Tài liệu Luận văn Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9: Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYấN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG
Nghiờn cứu cập nhật hệ thống chỉ tiờu phỏt triển dõn cư, xó hội theo vựng
và vận dụng trong dạy học Địa lớ 9
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2009
Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn
Đại học Thái Nguyên
Tr•ờng Đại học s• phạm
Nguyễn Thị Trang Nhung
Nghiờn cứu cập nhật hệ thống chỉ tiờu phỏt triển dõn cư,
xó hội theo vựng và vận dụng trong dạy học Địa lớ 9
Chuyờn ngành : Lý luận và phương phỏp Giỏo dục
Mó ngành : 60 -14 -10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : TS Vừ Như Võn
Thỏi Nguyờn - 2009
T
Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn
THAI NGUYEN UNIVERSITY
THAI NGUYEN UNIVERSITY OF EDUCATION
NGUYEN THI TRANG NHUNG
TO STUDY REFRESHING SYSTEMS OF REGIONAL SOCIO-
POLATION INDICATORS WITH THE AIMES OF TEACHING
LOWER SECONDERY 9-TH GRADE GEOGRAPHY
EDUCA...
127 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG
Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng
và vận dụng trong dạy học Địa lí 9
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Th¸i Nguyªn - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
§¹i häc Th¸i Nguyªn
Tr•êng §¹i häc s• ph¹m
NguyÔn ThÞ Trang Nhung
Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư,
xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp Giáo dục
Mã ngành : 60 -14 -10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : TS Võ Như Vân
Thái Nguyên - 2009
T
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
THAI NGUYEN UNIVERSITY
THAI NGUYEN UNIVERSITY OF EDUCATION
NGUYEN THI TRANG NHUNG
TO STUDY REFRESHING SYSTEMS OF REGIONAL SOCIO-
POLATION INDICATORS WITH THE AIMES OF TEACHING
LOWER SECONDERY 9-TH GRADE GEOGRAPHY
EDUCATIONAL SCIENCES MASTER THESIS
METHODOLOGY AND METHODS OF TEACHING GEOGRAPHY
CODE : 60 - 14 - 10
SCIEANTIPHICAL GUIDED BY DR.PH. VU NHU VAN
THAI NGUYEN - 9 / 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Mọi kết quả nghiên cứu của Đề tài là trung thực và chưa ai công bố
Thái Nguyên, ngày 28 / 9 / 2009
Ký tên
Nguyễn Thị Trang Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Më ®Çu 8
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 8
2. Mục đích yêu cầu................................................................................... 9
3. NhiÖm vô nghiªn cøu……………………………………………………... 10
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................................................. 10
5. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................... 11
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 14
7. Cấu trúc luận văn................................................................................... 14
Néi dung vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.................................. 15
1.1. Cơ sở nhận thức luận ……………………………………………... 15
1.2.1. Chất và Lượng……………………………………………………. 15
1.2.2. Thời gian và Không gian…………………………………………. 16
1.2.3. Vận động và Phát triển……………………………………………. 17
1.2. Chỉ tiêu : Diễn giải, cấu trúc, phương pháp xử lí dữ liệu……….. 19
1.2.1. Nội hàm và ngoại diên khái niệm………………………………… 19
1.2.2. Diễn giải và cấu trúc ……………………………………………... 20
1.2.3. Phương pháp xử lí dữ liệu ………………………………………... 21
1.3. Tiêu chí hóa trong nghiên cứu vùng lãnh thổ dân cư, xã hội… 30
1.3.1. Trong nghiên cứu vùng địa lí tự nhiên……………………………. 30
1.3.2. Trong nghiên cứu vùng địa lí dân cư, xã hội …………………….. 33
1.4. Chỉ tiêu hóa trong dạy học Địa lí 9 theo hướng tích cực hóa …... 37
1.4.1. Nội dung dạy học phần vùng trong CT & SGK Địa lý 9………… 37
1.4.2. Nội dung dạy học Mục III : Đặc điểm dân cư, xã hội theo vùng
trong SGK Địa lý 9……………………………………………………....
38
1.5. Tiêu chí hóa trong nghiên cứu tái định dạng Địa - Kinh tế…….. 41
1.5.1. Nội dung tổng quát……………………………………………….. 41
1.5.2. Một số khái niệm cơ bản…………………………………………. 43
Tiểu kết chương 1……………………………………………………… 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chương 2 : Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội
theo vùng lãnh thổ trong Địa lí 9……………………….
46
2.1. Nhận thức chung về cơ sở vùng của các chỉ tiêu dân cư, xã hội .. 46
2.1.1. Quan niệm về vùng……………………………………………….. 46
2.1.2. Phân hóa vùng dưới tác động của quá trình CNH-HĐH…………. 47
2.2. Quan điểm và nguyên tắc chung…………………………………. 52
2.2.1.Quan điểm ………………………………………………………… 52
2.2.2. Các nguyên tắc cập nhật………………………………………….. 53
2.3. Cập nhật nội dung theo các chỉ tiêu phát triển DCXH…. 55
2.3.1. Mật độ dân số …………………………………………………… 55
2.3.2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ………………………………... 58
2.3.3. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị / thiếu việc làm ở nông thôn ……… 60
2.3.4. Tỉ lệ hộ nghèo và vấn đề xóa đói giảm nghèo……………………. 62
2.3.5. Đánh giá sự phát triển con người các chỉ số HDI.......................... 63
2.3.6. Thu nhập bình quân đầu người......................................................
65
2.3.7. Tỉ lệ người lớn biết chữ (%)……………………………………… 67
2.3.8. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam (năm)………………….. 68
2.3.9. Tỉ lệ dân thành thị / nông thôn (%)……………………………….. 70
2.4. Cập nhật các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng…….. 71
2.4.1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ……………………………… 71
2.4.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng........................................................... 73
2.4.3. Vùng Bắc Trung Bộ........................................................................ 76
2.4.4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ...................................................... 78
2.4.5. Vùng Tây Nguyên………………………………………………… 80
2.4.6. Vùng Đông Nam Bộ........................................................................ 82
2. 4.7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long................................................... 84
2.4.8. Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH vùng Biển - Đảo
Việt Nam.............................................................
86
Tiểu kết Chương 2 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chương 3. Thực nghiêm sư phạm…………………………………………. 92
3.1. Các nguyên tắc chung…………………………………………… 92
3.1.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm ……………………………... 92
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm……………………………... 92
3.1.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm………………………………. 92
3.2. Đối tượng và Phương pháp thực nghiệm ……………………..... 93
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm……………………………… 93
3.2.2. Các bước thực nghiệm sư phạm………………………………….. 94
3.2.2.1. Chọn trường, chọn giáo viên, chọn lớp thực nghiệm…………... 94
3.2.2.2. Điều tra cơ bản, đánh giá và chiến lược………………………... 94
3.2.2.3. Thiết kế kịch bản tích hợp hệ thống chỉ tiêu …………………… 96
3.3. Triển khai và đánh giá …………………………………………… 100
3.3.1. Triển khai thực nghiệm.................................................................... 100
3.3.2. Phương pháp đánh giá ……………………………………. .……. 101
3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm……………………………………. 101
Tiểu kết Chương 3 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………… 106
Tài liêu tham khảo…………………………………………………….. 109
Phụ lục…………………………………………………………………..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC KÊNH SỐ, KÊNH HÌNH
1. KÊNH SỐ
STT Tên gọi Trang
1 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội cả
nước và theo vùng ở Việt Nam
48
2 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu phát triển DCXH
ở vùng Đồng bằng sông Hồng
73
3 Bảng 232. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ (Đông Bắc,
Tây Bắc)
75
4 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội
ở Bắc Trung Bộ
78
5 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở
Duyên hải Nam Trung Bộ
80
6 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở
Tây Nguyên
82
7 Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội
ở Đông Nam Bộ
84
8 Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở
Đồng bằng sông Cửu Long
86
9 Bảng 2. 9. Diện tích, dân số, chỉ số HDI của 28 tỉnh /
thành phố có biển
88
10 Bảng 2.10 : Các tỉnh / TP ở ĐBSCL có nguy cơ
ngập chìm do biến đổi khí hậu toàn cầu
90
11 Bảng 3.1. Các trường THCS và GV tham gia thực
nghiệm
94
12 Bảng 3.2. Kết quả sau khi thu về phiếu điều tra ở các
cơ sở thực nghiệm
95
13 Bảng 3.3. Tỷ lệ GTTN của DS các vùng năm 2009 97
14 Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 1 với
bài 2
102
15 Bảng 3.5. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 2 với
bài 2
102
16 Bảng 3.6. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 1 với
bài 20
102
17 Bảng 3.7. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 2 với
bài 20
102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2. KÊNH HÌNH
STT Tên gọi Trang
1
Hình 2.1 : Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSH
như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình sẽ ngập chìm từ 2-4 m trong
vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)
89
2
Hình 2.2. Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSCL
như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang,
Vĩnh Long, Cà Mau sẽ ngập chìm từ 2-
4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn:
ICEM)
89
3 Hình 3.1. Đánh giá tổng hợp kết quả thực nghiệm
sư phạm
103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
CT&SGK Chương trình và Sch giáo khoa
BTB Bắc Trung Bộ
CN Công nghiệp
DCXH Dân cư, xã hội
DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐB Đông Bắc
ĐNB Đông Nam Bộ
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GV Giáo viên
GDP Thu nhập quốc dân sản xuất
HS Học sinh
HDI Chỉ số phát triển con người
HPI Chỉ số nghèo tổng hợp
IMF Quĩ Tiền tệ quốc tề
KTXH Kinh tế - xã hội
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
LHQ Liên hợp quốc
NLN Nông lâm ngư nghiệp
TDMN Trung du và miền núi
TB Tây Bắc
TN Tây Nguyên
WB Ngân hàng Thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia hoạt động như một hệ thống
các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần cấu tạo nên trong không gian
và thời gian. Với quan niệm đó, vùng là một hệ thống các mối liên hệ của các
bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ dân cư, xã hội bên trong cũng như bên
ngoài hệ thống.
Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, tính khách
quan của bản thân vùng được cụ thể hóa trên cơ sở nhận thức thực tiễn. Và do
đó, công việc phân vùng cũng như các tiêu chí phát triển vùng là sản phẩm
phát triển trí tuệ, trình độ nhận thức của con người. Để có được năng lực và
phẩm chất đó, vai trò của giáo dục hết sức quan thông qua Địa lí Việt Nam
trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà khâu quan trọng là các chương mục
phân hóa vùng trong SGK Địa lí 9.
Sau khi nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH trong các
phần Địa lí Dân cư và Địa lí kinh tế, đặc biệt là phần Sự phân hóa vùng kinh
tế, HS đã thấy được đặc điểm phát triển của các yếu tố sự phát triển dân cư,
xã hội ở từng vùng, so sánh với các vùng và cả nước nói chung. Do đó, việc
nghiên cứu vùng thông qua hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH là cần
thiết, đặc biệt với HS cuối cấp THCS cần trang bị cho mình những hiểu biết
về các vùng của Việt Nam, nhằm chuẩn bị hành trang hiểu biết về đất nước,
khi vào cuộc sống cũng như chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn.
Tuy nhiên trong quá trình dạy học theo SGK Địa lí 9 lại nảy sinh vấn
đề do số liệu biểu đạt các chỉ tiêu phát triển DCXH dựa chủ yếu và kết quả
thống kê năm 1999. Đến nay đã 10 năm, nhiều vấn đề và số liệu không phù
hợp. GV và HS luôn đặt ra câu hỏi phải cung cấp vấn đề, số liệu và nhận định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
mới về tình hình hiện nay của đất nước. Điều đó đòi hỏi GV dạy học Địa lí 9
phải có khả năng cập nhật vấn đề và số liệu trong hệ thống các chỉ tiêu phát
triển dân cư, xã hội theo vùng hướng tới mục đích tích cực hóa trong việc dạy
học đối với GV và học tập đối với HS. Qua thực tế trực tiếp dạy học Địa lí 9
chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc cập nhật hóa hệ thống các
chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng.
Với tầm quan trọng nói trên, chúng tôi đã chọn đề tài :
"Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo
vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9"
Trong tiến trình triển khai đề tài dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Như
Vân, chúng tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng dạy
Hệ cao học thạc sĩ, chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí tại
Khoa Địa lí Trường ĐHSP Thái Nguyên, đồng thời nhận được sự hỗ trợ có
hiệu quả của các đồng nghiệp làm việc tại một số trường THCS ở thành phố
Thái Nguyên.
2. Mục đích yêu cầu
- Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng và vận dụng
trong dạy học Địa Lí 9, với mục đích nâng cao chất lượng dạy học theo
chương trình và SGK Địa lí 9, trước hết là phần hệ thống chỉ tiêu phát triển
DCXH theo vùng của Việt Nam.
- Yêu cầu cần đạt được là tìm hiểu cơ sở phương pháp luận, phương
pháp và cách tiếp cận trong việc cập nhật các vấn đề và các đại lượng thước
đo trong hệ thống các chỉ tiêu, tập trung chủ yếu vào phần địa lí dân cư và
phần phân hóa lãnh thổ theo vùng.
- Sản phẩm nghiên cứu là hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH theo
vùng được đổi mới theo thời điểm đến năm 2009. Sản phẩm nghiên cứu có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
thể sử dụng trong dạy học Địa lí 9 trong các trường THCS, đặc biệt tại các địa
phương thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu về lí luận, quan điểm, phương pháp và cách tiếp cận
cập nhật phù hợp với yêu cầu của CT&SGK, năng lực nhận thức, tiếp thu của
HS lớp 9 và điều kiện dạy học tại các địa phương, trước hết là vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ.
- Tiến hành cập nhật nội dung và số liệu trong hệ thống chỉ tiêu phát
triển DCXH theo các vùng kinh tế, kể cả vùng biển - đảo.
- Thử nghiệm sư phạm các kết quả cập nhật tại một số trường THCS để
kiểm tra đánh giá các giả thiết lí luận và kiến nghị cập nhật thống chỉ tiêu theo
vùng, kể cả vùng dân cư và vùng kinh tế.
- Hoàn chỉnh sản phẩm nghiên cứu và khuyến nghị sử dụng trong dạy
học Địa lí 9, trước hết là cho bản thân người nghiên cứu, cũng như cho các
đồng nghiệp dạy Địa lí 9 các trường THCS trong thành phố Thái Nguyên nói
riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung định chất, tập trung nghiên cứu cập nhật các chỉ tiêu phát
triển dân cư tại phần Địa lí dân cư, hệ thống các chỉ tiêu theo 7 vùng kinh tế +
vùng biển đảo tương thích với kết cấu nội dung trong CT&SGK Địa lí 9;
- Về nội dung định lượng, xác định thước đo bằng số tương đối (%),
tuyệt đối (các đơn vị đo lường theo 9 chỉ tiêu chủ yếu);
- Về thời gian (giá trị thời hiệu) các vấn đề và số liệu (định chất và
định lượng) chủ yếu là từ nguồn tài liệu cũng như số liệu trong các niên giám
thống kê và các nguồn nghiên cứu chuyên khảo xuất bản mới nhất, đặc biệt là
trong năm 2009;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Về Không gian (địa bàn) nghiên cứu thực nghiệm, chủ yếu tại một số
trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
5. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng là bộ phận không thể
thiếu trong lí luận và thực tiễn phân vùng kinh tế và qui hoạch không gian
vùng. Điều này bắt nguồn từ trường phái vùng địa lí kinh tế Nga - Liên Xô
trước đây. Theo tư tưởng của V.I. Lênin, Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga
được soạn thảo, nước Nga được chia thành 8 vùng với hai tiêu chí trụ cột là :
có giai cấp vô sản mạnh, có trung tâm năng lượng mạnh - chủ yếu là điện khí
hóa. Mỗi tiêu chí trong Kế hoạch này gồm hai phần : định chất - số dân, chất
lượng của giai cấp vô sản Nga; định lượng - diện tích, số dân, cở sở năng
lượng, trình độ điện khí hóa. Kế hoạch GOELRO được đưa vào giảng dạy
trong nhà trường, thông qua môn Địa lí kinh tế xã hội nước Nga.
Tiếp thu tinh hoa của Địa lí Liên Xô trước đây, các nhà địa lí Việt Nam
đã tiến hành phân vùng kinh tế đất nước dựa trên hệ thống các tiêu chí tổng
hợp, gồm hệ thống tiêu chí về địa lí tự nhiên, địa lí KTXH, trong đó có hệ
thống tiêu chí phát triển DCXH. [1],[2],[3]. Gần đây, dựa trên hệ thống tiêu
chí kinh tế, dân cư, xã hội, Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH&ĐT đã
nghiên cứu đề xuất đổi mới hệ thống vùng kinh tế thời kì CNH - HĐH và hội
nhập kinh tế quốc tế [4].
Sơ đồ phân vùng KTXH được đưa vào CT&SGK Địa lí phổ thông,
trước hết là Địa lí 9 và Địa lí 12. Trong CT&SGK Địa lí phổ thông trước đây,
phần vùng kinh tế thường được tiếp cận định tính có minh chứng kèm theo
các giá trị định lượng. Các tác giả biên soạn SGK Địa lí 9 mới đã tiến bước xa
hơn với việc nghiên cứu nội dung phân hóa lãnh thổ đất nước bằng hệ thống
chỉ tiêu phát triển DCXH dựa trên số liệu và dữ kiện năm 1999 [4]. Do đặc
điểm thay đổi nhanh chóng số liệu và vấn đề thực tiễn trong SGK Địa lí 9, và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
nói chung của các tài liệu bộ môn Địa lí KTXH Việt Nam, là nếu không kịp
thời cập nhật, thì vấn đề sẽ trở nên nhàm chán, kém hấp dẫn, không đáp ứng
yêu cầu dạy học theo hướng tích cực.
Như vậy vấn đề đặt ra là cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH đã
được đặt ra, và đúng lúc, trong xu thế chung của kinh tế học phát triển trên
phạm vi toàn thế giới. Đi đầu theo hướng này là WB, IMF, UNESSCO, ADB
với nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu là các ấn phẩm của WB về hệ
thống các chỉ báo phát triển thế giới (World Development Indicator, 2003,
2007) [12]. Điều lí thú nhất là Năm 2009, WB công bố Báo cáo Phát triển thế
giới với chuyên đề : Tái định dạng Địa - Kinh tế (Reshaping Economic
Geography) với khối lượng đồ sộ hệ thống chỉ báo phát triển kinh tế, dân cư
và xã hội của các quốc gia và lãnh thổ thành viên WB [13]. Thêm nữa, giải
thưởng Nobel năm 2008 của Paul Krugman về học thuyết Thương mại mới và
Địa - Kinh tế mới (New trade and Neww Economic Geography Consepts) với
chủ thuyết về Hiệu ứng tiết kiệm do qui mô lớn (Economic of scale effect
Principle ), làm cho việc nghiên cứu hệ thống các chỉ báo phát triển DCXH
trở nên sinh động và hấp dẫn. Vấn đề Con người là trung tâm, chủ thể phát
triển vốn rất trừu tượng, có thể nói là khó nghiên cứu nhất, thì từ cuối những
năm 90 thế kỉ XX, do đề xuất của một nhà kinh tế Pakistan, Chỉ số phát triển
nhân văn - HDI (Human Development Index) được thừa nhận làm cơ sở để
xây dựng các báo cáo thường niên của UNDP về Phát triển con người. Theo
đó các quốc gia và lãnh thổ thành viên LHQ soi xét lại mình, đặt ra mục tiêu
nỗ lực phấn đấu nhằm cải thiện và nâng cao trình độ phát triển con người theo
hệ thống chỉ số tiêu biểu.[13].
Với sự nhạy bén cái mới, đồng thời trong khuôn khổ hợp tác với các tổ
chức UNDP, WB, ADB, IMF và nhiều tổ chức phi chính phủ thuộc LHQ,
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã công bố Báo cáo Phát triển con người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Việt Nam năm 2001 và Phát triển con người Việt nam 1999 - 2004 với chủ đề
Những thay đổi và xu hương chủ yếu. [21], [22]. Nhà xuất bản Thống kê
trong các Niên giám thống kê thường niên đã cung cấp một khối lượng thông
tin rất lớn về tình hình và các chỉ số phát triển DCXH Việt Nam [16]. Đón
đầu xu thế phát triển chung này, Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ
KH&ĐT đã công bố hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế, dân cư, xã hội
trong Qui hoạch phát triển KTXH : Một số vấn đề lí luận và thực tiễn [21].
Vấn đề nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH đứng trước
cơ hội mới từ các văn bản pháp qui của Nhà nước, như : Bộ tiêu chí Phân
định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển (Quyết định số
393/2005/ QĐ/UBDT, ngày 29/8/2005 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban
Dân tộc) [1] ; và mới đây nhất Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (Ban
hành kèm theo Quyết định 491/ QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ) [2]. Cơ hội mới của việc cập nhật các chỉ tiêu phát triển DCXH là
kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 2009 với nhiều tư
liệu thông tin phong phú và toàn diện.
Nắm bắt được xu phát triển chung của tiêu chí hóa các công trình
nghiên cứu về địa lí DCXH, các tác giả biên soạn Địa lí 9 đã tích hợp các
bảng chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội vào mục III trong các bài học về phần
Phân hóa lãnh thổ theo vùng (Bài 1- 4 và các Bài từ 17 -37) [4].
Việc nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH phục vụ
mục đích dạy học Địa lí ở trường phổ thông có được cơ hội quan trọng nhờ
các công trình đã xuất bản và sử dụng rộng rãi trong các trường cao đẳng và
đại học trong nước, đặc biệt của các nhà khoa học địa lí sư phạm đầu ngành.
[8][10][11][13][19][20][24].
Vấn đề đặt ra đối với chúng tôi là nghiên cứu cập nhật các chỉ tiêu mới
năm 2009 thay cho các vấn đề và số liệu năm 1999 trong SGK Địa lí 9 dựa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
trên số liệu mới với cách nhìn mới trong khuôn khổ hợp lí, nhằm đảm bảo
tính hệ thống, vừa sức và đạt hiệu quả cao và thiết thực trong dạy học Địa lí 9
theo hướng tích cực hóa đối với GV và HS THCS.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết chủ yếu gồm :
- Phương pháp lịch sử;
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp so sánh.
Phương pháp nghiên cứu thực tế bao gồm:
- Phương pháp điều tra quan sát;
- Phương pháp thống kê;
- Ứng dụng phần mềm tin học;
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục; nội
dung luận văn gồm các chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài;
Chương 2: Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo
vùng ở Việt Nam;
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ NHẬN THỨC LUẬN
Địa lí học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ Tự nhiên - Con người -
Xã hội, xét về bản chất đây là mối quan hệ của xã hội loài người, và do đó
mang tính triết học. Do vậy, vấn đề chỉ số hóa cần được nghiên cứu trên bình
diện : Chất - Lượng / Thời gian - Không gian / Vận động - Phát triển.
1.2.1. Chất - Lƣợng (C-L)
Đây là cặp phạm trù triết học phản ánh những mặt quan trọng của hiện
thực khách quan. Thế giới không phải bao gồm những sự vật có sẵn, hoàn
chỉnh mà là tổng hợp những quá trình trong đó các sự vật không ngừng xuất
hiện, biến đổi, nhưng từ đó không nên cho rằng chúng không có những hình
thức tồn tại nhất định, hoàn toàn không ổn định và không khác nhau. Mặc dù
các sự vật có thay đổi đến đâu, nhưng hễ nó vẫn còn tồn tại là sự vật này, chứ
không phải là sự vật khác, thì vẫn có một đối tượng được qui định về chất.
Tính qui định về chất của các sự vật và các hiện tượng là cái làm cho
chúng ổn định, phân biệt với nhau và tạo nên tính muôn vẻ vô tận của thế
giới. Chất của sự vật không phải là qui về từng đặc tính của nó, gắn với sự vật
như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật, không tách khỏi sự vật. Do đó,
khái niệm chất gắn liền với sự tồn tại của sự vật. Sự vật trong khi là bản thân
nó thì không thể mất chất của nó. Các đặc tính khác nhau của sự vật biểu hiện
trong các quan hệ của sự vật này với sự vật khác; theo nghĩa đó, có thể nói
rằng các sự vật và các hiện tượng có nhiều chất. Bên cạnh tính qui định về
chất, mọi sự vật đều có tính qui định về lượng : đại lượng, số lượng nhất định,
nhịp độ diễn biến nhất định, trình độ phát triển nhất định của các quá trình,
trình độ phát triển nhất định của các đặc tính, v.v.. Lượng là một thuộc tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
qui định của sự vật mà nhờ đó (trên thực tế hoặc trong tư duy), ta có thể phân
chia nó thành những bộ phận cùng loại và có thể tập hợp các bộ phận đó lại
làm một. Tính cùng loại (tương tự, giống nhau) của các bộ phận hay của các
sự vật là dấu hiệu tiêu biểu của lượng. Sự khác nhau giữa các sự vật không
giống nhau thì mang tính chất, còn sự khác nhau giữa các sự vật giống nhau
thì mang tính lượng. Khác với chất, lượng không gắn chặt với sự tồn tại của
sự vật; những biến đổi về lượng không lập tức dẫn tới chỗ thủ tiêu hoặc tới
thủ tiêu hoặc tới sự biến đổi chủ yếu của sự vật. Chỉ sau khi đã đạt được
những giới hạn nhất định đối với từng sự vật, thì những biến đổi về lượng làm
nảy sinh những biến đổi về chất. Theo nghĩa đó, tính qui định về lượng, khác
tính qui định về chất, được đặc trưng bằng mối quan hệ bên ngoài với bản
chất của sự vật. Vì vậy, trong quá trình nhận thức (ví dụ như trong toán học),
nó có thể tách khỏi nội dung như tách khỏi một cái gì không quan trọng đối
với sự vật. Khả năng áp dụng hết sức rộng rãi các lí luận toán học vào các lĩnh
vực khác nhau của khoa học tự nhiên và kĩ thuật, kể cả Địa lí học là do chỗ
Toán học nghiên cứu chủ yếu các quan hệ lượng. Chất không thể qui về
lượng, như các nhà siêu hình học mưu toan làm. Không có sự vật nào lại chỉ
có mặt lượng , mỗi sự vật đề là sự thống nhất của một chất và một lượng nhất định
(độ); nó là một đại lượng về chất lượng (lượng), và là một chất được qui định về
lượng. Nếu phạm vi đến độ sẽ dẫn tới sự thay đổi bản thân sự vật hoặc hiện tượng,
tới chỗ biến nó thành một sự vật hoặc một hiện tượng khác (chuyển hóa những
biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất).
1.2.2. Thời gian và không gian (TG - KG)
Là các hình thức tồn tại phổ biến của vật chất ; không gian là hình thức
tồn tại của các khách thể và các quá trình vật chất được đặc trưng bằng cấu
trúc và quảng tính của các hệ thống vật chất; còn thời gian là hình thức thay
thế tiếp nhau của các hiện tượng và các trạng thái của vật chất được đặc trưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
bằng độ dài tồn tại của chúng. TG-KG đều có tính khách quan, không tách rời
vật chất, gắn với vận động và với nhau, vô tận về số lượng và chất lượng. Đặc
tính phổ biến của thời gian là độ dài, tính không lặp đi lặp lại, tính chất không
quay ngược trở lại. Đặc tính phổ biến của không gian là quảng tính, sự thống
nhất của tính liên tục và tính đứt đoạn. Không gian có ba chiều, còn thời gian
chỉ có một chiều. Kết luận chủ yếu của thuyết tương đối A. Einstein chính là
xác định rằng TG - KG không tự nó tồn tại, tách rời vật chất, mà nằm trong
mối quan hệ qua lại phổ biến, trong đó chúng mất đi tính độc lập và xuất hiện
như là những mặt tương đối của TG - KG thống nhất và không thể phân chia.
Đồng thời khoa học còn chứng minh rằng thời gian và quảng tính của các vật
thể phụ thuộc vào tốc độ vận động của các vật thể ấy, và kết cấu của continum
4 chiều (3 chiều không gian và 1 chiều của thời gian) - một hệ thống 4 biến số
cần thiết để xác định một hiện tượng và các khối lượng vật chất và trường hấp
dẫn do chúng tạo ra. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng - chứ không phải là
duy vật địa lí - nhận thức của con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn và
đúng đắn hơn về tính hiện thực khách quan của TG - KG.
1.2.3. Vận động và phát triển (VĐ - PT)
Là thuộc tính quan trọng nhất, phương thức tồn tại của vật chất, bao
hàm tất cả những quá trình diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Dưới hình thức
chung nhất, vận động là sự biến đổi nói chung, là mọi sự tác động qua lại giữa
các khách thể vật chất. Trong thế giới, không có vật chất nào không vận động,
cũng như không thể có vận động mà không có vật chất. Vận động của vật chất
là tuyệt đối; vật chất tự thân vận động, không do tác động từ bên ngoài, nguồn
gốc của tự thân vận động là mâu thuẫn bên trong của sự vật và hiện tượng;
cũng như vật chất, vận động không ai sáng tạo ra và không bị tiêu diệt. Vận
động được bảo toàn cả về lượng và chất. Như vậy vật chất chỉ có thể tồn tại
bằng cách vận động và thông qua vận động nó biểu hiện sự tồn tại của nó; còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
bất cứ sự đứng yên nào cũng chỉ là tương đối và là một trong những yếu tố
của vận động. Một vật thể đang đứng yên so với Trái đất, cũng đang vận động
cùng với Trái đất quanh Mặt trời, cùng với Mặt trời quay chung quanh trung
tâm Thiên hà, v.v… Thế giới là vô tận, cho nên mọi vật thể đều tham gia vào
vô số hình thức vận động. Tính bền vững về vật chất của các vật thể và tính
ổn định của những đặc tính của vật thể cũng là kết quả của sự vận động của
các hạt vi mô. Như vậy, vận động quyết định những đặc tính, tổ chức kết cấu
và tính chất tồn tại của vật chất. Sự vận động của vật chất là nhiều vẻ theo
những biểu hiện của nó và tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Trong quá
trình phát triển của vật chất, xuất hiện những hình thức vận động phức tạp và
mới về chất. Nếu sự vận động của hệ thống vật chất phục tùng một qui luật
thống nhất nào đó là quá trình phát triển của hệ thống. Với sự phát triển đi
lên, thì các mối liên hệ, cơ cấu và các hình thức vận động của các khách thể
vật chất ngày càng phức tạp thêm, xuất hiện những kiến tạo tiến hóa từ thấp
lên cao. Ngược lại, sự phát triển đi xuống thể hiện sự sa sút và suy sụp của hệ
thống. Vận động là khái niệm chung hơn so với phát triển, vì vận động bao
hàm mọi sự thay đổi, trong đó có cả thay đổi bề ngoài và ngẫu nhiên không
phù hợp với qui luật phát triển bên trong của hệ thống.
Vận động chính là mọi sự biến đổi nói chung, kể từ sự thay đổi vị trí
trong không gian cho đến tư duy. Theo F.Enghen, có 5 hình thức vận động
khác nhau về vật chất và trình độ cao thấp theo thứ tự : cơ học, vật lí, hóa,
sinh vật, xã hội. Các hình thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hình thức
vận động này luôn có khả năng chuyển hóa thành hình thức vận động khác
trong những điều kiện cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
1.2. CHỈ TIÊU: DIỄN GIẢI, CẤU TRÚC, PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ DỮ LIỆU
1.2.1. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm
Chỉ tiêu phát triển DCXH là khái niệm cơ bản, tuy không quá mới mẻ,
nhưng lần đầu tiên được đưa vào CT&SGK Địa lí 9, do đó, được coi là khái
niệm khung, làm cơ sở để nhận thức các đặc trưng phân hóa lãnh thổ theo
vùng của Việt Nam. Khái niệm này là sản phẩm tư duy, kết quả của việc nắm
vững các dấu hiệu cơ bản, đặc thù của đối tượng vùng, là hình ảnh khách
quan về sự khác biệt giữa các vùng.
Với tư cách là một khái niệm, chỉ tiêu phát triển DCXH bao gồm hai bộ
phận : nội hàm và ngoại diên. Nội hàm của khái niệm này là tập hợp các dấu
hiệu bản chất được phản ánh một cách khách quan. Dấu hiệu bản chất của
khái niệm này là những cái tồn tại đặc trưng dùng để so sánh với các chỉ tiêu
khác. Đến lượt nó, các dấu hiệu được phân thành dấu hiệu cơ bản và dấu hiệu
không cơ bản. Các dấu hiệu cơ bản qui định bản chất bên trong, đặc trưng về
định chất của các vùng lãnh thổ; dấu hiệu không cơ bản không biểu thị bản
chất, không có tính qui định định lượng của sự vật và hiện tượng. Ngoại diên
của khái niệm chỉ tiêu phát triển DCXH chứa đựng những dấu hiệu có trong
nội hàm. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm liên hệ chặt chẽ, biểu thị tính
thống nhất trong phản ánh tập hợp các đối tượng có dấu hiệu cơ bản chung.
Là một khái niệm có tính địa lí, chỉ tiêu phát triển DCXH được coi là
khái niệm tập hợp, phản ánh các yếu tố đặc trưng về định chất và định lượng,
bao gồm 9 nhóm khái niệm chung : Mật độ dân số / Sự gia tăng tự nhiên của
dân số, Tỉ lệ hộ nghèo / Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị / Tỉ lệ thiếu việc làm ở
nông thôn / Thu nhập bình quân đầu người / Tỉ lệ người lớn biết chữ / Tuổi
thọ trung bình (kì vọng sống) / Tỉ dân số thành thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Nội hàm của mỗi khái niệm nêu trên được định nghĩa hoặc diễn giải về
nội dung và thước đo định lượng. Ví dụ, chỉ tiêu về mật độ dân số ở ĐBSH
năm 2009 là 432 người / km2, bao gồm 3 yếu tố ngoại diên : (1) định vị không
gian : ĐBSH ; (2) Định vị thời gian : năm 2009; (3) Định lượng : 432 người
trên km
2
. Theo toàn quốc và 7 vùng kinh tế, nội hàm của các chỉ tiêu phát
triển DCXH được định nghĩa đồng nhất về định chất, định lượng, thời gian và
không gian. Đem so sanh với mức chung toàn quốc và với từng vừng hoặc
nhiều vùng, người ta có được ngoại diên rộng lớn, làm cơ sở để phân tích và
so sánh sự vận động và phát triển vùng kinh tế lãnh thổ.
Nội hàm và ngoại diên của khái niệm chỉ tiêu phát triển DCXH về bản
chất là khái niệm nền tảng trong nhận thức cũng như trong dạy học Địa lí,
đúng như Đặng Văn Đức nhận định: " Khái niệm là nội dung của bài học và
là đối tượng của sự lĩnh hội bởi học sinh, nó là một trong hai yếu tố khách
quan, quyết định logic của bản thân quá trình dạy học" [10], [11].
Mỗi khái niệm luôn gắn với một sự vật, hiện tượng cụ thể - định vị không
gian, thời gian; và như vậy việc gắn khái niệm vùng lãnh thổ, chỉ tiêu phát
triển DCXH mang tính địa lí sâu sắc. Tuy nhiên, đây là khái niệm phức tạp,
do đó, người ta cần tới sự diễn giải với mục đích làm dễ hiểu hơn các dấu
hiệu bản chất, qua đó nhận thức sâu hơn về nội hàm và ngoại diên của khái
niệm này.
1.2.2 Diễn giải và cấu trúc
Tiêu chí là các đại lượng biểu thị và chất là lượng của một sự vật và hiện
tượng địa lí, bao gồm các thuộc tính cơ bản về không gian và thời gian, trong
đó không gian địa lí được thể hiện qua lãnh thổ có giới hạn của sự vận động
(có diện tích, các đường viền phạm vi), qua các hướng vận động - gọi chung
là vec tơ, thường mặc định là không gian địa lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Cấu trúc một tiêu chí bao gồm hai phần chính :
- Phần đính chất, thường là tiêu chí hay là chỉ dẫn địa lí của chỉ số. Ví
dụ, tiêu biểu trong địa lí tự nhiên, đó là chỉ số khô hạn; trong Địa lí kinh tế -
xã hội, đó là mật độ dân số, chỉ số phát triển dân cư; trong nghiên cứu sự phát
triển con người, đó là chỉ số phát triển nhân văn - HDI;
- Phần định lượng là đơn vị đo tương ứng theo không gian / lãnh thổ và
theo thời gian.
Trong nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các thuật
ngữ khác nhau : Trong các báo cáo hàng năm của mình WB thường dùng
thuật ngữ chỉ báo; Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê sử dụng rộng
rãi các thuật ngữ : chỉ số - thường đo bằng %. Vị dụ : Chỉ số tăng trưởng kinh
tế, chỉ số phát triển GDP,…Trong các báo cáo về kế hoạch phát triển KTXH
ngắn hạn, trung hạn dài hạn người ta sử dụng thuật ngữ chỉ tiêu.
Nhìn tổng quan, cấu trúc của một TIÊU CHI / CHỈ SỐ / CHỈ TIÊU nói
chung và địa lí nói riêng thường bao gồm hai phần : (1) Tên gọi và / (2)
Thước đo, trong đó kèm theo hai thuộc tính bắt buộc, đó là thời gian : theo
năm / tháng và theo lãnh thổ, đó là các đơn vị hành chính hoặc các đơn vị
lãnh thổ địa lí, cũng có thể nói đó là chỉ dẫn địa lí.
1.2.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu
Đây là một khái niệm ra đời vào những năm cuối của thập kỷ 80. Nó bao
hàm một loạt các kỹ thuật nhằm phát hiện ra các thông tin có giá trị tiềm ẩn
trong các tập dữ liệu lớn (các kho dữ liệu). Về bản chất, khai phá dữ liệu liên
quan đến việc phân tích các dữ liệu và sử dụng các kỹ thuật để tìm ra các mẫu
hình có tính chính quy (regularities) trong tập dữ liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Năm 1989, Fayyad, Piatestsky-Shapiro và Smyth đã dùng khái niệm Phát
hiện tri thức trong cơ sở dữ liệu (Knowledge Discovery in Database – KDD) để
chỉ toàn bộ quá trình khám phá các tri thức có ích từ các tập dữ liệu lớn. Trong
đó, khai phá dữ liệu là một bước đặc biệt trong toàn bộ quá trình, sử dụng các
giải thuật để chiết xuất ra các mẫu (pattern) (hay các mô hình) từ dữ liệu.
Các bước thực hiện khai thác dữ liệu : Các giải thuật khai phá dữ liệu
thường được mô tả như những chương trình hoạt động trực tiếp trên file dữ
liệu. Với các phương pháp toán học và thống kê trước đây, thường thì bước
đầu tiên là các giải thuật nạp toàn bộ file dữ liệu vào trong bộ nhớ. Khi
chuyển sang các ứng dụng công nghiệp liên quan đến việc khai phá các kho
dữ liệu lớn, mô hình này không thể đáp ứng được. Không chỉ bởi vì nó không
thể nạp hết dữ liệu vào trong bộ nhớ mà còn vì khó có thể chiết xuất dữ liệu ra
các file đơn giản để phân tích được.
Quá trình khai phá dữ liệu bắt đầu bằng cách xác định chính xác vấn đề
cần giải quyết. Sau đó sẽ xác định các dữ liệu liên quan dùng để xây dựng giải
pháp. Bước tiếp theo là thu thập các dữ liệu có liên quan và xử lý chúng thành
thích hợp sao cho giải thuật khai phá dữ liệu có thể hiểu được. Về lý thuyết
thì có vẻ rất đơn giản nhưng khi thực hiện thì đây thực sự là một quá trình rất
khó khăn, gặp phải nhiều vướng mắc như: các dữ liệu phải được sao ra nhiều
bản (nếu được chiết xuất vào các tệp), quản lý các tệp dữ liệu, phải lặp đi lặp
lại nhiều lần toàn bộ quá trình (nếu mô hình dữ liệu thay đổi).
Sẽ là quá cồng kềnh với một giải thuật khai phá dữ liệu nếu phải truy cập
vào toàn bộ nội dung của cơ sở dữ liệu và làm những việc như trên. Có rất
nhiều các giải thuật khai phá dữ liệu thực hiện dựa trên những thống kê đơn
giản của cơ sở dữ liệu, khi mà toàn bộ thông tin trong cơ sở dữ liệu là quá dư
thừa đối với mục đích của việc khai phá dữ liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Bước tiếp theo là chọn thuật toán khai phá dữ liệu thích hợp và thực hiện
việc khai phá dữ liệu để tìm được các mẫu (pattern) có ý nghĩa dưới dạng biểu
diễn tương ứng với các ý nghĩa đó (thường thì được biểu diễn dưới dạng các
luật xếp loại, cây quyết định, phát sinh luật, biểu thức hồi quy,…).
Các phương pháp khai phá dữ liệu (data mining) : Quá trình khai phá
dữ liệu là quá trình phát hiện mẫu trong đó giải thuật khai phá dữ liệu tìm
kiếm các mẫu đáng quan tâm theo dạng xác định như các luật, cây phân lớp,
hồi quy, phân nhóm,…
Một cơ sở dữ liệu là một kho thông tin nhưng các thông tin quan trọng
hơn cũng có thể được suy diễn từ kho thông tin đó. Có hai việc chính để thực
hiện việc này là suy diễn và quy nạp.
Phương pháp suy diễn : Nhằm rút ra thông tin là kết quả logic của các
thông tin trong cơ sở dữ liệu. Ví dụ như toán tử liên kết áp dụng cho hai bảng
quan hệ, bảng đầu chứa thông tin về các nhân viên và các phòng ban, bảng
thứ hai chứa thông tin về các phòng ban và các trưởng phòng. Suy ra mối
quan hệ giữa các nhân viên và trưởng phòng. Phương pháp suy diễn dựa trên
các sự kiện chính xác để suy ra các tri thức mới từ các thông tin cũ. Mẫu chiết
xuất được bằng cách sử dụng phương pháp này thường là các luật suy diễn.
Phương pháp quy nạp : Phương pháp quy nạp là cơ sở để khai thác các
thông tin được sinh ra từ cơ sở dữ liệu. Có nghĩa là nó tự tìm kiếm, tạo mẫu
và sinh ra tri thức chứ không phải bắt đầu với các tri thức đã biết trước. Các
thông tin mà phương pháp này đem lại là các thông tin hay các tri thức cấp
cao diễn tả về các đối tượng trong cơ sở dữ liệu. Phương pháp này liên quan
đến việc tìm kiếm các mẫu trong cơ sở dữ liệu.
Trong khai phá dữ liệu, quy nạp được sử dụng trong cây quyết định và
kết đoán / nhận định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Cây quyết định: Cây quyết định là một mô tả tri thức dạng đơn giản
nhằm phân các đối tượng dữ liệu thành một số lớp nhất định. Các nút của cây
được gắn nhãn là tên các thuộc tính, các cạnh được gán các giá trị có thể của
các thuộc tính, các lá miêu tả các lớp khác nhau. Các đối tượng được phân lớp
theo các đường đi trên cây, qua các cạnh tương ứng với giá trị của thuộc tính
của đối tượng tới lá.
Kết đoán và nhận định : Các kết đoán và nhận định được tạo ra nhằm
suy diễn một số mẫu dữ liệu có ý nghĩa về mặt thống kê. Các luật có dạng :
Nếu P thì Q với P là mệnh đề đúng với phần dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, Q là
mệnh đề dự đoán. Ví dụ ta có một mẫu phát hiện được bằng phương pháp tạo
luật: Nếu giá 1 kg táo < 5000 đồng thì số lượng táo bán ra sẽ tăng 5%. Những
hệ luận như thế này được sử dụng rất rộng rãi trong việc miêu tả tri thức
trong hệ chuyên gia. Chúng có thuận lợi là dễ hiểu đối với người sử dụng.
Cây quyết định và luật có ưu điểm vì là hình thức miêu tả đơn giản, mô hình
suy diễn khá dễ hiểu đối với người sử dụng. Tuy nhiên, giới hạn của nó là
miêu tả cây và luật chỉ có thể biểu diễn được một số dạng chức năng và vì vậy
giới hạn cả về độ chính xác của mô hình. Cho đến nay, đã có rất nhiều giải
thuật suy diên sử dụng các luật và cây quyết định được áp dụng trong khoa
học thống kê.
Phương pháp này nhằm phát hiện ra các luật kết hợp giữa các thành
phần dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Mẫu đầu ra của giải thuật khai phá dữ liệu là
tập luật kết hợp tìm được. Ta có thể lấy một số ví dụ đơn giản về luật kết hợp
như sau: Sự kết hợp giữa hai thành phần A và B có nghĩa là sự xuất hiện của
A trong bản ghi kéo theo sự xuất hiện của B trong cùng bản ghi đó: A B.
Cho một lược đồ R = {A1,…Ap} các thuộc tính với miền giá trị {0,1}, và
một quan hệ r trên R. Một tập luật kết hợp trên r được mô tả dưới dạng X
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
B với X R và BR\X. Về mặt trực giác, ta có thể phát biểu ý nghĩa của luật
như sau: nếu một bản ghi của bảng có giá trị 1 tại mỗi thuộc tính thuộc X thì
giá trị của thuộc tính B cũng là 1 trong cùng bản ghi đó. Ví dụ như ta có tập
cơ sở dữ liệu về các mặt hàng bán trong siêu thị, các dòng tương ứng với các
ngày bán hàng, các cột tương ứng với các mặt hàng thì giá trị 1 tại ô (20/10,
bánh mì) xác định rằng bánh mì đã được bán ngày hôm đó và cũng kéo theo
sự xuất hiện giá trị 1 tại ô (20/10, bơ). Cho WR, đặt s (W,r) là tần số xuất
hiện của W trong r được tính bằng tỷ lệ của các dòng trong r có giá trị 1 tại
mỗi cột thuộc W. Tần số xuất hiện của luật X B trong r được định nghĩa là
s(X{B},r) còn gọi là độ hỗ trợ của luật, độ tin cậy của luật là
s(X{B},r)/s(X,r), ở đây X có thể gồm nhiều thuộc tính, B là giá trị không cố
định. Nhờ vậy mà không xảy ra việc tạo ra các luật không mong muốn trước
khi quá trình tìm kiếm bắt đầu. Điều đó cũng cho thấy không gian tìm kiếm
có kích thước tăng theo hàm mũ của số lượng các thuộc tính ở đầu vào. Do
vậy cần phải chú ý khi thiết kế dữ liệu cho việc tìm kiếm các luật kết hợp.
Nhiệm vụ của việc phát hiện các luật kết hợp là phải tìm tất cả các luật X
B sao cho tần số của luật không nhỏ hơn ngưỡng cho trước và độ tin cậy
của luật không nhỏ hơn ngưỡng cho trước. Từ một cơ sở dữ liệu ta có thể
tìm được hàng nghìn thậm chí hàng trăm nghìn các luật kết hợp.
Ta gọi một tập con X R là thường xuyên trong r nếu thoả mãn điều
kiện s(X,r) . Nếu biết tất cả các tập thường xuyên trong r thì việc tìm kiếm
các luật kết hợp rất dễ dàng. Vì vậy, giải thuật tìm kiếm các luật kết hợp trước
tiên đi tìm tất cả các tập thường xuyên này, sau đó tạo dựng dần các luật kết
hợp bằng cách ghép dần các tập thuộc tính dựa trên mức độ thường xuyên.
Các luật kết hợp có thể là một cách hình thức hoá đơn giản. Chúng rất
thích hợp cho việc tạo ra các kết quả có dữ liệu dạng nhị phân. Giới hạn cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
bản của phương pháp này là ở chỗ các quan hệ cần phải thưa theo nghĩa
không có tập thường xuyên nào chứa nhiều hơn 15 thuộc tính. Giải thuật tìm
kiếm các luật kết hợp tạo ra số luật ít nhất phải bằng số các tập thường xuyên
và nếu như một tập thường xuyên có kích thước K thì phải có ít nhất là 2K luật
kết hợp. Thông tin về các tập thường xuyên được sử dụng để ước lượng độ tin
cậy các tập luật kết hợp.
Các phương pháp phân lớp và hồi quy phi tuyến : Các phương pháp này
bao gồm một họ các kỹ thuật dự đoán để làm cho các kết hợp tuyến tính và
phi tuyến của các hàm cơ bản (hàm sygmoid, hàm spine, hàm mành, hàm đa
thức) phù hợp với các kết hợp của các giá trị biến vào. Các phương pháp
thuộc loại này như mạng neuron truyền thẳng, phương pháp mành thích
nghi,…(Freidman 1989, Cheng & Titterington 1994, Elder & Pregibon).
Phân nhóm và phân đoạn (clustering and segmentation): Kỹ thuật phân
nhóm và phân đoạn là những kỹ thuật phân chia dữ liệu sao cho mỗi phần
hoặc mỗi nhóm giống nhau theo một tiêu chuẩn nào đó. Mối quan hệ thành
viên của các nhóm có thể dựa trên mức độ giống nhau của các thành viên và
từ đó xây dựng nên các luật ràng buộc giữa các thành viên trong nhóm. Một
kỹ thuật phân nhóm khác là xây dựng nên các hàm đánh giá thuộc tính của
các thành phần như là hàm của các tham số của các thành phần. Phương pháp
này được gọi là phương pháp phân hoạch tối ưu (optimal partitioning). Một ví
dụ ứng dụng của phương pháp phân nhóm theo độ giống nhau là cơ sở dữ liệu
khách hàng, ứng dụng của phương pháp tối ưu ví dụ như phân nhóm khách
hàng theo số các tham số và các nhóm thuế tối ưu có được khi thiết lập biểu
thuế bảo hiểm. Mẫu đầu ra của quá trình khai phá dữ liệu sử dụng kỹ thuật
này là các tập mẫu chứa các dữ liệu có chung những tính chất nào đó được
phân tách từ cơ sở dữ liệu. Khi các mẫu được thiết lập, chúng có thể được sử
dụng để tái tạo các tập dữ liệu ở dạng dễ hiểu hơn, đồng thời cũng cung cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
các nhóm dữ liệu cho các hoạt động cũng như công việc phân tích. Đối với cơ
sở dữ liệu lớn, việc lấy ra các nhóm này là rất quan trọng.
Các phương pháp dựa trên mẫu : Sử dụng các mẫu miêu tả từ cơ sở dữ liệu
để tạo nên một mô hình dự đoán các mẫu mới bằng cách rút ra từ các thuộc tính
tương tự như các mẫu đã biết trong mô hình. Các kỹ thuật bao gồm phân lớp theo
láng giềng gần nhất, các giải thuật hồi quy (Dasarathy 1991) và các hệ thống suy
diễn dựa trên tình huống (case-base reasoning) (Kolodner 1993).
Khuyết điểm của các kỹ thuật này là cần phải xác định được khoảng
cách, độ đo giống nhau giữa các mẫu. Mô hình thông thường được đánh giá
bằng phương pháp đánh giá chéo trên các lỗi dự đoán (Weiss & Kulikowski,
1991). “Tham số” của mô hình được đánh giá có thể bao gồm một số láng
giềng dùng để dự đoán và độ đo khoảng cách. Giống như phương pháp hồi
quy phi tuyến, các phương pháp này khá mạnh trong việc đánh giá xấp xỉ các
thuộc tính nhưng lại rất khó hiểu vì mô hình không được định dạng rõ ràng
mà tiềm ẩn trong dữ liệu. Mô hình phụ thuộc dựa trên đồ thị xác suất : Các
mô hình đồ thị xác định sự phụ thuộc xác suất giữa các sự kiện thông qua các
liên hệ trực tiếp theo các cung đồ thị (Pearl 1988; Whittaker, 1990). Ở dạng
đơn giản nhất, mô hình này xác định những biến nào phụ thuộc trực tiếp vào
nhau, những mô hình này chủ yếu được sử dụng với các biến cố giá trị rời rạc
hoặc phân loại. Tuy nhiên cũng được mở rộng cho một số trường hợp đặc biệt
như mật độ Gaussian hoặc cho các biến giá trị thực.
Trong trí tuệ nhân tạo và thống kê, các phương pháp này ban đầu được
phát triển trong khuôn khổ của các hệ chuyên gia. Cấu trúc của mô hình và
các tham số (xác suất có điều kiện được gắn với các đường nối của đồ thị)
được suy ra từ các chuyên gia. Ngày nay, các phương pháp này đã được phát
triển, cả cấu trúc và các tham số mô hình đồ thị đều có thể học trực tiếp từ cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
sở dữ liệu (Buntine; Heckerman). Tiêu chuẩn đánh giá mô hình chủ yếu là ở
dạng Bayesian. Việc đánh giá tham số là một sự kết hợp các đánh giá dạng
đóng (closed form estimate) và các phương pháp lặp phụ thuộc vào việc biến
được quan sát trực tiếp hay ở dạng ẩn. Việc tìm kiếm mô hình dựa trên các
phương pháp “leo đồi” trên nhiều cấu trúc đồ thị. Các tri thức trước đó, ví dụ
như việc sắp xếp một phần các biến dựa trên các mối quan hệ nhân quả, có
thể rất có ích trong việc thu hẹp không gian tìm kiếm mô hình. Mặc dù các
phương pháp này mới ở giai đoạn đầu của việc nghiên cứu nhưng nó đã cho
thấy nhiều hứa hẹn vì dạng đồ thị dễ hiểu hơn và biểu đạt được nhiều ý nghĩa
hơn đối với con người.
Mô hình hóa quan hệ: Trong khi mẫu chiết xuất được bằng các luật suy
diễn và cây quyết định gắn chặt với các mệnh đề logic (propositional logic)
thì mô hình học quan hệ (còn được gọi là lập trình logic quy nạp – Inductive
logic programming) sử dụng ngôn ngữ mẫu theo thứ tự trước (first-order
logic) rất linh hoạt. Mô hình này có thể dễ dàng tìm ra công thức: X=Y. Cho
đến nay, hầu hết các nghiên cứu về các phương pháp đánh giá mô hình này
đều theo logic trong tự nhiên.
Khai phá dữ liệu văn bản (Text Mining): Kỹ thuật này được ứng dụng
trong một loạt các công cụ phần mềm thương mại. Công cụ khai phá dữ liệu
rất phù hợp với việc tìm kiếm, phân tích và phân lớp các dữ liệu văn bản
không định dạng. Các lĩnh vực ứng dụng như nghiên cứu thị trường, thu thập
tình báo,… Khai phá dữ liệu dạng văn bản đã được sử dụng để phân tích câu
trả lời cho các câu hỏi mở trong khảo sát thị trường, tìm kiếm các tài liệu
phức tạp.
Mạng neuron là một tiếp cận tính toán mới liên quan đến việc phát triển
các cấu trúc toán học với khả năng lọc. Các phương pháp là kết quả của việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
nghiên cứu mô hình học của hệ thống thần kinh con người. Mạng neuron có thể
đưa ra ý nghĩa từ các dữ liệu phức tạp hoặc không chính xác và có thể được sử
dụng để chiết xuất các mẫu và phát hiện ra các xu hướng quá phức tạp mà con
người cũng như các kỹ thuật máy tính khác không thể phát hiện được.
Khi đề cập đến khai thác dữ liệu, người ta thường đề cập nhiều đến mạng
neuron. Tuy mạng neuron có một số hạn chế gây khó khăn trong việc áp dụng
và triển khai nhưng nó cũng có những ưu điểm đáng kể. Một trong số những
ưu điểm phải kể đến của mạng neuron là khả năng tạo ra các mô hình dự đoán
có độ chính xác cao, có thể áp dụng được cho rất nhiều loại bài toán khác
nhau đáp ứng được các nhiệm vụ đặt ra của khai phá dữ liệu như phân lớp,
phân nhóm, mô hình hoá, dự báo các sự kiện phụ thuộc vào thời gian,…
Đặc điểm của mạng neuron là không cần gia công dữ liệu nhiều trước khi
bắt đầu quá trình học như các phương pháp khác. Tuy nhiên, để có thể sử dụng
mạng neuron có hiệu quả cần phải xác định các yếu tố khi thiết kế mạng như:
Mô hình mạng là gì? Mạng cần có bao nhiêu nút? Khi nào thì việc học
dừng để tránh bị “học quá”?
Ngoài ra còn có rất nhiều bước quan trọng cần phải làm để xử lý dữ liệu
trước khi đưa vào mạng neuron để mạng có thể hiểu được (ví dụ như việc
chuẩn hoá dữ liệu, đưa tất cả các tiêu chuẩn dự đoán về dạng số).
Mạng neuron được đóng gói với những thông tin trợ giúp của các chuyên
gia đáng tin cậy và được các chuyên gia đảm bảo các mô hình này làm việc
tốt. Sau khi học, mạng có thể được coi là một chuyên gia trong lĩnh vực thông
tin mà nó vừa được học.
Như vậy, nhìn vào các phương pháp giới thiệu ở trên, chúng ta thấy có
rất nhiều các phương pháp khai phá dữ liệu. Mỗi phương pháp có những đặc
điểm riêng phù hợp với một lớp các bài toán với các dạng dữ liệu và miền dữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
liệu nhất định. Giả sử đối với bài toán dự đoán theo thời gian, trước kia người
ta thường đặt nhiệm vụ cho việc khai phá các mẫu dạng này là hồi quy dự
đoán hoặc các mô hình hồi quy tụ động dựa trên thống kê,… Mới đây, các mô
hình khác như các hàm phi tuyến, phương pháp dựa trên mẫu, mạng neuron
đã được áp dụng để giải loại bài toán này. Mặc dù nhìn bề ngoài ta thấy có rất
nhiều các phương pháp và ứng dụng khai phá dữ liệu nhưng cũng không có gì
là lạ khi nhận thấy chúng có một số thành phần chung. Hiểu quá trình khai
phá dữ liệu và suy diễn được mô hình dựa trên những thành phần này là ta đã
thực hiện được nhiệm vụ của khai phá dữ liệu.
1.3. TIÊU CHÍ HÓA TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ VÙNG LÃNH THỔ
DÂN CƢ XÃ HỘI
1.3.1. Trong nghiên cứu vùng địa lí tự nhiên
Địa lí học là hệ thống các khoa học có đối tượng chủ yếu là sự vận động
của bộ ba khái niệm Tự nhiên - Xã hội - Con người. Phương pháp luận cơ bản
đặc trưng của Địa lí học là cách tiếp cận phát triển vùng lãnh thổ - một nội
dung cơ bản của khái niệm không gian và thời gian của một đối tương địa lí
học như là một phạm trù triết học ứng dụng trong Địa lí học. Đặc trưng không
gian lãnh thổ bao giờ cũng qui về việc xác định các giới hạn lãnh thổ vùng,
hay nói khác đi là xác định được hệ thống vùng lãnh thổ dựa trên một hệ qui
chiếu nào đó, còn được gọi là hệ tiêu chí địa lí.
Để tìm hiểu nội dung nói trên chúng ta có thể tham khảo cách tính chỉ số
tương quan nhiệt - ẩm của GS Vũ Tự Lập dung cho việc xác định sự phân hóa
đai cao của Việt Nam.
Chỉ số tương quan nhiệt - ẩm được tính theo công thức sau :
K = R*0.1 t
0
─ 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Khô : K = 1.00
Ẩm : K = 2.1 - 3.00
R : Lượng mưa trung bình năm (mm/năm)
t
0
= Tổng nhiệt độ > 00C
Hơi khô : K = 1 - 1.5
Hơi ẩm : K = 1.51 - 2.00
Ẩm ướt : K ≥ 3.00
Kết quả tính toán theo chỉ số tương quan nhiệt ẩm nói trên, tác giả đã
phân chia các đai nội chí tuyến như sau :
- Á đai 0 - 600 m là đai nội chí tuyến chân núi với đặc điểm là có mùa hè
nóng (nhiệt độ trung bình tháng > 250C, thích hợp với các loại sinh vật nhiệt
đới về xích đạo điển hình. Do tác động của bức chắn và bóng chắn của địa
hình đồi, mà trong số đai có tới 3 tương quan nhiệt ẩm từ khô (<1.00) đến ẩm
ướt (> 3.00). Tổng nhiệt độ trong đai đều > 70000, từ phía nam Quy Nhơn trở
vào đã trên 95000.
Các á đai nội chí tuyến khô đến ẩm ướt chân núi được phân ra như sau :
Á đai 0 - 100 m : ở miền bắc cũng không có mùa đông lạnh (với nhiệt độ
trung bình tháng dưới 150C thì bất lợi cho cây nhiệt đới khó tính; ở miền nam
nóng quanh năm.
Á đai 100 - 300 m ; ở miền bắc có nới đã có mùa đông rét (nơi đầu gió);
ở miền nam mùa nóng giảm sút.
Á đai 300 - 600 m : ở miền bắc nhiều nới có mùa đông rét; ở miền nam
mùa nóng chỉ còn 6 tháng trở xuống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Từ 600 đến 2600 m là đai á nhiệt đới hơi ẩm (K = 1.50) đến ẩm ướt (K ≥
3.00) trên núi, với tổng nhiệt độ > 45000 và mùa hè mát với nhiệt độ trung
bình tháng < 25
0
C. Những cây nhiệt đới và xích đạo khó tính đòi hỏi nhiệt
lượng cao không lên quá 600 m; tại á đai này phổ biến là các loài á nhiệt đới
và ôn đới có xen các loài nhiệt đới có biên dộ sinh thái rộng. GS Vũ Tự Lập
phân thành các á đai như sau :
- Á đai 600 - 1000 m, ở miền bắc, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
lạnh và á đai này tuy vẫn còn tính chuyển tiếp từ nội chí tuyến chân núi lên á
đai nhiệt đới trên núi, nhưng tính chất chuyển tiếp thiên về phía á nhiệt đới
thể hiện ở ưu thế các loài nhiệt đới.
Tại miền nam do không có ảnh hưởng của gió mùa đông bắc cho nên tính
chất chuyển tiếp thiên về nội chí tuyến, tuy vẫn phải coi như là á đai chuyển
tiếp, vì không có nhiệt độ trung bình tháng > 250C cho phép các loài á xích
đạo và xích đạo phát triển.
Tóm lại á đai 600 - 1000 m là đai chuyển tiếp từ nội chí tuyến chân núi
lên á nhiết đới trên núi, ở cả hai miền bắc, nam.
- Á đai 1000 - 1600 m là á đai mang tính chất á nhiệt đới rõ, với đất vàng
á nhiệt đới nhiều mùn.
- Á đai 1600 - 2600 m : á này có một đặc điểm đáng chú ý là tháng nóng
nhất không quá 200C, nghĩa là mùa nóng tương đương với mùa hạ ôn đới. Từ
2600 m trở lên là đai ôn đới trên núi, quanh năm rét < 150C, mùa đông xuống
< 10
0
C.
Qua ví dụ nêu trên chúng ta thấy vai trò của việc xác định : (1) các tiêu
chí (Chỉ số tương quan nhiệt - ẩm - còn gọi là chỉ số khô hạn) với (2) các chỉ
tiêu tương ứng - các giá trị đo từ 0 đến > 3 quan trọng như thế nào đối với
việc xác định các đai cao địa lí tự nhiên Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
1.3.2. Trong nghiên cứu vùng địa lí kinh tế - xã hội
Viên CLPT - Bộ KH&ĐT đã xác định hệ thống các tiêu chí mới, chủ yếu
là hệ thống tiêu chí với các chỉ số / chỉ tiêu tương ứng về chuyên môn hóa và
phát triển đang dạng các loại hình, các thành phần kinh tế có tính tới quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, để phân vùng KTXH với tầm nhìn đến năm 2020.
[28]. Theo đó, những tiêu chí phân vùng KTXH ở Việt Nam đã được xác
định trên cơ sở các nguyên tắc sau :
Nguyên tắc thứ nhất là phân vùng dựa trên cơ sở nhóm gộp cho các đơn
vị hành chính tỉnh có tính tương đồng theo các điều kiện phát triển;
Nguyên tắc thứ hai là phân vùng dựa trên trình độ KTXH trong đó sự gắn
kết của vùng thông qua vai trò của hệ thống đô thị, quan hệ giữa đô thị và
vùng ảnh hưởng của chúng, xét đến cả các điều kiện của lịch sử. Nguyên tắc
này phản ánh nguyên nhân của sự phát triển;
Nguyên tắc thứ ba là tính phù hợp với khả năng quản lý trên góc độ tư
vấn và lập quy hoạch phát triển. Nguyên tắc này phản ánh những điều kiện
của công tác quản lý, tư vấn tham mưu cho những người ra quyết định.
Để xác định hệ thống vùng trong thời kỳ đến năm 2020, Viện CLPT - Bộ
KH&ĐT kiến nghị hai nhóm tiêu chí :
(1) Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất của các yếu tố phát triển;
(2) Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất các chức năng, nhiệm vụ của vùng.
+ Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất của các yếu tố phát triển
- Về các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên;
- Về các yếu tố dân số và nguồn lao động;
- Về trình độ phát triển kết cấu hạ tầng;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
- Yếu tố văn minh, văn hoá dân tộc.
Dựa vào các yếu tố trên này để phân lãnh thổ quốc gia các vùng khác nhau.
+ Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất các chức năng, nhiệm vụ của vùng.
Để đo lường trình độ phát triển của vùng, người ta thường dùng hệ các
chỉ tiêu mà trong đó chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được chú ý nhiều
nhất. Nhưng chỉ tiêu này có tính hạn chế trong phạm vi nhỏ, cho nên, người ta
lại thiết kế một số nhóm chỉ tiêu phức hợp để đo lường trình độ phát triển của
vùng.
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
+ Hệ thống chỉ tiêu mang tính tổng hợp.
1.Tuổi thọ thời kỳ dự kiến khi ra đời;
2.Tỷ lệ của dân số cư trú tại điểm dân cư > 2 vạn người trong tổng dân số;
3.Tiêu dùng prôtit động vật tính bình quân người, ngày;
4.Tổng số người học trung học và tiểu học;
5. Số người học đào tạo về công việc làm chủ yếu;
6. Số báo phát hành cho mỗi 1.000 người;
7. Số người cư trú bình quân trong mỗi phòng ở;
8.Tỷ lệ người có điện, nước, khí than sử dụng trong dân số có việc làm;
9.Tỷ lệ người thu nhập bằng lương trong tổng dân số hoạt động kinh tế;
10. Sản lượng nông nghiệp của một lao động nông nghiệp nam giới;
11.Tiêu dùng điện bình quân đầu người;
12.Tiêu dùng sắt thép bình quân đầu người;
13.Tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
14. Tỷ lệ ngành chế độ trong tổng giá trị sản xuất trong nước;
15. Giá trị xuất nhập khẩu bình quân đầu người;
+ Hệ thống chỉ tiêu HDI là chỉ số phát triển nguồn nhân lực hoặc chỉ tiêu
PQLI là chỉ số chất lượng cuộc sống vật chất.
+ Hệ thống các chỉ tiêu đề tài kiến nghị bao gồm các nội dung dưới đây:
1. Tổng quy mô kinh tế vùng: dùng chỉ số GDP để biểu thị.
2. Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng tỷ lệ tăng hàng năm của GDP.
3. Số tỉ trọng cơ cấu công nghiệp hoá tính theo công thức dưới đây :
Tỉ trọng cơ cấu công nghiệp hóa (%) = (Giá trị sản xuất công nghiệp
vùng / Tổng sản phẩm quốc nội - GDP ) / (Lao động công nghiệp vùng / Lao
động xã hộ vùng)
4. Điều kiện chuyển đổi cơ cấu: Lấy mức thu nhập bình quân đầu người
làm chủ đạo, hơn nữa, đồng thời chú ý tới các mặt quy mô dân số, độ phong
phú tài nguyên và cấp cơ cấu hiện có. Căn cứ theo giá trị tới hạn đi vào thời kì
tăng tốc chuyển đổi cơ cấu của nước ngoài đã xác định.
5. Tố chất văn hoá của dân số (dân số có trình độ văn hoá trên trung học,
đại học/dân số mù chữ và nửa mù chữ).
6. Trình độ đô thị hoá.
7. Chất lượng cuộc sống biểu thị bằng mức tiêu dùng của dân cư.
Sau khi tính toán được toàn bộ các chỉ tiêu kể trên, tiến hành tính số bình
quân m của chúng, số bình quân hình học m là chỉ số tổng hợp trình độ phát
triển KTXH của vùng.
Việc chọn chỉ tiêu đánh giá đã chú ý tới nhiều yếu tố, diện phủ của chỉ
tiêu tương đối lớn; điểm chưa hoàn thiện và phân lượng của chỉ tiêu kinh tế và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
chỉ tiêu chất lượng cuộc sống không đủ, vả lại, chỉ tiêu tổng hợp tính theo
phương pháp bình quân là tiến hành trên cơ sở giả định đóng góp của các chỉ
tiêu đối với trình độ phát triển KTXH là như nhau, nhưng thực tế, sự đóng góp
của các chỉ tiêu không có khả năng như nhau. Phương pháp này đã phản ánh
được một cách tương đối khách quan trình độ phát triển của các địa phương.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đó, tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu phục vụ cho
mục đích phân vùng và áp dụng các chỉ tiêu đó cho toàn lãnh thổ nghiên cứu,
phân hạng các đơn vị cấp tỉnh, đưa ra phương án về hệ thống vùng. Tất nhiên
để lựa chọn và áp dụng các chỉ tiêu phân vùng phải sử dụng cả các phương
pháp truyền thống và hiện đại.
Trên cơ sở các tiêu chí và chỉ tiêu đã tính, Viện CLPT kiến nghị : Từ nay
đến năm 2010 sơ đồ 6 vùng kinh tế xã hội và 3 vùng kinh tế trọng điểm được
đưa ra trong chiến lược KTXH vẫn chấp nhận. Hệ thống vùng mới Việt Nam
thời kỳ 2010-2020 kiến nghị phân chia như sau :
Vùng thứ nhất : Vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMN phía Bắc,
không có tỉnh Quảng Ninh);
Vùng thứ hai: Vùng Châu thổ sông Hồng và Bắc Trung bộ (gồm các tỉnh
ĐBSH + Quảng Ninh và Thanh - Nghệ - Tĩnh);
Vùng thứ ba : Vùng Duyên hải miền Trung (Quảng Trị đến Ninh Thuận);
Vùng thứ tư : Vùng Tây Nguyên (gồm 3 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và kon Tum
Vùng thứ năm : Vùng Đông Nam bộ (7 tỉnh Đông Nam Bộ cộng với Lâm
Đồng, Bình Thuận, Long An).
Vùng thứ sáu : Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (11 tỉnh ĐBSCL và TP
Cần Thơ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
1.4. CHỈ TIÊU HÓA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 THEO HƢỚNG TÍCH
CỰC HÓA
1.4.1. Nội dung dạy học về phần vùng trong CT&SGK Địa lý 9
CT & SGK Địa lÍ ở trường THCS trang bị cho HS những kiến thức địa
lý đại cương (lớp 6), kiến thức địa lí các châu lục ( lớp 7,8) và Địa lý Việt
Nam (lớp 8,9). Trong đó kiến thức về Địa lÍ Việt Nam được biên soạn khá
hoàn chỉnh ở lớp cuối cấp (kiến thức cả về địa lí tự nhiên và kinh tế).
Trong CT&SGK Địa lí 9, phần Phân hóa lãnh thổ theo vùng được giảng
dạy với thời lượng 21 tiết, nếu tính cả phần nghiên cứu Địa lí địa phương cấp
tỉnh / thành phố là 25 tiết, chiếm > 60% thời lượng cả lí thuyết và thực hành.
Nhìn chung, trong CT & SGK Địa lí Lớp 9, phần vùng được coi là kiến
thực trụ cột về Địa lí KTXH Việt Nam. Do CT&SGK được viết theo phong
cách mới, chủ yếu là gợi mở nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, nên
khi giảng dạy về các vùng, GV phải tìm tòi, khai thác tài liệu nhằm cung cấp
cho HS những kiến thức cơ bản về địa phương mình, từ đó giáo dục cho HS
có thái độ, trách nhiệm đối với các vùng miền, với quê hương đất nước.
Các bài học về vùng trong CT&SGK Địa lí 9 được giảng dạy với thời
gian là 21 tiết, trong đó lý thuyết 15 tiết (các bài 17 - 37) và thực hành 6 tiết
(bố trí sau các vùng kinh tế), như vậy các bài học về vùng được kết cấu theo
trình tự chung : Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ ; Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên; Đặc điểm dân cư, xã hội; Tình hình phát triển kinh tế
(nông nghiệp / công nghiệp / dịch vụ) ; Các trung tâm kinh tế. Phần đầu và
cuối mỗi bài dều có tóm tắt, định hướng, một số câu hỏi và bài tập. Thời
lượng dành cho nghiên cứu vùng lãnh thổ như thế là khá nhiều; đó chính là cơ
hội, là điều kiện để HS có được những kiến thức, hiểu biết về tự nhiên, kinh
tế, con người và xã hội của các vùng miền đất nước. Do đó người GV phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
làm nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức cập nhật để HS nắm được
những nét đặc trưng cơ bản về ĐKTN,TNTN, KT-XH các vùng, kết hợp với
các câu hỏi gợi ý trong SGK nhằm phát triển tư duy của HS. Đây chính là
điều kiện thuận lợi để GV có thể vận dụng PPDH theo hướng tích cực hóa.
Có thể nói lượng kiến thức học phần nghiên cứu vùng là khá nặng trong
điều kiện đại bộ phận HS THCS sống ở quê hương của mình đồng thời phải
hình dung toàn bộ lãnh thổ đất nước.
1.4.2. Nội dung dạy học Mục III : Đặc điểm dân cƣ, xã hội theo vùng
trong cơ cấu CT&SGK Địa lý 9
Trong nội dung nghiên cứu từng vùng lãnh thổ trong CT&SGK Địa lí 9,
mục Đặc điểm dân cư, xã hội được trình bày theo cách khá mới. Sau khi nêu
và đánh giá thành phần dân cư, trước hết là các dân tộc, một số đặc điểm tiêu
biểu của cộng đồng dân cư, mỗi vùng đều minh họa bằng một bảng số liệu
thống kê với tiêu đề : Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội, năm 1999.
Qua 10 năm, đến nay số liệu từ Niên giám thống kê năm 1999 đã lạc hậu.
Điều đó đặt ra nhu cầu bức xúc phải cập nhật thường niên để thu hút sự chú ý
của HS, tránh sự nhàm chán do số liệu đã "cũ". Khi dạy các nội dung trong
bài học nói chung, nhất là dạy mục III, đòi hỏi GV phải làm rõ tầm quan
trọng, mục đích, ý nghĩa của việc học các chỉ tiêu. Điều quan trọng hơn cả là
phải cập nhật số liệu mới bằng việc tự tìm tòi, hoặc hướng dẫn HS tìm kiếm
trên mạng Intrernet hoặc một số tài liệu tham khảo liên quan. Để làm được
điều đó, GV cần cung cấp cho HS nguồn tài liệu tham khảo như : bản đồ, số
liệu trong niên giám thống kê, cũng có thể cho HS khai thác kiến thức từ CD-
ROM, Internet và các phương tiện nghe nhìn khác như báo chí, đài phát
thanh, truyền hình....
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Nghiên cứu mục III nhằm nhiều mục đích khác nhau, ở nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trước hết, bổ xung và nâng cao kiến thức Địa lí, đặc biệt là các
vấn đề Địa lí dân cư; Giúp cho HS có được các kiến thức về mật độ dân số, tỉ
lệ dân số thành thị nông thôn, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị, thiếu
việc làm ở nông thôn. Các chỉ tiêu về : thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ
người lướn biết chữ và tuổi thọ trung bình cũng như tỉ lệ dân số thành thị
chính là sự phản ánh chỉ số phát triển con người (HDI) được trình bày dễ
hiểu, phù hợp với tâm sinh lí và trình độ của HS THCS. Học tập mục III còn
phát triển năng lực nhận thức và kĩ năng vận dụng kiến thức của HS, giúp HS
bồi dưỡng thế giới quan khoa học, phát triển năng lực trí tuệ và kĩ năng áp
dụng thực tế.
Đối với GV Địa lí, việc nghiên cứu, giảng dạy phần vùng nói chung, đặc
biệt là mục III nói riêng đòi hỏi GV phải có tư liệu mới, có vốn kiến thức một
cách cụ thể, sâu sắc, tạo điều kiện cho việc giảng dạy ĐLĐP trên lớp đạt hiệu
quả cao. Mặt khác, nghiên cứu theo vùng và theo mục III còn mang tính chất
là một công tác nghiên cứu khoa học, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn
đồng thời là cơ sở để đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát
triển KTXH của địa phương cũng như phát triển được tư duy khoa học, tư duy
địa lý cho chính bản thân.
Về các hình thức tổ chức dạy học ĐLĐP, trong Hướng dẫn thực hiện bộ
CT mới, Bộ GD&ĐT đã coi việc học tập, tìm hiểu khảo sát và dạy các vùng
nói chung và mục III nói riêng là một yêu cầu bắt buộc trong dạy học Địa lí 9.
Việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên, dân cư, KTXH môi trường sống làm cho HS
hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức địa lí trong SGK, gắn việc học tập địa
lý ý với cuộc sống ở vùng miền và quê hương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Do thế mạnh của môn Địa li là có liên quan chặt chẽ với thiên nhiên, con
người và xã hội, với các hoạt động sản xuất của con người nên việc dạy ngoài
lớp mang lại hiệu quả về mặt giáo dục và giáo dưỡng. Vì vậy, ngoài nội dung
mục III được dạy thành bài theo hệ thống nhất định, phù hợp với cấu trúc
chương trình của từng lớp, từng cấp học thì việc dạy ĐLĐP được tiến hành
dưới dạng kết hợp liên hệ thực tiễn trong từng phần của nội dung bài giảng
hoặc bằng hình thức dạy học ngoài lớp như thực hành ngoài trời, đi tham
quan, du lịch.
Về việc giảng dạy ĐLĐP ở trên lớp, để các giờ dạy mục III trên lớp đạt
hiệu quả, những tài liệu sử dụng phải được nghiên cứu đầy đủ, đảm bảo tính
khoa học. Điều này rất cần thiết là liên hệ với thực tế địa phương, hoặc thông
qua các nguồn tư liêu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó HS
cần nhận thức được những thuận lợi khó khăn của quê hương và thái độ đúng
đắn trước thực tế đó. Kết hợp với những hoạt động thực hành tham quan,
khảo sát địa phương, giờ học trên lớp phải hệ thống hoá được những điều mà
HS đã biết một cách rời rạc, lẻ tẻ để khát quát thành những vấn đề mang tính
quy luật, giúp HS hiểu biết sâu sắc hơn bản chất của sự vật, hiện tượng địa lý
ở địa phương mình. Để dạy tốt Những vấn đề về DCXH đòi hỏi GV cần nêu
lên vài trò và ý nghĩa của dân số trong sự phát triển kinh tế của địa phương,
sau đó phân tích các khía cạnh của dân cư, đánh giá chung về sự phát triển
dân số của địa phương so với của cả nước, phương hướng điều khiển dân số,
GV cần làm rõ kết cấu theo độ tuổi, đặc biệt là nguồn lao động và việc sử
dụng lao động ở địa phương. Để minh hoạ cho bài giảng, GV có thể sử dụng
bản đồ dân cư (quốc gia và tỉnh, thành phố), xây dựng một số biểu đồ, bảng
thống kê từ việc tìm hiểu địa phương, sưu tầm một số tranh ảnh về các dân tộc
(nếu có), các điểm dân cư nông thôn và đô thị tiểu biểu. Nhưng quan trọng
hơn cả là cập nhật số liệu cũng như vấn đề mới theo các vùng miền cũng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
tại quê hương minh trong 10 năm qua. Điều đó góp phần nghiên cứu sâu hơn
các mục về đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế, các trung tâm kinh tế vùng.
Tổng sản phẩm quốc nội là một thành quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
trong một thời kỳ nhất định của tất cả các đơn vị thường trú của một vùng.
Từ mặt hình thái giá trị mà xét, đó là : Mức chênh lệch (sai ngạch) của
toàn bộ hàng hoá và giá trị dịch vụ sản xuất trong một thời kỳ nhất định của
tất cả mọi đơn vị thường trú vượt quá toàn bộ hàng hoá tài sản phi cố định và
giá trị dịch vụ đầu tư cùng kỳ.
Từ mặt hình thái phân phối giá trị, đó là Tổng thu nhập phân phối lần
đầu của tất cả các đơn vị thường trú trong một thời kỳ nhất định tạo ra, hơn
nữa, phân phối cho các đơn vị thường trú không thường trú của vùng này.
1.5. TIÊU CHÍ HÓA TRONG NGHIÊN CỨU TÁI ĐỊNH DẠNG ĐỊA - KINH TẾ
1.5.1. Nội dung tổng quát
Báo cáo Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới WB năm 2009 dành
chuyên đề về nghiên cứu địa - kinh tế dưới đầu đề Tái định dạng Địa - Kinh
tế. Theo WB, các địa phương phát triển tốt nếu chúng thúc đẩy sự chuyển đổi
của các khía cạnh địa kinh tế : mật độ dày đặc hơn khi các thành phố phát
triển; khoảng cách ngắn hơn khi công nhân và doanh nghiệp di chuyển đến
gần khu trung tâm hơn; và có ít sự chia cắt hơn khi các quốc gia giảm bớt các
biên giới kinh tế và tiến vào các thị trường thế giới để tận dụng qui mô kinh tế và
buôn bán các sản phẩm chuyên biệt.
Báo cáo Phát triển Thế giới 2009 kết luận rõ những sự chuyển đổi của ba
khía cạnh địa kinh tế này : mật độ, khoảng cách và sự chia cắt là then chốt cho
phát triển và cần được khuyến khích nghiên cứu tìm hiểu. Kết luận này có thể
gây ra nhiều tranh cãi. Những người dân sống trong các khu nhà ổ chuột đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
lên đến hơn một tỷ nhưng con số người dân đổ ra các thành phố vẫn tăng lên.
Một tỉ người dân sống trong những vùng tụt hậu của các nước đang phát triển,
cách xa với nhiều lợi ích của toàn cầu hóa. Và nghèo đói với tỷ lệ tử vong cao
vẫn còn tồn tại dai dẳng ở "một tỷ người nghèo nhất", không được tiếp cận
với các thị trường thế giới, mặc dù những người dân khác tăng trưởng thịnh
vượng hơn và có tuổi thọ dài hơn bao giờ hết. Những mới quan ngại đối với
ba tỉ người dân tiếp theo liên quan đến sự cân bằng về phạm vi địa lí trong
tiến trình phát triển.
Báo cáo của WB mang đến thông điệp khác : Tăng trưởng kinh tế sẽ là
không cân bằng. Cố gắng để trải rộng tăng trưởng kinh tế có nghĩa là kìm hãm
nó - đấu tranh chống lại sự thịnh vượng chứ không phải đấu tranh với nghèo
đói. Nhưng phát triển vẫn mang tính hòa nhập, kể cả cho những người dân bắt
đầu cuộc sống của mình cách xa nơi có các mức độ tập trung kinh tế cao. Để
tăng trưởng có thể nhanh chóng và chia sẻ, các chính phủ cần thúc đẩy hội
nhập kinh tế, là khái niệm then chốt, như báo cáo đã chỉ rõ, trong các cuộc
tranh luận chính sách về đô thị hóa, phát triển lãnh thổ, và hội nhập khu vực.
Thay vào đó, tất cả ba cuộc tranh luận trên đều nhấn mạnh quá mức về những
can thiệp căn cứ vào địa điểm.
Tái định dạng Địa - Kinh tế nhằm xác định lại những khó khăn của cuộc
tranh luận này, bao gồm tất cả các công cụ của hội nhập - các thể chế không
xác định về phạm vi địa lí, cơ sở hạ tầng kết nối không gian, và những sự can
thiệp mục tiêu theo phạm vi địa lí. Bằng việc xác định sự kết hợp hài hòa của
các công cụ này, những nhà phát triển đất nước ngày nay có thể tái định dạng
lại Địa Kinh tế của nước mình. Nếu họ làm tốt được công việc này, tăng
trưởng của những quốc gia vẫn có thể không cân bằng, nhưng phát triển của
họ thì vẫn mang tính hòa nhập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
1.5.2. Một số khái niệm cơ bản
- Chỉ báo, chỉ số, chỉ tiêu : Theo nguyên nghĩa, tiếng Anh, Chỉ báo =
index (chuyên từ phái sinh là indicator). Chuyên từ này được sử dụng rộng rãi
trong Niên giám thống kê thường niên của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ
KH&ĐT của Chính phủ Việt Nam, có tính tới qui ước chung quốc tế trong
khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNDP, WB, IMF, ADB,
UNESSCO. Trong nhiều trường hợp người ta ngầm định chỉ số, chỉ báo, chỉ tiêu
là đồng nghĩa. Các thuật ngữ chỉ số, chỉ tiêu là các thuật ngữ phái sinh từ index
- Tiêu chí : được mặc định hiểu là một thước đo chuẩn để biểu thị một
đối tượng, hiện tượng phát triển. Tiêu chí gồm hai phần : tên gọi và phần định
lương đo. Ví dụ : Bộ Tiêu chí phát triển nông thôn mới của Việt Nam bao gồm
hai phần : Tên tiêu chí và các chỉ tiêu, chỉ số đo (Phụ lục 1,2,3).
- GDP / GNI : được coi là thước đo phổ biến nhất để phân loại các quốc
gia. Dựa vào đó các tổ chức quốc tế có một số chính sách đối xử phù hợp khi
cho vay, đầu tư. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ phấn đấu chuyển đổi nền
kinh tế của minh theo hướng gia tăng GDP / GNI theo đầu người. Theo
phương pháp Atlat của WB, tính theo sức mua tương đương (PPP) , các quốc
gia và vùng lãnh thổ được phân loại theo các khung tiêu chí sau (tên gọi :
Thu nhập / Thước đo : USD / nguời - năm).
Việc nghiên cứu các chỉ báo có tầm quan trọng đặc biệt. Chính vì vậy
WB có hẳn một WEBSITE : thường
xuyên cung cấp hệ thống các chỉ báo, chỉ số, chỉ tiêu và số thống kê về tình
hình phát triển kinh tế thế giới. Tại báo cáo thường niên năm 2007, WB xuất
bản chuyên khảo về hệ thống các chỉ báo phát triển : World Development
Indicators 2007. Washington, DC : World Bank.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Tại Báo cáo chuyên đề Phát triển thế giới năm 2009 : Tái định dạng địa -
kinh tế năm 2009, WB đưa ra Bảng phân loại các nền kinh tế theo khu vực và
theo mức thu nhập năm tài khóa 2009. Theo đó, các thành viên của WB và tất
cả các nền kinh tế khác có dân số trên 30.000 người. Theo đó, các nền kinh tế
đựa phân vào nhóm thu nhập trên mức GNI bình quân đầu người năm 2007,
tính theo phương pháp Atlat của WB. Các nhóm bao gồm : thu nhập thấp
(LIC) với thu nhập từ 935 USD trở xuống, thu nhập trung bình thấp (LMC) có
thu nhập từ 936 đến 3705 USD; nhóm thu nhập trung bình cao (UMC) với thu
nhập từ 3706 USD đến 11.455 USD và nhóm thu nhập cao từ 11.456 trở lên
(Theo đó, với thu nhập quốc dân 67, 2 tỉ USD và 790 USD bình quân người
Việt Nam được xếp hạng trong nhóm các nước thu nhập thấp - LIC)
[2,tr.539,541,].
Tiểu kết Chương 1
Hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH trong CT&SGK Địa lí 9 đã được
biên soạn cách đây 10 năm, chủ yếu dựa vào số liệu thống kê năm 1999. Đến
nay, tình hình đất nước và thế giới đã có nhiều thay đổi, trên nhiều phương
diện hệ thống chỉ tiêu đó không còn phù hợp, đòi hỏi phải được cập nhật, đổi
mới. Để thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH phải
được xem xét lại trên quan điểm nhận thứ luận, trước hết là trên quan điểm
của ba cặp phạm trù : CL-SL / TG-KH / VĐ-PT. Điều đó cũng là đòi hỏi của
việc dạy học các môn Địa lí nói chung và dạy học Địa lí Việt Nam nói riêng
theo hướng tích cực hóa, đầu tiên và trước hết với mục III về các Chỉ tiêu phát
triển DCXH trong các bài học về phân hóa lãnh thổ theo vùng kinh tế trong
CT& SGK Địa lí 9. Cách đặt vấn đề nêu trên không chỉ là sự cần thiết trên
phương diên lí luận mà còn là sự cần thiết của thực tiễn đổi mới phương pháp
dạy học theo CT&SGK hiện hành. Hơn thế, điều này còn có giá trị thực tiễn ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
tầm cao hơn một khi các phương pháp chỉ tiêu được sử dung rộng rãi trong
trong báo cáo thường niên của WB năm 2007 : "Tái định dạng Địa - Kinh tế".
Nhận thức được cơ sở lí luận và tầm quan trọng thực tiễn phải cập nhật hệ
thống chỉ tiêu phát triển DCXH, chúng tôi đã nghiên cứu diễn giải các thuật
ngữ : tiêu chí, chỉ số, chỉ tiêu, chỉ báo cũng như các phương pháp và kĩ thuật
xử lí dữ liệu nhằm làm cơ sở cho việc cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển
DCXH theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Chƣơng 2
CẬP NHẬT HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI
THEO VÙNG LÃNH THỔ TRONG ĐỊA LÍ 9
2.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CƠ SỞ VÙNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU DÂN
CƢ, XÃ HỘI
2.2.1. Quan niệm về vùng
Xét về mặt từ nguyên, vùng được hiểu là một khu vực địa lí như : vùng
đất, vùng trời, vùng biển, không gắn với một cấp hành chính nhà nước. Trong
khi đó, thuật ngữ lãnh thổ được hiểu là một vùng hay khu vực địa lí thuộc
một cấp quản lý hành chính nhà nước. Do đó trong một vùng có thể có nhiều
lãnh thổ. Thuật ngữ "khu vực", được sử dụng với những biến thái khác nhau :
có thể nhỏ hơn vùng như khu tả ngạn, hữu ngạn sông Hồng, khu vực Hồ
Gươm, Hồ Tây ở Hà Nội..., hoặc tương đương vùng, ví dụ khu vực (hay vùng)
Tây Bắc; cũng có thể lớn hơn vùng và tương đương miền, ví dụ khu vực (hay
miền) Bắc, Trung, Nam. Thuật ngữ "miền" thì rõ ràng là lớn hơn "vùng".
Các lý thuyết vùng về cơ bản đều dựa vào trình độ sản xuất các phương
tiện sinh sống để phân chia các loại hình KTXH ngoài ra còn chú ý đến các
yếu tố không gian lãnh thổ, quá trình cộng cư lâu dài, cùng chung vận mệnh
lịch sử trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển của các vùng KTXH.
Nhưng cho đến nay ở Việt Nam, kết quả phân vùng KTXH không phải vì thế
mà giống nhau. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm về 7 vùng KTXH được thừa
nhận rộng rãi là các vùng : TB, ĐB, ĐBSH, BTB, DHNTB, TN, ĐNB.
Trên quan điểm vùng văn hóa, một số tác giả cho rằng nước ta có 7 vùng
văn hóa : Việt Bắc, Tây Bắc, Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải
BTB, Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn - TN và Nam Bộ.
Cũng có tác giả cho rằng nước ta có 10 vùng văn hóa: Việt Bắc, TB, Đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
bằng miền Bắc, vùng Nghệ - Tĩnh, Thuận Hóa - Phú Xuân, Nam Trung Bộ,
TN, Đồng bằng miền Nam, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Có thể quan niệm "vùng" là một thực thể KTXH bao gồm những đặc
điểm về cảnh quan - lãnh thổ, trình độ và cách thức hoạt động kinh tế, và các
đặc điểm về văn hóa vật thể (nhà cửa, y phục, ẩm thực ...), về văn hóa phi vật
thể (phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng - tôn giáo...), trong đó có một
số đặc trưng điển hình so với các vùng khác.
Các vùng KTXH không phải là những "ốc đảo". Các đặc điểm, kể cả
những đặc trưng điển hình của vùng, trên thực tế là kết quả tiếp biến từ hai, ba
vùng khác nhau liền kề. Trong quá trình phát triển theo hướng CNH-HĐH với
sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những đặc điểm, kể cả
những đặc trưng điển hình, tính thống nhất của các vùng KTXH đã và sẽ được
tăng cường và ngày càng thể hiện rõ trên nhiều phương diện. Vì thế, vấn đề
đặt ra hiện nay là phải tăng cường bảo tồn, phát triển những đặc trưng điển
hình với tính cách là những lợi thế so sánh, nhằm thúc đẩy các vùng phát triển
nhanh, ổn định và có tính cạnh tranh nhất định trong nền KTXH Việt Nam
thống nhất mà đa dạng.
2.1.2.Phân hóa vùng dưới tác động của quá trình CNH-HĐH
Ở nước ta, thực trạng phân hóa vùng được quan tâm xem xét, đánh giá từ
Đại hội VIII của Đảng (1996), tức là từ khi nước ta thoát khỏi tình trạng
khủng hoảng, nền KTXH và bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH. Đại
hội VIII đã thông qua "Chương trình phát triển các vùng lãnh thổ", nhằm kết
hợp sự phát triển có trọng điểm với sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ,
giảm bớt chênh lệch và nhịp độ phát triển giữa các vùng.
Vào năm 1999 đã có sự đo lường tương đối toàn diện sự phân hóa vùng
trên các phương diện kinh tế, giáo dục và bảo vệ sức khỏe, (đánh giá theo các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
chỉ số cơ bản của cách tính chỉ số phát triển con người (HDI) của LHQ). Mặc
dù xét về thu nhập quốc dân theo đầu người thì vùng ĐNB cao gấp 5,5 lần so
với vùng TB ở thời điểm này; nhờ các thành tựu về giáo dục, bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe nên chỉ số HDI của TB chỉ thấp hơn vùng ĐNB có 1,3 lần. Thu
nhập quốc dân tính theo đầu người của vùng ĐNB so với vùng ĐBSH cao
hơn 2,3 lần; song cũng nhờ các thành tựu về giáo dục, bảo vệ chăm sóc sức
khỏe mà chỉ số HDI của vùng ĐBSH tương đương với vùng ĐNB. Vấn đề đặt
ra hiện nay là sau hơn 10 năm đẩy mạnh CNH-HĐH, sự phân hóa về phát
triển kinh tế có làm doãng khoảng cách phát triển chung giữa các vùng. Điều
này thể hiện ở bảng thống kê tổng hợp sau. (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển DCXH cả nước và vùng ở Việt Nam
Tiêu chí Năm
ĐV
đo
Toàn
quốc
ĐB
SH
ĐB TB BTB
DH
NTB
TN ĐNB
ĐB
SCL
Mật độ DS 2009
Ng./k
m
2
257 1238 149 71 208 217 90 408 432
Gia tăng DS 2009 % 1.4 1.1 1.2 1.9 0.9 1.2 2.3 2.4 1.5
Tỉ lệ nghèo 2007 % 14.8 9.6 21.4 38.1 25.8 16.3 23 4.3 12.4
Thất nghiệp 2007 % 4.64 5.74 3.97 3.42 4.92 4.99 2.11 4.83 4.03
Thiếu VL ởNT 2007 % 81.8 80.7 81.8 78.8 77.9 79.8 82.7 83.5 81.7
Thu nhập 2006
Ng.đ/
thg
630 653 511 373 418 551 522 1065 628
TL biết chữ 2004 % 92.2 96.2 90.4 76 93.9 92.8 88.2 93.6 89.8
Tuổi thọ 2004 Năm 71.9 74.5 69.6 67.6 71.3 71.7 65.4 73.7 72.1
DS TT 2009 % 26.5 24.5 18.7 13.8 13.6 29.1 28.1 53.7 20.2
Nguồn : 1. Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2009.
2. Báo cáo về PT con người Việt Nam 1999 - 2004, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.
3. Tổng kiểm kê dân số và nhà ở 01.4.2009 (Thông báo ban đầu, TCTK 7/2009)
Cho đến những năm gần đây các vùng đồng bằng và duyên hải vẫn tiếp
tục phát huy được các lợi thế so sánh, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Giữa các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
vùng vẫn có sự khác biệt về tốc độ phát triển kinh tế như khi mới bước vào
giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH. Sau khoảng 10 năm bước vào giai đoạn đẩy
mạnh CNH-HĐH, tính bình quân trên phạm vi cả nước, thu nhập đầu người
tăng 30% thì biên độ thu nhập đầu người của các vùng dao động từ 20% -
40%. Cụ thể là các vùng tăng thấp cũng được 20% như TB, ĐB, BTB. Các
vùng có mức tăng cao 40% là ĐNB, ĐBSCL. Hiện nay, biên độ dao động
mức tăng thu nhập đầu người vẫn như vậy.
Có thể nói mức chênh lệch đó là không lớn và tương đối ổn định.
Khoảng cách thu nhập giữa các vùng không bị doãng ra một cách bất thường
(đột biến) và cũng không doãng ra với tốc độ lớn. Trong 10 năm qua, khoảng
cách về thu nhập thực tế giữa vùng có mức thu nhập cao nhất (ĐNB) với vùng
có thu nhập thấp nhất (TB) tăng từ 2,1 lần lên 3,1 lần.
Giữa ĐBSH và ĐBSCL mức thu nhập bình quân đầu người/tháng là
tương đương nhau (488,2 nghìn đồng và 471,1 nghìn đồng). Mức chênh lệch
giữa các vùng vào năm 2004 cao nhất là 3,1 lần (giữa ĐNB và TB). Đây là
mức chênh lệch chưa quá lớn, kể cả khi xem xét trong khoảng thời gian 10
năm lại đây.
Khoảng cách thu nhập giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất diễn
biến tương đối phức tạp từ năm 1994 - 2004, mức dao động là từ 6,5 lần đến
8,1 lần. Trong những năm gần đây mức chênh lệch theo ước đoán chung cũng
dừng ở khoảng 9 lần. Như vậy, do nhiều nguyên nhân nên khoảng cách về thu
nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất không chuyển hóa một cách
tương ứng thành khoảng cách lớn về mức sống, điều kiện sống trên phạm vi
vùng (nông thôn và đô thị các vùng lãnh thổ).
Do sự tác động của quá trình CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế kết hợp với sự tác động
của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đã và sẽ dễ chuyển sự phân hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
KTXH giữa các vùng, dù là chưa quá lớn - thành phân hóa về dân tộc, tôn
giáo, văn hóa.
Giải pháp phát triển ổn định các vùng dưới sự tác động của quá trình
CNH-HĐH : Một là, về nhận thức, cần phải làm rõ sự thống nhất của nền
kinh tế, văn hóa ngày nay không diễn ra đơn điệu, mà thông qua sự đa dạng
của các vùng. Bởi lẽ, một mặt, xét từ truyền thống lịch sử - văn hóa, dân tộc
(quốc gia) Việt Nam là một cộng đồng gồm nhiều dân tộc cư trú, sinh sống
lâu dài tại những vùng cảnh quan lãnh thổ khác nhau. Sự nghiệp đẩy mạnh
CNH-HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, HNQT
với sự tác động của toàn cầu hóa, cũng tác động vào quá trình phát triển theo
hướng thống nhất trong đa dạng và thông qua sự đa dạng. Sự phát triển kinh
tế, xã hội, văn hóa đã và sẽ diễn ra thông qua sự đa dạng, mà vùng là biểu
hiện tổng hợp của nhiều sự đa dạng khác nhau.
Cần tiếp tục làm rõ những nhận thức này, để có cách thức hoạch định,
triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp, chính sách thích ứng với sự
phát triển đa dạng vùng trong chỉnh thể kinh tế, xã hội, văn hóa của quốc gia.
Hai là, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, tiếp tục xây
dựng cơ chế, chính sách, để thúc đẩy các vùng trong nước cùng phát triển,
đồng thời tạo sự liên kết giữa các vùng và nội vùng. Hiện nay cần phải xúc
tiến việc thể chế hóa chương trình phát triển các VKTTĐ. Đây là hình thức
vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bứt phá có ý
nghĩa quyết định đối với nền kinh tế quốc dân. VKTTĐ có một số đặc điểm
chủ yếu sau : Phạm vi bao gồm một số tỉnh (thành phố) và ranh giới có thể
thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế đất nước
Đóng góp tỉ trọng lớn trong GDP của quốc gia, tạo tốc độ tăng trưởng nhanh
cho cả nước và có thể hỗ trợ các vùng khác. Có khả năng phát triển các ngành
mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó lan tỏa ra các vùng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Quá trình hình thành và phát triển 3 vùng KTTĐ được Chính phủ ra
quyết định thành lập những năm 90 của thế kỷ XX, đó là : vùng KTTĐ Bắc
Bộ (gồm 5 tỉnh, thành phố tương đương), vùng KTTĐ miền Trung (4 tỉnh,
thành phố tương đương) và vùng KTTĐ phía Nam (4 tỉnh, thành phố tương
đương). Từ năm 2004, các vùng KTTĐ được mở rộng thêm một số tỉnh mới
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới.
Ba vùng KTTĐ hiện nay đóng góp gần 70% GDP và 64,5% giá trị xuất
khẩu của cả nước (năm 2005). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các vùng
KTTĐ thời kỳ 2001-2005 đạt 11,7%/năm. Ngành công nghiệp và dịch vụ
chiếm 89,5% cơ cấu GDP. Vùng KTTĐ Bắc Bộ và phía Nam phát triển mạnh
nhất, vung KTTĐ miền Trung đang trong giai đoạn hình thành và phát triển.
và các Chương trình TB, TN, Tây Nam Bộ, thể hiện qua các kịch bản quy
hoạch, kế hoạch phát triển KTXH của cấp tỉnh, thành; đồng thời phải có sự
chỉ đạo, từ trung ương đối với việc thực hiện nghiêm minh các quy hoạch, kế
hoạch đó, nhằm đạt được những kết quả thực tế về liên kết nội vùng, liên
vùng theo tỉnh, thành phố.
Cần xây dựng một số chủ trương, chính sách có tính đặc trưng cho mỗi
vùng, và có khả năng kết nối liên vùng; đồng thời xác định quyền hạn, trách
nhiệm cho một số tỉnh, thành có chức năng điều phối liên kết nội vùng. Thí dụ
Hà Nội đang xây dựng chiến lược KTXH "vùng Hà Nội" bao quát cả vùng
kinh tế động lực phía Bắc; tương tự là vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với
vùng kinh tế động lực phía Nam; vai trò của Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi với
Dung Quất và Khánh Hòa với Nha Trang trong chuỗi hoặc dải kinh tế động
lực miền Trung.
Ba là, xây dựng, thực hiện một số chương trình thúc đẩy liên kết nội
vùng, liên vùng trên các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, và thúc đẩy
phát triển nhanh ở một số vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới, hải đảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
thực sự khó khăn trên cơ sở rà soát và phối hợp với các chương trình, dự án
hiện có. Hiện nay, ngoài các chương trình TB, TN, Tây Nam Bộ, vùng KTTĐ
(hay động lực) Bắc, Trung, Nam còn có các chương trình khác liên quan
nhiều đến sự phát triển các vùng, như : Chương trình 135, chương trình trồng
5 triệu ha rừng, Chương trình xây dựng biên giới, hải đảo, Chương trình bảo
tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số... Do đó, cần thiết phải rà
soát, phối hợp các chương trình này vào thực hiện phương hướng liên kết nội
vùng, liên vùng.
2.2. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG
2.2.1.Quan điểm
Tiếp cận vùng lãnh thổ có vai trò cơ bản trong mọi nghiên cưu về địa lí
nói chung và địa DCXH nói riêng. Đến lượt mình, nội dung địa lí DCXHđược
coi như là các yếu tố trụ cột trong nghiên cứu các vùng lãnh thổ KTXH.
Vùng lãnh thổ DCXH được xem xét trên ba khía cạnh : nền tảng tự nhiên -
Địa lí tự nhiên / nền tảng dân tộc học - Địa lí các tộc người, trong đó vai trò
chủ thể thuộc về cộng đồng các dân tộc cư trú trên địa bàn lãnh thổ nền tảng
trình độ phát triển con người - Trình độ phát triển nhân văn lấy con người là
chủ thể.
-Tính liên thông đồng bộ với các vùng trong nước, và ở chừng mực nhất
định, phải tuân thủ với các qui định quốc tế. Trong điều kiện Việt Nam, các
vùng DCXH cần được xem xét trên ba khía cạnh: Nền tảng tự thân của vùng;
Các quan hệ liên vùng trong khuôn khổ quốc gia Việt Nam / Các mối liên hệ
quốc tế - trong khuôn khổ hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó suy ra, các tiêu chí
phát triển DCXH phải là đồng nhất làm thước đo chung cho mọi vùng có tính
tới các nghiên cứu mơi nhất của các tổ chức quốc tế, trước hết là theo các tiêu
chí chung của WB, IMF, UNESCO, UNDP…:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
- Phải tôn trọng mặt bằng chung cả nước về các vấn đề DCXH. Mỗi
vùng là bộ phận hợp thành chung của hệ thống vùng lãnh thổ dân cư xã hội cả
nước. Mỗi vùng cụ thể không tách rời chiến lược phát triển đất nước thời kì
CNH - HĐH và hội nhập quốc tế; từ dó suy ra, các tiêu chí cũng như các chỉ
tiêu hợp thành phải cùng đơn vị đo, ít nhất phải cùng một nguồn dữ liệu cơ
sở, tốt nhất dựa trên các số liệu trong Niên giám thống kê quốc gia của Tổng
cục thống kê thuộc Bộ KH&ĐT.
- Coi trọng sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuối HS, vừa sức với
trình độ hiểu biết của HS, đặc biệt là HS ở trình độ học lực trung bình, có
tính tới một số học sinh ở các trương thành phố cũng như nhiều HS ở các
vùng khó khăn chậm phát triển. Với tinh thần đó, vấn đề được làm nổi bật với
HS THCS chủ yếu và trước hết là hệ thống các chỉ tiêu đo bằng số liệu cụ thể, có
tính đại diện. Với HS các bậc THPT, CĐ và ĐH thì nội dung các tiêu chí chủ
yếu là các đại lượng đo bằng các thang bậc cao và trừu tượng hơn, thể hiện bằng
% hoặc các cấp so sánh như kém phát triển, phát triển, rất phát triển v.v…
- Việc lựa chọn khách quan các tiêu chí và nội dung tiêu chí thường là
phức tạp, đồi hỏi phải có nguồn tư liệu thống kê chính thống. Điều này rất
khó thực hiện trong điều kiện thống kê của Việt Nam. Do vậy người GV phải
biết lựa chon các chỉ tiêu chí tiêu biểu đồng thời phải đảm bảo rằng các chỉ
số, chỉ tiêu với thước đo định lượng là có căn cứ và khả thi.
2.2.2. Các nguyên tắc cập nhật
Trong quá trình giảng dạy các bài về vùng, tuỳ từng bài, GV phải tôn trọng
các nguyên tắc sau :
- Nguyên tắc thứ nhất là vừa phải đảm bảo những nội dung cơ bản của
của bài học Địa lí, đồng thời tích hợp nội dung mới nhưng phải phù hợp với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
bài học đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống và đặc trưng của môn học, tránh
mọi sự gượng ép ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức của bộ môn.
- Nguyên tắc thứ hai là truyền thụ các nội dung mới về các tiêu chí cần
tiến hành đồng thời một cách tự nhiên, không gò bó, gắn bó hữu cơ với nhau
tạo nên một thể thống nhất trọn vẹn.
- Nguyên tắc thứ ba là việc đưa nội dung mới trong các tiêu chí phải
được chọn lọc, tập trung; điều đó có nghĩa là không phải chương nào, bất kỳ
bài nào cũng đưa vào để giảng dạy. Trong quá trình dạy học, GV phải chọn
những tiêu chí phù hợp, không trùng lập, không quá tải, gây phản cảm với
cái "cũ' tuy vẫn có giá trị lịch sử. Trong nghiều trường hợp, chính việc tích
hợp các chỉ tiêu mới lại làm phức tạp thêm tình hình (!?). Ví dụ : Chỉ số thu
nhập bình quân đầu người (GDP / người) những năm gần đây giảm mạnh do
lạm phát và một số nguyên nhân khách quan khác. Ba nguyên tắc trên đây
được coi là cơ bản trong cập nhật các chỉ tiêu mới trong các tiêu chí phát triển
DCXH trong chương trình phổ thông. Có thể vận dụng các nguyên tắc và
cách tiếp cận bằng hai cách : (1) tích hợp trong khi giảng đối với những bài có
nội dung gần với nội dung của tài liệu dạy học, (2) liên hệ thực tế quê hương
với nội dung tương ứng trong bài giảng. Những kiến thức mục III tại các bài
học về vùng trong CT&SGK Địa lí 9 sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn những khái
niệm địa lí, bổ xung và cụ thể hoá những kiến thức tiếp thu trên lớp gây cho
học sinh sự hứng thú, lòng ham hiểu biết, muốn đóng góp sức mình vào việc
làm cho địa phương giàu có, tiến bộ. Để gắn với kiến thức mục III với các bài
học về ĐLĐP vào nội dung bài giảng GV phải xuất phát từ những kiến thức
cụ thể của SGK và nội dung khoa học của bài giảng. Theo tinh thần đó, GV
không những phải cập nhật mục III theo các vùng mà còn theo mục tương
ứng trong ĐLĐP tỉnh / thành phố quê hương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
2.3. CẬP NHẬT NỘI DUNG THEO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DÂN CƢ,
XÃ HỘI
2.3.1. Mật độ dân số (ngƣời / km
2
)
Mật độ dân số là số người trên đơn vị diện tích, thông thường có thể
tính cho một vùng, một thành phố, một quốc gia, một đơn vị lãnh thổ hay toàn
bộ thế giới. Dân số của Việt Nam hiện nay là 86,5 triệu người, đứng thứ 13
trên thế giới, thuộc nhóm nước có dân số đông trên thế giới, mật độ trung
bình là 227 người /km2, nhưng mật độ dân cư phân bố không đồng đều giữa
các vùng và giữa các khu vực.
UNDP đã tính toán rằng, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2,
chỉ nên có từ 35 đến 40 người. Mật độ dân số nước ta năm 2008 lên tới gần
260 người/km2. Như vậy, ở Việt Nam, mật độ dân số đã gấp khoảng 6 - 7 lần
"mật độ chuẩn". Trên thế giới, chỉ có 4 nước (ấn Độ, Nhật Bản, Băng-la-đét, Phi-
líp-pin) có dân số nhiều hơn và mật độ dân số cao hơn nước ta. Có thể khẳng
định rằng Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số rất lớn. Tuy nhiên, dân số
nước ta vẫn tăng mạnh : trong 5 năm gần đây, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng
thêm khoảng 1,1 triệu người, nghĩa là bằng dân số một tỉnh loại trung bình (nước
ta có 39 tỉnh có dân số từ 1,1 triệu trở xuống).
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, năm 2024, dân số nước ta sẽ vượt
100 triệu người, mật độ dân số sẽ lên tới 335 người/km2. Quy mô dân số rất
lớn, mật độ dân số rất cao và vẫn đang tăng mạnh như trình bày ở trên, bên
cạnh việc tạo ra thị trường tiêu dùng qui mô lớn, nguồn lao động dồi dào, giá
rẻ, có sức hấp dẫn đầu tư, cũng góp phần không nhỏ làm trầm trọng thêm
những khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện tình
trạng y tế, giáo dục, nhà ở, xóa bỏ tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông.
Vì vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản (DS-
SKSS) một nội dung cần ưu tiên hàng đầu trong chính sách dân số nói riêng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
và chính sách kinh tế - xã hội nói chung ở nước ta. Cụ thể là cần có những
chính sách, luật pháp điều chỉnh vấn đề sinh sản, đẩy mạnh tuyên truyền, bảo
đảm dịch vụ, phương tiện có chất lượng cao nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời
nhu cầu của người dân. Coi kỹ thuật DS-SKSS là một trong những lĩnh vực
kỹ thuật hàng đầu của nước ta. Các chính sách phát triển phải hướng mạnh
đến tạo việc làm, đa dạng hóa ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động từ
nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện tốt việc điều chỉnh quy
mô dân số trên phạm vi toàn quốc cũng như từng vùng, miền, bao gồm DS-
SKSS, di cư và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Trong hơn 20 năm qua bức tranh về sự phân bố dân cư có sự thay đổi
trong phạm vi cả nước dân số ở miền núi đã tăng lên rõ rệt, vùng đồng bằng
có sự giảm nhẹ. Sự thay đổi trong bản đồ phân bố dân cư trong thời gian ngắn
đã gắn với việc phân bố sản xuất và cân đối phân bố nguồn tài nguyên.
ĐBSH và DHMT là hai vùng mà nhà nước chủ trương giãn dân , giảm
sức ép dân số, số người chuyển đến ít hơn số người chuyển đi. TN và ĐNB là
hai địa bàn chủ yếu chuyển dân tới, đặc biệt để xây dựng các vùng kinh tế
mới, các nhóm dân cư mới đến định cư đem theo những yếu tố mới cho cộng
đồng làm cho nó trở nên năng động hơn nhưng đồng thời cũng đòi hỏi phải có
thời gian mới trở nên ổn định đựơc.
Tuy nhiên trong thực tế đại bộ phận những người chuyển cư là nông
dân sống dựa vào đất, nhưng bình quân đất nông nghiệp của nước ta không
quá chênh lệch giữa các vùng. Do vậy việc di dân nông nghiệp giữa các vùng
có xu hướng thu hẹp quy mô. Hướng phân bố lao động tại chỗ cùng với việc
ổn định dân số tại chỗ sẽ ngày càng tăng ý nghĩa .
Mặt khác thay cho di dân nông nghiệp phải là di dân công nghiệp gắn
với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển các khu công nghiệp và
dịch vụ, gắn với đô thị hóa trên các vùng của đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
ĐBSH với diện tích 14.685,5 km2 mật độ dân số cao có quan hệ trực
tiếp với nền nông nghiệp thâm canh lúa nước và cơ cấu nghành nghề đa dạng,
sự hiện diện của các thành phố, trung tâm công nghiệp, các dịch vụ lớn cũng
góp phần vào việc làm tăng mật độ dân số của đồng bằng.
ĐBSCL với diện tích 39.569,9 km2 là vựa lúa lớn nhất nước ta, phần
lớn dân cư sinh sống ở khu vực tam giác châu và dọc theo 2 nhánh sông
chính, những tỉnh có mật độ dân số cao như Tiền Giang (686 người/km2),
Vĩnh Long (680 người/km2 ).
Hiện nay hệ thống đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, tiềm
năng nông nghiệp không lớn như hai đồng bằng trên, nên mật độ dân số
không cao lắm.
Trong điều kiện diện tích tự nhiên và đất nông nghiệp ở các vùng đồng
bằng có hạn, mật độ dân số cao đã rất khó khăn cho việc tạo đủ công ăn việc
làm, đảm bảo nhu cầu cảu đời sống và phúc lợi xã hội. Với dân số lớn và tỉ
suất tăng dân số vẫn tiếp tục diễn ra hằng năm ở mức trên 1% cho tới năm
2019, thì tình hình trên ngày càng trầm trọng hơn.
Theo kết quả dự báo dân số Việt Nam tới năm 2024 (dự án
VIE/97/P14) thì đến năm 2019 vùng ĐBSH sẽ tăng thêm 2,91 triệu người và
mật độ dân số sẽ tăng lên 1.408 người/km2, tương tự như vậy vùng ĐBSCL sẽ
tăng lên 4,84 triệu người và mật dộ dân số sẽ là 554 người/km2 .
Vì vậy, ngay từ những năm 60 thế kỉ trước, nhà nước đã tiến hành việc
di dân và phân bố lại dân cư - lao động theo hướng từ đồng bằng lên miền núi
và trung du. Sau 1975, phong trào này tăng nhanh về số lượng và cường độ .
Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, mặc dù khu vực này có nhiều nguồn
lực để phát triển kinh tế, nhìn chung địa hình chia cắt phức tạp, mật độ dân số
càng thấp, tuy nhiên giữa các vùng trung du và miền núi mật độ có khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Ở ĐB dân cư đông đúc hơn như Bắc Giang (390 người /km2), Phú Thọ (361
người/km2), Thái Nguyên (293 người /km2), t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16LV09_SP_LLampPPDHNguyenThiTrangNhung.pdf