Tài liệu Luận văn Nghiên cứu các điều kiện xác định các dạng asen bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIấN
-----X-----
Nguyễn thị thu hằng
Nghiên cứu các điều kiện xác định các dạng
asen bằng ph−ơng pháp phổ hấp thụ nguyên tử
Luận văn thạc sĩ khoa học
CHUYÊN NGμNH: HOá PHÂN TíCH
M∙ Số: 1.04.03
CáN Bộ HƯớNG DẫN KHOA HọC: TS. Tạ THị THảO
Hà Nội, 2008
Nguyễn Thị Thu Hằng lời cảm ơn
Khoa Hóa học – Tr−ờng ĐHKHTN
Lời cảm ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thμnh cảm ơn TS. Tạ Thị Thảo đã
giao đề tμi vμ tận tình h−ớng dẫn, tạo điều kiện cho tôi hoμn thμnh luận văn nμy.
Tôi cũng xin chân thμnh cảm ơn PGS. TS. Chu Xuân Anh vμ các thầy cô trong bộ
môn Hoá phân tích đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vμ nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn gia đình vμ các bạn học viên, sinh viên
bộ môn Hoá Phân tích đã giúp đỡ tôi trong thời gian lμm luận văn.
Hμ Nội, ngμy 25 tháng 7 năm 2008
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hằng
Nguyễn Thị Thu Hằng CáC Kí HIệU VIếT TắT
Khoa Hóa học – Tr−ờng ĐH...
102 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu các điều kiện xác định các dạng asen bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----X-----
NguyÔn thÞ thu h»ng
Nghiªn cøu c¸c ®iÒu kiÖn x¸c ®Þnh c¸c d¹ng
asen b»ng ph−¬ng ph¸p phæ hÊp thô nguyªn tö
LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc
CHUY£N NGμNH: HO¸ PH¢N TÝCH
M∙ Sè: 1.04.03
C¸N Bé H¦íNG DÉN KHOA HäC: TS. T¹ THÞ TH¶O
Hµ Néi, 2008
NguyÔn ThÞ Thu H»ng lêi c¶m ¬n
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN
Lêi c¶m ¬n
Víi lßng biÕt ¬n s©u s¾c, t«i xin ch©n thμnh c¶m ¬n TS. T¹ ThÞ Th¶o ®·
giao ®Ò tμi vμ tËn t×nh h−íng dÉn, t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i hoμn thμnh luËn v¨n nμy.
T«i còng xin ch©n thμnh c¶m ¬n PGS. TS. Chu Xu©n Anh vμ c¸c thÇy c« trong bé
m«n Ho¸ ph©n tÝch ®· hÕt lßng gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp vμ nghiªn cøu.
Cuèi cïng, t«i xin göi lêi c¸m ¬n gia ®×nh vμ c¸c b¹n häc viªn, sinh viªn
bé m«n Ho¸ Ph©n tÝch ®· gióp ®ì t«i trong thêi gian lμm luËn v¨n.
Hμ Néi, ngμy 25 th¸ng 7 n¨m 2008
Häc viªn
NguyÔn ThÞ Thu H»ng
NguyÔn ThÞ Thu H»ng C¸C KÝ HIÖU VIÕT T¾T
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN
BẢNG KÍ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Bình phương tối thiểu
nghịch đảo (inverse least
squares)
ILS
Hồi qui cấu tử chính
(Principal component
regression)
PCR
Cấu tử chính (Principal
component)
PC
Phương pháp đo phổ hấp
thụ nguyên tử sử dụng kĩ
thuật hidrua hoá
HVG - AAS
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Môc lôc
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN LuËn v¨n th¹c sÜ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... - 1 -
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. - 3 -
1.1. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, NGUỒN GỐC Ô NHIỄM VÀ CÁC DẠNG
TỒN TẠI TRONG DUNG DỊCH CỦA ASEN ................................................ - 3 -
1.1.1. Trạng thái tự nhiên và nguồn gốc ô nhiễm As ............................................. - 3 -
1.1.2. Các dạng tồn tại trong dung dịch của As ....................................................... - 4 -
1.2. ĐỘC TÍNH CỦA CÁC DẠNG ASEN ...................................................... - 5 -
1.3. SỰ PHÂN TÁN, DI CHUYỂN VÀ CHUYỂN HÓA LẪN NHAU TRONG
MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DẠNG ASEN ...................................................... - 7 -
1.4. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM ASEN Ở VIỆT NAM...................................... - 8 -
1.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI CÁC DẠNG ASEN ......... - 10 -
1.5.1. Các phương pháp xác định có sử dụng kĩ thuật hidrua hóa (HVG) ....... - 10 -
1.5.2. Phương pháp sử dụng hệ tách HPLC kết hợp với một detector .............. - 11 -
1.6.1. Giới thiệu phần mềm Matlab ......................................................................... - 12 -
1.6.2. Cơ sở phương pháp toán ................................................................................. - 13 -
1.6.3. Xác định đồng thời các dạng As bằng phương pháp HVG – AAS sử dụng
Chemometrics .............................................................................................................. - 21 -
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ...................................................................... - 23 -
2.1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ - 23 -
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ - 23 -
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... - 23 -
2.2. HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ........................................... - 24 -
2.2.1. Hóa chất ............................................................................................................. - 24 -
2.2.2. Dụng cụ và trang thiết bị đo ........................................................................... - 25 -
2.2.3. Các phần mềm tính toán và xử lí .................................................................. - 25 -
2.3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ................................................................... - 25 -
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Môc lôc
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN LuËn v¨n th¹c sÜ
2.3.1. Qui trình phân tích ........................................................................................... - 25 -
2.3.2. Các thuật toán hồi qui đa biến ....................................................................... - 26 -
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. - 28 -
3.1. NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
As(III) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HVG – AAS .............................................. - 28 -
3.1.1. Khảo sát các thông số của máy đo AAS ...................................................... - 28 -
3.1.2. Khảo sát điều kiện khử As(III) thành asin với hệ HVG ........................... - 29 -
3.1.3. Khảo sát khoảng tuyến tính và lập đường chuẩn xác định As(III) ......... - 43 -
3.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của các ion lạ tới phép xác định As(III) bằng phương
pháp HVG – AAS ....................................................................................................... - 45 -
3.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT KHỬ ĐỐI VỚI QUÁ
TRÌNH KHỬ CÁC DẠNG As THÀNH ASIN .............................................. - 51 -
3.2.1. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của KI ............................... - 51 -
3.2.2. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của hệ khử KI/Ascobic ... - 52 -
3.2.3. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của NaHSO3 ..................... - 54 -
3.2.4. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của L-cystein .................... - 55 -
3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHẢN ỨNG ĐỐI
VỚI QUÁ TRÌNH KHỬ CÁC DẠNG As THÀNH ASIN BẰNG CHẤT KHỬ
NaBH4 ............................................................................................................. - 56 -
3.4. XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI CÁC DẠNG As THEO PHƯƠNG PHÁP PHỔ
HẤP THỤ NGUYÊN TỬ KẾT HỢP VỚI CHEMOMETRICS .................... - 61 -
3.4.1. Đường chuẩn xác định các dạng As riêng rẽ .............................................. - 61 -
3.4.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng.................................................. - 62 -
3.4.3. Độ lặp lại và độ đúng của các phép xác định riêng từng dạng As .......... - 64 -
3.4.4. Kiểm tra tính cộng tính của các dạng As ..................................................... - 65 -
3.5. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH
MẪU THỰC TẾ .............................................................................................. - 70 -
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Môc lôc
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN LuËn v¨n th¹c sÜ
3.5.1. Đánh giá tính phù hợp của phương trình hồi qui thông qua mẫu kiểm
chứng ............................................................................................................................. - 70 -
3.5.2. Ứng dụng phân tích mẫu thực tế và tính hiệu suất thu hồi của phương
pháp ................................................................................................................................ - 76 -
KẾT LUẬN ..................................................................................................... - 83 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... - 85 -
PHỤ LỤC ................................................................................................................ i
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Më §ÇU
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 1 - LuËn v¨n th¹c sÜ
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, vấn đề ô nhiễm
môi trường ngày nay đang trở thành mối quan tâm chung của nhân loại. Số
lượng các độc chất phân tán trong môi trường ngày một nhiều hơn do các hoạt
động sản xuất và tiêu thụ đa dạng của con người ngày một tăng. Một trong số
những nguyên tố gây ô nhiễm mang độc tính cao nhất là Asen (As) đã và đang
được phân tán nhanh trong môi trường theo nhiều con đường [1, 9, 45]. As được
xem là độc chất bảng A không chỉ do tính độc hại lớn mà còn do nó có khả năng
tích lũy cao trong cơ thể sinh vật và xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường, mặt
khác, y học hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân nhiễm
độc As. Mặc dù As và một số hợp chất của nó là tác nhân gây nhiều bệnh ung
thư, đột biến và tổn thương nội tạng nhưng đối với quá trình sinh trưởng thì As
là nguyên tố vi lượng cần thiết [1, 27, 40]. Do đó, hàm lượng As trong môi
trường được qui định rất nghiêm ngặt. Trong những thập kỉ gần đây, vấn đề ô
nhiễm As đang ngày càng trở nên nóng bỏng hơn do mức độ ô nhiễm trên diện
rộng ngày một gia tăng nhanh chóng theo tốc độ phát triển của đời sống con
người. Tùy theo nguồn ô nhiễm và điều kiện phát tán, As đi vào môi trường theo
nhiều con đường và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, khả năng phân tán và di
chuyển trong môi trường, hấp phụ và tương tác lên cơ thể con người của các
dạng cũng khác nhau [9, 11]. Vì vậy, việc định lượng các dạng As để đánh giá
mức độ nhiễm độc và làm tiền đề cho việc khảo sát nguồn ô nhiễm, từ đó lập
biện pháp thích hợp để loại trừ và hạn chế ô nhiễm lan rộng là vấn đề cấp bách.
Trong nghiên cứu xác định lượng vết các dạng As, số lượng các công
trình nghiên cứu còn hạn chế và chủ yếu tập trung ở các nghiên cứu trên hệ kết
hợp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) kết nối với bộ phận phát hiện như AAS,
AES, AFS, MS, ...[8, 10, 19, 24, 32]. Các hệ đo này cho phép tách và định lượng
đồng thời các dạng As một cách hiệu quả trên nhiều đối tượng, đặc biệt là đối
tượng sinh học. Nhưng, chi phí cho quá trình phân tích khá lớn do đòi hỏi trang
thiết bị đắt tiền nên không phải phòng thí nghiệm nào cũng có thể trang bị được.
Vấn đề đặt ra trong thực tế thí nghiệm Việt Nam hiện nay là cần nghiên cứu một
phương pháp có thể sử dụng các thiết bị phổ biến hơn để định dạng As mà không
cần công đoạn tách.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Më §ÇU
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 2 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành
toán học thống kê và tin học ứng dụng, Chemometrics - một nhánh của hóa học
phân tích hiện đại - đã phát triển nhanh chóng và được ứng dụng ngày một rộng
hơn. Một mảng quan trọng trong Chemometrics đang được nghiên cứu và sử
dụng hiệu quả là kĩ thuật hồi qui đa biến – thuật toán xác định đồng thời nhiều
cấu tử trong hỗn hợp mà không cần tách loại. Thuật toán này đã được ứng dụng
rộng rãi để giải quyết nhiều bài toán định dạng phức tạp. Đối với vấn đề xác định
các dạng As trong hỗn hợp, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu theo
hướng này tuy ưu điểm của nó là rất lớn so với các hướng nghiên cứu khác. Vì
vậy, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu góp phần phát triển các phương pháp xác
định đồng thời các dạng As theo hướng ứng dụng Chemometrics trong phạm vi
luận văn là nghiên cứu các điều kiện xác định các dạng As bằng phương
pháp phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng phương pháp hồi qui đa biến tuyến
tính.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 3 - LuËn v¨n th¹c sÜ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, NGUỒN GỐC Ô NHIỄM VÀ CÁC DẠNG
TỒN TẠI TRONG DUNG DỊCH CỦA ASEN
1.1.1. Trạng thái tự nhiên và nguồn gốc ô nhiễm As
As xuất hiện trong môi trường ở dạng hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ. As
phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên, đặc biệt là trong nguồn nước như nước
ngầm, nước biển, nguồn nước khoáng, nước sông suối. Trong tự nhiên As tồn tại
chủ yếu ở các dạng hợp chất với O, Cl, S, trong khoáng vật như khoáng sắt, đá
vôi, muối mỏ, reagal As4S4, opriment As2S3, asenopirit FeAsS, quặng kẽm, …[3,
27, 28].
Việc sử dụng rộng rãi As trong nhiều ngành công nghiệp như dược, sản
xuất kính, chất nhuộm, chất độc ăn mòn, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuộc da,
hoặc ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch như công nghiệp xi măng,
nhiệt điện, công nghệ đốt chất thải rắn cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí,
nước bởi As [12, 14, 45]. Các ngành công nghiệp khai thác và chế biến các loại
quặng, nhất là quặng sunfua, luyện kim tạo ra nguồn ô nhiễm As do việc khai
đào ở các mỏ nguyên sinh đã phơi lộ các quặng sunfua, làm gia tăng quá trình
phong hóa, bào mòn và tạo ra khối lượng lớn đất đá thải có lẫn asenopyrit ở lân
cận khu mỏ. Tại các nhà máy tuyển quặng, asenopyrit được tách ra khỏi các
khoáng vật có ích và phơi ra không khí. Asenopyrit bị rửa trôi, dẫn đến hậu quả
là một lượng lớn As được đưa vào môi trường xung quanh. Những người khai
thác tự do khi đãi quặng đã thêm vào axit sunphuric, xăng dầu, chất tẩy.
Asenopyrit sau khi tách khỏi quặng sẽ thành chất thải và được chất đống ngoài
trời và trôi vào sông suối, gây ô nhiễm tràn lan. Bên cạnh đó, các quá trình tự
nhiên như địa chất, địa hóa, sinh địa hóa, ... đã làm cho As nguyên sinh có mặt
trong một số thành tạo địa chất (các phân vị địa tầng, các biến đổi nhiệt dịch và
quặng hóa sunphua chứa As) tiếp tục phân tán hay tập trung gây ô nhiễm môi
trường sống [1, 27, 33, 35].
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 4 - LuËn v¨n th¹c sÜ
1.1.2. Các dạng tồn tại trong dung dịch của As
Sau khi phát tán vào môi trường, As tồn tại ở nhiều dạng khác nhau tùy
theo bản chất của nguồn phát tán, điều kiện phát tán và điều kiện của môi trường
tồn tại.
Bảng 1. Một số dạng As trong các đối tượng sinh học và môi trường
STT Tên gọi Công thức
1. Asin AsH3
2. Asenit AsO33-
3. Asenat AsO43-
4. Axit dimetylasenic, DMAA Me2AsO2H
5. Axit metylasonic, MMAA MeAsO3H2
6. Trimetylasin Me3As
7. Oxit trimetylasin, TMAO Me3As+-O-
8. Ion tetrametylasoni Me4As+
9. Trimetylasoniaxetat Me3As+CH2COO-
10. Asenocholin (2-
trimetylasonietanol)
Me3As+CH2CH2OH
11. Dimetylasinoyletanol Me3As+(O-)CH2CH2OH
Các dạng chủ yếu của As trong môi trường nước – đối tượng được quan
tâm nhất trong phân tích môi trường – là bốn dạng As(III), As(V), DMA và
MMA, trong đó hai dạng vô cơ có độc tính cao hơn. Hàm lượng As trong nước
ngầm phụ thuộc vào tính chất và trạng thái môi trường địa hóa. As tồn tại trong
nước ngầm ở dạng H2AsO4- (trong môi trường pH axit đến gần trung tính),
HAsO42- (trong môi trường kiềm). Hợp chất H3AsO3 được hình thành chủ yếu
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 5 - LuËn v¨n th¹c sÜ
trong môi trường oxi hóa-khử yếu [11, 35]. Hình 1 minh họa cho sự tồn tại của
các dạng As vô cơ và hàm lượng As trong dung dịch dưới ảnh hưởng tương hỗ
của pH và thế oxi hoá khử của dung dịch (Eh) ở một số vùng.
Hình 1. Ảnh hưởng của Eh và pH đến sự tồn tại của các dạng As vô cơ
(Số liệu tham khảo ở bốn vùng: a, Arizona; b, Korea; c, Bangladesh; d, India)
[35]
1.2. ĐỘC TÍNH CỦA CÁC DẠNG ASEN
Như chúng ta đã biết, As là nguyên tố vi lượng, rất cần thiết cho sự sinh
trưởng và phát triển của con người và sinh vật. Ở hàm lượng nhất định, As có vai
trò quan trọng trong trao đổi chất nuclein, tổng hợp protit và hemoglobin. Tuy
nhiên, khi xuất hiện ở hàm lượng cao hơn, As và các hợp chất của nó là tác nhân
gây 19 bệnh ung thu, đột biến và dị thai trong tự nhiên. Đối với thực vật, As cản
trở quá trình trao đổi chất, làm giảm mạnh năng suất, đặc biệt trong môi trường
thiếu photpho. Sự nhiễm độc As được gọi là arsenicosis. Đó là một tai họa môi
trường đối với sức khỏe con người. Những biểu hiện của bệnh nhân nhiễm độc
As là chứng sạm da (melanosis), dày biểu bì (kerarosis), tổn thương mạch máu,
rối loạn cảm giác về sự di động, ... Người bị nhiễm độc As lâu ngày sẽ xuất hiện
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 6 - LuËn v¨n th¹c sÜ
hiện tượng sừng hóa da, gây sạm và mất sắc tố da hay bệnh Bowen, ... từ đó dẫn
đến hoại thư hay ung thư da, viêm răng, khớp, tim mạch, ... [12, 17, 28, 40]. Độc
tính cao của As và các hợp chất của nó còn do khả năng nhiễm độc qua nhiều
con đường: hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc qua da, đặc biệt As là tác nhân gây ung thư
trên mọi bộ phận của cơ thể [11, 12]. Hiện tại trên thế giới chưa có phương pháp
hữu hiệu chữa bệnh nhiễm độc As, các nghiên cứu vẫn chỉ tập trung vào điều trị
triệu chứng và sử dụng bổ sung thêm các thuốc tăng thải và vitamin để cơ thể tự
đào thải As [1, 14].
Hình 2. Một số hình ảnh về nạn nhân nhiễm độc As [45]
Trong số các hợp chất của As thì As(III) vô cơ độc hơn cả. As(III) có độc
tính cao hơn As(V) khoảng 50 lần do As(V) và các hợp chất As hữu cơ được đào
thải qua thận rất nhanh và hầu như toàn bộ. As(III) thể hiện tính độc vì nó tấn
công vào các nhóm hoạt động -SH của enzim làm vô hiệu hoá enzim:
As(III) ở nồng độ cao còn làm đông tụ protein, có lẽ do As(III) tấn công
vào các liên kết có nhóm sunfua. Tuy nhiên, phần lớn As(III) hấp thụ vào cơ thể
đều nhanh chóng bị triệt tiêu qua đường tiết niệu đào thải As chưa metyl hóa và
thông qua hoạt động khử độc của gan bằng cách metyl hóa thành MMAA hoặc
DMAA [27, 40].
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 7 - LuËn v¨n th¹c sÜ
As(V) ở dạng AsO43- có tính chất tương tự PO43- sẽ thay thế PO43- gây ức
chế enzim, ngăn cản quá trình tạo ATP là chất sản sinh ra năng lượng sinh học.
Các dạng As hữu cơ có tính độc thấp hơn rất nhiều, một số hợp chất
As(V) vô cơ thậm chí không độc [13, 33].
1.3. SỰ PHÂN TÁN, DI CHUYỂN VÀ CHUYỂN HÓA LẪN NHAU
TRONG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DẠNG ASEN
As phân bố rộng rãi trong môi trường dưới nhiều trạng thái khác nhau và
đi vào các môi trường sống theo nhiều cách thức và tốc độ khác nhau.
Trong địa quyển: As tích lũy trong một số thành tạo địa chất như khoáng
vật và quặng phong hóa ở lượng lớn nhưng khá phân tán. As được bổ sung vào
đất qua tích lũy từ nước, xâm nhập từ không khí và rác thải công nghiệp. Lượng
As trong đất di chuyển do các quá trình địa chất, địa hóa và sinh địa hóa khác
nhau. Trong đất, các dạng As vô cơ tham gia quá trình oxi hóa và metyl hóa nhờ
các vi sinh vật [1, 9, 28, 37].
Trong thủy quyển: Sự phân tán và di chuyển của As trong môi trường
nước đặc biệt quan trọng vì phần lớn các quá trình ô nhiễm đều do ô nhiễm
nước. As từ đất được giải phóng vào môi trường nước do quá trình oxi hóa các
khoáng sunfua hoặc khử các khoáng oxi hidroxit giàu As hay quá trình rửa trôi
và khuếch tán tự nhiên. Về cơ chế xâm nhiễm các kim loại nặng - trong đó có As
- vào nước ngầm cho đến nay đã có nhiều giả thiết khác nhau nhưng vẫn chưa
thống nhất. Thông qua các quá trình thủy địa hóa và sinh địa hóa, các điều kiện
địa chất thủy văn mà As có thể xâm nhập vào môi trường nước. Hàm lượng As
trong nước ngầm phụ thuộc vào tính chất và trạng thái môi trường địa hóa. Nước
ngầm trong những vùng trầm tích núi lửa, khu vực quặng hóa nguồn gốc nhiệt
dịch, mỏ dầu khí, mỏ than, ... thường giàu As [17, 35, 41].
Ngoài quá trình di chuyển từ đất vào nước, ô nhiễm As trong nước còn do
quá trình đào thải công nghiệp. Lượng lớn As trong công nghiệp và khai thác mỏ
được đưa nhanh vào nguồn nước do thải trực tiếp hoặc quá trình rửa trôi gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường nước trên diện rộng do khả năng hòa tan cao
của các hợp chất As [1, 12, 14].
Trong khí quyển: Lượng As đi vào không khí chủ yếu do hai nguồn là khí
thải công nghiệp hay khí núi lửa và do vi sinh vật chuyển vào [11].
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 8 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Trong sinh vật quyển: As đi vào cơ thể thực vật qua nước hoặc đất là chủ
yếu, sau đó chuyển vào cơ thể động vật và bị hấp thụ, chuyển hóa và tích lũy
một phần. As xâm nhập vào cơ thể sinh vật, đặc biệt là cơ thể người theo nhiều
con đường, trong đó phổ biến là qua đường tiếp xúc và qua tiêu hóa. Phần lớn
lượng As đi vào cơ thể động vật bị chuyển hóa nhanh chóng và đào thải ra môi
trường, tiếp tục chu trình vận chuyển của nó trong tự nhiên [6, 19, 32, 33].
Hình 3 là sơ đồ các quá trình chuyển hóa đơn giản của As trong tự nhiên.
Hình 3. Quá trình chuyển hóa của các dạng As trong môi trường [30]
1.4. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM ASEN Ở VIỆT NAM
Những năm gần đây, khi trên thế giới đã phát hiện nhiều vùng nhiễm As
có ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khoẻ người dân thì vấn đề ô
nhiễm As ở Việt Nam cũng trở thành vấn đề thời sự. Viêc liên tiếp phát hiện
nhiều vùng ô nhiễm As ở mức độ nặng đã khiến Việt Nam có tên trong bản đồ ô
nhiễm As của thế giới [39, 41]
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 9 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Hình 4. Bản đồ phân bố As trong nước ngầm ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình năm 2001 [41]
Vấn đề As bắt nguồn chủ yếu do địa chất. Nước ngầm tại các trầm tích
cách đây 25000 đến 80000 năm đang ảnh hưởng mạnh tới 50% lãnh thổ
Bangladesh [28]. Nước ta cũng có cấu tạo địa tầng như Bangladesh, đặc biệt là ở
lưu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, do đó nguy cơ nước ngầm bị ô
nhiễm As tương đối cao [41]. Những nghiên cứu sơ bộ của UNICEF phối hợp
với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Cục Địa chất Khoáng sản và Viện Hoá
học trong thời gian gần đây cho thấy nhiều mẫu nước ngầm tại một số tỉnh đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long có hàm lượng As vượt quá nhiều lần chỉ tiêu
cho phép của WHO. Theo ước tính của UNICEF, tại nước ta hiện nay, số người
có nguy cơ mắc bệnh do tiếp xúc với As đã lên đến 10 triệu. Tại điểm nóng Hà
Nam, kết quả xét nghiệm As trong tóc và nước tiểu của 100 người dân cho thấy
hàm lượng As đã cao hơn cả chục lần so với người bình thường. Cũng tại đây,
94,4% giếng khoan được nghiên cứu có hàm lượng As cao hơn tiêu chuẩn vệ
sinh nước ăn uống. Ngay tại Hà Nội, nước ngầm bị nhiễm As đã được phát hiện
từ năm 1996, đặc biệt tại một số khu vực như Quỳnh Lôi - quận Hai Bà Trưng.
Bản đồ phân bố hàm lượng As (hình 4) tại một số tỉnh phía bắc trên đây cũng
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 10 - LuËn v¨n th¹c sÜ
cho thấy nhiều vùng có hàm lượng As trong nước ngầm cao hơn mức cho phép
nhiều lần [1].
1.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI CÁC DẠNG ASEN
1.5.1. Các phương pháp xác định có sử dụng kĩ thuật hidrua hóa (HVG)
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc khử các hợp chất As về dạng asin
và metylasin sau đó định lượng sản phẩm sinh ra để tính ngược lại hàm lượng
các hợp chất ban đầu nếu mỗi dẫn xuất của asin được sinh ra từ một hợp chất
ban đầu.
Phương pháp cổ điển nhất xác định As theo hướng này là phương pháp
Guizeit - sử dụng Zn và axit HCl để khử As và đo asin bằng phép đo quang với
bạc dietyldithiocacbamat [34]. Nhiều công trình sau đó sử dụng NaBH4 làm chất
khử thay cho hệ Zn/HCl kết hợp với một bộ phận phát hiện khác để định lượng
asin như AAS, GC – AAS, GC – MS, ... [36, 37, 39].
Các nhà khoa học nghiên cứu định lượng các dạng As theo hướng này đã
đưa ra một số vấn đề cần lưu ý cho quá trình xác định [32]. Thứ nhất, hiệu suất
khử các dạng As thành asin và dẫn xuất asin phụ thuộc nhiều vào môi trường
phản ứng và nồng độ NaBH4. Mỗi dạng As có một môi trường khử tối ưu riêng,
đây cũng là cơ sở chính của phương pháp xác định đồng thời các dạng As trong
mẫu. Thứ hai, trong quá trình khử sẽ xuất hiện sự sắp xếp lại phân tử các dạng
asin, đặc biệt là khi có mặt oxi trong dung dịch. Thứ ba, có rất nhiều ion lạ ảnh
hưởng tới phép đo như các ion kim loại nặng, nitrat, ... chủ yếu theo hướng làm
giảm tín hiệu tức là giảm độ nhạy của phương pháp và cách thức các ion này ảnh
hưởng lên phép đo không như nhau.
Các nghiên cứu gần đây phát triển theo hướng này đã có những thành tựu
đáng kể trong việc góp phần định lượng các dạng As vô cơ. Emil A.Cordosa và
các cộng sự đã xác định hàm lượng As(III) và As(V) trong mẫu trên hệ HVG –
AAS bằng cách điều chỉnh pH của môi trường phản ứng [15]. Nghiên cứu này
chỉ ra rằng, với các điều kiện khử nhất định (về tốc độ dòng, nồng độ chất khử,
...) thì As(V) sẽ hoàn toàn không bị khử tại pH = 2, do đó có thể xác định riêng
hàm lượng As(III), sau đó sử dụng L – cystein khử hoàn toàn As(V) về As(III)
để xác định tổng hàm lượng và suy ra lượng As(V). Trong một công trình khác,
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 11 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Jian-bo Shi và đồng nghiệp [37] đã chiết hai dạng As vô cơ ra khỏi mẫu đất và
sử dụng hệ HVG – AFS để xác định riêng từng dạng bằng cách xác định As(III)
trong môi trường axit citric 0,1M và xác định tổng hàm lượng As sau khi khử
As(V) về As(III) bằng L – cystein ngay trên dòng.
Số lượng công trình áp dụng kĩ thuật hidrua hoá xác định As rất lớn và đa
dạng [18, 36, 37] cho thấy tính ưu việt vượt trội của kĩ thuật này, đặc biệt là khi
kết hợp sử dụng một hệ sắc kí và bộ phận hidrua hoá với một detector như MS
hay các detector quang khác.
1.5.2. Phương pháp sử dụng hệ tách HPLC kết hợp với một detector
Việc kết hợp hệ tách HPLC và một detector (AAS, AFS, MS, ...) đã tạo
thành các hệ xác định dạng As hiệu dụng cao và đang ngày một trở nên phổ biến
trong các phòng thí nghiệm hiện đại. Nhiều công trình nghiên cứu theo hướng
này đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc định lượng các dạng As
cũng như phát hiện và ghi nhận thời gian lưu của các dạng chưa biết. Việc sử
dụng các hệ xác định này cho nhiều tiện ích trong việc xác định hàm lượng As,
đặc biệt là ưu thế sử dụng lượng mẫu nhỏ nên nó phù hợp với yêu cầu xác định
lượng vết ở nhiều đối tượng khác nhau [32].
Các tác giả [10] đã tiến hành xác định hàm lượng các dạng As trong mẫu
nước tự nhiên với độ nhạy khá cao (<1ppb) và độ thu hồi tốt khi sử dụng hệ
HPLC – ICP – MS để tách và định lượng. Cũng sử dụng hệ này, tác giả [21] đã
thử nghiệm khả năng tách trên cột tách ODS phủ photphatidylcholin, pha động là
hệ đệm citrat pH = 4 và hợp chất tạo cặp ion để tách các dạng hữu cơ và vô cơ là
tetrametylamoni hidroxit xác định các dạng As. Nghiên cứu này đã cho thấy có
thể xác định được 5 dạng As trong huyết thanh bệnh nhân sau điều trị nhiễm độc
As là As(III), As(V), DMA, MMA và AB với độ nhạy dưới 5ppb cho các dạng
và lượng mẫu tiêu tốn thấp (20μL). Các nghiên cứu khác [20, 46] cũng cho
những thành tựu đáng lưu ý trong việc mở rộng đối tượng xác định cũng như
nâng cao độ nhạy của phương pháp.
Với các detector quang học, số lượng công trình phong phú hơn nhiều.
Các tác giả [36] đã xác định thành công 12 dạng As trong mẫu thủy sản ở Hi Lạp
với hệ HPLC – (UV) – HG - AFS sử dụng cột trao đổi ion và hai pha động là
piridin – HCl có pH = 2,65 và đệm photphat pH = 5,6. Tác giả [22] đã tối ưu hóa
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 12 - LuËn v¨n th¹c sÜ
quá trình tách và xác định các dạng As trong một số loài thực vật trên hệ HPLC
– HVG – AFS với pha động là dung dịch NaH2PO4 và dung môi chiết là hệ nước
– metanol (1:2) và thu được kết quả là trên 73% lượng As được chiết sau 3 phân
đoạn. Kết quả phân tích các mẫu lá đào theo phương pháp này cho thấy As(V)
chiếm lượng lớn và không phát hiện được As(III) trong các mẫu này. Sử dụng hệ
HPLC – HVG – AFS, tác giả [26] còn xác định kết hợp được các dạng As và
selen trong đối tượng nước tự nhiên với độ nhạy cao.
Ngoài các công trình trên, số lượng các nghiên cứu áp dụng các hệ kết
hợp khác nhau đã công bố rất đa dạng. Nhiều nhóm tác giả đã nghiên cứu so
sánh khả năng phát hiện và định lượng của các detector khi kết hợp với hệ tách
HPLC [8, 19, 20, 43] và nhận thấy mỗi loại có ưu thế xác định các nhóm hợp
chất As khác nhau, tuỳ theo đối tượng cụ thể để lựa chọn detecter phù hợp.
1.6. XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI CÁC DẠNG ASEN SỬ DỤNG
CHEMOMETRICS
1.6.1. Giới thiệu phần mềm Matlab
Matlab (Matrix laboratory), theo tên gọi của nó, là một công cụ phần
mềm của Math Work, ban đầu được phát triển nhằm phục vụ chủ yếu cho việc
mô tả các nghiên cứu kĩ thuật bằng toán học với phần tử cơ bản là ma trận. Trên
cơ sở ban đầu đó, các nhà lập trình đã phát triển phần mềm này để sử dụng cho
nhiều ngành khoa học như cơ học, vật lí, sinh học, hoá học, mô phỏng, … đối
với cả dữ liệu rời rạc hay liên tục [2, 4, 5, 16].
Mức phát triển của Matlab chứng tỏ nó là phần mềm có giao diện cực
mạnh và nhiều lợi thế trong kĩ thuật lập trình để giải quyết những vấn đề đa dạng
trong nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Trong Matlab, các câu lệnh viết sát với các
mô tả kĩ thuật nên lập trình trên ngôn ngữ này thực hiện nhanh, đơn giản hơn so
với nhiều ngôn ngữ thông dụng khác như Pascal, Fortran,… Những hàm có sẵn
trong Matlab có cấu trúc thiết lập gần giống ngôn ngữ C, do đó người dùng
không mất nhiều thời gian học hỏi khi đã nắm được nhũng vấn đề cơ bản của
một số ngôn ngữ lập trình thông dụng. Bên cạnh đó, Matlab không chỉ cho phép
đặt vấn đề tính toán mà còn có thể xử lí dữ liệu, biểu diễn đồ hoạ một cách mềm
dẻo, đơn giản, chính xác trong không gian 2D và 3D bằng cả những hàm sẵn có
và các hàm ứng dụng do người sử dụng tạo lập. Đặc biệt hơn nữa, giao diện của
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 13 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Matlab cho phép đọc, xử lý và đưa tín hiệu đầu ra ngay trên các file Excel - rất
tiện lợi cho quá trình xử lý tập số liệu phức tạp. Cuối cùng, với ưu điểm cài đặt
đơn giản, có thể liên kết với các thư viện hỗ trợ như Simulink, Fuzzy, Toolbox,
DSP (digital signal processing) hay tích hợp với các ngôn ngữ quen thuộc như C,
C++, Fortran,…, Matlab đã thực sự trở thành công cụ phổ biến đắc lực trong các
môi trường khác nhau [2, 5].
Với ưu thế là bộ chương trình phần mềm lớn trong lĩnh vực toán số và mô
phỏng, chúng tôi đã lựa chọn phần mềm Matlab để nghiên cứu triển khai những
lập trình hồi qui đa biến nhằm giải quyết bài toán xác định đồng thời các dạng
asen.
1.6.2. Cơ sở phương pháp toán
Chemometrics được định nghĩa là việc ứng dụng các phương pháp toán
học, thống kê, đồ hoạ,… để qui hoạch thực nghiệm, tối ưu hoá các thông tin hoá
học trích ra từ tập số liệu phân tích và đưa ra tối đa những thông tin hữu ích từ
tập số liệu ban đầu [7, 23].
Ra đời từ những năm đầu của thập kỉ 70, cho tới nay Chemometrics đã
xác lập được một vị trí quan trọng cho mình trong ngành hoá học, đặc biệt là
trong hoá học phân tích hiện đại. Một mảng lớn trong Chemometrics phát triển
nhanh gắn liền với toán học và tin học là hồi qui đa biến – kỹ thuật đa biến được
dùng rộng rãi trong phòng thí nghiệm hoá học giúp giải quyết các bài toán xác
định đồng thời nhiều cấu tử cùng có mặt trong hỗn hợp mà không cần tách loại
trước. Về nguyên tắc, chỉ cần xây dựng dãy dung dịch chuẩn có mặt tất cả các
cấu tử cần xác định với nồng độ biết trước trong hỗn hợp (các biến độc lập x), đo
tín hiệu phân tích của các dung dịch này dưới dạng một hay nhiều biến phụ
thuộc y và thiết lập mô hình toán học mô tả quan hệ giữa hàm y (tín hiệu đo) và
các biến độc lập x (nồng độ các chất trong hỗn hợp). Dựa trên mô hình này có
thể tìm được nồng độ của các cấu tử trong cùng dung dịch định phân khi có tín
hiệu phân tích của dung dịch đó [7].
Nếu các cấu tử có mặt trong hỗn hợp cho tín hiệu đo có tính chất cộng
tính thì có thể sử dụng phương pháp hồi qui đa biến tuyến tính thông thường
(multiple linear regression- MLR) như phương pháp bình phương tối thiểu thông
thường hoặc hiệu quả hơn như bình phương tối thiểu từng phần, phương pháp
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 14 - LuËn v¨n th¹c sÜ
hồi qui cấu tử chính, …. Nhưng nếu trong hỗn hợp, các cấu tử có sự tương tác
lẫn nhau làm mất tính chất cộng tính ở tín hiệu đo thì phải sử dụng mô hình hồi
qui đa biến phi tuyến tính mà phổ biến là các phương pháp kết hợp với mạng
nơron nhân tạo [31, 38].
Tùy thuộc vào đặc điểm của hàm phụ thuộc, có thể chia các phương pháp
hồi qui đa biến tuyến tính thành 2 nhóm chính: các phương pháp hồi qui đa biến
tuyến tính sử dụng phổ toàn phần như phương pháp CLS, PLS, ... và phương
pháp sử dụng dữ liệu phổ riêng phần như ILS. Trong luận văn này, tín hiệu của
các dung dịch chứa các dạng As được đo ở 5 điểm rời rạc nên chúng tôi chọn sử
dụng phương pháp hồi qui trên phổ riêng phần ILS và thử nghiệm nghiên cứu
phương pháp PCR vì phương pháp này về lí thuyết có thể sử dụng cho cả hai
trường hợp của hàm phụ thuộc [29, 31, 38].
1.6.2.1. Phương pháp bình phương tối thiểu nghịch đảo (inverse least
squares - ILS)
Phương pháp bình phương tối thiểu nghịch đảo (ILS) hay còn gọi là
phuơng pháp ma trận P được xây dựng trên giả thiết rằng nồng độ của tín hiệu
phân tích là hàm của tín hiệu đo [7, 29, 31]:
C = P . A
Trong phương pháp hồi qui đa biến, phương trình trên có thể khai triển
thành:
C1 = P11A1 + P12A2 + … + P1mAm
C2 = P21A1 + P22A2 + … + P2mAm
…
Cx = Px1A1 + Px2A2 + … + PxmAm
Trong đó:
Am : Giá trị tín hiệu đo ở thời điểm m
Pxm : Giá trị hệ số hồi qui của cấu tử thứ x tại thời điểm m.
Cx : Nồng độ cấu tử thứ x.
Các bước tính toán trong mô hình ILS bao gồm
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 15 - LuËn v¨n th¹c sÜ
1. Xây dựng các ma trận dữ liệu chuẩn:
Để xây dựng đường chuẩn sử dụng kĩ thuật ILS ta cần xác định ma trận hệ
số hồi qui P từ mẫu chuẩn có ma trận nồng độ C và ma trận tín hiệu đo A. P là
ma trận chứa hệ số hồi qui của phương trình, trong đó mỗi hàng chứa hệ số hồi
qui của một cấu tử, vì vậy số hàng của P là số cấu tử, số cột là số thời điểm đo.
Do trong tập số liệu C và A đều có chứa sai số ngẫu nhiên nên để P mô tả
chính xác quan hệ giữa C và A ta cần xác định P bằng phương pháp bình phương
tối thiểu (tổng bình phương của sai số giữa giá trị tính theo mô hình và giá trị
thực nghiệm là nhỏ nhất).
2. Xác định công thức tính P:
C = A . P
AT . C= AT . A . P
[AT . A]-1 . AT . C = [AT . A]-1 . [AT . A] . P
[AT . A]-1 . AT . C = P
Để ma trận nghịch đảo của [AT . A] - nghịch đảo giả của A - tồn tại, A cần
có số hàng tối thiểu bằng số cột. Mỗi hàng trong A là tín hiệu của một mẫu, mỗi
cột là tín hiệu của các mẫu ở một thời điểm nhất định. Vì vậy, trong phương
pháp ILS số mẫu không được ít hơn số thời điểm đo. Do yêu cầu về số mẫu tối
thiểu như trên nên để tiến hành sử dụng phương pháp này, ta cần lựa chọn số
thời điểm đo tối thiểu đặc trưng nhất trên toàn dải phổ, vì vậy, phương pháp ILS
còn được gọi là phương pháp phổ riêng phần. Các điểm đo đặc trưng này thường
là những điểm thỏa mãn các yêu cầu sau:
∗ Giá trị tín hiệu đo tại các thời điểm này lớn so với các điểm
đo khác để tăng độ nhạy.
∗ Tín hiệu của các cấu tử khác nhau tại mỗi điểm đo được lựa
chọn phải biến đổi khác nhau tức là có sự khác biệt lớn về tín hiệu đo
tại mỗi điểm của các cấu tử.
∗ Tại các điểm này, tín hiệu của các ion cản trở phép đo là nhỏ
nhất.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 16 - LuËn v¨n th¹c sÜ
3. Dự đoán thông tin của mẫu chưa biết:
Với mẫu chưa biết nồng độ, từ ma trận tín hiệu đo Aunk của mẫu sẽ xác
định được nồng độ các chất dựa vào ma trận P đã tính:
Cunk = Aunk . P
Ưu điểm của phương pháp ILS:
- Thích hợp với tập số liệu nhỏ, ít thông tin.
- Loại trừ được sai số nhiễu phổ và giảm thiểu được ảnh hưởng của các
cấu tử lạ do đã lựa chọn các thời điểm đo đặc trưng.
- Khi tín hiệu đo là các giá trị nhỏ hơn giá trị qui ước của nồng độ thì giá
trị các hệ số trong ma trận P sẽ lớn hơn hệ số hồi qui của phương pháp CLS, điều
này sẽ làm giảm sai số trong quá trình tính toán.
Nhược điểm của phương pháp ILS:
- Cần lựa chọn tối thiểu các thời điểm đo đặc trưng cho các cấu tử. Lựa
chọn sai lệch sẽ dẫn đến sai số lớn trong quá trình tính toán.
- Phải đảm bảo có tính cộng tính cao của các cấu tử ở các thời điểm đo
được lựa chọn.
1.6.2.2. Phương pháp hồi qui cấu tử chính (Principal component
regression - PCR)
Hồi qui đa biến, trong trường hợp các biến có tương quan, là vấn đề gây
nhiều khó khăn khi giải các bài toán phức tạp trong một số ngành như: vật lý,
hóa học, các ngành khoa học tự động và thiết kế công trình,...
Để giải quyết bày toán này, các nhà khoa học thường sử dụng phương
pháp hồi qui cấu tử chính (PCR). PCR là phương pháp bình phương tối thiểu
nghịch đảo trên tập dữ liệu mới thu được trong phép chiếu tập dữ liệu lên các
vectơ đơn vị của không gian mới (PC – principal components) [7, 29, 31, 38]
PCR bao gồm các bước tiến hành như sau:
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 17 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Cũng cần lưu ý rằng, do phương pháp này phát triển trên cơ sở của
phương pháp ILS nên để sử dụng được các phương pháp này trong phân tích trắc
quang chúng ta cần số mẫu chuẩn tối thiểu phải bằng số thời điểm sử dụng trong
đường chuẩn mã hóa, tức là số mẫu chuẩn không nhỏ hơn số PC lựa chọn. Lấy
một ví dụ cụ thể, khi đo phổ của 15 dung dịch chuẩn tại 100 bước sóng, để sử
dụng phương pháp ILS, chúng ta cần phải giảm kích thước phổ xuống số bước
sóng không quá 15. Cách đơn giản nhất là chọn ít hơn 15 bước sóng để đo độ
hấp thụ nhưng sai số sẽ lớn nếu không chọn được các bước sóng đặc trưng cho
phổ các chất. Với mô hình PCR ta có thể sử dụng toàn phổ để tính các PC, sau
đó chọn số PC nhỏ hơn 15 để tính toán tiếp. Thông thường, với một tập số liệu
có mức độ tập trung tốt thì chỉ có một số ít các PC đầu tiên là có nghĩa (có tổng
phương sai tích lũy đủ lớn để coi rằng chúng đã chứa toàn bộ thông tin hữu ích
đặc trưng của tập số liệu). Như vậy, sử dụng mô hình PCR có thể giảm được
kích thước tập số liệu mà không làm mất thông tin đồng thời có thể loại được tín
hiệu nhiễu của dữ liệu gốc.
Các bước chính của PCR bao gồm:
1. Xử lý ban đầu (không bắt buộc)
Nội dung chính của bước này là chuẩn hóa tập số liệu.
Dữ liệu
Các xử lý ban đầu không bắt buộc
Các xử lý cần thiết
Tính toán các vectơ riêng
Lựa chọn các vectơ có ý nghĩa
Phục hồi tập số liệu có nghĩa
Xây dựng đường chuẩn
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 18 - LuËn v¨n th¹c sÜ
2. Các xử lý cần thiết:
Với một tập số liệu đã chuẩn hóa hoặc chưa chuẩn hóa, trước khi sử dụng
đều cần bước bình phương toàn tập dữ liệu - đây là yêu cầu bắt buộc đối với hầu
hết các hàm tính vectơ riêng.
D = AT . A
Trong đó A là ma trận số liệu biểu diễn độ hấp thụ quang theo các thời
điểm đo của các dung dịch chuẩn và AT là ma trận chuyển vị của ma trận A.
3. Xác định các vectơ riêng hay các PC:
Có thể tính toán các vectơ riêng của tập số liệu bằng nhiều hàm toán học
khác nhau. Có 3 hàm chính, thường sử dụng là hàm NIPALS (hàm phi tuyến lặp
sử dụng kĩ thuật bình phương tối thiểu riêng phần), hàm SVD (hàm phân tách
các giá trị riêng) và hàm Princomp (hàm tính các cấu tử chính). Cần lưu ý rằng,
tất cả các hàm này đều tính toán và đưa ra tất cả các cấu tử nhưng thường không
sử dụng tất cả mà chỉ sử dụng N cấu tử đầu đủ để xác định không gian mới [16,
23, 25].
NIPALS là hàm lặp thường sử dụng cho các tập số liệu kích thước lớn
hoặc có độ đa cộng tuyến cao. Với tập số liệu có kích thước nhỏ, quá trình tính
lặp trong hàm NIPALS sẽ làm khuếch đại sai số của tập số liệu nên thông
thường người ta không sử dụng hàm này để tính các PC.
SVD là hàm tính PC sử dụng phương pháp tách tập số liệu ban đầu thành
các nhân tố. Các vectơ riêng và trị riêng của ma trận dữ liệu đều là những tập
con riêng của các nhân tố trong SVD. Hàm SVD sử dụng hình thức chéo hóa cho
phép khống chế thang đo một cách hợp lí nên giảm thiểu được sai số do làm
tròn. Vì vậy hàm này sử dụng được với các kiểu tập số liệu rộng rãi hơn hàm
NIPALS.
Princomp là hàm tính toán trực tiếp các cấu tử chính (PC) có vai trò tương
đương các vectơ riêng. Tuy nhiên, so với hàm SVD thì việc sử dụng hàm
Princomp với tập số liệu lớn có ưu điểm là phương sai tập trung không cao nên
vị trí các PC sẽ chênh lệch không quá lớn, do đó sai số trong quá trình làm tròn
số và chuyển hóa tập số liệu sẽ nhỏ hơn.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 19 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Các hàm toán học trên đều đưa ra một ma trận cột chứa các vectơ riêng -
Vc - là ma trận trong đó mỗi cột là một vectơ hay nhân tố mới - PC - của ma trận
dữ liệu và số hàng ma trận là số thời điểm đo. Mỗi nhân tố hay vectơ này lại là tổ
hợp bậc nhất của các điểm phổ ban đầu, phần đóng góp của các điểm này vào
mỗi vectơ là khác nhau tùy thuộc vào giá trị hàm phụ thuộc tại điểm đó. Những
điểm có giá trị đóng góp lớn vào các PC chứa phương sai lớn sẽ là những điểm
đo có ảnh hưởng quyết định tới kết quả tính ma trận hệ số hồi qui và kết quả hồi
qui sau đó. Ma trận kết quả thứ hai cũng rất quan trọng là ma trận phương sai
của các PC: đó là dạng ma trận chéo đối với hàm SVD, là một vectơ cột đối với
hàm NIPALS và hàm Princomp.
4. Lựa chọn các vectơ có nghĩa
Đây là bước có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến bước xử lý tiếp theo.
Nếu giữ lại nhiều vectơ hơn số cần dùng thì những vectơ đó sẽ chứa cả tín hiệu
nhiễu và như vậy, kết quả hồi qui sẽ mắc phải sai số. Nếu giữ lại không đủ số
vecto cần thiết sẽ làm mất đi thông tin có ích từ tập dữ liệu, điều này cũng sẽ gây
nên sai lệch giữa mô hình hồi qui thu được và mô hình thực. Vì vậy, việc đánh
giá và lựa chọn các vectơ có nghĩa là rất quan trọng. Dưới đây là một số phương
pháp phổ biến để xác định số PC có nghĩa [25, 29, 44]:
∗ Dùng các hàm chỉ thị: Có rất nhiều hàm chỉ thị khác nhau như CPV
(tính phần trăm phương sai tích lũy), hàm IEF, ...
∗ Tính toán PRESS (tổng bình phương sai số dự đoán) để đánh giá
thông tin từ dữ liệu.
∗ Phương pháp đánh giá chéo
∗ Phương pháp đánh giá Xu – Kailath
∗ Đánh giá theo tiêu chuẩn Akaike
∗ Tính phương sai của sai số tái lập VRE
Các phương pháp này đều có những ưu điểm riêng khi sử dụng và kết quả
đánh giá tương đối thống nhất với nhau. Phương pháp được sử dụng rộng rãi để
lựa chọn các PC có nghĩa khi các PC này được tính bằng hàm SVD hay
Princomp là phương pháp tính và đánh giá qua phần trăm phương sai tích lũy
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 20 - LuËn v¨n th¹c sÜ
của các PC đó. Cách tính này đơn giản hơn và các hàm tính PC trên đã cho sẵn
dữ liệu để có thể đánh giá nhanh.
5. Tính toán lại
Sau khi loại bỏ các vectơ riêng không có nghĩa, chúng ta cũng loại được
tín hiệu nhiễu của dữ liệu gốc và cần tính lại dữ liệu sau khi loại bỏ sai số. Như
vậy, khi tính toán ở hệ tọa độ mới ta đã loại bỏ được tín hiệu nhiễu trong tập dữ
liệu ban đầu.
6. Xây dựng đường chuẩn
Khi xây dựng đường chuẩn PCR theo phương pháp ILS, điểm khác biệt
duy nhất là tập số liệu sử dụng.
Các bước tiến hành bao gồm:
+ Xác định phép chiếu trong hệ tọa độ mới:
Aj = A . Vc
Trong đó:
Aj: ma trận số liệu ở hệ tọa độ mới
A: ma trận gốc
Vc: ma trận các vectơ riêng có nghĩa
+ Thay thế A bằng Aj trong phương trình hồi quy
C = Aj . F , trong đó F được tính theo công thức:
F = (AjT . Aj)-1 . AjT . C
Nồng độ chất phân tích trong mẫu chưa biết được tính theo công thức:
Cx = Ax . Vc . F
= Ax . Fcal
với Fcal = Vc . F đóng vai trò tương tự ma trận P trong phương trình của
ILS
Ưu điểm của phương pháp PCR:
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 21 - LuËn v¨n th¹c sÜ
- Hội tụ đầy đủ các ưu điểm của phương pháp ILS đồng thời khắc
phục được các nhược điểm của phương pháp ILS do tiến hành tính toán trên toàn
phổ.
- Phương pháp này cho phép loại bỏ sai số nhiễu phổ và sai số ngẫu
nhiên trong quá trình đo khi lựa chọn được số PC phù hợp.
- Đối với trường hợp sử dụng phổ toàn phần, khi dùng các phương
pháp khác như CLS, kết quả tính cuối cùng là kết quả tính trung bình trên toàn
phổ nên kém chính xác hơn trường hợp dùng phổ chọn lọc. Khi sử dụng mô hình
PCR, tuy kết quả vẫn tính trên tất cả các điểm nhưng đóng góp của các điểm đo
sẽ khác nhau tùy theo lượng đóng góp của từng điểm này vào các PC được chọn
mà lượng đóng góp này lại được phân tích dựa trên tín hiệu đo tại từng điểm của
các mẫu chuẩn. Do có sự phân biệt và chọn lọc trong đánh giá mỗi điểm đo nên
kết quả thu được sẽ chính xác hơn phương pháp tính trung bình trên toàn phổ ở
các phương pháp phổ toàn phần khác.
1.6.3. Xác định đồng thời các dạng As bằng phương pháp HVG – AAS sử
dụng Chemometrics
Nhóm tác giả [42] đã phát triển một phương pháp xác định đồng thời 4
dạng As là As(III) vô cơ, As(V) vô cơ, DMA(V) và MMA(V) bằng phổ hấp thụ
nguyên tử sử dụng kĩ thuật bình phương tối thiểu nghịch đảo để xây dựng đường
chuẩn đa biến. Phương pháp này xây dựng trên cơ sở 4 dạng As này cho tín hiệu
hấp thụ khác nhau khi đo trên hệ quang AAS sau khi khử bằng NaBH4. Với 4
biến độc lập, phương pháp này cần số điểm đo tín hiệu tối thiểu cũng là 4 điểm.
Các tác giả đã nghiên cứu và lựa chọn đo tín hiệu các dạng As này tại 6 môi
trường phản ứng là môi trường HCl 6M, 1M, 0,5M, axit axetic 1M, môi trường
đệm citric/citrat có pH = 2 và 4. trong các môi trường khác nhau, tín hiệu thu
được của các dạng As nghiên cứu cũng khác nhau cho thấy chúng có sự phụ
thuộc lớn vào pH, bản chất axit và nồng độ axit sử dụng làm môi trường khử. tác
giả đã sử dụng đường chuẩn đa biến xây dựng theo phương pháp ILS để kiểm tra
các mẫu chuẩn và nhận thấy phương pháp xác định này có hiệu suất thu hồi
tương đối cao, hoàn toàn phù hợp để ứng dụng định lượng mẫu thực tế. Giới hạn
phát hiện của phương pháp này rất thấp, đối với As(III), As(V), MMA và DMA
thì giá trị LOD lần lượt bằng hoặc thấp hơn 2,7ng/ml, 0,8ng/ml, 3,0ng/ml,
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 1. TæNG QUAN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 22 - LuËn v¨n th¹c sÜ
4,9ng/ml. Trên cơ sở phương pháp xác định này, chúng tôi đã xây dựng một
phương pháp xác định đồng thời các dạng As sử dụng các mô hình đường chuẩn
xây dựng trên kĩ thuật ILS và phát triển thêm phương pháp PCR.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 2. THùC NGHIÖM
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 23 - LuËn v¨n th¹c sÜ
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở của phương pháp là dựa trên sự chênh lệch hiệu suất phản ứng khi
khử các dạng As thành asin bằng NaBH4 trong các môi trường có nồng độ H+
khác nhau. Các phản ứng xảy ra khi khử 4 dạng As khảo sát (As(III) vô cơ,
As(V) vô cơ, DMA(V) và MMA(V)) như sau [33, 43]:
AsO43- + BH4- + H+ → AsO33- + H2 + BO3-
AsO33- + BH4- + H+ → AsH3 + H2 + BO3-
(CH3)nAs(O)(OH)3-n + BH4- + H+ → (CH3)nAs(OH)3-n + H2 + BO3-
(CH3)nAs(OH)3-n + BH4- + H+ → (CH3)nAsH3-n + H2 + BO3-
Trong đó, n là số nhóm thế metyl trong hợp chất.
Dòng khí mang Ar sẽ dẫn AsH3 và các hợp chất metylasin khác sang vùng
nguyên tử hóa:
(CH3)nAsH3-n ⎯→⎯
0t nC + As + (3 + 2n)H
Định lượng As sinh ra bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử tại bước
sóng đặc trưng của As là λ = 193,7nm.
Tại mỗi môi trường phản ứng, các dạng As khác nhau sẽ bị khử với tốc độ
khác nhau nên lượng As sinh ra là khác nhau, tín hiệu đo được cũng khác nhau.
Dựa trên chênh lệch tín hiệu giữa các dạng As trong các môi trường phản ứng
lựa chọn để thiết lập ma trận chuẩn cho mô hình xác định đồng thời ILS và PCR.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Để xây dựng qui trình xác định đồng thời các dạng As bằng phương pháp
phổ hấp thụ nguyên tử kết hợp với việc sử dụng chemometrics, trong luận văn
này chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Tối ưu hóa qui trình xác định As(III) vô cơ trên hệ đo HVG –
AAS.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 2. THùC NGHIÖM
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 24 - LuËn v¨n th¹c sÜ
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất khử đối với quá trình khử
các dạng As thành asin.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường khử các dạng As thành
asin bằng chất khử NaBH4 làm cơ sở lựa chọn các môi trường
phản ứng đo tín hiệu các dạng As.
4. Khảo sát khoảng tuyến tính của các dạng As, khả năng cộng tính
và xây dựng đường chuẩn đa biến xác định đồng thời các dạng As
trong dung dịch.
5. Dựa trên cơ sở các phương pháp ILS và PCR, sử dụng phần mềm
Matlab để lập chương trình tính hệ số trong phương trình hồi qui
từ mẫu giả. Đánh giá khả năng ứng dụng của hai phương pháp và
lựa chọn phương pháp thích hợp để xác định hàm lượng các dạng
As trong mẫu nước ngầm.
2.2. HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
2.2.1. Hóa chất
Các loại hoá chất được sử dụng là loại tinh khiết phân tích (P.A) và các
dung dịch được pha chế bằng nước cất 2 lần.
Chuẩn bị các dung dịch chuẩn:
∗ Dung dịch chuẩn As(III) dạng vô cơ 0,1M (7500ppm): Cân
0,9902g oxit As2O3, hòa tan trong 50ml dung dịch NaOH 5%, chuyển vào bình
định mức 100ml, thêm nước cất đến khoảng 70ml, lắc đều. Thêm tiếp 10ml dung
dịch HCl 2M, định mức tới vạch bằng nước cất và lắc đều. Độ chuẩn của dung
dịch Na3AsO3 ở trên được xác định lại bằng phương pháp bromat với chỉ thị
metyl da cam trong môi trường HCl 6M ở 70 – 800C.
∗ Dung dịch chuẩn gốc As(V) dạng vô cơ 1000ppm.
∗ Dung dịch chuẩn gốc DMA(V) 1000ppm trong HCl 1M: pha từ
axit (CH3)2HAsO2.
∗ Dung dịch chuẩn gốc MMA(V) 1000ppm trong HCl 1M: pha từ
muối CH3NaHAsO3.1,5H2O.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 2. THùC NGHIÖM
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 25 - LuËn v¨n th¹c sÜ
∗ Dung dịch NaBH4 1% pha trong NaOH 0,5%: Cân 1,0g NaBH4,
hòa tan trong 10ml dung dịch NaOH 5%, chuyển vào bình định mức 100ml, định
mức tới vạch và lắc đều.
∗ Các dung dịch HCl 6M, HCl 1M: Pha từ HCl đặc 37%(Merck).
∗ Các dung dịch đệm tactric – tactrat 1M có pH = 2, 3, 4: pha chế từ
axit tactric và muối kali natri tactrat và hiệu chỉnh bằng máy đo pH.
∗ Các dung dịch H2SO4, HNO3 và các dung dịch chứa các ion cần
thiết cho các khảo sát khác được chuẩn bị từ các dung dịch đặc và muối dạng
tinh thể có độ tinh khiết cao.
2.2.2. Dụng cụ và trang thiết bị đo
-Bình định mức thủy tinh loại 10ml, 25ml, 50ml, 100ml, 250ml
-Các loại pipet vạch, pipet bầu
-Phễu, cốc, bình tam giác, đũa thủy tinh
-Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) Model AA-6800 ghép nối hệ
thống HVG, hãng Shimadzhu, Nhật Bản.
-Cân phân tích và cân kĩ thuật.
-Máy đo pH HANNA Instrument 211
2.2.3. Các phần mềm tính toán và xử lí
-Xử lý thống kê trên phần mềm Origin 6.0 và MINITAB 14
-Lập trình tính toán theo phương pháp hồi qui đa biến trên phần mềm
Matlab 7.0
2.3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
2.3.1. Qui trình phân tích
2.3.1.1. Qui trình phân tích riêng As(III)
Chuẩn bị các dung dịch chứa As(III) có nồng độ trong khoảng 0,2 – 10
ppb, điều chỉnh bằng dung dịch HCl hoặc NaOH sao cho pH của dung dịch nằm
trong khoảng 1,5 – 2. Bơm mẫu As với tốc độ 6ml/phút, các dòng chất khử
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 2. THùC NGHIÖM
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 26 - LuËn v¨n th¹c sÜ
NaBH4 1%/NaOH 0,5% và dòng HCl 6M có tốc độ 2ml/phút. Các điều kiện
nguyên tử hóa và đo tín hiệu độ hấp thụ quang nguyên tử của dòng chất như sau:
- Vạch phổ: 193,7nm
- Cường độ dòng đèn: 7mA
- Chiều cao đèn nguyên tử hóa: 16mm
- Tốc độ dòng khí cháy: 1,8L C2H2/8L không khí/phút
Tín hiệu thu được dưới dạng độ hấp thụ quang nguyên tử A
2.3.1.2. Qui trình phân tích đồng thời các dạng As
Pha các dung dịch chuẩn chứa các dạng As (As(III), As(V), DMA, MMA)
có nồng độ trong khoảng tuyến tính, đo tín hiệu các dung dịch này ở các điều
kiện khử và nguyên tử hóa như trên trong 5 môi trường phản ứng là HCl 6M,
HCl 1M, môi trường đệm tactric/tactrat 1M có pH = 2, 3, 4.
Nhập số liệu ma trận nồng độ các chất và ma trận tín hiệu đo vào phần
mềm Matlab, chạy chương trình tính toán ma trận hệ số hồi qui trên phần mềm
và sử dụng ma trận này để tìm nồng độ các dạng trong mẫu.
2.3.2. Các thuật toán hồi qui đa biến
2.3.2.1. Phương pháp bình phương tối thiểu nghịch đảo (ILS)
Thuật toán ILS giải trong Matlab như sau:
- Nhập ma trận nồng độ C (40x4) của 40 dung dịch chuẩn chứa 4
dạng As phân tích vào phần mềm
- Nhập ma trận độ hấp thụ quang A (40x5)
- Tính ma trận hệ số hồi qui theo công thức:
P = inv(A'*A)*A*C
- Nhập ma trận giá trị Ax (k*5) của k mẫu cần định phân
- Tính nồng độ các dạng theo công thức
Cx = Ax*P
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 2. THùC NGHIÖM
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 27 - LuËn v¨n th¹c sÜ
2.3.2.2. Phương pháp hồi qui cấu tử chính (PCR)
Thuật toán PCR giải trong Matlab như sau:
- Nhập ma trận nồng độ C (40x4) và ma trận tín hiệu đo A của 40
dung dịch chuẩn chứa 4 dạng As cần phân tích
- Bình phương tập số liệu chứa biến phụ thuộc:
D = A’*A
- Sử dụng một trong 3 hàm tính PC để xác định các PC. Câu lệnh sau
sử dụng hàm SVD:
[V S] = svd(D)
- Tính ma trận phần trăm phương sai của các PC
d = diag(S)/sum(diag(S))*100
- Từ giá trị phần trăm phương sai của các PC, căn cứ vào yêu cầu cụ
thể của bài toán để quyết định chọn số PC làm cơ sở cho không gian mới của tập
số liệu (n):
f = V(:,1:n)
- Chuyển đổi tập số liệu ban đầu và tính ma trận hệ số hồi qui:
Aj = A*f
F = inv(Aj'*Aj)*Aj'*C
Fj=f*F
- Nhập ma trận biến phụ thuộc của k mẫu cần định phân Ax(k*5) và
tính nồng độ các dạng As trong mẫu theo công thức:
Cx=Ax*Fj
Các thao tác tính sai số và hiệu suất thu hồi sử dụng các câu lệnh tính toán
thông thường trên ma trận trong phần mềm.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 28 - LuËn v¨n th¹c sÜ
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
As(III) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HVG – AAS
3.1.1. Khảo sát các thông số của máy đo AAS
* Chọn vạch đo phổ:
Mỗi nguyên tố có khả năng hấp thụ những bức xạ mà bản thân nó phát ra
trong quá trình phát xạ. Vì vậy, những bức xạ này là yếu tố đặc trưng của mỗi
nguyên tố. Các nguyên tố thường có vài vạch phổ với độ nhạy khác nhau, tuy
nhiên, theo các tài liệu [27, 30, 32], vạch phổ ứng với bước sóng 193,7nm là
vạch đặc trưng và nhạy của As. Vì vậy, chúng tôi định lượng As qua tín hiệu của
vạch phổ này.
* Cường độ dòng đèn catot rỗng (HCL):
HCL là nguồn phát xạ cộng hưởng chỉ phát ra tia phát xạ nhạy của nguyên
tố kim loại được dùng làm catot. Mỗi đèn đều có dòng điện giới hạn cực đại của
nó. Lí thuyết và thực nghiệm đều khuyến cáo chỉ nên sử dụng cường độ dòng
trong khoảng 60 – 85% dòng giới hạn cực đại của đèn để đảm bảo độ lặp lại và
độ nhạy của phép đo cũng như tuổi thọ của đèn. Mặt khác, cường độ dòng làm
việc của HCL và cường độ vạch phổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy,
chúng tôi đã khảo sát tìm cường độ dòng đèn làm việc phù hợp sao cho có thể
đạt được độ nhạy và độ ổn định tốt nhất. Các thí nghiệm được tiến hành với
dung dịch As(III) 4ppb, mỗi mẫu đo ba lần rồi lấy kết quả trung bình. Kết quả độ
hấp thụ quang thu được sau khi trừ tín hiệu mẫu trắng thu được ở bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của cường độ dòng HCL đến độ hấp thụ quang của As
(Imax=10mA)
I, mA 6 7 8
Abs 0,1307 0,1278 0,1252
RSD(%) 6,08 2,47 2,02
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 29 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Kết quả trên cho thấy chọn cường độ dòng làm việc của đèn là 7mA sẽ
cho kết quả đo có độ nhạy và độ lặp lại tốt. Kết quả khảo sát cũng phù hợp với
hướng dẫn sử dụng của đèn này. Vì vậy, chọn cường độ dòng làm việc của đèn
HCL là 7mA cho các thí nghiệm sau.
* Chiều cao đèn nguyên tử hóa mẫu:
Đây là một thông số quan trọng trong phép đo AAS. Chiều cao đèn
nguyên tử hóa mẫu phải phù hợp sao cho toàn bộ chùm tia sáng phát ra từ đèn
HCL đều được chiếu gọn vào cửa sổ của cuvet đo. Nếu không chọn đúng chiều
cao đèn phù hợp, giá trị đo sẽ có độ nhạy và độ ổn định kém.
Để khảo sát ảnh hưởng của chiều cao đèn nguyên tử hóa đến độ hấp thụ
quang của dung dịch As(III), đặt chế độ quét tự động cho máy với khoảng khảo
sát chiều cao đèn là 12 – 20mm, dung dịch đo có hàm lượng As(III) là 4ppb. Kết
quả khảo sát cho thấy giá trị tối ưu của chiều cao đèn nguyên tử hóa mẫu là
16mm và giá trị này được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.
* Thành phần hỗn hợp khí cháy C2H2/không khí:
Với phép đo AAS, đây là một đại lượng rất quan trọng. Thành phần của
hỗn hợp khí cháy sẽ quyết định nhiệt độ ngọn lửa nguyên tử hóa và do đó quyết
định quá trình nguyên tử hóa mẫu. Vì vậy, để chọn được thành phần hỗn hợp khí
cháy (tỉ lệ thể tích của C2H2 và không khí trong hỗn hợp khí cháy) phù hợp,
chúng tôi đã khảo sát với dung dịch đo chứa 4ppb As(III), tốc độ dòng không khí
cố định là 8L/phút, tốc độ dòng khí C2H2 thay đổi trong khoảng 1 – 2,4(L/phút),
đặt chế độ tự động khảo sát cho máy. Kết quả thực nghiệm cho thấy khi tốc độ
dòng khí C2H2 là 1,8L/phút sẽ thu được giá trị độ hấp thụ quang tốt nhất, tín hiệu
đo ổn định nhất.
3.1.2. Khảo sát điều kiện khử As(III) thành asin với hệ HVG
Quá trình khử As(III) thành asin bằng chất khử NaBH4 trong môi trường
axit chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố cơ bản là:
• Nồng độ axit, loại axit và tốc độ bơm dòng dung dịch axit
• Nồng độ và tốc độ của dòng dung dịch chất khử NaBH4
• Tốc độ dòng mẫu
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 30 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Nồng độ các chất và tốc độ bơm các dòng dung dịch sẽ quyết định quá
trình pha loãng mẫu, quá trình trộn mẫu, phản ứng và vận chuyển mẫu tới cuvet
đo. Vì vậy, chúng tôi lần lượt khảo sát từng yếu tố trên nhằm tìm ra điều kiện tối
ưu cho quá trình khử As(III) thành asin trong hệ HVG sử dụng chất khử là
NaBH4.
3.1.2.1. Nồng độ và bản chất của dung dịch axit
Đối với dòng axit, chúng tôi chỉ khảo sát ảnh hưởng của nồng độ và bản
chất axit sử dụng, không khảo sát tốc độ dòng này do dòng axit và dòng NaBH4
có cùng tốc độ bơm nên chỉ khảo sát tốc độ dòng khi nghiên cứu điều kiện tối ưu
cho dòng NaBH4.
* Ảnh hưởng của nồng độ axit (nồng độ H+) tới quá trình khử As(III)
thành asin:
Để xác định được nồng độ H+ tối ưu cho quá trình phân tích, chúng tôi
tiến hành thí nghiệm với các điều kiện sau:
- Dòng mẫu: As(III) 4ppb, tốc độ dòng 5ml/phút
- Dòng chất khử NaBH4 chứa NaBH4 1% trong NaOH 0,5%, tốc độ
dòng 2ml/phút
- Dòng axit: sử dụng HCl có nồng độ biến thiên trong khoảng 1M –
10M, có cùng tốc độ với dòng chất khử.
Các dung dịch được đo 3 lần để lấy kết quả độ hấp thụ trung bình; dung
dich so sánh là mẫu trắng. Kết quả khảo sát độ hấp thụ quang và độ lệch chuẩn
tín hiệu đo thu được như trong bảng 3 và biểu diễn trên đồ thị hình 5.
Bảng 3. Ảnh hưởng của nồng độ H+ tới độ hấp thụ quang của As
CH+, M 1 4 5 6 8 10
Abs 0,1089 0,1225 0,1263 0,1275 0,1294 0,1311
RSD(%) 4,12 2,57 3,40 2,15 2,24 3,51
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 31 - LuËn v¨n th¹c sÜ
0 2 4 6 8 10
0,105
0,110
0,115
0,120
0,125
0,130
0,135
Abs
CH+, M
Hình 5. Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang của As vào nồng độ H+
Kết quả khảo sát cho thấy, nồng độ H+ càng lớn thì hiệu suất khử càng
cao, quá trình khử As(III) thành asin xảy ra càng hoàn toàn. Khi tiếp tục tăng
nồng độ H+ trên 5M thì độ hấp thụ quang tăng chậm. Có thể nói, nồng độ H+
càng cao thì càng có khả năng tăng độ nhạy của phép đo, tuy nhiên nồng độ quá
cao sẽ gây khó khăn cho quá trình tiến hành thí nghiệm và tốn nhiều hóa chất mà
độ nhạy tăng không đáng kể. Kết hợp giữa các yêu cầu thí nghiệm, chúng tôi lựa
chọn dung dịch có nồng độ H+ 6M để tiến hành hidrua hóa As(III).
* Ảnh hưởng của loại axit tới quá trình khử As(III) thành asin:
Tiến hành khảo sát với một số axit khác nhau để chọn axit thích hợp nhất
cho quá trình xác định As(III), chúng tôi vẫn sử dụng dung dịch mẫu có chứa
4ppb As(III), các điều kiện đo như đã chọn. Kết quả nghiên cứu trên 4 loại axit
thu được ở bảng 4.
Như vậy, nếu xem hiệu suất hiđrua hóa khi dùng dung dịch HCl là 100 %
thì khi dùng H2SO4 với nồng độ H+ gần như nhau sẽ đạt được hiệu suất khử là
98%. Nếu dùng dung dịch HNO3 làm môi trường với cùng nồng độ H+ cho kết
quả thấp hơn hẳn. Điều này có thể do ion NO3- đã phản ứng với một lượng
NaBH4 trong hỗn hợp khử nên không còn đủ để khử As(III) thành asin, gây sai
số âm. Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát khả năng khử As(III) thành asin
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 32 - LuËn v¨n th¹c sÜ
trong các môi trường phản ứng có nồng độ CH3COOH từ 5M lên tới 10M nhưng
hiệu suất khử vẫn dưới 60%. Như vậy chỉ có thể dùng dung dịch axit HCl 6M
hoặc H2SO4 3M làm môi trường phản ứng cho quá trình khử As(III) thành asin
bằng chất khử NaBH4. Tuy nhiên, thực tế các mẫu nước phân tích thường được
axit hóa bằng HCl thay vì dùng H2SO4 nên chúng tôi lựa chọn axit HCl 6M làm
môi trường khử trong phép đo As.
Bảng 4. Ảnh hưởng của bản chất axit đến độ hấp thụ quang
của dung dịch As(III)
Dung dịch HCl 6M
H2SO4 3M
([H+] = 6M)
HNO3 6M
H3PO4 6M
([H+] ≅ 6M)
Abs 0,1281 0,1257 0,0713 0,1071
RSD(%) 1,14 2,37 4,05 1,22
%Abs 100 98 56 84
3.1.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ, tốc độ bơm NaBH4 và tốc độ bơm mẫu
đến khả năng khử As(III) thành asin
3.1.2.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ NaBH4 tới khả năng khử As(III) thành
asin
Trong môi trường thích hợp, NaBH4 đóng vai trò là chất khử đưa các
dạng As từ những trạng thái oxi hóa cao về dạng asin hay các dẫn xuất metylasin
tương ứng [32]. Vì vậy, nồng độ NaBH4 trong dòng chất khử là một yếu tố ảnh
hưởng không nhỏ tới kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch.
Để tìm nồng độ thích hợp cho quá trình khử As(III) thành asin bằng chất
khử NaBH4, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất này trong khoảng
giá trị 0,1 – 4% lên kết quả đo tín hiệu dung dịch As(III) 4ppb, các điều kiện đo
giữ nguyên như đã chọn ở trên, tốc độ dòng NaBH4 và dòng mẫu lần lượt là
2ml/phút và 5ml/phút. Kết quả đo được trình bày trong bảng 5 và biểu diễn trên
đồ thị hình 6.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 33 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Bảng 5. Ảnh hưởng của nồng độ NaBH4 tới độ hấp thụ quang
của dung dịch As(III)
Kết quả
đo
Nồng độ NaBH4, % (trong NaOH 0,5%)
0,1 0,25 0,5 1 2 4
Abs 0,0861 0,1126 0,1268 0,1274 0,1277 0,1250
RSD% 4,2 5,5 2,8 3,5 4,9 7,2
0 1 2 3 4
0,08
0,09
0,10
0,11
0,12
0,13
Abs
CNaBH4, % trong NaOH 0,5%
Hình 6. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang của dung dịch
As(III) theo nồng độ NaBH4
3.1.2.1.2. Ảnh hưởng của tốc độ dòng NaBH4 tới khả năng khử As(III)
thành asin
Như đã đề cập ở trên, tốc độ bơm các dòng cũng có những ảnh hưởng
phức tạp tới kết quả đo tín hiệu dung dịch. Dòng chất khử NaBH4 và dòng axit
có cùng tốc độ nên ảnh hưởng của tốc độ dòng này tới kết quả đo rất đáng được
quan tâm.
Để xác định tốc độ tối ưu cho dòng này bằng phương pháp đơn biến,
chúng tôi đã khảo sát khả năng khử dung dịch As(III) 4ppb thành asin trong các
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 34 - LuËn v¨n th¹c sÜ
dòng NaBH4 1% pha trong NaOH 0,5% có tốc độ biến thiên trong khoảng 1 –
3,5ml/phút, tốc độ dòng mẫu cố định 5ml/phút. Kết quả đo được cho trong bảng
6 và biểu diễn trên đồ thị hình 7.
Bảng 6. Ảnh hưởng của tốc độ dòng NaBH4 tới độ hấp thụ quang
của dung dịch As(III)
Kết quả
đo
Tốc độ dòng NaBH4, ml/phút
1 1,5 2 2,5 3 3,5
Abs 0,1121 0,1254 0,1268 0,1271 0,1262 0,1241
RSD% 1,5 4,4 3,9 2,2 5,7 3,1
1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5
0,112
0,116
0,120
0,124
0,128
Abs
Tèc ®é dßng NaBH
4
, ml/phót
Hình 7. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang của dung dịch
As(III) theo tốc độ dòng NaBH4
Nhận thấy, trong khoảng giá trị tốc độ dòng NaBH4 từ 2 – 2,5ml/phút, tín
hiệu đo As ổn định và cao, khi tăng tốc độ lên cao hơn thấy có hiện tượng giảm
nhẹ tín hiệu đo nhưng không đáng kể. Căn cứ vào kết quả này, có thể kết luận
rằng với tốc độ dòng NaBH4 khoảng 2 – 2,5ml/phút sẽ cho kết quả đo As(III) tốt
và tiết kiệm được hóa chất.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 35 - LuËn v¨n th¹c sÜ
3.1.2.1.3. Ảnh hưởng của tốc độ dòng mẫu tới kết quả đo độ hấp thụ
quang của dung dịch
Tốc độ dòng mẫu cũng có vai trò quan trọng đối với kết quả đo vì đây là
dòng cung cấp chất phản ứng. Để khảo sát chọn tốc độ dòng mẫu tối ưu cho quá
trình đo, chúng tôi đã tiến hành xác định ảnh hưởng của yếu tố này trong khoảng
3 – 8ml/phút lên kết quả đo dung dịch As(III) 4ppb trong dòng NaBH4 1% (trong
NaOH 0,5%) có tốc độ bơm 2ml/phút. Kết quả được đưa ra ở bảng 7 và biểu
diễn trên đồ thị hình 8.
Bảng 7. Ảnh hưởng của tốc độ dòng mẫu tới kết quả đo tín hiệu
dung dịch As(III)
Kết quả
đo
Tốc độ dòng mẫu, ml/phút
3 4 5 6 7 8
Abs 0,1102 0,1211 0,1264 0,1271 0,1277 0,1258
RSD% 4,7 5,1 1,2 4,6 4,2 6,5
3 4 5 6 7 8
0,108
0,112
0,116
0,120
0,124
0,128
Abs
Tèc ®é dßng mÉu, ml/phót
Hình 8. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang của dung dịch
As(III) theo tốc độ dòng As(III)
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 36 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Với kết quả khảo sát trên có thể nhận thấy rằng, tăng cao tốc độ dòng mẫu
hơn 7ml/phút sẽ làm giảm nhẹ tín hiệu do hiện tượng pha loãng dòng và gây tốn
mẫu, tốc độ nhỏ hơn sẽ cho tín hiệu thấp hơn và thời gian đo kéo dài hơn gây tốn
các hóa chất đo khác. Vì vậy, tốc độ dẫn mẫu nên giữ cố định trong khoảng 5,5 –
6,5ml/phút trong quá trình đo sẽ cho kết quả đo có độ nhạy cao nhất.
3.1.2.1.4. Sử dụng mô hình bậc 2 tâm xoay khảo sát đồng thời ảnh hưởng
của nồng độ, tốc độ dòng NaBH4 và tốc độ dòng mẫu tới tín hiệu đo của dung
dịch As(III)
Về mặt lí thuyết, chúng tôi nhận thấy có mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa
nồng độ NaBH4, tốc độ bơm NaBH4 và tốc độ bơm mẫu đến quá trình hiđrua hóa
nên đã tiến hành tìm điều kiện tối ưu bằng cách khảo sát đồng thời ảnh hưởng
của 3 đại lượng này, sử dụng mô hình thực nghiệm bậc hai tâm xoay 3 yếu tố.
Trên cơ sở các khảo sát đơn biến đã thực hiện, chúng tôi xác định khoảng khảo
sát các yếu tố này như trong bảng 8.
Bảng 8. Khoảng biến thiên của các yếu tố cần khảo sát
Yếu tố
Ký
hiệu
Mức
thấp
Mức
cao
Khoảng biến
thiên (λ)
Tốc độ bơm NaBH4 (ml/phút) v1 1,5 3,5 2
Tốc độ bơm mẫu(ml/phút) v2 3,0 10,0 7
Nồng độ NaBH4 (%) / NaOH
0,5%
C 0,2 2 1,8
Khi đó mối quan hệ giữa tín hiệu phân tích và các yếu tố cần khảo sát
được đặc trưng bằng phương trình bậc hai như sau:
Y=b0 + b1v1 + b2v2+ b3C + b1,1v12 + b2,2v22 + b3,3C2 + b1,2v1v2 +b1,3v1C+
+b2,3v2C + b1,2,3v1v2C
Trong đó b0 đặc trưng cho phần tín hiệu nhiễu của mô hình, các hệ số bi,
bi,j và bi,i là hệ số đặc trưng cho chiều hướng và mức độ ảnh hưởng bậc một, bậc
hai của các yếu tố đến tín hiệu phân tích.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 37 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Sử dụng phần mềm MINITAB để thiết lập bảng qui hoạch thực nghiệm
với các điều kiện như trên và tiến hành các thí nghiệm theo bảng này. Kết quả độ
hấp thụ quang thu được khi tiến hành thay đổi đồng thời các yếu tố ở bảng 9.
Bảng 9. Thứ tự và kết quả thí nghiệm tiến hành theo mô hình bậc hai tâm xoay
STT
Thứ tự thực
nghiệm
v1 v2 C Abs
1 1 1,5 3,0 0,2 0,0812
6 2 3,5 3,0 2,0 0,0877
8 3 3,5 10,0 2,0 0,0998
9 4 1,0 6,5 1,1 0,1105
18 5 2,5 6,5 1,1 0,1277
3 6 1,5 10,0 0,2 0,0514
16 7 2,5 6,5 1,1 0,1259
4 8 3,5 10,0 0,2 0,0952
15 9 2,5 6,5 1,1 0,1272
2 10 3,5 3,0 0,2 0,0784
14 11 2,5 6,5 2,6 0,1251
20 12 2,5 6,5 1,1 0,1269
17 13 2,5 6,5 1,1 0,1271
11 14 2,5 2,5 1,1 0,0822
12 15 2,5 12,0 1,1 0,0986
7 16 1,5 10,0 2,0 0,1104
10 17 4,0 6,5 1,1 0,1022
19 18 2,5 6,5 1,1 0,1259
13 19 2,5 6,5 0,2 0,0952
5 20 1,5 3,0 2,0 0,1102
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 38 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Xử lý số liệu trên phần mềm MINITAB với các dữ liệu thực nghiệm thu
được ở trên cho kết quả như ở bảng 10.
Bảng 10. Bảng hệ số hồi qui của phương trình hồi qui
Hệ số Giá trị Sai số giá trị chuẩn t Trị số P
b0 -0,0132 0,0267 -0,496 0,631
b1 0,0403 0,0154 2,612 0,026
b2 0,0130 0,0042 3,082 0,012
b3 0,0611 0,0142 4,309 0,002
b1,1 -0,0086 0,0027 -3,153 0,010
b2,2 -0,0014 0,0002 -5,671 0,000
b3,3 -0,0119 0,0036 -3,261 0,009
b1b2 0,0021 0,0009 2,380 0,039
b1b3 -0,0103 0,0034 -3,015 0,013
b2b3 0,0010 0,0010 1,029 0,328
Độ lệch chuẩn S = 0,0087, hệ số tương quan R = 91,2%, R2 = 83,3%
Từ bảng 10, nhận thấy giá trị hồi qui với độ tin cậy 95% thì ảnh hưởng
của nhiễu nền và ảnh hưởng tương hỗ của tốc độ bơm mẫu với nồng độ NaBH4
(v2*C) là không đáng kể (do trị số P>0,05), nên có thể bỏ qua trong quá trình
tính toán. Bằng cách tính lại hệ số hồi qui sau khi loại bỏ yếu tố ảnh hưởng
không có nghĩa ta thu được bảng hệ số hồi qui 11 và bảng phân tích phương sai
12.
Giá trị R2 = 0,832 từ bảng hệ số hồi qui 11 cho thấy mô hình tìm được
phản ánh tương đối đúng thực nghiệm, có thể sử dụng mô hình này để tìm điều
kiện tối ưu theo phương pháp đạo hàm hoặc phương pháp đường dốc nhất. Cũng
có thể kiểm tra kết luận này thông qua bảng sai số giữa kết quả thực nghiệm với
kết quả tính giá trị A từ mô hình (bảng 13).
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 39 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Bảng 11. Bảng hệ số hồi qui của A sau khi loại bỏ yếu tố không có nghĩa
Số hạng Hệ số Sai số T Trị số P
b0 -0,02039 0,02581 -0,790 0,446
b1 0,04029 0,01547 2,605 0,024
b2 0,01412 0,00409 3,448 0,005
b3 0,06761 0,01271 5,318 0,000
b1,1 -0,00858 0,00273 -3,144 0,009
b2,2 -0,00140 0,00025 -5,656 0,000
b3,3 -0,01189 0,00365 -3,252 0,008
b1b2 0,00209 0,00088 2,374 0,037
b1b3 -0,01029 0,00342 -3,007 0,012
S = 0,0087 R = 90,3% R2 = 83,2%
Bảng 12. Bảng phân tích phương sai của A sau khi loại bỏ yếu tố không có
nghĩa
Nguồn sai số DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Phương trình
hồi qui 8 0,00773 0,00773 0,000967 12,73 0,000
Bậc 1 3 0,00182 0,00347 0,001156 15,23 0,000
Bậc 2 3 0,00479 0,00479 0,001598 21,04 0,000
Nội tương tác 2 0,00111 0,00111 0,000557 7,34 0,009
Sai số tuyệt đối 5 0,000003 0,000003 0,000001
Tổng 19 0,00857
Trong đó, Seq SS là giá trị tổng bình phương tích lũy, Adj SS là giá trị
tổng bình phương phù hợp, Adj MS là giá trị trung bình bình phương phù hợp.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 40 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Bảng 13. Sai số giữa kết quả thực nghiệm với kết quả tính giá trị A từ mô hình
TN TT chuẩn Abs Abstính Sai số tính Độ lệch Sai số
1 1 0,081 0,070 0,007 0,011 2,18*
2 6 0,088 0,083 0,007 0,005 0,89
3 8 0,100 0,106 0,007 -0,006 -1,00
4 9 0,111 0,106 0,007 0,004 0,76
5 18 0,128 0,125 0,003 0,003 0,34
6 3 0,051 0,063 0,007 -0,012 -2,22 *
7 16 0,126 0,125 0,003 0,001 0,11
8 4 0,095 0,096 0,007 -0,001 -0,10
9 15 0,127 0,125 0,003 0,002 0,27
10 2 0,078 0,073 0,007 0,005 1,03
11 14 0,125 0,122 0,007 0,003 0,72
12 20 0,127 0,125 0,003 0,002 0,24
13 17 0,127 0,125 0,003 0,002 0,26
14 11 0,082 0,098 0,005 -0,016 -2,29 *
15 12 0,099 0,089 0,007 0,010 1,90
16 7 0,110 0,110 0,007 0,000 0,04
17 10 0,102 0,105 0,007 -0,003 -0,52
18 19 0,126 0,125 0,003 0,001 0,11
19 13 0,095 0,101 0,005 -0,006 -0,83
20 5 0,110 0,117 0,007 -0,007 -1,19
Như vậy, bằng phương pháp qui hoạch hóa thực nghiệm mô hình bậc hai
tâm xoay đã tìm được mô hình mô tả giá trị tín hiệu phân tích (độ hấp thụ quang
Abs) phụ thuộc các yếu tố như sau:
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 41 - LuËn v¨n th¹c sÜ
A= -0,0204 + 0,0403vNaBH4 +0,0141vmẫu + 0,0676CNaBH4 – 0,0086v2NaBH4 –
0,0014v2mẫu – 0,0119C2 + 0,0021vNaBH4*vmẫu – 0,0103vNaBH4*CNaBH4
Các yếu tố gây ảnh hưởng dương (làm tăng tín hiệu phân tích) bao gồm
ảnh hưởng bậc nhất của các yếu tố và ảnh hưởng tương hỗ của tốc độ bơm các
dòng. Các ảnh hưởng còn lại đều có xu hướng làm giảm giá trị hàm mục tiêu.
Trong đó, tăng nồng độ và tốc độ bơm NaBH4 làm tăng nhanh tín hiệu phân tích
hơn so với tăng tốc độ bơm mẫu.
Nếu cố định giá trị tốc độ bơm mẫu là giá trị ở mức gốc để biểu diễn sự
phụ thuộc của tín hiệu phân tích vào hai yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là nồng
độ và tốc độ bơm NaBH4 trong không gian ba chiều sẽ thu được đồ thị hình 9.
Hình 10 là các đường đồng mức biểu thị độ hấp thụ quang phụ thuộc vào nồng
độ và tốc độ bơm NaBH4.
2
A
0.08
0.10
0.12
C
0.14
11 2 3 04v1
Hold Values
v2 6.5
Surface Plot of Abs vs C, v1
Hình 9. Đồ thị biểu diễn mặt mục tiêu Abs theo giá trị của nồng độ NaBH4 và
tốc độ bơm NaBH4
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 42 - LuËn v¨n th¹c sÜ
v1
v2
4.03.53.02.52.01.51.0
4.03.53.02.52.01.51.0
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
Hold Values
C 1.1
A
0.072 - 0.084
0.084 - 0.096
0.096 - 0.108
0.108 - 0.120
> 0.120
< 0.060
0.060 - 0.072
Contour Plot of Abs vs v2, v1
Hình 10. Các đường đồng mức biểu diễn giá trị Abs theo tốc độ bơm mẫu và tốc
độ bơm NaBH4
Vì ảnh hưởng của các yếu tốc có nhiều hướng trái ngược nhau nên cần tìm
điều kiện tối ưu nhất của các yếu tố sao cho tín hiệu phân tích nhạy nhất.
Mô hình thiết lập được ở trên phù hợp với thực nghiệm nên có thể sử
dụng mô hình này để xác định điều kiện tối ưu cho phép đo As theo phương
pháp mặt mục tiêu (bằng cách đạo hàm và tìm cực trị). Kết quả tối ưu hóa theo
mô hình thu được là:
• Tốc độ bơm NaBH4: 2-2,5phút
• Tốc độ bơm mẫu: 6-7ml/phút
• Nồng độ dung dịch NaBH4: ≈1%
Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả khảo sát đơn biến đã tiến hành
ở trên. Dựa vào các kết quả khảo sát này, chúng tôi đã chọn các điều kiện về tốc
độ và nồng độ các dòng cho quá trình khử As(III) thành asin như sau:
∗ Tốc độ dòng mẫu: 6ml/phút
∗ Tốc độ dòng NaBH4 và dòng axit: 2ml/phút
∗ Nồng độ dòng NaBH4(trong NaOH 0,5%): 1%
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 43 - LuËn v¨n th¹c sÜ
∗ Nồng độ dòng axit HCl: 6M
Chúng tôi sử dụng những điều kiện khử này để tiến hành các phép đo xác
định riêng các dạng As, chỉ thay đổi nồng độ và bản chất dòng axit trong các
phép đo xác định đồng thời sau đó.
3.1.3. Khảo sát khoảng tuyến tính và lập đường chuẩn xác định As(III)
Chuẩn bị các dung dịch chuẩn As(III) có nồng độ biến thiên trong khoảng
0,2 – 18ppb, các điều kiện đo giữ như đã chọn. Giá trị độ hấp thụ quang của các
dung dịch chuẩn sau khi trừ tín hiệu mẫu trắng thu được ở bảng 14 và biểu diễn
trên đồ thị hình 11.
Đồ thị 11 cho thấy, khoảng tuyến tính của As(III) là từ 0,2 – 10ppb. Trong
khoảng tuyến tính này, kết quả xây dựng đường chuẩn thu được ở hình 12 và
phương trình đường chuẩn xác định nồng độ As(III) (ppm) có dạng:
Abs = (0,00153 ± 0,00116) + (0,0319 ± 0,00023)CAs(III)
Bảng 14. Độ hấp thụ quang của các dung dịch As(III)
CAs(III), ppb 0 0,2 0,5 1 2 3 4
Ā 0 0,0072 0,0171 0,0334 0,0655 0,0952 0,1281
CAs(III), ppb 5 7 8 10 12 15 18
Ābs 0,162 0,2341 0,2571 0,315 0,3542 0,3841 0,4102
0 2 4 6 8 1 0 1 2 1 4 1 6 1 8 2 0
0 , 0
0 , 1
0 , 2
0 , 3
0 , 4
0 , 5
A b s
C A s ( I I I ) , p p b
Hình 11. Sự phụ thuộc của Abs theo nồng độ As(III)
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 44 - LuËn v¨n th¹c sÜ
0 2 4 6 8 10
0,00
0,05
0,10
0,15
0,20
0,25
0,30
0,35
§−êng chuÈn x¸c ®Þnh As(III):
Y = A + B * X
Th«ng sè Gi¸ trÞ Sai sè t-Value Prob>|t|
---------------------------------------------------------------------------
A 0,00153 0,00201 0,760 0,4699
B 0,03193 0,00039 82,406 <0,0001
---------------------------------------------------------------------------
R R2
---------------------------------------------------------------------------
0,9994 0,9988
Abs
CAs(III), ppb
Hình 12. Đường chuẩn xác định As(III)
Nhận thấy, hằng số tự do của phương trình hồi qui có giá trị Ptính>0,05 nên
có thể kết luận rằng: Với độ tin cậy 95%, giá trị hằng số tự do của phương trình
khác 0 không có nghĩa nên có thể bỏ qua bên cạnh giá trị hệ số còn lại, điều đó
cũng có nghĩa phương pháp xác định riêng As(III) qua phương trình này không
mắc sai số hệ thống.
Để có kết luận chính xác về khoảng tuyến tính, chúng tôi tiến hành đo lặp
lại tín hiệu của 8 mẫu trắng với các điều kiện như trên. Kết quả đo tín hiệu các
mẫu trắng như sau: 0,0017; 0,0021; 0,0023; 0,0011; 0,0018; 0,0025; 0,0014;
0,0015. Sau khi tính toán LOD, LOQ của phép đo theo công thức 3σ và 10σ
chúng tôi thu được kết quả:
∗ Giới hạn phát hiện: LOD =
B
Sb.3 = 0,04(ppb)
∗ Giới hạn định lượng: LOQ =
B
Sb.10 = 0,15(ppb)
Trong đó: Sb là độ lệch chuẩn của phép đo lặp tín hiệu 8 mẫu trắng
B là hệ số góc của phương trình hồi qui
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 45 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Tóm tắt kết quả: Sau khi khảo sát các điều kiện tối ưu để xác định As(III)
bằng phương pháp HVG - AAS, chúng tôi đã lựa chọn được điều kiện cho phép
đo As(III) như sau:
Bảng 15. Tóm tắt các điều kiện tối ưu xác định As(III) bằng phương pháp
HVG-AAS
Yếu tố
Khoảng khảo
sát
Giá trị lựa
chọn
Yếu tố
Khoảng khảo
sát
Giá trị lựa
chọn
Vạch phổ 193,7nm Môi trường khử
HCl 1M -
HCl 10M
HCl6M
Cường độ
dòng đèn
6 - 8mA 7mA
Nồng độ chất
khử NaBH4
0,2 - 2% 1%
Chiều cao đèn
nguyên tử hóa
12 - 20mm 16mm
Tốc độ dòng
NaBH4
1,5-
3,5ml/phút
2ml/phút
Tốc độ dòng
khí C2H2
1- 2,4L/phút 1,8L/phút
Tốc độ dòng
mẫu
3-10ml/phút 6ml/phút
Tốc độ dòng
không khí
8L/phút
Khoảng tuyến
tính
0,2-18ppb 0,2-10ppb
3.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của các ion lạ tới phép xác định As(III) bằng
phương pháp HVG – AAS
Đối với phương pháp AAS xác định một nguyên tố bất kì, các ion lạ trong
dung dịch mẫu gây ảnh hưởng tới kết quả đo định lượng nguyên tố đó theo nhiều
cách khác nhau. Riêng đối với các phương pháp HVG – AAS, quá trình hidrua
hoá As thành asin vừa là phương pháp làm giàu chất và cũng là phương pháp
loại trừ ảnh hưởng của nhiều ion lạ trong dung dịch. Sau khi tham khảo một số
tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy có một số ion vẫn gây ảnh
hưởng nhất định tới phép xác định As theo phương pháp này chủ yếu do khả
năng cũng bị hiđrua hóa. Vì vậy, sau khi khảo sát sơ bộ, chúng tôi đã lựa chọn
nghiên cứu ảnh hưởng của một số ion tiêu biểu và nghiên cứu khả năng loại trừ
ảnh hưởng của chúng đến phép đo này.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 46 - LuËn v¨n th¹c sÜ
3.1.4.1. Ảnh hưởng của một số ion kim loại thường gặp tới quá trình xác
định asen
Các ion thường gặp có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới quá trình xác định
As như Cu2+, Pb2+, Cr3+, Ni2+, Mn2+, Fe3+ sẽ được khảo sát trong mục này. Các
chất được khảo sát ở những khoảng nồng độ khác nhau và dựa vào sai số giữa
kết quả đo có ion lạ và không có ion lạ khi đo dung dịch As(III) 4ppb để làm cơ
sở kết luận ngưỡng ảnh hưởng của các ion này. Kết quả khảo sát được chỉ ra
trong bảng 16.
Bảng 16. Ảnh hưởng của các cation tới kết quả đo As(III)
Ion, ppm Aion lạ Aion lạ + As(III)
Sai
số
(%)
Ion, ppm Aion Aion+ As(III)
Sai số
(%)
As(III) 4 ppb Abs = 0,1281
Cu2+
1 0,0014 0,1272 -1
Ni2+
5 0,0027 0,1262 -2
4 0,0021 0,1248 -4 10 0,0023 0,1251 -3
10 0,0019 0,1105 -14 50 0,0016 0,1201 -6
20 0,0025 0,1002 -22 100 0,0035 0,1117 -13
Pb2+
5 0,0032 0,1194 -7
Mn2+
5 0,0015 0,1252 -3
7 0,0017 0,1168 -9 10 0,0017 0,1271 -1
10 0,0022 0,1067 -12 50 0,0031 0,1246 -3
20 0,0012 0,1053 -18 100 0,0037 0,1242 -3
Cr3+
5 0,0031 0,1261 -2
Fe3+
5 0,0052 0,1239 -4
10 0,0025 0,1220 -5 10 0,0036 0,1211 -6
50 0,0012 0,1104 -14 50 0,0029 0,1112 -13
100 0,0019 0,1027 -20 100 0,0012 0,1027 -20
Hg2+
(ppb)
10 0,0032 0,1257 -2
Fe2+
5 0,0026 0,1219 -5
50 0,0025 0,1167 -9 10 0,0032 0,1169 -9
100 0,0037 0,1115 -13 50 0,0013 0,1092 -15
200 0,0014 0,1066 -17 100 0,0041 0,1021 -15
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 47 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Các ion kim loại khảo sát ở trên đều làm giảm tín hiệu phân tích khi có mặt
trong dung dịch. Với phép xác định các nguyên tố ở mức nồng độ ppb, nếu sai số
cho phép là 10-15% thì ngưỡng ảnh hưởng của hầu hết các ion kim loại (trừ Hg)
tới kết quả đo As(III) đều khá lớn (giá trị in đậm trong bảng 16) so với hàm
lượng thường gặp trong các mẫu nước. Mn2+ không gây ảnh hưởng ở hàm lượng
100ppm nên được coi là không ảnh hưởng tới kết quả đo. Tuy nhiên đối với một
số đối tượng thực tế vẫn có thể gặp trường hợp có các ion này ở hàm lượng lớn.
Vì vậy chúng tôi tiếp tục nghiên cứu khả năng loại trừ ảnh hưởng của các ion
này bằng dung dịch L-cystein pha trong HCl 0,1M. Kết quả khảo sát khả năng
loại trừ ảnh hưởng của các cation này bằng L-cystein ở các nồng độ khác nhau
được trình bày trong bảng 17.
Bảng 17. Khảo sát khả năng sử dụng L-cystein làm chất loại ảnh hưởng
của cation (AAs(III) = 0,1275)
Ion CL-cystein, %
0,1 0,25 0,5 1 5 10
Cu(II) 50ppm 0,1235 0,1241 0,1246 0,1248 0,1242 0,1240
Pb(II) 50ppm 0,1224 0,1238 0,1237 0,1242 0,1245 0,1241
Cr(II) 100ppm 0,1234 0,1258 0,1252 0,1253 0,1248 0,1235
Ni(II) 100ppm 0,1228 0,1238 0,1231 0,1234 0,1242 0,1245
Fe(II) 100ppm 0,1228 0,1227 0,1232 0,1237 0,1224 0,1229
Fe(III)
100ppm
0,1225 0,1231 0,1237 0,1230 0,1235 0,1221
Hg(II) 200ppb 0,1211 0,1225 0,1228 0,1225 0,1210 0,1212
Tất cả các ion
trên
0,1201 0,1223 0,1227 0,1230 0,1224 0,1221
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 48 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Như vậy, khi có mặt L-cystein 0,25% thì sai số phép đo As(III) khi có mặt
tất cả các ion ở nồng độ cao hơn ngưỡng ảnh hưởng đã dưới 10%. Do đó có thể
nói dùng L- cystein 0,25-0,5% đã loại được ảnh hưởng của các cation đến kết
quả đo As(III) bằng phương pháp HVG-AAS.
3.1.4.2. Ảnh hưởng của một số ion có khả năng hidrua hoá và một số hợp
chất hữu cơ thường gặp trong dung dịch
Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng: các nguyên tố phân nhóm V
gây ảnh hưởng đáng kể tới kết quả đo As bằng phương pháp HVG-AAS [32,
39]. Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát lại ảnh hưởng của các nguyên tố này
cùng với một số anion hữu cơ để làm cơ sở cho việc lựa chọn hệ đệm trong các
nghiên cứu tiếp theo. Kết quả khảo sát được chỉ ra trong bảng 18.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ion S2-, Se(IV), Bi(III) và Sb(III) khi ở
nồng độ thấp đã có ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả đo As(III) là do các ion này có
khả năng tạo hợp chất hidrua khi tương tác với chất khử NaBH4 trong môi
trường axit, các hợp chất này sẽ có những tương tác khác nhau tới quá trình
nguyên tử hóa của AsH3 hoặc quá trình hấp thụ ánh sáng của nguyên tử As. Tuy
nhiên, theo nghiên cứu trước đây của chúng tôi [39], ảnh hưởng của các ion như
Se(IV), Bi(III) và S2- có thể bị loại bỏ bằng bông tẩm dung dịch Pb(CH3COO)2
đặt trên đường dẫn khí tới bình phản ứng hoặc cuvet trước khi nguyên tử hoá.
Do không được phép sửa chữa trực tiếp làm thay đổi kết cấu của thiết bị đo,
chúng tôi không thể thử nghiệm lắp đặt bộ phận loại trừ này vào máy. Vì vậy,
chưa có kết quả nghiên cứu loại trừ những ảnh hưởng này trong phạm vi nghiên
cứu của luận văn.
Riêng đối với Sb(III), trong những công trình nghiên cứu mà chúng tôi
được biết, chưa có biện pháp nào loại trừ được hoàn toàn ảnh hưởng của ion này
tới kết quả đo As bằng phương pháp AAS. Chúng tôi đã nghiên cứu thử nghiệm
khả năng loại trừ ảnh hưởng của Sb(III) bằng cách cho tạo phức với tactrat để
hạn chế khả năng tham gia các phản ứng khác của Sb(III). Kết quả nghiên cứu
được đưa ra trong bảng 19.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 49 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Bảng 18. Ảnh hưởng của một số ion có khả năng hidrua hoá và một số hợp chất
hữu cơ thường gặp trong dung dịch tới kết quả đo As(III) (AAs=0,1275)
Ion Aion Aion+As
Sai
số,%
Ion Aion Aion+As
Sai
số,%
S2-, ppm
0,5 0,0018 0,1291 +0,5
NO3-,
ppm
10 0,0022 0,1245 -3
1 0,0025 0,1181 +2 20 0,0015 0,1149 -11
5 0,0057 0,1445 +13 50 0,0017 0,1108 -14
10 0,0078 0,1682 +31 100 0,0021 0,1042 -19
Se(IV),
ppb
5 0,0012 0,1243 -3
NO2-,
ppm
5 0,0023 0,1251 -3
10 0,0032 0,1181 -8 10 0,0038 0,1201 -6
50 0,0025 0,1127 -12 20 0,0029 0,1125 -14
100 0,0028 0,0708 -45 50 0,0034 0,1058 -18
Bi(III),
ppb
5 0,0024 0,1301 +1
SO32-,
ppm
10 0,0027 0,1278 0
10 0,0029 0,1325 +3 20 0,0035 0,1352 +5
50 0,0035 0,1412 +10 50 0,0045 0,1427 +11
100 0,0026 0,1658 +29 100 0,0081 0,1465 +14
Sb(III),
ppb
1 0,0018 0,1259 -2
Citrat,
(M)
0,1 0,0012 0,1277 0
5 0,0026 0,1117 -13 0,5 0,0014 0,1289 0
10 0,0015 0,0976 -24 1 0,0024 0,1268 -1
20 0,0017 0,0783 -39 2 0,0025 0,1258 -2
Tactrat,
M
0,1 0,0025 0,1277 -1
Axetat
(M)
0,1 0,0031 0,1255 -2
0,5 0,0011 0,1258 -2 0,5 0,0028 0,1261 -2
1 0,0013 0,1261 -2 1 0,0016 0,1242 -3
2 0,0032 0,1282 0 2 0,0036 0,1238 -4
SO42-,
ppm
10 0,0018 0,1258 -2
PO43-,
ppm
10 0,0040 0,1255 -2
50 0,0014 0,1261 -1 50 0,0035 0,1266 -1
100 0,0026 0,1284 0 100 0,0015 0,1281 0
500 0,0032 0,1277 -1 1000 0,0021 0,1295 +1
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 50 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Bảng 19. Khả năng loại trừ ảnh hưởng của Sb(III) bằng tactrat
(AAs(III) = 0,1277)
CSb(III), ppb
Ctactrat, M
0,01 0,05 0,1 0,5
10 0,1125 0,1131 0,1135 0,1134
50 0,1112 0,1138 0,1141 0,1136
100 0,1145 0,1128 0,1130 0,1149
H% trung bình 88%
Khi tiếp tục tăng nồng độ tactrat lên 2M, chúng tôi nhận thấy vẫn không
có sự thay đổi có nghĩa trong hiệu suất thu được As. Như vậy, tuy không thể loại
trừ hoàn toàn ảnh hưởng của Sb(III) nhưng với việc sử dụng tactrat 0,5 M tạo
phức với Sb(III) ta có thể hạn chế được ảnh hưởng này xuống mức sai số cho
phép của phép đo.
Tóm tắt kết quả: Sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số ion trong dung
dịch tới kết quả phép đo As(III) trên hệ HVG-AAS, ngưỡng ảnh hưởng và chiều
hướng ảnh hưởng của các ion lạ được tóm tắt ở bảng 20.
Bảng 20. Ảnh hưởng của các ion lạ tới phép đo As(III)
STT Ion Ngưỡng ảnh hưởng
Chiều
hướng
ảnh
hưởng
STT Ion Ngưỡng ảnh hưởng
Chiều
hướng ảnh
hưởng
1 Mn2+ Không ảnh hưởng 12 SO42- Không ảnh hưởng
2 Cu2+ 10ppm Âm 13 NO3- 50ppm Âm
3 Pb2+ 10ppm Âm 14 NO2- 20ppm Âm
4 Cr3+ 50ppm Âm 15 PO43- Không ảnh hưởng
5 Ni2+ 100ppm Âm 16 Sb(III) 5ppb Âm
6 Fe2+ 50ppm Âm 17 Se(IV) 50ppb Âm
7 Fe3+ 50ppm Âm 18 Bi(III) 50ppb Dương
8 Hg2+ 100ppb Âm 19 axetat Không ảnh hưởng
9 S2- 5ppm Dương 20 Citrat Không ảnh hưởng
10 SO32- 50ppm Dương 21 tactrat Không ảnh hưởng
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 51 - LuËn v¨n th¹c sÜ
3.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT KHỬ ĐỐI VỚI QUÁ
TRÌNH KHỬ CÁC DẠNG As THÀNH ASIN
Một số công trình nghiên cứu trước đây đã khảo sát nhiều hệ khử As(III)
thành asin và kết luận là hệ khử NaBH4/HCl cho kết quả tốt hơn cả [32, 39]. Các
nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng quá trình khử trực tiếp As(V) thành asin không
thể đạt được hiệu suất 100% so với quá trình khử As(III) và cần thiết phải có quá
trình khử sơ bộ ban đầu để chuyển các dạng As khác nhau thành As(III) bằng
các chất khử như KI, KI/ascobic, KI/Sn2+, KI/Sn2+/ascobic, K2S2O5/H+,
Na2S2O4/H+, …[32]. Kết quả thực nghiệm khi khảo sát hiệu suất khử các dạng
khác nhau của As thu được ở bảng 21. Hiệu suất được tính dựa trên sự chênh
lệch độ hấp thụ quang so với dung dịch As(III).
Bảng 21. Hiệu suất khử các dạng As trong môi trường HCl 6M
Dạng asen Nồng độ (ppb) Abs
Hiệu suất khử
(%)
As(III) 5 0,1625 100
As(V) 5 0,0414 25
DMA 5 0,0532 30
MMA 5 0,1204 70
Như vậy, để xác định tổng hàm lượng As cần thực hiện quá trình khử các
dạng As(V) thành As(III) trước khi tiến hành hidrua hóa.
3.2.1. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của KI
Với dung dịch KI 0,1% - 5%, tiến hành khảo sát khả năng khử các dạng
As(V) và so sánh hiệu suất khử (H%) các dạng bằng cách so sánh kết quả so với
As(III) có cùng nồng độ và không có KI. Thời gian khử sơ bộ bằng KI là 30 phút
trước khi tiến hành phân tích theo phương pháp HVG- AAS. Kết quả thu được ở
bảng 22.
Nhận thấy dung dịch KI tuy có nồng độ khá lớn so với các dạng As trong
dung dịch nhưng hiệu suất khử các dạng As(V) vẫn thấp, đặc biệt đối với dạng
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 52 - LuËn v¨n th¹c sÜ
DMA do hợp chất này khá bền. Vì vậy, để xác định tổng hàm lượng As không
thể sử dụng dung dịch KI làm chất khử các dạng As(V) về As(III) trước khi
hidrua hóa.
3.2.2. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của hệ khử KI/Ascobic
Ở đây chúng tôi sử dụng các dung dịch KI có nồng độ từ 0,1% - 5% pha
trong dung dịch axit ascobic 5% để khảo sát khả năng khử của hệ này, thời gian
phản ứng vẫn giữ 30 phút trước khi phân tích bằng thiết bị HVG-AAS. Kết quả
thu được ở bảng 23.
Bảng 22. Khả năng khử các dạng As(V) của KI
Nồng độ
chất, ppb
CKI, %
0,1% 0,5% 1% 2% 5%
Ā H% Ā H% Ā H% Ā H% Ā H%
As(III)
1 0,0332 107 0,0327 105 0,0335 107 0,0317 103 0,0339 107
4 0,1285 105 0,1284 105 0,1274 104 0,1267 104 0,1287 105
10 0,3241 100 0,3192 100 0,3195 100 0,3235 101 0,3248 102
As(V)
2 0,0259 38 0,0357 55 0,0429 65 0,0499 75 0,0568 84
10 0,1289 40 0,1795 55 0,2117 65 0,2481 77 0,2892 85
15 0,1929 40 0,2682 55 0,3151 64 0,3749 77 0,4322 82
MMA
1 0,0236 70 0,0244 72 0,0256 75 0,0252 75 0,0272 80
4 0,0895 70 0,0929 74 0,0958 77 0,0954 76 0,1031 82
10 0,2272 70 0,2339 72 0,2405 74 0,2438 75 0,2604 80
DMA
1 0,0101 30 0,0118 35 0,0138 40 0,0138 40 0,0141 40
4 0,0413 32 0,0464 36 0,0517 40 0,0533 42 0,0519 40
10 0,1012 30 0,1135 35 0,1392 43 0,1327 41 0,1362 42
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 53 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Bảng 23. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của hệ KI/Ascobic
Nồng độ
chất,ppb
CKI/axit ascobic 5%
0,1% 0,5% 1% 2% 5%
Ā H% Ā H% Ā H% Ā H% Ā H%
As(III)
1 0,0325 101 0,0314 98 0,0329 103 0,0338 106 0,0339 106
4 0,1281 105 0,1255 102 0,1271 104 0,1262 103 0,1277 105
10 0,3248 102 0,3204 100 0,3221 101 0,3209 100 0,3197 100
As(V)
2 0,0324 50 0,0454 70 0,0552 85 0,0550 85 0,0561 87
10 0,1685 52 0,2269 70 0,2722 84 0,2691 83 0,2754 85
15 0,2431 50 0,3500 72 0,4133 85 0,4121 85 0,4228 87
MMA
1 0,0238 70 0,0272 80 0,0271 80 0,0278 82 0,0270 80
4 0,0899 70 0,1040 80 0,1065 83 0,1029 80 0,1027 80
10 0,2205 68 0,2591 80 0,2531 78 0,2626 81 0,2659 82
DMA
1 0,0103 30 0,0137 40 0,0135 40 0,0138 40 0,0136 40
4 0,0417 32 0,0534 41 0,0522 40 0,0548 42 0,0538 41
10 0,1015 30 0,1288 38 0,1455 43 0,1459 43 0,1452 43
Như vậy, hiệu suất khử đã tăng rõ rệt ở hai dạng MMA và As(V) vô cơ
(đạt tới 85% khi sử dụng dung dịch KI 1%), nhưng hiệu suất khử dạng DMA vẫn
khá thấp (40%). Như vậy với hệ khử này chỉ có thể xác định tổng hàm lượng As
vô cơ khi không có mặt các dạng hữu cơ trong mẫu chứ không thể xác định
chính xác tổng hàm lượng As vô cơ nếu không tiến hành vô cơ hóa mẫu.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 54 - LuËn v¨n th¹c sÜ
3.2.3. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của NaHSO3
Tương tự như trên, chúng tôi khảo sát khả năng khử của chất khử
NaHSO3 trên các dạng As(V) trong vùng nồng độ NaHSO3 từ 0,01 – 1%. Dung
dịch trước khi đo bằng phương pháp HVG-AAS cần đuổi hết NaHSO3 bằng cách
đun sôi kĩ dung dịch trong 15 phút. Kết quả khảo sát được đưa ra trong bảng 24.
Bảng 24. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của NaHSO3
Nồng độ
chất, ppb
CNaHSO3, %
0,01 0,05 0,1 0,5 1
Ā H% Ā H% Ā H% Ā H% Ā H%
As(III)
1 0,0332 104 0,0314 98 0,0321 101 0,0317 99 0,0332 104
4 0,1277 104 0,1261 103 0,1254 102 0,1272 104 0,1281 105
10 0,3244 102 0,3231 101 0,3209 100 0,3198 100 0,3224 101
As(V)
2 0,0259 80 0,0292 90 0,0290 90 0,0298 92 0,0292 90
10 0,1031 81 0,1127 88 0,1153 90 0,1168 91 0,1179 92
15 0,2529 78 0,2945 91 0,2985 92 0,2981 92 0,2920 90
MMA
1 0,0227 70 0,0245 75 0,0258 80 0,0262 81 0,0259 80
4 0,0899 70 0,0945 74 0,1024 80 0,1049 82 0,1051 82
10 0,2333 72 0,2399 74 0,2625 81 0,2641 81 0,2575 80
DMA
1 0,0130 40 0,0133 41 0,0148 45 0,0145 45 0,0143 44
4 0,0513 40 0,0511 40 0,0560 44 0,0563 44 0,0549 43
10 0,1233 38 0,1361 42 0,1455 45 0,1427 44 0,1450 45
Kết quả cho thấy, NaHSO3 khử As(V) thành As(III) tốt hơn KI/axit
ascobic. Hiệu suất khử hai dạng MMA và As(V) vô cơ (đạt tới 80-90%), nhưng
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 55 - LuËn v¨n th¹c sÜ
hiệu suất khử dạng DMA vẫn khá thấp (≈45%). Như vậy với hệ khử này cũng
chỉ có thể xác định tổng hàm lượng asen vô cơ khi không có mặt các dạng hữu
cơ trong mẫu chứ không thể xác định chính xác tổng hàm lượng asen vô cơ nếu
không tiến hành vô cơ hóa mẫu.
3.2.4. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của L-cystein
L-cystein là tác nhân loại trừ ảnh hưởng của các ion kim loại rất hiệu quả.
Nếu có thể sử dụng L-cystein làm chất khử trước các dạng As(V) về As(III) thì
tác nhân này hoàn toàn có thể sử dụng trong thực tế phân tích mẫu. Tiến hành thí
nghiệm với nồng độ L-cystein thay đổi từ 0,05 – 5%. Các kết quả khảo sát trong
bảng 25 cũng cho cùng kết luận như với các chất khảo đã khảo sát ở trên.
Bảng 25. Khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) của L-cystein
Hợp chất,ppb
CL-cystein, %
0,05 0,1 0,5 1 5
Ā H% Ā H% Ā H% Ā H% Ā H%
As(III)
1 0,0330 103 0,0317 99 0,0321 101 0,0335 105 0,0327 103
4 0,1279 104 0,1252 102 0,1261 103 0,1231 100 0,1280 105
10 0,3242 102 0,3211 101 0,3192 100 0,3258 102 0,3301 103
As(V)
1 0,0227 70 0,0292 90 0,0296 91 0,0291 90 0,0292 90
4 0,0922 72 0,1165 91 0,1178 92 0,1175 92 0,1163 90
10 0,2268 70 0,2916 90 0,2948 91 0,2921 90 0,2940 90
MMA
1 0,0229 70 0,0237 73 0,0253 78 0,0259 80 0,0262 81
4 0,1253 70 0,0946 74 0,1023 80 0,1030 80 0,1048 82
10 0,3201 71 0,2398 74 0,2592 80 0,2624 81 0,2599 80
DMA
1 0,0113 35 0,0133 41 0,0146 45 0,0143 44 0,0145 45
4 0,0454 35 0,0537 42 0,0577 45 0,0575 45 0,0589 46
10 0,1104 34 0,1367 42 0,1455 45 0,1462 45 0,1466 45
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 56 - LuËn v¨n th¹c sÜ
Các kết quả khảo sát khả năng khử các dạng As(V) thành As(III) bằng
chất khử L-cystein cũng cho kết luận tương tự như đối với chất khử NaHSO3 đã
khảo sát ở trên: Dung dịch L-cystein nồng độ 0,5 – 5% sẽ cho hiệu suất khử
dạng As(V) vô cơ thành As(III) đạt xấp xỉ 100% nhưng sử dụng chất khử này
cũng không cho phép xác định được tổng hàm lượng As trong mẫu do các quá
trình đo dạng As(V) hữu cơ chỉ cho hiệu suất thấp.
Nhận xét chung: Sử dụng các chất khử là L-cystein 1%, NaHSO3 0,5%
hay hệ KI 1%/ascobic 5% đều cho kết quả tốt khi khử dạng As(V) vô cơ về
As(III). Với cả 3 hệ khử này, chúng tôi nhận thấy chỉ có thể xác định tổng hàm
lượng As vô cơ một cách chính xác khi không có mặt các dạng hữu cơ trong
mẫu, nghĩa là muốn xác định chính xác tổng hàm lượng As phải tiến hành vô cơ
hóa mẫu hoặc tách loại các dạng hữu cơ và xác định tổng hàm lượng As vô cơ.
Kết quả khảo sát trên cho thấy không thể tiến hành phân tích chính xác
hàm lượng As vô cơ khi có mặt các dạng hữu cơ nếu không qua giai đoạn tách
loại nhưng đồng thời cũng mở ra khả năng xác định đồng thời chúng theo
phương pháp HVG- AAS dựa trên hiệu suất khử các dạng này nếu sử dụng các
thuật toán hồi qui đa biến tuyến tính.
3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHẢN ỨNG ĐỐI
VỚI QUÁ TRÌNH KHỬ CÁC DẠNG As THÀNH ASIN BẰNG CHẤT
KHỬ NaBH4
Như đã đề cập ở trên, nếu hiệu suất khử các dạng As trong các môi trường
phản ứng khác nhau là khác nhau thì các dữ kiện này có thể sử dụng để nghiên
cứu khả năng xác định đồng thời các dạng As trong cùng một mẫu bằng cách sử
dụng thuật toán bình phương tối thiểu nghịch đảo. Dựa trên một số yếu tố như
độ ổn định của tín hiệu đo ở các môi trường, khả năng loại trừ ảnh hưởng của
nguyên tố Sb bằng hệ đệm tactrat và đặc biệt là sự khác nhau rõ rệt của tín hiệu
đo ở các môi trường khác nhau của các dạng As khi khảo sát sơ bộ để lựa chọn
điểm đo thích hợp, chúng tôi đã chọn 5 môi trường là HCl 6M, HCl 1M, đệm
axit tactric – tactrat có pH = 2, 3, 4 làm các điểm thực nghiệm để xác định hiệụ
suất khử các dạng As này. Các kết quả điều kiện khác về thông số máy, nồng độ
NaBH4, tốc độ dòng được giữ nguyên ở điều kiện tối ưu đã khảo sát. Kết quả
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 57 - LuËn v¨n th¹c sÜ
nghiên cứu khả năng khử các dạng As trong 5 môi trường này thu được ở bảng
26 và tóm tắt ở bảng 27.
Bảng 26. Kết quả khảo sát khả năng khử các dạng As trong các môi trường
khác nhau
Hợp
chất
Nồng
độ,ppb
HCl 6M HCl 1M Đệm pH=2 Đệm pH=3 Đệm pH=4
A H% A H% A H% A H% A H%
As(III)
1
0,0325 101,9 0,0278 87,1 0,0234 73,4 0,0172 53,9 0,0104 32,6
0,0316 99,1 0,0268 84,0 0,0225 70,5 0,0177 55,5 0,0112 35,1
0,0331 103,8 0,0274 85,9 0,0235 73,7 0,0169 53,0 0,0098 30,7
0,0310 97,2 0,0265 83,1 0,0229 71,8 0,0165 51,7 0,0095 29,8
0,0328 102,8 0,0281 88,1 0,0221 69,3 0,0171 53,6 0,0108 33,9
3
0,0952 99,5 0,0834 87,1 0,0702 73,4 0,0516 53,9 0,0312 32,6
0,0975 101,9 0,0825 86,2 0,0714 74,6 0,0509 53,2 0,0302 31,6
0,0958 100,1 0,0827 86,4 0,0691 72,2 0,0512 53,5 0,0324 33,9
0,0949 99,2 0,0838 87,6 0,0689 72,0 0,0525 54,9 0,0317 33,1
0,0942 98,4 0,0819 85,6 0,0705 73,7 0,0517 54,0 0,0322 33,6
5
0,1625 101,9 0,1391 87,2 0,1174 73,6 0,0864 54,2 0,0524 32,9
0,1612 101,1 0,1379 86,5 0,1158 72,6 0,0857 53,7 0,0535 33,5
0,1637 102,6 0,1378 86,4 0,1172 73,5 0,0881 55,2 0,0518 32,5
0,1611 101,0 0,1412 88,5 0,1161 72,8 0,0851 53,4 0,0511 32,0
0,1608 100,8 0,1386 86,9 0,1152 72,2 0,0866 54,3 0,0527 33,0
As(V)
2
0,0175 27,4 0,0112 17,6 0,0084 13,2 0,0068 10,7 0,0036 5,6
0,0171 26,8 0,0105 16,5 0,0081 12,7 0,0061 9,6 0,0031 4,9
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 58 - LuËn v¨n th¹c sÜ
0,0168 26,3 0,0108 16,9 0,0075 11,8 0,0059 9,2 0,0042 6,6
0,0179 28,1 0,0115 18,0 0,0072 11,3 0,0064 10,0 0,0034 5,3
0,0164 25,7 0,0103 16,1 0,0088 13,8 0,0066 10,3 0,0028 4,4
6
0,0514 26,9 0,0332 17,3 0,0267 13,9 0,0181 9,5 0,0112 5,9
0,0504 26,3 0,0328 17,1 0,0249 13,0 0,0175 9,1 0,0105 5,5
0,0519 27,1 0,0319 16,7 0,0251 13,1 0,0184 9,6 0,0117 6,1
0,0521 27,2 0,0335 17,5 0,0247 12,9 0,0184 9,6 0,0114 6,0
0,0492 25,7 0,0314 16,4 0,0242 12,6 0,0192 10,0 0,0102 5,3
12
0,0826 25,9 0,0552 17,3 0,0441 13,8 0,0291 9,1 0,0182 5,7
0,0821 25,7 0,0548 17,2 0,0426 13,4 0,0285 8,9 0,0186 5,8
0,0835 26,2 0,0559 17,5 0,0433 13,6 0,0299 9,4 0,0175 5,5
0,0838 26,3 0,0535 16,8 0,0419 13,1 0,0312 9,8 0,0171 5,4
0,0817 25,6 0,0531 16,6 0,0411 12,9 0,0324 10,2 0,0168 5,3
DMA
1
0,0105 32,9 0,0245 76,8 0,0361 113,2 0,0275 86,2 0,0175 54,9
0,0114 35,7 0,0228 71,5 0,0348 109,1 0,0258 80,9 0,0161 50,5
0,0101 31,7 0,0231 72,4 0,0355 111,3 0,0262 82,1 0,0174 54,5
0,0095 29,8 0,0241 75,5 0,0337 105,6 0,0281 88,1 0,0171 53,6
0,0112 35,1 0,0226 70,8 0,0358 112,2 0,0277 86,8 0,0166 52,0
3
0,0301 31,5 0,0725 75,8 0,1145 119,6 0,0812 84,8 0,0511 53,4
0,0309 32,3 0,0721 75,3 0,1101 115,0 0,0802 83,8 0,0508 53,1
0,0295 30,8 0,0711 74,3 0,1112 116,2 0,0786 82,1 0,0489 51,1
0,0311 32,5 0,0734 76,7 0,1085 113,4 0,0821 85,8 0,0524 54,8
NguyÔn ThÞ Thu H»ng CH¦¥NG 3. KÕT QU¶ Vμ TH¶O LUËN
Khoa Hãa häc – Tr−êng §HKHTN - 59 - LuËn v¨n th¹c sÜ
0,0299 31,2 0,0716 74,8 0,1071 111,9 0,0844 88,2 0,0529 55,3
5
0,0522 32,7 0,1221 76,6 0,1902 119,2 0,1357 85,1 0,0825 51,7
0,0534 33,5 0,1245 78,1 0,1878 117,7 0,1377 86,3 0,0861 54,0
0,0515 32,3 0,1218 76,4 0,1859 116,6 0,1362 85,4 0,0843 52,9
0,0524 32,9 0,1225 76,8 0,1872 117,4 0,1335 83,7 0,0881 55,2
0,0506 31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Asenphohapthunguyentu.pdf