Tài liệu Luận văn Nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân: LUẬN VĂN:
Nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần
kinh tế nhà nước - cụ thể là các doanh nghiệp
nhà nước trong nền kinh tế quốc dân
Lời mở đầu
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng ta đã xác định phát
triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm đó đã
được thể hiện rất rõ qua nhiều kỳ đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam. Tại đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục "khẳng định" thực hiện nhất quán chính sách kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh
tế vận hành theo định hướng kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với
kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước là hai phạm trù khác nhau.
Khi nói tới kinh tế nhà nước là nối đến những của cải tài sản thuộc sở hữu nhà nước,
còn khi nói tới thành phần kinh tế nhà nước là muốn ...
44 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần
kinh tế nhà nước - cụ thể là các doanh nghiệp
nhà nước trong nền kinh tế quốc dân
Lời mở đầu
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng ta đã xác định phát
triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm đó đã
được thể hiện rất rõ qua nhiều kỳ đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam. Tại đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục "khẳng định" thực hiện nhất quán chính sách kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh
tế vận hành theo định hướng kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với
kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước là hai phạm trù khác nhau.
Khi nói tới kinh tế nhà nước là nối đến những của cải tài sản thuộc sở hữu nhà nước,
còn khi nói tới thành phần kinh tế nhà nước là muốn nói đến quan hệ sản xuất tiêu biểu
cho chế độ đương thời. Trong điều kiện hiện nay thì đó là hệ thống doanh nghiệp nhà
nước. Thành phần kinh tế nhà nước, thực chất là hệ thống các doanh nghiệp nhà nước
với quy mô, cấu trúc sức mạnh riêng.
Trong hơn mười năm qua, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương,
biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. Trong
bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp và nền kinh tế, còn nhiều khó khăn gay
gắt, doanh nghiệp Nhà nước đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững, không ngừng
phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát
triển đất nước, đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, chuyển sang thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng XHCN.
Nhưng bên cạnh đó, DNNN cũng còn những mặt hạn chế yếu kém, có mặt rất
nghiêm trọng như: quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý chưa tập trung vào
những ngành, lĩnh vực then chốt, nhìn chung trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý
còn yếu kém, kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực: tài
nguyên thiên nhiên, nguồn lao động cũng như chưa tương xứng với sự hỗ trợ của nhà
nước.
Những hạn chế yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước có những nguyên nhân
khách quan. Nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan; chưa có sự thống nhất
trong nhận thức về vai trò vị trí của kinh tế nhà nước và DNNN, về cơ chế chính sách
còn chưa đồng bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Công tác cải cách hành chính chậm, công tác quản lý, công tác đào tạo
cán bộ và đội ngũ người lao động trong các DNNN vẫn còn nhiều bất cập, lãng phí...
Từ thực tại trên đòi hỏi không ngừng đổi mới, nâng cao vai trò chủ đạo của
thành phần kinh tế nhà nước - cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
quốc dân, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà
nước.
I.1. Các thành phần kinh tế - Tính tất yếu khách quan tồn tại nhiều thành phần
kinh tế
Trong tác phẩm " Bàn về thuế lương thực", Lê Nin đã viết " Danh từ quá độ có
nghĩa là gì ? vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có
những thành phần, những bộ phận, những mảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội không ? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có".
Luận điểm trên của Lê Nin cho thấy rằng: trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội tất yếu phải tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
*Cơ sở lý luận
Sự tồn tại của các thành phần kinh tế hay của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
trong thời kỳ quá độ ở nước ta, trước hết bắt nguồn từ quy luật quan hệ sản xuất phải
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sản xuất muốn
phát triển thì nhất định phải có sự phù hợp đó. Nếu như tồn tại lực lượng sản xuất khác
nhau về tư liệu sản xuất và do đó tồn tại nhiều quan hệ sản xuất khác nhau về tư liệu
sản xuất và do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó luôn có những
quan hệ sở hữu, thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế thống nhất. ở
nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, điểm xuất phát về lực lượng
sản xuất, phân công lao động xã hội.... còn thấp và không đều giữa các xí nghiệp, giữa
các ngành, vùng, trình độ lao động, năng suất cũng khác nhau. Do đó tất yếu tồn tại
nhiều cách thức kết hợp lực lượng sản xuất với sức lao động, nhưng quy mô, trình độ
sản xuất khác nhau, nhiều quan hệ sản xuất khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác
nhau.
Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần còn được bắt nguồn từ yêu cầu
của các quy luật kinh tế của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Để thúc đẩy sản xuất hàng
hoá phát triển, trước hết phải khôi phục cơ sở tồn tại của nó. Đó là các hình thức sở
hữu khác nhau về TLSX. Điều đó có nghĩa là phải khuyến khích, duy trì, phát triển các
thành phần kinh tế
*Cơ sở thực tiễn
Khi tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta có
thêm những thành phần kinh tế mới như kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Các
thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại đan xen nhau, tạo nên đặc điểm của nền kinh tế
trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Thực tiễn lịch sử cho thấy, hầu như không một nước
nào có một nền kinh tế thuần nhất, tức chỉ tồn tại duy nhất một kiểu quan hệ sản xuất
về tư liệu sản xuất và do đó có một thành phần kinh tế.
ở nước ta trong thời gian qua việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh
tế đã đem lại những kết quả đáng kể nó góp phần khai thác được mọi tiềm năng của
từng thành phần kinh tế. Đó là những tiềm năng về vốn, kỹ thuật, sức lao động, kinh
nghiệm tổ chức, quản lý.... Ngoài ra nó còn góp phần tận dụng được sức mạnh kinh tế
quốc tế, khắc phục tình trạng biệt lập của nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới
bằng cách thông qua đầu tư nước ta với nền kinh tế thế giới bằng cách thông qua đầu
tư và hợp tác quốc tế. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để nước ta có thể tiếp
cận được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới.
Tóm lại, trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều thành phần là tất
yếu khách quan xét cả mặt lý luận và thực tiễn chính vì vậy. Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI đã chỉ ra phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa trên cơ sở củng cố và giữ vững vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
nhà nước với sự điều tiết và quản lý của Nhà nước là đường lối chiến lược lâu dài ở
nước ta.
Đại hội Đảng lần IX tháng 4 - 2001, đã khẳng định thêm nữa tư tưởng trên.
Hiện nay nền kinh tế nước ta gồm 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập
thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế ta bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ qua lại lẫn
nhau, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
I.2. Khái niệm về thành phần kinh tế Nhà nước
I.2.1. Kinh tế Nhà nước - Thành phần kinh tế Nhà nước
Kinh tế Nhà nước là thuật ngữ bao hàm nội dung khá rộng, được xác định theo
ý nghĩa khác nhau tuỳ góc độ nghiên cứu theo cách hiểu chung nhất thì kinh tế Nhà
nước là phần tài sản do nhà nước làm chủ sở hữu. Hay nói cách khác, kinh tế Nhà
nước là bộ phận của nền kinh tế quốc dân thuộc sở hữu Nhà nước.
Với cách hiểu đó, ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam ta bao gồm: Tài nguyên
khoáng sản và phần đất đai thuộc sở hữu nhà nước; Ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà
nước, ngân sách nhà nước, Tài chính nhà nước, hệ thống dự trữ quốc gia bảo hiểm
quốc gia. Các dịch vụ công cộng do Nhà nước đảm nhiệm. Các doanh nghiệp Nhà
nước. Ngày nay cũng có quan điểm cho rằng kinh tế nhà nước còn bao gồm cả nguồn
nhân lực, hệ thống các chính sách, công cụ, quản lý nhà nước.
Kinh tế nhà nước hình thành và phát triển từ khi Nhà nước xuất hiện. Trong quá
trình phát triển lịch sử, khu vực kinh tế này ngày càng được củng cố và phát triển
nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên quy
mô chức năng vai trò của kinh tế nhà nước có sự khác nhau ở từng quốc gia và từng
thời điểm nhất định.
Kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước là hai phạm trù khác nhau.
Khi nói tới kinh tế nhà nước là nói tới những của cải, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước;
còn nói tới thành phần kinh tế nhà nước là muốn nói tới quan hệ sản xuất tiêu biểu cho
chế độ Lê Nin đã viết: " Vô luận thế nào chúng ta cũng không được quên cái mà chúng
ta thường nhìn thấy: quan hệ xã hội chủ nghĩa của công nhân trong các công xưởng
quốc doanh, nơi mà công nhân cố gắng phân phối đúng đắn các sản phẩm công nghiệp
cho nông dân,chuyển vận các thứ ấy đến tận nơi bằng các phương tiện giao thông. Đó
chính là chủ nghĩa xã hội"1 từ đó, thành phần kinh tế nhà nước chỉ bao hàm các nguồn
lực do Nhà nước sở hữu, đưa vào và biến thành tài sản được dùng trong quá trình sản
xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Cũng giống như các
thành phần kinh tế khác chúng chỉ phản ánh quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất ở các
1 I.V Lênin toàn tập. NXB Tiến Bộ Matxcơva - 1978 trang 188 - Tập 43
chủ thể sản xuất chứ không phải toàn bộ nguồn lực của chúng. Như vậy, thành phần
kinh tế nhà nước về thực chất là không phải toàn bộ nguồn nhân lực của chúng. Như
vậy, thành phần kinh tế nhà nước về thực chất là phản ánh quy mô, cấu trúc sức mạnh
của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Kinh tế nhà nước rộng và mạnh hơn bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Phân biệt
được hai phạm trù này và nhận thức đầy đủ hơn về vai trò kinh tế nhà nước là một
bước phát triển về nhận thức thực tiễn nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới.
I.2.2. Quan niệm mới về doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Như ta đã biết, thành phần kinh tế nhà nước thực chất là phản ánh quy mô, cấu
trúc, sức mạnh của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước đã đạt được những kết quả khả
quan. Tuy nhiên cho đến nay, trong sự phát triển phong phú và đa dạng của kinh tế thị
trường, xung quanh khái niệm DNNN, xác định phạm vi DNNN vẫn còn những ý kiến
khác nhau. Hiểu được quan niệm mới về DNNN sẽ góp phần vào nhận thức thực tiễn,
đưa ra những giải pháp để ngày càng nâng cao vai trò chủ đạo của hệ thống DNNN.
Tại điều 1, luận Doanh nghiệp Nhà nước (ký ngày - 20 - 4 - 1995) quy định:
"DNNN là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý
hoạt động kinh doanh hoặc hoật động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế -
xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự,
tự chịu trách nhiệm và toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh
nghiệp quản lý ". Tuy nhiên có đến nay khái niệm DNNN do luật doanh nghiệp Nhà
nước hiện hành quy định đã tỏ ra không phù hợp với nền kinh tế nước ta đang trong
quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường và từng bước hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới. Sự không phù hợp đó thể hiện ở những điểm sau.
Một trong những khuyết tật của DNNN là không xác định chủ sở hữu đích thực.
Dù luật DNNN đã xác định chủ sở hữu DNNN là thủ trưởng các tổ, cá nhân được
Chính phủ uỷ quyền, nhưng trên thực tế không có một cơ chế nào cho phép xác định
chủ sở hữu đích thực của các DNNN. Thực tế đó dẫn đến tình trạng DNNN. Hiện nay
dưới thủ tướng Chính phủ có nhiều chủ, ai cũng có quyền điều hành, nhưng chẳng ai
có quyền lực để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, trắc chở của doanh nghiệp.
Hậu quả là doanh nghiệp kém năng động, khả năng cạnh tranh yếu.
Luật DNNN quy định DNNN làm tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý. Điều này mặc nhiên dẫn tới được hiểu rằng DNNN là tổ
chức đơn (sở hữu Nhà nước). Nó cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước phải đầu tư
100% để thành lập DNNN. Đây thực sự là ngánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
* Quan điểm mới về DNNN trong kinh tế thị trường
Tiêu trí để xác định DNNN không chỉ dựa vào mức độ khống chế chi phối chủ
Nhà nước đối với doanh nghiệp. Vì vậy DNNN không chỉ bao gồm loại doanh nghiệp
100% vốn Nhà nước mà còn bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước chi phối, quản lý
và kiểm soát. Quan niệm như thế là vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa đáp ứng
được xu thế đẩy mạnh cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu hiện nay. Mặt khác, lâu dài
DNNN có 100% vốn Nhà nước sẽ thu hẹp dần. Những DNNN sẽ tham gia liên kết với
các thành phần kinh tế khác sẽ tăng lên và trở thành phổ biến. Đây là xu hướng khách
quan, quy luật phát triển của kinh tế thị trường.
Vì vậy khái niệm DNNN phải được hiểu như sau: DNNN là tổ chức kinh tế do
Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối hoạt động kinh doanh hoặc hoạt
động công ích, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trong số tài sản
của doanh nghiệp.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta và xu hướng phát
triển của kinh tế thế giới, về lâu dài, khái niệm này cũng cần tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện.
I.3. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước và tính tất yếu khách quan
nâng cao vai trò chủ đạo đó trong nền kinh tế thị trường.
I.3.1. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước
Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, thành phần kinh tế Nhà nước
(DNNN) đã chi phối được các ngành lĩnh vực then chốt là sản phẩm thiết yếu của nền
kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế Nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định
và phát triển kinh tế -xã hội tăng thế và lực của đất nước. Kinh tế Nhà nước mà chủ
yếu là các DNNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thể hiện chủ yếu trên
các mặt: đi đầu và nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, nhờ đó mà thúc đẩy
tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế quốc dân. Bằng nhiều hình thức hỗ trợ
các thành phần kinh tế khác nhau cùng phát triển theo định hướng XHCN tăng cường
sức mạnh vật chất tinh thần làm chỗ dựa để Nhà nước thực hiện có hiệu lực chức năng
điều tiết, quản lỹ vĩ mô nền kinh tế theo định hướng XHCN, cùng với kinh tế tập thể
(mà lòng cốt là các hợp tác xã) dẫn trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân và chế
độ xã hội mới.
Tuy nhiên hiện nay, DNNN vẫn chưa phát huy đầy đủ tính ưu việt và sự chỉ đạo
của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Cùng với việc đổi mới các nền kinh tế ngoài quốc
doanh, việc cải tạo đổi mới DNNN phải hết sức coi trọng đầu tư và thường xuyên tổng
kết để rút ra những bài học kinh nghiệm, bổ sung những chi thức "cập nhất" nhằm thực
hiện cho kỳ được vai trò chủ đạo và mục tiêu định hướng XHCN của thành phần kinh
tế này.
I.3.2. Tính tất yếu khách quan nâng cao vai trò chủ đạo thành phần kinh tế Nhà
nước (DNNN) trong nền kinh tế thị trường
Đại hội Đảng lần IX tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách nhiều thành phần
vận động theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội. Mô hình kinh tế thị trường khá
ưu việt về nhiều mặt đặc biệt trong việc giải phóng sức sản xuất xã hội, phát huy tiền
năng sức sáng tạo của các cá nhân, không ngừng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật tăng năng suất lao động, sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn, chất lượng
ngày càng tốt, giá thành ngày càng hạ. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh những ưu
thế vốn có, nền kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật cố hữu như tính tự phát, mù
quáng vì lợi nhuận, phân hoá giàu nghèo, tàn phá các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
huỷ hoại môi trường. Làm phát sinh các tệ nạn xã hội... Chính sự phát triển của nền
kinh tế thị trường là do các tổ chức cá nhân hành động về lợi ích riêng của mình dẫn
đến việc đi không đúng hướng của kế hoạch Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế vĩ
mô của nền kinh tế.
Trước tình hình đó, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có thể vì lợi
nhuận, mục đích riêng của thành phần kinh tế mình mà phát triển lệch lạc ảnh hưởng
tới kinh tế - xã hội của đất nước ta, tới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nhân dân
ta đã lựa chọn. Do đó vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước và vấn đề này
càng nâng cao vai trò chủ đạo của nó đang là một vấn để cấp bách tất yếu trong thời kỳ
hiện nay.
Mặt khác để thành phần kinh tế Nhà nước (DNNN) đã phát huy vai trò chủ đạo
trong hơn 15 năm đổi mới Nhà nước đã thực hiện đổi mới sắp xếp lại các doanh
nghiệp để tăng cường sức mạnh nội lực của nó. Đó cũng tất yếu khách quan.
Hiện nay, DNNN nước ta đang đứng trước thực trạng yếu kém về nhiều mặt:
số doanh nghiệp Nhà nước thực sự có hiện quả chỉ có 40%, số DNNN bị lỗ liên tục
chiếm khoảng 20% còn 40% DNNN không có hiệu quả khi lỗ khi lãi; số nợ DNNN
phải trả quá lớn thường xuyên vượt mức vốn hiện có của doanh nghiệp (116% - 1997;
113% - 1998; 130% - 1999)2; hệ thống DNNN vốn qua manh mún chồng chéo quy mô
nhỏ: số doanh nghiệp vốn dưới 5 tỷ chiếm 65,45%, trình độ công nghệ lao động thấp.
Từ thực trạng trên đây để tiếp tục tồn tại và phát triển có hiệu quả, nâng cao vai trò chủ
đạo, DNNN không có con đường nào khác là phải đổi mới một cách triệt để và toàn
diện. Tuy nhiên, đổi mới DNNN không đơn thuần tích nhật doanh nghiệp hoặc tăng
giảm số lượng các doanh nghiệp mà là đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý
doanh nghiệp Nhà nước kết hợp với điều chỉnh cơ cấu hợp với trong quan hệ ngành,
vùng, lãnh thổ và các thành phần kinh tế. Vì vậy đối với DNNN phải nhằm tăng cường
hệ thống doanh nghiệp Nhà nước làm cho DNNN thực sự lớn mạnh về quy mô, hiệu
quả và phát huy được vai trò nòng cốt góp phần dẫn dắt các thành phần kinh tế khác
cùng phát triển theo định hướng XHCN là trách nhiệm lịch sử của DNNN ở nước ta.
2 Tạp chí Tài chính tháng 7 /2001
II- Thực trạng thành phần kinh tế nhà nước và quá trình nâng cao vai trò chủ
đạo của thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay
II.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhà nước (thành phần kinh tế Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong hơn 10 năm qua, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương,
biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Trong
bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi phức tạp và nền kinh tế còn nhiều khó khăn gay
gắt, DNNN đã vượt nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần
quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, đưa
nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá theo đinh hướng XHCN.
Mặc dầu đạt được những kết quả nhất định nhưng hiện nay DNNN đang đứng
trức thực trạng yếu kém về nhiều mặt, sức cạnh tranh còn quá yếu kém, quy mô quá
nhỏ, thiếu vốn nghiêm trọng, lãi suất kinh doanh bình quân thấp hơn lãi vay ngân
hàng, hiệu quả sút kém.
* Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Những năm 1991 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN là 11,7%
gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Năm 1997 tốc độ tăng
trưởng của DNNN là 9,67% (nền kinh tế: 8,15%). Tuy nhiên đến năm 1998 tì ngược
lại thấp hơn. tốc độ tăng trưởng của DNNN là 5,48% trong đó tốc độ tăng trưởng nền
kinh tế nói chung là 5,80%.
Mức đóng góp cho ngân sách còn thấp so với nguồn lực bỏ ra, mức nộp của
từng doanh nghiệp chênh lệch lớn, thậm chí có nhiều DNNN mức nộp ngân sách thấp
nhiều so với mức được ngân sách hỗ trợ. Ta lấy DNNN của Hà Nội làm ví dụ. Năm
1997 so với năm 1995 doanh thu của DNNN tăng 12,56% nhưng tổng lãi thực hiện
bằng 78% của năm 1995, tổng nộp ngân sách bằng 92,76% của năm 1995, trong 3 năm
(1995 - 1997) mức vốn ngân sách cấp cho doanh nghiệp địa phương tăng 43,64%
nhưng mức đóng góp của DNNN có lỗ kỹ kế đến 01/01/2000 chiếm 30,8% số doanh
nghiệp (5.079 tỷ đồng). Ngoài ra, nếu hạch toán đủ chi phí như chi phí khấu hao tài
sản cố định, nợ khó đòi, vật tư thành phần ứ đọng, kém, mất phẩm chất.. thì số lỗ thật
còn cao hơn. Số các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tập trung ở các doanh nghiệp địa
phương như: Nan Định 46%, Thái Bình 35%, Hà Nam 33%, Hải Phòng 21%....
* Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh
Hiện tại, cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp
cũng như toàn bộ hệ thống DNNN còn rất lỏng lẻo. Trong từng doanh nghiệp thì bộ
máy cồng kềnh, vận hành nặng nề kém hiệu quả. Bất hợp lý trong khâu tổ chức dựa
trên phí tổn sản xuất cao. Một số doanh nghiệp có khả năng tổ chức lại tốt hơn nhưng
lại vấp phải vấn đề giải quyết lao động dư. Bản thân giữa các doanh nghiệp thành viên
trong một tổng công ty cũng không đủ sự kết dính cần thiết. Mối quan hệ giữa các
doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ như cũng trong tình trạng này.
Nhiều doanh nghiệp Nhà nước cùng hoạt động trong tình trang chồng chéo về
ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý và trên cùng địa bàn tạo ra sự cạnh tranh thếu lành
mạnh trong chính khu vực DNNN với nhau hầu hết tỉnh nào cũng có 3-5 công ty tư
vấn khảo sát thiết kế chuyên ngành xây dựng công nghiệp thuỷ lợi, giao thông, lâm
nghiệp.
* Vốn kinh doanh
Tuy chiếm tới hơn 80% tổng nguồn vốn của nền kinh tế song sẽ là khập khiễng
nếu đem quy mô lớn bình quân của DNNN so với mức vốn của một doanh nghiệp
quốc tế có khả năng cạnh tranh trung bình. Nếu so sánh quy mô của DNNN và doanh
nghiệp ngoài quốc doanh thì thấy DNNN có lợi thế, song phép tính này sẽ chẳng có ý
nghĩa gì khi coi vốn như một chỉ tiêu tiêu đề cho khả năng cạnh tranh trong hội nhập
kinh tế thế giới.
Tính đến cuối 1999, tổng số DNNN là 5.450 với 1.733 doanh nghiệp trung
ương, 3717 doanh nghiệp địa phương, trong đó có gần 100 tổng công ty (17 tổng công
ty 91và gần 80 tổng công ty 90) tổng số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mới là
112.000 tỷ đồng. Năm 1998 vẫn còn 72,5% số DNNN có vốn dưới 5 tỷ đồng, trong đó
có gần 26% số DNNN có số vốn trên 10 tỷ đồng, qua đó đủ thấy số vốn của DNNN
nước ta nhỏ đến mức nào.
Số vốn của DNNN Việt Nam lại càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh hơn khi
đối chiếu giữa vốn chủ sở hữu về tình hình công nợ của doanh nghiệp. Vốn đủ ít công
nợ lại nhiều, số nợ phải trả của DNNN thường cao hơn rất nhiều số vốn của doanh
nghiệp. Liệu có bình thường không khi vốn thực có không bù đắp nổi số vốn gấp 6 lần
vốn thực có, tổng công ty gốm sứ thuỷ tinh: 3,5 lần,tổng công ty dệt may 2,5 lần... tính
riêng ở các DNNN thuộc bộ giao thông vận tải, tổng công nợ phải thu toàn ngành lên
tới 6.067 tỷ đồng (xấp xỉ bằng nguồn vốn chủ sở hữu) trong đó nợ khó đòi là 92,8 tỷ
đồng, riêng các đơn vị khối xây dựng cơ bản số phải thu chiếm tới 2.932 tỷ đồng, chủ
yếu là nợ khối lượng các dự án đã hoàn thành nhưng chịu được các chủ đầu tư thanh
toán. Tổng nợ phải trả là 12.155 tỷ đồng (gần gấp đôi vốn chủ sở hữu). Xin đơn cử vài
trường hợp cụ thể: Tổng công ty Hàng Hải nợ đến hạ và quá hạn là 94,3 tỷ đồng, công
ty Traximexco 19,4 tỷ đồng, Cục Đường Bộ 7,7 tỷ đồng.....
Mặt khác tình trạng thiếu vốn của các DNNN là phổ biến và nghiêm trọng. Có
tới hơn 60% số DNNN không đủ vốn pháp định theo quy định tại Nghị định số 50/CP.
Vốn thực tế hoạt động chỉ đạt 80% riêng vốn lưu động chỉ có 50% được huy đọng vào
kinh doanh, còn lại nằm ở tài sản, vật tư mất mát, kém phẩm chất, công nợ không thu
hồi được, lỗ chưa được bù đắp.
Trong tổng công ty Nhà nước tuy được ưu tiên các điều kiện vật chất nguồn
lực, để phát triển nhưng tình trạng cũng không sáng sủa hơn. Năm 1998 vốn Nhà nước
bình quân của Tổng công ty 91 là 3661 tỷ đồng. Nhưng trong 17 tổng công ty 91 có tới
14 tổng công ty (82%) có mức vốn nhà nước dưới mức vốn bình quân, trong đó có 6
tổng công ty (35%) có mức vốn dưới 100 tỷ đồng. Đối với tổng công ty 90 tình hình
vốn còn đáng buồn hơn. Hơn 20%số tổng công ty 90 vốn nhà nước chỉ có dưới 100 tỷ
đồng, trong đó có 13 tổng công ty, vốn ngân sách cấp cho chỉ được dưới 40 tỷ đồng
* Trình độ máy móc thiết bị, công nghệ
Nhìn một cách khái quát, tài sản cố định của DNNN hiện nay quá lạc hậu về kỹ
thuật, manh mún và không đồng bộ. Theo báo cáo của Bộ khoa học công nghệ và môi
trường thì công nghệ nước ta lạc hậu so với thế giới từ 10 - 20 năm. Mức độ hao mòn
hữu hình từ 30 - 50% hiệu suất sử dụng thấp chỉ 25 - 30%, kết quả yếu kéo theo là
mức tiêu hao nhiên liệu cho đơn vị sản phẩm rất cao, ngược lại, chất lượng sản phẩm
thấp, năng suất lao động không ổn định, mẫu mã đơn điệu.
* Năng lực đội ngũ cán bộ
Ai cũng thừa nhận đây klà nhân tố có tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam song chỉ dưới dạng tiềm năng. Việc 67% giám đốc doanh nghiệp không đọc được
báo cáo tài chính sự thiếu hụt lao động có kỹ thuật tay nghề cao cho các công nghiệp,
khu chế xuất thời gian qua đã chứng tỏ chúng ta cũng chưa có khả năng cạnh tranh về
nhân lực, khâu yếu là đào tạo lao động lại là yếu tố quyết định tiền năng dồi dào về
nguồn nhân lực thành hiện thực.
Tình hình DNNN đang đứng trước thực trạng yếu kém về nhiều mặt, hiệu quả
sút kém là do những nguyên nhân sau:
Một là, vai trò tích cực của động lực đổi mới theo nguyên tố dỡ bỏ cản trở, xoá
bao cấp, khuyến khích tự hạch toán lỗ lãi.... đã cạn dần trong sự tiếp sức cho động lực
mới ở DNNN vẫn chưa hình thành đồng bộ, cơ chế quảnlý tài chính còn quá cứng
nhắc, sửa đổi chấp vá một cách bị động, thiếu quan điểm hệ thống. Quyền và trách
nhiệm đại diện sở hữu chưa được xác lập cụ thể. Chính sách đối với kết quả tự tích lỹ
của DNNN quá bất hợp lý đã hạn chế khả năng tự mở rộng quy mô phát triển của
DNNN vai trò của giám đốc có ý nghĩa quyết định sự thành bại của doanh nghiệp
nhưng cơ chế tuyển chọn chậm được đổi mới. Nếu không vi phạm kỷ luật thì dù doanh
nghiệp hoạt động không hiệu quả vẫn phải chờ khi giám đốc về hưu mới thay thế
người khác được. Mặt khác cơ chế hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, kiểm soát của các cơ
quan nhà nước đối với DNNN vẫn còn nhiều mặt chưa hợp lý. Hoặc là buông lỏng dẫn
đến tình trạng tuỳ tiện, làm thất thoát tài sản Nhà nước. Hoặc là can thiệp tiếp vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp gây ra quan liêu và trách nhiệm không rõ ràng.
Hai là: Nhà nước cần tập trung vốn cho yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và xã hội, còn DNNN cần rất nhiều vốn cho yêu cầu đổi mới công nghệ và mở
rộng sản xuất nhưng các kênh huy động vốn đều trắc trở.
- Nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn quá hạn hẹp. Nguồn tín
dụng thương mại qua nhiều năm chỉ cho vay ngắn hạn gần đây mới bắt đầu mở rộng tỷ
lệ tín dụng hạn, chưa có khả năng cho vay dài hạn. Do đó không ít DNNN đứng trước
tình thế có hạn chế bớt rủi ro nhưng không đổi mới triệt để công nghệ quá lạc hậu và
bị đối sức trong cạnh tranh, hoặc liều lĩnh vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến
nguy cơ vỡ nợ.
- Phương thức liên doanh tuy giải quyết thêm được việc làm nhưng do thiếu
vốn và thiếu kinh nghiệm trong quá trình hình thành dự án và tham gia quản lý nên
trong thực tế rất ít DNNN chia được lợi nhuận từ nguồn này sang nguồn khác bổ sung
quỹ phát triển sản xuất.
- Cổ phần hoá là phương thức huy động vốn xã hội vì tạo động lực cho DNNN
hoạt động có hiệu quả nhưng hiểu khái quá chậm.
II.2. Kết quả và những mặt hạn chế của quá trình nâng cao vai trò chủ đạo của
doanh nghiệp nhà nước (thành phần kinh tế nhà nước) sau hơn mười năm đổi
mới.
Từ đầu thập kỷ 90, Nhà nước đã có nhiều chủ trương quan trọng đẩy mạnh
công cuộc đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức - sắp xếp lại hệ thống DNNN nhằm thích
ứng với thời kỳ mới mà nội dung cốt lõi là triển khai chiến lược công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Việc đổi mới, tổ chức sắp xếp lại DNNN nhằm khơi dậy nội lực của các
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh và khả năng định hướng của thành
phần kinh tế khác cùng phát triển lên CNXH. Từ 1990 hiện nay, công cuộc đổi mới có
nhiều nội dung đem lại nhiều điều kiện cho hoạt động của DNNN nhưng bên cạnh đó
vẫn còn những nhược điểm.
II.2.1. Những đổi mới có liên quan tới tư cách pháp nhân của DNNN:
Những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về DNNN đã ban hành ở thời kỳ
này như sau:
Sau cuộc tổng kiểm kê đánh giá tài sản DNNN ngày 1- 1 -1990 đã tiến hành
chỉnh đốn, sắp xếp và đăng ký lại DNNN vào các năm 1992 - 1993 theo nghị định
388/HĐBT ngày 20 - 11- 1991
- Đã ban hành các văn bản giải thể những DNNN và sắp xếp lại lao động, áp
dụng chính sách trợ cấp đối với lực lượng lao động dôi dư và ban đầu ban hành luật
phá sản doanh nghiệp.
- Đã tổ chức lại 250 liên hiệp xí nghiệp quốc doanh và công ty để hình thành
các tổng công ty Nhà nước theo các quyết định 90/TTg và 91/TTg.
- Đã banhành luật doanh nghiệp quốc doanh, và các văn bản dưới luật về điều lệ
mẫu Tổng công ty Nhà nước, và các văn bản pháp quy khác về tổ chức, hoạt động của
DNNN.
Sau khi ban hành luật doanh nghiệp Nhà nước, đây là một bước tiến quan trọng
trong việc thực thi Nhà nước pháp quyền, thực sự tiến tới bình đẳng trước pháp luật
giữa các thành phần kinh tế, khởi đầu việc thành lập hoạt động, tổ chức lại giải thể và
phá sản theo đúng trình tự pháp luật.
Từ khi có nghị định 388/HĐBT đã cơ bản chấm dứt tình trạng tự phát tuỳ tiện
thành lập và giải thể DNNN và khi ban hành luật phá sản cũng có nghĩa là bắt đầu
công nhận và thực thi các nghĩa vụ pháp luật dân sự đối với quan hệ kinh tế của
DNNN khi nó phá sản theo trình tự pháp luật.
Kết quả là đã giảm khoảng 50% số lượng DNNN, loại bỏ được các doanh
nghiệp quá yếu kém, thiếu điều kiện tối thiểu để tồn tại, và hoạt động như một pháp
nhân kinh tế đủ tư cách, mà điều quan trọng đã làm cho các DNNN còn lại, được đăng
ký kinh doanh, có quy mô vốn liếng khá lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định hơn sơ với
trước. Đặc biệt chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN được sử lý
tương đối ổn thoả một phần do nguồn tài chính của ngân sách nhà nước bảo đảm khá
tốt, mặt khác đã áp dụng phương thức sắp xếp bằng cách nhập nhiều hơn là giải thể
nên gánh nặng trợ cấp lao động giảm.
II.2.2. Những đổi mới về mô hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng
thúc đẩy tập trung hoá, tích tụ hoá trong các DNNN
Trong giai đoạn sau Đại hội VI một lần nữa có chủ trương tổ chức lại loại
DNNN lớn trong các ngành. Điều lệ mới về liên hiệp xí nghiệp quốc doanh chủ trương
áp dụng đồng thời hai hình thức được goị tắt là " liên hiệp mềm" và "liên hiệp cứng"
loại "mềm" được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện của doanh nghiệp và toàn bộ
loại cắt phần lĩnh vực xuất phát sự quan điểm cho rằng liên hiệp lại sẽ có hiệu quả hơn.
Loại "cứng" được tổ chức ở một số ngành kinh tế kỹ thuật cao về trình độ tập trung
hoá (điện lực, hàng không).... có đỏi hỏi điều hành tập trung từ một trung tâm.
Đến đầu năm 1994 khi việc xắp xếpvà củng cố các DNNN theo từng đơn vị cơ
sở đã cơ bản kết thúc, đạt yêu cầu đặt ra trong thời kỳ đó chính phủ chủ trương củng
cố, tổ chức lại các hình thức tổ chức liên hiệp tổng công ty theo hướng hình thành và
tập đoàn kinh doanh mạnh thuộc sở hữu " Nhà nước". Những nội dung chính sách chủ
yếu về tổng công ty Nhà nước là tăng thực lực, khả năng tích tụ, khả năng cạnh tranh
của DNNN trên các lĩnh vực quan trọng.
- Tổng công ty trong các ngành quan trọng nhất, điều kiện chín muồi nhất do
chính phủ quyết định thành lập chỉ định các doanh nghiệp thành viên và nhân sự, hoạt
động trên phạm vi cả nước (Tổng công ty 91).
+ Tổng công ty thành lập ở cấp bộ, địa phương gồm các thành viên tự nguyên
gia nhập, thường hoạt động theo các khu vực (Tổng côngt y 90) hiện nay tồn tại những
hạn chế kìm hãm sự phát triển của các tổng công ty như: số lượng các tổng công ty quá
nhiều, chưa có sự liên kết kinh tế gắn bó lợi ích, hỗ trợ về thị trường.... giữa tổng công
ty với các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên khác nhau:
II.2.3. Các chính sách đa dạng hoá sở hữu DNNN
Sau đại hội VI của Đảng, quá trình đổi mới DNNN có thêm một nội dung mới.
Đó là trong việc sắp xếp tổ chức lại DNNN có thêm yêu cầu, đa dạng hoá sở hữu đối
với hệ thống doanh nghiệp này. Theo chủ trương hiện hành, các hình thức đa dạng hoá
sở hữu sau đâu đã được ban hành, ở các mức độ khác nhau đã được thể chế hoá với
bước đầu được thực thi. Hình thức cao nhất là bán toàn bộ DNNN cho cấ nhân và tập
thể, chuyển thành công ty cổ phần trong đó Nhà nước không tham gia mua cồ phần,
hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn sở hữu tư nhân hoặc thành công ty tư nhân, hình
thức tiếp theo là các DNNN được đánh giá lại tài sản hiện có và sử dụng đất đai để
cùng góp vốn thành lập xí nghiệp liên doanh với chủ sở hữu nước ngoài theo luật đầu
tư nước ngoài. Hình thức được đánh giá là quan trọng nhất đã và đang thực hiện là cổ
phần hoá một bộ phận DNNN.
Hình thức hiện cổ phần hoá bao gồm: Bán một phần giá trị doanh nghiệp thuộc
sở hữu Nhà nước tại DNNN, Nhà nước giữ lại cổ phần có thể đạt mức cổ phần chi
phối hoặc cổ phần đặc biệt theo luật định, tuỳ theo nhu cầu công ty cổ phần sau này,
bán cổ phần một đơn vị thành viên.
Xét một cách toàn diện thì cổ phần hoá DNNN đã đem lại lợi ích rõ rệt cho
người lao động, cổ đông, Nhà nước và xã hội. Thông qua việc cổ phần hoá, vốn Nhà
nước không những được đảm bảo mà còn được tăng thêm. DNNN được hình thành từ
cổ phần hoá có nhiều cơ hội huy động vốn trong xã hội để phụcvụ cho quá trình sản
xuất kinh doanh. Trong 370 DNNN đã cổ phần hoá có số vốn Nhà nước là 854 tỷ đồng
đã thu hút gần 1432 tỷ đồng ngoài xã hội, đồng thời Nhà nước thu được 714 tỷ đồng từ
việc Nhà nước rút bớt phần vốn ở các DNNN này. Theo báo cáo của ban đổi mới
DNNN thì 40 công ty cổ phần đã hoạt động từ 1 năm trở lên có chuyển biến tích cực
trong hoạt động kinh doanh, với hiệu quả khả quan. Doanh thu tăng gấp 2 lần so với
46 tỷ đồng trước cổ phần hoá. Số lượng lao động chẳng những không giảm mà còn
tăng 20%. Ví dụ công ty chế biến hàng xuất khẩu long an từ 900 đến 1200 lao động,
công ty cơ điện lạnh từ 244 lao động đến 806 lao động. Thu nhập của người lao động
tăng bình quân 20% /năm điển hình là công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển bộ
giao thông vận tải có thu nhập lợi nhuận tằng từ 2- 3 lần, nộp Ngân sách tăng 2 - 25
lần, vốn điều lệ tăng 2,5 lần. Lãi cổ tức đã cao hơn lãi tiết kiệm, bình quân từ 1 - 2%
tháng, có một số công ty đạt 2,5%. Tuy nhiên số DNNN được cổ phần hoá trong thời
gian qua là quá ít so với kế hoạch đề ra. Năm 1998 đạt 55% năm 1999 đạt 63% năm
2000 đạt 36%.
II.2.4. Ban hành và thực hiện hệ thống luật liên quan đến DNNN.
Cùng với nhiều chính sách vĩ mô đã thay đổi, nhà nước cũng đã từng bước ban
hành hệ thống luật liên quan đến DNNN. Trong đó có hai bộ luật được hình thành
tương đối sớm là luật phá sản doanh nghiệp và luật doanh nghiệp Nhà nước (năm
1995).
- Đối với luật phá sản, đây là bước đi mạnh dạn đồng thời đáp ứng tình hình
thực tế đã và đang xuất hiện rõ lượng không ít DNNN lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán, nhưng nếu dựa vào các văn bản pháp quy trước đó thì không thể xử lý
được.
Luật doanh nghiệp Nhà nước, là một bước ngoặt về chất lượng quan trọng trong
tiến trình xây dựng, củng cố và quản lý Nhà nước đối với hệ thống DNNN - hệ thống
quan trọng vào bậc nhất trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Luật doanh nghiệp ra đời 4/1999 là tín hiệu mới cho các doanh nghiệp nói
chung, DNNN nói riêng. Nó thay đổi cách tư duy xây dựng luật pháp của chúng ta từ
trước tới nay, là chỉ chú trọng phần trước hoạt động của doanh nghiệp, còn quá trình
hoạt động, sau hoạt động ra sao thì không cần để ý tới.
II.2.5. Những đổi mới về chính sách kinh tế vĩ mô có liên quan đến các DNNN.
Ngay cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 đã có những cải cách chính sách kinh tế vĩ
mô theo hướng kinh tế thị trường khắc phục một bước khá căn bản cơ chế cũ trong
chính sách này. Đó là cuộc cải cách thuế giai đoạn 1989 -1990 chuyển hình thức "thu
quốc doanh" qua áp dụng thuế doanh thu, chuyển hình thức trích nộp lợi nhuận qua áp
dụng thuế lợi tức.
Sự ra đơi của pháp lệnh của ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngân sách
thương mại, các tổ chức tín dụng... là đã mới rất cơ bản và đúng hướng cho các DNNN
chuyển qua hoạt động heo cơ chế thị trường ở nấc thang cao hơn.
Như vậy cho đến nay phần lớn chính sách kinh tế vĩ mô đã chuyển mạnh sang
cơ chế điều tiết gián tiếp của Nhà nước. Song cần thấy những chính sách đó còn nhiều
bất cập. Nổi bật là lĩnh vực ngân hàng và thị trường vốn trung, dài hạn còn nhiều tồn
tại, nếu chậm sửa đổi sẽ là trở ngại cho tiến trình cải cách hiện nay. Nhiều chính sách,
cơ chế kinh tế vĩ mô còn giữa những quy định phân biệt đối xử không cần thiết, có chỗ
phi lý giữa DNNN và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
II.3. Những thách thức của DNNN trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới.
Văn kiện Đại hội Đảng IX đã chỉ rõ "thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu
mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương...
chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân
tộc, giữ vững an ninh quốc gia, bản sắc vănhoá dân tộc, bảo vệ môi trường". Thực vậy,
sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam
đã đạt được những cải thiện đáng kể trong quan hệ thương mại quốc tế nỏi riêng, hợp
tác kinh tế quốc tế nói chung. Với việc mỹ tuyên bố xoá bỏ cấm vận đầu năm 1993,
Việt Nam được kết nạp vào ASEAN năm 1995 đồng thời ký CEPT gia nhập khu vực
mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) Việt nam trở thành thành viên của APEC năm 1997
và đặc biệt ngày 13/7/2000 vừa qua, tại Oasinhtơn, Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã
được ký kết bở bộ trưởng Thương Mại Việt Nam và Đại diện Thương mại của Tổng
thống mỹ.
Tổng kết thực tiễn cho thấy các nước có tốc độ phát triển cao trong nhiều năm
và có sự tích luỹ hiệu quả về công nghệ thì đều có thị trường xuấ khẩu sang Mỹ khá
lớn, chiếm tới trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, của Việt Nam hiện mới là 4,3%.3
Việc Việt Nam đã kỹ hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và hưởng quy chế tối huệ quốc
có ý nghĩa tiêu đề quan trọng việc thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư hướng vào
xuất khẩu. Liệu các DNNN Việt Nam, đặc biệt là các Tổng công ty có phá vỡ được tư
tưởng hiện tại là chỉ nhằm ổn định sản xuất lấy mục tiêu đáp ứng nhu cầu sản phẩm
thay thế nhập khẩu trước mắt để chuyển sang lấy cạnh tranh quốc tế làm chuẩn mực
cho sự phát triển hướng vào xuất khẩu.
Trong một nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá thì việc một quốc gia có hội nhập
vào nền kinh tế thế giới hay không và hội nhập đến mức độ nào sẽ cơ bản phụ thuộc
vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sở tại. Nhìn vào nền kinh tế Việt Nam
có thể thấy rất rõ, dù chỉ chiếm chưa tới 20% tổng số 35.000 doanh nghiệp của cả
nước, các DNNN vẫn nắm giữ hầu hết các nguồn lực cơ bản của xã hội và giữ vai trò
3 Tạp chí Tài chính tháng 8/2000 trang 27
đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên chưa nói gì đến các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, khả năng cạnh tranh của bản thân các DNNN còn yếu về nhiều mặt
như: vốn kinh doanh, trình độ máy móc thiết bị công nghệ, năng lực đội ngũ cán bộ,
cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất.
Toàn cầu hoá đồng nghĩa với nhiều nguy cơ, thách thức đối với doanh nghiệp
đặc biệt là DNNN cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam đi sau rất nhiều
nước và khoảng cách này lại đang ngày càng doãng ra. Chiến lược đuổi vượt của nền
kinh tế Việt Nam trông đợi vào khả năng cạnh tranh và hội nhập của các DNNN nội
địa. Ta thấy sức cạnh tranh của các Tổng công ty có vai trò quyết định đối với khả
năng cạnh tranh của cả nền kinh tế. Việt Nam chỉ có thể hội nhập nhanh và hội nhập
hiệu quả nếu các tổng công ty thực sự trở thành các tập đoàn kinh tế vững mạnh, có
mối quan hệ liên kết bên trong theo chiều dọc bền vững và có mối quan hệ chặt chẽ
với các loại hình doanh nghiệp khác. các doanh nghiệp thành viên trong một chừng
mực nào đó phải cạnh tranh với nhau, nâng khả năng cạnh tranh của cả Tổng công ty
để cả Tổng công ty có đủ sức mạnh cạnh tranh trong một nền kinh tế hội nhập với các
công ty quốc tế vốn đang rất hùng mạnh.
Không còn cách nào khác các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành cải cách,
đổi mới triệt để nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh để từ đó hội nhập với nền kinh tế thế
giới mở ra tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam.
III- nghiên cứu đánh giá quá trình đổi mới cải cách của thế giới làm bài học cho
vấn đề nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước (doanh nghiệp
nhà nước) ở nước ta.
III.1 Việc đổi mới, cải cách DNNN ở các nước XHCN mà Trung Quốc là đại diện
tiêu biểu
III.1.1 Doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc từ 1949-1996
ở Trung Quốc, khi mới xây dựng nước Trung Hoa mới 1949 Chính phủ không
chỉ tiếp quản 913 xí nghiệp các loại cuả các nước đế quốc, mà còn tịch thu của chính
phủ cũ và của tư sản mại bản 2858 xí nghiệp công nghiệp, 2446 ngân hàng, 10 công ty
thương mại lớn. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Trung Quốc đã tập trung nhân
lực, vật lực, tài lực xây dựng 156 công trình loại lớn như gang thép, than, điện lực, cơ
khí, dầu mỏ, hoá chất.... mở ra một chương trình mới trong việc phát triển khu vực
kinh tế nhà nước. Thực vậy, sau kế hoạch 5 năm lần I công cuộc cải tạo XHCN ở
Trung Quốc đã củng cố cơ sở chế độ công hữu, hìnht hành các ngành kinh tế chủ yếu
của nền kinh tế quốc dân do doanh nghiệp Nhà nướ đóng vai trò chủ đạo. Cùng với
việc kinh tế quốc dân (DNNN) chiếm vị trí chủ đạo, nền kinh tế kế hoạch hoá, căn bản
đã hình thành thay thế kinh tế hàng hoá sự điều phối theo kế hoạch trực tiếp của nhà
nươcs dần thay thế sự trao đổi theo cơ chế thị trường.
Cùng với thời gian, các khuyết tật của cơ chế kế hoạch hoá tập trung ngày càng
bộc lộ rõ nét và càng thể hiện tính không thực hiện. Năm 1978 Trung quốc thực hiện
công cuộc cải cách mở cưa đề ra xây dựng thể chế thị trường XHCN nhằm khắc phục
những khuyết tật của thể chế kinh tế kế hoạch hoá trước đây đặt cải cách DNNN là
khâu trọng tâm trong cải cách thể chế của cả nền kinh tế. Công cuộc cải cách DNNN
tính đến nay đã gần 20 năm bao gồm các giai đoạn:
- Từ 1978 đến năm 1983. Trọng tâm là mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho
các DNNN, điều chỉnh quan hệ phân phối giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
- Từ năm 1983 đến năm 1987: trong giai đoạn này, thực hiện thí điểm biệm
pháp " thuế thay lợi nhuận" để điều chỉnh lợi ích giữa xí nghiệp và nhà nước.
- Từ năm 1987 đến năm 1992: thực hiện phổ biến chế độ khoán trách nhiệm
kinh doanh với nhiều hình thức
- Từ năm 1992 đến năm 1996: trọng điểm của giai đoạn này là chuyển đổi cơ
chế kinh doanh của DNNN, không phải chỉ là điều chỉnh quyền hạn và lợi ích giữa nhà
nước và doanh nghiệp trong thể chế quyền hạn và lợi ích giữa nhà nước và doanh
nghiệp trong thể chế cũ mà hình thành thể chế mới trong đó DNNN là người sản xuất
và kinh doanh hàng hoá độc lập.
Qua gần 20 năm thực hiện cải cách, hệ thống DNNN Trung Quốc đã có những
biến đổi to lớn. Thể chế kinh doanh đổi mới mạnh mẽ. Hàng loạt xí nghiệp đã lớn
mạnh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
III.1.2. Chính sách cải cách DNNN mới nhất của Trung Quốc do thủ tướng Chu
Dung Cơ đề xuất (1998 - 2000)
Tính đến cuối 1997, diện các DNNN làm ăn thua lỗ lên tới 45%. Hàng loạt các
doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa. Trong thời gian đó. Khủng hoảng khu vực
lại lan rộng và gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu và hoạt động sản xuất
kinh doanh của các DNNN áp lực hội nhập quốc tế ngày càng gay gắt, đẩy các doanh
nghiệp tới trước sự lựa chọn hoặc là phải cải cách triệt để, hoặc là bị phá sản, giải thể.
Trong bối cảnh đó, thủ tướng Chu Dung Cơ đã chọn con đường cải cách triệt để
DNNN với mục tiêu đưa ra là: trong vòng 3 năm (1998 - 2000) đưa các DNNN cơ bản
thoát khoải khó khăn, tiến tới xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại. Các giải pháp
cơ bản:
* Phân loại và cơ cấu lại các DNNN
Để có những giải pháp cải cách hợp lý, 380.000 DNNN ở Trung quốc được
chia thành 3 loại: loại I gồm hơn 1000 DNNN lớn thuộc các ngành then chốt như:
quốc phòng, giao thông vận tải thông tin viễn thông.... loại II gồm 13.000 DNNN vừa,
loại III gồm hơn 300.000 DNNN nhỏ. Đối với từng loại DNNN mà Trung Quốc có
những giải pháp xử lý khác nhau.
- Đối với các DNNN lớn: trong số 1000 DNNN lớn. Trung quốc chỉ nắm 512
doanh nghiệp then chốt các doanh nghiệp còn lại sẽ áp dụng chế độ công ty cổ phần
trong đó nhà nước nắm cổ phần khống chế (51%). Hiện nay ở Trung Quốc có 3 mô
hình công ty nhà nước nắm giữ cổ phần khống chế.
+Mô hình thứ nhất: Công ty cổ phần do Nhà nướ nắm cổ phần khống chế đơn
thuần. Theo môhình này, Nhà nước chỉ đầu tư cổ phần mà không tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh.
+ Mô hình thứ hai: Cong ty cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần khống chế hỗn
hợp. Theo mô hình này Nhà nước vừa đầu tư cổ phần trực tiếp tham gia hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
+ Mô hình thứ ba: Công ty cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần khống chế mang
tính chiến lược, Nhà nước có quyền về nhân sự, quyền đưa ra quyết sách đầu tư.
- Đối với các DNNN vừa và nhỏ: thực tế cho thấy bên cạnh bán giải thể, cho
phá sản.... cổ phần hoá và sát nhập là 2 biện pháp được áp dụng chủ yếu để cơ cấu lại
chế độ sở hữu của các DNNN vừa và nhỏ. Hiện nay Trung quốc cho phép bán cổ phần
cho các nhà đầu tư nước ngoài với mức khống chế 30% - 50% cổ phần của công ty và
với chính sách 3 đồng " đồng loại, đồng giá, đồng lợi ích". Nghĩa là cổ phiếu bán ra
cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước cùng một giá.
* Xử lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng
Trước 1998 có tới 70% DNNN ở Trung Quốc là con nợ của ngân hàng với số
nợ 500 tỷ NDT (Tạp chí Tài chính 8/2000) một trong những giải pháp được áp dụng là
chuyển nợ thành cổ phần thông qua việc thành lập các công ty quản lý tài sản.
Sử lý thất nghiệp.
Nhìn chung, mặc dù có những tiến triển khả quan, song xét tổng thể các DNNN
Trung quốc vẫn chưa thoát được khó khăn: hiệu quả kinh tế chưa cao, các khoản nợ
tuy đã được giải quyết song mới mang tính thí điểm thất nghiệp cao. Chương trình cải
cách của thủ tướng Chu Dung Cơ sẽ phải tiếp tục đối phó với việc Trung quốc gia
nhập WTO. Để có đủ sức cạnh tranh và hội nhập, các DNNN Trung quốc phải vượt cả
một chựng đường dài đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa DNNN - ngân
hàng - chính phủ Trung quốc.
III.2. Việc đổi mới cải cách DNNN ở các nước TBCN
III.2.1. Chuyển đổi các DNNN - quản lý sự thay đổi triệt để tính chất trong môi
trường phi điều tiết ở Auslralia và Newzeland:
III.2.1.1. New zreland
DNNN ở New zraland được cải cách theo 2 hướng: Công ty hoá tư nhân hoá,
Qua hơn 10 năm thực hiện, chương trình cải cách thu đượckết quả tốt, kinh tế tăng
trưởng nhanh đời sống cao,.... Hiện nay New zraland còn 16 DNNN. Giá trị sản xuất
bằng 5% GDP. Tất cả DN này đều đã được công ty hoá. Còn đối với hầu hết các
DNNN thực hiện tư nhân hoá thì Nhà nước không còn cổ phần trong doanh nghiệp.
Hoạt động DNNN của New zreland được điều chỉnh bởi luật DNNN luật công
ty, hợp đồng định hướng kinh doanh hàng năm. bản hợp đồng nên tóm tắt kế hoạch
kinh doanh của doanh nghiệp, đây là căn cứ quan trọng nhất để giám sát hoạt động của
DNNN.
DNNN được quyền tự chủ các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước không can thiệp
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài thuế doanh nghiệp phải nộp cổ tức
cho Nhà nước.
III.2.1.2. Australia
DNNN của Australia gồm 2 loại: loại do liên bang quản lý và loại do bang quản
lý. Số lượng DNNN của Australia không nhiều liên Bang có 13 doanh nghiệp, ở các
bang Newsorth Waler và Victoria mỗi bang rất nhiều. DNNN ở đây được gọi là doanh
nghiệp thương mại, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Những đơn vị nhà nước hoạt
động không tạo ra lợi nhuận thì không được gọi là DNNN được điều chỉnh bởi luật
công ty, luật thương mại. Luật cạnh tranh chống độc quyền, một số bang có luật
DNNN các DNNN ở Australia đều được công ty hoá.
Sau khi thực hiện công ty hoá. DNNN hoạt động bình đẳng như các doanh
nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp chỉ thực hiện chức năng kinh doanh. Các chức năng xã
hội trả lại cho Nhà nước. Nếu Nhà nước yêu cầu các DNNN thực hiện chức năng xã
hội hay một số dự án không thu được lợi nhuận thì Nhà nước phải thanh toán tiền. Một
số DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền, điện, đường sắt... chịu sự quản lý giá
của Nhà nước để đảm bảo hài hoà quyền lợi của cộng đồng với quyền lợi của DNNN
và nhà nước.
III.2.1.3. Những nhận xét đánh giá chung
Nghiên cứu phương thức quản lý DNNN của Australia và Newzraland chúng ta
rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Phải tách phải tách chức năng quản lý Nhà nước, chủ sở hữu Nhà nước với
chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu cần được xác định rõ không phân tán, mơ hồ
-Tuy nhiên do điều kiện về chính trị kinh tế xã hội của Australia và Newzraland
khác so với Việt Nam ta do vậy chúng ta chỉ nên áp dụng những tinh hoa trong việc
chuyển đổi DNNN đó mà thôi. Trong cuốn " chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước -
quản lý sự thay đổi triệt để tổ chức trong môi trường phi điều tiết" nói về sự chuyển
đổi DNNN ở Newzraland và Australia, Bary Spiwr rút ra kết luận: " cuối cùng để tăng
hiệu quả của DNNN chỉ bằng một cách duy nhất, cuối cùng tư nhân hoá..."
III.2.2. Chuyển đổi chế độ sang nền kinh tế thị trường tự do và tư nhân hoá toàn bộ
hệ thống DNNN của Liên Xô và Đông Âu:
Mô hình CNXH trước đây ở Liên Xô và một số nước Tây Âu được xây dựng
trên cơ sở chiếm hữu hoá TLSX và điều hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Mô
hình này đã có những tác dụng tích cực to lớn. Mười năm trước chiến tranh thế giới
thứ II cứ 5 năm thu nhập quốc dân của Liên Xô lại tăng gấp đôi. Điều đó đã đưa Liên
Xô từ một quốc gia với nền kinh tế lạc hậu trở thành một cường quốc trên thế giới. Chỉ
sau hơn 30 năm sau ngày thành lập hệ thống kinh tế quốc doanh đã trở thành trụ cột
nền kinh tế chiếm từ 80-100% thu nhập quốc doanh.
Tuy nhiên cùng thời gian, mô hình cơ chế tập trung càng tỏ ra yếu kém. ở Liên
Xô - Đông Âu nền kinh tế ngày càng lâm vào khủng hoảng nguy kịch. Trước thực tế
đó, cuối 50 đầu 60, Liên Xô và các nước CNXH bắt đầu cải cách doanh nghiệp. Đầu
những năm 90 chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Cùng với việc chuyển thể
chế xã hội sang kinh tế thị trường, việc chuyển DNNN trong các nước này được thực
hiện triệt để theo hướng tư nhân hoá.
Mới đây ở Nga, chương trình tư nhân hoá DNNN tới 70 DN lớn vẫn chưa tiến
triển được bao nhiêu. Trong năm 1999. Nga đã tự nhận hoá được 2,5% Caz prom, 25%
Svyanzinvest - và 9% luikoil (tạp chí tài chính8/2000).
Chương trình tư nhân hoá DNNN ở đông âu sau một thời gian sôi động lại lắng
xuống do việc chuyển quyền kiểm soát doanh nghiệp từ nhà nước sang tư nhân diễn ra
hết sức chậm chạm. Trước tình hình này, chính phủ các nước Đông âu đã đưa ra một
loạt biện pháp đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá: Thông qua luật tư nhân hoá, phát động
các chương trình tư nhân hoá rộng rãi.
Tuy nhiên ở Đông Âu, trong khi tư nhân hoá các DNNN nhỏ mang lại kết quả
thì kết quả tư nhân hoá các DNNN lớn lại gây thất vọng cả về năng lượng và mặt chất.
III.2.3. ở một số nước khác
Chương trình chuyển đổi sở hữu DNNN cho kinh tế tư nhân trên thế giới diễn
ra mạnh mẽ sôi động ngay từ đầu thập kỷ 80 và bắt đầu từ Anh, sau đó lan rộng ra hầu
hết các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển. Chỉ tính từ tháng 10/1979 đến
năm 1988, chính phủ Anh đã bán ra22, 25 tỷ USD cổ phần Nhà nước trong các ngành
hàng không, bưu chính viễn thông, gang thép khí than, đng tàu và do các DNNN cung
cấp gia.... tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm do DNNN cung cấp từ 11% năm 1979 xuống
còn 6,5% năm 1998.
Tiếp đó đến pháp và Mỹ từ năm 1986 đến năm 1991, chính phủ Pháp đã bán 66
doanh nghiệp và ngân hàng cho tư nhân với tổng tài sản giá trị 275 tỷ France còn chính
phủ Mỹ đã bán 52 tỷ USD tài sản Nhà nước bao gồm tài sản của các ngành điện lực,
sản xuất thiết bị dầu mỏ, thám không và một số bất động sản và cơ sở dịch vụ thuộc
chính phủ liên bang.
Cùng thời điểm đó, chính phủ của các nước Mỹ La tinh và vùng Caribê đã thực
hiện cổ phần hoá và tư nhân hoá hơn 2000 DNNN gồm các ngân hàng hải cảng, xa lộ
các công tri tiện ích công cộng và công ty bảo hiểm. Trong đó Chi lê và Mê hi cô là
những nước dẫu đầu sau đó đến Australia. Chi lê chuyển đổi sở hữu của mình (DNNN
) cho hơn 90% DNNN cho hơn 500 DNNN từ 1970 - 1888. ở Mê hi cô, từ 1983 đến
năm 1988 có khoảng 90% số DNNN đã chuyển đổi sở hữu Australia bắt đầu chương
trình cải cách DNNN từ năm 1989 bằng việc tổ chức lại và tư nhân hoá, giải thể
DNNN cả trong lĩnh vực dân sự lẫn quốc phòng. Nhà nước đã bán toàn bộ hoặc một
phần DNNN trong các ngành viễn thông dầu khí, đường sắt,.... với mục tiêu tăng
cường sự tham gia của khu vực tư nhân, giảm trợ cấp ngân sách nhà nước cho DNNN.
Mỗi quốc gia khi tiến hành cổ phần hoá đều đặt ra những tham vọng riêng co
mục tiêu phát triển kinh tế - chính trị vì vậy kết quả thu được ở mỗi quốc gia có những
thành công và tiêu hình thức và đều phải có sự trợ giúp của chính phủ để đẩy nhanh
tiến trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống cơ chế chính sách về
tài chính đã áp dụng khi tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp này.
IV. Giải pháp nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước ở nước
ta hiện nay
Kinh tế Nhà nước ở nước ta là một lực lượng rất quan trọng đã được xây dựng
và phát triển trong nhiều năm qua. Các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành kinh tế
đóng một vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống pháp, Mỹ và xây
dựng hoà bình trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên hiện nay cũng đang có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được giải
quyết mà các phương pháp phổ biến trước đây đã không thể xử lý một cách có hiệu
quả và cơ bản. Đảng và nhà nước đã quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi mới, chuyển
sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc khuvực kinh tế quốc doanh mà
trọng tâm là cải tổ các DNNN là yêu cầu chiến lược và cấp bách của nước ta hiện nay
và trong những năm tới.
Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm phát huy và ngày càng nâng cao
vai trò chủ đạo của DNNN trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng XHCN, cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu saud đây:
IV.1. Định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh
doanh và hoạt động công ích
IV.1.1. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực độc quyền nhà nước, bao gồm: vật liệu hoá chất độc, chất phóng xạ, hệ thống
truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế, sản xuất thuốc là
điều.
Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với DNNN hoạt động
kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực: bán buôn lương thực, bán buôn, xăng dầu,
công nghiệp xây dựng sản xuất hoá chất cơ bản, vận tài hàng không, bảo hiểm.... Nhà
nước giữ cổ phần đặc biệt trong một số trường hợp cần thiết. Chuyển các doanh nghiệp
mà Nhà nước giữ 100% vốn sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên - một chủ sở hữu - nhà nước hoặc công ty cổ phần gồm các cổ đông là các
DNNN. Dựa vào các căn cứ trên đây tiến hành rà soát. Phê duyệt, phân loại cụ thể các
DNNN hiện có để triển khai thực hiện và từng thời kỳ xem xét điều chỉnh định hướng
phân loại doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Việc thành lập mới DNNN hoạt động kinh doanh chủ yếu sẽ được thực hiện
dưới hình thức công ty cổ phần. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
đổi với những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần giữ độc quyền, hoặc các thành phần
kinh tế khác không muốn hay không có khả năng tham gia.
IV.1.2. Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích
Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp công ích hoạt động trong các
lĩnh vực tin bạc và chứng chỉ có giá, điều hành bay, bảo đảm hàng hải, kiểm soát và
phân phối tần số vô tuyết điện. Sửa chữa, sản xuất vũ khí.....
Nhà nước giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối đối với những doanh nghiệp
công ích đang hoạt động trong các lĩnh vực như: kiểm định kỹ thuật xe cơ giới lớn,
xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, phin tài liệu, thời sự...trong từng thời kỳ,
xem xét điều chỉnh định hướng phân loại doanh nghiệp, hoạt động công ích hiện có,
căn cứ vào định hướng trên đây rà soát. phê duyệt phân loại cụ thể để triển khai thực
hiện. Những doanh nghiệp công ích đang hoạt động không thuộc dạng nêu trên sẽ
được sắp xếp lại. Việc thành lập mới DNNN hoạt động công ích phải được xem xét
chặt chẽ, đúng định hướng có yêu cầu và có đủ điều kiện cần thiết. Khuyến khích nhân
dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những sản phẩm, dịch vụ
công ích mà xã hội cần và pháp luật không cấm.
IV.2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách
IV.2.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp tự chủ quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu trên thị
trường phù hợp với mục tiêu thành lâpj và điều lệ hoạt động, xoá bỏ bao cấp với các
doanh nghiệp. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và
dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế.
Ban hành luật cạnh tranh để bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phầnkinh tế cạnh tranh, hợp tác bình đẳng trong khôn khổ pháp luật. Đối với
DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền cần có quy định kiểm soát giá và điều tiết
lợi nhuận,.
Nhà nước ban hành tiêu chí đánh hiệu quả và cơ chế giám sát DNNN. Đổi mới
chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, thông tin, thực hiện công khai hoạt động
kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.
Về vốn, doanh nghiệp được tiếp cận và thu hút các nguồn vốn trên thị trường để
phát triển kinhdoanh được chủ động xử lý các tài sản dư thừa vật tư hàng hoá ứ đọng.
Nhà nước có cơ chế để trong 5 năm 2001 - 2005 có bản tạo dự vốn điều lệ cho doanh
nghiệp. Không thu hút thuê sử dụng vốn ngân sách, chuyển hình thức cấp vốn sang
"đầu tư vốn" nghiên cứu ban hành luật sử dụng vốn nhà đầu tư vào kinh doanh
Về đầu tư tăng thêm quyền và trách nhiệm của DNNN trong quyết định đầu tư
trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển được phê duyệt.
Về đổi mới hiện đạihoá công nghệ: doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu đãi
đối với người có đóng góp vào đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả thiết thực cho
doanh nghiệp, chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Nhà nước có chính
sách khuyến khích, hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư đổi mới việc trả lương, tiền thưởng.
Về lao động tiền lượng doanh nghiệp quyết định việc tuyển chọn lao động và
chịu trách nhiệm giải quyết chế độ đối với người lao động, được tự chủ trong việc trả
lương, tiền thưởng.
Về cán bộ quản lý doanh nghiệp: cơ quan nhà nước và tổ chức có thẩm quyền
ra quyết định bổ nhiệm chủ chốt của doanh nghiệp.
Về thanh tra, kiểm tra... hàng năm doanh nghiệp phải được kiểm toán kết quả
kiểm toán và căn cứ pháp lý về tình hình tài chính của DNNN.
IV.2.2. Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ mà Nhà nước quyết định quy mô tổ chức, chính
sách tài chính đối với doanh nghiệp công ích. Chuyển từ cấp vốn, giao nhiệm vụ sang
cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước có
chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích. Doanh nghiệp công ích cũng
phải thực hiện hạch toán.
IV.2.3. Giải quyết lao động dôi dư và nợ không thanh toán được.
Bổ sung sơ chế chính sách đối với lao động dôi dư trong sắp xếp, cơ cấu lại
DNNN. DNNN phải rà soát và xây dựng đúng định mức để xác định số lượng lao
động cần thiết. Lao động dôi dư được doanh nghiệp tạo điều kiện đào tạo lại hoặc nghỉ
việc hưởng nguyên lương trong một thời gian để tìm việc. Bổ sung, sửa đổi một số
chính sách cụ thể đối với người lao động dôi dư có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi.
Sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động cho phép áp dụng chế độ mất việc đối với số lao
động dôi dư tại thời điểm giao bán, khoán kinh doanh và cho thuê DNNN.
Chính phủ quy định biện pháp giải quyết dứt điểm các khoản nợ không có khả
năng thanh toán của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và ngân hàng, đồng thời
giải pháp để ngăn ngừa sự tái phát, thành lập công ty mua bán nợ và tìa sản của DNNN
để sử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện lành mạnh hoá tài chính doanh
nghiệp.
IV.3. Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước hình
thành một số tập đoàn kinh tế mạnh
IV.3.1. Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước.
Tổng công ty phải có vốn điều lệ đủ lớn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn,
trong đó vốn nhà nước là chủ yếu, thực hiện kinh doanh đa ngành có ngành chính
chuyên sâu, có liên kết giữa các đơn vị thành viên về sản xuất, tài chính, thị trường...
có trình độ công nghệ và quản lý tiêu kiến năng suất lao động cao, chất lượng sản
phẩm tốt. Có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hoàn thành
việc sắp xếp các tổng công ty nhà nước hiện có nhằm tập hợp trung hơn nữa nguồn lực
để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, làm lực lượng chủ
lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cung ứng những sản
phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn cho ngân sách
làm nòng cốt cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế có hiệu
quả. Trong từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế cần có sự điều chỉnh
phù hợp. Những tổng công ty đang hoạt động không đủ các yêu cầu trên sẽ sắp xếp lại:
Cùng với tiền trìnhg đổi mới chung của đất nước, trong những năm 1994 - 1995
một loạt các tổng công ty mạnhđã thành lập theo quyết định 91/TTg của thủ tướng
chính phủ. Đây là hệ thống tổng công ty có tiềm lực nhất hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh
những ưu điểm to lớn thì mô hình này xuất hiện một số nhược điểm quan trọng.
Một là, tổng công ty 91 hiện nay có khả năng tích tụ và tập trung vốn cao độ
các thành viên muốn giữ hầu hết số lợi nhuận thu được sau khi nộp thuế, tổng công ty
lại muốn tập trung đố lợi nhuận đó tuy nhiên cơ chế hiện hành chưa đủ cơ sở pháp lý
rõ ràng để tổng công ty thực hiện quyền tập trung tích luỹ của mình.
Hai là,cơ chế hoạt động của tổng công ty 91 vẫn chưa phát huy hết quyền tự
chủ của doanh nghiệp thành viên. Theo cơ chế hiện hành, kế hoạch sản xuất kinh
doanh của các đơn vị thành viên phải được hội đồng quản trị tổng công ty phê duyệt,
mọi hoạt động như mua sắm dây truyền sản xuất thanh lý tài sản vật tư... cũng đều
phải có ý kiến phê duyệt của hội đồng quản trị tổng công ty.
Để khắc phục hai nhược điểm trên hiện nay và để nâng cao hiệu quả hoạt động
của tổng công ty cần sắp xếp lại theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Lâu nay nhà
nước giao vốn cho tổng công ty, sau đó tổng công ty lại giao vốn cho các đơn vị thành
viên, giám đốc cong ty hay hội đồng quản trị, từ đó mà cách hiểu về ai là người quyết
định phương án sử dụng lợi nhuận cũng không rõ ràng. Tới đây khi chuyển sang mô
hình công ty mẹ - công ty con, việc giao vốn phải được quy định lại rõ ràng, cụ thể
hơn.
Chuyển đổi mô hình các tổng công ty 91 sang mô hình công ty mẹ - công ty con
có nhiều ưu điểm: thứ nhất, sự chỉ đạo chi phối của công ty cổ đông, hoạt động theo cơ
chế công ty trách nhiệm hữu hạn mới thành viên hoặc công ty cổ phần chuyển từ chủ
kinh doanh của các công ty thành viên sẽ được tăng cường, khắc phục một trước quan
trọng cái gọi là sự can thiệp quá sâu của tổng công ty đối với đơn vị thành viên hiện
nay. ưu điểm nổi bật thứ hai phải kể đến đó là khi công ty mẹ góp vốn vào công ty con
thì đương nhiên số tiền rời của công ty con sau mỗi năm hoạt động phải chia về cho
công ty mẹ tương ứng với số vôns mà công ty mẹ đã góp, như vậy quá trình tích tụ và
tập trung vốn sẽ được thực hiện tốt hơn, nhanh hơn khắc phục tình trạng phân tán vốn
như hiện nay.
Hiệu quả của việc chuyển đổi mô hình của tổng công ty 91 sang mô hình công
ty mẹ - công ty con là rất rõ ràng vì vậy việc chuyển đổi này là rất cần thiết và cần
được thực hiện khẩn trương.
IV.3.2. Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh
Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước
có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh ngành, trong đó có ngành kinh
doanh chính, chuyên môn hoá cao và giữa vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc
dân, có quy mô rất lớn về vốn hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ
cao và quản lý hiện đại có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào
tạo nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh. Thí điểm hìnht hành tập đoàn kinh
tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh
tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng....
IV.4. Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước:
Cổ phần hoá DNNN là quá trình chuyển đổi sở hữu tài sản của nhà nước tại các
DNNN sang các cổ đông sở hữu trong đó nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc
biệt, cổ phần ở mức thấp hoặc nhà nước không giữ cổ phần.
Việc cổ phần hoá DNNN nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể:
- Huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, củng cố mở rộng,hiện đại hoá
DNNN hiện có, khắc phục mâu thuẫn ở nhiều DNNN hiện nay đang có nhiều cơ hội
đứng vững và phát triển trong thị trường cạnh tranh, nhưng đang thiếu vốn nghiêm
trọng nếu chỉ trông vào vốn ngân sách.
- Xoá bỏ tình trạng " vô chủ" hiện nay ở các DNNN trên cơ sở đó cải thiện căn
bản cơ chế chính sách và năng lực quản lý của doanh nghiệp và nhà nức đối với doanh
nghiệp thông qua chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần.
- Tăng nguồn lực do thu hút người lao động trong doanh nghiệp và công chúng
tham gia góp phần đầu tư, tăng quyền làm chủ dân chủ hoá quản lý, sâu sát đối với
doanh nghiệp, tạo thế bền vững.
- Chuyển DNNN thành công ty cổ phần cũng là chuyển doanh nghiệp hoạt động
theo luật doanh nghiệp nhà nước thích ứng với các chế thị trường trong giai đoạn phát
triển cao của cơ chế này.
Đối tượng cổ phần hoá những DNNN hiện có mà nhà nước không cần giữ
100% vốn không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh.
Hình thức cổ phần hoá bao gồm: giữ nguyên giá doanh nghiệp, phát hành cổ
phiếu để thu hút thêm vốn, bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp, chuyển toàn
bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Trường hợp cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của
doanh nghiệp thì không gây khó khăn hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
Hiện nay. Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương đã xây dựng được lịch
trình đổi mới, sắp xếp DNNN nói chung được đạt ở vị trí trung tâm. Trong 3 năm 2001
- 2003 dự kiến sẽ cồ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu khoảng 150 DNNN, chiếm 65%
trong tổng số gần 2200 DNNN thuộc diện sắp xếp của thời kỳ này. Ba năm tiếp theo
2004 - 2006 dự kiến sẽ cổ phần hoá, giao bán khoán, cho thuê hơn 910 DNNN cùng
với các hình thức khác trong khoảng 6 năm từ 2001 - 2006 sẽ sắp xếp khoảng 33000
DNNN
Để thực hiện thành công cổ phần hoá DNNN trong giai đoạn hiện nay cần chú ý
tới các vấn đề sau:
Thứ nhất là phân hoá, lựa chọn doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trong các
DNNN, cần xác định rõ doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu cổ phần hoá. Trong DNNN
thực hiện cổ phần hoá cần phải định rõ doanh nghiệp đối tượng nhà nước nắm giữ cổ
phần chi phối, cổ phần đặc biệt doanh nghiệp thuộc đối tượng nhà nước chỉ cần sở hữu
một phần vốn, doanh nghiệp thuộc đối tượng, nhà nước không cần thiết nắm giữ cổ
phần. Các kế hoạch đó cần có sự tham khảo và phối hợp với kế hoạch sắp xếp, chuyển
đổi của các địa phương nhằm đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ. Mặt
khác kế hoạch cổ phần hoá DNNN phải được chính phủ xem xét, phê duyệt chuẩn đảm
bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của cả nước.
Thứ hai là vấn đề định giá DNNN thuộc diện cổ phần hoá cần phải xây dựng
nhiều phương pháp định giá DNNN làm cho công tác định giá linh hoạt hơn và khách
quan hơn. Thật vậy, việc định giá chỉ theo một phương pháp mặc dù tạo nên một sự
thống nhất ít mang lại các cơ hội lựa chọn phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi
doanhnghiệp. Khi định giá các doanh nghiệp sẽ lấy một phương pháp chuẩn, đồng thời
sử dụng thêm một số phương pháp khác để kiểm tra xem việc đánh giá đã hợp lý chưa,
mức độ chênh lệnh là bao nhiêu. Thậm trí trên tiến mạnh hơn tới phương pháp đấu
thầu phần lớn các doanh nghiệp cổ phần hoá hiện nay không chỉ tiêu chuẩn niêm yết
trên thị trường chứng khoán, trong khi đó chương trình cổ phần hoá thời gian tới sẽ
được tiến hành rộng rãi với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ chế
định giá phức tạp như hiện nay sẽ gây tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian làm
chậm tiến trình cổ phần hoá.
Thứ ba là chính sách đối với đối tượng có quyền mua cổ phần: quyền được mua
cổ phần lần đầu bao gồm tất cả các pháp nhân hoạt động theo luật pháp Việt Nam,
công dân Việt Nam, Việt kiểu và người nước ngoài định cư ở Việt Nam. Trong thời
gian tới nền nới rộng mức khống chế tỷ lệ cổ phần hoá cho các nhà đầu tư, tiến tới bỏ
qy định khống chế tỷ lệ mua cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hoá đối với cán bộ
lãnh đạo doanh nghiệp, các cá nhân pháp nhân ngoài doanh nghiệp, các nhà đầu tư và
mức mua cổ phần ưu đãi của cán bộ quản lý doanh nghiệp tạo điều kiện cho quá trình
cổ phần hoá, đồng thời tăng niềm tin cho các cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp.
Việc loại bỏ mức khống chế mua cồ phần sẽ thu hút được nhiều cổ đông có tiềm lực
tài chính và kinh nghiệm quản lý để tạo đà tiến cho doanh nghiệp với hiệu quả quy mô
phát triển nhanh.
Thứ tư là chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp là đối tượng cổ
phần hoá. Ngoài quyền mua cổ phần phổ thông như một công dân, ngơì doanh động
DNNN cổ phần hoá còn được mua cổ phần với giá ưu đãi tuỳ thuộc vào vốn tự tích luỹ
của doanh nghiệp được tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, y tế theo chế độ hiện hành,
được đào tạo nghề theo yêu cầu đổi mới công nghệ, tổ chức lại lao động trong công ty
cổ phần; được hưởng các chế độ trợ cấp nếu thuộc diện dôi dư tổ chức lại lao động sau
12 tháng hoạt động của công ty cổ phần..... thực hiện những biện pháp trên nhằm tạo
ra động lực cổ phần hoá, đảm bảo các mục tiêu cổ phần hoá, đặc biệt là đảm bảo cho
người lao động trong DNNN tham gia làm chủ sở hữu công ty cổ phần hoá.
Thứ năm là, nhà nước ban hành cơ chế chính sách phù hợp đối với DNNN đã
chuyển sang công ty cổ phần. Sửa đổi chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp cổ phần
hoá theo hướng ưu đãi hơn đối với những doanh nghiệp có khó khăn nói riêng và của
toàn hệ thống doanh nghiệp cổ phần hoá nói chung. Ngoài ra nhà nước có thể đầu tư
vốn thành lập mới các công ty cổ phần.
Trên thế giới cũng đã diễn ra nhiều quá trình cổ phần hoá, đó là bài học lớn đối
với cổ phần ở nước ta. Tuy nhiên quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam có những điều
khác biệt rất lớn: thứ nhất, các DNNN của các nước khác ra đời và hoạt động trong cơ
chế thị trường, còn các DNNN Việt Nam hầu hết ra đời và hoạt động theo cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp. Do vậy khi chuyển sang công ty cổ phần rất khó khăn, khó
khăn hơn nhiều so với thành lập công ty mới, thứ hai, nguồn vốn của các DNNN ở các
nước có sự tham gia của nhiều chử sở hữu chứ không phải 100% vốn là cuả Nhà nước
như ở Việt Nam. Nói khác đi là ở các nước người ta đã công ty hoá rồi, thứ ba các
DNNN ở Việt Nam trong thời gian dài hoạt động cốt để giao, nộp, không có cạnh
tranh, nên đổi mới thiết bị chậm, nay chuyển sang cơ chế thị trường khó trụ nổi, thứ tư
số lượng các DNNN ở nước khác ít chỉ chiếm 1 -10% và chỉ nằm trong các khu vực
kinh tế quan trọng, ngược lại sốlượng DNNN ở nước ta rất nhiều, có mặt trong tất cả
các lĩnh vực nhưng trình độ công nghệ lạc hậu, hiệu quả sinh lời thấp, thứ năm ở các
nước các DNNN hay các doanh nghiệp tư nhân đều cùng hoạt động trong một môi
trường pháp lý kinh doanh chung, không có sự phân biệt các thành phần kinh tế, còn ở
Việt Nam tuy luật doanh nghiệp nhà nước đã ra đời xoá bỏ sự khác biệt, phân biệt giữa
DNNN và doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhưng thực tế vẫn có nhiều sự
bất công nhiều lúc phi lý nên khi cổ phần hoá gặp nhiều bỡ ngỡ. Thứ sáu sơ với nhiều
nước thì dân ta chưa có truyền thống đầu tư kinh doanh.
Việc triển khai cổ phần hoá DNNN trong thời gian qua tuy có những kết quả
khả quan nhưng vẫn tồn tại những bất cập đòi hỏi có những giải pháp tổng thể để xử
lý. Chính vì vậy các cơ quan hữu quan cần phải phối hợp một cách nhịp nhàng hơn
nữa để góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các DNNN giai đoạn tiếp theo.
IV.5. Thực hiện giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể phá sản
doanh nghiệp nhà nước.
"Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng, Nhà nước
không cần nắm giữ và không cổ phần hoá được, trong thực tế của từng DNNN, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định một trong các hình thức: giao bán, khoán
kinh doanh, cho thuê. Khuyến khích DNNN đã gia, bán được chuyển thành những
công ty cổ phần của người lao động sáp nhập, giải thể phá sản những DNNN hoạt
động không hiệu quả, nhưng không thực hiện được các hình thức nói trên".
(Nghị quyết hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX)
IV.5.1. Giải pháp sáp nhập của DNNN
Sáp nhập DNNN có thể diễn ra theo phương án: một doanh nghiệp tương đối
bền vững về khả năng cạnh tranh đang có triển vọng phát triển thị trường, có thể thiếu
lao động, thiếu vốn, thiếu mặt bằng, cần có thể đứng ra làm nòng cốt, trên cơ sở đó
tiến hành sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ hơn, yếu hơ thành một DNNN cỡ vừa hoặc
một số sẽ là tương đối lớn.
Việc lập phương án sáp nhập phải đi theo hướng nâng cao sức cạnh tranh từ đó
có phương án sắp xếp lại lao động sau sáp nhập, cần có nguồn tài chính để hình thành
quỹ tổ chức lại DNNN và quy mô cổ phần hoá để hỗ trợ đào tạo lại nghề hay trợ cấp
người lao động. Quy mô DNNN sau sáp nhập cần đạt cỡ vừa và cỡ tương đối lớn,
không duy trì DNNN quá nhỏ, yếu. DNNN được đưa vào phương án sáp nhập trước
hết phải là DNNN trong thời gian tương đối dài còn cần duy trì doanh nghiệp do nhà
nước đầu tư và sở hữu 100% vốn điều lệ, chưa có điều kiện quản lý hoặc cho thê
doanh nghiệp, chưa là đối tượng cổ phần hoá DNNN.
Hiện nay, có trường hợp sáp nhập DNNN chỉ đơn thuần là " cơ học" là phép
cộng các DNNN mà ít có tác dụng về đổi mới cơ chế quản lý hay chỉ đổi mới quản lý
mà để nguyên tổ chức manh mún, phân tán. Đó là những trợ ngại cần được khắc phục.
IV.5.2. Giải pháp giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước
Trước đây, Nhà nước đã áp dụng trên quy mô khá lớn giải thể doanh nghiệp
nhà nước. Hình thức giải thể chủ yếu là quy định tiêu chuẩn mới để đăng ký lại
DNNN, doanh nghiệp nào không đáp ứng những tiêu chuẩn đó, không có điều kiện sáp
nhập với doanh nghiệp khác để thành lập DNNN mới, đáp ứng các tiêu chuẩn giải thể
thì phải làm thủ tục giải thể. Có thể thấy được rằng chúng ta đang ở vào tình thế thực
sự có nhu cầu xử lý một số lượng không nhỏ DNNN quá yếu kém, đang ở giai đoạn
trên phá sản bằng giải pháp giải thể các doanh nghiệp này. Đồng thời, sau hơn 5 năm
ban hành luật phá sản cũng cần được hướng dẫn đầy đủ hơn bằng các văn bản dưới
luật để thực thi luật này cho các doanh nghiệp trong đó có DNNN.
Khi thực hiện giải thể doanh nghiệp hiện nay gặp nhiều vướng mắc về trách
nhiệm và quyền hạn của đại diện chủ sở hữu trong việc thanh toán các khoản nợ phải
trả, phải đòi thanh lý tài sản và hình thành nguồn tài chính đảm bảo sự hỗ trợ thoả
đáng cho lực lượng lao động làm việc trong DNNN bị giải thể. Những quy định về
những vấn đề trên cần được thể hiện bằng văn bản dưới luật do chính phủ ban hành.
Còn đối với việc phá sản các DNNN mặc dù số lượng DNNN làm ăn thua lỗ cần tuyên
bố phá sản lớn nhưng lượng DNNN thực hiện được không đáng là bao.
Một vấn đề khác đặt ra là: về hình thức giải thể doanh nghiệp giống phá sản
doanh nghiệp ở chỗ sau khi giải thể hoặc phá sanr doanh nghiệp đều mất tư cách pháp
nhân, đều phải thanh lý tài sản để thanh toán cho các chủ nợ. Tuy nhiên, về bản chất
giải thể và phá sản toàn khác nhau. Giải thể doanh nghiệp là ý muốn chủ quan của chủ
sở hữu doanh nghiệp. Phá sản doanh nghiệp là hiện tượng khách quan do toà án tuyên
bố. Bản chất kinh tế của phá sản và giải thể cũng khác nhau. Giải thể doanh nghiệp
hoặc là do không cần thiết duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp mặc dù nó vẫn kinh
doanh có hiệu quả do kinh doanh thua lỗ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ đến mức
mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Ngược lại phá sản có nghĩa là doanh nghiệp đó
đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Chính sự khác nhau này quyết định sự khác
nhau trong nguyên tác sử lý tài chính khi thực hiện giải thể hay phá sản doanh nghiệp.
Tuy nhiên theo chế độ hiện hành, nguyên tắc xử lý khi giải thể doanh nghiệp cũng
giống như là trường hợp phá sản doanh nghiệp. Điều đó là không đúng đặc biệt là vấn
đề trình tự thanh toán các khoản nợ việc quy định các hành vi bị coi là không có hiệu
lực....
IV.5.3. Giải pháp khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
Khoán kinh doanh là hình thức cải tiến quản lý nội bộ doanh nghiệp được áp
dụng khá sớm trong nền kinh tế nước ta. Khoán kinh doanh được xem như là một giải
pháp lớn để sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý DNNN, có nội dung như sau: khoán
toàn bộ hoạt động của cả một DNNN, người nhận khoán là giám đốc doanh nghiệp
đang điều hành doanh nghiệp có đủ năng lực, chỉ tiêu khoán quan trọng nhất là hiệu
quả kinh tế sau khi khoán doanh nghiệp vẫn hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà
nước.
Theo nghị định 103/NĐ - CP khoản kinh doanh là một phương thức quản lý
DNNN. Tức là sở hữu doanh nghiệp vẫn là nhà nước, cơ chế quản lý doanh nghiệp
cũng giống như DNNN. Có khác chăng là Nhà nước khoán cho doanh nghiệp một số
chỉ tiêu nào đó để doanh nghiệp chủ động tích cực trong hoạt động kinh doanh, trong
công tác quản lý. Vì vậy, quy định khoán doanh nghiệp cho các pháp nhân cá nhân cần
được nghiên cứu kỹ vì khi đó quyền của họ đối với bộ máy quản lý, người lao động và
quyền trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp bị ràng buộc theo cơ chế
DNNN.
Tuy khoán toàn bộ hoạt động kinh doanh cho giám đốc nhưng nó chưa khác với
cho thuê doanh nghiệp.
- Cho thuê cần đấu thầu, các cá nhân và tập thể hội đủ một số tiêu chuẩn dự
thầu đều được tham gia đấu thầu, tính phương án kinh doanh do hội đồng xét thầu thuê
DNNN quyết định.
- Thời gian thuê phải dài hơn, có thể 5 - 10 năm hoặc đến 15 năm để người
trúng thầu thuê có điều kiện đầu tư, cải tạo công nghệ, thu hồi vốn đầu tư, nhưng
không khai thác hết sức DNNN khi hết hạn được thuê.
- Yêu cầu bảo toàn phát triển vốn không quá kiểm toán đánh giá tài sảnvà đưa
ra chỉ tiêu phát triển trung và dài hạn đối với công nghệ. Người trúng thầu có đủ thẩm
quyền cải tạo công nghệ trên cơ sở hợp đồng thuê đượcđánh giáđầyđủ và khách quan
việc thực hiện cam kết của hợp đồng có thể định kỳ đánh giá.
- DNNN cho thuê có thể không hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước mà
theo luật công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần trong thời gian hạn thuê.
Giữa khoán kinh doanh và thuê DNNN có những điểm giống nhau trong việc
kích thích vật chất, khơi dậy động lực lao động sản xuất trực tiếp và lao động quản lý
của quần chúng, của chuyên gia...
IV.5.4. Giải pháp bán Doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động pháp
nhân và thể nhân ngoài doanh nghiệp
Đây cũng là giải pháp áp dụng cho loại DNNN nhỏ có vốn sở hữu nhà nước
dưới 1 tỷ đồng với giả định là tình hình tài chính lành mạnh, không đặt ra vấn đề thua
lỗ hoặc mức độ doanh lợi, cũng không nói đến tính cạnh tranh của sản phẩm và công
nghệ của số DNNN này. Do đó tiêu chí vốn Nhà nước sở hữu dưới 1 tỷ đồng đã quá
đơn giản hoá vấn đề phương thức bán toàn bộ doanh nghiệp, mặc dù có thể tách vấn đề
giá trị mặt bằng doanh nghiệp đang sử dụng ra khỏi vốn này. Cần nhấn mạnh tiêu chí
xếp DNNN vào diện bán là khả năng cạnh tranh kém, thua lỗ kéo dài không còn khả
năng cứu vãn, cần đầu tư vốn lớn mới có thể vực dậy hoặc chuyển hướng kinh doanh
doanh nghiệp và nhà nước chưa tìm được lối ra. Xử lý doanh nghiệp này bằng luật phá
sản bất lợi cho Nhà nước và người lao động hơn là bán doanh nghiệp qua đấu thầu đấu
giá. Với những DNNN như vậy thì không hạn chế bởi giới hạn vốn dưới 1 tỷ. Cần ưu
tiên bán cho tập thể cán bộ công nhân.
IV.5.5. Giao doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động tại doanh nghiệp
Thực chất là Nhà nước cho những người lao động trong doanh nghiệp số vốn
nhà nước tại doanh nghiệp này. Doanh nghiệp sau khi giao thuộc sở hữu của người lao
động, hoạt động theo luật doanh nghiệp hoặc luật hợp tác xã là do người lao động
quyết định. Vì giao không thu tiền nên việc định giá lại doanh nghiệp toàn bộ không
cần thiết. Nếu doanh nghiệp thấy cần, họ sẽ định giá lại sau khi nhận giao, phương án
sản xuất kinh doanh cũng là công việc của những chủ nhân mới của doanh nghiệp
quyết định theo quy định của Luật doanh nghiệp và luật hợp tác xã, cho nên việc bắt
buộc phải lập và trình phương án sản xuất kinh doanh trước khi giao cũng là không
cần thiết. Việc kiểm kê xác định lại giá trị doanh nghiệp lập phương án sản xuất trước
khi giao chỉ làm kéo dài thời gian, tốn thêm chi phí ảnh hưởng đến quyền lợi của
người lao động.
Vì vậy, đối với giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động trong doanh
nghiệp, chỉ cần quy định điều kiện giao là tập thể lao động đồng ý nhận để tiếp tục sản
xuất, kinh daonh trong thời gian ít nhất là ba năm và bảo đảm việc làm cho toàn bộ lao
động hiện có. Căn cứ để giao là số liệu trên sổ sách kế toán và thực tế kiểm kê.
IV.6. Xác định rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Nhà nước xây dựng hoàn thiện khung pháp lý là và ban hành chính sách, cơ chế
quản lý đối với doanh nghiệp, nhà nước xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ
chủ chốt cho DNNN, nhà nước tiến hành thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật,
chế độ quy định của nhà nước tại doanh nghiệp.
Kiên quyết chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính nhà nước can thiệp trực tiếp
cụ thể vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phải phân định quyền
quản lý hành chính về kinh tế của nhà nước và quyền quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý nhà nướ căn cứ vào pháp luật và yêu cầu quản lý mà ban hành
đồng bộ hệ thống văn bản pháp quy để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp.
IV.7. Phân định rõ quyền của cơ quan nhà nước thực hiện chức năng chủ sở hữu
đối với doanh nghiệp nhà nước
Cơ quan nhà nước với tư cách chủ sở hữu có quyền thành lập sáp nhập, chia
tách, giải thể, chuyển đổi sở hữu, ban hành điều lệ thưởng, kỷ luật các chức năng quản
lý chủ chốt, quyết định mục tiêu nhiệm vụ, chiến lược phát triển và kế hoạch trung dài
hạn của doanh nghiệp, phê duyệt các dự án đầu tư quy định nguyên tắc phân phối lợi
nhuận sau thuế, chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức quyền của chủ sở hữu đối với
doanh nghiệp.
IV.8. Đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước
Nhà nước phải tiến hành đào tạo và sử dụng có hiệu quả độ ngũ cán bộ quản lý
DNNN trước hết là đội ngũ cán boọ chủ chốt tại doanh nghiệp trong cơ chế thị trường,
thực hiện được mục tiêu kế hoạch kinh doanh trong cơ chế thị trường, thực hiện được
mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh chăm lo cho đời sống người lao động và có lợi
nhuận phải coi giám đốc là một nghề để có chương trình bồi dưỡng đào tạo cho phù
hợp; cơ chế đãi ngộ thích hợp, để động viên khuyến khích, đồng thời cũng có các chế
tài chặt chẽ để xử lý những cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả,
tham ô, tiêu cực.
Bên cạnh đó nhà nước cũng phải quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ
cán bộ quản lý nhà nước đại diện cho chủ sở hữu quản lý doanh nghiệp để đảm bảo
thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình và có đủ năng lực trình độ để quản lý
doanh nghiệp.
Kết luận
Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vứng định hướng XHCN,
ổn định và phát triển kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Thành phần kinh tế Nhà
nướ ( DNNN ) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao vai trò chủ đạo,
nâng cao hiệu quả, giữ vị then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng
để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lược lượng nòng cốt trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc phân tích đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại yếu
kém của DNNN nói riêng, kinh tế nhà nước nói chung trong thời gian qua. Tìm được
những nguyên nhân, xác định thách thức trong thời kỳ mới để từ đó có các giải pháp
cụ thể, không ngừng nâng cao hiệu quả, vị trí vai trò của thành phần kinh tế nhà nước
trong giai đoạn hiện nay. Đó là vấn đề nhạy cảm có liên quan đến sự ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta tin tưởng rằng công
cuộc đổi mới đất nước sẽ thành công, nền kinh tế của đất nước ta sẽ không ngừng ổn
định và phát triển. Thành phần kinh tế nhà nước sẽ ngày càng giữ vị trí xứng đáng và
có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân: mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội
công bằng dân chủ văn minh mà Đảng ta đã vạch ra sẽ trở thành hiện thực trên đất
nước Việt Nam ta.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế học chính trị - Mac Lê nin
NXB Chính trị Quốc gia1999
2. Kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường
NXB Sự thật 1992
3. Các quy định mới về Doanh nghiệp Nhà nước
NXB Chính trị Quốc gia 1996
4. Chế độ mới về tài chính và cổ phần hoá Doanh nghiệph Nhà nước
NXB Tài chính 11 - 1996
5. Đổi mới tăng cường thành phần kinh tế nhà nước lý luận, chính sách, giải
pháp
GSTS. Vũ Đình Bách NXB Chính trị Quốc gia 2001
6. Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước
NXB Chính trị Quốc gia1994
7. Tài liệu học tập lý luận chính trị phổ thông
Ban tư tưởng văn hoá Trung ương
NXB Chính trị quốc gia 1999
8. Chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước - Quản lý sự thay đổi Luật để trong
môi trường phi điều tiết
Barey Spicer - David Emanel - Michach Powell
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
Trung tâm thông tin tư liệu 1998
9. Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Trung tâm thông tin tư liệu
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 5 -1994
10. Văn kiện Đại hội Đảng VIII, IX
11. Các số " Tạp chí cộng sản năm 2001"
12. Các số Tạp chí Tài chính năm 1999, 2000, 2001
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước - cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân.pdf