Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm - Tại Lạng Sơn

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm - Tại Lạng Sơn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN ĐẢY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SÂU BỆNH HẠI VÀ SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI HỒNG KHÔNG HẠT BẢO LÂM - TẠI LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN- 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đào Thanh Vân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Lạng Sơn, tháng 8 năm 2008 HỌC VIÊN CAO HỌC Hoàng Văn Đảy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau đại học, khoa Nông học, các thầy cô giáo đã tạo điều ...

pdf91 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm - Tại Lạng Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN ĐẢY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SÂU BỆNH HẠI VÀ SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI HỒNG KHÔNG HẠT BẢO LÂM - TẠI LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN- 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đào Thanh Vân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Lạng Sơn, tháng 8 năm 2008 HỌC VIÊN CAO HỌC Hoàng Văn Đảy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau đại học, khoa Nông học, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thanh Vân giảng viên bộ môn cây ăn quả, phó trưởng khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và bảo vệ luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Chi cục Bảo vệ thực vật Lạng Sơn, Viện Bảo vệ thực vật, Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng rau quả - Viện nghiên cứu rau quả, phòng phân tích đất - Viện quy hoạch & thiết kế nông nghiệp, các phòng ban chuyên môn của huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn, Đảng uỷ, HĐND, UBND và các hộ gia đình xã Bảo Lâm đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình theo dõi thu thập số liệu cho luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè và gia đình đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này. Lạng Sơn, Tháng 8 năm 2008 HỌC VIÊN CAO HỌC Hoàng Văn Đảy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN ĐẢY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SÂU BỆNH HẠI VÀ SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI HỒNG KHÔNG HẠT BẢO LÂM - TẠI LẠNG SƠN CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT Mà SỐ: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀO THANH VÂN THÁI NGUYÊN- 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây hồng (Diospyros Kaki Lim) là một loại cây ăn quả lâu năm có nguồn gốc á nhiệt đới đã được trồng lâu đời ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta hồng được trồng nhiều ở phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, ở phía Nam hồng được trồng ở vùng Đà Lạt- Lâm Đồng nơi có độ cao từ 1000- 1500 m so với mặt nước biển. Phạm Văn Côn [5]; Nguyễn Đức Lương, Trần Như Ý [19]; Mai Xuân Lương [20]. Hiện nay ở nước ta có trồng rất nhiều giống hồng nổi tiếng như hồng Nhân Hậu ( Hà Nam), hồng Hạc Trì ( Phú Thọ), hồng Thạch Thất ( Hà Tây), hồng vuông Thạch Hà ( Hà Tĩnh)...Trong đó giống hồng không hạt Bảo Lâm được trồng tại xã Bảo Lâm, tỉnh Lạng Sơn cũng là một giống hồng quý được coi là giống cây ăn quả đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn [25], UBND tỉnh Lạng Sơn [42]. Quả hồng có giá trị dinh dưỡng khá cao. Kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong một quả hồng tươi ( nặng 168g) của các nhà khoa học Mỹ như sau: nước 139,4g (82,98%); chất béo 0,3g (0,18%); chất đạm 1,0g ( 0,59%); bột đường 31,2g ( 18,57%); carories 118 mg; vitamin C 13 mg; vitamin B12 0,03 mg; vitamin A 3640 IU; vitamin B1 0,5 mg; folate 13 mg; niacin 0,2 mg; natri 3 mg; canxi 13 mg; magie 15 mg; kẽm 0,18 mg; mangan 0 ,596 mg; kali 270mg; phospho 28 mg; sắt 0,26 mg; đồng 0,19 mg. Website [77]. Quả hồng khi chín có phẩm vị thơm ngon có thể sử dụng để ăn tươi, sấy khô, làm mứt, làm bánh nướng.... hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp mỹ phẩm để sản xuất kem dưỡng da. Ngoài ra quả hồng và các bộ phận khác của quả còn có rất nhiều giá trị dược lý khác như sử dụng ăn tươi có tác dụng chữa bệnh táo bón, bệnh trĩ, giảm sốt, giảm căng thẳng, chữa say rượu, phòng ngừa bệnh bướu cổ; quả hồng sấy khô được sử dụng để chữa bệnh viêm phế quản, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 bệnh ho khan, trừ giun sán, cầm máu, chữa long đờm...; cuống và đài hoa được sử dụng để chữa ho và nấc rất tốt; dịch quả xanh được sử dụng để chữa bệnh cao huyết áp. Vũ Công Hậu [15]; Đỗ Tất Lợi [18]; Trần Thế Tục [38]; Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình [44]; Duke J.A và công sự [56]. Theo Kotami và cộng sự (2000) [63]; Yamada M [73]; Yonemori và cộng sự [74], [75] chất tanin và các hợp chất có trong quả hồng có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng và chữa bệnh cao huyết áp rất tốt. So với các cây ăn quả dài ngày khác cây hồng có rất nhiều ưu điểm như: dễ trồng, chịu hạn tốt, chịu được đất xấu, ít sâu bệnh, sinh trưởng khoẻ, lá to tán lá rộng tạo độ che phủ chống xói mòn tốt, năng suất cao và tương đối ổn định. Vì vậy trồng hồng cho thu nhập cao hơn trồng các loại cây ăn quả khác trên cùng địa bàn. Cây hồng Bảo Lâm ở độ tuổi 20-30 năm có diện tích tán lá khoảng 15 - 20 m 2 . Chăm sóc tốt mỗi năm cho thu hoạch từ 70-80 kg quả tương ứng giá trị 1- 1,2 triệu đồng. Vì vậy giống hồng Bảo Lâm đã được tỉnh Lạng Sơn coi là một cây trồng quan trọng trong chương trình xoá đói giảm nghèo và phủ xanh đất trống đồi trọc ở Bảo Lâm và các vùng lân cận với mục tiêu đưa diện tích giống hồng này lên 1800 - 2500 ha năm 2015 [42] tạo vùng hồng hàng hoá tập trung chất lượng cao. Nhưng việc mở rộng diện tích trồng hồng còn gặp nhiều khó khăn trong nhân giống, phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật trồng và chăm sóc, biện pháp chống rụng quả cũng như các chỉ dẫn địa lý cho vùng trồng giống hồng Bảo Lâm....các vấn đề vừa nêu chưa được nghiên cứu xem xét một cách đầy đủ vì vậy cho đến nay vẫn chưa xây dựng được các quy trình trồng và chăm sóc hồng để hướng dẫn và khuyến cáo cho người làm vườn. Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng các diện tích hồng được trồng ở Bảo Lâm hiện nay có năng suất thấp, quả bé, giống bị thoái hoá.... không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Xuất phát từ tình hình thực tế trên nhằm từng bước xác định được các biện pháp canh tác phù hợp, góp phần hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc đối với giống hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm - tại Lạng Sơn." 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Xác định một số đặc điểm sinh học, tình hình sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn. 3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Điều tra hiện trạng sản xuất hồng Bảo Lâm tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. - Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống hồng không hạt Bảo Lâm. - Nghiên cứu thành phần, mức độ phổ biến của các loài sâu bệnh hại trên hồng Bảo Lâm. - Nghiên cứu thử nghiệm phòng trừ bệnh thán thư hại hồng và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng Bảo Lâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Phần I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc điều tra hiện trạng sản xuất cây hồng Bảo Lâm tại xã Bảo lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn Giống hồng không hạt Bảo Lâm là một giống cây ăn quả lâu năm đã được người dân Bảo Lâm trồng từ rất lâu và được đặt tên theo địa danh của xã, hiện nay giống hồng này được tỉnh Lạng Sơn coi là một giống hồng quý, là cây ăn quả đặc sản của địa phương. Nhưng đến nay các nghiên cứu về giống hồng này còn rất hạn chế, các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm sóc hầu như chưa được áp dụng hoặc nếu có thì cũng không đồng bộ nên năng suất, chất lượng quả thấp . Thông qua việc điều tra hiện trạng sản xuất hồng chúng ta sẽ biết được mức độ áp dụng các biện pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác, chăm bón, quản lý dịch hại... Từ đó có những đề xuất về các nội dung cần xem xét, nghiên cứu nhằm từng bước hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật khuyến cáo cho người làm vườn tại Bảo Lâm và các vùng lân cận. 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu quy luật ra cành hồng Cây hồng ra hoa kết trái, sinh trưởng hàng năm phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố đất đai, khí hậu thời tiết, tuổi cây, giống...Trong một năm cây hồng thường có 2-3 đợt lộc là lộc xuân, lộc hè, lộc thu . Phạm Văn Côn [6], [7]; Vũ Công Hậu [14], [15]; Trần Như Ý [50], [51]. Các đợt lộc thường có liên quan khá chặt chẽ với nhau, quá trình ra lộc của năm trước là tiền đề cho sự ra hoa kết trái của năm sau. Nguyễn Thế Huấn [16]. Nghiên cứu quy luật ra cành để có các biện pháp kỹ thuật cần thiết, hợp lý tác động và điều chỉnh quá trình ra lộc nhằm hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 xuất hồng. Vũ Công Hậu [13], [14]. 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc điều tra thành phần sâu bệnh hại hồng Sâu bệnh hại cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, của cây, năng suất và chất lượng quả. Theo Đường Hồng Dật (1984) [9]; Hà Quang Hùng [17]; Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân (1998) [29]; Nguyễn Công Thuật (1996) [32] thì sâu bệnh hại có thể làm giảm từ 20 -30% năng suất, thậm chí mất trắng. Cây hồng cũng như các cây ăn quả lâu năm khác đều có rất nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại. Phạm Văn Côn [7]; Chu Vĩnh Đông, Lộ Hoa Trung [12]; Vũ Công Hậu [15]; Trần Thế Tục [37], [39]; Nguyễn Văn Tuất và cộng sự [40], [41]; Viện Bảo vệ thực vật [47]. Tuy nhiên các nghiên cứu về sâu bệnh gây hại đối với cây hồng vẫn chưa đầy đủ, thực tế những năm vừa qua do không kiểm soát được sâu bệnh đã dẫn đến nhiều vườn hồng ở Bảo Lâm bị giảm năng suất, có nhiều cây bị chết...Nghiên cứu, điều tra thành phần sâu bệnh hại cây hồng Bảo Lâm để có cơ sở áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp là rất cần thiết nhằm từng bước bổ sung hoàn chỉnh quy trình trồng và thâm canh tăng năng suất cây hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn. 1.1.4. Cơ sở khoa học của việc phun chất điều hoà sinh trưởng Ngày nay các chất điều hoà sinh trưởng đã và đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất trồng trọt như là một phương tiện quan trọng điều chỉnh các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng như: kích thích tăng trưởng sinh khối, điều khiển sự ngủ nghỉ của hạt, củ, chồi, sự ra hoa kết quả, sự lão hoá của mô cây, tạo quả không hạt, điều chỉnh sự chín của quả, kích thích ra rễ, tăng khả năng chống chịu với điều kiện không thuận lợi của môi trường. Hoàng Minh Tấn và cộng sự [27], [28]. Sau khi quá trình thụ phấn, thụ t inh kết thúc, hợp tử sẽ phát triển thành phôi, phôi sinh trưởng là trung tâm sinh ra các chất kích thích sinh trưởng có bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 chất auxin và gibberellin, các chất này khuyếch tán vào bầu và kích thích sự lớn lên của quả. Vì vậy nếu quá trình thụ tinh, thụ phấn không xảy ra thì hầu hết hoa sẽ rụng. Hoàng Minh Tấn và cộng sự [26]; Lê Văn Tri [34], [35]; Vũ Văn Vụ và cộng sự [49]. Sử dụng các phytohocmon (chất điều hoà sinh trưởng cây trồng) ngoại sinh thay thế cho các phytohocmon nội sinh trước khi xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh thì quả sẽ được hình thành và lớn lên không có hạt. Việc sử dung các phytohocmon nhằm làm tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt đã được sử dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất trên các cây trồng như: nho, bầu bí, cà chua, táo... Nguyễn Quang Thạch và cộng sự [30]; Đào Thanh Vân [43], [45]. Trong thực tế năng suất hồng còn đạt thấp và không ổn định là do nhiều nguyên nhân như: trình độ canh tác của người làm vườn, mức độ đầu tư thâm canh, giống... Trong đó sự rụng quả là một nguyên nhân quan trọng. Hồng có tỷ lệ đậu quả khá cao nhưng tỷ lệ rụng quả cũng lớn. Nguyễn Thế Huấn (2006) [16]; Hoàng Thị Nam (2007) [21]; Lưu Vinh Quang (1995) [24], mức độ rụng cũng tuỳ thuộc vào giống, khí hậu thời tiết và chế độ chăm sóc. Theo Lưu Vinh Quang (1995) [24], thì nguyên nhân rụng quả hồng gồm: rụng quả sinh lý, rụng quả do thiếu dinh dưỡng trong đất, rụng quả do thời tiết khí hậu, rụng quả do sâu bệnh hại, rụng quả do tác động cơ giới như tập quán nhân giống bằng rễ của người làm vườn... Trong đó rụng quả sinh lý là nguyên nhân chủ yếu. Rụng quả sinh lý là do các nguyên nhân nội tại như: - Quả không thụ tinh. - Mất cân đối về dinh dưỡng do bón phân không cân đối, không đầy đủ, hoặc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như: Bo, S, Mg, Zn... - Tác động bất lợi của môi trường như nhiệt độ quá cao, hạn, úng. - Mất cân đối về chất điều hoà sinh trưởng như hàm lượng IAA giảm sẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 làm tăng sự rụng quả... Vì vậy việc sử dụng một số chất điều hoà sinh trưởng phun bổ sung nhằm làm giảm tỷ lệ rụng quả là cần thiết. Phun chất điều hoà sinh trưởng không những thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây mà còn làm chậm việc hình thành tầng rời, đảm bảo cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào nuôi quả nên giảm được tỷ lệ quả bị rụng. Lê Văn Tri [33], [34]. 1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HỒNG 1.2.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc, phân loại 1.2.1.1. Nguồn gốc Cây hồng (Diospyros) thuộc bộ thị (Ebenales), họ thị (Ebenaceae), phân lớp sổ (Dilleniaceae), lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae), ngành thực vật hạt kín (Angiospermae). Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến [1]; Vũ Văn Chuyên [2]. Các nghiên cứu về nguồn gốc của cây hồng phương Đông cho rằng một số nhóm hồng thuộc loài hồng dại ( Diospyros kaki) tồn tại trong những khu rừng của Trung Quốc và đều đi đến thống nhất là cây hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc ( nguyên sản ở lưu vực sông Trường Giang), phân bố tự nhiên ở 33 0 - 37 0 vĩ Bắc. Tại Trung Quốc đã xuất hiện các tài liệu viết về cây hồng từ thế kỷ thứ 5, thứ 6. Grubov [57]. Từ Trung Quốc hồng được đưa đến trồng ở Địa Trung Hải, sau đó được đưa sang châu Âu năm 1789, sang Mỹ năm 1852, Liên Xô (cũ) năm 1889 và nhiều nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam . Phạm Văn Côn [7]; Vũ Công Hậu [15]; Yung Kyung Choi và cộng sự [52]; Wilson [72]. 1.2.1.2. Phân loại Theo các nhà phân loại học Nhật Bản hiện nay trên thế giới có khoảng 800- 1000 loài hồng và được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu ôn hoà thuộc châu Á, bắc Mỹ, trong đó có 04 loài được trồng để lấy quả là: D.kaki Linn; D.oleifera Cheng; D. virginiana Linn; D.lotus Linn. (dẫn theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim [52]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Chi Diospyros gồm 400 loài chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới châu Á, châu Phi và nam Mỹ. Môt số loài (trong đó có hồng phương Đông) phân bố rộng trên các vùng ôn đới. Whitmore (1978) [71]. Cây hồng (Diospyros kaki Linn) được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, bang Califonia (Mỹ), Italia, Brazin, Úc, Newdilan, Israen. Hồng được chia ra thành hai nhóm là hồng chát và hồng không chát trong đó nhóm hồng không chát có khả năng thương mại lớn hơn. Nguyễn Văn Cương (1997) [4]; Konishi và cộng sự (1994) [62]; Mowat và công sự (1994) [69]. Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [52] trích dẫn kết quả nghiên cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm đó là: - Nhóm 1: Nhóm PCNA ( Pollination Constant Non- Astringent) là nhóm gồm những giống hồng không chát, không biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả thường có những đốm tanin sẫm. Các giống thuộc nhóm này như: Fuju, Jiro, Gosh, Suruga... - Nhóm 2: Nhóm PVNA (Pollination Variant Non-Astringent) là nhóm gồm những giống không chát và biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả có những đốm tanin sẫm, khi không có hạt thì thịt quả có vị chát. Các giống thuộc nhóm này như: Zenjimaru, Shogatsu, Mizushima, Anahya kume... - Nhóm 3: Nhóm PCA (Pollination Constant Astringent) là nhóm gồm những giống chát, không biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả không có những đốm tanin sẫm. Các giống thuộc nhóm này như: Y okomo, Yosumizo, Shakokashi, Hagakushi, Hachiya... - Nhóm 4: Nhóm PVA (Pollination Variant Astringent) là nhóm gồm những giống chát và biến đổi với sự thụ phấn, quả có thể chát khi được thụ phấn và có một vài đốm tanin sẫm xung quanh hạt. Các giống thuộc nhóm này như: Azumi, Shirazu, Emon, Kosshuhya kume, Hiratanenashi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Theo Voronxov (1982) [48] thì trên thế giới hiện nay trồng phổ biến 03 loại hồng là: - Hồng dại (Diospyros lotus L): Nhị bội thể 2n = 30, cây có thể cao 20- 30m, đường kính gốc thân có thể đạt 70 cm, thuộc loại cây có hoa đơn tính khác gốc, quả bé (trọng lượng trung bình 15g/quả), rất chát. - Hồng Virginiana (D.virginiana L): Tứ bội thể 4n = 60 hoặc lục bội thể 6n = 90, cây có thể cao 30-35 m, đường kính gốc thân có thể đạt 70-80cm, thuộc loại cây có hoa đơn tính khác gốc, quả bé (trung bình 22g/quả), quả khi chín màu đỏ thơm ngon không chát, chất lượng quả tốt hơn hồng phương Đông. - Hồng phương Đông (D.kaki T): Lục bội thể 6n = 90, cây sinh trưởng nhanh, rụng lá mùa đông, chiều cao cây đạt 12 - 15m, tán cây loà xoà, hoa có thể đơn tính cùng gốc hay khác gốc, quả to ( trọng lượng có thể đạt 200g/quả ). Theo Phạm Văn Côn [5] những kết quả điều tra về hồng từ những năm 1990 cho thấy ở Việt Nam có 03 loài hồng là: - Hồng lông (Diospyros tokinensis L.) phân bố rải rác khắp nơi trên miền Bắc, thân cây cao to, phân cành ngang, tạo nhiều tầng cành, tán hình tròn. Lá thuôn dài, mặt trên màu xanh sẫm có lông màu xanh, mặt dưới màu xanh nhạt có lông màu hơi vàng. Quả to tròn hoặc hơi dẹt, khi chín lông trên quả rụng đi quả chuyển sang màu vàng hồng, quả có nhiều hạt (6-9 hạt), cây sinh trưởng khoẻ, sản lượng cao nhưng chất lượng quả kém (quả có mùi hôi nên còn được gọi là hồng hôi hay hồng trâu). - Hồng cậy (Diospyros lotus L.) được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc như: Nam Định, Thái Bình, Ninh B ình... Thân cây cao to, tán lớn. Lá nhỏ hẹp mặt trên màu xanh đậm nhẵn nhưng không bóng, mặt dưới màu xanh nhạt có ít lông. Quả bé hình tròn dẹt, trọng lượng trung bình 10g/quả, hạt nhiều (6-7 hạt), quả chín vàng, ăn ngọt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 - Hồng trơn có lá nhẵn (Diospyros kaki L.) được trồng ở miền Bắc và vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Thân cây thường có màu nâu, góc độ phân cành hẹp, tán hình tròn hoặc hình tháp. Lá hình bầu dục hoặc elíp, mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới lá có màu vàng nhạt. Quả chưa chín có màu xanh lục, nhẵn , trơn, khi chín có màu vàng đỏ, quả có thể không hạt hoặc ít hạt hơn so với hai loài trên tuỳ theo giống, hạt nhỏ khó mọc mầm, cây sinh tưởng khoẻ, phẩm chất quả ngon. Loài này được chia ra hai nhóm chính là hồng ngâm và hồng dấm: + Nhóm hồng ngâm: Chất chát (tanin) trong quả có khả năng hoà tan trong nước, nên được khử chát bằng cách ngâm quả trong nước sạch để rút chất chát (tanin) trong qua ra làm cho quả không còn vị chát, cũng có thể đem dấm cho quả chín mềm mà không cần ngâm, khi đó tanin ở dạng tự do chuyển sang dạng kết hợp thì quả sẽ có vị ngọt và không còn vị chát, nếu sử lý chát bằng dấm chín thì quả sẽ ngọt hơn so với ngâm vì trong quá trình dấm thì một phần chất tanin được chuyển thành đường. + Nhóm hồng dấm: Chất tanin trong quả thuộc dạng không hoà tan trong nước. Nên được khử chát bằng cách dấm đất đèn hoặc đốt hương.... Sau khi được dấm thì quả chín mềm và không còn chát. 1.2.2. Những nghiên cứu về phân bố và sản xuất hồng 1.2.2.1. Phân bố và sản xuất hồng trên thế giới Các nghiên cứu đều cho rằng Trung Quốc là nước trồng hồng nhiều nhất thế giới, hồng được trồng trên khắp đất nước Trung Quốc (trừ các tỉnh Hắc Long Giang, Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng), các tác giả Trung Quốc cho rằng vùng trồng hồng tốt nhất là từ vĩ tuyến 33 0 - 37 0 vĩ Bắc, ở đây có nhiều giống hồng tốt, chất lượng cao, sinh trưởng, phát dục thuận lợi. Vũ Công Hậu [13], [14], những nước có diện tích, sản lượng hồng lớn sau Trung Quốc là: Hàn Quốc, Nhật Bản...(bảng 1.1) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng hồng một số nước trên thế giới Tên nước Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Trung Quốc 540.003 1.775.338 603.108 1.833.357 653.200 1.825.000 Hàn Quốc 29.070 281.143 27.943 249.207 28.000 250.000 Nhật Bản 24.400 269.300 24.400 265.000 24.400 232.500 Brazin 6.350 65.500 6.400 66.000 6.700 67.000 Italia 2.891 54.170 2.900 55.000 2.900 55.000 Israen 4.400 39.800 4.400 39.400 4.400 40.000 Niudilan 385 1.200 385 1.200 390 1.300 Iran 100 1.000 100 1.000 100 1.000 Oxtraylia 75 650 75 650 75 650 Mehico 50 450 50 450 50 450 Tổng số 607.724 2.488.551 669.761 2.511.264 720.215 2.472.900 ( Nguồn: FAO 2005) Morton (1987) [70] cho rằng hồng được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó du nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, đến cuối thế kỷ 19 hồng mới được du nhập vào Mỹ, Ôxtraylia, Palestine, Italia, Pháp, Nga, Brazin, Mexico... Trung Quốc là nước có diện tích hồng đang thu hoạch lớn nhất thế giới (chiếm 90,7%) sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây cũng là ba quốc gia có những nghiên cứu sâu về cây hồng trên tất cả các lĩnh vực. Do những tính chất và đặc điểm sinh học khác nhau nên các loài thuộc chi Diospyros cũng có các vùng phân bố khác nhau nhưng tập trung chủ yếu ở châu Á và bắc Mỹ, sự phân bố của các loài còn phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng của người trồng. Loài Diospyros kaki L. Phân bố chủ yếu ở 4 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Ở châu Á quả hồng được sử dụng chủ yếu để ăn tươi, tại Trung Quốc, Nhật Bản quả hồng được sử dụng làm một trong những món tráng miệng chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các sản phẩm chế biến từ hồng thường được tiêu thụ mạnh ở thị trường châu Âu, người châu Âu ở vùng Địa Trung Hải đã quen với cây hồng và cho rằng quả hồng chín rất ngọt, hương vị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 đậm đà và có tập quán thường dùng thìa ăn hồng khi đã chín nhũn. Vũ Công Hậu [15]; Trần Thế Tục [37]. 1.2.2.2. Phân bố và sản xuất hồng ở Việt Nam Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng hồng ở Việt Nam Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sảnlượng (tấn) 1998 2.575,00 46,00 5.469 2000 4.713,00 46,20 9.750 2004 4.827,70 47,00 10.507 Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả Trâu Quỳ, Hà Nội Hồng là một loại cây ăn quả quan trọng đã được trồng từ rất lâu ở Việt Nam vì quả hồng có phẩm vị ngon, trồng hồng có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng một số loại cây ăn quả khác như mơ, mận, đào...Những năm gần đây cây hồng đang ngày càng được chú ý phát triển ở nhiều tỉnh trên cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng trung du, miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang, Bảng 1.3. Diện tích hồng ở một số tỉnh năm 2006 Số TT Tên tỉnh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Thái Nguyên* 1.565,00 17,24 2 Bắc Giang 1.562,00 17,20 3 Lâm Đồng* 700,00 7,71 4 Lạng Sơn 2.200,30 24,23 5 Hoà Bình 615,00 6,77 6 Yên Bái 631,50 6,96 7 Bắc Cạn 173,00 1,91 8 Nghệ An* 221,00 2,43 9 Hà Tĩnh* 229,00 2,52 10 Hải Phòng* 117,00 1,29 11 Phú Thọ 59,00 0,65 12 Các tỉnh khác* 1.007,00 11,09 Ghi chú: - Nguồn Cục thống kê các tỉnh. - Những tỉnh có đánh dấu (*) Số liệu năm 2004. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Thái Nguyên và tỉnh Lâm đồng thuộc vùng cao nguyên nam Trung bộ. Phạm Văn Côn [7], Vũ Công Hậu [15], Yung Kyung Choi và cộng sự [5 2], (bảng 1.2 và 1.3). Kết quả điều tra và nghiên cứu về cây hồng của nhiều tác giả. Phạm Văn Côn [5]; Nguyễn Đức lương, Trần Như Ý [19]; Mai Xuân Lương [20], đều thống nhất cho rằng ở Việt Nam có rất nhiều vùng trồng hồng, mỗi vùng đều có những giống hồng ngon và nổi tiếng. * Vùng Đà Lạt - Lâm Đồng Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng nằm ở nam Tây Nguyên, có độ cao trung bình 1.500m so với mặt nước biển, nên khí hậu Đà Lạt mang đậm nét khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ thấp và tương đối ôn hoà. - Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 17,5- 18,20C. Biên độ nhiệt ngày và đêm khoảng 9 0C, các tháng trong mùa khô có biên độ nhiệt ngày đêm lớn hơn mùa mưa. - Mùa mưa thường bắt đầu từ giữa tháng 4 đầu tháng 5, kết thúc vào cuối tháng 10 giữa tháng 11 và chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa năm. - Độ ẩm không khí trung bình 85%, các tháng 7,8,9 ẩm độ không khí tương đối cao (90- 92%). Mùa khô độ ẩm không khí giảm xuống dưới 80%, độ ẩm tương đối thấp nhất vào tháng 2, 3 ( 75-78%). Hồng trồng ở Đà Lạt chủ yếu là các giống thuộc loài Diospyros kaki L. Đây cũng là loài được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và các tỉnh phía Bắc nước ta. Các giống hồng được trồng phổ biến gồm: + Hồng trứng lốc. Quả hình trứng, khi chín có màu hồng, bóng láng. Cây có tán lớn, năng suất cao có thể đạt 5-6 tạ/cây/năm, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, dễ trồng. Đây là một trong những giống hồng được ưa chuộng nhất hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 nay. Quả khi chín ăn rất ngọt, giòn, thích h ợp cho việc vận chuyển đi xa, thời gian thu hoạch sớm từ tháng 6 - 8. + Hồng trứng muộn. Quả hình trứng, khi chín có màu hồng, bóng. Cây có tán trung bình, năng suất cao có thể đạt 3 -4 tạ/cây/năm, chống chịu tốt, quả khó rụng khi gió lớn, chất lượng quả không bằng hồng trứng lốc, nhưng vì chín muộn (thu hoạch hàng năm vào tháng 10-11) nên giá bán cao. + Hồng Pome tròn . Quả tròn to, mã đẹp, năng suất tương đối cao, trung bình đạt 1 tạ/cây/năm. Q uả chín có mầu đỏ son, phẩm chất tốt, rất được ưa chuộng. Thu hoạch muộn vào tháng 9 - 10 hàng năm. + Hồng chén. Cây có tán lá trung bình, cành yếu nên thư ờng phải có biện pháp chống đỡ khi quả lớn. Lá nhiều, thường che khuất quả, năng suất trung bình, quả lớn, hơi dẹt về phía cuống, phẩm chất tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Thu hoạch muộn vào tháng 9-10 hàng năm. + Hồng ăn liền. Cây có tán lá thấp bé, có thể trồng với mật độ dày. Quả tròn dẹt không có hạt, khi chín mầu vàng đỏ, có thể ăn ngay khi quả ở trạng thái cứng, thịt quả giòn, ngọt, trọng lượng trung bình 200-250g/quả. + Hồng Nhật : Cây có tán lá trung bình, nhanh ra quả . Chất lượng quả trung bình, có nhiều nước, khó vận chuyển. Nhưng năng suất cao nên được đánh giá là một trong số các giống có giá trị kinh tế cao. Có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách chế biến sấy khô để vận chuyển và tiêu thụ. Thu hoạch muộn vào tháng 10-11 hàng năm. Ngoài các giống kể trên, Đà Lạt còn có nhiều giống hồng khác nhưng diện tích không đáng kể như: hồng quế hương, hồng gạch, hồng son, hồng hoả tiễn, hồng giòn, hồng Lạng Sơn, hồng xà, hồng nước... * Vùng Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh Huyện Thạch Hà nằm về phía tây của thị xã Hà Tĩnh, có lượng mưa bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 quân năm là 2544mm, nhiệt độ trung bìn h năm 23,80C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 360C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 8 0C, độ ẩm không khí trung bình năm 83,8%. Ở đây, hồng được trồng chủ yếu tại hai xã Thạch Đài và Thạch Lĩnh, diện tích hồng chiếm tới 35,3% tổng diện tích cây ăn quả của hai xã. Giống được trồng phổ biến là hồng vuông không hạt và hồng tròn. + Hồng vuông không hạt. Cây cao trung bình 9,5m, đường kính tán cây 9,2m, thân không to lắm (đư ờng kính gốc khoảng 27cm), tán hình dù. Lá to hơi bầu dài 15cm, rộng 11cm, mặt trên xanh đậm và bóng, mặt dưới có màu xanh nhạt và có lông màu vàng mọc dày theo gân lá. Quả hình vuông có khía sâu dọc quả, chiều cao và đường kính quả khoảng 6,3cm, trọng lượng quả 160g, tỷ lệ phần ăn được 93%, tỷ lệ chất khô 15%, tỷ lệ đường 9,5%, tỷ lệ axit 0,3%. Vỏ quả hơi dày, bóng, dễ bóc, vỏ khi chín có màu đỏ vàng, ít xơ, thịt quả có mầu đỏ hồng, được nhiều người ưa thích. Năng suất trung bình có thể đạt 400 - 500kg/cây. + Hồng tròn. Cây cao trung bình 10,5m, tán rộng 8,3m, hình cầu, đường kính gốc thân 27cm. Lá hình bầu dục, dài 14cm, rộng 10,5cm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới có lông tơ màu vàng nhưng thưa hơn so với lá hồng vuông không hạt. Quả hình tròn, đỉnh quả tròn, vỏ dày và bóng khi chín có màu vàng, thịt quả có màu vàng nhạt, không có xơ, ăn ngọt. Trọng lượng trung bình quả 120g, chiều cao và đường kính quả khoảng 6,0cm. Tỷ lệ chất khô 18,7%, đư ờng 11%, axit 0,2%, có 0,5 hạt/1quả. Năng suất 1 cây khoảng 250-300kg. * Vùng Nam Đàn- tỉnh Nghệ An Huyện Nam Đàn nằm sát thành phố Vinh có lượng mưa bình quân năm là 1.928mm. Hồng được trồng tập trung ở 2 xã Nam Xuân và Nam Anh, diện tích hồng chiếm tới 33,7% tổng số diện tích cây ăn quả các loại của hai xã. Có rất nhiều giống hồng được trồng ở vùng này như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 + Hồng cậy vuông . Cây cao trung bình 6,4m, tán rộng 7,5m, hình bán nguyệt. Lá to hơi tròn, mặt trên bóng nhẵn, mặt dưới xanh nhạt có lông tơ màu nâu tập trung ở gân lá. Quả hình vuông, đỉnh quả bằng hoặc hơi lõm. Khi chín vỏ quả màu đỏ, vỏ mỏng giòn, có ít phấn ở gần cuống quả. Tai quả nhỏ, vểnh lên, gốc quả lõm ít, thịt quả có màu đỏ. Chiều cao quả 3,3cm, đường kính quả 4,1cm. Trọng lượng quả 50g, số hạt bình quân 0,4 hạt/quả. Tỷ lệ thịt quả 71,5%. Năng suất trung bình một cây khoảng 80kg quả. + Hồng nứa. Cây cao trung bình 8,2m tán rộn g khoảng 9m, hình cầu. Lá to màu xanh nhạt, đầu lá tròn. Mặt dưới lá có lông tơ màu vàng mọc theo gân lá. Quả hình trụ dài, đỉnh quả bằng, khi chín có màu đỏ, vỏ quả không bóng. Phần gốc quả có rãnh dọc. Thịt quả mầu vàng, ít xơ. Trọng lượng quả bình quân 90g. Chiều cao quả 5,2cm, đường kính quả 4,8cm, số hạt bình quân 1,5 hạt/quả, tỉ lệ thịt quả 88,1%. Năng su ất trung bình một cây khoảng 100kg quả. + Hồng tiên. Cây cao trung bình 6m, tán rộng 6m, hình tháp. Lá to nhẵn, mặt trên lá bóng hơi vàng, mặt dưới lá màu xanh trắng có lông tơ mầu vàng xung quanh gân lá. Quả to, đỉnh quả lõm, khi chín có màu đỏ. Vỏ quả dày, trơn, không có vân, có ít phấn ở đỉnh quả. Gốc và tai quả lõm sâu. Trọng l ượng quả bình quân 85g, quả có hình hơi tròn, chiều cao 5,0cm, đường kính 4,7cm. Bình quân có 0,5 hạt/quả, tỷ lệ thịt quả 89%. Năng suất trung bình một cây khoảng 65kg. + Hồng tròn dài. Cây cao khoảng 7m, tán rộng 6,7m hình đống rơm. Lá to, đầu nhọn, mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới có lông tơ màu vàng, mọc thưa. Quả mọc thành chùm từ 1-3 quả, khi chín có màu đỏ, không hạt. Quả hình tròn dài, chóp quả bằng, vỏ quả dày, trơn, hơi có khía, gốc quả lõm, tai quả cong lên, thịt quả màu đỏ. Trọng lượng quả trung bình 80g. Quả có hình hơi tròn chiều cao 4,9 cm, đường kính 4,7 cm. Tỷ lệ thịt quả 90%, tỷ lệ đường 10,5%, tỷ lệ axit 0,2%. Năng suất trung bình một cây khoảng 142kg. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 + Hồng gáo . Cây cao trung bình 6,2m, tán rộng 5,8 - 6,4m, lá to dài, có màu xanh nâu không nhẵn. Quả dạng tim, vai quả to, d ưới thắt lại, trôn quả nhọn, tai ôm vào quả, vỏ quả màu vàng bóng. Trọng lượng quả trung bình 63,6g, có khoảng 2,5 hạt/quả. + Hồng chuột. Cây cao trung bình 6,0m, tán rộng 6,2-6,5m, phiến lá nhỏ hình bầu dục. Quả tròn dài, đáy quả thắt lại, rốn quả tròn, tai quả cong lên, vỏ quả màu vàng bóng. Trọng lượng quả trung bình 70,6g, có khoảng 5,1 hạt/quả. * Vùng Lý Nhân tỉnh Hà Nam Nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, có lượng mưa trung bình năm 1751 mm, nhiệt độ trung bình 23,7oC, ẩm độ trung bình 85%, tổng số giờ nắng trong năm đạt 1437 giờ. Vùng này có hai giống hồng quý là: + Hồng Nhân Hậu. Được trồng chủ yếu ở xã Hoà hậu, thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình bán nguyệt, độ cao phân cành trên 1m. Lá lớn, hình bầu dục, mầu xanh đậm, mặt trên bóng láng, mặt dưới có lông tơ màu nâu vàng, chiều dài lá 15,8cm, chiều rộng lá 10,4 cm. Quả hình trái tim, khi chín có màu đỏ thắm, thu hoạch vào trung tuần tháng 8 âm lịch. Vỏ quả mỏng, thịt quả dẻo, ít hạt. Trọng lượng quả trung bình 150- 250g. + Hồng Văn Lý: Được trồng chủ yếu ở xã Văn Lý, thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu xám sáng. Tán cây thường có hình dù, độ cao phân cành 60-70 cm. Lá lớn trung bình, hình bầu dục, mặt trên hơi ráp. Lá có chiều dài 14,4 cm, chiều rộng 7,5 cm. Quả hình trụ, trôn quả tròn, khi chín có màu đỏ vàng, không hạt. Trọng lượng quả trung bình 70-90 g. Chín vào giáp tết âm lịch. * Vùng Thạch Thất tỉnh Hà Tây Huyện Thạch Thất nằm ở phía đông bắc tỉnh Hà Tây có nhiệt độ trung bình năm 23,30C, Lượng mưa trung bình năm1.554 - 1.780 mm. Vùng này chỉ trồng một giống hồng duy nhất có nguồn gốc từ Yên Thôn nên người ta gọi là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 hồng Yên Thôn hay hồng Thạch Thất, do đặc tính sinh trưởng khoẻ, thích nghi rộng, năng suất cao nên được nhiều người ưa chuộng. Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình tròn hoặc ô van, độ cao phân cành khoảng 65 cm. Lá lớn hình bầu dục, màu xanh đậm. Mặt trên lá bóng, phản quang, mặt dưới có lông tơ màu nâu vàng. Chiều dài lá 16 cm, chiều rộng lá 9,3 cm. Quả hình trụ, trôn quả hơi lồi, khi chín có màu đỏ vàn g, thường chín vào tháng 11 - 12, thịt quả nát, nhiều nước. Trọng lượng trung bình quả 150- 250g, có 2-3 hạt/quả. * Vùng Vĩnh Phú Là vùng trung du, có địa hình và khí hậu tương đối phức tạp. Vùng này có nhiều giống hồng quý như: + Hồng Hạc Trì . Cây cao trên 9m, tán rộng trên 7m, sinh trưởng khoẻ. Lá hình elíp rộng, mặt trên có màu xanh hơi vàng, không bóng, mặt dưới màu xanh trắng, có lông màu vàng. Quả hình trụ, trôn quả hơi tù, có 4 cạnh rõ rệt. Trọng lượng quả bình quân 100- 150g, không hạt, khi chín vỏ quả có màu vàng đỏ, thịt quả màu vàng, ăn giòn, có cát, thu hoạch vào tháng 9, thuộc giống hồng ngâm. + Hồng Tiến. Cây cao trên 10m, tán rộng trên 8m. Lá to hình bầu dục, mặt trên màu xanh đậm, không bóng, mặt dưới màu trắng xanh có nhiều lông tơ. Quả hình trụ vuông. Trọng lượng quả trung bình 120- 160g, không hạt hoặc có 1-2 hạt bé dẹt. Chín vào tháng 10, khi chín quả có mầu đỏ hồng, thịt quả màu đỏ. Vỏ quả nhẵn, thuộc nhóm hồng dấm, nhưng quả chín trên cây ăn cũng không chát. + Hồng Thạch. Cây cao trên 10 m, tán rộng trên 8m. Lá to hình bầu dục, mặt trên màu xanh thẫm, không bóng, mặt dưới màu trắng xanh có lông màu vàng. Quả hình trụ tròn, rốn quả lồi. Trọng lượng quả trung bình 150- 200g, có 1-3 hạt. Chín vào đầu tháng 9, khi chín vỏ quả màu đỏ vàng, thịt màu đỏ hồng, thuộc nhóm hồng dấm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 + Hồng ngâm quả hình trứng. Cây cao trên 9m, tán rộng trên 6m (tán hẹp). Lá thuôn dài, mặt trên màu xanh đậm, bóng, mặt dưới xanh trắng có lông thưa. Quả hình trứng, trọng lượng quả trung bình 100-150g có 1-3 hạt, hạt dài và dày. Chín vào tháng 9. Khi chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng, thuộc nhóm hồng ngâm. + Hồng ngâm hình quả trụ dài. Cây cao khoảng 7m, tán rộng 4m (tán hẹp). Lá thuôn dài, mặt trên xanh bóng, mặt dưới màu trắng, xanh có lông tơ thưa màu vàng. Quả hình trụ dài, trọng lượng quả trung bình 100-150g, chín vào tháng 9. Khi chín quả có màu vàng không đều, phía tai quả xanh, phía trôn quả màu vàng, quả có thể không hạt hoặc có 1-2 hạt. * Vùng Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn Huyện Cao Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn. Nhiệt độ trung bình năm 21,2 0C. Biên độ nhiệt bình quân ngày đêm là: 7,8 0 C. Mùa đông nhiệt độ trung bình xuống thấp 12-15 0C, có năm xuống dưới 00C nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Tổng tích ôn năm 7738 0 C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.392mm, nhưng phân bố không đều, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 9 và chiếm khoảng 75% tổng lượng mưa cả năm. Ẩm độ không khí bình quân năm là 82%, nhưng các tháng mùa khô (từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau) có lúc ẩm độ không khí xuống đến 50%. Lượng bốc hơi bình quân năm 1070,8mm. Ở vùng này có giống hồng ngâm không hạt Bảo Lâm nổi tiếng đã được trồng từ rất lâu. Cây cao, to. Lá bé hơn các giống khác. Quả hình tròn dài trọng lượng trung bình có thể đạt 60 -70g. Khi chín vỏ quả màu vàng đất, thường chín vào rằm tháng 8 âm lịch, thuộc giống hồng ngâm, ăn giòn, ngọt, thơm. 1.2.3. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 1.2.3.1. Rễ và hệ rễ Rễ hồng thuộc dạng rễ cọc. Rễ hồng yếu, thường khó phục hồi nếu bị sát thương cơ giới . Phạm Văn Côn [7]. Nhiệt độ thích hợp cho bộ rễ hoạt động là 12- 250C. Trong mùa lá rụng, rễ hồng hầu như không hoạt động, hấp thu dinh dưỡng rất chậm, từ vụ xuân rễ hồng mới bắt đầu hoạt động. Hoạt động mạnh nhất vào 2 thời kỳ cuối tháng 6-7 và giữa tháng 9 đầu tháng 10. Rễ hồng chứa nhiều tanin, cường độ hô hấp yếu, nhu cầu về hàm lượng ôxy trong đất thấp, vì vậy cây hồng có thể chịu úng tốt. Phạm Văn Côn [6], [7]; Vũ Công Hậu [14], [15]; Trần Thế Tục [37], [49]; Trần Như Ý và cộng sự [51]. Sự phân bố của rễ hồng theo chiều sâu, thay đổi phụ thuộc vào loại đất và giống. Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Côn tại trường Đại học Nông nghiệp I cho thấy giống hồng Thạch Thất có rễ tập trung ở tầng 20 - 30cm, giống hồng Hạc Trì có rễ tập trung ở tầng 30 - 40 cm. Việc xác định được tầng rễ tập trung là yếu tố quan trọng để quyết định biện pháp bón phân hợp lý thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của cây. Phạm Văn Côn [6], [7]; Vũ Công Hậu [14], [15]; Trần Thế Tục [37], [39]. 1.2.3.2. Thân, cành Hồng là cây thân gỗ, sinh trưởng nhiều năm, tán cây có dạng hình tròn mâm xôi hoặc hình tháp, tốc độ sinh trưởng chậm, thông thường cây hồng 30 tuổi đường kính thân chỉ đạt 25- 30cm, chiều cao cây chỉ đạt 5 - 6m. Trần Như Ý và cộng sự [50], [51]. Hồng là cây thay lá hàng năm về mùa đông, có thời gian ngủ nghỉ rõ rệt. Trong các loại cây thay lá, hồng ưa nhiệt độ tương đối cao, vì vậy rụng lá sớm và nảy mầm muộn. Ở miền Bắc hồng thường rụng lá vào cuối tháng 10, đến giữa hoặc cuối tháng 2 mới ra lộc, thời gian ngủ nghỉ khoảng 2-3 tháng. Vũ Công Hậu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 [13], [14], [15]. Thời gian ra lộc của hồng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nơi nào, năm nào có nhiệt độ cao hồng sẽ ra lộc sớm hơn, tập trung hơn và ngược lại. Trong một năm hồng ra 3 - 4 đợt lộc tuỳ thuộc vào tuổi và khả năng sinh trưởng của cây. Cây già chỉ ra một đợt lộc chủ yếu là lộc xuân, cây non một năm có thể ra 3 - 4 đợt lộc. Nhưng các đợt lộc thứ 3, thứ 4 thường yếu biểu hiện ở cành ngắn, số lượng ít. Phạm Văn Côn [7]; Vũ Công Hậu [14], [15]; Trần Như Ý và cộng sự (2000) [51]. Cây hồng có các đợt cành chính sau: - Cành xuân. Nảy đồng loạt vào trung tuần tháng 2 đến tháng 3, trên cành lúc này có cả mầm hoa và mầm dinh dưỡng. - Cành hè. Nảy vào tháng 6, tháng 7. - Cành thu. Nảy vào tháng 8, tháng 9. Đây là đợt cành mẹ của cành mang quả năm sau vì vậy trong sản xuất cần chú ý chăm sóc và bồi dưỡng. Đối với những cây đã ra hoa kết quả thì trong đợt cành xuân thường có 3 loại cành: cành sinh trưởng, cành mang hoa đực và cành mang hoa cái. Phạm Văn Côn [5], [6], [7]. + Cành sinh trưởng. Là những cành không mang hoa, không có quả, chỉ có lá làm nhiệm vụ quang hợp và tích luỹ dinh dưỡng nuôi quả. + Cành mang hoa đực. Loại cành này thường nhỏ, mọc từ gốc cành năm trước, sinh trưởng yếu nên cành ngắn, cành mang hoa đực chủ yếu làm nhiệm vụ cung cấp phấn cho hoa cái nhờ côn trùng. + Cành mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính. Là những cành mang quả, phần lớn là những cành ở phần trên gần ngọn của cành sinh trưởng năm trước chưa ra quả hoặc mọc từ chồi nách thứ 1-2 của cành mẹ. 1.2.3.3. Lá Lá hồng thuộc loại lá nguyên, to bản, có hình bầu dục hoặc ô van. Lá xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 hiện vào mùa xuân, sau khoảng một tháng thì phát triển đầy đủ và bước vào thời kỳ hoạt động mạnh, màu chuyển dần từ xanh lục sang lục đậm hoặc xanh nhạt tuỳ giống, một số giống mặt dưới có nhiều lông tơ màu vàng xanh. Cuối tháng 10 lá bắt đầu chuyển sang màu vàng sau chuyển sang màu đỏ và rụng, từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau trên cây hoàn toàn không có lá. Trần Như Ý và các cộng sự [50], [51]. 1.2.3.4. Hoa Khoảng 30-40 ngày sau khi ra lộc thì hoa bắt đầu nhú, thông thường hoa ở nách lá thứ 3-8 tính từ chân cành quả. Vì lộc nảy vào giữa tháng 2 nên hoa sẽ xuất hiện vào khoảng cuối tháng 3, thời kỳ ra hoa kéo dài 20- 25 ngày. Hoa của cây hồng được chia làm 3 loại: - Hoa cái. Nhị đực thoái hoá hoặc không có hạt phấn, nhụy cái rất phát triển, hoa cái thường mọc ở nách lá thứ 3 - 8 tính từ chân cành quả lên ngọn. Phạm Văn Côn [7]; Vũ Công Hậu [15]. - Hoa lưỡng tính. Tồn tại cả nhị đực và nhuỵ cái trên cùng một hoa, loại hoa này có thể tự thụ phấn cùng hoa. - Hoa đực. Thường nhỏ chỉ bằng 1/3 hoa cái và mọc thành chùm ở nách lá, nhuỵ cái thoái hoá. Hoa đực và hoa cái có thể tồn tại trên cùng một cây, nhưng tỷ lệ không ổn định. Nếu cây còn khoẻ dinh dưỡng đầy đủ thì hoa cái thường có nhiều hơn, ngược lại khi cây già dinh dưỡng kém hoa đực sẽ ra nhiều hơn. Phạm Văn Côn [5], [6], [7]; Vũ Công Hậu [13], [14], [15]; Trần Như Ý và các cộng sự [50], [51]. Có tác giả khi nghiên cứu về hoa của cây hồng cho rằng: Có những giống không cần thụ phấn vẫn có thể đậu quả được (parthenocarpy), quả hoàn toàn không hạt và kích thước khá đồng đều như: Hồng Bảo Lâm (Lạng Sơn), hồng Hạc Trì (Phú Thọ). Nhưng cũng có những giống để đạt được năng suất cao nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 thiết phải được thụ phấn, nếu không được thụ phấn hoặc thụ phấn không tốt thì quả nhỏ, không có hạt hoặc có 1-2 hạt như hồng Thạch Thất. Phạm Văn Côn [5], [6], [7]; Vũ Công Hậu [13], [14], [15]; Trần Như Ý và cộng sự [50], [51]. 1.2.3.5. Quả Sau trồng được khoảng 3 - 5 năm (đối với cây trồng từ giâm rễ) và 2-3 năm (đối với cây trồng từ cây ghép) hồng bắt đầu bói quả và thời gian cho quả rất dài. Tỷ lệ đậu quả của hồng tương đối cao vì hoa ra đều và tương đối tập trung nên ít bị phụ thuộc vào thời gian rét dài hay ngắn. Hoa to nên dễ dàng được thụ phấn nhờ ong, bướm, ruồi. Hoa nở vào thời gian tương đối muộn, lúc thời tiết đã ấm áp (ở miền Bắc vào tháng 3-4) nên dễ đậu quả. Phạm Văn Côn [5], [6]; Vũ Công Hậu [13], [14], [15]; Trần Như Ý và cộng sự [50], [51]. Hồng thường có hiện tượng rụng quả sinh lý khá nhiều trong năm, nhưng tập trung chủ yếu vào hai đợt chính: Đợt 1 vào tháng 4 - 5 khi quả to bằng đầu ngón tay, đợt 2 vào tháng 7 -8, lần này tuy quả rụng ít hơn đợt 1 nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể tới năng suất vì quả đã lớn. Ngoài ra quả hồng còn rụng rải rác cho đến trước thu hoạch do các nguyên nhân khác như sâu bệnh, gió bão, thiếu dinh dưỡng...Trong các nguyên nhân gây rụng quả thì rụng quả sinh lý là nguyên nhân chủ yếu. Phạm Văn Côn [5], [6]; Vũ Công Hậu [13], [14], [15]; Lưu vinh Quang [24]. Hồng là cây phân tính nhưng hoa cái có thể tạo quả không hạt khi không có cây thụ phấn. Tuy nhiên, quả được hình thành không qua quá trình thụ phấn, thụ tinh có xu hướng nhỏ bé hơn. Huxley (1992) [60 ]. Sự tích luỹ dinh dưỡng vào quả của các giống hồng phụ thuộc vào thời vụ chín và điều kiện trồng trọt Harima và cộng sự (2001) [58]. Khả năng mang quả không hạt là một nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng quả và ổn định sản lượng quả. Yenemori K.A., Sugiura A., Yamada M Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 (2000) [78]. Rụng quả sớm có liên quan đến hai nhân tố, khả năng mang quả không hạt và khả năng sinh hạt. Kajiura M (1914) [61]. Giống có khả năng mang quả không hạt cao hơn thì rụng quả ít hơn. Một số giống được thụ phấn đầy đủ, số hạt được hình thành nhiều cũng rụng quả sinh lý ít. Yenemori K.A., Sugiura A.,Yamada M.(2000) [76]. Kết quả điều tra của một số chuyên gia Nhật Bản cho thấy, các giống hồng chính ở Nhật Bản đều có khả năng mang quả không hạt, tuy nhiên khả năng này thấp hay cao tuỳ thuộc vào giống. Những giống có khả năng mang quả không hạt cao có tỷ lệ rụng qủa sinh lý ít ở thời kỳ sớm ( Bảng 1.4). Bảng 1.4. Đặc điểm của các giống hồng chính ở Nhật Bản Giống Khả năng mang quả không hạt Khả năng sinh hạt Rụng quả sinh lý ở thời kỳ sớm Nishimurawase Trung bình Cao ít Izu Thấp Thấp nhiều Saijou Trung bình Trung bình ít Hiratanenashi Cao Hiếm ít Jirox Trung bình Trung bình ít Fuyuu Thấp Cao ít Atago Cao Trung bình ít (Nguồn: Konishi và cộng sự (1994) [62]) 1.2.4. Những nghiên cứu về điều kiện ngoại cảnh của cây hồng Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng quan trọng đến thời gian ra lộc, sinh trưởng lộc cũng như các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây (ra hoa, thụ phấn, thụ tinh,…). Theo Harima S. và các cộng sự (2001) [58]: Sự tích luỹ dinh dưỡng vào quả của các giống hồng phụ thuộc vào thời vụ chín và điều kiện trồng trọt. Như giống hồng “ton wase” là một giống hồng chát, chín sớm của Nhật Bản, khi được trồng trong nhà kính (green house) sẽ chín sớm hơn so với trồng ngoài đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 khoảng một tháng rưỡi. 1.2.4.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những nhân tố khí hậu chính ảnh hưởng đến cây trồng và là nhân tố không điều khiển được vì vậy nhiệt độ có tính quyết định đến vùng phân bố và ảnh hưởng đến năng suất của cây hồng. Phạm Văn Côn [8]. Cây hồng ưa khí hậu ôn đới, á nhiệt đới. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Trong thời kỳ sinh trưởng cây hồng cần nhiệt độ cao từ 20 - 30oC, nhiệt độ tối th ích là 22 -26oC. Trong thời kỳ phân hoá m ầm hoa cây hồng cần nhiệt độ thấp, khoảng 10oC. Phạm Văn Côn [7], [8]; Vũ Công Hậu [14], [15]; Trần Thế Tục (1999) [39]. Theo Voronxov và cộng sự (1982) [48] thì cây hồng sinh trưởng, phát triển và nảy lộc ổn định trong điều kiện nhiệt độ lớn hơn 100C, nhiệt độ ra nụ tốt nhất là trên 160C, nhiệt độ cho cành sinh trưởng tôt nhất là 17-190C, nhiệt độ nở hoa tốt nhất là 20-220C. Theo nghiên cứu của Yosimura, trong thời kỳ chuẩn bị phân hoá mầm hoa cây hồng cần tổng thời gian có nhiệt độ 8 - 11oC là 886 giờ. Vì hồng là cây rụng lá định kỳ nên nó cần có một thời gian ngủ nghỉ đi đôi với nhiệt độ thấp nhất định. Nếu nhiệt độ thấp tuyệt đối trong mùa đông không đạt mức nhất định thì cây hồng không có thời gian nghỉ đông và không thể ra hoa được. Theo kinh nghiệm, năm nào mùa đông lạnh nhiều thì hồng ra n hiều hoa. Phạm Văn Côn (2002) [7]; Vũ Công Hậu [13], [14], [15], Trần Thế Tục (1999) [39]. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây hồng. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây hồng cũng có những yêu cầu về nhiệt độ khác nhau. Theo các tác giả H ong S. K., và cộng sự (1980) [59 ]; Leng P. và cộng sự (1993) [68] Cây hồng có thể chịu được nhiệt độ thấp vào mùa đông, nhưng chồi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 non và mầm hoa thì rất mẫn cảm với nhiệt độ, nhiệt độ thấp vào thời kỳ nảy lộc và phân hoá mầm hoa sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả thu hoạch. Chồi hoa ngừng phân hoá khi lá rụng vào mùa đông và phát triển trở lại vào mùa xuân khi nhiệt độ tăng và ấm dần lên. Harima và cộng sự [58]. 1.2.4.2. Mưa và ẩm độ Nước là thành phần quan trọng của cây, nó vừa tham gia vào cấu trúc tế bào vừa là môi trường cho các biến đổi sinh hoá cũng như các hoạt động sinh lý trong cây vì vậy nước có tính quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Chính vì vậy mà nước được xem là yếu tố sinh thái quan trọng nhất quyết định đến năng suất cây trồng. Cây hồng có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều loại cây ăn quả khác như vải, nhãn, cam, quýt,… Người Trung Quốc và Nhật Bản đánh giá rất cao về khả năng chịu hạn của cây hồng, trong thực tế cây hồng có thể trồng và cho năng suất ở những vùng khô hạn có lượng mưa bình quân năm xấp xỉ 500mm, mạch nước ngầm ở sâu dưới 10m, năng suất có thể không cao, nhưng chất lượng quả tốt. Phạm Văn Côn (2002) [7]; Vũ Công Hậu [13], [14], [15]; Trần Thế Tục (1999) [39], Konishi K. và các cộng sự (1994) [62]. Ở vùng Trung Á: Azecbaizan, Gruzia, Uzơbekistan (thuộc Liên Xô cũ) cây hồng cũng được trồng nhiều ở vùng đất xấu, khô hạn với lượng mưa bình quân năm 300 - 400mm. Ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Phú Hộ (Phú Thọ) qua quan sát cho thấy trên đất đồi dốc vào lúc trời n ắng hạn cây hồng vẫn không bị héo lá như cây vải. Phạm Văn Côn (2004) [8]. Các nghiên cứu cũng cho thấy khả năng chịu ẩm, chịu úng của cây hồng tương đối tốt, lượng mưa hàng năm thích hợp là 1200 - 2100mm, với lượng mưa cao như vậy nhưng cây hồng cũng ít bị các bệnh nấm phá hoại nặng nên có thể coi cây hồng như một loại cây á nhiệt đới ẩm. Phạm Văn Côn [7]; Vũ Công Hậu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 [15]; Yung Kyung Choi và Jung Hokim (1972) [52]. Đặc tính chịu hạn tốt và chịu úng khá của cây hồng là một trong những đặc tính quan trọng lý giải vì sao hồng có thể thích ứng với nhiều loại vùng sinh thái khác nhau. 1.2.4.3. Ánh sáng Nhờ quá trình quang hợp của cây trồng mà năng lượng ánh sáng mặt trời được biến đổi thành năng lượng hoá học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Nhưng các loài cây khác nhau thì yêu cầu về cường độ chiếu sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày cũng khác nhau. Phạm Văn Côn [7], [8]. Hồng là cây ưa ánh sáng, lá dày to, mặt trên xanh thẫm ( nhiều diệp lục tố), mặt dưới nhạt, bộ lá phủ kín tán cây. Konishi và cộng sự (1994) [62]. Vì vậy, cần chú ý các biện pháp canh tác để làm tăng khả năng quang hợp của cây như: bố trí mật độ hợp lý, tạo tán và đốn tỉa cành thường xuyên để tạo độ thông thoáng cho tán cây. Phạm Văn Côn [6], [7], [8]; Vũ Công Hậu [13], [14], [15]. 1.2.4.4. Đất Đất có chức năng quan trong là làm giá đỡ và cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây trồng. Hiện nay việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng có thể được thực hiện thông qua việc bón phân. Nhưng nước thì chủ yếu phụ thuộc vào khả năng giữ nước của đất vì vậy đất có khả năng giữ nước tốt sẽ thích hợp với việc trồng cây ăn quả. Phạm Văn Côn [6], [7], [8]. Hồng có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất. Bộ rễ hồng có khả năng đâm sâu, nên muốn đạt năng suất cao cần trồng hồng trên đất có mực nước ngầm sâu dưới 1m. Cây hồng không ưa đất quá chua, ẩm và thoát nước kém, vị trí đất trồng đòi hỏi phải kín gió. Phạm Văn Côn [7], [8]; Đào Thế Tuấn [36]; Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình [44]; Trần Như Ý và cộng sự [51]. Hai tác giả Yung và Jung (1972) [52] tiến hành đo độ đường của quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 hồng trên các loại đất khác nhau cho thấy đất dốc, đất bằng thoát nước, đất bằng có mực nước ngầm cao cho tỷ lệ đường tương ứng: 14,54%; 13,77% ; 12,5%. Vùng đất có tầng đất nông hoặc nơi có mực nước ngầm cao thì một hai năm đầu hồng có thể sinh trưởng phát triển bình thường, nhưng đến năm thứ 3, thứ 4 sinh trưởng, phát triển của cây bị ảnh hưởng: Cây thấp bé, rễ bị thối, bệnh phá hại mạnh và số cây chết tăng dần. Cây hồng có ưu điểm nổi bật là khả năng huy động dinh dưỡng trong đ ất rất cao, vì vậy trong điều kiện đất nghèo kiệt dinh dưỡng hồng vẫn có khả năng sinh trưởng mạnh hơn các cây trồng khác. Phạm Văn Côn [6], [7]; Vũ Công Hậu[14], [15]; Trần Thế tục ( 1999) [39]. Theo Vũ Công Hậu [15] thì tính chất đất có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây hồng: - Đất phù sa có cát. Tỷ lệ đường trong quả cao, cất giữ được lâu, nhưng thân cành mọc yếu, dễ bị rụng quả. - Đất phù sa mầu mỡ. Cây mọc khoẻ cho năng suất cao, dù bón ít phân. - Đất sét. Ảnh hưởng tồn dư của phân bón lớn và nếu thoát nước kém thì bộ rễ kém phát triển. - Độ pH thích hợp cho cây hồng là 5 - 5,5. Từ các đặc điểm sinh học, sinh thái của cây hồng so sánh với điều kiện thực tế về đất đai, địa hình và khí hậu thời tiết vùng Cao Lộc cho thấy vùng Cao Lộc Lạng Sơn tương đối thuận lợi cho cây hồng sinh trưởng phát triển. 1.2.5. Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và bón phân cho hồng Theo Phạm Văn Côn (2004) [8]; Nguyễn Ngọc Nông (1997) [22] cây ăn quả nói riêng, cây trồng nói chung trong quá trình sinh trưởng phát triển cần hút một lượng chất dinh dưỡng nhất định để nuôi cây. Thiếu dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng không cân đối sẽ làm cho cây sinh trưởng kém làm giảm năng suất và phẩm chất nông sản. Nhưng thừa dinh dưỡng sẽ làm cho cây sinh trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 quá mạnh cũng làm giảm năng suất, phẩm chất nông sản và gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Theo tài liệu nghiên cứu của một số tác giả thì cây hồng cần tới 14 nguyên tố dinh dưỡng, bao gồm các nguyên tố khoáng và dinh dưỡng đa lượng N, P, K; các nguyên tố khoáng trung lượng Mg, S, Ca; các nguyên tố khoáng vi lượng Zn, Bo... Thiếu một trong những nguyên tố đó, cây hồng sẽ có các biểu hiện như: - Thiếu đạm (N): Lá vàng, có nhiều chấm đỏ, cành ngắn, quả bị chín ép. - Thiếu phốt pho (P): Lá có màu lá xanh tối, cuốn lại, hàm lượng đường trong quả giảm. - Thiếu kali (K) lá cuốn lại, nhăn nheo, mép khô, quả dễ bị rụng. - Thiếu magie (Mg) lá có các đám màu nâu nhạt, rìa lá bị khô. - Thiếu lưu huỳnh (S) sẽ kích thích sự rụng quả, rụng lá. - Thiếu canxi (Ca) quả dễ bị rụng. - Thiếu kẽm (Zn) lá có màu nâu nhạt, gợn sóng và nhăn nheo, đầu các gân nhỏ có hình hoa hồng, lá bé. Kẽm rất cần cho sự tổng hợp Triptophan (tiền thân của auxin) vì vậy thiếu kẽm sẽ dẫn tới thiếu auxin và làm tăng sự rụng quả. - Thiếu Bo. Bo có vai trò quan trọng trong việc hình thành màng sinh học, đặc biệt khi kết hợp với Ca sẽ làm ổn định thành tế bào vì vậy thiếu Bo quả sẽ bị xốp, ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt phấn và làm tăng sự rụng quả. Theo Trần Thế Tục [37], [39] cây hồng lá rộng, tiềm năng năng suất cao, hàng năm có rụng lá sinh lý nên để đạt năng suất cao phải cần một lượng dinh dưỡng lớn để tái tạo lại bộ lá mới, vì vậy việc bón phân cho cây là cần thiết lượng bón phải cân đối N,P,K, bón đúng lúc, đúng cách theo nhu cầu của cây. Theo Vũ Công Hậu [15]; Trần Như Ý và cộng sự [50], [51] lượng phân cần bón cho 1 ha hồng/năm theo các cấp tuổi như sau: - Dưới 5 tuổi bón với lượng: 35 kg N + 20 kg P2O5 + 30 kg K2O. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 - Từ 6 - 10 tuổi, năng suất đạt 6 - 10 tấn quả/ha/năm cần bón với lượng: 100 kgN + 60kg P2O5 + 80 K2O. - Từ 10 - 20 tuổi, năng suất đạt 10-20 tấn quả /ha/năm cần bón với lượng: 200 kg N + 120 kg P 2 O 5 + 160 kg K 2 O - Trên 20 tuổi, năng suất đạt khoảng trên 20 tấn quả/ha/năm cần bón với lượng: 265 kg N + 160 kg P2O5 + 210 kg K2O. Bón vào giai đoạn cây ngủ nghỉ (tháng 12, tháng 01) là chủ yếu, bón khoảng 3/4 lượng phân bón các loại, còn lại 1/3 lượng phân bón các loại được sử dụng để bón vào giữa mùa hè ( tháng 7) để chống rụng quả trước thu hoạch và phát triển cành thu. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, lượng phân bón cho hồng ở các cấp tuổi như sau (bảng 1.5). Bảng 1.5. Lượng phân bón cho hồng ở các cấp tuổi ( kg/cây) Loại phân 1 tuổi 3 tuổi 5 tuổi 10 tuổi 15 tuổi 20 tuổi Phân chuồng 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 40,00 Đạm sunfat 0,50 0,60 0,75 2,00 2,50 3,00 Lân super 0,25 0,25 0,25 1,00 1,50 1,00 Kali clorua 0,10 0,10 0,20 0,50 0,80 1,00 (Nguồn: Phạm Văn Côn (2002) [7]) Theo các tác giả trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội hàng năm nên bón phân lót cho hồng vào tháng 1 trước khi nảy lộc. Đối với những cây đã ra quả ổn định từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây là 30- 50 kg phân chuồng hoai trộn với 0,3 - 0,5 kgN + 0,3kg P2O5 + 0,5kg K2O. Bón chiếu theo mép tán cây, đào 3 hố đều nhau với kích thước sâu và rộng 50 cm, sau đó bón phân lấp đất hơi cao hơn mặt đất. Năm sau đào hố bón phân xen kẽ với hố năm trước. Làm như vậy vừa có tác dụng cung cấp chất dinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 dưỡng cho cây, vừa có tác dụng cải tạo đất trong vườn cây. Phạm Văn Côn [7]. 1.2.6. Những nghiên cứu về sâu bệnh hại hồng Cây hồng cũng như nhiều cây ăn quả khác có rất nhiều loại sâu bệnh hại, các loài sâu bệnh hại ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây, đến năng suất và chất lượng quả. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trên thế giới có 39 loài sâu bệnh hại hồng, trong đó có 36 loài hại trên hồng trồng, 3 loài hại trên hồng dại. Thành phần sâu bệnh hại hồng ở mỗi nước cũng khác nhau như: Nhật Bản 32 loài, Trung Quốc 19 loài, Italia 27 loài, Brazin 21 loài, Hàn Quốc 15 loài, Israen 11 loài, Mỹ 9 loài, Newzeland 6 loài... Chu Vĩnh Đông, Lộ Hoa Trung (2000) [12]; Crop protection [55]; Website [78]. - Theo Phạm Văn Côn [6], [7] thì trên hồng trồng cần ch ú ý các loài sâu bệnh hại như rệp sáp, sâu đo, sâu đục quả, bệnh đốm đa giác, bệnh đốm tròn và bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn vườn ươm. - Vũ Công Hậu [13], [14], [15] thì trên hồng cần ch ú ý các loại s âu bệnh hại như bệnh giác ban, bệnh vết tròn và sâu đục quả. - Trần Thế Tục [37], [39] thì trên hồng cần ch ú ý các loại sâu bệnh hại như bệnh giác ban, bệnh đốm tròn, sâu đục quả và rệp sáp. - Theo Nguyễn Văn Tuất và cộng sự (2006) [40 ] thì trên hồng cần chú ý các loại sâu bệnh hại như sâu ăn lá, bọ cánh cứng ăn lá, rệp sáp bột, ruồi đục quả, bệnh giác ban và bệnh đốm tròn. - Theo Lê Văn Thuyết và cộng sự (2002) [41], thì trên hồng cần chú ý các loại sâu bệnh như bệnh giác ban, bệnh đốm tròn, sâu đục quả, và sâu ăn lá. - Theo Nguyễn Công Thuật và cộng sự (1999) [47] thì trên cây hồng ở Việt nam có 9 loài côn trùng gây hại là bọ ăn lá (Adoretus tenuimaculatus waterhouse); bọ ăn lá (Colasposoma dauricum auripenne Motschulsky); Ve sầu bướm ( Lawana imitata melichar ); ve sầu bướm (Salurnis marginellus Guerin) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 bọ xít xanh, bọ cánh cứng, câu cấu xanh nhỏ, ve sầu đen chấm trắng và sâu đục cành. - Theo Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh Trung (1999) [47] thì trên hồng ở Việt Nam có 7 loài bệnh gây hại là đốm lá, thán thư, chảy gôm, đốm nâu, giác ban, đốm tảo và thối cuống quả. - Theo Lee. Q.H.,(2000) [67] thì bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides Penz gây ra, ở tất cả các nước trồng hồng và hầu hết các giống hồng trên thế giới, bệnh hại trên các bộ phận của cây như l á, quả, chồi và cành non, tại Triều Tiên bệnh gây hại từ tháng 4 -10 nhưng hại nặng vào tháng 6-7. - Theo Kwon J.H., Kang S.W., Park C.S., Kim H.K (1998) [64], [65] thì bệnh đốm lá do nấm Mycosphaerella nawae gây ra, tai Hàn Quốc bệnh gây hại từ tháng 6-9, lá bị bệnh xuất hiện các vết đốm màu nâu, khi bị nặng các vết bệnh sẽ liên kết lại làm mất khả năng quang hợp và cung cấp dinh dưỡng nuôi quả, gây rụng lá, rụng quả. - Theo Kwon J.H., Kang S.W., Park C.S., Kim H.K (1999) [66] thì bệnh thối tai quả do nấm botrytis cinerea gây ra, vết bệnh đầu tiên xuất hiện trên tai quả là các đốm màu nâu sau phát triển dần lên cuống quả và phần thịt quả phía trên rồi gây rụng quả. - Bệnh cháy lá do nấm Pestalotiopsis theae gây ra, bệnh tạo ra các đốm có kích thước1-3cm không định hình trên lá, các vết bệnh la n rộng và liên kết với nhau làm cho lá khô và rụng, bệnh gây hại trên cây từ tháng 6 -10, vườn cây già bị nặng hơn các vườn còn non. Chang và cộng sự [53], [54]. 1.2.7. Những nghiên cứu về các chất điều hoà sinh trưởng sử dụng trong nghiên cứu của đề tài 1.2.7.1. Vai trò sinh lý của chất điều hoà sinh trưởng Chất điều hoà sinh trưởng còn được gọi là phytohocmon, có tác dụng tham Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 gia điều chỉnh các quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Các phytohocmon là các chất hữu cơ được tổng hợp với lượng nhỏ trong các bộ phận nhất định của cây và vận chuyển đến các bộ phận khác để điều hoà các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng phát triển và duy trì mối quan hệ hài hoà giữa các cơ quan, bộ phận của cây thành một thể thống nhất. Do chức năng điều chỉnh sự hình thành các cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ nên phytohocmon có vai trò quyết định đến quá trình hình thành năng suất thu hoạch của cây trồng. Bằng việc xử lý bổ xung các chất điều hoà sinh trưởng ngoại sinh cho từng đối tượng cây trồng cụ thể mà con người có thể điều chỉnh năng suất, chất lượng nông sản phẩm theo hướng có lợi nhất cho mục đích sử dụng của con người. Phạm Văn Côn (2004) [8]; Hoàng Minh Tấn, NguyÔn Quang Thạch ( 1993) [26]; Lê Văn Tri [34], [35], [36]. 1.2.7.2. Phân loại các chất điều hoà sinh trưởng Việc phân loại và tìm hiểu tính năng tác dụng của các chất điều hoà sinh trưởng đối với cây trồng nhằm ứng dụng các chất này trong sản xuất hiệu quả hơn. Việc phân loại có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau như nguồn gốc, hoạt tính sinh lý. - Căn cứ nguồn gốc các chất điều hoà sinh trưởng được chia làm 2 nhóm là các phytohocmon và các chất điều hoà sinh trưởng tổng hợp. - Căn cứ vào hoạt tính sinh lý các chất điều hoà sinh trưởng được chia ra làm 2 nhóm đối kháng nhau về mặt sinh lý là: + Các chất kích thích sinh trưởng. Gồm các nhóm chất Auxin, Giberellin và Xytokynin được sản sinh ra từ các cơ quan non như lá non, chồi non, quả non…. Ở nồng độ thấp chúng kích thích quá trình sinh trưởng của cây và chi phối sự sinh trưởng hình thành các cơ quan dinh dưỡng. + Các chất ức chế sinh trưởng gồm Axit abxixic, Erthylen, các phenol,… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Được hình thành và tích luỹ chủ yếu trong các cơ quan trưởng thành, cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ. Chúng ức chế quá trình sinh trưởng, thúc đẩy cây chuyển hoá nhanh vào giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, gây già hoá và chết. 1.2.7.3. Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong sản xuất cây ăn quả * Các nguyên tắc sử dụng . Việc sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng phải đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, nếu không hiệu quả mang lại sẽ không được như mong muốn, thậm chí có tác dụng ngược. - Quan tâm đến nồng độ: Thông thường nếu sử dụng với nồng độ ở mức quá thấp thì hiệu quả sinh lý kém, ở mức thấp sẽ gây hiệu quả kích thích sinh trưởng, ở mức nồng độ cao lại có tác động ức chế và ở mức nồng độ quá cao sẽ phá huỷ và dẫn đến huỷ diệt mô cây. Vì vậy tuỳ theo mục đích tác động mà chọn nồng độ sử dụng khác nhau. - Chú ý sự phối hợp. Các chất điều hoà sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng, chúng chỉ có tác dụng hoạt hoá các quá trình trao đổi chất. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế (năng suất, chất lượng sản phẩm) thì cần phải phối hợp giữa việc xử lý các chất điều hoà sinh trưởng với việc thoả mãn nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho cây trồng. - Chú ý sự đối kháng sinh lý giữa các chất điều hoà sinh trưởng ngoại sinh và các chất điều hoà sinh trưởng nội sinh trong cây. Sự đối kháng sinh lý này sẽ triệt tiêu tác dụng của nhau như: + Sự đối kháng sinh lý giữa Auxin ngoại sinh và Ethylen nội sinh trong phòng ngừa rụng hoa, quả của cây. + Sự đối kháng giữa GA 3 (gibberellin) ngoại sinh và Absizin nội sinh trong việc phá ngủ nghỉ. + Sự đối kháng giữa Auxin và Xytokinin trong phân hoá rễ và chồi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 - Chú ý tính chọn lọc. Mỗi loại chất điều hoà sinh trưởng chỉ có hiệu quả đối với một số giống hoặc một số loài cây nhất định hoặc với một số vùng nhất định với các nồng độ khác nhau. Do vậy muốn sử dụng chất điều hoà sinh trưởng có hiệu quả cần phải nghiên cứu cụ thể, khi có kết quả chắn chắn mới mở rộng ra sản xuất đại trà. 1.2.7.4. Các kết quả nghiên cứu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng cho cây trồng, cây ăn quả * Theo Phạm Văn Côn (2004) [8] : - Cooper (1942) đã sử dụng NAA ( Naptilaxetic axit) nồng độ 5 - 10ppm phun cho dứa làm cho dứa ra hoa sớm hơn đối chứng không phun. - Ở Ấn Độ khi xử lý chất Paclobutrazol (PBZ) có tên thương mại là Cultar 10g/cây cho xoài đã có tác dụng làm xoài ra hoa sớm hơn đối chứng không xử lý là 20- 25 ngày, với tỷ lệ cây ra hoa 76 - 85% và năng suất trung bình đạt 68,3 - 76,9 kg/cây so với đối chứng 13,3 kg/cây (gấp 5 - 6 lần). - Vanoverback, (1946) đã sử dụng 2,4D và NAA nồng độ 5 - 10ppm phun liên tục cho cây dứa giống Cabenzonna các tháng trong năm kết quả đều cho ra hoa 100% ( thí nghiệm với cây dứa 14 tháng tuổi). - Khi phun NAA nồng độ 10ppm, GA 3 nồng độ 30ppm vào thời kỳ sau hoa nở rộ có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả rõ rệt đặc biệt là GA 3 . * Theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim ( 1972) [52] thì ngoài thụ phấn bổ khuyết còn có thể phun NAA 10 ppm từ 2 đến 3 lần và kết hợp bón phân vào lúc thích hợp có tác dụng chống rụng quả hồng rất tốt. * Theo Trần Thế Tục [38] biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả tốt nhất là phun GA 3 , NAA, các chất này có thể dùng riêng rẽ hoặc dùng kết hợp với các nguyên tố vi lượng. * Theo Đào Thanh Vân (2005) [45] sử dụng các chế phẩm Kích phát tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 hoa trái thiên nông, Atonik, NAA, IAA phun cho nhãn hương chi vào các thời kỳ: Trước khi hoa nở rộ 10 ngày; khi hoa nở rộ; sau khi hoa nở rộ 10 ngày; đều có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất vườn nhãn. Trong đó tốt nhất là Kích phát tố hoa trái thiên nông và kém nhất là Atonik. * Theo Bùi Quang Đãng, Vũ Mạn h Hải, Hoàng Minh Tấn (2006) [11 ] phun GA 3 lên tán xoài (giống GL6) ở nồng độ 100 ppm có tác dụng nâng cao tỷ lệ cành mang hoa và cành mang quả tương ứng 95,38%; 85,34%, nâng cao năng suất và không ảnh hưởng đến chất lượng quả. * Theo Nguyễn Thế Huấn (2006) [16] sử dụng các chế phẩm Kích phát tố hoa trái thiên nông, Atonik, GA3, chế phẩm đậu quả trường Đại học Nông nghiệp I phun cho cây hồng Thạch Thất, hồng Bắc Cạn đều cho kết quả tốt. 1.2.7.5. Đặc điểm của các chất điều hoà sinh trưởn g được sử dụng trong nghiên cứu - Atonik: Là chất điều hoà sinh trưởng cây trồng do hãng hoá chất ASAHI Nhật Bản sản xuất và đã được đăng ký chính thức tại Việt Nam tháng 01 năm 1993, theo quyết định số 17/NN -TT-BVTV/QĐ do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành, số đăng ký 26-FR và được phân phối bởi công ty cổ phần thuốc sát trùng Cần Thơ. Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây trồng và rất dễ áp dụng vào mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt an toàn cho cây trồng, không gây độc cho hại cho người và môi trường sống. Atonik có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiên tốt cho quá trình trao đổi chất trong cây. Cách dùng đối với cây ăn quả. Phun vào 3 thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi quả đã hình thành. Nồng độ phun 0,03% (1/3000). Liều lượng phun 800-1000 lít nước thuốc/ha, phun ướt đều tán cây vào lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều khi trời dâm mát. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 - Kích phát tố hoa trái Thiên Nông . Là chất điều hoà sinh trưởng do công ty hoá phẩm Thiên Nông (217 Tô Hiệu- quận Cầu Giấy - Hà Nội) sản xuất có tác dụng hạn chế rụng hoa, rụng quả, làm cho quả to, mã đẹp nâng cao năng suất. Thành phần chính gồm: Alpha-Naptil axetic axit (α - NAA) 2%; Beta-Naptoxyl axetic axit (β - NAA) 0,5%; Gibberellin (GA3 ) 0,1%. Cách dùng đối với cây ăn quả. Phun vào 3 thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi quả đã hình thành. Nồng độ phun 0,05% (1/2000). Liều lượng phun 800 - 1000 lít nước thuốc/ha, phun ướt đều tán cây vào lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều khi trời dâm mát. - Gibberellin (GA 3 ): Là chất điều hoà sinh tr ưởng có tác dụng hạn chế rụng hoa, rụng quả, nâng cao năng suất. Cách dùng đối với cây ăn quả. Phun vào 3 thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi quả đã hình thành. Nồng độ phun 40 ppm, liều lượng phun 800- 1000 lít nước thuốc đã pha/ha, phun ướt đều tán cây vào lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều khi trời dâm mát. 1.2.8. Một số đặc điểm của giống hồng nghiên cứu Hồng Bảo Lâm đã được trồng tại xã Bảo Lâm từ rất lâu, hiện nay những người dân địa phương cũng không biết giống hồng này được trồng tại Bảo Lâm từ bao giờ. Hồng Bảo Lâm là cây ăn quả thân gỗ sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên của xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Cây hồng Bảo Lâm 30 năm tuổi có thể cao 8-9m. Đặc điểm thân cây màu xám, tán hình tháp. Lá hình bầu dục, mỏng bóng, màu xanh nhạt , rụng lá vào cuối tháng 10 dương lịch hàng năm . Quả hình tim hơi tròn không có hạt, thời gian chín khoảng trung tuần tháng tám âm lịch, vỏ quả màu vàng có ánh xanh lục, trọng lượng quả có thể đạt 60-70g. Khi chín thịt quả cứng, gọt vỏ có nổi cát đường, chất lượng quả tốt. Thuộc giống hồng ngâm, quả ăn giòn, ngọt, thơm rất được thị trường ưa chuộng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 1.3. NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG PHẦN TỔNG QUAN - Hồng là cây ăn quả lâu năm có nguồn gốc, xuất xứ ở Trung Quốc (nguyên sản ở lưu vực sông Trường Giang). Hồng được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó du nhập đến Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác trên thế giới. Hiện nay hồng được trồng phổ biến ở vùng ôn đới, á nhiệt đới. - Cây hồng (Diospyros) thuộc bộ thị (Ebenales), họ thị (Ebenaceae), phân lớp sổ (Dilleniaceae), lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae), ngành thực vật hạt kín (Agiospermae). Chi Diospyros gồm 400 loài, trong đó có 4 loài được trồng nhiều là: Diospyros kaki Thumb, Diospyros oleifera Cheng, Diospyros virginiana Linn, Diospyros lotus Linn. - Hồng là loại cây ăn quả quan trọng đã được trồng từ rất lâu ở Việt Nam. Cây hồng dễ trồng, khả năng chống chịu tốt, thích ứng rộng và có giá trị nhiều mặt đối với đời sống con người. Hiện nay ở Việt nam có rất nhiều giồng hồng, các vùng trồng hồng đều tập trung chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam và vùng Đà Lạt (Lâm Đồng). - Hồng không hạt Bảo Lâm là một giống hồng quý của tỉnh Lạng Sơn đang được tỉnh quan tâm mở rộng diện tích. Tuy nhiên các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây, các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng đối với cây hồng Bảo Lâm chưa được nghiên cứu đầy đủ. - Lạng Sơn là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển cây hồng trong đó có giống hồng Bảo Lâm. Tuy nhiên năng suất thu h oạch còn thấp, không ổn định. Vì vậy việc nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại... để tìm ra các giải pháp kỹ thuật cần áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng Bảo Lâm là thực sự cần thiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Phần II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu được tiến hành tr ên giống hồng không hạt Bảo Lâm , đang được trồng phổ biến ở xã Bảo Lâm - huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. 2.2. ĐỊA ĐIỂM vµ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Điều tra tình hình sản xuất hồng, sâu bệnh hại và các thí nghiệm được thực hiện tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. 2.2.2. Vật liệu nghiên cứu - Giống hồng Bảo Lâm. - Các chế phẩm điều hoà sinh trưởng, thuốc trừ nấm bệnh thán thư. - Dụng cụ để điều tra thu thập mẫu côn trùng, bệnh hại, thước, cân các loại theo quy định. 2.2.3. Thời gian nghiên cứu Tháng 10 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007 2.3. NỘI DUNG nghiªn cøu - Điều tra hiện trạng sản xuất hồng Bảo Lâm tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống hồng không hạt Bảo Lâm tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. - Điều tra thành phần sâu bệnh hại, đánh gía mức độ phổ biến của các loại sâu bệnh hại đối với hồng Bảo Lâm. - Nghiên cứu thử nghiệm phòng trừ bệnh thán thư hại hồng và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng Bảo Lâm. 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 2.4.1. Điều tra hiện trạng sản xuất hồng tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn * Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất cây ăn quả. Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn: Cục thống kê Lạng Sơn (2007) [3]; Phòng thống kê huyện Cao Lộc [23]; Đài khí tượng thuỷ văn Lạng Sơn [10]; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn [25]. * Điều tra khảo sát hiện trạng sản xuất các giống hồng trên địa bàn xã Bảo Lâm theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA ( rapid rural appraisal) và đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA ( participartory r ural appraisal). Sử dụng phương pháp RRA, PRA trên cơ sở trả lời bộ câu hỏi điều tra mẫu của Viện nghiên cứu cây ăn quả, dung lượng mẫu điều tra 100 hộ (10 hộ/thôn bản) và phỏng vấn người dân địa phương. * Phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu lý hoá tính các loại đất hiện đang trồng hồng, tổng số mẫu đất phân tích là 10 mẫu tầng đất mặt ở độ sâu 0-30 cm. Các mẫu đất được phân tích tại phòng phân tích đất của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất. - pHkcl: KCL 1N, do pH mét - Mùn tổng số (OM %): Walkley Black - Đạm tổng số (N %): Kjeldahl - Lân tổng số ( P205 %): Hỗn hợp axit, so màu (spectro photometer) - Kali tổng số (K20): Hỗn hợp axit, quang kế ngọn lửa (flam photometer) - Dung tích hấp thu (CEC): Amoni axetat - Cation Ca++(meq/100g đất): Amoni axetat - Cation Mg++ (meq/100g đất) : Amoni axetat - Thành phần cơ giới (3 cấp) : Pipet 2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống hồng Bảo Lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 2.4.2.1. Ph­¬ng ph¸p bè trÝ thÝ nghiÖm Chọn vườn hồng 20 tuổi trồng bằng phương pháp giâm rễ, trong vườn chọn 9 cây đồng đều về sinh trưởng, chia làm 3 lần nhắc lại ( mỗi lần nhắc lại 3 cây). Trên mỗi cây chọn 4 cành có đường kính 3 cm ở 4 hướng, đánh dấu vào gốc cành theo dõi. Đánh giá sức sinh trưởng trên cơ sở đo đếm các chỉ tiêu trên toàn bộ số cây thí nghiệm. 2.4.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu * Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển - Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn, đơn vị tính (m), đo 1 lần tháng 11 năm 2007, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm tính trung bình. - Đường kính tán: Đo theo hướng Đông - Tây, Nam - Bắc, đơn vị tính (m), đo 1 lần tháng 11 năm 2007, tính trung bình. - Chu vi gốc: Đo cách mặt đất 20 cm, đơn vị tính (cm), đo 1 lần tháng 11 năm 2007, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm tính trung bình. - Kích thước lá: Đo chiều dài, chiều rộng 30 lá thành thục /lần nhắc lại lấy ở lưng tán theo 4 hướng, đơn vị tính (cm), đo 1 lần tháng 4 năm 2007. - Thời gian bắt đầu bật lộc được tính khi 10% số cành trên cây bật lộc. - Thời gian kết thúc đợt lộc được tính khi 80% số lộc trên cây thành thục. - Số lộc trên cành theo dõi. Đếm số lộc ra mỗi đợt rồi tính trung bình. - Chiều dài cành lộc. Đo khi cành đã thành thục(cm). Dung lượng 30 cành trên lần nhắc lại. - Đường kính cành lộc. Đo cách gốc cành 1 cm, khi cành đã thành thục. Dung lượng 30 cành/ lần nhắc lại. - Thời gian sinh trưởng lộc. Tính từ khi lộc mới nhú đến khi thành thục - Số mắt lá/cành lộc: Đếm 30 cành thuần thục/lần nhắc lại, tính trung bình. - Thời gian xuất hiện mầm hoa: Thời điểm mầm hoa bắt đầu xuất hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 - Thời gian hoa bắt đầu nở: Được xác định khi có 5% hoa nở. - Thời kỳ tàn hoa. Được tính khi có trên 80% số hoa rụng. - Tổng số hoa trên cành, hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, số quả đậu. - Tỷ lệ quả đậu ban đầu. Đếm số quả đậu sau khi tàn hoa. - Động thái rụng quả. Đếm số quả đậu vào ngày 15 hàng tháng (từ tháng 4 đến tháng 9). - Tính tỷ lệ quả đậu được thu hoạch. - Kích thước quả (cm): Dùng thước kẹp đo chiều cao, đường kính quả. Dung lượng mẫu đo đếm 30 quả/ lần nhắc lại. - Khối lượng quả (g): Lấy ngẫu nhiên 30 quả/ lần nhắc lại cân rồi tính trung bình. - Năng suất (kg/cây). Khối lượng quả thực thu của cây. * Các chỉ tiêu về chất lượng Sau khi thu hoạch trộn đều số quả ở các lần nhắc lại, lấy ngẫu nhiên 30 quả mang đi ngâm nước, từ 2- 3 ngày (mỗi ngày thay nước một lần) khi quả đã ngọt và ăn được mang đi phân tích sinh hoá và đánh giá cảm quan . Các mẫu quả được phân tích tại Bộ môn kiểm nghiệm chất lượng rau quả, Viện nghiên cứu rau quả, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Các chỉ tiêu được phân tích gồm: - Chất khô (%): Sấy khô đến khối lượng không đổi. - Đường tổng số (%): Theo phương pháp Bertrand. - Độ Brix (%): Đo bằng Brix kế. - Caroten (mg/100g quả tươi): Theo phương pháp so màu. - Vitamin C (mg/100g quả tươi). Xác định theo phương pháp Tilman. - Axit tổng số (%): Xác định bằng phương pháp chuẩn độ NaOH 0,1N. - Tanin (%): Xác định bằng phương pháp chuẩn độ KMnO4. Các chỉ tiêu đánh giá cảm quan gồm màu sắc, độ giòn, hương vị, độ chát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 của quả. Hội đồng đánh giá cảm quan gồm 10 thành viên. Mỗi thành viên hội đồng thử nếm và cho điểm riêng biệt theo thang điểm Hedonic (thang điểm 10). Điểm đánh giá là điểm trung bình của 10 thành viên hội đồng. - Điểm 1. Rất rất không thích. - Điểm 5. Trung bình. - Điểm 9. Rất rất thích. 2.4.3. Điều tra thành phần loài và mức độ phổ biến của các loài sâu bệnh hại hồng Bảo Lâm - Điều tra thu thập mẫu sâu bệnh hại theo Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng - tập 1 Viện bảo vệ thực vật (1997) [46]. - Khu vực điều tra tại các vùng trồng hồng của xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, xác định và chọn vườn hồng điều tra cố định đảm bảo phong phú và đa dạng cho vùng. - Điều tra 10 ngày một lần. Trên vườn ươm điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên 100 cây. Trên vườn sản xuất chọn các vườn có độ tuổi dưới 20 tuổi và từ 20 tuổi trở lên có vị trí canh tác ở các độ dốc và chân đất khác nhau, có điều kiện canh tác và chăm sóc k hác nhau. Mỗi loại địa hình chọn 3 vườn, mỗi vườn lấy 5 cây để điều tra theo đường chéo góc, trên vườn có it nhất 30 cây, trên mỗi cây chọn 5 điểm điều tra ( 1 điểm tầng ngọn và 4 điểm ở 4 hướng) quan sát, ghi chép và thu thập mẫu vật. - Điều tra bổ sung tại các vườn hồng lân cận. - Mẫu sâu bệnh được phân tích, giám định tại Viện bảo vệ thực vật. - Theo dõi mức độ phổ biến, tần xuất bắt gặp. 2.4.4. Nghiên cứu thử nghiệm phòng trừ bệnh thán thư hại hồng và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng Bảo Lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 2.4.4.1. Hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ nấm đối với bệnh thán thư hại hồng * Phương pháp bố trí thí nghiệm - Các thí nghiệm nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số thuốc trừ nấm đối với bệnh thán thư hại hồng được tiến hành với 4 công thức khác nhau ở trên vườn ươm và vườn kinh doanh. Nồng độ phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Đối với vườn ươm: Mỗi công thức gồm 3 ô (mỗi ô là một lần nhắc lại), mỗi ô 30 cây. Thí nghiệm được bố trí theo ô vuông la tinh. - Đối với vườn kinh doanh. Mỗi công thức gồm 9 cây ( gồm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây, chọn các cây thí nghiệm có độ tuổi là 20 năm tuổi.) Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả Phạm Chí Thành (1988) [31]. * Các công thức thí nghiệm CT1. Đối chứng phun nước lã. CT2. Phun Viben C50 BTN nồng độ 0,2%. CT3. Phun Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,2%. CT4. Phun Topsin M 70 WP nồng độ 0,2%. Phun một lần vào 8 - 9 giờ sáng hoặc 4 - 5 giờ chiều. Nồng độ phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun ướt đều toàn bộ tán lá. * Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ bệnh (TLB%) và chỉ số bệnh (CSB %) trước phun 24 giờ, sau phun 5 , 10 và 15 ngày trên vườn ươm và vườn kinh doanh. - Đánh giá hiệu lực của thuốc sau phun 5, 10 và 15 ngày. 2.4.4.2. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến sự rụng quả, năng suất và chất lượng quả * Ph­¬ng ph¸p bè trÝ thÝ nghiÖm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả của Phạm Chí Thành (1988), mỗi công thức 9 cây, mỗi lần nhắc lại 3 cây, trên vườn cây 15 năm tuổi được trồng bằng giâm rễ và đồng đều về tình hình sinh trưởng. * Các công thức thí nghiệm Công thức 1: Không phun ( §èi chøng). Công thức 2: Phun nước lã. Công thức 3: Phun Kích phát tố hoa trái Thiên nông nồng độ 0,05%. Công thức 4: Phun Atonik nồng độ 0,03%. Công thức 5: Phun GA 3 nồng độ 40 ppm. Nồng độ phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun 3 lần: Lần 1 khi nhú nụ hoa, lần 2 khi hoa nở và lần 3 khi hình thành quả. Phun ướt đều toàn bộ tán lá vào 8-9 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều. * Các chỉ tiêu theo dõi - Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến tỷ lệ quả đậu. - Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. - Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng tới động thái rung quả. - Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến chất lượng quả. 2.5. CÔNG THỨC TÍNH TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 2.5.1. Công thức tính toán - Tính tỷ lệ quả thu hoạch (%) theo công thức: Số quả được thu hoạch Tỷ lệ quả thu hoạch ( % ) = ------------------------------- X 100 Tổng số quả đậu ban đầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 - Tính tỷ lệ phần ăn được (%) theo công thức: Khối lượng thịt quả Tỷ lệ ăn được (%) = ----------------------------- X 100 Khối lượng quả - Tính tần xuất bắt gặp (%) theo công thức: Tổng số lần bắt gặp Tần xuất bắt gặp (%) = ----------------------------- X 100 Tổng số lần điều tra - Tính tỷ lệ sâu hại (TLH %) theo công thức. Số cây (cành, quả) bị hại TLH (%) = --------------------------------------- X 100 Tổng số cây (cành, quả) điều tra - Tính tỷ lệ bệnh hại (%) theo công thức: A TLB (%) = ------------ X 100 B Trong đó : A . Tổng số cây ( cành, lá, quả...) bị bệnh. B. Tổng số cây ( cành, lá, quả...) điều tra. - Tính chỉ số bệnh hại (%) theo công thức: ∑ ( a n . n) CSB (%) = ----------------- X 100 A.T Trong đó: a n . Số lượng cá thể (cành, lá, quả) bị bệnh ở cấp thứ n. ∑ ( a n . n). Tổng các tích số của các cá thể bị bệnh ở mỗi cấp. A. Tổng số cá thể điều tra. T. Cấp bệnh cao nhất. Phân cấp bệnh theo thang 5 cấp: Cấp 0: Không có bệnh. Cấp 1: Có từ 1-5% diện tích lá, quả bị bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Cấp 2: Có từ 6-10% diện tích lá, quả bị bệnh. Cấp 3: Có từ 11-15% diện tích lá, quả bị bệnh. Cấp 4: Có từ 16-20% diện tích lá, quả bị bệnh. Cấp 5: Có từ trên 20% diện tích lá, quả bị bệnh. - Tính hiệu lực của thuốc theo công thức Henderson- Tilton. T a x C b H (%) = { 1- ------------- } X 100 C a x T b Trong đó: H (%). Hiệu lực của thuốc. C a : Mức độ bệnh ở công thức đối chứng sau xử lý. C b : Mức độ bệnh ở công thức đối chứng trước xử lý. T a : Mức độ bệnh ở công thức thí nghiệm sau xử lý. T b : Mức độ bệnh ở công thức thí nghiệm trước xử lý. 2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp xử lý bằng phần mềm Excel. Số liệu được xử lý theo chương trình xử lý thống kê sinh học trên phần mềm IRRISTAT để xác định sự sai khác giữa các công thức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Phần III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HỒNG TẠI BẢO LÂM NĂM 2006 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của xã Bảo Lâm 3.1.1.1. Vị trí địa lý Bảo Lâm là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn nằm ở biên giới Việt Trung cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp xã Thanh Loà, phía Tây giáp thị trấn Đồng Đăng, phía Nam giáp xã Thuỵ Hùng và Thạch Đạn. 3.1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội Theo số liệu thông kê năm 2006 thì xã Bảo Lâm có 657 hộ với 3095 nhân khẩu, trong đó nam 1.546 người (chiếm 49,95%), nữ 1549 người (chiếm 50,05%). Mật độ dân số bình quân 79 người/km 2 , tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 8,74%. Trình độ dân trí nói chung thấ p, việc tiếp cận kiến thức về khoa học kỹ thuật nông nghiệp càng khó khăn, các loại cây ăn quả được trồng hầu hết theo kiểu quảng canh. Hạ tầng cơ sở yếu kém, kinh tế chậm phát triển, nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ sản xuất lúa và cây ăn quả. Bình quân lương thực đầu người đạt 344,3 kg/năm. Lĩnh vực ngành nghề và dịch vụ chưa phát triển. 3.1.1.3. Đặc điểm về khí hậu Đặc điểm khí hậu vùng hồng không hạt Bảo Lâm được lấy theo số liệu khí hậu của trạm khí tượng thành phố Lạng Sơn có toạ độ địa lý 106 0 46 ' độ kinh Đông, 21 0 50 ' độ vĩ Bắc , độ cao so với mặt biển 258 m ( phụ lục 1, phụ lục 2) - Tổng tích ôn năm đạt 7500 - 7800 0 C. Nhiệt độ trung bình năm đạt 21,2 0 C. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau có nhiệt độ đạt thấp từ 12- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 15 0 C là điều kiện rất tốt để cây hồng ngủ đông và phân hoá mầm hoa cho vụ quả sau. Thời gian từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 có biên độ nhiệt ngày đêm đạt 8-9 0 C. Đây là điều kiện rất tốt cho quá trình tích luỹ các sản phẩm quang hợp làm cho chất lượng quả được nâng cao, mã đẹp - Tổng lượng mưa bình quân hàng năm phổ biến đạt 1350- 1450 mm. Tất cả các tháng trong năm đều có mưa, nhưng lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 (5 tháng) thường chiếm khoảng 2/3 tổng lượng mưa năm. Sự phân bố mưa không đồng đều về thời gian cũng là một yếu tố hạn chế đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây hồng. Vào thời kỳ quả non (cuối tháng 3, tháng 4) lượng mưa đạt thấp, gây hạn làm cho quả bị rụng vì thiếu nước. Vì vậy ở thời kỳ này việc tưới nước cho cây hoặc áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho đất là rất cần thiết. Vào thời kỳ quả lớn (tháng 6,7,8) lượng mưa nhiều, ngày có lượng mưa cao nhất có thể đạt đến 190-200mm làm cho cây thừa nước cục bộ gây nên hiện tượng rụng quả. Ngoài ra mưa còn gây nên tình trạng sói mòn rửa trôi đất, vì vậy cần chú ý đến biện pháp kỹ thuật hợp lý khi thiết kế mô hình vườn hồng như trồng theo đường đồng mức, trồng theo băng, trồng băng cây phân xanh, trồng xen. - Ẩm độ không khí trung bình năm đạt 82 %. Từ tháng 3 đến tháng 9 có ẩm độ không khí tương đối cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại, nhất là các bệnh thán thư, giác ban... So sánh với yêu cầu sinh thái của cây hồng cho thấy điều kiện khí hậu ở vùng Bảo Lâm- Lạng Sơn tương đối phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây hồng. 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất và đặc điểm đất trồng hồng ở Bảo Lâm 3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất Xã Bảo Lâm nằm ở vùng núi có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 230 - 269 m, địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc trung bình 15 - 25 0 . Tổng diện tích tự nhiên là 3.900 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 430,57 ha (chiếm11,04%) chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây ăn quả, chè và một số cây hàng năm như: Ngô, khoai, sắn, rau, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đất trồng cây lâm nghiệp là 1.544,9 ha (chiếm 39,61%). Đất chưa sử dụng còn khá cao 1.848,57 ha (chiếm 47,4%), (bảng 3.1). Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại Bảo Lâm Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên. 3900 100,00 I. Đất nông nghiệp. 430,57 11,04 1.1. Đất trồng cây hàng năm. 217,69 1.1.1. Đất lúa nước, lúa màu. 116,89 1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác. 100,8 1.2. Đất trồng cây lâu năm. 198,18 1.3. Đất vườn tạp. 13,20 1.4. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. 1,50 II. Đất trồng cây lâm nghiệp. 1.544,90 39,61 III. Đất chuyên dùng. 30,06 0,77 IV. Đất ở. 45,90 1,18 V. Đất chưa sử dụng. 1.848,57 47,40 Nguồn Phòng thống kê huyện Cao Lộc 3.1.2.2. Đặc điểm đất trồng hồng ở Bảo Lâm Hồng ở Bảo Lâm chủ yếu được trồng trên loại đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (loại đất phổ biến nhất ở trên địa bàn xã), trên sườn đồi có độ dốc trung bình từ 15-25 0 (phụ lục 3). Nền đất chua và nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Vì vậy để cây hồng Bảo Lâm sinh trưởng, phát triển tốt hàng năm cần chú ý bón vôi bổ sung cho cây song song với việc bón phân đầy đủ. 3.1.3. Thực trạng sản xuất cây ăn quả 3.1.3.1. Tình hình sản xuất một số cây ăn quả chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Tổng diện tích cây ăn quả của xã năm 2006 đạt 197,68 ha. Có 5 loại cây ăn quả được trồng nhiều là mận, hồng, quýt, mơ, lê (chiếm 93,07% diện tích, 83,15% sản lượng), các loại cây ăn quả khác như cam, dứa, chuối, xoài, nhãn, vải, mít, na, đào... được trồng rất ít ( chỉ chiếm 6,93% diện tích, 16,85% sản lượng). Trong 5 loài cây ăn quả được trồng nhiều thì chỉ có 2 cây có diện tích và sản lượng tương đối lớn là cây mận và cây hồng (bảng 3.2). Bảng 3.2. Tình hình sản xuất cây ăn quả tại Bảo Lâm 2006 Số T T Giống Diện tích Sản lượng ha % so tổng số Tấn % so tổng số 1 Tổng số 197,68 100,00 532,88 100,00 2 Hồng 58,72 29,71 89,30 16,76 3 Quýt 11,75 5,95 38,00 7,13 4 Mận 97,50 49,30 274,80 51,57 5 Mơ 10,02 5,07 14,40 2,70 6 Lê 6,00 3,04 26,60 4,99 7 Cây khác 13,69 6,93 89,78 16,85 (Nguồn phòng thống kê huyện Cao Lộc, 2006) 3.1.3.2. Tình hình sản xuất hồng Những năm gần đây cây hồng Bảo Lâm đã được người dân chú ý, diện tích trồng hồng Bảo Lâm ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, số liệu bảng 3.3 cũng cho thấy việc phát triển cây hồng ở Bảo Lâm mới chỉ quan tâm đến việc mở rộng diện tích đơn thuần, chưa chú ý các biện pháp thâm canh, chăm sóc, quản lý sâu bệnh... do đó năng suất hồng thu được không ổn định. Khi thời tiết thuận lợi, sâu bệnh ít thì đạt được năng suất, sản lượng cao và ngược lại thì năng suất, sản lượng thu hoạch đạt thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Bảng 3.3. Diện tích, năng suất hồng Bảo Lâm những năm gần đây Năm Tổng DT (ha) DT thu hoạch (ha) NS TB (kg/cây) NS TB (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2002 32,50 13,25 9,07 36,30 48,10 2003 36,75 16,50 7,88 31,50 52,00 2004 42,89 16,50 6,95 27,80 45,90 2005 53,02 17,49 17,75 71,00 124,20 2006 58,72 28,80 7,75 31,01 89,30 - Về diện tích Kết quả điều tra cho thấy diện tích hồng năm 2006 tại xã Bảo Lâm là 58,72 ha (bảng 3.4). Trong đó diện tích cho thu hoạch là 28,8 ha chiếm 49,05%, diện tích cho thu hoạch ổn định, năng suất cao chỉ chiếm khoảng 14,22 ha, diện tích trồng mới hoặc đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản 31,28 ha chiếm 53,27% diện tích. Các thôn có diện tích trồng mới cao như Nà Pàn (6,68 ha), Pò Nhùng (6,55 ha), Còn Háng (5,45 ha). Bảng 3.4. Diện tích hồng ở các thôn trong xã Bảo Lâm năm 2006 Thôn Bản Tổng DT (ha) % 20 tuổi ha % ha % ha % Nà Pàn 9,75 100 6,68 68,51 0,14 1,44 2,93 30,05 Nà Ân 2,22 100 0,60 27,03 1,10 49,55 0,52 23,42 Cốc Tòng 5,34 100 3,90 73,03 0,37 6,93 1,07 20,04 Kéo Có 2,82 100 0,76 26,95 0,72 25,53 1,34 47,52 Nà Làng 6,07 100 2,53 41,61 1,68 27,68 1,86 30,64 Còn Háng 10,75 100 5,45 50,07 4,43 41,21 0,87 8,09 Pò Nhùng 8,88 100 6,55 73,76 1,24 13,96 1,09 12,28 Co Luồng 5,43 100 2,02 37,42 1,57 28,91 1,84 33,89 Còn Kéo 4,09 100 1,40 34,23 1,10 26,89 1,59 38,88 Cốc Tào 3,37 100 1,39 41,25 0,87 25,82 1,11 32,93 Cộng 58,72 100 31.28 53,27 13,22 22,51 14,22 24,22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Có thể nói rằng hồng không hạt Bảo Lâm đang ngày càng khẳng định được gía trị và thương hiệu trên thị trường, được thị trường chấp nhận vì vậy những năm gần đây diện tích cây hồng không hạt Bảo Lâm được trồng trên địa bàn xã không ngừng được tăng lên với mục tiêu phấn đấu đạt diện tích 500 ha vào năm 2015, sản lượng quả hồng hàng hoá đến năm 2020 đạt 4.000- 6.000 tấn. - Về giống Kết quả điều tra cho thấy hiện nay ở Bảo Lâm có trồng 2 giống hồng không hạt đó là giống hồng Bảo Lâm và giống hồng Vành Khuyên. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5. - Giống hồng Bảo Lâm là giống được trồng từ lâu đời tại địa bàn xã. Các bậc cao niên trong xã cũng không biết giống hồng này được trồng ở đây từ bao giờ, vì vậy có thể coi như đây là giống hồng bản địa. - Giống hồng Vành Khuyên được du nhập từ Trung Quốc. Trong hai giống thì giống hồng Bảo Lâm được trồng phổ biến hơn chiếm 95,84% diện tích, còn giống hồng Vành Khuyên chỉ chiếm 4,16% diện tích hồng của xã. Theo nhận xét của người dân địa phương thì giống hồng Vành Khuyên sinh trưởng khoẻ, có thời gian kiến thiết cơ bản ngắn, quả to nhưng chất lượng quả không bằng hồng Bảo Lâm nên có giá bán thấp chỉ bằng khoảng 50-60% so với giá bán hồng Bảo Lâm. Hiện nay người dân ở xã chỉ có nhu cầu trồng giống hồng Bảo Lâm, đây cũng chính là chủ trương của tỉnh về phát triển giống cây ăn quả đặc sản này. Bảng 3.5. Cơ cấu các giống hồng hiện có tại Bảo Lâm năm 2006 Giống Tổng số cây Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Năng suất (kg/cây) Giá bán 1.000đ/kg Bảo Lâm. 22.510 56,27 95,84 15,33 13,00 Vành Khuyên. 978 2,45 4,16 18,67 7,00 Tổng số. 23.488 58,72 100,00 Ghi chú : Mật độ tính: 400 cây/ha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 - Về phương pháp nhân giống Hiện nay giống hồng Bảo Lâm được nhân giống theo hai phương pháp là giâm rễ và ghép. Kết quả điều tra cho thấy các cây hồng Bảo Lâm có độ tuổi trên 7 năm đều được nhân giống theo phương pháp giâm rễ (73.15%). Các cây hồng Bảo Lâm được trồng trong những năm gần đây thuộc các dự án là cây giống được nhân bằng phương pháp ghép (24,85%). Cây được nhân giống bằng phương pháp ghép có nhiều ưu điểm hơn so với cây nhân bằng phương pháp giâm rễ. Nhưng phương pháp ghép chưa được phổ biến rộng rãi trong nông dân. Phương pháp nhân giống bằng rễ tuy cũng có nhiều ưu điểm như các phương pháp nhân giống vô tính khác, nông dân trong xã Bảo Lâm đã có kinh nghiệm lâu năm. Hạn chế của phương pháp này là hệ số nhân thấp, khi lấy rễ để nhân giống sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây mẹ, làm cho cây mẹ sinh trưởng kém, năng suất bị giảm. Nếu lạm dụng phương pháp này có thể làm cho cây mẹ bị chết. Cây được nhân giống bằng phương pháp này khi trồng ra vườn sản xuất có bộ rễ ăn nông nên khả năng hút nước và dinh dưỡng kém, cây chậm lớn, còi cọc, kém chịu hạn, dễ đổ khi có gió bão. - Về kỹ thuật trồng và chăm sóc Hồng Bảo Lâm là cây ăn quả lâu năm rụng lá mùa đông. Nếu được chăm sóc tốt thì những cây có độ tuổi từ 20 năm trở lên mới cho năng suất cao và ổn định. Kết quả điều tra cho thấy việc trồng và chăm sóc cây hồng Bảo Lâm còn chưa được chú ý. Đa số các hộ nông dân trồng chưa đúng kỹ thuật, hố trồng có kích thước quá nhỏ (20 x 20 x 20 cm), thường trồng ngay sau khi đào hố. Hầu hết các vườn hồng Bảo Lâm có độ tuổi trên 10 tuổi ở địa phương đều được trồng với mật độ thưa với khoảng cách cây từ 7 - 9 m tương đương 150 - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 200 cây/ha, chỉ bằng khoảng 50% mật độ so với quy trình kỹ thuật. Các vườn hồng được trồng không có quy hoạch trước, không theo đường đồng mức, không theo băng, không trồng băng cây phân xanh hoặc trồng xen... Việc trồng thư a không những gây lãng phí đất mà còn làm cho đất nhanh bị thoái hoá do xói mòn, rửa trôi và đá ong hoá. Các vườn hồng được trồng trong những năm gần đây theo các chương trình dự án đã chú ý trồng đúng mật độ hơn. Kết quả điều tra cho thấy hàng năm không có hộ nông dân nào áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây hồng. Chỉ có 16% số hộ bón phân tổng hợp N.P.K, hoặc bón đạm, lân, kali. 21% số hộ tiến hành phòng trừ mọt đục gốc thân. Nông dân trồng hồng Bảo Lâm chưa chú ý và không biết cách phòng trừ các loại sâu bệnh hại khác như bệnh giác ban, thán thư, dòi đục cuống quả, sâu đục cành, rệp... 64% số hộ tiến hành phát cỏ 1 -2 lần/năm. Có 3 % số hộ quét vôi gốc và không có hộ nào tiến hành cắt tỉa sau thu hoạch. Đặc biệt có tới 36% số hộ không hề tác động bất kỳ một biện pháp kỹ thuật nào mà chỉ thu hái khi có quả (phụ lục 4). 3.1.6. Nhận xét chung phần điều tra Bảo Lâm (Lạng Sơn) có điều kiện về sinh thái tương đối phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây hồng. Cây hồng được trồng ở đây gần như là quảng canh, các biện pháp kỹ thuật thâm canh chưa được chú ý nhưng vẫn sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng quả khá. Tại Bảo Lâm hiện có trồng 2 giống hồng không hạt là hồng Bảo Lâm và hồng Vành Khuyên. Trong đó, hồng Bảo Lâm có chất lượng khá hơn, được thị trường ưa chuộng và có giá bán cao hơn giống hồng Vành Khuyên nên diện tích giống hồng Bảo Lâm chiếm tỷ lệ cao ( 95,84%). Hồng ở Bảo Lâm chủ yếu được trồng trên loại đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, có độ dốc trung bình từ 15-25 0 . Nền đất chua và nghèo dinh dưỡng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn nên còn có nhiều khả năng mở rộng diện tích trồng hồng trên địa bàn xã. Các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh, tuyển chọn, nhân giống và cải tạo đất chưa được áp dụng trong sản xuất hồng nên năng suất, chất lượng hồng tại Bảo Lâm còn đạt thấp và không ổn định. 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG HỒNG BẢO LÂM TẠI Xà BẢO LÂM - HUYỆN CAO LỘC- TỈNH LẠNG SƠN Mỗi giống cây trồng khác nhau đều có những đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau. Nghiên cứu những đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một giống cây trồng nào đó sẽ cung cấp dẫn liệu về khả năng thích nghi của giống cây trồng đó tại vùng sinh thái nghiên cứu. Đây cũng chính là cơ sở khoa học của việc tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản suất. 3.2.1. Đặc điểm hình thái 3.2.1.1. Đặc điểm hình thái cây Khung cành của cây ăn quả là bộ phận rất quan trọng. Kết quả điều tra nghiên cứu đặc điểm hình thái cây hồng Bảo Lâm 20 tuổi cho thấy giống hồng không hạt Bảo Lâm có dạng tán hình tháp, phân cành ít. Chiều cao cây trung bình 6,28 m, chiều cao phân cành trung bình 1,16 m, chu vi gốc thân trung bình 59,83 cm, đường kính tán trung bình 5,73m (bảng 3.6) . Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái cây hồng Bảo Lâm 20 tuổi Nhắc lại Cao cây (m) Cao phân cành (m) Chu vi gốc (cm) Đường kính tán (m) 1 6,20 1,18 59,96 5,44 2 5,85 1,08 59,74 5,81 3 6,80 1,22 59,78 5,95 TB 6,28 1,16 59,83 5,73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 3.2.1.2. Đặc điểm hình thái lá Lá là cơ quan quang hợp tạo ra vật chất hữu cơ, nhưng mỗi giống khác nhau cũng có hình thái lá khác nhau. Kết quả bảng 3.7 cho thấy hồng Bảo Lâm có lá nhỏ hình bầu dục. Chiều dài trung bình 12,58 cm, chiều rộng trung bình 7,71 cm, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 1,63. Bảng 3.7. Đặc điểm hình thái lá hồng Bảo Lâm Nhắc lại Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) Tỷ lệ dài/rộng 1 12,58 8,00 1,57 2 13,00 7,73 1,68 3 12,16 7,93 1,65 TB 12,58 7,71 1,63 3.2.1.3. Đặc điểm hình thái quả Kết quả nghiên cứu cho thấy quả hồng Bảo lâm có dạng hình tim hơi tròn, nổi múi nhẹ ở gần cuống, không có hạt. Khi ch ín vỏ quả màu vàng có ánh xanh lục, dầy, nhẵn nhưng kém bóng. Mặt cắt ngang có hình hoa thị 10 cánh đều nhau màu hơi đỏ tương phản với màu thịt quả. Mặt cắt dọc thịt quả không có thớ, thịt quả mịn, gọt vỏ có nổi cát đường. Quả nhỏ, đường kính trung bình 1 quả 3,60 cm, chiều cao quả trung bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1LV08_NLHoangVanDDay.pdf