Tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông: Luận văn
Nâng cao hiệu quả nhập
khẩu hàng hóa tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn sản
xuất và thương mại
Viễn Đông
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và
thương mại Viễn Đông ............................................................................................. 4
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty ......................................................... 4
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ............................................... 4
1.2.1 Chức năng của công ty ................................................................. 4
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty ................................................................... 5
1.3 Bộ máy tổ chức ................................................................................... 6
1.4 Thu nhập của người lao động .................................
74 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Nâng cao hiệu quả nhập
khẩu hàng hóa tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn sản
xuất và thương mại
Viễn Đông
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và
thương mại Viễn Đông ............................................................................................. 4
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty ......................................................... 4
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ............................................... 4
1.2.1 Chức năng của công ty ................................................................. 4
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty ................................................................... 5
1.3 Bộ máy tổ chức ................................................................................... 6
1.4 Thu nhập của người lao động ........................................................... 7
1.5 Môi trường kinh doanh của công ty .................................................. 9
1.5.1 Môi trường kinh doanh quốc tế .................................................... 9
1.5.2 Môi trường kinh doanh trong nước ............................................. 9
1.6. Đặc điểm kinh doanh của công ty .................................................. 10
1.7 Mặt hàng kinh doanh của công ty .................................................. 11
1.7.1 Mặt hàng kinh doanh của công ty ............................................. 11
1.7.2 Đặc điểm hàng hóa kinh doanh: ............................................... 12
1.8 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp................................................................12
1.9 Một số kinh nghiệm và bài học đối với Công ty .. ............................... 13
1.9.1 Kinh nghiệm nghiên cứu thị trường.......................................13
1.9.2 Kinh nghiệm đàm phán ký kết hợp đồng.................................14
1.9.3 Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng...........................................15
1.9.4 Bài học kinh nghiệm đối với công ty Viễ Đông………..............15
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty
TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông........................................16
2.1 Chính sách quản lý nhập khẩu của Nhà nước đối với công ty Viễn
Đông ......................................................................................................... 16
2.1.1 Thuế nhập khẩu ................................................................................ 16
2.1.2 Giấy phép nhập khẩu ........................................................................ 16
2.1.3 Rào cản kỹ thuật .............................................................................. 17
2.1.3.1 Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm ............................ 17
2.1.3.2 Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa ............................................. 17
2.1.4 Biện pháp quản lý hành chính ........................................................ 17
2.1.5 Biện pháp dán tem hàng nhập khẩu ................................................ 18
2.2 Tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ở công ty ..................... 19
2.2.1 Loại hình kinh doanh nhập khẩu............................................... 19
2.2.2 Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ............................. 19
2.2.3 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ................................ 20
2.2.4 Hình thức nhập khẩu .................................................................. 21
2.3 Phân tích tình hình kinh doanh và hiệu quả nhập khẩu của công
ty ............................................................................................................... 22
2.3.1 Kim ngạch nhập khẩu qua các năm .......................................... 22
2.3.2 Thị trường nước nhập khẩu ....................................................... 24
2.3.3 Tình hình thực hiện kế hoạch .................................................... 25
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu .................................... 26
2.4.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.............................................. 26
2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận ........................................................................ 28
2.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ............................................ 30
2.5 Nhận xét về hiệu quả nhập khẩu của công ty ................................ 32
2.5.1 Ưu điểm ........................................................................................ 32
2.5.2 Nhược điểm.................................................................................. 32
2.5.3 Nguyên nhân ................................................................................ 33
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng
hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông ..................... 35
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh và mục tiêu phát triển thị
trường của Công ty ................................................................................. 35
3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời
gian tới .................................................................................................. 35
3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty ........ 36
3.1.3 Dự báo tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty ............... 38
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty
TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông ........................................... 39
3.2.1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu ................................................ 39
3.2.2 Nhóm giải pháp giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
................................................................................................................ 44
3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước ................................................ 46
3.3.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu .................... 46
3.3.2 Tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn
cho hoạt động nhập khẩu ..................................................................... 47
3.3.3 Nhà nước cần có chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp
nhập khẩu .............................................................................................. 48
3.3.4 Tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh
nghiệp .................................................................................................... 49
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 51
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 53
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 APEC Asia-Pacific Economic Co-operation Tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương
3 CP Chi phí
4 CPNK Chi phí nhập khẩu
5 CPKDNK Chi phí kinh doanh nhập khẩu
6 DT Doanh thu
7 EC European Commission Ủy ban châu Âu
8 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
9 KDNK Kinh doanh nhập khẩu
10 NK Nhập khẩu
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
11 VLĐBQ Vôn lưu động bình quân
12 VNĐ Việt Nam đồng
13 XNK Xuất nhập khẩu
14 USD United States of Dollar Đô la Mỹ
15 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giớ
i
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình
Trang
Hình 1.1 Bộ máy tổ chức của công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông 6
Hình 1.2
Biểu đồ thu nhập bình quân của người lao động năm 2006-
2009 8
Hình 2.1
Quy trình kinh doanh nhập khẩu
20
Hình 2.2 Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2006-2009 23
Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu kim ngạch NK theo từng thị thị trường năm 2009 25
Hình 2.4 Biểu đồ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu qua các năm 2007- 2009 26
Hình 2.5 Biểu đồ kết quả KDNK hàng hóa của công ty các năm 2006- 2009 28
Hình 3.1 Phòng Marketing trong tương lai 42
Bảng
Bảng 1.1 Thu nhập bình quân của người lao động năm 2006-2009 8
Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2006-2009 22
Bảng 2.2 Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị thị trường năm 2009 24
Bảng 2.3 Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu qua các năm 2007- 2009 25
Bảng 2.4 Bảng kết quả KDNK hàng hóa của công ty các năm 2006- 2009 27
Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí các năm 2006 -2009 29
Bảng 2.6 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu các năm 2006 -2009 30
Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
31
Bảng 3.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty các năm 2006-2009 38
Bảng 3.2 Dự báo kim ngạch nhập khẩu của công ty từ năm 2010 – 2015 39
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế
thế giới của thế kỷ 21, mỗi quốc gia tồn tại và phát triển ổn định
không thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế. Giữa các quốc gia sự
trao đổi của thương mại quốc tế thông qua hành vi mua bán hay là
hành vi kinh doanh xuất nhập khẩu; hành vi mua bán này phản ánh
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Thương
mại quốc tế mang tính chất sống còn cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng
khả năng tiêu dùng của một nước; phát huy được lợi thế so sánh của
một quốc gia so với các nước khác. Thương mại quốc tế tạo tiền đề
cho quá trình phân công lao động xã hội một cách hợp lý và tạo nên sự
chuyên môn hoá trong nền sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của nhiều
ngành.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến
khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập
khẩu. Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu,
hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng
được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự
phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa; hiện đại
hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Lĩnh
vực kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đã làm thay đổi cơ cấu vật chất
sản phẩm và làm thay đổi lượng hàng hoá lưu thông trong một quốc
gia.
Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông
là một công ty tư nhân mới thành lập, hoạt động trong lĩnh vực kinh
2
doanh nhập khẩu. Trong thời gian qua, công ty đã phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các công ty quốc doanh hay
công ty liên doanh với nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh nhập khẩu hàng hóa với số vốn lớn và nguồn tài trợ từ bên
ngoài.
Trong thời gian thực tập,em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng hiệu
quả nhập khẩu của công ty. Mặc dù, những năm qua công ty đã không
ngừng vươn lên để hoạt động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị
trường trong nước và trở thành bạn hàng tin cậy với các đối tác nước
ngoài nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại khiến công ty vẫn
không đạt được hiệu quả cao trong hoạt động nhập khẩu của mình.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng
hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn
Đông”
2. Mục đích
Chuyên đề đánh giá hiệu quả nhập khẩu, từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty
trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của công ty
trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông từ năm 2006
đến năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trinh xây dựng đề tài
này là: phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh.
Số liệu dựa trên những báo cáo của công ty về tình hình hoạt
động kinh doanh trong các năm gần đây.
5. Kết cấu đề tài
Nội dung của đề tài ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất
và thương mại Viễn Đông
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu
quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Viễn Đông
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông.
4
Chương 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu
hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Khi nền kinh tế mở cửa và nhận thức của người dân cũng được
nâng cao. Nếu như trước đây việc tiêu dùng sản phẩm của người dân
chỉ dừng lại ở chỗ đáp ứng được nhu cầu của mình là đủ, những sản
phẩm giá rẻ, chất lượng thấp , thì ngày này việc chọn mua một sản
phẩm lại có rất nhiều tiêu chí như chất lượng, kiểu cách, mầu sắc, giá
cả...Với lý do muốn mang đến cho người tiêu dùng trong nước có thêm
sự lựa chọn trong việc mua sắm, Công ty TNHH sản xuất và thương
mại Viễn Đông đã ra đời với phương châm là đem lại cho khách hàng
những lựa chọn tốt nhất.
Công ty được thành lập chính thức theo giấy phép kinh doanh số
0102029909 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Theo
giấy phép kinh doanh thì công ty có những đặc điểm sau:
Tên giao dịch: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông
Tên giao dịch quốc tế: FAR EAST co.,ltd
Trụ sở giao dịch chính: N2B, Hoàng Minh Giám, Thanh Xuân,
Hà Nội
Địa chỉ email: viendong2007@gmail.com
Vốn điều lệ: 1.200.000.000 VND, trong đó:
+Tài sản lưu động: 1.200.000.000 VNĐ
+ Tài sản cố định: 80.000.000 VNĐ
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.2.1 Chức năng của công ty
5
- Là trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng;là
một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối nên công ty còn
có chức năng giao tiếp - phối thuộc giữa công ty với các nhà cung cấp
và các bạn hàng của mình; từ đó liên kết giữa các bên trong quá trình
mua và bán, tư vấn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
- Được tự kinh doanh; tìm kiếm bạn hàng; tự hạch toán kinh
doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi.
- Phải tạo lập tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh làm ăn lâu
dài, đảm bảo tăng trưởng vốn và cải thiện đời sống cho cán bộ công
nhân viên.
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh
trong đó có kế hoạch nhập khẩu theo đúng chức năng mà mình đã đăng
ký.
- Tự tạo nguồn vốn để đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính,
bảo toàn vốn, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và nhập khẩu
của đất nước, quản lý và sử dụng theo đúng chế độ và có hiệu quả các
nguồn vốn đó.
- Tiếp cận thị trường trong nước, nghiên cứu về nhu cầu của thị
trường, tìm kiếm các nguồn hàng mới, mẫu mã mới để tăng năng lực
canh tranh cho hàng hóa và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
nước
- Tìm mọi biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa,
tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
- Tuân thủ các chế độ, chính sách, luật pháp quy định liên quan
đến hoạt động của Công ty.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng ngoại thương.
6
- Tuân thủ sự quản ký của cấp trên thực hiện đúng nghĩa vụ với
cơ quan cấp trên với nhà nước.
- Không ngừng cải thiện điều kiện lao động nhằm nâng cao năng
suất lao động từ đó nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và
có hiệu quả kinh tế.
1.3 Bộ máy tổ chức
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban là:
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ
hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi
của cán bộ nhân viên công ty theo quy định. Giám đốc là người chịu
phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:
+ Tổ chức nhân sự, sử dụng các quỹ công ty
+ Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về
phát triển kinh doanh trong và ngoài nước.
+ Quản lý xây dựng cơ bản và đổi mới điều kiện làm việc, điều
kiên kinh doanh.
+ Ký kết hợp đồng kinh tế
+ Ký duyệt phiếu thu chi, thanh toán theo định kỳ
Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH sản xuất và thương mại
Viễn Đông
Nguồn tác giả tự tổng hợp
Giám đốc
Phòng
kế toán
Phòng
kinh
doanh
Bộ
phận
văn
phòng
Kho và
phòng
mẫu
7
Phòng kế toán 2 nhân viên: giúp đỡ giám đốc công ty quản lý sử
dụng vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng
năm, hàng quý.
Phòng kinh doanh 7 nhân viên: có chức năng giúp giám đốc từ
chuẩn bị đến triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác nguồn hàng
gắn với địa điểm tiêu thụ.
+Tổ chức công tác tiếp thị Marketing quảng cáo.
+ Phát triển mạng lưới bán hàng của công ty.
+ Triển khia công tác kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
+ Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp ban giám đốc đưa
ra những quyết định kinh doanh đúng đắn
+ Tổ chức khai thác nguồn hàn nhằm tìm kiếm nguồn hàng tốt
nhất, phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất
Bộ phận văn phòng 2 nhân viên: tổ chức mua sắm phương tiện
làm việc, văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình làm việc của các
phòng ban
+ Tồng hợp truyền đạt các quyết định của giám đốc cho các
phòng ban
+ Chuẩn bị thông báo các cuộc họp cho các bộ phận trong công ty
+ Chuẩn bị tiếp đón khách
Kho và phòng mẫu 3 nhân viên:
+ Kho: cất trữ hàng hóa và sản phẩm của công ty
+ Phong mẫu: trưng bày hàng hóa
Bộ phận vận chuyển 2 nhân viên: giao hàng đến cho khách hàng
1.4 Thu nhập của người lao động
8
Công ty làm ăn có hiệu quả thì thu nhập của người lao động mới
được ổn định và đảm bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao
động mới được đáp ứng đầy đủ.
Bảng 1.1 : Thu nhập bình quân của người lao động năm 2006-2009
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Thu nhập BQ
của người
LĐ
VNĐ 2.745.783 3.407.546 3.612.453 3.845.367
Nguồn báo cáo kế toán
Qua bảng số liệu trên nhìn chung đây là mức lương khá cao so với
các đơn vị trong cùng ngành. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009
đã là 3.845.367 VNĐ
Hình 1.2: Biểu đồ thu nhập bình quân của người lao động năm 2006-
2009
Đơn vị : VNĐ
Nguồn báo cáo kế toán
Với mức thu nhập này đảm bảo cho công nhân viên của Công ty có
đời sống ổn định, tạo niềm tin và thúc đẩy sự nhiệt tình trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực khác. Ngoài ra trong thu
9
nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty còn có các khoản trợ
cấp, tiền thưởng theo % theo doanh số. Chẳng hạn như nhân viên kinh
doanh ngoài mức lương chính còn được nhận các khoản trợ cấp xăng
xe, tiền điện thoại tạo điều kiện nâng cao năng suất làm việc cho cán
bộ kinh doanh, tiền thưởng theo doanh số từ các hợp đồng kinh doanh
mà mỗi cán bộ kinh doanh có được.
Ngoài ra, Công ty còn tổ chức cho cán bộ công nhân viên trong
Công ty các cuộc tham quan, du lịch, nghỉ mát nhằm tạo động lực cho
họ làm việc hiệu quả hơn.
1.5 Môi trường kinh doanh của công ty
Môi trường kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương
mại Viễn Đông bao gồm môi trường kinh doanh quốc tế và môi trường
kinh doanh trong nước.
1.5.1 Môi trường kinh doanh quốc tế
Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế
trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta lần lượt tham gia vào các khu
vực kinh tế như ASEAN, APEC. Điều này tạo ra cơ hội cho người tiêu
dùng trong nước có thêm nhiều sự lựa chọn. Việt Nam gia nhập WTO
đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, các sản phẩm của
Công ty đã và đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong
nước do sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh cũng kinh doanh mặt
hàng giống như công ty. Các sản phẩm của Công ty phải chịu sự cạnh
tranh cả về chất lượng và giá cả, bên cạnh đó các sản phẩm của công ty
cũng phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường do có
nhiều mặt hàng được nhập lậu, hàng giả, hàng nhái....gây ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động kinh doanh, tiếp thị sản phẩm trên thị trường trong
nước.
1.5.2 Môi trường kinh doanh trong nước
* Môi trường kinh tế quốc dân:
10
Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á với số dân
hơn 86 triệu người. Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh
trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên
7%, đưa đời sống của người dân ngày càng cao, gia tăng các nhu cầu về
sử dụng các thiết bị điện dân dụng, thiết bị vệ sinh, các sản phẩm trang
trí nhà cửa nhập khẩu. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển nhanh đi kèm
với lạm phát và trượt giá. Các sản phẩm bán ra với giá thành cao hơn
nhưng không kiếm được nhiều lợi nhuận do tình hình kinh tế thế giới
diễn biến phức tạp.
* Môi trường chính trị và pháp luật: nhìn chung môi trường chính trị và
luật pháp của nước ta có nhiều sự phát triển của công ty.
Sự ổn định về chính trị: đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước cho phép mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, khuyến khích
xuất nhập khẩu hàng hóa để phát triển đất nước. Hệ thống luật pháp và
hệ thống thuế ngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với đầu
tư nước ngoài sửa đổi năm 1996, luật thuế giá trị gia tăng,.. tất cả
những điều này có tác dụng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của ngành nghề kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng, năng lực
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Ngoài ra các nhân tố môi trường văn hóa xã hội, môi trường khoa
học công nghệ, môi trường tự nhiên cũng tạo thuận lợi cho sự phát triển
của công ty.
1.6. Đặc điểm kinh doanh của công ty
Theo giấy phép kinh doanh, Công ty TNHH sản xuất và thương
mại Viễn Đông được phép kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng
trên thực tế công ty chỉ tập trung hoạt động trên lĩnh vực nhập khẩu
hàng hóa. Chủng loại mặt hàng chính là sàn gỗ, giấy dán tường,thiết
bị nội thất phòng tắm và điện dân dụng.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được thực hiện với
nhiều đối tác nước ngoài khác nhau như Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc,
11
Italia. Các mặt hàng này công ty nhập khẩu và thực hiện phân phối
cho thị trường nội địa dưới hình thức đại lý ký gửi hoặc đại lý hoa
hồng. Trong qua trình kinh doanh của mình, công ty luôn tìm kiếm
những nguồn hàng mới để đa dạng hóa chủng loại, đảm bảo tốt hơn
nguồn cung ứng hàng hóa để hoạt động kinh doanh có thể tiến hành
liên tục và thông suốt.
1.7 Mặt hàng kinh doanh của công ty
1.7.1 Mặt hàng kinh doanh của công ty
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông với phương
châm đem lại cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất. Chính vì vậy
công ty luôn có sự đa dạng hóa, mở rộng mặt hàng kinh doanh, ban
đầutừ chỗ chỉ kinh doanh các loại thiết bị vệ sinh như sứ vệ sinh, sen
vòi, cho tới nay đã mở rộng ra với nhiều chủng loại hàng hóa khác
nhau:
Nhóm sản phẩm điện dân dụng nhập khẩu từ Trung Quốc
+ Máy hút khói, khử mùi
+ Quạt thông gió
Nhóm sản phẩm thiết bị vệ sinh nhập khẩu từ Italia
+ Bình nóng lạnh
+ Sứ vệ sinh
+ Bồn tắm
+ Chậu Inox
+ Sen vòi
Giấy dán tường nhập khẩu từ Hàn quốc
+ Best of classic
+ Vân nổi labelle eropa
+ Sweet Little world
12
+ Vân nổi Memory
Sàn gỗ nhập khẩu từ Đức
+ Glomax classic
+ Glomax tropical
+ Glomax premium
1.7.2 Đặc điểm hàng hóa kinh doanh:
- Nhóm sản phẩm giấy dán tường và sàn gỗ là những nhóm hàng
mà những năm gần đây, tại thị trường Việt Nam đã được người tiêu
dùng biết đến như một loại vật liệu cao cấp, thích nghi và thuận lợi
hơn để tô điểm cho các không gian nội thất.
+ Về sàn gỗ là một sản phẩm của thiên nhiên, sàn gỗ Glomax tạo
nên môi trường phù hợp đối với người sử dụng có các tính năng như
không bạc màu, giữ nguyên độ sáng bóng sau nhiều năm sử dụng, chịu
được các loại hóa chất nhẹ, độ hút ẩm thấp, dễ lau chùi,...
+Về giấy dán tường: thích hợp sử dụng cho phòng khách, phòng
sinh hoạt chung, phòng karaoke,..phòng cho trẻ em, nhà hàng, khách
sạn,..sản phẩm có thể tự dán, tự trang trí, tự thay đổi sắc diện các
không gian nhà cửa, việc làm mới một bức tường không bề bộn, không
bụi bặm, không vương vãi như sơn và kỹ thuật không phức tạp.
- Nhóm sản phẩm điện dân dụng và thiết bị vệ sinh là nhóm sản
phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bền và được bảo hành, có
giá cả phù hợp với người có mức thu nhập cao và trung bình, và nhu
cầu tiêu dùng cho mỗi gia đình là từ 1- 3 sản phẩm cho một hộ.
1.8. Cơ cấu vốn của doang nghiệp:
Khi mới bắt đầu đi vào hoạt động số vốn điều lệ của công ty
TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông là 1200000000 VNĐ trong
đó 80% là tài sản lưu động tồn tại dưới dạng là tiền mặt hoặc hàng
13
hóa. Sau 4 năm hoạt động, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã
tăng lên đến 3253746921VNĐ( tăng khoảng 271%).
Năm 2009, tổng nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh của
công ty là 13.739.626.150 VNĐ và chủ yếu được huy động từ các
nguồn sau:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu :3.253.746.921 VNĐ chiếm 23,68%
+ Nguồn vốn từ các khoản vay ngân hàng: 9.357.652.702 VNĐ, chiếm
68,11%
+ Các khoản tín dụng của người bán: 387.276.227 VNĐ, chiếm 2,82%
+ Các khoản nợ khác: 740950303VNĐ, chiếm 5,39 %
Như vậy trong tổng số nguồn vốn của công ty Viễn Đông,
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 23,6%, nguồn vốn từ các khoản vay từ
ngân hàng chiếm 68,11%, các hoản tín dụng của người bán chiếm
2,82%, các khoản nợ như ngân sách Nhà nước,các khoản trả trước của
người mua, nợ công nhân viên... chiếm 5,39%. Chi phí sử dụng vốn
của công ty là khá lớn, chủ yếu là chi phí sử dụng vốn vay.
1.9 Một số kinh nghiệm và bài học đối với công ty
Hiện tại trên thị trường Việt Nam có rất nhiều công ty hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu. Nhiều công ty đã có bề dày
trong lĩnh vực này việc học tập các kinh nghiệm của công ty đó sẽ tạo
điều kiện cho Viễn Đông hoàn thiện và phát triển hơn nữa công việc
kinh doanh của mình.
1.9.1 Kinh nghiệm nghiên cứu thị trường:
* Nghiên cứu thị trường trong nước
- Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu
- Nghiên cứu cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
- Nghiên cứu giá hàng
14
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
* Nghiên cứu thị trường nước ngoài
- Nghiên cứu khả năng cung ứng của thị trường nươc ngoài
- Nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường kinh tế- chính trị- luật
pháp- văn hóa và phong tục tập quán của mỗi quốc gia
- Nghiên cứu giá cả hàng hóa quốc tế
1.9.2 Kinh nghiệm đàm phán ký kết hợp đồng
Đàm phán đóng vai trò quan trọng trong mọi công việc trong
đời sống xã hội đặc biệt là trong hoạt động kinh tế. Những vướng mắc
trong khâu này không chỉ công ty gặp phải mà hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam khi đàm phán thường ở thế yếu hơn so với bên nước
ngoài. Điều kiện này chỉ có thể hạn chế bớt chứ không thể giải quyết
ngay được. Công ty cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng về phương pháp
và nghệ thuật đàm phán.
-Chuẩn bị đàm phán: công ty cần phải xác định mục tiêu của cuộc
đàm phán, thường là 3 mức độ: mỹ mãn,tốt đẹp, chấp nhận được.Chọn
nơi gặp gỡ đàm phán phù hợp cho cả hai bên. Tính toán các khả năng
có thể xảy ra trong đàm phán, tìm ra các cách giải quyết hợp lý
nhất.Tìm hiểu sở trường, sở đoản của đối phương trên cơ sở đó công
ty đưa ra cách thức chi phối và thuyết phục đối tác. Lựa chọn thành
viên trong đàm phán với cơ cấu và năng lực phù hợp. Chuẩn bị tinh
thần và lựa chọn nghệ thuật đàm phán cho tưng đối tượng.
-Trong quá trình đàm phán: đối với những vấn đề còn đang bàn
cãi, công ty nên có sách lược tháo dỡ dần, không nên vội vàng vì nếu
không sẽ không nắm được toàn bộ vấn đề không đủ thời gian suy nghĩ
thấu đáo, đãn đến những thỏa thuận không khai thác được hết lợi thế.
Tuy nhiên, người đàm phán cũng không nên quá cứng rắn, cố chấp bảo
15
vệ những quyền lợi của mình đã tinh toán từ trước mà nên có những
nhượng bộ nhất định để cả hai bên đêu thắng trong cuộc đàm phán.
1.9.3 Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng
+ Tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật có
thể do ngưởi của công ty hoặc bằng cách sử dụng các dịch vụ kiểm
định chất lượng hàng hóa
+ Cần phải hoàn thiện khâu thông quan: Việc khai báo hải quan phải
được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác, người khai cần phải
trung thực và có trình độ chuyên môn tốt.
+ Nhân viên công ty nên có mối quan hệ tốt với các cơ quan cũng như
cán bộ hải quan nhằm tránh bị nhiễu sách bởi thủ tục khai báo nhập
khẩu, quá trình kiểm hóa nhiều lần làm tăng chi phí bốc dỡ hàng, thời
gian lưu bãi.
1.9.4 Bài học kinh nghiệm đối với côn ty Viễn Đông
+ Tìm hiểu kỹ khách hàng trong và ngoài nước
+ Có sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ giữa trong và ngoài nước
+ Trong cơ chế thị trường phải nắm vững luật pháp và nắn bắt được
thông tin cập nhật để vận dụng có hiệu quả
+ Chọn cán bộ kinh doanh nhanh nhẹn, có trách nhiệm
+ Trang bị đầy đủ kiến thức để giành thắng lợi trong đàm phán và ký
kết hợp đồng
+ Nên sử dụng các dịch vụ như dịch vụ thông tin thị trường, dịch vụ tư
vấn về các vấn đề liên quan đến XNK, các dịch vụ về tài chính, dịch
vụ vận tải,dịch vụ kiểm định và chứng nhậ chất lượng hàng hóa XNK
16
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả nhập khẩu hàng
hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Viễn Đông
2.1 Chính sách quản lý nhập khẩu cuả Nhà nước đối với công ty
Viễn Đông
2.1.1 Thuế nhập khẩu
Trong những năm vừa qua thuế nhập khẩu luôn được coi là công cụ
hữu hiệu trong việc thực hiện chính sách quản lý hàng nhập khẩu, góp phần
tăng thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước và thuế quan còn là công cụ quan
trọng trong việc thực hiện công tác đối ngoại của một quốc gia. Thực hiện
chính sách đổi mới; hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 1986 đến nay chính sách
thuế nhập khẩu của Việt Nam không ngừng đổi mới:
Thời hạn nộp thuế: Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì
phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng, trường hợp có bảo lãnh về số tiền
thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh nhưng không quá 30
ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan..
2.1.2 Giấy phép nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài vào trong nước ngoài việc
quản lý bằng giấy phép của Bộ Thương mại; thì một số hàng hóa đặc thù khác
vẫn phải quản lý thông qua hệ thống giấy phép của các Bộ chuyên ngành.
Nghị định số 89/CP có 7 quy định nhóm hàng do 7 cơ quan chuyên ngành cấp
Bộ và tương đương cần phải quản lý.
Từ sau năm 2001, danh mục quản lý theo cơ quan chuyên ngành được áp
dụng theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg. Mặc dù số lượng hàng hóa quản
lý vẫn khá dày đặc nhưng có sự cải cách đáng kể bằng việc quy định rõ hình
thức quản lý. Tiếp đó Nghị định 12/2006/NĐ-CP đã tiếp tục quy định cụ thể
17
hơn về danh mục và hình thức quản lý bằng giấy phép của các bộ chuyên
ngành.
2.1.3 Rào cản kỹ thuật
2.1.3.1 Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm
Hiện nay hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Việt
Nam bao gồm:
Tiêu chuẩn Việt Nam là văn bản kỹ thuật được xây dựng do yêu cầu quản
lý nhà nước về chất lượng và thương mại, được áp dụng thống nhất trong
phạm vi cả nước.
Tiêu chuẩn ngành là văn bản kỹ thuật được xây dựng do nhu cầu quản lý
của nhà nước về chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa chưa xây dựng
được Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
Tiêu chuẩn cơ sở là văn bản kỹ thuật do Thủ tướng đơn vị cơ sở ban hành
để áp dụng trong cơ sở.
2.1.3.2 Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa
Các loại hàng hóa sản xuất tại nước ngoài được nhập khẩu vào thị trường
Việt Nam đều phải ghi nhãn hàng hóa theo quy chế ghi nhãn hàng hóa bao
theo Quyết định số 178/1999/QĐ- TTg: ghi phần nhãn nguyên gốc các thông
tin thuộc nội dung bắt buộc (tên hàng hóa, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu, chất
lượng chủ yếu…) bằng tiếng Việt Nam hoặc làm nhãn phụ ghi những thông
tin bắt buộc bằng Tiếng Việt.
Theo Nghị định 89/2006/NĐ-Cp nhãn gốc không phù hợp với quy định
thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định trước khi đưa
ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
2.1.4 Biện pháp quản lý hành chính
Luật hải quan có hiệu lực từ năm 2002 đã tạo cơ sở cho việc thực hiện
hiện đại hóa hoạt động quản lý hải quan, từng bước chuyển dần từ phương
18
thức quản lý thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên ứng dụng
công nghệ thông tin.
Luật hải quan đã được sửa đổi, bổ sung (có hiệu lực từ năm 2006) nhằm
đáp ứng yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh
vực hải quan theo hướng đảm bảo minh bạch hơn về hồ sơ; về thủ tục hải
quan; về thông quan hàng hóa,;để vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập
khẩu, vừa tăng cường trách nhiệm của hải quan trong công tác phòng chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Ngày 20/6/2006, tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đã triển khai
thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Việc thực hiện thủ tục hải quan
điện tử đã đạt được một số kết quả và có tác động tích cực đến hoạt động của
cơ quan hải quan; cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
2.1.5 Biện pháp dán tem hàng nhập khẩu
Trong thời điểm hiện nay, việc dán tem đối với hàng nhập khẩu vẫn được
xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế nạn hàng nhái; hàng
giả và hàng không có nguồn gốc xuất xứ tiêu thụ trên thị trường.Tuy nhiên
thời gian qua, trong quá trình thực hiện, việc dán tem nhập khẩu cũng đã nảy
sinh bất cập, nhiều loại hàng hoá không còn phù hợp cho việc dán tem.
Ngày 14.8.2007, Bộ Tài chính quy định không thực hiện dán tem hàng
nhập khẩu đối với 16 mặt hàng nhập khẩu kể từ ngày 1.9.2007; bao gồm các
mặt hàng sau: xe đạp nguyên chiếc, quạt điện các loại, máy thu hình nguyên
chiếc (cũ và mới), tủ lạnh nguyên chiếc dùng trong gia đình, máy điều hòa
không khí (loại lắp vào cửa sổ hoặc lắp vào tường, gồm cũ và mới), động cơ
nổ (cũ và mới), sứ vệ sinh (bệ xí), sứ vệ sinh (chậu rửa), gạch ốp lát các loại
nguyên bao bì (bao gồm cả gạch ốp tường và lát nền), máy bơm nước các
loại; bếp ga các loại; nồi cơm điện các loại; động cơ nổ cùng với máy công
tác thành máy hoàn chỉnh đồng bộ.
19
2.2 Tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ở công ty
2.2.1 Loại hình kinh doanh nhập khẩu
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông đang sử dụng
hình thức kinh doanh nhập khẩu đa dạng hóa với bốn nhóm hàng chính
là thiết bị vệ sinh, điện dân dụng, giấy dán tường và sàn gỗ. Với loại
hình kinh doanh này lợi thế của công ty:
- Công ty nắm vững được thông tin về người tiêu dùng, các nhà cung
cấp sản phẩm trên thị trường; tình hình hàng hóa và dich vụ, đối thủ
cạnh tranh.
- Khả năng đào tạo được những cán bộ kinh doanh, nhân viên nhập
khẩu giỏi; có chuyên môn cao; trình độ hiểu biết về hàng hóa kinh
doanh chuyên sâu hơn.
- Vì việc kinh doanh ít chủng loại mặt hàng nên có thể giảm thiểu
được rủi ro trong kinh doanh, ứ đọng hàng hóa, quay vong vốn nhanh.
2.2.2 Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
Quá trình kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và
thương mại Viễn Đông được thực hiện đồng thời ở cả thị trường trong
nước và ngoài nước. Song song với việc tiến hành các nghiệp vụ thực
hiện hợp đồng nhập khẩu, công ty cũng thực hiện các hoạt động t ìm
kiếm đầu mối tiêu thụ, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến tay người
tiêu dùng tại thị trường trong nước.
20
Hình 2.1: Quy trình kinh doanh nhập khẩu
Nguồn Tác giả tự tổng hợp
2.2.3 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Sau khi hợp đồng nhập khẩu được ký kết, công ty sẽ tổ chức
thực hiện hợp đồng đó. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện
các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, công ty phải cố gắng tiết
kiệm chi phí lưu thông, nâng cao doanh lợi và hiệu quả toàn bộ hoạt
động giao dich.
Lập phương án
kinh doanh
Giao dịch, đàm
phán, ký kết hợp
đồng nhập khẩu
Tổ chức thực
hiện hợp đồng
nhập khẩu
Tổ chức đưa
hàng đến nơi
tiêu thụ
Nhận đơn đặt
hàng của khách
hàng
Tìm kiếm đầu
mối tiêu thụ hàng
nhập khẩu
Nghiên cứu thị
trường trong
nước và quốc tế
Nghiên cứu kết
quả tiêu thụ
hàng nhập khẩu
và báo cáo tồn
kho kỳ trước
21
Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, công ty tiến hành theo trình
tự sau:
+ Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu
+ Bước 2: Mở L/C
+ Bước 3: Thuê phương tiện vận tải
+ Bước 4: Mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu
+ Bước 5: Làm thủ tục hải quan
+ Bước 6: Nhận hàng nhập khẩu
+ Bước 7: Kiểm tra hàng nhập khẩu
+ Bước 8: Thanh toán tiền hàng nhập khẩu
2.2.4 Hình thức nhập khẩu
Hình thức nhập khẩu công ty sử dụng là nhập khẩu trực tiếp.
Mặc dù nhập khẩu theo hình thức này đòi hỏi công ty phải có một
lượng vốn lớn trong một thời gia tương đối dài nhưng công ty có thể
vay ngân hàng. Ở hoạt động này, công ty chủ động tính toán, trực tiếp
tìm nguồn hàng, ký kết hợp đồng nhập khẩu và coongty sẽ tự bỏ vốn
ra để nhập khẩu rồi phân phối cho các đai lý. Khi tiến hành nhập khẩu
theo hình thức này phòng kinh doanh sẽ phải nghiên cứu nhu cầu của
khách hàng trong nước để biết được họ cần nhập khẩu mặt hàng gì sau
đó tiến hành xem xét nguồn hàng và thị trường cung cấp. Sau khi lựa
chọn đúng chủng loại mặt hàng cần nhập và bạn hàng cung cấp, phòng
kinh doanh sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh và đệ trình lên
giám đốc để phe duyệt. Nếu phương án kinh doanh được chấp thuận
thì phòng kinh doanh sẽ bắt đầu tiến hành nhập khẩu. Đây là hình thức
mang lại hiệu quả cao vì lợi nhuân đạt được thường cao hơn phí ủy
thác, hơn nữa công ty còn nắm quyền chủ động về nguồn hàng và bạn
hàng kinh doanh. Tuy nhiên mức độ rủi ro của hình thức này cũng cao
22
hơn vì có nhiều khả năng hàng hóa nhập về không bán được hoặc phải
bán với giá thấp.
2.3 Phân tích tình hình kinh doanh và hiệu quả nhập khẩu của công
ty
2.3.1 Kim ngạch nhập khẩu qua các năm
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chính của công ty
TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông. Kim ngạch nhập khâu
không ngừng tăng qua các năm, có được thành công đó chính là nhờ
vào sự mở rộng ngành hàng kinh doanh, quan hệ kinh doanh đối với
các đối tác nước ngoài.
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2006-2009
Năm
Kim ngạch nhập
khẩu thực tế
(USD)
Mức tăng giảm so với năm trước
Giá trị (USD)
Tỷ lệ (%)
2006 3.381.472 _ _
2007 3.955.906 574434 16,98
2008 2.439.222 -1516684 -38,34
2009 2.803.234 364012 14,9
Nguồn: Báo cáo kế toán của công ty qua các năm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH
sản xuất và thương mại Viễn Đông có xu hướng tăng qua các năm
2006 – 2007.
+ Năm 2006 , tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3381472 tỷ USD
+ Năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3955906 tỷ USD tăng
23
16,98% so với năm 2006, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong năm
năm qua
+ Năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2439222 tỷ USD giảm
So với năm 2007 38,34%, đây là năm mà nền kinh tế giới vào cuộc
khủng hoảng nên cũng tác động đến việc kinh doanh của công ty.
+ Năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2803234 tỷ USD tăng
14,9% so với năm 2008.
Hình 2.2: Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2006-2009
Đơn vị: USD
Nguồn: Báo cáo kế toán của công ty qua các năm
Nhìn chung tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty có xu hướng
tăng qua các năm ngoại trừ năm 2008 do tác động của suy thoái kinh
tế có sự tăng trưởng như vậy là do công ty đã có sự mở rộng các mặt
hàng, mở rộng quan hệ với nhiều đối tác khác.
24
2.3.2 Thị trường nước nhập khẩu
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông trên con
đường phát triển của mình luôn coi việc mở rộng mối quan hệ với các
bạn hàng và tìm kiếm các bạn hàng mới là nhiệm vụ quan trọng. Hiện
nay, công ty nhập khẩu chủ yếu ở các thị trường là Hàn Quốc, Italia,
Trung Quốc và Đức.
Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị thị trường năm
2009 Đơn vị: USD
Thị trường
Năm 2009
Giá trị (USD) Tỷ trọng (%)
Hàn Quốc 357265 12,74
Trung Quốc 529300 18,88
Italia 872317 31,12
Đức 1044352 37,26
Tổng 2803234 100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo
từng thị trường của công ty: nguồn hàng chính của công ty được nhập
từ Đức với tỷ trọng nhập khẩu là 37,26% , sau đó đến Italia với tỷ
trọng là 31,12%, đứng thứ 3 là Trung Quốc với tỷ trọng là 18,88%,
cuối cùng là Hàn Quốc với tỷ trọng 18,88%.
25
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu kim ngạch NK theo từng thị thị trường năm
2009
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
2.3.3 Tình hình thực hiện kế hoạch
Cán bộ lãnh đạo của công ty hàng năm luôn lập ra kế hoạch tiêu
thụ để các nhân viên kinh doanh thực hiện hoạt động tiêu thụ, cũng
dựa vào đó để xác định mức tiền lương và thưởng cho nhân viên. Việc
lập kế hoạch này đơn thuần chỉ dựa vào mức tiêu thụ của năm trước.
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu qua các
năm 2007- 2009 Đơn vị: USD
Năm Kế hoạch
(USD)
Thực hiện
(USD)
% Thực hiện
kế hoạch
2007 3390000 3955906 116,7%
2008 3600000 2439222 67,8%
2009 3100000 2803234 90.4%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
26
Nhìn vào biểu đồ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập
khẩu qua các năm 2007- 2009, ta thấy: năm 2007 vượt kế hoạch
16,7%, năm 2008 chịu tác động của suy thoái công ty chỉ hoàn thanh
67,8% kế hoạch để ra, năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi
công ty cũng đã cố gắng và hoàn thành 90,4% kế hoạch.
Hình 2.4: Biểu đồ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu
qua các năm 2007- 2009 Đơn vị: USD
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu
2.4.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh
kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề duy trì
và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.
Công thức: P = R – C
27
Trong đó: P: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
R: doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
C: tổng chi phí kinhdoanh nhập khẩu
Tổng CPKDNK = Tổng CPNK hàng hóa+ CP lưu thông hàng
hóa+Thuế
Bảng 2.4: Bảng kết quả KDNK hàng hóa của công ty các năm 2006-
2009
Đơn vị : 1000 đồng
Năm Doanh thu thuần Tổng chi phí LN sau thuế
2006 84536800 79126444,8 3679041,536
2007 98502059,4 92568200,4 4035024,12
2008 60004861,2 57077794,8 2195299,8
2009 70921820,2 65595675,6 3994608,45
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy: lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua
các năm 2006-2007: năm 2007 tăng 355982584 VNĐ so với năm
2006. Đến năm 2008 thì do nên kinh tế thế giới bị suy giảm doanh thu
của công ty giảm 1839724320 VNĐ so với năm 2007, năm 2009 tăng
1799308650 VNĐ so với năm 2009.
28
Hình 2.5: Biểu đồ kết quả KDNK hàng hóa của công ty các năm 2006-
2009
Đơn vị : 1000đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Có sự gia tăng lợi nhuận hàng năm như trên là do có sự gia tăng
về doanh thu. Tuy nhiên, mức tăng lợi nhuận của công ty có tốc độ cao
hơn so với mức độ tăng doanh thu.
2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: chỉ tiêu này cho biết một đồng
chi phí đưa vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu th ì thu được bao
nhiêu lợi nhuận.
Công thức: Dc = P/C
Trong đó: Dc: tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
P: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
C: tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập
29
Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí các năm 2006 -2009
Đơn vị : 1000 đồng
Năm Tổng chi phí LN sau thuế TSLN/CP
2006 79126444,8 3679041,536 0,046
2007 92568200,4 4035024,12 0,044
2008 57077794,8 2195299,8 0,038
2009 65595675,6 3994608,45 0,056
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Nhìn vào bảng ta thấy Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí năm 2006
là 4,6%, năm 2007 là 4,4%, năm 2008 là 3,8%,năm 2009 là 5,6%.
Nghĩa là 1đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 0,056 đồng lợi nhuận
sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: chỉ tiêu này cho biết lượng lợi
nhuận thu được từ một đồng doanh thu trong kỳ.
Công thức: Dr = P/R
Trong đó: Dr: tỷ suất lợi nhuận theo
P: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
R: tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
30
Bảng 2.6: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu các năm 2006 -2009
Đơn vị : 1000 đồng
Năm Doanh thu thuần LN sau thuế TSLN/DT
2006 84536800 3679041,536 0,043
2007 98502059,4 4035024,12 0,041
2008 60004861,2 2195299,8 0,036
2009 70921820,2 3994608,45 0,056
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Từ bảng trên ta thấy, Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu các năm
2006 -2009 cụ thể như sau :năm 2006 là 4.3%, 2007 là 4,1%, 2008 là
3,6%, 2009 là 5,6%. Nghĩa là cứ 1đồng doanh thu công ty thu về thì
có 0,056 đồng lợi nhuận.
2.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay vốn lưu động QVLĐ =
VLĐBQ sử dụng trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được bao
nhiêu vòng trong kỳ. Nếu vòng quay càng nhiều thì càng chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.
31
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Năm
Doanh thu
thuần (VNĐ)
VLĐBQ(VNĐ)
Vòng quay
vốn
(vòng/năm)
Thời
gian
quay
vòng
(ngày)
2006 110536800000 27910440200 3,96
90,9
2007 115002059400 28256349000 4,07
88,5
2008 98004861200 26456785860 3,7
97,3
2009 12415009130 29489332840 4,21
85,6
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
+ Năm 2007, doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp tăng 4,03% so
với năm 2006,trong khi đó, vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp
tăng 1,24%
+ Năm 2008, doanh thu thuần chỉ bằng 85% năm 2007, vốn lưu động
bình quân của doanh nghiệp bằng 93,6% năm 2007
+ Năm 2009, doanh thu thuần tăng 12,6% so với năm 2008, vốn lưu
động bình quân tăng 11,46% so với năm 2008
Vòng quay vốn năm 2007 cao hơn năm 2006 nên thời gian quay
vòng vốn giảm được 3,3 ngày, năm 2008 thời gian quay vòng vốn
cũng tăng chỉ còn 97,3 ngày, năm 2009 còn 85,6 ngày.
Từ đó ta rút ra được là tốc độ quay vòng vốn của công ty không
cao, chủ yếu là do không sủ dụng tốt các nguồn vốn kinh doanh.
32
2.5 Nhận xét về hiệu quả nhập khẩu của công ty
2.5.1 Ưu điểm
Qua phân tích tình hình hoạt động của công ty TNHH sản xuất
và thương mại Viễn Đông, ta thấy trong thời gian gần đây công ty đã
có những bước phát triển mạnh mẽ:
- Đã có những định hướng chiến lược và kế hoạch đúng đắn dẫn
đến quy mô hoạt động kinh doanh ngày cành được mở rộng và phát
triển. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng qua mỗi năm làm cho kinh
doanh đạt hiệu quả.
- Công ty đã có những thích nghi với môi trường kinh doanh mà
còm đững vững trên thị trường và ngày càng phát triển bằng những nố
lực như : đẩy mạnh thị trường tiêu thụ hàng hóa, chú trọng tìm kiếm
các nguồn hàng mới, mẫu mã mới, chủng loại mới.
- Tổ chức lao động để sử dụng lao động có kế hoạch và hợp lý.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết nhất trí, nhiệt
tình và tận tâm với công việc.
- Nhận thức được uy tín và chất lượng là tiêu chú quan trọng đặt
lên hàng đầu. Tuy mới thành lập nhưng công ty đã thiết lập được mối
quan hệ đối với khách hàng và ngày càng tạo được uy tín đối với
khách hàng.
2.5.2 Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nêu trên công ty còn có những mặt hạn
chế nhất định trong hoạt động kinh doanh của m ình:
- Về mặt thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là thị trường trong
ngành và thành phố, chưa được mở rộng. Chính sách tập trung vào mộ
thị trường có hạn chế như gặp rủi ro, hoạt động quá lệ thuộc vào thị
trường.
33
- Công ty không có được thị trường ổn định, kế hoạch sản xuất
của công ty phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng hợp đồng ký kết được
nên dẫn đến công ty không thể chủ động trong sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động kinh doah của công ty chưa đi sâu đến công tác
nghiên cứu thị trường như tìm kiếm khách hàng hay lôi kéo họ về với
mình, hoạt động quảng cáo còn thấp.
- Công tác tiếp thị còn kém nên doanh thu qua các năm mặc dù
có tăng nhưng tăng ở mức không cao.
2.5.3 Nguyên nhân
2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan
- Giá cả hàng hóa nhập khẩu không ổn định gây khó khăn cho
doanh nghiệp tiến hành lập dự án kinh doanh.
- Lãi suất trong nước không ổn định gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong việc hạch toán giá hàng bán. Doanh nghiệp nên tăng giá
hay giữ nguyên giá để có thể cạnh tranh là vấn đề lớn đối với công ty.
- Thị trường trong nước dần trở nên bão hòa dẫn đến lượng tiêu
thị chậm ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn và thanh toán với ngân
hàng.
- Các mặt hàng kinh doanh của công ty đã có sự canh tranh gay
gắt với các công ty trong nước, giá thành của các mặt hàng này thường
rẻ hơn, phù hợp với túi tiền của người dân. Bên cạnh đó công ty cũng
phải cạnh tranh với các công ty nhập khẩu cùng lĩnh vực với mình.
- Thủ tục hải quan rườm rà, phải qua nhiều khâu trung gian.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện
hợp đồng dẫn tới ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với khách
hàng.
34
- Chính sách của Nhà nước: các doanh nghiệp đều gặp phải khó
khăn do chính sách của Nhà nước không thống nhất, thường xuyên
thay đổi khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh
hưởng không nhỏ. Dù đã có nhiều thay đổi nhưng thủ tục hành chính
còn rườm rà khiến nhiều khách hàng không muốn làm ăn với công ty.
2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Công tác tiếp thị còn yếu do công ty chưa thực sự chú trọng
đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp thị.
- Chưa thành lập phòng Marketing mà mọi nhiệm vụ của phòng
này chưa rõ ràng đều tập trung vào phòng Kinh doanh, điều đó gây sự
chồng chéo trong khi giải quyết công việc do vậy công tác này chưa
thực sự đạt hiệu quả.
- Công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của công ty tới
khách hàng đã được đề cập đến nhưng chưa thật sự được chú trọng.
- Hệ thống kênh phân phối quá mỏng.
- Công tác nghiên cứu thị trường không được tổ chức một cách
khoa học và hệ thống nên chưa đạt được kết quả.
- Mặc dù đội ngũ cán bộ có trình độ, thành thạo nghiệp vụ nhưng
cong thiếu kinh nghiệm, không nắm rõ luật pháp của bên đối tác. Đây
không chỉ là tình trạng riêng của công ty mà còn là đối với các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay.
- Về hình thức nhập khẩu doanh nghiệp chủ yếu áp dụng phương
thức nhập khẩu trực tiếp, chưa đa dạng hóa phương thức nhập khẩu.
Hình thức nhập khẩu này tuy doanh thu tăng nhưng chi phí lớn, mức
độ rủi ro cao làm tăng chi phí nhập khẩu.
35
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Viễn Đông
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh và mục tiêu phát triển thị
trường của Công ty
3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời
gian tới
Trong xu thế chung nhà nước luôn khuyên khích xuất khẩu, sản
xuất thay thế hàng nhập khẩu. Kinh doanh nhập khẩu la một lĩnh vực
tuy hấp dẫn nhưng rất phức tạp bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
chủ quan cũng như khách quan của thị trường trong nước, ngoài nước,
những trở ngại về địa lý; đối tác, các chính sách khắt khe của nhà
nước,... Khi xây dựng phương hướng của công ty, giám đốc công ty đã
nhìn thấy được những thuận lợi đồng thời khắc phục khó khăn, thách
thức mới trong hoạt động san xuất kinh doanh của mình.
+ Hoạt động nhập khẩu trong tương lai sẽ trơ lên thuận lợi hơn
do Việt Nam đã gia nhập WTO, xu thế hợp tác mở rộng thị trường
khối ASEAN, mở rộng Việt Nam – EC, khoi phục thị trường Việt Nam
ở các nước phát triển. Điều này tạo thêm thế và lực vho cho doanh
nghiệp, tăng thế lực cạnh tranh trên thị trường.
+ Bên cạnh đó là xu hướng giảm thuế nhập khẩu se khuyến
khích và thúc đẩy khối lượng nhập khẩu nhiều hơn.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên công ty Viễn Đông đã đề ra
những phương hướng cụ thể cho hoạt động nhập khẩu của m ình trong
thời gian tới:
+ Đưa ra mục tiêu kinh doanh nhập khẩu.
36
+ Đẩy mạnh kinh doanh thị trường trong nước, bằng mọi biện
pháp xúc tiến bán hàng, mở rộng hình thức kinh doanh, mở rộng thị
trường nhằm tăng doanh số bán, tăng vòng quay vốn.
+ Sử dụng các biện pháp chăm sóc khách hàng, tiếp thị quảng
cáo về công ty hay từng sản phẩm cụ thể nhằm nâng cao uy tín cũng
như sản phẩm của công ty.
+ Củng cố nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý điều hành kinh
doanh sao cho phù hợp và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường năng
động hiện nay.
+ Tích cực tạo nguồn hàng có chất lượng cao, giá cạnh tranh.
+ Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác nhập khẩu.
+ Hoàn thiện và nâng cao năng lực công tác quản lý.
3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
3.1.2.1 Mục tiêu chung
Trong những năm vừa qua doanh nghiệp đã đạt được một số
thành công nhất định bên cạnh đó doanh nghiệp vẫn không ngừng
hoàn thiện và phát triển. Là doanh nghiệp thương mại, với chức năng
chủ yếu là kinh doanh nên mục tiêu lớn nhất của công ty là không
ngừng tăng lợi nhuận từ kinh doanh.
Để đạt được mục tiêu đó thì công ty đòi hỏi phải có những bước
đi đứng đắn trên con đường kinh doanh của mình. Là một doanh
nghiệp còn trẻ nên mục tiêu trước mắt của cả doanh nghiệp là phải
củng cố và giữ vững thị phần trên thị trường quen thuộc, tiến hành mở
rộng thị trường, nhằm đảm bảo khả năng tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời
tìm kiếm những bạn hàng mới nhằm tạo cho mình khả năng chủ động
kinh doanh cũng như sự linh hoạt để theo kịp với sự biến động của nền
kinh tế thị trường.
37
Doanh nghiệp đã có những kế hoạch thúc đẩy đổi mới cơ cấu
kinh doanh, đổi mới phương pháp kinh doanh của m ình nhằm thỏa
mãn tối đa nhu cầu của khách hàng; gây được chữ tín với người
tiêu dùng và có thể mở rộng quy mô kinh doanh đến một số thị
trường mới mà doanh nghiệp có thể coi là triển vọng và đảm bảo
được hiệu quả kinh doanh; thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lập
cho mình những kế hoạch tài chính chính xác hơn để giảm chi phí
kinh doanh xuống mức thấp nhất; tăng cường việc xúc tiến bán
hàng, mở rộng quy mô kinh doanh cả về thị trường cũng như mặt
hàng.
Song song với đó việc phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ
cho cán bộ công nhân viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của
công ty. Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ công
nhân viên đi học tập để nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ
chuyên môn.
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Năm 2010 và những năm tiếp theo công ty tiếp tục đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình. Quyết tâm phấn đấu thực
hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đề ra cụ thể mục tiêu năm
2010 của công ty đề ra là:
+ Doanh thu tăng trưởng 12% so với năm 2009
+ Lợi nhuận tăng 10% so với năm 2009
+ Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động
+ Thu nhập bình quân trên 1 người 3.500.000đ/tháng.
38
3.1.3 Dự báo tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty
Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty các năm 2006-2009
Năm
Kim ngạch nhập khẩu
thực tế (USD)
2006 3.381.472
2007 3.955.906
2008 2.439.222
2009 2.803.234
Nguồn báo cáo kế toán của công ty
Đặt kim ngạch nhập khẩu là NK
Bằng phần mềm Mfit4 hồi quy NK theo T bằng phương pháp bình
phương nhỏ nhất được kết quả như phụ lục ở trang 49
Hàm hồi quy tổng thể PRF và hàm hồi quy mẫu SRF là:
PRF: SDA = a + b* T SRF: SDA = 3957808 + 325139.8* T
b = 325139.8
Cho biết cứ sau một năm thì lượng nhập khẩu của công ty tăng thêm là
325139.8 USD.
R- squared = 0, 39790 cho thấy độ tin cậy của mô hình này là là 39,79%.
Dựa vào mô hình hồi quy có bảng dự báo kim ngạch nhập khẩu của công
ty các năm tới như sau:
39
Bảng 3.2: Dự báo kim ngạch nhập khẩu của công ty từ năm 2010 – 2015
Năm Kim ngạch nhập khẩu
(USD)
2010 3.128.373,8
2011 3.453.513,6
2012 3.778.653,4
2013 4.103.793,2
2014 4.428.933
2015 4.754.072,8
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào mô hình hồi quy trên
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty
TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông
3.2.1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu
3.2.1.1 Chính sách giá cả:
Hiện nay trên thị trường cạnh tranh nhau về chất lượng sản phẩm,
điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng đang diễn ra một cách quyết
liệt và gay gắt. Nhưng giá cả cùng là một phần quyết định sự thành
công hay không thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
vậy cạnh tranh về giá cả cũng diễn ra không kém phần khốc liệt, thậm
chí còn gay gắt hơn mấy yếu tố kia. Việc xây dựng một chính sách giá
hợp lý sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh,
tiêu thụ sản phẩm. Hay nói cách khác là khi doanh nghiệp đưa ra một
chính sách giá hợp lý sẽ làm thay đổi doanh thu và lợi nhuận.
3.2.1.2 Chính sách sản phẩm:
40
Hiện nay những biện pháp mà công ty có thể sử dụng để thu thập
thông tin, nhu cầu khách hàng đối với các sản phẩm của công ty kinh
doanh là: qua mạng lưới đại lý và qua các cuộc điều tra.
Để đạt được sự hiểu biết tốt hơn về nhu cầu của khách hàng và các
yêu cầu liên quan đến sản phẩm, phòng kinh doanh có trách nhiệm và
xem xét nhu cầu của khách hàng:
Các nhu cầu của khách về chủng loại sản phẩm, cách thức giao
hàng, giá cả hàng hóa, khuyến mại,...
Nhu cầu ký kết hợp đồng đại lý, các đơn đặt hàng.
Yêu cầu khác
Tùy theo tưng trường hợp cụ thể, phòng kinh doanh có trách nhiệm
phối hợp với các phòng khác xem xét nhu cầu có liên quan đến sản
phẩm trước khi cung cấp cho khách hàng. Việc xem xét này phải dựa
trên các yêu cầu về kỹ thuật sản phẩm, khả năng cung ứng sản phẩm
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải
tiếp tục kinh doanh những mặt hàng mang tính truyền thống, có uy tín
với người tiêu dùng.
Cần nhanh chóng hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường để đưa
ra sản phẩm mới vào kinh doanh. Sản phẩm mới đưa vào kinh doanh
phải có mẫu mã đẹp, chất lượng cao để có thể cạnh tranh trên thị
trường.
3.2.1.3 Thành lập phòng Marketing
Kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động marketing càng giữ
vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh
doanh của Công ty trên thị trường. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt
động marketing và nghiên cứu thị trường là mục tiêu mà các Công ty
cần hướng tới. Hiệu quả của công tác này được nâng cao có nghĩa là
41
Công ty càng mở rộng được nhiều thị trường, sản phẩm tiêu tị nhiều
góp phần năng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do tầm quan
trọng của việc nghiên cứu thị trường nên trong giai đoạn hiện nay
cũng như những năm sau Công ty phải xây dựng cho m ình một chiến
lược cụ thể về việc nghiên cứu thị trường.
Hiện nay, Công ty chưa có một phòng ban riêng biệt nào đứng ra
đảm trách về công tác marketing. Chính vì vậy Công ty nên thành lập
một phòng ban cụ thể để thuận lợi cho việc ra các kế hoạch chiến lược
và các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác kịp thời.
Trong đó nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận là:
Trưởng phòng marketing có nhiệm vụ nắm bắt chiến lược sản
xuất kinh doanh ở toàn Công ty, mục tiêu cần đạt được để từ đó
nghiên cứu và đề ra các chiến lược marketing sao cho phù hợp. Đồng
thời trưởng phòng marketing phải luôn chỉ đạo phối hợp hoạt động của
các bộ phận chức năng và tác nghiệp để ra quyết định cuối cùng các
biện pháp marketing mà công ty cần sử dụng.
Bộ phận nghiên cứu thị trường chuyên thu thập thông tin về
thị trường, về đối thủ cạnh tranh về khả năng kinh doanh của Công ty
từ các nguồn thông tin bên trong và ngoài nội bộ. Bên cạnh đó còn
thực hiện thu thập thông tin sơ cấp bằng các cuộc điều tra, phỏng vấn
người tiêu dùng. Từ đó xử lý, chọn lọc, phân tích, và tổng hợp báo cáo
lên giám đốc. Bộ phận này còn thực hiện những công việc thu thập
thông tin sơ cấp bằng các cuộc điều tra, phỏng vấn người tiêu dùng.
Bộ phận lập chương trình marketing tiếp nhận báo cáo, kết quả
phân tích từ bộ phận nghiên cứu thị trường. Sau đó dự đoán, lập ra
các kế hoạch dạ hạn và ngắn hạn cho hoạt động marketing. Bộ phận
này còn có nhiệm vụ dự báo thời cơ và mức độ biến động thị trường,
42
hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong tương lai và đề ra hướng
giải quyết.
Chuyên viên về sản phẩm mới phải có kiến thức vững vàng về
sản phẩm mới, phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến sản phẩm như
kiểu dáng, chất lượng, giá cả,.. Kết hợp với phòng nghiên cứu để cùng
bàn bạc, nhập thử một lô hàng để dự báo mức lỗ lãi, doanh thu và khả
năng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước,đo lường độ thỏa
mãn của sản phẩm mới khi tung ra thị trường.
Hình 3.1: Phòng Marketing trong tương lai
Nguồn do tác giả tự tổng hợp
Chuyên viên quảng cáo và kích thích tiêu thụ thực hiện các biện
pháp khuyêch trương, quảng cáo, tuyên truyền, điều hành công tác tiếp
thị, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia các hội trợ triển lãm
Chuyên viên tiêu thụ phải có đầy đủ kiến thức về quản lý và
chính phân phối. Tìm kiếm trung gian và tạo mối quan hệ, bên cạnh đó
cũng phải đề xuất các chính sách hỗ trợ và tiêu thụ, thực hiện quản lý
khu vực thị trường.
3.2.1.4 Công tác nghiên cứu thị trường:
Trưởng phòng
Nghiên
cứu thị
trường
Chương
trình
nhiệm
vụ
Chuyên
viên
quảng
cáo
Chuyên
viên sản
phẩm
mới
43
Sau khi thành lập Phòng Marketing, công ty phải xây dưng một hệ
thống nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh.
- Xác định nguồn thông tin mục tiêu xây dựng hệ thống thu thập và
xử lý thông tin về thị trường như các mặt sau:
+ Môi trường pháp luật các nước, chính sách ưu đãi của các nước,
tâm lý và tập quán tiêu dùng ở các vùng khác nhau.
+ Thông tin về các hãng kinh doanh trong nước cũng như trên thế
giới, các mối quan tâm và chiến lược kinh doan trong những năm tới
và các vấn đề khác như tỷ giá, hoạt động của các ngân hàng,...
+ Có đội ngũ cán bộ giỏi làm công tác nghiên cứu, phân tích thị
trường.
- Tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, qua đây tiếp xúc với
các khách hàng tiềm năng và nhu cầu khách hàng, đồng thời cũng là
cơ hội để khách hàng hiểu biết hơn nữa về sản phẩm của công ty, từ
đó gợi mở nhu cầu, biến nhu cầu thành sức mua thực tế.
- Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, phải thể hiện được
thông qua các chỉ tiêu phát triển của công ty, để hoàn thiện công tác
nghiên cứu thị trường công ty phải đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để đánh
giá hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường.
3.1.2.5 Thiết lập các cửa hàng chuyên bán hàng hóa của công ty.
Công ty nên mở cho mình một cửa hàng để có thể tiếp cận nhanh
chóng với người tiêt dùng. Công ty sẽ nắm bắt được những nhu cầu
thiết yếu của người tiêu dùng, là cơ hội để công ty phát triển thêm
hàng hóa của mình, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu.
Thông qua cửa hàng của công ty vừa bán buôn vừa có thể bán lẻ được
hàng hóa, bán lẻ tuy số lượng mỗi lần ít nhưng bán lẻ cho nhiều người
thì doanh thu không phải nhỏ. Như vậy mở cửa hàng trực tiếp cũng là
44
một biện pháp thích hợp để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa của
công ty.
3.2.1.6 Tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và giữ vững thị
trường hiện có, phát triển thị trường mới
Kể từ khi thành lập đến nay công ty hầu như chưa sử dụng một
biện pháp quảng cáo nào cho sản phẩm của mình, bởi vì chi phí cho
hoạt động quảng cáo là khá cao mà tiềm lực công ty còn hạn hẹp.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, Công ty phải đương đầu với
khá nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì thế để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa
công ty nên áp dụng một số biện pháp quảng cáo dù là rất đơn giản để
có thể giợi thiệu rộng rãi sản phẩm ra thị trường.
Biện pháp mà công ty nên sử dụng là chào hàng bởi chào hàng là
một biện pháp thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm của công ty. Ta có
thể chào hàng cho các nhà bán buôn ở các tỉnh thành phố. Ngoài biện
pháp chào hàng công ty cũng có thể dùng các biện pháp đơn giản nhu
dùng catolog, khuyến mại. Đây là cơ hội để công ty có thể tìm kiếm
thêm bạn hàng và thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của mình.
Nhờ có quảng cáo công ty sẽ tăng thêm niềm tin của khách hàng
biết đến công ty và việc mở rộng thị trường là đương nhiên.
3.2.2 Nhóm giải pháp giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí
trong qua trình kinh doanh của công ty. Nó bao gồm từ chi phí nghiên
cứu thị trường tạo nguồn mua hàng, dự trữ, bán hàng, quảng cáo và
xúc tiến bán hàng, chi phí dịch vụ và bảo hành hàng hóa. Chi phí kinh
doanh của công ty là cở sở cho việc định giá hàng, phân phối bán sản
phẩm,... và cả một tỷ lệ lãi hợp lý cho những nỗ lực và rủi ro của công
ty thì phải xem xét cẩn thận các chi phí của mình. Nếu chi phí của
45
công ty cao hơn chi phí của những đối thủ cạnh tranh thì khi tiếp thị
và bán một mặt hàng tương đương, công ty sẽ phải đưa ra một mức giá
cao hơn đối thủ cạnh tranh hoặc thu lãi ít hơn và phải ở vào thế bất lợi
về cạnh tranh.
3.2.2.1 Giải pháp giảm chi phí vận chuyển
Hiện nay chi phí lưu thông hàng hóa là bộ phận chi phí quan
trọng của công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông. Vì là một
doanh nghiệp thương mại cho nên chi phí lưu thông chiếm tỷ lệ cao
trong tổng chi phí của công ty. Tiết kiệm hợp lý chi phí lưu thông
hàng hóa là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận cho công ty và tạo
điều kiện thuận lợi cho công ty có thể hạ thấp giá bán nhưng vẫn đảm
bảo mức lãi thỏa đáng, và từ đó công ty có thể đứng vững trong cạnh
tranh.
+ Chọn địa bàn hoạt động, xây dựng hệ thống kho tàng, cửa hàng cửa
hiệu hợp lý nhằm đảm bảo chi phí vận chuyển, dự trữ và bảo quản
hàng hóa thấp, đồng thời thuận tiện cho việc mua bán, đi lại của khách
hàng. Rút ngắn quãng đường vận tải hàng hóa, kết hợp chặt chẽ mua
và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ, phân bố hợp lý
mạng lưới kinh doanh tạo cho hàng hóa có đường vận chuyển hợp lý
và ngắn nhất.
+ Tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hóa ở hai đầu tuyến vận chuyển.
+ Cải tiến phương thức kinh doanh phục vụ, vận dụng tốt chế độ
khoán thầu vừa giải quyết thỏa đáng các mặt lợi ích giữa nhân viên và
công ty, vừa chú ý mức hạ thấp chi phí lưu thông hàng hóa.
3.2.2.2 Giảm chi phí tiêu thị hàng nhập khẩu
+ Thực hiện các biện pháp tăng doanh thu bán hàng, đẩy nhanh tốc độ
lưu thông hàng hóa.
46
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên để mỗi cấn bộ công ty là một kênh
phân phối và là một kênh marketing có hiệu quả.
3.2.2.3 Giảm chí phí nhập khẩu hàng hóa
+ Các khâu trong hoạt động nhập khẩu phải được thực hiện tốt, tìm
kiếm những đầu mối cung ứng hàng hóa tin cậy để làm giảm độ rui ro
trong kinh doanh.
+ Khâu kiểm tra hàng hóa phải được thực hiện một cách nghiêm túc,
nhằm giảm số lượng hàng hóa hỏng do vận chuyển, hàng kém chất
lượng. Các quy định chất lượng hàng hóa phải được xem xét kỹ trước
khi đi đến ký kết hợp đồng nhập khẩu và tiến hành mở L/C thanh toán.
+ Cần phải nắm vững lịch trình hàng hóa đến cảng, bố trí người ra đón
hàng kịp thời, đúng thời gian quy định để làm giảm chi phí lưu kho
bãi.
+ Trước khi tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa cần phải nghiên
cứu kỹ lịch trình di chuyển của hàng hóa để nắm bắt được những rủi
ro có thể gặp phải từ đó đưa đưa ra mức bảo hiểm phù hợp tránh lãng
phí do mua mức bảo hiểm quá cao hoặc quá thấp.
+ Hoàn thiện khâu thông quan: Việc khai báo hải quan phải được diễn
ra một cách nhanh chóng và chính xác, người khai cần phải trung thực
và có trình độ chuyên môn tốt. Nhân viên công ty nên có mối quan hệ
tốt với các cơ quan cũng như cán bộ hải quan nhằm tránh bị nhiễu
sách bởi thủ tục khai báo nhập khẩu, quá trình kiểm hóa nhiều lần làm
tăng chi phí bốc dỡ hàng, thời gian lưu bãi.
3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước
3.3.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu
- Thủ tục hải quan
47
Đề nghị tổng cục hải quan có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn,
thống nhất cho từng mặt hàng, tạo điều kiện cho công ty Viễn Đông
nói riêng và các doanh nghiệp nói chung thuận lợi trong quá trình kinh
doanh và hậu kiểm của cơ quan thuế.
Các chi cục hải qua nên linh động tạo điều kiện giúp đỡ công ty
hoàn chỉnh thủ tục để nhận hàng trong thời gian nhanh nhất.
Thanh tra hải quan nên liên tục kiểm tra và đôn đốc các cán bộ
hải quan tránh tiêu cực gây lãng phí vật chất cũng như thời gian cho
các doanh nghiệp.
- Thuế
Đề nghị tổng cục thuế chỉ đạo cho các chi cục thuế địa phương,
giúp các đơn vị được hoàn thuế nhanh. Cho phép các doanh nghiệp
kinh doanh có hiệu quả hơn đồng thời tổng cục thuế nên có văn bản áp
mã thuế nhập khẩu thống nhất, chi tiết cho từng mặt hàng cho các
công ty trong quá trình hoàn thiện quy trình nhập khẩu.
- Các văn bản pháp luật
Để thực hiệ về những kiến nghị trên, các nhà làm luật cần cân
nhắc kỹ lưỡng để chuyển đổi pháp luật Việt Nam phù hợp với thông lệ
quốc tế một cách dần dần, xây dựng hành lang pháp lý thống nhất. Các
văn bản pháp quy trước khi ban hành cần tham khảo ý kiến của các bộ
ngành cũng như các chuyên gia có đủ năng lực, các đơn vị mà phạm vi
hoạt động của họ chịu sự điều chỉnh của những văn bản này. Tránh
vướng mắc khi có sự mâu thuẫn giữa các văn bản của các cơ quan có
thẩm quyền tương đương do hiện nay thẩm quyền của các bộ ngành có
chồng chéo lẫn nhau cho các đơn vị thực thi dự án.
3.3.2 Tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn
cho hoạt động nhập khẩu
48
Khi tham gia vào hoạt động nhập xuất nhập khẩu th ì bất kỳ
doanh nghiệp nào cũng phải mua bán ngoại tệ. Và chính sách hối đoái
của Nhà nước có quan hệ trực tiếp đến việc tăng hay giảm lượng nhập
khẩu của công ty. Công ty khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu nếu
bán ngoại tệ cho ngân hàng thì tỷ giá thường thấp hơn giá thị trường
sẽ gây thiệt hại cho các công ty. Còn nếu công ty mua ngoại tệ thì lại
phải mua ở mức giá cao hơn mức giá thị trường. Do đó nhiều doanh
nghiệp đã bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu mà
không qua ngân hàng trung gian làm cho việc quản lý ngoại tệ của
Nhà nước gặp khó khăn. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần có
sự quản lý ngoại tệ phù hợp với một mức tỷ giá ngoại hối tương đối
sát với thị trường và khoảng cách chênh lệch giữa giá mua và giá bán
là tối thiểu nhất. Đồng thời Nhà nước cần dành một số ngoại tệ cho
ngân hàng Ngoại thương vay để làm vốn kinh doanh và điểu chỉnh tỷ
giá thị trường ổn định. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới thường
xuyên thanh toán qua ngân hàng và hạn chế được tình trạng mua bán
ngoại tệ với nhau.
3.3.3 Nhà nước cần có chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp nhập
khẩu
Lãi suất cho vay của ngân hàng có vai trò to lớn trong việc phát
triển kinh tế đất nước. Với một mức lãi suất hợp lý sẽ kích thích các
doanh nghiệp vay vốn đầu tư và phát triển kinh doanh làm cho nền
kinh tế ngày cành phát triển. Ngoài ra nhà nước cần có chính sách vay
vốn thông thoáng tránh rườm rà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
vay vốn một cách thông thoáng nhất, giúp họ nắm bắt được cơ hội
kinh doanh.
49
3.3.4 Tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh
nghiệp
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều
khó khăn trong vấn đề tìm kiếm và lựa chọn thông tin về thị trường,
về bạn hàng. Mà đối với các donh nghiệp kinh doanh quốc tế thì việc
này lại càng quan trọng hơn. Một trong những nguồn thông tin được
các doanh nghiệp đặc biệt chú ý bởi nó có độ tin cậy cao đó chính là
nguồn thông tin từ lãnh sự sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Tuy
nhiên nguồn thông tin này không phải ai cũng xin được và thường mất
thời gian . Ngoài ra còn có một số thông tin khác như thông tin trên
mạng Internet. Tuy nguồn này cũng có độ tin cậy cao nhưng chi phí
cho nó không phải là nhỏ và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể
chấp nhận được. Các nguồn thông tin thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng như đài, tivi, sách báo,.. thì thường không cập nhật và
nó sữ bị chậm so với tình hình đang diễn ra dẫn đến việc dự đoán khó
chính xác. Bởi vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về
thông tin thị trường thông qua các tổ chức lãnh sự quán, các tổ chức
xúc tiến thương mại từ nước ngoài hoặc bằng cách giảm cước thuê bao
dịch vụ Internet,...
50
KẾT LUẬN
Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn hòa mình vào tiến
trinh hội nhập kinh tế quốc tế sẽ không thể tách khỏi hoạt động xuất
nhập khẩu. Vai trò của hoạt động nhập khẩu là rất quan trọng với nền
kinh tế quốc dân vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng cho người dân, làm
đa dạng hóa mặt hàng, tạo động lực để các doanh nghiệp trong nước
phát triển khả năng san xuất trong nước đồng thời nhập khẩu sẽ xóa bỏ
tình trạng độc quyền, phá tan nền kinh tế đóng cùng với đó nó sẽ tạo
ra sự cân đối cho nền kinh tế.
Với đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công
ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông”, bài
viết được chia làm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1 giới thiệu khái quát về công ty với chức năng nhiệm
vụ và bộ máy làm việc, thu nhập của người lao động, mặt hàng và đặc
điểm mặt hàng kinh doanh của công ty, môi trường kinh doanh của
công ty bao gồm môi trường trong nước và nước ngoài, đặc điểm kinh
doanh của công ty, cơ cấu vốn của doang nghiệp, các bài học kinh
nghiệm về nghiên cứu thị trường, đàm phán và ký kết hợp đồng, thực
hiện hợp đồng và bài học đối với công ty.
Chương 2 tập trung phân tích thực trạng nhập khẩu của công ty
thông qua chính sách quản lý nhập khẩu của Nhà nước đối với công ty,
tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ở công ty bao gồm loại hình
kinh doanh nhập khẩu, quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, hình thức nhập khẩu. Trong
chương này chuyên đề cũng phân tích tình hình kinh doanh của côn g
ty thông qua các yếu tố như kim ngạch nhập khẩu, thị trường nước
nhập khẩu, tình hình thực hiện kế hoạch, cùng với đó emcũng phân
51
tích các chỉ số về lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận
theo chi phí, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, Vốn lưu động bình
quân, thời gian quay vòng vốn. Từ đó đưa ra những thành công cũng
như tồn tại của công ty, phân tích nguyên nhân khách quan và chủ
quan dẫn đến những hạn chế.
Chương 3 dựa vào những tồn tại của công ty chuyên đề đề xuất
các giải pháp về phía công ty cụ thể là nhóm giải pháp tăng doanh thu,
nhóm giải pháp làm giảm chi phí. Bên cạnh đó chuyên đề cũng đưa ra
những kiến nghị về phía Nhà nước cụ thể là hoàn thiện cơ chế quản lý
hoạt động nhập khẩu, tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường
cho các doanh nghiệp , Nhà nước cần có chính sách tín dụng cho các
doanh nghiệp nhập khẩu , tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm
bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu . Các giải pháp đưa ra đều độc
lập nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đem lại một sức
mạnh đồng bộ để giải quyết vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng (2004) “Giáo trình kinh tế
quốc tế’’, Nhà xuất bản KH& KT
2. Nguyễn Văn Thường - Nguyễn Kế Tuấn,“ Kinh tế Việt Nam – Chất
lượng tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tê’’, Nhà xuất bản Đại học
kinh tế quốc dân, Hà Nội
3. Nguyễn Văn Tiến(chủ biên),“Kinh tế đối ngoại Việt Nam’’, Nhà
xuât bản Đại học quốc gia TPHCM
4. Vũ Hữu Tửu, “Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, Nhà
xuất bản giáo dục
52
5. Nguyễn Thi Hường – TS Tạ Lợi, “ Giáo trình nghiệp vụ ngoại
thương lý thuyết và thực hành”, tập 1, Nhà xuất bản đại học kinh tế
quốc dân
6. Nguyễn Thi Hường – TS Tạ Lợi, “ Giáo trình nghiệp vụ ngoại
thương lý thuyết và thực hành”, tập 2, Nhà xuất bản đại học kinh tế
quốc dân
7. Tô Xuân Dân, “ Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế”,
Nhà xuất bản thống kê
8. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, “ Hướng dẫn sử dụng
Inconterms 2000 của ICC, Phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam
9. Kim Văn Chính – ThS Nguyễn Thanh Tâm, “Giáo trình quan hệ
kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản công an nhân dân
10. Tô Xuân Dân, “ Chính sách kinh tế đối ngoại lý thuyết và kinh
nghiệm quốc tế”, Nhà xuất bản thông kê
11. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông, “ Báo cáo hoạt
động nhập khẩu”
12. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông, “ Báo cáo kết
quả kinh doanh”
13. “ Văn kiện đại hội IX”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
14. Võ Thanh Thu, “ Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu”, Nhà xuất
bản trẻ, Hồ Chí Minh
15. Vũ Phạm Quyết Thắng, “Kinh tế đối ngoại Việt Nam - nội dung -
giải pháp - hiệu quả”, Nhà xuất bản thống kê.
53
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Ordinary Least Squares Estimation
*****************************************************************************
**
Dependent variable is NK
4 observations used for estimation from 2006 to 2009
*****************************************************************************
**
Regressor Coefficient Standard Error T-
Ratio[Prob]
INPT 3957808 774516.6
5.1100[.036]
T 325139.8 282813.5 -
1.1497[.369]
*****************************************************************************
**
R-Squared .39790 R-Bar-Squared
.096854
S.E. of Regression 632390.2 F-stat. F( 1, 2)
1.3217[.369]
Mean of Dependent Variable 3144959 S.D. of Dependent Variable
665435.7
Residual Sum of Squares 8.00E+11 Equation Log-likelihood -
57.7185
Akaike Info. Criterion -59.7185 Schwarz Bayesian Criterion -
59.1048
DW-statistic 3.3806
*****************************************************************************
**
Diagnostic Tests
*****************************************************************************
**
* Test Statistics * LM Version * F Version
*
*****************************************************************************
**
* * *
*
* A:Serial Correlation*CHSQ( 1)= *NONE* *F( 1, 1)= *NONE*
*
* * *
*
* B:Functional Form *CHSQ( 1)= *NONE* *F( 1, 1)= *NONE*
*
* * *
*
* C:Normality *CHSQ( 2)= *NONE* * Not applicable
*
* * *
*
* D:Heteroscedasticity*CHSQ( 1)= .063418[.801]*F( 1, 2)=
.032220[.874]*
*****************************************************************************
**
A:Lagrange multiplier test of residual serial correlation
B:Ramsey's RESET test using the square of the fitted values
54
C:Based on a test of skewness and kurtosis of residuals
D:Based on the regression of squared residuals on squared fitted values
Phụ lục 2: Một số hình ảnh về sản phẩm của công ty
Mặt hàng sàn gỗ: Mặt hàng giấy dán tường
GLC6 - 8mm Vân nổi 23
Thiết bị vệ sinh
Bồn tắm massage
55
Phụ lục 3: Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Chương III - CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỤC II
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Điều 64. Quyền của chủ sở hữu công ty
1. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:
a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
b) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức
danh quản lý công ty;
d) Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại
Điều lệ công ty;
đ) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
e) Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có
giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
g) Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều
lệ công ty;
h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn
điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
i) Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
56
k) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
l) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ
tài chính khác của công ty;
m) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
n) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá
sản;
o) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây:
a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
b) Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ
công ty có quy định khác;
c) Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân
khác;
d) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ
tài chính khác của công ty;
đ) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
e) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá
sản;
g) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 65. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
1.Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số
vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.
Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với
các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua,
bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 66. Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty
57
1. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn
bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác,
công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng.
2. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Điều 67. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ
chức
1. Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm
kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của
Luật này và pháp luật có liên quan. Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn
và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
2. Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào.
3. Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ
chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và
Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo
uỷ quyền.
4. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó
làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
5. Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại
diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá ba mươi
ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo
pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.
6. Chức năng, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên quy định tại các điều 68, 69, 70 và 71 của Luật
này.
Điều 68. Hội đồng thành viên
58
1. Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên đối với
chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên
quan.
3. Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ, quyền và nhiệm
vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 49 và các quy định
khác có liên quan của Luật này.
4. Thẩm quyền, cách thức triệu tập họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại
Điều 50 của Luật này.
5. Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành
viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu
biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định theo hình
thức lấy ý kiến bằng văn bản.
6. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên
dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số
thành viên dự họp chấp thuận.
Quyết định của Hội đồng thành viên có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ
trường hợp Điều lệ công ty quy định phải được chủ sở hữu công ty chấp thuận.
7. Các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản. Nội dung biên
bản họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
Điều 69. Chủ tịch công ty
1. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty;
chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan
2. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ
sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
59
3. Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ
công ty có quy định khác.
Điều 70. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày
của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức
danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp
theo quy định của Luật này;
b) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc Chủ
tịch công ty;
60
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc
trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy
định tại Điều lệ công ty.
Điều 71. Kiểm soát viên
1.Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba
năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty
và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý
điều hành công việc kinh doanh của công ty;
b) Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác
quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có
liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;
c) Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành công việc kinh doanh của công ty;
d) Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ
sở hữu công ty.
3. Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính
hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy
đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt
động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên.
4. Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp
theo quy định của Luật này;
b) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên;
c) Có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình
độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
61
Điều 72. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
1. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và
Kiểm soát viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất
nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty;
c) Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty. Không sử dụng thông tin, bí
quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư
lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và
người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này
được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không có
khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
Điều 73. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên
1. Người quản lý công ty và Kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc lương và lợi ích khác
theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.
2. Chủ sở hữu công ty quyết định mức thù lao, lương và lợi ích khác của thành viên Hội
đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác
của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được tính vào chi phí kinh doanh theo quy
định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và được thể hiện
thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
Điều 74. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân
1.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty
hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy
định tại Điều lệ công ty.
2. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc.
62
3. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp
đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.
Điều 75. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức với các
đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số, mỗi người có
một phiếu biểu quyết:
a)Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
b) Người đại diện theo uỷ quyền, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
c) Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này;
d) Người quản lý chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý
đó;
đ) Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; đồng thời, niêm yết tại trụ
sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung giao dịch đó.
2. Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được chấp thuận khi có đủ các
điều kiện sau đây:
a) Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có
quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;
b) Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng
được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;
c) Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 65 của Luật này.
3. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được giao kết
không đúng quy định tại khoản 1 Điều này. Người đại diện theo pháp luật của công ty và
các bên của hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản
lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.
4. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân với
chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại
và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.
Điều 76. Tăng, giảm vốn điều lệ
63
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công
ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.
Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn
điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký
chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.
CHƯƠNG IX: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Điều 161. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
1.Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và
văn bản pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho
người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.
4. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
5. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp
luật.
Điều 162. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; chỉ định một cơ quan chịu
trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ
được phân công trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn được phân công có trách nhiệm:
a)Đánh giá lại theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của hiệp hội doanh nghiệp các điều kiện
kinh doanh thuộc quyền quản lý nhà nước; kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh
không còn cần thiết; sửa đổi các điều kiện kinh doanh bất hợp lý; trình Chính phủ ban hành
64
điều kiện kinh doanh mới bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được
phân công;
b) Hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi
phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước;
c) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật;
d) Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; kiểm
tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường; bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động;
đ) Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc thực
hiện tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và dịch vụ theo hệ thống Tiêu chuẩn chất lượng Việt
Nam;
e) Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được
phân công có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông.pdf