Tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống hoa lily socbonne và hoa lay ơn đỏ đô vụ đông xuân năm 2008 – 2009 tại thành phố Lạng Sơn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGHUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU THÚY CHINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO CẮT CÂY VÀ
THỜI GIAN NUÔI CỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ GIỐNG HOA
LILY SOCBONNE VÀ HOA LAYƠN ĐỎ ĐÔ VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2008 – 2 0 0 9 T Ạ I THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGHUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU THÚY CHINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO CẮT CÂY VÀ
THỜI GIAN NUÔI CỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ GIỐNG HOA
LILY SOCBONNE VÀ HOA LAYƠN ĐỎ ĐÔ VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2008 – 2 0 0 9 T Ạ I THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60. 62. 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LUÂN THỊ ĐẸP
Thái Nguyên, năm 2 0 0 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn t...
107 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống hoa lily socbonne và hoa lay ơn đỏ đô vụ đông xuân năm 2008 – 2009 tại thành phố Lạng Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGHUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU THÚY CHINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO CẮT CÂY VÀ
THỜI GIAN NUÔI CỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ GIỐNG HOA
LILY SOCBONNE VÀ HOA LAYƠN ĐỎ ĐÔ VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2008 – 2 0 0 9 T Ạ I THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGHUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU THÚY CHINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO CẮT CÂY VÀ
THỜI GIAN NUÔI CỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ GIỐNG HOA
LILY SOCBONNE VÀ HOA LAYƠN ĐỎ ĐÔ VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2008 – 2 0 0 9 T Ạ I THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60. 62. 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LUÂN THỊ ĐẸP
Thái Nguyên, năm 2 0 0 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào.
Mọi việc giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã đƣợc cảm ơn, các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tháng 4 năm 2009
Tác giả luận văn
Chu Thúy Chinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của:
Cô giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Luân Thị Đẹp, Thầy giáo hƣớng dẫn
PGS.TS. Đào Thanh Vân đã giúp đỡ tận tình về phƣơng hƣớng và phƣơng
pháp nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thiện luận văn.
Khoa Sau đại học, khoa Nông Học, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm
Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện về thời gian, địa điểm nghiên
cứu, phƣơng tiện vật chất cho tác giả.
Lạng Sơn, 2009
Tác giả luận văn
Chu Thúy Chinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................2
3. Yêu cầu..........................................................................................................2
4.Ý nghĩa của đề tài...........................................................................................2
CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học...........................................................................................3
1.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại ảnh của hoa Lily và
hoa Layơn..........................................................................................................4
1.2.1. Hoa Lily...................................................................................................4
1.2.1.1. Nguồn gốc.............................................................................................4
1.2.1.2. Đặc điểm thực vật học..........................................................................4
1.2.1.3. Kỹ thuật nhân giống lily.......................................................................7
1.2.1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh..........................................................9
1.2..2. Hoa Layơn............................................................................................11
1.2.2.1. Đặc điểm hình thái.............................................................................11
1.2.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh...........................................................................12
1.2.2.3 Nhân giống Layơn...............................................................................14
1.2.2..3.1. Nhân giống hữu tính( Nhân giống bằng hạt).................................14
1.2.2..3.2. Nhân giống vô tính.........................................................................15
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới.......................................16
1.3.1. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở châu Á.........................................................23
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Việt Nam...................................25
1.3.3. Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam........................................................29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.3.4.Phương hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu hoa tươi đến năm 2015
của nước ta......................................................................................................30
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lily & hoa layơn ở Việt Nam..........................31
CHƢƠNG 2- ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................33
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu...............................................................................33
2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..........................................33
2.2.1. Nội dung................................................................................................33
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................33
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................35
2.2.3.1. Các chỉ tiêu ở thời kỳ bảo quản..........................................................35
2.2.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng....................................................................35
2.2.3.3. Các chỉ tiêu về hoa.............................................................................35
2.2.3.4. Độ bền hoa........................................................................................36
2.2.3.5. Tình hình sâu bệnh............................................................................36
2.2.3.6.Hạch toán thu chi................................................................................36
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................37
3.1. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lƣợng củ
giống hoa lily Socbonne vụ đông xuân năm 2008 – 2009 tại thành phố Lạng
Sơn...................................................................................................................37
3.1.1. Tình hình ra rễ, nảy mầm của củ Lily trong quá trình bảo quản..........37
3.1.2. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến sức nảy mầm
của giống lily...................................................................................................40
3.1.3.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến khả năng
sinh trưởng của lily Socbonne.........................................................................41
3.1.4. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các giai
đoạn sinh trưởng và phát triển của giống lily Socbonne................................44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1.5.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ
tiêu về hình thái hoa lily Socbonne ................................................................47
3.1.6.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ
tiêu về năng suất, chất lượng hoa lily socbonne.............................................48
3.1.7.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền của
hoalily Socbonne thí nghiệm...........................................................................51
3.1.8. Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Socbonne thí nghiệm.........54
3.1.9. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm giống hoa lily
Socbonne.........................................................................................................55
3.2. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lƣợng củ
giống hoa layơn đỏ đô vụ đông xuân năm 2008 - 2009 tại thành phố Lạng
Sơn...................................................................................................................56
3.2.1. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến sức nảy mầm
của giống Layơn..............................................................................................56
3.2.2.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến khả năng
sinh trưởng của layơn Đỏ đô...........................................................................57
3.2.3. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các giai
đoạn sinh trưởng phát triển của hoa layơn.....................................................60
3.2.4.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ
tiêu về hình hoa thái hoa layơn đỏ đô.............................................................62
3.2.5.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ
tiêu về năng suất hoa.......................................................................................64
3.2.6. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền hoa
layơn đỏ đô......................................................................................................68
3.2.7. Hạch toán thu chi...................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................72
1. Kết luận.......................................................................................................72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1. Đối với hoa lily Socbonne........................................................................72
1. 2. Đối với hoa layơn đỏ đô..........................................................................72
2. Đề nghị........................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC CÁC BẢNG VÀ PHỤ LỤC
Bảng và đồ thị
Đồ thị 1.1. Diện tích trồng hoa, cây cảnh của một số nƣớc trên thế giới........16
Đồ thị 1.2. Tình hình tiêu thụ hoa cắt trên đầu ngƣời và giá trị thị trƣờng (100
triệu Euro) của một số nƣớc trên thế giới........................................................18
Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu hoa một số nƣớc năm 2002.................................19
Bảng 1.2: Giá trị nhập khẩu hoa một số nƣớc năm 2002................................20
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nƣớc trên thế giới (ha)..........21
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất hoa Hàn Quốc..................................................24
Bảng 1.5. Diện tích và giá trị sản lƣợng hoa cây cảnh ở Việt Nam năm
2003.................................................................................................................26
Bảng 1.6: Diễn biến diện tích trồng hoa ở Việt Nam......................................29
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến tỷ lệ nảy
mầm của giống lily Socbonne.........................................................................37
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến tỷ lệ ra rễ
của giống lily Socbonne..................................................................................39
Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến sức nảy
mầm của giống Lily Socbonne........................................................................40
Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến động thái
ra lá của giống Lily socbonne..........................................................................42
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến động
thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống Lily Socbonne................................43
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các giai
đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống lily Socbonne ................................45
Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số
chỉ tiêu về hình thái của giống lil y Socbonne.................................................47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến năng
suất giống lily Socbonne ................................................................................49
Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến phân loại
hoa lily Socbonne............................................................................................51
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền
hoa của giống lily Socbonne ..........................................................................52
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến tình
hình bệnh hại giống hoa lily Socbonne..........................................................54
Bảng 3.12. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm để giống
hoa lily Socbonne............................................................................................55
Bảng 3.13: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến sức nảy
mầm của giống Layơn đỏ đô...........................................................................56
Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ động thái ra
lá của giống layơn Đỏ đô ...............................................................................57
Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến động
thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống Layơn đỏ đô .................................59
Bảng 3.16: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các giai
đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống layơn đỏ đô....................................61
Bảng 3.17: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số
chỉ tiêu về hình thái của giống layơn..............................................................63
Bảng 3.18: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ năng suất
của giống layơn đỏ đô.....................................................................................65
Bảng 3.19: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến phân
loại hoa layơn đỏ đô........................................................................................67
Bảng 3.20: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền
hoa cắm giống layơn đỏ đô.............................................................................68
Bảng 3.21: Sơ bộ hạch toán thu chi các công thức hoa layơn đỏ đô.............71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm..................77
Phụ lục 1: Tình hình thời tiết khí hậu vụ đông xuân năm 2007 – 2008 và vụ
đông xuân năm 2008 – 2009 tại thành phố Lạng Sơn.....................................79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hoa Lily và hoa Layơn là những loài hoa có nguồn gốc ôn đới, có vẻ
đẹp sang trọng, đƣợc thị hiếu ngƣời tiêu dùng rất ƣa chuộng và hiện đang là
những loại hoa có giá trị kinh tế cao.
Vào những dịp vui vẻ, lễ tết nhất là những ngày tết âm lịch nếu có
đƣợc một bình hoa lily hoặc layơn thì hy vọng sẽ mang may mắn đến cả năm.
Cái vẻ rực rỡ, tràn đầy mầu sắc sang trọng, cùng với hƣơng thơm chúng làm
tăng vẻ đẹp cho nhau, làm cho cả gian phòng toát lên không khí tƣơi vui đầm
ấm.
Trong chiến lƣợc phát triển nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam, việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện
tích đất đai đang là một yêu cầu bức thiết của sản xuất.
Thực tế trong những năm qua, ở hầu hết tất cả các địa phƣơng trong cả
nƣớc đã có nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế
cao, trong đó phải kể đến là những mô hình trồng hoa có giá trị cao.
Lạng Sơn là một tỉnh biên giới ở phía bắc của tổ quốc, có khí hậu lạnh
thích hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của hoa lily và hoa layơn. Lạng Sơn
có đầy đủ mọi điều kiện để phát triển nghề trồng hoa, nhất là trồng lily và
layơn để phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu. Tuy nhiên, giống của hai loại
hoa đều phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài, giá đắt ( 14.000 – 15.000đ/củ lily và
800 – 1000đ/củ layơn). Mặt khác chủng loại hoa đơn điệu, chất lƣợng giống
không đảm bảo cho nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Do
vậy việc nghiên cứu sản xuất củ giống trong nƣớc, nhằm hạ giá thành sản
xuất, chủ động cung ứng giống cho thị trƣờng là rất cần thiết. Xuất phát từ
những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu ảnh hƣởng của
chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lƣợng củ giống hoa lily
Socbonne và layơn đỏ đô tại Lạng Sơn".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tận thu củ giống hoa Lily và layơn vụ trƣớc để cung
cấp giống hoa cho sản xuất.
3. Yêu cầu
- Xác định đƣợc chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ sau thu hoạch đến
tỷ lệ nảy mầm, khả năng sinh trƣởng và chất lƣợng của giống hoa Lily
- Xác định đƣợc chiều cao cắt cây và thời gian để củ sau khi thu hoạch
hoa đến tỷ lệ nảy mầm, khả năng sinh trƣởng và chất lƣợng của giống hoa
Layơn.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học: giúp học viên
phƣơng pháp trong nghiên cứu khoa học nhƣ xác định vấn đề cần nghiên cứu,
phƣơng pháp tiến hành và trình bày 1 báo cáo khoa học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Xác định đƣợc một số biện pháp kỹ
thuật để giống trong sản xuất giống hoa lily và Layơn tại Lạng Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Các giống hoa lily và layơn nhập nội có nguồn gốc từ các vùng khí hậu
lạnh và ẩm đƣợc trồng ở Việt Nam trên các vùng cao nguyên (Đà Lạt, Sapa).
Khi du nhập vào nƣớc ta 2 loại hoa trên đã trở thành những loại hoa đƣợc ƣa
thích nhất, bởi nó có vẻ đẹp rất đặc trƣng lại có hƣơng thơm mát dịu, có nhiều
mầu sắc khác nhau. Chính vì vậy nhu cầu tiêu thụ 2 loại hoa này trên thị
trƣờng Việt Nam ngày càng tăng, đồng thời nó cũng đang đƣợc nghiên cứu
đƣa vào sản xuất với qui mô lớn để trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn
của ngành trồng hoa Việt Nam. Hoa Lily, layơn chủ yếu trồng ở Đà Lạt một
vài năm gần đây đã trồng thành công ở Sapa và đặc biệt hiện nay đang trồng
thử nghiệm ở Đồng bằng bắc bộ vào vụ Đông (thời tiết thích hợp để cây sinh
trƣởng và phát triển). Mặc dù vậy, trong thực tế sản xuất hoa ở nƣớc ta còn rất
hạn chế về diện tích canh tác cũng nhƣ năng suất, sản lƣợng, giá thành hoa cắt
cành lại cao. Một trong những lí do chính dẫn đến những hạn chế này là
chúng ta vẫn hoàn toàn thụ động trong vấn đề giống. Nguồn củ giống ở nƣớc
ta phải nhập nội, chủ yếu ở Hà Lan và Trung Quốc nên giá thành cao. Do vậy
việc nghiên cứu các phƣơng pháp sản xuất củ giống nhằm chủ động giống
trong việc mở rộng sản xuất là rất cần thiết.
Sau khi thu hoạch hoa, củ giống cần một thời gian để tích luỹ vật chất
vào trong củ để đủ điều kiện nhân giống cho vụ sau. Việc thời gian thu củ và
chiều cao cắt cây ảnh hƣởng đến khả năng tích luỹ vật chất vào củ và sẽ có
ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh trƣởng, phát triển của hoa sau này. Việc
nghiên cứu chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ là một phƣơng pháp dễ làm,
sau khi cắt hoa ta để lại thân và củ trong đất với những quãng thời gian khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
nhau với chiều cao thân khác nhau để đánh giá chất lƣợng củ sau này làm
giống.
1.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại ảnh của hoa Lily
và hoa Layơn
1.2.1. Hoa Lily
1.2.1.1. Nguồn gốc
Hoa Lily trên thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc và đây cũng là
nƣớc trồng hoa lily sớm nhất. Những nghiên cứu cho rằng việc trồng lily để
lấy củ ăn làm thuốc bắt đầu từ đời nhà Đƣờng ( Trung Quốc), nhƣng trƣớc đó
cũng có nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa lily, nhƣ vậy hoa lily đƣợc trồng
lúc đầu với hai mục đích làm thuốc và thƣởng thức vẻ đẹp. Đến cuối thế kỷ
XVI các nhà thực vật học ngƣời Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống
lily, đến đầu thế kỷ XVII lily đƣợc di thực từ châu Âu sang châu Mỹ và đến
thế kỷ XVIII các giống lily của Trung Quốc di thực sang châu Âu nhờ vẻ đẹp
và hƣơng thơm nên nó nhanh chóng phát triển và đƣợc coi là cây quan trọng
của châu Âu và châu Mỹ ( Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2005)[4].
1.2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Lily là cây thân thảo lâu năm, phần dƣới mặt đất gồm thân vẩy, thân
vẩy con, thân rễ và rễ. Phần trên mặt đất gồm lá, cán thân, mầm hạt ( một số
không có mầm hạt)
a/ Thân vẩy
Thân vẩy là phần phình to của thân biến thành, trên đĩa thân vẩy có vài
chục vẩy hợp lại, có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình elip… Chất
đất, kỹ thuật trồng và tuổi của thân vẩy ảnh hƣởng đến hình thái thân, không
có vỏ bao bọc. Mầu sắc thân vẩy tuỳ theo loài, giống khác nhau có mầu trắng,
vàng, đỏ cam, đỏ tím…Độ lớn của thân vẩy khác nhau do loài, giống. Loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
nhỏ chu vi 6 cm nặng 7 – 8g, loại to chu vi 24 – 25 cm nặng trên 100g, loại
đặc biệt chu vi 34 – 35 cm nặng 350g.
Độ lớn của thân vẩy tƣơng quan chặt chẽ với số nụ hoa. Ví dụ giống
lily loại Thơm chu vi 10 – 13cm có 1- 2 nụ, chu vi 12 – 14cm có 2- 4 nụ, chu
vi 14 – 16cm có trên 4 nụ.
Vốn có hình elip, hình kim xoè ra có đốt hoặc không có đốt, mầm vẩy
to ở ngoài, nhỏ ở trong là nơi dự trữ của thân vẩy. Trong đó nƣớc chiếm 70%,
chất bột 23%, một ít lƣợng protein, chất khoáng, chất béo. Bóc bỏ lớp thân
vẩy thì tốc độ nảy mầm của củ càng nhanh, nhƣng giảm tốc độ hình thành và
lớn lên của các cơ quan, giảm số lá và hoa, hoa ra muộn hơn.
Việc lựa chọn củ giống to hay nhỏ phụ thuộc vào chất lƣợng của hoa
mà ta cần. Theo nguyên tắc thông thƣờng, củ giống càng nhỏ thì nụ hoa trên
mỗi cành càng ít, thân càng ngắn thì cây càng nhẹ.
Trong điều kiện thích hợp, tức là trong thời kỳ sinh trƣởng của thực vật
mà có ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ thấp vừa đủ thì tốt nhất nên trồng củ giống
hoa lily loại nhỏ. Nếu thời kỳ trồng là từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 3 năm
sau, do ánh sáng thiếu và ngắn (mùa Đông) hoặc ở giai đoạn nhiệt độ quá cao
(mùa Hè) thì nên chọn loại củ giống hơi to một chút. Chúng ta nên chú ý đến
một số loại giống trong hệ lai châu Á và hệ lai Đông Phƣơng nếu trồng củ
giống quá to sẽ có nguy cơ bị cháy lá. Bảng dƣới đây sẽ thể hiện cỡ củ giống
trong từng hệ lai hoa lily
Hệ lai châu Á 9-10cm, 10-12cm, 12-14cm, 14-16cm, 16cm và lớn hơn
Hệ lai Đông
Phƣơng
12-14cm, 14-16cm, 16-18cm, 18-20cm, 20-22cm, 22cm
và lớn hơn
Hệ lai Longiflorum 10-12cm, 12-14cm, 14-16cm, 16cm và lớn hơn
Hệ L/A 10-12cm, 12-14cm, 14cm và lớn hơn
Trồng hoa lily cắt cành và hoa chậu- Trung tâm hoa thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
b/ Rễ
Rễ Lily gồm 2 phần: rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên do
phần thân mọc dƣới đất sinh ra có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nƣớc và dinh
dƣỡng, tuổi thọ 1 năm. Rễ gốc gọi là rễ dƣới, sinh ra từ gốc thân vẩy, có nhiều
nhánh to khoẻ, là cơ quan chủ yếu hút nƣớc và dinh dƣỡng của lily, rễ lily có
tuổi thọ đến 2 năm.
c/ Lá
Lily nhiều lá mọc rải rác thành vòng thƣa, hình kim, xoè, hình thuỗn,
hình giải đầu hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn, xanh, lá to hay nhỏ
tuỳ thuộc vào giống, điều kiện trồng và thời gian xử lý. Lá có từ 1 – 7 gân,
gân giữa rõ ràng hơn, giữa lá lõm xuống, lá mầu xanh bóng mềm.
d/ Củ con và mầm hạt
Đại bộ phận Lily có củ con ở gần thân rễ có đƣờng chu vi 0,5 – 3cm số
lƣợng tuỳ thuộc giống và điều kiện trồng. Giống lily Quyển Đan và các giống
tạp Giao mạch lá có mầm hạt hình cầu hoặc hình trứng. Khi chín có mầu tím
tối, chu vi từ 0,5 – 1,5cm.
e/ Hoa
Hoa Lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên hoa, bao hoa hình lá nhỏ. Hoa
chúc xuống, vƣơn ngang hoặc hƣớng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để
phân loại lily nhƣ dạng hình loa kèn thì 1/3 phía trƣớc cong ngƣợc lên, dạng
hình phễu thì 1/3 phía trƣớc cong ngƣợc ra, dạng hình cái cốc, phía trƣớc hơi
cong, dạng hình cầu có 6 cánh hoa thành 2 vòng nối nhau do 3 vòng đài và 3
cánh tạo thành, mầu sắc nhƣ nhau nhƣng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có hình
elip, gốc có tuyến mật. Nhị đủ 6 cái giữa có cuống mầu xanh nhạt gắn với
nhau thành hình chữ T trục hoa nhỏ dài, đầu trục phình to có 3 khía, tử phòng
ở trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Mầu sắc hoa lily rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng cam, đỏ
tím…phấn hoa có mầu vàng, đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím.
f/ Quả
Hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, 3 ngăn, hạt hình bẹt, xung
quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hình 3 góc, vuông dài, độ lớn, trọng lƣợng
hạt và số lƣợng hạt tuỳ theo giống. Trong điều kiện khô lạnh bảo quản đƣợc
3 năm (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2005) [4].
1.2.1.3. Kỹ thuật nhân giống lily
Có thể nhân giống Lily bằng cách cắm cành, tách củ, nuôi cấy mô,
nhân bằng hạt, mầm hạt…
a/ Giâm vẩy
Thời gian giâm vào mùa Xuân và mùa Thu khi đào củ, chọn củ to mập
bóc bỏ lớp vẩy khô hoặc thối bên ngoài, rồi bóc lấy vỏ lành khoẻ đem ngâm
trong dung dịch Foocmalin 80 lần trong 20 phút, lấy ra dùng nƣớc rửa sạch,
hong khô. Vƣờn ƣơm chọn nơi nhiệt độ ổn định thƣờng xuyên duy trì từ 20 –
25
o
C, không có ánh sáng chiếu xạ. Vƣờn giâm chiều rộng 40 – 100m, chiều
dài tuỳ ý, chất nền có thể dùng cát thô, cục than bùn, tốt nhất là dùng than bùn
có đƣờng kính 0,2 – 0,5cm, độ dày 8 – 10 cm. Giâm vẩy bằng cách cắm
nghiêng vẩy vào đất nền cách nhau 3cm, độ sâu cắm bằng 1/3 đến chiều dài
vẩy. Để kích thích ra rễ có thể dùng NAA nồng độ 100 mg/l phun vào vẩy tỷ
lệ ra rễ cao và củ ra rễ nhanh, cây sinh trƣởng nhanh. Khi chăm sóc dùng bình
phun nƣớc vào vẩy làm cho vẩy tiếp xúc tốt với đất nền, duy trì ở nhiệt độ 20
– 25oC, độ ẩm 30-35%, sau đó tƣới ít nƣớc đề phòng vẩy bị thối. Sau 40 – 60
ngày ở vết thƣơng của vẩy sẽ ra củ con có rễ, mỗi vẩy có thể đẻ ra 1 – 4 củ
con, khi mỗi củ con có đƣờng kính 0,3 – 1cm sẽ mọc ra 1 -5 rễ con, đợi khi củ
con lớn có thể bứng cây con đi chăm sóc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
b/ Tách củ
Thƣờng thực hiện vào mùa Xuân và mùa Thu. Chọn củ không sâu bệnh
chu vi từ 8 – 10 cm ngâm trong dung dịch Foocmalin 1/80 trong 30 phút lấy
ra rửa sạch hong khô. Lily là cây ƣa khí hậu mát và ẩm nên đất trồng phải
chọn nơi nhiệt độ trung bình tháng 7 không quá 22oC, đất tốt tơi xốp có điều
kiện tƣới nƣớc, luống rộng từ 100 – 120cm, độ dài tuỳ ý. Khoảng cách hàng
và cách cây 10x20cm, mỗi luống rạch 5-6 hàng sâu 12cm, rạch xong tƣới đủ
nƣớc đợi nƣớc ngấm rồi đặt củ vào hàng cách nhau 10cm, sau đó lấp đất dày
8- 10cm. Chăm sóc cây con sau khi cây mọc đều thì bón 1 ít đạm, có thể kết
hợp bón FeSO4 để điều chỉnh độ chua. Mỗi ha bón 37kg (NH4)2HPO4, 74kg
ure, 3,75kg SO4
2- hoà phân vào nƣớc để tƣới. Sau 20 ngày bón một lần nữa
giống nhƣ trên, đến giữa tháng 6 khi cây bắt đầu có nụ thì mỗi ha bón 75kg
(NH4)2HPO4, 22,5 kg KH2PO4 để củ lớn nhanh. Cuối tháng 6 thì phun lên lá
dung dịch K2SO4, KH2PO4 và axit boric với lƣợng 22,5kg, 15kg, 30kg cho
mỗi ha. Cứ 10 ngày phun 1 lần cho đến cuối tháng 7 để đảm bảo an toàn, nếu
hoà vào nƣớc thì sử dụng với nồng độ phân là 0,3% nếu phun lên lá thì dùng
nồng độ 0,2% [4].
c/ Nhân giống bằng hạt
Nhân giống Lily bằng hạt thƣờng hạn chế ở một số giống nhƣ: dòng
lily Thơm, lily Đài Loan, lily Vƣơng. Hạt lily ở trong 3 ngăn nhỏ, hạt chín có
mầu nâu, dẹt bằng mỗi quả có trên 100 hạt, có thể gieo hạt vào chậu hoặc vào
khay, đất gieo hạt đƣợc phối trộn theo tỷ lệ: đất vƣờn-mùn - cát nhỏ = 2 : 2 : 1
trộn thêm một lƣợng phân bón cho hoa. Đáy chậu cần lót sỏi để thoát nƣớc.
Hạt gieo cách nhau 2 – 3cm, gieo hạt xong phủ 1 lớp đất mỏng. Hạt mới thu
về thì nảy mầm nhanh bảo quản càng lâu sức nảy mầm càng kém. Đặt chậu
gieo hạt vào trong nhà ấm, đậy kính hoặc nilon lên trên để giữ nhiệt. Khi nảy
mầm trƣớc hết mọc ra lá mầm giống nhƣ cỏ sau đó ra lá rất nhanh, gieo hạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
vào vụ xuân đến vụ thu đã có một số lớn cây ra hoa. Nhân giống bằng hạt có
nhiều ƣu điểm, đƣợc nhiều cây khoẻ không bị bệnh, có thể đƣợc những loại
hình mới do tạp giao. Nhƣng đối với đa số Lily từ gieo hạt cho đến khi ra hoa
phải mất từ 3 đến 4 năm nên ngƣời ta ít sử dụng phƣơng pháp này [4].
d/ Nhân giống bằng mầm hạt:
Có một số Lily nách lá có thể sinh ra nhiều mầm hạt đen tím, mầm hạt
là do một số vẩy hợp lại nó có thể ra rễ, ra lá nếu hái xuống rồi trồng có thể
thành cây con.
1.2.1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
a/ Nhiệt độ
Lily là cây chịu rét khá chịu nóng kém, ƣa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ
thích hợp ban ngày là 20 – 25oC ban đêm là 12oC. Nhiệt độ là yếu tố ảnh
hƣởng đến sinh trƣởng và phát dục của lily, quan trọng nhất là ảnh hƣởng đến
nẩy mầm của hạt, đến phát dục của thân, đến sinh trƣởng của lá. Xử lý củ
giống dòng tạp giao lily Thơm ở nhiệt độ 45oC trong 5 tuần, có thể kích thích
lá vƣơn dài, đốt dài và tỷ lệ sinh trƣởng của cây (1.65 lá/ngày), nhƣng làm
cho thân nhỏ hơn, giảm số lá và nụ, sau khi xử lý 18 tuần làm giảm rõ rệt tỷ lệ
sinh trƣởng và số lá. Từ khi xuất hiện nụ cho đến khi ra hoa nhiệt độ chênh
lệch ngày/đêm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của thân, nếu nhiệt độ chênh lệch
từ -16oC đến 16oC thì độ cao của thân từ 14,2 đến 27cm. Nhiệt độ còn là nhân
tố quan trọng điều tiết, khống chế sự phân hoá hoa. Sự ra hoa của các giống
thuộc dòng tạp giao châu á và tạp giao Lily Thơm đều cần một số ngày nhiệt
độ thấp nhất định để thực hiện việc xuân hoá thì mới có thể ra hoa đƣợc
( Trần Thế Truyền)[14].
b/ Ánh sáng
Lily là cây ƣa sáng, nhƣng ở môi trƣờng hơi bị che sáng thì càng thích
hợp, khoảng 70 – 80% ánh sáng tự nhiên là tốt nhất là với thời kỳ 20cm. Lily
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
là cây dài ngày, chiếu sáng dài hay ngắn không những ảnh hƣởng đến phân
hoá hoa mà còn ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát dục của hoa. Boontpes 1973
phát hiện trong quá trình hoạt hoá, mỗi ngày tăng thêm 8 giờ chiếu sáng có
thể ra hoa sớm 5 tuần, xử lý dài ngày sẽ tăng tốc độ sinh trƣởng và số lƣợng
hoa. Miller (1984) nhận thấy ngày ngắn làm tăng chiều cao cây, cuống hoa và
đốt cũng dài thêm, chất lƣợng hoa giảm. Chất lƣợng ánh sáng cũng ảnh hƣởng
rõ rệt đến sự sinh trƣởng phát dục của củ. Suk (1960) nghiên cứu ảnh hƣởng
của ánh sáng lam, đỏ, hồng ngoại đến sự hình thành củ con của Casabanca và
ConnecticutKing cho thấy tia hồng ngoại làm tăng số lƣợng củ con. Nhƣng
chất lƣợng ánh sáng không ảnh hƣởng đến độ lớn của củ[4].
c/ Nước
Đất khô hoặc quá nhiều nƣớc đều ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát dục
của Lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nƣớc, giai đoạn ra hoa yêu cầu nƣớc
giảm nhiều nƣớc củ dễ bị thối và rụng nụ. Ẩm độ thích hợp nhất cho lily sinh
trƣởng, phát triển từ 80 – 85%. Nếu ẩm độ biến động lớn sẽ dẫn đến cháy lá.
d/ Không khí:
Độ nhạy cảm Ethylen ở các giống khác nhau. Giống của dòng châu Á mẫn
cảm nhất, các dòng khác yếu hơn khi chiếu sáng bổ sung 200w/m2, nếu nồng
độ CO2 trong nhà vƣờn tới 1000u/g sẽ giảm mức độ nụ bị bại dục và tăng
đƣợc phẩm chất hoa (Bùi Bảo Hoàn)[1].
e/ Đất:
Lily có thể trồng trên mọi loại đất, nhƣng tốt nhất là trồng trên đất
nhiều mùn, đất thịt pha cát và thoát nƣớc. Lily rất mẫn cảm với muối, đất
nhiều muối cây không hút đƣợc nƣớc ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phân hoá
hoa và ra hoa. Đất kiềm hút sắt, magiê, nhôm không đủ dẫn tới thiếu sắc tố.
Các giống thuộc dòng tạp giao Á châu, lily Thơm yêu cầu pH = 6 – 7, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
giống thuộc dòng Phƣơng Đông yêu cầu thấp hơn pH = 5,5 – 6,5. Đất thiếu
canxi lily dễ bị vàng lá, không ngọn lá.
f/ Phân bón:
Sau khi trồng lily 3 tuần là giai đoạn cần nhiều dinh dƣỡng nhất, bởi
lúc này rễ non dễ bị ngộ độc muối. Lily cũng mẫn cảm với Flor dễ bị cháy lá
vì vậy không bón các loại phân có chứa Flor cao mà bón loại phân có hàm
lƣợng Flor thấp nhƣ CaHPO4 [4].
1.2..2. Hoa Layơn
Cây Layơn tên khoa học là Gladiolus communis Lin. có nguồn gốc từ
các nƣớc châu Phi nhiệt đới và vùng Trung Cận Đông (phía Tây của châu Á)
là loài cho hoa đẹp, nên đƣợc trồng rất rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới
(trừ cực Bắc bán cầu và những nơi có khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh) với
nhiều dạng lai, màu sắc khác nhau. Layơn đƣợc nhập vào châu Âu 1850 và
vào Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Ở Việt Nam Layơn cũng đƣợc trồng rải rác
ở hầu khắp các tỉnh, nhƣng tập trung chủ yếu ở những vùng chính nhƣ Đà
Lạt, Hải Phòng. Những vùng mát mẻ, trên núi cao Layơn đƣợc trồng quanh
năm, còn vùng Đồng bằng chỉ trồng đƣợc vào vụ Đông – Xuân [5].
1.2.2.1. Đặc điểm hình thái
a/ Thân
Cây hoa layơn có dạng thân thảo, thân giả đƣợc kết bởi các bẹ lá xếp
chồng lên nhau, bẹ lá trƣớc xếp chồng lên bẹ lá sau.
b/ Lá
Lá cứng hình lƣỡi kiếm có 7 đến 9 nếp gấp, cuống lá góc rộng và to
thành hình nhƣ cái bao, bao lấy củ; lá dài 30 - 80 cm, rộng 4 - 5 cm có gân
dọc. Giữa phiến lá và bẹ lá không phân biệt rõ ràng. Lá xếp thành 2 dãy mọc
thẳng đứng, trên mặt lá phủ một lớp phấn sáp ít thấm nƣớc.
c/ Hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Bên trong hoa có những cụm hoa hình sim. Bao hoa dính nhau tạo
thành một khối gồm 2 vòng hoa, nhị còn lại 3 cái ở vòng trong hoa, bao phấn
hƣớng ngoài, màng bao phấn thƣờng có một rãnh, bộ nhị lợp, lá noãn bầu
dƣới. Cánh hoa có loại bằng, lƣợn sóng…
d/ Củ và rễ
Layơn có bộ rễ chùm phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở lớp đất mặt 0
- 15 cm. Có 2 loại rễ: rễ mọc từ giống ban đầu (củ mẹ) gọi là rễ sơ cấp và rễ
mọc từ củ con do củ mẹ đẻ ra gọi là rễ thứ cấp. Củ thực chất chính là thân
ngầm của cây layơn.
e/ Quả
Quả có 3 ô, trong quả chứa nhiều hạt nhỏ (1 quả có từ 100 - 500 hạt).
Noãn có phôi tâm lục, nội nhũ nhẵn [5].
1.2.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh
a/ Nhiệt độ
Trong điều kiện nhiệt độ trung bình > 5oC, tổng tích ôn của layơn phụ
thuộc vào thời gian sinh trƣởng của từng giống. Giống ngắn ngày có thời gian
sinh trƣởng 65 - 70 ngày; giống trung bình có thời gian sinh trƣởng 70 - 75
ngày; giống dài ngày có thời gian sinh trƣởng 80 - 100 ngày. Kể từ khi gieo
trồng cho đến khi ra hoa tổng tích ôn từ 2300 - 2600oC. Layơn ƣa khí hậu mát
mẻ, không chịu đƣợc nắng nóng, ở vùng nhiệt đới nhiệt độ mùa hè cao quá sẽ
ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sinh trƣởng của cây và chất lƣợng hoa, sâu bệnh
cũng thƣòng hại nặng. Trƣớc khi cây phân hoá hoa và lúc cây có 5,6 lá cần
nhiệt độ mát mẻ 15 - 22oC nếu không hoa sẽ bị mù, tỷ lệ hoa nở hoa thấp.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ đến thời gian sinh trƣởng của giống layơn
đỏ đô nhƣ sau: Nếu nhiệt độ trung bình là 12oC thì thời gian sinh trƣởng
khoảng 110 - 120 ngày, nhiệt độ tăng lên 15oC thì thời gian sinh trƣởng chỉ
còn 90 - 100 ngày, nhiệt độ là 20oC thì thời gian sinh trƣởng cũng giảm theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
còn 70 - 80 ngày, nhiệt độ tăng lên 25oC thì thời gian sinh trƣởng giảm xuống
60 - 70 ngày, nhƣ vậy nhiệt độ càng tăng thì thời gian sinh trƣởng càng giảm.
b/Ánh sáng
Layơn là cây ƣa sáng, giai đoạn đầu sau khi trồng cây sống nhờ vào
dinh dƣỡng ở củ, khi cây ra lá cây sống nhờ vào sản phẩm quang hợp của lá.
Sự phân hoá mầm hoa bắt đầu từ khi xuất hiện lá thứ 3 cho đến khi ra lá thứ
6, thứ 7 thì kết thúc. Trong thời kỳ này nếu ánh sáng không đủ thì sản phẩm
quang hợp không đủ nuôi cây, ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoa. Ngoài ra thiếu
ánh sáng, Layơn rất dễ nhiễm bệnh. Ngày ngắn, ánh sáng yếu cây thƣờng bị
bệnh héo rũ. Cƣờng độ ánh sáng cũng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây,
cƣờng độ chiếu sáng dƣới 3500 lux thì cƣờng độ quang hợp và thoát hơi nƣớc
của cây giảm, cây dễ bị vống lên cành lá yếu ớt, mầu hoa nhạt. Nếu trồng vào
vụ Đông thời gian chiếu sáng ngắn, cƣờng độ ánh sáng yếu, cần phải chiếu
sáng bổ sung để cho mầm hoa phân hoá tốt, nhiều, hoa tự dài, đồng thời tăng
đƣợc chất lƣợng hoa. Số giờ chiếu sáng tiêu chuẩn mỗi ngày từ 12 đến 16 giờ
và cƣờng độ ánh sáng là 6000 lux là phù hợp nhất [5].
c/ Đất
Layơn có thể trồng đƣợc trên cả 3 loại đất là: đất pha cát, đất thịt và đất
sét. Đất pha cát có độ tơi xốp cao, độ hổng lớn, thông khí, thấm nƣớc tốt
nhƣng độ phì kém. Layơn trồng ở đất này cần bón nhiều phân hữu cơ để bổ
sung dinh dƣỡng cho cây. Đất sét có tỷ lệ hạt sét cao, đất dính canh tác khó,
độ xốp kém, chặt dính không thích hợp trồng hoa layơn. Đất thịt có tỷ lệ hạt
sét và hạt cát cân đối nên có ƣu điểm của cả hai loại đất, là đất trồng layơn
thích hợp nhất. Layơn rất mẫn cảm với các loại muối kim loại nặng, đặc biệt
là ở đất có hàm lƣợng chì cao, rễ cây sinh trƣởng kém ảnh hƣởng đến ra
hoa[5].
d/ Nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Layơn là cây rễ củ, khi nảy mầm cũng nhƣ quá trình sinh trƣởng cần
phải có đủ nƣớc. Mỗi thời kỳ có nhu cầu nƣớc khác nhau. Sau khi trồng vài
ngày, rễ mầm nhú và phát triển, yêu cầu đất xung quanh củ phải đủ ẩm, vì vậy
trƣớc khi trồng nên tƣới nƣớc. Khi cây mọc nếu đất khô quá phải tƣới nƣớc
ngay. Trong suốt thời kỳ sinh truởng layơn đều rất cần nƣớc, đặc biệt là giai
đọan bắt đầu ra lá thứ 3 đến lá thứ 7 là thời kì cây có nhu cầu rất lớn về nƣớc,
nếu thiếu nƣớc sẽ ảnh hƣởng đến phân hoá hoa, đây cũng là giai đoạn cây
sinh truởng mạnh nhất do đó cần phải chú ý bổ sung nƣớc cho đầy đủ.[5]
e/ Không khí
Layơn khá mẫn cảm với môi trƣờng, đặc biệt là không khí. Trong
không khí chứa rất nhiều loại khí thể khác nhau tuỳ thuộc vào môi trƣờng và
tác nhân con ngƣời. Nhìn chung mỗi loại cây trồng đều có sức đề kháng với
các loại khí gây hại khác nhau. Layơn đề kháng mạnh với SO2
-
, Cl
-
, kháng
trung bình với SH2 và đề kháng yếu với khí Flo [5].
1.2.2.3 Nhân giống Layơn
Đối với hoa Layơn nguồn vật liệu ban đầu để sản xuất hoa thƣơng
phẩm là củ giống, chất lƣợng củ đóng vai trò quan trọng ảnh hƣởng lớn đến
chất lƣợng hoa sau này. Do đặc điểm củ layơn sinh sản tốt ở những vùng có
khí hậu mát mẻ, thời gian chiếu sáng dài, độ chênh lệch ngày đêm lớn. ở
những vùng này củ layơn phát dục nhanh, sinh trƣởng tốt là cơ sở cho năng
suất chất lƣợng hoa cũng nhƣ chất lƣợng củ cao. Qua kết quả nghiên cứu thấy
những vùng nhƣ: Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mộc Châu là những vùng có điều
kiện khí hậu rất thích hợp để nhân giống layơn. Có 2 hình thức nhân giống
layơn.
1.2.2.3.1. Nhân giống hữu tính( Nhân giống bằng hạt)
Layơn là cây giao phấn ( một số ít tự thụ phấn), nếu để tự nhiên một số
quả sẽ kết hạt, khi thấy mầu sắc quả chuyển sang mầu vàng khô, ta hái đem
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
về bóc lấy hạt, phơi 1 - 2 nắng nhẹ để hạt khô đồng đều. Bảo quản hạt trong
vòng 3 - 4 tháng sau đó đem gieo. Hạt gieo sẽ cho ra loại củ nhỏ, dùng củ nhỏ
đem trồng sẽ đƣợc củ nhỡ, tiếp tục đem trồng sẽ đƣợc củ to sau đó sẽ thu hoa.
Nhƣ vậy từ khi gieo hạt đến lúc có hoa phải qua 3 - 4 thế hệ kế tiếp [5].
1.2.2.3.2. Nhân giống vô tính
Nhân giống layơn bằng các củ con, nhân cả củ hoặc nuôi cấy mô.
* Nhân bằng củ con
Củ con là những củ mọc ra bên cạnh củ lớn. Số luợng củ con phụ thuộc
vào đặc tính di truyền của cây mẹ và điều kiện trồng. Đào lấy củ con vào mùa
Thu, dùng nƣớc rửa sạch và hong khô rồi đƣa vào bảo quản. Vì chất lƣợng củ
con liên quan đến chất lƣợng hoa cắt sau này, do vậy khi chọn củ con làm
giống phải chọn củ không bị bệnh, giữ củ qua vụ Xuân sang năm có thể gieo
nhân.
* Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Layơn nhân bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên
tục nhiều năm virut tích luỹ lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm
cho cây sinh trƣởng yếu hoa nhỏ. Để khắc phục hiện tƣợng trên ngƣời ta sử
dụng phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Ƣu điểm của phƣơng pháp nuôi cấy mô:
+ Hệ số nhân giống nhanh;
+ Có thể tạo ra giống mới;
+ Có thể tạo ra cây con sạch bệnh virut;
+ Không bị hạn chế bởi thời tiết, có thể chủ động về giống;
+ Tiết kiệm đất lao động và thời gian.
- Các phần lấy để nuôi cấy mô rất phong phú từ củ, lá, nụ, cuống
hoa…nhƣng lấy phần non của tai lá tốt hơn cả. Vì chúng dễ lấy, dễ khử trùng,
thời gian mọc thành cây ngắn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ
và trở thành một ngành thƣơng mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn
cho nền kinh tế các nƣớc trồng hoa và cây cảnh.
Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng
tăng lên. Trên thế giới hiện nay sản xuất hoa để xuất khẩu đang trở thành một
ngành mũi nhọn, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều có đủ các điều kiện để trở
thành một nƣớc trồng hoa chuyên nghiệp. Các nƣớc khác nhau ở những vùng
địa lý khác nhau có nhu cầu về hoa cũng khác nhau. Nhu cầu thƣởng thức hoa
của các nƣớc trên thế giới đều cùng mong muốn đƣợc sở hữu những bông hoa
đẹp, thơm, để đƣợc thời gian dài, mầu sắc phong phú. Tuy nhiên hoa là cây
trồng sống trong điều kiện tự nhiên có những loại hoa chỉ phù hợp với điều
kiện khí hậu, đất đai ở một nơi nào đó, cho nên không thể nhân ra để trồng
rộng rãi đƣợc. Có những giống lại có điều kiện thích nghi cao có thể trồng đƣợc
ở khắp mọi nơi. Tình hình xuất hoa trên thế giới đƣợc thể hiện ở đồ thị 1.1
Đồ thị 1.1. Diện tích trồng hoa, cây cảnh của một số nƣớc trên thế giới
(ha)
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
Be
lg
iu
m
Tu
rk
ey
A
us
tri
a
K
en
ya
Is
ae
l
Ec
ua
do
r
Co
sta
R
ica
A
us
tra
lia
K
or
ea
(R
ep
ub
lic
)
Co
lo
m
bi
a
Fr
an
ce
G
er
m
an
y
Sp
ain U
K
Th
ail
an
d
N
eth
er
lan
ds
Ita
ly
Ja
pa
n
Br
az
il
Ta
iw
an
M
ex
ico U
S
In
di
a
Ch
in
a
Nguồ n: Jo Wijnands, 2005
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất hoa cắt và cây cảnh không
ngừng phát triển và mở rộng ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣ: Trung Quốc, Ấn
Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Úc,
Newzealand, Kenya, Ecuador, Colombia, Israel...
Hiện nay, Trung Quốc là nƣớc có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn nhất
thế giới với diện tích là 122.600ha, nƣớc có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn
thứ hai là Ấn Độ : 65.000ha. Mỹ là nƣớc đứng thứ 3, với khoảng 60.000ha
(AIPH, 2004)[22]. Một số nƣớc châu Âu nhƣ : Pháp, Đức, Tây Ban Nha,
Anh, Hà Lan, Israel... có nghề trồng hoa phát triển, diện tích trồng hoa của
các nƣớc đều ở mức trên 15.000ha. Sản xuất hoa ở các nƣớc châu Âu chiếm
khoảng 15% lƣợng hoa trên thế giới. Ở châu Phi, Kenya là nƣớc trồng nhiều
hoa nhất với diện tích 2.180ha. Nam Phi và Zimbabwe có diện tích trồng hoa
khoảng 1.100ha.
Nhƣ vậy, diện tích trồng hoa tập trung chủ yếu ở các nƣớc châu Âu và
châu Á, một phần ở các nƣớc châu Phi.
Theo Roger và Alan, ba nƣớc sản xuất hoa lớn chiếm khoảng 50% sản
lƣợng hoa của thế giới là Nhật Bản khoảng 3,731 tỷ USD; Hà Lan khoảng
3,558 tỷ USD; Mỹ khoảng 3,270 tỷ USD.
Trên thế giới có 3 thị trƣờng tiêu thụ hoa chính là Mỹ, các nƣớc châu Âu
và Nhật Bản.
Hàng năm giá trị xuất khẩu hoa cắt trên thế giới khoảng 25 tỷ USD, đứng
đầu trong 4 nƣớc xuất khẩu hoa trên thế giới là Hà Lan 1.590 triệu USD,
Colombia 430 triệu USD, Kenya 70 triệu USD và Israel 135 triệu USD.
Đức là một trong những nƣớc nhập khẩu hoa cắt lớn nhất thế giới, với
giá trị nhập khẩu hoa cắt của Đức là 880 triệu Euro mỗi năm; Anh: 830 triệu
Euro; Mỹ: 600 triệu Euro; Canada: 203 triệu Euro. Hà Lan không chỉ là nƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
xuất khẩu nhiều hoa mà còn là một nƣớc nhập khẩu hoa lớn, giá trị nhập khẩu
chiếm khoảng 25% xuất khẩu (Jo Wijnands, 2005) [23].
Tình hình tiêu thụ hoa trung bình/ngƣời và ƣớc tính giá trị thị trƣờng của
một số nƣớc trên thế giới đƣợc thể hiện ở Đồ thị 1.2. nhƣ sau:
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
A
us
tri
a
Be
lg
iu
m
Fr
an
ce
G
er
m
an
y
Ita
ly
N
et
he
rla
nd
s
Ru
ss
ia
Sp
ai
n
Sw
ed
en
Sw
itz
er
la
nd
U
K
Ja
pa
n
U
SA
Tiêu thụ trung bình/ngƣời (Euro) Giá trị thị trƣờng (100 triệu Euro)
Đồ thị 1.2. Tình hình tiêu thụ hoa cắt trên đầu ngƣời và giá trị thị
trƣờng (100 triệu Euro) của một số nƣớc trên thế giới
Nguồn: Jo Wijnands, 2005
Tiêu thụ hoa bình quân trên đầu ngƣời hàng năm của các nƣớc trên thế
giới biến động trong phạm vi rất rộng từ vài Euro nhƣ ở Nga đến trên 90 Euro
nhƣ ở Thuỵ Sỹ. Ƣớc tính giá trị thị trƣờng cao nhất là Mỹ, đạt trên 7.000 triệu
Euro; sau đó đến Nhật, đạt gần 4.000 triệu Euro; Đức trên 3.000 triệu Euro và
Anh trên 2.000 triệu Euro...
Tính theo số lƣợng hoa cắt năm 2006, 11 nƣớc châu Âu đã xuất khẩu
175,86 triệu cành hoa cắt, trong đó Lily: 6,19 triệu cành; nhập khẩu: 67,29
triệu cành, thì Lily là 543.900 cành. Tiêu thụ hoa cắt ở châu Á cũng tăng
nhanh từ những năm 1993 trở lại đây, nhƣ : Inđonêxia năm 1993 tiêu thụ
33,93 triệu cành, năm 1999 tiêu thụ 58,99 triệu cành; Trung Quốc sản xuất và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
tiêu thụ năm 1993 khoảng 400 triệu cành, đã tăng lên 1,09 tỷ cành vào năm
1996.
Nhƣ vậy, thị trƣờng hoa cắt trên thế giới là rất lớn, bên cạnh những
thuận lợi để phát triển nghề trồng hoa, thì khó khăn cũng không nhỏ, nhất là
những thách thức thị trƣờng cho các nƣớc xuất khẩu hoa (Jo Wijnands,
2005)[23].
Ngành sản xuất hoa hiện nay đang là ngành cho thu nhập cao nhất
trong nền sản xuất nông nghiệp. Từ trồng hoa cho thu nhập cao gấp 4 - 5 lần
so với trồng các cây trồng khác. Hiện nay, trên thế giới đang có xu thế chuyển
những diện tích đất trồng cây cho thu nhập thấp sang trồng hoa có giá trị kinh
tế cao.
Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu hoa một số nƣớc năm 2002
Nƣớc
Giá trị xuất khẩu ( Triệu đôla ) Tỷ lệ thay đổi
năm 2002/2001
(%)
Tổng
số
Củ Cây
Hoa
cắt
Lá
cảnh
Toàn thế giới 9.012 790 3.589 3.858 774 + 23
Hà Lan 4.350 607 1.515 2.108 120 +17
Colombia 551 0 0 547 4 +25
Italya 546 3 352 92 100 +99
Đan Mạch 527 5 428 6 88 +95
Bỉ 354 15 186 121 33 +26
Đức 297 13 229 25 29 +13
Kenya 238 0 28 210 1 +14
Nguồn: Www.pathfastpublishing.com, 2004
Hà Lan là nƣớc xuất khẩu hoa nhiều nhất trên thế giới nên giá trị xuất
khẩu hoa của nƣớc này cũng cao nhất. Hà Lan là trung tâm sản xuất hoa của
thế giới, nhắc đến hoa thì ngƣời tiêu dùng nói đến hoa hồng Hà Lan, Bungary,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Hungary, hoa Tuy lip Hà Lan là nổi tiếng trên toàn thế giới và không ở nơi
đâu trồng đƣợc loại hoa này đẹp nhƣ ở đất nƣớc những chiếc cối xay gió.
Ngoài ra còn phải kể đến một số nƣớc có truyền thống trồng hoa ở châu Á
nhƣ Thái Lan chủ yếu trồng hoa phong lan để xuất khẩu, Trung Quốc nổi
tiếng với hoa đỗ quyên, cúc, các loại hoa trồng chậu. Chi phí sản xuất hoa ở
châu Á thƣờng rẻ hơn so với chi phí sản xuất hoa ở một số nƣớc châu Âu, vì ở
đây giá nhân công rẻ, giá thành các loại vật tƣ thấp nên một số công ty trồng
hoa của nƣớc ngoài đầu từ vào các nƣớc này để trồng hoa bán thu đƣợc lãi
suất cao hơn.
Bảng 1.2: Giá trị nhập khẩu hoa một số nƣớc năm 2002
Nƣớc
Giá trị nhập khẩu ( Triệu đôla ) Tỷ lệ thay đổi
năm 2002/2001
(%)
Tổng
số
Củ Cây
Hoa
cắt
Lá
cảnh
Toàn thế giới 7.694 682 2.704 3.686 622 - 3
Đức 1.458 59 550 715 134 - 13
Mỹ 1.362 196 299 771 96 +6
Anh 845 36 248 534 28 - 3
Pháp 834 61 354 384 36 - 6
Hà Lan 742 29 180 369 165 - 1
Nhật 392 112 71 167 42 +2
Ý 379 52 164 147 16 - 3
Nguồn: Www.pathfastpublishing.com, 2004
Giá trị nhập khẩu hoa của các nƣớc tƣơng ứng với số phần trăm thị
trƣờng nhập khẩu hoa nên nƣớc Đức là nƣớc có giá trị nhập khẩu hoa lớn nhất
thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Sản xuất hoa trên thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nƣớc châu
Á, châu Phi, châu Mỹ. Hƣớng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất hoa,
giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa, cần hƣớng tới là giống hoa đẹp,
tƣơi, chất lƣợng cao.
Hoa lily cắt cành là một loài hoa đẹp, hiện đang là một trong sáu loại
hoa cắt phổ biến và có giá trị nhất ( hồng, cúc, phăng, layơn, đồng tiền, lily).
Tuy Lily là loại hoa mới phát triển gần đây, nhƣng vì vẻ đẹp quyến rũ cùng
hƣơng thơm thanh nhã nên lily đã trở thành một trong những loại hoa đƣợc ƣa
chuộng nhất trên thế giới [6].
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nƣớc trên thế giới (ha)
TT Nƣớc năm 1989-1990 Năm 1997-1998 Năm 1999-2001
1 Hà Lan 1.200 4.000 5.000
2 Pháp 30 150 420
3 Canada và Mỹ 200 215 235
4 Nhật Bản 370 350 360
5 Úc 50 350 400
6 Chi Lê 8 45 135
7 Hàn Quốc 131 209 250
Nguồn: Đặng Văn Đông, 2005
Năm 2001, Hà Lan có 5.000 ha lily, đứng thứ hai trong tổng diện tích
hoa cắt trồng bằng củ (sau Tuy líp). Sở dĩ hoa lily đƣợc phát triển mạnh trong
những năm gần đây là do ngƣời Hà Lan đã tạo ra rất nhiều giống mới có hoa
đẹp, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao. Ngoài ra, còn do kỹ thuật điều
khiển hoa phát triển nhanh có thể cho hoa quanh năm. Một nguyên nhân nữa
là do có sự đầu tƣ cơ giới hoá trong việc trồng và chăm sóc đã làm giảm giá
thành, vì vậy hiệu quả kinh tế từ việc trồng lily cao hơn hẳn trƣớc đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Hà Lan là nƣớc có công nghệ tạo giống và trồng lily tiên tiến nhất hiện
nay. Mỗi năm Hà Lan tạo ra từ 15 - 20 giống mới, sản xuất 1,3 triệu củ giống
lily, cung cấp cho 35 nƣớc khác nhau trên toàn thế giới.
Công nghệ sản xuất hoa lily của Hà Lan tiên tiến, đầu tƣ cơ sở vật chất
lớn, nhƣ nhà kính năm 2003 có tới 266 ha (Jo Wijnands,2005) [18].
Hiện nay Hà Lan mỗi năm trồng 18.000ha hoa lily, trong đó xuất khẩu
70%. Nhật Bản là nƣớc có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong
những nƣớc tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á (mỗi năm khoảng
500 triệu USD). Những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những nƣớc phát
triển nghề trồng hoa mạnh, lƣợng xuất khẩu hoa của Hàn Quốc lớn nhất khu
vực Đông Bắc Á.
Theo thống kê năm 2002, Hàn Quốc có 15.000 ha trồng hoa với 1,2
vạn ngƣời tham gia, giá trị sản lƣợng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989.
Trong đó, lily là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở
Hàn Quốc[11].
Nhật Bản là nƣớc có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong
những nƣớc tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á, mỗi năm nhập
khẩu hoa giá trị khoảng 500 triệu USD. Hoa lily đứng ở vị trí thứ 4 trong các
loài hoa ở Nhật.
Kenia là nƣớc sản xuất hoa chủ yếu của châu Phi và là nƣớc xuất khẩu
hoa tƣơi lớn nhất châu lục này. Hiện nay, nƣớc này có tới 3 vạn nông trƣờng
với hơn 2 triệu ngƣời trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, hoa lily, hoa hồng.
Mỗi năm nƣớc này xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong đó riêng hoa
lily chiếm 35%.
Công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan rất tiên tiến, trình độ
canh tác còn cao hơn Hàn Quốc, chỉ kém Nhật Bản, năm 2001 nƣớc này đã có
490ha trồng lily, trong đó xuất khẩu lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Ngoài các nƣớc kể trên còn có nhiều nƣớc trồng lily lớn khác nhƣ:
Italia, Mỹ, Đức, Mêhycô, Côlômbia, Israel....
1.3.1. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở châu Á
Châu Á có 134.000 ha trồng hoa chiếm khoảng 60% diện tích trồng hoa
của thế giới nhƣng diện tích trồng hoa thƣơng mại nhỏ. Tỷ lệ thị trƣờng hoa
chiếm 20% thị trƣờng hoa thế giới. Nguyên nhân do các nƣớc châu Á có phần
lớn diện tích đất trồng hoa trong điều kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho
nhu cầu của nội địa.
Nghề trồng hoa ở châu Á có từ lâu đời nhƣng trồng hoa thƣơng mại
phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ XX. Khi các nƣớc châu Á mở
cửa tăng cƣờng đầu tƣ, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, yêu cầu hoa cho
khách sạn, du lịch lớn nên thị trƣờng hoa phát triển mạnh.
Các loại hoa nhƣ cúc, layon, huệ... đặc biệt hoa lan là sản phẩm hoa
nhiệt đới, đặc sản hoa châu Á đƣợc thị trƣờng châu Âu và châu Mỹ ƣa
chuộng. Căn cứ vào số liệu lƣu lại cho thấy con ngƣời biết trồng hoa hồng từ
lâu. Nƣớc Ba Tƣ cổ đại đã có vƣờn hồng nổi tiếng vào thế kỷ thứ VI sau công
nguyên. Loài Rosa Gallia là thuỷ tổ của hơn 5000 giống hồng mà ngày nay
đang trồng trên khắp thế giới (Vũ Phạm Hồng Oanh) [16].
Theo khảo sát của thƣơng vụ Việt Nam tại Nhật Bản, tập quán tặng hoa
và chi tiêu mua hoa của ngƣời Nhật đang tăng mạnh trong các dịp kỷ niệm và
các ngày lễ lớn trong năm. Thói quen tặng hoa đang trở thành nếp sống văn
hoá của ngƣời Nhật Bản. Do điều kiện thiên nhiên ƣu đãi, Nhật Bản có thể tự
trồng và cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trong nƣớc. Tuy nhiên, do nhu cầu
trong nƣớc về các loại hoa khá phong phú và để giảm chi phí do nhân công tại
Nhật khá đắt đỏ không thể cạnh tranh với các nƣớc khác, kim ngạch nhập
khẩu hoa của Nhật Bản ngày càng tăng trong các năm gần đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Hàng năm, nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản khoảng 453 triệu
USD, do nhu cầu trong nƣớc ngày càng tăng cao, năm 2005 kim ngạch nhập
khẩu hoa của Nhật đạt 500 triệu USD. Hoa nhập chủ yếu là các loại hoa
không đƣợc trồng phổ biến ở Nhật Bản. Hà Lan là nƣớc cung cấp các loại hoa
hồng, hoa loa kèn và các loại hạt, củ hoa tulíp cho Nhật Bản. Việt Nam, hàng
năm xuất khẩu hoa sang Nhật Bản khoảng 6,2 triệu USD chiếm 1,4% thị phần
nhập khẩu hoa Nhật Bản.
Hàn Quốc là nƣớc sản xuất hoa ở vùng Bắc Á, với các loại hoa nổi
tiếng: cúc, lily, và địa lan. Diện tích trồng trọt tăng nhanh từ 2249 ha (1985)
lên 4.6.22 ha (2002) và thu lại lợi nhuận cao từ trồng hoa với 789 tỷ won
(tƣơng đƣơng 607 triệu USD). Tình hình sản xuất hoa ở Hàn Quốc đƣợc thể
hiện ở bẳng số liệu 1.4.
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất hoa Hàn Quốc
Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2002
Số lƣợng trang trại trồng hoa 5.365 8.945 12.509 13.080 13.466 13.575
Diện tích trồng trọt (ha) 2.249 3.503 5.347 6.047 6.417 6.422
Giá trị sản phẩm(tỷ Won) 7.46 239.3 509.0 664,9 696.6 789.3
Hak Ki Shi, 2004
Sản xuất hoa ở châu Á là một tiềm năng quan trọng thúc đẩy nghề
trồng hoa phát triển trong tƣơng lai. Tuy nhiên hiện nay sự phát triển hoa của
các nƣớc Châu á gặp các điều kiện thuận lợi và hạn chế sau:
- Thuận lợi:
+ Có nguồn gen cây hoa phong phú, đa dạng
+ Khí hậu nhiệt đới, đất đai phù hợp với sinh trƣởng và phát triển của
nhiều loài hoa
+ Lao động dồi dào, giá lao động thấp
+ Chính phủ đầu tƣ khuyến khích phát triển hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
- Hạn chế:
+ Thiếu giống hoa đẹp, chất lƣợng cao
+ Chƣa có kỹ thuật sản xuất hoa thƣơng mại
+ Vốn đầu tƣ cao, vay vốn với lãi suất cao
+ Cơ sở hạ tầng cho sản xuất, bảo quản, vận chuyển còn thiếu
+ Thông tin về thị trƣờng chƣa đầy đủ
+ Thiếu vốn đầu tƣ cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ
+ Thuế cao, sự kiểm dịch khắt khe của các nƣớc nhập khẩu
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Việt Nam
Nƣớc ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây hoa có thể gieo trồng quanh
năm, chủng loại hoa phong phú đa dạng, có nhiều giống hoa quý nhƣ: hoa lan,
hoa trà...Do nhu cầu dùng hoa và thƣởng thức hoa của ngƣời dân ngày càng
đƣợc nâng cao nên trong thực tế sản xuất ta cũng có giống hoa nhập nội nhƣ:
viôlet, layơn, lily, đồng tiền...đều sinh trƣởng phát triển tốt. Đây là những
điều kiện thuận lợi cho sản xuất hoa ở Việt Nam phát triển để không những
cung cấp đủ hoa cho nhu cầu nội địa mà còn có hoa xuất khẩu. Để thực hiện
đƣợc điều này thì việc điều tra quy hoạch mở rộng diện tích trồng và nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa là những vấn đề rất cần thiết.
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha, trong đó diện tích
trồng hoa còn hạn chế chỉ chiếm khoảng 0,02 % diện tích trồng trọt. Diện tích
hoa tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống nhƣ: Ngọc Hà, Quảng An,
Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Gò Vấp,
Hoóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh), Đà Lạt...với tổng diện tích trồng hoa
khoảng 3.500 ha.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2003 cả nƣớc có 9.430 ha
hoa và cây cảnh các loại với giá trị sản lƣợng 482,6 tỷ đồng đƣợc thể hiện ở
bảng 1.5 nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Bảng 1.5. Diện tích và giá trị sản lƣợng hoa cây cảnh
ở Việt Nam năm 2003
STT Tên tỉnh Diện tích (ha) Giá trị sản lƣợng (triệu đồng)
1 Cả nƣớc 9.430 482.606
2 Hà Nội 1.642 81.729
3 Hải Phòng 814 12.210
4 Vĩnh Phúc 1.029 38.144
5 Hƣng Yên 658 26.230
6 Nam Định 546 8.585
7 Lào Cai 52 12.764
8 TP. HCM 572 24.194
9 Lâm Đồng 1.467 193.500
10 Bình Thuận 325 6.640
11 Các tỉnh khác 2.325 78.520
Nguồn: Số liệu Cục Thống kê, 2003
Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đƣợc
chú ý phát triển, diện tích hoa tăng nhanh. Điều kiện khí hậu và đất đai đa
dạng tạo điều kiện để trồng nhiều loại hoa, trong đó phát triển hệ thống hoa
thâm canh đƣợc nhà nƣớc quan tâm hỗ trợ. Theo Viện Nghiên cứu rau quả thì
hiện nay lợi nhuận thu đƣợc từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10 - 15 lần so với trồng
lúa, 7 - 8 lần so với trồng rau. Các dịp lễ hội hàng năm thƣờng tập trung vào
các thời điểm sau Tết Nguyên đán, khiến cho việc tiêu thụ hoa và giá trị hoa
cũng cao hơn, do vậy các thời vụ trồng hoa dao động từ tháng 11 trở đi (Đặng
văn Đông, Nguyễn Xuân Linh, 2000) [3].
Hiện nay, sản xuất hoa ở nƣớc ta đƣợc thực hiện bởi 2 đối tƣợng chính:
nông dân sản xuất tự phát theo xu hƣớng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và bởi
các doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc liên doanh với nƣớc ngoài hoặc 100%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
vốn nƣớc ngoài sản xuất hoa chủ yếu cho xuất khẩu. Hoa tiêu thụ trong nƣớc
chủng loại đa dạng và cung cấp ra thị trƣờng theo mùa vụ, chất lƣợng từ thấp
đến cao, giá cả vừa phải hiệu quả kinh tế không cao, sản xuất nhỏ lẻ thiếu ổn
định. hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu đƣợc các sản phẩm hoa cắt cành nhƣ
hoa hồng, phong lan, đồng tiền, layơn, lily… sang Trung Quốc, Hồng Kông,
Đài Loan, Nhật Bản, ….Tuy nhiên số lƣợng xuất khẩu không nhiều với doanh
thu hơn 10 triệu USD/năm. Sở dĩ sản phẩm hoa cây cành Việt Nam khó thâm
nhập vào thị trƣờng thế giới là do chủng loại, chất lƣợng, kích cỡ không đồng
đều, chƣa đáp ứng đƣợc thị hiếu của khách hàng quốc tế.
Ở Việt Nam đã hình thành 3 vùng trồng hoa lớn sau:
- Vùng trồng hoa Đồng bằng sông Hồng: với khí hậu bốn mùa và nhiều
vùng khí hậu đặc thù nên rất thích hợp cho trồng nhiều loại hoa. Hoa đƣợc
trồng hầu hết ở các tỉnh trong đó tập trung ở các thành phố lớn nhƣ: Hà Nội,
Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Hoa ở vùng này chủ yếu phục
vụ nhu cầu trong nƣớc và một phần xuất khẩu sang Trung Quốc (cúc, hồng...).
Hồng là loại hoa trồng phổ biến nhất chiếm 35%, hoa cúc chiếm 30%, hoa
đồng tiền là 10%, các loại hoa khác 25%.
- Vùng trồng hoa Đà Lạt: Đà Lạt có điều kiện thời tiết khí hậu rất phù
hợp cho trồng các loại hoa, đây là nơi sản xuất các loại hoa cao cấp với chất
lƣợng tốt: lily, hồng, đồng tiền, lan...Riêng phong lan, địa lan theo thống kê
cho thấy Việt nam có 125 chi, 800 loài lan mọc ở thiên nhiên nƣớc ta. Họ lan
đã trở thành đối tƣợng cực kỳ phong phú, đặc sắc của hệ thực vật Việt Nam
(Võ Văn Chi - Trần Hợp - Trần Minh Tâm, 1994)[15].
- Vùng trồng hoa Đồng bằng sông Cửu Long: đây là vùng trồng hoa có
khí hậu ấm, nóng quanh năm nên thích hợp với nhiều loại hoa nhiệt đới: hoa
lan, đồng tiền...Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát triển hoa lan nhiệt đới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
nhanh nhất trong cả nƣớc, nhiều trang trại hoa lan đƣợc thành lập, kinh doanh
và phát triển mô hình theo trang trại hoa lan tại Thái lan.
Lâm Đồng đƣợc coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nƣớc
với khả năng sản xuất hầu nhƣ quanh năm. Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng
năm 2005 đạt 2027 ha chủ yếu tập trung ở thành phố Đà Lạt, sản lƣợng hoa
khoảng 640 triệu cành nghề trồng hoa ở Đà lạt dang có xu hƣớng phát triển
mạnh cùng với việc áp dụng những công nghệ mới.
Những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa
phƣơng. Theo điều tra của Viện Di truyền nông nghiệp, tại nhiều địa phƣơng
hoa là cây trồng cho thu nhập khá. Ở Hà Nội so với sản xuất 2 lúa 1 mầu,
trong cùng thời điểm trên cùng một diện tích thì trồng hoa có lợi nhuận cao
gần 12 lần. Ở Thái Bình có doanh nghiệp trồng hoa đã thu lãi tới 160 triệu
đồng/ha/năm, hay ở Lâm Đồng bình quân cho mức lãi 250 - 300 triệu
đồng/ha/năm từ sản xuất hoa.
Hiện nay, vấn đề quan tâm không chỉ là đảm bảo mục tiêu về diện tích
trồng hoa mà còn là chất lƣợng và hiệu quả bền vững, cần phải đa dạng hoá
các loại hoa phục vụ nhu cầu trong nƣớc, mặt khác chú trọng các loại hoa chất
lƣợng cao phục vụ xuất khẩu. Ở Việt Nam một số công ty nƣớc ngoài thiếu
đất, lập doanh nghiệp hoặc liên doanh hợp tác sản xuất hoa. Chỉ tính riêng
tỉnh Lâm Đồng đã có 4 công ty: Nhật Bản, Thái Lan ở Bảo Lộc; Đài Loan ở
Di Linh; Hasfasm ở Đà Lạt. Họ rất chú trọng đến sản xuất các loại hoa chất
lƣợng cao. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển ngành sản xuất
hoa ở Việt Nam nói chung, song cũng đáng lo cho những doanh nghiệp,
ngƣời sản xuất hoa nội địa, nếu không cố gắng vƣơn lên sẽ không thể cạnh
tranh đƣợc với các doanh nghiệp này (Đặng Văn Đông, 2000)[2].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Diện tích trồng hoa ở Việt Nam ngày một tăng nhanh, nhằm đáp ứng
nhu cầu hoa trong nƣớc và để phục vụ cho xuất khẩu. Diễn biến diện tích
trồng hoa của Việt Nam từ năm 2001 – 2010 thể hiện ở bảng số liệu 1.6.
Bảng 1.6: Diễn biến diện tích trồng hoa ở Việt Nam
STT Năm Diện tích (ha)
1 2001 8.002
2 2002 8.520
3 2003 8.960
4 2004 9.500
5 2005 13.000
6 2010 16.000 (ƣớc tính)
Viện nghiên cứu rau-quả, 2006
1.3.3. Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam
Sản xuất hoa ở Việt Nam chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống áp
dụng kỹ thuật nhân giống cổ truyền, trồng trong điều kiện tự nhiên ngoài
đồng ruộng… các phƣơng pháp nhân giống cổ truyền dễ làm, quen với tập
quán kinh nghiệm của nhân dân, giá thành thấp nên phổ biến trong sản xuất.
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp nhân giống cổ truyền là chất lƣợng giống hoa
không cao. Cây hoa trồng lâu ngày bị thoái hoá, bệnh virut có nhiều khả năng
lan truyền và phát triển làm giảm chất lƣợng hoa. Phƣơng pháp nhân giống
hoa bằng nuôi cấy mô tế bào hiện nay đã đƣợc đƣa ra sản xuất nhƣng diện
tích nhỏ. Các loaị hoa đƣợc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào nhƣ: hoa lan,
hoa hồng, layơn…ƣu điểm của phƣơng pháp này là cây khoẻ, sạch bệnh, hệ
số nhân giống cao, làm tăng chất lƣợng hoa. Nhƣng phƣơng pháp này đòi hỏi
có thiết bị, giá thành cây giống cao. Hiện nay thị trƣờng hoa nƣớc ta chƣa
phát triển nên nhân giống bằng nuôi cấy mô chƣa áp dụng rộng rãi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Điều kiện bảo vệ cây hoa: phần lớn hoa ở Việt Nam trồng trong điều
kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng, không có điều kiện che chắn bảo vệ cây hoa,
chỉ có một diện tích nhỏ làm vƣờn ƣơm, vƣờn thí nghiệm đƣợc che nilon,
lƣới…để bảo vệ hoa khỏi các tác động xấu nhƣ nắng, mƣa, sâu,bệnh…
1.3.4.Phương hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu hoa tươi đến năm 2015
của nước ta:
a. Về ứng dụng công nghệ cao: đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣ thay đổi
cơ cấu giống, nuôi cấy mô, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật tiên tiến, áp
dụng công nghệ nhà lƣới có mái che sáng…Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra
không đồng đều giữa các vùng sản xuất vì có nhiều lí do ( khí hậu thời tiết,
trình độ thâm canh, khả năng đầu tƣ, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiến bộ và thị
trƣờng), Đà lạt có thể coi là địa bàn có tiến bộ nhanh nhất trong cả nƣớc về
phát triển sản xuất hoa cắt cành.
b. Kỹ thuật sản xuất hoa: ở nhiều nơi vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
và phƣơng pháp nhân giống cổ truyền nhƣ: gieo từ hạt, trồng từ củ, mầm
nhánh. Các phƣơng pháp này dễ trồng, giá thành cây giống thấp nhƣng chất
lƣợng giống không cao, dễ bị thoái hóa, làm giảm chất lƣợng hoa. Vì vậy tuy
chủng loại hoa của Việt Nam khá phong phú nhƣng thiếu giống hoa đẹp, chất
lƣợng cao.
c. Về qui mô và tổ chức sản xuất: hầu hết những cơ sở sản xuất hoa cắt
cành ở nƣớc ta còn ở qui mô nông hộ nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ, với diện
tích trung bình từ 2000 - 3000 m2/hộ. Hộ sản xuất hoa cũng chỉ từ 1 - 2ha. Ở
qui mô sản xuất này không thể áp dụng những tiến bộ nhƣ nhà kính, nhà lƣới,
sân bãi, mặt bằng, dây chuyền chế biến, bảo quản, vận chuyển lạnh…để đƣa
sản xuất trở thành sản xuất công nghiệp. Từng hộ nông dân sản xuất đơn lẻ,
thiếu hợp tác là trở ngại lớn cho việc tạo nguồn hàng hóa lớn và đa dạng với
chất lƣợng hoa cao, đồng nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
d. Nhìn chung sản xuất hoa ở nƣớc ta bị hạn chế rất lớn về thời vụ do
điều kiện khí hậu không thích hợp: ở phía bắc hầu hết các loại hoa có chất
lƣợng cao chỉ có thể sản xuất đƣợc với chất lƣợng khá trong vụ đông xuân,
còn ở các tỉnh phía nam khí hậu lại càng ít thuận lợi hơn (trừ một số vùng đặc
thù).[16]
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lily & hoa layơn ở Việt Nam
Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về hai loại hoa
lily và layơn, bƣớc đầu đã thu đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Trong đó
phải kể đến một số công trình nghiên cứu nhƣ: " Nghiên cứu nhân nhanh cây
hoa loa kèn mầu ( chỉ các giống lily nói chung ) bằng phƣơng pháp tạo củ in
vitro ". Theo các kết quả nghiên cứu về tạo củ in vitro hoa loa kèn mầu thì
môi trƣờng thích hợp cho quá trình tạo củ là môi trƣờng MS có nồng độ
đƣờng Saccharose là 4 - 5%, chế độ ánh sáng là tối hoàn toàn, tuổi chồi đƣa
vào tạo củ là 8 tuần tuổi, bình nuôi không có sự trao đổi khí.
Nghiên cứu nhân nhanh cây loa kèn mầu bằng phƣơng pháp tạo hạt
nhân tạo". Trong tạo hạt nhân tạo nồng độ Na -alginate là 3%, nồng độ dung
dịch muối CaCl2 là 75 mM và bảo quản ở nhiệt độ 10
o
C thì khả năng sống và
nảy mầm của hạt là tốt nhất.
Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hoa lily tại Thành phố
Thái Nguyên năm 2006 – 2007, do Bùi Bảo Hoàn làm chủ nhiệm đề tài
Nghiên cứu du nhập, tuyển chọn, sản xuất giống hoa Layơn chất lƣợng
cao và bảo quản xử lý hoa layơn tại tỉnh Phú Yên" do TS. Nguyễn Thị Diễm
làm chủ nhiệm.
"Sản xuất giống hoa Layơn đỏ bằng công nghệ nuôi cấy mô tại Hải
Phòng".
Lily là loại hoa cắt cành cao cấp, có vẻ đẹp sang trọng, độ bền cao,
hƣơng thơm ngọt ngào, phong phú về mầu sắc, không chỉ để trang trí mà còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
đƣợc sử dụng điều chế nƣớc hoa, mỹ phẩm, kem chống lão hóa…Bởi rất nhạy
cảm nên lily dễ mắc các bệnh gây ra bởi nấm, vi khuẩn, virus…Để tạo cây
giống có khả năng kháng virus và các nguồn bệnh khác, một số nƣớc đã
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào thực vật nhằm nhân giống nhanh và
chọn tạo giống mới. Tiêu biểu, Hà Lan có những phòng thí nghiệm mỗi năm
sản xuất cả chục triệu củ giống Lily để xuất khẩu.
Ở Việt nam từ năm 1991 đến nay, TS Dƣơng Tấn Nhựt cùng một số
thạc sĩ, kỹ sƣ, sinh viên (Phân viện sinh học Đà Lạt) triển khai nhiều đề tài
nghiên cứu nhân giống vô tính hoa lily.
Thời gian gần đây Phân viện sinh học Đà lạt lại có bƣớc đột phá khi
nghiên cứu sản xuất thành công củ giống hoa lily, có thể cung ứng cho thị
trƣờng với giá 3.000 - 5.000 đồng (tùy theo loại, mầu sắc) chỉ bằng 1/2 hoặc
1/3 giá nhập ngoại [12].
Các nhà khoa học thuộc Phân viện Công nghệ sinh học Đà Lạt và
trƣờng Đại học khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã cho ra đời
phƣơng pháp nhân giống thành công cây hoa lily bằng kỹ thuật nuôi cấy
bioreactor. Từ tế bào của củ hoa lily đƣợc nuôi cấy trong bình thủy tinh, đƣợc
thiết kế chuyên biệt và đặt trên máy lắc. Sau 3 tháng nuôi cấy, tế bào mô sẽ ra
rễ và tạo củ. Sau đó củ sẽ đƣợc nuôi cấy bằng kỹ thuật bioreactor. Từ 1 củ con
ban đầu, sau 3 tháng nuôi cấy có thể tạo ra 3 - 4 củ mới. Kỹ thuật nuôi cấy
này mở ra triển vọng mới trong nhân giống và sản xuất cây lily con giá rẻ,
chất lƣợng tốt [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Đối tƣợng nghiên cứu : gồm giống hoa Lyli Socbonne và giống
Layơn Đỏ đô.
- Thời gian, địa điểm và điều kiện tiến hành thí nghiệm.
+ Địa điểm thí nghiệm: tại thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn.
+ Thời gian: Vụ Đ ông Xuân năm 2007 – 2008 và vụ Đ ông Xuân 2008-
2009
2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi.
2.2.1. Nội dung.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến
khả năng để giống của hoa Lily.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến
khả năng để giống hoa Layơn.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
(RCBD) 10 công thức, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 1 m2 (1m x
1m) diện tích thí nghiệm là 60 m2 ( hoa lily 30 m2 và hoa layơn 30 m2) (chƣa
kể rãnh )
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
I 5 8 1 10 6 7 2 9 4 3
II 10 3 6 4 2 1 5 7 8 9
III 7 2 9 5 8 4 3 10 6 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
*/ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời
gian nuôi củ đến khả năng để giống hoa Lily.
Công thức 1: cắt cao 10 cm, để củ 1 tháng
Công thức 2: Cắt cao 20 cm, để củ 1 tháng
Công thức 3: Cắt cao 30 cm, để củ 1 tháng
Công thức 4: Cắt cao 10 cm, để củ 2 tháng
Công thức 5: Cắt cao 20 cm, để củ 2 tháng
Công thức 6: Cắt cao 30 cm, để củ 2 tháng
Công thức 7: Cắt cao 10 cm, để củ 3 tháng
Công thức 8: Cắt cao 20 cm, để củ 3 tháng
Công thức 9: Cắt cao 30 cm, để củ 3 tháng
Công thức 10 (Đ/C): không xử lý, dùng củ thƣơng mại đƣợc cung cấp
bởi công ty giống cây trồng.
Mỗi công thức 15 củ, 3 lần nhắc lại tổng thí nghiệm là 450 củ.
*/ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời
gian nuôi củ đến khả năng để giống hoa Layơn.
Công thức 1: cắt cao 10 cm, để củ 1 tháng
Công thức 2: Cắt cao 20 cm, để củ 1 tháng
Công thức 3: Cắt cao 30 cm, để củ 1 tháng
Công thức 4: Cắt cao 10 cm, để củ 2 tháng
Công thức 5: Cắt cao 20 cm, để củ 2 tháng
Công thức 6: Cắt cao 30 cm, để củ 2 tháng
Công thức 7: Cắt cao 10 cm, để củ 3 tháng
Công thức 8: Cắt cao 20 cm, để củ 3 tháng
Công thức 9: Cắt cao 30 cm, để củ 3 tháng
Công thức 10 (Đ/C): Không xử lý,, dùng củ thƣơng mại đƣợc cung cấp
bởi công ty giống cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Mỗi công thức 15 củ, 3 lần nhắc lại tổng thí nghiệm là 450 củ.
- Vụ Đông Xuân năm 2007 - 2008 trồng thí nghiệm để lấy củ cho thí
nghiệm vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009. Sau khi thu hoạch hoa, củ lily và
layơn đƣợc xử lý theo các công thức thí nghiệm, sau đó đƣa vào bảo quản ở
nhiệt độ 4 - 6oC.
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
2.2.3.1. Các chỉ tiêu ở thời kỳ bảo quản
- Tỷ lệ ra rễ của các công thức: Theo dõi toàn bộ số củ trên từng công
thức (%).
Tỷ lệ ra rễ =
Số củ ra rễ
× 100
Tổng số củ trồng
- Tỷ lệ nẩy mầm của các công thức. Theo dõi toàn bộ số củ trên từng
công thức thí nghiệm (%).
Tỷ lệ nảy mầm =
Số củ nảy mầm
× 100
Tổng số củ trồng
2.2.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng
10 ngày theo dõi một lần, mỗi lần nhắc lại chọn 10 cây, theo dõi các chỉ
tiêu sau.
- Động thái tăng trƣởng chiều cao của cây (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh
sinh trƣởng cao nhất.
- Chiều cao cây ra nụ (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trƣởng của cây.
- Động thái ra lá (lá/cây): đếm số lá trên một thân của cây.
- Kích thƣớc lá (cm): đo chiều dài, rộng của lá trƣởng thành, mỗi cây
đo 3 lá, mỗi lần nhắc lại đo 10 cây, tính trung bình.
- Đƣờng kính thân (cm): mỗi lần nhắc lại đo 10 cây (đo ở vị trí cách
mặt đất 20 cm), tính trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
- Sức nẩy mầm của các giống (10%, 50% và 80%). Theo dõi toàn bộ số
củ trên từng công thức thí nghiệm (ngày). Sức nảy mầm là tỷ lệcủ có mầm lên
khỏi mặt đất.
- Thời gian xòe lá thứ nhất: theo dõi ngày đạt 10%, 50%, 80% cây xòe
lá thứ nhất (ngày)
2.2.3.3. Các chỉ tiêu về hoa
- Ngày ra nụ đầu tiên: là ngày có 10%, 50%, 80% số cây ra nụ đầu tiên.
- Số hoa trên cây (hoa/cây): mỗi lần nhắc lại đếm 10 cây.
- Ngày hoa hé nở (ngày): theo dõi từ trồng đến 10 %, 50%, 80% số cây
có hoa hé nở trên từng công thức.
- Ngày hoa thứ nhất nở hoàn toàn (ngày): theo dõi từ trồng đến 10%,
50%, 80% số cây có hoa nở hoàn toàn của từng công thức.
- Ngày hoa thứ nhất có mầu (ngày): từ trồng đến 10 %, 50%, 80% số
cây có hoa thứ nhất có mầu của từng công thức.
2.2.3.4. Độ bền hoa
- Hoa cắt: khi hoa đầu tiên hé nở, cắt vào cắm trong lọ nƣớc sạch mỗi
ngày thay nƣớc một lần, xác định số ngày hoa tồn tại ( nở, héo, tàn), số ngày
cả cành hoa tàn ( hoa cuối cùng tàn), mỗi nhắc lại cắm 3 cành.
- Theo dõi độ bền hoa tự nhiên: khi hoa đầu tiên hé nở, xác định số
ngày một hoa tồn tại ( nở, héo, tàn), số ngày cả cành hoa tàn, mỗi nhác lại
theo dõi 3 cành.
2.2.3.5. Tình hình sâu bệnh
- Bệnh hại, đếm số cây bị bệnh ở từng thời điểm xuất hiện bệnh trên
tổng số cây/ô
- Sâu hại, đếm số cây bị bệnh ở từng thời điểm xuất hiện sâu trên tổng
số cây/ô
2.2.3.6.Hạch toán thu chi
Tính toán thu, chi của từng công thức, tính toán lãi thuần thu đƣợc trên
một đơn vị diện tích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lƣợng
củ giống hoa lily Socbonne vụ Đông Xuân năm 2008 – 2009 tại thành phố
Lạng Sơn
3.1.1. Tình hình ra rễ, nảy mầm của củ giống hoa Lily Socbonne trong quá
trình bảo quản
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến
tỷ lệ nảy mầm của giống lily Socbonne.
ĐVT: %
Công
thức
Tỷ lệ nảy mầm sau thời gian bảo quản………..tháng
1 2 3 4 5 6
1 10,0
c
42,3
c
46,6
d
67,6
b
85,0
c
88,3
b
2 15,0
ab
33,3
b
49,0
c
65,6
b
85,6
c
95,0
a
3 15,6
ab
35,0
b
52,3
c
62,3
b
86,6
c
96,0
a
4 15,6
ab
38,3
b
55,0
c
68,3
b
94,0
b
100,0
a
5 15,0
ab
30,0
b
63,6
b
67,6
b
94,6
b
100,0
a
6 16,6
ab
30,0
b
55,0
c
70,3
b
97,6
ab
100,0
a
7 18,3
ab
65,0
a
65,0
b
95,0
a
100,0
a
100,0
a
8 19,0
ab
66,3
a
76,6
a
91,6
a
100,0
a
100,0
a
9 23,3
a
66,0
a
71,3
a
90,0
a
100,0
a
100,0
a
CV% 30,6 10,5 7,2 6,2 3,0 3,5
Hoa lily có tính ngủ nghỉ dài nên trong quá trình trồng trọt ta cần phải
phá thời gian ngủ nghỉ của chúng. Bảo quản củ giống có ảnh hƣởng rất lớn
đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và chất lƣợng hoa cắt sau này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Hoa lily đƣợc bảo quản trong giá thể (mùn cƣa ẩm đã xử lý thuốc diệt
nấm bệnh) để trong kho lạnh với nhiệt độ 4 – 6oC sau một thời gian sẽ nảy
mầm và ra rễ. Qua nghiên cứu thí nghiệm, kết quả về tỷ lệ ra rễ và nảy mầm
của các công thức thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 3.1, 3.2.
Số liệu bảng 3.1 cho thấy sau bảo quản 1 tháng, các công thức thí
nghiệm khác nhau có tỷ lệ nảy mầm khác nhau, nhƣ vậy chiều cao cắt cây và
thời gian nuôi củ ảnh hƣởng đến tỷ lệ nảy mầm của giống hoa lily Socbonne.
Tuy nhiên trong thí nghiệm công thức 2 với công thức 3, 4, 5, 6, 7, 8 không
có sự khác nhau về tỷ lệ nảy mầm ở mức xác suất 95%. Sau bảo quản từ 2 – 6
tháng thì chiều cao cắt cây khác nhau và thời gian để củ khác nhau có ảnh
hƣởng khác nhau đến tỷ lệ nảy mầm của các công thức sai khác có ý nghĩa ở
mức tin cậy 99 %. Trong đó công thức 7, 8 và 9 có tỷ lệ nảy mầm cao hơn các
công thức khác và không có sự sai khác ở mức tin cậy 95 %, sau 5 tháng bảo
quản đã nảy mầm 100 %. Sau 6 tháng bảo quản thì các công thức 4, 5, 6, 7, 8,
và 9 nảy mầm 100 % cao hơn công thức 1, 2 và 3. (So sánh Duncan).
Nhƣ vậy đối với củ giống hoa lily Socbonne có thể để chiều cao cây từ
10 cm, 20 cm, 30 cm và tốt nhất để từ 2 – 3 tháng sau đó đem bảo quản. Với
thời gian bảo quản 2 – 3 tháng thì củ giống hoa có thời gian tích luỹ vật chất
khô vào củ để nuôi củ, thời gian để củ càng lâu thì vật chất khô tích luỹ vào
củ đƣợc càng nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến
tỷ lệ ra rễ của giống lily Socbonne
ĐVT: %
Công
thức
Tỷ lệ ra rễ sau thời gian bảo quản………..tháng
1 2 3 4 5 6
1 0
c
15,0
c
45,0
c
65,0
c
82,0
b
90,6
b
2 0
c
12,3
c
43,6
c
66,6
c
78,3
c
92,3
b
3 0
c
12,6
c
42,3
c
64,0
c
77,3
c
86,6
b
4 12,0
b
35,0
b
50,0
b
74,3
b
87,6
b
100,0
a
5 12,0
b
31,6
b
55,0
b
72,3
b
85,6
b
100,0
a
6 12,0
b
30,0
b
55,0
b
70,0
b
85,0
b
100,0
a
7 30,0
a
35,0
b
84,3
a
94,3
a
100,0
a
100,0
a
8 32,6
a
35,0
b
83,6
a
97,3
a
100,0
a
100,0
a
9 33,3
a
45,0
a
85,0
a
95,0
a
100,0
a
100,0
a
CV% 23,5 16,9 7,3 6,3 4,3 1,6
Số liệu bảng 3.2 cho thấy sau bảo quản 1 tháng củ lily Socbonne đã ra
rễ với tỷ lệ biến động từ 0 – 33,3 %. Trong thí nghiệm chiều cao cắt cây khác
nhau và thời gian để củ khác nhau có ảnh hƣởng khác nhau đến tỷ lệ ra rễ của
các, tuy nhiên công thức 7, 8 và 9 có tỷ lệ ra rễ cao nhất cao hơn các công
thức còn lại và không có sự sai khác ở mức tin cậy 95 %, công thức 1, 2, 3
chƣa ra rễ không có sự sai khác ở mức tin cậy 95%, công thức 4, 5 và 6 cũng
không có sự khác nhau về tỷ lệ ra rễ ở mức tin cậy 95%. Sau 5 tháng bảo
quản chiều cao cắt cây và thời gian để củ khác nhau có ảnh hƣởng khác nhau
đến tỷ lệ ra rễ của các công thức thí nghiệm, tuy nhiên trong thí nghiệm 3
công thức 7 với công thức 8 , 9 có 100 % số củ đã ra rễ không có sự sai khác
ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 với công thức 4, 5 và 6 không có sự sai khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
về tỷ lệ ra rễ ở mức tin cậy 95%. Công thức 2 với 3 không có sự sai khác vể
tỷ lệ ra rễ ở mức tin cậy 95%. Sau 6 tháng bảo quản thì chiều cao cắt cây khác
nhau và thời gian nuôi củ khác nhau có ảnh hƣởng khác nhau đến tỷ lệ ra rễ
của, tuy nhiên giữa công thức 4 với công thức 5, 6, 7, 8, 9 và công thức 1 với
công thức 2, 3 không có sự sai khác ở mức tin cậy 95%. (So sánh Duncan)
Nhƣ vậy chiều cao cắt cây 10 cm, 20 cm, 30 cm và thời gian bảo quản
2 – 3 tháng đã làm cho củ ra rễ sớm hơn.
3.1.2. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến sức nảy mầm
của giống lily Socbonne
Sức nảy mầm là tỷ lệ củ nảy mầm lên khỏi mặt đất trong một khoảng
thời gian.
Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến sức
nảy mầm của giống Lily Socbonne
ĐVT: ngày
Chỉ
tiêu
Công thức
Pr >F LSD05
CV
%
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
(Đ/C)
10% 6,0* 7,3* 7,6* 8,3* 7,0* 9,0* 11,0* 6,0 10,3* 3,3 ** 1,8 14,1
50% 11,0* 12,0* 14,3* 15,3* 14,3* 17,0* 18,0* 12,0* 17,6* 5,3 ** 2,1 9,2
80% 22,0* 19,0* 26,0* 21,0* 21,0* 22,0* 24,6* 18,0* 24,6* 8,0 ** 1,4 4,1
Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; *
sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không
có ý nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Số liệu bảng 3.3 cho thấy các công thức thí nghiệm đều nảy mầm chậm
hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95 % ở tất cả các giai đoạn 10 %, 50 %,
80 %. Nhƣ vậy chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đã ảnh hƣởng đến sức
nảy mầm của củ lily Socbonne làm kéo dài thời gian nảy mầm.
3.1.3.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến khả năng
sinh trưởng của lily Socbonne
Khả năng sinh trƣởng nhanh hay chậm của các giống cây thể hiện rất rõ
qua 2 chỉ tiêu đó là: Động thái ra lá và động thái tăng trƣởng chiều cao cây.
Ngày nay không chỉ có mầu sắc hoa, số lƣợng hoa, hình dáng hoa…ảnh
hƣởng đến giá trị của cây cũng nhƣ thị hiếu ngƣời tiêu dùng mà ngay cả hình
dáng cây hoa cũng ảnh hƣởng không nhỏ. Trong đó chiều cao cây, số lá là 2
tiêu chí cơ bản tạo nên hình dáng cây hoa, chiều cao cây và số lá ngoài biểu
hiện đặc tính di truyền của giống còn phản ánh sát thực tình hình sinh trƣởng,
phát triển của cây hoa lily, khả năng ra hoa, số hoa trên cây. Không những thế
thân và lá còn mang nhiều chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng nhƣ: dẫn
truyền các chất dinh dƣỡng, nƣớc, muối khoáng, tổng hợp nên vật chất hữu
cơ…với những ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy việc nghiên cứu khả năng tăng
trƣởng về chiều cao cây và số lá là một chỉ tiêu không thể thiếu trong suốt
quá trình tiến hành.
Qua theo dõi động thái ra lá của giống lily Socbonne từ trồng cho đến
khi bộ lá ổn định chúng tôi thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng 3.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến động
thái ra lá của giống Lily socbonne
ĐVT: lá/cây
Công
thức
Sau trồng......................ngày
10 20 30 40 50 60 70
1 0 0 4,4 16,0 23,4 26,8 26,8 *
2 0 0 3,9 16,9 23,6 26,8 26,8 *
3 0 0 3,0 16,3 22,9 26,2 26,2 *
4 0 0 2,3 17,0 23,0 25,8 25,8 *
5 0 0 2,8 17,6 23,7 26,7 26,7 *
6 0 0 3,1 16,5 23,5 26,6 26,6 *
7 0 0 2,4 14,7 21,5 28,0 28,0 *
8 0 0 3,2 13,2 19,3 28,7 28,7 *
9 0 0 3,5 13,6 19,4 28,1 28,1 *
Pr>F **
10 (đ/c) 3,8 16,3 35,2 42,8 47,7 48,9 48,9
CV% 5,3
LSD05 2,6
Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; *
sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không
có ý nghĩa
Số liệu bảng 3.4 cho thấy sau trồng 30 ngày các công thức thí nghiệm
bắt đầu ra lá và số lá tăng dần sau trồng 40, 50 và 60 ngày. Giai đoạn 40 ngày
sau trồng số lá tăng nhanh nhất, biến động từ 1 – 1,48 lá/ngày, sau trồng 50
ngày tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm giảm dần biến động từ 0,58 –
0,74 lá/ngày. Sau trồng 60 ngày số lá lily ổn định biến động từ 25,6 đến 28,7
lá/cây. Tất cả các công thức thí nghiệm có số lá ít hơn so với công thức đối
chứng(đ/c: 48,9 lá) ở mức tin cậy 95%.
Khả năng sinh trƣởng của cây đƣợc thể hiện qua số lá và chiều cao cây
đối với hoa cắt cành chiều cao cây có ý nghĩa rất lớn đến giá trị của cành hoa.
Động thái tăng trƣởng chiều cao càng nhanh thì sức sinh trƣởng càng mạnh và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
cây nhanh chóng đạt đƣợc chiều cao tối đa. Đối với hoa cắt cành chiều cao
cây có ý nghĩa rất lớn đến giá trị của cành hoa. Chiều cao chủ yếu là do giống
quy định. Nếu giống có nhiều lá, lóng dài thì chiều cao cây cao hơn giống ít lá
và chiều dài lóng ngắn. Ngoài ra chiều cao cây còn phụ thuộc rất lớn vào điều
kiện ngoại cảnh nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa, dinh dƣỡng...
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến
động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống Lily Socbonne
ĐVT: cm
Công
thức
Sau trồng.................ngày
10 20 30 40 50 60 70
1 0 0 16,9 42,4 56,3 64,3 65,6 *
2 0 0 17,7 48,3 55,0 62,0 63,5 *
3 0 0 15,8 40,2 53,6 61,9 65,1 *
4 0 0 15,3 41,7 55,8 61,9 65,5 *
5 0 0 14,5 41,8 54,0 62,6 64,7 *
6 0 0 15,7 35,9 52,0 61,1 64,3 *
7 0 0 14,0 34,2 48,1 60,0 67,0 *
8 0 0 14,4 33,6 46,5 60,3 67,4 *
9 0 0 15,6 33,0 47,7 60,6 67,1 *
10 (đ/c) 10,6 25,0 45,5 60,2 70,5 77,1 81,2
Pr>F **
CV% 4,3
LSD05 5,0
Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; *
sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không
có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Qua số liệu bảng 3.5 chúng tôi thấy giống lily Socbonne sau trồng 30
ngày chiều cao cây của các công thức thí nghiệm biến động từ 14 - 17,7 cm.
Sau trồng 40 ngày chiều cao cây tăng nhanh nhất so với các giai đoạn khác,
tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây biến động từ 1,74 - 3,06 cm/ngày. 50 ngày
sau trồng tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây giảm dần biến động trong khoảng
1,12 - 1,61 cm/ngày. Sau trồng 60 ngày chiều cao cây biến động từ 60,0 –
64,3 cm và 70 ngày sau trồng chiều cao cây các công thức đạt tối đa biến
động từ 63,2 - 67,4 cm. Chiều cao cây của các công thức thí nghiệm thấp hơn
so với công thức đối chứng (đ/c: 81,2 cm) ở mức tin cậy 95%.
3.1.4. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các giai
đoạn sinh trưởng và phát triển của giống lily Socbonne
Thời gian sinh trƣởng của cây trồng là tổng hợp các giai đoạn sinh
trƣởng, phát triển. Các giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào
giống, ngoài ra chúng còn chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh, chế độ
dinh dƣỡng. Xác định thời điểm ra nụ, ra hoa là cơ sở đề ra lịch thời vụ và sử
dụng biện pháp kỹ thuật tác động làm cho các thời kỳ đó dài ra hay ngắn lại
đáp ứng mục đích của ngƣời trồng trọt và ngƣời tiêu dùng.
Thời kỳ sinh trƣởng phát triển của cây hoa có vai trò rất quan trọng
trong suốt quá trình sống của cây sau này. Các thời kỳ sinh trƣởng thuận lợi
thì giai đoạn khi cây ra hoa sẽ cho những bông hoa có chất lƣợng tốt nhất
(mầu sắc đẹp, hoa lâu tàn, bông to). Thời kỳ cây sinh trƣởng nhanh cần rất
nhiều dinh dƣỡng để đạt đƣợc kích thƣớc tối đa. Thời kỳ này cây rất cần đƣợc
chăm sóc tốt nhƣ bón phân, làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh.
Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của hoa lily
Socbonne đƣợc trình bày ở bảng 3.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các
giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống lily Socbonne .
ĐVT: ngày
Chỉ tiêu
Công thức
Thời gian từ trồng đến ngày
Xuất hiện nụ Nụ thứ 1 chuyển mầu Hoa thứ 1 nở hoàn toàn
10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80%
1 38,0 41,0 44,0ns 92,0 94,5 97,0ns 100,5 104,0 107,5*
2 39,0 41,0 43,0ns 94,5 98,0 101,5* 104,5 107,5 110,5*
3 39,0 42,0 44,0ns 94,5 97,5 100,5ns 106,5 109,0 111,5*
4 42,0 44,0 46,0ns 93,0 96,5 100,5ns 104,0 106,5 110,0*
5 39,0 41,0 44,0ns 91,5 95,7 98,0ns 102,5 104,5 108,0*
6 39,0 41,0 43,0ns 92,0 95,0 97,0ns 102,0 105,0 107,0*
7 37,5 40,0 42,5ns 93,0 95,6 98,0ns 101,5 105,0 108,0*
8 42,0 44,5 47,0ns 94,5 98,0 100,5ns 105,5 108,5 110,5*
9 39,0 41,0 43,0ns 94,0 97,5 99,5ns 105,0 108,0 110,5*
10 (đ/c) 37,6 39,3 41,0 89,0 92,0 96,7 95,0 98,0 102,3
Pr>F * ** **
CV% 3,1 2,5 2,0
LSD05 4,2 4,1 3,6
Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; *
sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không
có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
- Giai đoạn từ khi trồng cho đến khi xuất hiện nụ của các công thức thí
nghiệm đều tƣơng đƣơng với đối chứng biến động từ 37,5 – 42 ngày ( 10 %
số cây xuất hiện nụ), và từ 42,5 – 47 ngày ( 80 % số cây xuất nụ ).(Sai khác
không có ý nghĩa). Trong thí nghiệm các công thức có sự sai khác ở mức tin
cậy 95%.
- Giai đoạn từ khi trồng cho đến khi nụ đầu tiên chuyển mầu của các
công thức thí nghiệm tƣơng đƣơng với đối chứng biến động từ 91,5 – 94,5
ngày trong đó công thức đối chứng là 89 ngày ( 10 % số nụ đầu tiên chuyển
mầu) và từ 97 – 101,5 ngày ( 80 % số cây có nụ đầu tiên chuyển mầu). Trong
thí nghiệm công thức 2 có thời gian này muộn hơn đối chứng ở mức tin cậy
95%. Các công thức thí nghiệm có sự sai khác ở mức tin cậy 99%.
- Giai đoạn từ trồng cho đến khi hoa thứ nhất nở hoàn toàn của các
công thức thí nghiệm đều chậm hơn so với đối chứng biến động từ 102 –
106,5 ngày ( 10 % hoa thứ nhất nở hoàn toàn ) và từ 107 – 111,5 ngày ( 80 %
hoa thứ nhất nở hoàn toàn ) ở mức tin cậy 95%. Các công thức thí nghiệm có
sự sai khác ở mức tin cậy là 99%.
3.1.5. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ
tiêu về hình thái của giống hoa lily Socbonne
Mục đích cuối cùng của ngƣời trồng hoa là tìm ra đƣợc phƣơng pháp
để chủ động đƣợc giống mà vẫn cho năng suất và chất lƣợng hoa cao, có thể
áp dụng vào sản xuất, giảm đƣợc chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với hoa cắt cành thì cành hoa là chỉ tiêu để tính năng suất. Để đánh
giá chất lƣợng của một cành hoa ngƣời ta dựa vào các tiêu chí nhƣ: chiều cao
cành hoa, số lá / cành, mầu sắc lá, lá còn nguyên vẹn không bị sâu bệnh hại,
số nụ hoa / cành, mầu sắc hoa...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một
số chỉ tiêu về hình thái của giống lily Socbonne.
Chỉ tiêu
Công thức
Số lá
(lá/cây)
Chiều cao cây
hoa (cm)
Chiều cao ra
nụ (cm)
Đƣờng kính
thân (cm)
1 26,8* 65,6* 48,3* 0,58ns
2 26,8* 63,5* 47,4* 0,58ns
3 26,2* 65,1* 46,6* 0,56ns
4 25,8* 65,5* 47,8* 0,58ns
5 26,7* 64,7 * 47,6* 0,56ns
6 26,6* 64,3* 45,7* 0,59ns
7 28,0* 67,0* 46,2* 0,63ns
8 28,7* 67,4* 47,1* 0,69ns
9 28,1* 67,1* 47,3* 0,67ns
10 (đ/c) 48,9 81,2 66,6 0,85
Pr>F ** ** ** **
CV% 5,3 4,3 5,3 5,3
LSD05 2,6 5,0 4,46 0,5
Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; *
sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không
có ý nghĩa.
Qua số liệu bảng 3.7 chúng tôi thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
- Số lá / cây của giống lily Socbonne ở các công thức thí nghiệm biến
động từ 25,6 – 28,7 lá ít hơn đối chứng (đ/c: 48,9 lá) ở mức tin cậy 95%.
- Chiều cao cây hoa của các công thức thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau
biến động từ 63,5– 67,4 cm, thấp hơn công thức đối chứng (đ/c: 81,2 cm) ở
mức tin cậy 99 %.
- Chiều cao ra nụ của các công thức thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau biến
động từ 45,7 – 48,3 cm, thấp hơn so với công thức đối chứng (đ/c: 66,6 cm) ở
mức tin cậy 95%.
- Đƣờng kính thân của các công thức thí nghiệm biến động từ 0,56 –
0,69 cm, tƣơng đƣơng với công thức đối chứng. Các công thức thí nghiệm có
sự sai khác ở mức tin cậy 99%
Nhƣ vậy chiều cao cắt cây và thời gian để củ đã ảnh hƣởng đến các chỉ
tiêu về hình thái nhƣ số lá, chiều cao cây, chiều cao ra nụ, đƣờng kính thân so
với đối chứng. Khi cắt cây với chiều cao từ 10cm – 30cm và để củ với thời
gian từ 1 – 3 tháng đã làm giảm số lá / cây, giảm chiều cao cây, chiều cao ra
nụ của giống lily Socbonne.
3.1.6. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ
tiêu về năng suất, chất lượng giống hoa lily Socbonne
Hoa là sản phẩm thu hoạch cuối cùng của quá trình trồng trọt và chăm
sóc. Hình dáng hoa đẹp, hoa nhiều, có hƣơng thơm sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho ngƣời trồng hoa. Năng suất hoa đƣợc đặc trƣng bởi số cành hoa
hữu hiệu, số nụ/cành và tỷ lệ nụ nở hoa trên cây. Một cành hoa có nhiều nụ,
nhiều hoa sẽ cho năng suất cao. Qua theo dõi thí nghiệm các chỉ tiêu trên
trong thí nghiệm, chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 3.8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến năng
suất giống lily Socbonne
Chỉ tiêu
Công thức
Số nụ hoa
(nụ/cây)
Tỷ lệ nụ nở
hoa trên
cây(%)
Tỷ lệ cành
hoa hữu
hiệu(%)
Năng suất
thực thu
(cành/3m
2
)
1 2,9* 83,0* 61,0* 21,0*
2 2,9* 82,0* 60,0* 21,0*
3 3,0* 82,3* 60,0* 23,0*
4 3,1* 81,3* 67,6* 25,0*
5 3,2* 84,0* 66,6* 26,0*
6 3,4* 83,6* 65,0* 26,0*
7 3,8* 85,0* 70,0* 28,0*
8 4,5* 85,3* 75,0* 30,0*
9 3,9* 88,6* 73,3* 31,0*
10(đ/c) 6,6 98,3 90,7 44
Pr>F ** ** ** **
CV% 16,0 1,4 4,8 1,0
LSD05 1,06 1,9 5,6 7,0
Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; *
sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không
có ý nghĩa
Số liệu bảng 3.8 cho thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
- Số nụ hoa/ cây của các công thức thí nghiệm biến động từ 2,9 - 4,5 nụ
tất cả các công thức thí nghiệm đều có số nụ ít hơn so với đối chứng (đ/c: 6,6
nụ) ở mức tin cậy 95%.
- Tỷ lệ nụ nở hoa trên cây của các công thức thí nghiệm biến động từ
81,3 - 88,6 %, tất cả các công thức thí nghiệm đều có tỷ lệ nụ nở thành hoa
thấp hơn so với đối chứng (đ/c: 98,3 %) ở mức tin cậy 95 %. Nhƣ vậy chiều
cao cắt cây và thời gian nuôi củ đã làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ nụ nở hoa trên
cây của các công thức thí nghiệm .
- Năng suất hoa đƣợc thể hiện ở 2 chỉ tiêu: tỷ lệ cành hoa hữu hiệu và
số cành hoa thu đƣợc của 3 lần nhắc lại.
+ Tỷ lệ cành hoa hữu hiệu của các công thức thí nghiệm biến động từ
60 – 75 %, thấp hơn đối chứng (đ/c: 90,7 %), sự sai khác này có ý nghĩa ở
mức tin cậy 95 %. Trong các công thức thí nghiệm tỷ lệ cành hoa hữu hiệu ở
công thức 8 và 9 đạt cao hơn các công thức còn lại ở mức tin cậy 95%.
+ Năng suất thực thu của các công thí nghiệm biến động từ 21 – 31
cành thấp hơn so với đối chứng (đ/c: 44 cành) ở mức tin cậy 95%.
Nhƣ vậy chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đã làm giảm số nụ hoa/
cây, tỷ lệ nụ nở hoa trên cây, tỷ lệ cành hoa hữu hiệu và năng suất, chất lƣợng
hoa so với công thức đối chứng.
Để sản xuất hoa đạt hiệu quả kinh tế cao thì khâu phân loại hoa rất
quan trọng. Kết quả phân loại hoa của các công thức thí nghiệm đƣợc trình
bày ở bảng 3.9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến tỷ lệ
các loại hoa lily Socbonne
ĐVT: %
Công thức
Hoa loại 1
(≥ 6 hoa/cành)
Hoa loại 2
(4-5 hoa/cành)
Hoa loại 3
( ≤3 hoa/cành)
1 0 9,5 90,5
2 0 9,5 90,5
3 0 8,6 91,4
4 0 20,0 80,0
5 0 23,1 76,9
6 0 23,1 76,9
7 0 28,6 71,4
8 0 30,0 70,0
9 0 25,8 74,2
10(đ/c) 90,9 9,1 0
Số liệu bảng 3.9 cho thấy các công thức thí nghiệm đều không có hoa
loại 1, tỷ lệ hoa loại 2 thấp tăng tỷ lệ hoa loại 3. Ngƣợc lại công thức đối
chứng tỷ lệ hoa loại 1 cao, giảm tỷ lệ hoa loại 2 và không có hoa loại 3.
Nhƣ vậy chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đã làm ảnh hƣởng lớn
đến chất lƣợng hoa.
3.1.7. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền của
giống hoa lily Socbonne thí nghiệm
Theo dõi độ bền hoa có ý nghĩa rất quan trọng, biết đƣợc thời gian nụ
xuất hiện và nở hoa giúp ta chủ động trong việc thu hái, bảo quản và vận
chuyển hoa đến nơi tiêu thụ với thời gian thích hợp. Từ độ bền hoa tự nhiên
và độ bền hoa cắt cành chúng ta có thể xác định đƣợc hƣớng sản xuất hoa
trồng chậu hay hoa cắt cành phù hợp cho từng giống. Nếu giống có thời gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
hoa tƣơi tự nhiên dài sẽ đƣợc sử dụng theo hƣớng sản xuất hoa trồng chậu và
ngƣợc lại. Độ bền hoa tự nhiên và độ bền hoa cắt đƣợc đánh giá qua 3 chỉ tiêu
chớm mầu nụ thứ nhất đến nở bông thứ nhất, chớm mầu nụ thứ nhất đến nở
cả cành, chớm mầu nụ thứ nhất đến tàn cả cành.
Qua theo dõi độ bền hoa tự nhiên và độ bền hoa cắt cắm, kết quả đƣợc
trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ
bền hoa của giống lily Socbonne
ĐVT: ngày
Chỉ
tiêu
Công
thức
Độ bền tự nhiên Độ bền cắt cắm
Chớm
mầu nụ 1
đến nở
bông thứ 1
Chớm
mầu nụ 1
đến nở cả
cành
chớm
mầu nụ 1
đến tàn
cả cành
Chớm
mầu nụ 1
đến nở
bông thứ 1
Chớm
mầu nụ 1
đến nở cả
cành
chớm mầu
nụ 1 đến
tàn cả
cành
1 8,9* 17,5* 24,5 6,0 13,5 21,5*
2 11,0* 19,0* 25,5 5,5 11,0 22,0*
3 10,5* 17,5* 24,5 5,5 11,5 23,5ns
4 11,5* 18,5* 25,0 5,0 11,5 23,0*
5 10,5* 17,7* 24,0 4,5 9,5 21,3*
6 9,0* 18,5* 25,0 6,5 11,5 21,5*
7 9,0* 17,5* 24,5 6,5 12,0 21,0*
8 9,5* 19,0* 25,5 6,0 12,5 22,5*
9 11,0* 18,0* 24,5 6,0 11,5 23,5ns
10 (đ/c) 6,6 12,3 26,6 5,8 11,9 25,0
P ** ** ns ns ns **
CV% 12,5 9,7 3,8 16,9 17,4 5,1
LSD05 2,1 2,9 0 0 0 1,9
Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; *
sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không
có ý nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
- Độ bền hoa tự nhiên:
+ Thời gian từ khi chớm mầu nụ thứ nhất đến nở bông thứ nhất của các
công thức thí nghiệm đều kéo dài hơn so với đối chứng biến động từ 9 – 11
ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 95 %.
+ Thời gian từ chớm mầu nụ thứ nhất đến nở cả cành của các công thức
thí nghiệm đều kéo dài hơn so với đối chứng (đ/c: 12,3 ngày) biến động từ
17,5 – 19 ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 95 %.
+ Thời gian từ khi chớm mầu nụ thứ nhất đến tàn cả cành của các công
thức thí nghiệm tƣơng đƣơng đối chứng (đ/c: 26,6 ngày) biến động từ 24 –
25,5 ngày.
- Độ bền hoa cắt cắm:
+ Thời gian từ khi chớm mầu nụ thứ nhất đến nở bông thứ nhất của các
công thức thí nghiệm tƣơng đƣơng so với đối chứng (5,8 ngày) biến động từ 5
– 6,5 ngày.
+ Thời gian từ chớm mầu nụ thứ nhất đến nở cả cành của các công thức
thí nghiệm đều tƣơng đƣơng so với đối chứng (11,9 ngày) biến động từ 9,5 –
13,5 ngày.
+ Thời gian từ khi chớm mầu nụ thứ nhất đến tàn cả cành của các công
thức thí nghiệm biến động từ 21 – 23,5 ngày, ngắn hơn đối chứng (đ/c: 25
ngày). Sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 95 %. Trong thí nghiệm công
thức 3 và công thức 9 có thời gian này tƣơng đƣơng đối chứng.
Nhƣ vậy chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đã làm ảnh hƣởng đến
độ bền của hoa. Khi để hoa tự nhiên thì hoa lâu nở nhƣng chóng tàn hơn so
với đối chứng, còn khi cắt để cắm thì thời gian nở tƣơng đƣơng đối chứng
nhƣng chóng tàn hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
3.1.8. Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Socbonne thí nghiệm
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến tình
hình bệnh hại giống hoa lily Socbonne
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Công thức
Bệnh hại (%)
Thối nhũn Xoăn lá
1 3,3 3,0
2 2,6 2,0
3 2,0 2,3
4 0 0
5 0 0
6 0 0
7 0 0
8 0 0
9 0 0
10(Đ/c) 0 0
Số liệu bảng 3.11 cho thấy công thức 4, 5, 6, 7, 8 và 9 không bị bệnh
hại tƣơng đƣơng với công thức đối chứng.
Bệnh thối nhũn xuất hiện khi thời tiết ẩm nhiệt độ thấp, đặc biệt là
những đợt gió mùa đông bắc kèm theo mƣa phùn. Trong thí nghiệm công
thức 1, 2 và 3 bị bệnh thối nhũn, trong đó công thức 1 bị nặng hơn 2 công
thức còn lại.
Bệnh xoăn lá gây hại ở giai đoạn 20 – 30 ngày sau trồng, trong thí
nghiệm công thức 1, 2 và 3 bị nhiễm bệnh xoăn lá các công thức còn lại
không bị nhiễm bệnh tƣơng đƣơng với công thức đối chứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Nhƣ vậy chiều cao cắt cây 10cm, 20cm, 30cm và thời gian để củ 2 – 3
tháng làm cho giống lily Socbonne không bị nhiễm bệnh thối nhũn và xoăn lá.
3.1.9. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm giống hoa lily
Socbonne
Bảng 3.12. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm để giống
hoa lily Socbonne
ĐVT: sào
Công thức
Tổng thu
(đồng)
Tổng chi
(đồng)
Lãi thuần
(đồng)
1 852.000 325.770 526.230
2 852.000 325.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13LV09_NL_TT_ChuThuysChinh.pdf