Tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-----------
LƢƠNG THỊ QUỲNH NGA
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN
VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-----------
LƢƠNG THỊ QUỲNH NGA
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN
VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lƣơng Thị Quỳnh Nga, xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là
do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận
văn là trung thực và chính xác.
Học viên
Lƣơng Thị Quỳnh Nga
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biể...
108 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-----------
LƢƠNG THỊ QUỲNH NGA
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN
VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-----------
LƢƠNG THỊ QUỲNH NGA
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN
VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lƣơng Thị Quỳnh Nga, xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là
do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận
văn là trung thực và chính xác.
Học viên
Lƣơng Thị Quỳnh Nga
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TIỀN
GỬI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................ 3
1.1. Nguồn vốn tiền gửi và vai trò của nguồn vốn tiền gửi ........................................ 3
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn tiền gửi ......................................................................... 3
1.1.2. Các loại hình tiền gửi ....................................................................................... 3
1.1.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn ................................................................................... 3
1.1.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn .......................................................................................... 3
1.1.3. Vai trò của nguồn vốn tiền gửi .......................................................................... 4
1.2. Các nhân tố tác động đến công tác huy động nguồn vốn tiền gửi ........................ 4
1.2.1. Nhân tố chủ quan .............................................................................................. 4
1.2.1.1. Lãi suất ........................................................................................................... 5
1.2.1.2. Chất lƣợng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ ..................... 5
1.2.1.3. Thời gian giao dịch ........................................................................................ 5
1.2.1.4. Chính sách khách hàng................................................................................... 6
1.2.1.5. Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng ................................................... 6
1.2.1.6. Cơ sở vật chất và mạng lƣới hoạt động .......................................................... 6
1.2.1.7. Đội ngũ nhân sự của ngân hàng ..................................................................... 7
1.2.2. Nhân tố khách quan ........................................................................................... 7
1.2.2.1. Năng lực tài chính, thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân .. 7
1.2.2.2. Tính cạnh tranh của các ngân hàng ................................................................ 7
1.2.2.3. Chính sách tiền tệ của NHTW ....................................................................... 7
1.3. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng
thƣơng mại .................................................................................................................. 8
1.3.1. Quy mô tiển gửi ................................................................................................ 8
1.3.2. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn tiền gửi............................................................. 8
1.3.3. Cơ cấu tiền gửi .................................................................................................. 9
1.3.4. Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi................................................................ 9
1.3.4.1. Chi phí lãi ....................................................................................................... 9
1.3.4.2. Chi phí phi lãi ............................................................................................... 12
1.3.5. Cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho vay .................................. 12
1.4. Bài học kinh nghiệm từ các nƣớc khác trên thế giới.......................................... 14
1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản ................................................................... 14
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Australia ( ANZ Bank) ........................... 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 19
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TIỀN GỬI
TẠI EXIMBANK ...................................................................................................... 20
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Eximbank ........................................................................ 20
2.1.1. Sự hình thành phát triển của Eximbank .......................................................... 20
2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ Eximbank cung cấp ..................................................... 20
2.1.2.1. Dịch vụ tiền gửi ............................................................................................ 20
2.1.2.2. Dịch vụ tín dụng ........................................................................................... 21
2.1.2.3. Dịch vụ thanh toán ....................................................................................... 22
2.1.2.4. Các dịch vụ khác .......................................................................................... 22
2.2. Hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại Eximbank ....................................... 22
2.2.1. Quy mô tiền gửi .............................................................................................. 22
2.2.2. Cơ cấu tiền gửi ................................................................................................ 29
2.2.2.1. Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế ...................................................... 30
2.2.2.2. Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền. ...................................................................... 33
2.2.2.3. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn. ........................................................................ 35
2.2.3. Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi.............................................................. 38
2.2.4. Tƣơng quan giữa tiền gửi huy động và cho vay ............................................. 46
2.2.4.1. Tƣơng quan về kỳ hạn .................................................................................. 46
2.2.4.2. Hiệu quả công tác huy động tiền gửi và cho vay ......................................... 48
2.3. Khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động huy động vốn tiền gửi của Eximbank
................................................................................................................................... 49
2.4. Đánh giá về công tác huy động và quản trị nguồn vốn tiền gửi tại Eximbank .. 57
2.4.1. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác huy động nguồn vốn tiền gửi
(mô hình SWOT) ....................................................................................................... 57
2.4.1.1. Điểm mạnh (Strength) .................................................................................. 57
2.4.1.2. Điểm yếu (Weaknesses) ............................................................................... 58
2.4.1.3. Cơ hội (Opportunity) .................................................................................... 59
2.4.1.4. Thách thức (Threat) ...................................................................................... 60
2.4.2. Những kết quả khả quan ................................................................................. 61
2.4.3. Những mặt tồn tại và nguyên nhân ................................................................. 62
2.4.3.1. Chiến lƣợc huy động nguồn vốn tiền gửi và chính sách khách hàng .......... 62
2.4.3.2. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các chi nhánh Eximbank .................. 63
2.4.3.3. Chất lƣợng nguồn nhân lực .......................................................................... 63
2.4.3.4. Chất lƣợng sản phẩm và các tiện ích đi kèm ............................................... 64
2.4.3.5.Tính chủ động trong công tác huy động nguồn vốn tiền gửi ........................ 65
2.4.3.6. Sự thiếu liên kết giữa các bộ phận, phòng ban ............................................ 65
2.4.3.7. Cơ chế đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên ....................................... 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 67
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
NGUỒN VỐN TIỀN GỬI TẠI EXIMBANK .......................................................... 68
3.1. Định hƣớng phát triển của Eximbank ................................................................ 68
3.2. Một số giải pháp đối với Eximbank ................................................................... 70
3.2.1. Giải pháp về phía Hội sở Eximbank ............................................................... 70
3.2.1.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm huy động tiền gửi ....... 70
3.2.1.2. Chính sách lãi suất ....................................................................................... 74
3.2.1.3. Phát triển mạng lƣới hoạt động .................................................................... 75
3.2.1.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng .............................................................. 76
3.2.1.5. Phát triển thƣơng hiệu .................................................................................. 77
3.2.1.6 Gia tăng thời gian huy động vốn. .................................................................. 78
3.2.1.7. Công tác nhân sự .......................................................................................... 78
3.2.1.8. Giải pháp về công tác điều hành của ban lãnh đạo Eximbank ....................... 80
3.2.2. Giải pháp về phía các chi nhánh Eximbank ................................................... 81
3.2.2.1. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng ...................................................... 81
3.2.2.2. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý ..................................................... 83
3.2.2.3. Nâng cao tính chủ động trong công tác huy động vốn.. ................................. 86
3.2.2.4. Giải pháp đối với ban lãnh đạo các chi nhánh Eximbank ........................... 87
3.2.3. Giải pháp chung .............................................................................................. 87
3.2.3.1. Giải pháp về cơ cấu tiền gửi ......................................................................... 87
3.2.3.2. Giải pháp cân đối giữa tiền gửi huy động và cho vay .................................. 89
3.3. Các giải pháp hỗ trợ ........................................................................................... 91
3.3.1. Đối với Chính phủ ........................................................................................... 91
3.3.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ............................................... 91
3.3.1.2. Tái cơ cấu ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng .......................... 91
3.3.1.3. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ............................................................................. 92
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ......................................................................... 93
3.3.2.1. Về chính sách tiền tệ .................................................................................... 93
3.3.2.2. Hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ....................................... 93
3.3.2.3. Hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại nâng cao năng lực quản trị rủi ro........... 94
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Eximbank : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam
EIB: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam
VCB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam
ACB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu Việt Nam
BIDV : Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Sacombank : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín Việt Nam
NH : Ngân hàng
NHTW: Ngân hàng Trung ƣơng
NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
NHTM : Ngân hàng thƣơng mại
TMCP: Thƣơng mại cổ phần
ALCO: Ủy ban quản lý tài sản có – tài sản nợ
TCTD : Tổ chức tín dụng
TCKT: Tổ chức kinh tế
KKH: Không kỳ hạn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ của Eximbank 23
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn của Eximbank đến
30/06/2011 ................................................................................................................. 26
Bảng 2.3: So sánh quy mô nguồn vốn huy động của Eximbank so với VCB .......... 27
Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế của Eximbank ........................... 30
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tại Eximbank ............................................. 33
Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của Eximbank .............................................. 35
Bảng 2.7: Bảng lãi suất tiết kiệm hạn trả lãi cuối kỳ bằng VND của một số ngân
hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cập nhật ngày 14/10/2011 ..................... 38
Bảng 2.8: Bảng lãi suất tiết kiệm hạn trả lãi cuối kỳ bằng USD của một số ngân
hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cập nhật ngày 14/10/2011 ..................... 39
Bảng 2.9: Chi phí trả lãi tiền gửi của Eximbank ....................................................... 42
Bảng 2.10: Tƣơng quan giữa tiền gửi huy động và cho vay theo kỳ hạn của
Eximbank .................................................................................................................. 46
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp chi phí và thu nhập của Eximbank ................................. 47
Bảng 2.12: Kết quả phát phiếu khảo sát .................................................................... 52
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về công tác huy động tiền gửi của
Eximbank .................................................................................................................. 53
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các ngân hàng hiện nay đang trong một cuộc chạy đua khốc liệt- cạnh tranh về
vốn, nguồn nhân lực, chất lƣợng dịch vụ và công nghệ, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt
động, gia tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận. Để duy trì hoạt động và phục vụ cho
mục đích kinh doanh, ngân hàng cần một lƣợng vốn rất lớn. Nguồn vốn các ngân
hàng huy động đƣợc xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhƣng nguồn vốn chủ
yếu vẫn là nguồn tiền gửi của tổ chức và dân cƣ. Vấn đề huy động vốn tiền gửi này
sao cho hiệu quả luôn là vấn đề khiến các nhà quản trị ngân hàng phải đau đầu, nhất
là trong tình hình chính trị và kinh tế thế giới có nhiều bất ổn nhƣ hiện nay đã tác
động đến tâm lý ngƣời gửi tiền và gây những ảnh hƣởng xấu đến công tác huy động
vốn của ngân hàng. Do đó việc nghiên cứu về công tác huy động nguồn vốn tiền
gửi tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết để
giúp cho nhà quản trị ngân hàng nói chung và các nhà quản trị Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập khẩu Việt Nam nói riêng có những giải pháp góp phần nâng cao chất
lƣợng công tác huy động nguồn vốn tiền gửi nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh
doanh nói chung của ngân hàng. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả
huy động nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về hoạt động huy động nguồn vốn
tiền gửi của ngân hàng và các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động nguồn vốn
tiền gửi của ngân hàng. Đồng thời, thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình
thực tế công tác huy động nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ của Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam, đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm gia
tăng chất lƣợng công tác huy động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập khẩu Việt Nam
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng công tác huy động nguồn vốn tiền gửi từ
tổ chức kinh tế và dân cƣ của ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam, so sánh với đối thủ cạnh tranh là Vietcombank.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phƣơng pháp mô tả- giải thích, đối chiếu – so sánh, phân tích
– tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn thu thập thêm thông tin và số liệu liên quan đến
vấn đề nghiên cứu từ các sách tham khảo, tạp chí, báo điện tử, các quy định liên
quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại của Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Huy động vốn hiệu quả là một trong những vấn đề đƣợc các nhà quản trị ngân
hàng quan tâm hàng đầu hiện nay. Luận văn từ việc nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết
về hoạt động huy động vốn tiền gửi cho đến việc ứng dụng vào thực tế hoạt động
huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, đã đƣa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi tại ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Do đó, luận văn không chỉ có ý nghĩa thực
tiễn đối với hoạt động huy động vốn và hoạt động kinh doanh của ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam nói riêng mà còn có thể đƣợc ứng dụng để góp
phần nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thƣơng mại nói chung.
6. Nội dung kết cấu của luận văn:
Chƣơng 1: Tổng quan về hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại các ngân
hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn vốn
tiền gửi tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TIỀN
GỬI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Nguồn vốn tiền gửi và vai trò của nguồn vốn tiền gửi
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn tiền gửi
Tiền gửi là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thƣơng mại
nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm và
một số mục đích khác.
1.1.2. Các loại hình tiền gửi
Các loại hình tiền gửi ngân hàng huy động rất đa dạng. Ở Việt Nam, các loại
hình tiền gửi có thể xếp thành hai nhóm chính: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có
kỳ hạn.
1.1.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn. Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng để
thực hiện các giao dịch thanh toán. Khách hàng ở đây có thể là các cá nhân, doanh
nghiệp, các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, chính quyền trung ƣơng và địa
phƣơng. Riêng tiền gửi tiết kiệm chỉ dành cho đối tƣợng khách hàng cá nhân. Loại
tiền gửi không kỳ hạn có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trƣớc về
thời hạn và khối lƣợng. Loại tiền gửi này có tính ổn định thấp và do đó lãi suất áp
dụng đối với loại tiền gửi này thƣờng không cao.
1.1.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Mục đích
của loại tiền gửi này là an toàn, hƣởng lãi và một số mục đích khác nhƣ sử dụng
hợp đồng tiền gửi để cầm cố vay vốn, bảo lãnh, tích lũy dần để thực hiện một mục
đích chi tiêu nào đó trong tƣơng lai… Loại tiền gửi này có sự thỏa thuận về thời
gian rút tiền giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh, các
ngân hàng cho phép khách hàng rút trƣớc hạn với điều kiện khách hàng đƣợc
hƣởng mức lãi suất thấp hơn so với thỏa thuận ban đầu hoặc không đƣợc hƣởng lãi.
4
Tiền gửi có kỳ hạn là loại hình tiền gửi ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần
lớn tiền gửi này để đầu tƣ, cho vay có thời hạn. Tuy nhiên, chi phí cho việc huy
động loại tiền gửi này cũng tƣơng đối cao do ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn lãi
suất tiền gửi thanh toán.
1.1.3. Vai trò của nguồn vốn tiền gửi
Đối với nền kinh tế
Chức năng huy động nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo cho
quá trình tái sản xuất đƣợc thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ đó,
ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân
chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Đối với ngân hàng
Nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ sinh lời
của ngân hàng nhƣ cho vay, đầu tƣ, cung cấp các dịch vụ thanh toán,..
Quy mô nguồn vốn tiền gửi thể hiện năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng.
Nguồn vốn huy động càng lớn càng thể hiện năng lực tài chính mạnh mẽ và sự tin
tƣởng của khách hàng vào ngân hàng, góp phần củng cố vững chắc vị thế của ngân
hàng trên thị trƣờng.
Đối với ngƣời gửi tiền
Khi gửi tiền vào ngân hàng, ngoài tính chất an toàn, khách hàng còn đƣợc
hƣởng các dịch vụ thanh toán an toàn, nhanh chóng, tiện lợi nhƣ thanh toán séc, ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán qua hệ thống máy ATM, thanh toán thông qua
Internet,.. Đối với tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng đƣợc hƣởng
lãi và có thể tích lũy tiền để thực hiện mục đích nào đó cho tƣơng lai. Không những
thế, trong những trƣờng hợp khách hàng gặp khó khăn về mặt tài chính, ngân hàng
có thể tài trợ cho khách hàng bằng các hình thức cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm,
cho vay, bảo lãnh,…
1.2. Các nhân tố tác động đến công tác huy động nguồn vốn tiền gửi
1.2.1. Nhân tố chủ quan
5
1.2.1.1 Lãi suất
Đối với những khách hàng gửi tiền nhằm mục đích hƣởng lãi thì lãi suất luôn là
mối quan tâm lớn của họ. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với mức lãi suất ngân
hàng công bố, họ sẽ lựa chọn việc gửi tiền vào ngân hàng nhƣ một kênh đầu tƣ hợp
lý. Ngƣợc lại, nếu lãi suất thấp, họ sẽ dùng khoản tiền đó vào mục đích khác hay
gửi tiền vào ngân hàng khác hoặc đầu tƣ vào lĩnh vực khác có lời hơn. Do đó, ngân
hàng phải xây dựng chính sách lãi suất mang tính cạnh tranh, vừa đảm bảo huy
động đƣợc nguồn vốn cần thiết, vừa đảm bảo kinh doanh có lời.
1.2.1.2. Chất lƣợng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ
Chất lƣợng sản phẩm mang tính chất vô hình, đƣợc đánh giá thông qua rất nhiều
tiêu chí nhƣ: tính hợp lý, hiệu quả, và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng cùng
với những lợi ích về phía ngân hàng. Tiện ích là những lợi ích và sự thuận tiện khi
sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ càng cao,
càng gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ thu hút đƣợc
ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi cũng nhƣ thu đƣợc nhiều lợi nhuận từ các sản
phẩm dịch vụ khác. Bên cạnh đó, các tiện ích đi kèm cũng góp phần làm tăng tính
hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh của
ngân hàng so với các ngân hàng bạn.
Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ thể hiện thông qua sự đa dạng về kỳ hạn, về
loại hình sản phẩm dịch vụ, về đối tƣợng gửi tiền. Danh mục sản phẩm dịch vụ
càng đa dạng và phong phú, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn nhằm thỏa mãn
tốt nhất nhu cầu của mình.
1.2.1.3. Thời gian giao dịch
Thời gian giao dịch của ngân hàng càng nhiều, số lƣợng khách hàng đến giao
dịch càng đông và nhờ đó, khối lƣợng nguồn vốn tiền gửi ngân hàng huy động
đƣợc càng lớn.
Hiện nay, phần lớn các ngân hàng vẫn giao dịch chủ yếu trong giờ hành chánh,
điều này đã gây bất tiện đối với các đối tƣợng khách hàng vốn là ngƣời lao động,
cán bộ công nhân viên ở các cơ quan, đoàn thể và doanh nghiệp khác. Một số ngân
hàng khác đã tăng thời gian giao dịch bằng cách phân công nhân viên làm việc theo
6
ca và làm việc ngoài giờ hành chính, tạo điều kiện cho các khách hàng đến ngân
hàng giao dịch mà vẫn không ảnh hƣởng đến công việc của họ.
1.2.1.4. Chính sách khách hàng
Chính sách khách hàng bao gồm các chƣơng trình và giải pháp đƣợc ngân hàng
xây dựng và áp dụng nhằm khuyến khích, thu hút khách hàng sử dụng các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng. Các chƣơng trình này có thể là những chƣơng trình
khuyến mãi, tặng quà, quay số trúng thƣởng hoặc cung cấp cho khách hàng những
tiện ích hấp dẫn,…
Nếu ngân hàng áp dụng chính sách tốt và hiệu quả đối với khách hàng, ngân
hàng sẽ thu hút đƣợc một lƣợng khách hàng lớn đến giao dịch, sử dụng các sản
phẩm dịch vụ và gửi tiền tại ngân hàng.
1.2.1.5. Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của ngân hàng trong hoạt động
kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Một ngân hàng có năng
lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo đƣợc sự tin
tƣởng từ khách hàng và nhà đầu tƣ đối với ngân hàng. Ngƣợc lại, tình hình tài chính
của một ngân hàng có vấn đề sẽ gây khó khăn cho việc phát triển hoạt động kinh
doanh cũng nhƣ gây mất lòng tin đối với nhà đầu tƣ và khách hàng.
Uy tín của một ngân hàng là một khái niệm mang tính định tính và không cố
định, đƣợc đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dài của ngân hàng cùng
với những thành quả mà ngân hàng nhận đƣợc. Uy tín của ngân hàng không phải là
yếu tố vững bền, rất cần sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng để giữ gìn và phát
huy uy tín của mình. Một ngân hàng có uy tín tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong việc
đặt mối quan hệ bền vững với khách hàng và thu hút vốn từ khách hàng.
1.2.1.6. Cơ sở vật chất và mạng lƣới hoạt động
Việc phân bổ mạng lƣới hoạt động của ngân hàng là một trong những nhân tố
ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng chƣa có
mạng lƣới hoạt động rộng khắp, chƣa mở chi nhánh hoặc phòng giao dịch ở những
địa bàn vốn đã tồn tại hoạt động của các ngân hàng khác, ngân hàng sẽ bị giảm tính
cạnh tranh đối với công tác huy động vốn ở các địa bàn này. Cơ sở vật chất của
ngân hàng góp phần tạo dựng hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng. Một
7
ngân hàng có cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi gửi tiền
vào ngân hàng.
1.2.1.7. Đội ngũ nhân sự của ngân hàng
Nguồn lực con ngƣời là nguồn lực quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp hay tổ
chức nào cũng quan tâm. Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp ngân hàng vận hành tốt
hệ thống của mình nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Đối với công tác
huy động vốn tiền gửi, một đội ngũ nhân viên giao dịch vững về nghiệp vụ, thao tác
thành thạo, thái độ niềm nở, ân cần với khách hàng sẽ tạo ấn tƣợng và cảm giác tốt
đối với khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng giao dịch cũng nhƣ gửi
tiền tại ngân hàng.
1.2.2. Nhân tố khách quan
1.2.2.1. Năng lực tài chính, thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của
ngƣời dân
Thu nhập và năng lực tài chính của khách hàng càng cao, họ càng có điều kiện
và nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Khi thu nhập tăng lên, khả năng tích lũy của
khách hàng cũng sẽ cao hơn.
Thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân là yếu tố gây cản trở việc họ sử dụng
các dịch vụ của ngân hàng cũng nhƣ việc gửi tiền vào ngân hàng. Tuyên truyền để
thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng là việc ngân hàng nên quan
tâm.
1.2.2.2. Tính cạnh tranh của các ngân hàng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế thế giới nhƣ hiện nay,
các ngân hàng cạnh tranh không chỉ với các định chế tài chính trong nƣớc mà còn
phải cạnh tranh với các định chế nƣớc ngoài về mọi mặt nhƣ: năng lực tài chính,
công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực,… Nếu ngân hàng không có ƣu thế cạnh
tranh thì sẽ khó thành công trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy
động vốn nói riêng.
1.2.2.3. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ƣơng
Chính sách tiền tệ tác động đến công tác huy động vốn tiền gửi của các ngân
hàng thƣơng mại thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ nhƣ lãi suất, dự trữ
bắt buộc,…
8
Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là công cụ của chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu điều tiết,
tăng giảm lƣợng tiền cung ứng cho lƣu thông, đồng thời có tác dụng đảm bảo khả
năng thanh toán nhất định cho tổ chức tín dụng. Trong cùng một thời kỳ cụ thể, tỷ
lệ dự trữ bắt buộc đƣợc phân định ở mức độ cao thấp khác nhau tùy thuộc vào loại
kỳ hạn của tiền gửi. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao đối với loại hình tiền gửi nhất
định sẽ không khuyến khích ngân hàng thƣơng mại mở rộng huy động loại tiền gửi
này vì chi phí huy động cao.
Nếu quy định của ngân hàng về lãi suất hợp lý, phù hợp với diễn biến thị trƣờng
sẽ góp phần ổn định thị trƣờng, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn và cho
vay của ngân hàng cạnh tranh một cách lành mạnh.
1.3. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi của ngân
hàng thƣơng mại
1.3.1. Quy mô tiền gửi
Việc ƣớc lƣợng quy mô nguồn vốn tiền gửi giúp ngân hàng chủ động và có cơ
sở để ra các quyết định về quy mô cho vay, đầu tƣ, góp phần tăng lợi nhuận, nâng
cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng
trong một thời kỳ có thể đƣợc ƣớc lƣợng theo phƣơng pháp sau:
Quy mô tiền gửi ƣớc tính= ( Tổng thu nhập dân cƣ- tiêu dùng ƣớc tính- đầu tƣ
ƣớc tính- rủi ro tổn thất ƣớc tính) x Tỷ lệ tiết kiệm tại ngân hàng ƣớc tính x Thị
phần của ngân hàng ƣớc tính
Các chỉ tiêu trong công thức trên đều là số liệu theo thời kỳ. Từ công thức trên
cho thấy, để gia tăng quy mô nguồn vốn tiền gửi, giải pháp từ phía ngân hàng là cần
phải tăng thị phần ƣớc tính của mình thông qua phát triển thƣơng hiệu, nâng cao uy
tín và sức cạnh tranh với các ngân hàng khác và các định chế tài chính khác.
1.3.2. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn tiền gửi
- x
= x 100%
1.3.3. Cơ cấu tiền gửi
Tốc độ tăng trƣởng
nguồn vốn tiền gửi
năm N
Quy mô nguồn vốn
tiền gửi năm N
Quy mô nguồn vốn tiền gửi
năm N-1
Quy mô nguồn vốn
tiền gửi năm N-1
9
Cơ cấu tiền gửi là tỉ trọng mỗi loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn tiền gửi huy
động. Cơ cấu tiền gửi đƣợc xem là hợp lý nếu nhƣ giá trị và kỳ hạn của chúng phù
hợp với giá trị và kỳ hạn của tài sản có ngân hàng đang nắm giữ. Việc xác định cơ
cấu tiền gửi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngân hàng định hƣớng đầu tƣ hoặc cho
vay vào lĩnh vực nào, với quy mô tƣơng ứng bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây
dựng cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tƣơng ứng. Ngoài ra, cơ cấu tiền gửi còn chịu tác
động bởi mục đích gửi tiền của khách hàng, tình hình kinh tế, khả năng chống đỡ
rủi ro của ngân hàng,…
1.3.4. Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi
Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi là những khoản chi phi ngân hàng phải bỏ
ra để thực hiện việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Chi phí huy động vốn
tiền gửi bao gồm chi phí lãi và chi phí phi lãi.
1.3.4.1. Chi phí lãi
Chi phí lãi là số tiền mà ngân hàng phải trả cho khách hàng dựa trên số tiền mà
khách hàng ký gửi trên tài khoản tại ngân hàng.
Chi phí lãi =
1
( * * / 360)
n
i
Ai Vi Ni
Trong đó:
Ai: giá trị nguồn vốn thứ i
Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i (%/năm)
Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i
Lãi suất (Vi) ngân hàng áp dụng căn cứ vào biểu lãi suất có giá trị tại thời điểm
khoản tiền gửi đƣợc hình thành. Mỗi loại hình tiền gửi và kỳ hạn gửi có mức lãi
suất khác nhau tùy thuộc vào mức độ ổn định và nhu cầu thực tế của ngân hàng, có
đối chiếu với mặt bằng lãi suất chung.
Việc xác định chi phí đối với nguồn vốn huy động sẽ giúp nhà quản trị ngân
hàng có cơ sở để định giá các dịch vụ tài chính, bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất
cho vay, các loại phí dịch vụ đi kèm, v..v.. cũng nhƣ xây dựng các chiến lƣợc kinh
doanh, quản trị tài sản và nguồn vốn hiệu quả. Có ba phƣơng pháp phổ biến để xác
định chi phí huy động vốn:
Phƣơng pháp chi phí bình quân quá khứ
10
Phƣơng pháp này xác định chi phí huy động vốn mà ngân hàng đã phải trả dựa
trên giá trị từng nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động và lãi suất bình quân mà
ngân hàng phải trả tƣơng ứng trong một thời kỳ hoạt động đã qua.
Chi phí lãi =
1
( * * / 360)
n
i
Ai Vi Ni
Từ đó, các ngân hàng có thể tính đƣợc chỉ tiêu lãi suất phải trả bình quân. Căn
cứ vào chỉ tiêu này, các ngân hàng có thêm cơ sở để đƣa ra mức lãi suất huy động
vốn trong tƣơng lai.
1
( * * / 360)
n
i
Ai Vi Ni
1
n
i
Ai
Trong đó:
Ai: giá trị nguồn vốn thứ i
Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i (%/năm)
Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i
Phƣơng pháp này chỉ dựa vào số liệu quá khứ để tính toán, do đó, trƣớc những
biến động thƣờng xuyên và bất thƣờng của thị trƣờng thì phƣơng pháp này không
thể giúp nhà quản trị đo lƣờng hết những chi phí thực tế phát sinh. Tuy nhiên, vì chỉ
dựa vào quá khứ nên phƣơng pháp này dễ thực hiện và đƣợc sử dụng phổ biến.
Phƣơng pháp chi phí bình quân hiện tại và tƣơng lai
Phƣơng pháp chi phí bình quân hiện tại và tƣơng lai là phƣơng pháp mà các nhà
quản trị dự đoán, ƣớc tính chi phí bình quân hiện tại và tƣơng lai, từ đó, giúp các
nhà quản trị xác định tỷ lệ thu nhập ngân hàng phải tạo ra từ các khoản tín dụng và
đầu tƣ tối thiểu là bao nhiêu để bù đắp chi phí huy động vốn dự kiến thông qua chỉ
tiêu tỷ suất chi phí huy động vốn.
Lãi suất phải trả bình quân =
Tổng chi phí dự tính
Tỷ suất chi phí huy động vốn =
Tổng nguồn vốn huy động dự tính
11
Trong tổng nguồn vốn huy động dự tính, không phải tất cả đều đƣợc sử dụng để
đầu tƣ vào tài sản có sinh lời, vì phải trừ đi khoản dự trữ bắt buộc, các khoản dự trữ
khác,…nên ngân hàng thƣờng sử dụng công thức sau:
Nhƣ vậy, tỷ suất sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí huy động vốn phải lớn hơn
hoặc bằng tỷ suất chi phí huy động vốn. Để ngân hàng thu đƣợc lợi nhuận từ nguồn
vốn huy động thì tỷ suất sinh lời từ nguồn vốn huy động phải cao hơn tỷ suất sinh
lời tối thiểu bù đắp chi phí huy động vốn.
Phƣơng pháp chi phí cận biên
Đây là phƣơng pháp sử dụng chỉ tiêu chi phí cận biên (chi phí tăng thêm cho
một đồng vốn mới) để định giá các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngân
hàng. So với phƣơng pháp chi phí bình quân, phƣơng pháp chi phí cận biên trở nên
phù hợp hơn trong điều kiện lãi suất thay đổi. Giả sử trong trƣờng hợp lãi suất đang
giảm thì chi phí tăng thêm để huy động một nguồn vốn mới có thể giảm đáng kể,
thấp hơn chi phí vốn bình quân, do đó, một số khoản đầu tƣ của ngân hàng có thể
đƣợc coi là không sinh lợi khi đánh giá theo chi phí nguồn vốn trung bình nhƣng lại
đƣợc xem là có lời nếu đánh giá theo chỉ tiêu chi phí lãi cận biên, giúp ngân hàng
có những quyết định đúng đắn.
Sự thay đổi chi phí
Tỷ suất chi phí cận biên =
Số vốn huy động tăng thêm
Trong đó:
Lãi suất Tổng số vốn Lãi suất Tổng số vốn
Sự thay đổi chi phí = huy động x huy động tại - huy động x huy động tại
mới lãi suất mới cũ lãi suất cũ
Phƣơng pháp chi phí cận biên là một công cụ rất quan trọng đối với các nhà
quản trị ngân hàng không chỉ trong việc xác định lãi suất tiền gửi mà còn trong việc
xác định quy mô và cơ cấu nguồn vốn tiền gửi. Việc mở rộng nguồn vốn tiền gửi
Tổng giá trị tài sản có sinh lời
Tổng chi phí dự tính Tỷ suất sinh lời
tối thiểu bù đắp chi
phí huy động vốn
=
12
chỉ nên thực hiện cho đến khi chi phí tăng thêm do việc mở rộng tiền gửi bằng thu
nhập tăng thêm và tổng lợi nhuận đạt mức tối đa. Khi lợi nhuận giảm sút, ngân
hàng phải tìm kiếm các nguồn vốn khác có chi phí thấp hơn hoặc các khoản đầu tƣ
khác có thu nhập cao hơn.
1.3.4.2. Chi phí phi lãi
Chi phí phi lãi bao gồm rất nhiều loại nhƣ: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí
dƣới dạng các khoản dự trữ bắt buộc theo quy định, chi phí nhân viên, chi phí quản
lý gián tiếp, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị,… Nhƣ vậy, tỷ suất
sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí huy động vốn đƣợc tính đầy đủ nhƣ sau:
=
1.3.5. Cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho vay
Hiệu quả công tác huy động nguồn vốn tiền gửi còn đƣợc đánh giá thông qua
mối quan hệ cân đối với nhu cầu cho vay. Bởi một trong các chức năng chính của
ngân hàng thƣơng mại là chức năng trung gian tín dụng. Ngân hàng thƣơng mại
thực hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng số vốn
huy động đƣợc để đầu tƣ, cho vay, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn
trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,… góp
phần phát triển kinh tế xã hội và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Nếu nguồn vốn ngân hàng huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đối với
nền kinh tế, ngân hàng sẽ không phát huy hết khả năng sinh lời và không đạt đƣợc
hiệu quả kinh doanh nhƣ mong muốn. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải gánh chịu
những thiệt hại do việc bị mất khách hàng từ tay các ngân hàng bạn và những chi
phí cơ hội không đáng có.
Tổng chi phí lãi
bình quân
+ Chi phí phi lãi
Tổng mức cho vay và đầu tƣ
vào các tài sản sinh lời
Tỷ suất sinh lợi tối thiểu
để bù đắp chi phí huy
động vốn
13
Nếu ngân hàng huy động đƣợc một lƣợng lớn nguồn vốn tiền gửi nhƣng không
sử dụng hết nguồn vốn này, ngân hàng phải trả các chi phí lãi và phi lãi cho khoản
vốn bị đóng băng mà không có khoản thu nào để bù đắp lại.
Một số chỉ tiêu phản ánh tính cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho
vay có thể kể đến nhƣ sau:
Tƣơng quan về quy mô
= -
Tƣơng quan về cơ cấu
-
=
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá về mức độ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong công
tác huy động nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng.
Tƣơng quan về lãi suất
Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào = Lãi suất đầu ra – Lãi suất đầu vào
Thu từ lãi x 100% Chi trả lãi x 100%
= -
Tài sản có sinh lời bình quân Nguồn vốn trả lãi bình quân
Tƣơng quan về thu nhập và chi phí
= -
Chênh lệch giữa tiền gửi
huy động và cho vay
Quy mô tiền
gửi huy động
Quy mô cho
vay
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn
hạn sử dụng cho vay
trung và dài hạn
Dƣ nợ trung và
dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn
Nguồn vốn trung và dài hạn
đã trừ dự trữ bắt buộc
tƣơng ứng
Chênh lệch thu nhập lãi cho vay
và chi phí lãi tiền gửi
Thu nhập lãi
cho vay
Chi phí lãi
tiền gửi
Chênh
lệch lãi
bình quân
14
1.4. Bài học kinh nghiệm từ các nƣớc khác trên thế giới
1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản
Về việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động
Năm 2008, tại Nhật Bản, Jinbun Bank chính thức đi vào hoạt động, là ngân
hàng ảo 100% đầu tiên trên thế giới. Jinbun Bank là ngân hàng liên doanh giữa
Bank of Tokyo – Mítsubishi UFJ và công ty viễn thông KDDI, cung cấp đầy đủ các
sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chỉ trên điện thoại di động. Nhật bản là nƣớc đầu
tiên trên thế giới phát triển thiết bị di động 3G và 90% thiết bị viễn thông trên nền
tảng 3G. Ở Nhật bản, gần 100% khách hàng đã sử dụng dịch vụ Ngân hàng di động.
Nguyên nhân của sự phát triển về công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ở
Nhật bản là nhờ vào sự phát triển của hạ tầng viễn thông ở nƣớc này, cho phép ứng
dụng công nghệ 3G – chuẩn viễn thông di động tiên tiến, hỗ trợ truyền dữ liệu tốc
độ cao kết hợp nhận dạng giọng nói. Hiệu quả đem lại từ việc phát triển sản phẩm
ngân hàng di động rất lớn: đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời
gian và chi chí cho các bên có liên quan, giúp ngân hàng thu hút đƣợc ngày càng
nhiều khách hàng, thông qua đó phổ biến hoạt động ngân hàng đến đông đảo khách
hàng, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng cũng nhƣ gia
tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng.
Học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản, các ngân hàng Việt Nam cần không ngừng
hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các sản phẩm ngân hàng mang
tính công nghệ cao, điển hình nhƣ các sản phẩm ngân hàng di động. Tuy nhiên để
phát triển thành công các loại hình sản phẩm này, cần phải có các điều kiện chủ
quan từ phía ngân hàng và các điều kiện khách quan từ nền kinh tế, từ sự hỗ trợ từ
hệ thống công nghệ thông tin của quốc gia, các chính sách và điều kiện pháp lý từ
phía chính phủ và ngân hàng trung ƣơng.
Về việc phát triển mô hình chuyển mạch tập trung
Các ngân hàng Nhật bản đã thành công với mô hình hệ thống chuyển mạch tập
trung (MICS). Nhờ vào việc nhận ra tầm quan trọng của hệ thống thanh toán tự
động gồm mạng lƣới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự
động đối với hoạt động huy động vốn, thanh toán và cung cấp các sản phẩm dịch vụ
khác của ngân hàng. Thực ra, mạng lƣới các máy rút tiền tự động và hệ thống các
15
máy giao dịch tự động của các ngân đã hình thành từ những năm 90 của thế kỷ 20,
nhƣng đến 2/1990, các mạng lƣới này đã đƣợc kết nối thông qua hệ thống chuyển
mạch tập trung của Nhật Bản với nhiều cấp chuyển mạch với cơ chế hoạt động khá
phức tạp.
Đến 3/2002, để giảm chi phí phát triển nhiều hệ thống và đáp ứng tốt hơn các
nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng Nhật Bản đã thỏa thuận thiết lập các hệ
thống chuyển mạch tập trung thế hệ mới. Hệ thống chuyển mạch thế hệ mới này có
khả năng liên kết hoạt động thanh toán và giao dịch thẻ tự động giữa tất cả các
thành viên tham gia, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán nội bộ và liên ngân
hàng cũng nhƣ đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Từ đó sẽ góp phần gia
tăng số lƣợng tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, góp phần gia tăng
nguồn vốn tiền gửi từ loại tài khoản này.
Ở Việt Nam, học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản cũng nhƣ từ các quốc gia khác
có công nghệ ngân hàng hiện đại, 07/2004, Banknetvn đƣợc thành lập với sự tham
gia góp vốn của 8 cổ đông sáng lập gồm Công ty điện toán và truyền số liệu VDC;
7 ngân hàng gồm Agribank, BIDV, Vietinbank, ACB, Sacombank, EAB,
Saigonbank. Mục tiêu của Banknetvn là xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính
quốc gia kết nối hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng
của các ngân hàng ở Việt Nam, xử lý bù trừ thanh toán thẻ đối với các ngân hàng.
Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 16 ngân hàng thƣơng mại tham gia là thành viên của
hệ thống Banknetvn và một số ngân hàng khác kết nối với Banknetvn thông qua
Smartlink. Với những hiệu quả hệ thống này mang lại cho hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng, cùng với sự hỗ
trợ của Hiệp hội ngân hàng, các ngân hàng thƣơng mại còn lại chƣa tham gia nên
xúc tiến tham gia vì lợi ích của chính ngân hàng và vì hiệu quả hoạt động của toàn
hệ thống Ngân hàng.
Hệ thống Banknet cũng cần không ngừng hoàn thiện, tiếp tục học hỏi, tiếp thu
các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ hiện đại trên thế giới để giúp cho hệ thống ngày
càng hiệu quả hơn.
Về việc phát triển các hoạt động tài chính bán lẻ để gia tăng tài khoản
khách hàng, góp phần hiệu quả vào công tác huy động vốn
16
Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản đang nỗ lực mở
rộng kinh doanh ở Việt Nam thông qua quan hệ với đối tác là Eximbank. Sumitomo
Mitsui Financial Group Inc., công ty con của SMBC, đã cử các chuyên gia tài chính
bán lẻ sang Việt Nam vào tháng 6/2011 để hỗ trợ Eximbank với hy vọng tăng số
lƣợng tài khoản lên gấp đôi so với cùng kỳ năm trƣớc vào cuối năm nay. Bên cạnh
đó, Eximbank sẽ tăng cƣờng hệ thống dịch vụ bằng cách thiết lập các điểm phục vụ
và tăng số lƣợng các máy rút tiền tự động (ATM) ở các khu công nghiệp tập trung
nhiều công ty Nhật Bản. Theo SMBC, các nhân viên của các công ty Nhật Bản ở
Việt Nam là những khách hàng tiềm năng trong khi rất nhiều ngƣời trong số họ lại
không sử dụng tài khoản ngân hàng. SMBC tin rằng các tài khoản tiết kiệm trực
tiếp có thể tạo ra chỗ đứng cho việc bán các sản phẩm tài chính.
Thông qua kinh nghiệm về giải pháp phát triển hoạt động tài chính bán lẻ của
tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản, các ngân hàng
thƣơng mại của Việt nam có đúc kết các kinh nghiệm sau:
- Không ngừng tìm kiếm và khai thác thị trƣờng tiềm năng. Tùy theo năng lực
tài chính của ngân hàng và điều kiên thực tế, ngân hàng cần mở rộng thị phần hoạt
động thông qua việc khai thác các thị trƣờng tiềm năng trong và ngoài nƣớc
- Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng bán lẻ vì các dịch vụ này bên cạnh
việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung còn góp phần gia
tăng số lƣợng khách hàng, gia tăng số lƣợng tài khoản và từ đó góp phần gia tăng
nguồn vốn huy động.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Australia (ANZ Bank)
Trong giai đoạn những năm 2001-2004 là giai đoạn khó khăn của ngành ngân
hàng thế giới : suy giảm kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng
trong nƣớc và quốc tế, giá cả trên thị trƣờng cũng không ổn định, sự kiện chiến
tranh tại Irac,..Tất cả những yếu tố trên đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh
doanh của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. ANZ bank cũng không tránh khỏi
ảnh hƣởng xấu của tình hình trên.
Cũng trong giai đoạn này, sự sụt giảm của lãi suất thế giới dƣới tác động của
Cục dự trữ liên bang Mỹ với trên 11 lần cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn đà suy
thoái của nền kinh tế đã ảnh hƣởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ANZ Bank
17
nói riêng và hệ thống ngân hàng thế giới nói chung. Điều này đã khiến ANZ Bank
phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ. Trong bối cảnh tỷ giá đola Mỹ so
với đồng đola Australia tƣơng đối ổn định, ANZ đã nhận định rằng giảm lãi suất tất
yếu sẽ kéo theo giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong khi đó, cạnh tranh trên
thị trƣờng ngân hàng Australia nói riêng và thị trƣờng thế giới nói chung lại hết sức
gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra bị thu hẹp. Để đối phó với
những khó khăn này, ANZ đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động
vốn cũng nhƣ phát triển, bổ sung nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng gửi tiền.
Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đôla Mỹ của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào
diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành
mạnh cũng nhƣ duy trì đƣợc lợi nhuận của Ngân hàng.
Không chỉ trên hoạt động huy động vốn, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên
thế giới rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Nhận thấy những thế
mạnh của các ngân hàng khác về quy mô hoạt động toàn cầu, về vốn, công nghệ
thông tin, các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng,..đã và đang chứng tỏ sẽ là đối
thủ cạnh tranh của ANZ trong hiện tại và tƣơng lai. Để đối phó với những khó
khăn, thách thức trên, ANZ đã đề ra các chiến lƣợc kinh doanh tức thì, điển hình là
chiến lƣợc tái cơ cấu ANZ Bank đến năm 2010 và đƣợc thực hiện ngay khi chiến
lƣợc đƣợc thông qua. Ngoài ra, ANZ cũng không ngừng nghiên cứu đƣa ra các sản
phẩm dịch vụ mới.
Vị thế vững chắc của ANZ nhƣ hiện nay là minh chứng cho những nỗ lực trên.
Qua đó cho ta thấy, trong thời buổi khó khăn và cạnh tranh mạnh mẽ, ngân hàng
nào có chiến lƣợc đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với những
thách thức sẽ thắng cuộc.
Hiện nay, các ngân hàng nƣớc ta cũng đang đứng trƣớc những khó khăn bao
gồm những ảnh hƣởng từ biến động của nền kinh tế Việt Nam và thế giới cũng nhƣ
áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Để đứng vững và ngày càng phát triển,
gia tăng thị phần huy động vốn đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng động não,
nhận ra đƣợc những hạn chế cũng nhƣ lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình, cơ
cấu lại ngân hàng theo hƣớng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đồng thời, luôn tìm hiểu và tiên đoán trƣớc về các nhu cầu thị trƣờng để phát triển
18
sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trƣờng. Các ngân hàng cũng cần học cách thích nghi và thay đổi linh hoạt
với mọi sự biến động của thị trƣờng.
19
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Chƣơng 1 của luận văn đã trình bày về khái niệm tổng quan về nguồn vốn
tiền gửi của ngân hàng thƣơng mại, các loại hình tiền gửi, các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả huy động nguồn vốn tiền gửi. Đồng thời, chƣơng 1 của luận văn cũng tìm hiểu
về các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn tiền gửi. Bên cạnh đó, chƣơng
1 cũng trình bày về kinh nghiệm hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy
động vốn tiền gửi nói riêng của các ngân hàng nƣớc ngoài. Từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam và ứng dụng vào tình hình huy động nguồn vốn tiền gửi
của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam đƣợc phân tích ở chƣơng 2 để
đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn vốn tiền gửi
tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam ở chƣơng 3.
20
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
NGUỒN VỐN TIỀN GỬI TẠI EXIMBANK
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Eximbank
2.1.1. Sự hình thành phát triển của Eximbank
Eximbank đƣợc thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu
Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép
Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ
đồng Việt Nam tƣơng đƣơng 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thƣơng mại
Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint -
Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt
13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu
lớn nhất trong khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/2010, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam có địa
bàn hoạt động rộng khắp cả nƣớc với Trụ sở chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 183
chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nƣớc và đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852
ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.
2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ Eximbank cung cấp
2.1.2.1. Dịch vụ tiền gửi
Eximbank nhận tiền gửi Việt Nam đồng, Đô la Mỹ và các loại ngoại tệ khác.
riêng đối với vàng, Eximbank hiện cũng đang triển khai hình thức Giữ hộ vàng.
- Tiền gửi không kỳ hạn: khách hàng đƣợc sử dụng các tiện ích ngân hàng từ tài
khoản loại này nhƣ: chuyển tiền, thanh toán, các giao dịch qua hệ thống máy ATM,
dịch vụ SMS Banking, nạp tiền điện thoại di động qua dịch vụ VNTopup, giao dịch
21
qua Internet Banking, Mobile Banking,…Lãi suất áp dụng đối với loại tiền gửi này
là lãi suất không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: khách hàng đƣợc cấp sổ tiết kiệm để theo dõi,
quản lý tiền gửi. Lãi suất đối với loại tiền gửi này cũng là lãi suất không kỳ hạn
-Tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn: bao gồm nhiều sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm đa
dạng về kỳ hạn, phƣơng thức thanh toán lãi, mục đích sử dụng và các ƣu đãi kèm
theo. Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này là lãi suất có kỳ hạn theo biểu lãi suất
Eximbank công bố từng thời kỳ
- Ngoài ra, Eximbank còn phát hành các loại chứng từ có giá nhƣ: chứng chỉ tiền
gửi, giấy chứng nhận giữ hộ vàng,…
Khi gửi tiền tại Eximbank, khách hàng ngoài hƣởng lãi còn có thể đƣợc hƣởng
các tiện ích khác. Khách hàng đƣợc đảm bảo an toàn và bí mật tài khoản tiền gửi.
Khách hàng gửi tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn đến ngày đáo hạn nếu không rút vốn
và không có yêu cầu gì khác, tiền lãi sẽ đƣợc nhập vào gốc và chuyển sang kỳ hạn
mới. Khách hàng có thể làm thủ tục thừa kế, chuyển nhƣợng đối với các tài khoản
tiền gửi nói chung hoặc cầm cố để vay vốn đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn.
Khách hàng có tài khoản tại Eximbank có thể rút tiền từ các tài khoản tiền gửi của
mình ở tất cả các chi nhánh của hệ thống Eximbank trong cả nƣớc.
2.1.2.2. Dịch vụ tín dụng
Eximbank đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng để phục vụ cho các mục
đích nhƣ: sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, đầu tƣ phát triển,… Hiện nay
Eximbank đang triển khai các sản phẩm cho vay sau:
Đối với khách hàng cá nhân
- Cho vay bất động sản
- Cho vay sản xuất kinh doanh
- Cho vay hỗ trợ tiểu thƣơng
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá
- Cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán
- Cho vay du học
- Cho vay mua xe ô tô
- Cho vay cán bộ công nhân viên không có tài sản đảm bảo
22
- Cấp hạn mức thấu chi
Đối với khách hàng doanh nghiệp
- Cho vay tài trợ lƣu động vốn
- Cho vay thấu chi
- Cho vay đầu tƣ
- Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Bao thanh toán
- Các hình thức cho vay khác: đồng tài trợ, cho vay theo ủy thác
2.1.2.3. Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ chuyển tiền: chuyển và nhận tiền trong và ngoài nƣớc.
Thanh toán quốc tế: áp dụng cho đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp, bao gồm
bao thanh toán xuất- nhập khẩu và thanh toán xuất- nhập khẩu.
2.1.2.4. Các dịch vụ khác
Ngoài các loại hình dịch vụ nêu trên, Eximbank còn có các loại hình dịch vụ
khác dành cho khách hàng cá nhân nhƣ: dịch vụ thanh toán thẻ; giao dịch hối đoái;
dịch vụ du học trọn gói; thu tiền điện; các dịch vụ ngân hàng điện tử: Internet
Banking, Mobile Banking, dịch vụ nạp tiền thuê bao di động VnTopup, SMS
Banking và một số loại hình dịch vụ khác. Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân
hàng còn cung cấp các dịch vụ khác nhƣ: giao dịch hối đoái, dịch vụ quản lý tiền
gửi tập trung, chi hộ lƣơng, Internet Banking và các dịch vụ khác.
2.2. Hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại Eximbank
2.2.1. Quy mô nguồn vốn tiền gửi
Quy mô nguồn vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng
huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn, càng
thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động hiệu quả, thông qua các chính sách
thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút đƣợc một
lƣợng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cƣ, trong môi trƣờng cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.
23
BẢNG 2.1: QUY MÔ NGUỒN VỐN TIỀN GỬI TỪ TỔ CHỨC KINH TẾ VÀ DÂN CƢ TẠI EXIMBANK
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo năm của EIB
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008
So sánh
2010/2009
Tiền gửi
của tổ
chức kinh
tế và cá
nhân
13467 22914 32331 46989 79005
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
9447 70% 9417 41% 14658 45% 32016 68%
24
Dựa vào bảng 2.1 ta thấy quy mô nguồn vốn tiền gửi của EIB tăng dần qua các
năm với tốc độ tăng trƣởng cao.
Năm 2007, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ đạt 22.914 tỷ đồng,
tăng 70% so với năm 2006, tƣơng đƣơng 9.447 tỷ đồng. Có đƣợc mức tăng trƣởng
vƣợt bậc nhƣ vậy là nhờ EIB đã nỗ lực nâng cao chất lƣợng dịch vụ, không ngừng
cải tiến sản phẩm, nghiên cứu đƣa ra những sản phẩm huy động phù hợp với nhu
cầu của từng đối tƣợng khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân, các khách hàng
gửi tiết kiệm tại ngân hàng có thể sử dụng dịch vụ thấu chi trên sổ tiết kiệm của
mình thông qua sử dụng sản phẩm “ Thấu chi Tài khoản cá nhân” nhƣ một tiện ích
gia tăng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tổ chức các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn
nhƣ “Mừng xuân Đinh Hợi, rƣớc lộc vào nhà”, “Lƣớt Honda Civic cùng
Eximbank”, “Gửi tiền hôm nay, cơ may vàng ký”, “ Đón xuân sang, hái lộc vàng”
với nhiều giải thƣởng có giá trị. Đối với công tác huy động vốn từ tổ chức kinh tế,
năm 2007 là năm có nhiều thuận lợi cho công tác huy động với quyết định dỡ bỏ
trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng do Ngân hàng nhà
nƣớc ban hành. Một nguyên nhân khác góp phần đáng kể vào việc gia tăng nguồn
vốn huy động là việc phát triển mạng lƣới chi nhánh và phòng giao dịch. Năm
2007, tổng số điểm giao dịch của ngân hàng là 66 điểm, tăng 175% so với năm
2006.
Năm 2008, tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cƣ đạt 32.331 tỷ đồng, tăng 41%
(tƣơng đƣơng 9.417 tỷ đồng) so với đầu năm. Tốc độ tăng trƣởng này thấp hơn so
với tốc độ tăng trƣởng năm 2007, bởi năm 2008 là năm có nhiều biến động về lãi
suất, tỷ giá ngoại tệ và vàng đã ảnh hƣởng tiêu cực đến tình hình huy động vốn của
các ngân hàng. Để thích ứng với thị trƣờng, Eximbank đã sử dụng đồng bộ và linh
hoạt nhiều biện pháp, chính sách phù hợp với thị trƣờng từng giai đoạn. Nhờ đó,
nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ vẫn giữ đƣợc sự ổn định và tăng
trƣởng khá, cao hơn tốc độ tăng trƣởng huy động bình quân chung của toàn ngành.
Bƣớc sang năm 2009, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ có nhiều
thuận lợi hơn do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, GDP tăng trƣởng dƣơng, chỉ số
VN Index tăng hơn 50%, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển nhờ
gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Tuy nhiên, tình hình biến động giá vàng,
25
tỷ giá ngoại tệ và tâm lý lo ngại về tái lạm phát, hiện tƣợng găm giữ ngoại tệ…đã
tạo ra sự khan hiếm vốn giả tạo trên thị trƣờng đã làm cho tình hình huy động của
các ngân hàng nói chung vào thời điểm cuối năm gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy,
với những định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh linh hoạt, Eximbank liên tiếp đƣa ra
nhiều giải pháp huy động vốn đồng bộ và kịp thời đối với khách hàng cá nhân và
khách hàng doanh nghiệp và đã đạt đƣợc nhiều thành công trong công tác huy động
vốn. Tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ năm 2009 đạt 46.989 tỷ đồng,
tăng 45% ( tƣơng đƣơng 14.658 tỷ đồng) so với năm 2008.
Năm 2010 là năm đƣợc đánh dấu bởi khá nhiều khó khăn và thử thách cho hoạt
động huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại: cạnh tranh lãi suất huy động
giữa các ngân hàng, giá vàng, ngoại tệ biến động mạnh,…Trong bối cảnh trên,
Eximbank một mặt tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo của Ngân hàng nhà nƣớc, mặt khác
theo sát diễn biến thị trƣờng, kịp thời đƣa ra những chính sách lãi suất huy động
cạnh tranh, phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi khách hàng. Bên
cạnh đó, Eximbank đã nghiên cứu đƣa ra nhiều sản phẩm huy động mới đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Nhờ vậy, tốc độ tăng trƣởng vốn tiền
gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ trong năm 2010 tăng đáng kể, với tốc độ tăng
trƣởng 68% so với năm 2009, tƣơng đƣơng 32.016 tỷ đồng. Quy mô nguồn vốn
tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ cuối năm 2010 là 79.005 tỷ đồng.
Nhìn chung qua các năm, mặc dù thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều, Eximbank
với những nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn đã gia tăng quy mô
huy động vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ với tốc độ tăng trƣởng cao, từ
mức 13.467 tỷ đồng (cuối năm 2006) lên mức 79.005 tỷ đồng (cuối năm 2010).
Thành công trong công tác huy động vốn nói riêng cùng với rất nhiều những thành
công khác đã thể hiện sức mạnh và khẳng định uy tín của Eximbank, bởi sự gia
tăng nguồn vốn tiền gửi thể hiện sự gia tăng lòng tin và sự quan tâm của các tổ
chức kinh tế và dân cƣ đối với Ngân hàng.
26
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG
VỐN CỦA EXIMBANK ĐẾN 30/06/2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: báo cáo thường niên EIB
Cuối năm 2010, tổng huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cƣ Eximbank huy
động đƣợc là 79.005 tỷ đồng. Với kết quả huy động vốn khả quan nhƣ vậy,
Eximbank đã đề ra kế hoạch cho năm 2011 là 105.000 tỷ đồng, tăng 49% so với
cuối năm 2010. Việc đề ra kế hoạch huy động vốn nhƣ vậy rất hợp lý, bởi tốc độ
tăng trƣởng dự tính này là con số trung bình của tốc độ tăng trƣởng các năm trƣớc.
Tốc độ tăng trƣởng qua các năm từ 2007 đến 2010, ngay cả những giai đoạn khó
khăn nhất, cũng đều lớn hơn 41%.
Tính đến 30/06/2011, tổng huy động vốn tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân
cƣ của Eximbank đạt 73.673 tỷ đồng, đạt 93% so với cuối năm 2010 và đạt 70% so
với kế hoach đề ra cho cuối năm 2011. Nhƣ vậy, việc Eximbank hoàn thành kế
hoạch đề ra là hoàn toàn khả thi, thậm chí còn có thể vƣợt xa kế hoạch. Tuy nhiên,
bất cứ thời điểm nào cũng cần sự đồng lòng, chung sức của toàn thể nhân viên
Eximbank.
Huy
động vốn
từ tổ
chức
kinh tế
và dân
cƣ
Thực
hiện
năm
2010
Kế hoạch năm
2011
Thực hiện
đến
30/06/2011
%thực
hiện 6
tháng đầu
năm 2011
so với thực
hiện năm
2010
% thực
hiện 6
tháng đầu
năm 2011
so với kế
hoạch
năm 2011
Giá trị
Tăng
trƣởng
79005 105000 49% 73673 93% 70%
27
So sánh quy mô nguồn vốn huy động của EIB so với VCB
BẢNG 2.3: SO SÁNH QUY MÔ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA EIB SO VỚI VCB
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: báo cáo thường niên EIB
Chỉ tiêu
2006
2007 2008 2009 2010
So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008
So sánh
2010/2009
Tiền gửi
của tổ
chức
kinh tế
và cá
nhân
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
VCB 120695 144810 129622 169458 208320 24115 20% (15188) -10% 39836 31% 38862 23%
EIB 13467 22914 32331 46989 79005 9447 70% 9417 41% 14658 45% 32016 68%
28
Để có cái nhìn khách quan hơn về công tác huy động vốn tiền gửi của
Eximbank, cần có sự so sánh với các ngân hàng khác, điển hình nhƣ ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, một trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động
tốt nhất nƣớc ta. Nếu xét về quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế
và dân cƣ thì Eximbank vẫn còn thấp hơn nhiều so với Vietcombank. Điều này
hoàn toàn có thể hiểu đƣợc bởi trƣớc khi cổ phần hóa, ngân hàng ngoại thƣơng Việt
Nam đã có thời gian hoạt động dài hơn nhiều so với Eximbank, kinh nghiệm trong
lĩnh vực ngân hàng cũng nhiều hơn Eximbank và quy mô hoạt động lớn hơn so với
Eximbank.
Nếu xét về tốc độ tăng trƣởng tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ thì
Eximbank lại tăng trƣởng nhanh hơn nhiều so với Vietcombank. Qua các năm từ
2006 đến 2010, tốc độ tăng trƣởng này thấp nhất của Eximbank là 41% trong khi
tốc độ tăng trƣởng cao nhất của Vietcombank chỉ là 31%. Năm 2008 đánh dấu
nhiều khó khăn trong hoạt động ngân hàng, vậy mà Eximbank vẫn đạt đƣợc mức
tăng trƣởng 41% trong khi Vietcombank lại tăng trƣởng âm (-10%). Tuy nhiên, nếu
chỉ dựa vào chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn tiền gửi không thể đánh giá
chính xác hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng và không thể dùng chỉ tiêu
này để so sánh hiệu quả huy động vốn tiền gửi giữa EIB và VCB bởi hiệu quả huy
động vốn tiền gửi còn đƣợc đánh giá bởi nhiều nhân tố khác nữa. Bên cạnh nguồn
vốn tiền gửi huy động, VCB còn huy động một lƣợng vốn lớn từ các nguồn khác
nhƣ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác,…đặc biệt, khách hàng của VCB gồm
rất nhiều các công ty lớn, các tổ chức, doanh nghiệp nhà nƣớc với tài khoản tiền gửi
có số dƣ lớn, mặc dù các loại hình tiền gửi mà các đơn vị này mở là tiền gửi ngắn
hạn và thƣờng xuyên biến động nhƣng lại khá ổn định nếu xét về dài hạn bởi các
khoản vốn này đƣợc điều chuyển một cách tuần hoàn. Trong khi đó, tốc độ tăng
trƣởng nguồn vốn tiền gửi chỉ đƣợc tính trên số dƣ tiền gửi cuối kỳ nên không thể
hiện đƣợc tiềm lực về huy động vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế của VCB.
Nhìn chung, quy mô nguồn vốn tiền gửi của Eximbank thấp hơn nhiều so với
VCB bởi Eximbank vẫn còn khá non trẻ so với VCB về tuổi đời, uy tín và năng lực
tài chính, kinh nghiệm huy động vốn. Hy vọng với tốc độ tăng trƣởng vốn tiền gửi
cao và khá ổn định nhƣ thời gian qua. EIB sẽ dần dần khẳng định tên tuổi, gia tăng
29
thị phần vốn huy động, nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại
khác, đặc biệt là với một ngân hàng có uy tín và năng lực tài chính mạnh nhƣ VCB.
2.2.2. Cơ cấu tiền gửi
Nguồn vốn tiền gửi đƣợc phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Căn cứ theo
đối tƣợng khách hàng ta có tiền gửi của khách hàng cá nhân và tiền gửi của tổ chức
kinh tế. Căn cứ theo kỳ hạn gửi tiền có thể phân thành 2 loại chủ yếu là tiền gửi
ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn. Nếu phân loại theo loại tiền tệ ta có tiền gửi
VNĐ và tiền gửi vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ.
30
2.2.2.1. Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế
BẢNG 2.4: CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI EXIMBANK
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ
tiêu
2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ
tăng
trƣởng
2007 so
với 2006
Tốc độ
tăng
trƣởng
2008 so
với 2007
Tốc độ
tăng
trƣởng
2009 so
với 2008
Tốc độ
tăng
trƣởng
2010 so
với 2009
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
TG
của cá
nhân
9675 72 15540 68 23590 73 32780 70 53654 68 61% 52% 39% 64%
TG
của
TCK
T
3792 28 7375 32 8741 27 14209 30 25351 32 94% 19% 63% 78%
Tổng
TG
13467 100 22914 100 32331 100 46989 100 79005 100 70% 41% 45% 68%
Nguồn: báo cáo thường niên EIB
31
Năm 2006, tiền gửi của khách hàng cá nhân là 9.675 tỷ đồng, chiếm 72% tổng
nguồn vốn tiền gửi. Năm 2007, quy mô loại tiền gửi này tăng lên đáng kể, với tốc
độ tăng 61%, đạt mức 15.540 tỷ đồng. Có đƣợc sự tăng trƣởng vƣợt bậc trên là nhờ
Eximbank đã thấy đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán
lẻ kết hợp với việc mở rộng mạng lƣới và nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Số lƣợng
khách hàng cá nhân Eximbank thu hút đƣợc trong năm 2007 là 136.136 khách
hàng, tăng 55% so với 2006. Tiền gửi khách hàng cá nhân tiếp tục gia tăng trong
năm 2008, đạt mức 23.590 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2007. Năm 2009,
Eximbank huy động đƣợc 32.780 tỷ đồng từ tiền gửi của khách hàng cá nhân. Cuối
năm 2010, quy mô tiền gửi khách hàng cá nhân đạt mức rất cao: 53.654 tỷ đồng.
Mặc dù tốc độ tăng trƣởng tiền gửi của khách hàng cá nhân trong hai năm 2009,
2010 thấp hơn nhiều so với hai năm 2007 và 2008 nhƣng xét trên mặt bằng chung
của toàn ngành thì tốc độ tăng trƣởng này là khá cao.
Tiền gửi từ tổ chức kinh tế cũng gia tăng qua các năm, từ mức 3.792 tỷ đồng
cuối năm 2006 lên mức 25.351 tỷ đồng cuối năm 2010 với tốc độ tăng trƣởng qua
các năm 2007, 2008, 2009, 2010 lần lƣợt là 94%, 19%, 63%, 78%. Tốc độ tăng
trƣởng tiền gửi từ tổ chức kinh tế qua các năm đều rất cao, chỉ riêng trong năm
2008 thì khá khiêm tốn. Điều này có thể giải thích đƣợc từ những nguyên nhân
khách quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc suy giảm, hoạt
động sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trƣờng bất động sản đóng băng, thị trƣờng
chứng khoán tụt dốc, sự biến động của lãi suất, tỷ giá ngoại tệ … đã dẫn đến những
khó khăn chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân
hàng, dẫn đến nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp và khả năng huy động vốn của
ngân hàng đều giảm.
Nhìn chung, quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và nguồn vốn tiền gửi
từ dân cƣ tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, tiền gửi khách
hàng cá nhân luôn giữ tỷ trọng chủ yếu (trên 68%) và cơ cấu này mang tính ổn định
qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tƣợng khách hàng cá nhân là đối tƣợng
có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác nhƣ nhu cầu thanh toán, tiện
ích dịch vụ và tính an toàn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào ngân hàng
thƣơng mại là một trong những kênh đầu tƣ hiệu quả của đối tƣợng này. Trong khi
32
đó, đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tƣ bên
ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để
hƣởng lãi, mục đích thƣờng xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ
nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác. Tuy nhiên xét về phía ngân hàng,
việc gia tăng tiền gửi của của khách hàng doanh nghiệp về cả quy mô lẫn tỷ trọng
đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thƣờng có số lƣợng lớn xét trên từng món
tiền gửi, trong khi tiền gửi của khách hàng cá nhân xét trên từng món tiền gửi
thƣờng thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của tổ
chức kinh tế nhƣng ngân hàng phải quản lý một lƣợng tài khoản lớn hơn rất nhiều
so với số lƣợng tài khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế. Điều này làm cho ngân hàng
tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng nhƣ gia tăng các chi phí
phát sinh kèm theo.
33
2.2.2.2. Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền
BẢNG 2.5: CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO LOẠI TIỀN TẠI EXIMBANK
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: báo cáo thường niên EIB
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ
tăng
trƣởng
2007 so
với
2006
Tốc độ
tăng
trƣởng
2008 so
với
2007
Tốc độ
tăng
trƣởng
2009 so
với
2008
Tốc độ
tăng
trƣởng
2010 so
với
2009
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
VND 7138 53 16269 71 19461 60 25455 54 51861 66 128% 19% 31% 104%
Ngoại tệ
quy đổi
VND
3501 26 3895 17 7577 24 11960 26 14067 18 11% 95% 58% 18%
Vàng
quy đổi
VND
2828 21 2750 12 5293 16 9574 20 13077 16 -3% 92% 81% 37%
Tổng 13467 100 22914 100 32331 100 46989 100 79005 100 70% 41% 45% 68%
34
Xét về cơ cấu huy động theo loại tiền:
Năm 2006, vốn huy động VNĐ đạt 7.138 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53% trên tổng
nguồn vốn huy động; vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 3.501 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 26% trên tổng nguồn vốn huy động; vốn huy động bằng vàng quy đổi VNĐ
đạt 2.828 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% trên tổng nguồn vốn huy động
Năm 2007, vốn huy động VNĐ đạt 16.269 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71% trên
tổng nguồn vốn huy động; vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 3.895 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 17% trên tổng nguồn vốn huy động; vốn huy động bằng vàng quy
đổi VNĐ đạt 2.750 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12% trên tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2008, vốn huy động VNĐ đạt 19.461 tỷ đồng, tăng 19% ( tƣơng đƣơng
3.121 tỷ đồng) so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 60% trên tổng nguồn vốn huy
động; vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 7.577 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng
24% trên tổng nguồn vốn huy động; vốn huy động vàng quy đổi VNĐ đạt 5.293 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 16% trên tổng nguồn vốn huy động.
Huy động bằng tiền đồng cuối năm 2009 đạt 25.455 tỷ đồng, chiếm 54% trên
tổng nguồn vốn huy động; vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 11.960 tỷ đồng
và chiếm tỷ trọng 26% trên tổng nguồn vốn huy động; vốn huy động vàng quy đổi
VNĐ đạt 9.574 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% trên tổng nguồn vốn huy động.
Bƣớc sang năm 2010, huy động vốn VNĐ đạt 43.561 tỷ đồng, đóng góp 62%
trên tổng nguồn vốn huy động; vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 14.067 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 20% trên tổng nguồn vốn huy động; vốn huy động vàng quy
đổi VNĐ đạt 13.077 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18% trên tổng nguồn vốn huy động.
Nhìn chung qua các năm, vốn huy động VNĐ đóng vai trò chủ chốt trong tổng
nguồn vốn huy động và tăng dần qua các năm. Bởi đồng Việt Nam luôn là đồng
tiền giao dịch chính trong nƣớc và lãi suất tiền gửi VNĐ luôn cao hơn rất nhiều so
với lãi suất USD, vàng và các loại ngoại tệ khác, do đó đã luôn thu hút chủ yếu
khách hàng gửi tiền VNĐ. Tiền gửi ngoại tệ cũng tăng dần qua các năm. Riêng chỉ
có tiền gửi vàng sụt giảm về số lƣợng và tỷ trọng trong năm 2007.
35
2.2.2.3. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn
BẢNG 2.6: CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN TẠI EXIMBANK
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ
tăng
trƣởng
2007
so với
2006
Tốc độ
tăng
trƣởng
2008
so với
2007
Tốc độ
tăng
trƣởng
2009
so với
2008
Tốc độ
tăng
trƣởng
2010
so với
2009
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Quy
mô
Tỷ
trọng
%
Ngắn hạn 13151 98 18102 79 31129 96 41001 87% 46777 59% 38% 72% 32% 14%
Trung và
Dài hạn
316 2 4812 21 1202 4 5988 13% 32228 41% 1423% -75% 398% 438%
Tổng 13467 100 22914 100 32331 100 46989 100 79005 100 70% 41% 45% 68%
Nguồn: báo cáo thường niên EIB
36
Dựa vào bảng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn ta có thể thấy tiền gửi ngắn hạn qua
các năm luôn chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động. Một phần
nguyên nhân do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền trung và dài hạn vì họ sợ
có nhu cầu rút vốn trƣớc hạn. Bên cạnh đó, họ ngại gửi tiền dài hạn vì không thể dự
đoán trƣớc sự biến động của lãi suất. Về phía ngân hàng đã không có những biện
pháp thích hợp để thu hút khách hàng gửi tiền gửi trung và dài hạn. Việc huy động
tiền gửi ngắn hạn với tỷ trọng cao có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc
kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể làm gia tăng rủi ro thanh
khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn ngắn hạn kém ổn định hơn so
với nguồn vốn trung và dài hạn.
Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn qua các năm từ 2006 đến 2009 rất thấp.
Một cơ cấu huy động theo kỳ hạn nhƣ vậy là chƣa phù hợp, thiếu tính ổn định. Tuy
nhiên, sang năm 2010, tỷ trọng này gia tăng một cách bất ngờ. Tiền gửi trung và dài
hạn trong năm 2010 chiếm 41%, tăng với tốc độ 438% so với năm 2009. Cũng
trong năm 2010, Eximbank bắt đầu triển khai hình thức tiền gửi tiết kiệm chọn kỳ
lãnh lãi tháng. Với hình thức này, mặc dù kỳ hạn trên lý thuyết là 36 tháng, nhƣng
thực tế định kỳ đáo hạn của tiền gửi có thể là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12
tháng tùy theo kỳ hạn lãnh lãi và gốc khách hàng chọn, lãi suất có phần cao hơn
tiền gửi tiết kiệm thông thƣờng kỳ hạn tƣơng ứng và khách hàng có thể rút vốn một
cách linh hoạt. Chính vì những ƣu điểm và lợi ích có đƣợc từ loại hình tiền gửi này
nên khách hàng tham gia rất đông. Nhƣ vậy, tiền gửi loại này vẫn có kỳ hạn thống
kê là trung hạn trong khi kỳ hạn thực tế là ngắn hạn. Điều này lý giải vì sao chỉ sau
một năm, khả năng huy động tiền gửi trung và dài hạn của Eximbank lại gia tăng
vƣợt bậc nhƣ vậy. Eximbank có thể có lợi về mặt chi phí huy động vì tỷ lệ dự trữ
bắt buộc đối với tiền gửi trung hạn thấp hơn so với tiền gửi ngắn hạn và việc duy trì
loại hình tiền gửi này thu hút đƣợc nhiều khách hàng tham gia vì tính linh hoạt của
nó. Tuy nhiên, Eximbank cũng cần đƣa ra những giải pháp gia tăng nguồn vốn
trung và dài hạn thực tế về cả quy mô lẫn tỷ trọng để gia tăng tính ổn định cho
nguồn vốn huy động.
37
2.2.3. Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi
Trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, huy động vốn
đang là vấn đề sống còn của các ngân hàng thƣơng mại để duy trì và nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận
cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn
tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt:
công nghệ, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng,... Trong đó, yếu tố
quan trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là
công cụ quan trọng đƣợc các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng, gia tăng
thị phần vốn trong nền kinh tế.
Từ năm 2010 trở về trƣớc, Eximbank quản lý vốn theo cơ chế phân tán, các chi
nhánh huy động và điều hành vốn một cách độc lập. Lãi suất huy động vốn đƣợc áp
dụng thống nhất trên toàn hệ thống do Eximbank công bố trong từng thời kỳ và
tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về việc áp dụng lãi suất. Bắt đầu
từ năm 2010, Eximbank áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. Theo cơ chế quản lý
vốn tập trung, toàn bộ nguồn vốn đƣợc quản lý tập trung thống nhất tại Hội sở
chính, chức năng quản lý vốn do Hội sở chính thực hiện, đồng thời áp dụng cơ chế
định giá chuyển vốn nội bộ FTP. Giá chuyển vốn nội bộ FTP là lãi suất “ mua vốn”,
“bán vốn” giữa chi nhánh với Hội sở. Thông qua việc mua bán vốn này, chi nhánh
đƣợc hƣởng các mức chênh lệch:
Chênh lệch đối với cho vay= Lãi suất cho vay khách hàng – giá mua FTP
Chênh lệch đối với nhận tiền gửi= Giá bán FTP – Lãi suất nhận tiền gửi khách
hàng
Các chênh lệch trên càng cao, chi nhánh càng có lợi.
Tuy nhiên, việc áp dụng lãi suất huy động đối với tiền gửi của khách hàng vẫn
mang tính thống nhất trên toàn hệ thống, dựa trên biểu lãi suất Eximbank công bố
trong từng thời kỳ. Biểu lãi suất bao gồm lãi suất tiền VNĐ, USD, ngoại tệ khác
USD và vàng đƣợc Eximbank nghiên cứu và điều chỉnh sao cho mang tính cạnh
tranh, phù hợp với tình hình biến động lãi suất chung của thị trƣờng nhƣng vẫn tuân
thủ theo các quy định do Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành.
38
Ta có thể so sánh lãi suất huy động của Eximbank so với các ngân hàng khác
thông qua các bảng lãi suất sau:
BẢNG 2.7: BẢNG LÃI SUẤT TIẾT KIỆM HẠN TRẢ LÃI CUỐI KỲ
BẰNG VNĐ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH CẬP NHẬT NGÀY 14/10/2011
Đơn vị tính: %/năm
Nguồn: Biểu lãi suất công bố của các ngân hàng thƣơng mại
Kỳ hạn VCB BIDV ACB Sacombank Eximbank
KKH 2.40 3.00 Từ 3.00 đến 4.8 3.00 Từ 3.6 đến 5.1%
1 tuần 6.00 - 6.00 6.00 5.95
2 tuần 6.00 - 6.00 6.00 5.95
1 tháng 14.00 14.00 13.88 14.00 13.85
2 tháng 14.00 14.00 13.88 14.00 13.85
3 tháng 14.00 14.00 13.88 14.00 13.85
6 tháng 14.00 14.00 13.88 14.00 13.85
9 tháng 14.00 14.00 13.88 14.00 13.85
12 tháng 14.00 14.00 14.00 14.00 13.85
13 tháng - - 14.00 14.00 13.85
15 tháng - - - 14.00 12.00
18 tháng - 14.00 - 14.00 12.00
24 tháng 12.00 14.00 11.4 14.00 12.00
36 tháng 12.00 14.00 10.9 14.00 12.00
48 tháng 12.00 - - - 12.00
60 tháng 12.00 - - - 12.00
39
BẢNG 2.8: BẢNG LÃI SUẤT TIẾT KIỆM HẠN TRẢ LÃI CUỐI KỲ
BẰNG USD CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH CẬP NHẬT NGÀY 14/10/2011
Đơn vị tính: %/năm
Kỳ hạn VCB BIDV ACB Sacombank Eximbank
KKH 0.10 0.20 0.50 0.10 0.20
1 tháng 2.00 2.00 1.95 2.00 1.99
2 tháng 2.00 2.00 1.95 2.00 1.99
3 tháng 2.00 2.00 1.95 2.00 1.99
6 tháng 2.00 2.00 1.95 2.00 1.99
9 tháng 2.00 2.00 1.95 2.00 1.99
12 tháng 2.00 2.00 1.95 2.00 2.00
13 tháng - - 2.00 2.00 2.00
15 tháng - - - 2.00 2.00
18 tháng - 2.00 - 2.00 2.00
24 tháng 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00
36 tháng 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00
48 tháng 2.00 - - - -
60 tháng 2.00 - - - 2.00
Nguồn: Biểu lãi suất công bố của các ngân hàng thƣơng mại
Bên cạnh các mức lãi suất công bố trên, các ngân hàng cũng áp dụng mức lãi
suất riêng đối với các loại hình tiền gửi tiết kiệm khác, chẳng hạn nhƣ:
Acb: Tiền gửi lãi suất thả nổi VND kỳ hạn từ 1 tháng trở lên 14%
Tiền gửi lãi suất thả nổi USD kỳ hạn từ 1 tháng trở lên 2%
Eximbank: Tiết kiệm VND 60 tuần chọn kỳ lãnh lãi tuần: 6%
Tiết kiệm VND 36 tháng chọn kỳ lãnh lãi tháng: 14%
Tiết kiệm USD 60 tuần chọn kỳ lãnh lãi tuần: 2%
Tiết kiệm USD 36 tháng chọn kỳ lãnh lãi tháng: 2%
So sánh lãi suất huy động Việt Nam đồng và USD của Eximbank so với một số
các ngân hàng khác ta thấy sự khác biệt là không đáng kể. Mặc dù lãi suất cuối kỳ
công bố của hình thức tiết kiệm thông thƣờng của Eximbank có thấp hơn các ngân
40
hàng khác nhƣng thấp hơn không nhiều, Eximbank cũng đã áp dụng bổ sung thêm
hình thức tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi tuần và tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi tháng. Khách
hàng gửi hình thức này, bên cạnh đƣợc lợi về mặt lãi suất, còn đƣợc hƣởng thêm
tiện ích khác nhƣ: rút gốc linh hoạt,… Do đó, với hình thức tiền gửi tiết kiệm này,
Eximbank thu hút rất nhiều khách hàng tham gia.
Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, cũng giống nhƣ ACB, Eximbank áp
dụng khung lãi suất bậc thang đối với từng mức tiền gửi đối với tiền gửi VND,
khuyến khích mức lãi suất cao hơn cho các mức tiền gửi lớn hơn. Đồng thời, mức
lãi suất không kỳ hạn đối với VND của Eximbank cũng cao hơn hoặc bằng so với
các ngân hàng khác. Có lẽ, Eximbank đã thấy đƣợc phần nào vai trò của nguồn vốn
tiền gửi không kỳ hạn đối với công tác huy động vốn của ngân hàng.
Việc quy định lãi suất trần huy động đối với các ngân hàng thƣơng mại của
Ngân hàng nhà nƣớc đã giúp cho tình hình lãi suất khá ổn định và lãi suất tạm thời
chƣa phải là công cụ cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần đa
dạng các mức lãi suất gắn liền với sự đa dạng các loại hình tiền gửi, phù hợp với
nhu cầu huy động của ngân hàng và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Eximbank áp dụng các mức lãi suất khác nhau đối với từng loại hình tiền gửi
nhƣ: tiền gửi không kỳ hạn, tiền có kỳ hạn, tiết kiệm hỗn hợp, tiền gửi có tham gia
dự thƣởng. Đồng thời, đối với tiền gửi có kỳ hạn, Eximbank cũng áp dụng các mức
lãi suất khác nhau tùy theo kỳ hạn và cách thức trả lãi. Việc áp dụng các mức lãi
suất đa dạng và linh hoạt nhƣ vậy là rất hợp lý, tùy thuộc vào tính chất của từng loại
hình tiền gửi cũng nhƣ nhu cầu vốn tiền gửi của Eximbank trong từng thời kỳ, đồng
thời giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi quyết định gửi tiền. Đó cũng là một
trong những nhân tố góp phần thu hút khách hàng và gia tăng nguồn vốn tiền gửi
của ngân hàng.
41
Phƣơng pháp xác định chi phí lãi
Eximbank áp dụng phƣơng pháp chi phí bình quân quá khứ, vừa để kiểm soát
chi phí huy động vốn của ngân hàng, vừa để lập báo cáo về chỉ tiêu huy động vốn
trong một thời kỳ đã qua. Dựa vào đó, các nhà quản trị ngân hàng có cơ sở phân
tích, đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Trên cơ sở đó, các nhà quản trị có
phƣơng hƣớng để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình cụ thể, nhằm tối đa
hóa nguồn vốn huy động và đảm bảo lợi nhuận cao cho ngân hàng.
ĐVT: Tỷ VNĐ
1
( * * / 360)
n
i
Ai Vi Ni
Lãi suất huy động bình quân=
1
n
i
Ai
Trong đó:
Ai: giá trị nguồn vốn thứ i
Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i (%/năm)
Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i
42
Về tình hình chi phí huy động vốn tiền gửi
BẢNG 2.9: CHI PHÍ TRẢ LÃI TIỀN GỬI CỦA EXIMBANK
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: báo cáo thường niên EIB
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
Mức
tăng
trƣởng
Tốc độ
tăng
trƣởng
Tiền gửi của
tổ chức kinh
tế và cá nhân
13467 22914 32331 46989 79005 9447 70% 9417 41% 14658 45% 23716 50%
Chi phí trả
lãi tiền gửi
620 1055 2804 2333 4486 435 70% 1749 166% -471 -17% 2153 92%
Tỷ suất chi
phí lãi bình
quân
4,6% 4,6% 8,67% 4,96% 5,68%
43
Với: Chi phí trả lãi tiền gửi
Tỷ suất chi phí lãi bình quân= ---------------------------- x 100%
Tổng tiền gửi huy động
Chi phí huy động bao gồm chi phí lãi và các chi phí phi lãi nhƣ: chi phí bảo
hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị.
Trong đó, chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất và ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả
hoạt động của ngân hàng. Do đó, khi tổng hợp chi phí huy động tiền gửi, ngân hàng
tổng hợp riêng chi phí trả lãi tiền gửi, các chi phí phi lãi có liên quan ngân hàng đƣa
vào khoản mục chi phí khác.
Năm 2006, chi phí trả lãi tiền gửi là 620 tỷ đồng trên tổng tiền gửi huy động là
13.467 tỷ đồng. Ta có tỷ suất chi phí lãi bình quân là 4,6%. Tỷ suất này cho thấy,
để huy động đƣợc một đồng tiền gửi, Eximbank phải chi bình quân 0,046 đồng chi
phí lãi.
Năm 2007, chi phí trả lãi tiền gửi và tổng tiền gửi huy động đều gia tăng với
cùng tốc độ tăng trƣởng ( 70%). Chi phí trả lãi tiền gửi là 1.055 tỷ đồng và tổng tiền
gửi huy động đạt mức 22.914 tỷ đồng. Do đó, tỷ suất chi phí lãi không đổi so với
năm 2006.
Năm 2008, chi phí trả lãi tiền gửi tăng nhanh với tốc độ tăng 166% so với năm
2007, tƣơng đƣơng 1.749 tỷ đồng, lên đến 2.804 tỷ đồng. Trong khi đó, quy mô tiền
gửi huy động cũng tăng lên nhƣng với tốc độ tăng trƣởng chậm lại, ở mức tăng
41% so với năm 2006, đạt 32.331 tỷ đồng. Điều này đã dẫn đến kết quả tỷ suất chi
phí lãi bình quân tăng lên, tỷ suất này là 8,67%, gần gấp đôi so với năm trƣớc. Tỷ
suất này cho thấy Eximbank phải bỏ ra thêm 0,0867 đồng tiền lãi để huy động thêm
1 đồng vốn tiền gửi. Ta có thể lý giải kết quả trên dựa vào sự biến động lãi suất.
Năm 2008, là năm lãi suất có nhiều biến động, lãi suất tăng cao cùng với sự gia
tăng nguồn vốn tiền gửi huy động đã làm đội chi phí lãi của ngân hàng lên. Tuy
nhiên, sự gia tăng chi phí lãi của ngân hàng trong điều kiện thị trƣờng có nhiều biến
động ảnh hƣởng không tốt đến công tác huy động vốn là điều có thể hiểu đƣợc,
nhằm thu hút nhiều hơn lƣợng tiền gửi của khách hàng, nhất là khi các ngân hàng
đang cạnh tranh bằng các cuộc chạy đua lãi suất.
44
Bƣớc sang năm 2009, tình hình huy động vốn có nhiều khả quan, áp lực về lãi
suất giảm cùng với sự ổn đinh trở lại của nền kinh tế đã góp phần làm giảm chi phí
lãi trong khi quy mô nguồn vốn tiền gửi vẫn tiếp tục tăng nhanh. Tiền gửi từ tổ
chức kinh tế và dân cƣ đạt 46.989 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2008, trong khi đó,
chi phí lãi tiền gửi lại giảm 17%, tƣơng đƣơng giảm 471 tỷ đồng, ở mức 2.333 tỷ
đồng. Do đó, tỷ suất chi phí lãi bình quân giảm đáng kể, chỉ ở mức 4,96%. Điều
này có nghĩa là để huy động thêm 1 đồng vốn tiền gửi, Eximbank phải chi thêm
0,0496 đồng chi phí lãi. Việc tỷ suất chi phí lãi bình quân giảm là một điều đáng
mừng cho Eximbank đối với công tác huy động vốn nói riêng và hiệu quả kinh
doanh nói chung. Chi phí giảm đồng nghĩa với sự gia tăng lợi nhuận, cái đích mà
các ngân hàng đều nhắm đến.
Tuy nhiên, mọi sự biến động của thị trƣờng đều có tính chu kỳ. Năm 2010 lại
tiếp tục là năm với nhiều biến động. Điều này đã ảnh hƣởng đến công tác huy động
vốn và tỷ suất chi phí bình quân của ngân hàng. Mặc dù vậy, Eximbank với sự nỗ
lực về nhiều mặt vẫn giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn tiền gửi
huy động. Tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ trong năm 2010 đạt 79.005 tỷ đồng,
tăng 68% so với cuối năm 2009. Để đạt đƣợc kết quả trên trong điều kiện khó khăn
của thị trƣờng, bên cạnh những cải tiến về hoạt động, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ,
Eximbank cũng phải tăng lãi suất huy động để giữ chân khách hàng cũ và thu hút
thêm khách hàng mới gửi tiền. Điều này đã dẫn đến chi phí lãi tăng lên với tốc độ
cao hơn nhiều so với quy mô tiền gửi huy động (92%), ở mức 4.486 tỷ đồng, cao
hơn so với năm 2009 là 2.153 tỷ đồng. Tỷ suất chi phí lãi bình quân năm 2010 cũng
vì thế mà tăng lên, tỷ suất này là 6,34%.
Việc gia tăng chi phí lãi trong điều kiện nguồn vốn huy động cũng gia tăng
tƣơng ứng, nhất là khi thị trƣờng có nhiều biến động, các ngân hàng cạnh tranh
nhau về lãi suất huy động là điều có thể chấp nhận đƣợc. Bởi lãi suất huy động về
phía ngân hàng là chi phí, nhƣng về phía khách hàng chính là lợi ích kinh tế trực
tiếp, là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến quyết định và hành vi gửi tiền
của khách hàng. Vấn đề đặt ra đối với Eximbank là bên cạnh việc cần phải xây
dựng và điều chỉnh lãi suất huy động sao cho hợp lý, vừa mang tính cạnh tranh
nhƣng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về công
45
tác huy động vốn và lãi suất huy động, Eximbank cũng cần kết hợp sử dụng các
biện pháp khác mang tính hiệu quả nhƣ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lƣợng
hoạt động, đa dạng hóa và tối ƣu hóa các sản phẩm tiền gửi nhằm nâng cao mức độ
thỏa mãn của khách hàng, phát triển thƣơng hiệu vững mạnh nhằm gia tăng niềm
tin đối với khách hàng,… Tất cả những yếu tố đó cùng với việc đƣa ra mức lãi suất
linh hoạt sẽ giúp Eximbank nâng cao chất lƣợng công tác huy động vốn, gia tăng
khách hàng gửi tiền, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
46
2.2.4. Tƣơng quan giữa tiền gửi huy động và cho vay
2.2.4.1. Tƣơng quan về kỳ hạn
BẢNG 2.10: TƢƠNG QUAN GIỮA TIỀN GỬI HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY THEO KỲ HẠN TẠI EXIMBANK
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Kỳ
hạn
2006 2007 2008 2009 2010
Tiền
gửi
Cho
vay
Chênh
lệch
Tiền
gửi
Cho
vay
Chênh
lệch
Tiền
gửi
Cho
vay
Chênh
lệch
Tiền
gửi
Cho
vay
Chênh
lệch
Tiền
gửi
Cho
vay
Chênh
lệch
Ngắn
hạn
13151 7834 5317 18102 14615 3487 31129 16445 14684 41001 27591 13410 46777 41493 5284
Trung
và dài
hạn
316 2373 (2057) 4812 3837 975 1202 4787 (3585) 5988 10989 (5001) 32228 20853 11375
Tổng
cộng
13467 10207 3260 22914 18452 4462 32331 21232 11099 46989 38580 8409 79005 62346 8359
Nguồn: báo cáo thường niên EIB
47
Qua các năm, chênh lệch giữa nguồn vốn tiền gửi và cho vay đều dƣơng. Điều
này cho thấy nguồn vốn huy động của Eximbank khá dồi dào, luôn đủ đáp ứng nhu
cầu cho vay, phần dôi ra ngân hàng có thể sử dụng để đầu tƣ vào các hoạt động sinh
lời khác hoặc phục vụ cho các hoạt động khác. Trong các năm 2006, 2008, 2009,
tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ lệ khá thấp so với tổng nguồn vốn huy động, thấp
hơn nhiều so với nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Phần thiếu hụt đƣợc bù đắp bởi
phần dôi ra của tiền gửi ngắn hạn so với cho vay ngắn hạn. Việc sử dụng nguồn vốn
ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu cho vay dài hạn có thể dẫn đến tăng nguy cơ rủi ro
thanh khoản cho ngân hàng. Riêng trong năm 2007, tình hình cân đối giữa tiền gửi
huy động và cho vay khá tốt, nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn lớn hơn nhu cầu cho vay
ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn cũng lớn hơn nhu cầu cho vay trung và dài
hạn. Phần dôi ra của tổng nguồn vốn tiền gửi so với tổng cho vay không đáng kể,
đƣợc ngân hàng sử dụng để đầu tƣ vào các hoạt động sinh lời khác.
Tuy nhiên, sang năm 2010, nguồn vốn tiền gửi trung và dài hạn lớn hơn cho vay
trung và dài hạn trong khi tiền gửi ngắn hạn lại thiếu hụt so với nhu cầu cho vay
ngắn hạn. Ngân hàng có thể sử dụng một phần vốn từ phần dôi ra của tiền gửi trung
và dài hạn so với cho vay trung và dài dạn để tài trợ cho các khoản cho vay ngắn
hạn, tuy nhiên, việc này có thể làm tăng nguy cơ rủi ro lãi suất, giảm lợi nhuận từ
lãi của ngân hàng khi lãi suất thị trƣờng biến động theo chiều hƣớng bất lợi.
Nhìn chung, chênh lệch giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho vay qua các
năm vẫn còn khá cao. Điều này chứng tỏ là khâu sử dụng nguồn vốn tiền gửi vẫn
chƣa mang tính hiệu quả, chƣa khai thác triệt để nguồn vốn tiền gửi để cho vay
khách hàng. Về phía ngân hàng, các hoạt động đầu tƣ sinh lợi khác có thể đem lại
lợi nhuận cao nhƣng không ổn định và không nên chiếm tỷ trọng cao trong hoạt
động sinh lợi của ngân hàng. Về phía khách hàng, rất nhiều khách hàng khát vốn để
sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng vào các mục đích khác nhƣng vẫn chƣa tiếp cận
đƣợc nguồn vốn của ngân hàng. Về phía nền kinh tế, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cƣ nếu không đƣợc sử dụng để phát triển sản xuất kinh doanh mà lại đƣợc tập trung
vào các khu vực đầu tƣ phi sản xuất nhƣ : kinh doanh bất động sản, kinh doanh
vàng và chứng khoán,…thì sẽ không đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
48
2.2.4.2. Hiệu quả công tác huy động tiền gửi và cho vay
BẢNG 2.11: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA EXIMBANK
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ
tăng
trƣởng
2007 so
với 2006
Tốc độ
tăng
trƣởng
2008 so
với 2007
Tốc độ
tăng
trƣởng
2009 so
với 2008
Tốc độ
tăng
trƣởng
2010 so
với 2009
1. TN từ lãi cho vay 728 1302 2751 2908 5414 78% 111% 5.7% 86%
2. TN lãi và các khoản tƣơng tự
TN lãi
983 1754 4197 4344 7545 78% 139% 4% 74%
3. CP trả lãi tiền gửi 620 1054 2804 2333 4486 70% 166% -17% 92%
4. CP trả lãi tiền gửi tính trên phần
tiền gửi dùng để cho vay
470 849 1841 1915 3955
4. CP lãi và các khoản tƣơng tự
CP lãi
632 1069 2877 2369 4662 69% 169% -17% 97%
5. Chênh lệch TN lãi cho vay và
CP lãi tiền gửi
108 248 (53) 575 928
6. Chênh lệch TN lãi cho vay và
CP lãi tiền gửi tính trên phần vốn
tiền gửi dùng để cho vay
258 453 910 993 1459
6. (TN lãi và các khoản tƣơng tự
TN lãi) – (CP lãi và các khoản
tƣơng tự CP lãi)
351 685 1320 1975 2883
4. Lợi nhuận trƣớc thuế 359 629 969 1533 2378 75% 54% 58% 55%
Nguồn: báo cáo thường niên EIB
49
Qua các năm từ năm 2006 đến năm 2010, ngoại trừ 2008, thu nhập từ lãi cho
vay luôn lớn hơn chi phí trả lãi tiền gửi, mặc dù qua các năm, tổng nguồn vốn tiền
gửi luôn lớn hơn tổng cho vay, điều này có nghĩa là một phần nguồn vốn tiền gửi
chƣa đƣợc sử dụng hết để cho vay đƣợc ngân hàng dùng để đầu tƣ vào các hoạt
động sinh lời khác nhƣ: cho vay các tổ chức tín dụng và các hoạt động đầu tƣ khác.
Các hoạt động này cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, các hoạt
động đầu tƣ khác này nếu không phục vụ cho mục đích tiêu dùng hoặc phát triển
sản xuất kinh doanh thì sẽ không mang tính hiệu quả đối với nền kinh tế, không thể
hiện hết vai trò trung gian tài chính của ngân hàng trong nền kinh tế. Lợi nhuận do
các hoạt động đầu tƣ sinh lợi này có thể rất lớn nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro,
đòi hỏi ngân hàng cần phải cân nhắc thật kỹ. Riêng năm 2008, chênh lệch thu nhập
lãi cho vay và chi phí lãi tiền gửi âm. Điều này cho thấy thu nhập lãi cho vay không
đủ bù đắp chi phí lãi tiền gửi. Dựa vào bảng 2.10 ta thấy năm 2008 cũng là năm có
chênh lệch giữa tiền gửi huy động và cho vay khá cao: 11.099 tỷ đồng. Phần chênh
lệch này đã đƣợc ngân hàng đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh chứng khoán và tiền
gửi và cho vay tại các tổ chức tín dụng khác. Chính vì vậy, mặc dù chênh lệch thu
nhập lãi cho vay và chi phí lãi tiền gửi âm, nhƣng chênh lệch thu nhập lãi và các
khoản tƣơng tự thu nhập lãi so với chi phí lãi và các khoản tƣơng tự chi phí lãi vẫn
dƣơng và cao hơn cả lợi nhuận trƣớc thuế.
Eximbank cần gia tăng tỷ trọng cho vay trong công tác sử dụng vốn để nâng cao
tính hiệu quả của nguồn vốn huy động. Xét về phía ngân hàng, nếu ngân hàng cung
cấp các khoản tín dụng chất lƣợng tốt sẽ mang lại lợi nhuận ổn định cho ngân hàng
thay vì đầu tƣ vốn vào các hoạt động rủi ro cao nhƣ kinh doanh vàng, chứng khoán,
bất động sản,…Về phía khách hàng sẽ có cơ hội để tiếp cận với các khoản cấp tín
dụng của ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi tiêu cần
thiết. Nhƣ thế, vai trò trung gian của ngân hàng trong nền kinh tế mới đƣợc phát
huy cao nhất.
2.3. Khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi
của Eximbank
Để có sự đánh giá khách quan về hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi của
Eximbank, luận văn đã thực hiện khảo sát ý kiến một số khách hàng cá nhân và tổ
50
chức kinh tế tại Eximbank. Chi nhánh đƣợc chọn để phát phiếu khảo sát là
Eximbank Sở giao dịch 1. Các khách hàng đƣợc lựa chọn để phát phiếu khảo sát
phần lớn đều có mở nhiều tài khoản tại nhiều chi nhánh của Eximbank, điều này sẽ
giúp việc khảo sát đƣợc đồng bộ và khách quan, phản ánh đánh giá của khách hàng
về hoạt động huy động vốn tiền gửi của không chỉ riêng Eximbank Sở giao dịch 1
mà của cả hệ thống Eximbank. Nội dung các câu hỏi của phiếu khảo sát:
1. Quý khách đánh giá nhƣ thế nào về mức lãi suất công bố của Eximbank đối
với sản phẩm tiền gửi?
a. Mang tính cạnh tranh cao
b. Tƣơng đối cạnh tranh
c. Tính cạnh tranh thấp
d. Ý kiến khác
2. Quý khách có hài lòng với chất lƣợng sản phẩm tiền gửi của Eximbank?
a. Rất hài lòng
b. Tƣơng đối hài lòng
c. Chƣa hài lòng
d. Ý kiến khác
3. Theo đánh giá của quý khách, những tiện ích đi kèm các sản phẩm tiền gửi
của Eximbank nhƣ thế nào?
a. Nhiều và khá thiết thực
b. Nhiều nhƣng chƣa thiết thực
c. Ít nhƣng thiết thực
d. Ít và không thiết thực
e. Ý kiến khác
4. Mong quý khách cho ý kiến về mức độ đa dạng của sản phẩm tiền gửi của
Eximbank?
a. Rất đa dạng và không trùng lặp
b. Tƣơng đối đa dạng và không trùng lặp
c. Đa dạng nhƣng trùng lặp
d. Kém đa dạng nhƣng không trùng lặp
e. Kém đa dạng và trùng lặp
51
5. Quý khách đánh giá nhƣ thế nào về chính sách khách hàng của Eximbank?
a. Rất quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của khách hàng
b. Có sự quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của khách hàng nhƣng chƣa nhiều
c. Chƣa thật sự quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của khách hàng
d. Ý kiến khác
6. Quý khách cảm nhận nhƣ thế nào về cơ sở vật chất hạ tầng của Eximbank?
a. Cơ sở vật chất hạ tầng tốt; giao diện đẹp mắt, thể hiện phong cách riêng
b. Cơ sở vật chất hạ tầng tƣơng đối tốt, giao diện dễ nhìn nhƣng chƣa tạo
phong cách riêng
c. Chƣa có sự đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, giao diện chƣa đẹp mắt, chƣa tạo
phong cách riêng
d. Ý kiến khác
7. Quý khách cảm nhận nhƣ thế nào về đội ngũ nhân viên giao dịch của
Eximbank?
a. Thành thạo về nghiệp vụ và có thái độ thân thiện, cởi mở với khách hàng
b. Thành thạo về nghiệp vụ nhƣng thái độ chƣa thật sự thân thiện, cởi mở với
khách hàng
c. Kém thành thạo về nghiệp vụ mặc dù thái độ giao tiếp tƣơng đối tốt
d. Nghiệp vụ và giao tiếp kém
e. Ý kiến khác
8. Quý khách đánh giá nhƣ thế nào về tính chủ động của nhân viên Eximbank
trong công tác huy động tiền gửi
a. Nhân viên Eximbank chủ động tìm đến khách hàng, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và tƣ vấn thêm cho khách hàng
b. Nhân viên Eximbank chƣa chủ động tìm kiếm khách hàng, chỉ thực hiện
theo đúng yêu cầu của khách hàng
c. Nhân viên Eximbank làm việc trong tƣ thế thoải mái vì “không có gì để vội”
d. Ý kiến khác
9. Quý khách đánh giá nhƣ thế nào về uy tín và năng lực tài chính của
Eximbank?
a. Eximbank có uy tín tốt và năng lực tài chính mạnh
52
b. Eximbank có uy tín tốt và năng lực tài chính khá ổn
c. Eximbank có năng lực tài chính tốt nhƣng uy tín thì chƣa tốt
d. Eximbank có uy tín nhƣng năng lực tài chính chƣa tốt
e. Eximbank có năng lực tài chính và uy tín chƣa tốt
10. Ngoài Eximbank, quý khách có sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác
không?
a. Có sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhiều ngân hàng khác
b. Có sử dụng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác nhƣng không nhiều
c. Không sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nào khác ngoài Eximbank
Kết quả phát phiếu khảo sát nhƣ sau:
BẢNG 2.12: KẾT QUẢ PHÁT PHIẾU KHẢO SÁT
Đơn vị tính: phiếu
Khách hàng Số phiếu phát
ra
Số phiếu thu
về
Số phiếu hợp
lệ
Số phiếu
không hợp lệ
Cá nhân 200 200 196 4
Doanh nghiệp 50 50 49 1
Tổng cộng 250 250 245 5
53
BẢNG 2.13: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA EIB
Tiêu chí đánh giá của khách hàng về
EIB
Kết quả khảo sát Tổng
a b c d e
Số
lƣợng
Tỷ
trọng
Số
lƣợng
Tỷ
trọng
Số
lƣợng
Tỷ
trọng
Số
lƣợng
Tỷ
trọng
Số
lƣợng
Tỷ
trọng
Số
lƣợng
Tỷ
trọng
1.Lãi suất 27 0,11 152 0,62 66 0,27 0 0 245 1
2.Chất lƣợng sản phẩm tiền gửi 22 0,09 74 0,30 149 0,61 0 0 245 1
3.Tiện ích đi kèm 0 0 123 0,50 44 0,18 49 0,20 29 0,12 245 1
4. Mức độ đa dạng sản phẩm tiền gửi 12 0,05 51 0,21 110 0,45 47 0,19 25 0,10 245 1
5. Chính sách khách hàng 26 0,11 108 0,44 74 0,30 37 0,15 245 1
6. Cơ sở vật chất hạ tầng 24 0,10 86 0,35 135 0,55 0 0 245 1
7.Tính chuyên nghiệp và phong cách
phục vụ của nhân viên
58 0,24 125 0,51 37 0,15 25 0,10 0 0 245 1
8.Tính chủ động của EIB 39 0,16 152 0,62 54 0,22 245 1
9.Uy tín và năng lực tài chính của
EIB
61 0,25 106 0,43 37 0,15 34 0,14 7 0,03 245 1
10.Giao dịch với các ngân hàng khác 181 0,74 52 0,21 12 0,05 245 1
54
Nhận xét về kết quả khảo sát:
Đối với tiêu chí lãi suất, 62% khách hàng đƣợc khảo sát cho rằng lãi suất
tiền gửi của Eximbank tƣơng đối mang tính cạnh tranh, 27% khách hàng cho rằng
tính cạnh tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_huy_dong_nguon_von_tien_gui_tai_ngan_hang_tmcp_xuat_nhap_khau_viet_nam.pdf