Tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro và trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HIỆU QUẢ
TẠO CỦ KHOAI TÂY BI IN VITRO VÀ TRỒNG
THỬ NGHIỆM TẠI THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
MÃ SỐ: 60.42.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TÂM
THÁI NGUYÊN – 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HIỆU QUẢ
TẠO CỦ KHOAI TÂY BI IN VITRO VÀ TRỒNG
THỬ NGHIỆM TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng có ai
công bố trong một công trình...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro và trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HIỆU QUẢ
TẠO CỦ KHOAI TÂY BI IN VITRO VÀ TRỒNG
THỬ NGHIỆM TẠI THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
MÃ SỐ: 60.42.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TÂM
THÁI NGUYÊN – 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HIỆU QUẢ
TẠO CỦ KHOAI TÂY BI IN VITRO VÀ TRỒNG
THỬ NGHIỆM TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng có ai
công bố trong một công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tâm, với cương vị là người hướng dẫn
khoa học đã hướng dẫn tận tình, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các
thầy cô giáo, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm - Khoa Sinh – KTNN - Trường
ĐHSP Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn tại khoa.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu............................................................................ 3
1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây ................................................................. 3
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 9
1.3. Những nghiên cứu về giống ........................................................................ 12
Chƣơng 2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................... 21
2.1. Vật liệu địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 22
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................... 32
3.1. Hiệu quả tạo khoai tây củ bi in vitro, đặc điểm sinh lý và tính toán chi phí
sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm ............................................... 32
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến hiệu quả tạo củ bi nuôi cấy in vitro .... 32
3.1.2. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với quá trình nuôi cấy in vitro........... 34
3.1.3. Mức độ hao hụt củ bi trong bảo quản, thời gian ngủ và khả năng nảy
mầm của khoai tây củ bi in vitro ........................................................................ 37
3.1.4. Chi phí sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm ........................ 39
3.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ngoài đồng ruộng ..................................... 41
3.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết của Thái Nguyên .......................................... 41
3.2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây
trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007) ................................................................ 43
3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với khả năng sinh trưởng và các yếu
tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007) ... 53
3.3. Kết quả đánh giá chất lượng khoai tây được trồng từ củ bi in vitro (vụ
đông 2007) .......................................................................................................... 55
3.3.1. Đánh giá chất lượng thông qua một số chỉ tiêu về hình thái ................... 55
3.3.2. Đánh giá chất lượng thông qua một số chỉ tiêu hoá sinh ......................... 57
Kết luận và đề nghị .......................................................................................... 62
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 64
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Danh môc c¸c b¶ng
Bảng 1.1. Năng suất protein và năng lượng của một số cây lương thực ........... 8
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Âu .................... 9
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Á .................... 10
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam ................ 11
Bảng 2.1. Chế độ chăm sóc khoai tây củ bi trồng thử nghiệm trên đồng ruộng .. 24
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến khả năng tạo củ bi in vitro .... 32
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với sự sinh trưởng cây in vitro . 34
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với hiệu quả tạo củ bi in vitro ... 36
Bảng 3.4. Thời gian ngủ và mức độ hao hụt của củ bi trong bảo quản ........... 38
Bảng 3.5. Chi phí về hoá chất dùng để sản xuất củ bi trong phòng thí nghiệm... 40
Bảng 3.6. Chi phí về sản xuất giống khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm
trồng trên 100m2 đất ......................................................................................... 41
Bảng 3.7. Khả năng sinh trưởng của khoai tây trồng bằng củ bi in vitro (vụ
đông 2007 - trồng 20/10/2007) ........................................................................ 43
Bảng 3.8. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của khoai tây trồng từ củ bi in
vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007) ......................................................... 45
Bảng 3.9. Động thái tăng trưởng số lá/thân, đường kính thân và số thân/khóm
của cây khoai tây trồng từ củ bi in vitro .......................................................... 47
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất khoai tây trồng bằng củ bi nuôi
cấy in vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007) ............................................... 50
Bảng 3.11. Phân loại kích cỡ củ khoai tây sau thu hoạch theo đường kính .... 52
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với khả năng sinh trưởng của
khoai tây trồng bằng củ bi in vitro ................................................................... 54
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với các yếu tố cấu thành năng
suất khoai tây trồng bằng củ bi in vitro ............................................................ 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Bảng 3.14. Một số đặc điểm hình thái củ......................................................... 57
Bảng 3.15. Hàm lượng một số chất của củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng
bằng củ bi in vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007).................................... 57
Bảng 3.16. Hàm lượng một số vitamin và khoáng chất của củ khoai tây được
thu hoạch từ cây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007) ... 58
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hàm lượng một số chất trong củ
khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro (vụ đông 2007) .............. 60
Bảng 3.18. Hàm lượng một số vitamin và khoáng chất của củ khoai tây được
thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro (vụ đông 2007)............................. 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Danh môc c¸c h×nh
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến khả năng tạo củ bi in vitro .... 33
Hình 3.2. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với khả năng sinh trưởng của chồi ... 35
Hình 3.3. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đến hiệu quả tạo củ bi in vitro ......... 37
Hình 3.4. Khả năng nảy mầm của củ bi in vitro .............................................. 38
Hinh 3.5. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm tỉnh Thái Nguyên . 42
Hình 3.6. Tăng trưởng chiều cao cây của khoai tây trồng từ củ bi .................. 46
Hình 3.7. Tăng trưởng số lá của cây khoai tây trồng từ củ bi .......................... 48
Hình 3.8. Kích thước củ giống của khoai tây củ bi và ĐC .............................. 51
Hình 3.9. Tỉ lệ các cỡ củ thu hoạch từ cây khoai tây trồng bằng củ bi ............ 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Nh÷ng ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n
CS
HSPL
ĐC
TN
BAP
NAA
2,6 DI
Cộng sự
Hệ số pha loãng
Đối chứng
Thí nghiệm
6 Benzyl Amino Purin
Naphthyl Acetic Acid
2,6diclorophenoindophenol
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây lương thực, thực phẩm giá
trị được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Củ khoai tây chứa trung bình 25%
chất khô, trong đó các chất dinh dưỡng quan trọng như: Tinh bột 80- 85%,
protein 3%, nhiều loại vitamin A, B1, C, B6, PP…[40]. Với giá trị dinh
dưỡng và kinh tế cao, khoai tây là một trong bốn cây lương thực quan trọng
xếp sau lúa, ngô và khoai lang [7]. Ở Việt Nam, khoai tây là cây vụ đông
quan trọng trong công thức luân canh lúa xuân- lúa mùa sớm- khoai tây [9].
Với điều kiện khí hậu trong vụ đông ở đồng bằng sông Hồng, cây khoai tây là
cây trồng thích hợp đem lại giá trị kinh tế cao.
Trên thực tế, sản xuất khoai tây nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
trong công tác giống, dẫn đến năng suất và diện tích trồng hàng năm thấp và
không ổn định. Việt Nam phải nhập 70%-75% nguồn giống từ Trung Quốc,
15% nguồn giống từ châu Âu, 15% giống sản xuất trong nước [5]. Giống sản
xuất trong nước chủ yếu là theo phương thức tự để, củ giống dễ bị thoái
hoá, tăng tỉ lệ nhiễm bệnh, đặc biệt là virus, làm yếu dần tính chống chịu
của khoai tây qua sinh sản vô tính [4]. Nhập khẩu một lượng lớn khoai tây
thịt giá rẻ từ Trung Quốc làm giống sẽ lan truyền nhiều loại sâu bệnh nguy
hại cho môi trường. Nguồn giống từ châu Âu cho chất lượng tốt nhưng giá
giống đắt làm hạn chế đến hiệu quả kinh tế. Khoai tây là loại cây trồng có
khả năng cho năng suất cao, ở các ruộng thâm canh của nhiều nước năng
suất có thể đạt đến hàng trăm tấn củ/ha. Trong khi đó nước ta năng suất
khoai tây chỉ đạt dưới 10 tấn/ha.
Trong hệ thống sản xuất khoai tây sạch bệnh thì việc sản xuất khoai tây
củ bi có ý nghĩa rất lớn. Khoai tây củ bi mang đầy đủ đặc tính tốt của khoai
tây bầu đất. Ngoài ra, người dân không phải gây giống cấp một mà vẫn đảm
bảo được năng suất, nhất là sức chống chịu bệnh của giống.Việc bảo quản,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
vận chuyển dễ dàng, giá củ bi thấp hơn nhiều so với các củ giống lớn, như
vậy giảm được vốn đầu tư ban đầu [12], [19].
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần khắc phục khó khăn trong
sản xuất củ khoai tây giống trong nước, chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro và
trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro.
- Đánh giá các đặc điểm nông học, năng suất, chất lượng củ thu hoạch
từ cây trồng bằng củ bi in vitro trong điều kiện tự nhiên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian trồng đối với sinh trưởng, phát triển, các yếu
tố cấu thành năng suất và chất lượng khoai tây được trồng bằng củ bi in vitro.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Đánh giá hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro thông qua các nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đối với hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro.
- Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt trên cây đối tới khả năng sinh trưởng và
hiệu quả tạo củ của khoai tây nuôi cấy in vitro.
- Chi phí sản xuất củ giống khi trồng khoai tây bằng củ bi in vitro và
trồng bằng củ truyền thống.
3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lí củ khoai tây bi in vitro thông qua theo dõi thời
gian ngủ, khả năng nảy mầm, mức độ hao hụt trong thời gian bảo quản.
3.3. Trồng thử nghiệm ngoài đồng ruộng
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành
năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro trong vụ đông năm 2007.
- Đánh giá ảnh hưởng của thời gian trồng đối với sự sinh trưởng, phát
triển và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro.
- Đánh giá chất lượng củ khoai tây trồng từ củ bi in vitro thông qua
phân tích một số chỉ tiêu hoá sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây khoai tây
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Đầu
thế kỷ XVI những nhà hàng hải người Tây Ban Nha chinh phục Nam Mỹ,
đã đem về trồng ở nước họ. Vào cuối thế kỷ XVI, khoai tây được trồng ở
AiLen, Anh, Italia, Đức, Pháp Nga…từ đó khoai tây được trồng ở nhiều
nước châu Âu khác. Các nước ở châu Á và châu lục khác biết đến cây khoai
tây muộn hơn các nước ở châu Âu thông qua chính sách thuộc địa của
người châu Âu. Đến nay, khoai tây được trồng rộng rãi ở khoảng 130 nước
trên thế giới từ 710 vĩ tuyến Bắc đến 400 vĩ tuyến Nam [7], [9], [47].
Ở nước ta, khoai tây được người Pháp mang sang trồng ở một số nơi từ
năm 1890 và chủ yếu trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giống khoai tây được
trồng phổ biến trước đây là giống khoai tây ruột vàng Thường tín, giống này có
nguồn gốc từ giống Ackersegen, được nhập từ Pháp năm 1890 [9], [46], [50].
Cây khoai tây thuộc chi Solanum Setio Pentota [45], thuộc họ cà
(Solanaceace) [9] là cây ở thể tứ bội (Tetraploid) (2n=4x=48), có khả năng
sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao.
1.1.2. Đặc tính thực vật học của cây khoai tây
Thân và lá cây khoai tây có nhiều lông, lá kép lông chim, không đối
xứng [9]. Thân cây khoai tây là hệ thống bao gồm thân, tia củ và củ, thân cây
cao từ 45- 90cm tuỳ theo giống, độ phì của đất và kỹ thuật canh tác.
Tia củ phát triển từ mầm cành, với điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành
củ, điều kiện không thuận lợi sẽ chồi lên mặt đất phát triển thành cành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Cây khoai tây chủ yếu là tự thụ phấn nhưng có trường hợp giao phấn.
Quả khoai tây thuộc loại quả mọng, có 2 ô, hạt rất nhỏ có mầm uốn cong.
Mầm ngủ củ khoai tây là những mầm cây được tạo thành ở các nách lá không
phát triển. Mầm ngủ ở mỗi củ thường là một số, phần lớn có 3 mầm [9].
1.1.3. Đặc điểm sinh học, ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh đến sinh
trƣởng và phát triển của cây khoai tây
1.1.3.1. Đặc điểm sinh học của cây khoai tây
Đời sống của cây khoai tây có thể chia làm 4 thời kỳ: Thời kỳ ngủ, thời
kỳ nảy mầm, thời kỳ hình thành củ, thời kỳ củ phát triển.
* Thời kỳ ngủ: Củ khoai tây sau khi thu hoạch phải được cất giữ một
thời gian dài sau đó mới nảy mầm được, người ta gọi đó là thời kỳ ngủ nghỉ
của củ khoai tây. Thời gian ngủ nghỉ của củ khoai tây phụ thuộc vào đặc
điểm của giống, điều kiện sinh thái của vùng trồng, kỹ thuật canh tác, điều
kiện bảo quản.
* Thời kỳ nảy mầm: Sau một thời gian ngủ nghỉ những mắt ngủ trên củ
khoai tây đều có khả năng phát triển thành mầm cây. Mầm cây phát triển
thành thân lá và thành cây khoai tây thế hệ mới.
* Thời kỳ hình thành thân củ: Cây khoai tây con sau khi phát triển vượt
lên khỏi mắt đất từ 7- 10 ngày thì trên các đốt thân nằm dưới mặt đất xuất hiện
những nhánh con, đó chính là những nhánh thân địa sinh. Nhánh địa sinh có
màu trắng và mọc thẳng, đầu cuối của nhánh thường phình to tạo thành những
đoạn thân ngầm, khi phát triển đến mức độ nhất định thì ngừng phát triển về
chiều dài, chất dinh dưỡng tập trung vận chuyển đến các đoạn thân ngầm này
và chúng phình to lên tạo thành củ khoai tây ở đầu mút thân địa sinh.
* Thời kỳ phát triển của củ: Sau khi cây sinh trưởng được 20-25 ngày thì
các chất dinh dưỡng tập trung vào các đầu chóp của thân địa sinh, bộ phận này
của thân địa sinh bắt đầu phình to dần lên. Ở những nơi có nhiều nắng vào
thời gian này cây hình thành hoa và hoa bắt đầu nở, đây chính là lúc thân địa
sinh phát triển mạnh nhất [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
1.1.3.2. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái tới sinh trƣởng và phát
triển của cây khoai tây
Nhiệt độ là yếu tố khí tượng đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng phát triển của cây khoai tây. Ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng
cây khoai tây có thể thích ứng với biên độ nhiệt từ 100C- 250C, rộng hơn so
với giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Theo Billb- Deau (1992), nhiệt độ thích
hợp cho sự hình thành củ khoai tây là 180C-200C, từ 200C trở lên quá trình
hình thành củ khoai tây sẽ bị kìm hãm, khối lượng chất khô của củ cũng như
chất lượng của củ đều bị giảm [48], nếu nhiệt độ quá thấp cũng ảnh hưởng
đến sinh trưởng của củ, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 150C các đặc tính như
màng vỏ, hàm lượng tinh bột thay đổi theo hướng không có lợi.
Khoai tây là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng thích hợp cho năng suất cao
từ 40.000- 60.000 lux. Cường độ ánh sáng mạnh có lợi cho quá trình quang
hợp sẽ thuận lợi cho hình thành, tích luỹ chất khô. Cường độ quang hợp yếu
nhiều tia củ sẽ không có khả năng hình thành củ [50].
Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây khoai tây thì yêu cầu về thời
gian chiếu sáng cũng khác nhau: Từ khi khoai tây bắt đầu mọc khỏi mặt đất
đến thời kỳ xuất hiện nụ hoa yêu cầu ánh sáng ngày dài. Thời kỳ phát triển tia
củ yêu cầu ánh sáng ngày ngắn [7].
Trong các giai đoạn sinh trưởng, cây khoai tây có yêu cầu về nước khác
nhau [38]. Thời kỳ từ trồng đến xuất hiện tia củ cần đảm bảo độ ẩm đất tối
thiểu 60%-80% sức chứa ẩm đồng ruộng. Thời kỳ phát triển củ cần thường
xuyên giữ độ ẩm đất là 80%. Thiếu hoặc thừa nước đều gây ảnh hưởng xấu tới
sinh trưởng của cây [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.1.3.3. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây khoai tây
Khoai tây yêu cầu một lượng dinh dưỡng lớn và đầy đủ các nguyên tố đa
lượng và vi lượng.
Ảnh hưởng của đạm đến năng suất khoai tây đã được nghiên cứu từ thập
kỷ 70. Năng suất tối ưu của khoai tây đạt được khi bón ít nhất là 45- 400kg
N/ha [54]. Theo Benkema và Vander Zaag (1979), khi bón lượng đạm quá cao
ở khoai tây dễ xảy ra hiện tượng “sinh trưởng lần thứ 2”, tương tự như hiện
tượng xảy ra khi gặp nhiệt độ cao, ánh sáng ngày dài trong thời gian hình
thành củ, hiện tượng này làm giảm năng suất và chất lượng củ khoai tây [41].
Khoai tây cũng cần nhiều P cho sự sinh trưởng, tuy nhiên, hiệu lực của P
phụ thuộc nhiều vào hàm lượng P và vôi có ở trong đất. Lượng P có ở trong đất ít
còn lượng vôi tự do nhiều thì thường phải bón với liều lượng P nhiều hơn [53].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của K thể hiện không rõ đến
năng suất khoai tây, nhưng lại liên quan rõ tới chất lượng củ, cụ thể là hàm
lượng chất khô của củ, làm giảm bệnh đốm đen trên củ. Kali làm tăng khả
năng quang hợp, tăng sự vận chuyển các chất trong cây và tăng khả năng
chống chịu sâu bệnh hại.
Các nguyên tố vi lượng như Magie (Mg), Kẽm (Zn), Lưu huỳnh (S)…,
cần cung cấp đầy đủ và cân đối cho cây. Nếu thiếu cây sinh trưởng phát triển
kém, năng suất thấp.
Phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong sản xuất khoai tây. Muốn có
năng suất sản lượng khoai tây cao, chất lượng tốt thì phải sử dụng phân hữu cơ
vì phân hữu cơ cung cấp một cách cân đối các nguyên tố đa lượng và bán đa
lượng (N, P, K , Ca) cho khoai tây và đặc biệt là bổ sung đầy đủ các nguyên tố
vi lượng quan trọng cần cho khoai tây. Ngoài ra phân hữu cơ còn tạo độ xốp
trong đất, tăng khả năng giữ ẩm của đất, kích thích bộ rễ phát triển và tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển củ khoai tây [9], [28].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.1.3.4. Thời vụ trồng khoai tây ở Việt Nam
Ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, khung thời vụ trồng
khoai tây nằm gọn trong thời gian từ vụ lúa mùa sang vụ lúa xuân. Thời vụ
trồng khoai tây vụ đông có thể trồng từ thượng tuần tháng 10 đến hạ tuần
tháng 11 vẫn cho thu hoạch. Thời vụ tốt nhất để trồng khoai tây là trung tuần
tháng 10 đến trung tuần tháng 11. Thời vụ này có thể đáp ứng đầy đủ nhất về
nhiệt độ, ánh sáng để cây khoai tây sinh trưởng phát triển và cho năng suất
cao. Trồng sớm hơn khoai tây sớm bị rạc, nếu trồng muộn hơn khoai tây sẽ
gặp rét ngay lúc mới mọc, phát triển chậm nên cho năng suất thấp [28].
Theo Vũ Thị Bích Dẫn và Cs (1995), vụ đông sớm ở đồng bằng Bắc Bộ
thường được bố trí từ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10. Thời vụ này
thường gặp điều kiện thời tiết khí hậu bất thuận như lượng mưa lớn và nhiệt độ
cao. Mặt khác, khoai tây trồng ở Việt Nam có thời gian xuất hiện củ rất ngắn chỉ
khoảng 35- 40 ngày trồng, đặc biệt với các giống ngắn ngày, mầm già sinh lý củ
xuất hiện sớm hơn và thời gian sinh trưởng ngắn nên năng suất không cao [8].
Ở vùng nam khu IV cũ, khoai tây có thể trồng muộn hơn, tức là vào
trung tuần tháng 11 vì ở vùng này mùa mưa kết thúc muộn hơn. Còn vùng núi
khí hậu ôn hoà như Sapa, Đà Lạt có thể trồng được quanh năm [20].
Nghiên cứu của Đào Mạnh Hùng (1996) cho thấy, khoai tây vụ xuân
thường được trồng từ hạ tuần tháng 12 đến thượng tuần tháng giêng, thu hoạch
trung tuần tháng 4. Tháng 12 có nhiệt độ trung bình là 18,10C, tháng giêng
lạnh nhất trong năm nhưng cũng đạt 16,10C nên ảnh hưởng không nhiều đến
sinh trưởng của khoai tây ở giai đoạn đầu. Lượng mưa đầu vụ khoai Xuân rất
thấp, tăng dần vào tháng 2 và tháng 3, tăng nhanh vào cuối tháng 4, vì vậy cần
đảm bảo đủ ẩm thời kỳ đầu cho khoai tây mọc mầm và phát triển nhanh, cuối
vụ cần tiêu úng triệt để để đảm bảo chất lượng củ [15].
Như vậy, thời vụ là một yếu tố ảnh hưởng mang tính chất quyết định
đến sự thành công trong sản xuất khoai tây. Các nhà nghiên cứu khoai tây cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
rằng, thời vụ thích hợp để trồng khoai tây bắt đầu từ giữa tháng 10 đến cuối
tháng 11, khi đó nhiệt độ giao động từ 170C- 250C là điều kiện thuận lợi nhất
cho việc trồng khoai tây [7], [28].
1.1.4. Giá trị dinh dƣỡng và kinh tế của khoai tây
Ở nhiều nước trên thế giới, khoai tây được coi là một trong năm loài cây
lương thực quan trọng: lúa mỳ, lúa nước, ngô, đại mạch và khoai tây. So với
nhiều loài cây trồng khác, khoai tây có thành phần hoá học quý và khả năng sử
dụng đa dạng [9]. Củ khoai tây chứa trung bình khoảng 25% chất khô, trong
đó 80-85% tinh bột, 3% protein, có nhiều vitamin: A, B1, B6, PP… và nhiều
nhất là vitamin C (20-200mg/100gam khối lượng tươi). Ngoài ra, còn có các
chất khoáng quan trọng, chủ yếu là kali, thứ đến là canxi, photpho, magie [7].
Theo Beukema, Vander Zaag (1979), cứ 1 kg khoai tây cho 840 calo [41]. Nếu
tính theo sự cân bằng protein/calo, sự phân bố và tỉ lệ axit amin quan trọng
trong các loại thức ăn chính thì khoai tây chỉ kém trứng [33]. Sử dụng 100g
khoai tây có thể đảm bảo ít nhất 8% nhu cầu protein, 3% năng lượng, 10% sắt,
10% vitaminB1 và 20-25% nhu cầu vitamin C cho 1 người trong 1 ngày đêm
[47]. Vì vậy, theo đánh giá của Vander Zaag (1976), trong số các cây trồng
của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như lúa, ngô, đậu tượng… thì khoai tây
cho năng suất năng lượng, năng suất protein và sinh lợi cao nhất [55].
Bảng 1.1. Năng suất protein và năng lượng của một số cây lương thực
Loại cây trồng Kcalo/100g
Năng suất
năng lượng
(kcalo/10ngày/ha)
Tỉ lệ
protein
(%)
Năng suất
protein
(kg/ngày/ha)
Khoai tây 90,82 48,64 2,0 1,1
Sắn 185,87 45,12 0,7 0,2
Khoai lang 138,30 48,93 1,5 0,5
Đậu đỗ 400,24 11,72 22,0 0,6
Lúa 420,90 35,10 7,0 0,6
Ngô 138,91 38,97 9,5 0,8
(Nguồn: Vander Zaag, (1976) [55]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Nếu so sánh về năng suất chất khô trên một đơn vị diện tích trồng trọt thì
khoai tây là cao nhất, hơn lúa mỳ 3,04 lần, lúa nước 1,33 lần, ngô 2,2 lần [42].
Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm cho con người và thức ăn
cho gia súc, khoai tây còn là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế
biến. Ước tính 1 tấn khoai tây củ có hàm lượng tinh bột 17,6% chất tươi thì sẽ
cho 112lít rượu, 55 kg axit hữu cơ và một số sản phẩm khác [42]. Từ việc chế
biến ra rượu khoai tây còn là nguyên liệu để sản xuất ra cao su nhân tạo [9].
Thân, lá, hoa khoai tây còn là nguyên liệu của công nghiệp chế biến dược
phẩm sản xuất thuốc chữa bệnh như thuốc giảm đau, an thần, chữa bệnh thần
kinh, thấp khớp, hen xuyễn mãn tính…[16].
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Châu Âu có nền sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới và đang có xu
hướng giảm nhẹ về diện tích, năng suất và sản lượng khá cao và ít biến động.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Âu
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(Tấn/ha)
Sản lượng
(Triệu tấn)
2000 9,13 16,30 148,82
2001 8,86 15,50 137,33
2002 8,39 15,50 130,05
2003 8,20 15,96 130,87
2004 8,01 17,67 141,54
2005 7,81 16,81 131,29
(Nguồn FAO, 2005) [43]
Năm 2000, cả châu lục trồng được 9,13 triệu ha, nhưng đến năm 2005
chỉ còn 7,81 triệu ha. Năng suất khoai tây ở châu Âu không ngừng được nâng
cao. Tuy nhiên, năm 2005 năng suất khoai tây giảm nhẹ so với 2004.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Châu Á có nền sản xuất khoai tây lớn thứ 2 sau châu Âu, tập trung ở các
nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn
Quốc, Mông Cổ…Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai tây nhất
thế giới và đứng đầu châu Á cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Á
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(Tấn/ha)
Sản lượng
(Triệu tấn)
2000 7,96 15,20 120,99
2001 7,84 15,10 118,38
2002 7,75 15,60 120,90
2003 7,80 15,76 122,93
2004 7,98 16,53 131,91
2005 7,86 16,38 128,75
(Nguồn FAO, 2005) [43]
Sản xuất khoai tây của châu Á khá ổn định, năm 2000 có 7,96 triệu ha,
năm 2002 diện tích trồng khoai tây thấp nhất 7,75 triệu ha, giảm 0,21 triệu ha,
đến 2005 cả châu lục trồng được 7,86 triệu ha, gần bằng diện tích khoai tây
của châu Âu. Năng suất khoai tây bình quân được tăng lên hàng năm và thấp
hơn năng suất bình quân của châu Âu không đáng kể.
1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Cây khoai tây được du nhập vào Việt Nam từ năm 1890 và chủ yếu
trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng [46]. Hiện nay khoai tây được coi là một
trong những loại “thực phẩm sạch”, là một loại nông sản hàng hoá được lưu
thông rộng rãi [11].
Với điều kiện khí hậu trong vụ đông ở miền Bắc Việt Nam thì cây khoai
tây được xem là cây trồng lý tưởng. Tuy nhiên, tình hình sản xuất khoai tây ở
Việt Nam luôn biến động và phát triển không tương xứng với tiềm năng của nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
2000 28.022 11,27 315.807,94
2001 30.000 10,53 315.900,00
2002 32.102 11,76 377.519,52
2003 33.887 10,69 362.252,03
2004 34.000 10,74 365.160,00
2005 35.000 10,57 369.950,00
(Nguồn FAO, 2005) [43]
Bên cạnh sự tăng lên về diện tích thì trong giai đoạn gần đây (2000-
2005) năng suất lại có xu hướng biến động thất thường. Trong những năm
1976- 1990 năng suất chỉ đạt dưới 10 tấn/ha, dao động khoảng 10 tấn/ha trong
những năm 1991- 1998 và đạt 11-12 tấn/ha vào những năm 1999- 2002. Từ
2002- 2005, năng suất giảm xuống chỉ còn khoảng 10-11 tấn/ha. Năng suất
khoai tây của nước ta chỉ bằng 61,3 % năng suất bình quân chung của thế giới,
bằng 62,9% năng suất bình quân của châu Âu. Sự tăng năng suất và diện tích
khoai tây của Việt Nam là chưa đáng kể so với tiềm năng to lớn của nó. So với
các cây trồng vụ đông khác như ngô, lạc, đậu tương… thì diện tích khoai tây
chỉ chiếm phần nhỏ.
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất khoai tây ở Việt Nam
là chất lượng giống. Củ giống kém chất lượng không có khả năng cho năng
suất cao đồng thời bị hao hụt lớn trong quá trình bảo quản làm cho giá thành
củ giống tăng, tăng chi phí đầu tư lên rất nhiều vì đầu tư giống chiếm tỉ lệ cao
nhất trong tổng chi phí tiền mặt cho việc sản xuất khoai tây.
Giống khoai tây người nông dân sử dụng chủ yếu theo phương thức tự
để, duy trì từ vụ này sang vụ khác, nhiều loại giống đang trồng phổ biến đã bị
thoái hoá. Kết quả điều tra cơ cấu giống ở một số vùng thuộc đồng bằng sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Hồng cho thấy, hầu hết các nơi còn duy trì giống Thường tín và các giống nhập nội
đã bị thoái hoá nghiêm trọng, năng suất thấp (8-9 tấn/ha) [5], [18].
Trong thời gian gần đây, xuất hiện một tỉ lệ đáng kể khoai tây giống từ
Trung Quốc do bà con nông dân tự nhập về với giá rất rẻ. Đây là nguồn giống
không được kiểm tra, kiểm dịch. Qua số liệu điều tra cho thấy, khoai tây
Trung Quốc mọc yếu, tỉ lệ không mọc được và thối cao, chiếm tới 20-30%.
Theo báo cáo của chương trình kinh tế Việt- Đức (2003), tỉ lệ khoai giống
nhập từ Trung Quốc để sản xuất tại Việt Nam lên tới gần 70% [5].
1.3. Những nghiên cứu về giống
1.3.1. Hiện tƣợng thoái hoá giống và biện pháp khắc phục
1.3.1.1. Hiện tƣợng thoái hoá giống khoai tây
Sự thoái hoá giống khoai tây là hiện tượng chung xảy ra ở tất cả các
nước trồng khoai tây trên thế giới. Khi trồng khoai tây được sử dụng tại chỗ và
trồng liên tiếp thì cây sẽ có những biểu hiện sinh trưởng phát triển thân lá
kém, cây thấp, lá xoăn, thân lá có vết loang lổ, dị dạng, củ nhỏ dẫn đến giảm
năng suất. Đó là sự thoái hoá giống [19], [36].
Có hai nguyên nhân gây nên hiện tượng thoái hoá củ giống khoai tây, đó
là thoái hoá do bệnh lí (nhiễm virus) và thoái hoá do sinh lí (củ giống bị già
sinh lý) do bảo quản lâu trong điều kiện nóng ẩm [24].
* Thoái hoá do bệnh lý
Hiện tượng thoái hoá giống khoai tây do nhiễm virus đã được
Parmentier (Pháp) phát hiện năm 1786 [19], nhưng sau đó khoảng một thế kỷ,
người ta mới xác định được đặc tính của virus và khẳng định chúng là nguyên
nhân gây thoái hoá khoai tây. Cây khoai tây có thể là ký chủ cho 60 loại virus
gây bệnh [54]. Khi cây bị nhiễm virus thì không thể cứu chữa, chỉ bằng cách
nhổ bỏ cây bị hại vứt xa nguồn nước và nơi trồng [27].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Ở Việt Nam, bệnh virus hại khoai tây bắt đầu được đề cập vào năm
1960. Năm 1972, điều tra bằng phương pháp huyết thanh và phương pháp so
màu đã xác định được độ nhiễm bệnh virus ở Việt Nam là từ 26,6%- 87,10%
[14]. Những giống khoai tây được coi là có triển vọng khi nhập vào Việt Nam chỉ
sau 3 vụ trồng và bảo quản đã nhiễm bệnh nặng [9].
* Thoái hoá sinh lý (Thoái hoá do sự già hoá củ giống)
Tuổi sinh lý của củ giống có tầm quan trọng như tính trạng sạch bệnh của
giống vì nó ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và sự hình thành năng suất của cây.
Trong củ khoai tây các quá trình sinh lý sinh hoá diễn ra một cách mạnh mẽ và
liên tục kể từ khi hình thành đến khi củ ngủ nghỉ. Các hoạt động này diễn ra theo
chiều hướng già hoá của củ giống [29].
Theo Beukenra, Vader Zaag (1979), tình trạng sinh lý chịu ảnh hưởng
của điều kiện trồng, thời gian và điều kiện bảo quản. Củ giống được trồng ở
điều kiện ấm, bảo quản ở nhiệt độ cao sẽ già hoá nhanh chóng hơn củ giống
được trồng ở vùng lạnh, bảo quản ở nhiệt độ thấp [41].
1.3.1.2. Biện pháp khắc phục hiện tƣợng thoái hoá giống khoai tây
* Các biện pháp khắc phục hiện tƣợng thoái hoá giống khoai tây trên thế giới
Khắc phục hiện tượng thoái hoá giống khoai tây do virus
Ở các nước tiên tiến, họ đã áp dụng kỹ thuật nuôi cấy meristem kết hợp
với những phương pháp chuẩn đoán virus hiện đại như: test ELISA, lai
AND…để xây dựng hệ thống sản xuất giống khoai tây chống virus một cách
rất hoàn chỉnh. Do đó, các củ giống khoai tây được sản xuất tại các trạm nhân
giống đầu dòng và sau đó qua kiểm tra độ sạch virus rất nghiêm ngặt mới cung
cấp cho sản xuất.
Đối với những nước đang phát triển, chủ yếu là những nước thuộc châu
Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh, chưa có hệ thống sản xuất giống hoàn chỉnh thì
việc khắc phục sự thoái hoá giống khoai tây do virus được tiến hành theo
nhiều phương pháp khác nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Giải pháp nhập nội củ giống sạch bệnh thay thế giống đã thoái hoá.
- Giải pháp sản xuất khoai tây bằng hạt (do virus không truyền qua hạt)
- Chọn lọc vệ sinh đồng ruộng: Nhổ bỏ cây bệnh, giữ cây sạch để làm giống.
Các biện pháp khắc phục hiện tượng thoái hoá giống khoai tây do già
hoá củ giống:
Để khắc phục hiện tượng này, các tác giả nghiên cứu đã đưa ra 2 giải pháp:
(1) Áp dụng biện pháp bảo quản lạnh để làm chậm sự già hoá
Perennec (1985) cho rằng, nếu thời gian bảo quản dài như ở các nước chỉ
trồng được một vụ khoai tây, thì nhất thiết phải bảo quản củ giống ở điều kiện
nhiệt độ thấp để làm chậm sự già hoá của củ giống [52]. Đối với những nước
trồng được nhiều vụ trong năm, có thể chọn ra củ giống có tuổi sinh lý tối
thích từ các vụ trồng khác nhau. Nếu không có đủ các điều kiện trên thì phải
nhập nội giống có tuổi sinh lý cần thiết.
(2) Trồng thêm vụ khoai tây muộn để rút ngắn thời gian bảo quản củ giống
Nghiên cứu việc trồng thêm vụ thứ hai để tạo ra củ giống trẻ sinh lý
cũng là hướng tích cực để rút ngắn thời gian bảo quản củ giống. Để có củ
giống trồng vụ thứ hai có thể từ hai nguồn: Nhập nội và áp dụng biện pháp
phá ngủ khoai tây vừa thu hoạch. Kỹ thuật phá ngủ khoai tây để tạo củ giống
trồng vụ thứ hai được áp dụng ở Liên Xô (cũ) đã làm tăng năng suất vụ sau
13%-20% so với trồng củ giống thông thường [44].
* Các biện pháp khắc phục hiện tƣợng thoái hoá giống khoai tây ở Việt Nam
Các biện pháp khắc phục hiện tượng thoái hoá giống khoai tây do virus:
Ở Việt Nam, qua kết quả nghiên cứu của Vũ Triệu Mân (1986),
Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn và Cs (1991) cho biết, khoai tây ở
Việt Nam đã bị thoái hoá nặng, tỉ lệ nhiễm bệnh virus rất cao, vì vậy nghiên
cứu để khắc phục hiện tượng thoái hoá giống khoai tây do virus ở Việt Nam
là đặc biệt quan trọng và cần thiết [19], [25]. Trong thời gian qua, Việt Nam
đã sử dụng những biện pháp khắc phục như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
- Biện pháp nhập nội giống: Nguồn giống sạch bệnh được nhập từ các
nước tiên tiến ở châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan. Bên cạnh việc nhập nội
giống khảo nghiệm để xây dựng một bộ giống thích hợp cho Việt Nam thì các
giống đã được nhập về và nhân ra, tạo nguồn giống sạch bệnh cung cấp cho
sản xuất. Trong những năm 1980 hàng ngàn tấn giống khoai tây Mariella,
Lipsi, Kardia…đã được nhập về từ Cộng hoà dân chủ Đức [15].
- Biện pháp sản xuất củ giống sạch bệnh trong nước: Theo hướng này,
các nghiên cứu sản xuất củ giống khoai tây có kích thước nhỏ bắt đầu từ kỹ
thuật nuôi cấy in vitro là hình thức nhân giống khoai tây sạch bệnh nhanh
chóng và có hiệu quả.
- Biện pháp chọn lọc, vệ sinh quần thể
Trong khi chờ đợi hoàn chỉnh hệ thống sản xuất giống của nhà nước,
giải pháp xây dựng hệ thống chọn lọc, vệ sinh quần thể đã được đề xuất. Chọn
lọc, vệ sinh quần thể thực chất là quan sát và loại bỏ các cây bệnh trong nhiều
năm liên tục cho tới khi tỉ lệ nhiễm virus giảm đến mức độ cho phép.
Các tác giả Vũ Triệu Mân (1986), Nguyễn Văn Viết (1991) đã triển
khai rất có kết quả về hệ thống chọn lọc vệ sinh quần thể. Hệ thống này đã
được áp dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh [19] ,[37].
- Biện pháp trồng khoai tây bằng hạt
Nghiên cứu sản xuất và trồng khoai tây bằng hạt được Đào Mạnh Hùng
(1978), (1997), Đào Xuân Tùng (1983), Trương Văn Hộ (1990) tiến hành trên
tập đoàn giống khoai tây nhập nội tại Đà Lạt. Các nghiên cứu đều khẳng định
được độ sạch virus của khoai tây trồng từ hạt và đã rút ra những kết luận về
khả năng sử dụng ở Việt Nam. Nhưng để trở thành một giải pháp ổn định,
chắc chắn, đặc biệt là khả năng sản xuất hạt khoai tây tại Việt Nam thì việc
xác định được tổ hợp lai thích hợp có khả năng thương mại hoá cao là quan
trọng [13], [15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Các biện pháp khắc phục hiện tượng thoái hoá giống khoai tây do già
hoá củ giống:
Ở Việt Nam, củ giống phải bảo quản dài (9 tháng) trong điều kiện nhiệt
độ, độ ẩm cao của mùa hè nên tỉ lệ thoái hoá cao, năng suất giảm rõ rệt. Để
khắc phục hiện tượng này, nhiều tác giả trong nước đã nghiên cứu và đưa ra 2
giải pháp (1) Áp dụng biện pháp bảo quản lạnh để làm chậm sự già hoá: Đây
là biện pháp có hiệu quả cao ở những nước có nền kinh tế phát triển trên thế
giới. Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam còn khó khăn nên việc đầu tư vào
kho lạnh để bảo quản lượng củ giống lớn cho sản xuất là rất khó thực hiện, bảo
quản lạnh sẽ nâng cao giá thành sử dụng do đó người nông dân sẽ khó lòng
chấp nhận. Vì vậy, biện pháp này ở Việt Nam mới chỉ được áp dụng trong
phạm vi còn nhỏ, (2) Trồng vụ khoai tây muộn để rút ngắn thời gian bảo quản
củ giống: Nghiên cứu trồng khoai tây thêm vụ thứ hai tạo ra củ giống trẻ sinh
lý cũng là hướng tích cực nhằm rút ngắn thời gian bảo quản củ giống. Để có củ
giống trồng vụ thứ hai cần phải có biện pháp phá ngủ khoai tây vừa thu hoạch.
Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn (1993), đã nghiên cứu và hoàn thiện quy
trình phá ngủ tổng hợp khoai tây một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất [26].
1.3.2. Các nghiên cứu về sản xuất củ nhỏ
1.3.2.1. Vai trò và tình hình sử dụng củ nhỏ trong hệ thống sản xuất giống
khoai tây sạch bệnh
Vai trò của củ nhỏ trong hệ thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh
được quan tâm chú ý từ rất sớm. Nghiên cứu của nhiều tác giả Melik
Sarkisov, Faddecva (1984), Balletti, Lanteri, Lotito, Saraco (1994)… đều
cho rằng, củ nhỏ in vitro được sản xuất từ vật liệu ban đầu sạch bệnh trong
điều kiện vô trùng nghiêm ngặt nên chúng là sản phẩm hoàn toàn sạch
bệnh, hơn nữa việc sản xuất củ nhỏ được tiến hành quanh năm không phụ
thuộc vào thời vụ, có thể tạo được số lượng lớn củ giống trong thời gian
ngắn với diện tích nhỏ, đồng thời củ có kích thước nhỏ nên dễ dàng bảo
quản, vận chuyển tới các vùng sản xuất giống [19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Ngoài ra, các tác giả Joung Hyouk, Jeong Sook Koo (1990) đã đưa ra
kết luận rằng, việc sản xuất củ nhỏ làm giống có thể thay thế cho việc sản xuất
củ khoai tây giống thông thường của nông dân và các tác giả khẳng định, hệ
thống sản xuất giống khoai tây củ nhỏ sạch bệnh sẽ cách mạng hoá nền sản
xuất khoai tây trong tương lai gần đây [19].
1.3.2.2. Các nghiên cứu sản xuất củ nhỏ ngoài nƣớc
Vấn đề tạo củ khoai tây in vitro được tiến hành nghiên cứu từ khá sớm
bởi các tác giả Gregory, Borah and Milthorpe, Iwins, Palmer, Smith, Jeoung-
Lai, Kang, Choi…[29]. Các nghiên cứu đều cho thấy, để cảm ứng cho sự hình
thành củ khoai tây cần phải có nồng độ đường cao trong môi trường nuôi cấy,
thời gian chiếu sáng và nhiệt độ cao sẽ ức chế sự tạo củ in vitro, quang chu kỳ
ngày ngắn hoặc trong bóng tối, điều kiện nhiệt độ thấp và sử dụng môi trường
MS với nồng độ đường cao đã xúc tiến nhanh sự hình thành củ khoai tây in
vitro. Họ cho biết, khi sử dụng nồng độ đường 10% hiệu quả tạo củ hơn hẳn
nồng độ 6% và 8%, còn nồng độ 2% chỉ phù hợp với sự sinh trưởng của chồi
mà không có hiệu quả cho tạo củ.
Ranalli, Bizarri, Borghi, Mari khi nghiên cứu mối quan hệ giữa môi
trường tạo củ với thời gian ngủ nghỉ của củ khoai tây in vitro đã khẳng định
rằng nồng độ đường trong môi truờng tạo củ không ảnh hưởng nhưng kích
thước củ lại ảnh hưởng lớn đến sự ngủ nghỉ của củ khoai tây in vitro. Apichai
(1988), đã nghiên cứu và đề xuất kỹ thuật bảo quản củ khoai tây in vitro ở
nhiệt độ từ 8- 100C, thời gian bảo quản có thể kéo dài được 9 tháng mà chất
lượng củ vẫn tốt [40]. Những nghiên cứu sản xuất khoai tây kích thước nhỏ
trên đồng ruộng cũng được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Paul, Struik,
Willemien, Lommem (1991), đã đề nghị giải pháp trồng khoai tây củ nhỏ với
mật độ dày để thu được số củ nhiều nhất trên một đơn vị diện tích [51].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Lommem Struik (1993), đề xuất biện pháp sản xuất củ giống nhỏ theo
hướng thu hoạch nhiều lần nhằm tăng năng suất lên gấp bội so với việc trồng
chỉ thu hoạch một lần [48].
Việc sản xuất củ nhỏ in vitro và in vivo và sử dụng chúng trong hệ
thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh có chất lượng cao đã và đang được
áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới
vẫn tiếp tục quan tâm nghiên cứu nhằm đề xuất quy trình cho hiệu quả cao
nhất trong việc sản xuất củ giống khoai tây sạch bệnh.
1.3.2.3. Các nghiên cứu sản xuất củ nhỏ trong nƣớc
Nghiên cứu củ giống khoai tây kích thước nhỏ đã được nhiều tác giả
trong nước nghiên cứu từ sớm. Năm 1988, Trần Thanh Thư, và cs bắt đầu thử
nghiệm tạo củ khoai tây nhỏ in vitro trên một số dòng, giống khoai tây địa
phương và khoai tây mới nhập nội [34]. Các tác giả nhận xét rằng, việc tạo củ
khoai tây in vitro cần nồng độ đường trên 5% với môi trường bổ xung
benziladenin (BA) và Cholor Cholin Chlorid (CCC) để kích thích quá trình tạo
củ.
Tác giả Nguyễn Quang Thạch và cs (1993), đã đưa ra mô hình hoàn chỉnh
để sản xuất giống khoai tây có chất lượng cao cho vùng đồng bằng Bắc Bộ,
trong đó việc sản xuất củ giống có kích thước nhỏ là khâu quan trọng nhằm
tăng nhanh giống sạch ban đầu cho sản xuất [26].
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Kim Thanh, từ
năm 1991 đến năm 1997, đã có hàng loạt công bố kết quả nghiên cứu nhằm
xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất khoai tây giống kích thước nhỏ sạch
bệnh cho chất lượng cao ở Việt Nam [23], [30], [31], [32].
Trần Văn Ngọc và cs (1995) nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học
trong vấn đề cung cấp giống khoai tây cho đồng bằng Bắc Bộ [21]. Các tác giả
đã đề xuất sơ đồ hệ thống nhân giống khoai tây tại Đà Lạt nhằm cung cấp giống
cho vùng đồng bằng Bắc bộ, trong đó việc sản xuất củ giống khoai tây kích
thước nhỏ để làm giống là khâu rất quan trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Ngoài ra tác giả, Hoàng Thị Hiền và cs (1997) đã nghiên cứu áp dụng
một số biện pháp kỹ thuật trồng củ nhỏ và siêu nhỏ. Các tác giả đều khẳng
định, đối với củ khoai tây có kích thước nhỏ có khả năng cho sự sinh trưởng
và năng suất không thua kém gì củ giống có kích thước lớn trong cùng điều
kiện chăm sóc. Đối với củ siêu nhỏ trồng ở mật độ cao là biện pháp tốt nhất để
tăng năng suất củ giống [12].
Như vậy, trước tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam bị giảm sút do
thiếu nguồn giống sạch bệnh chất lượng cao thì việc thiết lập hoàn chỉnh một
hệ thống sản xuất khoai tây sạch bệnh và sớm đưa vào hoạt động là giải pháp
tích cực nhất nhằm chủ động cung cấp giống tốt cho các vùng sản xuất khoai
tây ở nước ta. Vì vậy cần thiết phải sử dụng biện pháp sản xuất củ nhỏ trong
hệ thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh [29].
1.3.3. Các nghiên cứu về bảo quản củ giống trong nƣớc và nƣớc ngoài
Nghiên cứu về nguyên nhân gây hao hụt trong bảo quản khoai tây sau
thu hoạch người ta thấy trước tiên và quan trọng nhất đó là sự xâm nhập và
phá hoại của sâu bệnh, nấm mốc hoặc vi khuẩn. Nguyên nhân tiếp theo là do
hàm lượng nước trong củ cao và thứ ba là do những biến đổi sinh lý sinh hoá
xảy ra trong củ. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm thời gian cất giữ
dài nên việc để giống khoai tây rất khó khăn, củ giống bị thối hỏng tới 50%
trong quá trình bảo quản [17].
Ở Việt Nam có khoảng 75- 85% khoai tây giống được bảo quản theo
phương pháp tán xạ. Phương pháp này có ưu điểm là đầu tư chi phí thấp
nhưng tổn thất lớn từ 50- 60% sau 9 tháng bảo quản, khả năng sinh trưởng và
cho năng suất thấp. Bảo quản khoai tây giống nhập từ Hà Lan bằng kho lạnh ở
3 cỡ củ, kết quả hao hụt trọng lượng củ to là 51%, củ trung bình là 48%, củ
nhỏ ít nhất là 4,6%. Còn bảo quản khoai tây trong kho tán xạ cũng với 3 cỡ củ
thấy hao hụt khối lượng ở các cỡ củ rất lớn: Củ to 34,0%, củ trung bình
32,0%, củ nhỏ là 46% [38] .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Theo tác giả Hà Văn Thuyết và cs (2000), điều kiện bảo quản khoai tây
tốt nhất là ở nhiệt độ 10C-30C, độ ẩm 85- 95%, trong điều kiện đó, khoai tây
giữ được 5-6 tháng [35].
Nghiên cứu về bảo quản củ khoai tây siêu nhỏ, mới đây nhất các tác giả
Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Xuân Trường (2004) cho
rằng, trước khi thu hoạch củ, cần để bình củ dưới ánh sáng tán xạ trong 10
ngày để cho vỏ củ tiếp xúc với ánh sáng tạo màu xanh, khi thu hoạch củ không
bị xây xát vỏ. Khi thu hoạch cần lấy củ ra nhẹ nhàng, sau đó rửa sạch 2-3 lần
bằng nước sạch nhằm loại bỏ môi trường còn lại lúc tạo củ tránh vi khuẩn gây
hại cho củ. Cuối cùng trải mỏng củ dùng quạt thổi cho khô vỏ. Để củ giống ở
nơi thoáng mát dưới ánh sáng tán xạ trong 10 ngày. Đựng củ giống trong túi
nilon có đục lỗ trên bề mặt túi, mật độ lỗ đục chiếm 5% diện tích toàn bộ túi,
sau đó đưa vào bảo quản lạnh [27].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Chƣơng 2
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu thực vật
Các thí nghiệm nghiên cứu in vitro được tiến hành trên 2 giống khoai tây
nhập nội: Solara (Đức) và Diamant (Hà Lan) do Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam cung cấp.
Các thí nghiệm trên đồng ruộng được tiến hành trên củ bi tạo ra bằng kỹ
thuật nuôi cấy mô từ giống Solara và Diamant và các giống nhập nội tương
ứng làm đối chứng.
2.1.2. Hoá chất và thiết bị
Hoá chất: Môi trường MS cơ bản, các chất kích thích sinh trưởng NAA
(Naphthyl Acetic Acid), BAP (6-Benzyl Amino Purin), Agar, saccharose,
NaOH, HCl, gelatin, NaCl 2,6-DI (2,6 diclophenolindophenol), KIO3 (Kali iot
dat), vitamin B6, vitamin C…
Thiết bị: Các thiết bị nuôi cấy in vitro: Box cấy vô trùng, nồi khử trùng,
máy đo pH, Cân điện tử Santorius (Đức), tủ sấy, máy ly tâm lạnh…
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Thí nghiệm nuôi cấy in vitro được thực hiện tại phòng
Công nghệ tế bào thực vật. Các thí nghiệm phân tích chỉ tiêu hóa sinh
được thực hiện tại phòng thí nghiệm Di truyền học - Khoa Sinh - Trường
Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên.
Thí nghiệm phân tích hàm lượng khoáng được thực hiện tại phòng thí
nghiệm Trung tâm- Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Các thí nghiệm nghiên cứu ngoài đồng ruộng được thực hiện tại Tổ 2-
Phường Quang Vinh- TP Thái Nguyên.
Thời gian: Từ tháng 3/2007 đến tháng 6/2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu in vitro
2.2.1.1. Phƣơng pháp nhân chồi, tạo củ
* Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến khả năng tạo củ bi trong ống nghiệm
Môi trường nhân chồi: MS cơ bản, bổ sung aga 1%, saccharose 2%,
NAA 0,2 mg/l và BAP 1,5 mg/l, pH= 5,8 [39].
Sử dụng bình tam giác có thể tích 250ml, mỗi bình đều chứa 30ml môi trường
nhân chồi như trên, chồi cấy vào các bình môi trường đã chuẩn bị với mật độ:
8- 10 chồi/bình 14-15 chồi/bình
10- 11 chồi/bình 16-17 chồi/bình
12-13 chồi/bình 18-19 chồi/bình
Khi chồi khoai tây trong bình cao từ 5cm đến 7cm (sau 2-3 tuần) sẽ được
sử dụng để tạo củ.
Môi trường tạo củ tối thích đã được nghiên cứu với chất cảm ứng tạo củ
là BAP 9,5mg/l, nền môi trường MS cơ bản, 15% nước dừa, saccharose 8%,
pH= 5,8. Mỗi bình cây đều được bổ sung 100ml môi trường tạo củ và đặt
trong buồng tối nhiệt độ 27
2
0C [39]. Các thí nghiệm được nhắc lại 3 lần,
mỗi công thức 30 bình. Khả năng tạo củ được xác định sau 7 tuần nuôi cấy.
* Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với khả năng sinh trưởng của chồi
và tạo củ bi in vitro: Sử dụng môi trường nhân chồi và tạo củ tối thích đã được
nghiên cứu [39]; các bình tam giác 250ml đều được đổ lượng môi trường nhân
chồi như nhau và cấy chồi với cùng mật độ (14 chồi/bình), các bình thí
nghiệm được cấy các đoạn chồi ở các vị trí khác nhau: đoạn cắt phần ngọn;
đoạn cắt phần giữa thân; đoạn cắt gần gốc.
Các thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, mỗi công thức 30 bình. Khả năng
sinh trưởng của chồi được xác định sau 20 ngày nuôi cấy, khả năng tạo củ
được xác định sau 7 tuần nuôi cấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
2.2.1.2. Theo dõi bảo quản củ bi trong phòng thí nghiệm và thời gian ngủ
nghỉ của củ
* Theo dõi mức độ hao hụt củ bi trong thời gian bảo quản: Củ khoai tây
bi sau khi thu hoạch, đem rửa sạch, để khô, phân loại củ theo 2 loại kích thước
(đường kính >0,5cm và <0,5cm) và bảo quản trong các bình tam giác thể tích
500ml. Các bình củ được bảo quản trong phòng nuôi cấy (nhiệt độ 27
2
0
C)
mỗi bình bảo quản 200 củ.
Mức độ hao hụt củ bi được xác định bằng tỉ lệ củ bị hỏng so với số củ
theo dõi trong thời gian bảo quản là 3 tháng
* Theo dõi thời gian ngủ của củ bi: Củ khoai tây bi sau khi thu hoạch,
rửa sạch, để khô, phân loại kích thước, dải đều củ bi trên khay chứa cát và đặt
trong buồng tối (nhiệt độ 27
2
0C).Thường xuyên tưới nước vào các khay cát
và loại bỏ củ bị hỏng.
Thời gian ngủ của củ bi được tính từ khi thu hoạch củ đến khi có 50%
số củ theo dõi nảy mầm. Các thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, mỗi công thức
được tiến hành trên 150 củ.
* Theo dõi tỉ lệ nảy mầm của củ bi: Sau khi qua thời gian ngủ nghỉ, củ bi
được trồng trên đất ruộng và theo dõi tỉ lệ nảy mầm. Khả năng nảy mầm được
xác định sau 15-20 ngày trồng.
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng
2.2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Các ô thí nghiệm có diện
tích 10m2, khoai tây được trồng theo kiểu hàng kép, mật độ 9 khóm/m2.
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian trồng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ
bi được tiến hành ở 3 thời điểm trồng 20/10/2007; 27/11/2007; 10/12/2007 với
củ bi tạo ra từ giống Diamant, Solara và các giống đối chứng tương ứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
2.2.2.2. Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
* Làm đất: Đất có cấu tượng nhẹ, tơi xốp. Dọn sạch cỏ, phay tơi xốp độ
sâu khoảng 30cm, đánh luống đôi rộng 120 cm (cả rãnh), cao 15cm. Rắc đều
trấu, vôi bột , phân chồng và thuốc chống kiến đều trên mặt luống sau đó đảo
trộn đều với đất.
* Trồng khoai tây: 1 tuần sau khi làm đất tiến hành trồng khoai tây. Rãnh
được xẻ cách nhau 40cm và cách đều 2 mép. Chọn những củ bi mầm bắt đầu
xuất hiện, không để mầm dài, sẽ khó trồng và khi trồng mầm phát triển yếu.
Đặt củ giống vào hốc, phủ đất sâu đều tay khoảng 3- 4 (cm).
* Chăm sóc: Chế độ chăm sóc các giống đối chứng và thí nghiệm là như nhau.
- Xới + vun gốc khoai tây: Xới đất xung quanh gốc khoai tây tạo độ tơi xốp
và thoáng khí cho cây phát triển. Sau khi trồng củ bi được 25 - 30 ngày - chiều
cao cây 6 - 7cm (đối chứng được 15 ngày) tiến hành xới quanh gốc, bón thúc lần
1 và vun gốc. Sau khi cây củ bi được 40 - 45 ngày, chiều cao cây 19- 20cm (đối
chứng được 30 ngày) tiến hành xới, bón thúc và vun lần 2
- Tưới nước: Tưới nước hàng ngày trong 60 ngày đầu .
- Bón thúc phân và phun thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.1. Chế độ chăm sóc khoai tây trên đồng ruộng (vụ đông-2007)
Chế độ
Chăm sóc
Thời điểm sau
trồng (ngày)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Lượng
Bón lót -
Phân chuồng (phân gà) kg /100m2 100
Trấu hun kg /100m2 50
Vôi bột kg /100m2 8
Thuốc chống kiến
Bón thúc lần 1 20
Đạm kg /100m2 1kg
Kali kg/100m
2
1kg
Bón thúc lần 2 35 Lân kg/100m
2
5 kg
Phòng mốc
sương (2 lần)
15
Ridomil Mancozeb (25gr)
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
2.2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi
* Sinh trưởng và phát triển của khoai tây
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Là khoảng thời gian tính từ khi trồng
đến khi thu hoạch (lúc có khoảng 1/3- 1/2 số lá trên cây khoai tây chuyển
sang màu vàng).
- Tỉ lệ khóm được thu hoạch (%): Tỉ lệ khóm có củ/ tổng số hốc trồng.
- Chiều cao cây (cm): Được đo từ giao điểm rễ với thân đến điểm sinh
trưởng của ngọn cao nhất.
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày): Được xác định ở từng
giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây.
2h1 h
a
n
Trong đó: a : là tốc độ tăng chiều cao cây (cm/cây/ngày).
h1: là chiều cao cây vào cuối giai đoạn theo dõi (cm).
h2: là chiều cao cây ở đầu giai đoạn theo dõi (cm).
n : là khoảng thời gian của giai đoạn theo dõi (ngày).
- Số lá/cây: Đếm trực tiếp số lá trên thân chính vào các thời điểm khác nhau.
- Đường kính thân (cm): Được đo ở khoảng giữa các thân chính.
- Độ phủ luống ( %): Đo trực tiếp độ phủ của từng cây.
Các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi ở các thời điểm: 30, 45, 60 ngày sau
trồng và khi thu hoạch.
* Các yếu tố cấu thành năng suất:
- Số củ/ khóm, khối lượng trung bình 1 khóm (gam), khối lượng trung bình
1 củ (gam)
- Tỉ lệ củ thương phẩm (%): Củ có khối lượng >25(gam)
- Phân loại cỡ củ sau thu hoạch (%): Khi thu hoạch tiến hành dùng thước
kẹp đo chiều ngang nơi rộng nhất của củ rồi phân loại theo kích thước đường
kính ( >5(cm); 4- 5(cm); 3- 4(cm); 2- 3(cm); <2(cm)).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
* Các chỉ tiêu về chất lượng củ đánh giá theo cảm quan thông qua quan sát:
Màu vỏ củ, hình dạng củ, độ sâu mắt củ, màu ruột củ.
2.2.3. Phƣơng pháp hoá sinh
2.2.3.1. Xác định hàm lƣợng tinh bột
Xác định hàm lượng tinh bột theo phương pháp Bertrand được mô tả
trong tài liệu của Phạm Thị Trân Châu và Cs [2].
Nguyên tắc: Dưới tác dụng của axit, thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thành
glucose. Định lượng đường khử xác định được hàm lượng tinh bột có trong
nguyên liệu.
Khoai tây gọt vỏ, cân khối lượng, nghiền kỹ trong nước cất, thêm 5ml
HCl đậm đặc, đun cách thuỷ trong 4giờ. Để nguội sau đó trung hoà mẫu và
khử tạp. Định mức bằng nước cất và lọc hoặc li tâm để loại cặn. Dịch thu được
sử dụng làm thí nghiệm.
Đo glucose: Cho 20ml dung dịch Feling + 10ml dung dịch chiết + 20 ml
dung dịch nước cất, đun sôi trong 3 phút đến xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O.
Để nguội, rửa kết tủa Cu2O ba lần bằng nước cất nóng. Hoà tan kết tủa bằng
Fe2(SO4)3. Chuẩn độ dung dịch trong bình (Fe
++) bằng KMnO4 0,1N.
Hàm lượng glucose được tính theo công thức:
%100(%)
av
GV
X
Trong đó:
V: Thể tích dịch dịch chiết.
G: Số gam glucose tương ứng với số ml KMnO4 0,1N (Tra bảng)
a: Số gam mẫu đem phân tích
v: Số ml dung dịch mẫu đem phân tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Hàm lượng tinh bột được tính theo công thức:
9,0(%)(%) XT
Trong đó:
T: Hàm lượng tinh bột
X: Hàm lượng glucose
0,9: Hệ số quy đổi từ glucose thành tinh bột.
2.2.3.2. Xác định hàm lƣợng đƣờng tan
Xác định hàm lượng đường tan theo phương pháp vi phân tích được mô
tả theo tài liệu của Phạm Thị Trân Châu và Cs (1998) [2].
Nguyên tắc: Trong môi trường kiềm, đường khử ferixianua kali thành
feroxianua kali với sự có mặt của gelatin, feroxianua kết hợp với sắt sunphát
tạo thành phức chất màu xanh bền.
Củ khoai tây gọt vỏ, cân khối lượng, nghiền nhỏ, chiết bằng nước cất, li
tâm 12000 vòng/phút trong 30 phút ở 40C. Dịch thu được sử dụng làm thí
nghiệm. Hàm lượng đường tan đo ở bước sóng 585 nm dựa trên đồ thị đường
chuẩn glucose. Hàm lượng đường tan được tính theo công thức:
%100(%)
m
HSPLba
X
Trong đó:
X: Hàm lượng đường tan (% khối lượng tươi)
a: Nồng độ thu đuợc khi đo trên máy (mg/ml).
b: Số ml dịch chiết
HSPL: Hệ số pha loãng
m : Khối lượng mẫu (mg)
2.2.3.3. Xác định hàm lƣợng protein
Hàm lượng protein tan được xác định theo phương pháp lowry được mô
tả theo tài liệu của Phạm Thị Trân Châu và Cs (1998) [2].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Nguyên tắc: Dựa vào sự hình thành phức chất đồng và protein (phản ứng
biure). Chất này có tác dụng với thuốc thử foling cho màu đặc trương, cường
độ màu tỉ lệ với hàm lượng protein. Phức chất màu xanh da trời có độ hấp thụ
cực đại ở bước sóng 750nm.
Củ khoai tây gọt vỏ, cân khối lượng, nghiền nhỏ trong dung dịch
đệm photphat citrat pH=10. Lắc 20 phút, để trong tủ lạnh 4 0C trong
24giờ. Ly tâm 12000vòng/phút trong 20 phút, thu dịch (lặp 2 lần), định
mức lên 2ml. Lấy 0,25ml dịch + 0,25ml foling, định mức lên 2,5ml .
Tiến hành lặp lại 3 lần. Đo hấp thụ quang phổ trên máy UV- Visible ở
bước sóng 750nm.
Hàm lượng protein được tính theo công thức:
%100(%)
m
HSPLA
X
Trong đó:
X: Hàm lượng protein (% khối lượng tươi)
A: Nồng độ thu đuợc khi đo trên máy (mg/ml).
HSPL: Hệ số pha loãng
m: Khối lượng mẫu (mg)
2.2.3.4. Xác định hàm lƣợng Vitamin B6
Hàm lượng vitamin B6 được xác định theo tài liệu của Trương Công
Quyền [22].
Xây dựng đường chuẩn vitamin B6 để tính tương quan giữa lượng
vitamin B6 và NaOH 0,1N dùng chuẩn độ.
Khoai tây gọt vỏ, cân khối lượng, nghiền nhỏ, chiết bằng nước cất, li tâm
lấy dịch làm thí nghiệm. Hàm lượng vitamin B6 được xác định qua lượng
NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
m
bca
X
100
Trong đó:
X: Hàm lượng vitamin B6 trong 100gam mẫu tươi (mg/100g khối lượng tươi).
a: Số ml NaOH 0,1N dùng chuẩn độ mẫu.
b: Lượng vitamin B6 ứng với 1ml NaOH 0,1N.
c: Số ml NaOH 0,1N dùng chuẩn không bạch (không chứa mẫu phân tích)
m: Khối lượng mẫu phân tích ( 10gam mẫu tươi)
100: 100 gam mẫu tươi
2.2.3.5. Xác định hàm lƣợng vitamin C
Hàm lượng vitamin C được xác định theo phương pháp Bacutrava được
mô tả trong tài liệu của Bacutrava (1973) [1].
Mẫu gọt vỏ, cân khối lượng, nghiền và định mức bằng HCl 2% lên
100ml. Lọc dịch và sử dụng để chuẩn độ bằng 2,6 DI.
Công thức tính hàm lượng vitamin C:
vA
VTba
X
100)(
Trong đó:
X: Hàm lượng vitamin C trong 100gam mẫu tươi (mg/100g mẫu)
a: Số ml 2,6 DI chuẩn độ mẫu
b: Số ml 2,6 DI chuẩn độ không bạch
T: Số mg sinh tố C tương đương 1ml dung dịch màu 2,6 DI
V: Tổng thể tích dung dịch mẫu (ml)
v: Thể tích dịch mẫu đem phân tích (ml)
A: Trọng lượng tươi của mẫu đem phân tích (gam)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
b
a
T
088,0
Trong đó:
0,088: Số mg sinh tố C tương đương với 1ml dung dịch iot 0,001N
trong chuẩn độ (KIO3 0,001N)
a: Số ml dung dịch KIO3 0,001N đã dùng chuẩn độ
b: Số ml dung dịch chất chỉ thị màu 2,6 DI
2.2.3.6. Xác định hàm lƣợng khoáng
* Khoáng tổng số
Mẫu gọt vỏ, cân khối lượng, cho vào chén sứ đã sấy khô, đốt mẫu ở
300
0C trong 1 giờ, hút ẩm mẫu và tiếp tục đốt ở 550- 6000C trong 8 giờ. Hút
ẩm mẫu và cân khối lượng.
Hàm lượng khoáng tổng số được xác định theo công thức:
(%)100(%)
B
A
X
Trong đó:
X: Hàm lượng khoáng (% khối lượng tươi)
A: Khối lượng mẫu sau đốt (mg).
B: Khối lượng mẫu trước khi đốt (mg).
* Kali tổng số: Được xác định trên thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS.
Khoai tây gọt vỏ, cân khối lượng, nghiền nhỏ, thêm 10ml hỗn hợp 2 axit
(HNO3 + HClO4), công phá ở 150
0
C- 200
0C đến khi dung dịch chứa mẫu
trong, để nguội, định mức lên 100 ml, lọc dịch bằng giấy lọc, dịch lọc thu
được sử dụng làm thí nghiệm. Hàm lượng kali được đo trên máy quang phổ
hấp thụ nguyên tử AAS ở bước sóng 366,5nm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Hàm lượng kali được tính theo công thức:
(%)100
)(
(%)
m
VBA
X
Trong đó:
X: Hàm lượng kali (% khối lượng tươi)
A: Nồng độ thu được của mẫu khi đo trên máy (mg/ml).
B: Nồng độ của đối chứng (mg/ml) (Không chứa mẫu phân tích)
V: Tổng thể tích dung dịch mẫu (ml)
m : Khối lượng mẫu đem phân tích (mg).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiệu quả tạo khoai tây củ bi in vitro, đặc điểm sinh lí và tính toán chi
phí sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm
3.1.1. Ảnh hƣởng của mật độ chồi cấy đến hiệu quả tạo củ bi nuôi cấy in vitro
Trên cơ sở môi trường nhân chồi và tạo củ tối thích đã được nghiên cứu
[39], chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đối
với sự tạo củ khoai tây để có thể tìm ra mật độ thích hợp cho hiệu quả tạo củ
cao nhất. Thí nghiệm thực hiện trong bình tam giác với thể tích 250ml với
100ml môi trường nhân chồi. Theo dõi khả năng tạo củ sau 7 tuần, chúng tôi
thu được kết quả ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến khả năng tạo củ bi in vitro
(Sau 7 tuần)
Số
chồi
/bình
Số củ/bình
Tỷ lệ củ có kích
thước < 0,5 cm (%)
Tỷ lệ củ có kích
Thước > 0,5 cm (%)
Solara Diamant Solara Diamant Solara Diamant
8-9 25,88
0,11 25,25
0,25 17,62
0,33 16,43
0,05 82,38
0,33 83,57
0,05
10-11 33,26
0,07 32,14
0,12 18,73
0,08 18,65
0,12 81,27
0,08 81,35
0,12
12-13 39,43
0,27 38,88
0,10 19,78
0,11 19,47
0,08 80,22
0,11 80,53
0,08
14-15 44,07
0,25 43,65
0,09 20,79
0,06 20,07
0,04 79,93
0,06 79,54
0,04
16-17 46,29
0,16 45,25
0,16 32,50
0,23 31,49
0,21 68,50
0,23 68,53
0,21
18-19 47,53
0,09 47,21
0,22 40,13
0,17 39,50
0,07 59,87
0,17 60,43
0,07
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Kết quả cho thấy, mật độ chồi cấy trong bình ảnh hưởng rõ rệt tới khả
năng tạo củ và kích thước củ trong ống nghiệm. Số chồi/bình cao tổng số củ/
bình lớn hơn so với mật độ chồi cấy thấp. Mật độ chồi cấy từ 8 - 11 chồi/bình
cho tỉ lệ củ có kích thước >0,5cm đạt từ 81,27% - 83,57%, nhưng thu được
tổng số củ/bình thấp (25,25- 33,26 củ/bình). Trong khi đó, mật độ chồi cấy từ
14 - 19 chồi/bình cho tổng số củ/bình lớn (43,65 – 47,53 củ/bình), nhưng tỷ lệ
củ có kích thước đường kính củ <0,5cm cao (20,07% – 40,135%), trong đó có
nhiều củ có kích thước đường kính củ <0,2cm. Do vậy, mật độ chồi cấy thích
hợp từ 13 – 17 chồi/bình sẽ cho hiệu quả tạo củ bi tốt nhất, củ thu được tương
đối đồng đều. Không nên cấy với mật độ chồi dầy trên 19 chồi/bình tuy số củ
thu được trong một bình tạo củ cao nhưng lượng củ kích thước nhỏ nhiều.
a) 8 - 9 chồi/bình b) 10 - 11 chồi/bình c) 12 – 13 chồi/ bình
d) 14 - 15 chồi/bình e) 16 - 17 chồi/bình g)18 - 19 chồi/bình
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến khả năng
tạo củ bi in vitro
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
3.1.2. Ảnh hƣởng của vị trí đoạn cắt trên chồi đối với quá trình nuôi cấy in vitro
3.1.2.1. Ảnh hƣởng của vị trí đoạn cắt đối với sự sinh trƣởng của cây
trong ống nghiệm
Sau khi lựa chọn được mật độ chồi cấy thích hợp cho hiệu quả tạo củ bi
cao nhất là 14 -15 chồi/bình, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của vị
trí đoạn cắt trên chồi khoai tây đến khả năng sinh trưởng của chồi khi cấy
chuyển, các vị trí cắt khác nhau (phần ngọn, phần giữa thân, phần gần gốc).
Kết quả thí nghiệm thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với sự sinh trưởng
cây in vitro (sau 3 tuần)
Vị trí
đoạn cắt
Giống
Chiều cao thân
chính (cm)
Số lá/cây Số chồi/cây
Phần ngọn
Solara 7,00
0,07 13,05
0,58 3,13
0,02
Diamant 7,15
0,05 12,02
0,36 2,01
0,05
Phần giữa
thân
Solara 6,75
0,08 15,70
0,33 4,61
0,09
Diamant 6,76
0,09 13,48
0,45 3,45
0,03
Phần gốc
Solara 6,50
0,08 15,88
0,50 4,95
0,06
Diamant 6,65
0,07 13,80
0,45 3,72
0,05
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vị trí đoạn cắt có ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của chồi khi cấy chuyển, thể hiện qua các chỉ tiêu: Chiều
cao thân chính, số lá/ cây và số chồi/cây.
Sử dụng phần ngọn để cấy chuyển cho chiều cao của chồi lớn nhất. Các
chồi cấy từ phần giữa thân và phần gần gốc có sự tăng chiều cao thấp hơn, tuy
nhiên mức độ chênh lệch là không đáng kể. Số lá/cây và số chồi /cây của chồi
được cấy từ phần giữa thân và phần gốc cao hơn so với phần ngọn, khi cấy bằng
phần ngọn giống Diamant đạt 2,01 chồi/cây, giống Solara đạt 3,13 chồi/cây. Cấy
bằng phần thân số chồi dao động 3,45-3,72 chồi/cây đối với giống Diamant,
4,61-4,95 chồi/cây đối với giống Solara. Giữa phần giữa thân và phần gốc có sự
dao động không nhiều. Số lá/cây cũng có xu hướng biến động tương tự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
a) Phần ngọn
b) Phần giữa thân
c) Phần gần gốc
Giống Diamant
a) Phần ngọn b) Phần giữa thân c) Phần gần gốc
Giống Solara
Hình 3.2. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với khả năng sinh trưởng của chồi
3.1.2.2. Ảnh hƣởng của vị trí đoạn cắt đối với hiệu quả tạo củ bi in vitro
Do sự ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt trên chồi đến sinh trưởng của chồi
khi cấy chuyển, nên hiệu quả tạo củ ở các vị trí chồi khác nhau cũng chịu ảnh
hưởng của vị trí cắt. Sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí cắt đối với quá
trình cấy chuyển chúng tôi tiếp tục tạo củ ở các bình thí nghiệm có vị trí đoạn
cắt khác nhau để thấy được sự ảnh hưởng của vị trí cắt trên chồi đối với quá
trình tạo củ bi in vitro. Kết quả thu được ở bảng 3.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với
hiệu quả tạo củ bi in vitro
Vị trí Giống Số củ/bình
Tỉ lệ các cỡ củ (%)
0,8cm
Phần ngọn
Solara 35,50
1,21 15,80
1,33 55,70
0,90 28,50
1,00
Diamant 34,01
0,90 14,05
0,80 55,45
1,21 30,50
0,80
Phần giữa
thân
Solara 46,45
0,88 29,50
0,55 52,70
1,10 17,80
0,80
Diamant 46,25
1,20 26,50
0,80 55,50
0,90 18,00
0,50
Phần gốc
Solara 47,25
0,92 30,40
1,01 54,10
0,89 15,50
0,50
Diamant 46,90
1,00 26,04
0,50 55,25
0,52 18,71
0,45
Hiệu quả tạo củ bi chịu ảnh hưởng rõ ràng của vị trí đoạn cắt trên chồi. Phần
ngọn đạt 35,5 củ/bình, tương đương khoảng 76% số củ/bình của phần thân. Tỉ lệ
củ bi ở từng kích thước đối với các vị trí đoạn cắt có sự khác nhau. Ở phần ngọn
tỉ lệ củ đường kính >0,5cm cao hơn các vị trí khác, đạt 84,2% đối với giống
Solara, 85,95% đối với giống Diamant. Trong khi đó ở phần thân số củ/bình cao
hơn nhưng củ có đường kính <0,5cm chiếm tỉ lệ cao hơn ở phần ngọn, chiếm
29,5-30,4% đối với giống Solara, 26,04- 26,5% đối với giống Diamant. Các chồi
cấy từ phần gần gốc có số củ/bình nhiều hơn ở các vị trí khác, tuy nhiên, tỉ lệ củ
có đường kính <0,5cm lại cao. Như vậy, khi cấy chồi bằng phần thân thì cho tỉ lệ
chồi/cây cao hơn khi cấy bằng phần ngọn do đó mà khi tạo củ cho số củ/bình cao
hơn nhưng tỉ lệ củ nhỏ nhiều. Vì vậy, để tăng hiệu quả tạo củ bi và giảm bớt sự
tiêu tốn môi trường nhân chồi và tạo củ, khi cấy chuyển nên cấy riêng các vị trí
của chồi và cấy phần thân với mật độ thấp hơn phần ngọn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Phần ngọn Phần giữa thân Phần gần gốc
Giống Solara
Phần ngọn
Phần giữa thân
Phần gần gốc
Giống Diamant
3.1.3. Mức độ hao hụt củ bi trong bảo quản, thời gian ngủ và khả năng
nảy mầm của khoai tây củ bi in vitro
Sau khoảng thời gian 7- 8 tuần tạo củ, cây khoai tây trong bình tạo củ có
thân và lá héo, úa vàng, chúng tôi tiến hành thu hoạch củ. Củ bi sau khi thu
hoạch được chia ra làm 2 loại kích thước đường kính củ (>0,5cm và <0,5cm)
và bảo quản trong phòng nuôi cây (nhiệt độ 27
2
0C). Những củ bị hỏng
chuyển sang thâm úa, vỏ nhăn nheo và bị mềm. Theo dõi thời gian ngủ nghỉ
của từng giống theo 2 loại kích thước củ bằng cách giâm củ trên khay cát và
tưới nước hàng ngày. Sau thời gian ngủ nghỉ của củ, chúng tôi tiến hành trồng
Hình 3.3. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đến hiệu quả tạo củ bi in vitro
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
củ bi và theo dõi tỉ lệ nảy mầm ở 2 loại kích thước củ trong 15-20 ngày sau
khi trồng. Kết quả thu được ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thời gian ngủ và mức độ hao hụt của củ bi trong bảo quản
Giống
Củ có đường kính 0,5 cm
Tỷ lệ hao
hụt/bình
(%)
Tỷ lệ củ
hỏng/bình
(%)
Thời
gian ngủ
(ngày)
Tỉ lệ củ
không nảy
mầm(%)
Tỷ lệ củ
hỏng/bình
(%)
Thời
gian ngủ
(ngày)
Tỉ lệ củ
không nảy
mầm (%)
Solara 27,93
0,66 45 – 50 10,22
0,12 15,99
0,45 75 - 80 10,02
0,10 28,92
Diamant 25,91
0,09 45 – 50 9,01
0,05 12,99
0,16 82 - 85 8,45
0,22 24,75
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, kích thước củ bi ảnh hưởng lớn đối với chất
lượng củ trong thời gian bảo quản. Kích thước củ quá nhỏ sẽ khó khăn trong
quá trình bảo quản, tỉ lệ củ bị hao hụt do khô héo và thối cao. Như vậy củ bi
kích thước quá nhỏ sẽ bị hao hụt nhiều khi bảo quản nên để tăng hiệu quả sử
dụng củ bi in vitro, trong quá trình tạo củ cần hạn chế sự xuất hiện củ có kích
thước quá nhỏ <0,5cm). Tỉ lệ củ bi không nảy mầm không chịu ảnh hưởng rõ
ràng của kích thước củ, tỉ lệ này dao động từ 8,45%- 10,22%.
a) Nảy mầm của củ bi có kích
thước <0,5cm (sau 50 ngày)
b)Nảy mầm của củ bi có kích
thước >0,5cm (sau 80 ngày)
c) Cây con mọc từ củ bi in
vitro (sau khi trồng 20 ngày)
Hình 3.4. Khả năng nảy mầm của củ bi in vitro
Theo nghiên cứu của chúng tôi, khoai tây bi có kích thước <0,5cm có thời
gian ngủ nghỉ ngắn hơn khoai tây củ bi có kích thước > 0,5cm. Giống Diamant
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
luôn có thời gian ngủ nghỉ dài hơn giống Solara ở những củ có kích thước
đường kính củ >0,5cm. Dựa vào kết quả của bảng 3.1 và bảng 3.4, chúng tôi
tính toán tỷ lệ củ thu được trong một bình tạo củ có thể sử dụng trồng ngoài
đồng ruộng từ 71,08% - 75,25%.
* Nhận xét: Sử dụng môi trường nuôi cấy đã được nghiên cứu [39] chúng tôi
nhận thấy:
- Hiệu quả nuôi cấy cao nhất ở mật độ chồi 14-15 chồi/bình tam giác
250ml và có thể sử dụng mọi vị trí đoạn cắt trên cây khoai tây in vitro.
- Giai đoạn nhân chồi: Với môi trường MS cơ bản + aga 1%+ saccharose
2% + NAA 0,2 mg/ + BAP 1,5 mg/l [39] và cấy với mật độ 14 – 15 chồi/bình,
thời gian cần thiết cho sự sinh trưởng của chồi là 2- 3 tuần.
- Giai đoạn tạo củ: Với môi trường MS cơ bản+ nước dừa 15%+
sacchaose 8%+ 9- 9,5 mg/l [39] và cấy với mật độ 15 chồi/bình thì thời gian
cần thiết cho thu hoạch củ bi từ 7- 8 tuần.
- Giai đoạn ngủ nghỉ: Với điều kiện bảo quản củ trong phòng tối nhiệt độ
phòng 270C
2
0C và củ được dải trên khay cát thì thời gian cho giai đoạn là
45- 85 ngày tuỳ thuộc vào từng giống và kích thước củ bi.
Như vậy, thời gian cho cả quy trình nuôi cấy in vitro để có củ giống trồng
ngoài đồng ruộng (từ giai đoạn nhân chồi đến hết giai đoạn ngủ của củ) là 15-
23 tuần tuỳ vào giống và kích thước củ bi.
3.1.4. Chi phí sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm
3.1.4.1. Chi phí về hoá chất để sản xuất củ bi trong phòng thí nghiệm
(Tính cho 1lít môi trƣờng)
Để thấy được hiệu quả kinh tế của việc sản xuất củ giống khoai tây củ bi
so với sản xuất củ giống truyền thống, chúng tôi tính toán chi phí về hoá chất
của các khâu sản xuất củ giống trong phòng thí nghiệm. Căn cứ vào đơn giá và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
lượng hoá chất cần thiết chúng tôi tính toán chi phí cho 1 lít môi trường nhân
chồi và tạo củ bi in vitro.
Bảng 3.5. Chi phí về hoá chất dùng để sản xuất củ bi trong phòng thí nghiệm
Hoá chất Đơn giá
Chi phí cho 1 lít môi
trường nhân chồi
Chi phí cho 1 lít môi
trường tạo củ
Số lượng
Thành tiền
(đồng)
Số lượng
Thành tiền
(đồng)
NAA 100 đồng/mg 0,2mg 20 - -
BAP 800 đồng/mg 1,5mg 1200 9mg 7200
Aga 250 đồng/g 9g 2250 - -
Đường 12 đồng/g 30g 360 100g 1200
Tổng chi 3830 đồng/l 8400 đồng/l
Kết quả tính toán cho thấy, chi phí cho 1 lít môi trường nhân chồi là
3830 đồng, chi phí cho 1 lít môi trường tạo củ là 8400 đồng. Một lít môi
trường nhân chồi được sử dụng cho 30 bình nhân chồi, một lít môi trường tạo
củ được sử dụng cho 10 bình tạo củ. Tổng chi phí về hoá chất để tạo được 1
bình củ là 967,67 đồng.
3.1.4.2. Chi phí sản xuất giống khoai tây củ bi sử dụng trồng trên 100m2 đất
Trong quá trình bảo quản củ giống có hiện tượng hao hụt và một số củ
không nảy mầm sau thời gian ngủ nghỉ. Do vậy số củ bi sử dụng được để đưa
ra trồng ngoài đồng ruộng luôn ít hơn số củ thu hoạch trong phòng thí nghiệm.
Chúng tôi tính toán cụ thể số củ bi bị hao hụt trong bảo quản, số củ
không nảy mầm, số củ sử dụng được để trồng ngoài đồng ruộng trong tổng số
củ bi tạo ra từ một bình tạo củ in vitro (với mật độ cấy 14 - 15 chồi/bình). Nếu
đều trồng củ bi và củ truyền thống với mật độ 9 khóm/m2, không tính đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
nhân công và đầu tư về thiết bị, thì chi phí để sản suất khoai tây bi so với chi
phí khi trồng bằng củ giống truyền thống trên đơn vị diện tích 100m2 như sau:
Bảng 3.6. Chi phí về sản xuất giống khoai tây củ bi trong
phòng thí nghiệm trồng trên 100m2 đất
Giống
Số củ/
bình
Số củ bị hao hụt
do bảo quản,
không nảy
mầm/bình
Số củ sử
dụng
/bình
Số củ
cần cho
100m
2
đất
Số bình
tạo củ
cần cho
100m
2
đất
Chi phí về hóa
chất để sản
xuất củ bi trồng
trên 100m2
(đồng)
Solara 46,29 13,39 32,90 800 24,31 23 500
Diamant 45,25 11,19 34,05 800 23,49 22 700
Như vậy, chi phí ban đầu về nguồn giống khi sử dụng củ bi in vitro cho
100m
2
đất trồng là 22 700 đồng – 23 500 đồng. Trong khi đó nếu trồng bằng củ
truyền thống thì 100m2 cần ít nhất 12kg củ giống, với giá củ giống từ
10000đồng/kg – 12000đồng/kg, thì chi phí về giống trồng bằng củ truyền thống
tăng lên gấp 5 - 6 lần so với trồng bằng củ bi in vitro.
3.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ngoài đồng ruộng
3.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết của Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, trung du, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
Khí hậu Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt
Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa đặc trưng: mùa đông lạnh giá, ít
mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,20C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt
độ dao động 14-170C sau đó nhiệt độ tăng dần và cao nhất vào tháng 6,7,8
(khoảng 28- 290C). Như vậy, trồng khoai tây vụ đông ở Thái Nguyên vào
tháng 10 và thu hoạch vào tháng 1 năm sau là khá thuận lợi về yếu tố nhiệt độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
cho sự sinh trưởng, phát triển thân lá ở giai đoạn đầu, giữa và cuối vụ thuận
lợi cho sự hình thành và phát triển của củ.
Lượng mưa trung bình hàng năm của Thái Nguyên thấp khoảng
119,3mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Như vậy, đối với khoai
tây trồng vụ đông tại Thái Nguyên, đầu vụ lượng mưa còn khá cao thuận lợi
cho sự phát triển của thân, lá. Thời kì hình thành và phát triển củ thường có
lượng mưa thấp nếu không tưới nước bổ sung thì năng suất khoai tây thấp.
Đồng thời, trong vụ đông, xuất hiện nhiều sương muối, tần suất cao vào cuối
tháng 12 và tháng 1 hàng năm, đây là một khó khăn lớn đối với trồng khoai
tây vụ đông ở Thái Nguyên.
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Th¸ng
L•îng m•a (mm)
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0 NhiÖt ®é (0C)
L•îng m•a
NhiÖt ®é
Hình 3.5. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình
hàng năm của tỉnh Thái Nguyên
Theo số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên, thời
tiết vụ đông năm 2007 ở Thái Nguyên có sự khác biệt so với các năm về lượng
mưa. Lượng mưa rất thấp ngay ở đầu vụ, tháng 10 lượng mưa chỉ đạt 45,7mm
tháng 11 là 9,9mm. Đồng thời, sương muối bắt đầu xuất hiện nhiều vào giữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
vụ, đây là những khó khăn lớn đối với trồng khoai tây trong vụ đông năm
2007 ở Thái Nguyên.
3.2.2. Khả năng sinh trƣởng và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai
tây trồng từ củ bi (vụ đông 2007)
3.2.2.1. Khả năng sinh trƣởng của khoai tây trồng bằng củ bi in vitro (vụ
đông 2007 – trồng 20/10/2007)
Sau khi củ bi qua giai đoạn ngủ nghỉ, chúng tôi đưa ra trồng thử nghiệm
ngoài đồng ruộng. Khả năng sinh trưởng của khoai tây được đánh giá thông qua
các chỉ tiêu: Thời gian sinh trưởng, tỉ lệ khóm được thu hoạch, chiều cao cây,
đường kính thân, độ phủ luống… Sinh trưởng là cơ sở cho hình thành năng suất
sau này của cây. Các chỉ tiêu về sự sinh trưởng của khoai tây củ bi được trình bày
trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Khả năng sinh trưởng của khoai tây trồng bằng
củ bi in vitro (vụ đông 2007- trồng 20/10/2007)
Giống
TGST
(ngày)
Chiều cao cây (cm)
Đường kính
thân (cm)
Độ phủ luống (%) Số thân/khóm
X
± mx
% so
ĐC
Cv%
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
Solara
ĐC 85 60,21
0,27 100 2,78 0,95
0,02 100 94,42
0,21 100 3,18
0,10 100
TN 95 41,54
0,18 68,99 2,75 0,80
0,01 84,21 60,61
0,05 64,19 1,20
0,06 37,74
Diamant
ĐC 90 59,08
0,20 100 2,07 0,97
0,01 100 97,14
0,13 100 3,48
0,11 100
TN 95 40,03
0,17 67,76 2,59 0,81
0,01 83,51 61,02
0,06 62,82 1,16
0,06 32,40
TGST: thời gian sinh trưởng; ĐC: trồng bằng củ truyền thống; TN: trồng bằng củ bi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Thời gian sinh trưởng của cây khoai tây trồng từ củ bi (TN) dài hơn
so với đối chứng (ĐC) từ 5- 10 ngày. Cây khoai tây trồng từ củ bi của
giống Solara sinh trưởng dài hơn ĐC 10 ngày, cây khoai tây trồng từ củ bi
giống Diamant sinh trưởng dài hơn ĐC 5 ngày.
Sau 80 ngày trồng, tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng của cây khoai tây
trồng từ củ bi đều thấp hơn đối chứng. Chiều cao cây của cây khoai tây thí
nghiệm (trồng từ củ bi) thấp hơn ĐC (trồng bằng củ truyền thống). Cây
Solara thí nghiệm chiều cao đạt 41,54cm, cây ĐC đạt 60,21cm (cây thí
nghiệm thấp hơn so với ĐC 18,67cm), cây Diamant thí nghiệm thấp hơn
19,05 cm so với ĐC tương ứng.
Đường kính thân của các cây thí nghiệm dao động từ 0,80- 0,81cm,
đạt >80% so với đường kính của cây ĐC.
Độ phủ luống của cây thí nghiệm chỉ đạt từ 62,82% - 64,19% so với
ĐC. Cây trồng từ củ bi thường chỉ đạt 1-2 thân/khóm, trong khi đó ĐC đều
có số thân/khóm, số lá và chiều cao cây cao hơn các cây thí nghiệm ở cùng
thời điểm.
* Động thái tăng trưởng chiều cao cây:
Để đánh giá được tốc độ tăng chiều cao cây khoai tây trồng từ củ bi in
vitro trong từng thời kì chúng tôi tiến hành đo chiều cao thân chính vào các
thời điểm 30, 45, 60 ngày sau trồng và khi thu hoạch.
Chiều cao cây là một trong những tính trạng phản ánh khả năng sinh
trưởng, phát triển của cây. Chiều cao cây thể hiện một trong các đặc điểm hình
thái của giống. Ngay trong cùng một giống, trong từng thời kỳ khác nhau, tốc
độ vươn cao của thân cũng khác nhau. Sự tăng trưởng về chiều cao thân là do
đồng thời 2 quá trình biến đổi sinh lý diễn ra là sinh trưởng của tế bào và phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
chia tế bào ở đỉnh sinh trưởng. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào
yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, các biện pháp kỹ thuật…
Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây giúp chúng ta thấy được
khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống, khả năng thích ứng với điều
kiện ngoại cảnh trong từng giai đoạn nhất định.
Bảng 3.8 và hình 3.6 cho thấy động thái tăng trưởng về chiều cao cây
khoai tây trồng từ củ bi in vitro.
Bảng 3.8. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của khoai tây trồng
từ củ bi in vitro (vụ đông 2007- trồng 20/10/2007)
Giống
30 ngày
Sau trồng
45 ngày
sau trồng
60 ngày
sau trồng
Thu hoạch
X
a
X
a
X
a
X
a
Solara ĐC 22,05 0,74 41,5 1,30 54,58 0,87 60,21 0,23
TN 10,05 0,33 20,02 0,66 32,45 0,83 41,54 0,26
Diaman
t
ĐC 20,82 0,69 40,66 1,32 53,86 0,88 59,08 0,18
TN 8,90 0,30 19,55 0,71 32,15 0,84 40,03 0,23
Ghi chú: a. Tốc độ tăng chiều cao cây (cm/cây/ngày)
X
. Chiều cao cây trung bình (cm/cây)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
0
10
20
30
40
50
60
70
30 ngày 45 ngày 60 ngày thu hoạch
Ngày sau trồng
Ch
iề
u
ca
o
câ
y
(c
m
)
Solara ĐC
Solara TN
Diamant ĐC
Diamant TN
Hình 3.6. Tăng trưởng chiều cao cây của khoai tây trồng từ củ bi
Cây thí nghiệm và cây ĐC có tốc độ tăng trưởng về chiều cao khác
nhau ở từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với các cây ĐC, tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây tăng dần từ khi trồng đến 45 ngày sau trồng, cao nhất là ở giai
đoạn từ 30- 45 ngày. Tốc độ tăng chiều cao giảm dần từ 45 ngày sau trồng đến
khi thu hoạch. Đối với cây thí nghiệm, tốc độ tăng chiều cao tăng dần từ khi
trồng đến 60 ngày sau trồng, đặc biệt giai đoạn 45- 60 ngày tốc độ tăng cao
nhất (Solara:0,83; Diamant: 0,84cm/cây/ngày), sau 60 ngày tốc độ tăng giảm
đến khi thu hoạch. Giai đoạn đầu tốc độ tăng của cây thí nghiệm thấp hơn rất
nhiều so với ĐC (tốc độ tăng chiều cao của cây Solara TN chỉ bằng 44,6%
ĐC, cây Diamant TN chỉ bằng 43,5% ĐC). Ở giai đoạn từ 45- 60 ngày sau
trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thí nghiệm tương đương với ĐC. Giai
đoạn 60 ngày đến thu hoạch, tốc độ tăng trưởng chiều cao các cây thí nghiệm
cao hơn ĐC. Theo nhận xét của chúng tôi, giai đoạn sinh trưởng đầu cây thí
nghiệm nhận chất dinh dưỡng từ củ nuôi cây rất ít do củ bi có kích thước nhỏ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
trong khi đó trồng bằng củ truyền thống, củ lớn hơn nhiều nên cây được cung
cấp dinh dưỡng đầy đủ, nên các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, diện
tích lá, đường kính thân của cây ĐC gia tăng mạnh mẽ hơn cây TN. Ở các giai
đoạn sau, cây thí nghiệm đạt tốc độ tăng trưởng tương đương cây ĐC.
* Động thái tăng trưởng số lá/thân chính, đường kính thân và số thân
chính/khóm:
Để đánh giá tốc độ mập của thân cây, sự tăng trưởng số lá/cây và số
thân/khóm của cây khoai tây trồng từ củ bi in vitro trong từng thời kì chúng
tôi tiến hành đo đường kính thân ở vị trí to nhất của thân chính, đếm số
lá/thân chính và số thân/khóm vào các thời điểm 30, 45, 60 ngày sau trồng
và khi thu hoạch.
Bảng 3.9. Động thái tăng trưởng số lá/thân, đường kính thân và số thân/khóm
của cây khoai tây trồng từ củ bi in vitro
Chỉ tiêu Giống
30 ngày
sau trồng
45 ngày
sau trồng
60 ngày
sau trồng
Thu
hoạch
Số lá/thân chính
Solara ĐC 10,20 16,25 20,50 22,80
TN 7,00 10,05 14,50 16,80
Diamant ĐC 10,50 16,50 20,00 23,20
TN 6,25 9,80 15,00 17,00
Đường kính thân
(cm)
Solara ĐC 0,80 0,93 0,95 0,91
TN 0,30 0,52 0,80 0,75
Diamant ĐC 0,80 0,94 0,97 0,93
TN 0,31 0,52 0,81 0,75
Số thân/khóm
Solara ĐC 3,01 3,18 3,18 3,18
TN 1,18 1,20 1,20 1,20
Diamant ĐC 3,48 3,48 3,48 3,48
TN 1,16 1,16 1,16 1,16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
0
5
10
15
20
25
30 ngày 45 ngày 60 ngày Thu hoạch
Ngày sau trồng
Số
lá
/th
ân
ch
ính SolaraĐC
Solara TN
Diamant ĐC
Diamant TN
Hình 3.7. Tăng trưởng số lá của cây khoai tây trồng từ củ bi
Song song với quá trình tăng trưởng về chiều cao là sự tăng lên về số lá.
Bộ lá với chức năng quang hợp, tạo ra hợp chất hữu cơ nuôi cây và tạo năng
suất vì thế chỉ tiêu tốc độ ra lá đã giúp chúng ta gián tiếp biết được khả năng
cho năng suất, đồng thời khi quan sát sự tăng trưởng về số lá cũng cho ta biết
được giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất của giống khoai tây, qua đó có thể tác
động biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Kết quả bảng 3.9 và hình 3.7 cho thấy, sự tăng trưởng số lá của các cây
thí nghiệm và ĐC. Do chiều cao cây khoai tây trồng từ củ bi thấp hơn ĐC nên
khoai tây trồng từ củ bi luôn có số lá trung bình/thân ít hơn ĐC ở tất cả các
giai đoạn sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn 30 ngày sau trồng, cây ĐC đã có
10,2-10,5 lá/cây trong khi đó cây thí nghiệm mới bắt đầu có sự tăng trưởng về
bộ lá (6,25- 7 lá/cây). Bộ lá của cây thí nghiêm và ĐC tăng trưởng dần ở giai
đoạn 30-60 ngày và đều tăng chậm lại ở giai đoạn sau 60 ngày đến thu hoạch.
Bộ lá sinh trưởng tối đa của các cây thí nghiệm là 16,8- 17 lá/cây, của cây
Solara ĐC là 22,8 lá/cây; cây Diamant ĐC là 23,2 lá/thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Đường kính thân cây là một yếu tố biểu hiện sự sinh trưởng của cây có
tốt hay không. Thân cây khoẻ, mập, không có biểu hiện vống đổ chứng tỏ sự
sinh trưởng mạnh mẽ của cơ quan sinh dưỡng trên mặt đất, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho sự vận chuyển và tích luỹ sản phẩm đồng hoá sau này [33].
Kết quả bảng 3.9 cho thấy, các cây thí nghiệm có đường kính thân cây nhỏ
hơn ĐC ở các giai đoạn sinh trưởng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu (30 ngày sau
trồng) đường kính thân của các cây thí nghiệm chỉ bằng 38% so với ĐC. Sự
tăng trưởng đường kính thân của cây thí nghiệm và ĐC đều tăng dần và đạt
cực đại ở giai đoạn 60 ngày sau trồng, lúc này đường kính thân của các cây thí
nghiệm đạt 84% so với ĐC. Các cây thí nghiệm và ĐC đều có đường kính
thân giảm vào lúc thu hoạch củ.
Các nhà nghiên cứu về kỹ thuật trồng khoai tây đều cho rằng, năng suất
khoai tây phụ thuộc vào số củ và trọng lượng củ sản sinh ra trên một đơn vị diện
tích. Cả 2 yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào số thân chính / khóm [41].
Thông thường đối với cây khoai tây, số thân/khóm có tương quan tỉ lệ thuận
với số củ hình thành sau này. Vì vậy, thông qua số thân/khóm ta có thể dự
đoán được khả năng cho củ của cây. Đây là một trong những chỉ tiêu quan
trọng đánh giá khả năng cho năng suất của các giống khoai tây. Chúng tôi đã
tiến hành theo dõi sự tăng trưởng số thân/khóm của khoai tây củ bi và thấy
rằng, các giống củ bi có số thân/khóm rất thấp. Do kích thước củ bé nên số
mầm/củ chỉ từ 1-2 mầm, trong khi đó giống truyền thống củ lớn hơn nhiều nên
số thân/khóm dao động từ 3,18- 3,48 thân.
3.2.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và sự phân cấp cỡ củ sau thu hoạch
của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007)
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là các chỉ tiêu quan trọng nhất
để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất đối với cây trồng nói chung, cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
khoai tây nói riêng. Năng suất khoai tây phụ thuộc trực tiếp vào những yếu tố
cấu thành năng suất như: Số củ/khóm, kích thước củ, khối lượng củ, tỉ lệ củ
tương phẩm…và chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh tác động đến
như: Điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ chăm sóc, kỹ thuật canh tác. Sau khi
nghiên cứu khả năng sinh trưởng của khoai tây trồng từ củ bi chúng tôi tiếp
tục theo dõi và tính toán các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ
củ bi. Các thí nghiệm được chúng tôi tiến hành trong cùng một điều kiện tự
nhiên, kỹ thuật canh tác và cùng một chế độ chăm sóc.
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất khoai tây trồng bằng củ bi nuôi cấy
in vitro (vụ đông 2007- trồng 20/10/2007)
Giống
Tỉ lệ khóm
được thu hoạch
(%)
Số củ/khóm
Khối lượng củ/khóm
(gam)
Tỉ lệ củ thương
phẩm (%)
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
Solara ĐC 97,5 100 6,39
0,38 100 240,11
9,13 100 51,70 100
TN 97,00 99,5 5,02
0,20 78,56 150,54
4,50 62,70 45,02 87,08
Diamant ĐC 100 100 6,67
0,40 100 258,46
11,75 100 52,44 100
TN 95,00 95,0 5,11
0,25 76,61 161,24
5,69 62,38 44,26 84,40
Kết quả bảng 3.10 cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất của khoai
tây củ bi thấp hơn so với ĐC trồng từ củ truyền thống.
Tỉ lệ khóm được thu hoạch của khoai tây trồng từ củ bi thấp hơn ĐC
không đáng kể. Khoai tây trồng từ củ bi giống Solara có tỉ lệ khóm được thu
hoạch thấp hơn ĐC 0,5%, trồng từ củ bi giống Diamant thấp hơn ĐC 5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Cây thí nghiệm có số củ/khóm thấp hơn ĐC tương ứng, cây củ bi của
giống Solara thấp hơn ĐC 1,37 củ/khóm, cây củ bi của giống Diamant thấp
hơn ĐC 1,56 củ/khóm. Vì vậy khối lượng củ/khóm của các khoai tây trồng từ
củ bi đều thấp hơn ĐC. Khối lượng củ/khóm của cây thí nghiệm giống Solara
bằng 62,70% so với ĐC, khối lượng củ/khóm của cây thí nghiệm giống
Diamant bằng 62,38% so với ĐC. Tuy nhiên, củ của cây thí nghiệm có độ
đồng đều khá cao, điều đó được thể hiện bởi tỉ lệ củ thương phẩm của cây thí
nghiệm tương đương so với ĐC, mặc dù khối lượng củ/khóm của chúng chỉ
đạt khoảng 62%- 63% nhưng tỉ lệ củ thương phẩm đạt 84-87% so với ĐC.
Củ giống Diamant ĐC
Củ bi in vitro giống Diamant
Củ giống Solara ĐC
Củ bi in vitro giống Solara
Hình 3.8. Kích thước củ giống của khoai tây củ bi và ĐC
So sánh về củ giống của khoai tây củ bi và ĐC cho thấy, củ ĐC có kích
thước lớn hơn nhiều so với củ bi. Chúng tôi đã sử dụng củ ĐC có đường kính
trung bình từ 3- 4cm, khối lượng 30-60 gam/củ, trong khi đó các củ bi chỉ với
đường kính 0,5- 1,2cm và khối lượng chỉ khoảng 15-20gam/100củ. Với kích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
thước củ lớn, chất dự trữ trong củ nhiều, mầm to khoẻ, trồng bằng củ ĐC có
lợi thế về sinh trưởng của cây và năng suất củ sau này hơn nhiều so với khoai
tây được trồng từ củ bi. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu về sinh
trưởng của cây và yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi thấp
hơn ĐC, tuy nhiên mức độ chênh lệch không quá lớn so với sự chênh lệch về
kích thước của củ giống.
* Phân cấp cỡ củ thu hoạch của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007-
trồng 20/10/2007)
Để thấy được rõ hơn mức độ đồng đều của củ khoai tây sau thu hoạch
chúng tôi tiến hành phân loại kích thước củ sau thu hoạch ở từng giống.
Theo điều tra của Đỗ Thị Kim Chung, 2003 [5] cho biết, thị hiếu của người tiêu
dùng Việt Nam đối với khoai tây để ăn tươi: Có 68% trong số họ ưa dùng cỡ củ
trung bình, 22% ưa thích cỡ củ to và chỉ có 9,8% ưa thích cỡ củ nhỏ.
Bảng 3.11. Phân loại kích cỡ củ khoai tây sau thu hoạch theo đường kính
Giống
% các cỡ củ thu hoạch
>5cm 4- 5cm 3- 4cm 2- 3cm <2cm
Solara
ĐC 6,00 17,80 24,40 27,35 24,45
TN 0 8,50 28,55 33,75 29,20
Diamant
ĐC 8,5 19,40 23,05 25,00 26,05
TN 0 9,20 29,85 33,80 27,15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Solara ĐC Solara TN Diamant ĐC Diamant TN
Giống
Tỉ
lệ
cá
c c
ỡ c
ủ (
%) >5cm
4- 5cm
3- 4cm
2- 3cm
<2cm
Hình 3.9. Tỉ lệ các cỡ củ thu hoạch từ cây khoai tây trồng bằng củ bi
Kết quả bảng 3.11 và hình 3.9 cho thấy, củ của cây thí nghiệm và ĐC
có sự phân cấp kích thước rất khác nhau. Tỉ lệ củ có đường kính >5cm chỉ
có ở cây ĐC (giống Diamant ĐC chiếm 8,5%, giống Solara ĐC 6%). Tỉ lệ
củ có đường kính 4-5cm ở cây ĐC cao hơn cây thí nghiệm. Tỉ lệ củ ở
đường kính từ 2-4cm ở cây thí nghiệm cao hơn so với ĐC.
Đường kính củ khoai tây <2cm là quá nhỏ, không có lợi cho sản
xuất. Các giống ĐC và thí nghiệm có tỉ lệ cỡ củ <2cm là tương đương
nhau, dao động từ 24,45% - 29,2%. Như vậy, khoai tây trồng từ củ bi
mặc dù tỉ lệ củ có đường kính >4cm thấp, chỉ bằng 33%- 35,7% so với
ĐC, nhưng kích thước củ tương đối đồng đều, chủ yếu tập trung ở củ có
đường kính trung bình từ 2-4cm (62,3% đối với cây Solara TN; 63,60%
đối với cây Diamant TN).
3.2.3. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đối với khả năng sinh trƣởng và các yếu
tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (Vụ đồng 2007)
Chúng tôi đã tiến hành trồng khoai tây củ bi ở các thời điểm khác nhau để
xác định thời điểm trồng thích hợp cho khả năng sinh trưởng, phát triển và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
yếu tố cấu thành năng suất tốt nhất đối với khoai tây củ bi. Kết quả thu được ở
bảng 3.12 và 3.13.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với khả năng sinh trưởng của
khoai tây trồng bằng củ bi in vitro
Thời
gian
trồng
Giống
TGST
(ngày)
Chiều cao cây
(cm)
Đường kính thân
chính (cm)
Độ phủ luống
(%)
X
± mx
% so với
vụ đầu
X
± mx
% so với
vụ đầu
X
± mx
20/ 10
Solara 95 41,54
0,18 100 0,80
0,01 100 60,61
0,05
Diamant 95 40,03
0,17 100 0,81
0,01 100 61,02
0,06
27/ 11
Solara 95 33,13
0,22 79,75 0,58
0,05 72,50 50,10
0,11
Diamant 95 30,10
0,18 75,19 0,58
0,03 71,60 49,5
0,08
10/ 12
Solara 100 31,50
0,13 75,83 0,43
0,02 53,75 47,25
0,22
Diamant 95 30,01
0,21 74,97 0,45
0,00 55,56 48,05
0,14
* Vụ đầu: Trồng vào 20/10/2007; TGST: Thời gian sinh trưởng
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với các yếu tố
cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro
Thời
gian
trồng
Giống
Tỉ lệ khóm được
thu hoạch (%)
Số lượng củ/khóm
Khối lượng củ/khóm
(gam)
Tỉ lệ củ thương
phẩm (%)
X
± mx
% so
với vụ
đầu
X
± mx
% so
với vụ
đầu
X
± mx
% so
với vụ
đầu
X
± mx
% so với
vụ đầu
20/ 10
Solara 97,00 100 5,02
0,20 100 150,54
4,50 100 45,02 100
Diamant 95,00 100 5,11
0,25 100 161,24
5,69 100 44,26 100
27/ 11
Solara 100 103,09 5,35
0,12 106,57 129,50
0,08 86,02 30,40 67,53
Diamant 97,00 102,11 5,21
0,15 102,16 132,20
0,03 81,99 29,28 66,15
10/ 12
Solara 97,00 100,0 5,42
0,09 107,97 115,50
0,1 76,72 22,15 49,20
Diamant 96,00 101,05 5,20
0,15 101,96 105,80
0,15 65,62 23,20 52,42
* Vụ đầu trồng vào 20/10/2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Số liệu bảng 3.12 cho thấy, thời gian sinh trưởng của khoai tây củ bi ở
các thời điểm khác nhau dao động trong khoảng 95-100 ngày. Chỉ tiêu về sinh
trưởng của khoai tây chịu ảnh hưởng mạnh của thời gian trồng. Trồng khoai
tây vào 20/10 cho các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao cây, đường kính thân,
độ phủ luống là cao nhất, các thời điểm trồng muộn hơn các chỉ tiêu đều có
chiều hướng giảm dần.
Số liệu bảng 3.13 cho thấy, tỉ lệ khóm được thu hoạch và số lượng củ/khóm
không chịu ảnh hưởng của thời gian trồng nhưng khối lượng củ/khóm và tỉ lệ củ
thương phẩm chịu ảnh hưởng của thời vụ trồng khá rõ nét. Khi trồng vào 20/10
cho khối lượng củ/khóm cao nhất nên tỉ lệ củ thương phẩm cũng đạt cao nhất,
44,26-45,02%. Các công thức trồng muộn hơn khối lượng củ/khóm và tỉ lệ củ
thương phẩm càng giảm. Đặc biệt, khi trồng vào tháng 12, khối lượng củ/khóm
của cây củ bi rất thấp, chỉ bằng 65,62- 76,72% khi trồng vào tháng 10 và tỉ lệ củ
thương phẩm cũng chỉ đạt 49,20- 52,42%.
3.3. Kết quả đánh giá chất lƣợng khoai tây đƣợc trồng bằng củ bi in vitro
vụ đông 2007
3.3.1. Đánh giá chất lƣợng thông qua một số chỉ tiêu hình thái
Đặc trưng hình thái củ là chỉ tiêu quan trọng, không chỉ dùng để phân biệt
giống mà còn có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất hàng hoá. Giá trị mậu dịch của củ
khoai tây phụ thuộc vào phẩm chất củ, đặc trưng hình thái của củ như hình dạng
củ, mầu sắc củ…[5].
Theo Đường Hồng Dật (2004), có thể phân biệt đặc điểm hình thái các
giống khoai tây qua các chỉ tiêu sau:
- Hình dáng củ: Ovan, ovan dài,tròn, dẹt…
- Màu sắc vỏ củ: Trắng, vàng, đỏ, tím…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
- Độ sâu mắt: Nông, trung bình, sâu.
- Màu sắc ruột củ: Trắng, hơi vàng, vàng, vàng đậm…
- Màu sắc mắt ngủ: Đỏ, xanh, trắng…
- Màu sắc cánh hoa: Trắng, tím- đỏ, xanh- tím, xanh [9].
Màu sắc của mầm và hoa không mang ý nghĩa kinh tế. Nhưng màu sắc
của củ, của ruột củ, hình dáng của củ có ý nghĩa kinh tế lớn. Người ta nhận
thấy, trong quá trình thu hoạch, củ giống có màu thì bị thất thoát ít hơn so với
giống có củ màu trắng. Khoai có vỏ màu vàng hơi đỏ thì chắc và dẻo, khoai
vỏ vàng tươi thì nhiều bột và bở hơn. Người ta đánh giá cao nhất những giống
có củ hình cầu hoặc các hình gần với hình cầu. Củ hình cầu rất thuận tiện cho
việc chọn lọc, phân nhóm và các hoạt động cơ giới hoá. Màu sắc thịt củ phần
nào đánh giá được chất lượng và khẩu vị của mỗi giống, khoai tây ruột trắng
ăn không ngon và ít được trồng trong sản xuất, khoai tây ruột vàng chứa nhiều
tinh bột, ăn ngon và cho năng suất cao. Khoai tây có ruột tím hàm lượng tinh
bột thấp, năng suất thường thấp, ăn sượng và không ngon [9].
Theo điều tra của Đỗ Thị Kim Chung (2003) cho thấy, người tiêu dùng
miền Bắc ưa chuộng củ hình ô van là 52,9%, củ hình tròn là 36,0%, vỏ củ màu
vàng đậm là 71,2%, vỏ củ màu vàng nhạt là 26,9%, ruột củ màu vàng là 99,2%.
Trong khi đó người tiêu dùng miền Nam ưa chuộng củ hình tròn là 69,8%, vỏ củ
màu vàng đậm là 39,1%, vỏ củ màu vàng nhạt là 46,4%, ruột củ màu vàng là
79,1%, ruột củ màu vàng đậm là 20,0% [5].
Để đánh giá một cách đầy đủ hơn về hiệu quả sản xuất của các cây khoai
tây được trồng từ củ bi so với giống gốc, chung tôi đã tiến hành tìm hiểu về đặc
điểm hình thái củ và kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.14.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Bảng 3.14. Một số đặc điểm hình thái củ
Giống Hình dạng củ Độ sâu mắt
Màu sắc
vỏ củ
Màu sắc
ruột củ
Solara
ĐC Tròn Nông Vàng Vàng đậm
TN Tròn Nông Vàng Vàng đậm
Diamant
ĐC Ovan Nông Vàng Vàng
TN Ovan Nông Vàng Vàng
Củ thu hoạch từ cây thí nghiệm đều mang những đặc điểm hình thái như
củ của cây ĐC. Hình dạng củ của giống Diamant và Solara khác nhau, giống
Solara củ tròn, Diamant củ ovan. Tất cả các giống đều có độ sâu mắt củ nông
và màu vỏ vàng. Củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi và củ giống truyền
thống của các giống đều có ruột màu vàng, song ruột củ của giống Solara
vàng đậm hơn so với ruột củ giống Diamant. Điều đó chứng tỏ, màu sắc ruột
củ phụ thuộc vào giống. Như vậy, củ thu hoạch từ cây trồng từ củ bi in vitro
đều mang những đặc điểm hình thái củ của cây ĐC (trồng bằng củ truyền
thống) và đó đều là những đặc điểm hình thái thích hợp với người tiêu dùng.
3.3.2. Đánh giá chất lƣợng củ thông qua các chỉ tiêu hoá sinh
Ngoài các chỉ tiêu về hình thái, chúng tôi đánh giá chất lượng củ
thông qua phân tích một số chỉ tiêu hoá sinh. Kết quả được trình bày ở
bảng 3.15, 3.16.
Bảng 3.15. Hàm lượng một số chất của củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng
bằng củ bi in vitro (Trồng vào 20/10/2007)
Giống
Chất khô (%)
Tinh bột
(% khối lượng tươi)
Đường
(% khối lượng
tươi)
Protein
(% khối lượng
tươi)
X
± mx
% so
ĐC X ± mx
% so
ĐC X ± mx
% so
ĐC X ± mx
% so
ĐC
Solara ĐC 18,60
0,32 100 19,67
0,82 100 1,25
0,02 100 2,86
0,13 100
TN 21,60
0,28 116,13 20,3
0,50 103,20 1,28
0,03 102,40 2,54
0,09 88,81
Diamant ĐC 19,96
0,25 100 20,27
0,61 100 1,41
0,04 100 2,18
0,12 100
TN 21,24
0,12 106,41 21,47
0,60 105,62 1,35
0,00 95,74 2,42
0,11 111,01
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Bảng 3.16. Hàm lượng một số vitamin và khoáng chất của củ khoai tây thu
hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro (Trồng vào 20/10/2007)
Giống
Vitamin C
(mg/100g khối
lượng tươi)
Vitamin B6
(mg/100g khối
lượng tươi)
Khoáng tổng số
(% khối lượng
tươi)
K tổng số
(% khối lượng
tươi)
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
%
so ĐC
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
Solara ĐC 12,64
0,02 100 1,25
0,01 100 0,93
0,02 100 0,78
0,01 100
TN 11,76
0,03
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_Sinh_NTTH.pdf