Tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu: 1
Lời mở đầu
******
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh tế – xã
hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế và khu
vực, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương.Vì thế quan hệ
mua bán hàng hóa quốc tế cũng không ngừng phát triển, kéo theo sự xuất hiện của
nhiều phương thức thanh toán quốc tế, trong đó phải kể đến là thanh toán bằng tín
dụng chứng từ.
Trong những năm qua, hoạt động thanh toán bằng tín dung chứng từ của các ngân
hàng thương mại Việt Nam đã có nhi ều đổi mới, từng bước gắn với yêu cầu hội
nhập quốc tế. Tuy nhiên, dù có tính ưu việt nhưng thanh toán bằng tín dụng chứng
từ vẫn còn tồn tại những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch
tín dụng chứng từ do pháp luật quy định chưa rõ ràng, không có kiến thức sâu khi
tham gia và áp dụng không đồng bộ thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia.
Với hơn 15 năm có mặt trên thị trường, Ngân hàng thương ...
87 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Lời mở đầu
******
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh tế – xã
hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế và khu
vực, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương.Vì thế quan hệ
mua bán hàng hóa quốc tế cũng không ngừng phát triển, kéo theo sự xuất hiện của
nhiều phương thức thanh toán quốc tế, trong đó phải kể đến là thanh toán bằng tín
dụng chứng từ.
Trong những năm qua, hoạt động thanh toán bằng tín dung chứng từ của các ngân
hàng thương mại Việt Nam đã có nhi ều đổi mới, từng bước gắn với yêu cầu hội
nhập quốc tế. Tuy nhiên, dù có tính ưu việt nhưng thanh toán bằng tín dụng chứng
từ vẫn còn tồn tại những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch
tín dụng chứng từ do pháp luật quy định chưa rõ ràng, không có kiến thức sâu khi
tham gia và áp dụng không đồng bộ thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia.
Với hơn 15 năm có mặt trên thị trường, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(ACB) đã trở nên gần gủi, gắn kết với khách hàng bằng chiến lược sản phẩm dịch
vụ đa dạng, phong phú và chất lượng phục vụ cao. Trong đó, cũng cần kể đến dịch
vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.
Xuất phát từ nhu cầu thanh toán quốc tế, luận văn : “ Nâng cao hiệu quả Thanh
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á
Châu ” sẽ đi sâu vào nghiên cứu tổng quan và thực tiễn về phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP
Á Châu.
Mục đích nghiên cứu
Qua tổng quan và thực tiễn về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân
hàng TMCP Á Châu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng
2
TMCP Á Châu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào hai vấn đề :
- Nghiên cứu tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
- Nghiên cứu thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
ngân hàng TMCP Á Châu.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu về hoạt động ngân hàng và thanh toán quốc tế bằng phương thức
tín dụng chứng từ tại ngân hàng từ các cơ quan, ban ngành, từ các báo cáo của
Ngân hàng TMCP Á Châu qua các năm 2008 – 2010.
- Tham khảo các tài liệu, tạp chí, các quy định trong hệ thống ngân hàng để phục vụ
cho việc nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích đánh giá để nêu ra những
thành tích đạt được và những tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín
dụng chứng từ từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán
tại ngân hàng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn dựa trên tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ
của ngân hàng TMCP Á Châu, đưa ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất những ý
kiến phù hợp với ngân hàng trong thực tế. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
bao gồm ba chương :
- Chương 1 : Tổng quan về Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
- Chương 3 : Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Khái quát về Thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ (D/C)
1.1.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ :
1.1.1.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế:
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh v ực như kinh tế,
chính trị, ngoại giao, văn hóa,…trong đó quan hệ kinh tế (chủ yếu là ngoại
thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và
phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến nhu cầu chi trả,
thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát
triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian
giữa các bên.
Như vậy, Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa v ụ chi trả và
quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh
tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các
nước liên quan.
Có thể nói : thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong
nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài. Nó có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong thương mại quốc tế,
không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng
trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua ngân hàng với mạng lưới chi
nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Vì vậy, thanh toán quốc
tế ngày càng trở thành một dịch vụ quan trọng mà ngân hàng cung cấp cho
khách hàng của mình.
4
1.1.1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (D/C) là một sự thỏa
thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu
của khách hàng (người xin mở thư tín dụng ) cam kết sẽ trả một số tiền nhất
định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng ) hoặc
chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người
thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Bản chất pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (D/C) :
Thực tế, phương thức thanh toán đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập
khẩu sang ngân hàng đảm bảo nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền an toàn,
nhanh chóng, khi đó nhà nhập khẩu sẽ được ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ và
nhận hàng. Vì vậy ở một mức độ nhất định, phương thức thanh toán bằng tín
dụng chứng từ là phương thức thanh toán cân bằng lợi ích của cả hai bên xuất
khẩu và nhập khẩu nên có thể cho là khá an toàn trong hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế.
+ Thư tín dụng độc lập với hợp đồng : thư tín dụng được hình thành trên
cơ sở hợp đồng nhưng khi phát hành nó lại độc lập với hợp đồng, và các ngân
hàng tham gia chỉ hành động theo quy định thư tín dụng . Theo điều 4 của UCP
600 :”Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là giao dịch riêng biệt
với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của tín dụng
chứng từ. Các ngân hàng không liên quan hay bị ràng buộc ngay cả khi thư tín
dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng đó.”
+ Phương thức thanh toán tín dụng chứn từ là một kiểu mua bán chứng từ
: điều 5 UCP 600 : “các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không
bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên
quan.”.Như vậy ngân hàng có nghĩa v ụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ
xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản,
điều kiện của thư tín dụng, ngân hàng không được phép lấy lý do là ngư ời mua
không nhận được hàng mà từ chối thanh toán nếu chứng từ người xuất khẩu phù
5
hợp với điều khoản, điều kiện của thư tín dụng.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của thư tín dụng (L/C) :
Thư tín dụng là văn bản do ngân hàng lập ra, là căn cứ pháp lý để ngân hàng
quyết định việc thanh toán, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu/ bộ chứng từ, là
cơ sở để người thụ hưởng lập bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng. Vì vậy, thư tín
dụng (L/C) là một văn bản pháp lí quan trọng đối với hình thức thanh toán
bằng tín dụng chứng từ D/C. Thư tín dụng có một số đặc điểm cơ bản sau :
- Dựa trên sự thỏa thuận giữa ngân hàng phát hành và người mở : khi
nhận được yêu cầu từ người mở thư tín dụng, ngân hàng xem xét hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa người mở và người thụ hưởng để quyết định việc chấp nhận
hay từ chối mở thư tín dụng theo yêu cầu của người mở thông qua các quy định
về mở L/C của ngân hàng.
-. Dựa trên mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và người thụ hưởng :
L/C là cam kết đơn phương của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho
người thụ hưởng. Do đó, khi phát hành L/C thì có giá trị ràng buộc ngân hàng
phát hành. Người bán sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ và gửi đến ngân hàng
phát hành hay ngân hàng được chỉ định để thanh toán.
- Thư tín dụng lập trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng có tính
độc lập so với hợp đồng mua bán. Sau khi đã phát hành L/C, ngân hàng phát
hành chỉ bị ràng buộc bởi L/C đã phát hành, thậm chí ngay cả L/C có dẫn chiếu
đến hợp đồng mua bán đó. Trong quá trình thanh toán, ngân hàng phát hành ch ỉ
dựa trên chứng từ, hồ sơ hợp lệ được các bên xuất trình mà không cần phải dựa
vào thực tế giao nhận hàng hóa, tên hàng, số lượng, chất lượng...Nếu xảy ra rủi
ro trong quá trình giao nhận hàng hóa thì hai bên mua bán sẽ tự giải quyết, ngân
hàng phát hành không có trách nhiệm về hàng hóa đó.
6
1.1.3. Phân loại :
Hiện nay, L/C được sử dụng cơ bản nhất dưới các loại sau :
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm, L/C được phân loại như sau :
- L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) : là L/C mà người mở có quyền yêu
cầu ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không
cần có sự chấp thuận hay thông báo trước của người thụ hưởng. Trong đó, lệnh
sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị khi hàng
chưa được giao. Thực tế, L/C có thể hủy ngang thường không đảm bảo quyền
lợi của người thụ hưởng vì họ có thể bị rủi ro do ngân hàng phát hành đơn
phương hủy ngang L/C đã phát hành. Do đó, lo ại L/C này rất ít được sử dụng
trong thực tế.
- L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) : là loại L/C mà sau khi đã mở
và người thụ hưởng đã chấp nhận, thì ngân hàng phát hành không được sửa đổi,
bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, trừ khi có sự thỏa thuận
khác của các bên tham gia. Nếu như L/C có thể hủy ngang nói lên khả năng đơn
phương hủy bỏ L/C đang còn hiệu lực không cần sự đồng ý của các bên thì L/C
không hủy ngang không cho phép bên nào đơn phương hủy bỏ hay sửa đổi. Đây
là loại hình đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng nên được sử dụng rất rộng
rãi trên thế giới.
- L/C không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable LC) : là loại
L/C không thể hủy bỏ, được ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo
yêu cầu của ngân hàng phát hành, người bán có thể ký phát hối phiếu đòi tiền
ngân hàng xác nhận. Quyền lợi của người thụ hưởng được đảm bảo chắc chắn
vì cả ngân hàng phát hành và xác nhận đều cam kết thanh toán khi bộ chứng từ
xuất trình phù hợp với điều kiện, điều khoản của L/C.
- L/C không thể hủy ngang không có xác nhận (UnConfirmed Irrevocable
L/C): là loại L/C không thể hủy bỏ, được thông báo qua ngân hàng khác và
không có sự cam kết nào về phía ngân hàng phát hành.
- L/C không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) là
7
loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã đư ợc trả tiền thì ngân hàng phát hành
không có quyền được đòi tiền người hưởng lợi trong bất cứ trường hợp nào.
- L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): là L/C không hủy ngang, trong đó
người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực
hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi
thứ hai.
- L/C giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C mà sau khi nhận được L/C do
người mở mở cho mình, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng
đúng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội
dung gần giống như nội dung ban đầu. L/C giáp lưng là một L/C biệt lập được
mở trên cơ sở của L/C gốc còn gọi là L/C thứ hai trên cơ sở L/C thứ nhất. L/C
giáp lưng cũng đư ợc dùng trong mua bán trung gian như L/C chuyển nhượng.
Điều khác nhau giữa L/C giáp lưng và L/C chuyển nhượng là ngân hàng phát
hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ
theo L/C mà mình mở không ràng buộc bởi L/C gốc.
- L/C tuần hoàn (Revolving L/C) là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử
dụng hết giá trị của nó hay đã hết hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp
tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi
tổng giá trị hợp đồng các bên được thực hiện. L/C tuần hoàn có 2 loại:
+ Tuần hoàn có tích lũy : số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần
giao hàng kế tiếp.
+ Tuần hoàn không tích lũy: nh ững khoản tiền từng phần không được sử
dụng sau khi đã hết hạn hiệu lực.
L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua muốn
hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (đối với các hợp
đồng giao hàng nhiều lần).
- L/C dự phòng (Standby L/C) : là loại L/C được mở ra để bảo vệ quyền lợi của
nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C , tiền đặt cọc
hoặc tiền ứng trước, nhưng lại không có khả năng giao hàng hoặc không hoàn
8
thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ
nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với nhà nhập khẩu sẽ hoàn
trả lại số tiền đã đ ặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập
khẩu.Trong L/C dự phòng, ngân hàng mở ghi rõ L/C này chỉ có giá trị thực hiện
khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C, ngược lại nếu không có sự vi
phạm thì L/C không đư ợc thực hiện. L/C dự phòng được xem là phương tiện
thanh toán thứ yếu, chỉ là đảm bảo cho người thụ hưởng L/C trong trường hợp
nghĩa vụ không được thực hiện. Do đó, L/C dự phòng được sử dụng như một
hình thức bảo lãnh trong phạm vi rất rộng bao gồm các hoạt động thương mại,
tài chính.
- L/C đối ứng (Reciprocal L/C) : là loại L/C không thể hủy ngang, chỉ bắt đầu
có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở ra. Trong L/C ban đầu thường
phải ghi ‘L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng
với nó để cho người mở L/C này hưởng” và L/C đối ứng phải ghi “ L/C này đối
ứng với L/C số…mở ngày...tại ngân hàng…” và thông báo cho người hưởng lợi
biết. Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều khoản thanh toán. L/C này được sử
dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu, khi cả hai bên
đều là người mua người bán của nhau.
- L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C): là loại L/C mà ngân hàng phát hành
cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng
hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo đúng L/C đã m ở. Khoản ứng
trước này sẽ được khấu trừ vào tiền thanh toán bộ chứng từ.
Căn cứ vào thời điểm thanh toán L/C được phân loại như sau :
- L/C trả chậm (Acceptance/Deffered Payment L/C ): là loại L/C không thể
hủy ngang, trong đó ngân hàng phát hành hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết
với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền của L/C tại một hay những
thời điểm xác định trong tương lai, những thời điểm này được xác định cụ thể
trong L/C.
- L/C trả ngay (At sight Payment L/C) : người thụ hưởng sẽ nhận được khoản
9
thanh toán ngay khi họ xuất trình chứng từ phù hợp với điều khoản, điều kiện
của L/C.
1.1.4. Nội dung chủ yếu của L/C:
- Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C :
+ Số hiệu (L/C Number) :mỗi L/C đều có số hiệu riêng do ngân hàng phát
hành cấp, để các bên tham gia trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến L/C nhằm
tạo thuận lợi trong trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan.
+ Địa điểm mở L/C (Place of issue) : là nơi mà ngân hàng mở L/C cam kết
trả tiền cho người thụ hưởng và có ý nghĩa quan tr ọng trong việc lựa chọn luật
pháp áp dụng để giải quyết những bất đồng xảy ra.
+ Ngày mở L/C (Date of issue): là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của
ngân hàng mở L/C đối với người xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở chính thức chấp
nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của
L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có thực hiện
việc mở L/C đúng hạn không.
- Loại thư tín dụng (Form of L/C): là điều khoản quan trọng ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán của L/C vì mỗi loại L/C có tính chất và nội dung khác nhau.
- Tên, địa chỉ các bên liên quan đến L/C (Name/ Address of parties) : người
mở, người thụ hưởng, ngân hàng phát hành và các ngân hàng khác như : ngân hàng
thông báo, ngân hàng xuất trình, ngân hàng xác nhận...
- Số tiền của L/C (Amount of L/C): được ghi bằng số và chữ và phải thống
nhất với nhau, đơn vị tiền tệ chính xác, trị giá L/C phản ánh trị giá lô hàng giao
theo hợp đồng, dung sai số tiền...
- Thời hạn hiệu lực (Expired Period): là thời hạn mà ngân hàng phát hành
cam kết sẽ trả tiền cho người thụ hưởng nếu họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp
trong thời hạn đó.Thời hạn này bắt đầu từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực
- Thời hạn xuất trình (Period for presentation): là khoảng thời gian người thụ
hưởng được sử dụng để hoàn tất bộ chứng từ và gửi đi cho người mua thanh toán,
thường được tính cụ thể là một số ngày nhất định sau ngày giao hàng.
10
- Thời hạn trả tiền (Period for payment): có thể nằm trong thời hạn hiệu lực
của L/C nếu là L/C trả ngay hoặc nằm ngoài thời hạn L/C nếu là L/C trả chậm,
nhưng những hối phiếu đòi tiền có kỳ hạn vẫn phải xuất trình cho ngân hàng trong
thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thời hạn giao hàng (Shipment Period) : cũng được quy định rõ trong L/C
và do hợp đồng mua bán quy định, ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực
của L/C và không được trùng với thời hạn hiệu lực của L/C, ngày mở L/C phải
trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng vào ngày giao hàng.
- Mô tả hàng hóa (Description of goods) : tên hàng hóa, số lượng, trọng
lượng, quy cách phẩm chất, giá cả, bao bì, kí hiệu...cũng được quy định cụ thể
trong L/C.
- Vận tải giao nhận hàng hóa : các điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF,
C&F…) nơi gửi hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng cũng được quy định cụ thể
trong L/C.
- Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình (Documents) : đây
là nội dung then chốt chứng minh rằng người xuất khẩu đã hoàn thành đầy đủ nghĩa
vụ giao hàng và làm theo đúng như điều kiện của L/C. Đó là căn cứ quan trọng để
yêu cầu ngân hàng mở L/C thanh toán tiền hàng. Do đó, yêu cầu khắt khe của việc
thực hiện thanh toán bằng phương thức này là sự phù hợp hoàn toàn của các chứng
từ với tất cả các điều kiện của L/C. Chứng từ phải thỏa 3 yêu cầu : số loại, lượng
chứng từ và yêu cầu về việc ký phát chứng từ đó như thế nào. Thông thường bộ
chứng từ bao gồm :
+ Hối phiếu (Drafts)
+ Hóa đơn (Invoice)
+ Chứng từ vận tải (Transport documents)
+ Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Document)
+ Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
+ Bản khai đóng gói hàng (Packing List)
+ Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of Weight/Quantity)
11
+ Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)
+ Giấy chứng nhận phân tích…(Certificate of Anlysis)
Và một số chứng từ khác do hai bên người mở và người thụ hưởng quy
định như :chứng nhận giao hàng, chứng nhận chuyển giao chứng từ,…
- Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C : là điều khoản ràng buộc trách
nhiệm của ngân hàng mở L/C.
- Những điều khoản đặc biệt khác : cho phép đòi tiền bằng điện, địa chỉ
nhận chứng từ, phí, quy cách đóng gói…Tuy nhiên, thực tế cho thấy không nên
đưa quá nhiều điều khoản phụ vào L/C để tránh hiểu nhầm, không rõ ràng.
- Chữ kí trên L/C hay mã hóa : L/C phải được ký vì là cam kết trả tiền của
ngân hàng phát hành, nếu L/C được mở và gửi cho người xuất khẩu bằng thư thì
người ký nó phải là người đại diện ngân hàng hay được ủy quyền và được gửi đến
các ngân hàng có liên quan, nếu L/C được gửi bằng điện swift, telex thì L/C phải
có mã hóa đúng như quy định của hai bên.
Tóm lại, dựa trên thỏa thuận của hợp đồng ngoại thương, người mở sẽ yêu cầu
ngân hàng phát hành mở L/C đồng thời quy định một số điều khoản, điều kiện
khác, ngân hàng phát hành cũng đưa vào L/C m ột số điều khoản, điều kiện quy
định của ngân hàng như chính sách phí và một số quy định theo thông lệ quốc tế
tùy thuộc vào từng loại L/C cụ thể. Nhưng dù thế nào đi nữa thì mọi điều khoản của
L/C đều phải rõ ràng, cụ thể để tránh tranh cãi và tu chỉnh L/C.
1.1.5. Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ :
1.1.5.1. Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ :
3
Ngân hàng
mở L/C
Ngân hàng
thông báo L/C
7
8
L/C
9 6 4 10 11 2
Nhà nhập khẩu
Nhà xuất khẩu 5
1
12
1. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương.
2. Nhà nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C cho
người thụ hưởng.
3. Ngân hàng phát hành L/C mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và
chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết.
4. Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu.
5. Dựa vào nội dung L/C, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
6. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán gửi ngân
hàng thông báo để được thanh toán.
7. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng
phát hành kiểm tra và trả tiền.
8. Ngân hàng phát hành L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu phù hợp thì trích
tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho nhà xuất khẩu.
9. Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu.
10. Ngân hàng phát hành L/C trích tài khoản và báo nợ cho nhà nhập khẩu.
11. Nhà nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng phát hành trao
bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu nhận hàng.
1.1.5.2. Đặc trưng thanh toán bằng tín dụng chứng từ::
- Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ liên quan đến hai quan
hệ hợp đồng độc lập : giữa người mở – ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành
– người thụ hưởng. Dựa trên hợp đồng ngoại thương, người mở L/C điền đơn đề
nghị mở, ký quỹ và đóng khoản phí mở L/C, ngân hàng căn cứ vào đó mở L/C cho
nhà xuất khẩu và chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do người xuất khẩu xuất
trình. Nếu chứng từ hợp lệ thì ngân hàng nhận chứng từ và thanh toán cho người
thụ hưởng, sau đó ngân hàng giao chứng từ cho người mở.
- Nguyên tắc thanh toán :
+ Việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ mang tính độc lập : khi L/C
được phát hành thì nó lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng mua bán hay bất cứ hợp
đồng nào khác. Thay vào đó, nó phụ thuộc vào khả năng xuất trình các chứng từ
13
phù hợp với L/C của người thụ hưởng. Ngân hàng phát hành không thể từ chối
nghĩa vụ thanh toán với lý do hàng kém chất lượng.
+ Việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ phải tuân thủ chặt chẽ của
chứng từ : khi kiểm tra các chứng từ xuất trình, ngân hàng chỉ thanh toán cho người
thụ hưởng khi bộ chứng từ tuân thủ và phù hợp với các điều khoản, điều kiện của
L/C và phù hợp với nhau.
- Việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ chỉ căn cứ vào chứng từ không
căn cứ vào hàng hóa : các chứng từ xuất trình là căn c ứ để ngân hàng phát hành
kiểm tra và thanh toán hay từ chối thanh toán, và là căn cứ để nhà nhập khẩu nhận
hàng.
- Việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ đảm bảo tương đối quyền lợi của
người mở và người thụ hưởng L/C : mua bán hàng hóa quốc tế gặp khó khăn do
khoảng cách địa lý do đó thanh toán bằng L/C là đáng tin cậy do có sự tham gia
của các ngân hàng : khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ xem như hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng, còn người mua nhận bộ chứng từ có thể nhận được hàng.
- Việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ trong đó ngân hàng phát hành L/C
là người thanh toán cho người thụ hưởng : khi mở L/C thì ngân hàng phát hành
cam kết sẽ thanh toán cho người thụ hưởng khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp cho
dù người mở L/C có thanh toán hay không. Do đó, ngân hàng mở L/C phải đánh
giá năng lực, khả năng tài chính của người mở L/C và các điều kiện khác có liên
quan.
1.1.6. Luật áp dụng khi thanh toán bằng tín dụng chứng từ:
1.1.6.1. Theo thông lệ và tập quán quốc tế :
Khi thanh toán bằng tín dụng chứng từ, các chủ thể tham gia phải tuân thủ
các quy định pháp lý của quốc gia mà còn phải tuân thủ các quy định pháp lý, các
hiệp ước, hiệp định quốc tế, thông lệ của các nước. Tuy nhiên chính điều này lại
gây khó khăn cho giao dịch thanh toán vì mỗi quốc gia có quy định luật pháp riêng.
Do đó, cần có những quy định mang tính thống nhất cho các quốc gia để thực hiện
thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Hiện nay chưa có các điều ước quốc tế
14
nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Nhưng do nhu
cầu phát sinh thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ càng được mở rộng nên
bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của phòng thương mại quốc
tế ra đời gọi tắt là UCP (The Uniform customer and pratice for documentary
credits, ICC).
- UCP là tập quán quốc tế thống nhất điều chỉnh về tín dụng chứng từ, được ấn
thành bởi Trung tâm hợp tác quốc tế ICC (The international Cooperation Center) .
UCP đã qua 6 lần sửa đổi vào các năm 1951,1962,1974,1983,1993, và 2006 để theo
kịp sự phát triển chung của nền kinh tế. Với số xuất bản UCP 500 (năm 1993) là
bản sửa đổi tương đối hoàn chỉnh bao gồm 49 điều và chia ra làm 7 phần và gồm 2
phụ bản :
+ UCP 500.1 (eUCP) : the Supplement to the Uniform and Practice for
Documentary Credits for Electronic Presentation) : áp dụng cho xuất trình
chứng từ điện tử theo L/C.
+ UCP 500.2 (ISBP 645 : The international standard banking Pratice for
Examination for Documents Under Documentary credits) : thực hành nghiệp vụ
ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo L/C.
Sau đó, UCP 500 được sửa đổi bổ sung thành UCP 600. Hiện nay, hầu hết các
quốc gia đang sử dụng ấn phẩm UCP 600 có hiệu lực 1/7/2007. Một số điểm khác
nhau giữa UCP 500 và UCP 600 :
+ UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản, bổ sung nhiều định nghĩa và
giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa c ủa các thuật ngữ còn gây tranh cãi
trong bản UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 của UCP 600 “Definitions : định nghĩa”
đã nêu một loạt định nghĩa như : Advising Bank, Applicant, Beneficiary,
Cofirmation...
+ UCP 600 đã quy đ ịnh rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các
chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng”
trong khi ở UCP 500 là “7 ngày làm việc ngân hàng”
+ UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ người mở và người thụ hưởng.
15
+ UCP 600 : ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao chứng
từ cho người mở L/C khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.
Các tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu trừ Hoa kỳ và Colombia coi UCP là một bộ
phận cấu thành của hệ thống pháp luật quốc gia thì đa số các quốc gia khác đều coi
UCP là văn bản trong hệ thống luật lệ và tập quán quốc tế.
- ISBP : (International Standard Banking Practice ) tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
quốc tế để kiểm tra chứng từ theo L/C số 681 năm 2007 của ICC tuân thủ theo
UCP 600 ra đời.
-URR725 : (Uniform Rules for Bank Reimbursement under Documentary Credit ) :
quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo L/C của ICC năm 1996.
-ISP 98 : (International Stanby Practices) : quy tắc thực hành L/C dự phòng do ICC
ban hành, cung cấp các quy tắc về thực hành nghiệp vụ ngân hàng tiêu chuẩn đối
với L/C và các cam kết độc lập có liên quan như L/C dự phòng.
- Incoterms 2010 có hiệu lực ngày 1/1/2011, các điều kiện bảo hiểm ICC Clause
1982, quy định về cấm vận của Mỹ.
Có thể nói, mức độ vận dụng các quy tắc thông nhất quốc tế như thế nào còn tùy
thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
1.1.6.2. Luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng tín dụng chứng từ :
Ở Việt Nam, đây là nguồn pháp luật cơ bản điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Chẳng hạn như : Luật
ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật các tổ
chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004), Nghị định 64/2001/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán, Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN của NHNN ngày 20/3/2002
ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán, Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005, Pháp lệnh ngoại hối 2006, Quyết
định của Thống đốc NHNN số 1325/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế
chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng,
Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5/2001 về việc ban hành quy chế mở
16
thư tín dụng hàng nhập trả chậm,…
Tóm lại, xét theo nghĩa r ộng, pháp luật về thanh toán tín dụng chứng từ gồm có
pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là các thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế
về thanh toán bằng tín dụng chứng từ..
1.1.7. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia :
1.1.7.1. Người mở (APPLICANT) : theo Điều 2 của UCP 600: “Bên mà theo yêu
cầu của bên đó, L/C được phát hành”: là người mở L/C / người mua / nhà nhập
khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng mở L/C) phát hành L/C và có
trách nhiệm pháp lý đối với việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C
này, tuy nhiên, người mở phải thỏa mãn các điều kiện của ngân hàng.
-Người mở có quyền đưa ra các chỉ thị để xác nhận L/C và kiểm tra việc thực hiện
các chỉ thị đó.
-Người mở phải ký quỹ và trả phí phát hành L/C và các điều kiện khác của ngân
hàng phát hành.
-Người mở nhận bộ chứng từ từ ngân hàng và nhận hàng.
1.1.7.2. Người thụ hưởng (BENEFICIARY) : theo Điều 2 của UCP 600: “bên mà
vì quyền lợi của bên đó, L/C được phát hành” : là người thụ hưởng L/C/ nhà xuất
khẩu / người bán / người ký phát hối phiếu.
- Người thụ hưởng nhận được L/C phải kiểm tra các điều khoản và điều kiện của
L/C, tu chỉnh nếu có.
- Người thụ hưởng giao hàng và lập bộ chứng từ gửi đến ngân hàng phát hành hoặc
ngân hàng xác nhận để được thanh toán.
1.1.7.3. Ngân hàng phát hành (ISSUING BANK) : theo Điều 2 UCP 600 “ là ngân
hàng, theo yêu cầu của người mở hoặc nhân danh chính mình, phát hành L/C”:
là ngân hàng được chỉ định theo yêu cầu của người mở L/C, phát hành L/C cho
người thụ hưởng. Hai bên mua và bán thỏa thuận lựa chọn ngân hàng phát hành,
nếu không có thỏa thuận thì người mở L/C được phép lựa chọn ngân hàng phát
hành.
-Ngân hàng phát hành yêu cầu người mở L/C chuyển tiền ký quỹ đầy đủ, phí phát
17
hành trước khi mở L/C.
-Ngân hàng phát hành mở L/C theo giấy đề nghị của người mở.
-Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ của người thụ hưởng xuất trình.
-Ngân hàng phát hành thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng nếu bộ chứng từ
hoàn toàn phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C.
1.1.7.4. Ngân hàng thông báo (ADVISING BANK): theo Điều 2 của UCP 600
:”ngân hàng thông báo là ngân hàng tiến hành thông báo tín dụng theo yêu cầu
của ngân hàng phát hành”. Vì vậy, ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân
hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo
thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước của nhà
xuất khẩu .
-Khi nhận được L/C từ ngân hàng phát hành gửi đến, ngân hàng thông báo chỉ
thông báo L/C cho người thụ hưởng và thu phí thông báo mà không có cam kết gì.
1.1.7.5. Ngân hàng xác nhận (CONFIRMING BANK) : theo Điều 2 UCP 600 “ là
ngân hàng, theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành, thực
hiện xác nhận của mình đ ối với một tín dụng” được ngân hàng phát hành yêu cầu
đứng ra xác nhận L/C trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc
chắn của L/C.
-Ngân hàng xác nhận được ngân hàng phát hành ủy quyền thanh toán thay mình số
tiền trong L/C cho người thụ hưởng, để đảm bảo số tiền thanh toán, ngân hàng xác
nhận có thể yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ 100% giá trị tín dụng và hưởng
phí xác nhận.
1.1.7.6. Ngân hàng được chỉ định (NOMINATED BANK) :theo Điều 2 UCP 600
“ngân hàng chỉ định là ngân hàng mà tín dụng có giá trị thanh toán hoặc bất cứ
ngân hàng nào trong trường hợp tín dụng có giá trị thanh toán đối với bất cứ ngân
hàng nào”là ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng nào đó được ngân hàng phát hành
ủy nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định
trong L/C thì thanh toán cho ngư ời thụ hưởng, chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối
phiếu hoặc bộ chứng từ, hoặc cam kết trả chậm L/C.
18
- Ngân hàng được chỉ định có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ của nhà xuất khẩu
như ngân hàng phát hành.
1.1.8. Ưu - nhược điểm của thanh toán bằng tín dụng chứng từ so với các
phương thức thanh toán quốc tế khác:
1.1.8.1. Ưu điểm :
- Đối với người mở (người mua, nhà nhập khẩu) :
• Người mua có thể yên tâm vì chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì mới trả
tiền và hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được ngân hàng kiểm tra.
• Người mua vẫn được hưởng lãi đ ối với khoản ký quỹ theo quy định của
ngân hàng.
• Người mua tận dụng được tín dụng của ngân hàng, đó là điều thiết yếu vì
khoảng thời gian từ lúc mở L/C đến khi thu được tiền hàng là khá dài (bao
gồm thời gian để người xuất khẩu chuẩn bị hàng, thời gian vận chuyển hàng
từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu và thời gian nhà nhập khẩu bán
hàng).
- Đối với người thụ hưởng (người bán, nhà xuất khẩu) :
• Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán khi ngân hàng kiểm tra bộ
chứng từ hợp lệ. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù
hợp với các điều khoản, điều kiện của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường
hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu
hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. Tình
trạng tài chính của người mua được thay thế bằng cam kết của ngân hàng
phát hành là sẽ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ xuất
trình phù hợp. Đây là lợi thế vượt trội so với phương thức thanh toán quốc tế
khác.
• Người bán được giảm thiểu việc chậm trễ trong chuyển giao chứng từ để
nhận thanh toán vì được ngân hàng phục vụ mình kiểm tra và chuyển chứng
từ đến ngân hàng phát hành.Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát
hành, việc thanh toán được tiến hành ngay (đối với L/C trả ngay) hoặc vào
19
một ngày xác định (đối với L/C trả chậm) khi bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ
với điều kiện, điều khoản của L/C.
• Người bán có thể đề nghị ngân hàng phục vụ mình chiết khấu L/C hoặc tài
trợ để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
- Đối với ngân hàng phát hành :
• Ngân hàng thu được các khoản phí, và thu hút khoản tiền ký quỹ (nếu có)
và thực hiện các sản phẩm khác liên quan đến giao dịch thanh toán bằng L/C
này : tài trợ, chiết khấu, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ...
• Ngân hàng mở rộng uy tín và vai trò của mình trên thị trường thế giới.
1.1.8.2. Nhược điểm :
- Thanh toán bằng tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán an toàn và hiệu quả
nhất so với các phương thức thanh toán quốc tế khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số
nhược điểm như sau :
Quy trình thanh toán tỷ mỷ, các bên tiến hành phải thực hiện thận trọng
nhiều khâu như lập bộ chứng từ, kiểm tra chứng từ...nên thời gian từ khi
mở L/C đến thanh toán và hoàn tất tương đối dài.
Chỉ cần có sai sót trong khâu lập, kiểm tra chứng từ là có thể dẫn đến
việc từ chối bộ chứng từ
Chi phí mở và thanh toán bằng tín dụng chứng từ cao
Tóm lại, thư tín dụng là công cụ giúp nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu thực
hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký kết và nhà nhập khẩu kiểm soát thông qua các
chứng từ liên quan đối với việc nhận hàng hóa, chất lượng hàng hóa, ..đối với
những giao dịch mà người mua và người bán chưa có sự tin tưởng lẫn nhau thì cam
kết của ngân hàng là đảm bảo hợp đồng được thực hiện, củng cố khả năng của
người mua, tạo niềm tin cho người bán. Đây là đặc điểm ưu việt hơn hẳn của thanh
toán bằng tín dụng chứng từ so với các phương thức thanh toán quốc tế khác.
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh
vực ngân hàng. Đó là hình th ức thanh toán linh hoạt, đảm bảo tính an toàn cho các
giao dịch thương mại quốc tế và đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu của thương
20
mại quốc tế. Thứ nhất, do các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những
quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau,
phương thức thanh toán bằng L/C giúp loại bỏ rào cản đó. Thứ hai, trong giao dịch
thanh toán bằng L/C luôn có sự hiện diện của ngân hàng đại diện cho hai đối tác,
cùng với những yêu cầu khắt khe vể bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi
ích đối nghịch giữa các bên trong hợp đồng.
Mặt khác, trong các phương thức thanh toán quốc tế, vai trò của ngân hàng
tham gia có sự khác nhau. Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng đơn thuần
chỉ thực hiện chức năng chuyển tiền trên danh nghĩa ngư ời mua và nhận tiền trên
danh nghĩa người bán. Trong phương thức thanh toán nhờ thu, các ngân hàng tham
gia xử lý chứng từ do bên bán gửi đến và hành động với vai trò là đ ại lý của người
bán. Ngoại trừ vai trò là đ ại lý, trong các phương th ức thanh toán quốc tế trừ tín
dụng chứng từ, các ngân hàng không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm nào. Còn trong
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các ngân hàng đã tham gia chủ động và
tích cực hơn và cam kết thanh toán cho người thụ hưởng.
Thư tín dụng là công cụ giúp nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu thực hiện
nghiêm chỉnh hợp đồng ký kết thông qua việc quy định rõ trong thư tín dụng và nhà
nhập khẩu an toàn hơn khi được ngân hàng kiểm tra chứng từ để nhận hàng…Do
ngân hàng làm việc trên cơ sở chứng từ, nhà xuất khẩu có được đảm bảo thanh toán
hơn. Như vậy phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ ưu việt hơn các
phương thức thanh toán quốc tế khác.
21
Bảng 1.1. So sánh các Phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức
TTQT
Rủi ro
Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu Ngân hàng
Chuyển tiền trước
khi giao hàng
An toàn Rủi ro không nhận
được hàng
Không rủi ro
Chuyển tiền sau
khi giao hàng
Rủi ro không nhận
được thanh toán
An toàn Không rủi ro
Giao chứng từ trả
tiền
Bị từ chối thanh
toán
Rủi ro hàng không
đúng chất lượng
Không rủi ro
Nhờ thu trả ngay Bị từ chối bộ chứng
từ và thanh toán
Chưa nhận hàng đã
thanh toán
Không rủi ro
Nhờ thu trả chậm Rủi ro không nhận
được thanh toán
An toàn Không rủi ro
Tín dụng chứng
từ
Được ngân hàng
đảm bảo thanh toán
Được ngân hàng
kiểm tra chứng từ
trước khi thanh
toán
Rủi ro do ngân
hàng cam kết thanh
toán
1.2.Tiêu chí đánh giá hiệu quả và rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế và
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ :
1.2.1.Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế :
Trong thời đại cạnh tranh ngày nay, các ngân hàng thương mại càng phát
triển các sản phẩm dịch vụ để cung cấp cho khách hàng. Các ngân hàng phải cải
tiến sản phẩm chất lượng phục vụ khách hàng, tạo ra một dây chuyền kinh doanh
khép kín, gắn kết các nghiệp vụ ngân hàng lại với nhau, trong đó hoạt động thanh
toán quốc tế được xác định là nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ
khác như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong
ngoại thương...Do đó, việc ngân hàng chú trọng phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế là cần thiết. Không những vậy ngân hàng còn nâng cao chất lượng phục vụ
thanh toán quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, các ngân hàng
thường đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế thông qua các chỉ tiêu :
- Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế : phản
22
ánh một phần hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế.
- Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế : khi thực hiện thanh toán quốc tế,
ngân hàng sẽ thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân
hàng. Phí thu được càng cao thì hiệu quả hoạt động của thanh toán quốc tế càng
lớn, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
- Gia tăng công nghệ : là chỉ tiêu tương đối quan trọng, là cơ sở để phát triển sản
phẩm dịch vụ mới, tiện ích, đẩy nhanh tốc độ xử lý thanh toán quốc tế. Công nghệ
hiện đại sẽ giúp quá trình thanh toán quốc tế nhanh, chính xác, an toàn, tăng hiệu
quả quản lý, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Mức độ đa dạng sản phẩm hoạt động thanh toán quốc tế : số lượng các nghiệp vụ
thanh toán quốc tế, số lượng sản phẩm dịch vụ trong từng nghiệp vụ cụ thể, đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tăng thêm thu nhập của ngân hàng
qua thu các phí dịch vụ, phí thanh toán.
- Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán quốc tế : sẽ giúp nhận biết được trong
toàn bộ các phương thức thanh toán thì phương th ức nào khách hàng quan tâm
nhiều nhất, sử dụng nhiều nhất. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các tư vấn hợp lí
cho khách hàng khi lựa chọn phương thức thanh toán cho giao dịch của mình.
- Chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế : như đánh giá chất lượng sản phẩm
dịch vụ thanh toán quốc tế, mức độ sai sót, mức độ áp dụng các chuẩn mực, thông
lệ quốc tế, quy trình, thủ tục, mức độ rủi ro trong thanh toán quốc tế.
1.2.2.Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng
từ:
- Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số của hoạt động thanh toán bằng tín dụng
chứng từ : phản ánh một phần hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế.
- Tỉ trọng doanh số thanh toán bằng tín dụng chứng từ trên doanh số thanh toán
quốc tế : phản ánh sự đóng góp của hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ
vào hoạt động thanh toán quốc tế.
- Doanh thu từ hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ : khi thực hiện thanh
toán quốc tế, ngân hàng sẽ thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ
23
của ngân hàng như phí thông báo L/C, phí thanh toán L/C, phí mở L/C, phí xác
nhận L/C... Phí thu được càng cao thì hiệu quả hoạt động của thanh toán bằng tín
dụng chứng từ càng lớn, góp phần tăng tăng doanh thu phí thanh toán quốc tế, hiệu
quả kinh doanh ngân hàng.
- Gia tăng công nghệ : là chỉ tiêu tương đối quan trọng, là cơ sở để phát triển sản
phẩm dịch vụ mới, tiện ích, đẩy nhanh tốc độ xử lý thanh toán quốc tế như nhận và
thông báo L/C gốc cho người thụ hưởng, phát hành L/C cho người mở, hay thực
hiện thanh toán L/C đúng thời gian quy định... Công nghệ hiện đại sẽ giúp quá trình
thanh toán quốc tế nhanh, chính xác, an toàn, tăng hiệu quả quản lý, đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
- Mức độ đa dạng sản phẩm hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ : đa
dạng thanh toán nhiều loại L/C, sản phẩm dịch vụ hỗ trợ trong thanh toán bằng tín
dụng chứng từ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tăng thêm thu
nhập của ngân hàng qua thu các phí dịch vụ, phí thanh toán.
- Tỷ trọng của phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ so với phương thức
thanh toán quốc tế khác : sẽ giúp nhận biết được trong toàn bộ các phương thức
thanh toán thì phương th ức nào khách hàng quan tâm nhiều nhất, sử dụng nhiều
nhất. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các tư vấn hợp lí cho khách hàng khi lựa chọn
phương thức thanh toán cho giao dịch của mình.
- Chất lượng của hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ : như đánh giá chất
lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ, mức độ sai sót, mức độ
áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, quy trình, thủ tục, mức độ rủi ro trong
thanh toán.
Tóm lại, các ngân hàng cần có những tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng.
Từ đó, các ngân hàng sẽ có hướng hoạch định chính sách thích hợp để phát triển
thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
1.2.3. Rủi ro đối với các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ :
Rủi ro là sự không chắc chắn về các kết quả trong tương lai, không ai biết
24
“điều gì có thể xảy ra, xảy ra như thế nào và nó ảnh hưởng đến hoạt động của một
doanh nghiệp như thế nào”. Trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tuy
ưu việt hơn các phương thức thanh toán khác nhưng cũng ti ềm ẩn những rủi ro đối
với các chủ thể tham gia, cụ thể như sau :
1.2.3.1. Đối với nhà nhập khẩu :
Thanh toán bằng tín dụng chứng từ chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà
không dựa trên hàng hóa, do đó sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà nhập
khẩu về hàng hóa được giao nhưng nhà nhập khẩu vẫn phải trả tiền.
Khi có những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa người mua và
người bán thì ngư ời mua phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi L/C tại ngân
hàng phát hành, do đó làm kéo dài thời gian giao dịch, tăng chi phí.
Ngân hàng xác nhận hoặc một ngân hàng chỉ định khác có thể mắc sai lầm
khi đã thanh toán cho bộ chứng từ có bất hợp lệ và có ghi nợ ngân hàng phát
hành làm cho nhà nhập khẩu có thể không nhận được hàng vì chứng từ
không phù hợp.
Người mua chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng cập cảng vì vậy
để nhận hàng thì ngư ời mua phải ký quỹ bổ sung và trả phí cho ngân hàng
bảo lãnh đi nh ận hàng.Theo thực tế, khi ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển, nhà nhập khẩu phải có vận đơn đường biển để đi nhận
hàng, thông thường, bộ vận đơn gốc gồm 3 bản có giá trị ngang nhau.Nếu
không quy định bộ chứng từ vận đơn đầy đủ thì một người khác có thể lấy
hàng hóa khi chỉ cần trình một phần bộ vận đơn mà người mua đã tr ả tiền.
Do đó, nhà nhập khẩu sẽ mất tiền mà không nhận được hàng hóa.
1.2.3.2. Đối với người xuất khẩu :
Cũng giống như nhà nhập khẩu, khi có những thay đổi trong hợp đồng ngoại
thương giữa người mua và người bán thì ngư ời mua phải tiến hành làm thủ
tục sửa đổi L/C tại ngân hàng phát hành, do đó làm kéo dài thời gian giao
dịch, tăng chi phí.
L/C hủy ngang có thể được ngân hàng sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ
25
khi nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ mà không cần có sự
đồng ý của nhà xuất khẩu. Một khi nhà xuất khẩu giao hàng mà L/C được
sửa đổi hay hủy bỏ thì dẫn đến khả năng nhà xuất khẩu bị từ chối thanh toán
hoặc được thanh toán nhưng tăng chi phí giao dịch do phải chỉnh sửa chứng
từ phù hợp.
Khi thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì theo tập quán quốc tế và những
quy định của quốc gia các nước, quan điểm của mỗi ngân hàng sẽ có thể
không thống nhất với nhau, đặc biệt là khâu kiểm tra bộ chứng từ. Do đó,
khả năng từ chối thanh toán bộ chứng từ sẽ cao và nhà xuất khẩu phải tự xử
lý hàng hóa như tháo dỡ hàng, lưu kho...làm tăng chi phí giao dịch.
Nếu mở L/C mà không có xác nhận thì trong trư ờng hợp ngân hàng phát
hành mất khả năng thanh toán thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo
cũng không được thanh toán tức là nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro chính trị
hay cơ chế chính sách của nước nhà nhập khẩu.
1.2.3.3. Đối với ngân hàng:
Trong nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ, ngân hàng sẽ tham gia
với nhiều vai trò khác nhau và tiềm ẩn những rủi ro.
- Đối với ngân hàng phát hành :
+ Rủi ro phát sinh từ phía người mở L/C : khi thực hiện mở L/C thì người
mở phải ký quỹ cho ngân hàng và đóng phí dịch vụ. Ở đây, ngân hàng phát
hành đóng vai trò là người bảo lãnh, người cam kết thanh toán cho người thụ
hưởng. Do vậy, trong trường hợp người mở L/C chỉ ký quỹ một phần trị giá
L/C, phần còn lại được đảm bảo bằng tài sản hoặc là tín chấp. Khả năng
thanh toán và thiện chí thanh toán của người mở L/C là rất quan trọng. Nếu
đến hạn thanh toán mà người mở L/C không thanh toán, ngân hàng phát
hành tiến hành cho vay bắt buộc đối với người mở, dùng phần vốn của mình
trả cho phía nước ngoài, đồng thời thu hồi lại phần vốn này từ tài sản đảm
bảo, hàng hóa nhập khẩu...làm tốn nhiều thời gian và chi phí của ngân hàng
và có thể không thu hồi được hoặc thu hồi không đủ. Ngân hàng cần xem xét
26
xem liệu ngân hàng có thu được một phần hay toàn bộ số tiền đã thanh toán
từ việc bán hàng hay không nếu nhà nhập khẩu bị phá sản.
+ Rủi ro từ người thụ hưởng L/C : thanh toán bằng tín dụng chứng từ chỉ
dựa trên chứng từ, do đó, ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán khi
người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều khoản,
điều kiện của L/C. Trong trường hợp người thụ hưởng không giao hàng mà
lại làm bộ chứng từ giả, hoặc cùng với người mở thực hiện hành vi lừa đảo
thì ngân hàng phát hành phải gánh chịu rủi ro vừa phải thanh toán vừa không
thu hồi được tiền.
+. Rủi ro từ ngân hàng chiết khấu hoặc từ ngân hàng xuất trình : sau khi
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ cho
ngân hàng phục vụ mình xin chiết khấu hoặc nhờ đòi tiền (bằng thư hoặc
bằng điện tùy theo L/C quy định). Trong trường hợp điện đòi tiền theo L/C
đã được ngân hàng phát hành thanh toán, bộ chứng từ không phù hợp, ngân
hàng phát hành có thể gặp rủi ro do không thể truy đòi từ ngân hàng phục vụ
người xuất khẩu.
+ Rủi ro từ ngân hàng hoàn trả : để thuận tiện cho người thụ hưởng trong
việc nhận được thanh toán, L/C cho phép người xuất trình chứng từ sẽ được
đòi tiền từ một ngân hàng được chỉ định hoàn trả. Nhưng nếu ngân hàng
hoàn trả không thực hiện thì ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán
và gánh chịu các chi phí phát sinh.
+ Rủi ro phát sinh từ biến động của thị trường hàng hóa nhập khẩu : hàng
hóa nhập khẩu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của người mở L/C và
việc thu hồi vốn của ngân hàng phát hành. Nếu mặt hàng có giá cả biến động
nhiều theo thị trường, thị trường tiêu thụ ít, ngân hàng phát hành khó thu hồi
lại vốn đã thực hiện thanh toán thay cho người mở trong trường hợp người
mở mất khả năng thanh toán.
+. Rủi ro tín dụng : khi nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán, ngân
hàng cho vay bắt buộc đối với nhà nhập khẩu và thanh toán cho phía nước
27
ngoài bằng vốn của mình hoặc ngân hàng sẽ cho khách hàng vay phần tiền
ký quỹ còn lại để nhà nhập khẩu thanh toán cho phía nước ngoài. Trường
hợp ngân hàng phát hành không thu lại được vốn hoặc thu không đủ sẽ ảnh
hưởng đến danh mục vốn vay của ngân hàng và khả năng chuyển nợ xấu.
+. Rủi ro tỷ giá hối đoái : Là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay và kinh
doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động bất lợi cho ngân hàng. Nó xuất hiện do
biến động tỷ giá hoặc do đánh giá các yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá
không chính xác dẫn đến thiệt hại tài sản của ngân hàng.
+ Rủi ro về ngoại hối : hoạt động ngoại hối của ngân hàng chủ yếu phục vụ
thanh toán quốc tế cho khách hàng doanh nghiệp. Quản lý ngoại hối tập
trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và tuân thủ theo quy định của
Ngân hàng nhà nước. Chính sách quản lý ngoại hối, những quy định chuyển
tiền ra nước ngoài của nước nhập khẩu nếu bị thay đổi thì gây rủi ro cho
ngân hàng và người xuất khẩu (ví dụ : hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước
ngoài) hoặc quốc gia có dự trữ ngoại hối thấp làm người nhập khẩu không
mua được ngoại tệ để thanh toán, ngân hàng chiết khấu không nhận được
tiền làm ngân hàng phát hành mất uy tín.
+ Rủi ro vận hành: phát sinh do cách thức điều hành, quản lý của ngân hàng
như tham ô, năng lực quản lý kém,…Những tổn thất phát sinh do cơ chế vận
hành của ngân hàng không thích hợp, không tuân thủ đúng các quy trình,
quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi như lừa
đảo, tin tặc, rủi ro quy trình do không hiệu quả, bất kỳ giai đoạn nào trong
quy trình tại đó ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ tài chính, uy tín..
+. Rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ:
Khi phát hành L/C : là khâu đầu tiên và quan trọng trong phương thức thanh
toán bằng L/C. Vì khâu này quy đ ịnh các điều kiện, điều khoản mở L/C căn
cứ trên hợp đồng mua bán và các chứng từ cần có khi thanh toán. Đồng thời
cũng là khâu gây rủi ro cho ngân hàng phát hành nếu không thực hiện
nghiệp vụ chính xác và cẩn trọng.
28
Khi phát hành bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc : cũng gây rủi ro cho
ngân hàng phát hành. Vì khi phát hành bảo lãnh nhận hàng thì ngân hàng
cũng cam kết thanh toán cho phía nước ngoài và cho hãng vận tải nếu có tổn
thất xảy ra khi người mở nhận hàng mà không xuất trình vận đơn gốc. Một
bảo lãnh nhận hàng chỉ có tính tạm thời không thể thay thế chứng từ sở hữu
hàng hóa, sau khi có bộ vận đơn từ người thụ hưởng, ngân hàng phải ký hậu
vận đơn và giao cho người mở để ra hãng tàu đ ổi lấy bảo lãnh ban đ ầu thì
trách nhiệm của ngân hàng với hãng tàu mới kết thúc. Như vậy, rủi ro nếu
người thụ hưởng có hành vi lừa đảo, không phải là chủ sở hữu lô hàng và lô
hàng đã nhận không thuộc thư tín dụng đã mở mà nó thuộc về chủ sở hữu
khác, trong trường hợp ngân hàng phát hành đã thanh toán cho ngư ời thụ
hưởng mà vẫn phải bồi thường cho hãng vận tải.
Khi kiểm tra bộ chứng từ
+ Rủi ro do giao L/C không đúng người thụ hưởng : nếu ngân hàng thông
: là khâu có ý nghĩa quan tr ọng nhất quyết định
đến việc ngân hàng phát hành từ chối hay chấp nhận thanh toán bộ chứng từ.
Việc kiểm tra bộ chứng từ được điều chỉnh theo tập quán thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 và ISBP, nhưng cả hai không quy định
hết tất cả các tình huống xảy ra, dẫn đến là mỗi ngân hàng có các quan điểm
khác nhau. Do đó, khâu này dễ gây ra tranh cãi giữa các ngân hàng và gây
rủi ro cho ngân hàng phát hành do ngân hàng xuất trình bác bỏ những điểm
không phù hợp.
- Đối với ngân hàng thông báo:
+. Rủi ro khi nhận L/C hoặc tu chỉnh L/C từ ngân hàng phát hành hay ngân
hàng thông báo thứ nhất : ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về độ
chân thật của L/C bao gồm xác thực chính xác chữ ký, mã hóa mẫu điện
trước khi gửi thông báo đến nhà xuất khẩu. Ngân hàng thông báo phải có
trách nhiệm thông báo đầy đủ nội dung L/C nhận được, trong trường hợp
ngân hàng thông báo không thực hiện đúng quy định thì chịu rủi ro phát sinh
như L/C giả mạo, người thụ hưởng giao hàng trễ...
29
báo không giao L/C đúng người thụ hưởng thì có thể rủi ro như L/C bị lợi
dụng, chứng từ giả mạo, người thụ hưởng không thực hiện đúng hợp đồng
với nhà nhập khẩu...
- Đối với ngân hàng chiết khấu L/C : chiết khấu là việc ngân hàng chỉ định mua
lại hối phiếu được ký phát cho ngân hàng phát hành / xác nhận và/hoặc bộ chứng từ
xuất trình phù hợp bằng cách ứng trước hoặc đồng ý ứng trước cho người thụ
hưởng vào hoặc trước ngày ngân hàng chỉ định nhận được tiền hoàn trả. Trong
trường hợp chiết khấu không truy đòi thì ngân hàng chiết khấu không có quyền truy
đòi người thụ hưởng khi không nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành
do bộ chứng từ bất hợp lệ hoặc ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán. Tuy
nhiên, trong trường hợp chiết khấu có truy đòi, ngân hàng chiết khấu có thể truy đòi
lại số tiền đã cấp cho người thụ hưởng nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán.
+. Rủi ro do tình hình kinh tế, chính trị-xã hội tại nước của ngân hàng phát
hành : theo Điều 36 của UCP 600 “ngân hàng không chịu trách nhiệm đối
với các hậu quả phát sinh từ gián đoạn kinh doanh của mình do thiên tai, bạo
động, dân biến, nổi dậy, chiến tranh, khủng bố, đình công hoặc bế xưởng
hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác vượt ngoài sự kiểm soát. Khi bắt đầu
kinh doanh trở lại, ngân hàng không phải thanh toán hoặc thương lượng
thanh toán cho các tín dụng đã hết hạn trong thời gian gián đoạn kinh doanh
của ngân hàng”. Do đó, ngân hàng chiết khấu sẽ không thu hồi được tiền từ
ngân hàng phát hành khi gửi bộ chứng từ trong thời gian này.
+. Rủi ro từ phía người mở L/C : Uy tín, ý chí và khả năng thanh toán của
người mở L/C ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia, trong đó có
ngân hàng chiết khấu. Nếu bộ chứng từ hợp lệ hay bất hợp lệ không đáng kể
thì không ảnh hưởng đến việc nhận hàng nên người mở chấp nhận nhận
hàng và thanh toán. Hoặc người mở có khả năng thanh toán yếu, phá sản hay
không có thiện chí nhận hàng, trì hoãn thanh toán. Do đó, ngân hàng chiết
khấu cần cẩn trọng trong việc kiểm tra bộ chứng từ và phải xét đến uy tín và
khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành và người mở L/C.
30
+. Rủi ro phát sinh từ ngân hàng phát hành : cũng giống như người mở, nếu
ngân hàng phát hành cố tình tìm các đi ểm bất hợp lệ của bộ chứng từ để từ
chối thanh toán thì gây rủi ro cho ngân hàng chiết khấu vì không thu hồi lại
được số tiền đã cấp cho người thụ hưởng dựa trên hối phiếu / bộ chứng từ.
+ Rủi ro phát sinh từ người thụ hưởng : uy tín, khả năng tài chính của người
thụ hưởng ảnh hưởng đến khả năng ngân hàng chiết khấu có nhận lại được
số tiền đã cấp cho người thụ hưởng nếu không nhận được tiền từ ngân hàng
phát hành (trong trường hợp chiết khấu có truy đòi) hay không.
+ Rủi ro phát sinh từ việc thực hiện nghiệp vụ :
Khi kiểm tra bộ chứng từ : đây là khâu quan trọng đối với ngân hàng chiết
khấu vì nếu việc kiểm tra không cẩn trọng sẽ gây rủi ro cho ngân hàng vì có
thể bị từ chối thanh toán. Do đó, ngân hàng chiết khấu cần nắm vững và tuân
thủ các quy định của UCP, ISBP và L/C để tránh làm giảm uy tín của ngân
hàng chiết khấu.
Khi thực hiện chiết khấu bộ chứng từ không phù hợp
Một ngân hàng xác nhận L/C đồng nghĩa với việc ngân hàng này giống như
ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi bộ chứng từ hoàn
toàn phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C. Ngân hàng xác nhận thường là
ngân hàng lớn có uy tín và thường giữ tài khoản của ngân hàng phát hành. Do đó,
trách nhiệm và nghĩa v ụ của ngân hàng xác nhận giống như ngân hàng phát hành.
Nếu bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng xác nhận phải trả tiền cho nhà xuất khẩu
bất kể có truy đòi l ại ngân hàng phát hành hay không, vì vậy ngân hàng xác nhận
chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành cũng như r ủi ro chính trị hay cơ
chế của nước ngân hàng phát hành.Nếu ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận
: trong thực tế để giữ
khách hàng và nâng cao sản phẩm, ngân hàng chiết khấu thường chiết khấu
những bộ chứng từ bất hợp lệ có khả năng bị từ chối thanh toán cao. Do đó,
ngân hàng chiết khấu cần xem xét kỹ uy tín của người thụ hưởng và tài sản
đảm bảo hay khả năng có thể thu hồi được tiền từ người thụ hưởng.
- Đối với ngân hàng xác nhận :
31
thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra chính xác bộ chứng từ để bộ
chứng từ bất hợp lệ, ngân hàng phát hành không chấp nhận thì không thể đòi tiền
ngân hàng phát hành.
1.3.Kinh nghiệm từ các tình huống thanh toán bằng tín dụng chứng từ của
một số ngân hàng:
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ ưu việt hơn các phương thức thanh
toán quốc tế khác. Vì trong đó ngân hàng không ch ỉ đóng vai trò trung gian thanh
toán mà còn là đầu mối quan trọng chia sẻ rủi ro giữa người mua và người bán. Tuy
nhiên, khi thực hiện vai trò của mình, ngân hàng cũng gặp phải nhiều rủi ro.
(Xem Phụ lục 5 : Các tình huống thực tế trong thanh toán tín dụng chứng từ )
Từ những tình huống được đề cập như gian lận, lừa đảo, hay sự bất cẩn trong khâu
kiểm tra chứng từ… ta có thể rút ra kinh nghiệm từ các ngân hàng khi thực hiện
thanh toán bằng tín dụng chứng từ :
- Thứ nhất : về đối tượng giao dịch – phân loại khách hàng :
Khi thực hiện thanh toán bằng tín dụng chứng từ, các ngân hàng luôn đưa ra tiêu
chí cho việc lựa chọn khách hàng như về tình hình tài chính, uy tín,...và tùy mỗi
khách hàng mà ngân hàng sẽ có những quan điểm về tiêu chí khác nhau để phân
loại khách hàng đó thuộc nhóm đối tượng khách hàng nào. Chẳng hạn, khi phát
hành L/C thì các đi ều kiện nào cần được xem xét đến đối với khách hàng để tránh
tình trạng bộ chứng từ về khách hàng không có khả năng thanh toán..
- Thứ hai : Thành lập phòng, ban về quan hệ quốc tế :
Các ngân hàng nước ngoài thường thành lập các phòng, ban quan hệ quốc tế để thu
thập và cung cấp thông tin về các ngân hàng và quốc gia trên thế giới, giúp các giao
dịch diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, cung cấp những cảnh báo về rủi ro
quốc gia, về các doanh nghiệp để giúp ngân hàng có định hướng trong giao dịch
bảo lãnh L/C.
- Thứ ba : về con người, công nghệ cao là tiên phong hàng đầu :
Các ngân hàng nước ngoài thường sử dụng các chương trình quản lý với công nghệ
cao để giảm bớt rủi ro. Các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng có th ể truy
32
cập thông tin liên quan phục vụ cho nghiệp vụ của mình nên giảm rủi ro thiếu
thông tin. Các ngân hàng nước ngoài còn huấn luyện đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp cao.
-Thứ tư: về nghiệp vụ vận hành :
+ Khi phát hành L/C : ngân hàng phải đọc kỹ đề nghị mở L/C của khách hàng
và hợp đồng mua bán. Nếu thấy có dấu hiệu rủi ro, vi phạm pháp luật thì từ chối
phát hành L/C, kiểm tra chữ kí hữu quyền, hình thức L/C, ngân hàng thông báo, các
điều kiện, điều khoản của L/C, trách nhiệm và uy tín của người mở L/C.
+ Khi kiểm tra chứng từ : ngân hàng nên kiểm tra chứng từ cẩn trọng để biết
được tình trạng chứng từ nhằm ràng buộc trách nhiệm của người mở L/C và có
quyết định từ chối thanh toán khi chứng từ bất hợp lệ.
+ Bảo lãnh nhận hàng : ngân hàng phải nhận được văn bản đồng ý thanh toán
dù bộ chứng từ có bất hợp lệ của người mở trước khi phát hành bảo lãnh nhận
hàng.
+ Thông báo, xác nhận L/C : khi xác thực L/C, kiểm tra toàn bộ nội dung
của L/C để xác định vai trò của ngân hàng trong giao dịch như ngân hàng thông
báo hay ngân hàng thanh toán, xác nhận, xem xét quy tắc UCP 600 có phù hợp hay
không...
+ Chiết khấu L/C : ngân hàng xác định lãi suất và tỷ lệ chiết khấu có truy
đòi đối với chứng từ hợp lệ, rủi ro xảy ra khi chiết khấu bộ chứng từ không hợp lệ.
Các quy định, tiêu chí cần phải được tuân thủ khi thực hiện chiết khấu L/C.
+ Ngăn chặn gian lận thương mại : ngân hàng cần nhận diện và xử lý thông
qua các dấu hiệu như : L/C không quy định mô tả hàng hóa hay dịch vụ, L/C đề cập
đến việc vận chuyển hàng nhưng không có chứng từ vận tải, giá cả hàng hóa, chi
phí bất thường...
33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày những ý kiến cơ bản về thanh toán quốc tế bằng phương thức
tín dụng chứng từ, trình bày những khái niệm cơ bản về thanh toán quốc tế, phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ, đặc trưng, phân loại tín dụng thư, quy trình thực
hiện, luật áp dụng, quyền và nghĩa v ụ các bên tham gia, những ưu điểm, nhược
điểm cũng như các tiêu chí đánh giá hiệu quả và rủi ro thanh toán quốc tế nói chung
và thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng.
Với vai trò quan trọng của ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ và vai
trò của phương thức thanh toán này trong giao thương quốc tế, thì việc xem xét
thực tế hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng rất quan trọng để có thể nâng
cao hiệu quả hoạt động. Do đó, chương 2 sẽ trình bày về tình hình hoạt động thanh
toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu để hiểu rõ hơn
phương thức thanh toán này từ lý thuyết đến thực tiễn như thế nào.
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)
2.1. Lịch sử hình thành và hoạt động của ACB:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ACB:
ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng nhà nước
cấp ngày 24/4/1993 với thời hạn hoạt động 50 năm và Giấy phép số 533/GP-UB do
Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/5/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ
đồng. Ngày 4/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Tính đến 31/12/2010, vốn
điều lệ của ACB là khoảng 9.376 tỷ đồng với hơn 6.669 nhân viên.
34
2.1.1.1. Vốn điều lệ của ACB qua các năm:
Bảng 2.1. Vốn điều lệ của ACB qua các năm 2008-2010
Năm Vốn điều lệ (tỷ đồng) Vốn điều lệ tăng thêm (đồng)
2004 481
2005 948 +467
2006 1.100 +152
2007 2.630 +1.530
2008 6.355 +3.725
2009 7.814 +1.459
2010 9.376 +1.562
Năm 2004, vốn điều lệ của ACB là khoảng 481 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 vốn
điều lệ của ACB đã tăng đến khoảng 9.376 tỷ đồng, gấp 19 lần so với năm 2004 và
mỗi năm vốn điều lệ được tăng tương đối với lượng tăng cao nhất là khoảng 3.725
tỷ đồng trong năm 2007-2008.Việc gia tăng vốn điều lệ càng làm cho ACB tăng
năng lực tài chính, tạo uy tín và hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả hơn.
Đồ thị 2.1. Vốn điều lệ của ACB qua các năm
2.1.1.2. Mạng lưới chi nhánh :
Bảng 2.2. Mạng lưới chi nhánh của ACB
Sở
giao dịch
chi nhánh Phòng
giao dịch
Dự kiến đến 2011 chi nhánh
và phòng giao dịch
Năm
2010
1
69
196
380
481 948
1100
2630
6355
7814
9376
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
10000
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
35
Tính đến năm 2010, số lượng sở giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch của
ACB là 266 và dự kiến đến năm 2011, sẽ tăng lên 380. Việc mở rộng thểm kênh
phân phối làm ACB tăng sự hiện diện trên thị trường, cung cấp hiệu quả viêc xử lý
các giao dịch trên toàn quốc, ACB mở rộng mạng lưới theo hướng : đóng cửa các
chi nhánh không sinh lời hoặc dư thừa và di chuyển một số chi nhánh đến các địa
điểm mới phù hợp với đặc thù của ngành ngân hàng.
2.1.13. Các giai đoạn hình thành và phát triển của ACB:
- Từ năm 1993- 1995 : giai đoạn hình thành ACB xuất phát từ vị thế cạnh tranh,
hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư với quan điểm
thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa
có như chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng.
- Từ năm 1996 – 2000 : ACB là ngân hàng Thương Mại Cổ Phần đầu tiên phát
hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB tiếp cận và nắm bắt
được cách vận hành của hệ thống ngân hàng hiện đại. Năm 1999, ACB triển khai
chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng nhằm tin học hóa và trực
tuyến hóa giao dịch ngân hàng và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ
thống TCBS (The Complete banking Solution : Giải pháp ngân hàng toàn diện) cho
phép các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời và có
chung cơ sở dữ liệu. ACB còn là thành viên của SWIFT (Society for worldwide
Interbank Financial Telecommunication : Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân
hàng toàn thế giới) đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng 24g mỗi ngày.
- Từ năm 2001- 2005: năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt chuẩn trong các lĩnh v ực:
huy động vốn, cho vay ngắn-trung-dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn
lực.
- Từ 2006 đến nay : năm 2007 ACB đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới hoạt động
thành lập 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập công ty cho thuê tài chính.
Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch. Đến năm 2009,
ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ
36
thống kênh phân phối. Llần đầu tiên tại Việt Nam, ACB là ngân hàng nhận được 6
giải thưởng “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh
tiếng quốc tế bầu chọn.
2.1.1.4. Ngành nghề kinh doanh chính :
ACB thực hiện :
+ Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo hình thức gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ tổ chức
tín dụng trong và ngoài nước, cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thương
phiếu, công trái, giấy tờ có giá, đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế,
+ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng,
+ Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc,
+ Thanh toán quốc tế, bao thanh toán,
+ Môi giới đầu tư chứng khoán, lưu ký , tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh
phát hành,
+ Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài
chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
2.1.1.5. Thành tích đạt được :
+ Năm 1997, 1999, 2005, 2008, 2009, 2010 : Chứng nhận “ Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam” do Tạp chí Euromoney, Tạp chí Global Finance Magazine USA, Tạp
chí The Banker, thuộc tập đoàn Financial Times, Anh quốc cấp.
+ Năm 2001 : Một trong 500 ngân hàng hàng đầu Châu Á do Tạp chí Asiaweek
cấp.
+ Năm 2002 : Giải thưởng chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia,
Bằng khen về thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn
định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ do Thủ tướng Chính phủ cấp.
+ Năm 2006 : Bằng khen trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ
thông tin, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc do
Thủ tướng Chính phủ cấp.
+ Năm 2007 : Cúp thủy tinh về Thành tựu về lãnh đạo trong ngành ngân hàng Việt
37
Nam năm 2006 do The Asian Banker cấp.
+ Năm 2009 : Huân chương lao động hạng II do Chủ tịch nước cấp.
+ Năm 2010 : Ngân hàng có dịch vụ thanh toán vượt trội năm 2010 do Tạp chí The
Asset cấp, Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010 do Tạp chí The Asian
Banker cấp.
2.1.1.6. Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm :
- Đại Hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) : là cơ quan quyết định cao nhất gồm tất cả
các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định
những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ ngân hàng quy định. ĐHĐCĐ thông qua
các báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng và ngân sách tài chính cho năm tiếp
theo...
- Hội đồng quản trị (HĐQT) : do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng,
có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của ngân hàng (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ).
HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển ngân hàng, xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý ngân hàng, đưa ra các bi ện
pháp, quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra.
- Ban kiểm soát : do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính
của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ
thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng, thẩm định báo cáo tài chính
hàng năm..
- Các Hội đồng : do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản
trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo sự phát triển
hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.
- Tổng giám đốc : do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HDQT và
trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng.
- Các khối, phòng, ban : thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc
- Các SGD, chi nhánh, phòng giao dịch, các công ty trực thuộc :kinh doanh độc
lập nhưng cũng chịu sự chi phối của Ban điều hành ngân hàng.
38
(Xem Phụ lục 1 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC):
Hiện tại, ACB thực hiện thanh toán quốc tế theo mô hình quản lý tập trung, với cơ
cấu tổ chức như sau :
Sơ đồ tổ chức Trung tâm thanh toán quốc tế tại ACB
2.1.1.7.Trung tâm Thanh toán quốc tế (TT.TTQT):
-Chức năng : TT.TTQT là đơn vị trực thuộc Khối khách hàng doanh nghiệp
(KHDN), được thành lập với mục đích quản lý và hỗ trợ nghiệp vụ thanh toán
quốc tế toàn hệ thống, bao gồm các chức năng sau:
Tổ chức, duy trì và phát triển thanh toán quốc tế áp dụng thống nhất trên
toàn hệ thống.
Hướng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ các văn bản liên quan nghiệp vụ, các thông
lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống.
Quản lý, vận hành hệ thống Swift
- Nhiệm vụ :tiếp nhận và xử lý thông tin, chuyển tiền và thanh toán, kiểm tra
chứng từ, tư vấn, hỗ trợ.
-Tổ chức :
Đứng đầu TT.TTQT là Giám đốc TT.TTQT : chịu trách nhiệm điều hành, tổ
chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trung tâm và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc khối hoặc người được phân công/ ủy quyền về mọi mặt.
Phó Giám đốc : chịu trách nhiệm và báo cáo với Giám đốc TT.TTQT về các
KHỐI
KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP
TRUNG TÂM
THANH TOÁN QUỐC TẾ
Bộ phận
Tiếp nhận
và xử lý
Bộ phận
Chuyển tiền
Bộ phận
Kiểm tra
chứng từ
Bộ phận
Tư vấn và
hỗ trợ
39
hoạt động của TT.TTQT.
Trưởng bộ phận : chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ
của bộ phận, báo cáo trực tiếp và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của bộ
phận trước Giám đốc trung tâm.
Các chuyên viên, kiểm soát viên, nhân viên : làm việc độc lập và báo cáo
trực tiếp cho Trưởng bộ phận.
- Quy mô hoạt động : Năm 2010, toàn hệ thống ACB bao gồm 62 chi nhánh hoạt
động TTQT và 153 Phòng giao dịch được phép tiếp nhận hồ sơ TTQT chuyển về
TT.TTQT để xử lý, trong đó được phân bổ nhiều nhất ở Tp.HCM và thưa thớt hơn
ở các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ.
Bảng 2.3.Quy mô hoạt động thanh toán quốc tế
HCM Miền
Bắc
Miền
Trung
Đông
Nam
Bộ
Tây
nam
bộ
Chi nhánh được phép hoạt động TTQT 25 14 11 5 7
PGD được phép tiếp nhận TTQT 81 41 13 14 4
2.1.2 .Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB :
ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của ngân hàng bán lẻ với danh mục
sản phẩm đa dạng tập trung vào phân đoạn khách hàng : cá nhân và doanh nghiệp
vừa và nhỏ. ACB thường xuyên thực hiện tái cấu trúc, đa dạng hóa sản phẩm, phát
triển sản phẩm mới.
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn
-ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm, tiền gửi về nội tệ và ngoại tệ với
nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất và chương trình khuy ến mãi, quà tặng hấp
dẫn...Chính điều này ACB đã thu hút m ạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và
doanh nghiệp.Nguồn huy động vốn của ACB liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng
năm 2010 đạt cao hơn 22.14% so với năm 2009 và số dư huy động tính đến năm
40
2010 là 164.284 tỷ đồng.
Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn
Đvt : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Vay NHNN 0 0 10.256 7.6 10.458 6.4
Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD
khác
9.901 10.9 10.449 7.8 17.176 10.5
Tiền gửi của khách hàng 75.112 82.4 108.991 81 130.148 79.2
Vay tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay 298 0.3 270 0.2 315 0.2
Công cụ tài chính phái sinh và các
khoản nợ tài chính khác
0
0 23 0 676 0.4
Trái phếu chuyển đổi 5.859 6.4 4.510 3.4 5.510 3.4
Cộng 91.170 134.502 164.284
Nguồn : báo cáo kiểm toán ngân hàng Á châu
-Nhận xét :
+ Vay từ NHNN, tiền gửi và tiền vay từ các TCTD :
Về tiền vay từ NHNN, số dư cuối năm 2009 của ACB là 10.256 tỷ đồng (chiếm
7.6% trong tổng vốn huy động, năm 2010 tỷ trọng này giảm nhẹ còn 6.4% trong
khi số dư tăng khoảng 201 tỷ so với đầu năm.
Về tiền gửi và tiền vay từ TCTD, số dư năm 2010 là 17.176 tỷ đồng tăng 6.726 tỷ
đồng (chiếm 10.5%) so với đầu năm trong tổng nguồn vốn huy động.
+ Về vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay : năm 2010 đạt 315 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng
nhỏ 0.2%) trong tổng vốn huy động, chủ yếu là từ các tổ chức quốc tế tài trợ cho
các dự án của chính phủ.
41
+ Về tiền gửi của khách hàng
•
: năm 2010 là 130.148 tỷ đồng (chiếm 79.2% trong
tổng vốn huy động của ACB. ACB luôn duy trì tỷ trọng tiền gửi của khách hàng ở
mức cao khoảng 80% trong tổng nguồn vốn huy động.
Về trái phiếu chuyển đổi
2.1.2.2.Dư nợ cho vay và tạm ứng cho khách hàng (không bao gồm các TCTD)
Bảng 2.5. Dư nợ vay phân loại theo loại hình cho vay của ACB 2008-2010
Đvt : tỷ đồng
cũng chiếm 3.4% trong tổng nguồn vốn huy động và
tăng gần 1000 tỷ so với năm 2009.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Cho vay ngắn hạn 15.937 45.8 35.614 57.1 42.806 52.9
Cho vay trung, dài hạn 17.532 50.3 24.921 40 35.923 44.4
Cho vay đồng tài trợ 1.362 3.9 1.822 2.9 2.175 2.7
Cho vay từ nguồn tài trợ chính phủ, các tổ
chức quốc tế và tổ chức khác
0 0 0
Nợ chờ xử lý 0 0 0
Tổng 34.832 62.357 80.906
Dự phòng RR TD 228 504 673
Danh mục cho vay 34.604 61.855 80.233
Nguồn : báo cáo kiểm toán ACB
=> Tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo
thời hạn vay là cho vay ngắn hạn chiếm 52.9% trong tổng số vốn cho vay mặc
dù giảm so với năm 2009 (57.1%) nhưng không đáng kể.
Bảng 2.6.Dư nợ vay phân loại theo tiền tệ 2008-2010 (Đvt : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
42
Cho vay VND 24.563 70.5 51.552 82.7 54..516 67.4
Cho vay USD 10.368 29.5 10.805 17.3 26..389 32.6
Tổng 34.832 62.357 80.906
Nguồn : báo cáo kiểm toán ACB
=> ACB chủ yếu cho vay VND, tuy nhiên đến năm 2010, tỉ trọng cho vay VND
đã giảm và tăng cho vay USD so với năm 2009. Chênh lệch lãi suất vay vốn
bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang
vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm 2010, lên 15%-17%, thậm chí
18%/năm, trong khi lãi su ất vay USD chỉ khoảng 6-9%/năm. Chênh lệch này
khiến doanh nghiệp vay USD và bán lại lấy VND, tăng cung ngoại tệ cho thị
trường. Năm 2010, dư nợ cho vay tăng so với các năm do việc cho vay thanh
toán quốc tế như cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán bằng tín
dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền, đồng thời cho vay các doanh nghiệp xuất
khẩu để chuẩn bị hàng…
Bảng 2.7. Dư nợ vay phân loại theo khu vực 2008-2010
Đvt : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tp.HCM 24.641 70.7 40.488 64.9 54.943 67.9
Miền Bắc 5.723 16.4 12.829 20.6 15.636 19.3
Miền Đông 1.821 5.2 3.037 4.9 3.774 4.7
Miền Trung 1.371 3.9 3.226 5.2 3.821 4.7
ĐBSCL 1.275 3.7 2.775 4.5 2.729 3.4
Tổng 34.832 62.357 80.906
Nguồn : báo cáo kiểm toán ACB
Tp.HCM là địa phương hấp thu nguồn vốn tín dụng cao theo đúng chiến
lược kinh doanh và phản ánh đúng tiềm năng của nền kinh tế (chiếm 67.9%
trong tổng nguồn cho vay)
43
2.1.2.3. Kinh doanh ngoại tệ :
Bảng 2.8. Báo cáo doanh số kinh doanh ngoại tệ tại ACB
Đvt : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Doanh số kinh doanh 349 85.1 3.032 98.1 2.690 95.7
Hoạt động thanh toán 61 58 60 2.1
- TTQT 58 14.3 55 1.8 57 2.02
-Western Union 2 0.7 3 0.1 3 0.18
Tổng 411 3.091 2.810
Lãi kinh doanh 15 738 693
Nguồn : ACB
=> Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ACB từ năm 2008 -2010 với nổi bật nhất
vẫn là doanh số kinh doanh ngoại tệ (chiếm 95.7% trong tổng doanh số kinh
doanh, đặc biệt là USD), trong khi đó hoạt động TTQT chiếm 2.02% trong tổng
doanh số hoạt động thanh toán. Tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh
của năm 2010 có phần giảm doanh số hơn so với năm 2009 ( khoảng 281 tỷ
đồng). Nguyên nhân có thể do : tình hình biến động của tỷ giá các loại tiền
chẳng hạn như giá USD tăng mạnh 2008, 2009 đến 1 /2010 giảm nhẹ và dao
động 18.479 VND/USD, hay do nhu cầu về ngoại tệ của cá nhân, doanh nghiệp,
chính sách của nhà nước… làm cho ACB khó khăn trong việc hoạch định tỷ giá
kinh doanh, số lượng kinh doanh…
− Hoạt động thanh toán trong nước : tính đến năm 2010 được phân bổ hợp lý với
471 tài khoản Nostro, ngoài 233 tài khoản nostro được duy trì ở hai khu vực
kinh tế trọng điểm là Tp.HCM và Hà Nội, số lượng 11 đến 63 tài khoản nostro
mở tại mỗi tỉnh, thành còn lại đã giúp ACB đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của
khách hàng.
- Một sản phẩm nữa luôn gắn liền với ACB là các siêu thị địa ốc ACB, cung cấp
44
các dịch vụ tư vấn, trung gian thanh toán và cho vay, giúp bên mua và bên bán tìm
kiếm sự an toàn, hiệu quả, nhanh chóng. ACB còn có một số dịch vụ khác phục vụ
cho nhu cầu khách hàng như : dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, ACB online...tạo nên
thương hiệu “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại NHTMCP Á
Châu :
2.2.1. Văn bản pháp lý :
Về cơ bản, nước ta hiện nay giao dịch bằng L/C trong thanh toán quốc tế càng
nhiều và chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của tập quán quốc tế áp dụng UCP hầu như
tuyệt đối.
2.2.1.1. Các ngân hàng : khi thực hiện thanh toán quốc tế do đồng tiền thanh
toán là bằng ngoại tệ nên pháp luật quy định các ngân hàng phải được phép
hoạt động ngoại hối, có nhân viên trình đ ộ chuyên môn và nghiệp vụ quản
lý, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo tính pháp lý và hợp
lý cho các giao dịch thanh toán do ngân hàng thực hiện đối với khách hàng
của mình, hạn chế quyền cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế vì hoạt động
thanh toán quốc tế này đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn cao.
2.2.1.2. Khách hàng bao gồm người mua được quy định phải có tài khoản tại
ngân hàng được phép, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép nhập khẩu
hoặc ủy thác, giấy đề nghị mở L/C…Người bán phải có tài khoản tại ngân
hàng mà có tài khoản trực tiếp hay thông qua đại lý của ngân hàng phát
hành...Có thể thấy rằng, pháp luật thanh toán bằng L/C là rất ít. Các văn bản
chủ yếu dưới hình thức quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước chỉ
nêu các định nghĩa, diễn giải sơ lược nên dễ gây ra tranh cãi.
2.2.1.3. Về thủ tục quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ : Điều 16
Quyết định số 226/2002/ QĐ-NHNN ngày 26/3/2006 của Thống đốc Ngân
hàng nhà nước quy định : “ việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác
nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán quyền và nghĩa v ụ của các bên liên
quan trong thanh toán bằng L/C do các bên tham gia thanh toán thỏa thuận
45
và áp dụng và theo quy định hiện hành của Việt nam.” Nhưng theo UCP quy
định “ các ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, tính chính xác,
tính chân thực hoặc giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của chứng từ hoặc các
ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về số lượng, tên hàng, trọng lượng,
chất lượng, bao bì của hàng hóa…” điều này thể hiện việc thực hiện kiểm
tra chứng từ có ý thức của ngân hàng là kiểm tra trên “bề mặt” chứng từ.
Trên thực tế, có thể dẫn đến mỗi ngân hàng hiểu và vận dụng tính “bề mặt”
chứng từ khác nhau. Điều này làm nảy sinh rủi ro cho người mua. Như vậy,
nếu ngân hàng và người mua cùng kiểm tra chứng từ thì có thể giảm rủi ro
cho người mua. Một vấn đề nữa là : người hưởng lợi có quyền chấp nhận tu
chỉnh L/C thì có thể thông báo chấp nhận hoặc từ chối tu chỉnh, hoặc không
thông báo gì cả mà xuất trình bộ chứng từ theo tu chỉnh có nghĩa là ngư ời
hưởng lợi đã chấp nhận tu chỉnh. Người nhập khẩu sẽ bất lợi khi chuẩn bị
nhận hàng. Do đó, để UCP có thể được vận hành tốt nhất thì pháp luật Việt
Nam cần quy định thêm điều này và phải rõ ràng, thống nhất.
Tóm lại, thực trạng pháp luật về thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở nước ta còn
nhiều bất cập và hạn chế. UCP tuy là bản quy tắc thống nhất quốc tế nhưng để có
thể áp dụng được hiệu quả thì cần có những quy định, hướng xử lý thích hợp của
Nhà nước trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong thanh toán
quốc tế. Xuất phát từ thực trạng trên, khi mở L/C, ACB cũng đã nghiên cứu và đưa
ra nguyên tắc và điều kiện phát hành L/C cho khách hàng như sau :
-Về Nguyên tắc phát hành
Khách hàng phải thanh toán đủ phí, các khoản tiền ACB đã tr ả thay cho
khách hàng và lãi phát sinh theo quy định.
: ACB thực hiện phát hành L/C nhập khẩu dựa trên
nguyên tắc đảm bảo :
ACB thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan (về phát hành
L/C nhập khẩu, về quản lý ngoại hối, UCP, về bảo lãnh ngân hàng...)
Nguồn thanh toán của khách hàng bằng vốn tự có và/hoặc vốn vay của ACB.
- Về các điều kiện phát hành L/C
46
Khi phát hành L/C, hàng hóa nhập khẩu phải phù hợp với chính sách, quy
định hiện hành của NHNN và Bộ công thương.
Khách hàng phát hành L/C phải được phép nhập khẩu hàng hóa hoặc ủy thác
cho đơn vị khác được phép nhập thay.
Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C và có trách
nhiệm thanh toán đầy đủ cho ACB theo cam kết.
ACB và khách hàng thỏa thuận về các biện pháp đảm bảo đối với việc phát
hành L/C phù hợp với quy định của ACB. Các biện pháp đảm bảo có thể là :
ký quỹ, cấm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của cá nhân,
doanh nghiệp khác..
2.2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTMCP Á Châu:
Thanh toán quốc tế là một dịch vụ truyền thống của ngân hàng, đóng góp tỷ trọng
đáng kể trong tổng thu dịch vụ của ACB.
2.2.2.1. Các sản phẩm TTQT và hỗ trợ cung ứng dịch vụ TTQT của ACB :
Bảng 2.9. Sản phẩm TTQT và hỗ trợ
HÀNG NHẬP KHẨU HÀNG XUẤT KHẨU
-Thanh toán chuyển tiền bằng điện
-Nhờ thu nhập khẩu
-Chuyển tiền CAD nhập khẩu
-Thanh toán tín dụng thư hàng nhập khẩu
-Nhận tiền chuyển đến
-Nhờ thu xuất khẩu
-Chuyển tiền CAD xuất khẩu
-Thanh toán tín dụng thư hàng xuất khẩu
CÁC SẢN PHẨM HỖ TRỢ CÁC SẢN PHẨM HỖ TRỢ
-Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô
hàng nhập
-Cho vay đảm bảo khoản phải thu từ bộ
chứng từ xuất theo thanh toán bằng T/T,
L/C.
-Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng.
-Chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng
từ hàng xuất theo phương thức nhờ thu,
L/C.
47
Các sản phẩm thanh toán của ACB rất đa dạng và thanh toán trên các phương
thức theo thông lệ quốc tế : L/C, nhờ thu, chuyển tiền, CAD. Mỗi phương thức
thanh toán luôn có những sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu,
giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc sắp xếp tài chính, thực hiện các điều khoản,
điều kiện của hợp đồng.
-Hàng nhập : Về sản phẩm tài trợ thế chấp bằng chính lô hàng nhập là một hình
thức cấp tín dụng của ACB cho doanh nghiệp để tài trợ chi phí đối với những lô
hàng thanh toán qua ACB và đảm bảo bằng chính lô hàng đó thông qua phương
thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện
của ACB như : quy mô hoạt động, kinh nghiệm của Ban lãnh đ ạo, năng lực tài
chính, mối quan hệ – uy tín với ACB, mặt hàng tài trợ, tài sản đảm bảo,..
-
+ Sản phẩm Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng : là hình thức cấp tín dụng của
ACB cho nhà xuất khẩu nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động trong quá trình thu
Hàng xuất :
+ Sản phẩm Cho vay đảm bảo khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất theo L/C
là hình thức cấp tín dụng của ACB cho nhà xuất khẩu căn cứ vào bộ chứng từ hàng
xuất thanh toán bằng tín dụng chứng từ với thời hạn cho vay : đối với L/C trả ngay
là tối đa 30 ngày, đối với L/C trả chậm là tối đa 180 ngày.
+ Sản phẩm Chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức
tín dụng chứng từ là hình thức cấp tín dụng của ACB cho nhà xuất khẩu bằng việc
mua lại hối phiếu kèm bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ
bằng cách trả tiền trước cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, hối phiếu và bộ chứng từ bị
ngân hàng nước ngoài từ chối toàn bộ / một phần / đến hạn không thanh toán thì
ACB truy đòi s ố tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và chi phí phát sinh từ nhà xuất
khẩu. Hối phiếu được lập theo mẫu của ACB và chuyển nhượng cho ACB và có
ngày ký phát đ ến ngày xuất trình phải nhỏ hơn 90 ngày (đối với L/C trả ngay), có
thời hạn thanh toán còn lại nhỏ hơn 180 ngày từ thời điểm chiết khấu (đối với L/C
trả chậm ), bộ chứng từ hàng xuất phải phù hợp với điều khoản, điều kiện được quy
định trong L/C.
48
mua hàng hóa, nguyên vật liệu, chi phí lưu động khác phục vụ cho sản xuất, gia
công, chế biến kinh doanh hàng để xuất khẩu.
2.2.2.2. Quy trình thực hiện TTQT bằng tín dụng chứng từ tại ACB:
- Các đối tượng tham gia :
+ Tại chi nhánh : Nhân viên chi nhánh (NVCN), Nhân viên tín dụng chi nhánh
(NVTD CN), Kiểm soát viên chi nhánh (KSV CN), Trưởng đơn vị chi nhánh
(TĐV CN).
+ Tại Trung Tâm Thanh toán quốc tế : Nhân viên Thanh toán quốc tế (NV
TTQT), Nhân viên giao dịch (NV GD), Kiểm soát viên Thanh toán quốc tế
(KSV TTQT), Giám đốc TT.TTQT (GĐ TT)
- Quy trình thực hiện :
* QUY TRÌNH L/C NHẬP (Xem Phụ lục 2 : Hồ sơ mở L/C hàng nhập)
1-Mở L/C nhập
Tại chi nhánh :
:
NVCN tư vấn và tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C của khách hàng, kiểm tra các
loại giấy tờ, nội dung trên giấy đề nghị mở L/C và trên hợp đồng. Sau đó
chuyển hồ sơ cho NVTD CN thực hiện kiểm tra các điều kiện mở L/C của
khách hàng có phù hợp với quy định của ACB lập tờ trình trình xét duyệt hồ sơ
phát hành L/C. Khi tờ trình được duyệt, NVTD CN chuyển cho NVCN để tiến
hành duyệt bán ngoại tệ ký quỹ (nếu có) và giữ phần tiền ký quỹ và phí theo
yêu cầu của tờ trình. Sau đó NVCN chuyển KSV CN kiểm tra lần hai trước khi
chuyển hồ sơ lên TT.TTQT.
Tại TT.TTQT :
NV TTQT tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C từ chi nhánh, chuyển hồ sơ sang
KSV TTQT kiểm tra lần 2 nếu vượt mức thì trình GĐTT ký duy ệt, sau đó
chuyển hồ sơ sang NV GD hạch toán ký quỹ, thu phí và nhập ngoại bảng phát
hành L/C. Sau khi hoàn tất phần hạch toán, NV TTQT soạn điện phát hành L/C
chuyển KSV TTQT kiểm tra lần 2 và chuyển điện ra nước ngoài.
Tại chi nhánh :
49
NV CN tiếp nhận L/C gốc (L/C đã đi đi ện ra nước ngoài) từ TT.TTQT trình
TĐV CN ký duyệt và giao L/C cho khách hàng.
2-
Tại chi nhánh :
Tiếp nhận Bộ chứng từ từ ngân hàng của người thụ hưởng :
NV CN nhận bộ chứng từ từ phòng hành chính giao, kiểm tra về số lượng, loại
chứng từ sau đó lập biên bản kiểm tra chứng từ và trình KSV CN kiểm tra lần 2
trước khi chuyển lên TT.TTQT
Tại TT.TTQT :
NV TTQT nhận bộ chứng từ từ chi nhánh, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và lập
thông báo về tình trạng bộ chứng từ, lập điện thông báo bộ chứng từ bất hợp lệ
cho ngân hàng nước ngoài (nếu có) và trình KSV TTQT kiểm tra lần 2 nếu vượt
mức thì trình GĐ TT ký duy ệt trước khi chuyển thông báo cho khách hàng về
chi nhánh hoặc trước khi gửi điện ra nước ngoài.
Tại chi nhánh:
NV CN nhận thông báo về tình trạng bộ chứng từ từ TT.TTQT, chuyển KSV
CN / TĐV CN ký duyệt, sau đó thông báo cho khách hàng.
3-
Tại chi nhánh :
Giao Bộ chứng từ cho khách hàng:
NV CN nhận văn bản phản hồi về tình trạng bộ chứng từ của khách hàng. Nếu :
+ Bộ chứng từ hợp lệ hoặc bộ chứng từ bất hợp lệ mà khách hàng chấp nhận
thanh toán, NV CN thực hiện kiểm tra số dư, giữ tiền ký quỹ bổ sung và phí, ký
hậu vận đơn / phát hành bảo lãnh nhận hàng cho khách hàng, trình KSV CN
kiểm tra lần 2 sau đó chuyển hồ sơ đến TĐV ký duyệt vận đơn và giao cho
khách hàng bộ chứng từ. Sau đó, NV CN chuyển hồ sơ lên TT.TTQT để thực
hiện thanh toán (L/C trả ngay) hoặc chấp nhận (L/C trả chậm).
+ Bộ chứng từ bất hợp lệ mà khách hàng không đồng ý thanh toán, NV CN
chuyển hồ sơ lên TT.TTQT để NV TTQT đi điện thông báo cho ngân hàng nước
ngoài từ chối thanh toán bộ chứng từ, trình KSV TTQT kiểm tra lần 2 trước khi
chuyển điện ra nước ngoài.
50
4-
Tại chi nhánh :
Chấp nhận thanh toán (Đối với L/C trả chậm) :
NV CN sau khi giao bộ chứng từ cho khách hàng, chuyển hồ sơ sang KSV CN
kiểm tra lần 2 trước khi chuyển lên TT.TTQT và giữ phần tiền phí chấp nhận
thanh toán trên tài khoản của khách hàng.
Tại TT.TTQT :
NV TTQT tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh, kiểm tra và soạn điện chấp nhận và lập
giấy đề nghị cho NV GD hạch toán thu phí chấp nhận , nhập ngoại bảng theo
dõi ngày đáo h ạn thanh toán. Sau đó NV TTQT chuyển hồ sơ cho KSV TTQT
kiểm tra lần 2 trước khi chuyển điện chấp nhận ra nước ngoài và chuyển điện về
cho chi nhánh.
5-
Tại chi nhánh :
Thanh toán L/C :
NV CN sau khi giao bộ chứng từ cho khách hàng (L/C trả ngay) hoặc đến hạn
thanh toán (L/C trả chậm) , lập điện thanh toán và giữ phí thanh toán trên tài
khoản khách hàng, chuyển hồ sơ sang KSV CN kiểm tra lần 2 trước khi chuyển
lên TT.TTQT.
Tại TT.TTQT :
NV TTQT tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ từ chi nhánh chuyển lên, soạn điện thanh
toán cho nước ngoài và lập giấy đề nghị thu phí chuyển cho NV GD hạch toán
ký quỹ bổ sung, thu phí thanh toán và xuất ngoại bảng. Sau đó chuyển hồ sơ cho
KSV TTQT kiểm tra trước khi chuyển điện ra nước ngoài. Đồng thời, chuyển
điện về cho chi nhánh.
Tại chi nhánh :
NV CN nhận điện thanh toán từ TT.TTQT, đóng và lưu hồ sơ.
*QUY TRÌNH L/C XUẤT KHẨU (Xem Phụ lục 3: Hồ sơ thanh toán L/C xuất)
1-
Tại TT.TTQT :
Thông báo LC/ tu chỉnh LC:
NV TTQT tiếp nhận L/C/ tu chỉnh L/C từ ngân hàng nước ngoài (bằng điện)
51
hoặc chi nhánh (bằng thư) , tiến hành kiểm tra tính xác thực, nội dung L/C / tu
chỉnh L/C, lập thông báo trình KSV TTQT kiểm tra trước khi chuyển về cho chi
nhánh, đồng thời lập giấy đề nghị chuyển NV GD hạch toán thu phí thông báo
L/C / tu chỉnh.
Tại chi nhánh :
NV CN tiếp nhận và kiểm tra thông báo L/C / tu chỉnh L/C, KSV TTQT kiểm
tra lần 2 trước khi trình TĐV ký duy ệt L/C / tu chỉnh và thông báo L/C / tu
chỉnh. Sau đó NV CN thông báo cho khách hàng.
Trong trường hợp khách hàng muốn được ACB hỗ trợ tài chính, khách hàng có
thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng dựa
trên L/C gốc và theo các quy định của ngân hàng.
2-
Tại chi nhánh :
Xử lý Bộ chứng từ :
NV CN tiếp nhận bộ chứng từ khách hàng xuất trình, lập biên bản kiểm tra số
lượng, loại chứng từ , sau đó chuyển hồ sang KSV CN kiểm soát trước khi
chuyển lên TT.TTQT.
Tại TT.TTQT :
NV TTQT tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ từ chi nhánh và chuyển hồ sơ sang KSV
TTQT kiểm tra lần 2, sau đó phản hồi kết quả về cho chi nhánh.
+ Nếu bộ chứng từ hợp lệ, NV CN thực hiện các sản phẩm hỗ trợ nếu có,
sau đó gửi chứng từ đến ngân hàng phát hành / ngân hàng chỉ định để đòi tiền
thanh toán, đồng thời chuyển giấy đề nghị cho nhân viên giao dịch thu bưu phí
gửi chứng từ từ tài khoản của khách hàng và nhập ngoại bảng theo dõi.
+ Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, NV TTQT lập thông báo bất hợp lệ và chuyển
về cho NV CN thông báo cho khách hàng chỉnh sửa. Sau đó, NV CN thực hiện
các sản phẩm hỗ trợ nếu có, gửi chứng từ đến ngân hàng phát hành / ngân hàng
chỉ định để đòi tiền thanh toán, đồng thời chuyển giấy đề nghị cho nhân viên
giao dịch thu bưu phí gửi chứng từ từ tài khoản của khách hàng và nhập ngoại
bảng theo dõi.
52
3-
Tại TT.TTQT :
Thanh toán L/C :
NV TTQT tiếp nhận báo có từ ngân hàng nước ngoài, chuyển KSV TTQT kiểm
tra lần 2 và chuyển báo có về chi nhánh.
Tại chi nhánh :
NV CN tiếp nhận báo có từ TT.TTQT, lập giấy đề nghị báo có, thu phí báo có,
thu nợ (nếu có) chuyển KSV CN kiểm tra lần 2 trước khi chuyển cho nhân viên
giao dịch hạch toán và thông báo cho khách hàng. Sau đó, NV CN chuyển hồ sơ
về TT.TTQT xuất ngoại bảng, đóng và lưu hồ sơ.
Tóm lại, quy trình thanh toán L/C hàng xuất và nhập tại ACB chặt chẽ, chuẩn hóa
theo mô hình và tiêu chuẩn hợp lý từ giai đoạn phát hành đến thanh toán. Mỗi khâu
nhân viên chi nhánh hay nhân viên TTQT thực hiện đều được KSV kiểm tra lại để
đảm bảo tính an toàn, chính xác của hồ sơ. Quy trình còn phân định rõ ràng nhiệm
vụ của từng chức danh sẽ làm cho việc thực hiện thanh toán L/C cụ thể, không bị
chồng chéo bởi các nghiệp vụ phát sinh. Chẳng hạn, khi thanh toán L/C, nhân viên
sẽ biết được họ sẽ giải quyết khâu nào : kiểm tra hồ sơ, soạn điện hay thu phí...và ai
sẽ là người giải quyết tiếp theo…Ngoài ra, quy trình L/C giữa chi nhánh và
TT.TTQT được trao đổi với nhau thông qua một hệ thống công nghệ thông tin khá
hiện đại gọi là chương trình WorkFlow. Chương trình này giúp cho nhân viên chi
nhánh và TT.TTQT truyền nhau hồ sơ, chứng từ, truyền và nhận phản hồi kết quả
liên quan đến bộ chứng từ.
2.2.2.3. Thống kê doanh số và phí TTQT qua các năm tại ACB
- Tổng hợp doanh số TTQT từ 2008 -2010 :
Bảng 2.10. Tổng hợp doanh số xuất và nhập TTQT tại ACB 2008-2010
Dvt : USD
Năm DOANH SỐ XUẤT DOANH SỐ NHẬP TỔNG TTQT TỐC ĐỘ TĂNG
2008 1.141.682.000 2.312.418.000 3.454.101.000
2009 1.412.467.000 1.656.769.000 3.069.236.000 - 11%
53
2010 1.800.944.000 2.534.240.000 4.335.185.000 + 41%
Trong năm 2009, tổng doanh số TTQT đạt hơn 3 tỷ USD giảm 11% so với năm
2008, trong đó doanh số hàng xuất có tăng tương đối so với năm 2008 (khoảng
300 triệu USD) nhưng do doanh số hàng nhập giảm mạnh (khoảng 600 triệu
USD so với năm 2008) nên tổng doanh số TTQT năm 2009 giảm mạnh. Nhưng
đến năm 2010, tổng doanh số TTQT lại tăng cao vượt 41% so với năm 2009,
trong đó doanh số xuất tăng khoảng 400 triệu USD, doanh số nhập tăng khoảng
900 triệu USD so với năm 2009. Kết quả này đã đóng góp m ột phần tăng thu
nhập của ACB.
Đồ thị 2.2. Tổng hợp doanh số TTQT 2008 -2010 (Dvt :USD)
- Tổng hợp phí TTQT tại ACB qua các năm
Bảng 2.11. Tổng hợp phí TTQT tại ACB 2008-2010 (Dvt :VND)
Năm Tổng phí Tốc độ tăng
2008 87.406.018.000
2009 292.400.000.000 +234%
2010 393.000.000.000 + 34%
Cùng với việc tăng doanh số năm 2010 so với năm 2009, TTQT cũng đóng góp
một phần rất lớn cho thu nhập của ACB khi tổng hợp phí TTQT thu được liên
tục tăng từ năm 2008 – 2010. Năm 2009, tổng hợp phí TTQT tăng 234% so với
năm 2008 và năm 2010 tăng 34% so với năm 2009. Kết quả này cho thấy hoạt
3454
3069
4335
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
2008 2009 2010
doanh số
54
động kinh doanh của ACB có hiệu quả cả về doanh số và thu nhập phí.
Đồ thị 2.3. Tổng hợp phí TTQT 2008 -2010 (Dvt :VND)
2.2.2.4. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ACB :
- Doanh số thanh toán bằng tín dụng chứng từ qua các năm:
Bảng 2.11.Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ / TTQT từ 2008-2010
(Đvt :USD)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng doanh số TTQT 3.454.101.000 3.069.236.000 4.335.185.000
Tổng doanh số L/C 977.000.000 664.000.000 515.000.000
+ L/C xuất 221.000.000 461.000.000 379.000.000
+ L/C nhập 756.000.000 203.000.000 136.000.00
% Doanh số L/C / TTQT 22.28 21.63 11.88
87.4
292.4
393
0
50
100
150
200
250
300
350
400
2008 2009 2010
phí
221
756
461
203
379
136
0
100
200
300
400
500
600
700
800
2008 2009 2010
LC XUẤT
LC NHẬP
55
Đồ thị 2.4. Tổng doanh số LC xuất và nhập 2008 – 2010 (Dvt : triệu USD)
Nhìn chung, doanh số TTQT tăng liên tục qua các năm nhưng doanh số L/C thì lại
có biến động : giảm qua các năm 2008-2010, năm 2009 giảm 313 triệu USD so với
năm 2008, năm 2010 giảm 149 triệu USD.Điều này làm cho doanh số L/C đóng
góp vào tổng doanh số TTQT giảm qua các năm 2009 đạt 21.63%, năm 2010 đạt
11.88%.
1- Hàng xuất:
Bảng 2.13. Doanh số TTQT hàng xuất tại ACB 2008-2010 (Đvt: triệuUSD)
T/T xuất Nhờ thu xuất L/C xuất CAD xuất Tổng xuất Tốc độ tăng
2008 884 33 221 2 1.141
2009 856 94 461 0.3 1.412
+23%
2010 1.331 87 379 2 1.800 +27%
Nguồn : Báo cáo doanh số thực hiện TTQT hàng xuất tại ACB
Tổng doanh số hàng xuất luôn tăng qua các năm từ 2008-2010 : năm 2009 tăng
23% so với năm 2008 (tăng 271 triệu USD) , năm 2010 tăng 27% so với năm 2009
(tăng 388 triệu USD). Năm 2010 so với năm 2009, doanh số hàng xuất bằng thanh
toán T/T tăng nhiều nhất 475 triệu USD và chiếm 73.94% trong tổng doanh số hàng
xuất TTQT. Trong khi đó, doanh số L/C xuất lại giảm 82 triệu USD và đứng thứ
hai sau T/T trong đóng góp doanh số cho TTQT (chiếm 21.05%).
221
461
379
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
2008 2009 2010
LC XUẤT
56
Đồ thị 2.5. Doanh số LC xuất từ 2008 -2010 (Đvt :USD)
- Tỉ trọng thanh toán tín dụng chứng từ so với các phương thức thanh toán khác :
Năm 2008-2010 : doanh số thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất tăng lên
năm 2009 nhưng có sự sụt giảm ở năm 2010. Và có thể thấy rằng, hoạt động thanh
toán bằng tín dụng thư hàng xuất có doanh số đóng góp vào thanh toán quốc tế
đứng thứ hai sau thanh toán chuyển tiền. (tỉ trọng doanh số bằng tín dụng thư so với
chuyển tiền năm 2009 : 53%, năm 2010 : 28%, và tăng gấp 200 lần so với phương
thức thanh toán CAD).
2-Hàng nhập
Năm
:
Bảng 2.14. Doanh số TTQT hàng nhập tại ACB 2008-2010
(Đvt : triệu USD)
T/T nhập Nhờ thu nhập L/C nhập CAD nhập Tổng nhập Tốc độ tăng
2008 1.414 140 756 0.05 2.312
2009 1.424 28 203 1 1.656 -28%
2010 1.660 737 136 0.06 2.534 +52%
Nguồn : Báo cáo doanh số thực hiện TTQT hàng nhập tại ACB
Nếu doanh số hàng xuất tăng liên tục qua các năm thì doanh s ố hàng nhập lại biến
động hơn : năm 2009 doanh số hàng nhập giảm 656 triệu USD (chiếm 28%) so với
năm 2008, nhưng năm 2010 doanh số lại tăng 878 triệu (52%) so với năm 2009.
Trong năm 2010 so với năm 2009, doanh số thanh toán bằng T/T nhập vẫn chiếm
ưu thế 65.5% trong tổng doanh số hàng nhập và tăng liên tục năm 2008-2010,
nhưng doanh số L/C nhập lại giảm sút đáng kể 67 triệu USD và chỉ chiếm 5.37
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_thanh_toan_quoc_te_bang_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu_tai_ngan_hang_tmcp_a_cha.pdf