCs có khả năng phản ứng (như buten hay etylen)
hỗn hợp với các ôxit của nitơ trong ánh sáng hình thành nên các chất ôxi hóa quang
hóa bao gồm ozon (O3) và peroxy axetylen nitrat (PAN). Những chất ôxi hóa quang
hóa này kích thích nghiêm trọng đến mắt, mũi và họng. Ozon có khả năng tấn công
đến cao su tổng hợp, vải sợi, sơn và một số vật liệu khác. Các chất này làm thiệt hại
nhiều đến cuộc sống thực vật. Trong đó, khả năng chịu đựng của thảm thực vật là
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 52 MSSV:107108074
tại nồng độ đến 0,05 ppm (Cooper và Alley 1986). Sự kích thích mắt bắt đầu từ 0,1
ppm còn việc ho khan xảy ra tại nồng độ 2 ppm.
2.2.6 Khí Cacbondioxit (CO2)
CO2 là sản phẩm cháy hoàn toàn của cacbon trong nhiên liệu. Khí này không
được coi như khí gây ô nhiễm khí quyển. Tuy nhiên nồng độ của nó trên mặt đất
luôn gia tăng ổn định, tạo nên những ảnh hưởng nguy hiểm đến khí hậu toàn cầu.
Quá trình cháy các nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong giao thông vận tải và sản
xuất điện năng trên toàn thế giới theo một đánh giá là 6 tỉ tấn trong năm 1990
(Fulkerson và các đồng nghiệp, 1990).
Nếu lượng CO2 với nồng độ thấp thì sẽ là một chất không độc và không tạo nên
những ảnh hưởng đáng kể. Nó có nhiều trong khí quyển, cần thiết cho cuộc sống
cây trồng và nó không được xem như một chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên một lượng
lớn phát thải CO2 gia tăng trên thế giới từ các quá trình cháy nhiên liệu hóa thạch,
thêm vào đó là sự phá hủy rừng sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nồng độ CO2
trong khí quyển.
Nồng độ CO2 cao hơn sẽ đe dọa tới sự phá vỡ mô hình khí hậu toàn cầu bởi sự
thay đổi lượng hấp thụ bức xạ riêng của khí quyển. Khí quyển của trái đất, mà hầu
như trong suốt với các bức xạ mặt trời với bước sóng ngắn, chứa khoảng 78% N2,
21% O2, và một loạt các khí khác hấp thụ khoảng 20% tổng lượng bức xạ mặt trời.
Thêm vào đó, 30% lượng bức xạ này phân tán hay đổi hướng đi vào không trung.
Khí quyển luôn chắc các bức xạ mãnh liệt hay các bức xạ hồng ngoại phát ra từ bề
mặt trái đất. khoảng 90% lượng bức xạ nhiệt này thoát ra từ bề mặt trái đất được
hấp thụ bởi các đám mây, hơi nước, và các khí khác như CO2, metan (CH4)…[4]
Khi được khí quyển hấp thụ, một phần năng lượng này bức xạ trở lại trái đất
làm bề mặt trái đất nóng lên. Theo cách này, các đám mây, hơi nước, và các khí
khác đã có một ảnh hưởng làm nóng lên bề mặt trái đất. Năng lượng tuần hoàn lại
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 53 MSSV:107108074
bề mặt trái đất từ khí quyển gần gấp đôi năng lượng của mặt trời chiếu xuống trái
đất (Gates cùng các đồng nghiệp, 1990). Hiện tượng này gọi là “hiệu ứng nhà kính”.
Khí hậu trên trái đất đã luôn ổn định trong vài nghìn năm trước thời kì công
nghiệp hóa. Kể từ đó nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất đã gia tăng khoảng
0,5oC. Theo dự đoán, sự gia tăng hiệu ứng nhà kính đã bắt đầu ảnh hưởng đến sự
nóng lên của toàn cầu. Có một sự đồng thuận chung cho rằng khí hậu sẽ thay đổi
nhiều hơn khi phát thải khí nhà kính tiếp tục gia tăng, nhưng lại không có một điểm
chung riêng biệt nào như: nhiệt độ từng vùng tăng nhanh như thế nào và tăng bao
nhiêu.
Theo một dự đoán về mô hình khí hậu trên thế giới (Gates và các đồng
nghiệp,1990) thì sự gia tăng đó sẽ dẫn tới nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng lên
40C, trong đó tại một số vùng ở bán cầu Bắc sẽ tăng đến 9oC. Điều này sẽ ảnh
hưởng sâu sắc đến khí hậu.Mực nước biển gia tăng do sự nóng lên của bề mặt trái
đất sẽ đe doạ đến sự cân xứng vốn có của môi trường. Trong suốt thế kỷ tới, bề mặt
nước biển sẽ lan rộng và sự tan ra của các dòng sông và các núi băng sẽ làm gia
tăng nhanh chóng mực nước biển. Theo đánh giá của trung tâm kiểm định Mỹ
(U.S.EPA), sự gia tăng của mực nước biển sẽ từ 0,5-2 mét. Hekstra (1989) của bộ
nội vụ, trung tâm dựu án và môi trường của Hà Lan đã xác nhận rằng nếu gia tăng
1m mực nước biển thì 5 triệu km2 của trái đất sẽ chìm trong tình trạng nguy hiểm.
Đó chỉ là 3% của bề mặt trái đất nhưng nó lại là 1/3 diện tích trồng trọt và nhà của 1
tỉ người.[4]
2.3 Đánh giá chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài
Để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí và dự báo các tác động
chủ yếu qua từng giai đoạn trên địa bàn thị xã thì việc quan trắc, giám sát chất
lượng không khí tại các khu vực trung tâm xã, phường, tại các trục đường giao
thông chính và các khu vực sản xuất công nghiệp là rất cần thiết.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 54 MSSV:107108074
Dưới đây là kết quả phân tích chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào hai
mùa: mùa mưa (tháng 10/ 2010) và mùa khô (tháng 3/ 2011)
Bảng 2.7: Chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào mùa mưa
Nguồn: công ty tư vấn và thẩm định môi trường Vinacontrol
Kết quả
QCVN
05:
2009/B
TNMT
(1giờ)
STT Chỉ tiêu Đơn vị
KK
1
KK
2
KK
3
KK
4
KK
5
KK
6
KK
7
Vi khí hậu
1 Nhiệt độ 0C 26,1 27,8 30,1 30 31,9 29,8 30,6
-
2 Độ ẩm
không khí % 75 73,7 65 62,7 69,2 61,6 60,7
-
3
Tốc độ gió m/s 0,5 0,9 0,4 0,3 0,5 0,6 0,6
-
Chất lượng không khí
4 SO2 Mg/m3 0,22 0,14 0,15 0,18 0,12 0,16 0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THUY.PDF