Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa huyện Phổ Yên

Tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa huyện Phổ Yên: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THANH MINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 60 - 31 - 10 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ QUANG QUÝ THÁI NGUYÊN - 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THANH MINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2008 i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng và bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên ngày 02 tháng 01năm 2009 Người viết cam đoan Lê Thanh Mi...

pdf160 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa huyện Phổ Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THANH MINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mà SỐ: 60 - 31 - 10 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ QUANG QUÝ THÁI NGUYÊN - 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THANH MINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2008 i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng và bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên ngày 02 tháng 01năm 2009 Người viết cam đoan Lê Thanh Minh ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp với đề tài: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên”. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo và đặc biệt là thầy cô giáo trong khoa, những người đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, huyện phòng địa chính, phòng thống kê, phòng nông nghiệp, ban lãnh đạo các xã cùng với nhân dân huyện Phổ Yên đã cung cấp những số liệu cần thiết giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Ts.Đỗ Quang Quý, người đã định hướng, chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lồng biết ơn đến các tập thể, cá nhân, bạn bè và người thân đã chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 01năm 2009 Tác giả luận văn Lê Thanh Minh iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Nội Dung Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Phạm vi nghiên cứu 3 Chương I: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP. 4 1 Tổng quan tư liệu về đô thị hoá với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp… 4 1.1 Đô thị hoá………………………………………………………………... 4 1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp………………………………………. 8 1.2.1 Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp........................................... 9 1.2.2 Quá trình phát triển nông nghiệp………………………………………… 13 1.2.3 Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá............................... 15 1.2.4 Những điều kiện cơ bản quyết định phát triển nông nghiệp hàng hoá....... 15 1.2.5 Các giai đoạn phát triển nông nghiệp hàng hoá......................................... 16 1.2.6 Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hàng hoá..................................................................................................... 17 1.3 Kinh nghiệm tiễn đô thị hoá với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.......... 21 1.3.1 Trên thế giới............................................................................................... 21 1.3.2 Ở Việt Nam................................................................................................ 24 1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 34 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.4.1 Phương pháp luận....................................................................................... 34 1.4.2 Các phương pháp chủ yếu sử dụng để nghiên cứu.................................... 34 Chương II: THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ VỚI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN……………………………… 38 2.1 Đặc điểm của huyện Phổ Yên.................................................................... 38 2.1.1 Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 38 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên................................................. 42 2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm của huyện Phổ Yên……………………….. 55 2.1.4 Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của các hộ nông dân ở 2 vùng nghiên cứu......................................................................................... 57 2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp…………………………………..... 59 2.2.1 Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của Phổ Yên……………………....... 59 2.2.2 Biến động số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2004-2006....... 60 2.2.3 Biến động diện tích, năng suất một số loại cây trồng trên đất nông nghiệp giai đoạn 2004-2006……………………………………………... 63 2.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nghiên cứu……………... 69 2.3.1 Cách bố trí cây trồng trên đất nông nghiệp của các hộ………………….. 69 2.3.2 Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm………………………………. 71 2.3.3 Hiệu quả trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm...................................... 90 Chương III: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN…………………………………………………………………………………….. 100 3.1 Vấn đề quy hoạch cho đô thị hoá………………………………………... 100 3.1.1 Quan điểm sử dụng đất đến năm 2010 và tầm nhìn 2015.......................... 100 3.1.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong thời kỳ 2006 đến 2010…….. 101 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.................. 102 3.2.1 Giải pháp chung…………………………………………………………. 102 3.2.2 Giải pháp cụ thể………………………………………………………….. 106 KẾT LUẬN.................................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 117 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐTH BQ CC CN CP CT DT DTGT DV GT GTSL GTSX HSSDRĐ LĐ LT NN SL TM TNHH TP TTCN XDĐT : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Đô thị Hoá Bình quõn Cơ cấu Cụng nghiệp Chi phớ Canh tỏc Diện tớch Diện tớch gieo trồng Dịch vụ Giỏ trị Giá trị sản lượng Giỏ trị sản xuất Hệ số sử dụng ruộng đất Lao động Lương thực Nụng nghiệp Số lượng Thương mại Thu nhập hỗn hợp Thực phẩm Tiểu thủ cụng nghiệp Xây dựng đô thị vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quy mô đất đai bình quân trang trại ở một số nước 18 Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức quản lý trang trại ở Mỹ 20 Bảng 1.3. Chỉ số phát triển giá trị tổng sản lượng nông nghiệp 28 Bảng 1.4. Chỉ số phát triển diện tích và sản lượng một số cây trồng chính 28 Bảng 1.5. Chỉ số phát triển số đầu gia súc 28 Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2004-2006 42 Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2004-2006 43 Bảng 2.3. Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phổ Yên giai đoạn 2004-2006 44 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu sản xuất công nghiệp huyện Phổ Yên thời kỳ 2004-2006 46 Bảng 2.5. Dân số, lao động của huyện Phổ Yên giai đoạn 2004-2006 51 Bảng 2.6. Tình hình sử dụng đất 55 Bảng 2.7. Phân tích SWOT cho 2 vùng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên 57 Bảng 2.8. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của Phổ Yên năm 2006 59 Bảng 2.9. Biến động số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2004-2006 62 Bảng 2.10. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hàng 65 năm, Phổ Yên giai đoạn 2004-2006. Bảng 2.11. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất lâu 67 năm huyện Phổ Yên, giai đoạn 2004-2006. Bảng 2.12. Thông tin cơ bản về các hộ nghiên cứu huyện Phổ Yên 70 năm 2006. Bảng 2.13. Mức chi phí cho một số cây trồng chủ yếu trên 1 ha gieo trồng 72 đất hàng năm của từng nhóm hộ nghiên cứu năm 2006. Bảng 2.14. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo các cây trồng và 74 mức sống của hộ nông dân năm 2006. Bảng 2.15. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo phương thức sản 78 xuất và mức sống của hộ, năm 2006. vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.16. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo một số cây trồng 81 chính và theo mức sống của hộ nông dân. Bảng 2.17. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo phương thức sản 83 xuất và mức sống của hộ, năm 2006. Bảng 2.18. Hiệu quả kinh tế của một cây trồng trên đất 1 vụ 85 Bảng 2.19. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội từ hoạt động sản xuất 88 trên đất hàng năm qua nghiên cứu ở các hộ nông dân huyện Phổ Yên năm 2006. Bảng 2.20. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường từ hoạt động sản 89 xuất trên đất hàng năm qua nghiên cứu ở các hộ nông dân huyện Phổ Yên năm 2006. Bảng 2.21. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của các hộ điều tra 91 Bảng 2.22. Hiệu quả kinh tế của cây chè trên đất trồng cây lâu năm 92 Bảng 2.23. Diện tích, năng suất, giá trị sản lượng vải của các nhóm 93 hộ điều tra. Bảng 2.24. Hiệu quả kinh tế của cây vải 93 Bảng 2.25. Diện tích, năng suất, giá trị sản lượng nhãn của các hộ năm 2006 95 Bảng 2.26. Hiệu quả kinh tế của cây nhãn 95 Bảng 2.27. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội từ hoạt động sản xuất 98 trên đất lâu năm qua nghiên cứu các hộ nông dân huyện Phổ Yên năm 2006. Bảng 2.28. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường từ hoạt động sản xuất trên đất lâu năm qua nghiên cứu các hộ nông dân huyện Phổ Yên năm 2006 99 Bảng 3.1. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng 107 Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình 1 108 Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng đất 108 Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình 109 Bảng 3.5. Bảng 3.5. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng đất 109 Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của mô hình 3 110 viii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hoá là hệ quả tất yếu của nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất luận quốc gia nào trên thế giới. Điều này cũng có nghĩa là đô thị hoá càng phát triển thì quỹ đất của xã hội giành cho nông nghiệp càng có xu hướng giảm. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để sử dụng quỹ đất - nguồn lực khan hiếm của xã hội hiệu quả nhất trong tiến trình đô thị hoá. Thực tế đã chứng minh rằng, kinh tế xã hội phát triển sẽ kéo theo sự thay đổi về mọi mặt của mỗi một địa phương hay quốc gia. Đó không chỉ là những sự thay đổi về mặt kinh tế, xã hội mà còn ảnh hưởng đến văn hóa, không gian, môi trường, khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động, phân bố dân cư… Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa của phát triển kinh tế xã hội, lợi ích của các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thì đô thị hóa cũng ngày càng mang tính toàn cầu hơn. Những lợi ích mà đô thị hóa mang lại là không thể phủ nhận song bên cạnh đó, đô thị hóa cũng có những mặt tiêu cực của nó như: Thu hẹp d iện tích đất canh tác trong nông nghiệp, các nguy cơ đe dọa đến môi trường… Để đảm bảo lợi ích của mình, các quốc gia không chỉ quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề đô thị hóa của mình mà còn phải giúp đỡ các quốc gia khác giải quyết vấn đề đô thị hoá và những ảnh hưởng của nó. Việt Nam với dân số gần 83.12 triệu người, là một trong những quốc gia đông dân trong khu v ực và trên thế giới. Diện tích đất tự nhiên là 329314.5 km2, mật độ bình quân đạt 252 người/km2, cao hơn rất nhiều so với bình quân của thế giới. Những năm gần đây, kinh tế nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, GDP hàng năm tăng trên 7%. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố. Đến ngay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, có quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 hệ đầu tư với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế (ASEAN, AFTA… và gần đây nhất là tổ chức Thương mại thế giới WTO). Thế và lực mới mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội nhưn . Trong bối cảnh phát triển đô thị đang trở thành vấn đề toàn cầu, Việt Nam luôn chú trọng đến mọi ng uồn lực để nâng cấp đô thị và cải thiện môi trường sống và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mạng lưới đô thị không ngừng được mở rộng và phát triển, 70% dân số được sử dụng nước sạch, Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10% xuống còn 2%. Tuy nhiên, theo đánh giá của thế giới, Việt Nam vẫn là nước đang phát trển ở trình độ thấp. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt 30 - 35% và đến 2020 là 43 - 45%. Phổ Yên là huyện nằm xa thành phố Thái Nguyên, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của chính quyền địa phương, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Bộ mặt kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện. Tuy nhiên mặt trái của đô thị hóa cũng bắt đầu xuất hiện, môi trường đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, các hoạt động như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấy đất để xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng khiến diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, trong khi dân số tăng nhanh khiến nhu cầu về đất ở cũng như đất sản xuất ngày càng lớn, rừng ngày càng bị khai thác cạn kiệt, những hành vi lấn chiếm hủy hoại đất vẫn chưa được ngăn chặn kịp thời… Từ đó đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp nhằm sớm ngăn chặn, khắc phục những tác động có ảnh hưởng xấu đến s¶n xuÊt n«ng nghiÖp và quá trình đô thị hóa ở địa phương, đẩy nhanh việc sử dụng đất đai có hiệu quả. Đó chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 cao hiệu quả, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tổng quan tài liệu về ĐTH và việc sử dụng đất nông nghiệp nói chung và ở Ph ổ Yờn nói riêng: những vấn đề lý luận từ các nguồn tài liệu cùng những kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia, các vùng, địa phương trong nước. - Đánh giá thực trạng ĐTH ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên để thấy được những tác động tích cực, hạn chế và tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng: ĐTH với quỹ đất nông nghiệp; ĐTH với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên phù hợp với tiến trình ĐTH theo hướng tích cực. 3. Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận và thực tiễn liờn quan đến đô thị hóa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên. - Nâng cao hiệu quả, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên. 4. Ph¹m vi nghiªn cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Phổ Yên. - Về thời gian: Nghiên cứu nguồn số liệu từ 2004- 2006. - Về nội dung: Nghiên cứu vÊn ®Ò nâng cao hiệu quả, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chương I LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Đô thị hoá Cho đến nay, nhiều tài liệu, nhiều tác giả đã đưa ra những quan niệm về Đô thị hoá: Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Đô thị hoá là quá trình hình thành và phát triển của các thành phố. Nhiều thành phố mới xuất hiện và không ít thành phố có lịch sử hàng nghìn năm đang tồn tại và phát triển. Sự gia tăng số lượng và quy mô các thành phố về diện tích cũng như dân số. Và do đó làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn; vai trò chính trị, kinh tế, văn hoá của thành phố; môi trường sống…[5]. Đô thị hoá là xu hướng tất yếu của xã hội phát triển; đồng thời như vậy, thì quỹ đất của xã hội giành cho đô thị hoá phải tăng lên: Các ngành phi nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, khuân viên đô thị, khu dân cư… Đây là vấn đề cạnh tranh gay gắt quỹ đất của xã hội nói chung và của nông nghiệp nói riêng. - “Đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế xã hội liên quan đến những chuyển dịch - - - - các trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế qua đó làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống văn hóa xã hội, làm nền cho một sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường kinh tế và thiên nhiên”. - “Đô thị hóa là sự thay đổi trật tự sắp xếp một vùng nông thôn theo các điều kiện của thành phố. Đây là một trong những biện pháp nhằm biến nông thôn thành nơi làm việc hấp dẫn, có điều kiện áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng những nhu cầu về nông sản phẩm cho xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nó phụ thuộc vào điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi địa phương”. Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá. Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mỹ hay Úc) thường có mức độ đô thị hoá cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc) (khoảng 30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển. Theo khái niệm của ngành địa lý, đô thị hoá đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm: Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị, sự kết hợp của các yếu tố trên. Có thể nói, Đô thị hoá là sự mở rộng dân cư đô thị gắn với sự thu hẹp quỹ đất nông nghiệp dẫn tới những thay đổi trong phát triển nông nghiệp, những thay đổi về xã hội và môi trường sinh thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Đô thị hoá - thách thức môi trường toàn cầu. Hiện cứ 3 người dân đô thị có 1 người sống trong khu ổ chuột. Hầu như rất nhiều đô thị đang mở rộng trên thế giới không an toàn về môi trường. Đó là sự gia tăng nhanh chóng những người sống trong đô thị. đói nghèo và thất nghiệp cho đến tội phạm và ma tuý. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trong một phần tư thế kỷ tới, tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố, mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống ở các đô thị. Đô thị hoá nhanh đang bộc lộ những thách thức sâu sắc, từ đói nghèo và thất nghiệp cho đến tội phạm và ma tuý. Tại Việt Nam, quá trình đô thị hoá cũng tuân theo quy luật của thế giới. Năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 và năm 2003 là 656 đô th ị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010, tỷ lệ đó sẽ đạt 56 - 60%, đến năm 2020 là 80%. Tác động của đô thị hoá, công nghiệp hoá gây ô nhiễm môi trường không những trong đất liền mà còn tác động mạnh tới môi trường ven biển. Hệ thống sông ngòi Việt Nam, gồm 8 lưu vực với 10.000 km2 sông ngòi, kênh rạch, đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Dân số gia tăng khiến hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị xuống cấp nghiêm trọng. Dự báo đến năm 2010, các đô thị vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung và xử lý nước phân tán ở các bể tự hoại, tức là chỉ xử lý được 30% lượng chất lơ lửng và 5-10% lượng BOD. Cùng với quá trình đô thị hoá, phương tiện giao thông cơ giới ở nước ta tăng lên rất nhanh. Giao thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Đô thị hóa thúc đẩy phát triển xã hội nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Quá trình đô thị hóa nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc trên cả nước. Năm 1999, cả nước có khoảng 400 thị trấn, nay tăng lên khoảng 651 thị trấn. Cuối những năm 90 của thé kỷ XX, dân số của thị trấn từ 2.000 đến 30.000 người, nay khoảng dao động này từ 2.000 - 50.000 người. Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp của thị trấn phổ biến ở mức 30-40% vào cuối những năm 90, nay đã lên mức 50-60%. Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4, nay tăng lên 84 đô thị. Theo Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, nhà triết học, nhà nghiên cứu văn hóa Quá trình đô thị hóa nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề. Lối sống thành phố du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Hoàn g Đạo Kính, Kiến trúc sư, Phó Chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam quá trình đô thị hóa, thôi thúc sự phát triển kinh tế chưa từng thấy, bắt đầu thực sự can thiệp, tác động đến cơ sở xóm làng. Về phương diện kiến trúc, rõ ràng nông thôn đang ít dần những căn nhà hai mái thấp lè tè, vươn lên xây nhà hai đến ba tầng hoặc hơn thế nữa. Việc ăn, ở, sinh hoạt tiến dần tới kiểu đô thị. Đô thị hóa nông thôn không chỉ là xây nhà cao tầng, thay đường lát gạch bằng bê tông mà là một công cuộc vận động xã hội sâu xa và đồng bộ. Đó là một quá trình tiến tới sự ngang bằng dần các tiêu chuẩn sống, tiện nghi sống giữa thôn quê và đô thị. Song, cùng với quá trình ấy là cuộc cách mạng mạng khoa học - công nghệ của phương thức sản xuất đặc trưng nông thôn, gắn liền với đồng ruộng và đất đai, là những nỗ lực nhằm duy trì môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái nông thôn. Không có những nhân tố ấy, nông thôn không còn là nông thôn nữa. Quá trình đô thị hóa nông thôn, đặc biệt là kiến trúc và qui hoạch, hiện vẫn mang tính tự phát. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Qui hoạch Đô thị và Nông thôn , Bộ Xây dựng. Trước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất chậm chạp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nặng nề tính bao cấp và ảnh hưởng của chiến tranh chậm thay đổi. Sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những năm gần đây khi tình hình công nghiệp hóa trên đất nước đang diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ đô thị hóa (so với số dân) ở Việt Nam khá nhanh: 18,5% (năm 1989); 20,5% (1997); 23,6% (1999) và nay là 25%. Quá trình đô thị hóa nông thôn hiện nay tập trung mạnh tại các đô thị lớn và diễn ra không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Chất lượng và trình độ đô thị hóa nông thôn còn thấp. Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị còn yếu kém về chất lượng phục vụ so với yêu cầu. Định hướng phát triển không gian khu vực được đô thị hóa chưa rõ nét, đặc biệt còn phát triển một cách tùy tiện, mang nặng tính hình thức đô thị, chưa thực sự giải quyết vấn đề cốt lõi của đô thị hóa đối với khu vực dân cư hiện có: chưa gắn kết chất lượng đô thị với giữ gìn bản sắc, kiến trúc truyền thống trên cơ sở đảm bảo điều kiện tiện nghi cuộc sống đô thị cho người dân và đảm bảo phù hợp về cảnh quan đô thị. Tãm l¹i ®« thÞ ho¸ diÔn ra lµ tÊt yÕu ®èi víi nÒn kinh tÕ x· héi ph¸t triÓn; ®ång thêi còng kh«ng Ýt nh÷ng th¸ch thøc. Tổng thư ký LHQ, Kofi Annan, nhân ngày Môi trường Thế giới ®· kêu gọi tÊt c¶ các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và chính quyền địa phương hãy chấp nhận thách thức môi trường đô thị. "Hãy tạo ra các 'thành phố xanh' để con người có thể nuôi dưỡng con cái và thực hiện các ước mơ của mình trong một môi trường được quy hoạch hợp lý, sạch sẽ và trong lành". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 1.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.1.2.1. Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. * Khái quát về sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng, sản phẩm của nông nghiệp cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho con người và xã hội, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống sinh trưởng và phát triển theo quy luật vốn có của tự nhiên. Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Cuộc cách mạng công nghiệp mở ra vào cuối thế kỷ XVIII, rồi cách mạng khoa học kỹ thuật giữa thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI có nhiều ngành ra đời và phát triển lớn mạnh: Công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, viễn thông, công nghệ tin học… Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là một trong hai ngành sản xuất vật chất rất quan trọng * Vai trò của nông nghiệp - Nông nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nhiều sản phẩm của nông nghiệp: lương thực, thực phẩm đều là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, mặc dù với trình độ phát triển của khoa học ngày nay, vẫn không có một ngành sản xuất nào có thể thay thế được, thiếu những sản phẩm thiết yếu đó, con người không thể tồn tại và phát triển đ ược. Ăng Ghen đã từng khẳng định: "trước hết con người cần phải có ăn, uống, ở và mặc, trước khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo…", Việt Nam ta có câu "Có thực mới vực được đạo". - Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công ngh iệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến: công nghiệp giấy, công nghiệp dệt, công nghiệp rượu, bia, công nghiệp giầy da, công nghiệp dầu ăn, công nghiệp đồ hộp… sử dụng chủ yếu nguyên liệu đầu vào được sản xuất từ những sản phẩm của nông nghiệp. Nền kinh tế càng phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 triển, nhu cầu sản phẩm thiết yếu của cuộc sống cần phải được chế biến đa dạng hơn. Bởi vậy, sự phát triển của ngành nông nghiệp có tác động thúc đẩy cho công nghiệp nhẹ; đặc biệt là công nghiệp chế biến cùng phát triển theo. - Nông nghiệp cung cấp hàng hoá xuất khẩu. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, mỗi Quốc gia có lợi thế phát triển cây trồng, vật nuôi khác nhau hình thành lợi thế so sánh giữa các Quốc gia về phát triển thương mại Quốc tế. Vì thế, các Quốc gia có lợi thế về phát triển nông nghiệp sẽ xuất khẩu nông sản, tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển. ở những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp còn là nguồn tạo ra thu nhập về ngoại tệ hoặc có thể trao đổi lấy máy móc, trang thiết bị. - Nông nghiệp nông thôn là nguồn cung cấp sức lao động cho các ngành kinh tế khác. Nền kinh tế càng phát triển đều có mức tăng tỷ trọng cả về giá trị cũng như lao động của các ngành phi nông nghiệp; còn ngành nông nghiệp có xu hướng ngược lại. Xu hướng này có tính quy luật là do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của các ngành tác động vào nông nghiệp; đồng thời những tiến bộ kỹ thuật của bản thân nông nghiệp dẫn tới năng suất lao động trong nông nghiệp ngày càng tăng. Khi năng suất trong nông nghiệp tăng, một bộ phận lao động của nông nghiệp sẽ cung cấp cho các ngành phi nông nghiệp. Vì thế, nông nghiệp nông thôn là nguồn cung cấp sức lao động cho các ngành kinh tế khác. - Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nông nghiệp là một trong những nhân tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hoá học, cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển. Sự phát triển ổn định của nông nghiệp đòi hỏi phải cung cấp một lượng hàng ổn định về vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông cụ cũng như các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp như vải, xà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 phòng, đường. Vì thế, nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ. - Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, củng cố và bảo vệ an ninh quốc phòng. Phát triển nông nghiệp ở bất cứ nước nào, cũng gắn liền với việc sử dụng và quản lý các tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, rừng, thực vật và động vật. Một nền nông nghiệp phát triển, ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên, còn phải góp phần giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chống giảm cấp các nguồn lực, mất đa dạng sinh học, chống ô nhiễm môi trường. Đó là điều kiện cần thiết cho sự phát triển một nền nông nghiệp ổn định và bền vững. Hơn nữa, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp gắn liền với cuộc sống của người nông dân. Vì thế, ở đâu có sản xuất nông nghiệp thì ở đó có dân, lực lượng nòng cốt giữ gìn an ning quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. * Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành kinh tế đặc biệt, khác với công nghiệp và các ngành kinh tế khác ở lĩnh vực sản xuất, đầu tư và lưu thông hàng hoá. Để phát triển đúng đắn nền nông nghiệp, việc xem xét và phân tích các đặc điểm của ngành là rất cần thiết. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật. Trong khi đối tượng sản xuất của công nghiệp phần lớn là các vật vô chi vô giác, thì nông nghiệp có đối tượng sản xuất là sinh vật. Sinh vật bao gồm các cây trồng, vật nuôi và các sinh vật khác. Chúng có các quy luật tự nhiên riêng (sinh trưởng, phát triển, phát dục, diệt vong) và đồng thời lại chịu tác động rất nhiều từ ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Vì thế, trong công nghiệp con người có thể tác động vào đối tượng sản xuất ở bất cứ phạm vi và mức độ nào theo ý muốn, thì trong nông nghiệp con người phải nhận thức cho được quy luật sinh học và quy luật tự nhiên để cho sinh vật phát triển theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 chiều hướng có lợi cho con người. Mọi sự can thiệp phù hợp với quy luật sinh học và quy luật tự nhiên là một yêu cầu quan trọng nhất của bất cứ một quá trình sản xuất nông nghiệp nào. - Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Trong công nghiệp, đất đai là nơi làm nền móng nhà xưởng, thì địa hình, chất lượng đất không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và hiệu quả của ngành. Còn trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Thường thì không có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt là vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, vì đất đai chịu sự tác động của con người như cày, xới để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động, vì nó phát huy như một công cụ lao động. Con người dùng đất đai để trồng cây và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Vì thế số lượng và chất lượng đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng, cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và cả vùng. Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác. Chỉ có thông qua đất đai, các tư liệu sản xuất mới tác động đến cây trồng, việc sử dụng đất đai đúng hướng còn quyết định đến hiệu quả sản xuất. Từ đây, cần sử dụng đầy đủ và hợp lý để vừa làm tăng năng suất đất đai, vừa giữ gìn và bảo vệ đất đai. Quỹ đất đai phải được bảo tồn cho lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài. - Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rõ rệt. Tích tụ và tập trung cao là đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp. Trái lại, nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn, ở đâu có đất, có người là ở đó có sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đất đai là sản phẩm của tự nhiên, mỗi vùng rất khác nhau về địa hình, về khí hậu thời tiết, dẫn tới những khác nhau về quy hoạch và bố trí sản xuất trên mỗi vùng, lãnh thổ. Đặc điểm này do tính chất của đất đai quy định. Hơn nữa, đất đất với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu có địa bàn trải rộng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Tính chất này kéo theo sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn nước, sinh vật sống ở đó và thời tiết khí hậu. Mỗi vùng có một hệ thống kinh tế - sinh thái riêng. Do đó, mỗi vùng có lợi thế so sánh riêng, sinh vật phù hợp với lợi thế so sánh ở từng vùng đó. Vì thế, việc thực hiện sản xuất chuyên môn hoá gắn liền với phát triển tổng hợp là đặc thù của mỗi vùng. - Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao. Các cây trồng, vật nuôi ngoài sự tác động trực tiếp của con người cần phải có thời gian tác động của tự nhiên nữa, quá trình kết hợp đó không ăn khớp nhịp nhàng, mà xen kẽ nhau, do vậy trong nông nghiệp có lúc thời vụ nhàn rỗi và có lúc rất căng thẳng. Để giảm bớt tính thời vụ, chúng ta cần giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - kỹ thuật như bố trí sản xuất chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp, mở rộng thêm các ngành nghề, đa dạng hoá trong kỹ năng lao động và đa dạng hoá trong trang bị công cụ lao động có tính vạn năng. Về kỹ thuật cần tìm cây trồng, vật nuôi có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm. 1.1.2.2. Quá trình phát triển nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện đầu tiên của xã hội loài người. Quá trình phát triển c ủa ngành nông nghiệp luôn vận động phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội: phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Quá trình phát triển nông nghiệp cho tới nay được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn sản xuất theo hình thái tự nhiên, đây là giai đoạn sản xuất mang tính chất tự cung tự cấp; giai đoạn chuyển thể từ sản xuất tự nhiên lên sản xuất hàng hoá, giai đoạn này sản xuất nông nghiệp đã có một phần dư thừa để bán, để trao đổi; giai đoạn chuyên sản xuất hàng hoá, là đỉnh cao của sản xuất nông nghiệp, giai đoạn này sản xuất nông nghiệp chủ yếu là bán để thu được tiền. Vì thế, để đánh giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 quá trình phát triển nông nghiệp, ta căn cứ chỉ tiêu sản xuất hàng hoá của nông nghiệp. Cũng như các ngành kinh tế khác, sản xuất nông nghiệp hàng hoá là để cho người khác sử dụng. Vì thế phát triển nông nghiệp hàng hoá cũng phải tuân thủ những yêu cầu của sản xuất hàng hoá nói chung; tuy nhiên ta cần hiểu rõ đặc thù sản xuất nông nghiệp hàng hoá. * Đặc thù sản xuất nông nghiệp hàng hoá Thứ nhất, nông sản hàng hoá là những sản phẩm được sản xuất mang tính phổ biến (nhiều người cùng sản xuất). Như vậy, mọi thông tin trên thị trường nông sản cả người bán, mua đều hiểu rất rõ. Vì thế nó mang tính cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi người sản xuất cần hiểu rõ những diễn biến của thị trường nông sản để lựa chọn sản phẩm cần sản xuất. Thứ hai, nông sản hàng hoá dễ hỏng, khó bảo quản do đó phát triển nông sản hàng hoá đòi hỏi các ngành chế biến bảo quản cùng phát triển theo. Vì thế phát triển nông sản hàng hoá cũng là động lực thúc đẩy các ngành dịch vụ, chế biến phát triển. Thứ ba, sản xuất nông sản gắn liền với đặc điểm sinh học và điều kiện tự nhiên. Điều này đòi hỏi người sản xuất phải bố trí từng sản phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng, địa phương. Đồng thời nó cũng tạo ra thị trường khu vực. Vì thế để nông sản hàng hoá phát triển cần phải tăng khả năng lưu thông hàng hoá nông sản - nghĩa là cần có sự quan tâm của Nhà nước để phát triển hệ thống giao thông, mở rộng thị trường phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. * Chỉ tiêu đánh giá sản xuất hàng hoá của nông nghiệp - Khối lượng nông sản hàng hoá: là phần khối lượng nông sản phẩm sản xuất ra đem bán hoặc trao đổi trên thị trường (không tính phần nông sản phẩm tiêu dùng nội bộ), nó nói lên mức độ đóng góp sản phẩm hàng hoá của nông nghiệp cho xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Như vậy, sản phẩm hàng hoá sản xuất ra phải đem trao đổi, phải tiêu thụ được và phải có lãi, do đó bắt buộc hộ phải suy nghĩ, phải tính toán lựa chọn sản phẩm hàng hoá chứ không thể sản xuất theo kiểu tự cấp, tự túc được chăng hay chớ. Vì vậy sản phẩm hàng hoá của nông hộ sản xuất ra càng nhiều chứng tỏ trình độ chuyên môn hoá, trình độ và năng lực sản xuất của hộ càng cao, lượng hàng hoá lưu thông càng nhiều, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá trình độ sản xuất hàng hoá cho từng loại sản phẩm. Tóm lại, để đánh giá thực chất tình hình phát triển nông sản hàng hoá, trong quá trình phân tích ta cần kết hợp chặt chẽ các chỉ tiêu trên (vừa phản ánh mặt hiện vật vừa phản ánh mặt giá trị, vừa phản ánh về mặt số lượng, vừa phản ánh về mặt chất lượng của nông sản hàng hoá). 1.1.2.3. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phản ánh trình độ phát triển của nông nghiệp, nông thôn phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bởi vì sự phát triển gia tăng các sản phẩm hàng hoá chứng tỏ nền sản xuất xã hội phát triển, tăng khả năng lưu thông hàng hoá trên thị trường, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, chế biến... phát triển theo. Hơn nữa nó còn thể hiện năng lực sản xuất của chủ hộ đã được cải thiện (vốn, kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý). Cho nên việc phát tri ển nông nghiệp hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên để nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cần phải có những điều kiện nhất định. 1.1.2.4. Những điều kiện cơ bản quyết định phát triển nông nghiệp hàng hoá Thứ nhất, người sản xuất phải dám chuyển hướng sản xuất. Tức là họ phải dám từ bỏ tập quán phương thức sản xuất tự cấp, tự túc để sản xuất sản phẩm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường (cái mà xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 cần). Nghĩa là người sản xuất sẵn sàng đầu tư các nguồn lực để sản xuất những sản phẩm thu lợi nhiều nhất, và họ cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để mua trên thị trường những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình mà họ thấy bản thân mình tự sản xuất sẽ kém hiệu quả. Thứ hai, người sản xuất hàng hoá phải biết sản phẩm mà người tiêu dùng ưa thích, nghĩa là phải đáp ứng được nhu cầu thị trường (phải có người tiêu thụ, phải có thị trường). Thứ ba, sản phẩm hµng ho¸ ph¶i ®­îc l­u th«ng, tøc lµ hµng ho¸ ph¶i ®­îc vËn chuyÓn tõ n¬i s¶n xuÊt ®Õn n¬i tiªu thô. V× thÕ muèn cho s¶n phÈm hµng ho¸ ph¸t triÓn ®ßi hái c¬ së h¹ tÇng: hÖ thèng giao th«ng, th«ng tin, l­íi ®iÖn ph¸t triÓn theo nh»m t¨ng kh¶ n¨ng l­u th«ng hµng ho¸ gi÷a c¸c vïng, quèc gia. 1.1.2.5. Các giai đoạn phát triển nông nghiệp hàng hoá Nghiên cứu quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, nhiều nhà kinh tế cho rằng quá trình đó gồm ba giai đoạn[39, 18 - 19],[49, 30]: - Giai đoạn nông nghiệp tự cung, tự cấp: sản xuất nông nghiệp chỉ phục vụ cho nhu cầu của chính mình, chủ yếu là sản phẩm lương thực và một số sản phẩm khác. Vì thế ở giai đoạn này công cụ lao động thô sơ, sản xuất hoàn toàn dựa vào tự nhiên, rủi ro cao, quy mô sản xuất nhỏ chỉ đủ nuôi sống bản thân mình, không có sản phẩm dư thừa nên không có sản phẩm hàng hoá, không có sản phẩm trao đổi, không có thị trường. - Giai đoạn đa dạng hoá sản xuất: nền nông nghiệp đã phát triển ở mức cao hơn, các loại sản phẩm phong phú hơn, hạn chế rủi ro, sản xuất có sản phẩm dư thừa, có nhu cầu trao đổi, thị trường bắt đầu phát triển. - Giai đoạn nông nghiệp sản xuất chuyên môn hoá: phát triển sản xuất ở trình độ cao, nền sản xuất mang tính chất chuyên môn hoá cao, người sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 chỉ kinh doanh một hoặc một vài sản phẩm. Mục tiêu của người sản xuất không phải cho mình mà sản xuất để bán, để trao đổi nhằm thu lợi nhuận tối đa. Hình thức sản xuất này phù hợp với loại hình kinh tế trang trại có quy mô sản xuất lớn, công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao, vốn đầu tư cho sản xuất lớn, khối lượng sản phẩm nhiều, lượng hàng hoá trao đổi trên thị trường rất lớn. Phấn đấu để phát triển kinh tế đạt trình độ ở giai đoạn này là mục tiêu của mỗi quốc gia. 1.1.2.6. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hàng hoá Phân tích ở các nội dung trên cho thấy phát triển lo ại hình kinh tế trang trại đó là giai đoạn phát triển cao của nền KTHH trong nông nghiệp. Vì vậy phát triển kinh tế trang trại là hướng đi tất yếu của nông nghiệp hàng hoá. - Vai trò của kinh tế trang trại trong nền kinh tế xã hội, cho tới nay ngay cả những nước phát triển thì kinh tế trang trại vẫn là loại hình chủ yếu của nông nghiệp, nông thôn [43], [53]. ở Mỹ, trang trại gia đình chiếm tới 87% tổng số trang trại, 65% đất đai và gần 70% giá trị nông sản của cả nước. ở Tây Âu, hầu hết là trang trại gia đình. Nước Pháp với 98000 trang trại đã sản xuất nông sản nhiều gấp 2,2 lần so với nhu cầu trong nước, với tỷ suất hàng hoá về ngũ cốc là 95%, thịt, sữa 70 - 80%, rau quả trên 70%. Hà Lan có 128000 trang trại trong đó 1500 trang trại trồng hoa chiếm 70% sản lượng hoa sản xuất. ở các nước châu á mặc dù trang trại gia đình chưa phát triển như ở các nước Tây Âu nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhật Bản với trên 4 triệu lao động ở các trang trại (3,7% dân số cả nước) đã đảm bảo lương thực và thực phẩm cho 125 triệu người (về gạo 107%; thịt 81%; trứng 98%, sữa 89%, rau quả 76 - 95%, đường 94% nhu cầu của xã hội). Malaysia các trang trại trồng cây công nghiệp hàng năm sản xuất 4 triệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 tấn dầu cọ bằng 75% sản lượng thế giới, 1,6 - 1,8 triệu tấn mủ cao su, 240.000 tấn ca cao, 72.000 tấn dừa quả và 23.000 tấn hồ tiêu [26]. - Điều kiện để phát triển kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, để mô hình kinh tế này phát triển cần phải có những điều kiện nhất định. Ngoài những điều kiện chung để phát triển KTHH của nông hộ thì phát triển kinh tế trang trại còn phải có thêm những điều kiện cụ thể sau: + Đất đai: là điều kiện cơ bản, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu được để phát triển kinh tế trang trại. Song tuỳ theo tính chất và phương hướng sản xuất khác nhau mà yêu cầu quy mô đất đai khác nhau. Nhưng dù loại hình trang trại nào chăng nữa đều phải có quy mô diện tích lớn hơn nhiều so với nông hộ cùng phương hướng sản xuất. Thực tế của nhiều nước cho thấy diện tích bình quân một trang trại rất khác nhau (bảng 1.1), có thể một vài héc - ta cho tới hàng trăm héc - ta, hàng ngàn héc - ta [26]. Bảng 1.1. Quy mô đất đai bình quân một trang trại ở một số nước Châu Á Châu Âu Tên nước Diện tích (ha) Tên nước Diện tích (ha) Nhật Bản Hàn Quốc Ấn Độ Philippin Indonexia Thái Lan 1,2 1,1 2,0 3,6 3,7 4,2 Italia Hà Lan Đức Pháp Đan Mạch Anh 7,9 16,0 27,7 29,2 31,7 63,9 (Nguồn: [26], [82]) + Vốn: Là nguồn lực quan trọng để mọi doanh nghiệp t iến hành sản xuất kinh doanh, song đối với trang trại nó có ý nghĩa quyết định phát triển kinh tế trang trại. Vì trang trại cần có lượng vốn đủ để cho quy mô sản xuất lớn, đảm bảo khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (khoảng 20 triệu đồng) [5 8]. Vì thế để tạo nguồn vốn, Chính phủ cần có những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 chính sách khuyến khích đầu tư, cho vay vốn tạo khả năng tích tụ vốn cho các chủ trang trại tạo dựng và phát triển kinh tế trang trại. + Lao động: Do sản xuất của kinh tế trang trại có quy mô lớn, sản xuất hàng hoá để bán là chủ yếu; vì thế cần phải có lao động thuê mướn (thường xuyên, thời vụ) [58]. Điều này đòi hỏi người quản lý phải có trình độ, năng lực để tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là họ phải có nghệ thuật "dám kinh doanh và biết làm giàu". ở nhiều nước, muốn trở thành chủ trang trại được Nhà nước công nhận trình độ quản lý và tư cách pháp nhân thì phải tốt nghiệp các trường lớp đào tạo kỹ thuật và quản lý nông nghiệp, có kinh nghiệm từ lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác hoặc ngoài nước, có bằng tốt nghiệp về nông học, bằng lái ô tô, máy kéo, có kiến thức về kỹ thuật, kinh tế, thị trường, pháp luật [26]. + Phải có sự trợ giúp của Nhà nước, tức là Nhà nước phải tạo ra môi trường kinh doanh ổn định: thực thi đồng bộ các chính sách đảm bảo cho trang trại phát triển ổn định, hạn chế rủi ro. - Đặc trưng của kinh tế trang trại: phát triển kinh tế của trang trại cũng giống như các doanh nghiệp khác là nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên để phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao, cần hiểu rõ đặc trưng của kinh tế trang trại. Thứ nhất, sản xuất quy mô lớn mang tích chất chuyên môn hoá, tập trung hoá các sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu của thị trường. Đây là đặc trưng cơ bản thể hiện sự khác b iệt giữa kinh tế trang trại và kinh tế nông hộ. Vì vậy giá trị sản xuất và giá trị sản phẩm hàng hoá là chỉ tiêu đánh giá quy mô trang trại, và tỷ suất hàng hoá đánh giá tính chất chuyên môn hoá của trang trại. Thường các trang trại có tỷ suất hàng hoá khoảng 70% [58]. Thứ hai, có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật mới tốt hơn kinh tế nông hộ. Bởi vì kinh tế trang trại có lượng vốn đầu tư lớn, có khả năng cạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 tranh với thị trường. Do đó các trang trại luôn luôn thể hiện tính hơn hẳn kinh tế nông hộ về khoa học và công nghệ sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ ba, có sử dụng lao động làm thuê (thường xuyên và thời vụ). Do đó chủ trang trại phải là người có năng lực có trình độ tổ chức để bố trí sản xuất và sử dụng lao động hợp lý. Thứ tư, các chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu, biết làm giàu và có đủ những điều kiện cần thiết để làm giàu. Tức là chủ trang trại phải tinh thông thị trường có "tầm nhìn xa" những diễn biến của thị trường để ứng xử linh hoạt, kịp thời. - Các loại hình kinh tế trang trại. Tuỳ theo đặc thù của mỗi quốc gia mà kinh tế trang trại phát triển cũng rất đa dạng và phong phú. Có nhiều tiêu thức để phân loại trang trại, song chủ yếu vẫn dựa vào những tiêu thức (tham khảo một số cách phân loại của Mỹ trên bảng 1.2). Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức quản lý trang trại ở Mỹ Loại trang trại Số lượng Diện tích Giá trị nông sản 1000 trang trại Tỷ lệ(%) 1000ha Tỷ lệ(%) Tr. USD Tỷ lệ(%) Trang trại gia đình 1945,6 86,88 260000 74,7 77907 59,27 Trang trại liên doanh 223,3 9,97 61500 17,67 21520 16,37 Trang trại hợp doanh 59,8 2,67 51,5 0,02 31340 23,84 Các loại khác 10,6 0,48 26500 7,61 683 0,52 Tổng số 2239,3 100 348051, 5 100 13145 0 100 (Nguồn: [61]) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Số liệu trên bảng 1.2 cho thấy trang trại gia đình chiếm tỷ trọng lớn (86,88%), trang trại liên doanh và hợp doanh phát triển mạnh (liên doanh là 9,97%, hợp doanh 2,67%). Có thể nói, có rất nhiều cách để phân loại trang trại, do đó tuỳ thuộc mục tiêu phân tích mà lựa chọn cách phân loại thích hợp. Song dù cách phân loại nào chăng nữa thì chỉ tiêu giá trị sản lượng và giá trị sản phẩm hàng hoá có ý nghĩa quyết định để đánh giá quy mô cũng như trình độ chuyên môn hoá của trang trại. Tóm lại, để phát triển nông nghiệp hàng hoá Một là, phải dựa trên những điều kiện sản xuất nhất định: người chủ hộ phải năng động, dám nghĩ, dám làm, phải gánh chịu hậu quả trước những thành công và thất bại; phải có thị trường và cơ sở hạ tầng phát triển. Việc hoàn thiện những điều kiện chính là mở đường cho kinh tế nông hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Hai là, quá trình phát triển KTHH của nông hộ còn tuỳ thuộc hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của mỗi vùng, quốc gia. Đặc biệt phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển công nghiệp hoá của quốc gia đó cùng với việc triển khai các chính sách có lợi cho phát triển nông nghiệp. Ba là, phát triển kinh tế trang trại là hướng đi tất yếu của nông nghiệp hàng hoá, nó phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là mô hình kinh tế có vai trò quyết định quá trình chuyển từ KTTN lên KTHH trong nông nghiệp, nông thôn. 1.1.3. Kinh nghi ệm thực tiễn đô thị hoá với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.1.3.1. Trên thế giới * Quỏ trỡnh đô thị hóa Trờn thế giới, quỏ trỡnh đô thị hóa đó sẩy ra từ rất sớm cựng với tiến trỡnh phỏt triển của loài người. Tuy nhiên, cụm từ “đô thị hóa” lại mới chỉ xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX. Thuật ngữ “đô thị hóa” lúc đầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 xuất hiện ở các tạp chí chuyên đề kinh tế, dần dà phổ cập sang kinh tế học, xó hội học rồi cuối cùng mới được các nhà kiến trúc đô thị nắm bắt. Theo một nghiờn cứu khỏc của F. Choay thỡ thuật ngữ “đô thị hóa” đó ra đời từ năm 1867 trong một tác phẩm của kỹ sư cầu đường người Tây Ban Nha - Lidefonso Cerda - có tên Teoria General dela Urbanizacion (Lý luận chung về đô thị hóa). Có một điều thú vị là Lidefonso Cerda đó quan niệm đô thị hóa không chỉ là sự mở rộng đô thị, sự tăng dân số đô thị mà đó cũn là sự tiến bộ trong quy hoạch xõy dựng đô thị nữa. Và đó được Cerda dự báo sẽ nằm trong khuôn khổ của một khoa học và khái niệm về đô thị hóa từ đó đó được xây dựng. Quỏ trỡnh đô thị hóa trên thế giới diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc phát triển kinh tế - xó hội, vỡ vậy mà rất nhiều nước trên thế giới có nền công nghiệp - dịch vụ - du lịch phát triển mạnh mẽ như: Anh, Mỹ, Pháp, Đức... Hỡnh thành ngày càng nhiều cỏc khu đô thị và ngày càng to đẹp hơn, hiện đại hơn (New York, Sanchiago, Tokyo, Bắc Kinh...). Quá trình đô thị hoá của một số nước châu Á: Seoul của Hàn Quốc được hình thành từ 600 năm trước đây. Song, từ những năm 1990 trở lại đây đã phát triển nhanh chóng, năm 1990 chỉ có 10 triệu dân chiếm 25% dân số cả nước; đến năm 1995 đã có 24,4 triệu dân chiếm 45% dân số cả nước. Tokyo của Nhật Bản từ năm 1960 đô thị hoá diễn ra chóng mặt, với diện tích 2187 km2, số dân là 12 triệu người chiếm trên 50% các hoạt động kinh tế xã hội của cả nước. Bangkok của Thái Lan đô thị hoá phát triển mạnh từ năm 1970, với diện tích 2400 km2, dân số 7 triệu người. Bắc Kinh của Trung Quốc đô thị hoá phát triển mạnh vào những năm 1977 từ 17,6% dân số đô thị lên 29,04% năm 1995, với diện tích 17000 km2, dân số 7 triệu người [1]. Những số liệu cho thấy, đô thị hoá của các nước châu Á diễn ra mạnh mẽ trong vòng mấy thập kỷ gần đây. Đồng thời với đô thị hoá là giảm quỹ đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 nông nghiệp; sự gia tăng dân số đô thị cùng với sự phát triển kinh tế các ngành phi nông nghiệp; vấn đề môi trường trở nên bức xúc…Để giảm bớt áp lực dân số đô thị và ô nhiễm môi trường, các quốc gia đều đã quy hoạch mở rộng các thành phố: Tokyo mở rộng 7 tỉnh xung quanh (Saitama, Kanagawa, Chima, Gumma, Tochigi, Ibaraki và Yamanashi), lập vành đai xanh, ít phương tiện cá nhân đi lại để giảm bớt ô nhiễm; Trung Quốc đã quy hoạch vành đai xanh và mở rộng 12 thành phố vệ tinh cách đều xung quanh Bắc Kinh 40 km. * Đô th ị hoá với phát triển nông nghiệp. Thực tiễn cho thấy, Đô thị hoá luôn gắn liền với sự phát triển của công nghiệp đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển đặc biệt là phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá - Các nước có nền đại công nghiệp phát triển sớm như Mỹ, Tây Bắc Âu thì hình thức chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trang trại, nó giữ vai trò chủ yếu trong nông nghiệp. ở Mỹ trang trại gia đình chiếm 87% tổng số trang trại, chiếm 65% đất đai và 70% giá trị nông sản cả nước và diện tích bình quân một trang trại khoảng 180 ha[26, 10 - 14]. Các nước Tây Âu hầu hết là trang trại gia đình đáp ứng cơ bản nhu cầu nông sản cho xã hội; và diện tích bình quân một trang trại từ 25 - 30 ha [26]. - Các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc có nền công nghiệp phát triển sớm thì hình thức khá phổ biến cũng là trang trại gia đình. Nhật Bản là nước công nghiệp hoá sớm nhất và đạt trình độ cao nhất Châu á nên kinh tế trang trại là hình thức chủ yếu khai thác nông nghiệp; diện tích bình quân 1 trang trại là 1,2 ha. Đài Loan, Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hoá sau Nhật Bản nhưng kinh tế trang trại cũng phát triển và cung cấp nông sản chủ yếu cho xã hội, diện tích bình quân một trang trại ở Đài Loan là 1,12 ha, Hàn Quốc là 1,08 ha [26], [89]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 - Các nước Đông Nam Á (khối ASEAN) là những nước tiến hành công nghiệp hoá chậm. Vào những năm của thập kỷ 50 và 60, các nước ASEAN đều thực hiện chiến lược "sản xuất thay thế nhập khẩu". Song, hiệu quả của chiến lược này rất thấp làm hạn chế phát triển kinh tế, bởi các nước đã không hoà nhập được vào nền kinh tế thế giới, không khai thác được tư bản đầu tư nước ngoài dẫn đến tình trạng lạm phát, giá cả tăng mạnh làm cho kinh tế, chính trị, xã hội bất ổn định. Trước tình hình đó các nước ASEAN đã nhanh chóng lựa chọn chuyển đổi chiến lược "sản xuất thay thế nhập khẩu" sang "sản xuất hướng về xuất khẩu"[19,24-25], và đã nhanh chóng đưa nền kinh tế ổn định và phát triển. Mặc dù các nước này tiến hành công nghiệp hoá chậm nhưng kinh tế trang trại cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên loại hình phổ biến vẫn là kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc. Hơn nữa do dân số đông dẫn tới quy mô diện tích bình quân 1 trang trại ở các nước này thấp: Ở Philippin là 3,6 ha; Indonexia 3,7 ha, Thái Lan 4,2 ha và Malaysia từ 1,2 - 4,5 ha [26]. 1.1.3.2. Ở Việt Nam * Quỏ trỡnh đô thị hóa Cựng với quỏ trỡnh phỏt triển của đất nước, quá trỡnh đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra một cách lâu dài, liên tục, đó là quá trỡnh tập trung dân cư vào các đô thị, mở ra mạng lưới đô thị trên quy mô lớn. Trong những năm gần đây, quá trỡnh đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xó hội, kiến trỳc trờn phạm vi cả nước. Nếu như năm 1998 cả nước mới có khoảng 400 thị trấn thỡ nay tăng lên khoảng 560 hơn thị trấn. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, dân số trung bỡnh của một thị trấn khoảng 2.000 - 30.000 thỡ nay dao động trong khoảng từ 2.000 - 50.000 người. Tỷ lệ dân phi nông nghiệp ở thị trấn phổ biến ở mức 30- 40% vào những năm 90 thỡ nay tăng lên khoảng 50 - 60%. Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam cũn được thể hiện ở sự gia tăng dân số đô thị, từ 12,7 triệu người năm 1989 tăng nhanh lên 15 triệu người năm 1995 (chiếm 20% dân số cả nước) và đến năm 1999 có khoảng 17,9 triệu người là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 dân cư đô thị, chiếm 23,45% dân số. Dân cư đô thị tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội (khoảng 3 triệu người), Tp Hồ Chí Minh (khoảng 5 triệu người), Hải Phũng và Đà Nẵng (trên 1 triệu người). Mặc dự trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá nhanh tuy nhiên nếu so với thế giới thỡ Việt Nam vẫn là nước kém phát triển, quy mô các đô thị cũn nhỏ, kiến trỳc đô thị chưa thật đẹp do đất nước đó phải chịu nhiều hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, lại có xuất phất điểm thấp, đi lên từ nông nghiệp lạc hậu. Tóm lại, phát triển đô thị hoá ở Việt Nam, được chia làm 3 giai đoạn chính: - Giai đoạn trước năm 1954, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, củng cố các thành phố cũ, mở rộng và phát triển các thành phố mới: năm 1872 Hải Phòng còn là một làng chài, đến năm 1933 đã trở thành một Thành phố Cảng sầm uất; Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng dân số đột ngột từ năm 1943. Thời kỳ này, công nghiệp đã phát triển nhưng còn rất yếu. - Giai đoạn từ năm 1954 đến 1990 được chia làm 2 thời kỳ. Từ năm 1954 đến 1975, tốc độ đô thị hoá của Việt Nam đã phát triển nhưng còn chậm; tuy nhiên cũng đã phần nào đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ năm 1975 đến 1990, nền kinh tế Việt Nam trong tình trạng trì trệ. Vì vậy, đô thị hoá hoá diễn ra chậm. - Giai đoạn từ năm 1990 trở lại đây, đô thị hoá của Việt Nam phát triển mạnh. Năm 1990, cả nước mới có 500 đô thị lớn, nhỏ; đến năm 2000 đã tăng lên tới 649 đô thị; đến năm 2003 số đô thị đã lên tới 656. Dân số đô thị tăng từ 11,87 triệu người (năm 1986 chiếm 19,30% dân số cả nước) lên 13 triệu người (năm 1990 chiếm 20,75% dân số cả nước; năm 2000 chiếm 25%; năm 2002 chiếm 25,3%, dự báo năm 2010 là 33% và đến năm 2020 sẽ là 45%. Các khu công nghiệp cũng phát triển mạnh, năm 1991 mới có 1 khu công nghiệp mới; nhưng đến năm 2003 cả nước đã thành lập thêm 82 khu công nghiệp [2]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Cùng với sự gia tăng dân số, đất đô thị cũng tăng từ 0,2% tổng diện tích đất tự nhiên của quốc gia (năm 1999) lên 1% (năm 2003). Nhiều diện tích đất nông, lâm nghiệp chuyển thành đất đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông. Cụ thể diện tích một số cây trồng đã giảm mạnh: diện tích lúa giảm từ 7666300 ha năm 2000 xuống 7.443.800 ha năm 2004; mía giảm từ 302.300 ha năm 2000 xuống còn 287.000 ha năm 2004; thuốc lá giảm từ 24.400 ha năm 2000 xuống còn 18.800 ha năm 2004… Như vậy, đô thị hoá hoá ở Việt Nam so với một số nước trong khu vực diễn ra chậm hơn, song cũng như các nước trong khu vực đó là: sự gia tăng tỷ lệ dân số đô thị, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế (nhiều ngành, nghề mới xuất hiện, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ) tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp; kết cấu hạ tầng cơ sở; văn hoá xã hội; môi trường sinh thái đều thay đổi theo. * Đô thị hoá với phát triển nông nghiệp Các giai đoạn Đô thị hoá của Việt Nam phụ thuộc căn bản vào cơ chế quản lý nền kinh tế. Điều này đã và đang tác động tới sự phát triển thăng trầm của nông nghiệp Việt Nam thể hiện qua các giai đoạn: - Giai đoạn trước năm 1960 Sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải cách ruộng đất, với mục đích người cày có ruộng. Trên 83% diện tích canh tác trước kia nằm trong tay địa chủ, phú nông nay đã được chia cho nông dân. Cách làm này đã giải phóng được sức sản xuất khỏi những trói buộc của các quan hệ phong kiến đã có ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc tới sự phát triển sản xuất. Có ruộng, người dân đã nức lòng mang hết sức mình chăm lo cho mảnh ruộng của chính mình. Chỉ trong thời gian ngắn (1954 - 1959), nông nghiệp nước ta đã phát triển về mọi mặt: giá trị tổng sản lượng nông nghiệp miền Bắc tăng 35% (bình quân tăng 7% năm); giá trị sản lượng trồng trọt tăng 29% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 (bình quân tăng 5,8% năm); riêng lúa, diện tích tăng 17%, năng suất tăng 49% (từ 14,3 ta/ha lên 21 ta/ha) [65]. Năm 1959 sản lượng lương thực đạt 5,6 triệu tấn con số mà từ trước và cả chục năm sau (1961 - 1971) chưa năm nào đạt tới. Được làm chủ mảnh đất của mình, các hộ nông dân nhanh chóng xác lập mối quan hệ hiệp tác giản đơn để giúp nhau cùng sản xuất, khắc phục những khó khăn mà bản thân một hộ rất vất vả hoặc không làm được. Họ đã hiệp tác tư liệu sản xuất, sức kéo, lao động... chỉ trong vòng 4 năm, số tổ đổi công đã có từ 15 vạn (1955) lên 25 vạn (1958) [56]. Ở giai đoạn này, phát triển KTNH trong bối cảnh người nông dân vừa thoát khỏi ách bót lột (chủ yếu làm thuê cho địa chủ), từ chỗ không có ruộng đất phải đi làm thuê, làm rẽ đến khi được chia đất, được làm chủ mảnh đất của mình, mọi người phấn khởi, hăng say lao động sản xuất thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên do mới thoát khỏi cảnh đói nghèo nên người nông dân chỉ tập trung sản xuất những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho chính mình, chưa quan tâm tới sản phẩm trao đổi. Hơn nữa, đất nước mới giành được độc lập, nền kinh tế xã hội đang ở giai đoạn hồi phục, lực lượng sản xuất hết sức thấp kém. Vì thế sản xuất nông nghiệp vẫn dựa vào điều kiện tự nhiên là chính, KTNH ở giai đoạn này phát triển chủ yếu là tiểu nông sản xuất tự cấp, tự túc, chưa có sản phẩm trao đổi, KTHH chưa phát triển. - Giai đoạn từ năm 1960 - 1980 Là thời kỳ xuống dốc nhất của nền kinh tế nước ta bởi sự yếu kém của kinh tế hợp tác xã, hơn nữa thời kỳ này cả nước có chiến tranh (1965 - 1975). Việc tiến hành cải cách ruộng đất đã gieo vào lòng dân niềm tin và phấn khởi trong sản xuất, thì chỉ 2 năm sau (1959 - 1960) phong trào hợp tác hoá đã ồ ạt đưa các hộ nông dân vào hợp tác xã (HTX) bằng con đường làm ăn tập thể nhằm mục đích đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Mặc dù với danh nghĩa tự nguyện, song thực chất chúng ta đã sử dụng mọi sức ép bằng cả chính trị và kinh tế. Chỉ trong 2 năm, miền Bắc đã căn bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 thực hiện xong phong trào hợp tác hoá, 4.400 HTX được thành lập với 2,4 triệu hộ chiếm 85,8% tổng số hộ nông nghiệp và 76% ruộng đất [56]; số hộ cá thể còn lại không đáng kể và luôn bị sức ép bởi HTX. Kể từ đây, kinh tế nông hộ đã hoàn toàn phụ thuộc kinh tế tập thể. Đúng như tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương tháng 7 năm 1961 đề ra chủ trương: "Phải chú trọng phát triển kinh tế HTX là chủ yếu..."[5], [56]. Việc sản xuất và điều hành lao động đều có "tập thể lo", nên đã phát sinh nhiều bất hợp lý trong sản xuất: hiện tượng rong công phóng điểm "cha chung không ai khóc" dẫn tới sản xuất sút kém nghiêm trọng; nhiều mâu thuẫn đã phát sinh: mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất do đó sản xuất lại càng kém hiệu quả; mọi việc thực hiện theo kế hoạch cứng nhắc, thiếu đồng bộ từ trên xuống dưới... dẫn tới sản xuất trì trệ, dậm chân tại chỗ. Thu nhập thấp, đời sống nhân dân hết sức chật vật làm cho người dân thiếu tin tưởng với HTX. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng, nhiều cuộc vận động lớn như cuộc vận động "tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý cơ sở, đưa nông nghiệp đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa"[6] với những giải pháp lớn nhằm phát triển nông nghiệp nhưng cũng không sao thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Kết quả sản xuất ở giai đoạn này thể hiện trên bảng 1.3, 1.4 và 1.5. Bảng 1.3. Chỉ số phát triển giá trị tổng sản lượng nông nghiệp Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi 1960 1975 1980 1,0 1,3 1,57 1,0 1,27 1,59 1,0 1,34 1,55 (Nguồn: [63], [65]) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Bảng 1.4. Chỉ số phát triển diện tích và sản lượng một số cây trồng chính Năm Lúa Ngô Chè Cao su Cà phê DT SL DT SL DT SL DT SL DT SL 1960 1975 1980 1,0 1,08 1,12 1,0 1,15 1,28 1,0 1,18 1,27 1,0 1,13 1,69 1,0 2,26 2,58 1,0 2,47 2,95 1,0 0,75 0,81 1,0 0,31 0,58 1,0 0,74 1,52 1,0 2,13 1,91 (Nguồn: [63], [65]) Bảng 1.5. Chỉ số phát triển số đầu gia súc Năm Trâu Bò Lợn 1960 1975 1980 1,0 1,0 1,05 1,0 0,77 0,68 1,0 1,91 1,35 (Nguồn: [63], [65]) Những số liệu trên cho thấy, mặc dù 20 năm nhưng sản xuất hầu như dậm chân tại chỗ, gia tăng không đáng kể hoặc có những sản phẩm còn giảm. Hậu quả làm cho đời sống nhân dân đói khổ, họ không còn tin HTX, thờ ơ với sản xuất tập thể. Bởi vì phần thu chủ yếu từ kinh tế tập thể không đủ đảm bảo cho mức sống cơ bản. Lương thực bình quân đầu người giai đoạn 1961 - 1965 là 304 kg, giai đoạn 1966 - 1975 là 258 kg, giai đoạn 1976 - 1980 là 200 kg [12], [65]. Nhìn chung, kinh tế tập thể chỉ lo được cho các hộ nông dân 60% - 70% về lương thực, 20% - 30% về chi tiêu[56], cho nên các hộ nông dân phải tìm mọi cách vật lộn với cuộc sống bằng kinh tế phụ mà chủ yếu là phần đất 5% do HTX để lại cho hộ phát triển kinh tế phụ gia đình. Với phần đất quá nhỏ bé ấy, nhưng các hộ đã dồn hết công tâm, trí lực nên nhiều hộ đã đạt kết quả cao trong sản xuất. Ngay từ những năm 1970, trên đất 5% có những hộ đã đạt năng suất lúa 90 ta/ha thì năng suất của tập thể chỉ đạt 20,8 tạ/ha và hệ số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 sử dụng ruộng đất 5% gấp 2-2,5 lần ruộng đất của HTX, đã đem lại thu nhập ở các nông hộ tới 70%-75% (lớn hơn phần thu nhập của kinh tế tập thể) [56]. Song, do đất 5% quá nhỏ bé nên khôn g thể giải quyết được tình trạng thiếu lương thực triền miên, và hàng năm Nhà nước đã phải nhập khoảng 2 triệu tấn lương thực (năm 1976 nhập 1,2 triệu tấn, năm 1980 nhập 2 triệu tấn) [12]. Sự yếu kém của kinh tế tập thể khởi đầu từ năm 1965, và càng bộc lộ rõ vào giai đoạn 1976 - 1980 (sau khi mi ền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975). Việc triển khai HTX được thực hiện trên phạm vi cả nước, đến tháng 7 năm 1980 toàn miền Nam đã xây dựng được 1518 HTX và 9530 tập đoàn sản xuất, đưa 35,6% hộ nông dân vào con đ ường làm ăn tập thể, nhưng sản xuất lại càng có chiều hướng giảm. Năm 1980 diện tích canh tác so với năm 1978 giảm 9,4 vạn ha, sản lượng lương thực giảm 4,1 vạn tấn. Trước tình hình đó, hàng loạt HTX và tập đoàn sản xuất tan rã. Đến cuối năm 1980, miền Nam chỉ còn 3732 tập đoàn sản xuất và HTX[81]. Đến lúc này, sự suy giảm và kém hiệu quả của kinh tế tập thể đã khẳng định trên phạm vị cả nước, dẫn tới khủng hoảng toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế. Phát triển kinh tế nông hộ giai đoạn này cho thấy kinh tế nông hộ phụ thuộc hoàn toàn vào cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung của Nhà nước. HTX trực tiếp điều hành mọi hoạt động của kinh tế nông hộ từ sản xuất đến phân phối thu nhập. Về danh nghĩa kinh tế nông hộ không còn là bộ phận kinh tế cơ bản của nông nghiệp vì họ không có tư liệu sản xuất (kể cả ruộng đất), họ chỉ còn 5% đất mà tập thể để lại phát triển kinh tế phụ. Song do kinh tế tập thể quá yếu kém, nên mặc dù sản xuất trên đất 5% nhưng họ vẫn đem lại nguồn thu tới 70% cho kinh tế gia đình. Vì thế kinh tế nông hộ vẫn tồn tại nhưng sản xuất hàng hoá của nông hộ bị tê liệt hoàn toàn. - Giai đoạn từ năm 1981 - 1987 Trước nguy cơ nền kinh tế khủng hoảng toàn diện và bế tắc, nhiều địa phương đã tự ngấm ngầm giải quyết cách làm mới 'khoán chui", "khoán gọn" Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 thực chất là khoán sản phẩm cuối cùng tới nhóm và người lao động (là tiền đề của "khoán 100"). Kết quả cho thấy, những nơi đó sản xuất tăng nhanh cả về năng suất cũng như hiệu quả đầu tư. Trước thực tiễn đó, ngày 13 tháng 1 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100 CT/TW quyết định "khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động" [1]. Sự ra đời của Chỉ thị 100 đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong nông nghiệp. Đến tháng 3 năm 1982 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã khẳn g định tính đúng đắn của Chỉ thị 100 và nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Tiếp theo là nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng nhằm tập trung giải quyết những vướng mắc trong nông nghiệp. Khoán 100 thực sự được bà con nông dân khắp nơi ủng hộ, mọi người đã chí thú tận tâm tới sản phẩm khoán của mình. Kết quả từ 1981 - 1985 sản lượng lương thực tăng 20,7%, năng suất tăng 23,8%, diện tích cây công nghiệp tăng 62,1%, đàn bò tăng 33,2% đàn lợn tăng 22,1 %, tổng sản lượng lương thực tăng bình quân năm 5%; lương thực bình quân đầu người tăng qua các năm từ 268 kg (1980) lên 304 kg (1985) [64]. Tuy nhiên, sự gia tăng của đầu tư làm tăng sản lượng, thực chất chỉ có thể phát huy ở chừng mực nhất định (nếu như không có sự tác động tích cực của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng các cơ sở hạ tầng), cho nên sau 5 năm thực hiện khoán 100 thì việc tăng đầu tư cho sản xuất không còn hiệu quả nữa, thậm chí có xu hướng giảm dần. Hơn nữa, giá cả vật tư giai đoạn này tăng nhanh hơn nhiều so với giá nông sản, sản lượng nhận khoán ngày một tăng, chế độ thu mua quá nặng nề, các khoản đóng góp cho xã hội quá lớn; đồng thời, các khâu (5 khâu) mà HTX đảm nhận thực hiện quá ẩu, không tôn trọng quy trình kỹ thuật: cày đất "lỏi", cấp nước, phun thuốc không kịp thời... Dẫn tới thu nhập của người dân giảm sút rõ rệt. Hậu quả làm cho người nông dân chán nản, các nơi nhiều hộ đã trả lại ruộng khoán, kết quả sản xuất bị đình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 đốn, hiện tượng khê đọng sản phẩm quá nhiều ở các địa phương. Sản lượng lương thực năm 1986 so với 1985 giảm 2%, năm 1987 so với 1985 giảm 4,7%, dẫn tới bình quân lương thực đầu người giảm: năm 1985 đạt 304 kg, năm 1986 là 301 kg và năm 1987 chỉ còn 280,8 kg [58], [64, 41], gây nên tình trạng thiếu lương thực, nạn đói xảy ra ở nhiều vùng vào tháng 3 năm 1987 và tháng 3 năm 1988. Phát triển kinh tế nông hộ ở giai đoạn này cho thấy: + Việc đổi mới cơ chế quản lý nếu đem lại quyền lợi thiết thực cho người nông dân, sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông hộ nói riêng và nền nông nghiệp nói chung. + KTNH vẫn không phát triển, vì kinh tế nông hộ vẫn hoàn toàn phụ thuộc cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung của Nhà nước. - Giai đoạn từ năm 1988 đến nay Trước nguy cơ nền kinh tế suy giảm trầm trọng, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, một lần nữa người nông dân mất hết lòng tin với kinh tế tập thể, trong bối cảnh này, một số địa phương như Hải Phòng, Vĩnh Phú đã tiến hành giao hẳn đất cho hộ nông dân sử dụng: họ có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh trên mảnh đất của mình, kết quả đem lại rất khả quan. Với kinh nghiệm thực tiễn đó, ngày 5 tháng 4 năm 1988 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết 10 "về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp"[8]. Nghị quyết phản ánh nhiều vấn đề quan trọng đánh giá những mặt yếu kém trong công tác quản lý nông nghiệp như: phát triển chưa đồng bộ, nhiều chính sách còn sai lầm, công tác tổ chức nhiều bất hợp lý (cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu quả...); đồng thời phản ánh những vấn đề đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp với mục đích "giải phóng sức lao động trong nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp"[8]; sau đó được hoàn thiện thông qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Nghị quyết 6 (VI) [7] và Nghị quyết 5 (VII) [4] của Ban Chấp hành Trung ương Đảng "tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn" đã tạo ra những thay đổi căn bản trong tư duy và nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nông hộ và kinh tế HTX. Nội dung đổi mới được thể hiện: + Thừa nhận kinh tế n ông hộ là bộ phận kinh tế cơ bản của nông nghiệp, nông thôn. + Hộ gia đình nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài (15 - 20 năm). Kể từ đây, kinh tế nông hộ mới được Đảng và Nhà nước công nhận là bộ phận kinh tế cơ bản của xã hội, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài- có nghĩa là Nhà nước đã tạo cho kinh tế nông hộ có được mọi điều kiện cần thiết để phát triển KTNH. Mọi nguồn lực đã được khơi thông hợp với nguyện vọng của người nông dân, họ đã dồn hết công sức làm giàu cho gia đình, cho xã hội trên mảnh đất của chính mình. Chỉ trong một thời gian ngắn nông nghiệp nước ta đã hồi phục và phát triển, đặc biệt về lương thực, từ chỗ hàng năm phải nhập 1-2 triệu tấn thì năm 1989 ta đã bắt đầu xuất khẩu lương thực và không ngừng gia tăng qua các năm [3], [52]. Tóm lại, phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá ở nước ta qua các giai đo ạn cho thấy + Mặc dù có những bước thăng trầm, nhưng KTNH đã khẳng định được vai trò, vị trí trong sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta. + Phát triển kinh tế nông hộ, đặc biệt phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cần có sự can thiệp của Nhà nước. Song những can thiệp phải phù hợp với ý nguyện của đông đảo nhân dân sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông hộ nói riêng cũng như nền nông nghiệp nói chung, còn những can thiệp không xuất phát từ lợi ích của người lao động, mang tính chất áp đặt sẽ cản trở, thậm chí còn làm suy giảm mọi mặt trong nông nghiệp, nông thôn cũng như toàn nền kinh tế xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 + Sự phát triển kinh tế nông hộ phụ thuộc từng điều kiện, hoàn cảnh của nền kinh tế xã hội. Vì thế sự hoàn thiện về cơ chế quản lý, việc ban hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải đảm bảo tính đồng bộ, kịp thời phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Như vậy đụ thị húa là một quỏ trỡnh tất yếu của mỗi quốc gia, mỗi địa phương trong qua trỡnh phỏt triển. Đó là một hiện tượng kinh tế xó hội, làm thay đổi trật tự sắp xếp vùng nông thôn và là sự tăng trưởng thực sự và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý. Cú nhiều xu hướng đô thị hóa khác nhau phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương cần căn cứ vào đặc điểm của mỡnh mà lựa chon xu hướng phát triển phù hợp. Trong quỏ trỡnh đô thị hóa, đất đai là một yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tốc độ cũng như kết quả của quá trỡnh đô thị hóa và ngược lại, đô thị hóa cũng có những tác động không nhỏ tới vấn đề sử dụng đất. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế do đô thị hóa mang lại khiến cho cơ cấu đất đai cũng vỡ thế mà cú sự chuyển dịch theo. Đó không chỉ là sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế, mà cũn là sự chuyển dịch giữa nội bộ cỏc ngành, giữa cỏc mục đích sử dụng. Quỏ trỡnh đô thị hóa ở địa phương tuy muộn hơn so với các địa phương khác trong cả nước và có xuất phát điểm thấp s o với thế giới song cũng bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Bộ mặt kinh tế xó hội của địa phương đó cú những thay đổi đáng kể, mục đích, chế độ sử dụng đất cũng có sự thay đổi và ngày càng phong phú hơn. Đũi hỏi phải cú những nghiên cứu, đánh giá về đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó nhằm có được những chính sách hợp lý trong sử dụng quỹ đất, trong phát triển kinh tế xó hội trờn con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp luận - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, sự vật không ngừng vận động và phát triển từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp và có tính lịch sử. Vì thế việc nghiên cứu đề tài được chúng tôi xem xét đặt trong bối cảnh chung của thế giới, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam (sự phát triển kinh tế văn hoá, xã hội, chủ trương chính sách...); kinh nghiệm của các nước, Việt Nam (các giai đoạn lịch sử, xu hướng phát triển các loại hình nông hộ) để từ đó đưa ra luận cứ phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá cụ thể ở vùng ven TP Thái Nguyên. - Phương pháp thống kê, toán kinh tế Được sử dụng để phân tổ, lựa chọn vùng, điểm, hộ điều tra nhằm đảm bảo tính khách quan, phản ánh trung thực các số liệu điều tra; sử dụng bảng tính Excel chương trình Lindo để tính toán số liệu. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Ngoài những phương pháp trên, để đảm bảo tính chính xác, tăng độ tin cậy các chỉ tiêu nghiên cứu, ngoài việc điều tra số liệu ở các hộ, chúng tôi tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành, những tài liệu đã được công bố, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài giúp cho việc nghiên cứu phong phú hơn, sâu sắc hơn. 1.4.2. Các phương pháp chủ yếu sử dụng để nghiên cứu - Thu thập tài liệu đã công bố (tài liệu thứ cấp) Là việc tập hợp các tài liệu liên quan đến đề tài đã được công bố từ các cơ quan thống kê các cấp, các báo cáo tổng kết công tác hàng năm của các cơ sở sản xuất, kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quan... Trên cơ sở những tài liệu đã có, chúng tôi cập nhặt những vấn đề phục vụ cho từng nội dung của đề tài: bổ sung hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin chung của vùng nghiên cứu nhằm hệ thống hoá tài liệu vùng nghiên cứu, làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp. - Điều tra số liệu ban đầu (tài liệu sơ cấp) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Để đảm bảo tính trung thực, tính chính xác của số liệu điều tra, chúng tôi tiến hành như sau: Chọn xã, phường nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan của tài liệu điều tra, trước khi chọn hộ, chúng tôi chọn xã Tân Phú (thuần nông), xã Trung Thành (bán nông nghiệp), thị trấn Ba Hàng (dịch vụ). Chọn hộ: phải đảm bảo tính khách quan, đại diện cho các mô hình sản xuất ở từng tiểu vùng (nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ...). Từ số hộ đã được xác định ở các tiểu vùng, chúng tôi tập hợp danh sách ở các xã, thị trấn cho từng tiểu vùng, loại trừ những hộ không thuộc các tiêu thức trên, rồi chọn theo phương pháp máy móc (khoảng cách tổ). Chỉ tiêu điều tra hộ: để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh tế hộ, chúng tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu, thu nhập, chi phí, đất đai, lao động, giá trị sản phẩm hàng hoá của hộ, văn hoá của chủ hộ, được thu thập theo phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản (phần phụ biểu) để phân tích. - Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu + Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): được tính bằng lượng từng loại sản phẩm nhân với đơn giá (tính theo giá cố định năm 1994). n GO = ∑ Pi Qi i=1 GO: giá trị sản xuất, Pi: giá sản phẩm thứ i, Qi: lượng sản phẩm thứ i + Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost): là các khoản chi phí nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất tạo ra sản phẩm. IC = ∑Cij × IC: Chi phí trung gian Cij: chi phí nguyên, vật liệu thứ i cho sản phẩm j (i = 1,n; j =1,m) + Giá trị gia tăng (VA -Value Added): phần giá trị tăng thêm sau khi lấy giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian. VA = GO - IC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 VA: giá trị gia tăng + Thu nhập hỗn hợp (MI - Mixed Income): phần còn lại sau khi lấy giá trị gia tăng trừ các khoản lệ phí thanh toán và khấu hao. MI = VA - (T + FF + Am) MI: thu nhập hỗn hợp, T: các khoản thuế, FF: phí tài chính Am: khấu hao tài sản cố định - Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu: GO/IC, VA/IC, MI/IC, GO/LĐ, VA/LĐ, MI/LĐ để biết hiệu quả sử dụng vốn, lao động của từng hộ ở từng vùng trong sản xuất kinh doanh. + Chỉ tiêu GO/IC là giá trị sản xuất tính theo chi phí trung gian. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất càng cao. + Chỉ tiêu VA/IC: giá trị gia tăng tính theo chi phí trung gian, là giá trị tăng thêm so với chi phí trung gian của hộ. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất càng cao. + Chỉ tiêu MI/IC là khoản thu nhập hỗn hợp trong sản xuất kinh doanh của hộ so với chi phí trung gian. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất càng cao. + Chỉ tiêu GO/LĐ là giá trị sản xuất của hộ chia cho số lao động của hộ. Chỉ tiêu này cho biết giá trị sản xuất do 1 lao động của hộ tạo ra trong năm. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của hộ càng cao. + Chỉ tiêu VA/ LĐ là giá trị gia tăng của hộ chia cho số lao động của hộ. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của hộ càng cao. + Chỉ tiêu MI/LĐ là thu nhập hỗn hợp của hộ chia cho số lao động của hộ. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của hộ càng cao. - Ngoài các chỉ tiêu trên, chúng tôi còn sử dụng các chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá, tỷ suất hàng hoá để đánh giá kết quả SXHH của hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 + Giá trị sản phẩm hàng hoá (GV - Goods Value) là phần giá trị sản phẩm của hộ đem bán hoặc trao đổi trên thị trường (không tính phần sản phẩm mà hộ để lại tiêu dùng cho sinh hoạt, làm giống). n GV = ∑ Pi Yi i=1 GV: Giá trị sản phẩm hàng hoá. Yi: Khối lượng sản phẩm hàng hoá thứ i Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i + Tỷ suất hàng hoá (TSHH) là giá trị sản phẩm hàng hoá so với tổng giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ. Giá trị sản phẩm hàng hoá TSHH (%) = ––––––––––––––––––––––––– × 100 Tổng giá trị sản phẩm Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ mức độ đóng góp sản phẩm của hộ cho xã hội càng nhiều, trình độ sản xuất hàng hoá của hộ càng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Chương II THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ VỚI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN PHỔ YÊN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Phổ Yên là huyện đồi thấp và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26km về phía Bắc và cách Hà Nội 55km về phía Nam theo QL3. Huyện Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau: Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp huyện Phú Bình; phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc. Với vị trí như trên, huyện Phổ Yên là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, lại gần các khu công nghiệp lớn của tỉnh và của Hà Nội, nên huyện hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên, cũng sẽ nảy sinh những khó khăn và phức tạp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là trong bối cảnh mở cửa và hội nhập của cả nước. Phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải lưu ý đặc thù này nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất hiệu quả, đảm bảo về cảnh quan và môi trường sinh thái. 2.1.1.2. Địa hình và kiến tạo Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt: - Vùng phía Đông (tả ngạn sông Công) gồm 11 xã và 2 thị trấn, có độ cao trung bình 8 - 15m, đây là vùng nông nghi ệp thấp xen kẽ với địa hình bằng. - Phía tây (hữu ngạn Sông Công) gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính, cao nhất là dãy Tạp Giàng 615m. Độ cao trung bình ở vùng này là 200 - 300m. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Với địa hình như trên, trong phương án quy hoạch sử dụng đất cần bố trí các loại đất, đặc biệt là đất ở, đất xây dựng công trình lớn và đất nông nghiệp sao cho phù hợp, để hạn chế được bất lợi do tác động của thiên nhiên như xói mòn, rửa trôi, úng lụt... 2.1.1.3. Khí hậu Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tổng tích ôn 8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C; tháng 7 là tháng nóng nhất (28,5 0C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,6 0C). Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2. - Chế độ mưa: Mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa. Mùa mưa trùng với mùa lũ nên thường gây úng lụt cho vùng thấp của huyện. - Lượng bốc hơi: Trung bình năm đạt 985,5mm; trong năm có 5 - 6 tháng lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa. 2.1.1.4. Chế độ thuỷ văn Chế độ thủy văn, các sông qua địa phận Phổ Yên phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông Cầu. Có thể chia làm 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn. - Chế độ mùa lũ: Mùa lũ trên 2 hệ thống sông Công và sông Cầu thường trùng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9. Bình quân mỗi năm có từ 1,5 - 2 trận lũ, năm nhiều có 4 trận lũ xuất hiện. - Chế độ mùa cạn: Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Lượng nước trên các sông này bình quân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 chỉ đạt 1,5 - 2,0% tổng lượng nước cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện. 2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên tự nhiên * Tài nguyên đất Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính sau: - Đất phù sa được bồi (Pb), diện tích 2.348ha, phân bố chủ yếu ven 2 hệ thống sông Cầu và sông Công, thuộc các xã Minh Đức, Đắc Sơn, Thành Công, Nam Tiến, Vạn Phái, Tiên Phong, Tân Phú, Thuận Thành và Trung Thành. - Đất phù sa không được bồi, diện tích 1.148ha, chủ yếu phân bố ở các xã vùng thấp như Đồng Tiến, Đông Cao, Tân Phú, Thuận Thành và Trung Thành. - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pp), diện tích 273ha, phân bố ở 2 xã Trung Thành và Thuận Thành. - Đất phù sa ngòi suối, diện tích 360ha, phân b ố ở Đắc Sơn và Vạn Phái. Bốn loại đất trên có độ dốc nhỏ hơn 30 và tầng dày trên 110cm. - Đất bạc màu (B), diện tích 2.539ha, phân bố ở các xã Đắc Sơn, Nam Tiến, Đồng Tiến, Tiên Phong. - Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), diện tích 11.251ha, phân bố nhiều ở các xã phía Tây và Bắc huyện như Phúc Tân, Bình Sơn, Phúc Thuận, Thành Công, đất có độ dốc cao, tầng đất mỏng. - Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), diện tích 3.619ha, phân bố ở phía Tây sông Công, thuộc các xã Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái. Đất có độ dốc cao, tầng mỏng. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), diện tích 2.944ha, phân bố rải rác vùng đồi bát úp, thuộc các xã Phúc Thuận, Đắc Sơn, Nam Tiến. Đất có độ dốc < 150, tầng đất dày 50-70cm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), diện tích 384ha, đất có tầng dày trên 70cm, độ dốc < 80. - Đất dốc tụ (D), diện tích 3.330ha, phân bố rải rác các xã trong huyện. Đất có tầng dày > 10cm, độ dốc < 80. Trong 10 lo ại đất trên, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong thời gian tới, loại đất này chuyển sang đất sản xuất cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp là điều bất khả kháng. Vì vậy, ngành nông nghiệp chuyển hướng theo đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm hàng hoá chất lượng cao. Đất đỏ vàng trên phi ến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đấu nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn huyện, hầu hết có độ dốc > 250. Đây là các diện tích mà trong quy hoạch cần lưu ý bố trí cây trồng và áp dụng các công nghệ sử dụng đất dốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi. * Tài nguyên nước + Tài nguyên nước mặt: Phổ Yên có nguồn nước mặt phong phú với 2 hệ thống sông sau: - Hệ thống sông Công: Bắt nguồn từ vùng núi Bá Lá, huyện Định Hoá, chảy theo chân núi Tam Đảo, qua hồ Núi Cốc gặp sông Cầu tại Phù Lôi, huyện Phổ Yên, đoạn chảy qua huyện dài 68km (không kể các nhánh suối). Lưu vực của sông đến Phù Lôi khoảng 950km 2, lượng nước đến bình quân 693 triệu m 3/năm. Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp cho các xã vùng cao và vùng giữa của huyện. - Hệ thống sông Cầu: Sông bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn), chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình gặp sông Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên, chiều dài sông qua huyện khoảng 17,5km. Đây là con sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, diện tích lưu vực 3.480 km2, lượng nước đến bình quân 2,28 tỷ m3/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Hệ thống sông Cầu cung cấp nước tưới cho các xã phía Dông và phía Nam huyện như Đồng Tiến, Tiên Phong, Tân Hương, Đông Cao, Tân Phú và Thuận Thành. Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung, huyện Phổ Yên nói riêng. + Tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trên đ ịa bàn huyện Phổ Yên có trữ lượng nước ngầm khá lớn. Hiện nay, việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm chưa nhiều. * Tài nguyên rừng Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2005, diện tích rừng của huyện là 7.367,75ha (chiếm 28,7% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất 5.222,62ha; rừng phòng hộ 2.145,13ha. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo, tre, mai... (tập đoàn cây nhóm 4-6). 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Trong 3 năm qua (2004-2006), nền kinh tế huyện Phổ Yên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu mà Đại hội Đảng đã đề ra. Qua bảng 2.1, cho thấy nền kinh tế tăng trưởng trong 6 năm đạt rất cao (12,23%) - vượt 2% so với mục tiêu đề ra, cao hơn bình quân chung của tỉnh Thái Nguyên (8,9%). Tổng GDP trên địa bàn huyện năm 2006 gấp 1,6 lần năm 2001 (theo giá cố định). Đi sâu vào phân tích tốc độ tăng trưởng từng ngành cho thấy, thời kỳ 2004-2006 đánh dấu sự bứt phá của ngành công nghiệp và dịch vụ, đây cũng là thế mạnh tiềm tàng của huyện sẽ phát huy trong tương lai. Ngành nông nghiệp cũng giữ tốc độ tăng trưởng ổn định, nhỉnh hơn tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của cả tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2004-2006 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 BQ 1. Tổng GDP (giá cố định) Tr.đ 464.126 525.854 599.473 - Nông lâm nghiệp, thủy sản Tr.đ 235.923 244.810 273.327 - Công nghiệp xây dựng Tr.đ 136.551 169.250 190.417 - Dịch vụ Tr.đ 91.652 111.794 135.729 2. Tăng trưởng kinh tế % 12,8 13,3 14,00 12,23 - Nông lâm nghiệp, thủy sản % 5,94 3,77 11,65 5,59 - Công nghiệp xây dựng % 22,64 23,95 12,51 20,16 - Dịch vụ % 18,4 21,98 21,41 20,09 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2007) 2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh t ế huyện Phổ Yên trong 3 năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Sau 3 năm, nông nghiệp từ 55,65% (năm 2004) giảm còn 49,55%, cơ cấu công nghiệp đã tăng từ 26,06% lên 29,44%. Ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng thể hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Đây cũng là nhân tố tác động rất mạnh vào công tác quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới. Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2004-2006 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1. Tổng GDP (giá cố định) Tr.đ 590.672 725.435 845.030 - Nông lâm nghiệp, thủy sản Tr.đ 328.691 374.740 418.497 - Công nghiệp xây dựng Tr.đ 153.431 209.034 248.911 - Dịch vụ Tr.đ 108.00 141.661 177.622 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 2. Cơ cấu GDP % 100 100 100 - Nông lâm nghiệp, thủy sản % 55,65 51,66 49,52 - Công nghiệp xây dựng % 26,06 28,81 29,46 - Dịch vụ % 18,24 19,53 21,02 (Nguồn: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ 27) 2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp Khu vực kinh tế nông nghiệp có mức tăng trưởng khá và ổn định (4,8%). Giá trị sản xuất (giá cố định) năm 2006 đạt 337,2 tỷ đồng; tăng 10% so với năm 2004. Khu vực kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Sau đây là một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp thời kỳ 2004-2006 huyện Phổ Yên: - Ngành trồng trọt: Chiếm tỷ lệ cao (63,49%) trong sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,1%/năm. Theo số liệu thống kê, diện tích canh tác cây hàng năm giảm nhẹ, nhưng diện tích gieo trồng lại tăng do tăng được vụ. Hệ số sử dụng đất năm 2004 là 2,2; đến năm 2006 tăng lên 2,32. Trong cây hàng năm thì diện tích gieo trồng lúa cả năm liên tục tăng. Năm 2006, diện tích lúa cả năm là 10.090ha, năng suất bình quân đạt 40,2 tạ/ha và sản lượng đạt 46,62 ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 384 kg/năm, vượt ngưỡng an ninh lương thực (300 kg/người/năm). Đây là điều kiện thuận lợi để Phổ Yên chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Bảng 2.3. Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phổ Yên giai đoạn 2004-2006 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 BQ (%) 1. Tổng giá trị SX (giá cố định) Tr.đ 307.385 319.557 337.229 4,80 - Trồng trọt Tr.đ 196.31 218.144 228.013 5,10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 - Chăn nuôi Tr.đ 108.252 97.812 104.560 3,57 - Dịch vụ Tr.đ 2.797 3.551 4.656 19,4 2. Cơ cấu (giá hiện hành) % 100 100 100 - Trồng trọt % 64.10 65,59 63,49 - Chăn nuôi % 34.80 33,02 34,97 - Dịch vụ % 1.10 1,37 1,54 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên) Chè là cây công nghiệp quan trọng của huyện. Năm 2006, diện tích chè đạt 1.400ha, sản lượng chè búp đạt 9.000 tấn. Tuy nhiên, chất lượng chè của huyện chưa cao do giống cũ thoái hoá và chưa đầu tư thâm canh. Diện tích cây ăn quả đạt 1.670 ha, tăng 220 ha so với năm 2004, trong đó chủ yếu là vải, nhãn. Sản lượng cây ăn quả các loại đạt trên 12 ngàn tấn (năm 2006). Cây ăn quả là thế mạnh của các xã vùng nông nghiệp phía Tây huyện. Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày gồm lạc, đậu tương hầu như ổn định ở diện tích 850 - 900 ha mỗi loại cây. - Ngành chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%). Đây là một tỷ trọng tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp. Ngành chăn nuôi đã chú trọng chất lượng vật nuôi, chuyển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại là hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp Phổ Yên. - Dịch vụ nông nghiệp: Chiếm tỷ trọng nhỏ (1,54%), nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân những năm qua khá mạnh (19,4%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 - Ngành lâm nghiệp: Trong thời gian qua, ngành lâm nghiệp huyện Phổ Yên có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 5,75%/năm trong thời kỳ 2004-2006. Sản xuất lâm nghiệp đã dịch chuyển theo hướng từ khai thác sang lâm nghiệp xã hội, lấy lâm sinh làm gốc. Cơ cấu giá trị sản xuất đã chuyển dịch tăng tỷ trọng khâu chăm sóc bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng; giảm tỷ trọng khai thác. - Ngành thủy sản: Sản xuất thuỷ sản của huyện còn nhỏ bé, chỉ chiếm 2% trong tổng giá trị sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng đạt 5,45%/năm. Sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là khai thác cá thịt với sản lượng năm 2006 đạt 620 tấn. * Khu vực kinh tế công nghiệp: Trong thời kỳ 3 năm 2004-2006 đã thu hút được 12 dự án đầu tư vào địa bàn với vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng, trong đó tiêu biểu là Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm và Đồ uống Vĩnh Phúc, Công ty Mani, Nhà máy Gạch Tuynel, Nhà máy Giấy Trường Xuân, Công ty Chè Bắc Sơn đều đi vào sản xuất cho sản phẩm mới. Năm 2006, giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá cố định) đạt gần 300 tỷ VNĐ, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22,2% trong thời kỳ 2004 -2006. Riêng công nghiệp do huyện quản lý, năm 2006 giá trị sản xuất đạt 115 tỷ VNĐ, tốc độ tăng rất cao: đạt 46,6%/năm so với cùng kỳ (tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2004 -2006 bình quân 22,2%/ năm). Nhìn chung, ngành công nghiệp huyện Phổ Yên thời gian qua đã có những bước đột phá, đạt mức tăng trưởng cao, ngày càng thể hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu sản xuất công nghiệp huyện Phổ Yên thời kỳ 2004-2006 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 Tăng (%) 1. Tổng giá trị sx (giá 1994) Tỷ đ 179,8 223,4 300,0 22,2 Trong đó: huyện quản lý Tỷ đ 44,6 66,6 115,0 46,6 2. Một số sản phẩm chủ yếu - Cát sỏi 1000m3 78 90 100 - Gạch nung Tr.viên 43 60 70 - Đồ mộc thành phẩm M3 46 50 51 - Xay xát 1000tấn 450 540 550 - Hàng mây tre đan 1000SP 3.200 3.600 3.700 (Nguồn: Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ Phổ Yên lần thứ 27) * Khu vực dịch vụ: Năm 2006, toàn huyện có trên 1.600 cơ sở kinh doanh thương mại, trong đó quốc doanh 6 cơ sở, ngoài quốc doanh 16 cơ sở, còn lại là các cơ sở của hộ cá thể. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 2006 đạt 181,4 tỷ đồng (tăng 23,15%/năm), trong đó ngoài quốc doanh đạt 44,3 tỷ đồng (tăng 22,8%/năm), doanh nghiệp quốc doanh đạt 87,1 tỷ đồng (tăng 23,5%/năm). 2.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn * Thực trạng phát triển đô thị: Trong 3 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hoá ở các đô thị diễn ra mạnh mẽ. Nhiều công trình công cộng, nhà ở được xây dựng, bộ mặt đô thị được đổi mới. Diện tích dất đô thị toàn huyện năm 2007 là 655,7 ha, bình quân đất đô thị 496 m 2/người, đất ở tại đô thị 45,5 m2/người (mức bình quân chung của tỉnh lần lượt là 561 m2/người và 64,9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 m2/người). Hệ thống đô thị của huyện gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá và là nơi đặt bộ máy quản lý hành chính của chính quyền huyện và thị trấn, được phân bố khá hợp lý trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, do lịch sử để lại nên hiện nay, quy mô đô thị còn nhỏ, bộ mặt đô thị còn nhiều bất cập do công tác thiết kế hầu hết thả nổi, hạ tầng còn ở mức thấp, nhất là hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước. Đây là tình hình chung ở hầu hết các đô thị trong cả nước, không riêng ở Phổ Yên. * Thực trạng phát triển khu vực nông thôn: Tổng dân số sống trong khu vực nông thôn năm 2006 là 121.000 người, với 28.236 hộ trên địa bàn 15 xã của huyện. Diện tích đất ở bình quân 1 hộ là 308,2 m2, thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (405,5 m2/hộ). Trong những năm qua, kinh tế nông thôn có bước phát triển nhanh theo hướng tăng ngành nghề và dịch vụ. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển, kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm xá được đầu tư cải thiện đáng kể. Bộ mặt nông thôn được phát triển theo hướng đô thị hoá. Tuy nhiên, việc xây dựng ở nông thôn cũng cần được quản lý để tránh phá vỡ cảnh quan, môi trường làng xã truyền thống. 2.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông: Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Phổ Yên: trục QL3 dài 13 km chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam. Từ trục QL3 này là các đường xương cá đi đến trung tâm các xã, thị trấn và các khu vực dân cư. Tổng chiều dài đường liên huyện là 27 km, bao gồm các tuyến Ba Hàng - Tiên Phong, đường tỉnh lộ 261 từ thị trấn Đại Từ đi qua Phúc Thuận, thị trấn Ba Hàng nối sang Điềm Thuỵ (Phú Bình). Từ QL3 đi Chã và từ đường 261 đi Thành Công, các tuyến này hiện cơ bản đã được dải nhựa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Đường liên xã có khoảng 19 km, liên thôn 30 km. Trong phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay, nhiều tuyến đã được bê tông hoá theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên qua địa bàn huyện Phổ Yên chủ yếu vận chuyển than và quặng sắt, đoạn qua huyện dài khoảng 19 km. Có 2 tuyến giao thông thuỷ thuộc 2 hệ thống sông: sông Công (đoạn qua địa bàn huyện dài 68 km) và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTNU Le Thanh Minh.pdf
Tài liệu liên quan