Tài liệu Luận văn Ngân sách Nhà nước trong hệ thống tài chính trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta: LUẬN VĂN:
Ngân sách Nhà nước trong hệ thống tài
chính trong quá trình chuyển đổi cơ
chế kinh tế ở nước ta
Phần I: Phần mở đầu.
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong các xã hội hiện đại, Nhà nước luôn có chức năng nhiệm vụ nhiều mặt như
chức năng quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn át và các nhiệm vụ
chính trị, nhiệm vụ xã hội. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đó thì Nhà nước
cần phải có một lượng của cải nhất định, đó chính là cơ sở vật chất cho Nhà nước tồn
tại và hoạt động; đó chính là Ngân sách Nhà nước(NSNN). Vì vậy, nhận thức đúng
đắn và đầy đủ bản chất, chức năng cũng như vai trò của NSNN sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của Nhà nước.
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, từ cơ chế tập trung bao cấp
sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước kéo theo sự đổi mới căn bản trong
hoạt động tài chính nói chung, và hoạt động thu chi NSNN nói riêng. Vì thế, xây dựng
nền tài chính tự chủ, vững mạnh là...
40 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ngân sách Nhà nước trong hệ thống tài chính trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Ngân sách Nhà nước trong hệ thống tài
chính trong quá trình chuyển đổi cơ
chế kinh tế ở nước ta
Phần I: Phần mở đầu.
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong các xã hội hiện đại, Nhà nước luôn có chức năng nhiệm vụ nhiều mặt như
chức năng quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn át và các nhiệm vụ
chính trị, nhiệm vụ xã hội. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đó thì Nhà nước
cần phải có một lượng của cải nhất định, đó chính là cơ sở vật chất cho Nhà nước tồn
tại và hoạt động; đó chính là Ngân sách Nhà nước(NSNN). Vì vậy, nhận thức đúng
đắn và đầy đủ bản chất, chức năng cũng như vai trò của NSNN sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của Nhà nước.
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, từ cơ chế tập trung bao cấp
sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước kéo theo sự đổi mới căn bản trong
hoạt động tài chính nói chung, và hoạt động thu chi NSNN nói riêng. Vì thế, xây dựng
nền tài chính tự chủ, vững mạnh là yêu cầu cơ bản và cấp bách trong giai đoạn công
nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, trong đó NSNN giữ vai trò chủ đạo trong
nền tài chính quốc gia.
II. Lí do chọn đề tài:
Chính sách tài chính với các công cụ của nó, trong đó có Ngân sách Nhà nước có vai
trò quan trọng trong bảo đảm cơ sở để thực hiện thành công chiến lược phát triên kinh
tế với tốc độ nhanh và bền vững trong điều kiện chủ đông hôi nhập và an toàn. Việc
tiếp tục đổi mới và hoàn thiện NSNN có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đổi mới
nền kinh tế. Vói ý nghĩa đó trong bài viết vày tôi xin đề cập một số vấn đề cơ bản về
"Ngân sách Nhà nước trong hệ thống tài chính trong quá trình chuyển đổi cơ chế
kinh tế ở nước ta". Bài viết gồm 02 phần :
A. Bản chất và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
B. Ngân sách Nhà nước trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở nước ta.
Phần II: Phần nội dung.
A. Bản chất và vai trò của Ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
I. Bản chất của Ngân sách Nhà nước:
1. Ngân sách Nhà nước với tư cách là một phạm trù kinh tế:
1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước:
Ngân sách Nhà nước là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồn tại
và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lí Nhà nước và sự phát triển của
kinh tế hàng hoá, tiền tệ.
Thuật ngữ ngân sách bắt nguồn từ tiếng Anh "Budget" có nghĩa là cái ví, cái xắc.
Tuy nhiên, trong đời sống kinh tế, thuật ngữ này đã thoat ly ý nghĩa ban đầu và mang
nội dung hoàn toàn mới. Cho đến nay, thuật ngữ "ngân sách Nhà nước" được sử dụng
rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song, quan niệm về ngân sách
Nhà nước thì lại chưa thống nhất. Trên thực tế, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa vè
ngân sách Nhà nước không giống nhau tuỳ theo quan điểm của người định nghĩa thuộc
các trường phái kinh tế khác nhau, hoặc tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển, ngân sách Nhà nước là một văn kiện tài
chính, mô tả các khoản thu và chi của chính phủ, được thiết lập hàng năm.
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ngân sách
Nhà nước. Các nhà kinh tes Nga cho rằng: Ngân sách Nhà nước là bảng liệt kê các
khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước.
Luật Ngân sách Nhà nước đã được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
IX, kì họp thứ 9 thông qua ngày 20-3-1996 cũng có ghi: Ngân sách Nhà nước là toàn
bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Chúng ta không xem xét các điểm khác biệt giữa các định nghĩa này mà tìm ra điểm
chung để thấy được một số điểm đặc trưng của ngân sách Nhà nước như sau:
Thứ nhất, ngan sách Nhà nước là một bảng liệt kê, trong đó dự kiến và cho phép
thực hiện các khoản thu chi bằng tiền của chủ thể kinh tế Nhà nước.
Thứ hai, ngân sách Nhà nước tồn tại trong một khoản thời gian nhất định thường là
một năm.
Song điểm khác biệt của các khoản thu chi ngân sách Nhà nước không giống như
các khoản thu chi của ngân sách doanh nhiệp, gia đình, cá nhân. . . Thu chi ngân sách
Nhà nước có tính chất bắt buộc, luôn được thực hiện bằng pháp luật và do luật quy
định ( về thu có các luật về thuế và các văn bản luật khác, về chi có các tiêu chuẩn
định mức ).
1.2. Bản chất ngân sách Nhà nước:
Về bản chất kinh tế:
Mọi hoạt động của ngân sách Nhà nước đều là hoạt động phân phối các nguồng tài
nguyên quốc gia ( phân phối lần đầu và tái phân phối ). Và vì vậy, về nội dung kinh tế
ngân sách Nhà nước thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong phân phối. Đó là hệ thống
các quan hệ kinh tế giữa một bên là Nhà nước với một bên là các tổ chức kinh tế, xã
hội.
Ngân sách Nhà nước thực hiện các hoạt động phân phối thông qua các khoản đóng
góp theo nghĩa vụ hoặc tự nguyện của mỗi thành viên dưới các hình thức như thuế, phí
. . . ; hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước sau đó tái phân phối các khoản thu nay
thông qua các khoản cấp phát của Nhà nước cho các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư phát
triển kinh tế.
Trong quá trình phân phối, vấn đề cần giải quyết giữa các đối tượng tham gia ( các
chủ thể kinh tế ) chính là vấn đề lợi ích kinh tế. Vì vậy, quan hệ giữa ngân sách Nhà
nước và các thành viên trong xã hội cũng chính là quan hệ kinh tế. Việc phân phối các
nguồn tài chính để hình thành nguồn thu của Nhà nước, dù thực hiện dưới hình thức
nào thực chất cũng chính là quá trình giải quyết quyền lợi kinh tế giữa Nhà nước và
các thành viên trong xã hội với kết quả là các nguồn tài chính được phân chia thành
hai phần: phần nộp vào ngân sách Nhà nước và phần để lại cho các thành viên của xã
hội. Tới lượt mình, phần đã nôp vào ngân sách Nhà nước sẽ tiếp tục được phân phối
lại, thể hiện qua các khoản cấp phát từ ngân sách Nhà nước cho các mục đích tiêu
dùng và đầu tư.
Với quyền lực tối cao Nhà nước có thể sử dụng các công cụ sẵn có ( kinh tế, hành
chính, vũ lực ) để bắt buộc các thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn
tài chính cần thiết. Song, trên thực tế , quyền lực đó phải có giới hạn và giới hạn hợp
lý nhất chính là giải quyết hài hoà ích lợi kinh tế giữa nhà nước và xã hội.Khi tham gia
vào hoạt đọng tái phân phối này của ngân sách Nhà nước, mọi thành viên trong xã hội
đều có lợi; và mục tiêu kinh tế của ngân sách Nhà nước cũng là đem lại phúc lợi lớn
hơn cho các thành viên.
Tóm lại, ngân sách Nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã
hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính
nhămg bảo đảm yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã
hội của mình.
Về phương diện pháp lý:
Ngân sách Nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi bằng tièn của Nhà
nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Đạo luật này được cơ quan lập
pháp của quốc gia đó ban hành.
Hoạt động của ngân sách Nhà nước không hề mang tính chất tự phát hoặc nằm ngoìa
sự kiểm soát của Nhà nước, mà luôn bị ràng buộc bởi những quy định bên trong hết
sức chặt chẽ, cụ thể. Các khoản thu ngân sách Nhà nước phàn lớn đều mang tính chất
cưỡng bức ( bắt buộc ), còn các khoản chi lại mang tính chất cấp phát ( không hoàn lại
trực tiếp ). Nội dung này xuất phát từ quyền lực của Nhà nước và nhu cầu về tài chính
để thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội.
Bất kỳ một Nhà nước nào cũng đều có quyền lập pháp. Do nhu cầu chi tiêu của
mình, Nhà nước đã sử dụng quyền để quy định hệ thống pháp luật tài chính và thuế
khoá, nắt mọi cá nhân và pháp nhân phải nộp một phần thu nhập của mình chi Nhà
nước với tư cách một chủ thẻ kinh tế thực hiện nghiã vụ với Nhà nước. Tính chất
cưỡng bức của các khoản thu ngân sách không hề mang ý nghĩa tiêu cực, bởi lẽ đây là
sự cần thiết. Mọi đối tượng nộp thuế đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà nước và quốc gia. Đồng thời, họ cũng ý thức
được vai trò quan trọng của Nhà nước trong quá trình sử dụng các nguồn tài chính
nhằm thực hiện các chức năng về kinh tế xã hội đã được giao phó.
Về tính chất xã hội:
Ngân sách Nhà nước luôn luôn là một công cụ kinh tế của Nhà nước, nhằm phục vụ
cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước gắn liền với các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước; đồng
thời là phương tiện vật chát cần thiết để hệ thông chính quyền Nhà nước thực hiện
được nhiệm vụ của mình.
2. Ngân sách Nhà nước với tư cách là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài
chính quốc gia:
Hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính,
mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối
liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy định nhất định. Các bộ phận trong hệ thống
tài chính hoạt động trên các lĩnh vực:
+ Tạo ra các nguồn lực tài chính.
+ Thu hút các nguồn tài chính.
+ Chu chuyển các nguồn tài chính ( dẫn vốn ).
Vai trò chung của hệ thống tài chính là bảo đảm nhu cầu về vốn cho phát triển kinh
tế-xã hội.
Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và các bộ phận dẫn vốn
được thể hiện theo sơ đồ. Trong đó :
+ Các tụ điểm vốn là bộ phận mà ở đó các nguồn tài chính được tạo ra, đồng thời
cũng là nơi thu hút trở lại các nguồn vốn tuy nhiên ở mức độ và phạm vi khác nhau.
Bao gồm:
Ngân sách Nhà nước.
Tài chính doanh nghiệp.
Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội.
Tài chính đối ngoại.
+ Các bô phân dẫn vốn thực hiện chức năng truyền dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn
trong hệ thống tài chính. Bao gồm :
Thị trường tài chính.
Các tổ chức trung gian tài chính.
Tài chính
doanh
nghiệp
Ngân sách
Nhà nước.
Tài chính dân
cư và các tổ
chức xã hội.
Tài chính đối
ngoại.
Trong đó , ngân sách Nhà nước là bộ phận được đánh giá là có vai trò đặc biệt quan
trọng trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội.
Thứ nhất, với một nguồn thu ổn định hàng năm thông qua thuế, tiếp nhận viện trợ
hoặc vay vốn nước ngoài, có thể nói tiềm lực kinh tế của ngân sách Nhà nước là rất
lớn. Việc cấp phát vốn ngan sách Nhà nước cho các bộ phận khác nhau của hệ thống
tài chính sẽ làm tăng nguồn vốn ở các tụ điểm nhận vốn, tăng khả năng đầu tư và phát
triển kinh tế của các bộ phận này.
Thứ hai, ngân sách Nhà nước là phương tiện vật chất cần thiết và quan trọng để hệ
thống chính quyền Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của mình, Nếu như
mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, của các hộ dân cư là
tối đa hoá lợi ích thì chính phủ lại mong muốn tối đa hoá phúc lợi xã hội . Chính điều
này đã tạo nen vai trò quan trọng của ngân sách Nhà nước khong chỉ trong lĩnh vực
kinh tế mà còn trong các lĩnh vực xã hội khác. Trong điều kiện kinh tế thị trường, ngân
sách Nhà nước có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội sao cho
mang lại phúc lợi lớn nhất cho mọi người. Thông qua các hoạt động thu chi của mình,
Thị trường tài chính
và
các tổ chức tài chính
trung gian.
ngân sách Nhà nước đã điều tiết lợi ích giữa các tầng lớp dân cư, định hướng và thúc
đẩy phát triển kinh tế.
II. Vai trò của ngân sách Nhà nước:
Vai trò tất yếu của ngân sách Nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế,
là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội. Vai trò này, về mặt chi tiết có thẻ đề
cập ở nhiều nội dung và những biểu hiện đa dạng rất khác nhau, song trên góc độ tổng
hợp, có thể khái quát trên ba khía cạnh sau:
1.Vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế:
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cùng với việc Nhà nước can thiệp trực tiếp vào
hoạt động sản xuất kinh doanh, vai trò của ngân sách Nhà nước trong việc điều chỉnh
các hoạt động trở nên hết sức thụ động. Ngân sách Nhà nước gần như chỉ là một cái túi
đựng sổ thu để rồi thực hiện việc bao cấp tràn lan cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh thông qua cấp vốn cố định, vốn lưu động, cấp bù lỗ, bù giá, bù lương. Trong
điều kiện đó, hiệu quả của các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước không được coi
trọng là tất yếu, tác động của ngân sách Nhà nước đến các hoạt động kinh tế nhằm
điều chỉnh các hoạt động đó và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế là hết sưc hạn chế.
Chuyển sang cơ chế thị trường, trong lĩnh vưc kinh tế, Nhà nước định hướng việc
hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc
quyền. Điều dó được thực hiện thông qua các chính sách thuế và chính sách chi tiêu
của ngân sách Nhà nước để vừa kích thích vừa gây sưc ép với các doanh nghiệp, nhằm
kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Với các ngành kinh tế ưu tiên phát triển, Nhà nước
có thể tạo điều kiện bằng cấchps dụng một chính sách thuế thu nhập công ty hợp lý.
Với các ngành kinh tế còn non trẻ, Nhà nước thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước
bằng hàng rào thuế nhập khẩu để tao điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian cải
tiến, nâng cao trình độ tránh bị lấn át bởi hàng nhập khảu nước ngoài. Với nguồn lực
kinh tế to lớn, Nhà nước sẽ đầu tư vào những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng
xa, những vùng mà nếu chờ sự đầu tư của tư nhân thì sẽ rát khó khai thác. Xây dựng
cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển, định hướng sản xuất ở các vùng khác nhau phục vụ
cho chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước.
Ngân sách Nhà nứoc đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực trong
xã hội. Trong một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các nguồn lực
trong nền kinh tế được phân bổ bởi tác động của hai cơ chế: Cơ chế thị trường và cơ
chế điều tiết của Nhà nước. Việc phân bổ nguồn lực dưới tác động của cơ chế thị
trườngthông qua sự vận động của các quy luật kinh tế thị trường và các công cụ kinh
tế thị trường như giá cả, lãi suất. . . Nói chung, việc phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị
truờng là việc phân bổ mang tính kinh tế thường đạt được hiệu quả ở tầm vĩ mô. Tuy
nhiên, xét ở tầm vi mô không phải lúc nào việc phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị
trường đều đạt được hiẹu quả như mong muốn, thâm chí có thể làm lãng phí nguồn lực
xã hội. Để khắc phục những mặt hạn chế của việc phân bổ nguồn lực do cơ ché thị
trường tạo ra cần có sự can thiệp cảu nhà nước ở những mức độ nhất định. Khác với sự
can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hoa tập trung, sự can thiệp của Nhà
nước vào việc phân bổ nguồn lực trong nề kinh tế thị trường là sự can thiệp mang tính
gián tiếp bằng việc sử dụng các công cụ kinh tế tài chính là chủ yếu. Một trong những
công cụ đó là ngân sách Nhà nước. Thông qua các biện pháp thu chi ngân sách Nhà
nước, Nhà nước thực hiện việc bổ sung phân bổ nguồn lực củaơn chế thị trường ở
nhũng lĩnh vực mà việc phân bổ theo cơ chế thị trường tỏ ra không hiệu quả hoặc
không thể thực hiện được.
2.Vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội:
Trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tính chất bao cấp tràn lan trong mọi
lĩnh vực kinh tế xã hội đã hạn chế đáng kể vai trò của ngân sách Nhà nước trong việc
giải quyết các vấn đè xã hội. Trong thời kì này, mọi sự ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước
đều dành cho khu vực Nhà nước. Những chế độ bao cấp về nhà ở, cung cấp lương
thực, thực phẩm, hàng tiêu dùngvới giá thấp. . . đã gây tâm lý sùng bái biên chế Nhà
nước, tâm lý trông chờ, ỷ lạivà Nhà nước. Điều đó một phần làm giảm hiệu quả công
tác, hiệu quả tiển vốn, mặt khác vừa tác động ngược chiều tới việc đảm bảo công bằng
xã hội. Bên cạnh đó, sự bao cấp tràn lan cho các hạt động có tích chất xã hội, song lại
thiếu sự tính toán hợp lý về phạm vi, mức độ và hiệu quả của nó cũng dẫn tới những
hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội.
Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ
máy Nhà nước, lực lượng quân đội, công an, sự phát triển các hoạt động xã hội, y tế,
văn hoá có ý nghĩa quyết định. Việc thực hiện các nhiệm vụ này, về cơ bản, thuộc về
nhà nước và không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận. Việc sử dụng những dịch vụ kể trên
được phân chia giữa những người tiêu dùng, nhưng nguồn tài trợ để thực hiện các
nhiệm vụ đó lại được cấp phát từ ngân sách Nhà nước. Như vậy, trong việc thực hiện
các nhiệm vụ có tính chất chung toàn xã hội, ngân sách Nhà nước có vai trò quang
trọng hàng đầu. Bên cạnh đó, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ có tính chất chung
toàn xã hội, hàng năm chính phủ vẫn đực biệt quan tâm đến tầng lớp dân cư có thu
nhập thấp. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó thông qua các loại trợ giúp trực tiếp
được giành cho những người có thu nhập thấp hoặc co hoàn cảnh khó khăn như chi về
trợ cấp xã hội; các loại trợ giúp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết
yếu ( lương thực, điện, nước . . . ), các khoản chi phí để thực hiện các chính sách dân
số, chính sách việc làm, các chương trình quốc gialớn về chống mù chữ, chống dịch
bệnh, các chi phí cho việc cung cấp các hàng hoá khuyến dụng, hàng hoá công cộng. .
.
Bên cạnh các khonả chi ngân sách cho việc thực hiện các vấn đề xã hội, thuế cũng
được sử dụng để thực hiện vai trò tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Việc kết hợp giữa thuế trực thu và thuế gián thu, một mặt vừ tăng cường các khoản thu
cho ngân sách Nhà nước, mặt khác vừa nhằm điều tiết thu nhập của tầng lớp có thu
nhập cao, điều tiết tiêu dùng, bảo đảm thu nhập hợp lý giữa các tầng lớp người lao
động. Như vậy ngân sách Nhà nước còn có chức năng tái phân phối thu nhập. Cũng
như việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước,
việc phân phối thu nhập cũng được thực hiện bởi hai cơ ché là cơ chế thị trường và cơ
chế của Nhà nước. Phân phối thu nhập theo cơ chế thị trường người a thường gọi là
việc phân phối mang tính kinh tế. Nghĩa là việc phân phối chủ yếu dựa vào khả năng
cung cấp các yếu tố đầu vào cua các chủ thể trong nền kinh tế như lao động, tiền vốn,
khoa học công nghệ . . . Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan không phải
mọi thành viên trong xã hội đều có khả năng các yếu tố đầu vào như nhau, nên cũng
không có được cơ hội được hưởng thu nhập như nhau, tạo ra những hố ngăn cách giàu
nghèo càng lớn. Khi hố ngăn cách giàu nghèo càng sâu có thể dẫn đến nhũng bất lợi
cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thậm chí có thể dẫn đến xung đột
chính trị làm mất ổn định quốc gia. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển quốc gia,
Chính phủ của các nước đều quan tâm đến vấn đề tía phân phối thu nhập, mục đích là
hạn chế bớt sự ngăn cách giàu nghèo làm cho nguồn thu nhập của xã hội được sử dụng
hiệu quả hơn.
3. Vai trò điều tiết trong lĩnh vực thị trường góp phần ổn định thị trường giá cả ,
chống lạm phát:
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sự đơn điệu về chế độ sở hữu với hai hình thức
quốc doanh và tập thể đã dẫn đến sự phát triẻn yếu ớt của các quan hệ thị trường. Bên
cạnh đó, cơ chế kinh tế chỉ huy ( bằng các mệnh lệnh hành chính ) với việc Nhà nước
quyết định gia cả của các hàng hoá và dịch vụ, chỉ định nơi cung cấp vật tư, tiêu thụ
sản phẩm. . . cũng đã làm các quan hệ thị truờng kém phát triển. Trong cơ chế đó, sự
vậm động của gia cả, chi phí thoát ly khỏi quan hệ cung cầu, của thị truờng, sự biến
động ấy được che đậy bởi sự bao cấp của Nhà nước. Trong điều kiện đó, vai trò của
ngân sách Nhà nước đối với các quan hệ thị truờng là điều tất yếu.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá cả chủ yếu dựa vào quan hệ cung cầu
hàng hoá trên thị trường. Do đó để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung
hoặc cầu hàng hoá trên thị trường. Sự tác động này không chỉ được thực hiên thông
qua thuế mà còn dược thực hiện qua chính sách chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Bằn
nguồn cấp phát của chi tiêu ngân sách hằng năm, các quĩ dự trữ Nhà nước về hàng hoá
và tài chính được hình thành. Trong trường hợp thị trường có nhiều biến động, thị
truờng lên quá cao, hoặc xuống quá thấp, nhờ lực lượng dự trữ hàng hoá và tiền , chính
phủ có thể điều hoà quan hệ cung cầu hàng hoá, vật tư để bình ổn giá cả trên thị
trường, bảo vê quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ sản xuất. Chính phủ cũng có thể
dung ngân sách Nhà nước nhằm khống chế và đẩy lùi nạn lạm phát một cách có hiệu
quả thông qua việc thực hiện chính sách thắt chặt ngân sách, nghĩa là cắt giảm các
khoản chi tiêu ngân sách, chống tình trạng bao cấp, lãng phí trong chi tiêu, đồng thời
có thể tăng thuế tiêu dùng để hạn chế cầu, mặt khác có thể giảm thuế đối với đầu tư,
kích thích sản xuất, phát triển để tăng cung. Ngoài ra chính phủ còn có thể phát hành
các công cụ nợ để vay nhân dân nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách Nàh nước, góp phần
làm giảm tốc độ lạn phát trong nền kinh tế quốc dân.
III. Ngân sách Nhà nước - công cụ tài chính vĩ mô của Nhà nước trong quản lý và
điều tiết kinh tế:
Chính sách tài khóa là hệ thống các giải pháp được thể chế hoá nhằm điều chỉnh thu
nhập và chi tiêu chính phủ để hướng nền kinh tế vào sản lượng và việc làm mong
muốn. Trong ngắn hạn ( 1, 2 năm ), những chính sách này điều tiết sản lượng thực tế,
lạm phát, thất nghiệp nhằm ổn định nền kinh tế. Trong dài hạn, chúng có tác dụng điều
chỉnh cơ cấu kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài. Chính sách tài khoá có hai
công cụ chủ yếu là thuế và chi tiêu chính phủ. Do đó vấn đề cơ bản của chính sách tài
khoá là giải quyết mối quan hệ tương quan giữa thu và chi ngân sách.
1. Chính sách tài khoá lý thuyết:
Khi nền kinh tế ở xa mức sản lượng tiềm năng, thì Nhà nước có thể sử dụng chính
sách tài khoá để đưa nó về mức sản lượng tiềm năng.J.M Keynes coi chính sách tài
khoá là chính sách trung tâm trong quá trình điều chỉnh nền kinh tế của Nhà nước. Về
mặt lý thuyết có hai hướng vận dung chính sách tài khoá như sau :
Khi nề kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, thất nghiệp cao, tổng cầu giảm ở mức
thấp, các hãng không tăng đầu tư, dân cư không tăng tiêu dùng. Để tăng thu nhập, tăng
tổng cầu AD, nhà nước cần tăng chi tiêu, giảm thuế để tăng tổng chi của xã hội. Thông
qua tác động của mô hình số nhân mà khuyếch đại vào mức tăng sản lượng, đẩy nó
tiến gần đến mức sản lượng tiềm năng.
Khi nền kinh tế ở trạng thái quá nóng, lạm phát tăng lên, AD ở mức cao, Nhà nước
phải giảm chi tiêu, tăng thuế làm cho mức chi tiêu chung của nền kinh tế giảm xuống
để sản lượng của nền kinh tế trở lại mức tiềm năng, lạm phát sẽ chững lại .
Cùng với chính sách tiền tệ thị thuế vsf chi tiêu chính phủ là công cụ quan trọng để
Nhà nước có thể can thiệp vào nền kinh tế, nhưng đây là sự can thiệp gián tiếp tuân
theo và thông qua các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường.
2. Một số vấn đề lý luận về ngân sách Nhà nước:
Ta kí hiệu Các khoản tiền mà Nhà nước nhận được là thu nhập của Nhà nước T
Các khoản chi tiêu của Nhà nước là G.
B là hiệu giưa thu và chi ngân sách ( cán cân ngân sách ) ta có công thức sau:
B = T - G
Vấn đề cơ bản của ngân sách Nhà nước là giải quyết mối quan hệ giữa thu ( T ) và chi
tiêu ( G ). Tuy theo so sánh giưa thu và chi ta có các trạng thái sau:
+ B > 0 Thặng dư ngân sách hay thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách .T > G
+ B = 0 Cân bằng ngân sách hay thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách . T = G
+ B < 0 Thâm hụt ngân sách hay thu ngân sách nhỏ hơn chi ngân sách . T < G
Khi nghiên cứu về vấn đề ngân sách Nhà nước, nhiều nhà kinh tế đã đặt ra những câu
hỏi mà đến bây giờ vẫn còn là những vấn đề tranh luận.
2.1. Có nhất thiết phải để ngân sách Nhà nước ở trạng thái cân bằng hay không ?
Một số nhà kinh tế cho rằng, khi điều chỉnh các khoản thu và chi ngân sách, Nhà
nước cần thực hiện chính sách "cân bằng ngân sách". Theo quy tắc này, Nhà nước
không được phép chi tiêu hơn số tiền mà nó nhận được. Tuy nhiên, hầu hết các nhà
kinh tế phản đối quy tắc đòi hỏi Nhà nước phải cân bằng ngân sách của mình một cách
nghiêm ngặt. Bởi nếu như ngân sách cân bằng nhưng các khoản thu, chi năm sau
không nhiều hơn năm trước chứng tỏ nền kinh tế không phát triển đi lên vì vậy nếu giữ
ngân sách cân bằng thì phải là cân bằng trong trạng thái động. Hơn nữa, đôi khi thâm
hụt hoặc thặng dư ngân sách lại trở nên cần thiết.
Thứ nhất, quy tắc "cân bằng ngân sách" thủ tiêu năng lực tự ổn định của hệ thống
thuế và các khoản chuyển giao thu nhập nhằm ổn định nền kinh tế. Khi nền kinh tế rơi
vào suy thoái, các khoản thuế và chuyển giao thu nhập ( tính trên cơ sở thu nhập ) tự
động thay đổi dù tỉ lệ của chúng không đổi; cụ thể là thuế giảm, chuyển giao thu nhập
tăng khi thu nhập giảm. Các phản ứng ứng tự động góp phần ổn định nền kinh tế này
lại làm cho ngân sách bị thâm hụt. Trong khi đó, quy tắc "ngân sách cân bằng" nhiêm
ngặt đòi hỏi Nhà nước phải tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu vào thời kìư suy thoái ;
hoạt động này tiếp tục làm tổng cầu giảm sút hơn nữa, kết quả là suy thoái ngày càng
tăng.
Thứ hai, Người ta có thể sử dụng thâm hụt để chuyển gánh nặng thuế từ thế hệ hiện
tại cho thế hệ tương lai. Một số nhà kinh tế lập luận rằng, nếu thế hệ hiện tại phải phát
đọng chiến tranh để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốcthì các thế hệ tương lai sẽ có lợi.
Để buộc người hưởng thụ tương lai phải trả một phần chi phí, thế hệ hiện tại có thể tài
trợ cho chiến tranh bằng cách cháp nhận thâm hụt ngân sách. Nhà nước có thể trả lại
số nợ trong chiến tranh bằng cách đánh thuế vào thế hệ tiếp theo.
Những nguyên nhân này làm cho hầu hết các nhà kinh tế phủ nhậnn quy tắc "cân
bằng ngân sách" nghiêm ngặt.
2.2. Thâm hụt ngân sách và các biện pháp khắc phục:
Để lượng hoá thâm hụt ngân sách, các nhà kinh tế chia thâm hụt ngân sách ra làm ba
loại:
- Thâm hụt thực tế, tức là thâm hụt ngân sách xảy ra khi số chi thực tế vượt số thu thực
tế trong một thời kỳ nhất định.
- Thâm hụt cơ cấu, là thâm hụt ngân sách xảy ra khi nền kinh tế hoạt động ở mức sản
lượng tiềm năng.
- Thâm hụt chu kỳ, tức là thâm hụt ngan sách bị động do trạng thái chu kỳ của nền
kinh tế gây ra. Nó bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu.
Thâm hụt ngân sách xảy ra khi Nhà nước tăng chi tiêu, kết quả là cung vốn vay
giảm, lãi suất tăng dẫn đến hiện tuợng tháo lui đầu tư, làm giảm tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế. Nhà nước cần có biện pháp kịp thời khắc phục thâm hụt. Nguyên tắc cơ
bản là "tăng thu, giảm chi", song không phải nền kinh tế nào cũng áp dụng được biện
pháp này. Khi các giải pháp tăng thu, giảm chi không khắc phục được thâm hụt, thì
Nhà nước phải sử dung giải pháp tài trợ cho thâm hụt. Có bốn giải pháp tài trợ là :
Thứ nhất, là vay tiền ngân hàng ( in thêm tiền ). Thế mạnh của giải pháp này là tài trợ
kịp thời cho các khoản thâm thủng của ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máy
tài chính vận hành bình thường, giải toả những ngưng trệ trong bộ máy Nhà nước.
Song, giải pháp này sẽ dẫn đến hậu quả nan giải là lạm phát cao, giá cả tăng, làm giảm
sức mua của đồng tiền và làm đời sống dân cư giảm sút khi lượng tiêng trong lưu
thông tăng. Đông tiền giảm sức mua làm giảm khả năng tài trợ cho ngân sách. Bởi khi
giá cả tăng, Nhà nước phải chi tiêu nhiều hơn cho nhưững tiêu dùng không đổi, điều
đó buộc Nhà nước lại phải in thêm tiền; cứ như vậy, nền kinh tế sẽ rơi vào khủng
hoảng tiền tệ.
Thứ hai, là sử dụng dự trữ ngoại tệ. Giải pháp này có hiệu lực rất mạnh, giúp bù đắp
kịp thời cho thâm thủng ngân sáchvà ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nề kinh tế không
tức thời. Sông không phải nước nào cũng có luợng dự trữ ngoại tệ lớn. Nếu lượng dự
trữ ngoại tệ bị rút ra thấp hơn mức tối thiểu ( tương đương với giá trị bốn tháng nhập
khẩu ) sẽ dẫn đến nguy cơ phá giá đông bản tệ, uy tín của đồng tiền quốc gia trên thị
trường quốc tế giảm. Và đặc biệt không thẻ ứng phó với những sự cố trong nên kinh
tế, lúc đó tư nhân sẽ chuyển vốn ra nước ngoài, hiện tượng thoái lui đầu tư và suy
thoái sẽ xảy ra.
Thứ ba, là vay nợ nước ngoài. Giải pháp này đã từng là nguồn tài trợ phổ biến và quan
trọng của các nước bị lệ thuộc. Song, giải pháp này cũng có giới hạn và chỉ là giải
pháp tình thế. Nếu một nước thường xuyên vay nợ để tài trợ cho thâm thủng ngân sách
sẽ vấp phải những đối sách hạn chế của các chủ nợ làm cho các khoản vay không đủ
lượng, do đó không hiệu quả. Mặt quan trọng hơn là nợ chồng chất dẫn đến thu nhập
quốc dân hàng năm không đủ trả nợ nước ngoài, tất yếu bị lệ thuộc về kinh tế dẫn đến
lệ thuộc về chính trị.
Thứ tư, là vay nợ trong nước. Giải pháp này có ưu thế la huy động được các nguồn nội
lực đê khắc phục nguồn thâm thủng ngân sách. Nhà nước vay nợ nhân dân thông qua
hinh thức phát hành trái phiếu. Song, nó gây ra không ít hiệu ứng phụ, tác động xấu
vào nền kinh tế như: làm giảm khối lượng tín dụng cho đầu tư, làm lãi suất tăng, làm
khu vực tư nhân đi vay nợ nước ngoài. . .
Trong thực tế, nên áp dung đồng thời và linh hoạt các biện pháp trên để phát huy đuợc
những ưu điểm của mỗi phương pháp, nhanh chóng giải quyết thâm hụt ngân sách, ổn
định và phát triển kinh tế.
2.3. Thặng dư ngân sách:
Thặng dư ngân sách lại có tác động hoàn toàn ngược lại so với trường hợp thâm hụt
ngân sách. Mức thặng dư ngan sách, hay tiết kiệm chính phủ làm tăng tiết kiệm quốc
dân , tăng cung vốn vay; kết quả là lãi suất giảm và khuyến khích đầu tư, làm tăng tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy rõ ràng là thặng dư ngân sách Nhà nước có lợi cho
tăng trưởng kinh tế hơn so với thâm hụt ngân sách. Đây là điều mà các nhà kinh tế đều
thống nhất. Nhưng việc làm gì với khoản thặng dư này thì còn nhiều tranh cãi. Một số
nhà hoạch định chính sách cho rằng nên duy trì thặng dư; một số khác lại cho rằng nên
thủ tiêu nó bằng cách tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế.
Các nhà kinh tế ủng hộ duy trì thặng dư lập luận rằng; việc sử dụng phần thặng dư để
hoàn trả một số khoản nợ chính phủ sẽ khuyến khích đầu tư tư nhân và tăng trưởng
kinh tế.
Các nhà kinh tế ủng hộ việc thủ tiêu thặng dư ngân sách cho rằng; cắt giảm thuế, thuế
suất thấp hơn sẽ làm biến dạng các hoạt đọng kinh tế ít hơn, làm quá trình phân bổ
nguồn lực hiệu quả hơn; hoặc thặng dư cần được sử dụng để tăng chi tiêu của chính
phủvào cơ sở hạ tầng và giáo dục, bởi vì theo họ lợi suất của đầu tư công cộng vào các
lĩnh vực đó cao hơn lợi suất bình quân của tư nhân.
Chính sách đúng phụ thuộc vào quan điểm về giá trị của đầu tư tư nhân và đầu tư công
cộng, cùng mức độ biến dạng do thuế gây ra.
B. Ngân sách Nhà nước trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở nước ta:
I. Những vấn đề chung về ngân sách Nhà nước:
1. Thu ngân sách Nhà nước:
Xét về mặt nội dung, thu ngân sách Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối nảy
sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để tập trung một bộ phận tổng
sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tạp trung của Nhà nước. Như vậy thu
ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản tiền thu được tập trung vào tay Nhà nưowcs
để hình thành nên quỹ ngân sách. Thu của ngân sách Nhà nước được tập trung từ
nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn thu chủ yếu là từ thu nhập quốc dân. Giữa thu
nhập quốc dân và thu NSNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng thu nhập quốc
dân là cơ sở để tăng thu ngân sách và quá trình huy động thu nhập quốc dân vào ngân
sách cũng có những tác động kích thích tăng thu nhập quốc dân.
Thu ngân sách Nhà nước bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do cá nhân và tổ chức nộp theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước:
+ Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân.
+ Các khoản viện trợ.
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản do Nhà nước vay( trong và ngoài nước )
Trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu của ngan sách Nhà nước ta.
Thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ
chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp cho Ngân sách Nhà nước. Thuế có tính cưỡng chế và
pháp lý cao. Thuế còn là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Khác với
các khoản vay, Nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân nhưng không
phải hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế sau một khoảng thời gian với một khoản
tiền mà họ đã nộp vào NSNN. Số tiền thu thuế được Nhà nước sử dụng cho các chi
tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và của mọi cá nhân trong xã hội.
Mọi cá nhân, người nộp it, người nộp nhiều, đều bình đẳng trong việc nhận lại các
phúc lợi công cộng từ phía Nhà nước
Thuế còn là công cụ để Nhà nước tham gia vào điều tiết kinh tế vĩ mô. Băng hệ
thống thuế , Nhà nước quy định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế với thuế
suất cao hoặc đánh thuế với thuế suất thấp vào các ngành nghề, các mặt hàng cụ thể.
Thông qua đó mà tác động và làm thay đổi mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị
trường, nhằm góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô.
Thuế là công cụ để điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Trong nền kinh tế
thị trường thì sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng cao, vấn
đề này iên quan đến đạo đức và công bằng xã hội. Sự mất cân bằng đosex được hoà
bằng các chính sách thuếcủa Nhà nước.
Hệ thống thuế hiện hành ở nước ta bao gồm:
Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng ( thuế VAT )
Thuế VAT là một loại thuế gián thu. Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân kinh
doanhcó doanh thu thuộc các ngành nghề, các hình thức hoạt động có địa điểm cố định
hay lưu động, hạot động thường xuyên hay không thường xuyên trên lãnh thổ Việt
Nam. Căn cứ để tính thuế VAT là : Giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ nộp thuế và thuế
suát.
Đây là nguồn thu quan trong nhất của ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, đánh vào giá trị một số hàng hoá sản xuất và
lưu thông trong nước hoặc nhập khẩu.Thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước ta tập trung vào
một số mặt hàngnhư: Rượu, bia, thuốc lá, bài lá, vàng mã, xăng dầu các loại, hàng điện
tử cao cấp, ô tô, xe máy. Tuỳ tưng loại hàng hoá mà có thuế suất khác nhau. Người
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nhập khẩu các hàng
hoá trong dạng tiêu thụ đặc biệt.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là nguồn thu lớn của ngân sách Nhà nước, có taqcs dụng điều
tiết những người có thu nhập cao và hạn chế tiêu dùng những hàng hoá độc hại cho
con người.
Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đây là loại thuế trực thu, đánh vào lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp sản
xuất thuộc các thành phần sản xuất. Đối tượng đánh thuế là lợi nhuận thực tế thu được
trong kinh doanh. Người nộp thuế là các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các
ngành nghề của các thành phần kinh tế.
Thứ tư, thuế xuát, nhập khẩu.
Đối tượng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập
khảu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Thuế suất của hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu
gồm thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi. Ngoài ra còn có ưu đãi miễn thuế,
nhằm khuyến khích suất khảu hàng trong nước cần xuất và nhập những hàng thiết yếu.
Thuế suất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế quan trọng trong chính sách mở cửa
với bên ngoài, đồng thời là vũ khí để bảo vệ kinh tế trong nước và là một nguồn thu
lớn cho ngân sách Nhà nước.
Thứ năm, thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp là thúe trực thu, thu theo dạng đất nông nghiệp do các
tổ chức và cá nhân sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Người sử dụng đất nông nghiệp
là người nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp thể hiện quan điểm khoan sưc dân, giảm nhệ sự đóng
góp của nông dân cho Nhà nước, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phat triển phù hợp với
kinh tế thị trường, góp phần sử dụng có hệu quả đất nông nghiệp, công bằng , hợp lý
trong việc sử dụng đất nông nghiệp giữa các miền, các địa phương, góp phần cải thiện
đời sống nông dân.
Thứ sáu, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Thuế thu nhập là thuế trực thu đánh vào thu nhập thường xuyên và không thường
xuyên của người được hưởng thu nhạp cao. Người nộp thuế là công dân việt Nam và
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thu nhập cao. Thuế suất áp dụng theo thuế
luỹ tiến.
Thuế thu nhập dần dần trở thành nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, bao
quát được nguồn thu nhập của công dân góp phần giải quyết công bằng xã hội trong
phân phối, điều tiết thu nhập.
Thứ bảy, thuế tài nguyên .
Thuế tài nguyên là thuế đánh vào người khai thác tài nguyên quốc gia. Người nộp
thuế tài nguyên là nguời khai thác tất cả các tài nguyên quốc gia bao gồm: khoáng sản,
sản phẩm rừng tự nhiên, cá và các loại thuỷ sản tự nhiên khác. Căn cứ tính thuế tài
nguyên là số lượng tài nguyên khai thác, giá tính thuế đơn vị tài nguyên và thuế suát.
Thuế tài nguyên có vai trò quan trọng trong khuyến khích, bảo vệ, khia thác, sử dụng
tài nguyên tiết kiệm, có hiệy quả cao, đông thời là nguồn thu quan trọng cho ngân sách
Nhà
nước.
Bên cạnh thuế, phí và lệ phí cũng là một nguồn thu quan trong mang tính chất bắt
buộc nhưng có tích chất đối giá, nghĩa là lệ phí thực chấtlà một khoản tiền mà dân
chúng bỏ ra trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ những dịch vụ do Nhà nước cung cấp,
đó là những hang hoá công cộng có tích chất giới hạn và hàng hoá công cộng có thể
định giá như lệ phí qua cầu, lệ phí công chứng giấy tờ, xác nhận, cấp visa. . .
Ngoài các khoản thuế, lệ phí, NSNN còn có những khoản vay; đối tượng vay có thể
là dân cư, Ngân hàng và bằng cách phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ.
Hoặc các khoản vay, viện trợ từ nước ngoài, vay chính phủ các nước hoặc các tổ chức
quốc tế. Khi vay cần cân đối giưa những lợi ích của các khoản vay và chi phí của
chúng cũng như xem xét khả năng hoàn trả. . .
2. Chi tiêu ngân sách Nhà nước:
Chi NSNN thể hiện qua các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và
sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện các
chức năng kinh tê-xã hội mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định.
Theo chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, nội dung chi tiêu ngân sách Nhà nước bao
gồm:
- Chi về kinh tế: Chi cho đầu tư vốn cố định và vốn lưu động cho các doanh nghiệp
Nhà nước, góp cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có
sự tham gia của Nhà nước; chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-
xã hội; chi cho quỹ phát triển các chương trình, dự án phát triển kinh tế, chi cho sự
nghiệp kinh tế, chi cho dự trữ Nhà nước.
- Chi về văn hoá xã hội: chi cho các sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá,
thông tin, thể dục thể thao,sự nghiệp khoa hoc, công nghệ và môi trường, cac sự
nghiệp khác; chi cho các chương trình quốc gia; cho hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội; trợ
cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội-nghề
nghiệp.
- Chi cho bộ máy Nhà nước: chi cho hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Hội
đồng nhân dan và uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan hành chính các cấp, toà án và
viẹn kiểm sát các cấp.
- Chi cho quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Chi trả nợ nước ngoài.
- Chi viện trợ nước ngaòi.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
- Chi khác.
Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra các nội dung sau đây.
+ Chi thường xuyên:
Là những khoản chi không óc trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để
tài trợ cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm duy trì "đời sống quốc gia". Về
nguyên tắc, các khoản chi này phải được tài trợ bằng các khoản tiền không mang tính
chất hoàn trả của NSNN.
+ Chi đầu tư phát triển:
Là tất cả các chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các Nhà nước hiện đại. Để đạt
được sự phát triển, chính phủ phải hoạch định được chiến lược phát triển đúng đắn,
phù hợp và cần phải có vốn đầu tư của Nhà nước. Đối tượng đầu tư của Nhà nước
thường là những công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn và
những công trình kinh tế mà không thể dựa vào đầu tư tư nhân, nhưng những hoạt
động của chúng là cần thiết cho xã hội.
3. Tổ chức hệ thống và phân cấp ngân sách Nhà nước:
Ngân sách Nhà nước được quản lý và điều hành theo luật Ngân sách Nhà nước được
Quốc hội Cộng hoà xã hội chu nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30-3-1996.
Ngân sách Nhà nước được quản lý và điều hành theo chế độ kế hoạch hoá thống nhất
từ trung ương đến cơ sở. Mọi sự thu chi của Ngân sách Nhà nước đều được thể hiện
qua kế hoạch thống nhất từ trung ương đến sơ sở. Kế hoạch ngân sách do Quốc hội
thông qua hàng năm.
Thực hiện phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước phù hợp với sự phân cấp hành
chính. Theo đó ngân sách Nhà nước được chia làm bốn cấp:
- Cấp trung ương;
- Cấp tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương);
- Cấp huyện ( quận );
- Cấp xã ( phường ).
Tuy nhiên việc phan công, phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước là phân công, phân
cấp quản lý theo nhiệm vụ, kế hoạch thu, chi ngân sách cho các cấp trên cơ sở chế độ
thống nhất, kế hoạch thống nhất. Phân công phân cấp không phải là phân chia ngân
sách.
Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước là xác định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm
của các cấp ngan sách trong việc quản lý thu, chi từng cấp, thực hiện theo chức năng
nhiệm vụ quản lý của Nhà nước ở từng cấp dựa trên cơ sở thống nhất về pháp luật, về
chính sách, về kế hoạch kinh tế-xã hội nhằm bảo đảm thực hiện chính sách thu, chi
ngân sách Nhà nước, sử dụng hợp lý các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng,
an ninh, đề cao trách nhiệm và khuyến khích tính chủ động, sáng tạocủa chính quỳen
địa phương trong việc quản lý chặt chẽ, tiết kiẹm và hiệu quả, nâng cao khả năng tạo
vốn trong quá trình thực thi ngân sách Nhà nước.
II. Thực trạng thu chi Ngân sách Nhà nước ta những năm gần đây:
1. Những thành tựu đã đạt được của hoạt đông ngân sách Nhà nước trong năm
2003:
1.1. Thành tựu:
Kế hoạch tài chính 5 năm 2001-2005 đã thực hiện được một nửa, toàn ngành tài
chính nói chung đã thu được những thành tựu đáng kể. Toàn ngành đã vượt qua nhiều
khó khăn và thách thức, tiếp tục sự nghiệp đổi mới và đã đạt được một số kết quả có ý
nghĩa quan trọng. Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật, tài chính có nhiều đổi mới,
tiến bộ góp phần tạo môi trường và thị trường thuận lợi hơn để giải phóng sức sản xuất
xã hội, cổ vũ cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tích cực thực hành tiết
kiệm tăng tích luỹ cho đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm để xoá đói, giảm nghèo, tăng
thu nhập cho chính mình , cho gia đình mình và tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã
hội. Nhờ đó đã góp phần tạo động lực mạnh mẽ để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì
và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao ( bình quân 3 năm là 7,1% ), huy động thêm nhiều
nguồn nội lực và ngoại lực để tăng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tê-xã
hội, thúc đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề phát triển xã
hội, cải cách tiền lương và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đóng góp không nhỏ trong sự thành công ấy là những hoạt động thu, chi NSNN
được thực hiện một cách có hiệu quả. Năm 2003, dự toán thu ngân sách Nhà nước do
ngành tài chính đảm nhiệm ước đạt 132.500 tỷ đồng; vượt 7,1% so với dự toán quốc
hội giao; tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước; đạt tỷ lệ động viên 21,7% GDP; trở
thành năm thứ sáu liên tục thực hiện vượt thu. Nhờ nguồn thu NSNN tăng khá, nên
không những đảm bảo chi theo dự toán dược giao mà còn tăng bổ sung nguồn ngân
sách gần 10000 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm
an ninh quốc phòng.
Kết quả cụ thể là:
- Về thu NSNN:
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 106,1% dự toán cả năm; đây là năm thứ
sáu liên tục vượt dự toán do Quốc hội đề ra. Vượt thu không phải do có thêm thuế mới
hay nâng thuế suất, tría lại một số khoản thu còn được miễn giảm như thuế sử dụng đất
nông nghiệp, một số khoản phí và lệ phí khác, đặc biệt là thuế nhập khẩu. . . Điều này
chứng tỏ tăng trưởng kinh tế đạt khá, công tác hành thu đã bám sát sự tăng lên của sản
xuất kinh doanh, bám sát dự toán đề ra, rà soát để tìm các khoản thu, đặc biệt là chống
thất thoát thu có hiệu quả.
Năm 2003 so với năm 2002, tổng thu ngân sách Nhà nước ước tăng 11,3%. Một số
khoản thu lớn còn tăng với tốc độ cao hơn, như thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tăng tới 30%, thu từ công thuowng nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh
tăng 28,5%, thu từ doanh nghiệp Nhà nước tăng 17,9%. . .
Do tốc độ tăng thu đạt khá, nên tỷ lệ giữa tổng thu ngân sách so với GDP vẫn đạt
khonảg 21,9%, tuy chưa bằng tỷ lệ 22,2% của năm 2002, nhưng đã cao hơn tỷ lệ trong
các năm trước đó ( năm 2001 đạt 21,6%, năm 2000 đạt 20,5%, năm 1999 đạt 19,6% . .
. ). Điều đó chứng tỏ, một mặt đã tích cực tận thu, mặt khác vẫn thực hiện chính sách
khoan thư sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu- một chủ trương có tính chiến lược về thu,
chi ngân sách Nhà nước.
Cơ cấu thu ngân sách đã có những chuyển biến tích cực hơn các năm trước, ngày
càng phù hợp với độ mở cửa ngày một tăng lên của nền kinh tế, phản ánh trực tiếp hơn
hiệu quả của kinh tế trong nước và sẽ không bị hụt hẫng khi thực hiện cam kết theo
hiệp định đã kí với khu vực ASEAN, với Mỹ, cũng như chuẩn bị gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới ( WTO ). Theo ước tính ban đầu, tỷ trong các khoản thu từ hàng
nhập khẩu, thu từ dầu thô. . . những khoản thu không trực tiếp phản ánh hiệu quả sản
xuất ở trong nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng đã giảm từ 49,5% trong các năm
2001,2002 xuống còn 47,9% trong năm 2003. Trong đó tỷ trọng thu từ dầu thô đã
giảm xuống từ 25,9% trong năm 2000, 25,5% trong năm 2001, 21,6% trong năm 2002
và ước còn 20,5% trong năm 2003; điều này phản ánh nguồn thu từ việc xuất khẩu tài
nguyên ngày một giảm, trong khi tổng thu tăng 11,3% thì thu từ dầu thô chỉ tăng 1,6%.
Thu từ xuất nhập khẩu chỉ tăng 10,4% cũng thấp hơn tốc độ tăng của tổng thu.. Tỷ
trọng trong tổng th của nội địa những khoản thu phản ánh trực tiếp hiệu quả sản xuất
trong nước đã tăng từ 50,5% trong các năm 2001,2002 lên 52,8% trong năm 2003. Tất
cả những điều này phản ánh cơ cấu thu ngân sách ngày càng có những thay đổi tích
cực. Cơ cấu thu ngân sách đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực: Tỷ trọng thu nội
địa trong tổng thu NSNN đã tăng từ 50,7% năm 2001 lên 52,6% năm 2003; thu từ hoạt
động xuất nhập khảu, từ dầu thô giảm từ 47,4% năm 2001 xuống 45,9% năm 2003.
Đến năm 2003 đã có 26 tỉnh, thành phố có quy mô thu NSNN trên địa bàn đạt mức
trên 500 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm qua Bộ tài chính đã tiến hành phát hành công trái giáo dục trên địa bàn
toàn quốc với tổng số tiền thu được là 2.580 tỷ đồng. Đây là lân đầu tiên nước ta phát
hành công trái giáo dục nhằm huy đông vốn để hhõ trợ các tỉnh miền núi, Tây nguyên
và các tỉnh khó khăn. Ngày 15/10/2003, phát hành trái phiéu Chính phủ đợt I/2003,
nhằm huy động sự đóng góp của toàn dân để đầu tư, xây dựng một số công trình giao
thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước . Đây là một chủ trương lớn và dài hạn của
Đảng và Nhà nước trong việc huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
-Về chi NSNN:
Chi ngân sách Nhà nước cũng đạt kết quả tích cực tren cả hai mặt. Một mặt, nhờ thu
vượt dự toán 7,1% mà chi ngân sách cũng đã vượt 6,1% so với dự toán được duyệt và
tỷ lệ vượt dự toán của tổng chi thấp hơn tổng thu nên đã tăng tính chủ động, rỉ ro, tăng
kết dư, giảm bội chi.
Mặt khác, năm 2003 so với năm 2002, tổng chi tăng 14,1%, cao hơn tốc độ tăng
11,3% của tổng thu, phù hợp với chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng của chính
phủ. Chi ngân sách cho đầu tư phát triên đạt 106,85 dự toán và tăng 6,7% so với năm
2002, đều cao hơn các chỉ số của chi thường xuyên ( tương ứng đạt 104,9% và tăng
4,9% ); chi cho đầu tư phát triển chiếm khoảng 28% tổng chi, chưa kể công trái, trái
phiếu mới huy động để đầu tư.
Một số khoản chi lớn và quan trọng trong chi thường xuyên đã đạt khá so với dự
toán và tăng khá so với năm 2002; chi cho thể dục thể thao đạt 232,7% tăng tới 60,7%;
chi cho giáo dục và đào tạo đạt 102,8% và tăng 12%; chi cho y tế đạt 106,5% và tăng
12,3%; chi cho sự nghiệp kinh tế đạt 103,9% và tăng 5,7%.
Có thể nói, nguồn lực tà chính Nhà nước đã đáp ứng được yêu cầu giải quyết những
vấn đề bức xúc của nền kinh tế và xã hội. Trong khi chi thường xuyên của NSNN
giảm dần qua các năm, thì một số nhiệm vụ chi quan trọng đã thực hiện đạt và vượt chỉ
tiêu đề ra; chi cho giáo dục đào tạo tăng từ 15,8% tổng chi NSNN năm 2001 lên mức
dự kiến 18% từ năm 2003; chi cho khoa học công nghệ , sự nghiệp y tế, văn hoá, xã
hội trong tổng chi NSNN tăng nhanh qua các năm; trong khi các nhu cầu cho hoạt
động quản lý hành chính Nhà nước, quốc phòng, an ninh đều được đảm bảo.
-Về quản lý ngân sách Nhà nước;
Năm 2003 so với 2002, mặc dù tổng chi tăng cao hơn tổng thu, nhưng bội chi ngân
sách vẫn được kìm chế không vượt quá 5%GDP mà Quốc hội đã cho phép và thấp hơn
tỷ lệ 5,4% của năm 2001 và tỷ lẹ 5,2% của năm 2002; đó cũng là mức an toàn và kiểm
soát đựoc.
Nguồn bù đắp bội chi có tới 75% là bằng nguồn vay trong nước, còn chỉ có 25%
bằng nguồn vay nước ngoài. Các chỉ số trên cho thấy, một mặt là không dùng con
đương phát hành vì phát hành thường gắn với lạm phát, mặt khác nếu đi vay thì đi vay
trong nước.
Năm 2003 cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm vè thu, chi ngân sách, từ việc xây
dựng chính sách đến phân cấp trách nhiệm trong quản lý ngân sách, trong việc tận thu
và chống thất thu. . . Đặc biệt, ngày 10/11/2003, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về
phân bổ ngân sách Nhà nước năm 2004. Đây là lần đầu tiên Quốc hội lựa chọn phương
án phân bổ ngân sách Nhà nước, phương án sẽ tạo điều kiện để phát triển kinh tế-xã
hội, tăng nhanh nguồn thu ngân sách với các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm;
đông thời tăng hỗ trợ đối với những địa phương khó khăn, nhát là các tỉnh miền núi
phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung để thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, tăng nguồn thu. .
.
1.2. Nguyên nhân:
Năm 2003, mặc dù phát triên trong điều kiện phức tạp và khó lường như chiến tranh
Irắc, dich bệnh SARS, hạn hán lũ lụt ở nhiều nơi. . . nhưng kinh tế nước ta vãn đạt
mức tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,24% so với năm 2002;
đây là mức tăng cao nhất trong 6 năm qua kể từ năm 1998. Với kết quả này, các tổ
chức kinh tế quốc tế và khu vực đã đánh giá cao sự phát triển kinh tế của Việt Nam,
kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng và chất lượng ngày càng vững chắc.
Sự phát triển của nền kinh tế đã tạo ra một nguồn thu dồi dào hơn cho NSNN cũng
như yêu cầu mở rộng chi tiêu đầu tư phát triển kinh tế của NSNN. Để đáp ứng những
nhu cầu đó ngành tài chính nói chung và hệ thống thu-chi NSNN nói riêng đã có nhiều
chuyển đổi lớn lao về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của hệ thống tài
chính nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCH ở nước ta.
Những điểm đáng chú ý nhất là những tiến bộ trên các lĩnh vực:
- Xây dựng nền tảng pháp luật của hệ thống các sắc thuế hiện đại;
- Đổi mới tổ chức hệ thống bộ máy thu thuế Nhà nước;
- Xây dựng nền tảng pháp luật NSNN;
- Đổi mới phương thức quản lý, hình thành bộ máy quản lý quỹ NSNN trực thuộc bộ
tài chính, độc lập với Ngân hàng Nhà nước;
- Xác lập và củng cố vị trí tài chính công.
Năm 2003 tiếp tục đóng góp một phần quan trọng vào sự đổi mới đó của hoạt động
thu, chi NSNN.
+ Thu NSNN: Cải cách thuế bước hai, Nhà nước ban hành luật thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp là hai loại thuế cơ bảngiúp cho hệ thống chính sách thuế
của Việt Nam tương đối đồng bô và đầy đủ. Qua 4 năm thực hiện, vừa qua Quốc hội
tiếp tục sửa đổi, bổ sung thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập
doanh nghiệp thi hành từ 1.1.2004, phù hợp với mục tiêu đề ra là khuyến khích xuất
khẩu, tạo điều kiện cho hội nhập, thúc đẩy cạnh tranh mà vẫn bảo đảm mức động viên
cho NSNN. Cải cách thuế bước 2 đạt nhièu kết quả tích cực, khuyến khích đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh, tăng tích luỹ của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh,
thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhưng vẫn bảo đảm tỷ lệ động
viên và nguồn thu nagỳ càng lớn hơn vào NSNN.
Chính sách thuế đã trở thành đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp sắp xếp,
đổi mới, đua tài làm ăn chân chính trên cùng một mặt bằng pháp luật. Quá trình thực
hiện các hiệp định đa phương và song phương theo lộ trình hội nhập kinh tế , khiến
cho nguồn thu thuế nhập khẩu ngày càng giảm, nhưng do các doanh nghiệp trong nước
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cho nên số thu nội địa ngày càng cao. Đông thời
với cải cách chính sách, các ngành thuế và hải quan bước đầu đẩy mạnh cải cách hành
chính, cải tiến thủ tục theo hướng đơn giản, minh bạch hơn, giảm dần và tiến tới xoá
bỏ phiền hà đối với ngưòi nộp thuế và các nhà xuất nhập khẩu. Đặc biệt tính chủ động,
tự giác của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước ngày
càng được nâng cao.
+ Chi NSNN:
Quản lý NSNN có chuyển biến về chất, được cơ cấu lại, hướng tới sự cân đối tích
cực và ổn định, thu hẹp mạnh sự bao cấp cho doanh nghiệp, tăng chi cho đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng kinh tế-kĩ thuật cũng như phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y
tế, bảo đảm an ninh quốc phòng. . . Hệ thống NSNN gồm bốn cấp nhưng là một chỉnh
thể thống nhât, được điều hành theo nguyên tắc công khai, minh bạch, nâng cao quyền
hạn và trách nhiệm của Quốc hội và Hội đông nhân dân các cấp. Trong gần ba năm
qua, tốc độ tăng chi thường xuyên của NSNN giảm dần nhưng vẫn bảo đảm nguồn để
tăng tiền lương, đông thời bội chi thực tế NSNN đều ở dưới mức độ cho phép là 5%.
Trong đầu tư phát triển, NSNN đã tập trung vào những công trình trọng điểm tạo tièn
đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng vai trò mở đường, thu hút , dẫn dắt đầu tư của
các doanh nghiẹp và dân cư cũng như xã hội hoá một số mặt cần thiết và có thể trong
lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao. . .
Trong công tác thanh tra, giám sát tài chính đã xiết chặt kỉ cương, kỷ kuật quản lý
chi tiêu NSNN, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong thực hành tiết kiệm, chông
tham ô, lãng phí.
Cơ cấu thu, chi ngân sách cũng rất tiến bộ với tỷ lệ thu nội địa ngày càng cao, mức
huy động vào ngân sách ngày càng tăng, bội chi giữ ở mức cho phép ( dưới 5% ), từ đó
làm cho nền tài chính quốc gia phát triên theo hướng ngày càng lành mạnh, ổn định
hơn. Nguồn lực tài chính vững chắc là cơ sở để Nhà nước tiến hành cải cách tiền lương
và giải quyết các chính sách xã hội khác.
2. Những hạn chế và những thách thức:
2.1. Những hạn chế:
Nhìn chung có thể thấy rõ là , hiện tại quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ ( 40 tỷ
úD/ 80 triệu dân ), thậm chí giá trị sản xuất toàn quốc chưa bằng một tập đoàn kinh tế
thế giới. Trong khi , các cơ chế, chính sách phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu còn
hạn chế thì đầu tư Nhà nước lại dàn trải , hiệu quả thấp, quản lý ngân sách lơi lỏng,
gây lãng phí làm cho cán cân tài chính quốc gia mất cân đối, không vững chắc, càng
thiếu tự tin khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Về thu ngân sách Nhà nước:
Mặc dù kết quả thu ngân sách hàng năm đều vượt dự toán và có nhịp tăng nhanh
(10%) , song nguồn thu ngân sách còn nhỏ bé( hiện nay chỉ mới xấp xỉ 10 tỷ USD) và
chưa vững chắc trong cơ chế do cơ cấu thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập
khẩu còn chiếm tỷ trọng lớn ( gần 50% tổng thu ) mà hai khoản này lại phụ thuộc vào
giá cả thị trường quốc tế, chủ trương và chính sách của Nhà nước. Sự phụ thuộc này sẽ
dẫn đến nguồn thu bị giảm sút khi thuế suất nhập khẩu bị cắt giảm theo cam kết hội
nhập hoặc giá dầu thô trên thị trường thế giới bị giảm sút. Tỷ trong thu từ kinh tế Nhà
nước có xu hướng giảm từ 22,4% năm 2000 xuống còn 22,2% năm 2001, và 20,7%
năm 2002; năm 2003 đã nhích lên đạt khoảng 21,9%, nhưng thấp xa so với tỷ trọng
của khu vực này trong GDP(38%). Thu ngân sách chủ yếu là tiền thuế do toàn dân
đống góp.
Tình trạng thất thu ngân sách vẫn còn phổ biến và nghiêm trọng do tình trạng buôn
lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trốn thuế hoặc khấu trừ thuế. . . thu về thuế đất
đai chưa tốt. Thu ngân sách nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh
tế. Tình trạng nợ đọng thuế tuy đã giảm nhưng vẫn còn lớn.
Việc nghiên cứu đề xuất các chính sách vẫn chưa khai thác, bao quát hết các nguồn
thu phát sinh trong nền kinh tế, đặc biệt là các biệ pháp hành thu chưa được nghiên
cứu, quy định đầy đủ, đồng bộ và tương xứng.
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế đã được đẩy mạnh
một bước song chưa đặt đúng tầm, chưa phù hợp với thực trạng của nước ta là trình độ
dân trí thấp, trách nhiệm pháp lý chưa cao.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn chính sách thuế mới khởi động , chưa
đáp ứng yeu cầu để nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành các chính
sách thuế của Nhà nước.
Trình độ cán bộ thuế đã đựoc nâng lên một bước song so với yêu cầu thì còn bất cập.
Trình đọ nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý thuế của đại bộ phận cán bộ thuế ngoài
quốc doanh, nhất là cấp chi cục, đội thuế xã phường còn thấp.
- Về chi ngân sách:
Tình trạng lãng phí, thất thoát trong chi ngân sách, đặc biệt là chi trong đầu tư phát
triển diễn ra khá phổ biến và nghiêm trọng; tỷ trong chi đền bù giải phóng mặt bằng
ngày một lớn, làm cho lượng đầu tư tuy tăng khá nhưng số thực vào công trình không
tăng tương ứng, hiệu quả đầu tư thấp. Vấn đề đặc biệt cấp bách là việc bố trí ngân sách
dàn trải, nhất là trong đầu tư XDCB. Ngay trong năm 2003 có tới 10600 công trình
được bố trí vốn ( tăng 25000 công trình so với năm 2002 ) trong đó nhóm A chỉ có 89
dự án, nhóm B có 1500 dự án, nhóm C có tới gần 9000 dự án. Việc bố trí vốn hàng
năm phải ưu tiên cho những công trình chuyển tiếp nhưng vẫn bố trí thêm nhiều công
trình mới, khiến cho công trình nào cũng dở dang tạo cơ sở thất thoát vốn và hiệu quả
vốn đầu tư chậm phát huy.
Do những hậu quả còn để lại của cơ chế cũ, trong hoạt đôngchi NSNN còn mang
nặng tính chất "xin-cho", tư tưởng bao cấp, tâm lý ỷ lại cáp trên còn lớn; vấn đề này
càng nghiêm trọng hơn khi tình trang thất thoát vốn diẽn ra rất nhức nhối.
2.2. Những thách thức:
Năm nay, thực hiện các luật thuế mới đã được Quốc hội bổ sung, sửa đổi, các luật
thuế và pháp lệnh ban hành đặt ra nhiệm vụ phải thực hiện tốt đẻ chúng phát huy hiệu
quả nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế, khuyến khích phát triển các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước, khuyến khích tăng gia sản xuất, xây dựng và phát triển
kinh tế hộ gia đình, các hợp tác xã. . . vì vậy mức động viên bằng công cụ thuế, thuế
suất nói chung giảm theo hướng mở rộng, ưu đãi và giảm thuế, giảm phí. .. .
Trong lĩnh vực thu NSNN, với việc cam kết cắt giảm tất cả các dòng của biểu thuế
xuất, thuế nhập khẩu xuống mức thấp hơn nhiều so với hiện nay sẽ làm giảm đáng kể
nguồn thu từ bộ phận đóng góp lớn này. Mức thuế suất trung bình của biểu thuế nhập
khẩu của các nước phát triển trong WTO là 3,8% còn đối với các nước đang phát triển
là 12,3%. Theo dự báo của bộ tài chính, các cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam sẽ
làm giảm nguồn thu NSNN khoảng 160-170 triệu USD, tức khoảng 2,2% tổng thu
NSNN/năm
Một vấn đề thuộc về chính sách tài chính mang tính nguyên lý và đã trở thành xu thế
chung trên thế giới hiện nay là giảm mức thuế suất nhưng mức động viên vẫn tăng lên.
Theo tinh thần đó, thời gian qua Việt Nam đã ban hành, bổ sung và sửa đổi hệ thống
thuế bằng cách cắt giảm rất nhiều thuế suát của các sắc thuế. Ví dụ : Đối với thuế gián
thu là thuế giá trị gia tăng , đã giảm mức thuế suất từ 20% xuống còn 10% và 5%.
Thuế tiêu thụ đặc biệt , điển hình là thuế TTĐB đối với ô tô cũng giảm thuế suất từ
100% xuống 80%. Đối với thuế trực thu, cũng giảm tương tự như vậy. Thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) giảm từ 32% xuống còn 28%; đồng thời bỏ thuế thu nhập bổ
sung, bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; tăng mức khởi điểm phải chịu thuế thu
nhập. Tất cả những cải cách thuế nay nằm trong chiến lược mở cửa, tạo sự công bằng
thông thoáng khi nền kinh tế hội nhập vào khu vực và thế giới song lại lam giảm đáng
kể nguồn thu ngân sách Nhà nước yêu cầu phải thay đổi cơ cấu thu NSNN, tăng thu
trong nước và thu từ lĩnh vực sản xuất.
Khi nguồn thu bị thu hẹp thì sẽ đặt ra những thách thức cho chi tiêu NSNN. Những
vấn đề còn tồn tại trong những năm qua trong cơ chế chi NSNN sẽ đặt ra những thách
thức lớn trong việc giải quyết; trong đó vấn đề về đầu tư phat triển kém hiệu quả, tâm
lý trông chờ, ỷ lại . . . là những vấn đề cấp bách nhất cần được giải quyết.
3. Phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác tài chính, nâng
cao hiệu quả thu, chi Ngân sách Nhà nước:
Dự toán NSNN năm 2004 đã được Quốc hội quyết định, với dự toán thu ngân sách là
149.320 tỷ đồng, tăng 12,7% so với ước đạt thực hiện năm 2003, mức động viên bằng
21,5% GDP; dự toán chi NSNN là 187.670 tỷ đồng, tăng 18,1% so với dự toán 2003.
Dư toán thu, chi NSNN năm 2004 là yêu cầu rất cao, đòi hỏi phải thống nhất trong
nhận thức và hành động. Để thực hiện được nhiệm vụ đó đông thời góp phần vào việc
tăng cường vai trò của NSNN trong nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn cần tập trung
thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Về thu NSNN :
Các bộ , ngành, địa phương và đơn vị tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật NSNN (
sửa đổi ) và các văn bản hướng dẫn Luật ngay từ khâu quyết định, đảm bảo sự thống
nhất, đúng quy định trong tổ chức thực hiện.
Triển khai thực hiện ngay từ đầu năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế GTGT, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế TTĐB, luật thuế TNDN
đã được Quốc hội thông qua. Năm 2004 phải tạo ra được sự tiến bộ một bước về lành
mạnh hoá cơ cấu thu NSNN, phấn đấu tăng tỷ trọng là tốc độ các khoản thu nội địa từ
nền kinh tế, nâng dần tỷ trọng thuế trực thu. Đồng thời thực hiện các biện pháp tích
cực quản lý thu ngân sách, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của
pháp luật; kiên quyết xử lý các truờng hợp vi phạm, thu hồi khoản thu bị chiếm dụng.
Phấn đấu thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2004
được giao.
Để đảm bảo tỷ lệ động viên vào NSNN thông qua thuế, phí và lệ phí đạt khoảng
21-22%GDP vào năm 2004 thì cần phấn đấu nâng cao tỷ trọng và chất lượng các
khoản thu nội địa từ nền kinh tế với tốc độ tăng thu đạt trên 16%/năm và thu từ hải
quan khoảng từ 10-12%/năm. Nâng tỷ trọng thuế trực thu nhất là thuế TNDN, thuế thu
nhập của người có thu nhập cao bằng cách mở rộng diẹn chịu thuế thu nhập cá nhân,
ban hành một số sắc thuế mới như thuế tài sản. . . thực hiện nguyên tắc bảo đảm công
bằng nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh tế.
Còn về chiến lược lâu dài, hoạt động thu NSNN cần tập trung chủ yếu vào các giải
pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về thuế, hải quan theo hướng bám
sát các mục tiêu chiến lược dài hạn và lộ trình đã đề ra, bảo đảm công khai, minh bạch,
hạn chế tới mức thấp nhất việc thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung, nhất là trong việc
xây dựng các dự án luật, pháp lệnh; ban hành đầy đủ, kịp thời, đồng bộ các văn bản
hướng dẫn để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành luật, pháp
lệnh.
Việc xây dựng cơ chế, chính sách mới về thuế, hải quan phải chú trọng công tác tổng
kết, đánh giá cơ chế đã thực hiện, kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế
giới, tham khảo ý kiến rộng rãi của các cấp, các ngành và nhân dân; đồng thời phải dự
báo được điều kiện thực hiện và các tác động của chính sách mới vào cuộc sống, bảo
đảm tính khả thi cao, dễ thực hiẹn, dễ quản lý.
Thú hai, đẩy mạnh cải cách hành chính và công nghệ quản lý, tiếp tục đơn giản hoa
thủ tục hành chính thuế và hải quan theo hướng:
- Đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ đối tượng nộp thuế để nâng cao hơn tính tự giác trong
việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào các khâu quản lý.
- Khuyến khích mạnh mẽ xã hội hoá công tác tư vấn pháp luật, dịch vụ kê khai thuế.
- Thường xuyên duy trì công tác thanh tra, kiểm tra về thuế, kiểm tra sau thông quan,
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Thú ba, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là
một nội dung quan trọng vì trong mọi chính sách yếu tố con người cũng đóng vai trò
quyết định.
Đối với các tỉnh trọng điểm thu, cần có cơ chế thúc đẩy, khơi tạo nguồn thu để địa
phương chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ; đồng thời có cơ chế hỗ trợ về
nguồn lực đầu tư như thực hiện thưởng vượt thu theo tỷ lệ tối đa; hỗ trợ đầu tư thêm
bằng các nguồn vượt thu của ngân sách Trung ương, ưu tiên các nguồn ODA... cho các
địa phương này để đẩy mạnh đầu tư, phát triển.
Đối với những tỉnh có tiềm năng và thế mạnh nhưng do ngân sách khó khăn nên
chậm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Trung ương cần có cơ chế hỗ trợ các khu công
nghiệp, các vùng chuyên canh sản xuất lớn... ở địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế
góp phần tăng nguồn thu trên địa bàn.
Về chi NSNN :
Phải tiếp tục đổi mới, tập trung cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tích cực hơn, tiếp
tục ưu tiên chi đầu tư phát triển, tập trung nhanh hơn cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-
xã hội, nhất là các cơ sở đào tạo, giáo dục, công nghệ. Tăng đầu tư để giải quyết sớm
vấn đề xoá đói, giảm nghèo; tăng đầu tư cho sản xuất thông qua hỗ trợ lãi suất đầu tư,
hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là cơ cấu nông nghiệp; chú trọng tăng chi giáo
dục đào tạo; y tế văn hoá và chi phí phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội. Đối với ngân
sách địa phương, phấn đấu tăng số địa phươngcó tỷ lệ điều tiết về NSNN, giảm tỷ lệ
bổ sung cân đối từ NSNN trong tổng chi ngân sách địa phương.
Trong năm 2004 và những năm tiếp theo tiếp tục tập trung cơ cấu lại chi ngân sách
theo hướng: tiếp tục ưu tiên chi đầu tư phát triển, tập trung nhiều hơn cho đầu tư cơ sở
hạ tầng vật chất KTXH ( trong đó chi GD-ĐT đạt 17,1% tổng chi NSNN, KH-CN đạt
2% tổng chi NSNN, tăng chi y tế 10%, VH-TT 18,7% so với năm 2003); đảm bảo
ngan sách thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội vung núi, vùng dân tộc khó
khăn theo các chương trình của chính phủ.
Phân bổ và tổ chức cấp phát chi NSNN phải tập trung thực hiện các mục tiêu tăng
trưởng và chuyên dịch cơ cấu kinh tế với nhịp độ cao và bền vững; giải quyết tôt các
yêu cầu để tạo chuyển biên mạnh và phát huy nhân tố nguồn lực con người, ổn định
chính trị xã hội.
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Xem xét, rà soát lại các chương trình dự án đầu tư bằng nguồn NSNN, bố trí đầu tư
tập trung có trong điểm, theo đúng kế hoạch. Nâng cao vai trò chủ động của cơ quan
tài chính trong công tác thẩm định các dự án. Xoá bỏ hẳn cơ chế "xin - cho", chấm dứt
tình trạng xây dựng trước rồi mới xin ngân sách Nhà nước. Muốn vậy cần gắn trách
nhiệm, quy định nhiệm vụ cụ thể hơn cho các cơ quan liên quan. Đồng thời các cơ
quan quản lý Nhà nước, kể cả cơ quan lập pháp phải thực hiệnn việc kiểm tra giám sát
ngay từ khâu bố trí vốn, được giao quyền yêu cầu bố trí lại hoặc đình chỉ những công
trình xét thấy không bảo đảm quy định. Ngân sách Trung ương chỉ nên bổ sung vốn
đầu tư theo mục tiêu cho các địa phương, không nên hỗ trợ để thanh toán khối lượng
nợ XDCB, sẽ gây tâm lý ỷ lại, trông chờ của địa phương
+ Chi thường xuyên
Nâng cao trách nhiệm của người sử dụng ngân sách; Các cơ quản quản lý Nhà nước
theo cấp, ngành cần xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu làm căn cứ
pháp lý cho đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện. Trên cơ sở đó thực hiện khoán chi
hco các đơn vị. Nếu đợn vị tiết kiệm trong qúa trình điều hành sẽ cho phép được để lại
kinh phí để chi mua sắm phương tiện và khen thưởng.
Bên cạnh việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm các chế độ công khai
tài chính ở tất cả các ngành, các cáp theo quy định của Chính phủ, cần có quy định
trách nhiệm vật chất đối với những người có quyết định chi sai, kể cả quyết định đầu
tư jhông hiệu quả, gây thất thoát tài sản của Nhà nước. Có như vậy mới thúc đẩy người
sử dụng ngân sách quan tâm khi quyết định chi và chi hiệu quả.
Kết luận.
Trong những năm qua, tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc động viên và phân
phối các nguồn lực nhằm đáp ứng các nhu cầu của Nhà nước và các tổ chức kinh tế-xã
hội về phat triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo an ninh, quốc
phòng của đất nước. Những thành tựu đạt đựoc của tài chính trong động viên phân
phối nguồn lực phục vụ phát triển xã hội trong những năm gần đây có sự đóng góp
quan trọng của các hoạt động thu, chi NSNN.
Với vai trò quan trọng đó của NSNN , đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn và đầy
đủ về NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế cũng như với tư cách là một bộ phận
trong hệ thống tài chính quốc gia. Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế xã
hội, NSNN trở thành một công cụ tài chính vĩ mô quan trọng của Nhà nước trong việc
giải quyết khắc phục những biến cố kinh tế trong ngắn hạn, cũng như phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế trong dài hạn. Chính vì thế, NSNN có một vai trò to lớn song
không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, thị trường mà còn ở lĩnh vực xã hội, quốc phòng, an
ninh... bởi nó là công cụ vật chất của Nhà nước.
Trong những năm qua, ngành tài chính nói chung và NSNN nói riêng đã có những
thành tựu đáng kể; song do những hậu quả còn để lại từ cơ chế cũ chưa thể giải quyết
ngay được nên đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; lai đặt trong bối cảnh nhiều thách
thức như hiện nay càng đòi hỏi chúng ta phải có những định hướng phat triển đúng đắn
cung như những giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thu, chi NSNN.
Tài liệu tham khảo.
1. N.Gregory Mankiw. Nguyên lý kinh tế học. Tập 2.
NXB Thống kê , 2003.
2. TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên ) và các tác giả. Giáo trình lý thuyết tài
chính tiền tệ.
NXB Thống kê , 2002.
3. PGS.TS Trần Đình Ty. Quản lý Nhà nước về tài chính và tiền tệ.
NXB Lao động , 2002.
Báo, tạp chí Thuế Nhà nước, Tài chính, Thông tin tài chính, ...
Mục lục
Phần I : Phần mở đầu. .....................................................................................................1
Phần II : Phần nội dung. ..................................................................................................2
A. Bản chất và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ
nghĩa ở Việt Nam. ..................................................................................................2
I. Bản chất của NSNN ................................................................................................2
1. NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế. .........................................................2
2. NSNN với tư cách là một bộ phận trong hệ thống tài chính quốc gia ................4
II. Vai trò của NSNN ..................................................................................................5
1. Vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế .....6
2. Vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội ..............7
3. Vai trò điều tiết trong lĩnh vực thị trường góp phần ổn định thị trường giá cả, chống
lạm phát ..............................................................................................................................
8
III. NSNN - công cụ tài chính vĩ mô của Nhà nước trong quản lý và điều tiết kinh tế
8
1. Chính sách tài khoá lý thuyết ................................................................................8
2. Một số vấn đề lý luận về NSNN ...........................................................................9
B. NSNN trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở nước ta ....................................... 11
I. Những vấn đề chung về NSNN........................................................................... 11
1. Thu NSNN ........................................................................................................... 12
2. Chi tiêu NSNN .................................................................................................... 14
3. Tổ chức hệ thống và phân cấp NSNN ............................................................... 15
II. Thực trạng thu chi Ngân sách Nhà nước ta trong những năm gần đây ............ 15
1. Những thành tựu đạt đựoc của hoạt động thu chi NSNN trong năm 2003 ..... 15
2. Những hạn chế và những thách thức ................................................................. 19
3. Phương hướng và giải pháp cơ bản nằhm đổi mới công tác tài chính, nâng cao
hiệu
thu, chi NSNN. ..................................................................................................... 21
Kết luận ......................................................................................................................... 24
Tài liệu tham khảo. ....................................................................................................... 25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Ngân sách Nhà nước trong hệ thống tài chính trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta.pdf