Tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế biến rượu vang dừa: Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
PHÙNG HOÀNG ÂN
NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN RƯỢU VANG DỪA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 08
Người hướng dẫn
LÊ MỸ HỒNG
NĂM 2007
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ii
Luận văn đính kèm theo đây, với tựa đề tài “ NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN RƯỢU
VANG DỪA”, do Phùng Hoàng Ân thực hiện đã được hội đồng chấm luận văn thông
qua.
Giáo viên hướng dẫn Giáo viên phản biện
Th.S Lê Mỹ Hồng T.S Lý Nguyễn Bình
Cần Thơ, ngày tháng năm 2007
Chủ tịch hội đồng
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iii
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cá...
62 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế biến rượu vang dừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
PHÙNG HOÀNG ÂN
NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN RƯỢU VANG DỪA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 08
Người hướng dẫn
LÊ MỸ HỒNG
NĂM 2007
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ii
Luận văn đính kèm theo đây, với tựa đề tài “ NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN RƯỢU
VANG DỪA”, do Phùng Hoàng Ân thực hiện đã được hội đồng chấm luận văn thông
qua.
Giáo viên hướng dẫn Giáo viên phản biện
Th.S Lê Mỹ Hồng T.S Lý Nguyễn Bình
Cần Thơ, ngày tháng năm 2007
Chủ tịch hội đồng
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iii
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cám ơn cô Lê Mỹ Hồng đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu để tôi có thể thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp này.
Thành thật biết ơn quý thầy cô Bộ môn Công nghệ thực phẩm – khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng – Trường Đại Học Cần Thơ đã giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Chân thành cám ơn các cán bộ phòng thí nghiệm, các bạn sinh viên lớp Công
nghệ thực phẩm khóa 28 và 29 đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu
và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Sinh viên thực hiện
Phùng Hoàng Ân
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iv
TÓM LƯỢC
Nhằm mục tiêu tạo ra sản phẩm rượu vang chế biến từ nước dừa góp phần tăng thu nhập
cho người dân, giải quyết vấn đề môi trường và sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng, đề tài “Nghiên cứu chế biến rượu vang dừa” đã được thực hiện. Trên
cơ sở mong muốn sao cho sản phẩm đạt được sự chất lượng tốt
Đề tài tiến hành khảo sát:
- Ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ nấm men đến quá
trình lên men và chất lượng sản phẩm với 3 mức độ hàm lượng chất khô là 20%, 22%, 24%
và 3 mức độ tỉ lệ nấm men là 0,2g/l, 0,4g/l, 0,6g/l.
- Ảnh hưởng pH của nước dừa đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm với 3 mức
độ pH là 4, 4,5 và 5.
- Ảnh hưởng của agar đến quá trình làm trong rượu và chất lượng sản phẩm với 4 mức
độ tỉ lệ agar sử dụng là 0g/l, 0,5g/l, 1g/l và 1,5g/l.
Quá trình nghiên cứu cho ta có thể chế biến sản phẩm rượu vang dừa đạt được chất lượng tốt
với các điều kiện sau:
- Hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ nấm men ảnh hưởng nhiều đến
quá trình lên men và chất lượng sản phẩm, ta nên tiến hành lên men với hàm lượng chất khô
hòa tan trong dịch lên men là 22% và tỉ lệ nấm men là 0,4 g/l sẽ tạo điều kiện cho quá trình
lên men tốt, hàm lượng rượu của sản phẩm cao và chất lượng sản phẩm tốt.
- pH của nước dừa ảnh hưởng một ít đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm, khi
dịch nước dừa có pH > 4,5 thì quá trình lên men sẽ diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, ở pH > 5 thì
sản phẩm có giá trị cảm quan kém hơn. Do đó, pH thích hợp là 4,5.
- Tỉ lệ agar ảnh hưởng đến quá trình làm trong rượu và chất lượng sản phẩm, sử dụng tỉ
lệ agar là 0,5 g/l, tiến hành làm trong khoảng 15 ngày thì sản phẩm sẽ trong và đạt chất
lượng tốt hơn.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng v
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC ......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC............................................................................................................................ iv
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................................ ix
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1. Tổng quan...................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu thí nghiệm ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 2
1. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu................................................................................ 2
1.1 Nguyên liệu nước dừa............................................................................................... 2
1.2 Thành phần dinh dưỡng của nước dừa ..................................................................... 2
2. Nấm men ....................................................................................................................... 4
2.1 Đặc tính chung của nấm men.................................................................................... 4
2.2 Dinh dưỡng của nấm men......................................................................................... 5
2.3 Nấm men thường gặp trong sản xuất rượu vang trái cây........................................... 6
3. Thành phần của rượu vang ............................................................................................. 7
3.1 Cồn .......................................................................................................................... 7
3.2 Đường ..................................................................................................................... 8
3.3 Acid.......................................................................................................................... 8
3.4 Tro và các muối........................................................................................................ 8
3.5 Chất gây mùi thơm ................................................................................................... 9
3.6 Vitamin..................................................................................................................... 9
3.7 Polyphenol .............................................................................................................. 9
4. Sản phẩm phụ và sản phẩm trung gian trong quá trình lên men rượu vang...................... 9
4.1 Sự tạo thành acid...................................................................................................... 9
4.2 Sự tạo thành alcohol cao phân tử ........................................................................... 10
4.3 Sự tạo thành ester................................................................................................... 10
4.4 Các vi khuẩn có hại cho nấm men........................................................................... 11
4.4.1 Vi khuẩn lactic................................................................................................. 11
4.4.2 Vi khuẩn acetic ................................................................................................ 11
4.4.3 Vi khuẩn butylic và các vi sinh vật khác ........................................................... 11
5. Cơ chế của quá trình lên men ....................................................................................... 12
6. Động học của quá trình lên men ................................................................................... 12
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men ................................................................ 13
8. Tiêu chuẩn của nước trong sản xuất rượu ..................................................................... 15
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................. 17
1. Phương tiện thí nghiệm ................................................................................................ 17
1.1 Địa điểm tiến hành thí nghiệm ................................................................................ 17
1.2 Thời gian thực hiện đề tài....................................................................................... 17
1.3 Thiết bị và dụng cụ ................................................................................................. 17
1.4 Nguyên vật liệu, hoá chất ....................................................................................... 18
2. Phương pháp thí nghiệm............................................................................................... 18
2.1 Phương pháp thí nghiệm......................................................................................... 18
2.2 Phương pháp phân tích .......................................................................................... 18
2.3 Quy trình thí nghiệm............................................................................................... 19
2.4 Nội dung và bố trí thí nghiệm ................................................................................. 20
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vi
2.4.1 Khảo sát ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ
nấm men đến thời gian lên men và chất lượng sản phẩm ........................................ 20
2.4.2 Khảo sát ảnh hưởng pH của dịch lên men đến thời gian lên men và chất
lượng sản phẩm ....................................................................................................... 21
2.4.3 Khảo sát ảnh hưởng của chất làm trong........................................................... 21
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 23
1. Thành phần của nước dừa......................................................................................... 23
2. Ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ nấm men đến
quá trình lên men và chất lượng sản phẩm........................................................................ 24
2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men và tỉ lệ nấm men
đến quá trình lên men.................................................................................................. 26
2.2 Ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan, tỉ lệ nấm men đến giá trị cảm quan
sản phẩm...................................................................................................................... 29
3. Ảnh hưởng pH dịch lên men đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm................. 31
3.1 Ảnh hưởng pH của dịch lên men đến hàm lượng đường còn lại trong quá trình
lên men ........................................................................................................................ 32
3.2 Ảnh hưởng của pH của dịch lên men đến hàm lượng rượu của sản phẩm trong
quá trình lên men ........................................................................................................ 32
3.3 Ảnh hưởng pH của dịch lên men đến giá trị cảm quan của sản phẩm...................... 33
4. Ảnh hưởng của việc làm trong bằng agar đến quá trình làm trong rượu và chất lượng
của sản phẩm................................................................................................................ 33
4.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ agar đến độ trong sản phẩm (độ truyền quang T, %).............. 34
4.2 Ảnh hưởng của việc làm trong bằng agar đến giá trị cảm quan sản phẩm .............. 35
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 36
1. Kết luận ....................................................................................................................... 36
2. Đề nghị ........................................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 38
PHỤ LỤC.............................................................................................................................. x
PHỤ LỤC 1 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH........................................................................ x
1. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của nước dừa .......................................... x
2. Phương pháp phân tích hàm lượng đường còn lại của sản phẩm trong quá trình
lên men ........................................................................................................................ xi
3. Phương pháp xác định hàm lượng rượu hình thành trong sản phẩm ........................... xi
4. Phương pháp xác định độ khô cần thiết cho dịch lên men ......................................... xii
5. Phương pháp đánh giá cảm quan (theo phương pháp cho điểm Hedonic).................xiii
PHỤ LỤC 2 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ .......................................................................... xiv
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của nước dừa................................................................ 2
Bảng 2. Thành phần chất khoáng của nước dừa............................................................... 3
Bảng 3. Thành phần vitamin của nước dừa...................................................................... 3
Bảng 4. Thành phần acid amin của nước dừa .................................................................. 4
Bảng 5. Thành phần hóa học của nấm men...................................................................... 5
Bảng 6. Giới hạn hàm lượng các ion trong nước.............................................................. 15
Bảng 7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 20
Bảng 8. Kết quả thống kê ảnh hưởng thời gian lên men đến hàm lượng đường còn
lại và hàm lượng rượu của sản phẩm trong quá trình lên men............................... 24
Bảng 9. Kết quả thống kê ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men
đến hàm lượng đường còn lại và hàm lượng rượu của sản phẩm ....................... 25
Bảng 10. Kết quả thống kê ảnh hưởng tỉ lệ nấm men đến hàm lượng đường còn lại và
hàm lượng rượu của sản phẩm ........................................................................... 25
Bảng 11. Kết quả ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men và tỉ lệ
nấm men đến giá trị cảm quan ........................................................................... 29
Bảng 12. Kết quả thống kê ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men
đến giá trị cảm quan .......................................................................................... 29
Bảng 13. Kết quả thống kê ảnh hưởng tỉ lệ nấm men đến giá trị cảm quan sản phẩm....... 30
Bảng 14. Kết quả thống kê ảnh hưởng pH của dịch lên men đến hàm lượng đường còn lại
và hàm lượng rượu của sản phẩm ..................................................................... 31
Bảng 15. Kết quả thống kê ảnh hưởng thời gian lên men đến quá trình lên men khi
thay đổi pH......................................................................................................... 31
Bảng 16. Kết quả thống kê đánh giá cảm quan sản phẩm theo pH của nước dừa.............. 33
Bảng 17. Kết quả thống kê ảnh hưởng của các tỉ lệ agar khác nhau đến độ trong sản
phẩm (độ truyền quang T, %) ........................................................................... 33
Bảng 18. Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian làm trong đến độ trong của sản
phẩm (độ truyền quang T, %) ............................................................................. 34
Bảng 19. Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm theo tỉ lệ agar trong quá trình làm trong . 35
Bảng 20. Phân tích ANOVA ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men,
tỉ lệ nấm men đến hàm lượng đường còn lại trong sản phẩm............................. xiv
Bảng 21. Kiểm định LSD ảnh hưởng thời gian lên men đến hàm lượng đường còn lại .... xiv
Bảng 22. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ nấm men đến hàm lượng đường còn lại trong
sản phẩm .......................................................................................................... xiv
Bảng 23. Kiểm định LSD ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men
đến hàm lượng đường còn lại trong sản phẩm.................................................... xiv
Bảng 24. Phân tích ANOVA ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men,
tỉ lệ nấm men hàm lượng rượu của sản phẩm trong quá trình lên men................ xv
Bảng 25. Kiểm định LSD ảnh hưởng thời gian lên men đến hàm lượng rượu của
sản phẩm ............................................................................................................. xv
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng viii
Bảng 26. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ nấm men đến hàm lượng rượu của sản phẩm .... xv
Bảng 27. Kiểm định LSD ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men
đến hàm lượng rượu của sản phẩm ...................................................................... xv
Bảng 28. Phân tích ANOVA ảnh hưởng pH đến hàm lượng đường còn lại trong sản
phẩm ................................................................................................................... xvi
Bảng 29. Kiểm định LSD ảnh hưởng thời gian lên men đến hàm lượng đường còn lại ...... xvi
Bảng 30. Kiểm định LSD ảnh hưởng pH đến hàm lượng đường còn lại............................. xvi
Bảng 31. Phân tích ANOVA ảnh hưởng pH đến hàm lượng rượu của sản phẩm................ xvi
Bảng 32. Kiểm định LSD ảnh hưởng thời gian lên men đến hàm lượng rượu trong
sản phẩm .......................................................................................................... xvii
Bảng 33. Kiểm định LSD ảnh hưởng pH đến hàm lượng rượu trong sản phẩm.................. xvii
Bảng 34. Phân tích ANOVA ảnh hưởng tỉ lệ agar đến độ trong của sản phẩm
(độ truyền quang T, %) trong quá trình làm trong ............................................. xvii
Bảng 35. Kiểm định LSD ảnh hưởng thời gian làm trong đến độ trong của
sản phẩm (độ truyền quang T, %) ....................................................................... xvii
Bảng 36. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ agar đến độ trong của sản phẩm
(độ truyền quang T, %)..................................................................................... xviii
Bảng 37. Phân tích ANOVA ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch
lên men, tỉ lệ nấm men đến giá trị cảm quan về màu sắc của sản phẩm .......... xviii
Bảng 38. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ nấm men đến giá trị cảm quan về màu
sắc của sản phẩm ............................................................................................... xviii
Bảng 39. Kiểm định LSD ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên
men đến giá trị cảm quan về màu sắc của sản phẩm.......................................... xviii
Bảng 40. Phân tích ANOVA ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên
men, tỉ lệ nấm men đến giá trị cảm quan về mùi của sản phẩm ........................ xviii
Bảng 41. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ nấm men đến giá trị cảm quan về mùi của
sản phẩm ........................................................................................................... xix
Bảng 42. Kiểm định LSD ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men
đến giá trị cảm quan về mùi của sản phẩm......................................................... xix
Bảng 43. Phân tích ANOVA ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên
men, tỉ lệ nấm men đến giá trị cảm quan về vị của sản phẩm ............................ xix
Bảng 44. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ nấm men đến giá trị cảm quan về vị của
sản phẩm ............................................................................................................ xix
Bảng 45. Kiểm định LSD ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men
đến giá trị cảm quan về vị của sản phẩm............................................................ xix
Bảng 46. Phân tích ANOVA ảnh hưởng pH của dịch lên men đến giá trị cảm quan
về màu sắc của sản phẩm ..................................................................................... xx
Bảng 47. Kiểm định LSD ảnh hưởng pH của dịch lên men đến giá trị cảm quan về
màu sắc của sản phẩm ......................................................................................... xx
Bảng 48. Phân tích ANOVA ảnh hưởng pH của dịch lên men đến giá trị cảm quan về
mùi của sản phẩm .............................................................................................. xx
Bảng 49. Kiểm định LSD ảnh hưởng pH của dịch lên men đến giá trị cảm quan về
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ix
mùi của sản phẩm................................................................................................. xx
Bảng 50. Phân tích ANOVA ảnh hưởng pH của dịch lên men đến giá trị cảm quan về
vị của sản phẩm ................................................................................................. xx
Bảng 51. Kiểm định LSD ảnh hưởng pH của dịch lên men đến giá trị cảm quan về
vị của sản phẩm.................................................................................................. xxi
Bảng 52. Phân tích ANOVA ảnh hưởng tỉ lệ agar đến giá trị cảm quan về độ trong
của sản phẩm...................................................................................................... xxi
Bảng 53. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ agar đến giá trị cảm quan về độ trong
của sản phẩm...................................................................................................... xxi
Bảng 54. Phân tích ANOVA ảnh hưởng tỉ lệ agar đến giá trị cảm quan về
màu sắc của sản phẩm ....................................................................................... xxi
Bảng 55. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ agar đến giá trị cảm quan về
màu sắc của sản phẩm ........................................................................................ xxi
Bảng 56. Phân tích ANOVA ảnh hưởng tỉ lệ agar đến giá trị cảm quan về mùi
của sản phẩm...................................................................................................... xxii
Bảng 57. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ agar đến giá trị cảm quan về mùi của
sản phẩm ........................................................................................................... xxii
Bảng 58. Phân tích ANOVA ảnh hưởng tỉ lệ agar đến giá trị cảm quan về vị của
sản phẩm ............................................................................................................ xxii
Bảng 59. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ agar đến giá trị cảm quan về vị của sản
phẩm .................................................................................................................. xxii
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng x
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Nấm men Saccharomyces................................................................................... 5
Hình 2. Máy đo pH ......................................................................................................... 17
Hình 3. Saccharometer.................................................................................................... 17
Hình 4. Máy so màu Spectrophotometer.......................................................................... 17
Hình 5. Thủy trọng kế ..................................................................................................... 17
Hình 6. Cân điện tử ......................................................................................................... 17
Hình 7. Nguyên liệu dừa ................................................................................................. 23
Hình 8. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng đường khử theo thời gian lên men
khi hàm lượng chất khô trong dịch lên men là 20%............................................. 26
Hình 9. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng đường khử theo thời gian lên men
khi hàm lượng chất khô trong dịch lên men là 22%............................................. 26
Hình 10. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng đường khử theo thời gian lên men
khi hàm lượng chất khô trong dịch lên men là 24%............................................. 27
Hình 11. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng ruợu trong sản phẩm theo thời gian
lên men khi hàm lượng chất khô trong dịch lên men là 20% ............................... 27
Hình 12. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng ruợu trong sản phẩm theo thời gian
lên men khi hàm lượng chất khô trong dịch lên men là 22% ............................... 28
Hình 13. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng ruợu trong sản phẩm theo thời gian
lên men khi hàm lượng chất khô trong dịch lên men là 24% ............................... 28
Hình 14. Sản phẩm sau lên men ...................................................................................... 30
Hình 15. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng đường khử theo pH trong quá trình
lên men .............................................................................................................. 32
Hình 16. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng rượu của sản phẩm theo pH trong
quá trình lên men................................................................................................ 32
Hình 17. Sản phẩm sau lên men có diều chỉnh pH........................................................... 33
Hình 18. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ truyền quang T (%) theo thời gian làm trong... 34
Hình 19. Sản phẩm đang làm trong bằng agar ................................................................. 35
Hình 20. Sản phẩm sau khi làm trong.............................................................................. 35
Hình 21. Sản phẩm rượu vang dừa .................................................................................. 35
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 1
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tổng quan
Tất cả những bộ phận của dừa như: thân dừa, cơm dừa, gáo dừa, lá dừa, nước
dừa…. đều được sử dụng rông rãi trong đời sống hằng ngày. Trong đó nước dừa có
chứa gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin nhóm B và chất
khoáng, nước lọc thực vật, acid amin, protein, glucose…Do đó, nước dừa thường dùng
làm nước giải khát rất tốt, là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ
thể.
Trong thực tế đã có khá nhiều sản phẩm được chế biến từ quả dừa giúp cho người
nông dân tăng thêm thu nhập như: kẹo dừa, thảm xơ dừa, sữa dừa, cơm dừa nạo sấy,
nước dừa đóng lon.v.v…Hiện nay, tại các nhà máy cơm dừa nạo sấy cũng như các
điểm bán cơm dừa ở các chợ cho ra một lượng nước dừa rất lớn. Tuy nhiên, lượng
nước dừa này chỉ được sử dụng một phần trong chế biến thực phẩm, phần lớn còn lại
chưa được tận dụng một cách hiệu quả. Mặt khác, nước dừa khi đổ xuống đất sẽ làm
đất chai; đổ xuống ruộng trồng lúa thì lúa xanh tốt nhưng không trổ bông vì có đạm
thực vật; đưa xuống sông, hồ sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Từ thực trạng trên,
việc “Nghiên cứu chế biến rượu vang dừa” sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho
người dân, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường và cũng góp phần làm đa dạng
hoá sản phẩm rượu vang đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
2. Mục tiêu thí nghiệm
Đạt được sản phẩm rượu vang dừa từ nước dừa thông qua phương pháp lên men
truyền thống, sản phẩm có hương vị thơm ngon.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tiến hành các thí nghiệm sau:
- Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ
nấm men đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm.
- Khảo sát ảnh hưởng pH của dịch lên men đến quá trình lên men.
- Khảo sát ảnh hưởng của chất làm trong đến quá trình làm trong rượu.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 2
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu
1.1 Nguyên liệu nước dừa
Dừa được trồng nhiều ở Ấn Độ, Philippines, Srilanka, Mã Lai, Indonesia, Trung
Mỹ, quần đảo Cu Ba, quần đảo Nam Thái Bình Dương… Thảm thực vật trên các đảo
và bờ biển vùng Nam Thái Bình Dương chủ yếu là dừa.
Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang…Các giống dừa
trồng ở Việt Nam như: dừa ta, dừa Bị (dừa Bung), dừa Dâu, dừa Tam Quan, dừa
Nhím, dừa Xiêm, dừa Ẻo, dừa Sáp, dừa Thơm.
Nước dừa tươi (khoảng 7 tháng) là nước giải khát rất tốt, được dùng trong trường
hợp bị bệnh đường ruột, tiêu chảy, mữa để chống mất nước. Nước dừa tươi còn dùng
làm môi trường nuôi cấy mô vì có chứa chất điều hoà sinh trưởng và nó cũng là
nguyên liệu rẻ tiền để bảo quản hoa tươi… (Nguyễn Bảo Vệ, 2005).
1.2 Thành phần dinh dưỡng của nước dừa
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của nước dừa
Chất dinh dưỡng Đơn vị Giá trị (100g)
Nước g 94,99
Protein g 0,72
Lipid tổng số g 0,2
Tro g 0,39
Carbohydrate g 3,71
Chất xơ g 1,1
Đường tổng số g 2,61
(USDA National Nutrient Database for Standard Reference, Release 19 (2006))
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 3
Bảng 2. Thành phần chất khoáng của nước dừa
Chất khoáng Đơn vị Giá trị (100g)
Ca mg 24
Fe mg 0,29
Mg mg 25
P mg 20
K mg 250
Na mg 105
Zn mg 0,1
Cu mg 0,04
Mn mg 0,142
Se mg 1
(USDA National Nutrient Database for Standard Reference, Release 19 (2006))
Bảng 3. Thành phần vitamin của nước dừa
Vitamin Đơn vị Giá trị (100 g)
Acid ascorbic mg 2,4
Thiamin mg 0,03
Riboflavin mg 0,057
Niacin mg 0,08
Acid pantothenic mg 0,043
B6 mg 0,032
(USDA National Nutrient Database for Standard Reference, Release 19 (2006))
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 4
Bảng 4. Thành phần acid amin của nước dừa
Acid amin Đơn vị Giá trị (100 g)
Tryptophan g 0,008
Threonine g 0,026
Isoleucine g 0,028
Leucine g 0,053
Lysine g 0,032
Methionine g 0,013
Cystine g 0,014
Phenylalanine g 0,037
Tyrosine g 0,022
Valine g 0,044
Arginine g 0,118
Histidine g 0,017
Alanine g 0,037
Acid aspartic g 0,07
Acid glutamic g 0,165
Glycine g 0,034
Proline g 0,03
Serine g 0,037
(USDA National Nutrient Database for Standard Reference, Release 19 (2006))
2. Nấm men
2.1 Đặc tính chung của nấm men
Quá trình lên men rượu được thực hiện nhờ loài Saccharomyces, loài này có tính
kỵ khí không bắt buộc, chúng có khả năng hô hấp và lên men, khả năng lên men của
chúng rất khác nhau. Sinh trưởng kỵ khí nghiêm ngặt ở Saccharomyces cerevisiae chỉ
xảy ra ở một vài thế hệ, bởi vì sự tổng hợp sterol cần cho việc hình thành cấu trúc
màng tế bào đòi hỏi phải có oxy. Nếu sterol và các acid béo chưa no được cung cấp thì
nấm men có thể sinh trưởng trong điều kiện kỵ khí nghiêm ngặt trong tự nhiên như:
trong đất, thực phẩm, rau quả. Nấm men sẽ sinh sản bằng nha bào trong điều kiện nuôi
cấy không thuận lợi hoặc môi trường quá nghèo dinh dưỡng.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 5
Tế bào nấm men có hình thái và kích thước khác nhau. Tuỳ loài, tuỳ giống, chúng
có thể hình cầu, hình bầu dục, hình trứng, hình quả chanh, hình ống. Tuỳ theo loại,
giống và điều kiện sinh trưởng kích thước tế bào nấm men khác nhau rất nhiều, chúng
có thể thay đổi trong khoảng 1,5 – 5,3 µm hay có khi dài hơn nữa, các loại nấm men
thường dùng trong sản xuất rượu bia có kích thước khoảng 4 – 7 µm (Bùi Thị Quỳnh
Hoa).
Hình 1. Nấm men Saccharomyces
Bảng 5. Thành phần hoá học của nấm men
Các chất Thành phần (%)
Cacbon 49,8
Cao 12,4
Nitro 6,7
Hydro 3,54
P2O5 2,34
K2O 0,04
SO3 0,42
MgO 0,38
Fe2O3 0,035
SiO 0,09
(Nguyễn Đức Lượng , 1996)
2.2 Dinh dưỡng của nấm men
Nấm men tiếp nhận thức ăn bằng con đường hấp thụ chọn lọc trên bề mặt tế bào
và sau đó khuếch tán vào bên trong. Màng và lớp bao bọc nguyên sinh chất của tế bào
trong trường hợp này đóng vai trò là màng bán thấm, điều khiển các chất dinh dưỡng
vào tế bào và thải ra môi trường xung quanh những sản phẩm của hoạt động sống. Để
cho tế bào dễ hấp thụ, các chất dinh dưỡng phải là những chất có nguyên tử lượng thấp
và hoà tan trong nước, một phần các chất dinh dưỡng chuyển hoá các hợp chất cao
phân tử (protid, glucid, lipid…) trong tế bào và xây dựng thành tế bào mới.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 6
Nấm men sinh sản trong môi trường nước đường, lọc tách men, rửa, ép bỏ nước
sẽ được men bánh hay gọi là men ép.
Nước trong nấm men gồm hai dạng: dạng tự do bám ở ngoài màng tế bào khoảng
28% và dạng kết hợp khoảng 47%. Thành phần các chất không phụ thuộc vào giống
nấm men.
Nấm men cũng giống như các cơ thể thực vật khác cần oxi, cacbon, nitơ,
phospho, kali, magiê…. trong đó:
* Oxy, hydro, cacbon
Oxy, hydro cung cấp cho tế bào từ nước của môi trường. Nguồn cung cấp cacbon
là các loại đường khác nhau. Ở những giai đoạn nhất định, nấm men còn sử dụng
nguồn cacbon của acid amin.
* Nitơ
Nấm men không có men ngoại để phân giải protid, cho nên không thể phân cắt
alblumin của môi trường thành chất có khả năng đồng hoá mà phải cung cấp nitơ ở
dạng hoà tan. Có thể là đạm hữu cơ hoặc vô cơ. Dạng hữu cơ thường được sử dụng là
acid amin, pepton, amid, ure. Đạm vô cơ là muối amon khử nitrat, sulfat.
* Các vitamin
Vitamin B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3 (acid pentotenic), B5 (PP – acid
nicotic)…
* Chất khoáng
Chất khoáng có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động sống của tế bào nấm men. Trước
hết là phospho, có trong thành phần của nucleoprotein, polyphosphat của nhiều
enzyme và của sản phẩm trung gian của quá trình lên men rượu, chúng tạo ra mối lên
kết có năng lượng lớn. Lưu huỳnh tham gia vào thành phần của một số acid amin,
albumin, vitamin và enzyme, một số nguyên tố vi lượng như magie, sắt có ảnh hưởng
đến quá trình sinh lý, sinh hoá của nấm men. Magie tham gia vào nhiều phản ứng
trung gian của sự lên men. Sắt tham gia vào thành phần enzyme sự hô hấp và các quá
trình khác. Nấm men chứa nhiều kali, nó thúc đẩy sự phát triển của nấm men tham gia
vào sự lên men rượu, tạo điều kiện hồi phục phosphorin hoá của acid pyruvic. Mangan
đóng vai trò tương tự magie (Bùi Thị Quỳnh Hoa).
2.3 Nấm men thường gặp trong sản xuất rượu vang trái cây
Saccharomyces vini
Đây là loại phổ biến trong lên men nước quả, chiếm 80% tổng số có trong nước
quả lên men. Khả năng kết lắng của nó phụ thuộc vào từng chủng: các tế bào dạng bụi
hoặc dạng bông.
Nguồn cacbon của nấm men này là đường, cồn và acid hữu cơ, những tác nhân
sinh trưởng là acid pantotinic, biotin, thiamin và piridoxin.
Đa số các tế bào loại này hình ovan, có kích thước từ (3 – 8) x (5 – 12) µm. Sinh
sản theo lối nảy chồi và tạo bào tử. Saccharomyces vini sinh ra enzym invectase có khả
năng khử đường saccarose thành glucose và fructose. Vì vậy, trong lên men ta có thể
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 7
bổ sung loại đường này vào dung dịch quả và hàm lượng rượu được bình thường.
Chủng này lên men chỉ đạt 8 – 10% hàm lượng rượu theo thể tích. Ở giai đoạn cuối lên
men Saccharomyces vini kết lắng nhanh và làm trong dịch rượu.
Các chủng giống này có đặc tính riêng về khả năng chịu cồn, chịu sulfit, tạo thành
các cấu tử bay hơi và các sản phẩm thứ cấp làm cho rượu vang có mùi vị đặc trưng
riêng biệt.
Giai đoạn cuối cùng của quá trình lên men các tế bào Saccharomyces vini thường
già, không tiếp tục chuyển đường thành cồn và bị chết rất nhanh.
Saccharomyces uvacum
Loại này được tách ra từ nước quả nho, rượu và nước quả giúp bào tử lên men tự
nhiên, về hình thái nó không khác với các loài khác. Khả năng sinh bào tử khá mạnh
trong môi trường thạch – malt. Các chủng của loài này có thể lên men đạt 12 – 130 cồn
trong dịch nước nho.
Saccharomyces chevalieri
Nấm men này được tách ra từ nước nho lên men tự nhiên, từ rượu vang non được
gây men từ nước dừa. Saccharomyces chevalieri thuần chủng lên men nước nho có thể
tạo 160 cồn. Nó thường lẫn với Saccharomyces vini.
Saccharomyces ovifromis
Được tách ra từ nước nho tự lên men, những loài nấm men này ít hơn so với
Saccharomyces vini. Giống thuần chủng phát triển tốt trong nước nho và các loại nước
quả khác, có khả năng chịu được độ cồn cao, lên men kiệt đường và có thể tạo thành
tới 180 cồn. Các yếu tố sinh trưởng của loài này giống như Saccharomyces vini. Dùng
chủng thuần khiết của giống này lên men dịch quả có hàm lượng đường cao để chế
vang khô cho kết quả tốt.
Trong quá trình lên men, giống này tạo thành trên dịch quả. Saccharomyces
ovifromis lên men được glucose, fructose, saccarose, maltose, manose và 1/3 rafinose;
nó không lên men được lactose và pentose. Điều khác cơ bản của Saccharomyces
ovifromis với Saccharomyces vini là không lên men được galactose và men nổi trên bề
mặt dịch lên men tạo thành màng.
Nhìn chung, hai giống men rượu vang Saccharomyces ovifromis và
Saccharomyces vini có nhiều chủng loại được dùng trong sản xuất. Nhiều chủng men
rựơu có nhiệt độ thích hợp là 18 – 250C, ở 350C sự sinh sản của nó bị ức chế, ở 400C
sự sinh sản của nó bị ngừng hoàn toàn, ở nhiệt độ 160C sự sinh sản và lên men bị kéo
dài. Các điều kiện hoá lý, thành phần chất lượng dịch quả, cũng như pH của môi
trường có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sống của nấm men (Bùi Thị Quỳnh Hoa).
3. Thành phần của rượu vang
Thành phần rượu vang gồm các nhóm sau đây:
3.1 Cồn
Cồn là thành phần quan trọng nhất của rượu vang và người ta uống rượu trước hết
là vì có cồn ethylic làm cho rượu mạnh, uống vào gây hiện tượng sinh lý gọi là say.
Cồn ethylic có mùi thơm, vị hơi ngọt giống đường do đó những rượu không có đường
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 8
như rượu trắng khi uống vào vẫn có vị ngọt. Độ cồn phổ biến của rượu vang là 10 –
120. Dưới 100 rượu hơi lạt, 13 - 140 thì độ cồn hơi cao, uống vào sẽ chóng say, không
uống được nhiều và nguời ta uống rượu vang không phải chỉ vì có cồn. Nếu cồn thấp
có thể cho thêm cồn ethylic tinh khiết.
3.2 Đường
Hàm lượng đường ở rượu vang nho đỏ là 2 - 3 g/l và đường trong rượu vang chủ
yếu là fructose, glucose và một ít galactose. Nếu cho thêm đường saccharose vào trước
khi lên men thì toàn bộ thủy phân thành đường khử. Vì vậy, nếu phát hiện saccharose
trong rượu vang thành phẩm là đường pha thêm.
Tùy theo lượng đường khử còn lại trong rượu vang đã lên men xong mà người ta
phân biệt rượu vang:
- Vang khô : lượng đường dưới 10 g/l.
- Vang nửa khô: lượng đường từ 20 - 30 g/l.
- Vang nửa ngọt: lượng đường từ 45 - 65 g/l.
- Vang ngọt: lượng đường từ 80 - 110 g/l.
Lượng đường khử càng cao thì độ cồn phải cao để giữ cân đối. Độ cồn của rượu
khô chỉ từ 9 - 110, rượu ngọt thì độ cồn từ 12 - 130 và hơn nữa.
Rượu vang còn nhiều đường khử. Đặc biệt khi độ cồn còn thấp rất dễ bị nhiều loại
vi khuẩn yếm khí cũng như hiếu khí phá hủy đường chuyển thành acid lactic, dấm làm
mất mùi vị của rượu.
3.3 Acid
Là thành phần quan trọng của rượu vang, ngang với cồn. Rượu vang là thức uống
có độ chua cao (acid tổng số tới 4 – 5 g/l, pH từ 2,9 - 3,9) nhưng dễ uống vì vị chua
của acid được cân đối bởi vị ngọt của cồn và glycerine, vị chát của polyphenol, vị mặn
của muối.
Acid hữu cơ trong rượu vang còn có tác dụng là ngăn cản hoạt động của các vi
khuẩn làm hỏng rượu. Định lượng acid hữu cơ khó hơn acid vô cơ nhiều do đó người
ta chưa biết hết acid của rượu vang quả, nhất là ở miền nhiệt đới.
3.4 Tro và các muối
Có nhiều muối khoáng trong rượu vang quả phổ biến nhất là P, S, K, Na, Ca, Mg,
F2, I2….Mặc dù lượng thấp khoảng 1,5- 3 g/l rượu vang nhưng chất muối trong tro giữ
vai trò quan trọng.
- Làm tăng hương vị của rượu
- Làm tăng giá trị dinh dưỡng do trong rượu có nhiều chất muối hết sức cần thiết
cho cơ thể sống với một lượng nhỏ.
Những chất vi lượng như Fe hàm lượng bình thường chỉ vài mg/l và Cu là 0,2 –
0,3 mg/l. Nếu chỉ tăng vài mg/l cũng gây kết tủa làm rượu đục và mất hương vị.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 9
3.5 Chất gây mùi thơm
Quả tươi, đặc biệt như quả nhiệt đới: xoài, dứa rất thơm. Đó là mùi thơm do các
chất nguồn gốc tecpen quyết định nhưng đại bộ phận các chất này bị phân hủy và bị
khí CO2 kéo theo trong quá trình lên men. Về phần mình, con men cũng sản sinh ra
những chất có mùi thơm trong đó có cồn cao phân tử và ester của chúng. Trong quá
trình rượu chín phát sinh ra một mùi thơm đặc biệt gọi là bukê (bouguet) do các chất
oxi hóa khử gây ra, nhưng ở dạng khử oxi mới thơm, vì vậy giữ rượu vang quả trong
bình nút kín hoàn toàn không có oxy một thời gian dài thì có mùi thơm. Nếu trong
bình có chỗ trống và nút không kín oxy lọt vào thì mùi thơm bị phân hủy rất nhanh.
3.6 Vitamin
Nuớc quả có tiếng là giàu vitamin nhưng nó có bị phá hủy trong quá trình lên men
hay không? J. Riberô – Gayon viết như sau: “ Nói tóm lại, lên men rượu điều chỉnh lại
phần vitamin của nước quả, có phần bổ sung thành phần đó. Chớ tưởng rằng lên men
phá hủy hết vitamin của nước quả. Thực ra, đó là kĩ thuật tốt để giữ lại các vitamin
đó”.
3.7 Polyphenol
Hợp chất phức tạp chỉ có trong vỏ quả do đó khi chế biến bằng nước quả không
có xác (vang trắng) rất ít polyphenol. Ngược lại, khi cho lên men cả nước và xác quả
thì trong rượu vang có nhiều polyphenol (vang đỏ).
Polyphenol bao gồm nhiều hóa chất khác nhau:
- Acid phenolic: acid benzoic, acid xinamin…
- Flavon làm cho rượu có màu vàng.
- Antoxian làm cho rượu có màu đỏ.
Tanin dễ kết bông với protein trong nước quả, cũng dễ oxi hóa làm cho rượu có
màu tối.
Polyphenol chỉ có nhiều trong rượu vang đỏ, làm cho rượu có màu, có vị chát, và
tạo những điều kiện không thuận lợi cho khuẩn có hại (Vũ Công Hậu, 1983).
4. Sản phẩm phụ và sản phẩm trung gian trong quá trình lên men rượu vang
4.1 Sự tạo thành acid
Trong quá trình lên men rượu luôn tạo các acid hữu cơ bao gồm: acid acetic,
lactic, citric, pyruvic và succinic nhưng nhiều hơn cả là acetic và lactic.
* Acid acetic
Nó có thể tạo thành từ phản ứng oxy hoá khử giữa hai aldehyde acetic - một phân
tử bị oxy hoá, phân tử thứ hai sẽ bị khử:
CH3CHO + CH3CHO + H2O → CH3COOH + C2H5OH
* Acid lactic
Nó được tạo bởi pyruvat dehydronase theo phản ứng:
CH3CO.COOH + NAD.H2 → CH3CHOHCOOH + NAD
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 10
* Acid citric
Theo Lapphon được tạo từ aldehyde acetic phản ứng này được biểu diễn tổng quát
như sau:
9CH3OH + 4H2O → (CH2COOH)2(OH)2COOH + 6C2H5OH
* Acid succinic
Acid này được tạo thành có thể theo hai con đường: dehydro và trùng hợp hai
phân tử acid acetic với aldehyde acetic:
2CH3COOH + CH3CHO → COOHCH2COOH + C2H5OH
4.2 Sự tạo thành alcohol cao phân tử
Một trong những sản phẩm phụ quan trọng được tạo thành trong quá trình lên men
rượu, là các rượu có số nguyên tử cacbon lớn hơn hai (gọi chung là alcol cao phân tử).
Các alcol này tuy ít nhưng lẫn vào cồn etylic sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản
phẩm. Đó là các alcol propylic, isoamylic, amylic… hàm lượng của chúng chỉ vào
khoảng 0,4 – 0,5% so với cồn etylic nhưng gây cho sản phẩm mùi hôi khó chịu. Các
alcol này có tên chung là dầu fusel và chỉ có mùi hôi khó chịu nên gọi là dầu khét.
4.3 Sự tạo thành ester
Song song với việc tạo ra acid và alcol, dưới tác dụng của enzym esterase của
nấm men, các acid và alcol sẽ tác dụng lẫn nhau để tạo ra những este tương ứng. Có
thể viết dưới dạng tổng quát sau:
R1CH2OH + R2COOH → R2COOCH2R1 + H2O
Ví dụ: khi alcol etylic kết hợp với acid acetic là sẽ nhận được este etylic hay
acetat etyl:
C2H5OH + CH3COOH → CH2COOC2H5 + H2O
Sự tạo thành este sẽ dễ dàng hơn khi các cấu tử tham gia phản ứng là các
aldehyde:
R1CHO + R2CHO → R1COOCH2R2
Khi đó tất cả biến đổi của aldehyde sẽ được thực hiện mà không cần tiêu tốn năng
lượng.
Các aldehyde cũng có thể ngưng tụ với nhau để tạo ra chất mới, vừa có nhóm –
CHO vừa có chứa nhóm – OH.
CH3CHO + CH3CHO → CH3CHOHCH2CHO
Khi tác dụng với alcol etylic, aldehyde acetic sẽ biến thành dietyl acetat:
CH3CHO + 2C2H5OH → CH3CH(OC2H5)2 + H2O
Dựa vào các kết quả thu được trong phòng thí nghiệm cũng như trên thực tế sản
xuất, người ta nhận thấy rằng lượng sản phẩm phụ và sản phẩm trung gian tạo thành
trong các quá trình lên men, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chúng thay đổi theo nhiệt
độ, pH, mức độ sục khí cũng như chủng nấm men và cả nguồn nguyên liệu.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 11
4.4 Các vi khuẩn có hại cho nấm men
Dịch lên men không chỉ là một môi trường dinh dưỡng tốt cho nấm men mà còn
cho các vi sinh vật khác. Trong nước, trong không khí cũng như các nguồn nguyên
liệu tham gia vào thành phân môi trường luôn chứa một lượng vi sinh vật có hại cho
lên men rượu. Các vi sinh vật nếu lẫn vào dung dịch đường sẽ biến đường thành các
sản phẩm khác và do đó làm giảm hiệu suất lên men rượu.
4.4.1 Vi khuẩn lactic
Đây là loại vi khuẩn yếm khí, chúng gồm có hai loại: lactic điển hình và lactic
không điển hình. Lactic điển hình sẽ biến đường thành sản phẩm duy nhất là acid
lactic:
C6H12O6 → 2 CH3CHOHCOOH + 18Kcal
Vi khuẩn lactic không điển hình sẽ sử dụng đường và tạo ra acid lactic, ngoài ra
còn tạo ra một lượng đáng kể các chất khác như: alcol, acid acetic, cacbonic, diacetyl
và aceton. Các sản phẩm được tạo ra phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, pH, mức độ
yếm khí… Vì vậy, các sản phẩm tạo thành không ổn định.
Lactic điển hình có nhiệt độ tối ưu trong khoảng 49 – 510C, còn lactic không điển
hình có nhiệt độ tối ưu trong khoảng 37 – 380C.
4.4.2 Vi khuẩn acetic
Vi khuẩn acetic là loại vi khuẩn hiếu khí cũng không tạo thành bào tử, có nhiệt độ
tối ưu trong khoảng 20 – 350C, tối đa 420C chúng phát triển tốt trong môi trường có
alcol thấp, oxy hoá alcol thành acetic:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O + 116Kcal
Trong môi trường không có alcol, vi khuẩn acetic sẽ oxy hoá đường thành acid
gluconic.
Các vi khuẩn acetic không chỉ oxy hoá alcol acetic mà còn oxy hoá các alcol
khác. Ví dụ như dưới tác dụng của oxy hoá của vi khuẩn acetic, alcol butylic sẽ biến
thành acid butyric:
CH3CH2CH2OH → CH3CH2CH2COOH
Và alcol propylic sẽ biến thành acid propylic:
CH3CH2CH2OH → CH3CH2COOH
Vi khuẩn lactic thường phát triển trên bề mặt dịch lên men để lậu ngày, trong điều
kiện lên men rượu chúng ít có khả năng phát triển vì vi khuẩn này rất hiếu khí.
4.4.3 Vi khuẩn butylic và các vi sinh vật khác
Nếu lấy dịch quả chưa lên men đem cấy trên hộp đĩa petri trong môi trường thích
hợp sẽ phát triển nhiều vi khuẩn có khả năng tạo bào tử. Chúng gồm vi khuẩn butylic,
acetic butylic, subtilis…nhưng điều kiện lên men rượu, tất cả các vi khuẩn này không
phát triển vì pH tối thích của chúng đều nằm trong môi trường trung tính hoặc kiềm
yếu. Vì vậy, nhiễm khuẩn chủ yếu trong lên men rượu chủ yếu là vi khuẩn lactic.
(Nguyễn Đình Thưởng, 2000)
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 12
5. Cơ chế của quá trình lên men
Để lên men người ta cho vào môi trường một lượng tế bào nấm men nhất định.
Tùy theo phương pháp lên men mà lượng nấm men cho vào khác nhau. Thông thường
khi lên men, lượng tế bào nấm men phải đạt được > 100 triệu tế bào trong 1ml dịch lên
men. Do diện tích bề mặt của tế bào nấm men rất lớn nên khả năng hấp thụ các chất
dinh dưỡng rất mạnh. Đường lên men và các chất dinh dưỡng khác trong môi trường
lên men trước tiên được hấp thụ trên bề mặt của nấm men sau đó khuếch tán qua màng
vào bên trong tế bào nấm men, rượu và CO2 sẽ được tạo thành.
Rượu etylic tạo thành khuếch tán ra môi trường bên ngoài qua màng tế bào nấm
men. Rượu hòa tan vô hạn trong nước nên khuếch tán rất nhanh vào môi trường, CO2
cũng hòa tan vào trong môi trường nhưng sự hòa tan không lớn. Ở áp suất 800 mmHg,
nhiệt độ 25 – 300C là 0,856 – 0,837 lít CO2 trong một lít nước. Vì thế CO2 sinh ra
trong quá trình lên men sẽ khuếch tán vào môi trường và nhanh chóng đạt được trạng
thái bão hòa. Khi bão hòa, CO2 bám xung quanh tế bào nấm men hình thành những bọt
khí. Tế bào nấm men thường dính liền với nhau, bọt khí sinh ra ngày càng nhiều và
lớn dần lên hình thành túi lớn, đến lúc nào đó có sự chênh lệch giữa khối lượng riêng
của môi trường và tế bào nấm men sẽ nổi lên trên bề mặt. Khi đến bề mặt, do có sự
thay đổi đột ngột sức căng bề mặt nên chúng bị vỡ ra làm cho khí CO2 bị phóng thích
ra bên ngòai. Lúc này khối lượng riêng của nấm men đủ lớn trở lại nên chúng bị chìm
xuống. Quá trình này diễn ra liên tục nên tế bào nấm men vốn từ trạng thái tĩnh chuyển
sang trạng thái động, làm gia tăng khả năng tiếp xúc tế bào nấm men và môi trường
điều này làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, mạnh mẻ hơn. Khi đó làm
tăng nhanh quá trình lên men.
Khí CO2 ức chế quá trình lên men, nhưng trong quá trình thoát khí CO2 làm tăng
khả năng lên men của nấm men. Kích thước, vật liệu chế tạo của thiết bị lên men, các
chất hòa tan mang điện tích, các vật lơ lững khác hiện diện trong dịch lên men khi lên
men đều ảnh hưởng đến sự thoát khí CO2 nên cũng ảnh hưởng quá trình lên men (Bùi
Thị Quỳnh Hoa).
6. Động học của quá trình lên men
Tốc độ của quá trình lên men có thể quan sát được bằng cách theo dõi thay đổi
của hàm lượng đường trong dịch lên men, quan sát bằng cách theo dõi sự thay đổi
rượu và CO2 tạo thành cũng như sau thay đổi trị số của nồng độ dịch lên men.
Quá trình lên men chia làm 3 thời kỳ chính:
- Thời kỳ đầu: khoảng 60 giờ kể từ khi cho nấm men tiếp xúc với dịch lên men.
Sự lên men diễn ra rất chậm, đường lên men không đáng kể.
- Thời kỳ 2: đây là thời kỳ lên men chính. Chiếm khoảng 60 - 120 giờ sau thời kỳ
đầu. Sự phát triển của nấm men và sự lên men sau mỗi giờ tăng lên đáng kể và đạt đến
trị số cực đại.
- Thời kỳ cuối: đây là giai đoạn lên men phụ xảy ra rất chậm đồng thời là thời kỳ
ổn định tạo mùi cho sản phẩm. Tùy theo phương pháp lên men, loại sản phẩm mà thời
gian lên men phụ kéo dài khác nhau không quan sát được.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 13
Thời kỳ lên men chính là thời kỳ biến đổi sâu sắc các thành phần trong dịch lên
men. Chúng ảnh hưởng đến kết quả của quá trình lên men. Trong giai đoạn này, trong
điều kiện lên men bình thường sau mỗi giờ nồng độ đường trong dịch lên men sẽ giảm
đi khoảng 1 độ (0Brix, balling, %) tùy theo loại sản phẩm, dây chuyền sản xuất.
Sự tồn tại của thời kỳ lên men cuối là đặc trưng đối với quá trình lên men dịch
đường hóa từ nguyên liệu chứa tinh bột.
Trong dịch lên men nếu biểu thị hàm lượng đường tồn tại trong dịch lên men là
100% thì 4 – 6% là dạng chất không tan, 75 – 77% được chuyển thành maltose và 19%
là dextrin.
Trong giai đoạn lên men sự đường hóa cũng xảy ra nhưng rất chậm và không
hoàn toàn, đặc biệt khó khăn đối với tinh bột không tan. Do đó, tốc độ lên men trong
thời kỳ này không phụ thuộc vào số lượng tế bào nấm men mà chủ yếu phụ thuộc vào
thủy phần hàm lượng dextrin không lên men còn lại. Tuy vậy, chính những loại đường
không lên men này sẽ tạo thành vị ngọt cho sản phẩm. Như vậy, chu kỳ lên men dịch
đường hóa tinh bột phụ thuộc vào thời gian lên men cuối hay phụ thuộc vào khả năng
đường hóa của phức hệ enzyme amylase. Rất nhiều thí nghiệm cho thấy càng kéo dài
thời gian lên men cuối thì càng gia tăng hiệu suất của quá trình lên men .
Tuy vậy tùy theo sản phẩm của sự lên men, nồng độ glucid của dịch đường hóa,
phương pháp lên men, nhà sản xuất cũng sẽ tạo ra một qui trình sản xuất riêng biệt với
chất lượng và thành phần mong muốn của họ (Bùi Thị Quỳnh Hoa).
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men
* Ảnh hưởng của oxi
Hầu hết các chủng nấm men trong lên men rượu vang thuộc giống
Saccharomyces. Chúng là nhóm vi sinh vật kỵ khí tuỳ tiện. Khi trong môi trường đủ
oxy nấm men phân huỷ đường dùng làm nguồn năng lượng lượng và cấu tạo tế bào
tăng sinh khối.
Trường hợp thiếu oxy (kỵ khí) nấm men sử dụng phần oxi hoà tan trong môi
trường để sinh trưởng và chủ yếu là lên men.
Trong quá trình lên men giai đoạn đầu yêu cầu oxi cao nhất để nấm men sinh sản,
phát triển tăng sinh khối. Nếu có giai đoạn nhân giống thì cũng cần phải cung cấp oxi
bằng cách lắc hoặc sục kh.í
* Ảnh hưởng nhiệt độ
Nhiệt độ lên men có ảnh hưởng đến đời sống của nấm, men, đến quá trình lên
men và chất lượng sản phẩm.
Nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất rượu vang đã xác định được khoảng
nhiệt độ lên men rượu vang trắng thích hợp là 15 – 300C, nếu lên men ở những thang
độ thấp hơn thì càng tốt. Còn lên men đỏ (nước quả lẫn xác quả) phải chiết xuất các
chất thơm và polyphenol từ vỏ quả nên cần thang độ cao hơn, thường là 250C.
Nhiệt độ lên men cao, thời gian của quá trình lên men ngắn, độ cồn có thể thấp,
đường sót còn nhiều và hương vị của sản phẩm có khi không tốt.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 14
* Ảnh hưởng của hàm lượng đường
Trong nước quả thường có hàm lượng đường không đều do vậy người ta thường
bổ sung thêm đường saccharose. Đa số các loại nấm men hoạt động bình thường trong
môi trường có hàm lượng đường dưới 20%. Có một số chủng hoạt động ở môi trường
có đường cao hơn. Khi nhân giống thường dùng môi trường có đường thấp dưới 10%.
* Ảnh hưởng của pH môi trường
Trong thực tế lên men những dịch quả chua thường được rượu vang ngon. Đối với
dịch quả thường có độ pH từ 2,8 – 3,8. Khoảng pH này nấm men vẫn hoạt động được.
Vùng pH tối thích của nấm men là 4 – 6.
Trong sản xuất rượu vang người ta thường chuẩn bị môi trường nước quả có độ
pH bằng 3 – 3,5 (Lương Đức Phẩm, 1998).
* Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố kìm hãm hoạt động của nấm men vang. Đặc biệt các tia cực
tím trong ánh sáng sẽ giết chết tế bào nấm men, vì vậy quá trình lên men phụ thuộc
thời tiết của từng vụ (Bùi Ái, 2003).
* Ảnh hưởng của nồng độ rượu
Quá trình nuôi cấy nấm men chủ yếu là tạo điều kiện cho nấm men phát triển sinh
khối, đạt số lượng theo yêu cầu. Song, nấm men cũng thực hiện một quá trình lên men
rượu đáng kể (còn phụ thuộc vào chế độ thông không khí).
Thường trong dịch nấm men có khoảng 4 – 6% rượu. Nồng độ rượu sinh ra có ảnh
hưởng đến tốc độ và khả năng phát triển của nấm men. Nồng độ rượu ảnh hưởng đến
tốc độ phát triển riêng của nấm men còn phụ thuộc vào thời gian, số lượng tế bào và
nguyên liệu chuẩn bị môi trường nuôi cấy. Cùng một môi trường nuôi cấy, số lượng tế
bào nấm men cho vào bằng nhau, điều kiện cấy giống nhau thì nồng độ rượu ban đầu
1% chưa có ảnh hưởng đến tốc độ và khă năng phát triển của nấm men, từ 4 – 6% đã
có ảnh hưởng xấu (Bùi Thị Quỳnh Hoa).
* Ảnh hưởng của nguồn nitơ
Đa số trong nước quả có các hợp chất nitơ đủ cung cấp cho nấm men. Song, cũng
có trường hợp vì hạn hán hoặc tuỳ từng loại quả không đủ nguồn nitơ cho nấm men
sinh trưởng. Do đó, cần phải bổ sung thêm nguồn nitơ. Trong trường hợp này người ta
thường dùng amon sulfat (NH4)2SO4. Cũng có thể dùng dịch men tự phân cho thêm
vào môi trường. Nếu dịch quả quá chua dùng tactrat amon – kali hay amon hydroxyt
trung hoà bớt acid.
Ngoài nguồn nitơ cũng cần chú ý đến nhu cầu sinh trưởng của nấm men. Nếu thấy
men phát triển kém có thể thêm vào 1 lít nước quả 0,2 ml hỗn hợp có thành phần như
sau: amon sulfat: 100g/l; vitamin B1: 0,25g/l; canxi pantotenat: 0,25g/l; vitamin H:
0,002g/l. Cũng có thể dùng cao nấm men thay cho hỗn hợp này (Lương Đức Phẩm,
1998).
* Ảnh hưởng mật số tế bào nấm men
Số lượng tế bào nấm men cho vào dịch lên men có ảnh hưởng lớn đến quá trình
lên men. Nếu số lượng tế bào nấm men cho vào thích hợp thì quá trình lên men tốt và
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 15
hiệu suất thu hồi cao, chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn. Nếu lượng tế bào nấm men
cho vào quá ít thì tốc độ lên men chậm, sinh khối tế bào nấm men thấp tạo điều kiện
cho vi sinh vật phát triển. Nếu số lượng nấm men quá nhiều thì môi trường dịch lên
men không đủ cho nấm men phát triển, tế bào nấm men sẽ chết dần, sản phần sinh ra
mùi lạ đồng thời phí đi một lượng nấm men.
* Ảnh hưởng chất sát trùng
Các chất sát trùng dùng trong sản xuất như: formol, Na2SiF6, NaF, CaOCl2…, các
muối kim loại nặng, các tia cực tím đều có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nấm
men. Tuy nhiên, mỗi một yếu tố có ảnh hưởng khác nhau trong từng điều kiện nuôi
cấy và từng chủng nấm men. Chất thanh trùng rộng rãi là SO2 (anhydrit sulphurơ), SO2
là hoá chất được phép dùng trong sản xuất rượu vang hầu hết trên thế giới và nó có tác
dụng nhiều mặt: chống oxi hoá, làm giảm hoặc tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có hại
trong đó có vi khuẩn lactic. Lượng SO2 thường dùng là 30 – 120 mg/l, SO2 có tác dụng
làm tê liệt các enzym oxi hoá khử. Nếu dùng quá liều rượu sẽ có mùi khó chịu và diệt
một số vi khuẩn có ích. Nguồn SO2 dùng phổ biến trong ủ rượu vang là hợp chất
Na2SO3 (Lương Đức Phẩm, 1998).
* Ảnh hưởng của CO2
Hàm lượng CO2 hình thành trong quá trình lên men thường hạn chế mạnh sự sinh
sản của nấm men vang. Theo nghiên cứu của Miuler – Thurrau, khi:
- Hàm lượng CO2 trong rượu vang đạt đến 0,25% trọng lượng thì việc sinh sản
của nấm men đình trệ
- Hàm lượng CO2 trong rượu vang đạt 1,5% trong lượng CO2 thì nấm men không
còn sinh sản nữa
Với hàm lượng CO2 như trên, ở nhiệt độ 150C sẽ có áp suất là 7,7 atm, nấm men
vẫn sống và tiếp tục lên men kỵ khí (Bùi Ái, 2003).
8. Tiêu chuẩn của nước trong sản xuất rượu
Độ cứng của nước không quá 7mg đương lượng/lít, phải trong suốt, không màu,
không mùi. Hàm lượng muối không được vượt quá giới hạn sau:
Bảng 6. Giới hạn hàm lượng các ion trong nước
Ion Hàm lượng (mg/l) Ion Hàm lượng (mg/l)
Cl¯ 0,5 F 3
SO42- 80 Zn 3
As 0,05 Cu 5
Pb 0,1 Fe 0,3
NO3¯ 40
(Bùi Thị Quỳnh Hoa)
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 16
Không có hoặc chỉ có rất ít các muối kim loại nặng như: Hg2+, Ba2+…
Khả năng oxi hoá không quá 2 ml dung dịch KMnO4 (0,01N). Chất cặn không
vượt quá 1000 mg/l. Nước mặt sông hồ thường có lượng muối khoáng thấp, dao động
từ 40 – 50 mg/l. Nước ngầm có lượng muối khoáng nhiều hơn, khoảng 50 – 3000
mg/l. Hàm lượng các chất hữu cơ không vượt quá 4 mg/l. Vi sinh vật hầu như không
có.
Muối CaCO3, MgCO3, Fe2+, Fe3+ với lượng 400 mg/l, muối nitrat 400 mg/l và
muối nitơ 200 mg/l sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình lên men.
NH3 với hàm lượng 20 mg/l lại có tác dụng làm tăng hiệu suất lên men. Hàm
lượng lớn hơn thì lại không cho phép.
Các muối nitrat, nitrit, phosphat và silicat với lượng nhỏ hơn 200 mg/l không ảnh
hưởng đến quá trình đường hoá. Muối bicacbonat với lượng không quá 200 – 400 mg/l
không ảnh hưởng đến sự đường hoá, nhưng lượng lớn hơn ảnh hưởng rõ rệt đến
enzyme amylase.
E. Coli < 20 tế bào/lít (Bùi Thị Quỳnh Hoa).
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 17
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
1. Phương tiện thí nghiệm
1.1 Địa điểm tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm của bộ môn Công Nghệ Thực
Phẩm, khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ.
1.2 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài thực hiện trong thời gian 12 tuần, bắt đầu từ 26/02/2007 đến 18/05/2007.
1.3 Thiết bị và dụng cụ
Các thiết bị, dụng cụ thực hiện thí nghiệm gồm:
- Chiết quang kế (hiệu ATAGO, 0 – 320Brix, Japan)
- Saccharometer
- Máy đo pH
- Thuỷ trọng kế (Hydrometer)
- Cân điện tử với độ chính xác ± 0,01g
- Bình lắng gạn
- Tủ sấy
- Các bình lên men
- Tủ mát
- Máy so màu spectrophotometer
Hình 2. Máy đo pH Hình 3. Saccharometer Hình 4. Máy Spectrophotometer
Hình 5. Thủy trọng kế Hình 6. Cân điện tử
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 18
1.4 Nguyên vật liệu, hoá chất
Nguyên liệu: nước dừa, đường
Hoá chất phân tích acid: NaOH 0,1N, Phenolphtalein
Hoá chất phân tích béo: cồn – amoniac, ete thường, ete dầu hoả
Hoá chất thanh trùng: NaHSO3
Hoá chất điều chỉnh pH: acid citric
2. Phương pháp thí nghiệm
2.1 Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với 2 lần lặp lại. Kết quả phân tích thống kê bằng chương
trình Statgraphics
2.2 Phương pháp phân tích
- Phân tích acid toàn phần bằng phương pháp thể tích định phân
- Xác định hàm lượng chất khô hoà tan trong dịch lên men bằng chiết quang kế
- Xác định pH bằng máy đo pH
- Phân tích hàm lượng đường còn lại bằng saccharometer
- Phân tích hàm lượng rượu trong sản phẩm bằng phương pháp tỉ trọng
- Đo độ truyền quang T % bằng máy Spectrophotometer
- Đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm (theo thang điểm Hedonic)
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 19
2.3 Quy trình thí nghiệm
Nước dừa
Phối chế
Thanh
trùng
Lên men
Làm trong
Thành
phẩm
Ổn định
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 20
2.4 Nội dung và bố trí thí nghiệm
2.4.1 Khảo sát ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ nấm
men đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm
Mục đích
Xác định ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ nấm
men đến quá trình lên men.
Chuẩn bị mẫu
Nước dừa được phối chế, dùng chiết quang kế đo và tính các mẫu ở các nồng độ
đường khác nhau, thanh trùng nước dừa bằng NaHSO3 140 mg/l khoảng 30 phút. Cho
nấm men vào với các tỉ lệ nấm men khác nhau. Cho nước dừa vào bình lên men và tiến
hành lên men. Quá trình lên men được theo dõi từng ngày (lấy mẫu phân tích hàm
lượng đường còn lại và hàm lượng rượu trong sản phẩm theo từng ngày) đến khi quá
trình lên men kết thúc.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với 2 nhân tố, lặp lại 2 lần
Nhân tố A: hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men (%), có 3 mức độ
A1: 20 A2: 22 A3: 24
Nhân tố B: lượng nấm men bổ sung (g/lít dịch lên men), có 3 mức độ
B1: 0,2 B2: 0,4 B3: 0,6
Bảng 7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nhân tố Nhân tố B
A B1 B2 B3
A1 A1B1 A1B2 A1B3
A2 A2B1 A2B2 A2B3
A3 A3B1 A3B2 A3B3
Số nghiệm thức = 3*3 = 9
Kết quả ghi nhận
- Hàm lượng đường còn lại
- Hàm lượng rượu trong sản phẩm
- Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm
Từ thí nghiệm, ta chọn ra được hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ
lệ nấm men bổ sung thích hợp cho quá trình lên men tạo sản phẩm có mùi vị tốt. Làm
cơ sở để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 21
2.4.2 Khảo sát ảnh hưởng pH của dịch lên men đến quá trình lên men và chất lượng
sản phẩm
Mục đích
Xác định ảnh hưởng của pH đến quá trình lên men.
Chuẩn bị mẫu
Nước dừa được phối chế, dùng chiết quang kế và máy đo pH để đo và tính các
mẫu ở các hàm lượng chất khô hòa tan thích hợp theo thí nghiệm 2, điều chỉnh pH
khác nhau (dùng acid citric hoặc NaHCO3 để điều chỉnh pH). Thanh trùng nước dừa
bằng NaHSO3 140 mg/l khoảng 30 phút. Cho nấm men vào với các tỉ lệ nấm men
thích hợp theo thí nghiệm 2. Nước dừa cho vào bình lên men và tiến hành lên men.
Quá trình lên men được theo dõi từng ngày (lấy mẫu phân tích hàm lượng đường còn
lại và hàm lượng rượu trong sản phẩm theo từng ngày) đến khi quá trình lên men kết
thúc.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với 1 nhân tố, lặp lại 2 lần
Nhân tố C: pH dịch lên men sau phối chế, có 3 mức độ
C1: 4 C2: 4,5 C3: 5
Số nghiệm thức = 3
Kết quả ghi nhận
- Hàm lượng đường còn lại
- Hàm lượng rượu trong sản phẩm
- Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm
Sau kết quả ghi nhận được ta chọn ra pH thích hợp cho quá trình lên men tạo ra
sản phẩm có chất lượng tốt.
2.4.3 Khảo sát ảnh hưởng của chất làm trong
Mục đích
Xác định ảnh hưởng của việc làm trong bằng agar nhằm chọn điều kiện làm trong
thích hợp.
Chuẩn bị mẫu
Nước dừa sau khi kết thúc quá trình lên men thu được sản phẩm, ta tiến hành làm
trong bằng agar với các tỉ lệ khác nhau, theo dõi thời gian làm trong và đánh giá sản
phẩm.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 22
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành với 1 nhân tố, 2 lần lặp lại
D: tỉ lệ agar (g/lít), có 4 mức độ
D1: 0 D2: 0,5 D3: 1 D4: 1,5
Số nghiệm thức = 4
Kết quả ghi nhận
- Độ trong của rượu
- Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 23
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thành phần của nước dừa
Chỉ tiêu Hàm lượng
pH 5,2 – 5,4
Hàm lượng chất khô hòa tan 3,9 %
Acid toàn phần 0,064 %
Hàm lượng chất béo 0,053 %
Hình 7. Nguyên liệu dừa
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 24
2. Ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ nấm men
đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm
Bố trí thí nghiệm với 3 hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men là 20%,
22% và 24%; với 3 tỉ lệ nấm men khác nhau là 0,2g/l, 0,4g/l và 0,6g/l. Các chỉ tiêu cố
định là lượng NaHSO3 140mg/l khoảng 30 phút, thời gian lên men là 12 ngày (theo thí
nghiệm thăm dò). Các bước tiến hành thí nghiệm tương tự như sơ đồ bố trí. Kết quả
thống kê về hàm lượng đường còn lại, hàm lượng rượu trong sản phẩm sau khi lên
men được thể hiện trong các bảng sau:
Bảng 8. Kết quả thống kê ảnh hưởng thời gian lên men đến hàm lượng đường còn lại và hàm
lượng rượu của sản phẩm trong quá trình lên men
Thời gian lên men, ngày Hàm lượng đường còn lại , %
Hàm lượng rượu của sản phẩm,
%
1 19,3a 1,5j
2 16,9b 2,7i
3 16,0c 3,1i
4 12,6d 4,8h
5 10,6e 5,8g
6 8,9f 7,0f
7 6,9g 7,8e
8 5,5h 8,7d
9 3,6i 9,7c
10 3,1i 10,2c
11 2,0j 11,3b
12 1,3k 11,9ab
13 0,7k 12,4a
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 25
Bảng 9. Kết quả thống kê ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men đến
hàm lượng đường còn lại và hàm lượng rượu của sản phẩm trong quá trình lên men
Hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch
lên men, %
Hàm lượng
đường còn lại, %
Hàm lượng rượu trong
sản phẩm, %
20 6,2c 7,4b
22 8,0b 7,7a
24 10,5a 7,3b
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
Bảng 10. Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ nấm men đến hàm lượng đường còn lại và hàm
lượng rượu của sản phẩm trong quá trình lên men
Tỉ lệ nấm men, g/lít Hàm lượng đường còn lại, %
Hàm lượng rượu của sản phẩm, %
0,2 9,4a 6,8c
0,4 8,1b 7,5b
0,6 7,2c 8,1a
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
Qua kết quả tính thống kê thể hiện ở bảng 8, 9, 10 cho thấy: Tỉ lệ nấm men ảnh
hưởng lớn đến quá trình lên men, tỉ lệ nấm men cao thì giúp quá trình lên men nhanh
hơn, thời gian lên men ngắn. Tuy nhiên, khi tỉ lệ nấm men cao hơn 0,4 g/l thì lượng
rượu sinh ra tăng nhưng nếu sử dụng tỉ lệ nấm men cao quá sẽ sinh ra nhiều rượu bậc
cao, aldehyde làm giảm giá trị cảm quan sản phẩm, với tỉ lệ nấm men 0,4 g/l lượng
rượu sinh ra đã đủ sức ức chế lại hoạt động của nấm men. Do đó, chỉ cần sử dụng tỉ lệ
nấm men 0,4 g/l trong quá trình lên men. Tương tự, đối với khoảng hàm lượng chất
khô hòa tan trong dịch lên men đã khảo sát cho thấy: khi tăng hàm lượng chất khô hòa
tan thì lượng rượu sinh ra nhiều hơn nhưng đối với hàm lượng chất khô hòa tan 24%,
thì lượng rượu sinh ra lại giảm do hàm lượng đường cao đã hạn chế sự hoạt động của
nấm men. Do đó, dựa vào kết quả thống kê ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan
trong dịch lên men đến lượng rượu sinh ra trong quá trình lên men cho thấy: ta nên
chọn hàm lượng chất khô hòa tan của dịch lên men ở 22%.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 26
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Thời gian lên men, ngày
H
L
Đ
ườ
n
g
cò
n
lạ
i,
%
Nấm men: 0,2 g/l Nấm men: 0,4 g/l Nấm men: 0,6 g/l
0
5
10
15
20
25
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Thời gian lên men, ngày
H
L
Đ
ườ
n
g
c
òn
lạ
i,
%
Nấm men: 0,2 g/l Nấm men: 0,4 g/l Nấm men: 0,6 g/l
2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men và tỉ lệ nấm men
đến quá trình lên men
Hình 8. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng đường còn lại theo thời gian lên men khi hàm
lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men là 20%
Hình 9. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng đường còn lại theo thời gian lên men khi hàm
lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men là 22%
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 27
0
5
10
15
20
25
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Thời gian lên men, ngày
H
L
Đ
ườ
n
g
cò
n
lạ
i,
%
Nấm men: 0,2 g/l Nấm men: 0,4 g/l Nấm men: 0,6 g/l
0
2
4
6
8
10
12
14
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13Thời gian lên men, ngày
H
L
rư
ợu
củ
a
sả
n
ph
ẩm
,
%
Nấm men: 0,2 g/l Nấm men: 0,4 g/l Nấm men: 0,6 g/l
Hình 10. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng đường còn lại theo thời gian lên men khi hàm
lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men là 24%
Hình 11. Đồ thị biểu diễn hàm lượng rượu trong sản phẩm theo thời gian lên men khi hàm
lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men là 20%
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 28
0
2
4
6
8
10
12
14
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Thời gian lên men, ngày
H
L
rư
ợu
củ
a
sả
n
ph
ẩm
,
%
Nấm men: 0,2 g/l Nấm men: 0,4 g/l Nấm men: 0,6 g/l
0
2
4
6
8
10
12
14
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Thời gian lên men, ngày
H
L
rư
ợu
củ
a
sả
n
ph
ẩm
,
%
Nấm men: 0,2 g/l Nấm men: 0,4 g/l Nấm men: 0,6 g/l
Hình 12. Đồ thị biểu diễn hàm lượng rượu trong sản phẩm theo thời gian lên men khi hàm
lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men là 22%
Hình 13. Đồ thị biểu diễn hàm lượng rượu trong sản phẩm theo thời gian lên men khi hàm
lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men là 24%
Qua kết quả biểu thị ở hình 8, 9, 10, 11, 12, 13 cho thấy: khi sử dụng tỉ lệ nấm
men thấp thì quá trình lên men chậm, cùng thời gian lên men nhưng với tỉ lệ nấm men
càng cao thì sản phẩm có hàm lượng rượu càng cao, do đường thêm vào là đường
saccharose (là môi trường thích hợp cho nấm men hoạt động), khi tỉ lệ nấm men càng
cao thì nấm men sẽ sử dụng đường saccharose triệt để hơn trong quá trình lên men nên
sản phẩm có hàm lượng rượu càng cao. Tuy nhiên, khi tỉ lệ nấm men cao hơn 0,4 g/l
thì lượng rượu sinh ra tăng nhưng giá trị cảm quan lại kém do sinh ra nhiều rượu bậc
cao, aldehyde, diacetyl, với tỉ lệ nấm men 0,4 g/l lượng rượu sinh ra đã đủ ức chế lại
hoạt động của nấm men. Do đó, chỉ nên sử dụng tỉ lệ nấm men 0,4 g/l. Tương tự, với
hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, khi tăng hàm lượng chất khô hòa tan
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 29
thì lượng rượu sinh ra nhiều hơn nhưng đến hàm lượng chất khô hòa tan là 24% thì sản
phẩm có hàm lượng đường còn lại cao, lượng rượu sinh ra giảm do đường cao quá sẽ
ức chế sự hoạt động của nấm men làm cho nấm men không lên men triệt để, với hàm
lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men là 22% thì sản phẩm có hàm lượng đường
còn lại thấp hơn, hàm lượng rượu trong sản phẩm cao do hàm lượng chất khô hòa tan
trong dịch lên men là 22% tạo môi trường thích hợp hơn cho nấm men hoạt động nên
nấm men thực hiện quá trình lên men tốt. Với hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch
lên men là 20% thì sản phẩm có hàm lượng đường còn lại thấp, hàm lượng rượu trong
sản phẩm khá cao nhưng giá trị cảm quan kém hơn. Do đó, dựa vào đồ thị biểu diễn
ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men đến hàm lượng rượu
của sản phẩm trong quá trình lên men cho thấy: ta nên chọn hàm lượng chất khô hòa
tan của dịch lên men ở 22%.
2.2 Ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ nấm men đến
giá trị cảm quan sản phẩm
Bảng 11. Kết quả ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ nấm men đến
giá trị cảm quan sản phẩm
Tỉ lệ nấm men (g/lít) HL Chất khô hòa tan, % Màu sắc Mùi Vị
20 6,1 6,2 5,6
22 6,9 7,2 6,9 0,2
24 6,1 6,5 6,5
20 6,3 5,7 6,7
22 8,1 7,4 6,8 0,4
24 6,5 6,8 6,0
20 6,1 5,7 6,4
22 6,0 7,6 7,6 0,6
24 6,1 6,9 6,6
(Ghi chú: số liệu trong bảng là giá trị trung bình)
Bảng 12. Kết quả thống kê ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men đến
giá trị cảm quan sản phẩm
Hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men,
%
Độ trong Mùi Vị
20 6,2b 5,9c 6,2b
22 7,0a 7,4a 7,1a
24 6,2b 6,7b 6,4b
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 30
Bảng 13. Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ nấm men đến giá trị cảm quan sản phẩm
Tỉ lệ nấm men, g/lít Độ trong Mùi Vị
0,2 6,4b 6,6a 6,3a
0,4 6,9a 6,6a 6,5a
0,6 6,1b 6,7a 6,9a
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
Qua kết quả thống kê điểm cảm quan của sản phẩm ở bảng 12 và 13 cho thấy:
hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men có ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của
sản phẩm, với hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men là 22% được đánh giá
cao do kết quả lên men tốt, sản phẩm có mùi vị đặc trưng và được nhiều người ưa
thích. Tương tự, với tỉ lệ nấm men sử dụng, khi thay đổi tỉ lệ nấm men sử dụng trong
quá trình lên men thì không ảnh hưởng lớn đến giá trị cảm quan sản phẩm, với tỉ lệ
nấm men 0,4g/l cho sản phẩm có giá trị cảm quan tốt.
Vì vậy, qua khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên
men, tỉ lệ nấm men đến quá trình lên men, với những kết quả thu nhận được cho thấy:
ta có thể lên men rượu từ nước dừa có hàm lượng chất khô hòa tan 22% và tỉ lệ nấm
men 0,4 g/l.
Hình 14. Sản phẩm sau lên men
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 31
3. Ảnh hưởng pH dịch lên men đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm
Bố trí thí nghiệm với 3 mức độ pH khác nhau bằng cách dùng acid citric để điều
chỉnh ta có pH bằng 4, 4,5 và 5. Các chỉ tiêu cố định là hàm lượng chất khô hòa tan
trong dịch lên men là 22%, tỉ lệ nấm men 0,4 g/lít, NaHSO3 140mg/l khoảng 30 phút
và thời gian lên men là 12 ngày. Các bước tiến hành thí nghiệm tương tự theo sơ đồ bố
trí. Kết quả được thể hiện trong các bảng sau:
Bảng 14. Kết quả thống kê ảnh hưởng pH của dịch lên men đến hàm lượng đường còn lại và
hàm lượng rượu của sản phẩm
pH trong dịch lên men Hàm lượng đường còn lại, % Hàm lượng rượu trong sản phẩm, %
4 10,8a 6,4b
4,5 9,2b 7,2a
5 9,2b 7,2a
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
Bảng 15. Kết quả thống kê ảnh hưởng thời gian lên men đến quá trình lên men khi thay đổi pH
Thời gian lên men, ngày Hàm lượng đường còn lại, % Hàm lượng rượu của sản phẩm, %
1 20,2a 0,9l
2 18,4b 2,1k
3 17,3c 2,9j
4 13,3d 5,1i
5 11,6e 6,0h
6 9,8f 7,0g
7 8,2g 7,8f
8 7,3h 8,4e
9 6,0i 8,9d
10 5,0j 9,4c
11 4,0k 9,9b
12 3,0l 10,6a
13 2,3l 10,9a
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 32
0
5
10
15
20
25
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Thời gian lên men, ngày
H
L
Đ
ườ
n
g
c
òn
lạ
i,
%
pH: 4 pH: 4,5 pH: 5
0
2
4
6
8
10
12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Thời gian lên men, ngày
H
L
rư
ợu
c
ủa
sả
n
ph
ẩm
,
%
pH: 4 pH: 4,5 pH: 5
3.1 Ảnh hưởng pH của dịch lên men đến hàm lượng đường còn lại trong quá trình lên
men
Hình 15. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng đường còn lại theo pH trong quá trình lên men
3.2 Ảnh hưởng của pH của dịch lên men đến hàm lượng rượu của sản phẩm trong quá
trình lên men
Hình 16. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng rượu của sản phẩm theo pH trong quá trình lên
men
Qua kết quả biểu thị ở hình 15, 16 và kết quả thống kê ở bảng 14, 15 cho thấy: pH
trong dịch lên men có ảnh hưởng đến quá trình lên men, pH càng cao thì sản phẩm sau
lên men có hàm lượng rượu càng cao. Ở cùng điều kiện lên men nhưng với pH bằng
4,5 và 5 sản phẩm có hàm lượng rượu sau lên men cao hơn khi pH bằng 4 sẽ sinh ra
rượu trong sản phẩm thấp hơn do ở pH bằng 4 không thích hợp cho quá trình lên men,
dịch nước dừa sẽ chua hơn, nên nấm men hoạt động không mạnh, lượng rượu sinh ra
không nhiều. Do đó, dựa vào kết quả biểu thị ảnh hưởng pH của dịch lên men đến quá
trình lên men cho thấy: ta có thể điều chỉnh dịch lên men có pH > 4,5 thì quá trình lên
men diễn ra sẽ tốt hơn.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 33
3.3 Ảnh hưởng pH của dịch lên men đến giá trị cảm quan của sản phẩm
Bảng 16. Kết quả thống kê ảnh hưởng pH của dịch lên men đến giá trị cảm quan sản phẩm
pH của nước dừa Độ trong Mùi Vị
4 6,3b 6,4c 6,4b
4,5 8,1a 8,0a 8,2a
5 7,6a 7,3b 7,4a
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
Qua kết quả thống kê điểm cảm quan của sản phẩm ở bảng 16 cho thấy: pH ảnh
hưởng đến vị chua, đến giá trị cảm quan sản phẩm, với pH của dịch lên men bằng 4,5
trong quá trình lên men sẽ tạo sản phẩm được đánh giá cao do mức pH này cho kết quả
lên men tốt và tạo sản phẩm có độ trong, mùi vị đặc trưng. Do đó, mẫu có pH của dịch
nước dừa bằng 4,5 được chọn làm cơ sở cho thí nghiệm sau.
Hình 17. Sản phẩm sau lên men có chỉnh pH
4. Ảnh hưởng của việc làm trong bằng agar đến quá trình làm trong rượu và chất
lượng của sản phẩm
Rượu sau khi kết thúc quá trình lên men thì tiến hành làm trong bằng agar. Bố trí
thí nghiệm với 3 tỉ lệ agar là 0,5 g/l, 1 g/l, 1,5g/l và một mẫu không sử dụng agar. Kết
quả của quá trình làm trong được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 17. Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ agar đến độ trong sản phẩm (độ truyền qua T,
%)
Tỉ lệ agar (g/lít) Độ truyền qua T (%)
0 65,2b
0,5 82,5a
1 65,4b
1,5 66,2b
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 34
0
20
40
60
80
100
120
0 3 6 9 12 15 18 21
Thời gian làm trong, ngày
Đ
ộ
tru
yề
n
qu
a
,
%
Agar: 0 g/l Agar: 0,5 g/l Agar: 1 g/l Agar: 1,5 g/l
Bảng 18. Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian làm trong đến độ trong của sản phẩm (độ
truyền qua T, %)
Thời gian làm trong, ngày Độ truyền qua T, %
0 42,4e
3 58,3d
6 67,9c
9 72,0bc
12 75,1b
15 79,6a
18 81,6a
21 81,7a
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
4.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ agar đến độ trong sản phẩm (độ truyền qua T, %)
Hình 18. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ truyền qua T (%) theo thời gian làm trong
Qua kết quả biểu thị ở hình 18 và kết quả thống kê ở bảng 17 và 18 cho thấy: Tỉ lệ
agar ảnh hưởng lớn đến quá trình làm trong, tỉ lệ agar thấp giúp quá trình làm trong
nhanh hơn, sản phẩm trong hơn. Khi tỉ lệ agar sử dụng > 1 g/l thì quá trình làm trong
cũng diễn ra nhưng độ trong của sản phẩm chưa đạt yêu cầu. Với tỉ lệ agar là 0,5 g/l thì
quá trình làm trong rất tốt, sản phẩm trong. Do đó, ta chỉ nên sử dụng tỉ lệ agar là 0,5
g/l cho quá trình làm trong. Tương tự, với thời gian làm trong đã khảo sát cho thấy:
thời gian làm trong cũng có ảnh hưởng đến độ trong của sản phẩm, khi thời gian làm
trong càng dài thì sản phẩm càng trong. Tuy nhiên, với thời gian làm trong khoảng 15
ngày thì sản phẩm trong, nếu thời gian làm trong kéo dài hơn thì sản phẩm cũng không
trong thêm do lúc này hầu hết cặn lơ lửng đã lắng xuống đáy. Do đó, dựa vào kết quả
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 35
thống kê ảnh hưởng thời gian làm trong đến độ trong của sản phẩm cho thấy: ta nên
chọn thời gian làm trong khoảng 15 ngày thì độ trong chấp nhận được.
4.2 Ảnh hưởng của việc làm trong bằng agar đến giá trị cảm quan sản phẩm
Bảng 19. Kết quả thống kê đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ agar trong quá trình làm trong đến giá
trị cảm quan sản phẩm
Tỉ lệ agar, g/lít Độ trong Màu sắc Mùi Vị
0 5,5c 5,3c 5,8b 6,5b
0,5 7,4a 7,5a 7,5a 7,3a
1 6,0bc 6,1b 7,0a 6,9ab
1,5 6,4b 6,6b 7,1a 7,1ab
(Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo cột)
Qua kết quả thống kê điểm cảm quan của sản phẩm ở bảng 19 cho thấy: agar có
ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của sản phẩm, tỉ lệ agar thấp thì quá trình làm trong
tốt hơn, sản phẩm được đánh giá cao hơn. Mẫu không có sử dụng agar trong quá trình
làm trong được đánh giá thấp nhất do sản phẩm còn đục, có nhiều cặn lơ lửng trong
rượu. Mẫu sử dụng agar ở tỉ lệ 1 g/l và 1,5 g/l trong quá trình làm trong sản phẩm vẫn
còn đục và có ít cặn lơ lửng do lượng agar dư không cần thiết nên tỉ lệ này không được
chấp nhận. Mẫu sử dụng agar ở tỉ lệ 0,5 g/l được đánh giá cao nhất do ở tỉ lệ này sản
phẩm trong và có mùi vị tốt.
Hình 19. Rượu đang làm trong bằng agar Hình 20. Rượu sau quá trình làm trong
Hình 21. Sản phẩm rượu vang dừa
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 36
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Quá trình nghiên cứu chế biến sản phẩm rượu vang dừa, có thể rút ra những kết luận
sau:
Hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men, tỉ lệ nấm men ảnh hưởng nhiều
đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm, ta nên tiến hành lên men với hàm
lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men là 22% và tỉ lệ nấm men là 0,4 g/l sẽ tạo
điều kiện cho quá trình lên men tốt, hàm lượng rượu của sản phẩm cao và chất lượng
sản phẩm tốt.
pH của dịch lên men ảnh hưởng một ít đến quá trình lên men và chất lượng sản
phẩm, khi dịch lên men có pH > 4,5 thì quá trình lên men sẽ diễn ra tốt hơn. Tuy
nhiên, ở pH > 5 thì sản phẩm có giá trị cảm quan kém hơn. Do đó, pH thích hợp là 4,5.
Tỉ lệ agar ảnh hưởng đến quá trình làm trong rượu và chất lượng sản phẩm, sử
dụng tỉ lệ agar là 0,5 g/l, tiến hành làm trong khoảng 15 ngày thì sản phẩm sẽ trong và
đạt chất lượng tốt hơn.
Qua đó ta có thể thực hiện theo quy trình chế biến sau:
Nước dừa
Phối chế
Thanh
trùng
Lên men
Làm
trong
Ổn định
Đường saccharose,
Brix = 22%
Acid citric điều chỉnh
pH = 4,5
NaHSO3, 140mg/l,
30 phút
Nấm men 0,4 g/l,
12 ngày
Tỉ lệ agar 0,5 g/l,
15 ngày
Thành
phẩm
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 37
2. Đề nghị
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên không thể khảo sát hết các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình chế biến rượu vang dừa. Đề nghị hướng tới có điều kiện nên tiến hành
khảo sát vấn đề sau:
Khảo sát ảnh hưởng của các chất làm trong đến quá trình làm trong rượu vang
dừa và chất lượng sản phẩm.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoa, Bùi Thị Quỳnh. Công Nghệ Sản Xuất Rượu Bia và Nước Giải Khát. Trường Đại Học
Cần Thơ.
2. Hậu, Vũ Công. 1983. Chế Biến Vang Trái Cây Trong Gia Đình. Nhà xuất bản Nông Nghiệp,
Hà Nội.
3. Ái, Bùi. 2003. Công Nghệ Lên Men Ứng Dụng Trong Công Nghệ Thực Phẩm. Nhà xuất bản
Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
4. Lượng, Nguyễn Đức. 2002, 1996. Công Nghệ Vi Sinh. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP
Hồ Chí Minh.
5. Tùng, Nguyễn Văn. 2003. Luận văn tốt nghiệp Nghiên Cứu Chế Biến Rượu Mận. Trường Đại
Học Cần Thơ.
6. Vệ, Nguyễn Bảo, Trần Văn Hâu, Lê Thanh Phong. 2005. Cây Đa Niên. Tủ Sách Đại Học Cần
Thơ.
7. Thưởng, Nguyễn Đình. 2000. Công Nghệ Sản Xuất và Kiểm Tra Cồn Ethylic. Nhà xuất bản
Khoa Học và Kỹ Thuật.
8. Liên, Dương Thị Phượng. 1999. Kiểm Tra Chất Lượng Thực Phẩm Bằng Phương Pháp Cảm
Quan. Trường Đại Học Cần Thơ.
9. Liên, Dương Thị Phượng, Bùi Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Bảo Lộc. 2005. Kiểm Tra Chất Lượng
Sản Phẩm. Trường Đại Học Cần Thơ.
10. Hạnh, Nguyễn Hồng. 2006. Luận văn tốt nghiệp Lên Men Kefir Từ Nho. Trường Đại Học Cần
Thơ.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng x
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
1. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của nước dừa
- Xác định pH
Dùng máy đo pH để xác định giá trị pH của nước dừa
- Xác định acid toàn phần
Cân 10g mẫu + nước cất cho vào đủ 50ml, để lắng 1 giờ. Đong 25ml nước trong cho
vào 5 giọt phenolphtalein và đem chuẩn độ bằng NaOH 0,1N, đến khi xuất hiện màu
hồng nhạt, đọc thể tích của NaOH 0,1N và tính theo công thức:
X = (%)1002
P
NK ×××
Trong đó:
K: hệ số acid, lấy K = 0,0064 (tính theo acid citric)
N: số ml NaOH 0,1N đã chuẩn được
P: số gam mẫu
- Xác định chất khô hoà tan
Xác định chất khô hoà tan ta dùng chiết quang kế. Lấy dịch nước dừa nhỏ 1 giọt lên
chiết quang kế rồi đọc kết quả, ta được 0Brix của nước dừa.
- Định lượng lipid bằng phượng pháp Adam – Rose – Gottlieb
Nguyên lý
Trong môi trường amoniac và cồn, chiết xuất lipid bằng ete và ete dầu hoả. Để bay hơi
hết ete, cân lipid và từ đó tính ra hàm lượng lượng lipd có trong 100 g thực phẩm.
Amoniac có nhiệm vụ hoà tan protein, làm thay đổi sức căng mặt ngoài của các chất
béo, cắt dây nối giữa béo và đạm để lipid hoà tan vào ete dễ dàng hơn.
Cồn có tính hút nước làm cho lipid dễ hoà tan trong ete hơn, tham gia vào việc cắt dây
nối giữa béo và đạm. Ete còn gọi là ete thường hay ete sunfuric, có tính chất hoà tan
lipid nhưng cũng hoà tan các chất khác như nước và các chất hoà tan trong nước như
lactose, muối khoáng… Do đó người ta phải dùng thêm ete dầu hoả.
Ete dầu hoả ít hút nước hơn ete thường, có tính đẩy nước và các chất hoà tan trong
nước ra khỏi ete thường, làm cho ete thường chỉ chứa chất béo và ete dầu hoả. Người
ta không thể dùng ete dầu hoả thay cho ete thường được vì ete dầu hoả không hoà tan
các chất béo có chứa nước.
Tiến hành
Cho vào bình lắng gạn:
- Thực phẩm 10ml
- Dung dịch cồn – amoniac 10ml
- Ete thường 10ml
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xi
Lúc đầu lắc nhẹ, sau lắc mạnh dần và cuối cùng lắc thật mạnh. Để yên trong 30 phút,
hổn hợp trong bình sẽ chia làm 2 lớp:
- Lớp dưới là lớp amoniac hoà tan protein và các thành phần khác của thực phẩm
- Lớp trên là ete hoà tan chất béo và có lẫn một số chất khác
Tách lấy lớp ete, bỏ lớp dung dịch amoniac. Cho thêm vào lớp ete 10ml dung dịch ete
dầu hoả, lắc thật mạnh rồi để yên 15 phút, các chất không phải là chất béo sẽ tách và
lắng xuống dưới bình lắng gạn. Tách bỏ lớp phía dưới. Chuyển hết phần ete vào chén
thuỷ tinh đã sấy khô, cân sẵn theo nguyên tắc cân kép. Rửa bình lắng gạn 2 lần, mỗi
lần 5ml ete và dồn hết cả vào chén thuỷ tinh. Để bốc hơi hết ete ở nhiệt độ thường, sau
đó cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 1050C trong thời gian 30 phút. Lấy ra để nguội trong bình
hút ẩm và cân bằng cân phân tích.
Tính kết quả
Hàm lượng lipid (X) theo phần trăm trong thực phẩm được tính theo công thức:
X (%) =
G
PP 100)( 1−
Trong đó:
P: trọng lượng của cốc và béo sau khi sấy, g
P1: trọng lượng của cốc không, g
G: trọng lượng của mẫu, g
- Xác định hàm lượng đường
Để xác định hàm lượng đường trong nước dừa ta dùng saccharometer. Lấy một thể
tích nước dừa cho vào ống đong, sau đó cho saccharometer vào và đọc giá trị trên
saccharometer.
2. Phương pháp phân tích hàm lượng đường còn lại của sản phẩm trong quá
trình lên men
Xác định hàm lượng còn lại trong quá trình lên men ta dùng saccharometer
3. Phương pháp phân tích hàm lượng rượu hình thành trong sản phẩm
Dùng tỉ trọng kế để xác định sự thay đổi tỉ trọng trong quá trình lên men. Sau đó quy
ra hàm lượng rượu hình thành trong suốt quá trình lên men
- Nguyên lý
Xác định hàm lượng rượu hình thành dựa vào sự thay đổi tỉ trọng dung dịch
Dưới tác dụng của tế bào nấm men, đường được chuyển hoá thành rượu và CO2
C6H12O6 → 2 C2H5OH + 2 CO2
- Cách tính
C6H12O6 → 2 C2H5OH + 2 CO2
442
462
×
×
442
442
×
×
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xii
Dựa vào phương trình phản ứng cứ 1 g CO2 mất đi có 1,05 g rượu sinh ra
Giả sử tỉ trọng của dung dịch trước khi lên men là 1,06 và sau khi lên men là 1,02
Lượng CO2 mất đi cũng chính là chênh lệch tỉ trọng = 1,06 – 1,02 = 0,04 kg/l
Lượng rượu sinh ra = 0,04 x 1,05 = 0,042 kg/l
% khối lượng rượu trong dung dịch = %1,4%100
02,1
042,0
=×
% rượu theo thể tích = %2,5
79,0
%1,4
=
(Với tỉ trọng của rượu ethylic là 0,79)
* Chú ý: cần loại bỏ CO2 và làm lạnh đến 200C khi xác định tỉ trọng
4. Phương pháp xác định độ khô cần thiết cho dịch lên men
Xác định độ khô cần thiết cho dịch lên men có thể thực hiện theo công thức:
x
xab
+
+
=
100100
(**)
Trong đó:
a: độ khô đo được chuẩn bị phối trộn
b: độ khô cần đạt được theo yêu cầu
x: hàm lượng đường cần bổ sung
Dùng chiết quang kế để xác định phần trăm chất khô trong dịch lên men (xác định a).
Áp dụng công thức (**) tính ra lượng đường cần thêm vào trong 100ml dịch lên men.
Từ đó tính ra lượng đường cần bổ sung cho toàn bộ thể tích dịch lên men theo phần
trăm chất khô yêu cầu.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xiii
5. Phương pháp đánh giá cảm quan (theo phương pháp cho điểm Hedonic)
Mục đích: Cho điểm một số sản phẩm về chỉ tiêu nào đó theo sở thích của người tiêu
dùng.
Thang điểm Hedonic
Thang điểm Hedonic được xây dựng theo mức độ ưa thích sản phẩm tương ứng với
điểm từ 1 đến 9. Nội dung mô tả trong thang điểm này được tóm tắt trong bảng sau:
Mức mô tả Điểm tương ứng
Thích cực độ
Thích rất nhiều
Thích vừa phải
Thích hơi hơi
Không thích không chán
Chán hơi hơi
Chán vừa phải
Chán rất nhiều
Chán cực độ
9
8
7
6
5
4
3
2
1
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xiv
PHỤ LỤC 2 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
Bảng 20. Phân tích ANOVA ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men,
tỉ lệ nấm men và thời gian lên men đến hàm lượng đường còn lại
Analysis of Variance for HL DUONG CON LAI - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:THOI GIAN 8722.22 12 726.851 698.64 0.0000
B:NAM MEN 204.593 2 102.296 98.33 0.0000
C:CKHT % 729.213 2 364.607 350.45 0.0000
INTERACTIONS
AB 57.5241 24 2.39684 2.30 0.0017
AC 44.2467 24 1.84361 1.77 0.0239
BC 13.0964 4 3.2741 3.15 0.0169
ABC 16.8503 48 0.351047 0.34 1.0000
RESIDUAL 121.725 117 1.04038
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 9909.46 233
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 21. Kiểm định LSD ảnh hưởng thời gian lên men đến hàm lượng đường còn lại
Multiple Range Tests for HL DUONG CON LAI by THOI GIAN
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
THOI GIAN Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
13 18 0.705556 X
12 18 1.27778 X
11 18 1.96111 X
10 18 3.05556 X
9 18 3.58889 X
8 18 5.46111 X
7 18 6.94444 X
6 18 8.87222 X
5 18 10.6278 X
4 18 12.5889 X
3 18 15.9611 X
2 18 16.9167 X
1 18 19.2889 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 22. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ nấm men đến hàm lượng đường còn lại
Multiple Range Tests for HL DUONG CON LAI by NAM MEN
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
NAM MEN Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0.6 78 7.16026 X
0.4 78 8.14615 X
0.2 78 9.44359 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 23. Kiểm định LSD ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men
đến hàm lượng đường còn lại
Multiple Range Tests for HL DUONG CON LAI by CKHT %
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
CKHT % Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
20 78 6.24744 X
22 78 7.96026 X
24 78 10.5423 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xv
Bảng 24. Phân tích ANOVA ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men,
tỉ lệ nấm men và thời gian lên men đến hàm lượng rượu trong sản phẩm
Analysis of Variance for HL RUOU SINH RA - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:THOI GIAN 2900.09 12 241.674 194.98 0.0000
B:NAM MEN 64.1485 2 32.0743 25.88 0.0000
C:CKHT % 6.81374 2 3.40687 2.75 0.0682
INTERACTIONS
AB 16.7807 24 0.699196 0.56 0.9470
AC 9.50778 24 0.396158 0.32 0.9990
BC 6.46901 4 1.61725 1.30 0.2723
ABC 8.2973 48 0.172861 0.14 1.0000
RESIDUAL 145.02 117 1.23948
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 3157.13 233
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 25. Kiểm định LSD ảnh hưởng thời gian lên men đến hàm lượng rượu trong sản
phẩm
Multiple Range Tests for HL RUOU SINH RA by THOI GIAN
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
THOI GIAN Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
1 18 1.46667 X
2 18 2.66833 X
3 18 3.06556 X
4 18 4.84056 X
5 18 5.77556 X
6 18 6.95722 X
7 18 7.80889 X
8 18 8.70722 X
9 18 9.71611 X
10 18 10.1789 X
11 18 11.2894 X
12 18 11.8822 XX
13 18 12.4194 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 26. Kiểm định LSD ảnh hưởng tỉ lệ nấm men đến hàm lượng rượu trong sản phẩm
Multiple Range Tests for HL RUOU SINH RA by NAM MEN
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
NAM MEN Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0.2 78 6.78064 X
0.4 78 7.49179 X
0.6 78 8.06051 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 27. Kiểm định LSD ảnh hưởng hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch lên men
đến hàm lượng rượu trong sản phẩm
Multiple Range Tests for HL RUOU SINH RA by CKHT %
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
CKHT % Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
24 78 7.28897 X
20 78 7.36205 X
22 78 7.68192 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn Tốt nghiệp khoá 28 - 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xvi
Bảng 28. Phân tích ANOVA ảnh hưởng pH dịch lên menvà thời gian lên men đến hàm
lượng đường còn lại
Analysis of Variance for HL DUONG CON LAI - Type III Sums of Squares
----------------------------------------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 64.CHE BIEN RUOU VANG DUA.PDF