Tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại Công ty MECANIMEX: Luận văn
Nâng cao hiệu quả nhập khẩu
thiết bị cơ khí tại Công ty
MECANIMEX
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu
Trong điều kiện hiện nay của nước ta, kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương
nói riêng ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mối
quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền kinh tế và từng doanh nghiệp- cá thể trong nền kinh
tế chính là đảm bảo không ngừng nâng cao tính hiệu quả kinh doanh của mình. Hiệu
quả ở đây là khái niệm thường được gắn liền với các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận...,
được thẩm định chủ yếu bởi thị trường, bên cạnh nhiều thước đo tương đối trên khía
cạnh chính trị- xã hội khác. Hiệu quả kinh tế nhìn chung chính là tiêu chuẩn cơ bản để
xác định phương hướng hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng trong
nền kinh tế.
Trong giai đoạn tồn tại chế độ quan liêu bao cấp, thành tích hoạt động kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào giá trị tổng sản lượng, mức độ hoàn thành các chỉ
tiêu kế hoạch mà...
84 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại Công ty MECANIMEX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Nâng cao hiệu quả nhập khẩu
thiết bị cơ khí tại Công ty
MECANIMEX
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu
Trong điều kiện hiện nay của nước ta, kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương
nói riêng ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mối
quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền kinh tế và từng doanh nghiệp- cá thể trong nền kinh
tế chính là đảm bảo không ngừng nâng cao tính hiệu quả kinh doanh của mình. Hiệu
quả ở đây là khái niệm thường được gắn liền với các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận...,
được thẩm định chủ yếu bởi thị trường, bên cạnh nhiều thước đo tương đối trên khía
cạnh chính trị- xã hội khác. Hiệu quả kinh tế nhìn chung chính là tiêu chuẩn cơ bản để
xác định phương hướng hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng trong
nền kinh tế.
Trong giai đoạn tồn tại chế độ quan liêu bao cấp, thành tích hoạt động kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào giá trị tổng sản lượng, mức độ hoàn thành các chỉ
tiêu kế hoạch mà Nhà nước đặt ra. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường với bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản thương mại quốc tế dần được gỡ bỏ, mỗi doanh
nghiệp ngày càng phải chủ động hơn trong việc sử dụng những nguồn nội và ngoại lực
để tối đa hoá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Có thể nói, dưới áp lực cạnh
tranh ngày một gay gắt của thị trường thương mại quốc tế, vấn đề đảm bảo hiệu quả
mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại Công ty MECANIMEX- một doanh nghiệp với quá
trình hình thành và phát triển lâu dài, với hoạt động chính là xuất nhập khẩu các sản
phẩm thiết bị cơ khí phục vụ ngành sản xuất trọng điểm quốc gia- đã đặt ra cho tác giả
những suy ngẫm và trăn trở về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh quốc tế của
Công ty. Hơn thế nữa, lĩnh vực nhập khẩu thiết bị cơ khí phục vụ cho các ngành sản
xuất góp phần đáng kể tạo nên diện mạo của một quốc gia tiên tiến. Việt Nam là một
quốc gia đang phát triển, với hạn chế về trình độ công nghệ và mức độ cơ giới hóa các
ngành công nghiệp trọng điểm. Do đó, xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của hiệu
quả kinh doanh đó, việc nghiên cứu nghiêm túc từ lý luận và thực tiễn doanh nghiệp
để từ đó rút ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, giảm thiểu bất cập
là điều cần thiết. Đây chính là lý do để đề tài: “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị
cơ khí tại Công ty MECANIMEX” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề thực tập thực hiện việc đánh giá hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí của
công ty MECANIMEX, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập
khẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chuyên đề hướng tới là hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí của
công ty MECANIMEX.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí của công
ty MECANIMEX giai đoạn 1985- 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh… để giải quyết
vấn đề đặt ra.
Các nguồn thông tin sử dụng trong chuyên đề được lấy từ các báo cáo kinh doanh
của công ty TNHH Một thành viên XNK Sản phẩm cơ khí MECANIMEX, Tổng cục
thống kê, Bộ Công Thương Việt Nam, website của Công ty, các bài nghiên cứu và
Internet…
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, bảng biểu và phụ lục, danh mục
tài liệu tham khảo, bài chuyên đề được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty MECANIMEX
Chương 2: Hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí của công ty MECANIMEX
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại công ty
MECANIMEX
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MECANIMEX
1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều chịu ảnh hưởng lớn bởi lịch sử hình
thành của bản thân mình trong bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế. MECANIMEX
là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc khu vực kinh tế nhà nước, tuy nhiên cũng
nằm dưới tác động của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay. Gia
nhập WTO đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của Việt Nam. Các rào cản xuất nhập
khẩu dần được dỡ bỏ, thị trường trong và ngoài nước được mở rộng. Cơ hội cho các
doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các sân chơi lớn với thế đứng vững chắc và bình
đẳng hơn cũng tăng lên. MECANIMEX cũng nằm trong xu hướng chuyển mình đó.
MECANIMEX là một đơn vị trong số 17 thành viên của MIE. Đây là Tổng Công ty
được thành lập từ năm 1990 theo Quyết định số 155/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Nhìn
lại chặng đường hơn 15 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công
nghiệp đã vượt qua không ít khó khăn và thách thức, nhất là trong thời kỳ đổi mới, vững
vàng đi lên làm chủ thị trường về các sản phẩm và thiết bị cơ khí.
Sau hơn 15 năm hoạt động, đến nay, toàn Tổng Công ty đã phát triển với 17 đơn vị
thành viên, vốn tăng gấp 5 lần, doanh thu tăng hơn 7 lần so với thời kỳ đầu mới thành lập
(chưa kể các đơn vị liên doanh ). Các sản phẩm chủ lực của Tổng Công ty gồm các loại
máy công cụ, bơm, van, quạt công nghiệp, hộp giảm tốc và các sản phẩm thuộc nhóm dụng
cụ, phụ tùng như bu lông, đai ốc, vòng đệm,… Những năm gần đây, Tổng Công ty còn
tham gia vào chế tạo các thiết bị toàn bộ cung cấp cho các nghành công nghiệp trọng điểm
của đất nước.
Về nhóm mặt hàng truyền thống, đa số các mặt hàng của Tổng Công ty hiện nay vẫn
giữ được uy tín với khách hàng, có đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại.
Các sản phẩm như máy công cụ, bơm công nghiệp, nông nghiệp các loại, đá và hạt mài, dàn
cày chảo, hộp giảm tốt, các sản phẩm hơi oxygen, actylen, nito phục vụ sản xuất công
nghiệp nuôi thủy sản, y tế…luôn đạt tăng trưởng cao. Trong đó, đặc biệt hàng máy công cụ
tăng trưởng mạnh với việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các nước trong khu vực
Công ty MECANIMEX được thành lập vào năm 1985 dưới sự liên kết của một bộ
phận của Công ty Machino và của Công ty Tocotap theo quyết định của Bộ trưởng Bộ
Cơ khí và Luyện kim nay là Bộ Công thương Việt Nam. Công ty được chính thức
thành lập theo quyết định số 88/CT ngày 02/03/1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
do Phó Chủ tịch Tố Hữu ký. Ngày 26/03/1985, Bộ trưởng Bộ cơ khí- Luyện kim ra
quyết định sô 62/CL- CB do Bộ trưởng Nguyễn Văn Kha ký, nội dung quy định về
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Công ty MECANIMEX.
Hiện tại, MECANIMEX là một trong số những Công ty hàng đầu của MIE. Công
ty đã xuất khẩu cũng như nhập khẩu rất nhiều mặt hàng sang các thị trường như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, An-giê-ri, Cuba, Canada, Nga, Đức, Pháp v.v...
1.1.1. Về tổ chức nhân sự
Từ giai đoạn đầu thành lập công ty, MECANIMEX chỉ có 19 người, được bố trí ở
hai khu vực
* Khu vực phía Bắc:
- Cán bộ của Bộ Cơ khí- Luyện kim được điều động sang bao gồm:
+ Ông Trần Bảo Giốc: Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế bổ nhiệm kiêm Gíam đốc
Công ty.
+ Ông Tạ Doãn Kiên: Trưởng Phòng của Vụ Kế hoạch Bộ Cơ khí- Luyện kim bổ
nhiệm sang làm Chánh văn phòng công ty.
- Cán bộ của các đơn vị khác trong Bộ Cơ khí- Luyện kim chuyển đến là 2 cán bộ
+ Cán bộ của công ty TOCONTAP gồm 9 cán bộ của Phòng xuất nhập khẩu
chuyển sang.
+ Cán bộ của công ty MACHINO gồm 2 cán bộ chuyển sang
* Khu vực phía Nam:
Có 4 cán bộ thuộc Chi nhánh Công ty TOCONTAP Sài Gòn chuyển sang, các cán
bộ này là bộ khung của chi nhánh Công ty MECANIMEX Sài Gòn do ông Hoàng
Vĩnh Thịnh phụ trách.
1.1.2. Khả năng tài chính
Vốn của công ty MECANIMEX được thể hiện dưới 2 dạng:
+ Dạng hàng hóa và vật tư:
Công ty MECANIMEX tiếp nhận từ công ty TOCONTAP khi bàn giao chủ yếu là
một số sắt thép tồn kho lâu ngày dùng để sản xuất dụng cụ cầm tay xuất khẩu
+ Tiền mặt:
Số vốn cố định của Công ty khi mới bắt đầu thành lập là 293.274.463 VND
Số vốn lưu động là 8.474.196.748 VND
Cho tới thời điểm hiện tại Công ty có tài khoản gửi tại Ngân hàng Vietcombank
với số tiền là 500.110.000.240 VND và 420.150.370.000 tài khoản bằng ngoại tệ.
1.1.3. Cơ sở vật chất
1.1.3.1. Trụ sở làm việc
- Phía Bắc: Nhờ phòng làm việc của Văn phòng Bộ Cơ khí- Luyện kim( 54 Hai Bà
Trưng, Hà Nội)
- Phía Nam( chi nhánh): Nhờ văn phòng làm việc của Nhà khách Bộ Cơ khí- Luyện
kim tại Sài Gòn( 35 Tôn Đức Thắng, quận 1- TPHCM)
Hiện nay, trụ sở của Công ty được đặt tại số 37 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội. Là một đơn vị kinh doanh với cơ cấu gọn nhẹ bao gồm một tòa nhà 5 tầng và một
bãi để xe với tổng diện tích mặt đất 200 m…
1.1.3.2. Trang thiết bị, đồ dùng làm việc
Thời kỳ mới thành lập mọi trang thiết bị làm việc của Công ty đều không có và
không được cấp. mà phải tự lo lắng bằng cách xin từng chiếc ghế, từng chiếc bàn,
chiếc tủ… của các cơ quan bạn để dùng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển trong quy mô kinh doanh, mỗi nhân viên và mỗi
phòng ban chuyên dụng tại MECANIMEX được trang bị khá đầy đủ với hệ thống thiết
bị cơ khí hiện đại vô cùng cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu ( máy tính, máy fax,
máy photocopy, điện thoại, xe ô tô…). Điều này một lần nữa khẳng định vị thế đơn vị
hàng đầu trong MIE.
1.2. Công ty MECANIMEX ngày nay
Tên công ty đầy đủ:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu các sản
phẩm cơ khí.
Tên Tiếng Anh:
Mechanical products export- import company limited
Tên viết tắt bằng Tiếng anh: MECANIMEX CO., LTD
Tên giao dịch: MECANIMEX- Hà Nội
Địa chỉ trụ sở chính: Số 37, phố Tràng Thi, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
Tel: (84 4) 8257459 - 9360730, Fax: (84 4) 9349904
Email: mecahn@fpt.vn / mecahn-vp@fpt.vn
Chi nhánh: 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP HCM
Tel: (84 8) 8295799 - 8222111 - 8296722, Fax: (84 8) 8299238
Email: mecanimex@hcm.fpt.vn
1.3. Các giai đoạn phát triển của MECANIMEX
1.3.1. Thời kì từ năm 1985- 1990
1.3.1.1. Hoàn cảnh chung
Từ năm 1955, ngành cơ khí trở thành ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển
với nhận thức của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, cũng như dựa vào nhu cầu cung cấp các sản
phẩm cơ khí thiết yếu nhằm phục vụ quân đội. Miền Bắc, thời kì kế hoạch hóa tập
trung, bên cạnh việc mở rộng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp hiện có, nhiều
cơ sở sản xuất được hình thành. Sự phát triển thực sự của ngành cơ khí Việt Nam bắt
đầu kể từ sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961- 1965, khi máy công cụ( máy tiện,
máy khoan…), tàu thủy cỡ nhỏ, toa xe lửa, máy bơm thủy lực, các loại quạt trần và
quạt bàn, máy phát lực 20- 24 cv được sản xuất. Từ năm 1965, ngành hướng ưu tiên
cho các sản phẩm phục vụ chiến tranh. Năng lực sản xuất mới bao gồm phụ tùng ô tô
máy kéo, máy ép, nén…, máy bơm thủy lợi và các dụng cụ cầm tay cho ngành công
nghiệp và xây dựng.
Năm 1976, giá trị sản lượng ngành cơ khí chiếm 12% giá trị sản xuất toàn quốc.
Sản xuất thiết bị cơ khí phục vụ nông nghiệp được mở rộng, sản xuất mát công cụ có
xu hướng giảm. Trong thời gian này, ngành cơ khí là ngành công nghiệp được hỗ trợ
nhiều nhất, chỉ sau ngành năng lượng và than, số lượng các doanh nghiệp công nghiệp
tăng đột biến. Đến năm 1985, có 610 doanh nghiệp cơ khí Nhà nước, 941 doanh
nghiệp tập thể và tư nhân, tổng tài sản ngành đạt 400 triệu USD, năng lực ngành đáp
ứng được 40- 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của xã hội.
1.3.1.2. Tình hình hoạt động của Công ty
Trong hoàn cảnh lịch sử chung đó, Công ty MECANIMEX được thành lập theo
Quyết định quyết định số 88/CT ngày 02/03/1985.
Trong thời kì này, Công ty chủ yếu làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu theo Nghị định
thư của Chính phủ Việt Nam với các nước Xã hội chủ nghĩa:
Nhà nước phân chỉ tiêu xuất khẩu hàng cơ khí sang các nước Đông Âu như
Liên Xô( cũ), Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary và Cuba…
Nhà nước phân chỉ tiêu nhập khẩu vật tư( chủ yếu là vật tư sản xuất ra hàng
xuất khẩu)
Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm cơ khí, thép.
Nói chung hoạt động trong thời kỳ này không mang tính chất kinh doanh và chịu
sự quản lý của Nhà nước.
1.3.2. Thời kì từ năm 1990 - 1995
Năm 1991, Công ty nhận vốn Nhà nước giao (tám tỷ đồng). Số vốn này không phải
rót từ Ngân sách Nhà nước, mà thực ra là vốn tự có mà Công ty tích lũy được sau 5
năm kinh doanh 1980 – 1985
1.3.2.1. Hoàn cảnh chung
Đây là thời kỳ đánh dấu bước chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước. Sau
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp dần được
xoá bỏ, sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh được đề cao. Trong dòng chảy
thay đổi mạnh mẽ đó, MECANIMEX cũng đứng trước không ít khó khăn và thử
thách.
Công ty bắt đầu kinh doanh theo cơ chế thị trường trong bối cảnh không còn xuất
khẩu theo Nghị định thư với các nước XHCN cũ và ngày càng có nhiều các đơn vị
được xuất khẩu trực tiếp. Đây là giai đoạn rất khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Chỉ riêng mặt hàng dụng cụ cầm tay còn xuất khẩu một phần sang
Angieri theo hiệp định trả nợ Nhà nước.
Trước tình hình diễn biến có nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu như vậy, nhưng nhờ sớm nắm bắt tình hình, ngay từ cuối những năm 1989- 1990
tập thể cán bộ nhân viên và lãnh đạo Công ty đã nỗ lực tìm kiếm một số thị trường mới
như Thái Lan, Đài Loan. Đó là bước đệm, khởi đầu cho một thời kỳ mới- thời kỳ kinh
doanh theo cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và phức tạp.
1.3.2.2. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
Mặc dù trước tình hình diễn biến có nhiều trở ngại như vậy, nhưng với sự nhạy bén
và linh hoạt trong chỉ đạo, với nỗ lực trong công việc, trong thời gian này, công ty đã
đạt được những kết quả đáng nể, cụ thể như sau:
Từ năm 1991 -1994 xuất khẩu 3.000 tấn thiếc, riêng năm 1991 xuất khẩu 1.000 tấn
thiếc sang các nước Thái Lan, Singapore, Nhật Bản…
Từ năm 1991- 1995, Công ty MECANIMEX là đơn vị đứng vị trí thứ hai trong
toàn quốc về xuất khẩu thiếc với kim ngạch cao, duy trì và phát triển các đơn hàng
xuất khẩu dụng cụ cầm tay sang thị trường Đài Loan với số lượng từ 100 đến 200 cái/
năm.
Tuy giá trị của mặt hàng này không lớn nhưng nhìn về góc độ cạnh tranh gay gắt
về nhiều mặt, nhất là hàng cơ khí Việt Nam ở một thị trường như Thái Lan, mà sản
phẩm của Việt Nam vẫn đảm bảo chất lượng và uy tín trong một thời gian dài- 5 năm-
thì đó là một điều đáng tự hào.
Ngoài các mặt hàng kể trên, Công ty đã nỗ lực tìm kiếm và xuất khẩu được các mặt
hàng khoáng sản như quặng kẽm, Cromic, Zircon, Volframit…
Từ năm 1992 trở về trước, kim ngạch kinh doanh của Công ty chủ yếu là xuất
khẩu( với tỷ trọng 70 đến 80% trên tổng giá trị kim ngạch). Nhận thức được tình hình
này, Công ty đã triển khai kế hoạch khai thác thị trường nội địa để tăng kim ngạch
hàng nhập khẩu, các mặt hàng cụ thể được nhập khẩu như sau:
Các loại dây thép cuốn động cơ phục vụ cho sản xuất Công nghiệp
Hạt nhựa, hoá chất phục vụ sản xuất
Các thiết bị điện
Thiết bị làm đường phục vụ ngành giao thông
Hàng vật liệu xây dựng
Máy bơm dân dụng và các đồ điện lạnh phục vụ sinh hoạt đời sống.
Chính vì thế từ năm 1993 trở về sau, kim ngạch nhập khẩu được tăng dần, tạo nên
Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty ngày một tăng.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong thời gian này
MECANIMEX còn triển khai một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ văn
phòng để đa dạng hoá kinh doanh, góp phần phục vụ xã hội, tăng doanh thu và lợi
nhuận cho Công ty. Cụ thể Công ty đã triển khai thực hịên được:
- Liên doanh xây dựng một xưởng sản xuất gói màu VORTEX theo công nghệ
Italia( vật liệu chủ yếu là cát và xi măng, không dùng đất, đưa vào sản xuất từ năm
1995. Liên doanh xây dựng và đưa vào khai thác khu Trung tâm IBC để cho các văn
phòng nước ngoài tại Hà Nội thuê. Trung tâm IBC ra đời và hoạt động từ năm 1994.
Doanh thu tiền cho thuê nhà là 2.000.000.000 VNĐ/ năm và lãi sau thuế vào khoảng
950.000.000 VNĐ/ năm- lãi của năm cao nhất.
- Những con số sau đây nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty trong thời kỳ 1991- 1995
- Kim ngạch đạt cao nhất vào năm 1995 là 11.508.994,00 USD
- Doanh thu đạt cao nhất vào năm 1995 là 53.181.184.976 VNĐ
- Các khoản nộp ngân sách Nhà nước đạt cao nhất vào năm 1995 là
4.635.000.000 VNĐ
1.3.3. Giai đoạn 1995- 1999
1.3.3.1. Hoàn cảnh lịch sử
Những năm này suy thoái kinh tế và khủng hoảng kinh tế trầm trọng của các nước
trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc… làm cho
tình hình kinh tế nói chung của Việt Nam ảnh hưởng lớn và trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại của MECANIMEX nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại tưởng chừng
khó có thể vượt qua. Hơn thế nữa, chính sách mở cửa của Nhà nước Việt Nam cho
phép các đơn vị sản xuất có thể tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đã làm
MECANIMEX phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách hơn bao giờ hết. Tính
cạnh tranh trong giai đoạn này trở nên khốc liệt và cũng đặt ra cho các doanh nghiệp
nói chung và MECANIMEX nói riêng vấn đề phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
trong môi trường đầy thách thức.
Trước những biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước như vậy, Công ty
đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu như một số bạn hàng, đối tác ở nước
ngoài bị phá sản do khủng hoảng kinh tế, một số đơn vị bạn hàng trong nước ngừng
hoạt động hoặc hoạt động chậm lại do sự mất ổn định về tình hình tài chính và kinh tế.
Tuy vậy, do nắm bắt và dự đoán trước được tình hình và đã có chuẩn bị tài lực, vật
lực từ những năm trước cho nên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
cũng đi dần vào thế ổn định, bắt nhịp được với thị trường, bắt đầu có sự tăng trưởng
đều qua thời gian.
Ngoài các thị trường cũ, Công ty có quan hệ trong nhiều năm trước, giai đoạn này,
MECANIMEX cũng khai thác thêm được các thị trường mới như Hàn Quốc,
Malaysia, Indonesia, Myanmar, Nhật Bản.. và một số nước Trung Đông…
Về kinh doanh xuất nhập khẩu, ngoài những mặt hàng truyền thống của ngành cơ
khí chế tạo, luyện kim trước đây, thời kỳ này Công ty còn khai thác thêm nhiều mặt
hàng mới để xuất nhập khẩu đồ điện gia dụng, vật liệu xây dựng, hoá chất, nhựa, sản
phẩm gốm, thuỷ tinh, dệt may tơ tằm, thức ăn gia súc…
Chính vì vậy, mặt hàng kinh doanh của Công ty ngày một phong phú và đa dạng
thúc đẩy kim ngạch và doanh thu hàng năm tăng lên
1.3.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu
Mặc dù bối cảnh kinh tế có nhiều bất lợi, công ty không ngừng tìm tòi và đa dạng
hoá mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu trong giai đoạn này. Có thể kể đến các mặt
hàng chủ yếu trong:
* Hoạt động xuất khẩu:
Phôi thép- gang thép Thái Nguyên xuất khẩu sang Thái Lan.
Thiếc: hướng đến thị trường mục tiêu như Nhật Bản, Thái Lan…
Chì và các loại quặng: xuất khẩu sang Thái Lan…
Máy công cụ: các thị trường được định hướng chú trọng khai thác và duy trì lợi
thế gồm có Thái Lan, Đài Loan do nhà máy công cụ số 1 và Nhà máy chế tạo Hải
Phòng, nay là Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải Phòng sản xuất.
Máy công cụ xuất khẩu sang Myanmar.
Các dụng cụ cơ khí cầm tay: hướng đến thị trường các nước Đông Âu cũ và Đài
Loan…
Hàng may mặc, dệt may: thị trường truyền thống là Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc…
Ngoài ra, MECANIMEX còn xuất khẩu các mặt hàng khác như giày thể thao, mũ
vải, dây điện, đèn trang trí, vỏ hộp và phụ tùng thiết bị báo cháy…
* Hoạt động nhập khẩu:
Vật tư,thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp
Các loại thép hợp kim và thép hình cỡ lớn
Tôn silic và dây email để sản xuất động cơ điện, biến áp…
Các loại thép Inoc…
Nhôm thỏi, hạt nhựa, hoá chất, sợi…
Máy luyện cao su và một số phụ tùng khác…
Thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng và giao thông
Máy trộn bê tông
Máy san đường
Máy rải nhựa
Thiết bị phục vụ nông nghiệp
Máy bơm và thiết bị bơm để xây dựng các loại trạm bơm thuỷ lợi (Hà Tây,
Tuyên Quang)
Các loại thiết bị phục vụ ngành Y tế.
Vật tư phục vụ chế biến thực phẩm
Các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt xã hội
Bơm nước dân dụng
Đồ điện, điện lạnh dân dụng
Đồ dùng văn phòng và một số đồ dùng khác…
Do công tác khai thác tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh trong và ngoài nước
của Công ty thường xuyên được chú trọng dẫn đến hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
tốt. Tốc độ tăng trưởng đều và khá cao theo thời gian từng năm. Các chỉ tiêu kinh tế
như kim ngạch, doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước năm nào cũng vượt kế hoạch
được giao, mức chênh lệch năm sau cao hơn năm trước.
1.3.3.3. Kết quả cụ thế
Trong giai đoạn 1995 -1999, MECANIMEX đã đạt được một số thành tựu như sau:
Kim ngạch xuất nhập khẩu của năm 1999 bằng 1.6 lần so với năm 1998 và
3.196 lần so với năm 1994
Doanh thu xuất nhập khẩu năm 1999 bằng 1.168 lần so với năm 1998 và 13.867
lần so với năm 1995
Đây thực sự là một thành tích rất lớn của cán bộ công nhân viên trong Công ty
MECANIMEX, chứng tỏ tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu trong giai đoạn đầy khó khăn và thách thức này.
1.3.3.4. Công tác liên doanh liên kết
Với mục tiêu không ngừng tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế như kim ngạch xuất
nhập khẩu, doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước, trong thời gian 5 năm cuối thập kỷ
90( 1995- 1999), song song với công tác kinh doanh, Công ty đã phát triển thêm và đã
thực hiện thành công 2 dự án liên doanh sản xuất với nước ngoài, đó là:
* Liên doanh với Hàn Quốc:
Liên doanh MECANIMEX và LG Electronics được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy
phép đầu tư số 1918/GP ngày 31/05/1997. Với tổng số vốn đầu tư doanh nghiệp là
7.700.000 USD, vốn pháp định là 2.600.000 USD ...LG Electronics là công ty thuộc tập
đoàn LG một trong những tập đoàn đứng đầu Hàn Quốc và lớn thứ 6 thế giới. Công ty có
mạng lưới chi nhánh văn phòng đại diện ở 60 nước và có mối quan hệ hợp tác tại 171 quốc
gia.LG Electronics là một trong những thương hiệu nổi tiếng tại Hàn Quốc và trên thế giới.
Kể từ năm 1962 LG Electronics điện gia dụng đã sản xuất máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt
và máy hút bụi tại Hàn Quốc.
Công ty liên doanh với tập đoàn Electronics Hàn Quốc, xây dựng 1 nhà máy tại
Hải Phòng để sản xuất máy điều hoà nhiệt độ, máy giặt và tủ lạnh. Dự án được bắt đầu
thực hiện từ năm 1996 và đưa vào sản xuất từ cuối năm 1998, sản phẩm của liên doanh
đang được tiêu thụ tốt, chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực điện lạnh tại Việt Nam. Tên
viết tắt của liên doanh là “LG- MECA’’ đã thực sự trở thành một thương hiệu nổi tiếng
trong nước và khu vực. Việc hợp tác liên doanh với LG đã mở ra bước phát triển mới
cho MECANIMEX trên chặng đường hội nhập và phát triển của Công ty trong giai
đoạn này.
* Liên doanh với Thái Lan sản xuất tăm bông vệ sinh:
Thời gian đầu Công ty thiết lập một xưởng sản xuất nhỏ với khoảng 50 công nhân
tại Hải Phòng. Đầu năm 1998 bắt đầu sản xuất thử, sau một thời gian ngắn đã có nhiều
chủng lọai sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Sau đây là chỉ tiêu tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt
được trong thời kỳ 1990-1999
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp hoạt động kinh doanh giai đoạn 1990- 1999
Năm
Kim ngạch
(Nghìn USD)
Doanh thu
(Triệu VNĐ)
Nộp ngân sách
(Triệu VNĐ)
Bình quân thu nhập
đầu người
(VNĐ/người)
1990 9.870 16.802 3.800 915.000
1991 10.527 20.879 4.745 1.079.000
1992 8.953 16.286 3.848 923.000
1993 6.374 13.277 3.034 918.000
1994 8.580 15.586 3.486 1.012.000
1995 11.508 53.814 4.635 1.012.000
1996 17.046 89.692 11.585 1.011.000
1997 18.003 122.045 11.299 1.349.000
1998 28.432 145.589 16.395 1.705.000
1999 33.000 170.000 64.000 2.000.000
Nguồn: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu chủ yếu của MECANIMEX 1990- 1999
Ngoài thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đối với hoạt động đóng góp
cho lợi ích xã hội trong suốt thời gian hoạt động cuả Công ty từ 1990 -1999 luôn được
thực hiện tích cực, đầy đủ. Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, địa phương và các cơ quan chủ quản cấp trên.
Công ty thường xuyên nhận được giấy và bằng khen của các cơ quan quản lý Nhà
nước như Tổng cục Hải quan, tồng cục Thuế… Cuối năm 1998, công ty
MECANIMEX được Bộ Thương mại cấp bằng khen về thành tích tìm kiếm thị trường
mới.
Sau một thời gian đạt được nhiều thành tích xuất sắc, năm 1999 MECANIMEX đã
được Bộ Công nghiệp tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc. Bên cạnh đó, công ty cũng được
Bộ và Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng III cho thành tích xuất sắc trong
giai đoạn 5 năm( 1995- 1999)
1.3.4. Thời kỳ 1999 -2005
1.3.4.1. Vốn hoạt động và nguồn nhân lực
* Vốn hoạt động kinh doanh:
Bước vào năm 1999, số vốn kinh doanh của Công ty là 16,8 tỷ VNĐ trong đó vốn
nhận của Nhà nước là gần 8 tỷ đồng, còn lại là vốn tự bổ sung. Đến hết năm 2003, vốn
kinh doanh của Công ty đạt 29,7 tỷ đồng trong đó Nhà nước bổ sung thêm 11 tỷ đồng
về quyền sử dụng đất( phần vốn góp với liên doanh LG- MECA tại Hải Phòng), số còn
lại là vốn tự bổ sung của Công ty trong 4 năm 1999- 2003.
* Về nguồn nhân lực:
Trong năm 1999, Công ty có 63 người, năm 2003 có 89 người, bình quân lao động
của Công ty trong giai đoạn này là 78 người/ năm.
Với nguồn lao động như trên, Công ty đã thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh và
đạt thành tích cao về các chỉ tiêu kinh tế sau( không bao gồm số liệu liên doanh)
1.3.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
* Về lĩnh vực xuất nhập khẩu của công ty:
Gía trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003 đạt 31.69 triệu USD, mức độ tăng
trưởng bình quân mỗi năm đạt 4.5%.
Kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng mạnh hằng năm, năm 2005 tăng gần gấp 2
lần so với năm 2001. Trong khi một số mặt hàng truyền thống trước đây của Công ty
gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, nguồn hàng để xuất khẩu như máy
công cụ, dụng cụ cầm tay, khoáng sản… nguyên nhân chính là do những năm qua các
đơn vị sản xuất mặt hàng này đã trực tiếp xuất khẩu. Bên cạnh đó, giá thị trường
khoáng sản cụ thể là thiếc trên thế giới có sự biến động mạnh, nhu cầu giảm do có
nguyên liệu khác thay thế thiếc trong công nghệ sản xuất điện tử và đòi hỏi chất lượng
mặt hàng này rất cao và khắt khe, tỷ trọng tạp chất kim loại phụ trong thiếc phải rất
nhỏ... Trong khi đó, các đơn vị trực tiếp khai thác và sản xuất thiếc tại Việt Nam chưa
đáp ứng được. Đứng trước tình hình này, MECANIMEX đã chủ động mở thêm ngành
hàng xuất khẩu nông sản như cà phê, hạt tiêu… Những mặt hàng này đã đem lại cho
Công ty sự ổn định và tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất
khẩu được mở rộng.
Kim ngạch thực hiện các năm trong giai đoạn này không đồng đều vì cơ chế hoạt
động xuất nhập khẩu của Nhà nước khá thông thoáng, nhiều đơn vị đã tự kinh doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp, việc cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng rất gay gắt. Trước
đây MECANIMEX chủ yếu nhập hàng uỷ thác cho một số khách hàng truyền thống,
tuy kim ngạch nhập khẩu lớn hơn nhưng lợi nhuận không cao nên tập thể lãnh đạo
Công ty đã dần chuyển sang nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào cho một số đơn vị
sản xuất trong nước như nguyên liệu chế biến thức ăn, sắt thép chế tạo cơ khí, hàng tự
doanh… do vậy kim ngạch có giảm nhưng hiệu quả lại cao hơn.
Tổng doanh thu xuất nhập khẩu năm 1999 đạt 203,5 tỷ VNĐ và năm 2003 đạt
351,1 tỷ VNĐ.
Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt 14.9%. Doanh thu năm 2003 bằng 1.72
lần năm 1999 và bằng 1.21 lần năm 2002. Doanh thu của toàn Công ty tăng đều qua
các năm. Năm 2005 doanh thu vượt mức 28% so với năm 2001.
Ngoài kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu, doanh thu bán hàng từ các sản phẩm
sản xuất công nghiệp của MECANIMEX cũng được tăng mạnh. Ngoài ra công ty còn
kinh doanh dịch vụ triển lãm, hàng nội địa, tuy chỉ mới ở bước đầu.
* Về giá trị sản xuất công nghiệp:
Thực hiện quyết định số 18/2004- BCN ngày 9/3/2004, Công ty đã tiến hành sáp
nhập Công ty Quy chế Từ Sơn vào MECANIMEX, do đó ngoài các chỉ tiêu kim ngạch
xuất nhập khẩu, doanh thu, chỉ tiêu nộp ngân sách như các năm trước, sản xuất công
nghiệp của Công ty cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng do Nhà máy quy chế Từ
Sơn trực tiếp thực hiện.
Nhìn chung tình hình thực hiện kế hoạch của Nhà máy từ 2001- 2005 luôn đạt chỉ
tiêu mà Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp MIE giao phó. Đặc biệt năm 2004,
sau khi sáp nhập, Nhà máy quy chế Từ Sơn đã thực hiện tốt việc tổ chức lại sản xuất,
sắp xếp lại các phòng ban phân xưởng. Nhờ giảm được đầu mối quản lý, các phân
xưởng hoạt động sản xuất hiệu quả hơn. Qua các chỉ tiêu kinh tế đạt được của Nhà
máy trong năm 2004, các chỉ tiêu chủ yếu đều có mức tăng trưởng đặc biệt đã chứng
minh tính hiệu quả của quá trình sản xuất tại nhà máy.
Sau việc tiếp nhận Nhà máy quy chế Từ Sơn, Công ty đã thực hiện tiếp Quyết định
số 120//2004- BCN ngày 02/11/2004 về việc chuyển đổi mô hình Công ty thành công
ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK Các sản phẩm cơ khí MECANIMEX ngày
nay.
1.3.4.3 Công tác tài chính- giá
Trong suốt quá trình hoạt động của Công ty giai đoạn này, vốn của Công ty vẫn
được bảo toàn và có sự tăng trưởng phát triển.
Hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước giao đạt tốt, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý
nghĩa xã hội lớn, giữ vững được đội ngũ lao động trong suốt thời kỳ đổi mới với
nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp.
Hoạt động tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện nghĩa vụ nộp
ngân sách nhà nước, thu nhập cho người lao động được đảm bảo chính là những thành
tựu MECANIMEX đạt được trong giai đoạn 1999-2005
1.3.4.4 Hoạt động liên doanh
Song song với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty còn đẩy mạnh hiệu
quả đầu tư liên doanh trong nước và nước ngoài
* Liên doanh trong nước
Cùng với Công ty xuất nhập khẩu hoá chất liên doanh cho thuê văn phòng đại diện
tại 37 Tràng Thi, hoạt động của liên doanh này đã tăng thêm nguồn thu và lợi nhuận
cho Công ty.
* Liên doanh nước ngoài
LG Electronics là Công ty thuộc Tập đoàn LG, một trong những tập đoàn đứng đầu
Hàn Quốc và lớn thứ 6 trên thế giới. Công ty có mạng lứới chi nhánh văn phòng đại
diện ở 60 nước và có mối quan hệ hợp tác tại 171 quốc gia. Liên doanh
MECANIMEX và LG Electronics được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư
số 1918/ GP ngày 31/05/1997.
Với tổng số vốn đầu tư doanh nghiệp là 7.700.000,00 USD, vốn pháp định là
2.600.000,00 USD, trong đó MECANIMEX góp 30% và LG Electronics góp 70%.
Sau 2 năm xây dựng Nhà máy, Liên doanh đã đi vào hoạt động từ tháng 04/1999.
Trong giai đoạn 1999- 2005, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều
khó khăn, đây cũng là khó khăn chung của đất nước trong giai đoạn chuẩn bị gia nhập
AFTA và WTO, MECANIMEX vừa phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, đảm
bảo thu nhập cho người lao động và phải triển khai tốt các mô hình sắp xếp đổi mới
doanh nghiệp do cấp trên chỉ đạo, quyết định.
Cuối năm 2004, với những thành tích nhất định trong hoạt động liên doanh liên kết,
MECANIMEX đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động
hạng II cho tập thể cán bộ công nhân viên công ty. Đây quả là một ghi nhận đáng trân
trọng và đầy tự hào của MECANIMEX.
1.3.5. Thời kỳ 2005- 2009
1.3.5.1. Đặc điểm chung
Giai đoạn 2005- 2009 được đánh giá là giai đoạn chuyển mình của nền kinh tế.
Với sự kiện gia nhập WTO ngày 7/1/2007 và chính thức trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức này, Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, từng bước dỡ bỏ các
hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở cửa các ngành công- nông nghiệp và dịch vụ,
hỗ trợ thu hút và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những lĩnh vực trọng điểm cần đổi
mới và phát triển của quốc gia.
Trong lĩnh vực nhập khẩu, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị
đạt 13.28 tỷ USD, chiếm 36.1% tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia, đạt mức tăng
28.5% so với năm 2004. Với định hướng chiến lược năm 2020, Việt Nam cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nhu cầu nhập khẩu thiết bị cơ khí và
trang thiết bị cơ khí phục vụ ngành sản xuất ngày một gia tăng. Đổi mới và từng bước
trang bị thiết bị cơ khí thiết bị với công nghệ hiện đại, gắn liền với đổi mới tư duy kinh
tế, đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng… đã trở thành chiến lược chung cho mỗi doanh
nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này
1.3.5.2. Tình hình hoạt động của Công ty
Trước cơ hội và thách thức khi đất nước gia nhập WTO, chắc chắn các doanh
nghiệp ngành Cơ khí nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn. Để có một chiến lược phát
triển tổng thể, vững chắc trong giai đoạn 2006 - 2010, Công ty MECANIMEX đã xây
dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
với những nội dung cơ bản là : giữ vững và phát triển ngành hàng chuyên môn là cơ
khí và kim loại, từng bước mở rộng các ngành hàng khác phù hợp với khả năng và
kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên, từ đó hướng tới lựa chọn và phát triển
đại lý độc quyền nhập và phân phối các loại hàng hoá có triển vọng như đại lý máy
Goldstart, gạch lát nền.. và đặc biệt làm đại lý máy công cụ với Mỹ và Hàn Quốc.
Giai đoạn 2005- 2009 được đánh dấu bởi sự kiện đầu tháng 6/2006, toàn thể
CBCNV nhà máy Quy chế Từ Sơn (đơn vị trực thuộc của Công ty Mecanimex) đã hân
hoan chào đón chiếc máy cán ren đầu tiên của Việt nam có khả năng cán được trục ren
với đường kính lên đến 100mm. Ðây là chiếc máy cán ren loại PR 31,5.1 do hãng
PROFIROLL (CHLB Ðức) chế tạo. Chiếc máy này được mua nằm trong chương trình
hiện đại hoá và đổi mới công nghệ của Công ty Mecanimex nhằm từng bước trang bị
các thiết bị mới có công nghệ hiện đại cho Nhà máy Quy chế Từ Sơn. Đây là sự kiện
lớn đánh dấu quá trình phát triển và hội nhập thành công của Công ty giai đoạn 2005-
2009.
1.4. Cơ cấu tổ chức
1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu các sản phẩm thiết bị cơ
khí và thiết bị cơ khí MECANIMEX nằm trong số 18 đơn vị thành viên của Tổng công
ty Máy và thiết bị công nghiệp MIE.
Cơ cấu tổ chức của MIE chủ yếu dựa trên sự phân cấp chức năng và nhiệm dvụ của
mỗi phòng ban. Có thể sơ bộ về cơ cấu tổ chức của Tổng công ty theo sơ đồ 1.2 dưới
đây:
Phó TGD Phó TGD
Phó TGD
Phó TGD
Văn phòng P. Tổ chức
cán bộ
P. Tài chính
kế toán
P. Kế hoạch
đầu tư
Sơ đồ 1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY
MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP( MIE)
Nguồn: vami.com.vn
Sơ đồ trên phản ánh cơ cấu tổ chức khoa học và hiệu quả của Tổng Công ty Máy
và thiết bị công nghiệp. Có thể thấy việc phân cấp là khá rõ ràng, hợp lý của các phòng
ban trong Tổng Công ty. Là doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và
xuất nhập khẩu các sản phẩm thiết bị cơ khí và thiết bị công nghiệp từ khi thành lập
vào năm 1990 cho đến nay, Tổng công ty MIE bao gồm 18 đơn vị thành viên với từng
lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể liên quan được thể hiện trong phụ lục 1.2
Có thể nói, hình thức sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên là khá đa dạng,
có sự chuyên môn hoá khá rõ ràng của các lĩnh vực và ngành nghề, từ chế tạo máy
công cụ, thiết bị phục vụ sản xuất công- nông nghiệp, các phương tiện vận tải thuỷ..
đến vật liệu xây dựng, và triển khai các dịch vụ đi kèm như tư vấn đầu tư trong lĩnh
vực công nghiệp, kinh doanh thiết bị cơ khí thiết bị, chuyển giao công nghệ…. Sự đa
dạng còn được thể hiện ở các loại hình doanh nghiệp là đơn vị thành viên. Từ loại hình
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
TỔNG
GIÁM ĐỐC
P. Quản lý
hợp tác
KHCN
P. XNK
Hợp tác
quốc tế
P. Thiết bị
công trình
1
P. Thiết bị
công trình
2
P. Thiết bị
công trình
3
công ty cổ phần, công ty liên doanh đến công ty TNHHNN Một thành viên…. điều
này cho thấy sự năng động trong chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, phù hợp với quy
luật và tính cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường sản xuất- kinh doanh- tư vấn và thiết
kế- lắp đặt các sản phẩm thiết bị cơ khí và thiết bị công nghiệp hiện nay.
Trong số 18 đơn vị thành viên trong Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp
MIE, có thể thấy MECANIMEX là doanh nghiệp duy nhất thực hiện nghiệp vụ kinh
doanh xuất nhập khẩu. Đây có thể được coi là một thế mạnh của MECANIMEX, tuy
nhiên cũng đặt ra áp lực tổ chức và kinh doanh đạt hiệu quả của công ty trong bối cảnh
hội nhập hiện nay.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty MECANIMEX
Với phương châm hoạt động gọn nhẹ và có hiệu quả, Công ty MECANIMEX có
cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hoạt động có hiệu quả, không chồng
chéo. Công ty có cơ cấu tổ chức theo chức năng trực tuyến với một số phòng ban sáp
nhập với nhau. Điều này được thể hiện trong sơ đồ 1.3 dưới đây:
Sơ đồ 1.3 Bộ máy quản lý của MECANIMEX
BAN
GIÁM
ĐỐC
Các
phòng
kinh
doanh
Các
phòng
quản lý
Chi
nhánh và
văn
phòng
Đơn vị
trực thuộc
Phòng tổ chức
kế hoạch
Phòng tài chính
kế toán
Văn phòng công
ty
Phòng kinh doanh
Xuất nhập khẩu
Phòng xúc tiến
thương mại - đầu tư
Phòng kinh doanh
nội địa
Văn phòng đại diện
tại Hải phòng
Chi nhánh công ty
ở phía Nam
Nhà máy quy
chế Từ Sơn
Nguồn: mecanimex.com.vn
Nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
1.4.2.1. Bộ phận quản lý( Ban giám đốc)
Bao gồm Gíam đốc và Phó giám đốc. Đứng đầu Công ty là Gíam đốc do Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp trực tiếp bổ nhiệm
* Giám đốc: điều hành Công ty theo chế độ thủ trưởng, có quyền ra chỉ thị mệnh
lệnh mà mọi người trong công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành và chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động kinh doanh trước pháp luật, Bộ Công nghiệp và toàn thể Công nhân
viên công ty.
Giám đốc Công ty được độc quyền tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh
doanh cho phép phù hợp với nhiệm vụ của Công ty và các quyết định phân cấp quản lý
của Bộ. Vì vậy, mỗi quyết định của Gíam đốc ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi toàn
doanh nghiệp.
* Phó giám đốc
Do Giám đốc Công ty lựa chọn và đề nghị Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm.
Phó giám đốc giúp Gíam đốc điều hành theo phân công và uỷ quyền của Gíam đốc.
* Các quyền hạn của Phó giám đốc
Được quyền kiểm tra đôn đốc và nhắc nhở các thành viên trong phạm vi phụ
trách của mình
Được quyền kí kết các văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình và chịu
trách nhiệm về các văn bản đó.
Chịu trách nhiệm trước Gíam đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ nhiệm
Tham mưu cho Giám đốc điều hành và quản lý một số lĩnh vực trong công tác
kinh doanh.
1.4.2.2. Các phòng ban chức năng
Với quy mô gọn nhẹ, Công ty bao gồm phòn quản lý và kinh doanh trong đó có 3
phòng trực thuộc, 1 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện.
* Phòng ban quản lý
Bao gồm phòng tổ chức kế hoạch, phòng tài chính kế toán và văn phòng Công ty.
Nhiệm vụ của phòng ban này gồm có:
Theo dõi các quy chế chính sách của Công ty giám sát các hoạt động và thu
nhận thông tin, các chính sách quốc gia để gửi về văn phòng, đồng thời thực hiện tất cả
các công tác hành chính sự vụ của công ty như in ấn tài liệu văn phòng phẩm, phục vụ
điều hành tổng đài và mạng lưới điện thoại Công ty.
Giúp Giám đốc thực hiện các công việc có liên quan đối với công tác tổ chức
hành chính, lao động tiền lương, thưởng theo đúng chế độ và chính sách.
Tham mưu cho Giám đốc sắp xếp, tổ chức lao động nhằm sử dụng lao động
một cách có hiệu quả, xây dựng chỉ tiêu về biên chế.
Riêng phòng tài chính kế toán, có nhiệm vụ theo dõi và quản lý vốn đề ra theo
những chiến lược của Công ty về vốn, tổng hợp tất cả các số liệu của kế toán để tính
lãi, lỗ, tình hình thu chi của Công ty, làm các thủ tục thanh toán nội địa giữa Công ty
với đơn vị trong nước, thanh toán ngoại tệ giữa công ty với các công ty nước ngoài khi
xuất nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh.
* Phòng kinh doanh của MECANIMEX
Bao gồm phòng xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại đầu tư và kinh doanh nội địa.
Những nhiệm vụ chính của phòng ban kinh doanh là:
Giao dịch và ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu với các đơn vị nước ngoài
làm các thủ tục nghiên cứu các mặt hàng từ bước đầu cho đến bước cuối cùng, tìm
kiếm mặt hàng, mở rộng thị trường trong cũng như ngoài nước. Đối với hợp đồng nội
phải đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng và giao hàng đúng hẹn, chất lượng hàng
đảm bảo.
Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức và tham gia các triển
lãm thương mại trong và ngoài nước, nghiên cứu thị trường nước ngoài, quảng bá giới
thiệu các sản phẩm công nghiệp và mặt hàng xuất nhập khẩu của MECANIMEX trên
phạm vi nội địa và quốc tế.
* Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
Hoạt động kinh doanh theo chỉ thị của Giám đốc chi nhánh và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc công ty về mọi mặt hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
* Văn phòng đại diện ở Hải Phòng
Có nhiệm vụ thưc hiện mọi nhiệm vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu tai cảng Hải
Phòng
* Phân bổ cán bộ và công nhân viên trong các phòng ban:
Do tính chất gọn nhẹ và hiệu quả trong cơ cấu tổ chức, hiện nay tại MECANIMEX
tổng số cán bộ công nhân viên là trên 70 người và được phân bổ đồng đều vào các vị
trí phòng ban phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn. Cán bộ trong Công ty chủ
yếu tốt nghiệp các trường đại học Kinh tế quốc dân, đại học Bách khoa Hà Nội, đại
học Ngoại thương Hà Nội… Do đó, trình độ các bộ ở đây luôn bảo đảm được các yêu
cầu cơ bản cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuổi đời bình quân của các cán bộ
công nhân viên tại Công ty dao động trong khoảng 35- 40 tuổi. Đây là độ tuổi giàu
kinh nghiệm và khá sung sức, có khả năng đóng góp hiệu quả vào mọi mặt hoạt động
kinh doanh sản xuất của MECANIMEX. Điều này một lần nữa khẳng định tính chất đa
dạng trong bộ máy nhân lực của Công ty và chế độ lương thưởng, đãi ngộ hợp lý của
MECANIMEX đã thu hút và duy trì được nguồn nhân lực mạnh về chuyên môn và
giàu về kinh nghiệm.
Chương 1 đã trình bày khái quát về MECANIMEX- một doanh nghiệp xuất nhập
khẩu với hơn 20 năm hình thành và phát triển, đã trải qua những giai đoạn thăng trầm
của nền kinh tế thị trường với nhiều đổi thay và bíên cố. Từ những ngày đầu thành lập
vào năm 1985 cho đến nay, MECANIMEX đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, từ
nguồn nhân lực và vật lực, đến các hoạt động kinh doanh nội địa, liên doanh liên kết
với nước ngoài của Công ty. Đến chương 2, tác giả sẽ trình bày rõ hơn về hiệu quả
nhập khẩu thiết bị cơ khí tại MECANIMEX- vấn đề chính mang tính sống còn đối với
các doanh nghiệp nói chung trong quá trình phát triển hiện nay.
CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CƠ KHÍ CỦA
CÔNG TY MECANIMEX
2.1. Vài nét về mặt hàng thiết bị cơ khí
2.1.1. Đặc điểm của mặt hàng thiết bị cơ khí
Thiết bị cơ khí là mặt hàng có đặc điểm khá khác biệt. Có thể thấy, đây là loại mặt
hàng thường có khối lượng lớn, lại có giá trị khấu hao trong quá trình vận chuyển, lưu
kho và sử dụng.
Chính vì đặc điểm này, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thiết bị cơ khí nói
chung đòi hỏi số vốn tương đối lớn và phải đảm bảo được bến bãi đủ tiêu chuẩn để lưu
kho. Ngoài ra, để không ứ đọng vốn trong quá trình phân phối và tiêu thụ các sản
phẩm thiết bị cơ khí, các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống phân phối, và thị
trường tiêu thụ tiềm năng.
Trong quá trình sản xuất và kinh doanh mặt hàng thiết bị cơ khí này, các doanh
nghiệp luôn đặt trong áp lực cạnh tranh tương đối gay gắt. Vì không giống như loại
hàng hoá thông thường khác, các máy móc trang thiết bị có tuổi thọ không cao, do
khấu hao hữu hình và vô hình trong quá trình sản xuất và sử dụng. Khi công nghệ ngày
một được nâng cao, thời gian khấu hao cho một sản phẩm máy móc nói chung ngày
càng được rút ngắn.
Thêm vào đó, ý nghĩa kinh tế- xã hội của mặt hàng này là không thể phủ nhận.
Thiết bị cơ khí chính là phương tiện để thực hiện cơ giới hoá đất nước, luôn nằm trong
chiến lược phát triển các ngành nghề trọng điểm của Nhà nước trong thời gian sắp tới.
Sở dĩ có điều này là bởi đối với một đất nước với trình độ công nghệ còn khá nghèo
nàn, lạc hậu như Việt Nam, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thiết bị cơ khí với
mục đích chính là trang bị cho các ngành công- nông nghiệp, hiện đại hoá các ngành
sản xuất này. Do đó, để phát triển một nền kinh tế toàn diện và vững chắc, tăng trưởng
theo chiều sâu, không thể thiếu chiến lược đẩy mạnh phát triển ngành cơ khí. Đây
chính là lý do việc nhập khẩu các thiết bị cơ khí hiện nay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam.
Một đặc trưng khác nữa của mặt hàng thiết bị cơ khí là ở tính đào thải trên thị
trường là tương đối nhanh. Bởi ngày nay, thời gian cho một phát minh công nghệ từ
giai đoạn hình thành, đến đưa vào ứng dụng và kết thúc ngày càng được rút ngắn. Vì
thế, áp lực tiêu thụ các sản phẩm máy móc và trang thiết bị cơ khí gắn liền với áp lực
cập nhật nguồn công nghệ mới nhất để ứng dụng vào các ngành sản xuất trong nước.
Một đặc điểm nữa cần lưu tâm đối với các mặt hàng thiết bị cơ khí, chính là tính
liền mạch trong quá trình lắp đặt, vận hành và dùng thử các sản phẩm này. Đa số các
mặt hàng máy móc phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp... đều đòi hỏi phải
được vận hành với tính chính xác cao. Do đó đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh các mặt hàng thiết bị cơ khí, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp mình, việc phân phối là chưa đủ. Qúa trình hậu bán hàng với các dịch vụ về lắp
đặt, bảo hành... đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn nữa vào nguồn nhân lực và
vật lực vào quá trình này.
2.1.2. Chính sách khuyến khích nhập khẩu thiết bị cơ khí của Nhà nước
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002
về chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020, có thể thấy cơ khí luôn được đánh giá là một trong những lĩnh vực trọng điểm
cần phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hóa nền
kinh tế.
Trong Quyết định này, ngành cơ khí Việt Nam được đánh giá có thể đáp ứng nhu
cầu sản phẩm cơ khí của cả nước là 45-50%. Do đó, việc nhập khẩu thiết bị cơ khí vào
thị trường Việt Nam là một tất yếu, để đảm bảo trang bị cho các ngành kinh tế chủ
chốt như công nghiệp và nông nghiệp, đặc biệt là trang bị máy công cụ và máy kéo
nông nghiệp….
Một số chính sách và biện pháp khuyến khích nhập khẩu các trang thiết bị cơ khí
được Nhà nước ban hành trước hết là miễn giảm và ưu đãi thuế nhập khẩu đối với mặt
hàng này. Trong Quyết định kể trên, Nhà nước cho phép miễn hoặc giảm thuế nhập
khẩu nguyên liệu và linh kiện, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ sản
xuất trong nước. Đơn cử như mặt hàng thép cơ khí chế tạo nhập khẩu, theo Thông tư
93/2009/TT- BTC do Bộ Tài chính ban hành, chỉ những mặt hàng thép cơ khí chế tạo
mới được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%, thay vì mức 10% trước đó. Quy định
mới áp dụng cho các tờ khai hải quan kể từ ngày 20/4/2009. Cụ thể, các mặt hàng thép
cơ khí chế tạo bao gồm thép hợp kim, thuộc nhóm thép dùng trong chế tạo cơ khí, chế
tạo dụng cụ.
Trong trường hợp máy móc thiết bị cơ khí nhập khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi tùy
theo mục đích sử dụng. Có thể khái quát một số trường hợp ưu đãi về thuế nhập khẩu
đối với mặt hàng này như sau:
Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án
đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu,
bao gồm:
Thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định (kể cả thiết bị, máy móc,
phụ tùng sử dụng cho việc khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng công trình).
Phương tiên vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài
sản cố định được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa
đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ
Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm
để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải
chuyên dùng, phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân nêu tại khoản này, kể cả
trường hợp sử dụng cho việc thay thế, bảo hành, bảo dưỡng trong quá trình vận hành
công trình
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án, kể cả nguyên liệu, vật tư để
phục vụ sản xuất, vận hành công trình.
Miễn thuế lần đầu đối với hàng hoá là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy
định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng
12 năm 2005 của Chính phủ để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự
án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn
phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân
golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo,
văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt
động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ
tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước
chưa tạo ra được.
Đây được coi là hình thức khuyến khích chủ yếu đối với mặt hàng thiết bị cơ khí
nhập khẩu nhằm trang bị cho nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói chung của MECANIMEX
giai đoạn 1998- 2009
Theo giấy phép kinh doanh số 10.11.010/CP của Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim
cũ nay đổi thành Bộ Công thương đã quy định Công ty MECANIMEX là một doanh
nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu ủy
thác.
Sản phẩm truyền thống của Công ty MECANIMEX là các loại thiết bị cơ khí thiết
bị trong khi đó Công ty còn có thể đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh bằng các sản
phẩm hàng nông sản… Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường khá ổn định, một phần
lớn nhờ vào uy tín của công ty, được xem như một trong những đơn vị hàng đầu trong
Tổng Công ty Máy và thiết bị MIE, mặt hàng thiết bị cơ khí và thiết bị luôn đóng vai
trò chiến lược trong mục tiêu phân phối và chiếm lĩnh thị trường của Công ty.
Trong những năm trở lại đây, thiết bị cơ khí thiết bị luôn được coi là một trong số
những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta. Điều này xuất phát từ nhu cầu đổi
mới trang thiết bị, kiện toàn sản xuất.
2.2.1. Tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1998 -2009
MECANIMEX hướng đến mô hình nhập khẩu theo nhu cầu đa dạng của thị trường.
Do đó, các mặt hàng nhập khẩu bao gồm thép các loại, thiết bị cơ khí thiết bị, hàng
điện tiêu dùng, vật liệu xây dựng và các loại hàng khác
Bảng 2.1 : Kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1998- 2009
Đơn vị: USD
Mặt hàng
Năm
Thép các
loại
Thiết bị cơ
khí thiết bị
Hàng điện
tiêu dùng
Hàng hoá
khác
Tổng kim
ngạch
1998 5.107.407 5.652.438 334.345 11.094.850 22.189.040
1999 2.784.606 3.609.499 2.067.520 24.287.494 32.749.119
2000 4.151.530 2.895.051 3.177.821 26.050.872 36.275.274
2001 3.462.450 4.731.045 3.771.864 24.241.659 36.207.018
2002 4.747.254 6.034.075 3.745.958 11.855.734 26.383.002
2003 5.125.000 7.569.000 3.125.000 7.125.010 22.944.010
2004 4.234.560 9.456.486 4.121.253 9.456.215 27.268.514
2005 4.550.000 10.123.125 3.629.000 10.561.000 28.863.125
2006 6.898.123 15.798.000 4.265.897 15.892.354 42.854.374
2007 5.525.000 17.569.154 2.156.897 20.546.897 45.397.948
2008 7.235.128 18.121.320 3.456.825 17.850.000 46.663.273
2009 6.484.000 22.124.020 5.123.454 18.000.050 51.731.524
Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất nhập khẩu năm 1998- 2009
Qua bảng tổng kết kim ngạch nhập khẩu qua các năm, có thể thấy kim ngạch nhập
khẩu của Công ty không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là trong giai đoạn bản lề
cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước 2005- 2009, khi nhu cầu xây dựng
và đổi mới trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung trở nên cấp thiết hơn.
Năm 1998 kim ngạch nhập khẩu của Công ty là 22.189.040 USD, năm 1999 là
32.749.119 USD, đến năm 2009 là 51.731.524 USD. Như vậy kim ngạch nhập khẩu là
tăng qua các năm 1998- 2000. Tuy nhiên đến năm 2001 và 2002, kim ngạch có chiều
hướng giảm sút và đến năm 2002 chỉ còn 22.944.010 USD.
Từ năm 2003, kim ngạch nhập khẩu được phục hồi và tăng trưởng với tốc độ khá
đều đặn. Trong giai đoạn 1999- 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu của MECANIMEX
đạt mức tăng trưởng 1.579 lần và mỗi năm tăng bình quân 10%. Đây là con số khá ấn
tượng đối với tình hình nhập khẩu hàng hoá nói chung của Công ty.
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 1998- 2009
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là:
- Phương tiện vận tải, nguyên liệu, vật tư, thiết bị cơ khí thiết bị và phụ tùng cho
các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, y tế, điện, điện tử,
điện lạnh và tin học;
- Hàng dân dụng và tiêu dùng, hoá chất, hàng mỹ phẩm, phân bón, xăng dầu, chất
dẻo;
- Nông sản, thực phẩm, lương thực, thuỷ hải sản, thức ăn chăn nuôi gia súc;
Ngoài các mặt hàng tự khai thác và kinh doanh, Công ty còn nhận uỷ thác nhập
khẩu cho các đơn vị có nhu cầu.
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của MECANIMEX
giai đoạn 1998-2009
Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất nhập khẩu năm 1998- 2009
Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1998- 2009
có thể thấy tính đa dạng của chủng loại sản phẩm nhập khẩu của MECANIMEX trong
suốt quá trình hình thành và phát triển.
Đứng đầu trong các mặt hàng nhập khẩu của MECANIMEX là nhóm các mặt hàng
khác. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng trưởng qua các năm
không đồng đều. Giai đoạn từ năm 2003- 2007 nhóm mặt hàng nhập khẩu khác có xu
hướng gia tăng, nhưng 2 năm trở lại đây(2008 và 2009) lại giảm sút và chững lại.
Điều này phản ánh chiến lược kinh doanh nhập khẩu của MECANIMEX trong giai
đoạn hiện nay. Tuy đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu để thu lợi nhuận tối đa cho doanh
nghiệp, nhưng MECANIMEX luôn có sự chọn lọc để giữ vững mặt hàng truyền thống
của công ty nói riêng và Tổng Công ty máy và thiết bị nói chung.
Trong khi đó, mặt hàng thiết bị cơ khí thiết bị luôn đứng thứ 2 trong các mặt hàng
nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1998- 2009, điều này phản ánh kỹ hơn qua kim
ngạch nhập khẩu thể hiện qua bảng 1.3 Mặt hàng này trong giai đoạn 2001- 2009 tăng
trưởng khá nhanh và đều đặn qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong
năm 2008 do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, kim ngạch nhập khẩu
mặt hàng này có mức tăng trưởng chậm hơn, song vẫn phản ánh mức tăng so với năm
2007.
Sở dĩ như vậy là do mặt hàng thiết bị cơ khí thiết bị vốn là thế mạnh và được coi là
mặt hàng có tính truyền thống của MECANIMEX. Từ khi thành lập năm 1985 cho đến
nay, MECANIMEX luôn được đánh giá là Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm thiết bị
cơ khí hàng đầu của Tổng Công ty máy và thiết bị điện MIE.
Bên cạnh thiết bị cơ khí thiết bị, mặt hàng điện tử tiêu dùng và thép các loại cũng
nằm trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ chốt của Công ty.
2.3. Tình hình nhập khẩu thiết bị cơ khí giai đoạn 1998- 2009
2.3.1. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí
Như đã trình bày ở trên, mặt hàng thiết bị cơ khí thiết bị là thế mạnh của
MECANIMEX. Tuy mặt hàng nhập khẩu khá đa dạng và có sự tăng lên đáng kể về
kim ngạch nhập khẩu, thiết bị cơ khí thiết bị vẫn được chiếm tỷ trọng tương đối lớn
trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty, điều này được thể hiện rõ hơn qua bảng 2.3
dưới đây:
Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị giai đoạn 1998- 2009
Chỉ tiêu
Năm
KNNK thiết bị
cơ khí thiết bị (1)
Tổng KNNK
(2)
Tỷ trọng
(%) ( 2/1)
Tăng trưởng
(%)
1998 5.652.438 22.189.040 25.47
1999 3.609.499 32.749.119 11.02 - 36.14
2000 2.895.051 36.275.274 7.98 -19.79
2001 4.731.045 36.207.018 13.07 63.41
2002 6.034.075 26.383.002 22.87 27.54
2003 7.659.000 22.944.010 33.38 26.93
2004 9.456.486 27.268.514 34.68 23.46
2005 10.123.125 28.863.125 35.07 7.05
2006 15.798.000 42.854.374 36.86 56.06
2007 17.569.154 45.397.948 38.7 11.21
2008 18.121.320 46.663.273 38.83 3.14
2009 22.124.020 51.731.524 42.77 22.08
Nguồn: Báo cáo nhập khẩu của Công ty MECANIMEX giai đoạn 1998- 2009
Qua bảng trên, có thể thấy tỷ trọng của mặt hàng thiết bị cơ khí thiết bị trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của MECANIMEX ngày càng tăng. Năm 1998, mặt hàng này
chiếm 25.47% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, đến năm 2009 con số này đã tăng lên
42.77%. Điều này phản ánh sự tăng trưởng và phát triển một cách tương đối của mặt
hàng nhập khẩu này so với các mặt hàng còn lại của MECANIMEX.
Kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị đạt mức tăng trưởng cao nhất vào năm
2006 với 56.07%. Đây được coi là năm bản lề đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình hội
nhập và phát triển của đất nước nói chung và công ty MECANIMEX nói riêng. Với
việc mở rộng thị trường và đẩy mạnh nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị từ các quốc gia
có công nghệ nguồn như Đức, Mỹ, Nhật Bản, MECANIMEX hướng tới nâng cao trình
độ kỹ thuật của thiết bị cơ khí nhập khẩu. Chuyển sang năm 2007- 2008, mức tăng
trưởng có dấu hiệu chững lại, điều này có thể lý giải do tình hình khủng hoảng và lạm
phát gia tăng của nền kinh tế. Hệ quả là đồng Việt Nam bị mất giá trên thị trường,
hàng hoá nội địa rẻ hơn một cách tương đối so với hàng ngoại nhập, do đó nhu cầu
nhập khẩu giảm. Năm 2009, nền kinh tế bắt đầu có sự phục hồi, và kim ngạch nhập
khẩu thiết bị cơ khí thiết bị đạt mức tăng 22.08%.
Nhìn chung, mức tăng trưởng bình quân về kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thiết bị
cơ khí thiết bị tại MECANIMEX giai đoạn 1998- 2009 là 16.813%. Đây là mức tăng
trưởng tương đối cao, phản ánh phần nào hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại công
ty MECANIMEX giai đoạn này.
Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí
tại MECANIMEX giai đoạn 1998- 2009
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010
Năm
T
ỷ
tr
ọ
n
g
(%
)
Nguồn: Báo cáo nhập khẩu của Công ty MECANIMEX giai đoạn 1998- 2009
Biểu đồ trên cho thấy tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị so với
tổng mức kim ngạch nhập khẩu của MECANIMEX có sự biến động khá mạnh mẽ
trong giai đoạn đầu 1998- 2001. Điều này được lý giải bởi sự thay đổi trong tình hình
kinh tế cũng như điều chỉnh chính sách mạnh mẽ thời kỳ mở cửa của đất nước. Qua
những năm sau, thiết bị cơ khí thiết bị ngày càng chiếm tỷ trọng lớn xét về kim ngạch
nhập khẩu so với các mặt hàng khác. Thời kỳ 2005- 2007, sự gia tăng về tỷ trọng này
là tương đối mạnh mẽ, cho thấy nhu cầu nhập khẩu và đổi mới thiết bị cơ khí trang
thiết bị đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đang phát triển, hội nhập kinh tế
quốc tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
2.3.2. Thị trường nhập khẩu
Có thể nói, nhập khẩu luôn là mặt mạnh trong công tác xuất nhập khẩu của Công ty
MECANIMEX. Công ty luôn giành được sự tin cậy và quý mến của khách hàng trong
và ngoài nước và là một trong những nhà nhập khẩu có uy tín do kinh nghiệm nhập
khẩu lâu năm và chữ tín đối với khách hàng. MECANIMEX nhập khẩu hàng hoá từ
các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore,
Châu Âu, Mỹ và từ các quốc gia khác trên thế giới. Dưới đây là thống kê về thị trường
nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị của MECANIMEX:
Bảng 2.5 Một số thị trường nhập khẩu chính thiết bị cơ khí thiết bị của
MECANIMEX giai đoạn 1998 -2009
Đơn vị: USD
Nước
Năm
Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Đức
Thị trường
khác
Tổng nhập
1998 5.569.895 5.048.158 4.128.958 3.458.985 3.983.044 22.189.040
1999 8.598.512 7.045.125 7.125.874 6.467.125 3.512.483 32.749.119
2000 9.897.578 6.568.187 10.125.986 5.128.975 4.554.548 36.275.274
2001 5.127.597 6.125.887 12.578.898 7.189.657 5.184.979 36.207.018
2002 4.589.125 5.859.124 10.458.120 7.368.937 7.825.944 26.383.002
2003 3.512.015 3.124.889 6.458.114 5.125.220 4.723.772 22.944.010
2004 5.000.154 5.548.585 7.158.157 5.253.689 4.307.929 27.268.514
2005 5.725.128 5.188.871 7.128.155 6.128.986 4.691.985 28.863.125
2006 7.120.478 8.148.428 10.458.861 9.548.158 7.578.449 42.854.374
2007 8.128.548 10.587.414 9.224.892 9.288.905 8.168.189 45.397.948
2008 7.147.897 12.458.567 8.128.258 9.567.235 9.361.316 46.663.273
2009 8.125.258 10.128.920 11.986.210 11.597.475 9.863.661 51.731.524
Nguồn: Báo cáo thị trường của MECANIMEX giai đoạn 1998- 2009
Căn cứ vào bảng trên, có thể thấy thị trường nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị chủ
yếu của MECANIMEX là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… bên cạnh đó còn
các đối tác nhập khẩu khác như Singapore, Anh, Mỹ…. Đây đều là các thị trường có
trình độ công nghệ tiên tiến, đảm bảo thương hiệu cho các sản phẩm mà
MECANIMEX nhập khẩu và phân phối trên thị trường trong nước.
So sánh qua các năm 2000, 2005 và 2009, có thể thấy sự thay đổi về thị trường
nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị của MECANIMEX như sau:
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2000
27%
18%28%
14%
13%
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
Đức
TT khác
Biểu đồ 2.7 Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2005
20%
18%
25%
21%
16%
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
Đức
TT khác
Như vậy, qua các biểu đồ có thể thấy sự biến động về tỷ trọng nhập khẩu từ các thị
trường của MECANIMEX.
Đứng thứ nhất trong số các thị trường xuất khẩu thiết bị cơ khí thiết bị cơ khí là
Hàn Quốc, với tỷ trọng từ 28 % năm 2000 lên mức tới 25 % năm 2005 và 23 % năm
2009. Liên doanh của công ty MECANIMEX với tập đoàn LG- Electronics đã mở ra
bước phát triển mới trong mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa MECANIMEX với Hàn
Quốc nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung. Việc nhập khẩu thiết bị cơ khí
thiết bị từ chính thị trường này với mục đích chủ yếu là tạo tài sản cố định cho nhà
máy liên doanh LG- MECA và phân phối các mặt hàng thiết bị cơ khí thiết bị cho thị
trường nội địa.
Biểu đồ 2.8 Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2009
16%
20%
23%
22%
19%
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
Đức
TT khác
Nguồn: Báo cáo thị trường của MECANIMEX giai đoạn 1998- 2009
Tiếp theo sau là Đức, với tỷ trọng ngày càng tăng ổn định. Đây cũng là đối tác tiềm
năng của MECANIMEX trong những năm gần đây. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu
thiết bị cơ khí thiết bị tại thị trường này luôn chiếm 15- 30% tổng kim ngạch nhập
khẩu. Đức cũng chính là thị trường xuất khẩu máy cán ren đầu tiên cho Công ty
MECANIMEX vào tháng 6/2006 nhằm trang bị thiết bị cơ khí sản xuất cho nhà máy
Từ Sơn- đơn vị trực thuộc công ty.
Có thể thấy, các đối tác chính trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị của
Công ty TNHHNN Một thành viên XNK Sản phẩm MECANIMEX chủ yếu là Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đức…. Xu hướng trong những năm trở lại đây, MECANIMEX không
ngừng mở rộng thị trường, hướng tới những đối tác có công nghệ nguồn, trình độ khoa
học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Đây cũng chính là chiến lược thị trường của
MECANIMEX trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2.4. Phân tích hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí của MECANIMEX
Dưới nhiều giác độ khác nhau, hiệu quả nhập kinh doanh nhập khẩu thường được
đánh giá qua một số chỉ tiêu cụ thể mang tính tương tuyệt đối như lợi nhuận nhập khẩu
hay tương đối như các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận.. Tuy nhiên, có thể kể đến những
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu chủ yếu sau đây:
2.4.1. Lợi nhuận nhập khẩu
Mọi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn đặt lợi nhuận làm mục
tiêu chính để tối đa hoá. Do đó, đây là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá hiệu quả nhập
khẩu hàng hoá của công ty MECANIMEX
Bảng 2.9 Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
Đơn vị: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu nhập
khẩu
Tổng chi phí nhập
khẩu
Lợi nhuận nhập
khẩu
1998 303.711.801 301.330.584 2.831.217
1999 494.533.567 490.300.846 4.232.721
2000 530.861.856 525.991.473 4.870.383
2001 549.504.458 543.105.270 6.399.188
2002 420.030.841 408.936.841 11.094.000
2003 475.125.456 455.125.585 19.999.871
2004 512.050.126 475.125.897 36.924.229
2005 605.725.055 570.050.000 35.675.055
2006 725.125.897 676.569.125 48.556.772
2007 845.656.012 785.641.012 60.015.000
Nguồn: Báo cáo kinh doanh MECANIMEX giai đoạn 1998- 2007
Lợi nhuận nhập khẩu là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả nhập khẩu của
MECANIMEX. Đây là nguồn kích thích lợi ích vật chất cho sự phát triển của Công ty.
Năm 1998 lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu là 2.381.217.000 VNĐ. Con số
này đã tăng lên qua các năm sau đó do chi phí nhập khẩu giảm tương đối khá cao so
với doanh thu bán hàng nhập khẩu, điều đó nói lên MECANIMEX đã hạ thấp chi phí
nhập khẩu để tăng lợi nhuận. Lợi nhuận nhập khẩu luôn đạt mức tăng trưởng tương đối
cao tuy tình hình kinh tế trong nước và quốc tế gặp khó khăn vào các năm 2001- 2002.
Từ năm 1998- 2007 trải qua giai đoạn 10 năm hình thành và phát triển, lợi nhuận
nhập khẩu tăng từ 2.381.217 VNĐ đến 60.015.000.000 VNĐ, đạt mức tăng trưởng
bình quân 10- 15 %/ năm.
Lợi nhuận nhập khẩu của MECANIMEX không ngừng gia tăng, duy chỉ có năm
2005 lợi nhuận đạt mức 35.675.055.000 VNĐ, giảm sút không đáng kể so với năm
2004.
2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mối liên hệ giữa lợi nhuận thu về và chi phí
bỏ ra. Về mặt ý nghĩa kinh tế, chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu từ hoạt động
nhập khẩu cần bao nhiêu đồng chi phí bỏ ra.
Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu của MECANIMEX qua các năm được thống kê qua
bảng 2.10 dưới đây:
Bảng 2.10 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí
Chỉ tiêu
Năm
Tổng chi phí nhập
khẩu( 1000 VNĐ)
Lợi nhuận nhập khẩu
TSDLNK(%)
1998 301.330.584 2.831.217 0.79
1999 490.300.846 4.232.721 0.863
2000 525.991.473 4.870.383 0.925
2001 543.105.270 6.399.188 1.178
2002 408.936.841 11.094.000 2.712
2003 455.125.585 19.999.871 4.39
2004 475.125.897 36.924.229 7.77
2005 570.050.000 35.675.055 6.26
2006 676.569.125 48.556.772 7.178
2007 795.641.012 60.015.000 7.543
Nguồn: Báo cáo kinh doanh MECANIMEX giai đoạn 1998- 2007
Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu theo chi phí đã liên tục tăng từ năm 1998 đến năm
2007, điều này lý giải cho việc chi phí nhập khẩu của Công ty giảm xuống. Năm 1998
tỷ suất doanh lợi nhập khẩu là 0.79% có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí công ty bỏ ra kinh
doanh nhập khẩu thì thu về được 0.00079 đồng lợi nhuận. Năm 2001 con số này đã
tăng lên 1.178%. Đến năm 2007 tỷ suất doanh lợi nhập khẩu theo chi phí đã tăng lên
7.543%. Nhìn chung công tác giảm thiểu chi phí của MECANIMEX đã đạt hiệu quả
tương đối tốt, phản ánh qua chỉ tiêu trên.
2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu
Đế đánh giá cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cũng
có thể đánh giá qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. Chỉ số này cho biết
cứ một đồng doanh thu thực chất đem lại cho Công ty bao nhiêu lợi nhuận.
Bảng 2.11 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu
giai đoạn 1998- 2007
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu nhập
khẩu( 1000 VNĐ)
Lợi nhuận nhập khẩu TSDLNK(%)
1998 303.711.801 2.831.217 0.784
1999 494.533.567 4.232.721 0.855
2000 530.861.856 4.870.383 0.917
2001 549.504.458 6.399.188 1.164
2002 420.030.841 11.094.000 2.641
2003 475.125.456 19.999.871 4.20
2004 512.050.126 36.924.229 7.21
2005 605.725.055 35.675.055 5.89
2006 725.125.897 48.556.772 6.69
2007 845.656.012 60.015.000 7.096
Nguồn: Báo cáo kinh doanh MECANIMEX giai đoạn 1998- 2007
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu của Công ty năm 1998 là 0.784% tức
là cứ một đồng doanh thu nhập khẩu đem lại 0.000784 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi
nhuận nhập khẩu theo doanh thu tăng ở năm 1999 là 0.855% và đến năm 2007 con số
này là 7.096%. Để thấy rõ hơn xu thế biến động của tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo
doanh thu, có thể theo dõi ở sơ đồ 2.12 dưới đây:
Biểu đồ 2.12 Sự biến động của tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo
doanh thu giai đoạn 1998- 2007
0.784 0.855 0.917 1.164
2.641
4.2
7.21
5.89
6.69 7.096
0
1
2
3
4
5
6
7
8
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
NĂM
TS
DL
N
K
Nguồn: Báo cáo kinh doanh MECANIMEX giai đoạn 1998- 2007
Biểu đồ trên phản ánh sự biến động của TSLNDT của MECANIMEX. Trong giai
đoạn 2001- 2004, tỷ suất này tăng khá nhanh và có xu hướng ổn định. Đặc biệt trong
năm 2004, tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu đạt mức cao nhất 7.21%. Tuy
nhiên, đến năm 2005 lại có sự giảm sút đáng kể xuống còn 5.89% và đạt mức hồi phục
vào các năm tiếp theo( 2006: 6.69%, 2007: 7.096%)
Nhìn chung, doanh thu nhập khẩu của Công ty MECANIMEX có sự gia tăng, tuy
nhiên chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị lại có sự gia
tăng nhất định, đó là lý do khiến TSLN theo doanh thu có chiều hướng giảm xuống
2.4.4. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nhập khẩu theo vốn kinh doanh (vốn lưu động). Cứ
1 đồng vốn bỏ ra thì thu lại bao nhiêu lợi nhuận, đó là ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu này.
Bảng 2.13 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh
Giai đoạn 1998- 2007
Chỉ tiêu
Năm
Vốn lưu động
( 1000 VNĐ)
Lợi nhuận nhập khẩu
TSDLNK theo vốn
lưu động(%)
1998 77.145.000 2.831.217 3.086
1999 82.032.000 4.232.721 5.159
2000 87.198.000 4.870.383 5.596
2001 90.692.000 6.399.188 7.055
2002 93.728.000 11.094.000 11.835
2003 125.286.875 19.999.871 15.96
2004 168.125.000 36.924.229 21.96
2005 169.488.000 35.675.055 21.05
2006 195.489.000 48.556.772 24.83
2007 215.458.000 60.015.000 27.85
Nguồn: Báo cáo kinh doanh MECANIMEX giai đoạn 1998- 2007
Nhìn chung, lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh đạt mức khá cao so với các
chỉ tiêu khác. Năm 1998 tỷ suất doanh lợi nhập khẩu theo vốn lưu động là 3.086% có
nghĩa là cứ 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh sẽ đem lại 0.003086 đồng lợi nhuận. Các con
số này đều tăng qua các năm sau và so với các chỉ tiêu khác thì vẫn luôn cao hơn. Điều
này nói lên khả năng sử dụng vốn kinh doanh của MECANIMEX đem lại hiệu quả
kinh doanh cao trong hoạt động nhập khẩu mà đối với một công ty kinh doanh xuất
nhập khẩu như MECANIMEX thì điều này cực kỳ quan trọng.
2.4.5. Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu
Ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu này là phản ánh hiệu quả của số chi phí ngoại tệ bỏ ra
kinh doanh nhập khẩu thực chất thu về bao nhiêu lợi nhuận tính bằng nội tệ.
Bảng 2.14 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu giai đoạn 1998- 2008
Chỉ tiêu
Năm
Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu
( VNĐ/ USD)
Tỷ giá hối đoái
( VNĐ/ USD)
1998 12.094 12.000
1999 14.120 14.000
2000 14.634 14.500
2001 15.176 15.000
2002 15.920 15.500
2003 16.150 16.000
2004 16.658 16.458
2005 16.980 16.780
2006 17.140 17.000
2007 17.565 17.425
2008 18.125 18.000
Nguồn: Báo cáo kinh doanh MECANIMEX giai đoạn 1998- 2007
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu liên tục tăng qua các
năm. Năm 1998 là 12.094 VNĐ/ USD so với tỷ giá hối đoái là 12.000 VNĐ/ USD.
Như vậy mức chênh lệch này là 94, cứ 1 USD chi phí đem ra thực hiện kinh doanh
nhập khẩu thì đem lại 94 đồng lợi nhuận. Các mức chênh lệch này cũng đã tăng qua
các năm. Năm 2002 tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là 15.920 VNĐ/ USD, mức chênh lệch
là 420 tức là cứ 1 USD chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu đem lại 420 VNĐ
lợi nhuận.
Tuy nhiên, do tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2005- 2008 có xu hướng tăng, tỷ giá
hối đoái cũng gia tăng. Do đó, tỷ suất ngoại tệ tăng với tốc độ chững lại. Năm 2008
mức chênh lệch là 125 VNĐ
2.4.6. Thu nhập bình quân lao động
Thu nhập bình quân lao động cũng là một tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh doanh
tổng hợp của Công ty. Đây còn là một động lực đáng kể thúc đẩy người lao động tích
cực trong công việc, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo thu nhập cho người lao động đã trở thành tiêu
chí chung đánh giá hiệu quả tổng hợp của quá trình sản xuất- kinh doanh ở bất kỳ
doanh nghiệp nào. MECANIMEX trong hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị cơ khí với
đặc thù là Công ty THHH Nhà nước với mô hình mới chuyển đổi năm 2003, việc chú
trọng đến lợi ích người lao động nói riêng và lợi ích xã hội nói chung là tiêu chí của
Công ty trong kế hoạch phát triển nhiều năm qua và ở giai đoạn sắp tới. Dưới đây là
bảng tổng kết sơ bộ về thu nhập bình quân lao động tại MECANIMEX giai đoạn
1998- 2008:
Bảng 2.15 Thu nhập bình quân lao động tại MECANIMEX
giai đoạn 1998 -2008
Năm Thu nhập bình quân(1000 VNĐ/ tháng) Tăng trưởng( %)
1998 821 -
1999 895 9.013
2000 1.025 14.525
2001 1.269 23.804
2002 1.525 20.173
2003 1.950 27.864
2004 2.350 20.512
2005 3.025 28.723
2006 3.605 19.173
2007 4.525 25.52
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại MECANIMEX
giai đoạn 1998 -2007
Dựa vào bảng kết quả kinh doanh ở trên, ta thấy chỉ tiêu mức thu nhập bình quân
lao động tại Công ty MECANIMEX giai đoạn 1998- 2007 bình quân đạt 2.099.000
VNĐ/ người/ tháng. Vào năm 1998 mức thu nhập bình quân đạt 821.000 VNĐ, đến
năm 2007 con số này đã tăng lên 4.525.000 VNĐ, tức là đã tăng gấp 4.5 lần. Mức tăng
bình quân thu nhập của người lao động tại MECANIMEX giai đoạn này cũng là
21.034%.
Có thể nói, thu nhập bình quân lao động của Công ty MECANIMEX là khá cao so
với mặt bằng thu nhập bình quân chung mà không phải ở công ty kinh doanh nói
chung và công ty TNHHNN Xuất nhập khẩu nào cũng bảo đảm được.
Mức lương khá cao này phản ánh phần nào hiệu quả kinh doanh của Công ty, đóng
góp vào ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống của cán bộ Công nhân viên trong
công ty, cũng như góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước.
2.4.7. Tốc độ quay vòng vốn
Ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu này là phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty TNHHNN MECANIMEX.
Tốc độ quay vòng vốn càng lớn, số ngày của một vòng quay càng được rút ngắn thì
hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Bởi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
việc giữ một lượng vốn lưu động ứ đọng là một vấn đề cho các doanh nghiệp kinh
doanh, đặc biệt là với mặt hàng thiết bị cơ khí thiết bị cơ khí vốn cần huy động một
lượng vốn để đáp ứng nhu cầu nhập hàng và thiết lập kênh phân phối, đại lý tiêu thụ
trên thị trường nội địa là tương đối lớn. Do đó, việc tăng tốc độ quay vòng vốn và
đồng thời giảm số ngày của một vòng quay là nhiệm vụ cấp thiết cho MECANIMEX.
Bảng 2.16 Tốc độ quay vòng vốn của MECANIMEX
giai đoạn 1998 -2007
Năm
CT
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
(1) 5,928 6,41 6,317 6,4 4,93 4.58 5.02 5.4 5.14 6.02
(2) 60 56 57 56 72 74 70 65 67 59
1: Số vòng quay của vốn( vòng) 2: Số ngày của một vòng quay( ngày)
Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất nhập khẩu năm 1998- 2007
Qua bảng số liệu trên ta thấy số vòng quay của vốn tại công ty MECANIMEX năm
1998 là 5,928. Đến năm 2007 số vòng quay này đã tăng lên 6.02 Con số này tăng lên
chứng tỏ số vốn lưu động được tái sử dụng tăng. Tuy nhiên, mức tăng này là không
đáng kể và không đồng đều qua các năm. Đáng chú ý là giai đoạn 2000- 2003, con số
này có sự biến động khá lớn, từ 6.4 vòng năm 2001 giảm xuống 4.93 vòng năm 2002.
Lý do cho sự sụt giảm này là do tổng doanh thu xuất nhập khẩu của công ty giảm
xuống vào năm 2002. Đến giai đoạn tiếp theo, từ năm 2004- 2007, số vòng quay vốn
lưu động của công ty có xu hướng tăng và ổn định hơn. Năm 2007, con số này là 6.02
Ngược lại với chỉ tiêu số vòng quay của vốn, số ngày của một vòng quay vốn lưu
động tại công ty MECANIMEX ngày càng giảm. Năm 2003, thời gian cho một vòng
quay đạt mức dài nhất là 74 ngày, đến năm 2007, con số này đã được cải thiện và giảm
xuống còn 59 ngày. Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế này của công ty phản ánh sự
chuyển biến khá tích cực trong vấn đề sử dụng vốn lưu động hiệu quả trong giai đoạn
1998- 2007
2.5. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của MEDICAMEX
2.5.1. Thành tựu đạt được
Qua quá trình phân tích thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu của MECANIMEX
trong thời gian qua có thể thấy bối cảnh kinh doanh có sự biến động không ngừng,
cùng với những khó khăn và thách thức do áp lực cạnh tranh đem lại. Các chỉ tiêu
Công ty MECANIMEX đạt được đã chứng tỏ phần nào những nỗ lực của toàn bộ lãnh
đạo và nhân viên trong suốt thời gian hình thành và phát triển đến nay.
Quy mô nhập khẩu: liên tục được mở rộng trong suốt giai đoạn 1998- 2009.
Kim ngạch nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2006 với 56.07%. Tỷ
trọng nhập khẩu thiết bị cơ khí so với tổng mức kim ngạch nhập khẩu nói chung có sự
biến động mạnh mẽ. Năm 1998, thiết bị cơ khí là mặt hàng chiếm 25.47% tổng kim
ngạch nhập khẩu, đến năm 2009 con số này đã tăng lên 42.77%. Điều này phản ánh
mức tăng trưởng và phát triển lớn mạnh của mặt hàng chủ chốt này của
MECANIMEX.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nói chung của Công ty nhìn chung đạt mức
cao. Xét về mức thực hiện năm sau đều cao hơn năm trước, các chỉ tiêu như doanh thu
nhập khẩu, tỷ suất doanh lợi nhập khẩu đều có sự tăng trưởng đầy ấn tượng, điều đó
phản ánh hiệu quả về mặt kinh tế của công ty trong quá trình kinh doanh nhập khẩu
mặt hàng thiết bị cơ khí.
Thị trường của Công ty
Trong những năm qua công ty MECANIMEX đã và đang xây dựng mối quan hệ
bạn hàng thân thiết với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những quốc gia với
trình độ công nghệ khá tiên tiến, hiện đại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Đức,
Pháp…. Khảo sát cơ cấu thị trường thiết bị cơ khí, có thể thấy MECANIMEX luôn
hướng đến thị trường mới như Anh, Mỹ bên cạnh những đối tác truyền thống Nhật
Bản, Hàn Quốc… Điều này thể hiện qua nỗ lực đa dạng hoá thị trường của Công ty.
Xu hướng trong những năm trở lại đây, MECANIMEX hướng tới những đối tác có
công nghệ nguồn, một chiến lược thị trường quan trọng trong bối cảnh hội nhập và
cạnh tranh gay gắt được MECANIMEX đặt ra.
Uy tín của MECANIMEX
Bằng việc thực hiện nghiêm túc các hợp đồng xuất nhập khẩu đã kí kết, không
ngừng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hàng hoá hàng hoá kinh doanh xuất
nhập khẩu của Công ty ngày càng được củng cố và nâng cao trên thị trường thế giới.
Việc công ty có nhiều dự án hợp tác kinh doanh mà tiêu biểu là liên doanh LG- MECA
với thương hiệu ngày càng lớn mạnh trên thị trường điện tử, điện lạnh Việt Nam đã
chứng tỏ uy tín mà MECANIMEX tạo dựng được thời gian qua.
Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty đã được nâng cao đáng kể
nêu như năm 1998 lương bình quân đạt 752.000 VNĐ thì đến năm 2008 con số này
tăng lên mức 3.200.000 VNĐ. Đây chưa hẳn là một con số quá cao nhưng nó cũng cho
thấy sự cải thiện trong mức lương, một yếu tố thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của cán
bộ nhân viên trong Công ty.
Những thành tựu đạt được ở trên là công sức của Ban giám đốc giàu kinh nghiệm
cộng với một đội ngũ cán bộ công nhân viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và
kinh nghiệm. Có thể thấy điểm nổi bật trong cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty
MECANIMEX là sự gọn nhẹ và giản lược, nhưng vẫn đảm bảo sự hiệu quả và phối
hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận tạo ra tính hiệu quả tốt nhất.
Chính nhờ những thành tựu kể trên, công ty xuất nhập khẩu các thiết bị cơ khí
MECANIMEX được đánh giá là 1 trong những công ty chủ chốt trong MIE.
2.5.2. Hạn chế và tồn tại
Tuy đạt được những thành tựu trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty
MECANIMEX vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau
Về tốc độ nhập khẩu: mặc dù Công ty có quy mô nhập khẩu đã được mở rộng
qua các năm, tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung và kim ngạch nhập khẩu mặt hàng
thiết bị cơ khí thiết bị nói riêng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng
còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của MECANIMEX.
Về các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: các chỉ tiêu này nhìn chung đạt
yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn mức biến động khá lớn, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế
có mức lạm phát khá cao, việc nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị đòi hỏi số vốn khá lớn,
do đó đảm bảo độ an toàn trong công tác thanh toán và chi phí nhập khẩu cần được coi
trọng.
Về chi phí kinh doanh: chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu còn khá cao
do hệ thống bến bãi, nhà kho chưa phát triển. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn
hạn chế và phân tán cho nhiều hạng mục, Công ty chưa thiết lập được mạng lưới phân
phối toàn diện và hiệu quả, do đó làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của mặt hàng thiết
bị cơ khí thiết bị vốn đòi hỏi thương hiệu trên thị trường phối hợp với hệ thống phân
phối có uy tín….
Đa số mặt hàng được nhập khẩu theo giá CIF, trong đó quyền mua bảo hiểm và
thuê phương tiện vận tải thuộc về bên xuất khẩu. Việc này sẽ gây ra khó khăn trong
việc chủ động nguồn hàng và đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Thông tin về thị trường trong nước còn hạn chế, dẫn đến tình trạng không nắm
bắt kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng đối với một số loại thiết bị cơ khí đặc biệt
phục vụ cho sản xuất theo từng kỳ, thời vụ…
Một hạn chế làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty
chính là tình trạng kho hàng của MECANIMEX. Việc thiếu kho chứa hàng nảy sinh
thêm chi phí thuê kho bãi cho mỗi phi vụ kinh doanh, điều này vừa làm giảm độ chủ
động trong quá trình thu mua, vận chuyển và bảo quản hàng hoá, lại làm gia tăng đáng
kể chi phí phát sinh cho mỗi hợp đồng nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị.
2.5.3. Nguyên nhân
2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan
Các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm tại Việt Nam còn kém phát triển. Đây
là nguyên nhân dẫn đến hoạt động nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
trong khâu huy động vốn đảm bảo thanh toán.
Hệ thống kho tàng, bến bãi lưu kho hàng hóa tại nội địa còn đơn giản, chưa đồng
bộ. Điều này làm gia tăng chi phí cho công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Qúa trình thu thập, nghiên cứu nguồn thông tin trong nước và quốc tế về nhu cầu,
các mặt hàng thiết bị cơ khí thiết bị cơ khí còn chưa được lưu tâm đúng mức.
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Một nguyên nhân cần chú trọng là cơ sở hạ tầng, bến bãi còn khá thô sơ và chưa
phát triển. Với mặt hàng thiết bị cơ khí thiết bị nhập khẩu, phần lớn các đơn hàng đều
kèm theo số lượng lớn, đòi hỏi có cơ chế lưu kho bãi an toàn và giảm thiểu hao mòn
tối thiểu. Tuy nhiên, hiện nay Công ty MECANIMEX vẫn chưa có hệ thống nhà kho
bến bãi đảm bảo, điều này làm tăng chi phí nhập khẩu và giảm thiểu lợi nhuận Công ty
có thể thu được.
Trình độ cán bộ nhân viên phụ trách xuất nhập khẩu nhìn chung khá đồng đều. Tuy
nhiên, trong quá trình xúc tiến và thực hiện các đơn đặt hàng với bạn hàng quốc tế,
một số nhân viên còn thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ đàm phán, ký kết hợp đồng,
trình độ ngoại ngữ còn yếu…
Là một đơn vị thành viên duy nhất thực hiện nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
thiết bị cơ khí và thiết bị cơ khí trong Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp MIE,
có thể nói MECANIMEX luôn giữ vị trí độc lập, tự nghiên cứu đẩy mạnh quá trình
sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, vấn đề
ứng dụng kỹ thuật và nghiệp vụ xuất nhập khẩu tiên tiến cũng đòi hỏi quá trình và hỗ
trợ từ các cấp lãnh đạo.
Một vấn đề nữa trong quá trình kinh doanh nhập khẩu của công ty là chi phí xúc
tiến thương mại và phát triển hệ thống phân phối còn chưa tương xứng với vai trò thiết
yếu của nó. Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thị trường, MECANIMEX chưa
chú trọng phát triển các hình thức thương mại điện tử. Website của công ty
mecanimex.com.vn còn khá nghèo nàn về hình ảnh, tư liệu phản ánh năng lực trình độ
của Công ty nhằm gia tăng uy tín trên thị trường nội địa nói riêng và mở rộng trên thị
trường nước ngoài nói chung.
Nhìn chung, trên đây chính là những nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu của Công ty MECANIMEX trong gần 15 năm tồn tại và phát
triển. Việc thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá những hạn chế của công ty là chìa khoá
để cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty trong giai đoạn
sắp tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ CƠ KHÍ TẠI MECANIMEX
3.1. Chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2020
3.1.1. Dự báo nhu cầu
Căn cứ vào nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy và
phụ tùng đi kèm, nhu cầu đầu tư mới vào các ngành cơ khí, nhu cầu thay thế các thiết
bị cũ… Đến năm 2020, hàng năm cần thay thế khoảng 100.000 máy công cụ các loại,
khoảng 50.000 máy công cụ các loại cho đầu tư mới.. với cơ cấu sản phẩm chủ yếu
ứng dụng công nghệ CNC, PLC khoảng 90%. Nhu cầu đó là một thị trường rất lớn đối
với hoạt động nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới.
Bảng 3.1 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị của MECANIMEX giai
đoạn 1998-2009
Năm Biến thời gian
( t)
Kim ngạch nhập khẩu thiết bị
cơ khí thiết bị( USD)
1998 1 22.189.040
1999 2 32.749.119
2000 3 36.275.274
2001 4 36.207.018
2002 5 26.383.002
2003 6 22.944.010
2004 7 27.268.514
2005 8 28.863.125
2006 9 42.854.374
2007 10 45.397.948
2008 11 46.663.273
2009 12 51.731.524
Ứng dụng Excel, ta có đồ thị biểu diễn hàm hồi quy của biến kim ngạch nhập
khẩu(Y) qua biến thời gian( X)- xem đồ thị 3.2
Đồ thị 3.2 Hàm hồi quy biểu diễn kim ngạch xuất khẩu theo chuỗi thời gian
0
10000000
20000000
30000000
40000000
50000000
60000000
1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010
Nguồn: Excel
Suy ra hàm dự báo có dạng sau:
121091356892 2 EtEtx t
6664.02 R => Hệ số này chứng tỏ 66.64 % sự biến động của biến kim ngạch
nhập khẩu phụ thuộc vào chuỗi thời gian T.
Dựa vào hàm hồi quy trên, kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị của
MECANIMEX đến năm 2020 được dự báo như sau
Bảng 3.3 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị
dự báo đến năm 2020
Năm t Kim ngạch nhập khẩu
2010 13 53.458.125
2011 14 55.125.000
2012 15 58.648.105
2013 16 62.403.124
2014 17 64.128.795
2015 18 70.320.187
2016 19 73.489.362
2017 20 78.124.770
2018 21 83.178.963
2019 22 85.177.158
2020 23 92.125.480
Như vậy, mức kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thiết bị cơ khí thiết bị của Công ty
MECANIMEX đến năm 2020 được dự báo là 92.125.480 USD. Mức tăng so với năm
2010 là 72.332 %. Đây là mức dự báo sơ bộ dựa trên phương pháp ngoại suy trong
hàm excel.
3.1.2. Lựa chọn chiến lược
Nhu cầu nhập khẩu đối với các loại thiết bị cơ khí thiết bị ứng dụng công nghệ cao
của nước ngoài là tương đối lớn. Do đó, trong thời gian tới, MECANIMEX hướng đến
chiến lược nhập khẩu thiết bị cơ khí, thiết bị phục vụ sản xuất nông- công nghiệp từ
những nước có trình độ phát triển công nghệ cao trong khu vực và trên thế giới. Bên
cạnh đó, để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm nhập khẩu của công
ty, MECANIMEX hướng đến thành lập một mạng lưới phân phối rộng khắp, hỗ trợ và
đào tạo các chuyên gia, kĩ thuật viên nhằm đảm bảo vận hành thiết bị cơ khí hoàn thiện
tới người tiêu dùng trong nước.
Với chiến lược trên, MECANIMEX luôn giữ vững và phát triển ngành hàng
chuyên môn là cơ khí và kim loại, từng bước mở rộng các ngành hàng khác phù hợp
với khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên trước hết là xây dựng
và phục vụ đời sống của cán bộ trong công ty.
Thứ hai, MECANIMEX hướng tới lựa chọn và phát triển đại lý độc quyền nhập và
phân phối các loại hàng hoá có triển vọng như đại lý máy Goldstart, gạch lát nền.. và
đặc biệt làm đại lý máy công cụ với Mỹ và Hàn Quốc.
Thứ ba, công tác chuẩn bị và hoàn thiện nguồn hàng là chiến lược phát triển hướng
đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của MECANIMEX trên thị trường phân phối và
nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị đầy tính cạnh tranh và áp lực. Việc đảm bảo đủ số
lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá đáp ứng yêu cầu về thiết bị cơ khí, thiết bị cho
các công ty trong, ngoài nước và nhu cầu của toàn xã hội.
Thứ tư, tăng cường quản lý vốn, nâng cao tỷ suất doanh lợi nhập khẩu, huy động
nguồn vốn kịp thời cho kinh doanh, giảm chi phí lưu thông và thực hành tiết kiệm.
Đẩy mạnh việc hợp tác liên doanh với những tập đoàn, công ty lớn có thương hiệu
và tầm ảnh hưởng trên thế giới. Điều này là chiến lược lâu dài nhằm tăng cường không
những cơ hội giao thương, mà quan trọng hơn là uy tín của MECANIMEX trên thị
trường nhập khẩu và phân phối thiết bị cơ khí thiết bị tại Việt Nam.
3.1.3. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2010- 2020 của công ty
Trong giai đoạn hình thành và phát triển của mình, MECANIMEX đã trải qua bước
thăng trầm, với nhiều biến động trong tình hình kinh tế- chính trị- xã hội. Giai đoạn
2010- 2020 sắp tới là giai đoạn quan trọng để Công ty khẳng định vị thế là đơn vị hàng
đầu về phân phối và nhập khẩu các thiết bị cơ khí thiết bị phục vụ công- nông nghiệp
của Tổng Công ty máy và thiết bị điện MIE. Để đạt được mục tiêu đó, MECANIMEX
đề ra một số chỉ tiêu quan trọng trong giai đoạn 2010- 2020 như sau:
Về kim ngạch nhập khẩu: Công ty dự tính từ nay đến năm 2020 kim ngạch sẽ
tăng khoảng 15%
Về doanh thu nhập khẩu: tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 1,1%.
Về thị trường nhập khẩu, Công ty mở rộng thị trường cho nhu cầu nhập khẩu
thiết bị cơ khí thiết bị, hướng đến những nhà cung cấp thiết bị cơ khí nước ngoài có uy
tín quốc tế. Đó là các thị trường tiềm năng như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Về mặt hàng nhập khẩu: Công ty vẫn duy trì những mặt hàng nhập khẩu truyền
thống như thiết bị cơ khí thiết bị cho ngành công nghiệp, nông nghiệp( máy kéo, máy
ép, máy trộn bê tông, máy rải nhựa…) Bên cạnh đó, việc nhập khẩu thiết bị dụng cụ
phục vụ ngành y tế cũng là hướng đi mới được Công ty xem xét và triển khai trong
thời gian tới.
Để đảm bảo cho sự phát triển của mình và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh
nhập khẩu thì mục tiêu an toàn hiện nay cũng được MECANIMEX coi trọng. Bên
cạnh đó, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của bất kỳ công ty nào trên thị trường
hiện nay. Với thực trạng hiện nay của công ty, nâng cao lợi nhuận là mục tiêu chiến
lược có tính lâu dài. Từ nay đến năm 2020, công ty MECANIMEX phấn đấu đạt mức
tăng trung bình mỗi năm khoảng từ 25- 30%/ năm.
Với kế hoạch cơ bản như trên, Công ty luôn cố gắng phát huy tối đa các nguồn lực
hiện có cũng như nắm bắt và khai thác có hiệu quả các cơ hội mà môi trường kinh
doanh mang lại và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí trang thiết
bị tại MECANIMEX
Hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí trang thiết bị được phản ánh qua nhiều chỉ tiêu
như đã trình bày ở mục 2.3 Tuy nhiên, có thể phân ra 2 nhóm giải pháp: giải pháp tăng
doanh thu và giảm chi phí.
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu nhập khẩu
3.2.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
a. Tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường
Mặt hàng thiết bị cơ khí trang thiết bị cơ khí có đặc điểm là xuất hiện chi phí khấu
hao trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hoạt động
nhập khẩu mặt hàng này, công ty MECANIMEX cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu
nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, xu hướng đổi mới về công nghệ, giá thành
hợp lý… để từ đó tối đa hóa lợi nhuận nhập khẩu của công ty.
Việc nghiên cứu thị trường là công tác đòi hỏi sự chú trọng của bất ky công ty hoạt
động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và MECANIMEX nói riêng. Trước đây,
trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, MECANIMEX thực hiện xuất
nhập khẩu theo Nghị định thư của Chính phủ. Chuyển sang chế độ hạch toán kinh
doanh độc lập, Công ty phải tự tìm đối tác để giao dịch, cho nên việc nắm bắt chính
xác thông tin của đối tác có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu
của Công ty. Nghiên cứu thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài.
b. Thị trường trong nước
Hiện nay Công ty MECANIMEX có các công ty, đại lý tiêu thụ hàng nhập khẩu là
Công ty TNHH Phú Thái Hà Nội
Công ty TNHH Tân Cương Hà Đông- Hà Nội
Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà Hà Nội
Các đại lý cơ sở ở Tràng Thi, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng
Các cửa hàng siêu thị Thái Hà, Kim Liên, Láng Hạ….
Đây là các đại lý mua hàng nhập khẩu của Công ty song số lượng còn rất ít vì vậy
MECANIMEX cần mở rộng đại lý tiêu thụ hàng ra các siêu thị, công ty TNHH cả nội
và ngoại thành. Có như thế mới mở rộng quy mô tiêu thụ hàng nhập khẩu. Đồng thời,
với hệ thống đại lý ở các nơi, Công ty sẽ thu thập được các thông tin cần thiết về giá
cả, thị trường…
c. Thị trường nước ngoài
Công ty MECANIMEX đa phần nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị từ các nước có
công nghệ tiên tiến hàng đầu như Đức, Pháp, Nhật, Đài Loan…. Với sự phát triển về
công nghệ khoa học kỹ thuật ở các nước này thì lựa chọn thị trường nhập khẩu cho
Công ty là hoàn toàn chính xác, vì các sản phẩm thiết bị cơ khí thiết bị do các quốc gia
này sản xuất có chất lượng cao, ngày càng hoàn thiện các tính năng đáp ứng tốt nhu
cầu sản phẩm của người tiêu dùng, do vậy sẽ giúp cho Công ty tăng cường hoạt động
kinh doanh nhập khẩu, xây dựng hình ảnh đẹp về Công ty đối với khách hàng.
Để hoạt động kinh doanh nhập khẩu diễn ra trong điều kiện thuận lợi ngoài việc
nghiên cứu kĩ thị trường trong nước thì việc bảo đảm nguồn hàng cũng là biện pháp
không thể bỏ qua để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Vấn đề mở
rộng quan hệ với bạn hàng hay nói cách khác là mở rộng thị trường nhập khẩu chính là
để tăng tính chủ động trong việc đảm bảo nguồn hàng có thương hiệu và chất lượng
cao của Công ty.
3.2.1.2. Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu hàng hoá
Trong cơ chế thị trường, việc đa dạng hoá hình thức nhập khẩu là một yếu tố quan
trọng. Các hình thức nhập khẩu mới ngày càng đòi hỏi sự đứng vững trên khả năng,
trình độ nghiệp vụ của các bên kinh doanh, đồng thời cũng đòi hỏi sự tạo lập một hệ
thống bạn hàng kinh doanh lâu dài. Khi tạo lập được các mối quan hệ đó doanh nghiệp
không những đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu trực tiếp mà còn có thể đẩy mạnh hoạt
động nhập khẩu uỷ thác.
- Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức trong đó bên xuất khẩu trực tiếp xuất hàng hoá
dịch vụ cho bên nhập khẩu. Thông qua trung gian môi giới cũng như các trung tâm
thương mại, các công ty môi giới thương mại.
- Nhập khẩu uỷ thác: là hoạt động kinh doanh hình thành giữa một doanh nghiệp
trong đó có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu cần nhập khẩu một số loại hàng hoá( là
những hàng hoá thuộc Quota nhập khẩu hoặc những mặt hàng mà Nhà nước không
cấm) nhưng không có quyền tham gia hoặc không có điều kiện xuất nhập khẩu trực
tiếp uỷ thác nhập khẩu nhập khẩu hàng hoá đó cho doanh nghiệp có chức năng tham
gia giao dịch xuất khẩu với nước ngoài, thông qua hoạt động nhập khẩu uỷ thác. Bên
nhận uỷ thác được nhận chi phí uỷ thác nhập khẩu.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và nắm vững tính chủ động
trong kinh doanh của mình bằng cách sử dụng thêm một số loại hình nhập khẩu như
nhập khẩu liên doanh liên kết và tạm nhập tái xuất
Liên doanh liên kết là hình thức nhập khẩu trên cơ sở tự nguyện giữa các bên tham
gia liên doanh nhằm phối hợp để cùng giao dịch và hỗ trợ trong việc thực hiện hợp
đồng nhập khẩu trên nguyên tắc cùng có lợi và chia sẻ rủi ro. Hình thức nhập khẩu liên
kết có ưu điểm lớn vì những hợp đồng nhập khẩu thường có giá trị và phức tạp, hai
bên cùng giải quyết khó khăn và rủi ro nếu có. Thực hiện hình thức nhập khẩu này khả
năng thành công được nâng cao tuy nhiên có nhược điểm là lợi nhuận bị san sẻ, cơ hội
kinh doanh và bạn hàng bị phân tán. Do vậy, hình thức này không phù hợp với những
hợp đồng có giá trị vừa và nhỏ.
Tạm nhập tái xuất là hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp này không phải vì mục
đích tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận từ
chênh lệch giá. Với hình thức nhập khẩu này Công ty vừa đóng vai trò là người xuất
khẩu cùng một đối tượng hàng hoá. Do vậy, để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu và đem lại hiệu quả đòi hỏi Công ty phải có các chuyên viên có nghiệp
vụ ngoại thương giỏi và sắc bén. Thực hiện tốt hình thức này công ty sẽ đạt được kết
quả sau:
Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Tạo tính chủ động linh hoạt cho việc thực hiện quá trình kinh doanh tức là hiệu
quả hoạt động nhập khẩu bền vững.
Tăng kim ngạch nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nói chung.
3.2.1.3. Tăng cường xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh
nhập khẩu
Hiện nay MECANIMEX đang thực hiện cả hai hoạt động kinh doanh xuất khẩu và
nhập khẩu đồng thời. Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu là tăng cường xuất khẩu để tạo nguồn vốn cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá.
Một khi hoạt động kinh doanh phát triển thì Công ty có thể sử dụng nguồn ngoại tệ
thu được phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu, Công ty không phải trả mức
chi phí phát sinh do chênh lệch về mặt tỷ giá hối đoái. Ngoài ra Công ty còn có sẵn
nguồn ngoại tệ phục vụ cho quá trình nhập khẩu hàng hoá. Điều này đã đóng góp tích
cực trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
3.2.1.4. Hoàn thiện khâu tổ chức cán bộ trong công ty
Con người là chủ thể của mọi hoạt động, đặc biệt là trong điều kiện ngày nay, việc
đầu tư phát triển con người lại càng trở nên quan trọng và then chốt hơn bao giờ hết.
Vì con người là chìa khoá của thành công. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhập khẩu, Công ty cần có chính sách trong đầu tư và phát triển con người về mọi mặt
đặc biệt phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.
Bên cạnh đó, nghiệp vụ xuất nhập khẩu là nghiệp vụ quan trọng, xuất hiện phần
lớn trong công việc của các cán bộ phòng xuất nhập khẩu của công ty MECANIMEX.
Do đó, việc đảm bảo trình độ nghiệp vụ trong hoạt động nhập khẩu là vô cùng cần
thiết, bắt đầu từ khâu kiểm tra đơn hàng, hợp đồng thương mại, mở L/C và thực hiện
nghiệp vụ thanh toán phù hợp…
Trong những năm qua đội ngũ cán bộ kinh doanh của Công ty còn chưa hoà nhập
với cách kinh doanh mới nên vẫn còn thiếu sót khi muốn mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm ra ngoài ngành. Là công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty cần phải có
đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ, ngoại ngữ. Vì vậy, công tác đào tạo và bồi dưỡng
lại, tuyển những nhân viên có kinh nghiệm thực tế và trình độ cao, có đức tính trung
thực, tỉ mỉ, không biểu hiện chủ quan khi thực hiện kinh doanh, đáp ứng hoạt động
kinh doanh của Công ty.
Cùng với việc đào tạo lại và khuyến khích đối với công nhân viên, Công ty nên có
chế độ ưu đãi đối với những nhân viên đã có những cống hiến lâu năm, nhưng đặc biệt
quan tâm đến lực lượng cán bộ trẻ, vì đây chính là lực lượng có vai trò quan trọng đối
với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực tế trong những năm qua, Công ty đã
giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ gần gũi hiểu biết lẫn nhau trong toàn thể Công ty và
sự dung hoà giữa các thế hệ. Tất cả những điều này đã đưa Công ty tiến lên, đạt nhiều
thành tích trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
3.2.1.5 Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu
Sản phẩm và thị trường là hai yếu tố gắn liền với nhau. Qúa trình kinh doanh nhập
khẩu hàng hoá chỉ được hoàn thành khi sản phẩm nhập khẩu được tiêu thụ trên thị
trường. Như vậy bán hàng là khâu cuối cùng có ý nghĩa quyết định đến doanh thu và
lợi nhụân của Công ty. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì công ty phải
thực hiện tốt khâu bán hàng để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá, thu hồi vốn nhanh
và tăng vòng quay của vốn
Ngoài ra, một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ như
Xác định giá bán hợp lý: giá bán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại Công ty MECANIMEX.pdf