Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế MỤC LỤC Lời mở đầu 7 A- CƠ SỞ LÝ LUẬN 8 I.Sự cần thiết của hoạt động Ngoại Thương 8 1.1. Đối với các nước công nghiệp phát triển 8 1.2. Đối với các nước chậm và đang phát triển 9 II. Các lý thuyết mô hình Ngoại Thương 12 Các học thuyết cổ điển về thương mại quốc tế 12 2.1.1.Quan niệm của các học giả trọng thương ( Mercantilism) 12 2.1.2.Lý thuyết lợi thế tuyệt đối 13 2.1.3.Lý thuyết lợi thế so sánh 15 2.1.4.Lý thuyết về về giá trị quốc tế hay mối tương quan cầu 16 2.1.5.Lý thuyết về sự ưu đãi của các yếu tố 20 2.1.6.Quan điểm Karl Marx về Ngoại Thương 24 2.2. Các học thuyết mới về Thương mại Quốc tế 24 2.2.1. Thương Mại Quốc tế dựa trên quy mô 24 2.2.2. Lý thuyết vòng đời Quốc tế quy mô 25 2.2.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia 26 2.3. Chiến lược và chính sách Ngoại Thương của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 27 2.3.1...

docx122 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế MỤC LỤC Lời mở đầu 7 A- CƠ SỞ LÝ LUẬN 8 I.Sự cần thiết của hoạt động Ngoại Thương 8 1.1. Đối với các nước công nghiệp phát triển 8 1.2. Đối với các nước chậm và đang phát triển 9 II. Các lý thuyết mô hình Ngoại Thương 12 Các học thuyết cổ điển về thương mại quốc tế 12 2.1.1.Quan niệm của các học giả trọng thương ( Mercantilism) 12 2.1.2.Lý thuyết lợi thế tuyệt đối 13 2.1.3.Lý thuyết lợi thế so sánh 15 2.1.4.Lý thuyết về về giá trị quốc tế hay mối tương quan cầu 16 2.1.5.Lý thuyết về sự ưu đãi của các yếu tố 20 2.1.6.Quan điểm Karl Marx về Ngoại Thương 24 2.2. Các học thuyết mới về Thương mại Quốc tế 24 2.2.1. Thương Mại Quốc tế dựa trên quy mô 24 2.2.2. Lý thuyết vòng đời Quốc tế quy mô 25 2.2.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia 26 2.3. Chiến lược và chính sách Ngoại Thương của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 27 2.3.1.Quan điểm chiến lược 28 2.3.2. Mục tiêu phát triển 28 2.3.2.a. Mục tiêu tổng quan 28 2.3.2.b. Mục tiêu cụ thể 28 2.3.3. Định hướng Xuất khẩu 29 2.3.3.a. Định hướng chung 29 2.3.3.b. Định hướng phát triển ngành hàng 29 2.3.3.c. Định hướng phát triển thị trường 30 2.3.4. Định hướng Nhập khẩu 31 2.3.5. Giải pháp thực hiện chiến lược 31 2.3.5.1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 31 2.3.5.2.Phát triển thị trường 32 2.3.5.3. Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng Xuất khẩu 33 2.3.5.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ logistics 33 2.3.5.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 34 2.3.5.6. Kiểm soát nhập khẩu 34 2.3.5.7.Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngànhhang 35 III.Kế hoạch Ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 35 3.1.Kế hoạch Xuất khẩu một số mặt hàng ở Việt Nam 2010-2020 39 3.2.Giải pháp tương lai cho kế hoạch Xuất khẩu giai đoạn 2010-2020 45 B. NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 46 IV. Kinh nghiệm các nước phát triển và đang phát triển Châu Á 46 4.1. Asean 47 4.1.1.Singapo 47 4.1.2.Thái Lan 47 4.1.3.Malaysia 51 4.1.4.Nhật Bản 52 4.1.5. Trung Quốc 54 4.1.5.a.Thành tựu 54 4.1.5.b.Bài học kinh nghiệm Việt Nam 56 4.1.6. Hàn Quốc 58 4.1.7.Đài Loan 59 V. Thực trạng Ngoại Thương Việt Nam 65 5.1. Tổng quan về thực trang của Việt Nam 1986-2011 66 5.2. Phân tích thực trạng Xuất khẩu Việt Nam qua các giai đoạn 68 5.2.1. Giai đoạn 1986-1990 68 5.2.2. Giai đoạn 1991-1995 72 5.2.3. Giai đoạn 1995-2000 76 5.2.4. Giai đoạn 2001-2005 80 5.2.5.Giai đoạn 2006-2011 83 5.3. Phân tích một số mặt hàng tiêu biểu 90 5.4. Ý kiến chuyên viên quản lý nhà nước 104 VI. Thực trạng hoạt động Xuất khẩu Doanh nghiệp Việt Nam 108 6.1. Công ty Lương thực Sông Hậu 108 6.1.1. Lịch sử công ty …………………………………………………. 108 6.1.2.Lĩnh vực hoạt động nhiệm vụ của công ty……………………. 109 6.1.3. Thị trường xuất khẩu chủ yếu………………………………… 110 6.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong Xuất khẩu gạo…………. 110 6.1.5. Tình hình Xuất khẩu của công ty…………………………….. 111 6.1.6. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty…111 6.2.Công ty Việt Tiến Tungshin 113 6.2.1. Lịch sử công ty…………………….…………….……………… 113 6.2.2. Lĩnh vực hoạt động nhiệm vụ ……………………….…………114 6.2.3. Thị trường Xuất khẩu…..…………….…………….…………..114 6.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong Xuất khẩu tại Việt Tiến.114 6.2.5.Tình hình Xuất khẩu của công ty ………………………………114 6.3. Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex 117 6.3.1. Lịch sử công ty……….…………….…………….………………117 6.3.2.Lĩnh vực hoạt động…………….…………….…………………..117 6.3.3. Thị trường Xuất khẩu chủ yếu…………….…………………...119 6.3.4.Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu của công ty………………………….…………….…………119 VII. Phân tích mô hình SWOT và đưa ra giải pháp 120 7.1. Ý nghĩa các chỉ tiêu về chất lượng & hiệu quả XK 124 7.2. Một số biện pháp cải thiện chất lượng của XK trong thời gian tới 125 Lời kết 127 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..128 Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác xuất khẩu và coi đó là một chương trình kinh tế lớn cần phải tập trung thực hiện. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và ổn định đời sống nhân dân cũng như khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam- một nước nhỏ bé đang phát triển đang dần hòa nhập vào “sân chơi lớn” kinh tế thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả xuất khẩu của nước nhà, nhóm 8 ý thức rõ mình càng phải cố gắng hơn khi thực hiện đề tài : Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Mặc dù nhóm đã có nhiều cố gắng ,bỏ ra nhiều thời gian và công sức để thực hiện đề tài nhưng kết quả đạt được phần nào vẫn còn hạn chế, và chắc chắn không thể tránh khỏi vấp váp, sai sót. Hi vọng nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy và các bạn để nhóm có thể hoàn thành tốt bài làm và rút kinh nghiệm cho những lần thuyết trình sau được tốt hơn. Nhóm 8 xin chân thành cảm ơn! CƠ SỞ LÝ LUẬN Sự cần thiết của hoạt động Ngoại Thương - Ngay từ xa xưa người ta đã nhận thức được rằng: nếu không có quá trình buôn bán trao đổi với các nước bên ngoài thì toàn bộ sản phẩm được sản xuất thêm sẽ phân phối cho tiêu dùng trong nước, khiến cho tăng trưởng kinh tế chỉ có thể đạt đến một mức độ nào đó mà thôi. Nhưng nếu tăng cường hoạt động Ngoại Thương thì một phần sản phẩm dành cho tiêu dùng trong nước; phần còn lại sẽ bán ra nước ngoài, số ngoại tệ thu được dành cho tích lũy, tái sản xuất mở rộng giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia - Thu nhập xã hội ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng của con người cũng tăng theo do yêu cầu đa dạng sản phẩm về cả số lượng, chủng loại và chất lượng; tuy nhiên, mỗi quốc gia lại là một phần của thế giới, nằm ở một số vị trí nhất định nào đó, chịu ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên rất khác nhau nên mỗi quốc gia chỉ có thể đáp ứng cho một phần yêu cầu đa dạng về số lượng sản phẩm tiêu dùng trong nước, nhưng rất khó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hoặc ngược lại; Vì vậy các nước phải dựa vào lợi thế của mình và tận dụng lợi thế của nước khác để dành vị trí tối ưu trong phát triển kinh tế.Thực tế cho thấy: khi thiết lập quan hệ kinh tế quốc tế không những sẽ mang lại lợi ích cho TG mà còn cho cả các bên tham gia. Cụ thể là: các nước tham gia vào giao thương quốc tế sẽ làm cho tổng sản phẩm TG gia tăng và phân công lao động quốc tế sẽ tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng thế giới. Đối với các nước công nghiệp phát triển: Quan hệ kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp có thêm cơ hội mở rộng giao lưu hàng hóa, thâm nhập vào thị trường nước ngoài; tăng khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Ví dụ: Nhật Bản có 5 hòn đảo chính, núi lửa 71,4% diện tích lãnh thổ, có 67 núi lửa còn có khả năng hoạt động, thường xuyên xảy ra động đất, thiên nhiên không ưu đãi: 99% dầu lửa nhập khẩu, 90% sắt thép nhập khẩu… So với các nước công nghiệp khác, Nhật Bản là nước có lịch sử xây dựng kinh tế chậm hơn cả: 4 giờ chiều 15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh và chỉ bắt đầu xây dựng kinh tế từ đống đổ nát hoang tàn sau Thế chiến II. Nhưng đến năm 1964 Nhật Bản đã gia nhập OECD. Ngày nay, Nhật là một trong ba cường quốc kinh tế thế giới. Các công ty xuyên quốc gia của Nhật đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng, vào nhiều ngành, đặc biệt là những ngành thích hợp với doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ, tận dụng khả năng và lợi thế của mình; đồng thời lợi dụng lợi thế của nhận đầu tư, sử dụng nhiều lao động ở những nước kém phát triển, để tạo ra sản phẩm. Hoặc phát hành trái phiếu ra nước ngoài Có được tốc độ tăng trưởng trên đây là do trong chiến lược phát triển kinh tế, chính phủ Nhật đã rất chú trọng đến các quan hệ kinh tế với nước ngoài như dựa vào nguyên liệu nước ngoài (nhập khẩu nguyên liệu), tập trung nguồn lực trong nước để tăng cường chế tạo hàng xuất khẩu; khuyến khích DN trong nước mở rộng đầu tư ra nước ngoài nhằm vào những ngành khai thác nguyên liệu thô ở nước ngoài… Ngày nay các nguồn lợi thu được từ hoạt động kinh tế đối ngoại đã cho Nhật Bản vị trí số 1 về tài chính thế giới (Nhật liên tục được chọn là quốc gia giàu có nhất về tài sản ở nước ngoài và luôn đứng đầu TG vể dự trữ ngoại tệ). Nhật còn là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 (sau Mỹ) và là nước cung cấp chủ yếu kỹ thuật và linh kiện cho các nước khác. Nhật cũng là 1 trong 10 nền kinh tế có khả năng cạnh tranh nhất TG nhờ vào chiến lược phát triển KT theo hướng mở, tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của Nhật Bản được coi là một “ Hiện tượng thần kỳ” mà nhiều nước phải nghiên cứu, học tập trong khoảng cuối thập kỷ 80 và những năm đầu thập kỷ 90. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Okita Saburo đã phát biểu: “Nước Nhật ý thức được rằng, không thể thịnh vượn nếu không có quan hệ quốc tế mật thiết” và “mọi người dân Nhật Bản đều hiểu rằng: nước Nhật không thể tự cắt mình ra khỏi thế giới”. Đối với các nước chậm và đang phát triển: Những năm giữa thập kỹ 70 nhà kinh tế học người Áo (Nurks) đã đề xuất lý thuyết Vòng luẩn quẩn đối với các nước chậm và đang phát triển (Problems of capital information in undevelopment countries): Nurks cho rằng các nước chậm phát triển luôn ở trạng thái luẩn quẩn do không đủ vốn để đầu tư co phát triển kinh tế, vì vậy NSLĐ xã hội không cao, sản phẩm kém chất lượng nên khó tiêu thụ, khiến cho việc thu hồi vốn của các DN trở nên khó khăn… dẫn đến nguồn vốn cho đầu tư phát triển bị thiếu hụt… Có thể hình dung vòng luẩn quẩn như sau: CÔNG NGHỆ LẠC HẬU TÍCH LŨY THẤP THIẾU VỐN NSLĐ THẤP Thực tế cho thấy, nếu các nước thực hành tốt quan hệ kinh tế quốc tế sẽ khắc phục được vòng luẩn quẩn trên đây do phá vỡ mắt xích thiếu vốn nhờ có cú hích từ vốn và kỹ thuật. Trung Quốc là một điển hình trong việc phá vỡ vòng luẩn quẩn, giải quyết đói nghèo, nhờ vào thực hành tốt quan hệ kinh tế quốc tế: Từ những năm 1966, Trung Quốc tiến hành cuộc “Cách mạng văn hóa” với chủ trương “Đại nhảy vọt”, nhưng do nóng vội và nhiều sai lầm trong chỉ đạo, trong vòng 10 năm thực hiện chủ trương đó, nền sản xuất của Trung Quốc bị đình đốn, kinh tế tiêu điều… Theo đánh giá cùa các nhà kinh tế, cuộc cách mạng văn hóa đã đẩy Trung Quốc lùi lại hàng chục năm và tới sát miệng hố của sự sụp đổ: bản thân Trung Quốc là nước sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sau khi áp dụng 1 số biện pháp tiêu cực trong chỉ đạo phát triển kinh tế; tốc độ tăng trưởng kinh tế là những số âm (-2.7% năm 1975; -2.4% năm 1976), thu nhập bình quân đầu người những năm cuối thập kỹ 70 chỉ ở mức dưới 30 USD/năm. Cuối thập kỷ 70, Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở: thiết lập quan hệ ngoại giao, kinh tế với toàn bộ các nước phương Tây, đến năm 1994 đã thiết lập quan hệ với 180 nước, nhờ cậy các nước này giúp đỡ về vốn, khoa học- kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Kết quả là: + Tăng trưởng kinh tế đạt mức vô địch thế giới trong nhiều năm (bình quân 8-9%/năm); có những năm đạt mức quá nóng như năm 1984 đạt 15,3%; đến mức nhiều nhà kinh tế đã đề nghị chính phủ Trung Quốc áp dụng những biện pháp làm lại tốc độ tăng trưởng quốc gia. Bảng 1.2: So sánh quốc tế về tốc độ tăng trưởng GDP (%) Năm Thế giới Mỹ Nhật EU Trung Quốc 1980 -0.2 9.6 7.9 1985 3.8 4.6 13.5 1990 2.4 1.8 5.2 3.8 1991 1.3 0.7 7.0 1992 1.7 2.6 1.3 1.1 12 1993 2.3 2.7 0.1 0.4 13.4 1994 3.1 3..7 0.5 2.6 11.8 1995 3.7 2.9 2.2 2.9 10.3 1997 3.1 2.4 8.8 1998 2.0 2.7 6.5 2000 3.8 2.8 8.5 2001 0.3 0.4 0.4 7.5 2002 2.4 0.32 8.0 2003 3.1 2.6 2.0 7.5 2004 3.9 2.9 2.0 9.1 2005 3.3 3.0 0.8 2.7 9.3 2006 5.1 3.3 1.1 2.9 10.7 2007 11.3 (Nguồn: Thu nhập từ nhiều nguồn của tác giả) Hai năm cuối thế kỷ 20 kinh tế TQ có tăng trưởng chậm lại, một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á giai đoạn 1997- 1998 có một số ảnh hưởng nhất định đến kinh tế TQ, phần khác còn do tốc độ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào TQ giảm đáng kể. Những năm đầu thế kỷ 21 TQ dần phục hồi lại đà tăng trưởng kinh tế của mình, mặc dù tốc độ tăng trưởng không bằng những năm trước nhưng vẫn thuộc hàng đứng đầu thế giới: Từ năm 2005 thu nhập bình quân đầu người đã ở mức 1.700USD/người; năm 2006 GDP của TQ đạt trên 2.600 tỉ USD; năm 2007 đạt 2.690 tỉ USD! + Từ năm 1997 tổng lượng buôn bán hàng hóa đã vươn lên hàng thứ 5 thế giới; tổng kim ngạch XNK năm 2007 của TQ đạt khoảng 2.100 tỉ USD, trong đó thặng dư thương mại đạt 255.9 tỉ USD (so với mức 212.4 tỉ USD của năm 2006). Ngày nay một thực tế mà ai cũng nhận thấy là hàng hóa của TQ có mặt hầu hết mọi quốc gia. + Trung Quốc không những là quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh nhất mà còn tích cực đầu tư sang nước khác. Thủ tướng Lý Bằng và Tổng bí thư Giang Trạch Dân luôn được khẳng định trong các kì Đại hội Đảng toàn quốc, trong các cuộc tiếp xúc với Hoa kiều, khách nước ngoài: “Mở cửa với bên ngoài là quốc sách cơ bản và lâu dài của nhân dân TQ…”. Các lý thuyết, mô hình ngoại thương Các học thuyết cổ điển về thương mại quốc tế Quan niệm của các học giả trọng thương ( Mercantilism) Vào thời gian của chủ nghĩa trọng thương, vàng và bạc được sử dụng với tư cách là tiền tệ và tạo nên kho của cải của các quốc gia. Một số quốc gia càng tích lũy được nhiều vàng bạc thì càng trở nên giàu có và hùng mạnh hơn. Do đó, mục tiêu chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là phải gia tăng được khối lượng tiền tệ (vàng và bạc). Những người theo chủ nghĩa trọng thương đã đứng trên quan điểm coi tiền là đại biểu duy nhất của của cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp. Những hoạt động nào không dẫn đến tích lũy tiền tệ là những hoạt động tiêu cực, không có lợi.Họ coi nghề nông không làm tăng thêm cũng không làm tiêu hao của cải. Hoạt động công nghiệp không thể là nguồn gốc của của cải (trừ công nghiệp khai thác vàng, bạc), chỉ có ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải. Những học giả trọng thương cho rằng: lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt giống như chiến tranh. Kết quả: một bên thua một bên được (Trade is a zero-sum game). Do đó họ coi xuất khẩu đối với một quốc gia là có ích và nhập khẩu là một gánh nặng. Chính vì thế, những khuyến nghị của các học giả trọng thương bao gồm: Khuyến khích XK hàng hóa có giá trị cao. Chủ nghĩa trọng thương đánh giá thấp việc XK nguyên liệu và cố sử dụng nguyên liệu để sản xuất trong nước rồi đem XK thành phẩm. Hạn chế NK, ưu tiên cho NK nguyên liệu so với thành phẩm. Hạn chế hoặc cấm NK thành phẩm, nhất là hàng xa xỉ. Khuyến khích chở hàng bằng tàu của nước mình vì vừa bán được hàng mà còn thu được cước vận tải, phí bảo hiểm. Đối với chính phủ, khuyến khích XK thông qua trợ cấp; hạn chế NK bằng các công cụ bảo hộ mậu dịch. Ngoài ra, buôn bán được thực hiện bởi các công ty độc quyền của Nhà nước. Lý thuyết trọng thương đã mang lại lợi ích cho các cường quốc thực dân nhưng ảnh hưởng cả nó đã bị mờ nhạt đi sau năm 1800. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối ( Absolute advantages) ¶.Thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia và sự phân công lao động: Adam Smith (1723-1790) cho rằng sự giàu có thực sự của một nước phụ thuộc số hàng hóa và dịch vụ sẵn có ở nước đó. Nếu thương mại không bị hạn chế thì lợi ích của thương mại quốc tế thu được là do nguyên tắc phân công. Mậu dịch sẽ giúp cả 2 bên gia tăng gia sản, qua việc thực thi một nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân công lao động (Division of works). Không bao giờ tự sản xuất lấy những gì mà nếu đi mua sẽ được rẻ hơn mà nên chuyên chú vào một hoạt động khác có lợi hơn, để bán lấy tiền chi dùng. Nếu một quốc gia chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả hơn các nước khác. ¶.Quan niệm lợi thế tuyệt đối: Cùng một đơn vị nguồn lực, cùng một sản phẩm quốc gia nào có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, thì quốc gia đó có LTTĐ về sản phẩm đó. Quốc gia có chi phí sản xuất thấp hơn khi SX cùng một sản phẩm thì có LTTĐ về sản phẩm đó. Nhờ chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi mà cả 2 quốc gia đều trở nên sung túc hơn. Cũng theo Adam Smith, thương mại còn có thể làm tăng khối lượng sản xuất và tiêu dùng của toàn thế giới do mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối. Mô hình đơn giản về lợi thế tuyệt đối Lúa gạo (tạ) Xe hơi (chiếc) Việt Nam 20 3 Nhật Bản 4 25 Ví dụ trên minh họa cho ta thấy Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất lúa gạo vì với cùng 1 đơn vị nguồn lực, Việt Nam sản xuất ra nhiều gạo hơn (20 tạ) trong khi Nhật Bản làm ra 4 tạ. Ngược lại, Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất xe hơi. ¶. Nguồn gốc lợi thế tuyệt đối: Adam Smith cho rằng lợi thế của một nước có thể là lợi thế tự nhiên (các điều kiện khí hậu, tự nhiên) hay lợi thế do nỗ lực của nước đó, có được do sự phát triển công nghệ và sự lành nghề (nhờ chuyên môn hóa). Nhờ sự chuyên môn hóa, các nước có thể gia tăng hiệu quả do: Do chuyên sâu vào một lĩnh vực nên người LĐ sẽ trở nên lành nghề àgiảm sai sót, chi phí. Người lao động không phải mất thời gian di chuyển từ việc sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác. Do làm một công việc lâu dài, người lao động sẽ nảy sinh ra các sáng kiến, đề xuất các phương pháp làm việc tốt hơn. Lý thuyết về lợi thế so sánh (Comparative advantages) ¶Quan niệm lợi thế so sánh: Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối thì LTSS xuất phát từ hiêu quả sản xuất tương đối.Một nước không có LTTĐ ở cả hai mặt hàng nhưng vẫn có LTSS ở mặt hàng nào có mức bất lợi nhỏ hơn và vẫn thu được lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế. David Ricardo (1772-1823) (1772-1823) Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh Lúa gạo(tạ) Cá (tấn) Việt Nam 5 4 Nhật Bản 9 10 Trong trường hợp này, Việt Nam bất lợi thế tuyệt đối cả 2 mặt hàng nhưng do mức độ bất lợi thế tương đối về mặt hàng gạo nhỏ hơn mặt hàng cá (4/109/5). Do đó Việt Nam có lợi thế so sánh về gạo, còn Hàn Quốc có lợi thế so sánh về cá. Mỗi nước sẽ chuyên môn hóa về mặt hàng mình có lợi thế so sánh, sau đó đem đổi lấy mặt hàng mình bất lợi thế so sánh. Quy luật của lợi thế so sánh: "Một quốc gia sẽ XK những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ XK những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia". Một cách cụ thể, một quốc gia A sẽ xuất khẩu X khi và chỉ khi: Chi phí lao động để sản xuất 1 đơn vị X ở AChi phí lao động để sản xuất 1 đơn vị X ở B<Chi phí lao động để sản xuất 1 đơn vị Y ở AChi phí lao động để sản xuất 1 đơn vị Y ở B ¶Chi phí cơ hội: Gottfried Von Haberler (1900-1995) là người đã vận dụng khái niệm chi phí cơ hội vào giải thích lý thuyết lợi thế so sánh.Chi phí cơ hội của mặt hàng X là số lượng mặt hàng Y cần được cắt giảm để sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa X. Trong 2 quốc gia, quốc gia nào có chi phí cơ hội của mặt hàng nào thấp hơn thì sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng đó. Về thực chất, chi phí cơ hội chỉ là cách phát biểu khác của giá cả hàng hóa tương quan. Việc xác định LTSS dựa trên khái niệm chi phí cơ hội ưu việt hơn mô hình của Ricardo: không cần dựa trên bất kì giả định nào về lao động. Cần chú ý rằng, ở đây chi phí cơ hội của từng mặt hàng ở mỗi quốc gia được giả định là không thay đổi Lý thuyết về giá trị quốc tế hay mối tương quan của cầu (Reciprocal demand) Lý thuyết của David Ricardo chỉ mới đề cập tới yếu tố cung, chưa chú ý tới yếu tố cầu. Stuart Mill đã bổ sung cho khiếm khuyết này. Ông đã bàn đến vấn đề giá trị quốc tế hay tỷ lệ trao đổi giữa các sản phẩm. Mill cho rằng "Sự mở của ngoại thương... đôi khi như một kiểu cách mạng công nghiệp ở một nước mà các nguồn lực của nó chưa được phát triển." Ông đã so sánh các sản phẩm sản xuất ra của 2 quốc gia khi sử dụng đầu vào nhân công ngang nhau.Lý thuyết của John Stuart Mill dựa trên năng suất tương đối của nhân công chứ không phải phí tổn của nhân công như D.Ricardo. Nếu lấy ví dụ mà chúng ta thường dùng để trình bàn lý thuyết của D.Ricardo, thì cấu trúc của S.Mill sẽ như sau: Đầu vào Nhân công (số ngày) Quốc gia Đầu ra Rượu (thùng) Vải (kiện) 300 300 Bồ Đào Nha Anh 100 50 75 60 Chúng ta có thể thấy, cùng nguồn lực đầu vào, Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất 2 mặt hàng, nhưng tương đối có lợi thế hơn về rượu (100/50 = 2/1 so với 75/60 = 1/2). Nếu cùng một đầu vào, người ta có thể sản xuất được a1 và b1 lượng hàng A và B tại quốc gia I, và a2, b2 ở quốc gia II, thì quốc gian 1 sẽ xuất khẩu A để nhập B nếu a1/b1 > a2/b2, nghĩa là so với quốc gia II, tương đối quốc gia I có khả năng sản xuất A nhiều hơn B (hoặc có thể là a1/a2 > b1/b2). Tỷ lệ trao đổi được chấp nhận Nếu không có ngoại thương giữa 2 nước, Bồ Đào Nha có thể dùng 100 thùng rượu để đổi lấy 75 kiện vải (tỷ lệ 100/75 = 4/3); ở Anh có thể dùng 100 thùng rượu để đổi lấy 120 kiện vải (tỷ lệ 100/120 = 5/6, nếu dùng 600 ngày công cho mỗi ngành sản xuất). Vậy Bồ Đào Nha và Anh sẵn sàng buôn bán với nhau, nếu đối với Bồ Đào Nha, 100 thùng rượu đổi được ít hơn 120 kiện vải. Giới hạn của tỷ lệ buôn bán chính là tỷ lệ trao đổi trong nội địa, ổn định bởi năng suất tương đối của nhân công mỗi nước. Giới hạn của tỷ lệ mậu dịch sẽ là: 75 vải < 100 rượu < 120 vải. Vấn đề là tìm những yếu tố xác định một tỷ lệ trao đổi thực sự trong giới hạn trên. ÄLý thuyết về mối tương quan của cầu: Theo S.Mill, tỷ lệ mậu dịch thực sự sẽ phụ thuộc vào cường độ cũng như độ co dãn của cầu NK của mỗi nước, nghĩa là phụ thuộc vào số cầu tương quan. Cần lưu ý rằng, số cầu không phải là một bảng biến thiên của số lượng theo mức giá, mà là số lượng hàng XK của một quốc gia theo các tỷ lệ mậu dịch hay các số lượng hàng NK khác nhau. Tóm lại: Giới hạn tỷ lệ trao đổi mậu dịch chính là những tỷ lệ trao đổi trong nước, tùy ở năng suất tương đối của mỗi quốc gia. Trong giới hạn này, tỷ lệ mậu dịch thực sự tùy thuộc vào số cầu của mỗi nước đối với sản phẩm của nước khác. Nhưng tỷ lệ trao đổi này sẽ ổn định khi XK của 1 quốc gia vừa đủ để trang trải số NK của quốc gia đó. ÄThương mại quốc tế và chi phí cơ hội ŸTrường hợp chi phí cơ hội không đổi: Khái niệm chi phí cơ hội có thể được vận dụng để giải thích mô hình thương mại quốc tế giữa hai quốc gia với hai mặt hàng.Giả sử có 2 quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc với 2 sản phẩm là cà phê và thép. Lượng lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và cà phê như sau: Việt Nam Hàn Quốc Thép 5 6 Cà phê 2 12 Nếu như mỗi nước, Việt Nam và Hàn Quốc, có 120 đơn vị lao động, thì các đường giới hạn khả năng sản xuất của Việt Nam và Hàn Quốc được vẽ tương ứng là DH và GC nhỏ hơn DH bởi vì Hàn Quốc có hiệu quả tuyệt đối thấp hơn so với Việt Nam được dùng để sản xuất cà phê thì sẽ có 60 đơn vị cà phê được làm ra, nếu để sản xuất thép – sẽ có 24 đơn vị đươc làm ra. Các con số tương ứng của Hàn Quốc là 10 và 20. Khi chưa có thương mại, Việt Nam sản xuất và tiêu dùng cả hai mặt hàng tại một điểm nào đó, chẳng hạn là J, trên DH, còn Hàn Quốc- tại I trên GC. Khi thương mại được mở ra, mỗi nước sẽ chỉ tập trung sản xuất mặt hàng mà mình có LTSS. Cụ thể là Việt Nam sẽ chỉ sản xuất cà phê với điểm sản xuất mới là D, còn Hàn Quốc chỉ sản xuất thép với điểm sản xuất mới là C. Nếu thương mại diễn ra theo mức giá tương quan của Hàn Quốc (1 cà phê = 2 thép) thì Việt Nam có thể tiêu dùng bất kỳ điểm nào nằm trên đường DF (được vẽ song song với GC). Ngược lại, nếu tỷ lệ trao đổi quốc tế đúng bằng mức giá tương quan của Việt Nam (1 cà phê = 0.4 thép) thì Hàn Quốc sẽ tiêu dùng tại bất kỳ điển nào trên đường CE (đường song song với DH). Tuy nhiên Việt Nam và Hàn Quốc không thể cùng một lúc tiến hành trao đổi theo 2 mức giá trên: tỷ lệ trao đổi quốc tế (hay còn gọi là điều kiện thương mại) phải là duy nhất đối với hai nước và chỉ dao động trong khoảng giới hạn bởi hai mức giá đó. Nếu điều kiện thương mại vượt ra ngoài hai mức giá tương quan của hai nước, cụ thể là nếu 1 cà phê > 2 thép hoặc 1 cà phê < 0.4 thép thì một trong hai nước sẽ ngừng trao đổi ngay vì không những không thu được lợi mà còn bị thiệt hại. Trong hình 1.1 thì điều kiện thương mại phải nằm trong khoảng giữa DH và DF đối với Việt Nam, và giữa GC và CE đối với Hàn Quốc, cụ thể được biểu thị bằng các đường DT và CT song song với nhau. Nếu điều kiện thương mại đúng bằng mức giá tương quan của Việt Nam thì Việt Nam sẽ tiếp tục sản xuất cả 2 mặt hàng, còn Hàn Quốc thì chuyên môn hoá hoàn toàn trong việc sản xuất thép. Khi đó toàn bộ lợi ích từ thương mại sẽ thuộc về Hàn Quốc.Khi đó Việt Nam được coi là nước lớn, và Hàn Quốc là nước nhỏ. Ngược lại nếu Hàn Quốc là nước lớn, và Việt Nam là nước nhỏ thì điều kiện thương mại đúng bằng mức giá tương quan của Hàn Quốc, và toàn bộ lợi ích thương mại sẽ thuộc về Việt Nam, là nước chỉ sản xuất một mặt hàng là cà phê. Nói một cách tổng quát, nước nào có mưc sản lượng nhỏ hơn thì sẽ có xu hướng thực hiện chuyên môn hoá hoàn toàn và hưởng toàn bộ lợi ích từ thương mại. ŸTrường hợp chi phí cơ hội tăng dần: Trên thực tế, chi phí cơ hội của một mặt hàng là tăng dần nếu như để sản xuất thêm một đơn vị mặt hàng đó thì cần phải cắt giảm một số lượng tăng dần các mặt hàng khác. Trong trường hợp đó đường giới hạnkhả năng sản xuất sẽ không phải là một đường thẳng mà là một đường lồi ra phía ngoài. Hình 1-2 cho thấy để sản xuất thêm 1 đơn vị thép thì lượng cà phê bị cắt giảm ngày càng tăng. Lý do là vì tính thích hợp của các yếu tố sản xuất đối với từng mặt hàng. Một yếu tố sản xuất nào đó có thể sử dụng rất có hiệu quả trong sản xuất một mặt hàng nhất định, nhưng lại tỏ ra kém hoặc hoàn toàn không có hiệu quả trong sản xuất những mặt hàng khác. Ví dụ, một mảnh đất có thể rất thích hợp cho việc trồng cà phe nhưng lại không thích hợp cho việc trồng cà phê nhưng lại không thích hợp cho việc trồng chuối, hoặc một nông dân trồng cà phê rất giỏi nhưng kỹ năng trồng cà phê đó có thể hoàn toàn vô dụng trong việc làm ra một chiếc ô tô. Lý thuyết về sự ưu đãi của các yếu tố (Factor endowment) Vào đầu thế kỷ 20, hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển là Eli Heckscher (1879- 1952) và Bertil Ohlin (1899-1979) đã nhận thấy rằng chính mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ơ các quốc gia khác nhau và mức độ sử dụng của các yếu tốsản xuất để làm ra các mặt hàng khác nhau mới là những nhân tố quan trọng trong qui định thương mại. Lý thuyết mà họ xây dựng gọi la lý thuyết Heckscher- Ohlin (H- O) hay lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế. Mô hình Heckscher-Ohlin: Mô hình Heckscher-Ohlin được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo.Mặc dù nó phức tạp hơn và có khả năng dự đoán chính xác hơn, nó vẫn có sự lý tưởng hóa. Đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao động và việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào lý thuyết thương mại quốc tế. Mô hình Hechscher-Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực.Nó dự đoán rằng một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm mô hình H-O lại đưa ra nhứng kết quả mâu thuẫn, trong đó có công trình của Wassili Leontief, còn được biết đến với tên gọi Nghịch lý Leontief. Sử dụng mô hình bảng cân đối liên ngành IO (input-output) của mình với số liệu của Mỹ năm 1947, Leontief đã phát hiện Mỹ mặc dù là quốc gia với tỉ lệ vốn/lao động cao nhưng tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng tương đương hàng nhập khẩu của Mỹ lại cao hơn tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng xuất khẩu. Mô hình Heckscher-Ohlin dựa trên các giả thiết sau: Thế giới chỉ có 2 quốc gia chỉ có 2 loại hàng hóa (X và Y) và chỉ có 2 yếu tố sản xuất là lao động và tư bản. Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hóa giống nhau và thị hiếu của các dân tộc như nhau. Hàng hóa X chứa đựng nhiều lao động, còn hàng hóa Y chứa đựng nhiều tư bản. Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hóa trong 2 quốc gia là một hằng số. Cả hai quốc gia đều chuyên môn hóa sản xuất ở mức không hoàn toàn. Cạnh tranh hoàn hảo ở thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố đầu vào ở cả 2 quốc gia. Công nghệ sản xuất cố định ở mỗi quốc gia và như nhau giữa các quốc gia Công nghệ đó ở mỗi quốc gia đều có lợi tức theo quy mô cố định. Lao động và vốn có thể di chuyển tự do trong biên giới mỗi quốc gia, nhưng bị cản trở trong phạm vi quốc tế. Không có chi phí vận tải, không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong thương mại giữa hai nước. Thương mại quốc tế giữa hai quốc gia là cân bằng. Tất cả các nguồn lực được sử dụng hoàn toàn ở cả hai quốc gia. Cách xác định hàm lượng các yếu tố sản xuất: Mặt hàng X được coi là có hàm lượng lao động cao hơn so với mặt hàng Y nếu: Trong đó: L X và L Y là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y K X và K Y là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y, một cách tương ứng Định lý H-O: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối dồi dào của quốc gia và nhập khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực khan hiếm của quốc gia. Giá cả sản phẩm Giá cả yếu tố Cầu các yếu tố sản xuất Cầu sản phẩm cuối cùng Công nghệ Cung các yếu tố sản xuất Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng Phân bổ sở hữu các yếu tố sản xuất giá của lao động (mức tiền lương) sẽ thấp hơn so với NB Sau khi TMQT: NB sẽ cmh’ sx và xk thép- giá của vốn (mức lãi suất) sẽ thấp hơn so với VN. VN là nước dồi dào tương đối về lao động. Các mệnh đề khác của lý thuyết H- O: Định lý cân bằng giá cả yếu tố sản xuất (H-O-S): Thương mại tự do sẽ làm cho giá cả các yếu tố sản xuất có xu hướng trở nên cân bằng, và nếu hai quốc gia tiếp tục sản xuất cả hai mặt hàng này(tức thực hiện chuyên môn hoá không hoàn toàn) thì giá cả các yếu tố sẽ thực sự trở nên cân bằng. Định lý này phản ánh điều cốt lõi trong lý thuyết H-O: thương mại hình thành trên cơ sỏ có sự khác biệt giữa các quốc gia về mức độ trang bị các yếu tố bởi vì các yếu tố không thể di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Định lý Rybczynski: Tại mức giá hàng hoá tương quan không đổi thì sự gia tăng cung của một yếu tố sản xuất sẽ làm tăng sản lượng mặt hẳng dụng nhiều yếu tố đó, và làm giảm sản lượng của mặt hàng kia Định lý Stolper- Samuelson: Nếu giá tương quan của một mặt hàng nào dó tăng lên thì giá tương đối để sản xuất ra mặt hàng đó sẽ tăng lên, còn giá tương qquan của yếu tố kia sẽ giảm xuống. Bằng cách kết hợp định lý này với định ký H-O có thể thấy được thương mại tác động như thế nào tới quá trình phân phối thu nhập trong nước. Một quốc gia có lợi thế so sánh ở mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi nhiều yếu tố dồi dào của quốc gia đó. Thương mại quốc tế sẽ làm tăng giá của mặt hàng này và do đó theo định lý Stolper- Samuelson, làm tăng thu nhập của yếu tố dồi dào và làm giảm thu nhập của yếu tố khan hiếm. Do quốc gia xét về tổng thể luôn có lợi từ thương mại, cho nên mức tăng thu nhập của yếu tố dồi dào phải lớn hơn mức giảm yếu tố khan hiếm. Kiểm định lý thuyết Heckscher-Ohlin- nghịch lý Leontief: Leontief đã tiến hành kiểm tra bằng mô hình thực nghiệm của Heksher - Ohlin. Leontief cho rằng Mỹ là một quốc gia giàu có về tư bản do đó hàng hoá xuất khẩu của Mỹ xuất khẩu chưa nhiều tư bản hàng hoá xuất khẩu của Mỹ giàu lao động. Tuy nhiên kết quả thực tế cho thấy rằng hàng hoá nhập khẩu của Mỹ chưa nhiều hơn 30% tư bản so với xuất khẩu.Kết quả này ngược lại với mô hình của Heksher - Ohlin nên nó được coi là nghịch lý Leontief. Nghịch lý này được giải thích bằng nhiều cách khác nhau nhưng đến nay vẫn còn tồn tại để bảo vệ cho lý thuyết Heksher - Ohlin có thể dựa vào các lập luận sau: Số liệu Leontief thiếu chính xác vì các yếu tố này bị biến dạng vì các yếu tố chủ quan. Trong nghịch lý Leoitief chỉ sử dụng 2 yếu tố lao động và tư bản nên bỏ qua yếu tố tài nguyên, đất đai, khí hậu. Do chính sách thuế quan của Mỹ ảnh hưởng đến nghiên cứu của Leontief. Leontief chưa tính đến tư bản đầu tư vào con người mà chỉ đề cập đến tư bản đầu tư vào vật chất. Quan điểm của Karl marx về ngoại thương Trong học thuyết của mình, Marx chưa trình bày một cách có hệ thống các quan điểm về lý luận ngoại thương.Sự phân tích của K.Marx về ngoại thương là dựa trên cơ sở quy luật giá trị.Lý luận về ngoại thương của K.Marx tập trung ở những điểm sau đây: Thứ nhất, nguyên tắc chi phối ngoại thương là bình đẳng cùng có lợi. K.Marx cho rằng chi phílao động là cơ sở cho trao đổi, buôn bán XXXang hoá giữa các nước, theo đó hạ thấp được chi phí lao động thì hoạt động ngoại thương tất yếu là có lợi. Điều này có nghĩa chi phí lao động là nguồn lực quan trọng nhất, là cơ sở quan trọng nhất để phân tích lợi ích của ngoại thương. Trong mậu dịch quốc tế, nguyên tắc trao đổi XXXang hoá phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Ông đã phê phán gay gắt quan điểm sai lầm, thô thiển của chủ nghĩa trọng thương cho rằng:” Trong thương mại sở dĩ một bên có lợi là vì đã làm thiệt hại theo bên kia”. Thứ hai, sự hình thành và phát triển của ngoại thương là tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là một nền kinh tế XXXang hoá luôn đòi hỏi có thị trường ngày càng mở rộng, không chỉ là thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn cả thị trường cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Điều quan trọng hơn hết, ngoại thương xuất hiện là một tất yếu do sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư tối đa. Các học thuyết mới về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế dựa trên quy mô (Economies of scale and international trade) Một trong những lý do quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế là tính hiệu quả tang dần theo quy mô. Sản xuất được coi là hiệu quả nhất khi được tổ chức trên quy mô lớn. Lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn tới sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỷ lệ cao hơn. Các mô hình thương mại H-O và Ricardo đều dựa trên giả định về hiệu suất không đổi theo quy mô. Trong trường hợp hiệu suất tăng dần thì đường giới hạn khả năng sản xuất thường là một đường cong lồi về phía gốc tọa độ và khi đó chi phí cơ hội là giảm dần. Điều này cho phép thương mại giữa các nền kinh tế giống nhau diễn ra một cách cùng có lợi. Lưu ý: Trong mô hình thương mại dựa trên hiệu suất theo qui mô, tỷ lệ trao đổi quốc tế cũng đúng bằng mức giá tương quan trước khi có thương mại, và mõi nước thực hiện chuyên môn hoá hoàn toàn nhưng với hướng chuyên môn hoá là không xác định. Những điểm này cho tháy sự khác biệt giữa thương mại dựa trên hiệu suất theo quy mô và thương mại dựa trên lợi thế so sánh. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm ( International product cycle) Xét về mặt lý thuyết thì thực chất quan điểm về vòng đời sản phẩm chính là sự mở rộng lý thuyết khoảng cách công nghệ.Các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu, nhưng điều đó không có nghĩa là quá trình sản xuất sẽ chỉ có thể thực hiện ở những nước đó mà thôi.Lý thuyết khoảng cách công nghệ chưa trả lời được câu hỏi là phải chăng các hãng phát minh sẽ tiến hành sản xuất tại những nước có điều kiện thích hợp nhất (tài nguyên, các yếu tố sản xuất) đối với mặt hàng mới. Theo Vernon (1966), các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tùy theo vòng đời của sản phẩm đó. Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế: Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế: Nước phát minh XK t0 NK Nước phát triển t1 t2 t4 Nước đang phát triển t3 Khi sản phẩm mới được giới thiệu (tại t0), việc sản xuất và giới thiệu còn mang tính chưa chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nhân công lành nghề và khoảng cách gần gủi với thị trường, lúc đó sản phẩm sẽ được sản xuất với chi phí cao và xuất khẩu (tại t1) bởi các nước lớn và giàu có (chẳng hanh như Mỹ). Khi sản phẩm trở nên chin muồi, công nghệ sản xuất dần dần trở nên chuẩn hóa và đươc phát triển rông rãi. Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện cho việc sản xuất trên quy mô lớn với chi phí thấp. các quốc gia, thường là những nước dồi dào tương đối về vốn (Tây Âu, Nhật Bản), có thẻ bắt chước công nghệ sản xuất tại t2, và đó là lợi thế so sánh được chuyển từ nước phát minh sang các quốc gia này. Nước phát minh khi đó có thể chuyển đổi vai trò từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu (tại t3). Cuối cùng, khi công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa quá trình sản xuất có thể được chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển tới những nước đang phát triển nơi có lực lượng lao động dồi dào và mức lương thấp và những nước này trở thành nước xuất khẩu ròng (tại t4). Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia (National comparetitive) Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố. Mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương (diamond). Các nhóm yếu tố bao gồm: Điều kiện các yếu tố sản xuất ( factor of production). Điều kiện về cầu (demand conditions). Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan ( related and supporting industries). Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành (strategies, structures and competition). Các yếu tố này tác động lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia.Ngoài ra còn có 2 yếu tố khác chính là chính sách của Chính phủ và cơ hội.Đây là hai yếu tố tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên. Tư duy chiến lược của Michael Porter: Sự khác biệt “Cạnh tranh để trở thành giỏi nhất. Cạnh tranh để trở thành độc nhất vô nhị... Không có công ty tốt nhất bởi cái tốt nhất tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng.Vì thế, chiến lược của công ty sẽ không phải là trở thành tốt nhất, mà phải trở thành độc nhất vô nhị, là khác biệt”. Chiến lược và Khát vọng “Trong chiến lược, sai lầm lớn nhất là cạnh tranh trực tiếp trên cùng một quy mô, một lĩnh vực với đối thủ”.Để xây dựng được chiến lược cạnh tranh, các công ty cần thấu hiểu khái niệm chiến lược, nhưng trên thực tế, các nhà lãnh đạo công ty thường hay nhầm lẫn chiến lược với khát vọng. Mục tiêu “Phải đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Tăng trưởng là mục tiêu số 2; Việc đặt ra những mục tiêu không thực tế về khả năng sinh lời hoặc tăng trưởng có thể ảnh hưởng xấu đến chiến lược. Lựa chọn và Khám phá “Lặp lại những việc mà người khác đã làm sẽ là không hiệu quả. “Chạy theo...” không phải là tư duy chiến lược mà là cái bẫy... Những công ty thành công là những công ty biết tạo ra các giá trị mới dựa trên việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng”. Giá trị mới “Những công ty thành công là những công ty biết tạo ra các giá trị mới dựa trên việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng”. Chiến lược và chính sách ngoại thương của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, ngày 28 tháng 12 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2471/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến 2030, theo đó, chiến lược quy định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển, định hướng xuất khẩu, định hướng nhập khẩu và giải pháp thực hiện chiến lược. Theo đó, kế hoạch của ngành ngoại thương Việt nam được thông qua như sau: 2.3.1. Quan điểm chiến lược 2.3.1.a. Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại. 2.3.1.b. Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế. 2.3.1.c. Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. 2.3.2. Mục tiêu phát triển 2.3.2.a. Mục tiêu tổng quát Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng. 2.3.2. b. Mục tiêu cụ thể - Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030. - Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm. - Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030. 2.3.3 . Định hướng xuất khẩu 2.3.3.a. Định hướng chung - Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. - Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. 2.3.3.b. Định hướng phát triển ngành hàng - Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020. - Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 21,2% năm 2010 xuống còn 13,5% vào năm 2020. - Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 tăng lên 62,9% vào năm 2020. - Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010 tăng lên 19,2% vào năm 2020. 2.3.3.c.Định hướng phát triển thị trường - Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng. - Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. - Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA. - Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài. - Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%. 2.3.4. Định hướng nhập khẩu - Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn. - Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường. - Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu. 2.3.5.Giải pháp thực hiện chiến lược 2.3.5.1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Phát triển sản xuất công nghiệp: + Tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động các ngành sản xuất có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày; phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao như vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm công nghệ cao. + Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ô tô, dệt may, da giày và công nghệ cao. + Khuyến khích phát triển các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí. + Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xử lý môi trường trong sản xuất phù hợp với cam kết quốc tế. - Phát triển sản xuất nông nghiệp: + Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh để định hướng cho doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các ngành hàng này. + Ban hành chính sách, biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất. Giảm các khâu trung gian trong việc cung ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu và bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam. + Ban hành cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích gắn kết việc phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Triển khai các chương trình hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong cả nước để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; liên kết sản xuất, chế biến tại chỗ phục vụ xuất khẩu. + Chủ động có đối sách phù hợp với các chính sách bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức nói chung và đối với hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam nói riêng. 2.3.5.2. Phát triển thị trường - Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường phân phối hàng hóa Việt Nam; rà soát các cơ chế, chính sách và cam kết quốc tế để bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết. - Tiến hành rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, ổn định cho hàng hóa xuất khẩu. - Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả. - Đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường hoặc vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; đẩy mạnh hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm. - Khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong tổ chức phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối tại nước nhập khẩu. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới; cung cấp, cập nhật thông tin về thị trường, cơ chế, chính sách biên mậu của nước láng giềng; hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để đảm bảo ổn định và phòng tránh được những rủi ro trong hoạt động thương mại biên giới. 2.3.5.3. Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu - Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ. - Rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. - Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu; tạo sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. - Điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối hài hòa giữa yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu. 2.3.5.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ logistics - Rà soát đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, luồng lạch, kho tàng bến bãi tại các cảng biển và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. - Xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ logistics; thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics và năng lực thực hiện các dịch vụ này. 2.3.5.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực - Đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: Đào tạo gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng và có chất lượng, tay nghề cao, trước hết là đối với sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí. - Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp. - Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu. 2.3.5.6..Kiểm soát nhập khẩu - Nâng cao hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; có chính sách khuyến khích hơn nữa việc đầu tư sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế đầu tư vào khu vực phi sản xuất; đẩy mạnh đầu tư sản xuất những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. - Đàm phán, thỏa thuận về trao đổi thương mại cấp Chính phủ nhằm cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu, trình độ sản xuất trong nước và các cam kết quốc tế. - Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và hàng hóa này; có cơ chế bổ sung việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. - Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật hàng hóa phù hợp với các cam kết quốc tế để kiểm soát nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân. - Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 2.3.5.7. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng - Tập trung nguồn lực đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời chú trọng sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu trong nước. - Triển khai áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm. - Thực hiện phương châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. - Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh và khai thác tiềm năng tại các thị trường mới.Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu. - Tổ chức lại hoạt động thông tin ngành hàng, xúc tiến thương mại của các hiệp hội ngành hàng. Đề cao vai trò liên kết giữa các hội viên, đại diện và bảo vệ lợi ích của các hội viên  trong thương mại quốc tế; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ các cơ quan quản lý nhà nước giao theo luật định. Kế hoạch ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Ngày 25/7/2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ký Quyết định số 950/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Chiến lược này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011.             Mục tiêu của Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Chương trình hành động) hướng tới mục tiêu gồm: Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11% - 12%/năm trong thời kỳ 2011-2020; Tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân tăng 10% - 11%/năm trong thời kỳ 2011 -2020; Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Phấn đấu cán cân thương mại thặng dư thời kỳ 2021 – 2030.             Chương trình hành động gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:             Một là, Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế             Triển khai thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020…; Xác định cụ thể các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh cấp quốc gia, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao thuộc các nhóm hàng vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm chất dẻo, điện tử, điện thoại di động…Thường xuyên nắm tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản…             Hai là, Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại             Khẩn trương xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) đến năm 2020, tập trung các nguồn lực để đàm phán FTA vào các thị trường, khu vực thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng; Xây dựng đề án phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu đối với từng khu vực thị trường nhằm đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, khai thác tốt tiềm năng và đặc thù của từng khu vực thị trường; Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương; rà soát các hiệp định, cam kết quốc tế đã ký với từng nước, khu vực để có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này, đồng thời bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường, xuất khẩu vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; Rà soát, đánh giá kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới, nhất là các khu vực có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực này; tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các nước có chung đường biên giới để bảo đảm xuất khẩu ổn định, dự báo và chủ động phòng ngừa những bất ổn phát sinh; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thương mại biên giới theo hướng linh hoạt, khuyến khích tối đa cho xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu; Có giải pháp cụ thể để tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam…             Ba là, Hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu             Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; Nâng cao vai trò của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Rà soát, xây dựng các mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước; Đánh giá tổng thể tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam thời gian qua và định hướng chính sách đến năm 2020. Đề xuất những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng;  Thực hiện điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và quản lý ngoại hối linh hoạt bảo đảm khuyến khích xuất khẩu…             Bốn là, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics             Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho tàng bến bãi tại các cảng biển lớn và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, chính sách phát triển dịch vụ logistics, đồng thời chuẩn hóa quy trình dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng cơ chế, chính sách nâng cao năng lực, hiệu quả cung cấp và phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam.             Năm là, Đào tạo phát triển nguồn nhân lực             Xây dựng, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu; Tăng cường đào tạo, phổ biến kiến thức và chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho các địa phương, doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi trong các cam kết quốc tế và có biện pháp tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng mới của Việt Nam…             Sáu là, Kiểm soát nhập khẩu:             Quy hoạch sản xuất nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và gia công xuất khẩu, tập trung các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước; Xây dựng lộ trình đàm phán, thỏa thuận về trao đổi thương mại cấp Chính phủ nhằm cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu, trình độ sản xuất trong nước và các cam kết quốc tế, nhất là các nước mà Việt Nam có tỷ lệ nhập siêu cao; Tăng cường sử dụng hàng hóa trong nước đã sản xuất được để góp phần kiềm chế nhập siêu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và vật tư này; xây dựng cơ chế khuyến khích sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu; rà soát, ban hành các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế…             Bảy là, Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của Hiệp hội ngành hàng             Phát huy vai trò của Hiệp hội trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong thương mại quốc tế, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp; Tổ chức mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng chú trọng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định để đảm bảo uy tín của sản phẩm xuất khẩu và của doanh nghiệp xuất khẩu; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà hước, phản ánh kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc để có biện pháp chủ động đối phó, nhất là để góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và giảm dần nhập siêu; Chủ động tìm kiếm, phát triển các thị trường mới để đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu… 3.1. Kế hoạch xuất khẩu một số mặt hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 v Ngành thủy hải sản: Năm 2011, XK thủy sản của Việt Nam đã cán đích 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010 và tăng gấp hơn 3 lần so với mức 2 tỷ USD năm 2002. Đây là thành tích đáng tự hào của ngành thủy sản Việt Nam, là kết quả nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của nông,ngư dân, các cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là các DN XK thủy sản Việt Nam, trong bối cảnh đầy khó khăn của nền kinh tế toàn cầu cũng như ở trong nước, cộng với những tác động của biến đổi khí hậu, của thiên tai, dịch bệnh thủy sản xảy ra tại nhiều khu vực trên thế giới. Lần đầu tiên vượt qua mốc 2 tỷ USD XK vào năm 2010, XK tôm của Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với giá trị năm 2011 đạt gần 2,4 tỷ USD, trong đó XK tôm sú chiếm 59,7% tổng giá trị, XK tôm chân trắng chiếm 29,3%, còn lại là tôm các loại khác. Giá trị XK cá tra năm 2011 đạt khoảng 1,805 tỷ USD, tăng gần 26,5%, với khối lượng XK trên 600.000 tấn, tăng 3% so với năm 2010. Năm 2011, đã có hơn 230 DN XK cá tra đến hơn 130 thị trường trên thế giới, trong đó 10 thị trường lớn nhất chiếm 73% về giá trị, tăng so với mức trên 70% của cùng kỳ năm ngoái. Giá trị XK cá ngừ năm 2011 đạt 379,4 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 29,4% so với năm 2010. Giá XK cá ngừ tăng khá mạnh và tăng mạnh nhất tại thị trường Nhật Bản với hơn 100%, các thị trường khác như Canađa, Ixraen, Mỹ, Thụy Sỹ... cũng tăng từ 50 - 80%. Năm 2011, giá trị XK mực, bạch tuộc của cả nước đạt 520,3 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường NK mực, bạch tuộc Việt Nam năm 2011 tăng lên con số 76 so với 66 của năm 2010. Các thị trường NK hàng đầu là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và ASEAN không thay đổi thứ hạng so với năm ngoái và đều tăng trưởng khả quan từ gần 30% đến hơn 40%. XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ cả năm 2011 đạt gần 82 triệu USD.Đây là mặt hàng duy nhất trong nhóm hàng hải sản giảm sút về giá trị XK so với năm trước.Năm 2011, nguồn nguyên liệu nghêu (đặc biệt là nghêu trắng) bị thiệt hại nặng tại nhiều địa phương ở ĐBSCL, ảnh hưởng lớn đến hoạt động XK mặt hàng này. Từ những kết quả đạt được trong năm 2011, tại Hội nghị Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012, Bộ NN và PTNT đặt mục tiêu năm 2012, cả nước phấn đấu đạt tổng kim ngạch XK thủy sản 6,5 tỷ USD. Xa hơn nữa, cộng đồng DN thủy sản Việt Nam bắt đầu hướng tới mục tiêu nêu ra trong Chiến lược Phát triển XK thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ là đến năm 2020 đạt giá trị XK 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về XK thủy sản trên thế giới. Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với 3 thách thức lớn, cần có những giải pháp thích hợp và tích cực, để đạt được mục tiêu 10 tỷ USD và cao hơn nữa. Đó là thách thức về thiếu nguyên liệu cho chế biến XK, thách thức về chất lượng, VSATTP và năng lực cạnh tranh và thách thức về phát triển thị trường XK. Dự đoán năm 2020Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới về xuất khẩu hải sản, đạt 10 tỷ đô la (Nguồn: v Ngành da giày: Thâm nhập và đứng vững trên thị trường nội địa: đây là một điểm nhấn đáng khen ngợi, từ chỗ bỏ quên thị trường nội địa cuối những năm 1990, đến nay, người tiêu dùng Việt Nam đã biết đến nhiều thương hiệu như Biti’s, Bitas, Vina Giày, T&T, Hồng Thạnh, Long Thành... Tuy thương hiệu giày dép chưa nhiều như ngành dệt may nhưng giày dép Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường nội địa với tỷ trọng được đánh giá là chiếm lĩnh gần 40%. Từ những giải pháp và nỗ lực đó, ngành da giày Việt Nam đã sớm có dấu hiệu phục hồi ngay từ đầu năm 2010, số liệu xuất khẩu trong các tháng đầu năm 2010 đều cho thấy có sự tăng trưởng từ 6-7% so với năm 2009. Cuối tháng 5 vừa qua, toàn ngành đã xuất khẩu được 1.784 triệu đô la Mỹ, tăng gần 8% so với cùng kỳ 2009. Có thể nói rằng đây là một nỗ lực rất lớn của ngành da giày Việt Nam trong bối cảnh mà các nước nhập khẩu liên tục sử dụng các đòn chống bán phá giá nhằm cản trở sự thâm nhập của giày dép Việt Nam. Mục tiêu chiến lược ngành da giày đặt ra đến năm 2020 là đạt kim ngạch xuất khẩu từ 13-14 tỷ USD sản phẩm giày dép các loại, chủ động đến 80% nguyên phụ liệu, chiếm lĩnh trên 60% thị trường nội địa. Với những tiềm năng và thuận lợi sẵn có, cùng với việc xóa bỏ rào cản thương mại của Liên minh châu Âu, hy vọng trong tương lai, ngành da giày Việt Nam sẽ có diện mạo mới, kim ngạch xuất khẩu tăng, thị trường xuất khẩu mở rộng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước./. (Nguồn: v Ngành Dệt may: Việt Nam hiện đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2009 chỉ đạt 9.01 tỷ đô la Mỹ, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này có thể được xem như là một thành công của Việt Nam vì dệt may là ngành duy nhất vẫn đạt được kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong khi kim ngạch xuất khẩu chung bị sụt giảm. Nguyên nhân chính là hàng dệt may Việt Nam vẫn đứng vững tại các thị trường xuất khẩu truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản) và mở rộng thêm nhiều thị trường mới (Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông, Singapore) cũng như thị trường trong nước. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng với kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 10,5 tỷ đô la Mỹ và năm 2020 là 20 tỷ đô la Mỹ. (Nguồn: Bảng số liệu và dự báo tình hình xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2010-2013 Năm 2010 2011 2012 2013 Kim ngạch XK hàng dệt (triệu USD) 1.553,5 1.798,8 1.942,7 2.212,7 Kim ngạch NK hàng dệt (triệu USD) 5.056,9 5.166,8 4.990,7 5.096,5 Cán cân thương mại ngành dệt (triệu USD) -3.503,4 -3.368,0 -3.048,0 -3.183,8 Kim ngạch XK hàng may mặc (triệu USD) 9.665,4 11.198,6 12.989,0 13.805,3 Kim ngạch NK hàng may mặc( triệu USD) 379,8 414,0 451,3 497,3 Cán cân thương mại ngành may mặc (triệu USD) 9.285,6 10.784,6 12.538,7 13.408,0 (Nguồn: vNgành trồng trọt: Đây là một trong những định hướng quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp theo ngành hàng đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt trong Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Cụ thể, về quy hoạch sử dụng đất, Quyết định định hướng khai hoang mở thêm đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ năm 2011 đến năm 2020 khoảng 1,1 triệu ha; bao gồm cho trồng lúa 37 ngàn ha, cây hàng năm 60 ngàn ha, cây lâu năm 100 ngàn ha, trồng rừng 930 ngàn ha. Đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 là 9,59 triệu ha, giảm 580 ngàn ha so với năm 2010. Đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 16,2-16,5 triệu ha, tăng thêm 879 ngàn ha so với năm 2010. Đất nuôi trồng thủy sản 790 ngàn ha, tăng thêm 99,7 ngàn so với năm 2010. Đất sản xuất muối ổn định ở 14,5 ngàn ha, trong đó sản xuất muối công nghiệp 8,5 ngàn ha. Đối với lúa, bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha, trong đó lúa nước 2 vụ trở lên là 3,2 triệu ha, áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng 41-43 triệu tấn năm 2020 và 44 triệu tấn năm 2030, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu. Chế biến lúa gạo, đầu tư công suất chế biến công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, đủ năng lực chế biến 60% tổng sản lượng thóc. Đối với cây chè, diện tích đất bố trí ổn định lâu dài 140 ngàn ha, tăng 10 ngàn ha so với năm 2010. Áp dụng quy trình sản xuất chè sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các giống chè mới năng suất và chất lượng cao để trồng mới và trồng tái canh. Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng 55% chè đen và 45% chè xanh. Bên cạnh cây chè thì diện tích đất bố trí cho cây cà phê là 500 ngàn ha, vùng sản xuất chính Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ. Định hướng phát triển cây cà phê bằng các hình thức kinh tế hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân, tăng tỷ lệ cà phê được chế biến ở quy mô công nghiệp từ 20% năm 2010, lên đến 40% năm 2015 và 70% năm 2020. Đối với cây cao su, định hướng giữ nguyên mục tiêu ổn định diện tích 800 ngàn ha.Sau năm 2015, trên cơ sở đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng và quỹ đất của các vùng để xem xét điều chỉnh quy mô diện tích cao su phù hợp, hiệu quả và bền vững. Về chế biến cao su, sẽ cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý để nâng cao giá trị xuất khẩu. Từ nay đến năm 2020, phải đầu tư tăng thêm công suất chế biến là 500.000 tấn mủ khô/năm. Xây dựng các nhà máy sản xuất săm, lốp ô tô, xe máy… đưa tỷ trọng sử dụng mủ cao su trong nước lên tối thiểu 30% vào năm 2020. ( Nguồn: vNgành chế biến nhân điều thô: Trong “Chiến lược phát triển bền vững ngành điều Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, ngành điều cũng hướng tới phát triển bền vững trong tất cả các khâu trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngành điều còn đặt mục tiêu giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều, đến năm 2015 chế biến được 190.000 tấn nhân điều thô, trong đó có 40.000 tấn chế biến sâu; xuất khẩu 150.000 tấn nhân thô và 30.000 tấn chế biến sâu. Đến năm 2020, phấn đấu chế biến được 220.000 tấn nhân thô, trong đó có 100.000 tấn chế biến sâu; xuất khẩu 120.000 tấn nhân thô, tiêu dùng trong nước 35.000 tấn. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất này, Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng sẽ giữ vững quy hoạch 3 vùng trồng điều Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ. Được biết thời gian qua, xuất khẩu điều của Việt Nam luôn giữ vị trí cao trên thị trường thế giới. Trong năm 2010, ngành điều đạt kim ngạch xuất khẩu 1,135 tỷ USD và là năm thứ 4 giữ vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới, chiếm tỷ trọng 50% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đã đề ra và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, trong thời gian tới ngành điều sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hình thành quỹ bình ổn giá điều thô nhằm giúp nông dân vẫn có lãi khi sản xuất gặp khó khăn... (Nguồn: 3.2.Giải pháp tương lai cho kế hoạch xuất khẩu trong giai đoạn 2010-2020 Bộ Công thương cho biết, thực hiện Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn 2025, trên cơ sở đó hình thành mới những sản phẩm, nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của 5 năm 2011 - 2015. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 133 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu tăng khoảng 11,5%/năm, dự kiến là 146 tỷ USD vào năm 2015. Như vậy, nhập siêu năm 2015 khoảng 9,8% so với kim ngạch xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết phải tăng cường năng lực thiết kế mẫu mốt, kiểu dáng sản phẩm xuất khẩu và có chính sách đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu một số loại nguyên, phụ liệu chủ yếu cho sản xuất. Đồng thời, khai thác mọi nguồn lực để đầu tư các dự án sản xuất hàng xuất khẩu và phát triển sản xuất sản phẩm xuất khẩu để tăng năng lực sản xuất và chủ động nguồn hàng. Ngoài ra, ngành Công thương cũng phải xây dựng Chiến lược Xúc tiến thương mại theo hướng tập trung cho các chương trình lớn, mang tầm quốc gia tới các thị trường nhập khẩu lớn, có nhiều tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam kết hợp thông tin, quảng bá thông qua các kênh truyền thông lớn của quốc tế. Phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử, đẩy nhanh các hoạt động thuận lợi hóa thương mại, thương mại phi giấy tờ, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí giao dịch. Đối với hoạt động nhập khẩu, phải đề ra các chính sách khuyến khích mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng các điều kiện thuận lợi từ các cam kết, thỏa thuận kinh tế - thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn. Hơn nữa, phải đẩy nhanh quá trình xây dựng và sử dụng hợp lý, phù hợp cam kết quốc tế các hàng rào kỹ thuật. Một số mục tiêu cụ thể được đề ra trong giai đoạn 2010-2020 là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7-8%/năm; GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. (Nguồn: và NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển ở châu Á Trên thế giới ngày nay, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là đàm phán đối thoại, hợp tác cùng phát triển.Viêt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.Bước vào thời kì đổi mới, đất nước ta đứng trước những thách thức của thời vận mới, đòi hỏi có những chính sách ngoại thương phù hợp, nhạy bén và linh hoạt hơn. Việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm ngoại thương của các nước trong khu vực và trên thế giới đã mang lại những thành tựu to lớn. Trong đó không thể không kể đến việc gia nhập ASEAN. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã mở ra một trang mới không chỉ trong quan hệ với các quốc gia thành viên mà còn ngay trong chính đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam. Bỏ qua những mâu thuẫn và bất đồng trước đây, Việt Nam đã ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong tổ chức. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích những bài học kinh nghiệm ngoại thương của các nước phát triển và đang phát triển ở châu Á như : Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, ASEAN… Asean ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhiều đối tác quan trọng trên thế giới, khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực ở Châu Á-TBD. Hợp tác ASEAN rất đa dạng và phức tạp, không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và 10 nước thành viên ASEAN, mà còn kể cả quan hệ đối ngoại của ASEAN thông qua các khuôn khổ hợp tác khu vực do ASEAN lập ra và giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Ngoài ra, ASEAN còn là nhân tố quan trọng của các khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực khác như Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á-TBD (APEC), Hội nghị Á-Âu (ASEM) và Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC). Singapore Singapore đã thực hiện thành công mô hình chính sách tự do hóa thương mại và thúc đẩy xuất khẩu. Điều đó được chứng minh qua những thành tựu về TM mà Singapore đạt được. Hiện nay Singapore được xem như là trung tâm thương mại, đầu tư của khu vực. Giá trị xuất khẩu của Singapore so với giá trị xuất khẩu của các quốc gia khác chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia mà Singapore xuất khẩu sang, ví dụ: xuất khẩu sang các nước châu Á giai đoạn 1999 – 2007 chiếm 50%, sang TQ, Đài Loan, Hồng Kông trung bình 16% trong giai đoạn này. Năm 2010, lượng hàng hóa XK tăng 23% và tăng cao nhất trong 7 năm gần đây (theo Bloomberg). Trong bốn thập kỷ qua, tăng trưởng GDP bình quân của Singapore đã đạt 10%.Giá trị xuất khẩu cao gấp 3 lần GDP của Singapore. Đó là những thành tựu vô cùng giá trị của Singapore mà nhiều nước phải nể phục và cần học tập theo. Thái Lan Thái Lan nước truyền thống sản xuất gạo do thời tiết khí hậu thuận lợi phát triển loại ngũ cốc này. Tuy nhiên nhiều nước khác trong khu vực cũng được trời đất ban cho thời tiết khí hậu tương tự, nhưng không làm được, còn Thái Lan do có chiến lược đúng đắn với diện tích chỉ 513.100 Km2 đã trở thành nước chiếm lĩnh ngôi độc tôn trên thị trường gạo thế giới.  Lợi thế vị trí địa lý của Thái Lan: -Điều kiện khí hậu thiên nhiên của Thái Lan được trời ban tặng giống như nhiều nước trồng lúa nước trong khu vực. Xét về truyền thống canh tác, Thái cũng mang màu sắc thuần nông giống như các nước khác, nhưng vì sao Thái Lan diện tích đất nước chỉ 513.100 Km2 lại bứt lên nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thê giới. Năm 2011 mặc dù bị thiên tai lũ lụt lớn nhất trong lịch sử, xuất khẩu gạo của Thái Lan vẫn đạt 10,6 triệu tấn, thu nhập 200 tỉ Bạt. Từ tháng 1 tới tháng 4/2012, cho dù nhiều nước khác bắt đầu xuất khẩu gạo như Ấn Độ, nhưng lượng xuất khẩu gạo của Thái vẫn đạt 2,7 triệu tấn, đứng số 1 thế giới. Theo như lịch sử trước thập kỷ 60 Thế kỉ 20, Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lúa gạo vẫn bình thường như nhiều nước khác, xuất khẩu gạo vẫn ở mức trung bình, nhưng từ đầu Thập kỷ 70 và nhất là thời gian khi bước vào Thập kỷ 80 Thế kỷ 20 tới nay, Thái Lan bứt lên và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với số lượng hàng năm trên 10 triệu tấn. Thành công này của Thái Lan trước tiên phải kể tới vai trò của nhà nước do đã định hướng chiến lược phát triển kinh tế quốc dân đúng đắn, biết khai thác và khơi dậy tiềm năng về thế mạnh của đất nước. Nhận thức rõ thế mạnh của mình, Nhà nước Thái Lan xác định lấy ưu tiên phát triển nông nghiệp làm chiến lược cơ bản cho phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Năm 1982, Chính phủ Thái Lan định ra “Chiến lược phát triển kinh tế quốc dân lấy hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp làm mục tiêu”. Tiếp đó, năm 1995, Nhà nước lại ban hành “Quy hoạch tăng cường phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng kỹ thuật mới vào nông nghiệp”.Năm 2000, Nhà nước lại ban hành “Chiến lược nâng đỡ sản xuất nông nghiệp lấy năng suất cao, tăng phục gia sản phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp làm mục tiêu phấn đấu. Đây là những văn bản mang tính pháp quy tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào quy định của nhà nước, các bộ, ban ngành đều thành lập các “Ban thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa gạo” để hỗ trợ Chính phủ thực hiện các chính sách về ưu đãi, nâng đỡ sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo. Những biện pháp như chính sách trợ cấp giá, đầu tư và cho vay, nhất là giải quyết tốt khâu vốn và kỹ thuật nhằm phát huy tối đa tính tích cực sản xuất lúa gạo của nông dân. Bộ thương mại Thái Lan đặc biệt định ra “Chiến lược sản xuất xuất khẩu gạo”, như làm thế nào hạ giá thành, điều chỉnh mạng lưới cung cấp trong nước, phát triển mạnh mẽ kỹ thuật gia công chế biến gạo tiên tiến và hiện đại nhất. Cùng với văn bản pháp quy, Chính phủ Thái Lan đã đưa những chính sách hỗ trợ vào cuộc sống thực tế của sản xuất lúa gạo, trong đó hết sức chú trọng xây dựng cơ sở thiết bị hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, như từ Thập kỷ 60 tới nay, nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỉ Bạt vào công cuộc này, nhất là thủy lợi và giao thông nông thôn. Hiện nay những cơ sở hạ tầng của nông thôn Thái Lan vào loại bậc nhất ở Đông Nam Á. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa gạo được Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt coi trọng. Trong khâu chọn giống, Thái Lan đặc biệt coi trọng loại giống tốt và được thị trường ưa thích như gạo tám thơm. Loại lúa này được nhà nước đặc biệt coi trọng như “quả đấm mạnh”, nên đã tập trung xây dựng thành một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ khâu chọn giống tới kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ trên thị trường thế giới. Chính vì vậy mà giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn các nước khác, nhưng vẫn được khách hàng các nước ưa chuộng. Cuối cùng là khâu tuyên truyền, quảng cáo. Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu thì “Gạo Thái” được đặt lên vị trí hàng đầu và Thái Lan đổ nhiều công sức, kể cả tài chính vào công tác quảng cáo. Tất cả các cơ hội, như Festival, Hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đều được Thái Lan tận dụng tối đa. “Festival gạo Thái lần thứ ba” tổ chức ba ngày từ 25/5 tới 27/5/2012 vừa qua, Thái Lan đã trưng bày hơn 100 loại giống lúa tốt cùng các kỹ thuật sản xuất và chế biến gạo hiện đại vào bậc nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra, Thái Lan còn hợp tác với các nước, nhất là các nước ASEAN lập ra các tổ chức như Hiệp hội lúa gạo, Hợp tác đối tác trao đổi lúa gạo, Hiệp hội tiêu thụ gạo... nhằm tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước. Chính vì vậy,” Gạo Thái trở thành thương hiệu nổi danh khắp thế giới.” Một số kinh nghiệm và bài học rút ra cho Việt Nam Thứ nhất, trong quá trình phát triển kinh tế Thái Lan luôn có chính sách ngọai giao đa phương và mềm dẻo. Là một nước chưa bao giờ bị các nước đế quốc xâm chiếm làm thuộc địa, Thái Lan đã sớm ký kết những hiệp định thương mại với các cường quốc như: Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức. Và đến năm 1958, thủ tướng đương nhiệm lúc bấy giờ là Sarit Thanarat đã đưa ra chính sách dựa vào Mỹ. Chính nhờ quyết định này mà sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mỹ đã đầu tư rất nhiều cả về kinh tế lẫn chính trị vào Thái Lan. Thứ hai, song song với việc thực hiện các chính sách, Thái Lan cũng luôn coi trọng sự ổn định kinh tế vĩ mô như duy trì tỷ giá hối đoái ổn định, đồng Bath được cố định theo đồng đô la Mỹ cùng với tỷ lệ lạm phát thấp (5% trong vòng nhiều năm kể từ năm 1980). Thứ ba, chính phủ Thái Lan cũng giành phần lớn vốn viện trợ ODA và vốn vay cho phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa trong dài hạn góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện đời sống nhân dân. Thứ tư, trong thời gian này vai trò của Nhà nước trong quản lý phát triển kinh tế vẫn luôn được coi trọng. Chính phủ Thái Lan đã đề ra việc thực hiện 9 kế hoạch 5 năm, ban hành kịp thời các bộ luật để quản lý, kiểm tra và sửa chữa mọi hoạt động trong nền kinh tế. Thứ năm, Chính phủ Thái Lan cũng hết sức mềm dẻo linh hoạt trong triển khai chính sách kinh tế trong từng giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Trong những năm 70, với mục tiêu tận dụng lợi thế giá nhân công và nguyên liệu rẻ, Thái Lan tập trung vào sản xuất và chế biến hàng nông sản, dệt may, da giày,... Đây là các ngành công nghiệp nhẹ, đòi hỏi ít vốn, nhiều lao động thủ công rất phù hợp với tình hình kinh tế Thái Lan lúc bấy giờ. Còn trong những năm 80, khi lợi thế giá nhân công và nguyên liệu không còn nữa Thái Lan lại chuyển sang đầu tư cho ngành lắp ráp đòi hỏi nhiều vốn hơn, trình độ tay nghề cũng cao hơn. Bước sang những năm 90, những ngành chế tạo có giá trị cao như điện tử viễn thông, máy vi tính, thiết bị điện,... lại là những ngành đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế nước này. Thứ sáu, một bài học tiêu biểu khác mà Việt Nam có thể học hỏi của Thái Lan đó là nước này luôn tăng cường mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. Thứ bảy, Chính phủ Thái Lan luôn coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực phát triển, đóng góp một phần quan trọng đáng kể trong sự phát triển của nền kinh tế nhờ đó nền kinh tế nước này có thể tận dụng được mọi nguồn lực tiềm ẩn trong nhân dân. Malaysia Nhìn chung, các chính sách TMQT của Malaysia đã tác động đến thương mại nước này thể hiện ở: Việc chuyển từ xu hướng bảo hộ sang việc nâng đỡ tối đa cho các ngành xuất khẩu đã kích thích các doanh nghiệp nước này tập trung nghiên cứu công nghệ mới, đầu tư cho xuất khẩu… dẫn đến các mặt hàng đa dạng nhưng ngày càng chất lượng hơn. Cán cân thương mại của Malaysia sau đổi mới đến nay luôn đạt thặng dư ở mức cao. Tập trung đầu tư cho các ngành có thể mạnh, đến nay, các ngành này đã có những vị thế nhất định, là những mặt hàng được ưa chuộng trong thương mại (ôtô, sản phẩm viễn thông, máy điều hóa, đĩa cứng…). Thay vì xuất khẩu những sản phẩm thô như trước kia thì nay đã xk đa số là mặt hàng đã qua tinh chế, công nghệ cao. Mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới.Đến năm 2000, Malaysia đã ký hiệp định thương mại với 50 quốc gia trên thế giới.Thị trường của Malaysia ngày càng được mở rộng nhờ vào sự tìm kiếm của các tổ chức Xúc tiến thương mại. Các đối tác thương mại hàng đầu của Malaysia hiện nay đều là những thị trường lớn và phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc… Do vậy, qua đó cũng có thể trao đổi công nghệ cao, tiết kiệm quá trình nghiên cứu. Hay là tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tu nước ngoài. Ngoài ra còn có bài học kinh nghiệm của một số nước ngoài khu vực Đông Á: Nhật Bản Với số dân 126.3 triệu người và tổng sản phẩm quốc dân GNP hàng năm đạt gần 500 nghìn tỷ USD và mức sống của người dân khá cao (GDP bình quân đầu người của Nhật Bản năm 2005 là 37.000 USD). Nhật Bản là một thị trường tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ và cũng là một thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn. Ngoài ra, trong những năm gần đây, xuất hiện xu hướng chuyển giao nhà máy ra nước ngoài sản xuất và nhập khẩu trở lại Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản đang di chuyển các xí nghiệp sang các nước để tiến hành sản xuất và bán hàng hóa tại chổ hoặc xuất khẩ ngược lại Nhật Bản. Các hàng thành phẩm hoặc lắp ráp tại nước ngoài có sức cạnh tranh vì giá thành rẽ hơn lắp ráp, sản xuất trong nước. Nếu tranh thủ được xu thế này thì có thể thu hút đầu tư của Nhật vào các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Trường hợp điển hình tại Việt Nam là công ty Fujitsu đặt nhà máy sản xuất mạch in tại Việt Nam đã tạo ra kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD. Một số phương hướng kinh nghiệm để thúc đẩy việc xuất khẩu của Nhật Bản: Tận dụng được kỹ thuật công nghệ nước ngoài để tăng cường khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp trong nước. Hạn chế nghiêm ngặt đối với hàng nhập khẩu vào Nhật Bản, buộc họ phải cấp giấy phép kỹ thuật công nghệ còn hơn là bị loại trừ hoàn toàn khỏi thị trường Nhật. MITI can thiệp trực tiếp vào việc nhập khẩu công nghệ nước ngoài, làm giảm giá thành đối với người mua Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghiên cứu và sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước. Nhật Bản tập trung sâu vào lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng trong khi Mĩ và Tây Âu dồn phần lớn chi phí cho nghiên cứu cơ bản.Nhờ nhập khẩu được công nghệ tiên tiến trên thế giới, mà Nhật Bản nhanh chóng phát triển được hành loạt các nhành công nghệ mới, làm cơ cấu công nghiệp và ngoại thương thay đổi sâu sắc theo chiều hướng tích cực và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Rõ ràng nhờ việc tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến trên thế giới mà Nhật Bản đã tiết kiệm được thời gian và tạo được bước nhảy vọt, từ một quốc gia lạc hậu lên một nước công nghệp phát triển. Áp dụng chính sách ngoại thương linh hoạt trên mọi lĩnh vực. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành một hệ thống luật liên quan đến ngoại thương một cách chặt chẽ và hoàn chỉnh như “ Luật quản lí ngoại thương và cơ chế quản lí ngoại hối”, “ Luật giao dịch xuất nhập khẩu”… nhờ vậy mà hoạt động ngoại thương được quản lí một cách hiệu quả và chính xác. Thực hiện những chính sách tự do hóa thương mại kết hợp với bảo hộ sản xuất nội đại một cách hợp lí. Trong giai đoạn đầu của thời kì tăng trưởng cao, Nhật Bản đã thực hiện kết hợp nhuần nhuyễn đồng thời cả hai chiến lược ngoại thương và đạt hiệu quả cao, với những chính sách thúc đẩy sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu và chính sách khuyến khích xuất khẩu một cách hợp lí. Nhờ vậy mà không những sản xuất trong nước phát triển, mà cán cân thanh toán được cải thiện đáng kể. 4. Chọn lọc kỹ chủng loại hàng hóa xuất nhập nhẩu và xu hướng xuất nhập khẩu theo khu vực 5. Đa phương hóa chính sách đối ngoại và giảm sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ; tăng cường hợp tác với các tổ chức có ảnh hưởng sâu đậm đến nền kinh tế ngoại thương NB. 6. Nhật Bản cũng lo ngại đầu tư ra nước ngoài làm rỗng nền kinh tế và làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp trong nước. Chính vì thế, Chính phủ Nhật Bản đã sớm có chính sách khuyến khích các DN Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài sử dụng lao động quản lý là người Nhật Bản. Mặt khác, Nhật Bản có chính sách phân khúc thị trường thông qua việc thúc đẩy và hỗ trợ DN nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tập trung sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao và có chính sách đào tạo cho người lao động trong nước để phát triển những ngành công nghệ mới, sản xuất những sản phẩm công nghệ cao và xuất khẩu. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm này của Nhật Bản để có chính sách phù hợp giữa phát triển kinh tế trong nước kết hợp với thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài. Kinh nghiệm học hỏi từ chính sách xuất khẩu của Nhật Bản: Chính sách ngoại thương là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Mặc dù được điều chỉnh liên tục nhưng chính sách ngoại thương vẫn luôn phải đảm bảo được mục tiêu: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tăng nhanh qui mô xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong khi vẫn bảo đảm được thị trường nội địa, hạn chế được nhưng cạnh tranh bất lợi từ bên ngoài. Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên.Rừng núi chiếm 2/3 diện tích cả nước, diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 15 %.Khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì ngoài đá vôi và khí sunfua. Đối với các nguyên liệu cơ bản như đồng, chì, kẽm, nhôm.... Nhật Bản đều phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.Thêm vào đó nền kinh tế đất nước lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tài nguyên duy nhất của Nhật Bản để phục hồi kinh tế đó là con người. Với những điều kiện hết sức khó khăn nhưng Nhật Bản đã biết phát huy hết sức những lợi thế của mình để phát triển hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu.Ngày nay vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế là 1 cường quốc lớn mạnh. Đó là lý do chúng tôi nghiên cứu phân tích chính sách ngoại thương của Nhật để là bài học kinh nghiệm cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc 4.1.5.a. Thành tựu Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc chuyển thể chế ngoại thương truyền thống của nền kinh tế hiện vật trên cơ sở chế độ công hữu đơn nhất sang một thể chế mới đa dạng, linh hoạt và phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Trung Quốc đã xoá bỏ từng bước quyền lực kinh tế tập trung thống nhất, giành quyền tự chủ rộng rãi trong mậu dịch ngoại thương cho các địa phương, xí nghiệp và công ty ngoại thương, cải cách đồng bộ các thể chế có liên quan. Nhờ đó mà quan hệ mậu dịch đã phát triển với quy mô lớn, từng bước hoà nhập với xu thế phát triển ngoại thương thế giới.Mặt khác, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất - nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, làm cho địa vị kinh tế của Trung Quốc ngày càng cao. Thành công lớn nhất của Trung Quốc phải kể đến là sự phát triển thần kì để vươn lên vị thế là một nhà xuất khẩu đứng đầu thế giới với 1.898,5 tỷ USD vào năm 2011. Bên cạnh việc mở rộng không ngừng kim ngạch xuất - nhập khẩu thì cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu của Trung Quốc cũng ngày càng được cải thiện đáng kể. Trước đây, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm sơ chế như thực phẩm, súc vật sống, nguyên liệu thô và dầu mỏ; tỉ trọng các hàng công nghiệp trong cơ cấu xuất khẩu chiếm một lượng nhỏ.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nhu cầu thị trường thế giới thì các sản phẩm trên không còn phù hợp nữa. Chính vì vậy, Trung Quốc đã chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm gia công, tỉ lệ các mặt hàng này khá cao, khoảng 74% năm 1998 nhờ tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ nên các sản phẩm này có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc hiện nay là hàng dệt, điện máy, hoá chất, quần áo, thực phẩm, nước giải khát, máy móc không dùng điện…. Ngoài ra, nhờ mở cửa mà Trung Quốc đã nâng cao được trình độ về kinh tế - kĩ thuật, rút ngắn được khoảng cách so với các nước phát triển, thu hút được một lượng lớn về vốn đầu tư của nước ngoài, làm tăng lượng khách du lịch, nâng cao vị thế của mình trong buôn bán toàn cầu. GDP tăng trưởng nhanh : Theo bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc từ nước có mức thu nhập thấp được đưa vào danh sách những nước có thu nhập thấp trung bình. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và phạm vi kinh doanh mở rộng đã giúp Trung Quốc nhanh chóng giàu có. Số liệu của NBS cho thấy thu nhập tài chính của Chính phủ Trung Quốc đã tăng gấp 45 lần trong vòng 30 năm qua. Giàu có khiến Trung Quốc cung cấp một cách có hiệu quả nguồn tài chính để tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống xã hội cho người dân, giảm thiểu một cách có hiệu quả mọi rủi ro và thiên tai. Tăng khối lượng xuất khẩu: Ngoại thương trở thành cửa ngõ quan trọng để Trung Quốc tham gia vào quá trình hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Báo cáo của Cục thông kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy nước này đạt nhiều thành tựu lớn về ngoại thương trong vòng 30 năm qua.Trong giai đoạn từ 1978-1993, Trung Quốc luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, kể từ năm 1994, Trung Quốc bắt đầu có thặng dư trong ngoại thương với mức tăng thặng dư nhanh giúp Trung Quốc trở thành quốc gia có lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Nhờ chính sách buôn bán khôn khéo trong thời gian cải cách mở cửa, Trung Quốc đã nhanh chóng tích lũy được lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào.Chính phủ Trung Quốc chủ trương chú trọng khâu tái chế, nhanh chóng biến Trung Quốc trở thành "công xưởng thế giới". Các nhà nhập khẩu nước ngoài hưởng phần lớn số lợi nhuận được tạo ra từ "công trường thế giới" nhưng bù lại quá trình gia công chế biến đã giúp Trung Quốc gia tăng lượng dự trữ ngoại tệ. Với số tiền dự trữ ngoại tệ lớn, Trung Quốc có thể đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua một loạt chính sách như nâng mức hoàn thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu để đối phó với biên độ dao động trong nền kinh tế Trung Quốc gây ra bởi tình hình tài chính toàn cầu bất ổn định. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài : Trước năm 1992, Trung Quốc hầu như phải mượn tiền của nước ngoài, đặc biệt là thông qua các khoản vay. Năm 1992, lần đầu tiên lượng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc vượt số tiền vay nước ngoài. Kể từ đó, FDI trở thành kênh quan trọng nhất để Trung Quốc thu hút tư bản nước ngoài. Kể từ năm 1993, Trung Quốc trở thành quốc gia hấp dẫn FDI nhất trong số các quốc gia đang phát triển. 4.1.5.b. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ sự tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc có thể rút ra nhiều bài học cho Việt Nam. Để tăng cao và liên tục, Trung Quốc đã có tỷ lệ tích lũy rất cao, trong khi của Việt Nam dù đã tăng lên nhưng cũng mới đạt 35%, còn thấp xa Trung Quốc. Muốn tăng tích lũy thì phải tiết kiệm tiêu dùng. Đành rằng, trong kinh tế thị trường, tiêu dùng cũng là động lực của tăng trưởng, nhưng tiêu dùng của một bộ phận dân cư đã vượt xa cả số làm ra thì nền kinh tế nào cũng không thể chấp nhận được. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, có dự trữ ngoại tệ lớn, nhưng có tỷ lệ tiêu dùng so với GDP mới đạt 54,1%, thấp nhất thế giới, nhờ vậy mà hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thế giới; trong khi tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam lên trên 70%. Đáng lưu ý, tốc độ tăng tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Tăng lượng vốn là quan trọng, nhưng nâng cao hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn nhiều. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, nhưng hệ số ICOR (suất đầu tư trên một đơn vị tăng trưởng) của Việt Nam tăng nhanh, từ 3,4 lần năm 1995, trong 5 năm qua đã tăng lên khoảng 5 lần (nghĩa là có 1 đồng GDP tăng thêm, cần có thêm 5 đồng vốn đầu tư), cao gần gấp rưỡi của Trung Quốc. Hệ số ICOR của Việt Nam cao chủ yếu do tình trạng lãng phí, thất thoát và đục khoét vốn đầu tư còn rất lớn. Tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, nhưng việc trừng trị tham nhũng tại đây cũng rất nghiêm. Mỗi năm có hàng nghìn quan chức bị tử hình, trong đó có những người giữ chức vụ rất cao. Để giảm độ nóng của tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang điều chỉnh lại việc đầu tư, nhưng chủ yếu là giảm đầu tư vào các ngành phát triển quá nóng như sắt thép, nhôm, xi măng, năng lượng, giáo dục, giao thông,... Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế trên thế giới, những nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình từ sự phát triển của Trung Quốc. Tính chất của tăng trưởng (phát sinh không phải từ đổi mới công nghệ trong sản xuất mà từ gia công là chủ yếu, khiến phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng từ bên ngoài); sức cạnh tranh còn thấp do năng suất sản xuất còn yếu kém; thị phần trong xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá lớn (59%). Có một vấn đề quan trọng khác là sự phân bố và thụ hưởng kết quả của tăng trưởng giữa khu vực  thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn có chênh lệch lớn, mà Trung Quốc cũng đang phải rút ra và có sự điều chỉnh, nhưng không dễ dàng. Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn ở vị thế xuất siêu; mức xuất siêu ngày một lớn và thuộc loại nhất nhì thế giới. Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu, tăng liên tục từ năm 2000 đến 2004 với mức đỉnh điểm gần 5,5 tỉ USD; năm 2005 tuy đã giảm xuống nhưng vẫn còn trên 4,5 tỉ USD. Mặc dù giá thế giới cao nhưng lạm phát ở Trung Quốc thuộc loại thấp (bình quân năm trong thời kỳ 2001 - 2005 chỉ vào khoảng 1,3%) nhờ cung hàng hóa lớn hơn cầu, sức mua của dân cư, đặc biệt là nông dân và vùng sâu trong nội địa còn thấp. Tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc với USD gần như cố định; gần đây, đồng nhân dân tệ có tăng giá hơn chút ít mặc dù Mỹ liên tục đòi Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ mạnh hơn nhiều. Cần phát triển kinh tế theo mô hình tăng trưởng cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, quan tâm vào chất lượng của hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó cần ưu tiên bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên Trang bị kiến thức về thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Những biện pháp để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu từ đó tạo ta nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Hàn Quốc Với dân số 47 triệu người, tổng kim ngạch nhập khẩu lên tới 150 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người gần 10.000 USD/năm, Hàn Quốc là một thị trường tiêu thụ lớn. Đây là thị trường có tiềm năng lớn cho hàng xuất khẩu của nước ta. Do những thay đổi của lối sống, xu thế tiêu dùng của người dân Hàn Quốc những năm gần đây có nhiều nét mới. Điều dễ nhận thấy là sự gia tăng tiêu dùng gạo và lúa mỳ, tiêu dùng những sản phẩm lâu bền và đắt tiền, tăng nhu cầu về dịch vụ, đặc biệt rất nhạy cảm với vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm và thực phẩm biến đổi gien. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc là Trung Quốc, Mỹ và EU, chính phủ Hàn Quốc cũng có các chính sách để mở rộng thị trường nhất là khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Hàn Quốc không thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang các thị trường lớn này khi mà người dân tại đây thắt chặt hầu bao của mình. Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều động thái như tổ chức các cuộc điều tra, thăm dò sang các thị trường khác để quyết định mở rộng xuất khẩu. Một ví dụ điển hình là các doanh nghiệp Hàn Quốc đã nhắm tới các thị trường mới như Châu Á, mà điển hình là ASEAN.Tính đến tháng 3 năm 2008, quy mô xuất khẩu của Hàn Quốc vào các nước ASEAN đã nhiều hơn so với vào Mỹ, quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hàn Quốc. Bộ Kinh tế và Tri thức cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ đạt khoảng 5,5 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Trong khi đó, xuất khẩu vào thị trường các nước Đông Nam Á đã tăng 35,4% đạt khoảng 6,3 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Theo Bộ Kinh tế và Tri thức, xuất khẩu của Hàn Quốc đã chịu ảnh hưởng tiêu cực do sự xuống dốc của nền kinh tế Mỹ và việc suy giảm vị thế các sản phẩm tiêu biểu của Hàn Quốc t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLuận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.docx
Tài liệu liên quan