Tài liệu Luận văn Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam Á: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Biện pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam Á”
GVHD: PGS.TS Hoàng Đức Thân
MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu.....................................................................................................1
Phần I. Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm ............................................2
I-Chất lượng sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.3
1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm. .....................................................3
2. Phân loại chất lượng sản phẩm ............................................................7
a) Phân loại chất lượng theo hệ thống ISO 9000. ................................ 7
b) Phân loại theo mục đích công dụng của sản phẩm. ......................... 8
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. ...............................8
a) Nhóm nhân tố khách quan ............................................................. 8
b) Nhóm các nhân tố chủ quan..........
77 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam Á, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Biện pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam Á”
GVHD: PGS.TS Hoàng Đức Thân
MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu.....................................................................................................1
Phần I. Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm ............................................2
I-Chất lượng sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.3
1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm. .....................................................3
2. Phân loại chất lượng sản phẩm ............................................................7
a) Phân loại chất lượng theo hệ thống ISO 9000. ................................ 7
b) Phân loại theo mục đích công dụng của sản phẩm. ......................... 8
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. ...............................8
a) Nhóm nhân tố khách quan ............................................................. 8
b) Nhóm các nhân tố chủ quan.......................................................... 11
4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm .......................................14
a) Nhóm các chỉ tiêu không so sánh được......................................... 14
b) Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được ............................................... 15
II- Quản lý chất lượng sản phẩm............................................................... 16
1. Một số quan điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và các giai đoạn
phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm. .......................16
a) Một số quan điểm về quản trị chất lượng sản phẩm ...................... 16
b) Các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản
phẩm ............................................................................................ 17
2. Nội dung công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. ...............19
a) Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế. ........................................ 19
b) Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu
vào ............................................................................................... 20
c) Quản lý chất lượng khâu sản xuất. ................................................ 21
d) Quản lý chất lượng trong và sau khi bán....................................... 22
3. Các công cụ sử dụng trong quản lý chất lượng sản phẩm ..................23
a) Biểu đồ luồng ............................................................................... 23
b) Mô hình Ishikawa (mô hình xương cá)......................................... 24
c) Biểu đồ Pareto .............................................................................. 25
d) Các mô hình phân tán. (Biểu đồ tán xạ)....................................... 27
4. Một số mô hình quản lý chất lưọng....................................................27
a) Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện........................... 27
b) Mô hình tổ chức quản lý chất lượng ISO-9000 ............................. 29
III-Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm ..................... 31
1.Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam ..................31
2.Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm ..................................32
Phần II. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của nhà máy bia
đông nam Á.....................................................................................34
I. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nhà máy bia đông nam á ảnh hưởng tới
chất lượng sản phẩm............................................................................. 34
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy bia Đông Nam Á. ....34
2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý. ................................................36
a. Nhiệm vụ của một phòng ban chính của nhà máy. ........................ 36
b. Đặc điểm lao động của nhà máy. .................................................. 37
3. Đặc điểm về quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.........................39
4. Đặc điểm về vốn kinh doanh. ............................................................43
a. Tài sản cố định.............................................................................. 43
b. Tài sản lưu động. .......................................................................... 44
II. Phân tích thực trạng CLSP của nhà máy bia Đông nam Á.................... 44
1. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy .....................44
2. Tình hình sản phẩm và chất lượng sản phẩm của nhà máy.................47
3. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy ......................49
4. Tính toán các chỉ tiêu so sánh chất lượng ở nhà máy ........................50
III. Đánh giá chung tình hình quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà
máy bia ĐNA. .......................................................................................53
1. Thành tựu ..........................................................................................53
2. Tồn tại:..............................................................................................54
3. Nguyên nhân tồn tại...........................................................................55
Phần III. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy Bia
Đông Nam Á ...................................................................................55
I - Phương hướng sản xuất kinh doanh của Nhà máy Bia Đông Nam Á. .. 55
1. Những thuận lợi và khó khăn của nhà máy. .......................................55
2. Mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh ..............................56
II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy bia Đông
Nam Á.................................................................................................. 58
1. Đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất ............................................58
a/ Căn cứ đề xuất giải pháp :............................................................. 58
b/ Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp : ................................... 59
2. Biện pháp bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu :................................60
a/ Căn cứ đề xuất giải pháp :............................................................. 60
b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp. .................................... 61
3. Biện pháp về quản lý chất lượng sản phẩm........................................63
a. Căn cứ đưa ra giải pháp. ............................................................... 63
b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp. .................................... 64
4. Biện pháp về nhân sự.........................................................................65
a. Căn cứ đưa ra giải pháp. ............................................................... 65
b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp. .................................... 66
Kết luận........................................................................................................68
Phụ lục 1: Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà Máy............................................. 696
Phụ lục 2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia.................................. 707
Phụ lục 3: Bảng cân đối kế toán Nhà máy bia Đông Nam Á năm 1999 .. 718
Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................70
1
LỜI NÓI ĐẦU
Từ sau Đại hội VI, nền kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới,
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau tham gai vào nền
kinh tế ngày càng nhiều và phức tạp. Điều đó đã tạo điều kiện cho người tiêu
dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn các sản phẩm khác nhau theo nhu cầu riêng.
Do vậy, để có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải
cạnh tranh với nhau về nhiều phương diện. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay,
chất lượng sản phẩm được coi là phương tiện cạnh tranh hiệu quả nhất để
giành thắng lới. Có thể nói, từ khi có chính sách mở cửa nền kinh tế thì sản
xuất kinh doanh đã thực sự trở thành "trận chiến nóng bỏng" với sự cạnh
tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.
Thêm vào đó, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu của
con người đối với các sản phẩm, hàng hoá không chỉ dừng lại ở số lượng mà
cả chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm
nhiều. Để đạt được các mục tiêu của mình, các doanh nghiệp phải tiêu thụ
được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, đáng kể nhất vẫn là chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ. Do
vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm ra cho mình những giải pháp tối ưu để có
được sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của
người tiêu dùng - đó chính là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển lâu dài.
Nhà máy bia Đông Nam Á, tiền thân là Hợp tác xã Ba Nhất, trải qua
hơn 30 năm phát triển Nhà máy đã từng bước vươn lên thành một doanh
nghiệp có uy tín trên thị trường. Nhà máy luôn luôn đặt mục tiêu chất lượng
sản phẩm lên hàng đầu. Vì hơn bao giờ hết Nhà máy biết rằng không chỉ có
các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn có cả các hãng nước ngoài cùng tham gia
vào việc cung ứng loại nước giải khát này trên thị trường. Chính vì vậy mà
Công ty luôn đầu tư vào việc cải tiến đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đào
tạo nhân tố con người ... nhằm nâng cao chất lượng của mình. Trong quá trình
thực tập tại Nhà máy bia Đông Nam Á em đã chọn đề tài:
2
"Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông
Nam Á"
Nhằm góp phần vào việc tìm ra những quan điểm hướng đi và biện
pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy.
Đề tài được xây dựng và triển khai theo các phần sau:
Phần I : Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm.
Phần II : Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của Nhà máy bia
Đông Nam Á.
Phần III: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy bia
Đông Nam Á.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS
Hoàng Đức Thân, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ làm việc tại
Nhà máy bia Đông Nam Á đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên
đề này.
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
3
I-CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM.
1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm.
Trong cuộc sống hàng ngày, thuật ngữ chất lượng thường xuyên được
nhắc tới, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được thấu đáo và sử dụng
đúng các thuật ngữ này.
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau được các nhà nghiên cứu đưa ra
trên cơ sở nghiên cứu ở các góc độ khác nhau.
Theo Philip.B.Groby cho rằng: "Chất lượng là sự phù hợp với những
yêu cầu hay đặc tính nhất định".
J.Jujan lại cho rằng: : "Chất lượng là sự phù hợp với các mục đích và
việc sử dụng".
Các khái niệm trên được nhìn nhận một cách linh hoạt và gắn liền nhu
cầu, mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: " Chất lượng là tổng thể những tính
chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật.. làm cho sự vật này phân biệt với sự
vật khác".
Theo tiêu chuẩn số 8402-86 (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO) và tiêu
chuẩn số TCVN 5814-94 (Tiêu chuẩn Việt nam): "Chất lượng là tập hợp các
đặc tính của 1 thực thể, đối tượng; tạo cho chúng khả năng thoả mãn những
nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn":
Các khái niệm đưa ra trên đây cho dù được tiếp cận dưới góc độ nào
đều phải đảm bảo được 2 đặc trưng chủ yếu.
-Chất lượng luôn luôn gắn liền với thực thể vật chất nhất định, không
có chất lượng tách biệt khỏi thực thể. Thực thể được hiểu theo nghĩa rộng,
không chỉ là sản phẩm mà còn bao hàm cả các hoạt động, quá trình, doanh
nghiệp hay con người.
-Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu bao gồm cả
những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềm ẩn được phát hiện trong quá
trình sử dụng.
Trong những năm trước đây, quan điểm của các quốc gia thuộc hệ
thống XNCN cho rằng chất lượng sản phẩm đồng nhất với giá trị sử dụng của
4
sản phẩm. Họ cho rằng, :"Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính kỹ
thuật, kinh tế của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản
phẩm đó". Quan điểm này được xem xét dưới góc độ của nhà sản xuất. Theo
đó, chất lượng sản phẩm được xem xét biệt lập, tách rời với nhu cầu, sự biến
động của thị trường, hiệu quả kinh tế và các điều kiện của một doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quan điểm này lại phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Trong nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung mọi vấn đề đều được thực hiện theo chỉ tiêu kế
hoạch, sản phẩm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời,
các doanh nghiệp cũng ít chú ý tới vấn đề chất lượng sản phẩm, mà nếu có
cũng chỉ trên giấy tờ, khẩu hiệu mà thôi.
Nhưng năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, cũng như chịu mọi trách
nhiệm về sự phát triển của công ty mình. Cùng tồn tại trong một môi trường,
điều kiện, các doanh nghiệp vừa bình đẳng vừa cạnh tranh với nhau để vươn
lên tồn tại, phát triển, suy cho cùng vấn đề tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết
định đến sự tồn tại cảu doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy,
mà nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ là tập hợp các đặc tính kỹ
thuật, công nghệ và vận hành sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, nó
phản ánh giá trị sử dụng và chắc năng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Trong những điều kiện xác định
về kinh tế xã hội, quan điểm này đã phản ánh đúng bản chất của sản phẩm về
mặt kỹ thuật. Nhưng ở đây, nó chỉ là 1 chỉ tiêu kỹ thuật, không gắn liền với
những biến đổi của nhu cầu thị trường, cũng như điều kiện sản xuất và hiệu
quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi nước mỗi khu vực cụ thể. Do vậy,
điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ chất lượng sản phẩm không cải tiến kịp thời, khả
năng tiêu thụ kém và không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên
quan điểm này để dùng đánh giá được chất lượng sản phẩm, đồng thời có thể
cải tiến, hoàn thiện sản phẩm (về mặt kỹ thuật) thông qua việc xác đinh rõ
những đặc tính hoặc chỉ tiêu của sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm tiếp cận theo hướng khách hàng là các đặc tính
của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và có khả năng thoả mãn
nhu cầu của họ. Theo cách tiếp cận này thì chỉ có những đặc tính của sản
phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới được coi là chất lượng sản phẩm.
Mức độ thoả mãn nhu cầu là cơ sở để đánh giá chất lượng sản phẩm . ở đây,
chất lượng sản phẩm không cần thiết phải tốt nhất, cao nhất mà chỉ cần nó
5
phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng chính
là người xác định chất lượng của sản phẩm chứ không phải nhà sản xuất hay
nhà quản lý. Do đó, sản phẩm hàng hoá cần phải được cải tiến, đổi mới một
cách thường xuyên và kịp thời về chất lượng để thoả mãn 1 cách tốt nhất nhu
cầu của người tiêu dùng. Đây cũng chính là khó khăn lớn mà nhà sản xuất-
kinh doanh phải tự tìm ra câu trả lời và hướng đi lên của doanh nghiệp.
Theo các hướng tiếp cận trên đây, để giảm đi những hạn chế của từng
quan niệm, tổ chức ISO đã đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm như sau:
"Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối
tượng); tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thoả mãn nhu cầu xác
định hoặc tiềm ẩn". Quan niệm này phản ánh được chính xác, đầy đủ, bao
quát nhất những vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm, từ các yếu tố, đặc
tính cơ lý hoá liên quan đến nội tại sản phẩm tới nhứng yếu tố chủ quan trong
quá trình mua sắm và sử dụng của người tiêu dùng: đó là khả năng thoả mãn
nhu cầu. Chính vì sự kết hợp này mà khái niệm trên đây được chấp nhận khá
phổ biến.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp phải
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng trái lại, việc nâng cao
chất lượng sản phẩm lại bị giới hạn bởi công nghệ và các điều kiện kinh tế xã
hội khác. Do đó, chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường được coi là
hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm, được xác định bằng những
thông số có thể đo được hoặc so sánh được và phù hợp với những điều kiênj
kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện tại, thoả mãn được nhu cầu nhất định của xã
hội. Gắn liền với quan niệm này là khái niệm chất lượng tối ưu và chất lượng
toàn diện. Điều này có nghĩa là lợi ích thu được từ chất lượng sản phẩm nằm
trong mối tương quan chặt chẽ với những chi phí lao động xã hội cần thiết.
Ngày nay, chất lượng sản phẩm còn gắn liền với các yếu tố giá cả và
dịch vụ sau khi bán hàng. Vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn, thanh
toán thuận tiện ngày càng trở nên quan trọng hơn. Và khi các phương pháp
sản xuất mới: Just in time; Non stock production ngày càng phát triển đến 1
hình thái mới là chất lượng tổng hợp phản ánh 1 cách trung thực trình độ quản
lý của mỗi doanh nghiệp thông qua 4 yếu tố chính được thể hiện trên mô hình
sau.
6
Từ các phân tích trên ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây của chất
lượng.
Chất lượng được đo bởi thoả mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do
nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải được coi là sản phẩm chất
lượng kém, dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện
đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà sản xuất định ra
chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.
Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn mà nhu cầu, không gian, điều
kiện sử dụng.
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến
mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu cụ
thể.
Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu
chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử
dụng có thể đảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá
trình sử dụng.
Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá như ta
vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng còn áp dụng cho mọi thực thể, đó có thể là
sản phẩm, hay một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con
người.
Mặt khác, khi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố
giá cả và dịch vụ sau khi bán. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng
quan tâma sau khi thấy sản phẩm của họ định mua thoả mãn nhu cầu của họ.
Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn là yếu tố vô cùng quan
trọng trong sản xuất hiện đại, nhất là các phương pháp dự trữ bằng không
đang phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây.
7
2. Phân loại chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là 1 phạm trù tổng hợp cả về kinh tế-kỹ thuật, xã
hội gắn với mọi mặt của quá trình phát triển. Do đó, việc phân loại chất lượng
sản phẩm được phân theo hai tiêu thức sau tuỳ thuộc vào các điều kiện nghiên
cứu thiết kế, sản xuất, tiêu thụ...
a) Phân loại chất lượng theo hệ thống ISO 9000.
Theo tiêu thức này, chất lượng sản phẩm được chia thành các loại sau:
-Chất lượng thiết kế.
Chất lượng thiết kế của sản phẩm là bảo đảm đúng các thông số trong
thiết kế được ghi lại bằng văn bản trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường,
các đặc điểm của sản xuất, tiêu dùng và tham khảo các chỉ tiêu chất lượng cả
các mặt hàng cùng loại.
-Chất lượng tiêu chuẩn
Là mức chất lượng bảo đảm đúng các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm
do các tổ chức quốc tế, nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền quy định.
+Tiêu chuẩn quốc tế: Là tiêu chuẩn do các tổ chức chất lượng quốc tế
nghiên cứu, điều chỉnh và triển khai trên phạm vi thế giới và được chấp nhận
ở các nước khác nhau.
+Tiêu chuẩn quốc gia: Là tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, được xây
dựng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới phù
hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
+Tiêu chuẩn ngành: Là chất lượng do các bộ, ngành ban hành được áp
dụng trong phạm vi nội bộ ngành
+Tiêu chuẩn doanh nghiệp: Là chỉ tiêu chất lượng do doanh nghiệp tự
nghiên cứu và áp dụng trong doanh nghiệp mình.
-Chất lượng thực tế
Là mức chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị, phương pháp quản lý chi phối.
-Chất lượng cho phép
8
Là mức chất lượng có thể chấp nhận được giữa chất lượng thực tế và
chất lượng tiêu chuẩn, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- kỹ thuật, trình độ lành
nghề của công nhân, phương pháp quản lý của doanh nghiệp...
-Chất lượng tối ưu:
Là mức chất lượng mà tại đó lợi nhuận đạt được do nâng cao chất lượng
lớn hơn chi phí đạt mức chất lượng đó.
Ngày nay, các doanh nghiệp phấn đầu đưa chất lượng của sản phẩm
hàng hoá đạt mức chất lượng tối ưu là một trong những mục đích quan trọng
của quản lý doanh nghiệp nói riêng và quản lý kinh tế nói chung. Tuy nhiên,
mức chất lượng tối ưu tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng cụ thể của từng nước,
từng vùng trong những thời điểm khác nhau. Nâng cao chất lượng sản phẩm
trên cơ sở giảm tỷ suất lợi nhuận trên từng đơn vị sản phẩm với mức chi phí
hợp lý, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng.
b) Phân loại theo mục đích công dụng của sản phẩm.
-Chất lượng thị trường
Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý nhất
trong điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Nói cách khác, chất lượng là thị
trường, là khả năng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng có khả
năng cạnh tranh trên thị trường, sức tiêu thụ nhanh hiệu quả cao.
-Chất lượng thị hiếu
Là mức chất lượng của sản phẩm phù hợp với ý thích sở trường, tâm lý
của người tiêu dùng.
-Chất lượng thành phần.
Là mức chất lượng có thể thoả mãn nhu cầu mong đọi của một số người
hay một số nhóm người. Đây là mức chất lượng hướng vào một nhóm người
nhất định, một số bộ phận tạo nên chất lượng toàn diện, đáp ứng nhu cầu theo
sở thích cá nhân.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
a) Nhóm nhân tố khách quan
-Thị trường
Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả, quy mô
thị trường, cạnh tranh... Chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với sự vận động
9
và biến đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác
định được khách hàng của mình là đối tượng nào? Quy mô ra sao? và tiêu thụ
ở mức như thế nào?
Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược sản phẩm, kế hoạch sản
xuất để có thể đưa ra những sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, giá cả
hợp lý với nhu cầu và khả năng tiêu dùng ở những thời điểm nhất định. Bởi vì
sản phẩm có chất lượng cao không phải lúc nào cũng tiêu thụ nhanh và ngược
lại chất lượng có thể không cao nhưng người tiêu dùng lịa mua chúng nhiều.
Điều này có thể do giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường khác
nhau là khác nhau, hoặc sự tiêu dùng mang tính thời điểm. Điều này được
phản ánh rõ nét nhất với các sản phẩm mốt hoặc những sản phẩm sản xuât
theo mùa vụ.
Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì
yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao, người ta chưa quan tâm nhiều tới mặt
xã hội của sản phẩm. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất
lượng cũng tăng theo. Đôi khi họ chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rất
cao để có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp không chỉ phải sản xuất ra những sản
phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn phải quan
tâm tới khía cạnh tẩm mỹ, an toàn và kinh tế của người tiêu dùng khi tiêu thụ
sản phẩm.
-Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật.
Ngày nay, không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn liền với
tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Trong vài thập kỷ trở lại đây, trình
độ phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước đột phá
quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực mới: Tự động hoá, điện tử, tin học,
công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, robot... đã tại ra những thay đổi to lớn
trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đặt ra những
thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc quản lý, khai thác và
vận hành công nghệ có hiệu quả cao. Bởi vì, cùng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật thì thời gian để chếtạo công nghệ mới thay thế công nghệ cũ dần
10
dần được rút ngắn lại. Sự ra đời của một công nghệ mới thường đồng nghĩa
với chất lượng sản phẩm cao hơn, hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, đào tạo nhân
lực để thích ứng với sự thay đổi liên tục của khoa học công nghệ không thể
ngày một ngày hai mà phải có thời gian. Đây cũng là những khó khăn của các
doanh nghiệp Việt Nam trong khi nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng
không nhiều.
-Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước
Cơ chế chính sách của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình thúc đẩy cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
Việc ban hành các hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các quy định về sản
phẩm đạt chất lượng, xử lý nghiêm việc sản xuất hàng giả, hành kém chất
lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh, thuế quan, các chính sách ưu đãi cho
đầu tư đổi mới công nghệ là những nhân tố hết sức quan trọng, tạo động lực
phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Rõ ràng, các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn
có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội, đặc biệt phải kể đến là cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước.
Cơ chế quản lý vừa là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết tác động đến
phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng cao
chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt dới,
nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam. Nó tác động tới các đặc tính cơ lý hoá của
sản phẩm, làm giảm đi chất lượng của sản phẩm, của hàng hoá trong quá trình
sản xuất cũng như trong trao đổi, lưu thông và tiêu dùng.
Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão, sét... ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng các, nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng,
bến bãi. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành các thiết bị,
máy móc, đặc biệt đối với các thiết bị, máy móc hoạt động ngoài trời. Khí
hậu, nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho côn trùng, vi sinh vật hoạt động làm cho
sản phẩm bị phân huỷ, nấm mốc, thối rữa... ảnh hưởng tới hình thức và chất
lượng của sản phẩm. Điều này dễ dàng gặp ở các sản phẩm có nguồn gốc từ
nông nghiệp,ngư nghiệp.
-Văn minh và thói quen tiêu dùng
11
Trình độ văn hoá, thói quen và sở thích tiêu dùng của mỗi người là khác
nhau. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố tác động như: Thu nhập,
trình độ học vấn, môi trường sống, phong tục, tập quán tiêu dùng... của mỗi
quốc gia, mỗi khu vực. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu,
phân đoạn thị trường theo các tiêu thức lựa chọn khác nhau trên cơ sở các
nhân tố ảnh hưỏng để xác định các đối tượng mà sản phẩm mình phục vụ với
chất lượng đáp ứng phù hợp với từng nhóm khách hàng riêng biệt.
Tuy nhiên, khi kinh tế càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng
cao thì văn minh và thói quen tiêu dùng cùng đòi hỏi ở mức cao hơn. Vì thế,
doanh nghiệp cần phải nắm bắt được xu hướng đó, hoàn thiện và nâng cảo sản
phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng.
b) Nhóm các nhân tố chủ quan.
Là nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, mà
doanh nghiệp có thể( hoặc coi như có thể) kiểm soát được. Nó gắn liến với
các điều kiện của doanh nghiệp như: lao động, thiết bị, công nghệ, nguyên vật
liệu, trình độ quản lý... Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp.
-Trình độ lao động của doanh nghiệp
Trong tất cả các hoạt động sản xuất, xã hội, nhân tố con người luôn luôn
là nhân tố căn bản, quyết định tới chất lượng của các hoạt động đó. Nó được
phản ánh thông qua trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm, ý
thức trách nhiệm của từng lao động trong doanh nghiệp. Trình độ của người
lao động còn được đánh giá thông qua sự hiểu biết, nắm vững về phương
pháp, công nghệ, quy trình sản xuất, các tính năng, tác dụng của máy móc,
thiếtbị, nguyên vật liệu, sự chấp hành đúng quy trình phương pháp công nghệ
và các điều kiện đảm bảo an toàn trong doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng quản lý trong doanh nghiệp cũng như nâng cao
trình độ năng lực của lao động thì việc đầu tư phát triển và bồi dưỡng cần
phải được coi trọng.
Mỗi doanh nghiệp phải có biện pháp tổ chức lao động khoa học, đảm
bảo và trang bị đầy đủ các điều kiện, môi trường làm việc an toàn, vệ sinh cho
người lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải có các chính sách động
viên, khuyến khích nhằm phát huy khả năng sáng tạo trong cải tiến, nâng cao
chất lượng sản phẩm thông qua chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Mức
12
thưởng phạt phải phù hợp, tương ứng với phần giá trị mà người lao động làm
lợi hay gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
-Trình độ máy móc, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng
Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một trong những yếu tố
cơ bản, quyết định tới chất lượng sản phẩm.
Trình độ hiện đại, tính đồng bộ và khả năng vận hành công nghệ... ảnh
hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, thật khó tin
rằng với trình độ công nghệ, máy móc ở mức trung bình mà có thể cho ra đời
các sản phẩm có chất lượng cao. Ngược lại, cũng không thể nhìn nhận rằng cứ
đổi mới công nghệ là có thể có được những sản phẩm chất lượng cao, mà chất
lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nguyên vật liệu, trình độ quản
lý, trình độ khai thác và vận hành máy móc, thiết bị...
Đối với các doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền và tính chất sản
xuất hàng loạt thì chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, trình
độ của các doanh nghiệp về công nghệ, thiết bị máy móc phụ thuộc vào rất
nhiều và không thể tách rời trình độ công nghệ thế giới. Bởi nếu không, các
nước, các doanh nghiệp sẽ không thể theo kịp được sự phát triển trên thế giới
trong điều kiện đa dạng hoá, đa phương hoá. Chính vì lý do đó mà doanh
nghiệp muốn sản phẩm của mình có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên
thị trường thì doanh nghiệp đó cần có chính sách công nghệ phù hợp và khai
thác sử dụng có hiệu quả các công nghệ và máy móc, thiết bị hiện đại, đã
đang và sẽ đầu tư.
-Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của doanh nghiệp.
Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động...
dù có ở trình độ cao song không được tổ chức một cách hợp lý, phối hợp đồng
bộ, nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất thì cũng khó có thể tạo ra những sản
phẩm có chất lượng. Không những thế, nhiều khí nó còn gây thất thoát, lãng
phí nhiên liệu, nguyên vật liệu... của doanh nghiệp. Do đó, công tác tổ chức
sản xuất và lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp đóng
một vai tròn hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, để mô hình và phương pháp tổ chức sản xuất được hoạt động
có hiệu quả thì cần phải có năng lực quản lý. Trình độ quản lý nói chung và
quản lý chất lượng nói riêng một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải
tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này gắn liều với
trình độ nhận thức, hiểu biết của cán bộ quản lý về chất lượng, chính sách
13
chất lượng, chương trình và kế hoạch chất lượng nhằm xác định được mục
tiêu một cách chính xác rõ ràng, làm cơ sở cho việc hoàn thiện, cải tiến.
Trên thực tế, sự ra đời của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9000 đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của quản lý trong
qúa trình thiết kế, tổ chức sản xuất, cung ứng và các dịch vụ sau khi bán hàng.
-Chất lượng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất, cấu thành thực thể sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ
thuộc trực tiếp vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng
nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng
tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên
tục , nhịp nhàng; sản phẩm ra đời với chất lượng cao. Ngược lại, không thể có
được những sản phẩm có chất lượng cao từ nguyên liệu sản xuất không bảo
đảm, đồng bộ hơn nữa nó còn gây ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mà doanh nghiệp có thể bảo đảm
được việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất với chất lượng cao,
kịp thời, đầy đủ và đồng bộ ? Điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu như
doanh nghiệp xác lập thiết kế mô hình dự trữ hợp lý; hệ thống cung ứng
nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở nghiên cứu đáng giá nhu cầu về thị
trường (cả đầu vào và đầu ra), khả năng tổ chức cung ứng, khả năng quản lý...
-Quan điểm lãnh đạo của doanh nghiệp.
Theo quan điểm quản trị chất lượng sản phẩm hiện đại, mặc dù công
nhân là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng người quản lý lại là người
phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm sản xuất ra. Trong thực tế, tỷ lệ tỷ lệ
liên quan đến những vấn đề trong quản lý chiếm tới 80%.
Do vậy, họ phải nhận thức được rằng đó không chỉ do lỗi ở trình độ tay
nghè người công nhân mà còn do chính bản thân mình. Trên thực tế, liệu đã
có nhà quản lý nào đặt cho chính họ những câu hỏi như: Họ bố trí lao động đã
hợp lý chưa? Việc bố trí có phát huy được khả năng, trình độ tay nghề của
người công nhân hay không? Sản phẩm sản xuất với chất lượng kém có phải
do con người, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay do nguyên nhân nào
khác...
Thêm vào đó, chính sách chất lượng và kế hoạch chất lượng được lập ra
dựa trên những nghiên cứu, thiết kế của các lãnh đạo doanh nghiệp. Quan
điểm của họ có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện chất lượng trong toàn
14
công ty. Điều này chứng tỏ rằng, chỉ có nhận thức được trách nhiệm của lãnh
đạo doanh nghiệp thì mới có cở sở thực hiện việc cải tiến và nâng cao chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm
Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là đặc tính, định lượng của tính chất cấu
thành hiện vật sản phẩm. Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản
phẩm. Chúng được phân thành hai loại:
-Nhóm các chỉ tiêu không so sánh được.
-Nhóm các chỉ tiêu so sánh được.
a) Nhóm các chỉ tiêu không so sánh được
-Chỉ tiêu công dụng: Đây là chỉ tiêu đặc trưng cho các thuộc tính, xác
định những chức năng chủ yếu của sản phẩm, quy định giá trị sử dụng của sản
phẩm.
-Chỉ tiêu độ tin cậy: Phản ánh sự ổn định của các đặc tính sử dụng của
sản phẩm, khả năng sản phẩm và dịch vụ có thể tiếp tục đáp ứng các yêu cầu
của người tiêu dùng.
-Chỉ tiêu công nghệ: Là những chỉ tiêu đặc trưng cho phương pháp, quy
trình sản xuất nhằm tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất (tối
thiểu hoá các chi phí sản xuất) sản phẩm:
-Chỉ tiêu lao động học: Phản ánh mối quan hệ giữa con người với sản
phẩm, đặc biệt là sự thuận lợi mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng trong
quá trình sử dụng.
-Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho mức độ truyền cảm, hấp dẫn của sản
phẩm, sự hài hoà về hình thức, nguyên vẹn về kết cấu.
-Chỉ tiêu độ bền: Đây là chỉ tiêu phản ánh khoảng thời gian từ khi sản
phẩm được hoàn thiện cho tới khi sản phẩm không còn vận hành, sử dụng
được nữa.
-Chỉ tiêu dễ vận chuyển: Phản ánh sự thuận tiện của các sản phẩm trong
quá trình di chuyển, vận chuyển trên các phương tiện giao thông.
-Chỉ tiêu an toàn: Chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ an toàn khi sản xuất
hay tiêu dùng sản phẩm.
-Chỉ tiêu sinh thái: Phản ánh mức độ gây độc hại, ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh trong quá trình sản xuất và vận hành sản phẩm.
15
-Chỉ tiêu tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá. Đặc trưng cho khả năng lắp
đặt và thay thế của sản phẩm khi sử dụng.
-Chỉ tiêu kinh tế: Phản ánh các chi phí cần thiết từ khi thiết kế, chế tạo
đến khi cung ứng sản phẩm và các chi phí liên quan sau khi tiêu dùng sản
phẩm.
b) Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được
-Tỷ lệ sai hỏng: Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm trong
các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm không phân thứ hạng chất lượng
sản phẩm:
+Sử dụng thước đo hiện vật
Số lượng sản phẩm sai hỏng
Tỷ lệ sai hỏng = x 100%
Tổng sản phẩm sản xuất
+Sử dụng thước đo giá trị:
Chi phí cho các sản phẩm hỏng
Tỷ lệ sai hỏng = x 100%
Tổng chi phí cho toàn bộ sản phẩm
-Hệ số phẩm cấp bình quân: áp dụng đối với những doanh nghiệp sản
xuất có phân hạng chất lượng sản phẩm.
H =
)1.(
).(
pqi
piqi
Trong đó
H: Hệ số sản phẩm bình quân
qi: Số lượng sản phẩm loại i
pi: Đơn giá sản phẩm loại i
p1: Đơn giá sản phẩm loại 1
-Trong quản lý chất lượng sản phẩm người ta chủ yếu tính toán độ lệch
chuẩn và tỷ lệ đạt chất lượng để biết được chất lượng sản phẩm
+Độ lệch chuẩn (ọ)
16
ọ=
1
)(
1
n
xxi
n
i
Trong đó
xi: Chất lượng sản phẩm thứ i
x : Chất lượng sản phẩm trung bình
n: Số lượng sản phẩm.
+Tỷ lệ đạt chất lượng.
Số sản phẩm đạt chất lượng
Tỷ lệ đạt chất lượng = x 100%
Tổng sản phẩm sản xuất
Để sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải xây
dựng được hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, phải đăng ký và
được các cơ quan quản lý, chất lượng sản phẩm Nhà nước ký duyệt. Tuỳ từng
loại sản phẩm, điều kiện của doanh nghiệp mà xây sựng tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp phải đảm bảo đúng các
thông số mức chất lượng đã ký của sản phẩm, đó là thông số mức độ chất
lượng đã ký của sản phảm, đó là cơ sở để kiểm tra đánh giá sản phẩm sản
xuất. Trên thực tế, việc đánh giá chất lượng sản phẩm được căn cứ vào hệ
thống các chỉ tiêu do Nhà nước, các bộ ngành ban hành hay do chính doanh
nghiệp xây dựng. Điều này đảm bảo cho việc kiểm tra đánh giá được chính
xác, tập trung, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
II- QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.
1. Một số quan điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và các giai đoạn
phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm.
a) Một số quan điểm về quản trị chất lượng sản phẩm
Chúng ta biết rằng, để đạt được "chất lượng" như mong muốn, nó đòi
hỏi phải có sự kết hợp hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau.
Một trong những yếu tố hết sức quan trọng là "quản lý chất lượng". Phải có
hiểu biết đúng đắn về chất lượng và quản lý chất lượng thì mới có thể giải
quyết tốt vấn đề chất lượng. Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong nhiều
ngành, nhiều loại hình doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nhờ có
17
nó mà các doanh nghiệp có thể xác định đúng đắn những nhiệm vụ quan trọng
và phương pháp nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu và vận dụng đúng nghĩa của
nó. Từ các khía cạnh, góc độ khác nhau mỗi nhà nghiên cứu có những cách
tiếp cận riêng.
Theo nhà quản lý người Anh A.G. Robetson: "Quản lý chất lượng sản
phẩm là ứng dụng các biện pháp , thủ tục, kỹ thuật, đảm bảo cho sản phẩm
phù hợp với thiết kế, yêu cầu trong hợp đồng kinh tế bằng con đưòng hiệu quả
nhất, kinh tế nhất".
Theo Ishikawa - nhà nghiên cứu chất lượng người Nhật cho rằng:
"Quản lý chất lượng sản phẩm có nghĩa là nghiên cứu - thiết kế- triển khai sản
xuất và bảo dưỡng, một sản phẩm có chất lượng phải kinh tế nhất và bao giờ
cũng thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng".
Quản lý chất lượng sản phẩm theo định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế ISO là một hoạt động có chức năng quản lý nhằm đề ra các chính
sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như:
Hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến
chất lượng.
Nhìn chung các khái niệm trên đây đều có những điểm giống nhau:
Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng thoả
mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất
được tiến hành ở tất cả các công đoạn hình thành chất lượng sản phẩm từ
nghiên cứu-thiết kế-triển khai sản xuất-bảo quản và vận chuyển... đến tiêu
dùng. Quản lý chất lượng cần được bảo đảm trong tất cả các khâu, đó là trách
nhiệm của toàn bộ nhân sự trong công ty từ cán bộ lãnh đạo cho tới các nhân
viên, công nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
b) Các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản
phẩm
Trong lịch sử phát triển của sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã
không ngừng tăng lên do tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng trở nên khốc liệt. Cùng với sự phát triển đó thì khoa học quản lý được
phát triển và hoàn thiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp
của vấn đề chất lượng, phản ánh sự thích ứng với môi trường và điều kiện
18
kinh doanh mới. Quá trình nhận thức và ứng dụng về quản lý chất lượng sản
phẩm đã vận động qua các giai đoạn khác nhau:
-Kiểm tra chất lượng.
Các sản phẩm sau quá trình sản xuất mới tiến hành kiểm tra các khuyết
tật. Khi phát hiện ra các khuyết tật mới đề ra các biện pháp xử lý, thông
thường phương pháp này không phát hiện ra được nguyên nhân đích thực.
Tuy nhiên, để khắc phục những sai sót này thì các doanh nghiệp đã
tăng cường các cán bộ KCS. Đi kèm với việc này là việc tăng chi tiêu rất
nhiều mà công tác kiểm tra không đảm bảo, trong nhiều trường hợp độ tin cậy
rất thấp.
-Kiểm soát chất lượng
Là việc đề ra các biện pháp đề phòng ngừa các sai sót, hay khuyết tật
có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thông qua
+Kiểm soát con người.
+Kiểm soát phương pháp và quy trình sản xuất.
+Kiểm soát người cung ứng ( nguyên, nhiên vật liệu...)
+Kiểm soát trang thiết bị dùng trong thử nghiệm và sản xuất.
+Kiểm soát thông tin.
-Đảm bảo chất lượng.
Sau khi kiểm soát được chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần
phải duy trì mức chất lượng đã đạt được thông qua việc đảm bảo chất lượng
sản phẩm. Đây là quá trình cung cấp các hồ sơ chứng minh việc kiểm soát
chất lượng và các bằng chứng việc kiểm soát chất lượng sản phẩm cho khách
hàng.
Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được
kiểm định nếu cần để đem lại lòng tin thoả đnág sản phẩm thoả mãn các yêu
cầu đã định đối với chất lượng.
Quan điểm đảm bảo chất lượng lần đầu tiên được áp dụng đối với các
ngành công nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao sau đó phát triển rộng sang các sản
phẩm bình thường khác độ tin cậy không cao.
-Quản lý chất lượng
Là việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, đồng thời tính toán
hiệu quả kinh tế để có thể có được giá thành rẻ nhất. Bằng việc đề ra các
19
chính sách thích hợp, quản lý chất lượng cho phép tiết kiệm tối đa và giảm
thiểu các chi phí không cần thiết.
-Quản lý chất lượng toàn diện
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của quản lý chất lượng sản phẩm
bao gồm có 4 quá trình trên
Quản lý chất lượng toàn diện là một phương phá quản lý trong một tổ
chức định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và
nhằm đến sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích
của mọi thành viên trong công ty và xã hội.
Chất lượng (sản phẩm) toàn diện là sự thoả mãn sự mong đợi của người
tiêu dùng có liên quan đến doanh nghiệp cả bên trong và bên ngoài. Quản lý
chất lượng toàn diện được thực hiện trên quy mô tổng thể với sự tham gia của
mọi thành viên trong doanh nghiệp, nhằm đạt được: "chất lượng toàn diện"
trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết để có:
+Chất lượng thông tin
+Chất lượng đào tạo
+ Chất lượng trong hành vi thái độ cư xử trong nội bộ doanh nghiệp
cũng như đối với khách hàng bên ngoài
2. Nội dung công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
a) Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế.
Công tác thiết kế có tầm quan trọng rất lớn thể hiện ý đồ có tính chất
quyết định trong chiến lược sản phẩm, chính sách chất lượng của một doanh
nghiệp. Các sản phẩm được thiết kế một cách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu
của người tiêu dùng sẽ góp phần rất lớn trong thành quản hoạt động, khả năng
cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Công tác thiết kế được hiểu là sự kết hợp
giữa nghiên cứu của bộ phận Marketing và triển khai thực hiện của phòng
quản lý sản xuất. Nó được xem như cầu nối giữa chức năng marketing và
chức năng tác nghiệp trong một doanh nghiệp. Do đó, công tác thiết kế phụ
thuộc rất nhiều vào kết quả, hiệu quả, chất lượng của các hoạt động nghiên
cứu thị trường. Hoạt động này có ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng tiêu thụ,
cạnh tranh của sản phẩm trong tương lai, nó đưa ra những đề xuất cho thiết kế
sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này:
20
-Tập hợp và chuyển hoá những nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm
của sản phẩm thông qua nghiên cưú đề xuất của tất cả các bộ phận trong
doanh nghiệp: marketing, tài chính, tác nghiệp, cung ứng nhằm thiết kế sản
phẩm. Thiết kế là quá trình bảo đảm thực hiện những đặc điểm sản phẩm đã
xác định để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Kết quả của các quá trình này là
các bản sơ đồ thiết kế, ích lợi mà người tiêu dùng nhận được từ đặc điểm của
sản phẩm.
-Đưa ra các phương án khác nhau cho quá trình thiết kế để đáp ứng
được nhu cầu thị trường. Các đặc điểm sản phẩm có thể lấy từ sản phẩm cũ
hay cải tiến cho phù hợp với những đòi hỏi mới, hoặc đưa ra những đặc điểm
hoàn toàn mới.
-Thử nghiệm, kiểm tra các phương án nhằm lựa chọn phương án tối ưu.
-Quyết định những đặc điểm đã lựa chọn. Đáp ứng nhu cầu thích hợp
với khả năng, bảo đảm tính cạnh tranh, tối ưu hoá chi phí.
-Phân tích kinh tế: đánh giá mối quan hệ giữa những lợi ích mà sản
phẩm đem lại với chi phí để sản xuất sản phẩm.
Những chỉ tiêu cần kiểm tra trong giai đoạn này bao gồm:
-Trình độ chất lượng sản phẩm thiết kế
-Chỉ tiêu tổng hợp về tài liệu thiết kế, công nghệ và chất lượng chế thử.
-Hệ số khuyết tật của sản phẩm chế thử và các biện pháp điều chỉnh.
-Hệ số chất lượng của chuẩn bị thiết bị, công nghệ sản xuất hàng loạt
sau đó.
b) Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
Mục tiêu của giai đoạn này là nhằm đáp ứng đúng chủng loại số lượng,
thời gian, địa điểm và các đặc tính kinh tế- kỹ thuật cần thiết của nguyên vật
liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành thường xuyên, liên tục, tiết
kiệm chi phí.
-Lựa chọn người cung ứng có khả năng đáp ứng chất lượng vật tư,
nguyên liệu cho sản xuất.
-Tạo lập hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ và thường xuyên, cập
nhật.
-Thoả thuận việc bảo đảm chất lượng thường xuyên nguyên vật liệu
cung ứng.
21
-Thoả thuận phương pháp thẩm tra, xác minh.
-Thoả thuận phương pháp giao nhận.
-Xác định những điều khoản giải quyết khi có tranh cháp xảy ra.
c) Quản lý chất lượng khâu sản xuất.
Mục đích của khâu quản lý quá trình sản xuất không phải là loại bỏ
những sản phẩm xấu, kém chất lượng sau quá trình sản xuất, mà phải ngăn
chặn những nguyên nhân làm xuất hiện sản phẩm xấu trong quá trình sản
xuất. Mặt khác, việc ngăn chặn những sản phẩm xấu không chỉ dựa vào bộ
phận KCS hoặc xem phương pháp này là công cụ chủ yếu để loại bỏ phế
phẩm, thứ phẩm...
Bởi vậy, phải quản lý ngay từ đầu khâu đầu tiên của quá trình hình
thành chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất, phải phát hiện ngay những sai sót
trong mọi công đoạn càng sớm càng tốt, đặc biệt là những khâu đầu - xử lý
nguyên vật liệu, tạo hình sản phẩm, gia công chế biến... Ngoài ra cần có nhận
thức đúng đắn việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như quản lý quá trình
sản xuất, không chỉ là trách nhiệm của nhà quản lý, mà là trách nhiệm của
mọi thành viên trong doanh nghiệp. Tất cả thành viên từ lãnh đạo đến công
nhân, cán bộ phòng ban đều phải tham gia vào quá trình quản lý chất lượng
sản phẩm, trong đó khâu quản lý quá trình sản xuất là giai đoạn quan trọng
quyết định sự hình thành các đặc tính, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Mục
đích của quản lý quá trình sản xuất.
-Đảm bảo chất lượng sản phẩm được hình thành ở mức cao nhất (theo
yêu cầu thiết kế), thoả mãn yêu cầu thị trường ở mức độ thích hợp nhất.
-Đảm bảo chi phí sản xuất ở mức thấp nhất.
-Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất (số lượng, chất lượng) đúng
thời gian quy định.
-Đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông, giảm
tối đa sự biến đổi về chất lượng.
Để thực hiện các mục tiêu trên đây, các công việc cần thực hiện trong
quá trình quản lý.
-Cung ứng vật tư nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng, chủng
loại, thời gian, địa điểm...
-Tổ chức lao động hợp lý, để các thành viên là người sáng tạo ra chất
lượng, tự mình kiểm tra và khắc phục kịp thời mọi sai sót.
22
-Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, thao tác thực
hiện các công việc.
-Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bán thành phẩm... sau từng công
đoạn, để khắc phục sai sót và khắc phục, loại bỏ các nguyên nhân.
-Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh.
-Kiểm tra, hiệu chỉnh thường kỳ các dụng cụ kiểm tra, đo lường chất
lượng.
-Kiểm tra thường xuyên kỹ thuật công nghệ để có kế hoạch bảo dưỡng
kịp thời.
Những chỉ tiêu chất lượng cần xem xét đánh giá trong giai đoạn này.
-Thông số kỹ thuật của các chi tiết bộ phận, bán thành phẩm và thành
phẩm.
-Các chỉ tiêu về tình hình thực hiện kỷ luật công nghệ, kỷ luật lao động
trong các bộ phận cả hành chính và sản xuất.
-Các chỉ tiêu về chất lượng quản trị của cán bộ quản lý.
-Các chỉ tiêu về tổn thất, thiệt hại do sai lầm, vi phạm kỷ luật lao động,
quy trình công nghệ.
d) Quản lý chất lượng trong và sau khi bán.
Mục tiêu của quản lý chất lượng trong giai đoạn này, nhằm đảm bảo
thoả mãn khách hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất, nhờ
đó tăng được uy tính và danh tiếng của doanh nghiệp. Không chỉ có thế, các
doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng muốn tiêu thụ được sản phẩm và
lôi cuốn ngày càng nhiều khách hàng thì cần phải phát triển những hoạt động
dịch vụ sau khi bán hàng. Đồng thời đây còn là lĩnh vực hấp dẫn nhất hiện
nay, đem lại phần lớn nguồn thu của không ít doanh nghiệp. Vì vậy, những
năm gần đây công tác bảo đảm chất lượng trong và sau khi bán hàng được các
doanh nghiệp rất chú ý và mở rộng phạm vi.
Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị chất lượng trong giai đoạn này là:
-Tạo được danh mục các sản phẩm hợp lý.
-Tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ thuận lợi, nhanh
chóng kịp thời.
-Thuyết minh, hướng dẫn đầy đủ các thuộc tính sử dụng, điều kiện sử
dụng, quy trình, quy phạm sử dụng sản phẩm
23
-Dự kiến lượng, chủng loại phụ tùng thay thế cần phải đáp ứng nhu cầu
khi sử dụng sản phẩm.
-Nghiên cứu đề xuất những phương án bao gói, vận chuyển, bảo quản,
bốc dỡ hợp lý, nhằm tăng năng suất,hạ giá thành.
-Tổ chức bảo hành, dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng.
3. Các công cụ sử dụng trong quản lý chất lượng sản phẩm .
Trong quá trình tổ chức và thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm
các doanh nghiệp cần có các công cụ để đánh giá và đưa ra những giải pháp
tối ưu cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Có rất nhiều các công cụ quản
lý khác nhau được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới, tuy nhiên ở Việt
Nam, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ và áp dụng còn rất hạn chế.
Như vậy, việc tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các công cụ này là hết sức cần
thiết. Một số công cụ quản lý sau đây có thể ứng dụng trong hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam.
a) Biểu đồ luồng
Là một mô hình sản xuất phản ánh toàn bộ quy trình từ khi cung ứng
nguyên vật liệu đầu vào cho tơí khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng, trong
đó có sử dụng các ký tự, biểu tượng hình học để biểu thị. Sau đây là một ví dụ
về biểu đồ luồng
Đầu vào Đầu ra
Người
cung cấp
Phương pháp Máy móc
Nguyên vật liệu
Nhân lực Đo lường
Môi trường
Khách
h ng
Quy trình sản
24
Mô hình cải tiến sản phẩm, quy trình tổng hợp
Để có thể thực hiện được quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải
mua sắm các thiết bị, yếu tố đầu vào (nguyên, nhiên vật liệu...) từ các nhà
cung cấp. Sự phối hợp giữa các yếu tố đầu vào với máy móc, thiết bị, phương
pháp sản xuất và nhân lực sẽ tạo ra sản phẩm. Nhìn vào mô hình trên ta dễ
dàng nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng đối với chất lượng sản phẩm, từ đó
phát hiện kịp thời các nguyên nhân gây ra sai sót để có sự điều chỉnh, cải tiến
nhanh chóng hơn.
*Ý nghĩa của biểu đồ luồng.
-Giúp cho người thực hiện trong quy trình hiểu rõ toàn bộ quy trình một
cách thống nhất.
-Tạo mối quan hệ tốt giữa người cung cấp, khách hàng và các phòng
ban, cải tiến quá trình truyền thông tin giữa các phòng ban và các khu vực.
b) Mô hình Ishikawa (mô hình xương cá)
Là mô hình biểu thị mối liên hệ giữa các đặc tính chất lượng với các
nhân tố làm ảnh hưởng tới sự phân tán các đặc tính này.
Mô hình xương cá có hình dạng tương tự như xương ca ở giữa là 1 trục
mũi tên (xương sống), hai bên có nhiều nhánh nhỏ biểu thị các yếu tố ảnh
hưởng tới các đặc tính chất lượng. Mô hình sau là một ví dụ tìm ra nguyên
nhân gây phế phẩm trong quy trình sản xuất.
Con người Công nghệ máy móc Đo lường
Trình độ
Phế phẩm
Trình độ
Kỹ năng Bảo dưỡng
Mức độ hoạt động
Phương pháp đo
Phương pháp lấy mẫu
Thiết bị đo
Nguyên liệu
Chất lượng
Thời hạn sử
dụng
Phương pháp
Phương pháp sản xuất
Quy trình
công nghệ
Lắp rạp
Bố trí sản xuất
25
Mô hình Ishikawa phát hiện nguyên nhân phế phẩm
Nhìn vào mô hình ta có thể thấy rõ có 5 nguyên nhân chính gây ra phế
phẩm.
-Con người
-Công nghệ, máy móc.
-Đo lường.
-Nguyên vật liệu.
-Phương pháp sản xuất.
Do vậy, người ta có thể dễ dàng phát hiện và loại bỏ những nguyên
nhân gây ra phế phẩm
*Ý nghĩa của mô hình.
-Mô hình Ishikawa được sử dụng trong việc đào tạo cán bộ, nhân viên
của doanh nghiệp.
-Là chìa khoá để phát hiện nguyên nhân, cho phép tìm ra nhân tố ảnh
hưởng chủ yếu đến đối tượng để có hướng khắc phục và cải tiến chất lượng
sản phẩm.
c) Biểu đồ Pareto
Là loại biểu đồ cột phản ánh những nhân tố ảnh hưởng có tần số xuất
hiện lớn nhất dựa trên những dữ liệu thu được từ các nguồn khác nhau.
Sau khi có được các dữ liệu cần:
-Phân loại theo thứ tự quan trọng các hiện tượng hoặc các nguyên nhân.
-Sắp xếp dữ liệu từ lớn đến nhỏ các sự việc hoặc chi phí sai sót nhằm
phát hiện, xử lý, loại bỏ.
-Các nguyên nhân gây sai sót phổ biến.
-Thứ tự ưu tiên các vấn đề cần khắc phục.
Đơn vị đo
26
Các nhân tố
Mô hình Pareto tổng hợp.
-Đơn vị đo có thể bao gồm
+Thời gian giảm xuống
+Chi phí
+Số sản phẩm không phù hợp (phế phẩm)
+Thời gian để làm
+.........
-Các nhân tố có thể
+Các nguyên nhân
+Sản phẩm
+Dây chuyền sản xuất
+Người vận hành máy móc.
+Thiết bị.
+.........
*Ý nghĩa của biểu đồ
-Cho thấy rõ nhân tố nào xuất hiện với tần số lớn nhất để hành động
khắc phục kịp thời.
-Cho phép biểu thị bằng đồ thị hiệu quả của bất kỳ cải tiến nào và nhờ
đó động viên được tinh thần trách nhiệm của nhân viên và công nhân trong
cải tiến đó.
27
d) Các mô hình phân tán. (Biểu đồ tán xạ)
Mô hình phân tán là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ
giữa 2 bộ số liệu liên hệ xảy ra theo cặp. Mô hình phân tán được trình bày
các cặp như một tập hợp điểm. Mối quan hệ giữa các bộ số liệu liên hệ được
suy ra từ hình dạng của tập hợp đó. Mối quan hệ thuận giữa hình dạng của các
đám mây đó. Mối quan hệ thuận giữa x và y là các giá trị tăng lên của x được
gắn với các giá trị tăng lên cuả y. Mối quan hệ nghịch có nghĩa là các giá trị
tăng lên của x kéo theo các giá trị giảm đi của y.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta có các dữ liệu liên quan đến một số
đặc tính hoặc liên quan tới các dữ liệu khác. Các dữ liệu này được lấy từ các
nguồn khai thác khác nhau; từ người sản xuất, dịch vụ, quản lý. Ví dụ, chúng
ta có thể muốn biết công việc dở dang có ảnh hưởng tới tỷ lệ lỗi của việc nhập
dữ liệu vào máy tính hay không. Mối quan hệ này có thể được đánh giá mà
không mang tính toán học bằng cách sử dụng biểu đồ tán xạ.
Trên trục số, trục tung biểu thị cho những đặc trưng Y mà chúng ta
muốn khảo cứu, trục hoành biểu thị cho những biến số X mà ta đang xem xét.
*Ý nghĩa của mô hình
Mô hình tán xạ cho phép chúng ta biết được mối liên hệ giữa các biến
số và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến nhân tố kia.
4. Một số mô hình quản lý chất lưọng.
a) Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện.
Những năm gần đây, cùng với sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới
góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng, hệ thống quản lý Just in
time đã là cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện. Hệ thống quản lý
chất lượng toàn diện được ra đời từ các nước phương Tây gắn liền với tên tuổi
của Deming, Juran...
*Khái niệm
Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý của một tổ
chức định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên
nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi
ích của mọi thành viên của công ty đó và xã hội.
*Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện.
28
-Nâng cao uy tín, lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của các
thành viên, cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn nhu cầu khách hàng ở
mức tốt nhất có thể.
-Tiết kiệm tối đa các chi phí, giảm những chi phí không cần thiết.
-Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất sản phẩm.
-Rút ngắn thời gian giao hàng.
*Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của quản lý chất lượng toàn diện so với các phương
pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp hệ thống toàn diện của
công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy
động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất
lượng đặt ra.
Sự nhất thể mọi hoạt động trong quản lý chất lượng toàn diện đã giúp
công ty tiến hành hoạt động phát triển sản xuất, tác nghiệp và các dịch vụ hỗ
trợ để duy trì được chất lượng sản phẩm với tiến độ ngắn nhất, chi phí thấp
nhất. Khác với cách triển khai tuần tự nó đòi hỏi sự triển khai đồng thời của
mọi quá trình trong một hệ thống tổng thể.
Công ty áp dụng quản lý chất lượng toàn diện có thể bao quát được một
giai đoạn tư duy chất lượng khác nhau và luôn cải tiến khả năng đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
Cần phải xác định vai trò và mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ
thống, đảm bảo cho thông tin luôn được thông suốt.
*Nội dung:
Theo cách tiếp cận của một số nhà nghiên cứu thì quản lý chất lượng
toàn diện bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
-Am hiểu chất lượng: Là cái nhìn và sự am hiểu về chất lượng, các
thuật ngữ, các khái niệm, các quá trình, các lĩnh vực liên quan đến chất lượng.
-Cam kết và chính sách: Là giai đoạn hoạch định và phổ biến các chính
sách chất lượng cho tất cả mọi thành viên
-Tổ chức chất lượng: Là giai đoạn thiết lập và tổ chức bộ máy nhân sự
trong đó xác định rõ trách nhiệm, chức năng của mỗi cá nhân, bộ phận các
cấp lãnh đạo trung gian, các phòng ban.
-Đo lường chất lượng: Là giai đoạn xác định và phân tích các chi phí
chất lượng như chi phí sai hỏng bên trong, chi phí sai hỏng bên ngoài, chi phí
29
thẩm định, chi phí phòng ngừa, trên cơ sở đó đề rác biện pháp để giảm thiểu
các chi phí đó.
-Lập kế hoạch chất lượng: Là một văn bản đền cập riêng đến từng sản
phẩm, hoạt động dịch vụ và vạch ra những hoạt động cần thiết có liên quan
đến chất lượng trên cơ sở thiết lập các đồ thị lưu hình.
-Thiết kế chất lượng: Là tổng hợp các hoạt động nhằm xác định nhu
cầu, triển khai những gì thoả mãn nhu cầu, kiểm tra sự phù hợp với nhu cầu
và đảp bảo là các nhu cầu được thoả mãn.
-Xây dựng hệ thống chất lượng: Là một hệ thống cấp I liên quan đến
thiết kế, sản xuất hoặc thao tác và lắp đặt, được áp dụng khi khách hàng định
rõ hàng hoá hoặc dịch vụ phải hoạt động như thế nào chứ không phải nói theo
những thuật ngữ kỹ thuật đã được xác lập.
-Kiểm tra chất lượng: Là việc sử dụng các công cụ SPC (Các công cụ
thống kê) để kiểm tra xem quy trình có được kiểm soát, có đáp ứng được các
yêu cầu hay không.
-Hợp tác về chất lượng: Là một nhóm ngưoiừ cùng làm một hoặc một
số công việc giống nhau, một cách tự nguyên đều đặn nhằm xác minh, phân
tích và giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc và kiến nghị những
giải pháp cho ban quản lý.
-Đào tạo và huấn luyện về chất lượng: Quá trình lập kế hoạch và tổ
chức triển khai các nội dung đào tạo và huấn luyện cho cấp lãnh đạo cao nhất
cho đến nhân viên mới nhất và thấp nhấp hiểu rõ trách nhiệm cá nhân của mỗi
người về đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
-Thực hiện quản lý chất lượng toàn diện: Chính là quá trình triển khai
và thực hiện các nội dung đã trình bày ở trên.
b) Mô hình tổ chức quản lý chất lượng ISO-9000
Bộ tiêu chuẩn ISO-9000, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO)
ban hành năm 1987, nhằm mục đích đưa ra một số mô hình quản lý chất
lượng được chấp thuận ở phạm vi quốc tế và có thể áp dụng rộng rãi trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
ISO-9000 đề cập tới các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng:
Chính sách chất lượng, thiết kế sản phẩm, cung ứng; kiểm soát quá trình
,phân phối dịch vụ sau bán hàng, đánh giá nội bộ, đào tạo, huấn luyện. ISO-
30
9000 là tập hợp những kinh nghiệm quản lý chất lượng đã được thực thi tại
nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 bao gồm các hệ thống tiêu chuẩn sau đây:
*ISO-9001
Đây là hệ thống quản lý chất lượng trong khâu thiết kế, triển khai, sản
xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật, là hệ thống có phạm vi áp dụng lớn nhất. Nó
được sử dụng trong các doanh nghiệp có trách nhiệm thiết kế - triển khai, sản
xuất - lắp đạt và dịch vụ cho sản phẩm.
Tiêu chuẩn này bao gồm một loạt các yêu cầu về hệ thống quản lý chất
lượng của doanh nghiệp, bắt đầu từ trách nhiệm của quản trị cấp cao, chuẩn bị
các chỉ tiêu để thẩm tra các yếu tố chính trong quản lý chất lượng toàn diện
cho đến việc thẩm tra chất lượng nội bộ để xác minh hiệu quả của hệ thống
quản lý chất lượng.
*ISO-9002
Là hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, lắp đặt tương tự như
ISO-9001, song nó khác ở chỗ chỉ giới hạn cho triển khai làm dịch vụ cho sản
phẩm. Đối với doanh nghiệp chỉ sản xuất và lắp đặt sản phẩm thì ISO-9002
thoả mãn các yêu cầu cơ bản.
*ISO-9003
Là hệ thống quản lý chất lượng trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối
cùng. ISO-9003 được áp dụng cho các doanh nghiệp mà sản phẩm ít liên quan
tới thiết kế, lắp đặt.
ISO-9003 bảo đảm với khách hàng về mặt kiểm tra và thử nghiệm cuối
cùng của doanh nghiệp đối với số liệu về chất lượng là đảm bảo tích trung
thực, phản ánh thực tế chất lượng sản phẩm bán cho khách hàng. Nếu doanh
nghiệp thực hiện đúng theo ISO-9003 thì sản phẩm mà khách hàng nhận được
là sản phẩm có chất lượng đúng với tiêu chuẩn thiết kế quy định.
*ISO-9004
Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng này là tiêu
chuẩn hướng dẫn cách thức triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng mà ISO-9001,ISO-9002, ISO-9003 đòi hỏi. Tiêu chuẩn này lưu tâm tới
trách nhiệm của nhà quản trị, các nguyên tắc để triển khai hệ thống chất
lượngcũng như các yêu cầu phải đạt trước khi thực hiện.
31
III-TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Là nước đi sau trong phát triển kinh tế,Việt Nam có nhiều thuận lợi
trong việc thừa kế những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại cùng nhưngx
kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến của các nước phát triển.Với chính sách
mở cửa, Việt Nam đã ngày càng thu hút được nhiều các công ty, các ttạp đoàn
kinh doanh đầu tư tham gia vào nền kinh tế. Diều đó tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tiếp cận và phát huy các phương pháp quản lý chất lượng mới, hiện
đại trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Với đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã tạo
ra động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào
phát triển nền kinh tế. Đặc biệt trong những năm gần đây,Nhà nước đã quan
tâm nhiều hơn tới vấn đề chất lượng sản phẩm .Đồng thời các doanh nghiệpđã
dần dần nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi
mới tư duy trong phương pháp quản lý chất lượng. Hàng hoá của Việt Nam
đang dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và
quốc tế.
Cùng với những thuận lợi trên đây, các doanh nghiệp Việt Nam còn
gặp không ít những khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập và khẳng
điịnh chất lượng sản phẩm Việt Nam.
Cho tới nay, nước ta vẫn chưa có một chính sách quốc gia về chất
lượng sản phẩm. Sự thiếu hụt các chính sách, các chiến lược dài hạn về chất
lượng sản phẩm dẫn đến sự thiếu định hướng trong phát triển, nâng cao chất
lượng sản phẩm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế nước ta. Thêm vào
đó, việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới AFTA, OPEC... và gần đây
nhất là hiệp định thương mại Việt Mỹ sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đối với các
doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. Điều đó buộc các doanh
nghiệp Việt Nam muốn có chỗ đứng trên thị trường cần phải tăng cường đầu
tư đổi mới thiết bị công nghệ, lựa chon mô hình quản lý chất lượng phù hợp...
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sự ra đời của hệ thống quản lý chất lượng mới như ISO 9000, TQM... vô hình
chung đã trở thành hàng rào ngăn cản đối với các sản phẩm của Việt Nam vì
khi muốn thâm nhập vào thị trường, đặc biệt là thị trường các nước phát triển,
đòi hỏi các sản phẩm phải có chứng nhận đã áp dụng một hệ thống quản lý
chất lượng phù hợp,. Như vậy, trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá việc
32
nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu của mình là một việc
làm tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là phương cách duy nhất đảm
bao cho sự tồn tại và phát triển của họ trong quá trình hội nhập vào nền kinh
tế trong nước và quốc tế.
2. Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao chất lượng sản phẩm là
biện pháp hữu ích nhất để có thể cạnh tranh thu hút khách hàng. Công việc
này không những có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn quan
trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vai trò đó được thể hiện như sau.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín của quốc
gia, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Không những lợi
ích kinh tế - văn hoá mà nó còn thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập, rút ngắn
khoảng cách chêch lệch về phát triển kinh tế.
- Đối với các doanh nghiệp, nó cho phép nâng cao uy tín, góp phần mở
rộng thị trường trong nước, chiếm lĩnh thị trường thế giới, tăng thu nhập và
tạo tích luỹ đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho người lao động.
- Đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao cho người tiêu dùng, tạo niềm tin
đối với khách hàng, thoả mãn ngày càng tốt hơn yêu cầu của họ, tiến tới thay
thế hàng ngoại bằng hàng nội.
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nếu muốn giữ vững tỷ lệ
chiếm lĩnh thị trường - chưa nói gì đến việc tăng tỷ lệ đó - cần thiết phải xây
dựng được hệ thống bảo đảm chất lượng trong doanh nghiệp. Ngày nay,
người tiêu dùng coi trọng giá trị của chất lượng hơn là lòng trung thành đối
với nhà sản xuất trong nước, và giá cả chưa hẳn trong mọi trường hợp đã là
nhân tố quyết định trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Chất lượng đã thay
thế giá cả, và điều đó đúng với cả công nghiệp, dịch vụ và nhiều thị trường
khác. Vì vậy, quản trị chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp. Nó quyết định
sự sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Quản trị chất
lượng được thể hiện trên toàn hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình
từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo, phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Quản trị
chất lượng là một quá trình liên tục và mang tính hệ thóng thể hiện sự gắn bó
chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài. Nó có ý nghĩa chiến
lược và mang tính tác nghiệp. Nếu quản trị chất lượng tốt, nó sẽ mang lại hiệu
33
quả cao trong sản xuất kinh doanh giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất như chi phí sai hỏng bên trong, chi phí sai hỏng
bên ngào, chi phí thẩm định và chi phí phòng ngừa... từ đó giảm được giá
thành của một sản phẩm, thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng. Phân tích chi phí
chất lượng là một công cụ quản lý quan trọng cung cấp cho chúng ta một
phương pháp đánh giá hiệu suất tổng hợp của quản lý chất lượng, một phương
pháp để xác định các khu vực có trục trặc và các chỉ tiêu hành động.
Quản trị chất lượng tốt sẽ bảo đảm tốt cho chu trình sản xuất được tiến
hành liên tục và có hiệu quả cao - sản phẩm được tuân thủ theo chất lượng đã
được thiết kế. Rõ ràng muốn sản xuất được một sản phẩm đáp ứng được yêu
cầu khách hàng, thì cần phải xác định, theo dõi và kiểm soát các đầu vào của
quy trình: Vật liệu, thủ tục, phương pháp thông tin, con người, kỹ năng, kiến
thức, đào tạo, máy móc thiết bị... Như vậy, mỗi một nhiệm vụ trong toàn bộ
máy tổ chức sản xuất được coi trọng và kiểm soát chặt chẽ.
Quản trị chất lượng tốt, chất lượng sản phẩm được đảm bảo và nâng
cao dẫn đến tính năng tác dụng, tiết kiệm nguồn tài nguyên tăng giá trị sản
phẩm trên một đơn vị đầu vào. Nhờ đó tăng tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng,
tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động.
Khi chất lượng được bảo đảm và nâng cao thì sản phẩm được tiêu thụ
nhiều hơn, tạo điều kiện cho doanh ngiệp chiếm lĩnh được thị trường, tăng
doanh thu và lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh nhờ đó doanh nghiệp ngày càng
đáp ứng vững, phát triển và mở rộng sản xuất, mang lại lợi ích cho mọi đối
tượng trong nền kinh tế xã hội.
34
PHẦN II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA
NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM Á
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM Á ẢNH
HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy bia Đông Nam á.
Địa chỉ của nhà máy Đông Nam Á: 167B - Đường Minh Khai - Quận
Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Nhà máy bia Đông Nam Á (tên tiếng Anh là: South - East Asia
Brewery, Ltd) là liên doanh giữa nhà máy bia Việt Hà với công ty bia
Carlsberg Quốc tế (Danbrew) và quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước
đang phát triển của Chính phủ Đan mạch. Tiền thân của nhà máy bia Việt Hà
là hợp tác xã Ba Nhất chuyên sản xuất các sản phẩm m chính, nước chấm
phục vụ cho khu vực Hà Nội và các vùng lân cận. Trải qua hơn 30 năm phát
triển, nhà máy đã từng bước vươn lên thành một doanh nghiệp có uy tín trên
thị trường. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy gắn liền những
mốc quan trọng:
Giai đoạn 1966 - 1981: Trên cơ sở trang thiết bị, vốn và nhân lực của
hợp tác xã Ba Nhất, tháng 6 năm 1966, nhà nước đã ra quyết định cho chuyển
hình thức sở hữu tập thể thành sở hữu toàn dân với quyết định 11379/QĐ -
TCCQ của UBND thành phố Hà Nội và mang tên Xí nghiệp nước chấm thuộc
sở công nghiệp thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn này, xí nghiệp đã hoàn
thành các chỉ tiêu do thành phố đề ra một cách đầy đủ.
Giai đoạn 181 - 1986: Theo Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ V, các xí nghiệp được quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch sản
xuất chính, sản xuất của xí nghiệp đã chuyển sang đa dạng hoá. Được sự cho
phép của UBND thành phố Hà Nội, xí nghiệp đã đổi tên thành Nhà máy thực
phẩm Hà Nội theo quyết định số 1625/ QĐUB. Mặc dù đã đa dạng hoá sản
phẩm, nhưng cũng như các doanh nghiệp khác, nhà máy vẫn sản xuất theo các
chỉ tiêu pháp lệnh và các chỉ tiêu mang tính bao cấp, do đó các sản phẩm sản
xuất ra, nói chung là chất lượng thấp, chi phí cao.
35
Giai đoạn 1986 - 1993: Sau nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
6, nền kinh tế nước ta đã dần chuyển dang nền kinh tế thị trường. Nhà máy
thực phẩm Hà Nội đã nhanh chóng chuyển hướng sang xuất khẩu đến các thị
trường Liên Xô và Đông Âu, với sản phẩm chính là kẹo lạc và nước chấm.
Cuối năm 1989, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tại Liên Xô và Đông Âu
lâm vào khủng hoảng, điều này đã khiến cho nhà máy đứng trước tình thế rất
khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, nhà máy đã tổ chức lại công tác sản xuất,
công tác quản lý lao động, và tài chính cùng với sự hỗ trợ của Liên hiệp thực
phẩm vi sinh nhằm đổi mới mặt hàng, tìm thị trường tiêu thụ mới.
Tháng 9/1991, nhà máy đầu tư mua 1 dây chuyền sản xuất bia của Đan
Mạch với công suất 3.000.000 lít/ năm, với số vốn huy động từ các nguồn:
- Vay ngân hàng đầu tư: 284.338 triệu đồng.
- Vay ngân hàng nông nghiệp: 5.800 triệu đồng.
- Vay của tổ chức SIĐA: 1.578 triệu đồng.
Sau thời gian lắp đặt và chạy thử, sản phẩm bia lon HALIDA xuất hiện
trên thị trường Việt Nam. Cùng với việc sử dụng dây chuyền này, nhà máy đã
đổi tên nhà máy bia Việt Hà. Bia HALIDA đã nhanh chóng được người tiêu
dùng chấp nhận và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tháng 3/1993, bia
HALIDA được trao tặng cúp bạc của tổ chức quản lý chất lượng Liên hiệp
Anh.
Giai đoạn 1994 đến nay. Đứng trước nhu cầu ngày càng và đa dạng của
người tiêu dùng cả về bia chai và bia lon thì khả năng cung cấp và đáp ứng
nhu cầu của nhà máy bia Việt Hà còn rất hạn chế. Được sự cho phép của
UBND thành phố Hà Nội, nhà máy đã tiến hành đàm phán với tập đoàn
Danbrew (nhà sản xuất Carlsberg trên thế giới) và ký kết hợp đồng liên doanh
thành lập nhà máy bia Đông Nam Á. Tổng số vốn của nhà máy bia Đông
Nam Á là 14.475.000 USD trong đó nhà máy bia Việt Hà góp 5.795.000 UDS
tương đương với 40% tổng số vốn góp, Đanbrew và quỹ công nghiệp hoá
dành cho các nước đang phát triển của Đan Mạch góp 8.685.000 USD tương
đương 60% tổng số vốn liên doanh. Theo hợp đồng liên doanh, nhà máy bia
Đông Nam Á là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, tự chủ về tài
chính, có tư cách pháp nhân, được phép mở tài khoản tiền nội tệ và ngoại tệ
tại các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Thời hạn hoạt động của liên
doanh là 30 năm. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày
12/8/1993.
36
* Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy bia Đông Nam Á theo điều lệ
liên doanh của công ty, nhà máy có nhiệm vụ và chức năng sau đây:
- Tổ chức sẩn xuất kinh doanh các mặt hàng bia và các sản phẩm khác
theo đăng ký kinh doanh.
- Bảo toàn và phát triển vốn.
- Thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước đã quy định trong các văn bản
pháp quy.
- Thực hiện cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công
nhân viên, liên tục nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn của các cán bộ và
nhân viên.
- Đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường.
Nhà máy bia Đông Nam Á hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc
lập, có tư cách pháp nhân, có trụ sở giao dịch và con dấu giao dịch riêng.
Biểu 1: Một số chỉ tiêu kinh tế.
Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000
Doanh thu Tỷ đồng 373,328 486,908 516,434
Lợi nhuận Tỷ đồng 92.434 121.764 138.976
Thu nhập
BQ
Tr. đồng 1.468 1.627 1.630
Số lao động Người 345 358 364
2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý.
Tuỳ theo đặc điểm riêng của từng loại hình kinh doanh, các doanh
nghiệp lựa chọn và tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp, góp phần vào
hoạt động có hiệu quả quá trình sản xuất - kinh doanh.
Là loại hình công ty liên doanh, bộ máy quản lý của nhà máy bia Đông
Nam Á được tổ chức theo mô hình. (Xem phụ lục 1)
a. Nhiệm vụ của một phòng ban chính của nhà máy.
* Hội đồng quản trị: Là tổ chức lãnh đạo cao nhất của nhà máy. HĐQT
có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhà máy ngoại trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông. Tổ chức nhân sự của HĐQT có 7 người, chủ tịch là người Đan
37
Mạch, phó chủ tịch là người Việt Nam. HĐQT họp thường kỳ một năm ba
lần.
* Ban Giám đốc: có tách nhiệm điều hành, quản lý và giám sát hoạt
động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Ban Giám đốc bao gồm Tổng Giám
đốc, phó Tổng Giám đốc và các giám đốc chức năng.
- Giám đốc chức năng.
- Giám đốc Marketing.
- Giám đốc kỹ thuật - sản xuất
- Giám đốc tài chính
- Giám đốc nhân sự.
* Phòng Marketing: Đây là phòng có nhân sự lớn nhất trong công ty
(gần 50 người). Nhiệm vụ chủ yếu của phòng Marketing là lập kế hoạch sản
xuất và tiêu thụ hàng hoá, thu nhận thông tin, tổ chức nghiên cứu và hoạch
định các chiến lược xúc tiến bán, tham gia vào việc xác định giá và duy trì
mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh phân phối.
* Phòng tài chính kế toán: Gồm 12 nhân sự có nhiệm vụ cân đối và bảo
đảm về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, xây dựng
các mức chi phí tài chính, thanh quyết toán hàng tháng, quý và các khoản phải
chi khác của công ty.
* Phòng kỹ thuật: Gồm có 10 nhân sự trong đó có 2 chuyên gia nước
ngoài. Phòng có nhiệm vụ xây dựng các quy trình công nghệ an toàn lao
động, theo dõi kiểm tra, tu sửa bảo dưỡng máy móc thiết bị.
* Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS). Bao gồm 8 nhân sự
trong đó có 1 chuyên gia nước ngoài, có nhiệm vụ kiểm tra CLSP và nghiệm
thu sản phẩm.
Ngoài ra còn có một số các phòng ban khác có nhiệm vụ bổ sung, hỗ
trợ các bộ phận trên đây hoạt động có hiệu quả và đảm bảo thực hiện đúng
trách nhiệm của mình.
b. Đặc điểm lao động của nhà máy.
Do đặc điểm sản xuất bia là tập trung vào mùa hè và dịp tết nên yêu cầu
về lao động trong những dịp này tăng mạnh. Vì thế mà, nhà máy giữ một số
lượng lao động tương đối ổn định, còn khi có nhu cầu thì sẽ thuê thêm nhân
công (chủ yếu là lao động làm các công việc đơn giản, đóng két, đóng hộp,
38
bốc xếp,...). Tuy nhiên, do mở rộng quy mô, nên số lao động hàng năm có xu
hướng tăng lên.
Biểu 2: Số lượng lao động của nhà máy qua một số năm gần đây.
Năm Số lao động cuối kỳ Lao động bình quân
1998 340 345
1999 310 358
2000 320 364
Chất lượng lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu là bao gồm: độ tuổi,
bậc thợ, trình độ văn hoá.
Biểu 3: Cơ cấu độ tuổi cán bộ công nhân viên.
Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%)
Dưới 30 187 51,37
30 - 35 98 26,9
36 - 40 46 12,64
41 - 45 18 2,19
Trên 45 15 6,9
Biểu 4: Trình độ văn hoá của cán bộ công nhân viên.
Trình độ Số người Tỷ lệ (%)
Trên đại học 2 1
Đại học 33 9
Công nhân kỹ thuật 315 86
Trung cấp cao đẳng 12 4
39
Bậc thợ trung bình của công nhân sản xuất là 4/7. Số công nhân viên có
trình độ đại học và trên đại học là 37 người chiếm 10,2%, trung cấp cao đẳng
là 12 người chiếm 3,3 %.
Về kết cấu lao động theo tính chất công việc:
Biểu 5: Kết cấu lao động.
Kế hoạch Thực hiện
CHỈ TIÊU Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
1. CNV sản xuất 310 87 319 88
- Công nhân trực tiếp 295 83 307 84
- Công nhân gián tiếp 15 4 12 4
2. CNV ngoài SX 45 13 45 12
- Nhân viên bán hàng 20 6 25 7
- Nhân viên quản lý 25 7 20 5
3. Đặc điểm về quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.
Nhà máy, hiện nay đang sản xuất - kinh doanh 2 chủng loại sản phẩm
là Halida và Carlsberg với các sản phẩm:
- Bia lon Halida 330 ml
- Bia chai Halida 330 ml
- Bia chai Halida 640 ml
- Bia chai Halida xuất khẩu sang Pháp 330 ml.
- Bia lon Carlsberrg 330 ml
- Bia chai Carlsberrg 330 ml
- Bia chai Carlsberrg 640 ml.
Hai chủng loại sản phẩm này được sản xuất trên cùng một dây chuyền
công nghệ. Tuy nhiên, quy trình công nghệ có khác nhau: Sản phẩm Halida có
40
quy trình sản xuất kéo dài 12 ngày tính từ khi lên men cho đến khi ra sản
phẩm bia nước. Sản phẩm Carlsberg có quy trình sản xuất là 22 ngày.
Sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của
Đan Mạch được đánh giá vào hàng hiện đại nhất của ngành sản xuất bia Việt
Nam. Vì là sản phẩm đồ uống nên từng công đoạn của quy trình được kiểm
tra kỹ lưỡng, bảo đảm sản phẩm tới tay người tiêu dùng là sản phẩm có chất
lượng, vệ sinh an toàn trong bảo quản và sử dụng. Mọi công đoạn từ khi
nguyên vật liệu đi vào dây chuyền tới khi ra sản phẩm hoàn chỉnh, trừ đóng
két và đóng thùng (bia tươi và bia hơi) là thủ công, đều được tự động hoá.
Quy trình công nghệ sản xuất bia bao gồm các công đoạn sau: (Xem
phụ lục 2)
- Xử lý nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu cần được sàng sạch, loại bỏ
tạp chất và xay min theo tiêu chuẩn.
Biểu 6: Tiêu chuẩn nguyên vật liệu(%)
Thành phần Bột malt Bột gạo Sàng(lỗ/cm3)
Trấu 32 22 50
Bột to 32 36 65
Bột nhỏ 18 25 200
Bột mịn 18 15 800
-Hồ hoá: Bột gạo đổ vào nồi đã có nước vừa đủ ở 370C rồi mở hơi chạy
cánh khuấy, dịch nấu đặc dần, nhiệt độ hồ hoá 800C -850C.
-Dịch hoá:thêm malt để giảm độ nhớt, chống khê, chảy, làm loãng dịch
nấu. Thời gian dịch hoá là 30 phút, ở nhiệt độ 700C -750C.
-Nấu chín: tiếp tục đảo trộn và nâng nhiệt độ nấu chín nguyên liệu lên
1000C -1300C.
-Đạm hoá và đường hoá: Nguyên liệu được nấu chín sẽ chuyển sang
giai đoạn đường hoá và đạm hoá. Giai đoạn này được chia lam 3giai đoạn
nhỏcó nhiệt độ khác nhau: 500C -520C, 600C -650C và 700C -720C trong một
thời gian nhất định.
41
-Lọc bã: Dùng máy ép lọc khung bản để loại bỏ bã malt, vỏ trấu, vỏ hạt
và các tạp chất khác. Lọc bã được dịch đường, nhiệt độ 800C trong thời gian
dài.
-Nấu hoa: để hoà tan các chất có trong hoa, làm cho bia có mùi thơm
đặc trưng, vị đắng hấp dẫn, sau khi nấu nhất thiết phải loại bỏ bã hoa và các
chất kết tủa.
-Bổ sung đường: Có thể bổ sung một tỷ lệ thích hợp đường để điều
chỉnh nồng độ.
- Làm nguội: Dùng không khí nén để làm nguội từ một 1000C đến 600
C. Dùng nước lã hồi lưu làm nguội từ 300C - 350C. Dùng nước muối làm
nguội tiếp từ 100C - 80C trong thời gian từ 1 giờ đến 1,5 giờ.
-Lên men: Đây là giai đoạn quan trọng nhất đòi hỏi các điều kiện phức
tạp. Qua hai giai đoạn nhỏ: Lên men chính và lên men phụ kéo dài từ 12 đến
30 ngày.
-Lọc bia: Loại bỏ tạp chất để bia có nồng dộ trong và mầu sắc mong
muốn.
-Nạp CO2 sau quá trình lọc bia bia thường mất CO2 do đó cần nạp thêm
khí CO2.
-Đóng chai, lon: Bia được đóng chai ở nhiệt độ thấp, tránh bay hơi CO2
và bảo đảm tiệt trùng.
-Thanh trùng : ở nhiệt độ chính xác là 800C , thời gian là 7 phút để
tránh nổ chai và tránh nhiễm trùng. làm nguội khô để dán nhãn, trên có ghi rõ
ngày tháng sản xuất.
-Bảo quản; Bia có thể bảo quản từ 2 đến 4 ngày tuỳ vào nhiệt độ dụng
cụ chứa bia. Bia chai bảo quản trên một tháng ở nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ
phòng.
Trong quá trình sản xuất, các khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau, khâu
trước ảnh hưởng đến khâu sau. Nếu một khâu không hoàn thành sẽ ảnh hưởng
đến kế hoạch sản xuất. Do vậy, việc kết hợp một cách nhịp nhàng giữa các bộ
phận rất quan trọng, cần tổ chức lao động một cách khoa học. Nhìn vào quy
trình ta có thể thấy sự phức tạp của quy trình sản xuất. Vấn đề thay đổi theo
các thuộc tính chất lượng, hạ giá thành là không rễ ràng. Do đó, nó ảnh hưởng
đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
42
Nguyên liệu của một mẻ bao gồm: Malt (hạt đại mạch), gạo, hoa
Houblon, đường:
- Malt đại mạch: 600kg.
- Gạo: 240kg.
- Hoa Houblon: 4,6kg
Sản lượng bia mỗi mẻ đạt 8000lít.
Hầu hết nguyên vật liệu, nhà máy đều phải nhập khẩu. Nhu cầu nguyên
vật liệu cho hoạt động sản xuất.
43
Biểu 7: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu
Tên vật liệu Kg/100lit Kế hoạch (tấn)
Malt 7,5 2300
Gạo 3, 950
Hoa Houblon 0,58 180
4. Đặc điểm về vốn kinh doanh.
Vốn là yếu tố quyết định trong việc duy trì và phát triển sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, các doanh nghiệp luôn luôn phải bảo đảm nhu cầu về vốn. Thêm
vào đó, các doanh nghiệp phải năng động trong việc huy động các nguồn vốn
và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.
Phân tích tình hình vốn của nhà máy bia Đông Nam á dựa vào bảng cân
đối kế toán ta thấy có những đặc điểm sau: (Xem phụ lục 3)
a. Tài sản cố định.
Dựa vào bản dưới đây ta thấy, tài sản cố định của nhà máy cuối kỳ tăng
10,2%. Tài sản cố định dùng trong sản xuất tăng 12,2%, đặc biệt là các
phương tiện kỹ thuật tăng 50%.Nhà máy đã chú ý quan tâm đến năng lực sản
xuất trực tiếp làm tăng năng suất lao động bằng các phương tiện kỹ thuật dẫn
đến tăng khả năng sản xuất.Nhà máy đầu tư thêm vào các phương tiện nhằm
súc tiến bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ. Do vậy, tài sản cố định dùng ngoài
sản xuất tăng 5,5%, trong đó tài sản cố định dùng trong bán hàng tăng 7%.
Biểu 8: Phân tích biến động cơ cấu tài sản cố định năm 1999.
Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch
Loại TSCĐ
Nguyên giá % Nguyên giá % Mức %
- Tài sản dùng trong sx
+ Phương tiện kỹ thuật
- Tài sản ngoài sản xuất
+ TSCĐ trong bán hàng
+ TSCĐ trong quản lý
142.780.422300
70.243.124.000
61.191.609.570
25.191.609.570
36.000.000.000
70
34
30
12
18
160.234.412.000
105.434.412.000
64.580.714.900
26.977.815.230
38.218571.570
71
47
29
12
17
17.453.989.700
35.191.297.000
389.105.330
1.786.205.660
2128.271.570
12,2
50
5,5
7
6
TỔNG SỐ 203.972.031.900 224.875.126.900 20.843.095.000 10,2
(Nguồn số liệu từ phòng tài chính của nhà máy)
44
b. Tài sản lưu động.
Tài sản lưu động cuối kỳ tăng so với đầu kỳ, trong đó tiền tăng nhiều
(17.290.000.000 = 3.219.398.000 = 14.070.602.000) do nhà máy đã sử dụng
tiền mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Các khoản phải thu là tài sản của nhà máy bị chiếm dụng tăng ( +
11.374.145.200), điều này không tốt: công tác thu hồi vốn kém hiệu quả dẫn
đến ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là nguồn vốn kinh
doanh.
Hàng tồn kho cuối kỳ tăng đáng kể ( + 30.665.544.000) trong đó chủ
yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho. Điều này có thể do kết quả của
việc tăng quy mô sản xuất. Như vậy, cần quan tâm tới việc dự chữ cơ cấu hợp
lý về nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho, đặc biệt là công tác tiêu thụ cần
được chú trọng, để tránh ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh.
Như vậy, tài sản của nhà máy tăng lên đáng kể cả về quy mô và cơ cấu
nhằm tăng năng lực sản xuất và tăng mức tiêu thụ, nhưng ngược lại xét về sử
dụng nguồn vốn và cơ cấu các loại vốn là không hiệu quả lắm. Nguồn vốn
chủ yếu là vốn vay (2/3 tổng nguồn vốn) nhưng đa số là vay ngắn hạn. Tài sản
cố định gấp gần 10 lần tài sản lưu động nên chi phí cố định cao, đòn bảy kinh
doanh lớn do đó khi hoạt động kinh doanh vượt quá điều hoà vốn thì tỷ lệ lãi
thuần của nhà máy sẽ cao hơn nhiều. Với kết quả số vốn như hiện nay nhà
máy khó có thể huy động được một số vốn lớn khi cần thiết. Đây không phải
là kết quả của sự kinh doanh không hiệu quả mà là việc sử dụng vốn kém
hiệu quả.(Xem phụ lục)
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CLSP CỦA NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM Á.
1. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam
Á.
Trong những năm gần đây, hoạt động của sản xuất kinh doanh của nhà
máy không ngừng tăng lên về quy mô, khối lượng sản phẩm, thị trường tiêu
thụ. Để làm rõ hơn, ta xem xét các chỉ tiêu chủ yếu.
Trên cơ sở phân tích tình hình thị trường bia Việt Nam hiện nay, Công
ty đã xác định thị trường mục tiêu cho hai loại sản phẩm, Halida & Carlsberg
hướng vào khu vực tập trung dân cư, có mức sống trung bình trở lên, chủ yếu
là các thị xã, thành phố lớn.
45
Những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ của nhà máy không ngừng tăng
lên.
Biểu 9: Sản lượng tiêu thụ của nhà máy.
Sản lượng Đơn vị 1998 1999 2000
Toàn ngành Tr.lit 656,5 830 871,5
Nhà máy bia ĐNA Tr.lit 30 37 41
Tỷ lệ % 4,6 4,5 4,7
Có thể đánh giá chung về thị trường tiêu thụ của nhà máy tập trung ở
một số thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng,
Quảng Ninh, Nghệ An... Đối với sản phẩm Haliđa, thị trường miền Bắc là khu
vực tiêu thụ chủ yếu chiếm trên 90%, còn lại ở thị trường phái Nam, đa số
tiêu thụ các sản phẩm của công ty bia Sài Gòn, do vậy, tỷ lệ chiếm không
nhiều ngược lại, đối với sản phẩm Carlsberg, thị trường tiêu thụ tương đối cân
bằng ở miền Bắc và miền Nam.
Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường sản phẩm
Sản phẩm Halida Sản phẩm Carksberg
Chú thích: Thị trường miền bắc
Thị trường miền nam
Cùng với việc tăng quy mô và mở rộng thị trường, doanh thu của nhà
máy cũng tăng lên, tuy nhiên còn ở mức độ chậm do việc giảm giá sản phẩm
nhằm cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trường song vẫn đảm bảo
chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện
5%
95%
50%50%
46
nhiều loại bia ngoại nhập vào làm cho sản lượng cung cấp tăng lên đáng kể,
do đó, cạnh tranh trong ngành càng gay gắt hơn.
Biểu 10: Kết quả kinh doanh của nhà máy một số năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998 1999 2000
1. Doanh thu bán hàng 373328 486908 516434
2. Thuế TTĐB 175464,2 228846,76 242724
3. Doanh thu thuần 197863,8 258061,24 273710
4. Chi phí
- Giá thành
- Chi ngoài sản xuất
105429,8
75909,48
29520,32
136297,24
98134,02
38163,22
134734
97008,49
37725,51
5. Lợi nhuận thuần 92434 121764 138.976
6. Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu (%)
24,76
25,01
26,91
Nhìn vào biểu trên đây ta có thể rút ra những nhận xét sau:
Doanh thu của nhà máy không ngừng tăng lên từ 373328 triệu đồng
năm 1998 lên đến 516434 triệu đồng năm 2000 (tương đương 38,33%).
Lợi nhuận cũng tăng 50,3% từ 92.434 triệu đồng năm 98 lên 138976
triệu đồng năm 2000.
Tỷ suất lợi nhuận cũng tăng đáng kể song đang có dấu hiệu chậm lại,
do chi phí cho quá trình sản xuất tăng lên. Thêm vào đó, doanh nghiệp lại
giảm giá thành để tăng lượng tiêu thụ và khả năng, cạnh tranh với các háng
bia khác. Năm 1998 là 24,76%, năm 1999 tăng 0,25% (25,01%) và năm 2000
tăng 2,15%( 26,91%) so với 1998.
Chi phí của doanh nghiệp cũng tăng lên do việc mở rộng quy mô sản
xuất. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm, vẫn ổn định tương đối. Giá bán được
đưa ra trên cơ sở giá thành sản phẩm và tỷ lệ lại dự kến do phòng tài chính
tính toán theo phương pháp cộng lãi vào chi phí.
Giá bán = giá thành + lợi nhuận kế hoạch.
47
Biểu bên đây sẽ cho biết rõ hơn những khoản mục chi phí của nhà máy
tính trên 1 lít bia sản xuất.
Biểu 11: Khoản mục chi phí cho 1 lít bia của nhà máy (2000).
Khoản mục chi phí Chi cho 1 lít bia (đồng)
- Nguyên vật liệu chính
- Vật liệu phụ
- Năng lượng - động lực
- Tiền lương công nhân sản
xuất
- BHXH công nhân sx
- CPCĐ dùng cho sản xuất
- CPQLDN
- Chi phí khác
951
475
61,5
153
26
930
66
1105,5
Tổng cộng 3780
2. Tình hình sản phẩm và chất lượng sản phẩm của nhà máy bia Đông
Nam Á.
Hiện nay, nhà máy bia Đông Nam Á đang sản xuất kinh doanh. Với hai
chủng loại bia: Halida và Carlsberg. Hai loại bia này được sản xuất trên cùng
một giây chuyền sản xuất của Đan Mạch, tuy nhiên quy trình công nghệ có
khác nhau:
* Sản phẩm Halida có quy trình sản xuất kéo dài 12 ngày tính từ khi lên
men cho đến khi ra sản phẩm bia nước. Trước đây, khi chưa liên doanh sản
xuất nhà máy bia Việt Hà chỉ sản xuất có một loại bia lon Halida 300ml sau
khi liên doanh Đông Nam á ra đời nhà máy đã tiến hành mở rộng doanh mục
hàng hoá bổ sung thêm 3 loại là chai Halida 330ml, chai Halida 640ml và chai
500ml. Nhờ vậy, sản phẩm Halida có điều kiện đến với đông đảo người tiêu
dùng hơn.
* Sản phẩm Carlberg có quy trình sản xuất kéo dài 22 ngày. Được đánh
giá là sản phẩm cao cấp, Carlberg chủ yếu phục vụ cho đối tượng có thu nhập
48
cao bởi giá của nó rất cao và chủ yếu tập trung tại thị trường Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh ( 75 – 80% sản lượng tiêu thụ).
Hiện nay, nhà máy vẫn duy trì từ chủng lọại bia Carlsberg với các
sản phẩm: Carlsberg lon 330 ml, Carlsberg chai 330ml, Carlsberg
chai 640 ml.
Để đánh giá chất lượng sản phẩm thì cơ sở quan trọng nhất là hệ thống
chỉ tiêu chất lượng. Mỗi sản phẩm đều có hệ thống chỉ tiêu chất lượng riêng
được đăng ký tại cơ quan quản lý chất lượng có thẩm quyền của Nhà nước.
Sản phẩm trước khi tiêu thụ cần phải được kiểm tra xem xét có đạt tiêu chuẩn
hay không, bởi nếu không nó sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ với người tiêu
dùng mà nó còn ảnh hưởng tới uy tín về hình ảnh của doanh nghiệp.
Bia là một sản phẩm thực phẩm. Đánh giá chất lượng của nó không chỉ
có các chỉ tiêu về hoá lý (chỉ tiêu kỹ thuật) mà cần có các chỉ tiêu cảm quan.
Đạt được đầy đủ các chi tiêu này mới được coi là đạt chất lượng. Để tạo thuận
lợi cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng bia, nhà máy bia Đông Nam Á đã
xây dựng hệ thống các chỉ tiêu chất lượng cho từng loại bia của mình.
Biểu 12: Tiêu chuẩn hoá học, sinh học các loại bia
Chỉ tiêu hoá học, vi sinh Bia Halida Bia Carlsberg
Độ đường ban đầu (oS)
Độ chua (g/l)
Hàm lượng cồn (%V)
Hàm lượng CO2 (g/l)
Độ màu (EBC)
10,5
< 1,71
3,5
> 3,5
78
11
< 1,71
4
> 3,5
78
Các chỉ tiêu có thể dánh giá bằng cảm quan.
- Mùi: Có mùi thơm đặc trưng của Malt và hoa hoiblon.
- Vị: Đậm đà và không có vị lạ.
- Màu: Có màu sáng vàng, trong, không có vẩn đục.
- Bọt: Rót ra cốc bọt cao ít nhất 2 cách mạng, thời giam tan bọt ít nhất
là 2 phút.
Các chỉ tiêu đưa ra trên đây đều dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá
tình hình thị hiếu của thị trường, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Thêm vào đó, chất lượng các sản phẩm của nhà máy phải đảm bảo đúng theo
49
tiêu chuẩn chất lượng đồng bộ của hãng bia Carlsberg quốc tế, đặc biệt là sản
phẩm Carlsberg.
Hầu hêt các sản phẩm của nhà máy có thời gian bảo quản từ 2 tháng
đến 6 tháng, dùng 1 lần. Không những thế, sản phẩm còn được bảo quản
trong bao bì, mẫu mã, nhãn hiệu hoàn chỉnh. Nhãn hiệu sản phẩm là yếu tố
quan trọng tạo sự khác biệt đặc trưng cho sản phẩm. Do vậy, để bảo đảm với
người tiêu dùng và nâng cao uy tín của mình, nhà máy đã sản xuất theo tiêu
chuẩn chất lượng với kiểu dáng và nhãn hiệu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng
với kiểu dáng và nhãn hiệu theo yêu cầu của hãng Carlsberg. Cả hai nhãn hiệu
đều được tách khỏi tên tuổi của nhà máy. Đây là điều kiện để tung ra sản
phẩm mới khi mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất trong tương lai mà vẫn
không che lấp tên tuổi và uy tín của 2 loại sản phẩm hiện thời.
3. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy bia Đông Nam Á.
Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố như: nguyên vật
liệu, trình độ thiết bị công nghệ, trình độ tay nghề công nhân...Muốn có sản
phẩm tốt có đủ khả năng bảo đảm chất lượng, thoả mãn nhu cầu của người
tiêu dùng thì công việc quản lý chất lượng cần phải được đặt ra. Công tác
quản lý chất lượng chính là quản lý những yếu tố có thể ảnh hưởng chất lượng
sản phẩm.
Nắm bắt được quan điểm này, nhà máy bia Đông Nam á đã có những
thay đổi lớn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. Bắt đầu từ việc thay đổi
tư tưởng chất lượng và quản lý chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý. Tiếp
theo đó là thực hiện quản lý chất lượng dựa trên cơ sở quản lý các yếu tố
khác.
Về nguyên vật liệu: Hầu hết các nguyên vật liệu được nhập từ nước
ngoài. Malt và Hoahoublon, còn lại là sử dụng nguyên vật liệu trong nước.
Những nguyên vật liệu nhập, đặc biệt từ nước ngoài được kiửm tra chất lượng
một cách cẩn thận, bảo đảm đủ tiêu chuẩn đưa vào quá trình sản xuất. Các
nguyên vật liệu trước khi đưa vào quy trình sản xuất đều được chuẩn bị một
cách kỹ lưỡng từ việc xay xát, làm sạch loại bỏ tạp chất, sàng lọc,...
Về thiết bị công nghệ. Trước quy trình sản xuất, khâu kiểm tra an toàn
thiết bị được xem xét một cách cẩn thận tránh những rủi ro có thể xảy ra khi
thực hiện quy trình.
Về con người: Con người được chuẩn bị một cách chu đáo bảo đảm
không xảy ra bất cứ một sai sót gì trong khi thực hiện công việc. Do quy trình
50
công nghệ là hiện đại, nên việc chuẩn bị nhân sự được chuẩn bị sao cho phù
hợp với năng lực vận hành và khả năng thao tác.
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sau mỗi giai đoạn của quy trình
được thực hiện rất nghiêm túc. Phòng KCS có 8 người nhưng đều là những
người có trình độ tay nghề cao, được tổ chức kiểm tra một cách hợp lý kết
hợp chặt chẽ với các phòng ban khác bảo đảm quản lý chất lượng sản phẩm
một cách hiệu quả nhất.
Có thể đưa ra nhận xét chung về thực trạng quản lý chất lượng ở nhà
máy bia Đông Nam Á như sau:
Về phương diện quản lý chất lượng từng khâu nói riêng đều đảm bảo
tốt cho quá trình hình thành chất lượng sản phẩm tốt. Nhưng ngược lại ta
cũng cần nhìn nhận một số điểm không tốt. Sự thiếu đồng bộ trong việc chuẩn
bị các thiết bị máy móc bổ sung; tay nghề của người công nhân trực tiếp với
sản xuất nhiều khi được bố trí không phù hợp với yêu cầu của ( sản xuất )
công việc; ...
4. Tính toán các chỉ tiêu so sánh chất lượng ở nhà máy bia Đông Nam Á.
Để làm rõ hơn chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm, ta
đi phân tích một số chỉ tiêu sau:
* Đối với bia Halida;
Halida là sản phẩm được coi là bia của tầng lớp bình dân và khá giả.
Thị trường của sản phẩm này rất rộng được phổ biến tới mọi người dân.
Công tác sản xuất và quản lý được thực hiện trên cơ sở đảm bảo các chỉ tiêu
ban đầu đề ra. Ta đi xem xét một số năm thực hiện theo chỉ tiêu này.
Biểu 13: So sánh tiêu chuẩn bia Halida.
Các chỉ tiêu Tiêu chuẩn 1998 1999 2000
- Chỉ tiêu hoá học
+ Độ đường ban đầu (oS)
+ Hàm lượng cồn (% V)
+ hàm lượng CO2 (g/l)
+ Độ chua ( g/l)
+ Độ màu (EBC)
10,5
3,5
>3,5
< 1,71
78
10,50,2
3,30,2
>4,5
<1,53
68
10,50,2
3,30,2
>4,7
<1,53
6,58
10,50,2
3,30,2
>4,7
<1,53
6,58
- Chỉ tiêu vi sinh
+ Vi khuẩn hiếu khí
< 100 khuẩn
< 100 khuẩn
< 100 khuẩn
< 100 khuẩn
51
+ Vi khuẩn kị khí
+ Ecoli
+ Nấm men/ mốc
+ Vi sinh vật gây đục
+ Vi khuẩn gây bệnh
lạc/ 1ml bia
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
lạc/ 1ml bia
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
lạc/ 1ml bia
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
lạc/ 1ml bia
Không có
Không có
Không có
Không có
Không có
- Thời gian bảo quản tốt nhất 90 ngày 90 ngày 90 ngày 90 ngày
Nhìn vào biểu trên đây ta thấy, hầu hết các tiêu chuẩn chất lượng của
bia Halida là không thay đổi. Chỉ có diều hàm lượng CO2 tăng lên là do nhà
máy áp dụng hệ thống lên men khép kín làm cho lượng CO2 ít mất đi trong
quá trình lên me. Ưu đieemr cho công nghệ này là tiết kiệm được lượng khí
CO2 và làm tăng độ giải khát của sản phẩm.
* Đối với bia Carlsberg.
Là mặt hàng cao cấp tập trung người chủ yếu vào tầng lớp người có thu
nhập cao ở thành phố và thị xã lớn. Do vậy, chất lượng sản phẩm đòi hỏi cần
phải cao. Việc sản xuất được thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu yêu cầu của
hãng Carlsberg quốc tế. Có thể nói việc tiêu thụ bia Carlsberg chủ yếu tập
trung vào loại bia chai Carlsberg 330 ml. Do đó, công ty cần tập trung vào
loại sản phẩm này và khuyếch trương sản phẩm với những trang quảng cáo
thu hút người quan tâm và hấp dẫn hơn nữa.
Biểu 14: So sánh tiêu chuẩn bia Carlsberg.
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn 1998 1999 2000
- Chỉ tiêu hoá học
+ Độ đường ban đầu (oS)
+ Hàm lượng cồn (% V)
+ hàm lượng CO2 (g/l)
+ Độ chua ( g/l)
+ Độ màu (EBC)
11
4
>3,5
< 1,71
78
11,50,2
3,80,2
>4,7
<1,53
68
11,50,2
3,90,2
>4,9
<1,53
78
11,50,2
3,90,2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam Á.pdf