Tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng Việt Cường tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------
VŨ THỊ VÂN ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT
LƢỢNG HỒNG VIỆT CƢỜNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH
THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và
biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng Việt Cường tại
huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên” là do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Ngô Xuân Bình. Mọi số liệu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ bất cứ một công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn
này đều đã được cảm ...
99 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng Việt Cường tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------
VŨ THỊ VÂN ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT
LƢỢNG HỒNG VIỆT CƢỜNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH
THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và
biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng Việt Cường tại
huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên” là do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Ngô Xuân Bình. Mọi số liệu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ bất cứ một công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn
này đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2008
HỌC VIÊN CAO HỌC
VŨ THỊ VÂN ANH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Khoa sau đại học, Khoa Trồng trọt, các thầy cô giáo đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PSG.TS. Ngô Xuân
Bình người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Cục
Thống kê tỉnh Thái Nguyên, phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ, Đài Khí tượng
thuỷ văn Thái Nguyên, gia đình cô chú Hằng - Thượng và các hộ có vườn
hồng đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình theo dõi thu
thập số liệu cho bản luận văn này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè và gia đình đã giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2008
HỌC VIÊN CAO HỌC
VŨ THỊ VÂN ANH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thực trạng sản xuất hồng trên thế giới năm 2002 ......................... 14
Bảng 1.2. Sự phân bố và sử dụng các loài hồng thuộc chi Diospyros ............ 14
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng hồng ở miền Bắc Việt Nam ......................... 16
Bảng 1.4. Diện tích hồng của một số tỉnh năm 2004 .................................... 17
Bảng 1.5. Diện tích và vùng trồng phổ biến các giống hồng ......................... 18
Bảng 1.6. Đặc điểm của các giống hồng chính ở Nhật Bản .......................... 31
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian nghiên cứu tại
Thái Nguyên.................................................................................................. 47
Bảng 3.2. Diện tích các loại cây ăn quả và quy hoạch đến năm 2010 ............ 50
Bảng 3.3. Diễn biến diện tích và sản lượng một số cây ăn quả của huyện
Đồng Hỷ - Thái Nguyên .............................................................. 52
Bảng 3.4. Diện tích cho thu hoạch của một số cây ăn quả của huyện
Đồng Hỷ - Thái Nguyên .............................................................. 52
Bảng 3.5. Diện tích một số cây ăn quả phân theo xã của huyện Đồng Hỷ
- Thái Nguyên............................................................................. 53
Bảng 3.6. Đặc điểm thân, cành, dạng tán giống hồng Việt Cường ................ 55
Bảng 3.7. Đặc điểm và khả năng sinh trưởng lộc xuân năm 2007… ............. 56
Bảng 3.8. Đặc điểm và khả năng sinh trưởng lộc hè năm 2007..................... 57
Bảng 3.9. Đặc điểm và khả năng sinh trưởng lộc thu năm 2007 ................... 58
Bảng 3.10. Động thái tăng trưởng chiều dài các đợt lộc năm 2007 ............... 59
Bảng 3.11. So sánh một số chỉ tiêu sinh trưởng giữa các đợt lộc năm 2007 ........ 60
Bảng 3.12. Đặc điểm lá của giống hồng Việt Cường ................................... 62
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu về hoa và tỷ lệ đậu quả của hồng Việt Cường ..... 63
Bảng 3.14. Đặc điểm quả và năng suất giống hồng Việt Cường ................... 64
Bảng 3.15: Tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa của hồng Việt Cường năm 2007 ......... 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.16. Động thái tăng trưởng quả của giống hồng Việt Cường .............. 66
Bảng 3.17. Mối liên hệ giữa sinh trưởng cành mẹ, cành quả đến khả năng
mang cành quả trên cành mẹ và khả năng mang quả trên cành quả ..... 68
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến tỷ lệ đậu quả và năng
suất hồng Việt Cường ................................................................. 73
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến tỷ lệ ăn được, kích
thước và khối lượng quả hồng Việt Cường ................................... 75
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến chất lượng quả hồng
Việt Cường ..................................................................................................... 76
Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế của việc phun GA3 ở các công thức .................. 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1. Phân loại hồng theo Mori 1953 ..................................................... 11
Đồ thị 3.1: So sánh nhiệt độ và lượng mưa giữa các tháng năm 2007 ........... 48
Đồ thị 3.2: Động thái tăng trưởng chiều dài các đợt lộc năm 2007................ 59
Đồ thị 3.3: Động thái đậu quả hồng sau tàn hoa........................................... 66
Đồ thị 3.4: Động thái tăng trưởng quả của giống hồng Việt Cường .............. 67
Đồ thị 3.5: Phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu cành mẹ…… .................. 69
Đồ thị 3.6: Phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu cành quả............................ 70
Đồ thị 3.7: Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến tỷ lệ đậu quả và năng
suất hồng Việt Cường .................................................................... 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAQ : Cây ăn quả
CT : Công thức
C dài : Chiều dài
DD : Dinh dưỡng
DT : Diện tích
ĐC : Đối chứng
ĐK : Đường kính
TB : Trung bình
TT : Thành thục
Tg : Thời gian
SL : Số lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................. 3
3. Yêu cầu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................... 4
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................ 5
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học cây hồng...... 5
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng .......... 6
1.2. Nguồn gốc, phân bố và phân loại hồng ................................................... 8
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố ................................................................. 8
1.2.2. Phân loại hồng ............................................................................ 9
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước.................................. 12
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................. 12
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................... 15
1.4. Những nghiên cứu có liên quan đến phạm vi của đề tài ......................... 24
1.4.1. Đặc điểm sinh vật học của cây hồng........................................... 24
1.4.1.1. Đặc điểm của rễ và hệ rễ .................................................... 24
1.4.1.2. Đặc điểm thân cành hồng ................................................... 25
1.4.1.3. Đặc điểm lá ....................................................................... 27
1.4.1.4. Đặc điểm hoa .................................................................... 28
1.4.1.5. Đặc điểm quả ................................................................... 29
1.4.1.6. Đặc điểm rụng hoa, rụng quả ............................................. 30
1.4.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây hồng ........................... 32
1.4.2.1. Nhiệt độ ............................................................................ 32
1.4.2.2. Mưa và ẩm độ ................................................................... 34
1.4.2.3. Ánh sáng ........................................................................... 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.4.2.4. Đất đai .............................................................................. 36
1.5. Một số đặc điểm sinh vật học của cây hồng Việt Cường........................ 37
1.6. Tổng quan về chất điều hoà sinh trưởng ............................................... 37
1.6.1. Giới thiệu chung về chất điều hoà sinh trưởng ............................ 37
1.6.2. Phân loại chất điều hoà sinh trưởng ............................................ 38
1.6.3. Vai trò sinh lý của các chất điều hoà sinh trưởng ........................ 39
1.6.4. Vai trò sinh lý của gibberellin .................................................... 39
1.6.5. Một số ứng dụng của gibberellin (GA3) đối với cây ăn quả ......... 40
Chƣơng II: ĐỐI TƢỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................... 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 42
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................... 42
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 42
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 42
2.4.1. Nội dung 1: Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ hồng tại
huyện Đồng Hỷ và tỉnh Thái Nguyên ......................................... 42
2.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và mối liên
hệ giữa các đợt lộc trong năm .................................................... 43
2.4.3. Nội dung 3: Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến năng suất và
chất lượng quả hồng Việt Cường ............................................... 45
Chƣơng III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 47
3.1. Điều tra tình hình sản xuất cây ăn quả huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên... 47
3.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết tại Thái Nguyên ............................... 47
3.1.2. Tình hình sản xuất cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên .................. 50
3.1.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Đồng Hỷ ..................... 51
3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống hồng Việt Cường
tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên ................................................................. 54
3.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái ở cây hồng Việt Cường ... 54
3.2.1.1. Đặc điểm thân, cành, dạng tán giống hồng Việt Cường ....... 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2.1.2. Sự sinh trưởng các đợt lộc ở cây hồng Việt Cường năm 2007 ..... 56
3.2.1.3. Động thái tăng trưởng chiều dài các đợt lộc năm 2007 ........ 59
3.2.1.4. So sánh một số chỉ tiêu sinh trưởng giữa các đợt lộc trên
cây hồng Việt Cường năm 2007 .............................................. 60
3.2.1.5. Đặc điểm lá của giống hồng Việt Cường......................................... 61
3.2.2. Quá trình ra hoa, đậu quả của giống hồng Việt Cường ................ 62
3.2.3. Đặc điểm hình thái quả và năng suất hồng Việt Cường ............... 64
3.2.4. Đặc điểm đậu quả sau tàn hoa của hồng Việt Cường ................... 65
3.2.5. Động thái tăng trưởng quả của giống hồng Việt Cường ............... 66
3.2.6. Mối liên hệ giữa sinh trưởng cành mẹ, cành quả tới khả năng
mang cành quả trên cành mẹ và khả năng mang quả trên cành quả ... 67
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến năng suất,
chất lượng của hồng Việt Cường tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên ............... 71
3.3.1. Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến tỷ lệ đậu quả và năng suất ....... 72
3.3.2. Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến tỷ lệ ăn được, kích thước
và khối lượng quả hồng Việt Cường ............................................... 74
3.3.3. Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến chất lượng hồng Việt Cường ... 75
3.3.4. Hiệu quả kinh tế của việc phun chế phẩm GA3 ........................... 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 78
1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 78
1.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 78
1.2. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cây hồng Việt Cường ...... 78
1.3. Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và chất lượng
quả hồng Việt Cường.......................................................................... 79
2. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................. 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây hồng (Diospyros kaki T) thuộc họ thị (Ebenaceae) là loại cây ăn
quả lâu năm, là một thứ trái cây giàu chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học:
Trong 100 gam thịt quả chín (phần ăn được) có: 0,7g protein, 0,1g lipit, 11g
các chất carbonhydrate, 3,1g chất xơ, 10mg canxi, 19,1mg phospho, 0,2mg
sắt, 49,7mg iot, 0,16mg caroten, 16mg vitamin C, ngoài ra còn vitamin PP,
B1, B2… Các chất hydratcarbon trong quả hồng chiếm trên dưới 12 - 16% (có
thể tới 25%) chủ yếu là đường sacarose, glucose và fructose [3], [4], [5].
Ngoài ra trong quả còn có pectin, tanin (0,25 - 0,4%) và một lượng nhỏ các
hoạt chất khác.
Hồng là cây trồng á nhiệt đới khởi nguyên từ Trung Quốc và cũng là
cây trồng có nguồn gốc ở Hàn Quốc (cây bản địa). Việc trồng hồng được sử
dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ngoài ăn quả còn để chữa các bệnh như:
Bệnh liệt, tê cóng, bỏng và làm ngưng chảy máu vì trong lá của hồng có rất
nhiều chất như tanin, phenol, axit hữu cơ, chlorophyl… nhưng tanin là yếu tố
chủ yếu [38].
Cây hồng đã được trồng lâu đời ở nước ta và một số nước khác ở châu
Á, châu Âu, châu Úc. Quả hồng và các bộ phận của cây hồng đều là những vị
thuốc đã được dùng từ lâu đời trong Đông y học. Theo Đông y, quả hồng vị
ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có
đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Vỏ, rễ thân cây hồng còn
được dùng làm thuốc cầm máu, chữa bệnh tiêu chảy. Đặc biệt, quả hồng có
hàm lượng iốt cao có tác dụng tốt trong phòng ngừa bệnh bướu cổ [8], [9],
[10], [13], [30], [43]. Quả hồng phơi khô được sử dụng để chữa bệnh viêm
phế quản, bệnh ho khan, trừ giun sán, chống chảy máu, chữa long đờm và
phục hồi sức khoẻ. Cuống và tai hồng phơi khô dùng để chữa ho và nấc rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
tốt. Dịch quả hồng còn xanh dùng để chữa bệnh cao huyết áp [40[, [43], [64].
Theo Kotami và các cộng sự (2000) [54] cho biết: Chất tanin và các hợp chất
trong quả có nhiều tác dụng sinh lý như kháng khuẩn, chống dị ứng, làm giảm
chứng cao huyết áp. Ngoài ra hồng còn có một đặc tính hiếm thấy trong các
loại quả là không bao giờ chua, đông y cho là một loại quả lành, người ốm,
người già, người đau dạ dày đều có thể ăn được. Hơn nữa ăn hồng lại có thể
hạ huyết áp, giảm đau ruột. Vũ Công Hậu [9], [10].
Hồng còn là một cây cảnh đẹp, lá xanh thẫm, mặt trên bóng láng, mùa
thu chuyển sang sắc đỏ trước khi rụng. Vào cuối thu hồng trút hết bộ lá, chỉ
còn lại những quả vàng đỏ treo trên những cành nâu xám, làm cho cây hồng
có một vẻ đẹp. Bộ khung cành của hồng cũng rất đặc sắc, bao giờ cũng nhẵn
nhụi, không một vết sâu đục, không có nhựa chảy. Các cành già, yếu thì tự
khô, chỉ cần gõ nhẹ là gãy rụng đi, vì vậy khung cành hồng bao giờ cũng khoẻ
khoắn, nhờ đó mà năng suất cao và ổn định [8], [9], [10]. Quả hồng trông rất
hấp dẫn, thơm ngon, mã quả đẹp nên trong các ngày lễ, ngày tết, hay làm quà
biếu… thường được sử dụng nhiều.
Ở miền Bắc Việt Nam, cây hồng được trồng nhiều do các yếu tố khí
hậu, đất đai phù hợp. Cây hồng có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại
đất, đặc biệt là đất đồi, có khả năng chịu hạn, cho năng suất cao, ổn định, chất
lượng quả ngon và có giá trị kinh tế cao. Do vậy, cây hồng được coi là cây ăn
quả quan trọng, được chú trọng phát triển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo
và tiến tới làm giàu cho các hộ nông dân các vùng trung du và miền núi phía
Bắc, trong đó có Thái Nguyên. Qua đánh giá về giá trị kinh tế, giá trị dinh
dưỡng, giá trị thẩm mỹ, giá trị làm thuốc… hồng được xếp vào loại cây ăn
quả quý.
Trong những năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
Thái Nguyên đã có một diện tích cây ăn quả tương đối lớn, trong đó hồng là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
một loại cây ăn quả quan trọng với số lượng giống tương đối phong phú.
Trích dẫn theo Nguyễn Thế Huấn [12] thì theo Nguyễn Lương Hùng và
Nguyễn Văn Tý, 2001: Cây hồng ở Thái Nguyên đang ngày càng được phát
triển rộng rãi trong toàn tỉnh và đã có hộ gia đình thu nhập 30 triệu đồng một
năm từ vườn hồng. Những cây trên 15 tuổi có thể cho thu hoạch từ 1000 -
1200quả/cây.
Cây hồng Việt Cường được coi là sản phẩm đặc sản của nhân dân huyện
Đồng Hỷ: Quả thuộc nhóm hồng ngâm, được đồng bào khai hoang mang từ
Khoái Châu, Hưng Yên về trồng ở xóm Việt Cường, xã Hoá Thượng, Đồng Hỷ,
Thái Nguyên. Trọng lượng quả trung bình 234,9 gam/quả [33], khi chín thịt
quả có màu vàng đỏ, thịt quả giòn, thơm, vị đậm, thường thu hoạch vào dịp
tết trung thu. Tuy nhiên, cũng như nhiều giống hồng khác, hồng Việt Cường
có hạn chế lớn nhất là hiện tượng rụng quả. Quả hồng rụng rải rác trong suốt
quá trình lớn cho đến khi thu hoạch, do vậy năng suất thường không cao. Cho
đến nay, nguyên nhân gây rụng quả hồng Việt Cường chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ. Chính vì vậy, để phát triển và mở rộng diện tích hồng Việt
Cường tại Đồng Hỷ đạt hiệu quả kinh tế cao và mang tính chất hàng hoá thì
việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ
thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng Việt Cường tại huyện
Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên” là vô cùng cấp thiết.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của giống hồng Việt Cường thông
qua các chỉ tiêu về hình thái, đặc điểm ra hoa và tạo quả, các đợt lộc, mối liên
hệ giữa các đợt lộc trong năm, mối liên hệ giữa sinh trưởng cành mẹ, cành
quả đến năng suất…
- Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến năng suất và chất
lượng hồng Việt Cường từ đó kết luận được số lần phun phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được những đặc điểm sinh học nào của giống có ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng hồng Việt Cường nhằm bổ sung thêm kiến thức về
giống, phục vụ cho việc xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất, chất
lượng hồng Việt Cường tại Thái Nguyên.
- Xác định được khả năng sinh trưởng của các đợt lộc, mối liên hệ giữa
sinh trưởng cành mẹ và cành quả tới khả năng mang cành quả trên cành mẹ và
khả năng mang quả trên cành quả, để từ đó làm tiền đề xây dựng hệ thống các
biện pháp kỹ thuật phục vụ cho thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồng
Việt Cường tại Thái Nguyên.
- Xác định được hiệu quả số lần phun GA3 và thời điểm phun thích hợp
với giống hồng Việt Cường trong sản xuất tại Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học cây hồng
Cây hồng là cây ăn quả quý không chỉ đem lại thu nhập cao mà còn có
giá trị tạo cảnh quan và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Phát
triển cây hồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu và góp phần trong
chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Cây hồng không phải là cây thường xanh mà cần có một thời gian
ngừng sinh trưởng. Thời kỳ này cây rụng toàn bộ lá để chuẩn bị cho thời kỳ
phát lộc, ra hoa. Hồng ra lộc vào mùa xuân khi tiết trời đã có mưa và ấm hơn.
Lộc ra cùng với hoa… Chính vì vậy, khi hiểu biết rõ các đặc điểm sinh học ở
hồng sẽ có các biện pháp kỹ thuật hợp lý điều khiển quá trình ra lộc, ra hoa,
đậu quả, hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, bồi
dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau, điều chỉnh cân đối giữa bộ phận dưới
mặt đất và trên mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất và
chất lượng hồng [3], [4], [5], [8], [9], [10].
Thực tiễn cho thấy, năng suất quả hồng không ổn định do phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, trình độ thâm canh…
Do vậy, nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cây hồng giúp ta hiểu biết sâu
sắc hơn, từ đó làm tiền đề xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Để
nâng cao năng suất và chất lượng quả hồng thì ngoài các yếu tố nội tại và các
yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, thời tiết, giống tốt… thì
việc nghiên cứu quy luật ra cành, ra hoa, đậu quả, mối liên hệ giữa các đợt
lộc, mối liên hệ giữa cành mẹ và cành quả… là rất cần thiết, từ đó có các biện
pháp kỹ thuật hợp lý để điều khiển quá trình ra lộc, bồi dưỡng cành mẹ, cành
quả… tạo điều kiện tốt nhất cho việc tăng năng suất, chất lượng quả hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Đồng thời, góp thêm hiểu biết cơ bản trong việc xây dựng hệ thống các biện
pháp kỹ thuật thâm canh.
Mặt khác, chưa có những nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học cây
hồng nói chung và hồng Việt Cường nói riêng, do đó đi sâu nghiên cứu nội
dung này là rất cần thiết.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng
Chất điều hoà sinh trưởng ngày nay đã và đang được sử dụng rộng rãi
trong trồng trọt như là một phương tiện điều chỉnh hoá học quan trọng đối với
sự sinh trưởng phát triển của cây. Chúng có nhiều ứng dụng như kích thích
nhanh sự sinh trưởng của cây, điều khiển sự ngủ nghỉ của hạt và củ, điều
khiển sự ra hoa và giới tính của hoa, tăng tỷ lệ đậu quả và tạo quả không hạt,
điều khiển sự chín của quả, ngăn chặn sự rụng lá, hoa, quả, tăng khả năng
chống chịu của cây trồng… (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần
Văn Phẩm, 1994 [20]; Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1996 [21]).
Các chất điều hoà sinh trưởng có chức năng điều chỉnh sự hình thành
các cơ quan sinh sản và các cơ quan dự trữ hormon nên có tác dụng quyết
định sự hình thành năng suất thu hoạch. Bằng việc xử lý các chất điều hoà
sinh trưởng ngoại sinh cho các đối tượng cây trồng khác nhau, con người có
thể nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm nông nghiệp [6], [19], [22],
[23], [24].
Quả được hình thành sau khi xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh. Hợp tử
phát triển thành phôi. Phôi sinh trưởng là trung tâm sản sinh ra các chất kích
thích sinh trưởng có bản chất auxin và Gibberellin. Các chất này khuếch tán
vào bầu và kích thích sự lớn lên của bầu thành quả. Vì vậy nếu không có quá
trình thụ phấn, thụ tinh thì hầu hết hoa sẽ rụng [19], [20], [21], [23], [24], [31].
Trong những năm gần đây người ta thấy rằng một số chất điều hoà sinh
trưởng (auxin, gibberellin) có khả năng hạn chế sự rụng hoa, rụng quả, tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
cường sự sinh trưởng làm tăng kích thước quả, tăng cường sự vận chuyển vật
chất về cơ quan có giá trị kinh tế nhờ vậy mà làm tăng hệ số kinh tế, tăng
năng suất kinh tế và phẩm chất cây trồng [20], [21].
Nếu chúng ta sử dụng auxin và gibberellin ngoại sinh cho hoa trước thụ
phấn, thụ tinh thì chúng có thể thay thế được nguồn phytohormon nội sinh từ
phôi và quả sẽ được hình thành, nhưng không qua thụ tinh thì quả sẽ không có
hạt. Việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng làm tăng sự đậu quả và tạo quả
không hạt được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong sản xuất với các đối
tượng: Nho, bầu bí, cà chua, táo… [21], [23], [24], [29], [31].
Phạm Văn Côn (2004) [6] cho rằng: Khi phun NAA nồng độ 10ppm và
GA3 nồng độ 30ppm vào thời kỳ sau hoa nở rộ có tác dụng làm giảm tỷ lệ
rụng hoa, quả rõ rệt đặc biệt là GA3.
Theo Lưu Vinh Quang (1995) [16]: Ở cây hồng tỷ lệ đậu quả khá cao
nhưng tỷ lệ rụng quả cũng tương đối lớn. Chính vì vậy mà trong thực tế sản
xuất, sản lượng hồng thu hoạch được còn chưa cao, và không ổn định. Điều
này xảy ra còn do các yếu tố như: Giống, khí hậu, kỹ thuật canh tác, mức đầu
tư sản xuất…
Tỷ lệ rụng quả cao nhất có thể tới 70%, trong đó giống hồng vuông có
tỷ lệ rụng cao nhất (Lưu Vinh Quang, 1995 [16]). Có đến 97% tỷ lệ rụng quả
là do rụng sinh lý. Rụng quả sinh lý bao gồm: Quả không thụ tinh, hoa nở
muộn, thiếu nắng, mất cân đối về dinh dưỡng, mất cân đối về chất điều hoà
sinh trưởng. Để khắc phục nguyên nhân này có thể dùng một số chất điều hoà
sinh trưởng phun lên cây trong những giai đoạn nhất định nhằm giảm tỷ lệ
rụng quả. Phun chất điều hoà sinh trưởng không những thúc đẩy quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây, mà còn làm chậm việc hình thành tầng rời,
bảo đảm cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào nuôi quả, do đó giảm
được tỷ lệ rụng quả. Lê Văn Tri [22], [23], [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Như vậy, việc nghiên cứu phun chất điều hoà sinh trưởng cho cây hồng
làm tăng tỷ lệ đậu quả và tăng năng suất thu hoạch là rất cần thiết trong điều
kiện hiện nay.
1.2. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠI HỒNG
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc (nguyên sản ở lưu vực sông
Trường Giang), phân bố tự nhiên từ 32
o
- 37
o
vĩ độ Bắc [9], [10], [34]. Loài
được trồng phổ biến nhất hiện nay là hồng Phương Đông (Diospyros kaki T),
có nơi gọi là “hồng Á nhiệt đới” hay “hồng Nhật Bản”, chi Diospyros bao
gồm gần 200 loài thân gỗ, ở Nhật Bản người ta gặp hơn 40 loài, ở Trung
Quốc 30 loài [3], [4], [5].
Theo một số tác giả: Khi nghiên cứu về nguồn gốc cây hồng phương
đông đều cho rằng một số nhóm hồng thuộc loài hồng dại Diospyros kaki tồn
tại trong những khu rừng của Trung Quốc. Tài liệu về cây hồng xuất hiện đầu
tiên ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 5, 6 [45], [51], [63].
Trên thế giới hồng được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc, khắp lãnh thổ
đều trồng được hồng [8], [9], [10]. Từ Trung Quốc hồng được đưa đến trồng
quanh Địa Trung Hải và đưa sang trồng ở Mỹ từ năm 1852, được nhập vào
châu Âu năm 1789 [3], [4], [5], [8], [9], [10].
Tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào xác định rõ nguồn gốc
và xuất xứ của cây hồng, nhưng cây hồng đã được trồng nhiều ở các tỉnh từ
Bắc Trung Bộ trở ra và nhiều nhất ở miền Bắc. Ở Nam Trung Bộ hồng được
trồng ở Đà Lạt do có khí hậu mát và lạnh về mùa đông giúp cây hồng có giai
đoạn ngủ nghỉ như ở các vùng á nhiệt đới khác. Miền Bắc hiện có rất nhiều
giống hồng quý và mang tên khác nhau theo từng địa phương.
Như vậy, mặc dù có nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng cây hồng đã được
di thực và trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Điều đó chứng tỏ, cây hồng có khả
năng thích ứng khá tốt với điều kiện khí hậu ở nhiều vùng khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
1.2.2. Phân loại hồng
Cây hồng (Diospyros) thuộc bộ thị (Ebenales), họ thị (Ebenaceae),
phân lớp sổ (Dilleniaceae), thuộc lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae), ngành
thực vật hạt kín (Angiospermae) [1], [17].
Theo Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim (1972) [36] trích dẫn kết quả
nghiên cứu của các nhà phân loại học Nhật Bản cho biết: Hiện nay có 800 -
1000 loài hồng và chỉ có 4 loài được trồng để lấy quả đó là: Diospyros Kaki
Linn, Diospyros Lotus Linn, Diospyros Oleifera Cheng, Diospyros Virginiana
Linn. [36]. Chi Diospyros gồm 400 loài, chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới
châu Á, châu Âu và Nam Mỹ, một số loài trong đó có hồng phương đông
phân bố rộng trên các vùng ôn đới [41], [59], [62].
Cây hồng (Diospyros kaki Linn) được trồng rộng rãi ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc và một số vùng khí hậu ôn hoà và cận nhiệt đới như:
Califonia (Mỹ), Italia, Israen, Braxin, Niudilan, Úc… có hai nhóm hồng
chính là hồng chát và không chát. Nhóm hồng không chát có khả năng
thương mại lớn hơn (Kitagawa H., Glucina PG, 1984 [52]; Mowat A. D và
cộng sự, 1994 [57]).
Theo (Facciolas, 1990, [44]; Sabuco Ito, 1971, [60]) cho biết: Chi
Diospyros phổ biến ở những vùng khí hậu ấm áp châu Á và bắc Mỹ, gồm 190
loài, trong đó chỉ có 4 loài được trồng nhiều và có giá trị kinh tế nhất là:
Diospyros Kaki Linn, Diospyros Lotus Linn, Diospyros Oleifera Cheng,
Diospyros Virginiana Linn.
Theo Phạm Văn Côn trích dẫn tài liệu của Voronxov (1982), trên thế
giới hiện nay đang trồng phổ biến 3 loại hồng sau [5]:
- Hồng dại (Diospyros lotus L)
- Hồng Virginiana (Diospyros Virginiana L)
- Hồng Phương Đông (Diospyros kaki T)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Trong đó hồng Phương Đông được trồng phổ biến nhất ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Pháp, Angieri, Triều Tiên, Indonesia, Philippin…
Theo các nhà phân loại Nhật Bản, hồng có khoảng 190 loài thuộc họ thị
(Ebenaceae) nhưng chỉ có 4 loài được trồng để lấy quả [34], [35], đó là:
- Diospyros Kaki Thunb nguồn gốc ở Trung Quốc, quả dùng để ăn tươi,
sấy khô.
- Diospyros Lotus Linn nguồn gốc ở Afganistan, quả dùng để ăn tươi,
làm gốc ghép, làm thuốc nhuộm.
- Diospyros Oleifera Cheng nguồn gốc ở Trung Quốc, quả dùng để làm
thuốc nhuộm là chính.
- Diospyros Virginiana Linn nguồn gốc ở Bắc Mỹ, quả dùng làm
thuốc nhuộm.
Trong 4 loại kể trên thì Diospyros Kaki là loài có hiệu quả kinh tế nhất,
được trồng nhiều ở vùng Á nhiệt đới như Nhật Bản, Triều Tiên, Đông Nam
Trung Quốc, Bắc Thái Lan, Lào và Bắc Việt Nam.
Dựa vào sự biến đổi chất lượng quả liên quan đến độ chát sau thụ phấn,
Hum, H (1914) [48] chia hồng thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Nhóm không biến đổi với sự thụ phấn: Màu thịt quả không
bị biến đổi dưới tác dụng của thụ phấn. Vị chát của chúng chỉ mất đi sau khi
đã chín hoàn toàn, khi đó tanin tự chuyển thành dạng tanin kết hợp. Trong
nhóm này cũng có những giống giữ nguyên màu sáng của quả không phụ
thuộc vào sự thụ phấn, chúng không chát trong bất cứ giai đoạn nào của quả
[27], [61], [65].
- Nhóm 2: Nhóm biến đổi với sự thụ phấn: Thịt quả bị sẫm màu dưới
tác động của thụ phấn. Ngay sau khi thụ phấn, màu thịt quả biến thành màu
nâu đen và không có vị chát ngay trong tình trạng chưa chín do tanin bị biến
đổi thành dạng kết tủa (không tan) [27], [61], [65].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Theo Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim (1972) [36] trích dẫn kết quả
nghiên cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm là:
- Nhóm 1: Nhóm PCNA (Pollination Constant Non Astrigent): Những
giống không chát và không biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Fuji,
Jiro, Gosh, Sutuga, thịt quả thường có những đốm tanin sẫm.
- Nhóm 2: Nhóm PVNA (Pollination Variant Non Astrigent): Những
giống không chát và biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Zenjimaru,
Shogatsu, Mizushima, Anhya kime, thịt quả có những đốm tanin sẫm và khi
không hạt thì thịt quả có vị chát.
- Nhóm 3: Nhóm PCA (Pollination Constant Astrigent): Những giống
chát không biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Yokomo, Yotsumizo,
Shakokashi, Hagakushi, Hachiya, Ghionbo, thịt quả không có những đốm
tanin sẫm.
- Nhóm 4: Nhóm PVA (Pollination Variant Astrigent): Những giống
chát biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Azumi shirazu, Emon,
Koshuhya, Hiratanenashi, có thể chát khi được thụ phấn và có một vài đốm
sẫm xung quanh hạt.
Nguồn: Đào Thanh Vân [67]
Sơ đồ 1: Phân loại hồng theo Mori 1953
Không chát Chát
Thụ phấn bất
biến
Thụ phấn
Biến đổi
Thụ phấn
bất biến
Thụ phấn
biến đổi
Hồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Việc phân loại hồng cho đến nay chưa có những công trình nghiên cứu
đầy đủ, chi tiết. Từ năm 1990 ở Việt Nam đã có một số công trình điều tra về
cây hồng cho thấy có 3 loài sau:
- Hồng lông (hồng trâu) (Diospyros tonkinensis L): Lá to nhiều lông,
cây sinh trưởng rất khoẻ, phân tầng nhiều tán, quả to, tròn, dài hoặc hơi dẹt,
đáy vuông, khi còn xanh vỏ quả có nhiều lông tơ màu xanh, nhiều chất nhờn
và chấm đen. Khi chín, lông rụng đi, màu quả chuyển sang màu vàng bẩn, ăn
nhạt, hạt to và nhiều, thịt quả hôi, phẩm chất kém [3], [4], [5].
- Hồng cậy (Diospyros Lotus): Là giống quả nhỏ (10 - 15g), nhiều hạt,
thường là 6 hạt, mẩy chắc, chát. Nhân dân thường lấy quả để nhuộm vải, lưới,
giấy làm quạt… cây sinh trưởng rất khoẻ, sai quả song ít có giá trị kinh tế [3],
[4], [5].
- Hồng trơn (lá nhẵn) (Diospyros Kaki T): Được trồng nhiều ở các tỉnh
phía Bắc và vùng Đà Lạt (Lâm Đồng). Thân cây trung bình, có màu nâu, góc
phân cành hẹp. Tán cây hình tròn hoặc hình tháp. Lá bầu dục hoặc hình elip,
có màu xanh sẫm phía trên và màu xanh nhạt phía dưới lá. Trọng lượng quả
rất khác nhau phụ thuộc vào từng giống. Các giống hồng Thạch Hà, Nhân
Hậu có trọng lượng quả lớn hơn giống hồng Bắc Kạn, Lục Yên. Khi chín quả
có màu vàng hoặc đỏ son rất hấp dẫn [3], [4], [5].
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cây hồng (Diospyros kaki T) bao gồm gần 200 loài thân gỗ, ở Nhật
Bản người ta gặp hơn 40 loài, ở Trung Quốc 30 loài [3], [4], [5]. Trung Quốc
là nước trồng nhiều hồng nhất trên thế giới, ở đây có nhiều giống hồng ngon,
cây sinh trưởng phát triển rất thuận lợi. Từ Trung Quốc hồng được đưa đến
trồng quanh Địa Trung Hải và đưa sang trồng ở Mỹ từ năm 1852, được nhập
vào châu Âu năm 1789 [3], [4], [5], [8], [9], [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Theo tác giả Morton (1987) [56]: Hồng được trồng đầu tiên ở Trung
Quốc, sau đó mới du nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên… Tuy nhiên đến cuối
thế kỷ 19, hồng mới được du nhập vào Mỹ, Úc, Palestine, Ý, Pháp, Nga,
Braxin và Mexico.
Trên thế giới hiện nay đang trồng phổ biến 3 loại hồng: Hồng dại
(Diospyros lotus L), hồng Virginiana (Diospyros Virginiana L), hồng Phương
Đông (Diospyros kaki T). Trong đó loại hồng Phương Đông được trồng phổ
biến nhất: Cây sinh trưởng nhanh, rụng lá vào mùa đông, trong điều kiện khí
hậu thuận lợi cây cao từ 12 - 15m, tán cây loà xoà, thoáng, đôi khi hình tháp,
lá to hình elip, nhọn về phía ngọn, mặt trên nhẵn bóng. Hoa đơn tính hay
lưỡng tính, hoa cái mọc đơn, màu vàng trắng có đài xẻ 4, hoa đực và hoa
lưỡng tính thường phân bố thành chùm 2 - 3 hoa trên cành mảnh khảnh sinh
trưởng trong năm đó. Cây có thể đơn tính cùng gốc hay khác gốc, quả là loại
quả mọng to [3], [4], [5].
Do có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao so với một số loại cây ăn
quả khác nên hồng không chỉ được chú trọng trồng ở châu Á mà ở châu Âu
nhất là vùng Địa Trung Hải trồng khá nhiều hồng. Trong các nước trồng
nhiều hồng trên thế giới, Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng lớn
nhất (74.000 ha và 655.000 tấn), sau đó là Nhật Bản, Italia…(bảng 1.1).
Theo tác giả Đào Thanh Vân (2002) [61]: Ở Hàn Quốc hồng là một
trong những cây ăn quả quan trọng đang được chú ý phát triển, chỉ sau 5 năm
sản lượng hồng của Hàn Quốc đã tăng gần gấp đôi (từ 167.671 tấn năm 1994
lên 273.846 tấn năm 1999).
Cây hồng cũng như các loại cây ăn quả khác, mỗi loài có khả năng
thích ứng với những vùng sinh thái khác nhau. Các loài trong chi Diospyros
được phân bố khá rộng rãi trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở châu Á và
Bắc Mỹ. Tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loài mà chúng được sử dụng theo
những hướng khác nhau (bảng 1.2).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Bảng 1.1. Thực trạng sản xuất hồng trên thế giới năm 2002
Tên nƣớc
Diện tích thu hoạch
(ha)
Sản lƣợng
(tấn)
Thế giới 349.642 2.328.936
Trung Quốc 282.582 1.161.173
Australia 76 657
Braxin 6.343 65.550
Iran 106 1.120
Israel 1.572 9.700
Italia 2.630 5.000
Nhật Bản 25.000 269.400
Hàn Quốc 31.000 270.000
Mexico 50 450
New Zealand 390 1.260
Nguồn: FAO 2004
Bảng 1.2. Sự phân bố và sử dụng các loài hồng thuộc chi Diospyros
Loài Phân bố Sử dụng
Diospyros kaki Linn
Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Việt Nam
Ăn tươi và chế biến
Diospyros lotus Linn Châu Á
Sản xuất tanin, làm
gốc ghép
Diospyros virginiana Linn Bắc châu Mỹ
Ăn tươi, làm gốc
ghép
Diospyros oleifera Cheng Trung Quốc Sản xuất tanin
Dẫn theo Đào Thanh Vân (61)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Quả hồng chủ yếu được dùng để ăn tươi và được tiêu thụ chủ yếu ở các
nước châu Á. Ở Trung Quốc và Nhật Bản quả hồng là một trong những món
tráng miệng chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sản phẩm hồng khô chế
biến được sản xuất nhiều ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên…
Ngoài ra các sản phẩm chế biến từ hồng cũng được tiêu thụ mạnh ở thị trường
châu Âu. Đã có ý kiến cho rằng trồng hồng khó xuất khẩu và người phương
Tây không thích ăn hồng, nhưng thực ra người châu Âu ở vùng Địa Trung
Hải đã quen với cây hồng và cho rằng quả hồng chín rất ngọt, hương vị đậm
đà và có tập quán dùng thìa ăn hồng khi quả đã chín nhũn. Phạm Văn Côn [3],
[4], [5], Vũ Công Hậu [9], [10].
Người Mỹ chưa biết cách ăn hồng, do vậy ở thị trường này hồng không
phát triển được. Ông N.Childers đã đề nghị quảng cáo hồng như sau: “Hồng,
một mỹ phẩm của phương Đông. Để cho quả chín nhũn rồi ăn với kem, lúc đó
quả sẽ có hương vị tuyệt diệu” [9], [10].
Hiện tại ở châu Á, hồng được trồng nhiều ở các quốc gia như: Trung
Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam…
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam chưa xác định được nguồn gốc và xuất xứ của cây hồng,
tuy nhiên hiện nay hồng được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và vùng cao
của miền Nam như Đà Lạt. Theo Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim (1972)
[36] cây hồng được trồng từ rất lâu đời ở Việt Nam. Đây là một trong những
cây ăn quả quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bởi khả năng thích ứng
rộng với các vùng sinh thái, năng suất cao và ổn định, chất lượng quả tốt, hiệu
quả kinh tế cao và phù hợp với khẩu vị của người phương đông.
Tổ chức FAO năm 2004 đã thống kê và cho thấy: Tính từ Thừa Thiên
Huế trở ra, Việt Nam có 4.125 ha hồng các loại và mỗi vùng có những giống
đặc sản riêng, sản lượng khoảng 8.978 tấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Bảng 1.3. Diện tích, sản lƣợng hồng ở miền Bắc Việt Nam
TT Tỉnh Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)
1 Hà Nội 2 4
2 Hải Phòng 117 297
3 Vĩnh Phúc 71 576
4 Hà Tây 30 225
5 Hà Nam 12 28
6 Nam Định 8 60
7 Hà Giang 95 105
8 Cao Bằng 43 144
9 Lào Cai 43 111
10 Bắc Kạn 100 190
11 Lạng Sơn 628 1.635
12 Tuyên Quang 40 100
13 Yên Bái 418 1.306
14 Thái Nguyên 373 697
15 Phú Thọ - -
16 Bắc Giang 1.093 1.590
17 Quảng Ninh - -
18 Lai Châu 3 15
19 Sơn La - -
20 Hoà Bình 534 1.099
21 Thanh Hoá 5 15
22 Nghệ An 221 186
23 Hà Tĩnh 229 595
24 Thừa Thiên Huế 12 24
Tổng số 4.125 8.978
Nguồn: FAO 2004
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Theo số liệu thống kê của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn một
số tỉnh cho thấy diện tích hồng ở một số tỉnh năm 2004, như sau:
Bảng 1.4. Diện tích hồng của một số tỉnh năm 2004
TT Tên tỉnh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Bắc Giang 1.093,0 18,20
2 Hoà Bình 534,0 8,90
3 Lạng Sơn 525,0 8,73
4 Yên Bái 481,0 8,00
5 Thái Nguyên 1565,0 26,04
6 Bắc Kạn 103,8 1,73
7 Lâm Đồng 700,0 11,65
8 Các tỉnh khác 1.007,0 16,75
Tổng 4.827,7 100,0
Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh
Mỗi giống hồng phù hợp với vùng sinh thái khác nhau nhưng hầu hết
sản lượng hồng đều được tiêu thụ nội địa tại các vùng trồng là chính, chỉ có
phần ít được mang đến thị trường các tỉnh lân cận: Giống hồng Nhân Hậu
được trồng ở Bắc Giang với diện tích tương đối lớn (1.093 ha) và được tiêu
thụ nhiều trên địa bàn Hà Nội.
Nhìn chung các giống hồng chính ở Việt Nam được trồng chủ yếu ở các
tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và một số tỉnh đồng bằng. Hồng Nhân Hậu là
giống có diện tích lớn nhất, đứng thứ hai về diện tích là hồng Thạch Thất.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh trồng nhiều hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Bảng 1.5. Diện tích và vùng trồng phổ biến các giống hồng
TT Tên giống
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Nơi trồng chủ yếu
1 Thạch Thất 1656,0 34,30 Hoà Bình, Thái Nguyên
2 Nhân hậu 1780,0 36,87 Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh
3 Lạng Sơn 827,0 17,13 Thái Nguyên, Tuyên Quang
4 Việt Cường 450,0 9,23 Lạng Sơn, Bắc kạn, Cao Bằng
5 Không hạt Bắc Kạn 114,7 2,38 Bắc Kạn
Tổng 4827,7 100
Nguồn: Đào Thanh Vân [61]
Trần Như Ý, Nguyễn Đức Lương, Hoàng Ngọc Đường, Đào Thanh
Vân [33] đã điều tra vùng Đông Bắc Việt Bắc và thu thập được 25 mẫu giống
hồng khác nhau, phân làm 2 nhóm: Nhóm chín sớm (tháng 9 - 10) và nhóm
chín muộn (tháng 12 - 1). Trong mỗi nhóm lại chia thành 2 nhóm phụ là hồng
giấm và hồng ngâm.
Nhiều tác giả điều tra, nghiên cứu về cây hồng đều thống nhất ở Việt Nam
hiện nay có rất nhiều các vùng trồng hồng và mỗi vùng đều có những giống
hồng ngon và nổi tiếng (Phạm Văn Côn, 1995 [2]; Vũ Công hậu, 1980 [8]; Đào
Thanh Vân, Ngô Xuân Bình, 2003 [30]).
Theo Phạm Văn Côn (2004) [5] ở Việt Nam hiện có các vùng trồng
hồng chính sau:
* Vùng Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng
Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng, nằm ở Nam Tây Nguyên, độ
cao trung bình 1500m so với mặt nước biển và được bao quanh bởi các dãy
núi cao, nên tuy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thì khí hậu Đà Lạt vẫn
mang những nét riêng của vùng cao: nhiệt độ thấp, tương đối ôn hoà, thích
hợp với các loại cây trồng á nhiệt đới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
- Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 17,5 - 18,2
o
C. Biên độ nhiệt
trung bình giữa các tháng là 3,9
o
C.
- Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu giữa tháng 4 đến tháng 5, thường kết
thúc vào giữa tháng 10 hoặc giữa tháng 11. Lượng mưa trung bình hàng năm là
1755 mm. Lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa hàng năm.
- Độ ẩm không khí: Trong mùa mưa độ ẩm không khí trung bình
khoảng 85%. Thời kì ẩm nhất trong năm vào các tháng 7, 8, 9 có độ ẩm trung
bình 90 - 92%. Vào mùa khô ẩm độ không khí giảm xuống dưới 80%.
Dưới đây là một số giống hồng tốt được trồng phổ biến:
+ Hồng trứng lốc
Quả hình trứng, cân đối, khi chín vỏ quả màu hồng, bóng láng. Năng
suất rất cao, có khả năng chống chịu tốt đối với sâu bệnh. Quả chín rất ngọt,
giòn, dẻo, năng suất từ năm thứ 5 trở đi có thể đạt 5 - 6 tạ/cây, thu hoạch từ
tháng 6 đến tháng 8. Đây là một trong những giống hồng được ưa chuộng
nhất hiện nay.
+ Hồng trứng muộn: Quả hình trứng, khi chín vỏ quả màu hồng, bóng.
Năng suất cao, chống chịu tốt. Chất lượng không bằng hồng trứng lốc nhưng
chín muộn hơn, thường thu hoạch vào tháng 10 - 11.
+ Hồng Pome tròn:Quả tròn to rất đẹp, khi chín có màu đỏ son. Năng
suất tương đối cao, phẩm chất tốt. Mùa thu hoạch hàng năm vào tháng 9 - 10.
+ Hồng chén: Quả lớn hơi dẹt về phía cuống, phẩm chất tốt, được
người tiêu dùng ưu chuộng. Thu hoạch hàng năm vào tháng 9 - 10.
+ Hồng ăn liền: Quả tròn dẹt, khi chín màu vàng đỏ, có thể ăn ngay khi
quả ở trạng thái cứng, giòn, ngọt và không có hạt. Quả nặng 200 - 250g.
+ Hồng Nhật: Chất lượng quả không được ngon lắm, nhiều nước và
khó vận chuyển đi xa. Tuy nhiên năng suất cao, nên thường được sấy khô để
tiêu thụ. Thu hoạch hàng năm vào tháng 10 - 11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Ngoài các giống kể trên, ở Đà Lạt còn có các giống khác như: Hồng
quế hương, hồng gạch, hồng son, hồng hoả tiễn, hồng giòn, hồng Lạng Sơn,
hồng xà, hồng nước…
* Vùng Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh
Huyện Thạch Hà nằm về phía Tây thị xã Hà Tĩnh. Thạch Hà có lượng
mưa bình quân năm là 2544mm, nhiệt độ trung bình 23,8
o
C, độ ẩm không khí
trung bình 83,8%. Chỉ có hai giống được trồng phổ biến sau:
+ Hồng vuông không hạt: Quả hình vuông có khía sâu dọc quả. Vỏ quả hơi
dày, bóng dễ bóc, vỏ khi chín có màu đỏ vàng, ít xơ, thịt quả có màu đỏ hồng.
+ Hồng tròn: Quả hình tròn, đỉnh quả tròn, vỏ dày và bóng khi chín có
màu vàng. khi chín thịt quả có màu vàng nhạt, không có xơ, ăn ngọt.
* Vùng Nam Đàn tỉnh Nghệ An
Nam Đàn là một huyện nửa đồng bằng nửa đồi núi, nằm phụ cận thành
phố Vinh, lượng mưa bình quân trong năm là 1.928mm, nhiệt độ trung bình
23,3
o
C, độ ẩm không khí trung bình 86%, số giờ nắng 1637giờ. Thành phần
giống hồng khá phong phú, bao gồm một số giống sau đây:
+ Hồng cậy vuông: Quả hình vuông, đỉnh quả bằng hoặc hơi lõm. Khi
chín vỏ quả màu đỏ, vỏ mỏng giòn, có ít phấn ở gần cuống quả. Tai quả nhỏ,
vểnh lên, gốc quả lõm ít, thịt quả có màu đỏ.
+ Hồng nứa: Quả hình trụ dài, đỉnh quả bằng, khi chín có màu đỏ, vỏ
quả không bóng. Phần trên quả (gần tai) có rãnh dọc. Thịt quả màu vàng, ít
xơ. Tai quả to và vểnh lên.
+ Hồng tiên: Quả to, đỉnh quả lõm, nhìn theo dọc quả thì hơi vuông,
nhưng nhìn chiều ngang thì dài. Quả khi chín có màu đỏ, vỏ quả dày, trơn, vỏ
quả không có vân, có ít phấn ở đỉnh quả. Gốc quả lõm sâu, to và cong lên.
+ Hồng tròn dài: Quả mọc thành chùm từ 1 - 3 quả, khi chín có màu đỏ,
không có hạt. Quả hình tròn dài, chóp quả bằng, vỏ quả dày, trơn, hơi có khía,
gốc quả lõm, tai quả cong lên, thịt quả màu đỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
+ Hồng gáo: Quả có dạng quả tim, vai quả to, dưới thắt lại, trôn quả
nhọn, tai ôm vào quả, vỏ quả màu vàng bóng.
+ Hồng chuột: Quả có dạng tròn dài, vai quả phình ra, dưới thắt lại,
trôn quả tròn, tai quả cong lên, vỏ quả màu vàng bóng.
* Tỉnh Thừa Thiên Huế
Khí hậu Thừa Thiên Huế chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa ẩm từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng gió
mùa đông bắc nên thường rất lạnh. Mưa dầm từ tháng 9 đến tháng 12, thường
xảy ra lụt ngập trong thời gian ngắn, mỗi lần ngập từ 1 - 2 ngày ở những vùng
đất thấp. Hàng năm có 1 - 2 trận lụt ngập. Lượng mưa cao nhất vào tháng 10
tới 740mm.
- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, thường có gió tây - nam
làm cho không khí càng khô nóng. Hàng năm có khoảng 10 ngày có gió tây -
nam thổi về với cường độ khác nhau.
Nhiệt độ bình quân năm 24,1 - 25,2
o
C. Tháng lạnh nhất là tháng 1,
nhiệt độ chỉ xấp xỉ 20
o
C. Nhiệt độ tối thấp xuống 5,8
o
C ở phía Bắc và 9,3
o
C ở
phía Nam và tại thành phố Huế là 8,8
o
C. Với nhiệt độ này cây hồng có thể
rụng hết lá đảm bảo thời gian ngủ nghỉ mùa đông. Các giống hồng ở đây đều
được di thực từ các tỉnh phía Bắc vào và từ Đà Lạt ra.
+ Hồng vuông Huế: Được trồng tại thành phố Huế và vùng đồi phía tây
Bắc của thành phố. Quả hình vuông dài, vai quả rộng và thóp dần về phía
dưới. Trôn quả tương đối phẳng, có thể dựng đứng quả được. Khi chín vỏ quả
có màu đỏ, thịt quả dẻo, ngọt, không có hạt.
* Vùng Lý Nhân tỉnh Hà Nam
Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện Lý Nhân có diện tích đất
toàn bộ chạy dọc theo sông Hồng tương đối cao, thích hợp cho cây ăn quả.
Khí hậu thời tiết của vùng có 2 mùa rõ rệt:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Mùa mưa từ trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 11, đây là những
tháng có lượng mưa rất lớn, cao nhất là tháng 7, tháng 8. Lượng mưa trung
bình là 1751mm. Cùng với mưa, những tháng này cũng là tháng nóng nhất
trong năm, nhiệt độ trung bình là 23,7
o
C. Độ ẩm trung bình là 85%.
- Mùa khô từ trung tuần tháng 11 đến trung tuần tháng 5 năm sau.
Lượng mưa trong những tháng này không đáng kể, đây cũng chính là mùa
hanh khô và lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 18,2
o
C, tháng lạnh nhất 14,8
o
C, độ
ẩm không khí thấp, trung bình 70%. Số giờ nắng trong năm là 1437giờ.
Cây hồng ở đây chủ yếu được trồng ở 2 xã Hoà Hậu và Văn Lý, mỗi xã
có giống riêng mang tính đặc sản:
+ Hồng Nhân Hậu: Quả hình trái tim, khi chín có màu đỏ thắm. Vỏ quả
mỏng, thịt quả dẻo, ít hạt. Thường chín vào trung tuần tháng 8 âm lịch.
+ Hồng Văn Lý: Quả hình trụ, trôn quả tròn, khi chín có màu đỏ vàng,
không hạt. Chín vào dịp giáp tết âm lịch.
* Vùng Thạch Thất tỉnh Hà Tây
Huyện Thạch Thất nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hà Tây là vùng chuyển
tiếp từ đồng bằng và vùng núi cao Ba Vì. Do đó địa hình toàn huyện thấp dần
từ tây - nam sang đông - bắc. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 27,3
o
C và cao
nhất vào tháng 7 là 28,6
o
C, ẩm độ trung bình 83,89%. Nhìn chung nhiệt độ
trung bình năm cao là 23,3
o
C. Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả
năm (1554 - 1780mm), tháng 8 có lượng mưa cao nhất là 348mm.
- Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là
19,3
o
C, tháng 1 lạnh nhất là 16
o
C, ẩm độ trung bình là 83,8%, thấp nhất là
80% vào tháng 11. Vùng Thạch Thất chỉ trồng một giống hồng duy nhất có
nguồn gốc từ Yên Thôn nên người ta còn gọi là hồng Yên Thôn, nay được
trồng ra khắp nơi trên các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình tròn
hoặc ô van. Lá lớn hình bầu dục màu xanh đậm, mặt trên lá bóng, phản quang,
mặt dưới có lông tơ màu nâu vàng. Quả hình trụ, trôn quả hơi lồi, khi chín có
màu đỏ vàng. Thịt quả nát (nhiều nước), thường chín vào tháng 11 - 12.
* Vùng Vĩnh Phú
Là vùng trung du, địa hình khá phức tạp với hơn nửa diện tích là đồi
núi, có 3 sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Khí hậu Vĩnh
Phú vừa mang đặc điểm chung của khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, vừa mang đặc điểm khí hậu chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Bắc bộ và
vùng rừng núi Tây Bắc. Nhiệt độ bình quân trong năm 22,4 - 23,6
o
C. Nhiệt độ
tối cao 34,4 - 40,3
o
C. Nhiệt độ tối thấp là 1,7 - 3,7
o
C. Số ngày có nhiệt độ
thấp dưới 10
o
C là 9 - 15 ngày. Vùng này có khá nhiều giống bản địa.
+ Hồng Hạc Trì: Quả hình trụ, trôn quả hơi tù, có 4 cạnh rõ rệt. Trọng
lượng quả 100 - 150g, không hạt, Khi chín vỏ có màu vàng đỏ, thịt màu vàng,
ăn giòn, có cát, chín vào tháng 9 (thường thu hoạch đồng loạt vào trước 15/8
âm lịch, để ngâm sau 2 - 3 ngày là ăn được).
+ Hồng Tiến: Quả hình trụ vuông, trên và dưới quả đều bằng. Quả nặng
120 - 160g, không có hạt hoặc có 1 - 2 hạt bé dẹt. Vỏ quả nhẵn đẹp, khi chín
quả có màu đỏ hồng, thịt quả màu đỏ. Giấm 3 ngày thì chín, nếu để chín trên
cây vẫn ăn được. Chín vào tháng 10.
+ Hồng trạch: Quả hình trụ tròn, trôn quả lồi. Có 1 - 2 hạt, ít khi có 3
hạt. Khi chín vỏ quả màu đỏ vàng, thịt quả màu đỏ hồng, giấm 4 ngày thì
chín. Thường chín vào đầu tháng 9.
+ Hồng ngâm quả hình trứng: Quả hình trứng, có 1 - 3 hạt dài và dày.
Khi chín vỏ quả màu vàng, thịt quả màu vàng nhạt. Ngâm khoảng 3 ngày thì
ăn được. Chín vào tháng 9.
+ Hồng ngâm quả hình trụ dài: Quả hình trụ dài, có 1 - 2 hạt, có quả
không hạt. Khi chín quả có màu vàng không đều, phía tai quả xanh, phía trôn
quả vàng. Chín vào tháng 9.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
* Vùng Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn
Huyện Cao Lộc nằm về phía Bắc tỉnh Lạng Sơn. Nhiệt độ trung bình
năm 21,2
o
C, biên độ nhiệt độ ngày đêm dao động 6,3
o
C (vào tháng 3) và
9,1
o
C (vào tháng 11, có năm mùa đông nhiệt độ trong vùng xuống dưới 0
o
C
nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
Lượng mưa bình quân năm 1.392mm. Tất cả các tháng trong năm đều
có mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 9. Lượng mưa trong 5
tháng mùa mưa chiếm 75% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm trong năm bình quân 80%. Mùa hanh khô từ tháng 10 đến tháng
1 năm sau, có ngày độ ẩm xuống 50% cộng với nhiệt độ thấp khiến cho cây
hồng rụng lá triệt để. Ở vùng này có nhiều giống hồng và có giống hồng nổi
tiếng từ lâu, đó là:
+ Hồng ngâm không hạt: Quả hình tròn dài. Khi chín vỏ quả màu vàng
đất, ăn giòn, ngọt. Thường chín vào rằm tháng 8 âm lịch.
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đặc điểm sinh vật học của cây hồng
1.4.1.1. Đặc điểm của rễ và hệ rễ
Bộ rễ của cây hồng có chức năng giữ cho cây đứng vững chắc trong
đất, đồng thời đóng vai trò vận chuyển nước, chất hoà tan từ đất lên lá và vận
chuyển chất hữu cơ từ lá về rễ.
Bộ rễ hồng phát triển yếu, thường khó phục hồi nếu bị sát thương cơ
giới (Phạm Văn Côn [3], [4], [5]; Trần Như Ý và cộng sự [34], [35]). Do đó,
cần hết sức chú ý trong quá trình chăm sóc cây.
Rễ hồng có khả năng đâm sâu và lan xa ngoài tán cây. Trong điều kiện
vùng đồi có tầng đất dày, mực nước ngầm thấp độ đâm sâu của rễ có thể
tương đương với chiều cao của cây. Rễ cái khá to và phân nhánh, rễ nhánh
được chia làm nhiều loại như sau [3], [4], [5]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
- Rễ sinh trưởng: Xâm nhập vào vùng đất mới, đồng thời hút nước và
chất dinh dưỡng khoáng.
- Rễ hút: Hút nước, chất khoáng và có hoạt động sinh lý cao.
- Rễ dẫn nhựa: Đảm bảo chuyển nước, chất dinh dưỡng lên tán cây và
chuyển sản phẩm quang hợp từ tán cây xuống rễ.
Rễ hồng chứa nhiều tanin, cường độ hô hấp yếu, nhu cầu về hàm lượng
ôxi trong đất thấp, vì vậy hồng có thể chịu úng tốt [3], [4], [5], [9], [10], [26],
[34], [35].
Trong điều kiện vùng đồng bằng có mực nước ngầm cao, sự phát triển
của bộ rễ bị ảnh hưởng xấu. Rễ phát triển xuống sâu gặp nước ngầm thường
bị thối đen, phạm vi phân bố của bộ rễ nông nên cây sinh trưởng phát triển
kém, tỷ lệ rụng quả cao, năng suất thấp hơn so với vùng đồi núi. Vì vậy,
phải trồng hồng ở những chân dốc hoặc vượt đất, đắp ụ lên mới trồng hồng.
Phạm Văn Côn [3], [4], [5].
Nhiệt độ thích hợp cho bộ rễ hoạt động là từ 12 - 25
o
C. Các tác giả
Nhật Bản đã nghiên cứu và cho kết quả: Trong mùa rụng lá, rễ hồng hầu như
không hoạt động, hấp thụ dinh dưỡng rất chậm, chỉ từ vụ xuân rễ mới bắt đầu
hoạt động, mạnh nhất vào 2 thời kỳ cuối tháng 6 - 7 và trung tuần tháng 9 đầu
tháng 10. Trần Như ý và cộng sự [34], [35].
1.4.1.2. Đặc điểm thân cành hồng
Hồng là cây thân gỗ sinh trưởng nhiều năm. Tán cây có dạng tròn mâm
xôi hoặc dạng tháp. Tốc độ sinh trưởng chậm, thông thường một cây hồng 30
tuổi đường kính thân chỉ đạt 25 - 30cm. Trần Như Ý và cộng sự [34], [35].
Hồng là loại cây rụng lá hàng năm về mùa đông, có thời gian ngủ nghỉ
rõ rệt. Ở miền Bắc nước ta, hồng bắt đầu rụng lá vào cuối tháng 10, đến trung
tuần tháng 2 mới ra lộc (thời gian ngủ nghỉ khoảng 2 - 3 tháng). Vũ Công Hậu
[9], [10]. Thời gian rụng lá của hồng phụ thuộc vào nhiệt độ: Nếu nhiệt độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
thấp thì lá trút hàng loạt, nếu nhiệt độ cao thì thời gian trút lá kéo dài. Ví dụ:
Trong điều kiện sinh thái vùng Gia Lâm - Hà Nội thời gian rụng lá kéo dài
đến gần 2 tháng, nhưng trong điều kiện sinh thái vùng Xukhumi (Liên Xô cũ)
thì chỉ hơn 20 ngày Phạm Văn Côn [3], [4], [5].
Tương tự như sự rụng lá, thời gian nảy lộc ở hồng sớm hay muộn cũng
tuỳ thuộc vào nhiệt độ, ví dụ sự nảy lộc của cây hồng ở Hà Nội vào đầu tháng
2 trong điều kiện nhiệt độ 17
o
C, trong khi đó cây hồng ở Xukhumi nảy lộc
vào tháng 4 trong điều kiện nhiệt độ 10
o
C (muộn hơn 2 tháng). Sự nở hoa
cũng tương tự như vậy, ở Xukhumi hồng nở hoa muộn hơn ở Hà Nội 2 - 2,5
tháng. Phạm Văn Côn [3], [4], [5].
Sự ra lộc của cây hồng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của vùng trồng,
độ tuổi và khả năng tích luỹ chất dinh dưỡng của cây. Nếu thời tiết ấm áp,
tuổi cây còn trẻ, dinh dưỡng đầy đủ cây hồng có thể ra lộc sớm và nhiều đợt
lộc trong năm. Do nhiệt độ tăng dần trong mùa xuân nên lộc sinh trưởng
nhanh thành cành. Từ bắt đầu nảy lộc đến khi cành ngừng sinh trưởng gọi là
một đợt cành. Tuỳ theo khả năng sinh trưởng, tuổi cây và điều kiện sinh thái
nơi trồng trọt, một năm hồng có thể ra 2 - 3 đợt lộc là xuân, hè, thu. Phạm văn
Côn (2002) [3], [4], [5]; Vũ Công Hậu [8] [9], [10]; Trần Như Ý và cộng sự
[34], [35]. Thường có các đợt cành sau:
- Cành xuân: Nảy mầm đồng loạt vào khoảng trung tuần tháng 2 đến
tháng 3, trên cành thường có cả mầm hoa và mầm dinh dưỡng.
Đối với những cây đã ra hoa kết quả thì trong đợt cành này thường có 3
loại cành: Cành sinh trưởng, cành mang hoa đực, cành mang hoa cái (cành
quả). Phạm Văn Côn [3], [4], [5]:
+ Cành sinh trưởng: Là những cành không mang hoa, quả, chỉ mang lá
làm nhiệm vụ tăng khối lượng cành, cây và tích luỹ dinh dưỡng nuôi hoa, quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
+ Cành mang hoa đực: Thường là những cành nhỏ mọc từ gốc cành
năm trước, sinh trưởng yếu nên cành ngắn, là nơi cung cấp phấn cho hoa nhờ
côn trùng.
+ Cành mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính: Là những cành mang quả,
phần lớn phát sinh ở phần trên gần ngọn của cành sinh trưởng năm trước chưa
ra quả hoặc từ chồi nách thứ 1 - 2 của cành mẹ.
Tỷ lệ giữa các loại cành trên và mối liên quan giữa chúng có ảnh hưởng
tới năng suất. Một số nhà nghiên cứu cho biết nếu cắt tỉa cành đúng cách sẽ
tạo ra được nhiều cành có sức sinh trưởng mạnh với độ dài cành 10 - 30cm sẽ
tạo điều kiện nâng cao năng suất quả năm sau, có thể gấp 2 lần so với năm
trước. Phạm Văn Côn [3], [4], [5].
- Cành hè: Nảy mầm vào tháng 6 - 7.
- Cành thu: Nảy mầm vào tháng 8 - 9, đây là đợt cành làm cành mẹ cho
đợt quả năm sau, do đó cần chú ý bồi dưỡng và chăm sóc.
Theo K. Konishi, S. Iwhori, H. Kitagawa, T. Tykuma (1994) [53]:
Những cành có chiều dài trên 40 cm có thể mang 3 - 4 quả cho mùa sau, cành
có chiều dài trung bình 15 - 40 cm có thể mang 2 quả và cành có chiều dưới
15cm có thể mang 1 quả đơn.
Trên cây hồng, khả năng ra cành mới để lấp chỗ trống chậm hơn các
loại cây ăn quả khác, nhưng nếu có kỹ thuật tạo tán cây hồng vẫn có tán đẹp.
1.4.1.3. Đặc điểm lá
Lá là một bộ phận quan trọng của cây. Nhiệm vụ chính của lá là quang
hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây, bởi trên lá có rất nhiều diệp lục tố. Ở cây hồng
lá xuất hiện vào mùa xuân, sau khoảng 1 tháng thì phát triển đầy đủ, lúc này
màu lá đã chuyển dần từ xanh lục sang xanh đậm, cây sung sức bước vào thời
kỳ hoạt động mạnh. Ở một số giống mặt dưới của lá có nhiều lông tơ màu vàng
xanh. Lá có hình elíp đến tròn ô van. Trần Như ý và cộng sự [34], [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Đặc điểm của bộ lá hồng là lá màu xanh thẫm, mặt trên lá thường bóng
láng, lá to, mùa thu lá chuyển sang màu vàng đỏ rồi rụng trước khi thu hoạch
quả, để chuẩn bị cho cây bước vào giai đoạn ngủ nghỉ trước khi sang giai
đoạn sinh trưởng, ra hoa, kết quả của năm sau. Khi rụng hết lá, trên cây chỉ
còn lại những quả màu vàng đỏ trên những cành cây màu nâu xám [9], [10].
Cuối tháng 10 lá bắt đầu vàng, rồi chuyển sang vàng đỏ rồi rụng, tháng
12 - 1 trên cây hoàn toàn không có lá. Do vậy, cần chú ý bón phân đầy đủ
nuôi lộc xuân để bộ lá sớm thành thục và đi vào hoạt động [34], [35].
1.4.1.4. Đặc điểm hoa
Hoa hồng ra cùng với lộc xuân, khoảng 30 - 40 ngày sau khi nảy lộc thì
ra hoa ở nách lá thứ 3 - 8 tính từ chân cành quả lên ngọn. Thời kỳ hoa kéo dài
20 - 25 ngày. Hoa hồng to, ra đều, dễ dàng thụ phấn nhờ côn trùng và nở
tương đối muộn lúc thời tiết đã ấm áp nên dễ đậu quả. Vũ Công Hậu [9], [10].
Có 3 loại hoa (Phạm Văn Côn [3], [4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10];
Trần Như ý và cộng sự [34], [35]):
- Hoa cái: Chỉ có nhụy phát triển, nhị bị thoái hoá, hoa mọc ở nách lá
thứ 3 - 8 tính từ chân cành lên ngọn.
- Hoa đực: Hoa nhỏ chỉ bằng 1/3 hoa cái, mọc thành chùm ở nách lá,
chỉ có chỉ nhị và bao phấn, nhụy bị thoái hoá.
- Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị, có khả năng tự thụ phấn.
Hồng là cây có hoa đực và hoa cái có thể phát sinh trên cùng cây, hoặc
có thể khác cây nhưng tỷ lệ không ổn định. Nếu hoa cái và hoa đực phát sinh
trên cùng một cây thì dinh dưỡng và tuổi cây khác nhau, tỷ lệ 2 loại hoa này
cũng khác nhau: Khi cây còn trẻ, sung sức và đủ dinh dưỡng thì tỷ lệ hoa cái
thường nhiều hơn. Ngược lại cây già, kém dinh dưỡng thì tỷ lệ hoa đực nhiều
hơn (Phạm Văn Côn [4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10]; Trần Như ý và cộng sự
[34], [35]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Những cây hồng trồng bằng hạt thường có nhiều hoa lưỡng tính, có thể
tự thụ phấn, đậu quả dễ dàng và tỷ lệ đậu cao nhưng quả nhiều hạt và chất
lượng kém. Những giống hồng tốt thường có hoa đơn tính, hoặc đực hoặc cái
(Phạm Văn Côn [3], [4], [5]; Vũ Công Hậu [8], [9], [10]).
Có giống không cần thụ phấn cũng đậu quả, quả hoàn toàn không có
hạt và kích thước khá đều nhau (Phạm Văn Côn [3], [4], [5]). Tuy nhiên hoa
thưa và tỷ lệ đậu thấp nên năng suất không cao như hồng Hạc Trì, Hồng
không hạt Lạng Sơn… Trần Như ý và cộng sự [34], [35].
Có giống muốn cho quả to, đẹp, năng suất cao cần phải có quá trình thụ
phấn tốt, tuy nhiên lại có hạt. Còn nếu thụ phấn không tốt thì quả nhỏ nhưng
không có hạt, rõ nhất là ở hồng Thạch Thất. Đối với các giống có đặc điểm
này nên trồng xen cây thụ phấn, gặp thời tiết xấu ong bướm không hoạt động
thì phải thụ phấn bổ khuyết (Phạm Văn Côn [3], [4], [5]; Vũ Công Hậu [9],
[10]; Trần Như ý và cộng sự [34], [35]).
1.4.1.5. Đặc điểm quả
Sau khi trồng 3 - 5 năm đối với cây trồng từ rễ và 2 - 3 năm đối với cây
trồng từ cây ghép thì hồng bói quả. Quả hồng có rất nhiều hình dạng, trọng
lượng, kích thước và màu sắc khác nhau, có thể giấm hoặc ngâm tuỳ thuộc
vào từng giống.
Hồng là cây phân tính (biệt chu), nhưng hoa cái có thể tạo quả không
hạt khi không có cây thụ phấn. Tuy nhiên, quả được hình thành không qua
quá trình thụ phấn, thụ tinh có xu hướng nhỏ hơn (Huxley A, 1992, [49]).
Tuy nhiên với đa số giống hồng, quả được hình thành phải thông qua
quá tình thụ phấn, thụ tinh thì phải trồng xen cây thụ phấn (một cây cho phấn
với 8 - 10 cây lấy quả) là thích hợp (Bown D, 1995, [40]).
Ở tất cả các giống hồng, trong quả đều có lượng tanin nhất định, hàm
lượng tanin nhiều hay ít tuỳ thuộc theo từng giống làm cho người sử dụng khi
ăn cảm thấy chát [19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Trích dẫn theo Nguyễn Thế Huấn (1997): Theo Miyabayashi (1941)
[11] cho biết, vị chát của quả hồng là do chất tanin chứa trong tế bào tanin,
kích thước và mật độ tế bào tanin khác nhau rất rõ rệt ở các giống hồng khác
nhau. Những giống hồng không chát không biến đổi với sự thụ phấn, có
những tế bào tanin nhỏ. Những giống hồng chát, tanin hoà tan thường 0,8 -
1,94% (trung bình là 1,42%) trọng lượng thịt quả tươi.
Khi chín chất tanin trong quả tự chuyển hoá từ dạng tanin hoà tan thành
dạng tanin không hoà tan và khi ăn sẽ không cảm thấy chát. Tuy nhiên hầu
hết chất tanin đều không chuyển hoá triệt để, do vậy không thể ăn được ngay
sau khi thu hoạch, mà phải tiến hành khử chát cho quả hồng [30]. Để khử chát
cho quả hồng, nhân dân ta đã có nhiều kinh nghiệm: Ngâm nước lã, nước tro,
giấm chín bằng lá xoan, hương đen… [19].
Theo Harima và các cộng sự (2001) [46]: Sự tích luỹ dinh dưỡng vào
quả của các giống hồng phụ thuộc vào thời vụ chín và điều kiện trồng trọt.
Hạt hồng to nhỏ kích thước, số lượng hạt trong quả nhiều hay ít khác nhau
tuỳ giống. Các giống hồng trâu quả to, hạt to, các giống hồng cậy hạt nhỏ. Hạt
hồng chín sinh lý muộn, cho nên khi thu hoạch hạt cần đãi sạch lớp vỏ nhầy,
phơi khô trong bóng râm và cất giữ 3 - 4 tháng mới đem gieo [34], [35].
1.4.1.6. Đặc điểm rụng hoa, rụng quả
Sự rụng là hiện tượng sinh lý của cây trồng. Mức độ rụng nhiều hay ít
tuỳ thuộc vào giống, khí hậu và điều kiện chăm sóc.
Cây hồng thường có 2 đợt rụng quả: Rụng quả sinh lý lần 1 vào tháng 5
khi quả vừa đậu to bằng đầu ngón tay. Rụng quả sinh lý lần 2 vào tháng 7, lần
này tuy nhẹ hơn nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể tới năng suất vì quả đã lớn.
Quả hồng còn rụng rải rác cho đến trước thu hoạch do các nguyên nhân sâu
bệnh, gió bão, do đậu quả quá nhiều, quả ra muộn, thiếu dinh dưỡng… Tuy
nhiên, rụng quả sinh lý là nguyên nhân chủ yếu, có thể chiếm tới 97% số quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
rụng. Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến sự rụng như: nóng
quá, lạnh quá, cây thiếu ánh sáng, cây bị hạn, gió bão… (Phạm Văn Côn [3],
[4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10]; Trần Như ý và cộng sự [34], [35]).
Theo Phạm Văn Côn [3], [4], [5]: Tỷ lệ rụng quả nhiều hay ít, tập trung
hay kéo dài tuỳ thuộc vào giống, thời tiết, đất đai và số lượng hoa trên cây. Ở
vùng đất cao thoát nước tốt, đủ dinh dưỡng thường rụng quả ít và tập trung
vào đợt đầu. Còn vùng đất thấp mực nước ngầm cao, cây bị thiếu dinh dưỡng,
thiếu không khí quả thường rụng nhiều và rụng rải rác cho đến khi quả chín.
Theo Kajiura, M (1914) [50]: Rụng quả sớm có liên quan đến 2 nhân
tố, khả năng mang quả không hạt và khả năng sinh hạt. Giống có khả năng
mang quả không hạt cao hơn thì rụng quả ít hơn. Một số giống được thụ phấn
đầy đủ, số hạt được hình thành nhiều cũng rụng quả sinh lý ít. Yenemori K.
A. Sugiura A, Yamada M, (2000) [65].
Bảng 1.6: Đặc điểm của các giống hồng chính ở Nhật Bản
Giống
Khả năng mang
quả không hạt
Khả năng
sinh hạt
Rụng quả sinh
lý ở thời kỳ sớm
Nishimurawase Trung bình Cao Ít
Izu Thấp Thấp Nhiều
Saijou Trung bình Trung bình Ít
Hiratanenashi Cao Hiếm Ít
Jirox Trung bình Trung bình Ít
Fuyuu Thấp Cao Ít
Atago Cao Trung bình Ít
(Nguồn: K. Konishi và cộng sự (1994) [53].)
Kết quả điều tra của một số chuyên gia Nhật Bản cho thấy, các giống
hồng chính ở Nhật bản đều có khả năng mang quả không hạt, tuy nhiên khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
năng này cao hay thấp tuỳ thuộc vào giống. Khả năng mang quả không hạt là
một nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng quả. Khả năng mang quả
không hạt cao giúp ổn định sản lượng quả. Yenemori K. A. Sugiura A,
Yamada M, (2000) [65].
Kết quả bảng 1.6 cho thấy những giống có khả năng mang quả không
hạt cao có tỷ lệ rụng quả sinh lý ở thời kỳ sớm.
Theo Phạm Văn Côn [3], [4], [5]: Muốn chống rụng quả trước hết phải
thâm canh tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt và lá quang hợp mạnh, điều
hoà tỷ lệ giữa số lá và số quả bằng cách cắt tỉa hợp lý. Ví dụ: Chỉ nên để 1 - 2
quả trên những cành ngắn và trên những cành dài để 2 - 3 quả hoặc tính 15 -
20 lá nuôi cho 1 quả.
Theo Vũ Công Hậu [9] để chống rụng quả có thể thụ phấn bổ khuyết
cho hoa cái và hoa lưỡng tính. Cần phải thụ phấn bổ khuyết thì quả mới to,
mẫu mã đẹp, chất lượng quả tốt. Do vậy, trong điều kiện thời tiết xấu cây
không thụ phấn tự nhiên được, ta cần thụ phấn bổ sung cho cây.
Rụng hoa, rụng quả ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và sản lượng. Do
vậy cần ngăn ngừa rụng hoa, rụng quả bằng cách sử dụng các biện pháp
chăm sóc hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây như:
Bón phân, tưới nước, cắt tỉa hợp lý, sử dụng chế phẩm đậu quả…
1.4.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây hồng
1.4.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Căn cứ vào sự phân bố của cây hồng ở trong nước và trên
thế giới, ta thấy hồng là cây trồng ưa loại khí hậu ôn và á nhiệt đới, không
chịu được nhiệt độ quá thấp, càng không chịu được nhiệt độ quá cao [3], [4],
[5], [9], [10]. Cây hồng không bao giờ vượt qua các vĩ tuyến 40 - 42
o
, dù
trồng ở chỗ thấp. Đó là vì nếu nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vượt quá - 20
o
C đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
- 22
o
C thì cây hồng mặc dù trút hết lá, bước vào giai đoạn nghỉ đông cũng vẫn
bị chết giá [9], [10].
Trong suốt quá trình sinh trưởng, ở mỗi thời kỳ cây hồng yêu cầu
những điều kiện nhiệt độ khác nhau. Thời kỳ sinh trưởng cây hồng yêu cầu
nhiệt độ tương đối cao từ 20 - 30
o
C, nhiệt độ tối thấp là 20 - 26
o
C. Trong thời
kỳ phân hoá mầm hoa, cây hồng cần nhiệt độ thấp khoảng 10
o
C (Phạm Văn
Côn [3], [4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10]; Trần Thế Tục [27]; Bird. R.
(1991)[39]; Dirr, M.A. và cộng sự (1987) [42]).
Theo Voronxov và G. Steiman (1982) [32] thì cây hồng sinh trưởng,
phát triển và nảy lộc ổn định trong điều kiện nhiệt độ ngày đêm > 10
o
C. Nhiệt
độ ra nụ tốt nhất là 16
o
C, nhiệt độ cho cành sinh trưởng tốt nhất là 17 - 19
o
C,
nở hoa tốt nhất là 20 - 22
o
C.
Theo nghiên cứu của Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim và nhiều tác giả
khác, để thuận lợi cho thời kỳ phân hoá mầm hoa cây hồng cần có nhiệt độ 8 -
11
o
C trong khoảng thời gian 886 giờ [3], [4], [5], [9], [10], [34], [35], [36].
Nhiệt độ cho phát triển quả thuận lợi là 25 - 27
o
C. Biên độ dao động nhiệt độ
giữa ngày và đêm cao sẽ làm cho quả ngọt, phẩm chất quả khá, mã quả đẹp.
Theo các tác giả Hong S. K. và cộng sự (1980) [47]; Leng P và các
cộng sự (1993) [55]; Nakagawa Y và cộng sự (1969) [58]: Cây hồng yêu cầu
nhiệt độ thấp vào mùa đông để ngủ nghỉ nhưng với chồi non và mầm hoa thì
rất mẫn cảm với nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ thấp vào thời kỳ nảy lộc và phân hoá
mầm hoa sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả thu hoạch.
Theo các tác giả Ashworth E. N. và cộng sự (1991) [37]: Chồi hoa
ngừng phân hoá khi lá rụng vào mùa thu và phát triển trở lại vào mùa xuân,
khi nhiệt độ ấm dần lên.
Ở Việt Nam cây hồng không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nhưng
nhiệt độ cao lại là yếu tố hạn chế. Vì ở vùng có nhiệt độ cao, cây hồng sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
trưởng quanh năm, không rụng lá và không có thời gian ngủ nghỉ. Khi nhiệt
độ thấp tuyệt đối trong mùa đông không đạt mức độ thấp nhất định, cây hồng
không nghỉ đông sẽ không ra lộc, ra hoa bình thường được. Theo kinh nghiệm
năm nào mùa đông lạnh nhiều thì hồng ra nhiều hoa.
Những nghiên cứu về khả năng thích ứng của cây hồng với nhiệt độ
cho thấy cây hồng có phổ thích ứng khá rộng với điều kiện bất thuận của
nhiệt độ. Khi nhiệt độ lên trên 40
o
C, ở trong bóng râm nếu có điều kiện tưới
nước đầy đủ thì cây hồng vẫn có thể sống nhưng ở nhiệt độ cao chất lượng
quả giảm hẳn, quả chín không đều và bị rụng sớm.
1.4.2.2. Mưa và ẩm độ
Nước là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng và đặc biệt là với việc
vận chuyển chất về cơ quan dự trữ. Trong tế bào sống hàm lượng nước chiếm
70 - 90% trọng lượng tế bào [20], [21]. Nước tham gia vào các quá trình hoạt
động lý hoá sinh trong cơ thể, quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây. Chính vì vậy, nước được xem là yếu tố sinh thái quan trọng nhất
quyết định đến năng suất và chất lượng của cây trồng.
Cây hồng có khả năng chịu hạn hơn các loại cây ăn quả khác như nhãn,
vải, cam, quýt… Người Trung Quốc và Nhật Bản đánh giá cao cây hồng về
mặt chịu hạn và trồng hồng ở những vùng khô hạn, lượng mưa bình quân năm
xấp xỉ 500mm, mạch nước ngầm ở sâu dưới đất 10m. Trồng hồng ở những
vùng này năng suất có thể không cao nhưng chất lượng tốt (Phạm Văn Côn
[3], [4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10]; Trần Thế Tục, 1998 [27]; Konishi K. S.
và cộng sự, 1994 [53]).
Cây hồng tuy cần nước cho sự sinh trưởng, phát triển trong suốt đời
sống của cây nhất là thời kỳ ra lộc xuân, ra hoa, đậu quả nhưng cây hồng lại
rất sợ úng. Thừa nước không có lợi cho cây vì khi đó đất sẽ thiếu ôxi và bộ rễ
sẽ phát triển không bình thường: Cây hút dinh dưỡng kém, quả sẽ rụng sớm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
nếu bị úng trong thời gian dài quả sẽ bị rụng hàng loạt. Nếu thiếu nước sẽ ảnh
hưởng đến sinh trưởng, quang hợp, bốc hơi, làm chậm sự trao đổi chất, giảm
khả năng chịu rét, giảm năng suất (Vũ Công Hậu [9], [10]).
Ở vùng Trung Á, các nước như Gruzia, Azecbaizan, Uzơbekistan
(thuộc Liên Xô cũ) cây hồng cũng được trồng nhiều ở các vùng đất xấu, khô
hạn những nơi này có tổng lượng mưa trung bình năm chỉ đạt khoảng 300 -
400mm. Ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và Phú Hộ (Phú Thọ) qua quan sát
cho thấy: Trên đất đồi dốc vào lúc trời nắng hạn cây hồng vẫn không bị héo
lá. Nó chịu hạn tốt hơn cả cây vải. Phạm Văn Côn (2004) [6].
Trần Như Ý, Nguyễn Đức Lương, Hoàng Ngọc Đường, Đào Thanh Vân
[33]: Nhìn chung nhóm hồng giấm khả năng chịu hạn tốt hơn hồng ngâm cho
nên sinh trưởng tốt trên các chân đất đồi gò, cho năng suất ổn định hơn. Hồng
giấm thường chín dẻo, thịt quả nhũn nhưng ăn ngọt đậm và có thể dễ dàng
chế biến thành mứt, hồng khô. Nhóm hồng ngâm khả năng chịu hạn kém hơn,
sinh trưởng và ra hoa, kết quả tốt trên những chân đất thấp, đất phù sa ven
sông suối. Hồng ngâm ăn giòn, ngon nhưng khó chế biến.
Lượng mưa hàng năm phù hợp nhất với cây hồng vào khoảng 1.200 -
2.100mm. Ở những vùng có lượng mưa hàng năm cao, cây hồng cũng không
bị các bệnh nấm phá hoại nặng, nên có thể coi hồng là cây á nhiệt đới ẩm.
Phạm Văn Côn (2004) [5]; Vũ Công Hậu (1999) [10]; Yung Kyung Choi,
Jung Ho Kim (1972) [36].
Ở Thái Nguyên, hồng Việt Cường được trồng chủ yếu ở đất vườn và
trên các đồi dốc thoải, thường gặp khô hạn, cây hồng vẫn cho năng suất khá.
Nhưng nếu trồng hồng ở nơi gần nguồn nước, chủ động được nước tưới, trên
đỉnh đồi có rừng hoặc trồng ở chân đồi thì quả sai hơn.
1.4.2.3. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố cần cho quá trình quang hợp để tạo nên các sản
phẩm đồng hoá ở lá, đồng thời ánh sáng cũng có tác dụng kích thích tốc độ
vận chuyển các chất ra khỏi lá [20], [21].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Mỗi loài cây có yêu cầu về cường độ chiếu sáng và độ dài chiếu sáng
trong ngày khác nhau. Hồng là cây ưa sáng với cường độ vừa phải (2000 -
3000 lux), kết cấu bộ lá cũng thể hiện đặc tính này: Lá dày to, mặt trên xanh
thẫm, mặt dưới nhạt hơn, bộ lá phủ kín tán cây. Các biện pháp canh tác vì vậy
phải giúp làm tăng khả năng quang hợp, sử dụng tối ưu ánh sáng của cây
hồng. Trồng hồng ở nơi có ánh sáng đầy đủ, với mật độ hợp lý, đốn tỉa cành
thường xuyên để tạo độ thông thoáng cho tán cây. Không trồng hồng ở những
nơi bị che khuất phía nam. Phạm Văn Côn (2004) [5]; Vũ Công Hậu (1999)
[10]; Trần Thế Tục và cộng sự (1998) [27].
1.4.2.4. Đất đai
Cây hồng có tính thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất
[4], [3], [4], [5], [27], [34], [35], [49]. Bộ rễ hồng có khả năng đâm sâu nên
muốn đạt năng suất cao, cần trồng hồng trên đất khô ráo, có mực nước ngầm
sâu dưới 1m [9], [10]. Những vùng đất có tầng canh tác nông và mực nước
ngầm cao cây hồng vẫn có thể sinh trưởng bình thường trong những năm đầu
nhưng sau đó bị ảnh hưởng rõ rệt: Cây thấp bé, sinh trưởng chậm, bộ rễ phát
triển kém, bệnh phá hại mạnh và một số cây chết dần. Mặt khác, ở những nơi
có mực nước ngầm thấp hàm lượng đường trong quả tăng rõ rệt so với vùng
có mực nước ngầm cao [36].
Theo giáo sư Vũ Công Hậu [8], [9], [10] thì tính chất đất có ảnh hưởng
rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển của cây hồng:
- Đất cát: Phải bón nhiều phân và chóng xuất hiện hiện trạng mất
cân đối.
- Đất phù sa có cát: Tỷ lệ đường trong quả cao, quả giữ được lâu nhưng
thân cành mọc yếu, dễ rụng quả sinh lý.
- Đất phù sa màu mỡ: Cây mọc khoẻ, năng suất cao dù không bón nhiều.
- Đất sét: Ảnh hưởng tồn dư của phân bón lớn và nếu thoát nước không
tốt thì bộ rễ kém phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Cây hồng không ưa đất axit, ẩm, thoát nước kém và không thích hợp
với nơi gió có cường độ mạnh [49]. Cây hồng có thể trồng được trên đất hơi
chua hoặc trung tính. Độ pH thích hợp vào khoảng 5 - 5,5 nếu dưới 5 có thể
bón 1 - 3 tấn vôi/ha [9], [10].
Cây hồng là cây có khả năng huy động dinh dưỡng trong đất cao.
Bởi vậy, trong điều kiện nghèo kiệt dinh dưỡng, hồng vẫn có khả năng
sinh trưởng mạnh hơn các cây trồng khác (Phạm Văn Côn [3], [4], [5],
[6]; Vũ Công Hậu [8], [9], [10]; Trần Thế Tục [27]). Tuy vậy, nếu chọn được
đất trồng hồng là đất giàu dinh dưỡng thì hồng sinh trưởng tốt hơn, năng suất
cao hơn.
1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY HỒNG VIỆT CƢỜNG
Hồng Việt Cường thuộc nhóm hồng trơn, được đồng bào khai hoang
mang từ Khoái Châu, Hưng Yên về trồng ở xóm Việt Cường, xã Hoá
Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Quả to trung bình khoảng 234,9 g/quả [33], quả to có thể đạt đến 350
gam, có thể ngâm hoặc giấm đều được.
Một năm thường ra 3 đợt lộc: Lộc xuân, lộc hè, lộc thu.
Quả to hình trụ dài, quả có cạnh, tai quả to dày và hơi vểnh, đỉnh quả
hơi lõm. Khi chín thịt quả màu vàng đỏ, ăn giòn, ngọt, thơm, vị đậm (kém
hơn hồng Hạc Trì). Có ít hạt hoặc không có hạt. Thời gian chín khoảng trung
tuần tháng 8 âm lịch.
1.6. TỔNG QUAN VỀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƢỞNG
1.6.1. Giới thiệu chung về chất điều hoà sinh trƣởng
Các nhà khoa học đã phát hiện trong thực vật, nhất là các điểm sinh
trưởng, ở các bộ phận còn non những hoá chất hữu cơ, dù với hàm lượng rất
nhỏ cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Những chất này được quen gọi là “chất điều hoà sinh trưởng” vì ảnh hưởng
của nó khi thì kích thích, khi thì ức chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Chất điều hoà sinh trưởng (phytohormon) là các chất hữu cơ có bản
chất hoá học khác nhau, được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở trong các cơ
quan, bộ phận nhất định của cây và từ đó vận chuyển tới các cơ quan, bộ phận
khác của cây để điều hoà các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng,
phát triển của cây và duy trì mối quan hệ hài hoà giữa các cơ quan, bộ phận
thành một thể thống nhất [19], [20], [21], [30].
Công nghệ hoá chất ngày nay đã có thể tổng hợp ra nhiều chất điều hoà
sinh trưởng tổng hợp từ những hoá chất cơ bản như: IAA, NAA, IBA, OA
cộng với các chất vi lượng. Các chất điều hoà sinh trưởng tổng hợp là các chất
do con người tạo ra bằng con đường hoá học, nhưng có hoạt tính tương tự
hormon thực vật để làm phương tiện điều chỉnh về mặt hoá học sự sinh
trưởng, phát triển của cây trồng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông
sản. Các chất này có tác dụng điều hoà sinh trưởng, phát triển của cây từ tế
bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho tới khi cây ra hoa, kết quả, hình
thành cơ quan sinh sản và kết thúc chu kỳ sống.
Các chất điều hoà sinh trưởng thực vật bao gồm các phytohormon và
các chất điều chỉnh sinh trưởng tổng hợp nhân tạo [19], [20], [21].
1.6.2. Phân loại chất điều hoà sinh trƣởng
Về đại cương các chất điều hoà sinh trưởng thực vật được chia thành 2
nhóm có tác dụng đối kháng về sinh lý, đó là các chất kích thích sinh trưởng
và các chất ức chế sinh trưởng:
- Các chất điều chỉnh sinh trưởng mà ở nồng độ sinh lý có ảnh hưởng
kích thích đến quá trình sinh trưởng của cây được gọi là các chất kích thích
sinh trưởng, bao gồm: Auxin, Gibberellin, Xytokinin…[20], [21].
- Các chất điều chỉnh sinh trưởng mà có tác dụng ức chế lên quá trình
sinh trưởng của cây được gọi là các chất ức chế sinh trưởng, bao gồm: Axit
absxixic và các chất phonol [20], [21].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Sự cân bằng giữa các chất kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng
xảy ra khi cây trồng chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai
đoạn sinh trưởng sinh thực và biểu hiện bên ngoài chính là sự ra hoa.
Con người với trí thông minh và óc sáng tạo cùng sự dày công nghiên
cứu, đã tạo ra các hợp chất điều hoà sinh trưởng để phục vụ cho lợi ích của
chính mình. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng càng tăng
và càng đồi hỏi đi sâu nghiên cứu hơn nữa vào thế giới thực vật bao la.
1.6.3. Vai trò sinh lý của các chất điều hoà sinh trƣởng
Các chất điều hoà sinh trưởng đóng vai trò quan trọng trong quá trình
điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây và duy trì mối quan hệ hài hoà giữa
các cơ quan, bộ phận trong cây thành một thể thống nhất. Tuỳ thuộc vào từng
loại chất điều hoà sinh trưởng mà chúng có thể tham gia vào các quá trình cơ
bản như:
- Điều khiển các quá trình ra lá, phát chồi, tăng trưởng chiều cao và
đường kính thân cây.
- Điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả chính vụ và trái vụ.
- Điều khiển quá trình ra rễ cho cây, cành giâm, cành chiết.
- Điều khiển quá trình bảo quản hoa, quả trên cây và trong kho.
- Điều khiển quá trình già của các bộ phận của cây [23], [24].
Chất điều hoà sinh trưởng trong tương lai có thể sẽ được dùng nhiều vì
tác động tới những quá trình cơ bản của cây trồng: Ra rễ, cành, lá, hoa, quả…
1.6.4. Vai trò sinh lý của gibberellin
Gibberellin là nhóm phytohormon được phát hiện sau auxin nhưng có
vai trò rất quan trọng trong đời sống của cây [20].
Gibberellin được tổng hợp từ chất tiền thân là acetyl CoA và được tổng
hợp từ các cơ quan còn non như: mầm, lá non, hạt đang sinh trưởng…, cơ
quan tổng hợp nhiều gibberellin là lục lạp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Cơ chế tác động quan trọng của gibberellin là sự kích thích hình thành
các enzim thuỷ phân như proteaza, amylaza, glucoza… Trong quá trình nảy
mầm của hạt, gibberellin được tổng hợp từ ngày thứ 2. Từ phôi gibberellin sẽ
khuếch tán qua nội nhũ đến lớp tế bào aloron làm nhiệm vụ mở gen để tổng
hợp các enzim phân giải và các enzim sẽ được vận chuyển đến lớp nội nhũ để
tiến hành các quá trình thuỷ phân polyme thành monome phục vụ cho quá
trình nảy mầm.
Gibberellin kích thích sự sinh trưởng mạnh mẽ của thân, sự vươn dài
của lóng cây hoà thảo, ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số thực vật, rút ngắn
thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng của các
đột biến lùn…
1.6.5. Một số ứng dụng của gibberellin (GA3) đối với cây ăn quả
Xử lý gibberellin có hiệu quả rõ trên cam, quýt. Đối với quýt trước
khi ra hoa 2 tuần và sau khi cây ra hoa 2 tuần nếu phun gibberellin ở nồng
độ 100mg/lí t sẽ làm tăng tỷ lệ quả thương phẩm và tạo nên nhiều quả
không có hạt.
Trần Như Ý, Nguyễn Thế Huấn Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã sử dụng thành công GA3 phun đậu quả cho quýt Bắc Sơn (1988 - 1989) làm
tăng năng suất 10%.
Nguyễn Thế Huấn Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên sử dụng
GA3 phun cho cây hồng Thạch Thất và hồng Bắc Kạn đã cho kết quả tốt
(Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, 2006 [12]).
Trích dẫn theo Hoàng Thị Nam (2007) [14] Phạm Minh Cương (1997)
Kết hợp phun Ethrel với GA3 và Oxuclorua đồng ở diện rộng đã có hiệu quả
cao làm tăng tỷ lệ hoa cái và tỷ lệ đậu quả ở cây vải.
Sử dụng gibberellin có tác dụng kìm hãm quá trình chín ở chanh, bưởi
khoảng 3 tháng, nhờ đó giải quyết được nhiều vấn đề trong thu hoạch. Ở Mỹ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
gibberellin được sử dụng rộng rãi trong các trang trại cam, ngoài tác dụng kìm
hãm sự chín của quả quá nhanh, gibberellin còn tăng sức chịu va chạm cơ giới
của vỏ và giảm số quả bị thối.
Từ năm 1950 ở Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng gibberellin như
một biện pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao để tăng năng suất. Gibberellin
được phun lên toàn bộ giàn nho vào lúc hoa nở rộ, thời gian phun tốt nhất vào
sáng sớm hoặc chiều mát. Cũng có thể nhúng chùm nho vào dung dịch
gibberellin trong một thời gian ngắn, nồng độ sử dụng thường là 100mg/lít
với lượng gibberellin 30 - 40 gam/ha.
Ở Thái Lan, trên cây chôm chôm Muchjajib cho biết phun NAA
200ppm trộn lẫn với GA 20ppm vào lúc 1/2 số hoa đã nở thì tỷ lệ đậu quả
tăng còn phun 1 tháng sau khi đậu quả thì tỷ lệ rụng quả giảm [9], [10].
Ở Ấn Độ phun GA 25 - 50ppm, 4 tuần lễ sau khi đậu quả làm cho quả
vải lớn lên [9], [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Chƣơng II
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên giống hồng Việt Cường tại huyện
Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
Các cây trong cùng thí nghiệm có cùng tuổi cây và cùng phương thức
nhân giống.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
* Địa điểm nghiên cứu:
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Hoá Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh
Thái Nguyên.
* Thời gian nghiên cứu:
Từ 01/01/2007 đến 01/01/2008.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra hiện trạng về diện tích, năng suất cây ăn quả và cây hồng tại
Thái Nguyên một số năm gần đây .
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống hồng Việt Cường tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần phun chế phẩm GA3 đến năng suất
và chất lượng hồng Việt Cường tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Nội dung 1: Điều tra tình hình sản xuất hồng tại huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên
Điều tra tập trung vào các nội dung chính: Sự phân bố, diễn biến về
diện tích và năng suất trong vài năm gần đây, tình hình tiêu thụ và thị trường
tiêu thụ, các biện pháp kỹ thuật mà người dân đã sử dụng trong sản xuất hồng.
Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan chuyên môn trong vùng nghiên
cứu. Số liệu thu thập được sử lý trên chương trình phần mềm thống kê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
2.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học hồng Việt Cường
tại huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên
Phương pháp nghiên cứu: Theo phương pháp định cành sinh trưởng
của đại học Kyushu Nhật Bản. Trên vườn hồng 14 tuổi chọn 10 cây có kích
thước tương đối đồng đều, cùng phương thức nhân giống (giâm rễ). Trên mỗi
cây chọn 4 cành ngang tán đều về 4 phía, chọn cành có đường kính ≥ 3cm,
đảm bảo số cành theo dõi n ≥ 30. Tiến hành đánh dấu cành ở phần gốc cành
sát với thân chính, theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến nội dung thí nghiệm từ
phần đánh dấu sát thân chính trở lên. Thí nghiệm được theo dõi liên tục từ
01/01/2007 đến 01/01/2008.
* Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Đặc điểm của bộ tán:
- Hình dạng tán: Đánh giá bằng quan sát trực tiếp và xếp loại. Theo dõi
toàn bộ số cây thí nghiệm, tính trung bình.
- Đường kính tán (m): Đo theo hình chiếu tán xuống mặt đất theo 2
hướng Đông Tây, Nam Bắc vào thời kỳ rụng lá (cộng 2 chiều đo vào chia
trung bình). Theo dõi toàn bộ số cây thí nghiệm.
- Đường kính gốc (cm): Đo cách mặt đất 20cm. Theo dõi toàn bộ số
cây thí nghiệm, tính trung bình.
- Chiều cao cây (m): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán. Theo dõi
toàn bộ số cây thí nghiệm, tính trung bình.
- Khả năng phân cành cấp I, cấp II: Đếm số cành cấp I, cấp II trên toàn
bộ số cây thí nghiệm, tính trung bình.
- Độ cao phân cành cấp I (m): Đo từ cổ rễ đến nơi phân cành cấp I.
Theo dõi toàn bộ số cây thí nghiệm, tính trung bình.
- Kích thước lá (cm): Đo chiều dài, chiều rộng, chiều dài cuống lá, tỷ số
dài/rộng lá (Theo dõi 50 lá).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
- Hình thái lá: Hình dạng, màu sắc lá (Theo dõi 50 lá).
+ Sinh trưởng của các đợt lộc và mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm:
- Thời gian xuất hiện các đợt lộc, ngày lộc thành thục (ngày).
- Số đợt lộc và số lộc các vụ xuân, hè, thu.
- Thời gian sinh trưởng lộc: Từ khi nhú lộc đến khi lộc thành thục (ngày).
- Động thái tăng trưởng của các đợt lộc: Trên mỗi cành thí nghiệm, ở
mỗi đợt lộc chọn ngẫu nhiên 2 lộc sinh trưởng ở mức độ trung bình. Từ khi
nhú lộc đến khi lộc thành thục, 5 ngày đo chiều dài lộc 1 lần, đo đến khi lộc
không còn tăng trưởng về chiều dài (sau 3 lần đo cuối) và lá đã chuyển hoàn
toàn sang màu xanh đậm. Số lộc theo dõi về động thái tăng trưởng ≥ 30 lộc.
- Chiều dài, đường kính cành thành thục của các vụ xuân, hè, thu.
- Theo dõi số mắt lá, số lá trên cành thuần thục của các vụ xuân, hè, thu.
- Tỷ lệ % các đợt cành vụ xuân, hè thu.
- Mối liên hệ giữa sinh trưởng cành mẹ, cành quả tới khả năng mang
cành quả/cành mẹ và khả năng mang quả/cành quả.
+ Đặc điểm ra hoa, đậu quả và năng suất:
- Tổng số hoa/cành, tỷ lệ hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính (tính trung
bình). Đơn vị tính (%).
- Tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa 5, 30, 45 ngày và trước thu hoạch (%).
- Tỷ lệ đậu quả, đếm số quả hình thành, số quả thu hoạch.
- Đặc điểm quả: Quan sát trực tiếp, mô tả hình dạng, màu sắc vỏ quả,
thịt quả khi chín (Theo dõi 30 quả).
- Trọng lượng trung bình của quả (g) (Cân 30 quả).
- Kích thước quả (cm): Chiều cao, đường kính (Đo 30 quả).
- Động thái tăng trưởng của quả: 15 ngày quan sát và đo kích thước
một lần đến khi quả ngừng tăng trưởng (Theo dõi 30 quả).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
- Năng suất trung bình/cây (kg): Cân số quả thu trên toàn bộ số cây thí
nghiệm, tính trung bình.
2.4.3. Nội dung 3: Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến năng suất và chất
lượng quả hồng Việt Cường
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh và theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả của Phạm Chí
Thành, 1995 [18]. Mỗi công thức theo dõi 3 cây cùng độ tuổi (14 năm tuổi) và
cùng phương thức nhân giống là giâm rễ (mỗi cây là một lần nhắc lại).
- CT1: Phun trước rụng quả sinh lý lần 1
- CT2: Phun trước rụng quả sinh lý lần 1 và trước rụng quả sinh lý lần 2.
- CT3: Phun trước rụng quả sinh lý lần 1 và trước rụng quả sinh lý lần
2, sau đó cứ 15 ngày phun 1 lần cho đến trước thu hoạch 1 tháng.
- CT4: Phun nước lã (đối chứng)
Nồng độ phun: 40ppm
Cơ sở khoa học của việc sử dụng GA3 nồng độ 40ppm: Đã được tác giả
Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch [19] công bố.
Cách phun: Các công thức được phun bằng bình bơm cao áp đeo vai có
nối vòi dẫn thuốc dài. Thuốc được pha theo đúng nồng độ, pha xong phun
ngay, phun ướt đều toàn bộ tán cây.
Các chỉ tiêu theo dõi:
Số quả thu hoạch
- Tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch (%) = 100
Số quả theo dõi trước phun
- Năng suất quả/cây (kg).
- Trọng lượng, kích thước quả
Trọng lượng thịt quả
- Tỷ lệ ăn được (%) = 100
Trọng lượng quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
- Chất lượng quả: Phân tích các chỉ tiêu sinh hoá:
+ Hàm lượng chất khô trong 100g quả tươi.
+ Đường tổng số (%): Theo phương pháp phân tích đường của Bestranst.
+ Độ Brix.
+ Hàm lượng caroten (mg/100g)
+ Hàm lượng tanin (%): Theo phương pháp phân tích tanin của
Leveltan.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Số liệu thu được, được xử lý theo phương pháp thống kê toán học trên
chương trình phần mềm IRRISTAT và Excel.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Chƣơng III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết tại Thái Nguyên
Các yếu tố khí hậu, thời tiết có ý nghĩa rất quan trọng tác động trực tiếp
đến sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của cây trồng. Số liệu về khí
tượng, thuỷ văn của Đồng Hỷ trong thời gian nghiên cứu được thể hiện qua
bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diễn biến khí hậu trong thời gian nghiên cứu tại Đồng Hỷ
Yếu tố
Tháng
Lƣợng
mƣa
(mm)
Ẩm độ
TB
(%)
Nhiệt độ
TB
(
o
C)
Nhiệt độ
tối cao
(
o
C)
Nhiệt độ
tối thấp
(
o
C)
01/2007 2,1 71 16,2 25,9 8,1
02/2007 31,9 83 21,6 29,6 9,5
3/2007 85,7 90 20,7 29,0 11,6
4/2007 135,4 82 22,9 35,4 13,0
5/2007 160,2 77 26,7 38,0 19,1
6/2007 238,1 80 29,4 37,5 24,0
7/2007 317,2 80 29,6 35,6 23,4
8/2007 120,8 84 28,5 37,9 24,1
9/2007 273,3 84 26,8 34,6 20,0
10/2007 45,7 80 25,4 33,5 17,8
11/2007 9,9 75 20,3 30,0 8,2
12/2007 23,8 84 19,5 28,7 11,5
Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên, 2007 [7]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
0
50
100
150
200
250
300
350
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Lượng mưa
(mm)
Nhiệt độ TB
(oC)
Đồ thị 3.1: Diễn biến nhiệt độ và lƣợng mƣa giữa các tháng năm 2007 tại
Đồng Hỷ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây
trồng nói chung và cây hồng nói riêng, đặc biệt là ở các giai đoạn sinh trưởng
khác nhau của cây.
Theo Đài khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên (2007) [7] thì huyện Đồng
Hỷ và thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng nhiệt độ ấm. Nhiệt độ tháng 1
ở vùng này > 15
o
C. Theo Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim, (1971) [36] thì
hồng là cây ăn quả á nhiệt đới nên trong mùa rụng lá, ngủ nghỉ, tích luỹ dinh
dưỡng và phân hoá mầm hoa, cây hồng yêu cầu nhiệt độ 8 - 11
o
C trong thời
gian 886 giờ. Khi nhiệt độ không đủ lạnh như yêu cầu để làm mất sự ngủ nghỉ
của cây, thì những mầm hoa sẽ rụng trước khi nở và sự sinh trưởng sẽ không
diễn ra một cách bình thường. Như vậy, với đặc điểm là huyện Đồng Hỷ nằm
trong vùng ấm thì nhiệt độ ở giai đoạn cây hồng ngủ nghỉ là hơi cao, nên cũng
phần nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây hồng. Tuy nhiên, trích dẫn
theo Nguyễn Thế Huấn (2006) [12]: Theo Lê Quang Mai (1999) thì với cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
hồng “nhiệt độ cần để cây hồng nảy mầm từ 13 - 14
o
C đến 16 - 17
o
C, nở hoa
từ 22 - 23
o
C, để quả phát triển là 26 - 27
o
C, ở giai đoạn chín nhiệt độ nên thấp
ở 20
o
C ” thì nhiệt độ ở tại huyện Đồng Hỷ và Thái Nguyên vào những tháng 1
- 4 dao động từ 16,2 - 22,9
o
C, là khoảng thời gian cây hồng vừa nảy lộc, vừa
ra hoa và nở hoa lại rất thuận lợi.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển
của quả là 26 - 27
o
C. Đối với cây hồng Việt Cường, thời kỳ phát triển của quả
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trung
bình tại Đồng Hỷ trong khoảng thời gian trên dao động từ 26,7 - 29,6
o
C là
tương đối phù hợp với sự phát triển của quả hồng.
Nước được xem là yếu tố sinh thái quan trọng nhất quyết định đến năng
suất cây trồng. Theo Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim, (1971) [36] lượng
mưa hàng năm tốt nhất đối với cây hồng là 1200 - 2100mm. Theo số liệu
thống kê về khí hậu của Đài khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên thì biến động
tổng lượng mưa hàng năm tại Thái Nguyên trong 10 năm trở lại đây không
lớn. Tổng lượng mưa năm 2007 là 1451,3mm rất phù hợp cho sự sinh trưởng,
phát triển của cây hồng.
Thời gian ra nụ và nở hoa của hồng Việt Cường từ tháng 2 đến tháng 4,
lượng mưa trong các tháng này tương đối thấp, từ 39,1 - 135,4mm kèm theo
nhiệt độ từ 20,7 - 22,9
o
C là điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ
tinh của cây hồng.
Qua bảng 3.1 và đồ thị 3.1 dễ dàng nhận thấy rằng lượng mưa ở Đồng
Hỷ không ổn định qua các tháng trong năm. Tuy vậy, vào thời kỳ phát triển
của quả nhiệt độ tương đối cao và ổn định, dao động từ 20,7 - 22,9
o
C kết hợp
với ẩm độ hợp lý giúp cây hồng đủ nước để cung cấp cho quả, làm quả mọng
nước, mã quả đẹp hơn. Hơn nữa, trong giai đoạn này cây được cung cấp đủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
nước cũng là điều kiện tốt làm hạn chế sự rụng quả. Mặt khác còn giúp giảm
chi phí vào việc tưới nước cho cây.
3.1.2. Tình hình sản xuất cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên
Theo Đài khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên thì khí hậu Thái Nguyên
được chia làm 3 vùng (dựa theo sự khác nhau về nhiệt độ trung bình tháng 1)
là: Vùng lạnh, vùng lạnh vừa và vùng ấm. Điều này cho thấy tính đa dạng về
khí hậu nên Thái Nguyên đang có một tập đoàn cây ăn quả phong phú, bao
gồm các cây á nhiệt đới như nhãn, vải, hồng và các cây có nguồn gốc ôn đới
như đào, mơ, mận.
Trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá, cây ăn quả là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nên trong
những năm qua diện tích cây ăn quả đã được chú ý đầu tư và tăng lên đáng
kể. Dưới đây là một số nét chính về thực trạng xản suất cây ăn quả của tỉnh.
Bảng 3.2. Diện tích các loại cây ăn quả và quy hoạch đến năm 2010
Loại CAQ
Diện tích
năm 2004
(ha)
Tỷ lệ
(%)
DT quy hoạch
đến năm 2010
(ha)
Cây vải 6.344,2 54,48 6.228,0
Cây nhãn 1.190,7 10,23 3.405,0
Cây cam quýt 382,7 3,29 3.500,0
Cây hồng 1.565,0 13,44 3.351,0
Cây mơ 561,8 4,82 1.090,0
Cây ăn quả khác 1.599,9 13,74 2.426,0
Tổng 11.644,3 100 20.000,0
Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 1998[28]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Qua bảng 3.2 ta có thể nhận thấy hiện tại diện tích cây hồng trong cơ
cấu cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên đã được chú trọng, chiếm 13,44% với
diện tích là 1565,0 ha
Toàn tỉnh Thái Nguyên có 354.150,15 ha đất tự nhiên, bao gồm
100.280,14 ha đất nông nghiệp, 165.160,50 ha đất lâm nghiệp, đất chưa sử
dụng là 49.049,60 ha đây là quỹ đất dồi dào cho phát triển cây ăn quả nói
chung và cây hồng nói riêng. Mặt khác, nhằm thúc đẩy nhanh chương trình
phát triển cây ăn quả, Thái Nguyên đã xây dựng dự án quy hoạch phát triển
cây ăn quả đến năm 2010. Kết quả trình bày ở bảng 3.2. Qua bảng 3.2 cũng
cho thấy cây hồng đã được chú ý tăng diện tích từ 1.565,0 ha năm 2004 lên
3.351,0 ha vào năm 2010. Đây cũng chính là một yếu tố khẳng định vị trí của
cây hồng trong cơ cấu giống cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên.
3.1.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Đồng Hỷ
Huyện Đồng Hỷ nằm giáp ranh với thành phố Thái Nguyên. Huyện lỵ
có 17 xã và 3 thị trấn, diện tích tự nhiên là 46.177,3 ha, dân số hơn 13 vạn
người. Huyện lỵ đóng tại thị trấn Chùa Hang. Huyện Đồng Hỷ về phía Đông
giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương và tỉnh Bắc Kạn, phía
Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình, phía Bắc giáp huyện
Võ Nhai. Khí hậu ở đây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang
đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
Diện tích cây ăn quả của huyện Đồng Hỷ trong vài năm trở lại đây
được thể hiện ở bảng 3.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Bảng 3.3. Diễn biến diện tích một số cây ăn quả của huyện Đồng Hỷ
Loại cây
Năm
Tổng
DT(ha)
Nhãn Vải Na Hồng
2003 2.972,2 529,4 1.894,1 159 136
2004 3.022,0 544,0 1.909,0 140 140
2005 3.022,0 544,0 1.909,0 140 140
2006 3.022,0 544,0 1.909,0 140 140
2007 3.022,0 544,0 1.909,0 140 140
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2007[15]
Qua bảng 3.3 cho thấy diện tích hồng thấp hơn rất nhiều so với diện
tích một số cây ăn quả khác, đặc biệt là so với cây vải (140 ha/1.909 ha).
Chính vì vậy, đối với cây hồng trong một vài năm tới một mặt phải tăng
cường các biện pháp kỹ thuật để nâng cao khả năng ra hoa, đậu quả và năng
suất, cũng như giảm tỷ lệ rụng quả; mặt khác còn phải đối mặt với vấn đề
cạnh tranh diện tích trồng trọt với những cây ăn quả khác.
Bảng 3.4. Diện tích cho thu hoạch và sản lƣợng một số cây ăn quả
huyện Đồng Hỷ qua các năm
Năm
Tổng
DT (ha)
Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)
Nhãn Vải Na Hồng Nhãn Vải Na Hồng
2003 2.972,2 363,0 1.125,7 136,0 52,5 520,0 2.700,0 167 86,0
2004 3.022,0 464,0 1.567,0 159,0 85,0 1.299,2 7.317,9 2147 153,4
2005 3.022,0 521,1 1.619,0 159,0 109,0 680,0 2610,0 191 196,0
2006 3.022,0 521,1 1.714,7 159,0 118,0 210,0 830,0 185 188,0
2007 3.022,0 521,1 1.841,5 159,0 122,0 625,0 4.294,0 151 189,0
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2007[15]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Bảng 3.5. Diện tích một số cây ăn quả phân theo xã của huyện Đồng Hỷ
Xã, T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- as.pdf