Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí

Tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ooo ooo PHẠM QUỐC ĐẠT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ooo ooo PHẠM QUỐC ĐẠT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỒNG THỊ THANH PHƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi. Các nguồn tài liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng và nội dung trong luận văn này là trung thực. Đồng thời, tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này,...

pdf97 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ooo ooo PHẠM QUỐC ĐẠT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ooo ooo PHẠM QUỐC ĐẠT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỒNG THỊ THANH PHƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi. Các nguồn tài liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng và nội dung trong luận văn này là trung thực. Đồng thời, tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và đóp góp quý báu của Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Đồng Thị Thanh Phương đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn và cho tôi những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học kinh tế khoá 17, ngành Quản trị Kinh doanh của Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã cho chúng tôi những kiến thức nền tảng và những kinh nghiệm thực tế vô cùng hữu ích và quý giá. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các Phòng, Ban chức năng của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí đặc biệt là Anh Đoàn Đắc Tùng – Kế Toán Trưởng đã quan tâm giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài này. 1 MỤC LỤC Mục lục.......................................................................................................................... Danh mục các bảng biểu ............................................................................................... Danh mục các sơ đồ ...................................................................................................... Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 5. Bố cục luận văn.......................................................................................................2 Chương 1: Những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh.........................................3 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh................................................................3 1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh.................................................................4 1.2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh ...................................................................5 1.3. Một số quan điểm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ........5 1.3.1. Phải đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống trong việc xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ........................................................................6 1.3.2. Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và lợi ích xã hội...................................................................................................6 1.3.3.Phải đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc...........................6 1.3.4. Cần xem xét hiệu quả kinh doanh qua 2 mặt định tính và định lượng..........7 1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh.....................7 1.4.1. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh............................................7 2 1.4.2. Nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh.........................................8 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .....................................................9 1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội ......................................................9 1.5.1.1 Tỷ suất thuế trên vốn ...............................................................................9 1.5.1.2. Thu nhập bình quân người lao động.....................................................10 1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính......................................................10 1.5.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ........................................................10 1.5.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản.......................................................................11 1.5.2.3. Sức sinh lời của doanh thu thuần..........................................................13 1.5.2.4. Hiệu quả sử dụng chi phí ......................................................................13 1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động........................................15 1.5.3.1. Năng suất lao động ...............................................................................15 1.5.2.2. Mức sinh lợi của lao động ....................................................................15 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.........15 1.6.1. Các nhân tố bên ngoài .................................................................................16 1.6.1.1. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................16 1.6.1.2. Nhân tố về kinh tế ................................................................................16 1.6.1.3. Nhân tố về pháp luật .............................................................................16 1.6.1.4. Nhân tố về khoa học – công nghệ.........................................................17 1.6.1.5. Nhân tố về văn hoá – xã hội .................................................................17 1.6.1.6. Nhân tố về tự nhiên...............................................................................18 1.6.2. Các nhân tố bên trong..................................................................................18 1.6.2.1. Sản phẩm dịch vụ..................................................................................18 1.6.2.2. Trình độ tổ chức bộ máy quản lý..........................................................19 1.6.2.3. Trình độ về kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp...............................19 1.6.2.4. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp .......................................................20 1.6.2.5. Khả năng về tài chính ...........................................................................20 1.6.2.6. Chi phí...................................................................................................20 1.6.2.7. Năng suất lao động ...............................................................................20 3 1.6.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và rủi ro ........................................21 Chương 2: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí 2.1. Giới thiệu khái quát .........................................................................................23 2.1.1. Tổng quan hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí....................................23 2.1.1.1. Đặc điểm chung của ngành thăm dò và khai thác dầu khí ...................23 2.1.1.2. Tình hìng thị trường dầu mỏ trên thế giới ............................................25 2.1.1.3. Tiềm năng dịch vụ khoan biển tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới ...............................................................................................................26 2.1.2. Khái quát về Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí ...............................................................................................................................26 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................26 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................29 2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006-2010......31 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của PVD........................................................31 2.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội .................................................................31 2.2.1.1 Tỷ suất thuế trên tổng tài sản.................................................................31 2.2.1.2. Thu nhập bình quân người lao động.....................................................32 2.2.2. Đánh giá hiệu quả tài chính.........................................................................34 2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ........................................................34 2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản.......................................................................36 2.2.2.3. Sức sinh lời của doanh thu thuần..........................................................37 2.2.2.4. Hiệu quả sử dụng chi phí ......................................................................38 2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ...........................................................39 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh........................41 2.3.1. Các nhân tố bên ngoài .................................................................................41 2.3.1.1. Về đối thủ cạnh tranh............................................................................41 2.3.1.2. Nhân tố về kinh tế ................................................................................42 4 2.3.1.3. Nhân tố về pháp luật .............................................................................44 2.3.1.4. Nhân tố về khoa học – công nghệ.........................................................45 2.3.1.5. Nhân tố về văn hoá – xã hội .................................................................45 2.3.1.6. Nhân tố về tự nhiên...............................................................................46 2.3.2. Các nhân tố bên trong................................................................................47 2.3.2.1. Nhân tố về sản phẩm dịch vụ của PVD ...............................................47 2.3.2.2. Nhân tố về công nghệ- kỹ thuật của PVD ............................................50 2.3.2.3. Nhân tố về khả năng tổ chức quản lý và nguồn nhân lực của PVP......52 2.3.2.4. Nhân tố về tài chính của PVP...............................................................55 2.3.2.5. Nhân tố khác .........................................................................................57 2.3.3. Một số rủi ro cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh........................59 Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí 3.1. Dự báo tình hình thị trường khách hàng.......................................................62 3.2. Định hướng và mục tiêu cơ bản đến năm 2015 ...........................................65 3.2.1. Định hướng..................................................................................................65 3.2.2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2015 của Công ty ...............................................66 3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................66 3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................66 3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí ......................................67 3.3.1. Nâng cao hiệu quả đầu tư ............................................................................67 3.3.2. Đẩy mạnh công tác marketing tại PVD ......................................................69 3.3.2.1. Cần tích cực tìm kiếm khách hàng .........................................................69 3.3.2.2. Cần phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật cao để thu hút khách hàng .............................................................................................................................69 3.3.2.3. Cần tăng cường các hoạt động tiếp thị đối với thị trường nội địa..........70 3.3.2.4. Cần mở rộng thị trường ra nước ngoài ...................................................71 5 3.3.2.5. Cần thực hiện các chương trình tiếp thị ở nước ngoài ...........................71 3.3.3. Hoàn thiện công tác quản trị tài chính.........................................................72 3.3.3.1. Thực hiện các giải pháp giảm chi phí ....................................................72 3.3.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ........................................................74 3.3.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và công tác quản trị nguồn nhân lực ...............76 3.3.4.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng .............................................................77 3.3.4.2. Hoàn thiện công tác đào tạo ...................................................................77 3.3.4.3. Hoàn thiện chế độ trả lương, thưởng tại Công ty ...................................78 3.3.5. Hoàn thiện chương trình quản trị rủi ro.......................................................80 3.3.5.1. Giải pháp về nhân sự nhằm hạn chế rủi ro .............................................80 3.3.5.2. Giải pháp về tài chính nhằm hạn chế rủi ro............................................81 3.4. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý .........................................................81 3.4.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ........................................................81 3.4.2. Kiến nghị với Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam..................................82 KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT CÁC BẢNG BIỂU Trang 1 Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của PVD giai đoạn năm 2006-2010 31 2 Bảng 2.2. Tỷ suất thuế trên tổng tài sản của Công ty PVD năm 2006-2010. 31 3 Bảng 2.3. Thực trạng thu nhập bình quân của một lao động tại PVD năm 2006-2010. 32 4 Bảng 2.4. Thực trạng thu nhập bình quân của người lao động tại các công ty cùng ngành năm 2006-2010. 33 5 Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của PVD năm 2006-2010 34 6 Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cùng ngành năm 2010 35 7 Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng tài sản của PVD năm 2006-2010 36 8 Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng tài sản các công ty cùng ngành với PVD năm 2006-2010 37 9 Bảng 2.9. Sức sinh lời của doanh thu thuần của PVD năm 2006-2010 37 10 Bảng 2.10. Sức sinh lời của doanh thu thuần các công ty cùng ngành với PVD năm 2010 38 11 Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng chi phí của PVD năm 2006-2010 39 12 Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của PVD năm 2006-2010. 40 13 Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động các công ty cùng ngành với PVD năm 2010. 40 14 Bảng 2.14. Đối thủ cạnh tranh của PVD 41 15 Bảng 2.15. Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ trong tổng doanh thu năm 2008-2010 47 16 Bảng 2.16. Tỷ trọng lợi nhuận các dịch vụ trong tổng lợi nhuận năm 2008-2010 47 2 17 Bảng 2.17. Thông tin về các giàn khoan của PVD năm 2010 50 18 Bảng 2.18. Tình hình tài chính của PVD năm 2006-2010 55 19 Bảng 3.1. Trữ lượng dầu trên thế giới qua các năm 64 20 Bảng 3.2. Thông tin dự án dàn khoan TAD của PVD 68 21 Bảng 3.3. Dự báo tổn thất khi các giàn khoan của PVD ngưng hoạt động 74 3 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang 1 Biểu đồ 2.1. Tình hình tiêu thụ, sản xuất dầu thô khu vực Châu Á Thái Bình Dương 25 2 Sơ đô 2.1. Sơ đồ tổ chức của PVD 30 3 Biểu đồ 3.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới 62 4 Biểu đồ 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng nguồn dầu thô thế giới 62 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 CBCNV Cán bộ công nhân viên 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CL&PT Chiến lược và phát triển 4 DT Doanh thu 5 IRR Suất thu lời nội tại 6 KOROTA Thuộc dịch vụ đo 7 LN Lợi nhuận 8 NPV Hiện giá thu nhập thuần 9 OCTG Thuộc ống dẫn dầu 10 OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa 11 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (tổng vốn) 12 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 13 R/P Chỉ số năm khai thác còn lại của một nguồn tài nguyên không tái tạo 14 PVN Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt nam 15 PVD, PV Drilling, Công ty, Tổng Công ty, Công ty PVD, Tổng Công ty PVD Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí 16 VAT Thuế giá trị gia tăng 17 USD Đô la Mỹ 18 XDCB Xây dựng cơ bản 19 WTO Tổ chức thương mại thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn mới của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa với việc gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO), khối ASIAN hoặc việc ký kết các hiệp định tự do thương mại với các nước phát triển và các nền kinh tế mạnh trên thế giới, điều này đồng nghĩa với việc tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội và thách thức mới. Hơn lúc nào hết các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới để thích ứng với điều kiện mới. Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong nước và Quốc tế. Qua đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Đất nước trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều phải tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay ngành dầu khí là ngành đóng góp hơn 20% GDP Việt Nam, nên đây là ngành mũi nhọn của quốc gia và luôn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lãnh vực này. Tổng Công ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí (PVD) là một trong những công ty thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên ngành khoan phục vụ các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí hàng đầu Việt Nam. PVD hiện nay là doanh nghiệp dẫn đầu trong lãnh vực cung cấp các dịch vụ khoan dầu khí tại Việt Nam, được khách hàng tín nhiệm trong nhiều năm qua, vì vậy việc duy trì và phát huy thế mạnh của mình trong hiện tại và tương lai là vấn đề rất cần thiết. Hơn nữa trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực này cũng là một yếu tố thúc đẩy cho PVD phải hoàn thiện. Muốn thực hiện được những điều này cần phải xác định các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của PVD một cách trung thực, khoa học, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh PVD. 2 Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết đó , tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí”. 2. Mục đích nghiên cứu. - Hệ thống lại cơ sở lý luận và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế. - Phân tích, đánh giá tình hình và thực trạng hiệu quả kinh doanh của PVD trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của PVD trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của PVD. Phạm vi nghiên cứu: đánh giá hiệu hiệu quả kinh doanh của PVD thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả tài chính, hiệu quả sử dụng lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của PVD dựa trên các số liệu thu thập trong giai đoạn 2006-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Phương pháp mô tả, thống kê, so sánh, phân tích,…trên cơ sở các kiến thức của ngành kinh tế để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu về lý luận phân tích, trình bày hiện trạng, cũng như xác lập các giải pháp cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu của đề tài. 5. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chương 2: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí. 3 Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính chính xác, trong nội dung chương 1 này tác giả nêu lên những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay, bao gồm những vấn đề cơ bản như: Khái niệm, bản chất, ý nghĩa, vai trò của hiệu quả kinh doanh, quan điểm và hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, tài chính, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau: 1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh. 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận. Vậy hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. “Nguồn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bưu điện tỉnh Long An, 2010” [2]. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Do vậy phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển không ngừng. Mặt khác hiệu quả kinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Khi phân tích hiệu quả kinh doanh các chỉ tiêu cần được xem xét gắn với thời gian, không gian và môi trường của các chỉ tiêu nghiên cứu. Mặt khác, hiệu quả 4 kinh doanh của doanh nghiệp còn đặt trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội và trách nhiệm bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên của đất nước. Phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu hiệu quả ở các bộ phận, các mặt của quá trình kinh doanh như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, chi phí… Ta cũng có thể đi phân tích từ chỉ tiêu tổng hợp đến chỉ tiêu chi tiết, từ đó khái quát hóa để đưa ra các thông tin hữu ích là cơ sở đưa ra các quyết định phục vụ quá trình kinh doanh. “Nguồn: Giáo trình phân tích kinh doanh, 2009” [1]. 1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt hiệu quả cao nhất trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi hỏi cấp bách, vì nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trên phương diện kinh tế có quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường. Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xem xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai. Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu thời gian và không gian phân tích. “Nguồn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bưu điện tỉnh Long An, 2010” [2]. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường thể hiện một kỳ phân tích, do vậy số liệu dùng để phân tích các chỉ tiêu này cũng là kết quả của một kỳ phân tích. Nhưng tùy theo mục đích của việc phân tích và nguồn số liệu sẵn có, khi phân tích có thể tổng hợp các số liệu từ thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị khi đó các chỉ tiêu phân tích mới đảm bảo chính xác và ý nghĩa. 5 1.2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay. Vai trò của hiệu quả kinh doanh được thể hiện cả ba mặt sau đây: Đối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả của nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh cá biệt của các doanh nghiệp. Nếu hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống xã hội, giữ vững trật tự an ninh xã hội. Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh biểu hiện qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, được tối đa hoá và nó phụ thuộc vào môi trường kinh doanh trình độ công nghệ, quản lý vốn và nguồn lực của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, hiệu quả kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Khi có hiệu quả của doanh nghiệp mới có khả năng tái đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất hoạt động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với người lao động: Khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ mang lại cho người lao động công việc và thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần, điều kiện và môi trường làm việc của người lao động ngày càng được cải thiện, nâng cao. Mặt khác khi người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp thì họ sẽ toàn tâm toàn ý với công việc, khi đó năng suất lao động sẽ tăng lên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. “Nguồn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bưu điện tỉnh Long An, 2010” [2]. 1.3. Một số quan điểm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần quan tâm và đảm bảo đến một số quan điểm sau : 6 1.3.1. Phải đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống trong việc xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta cần chú ý đến các mặt, các khâu, các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh; phải xem xét các góc độ không gian và thời gian; các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hiện tại phải phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 1.3.2. Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích xã hội. Nghĩa là nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp và thống nhất với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, với mục tiêu chiến lược của nhà nước. Vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong cơ thể của nền kinh tế chung của đất nước, nên khi tính toán các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì không được làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân, đến lợi ích chung của xã hội. Đặc biệt điều này rất quan trọng với nền kinh tế nước ta hoạt động theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì ngoài mục tiêu kinh tế phải quan tâm đến các vấn đề về kinh tế xã hội. 1.3.3. Phải đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động và giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc. Xuất phát từ việc lấy con người làm trung tâm, coi con người là nguồn lực và vốn quý nhất của doanh nghiệp, bởi vì suy cho cùng thì những thành công hay thất bại trên thị trường đều có nguyên nhân từ con người và yếu tố con người vừa là điều kiện vừa là mục tiêu hoạt động kinh doanh. Sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần , bảo vệ nhân cách của người lao động không những thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước, mà còn tạo điều kiện để giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. 7 1.3.4. Cần xem xét hiệu quả kinh doanh trên cả hai mặt định tính và định lượng. Trong đó về định tính hiệu quả kinh doanh phản ánh sự cố gắng nỗ lực phấn đấu, trình độ quản lý kinh doanh của mỗi khâu, mỗi bộ phận, mỗi cấp trong sản xuất và nó còn phản ánh sự gắn bó trong việc giải quyết những mục tiêu về kinh tế với những mục tiêu chính trị xã hội. “Nguồn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bưu điện tỉnh Long An, 2010” [2]. 1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. 1.4.1. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp cho mọi đối tượng quan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hữu ích cho các đối tượng khác nhau. Đối với các nhà quản trị kinh doanh như Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng các bộ phận, thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích cực và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để khai thác tiềm năng sử dụng của từng yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các công ty liên doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận, cổ tức… để tiếp thêm sức mạnh đưa ra các quyết định đầu tư thêm, hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư. Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi được vốn và lãi, đảm bảo an toàn cho các công ty cho vay. Các cơ quan chức năng của Nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước, cơ quan thống kê thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối 8 với Ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính có đúng không, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các ngành. Thông qua phân tích để kiến nghị với các cơ quan chức năng góp phần hoàn thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh còn cung cấp cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp biết được thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó họ an tâm công tác, tâm huyết với nghề nghiệp. Tóm lại, thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh rất hữu ích cho nhiều đối tượng khác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi cho từng đối tượng. “Nguồn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bưu điện tỉnh Long An, 2010” [2]. 1.4.2. Nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu quản trị của các nhà quản lý, khi phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải xây dựng chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu cho phù hợp nhằm cung cấp các thông tin chính xác cho các đối tượng để đưa ra các quyết định phù hợp. Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp cho từng mục tiêu và nội dung cụ thể như vậy mới đảm bảo quá trình phân tích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Mỗi một phương pháp thường phù hợp với những mục tiêu và nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh khác nhau. Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các chuyên gia phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên các góc độ như sức sinh lời kinh tế của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, lãi cơ bản trên cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với chi phí… Mặt khác khi phân tích hiệu quả kinh doanh của từng nội dung cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ. Phương pháp loại trừ mới xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng định lượng cụ thể. Từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố, đâu là nhân 9 tố tích cực, tiêu cực, đâu là nhân tố bên trong và bên ngoài, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh chủ yếu là báo cáo kết quả kinh doanh. Bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó còn kết hợp các sổ chi tiết, sổ tổng hợp của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh được xét trên mọi góc độ như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí. Tùy theo mục tiêu các nhà quản trị kinh doanh có thể phân tích chi tiết, đánh giá khái quát… Sau đó tổng hợp để đưa ra các nhận xét. 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. “Nguồn: Giáo trình phân tích kinh doanh, 2009” [1] 1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội là chỉ tiêu đánh giá đồng thời cả về mặt kinh tế và mặt xã hội. Nó không chỉ phản ánh hiệu quả việc đóng góp của doanh nghiệp vào bản thân sự phát triển của doanh nghiệp mà còn thể hiện hiệu quả sự đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân, vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống người lao động. Bao gồm: 1.5.1.1. Tỷ suất thuế trên vốn Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng góp được bao nhiêu đồng thuế cho ngân sách nhà nước. Chỉ tiêu tỷ suất thuế trên vốn phản ánh một cách rõ nét hiệu quả đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân. Tỷ suất thuế trên vốn cao và tăng lên chứng tỏ hiệu quả kinh tế xã hội mà doanh nghiệp tạo ra lớn và phát triển theo chiều hướng tốt. Chỉ tiêu này được tính như sau: = Tỉ suất thuế trên vốn X 100 % Tổng số thuế phải nộp Tổng tài sản bình quân 10 1.5.1.2. Thu nhập bình quân của người lao động Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập bình quân trên một lao động, nó thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp vào việc cải thiện đời sống của người lao động. Chỉ tiêu này được tính như sau: 1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có thể được đánh giá qua một số chỉ tiêu cơ bản sau: 1.5.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Các nhà đầu tư coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra để đầu tư, với mục đích tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn phát triển. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: - Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng doanh nghiệp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn. Do vậy khi phân tích chỉ tiêu này cần kết hợp với cơ cấu của vốn chủ sở hữu trong từng doanh nghiệp cụ thể. Chỉ tiêu này được tính như sau: = Thu nhập bình quân của người lao động Tổng thu nhập Tổng lao động = Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân 11 - Số vòng quay của vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh, góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau: - Suất hao phí vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có một đồng doanh thu thuần thì mất bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao, đó là nhân tố mà các nhà kinh doanh huy động vốn vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính như sau: 1.5.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản Khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp đánh giá thích hợp. Việc đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khai thác hết công suất các tài sản đã đầu tư. Các chỉ tiêu thường sử dụng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản như sau: = Số vòng quay của vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân = Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu ầ Vốn chủ sở hữu bình quân Doanh thu thuần 12 - Sức sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư một đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau: - Số vòng quay của tài sản Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động không ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau: - Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến. Chỉ = Sức sinh lời của tài sản Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Tài sản bình quân = Số vòng quay của tài sản Tổng doanh thu thuần Tài sản bình quân 13 tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau: - Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau: 1.5.2.3. Sức sinh lời của Doanh thu thuần (Doanh lợi bán hàng). Chỉ tiêu này mang ý nghĩa cứ một đồng doanh số bán hàng sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau: 1.5.2.4. Hiệu quả sử dụng chi phí (Doanh lợi chi phí) Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí quản lý khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí thường xác định các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tổng doanh thu thuần Tài sản bình quân = Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần Tài sản bình quân Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ = Sức sinh lời của doanh thu thuần Lợi nhuận thuần từ HĐKD Doanh thu thuần 14 - Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này được tính như sau: - Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý. Chỉ tiêu này được tính như sau: - Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính như sau: = Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần từ HĐKD Giá vốn hàng bán = Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng Lợi nhuận thuần từ HĐKD Chi phí bán hàng = Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng Lợi nhuận thuần từ HĐKD Chi phí quản lý DN = Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với chi phí Lợi nhuận kế toán trước thuế Tổng chi phí 15 1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động được đánh giá là một yếu tố đặc biệt quan trọng, xuyên suốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân công lao động thích hợp chắc chắn mang lại hiệu quả cao. Lao động là yếu tố không kém phần quan trọng so với vốn và cũng góp phần mang lại hiệu quả cho quá trình kinh doanh. Hiệu quả sử dụng lao động là chỉ tiêu phản ánh sự tác động của một số biện pháp đến lao động về mặt số lượng và chất lượng với mục đích cuối cùng là tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng lao động được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: 1.5.3.1. Năng suất lao động Đây là chỉ tiêu thường được đề cập, quyết định sự phát triển của một đơn vị sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này thường được tính như sau: 1.5.3.2. Mức sinh lợi của lao động Chỉ tiêu này cho biết trong một thời gian kinh doanh trung bình một lao động có thể làm được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng lao động càng cao. Chỉ tiêu này được tính như sau: 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong. Cụ thể như sau: = Năng suất lao động Doanh thu thuần Tổng số lao động bình quân = Mức sinh lợi của lao động Lợi nhuận trước thuế Tổng số lao động bình quân 16 1.6.1. Các nhân tố bên ngoài. Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố tồn tại và tác động đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài gồm rất nhiều nhân tố khác nhau, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm một số nhân tố cơ bản sau: “Nguồn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực Sông Hậu, 2009” [8]. 1.6.1.1. Đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh ngày nay càng ngày càng gay gắt và quyết liệt. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, phạm vi cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước mà còn được mở rộng ra phạm vi quốc tế. Do vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại được trên thị trường phải duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Đó là doanh nghiệp phải từng bước nâng cao chất lượng, giảm giá thành của sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. 1.6.1.2. Nhân tố về kinh tế. Nhân tố về kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố như sau: Lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, dân số, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp… Các yếu tố trên thuộc tầm vĩ mô và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng khác nhau, nên doanh nghiệp cần phải dự kiến, đánh giá được mức độ tác động cũng như xu hướng tác động (tốt, xấu) của từng yếu tố đến doanh nghiệp mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội của doanh nghiệp này, cũng có thể là nguy cơ của doanh nghiệp khác. Vì vậy mỗi doanh nghiệp phải xây dựng phương án đối phó một cách chủ động khi tình huống đó xảy ra. 1.6.1.3. Nhân tố về luật pháp. Nhà nước điều hành nền kinh tế quốc gia thông qua hệ thống pháp luật bao gồm các bộ luật, các chính sách. Do hoạt động trong môi trường đó nên các doanh nghiệp phải tuân thủ các luật lệ, chính sách của nhà nước đã đề ra. Nhân tố về luật 17 pháp được thể hiện qua luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật về tài nguyên môi trường, luật hoặc các qui định về các thể loại thuế và phí, luật lao động, luật hải quan, luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật khuyến khích đầu tư nước ngoài… Sự thay đổi các nhân tố về luật pháp đều có ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.6.1.4. Nhân tố về công nghệ và khoa học. Do tác động mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong những năm gần đây, khoa học công nghệ đã phát triển mang tính đột biến và trực tiếp trở thành lực lượng sản xuất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế ở từng quốc gia và từng doanh nghiệp. Nhờ ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra một năng suất rất cao, với các sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành hạ, đem lại khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình tốt hơn. Mặt khác, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cũng có khi là nguy cơ đem đến cho doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần phải chú ý, đó là sự lạc hậu rất nhanh chóng của công nghệ và các thiết bị kỹ thuật mà doanh nghiệp đang có. Vì vậy, khi hoạch định chiến lược kinh doanh của mình, đặc biệt là khi tính toán đầu tư công nghệ mới hoặc sản xuất sản phẩm mới doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở xu hướng phát triển công nghệ của ngành mình đang sản xuất kinh doanh. 1.6.1.5. Nhân tố về văn hoá xã hội. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trường, do vậy doanh nghiệp phải chú ý đến nhân tố văn hoá xã hội, vì nó có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng ở thị trường mà doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu yếu tố về văn hoá xã hội sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được những cơ hội và nguy cơ đối với sản phẩm của chính mình nhằm đề ra được những chính sách phù hợp. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập về kinh tế thì các doanh nghiệp không chỉ hoạt động kinh doanh trong quốc gia mình mà còn tham gia hoạt động 18 kinh doanh trong khu vực và toàn cầu. Vì vậy, việc nghiên cứu về văn hoá xã hội có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.6.1.6. Nhân tố về tự nhiên. Các nhân tố tự nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định chiến lược. Ngày nay, người ta nhận thấy rõ rằng: các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên của con người đã làm thay đổi rất nhiều hoàn cảnh tự nhiên. Về mặt tích cực, con người đã xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu đường, sân bay, bến cảng, viễn thông, làm cho điều kiện tự nhiên có những thay đổi tốt lên. Nhưng ngược lại con người cũng làm cho môi trường xấu đi rất nhiều. Bởi vậy, chính phủ luôn đòi hỏi hoạt động của các doanh nghiệp không được làm ô nhiễm môi trường, không được làm mất cân bằng sinh thái, không làm lãng phí tài nguyên thiên nhiên. 1.6.2. Các nhân tố bên trong. Nhân tố bên trong là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát để đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm: - Nhóm các yếu tố khó thay đổi như: sản phẩm, kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị, nguyên liệu. muốn thay đổi các yếu tố thuộc nhóm này thì doanh nghiệp cần tập trung tài chính để đầu tư. - Nhóm các yếu tố dễ thay đổi hơn như: nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất, phương pháp làm việc. Các yếu tố thuộc nhóm này dễ cải tiến hơn, ít tốn kém cho doanh nghiệp. “Nguồn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực Sông Hậu, 2009” [8]. 1.6.2.1. Sản phẩm dịch vụ. Nếu coi quá trình sản xuất như cái hộp thì đầu vào là yếu tố sản xuất, còn đầu ra là các sản phẩm hoặc dịch vụ. Sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường chính là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, ngay trước khi doanh nghiệp hoạt động thì ta phải xác định rõ doanh nghiệp sản xuất cái gì? Hay cung cấp cái gì cho thị trường? 19 Việc nghiên cứu thiết kế một sản phẩm đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, thời gian và tiền của. Nhưng việc cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nếu được chú ý đúng mức sẽ làm tăng doanh thu, lợi nhuận, tức là làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần phải đẩu tư nhiều. Quá trình cải tiến hoàn hoàn thiện sản phẩm là một quá trình liên tục, bất kể thời gian nào tại doanh nghiệp. 1.6.2.2. Trình độ tổ chức bộ máy quản lý. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Phần lớn hiệu quả được tạo ra nhờ bộ máy quản lý được tổ chức và điều hành tốt. Nói cách khác, khả năng điều hành tốt giúp doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả, tiết kiệm được các chi phí. Có thể đánh giá trình độ tổ chức bộ máy quản lý dựa trên một số tiêu chí sau: sự lựa chọn mô hình cấu trúc tổ chức tốt, bộ máy gọn gàng và hiệu quả, sự phân công chức năng nhiệm vụ quản lý rõ ràng và không chồng chéo, sự phân cấp về trách nhiệm và quyền hạn giải quyết công việc hợp lý, tổ chức thông tin trong tổ chức hợp lý… “ Nguồn: Giáo trình quản trị sản xuất và dịch vụ, 1996” [6]. Trình độ tổ chức bộ máy quản lý thể hiện uy tín và năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp, sẽ tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp. 1.6.2.3. Trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Yếu tố cơ bản đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là trình độ về công nghệ của doanh nghiệp đó như thế nào? Một công nghệ hiện đại cho phép doanh nghiệp có được những sản phẩm chất lượng tốt, năng suất lao động cao, giá thành hạ, sẽ đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đầu tư được công nghệ sản xuất mới, doanh nghiệp cần một lượng vốn khá lớn, mà nhu cầu về vốn lại là một trong những vấn đề khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp. Hiện nay, thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu vốn cho hoạt động sản xuất hàng ngày, chứ chưa nói đến một lượng vốn lớn cho đầu tư chiều sâu. Do vậy nhà nước cần có cơ chế và chính sách về tài chính, 20 tạo nguồn vốn nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết tốt vấn nạn thiếu vốn triền miên hiện nay của các doanh nghiệp, có như vậy doanh nghiệp mới có điều kiện tiếp cận nhanh chóng với trình kỹ thuật công nghệ mới của thế giới. 1.6.2.4. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là một vốn quý của doanh nghiệp nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Ngay khi doanh nghiệp đã chọn được mô hình tổ chức tốt và một dây chuyền công nghệ hiện đại thì vẫn phải cần đến những con người giỏi để quản lý và sử dụng chúng. Vì vậy, có thể nói rằng công việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả là một việc làm mang tính sống còn và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. “Nguồn: Bài giảng quản trị nguồn nhân lực, 2007” [3]. 1.6.2.5. Khả năng về tài chính. Khả năng về tài chính thể hiện tiềm năng của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tài chính mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp đó chủ động trong việc đầu tư, chủ động dự trữ nguồn nguyên vật liệu, dự trữ sản phẩm một cách có lợi nhất cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi có khả năng về tài chính thì doanh nghiệp mới tính toán xây dựng được những chiến lược lâu dài để phát triển doanh nghiệp mình. “Nguồn: Giáo trình phân tích kinh doanh, 2009” [1]. 1.6.2.6. Chi phí. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chi phí chiếm tỷ trọng không nhỏ, nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp theo một tỷ lệ ngược chiều. Chi phí càng lớn thì lợi nhuận càng nhỏ và ngược lại. “Nguồn: Giáo trình quản trị doanh nghiệp, 2008” [5]. 1.6.2.7. Năng suất lao động. Tăng năng suất lao động sẽ làm hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng theo và ngược lại. Đó là lý do mà tất cả các doanh nghiệp quyết tâm tăng năng suất lao động. Năng suất lao động tăng còn thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp bởi lẽ năng 21 suất lao động còn phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, trình độ chuyên môn của mỗi thành viên trong đơn vị. Ngoài ra năng suất lao động còn chịu ảnh hưởng bởi môi trường làm việc và bầu không khí làm việc.“ Nguồn: Bài giảng quản trị nguồn nhân lực, 2007” [3] 1.6.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro Rủi ro là một khái niệm khá mới mẻ, đồng thời đang mang tính thời sự đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay nói chung và với các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Rủi ro chính là các biến động tiềm ẩn trong các kết quả, mức độ biến động càng lớn thì rủi ro càng cao. Rủi ro tổng thể của một doanh nghiệp có thể có nhiều cách phân loại khác nhau, trước nhất dựa theo cách thức đối phó với rủi ro, rủi ro có thể được phân thành hai phần chính, đó là rủi ro không có tính hệ thống và rủi ro có tính hệ thống. Rủi ro không có tính hệ thống còn có thể gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa, rủi ro đặc trưng, riêng có, rủi ro này có thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các quỹ góp chung. Rủi ro có tính hệ thống còn gọi là rủi ro không thể đa dạng hóa, rủi ro do những tác động to lớn của thị trường, rủi ro này không thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, thông thường nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ làm biến động giá trị của doanh nghiệp chứ ít khi dẫn doanh nghiệp đến tình trạng phá sản. Hiệu quả kinh doanh hay cụ thể hơn là khả năng sinh lợi và rủi ro có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, khả năng sinh lợi càng cao luôn tiềm ẩn rủi ro cao. “Nguồn: Quản trị rủi ro 1998” [4]. Hiệu quả chính là chỉ tiêu do sánh giữa hai chi phí hay nguồn lực bỏ ra và kết quả đạt được bao hàm cả quá khứ, hiện tại cũng như tương lai của các khái niệm này. Tuy nhiên, theo cách tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đã nêu trong các phần trên thì các số liệu về chi phí cũng như kết quả đạt được chủ yếu là các số liệu đã diễn ra hoặc dự tính, đây là các biến số ngẫu nhiên. Do vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó chính là một biến số ngẫu nhiên, là kết quả tổng hợp ngẫu nhiên của nhiều nhân tố. Hiệu quả kinh doanh cần được đánh giá mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro, cùng một mức độ rủi ro hiệu quả kinh doanh chỉ 22 được đánh giá là tốt nhất khi nó đạt được đồng thời hai điều kiện là cao hơn hiệu quả tối thiểu tương xứng với rủi ro đó và cao nhất. Hiệu quả kinh doanh được coi là tốt hơn khi mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn hoặc với hiệu quả không đổi nhưng mức độ rủi ro thấp hơn, hay nói cách khác hệ số biến thiên nhỏ hơn. Tóm tắt chương 1: Tác giả nêu bật lên được khái niệm và bản chất thực sự của hiệu quả kinh doanh. Đồng thời Tác giả cũng nêu lên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có 4 quan điểm cơ bản thường hay gặp là: toàn diện và hệ thống, thống nhất lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội, thống nhất lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động, kết hợp hai mặt định tính và định lượng. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng được nói đến trong chương 1 này như: tỷ suất thuế trên vốn, thu nhập bình quân người lao động, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động,... Ngoài ra, các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: đối thủ cạnh tranh, kinh tế, pháp luật, khoa học- công nghệ, văn hoá - xã hội, tự nhiên, sản phẩm dịch vụ, tổ chức bộ máy, trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, nhân lực của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng được nhắc đến trong chương 1. Tác giả tổng hợp những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, để làm nền tảng đánh giá hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty PVD trong chương tiếp theo. 23 Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (PVD) Trên cơ sở lý luận cơ bản và hệ thống các chỉ tiêu kinh tế xã hội, tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phần nội dung chương II này tác giả sẽ đi sâu phân tích hiệu quả kinh doanh của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí (PVD) bằng cách thu thập số liệu qua 5 năm từ 2006 đến 2010. Đồng thời xem xét các yếu tố liên quan đến lãnh vực khoan và các dịch vụ khoan mà Công ty đang kinh doanh, khái quát những đặc trưng, những cơ chế chính sách nhà nước đang áp dụng trong lĩnh vực này. Cụ thể như sau: 2.1. Giới thiệu khái quát. 2.1.1. Tổng quan hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Việt Nam là một trong những nước nằm trên bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía đông giáp biển, có diện tích đất liền khoảng 330.000 km2 và khoảng 1 triệu km2 thềm lục địa, khu vực đặc quyền kinh tế bao gồm bảy bể trầm tích chính là: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mathay-Thổ Chu, Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên rất triển vọng. Phần lớn trữ lượng dầu khí nằm ở ngoài khơi thềm lục địa. Việt Nam có khoảng 4-5 tỷ thùng trữ lượng dầu và khoảng 23 ngàn tỷ bộ khối chữ lượng khí. “Nguồn: Tin vắn PVN , 2010” [12 ]. 2.1.1.1. Đặc điểm chung của ngành thăm dò khai thác dầu khí. - Vốn đầu tư lớn: dầu khí là loại khoáng sản nằm sâu dưới lòng đất được hình thành từ các trầm tích hàng ngàn năm trước nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi chi phí rất cao, cần có nguồn vốn lớn. 24 - Công nghệ hiện đại: ngành thăm dò khai thác dầu khí là ngành khai thác khoáng sản nằm sâu trong lòng đất, nằm sâu dưới biển, các khu vực đầm lầy, nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi công nghệ hiện đại hơn so với các ngành công nghiệp khác. - Tính rủi ro cao: tìm kiếm dầu khí chứa đựng yếu tố rủi ro cao, tức là yếu tố thành công thấp. Dần dần con người tìm cách hiện đại hoá các công cụ phương tiện để nâng cao hiệu quả tìm kiếm nguồn dầu. Tuy nhiên, các phương pháp cũng chỉ đưa ra ý tưởng chung về cấu trúc địa chất lòng đất về khả năng chứa dầu khí, việc xác định các cấu trúc đó đòi hỏi thêm các công đoạn khác bao gồm việc khoan một số giếng khoan thăm dò và thẩm định, tính toán trữ lượng và tính thương mại… Với chiều sâu giếng khoan từ 4000 mét đến 5000 mét thì chi phí một giếng khoan thăm dò và khai thác vào khoảng 35 triệu đến 45 triệu USD và có thể cao hơn nữa tuỳ theo mức độ phức tạp của cấu tạo địa chất. Để đánh giá và lập sơ đồ công nghệ mỏ có khi phải khoan nhiều giếng khoan thăm dò trong cùng một cấu tạo địa chất. Trong hoạt động thăm dò dầu khí xác suất các giếng khoan thấy dầu không cao, thông thường trên thế giới khoảng 30%, tức là có nhiều rủi ro. - Lợi nhuận cao: Dầu khí là tài nguyên khoáng sản nằm sâu trong lòng đất nên để khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi chi phí lớn nhưng bù lại nếu có phát hiện nguồn dầu khí thì lợi nhuận thu được lại rất cao, đời mỏ khai thác thường kéo dài từ 20 đến 25 năm tuỳ theo cấu tạo mỏ trong khi chỉ mất từ 2 đến 3 năm đầu là có thể thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu trong giai đoạn thăm dò và phát triển mỏ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay giá dầu thô thế giới trong khoảng 90-120USD/thùng. Tài nguyên dầu không được tái tạo: Tài nguyên dầu mỏ sẽ cạn kiệt dần cùng với quá trình khai thác vì tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo như các tài nguyên khác. Với quy luật này, chủ thể quản lý nền kinh tế nhà nước phải xác định tài nguyên khoáng sản như là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về sở hữu toàn dân và Nhà nước là người có thẩm quyền đương nhiên tuyệt đối về quản lý tài nguyên khoáng sản. 25 Cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển: Ngành thăm dò khai thác dầu khí phát triển thúc đẩy các ngành vận chuyển, gang thép, đóng tàu, tơ sợi, phân bón, bột giặt, chất dẻo…phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng ngày càng tăng. 2.1.1.2. Tình hình thị trường dầu mỏ trên thế giới. Theo PVN nhu cầu dầu mỏ sụt giảm trong năm 2009 và được phục hồi nhẹ (khoảng 0.6%) năm 2010 và tăng trưởng đáng kể vào những năm tiếp theo (1.42% năm 2011). Trong khi đó, sản lượng dầu mỏ toàn cầu được dự báo tăng trưởng hàng năm vào khoảng 1.52% trong giai đoạn 2010-2015 và 1.37% trong giai đoạn 2016- 2020. Giá dầu thô trên thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của sự phục hồi, dự báo tăng khoảng 20% năm 2010 và sau đó có thể tăng trưởng ổn định và bền vững hơn là hiện tượng tăng giá đột biến như trong năm 2008. Tăng trưởng nhu cầu kéo theo sự hồi phục về giá là điều kiện cần và đủ để cho các công ty dầu khí quay trở lại với các dự án khoan thăm dò, khai thác và sửa chữa giếng, kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu khí. Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ luôn nằm ở mức cao, gấp 3 lần so với năng lực sản xuất của khu vực này. 25,575 25,673 25,438 25,934 26,686 27,509 28,261 28,994 8,379 8,451 8,501 8,743 8,791 8,780 8,747 8,585 2007 2008 2009f 2010f 2011f 2012f 2013f 2014f N ăm Triệu thùng Sản xuất Tiêu Thụ “Nguồn: Business Monitor International (Báo cáo tháng 11/2009)”[12] Biểu đồ 2.1. Tình hình tiêu thụ sản xuất dầu thô Châu Á Thái Bình Dương. 26 2.1.1.3. Tiềm năng thị trường dịch vụ khoan biển tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Cùng với sự khôi phục của nền kinh tế thế giới và sự gia tăng về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong thời gian tới sẽ tạo ra thị trường lớn cho dịch vụ cho thuê và vận hành giàn khoan. Theo dự báo của Douglas-Westwood Ltd. và Energyfiles, chi tiêu dành cho khoan biển trên thế giới trong giai đoạn 2009-2013 sẽ tăng 32% so với giai đoạn 2004-2008, từ 278 tỷ USD lên 367 tỷ USD với số giếng tăng khoảng 7%, đạt 19,570 giếng vào năm 2013. Xét trong khu vực Đông Nam Á, nhu cầu về dịch vụ khoan và dịch vụ kỹ thuật khoan ở nhiều nước như Brunei, Malaysia, Myanmar v.v… còn rất lớn, đặc biệt khi mà sản lượng tại các quốc gia đang sụt giảm đòi hỏi phải đẩy nhanh và mạnh các hoạt động khoan, thăm dò, tìm kiếm và phát triển mỏ. Tại Việt Nam, tình hình tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ngày càng được đẩy mạnh với các chiến dịch khoan của các công ty dầu khí như Cửu Long JOC, Hoàn Vũ JOC, Hoang Long JOC, Petronas, JVPC, BP, Vietsopetro, PVEP… Hiện nay tại Việt nam có khoảng 8-9 giàn khoan hoạt động tại vùng biển Việt Nam, trong khi nhu cầu giai đoạn 2010-2015 vào khoảng 10-11 giàn khoan. Theo báo cáo quy hoạch phát triển dịch vụ dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2010- 2015, nhu cầu dịch vụ dầu khí khoảng 10.83 tỷ USD mỗi năm. Theo kế hoạch trong 15 năm tới có khoảng 900 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí của các nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam, trong đó giai đoạn 2010-2015 là 300 giếng khoan, ước tính mỗi năm Việt Nam tiến hành khoan 50 giếng. Triển vọng phát triển lĩnh vực khoan dầu khí nói chung cũng như các lĩnh vực kỹ thuật, dịch vụ khoan dầu khí trong tương lai rất lớn. 2.1.2. Khái quát về Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí (PVD). 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí (PVD). 27 2001 Đánh dấu sự ra đời của PV Drilling, tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Biển (PTSC Offshore) thuộc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC). PV Drilling ngày đầu thành lập có 3 Xí nghiệp: Xí nghiệp Khoan dầu khí, Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật giếng khoan và Xí nghiệp Dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu. Việc thành lập PV Drilling là chủ trương tập trung xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí chuyên sâu của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam. 2004 PV Drilling thành lập Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan Dầu khí nay là Công ty TNHH Một thành viên Địa vật lý giếng khoan Dầu khí (PVD Logging), đơn vị triển khai thành công các dịch vụ kỹ thuật cao (karota, slickline, thử vỉa…), góp phần vào sự thành công chung của chiến lược phát triển PV Drilling. 2005 Bộ Công nghiệp ban hành quyết định số 3477/QĐ phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí thành công ty cổ phần, là một trong những công ty cổ phần đầu tiên của ngành dầu khí Việt Nam. 2006 cổ phiếu của PV Drilling với mã chứng khoán “PVD” chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và luôn là cổ phiếu blue chip dành được sự quan tâm, của đông đảo nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Vốn điều lệ ban đầu của PV Drilling tại thời điểm này là 680 tỷ đồng, PV Drilling cũng là công ty dầu khí đầu tiên giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm này, PV Drilling thành lập Xí nghiệp Thương mại & Dịch vụ Kỹ thuật công nghiệp nay là Công ty TNHH một thành viên Thương mại & Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVD Tech), đơn vị triển khai thành công dịch vụ giàn khoan bề mặt giếng, đưa PV Drilling trở thành công ty Việt Nam đầu tiên có thể thực hiện dịch vụ này mà trước đây chỉ do các công ty nước ngoài đảm nhận. 28 2007 Giàn khoan PV DRILLING I và cũng là giàn khoan tự nâng đa năng đầu tiên do người Việt nam sở hữu 100% đã được khánh thành trong sự hân hoan chào đón của cả ngành khoan dầu khí Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một nhà thầu khoan trẻ tại Việt Nam - PV Drilling. Trong năm 2007, PV Drilling thành lập Xí nghiệp điều hành khoan (PVD Drilling Division) thực hiện nhiệm vụ điều hành hoạt động các giàn khoan của Tổng Công ty, đơn vị đã mang về nguồn thu lớn cho PV Drilling kể từ khi được thành lập và đi vào hoạt động. 2008 Tiến hành sáp nhập Công ty cổ phần Đầu tư Khoan Dầu khí Việt Nam (PVD Invest) vào PV Drilling, đánh dấu sự kiện hai công ty đại chúng đầu tiên sáp nhập trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nâng giá trị tổng tài sản của Tổng Công ty lên đến trên 12.000 tỷ đồng và số vốn điều lệ của Tổng Công ty lên đến 2.105 tỷ đồng. 2009 PV Drilling đưa vào vận hành thêm 2 giàn khoan biển tự nâng đa năng (jack up rig), đưa tổng số giàn khoan biển đang hoạt động lên 3 giàn và tiến hành đầu tư giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm (TAD), đặt viên gạch đầu tiên cho việc phát triển PV Drilling theo chiều sâu và rộng với mục tiêu trở thành nhà thầu khoan Việt Nam chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế. Cũng trong năm 2009, PV Drilling nhận được nhiều giải thưởng cũng như đánh giá tích cực của cộng đồng trong và ngoài nước như: “Cổ phiếu vàng 2009”, Cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín - 2009”. 2010 Hoàn tất giai đoạn 2 nhà xưởng Đông Xuyên. Dự kiến đưa giàn khoan TAD vào hoạt động trong năm. Tiến hành tìm kiếm và khai thác thị trường Venezuela. Ngành nghề kinh doanh: PV Drilling chuyên cung cấp giàn khoan và các dịch vụ kỹ thuật khoan phục vụ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong và ngoài nước: 9 Sở hữu & điều hành giàn khoan biển và đất liền. 9 Dịch vụ thiết bị khoan. 29 9 Đo karota khí và cung cấp chuyên gia địa chất. 9 Kéo thả ống chống. 9 Dịch vụ thiết bị đầu giếng. 9 Ứng cứu sự cố dầu tràn. 9 Sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định vật tư thiết bị và phương tiện chuyên ngành dầu khí. 9 Đào tạo, cung cấp nhân lực khoan. 9 Đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ ngành dầu khí và các ngành công nghiệp khác. 9 Cung cấp vật tư, thiết bị cho ngành dầu khí và các ngành công nghiệp khác. 9 Bảo trì thiết bị công nghiệp: lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa,bảo dưỡng các cụm thiết bị, và dây chuyền công nghiệp. 9 Chế tạo ống chống, thiết kế chế tạo cụm thiết bị và kết cấu kim loại. Dịch vụ kỹ thuật khác hợp tác với các đối tác nước ngoài: Bơm trám xi măng và kích thích vỉa; Cung cấp dịch vụ trọn gói OCTG, sửa chữa bảo dưỡng OCTG; Thử vỉa và khai thác sớm, Khoan định hướng và khảo sát; Đo trong khi khoan; Lấy mẫu lõi; Đo địa vật lý giếng khoan (trừ dịch vụ đo karota khai thác); Treo đầu ống chống lửng; Cứu kẹt sự cố giếng khoan; Hóa chất và dung dịch khoan; Đại lý bán hàng cho hóa phẩm cho khai thác; Choòng khoan; Ép vỉa nhân tạo; Hoàn thiện giếng thông minh; Công nghệ khai thác mỏ. “Nguồn: www.pvdrilling.com.vn”[12]. 2.1.2.2.Cơ cấu tổ chức: Hiện nay, PV Drilling và các đơn vị trực thuộc có tổng số cán bộ công nhân viên hơn 1.620 người và cơ cấu tổ chức của PV Drilling bao gồm Tổng Giám đốc quản lý chung các hoạt động của Công ty, các Phó Tổng Giám đốc quản lý chung các phòng, các phòng điều hành thuộc Tổng Công ty (đứng đầu là các trưởng phòng) và các đơn vị thành viên (đứng đầu là Giám đốc điều hành) như sau: 30 “Nguồn: Sơ đồ tổ chức của Công ty PVD năm 2010” [12]. Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của PVD Phòng Quản Trị CNTT Phòng Nhân Sự Phòng Pháp Chế Phòng Tài Chính Phòng CL&P T Kinh doanh Phòng Thươn g mại & Đầu tư Phòng QL Dự án & XDCB Phòng Kế Toán Phòng Kỹ Thuật & Hỗ Trợ SX Phòng Kiểm Toán Nội Bộ Phòng An Toàn Chất Lượng Văn Phòng Tổng Công Ty Công ty Liên Doanh Dịch Vụ Dầu Khí PV Drilling – PTI (51%) Công ty Liên Doanh Kỹ Thuật Giếng Khoan PV Drilling – Baker Hughes (51%) Công ty TNHH Liên Doanh Dịch vụ BJ – PVD (49%) Công ty Liên Doanh PVD Tubular Management (51%) Công ty Cổ Phần Đào Tạo Kỹ Thuật PVD PVD Training (51%) Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát Công ty TNHH 1 TV Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Biển (PVD Offshore ) Công ty TNHH 1TV Địa Vật Lý Giếng Khoan Dầu Khí (PVD Logging) Xí Nghiệp Dịch Vụ Đầu Tư Khoan Dầu Khí Việt Nam (PVD Invest) Văn Phòng Điều Hành Dự Án Tại Ageria Công ty TNHH 1 TV Dịch Vụ Giếng Khoan Dầu Khí (PVD Well Services) Xí Nghiệp Điều Hành Khoan (PVD Driiling Division) Công ty TNHH 1 TV Thương Mại Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí (PVD Tech) Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính Phó Tổng Giám Đốc Dự Án Phó Tổng Giám Đốc Khoan Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Đóng Giàn 31 2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2006- 2010. Tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn từ năm 2006-2010 được khái quát qua các số liệu tại bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của PVD giai đoạn năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng Doanh thu Tỉ đồng 1.349 2.739 3.729 4.097 7.572 2 Lợi nhuận Tỉ đồng 116 576 902 817 885 3 Nộp ngân sách Tỉ đồng 45 3 26 108 133 4 Tổng tài sản Tỉ đồng 2.173 4.329 8.632 12.368 14.640 “Nguồn: Phụ lục 1, 2, 3” . Qua bảng 2.1 Chúng ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển rất tốt từ năm 2006 đến năm 2010. Tổng tài sản năm 2010 tăng lên hơn 7 lần so với năm 2006, do Công ty tiến hành cổ phần hoá và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chỉ tiêu tổng doanh thu cũng tăng khá cao qua các năm. Để thấy rõ nguyên nhân của những thành tựu trên cùng những tồn tại hạn chế, tác giả phân tích chi tiết và hiệu quả kinh doanh của Công ty PVD, được thể hiện ở phần dưới đây. 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của PVD. 2.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội. 2.2.1.1.Tỷ suất thuế trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này đánh giá sự đóng góp của doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước hàng năm, ngoài sự đóng góp cho ngân sách nhà nước chỉ tiêu này còn đánh giá sự tuân thủ các quy định về thuế của doanh nghiệp với cơ quan quản lý thuế khu vực thông qua những lần thanh toán thuế và kiểm tra hàng năm. Bảng 2.2. Tỷ suất thuế trên tổng tài sản của Công ty PVD năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng mức nộp Tỷ đồng 45 3 26 108 133 2 Tổng tài sản Tỷ đồng 2.173 4.329 8.632 12.368 14.640 3 Tỷ suất thuế trên tổng tài sản % 2.07 0.07 0.30 0.87 0.91 “Nguồn: Báo cáo tài chính của PVD từ 2006-2010”[9]. 32 Qua số liệu của bảng 2.2 Chúng ta thấy rằng Công ty đóng thuế rất ít do: Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (2007-2008) và giảm 50% trong vòng 05 năm (2009-2013). Các công ty liên doanh của PVD cũng được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, mức giảm tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của từng công ty. Đặc thù ngành khoan là đầu tư rất lớn nhưng khả năng thu về tuỳ vào trữ lượng dầu tìm thấy. Tuy nhiên nếu xét về dài hạn, sau năm 2013 chắc chắn phần đóng góp của Công ty vào ngân sách của nhà nước sẽ tăng lên gấp bội và chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngân sách nhà nước. 2.2.1.2. Thu nhập bình quân của người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động của Công ty PVD như sau: Bảng 2.3. Thực trạng thu nhập bình quân của một lao động tại PVD năm 2006-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng 2010 so với 2006 STT Chỉ tiêu 2006 (1) 2007 (2) 2008 (3) 2009 (4) 2010 (5) Số tiền (6)=5-1 Lần (7)=5/1 1 Phải trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi và chi phí quản lý 60.721 156.653 283.080 284.33 468.666 407,945 7,72 2 Lao động bình quân (người) 873 1.030 1.100 1.374 1.620 747 1,86 3 Thu nhập bình quân (người/năm) 69,554 152,090 257,345 206,939 289,300 219,746 4,16 4 Thu nhập bình quân (người/tháng) 5,796 12,674 21,445 17,245 24,108 18,312 4,16 “Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. 33 Qua bảng ta thấy tình hình thu nhập của người lao động ổn định và tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 lương trung bình là 5,796 triệu/ tháng nhưng đến năm 2007 là 12,67 triệu/ tháng, sở dĩ có sự gia tăng đột biến này là do đầu tư các giàn khoan mới phải thuê nhiều chuyên gia nước ngoài. Lao động năm 2010 tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Thu nhập năm 2010 tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2006, điều này cho chúng ta thấy, quy mô ngày càng được mở rộng và thu nhập của người lao động được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, so sánh với các công ty khác cùng ngành: Bảng 2.4. Thu nhập bình quân của người lao động các công ty cùng ngành năm 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu/ Công ty SeaDrill (Mỹ) Transocean (Mỹ) Ensco (Mỹ) PVD 1 Phải trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi và chi phí quản lý 14.320.000 250.000.000 6.000.000 468.666 2 Lao động bình quân (người) 9.800 18.050 2.558 1.620 3 Thu nhập bình quân (người/năm) 1.461,12 1.385,04 2.345,58 289,300 4 Thu nhập bình quân (người/tháng) 121,77 115,42 195,47 24,108 “Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco, năm 2010”[13]. Qua bảng 2.4 trên, chúng ta thấy tình hình thu nhập của PVD là rất thấp so với các đơn vị mạnh cùng ngành trên thế giới (8 đến 10 lần). Nguyên nhân chủ yếu của sự trên lệch trên là do đơn giá tiền lương, doanh thu, số lượng lao động, chất lượng lao động. Trong những yếu tố trên, hai yếu tố chủ quan là đơn giá tiền lương 34 và số lượng lao động có thể điều chỉnh ngay còn hai yếu tố còn lại Công ty cần quan tâm và đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho nhân viên. 2.2.2. Đánh giá hiệu quả tài chính. 2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của PVD năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.349 2.739 3.729 4.097 7.572 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 116 576 902 817 885 3 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 791 1.864 2.090 4.231 5.236 4 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)(2/3) % 14,66 30,90 43,16 19,31 16,90 5 Số vòng quay của vốn chủ sỡ hữu (1/3) Vòng 1,71 1,47 1,78 0,97 1,45 6 Suất hao phí của vốn chủ sỡ hữu so với doanh thu thuần (3/1) 0,59 0,68 0,56 1,03 0,69 “Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. • Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu: qua bảng phân tích cho thấy ROE từ năm 2006 đến năm 2008 liên tục tăng từ 14,66% đến 43,16% , nhưng đến năm 2009 giảm đáng kể do vốn chủ sở hữu tăng nhanh năm 2008 là 2.090 tỷ, năm 2009 tăng lên 4.231 tỷ, trong khi đó lợi nhuận năm 2009 giảm hơn năm 2008. Từ 2006 đến 2010 vốn chủ sở hữu tăng lên đều, riêng năm 2009 và 2010 lợi nhuận giảm trong khi vốn chủ sở hữu tăng điều này làm cho ROE giảm từ năm 2009 và 2010, điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh gặp khó khăn. • So sánh với các công ty khác cùng ngành: 35 Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu các công ty cùng ngành năm 2010 STT Chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco SeaDrill Transocean 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 7.572 33.940 76.440 179.340 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 885 11.720 23.420 19.760 3 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 5.236 119.300 118.720 627.500 4 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)(2/3) % 16,90 9,82 19,73 3,15 5 Số vòng quay của vốn chủ sỡ hữu (1/3) Vòng 1,45 0,28 0,64 0,29 6 Suất hao phí của vốn chủ sỡ hữu so với doanh thu thuần (3/1) 0,69 3,52 1,55 3,50 “Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13]. Chúng ta thấy suất sinh lời của Seadrill lên đến 19,73, trong khi của PVD là 16,9 tuy của PVD khá cao nhưng vẫn còn thấp hơn so với Searill. Qua bảng 2.6 cũng cho thấy vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần của các công ty nước ngoài khá cao (lớn hơn 1,55) do họ kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong khi PVD chỉ kinh doanh những lĩnh vực liên quan đến khoan. Tuy nhiên, mức độ rủi ro của PVD nhiều hơn các đơn vị khác cùng ngành. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của PVD đó là doanh thu thuần, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, đơn vị phải tác động một trong ba yếu tố này là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm vốn chủ sở hữu. 36 2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản. Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng tài sản của PVD 2006-2010 STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.349 2.739 3.729 4.097 7.572 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 116 576 902 817 885 3 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 2.173 4.329 8.632 12.368 14.640 4 Sức sinh lời của tài sản (2/3) % 5,34 13,3 10,45 6,61 6,05 5 Số vòng quay của tài sản (1/3) Vòng 0,62 0,63 0,43 0,33 0,52 6 Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần (3/1) 1,61 1,58 2,31 3,02 1,93 “Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. Qua bảng 2.7 cho thấy tình hình suất sinh lời của tài sản giảm (từ năm 2007 là 13,3 % xuống còn 6,05% năm 2010). Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản chưa hiệu quả. Số vòng quay của tài sản giảm từ năm 2007 điều này cho thấy tài sản góp phần tăng doanh thu chưa cao. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cũng có xu hướng tăng từ năm 2007. Ba yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản tại PVD là doanh thu thuần, lợi nhuận, tổng tài sản. Muốn tăng hiệu quả tài sản, PVD phải tác động vào ba yếu tố đó là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm tài sản. Trong khi đó Công ty đầu tư tài sản cố định lớn trong giai đoạn này nên làm giảm suất sinh lời của tài sản. 37 Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng tài sản các công ty cùng ngành với PVD năm 2010 STT Chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco SeaDrill Transocean 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 7.572 33.940 76.440 17.9340 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 885 11.720 23.420 19.760 3 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 14.640 14.1020 34.9940 736.220 4 Sức sinh lời của tài sản (2/3) % 6,05 8,31 6,69 2,68 5 Số vòng quay của tài sản (1/3) Vòng 0,52 0,24 0,22 0,24 6 Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần 1,93 4,15 4,58 4,11 “Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13]. Qua bảng trên cho thấy các chỉ tiêu sử dụng tài sản của PVD so với các công ty khác cùng ngành, Chỉ tiêu sức sinh lời của tổng tài sản thấp hơn so với các đơn vị cùng ngành nguyên nhân chủ yếu do giai đoạn này Công ty tập chung đầu tư tài sản lớn và chưa sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất. 2.2.2.3. Sức sinh lời của doanh thu thuần. Bảng 2.9. Sức sinh lời của doanh thu thuần của PVD năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.349 2.739 3.729 4.097 7.572 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 116 576 902 817 885 3 Sức sinh lời của doanh thu thuần (2/1) 0,09 0,21 0,24 0,20 0,12 “Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. Lợi nhuận trong doanh thu tương đối tốt qua các năm bắt đầu từ năm 2007. Tuy nhiên có giảm đi vào năm 2010 do chi phí trả lãi vay lớn. 38 Bảng 2.10. Sức sinh lời của doanh thu thuần các công ty cùng ngành với PVD năm 2010 STT Chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco Seadrill Transocean 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 7.572 33.940 76.440 179.340 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 885 11.720 23.420 19.760 3 Sức sinh lời của doanh thu thuần (2/1) 0,12 0,35 0,31 0,11 “Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13]. Qua bảng trên cho thấy suất sinh lời của doanh thu của PVD thấp hơn so với các công ty cung ngành điều này, chủ yếu công ty trả lãi vay nhiều như đã nói ở trên. Việc đầu tư tài sản quá lớn cũng cho thấy khấu hao hàng năm lớn và lãi vay phải trả cao, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận, cần có giải pháp cho việc đầu tư hiệu quả. 2.2.2.4 Hiệu quả sử dụng chi phí. Hiệu quả sử dụng chi phí của PVD giai đoạn 2006-2010 thể hiện qua bảng sau: 39 Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng chi phí của PVD năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Tỷ đồng 161,18 542,29 877,87 846,92 1.000,13 2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 161,62 578,88 928,75 925,93 1.018,63 3 Giá vốn hàng bán Tỷ đồng 1.152,59 2.031,93 2.520,35 2.856,79 5.814,03 4 Chi phí bán hàng Tỷ đồng 2,57 2,39 2,93 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tỷ đồng 40,37 111,02 233,63 271,70 449,76 6 Tổng chi phí Tỷ đồng 1.192,96 2.142,95 2.756,55 3.130,88 6.266,72 7 Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán 0,14 0,27 0,35 0,30 0,17 8 Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng 341,58 354,36 341,34 9 Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp 3,99 4,88 3,76 3,12 2,22 10 Tỷ suất lợi nhuận so với tổng chi phí 0,14 0,27 0,34 0,30 0,16 “Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. Tất cả các chi phí đều tăng tuy nhiên lợi nhuận có xu hướng ổn định điều này cho thấy việc tiết kiệm chi phí chưa hiệu quả, cần có giải pháp giảm các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể hơn là các giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên, bên cạnh các biện pháp để tăng doanh thu. 2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau: 40 Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của PVD năm 2006-2010. STT Các chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.349 2.739 3.729 4.097 7.572 2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 162 579 929 926 1.019 3 Số lao động bình quân Người 873 1.030 1.100 1.374 1.620 4 Năng suất lao động (1/3) Tỷ đồng 1,55 2,66 3,39 2,98 4,67 5 Mức sinh lợi của mỗi lao động (2/3) Tỷ đồng 0,19 0,56 0,84 0,67 0,63 “Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. Qua số liệu ta thấy năng suất lao động liên tục tăng lên qua nhiều năm điều này cho thấy Công ty kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, năng suất lao động năm 2009 đột nhiên giảm xuống do doanh thu tăng không bằng tốc độ tăng của lao động nhưng năng suất lao động nhìn chung khá cao. Tuy nhiên, việc tinh giảm biên chế, đầu tư chất xám, bố trí sắp xếp lại lao động, giảm tối đa lao động quản lý, tăng lao động trực tiếp tạo ra doanh thu chưa hợp lý. Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động các công ty cùng ngành với PVD năm 2010. STT Các chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco SeaDrill Transocean 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 7.572 33.940 76.440 179.340 2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 1.019 12.880 26.600 25.980 3 Số lao động bình quân Người 1.620 2.558 9.800 18.050 4 Năng suất lao động (1/3) Tỷ đồng 4,67 13,27 7,80 9,94 5 Mức sinh lợi của mỗi lao động (2/3) Tỷ đồng 0,63 5,04 2,71 1,44 “Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13]. 41 Qua phân tích ta thấy năng suất lao động và suất sinh lời của mỗi lao động của Công ty là khá cao. Tuy nhiên so với thế giới thì cần phải phấn đấu hơn nữa và Công ty cần có nhiều giải pháp tổng thể hơn để phát triển trong tương lai. 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. 2.3.1. Các nhân tố bên ngoài. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty PVD. Tuy nhiên có thể gom lại thành hai nhân tố chính đó là: nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Hai nhân tố này được phân tích như sau: 2.3.1.1. Nhân tố về đối thủ cạnh tranh. Vị thế chủ lực trong ngành khoan và ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước và khu vực. PV DRILLING đã tạo dựng được thương hiệu là nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ khoan kỹ thuật cao tại Việt Nam (chiếm tới 50% thị phần) và khu vực Đông Nam Á, đồng thời đứng thứ 4 và mục tiêu vươn lên hàng thứ 3 tại Châu Á về thị trường giàn khoan. Bảng 2.14. Đối thủ cạnh tranh của PVD Dịch vụ Thị Phần Đối thủ cạnh tranh chính DV khoan 50% DV kỹ thuật giếng khoan 50% Transocean, Diamand Offshore, Atwood, Oceanic, Ensco, Seadrill, Schlumberger, Halliburton, Weatherford, Geoservices, ILO, ITS, Frank Casting. DV bơm trám xi măng và kích thích vỉa 80% Shlumberger, Halliburton. DV ứng cứu sự cố tràn dầu 90% DV cơ khí sửa chữa 70% Đại Minh, Hà Đạt, 128 Hải Quân, ICO Asia Pacific, South Sea Inspecttion, Vina Offshore, Vietubes,Tuboscop. DV cung ứng lao động khoan 90% Bayong Services, Accent Logistic, Alpha, Services “Nguồn: Phòng chiến lược và phát triển kinh doanh của PVD năm 2010”[10]. 42 Năm 2010, ngoài 3 giàn khoan đang sở hữu và điều hành, Công ty còn thuê thêm 3 giàn khoan từ nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu của PV DRILLING. Đặc biệt, Công ty cung cấp dịch vụ mới đối với giàn Offshore Resolute theo hợp đồng trọn gói giếng khoan (bundled services) cho nhà thầu Hoàn Vũ JOC. Điều này không những giúp gia tăng doanh thu những dịch vụ khác liên quan đến khoan của công ty mà còn gia tăng rất nhiều tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là tiết kiệm được khá nhiều thời gian làm các hợp đồng đấu thầu (working paper time). Lãnh đạo công ty cũng rất mạnh tay đầu tư đóng mới thêm giàn khoan TAD và kế hoạch đóng mới giàn MPJU, cùng với các trang thiết bị phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao khác, làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của thương hiệu PV DRILLING. Tuy nhiên, cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá và công nghệ làm cho việc cung cấp dịch vụ giảm, doanh thu có xu hướng giảm, điều này làm cho lợi nhuận giảm đi, đây là áp lực lớn đòi hỏi công ty phải thường xuyên đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực có trình độ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh. 2.3.1.2. Nhân tố về yếu tố kinh tế. Lạm phát gia tăng, biến động tỷ giá, lãi suất ngân hàng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận của ngành và Công ty. Kéo theo đó là ảnh hưởng tất yếu đến giá cổ phiếu của công ty. Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phải đối diện với biến động tỷ giáVND/USD. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc Ngân hàng nhà nước thu hút một lượng lớn VND về để kiềm chế lạm phát đã dẫn tới việc giá USD tăng mạnh trong thời gian qua. Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu được lợi lớn từ việc tăng giá này, ngược lại doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào hoạt động nhập khẩu (nguyên vật liệu, máy móc…) sẽ chịu rủi ro cao. Ngoài ra, việc rút bớt tiền trong lưu thông của Ngân hàng nhà nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, do đó để đảm bảo rủi ro mất khả năng thanh toán, các ngân hàng đã phải 43 tăng lãi suất huy động đầu vào, dẫn tới chi phí lãi vay đầu ra tăng cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển với tốc độ tăng ổn định, mặc dù gặp không ít khó khăn trong những năm qua do những nguyên nhân xuất phát từ lạm phát, nhưng so với mặt bằng chung trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Chính vì vậy xét trên tổng thể kinh tế vĩ mô, triển vọng phát triển của ngành vẫn rất khả quan. Để tài trợ cho việc đóng mới các giàn khoan, PV DRILLING hiện đang gánh chịu một khoản nợ khổng lồ bằng ngoại tệ (khoảng gần 500 triệu USD). Rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực này là việc trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật Việt nam. Theo chuẩn mực VAS10, PV DRILLING phải đánh giá chênh lệch tỷ giá cho số dư nợ ngoại tệ dài hạn của Tổng Công ty. Việc ghi nhận này đã làm tăng chi phí tài chính (chi phí tài chính chưa thực hiện) khoảng 139 tỷ đồng trên Báo cáo Kết quả Kinh doanh năm 2009. Năm 2010, Công ty cũng trích lập dự phòng lỗ tỷ giá khoảng 243 tỷ đồng, khiến cho khoản lợi nhuận sau thuế bị thu hẹp lại đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, có đến 90% doanh thu của PV DRILLING là bằng ngoại tệ, được sử dụng để thanh toán các khoản chi bằng ngoại tệ, và việc đánh giá lại giá trị tài sản các giàn cũng bằng ngoại tệ, nên Công ty sẽ giảm được nhiều khoản lỗ tỷ giá thật về dài hạn. Việc ghi nhận khoản lỗ trên sổ sách kế toán là khoản dự phòng, sẽ được giảm dần khi PV DRILLING trả dần nợ vay qua các năm. Nhận định việc dành ra một khoản tiền lớn dự phòng không những giúp Công ty có thêm dòng tiền để hoạt động, mà còn tạm thời tránh được khoản thuế suất đánh vào số tiền này. Khi dư nợ vay giảm dần, các khoản dự phòng này có thể được hoàn nhập trở lại, sẽ giúp lợi nhuận tăng cao trong tương lai. Việt Nam phải đối đầu với rất nhiều vấn đề vĩ mô gồm lạm phát tăng cao, sự biến động của tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường chứng khoán ảm đạm và thâm hụt mậu dịch ngày càng tăng. Mặc dù đã phần nào được kiềm chế 44 nhưng sự mất cân đối này vẫn có thể ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả hoạt động của PVD xét về khả năng tạo ra lợi nhuận và huy động vốn, nhất là khi công ty đang cần các nguốn vốn để tài trợ cho các dự án đầy tham vọng đang tiến triển. Do 85% doanh thu của công ty là USD nên việc đồng USD mất giá so với đồng Việt Nam có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi của công ty. Tuy nhiên, do 60% chi phí đầu tư của PVD cũng bằng USD nên những ảnh hưởng bất lợi do sự biến động tỷ giá cũng phần nào được trung hòa. Vì vậy, rủi ro tiền tệ hiện không phải là một mối quan tâm lớn nhưng điều đó không có nghĩa là PVD hoàn toàn không chịu sự ảnh hưởng từ rủi ro này. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (2007-2008) và giảm 50% trong vòng 05 năm (2009-2013). Các công ty liên doanh của PVD cũng được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tùy từng công ty. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho PVD là 10%, 5%, 0% tương ứng với doanh thu của từng loại dịch vụ. Ngoài ra, do công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí nên được miễn thuế nhập khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu. Trong giai đoạn 2010-2013 PVD được hưởng lợi rất lớn từ chính sách thuế, khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là 12.5%, với mức thuế này lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty tăng thêm hơn cả trăm tỷ đồng. 2.3.1.3. Nhân tố về pháp luật. Với tình hình chính trị ổn định và hệ thống pháp luật dần được hoàn thiện, cơ cấu chính sách ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận với môi trường kinh doanh quốc tế tốt hơn. Là một trong những công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) và là công ty duy nhất của PVN hoạt động trong lĩnh vực khoan dầu khí. Hiện tại PVN nắm giữ 50,38% vốn điều lệ của PVD, mọi hoạt động của PVD chịu sự chi phối khá nhiều từ PVN. Hiện nay PVD giữ độc quyền trong lãnh vực khoan dầu khí, tuy nhiên việc phụ thuộc PVN cũng làm giảm đi sự năng động của PVD 45 như: trong việc thay đổi các quyết định đầu tư mới, thay đổi giá dịch vụ, thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý…Điều này làm cho việc đầu tư và thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý chậm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh, sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả. 2.3.1.4. Nhân tố về khoa học công nghệ. Theo ODS petrodata, số giàn khoan biển các loại trên thế giới tham gia vào thị trường khoan trong năm 2010 trung bình đạt 634…Tuy nhiên hiện tại PVD chỉ có 3 giàn khoan tự nâng khu vực nước nông. PVD cung cấp các dịch vụ khoan thăm dò, khai thác sửa chữa giếng khoan cho các chiến dịch khoan ngoài khơi và trên đất liền cho các công ty dầu khí. Tổng công ty đã tiến hành đầu tư 03 giàn khoan biển PVDI, II, III 1 giàn khoan đất liền PVD11. Ngoài ra PVD đầu tư mới giàn khoan tiếp trợ nữa nổi nửa chìm (Tender Assist Drilling Rig – TAD). Vốn đầu tư khoảng 230.5 triệu USD do PVD và Vietsovpetro cùng liên doanh với tỷ lệ 51 : 49; khấu hao trong 15 năm. Thời gian dự kiến hoạt động cuối 2011. Sau khi hoàn thành sẽ cho Biển Đông BOC thuê với giá khoảng 205,000 USD/ngày trong thời hạn 5 năm. Bên cạnh phát triển các giàn khoan ngày càng hiện đại hơn, các dịch vụ thuộc lĩnh vực khoan dầu khí cũng được phát triển liên tục để ngày càng khai khác nhiều dầu khí hơn. Tuy nhiên, giàn khoan PVD 11 hoạt động không hiệu quả, do công nghệ không tiên tiến. Các giàn khoan khác của PVD có mức đầu tư lớn, khấu hao thời gian dài, Công ty chưa nghiên cứu và chế tạo các giàn khoan, nên chi phí đầu tư còn lớn. Chính những điều này làm ảnh hưởng đến chi phí như: chi phí thuê giàn khoan cao, chi phí thuê chuyên viên nước ngoài bảo trì máy móc…việc tăng chi phí đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận. 2.3.1.5. Nhân tố về văn hoá – xã hội. Hiện tại các doanh nghiệp kinh doanh trong lãnh vực dầu khí trong nước đang hợp tác với PVD, nhưng ngày càng có nhiều Công ty khác trong lĩnh vực dầu khí thâm nhập vào thị trường của Việt Nam, việc tìm hiểu văn hoá kinh doanh của họ 46 để hợp tác với họ là một yêu cầu tất yếu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khoan nói chung và PVD nói riêng. Trong tương lai hoạt động khoan có thể mở rộng ra nước ngoài như khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Châu Mỹ…Việc này đòi hỏi các công ty thuộc lĩnh vực khoan trong nước phải nắm rõ về văn hoá của những khu vực này để việc kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của PVD còn mang nặng tính nhà nước nên chưa hoàn toàn hoà nhập với văn hoá của các doanh nghiệp các nước, điều này vẫn còn cản trở sự hợp tác nhanh chóng và hiệu quả. Việc cung cấp dịch vụ khoan càng cao làm cho doanh thu cao và ngược lại. 2.3.1.6. Nhân tố về tự nhiên. Trữ lượng dầu khí Việt Nam còn rất dồi dào. Theo dữ liệu thống kê của BP Statistical Review, trữ lượng dầu đã được chứng minh của Việt Nam đến năm 2007 vào khoảng 3,1-3,3 tỷ thùng, năm 2008 tăng lên 4,7 tỷ thùng và các hoạt động thăm dò ở Việt Nam vẫn tiếp tục có các khám phá mới. Tiềm năng khí gas của Việt Nam còn dồi dào hơn nữa với trữ lượng đã được chứng minh vào khoảng 560 tỷ m3. Trong năm 2007,Việt Nam đã khai thác được 6,86 tỷ m3 khí và sản lượng này theo số liệu của OPEC đạt 17 tỷ m3 vào năm 2010. Ngoài ra, Việt Nam chỉ mới thăm dò trên khoảng 25% thềm lục địa và chủ yếu tập trung ở các vùng nước nông (<100 m), vẫn còn từ 70-75% diện tích ở các vùng nước sâu hơn chưa được thăm dò. Do đó khả năng phát hiện ra thêm nhiều mỏ dầu, khí vẫn còn rất lớn trong tương lai. Nhu cầu sử dụng dịch vụ khoan dầu khí gia tăng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, kéo theo đó là sự mở rộng nhanh chóng của các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam trong thời gian qua. Hoạt động này được dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong những năm tới. Tuy nhiên thời tiết Việt Nam thất thường, bão nhiều trên biển cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của ngành khoan dầu khí. Cần có giải pháp tránh bão để chi phí sửa chữa hư hại không tăng cao, kinh doanh hiệu quả nhất. 47 2.3.2. Các nhân tố bên trong. 2.3.2.1. Nhân tố về sản phẩm dịch vụ của PVD: Bảng 2.15. Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ trong tổng doanh thu năm 2008-2010 Chỉ tiêu doanh thu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng giảm năm 2010 so với năm 2009 Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ Trọng Tỷ VNĐ Tỷ Trọng Tỷ VNĐ Phần trăm Tỷ trọng Dịch vụ (DV) khoan 1.504 40% 1.400 34% 3.886 51% 2.486 178% 61% DV kỹ thuật giếng khoan 1.221 33% 1.600 39% 2.065 27% 465 29% 11% DV ứng cứu sự cố tràn dầu 38 1% 54 1% 70 1% 16 30% 0% DV cơ khí sửa chữa 126 3% 184 4% 305 4% 121 66% 3% DV cung ứng lao động 207 6% 253 6% 405 5% 152 60% 4% DV cung ứng vật tư thiết bị 602 16% 566 14% 767 10% 201 36% 5% DV khác 30 1% 40 1% 74 1% 34 85% 1% “Nguồn: Báo cáo thường niên của PVD năm 2008-2010”[11]. Bảng 2.16. Tỷ trọng lợi nhuận các dịch vụ trong tổng lợi nhuận năm 2008-2010 Chỉ tiêu lợi nhuận Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng giảm năm 2010 so với năm 2009 Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ Trọng Tỷ VNĐ Tỷ Trọng Tỷ VNĐ Phần trăm Tỷ trọng DV khoan 712 78% 505 55% 623 61% 27 5% 3% DV kỹ thuật giếng khoan 84 9% 156 17% 290 28% 124 79% 13% DV ứng cứu sự cố tràn dầu 20 2% 33 4% 23 3% -10 -30% -1% DV cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_kinh_doanh_tai_tong_cong_ty_co_phan_khoan_va_dich_vu_khoan_dau_khi.pdf
Tài liệu liên quan