Luận văn Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay

Tài liệu Luận văn Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay: LUẬN VĂN: NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY Chương1 NHÂN TỐ CHỦ QUAN VỚI VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC 1.1. Nhân tố chủ quan, điều kiện khách quan và bản sắc văn hoá dân tộc. 1.1.1. Khái niệm: “nhân tố chủ quan”, “điều kiện khách quan”. “Nhân tố chủ quan” và “điều kiện khách quan” là những khái niệm được hình thành và phát triển trong quá trình nghiên cứu hoạt động thực tiễn của con người. Đây là những khái niệm chủ yếu khái quát mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo giới tự nhiên của con người. Trong quá trình hoạt động, tác động và cải tạo giới tự nhiên; con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Do vậy, việc xác định cái gì là ĐKKQ, cái gì là NTCQ chỉ mang tính chất tương đối, và nhất thiết phải tìm hiểu các khái niệm liên quan tới hoạt động của con người, như khái niệm “chủ thể”, “khách thể”, “chủ quan”, “khách ...

pdf80 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY Chương1 NHÂN TỐ CHỦ QUAN VỚI VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC 1.1. Nhân tố chủ quan, điều kiện khách quan và bản sắc văn hoá dân tộc. 1.1.1. Khái niệm: “nhân tố chủ quan”, “điều kiện khách quan”. “Nhân tố chủ quan” và “điều kiện khách quan” là những khái niệm được hình thành và phát triển trong quá trình nghiên cứu hoạt động thực tiễn của con người. Đây là những khái niệm chủ yếu khái quát mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo giới tự nhiên của con người. Trong quá trình hoạt động, tác động và cải tạo giới tự nhiên; con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Do vậy, việc xác định cái gì là ĐKKQ, cái gì là NTCQ chỉ mang tính chất tương đối, và nhất thiết phải tìm hiểu các khái niệm liên quan tới hoạt động của con người, như khái niệm “chủ thể”, “khách thể”, “chủ quan”, “khách quan”. ** Về khái niệm: “chủ thể”, “khách thể”. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về hai phạm trù này: Có quan điểm cho rằng: “Chủ thể là con người (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn” [65, tr.92]. Hoặc: “Chủ thể là con người có ý thức, ý chí, và đối lập với khách thể bên ngoài” [66, tr.192]. Con người với tư cách là chủ thể, là con người thực tiễn, con người hành động, với đặc trưng cơ bản là năng lực hoạt động sáng tạo nhằm cải tạo khách thể (tự nhiên, xã hội) và chỉ trong quá trình nhận thức, cải tạo giới tự nhiên và cải tạo đời sống xã hội thì con người mới bộc lộ mình với tư cách là chủ thể của lịch sử. Khi nói tới khái niệm “chủ thể”, V.I.Lênin viết: “Khái niệm ấy (= con người) là khuynh hướng tự mình thực hiện mình, tự cho mình, qua bản thân mình, một tính khách quan trong thế giới khách quan và tự hoàn thiện (tự thực hiện) mình” [29, tr.288]. Từ các quan niệm đã nêu ở trên, có thể hiểu: Chủ thể - đó là con người với những cấp độ khác nhau (cá nhân, nhóm, giai cấp) đã và đang thực hiện một quá trình hoạt động nhằm cải tạo khách thể tương ứng. Với cách hiểu khái niệm “chủ thể”như vậy thì chỉ có thể quan niệm: Khách thể là tất cả những gì mà chủ thể hướng vào nhằm nhận thức và cải tạo nó. Như vậy, không phải tất cả hiện thực khách quan đều là khách thể mà chỉ có những hiện thực khách quan mà con người hướng tới nhận thức và cải tạo mới trở thành khách thể; tuỳ mức độ xác định chủ thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan là ai mới có thể xác định được khách thể tương ứng. Khách thể có thể là những hiện tượng, quá trình thuộc giới tự nhiên, cũng có thể là những gì do con người tạo ra nhờ hoạt động lao động sản xuất vật chất, là những yếu tố xã hội, những quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị - xã hội v.v… Khách thể và chủ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, mặt này là tiền đề tương tác của mặt kia, và con người chỉ trở thành chủ thể khi hoạt động tác động vào thế giới khách quan, biến thế giới khách quan ấy thành khách thể của quá trình hoạt động thực tiễn của mình. Chủ thể nhận thức và cải tạo một cách chủ động sáng tạo khách thể theo mục đích của mình; nhưng chính khách thể bị tác động lại quy định chủ thể. Bởi lẽ, khách thể tồn tại độc lập với chủ thể và luôn vận động theo những quy luật vốn có của nó, chỉ khi nào chủ thể nhận thức, hành động phù hợp với quy luật vận động của khách thể, khi đó hoạt động của chủ thể mới đem lại hiệu quả tích cực. ** Về khái niệm: “cái chủ quan”, “cái khách quan”. Đây là hai khái niệm nói lên những thuộc tính chung của chủ thể và khách thể được bộc lộ trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Những thuộc tính, tính chất, yếu tố tồn tại ngoài chủ thể, phụ thuộc vào chủ thể là cái chủ quan; những tính chất, yếu tố tồn tại ngoài chủ thể, không phụ thuộc vào chủ thể là cái khách quan; nhưng giữa cái khách quan và cái chủ quan luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau. Vì vậy, khi nói về khái niệm “cái chủ quan” có học giả cho rằng: “Chủ quan là ý thức của chủ thể” [29, tr.92]. Hoặc: “Chủ quan là những gì thuộc về chỉ đạo hoạt động của chủ thể” [48, tr.192]. Chúng tôi đồng ý kiến với quan điểm thứ 2. Tuy nhiên, khi xem xét toàn bộ hoạt động của con người và những sản phẩm của hoạt động đó thì thấy rằng: chúng bao giờ cũng chứa đựng những dấu ấn của cái chủ quan; nhưng không thể coi tất cả những cái mang dấu ấn chủ quan (nhất là những dấu ấn thuộc những sản phẩm nằm ngoài chủ thể) là thuộc về cái chủ quan. Hơn nữa, cái chủ quan cũng không đơn thuần chỉ là ý thức như một số học giả quan niệm, mà cái chủ quan còn bao gồm cả yếu tố thể lực, yếu tố tinh thần như: tri thức, tình cảm, ý chí v.v…của con người, và chính cả bản thân hoạt động của họ. Như vậy, có thể nói: cái chủ quan là tất cả những gì thuộc về chủ thể và phụ thuộc vào chủ thể. Trong những hoạt động cụ thể, khi chủ thể tác động lên khách thể và biến đổi nó theo mục đích của mình không phải lúc nào chủ thể hoạt động cũng dùng tất cả những năng lực, phẩm chất, yếu tố vốn có của mình, mà có thể chỉ huy động một phần, một bộ phận các yếu tố tạo thành cái chủ quan trong quá trình tương tác với khách thể, cái đó gọi là nhân tố chủ quan. Nói cách khác, nhân tố chủ quan là những gì thuộc về chủ thể, tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của chủ thể, cũng như bản thân hoạt động đó. Do vậy, sẽ là sai lầm nếu đồng nhất nhân tố chủ quan với tất cả các yếu tố tạo thành cái chủ quan, hoặc đồng nhất nhân tố chủ quan với ý thức của chủ thể. Vì “yếu tố” là khái niệm chỉ các bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng, còn “nhân tố” là khái niệm chỉ cái trực tiếp tham gia vào hoạt động của chủ thể; NTCQ chỉ là một bộ phận của cái chủ quan được chủ thể huy động sử dụng trực tiếp trong quá trình tác động lên khách thể cụ thể. Cho nên, nếu đồng nhất nhân tố chủ quan với cái chủ quan, hoặc với ý thức của chủ thể sẽ là không đầy đủ và không làm rõ được đặc trưng của nhân tố chủ quan như là những gì thuộc về hoạt động của chủ thể, NTCQ không phải là ý thức nói chung của chủ thể, mà là ý thức trực tiếp chỉ đạo hoạt động của chủ thể. Ngoài các yếu tố của chủ thể như năng lực thể chất, ý thức chỉ đạo và định hướng hoạt động thực tiễn, thì NTCQ còn bao hàm cả bản thân hoạt động đó nữa, nếu thiếu hoạt động của con người thì không thể thay đổi hiện thực và không thể trở thành NTCQ. Đề cập đến vấn đề này, C.Mác viết: “Tư tưởng căn bản không thể thực hiện được gì hết. Muốn thực hiện được tư tưởng cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [37, tr.12]. Khái niệm NTCQ cũng không đồng nhất với khái niệm nhân tố con người. Nhân tố con người là tất cả những gì thuộc về con người (mọi mặt của con người) trong hoạt động cải tạo thế giới (tự nhiên, xã hội và cả bản thân con người). NTCQ có phạm vi xem xét hẹp hơn nhân tố con người, vì nó chỉ thể hiện vai trò của chủ thể trong một hoạt động xác định. Các nguyên lý triết học mác xít chỉ rõ con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng đồng thời cũng là chủ thể của hoàn cảnh. Do đó, khi đặt trong mối quan hệ chung nhất, đối diện với tự nhiên chúng ta có khái niệm con người. Khi đặt con người trong trạng thái tích cực hoạt động trước một đối tượng cần nhận thức và cải tạo theo mục đích nhất định, lúc đó có khái niệm chủ thể và đối lập với nó là khái niệm khách thể. Về phạm trù cái khách quan, cũng có rất nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau, có ý kiến quy phạm trù khách quan về phạm trù vật chất, có ý kiến cho rằng cái khách quan bao hàm cả hiện tượng ý thức…Trên thực tế, muốn khẳng định cái gì là khách quan phải đặt nó trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Không thể đồng nhất cái khách quan với hiện thực khách quan hay thế giới vật chất, vì chỉ có những hiện tượng ý thức tồn tại bên ngoài ý thức và ý chí của chủ thể, bị chủ thể tác động biến đổi, thì ý thức ấy đóng vai trò là khách thể. Như vậy: Cái khách quan là tất cả những gì tồn tại ngoài chủ thể và không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể. Cái khách quan bao gồm cả những yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần. Nhưng trong hoạt động thực tiễn của chủ thể không phải toàn bộ cái khách quan đều đóng vai trò là khách thể, mà chỉ có một bộ phận của cái khách quan tham gia vào hoạt động của chủ thể, trở thành khách thể chịu tác động của chủ thể trong một thời điểm, hoàn cảnh nhất định. Một bộ phận ấy (có thể là những yếu tố vật chất như: môi trường tự nhiên, là quan hệ chính trị- xã hội, hoặc là yếu tố tinh thần như: ý thức xã hội lạc hậu cần cải tạo…). Đó chính là điều kiện khách quan. Khi nói tới khái niệm ĐKKQ, các học giả cũng đưa ra rất nhiều cách tiếp cận khác nhau như: “Là những gì tạo nên một hoàn cảnh hiện thực…”, “Là một phần của cái khách quan…”, nhưng tất cả những quan điểm đó đều thống nhất cơ bản ở một điểm, đó là: “tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể và chi phối hoạt động của chủ thể” [dẫn theo 60, tr.12]. Có thể nói: ĐKKQ là tổng thể những mặt, những nhân tố tạo nên hoàn cảnh hiện thực.Trong đó chủ thể sống và thực hiện mọi hoạt động ở những thời điểm nhất định. ĐKKQ luôn mang tính cụ thể, bao gồm: những yếu tố vật chất, tinh thần, những quy luật khách quan, những khả năng khách quan (khả năng tiềm ẩn có thể sảy ra trong tương lai). Những yếu tố ấy sẽ là những điều kiện cụ thể tạo nên hoàn cảnh, môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chủ thể tại một thời điểm lịch sử nhất định, nó quyết định hoạt động của chủ thể, vì những hoạt động của chủ thể chỉ được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Việc lựa chọn nắm bắt hoàn cảnh như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động thực tiễn của chủ thể. ** Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Thứ nhất, ĐKKQ quy định vai trò của NTCQ. Phương pháp luận mác xít luôn khẳng định: ĐKKQ đóng vai trò quan trọng và quy định NTCQ. Tính quy định của ĐKKQ đối với NTCQ được thể hiện ở chỗ: trong hoạt động thực tiễn, những dự định mà con người đặt ra phải dựa trên cơ sở hiện thực khách quan, nếu chỉ căn cứ vào ý muốn chủ quan, thoát ly cơ sở hiện thực thì hoạt động của con người sẽ không thể thành công. “Thật ra mục đích của con người là do thế giới khách quan sản sinh ra và lấy thế giới khách quan làm tiền đề” [29, tr.201]. ĐKKQ quy định hoạt động thực tiễn của chủ thể, nó là yếu tố chi phối, quy định phương pháp, cách thức, phương tiện tác động của chủ thể, mọi hoạt động của chủ thể phải phù hợp với thực tiễn khách quan. ĐKKQ quy định sự phát triển của nhân tố khách quan, những phẩm chất, yếu tố của chủ thể phải tương ứng với ĐKKQ mà trong đó chủ thể hoạt động, khi ĐKKQ thay đổi thì NTCQ cũng phải thay đổi cho phù hợp với ĐKKQ mới. Thứ hai, NTCQ có vai trò tác động tích cực đến sự biến đổi của ĐKKQ. NTCQ là những gì thuộc về chủ thể, cho nên NTCQ tuy bị ĐKKQ quy định nhưng nó không thụ động hoàn toàn mà có tính tích cực sáng tạo, tính độc lập tương đối so với ĐKKQ. Vai trò tích cực sáng tạo của NTCQ thể hiện ở chỗ: Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể vận dụng sáng tạo cái chủ quan của mình để tìm hiểu, nhận thức quy luật vận động của cái khách quan, khi cả hai tương thích sẽ tạo nên sự chuyển hoá khả năng thành hiện thực. Với tư cách là chủ thể hoạt động, con người luôn chủ động lựa chọn những khả năng tốt nhất, vừa đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của mình vừa không đi ngược lại tiến trình phát triển của lịch sử. Các quy luật khách quan vận động đan xen nhau, nhưng chủ thể hoạt động có khả năng dựa trên cơ sở những nhận thức đúng, phù hợp của mình để điều chỉnh hình thức, trật tự tác động của quy luật khách quan, có thể tạo ra những yếu tố làm xuất hiện những quy luật khách quan mới. Trong quá trình tác động trở lại quy luật khách quan, NTCQ cũng đồng thời tự nâng cao khả năng nhận thức của mình trong quá trình biến đổi thế giới khách quan. Tuy nhiên, NTCQ có vai trò to lớn đến đâu, sức sáng tạo đến thế nào thì trong việc xem xét, giải quyết các vấn đề vẫn phải xuất phát từ thực tế khách quan và phải tuân thủ các nguyên tắc khách quan. Hơn nữa, bản thân chủ thể hoạt động cũng là sản phẩm của thế giới khách quan, có nguồn gốc từ thế giới khách quan, toàn bộ cuộc sống, sinh hoạt, lao động, và phát triển của chủ thể đều phản ánh những điều kiện, quy luật của thế giới khách quan - Mọi sự cố gắng của chủ thể trong quá trình phản ánh, nhận thức và cải tạo thế giới cũng là để đáp ứng một cách tốt nhất những mục đích và nhu cầu sống của chính mình (cả vật chất lẫn tinh thần). Nói tóm lại, trong mối quan hệ biện chứng giữa NTCQ và ĐKKQ thì ĐKKQ là tính thứ nhất, quy định NTCQ cả về nội dung, phương hướng và tổ chức hoạt động thực tiễn. Nhưng NTCQ không bị động trước hoàn cảnh khách quan mà luôn lấy ĐKKQ là điểm xuất phát, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phát hiện, nắm bắt những khả năng khách quan, tạo ra những tiền đề biến khả năng khách quan thành hiện thực, làm chủ cái khách quan, biến tính tất yếu khách quan thành nội dung hoạt động tự do sáng tạo của mình. Tính biện chứng trong mối quan hệ giữa NTCQ và ĐKKQ còn thể hiện ở chỗ: để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn thì bắt buộc NTCQ phải vận động, phát triển, tự hoàn thiện những phẩm chất, nâng cao nhận thức, khả năng vận dụng, tổ chức hoạt động thực tiễn của mình cho phù hợp với những quy luật vốn có của thế giới khách quan. Bất cứ một sự tuỳ tiện, chủ quan, duy ý chí nào cũng sẽ dẫn tới những hành động vi phạm quy luật khách quan, kìm hãm sự phát triển của tự nhiên, xã hội, con người và của chính bản thân chủ thể đang tham gia hoạt động ấy. Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của chính con người. Hành động làm nên lịch sử đầu tiên của con người, đó là những hoạt động lao động cải tạo tự nhiên để đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu tồn tại của mình. Từ hoạt động lao động cải tạo thế giới tự nhiên đó, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội loài người được thiết lập, các quan hệ xã hội của loài người được hình thành (tự nhiên và khách quan). Cùng với tự nhiên, giống như tự nhiên, xã hội loài người cũng không ngừng vận động và phát triển theo những quy luật nhất định. Trong quá trình đó, cái khách quan và cái chủ quan, những ĐKKQ và NTCQ bao giờ cũng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng; trong đó ĐKKQ bao giờ cũng có vai trò quy định đối với NTCQ. Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong quá trình hoạt động lao động của con người, chỉ khi nào những quan hệ vật chất cần thiết đã phát triển chín muồi, hoặc ít ra cũng đang trong quá trình hình thành, thì khi đó NTCQ mới có cơ sở khách quan để biến những khả năng thành hiện thực, công cuộc cải biến xã hội mới thành công. Khi phân tích tình thế cách mạng ở Nga năm 1917, so sánh tình hình cách mạng ở Nga khi đó với những tình thế cách mạng trước đó cả ở Nga, ở Đức, và tất cả các thời kỳ cách mạng Phương Tây trước đó. V.I.Lênin đã khẳng định: Cũng là những ĐKKQ giống như thế, cũng là sự khủng hoảng chính trị của tầng lớp trên cùng, quần chúng nhân dân bị áp bức nặng nề, cũng là ý thức muốn vùng lên làm một cuộc cải biến xã hội… Nhưng các cuộc cách mạng trước đó không thể nổ ra là vì thiếu đi sự chín muồi của NTCQ, của giai cấp cách mạng, tức là thiếu đi khả năng phát động, tổ chức, tập hợp quần chúng nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp của các giai cấp bị trị trong cuộc đấu tranh cách mạng ấy [28, tr. 268]. Và như vậy, theo V.I.Lênin, nếu không xuất hiện các tình thế cách mạng (ĐKKQ), hoặc nếu không có sự biến đổi chủ quan của giai cấp cách mạng thì tình thế cách mạng (ĐKKQ) chỉ là khả năng khách quan, mà không thể là hiện thực. Trên thực tế, không phải lúc nào các ĐKKQ cũng tự phát (tự nó) hình thành, mà có lúc các ĐKKQ cũng phải được xúc tiến, nảy sinh thông qua các hoạt động tích cực của con người. Sự năng động chủ quan của con người phải được đo bằng hiệu quả vật chất chứ không chỉ là trong lý luận hay tư duy. Một vấn đề thực tiễn quan trọng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa NTCQ và ĐKKQ là ở chỗ: phát huy vai trò NTCQ không thể tách rời những ĐKKQ đang có, không thể hoạt động một cách tuỳ tiện trước quy luật của TN, của XH. Đó phải là sự biến đổi không ngừng của bản thân chủ thể (từ năng lực, phẩm chất, đạo đức…đến khả năng thiết kế, tổ chức hoạt động thực tiễn…). Khi đó mới thúc đẩy được kinh tế – xã hội phát triển, mới cải tạo thế giới khách quan thành công, mới ngày một nâng cao hơn chất lượng cuộc sống cho con người cả về vật chất lẫn tinh thần, con người (chủ thể hành động) ngày càng hoàn thiện bản thân mình, trang bị cho mình đầy đủ các điều kiện để vươn tới cuộc sống đậm chất người hơn. 1.1.2. Văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc. Văn hóa - Cho đến nay, không phải tất cả mọi người đã đồng ý với nhau về định nghĩa. Từ cổ chí kim, trong lịch sử loài người, xuất phát từ cách tiếp cận và nhận thức khác nhau mà hình thành các định nghĩa về văn hoá. Năm 1952, các nhà dân tộc học người Mỹ đã thống kê được hơn 300 định nghĩa mà các tác giả thuộc nhiều nước khác nhau đã phát biểu về văn hoá, các định nghĩa ấy đã khai thác vấn đề văn hoá dưới từng góc độ, từng mặt khác nhau, nhưng ở khía cạnh nào đó cũng có sự thống nhất hoặc bổ sung cho nhau trong sự nhận thức về văn hoá. C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhìn nhận văn hoá như là một sản phẩm của lịch sử, là sản phẩm của quá trình lao động cải tạo tự nhiên của các thế hệ người. Do vậy, trình độ phát triển của văn hoá phụ thuộc vào trình độ nhận thức và sức sáng tạo của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn của họ. Nếu tách văn hoá ra khỏi đời sống của con người và xã hội loài người thì văn hoá chẳng còn ý nghĩa gì cả. C.Mác cho rằng: “con người sản xuất” là một “thực thể song trùng” thống nhất giữa “cái tự nhiên và cái xã hội”. Trong đó, yếu tố tự nhiên được cấu tạo như một sinh vật và nó vận động theo quy luật sinh học [36, tr.9]. Nhưng điểm khác biệt giữa con người với động vật là ở chỗ con người mang bản chất xã hội. Bản chất của con người thể hiện ra trong mối quan hệ giữa mỗi người với người khác, giữa mỗi người với cộng đồng xã hội và thể hiện trong kết cấu xã hội hiện thực, ở một không gian, thời gian xác định. Trong luận cương về Phơbách, C.Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [38, tr.11]. Con người được sinh ra và sống trong giới tự nhiên. Nhưng con người không bị hoà tan hay lệ thuộc vào giới tự nhiên mà ngày càng tách mình ra khỏi giới tự nhiên và rồi quay lại giới tự nhiên, cải tạo nó, làm cho nó trở thành giới tự nhiên thứ hai, giới tự nhiên của chính mình, đồng thời qua đó cải biến chính bản thân mình - Đó chính là văn hoá. C.Mác viết: Cố nhiên, con vật cũng sản xuất…Nhưng súc vật sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến; nó sản xuất một cách phiến diện, trong khi con người sản xuất một cách toàn diện; con vật chỉ sản xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cả khi không bị nhu cầu thể xác ràng buộc, và chỉ khi không bị nhu cầu đó ràng buộc thì con người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của từ đó; Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên [40, tr.137]. Con người là một thực thể có ý thức, sống, hoạt động trên cơ sở hiểu rõ bản thân, hiểu rõ đối tượng định tác động, từ đó tự chịu trách nhiệm về mục tiêu, thái độ, hành vi, phương hướng tác động đến đối tượng. Sự tự ý thức của con người được thể hiện rõ nét trong đời sống tinh thần, trong sáng tạo nghệ thuật, họ sản xuất và xây dựng “theo các quy luật cái đẹp” [40, tr.137], điều đó thể hiện rõ đầu óc chiến lược, năng lực phân tích, tổng kết, dự báo, gắn với tầm nhìn và nhãn quan văn hoá của chủ thể hành động. Trong thế giới tự nhiên chỉ có duy nhất con người sống và hoạt động với tư cách là chủ thể của bản thân mình, làm chủ giới tự nhiên, hoà vào giới tự nhiên nguyên sơ, để tạo nên một “thiên nhiên thứ hai” nhằm thỏa mãn những nhu cầu, ham muốn chinh phục tự nhiên, xã hội …của bản thân con người - Đó là văn hoá. C.Mác cho rằng, xét đến cùng, văn hoá có nguồn gốc từ lao động. Bởi lẽ, mọi hoạt động sáng tạo của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội đều bắt đầu từ lao động. Chính lao động đã sáng tạo ra con người và xã hội loài người, làm cho con người ngày càng thoát ra khỏi bản năng động vật, tiến dần đến trình độ trưởng thành về nhân cách, trình độ trưởng thành về văn hoá của mỗi cá nhân. Trong quá trình lao động, con người đã in dấu mình vào trong từng khâu, từng yếu tố, từng mặt, từng bộ phận…của thành quả lao động, làm cho tự nhiên tự hiện hình trong hoạt động của con người. C.Mác viết: “…Bằng thực tiễn, bằng con đường cách mạng; họ sẽ làm cho “tồn tại” của mình phù hợp với bản chất của mình” [40, tr.507]. Như vậy, theo C.Mác, văn hoá được hình thành và phát triển trên cơ sở sự hình thành và phát triển con người. Thước đo của sự tiến bộ và phát triển này chính là mức độ hình thành và phát triển bản chất người trong quá trình con người chinh phục và biến đổi tự nhiên, trong mối quan hệ giữa con người với cộng đồng, mà bao trùm là quan hệ giữa đời sống tinh thần và không gian sống vật chất của con người và của xã hội loài người. Nếu môi trường đầu tiên cho con người sự hình thành và phát triển, quyết định sự tồn tại của con người là sản xuất vật chất, thì môi trường thứ hai cho con người bộc lộ, phát huy những năng lực và bản chất người trong các hoạt động sống, đó chính là sản xuất văn hoá. Quan niệm của V.I.Lênin về văn hoá khá rộng và bao quát. Từ cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội, V.I.Lênin cho rằng: Sự phát triển của văn hoá gắn liền với sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một nền văn hoá tinh thần đặc trưng (như một giá trị lịch sử), khi hình thái kinh tế - xã hội thay đổi, thì nền văn hoá tương ứng với nó cũng có sự thay đổi nhất định. Đây không có nghĩa là sự đứt đoạn hay đoạn tuyệt với các giá trị văn hoá truyền thống, mà trong quá trình chuyển hoá, nền văn hoá mới luôn kế thừa những di sản, thành tựu của nền văn hoá trước đó, đồng thời bổ xung những yếu tố mới phù hợp với những đặc điểm và quan hệ của hình thái kinh tế – xã hội mới. V.I.Lênin khẳng định: Ở đâu có hoạt động của con người thì ở đó có văn hoá và văn hoá không chỉ dừng lại ở văn hoá tinh thần mà còn bao hàm cả văn hoá vật chất. Người coi văn hoá là phương tiện quan trọng nhất trong tất cả các loại hình hoạt động của con người và là kết quả của quá trình hoạt động đó. Vì vậy, trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, V.I.Lênin nhấn mạnh nguyên tắc tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc, tính nhân loại trong văn hoá, cách mạng văn hoá, trước hết là cách mạng trong trí tuệ, trong ý thức của quần chúng. Người khẳng định: hoạt động văn hoá và sản phẩm văn hoá phải là “của” nhân dân, chứ không phải “cho” nhân dân. Người viết: “Chủ nghĩa xã hội được xây dựng không phải bằng mệnh lệnh từ trên. Tinh thần của nó xa lạ với bộ máy nhà nước quan liêu; Chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo, tức là sáng tạo của chính quần chúng” [27, tr.464]. Sáng kiến của Người đã khơi dậy tiềm năng, tính chủ động sáng tạo của quần chúng nhân dân, mở ra hướng đi và nhiệm vụ mới cho cách mạng vô sản - cách mạng văn hoá. Đó là cuộc cách mạng giải phóng triệt để con người và xã hội loài người khỏi những áp bức bất công cả trong lao động cũng như trong mọi hoạt động sáng tạo của họ. Theo V.I. Lênin, muốn xây dựng một nền văn hoá mới, nền văn hoá vô sản có khả năng phát triển toàn diện năng lực và bản chất người, cần phải kế thừa có phê phán các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại, đồng thời phát triển nó lên một tầm cao mới, mang đậm chất liệu văn hoá và bản chất người. Người nói rằng: Nền văn hoá vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải là do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hoá vô sản bịa đặt ra… văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội Tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu [27, tr.402]. Người cũng chỉ ra rằng, chỉ có xây dựng thành công CNXH, CNCS thì con người mới có điều kiện thể hiện đầy đủ năng lực sáng tạo, trình độ làm chủ của mình trước tự nhiên, xã hội và ngay cả trước bản thân mình. Từ đó, con người và xã hội loài người mới có điều kiện xây dựng và phát triển sự công bằng, bình đẳng, tự do cho bản thân, các tiêu chí: chân, thiện, mỹ…mới được xác lập và hoàn thiện, hoạt động sáng tạo của con người mới có đầy đủ điều kiện đạt tới trình độ nhân văn đích thực. Cũng như các bậc tiền bối của chủ nghĩa Mác, quan niệm về văn hoá của nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh cũng rất rộng; xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ truyền thống văn hiến ngàn đời của dân tộc Việt Nam, với tầm nhìn bao quát, Người đưa ra khái niệm về văn hoá như sau: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [41, tr.431]. Quan điểm trên của Người đã khái quát được nội dung rộng nhất của phạm trù văn hoá. Chỉ ra văn hoá không chỉ bao hàm các hoạt động tinh thần của con người mà còn bao hàm trong đó cả những hoạt động vật chất. Người cũng chỉ ra nguồn gốc sâu xa của văn hoá đó chính là nhu cầu sinh tồn của con người, với tư cách là chủ thể hoạt động của đời sống xã hội. Nó biểu hiện sự thống nhất của yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội trong con người, biểu hiện khả năng và sức sáng tạo của con người. Nghĩa văn hoá mà nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh đề cập được trải rộng trên cả hai lĩnh vực văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, nhưng việc phân định hai lĩnh vực văn hoá như trên chỉ có tính chất tương đối, vì trên thực tế mỗi kết quả của hoạt động lao động của con người đều bao hàm trong đó cả hai giá trị vật chất và tinh thần. Là ngưòi anh hùng giải phóng dân tộc, là Danh nhân văn hoá thế giới. Trong hoạt động văn hoá Hồ Chí Minh rất chú ý đến con người. Trong hành động cách mạng cũng như trong đối nhân xử thế Người luôn hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, yêu kính nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, Người biến tình cảm đó thành phương châm sống của chính mình một cách rất tự nhiên, ở mọi lúc, mọi nơi. Khi còn hoạt động ở Pháp người đã kịch liệt lên án chính sách ngu dân của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa; để thực hiện mong muốn của mình, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Người đã chủ trương và thực hiện đồng thời chiến dịch chống giặc đói và chiến dịch chống giặc dốt. Người cho rằng: văn hoá là tinh hoa của dân tộc, văn hoá phải góp phần khẳng định vị thế của dân tộc và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Cho nên: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” [43, tr.173]. Quan điểm coi trọng truyền thống văn hoá dân tộc, giữ gìn những tinh hoa, những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hoá của cha ông cũng nói rõ quan điểm bảo tồn bản sắc văn hoá của Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh; Những điều mà Người nói, Người viết rất giản dị, mộc mạc, nhưng mang ý nghĩa giáo dục và nhân văn sâu sắc: cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ…cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm…Người cũng nhấn mạnh nguyên tắc kế thừa và phát triển trong quan điểm về bảo tồn văn hoá; văn hoá phải thoát khỏi mọi biểu hiện kỳ thị chủng tộc, tránh xu hướng độc tôn, tránh phục cổ một cách máy móc, kế thừa phải đi đôi với sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại. Đồng thời, trong quá trình giao lưu quốc tế, đòi hỏi mỗi quốc gia phải nghiên cứu kỹ, toàn diện văn hoá của các dân tộc khác, học lấy những gì tốt đẹp, làm giàu hơn cho văn hoá của chính mình, có như thế văn hoá Việt Nam mới thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam, mới đủ sức mạnh “soi đường cho quốc dân đi”. Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng vô cùng to lớn trong nhiều lĩnh vực, mà văn hoá là một trong những lĩnh vực ấy. Những quan điểm của Người về văn hoá, về giữ gìn, bảo tồn văn hoá dân tộc đã trở thành phương châm hành động của Đảng, của Nhà nước, của Nhân dân ta, đặc biệt là các nhà văn hoá. Thấm nhuần lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng và Nhà nước ta đã có sự đổi mới nhận thức về văn hoá trên mọi phương diện. Nghị quyết 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII); và đặc biệt, đến nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) đã đề cập đến toàn bộ các vấn đề văn hoá liên quan đến quốc tế dân sinh, đến xây dựng đời sống tinh thần cho con người. Trong năm quan điểm chỉ đạo cơ bản của nghị quyết, quan điểm thứ nhất đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [17, tr.55], cho thấy: chính sách kinh tế trong văn hoá mà Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) đã đề cập nhằm mục đích gắn văn hoá với hoạt động kinh tế, khai thác các tiềm năng kinh tế hỗ trợ cho các hoạt động phát triển văn hoá và đồng thời cũng đảm bảo được các yêu cầu về chính trị, tư tưởng của hoạt động văn hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Khi đề cập đến vấn đề “bản sắc văn hoá dân tộc”, Đảng ta khẳng định: Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… bản sắc văn hoá còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo [17, tr.56]. Kế thừa những quan điểm nêu trên, có thể khái quát về văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc như sau: Văn hoá là sự phản ánh tổng thể những năng lực bản chất người trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị (cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần) do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội của mình. Với cách hiểu văn hoá như vậy, chúng ta có thể thấy: Văn hoá là một hệ thống tổng thể quy định đời sống của một dân tộc, nó gắn với các biểu hiện phương thức tồn tại người, là sự thể hiện đầy đủ bản chất của con người trong tất cả mọi dạng hoạt động, bao gồm hoạt động thực tiễn, hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp v.v... Hệ thống này bao gồm toàn bộ những gì thuộc về tư duy, tín ngưỡng, phong tục tập quán…, những gì thuộc về cơ tầng xã hội như hôn nhân, gia đình…, những gì thuộc về môi trường sinh thái, đảm bảo cho cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của một dân tộc. Điều đó cũng có nghĩa tất cả những yếu tố có liên quan đến con người với tư cách là con người cá nhân, con người xã hội, liên quan đến mọi cách thức tồn tại của con người và cộng đồng người đều liên quan đến văn hoá - Văn hoá chính là sự phát triển, là sự thể hiện lực lượng vật chất, năng lực tinh thần của con người trong các lĩnh vực sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần. Tuy nhiên, không thể phân chia văn hoá một cách rạch ròi thành “văn hoá vật chất” hay “văn hoá tinh thần”. Bởi vì, cái gọi là “văn hoá vật chất” thực chất chỉ là sự “vật chất hoá” các giá trị tinh thần, bản thân các giá trị tinh thần cũng hiếm khi tồn tại dưới dạng tinh thần thuần tuý, mà nó thường được “vật thể hoá” trong các dạng tồn tại của vật chất. Ngay cả các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể nhưng vẫn mang tính vật chất khách quan như văn hoá trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán… khi tiếp cận vấn đề văn hoá cần phải xét văn hoá dưới dạng cấu trúc hoàn chỉnh và các chức năng tương ứng với cấu trúc ấy, trong đó chức năng vận hành đóng vai trò quyết định. Trong văn hoá: chức năng là cơ chế vận hành của cấu trúc, nếu không có chức năng thì cấu trúc không vận hành, nếu cấu trúc văn hoá có bị phá huỷ hay mai một vì nguyên nhân nào đó nhưng chức năng vận hành vẫn còn thì cấu trúc sẽ được phục hồi và vấn đề chỉ là thời gian. Nói tóm lại: Văn hoá gắn với toàn bộ hoạt động sống của con người, là “thiên nhiên thứ hai” với tư cách là sản phẩm mang tính tộc loại của con người. Văn hoá, về bản chất thường hướng tới mục tiêu “nhân đạo hoá” con người, hướng tới sự phát triển và giải phóng những năng lực bản chất của con người, nhằm phát triển toàn diện con người, hoàn thiện xã hội loài người. Cho nên, trong quá trình phát triển của lịch sử, bên cạnh sự hội nhập, cố gắng phấn đấu để có thể ngang bằng nhau về kinh tế, mức sống, kỹ thuật, văn minh thì vấn đề giữ gìn, tôn vinh và phát huy những tinh hoa văn hoá sẽ làm nên sự khác biệt, sự độc đáo giữa các dân tộc về lối sống, phương thức sống và giá trị cuộc sống. Vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc được rất nhiều quốc gia trên thể giới quan tâm (đặc biệt là các nước đang phát triển). Trong “thập kỷ thế giới văn hoá phát triển” (1988 – 1997) UNESCO ghi rõ: Mối quan tâm lớn của những xã hội đương thời là việc giữ gìn những nét độc đáo trong bản sắc văn hoá của dân tộc mình và ngăn chặn sự sói mòn những giá trị văn hoá do sự biến đổi của thị hiếu, lối sống, ảnh hưởng của nước ngoài [dẫn theo 61, tr.79]. Văn hoá do con người sáng tạo ra, nhưng văn hoá không mất đi cùng với thế hệ người tạo ra nó, mà văn hoá tồn tại trong những lớp trầm tích các di sản, được bổ xung những cái tiên tiến, tạo nên dấu ấn riêng biệt cho mỗi dân tộc, đó chính là bản sắc văn hoá dân tộc. Như vậy, có thể nói: Bản sắc văn hoá dân tộc chính là căn tính của dân tộc đó, là cái không hề trộn lẫn của dân tộc này với dân tộc khác. Đối với mỗi dân tộc, văn hoá là căn cước, là chứng chỉ, nó chỉ rõ anh là ai, thiếu nó anh không tồn tại như một giá trị. Bản sắc dân tộc bao gồm cả hai mặt: Một mặt, nó là cái cốt lõi bên trong, cái sức mạnh tiềm tàng, bền vững, nó chi phối tư tưởng, hành vi của dân tộc. Mặt khác, nó là biểu hiện ra bên ngoài thành những phong tục, tập quán trong sinh hoạt, thường được gọi là hình thức, màu sắc, hay sắc thái dân tộc. Về mặt lịch sử, cái “tự nhiên thứ hai”, cái tự nhiên rất người, hay văn hoá không phải được tạo ra một lần và tồn tại mãi mãi, mà ở các cộng đồng người khác nhau, không gian và phương thức sống khác nhau thì văn hoá sẽ mang những diện mạo khác nhau (đó là bản sắc). Bản sắc văn hoá dân tộc là hệ giá trị các di sản văn hoá, là những kinh nghiệm được con người tích luỹ trong quá trình thích ứng với tự nhiên, với môi trường mà họ đang sinh sống; là những chuẩn mực trong ứng xử giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Đó là những thói quen trong nếp nghĩ, là những tri thức đã tích luỹ được, là biểu tượng, là niềm tin trong thế giới tinh thần…được trải nghiệm trong lịch sử, được chuyển giao một cách rất tự nhiên giữa các thế hệ người (trong hệ thống cấu trúc tạo thành bản sắc văn hoá dân tộc không ngoại trừ văn hoá các dân tộc thiểu số - văn hoá tộc người). Văn hoá dân tộc thiểu số là tổng thể các yếu tố: Tiếng nói, chữ viết, lối sống, phong cách sống, cách ứng xử với môi trường tự nhiên; các mối quan hệ xã hội, các sắc thái tâm lý, tình cảm, những tập quán trong sinh hoạt đời thường, trong phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng; trong chu kỳ sống của đời người, trong quan niệm về vũ trụ nhân sinh…Những yếu tố này được hình thành trong lịch sử, nó có tính đặc thù, đặc trưng, bền vững và ổn định, được chuyển giao và phát triển không ngừng từ thế hệ này qua thế hệ khác, được hoàn thiện dần cùng với sự phát triển của tộc người [10, tr.39]. Nói cách khác: Văn hoá tộc người là tổng thể những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của một dân tộc - tộc người cụ thể, được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển tộc người, trong quan hệ giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá các dân tộc khác, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá của cả cộng đồng. Trong quá trình giao lưu văn hoá, những yếu tố đặc trưng cốt lõi của mỗi dân tộc vẫn được giữ lại, duy trì và phát huy, nó làm nên những sắc thái văn hoá độc đáo không trộn lẫn với dân tộc khác. Trong thực tiễn, ý thức tộc người được nảy sinh từ văn hoá tộc người, nếu văn hoá tộc người bị mai một thì ý thức tộc người đó cũng sẽ mất dần, bản thân tộc người cũng sẽ tàn lụi và thậm chí không còn cả tên gọi; nói cách khác, nếu dân tộc nào tự đánh mất những sắc thái văn hoá mang tính bản sắc thì cũng chính là đánh mất mình. Để bảo tồn và phát triển văn hoá tộc người không chỉ nói tới các yếu tố cụ thể của văn hoá dân tộc đó mà còn phải chú ý tới những con người, chủ thể sáng tạo ra nền văn hoá ấy; tức là, song hành giữa yếu tố văn hoá cụ thể cần bảo tồn, bảo vệ và những con người cụ thể đã tạo ra sắc thái văn hoá của họ. 1.2. Vai trò nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 1.2.1. Những điều kiện khách quan tác động đến vai trò giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của nhân tố chủ quan trong giai đoạn hiện nay. Mỗi nền văn hoá đều là sản phẩm của một cộng đồng người, trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; trong các mối quan hệ ấy con người đã sáng tạo ra các giá trị văn hoá, các hệ thống chuẩn mực: Chân, thiện, mỹ và các quan hệ nhân văn. Chính vì thế, môi trường sống, hoàn cảnh hiện thực mà chủ thể sáng tạo văn hoá đang sống và hoạt động (ĐKKQ) là yếu tố quy định sự hình thành các giá trị văn hoá, đến quá trình bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đó. Khi nói đến văn hoá là nói đến giá trị, nhưng giá trị văn hoá không tồn tại một cách đơn lẻ, nhất thời, mà được tập hợp trong một môi trường nhất định, cụ thể, sinh động, với những con người, những chủ thể sáng tạo, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá đó. Triết học Mác – Lê nin chỉ rõ, trong mối quan hệ giữa môi trường, hoàn cảnh và con người, giữa ĐKKQ và NTCQ… thì môi trường hoàn cảnh, hay ĐKKQ giữ vị trí chi phối chủ yếu đến mọi hoạt động của chủ thể, quyết định vai trò của NTCQ. Quy luật hình thành và phát triển văn hoá thông qua mối tương quan giữa văn hoá với các phương diện khác của đời sống xã hội chính là sự khẳng định vai trò của con người trong quá trình chắt lọc những tinh hoa văn hoá tạo nên sự phong phú cho đời sống vật chất và tinh thần của mình. Những mặt, những nhân tố (mang tính cụ thể) tạo nên hoàn cảnh hiện thực (có tính thời điểm) ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người, đến sự sáng tạo, giữ gìn và phát triển văn hoá như: yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị - xã hội, xu hướng biến đổi đạo đức, lối sống và nhu cầu hưởng thụ văn hoá... Thứ nhất, những tác động của môi trường kinh tế: Văn hoá và môi trường kinh tế là những phương diện khác nhau của đời sống xã hội, nhưng giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng; trong mối quan hệ đó, cơ sở kinh tế sẽ quyết định nội dung, tích chất, hình thức biểu hiện của văn hoá. Đánh giá về vấn đề này Ph. Ăngghen từng nói: Sự phát triển về chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn hoá và nghệ thuật đều dựa vào phát triển kinh tế, nhưng tất cả các lĩnh vực đó cũng ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế. Cách tiếp cận văn hoá dưới góc độ kinh tế chính trị học của C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ nguồn gốc phát sinh của văn hoá là từ cơ sở kinh tế, từ một nền kinh tế nhất định, nền kinh tế như thế nào sẽ sản sinh và quy định bộ mặt tinh thần, sắc thái văn hoá của xã hội như thế ấy. Nói về điều này, Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) Đảng cộng sản Việt Nam viết: Văn hoá là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển [17, tr.55]. Trong thời đại ngày nay, trước tác động của quốc tế hoá kinh tế, văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc chắc chắn sẽ có những biến đổi. Một mặt, về kinh tế, khi hội nhập quốc tế sẽ đem lại những ý nghĩa về hạnh phúc, về sự tiến bộ xã hội đích thực cho nhân loại, nó đã trực tiếp thúc đẩy quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh sự chuyên môn hoá trong sản xuất của các quốc gia và trong các quốc gia. Làm cho nền kinh tế mỗi nước không chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia thuần tuý. Các vấn đề liên quan đến đời sống con người như: nhu cầu ăn, uống, lao động, thông tin…được đáp ứng trên phạm vi toàn cầu, chất lượng cuộc sống của người dân, sự thịnh vượng về kinh tế của các quốc gia được nâng cao rõ rệt, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong văn hoá được khẳng định. Sự tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá, lưu giữ, phát triển những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc, tạo cơ hội giao lưu, tìm hiểu, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu thêm những giá trị văn hoá truyền thống. Mặt khác, khi hội nhập kinh tế quốc tế cũng có thể hướng con người đến lối sống thực dụng, cá nhân, ích kỷ, mê đắm lợi ích vật chất và xu hướng làm giàu không lành mạnh…Điều này dẫn tới phân hoá giàu nghèo, suy thoái đạo đức cá nhân và gia đình. Một số người do kiếm được đồng tiền một cách dễ dàng, phi pháp nên có lối sống trác táng, góp phần làm tăng các tệ nạn xã hội, sói mòn văn hoá truyền thống. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số các quốc gia kém phát triển bị phụ thuộc vào các nước giàu, dẫn tới nguy cơ bị đồng hoá, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc, làm suy giảm sức mạnh dân tộc và có thể dẫn đến mất chủ quyền quốc gia. Văn hoá các dân tộc thiểu số vùng cao cũng bị tác động và ảnh hưởng tương tự: Điện khí hoá toàn quốc đã làm cho cuộc sống mọi mặt của đồng bào được nâng lên rõ rệt, nhưng cũng có một thực tế là lưới điện quốc gia phát triển đến đâu thì cối xay tay, cối giã gạo nước, đuống gỗ (một loại cối giã gạo của người Mường)… vắng bóng đến đó. Cơ chế thị trường, kinh tế hàng hoá, sản xuất công nghiệp phát triển thì nhà sàn, khung cửi, quần áo dân tộc…cũng mai một dần; sự mở rộng của thị trường băng đĩa đã làm cho nhu cầu thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian của giới trẻ giảm đi và đang có nguy cơ mất hẳn. Nhưng cho dù nhìn nhận quá trình tác động của quốc tế hoá kinh tế dưới góc độ tích cực hay tiêu cực, thì chúng ta vẫn phải khẳng định: quốc tế hoá kinh tế mà đỉnh cao của nó là toàn cầu hoá là một xu thế khách quan không thể đảo ngược, nó đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển. Vấn đề là ở chỗ, xu thế khách quan này được diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người (chủ thể kinh tế). Nên đối với mỗi quốc gia, để không bị tụt hậu về kinh tế trên trường quốc tế, cần chuẩn bị tốt nội lực, sáng suốt trong lựa chọn đường đi nước bước, nhận thức đúng bản chất thời đại, để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực và hội nhập thành công. Thứ hai, những tác động của lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế như hiện nay, ngoài những tác động tích cực thì quốc tế hoá kinh tế cũng sẽ tạo cơ hội để các thế lực thù địch thông qua những tác động của tư tưởng chính trị để tuyên truyền những quan điểm sai trái, các chiêu bài tự do, dân chủ…nhằm công kích đường lối lãnh đạo của một số quốc gia, lôi kéo quần chúng nhân dân vào những hoạt động chống lại lợi ích của chính quốc gia mình. Qua đó, nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, xoá bỏ sự thống nhất trong nền văn hoá của chính quốc gia đó. Với chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực phản cách mạng dùng nhiều hình thức truyền thông, quảng bá và đặc biệt với sự hỗ trợ của hệ thống khoa học công nghệ cao như: mạng Internét, phát thanh truyền hình bằng vệ tinh toàn cầu công xuất lớn…nhằm tấn công vào hệ tư tưởng và văn hoá XHCN từ bên trong, xoá nhòa bản sắc văn hóa của các dân tộc, nhằm mục đích cuối cùng là đồng hoá văn hoá toàn thế giới. Quá trình hợp tác và giao lưu văn hoá thế giới, đã tạo cho chúng ta cơ hội mở rộng khả năng tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao. Nhưng vấn đề sàng lọc những yếu tố độc hại, phản cách mạng là hết sức khó khăn. Cuộc sống công nghiệp hiện đại, năng động vốn rất được giới trẻ ưa chuộng lại dường như mâu thuẫn với những giá trị văn hoá dân gian mà muốn hưởng thụ nó đòi hỏi phải có thời gian và sự thư thái…Những yếu tố tưởng như rất nhỏ đó lại dễ dẫn tới tình trạng mâu thuẫn thế hệ trong xã hội và phân hoá nội bộ trong các quốc gia. Tất nhiên, việc xem xét, nhìn nhận những tác động như đã nêu là tích cực hay tiêu cực, để có thể vừa hội nhập thành công, vừa đảm bảo được sự ổn định trong tư tưởng và chính trị, không bị đồng hoá, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc, kết tinh được tinh hoa văn hoá tiên tiến của thời đại…còn tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử, vào chính sách của mỗi quốc gia, và trong công cuộc cách mạng ấy vấn đề hết sức quan trọng đó là vai trò của NTCQ, của con người. Trong Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) Đảng ta đã khẳng định 5 quan điểm chỉ đạo của mình trong tiến trình hội nhập văn hoá thế giới và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong đó, hai quan điểm 4 và 5 đã khẳng định vai trò NTCQ và những điều kiện then chốt để có thể xây dựng thành công nền văn hoá mới, đó là: Quan điểm 4: “Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”. Quan điểm 5: “Văn hoá là một mặt trận; Xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý trí cách mạng và sự kiên trì thận trọng” [17, tr.57,58]. Sau 20 năm đổi mới, và sau 8 năm thực hiện tinh thần của Nghị quyết Trung ương năm (khoáVIII), chúng ta vẫn khẳng định được bản lĩnh chính trị, hội nhập và phát triển kinh tế thành công; bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hoá ngàn năm của dân tộc. Điều đó khẳng định con đường mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã chọn là đúng đắn, phù hợp và đó cũng là con đường duy nhất để tự khẳng định mình, để chiến thắng âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Thứ ba: Những tác động của ý thức xã hội như đạo đức, lối sống, nhu cầu hưởng thụ văn hoá…đến vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Cũng cần nói rõ rằng, những yếu tố như đạo đức, lối sống, nhu cầu hưởng thụ văn hoá…mà chúng ta đề cập thuộc tầng ý thức xã hội, nó tồn tại trong môi trường và thời điểm lịch sử mà con người đang sống, hoạt động; có ý nghĩa là bộ phận, là giá trị cốt lõi của văn hoá dân tộc. Về thực chất, những yếu tố đạo đức, lối sống hay nhu cầu hưởng thụ văn hoá… cũng là hệ quả của quá trình phát triển và tác động của kinh tế đến đời sống xã hội và cộng đồng. Không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng những yếu tố được coi như là những chuẩn mực trong ứng xử, là những quy tắc và cam kết không thành văn giữa những con người với nhau trong xã hội, lại ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, đến văn hoá của các quốc gia. Tuy nhiên, những yếu tố đó phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xã hội, vào nguyên nhân kinh tế và điều kiện lịch sử, nên không thể tránh khỏi sự đan xen, thậm trí đấu tranh giữa hai yếu tố mới và cũ, giữa những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong văn hoá. Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, các quốc gia đang phát triển luôn quan tâm đến chính sách điều chỉnh những biến đổi trong đời sống tinh thần của xã hội, đó là chiều hướng gia tăng những biểu hiện tiêu cực theo lối sống cá nhân chủ nghĩa, chạy theo đồng tiền, lợi dụng chức quyền để tham ô tư túi, lối sống sa đoạ, sùng ngoại, bài xích văn hoá truyền thống. Một bộ phận thanh niên từ tư tưởng sùng ngoại, dẫn tới lối sống gấp, buông thả, coi thường nề nếp gia phong, làm biến dạng những giá trị: chân, thiện, mỹ. Hơn nữa, những tập tục lạc hậu phổ biến trong xã hội cũ vẫn tồn tại dai dẳng trong từng nếp nghĩ của những tầng lớp người trong xã hội. Một số người, một số địa phương đã biến chính sách bảo tồn văn hoá thành xu hướng phục cổ tràn lan, mượn di tích, lễ hội thành nơi hành nghề mê tín v.v…Tất cả những biểu hiện phi thuần phong mỹ tục đó trở thành sức nặng kìm nén, níu kéo quá trình tham gia hội nhập kinh tế, văn hoá với thế giới của các quốc gia. Bàn về vấn đề này, C.Mác viết: “Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống…” [39, tr.145]. Những biến động nhiều chiều của đạo đức, tư tưởng, lối sống và nhu cầu hưởng thụ văn hoá của những tầng lớp người trong xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến những giá trị, bản sắc văn hoá lâu đời của dân tộc, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cản trở sự hợp tác quốc tế, đe doạ sự tồn vong của các quốc gia. Ngoài những yếu tố cơ bản được đề cập trên đây, còn một số các phương diện xã hội khác như: pháp luật, tôn giáo…cũng tác động không nhỏ đến vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá. Do vậy, để vừa giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc, vừa đảm bảo phát triển mọi mặt của đời sống xã hội đòi hỏi sự phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của NTCQ trong hoạt động thực tiễn. 1.2.2 .Vai trò biến đổi điều kiện khách quan của nhân tố chủ quan trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 1.2.2.1. Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc phối hợp lãnh, chỉ đạo vấn đề xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Thứ nhất, vai trò nhân tố chủ quan giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc được thể hiện trong chủ trương đường lối, chính sách của Đảng. Trong Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) Đảng cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Công nhân, nông dân, trí thức, là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước” [17, tr.57]. Như vậy, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, trong đó tổ chức đảng với vai trò lãnh đạo chủ chốt vạch ra phương hướng, chiến lược, nhiệm vụ và các giải pháp lớn để lãnh đạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hoá theo đúng định hướng xây dựng và phát triển đất nước. Các hoạt động liên quan tới văn hoá hết sức đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, thống nhất chặt chẽ của các tổ chức, đòi hỏi chủ thể lãnh đạo phải có phẩm chất đạo đức, tâm huyết, tri thức, trình độ bao quát, hiểu biết sâu rộng mọi mặt của đời sống xã hội, có khả năng tuyên truyền, vận động, tổ chức các lực lượng xã hội tạo sức mạnh tổng hợp. Các quyết sách phải đảm bảo sự hài hoà, biện chứng giữa các yếu tố Chính trị - Văn hoá, Kinh tế - Văn hoá, Đạo đức - Văn hoá... Trên thực tế chúng ta thường thấy, một số những tồn tại như: đường lối, chủ trương, nghị quyết đúng nhưng khâu tổ chức thực hiện lại yếu kém. Trình độ của các cấp uỷ đảng, ban ngành, đoàn thể chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của văn hoá, cũng như việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh giữa chủ trương và thực tiễn quản lý đời sống văn hoá dân gian ở các địa phương. Do vậy, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhà nước được thể hiện trước hết ở sự đồng bộ và tính khả thi của các thiết chế xã hội. Các chính sách của nhà nước phải gắn với các cơ quan công quyền ở địa phương, phải bám sát thực tiễn. Vì hơn ai hết họ là những người am hiểu về hoàn cảnh, con người, phong tục tập quán ở địa phương, từ đó có những phương pháp và cách giải quyết phù hợp. Bất cứ sự “thương mại hoá văn hoá” hay “hành chính hoá văn hoá” đều dẫn tới hậu quả không có lợi cho sự sáng tạo văn hoá. Ngoài vấn đề hoạch định chính sách, chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo còn có vai trò lựa chọn, bồi dưỡng năng lực cán bộ, và hình thành cơ chế phối hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành theo quan hệ hàng dọc, hoặc hàng ngang từ trung ương đến địa phương đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và hiệu quả. Thứ hai, vai trò nhân tố chủ quan giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện trong quản lý, điều hành của Nhà nước và chính quyền các cấp. Hoạt động phối hợp quản lý, điều hành của Nhà nước và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là kế hoạch đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá. Chủ thể quản lý và năng lực điều hành của họ sử dụng những lực lượng vật chất và tinh thần sẵn có để tác động biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích nhất định có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một môi trường văn hoá với hệ thống giá trị chân, thiện, mỹ, đảm bảo tính sáng tạo, tính hiệu quả cao trong tất cả các quá trình từ quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị, điều chỉnh quan hệ xã hội, chuẩn mực đạo đức và một số phương diện xã hội khác theo tiêu chuẩn nhân văn với quy mô từ tổ chức gia đình tới cộng đồng quốc gia dân tộc. Trong thực tế, tất cả các phương diện của đời sống xã hội đều nảy sinh những yếu tố văn hoá, đến khi những giá trị văn hoá hình thành và phát triển sẽ lại tác động tới những phương diện xã hội theo những mức độ nhất định. Do vậy, vai trò của chủ thể sẽ làm cho sự tương tác giữa văn hoá với các phương diện xã hội có xu hướng cùng chiều, vừa có tác dụng làm giàu thêm các giá trị văn hoá, vừa từng bước hoàn thiện các phương diện xã hội ấy theo các tiêu chuẩn tiến bộ cho con người và vì con người. Hơn nữa, trong quá trình phối hợp hoạt động, chủ thể quản lý điều hành cũng có điều kiện bồi dưỡng năng lực cho bản thân, nâng cao vai trò NTCQ, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của chủ thể trước những đòi hỏi khách quan. Thứ ba, vai trò nhân tố chủ quan giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện trong hoạt động phối hợp của các tổ chức đoàn thể nhân dân. Các tổ chức đoàn thể nhân dân bao gồm: Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, đứng đầu là Mặt trận tổ quốc. Chủ thể phối hợp của các tổ chức đoàn thể nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, đa dạng về hình thức, cơ cấu, phạm vi và đối tượng tác động. Những chủ thể này hoạt động mang tính chất xã hội cao, tổng hợp nhiều yếu tố từ chính trị, tín ngưỡng, nghề nghiệp, trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức đoàn thể phối hợp hoạt động với nhau, với nhà nước, với tổ chức chính quyền, đặc biệt là với các cơ quan quản lý văn hoá các cấp, vận động, thu hút quần chúng nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện các chương trình kinh tế, chính trị, xã hội, làm sống dậy các phong trào giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá, sáng tạo văn hoá. Trong hoạt động phối hợp của các tổ chức đoàn thể nhân dân, vai trò NTCQ thể hiện trong cơ chế phối hợp khoa học của các tổ chức và khả năng hoạt động thực tiễn của bản thân mỗi chủ thể. Phát huy vai trò NTCQ là phát huy khả năng hiểu biết, nắm bắt các đặc điểm của đối tượng được tác động, đặc điểm của môi trường mà trong đó đối tượng được tác động đang sống, hoạt động và chịu ảnh hưởng trực tiếp. Gắn những điều đó với các chủ chương, định hướng của đảng và nhà nước, sử dụng linh hoạt, mềm dẻo các kỹ năng vận động, thuyết phục và cả đạo đức cách mạng, phong cách, lối sống của chính mình để thu hút quần chúng nhân dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, giữ gìn và phát triển văn hoá. Trong hoạt động thực tiễn vai trò của các chủ thể được thể hiện đồng thời qua hai chức năng: Một là, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phát hiện những hiện tượng tiêu cực, tư tưởng lệch lạc, và cả những nhân tố mới, tiến bộ; những khả năng khách quan có lợi cho sự nghiệp phát triển của cả xã hội, có kế hoạch cụ thể để hạn chế tiêu cực, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến và tạo điều kiện thuận lợi biến khả năng thành hiện thực. Hai là, phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách, những yếu tố cản trở tính tích cực sáng tạo của quần chúng nhân dân. Từ đó, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý cần thiết để có thể vừa đảm bảo sự tự do hưởng thụ, bảo tồn, sáng tạo văn hoá của các cá nhân, của cộng đồng dân tộc, vừa đảm bảo tính định hướng, mục tiêu phát triển của đất nước. Thứ tư, vai trò nhân tố chủ quan giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện trong sự quản lý, hướng dẫn hoạt động của ngành văn hoá thông tin. Là cơ quan hoạt động chuyên trách về văn hoá, nên vai trò của các chủ thể hoạt động trong ngành văn hoá thông tin đối với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là rất quan trọng - Vai trò ấy thể hiện trong nhiệm vụ tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân về những định hướng, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác văn hoá thông tin cấp mình phụ trách. Trong việc tổ chức hướng dẫn và triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách về văn hoá của cấp trên đến từng địa bàn cơ sở, nhất là các chính sách về đại đoàn kết dân tộc, chính sách phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Tổ chức tuyên truyền và duy trì thường xuyên các hoạt động của thiết chế văn hoá, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ các giá trị văn hoá. Tổ chức hội nghị sơ, tổng kết và thi đua khen thưởng trong phạm vi địa bàn một cách kịp thời. Lên kế hoạch trang bị những phương tiện phục vụ cho các phong trào hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc. Khuyến khích các cá nhân chủ động thâm nhập cộng đồng, tìm hiểu phong tục, tập quán và tâm lý địa phương, gây dựng, tạo nền móng cho phong trào từ cơ sở, từ bản thân những người chủ di sản. Nói một cách tổng quát, vai trò NTCQ trong công tác lãnh chỉ đạo việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thể hiện qua sự tổ chức, hoạt động một cách đồng bộ của các thiết chế văn hoá. Qua sự phân công, phân nhiệm, liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa vai trò “tập thể lãnh đạo” và “cá nhân phụ trách”. Qua sự điều chỉnh các xu hướng lệch lạc, loại bỏ những hủ tục, đảm bảo sự hài hoà giữa truyền thống với hiện đại trong xây dựng và phát triển văn hoá của các chủ thể. 1.2.2.2. Vai trò nhân tố chủ quan thể hiện trong tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, chúng ta đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý điều hành của nhà nước và các đoàn thể nhân dân xây dựng môi trường văn hoá, hỗ trợ, tổ chức các lực lượng vật chất và tinh thần cần thiết, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân phát huy vai trò chủ động sáng tạo của mình trong các lĩnh vực văn hoá - xã hội. Nhưng chủ nhân thực sự của nền văn hoá dân tộc trong mọi thời đại là quần chúng nhân dân, họ vừa là người sáng tạo ra các giá trị văn hoá, vừa là người hưởng thụ, lưu truyền, gìn giữ những giá trị văn hoá đó. Tính tích cực sáng tạo của quần chúng nhân dân gắn bó chặt chẽ với quá trình lao động sản xuất, với những nhu cầu và lợi ích vật chất của họ. Do vậy, sự sáng tạo của quần chúng nhân dân chính là nhân tố cơ bản của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đề cập đến vấn đề này Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh đã nói: Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là những người sáng tác nữa…Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng [44, tr.250]. Quần chúng nhân dân sáng tạo văn hoá bằng chính cuộc sống của mình. Các giá trị văn hoá được hình thành trong lao động sản xuất, trong văn học nghệ thuật, trong tín ngưỡng, trong phong tục tập quán (ăn, ở, mặc, ngôn ngữ…) và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mỗi con người, mỗi gia đình đều có thể là nơi chứa đựng những giá trị nhân văn của xã hội, là nơi bảo vệ, lưu truyền những giá trị nhân bản của con người. Nhưng tính tích cực của quần chúng nhân dân trong các hoạt động văn hoá tinh thần không phải lúc nào cũng hàm chứa những yếu tố tiến bộ; cùng với quá trình sáng tạo, gìn giữ, lưu truyền những giá trị văn hoá mang ý nghĩa nhân văn thì những tư tưởng phong kiến, những yếu tố phi văn hoá, phản tiến bộ, những hủ tục cũng len lỏi đâu đó trong đời sống cộng đồng. Do vậy, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, trở thành mục tiêu và động lực để phát triển kinh tế xã hội thì vai trò của đội ngũ trí thức đặc biệt quan trọng. “Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá” [17, tr.57]. Sự hiện diện của đội ngũ trí thức trong sáng tạo văn hoá như là một biểu hiện của chất lượng cuộc sống. Những phát minh khoa học, những công trình nghệ thuật, những sáng tác văn học, những sản phẩm lao động của đội ngũ trí thức thực sự quan trọng trong diện mạo tinh thần của mỗi quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế tri thức như hiện nay, với những thiên chức riêng của mình, đội ngũ trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng giữ vững nền tảng tinh thần của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá. Xuất thân từ nhân dân, và là người hoạt động trí tuệ, có chức năng chủ yếu là sáng tạo những giá trị tinh thần cho xã hội, nên ảnh hưởng của lực lượng trí thức đến quần chúng nhân dân là rất lớn. Bằng những sáng tạo văn hoá, người trí thức có thể chuyển tải trong đó những tư tưởng, đạo đức, lối sống, những quan niệm tín ngưỡng, những triết lý nhân sinh đến quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng nòng cốt, là chủ thể trong toàn bộ quá trình tích hợp sức mạnh nội sinh, tiếp nhận, phát huy những tinh hoa văn hoá nhân loại, giữ gìn và phát triển văn hoá, có thể hướng công chúng đến cách nhìn tốt đẹp, nhân bản trong cuộc sống tinh thần. Nhưng dù quan trọng như thế nào thì đội ngũ trí thức cũng từ nhân dân mà ra, và họ không thuần nhất về trình độ và cảm quan nên khi tác động đến đời sống tinh thần họ bộc lộ cả mặt tích cực và tiêu cực. Nhìn chung, những yếu tố tích cực của quần chúng nhân dân biểu hiện trong quá trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị và đặc biệt trong sáng tạo văn hoá. Họ lao động, sáng tạo vì chính nhu cầu vật chất và mong muốn được thoả mãn đời sống tinh thần của chính mình; nhu cầu hưởng thụ văn hoá càng cao, càng kích thích nhu cầu sáng tác, tăng sức sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Nhưng để phát huy vai trò và tính sáng tạo của trí thức, của quần chúng nhân dân trong phát triển xã hội, trong sáng tạo, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đòi hỏi Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân phải nâng cao trình độ lý luận, bám sát thực tiễn, xây dựng môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá do con người và vì con người. Quan tâm đúng mức, thoả đáng đến đội ngũ trí thức, có chính sách thu hút, đãi ngộ hiền tài, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đội ngũ cán bộ. Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước đến quần chúng nhân dân, đảm bảo cho họ có đủ năng lực, trình độ, đạo đức và tinh thần tự tôn dân tộc, đảm bảo vai trò chủ động trong sáng tạo nghệ thuật, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Chương hai VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG Ở PHÚ THỌ HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội và lịch sử hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc Mường ở Phú Thọ. 2.1.1. Đặc điểm kinh tế và đời sống vật chất. Về nguồn gốc, lịch sử: Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, được thành lập ngày 5/5/1903; năm 1968 sát nhập với Vĩnh Phúc gọi là Tỉnh Vĩnh Phú; đến ngày 1/1/1997 tỉnh Phú Thọ được tái lập, dân số là 1.216.500 người, có 24 dân tộc anh em, trong đó có 171.620 người là dân tộc thiểu số, người Mường chiếm tỷ lệ đông nhất là 157.545 người (chiếm 91%) [10, tr.732] Tộc người Mường (thổ tù họ Hà và phụ đạo họ Đinh) làm ăn sinh sống ở hai châu Thanh Sơn và Yên lập của Phú Thọ đã rất lâu và việc di cư từ tỉnh Hoà Bình đến đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước[22, tr.269]. Sự biến đổi về môi sinh, quá trình lịch sử và dân số… đã tác động mạnh đến nếp sống và phong tục tập quán của người Mường ở Phú Thọ, khiến cho sắc thái văn hoá của họ vừa có những nét chung của văn hoá Mường, và những nét riêng, độc đáo. Về vị trí định canh, định cư: Người dân tộc Mường ở Phú Thọ cư trú tập trung ở vùng thung lũng chân núi, nơi có độ cao không lớn, đặc điểm nổi bật trong phân bố dân cư của người Mường trong Tỉnh Phú Thọ là tính tập trung, cư dân Mường chiếm tới trên 90% dân số cả xã. Sự xen kẽ giữa người Mường và người Việt trong các địa phương này cũng diễn ra theo nhiều cấp độ khác nhau, những xã gần huyện lỵ thì người Mường và người Việt sống xen kẽ nhưng thành từng làng hoặc chòm xóm riêng biệt, ở những nơi vùng sâu, vùng xa thì mức độ xen kẽ là ngay trong cùng một làng nhưng tỷ lệ người Việt rất ít, có những nơi như xã Trung sơn, huyện Yên Lập; xã Lai đồng, xã Tân Sơn, huyện Thanh Sơn tỷ lệ người Việt cư trú là dưới 100 người trong một xã ( phụ lục). Tính đặc thù trong kinh tế: Người Mường sống định canh, định cư nên trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu canh tác lúa nước, sản xuất nhỏ theo kiểu tự túc, tự cấp; ngoài việc cấy lúa nước họ còn phát nương trồng lúa. Sau năm 1999, với dự án 135 hỗ trợ phát triển kinh tế cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn, đã tạo ra những bức đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của đồng bào Mường, nhờ đó mà mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện. Cơ chế thị trường đã tác động rất lớn đến tập quán canh tác và chăn nuôi của cư dân Mường, việc trao đổi, mua bán hàng hoá trong vùng Mường cũng diễn ra phong phú và nhộn nhịp không khác gì các chợ miền xuôi, đây là điều kiện thuận lợi để người dân thoát dần ra khỏi tập quán canh tác theo kiểu tự cấp, tự túc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Nghề thủ công truyền thống của người Mường chủ yếu là nghề mộc, đan lát, dệt vải. Trước đây, gia đình người Mường nào cũng có khung cửi, họ tự trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải, người phụ nữ làm ra những vuông vải cho mình, cho những người trong gia đình và làm của hồi môn đem đến nhà chồng. Sự khéo léo thể hiện trong những vuông vải trở thành một trong những tiêu chuẩn về giá trị của người phụ nữ Mường. Hiện nay, huyện Thanh Sơn phục hồi được 3 làng nghề dệt vải ở Tân Phú, Lai Đồng, Xuân Đài nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn (người biết dệt vải theo cách cổ truyền không nhiều, vốn và đầu ra cho sản phẩm rất khó khăn). Mặc dù rất khéo léo nhưng nghề mộc của ngưòi Mường chỉ dừng lại ở phạm vi tương trợ, giúp nhau dựng nhà, làm khung cửi, làm đuống, cối giã gạo hoặc phục vụ cho sản xuất vui chơi chứ không chuyên mộc, không làm hàng hoá; việc đóng các đồ gia dụng, làm gạch, xây nhà…chỉ phổ biến trong thời gian gần đây. Chính những nét đặc thù trong hoàn cảnh sống và kinh tế đã góp phần làm nên những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể độc đáo của người Mường ở Phú thọ. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ bảo tồn, phát huy những tinh hoa văn hoá cổ truyền thì tốc độ phát triển nhanh và mạnh của kinh tế cũng làm cho các giá trị văn hoá Mường truyền thống bị lãng quên, đặc biệt là các giá trị văn hoá tinh thần; những câu hát ví, những điệu múa dân gian, những lễ hội cổ truyền của người Mường đang mai một dần, trong số ít các thể loại văn hoá còn tồn tại và được phục hồi hiện cũng bị Kinh hoá khá cao. 2.1.2. Đặc điểm xã hội và lịch sử: Về thiết chế xã hội và cộng đồng: Thiết chế xã hội của người Mường ở Phú Thọ trước đây được chia thành mường và xóm, đây là loại hình tổ chức có từ rất lâu đời, không chỉ có ở người Mường mà người Thái cũng có cách phân chia như vậy. Mường là tổ chức xã hội trên xóm và là tổ chức xã hội lớn nhất của người Mường, dùng để chỉ một địa vực cư trú, một thái ấp, một vùng dân cư, hay để chỉ địa vực cai quản của một lang cun, lang đạo hay thổ tù nào đó. Cũng giống như các vùng Mường khác, tổ chức Mường của người Mường tỉnh Phú Thọ không quy định phạm vi lớn, bé và có bao nhiêu xóm hợp thành. Nhưng điểm khác biệt ở tổ chức mường của người Mường ở Phú Thọ đó là không có mường lớn bao chùm lên các mường khác nhỏ hơn như ở Thanh Hoá hay Hoà Bình mà chỉ có các mường do nhà lang quản lý trực tiếp đến các xóm [32, tr.88]. Xóm là tổ chúc xã hội dưới mường, là tập hợp dân cư thành cộng đồng theo một địa vực lãnh thố nhất định. Xóm được hình thành ở các bãi, gò cao hoặc chạy dọc theo thung lũng, sông suối, nơi diễn ra các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày. Mỗi xóm chỉ có khoảng vài chục nóc nhà và đều có một con đường đất chạy thẳng qua giữa làng, nhà của người Mường đều quay lưng vào núi, quay mặt trước nhà ra suối hoặc cánh đồng, trong xóm thường có nhiều dòng họ sinh sống, nhưng bao giờ cũng có một dòng họ là hạt nhân, dòng họ ấy có thể chiếm tới một nửa hoặc quá nửa số nóc nhà trong xóm [32, tr.87]. Về tổ chức làng xóm, người Mường sống dưới chế độ dường như là tiền phong kiến, mỗi làng có một Thổ Tù, mỗi xóm có một Thổ Lang. Những người này có thể coi như những chúa đất địa phương. Họ được gọi là quan lang. Quyền hành của họ cha truyền con nối [dẫn theo 9, tr.35]. Một số người trong tầng lớp thứ dân chuyên lo việc cúng tế và các nghi lễ tôn giáo là các ông mo và thầy cúng cũng được nhân dân tin cậy và nể trọng [32, tr.106] Ngoài ra, trong xã hội Mường cổ truyền có các mối quan hệ láng giềng, dòng họ; uy tín, và vị trí của các dòng họ trong mỗi mường phụ thuộc vào nề nếp, gia phong của dòng họ đó, quan hệ hôn nhân cũng phụ thuộc vào yếu tố này rất nhiều. Qua tìm hiểu và so sánh thì thấy rằng thiết chế xã hội của người Mường ở Phú Thọ và người Mường ở những nơi khác có những điểm tương đồng, cũng là thiết chế xã hội theo kiểu xóm, mường, nhưng mường của người Mường ở Phú Thọ không có các mường nhỏ dưới quyền mường lớn. Quan hệ giữa tầng lớp quý tộc thống trị với tầng lớp bị trị cũng rất rõ ràng, bộ máy cai trị của Thổ tù trong các Mường ở Phú Thọ được tổ chức đơn giản hơn, họ không có nhiều người giúp việc (các Ậu) như ở Hoà Bình và Thanh Hoá, không trực tiếp quản lý các làng, việc phân định dòng họ nhà Lang không khắt khe như những mường ở nơi khác. Dưới thời phong kiến và thực dân, năm 1883 triều đình nhà Nguyễn đầu hàng và trở thành tay sai cho thực dân. Thực dân Pháp đã tiến hành một số cải cách hành chính, sắp đặt lại bộ máy cai trị từ Trung ương đến địa phương. Một hệ thống hành chính mới được hình thành và bao trùm lên cơ cấu tổ chức xã hội cũ, nhưng các chức việc vẫn do các nhà lang đảm nhiệm nên hầu như các hoạt động truyền thống, đặc biệt là các lễ hội vẫn được duy trì, các Thổ lang, Thổ tù vẫn được dân làng lo phục dịch, biếu xén như xưa. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyết định xoá bỏ cơ cấu chính quyền cũ, thay vào đó là một bộ máy hành chính mới và hệ thống các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Hệ thống tổ chức hành chính mới được áp dụng đồng bộ trong cả nước đã làm cho tổ chức xã hội cổ truyền của người Mường thay đổi cơ bản. Dù vậy, cơ cấu tổ chức hành chính mới vẫn được xây dựng trên cơ sở là các làng và xóm truớc đây, nên không có sự xáo trộn về địa bàn quản lý hành chính, những mối quan hệ làng xóm, những tập tục, lễ nghi truyền thống vẫn được duy trì, kế tục và phát huy với nhiều mức độ khác nhau. Về đặc điểm gia đình và hôn nhân: Gia đình là một tế bào xã hội, là tổ chức phức tạp bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như: sinh học, tâm lý, kinh tế, văn hoá…Do vậy, tổ chức gia đình không giống như bất cứ một tổ chức xã hội nào khác, nó được hình thành bởi quan hệ tình yêu và hôn nhân. Cùng với những biến động của lịch sử, gia đình nói chung, gia đình người Mường nói riêng cũng có những thay đổi cơ bản. Khi tìm hiểu gia đình và hôn nhân của người Mường ở Phú Thọ, chúng tôi thấy: Người Mường nói chung thuộc tộc người phụ hệ, gia đình Mường cổ truyền thường tồn tại hai loại cơ bản là gia đình lớn và gia đình nhỏ. Gia đình lớn: Đây là dạng gia đình rất phức tạp về thành phần và cách tổ chức sinh hoạt. Thường trong các gia đình này có nhiều thế hệ như: ông bà, bố mẹ, các con và các cháu, số lượng người trong kiểu gia đình này rất nhiều, có thể lên tới 15, 18 người, họ cùng sống, làm và ăn chung.[56, tr.49,50]. Trong các gia đình lớn, mọi quan hệ mang tính phụ hệ, gia trưởng. Người đàn ông lớn tuổi nhất có vai trò chỉ đạo mọi công việc trong gia đình từ phân công nhân lực, kế hoạch lao động sản xuất, đến nghi lễ cưới hỏi, tang ma và thay mặt gia đình trong các quan hệ xã hội khác. Vai trò chỉ đạo này chỉ được chuyển cho người con trai cả (của thế hệ sau) khi người đứng đầu đó già cả, ốm yếu hoặc đã chết. Khi cha, mẹ qua đời thì người anh trai cả phải có trách nhiệm thay cha (mẹ) dựng vợ, gả chồng cho các em, người em út cũng được coi như con nuôi của anh mình, người phụ nữ vẫn có thể được tham gia bàn luận các công việc cùng mọi người, nhưng tính quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người nam giới. Sự hình thành và tồn tại các gia đình lớn trong xã hội Mường có nhiều nguyên nhân, trong đó rõ nhất là nguyên nhân kinh tế - xã hội. Trước đây, kinh tế của người Mường là tự cấp, tự túc, ruộng đất và tài sản không nhiều, công cụ lao động thô sơ và lạc hậu, năng xuất lao động thấp… nên đòi hỏi tính tập chung trong từng khâu của quá trình sản xuất. Hơn nữa, trong các gia đình người Mường, các thủ tục cúng tế, cưới hỏi, tang ma rất nhiêu khê phức tạp, các gia đình ít thành viên khó có thể làm tròn trách nhiệm với họ hàng, làng xóm. Các quy định khắt khe của “nề nếp gia phong” trong các gia đình lớn được thực hiện bởi các thế hệ người trong gia đình, đây chính là điều kiện quan trọng làm cho các đặc trưng của văn hoá Mường cổ truyền tồn tại cố kết và lâu bền. Gia đình nhỏ: Đây là dạng gia đình chỉ gồm có vợ, chồng và con cái của họ; họ sống, sản xuất và chi tiêu độc lập. Tuy vậy, vị trí của người vợ trong gia đình vẫn không được cải thiện, họ vẫn phải phụ thuộc vào người cha, người chồng, sự phân công lao động trong gia đình vẫn theo giới tính và độ tuổi như đã nêu. Theo luật tục cổ truyền của người Mường, người anh cả có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già và thờ cúng tổ tiên nên có nhiều đặc quyền hơn các em như: được phân chia tài sản nhiều hơn, được các em và mọi người trong dòng họ hỗ trợ khi có công việc lớn, giỗ tết v.v… Người Mường còn nặng quan niệm “trọng nam hơn trọng nữ”, “con gái là con người ta, con dâu mới là con nhà mình”, nên em gái không được chia bất cứ tài sản gì của bố mẹ để lại, khi đi lấy chồng chỉ được mang theo tư trang cá nhân và những tài sản tự mình lao động mà có. Tư tưởng trọng nam hơn trọng nữ của người Mường xuất phát từ những hủ tục nặng nề, tốn kém tiền của trong các khâu: thách cưới, hỏi và tổ chức đám cưới. Do vậy, tự nhiên người phụ nữ bị biến thành một thứ hàng hoá trao đổi. Quan niệm phổ biến của người Mường khi lấy vợ cho con là lấy người về lao động và sinh con nối dõi tông đường… cho nên tình trạng lấy chồng, lấy vợ sớm và sinh nhiều con trong các gia đình người Mường cổ truyền cũng bắt đầu từ nguyên nhân này. Trong giai đoạn hiện nay, các gia đình lớn của người Mường có xu thế tách thành các tiểu gia đình và gia đình hạt nhân, xu thế ấy trở nên khá phổ biến trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Quan hệ nam - nữ trong mỗi gia đình được bình đẳng hơn, vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình được khẳng định, quan hệ hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu được chú trọng, các tiêu chuẩn kết hôn môn đăng hộ đối không quá khắt khe như trong quan niệm cổ truyền. Cùng với đó các chức năng của gia đình kết hợp với nhau hài hoà hơn, và được điều chỉnh theo tiêu chí của gia đình hiện đại. Vấn đề thực hiện kế hoạch hoá gia đình đã phần nào làm cho quan niệm “đông con nhiều cháu mới là có phúc” trong chức năng tái sản xuất ra con người của các cư dân Mường mờ dần (nhưng chưa hẳn đã hết). Chức năng kinh tế được chú ý phát triển, việc làm chủ đồi rừng, phát triển diện tích trồng chè, vườn cây ăn quả và cả sự trao đổi buôn bán hàng hoá với các vùng đã làm cho cuộc sống vốn khép kín của người Mường xưa được mở rộng. Vấn đề nuôi dạy con, hướng dẫn con cách cư xử và phân công công việc theo giới tính vẫn được duy trì. Việc đầu tư cho con cái học hành, tạo mọi điều kiện cho con phát triển những năng lực cá nhân (không phân biệt trai, gái) đã phần nào xoá bỏ quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ vốn rất nặng nề trong xã hội Mường cổ truyền. Có thể nói, xu thế độc lập của các tiểu gia đình đã đem lại những tiến bộ nhất định về kinh tế, về nhận thức, về quan hệ đối xử…trong các gia đình Mường. Nhưng cùng với đó các yếu tố văn hoá cổ truyền vốn rất được coi trọng trong các gia đình lớn trước đây cũng mờ dần. Vì mục tiêu xây dựng một nền văn hoá mới thì sự đơn giản các thủ tục trong nghi lễ gia đình, trong lễ hội là hết sức cần thiết. Nhưng do khả năng và trình độ của người dân không giống nhau nên ngoài sự tinh giản các yếu tố phi văn hoá, các hủ tục đã phần nào làm cho các giá trị văn hoá độc đáo trong cộng đồng người Mường cũng mai một theo. 2.1.3. Nét đặc thù trong văn hoá dân gian của người Mường ở Phú thọ Khi nói đến sắc thái văn hoá nói chung, văn hoá của tộc người Mường nói riêng khó có thể phân định một cách rạch ròi đâu là văn hoá vật thể và đâu là văn hoá phi vật thể, bởi đằng sau những hiện tượng, những vật thể cụ thể bao giờ cũng ẩn chứa những yếu tố tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng. Những nét văn hoá độc đáo của người Mường được thể hiện một cách tinh tế trong những vật dụng hàng ngày, trong lao động sản xuất, trang phục, kiến trúc, thơ ca, lễ hội, trong sự sinh thành và các mối quan hệ của con người. Do vậy, khi đề cập đến những sắc thái văn hoá của dân tộc Mường, chúng tôi chỉ đề cập vấn đề ở những nét cơ bản mang tính liệt kê. Văn hoá văn nghệ dân gian qua các lễ hội, phong tục, tập quán Tỉnh Phú Thọ được người dân cả nước đều biết đến như là một mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Nơi hợp lưu của các con sông lớn như: sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Nơi truyền rằng có kinh đô Văn Lang và hiện nay còn có đền thờ các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh… Những di chỉ khảo cổ của nền văn hoá Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, đã gắn truyền thuyết vào với hiện thực đời thường, minh chứng cho sự xuất hiện của cư dân Việt Mường (người Việt cổ) trên đất Phú Thọ từ hơn mười ngàn năm trước [26, tr.30 - 35]. Văn hoá trống đồng: Việc tìm thấy trống đồng trong quá trình khảo cổ là một trong những phát hiện rất quan trọng. Từ 4 chiếc trống đồng đầu tiên được đưa về bảo tàng của Tỉnh (năm 1961) cả 4 chiếc trống này đều được phát hiện ở vùng đồng bào Mường sinh sống là Thu Ngạc, Lai Đồng, Khả Cửu và Sơn Hùng (huyện Thanh Sơn). Từ đó cho đến nay Tỉnh Phú Thọ đã sưu tầm được 69 chiếc trống đồng các loại, và 6 chiếc bị thất lạc trong những hoàn cảnh khác nhau, nếu tính cả số trống đồng bị thất lạc thì Phú Thọ có tới 75 chiếc (74 chiếc có nguồn gốc trong tỉnh, một chiếc do nước bạn Lào tặng). Một con số minh chứng cho sự giàu có về trống đồng của tỉnh. Tuy nhiên, sự phân bố trống đồng ở Phú Thọ không đồng đều giữa các huyện, thị, thành mà tập trung chủ yếu ở vùng Mường. Theo thống kê của tác giả Nguyễn Anh Tuấn thì huyện Thanh Sơn có 58 trống đồng, trong đó có 6 chiếc bị thất lạc (không rõ địa chỉ), 20 chiếc bị thất lạc vì nhiều lý do (cháy nhà, giặc Pháp đốt, Mỹ ném bom, bán cho đồng nát…), vùng Mường Yên lập tìm thấy 10 trống, số còn lại rải rác ở các vùng Tam nông, Thanh Thuỷ, Việt Trì …[63, tr.33 - 118]. Trong số trống đồng tìm được có 7 trống đồng loại I (trống Đông Sơn), còn đại đa số là trống đồng loại II theo sự phân loại của Heger (học giả người Áo). Khi đề cập đến trống đồng, có người gọi loại trống này là trống Mường. Có nhiều lý do để gọi đó là trống Mường, nhưng có lẽ thuyết phục hơn cả đó là loại trống này gắn với trường ca “Đẻ đất Đẻ nước” của người Mường [47, tr.40]. Người Mường tổ chức đánh trống đồng (chàm thau) vào các dịp hội xuân, lễ hội cầu mưa, cầu mùa, đám cưới, đón khách… Tại nơi tổ chức lễ hội, người ta làm giá treo trống bằng một cây sào đặt nằm ngang trên 4 cây tre buộc chéo ở hai đầu, dưới đáy trống đào một hố nông vừa bằng đường kính đáy trống để tạo âm thanh cộng hưởng. Quy định khi “chàm thau” là phải có người “cái” hai tay cầm hai dùi trống đánh vào núm trống, người “con” cầm một dùi đánh vào các hoa văn vòng ngoài hoặc vào thân con cóc trên mặt trống. Như vậy sẽ tạo ra các âm thanh trầm hùng (tiếng tung) và thánh thót (tiếng chinh) khác nhau, phù hợp với tiết tấu và không khí của lễ hội đó. Khi đánh trống, các cặp “con” phải là số chẵn (có thể toàn nữ hoặc cặp nam- nữ), điều đó thể hiện sự hoà hợp âm dương và mong muốn phồn thực, đa đinh, thịnh vượng cho cả Mường [47, tr. 116,117]. Chàm đuống: hay còn gọi là đâm đuống, được tổ chức vào lễ động thổ đầu năm. Đuống là một máng được làm bằng gỗ khoét từ một thân cây lớn (dài 1.50m, rộng 0.40m, sâu 0.30m), chày giã đuống được làm bằng gỗ dài 1.30m. Tục đâm đuống được bắt đầu từ công việc giã lúa hàng ngày và sau đó trở thành một hình thức sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng độc đáo của cư dân Mường. Ở vùng mường Át (Thanh Sơn), sáng 29 tết (có nơi là 25 tết - ngày đóng cửa rừng) cả Mường úp đuống lại, chọn 4 cum lúa (tọm ló) treo vào 4 góc của gác bếp, sáng mùng 2 tết (có nơi là mùng 7 tết), con gái nhà Lang lật đuống lại, cho lúa vào đó giã, Lang Đạo sẽ đánh 3 hồi chiêng để xua đi ác quỷ, ma tà… sau đó cả Mường mới được phép giã đuống theo, lúa đã giã đem cho gà, lợn ăn để cầu một năm mùa màng bội thu, sung túc và không ốm đau, bệnh tật. Thông thường, khi chơi người ta sử dụng 3 đến 4 đuống xếp liền kề nhau, 3 đến 4 đôi giữ một đuống, đôi đứng đầu tiên sẽ làm “cái”, cứ 2 nhịp đâm xuống lòng cối, xen 1 nhịp vào thành cối, tạo thành những âm thanh rộn ràng, mong muốn một năm sung túc, tươi vui [47, tr.122, 123]. Hội séc bùa (xách cồng): Nếu như trống đồng gắn với vị trí tôn quý của Nhà Lang, của đình làng thì cồng và chiêng lại gắn với cuộc sống của dân cư nơi thôn dã. Bộ cồng chiêng 12 chiếc với những kích cỡ khác nhau, tượng trưng cho 12 tháng trong một năm, chiếc cồng lớn nhất gọi là cồng “đàm” dùng để đánh âm trầm, cồng “khệ” (có nơi gọi là cồng vặn) dùng để đánh trùng âm, loại trung bình được gọi là cồng “đúm”, nhỏ nhất trong bộ cồng và có âm thanh cao nhất, thánh thót nhất là cồng boòng beng. Hội séc bùa được tổ chức vào nhiều dịp trong năm, nhưng phổ biến là trong dịp tết nguyên đán. Đầu năm phường bùa (bao gồm cả nam và nữ) từ 15 đến 20 người, đi thành hàng một, dẫn đầu là người mang cồng boòng beng, rồi đến cồng đúm, cồng khệ, cồng đàm. Đầu tiên phường bùa đến những nhà có hẹn trước để hát sắc bùa, theo tục lệ thì chủ nhà sẽ tập trung anh, em để đón nhưng cổng nhà vẫn đóng, phường bùa sẽ phải đánh cồng và hát bài hát mở cổng: “Xúc xắc xúc xẻ Nhà nào còn đèn còn lửa Mở cửa cho chúng tôi vào…”. Chủ nhà mở cổng đón, phường bùa đi vào sân, vừa đi vừa đánh cồng và hát bài hát chúc tụng, ngợi ca: “…Chúc tết nhà ông Vườn trước có cau, vườn sau có mít Vựa lúa nếp còn đến tháng năm Gạo tẻ tháng mười chưa hết…” [76, tr. 146,147] Sau cuộc hát, chủ nhà mang thóc gạo tặng phường bùa, nắm thóc trên tay chủ nhà được vãi nhẹ vào chiếc cồng đàm, người cầm cồng sẽ ngửa cồng đỡ lấy; thóc, gạo rơi vào lòng chiếc cồng giống như gieo mạ, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, tốt tươi của mùa màng trong năm. Nhận thóc gạo từ chủ nhà, phường bùa hát bài tạ ơn rồi tiếp tục đi sang nhà khác [56, tr.31]. Múa trống đu: Đây là một trong những hình thức múa trống độc đáo của tất cả các làng người Mường ở Phú Thọ, nhưng nay chỉ còn được tổ chức ở xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn. Khi múa trống, người ta đặt một chiếc trống cơm lên trên mặt một chiếc trống cái, người đánh trống là một ông già và 6 đến 8 cặp trai, gái tay cầm kèm kẹp (hai thanh tre dài 40cm, rộng 4cm) xếp thành vòng xung quanh. Ông già tay cầm trống cơm, tay kia gõ vào trống cái theo nhịp, mỗi lần di chuyển ông thường gõ một tiếng vào mặt trống cái và dứ trống cơm về phía các cặp trai gái cho họ gõ cùng. Điệu múa vui vẻ, rộn ràng, giống như người cha và đàn con đang vui đùa với nhau, mừng mùa màng bội thu và gia đình hạnh phúc. Có người cho rằng: có thể xuất sứ của điệu múa là “múa trống đùa” và vì một lý do nào đó được gọi trệch thành múa trống đu [47, tr.32]. Hội đu quay (tu xe): đây là trò chơi ngày xuân, cho đến nay vẫn còn khá phổ biến ở các vùng Mường trong tỉnh. Hình thức chiếc đu quay gần giống với chiếc cọn nước, bốn cột gỗ lớn được chôn chắc chắn xuống đất, trên đỉnh cột bắc một trục xoay với các nan bằng gỗ, đầu mỗi đôi nan treo một ghế. Thường thì mỗi cây đu có 12 ghế ngồi (ghế đơn) dành cho 6 cặp nam, nữ. Chiều 29 tết, ông mo của làng sẽ làm lễ “cúng đu”, cỗ cúng sẽ do một gia đình trong làng đảm nhiệm (nhiệm vụ này được các gia đình luân phiên qua các năm). Khi chơi đu quay, người đạp đà sẽ trèo lên đỉnh cột, dùng chân đạp vào các nan cho đu quay tròn, các cặp chơi ngồi trên các ghế quay mặt vào nhau và hát những câu hát xuân, ví giao duyên, kết bạn. Hội đu kéo dài suốt nhiều ngày trong dịp tết, không chỉ thu hút các cặp trai, gái Mường đến tìm nhau trong hội đu, mà còn là dịp vui gặp gỡ của các ông, bà (ôông, mế) trong ngày xuân. Đu quay là một trò chơi đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo và cả sức khoẻ của các chàng trai mường từ khi dựng đu đến hết hội. Người Mường quan niệm, nếu khi cúng đu mà đổ vỡ bát đĩa, không cắt được tiết gà, cỗ cúng xong không mời mọi người ăn mà đem về nhà… thì chơi đu sẽ có người ngã. Do vậy, cho đến nay đĩa để bày cỗ cúng người ta vẫn dùng đĩa cắt từ lá chuối tươi, cúng xong sẽ mời tất cả mọi người có mặt lúc đó ăn cỗ tại gốc đu. Hội đu bắt đầu vào sáng mùng một tết, nhưng thường thì hát ví đu chỉ nhộn nhịp về đêm; hội đu quay kéo dài đến hết tháng giêng, sau đó người ta tháo rời cây đu, đem gỗ ngâm xuống ao làng, đợi mùa xuân năm sau. Hát ghẹo: Đây là một hình thức ca hát điển hình thể hiện tình kết nghĩa “nước anh, nước em” giữa cư dân mường Thục Luyện, Hùng Nhĩ (huyện Thanh Sơn) với cư dân Kinh ở xã Nam Cường (huyện Tam Thanh). Tục truyền, một năm đình làng Nam Cường bị cháy, nhờ có sự giúp đỡ của hai xã Thục Luyện, Hùng Nhĩ lấy gỗ, Nam Cường mới dựng lại được đền, từ đó họ kết nghĩa anh em. Do vậy, cứ đến ngày lễ thần Tản Viên 13/3 âm lịch và ngày hội đình Nam Cường 9/9 âm lịch họ lại gặp nhau. Hát ghẹo là hình thức hát chay, không múa, không có nhạc đệm, âm điệu của hát ghẹo vừa mang âm hưởng hát Ví của người Kinh, hát Rang của người Mường. Không khí cuộc hát vui vẻ, tự nhiên, không chịu ảnh hưởng của các loại nhạc lễ. Trong cuộc hát, mỗi lượt hai nam hát đối đáp với hai nữ, vừa hát vừa nhìn nhau, đối hợp câu, hợp giọng, phản ánh được tình kết nghĩa anh em và cảnh quan của miền trung du cũng như cuộc sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng [76, tr.90]. Ngoài các hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian nêu trên, người Mường ở Phú Thọ còn có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng khác như: ném còn, múa mỡi, múa đâm ống… Trong tục cưới: Cũng giống như một số các dân tộc khác, việc cưới xin là một trong những sự kiện quan trọng của một đời người, kiếp người, đây không chỉ là dịp vui cho riêng đôi trai gái, mà là ngày hội cho cả hai họ và cả mường. Trước khi tiến tới hôn nhân, đôi trai gái có quyền được gặp gỡ hẹn hò trong các lễ hội, trong các phiên chợ, trong các buổi cùng nhau đi làm đồng; họ có thể gặp gỡ, có thể tặng nhau những kỷ vật làm tin như chằm bạc (vòng bạc), chiếc túi vải tự dệt…nhưng quan trọng hơn cả vẫn là những quyết định của cha mẹ. Người Mường nặng quan niệm “môn đăng hộ đối”, quan niệm hôn nhân ngoại tộc (chín đời vẫn góp giỗ nên không được lấy nhau); từ đó việc kén vợ, chọn chồng cho con rất khắt khe, nhiều khi những quy định ấy lại trở thành tai hoạ, trở thành nguyên nhân cho sự đổ vỡ những quan hệ tình cảm của đôi trai gái. Hôn nhân của người Mường xưa có rất nhiều thủ tục, có nơi từ lúc nhà trai đem miếng trầu đầu tiên đến xin nhà gái cho đôi trẻ qua lại tìm hiểu đến lúc tổ chức đám cưới (thường là 3 năm) phải có đủ 12 “cái lễ”, hình thức rất nhiêu khê và phức tạp, gây tốn kém tiền của không ít; trong thời gian 3 năm đó chàng trai phải mang đến nhà gái (đôi gà, yến gạo nếp, chục lít rượu) và các loại bánh phù hợp với các ngày lễ; đặc biệt là dịp tết nguyên đán, rằm tháng giêng, tết nguyên tiêu (3/3), tết 5/5, lễ xá tội vong nhân (rằm tháng 7), tết cơm mới (10/10)…là không thể thiếu. Hiện nay, ở một số vùng mường hẻo lánh ở Phú Thọ vẫn còn những nghi thức này, tuy việc sắm lễ có nhẹ hơn so với trước. Trong đám cưới của người Mường, thách cưới là do nhà gái đưa ra, họ quan niệm nuôi con khôn lớn để nhà trai lấy về nên cha mẹ cô dâu cần được nhà trai trả công xứng đáng; lễ vật thách cưới chủ yếu là đồ ăn, thức uống để tiếp đãi họ hàng (xưa còn có thêm bạc trắng). Do vậy, có nhiều đám cưới bị biến thành các cuộc mua bán nàng dâu, nhà trai phải chấp nhận lời thách mà không được phép nài bớt thứ gì. Vì lý do nào đó cuộc hôn nhân không được tiếp tục; mà nhà gái chủ động thì phải hoàn trả lại mọi lễ vật và những chi phí nhà trai đã bỏ ra trong suốt thời gian hai gia đình qua lại; nếu là nhà trai chủ động thì phải có khoản bồi thường cho cô dâu (bằng một nửa tài sản). Trong thời gian từ lúc dạm hỏi đến đám cưới của người Mường có một người không thể thiếu, đó là “ông mờ” (ông mối), người đó thường là em trai, hoặc em họ của bố chú rể; người mường quan niệm: vía của “ông mờ” sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống của đôi trẻ, nên ngoài khả năng giao tiếp tốt, sự hiểu biết các phong tục, lễ nghi; còn phải là người có đạo đức tốt, kinh tế gia đình khá giả, vợ chồng hoà thuận, có đủ con trai con gái…Người mường có câu: “Cơm ngon vì miếng, tiếng tốt vì mờ”, vì thế “ông mờ” thường được đôi trẻ đưa lễ nhiều năm (3 năm hoặc đến khi có con), khi “ông mờ” chết, họ phải có đầu lợn đem đến làm ma. Trong đám cưới các nghi lễ mà “ông mờ” và chú rể phải thực hiện khi đến nhà gái; hoặc cô dâu khi về nhà chồng là do từng họ quy định, nhưng nhất thiết khi đón dâu (hoặc khi dâu về đến) thì mẹ chồng phải ra đón, nếu không có nghi thức này thì quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu sau này sẽ rất xấu. Vị trí của người phụ nữ trong các gia đình Mường thấp kém có lẽ cũng có lý do từ tục thách cưới nặng nề này, nhưng cũng có thể vì vậy mà các cuộc ly hôn rất ít sảy ra trong xã hội Mường cổ truyền. Văn hoá tâm linh Đối với người Mường, văn hoá tâm linh được thể hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là trong các nghi lễ tang ma và thờ cúng tổ tiên. Trong tang ma: Tang lễ của người Mường là một trong những nghi lễ tôn giáo đậm đặc với nhiều tập tục cổ truyền, yếu tố tâm linh thể hiện rất rõ nét qua các nghi lễ, những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, về cõi sống, cõi chết... Khi tìm hiểu về nghi lễ tang ma của người Mường ở Hoà Bình, giáo sư Nguyễn Đức Từ Chi đã nói: nó “là hình thái khá tập trung của mê tín dị đoan cổ truyền” [13, tr.10]. Các nghi lễ trong tang ma của người Mường ở Phú Thọ cũng giống như các Mường ở nơi khác. Từ lúc trong gia đình có người qua đời, cho đến lúc đưa người về “Mường ma” yên ổn, những người trong gia đình và dân làng tổ chức rất nhiều các nghi lễ phức tạp. Đặc biệt, là 12 đêm mo. Trong những đêm mo ấy, thầy cúng sẽ lần lượt đưa linh hồn người chết lên trời, về âm phủ để hỏi về việc sống, việc chết của con người, sau đó trở về Mường người để ngắm cảnh cõi trần lần cuối [56, tr. 79-87]. Người Mường quan niệm, chết không phải là hết, là kết thúc, mà là sự thay đổi môi trường sống của con người từ “mường người” sang “mường ma”. Khi còn sống ở “mường người”, đạo lý là hành động cư xử tốt đẹp, là sự chăm sóc tận tình với nhau; đến khi chết, đạo lý ấy biến thành trách nhiệm và bổn phận của người sống đối với người chết “nghĩa tử là nghĩa tận”, là sự đưa tiễn người đến “mường ma” một cách long trọng và đủ đầy. Không có chữ viết, nên “tang ca” là cách mà người Mường (qua người hành lễ - Bố mo) “ôn lại lần cuối” cho người chết, cũng là một lần nói cho người sống về cách đối xử với nhau, về quan niệm sinh thành, về linh hồn, về cõi sống, cõi chết, về môi trường tự nhiên…[13, tr.183-323]. Có thể hình thức tổ chức tang ma và các “bài cúng” trong các đêm mo của người Mường ở Phú Thọ không hoàn toàn giống như những sưu tầm của các nhà nghiên cứu đã công bố, cũng không chi tiết như trong trường ca “Đẻ đất, đẻ nước” đã ghi. Nhưng những tư tưởng, tình cảm của người sống đối với người chết, những mong muốn, ước mơ của người đang sống được thể hiện trong 12 đêm mo thì có lẽ không khác so với các nghiên cứu trước đây. Đối với người Mường, sự mất mát về con người là nỗi mất mát chung, nên thường khi trong làng có một người qua đời, các gia đình trong làng không phân biệt sang hèn đều mang đến cho tang gia một xuất gạo, gà, rượu và muối để cùng lo tang lễ. Đến nay, các tiêu chí mới trong quy định xây dựng làng, xã văn hoá đã giúp nghi lễ tang ma của người Mường tiến hành đơn giản, tiết kiệm hơn, nhưng những nét cơ bản trong tín ngưỡng vẫn được duy trì ở một số làng Mường ở vùng sâu, vùng xa. Nếu tách bỏ những yếu tố mê tín, những hủ tục trong tang lễ thì chúng ta sẽ tìm thấy trong những “đêm mo” những triết lý và quan niệm nhân sinh, những yếu tố văn hoá dân gian truyền thống của cư dân Mường trong lịch sử. Các quy định khi làm nhà và thờ cúng tổ tiên: Ngôi nhà của người Mường trước đây chủ yếu là nhà sàn, đó là nơi để ở, cũng là nơi diễn ra các nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo trong mỗi gia đình. Số gian nhà tuỳ thuộc vào số lượng người sống trong nhà, nhưng người Mường theo chế độ phụ hệ, nên muốn “đa đinh thịnh vượng”, số gian nhà thường tương ứng với số vía của người đàn ông. Do vậy, nhà của người Mường phổ biến là 7 gian, tám hàng cột. Hai vị trí đặc biệt quan trọng trong ngôi nhà của người Mường là “đáng thờ” (bàn thờ tổ tiên) và bếp, “đáng thờ” của người Mường được bày biện theo tục hèm của mỗi dòng họ, nhưng thường thì thờ cúng tổ tiên trong phạm vi bốn đời là hình thái tín ngưỡng chính trong mỗi gia đình. Ngoài việc thờ cúng tổ tiên thì một số dòng họ mường ở Phú Thọ còn thờ các “linh vật tổ” như một loài chim, một loài vật…Thờ linh vật nào sẽ kiêng không bắt giết, hoặc ăn thịt loài vật đó. 2.2. Thực trạng vấn đề nhân tố chủ quan trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường ở Phú Thọ 2.2.1. Thực trạng hoạt động của các ngành chức năng đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc Mường ở Phú Thọ Trong những năm qua Đảng bộ, Chính quyền, và các Đoàn thể nhân dân trong tỉnh đã có rất nhiều nỗ lực và cố gắng, đoàn kết, sáng tạo khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi, khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế để phát triển mọi mặt kinh tế - văn hoá - xã hội - an ninh - quốc phòng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, khẳng định những bước đi vững chắc của tỉnh trong những năm đầu thế kỷ XXI. Đặc biệt, ngành VH – TT - TT tỉnh Phú Thọ với tư cách là một ngành sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, với hai nhiệm vụ quan trọng là: Quản lý nhà nước, tổ chức các hoạt động phong trào văn hoá, thông tin, thể thao ở cơ sở và các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hoá truyền thống trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Thứ nhất, trong hoạt động quản lý nhà nước, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và tổ chức các phong trào VH – TT - TT ở cơ sở. Sở VH – TT - TT đã chủ động trong việc gắn công tác xây dựng văn bản với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cơ sở văn hoá trong tỉnh như: Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết Trung ương bốn (khoá VII) về Một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt; Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ương Tám (khoá IX) về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá; Kết luận Hội nghị Trung ương mười (khoá IX) về việc Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW năm (khoá VIII); Luật di sản văn hoá, ngày 29/6/2001. Các nghị quyết của Chính phủ và chỉ thị của Bộ Văn hoá về công tác Văn hoá – Thông tin vùng dân tộc thiểu số; Nghị quyết số 56/2003/ NQ-HĐND tỉnh về xây dựng các thiết chế thông tin, thể thao giai đoạn 2003-2010…Cùng với đó là triển khai đồng bộ việc kiện toàn công tác cán bộ; Chương trình kế hoạch chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp và công tác bảo tồn di sản trong từng năm, từng thời kỳ; Công tác quản lý và tổ chức các hoạt động lễ hội; Công tác sưu tầm và lưu giữ các sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tính đến 6 tháng đầu năm 2006, tỉnh Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành các thiết chế văn hoá, thông tin, thể thao từ tỉnh đến cơ sở, gồm một trung tâm văn hoá, thông tin, thể thao cấp tỉnh, 12/12 nhà văn hoá cấp huyện, 273/273 hội trường kiêm nhà văn hoá cấp xã (phường, thị trấn). Hệ thống các thư viện khoa học từ tỉnh đến cơ sở cũng được quan tâm phát triển. Đề án “Nâng cao chất lượng hệ thống thư viện xã, phường, thị trấn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2002 – 2005” được chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả. Riêng trong năm 2004 đã khai trương mới 87 thư viện và phòng đọc ở cơ sở. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 128 phòng đọc và thư viện, trong đó có 1 thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, 12 thư viện huyện, thị, thành và 115 phòng đọc sách ở các xã, phường, thị trấn, 13 phòng đọc sách thiếu nhi tại các thư viện tỉnh, huyện, thành, thị. Sở Văn hoá - Thông tin đã phối hợp với các ngành Bưu điện và Tư pháp xây dựng và tổ chức đưa vào hoạt động 3 thiết chế Thư viện, Bưu điện văn hoá và Tủ sách pháp luật ở các xã (đặc biệt chú trọng tới các xã vùng núi). Trung bình mỗi năm luân chuyển 5.000 bản sách, hỗ trợ khoảng 18 đến 40 triệu đồng tương ứng với khoảng 3000 đến 6000 bản sách cho các thư viện huyện, thị, thành. Các hoạt động của các thiết chế văn hoá huyện, xã (đặc biệt là các trung tâm hội nghị và văn hoá) đã góp phần tích cực vào việc phục vụ đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh như: Tổ chức các cuộc liên hoan nghệ thuật quần chúng, các lớp năng khiếu nghệ thuật hàng năm cho thanh -thiếu niên các dân tộc, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ vă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY.pdf
Tài liệu liên quan