Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Danh mục từ viết tắt STT Các từ viết tắt 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 CBCNV Cán bộ công nhân viên 4 CTHĐQT Chủ tịch hội đồng quản trị 5 BQLDA Ban quản lý dự án 6 HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 7 GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội 8 JSC Joint Stock Company - Công ty cổ phần 9 NMTĐ Nhà máy thủy điện 10 NMXM Nhà máy xi măng 11 PTGĐ Phó Tổng giám đốc 12 SX Sản xuất 13 SXKD Sản xuất kinh doanh 14 SXCN Sản xuất công nghiệp 15 SWOT Strengths – Weaknesses – Opportinities – Threats 16 XN Xí nghiệp 17 WTO World Trade Ogranization – Tổ chức thương mại thế giới Danh mục hình vẽ, bảng biểu Bảng 1.1. Doanh thu của công ty cổ phần Sông Đà 12 qua một số năm Bảng 2.1. Giá trị xây lắp của công ty qua một vài năm Bảng 2.2. Bảng thể hiện khối lượng các loại vật tư thiết bị công ty kinh doanh Bảng 2.3...

pdf61 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Danh mục từ viết tắt STT Các từ viết tắt 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 CBCNV Cán bộ công nhân viên 4 CTHĐQT Chủ tịch hội đồng quản trị 5 BQLDA Ban quản lý dự án 6 HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 7 GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội 8 JSC Joint Stock Company - Công ty cổ phần 9 NMTĐ Nhà máy thủy điện 10 NMXM Nhà máy xi măng 11 PTGĐ Phó Tổng giám đốc 12 SX Sản xuất 13 SXKD Sản xuất kinh doanh 14 SXCN Sản xuất công nghiệp 15 SWOT Strengths – Weaknesses – Opportinities – Threats 16 XN Xí nghiệp 17 WTO World Trade Ogranization – Tổ chức thương mại thế giới Danh mục hình vẽ, bảng biểu Bảng 1.1. Doanh thu của công ty cổ phần Sông Đà 12 qua một số năm Bảng 2.1. Giá trị xây lắp của công ty qua một vài năm Bảng 2.2. Bảng thể hiện khối lượng các loại vật tư thiết bị công ty kinh doanh Bảng 2.3. Bảng thể hiện giá trị kinh doanh các loại vật tư qua các năm Bảng 2.4. Bảng thống kê thiết bị máy móc dùng trong hoạt động sản xuất của công ty năm 2009 Bảng 2.5. Bảng thống kê nhân lực, nhân công của công ty năm 2009 Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Sông Đà 12 Hình 1.2. Biểu đồ lợi nhuận của JSC Sông Đà 12 qua các năm Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất bê tông thương phẩm qua các năm Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện giá trị hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải của JSC Sông Đà 12 qua các năm MỤC LỤC Lời mở đầu......................................................................................................... 1 Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Sông Đà 12 ...................... 9 1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Sông Đà 12 .............................. 9 1.1.1. Xí nghiệp Sông Đà 12.2 ..................................................................... 9 1.1.2. Xí nghiệp Sông Đà 12.4 ..................................................................... 9 1.1.3. Xí nghiệp Sông Đà 12.5 ..................................................................... 9 1.1.4. Xí nghiệp Sông Đà 12.11 ................................................................. 10 1.1.5. Ban Quản lý các Dự án khu vực Hòa Bình ...................................... 10 1.1.6. Trạm vật tư vận tải đường thủy Quảng Ninh .................................... 10 1.1.7. Ban Quản lý Dự án đầu tư Xây dựng bến Cảng chuyên dùng bốc dỡ Vật tư thiết bị - Xí nghiệp12.4 .................................................................... 10 1.1.8. Các đội xây lắp số 1,2 ...................................................................... 10 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của JSC Sông Đà 12 ................ 10 1.3. Chính sách chất lượng của công ty cổ phần Sông Đà 12................. 12 1.4. Các công ty góp vốn .......................................................................... 13 1.4.1.Công ty cổ phần thép Việ t- Ý (VIS) ................................................. 13 1.4.2.Công ty Cổ phần xi măng Sông Đà ................................................... 13 1.4.3. Công ty Cổ phần thương mại và vận tải Sông Đà ( Sotraco) ............ 14 1.4.4. Công ty Cổ phần công nghiệp thương nghiệp Sông Đà ................. 14 1.4.5. Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà (Sodaco) .................. 14 1.4.6. Công ty cổ phần đầu tư PV- Incones ............................................. 14 1.4.7. Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà- Hoàng Liên ......................... 15 1.4.8. Công ty cổ phần thủy điện Nậm Mức ............................................... 15 1.4.9.Công ty cổ phần Sông Đà 12- Cao Cường ........................................ 15 1.4.10.Công ty cổ phần Sông Đà 12- Nguyên Lộc ...................................... 15 1.4.11.Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC)......................... 15 1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 ................................ 17 1.6. Lĩnh vực kinh doanh của công ty ......................................................... 17 1.7. Khách hàng chính của công ty .............................................................. 19 1.8. Thành công mà công ty đã đạt được qua các năm ................................ 19 1.8.1. Doanh thu qua một số năm .............................................................. 19 1.8.2. Lợi nhuận ........................................................................................ 19 1.8.3. Thu nhập bình quân....................................................................... 20 1.8.4. Các danh hiệu mà công ty được khen thưởng qua các năm ........... 20 Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của JSC Sông Đà 12 ................. 21 2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty....................... 21 2.1.1. Hoạt động xây lắp ............................................................................ 21 2.1.1.1. Các công trình xây lắp đầu tư của đơn vị .............................. 22 2.1.1.2. Các công trình xây lắp giao thầu nội bộ ................................ 22 2.1.1.3. Các công trình đấu thầu ......................................................... 23 2.1.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp ...................................................... 23 2.1.2.1. Sản xuất bê tông thương phẩm .............................................. 24 2.1.2.2. Sản xuất cột điện bê tông ly tâm các loại ............................... 25 2.1.3. Hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải ............................................... 25 2.1.3.1. Kinh doanh vật tư thiết bị ...................................................... 26 2.1.3.2. Vận tải ..................................................................................... 28 2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh khác ............................................... 28 2.2. Hoạt động thực hiện các dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 .................................................................................................................. 28 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 12 ..................................................................................... 29 2.3.1. Chất lượng sản phẩm ....................................................................... 29 2.3.2. Trình độ công nghệ sản xuất ............................................................ 31 2.3.3. Trình độ nguồn nhân lực .................................................................. 33 2.4. Phân tích năng lực cạnh tranh theo SWOT .......................................... 38 2.4.1. Điểm mạnh (Strengths) .................................................................... 38 2.4.2. Điểm yếu ( Weaknesses)................................................................... 40 2.4.3. Cơ hội ( Opportinities)..................................................................... 41 2.4.4. Nguy cơ ( Threats) ........................................................................... 42 2.5. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian qua ....................................................................................... 42 2.5.1. Các biện pháp mà công ty thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................................................................................. 43 2.5.1.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ......................................... 43 2.5.1.2. Nâng cao trình độ công nghệ .................................................. 43 2.5.2. Thành tựu và hạn chế mà công ty nhận được khi tiến hành các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh .......................................................... 44 2.6. Đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 12 .................................................................................................................. 45 2.6.1. Kết quả đạt được ............................................................................. 45 2.6.2. Hạn chế ........................................................................................... 46 2.6.3. Nguyên nhân .................................................................................... 47 2.6.3.1. Nguyên nhân chủ quan ........................................................... 47 2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan ....................................................... 47 Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ................... 47 3.1. Mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2006 - 2010 ......................... 47 3.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 48 3.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2010 ............................................. 48 3.2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ chủ yếu của công ty giai đoạn 2006- 2010 ........................................................................ 48 3.2.1. Định hướng phát triển ..................................................................... 48 3.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu ............................................................................. 49 3.3. Cơ hội và thách thức đối với công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm tới........................................................................... 50 3.3.1. Cơ hội .............................................................................................. 50 3.3.2. Thách thức ....................................................................................... 51 3.4. Giải pháp về phía công ty ...................................................................... 51 3.4.1.Giải pháp về tổ chức sản xuất ........................................................... 51 3.4.2. Giải pháp về nhân lực ...................................................................... 52 3.4.3. Giải pháp về đầu tư ......................................................................... 53 3.4.4. Giải pháp về thị trường .................................................................... 54 3.4.5. Giải pháp về kỹ thuật - công nghệ .................................................... 55 3.4.6. Giải pháp về kinh tế tài chính .......................................................... 56 3.4.7. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV ...................... 57 3.5. Một số kiến nghị đối với nhà nước ........................................................ 58 Kết luận ............................................................................................................ 60 Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................... 60 Lời mở đầu Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi mà Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thì toàn cầu hóa không chỉ mang lại cho Việt Nam những cơ hội mà còn đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức. Đó là việc làm sao để hàng hóa Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị khu vực hay toàn cầu, làm thế nào để hàng hóa sản xuất trong nước có thể có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, làm sao để tên tuổi các doanh nghiệp, các thương hiệu của Việt Nam được các khách hàng trên thế giới biết đến và ghi nhớ...Những khó khăn này không thể khắc phục một cách vội vàng được, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có một chiến lược năng cao năng lực cạnh tranh của mình một cách triệt để và mang lại hiệu quả thật sự. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề lại có những đặc điểm khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cũng lựa chọn cho mình những chiến lược nâng cao sức cạnh tranh khác nhau. Vì vậy mà trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12 em đã chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu và làm rõ năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn hiện nay. Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 12 từ năm 2006 đến năm 2009. Đề tài này được thực hiện với mục đích tìm hiểu về các biện pháp mà Công ty Cổ phần Sông Đà 12 đã và đang sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của mình trong điều kiện hội nhập kinh tế, khi mà yếu tố cạnh tranh mang tính chất là yếu tố quyết định đến thị phần đến sự phát triển của công ty trong thời gian sắp tới cũng như trong lâu dài. Để tài này sử dụng phương pháp thống kê kinh tế và phân tích kinh tế vi mô và vĩ mô. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Sông Đà 12 - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 - Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Sông Đà 12 1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Sông Đà 12 Tên công ty, tên giao dịch của công ty là Công ty Cổ phần Sông Đà 12 Trụ sở chính: Lô 1- Khu G- Đường Nguyễn Tuân- Thanh Xuân- Hà Nội. Điện thoại: 04.35573681 Vốn điều lệ của Công ty là 50 tỷ đồng Người đại diện pháp luật: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Đỗ Dũng Các đơn vị trực thuộc của công ty: 1.1.1. Xí nghiệp Sông Đà 12.2 - Địa chỉ: Tổ 1- Phường Hữu Nghị - TP. Hòa Bình- Tỉnh Hòa Bình - Điện thoại: 0218.3888 656 - Fax: 0218.3854 464 - Ngành nghề kinh doanh: Xây lắp và vận hành hệ thống điện nước phục vụ sinh hoạt và thi công các công trình thủy điện; Sản xuất kinh doanh vật liệu điện; Kinh doanh vật tư. 1.1.2. Xí nghiệp Sông Đà 12.4 - Địa chỉ: Số 55- Phường Sỏ Dầu- Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng - Điện thoại: 0313.3850196 - Fax: 0313.850 196 - Ngành nghề kinh doanh: tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa đường thủy – bộ; Kinh doanh dịch vụ cảng; Gia công sửa chữa, đóng mới sàn lan, tàu biển. 1.1.3. Xí nghiệp Sông Đà 12.5 - Địa chỉ: Số 14 – Lô B7- Biệt thự liền kề Mỹ Đình I - Từ Liêm - Hà Nội - Điện thoại: 04.32872331 - Fax: 04.2872331 - Ngành nghề kinh doanh: xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi; Kinh doanh nhà ở đô thị. 1.1.4. Xí nghiệp Sông Đà 12.11 - Địa chỉ: Biệt thự C4- KĐT 54 - Số 2A - Ngõ 85 Phố Hạ Đình- Thanh Xuân Hà Nội - Điện thoại: 04.32850792 - Ngành nghề kinh doanh: xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 500KV; Xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp. 1.1.5. Ban Quản lý các Dự án khu vực Hòa Bình - Địa chỉ: Tổ 14 Phường Tân Hòa- Thành phố Hòa Bình- Tỉnh Hòa Bình - Điện thoại: 0218.3883836 - Ngành nghề kinh doanh: theo dõi và quản lý các dự án đầu tư tại khu vực Hòa Bình. 1.1.6. Trạm vật tư vận tải đường thủy Quảng Ninh - Địa chỉ: Cột 5- Phường Hồng Hà- Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh - Điện thoại: 033.835478 - Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh vận tải đường thủy, kinh doanh than. 1.1.7. Ban Quản lý Dự án đầu tư Xây dựng bến Cảng chuyên dùng bốc dỡ Vật tư thiết bị - Xí nghiệp12.4 - Địa chỉ: Số 55- Phường Sở Dầu- Quận Hồng Bàng- Thành phố Hải Phòng. - Điện thoại: 0313.850196 - Ngành nghề kinh doanh: theo dõi và quản lý Dự án đầu tư xây dựng bến cảng chuyên dùng bốc dỡ VTTB tại Hải Phòng 1.1.8. Các đội xây lắp số 1,2 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của JSC Sông Đà 12 Công ty CP Sông Đà 12 trước đây là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà được thành lập theo quyết định số 135A/BXD- TCLĐ ngày 26 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng bộ xây dựng theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 và nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1993 của Hội đồng bộ trưởng. Tiền thân của Công ty CP Sông Đà 12 là Công ty cung ứng vật tư trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà được thành lập theo quyết định số 217 BXD- TCCB ngày 01 tháng 2 năm 1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở sát nhập các đơn vị xí nghiệp cung ứng vận tải, Ban tiếp nhận thiết bị. Xí nghiệp gỗ, xí nghiệp khai thác đá, xí nghiệp gạch Yên Mông và công ty sản xuất vật liệu xây dựng Thủy Điện Sông Đà (cũ). Công ty Sông Đà 12 có trụ sở chính tại Lô 1- Khu G- Đường Nguyễn Tuân- Thanh Xuân- Hà Nội. Công ty có 4 xí nghiệp và các đơn vị sản xuất trực thuộc tại các tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, … Với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng nhà ở, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy; sản xuất gạch các loại; Sản xuất phụ tùng, phụ kiện cho xây dựng; Gia công chế biến gỗ dân dụng và xây dựng; Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng. Ngày 2 tháng 1 năm 1995 công ty được đổi tên lần thứ nhất thành Công ty xây lắp vật tư vận tải Sông Đà 12 theo quyết định số 04/BXD-TCLĐ. Năm 1996 bổ sung thêm các ngành nghề: xuất khẩu thiết bị, xe máy, vật liệu xây dựng, sản xuất vỏ bao xi măng, xây lắp công trình giao thông thủy điện. Năm 1997 bổ sung thêm các ngành nghề xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế, xây dựng hệ thống cấp thoát nước dân dựng và công nghiệp, nhập khẩu phương tiện vận tải, nhập khẩu nguyên liệu vật liệu. Năm 1998 bổ sung các ngành nghề Sửa chữa trung đại tu các loại phương tiện vận tải thủy bộ và máy xây dựng, sản xuất cột điện ly tâm, gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng, xây dựng các công trình giao thông, kinh doanh dầu mỡ. Năm 2000 Công ty bổ sung ngành nghề xây dựng các công trình thủy lợi Năm 2001 bổ sung ngành nghề sản xuất và kinh doanh thép có chất lượng cao. Ngày 11 tháng 3 năm 2002 công ty được đổi tên thành Công ty Sông Đà 12 theo quyết định số 235/QĐ- BXD. Năm 2004 công ty mở rộng thêm ngành nghề sản xuất chất phụ gia dùng trong công tác bê tông, dự án xây dựng nhà ở tại Hòa Bình. Ngày 30/12/2004 Công ty Sông Đà 12 chuyển đổi thành Công ty cổ phần Sông Đà 12 theo quyết định số 2098/QĐ-BXD của trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển công ty Sông Đà 12 thuộc Tổng công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần. Năm 2005 thành lập Ban Quản lý Dự án xây dựng bến cảng chuyên dùng bốc dỡ vật tư thiết bị vận tải Hải Phòng. Năm 2008 công ty bổ sung các ngành nghề: sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải thủy, tháo dỡ thiết bị, cấu kiện sắt thép, phương tiện vận tải thủy bộ; dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, máy móc thiết bị thông thường, chuyên dùng, hàng Container và siêu trường siêu trọng; Vận chuyển và kinh doanh than; Nhận ủy thác đầu tư; Kinh doanh bất động sản. Xây lắp đường dây và trạm biến áp 500KV. Ngày 03/01/2008 Công ty Cổ phần Sông Đà được chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 01/QĐ- TTGDCKHN do Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cấp với mã chứng khoán là S12. Số lượng cổ phiếu niêm yết 5.000.000 cổ phiếu, ngày giao dịch đầu tiên là 16/01/2008. 1.3. Chính sách chất lượng của công ty cổ phần Sông Đà 12 Hiện nay, công ty cổ phần Sông Đà 12 đang thực hiện quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO9001. Với định hướng phát triển là luôn luôn đổi mới phương thức quản lý điều hành, đầu tư các thiết bị, công nghệ tiên tiến, đào tạo con người nhằm đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi cao nhất của khách hàng. Công ty luôn cam kết thực hiện chính sách chất lượng dựa trên các nguyên tắc sau: Không ngừng phát triển, đầu tư đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng và tổng hợp của khách hàng. Luôn quan tâm và liên hệ chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng, bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ có trình độ giỏi, đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, lao động với năng suất chất lượng và ngày càng hiệu quả. Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động để có thể phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. 1.4. Các công ty góp vốn 1.4.1.Công ty cổ phần thép Việ t- Ý (VIS) - Địa chỉ: Khu CN Phố Nối A- xã Giai Phạm – Giai Phạm- Yên Mỹ- Hưng Yên. - Vốn điều lệ: 150 tỷ đồng - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất thép xây dựng - Số lượng cổ phần sở hữu của Công ty CP Sông Đà 12 tại Công ty Cổ phần Thép Việt- Ý đến 31/12/2009 là 123.130 cổ phần tương ứng với giá trị 1,23 tỷ đồng. 1.4.2.Công ty Cổ phần xi măng Sông Đà - Địa chỉ: Phường Tân Hòa- TP Hòa Bình- Tỉnh Hòa Bình - Vốn điều lệ: 19,8 tỷ đồng - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất xi măng và vỏ bao xi măng, khai thác khoáng sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư hàng hóa. - Số lượng cổ phần sở hữu của JSC Sông Đà 12 tại Công ty CP xi măng Sông Đà đến 31/12/2009 là 180.740 cổ phần tương đương 1,81 tỷ đồng 1.4.3. Công ty Cổ phần thương mại và vận tải Sông Đà ( Sotraco) - Địa chỉ: Nhà B28- TT12- KĐT Văn Quán- Văn Mỗ- Hà Đông- Hà Nội - Vốn điều lệ: 50 tỷ đồng - Ngành nghề kinh doanh chính: xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kinh doanh vật tư vận tải. - Công ty CP Sông Đà 12 sở hữu 96.777 cổ phần tương đương với 967,77 triệu đồng của Công ty Cổ phần thương mại và vận tải Sông Đà. 1.4.4. Công ty Cổ phần công nghiệp thương nghiệp Sông Đà - Địa chỉ: xã Yên Nghĩa- Hoài Đức- Hà Tây - Vốn điều lệ : 35 tỷ đồng - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh bao bì các loại, kinh doanh vật tư. - Công ty CP Sông Đà 12 sở hữu 102.320 cổ phần tương đương với giá trị 1,53 tỷ đồng của Công ty CP công nghiệp thương mại Sông Đà 1.4.5. Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà (Sodaco) - Địa chỉ: Nhật Tân- Tây Hồ- Hà Nội - Vốn điều lệ: 15 tỷ đồng - Ngành nghề kinh doanh chính: xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, kinh doanh vật tư vận tải. - Tính đến 31/12/2009 Công ty CP Sông Đà 12 sở hữu 163.000 cổ phần tương đương với 1,63 tỷ đồng của Công ty CP Sodaco. 1.4.6. Công ty cổ phần đầu tư PV- Incones - Địa chỉ: 226- Hoàng Ngân - Cầu Giấy - Hà Nội - Vốn điều lệ: 250 tỷ đồng; Sông Đà 12 góp 7,021 tỷ đồng chiếm 2,81% vốn điều lệ. - Ngành nghề kinh doanh chính: Xây lắp, sản xuất và thương mại, kinh doanh bất động sản, du lịch, tư vấn pháp luật… 1.4.7. Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà- Hoàng Liên - Công ty có trụ sở chính tại Sa Pa- Lào Cai. - Vốn điều lệ của công ty là 140 tỷ đồng, trong đó JSC Sông Đà 12 góp 14 tỷ đồng chiếm 10% vốn điều lệ. - Ngành nghề kinh doanh chính: xây dựng công trình thủy điện. 1.4.8. Công ty cổ phần thủy điện Nậm Mức - Địa chỉ: Bản Hồ Mức- xã Pa Ham- Mường Chà – Điện Biên. - Ngành nghề kinh doanh chính: xây dựng, quản lý, vận hành nhà máy thủy điện. - Vốn điều lệ của công ty là 245 tỷ đồng. Công ty CP Sông Đà 12 góp 14,7 tỷ đồng chiếm 6% vốn điều lệ. 1.4.9.Công ty cổ phần Sông Đà 12- Cao Cường - Địa chỉ: Số 2- Sùng Yên- Thị trấn Phả Lại- Hải Dương - Vốn điều lệ là 30 tỷ đồng trong đó Sông Đà 12 đóng góp 6 tỷ chiếm 20% vốn điều lệ. - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất phụ gia tro bay. 1.4.10.Công ty cổ phần Sông Đà 12- Nguyên Lộc - Công ty có trụ sở chính đóng tại Mỹ Đình – Từ Liêm- Hà Nội. - Vốn điều lệ của công ty là 34 tỷ đồng, Sông Đà 12 góp 7,08 tỷ đồng chiếm 20,82% vốn điều lệ. - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh phụ gia Puzolan 1.4.11.Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC) - Địa chỉ: B42- KĐT Trung Hòa- Nhân Chính- Thanh Xuân- Hà Nội - Ngành nghề kinh doanh của công ty: Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá, dịch vụ môi giới đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu; tư vấn đầu tư tài chính; đầu tư kinh doanh bất động sản; đào tạo nghề .... - Vốn điều lệ: 87,02 tỷ đồng - Số lượng cổ phần sở hữu của Công ty CP Sông Đà 12 tại HANIC tính đến ngày 31/12/2009 là 136.250 cổ phần tương đương với giá trị 1,39 tỷ đồng. 1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Sông Đà 12 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12-2 XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12-4 XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12-5 XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12-11 P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. QUẢN LÝ KỸ THUẬT P. KINH TẾ KẾ HOẠCH P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN QLCÁC DA KV HOÀ BÌNH BAN QLDA BẾN CẢNG HẢI P. CƠ GIỚI VẬT TƯ PHÓ TỔNG GĐ TRẠM VẬT TƯ VT ĐƯỜNG THUỶ ĐỘI XÂY LẮP SỐ 1 ĐỘI XÂY LẮP SỐ 2 PHÓ TỔNG GĐ PHÓ TỔNG GĐ 1.6. Lĩnh vực kinh doanh của công ty - Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng, dân dụng, công trình giao thông (đường bộ, cầu cảng, sân bay), thủy điện, thủy lợi ( đê, mương,kênh, trạm. đập chứa nước), công trình đường dây tải điện, trạm biến áp… - Xây lắp các công trình giao thông, thủy lợi, bưu điện, hệ thống điện đến 220KV, hệ thống cấp thoát nước công nghiệp dân dụng… - Quản lý, kinh doanh nhà, điện, nước sản xuất và sinh hoạt. - Sản xuất kinh doanh thép chất lượng cao. - Sản xuất kinh doanh cột điện ly tâm. - Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng. - Sửa chữa phượng tiện vận tải thủy bộ. - Sản xuất vỏ bao xi măng. - Sản xuất chất phụ gia dùng trong công tác bê tông. - Sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải thủy. - Tháo dỡ thiết bị, cấu kiện sắt thép, phương tiện vận tải thủy bộ. - Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, máy móc thiết bị thông thường, chuyên dùng, hàng container và siêu trường siêu trọng. - Lắp đặt, vận hành và kinh doanh khí nén, mạng thông tin liên lạc (hữu tuyến và vô tuyến). - Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị xe máy, phương tiện vận tải. - Vận chuyển hàng hóa, gia công chế biến gỗ dân dụng và xây dựng, khai thác nguyên liệu phi quặng. - Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và kinh doanh nhà máy điện. - Thuê và cho thuê thiết bị xe máy cầu trục, phương tiện vận tải thủy. - Kinh doanh bất động sản (trừ môi giới, định giá, sàn giao dịch bất động sản). 1.7. Khách hàng chính của công ty - Các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam - Các đơn vị thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam - Các công ty trực thuộc Tập đoàn Sông Đà 1.8. Thành công mà công ty đã đạt được qua các năm 1.8.1. Doanh thu qua một số năm Năm Doanh thu ( tỷ đồng) 2005 249,9 2006 279,09 2007 341,473 2008 261,27 2009 269,46 Bảng 1.1. Doanh thu của công ty cổ phần Sông Đà 12 qua một số năm Những năm gần đây doanh thu của công ty không ngừng gia tăng, tuy nhiên mức độ gia tăng còn hạn chế. Năm 2008, 2009 doanh thu của công ty có phần giảm sút so với năm 2007 đây là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. 1.8.2. Lợi nhuận 05 10 15 20 25 2006 2007 2008 2009 Lợi nhuận (tỷ đồng) Hình 1.2. Biểu đồ lợi nhuận của JSC Sông Đà 12 qua các năm Qua biểu đồ lợi nhuận của JSC Sông Đà những năm gần đây ta nhận thấy rằng. Lợi nhuận của công ty đã tăng đột ngột vào năm 2007, một phần đó là do ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập WTO thúc đẩy các ngành kinh tế tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khá là cao. Tuy nhiên trong năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho rất nhiều ngành kinh tế chững lại, và JSC Sông Đà 12 cũng không ngoại lệ. Lợi nhuận công ty đạt được trong năm 2008 chỉ là 11,28 tỷ, bằng 40% lợi nhuận năm 2007. Tuy nhiên sang năm 2009 công ty đã có dấu hiệu đi lên khi lợi nhuận lại tiếp tục tăng trở lại dù rằng mức độ tăng còn khiêm tốn. 1.8.3. Thu nhập bình quân Mức thu nhập bình quân của nhân viên/ tháng của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2001 thu nhập bình quân chỉ là 896.000 đồng thì đến năm 2006 đạt là 1.664.000 đồng và đến năm 2009 là 3,34 triệu đồng, tức là tăng gấp đôi so với năm 2006. 1.8.4. Các danh hiệu mà công ty được khen thưởng qua các năm - Huân chương lao động hạng ba năm 1985 - Huân chương lao động hạng hai năm 1995 - Huân chương lao động hạng nhất năm 2001 - Huân chương độc lập hạng 3 năm 2004 - Cờ Bộ xây dựng, Cờ công đoàn ngành năm 1999 - Cờ Bộ xây dựng, Bằng khen công đoàn ngành 2000 - Cờ bộ xây dựng, Cờ công đoàn ngành năm 2001, 2005 - Cờ Bộ xây dựng, Bằng khen Tổng liên đoàn lao động năm 2002 - Bằng khen công đoàn ngành năm 2003, 2004, 2006 - Cờ thi đua xuất sắc của Tổng công ty Sông Đà năm 2007 - Cờ thi đua xuất sắc của Công đoàn xây dựng Việt Nam năm 2007 - Bằng khen của tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2008 Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của JSC Sông Đà 12 2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.1. Hoạt động xây lắp Công ty cổ phần Sông Đà 12 kinh doanh khá nhiều các ngành nghề liên quan đến xây dựng các công trình từ bến cảng đến khu trung cư, sản xuất vật tư…Trong đó hoạt động xây lắp là một trong những hoạt động chủ lực, mang lại cho công ty nhiều doanh thu cũng nhu lợi nhuận nhất. Hàng năm mảng xây lắp thường chiếm giá trị khá lớn . Năm 2007 2008 2009 Gía trị xây lắp ( tỷ đồng) 152,744 179,12 168,27 Tổng giá trị SXKD 347,665 301,58 312,33 Bảng 2.1. Giá trị xây lắp của công ty qua một vài năm Vậy là mỗi năm hoạt động xây lắp mang lại cho công ty khoảng 50% giá trị SXKD. 2.1.1.1. Các công trình xây lắp đầu tư của đơn vị Từ năm 2007-2009, công ty đã có khá nhiều các công trình đầu tư thuộc hạng mục xây lắp, trong đó phải kể đến các công trình như: - Nhà ở khu đô thị liền kề Xí nghiệp 12.3 với giá trị thực hiện lên đến 3,710 tỷ đồng. - Dự án bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư thiết bị với tổng giá trị qua các năm là 6,9 tỷ đồng (2007), 11,852 tỷ đồng (2008). 2.1.1.2. Các công trình xây lắp giao thầu nội bộ JSC Sông Đà 12 là một Công ty con thuộc tập đoàn Sông Đà nên khối lượng, giá trị các công trình giao thầu nội bộ Tổng công ty cũng chiếm một phần quan trọng với tỷ trọng khá lớn. Từ năm 2007- 2009 Công ty đã được Tổng công ty giao cho các công trình như: - Thủy điện Tuyên Quang với các hạng mục xây lắp, phát điện dự phòng, xử lý tuyến ống qua mỏ đá số 5, các hạng mục phục vụ xây lắp như vận hành hệ thống cung cấp điện nước phục vụ thi công và sinh hoạt, kinh doanh vật tư vận tải chủ yếu như xi măng, sắt thép, xăng, dầu, cát…tiếp nhận và vận chuyển thiết bị nhà máy. Năm 2007 tổng giá trị của công trình này là 14,716 tỷ đồng, năm 2008 là 446 triệu. - Các hạng mục xây lắp, phục vụ xây lắp (kho trung chuyển, nhà ở, nhà làm việc…) và tiếp nhận vận chuyển thiết bị nhập khẩu của Thủy điện Sơn La. Tổng giá trị công trình năm 2007 là 191 triệu đồng, đến năm 2008 là 882 triệu đồng. - Nhà máy xi măng Hạ Long với các hạng mục như trạm đập đá vôi, kho đá vôi, xưởng nghiền than…Tổng giá trị công trình năm 2007 là 24,791 tỷ đồng, năm 2008 là 11,619 tỷ đồng - Thủy điện Huội Quảng với các hạng mục phục vụ xây lắp như vận hành hệ thống cung cấp điện nước phục vụ thi công và sinh hoạt; kinh doanh vật tư chính như sắt thép, xi măng, cát, xăng, dầu… các trạm biến áp, đường dây và xây lắp nước… 2.1.1.3. Các công trình đấu thầu Ba năm trở lại đây công ty đã trúng thầu khá nhiều các công trình xây lắp với quy mô lớn nhỏ khác nhau như: - Các hạng mục xây lắp tại công trình Thủy điện Sử Pán 2 - Đường dây 110KV Thủy điện Hương Sơn- Hà Tĩnh - Trạm OPY- Thủy điện Hương Sơn- Hà Tĩnh - Lắp đặt hệ thống điện, nước tại Khu đô thị cao cấp Làng Việt Kiều Châu Âu - Các gói thầu xây lắp tại NMXM Thăng Long - Đường dây 220KV Dốc Sỏi- Quảng Ngãi - Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng - Dây chuyền 2 của Nhà máy xi măng Bút Sơn - Các hạng mục xây lắp tại Nhà máy Thủy điện Nậm Mức - Chưng cư Việt Hưng (HUD) - Bãi Clinke – Nhà máy xi măng Hải Phòng - Đường dây 35KV Điện Biên - Xây lắp TBA 110KV Phù Chẩn - Đường dây 110KV Phố Vàng- Phú Thọ - Đường dây 35KV Thủy điện Nậm Soi - Nhà máy Ferocrom Nam Việt - Đường dây 35KV Thủy điện Nậm He - Đường vào Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình 2.1.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp là một trong bốn ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 12. Mỗi năm hoạt động này tạo ra khoảng 3-4% trong tổng giá trị sản xuất của toàn công ty. Giá trị hoạt động sản xuất công nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2007 2008 2009 giá trị (tỷ đồng_ Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm Năm 2007 giá trị hoạt động SXCN đạt 14,927 tỷ (chiếm 4,29% tổng giá trị SXKD) thì đến năm 2008 hoạt động này chỉ còn 11,36 tỷ đồng (3,77% tổng giá trị SXKD) và đến năm 2009 thì hoạt động SXKD chỉ đóng góp vào tổng giá trị SXKD của công ty là 9,99 tỷ đồng (3,2%). Trong hoạt động sản xuất công nghiệp thì công ty tập trung vào sản xuất hai mặt hàng chính là sản xuất bê tông thương phẩm và sản xuất cột điện các loại. 2.1.2.1. Sản xuất bê tông thương phẩm Bê tông thương phẩm là bê tông được đặt làm tại nhà máy trộn bê tông theo yêu cầu của khách hàng, tức là nó được sản xuất sẵn rồi được đem đến công trình để thi công. Hiện nay đây là sản phẩm sản xuất công nghiệp mang lại cho JSC Sông Đà 12 nhiều lợi nhuận nhất, đóng góp mỗi năm khoảng hơn 10 tỷ đồng vào tổng giá trị SXKD của công ty. 02 4 6 8 10 12 14 2006 2007 2008 giá trị (tỷ đồng) Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất bê tông thương phẩm qua các năm Năm 2006 giá trị sản xuất bê tông thương phẩm đem lại 10,219 tỷ đồng, năm 2007 là 13,8196 tỷ đồng và năm 2008 là 10,212 tỷ đồng. Khối lượng bê tông thương phẩm được sản xuất ra có phần suy giảm qua các năm tuy nhiên khối lượng đó là không nhiều. 2.1.2.2. Sản xuất cột điện bê tông ly tâm các loại Công ty tham gia sản xuất các loại cột điện, tuy nhiên giá trị của việc sản xuất cột điện đem lại cho công ty thì không cao cho lắm và khối lượng cột điện mà công ty sản xuất mỗi năm thì không nhiều. Năm 2007 công ty sản xuất được 553 cột điện thì đến năm 2008 con số này đã giảm xuống còn 309 cột điện. Điều này là do năng lực tiếp thị bán hàng hạn chế nên công ty chỉ sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng để tập trung tiêu thụ lượng sản phẩm tồn kho đảm bảo chất lượng của sản phẩm và đôn đốc thu vốn nợ đọng. 2.1.3. Hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải Sau mảng xây lắp thì hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải là ngành mang lại khá nhiều doanh thu cho công ty. Mỗi năm ngành này đóng góp cho công ty khoảng 40- 50 % tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2006 2007 2008 2009 Kinh doanh vật tư, vận tải( tỷ đồng) Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện giá trị hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải của JSC Sông Đà 12 qua các năm Năm 2006 tổng giá trị của hoạt động kinh doanh vật tư vận tải chỉ là 68,802 tỷ đồng, năm 2007 là 172.622 tỷ đồng một mức tăng trưởng ấn tượng tăng hơn 200% chỉ với một năm. Nhưng đến năm 2008 giá trị đóng góp của ngành này lại bị giảm xuống và chỉ đạt 110,62 tỷ đồng. Năm 2009 thì lại khởi sắc hơn chút khi đạt giá trị lá 134,07 tỷ đồng. Trong hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải thì chia thành hai mảng chính đó là kinh doanh vật tư thiết bị và kinh doanh vận tải. 2.1.3.1. Kinh doanh vật tư thiết bị Trong hoạt động kinh doanh vật tư thiết bị thì công ty tập trung chủ yếu vào kinh doanh các sản phẩm như: xi măng, sắt thép, cát bê tông, xăng dầu, than cám, phụ gia, vải địa kỹ thuật. Giá trị và khối lượng kinh doanh các mặt hàng này có sự thay đổi nhỏ qua các năm Khối lượng kinh doanh các loại VTTB Năm 2008 Xi măng các loại 1033 tấn Cát bê tông 112.804 m3 Xăng dầu 166000 lít Than cám 21.508 tấn Phụ gia 17.405 tấn Bảng 2.2. Bảng thể hiện khối lượng các loại vật tư thiết bị công ty kinh doanh Giá trị các loại VTTB Năm 2007 ( triệu đồng) Năm 2008 ( triệu đồng) Xi măng 8.836 1.202 Cát bê tông 18.442 23.440 Xăng dầu 1.705 2.548 Than cám 25.455 21.227 Phụ gia 50.074 12.639 Thiết bị vật tư khác 18.807 18.262 Bảng 2.3. Bảng thể hiện giá trị kinh doanh các loại vật tư qua các năm Ngoài ra các hoạt động như cung cấp điện nước cho các công trình thủy điện, kinh doanh nhà đất và ủy thác nhập khẩu cũng được công ty cho vào hoạt động kinh doanh vật tư thiết bị. Đóng góp của các hoạt động này không thực sự lớn tuy nhiên chúng ta không thể bỏ qua giá trị mà các hoạt động này mang lại cho Công ty. Năm 2007 ba hoạt động này mang về cho công ty 20,592 tỷ đồng, năm 2008 là 15,090 tỷ đồng. 2.1.3.2. Vận tải Công ty thường xuyên nhận được những hợp đồng về vận chuyển các thiết bị, vật tư đến các công trình đang thi công, để đảm bảo đúng tiến độ đề ra thì việc vận chuyển của công ty phải luôn đảm bảo đúng thời gian và kịp thời, luôn có các thiết bị vận chuyển chờ trực sẵn sàng. Mỗi năm công ty phải tiếp nhận và vận chuyển một lượng lớn các thiết bị nhập khẩu đến các công trình như năm 2008 JSC Sông Đà 12 đã tiếp nhận và vận chuyển khoảng 5.700 tấn thiết bị nhập khẩu cho công trình Thủy điện Sơn La. Công ty đã thực hiện xong việc tiếp nhận và vận chuyển toàn bộ thiết bị cho công trình Nhà máy xi măng Hạ Long và Thủy điện Tuyên Quang. Trong năm 2009 con số này tiếp tục tăng lên ở những công trình trọng điểm, công ty tiếp tục vận chuyển 7.365 tấn thiết bị nhập khẩu cho chủ đầu tư ở Thủy điện Sơn La, thực hiện kinh doanh vận tải than cho nhà máy xi măng Sông Đà Hòa Bình, vận tải 207,32 tấn thiết bị đến thủy điện Nậm Chiến; 139,81 tấn lên thủy điện Nậm Sọi và 93,31 tấn lên Thủy điện Bắc Hà. 2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh khác Hoạt động sản xuất kinh doanh khác ở đây của công ty bao gồm các hoạt động như sửa chữa thiết bị, máy móc (sửa chữa lớn sàn lan, đầu kéo) và sản xuất kinh doanh khác. Đây là hoạt động có đóng góp thấp nhất trong 4 hoạt động chính của công ty, mỗi năm hoạt động này chỉ đóng góp khoảng 1 tỷ trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2. Hoạt động thực hiện các dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 Từ năm 2007 đến nay thì công ty đã tiến hành thực hiện nhiều Dự án đầu tư khác nhau như: - Dự án đầu tư khu đô thị nhà ở liền kề Hòa Bình. - Dự án đầu tư bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư thiết bị Hải Phòng - Dự án đầu tư nâng cao năng lực thiết bị và điều hành sản xuất cho các đơn vị trực thuộc. - Liên doanh đầu tư Dự án chung cư cao cấp BMM tại Phúc La- Hà Đông. Có những dự án đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như dự án khu đô thị liền kề Hòa Bình, bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư thiết bị Hải Phòng. Riêng đối với Dự án đầu tư nâng cao năng lực thiết bị cho các đơn vị trực thuộc thì tình hình thực hiện không đạt theo kế hoạch đề ra, ví dụ năm 2008 Công ty mới đầu tư một số thiết bị, công cụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho một số đơn vị như: đầu tư 2 máy bơm nước phục vụ thi công tại Huội Quảng, 1 máy nén khí, 1 máy tời tự hành, 2 máy cắt sắt, 1 máy uốn sắt phục vụ thi công tại Bút Sơn và các công trình lắp đường điện với giá trị 430 triệu đồng. Nhưng đến năm 2009 thì dự án này lại không được thực hiện tiếp do cân đối tình hình thực tế và để tập trung nguồn vốn cho mục tiêu SXKD và các mục tiêu cấp bách hơn nhằm đảm bảo lợi ích chung của Công ty. Ngoài việc đầu tư vào các dự án mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực thiết bị công ty còn tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính. Năm 2008 công ty đã đầu tư 1,78 tỷ đồng vào hoạt động đầu tư tài chính. Và năm 2009 Công ty tiếp tục đầu tư 2,113 tỷ vào hoạt động đầu tư tài chính. 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 12 2.3.1. Chất lượng sản phẩm Công ty Cổ phần Sông Đà 12 kinh doanh rất nhiều các sản phẩm khác nhau với nhiều lĩnh vực kinh doanh vì vậy mà yếu tố chất lượng sản phẩm rất được coi trọng. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn quản lý ISO9001- 2008. Với việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này chất lượng các sản phẩm và dịch vụ mà Công ty cung cấp luôn luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng dù là khách hàng khó tính. Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO9001 công ty luôn quan tâm và liên hệ chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo cung ứng các sản phẩm dịch vụ tốt nhất nhanh nhất. JSC Sông Đà 12 luôn cố gắng cung cấp các sản phẩm, vận chuyển thiết bị, vật tư đến công trường chuẩn xác để đảm bảo tiến độ thi công của chủ đầu tư, không gây nên sự chậm tiến độ. Điều đó tạo ra lòng tin tưởng của khách hàng đối với công ty, và nó có thể năng cao vị thế của công ty đối với khách hàng qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Với phương châm không ngừng phát triển, đầu tư đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh, mở rộng dòng sản phẩm của mình theo hướng đa dạng hóa. Từ việc xây lắp các công trình thủy điện, giao thông, nhà ở, đến xây lắp các trạm điện, đường dây điện, từ sản xuất bê thông thương phẩm đến việc kinh doanh bất động sản. Việc mở rộng các ngành nghề kinh doanh đã tạo ra cho công ty thêm những thị trường mới. Tuy nhiên việc đa dạng hóa sản phẩm theo nhiều hướng khác nhau sẽ làm cho công ty khó có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bởi vì một khi đã tham gia sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau điều đó có nghĩa là mức độ tập trung vào sản phẩm chủ lực của công ty sẽ bị giảm sút. Và khi nhắc đến Công ty rất có thể khách hàng sẽ không đánh giá được công ty sản xuất cái gì là chính và cái gì là phụ, mặt mạnh của Công ty là gì. Họ không kết luận được cái gì của công ty là tốt nhất, cái gì là đặc trưng nhất của Công ty điều đó đồng nghĩa với việc thương hiệu của Công ty đang bị giảm sút và nó có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường cả trong nước lẫn ngoài nước. Như ta đã biết chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công ty, là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh trạnh của của các công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đối với một công ty chuyên về cung ứng vật tư thiết bị, về xây lắp trong các công trình như JSC Sông Đà 12 thì yếu tố này càng trở lên quan trọng hơn. Chất lượng sản phẩm ở đây được đánh giá chính là chất lượng các công trình mà công ty thực hiện, chỉ cần một sai xót nhỏ trong quá trình thi công thì nó có ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của công ty. Ngược lại một công trình được thực hiện nhanh hơn tiến độ với chất lượng không có gì bàn cãi thì luôn được khách hàng đánh giá cao, và có thể khách hàng sẽ đưa công ty vào top những đối tác đáng tin cậy, đáng để làm ăn và có thể là lựa chọn số 1 khi họ cần xây lắp một công trình nào đó. Điều này làm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường xây dựng các công trình. 2.3.2. Trình độ công nghệ sản xuất Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi, nhà ở, vận tải…là những lĩnh vực liên quan nhiều đến máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, các phương tiện vận chuyển. Vì vậy mà trình độ công nghệ sản xuất, trang thiết bị có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty. Trang thiết bị, máy móc Số lượng Máy đào, máy xúc, máy ủi, hút cát Máy xúc Volvo 1 Máy xúc Sumimoto 1 Máy xúc lật 1 Máy xúc Komatsu 1 Máy lu rung 1 Máy ủi Shantui 2 Phương tiện vận tải bộ Ô tô bệ 1 Ô tô sơ mi 1 MAZ ben 8 Ô tô tắc fooc 1 Phương tiện chuyên dụng Đầu kéo MAZ 8 Xe trộn bê tông 2 Phương tiện xếp dỡ Cần trục dàn 3 Cần truc tự hành 4 Cần trục bánh xích 1 Cần trục KAMAZ 1 Cần trục tháp 1 Phương tiện thủy Tàu đẩy sông 3 Tàu kéo sông 5 Các thiết bị khác Trạm trộn bê tông 1 Dây chuyền sản xuất cột điện 1 Bảng 2.4. Bảng thống kê thiết bị máy móc dùng trong hoạt động sản xuất của công ty năm 2009 Như ta thấy trên bảng trên thì các loại máy móc được sử dụng trong các hoạt động xây lắp là máy ủi, máy xúc, lu…, đây là hoạt động chủ lực của công ty nhưng số lượng máy móc dùng cho hoạt động này thì lại không nhiều nên khó có thể gia tăng năng suất lao động. Với hoạt động kinh doanh vật tư và vận tải thì công ty có một dàn máy móc khá là đầy đủ, từ bốc dỡ tại cảng đến vận chuyển lên công trình, sử dụng cả phương tiện vận chuyển bộ lẫn thủy, nên hoạt động vận tải luôn luôn giao đúng thời điểm và có chữ tín với các đối tác, đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu đến địa điểm thi công chính xác không gây chậm tiến độ thi công, nâng cao chất lượng dịch vụ vủa công ty, qua đó năng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh vật tư và vận tải. Việc sử dụng các thiết bị như trạm trộn bê tông, xe trộn bê tông để sản xuất bê tông thương phẩm là điều không thể thiếu, tuy nhiên số lượng xe trộn bê tông của công ty còn hạn chế chỉ có 2 chiếc, trong trường hợp phải thực hiện một đơn đặt hàng với khối lượng lớn thì công ty sẽ phải thuê xe của công ty khác, điều đó làm tăng chi phí sản xuất của công ty. Vì vậy việc gia tăng thiết bị sản xuất công nghiệp sẽ được công ty thực hiện trong năm tới. 2.3.3. Trình độ nguồn nhân lực Một trong các nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là trình độ nguồn nhân lực. Hiện nay Công ty Cổ phần Sông Đà 12 có 261 cán bộ khoa học với nhiều chuyên ngành khác nhau: Trình độ cán bộ Số lượng (người) Trên đại học (thạc sĩ QTKD) 2 Kỹ sư 109 Kỹ sư xây dựng 33 Kỹ sư có khí 10 Kỹ sư điện 12 Kỹ sư thủy lợi, thủy điện 7 Kỹ sư ô tô, máy kéo 1 Kỹ sư máy tàu thủy 2 Kỹ sư đóng tàu 1 Kỹ sư kinh tế giao thông 1 Kỹ sư kinh tế vận tải 3 Kỹ sư cầu đường 2 Kỹ sư bảo đảm hàng hải 1 Kỹ sư máy xếp dỡ 1 Kỹ sư kinh tế 4 Kỹ sư kinh tế mỏ 1 Kỹ sư cơ khí động lực 1 Kỹ sư kinh tế xây dựng 7 Kỹ sư trắc địa 6 Kỹ sư kinh tế máy tàu thủy 1 Kỹ sư đô thị 1 Kỹ sư cấp thoát nước 2 Kỹ sư lâm nghiệp 1 Kỹ sư bảo hiểm lao động 1 Cử nhân 72 Cử nhân kinh tế 52 Cử nhân tài chính kế toán 13 Cử nhân quản trị kinh doanh 1 Cử nhân khoa học 3 Cử nhân ngoại ngữ 3 Cử nhân ngữ văn 1 Cử nhân hành chính 2 Cử nhân tự động hóa 1 Cao đẳng 25 Cao đẳng quản trị nhân lực 1 Cao dẳng quản trị kinh doanh 1 Cao đẳng xây dựng 1 Cao đẳng tài chính kế toán 1 Cao đẳng cơ khí 2 Cao đẳng điện 7 Cao đẳng tin học 3 Cao đẳng cơ tin 2 Cao đẳng công tác xã hội 2 Cao đẳng hóa dầu 1 Cao đẳng cơ giới 1 Trung cấp 53 Trung cấp xây dựng 7 Trung cấp kế toán 19 Trung cấp vật tư 6 Trung cấp vỏ tàu 1 Trung cấp cơ khí 1 Trung cấp điện 4 Trung cấp lao động tiền lương 2 Trung cấp văn thư lưu trữ 1 Trung cấp tin học 1 Trung cấp hành chính 1 Trung cấp y 1 Trung cấp kinh tế 4 Trung cấp cấp thoát nước 1 Trung cấp thủy lợi 2 Trung cấp giao thông 2 Nguồn:Hồ sơ năng lực của công ty năm 2009 Bảng 2.5. Bảng thống kê nhân lực, nhân công của công ty năm 2009 Với một nguồn nhân lực đa dạng về các chuyên ngành thì họ hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty đối với các lĩnh vực mà công ty tham gia kinh doanh. Tuy nhiên đội ngũ nhân viên khoa học này của công ty có trình độ không đồng đều với nhau lắm, khoảng gần 70% đội ngũ nhân viên này có trình độ đại học và 30% còn lại là cao đẳng và trung cấp. Đây là đội ngũ cán bộ lòng cốt của công ty, là bộ phận quyết định phương hướng hoạt động của công ty, là đội ngũ những nhà quản lý của công ty. Nếu đội ngũ cán bộ quản lý đưa ra một chiến lược kinh doanh tốt, có hiệu quả nó sẽ đem lại cho công ty những thành công nhất định và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Ngoài đội ngũ cán bộ khoa học công ty còn có một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề với tay nghề cao như: - Công nhân xây dựng: + Mộc : 2 người + Nề: 8 người + Sắt và hàn: 22 người + Thợ hàn điện và hàn hơi: 6 + Thợ bê tông: 2 - Công nhân cơ giới: + Lái ủi, cạp san: 7 + Đào súc: 7 + Lái ô tô: 38 + Thuyền trưởng tàu sông: 17 + Máy trưởng tàu sông: 15 + Thủy thủ: 17 + Thợ bơm: 1 - Công nhân lắp máy: 1 - Công nhân cơ khí: + Tiện nguội: 3 + Thợ cơ khí: 4 + Hàn mài: 34 + Thợ điện: 133 + Thợ sửa chữa các loại: 12 Đây là những người trực tiếp làm việc tại các công trình, là những người thực thi các quyết định của cán bộ khoa học. Đội ngũ công nhân kỹ thuật cùng với đội ngũ cán bộ khoa học tạo thành nguồn nhân lực của công ty. Trình độ chuyên ngành, năng lực làm việc, khả năng tiếp thu công nghệ, tay nghề của họ…là những yếu tố làm lên chất lượng sản phẩm của công ty, làm lên danh tiếng của công ty. Công ty muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì trước hết phải nâng cao trình độ nguồn nhân lực. 2.4. Phân tích năng lực cạnh tranh theo SWOT 2.4.1. Điểm mạnh (Strengths) Khi phân tích năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp theo SWOT thì ta thường đề cập đến 4 yếu tố đó là điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ. Trong đó điểm mạnh là yếu tố mà doanh nghiệp có lợi thế, là yếu tố làm nên sự thành công của công ty, là yếu tố mà nhờ đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không ngừng tăng lên để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, chiếm lĩnh cả thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Công ty Cổ phần Sông Đà 12 là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng sớm nhất và mạnh nhất của cơ chế thị trường của Việt Nam trong thời kỳ mở cửa này. Tuy nhiên nhờ có một loạt các điểm ưu thế ( điểm mạnh) mà công ty đã vượt qua nhiều khó khăn để có thể đứng vững trên thị trường đó là các điểm mạnh như: có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn; một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm; Đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình, thích ứng tốt, có trách nhiệm và niềm đam mê với công việc; công ty có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng cho từng thời kỳ… Với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển tốt thì nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định và phải luôn được coi trọng đúng mức. JSC Sông Đà 12 có một đội ngũ nhân viên giỏi trình độ chuyên môn, 23% số cán bộ và công nhân của công ty có bằng đại học và trên đại học. Họ tham gia vào mọi hoạt động của Công ty từ việc quản lý các hoạt động của công ty như làm việc trong các phòng ban ( phòng tổ chức hành chính, phòng kinh tế kế hoạch, phòng tài chính kế toán, phòng đầu tư..) hay làm việc ở các công trình đang thi công như các kỹ sư xây dựng, kỹ sư thủy lợi, kỹ sư tàu thủy…Và tất cả họ đều có điểm chung là được đào tạo một cách khoa học để có thể làm việc một cách chuyên nghiệp, làm việc sáng tạo, độc lập. Bên cạnh việc giỏi trình độ chuyên môn, JSC Sông Đà 12 còn tự hào về một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm có thể xử lý mọi tình huống xảy ra dù ở trong văn phòng hay ở ngoài công trường. Với một số năm công tác dày dạn đây là đội ngũ lãnh đạo hiệu quả của công ty, họ có khả năng nhìn xa trông rộng, biết cách để đưa công ty đi đúng hướng. Đây cũng chính là những con người đưa ra những quyết định mang tính chất quan trọng của Công ty. Thông thường những người giàu kinh nghiệm lại là những người có tuổi trong công ty, là những người mà khả năng thích ứng không còn cao nữa. Và một đội ngũ cán bộ trẻ là cái mà công ty cần thêm để có thể giữ nhiệt cho công ty. Với một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình trong công việc, năng động sáng tạo, khả năng tiếp thu tốt đã giúp cho công ty có những bước tiến mới về nhiều mặt đặc biệt là về cách làm việc nhanh chóng hiệu quả mà chất lượng vẫn tốt. Đội ngũ cán bộ trẻ này có khả năng tiếp cận cũng như tiếp thu khoa học kỹ thuật mới một cách nhanh chóng, nhờ đó mà công ty có thể đi trước các công ty khác trong việc áp dụng các trang thiết bị tiên tiến vào trong sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất, hạ giá thành dịch vụ…Những nhân viên của công ty rất có trách nhiệm với công việc được giao và luôn luôn hoàn thành sớm hoặc đúng kế hoạch. Đây là một trong những nhân tố rất quan trọng để Công ty có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc hoàn thành các công trình sớm hoặc đúng tiến độ được giao, bởi vì rất ít doanh nghiệp hoạt động bên mảng xây dựng của Việt Nam hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Ngoài những điểm mạnh về nguồn nhân lực JSC Sông Đà 12 còn có một điểm mạnh nữa đó là công ty có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng theo các kỳ kế hoạch 5 năm, 1 năm. Những kỳ kế hoạch này luôn luôn đưa ra những con số nhất định để mọi người trong Công ty cùng cố gắng hoàn thành. Cũng thông qua đó công ty đã đưa ra chiến lược phát triển một cách hợp lý và phù hợp với khả năng của mình. 2.4.2. Điểm yếu ( Weaknesses) Bên cạnh những điểm mạnh JSC Sông Đà 12 còn có những điểm yếu trong đó đáng kể nhất là năng lực thiết bị cho công tác vận tải thủy của công ty còn thấp. Phần lớn máy móc phục vụ cho công tác vận tải thủy của công ty đã được sử dụng trên 10 năm do vậy năng suất sử dụng thấp, chí phí sửa chữa lớn nên hoạt động không hiệu quả. Trong khi đó do thị trường sắt thép biến động, giá thép tăng cao nên giá trị đầu tư đóng mới phương tiện thủy cũng rất cao, hạn chế hiệu quả đầu tư. Năng suất lao động của công ty còn thấp, chí phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản phẩm và dịch vụ của công ty còn khá cao. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm của công ty, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của công ty trong điều kiện hội nhâp kinh tế quốc tế. Tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty rất lớn, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty. Việc huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh gặp nhều khó khăn nên nhiều lúc thiếu và không kịp thời làm mất thời cơ, cơ hội kinh doanh gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điểm yếu tiếp theo của công ty mà ta cần đề cập đến đó là trình độ một số cán bộ điều hành sản xuất kinh doanh trong công ty còn hạn chế. Đôi khi không đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong thời đại mới, không theo kịp xu hướng phát triển của toàn công ty gây ảnh hưởng đến các cán bộ khác, làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty. 2.4.3. Cơ hội ( Opportinities) Khi nhắc đến cơ hội để một doanh nghiệp phát triển thông thường chúng ta muốn đề cập đến các yếu tố bên ngoài tạo ra sự thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Đối với JSC Sông Đà 12 trong giai đoạn hiện nay cũng có rất nhiều cơ hội để năng cao năng lực canh tranh của mình. Cơ hội đầu tiên đó là đất nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa - công nghiệp hóa nên đòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó lĩnh vực chính mà công ty hoạt động chính là xây lắp, xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, nhà ở…Vì vậy giai đoạn này mở ra cho Công ty cơ hội thực hiện các dự án về xây dựng nhà ở, xây dựng các nhà máy thủy điện, xây lắp đường ống dẫn nước về các khu dân cư, xây lắp các trạm điện, kéo dây điện… Hiện nay thế giới đang áp dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến vào nhiều ngành nghề khác nhau từ sản xuất ô tô, máy móc đến các thiết bị chuyên dùng…và ngành xây dựng cũng không nằm ngoài vùng phủ sóng của các công nghệ hiện đại. Ngày càng có nhiều các trang thiết bị hiện đại được sử dụng cho việc xây dựng, xây lắp, và vận chuyển… điều đó tạo ra cơ hội để Công ty cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất và giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo chỗ đứng của mình trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007, theo đó nhiều ngành nghề của Việt Nam sẽ mở cửa để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư. Tuy nhiên đối với ngành xây dựng cơ sở hạ tầng thì vẫn còn nhận được nhiều sự ưu đãi của nhà nước, có thể chỉ là trong khoảng thời gian ngắn nhưng đó vẫn là cơ hội để công ty tiếp tục tạo chỗ đứng của mình, tiếp tục đầu tư phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, ngày càng bài bản, đảm bảo an toàn lao động… để có đủ khả năng cạnh tranh với các tập đoàn xây dựng nước ngoài khi họ đổ bộ vào Việt Nam. 2.4.4. Nguy cơ ( Threats) Nguy cơ là những yếu tố có khả năng đe dọa đến vị trí hiện thời của công ty, là những nhân tố có tính chất cạnh tranh với công ty, là những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Theo nhu quy luật tất yếu đã tồn tại cơ hội ắt hẳn phải tồn tại nguy cơ cho công ty. Theo xu hướng thị trường ngành nào có tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì sự cạnh tranh càng khốc liệt. Điều đó có nghĩa là ngày càng nhiều các công ty nhảy vào kinh doanh ở các ngành có lợi nhuận cao và ngành xây dựng chính là ngành đó. Ở trong nước đã có rất nhiều công ty cùng kinh doanh loại sản phẩm như JSC Sông Đà 12, thêm vào đó khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngày sẽ càng có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành nghề kinh doanh thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này đe dọa đến thị phần của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 sẽ bị suy giảm hay đúng hơn là bị các công ty khác chiếm mất. Công ty Cổ phần Sông Đà 12 không chỉ kinh doanh một ngành nghề xây lắp, xây dựng mà còn tiến hành sản xuất công nghiệp, kinh doanh vật tư, vận tải nên nguy cơ bị chiếm mất thị trường hay thị phần giảm xuống là rất lớn. Tuy nhiên, JSC Sông Đà 12 vẫn là một công ty con của Tập đoàn sông Đà, nhiều hoạt động của công ty thực chất là do tổng công ty giao cho nên nguy cơ chiếm lĩnh thị phần nội bộ công ty là không có. Nhưng nguy cơ từ bên ngoài là tương đối lớn, sức ép của việc năng cao khả năng cạnh tranh của công ty là tất yếu và không thể thiếu trong diều kiện hội nhập kinh tế thế giới. 2.5. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian qua 2.5.1. Các biện pháp mà công ty thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh Trong thời gian qua để nâng cao năng lực cạnh tranh công ty đã thực hiện các biện pháp về nâng cao trình độ nguồn nhân lực và nâng cao năng lực thiết bị của chính mình. 2.5.1.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực Trước hết khi muốn được vào Công ty làm việc những ứng cử viên phải nộp hồ sơ và tham gia cuộc phỏng vấn, điều này đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa những người cùng nộp hồ sơ ứng tuyển. Và khi tiến hành tuyển dụng các cán bộ mới thì Công ty đã tổ chức sát hạch những cán bộ này trước khi điều động họ đi các đội, các xí nghiệp. Cuộc sát hạch này như bước đầu kiểm tra khả năng thích nghi, năng lực của mỗi nhân viên để cân nhắc xem nên xếp họ vào vị trí nào là phù hợp nhất nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi con người. Để đảm bảo rằng học đi đôi với hành hay nói đúng hơn là việc quản lý phải dựa trên cơ sở thực tế tại các công trường thi công thì Công ty đã cử các cán bộ phòng ban trực tiếp xuống các công trường theo dõi, đôn đốc việc nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành đúng tiến độ và lập phiếu giá thanh toán. Việc này giảm thiểu các phát sinh sai sót giữa quá trình thi công ở công trường và làm hồ sơ, giấy tờ ở văn phòng. Để năng cao trình độ chuyên môn cũng như lý luận chính trị của các cán bộ thì mỗi năm Công ty thường cử các cán bộ đi tham gia các khóa học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của họ. Các khóa học dành cho đội ngũ cán bộ này thường là khóa học nghiệp vụ về quản trị doanh nghiệp, nghiệp vụ tài chính, quản lý dự án, định giá xây dựng…Năm 2008 công ty đã cử 122 cán bộ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ với kinh phí đã chi trả là 146,637 triệu đồng. Năm 2009 công ty tiếp tục cử 8 cán bộ đi tham gia các khóa học nghiệp vụ với kinh phí đào tạo đã trả là 36,1 triệu đồng. 2.5.1.2. Nâng cao trình độ công nghệ Máy móc là thứ không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất của công ty, nó là yếu tố cần thiết để công ty tạo ra các sản phẩm của mình và theo một nghĩa nào đó thì nó cũng góp phần tạo ra lợi nhuận cho chính công ty. Công ty biết mình đang sở hữu một dàn máy móc có quá trình sử dụng khác nhau, có thiết bị thì hiện đại mới nhập về có cái thì rơi vào loại thế hệ cũ. Và tất cả những gì liên quan đến khoa học và công nghệ thì luôn luôn là rất đắt. Công ty sẽ phải tốn một khoản tiền rất lớn để có thể thay thế số máy móc, thiết bị hoạt động không hiệu quả của mình. Vì vậy công ty đã thực hiện dự án nâng cao năng lực thiết bị của mình từ vài năm trước. Năm 2007 công ty đã bỏ ra 1,148 tỷ để nâng cao năng lực thiết bị, năm 2008 thì mức đầu tư này chỉ còn là 430 triệu và năm 2009 thì lại chưa thực hiện được dự án này. 2.5.2. Thành tựu và hạn chế mà công ty nhận được khi tiến hành các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Qua việc thực hiện các biện pháp trên thì trình độ nguồn nhân lực trong công ty ngày càng tăng lên. Tay nghề của những người lao động cũng trở nên thành thục và chuyên nghiệp hơn. Máy móc và trang thiết bị cũng được thay đổi dần dần từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất ra, hạ giá thành sản phẩm, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Công ty đã có quy chế riêng trong đó phân tách rõ trách nhiệm, quyền hạn và nội dung công việc của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc hay nhiệm vụ của các phòng ban nên không có hiện tượng chồng chéo chức năng và nhiệm vụ giữa các phòng ban. Nâng cao năng lực quản lý của công ty. Trong quá trình đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, công ty đã rất chú ý xây dựng và nâng cao uy tín, hình ảnh của mình. Thông qua trang web chính thức của mình, công ty luôn cập nhật những thông tin về các công trình mà công ty đã hoàn thành, những gói thầu mà công ty đã trúng, đưa ra các quyết định rõ ràng của đại hội cổ đông hay các báo cáo tài chính một cách minh bạch…Những điều này đã củng cố uy tín của công ty trên thị trường qua các năm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty còn có một số điểm hạn chế: Lực lượng cán bộ cử đi học còn ít, có người chưa được cử đi học lớp nào thì có người được cử đi học vài lớp. Những người trẻ thì lại thiếu kinh nghiệm và chưa thể hiện được năng lực của mình. Đội ngũ nguồn nhân lực của công ty còn thiếu tác phong công nghiệp, lề lối làm việc các phòng ban đôi khi còn chưa thực sự nghiêm túc. Dự án nâng cao năng lực thiết bị của JSC Sông Đà 12 đã được triển khai lâu rồi tuy nhiên mức độ đạt kế hoạch đã đề ra là rất chậm. Tất cả những hạn chế này đều có ảnh hưởng không tốt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình làm việc. 2.6. Đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 12 2.6.1. Kết quả đạt được Với một lỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ để đáp ứng tốt những yêu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường xây lắp, vận tải và kinh doanh vật tư thiết bị. Công ty đã có thể tự mình tham gia nhận thầu từ bên ngoài chứ không chỉ do tổng công ty giao như trước. Năm 2008 Công ty đã thực hiện tốt công tác tiếp thị đấu thầu và đã trúng và ký được 7 hợp đồng xây lắp với giá trị 110,2 tỷ đồng: Công trình thủy điện Nậm Mức (17 tỷ); Làng Việt Kiều Châu Âu (2,8 tỷ đồng); Các công trình xây lắp điện tại tỉnh Quảng Ngãi (18,86 tỷ đồng), Bắc Kạn (7,1 tỷ đồng), Lạng Sơn (10,45 tỷ đồng); Dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (47,5 tỷ đồng); Lắp đặt và vận hành hệ thống bơm thoát nước hố móng tại Thủy điện Nậm Chiến 2 (6,5 tỷ đồng) và 3 hợp đồng vận chuyển thết bị trị giá 67 tỷ đồng cho Thủy điện Sơn La (57 tỷ đồng), Thủy điện Nậm Mu (3 tỷ đồng), Thủy điện Nậm Chiến 2 ( 7 tỷ đồng). Năm 2009 công ty đã tiếp thị và đấu thầu được một số công trình với tổng giá trị 176,33 tỷ đồng như: Xây lắp Hệ thống điện ngoài trời Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (22,2 tỷ đồng), Công trình nhà xưởng NM Ferocrom Nam Việt (22,96 tỷ đồng), Đường vào trung tâm Nhiệt điện Thái Bình (11 tỷ đồng), các công trình xây lắp đường dây và trạm biến áp tại Thủy điện Nậm Soi, Điện Biên, Sử Pán 2, Phú Thọ…với giá trị 98,19 tỷ đồng, tiếp nhận và vận chuyển thiết bị nhập khẩu cho NM Thủy điện Nậm Công, Nậm Soi, Sử Pán 2 và Thủy điện Bắc Hà với giá trị 21,45 tỷ đồng. Trình độ nguồn nhân lực của công ty ngày càng được nâng cao cả về kỹ năng chuyên ngành lẫn bản lĩnh chính trị. Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất không ngừng được mua thêm, bảo dưỡng và hoạt động hết công suất. Công ty đã lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hastc) nên khả năng huy động vốn trên thị trường được nâng cao. 2.6.2. Hạn chế Công ty đã trúng được nhiều gói thầu từ ngoài công ty tuy nhiên giá trị các gói thầu còn khá nhỏ và chưa phải là hoạt động chủ lực mang lại doanh thu cho công ty. Điều đó có nghĩa là thương hiệu của công ty chưa đủ mạnh để đem lại những gói thầu lớn hơn cho công ty hoặc khả năng thi công của công ty còn hạn chế, năng lực cạnh tranh của công ty chưa cao. Đội ngũ cán bộ công nhân được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đã tăng lên, tay nghề người lao động cũng ngày một cao hơn tuy nhiên hiệu quả mang lại thì chưa cao. Các Dự án đầu tư để nâng cao năng lực thiết bị, nâng cao trình độ khoa học công nghệ của các đơn vị đã được hoạch định trong các kế hoạch năm của công ty tuy nhiên khả năng thực hiện kế hoạch này lại khá là chậm và bị hạn hẹp về nguồn vồn. Công tác quảng bá thương hiệu, marketing của công ty còn yếu và vẫn dựa vào uy tín, thương hiệu của Tổng công ty Sông Đà là chủ yếu. Chưa thể khẳng định vị thế thật sự của mình trên thị trường xây dựng, kinh doanh vật tư và vận tải. 2.6.3. Nguyên nhân 2.6.3.1. Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân chủ quan mà dẫn đến những hạn chế về năng lực cạnh tranh của công ty là do nguồn vốn dành cho các hoạt động nâng cao trình độ nguồn nhân lực và thiết bị sản xuất còn thấp. Công ty chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong điều kiện HNKTQT. Chưa thực sự quan tâm đến khâu marketing, quảng cáo thương hiệu một cách toàn diện. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty còn cồng kềnh, thiếu tác phong công nghiệp. 2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập với khu vực và quốc tế làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà nhất thời công ty chưa phản ứng kịp, điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp được. Hầu hết các công trình Tổng công ty Sông Đà được giao thầu đang triển khai thi công nhưng tổng dự toán chưa được duyệt, tỷ lệ tạm thanh toán rất thấp dẫn đến việc thanh toán công nợ của các đơn vị trong Tổng công ty Sông Đà rất chậm trễ ảnh hưởng lớn đến tài chính và nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.1. Mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2006 - 2010 3.1.1. Mục tiêu tổng quát Duy trì và tiếp tục phát triển công ty mạnh toàn diện với nhều ngành nghề, sản phẩm, có năng lực cạnh tranh cao, đủ sức đảm nhận những công trình lớn và công nghệ hiện đại. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 6% Xây dựng đội ngũ quản lý năng động, có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường. Xây dựng một tập thể công nhân kỹ thuật có tay nghề vững vàng và có tác phong công nghiệp. Đảm bảo cổ tức bình quân trên 12%/năm. Thu nhập bình quân 1 người 2,236 triệu đồng/ người / tháng 3.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2010 - Tốc độ tăng trưởng bình quân: 8% so với năm 2006 - Tổng giá trị SXKD: 330 tỷ đồng tương đương 20,63 triệu USD - Tổng doanh thu: 332,47 tỷ đồng tương đương 20,78 triệu USD - Lợi nhuận: 19,24 tỷ đồng tương đương 1,2 triệu USD - Giá trị đầu tư: 143 tỷ đồng tương đương 8,94 triệu USD - Vốn điều lệ khoảng 100 tỷ đồng tương đương 62 triệu USD - Lao động bình quân: 2.479 người - Thu nhập bình quân: 3,5 triệu đồng/người/tháng 3.2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ chủ yếu của công ty giai đoạn 2006- 2010 3.2.1. Định hướng phát triển Từ mục tiêu định hướng, chiến lược phát triển kinh tế 5 năm và 10 năm của Tổng công ty Sông Đà, xuất phát từ tình hình thực tế, phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn của công ty. Công ty CP Sông Đà 12 xác định phương của mình là: Xây dựng và phát triển công ty trở thành công ty mạnh, lấy chỉ tiêu hiệu quả kinh tế làm thước đo cho mọi hoạt động. Thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm. Lấy sản phẩm sản xuất công nghiệp và kinh doanh nhà ở đô thị làm sản phẩm chính để đầu tư phát triển. Không ngừng xây dựng đội CBCNV có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phát triển toàn diện. Tăng cường khả năng cạnh tranh, phát huy thế mạnh, tận dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao uy tín thương hiệu Sông Đà góp phần xây dựng Tổng công ty Sông Đà thành tập đoàn kinh tế mạnh. 3.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu Hoàn thành đầu tư xây dựng mở rộng cầu cảng và bãi trung chuyển vật liệu của xí nghiệp Sông Đà 12.4 tại Hải Phòng Tổ chức tiếp nhận, vận chuyển an toàn, thiết bị của nhà máy thủy điện Tuyên Quang, NMXM Hạ Long và các thiết bị của các dự án khác trong và ngoài Tổng công ty Tổ chức khai thác, vận chuyển và cung cấp cát cho các công trường Thủy điện Tuyên Quang, Sơn La, Huội Quảng…đảm bảo đúng tiến độ. Tiếp tục đầu tư và tìm kiếm cơ hội để đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất công nghiệp mới như: nhà máy thủy điện nhỏ, cơ sở sản xuất giấy Kraff cho sản xuất vỏ bao xi măng, khai thác và cung cấp đá, sét nguyên liệu sản xuất xi măng…Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty. Tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại để xây dựng một đội CBCNV mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới. Tăng cường công tác hạch toán sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất, chí phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng định mức đơn giá nội bộ và điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của công ty đảm bảo tiết kiệm tối đa các hao phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lành mạnh hóa tài chính, tích lũy vốn, hàng năm bổ sung vốn điều lệ đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư. Tăng cường các biện pháp tích cực nhằm thu hồi công nợ, không để nợ đọng kép dài, giảm giá trị công nợ và dở dang xuống đến mức thấp nhất. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công ty trong thời gian tới. Thực hiện tốt công tác thu vốn là một trong những biện pháp để tăng tiềm lực về tài chính, giúp công ty tồn tại và phát triển vươn lên. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho CBCNV của công ty 3.3. Cơ hội và thách thức đối với công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm tới 3.3.1. Cơ hội Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra cho công ty nhiều cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đó là công ty có nhiều cơ hội để tiến bước vào thị trường quốc tế hơn, trực tiếp cọ sát với các công ty xây dựng nước ngoài từ đó nâng cao nâng lực cạnh tranh của chính công ty mình. Điều thứ hai đó là khi các doanh nghiệp nước ngoài nhận thầu ở Việt Nam, do họ thiếu nguồn nhân lực và thiếu hiểu biết về pháp luật của nước ta, nên họ nhất định phải hợp tác với các công ty xây dựng trong nước, từ đó tạo ra cho Công ty có cơ hội hợp tác hùm vốn với các doanh nghiệp nước ngoài. Thông qua hùm vốn hợp tác, các công ty xây dựng Việt Nam cũng như JSC Sông Đà 12 được trực tiếp học hỏi kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật thi công tiên tiến của doanh nghiệp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nhanh chóng chuyển đổi cơ chế kinh doanh. Xét về toàn bộ là nâng cao được trình độ của các doanh nghiệp thi công xây dựng trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính các công ty trong nước. HNKTQT không chỉ mang lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nó còn mang lại cho những người lao động trong ngành xây dựng nâng cao được trình độ chuyên môn, học tập kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật tiên tiến của doanh nghiệp nước ngoài. 3.3.2. Thách thức Bên cạnh những cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, trong điều kiện HNKTQT công ty còn đối mặt rất nhiều thử thách. Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có năng lực đầu tư mạnh, đa số có uy tín tốt trên thị trường quốc tế, có năng lực giúp đỡ chủ công trình về đầu tư hơn doanh nghiệp trong nước và muốn vượt qua các doanh nghiệp nước ngoài này công ty thực sự sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao năng lực đầu tư, tạo dụng uy tín trên thị trường quốc tế. Nhìn chung các công ty xây dựng Việt Nam thường khá là yếu về tiềm lực vốn trong khi đó các công ty nước ngoài lại có một nguồn vốn rất hùng hậu, việc nâng cao tiềm lực vốn cho Công ty để tiến tới nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành một khó khăn đối với JSC Sông Đà 12. Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có ưu thế kỹ thuật cao rõ rệt ở nhiều lĩnh vực, cơ chế sử dụng nhân tài hợp lý, đãi ngộ tiền lương cao, thu hút được nhiều nhân tài trong nước. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp thi công xây dựng trong nước vốn đã thiếu nhân tài lại phải đứng trước thử thách là nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi bỏ đi làm cho doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh mà khủng hoảng tài chính và suy thái vẫn còn và nước ta đang thực hiện chính sách kiềm chế nhập siêu thì công ty còn gặp thêm một khó khăn đó là việc nhập khẩu công nghệ, thiết bị hiện đại từ nước ngoài để nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Hay việc nhập khẩu một số nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh bị hạn chế. 3.4. Giải pháp về phía công ty 3.4.1.Giải pháp về tổ chức sản xuất Sắp xếp lại tổ chức để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Xây dựng công ty thành đơn vị có chức năng kinh doanh tổng hợp, đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng các đơn vị trực thuộc thành những đơn vị có chức năng chuyên sâu, vững mạnh trên cơ sở phát huy tính đoàn kết, chủ động sáng tạo của CBCNV, thế mạnh và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc để đạt được hiệu quả SXKD cao nhất, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của công ty. Tổ chức, sắp xếp và tăng cường lực lượng cho các phòng chuyên môn của công ty đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả, chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu quản lý SXKD theo mô hình công ty cổ phần. Căn cứ vào quy mô, tốc độ phát triển và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh những năm tiếp theo, công ty sẽ kiện toàn các đơn vị thành các công ty con theo từng địa bàn và thành lập thêm các đơn vị trực thuộc như: nhà máy thủy điện, xí nghiệp khai thác sét tại Ninh Bình.. Căn cứ vào năng lực, khả năng phát triển của đơn vị trực thuộc để giao việc cho các đơn vị đảm bảo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tránh giao việc lòng vòng qua nhiều đầu mối dẫn đến tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tất cả những giải pháp này mà Công ty đưa ra đều hướng tới một kết quả cuối cùng là tạo lập một cơ cấu tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, gọn nhẹ, hiệu quả, phát huy những thế mạnh trong sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của thị trường trong điều kiện HNKTQT như hiện nay. 3.4.2. Giải pháp về nhân lực Xây dựng kê hoạch dào tạo, phát triển nguồn nhân lực về mọi mặt, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Xây dựng chế độ bồi dưỡng, thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp đối với đội ngũ sinh viên giỏi mới ra trường, chuyên gia trình độ cao. Lập quỹ tài chính, các loại giải thưởng, cải cách chế độ tiền lương, chế độ cung cấp và tiếp nhận thông tin, tạo mọi điều kiện vật chất, môi trường làm việc, các hoạt động chuyên môn và đời sống sinh hoạt cho đội ngũ tri thức, chuyên gia, nhân tài để họ yên tâm cống hiến tài năng trí tuệ phục vụ cho các hoạt động SXKD của công ty. Hàng năm tổ chức tuyển chọn và hỗ trợ kinh phí thích đáng để cử CBCNV có thành tích, triển vọng phát triển tốt và nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty trong những lĩnh vực cần thiết đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn. Kiện toàn bộ máy chuyên môn nghiệp vụ theo hướng tinh giảm tối đa, sắp xếp biên chế theo chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu SXKD. Tất cả các cán bộ được tuyển dụng phải thông qua hình thức thi tuyển có quy chế rõ ràng, không tuyển dụng thông qua giới thiệu. Đảm bảo đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT và các chế dộ bảo trợ khác đối với người lao động. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động với mọi thành viên trong công ty, tổ chức thỏa ước lao động tập thể giữa lãnh đạo công ty và công đoàn công ty để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 3.4.3. Giải pháp về đầu tư Mục tiêu đầu tư của công ty trong giai đoạn tới là tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực để tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ SXKD, đồng thời mở rộng phát triển sản xuất, tăng cường tính đa dạng của sản phẩm SXCN nhằm chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, đảm bảo SXCN sẽ là ngành nghề mũi nhọn. Để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra công ty đưa ra các giải pháp. - Tập trung lực lượng, chuẩn bị đủ vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành đầu tư đưa các dự án vào khai thác có hiệu quả. - Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ công trình, tính toán nhu cầu xe máy, thiết bị, lập kế hoạch mua sắm thiết bị, xe máy đảm bảo phục vụ công tác SXKD có hiệu quả nhưng không đầu tư quá dàn trải, nâng cao năng lực thiết bị của công ty, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của công ty. - Tập trung đầu tư các dự án lớn có hiệu quả như: các dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư hoặc khu đô thị ( khu chung cư, khu đô thị mới Đông Anh); dự án đầu tư NMTĐ nhỏ; dự án mở rộng cảng tại Hải Phòng; dự án nhà máy xi măng cao 400.000 tấn / năm, nâng cao năng lực thiết bị cho các đơn vị… - Xu hướng chung của thị trường xăng dầu thế giới không giảm, giá nhựa nguyên liệu để sản xuất vỏ bao xi măng tiếp tục tăng là một áp lực lớn đối với ngành sản xuất vỏ bao. Vì vậy xu hướng chung vỏ bao sẽ sử dụng nhiều giấy Kraff mà không sử dụng loại vỏ bao dệt bằng sợi nhựa như hiện nay. Để đón đầu nhu cầu giấy công ty cần khẩn trương nghiên cứu tính toán để đầu tư một cơ sở sản xuất giấy kraff cung ứng cho các công ty sản xuất vỏ bao xi măng. - Trong quá trình phát triển tùy theo từng giai đoạn và yêu cầu thực tế SXKD Công ty sẽ xem xét quyết định đầu tư từng dự án để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất khi dự án đi vào vận hành khai thác theo đúng định hướng phát triển của công ty Trong bối cảnh suy thoái kinh tế vẫn còn ảnh hưởng đến nước ta và lãi suất cho vay còn khá là cao thì việc quay vòng vốn, nâng cao khả năng sử dụng vốn là yếu tố chủ chốt để công ty có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả SXKD của mình. Công ty đẩy mạnh việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. 3.4.4. Giải pháp về thị trường Công tác thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và phải được quan tâm giải quyết thường xuyên của các cấp lãnh đạo từ công ty đến các đơn vị trực thuộc. Phải nắm bắt được thị trường, căn cứ vào thị trường để quyết định đầu tư và chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sản phẩm khi dự án sản xuất đi vào hoạt động. Xây dựng và củng cố hệ thống tiếp thị của toàn công ty đủ mạnh để nắm bắt kịp thời các thông tin và xử lý thông tin nhanh nhạy về thị trường trong các lĩnh vực về đầu tư, xây lắp và tiêu thụ sản phẩm SXCN; nắm bắt kịp thời sự phát triển, định hướng phát triển của các Bộ, ngành, địa phương để đưa ra các quyết định kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty. Xây dựng và duy trì một cơ chế giá hợp lý, điều kiện thanh toán phù hợp, hiệu quả trên cơ sở phân tích tính toán nghiêm túc, cập nhật liên tục thông tin để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Xây dựng một chiến lược tiếp thị thích hợp để chiếm lĩnh thị phần của các ngành nghề mà công ty tham gia SXKD, đồng thời giữ vững thị phần truyền thống đặc biệt là các khách hàng truyền thống là các đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà, các tổng công ty lớn như Tổng công ty công nghiệp xi măng, Tập đoàn điện lực… Đăng kí nhãn hiệu hàng hóa, đăng kí chứng chỉ chất lượng đối với các sản phẩm SXCN theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Quảng bá thương hiệu qua các hình thức quảng cáo, khuyến mãi…Khẳng định vị thế của công ty bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và giá thành hạ. Nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương tiện máy móc cho cán bộ tiếp thị đấu thầu và bộ phận làm hồ sơ thầu đảm bảo chất lượng hồ sơ thầu ngày càng được nâng cao, cũng như có đủ khả năng làm các hồ sơ đấu thầu quốc tế. Tìm kiếm cơ hội để liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tạo sức mạnh cùng tham gia đấu thầu hoặc hợp tác đầu tư. 3.4.5. Giải pháp về kỹ thuật - công nghệ Tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất mới vào SXKD, áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để quản lý sử dụng tối đa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, phương tiện thiết bị máy móc sản xuất thi công hiện có để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thường xuyên kiểm tra, thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng kỹ thuật ở các công trình xây lắp, các khâu sản xuất cuối cùng của SXCN đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra để tăng uy tín trên thị trường. Xây dựng một đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ mạnh nhằm nâng cao chất lượng công tác làm hồ sơ thiết kế, lập biện pháp tổ chức thi công tối ưu đến lập hồ sơ nghiệm thu chất lượng. Kiên quyết khắc phục những tồn tại trong công tác lập hồ sơ kỹ thuật, chất lượng, nghiệm thu thanh toán trong thi công xây lắp. 3.4.6. Giải pháp về kinh tế tài chính Hàng năm căn cứ vào quy mô và tốc độ phát triển, công ty nghiên cứu sửa đổi điều lệ, quy chế tài chính đảm bảo đúng pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để hoạt động có hiệu quả. Thực hiện phân cấp quản lý kinh tế tài chính đến từng đơn vị, quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị để phát huy tính chỉ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả SXKD của đơn vị. Xây dựng và giao kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn, kế hoạch chi phí và lợi nhuận cho các đơn vị, có kiểm điểm thực hiện từng tháng, quý, năm để xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời. Tăng cường công tác hạch toán kinh doanh kịp thời chính xác làm cơ sở kiểm tra, quản lý chi phí theo kế hoạch giá thành, Xây dựng định mức đơn giá nội bộ, áp dụng biện pháp khoán chi phí. Thực hiện quản lý tốt nguồn vốn trong đầu tư, đảm bảo kế hoạch vay và trả đúng kỳ hạn. Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết để thu hút vốn đầu tư và tận dụng tất cả các tiềm năng hiện có của đơn vị. Đảm bảo đủ vốn kịp thời cho SXKD. Phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư trong từng giai đoạn phù hợp với quá trình phát triển SXKD của công ty đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hàng năm và cổ tức cho cổ đông. 3.4.7. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV Đảm bảo cổ tức ổn định qua các năm với mức cổ tức năm sau cao hơn năm trước. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo không khí sôi nổi, phấn khởi đoàn kết, làm phong phú đời sống tinh thần của CBCNV. Tìm kiếm, giải quyết đủ việc làm, thực hiện từng bước tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở đảm bảo tăng năng suất và hiệu quả SXKD làm động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Thường xuyên quan tâm cải thiện điều kiện môi trường làm việc cho người lao động. Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn và bảo hộ lao động. Hàng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ để phân loại lao động, sắp xếp hợp lý, thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp và thực hiện chế độ đầy đủ với người lao động. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ với các đoàn thể Công đoàn, đoàn thanh niên, phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, các phong trào văn hóa thể thao. Tất cả những biện pháp mà công ty thực hiện ở trên đều nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh của công ty và tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và muốn đạt được mục đích đó thì trước hết là nâng cao trình độ nguồn nhân lực tạo cho họ một môi trường làm việc chuyên nghiệp, một đời sống tinh thần đầy đủ để phát huy năng lực và khả năng sáng tạo của mình một cách toàn diện. Nâng cao sức cạnh tranh đồng nghĩa với việc nâng cao năng suất lao động, năng lực thiết bị máy móc của công ty, nâng cao khả năng tổ chức, điều hành và quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lý công ty, nâng cao khả năng sử dụng cũng như tận dụng các nguồn vốn mà công ty có được để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khó khăn trong công cuộc hội nhập KTQT mà công ty gặp phải để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường nội địa và xa hơn là trên thị trường quốc tế. 3.5. Một số kiến nghị đối với nhà nước Chính phủ cần đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp, nhà nước chỉ nên giữ một vài ngành then chốt, làm như vậy chúng ta mới có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xây dựng ngành còn được khá nhiều sự ưu tiên từ nhà nước. Có như vậy chúng ta mới nhanh chóng có các công ty tầm cỡ trong khu vực và quốc tế. Điều thứ hai mà chính phủ cần phải tạo dựng đó là đổi mới tư duy, tạo ra nhận thức mới về nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập đối với các doanh nghiệp trong xây dựng. Trong đó, Chính phủ cần có quyết sách đẩy nhanh việc hình thành đầy đủ, đồng bộ nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Việc ban hành các nghị định, nghị quyết hay các bộ luật liên quan đến xây dựng không được chồng chéo lên nhau vì như thế nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoàn thành các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng công trình. Không những thế nó còn làm cho các nhà đầu tư vào ngành xây dựng mất lòng tin vào các chính sách của nhà nước, không thúc đẩy được ngành này phát triển, điều đó làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Đẩy mạnh việc hình thành thị trường khoa học công nghệ để các công ty có thể dễ dàng tiếp cận hay mua các thiết bị hiện đại trên thế giới và nâng cao trình độ khoa học công nghệ của công ty. Nhà nước cần định hướng đúng chính sách hỗ trợ trong cơ chế thị trường. Giải pháp mà chính phủ nên đưa ra không phải là ưu tiên, ưu đãi, mà tạo thuận lợi, môi trường và điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Đó chính là môi trường cạnh tranh tốt nhất của hàng hoá, dịch vụ và của doanh nghiệp. Nhà nước nên có một chương trình cơ bản với quy mô lớn nhằm đào tạo một thế hệ giám đốc mới, đội ngũ quản lý kinh tế mới có kiến thức, có thực tế, am hiểu kinh tế thế giới, sẵn sàng hội nhập quốc tế. Vấn đề đào tạo nguồn lực cần xuyên suốt từ các cơ quan Chính phủ đến các bộ, đến doanh nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức của người lao động trong điều kiện HNKQT. Kết luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là điều tất yếu mà mỗi doanh nghiệp đều phải làm khi tham gia vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên tùy thuộc vào điểm mạnh, điểm yếu, vào khả năng vốn có của mình, vào tính năng của sản phẩm hay dịch vụ mà công ty kinh doanh thì mỗi công ty chọn cho mình cách thức riêng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của hàng hóa mà mình kinh doanh. Với Công ty Cổ phần Sông Đà 12, công ty thực hiện sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp xây dựng, xây lắp công trình và vật tư thiết bị…một trong những ngành kinh tế có đóng góp không nhỏ đến GDP của Việt Nam thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vì nếu không tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp mình thì tự công ty sẽ bị đào thải bởi vì không giữ vững được thị trường của mình, đánh mất khách hàng…và các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng bị suy giảm hơn. Nhưng Công ty Cổ phần Sông Đà 12 đã nhìn thấy những khó khăn mà mình có thể gặp phải khi nền kinh tế nước ta tham gia toàn cầu hóa và đã đưa ra những giải pháp mà họ cho là tốt nhất đối với Công ty mình trong điều kiện HNKTQT và thực sự những giải pháp đó đã phần nào mang lại hiệu quả cho Công ty trong các hoạt động SXKD. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Website của công ty cổ phần Sông Đà 12: www.sd12.vn 2. Website: www.saga.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.pdf
Tài liệu liên quan