Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cục thuế nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cục thuế nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  PHONTHILATH MAYSOUK NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  PHONTHILATH MAYSOUK NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGSTS. TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô hướng dẫn luận văn của tôi, PGSTS. Trương Thị Hồng, đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới thầy cô khoa Kinh tế tại chính ngân hàng. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy cô đã kiên nhẫn, hướng dẫn,hộ trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự ...

pdf113 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cục thuế nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  PHONTHILATH MAYSOUK NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  PHONTHILATH MAYSOUK NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGSTS. TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô hướng dẫn luận văn của tôi, PGSTS. Trương Thị Hồng, đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới thầy cô khoa Kinh tế tại chính ngân hàng. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy cô đã kiên nhẫn, hướng dẫn,hộ trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy cô, chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu, đã quan tâm, giúp đỡ. Tôi Xin cám ơn, Phòng sau đại học, Trường đại học Khoa học kinh tế,TPHCM. đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn, bạn bè lớp Ngày 1 khóa 18 và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. TP.HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2011 Tác giả luận văn PHONTHILATH MAYSOUK DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND LÀO : CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO NSNN : NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DNNN : DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CBCNV : CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN QH : QUỐC HỘI BTC : BỘ TÀI CHÍNH GTGT : GIÁ TRỊ GIA TĂNG ICT : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CNTT :CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NNT : NGƯỜI NỘP THUẾ ĐTNT : ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng(2.1): Tổng số thu thuế cản ước năm 2007-2008 .......................................... 36 Bảng(2.2): Tổng hợp số thu thuế do cục và địa phương quản lý năm ................... 39 Bảng(2.3): Tổng hợp số thu thế cả nước năm 2008-2009 .................................... 43 Bảng(2.4):Tổng hợp số thu thuế do cục và địa phương quản lý năm 2008-2009 .. 46 Bảng(2.5): Tổng hợp số thu thuế cả nước năm 2009-2010 ................................... 51 Bảng(2.6):Tổng hợp số thu thuế do cục và địa phương quản lý năm 2009-2010 .. .............................................................................................................................. 53 Bảng(2.7): Tổng hợp công tác kiểm tra, thanh tra thuế 3 năm qua ....................... 57 Bảng(2.8): Tổng hợp số liệu kiểm tra, thanh tra thuế năm 2007-2008 .................. 58 Bảng(2.9): Tổng hợp số kiểm tra, thanh tra thuế năm 2008-09 ............................. 59 Bảng(2.10): Tổng hợp số kiểm tra, thanh tra thuế năm 2009-2010 ....................... 60 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRATHUẾ. ............................................................................................. 1  1.1  TỔNG QUAN VỀ THUẾ: ............................................................................ 1  1.1.1  Khái niệm: ............................................................................................... 2  1.1.2  Chức năng, vai trò của thuế. .................................................................. 4  1.1.2.1  Chức năng chủ yếu của thuế trong nền kinh tế. ................................. 4  1.1.2.2  Vai trò của thuế trong nền kinh tế. ...................................................... 7  1.1.3  Phân loại thuế. ........................................................................................ 9  1.1.3.1  Thuế gián thu. ...................................................................................... 9  1.1.3.2  Thuế trực thu. .................................................................................... 10  1.1.4  Các nguyên tắc quy định trong hệ thống thuế: .................................. 13  1.1.4.1 Nguyên tắc công bằng: ....................................................................... 13  1.1.4.2 Nguyên tắc nhất quán: ....................................................................... 13  1.1.4.3 Nguyên tắc thuận lợi: ......................................................................... 13  1.1.4.4 Nguyên tắc tiết kiệm: .......................................................................... 14  1.1.4.5 Nguyên tắc hiệu quả: ......................................................................... 14  1.1.4.6 Nguyên tắc co dãn: ............................................................................. 14  1.1.4.7 Nguyên tắc trung gian kinh tế: .......................................................... 14  1.1.5  Tổ chức và hoạt động của cơ quan thuế: ............................................ 14  1.1.5.1 Nhiệm vụ và quyền hạn: .................................................................... 14  1.1.5.2  Cơ cấu tổ chức: .................................................................................. 15  1.1.5.3  Cơ cấu nhân sự: ................................................................................. 15  1.1.5.4 Quy định của các CBCNV thuế: ........................................................ 15  1.1.5.5 Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ thuế: ......................................... 15  1.1.5.6 Đồng phục và biểu trưng: .................................................................. 16  1.2  KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ: .......................................................... 16  1.2.1  Khái niệm và ý nghĩa của kiểm tra, thanh tra thuế: .......................... 16  1.2.1.1  Khái niệm: .......................................................................................... 16  1.2.1.2  Ý nghĩa: .............................................................................................. 17  1.2.2  Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra: .......................................................... 18  1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm tra, thanh tra thuế: ......................... 19  1.2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận kiểm tra nội bộ: ......................... 19  1.2.5 Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận kiểm tra bên ngoài: ................... 19  1.2.6  Hình thức kiểm tra, thanh tra thuế: ................................................... 20  1.2.6.1 Kiểm tra đối tượng nộp thuế: ............................................................. 20  1.2.6.2 Kiểm tra nội bộ ngành thuế: .............................................................. 23  CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ CHDCND LÀO. ......................................................... 27  2.1  VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỤC THUẾ NƯỚC CHDCND LÀO: .... 27  2.1.1  Vị trí của cục thuế: ............................................................................... 27  2.1.2 Nhiệm vụ của cục thuế: ........................................................................... 28  2.1.3 Cơ cấu tổ chức của cục thuế: .................................................................. 31  2.2  THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THU THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CHDCND LÀO: ................................................................................................... 34  2.2.1  Thực trạng thu thuế năm 2007-2008: ................................................. 34  2.2.1.1  So sánh việc thu thuế theo từng sắc thuế: ......................................... 35  2.2.1.2  So sánh số thu thuế theo từng cấp quản lý: ...................................... 38  2.2.2  Thực trạng thu thuế năm 2008-2009: ................................................. 42  2.2.2.1  So sánh số thu từng loại thuế trong năm: ......................................... 43  2.2.2.2  So sánh số thu từng loại thuế theo các cấp quản lý: ......................... 45  2.2.3  Thực trạng thu thuế năm 2009-2010: ................................................. 50  2.2.3.1 So sánh số thu từng loại thuế trong năm: .......................................... 50  2.2.3.2 So sánh số thu từng loại thuế theo các cấp quản lý: ......................... 53  2.3  THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ CHDCND LÀO: ............................................................................. 56  2.3.1  Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế năm 2007- 2008:… ............................................................................................................... 58  2.3.2  Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế năm 2008- 2009:… ............................................................................................................... 59  2.3.3  Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế năm 2009- 2010:… ............................................................................................................... 60  2.4  NHỮNG THUẬN LỢI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ CHDCND LÀO: ........ 62  2.4.1  Những thuận lợi: .................................................................................. 62  2.4.2  Những hạn chế: ..................................................................................... 63  2.4.3  Nguyên nhân: ........................................................................................ 65  CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO. ............................................................................................... 68  3.1  ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ - CHDCND LÀO: ........................................................................... 68  3.2  CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ CHDCND LÀO: ................................ 70  3.2.1  Hoàn thiện văn bản pháp luật: ............................................................ 70  3.2.2  Tăng cường tổ chức thực hiện, tuyên truyền luật pháp và các quy định về kiểm tra, thanh tra thuế: ..................................................................... 71  3.2.3  Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: ....................................................... 72  3.2.4  Hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức: ................................................... 74  3.2.5  Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin:…… .............................................................................................................. 74  3.2.6  Xem xét công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm:…. .............................................................................................................. 75  3.2.7 Nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ khi tiến hành kiểm tra, thanh tra tại cơ sở của ĐTNT: ......................................................................... 75  3.2.8 Tổ chức tốt công tác xử lý sau kiểm tra, thanh tra: ............................ 77  3.2.9 Thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra:…… .............................................................................................................. 77  3.2.10  Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ: ................................................ 77  3.2.11  Phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan:............................................ 78  3.2.12 Các giải pháp đối với người nộp thuế: ................................................. 79  KẾT LUẬN: ......................................................................................................... 81  TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83  LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Với xu thế mở rộng và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như hiện nay thì công tác Kiểm tra, Thanh tra đã là một trong những hoạt động hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của CHDCND Lào. Trong đócông tác thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những hoạt động mang tính chất đặc thù. Thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua không chỉ có những đóng góp đáng kể vào chống thất thu thuế mà còn nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất , nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và nâng caohơn nữa công tác để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Với những đòi hỏi cấp thiết đó, tôi đã chọn đề tài:“NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CHDCND LÀO” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Góp phần làm rõ lý luận về thanh tra, kiểm tra nói chung và trong ngành thuế nói riêng. - Khẳng định sự cần thiết khách quan của việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Lào. - Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên của Lào giai đoạn 2006-2010, trên cơ sở đó rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn chế của công tác thanh tra, kiểm tra. - Trên cơ sở định hướng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế và những nguyên nhân hạn chế, luận văn đề xuất giải pháp đẩy nhanh vững chắc thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế của nước CHDCND Lào . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu lý luận về thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế - Phạm vi nghiên cứu là thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế Lào thời gian qua. Trên cơ sở đó tìm kiểm, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước. Các vấn đề khác được đề cập trong luận văn chỉ nhằm phục vụ cho việc làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài. Đề tài đã có đề xuất nhiều giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Lào hiệntại và trong thời gian tới. Tạo cơ sở khoa học cho các Sở thuế có những định hướng và quyết định trong quản ý thuế mang lại hiệu quả cao. Mặt khác đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người quan tâm đến lĩnh vực thuế, chống thất thu thuế nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục thì luận văn gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về thuế và công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Chương II: Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế của Lào. Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế CHDCND Lào. Nội dung cụ thể từng chương của luận văn đã được trình bày như sau: 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRATHUẾ. 1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ: Từ khi xã hội loài người đã xuất hiện cho đến sự phân chia xã hội thành hai giai cấp khác nhau như giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị; giai cấp thống trị đã tự cho mình là Nhà nước. Vì vậy từ khi có sự xuất hiện của Nhà nước đã cho thấy Nhà nước là giai cấp có quyền lực cao nhất trong quản lý, vậy sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình ban hành pháp luật, ấn định các hình thức tự nguyện và bắt buộc các thể nhân và pháp nhân phải đóng góp cho Nhà nước một phần của cải mà họ làm ra và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước. Đối với hình thức huy động tự nguyện thì thuế được coi như là nguồn thu chính và quan trọng nhất, chính vì tình hình phát triển của kinh tế - xã hội cũng như sự tăng trưởng và phát triển của hàng hóa và dịch vụ đã là điều kiện thuận lợi trong việc thu thuế từ các hoạt động kinh doanh trong xã hội. Nhìn chung Nhà nước của mỗi quốc gia trên thế giới đã thu thuế không chỉ là thu thuế từ người dân mà thu cả từ các thể nhân, pháp nhân và các tổ chức mà đã hoạt động kinh doanh hay các sản xuất kinh doanh thường trú hay cư trú đều phải có nghĩa vụ thực hiện nộp thuế cho ngân sách nhà nước, trong đó Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ( CHDCND Lào ) cũng là một quốc gia đã ứng dụng hệ thống thu thuế giống như các quốc gia khác trên thế giới chẳng hạn: thuế doanh thu, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập, phí và lệ phí. Thu thuế cũng là một nhiệm vụ, trách nhiệm nặng nề và có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy và khuyến khích sản xuất – dịch vụ để góp phần thực hiện dự toán thu Ngân sách nhà nước ( NSNN ), để điều chỉnh 2 thu nhập giữa các cấp trong xã hội một cách bình đẳng, đảm bảo phân phối lại của nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội. 1.1.1 Khái niệm: Từ thời kỳ cổ điển cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm về thuế như: - Theo quan điểm của Nhà nước thời cổ điển đã cho rằng: “Thuế đã gắn bó chặt chẽ với chi tiêu của Nhà nước ( NN )” bởi vì trong thực tế khách quan Nhà nước đã dùng quyền lực của mình để huy động các khoản thu mà nó gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của NN. - Theo quan điểm của nhà kinh tế cổ điển cho rằng: “Thuế đã gắn bó với nhiệm vụ kinh tế, nhất là theo quan điểm của Keynes đã cho rằng “ Thuế là một trong các công cụ cơ bản để can thiệp chu kỳ phát triển và vượt qua khủng hoàng” trong đó, việc cải cách chính sách thuế có thể tác động đến các thời hạn sử dụng mà nó tác động đến việc tăng trưởng đầu tư, mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động. - Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại cho rằng: “Thuế đã gắn bó với việc cung cấp hàng hóa công; theo quan điểm của Paul A. Sammuelson đã cho rằng “Thuế cũng có thể gọi là “giá” của hàng hóa công mà chúng ta đã được hưởng” Ngoài ra còn nhiều quan điểm về thuế như Kokkollhell và Bruy đã có quan điểm rằng “Thuế là khoản nộp bắt buộc bằng tiền (hay nộp bằng hàng hóa, dịch vụ) của các công ty và hộ gia đình cho NN, nhưng trong quá trình hoàn lại chúng ta không nhận trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ nữa, khoản đã nộp cho NN không phải khoản tiền phạt do các vi phạm pháp luật theo quyết định tòa án. Theo các quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại đã cho thấy rằng thuế là một phương pháp có chức năng đặc biệt mà NN đã dùng quyền lực của mình để chuyển một phần thu nhập tài chính từ lĩnh vực tư nhân sang linh vực NN, bởi mục đích thực hiện chức năng nhiệm vụ kinh tế - xã hội của NN. 3 Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các thể nhân và pháp nhân theo mức độ thu nhập nhằm phục vụ cho chi tiêu công. Mặc dù, đã có rất nhiều quan điểm về thuế kể từ cổ điển cho đến hiện đại, nhưng theo luật thuế của CHDCND Lào đã quy định khái niệm và ý nghĩa của thuế như sau: Thuế là nghĩa vụ bằng tiền của các cá nhân, pháp nhân, tổ chức cả người nước ngoài đã hoạt động kinh doanh hay sản xuất thường xuyên hay tạm thời tại CHDCND Lào cũng như những người đã có thường trú hay nơi kinh doanh tại Lào có thu nhập từ hoạt động ở nước ngoài đều phải nộp thuế theo thuế suất đã quy định trong luật thuế. Cơ quan thuế: là một tổ chức trực thuộc Bộ tài chính, có trách nhiệm thực hiện luật về thuế, thu NSNN, phí và lệ phí. Công chức thuế: là dân Lào đã được nhận biên chế và bầu làm nhiệm vụ trong cơ quan thuế. Cán bộ thuế: là công chức thuế đã được bầu làm nhiệm vụ tại các địa điểm ngoài cơ quan. Đặc trưng của thuế: - Thuế là một khoản thu có tính bắt buộc, bởi vì thuế còn là một phần của thu nhập mà NN sử dụng quyền lực của mình bắt buộc thu thuế từ người nộp, thu nhập đó không nhận được từ sự tự nguyện của người nộp thuế, NN là cơ quan có thẫm quyền trong quản lý NN vậy mới bắt buộc thu thuế nhằm phục vụ cho việc chi tiêu công của xã hội. - Thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp: nghĩa là khoản thu từ thuế không hoàn trả lợi ích trực tiếp cho người nộp, mặt khác người có nghĩa vụ nộp thuế không có quyền yêu cầu lợi ích hoàn lại trực tiếp cho mình, Vì tiền thuế đã nộp không phải là khỏan tiền mua trực tiếp một hàng hóa, dịch vụ 4 nào từ NN. Thuế thực hiện nhiệm vụ phân phối lại các hàng hóa công (tất cả mọi người đều sử dụng chung). - Thuế có tính pháp lý cao: nghĩa là thuế sẽ tính và thu theo mức thuế suất đã quy định trong luật, mà luật đó là thông qua và duyệt do Quốc hội. 1.1.2 Chức năng, vai trò của thuế. 1.1.2.1 Chức năng chủ yếu của thuế trong nền kinh tế.  Chức năng phân phối và phân phối lại: là chức năng cơ bản, đặc thù của thuế. Ngay từ lúc ra đời thuế là phương tiện dùng để động viên nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước (có ở tất cả các kiểu Nhà nước).Về mặt lịch sử, chức năng huy động nguồn tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế.Thông qua chức năng này, các qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự hoạt động thường xuyên và tồn tại của Nhà nước. Bằng chính chức năng này, Nhà nước tiến hành tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội. Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập của thuế là sự huy động một bộ phận thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào ngân sách Nhà nước. Phần lớn thuế đánh trên hàng hóa và thu nhập. Người có thu nhập cao và sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế nhiều hơn. Số tiền này sau đó lại được Nhà nước chi nhằm thực hiện chính sách kinh tế-xã hội, tạo ra tính công bằng tương đối cho xã hội.Trong một chừng mực nhất định, chức năng phân phối và phân phối lại đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết của thuế. Chức năng phân phối và phân phối lại có vị trí ngày càng quan trọng. Ðiều này được giải thích bởi sự phát triển, mở rộng các chức năng của Nhà nước và việc 5 thực hiện nhiều chính sách khác nhau, trong đó có việc can thiệp của Nhà nước vào các qúa trình kinh tế.  Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế. Chức năng điều tiết của thuế được nhận thức và sử dụng rộng rãi từ những năm đầu của thế kỷ XX và gắn liền với vai trò điều chỉnh của Nhà nước đối với nền kinh tế. Việc tăng cường vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước dẫn đến tốc độ chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng lên và hậu qủa tất yếu là đòi hỏi Nhà nước phải mở rộng qũy tài chính Nhà nước, hình thành chủ yếu từ việc thu thuế. Nhu cầu về nguồn tài chính càng lớn thì Nhà nước cần phải tăng cường các chức năng của thuế để tác động một cách có hiệu qủa đến nền kinh tế quốc dân. Chính trong qúa trình đó chức năng phân phối và phân phối lại và chức năng điều chỉnh của thuế đã được sử dụng một cách hiện thực. Ðiều đó có nghĩa là nội dung điều tiết theo một mục tiêu nào đó đã được dự liệu trước vào trong qúa trình huy động tập trung nguồn tài chính. Bằng cách sử dụng nó để kích thích hoặc kìm hãm tốc độ tăng trưởng, tăng cường hoặc làm yếu đi sự tích lũy tiết kiệm, mở rộng hoặc thu hẹp nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư, đẩy nhanh hoặc làm chậm lại chu kỳ khủng hoảng kinh tế, Nhà nước đã thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quốc gia. Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào qũy đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngay 6 càng được nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Với công cụ thuế, sự can thiệp của Nhà nước không mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể phải kinh doanh hay không kinh doanh mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn đối với các chủ thể kinh doanh. Giữa hai chức năng trên của thuế có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của chức năng điều tiết. Nhưng chức năng điều tiết của thuế cũng có tác động ngược lại đến chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập. Nguồn tài chính mà Nhà nước tập trung được dưới dạng thuế là tiền đề của sự can thiệp của Nhà nước trên diện rộng và theo chiều sâu tới qúa trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngược lại, việc điều tiết, sắp xếp sản xuất của Nhà nước nhằm vào việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế lại tạo điều kiện để tăng thu nhập của các tầng lớp nhân dân và đây chính là cơ sở quan trọng để mở rộng phạm vi tác động của chức năng phân phối và phân phối lại. Sự thống nhất nội tại của các chức năng hoàn toàn không loại trừ các mâu thuẩn nội tại trong mỗi chức năng và giữa hai chức năng. Sự tăng cường chức năng phân phối và phân phối lại làm cho nguồn thu của Nhà nước tăng lên. Ðiều đó có nghĩa là mở rộng khả năng của Nhà nước trong việc thực hiện các chương trình kinh tế xã hội. Mặc khác, việc tăng cường chức năng phân phối và phân phối lại một cách qúa mức làm tăng gánh nặng thuế và hậu qủa là làm giảm động lực phát triển kinh tế, trong nhiều trường hợp làm hạn chế vai trò của chức năng điều tiết. Ðó là tính hai mặt của thuế, nó có khả năng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách tích cực, nhưng cũng có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực. Tính hai mặt của sự tác động đó cần phải được xem xét nghiêm túc kỹ lưỡng trong tiến trình hoạch định, xây dựng, ban hành các chính sách pháp luật về thuế của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội nhất định. 7 Ngoài các chức năng chủ yếu trên, chức năng chủ yếu của thuế trong tất cả nền kinh tế là cải cách mức độ công bằng dưới hình thức thuế, đối với thu nhập trong nước nó thể hiện bởi tỷ lệ phần trăm đối với GDP mà ta có thể gọi là chức năng vĩ mô của thuế hay tỷ lệ vĩ mộ của thuế. 1.1.2.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế. Chúng ta đã biết rằng NN là cơ quan thu thuế từ người nộp thuế để chi tiêu cho các hoạt động vì lợi ích công mà nó là mục đích của việc thu thuế từ người nộp thuế và khoản thu đó đã chiếm phần lớn hơn tất cả các khoản thu khác của NSNN. Vì vậy, thuế có vai trò quan trọng trong nhiều mặt như:  Vai trò là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước: Nhà nước phải chi tiêu trong các hoạt động trong xã hội vì lợi ích công cho người dân trong một quốc gia nhất là chi tiêu cho xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xã, mạng lưới điện lực, nước sạch, nhà trường, bệnh viện cũng như chi cho việc an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy, NN cần phải có nguồn thu nhập đầy đủ nhằm chi tiêu cho các hoạt động đó nên việc thu thuế từ các đối tượng nộp thuế là khoản thu chính mà nhà nước có thể thu được.  Vai trò trong việc phân phối thu nhập: Nhân dân trong một quốc gia đều có khả năng tạo nguồn thu khác nhau, vậy để quản lý thu thuế trở thành một công cụ giúp phân phối thu nhập của người mà NN quy định mức thuế suất cho phù hợp theo khả năng của người có nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa là người dân có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều, còn người nào có thu nhập thấp phải nộp thuế thấp tương đương.  Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Nhà nước sử dụng điều lệ về thuế để giữ gìn nền kinh tế hay điều tiết nền kinh tế như giảm thuế suất, miễn một số sắc thuế....các điều lệ mà NN sử dụng 8 trong các thời kỳ đã tác động thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ làm tăng công ăn việc làm và tăng thu nhập làm cho nền kinh tế tăng trưởng liên tục.  Vai trò trong khuyến khích đầu tư: Có nghĩa là nếu NN muốn khuyến khích hoạt động kinh doanh nào đó để xuất khẩu có thể tạo thu nhập cho người dân trong nước. NN có thể quy định một mức thuế suất đối với xuất khẩu hàng hóa đó với mức thuế suất thấp hay quy định miễn thuế từ xuất khẩu hàng hóa đó để tạo điều kiện cho việc sản xuất hàng hóa đó.  Vai trò trong việc quản lý tiêu dùng của người dân: Chính vì một số loại hàng hóa là có tính chất lãng phí, có hại cho sức khỏe và không cần thiết trong cuộc sống người dân chẳng hạn như: thuốc lá, bia, rựu,... vậy NN có quy định cho loại hàng hóa đó phải nộp thuế với mức thuế suất cao hơn loại hàng hóa khác và phải nộp thêm loại thuế khác. Quy định mà NN đã ban hành đó là một cách để quản lý tiêu dùng của người dân.  Vai trò trong thực hiện chính sách ưu đãi của NN: Có ngĩa là khi NN có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề nào đó, NN sẽ có quy định giảm thuế hay có chính sách miễn thuế đối với ngành nghề đó kể cả các hoạt động liên quan đến ngành nghề đó như NN Lào đã có chính sách khuyến khích lĩnh vực giáo dục nhất là giao dục tư nhân bởi vì NN chưa thể đáp ứng đầy đủ cơ sở hạ tầng vật chất trong lĩnh vực giáo dục so với nhu cầu của học sinh sinh viên không chỉ riêng nơi học, môn học, công cụ và nhân sự giảng dạy vẫn còn thiếu. Vì thế, NN Lào đã khuyến khích giáo dục, điển hình nhất hiện nay là đã miễn thuế doanh thu đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục và có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu các công cụ dùng cho việc giáo dục với mức thuế nhập khẩu 1% và miễn thuế doanh thu từ nhập khẩu.... 9 1.1.3 Phân loại thuế. Hệ thống thuế của Lào bao gồm 2 loại thuế như: thuế trực thu và thuế gián thu. 1.1.3.1 Thuế gián thu. Thuế gián thu là loại thuế thu từ những người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ, nhập khẩu, bán hàng hóa, dịch vụ thông qua việc thu thuế đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thuế gián thu bao gồm: thuế doanh thu, thuế GTGT và thuế tiêu thụ  Quy định chung về thuế doanh thu: Thuế doanh thu là loại thuế trực thu mà người tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN thông qua người hoạt động sản xuất kinh doanh theo các quy định trong luật thuế. Đối tượng chịu thuế: là các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Lào, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định cuả Luật thuế doanh thu và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Đối tượng nộp thuế: thể nhân, pháp nhân hay các tổ chức mà hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải nộp thuế doanh thu, mà không phân biệt đối tượng đó có nộp thuế theo hệ thống kế toán phát triển, cơ bản hay thông thường, không phân biệt hoạt động hay sản xuất kinh doanh đó có diễn ra thường xuyên liên tục hay tạm thời, sẽ có tính chất kinh doanh hay không có tính chất kinh doanh. Nội dung cụ thể của thuế doanh thu ( xem phụ lục 01 ):  Quy định chung về thuế giá tri gia tăng: Thuế GTGT là một loại thế gián thu, tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trính từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Nội dung cụ thể của thuế giá trị gia tăng ( xem phụ lục 02 ): 10  Quy định chung về thuế tiêu thụ: Thuế tiêu thụ là loại thuế gián thu, mà thu từ một số loại hàng hóa và dịch vụ có tính chất lãng phí. Phạm vi của thuế tiêu thụ là thu từ một số loại hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ hay dịch vụ tại CHDCND Lào. Nội dung cụ thể của thuế tiêu thụ ( xem phụ lục 03 ): 1.1.3.2 Thuế trực thu. Thuế trực thu là loại thuế thu từ các thể nhân, pháp nhân, tổ chức kể cả người nước ngoài có thu nhập tại CHDCND Lào cũng như những người thường trú hay có địa điểm kinh doanh tại Lào ra hoạt động ở nước ngoài. Thuế trực thu bao gồm: - Thuế lợi tức; - Thuế tối thiểu; - Thuế thu nhập; - Phí và lệ phí.  Các quy định chung về thuế lợi tức: Thuế lợi tức là loại thuế trực thu mà thu từ lợi tức của thể nhân hay pháp nhân hoạt động kinh doanh sản xuất, hàng hóa và dịch vụ. Thuế lợi tức thu từ lợi tức hàng năm của các đối tượng có lợi nhuận mà không phân biệt đối tượng có lợi nhuận đó là thể nhân hay pháp nhân tại CHDCD Lào hay ở nước ngoài theo quy định tại các điều luật thuế. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và mỹ nghệ kể cả khai thác khoáng sản thiên nhiên, kinh doanh xuất nhập khẩu, bán lẻ và các dịch vụ khác như: khai thác gỗ, khai thác mỏ, vận tải, bưu chính viễn thông, bưu điện, xây dựng, sử chữa, qui hoạch đất đai để chuyển quyền sử dụng đất, thuê hay quản lý qui hoạch trợ, đấu thầu và xây dựng các công trình từ vốn NSNN, vốn viện trợ không 11 hoàn lại hay vốn vay từ nước ngoài, kinh doanh ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, khách sạn, du lịch, ăn uống, casino, sổ số, biểu diễn văn nghệ, thể thao, hoạt động môi giới và đại diện. Đối tượng nộp thuế lợi tức: Doanh nghiệp tư nhân và pháp nhân là người Lào, người nước ngoài, người không có quốc tịch cả người nước ngoài hoạt động kinh doanh có lợi nhuận tại CHDCND Lào đều phải nộp thuế lợi tức cho ngân sách nhà nước. Trong trường hợp hoạt động có cơ sở kinh doanh ở nước ngoài nhưng có hoạt động hay hợp doanh theo hơp đồng đã phát sinh danh thu ở CHDCND Lào. Trước khi chi tiền cho cho doanh nghiệp nước ngoài đó chủ đầu tư hay doanh nghiệp đó phải trích tiền thuế lợi tức để nộp ngân sách nhà nước. Nội dung cụ thể của thuế lợi tức ( xem phụ lục 04):  Các quy định về thuế tối thiểu: Thuế tối thiểu là loại thuế trực thu mà là nghĩa vụ thấp nhất của các người hoạt động kinh doanh và hoạt động tự do đã nộp thuế lợi tức theo hệ thống kế toán thông thường hoặc phát triển thì kê khai thiếu hay có lợi nhuận không đủ số đã có quy định trong luật thuế. Đối tượng hoạt động kinh doanh và hoạt động tự do tại CHDCND Lào không phân biệt là thể nhân hay pháp nhân là người Lào, người không có quốc tịch, người nước ngoài đã nộp thuế theo hệ thống kế toán thông thường hoặc phát triển có kê khai lỗ hoặc có lãi nhưng không đủ đều phải nộp thuế tối thiểu. Nội dung cụ thể của thuế tối thiểu ( xem phụ lục 05):  Các quy định về thuế thu nhập: Thuế thu nhập là loại thuế trực thu, thu từ thu nhập của các thể nhân hoặc pháp nhân có thu nhập theo quy đinh trong các văn bản pháp luật thuế. Các tổ chức, thể nhân hay pháp nhân có quốc tịch Lào, quốc tịch nước ngoài, người nước ngoài kể cả những người không có quốc tịch đã có thu nhập ở 12 CHDCND Lào theo các quy định trong văn bản pháp luật thuế đều phải nộp thuế thu nhập cho ngân sách nhà nước. Các đối tượng có quê quán tại CHDCND Lào ra nước ngoài làm việc từ 180 ngày trở xuống mà có thu nhập đều có nghĩa vụ kê khai nộp thuế thu nhập tại Lào nếu được miễn thuế thu nhập ở nước ngoài. Các cán bộ Lào làm việc tại các đại sứ quán, tổng lãnh sự quán hay các tổ chức quốc tế ở nước ngoài phải kê khai nộp thuế thu nhập theo điều luật của CHDCND Lào. Đối với người nước ngoài sang làm việc tại CHDCND Lào nhưng tính lương ở nước ngoài phải nộp thuế thu nhập tại Lào nếu cư trú tại Lào trong năm tính thuế thu nhập tính từ 180 ngày trở lên trừ khi có quyết định riêng giữa chính phủ CHDCND Lào với các bên liên quan. Thu nhập chịu thuế thu nhập bao gồm: - Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền phụ cấp, tiền chức vụ, tiền cấp bậc, tiền hưu hàng năm, tiền phụ cấp hội nghị Hội đồng quản trị của công ty và thu nhập khác bằng tiền hay hiện vật đã được nhận. - Thu nhập từ vốn động sản như: chia lợi nhuận hoặc thu nhập khác cho cổ đông hay người nắm cổ phiếu của công ty, lợi nhuận từ việc bán cố phiếu, lãi từ hoạt động cho vay, phí bảo lãnh đã nhận theo hợp đồng hay các cam kết khác trừ khi có quyết định riêng giữa chính phủ CHDCND Lào với các bên liên quan. Thu nhập từ chia lợi nhuận hay thu nhập khác phải chịu thuế là kể cả lợi nhuận đã được sử dụng theo hình thức gián tiếp hay trực tiếp, trừ lợi nhuận bị giữ lại trong quĩ dự trữ hoặc được chia vào vốn đầu tư của công ty; lương hưu hàng năm, phụ cấp hội nghị hội đồng quản trị của công ty, thu nhập từ việc tăng hay giảm vốn của công ty, việc sát nhập công ty, chuyển cổ phiếu, giá trị tăng thêm từ ngừng nghỉ hoặc thanh toán nợ của công ty. 13 - Thu nhập từ bất động sản như: tiền thuê đất, thuê nhà hay tài sản khác thu nhập vật chất khác. - Thu nhập từ bản quyền, thương hiệu hay tài sản trí óc khác. Nội dung cụ thể của thuế thu nhập ( xem phụ lục 06): 1.1.4 Các nguyên tắc quy định trong hệ thống thuế: Bởi vì thu nhập từ thuế là nguồn thu chủ yếu và chiếm phần lớn trong tổng thu nộp vào NSNN, mà các khoản thu đó do áp dụng quyền lực pháp lý về thuế để cũng như các thể nhân pháp nhân cả đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức, vậy nguyên tắc quan trong trong việc thu thuế phải được quan tâm các đặc trưng của thuế để nâng cao được hiệu quả trong quá trình thu thuế. Nhìn chung đặc trưng quan trọng của thuế trên thế giới đã được áp dụng phải có một số nguyên tắc sau: 1.1.4.1 Nguyên tắc công bằng: Quá trình thu thuế phải được thực hiện một cách minh bạch công bằng, chú trọng đến khả năng hay những gì thể hiện kả năng của các đối tượng chịu thuế là chính nhưng phải nằm trong nguyên tắc bình đằng về pháp lý. 1.1.4.2 Nguyên tắc nhất quán: Nghĩa vụ thu thuế phải được xác định chắc chắn kể cả cơ sở tính thuế, ký thuật trong việc khảo sát và phương pháp thu thuế; Phải nằm trong nguyên tắc của điều kiện của các lý do để đối tượng nộp thuế hiểu rõ được, là một điều kiện để chống thực hiện nhiệm vụ không phù hợp với pháp luật. 1.1.4.3 Nguyên tắc thuận lợi: Việc giới hạn thời gian và phương pháp nộp thuế nên được thực hiện một cách thuận lợi nhất để thu hút đối tượng nộp thuế theo thời gian quy định và giảm thiểu việc tránh chốn thuế. 14 1.1.4.4 Nguyên tắc tiết kiệm: Nghĩa là chính phủ phải chi tiêu trong quá trình thu thuế một cách tiết kiệm nhất, đồng thời người nộp thuế cũng mất chi phí trong quá trình nộp thuế ít nhất. Những điều đó là để làm cho quá trình thu thuế của NN được tiến hành thật hiệu quả. 1.1.4.5 Nguyên tắc hiệu quả: Nói đến thuế có cơ sở rộng rãi và cơ sở đó phát triển rất nhanh theo sự phát triển của nền kinh tế mà là điều kiện làm cho NN có khả năng thu thuế được với số lượng nhiều mà không phải tính đến việc tăng thuế suất. 1.1.4.6 Nguyên tắc co dãn: Nghĩa là thuế phải có khả năng điều chỉnh theo môi trường kinh tế của đất nước hay thay đổi tình hình kinh tế của đội tượng chịu thuế một cách dễ dàng, để trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của đất nước phù hợp với tình hình kinh tế đang diễn ra hiện nay. 1.1.4.7 Nguyên tắc trung gian kinh tế: Nghĩa là làm sao để quá trình thu thuế có tầm ảnh hưởng đến cơ chế thị trường ít nhất hay hạn chế không có ảnh hưởng nếu được. 1.1.5 Tổ chức và hoạt động của cơ quan thuế: Nhìn chung hệ thông tổ chức và hoạt động công việc thuế có sự khác nhau trong từng quốc gia, mà trong quá trình nghiên cứu này sẽ đi sâu về hệ thống tổ chức và hoạt động thuế của CHDCND Lào. Do vậy, căn cứ theo bộ luật thuế đã có quy định về tổ chức và hoạt động của công việc thuế như sau: 1.1.5.1 Nhiệm vụ và quyền hạn: Cơ quan thuế là tổ chức trực thuộc Bộ tài chính, có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra các nguồn thu khác va tổ chức thu thuế trên lĩnh vực cả nước tập trung nộp vào NSNN theo chiều dọc. 15 1.1.5.2 Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế bao gồm: - Cơ quan thuế cấp trung ương: Cục thuế. - Cơ quan thuế cấp địa phương (tỉnh): phòng thuế ( nhưng vào tháng 10/2007 sau khi thực hiện chuyển 3 bộ phận trực thuộc theo chiều dọc: thuế, hải quan và kho bạc nhà nước thì cơ quan thuế cấp tỉnh, Thành được gọi là Sở thuế ). - Cơ quan thuế cấp huyện: tổ thuế 1.1.5.3 Cơ cấu nhân sự: Cơ cấu nhân sự của cơ quan thuế bao gồm: - Cục trưởng, cục phó. - Trưởng phòng, phó phòng. - Tổ trưởng, tổ phó. Ngoài ra còn có các cán bộ nhân viên và cán bộ hành chính. Việc bổ nhiệm hay bãi nhiệm cán bộ công nhân viên từng cấp phải thực hiện theo pháp luật về tổ chức chính phủ, pháp luật quản lý địa phương và các văn bản khác do Nhà nước quy định. 1.1.5.4 Quy định của các CBCNV thuế: Cán bộ công nhân viên thuế phải có hồ sơ lý lịch rõ ràng, trung thực và thống nhất đối với chính sách của Đảng và pháp luật của NN, có đức trí, công khai, chưa từng là kẻ biển thủ, kẻ ăn trộm, kẻ tham ô, mà phải có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, ham học hỏi, có sức khỏ tốt, có trình độ chuyên môn về thuế và hiểu biết các văn bản pháp luật liên quan. 1.1.5.5 Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ thuế: + Cán bộ thuế có quyền hạn như sau: 16 - Nhận được sự giúp đỡ và điều kiện thuận lợi từ tổ chức NN, chính quyền các cấp, quần chúng và cá nhân khác khi cần thiết hoặc yêu cầu từ cơ quan thuế. - Liên hệ thu số liệu về thuế với các tổ chức, doanh nghiệp hay các cá nhân có liên quan. - Kiểm tra sổ sách kế toán theo hồ sơ của người chịu thuế tại cơ quan thuế, kiểm tra tại chỗ kinh doanh của doanh nghiệp và kiểm tra đột xuất. - Kiểm tra thực tế tại địa điểm liên quan: hàng hóa trong kho, vận chuyển hàng hóa trong nước. - Thực hiện các quyền hạn khác đã cho phép. + Nhiệm vụ của cán bộ thuế: - Tuân thủ nghiêm ngặt các văn bản pháp luật về thuế, pháp luật khác, nghị định và các quy định khác để đảm bảo thu đúng, thu đủ, và thu kịp thời. - Hướng dẫn, giải thích các văn bản pháp luật về thuế và các quy đinh khác cho người người nộp thuế kể cả các tổ chức và cá nhận trong xã hội nhằm nâng cao sự hiểu biết thêm về bản chất tốt đẹp và có ý nghĩa thực sự của thuế. 1.1.5.6 Đồng phục và biểu trưng: Cơ quan thuế có đồng phục và dấu hiệu riêng của mình. Khi thực hiện nhiệm vụ thì cán bộ thuế phải mặc đồng phục, đeo biểu trưng riêng và đem theo thẻ cán bộ do chính phủ duyệt. 1.2 KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ: 1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của kiểm tra, thanh tra thuế: 1.2.1.1 Khái niệm: Kiểm tra thuế là việc tìm kiếm danh thu mà các doanh nghiệp che dấu, danh thu, kê khai không hết hoặc danh thu mà các doanh nghiệp cố tình trốn tránh không muốn nộp cho NN. Riêng các hình thức chủ yếu của kiểm tra thuế mà cục thuế đã 17 sử dụng hiện nay bao gồm có hai hình thức như: kiểm tra toàn diện hàng năm ( kiểm tra quyết toán năm ) và kiểm tra nhanh tại chỗ. Từng loại hình thức kiểm tra sẽ có mục đích và mục tiêu khác nhau. Thanh tra thuế hay còn gọi là kiểm tra nội bộ mà có ý nghĩa là hệ thống kiểm tra theo chiều dọc đối với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành thuế từ Trung ương đến địa phương. Nó là việc thực hiện nghiã vụ hành chính đối với việc quản lý công việc thuế, là một công việc mà không thể chia tách rời khỏi tổ chức thu thuế cho NSNN, việc tuân thủ pháp luật và công việc khác của cơ quan thuế các cấp. Khi xem xét kiểm tra và thanh tra thuế như đã kể trên cho thấy nó có sự khác biệt, nhưng trong quá trình nghiên cứu này sau khi tìm kiếm và nghiên cứu các số liệu liên quan đến kiểm tre và thanh tra cho thấy rằng công việc kiểm tra, thanh tra thuế mà cục thuế đã thực hiện hiện nay thì phần lớn là thực hiện kiểm tra là chính, còn thanh tra hay kiểm tra nội bộ chưa thực sự được quan tâm thực hiện, bởi vì mặc dầu thời gian qua việc thanh tra thuế là một nhiệm vụ của sở thanh tra, kiểm tra của Cục thuế nhưng nhiệm vụ cụ thể của thanh tra lại chưa có rõ ràng, làm cho hoạt động thanh tra chưa được thực sự quan tâm, chỉ được thực hiện khi có lệnh của cấp trên. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu này, đa số số liệu là của công việc hoạt động kiểm tra nhất là số liệu kiểm tra số liệu kế toán của các doanh nghiệp. Còn số liệu hay quy định của thanh tra đa số chỉ mang tính lý thuyết là chủ yếu. 1.2.1.2 Ý nghĩa: Thanh tra thuế là việc kiểm tra nhằm tìm kiếm nguồn danh thu mà các doanh nghiệp che đậy để làm tăng thêm số thu thuế, là kiểm tra quá trình tuân thủ pháp luật và các quy định có đúng hay không, và cũng để so sánh số liệu thu thập được từ bên ngoài và các báo cáo tài chính, kế toán của doanh nghiệp. 18 Thanh tra thuế là hoạt động theo dõi, thu thập số liệu bằng chứng về thực hiện các chính sách, pháp luật, thông tư, nghị định và các quy định theo nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp để nghiên cứu, đánh giá quá trình hoạt động đó đồng thời đề xuất các định hướng và giải pháp giải quyết trước mắt. Là việc tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ hành chính đối với hoạt động của cơ quan thuế thông qua việc kiểm tra, theo dõi và tìm hiểu vấn đề để nắm được tình hình bằng cách quan sát, đánh giá, xem xét, phân tích và phân chia cho thấy sự thật đã xẩy ra và kiến nghị phương pháp giải quyết kịp thời để làm sao cho phù hợp với chính sách và pháp luật đã đề ra. Việc thanh tra thuế là một trong vai trong định hướng của Đảng nói chung, nói riêng là tổ chức hoạt động của ngành thuế từ cấp Trung ương đến địa phương mà là quá trình nêu cao tính tự chủ trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội theo quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, đây để kích động thành công hiện nhiệm vụ chính trị được giao, và để khen thưởng đối với những người có công và xử lý nghiêm ngặt đối với những người vi phạm. 1.2.2 Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra: Thanh tra, kiểm tra thuế ở CHDCND Lào nói chung, nói riêng là ở Cục thuế nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế là căn cứ theo các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định và các quy định liên quan và có hiệu lực thực hiện trong từng thời kỳ. - Bộ luật thuế số 04/QH, ngày 19/5/2005. - Luật thuế GTGT số 04/QH, ngày 26/12/2009. - Luật kế toán số 01/QH, ngày 02/7/2007. - Thông tư hường dẫn của Bộ trưởng bộ tài chính số 2137/BTC, ngày 28/9/2005 về việc tổ chức thực hiện luật thuế. - Sổ tay hướng dẫn kiểm tra số 464/BTC, ngày 3/3/2006. - Và các văn bản khác có liên quan đến việc kiểm tra, thanh tra đang còn hiệu lực. 19 1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm tra, thanh tra thuế: Căn cứ theo điều 99 của bộ luật thuế số 04/QH, Của Nước công hòa dânh chủ nhân dân Lào ngày 19/5/2005; đã quy định kiểm tra, thanh tra thuế thành hai bộ phận có quyền hạn trong việc kiểm tra thuế như sau: + Bộ phận kiểm tra nội bộ bao gồm: - Bộ tài chính, cục thuế, cục thanh tra tài chính; - Sở tài chính, phòng thuế ( sở thuế hiện nay), phòng thanh tra tài chính của tỉnh. - Phòng tài chính, tổ thuế huyện, tổ thanh tra tài chính của huyện. + Bộ phận kiểm tra bên ngoài bao gồm: - Thanh tra nhà nước. - Kiểm toán kế toán nhà nước. Ngoài các bộ phận kể trên các cơ quan chính quyền các cấp, mặt trận tổ quốc, tổ chức quần chúng, tổ chức quốc tế, báo giới và các bộ phận liên quan đều có trách nhiệm trong việc kiểm tra theo nhiệm vụ của mình. 1.2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận kiểm tra nội bộ: Cơ quan kiểm tra nội bộ có quyền và nhiệm vụ kiểm tra tổ chức thực hiện pháp luật, thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm được giao của cơ quan thuế các cấp chẳng hạn như việc lập kế hoạch, tính toán và thực hiện thu thuế, phí và lệ phí, trong đó chính phủ là cơ quan quy định rõ về quyền, nghĩa vụ của cơ quan kiểm tra nọi bộ đối với ngành thuế. 1.2.5 Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận kiểm tra bên ngoài: Cơ quan kiểm tra bên ngoài có quyền và nghĩa vụ kiểm tra quá trình thực hiện chức năng vai trò, quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp theo quyền hạn và nghĩa vụ của mình làm sao cho công tác thuế có hiệu quả, minh bạch và công bằng. 20 1.2.6 Hình thức kiểm tra, thanh tra thuế: 1.2.6.1 Kiểm tra đối tượng nộp thuế: Căn cứ điều 102 của bộ luật thuế đã quy định hình thức kiểm tra thuế thành ba hình thức như: - Kiểm tra thường xuyên: là hoạt động kiểm tra diễn ra thường xuyên có giới hạn nhất định về thời gian, là quá trình kiểm tra thuế cuối năm phải kiểm tra báo cáo kế toán năm của các doanh nghiệp mà phải có các tài liệu khác có liên quan. Việc kiểm tra thường xuyên có thể được thực hiện tại văn phòng cơ quan hoặc xuống kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh của các doanh nghiệp theo các trường hợp cần thiết mà các cán bộ thuế phải thu thập nghiên cứu, đánh giá các tài liệu kê khai thuế và phải căn cứ các thông tin số liệu và các tài liệu đã lưu trữ trong các hồ sơ. - Kiểm tra có báo trước: là việc kiểm tra tức thì không nằm trong kế hoạch năm khi cần thiết nhưng trước khi kiểm tra phải báo cáo cho các doanh nghiệp biết trước chậm nhất 07 ngày trước khi xuống kiểm tra để các doanh nghiệp bị kiểm tra đó chuẩn bị các hồ sơ tài liệu liên quan để kiểm tập trung một số sắc thuế hay một số điều mục của sắc thuế nào đó như: kiểm điều mục của thuế doanh thu đã được miễn. - Kiểm tra đột xuất là hoạt động kiểm tra cẩn cấp mà sẽ không báo cho đối tượng bị kiểm tra biết trước. Căn cứ vào sách hướng dẫn kiểm tra số 0464/BTC, ngày 3/3/2006 đã quy định về kiểm tra mà cục kiểm tra thuế đã dử dụng hiện hành, bao gồm có 4 bước như: 1. Chuẩn bị trước kiểm tra: công việc chuẩn bị trước kiểm tra thì cán bộ kiểm tra sẽ thực hiện trong 3 bước sau: 21 - Thu thập thông tin từ các báo cáo như: bảng kê khai nộp thuế, báo cáo tài chính năm, số đăng ký thuế, biên bản kiểm tra năm trước, thông tin từ lĩnh vực khác của Nhà nước và các số liệu khác có liên quan. - Phân tích số liệu đã thu thập: xem xét mức độ phù hợp của các số liệu đã thu thập với số liệu mà các doanh nghiệp khê khai. - Lập kế hoạch kiểm tra bước đầu: là quá trình lựa chọn lĩnh vực, trọng điểm sẽ tiến hành kiểm tra, nghiêm cứu thêm thời hạn và các sắc thuế phải kiểm tra. - Quyết định kiểm tra: thảo luận với các cấp có thẩm quyền quyết định trong quá trình kiểm tra, phân chia và giao trách nhiệm cụ thể giữa các cán bộ kiểm tra. 2. Kiểm tra sơ bộ: - Quá trình hoạt động ban đầu mà kể cả việc thảo luận ban đầu: các doanh nghiệp kê khai về tình hình hoạt động kinh doanh của mình, các câu hỏi phỏng vấn của các cán bộ thuế về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các câu phỏng vấn khác. Tổng kết tóm tắt về thống kê kế toán và cách thức tổ chức kế toán, ý kiến thống nhất về việc cử người đại diện trả lời câu hỏi và địa điểm tiến hành kiểm tra. - Kiểm tra bộ máy tổ chức kế toán của doanh nghiệp: cán bộ kiểm tra sẽ tìm hiểu cách lập hệ thống kế toán của doanh nghiệp, tìm hiểu thêm một số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tiến hành xem xét: kiểm tra, tính toán giữa các tờ khai đã nộp với sổ sách kế toán khác, kiểm tra các báo cáo tài chính, kiểm tra quyết toán trong sổ cái, kiểm tra bằng chứng chi tiêu tài chính, bằng chứng thu nhận tiền, kiểm tra kế toanh danh thu, kiểm tra từng sắc thuế. - Phân tích số liệu đã thu thập: xem xét và phân tích các số liệu đã thu thập trong thời gian chuẩn bị trước kiểm tra với số liệu đã thu thập sơ bộ. Với 22 mục đích chọn lựa lĩnh vực, trọng điểm tiến hành kiểm tra ghi vào kế hoạch kiểm tra. - Việc lập kế hoạch: là quá trình quy định lĩnh vực kiểm tra đã lựa chọn, quy định thời hạn và các sắc thuế sẽ phải kiểm tra. 3. Kiểm tra lĩnh vực đã chọn đối với quá trình kiểm tra thuế: là quá trình quan sát lĩnh vực có vấn đề mà đã lựa chọn. Có các ý kiến sau khi kiểm tra mà có thể có điều chỉnh kế hoạch kiểm tra để phù hợp với tình hình thực tế khi gặp phải vấn đề nhằm đạt hiệu quả trong quá trình kiểm tra từng lần. Quá trình kiểm tra lĩnh vực đã chọn lựa đó có thể gồm nhiều lĩnh vực như: kiểm tra tài sản cố định, đánh giá lại giá trị hàng hóa trong kho và giá trị hàng hóa thực bán, các khoản chi không trích được và khoản thu có thể trích được theo luật pháp, kiểm tra danh thu và cách tính danh thu và đồng thời kiểm tra danh thu so với số thuế đã khai nộp. 4. Tổng kết và lập biên bản kiểm tra: bước cuối cùng trong quá trình kiểm tra thuế là tổng kết kết quả kiểm tra. Phần này sẽ bao gồm việc lập văn bản kiểm tra, gửi các biên bản kiểm tra cho các doanh nghiệp và các bên có liên quan để theo dõi việc trả nợ thuế và đối với việc thống kế, cuối cùng là việc lưu trữ các hồ sơ tài liệu kiểm tra. - Quá trình lập biên bản kiểm tra: việc kiểm tra nên được kết luận bởi cách lập biên bản kiểm tra. Biên bản kiểm tra nên chứa những chi tiết sau: + Họ và tên, chức vụ, cấp, bậc và nơi làm việc của cán bộ kiểm tra. + Họ và tên, tuổi, quốc tịch, ngành nghề và địa chỉ của đối tượng nộp thuế. + Ngày, giờ và địa điểm bị kiểm tra. + Tình hình thực tế đã kiểm tra được trong thời gian kiểm tra. Nên dùng biên bản kiểm tra mẫu (mẫu biên bản kiểm tra kèm theo của cán bộ thuế ). nên ghi rõ các câu hỏi cho từng các trường hợp, bắt đầu từ cách giải 23 thích nội dung các câu hỏi và việc áp dụng các phương pháp trong luật thuế. Tổng kết kết quả kiểm tra bởi cán bộ thuế và sẽ thay đổi các sắc thuế theo hình thức nào; - Việc thảo luận kết quả kiểm tra với đối tượng nộp thuế đã bị kiểm tra: biên bản kiểm tra nên được gửi cho doanh nghiệp. Việc kiểm tra nên hoàn tất trước khi làm việc với doanh nghiệp, nếu đối tượng nộp thuế không đồng ý với kết quả kiểm tra phải được ghi chú trong biên bản đó. Biên bản kiểm tra nên được lập 6 bản mà bên cán bộ kiểm tra và đối tượng nộp thuế phải ký trong biên bản đó đồng thời phải trình và cho giám đốc sở, cục trưởng hay phó cục là người chịu trách nhiệm đối với việc kiểm tra thuế để có hiệu lực về mặt pháp lý và thống kê số liệu chi trả thuế. - Lưu trữ tài liệu: các tài liệu kiểm tra được lưu trữ rất cẩn thận, các bản sao nên được lưu trữ cùng với các tài liệu kiểm tra. Các cán bộ thuế có quyền kiểm tra lại sổ sách kế toán của đối tượng nộp thuế trong vòng 3 năm, kể từ ngày nhận được sổ sách kế toán đó. 1.2.6.2 Kiểm tra nội bộ ngành thuế: Việc kiểm tra nội bộ ngành thuế là nhằm theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách, định hướng của đảng, quyết định và pháp luật liên quan đến việc quản lý nguồn thu thuế, phí và lệ phí nộp ngân sách nhà nước đúng, kịp thời và đồng thời cũng để bảo đảm và chống hiện tượng tiêu cực trong ngành thuế, khuyến khích các cán bộ gương mẫu và xử lý các kẻ vi phạm pháp luật. Đồng thời công việc này cũng là một điều kiện tốt cho nhiệm vụ theo dõi gần gủi với tổ chức địa phương để thấy được tình hình thực tế của từng địa phương để tạo thành cơ sở số liệu trong quá trình định hướng cải cách giải quyết các vấn đề tồn tại, để nâng cao ý thức trách nhiệm. Mục đích chính của việc kiểm tra nội bộ trong ngành thuế là chú trọng một số lĩnh vực có nguy cơ rủi ro tham nhũng, thực hiện thu thuế không đạt kế hoạch, các doanh nghiệp có nguy cơ trốn tránh thuế, địa điểm các tổ chức 24 chưa thật bền cững, thiếu đoàn kết và có kiếu nại tố cáo của người dân đối với từng cấp trong ngành thuế. Quá trình kiểm tra thuế chia thành 2 cấp như: cấp Trung ương và địa phương, mà mỗi cấp có nội dung cụ thể như sau: - Quá trình kiểm tra nội bộ ngành thuế cấp Trung ương: là quá trình kiểm tra các ngành nghề nhà nước cấp trung ương có thực hiện thu phí và lệ phí hành chính sự nghiệp hoặc thu quỹ đầu tư của nhà nước, kiểm tra các sở ban ngành trực thuộc và cùng địa bàn cục, các sở thuế tỉnh và các tổ chức trực thuộc, các tổ thuế huyện và tổ chức trực thuộc, đơn vị kinh doanh cả của nhà nước và tư nhân có hoạt động trên phạm vi cả nước, các cán bộ công chức trong ngành thuế trên cả nước, tài chính cấp làng và người ủy quyền đại diện cơ quan thuế. - Quá trình kiểm tra nội bộ ngành thuế cấp địa phương: là quá trình kiểm tra các ngành nghề nhà nước cấp địa phương có thực hiện thu phí và lệ phí hành chính sự nghiệp hoặc thu quĩ đầu tư của nhà nước, các phòng thuế cùng địa bàn và tổ chức trực thuộc sở thuế tỉnh, tổ thuế các huyện và tổ chức trực thuộc, các đơn vị kinh doanh cả của nhà nước và tư nhân có hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Thành phố, đối tượng nộp thế là thể nhân, pháp nhân hoạt đông có thu nhập trên địa bàn tỉnh, thành phố, cán bộ công chức trong sự quản lý của cơ quan thuế tỉnh, thành phố, tài chính làng hay người thu có ủy quyền đại diện cơ quan thuế. Nội dung của kiểm tra nội bộ ngành thuế: - Thực hiện nhiệm vụ và tuân thủ pháp luật cán bộ công chức thuế. - Tăng cấp, bậc, thực hiện chính sách và xử lý đối với cán bộ. - Bổ nhiệm, chuyển nhiệm, bố chí, nhận biên chế đối với cán bộ. - Sử dụng khoản chi ngân sách nhà nước và qũi chuyên dùng khác. - Sử dụng của cải và tài sản của nhà nước. 25 - Đăng lý và đăng lý mới giấy phép thuế. - Tính và nộp từng loại thuế. - Kê khai và trả nợ từng loại thuế. - Thu phí và lệ phí. - Quyết định miễn và giảm thuế. - Theo dõi, đòi và tính khoản phạt nợ thuế. - Hoàn thuế GTGT. - Tiến hành kiểm tra kế toán nhanh và toàn diện. - Giải quyết khiếu nại của người nộp thuế. - Quản lý cấp phát hóa đơn thu tiền và các in ấn khác. - Sử dụng các hóa đơn thuế các loại. - Quản lý cấp phát và sử dụng tem thuế. - Tổ chức và hoạt động kiểm tra hàng hóa vận chuyển. - Tính và lập kế hoạch thu thuế. - Quản lý sử dụng và phát triển hệ thống ICT. 26 Kết luận chương 1 Chương 1 đã tập trung làm rõ lý luận về thuế và vai trò công tác kiểm tra, thanh tra thuế, trong đó góp phần làm rõ lý luận và ý nghĩa thực của sự cần thiết khách quan trong thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế của Lào. Những lý thuyết tổng quan nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu của luận văn là nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cục thuế - CHDCND LÀO. 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ CHDCND LÀO. 2.1 VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỤC THUẾ NƯỚC CHDCND LÀO: 2.1.1 Vị trí của cục thuế: Cục thuế là một tổ chức trực thuộc Bộ tài chính, có nhiệm vụ quản lý công việc về thuế theo chiều dọc, tham mưu cho bộ trưởng Bộ tài chính về việc quản lý vĩ mô, kiểm tra - thanh tra và tổ chức thu thuế tập trung vào ngân sách nhà nước theo pháp luật và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. ( Hình 1: Cơ cấu tổ chức các cục trực thuộc Bộ tài chính ) C ỤC K Ế T O Á N C ỤC Q U ẢN L Ý T À I S ẢN N N C ỤC T H A N H T R A T À I C H ÍN H K H O B ẠC N H À N ƯỚ C C ỤC Q U ẢN L Ý C H ÍN H D N N N C ỤC H ẢI Q U A N C ỤC T H U Ế V ĂN P H Ò N G B Ộ- C ỤC N SN N C ỤC T Ổ C H ỨC V À C Á N B Ộ C ỤC T C ĐỐ I N G O ẠI C ỤC C H ÍN H S Á C H T C V IỆ N K IN H T Ế - TÀ I C H ÍN H BỘ TÀI CHÍNH 28 2.1.2 Nhiệm vụ của cục thuế: - Nghiên cứu, chỉnh sửa các chính sách, chiến lược, luật pháp, kế hoạch phát triển và cơ chế quản lý thuế đề trình bộ trưởng bộ tài chính phê duyệt. - Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo các văn bản quy định về thuế, chỉ thị và chính sách khác có liên quan để nâng cao sự hiểu biết, ý thức thực hiện các văn bản pháp luật đó của thể nhân, pháp nhân và mọi tổ chức trong xã hội. - Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn một cách có hệ thống và liên tục cho cán bộ thuế trên phạm vi cả nước. - Lập kế hoạch thu thuế hàng năm trên phạm vi cả nước đề trình bộ tài chính phê duyệt. - Lập kế hoạch hoạt động thu thuế hàng năm, quý, tháng. - Thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra-thanh tra công việc tổ chức thực hiện pháp luật thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan một cách thống nhất trên phạm vi cả nước. - Kiểm tra kế toán các doanh nghiệp, các hóa đơn chứng từ, kiểm tra hàng hóa xuất – nhập kho, các chợ và cửa hàng theo mục tiêu trong tâm; - Tổ chức thu, chủ trì đòi nợ thuế vào NSNN đúng, đủ, kịp thời và đạt được kế hoạch thu thuế đã đặt ra và quốc hội đã duyệt; - Thu thập, tổng hợp các thông tin, số liệu về đơn vị kinh doanh, diện tích đất đai, các đối tượng có thu nhập, hoạt động cho thuê bất động sản, phí và lệ phí khác. - Quy định và giao mã số thuế cho đối tượng nộp thuế trên phạm vi cả nước. - Quy định các quy chế và phương pháp thu thuế thật chặc chẽ, bao quát và thống nhất đúng theo quy định của pháp luật. - Đăng ký, đăng ký mới thuế hàng năm và quản lý theo dõi thu thuế từ các đơn vị kinh doanh mà thuộc trách nhiệm của mình. - Tổng hợp, theo dõi, quản lý đơn vị kinh doanh trên phạm vi cả nước. 29 - Tổ chức khen thưởng đối vơi những thể nhân, pháp nhân, tổ chức có công lớn trong việc cung cấp thông tin và nộp thuế; xử lý nghiêm đối với những kẻ vi phạm luật thuế. - Nghiên cứu, giải quyết đề nghi của thể nhân, pháp nhân, các tổ chức và giải quyết khiếu nại về công tác thuế. - Lập kế hoạch chi ngân sách nhà nước hàng năm: tiền lương, các khoản phụ cấp , trợ cấp, khoản chi hành chính, mua sắm, xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng cơ quan, khoản bồi dưỡng cán bộ. - Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tiền thưởng, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác thuế trên phạm vi cả nước. - Lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng, quản lý, sử dụng, bố chí, thực hiện chính sách bồi thưởng và xử lý vi phạm công tác thuế trên phạm vi cả nước. - Quản lý, sử dụng kỹ thuật công nghệ, công nghệ thông tin và hiện đại hóa công tác nghiệp vụ chuyên môn thuế trên phạm vi cả nước. - Tổ chức thực hiện chế độ kế toán nhà nước trong việc ghi chép mọi khoản mục thu thuế theo mục lục kế toán ngân sách nhà nước và Kho bạc nhà nước để quyết toán kế toán và phân tích số thu. - In, quản lý, kiểm tra sử dụng hóa đơn thu tiền, tem thuế, thẻ vào cổng, đề can, mẫu biểu và các dấu hiệu khác theo pháp luật. - Theo dõi thúc đẩy, kiểm tra – thanh tra quá trình thực hiện nghiệp vụ chuyên môn trên cả nước: đăng ký thuế, kê khai, tính toán, nộp, trích, hoàn, miễn, giảm và căn cứ theo pháp luật. - Phối hợp với cục hải quan, kho bạc nhà nước, văn phòng bộ, các cục trực thuộc bộ tài chính, cơ quan chính quyền địa phương và các ban ngành khác có liên quan đến công tác thuế theo nhiệm vụ đã giao. - Tổng kết, đánh giá và báo cáo bộ trưởng bộ tài chính về công tác thực hiện nhiệm vụ thuế trên cả nước. 30 - Quan hệ hợp tác với quốc tế và các tổ chức khác về công tác thuế theo nhiệm vụ được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác đã được giao. Quyền hạn của cục thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ: - Đề ra các quyết định, thông báo, hướng dẫn để cụ thể hóa việc tuyên truyền chỉ thị, quyết định, hướng dẫn của bộ trưởng bộ tài chính. - Kiến nghị sửa đổi và soạn thảo luật thuế và các luật khác có liên quan sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ. - Đóng góp ý kiến, quyết định các vấn đề và ký khẳng định sự đúng đắn của các tài liệu nằm trong trách nhiệm của mình mà phù hợp với pháp luật. - Đề nghị các thể nhân, pháp nhân và các tổ chức cung cấp số liệu, thông tin và các tài liệu liên quan công tác thuế. - Trình bộ trưởng bộ tài chính bổ nhiệm, chuyển nhiệm hay miễn nhiệm giám đốc sở và phò giám đốc trong cục thuế; giám đốc sở phó phó giám đốc sở thuế các tỉnh, thành phố, trưởng phòng thuế các huyện trên cơ sở phối hợp của các bên liên quan. - Bổ nhiệm, chuyển nhiệm tổ trưởng và của các sở trong cục thuế; giám đốc sở và phó giám đốc sở thuế các tỉnh, thành phố; trưởng phòng và phó phòng thuế các huyện trên cơ sở phối hợp của các bên liên quan và ủy quyền của bộ trưởng bộ tài chính. - Thi, tuyển chọn các cán bộ thuế mới để bố trí vào các vị trí theo sự đồng ý của bộ trưởng bộ tài chính và quyết định từ ban chính trị và quản lý cán bộ. - Cử cán bộ trong trách nhiệm của mình xuống hoạt động nghiệp vụ được giao trong phạm vi cả nước. - Đề nghị thực hiện khen thưởng, xử lý, tăng cấp-bậc, bố trí, chuyển đổi, chính sách đối với các cán bộ công chức thuế trên phạm vi cả nước. 31 - Đề nghị khen thưởng thể nhân, pháp nhân và các tổ chức liên quan có công, hợp tác trong quá trình thực hiện luật thuế. - Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, khoản thưởng của cục thuế theo quyết định, sử dụng phương tiện, căn hộ, công cụ và dụng cụ hiện đại trong công tác thuế. - Có quyền mở tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng theo pháp luật. - Thực hiện các quyền hạn khác theo nhiệm vụ được giao. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của cục thuế:                   Cục thuế có cơ cấu tổ chức hai cấp: - Cấp Trung ương. - Cấp địa phương. Cơ cấu tổ chức của cục thuế cấp Trung ương bao gồm 7 sở như sau: + Sở tổ chức – hành chính. + Sở kiểm tra kế toán doanh nghiệp. + Sở văn thư. + Sở quản lý hóa đơn chứng từ. + Sở quản lý nguồn thu thuế. + Sở kế hoạch – công nghệ thông tin. + Sở thuế doanh thu và phí. 32 ( Hình 2: Cơ cấu tổ chức của cục thuế ) Cơ cấu tổ chức của cục thuế cấp địa phương bao gồm có: + Sở thuế các tỉnh, thành phố. + Phòng thuế các huyện. - Sở tổ chức – hành chính: Sở tổ chức – hành chính là một sở trực thuộc cục thuế, có vai trò tham mưu cho cục trưởng cục thuế về việc phối hợp với các sở khác trong nội bộ, sở thuế các tỉnh-thành phố, quan hệ hợp tác với quốc tế hay bên ngoài; nghiên cứu, lập kế hoạch, tổng kết-tổng hợp các hoạt động công tác thuế từng thời kỳ; quản lý, bố trí, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với cán bộ thuế trên phạm vi cả nước; kiểm tra hoạt động, thực hiện luật về thuế và các văn bản khác của cán bộ thuế; quản lý chi tiêu NSNN, quý nghiệp vụ, khoản chi tiêu ưu đãi theo quyết định, sử dụng phương tiện, căn hộ, công cụ, dụng cụ của ngành thuế trên phạm vi cả nước. Sở q uản lý h óa đơ n ch ứn g từ Cục thuế Sở th uế th u nh ập và p hí Sở tổ c hứ c – hà nh c hí nh Sở k iểm tr a kế to án D N Sở v ăn th ư Sở q uản lý n gu ồn th u th uế Sở k ế h oạc h – cô ng n gh ệ 33 - Sở kiểm tra kế toán doanh nghiệp: Sở kiểm tra kế toán doanh nghiệp là một bộ phận trực thuộc cục thuế, tham mưu cho cục trưởng về viêc phân tích, lựa chọn, lập kế hoạch kiểm tra kế toán doanh nghiệp của các đơn vị kinh doanh trực tuộc sự quản lý của cục thuế; theo dõi tổng hợp công tác kiểm tra kế toán doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; phối hợp với các sở trực thuộc cục thuế, sở thuế các tỉnh-thành; quản lý sử dụng và gìn giữ các phương tiện, công cụ dụng cụ chuyên môn của sở mình. - Sở văn thư: Là một sở trực thuộc cục thuế, có vai trò tham mưu cho cục trưởng về việc nghiên cứu khung mẫu: chỉnh sửa luật pháp, hiệp ước, nghị định, hướng dẫn, thông báo, xin miễn giảm thuế, hoàn thuế; tuyên truyền, giải thích thắc mắc, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp và lập hồ sơ tố cáo hay .....về công tác thuế; tham gia công tác nghiên cứu soạn thảo hợp đồng, chỉnh sửa hợp đồng thuê mướn, cho thuê hay đầu tư với các bên liên quan; phối hợp với các sở trực thuộc cục thuế, các sở thuế các tỉnh – thành phố. Quản lý sử dụng và gìn giữ phương tiện, công cụ chuyên dùng trong sở của mình. - Sở quản lý hóa đơn và chứng từ: Sở quản lý hóa đơn và chứng từ là một sở trực thuộc cục thuế, có vai trò tham mưu cho cục trưởng về việc quản lý, theo dõi, thiết kế hóa đơn, chứng từ phục vụ cho nghiệp vụ. Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn và chứng từ liên quan đến việc mua-bán, vận chuyển hàng hóa trên phạm vi cả nước. Phối hợp với các sở trực thuộc cục thuế, sở thuế các tỉnh-thành phố. Quản lý, sử dụng và gìn giữ phương tiện, công cụ dụng cụ sử dụng trong sở của mình. - Sở quản lý nguồn thu thuế: Sở quản lý thu thuế là một sở trực cục thuế, có vai trò tham mưu cho cục trượng về việc quản lý thu thuế từ các doanh nghiệp tư nhân, pháp nhân, tổ chức 34 trên phạm vi trung ương trực thuộc cục thuế; cấp giấy phép thuế, quảng cáo, đòi nợ thuế, kiểm tra tại chỗ theo hình thức nhanh, kiểm tra sao kê khai, hoàn thuế GTGT và tổng hợp, theo dõi số liệu thống kê doanh nghiệp phải nộp thuế trên phạm vi cả nước. - Sở kế hoạch và công nghệ thông tin: Sở kế hoạch và công nghệ thông tin là một sở trực thuộc cục thuế, vó vai trò tham mưu cho cục trưởng về việc nghiên cứu, quy định mục tiêu trong việc lập chiến lược; thu thập, phân tích số liệu, lập kế hoạch, tổng hợp báo cáo số liệu thông kê của việc thu thuế, phát triển hệ thông công nghệ thông tin, lắp đặt và bảo dưỡng hệ thống, bồi dưỡng và quản lý mã số thuế trên phạm vi cả nước, phối hợp với các sở trực thuộc cục thuế, sở thuế các tỉnh-thành phố. Quản lý, sử dụng bảo dưỡng các phương tiện, công cụ phục vụ công tác của mình. - Sở thuế thu nhập và phí: Sở thuế thu nhập và phí là một sở trực thuộc cục thuế, có vai trò tham mưu cho cục trưởng về việc quản ký thu thuế thu nhập từ những cá nhân không đăng ký kinh doanh, theo dõi thu phí và lệ phí từ các tổ chức xung quanh trung ương; thu tiền visa tại cửa khẩu quốc tế, kiểm tra việc thu nhập từ phí và lệ phí tại đại sứ quán hoặc đại sứ quán Lào ở nước ngoài, hướng dẫn và theo dõi việc thu thuế thu nhập từ cá nhân, phí và lệ phí trên phạm vi cả nước. 2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THU THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CHDCND LÀO: 2.2.1 Thực trạng thu thuế năm 2007-2008: Thực trạng thu thuế trong năm 2007-2008 là một năm mà ngành thuế đã có thay đổi phương pháp quản lý theo chiều dọc, làm cho có xảy ra nhiều yếu tố thuận lợi và hạn chế trong công tác thu thuế. Là một mặt mới mẻ và nặng nề vì có nhiều địa phương còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện công việc nhất là có sự chuyển – bố trí nhiệm của các cán bộ công chức của ngành thuế ra và lấy cán bộ 35 công chức từ ngành khác vào làm việc trong ngành thuế gây cho công việc thu thuế thêm phức tạp cả về mặt nhân lực và mặt tổ chức. Dù vậy, dưới sự quan tâm chính đáng của ban giám đốc bộ tài chính nói chung, nói riêng là tổ chức thuế các cấp đã quyết tâm thực hiện công việc với kết quả rất khả quan, mà các kết quả đó đã phản ánh trong con số thực hiện thu thuế đạt kế hoạch và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể trong bảng tổng kết số thu thuế năm 2007-2008 như sau: 2.2.1.1 So sánh việc thu thuế theo từng sắc thuế: Tình hình thu thuế năm 2007-2008 trên phạm vi cả nước đã thực hiện đạt kế hoạch đã đề ra đến 122.5%; có 83,210 đơn vị kinh doanh thuộc sự quản lý của ngành thuế trên phạm vi cả nước. Trong đó 199 đơn vị thuộc sự quản lý của cục thuế, tương đương 0.23% của tất cả cơ số doanh nghiệp trên phạm vi cả nước nhưng doanh thu của các đơn vị đó đã tạo nguồn thu khổng lồ đến 2,110,028,893,778 kíp hay tương đương 64.51% của tổng thu cả nước; thu nhập đó được phân chia cụ thể theo từng khoản mục của các sắc thuế và khoản thu khác đã thể hiện cụ thể như sau: BẢNG 2.1: TỔNG SỐ THU THUẾ CẢ NƯỚC NĂM 2007-2008 ( Đơn vị tính: Kíp ) TT NỘI DUNG THU KẾ HOẠCH NĂM THỰC HIỆN SO SÁNH (%) TỔNG THU : 2,459,965,002,694 3,009,145,841,714 122.32% 1 THU TỪ THUẾ: 2,445,923,885,510 3,003,688,877,649 122.80% 1.1 THUẾ TRỰC THU: 1,350,553,742,926 1,710,443,005,191 126.65% 1.1.1 THUẾ LỢI TỨC : 1,045,169,725,525 1,299,026,400,221 124.29% 1.1.1.1 THUẾ LỢI TỨC TỪ CÁC THỂ NHÂN 969,469,642,026 1,228,317,173,817 126.70% 1.1.1.2 THUẾ LỢI TỨC CÁ NHÂN TRONG NƯỚC 75,700,083,499 70,709,226,404 93.41% 1.1.2 THUẾ THU NHẬP : 193,933,043,769 285,153,872,923 147.04% 1.1.2.1 THUẾ TIỀN LƯƠNG 142,016,342,656 233,661,950,977 164.53% 36 1.1.2.2 THUẾ PHÂN CHIA LỢI NHUẬN 36,470,000,000 38,684,985,347 106.07% 1.1.2.3 THUẾ TỪ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ 15,446,701,113 12,806,936,599 82.91% 1.1.3 THUẾ KHOÁN 53,365,149,890 46,013,043,458 86.22% 1.1.4 THUẾ NHÀ ĐẤT : 38,500,000,000 57,327,539,967 148.90% 1.1.5 THUẾ TỐI THIỂU : 19,585,823,742 22,922,148,622 117.03% 1.2 THUẾ GIÁN THU: 1,095,370,142,584 1,293,245,872,458 118.06% 1.2.1 THUẾ DOANH THU: 657,525,660,697 762,258,922,994 115.93% 1.2.1.1 THUẾ DOANH THU TRONG NƯỚC 657,525,660,697 762,258,922,994 115.93% 1.2.2 THUẾ TIÊU THỤ: 437,844,481,887 530,986,949,464 121.27% 1.2.2.1 THUẾ TIÊU THỤ TRONG NƯỚC 437,844,481,887 530,986,949,464 121.27% 2 THU NGOÀI THUẾ: 14,041,117,184 5,456,964,065 38.86% 2.1 KHOẢN PHẠT 14,041,117,184 5,456,964,065 38.86% (Nguồn trích: Sở kế hoạch và công nghệ thông tin – Cục thuế Lào ) Qua bảng (2.1) trên cho thấy số thu thuế của năm 2007 – 2008 như sau: Phân theo chương như trong mục lục ngân sách nhà nước phần thuộc chương thu từ thuế và khác thuế. Qua bảng trên cho thấy rằng lúc nào khoản thu từ thuế vẫn là khoản thu chiếm phần lớn trong tổng thu mà ngành thuế quản lý trên cả nước. Trong năm đó số thu từ thuế đã thu được tới 3,003,688,877,649 kíp, chiếm 98.8% của tổng thu trong năm và khoản thu này đã thực hiên đạt được tới 122.3% của kế hoạch năm. Trái lại, khoản thu khác thuế chỉ thực hiện được 5,456,964,065 kíp hay chỉ chiếm 0.18% của tổng thu trong năm và chỉ thực hiện được 38.9% của kế hoạch năm vì khoản thu này chủ yếu chỉ là thu từ tiền phạt. Điều đó cho thấy rằng việc tổ chức thực hiện luật pháp đã có hiệu lực tốt hơn, người dân đã hiểu rõ về trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong việc góp phần thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước mà nó đã phản ánh qua số thu từ khoản tiền phạt ít đi khi so với số thực hiện 37 nghĩa vụ thông thường của thể nhân, pháp nhân cũng như các tổ chức có nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phân chia tổng thu thuế theo khoản trong mục lục ngân sách nhà nước: Qua bảng trên cho thấy rằng tổng thu thuế cả nước bao gồm 3 khoản như: - Thuế trực thu. - Thuế gián thu. - Thu từ khoản phạt. Khi so sánh cả 3 khoản thu theo bảng trên và so với tổng thu thấy rằng số thu thuế trực thu có 1,710,443,005,191 kíp là khoản thu có số thu lớn hơn các khoản thu khác, chiếm tỷ trọng cao tới 56.9% và đã thực hiện đạt tới 126.6% của kế hoạch năm, thứ hai là số thu từ thuế gián thu chiếm 43.1% và đã thực hiện đạt tới 118.1% của kế hoạch năm, còn thu từ khác thuế chỉ chiếm 0.18% và chỉ thực hiện được 38.9% của kế hoạch năm. Qua việc so sánh với kế hoạch năm cho thấy rằng thuế trực thu vấn còn tiếp tục thực hiện với tỷ lệ cao hơn thuế khác, thứ hai là tiền thuế gián thu và thu khác thuế theo thứ tự. Điều đó chỉ rõ rằng thuế thu từ các thể nhân, pháp nhân, tổ chức cả người nước ngoài chiếm tỷ trọng cao hơn thu từ tiêu thụ, buôn bán hàng hóa nhập khẩu và dịch vụ chung. Khi so sánh riêng thu thuế trực thu mà đã bao gồm thu từ nhiều sắc thuế như: thuế lợi tức, thuế thu nhập, thuế sử dụng đất và thuế tối thiểu với tổng thu thuế đã cho thấy rằng thuế lợi tức chiếm tỷ trọng lớn nhất hay tương đương 75.9% và đã thực hiện đạt tới 124.3% của kế hoạch năm, thứ hai là thu từ thuế thu nhập chiếm 16.7% và đã thực hiện với phần trăm cao hơn thuế lợi tức và thực hiện tương đương bằng 147.1% của kế hoạch năm; thu từ thuế sử dụng đất chiếm tỷ trọng 3.4% nhưng nếu so với số kế hoạch năm đã thực hiện lên tới 148.9% mà là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại thuế trực thu; thuế tối thiểu chiếm 1.3% nếu so với kế hoạch năm đạt 117% và thuế khoán chiếm 2.7% nhưng lại là loại thuế duy nhất trong thuế trực thu không thể thực hiện đạt kế hoạch năm đề ra. 38 Những điều đó thể hiện cho thấy sự phát triển của nền kinh tế nhất là sự phát triển và tăng lên của doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp sản xuất, thương mại – dịch vụ mà nó thể hiện trong số thu thuế, thuế lợi tức từ hoạt động kinh doanh đã thực hiện đạt 124.3% của kế hoạch năm, cùng với sự phát triển đó nó thể hiện tới tình hình mở rộng thị trường lao động bởi vì kinh tế phát triển tác động làm cho việc thuê lao động tăng lên mà nó cho thấy qua số tiền thuế thu từ tiền lương tăng lên và đạt 164.5% của kế hoạch năm. Khi so sánh riêng số thu thuế gián thu với tổng thu thuế đã cho thấy rằng số thu thuế doanh thu chiếm tỷ trọng cao hơn thuế tiêu thụ mà tương đương bằng 58.9% và thuế tiêu thụ chiếm tỷ trọng 41.1%; nhưng khi so với kế hoạch năm thì thấy rằng thuế tiêu thụ lại có tỷ trọng cao nhất trong số thu thuế, điều đó phù hợp với số liệu đã đề cập trên, nghĩa là nền kinh tế năm nay phát triển và có triển vọng thu nhập người dân sẽ tăng lên làm cho người ta có sức mua hàng hóa và dịch vụ có tính chất lãng phí không cần thiết chẳng hạn như: mua sắm xe, rựu, bia và các đồ dùng khác làm cho thu từ khoản đó đã thực hiện được 121.3% của kế hoạch năm. 2.2.1.2 So sánh số thu thuế theo từng cấp quản lý: Căn cứ theo chức năng vai trò trong phân cấp quản lý thu thuế đã phân cấp thu đó thành 2 cấp như: cấp Trung ương và cấp địa phương; cấp trung ương có cục thuế là cơ quan tổ chức thu từ các đơn vị kinh doanh trực thuộc phạm vi quản lý của mình, trong kỳ này có 199 đơn vị trực thuộc cục, có 83,011 đơn vị trực thuộc địa phương quản lý. Mặc dù cấp địa phương có quản lý nhiều đơn vị kinh doanh nhưng ngược lại số thu từ các đơn vị kinh doanh do trung ương quản lý lại có nhiều hơn số thu của các đơn vị mà địa phương quản lý, vì lý do là các đơn vị do cục quản lý đa số là doanh nghiệp lớn, nộp thuế với số lượng lớn; còn các đơn vị kinh doanh do địa phương quản lý chủ yếu lại là các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động theo mùa vụ ( áp dụng thẻ, phiếu ), phần lớn thực hiện nộp thuế theo hình thức 39 khoán hay theo kiểu cơ bản thông thường. số thu cụ thể của từng cấp thu thuế đã thể hiện cho thấy trong bảng sau: Bảng(2.2) :Tổng hợp số thu thuế do cục và địa phương quản lý năm 2007-2008. Đơn vị tính: kíp TT NỘI DUNG THU CỤC QUẢN LÝ SO SÁNH (%) CÁC TỈNH QUẢN LÝ SO SÁNH (%) KẾ HOẠCH NĂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM THỰC HIỆN TỔNG THU : 1,642,585,000,000 2,016,315,550,933 122.75 817,380,002,694 992,830,290,781 121.46 1 THU TỪ THUẾ: 1,642,270,000,000 2,015,950,170,542 122.75 803,653,885,510 987,738,707,107 122.91 1.1 THUẾ TRỰC THU: 991,000,000,000 1,258,425,057,728 126.99 359,553,742,926 452,017,947,463 125.72 1.1.1 THUẾ LỢI TỨC : 904,000,000,000 1,152,654,013,129 127.51 141,169,725,525 146,372,387,092 103.69 1.1.1.1 THUẾ LỢI TỨC TỪ CÁC THỂ NHÂN 904,000,000,000 1,152,654,013,129 127.51 65,469,642,026 75,663,160,688 115.57 1.1.1.2 THUẾ LỢI TỨC CÁ NHÂN TRONG NƯỚC 75,700,083,499 70,709,226,404 93.407 1.1.2 THUẾ THU NHẬP : 80,000,000,000 99,849,846,809 124.81 113,933,043,769 185,304,026,114 162.64 1.1.2.1 THUẾ TIỀN LƯƠNG 45,000,000,000 62,848,388,056 139.66 97,016,342,656 170,813,562,921 176.07 1.1.2.2 THUẾ PHÂN CHIA LỢI NHUẬN 35,000,000,000 37,001,458,753 105.72 1,470,000,000 1,683,526,594 114.53 1.1.2.3 THUẾ TỪ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ 15,446,701,113 12,806,936,599 82.91 1.1.3 THUẾ KHOÁN 53,365,149,890 46,013,043,458 86.223 1.1.4 THUẾ NHÀ ĐẤT : 38,500,000,000 57,327,539,967 148.9 1.1.5 THUẾ TỐI THIỂU : 7,000,000,000 5,921,197,790 84.589 12,585,823,742 17,000,950,832 135.08 1.2 THUẾ GIÁN THU: 651,270,000,000 757,525,112,814 116.32 444,100,142,584 535,720,759,644 120.63 1.2.1 THUẾ DOANH THU: 261,270,000,000 304,456,960,701 116.53 396,255,660,697 457,801,962,293 115.53 1.2.1.1 THUẾ DOANH THU TRONG NƯỚC 261,270,000,000 304,456,960,701 116.53 396,255,660,697 457,801,962,293 115.53 1.2.2 THUẾ TIÊU THỤ: 390,000,000,000 453,068,152,113 116.17 47,844,481,887 77,918,797,351 162.86 1.2.2.1 THUẾ TIÊU THỤ TRONG NƯỚC 390,000,000,000 453,068,152,113 116.17 47,844,481,887 77,918,797,351 162.86 2 THU NGOÀI THUẾ: 315,000,000 365,380,391 115.99 13,726,117,184 5,091,583,674 37.094 2.1 KHOẢN PHẠT 315,000,000 365,380,391 115.99 13,726,117,184 5,091,583,674 37.094 (Nguồn trích: Sở kế hoạch và công nghệ thông tin – Cục thuế Lào) So sánh số thu thuế do Cục quản lý. Qua bảng trên cho thấy phần Cục quản lý sẽ không có thu từ thuế nhà đất do phần này đã phân cho cấp địa phương quản lý và thu bởi vì khoản này chủ yếu là người 40 dân sẽ là người thực hiện mà thực hiện tại các địa điểm cơ quan của bản, làng hay cơ quan nhà đất các địa phương. Số thu thuế đã thực hiện được 2,015,950,170,542 kíp, chiếm tới 99.9% của tổng thu và đạt 122.8% của kế hoạch năm; còn số thu khác thuế mà là khoản thu từ khoản phạt có 365,380,391 kíp, chỉ chiếm 0.01% của tổng thu nhưng đã đạt 116% so với kế hoạch năm. Điều đó cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ thuế thông thường chiếm tỷ trọng lớn hơn thu từ khoản phạt do vi phạm pháp luật thuế. Khi so sánh số liệu từ bảng trên chia thanh 3 khoản theo mục lục NSNN thấy rằng thu từ thuế trực thu có 1,258,425,057,728 kíp và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu mà chiếm tới 59.6% của tổng thu và đạt 127% so sánh với kế hoạch năm, tiếp theo là số thu từ thuế gián thu có 757,525,112,814 kíp, chiếm 35.9% của tổng thu và đạt 116.3% so với kế hoạch năm, tiếp theo là số thu ngoài thuế dù có chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng thu nhưng đã thực hiện đạt tới 116% so với kế hoạch năm. Khi so sánh riêng số thu từ thuế trực thu với tổng số thu đã cho thấy rằng thuế lợi tức chiếm tỷ trọng lớn nhất mà chiếm tới 54.6% và thực hiện đạt 127.5% của kế hoạch năm, tiếp theo là thu từ thuế thu nhập chiếm 4.7% và thực hiện đạt 124.8% của kế hoạch năm, thuế tối thiểu chiếm 0.3% và nếu so với kế hoạch năm chỉ thực hiện được 84.6% và chỉ là một sắc thuế trong năm đã không đạt kế hoạch năm đã đề ra. Điều đó cho thấy rằng tình hình kinh tế cũng như tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có bước tiến triển làm cho các đơn vị kinh doanh hay những người kinh doanh có lợi nhuận mà nó đã phản ánh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế lợi tức đã đạt tới 127.5% của kế hoạch năm. Khi so sánh riêng số thu thuế gián thu với tổng số thu thuế thấy rằng thu từ thuế tiêu thụ có 453,068,152,113 kíp, chiếm tỷ trọng lớn hơn thu từ thuế doanh thu mà chiếm tới 21.5%; còn số thu từ thuế doanh thu chiếm 14.4%. Nhưng so với kế hoạch năm thấy rằng thuế tiêu thụ và thuế doanh thu có tỷ trọng tương đương nhau 41 trong kế hoạch thực hiện thu thuế gián thu. Điều đó nó thể hiện cho thấy tình hình kinh tế đã có sự phát triển, người dân có thu nhập tăng lên khiến cho họ có tăng thêm sức mua hàng hóa – dịch vụ có tính chất lãng phí tạo điều kiện cho chính phủ thu thuế tiêu thụ trong năm đạt tới 116.2% so với kế hoạch năm. So sánh số thu thuế do địa phương quản lý. Qua bảng trên đã thấy rằng số thu từ thuế sử dụng đất mà là số thu do địa phương được quyền quản lý. Trong năm nay đã thực hiện được 57,327,539,967 kíp tương đương 148.9% của kế hoạch năm hay 4.9% của tổng thu thuế; số thu thuế đã thực hiện được 987,738,707,107 kíp chiếm 99.5% của tổng thu và đạt 122.9% so kế hoạch năm; còn số thu khác thuế mà là khoản tiền phạt có 5,091,583,674 kíp, mà chỉ chiếm 0.5% của tổng thu và chỉ đạt 37.1% so kế hoạch năm. Khi so sánh số liệu từ bảng trên mà phân thành 3 mục theo mục lục ngân sách nhà nước cho thấy rằng số thu thuế gián thu có 535,720,759,644 kíp chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 46.1% của tổng thu và khi so với kế hoạch năm thấy rằng số thu này đã thực hiện đạt 120.6%, tiếp theo là thu từ thuế trực thu có 452,017,947,463 kíp, chiếm 38.9 % của tổng thu và thực hiện đạt 125.7% của kế hoạch năm, tiếp theo là số thu khác thuế đã chiếm tỷ trọng nhỏ nhất khi so vơi tổng số thu và không đạt kế hoạch. Khi so sánh riêng số thu từ thuế trực thu với tổng thu cho thấy rằng thuế thu nhập chiếm tỷ trọng cao hơn loại thuế khác mà chiếm tới 16.1% và đã thực hiện được 162.6% của kế hoạch năm, tiếp theo là thu từ thuế lợi tức chiếm 12.6% và thực hiện được 103.7% của kế hoạch năm. Khi so sánh riêng thu từ thuế gián thu với tổng thu thuế thì thấy rằng thuế doanh thu đạt 457,801,962,293 kíp chiếm tỷ trọng cao hơn thuế tiêu thụ chiếm tới 39.4%, còn thuế tiêu thụ chỉ chiếm 6.7% nhưng khi so với kế hoạch thì loại thuế này thực hiện tốt hơn thuế doanh thu như đã thực hiện đạt tới 162.9% còn thuế doanh thu chỉ đạt 115% của kế hoạch năm. 42 So sánh số thu thuế do cục và địa phương quản lý. Từ bảng trên đã thể hiện cho thấy rằng số thu do cục quản lý chiếm 64.5% của tổng thu thuế, còn số thuế do địa phương quản lý chiếm 35.5% của tổng thu thuế. Nhưng nếu so từng mục thu thì thấy rằng: - Khi so sánh riêng thuế trực thu thầy rằng thu từ thuế tiền lương ở cấp Cục và các địa phương quản lý đã thu được nhiều hơn loại thuế khác như Cục thực hiện được 127% và địa phương thu được 125.7%. Mặc dù vậy, trong công tác quản lý cũng có nhiều loại thuế có khả năng thu khác nhau nhất là cục đã thu từ thuế tối thiểu ít hơn loại thuế khác là 84.6% của kế hoạch năm nhưng các địa phương đã thu tới 135.1% của kế hoạch năm, và thu từ. Các đặc trưng của loại thu do địa phương quản lý đó còn có nhiều loại thu mà cục không quản lý như là phí nhà đất, thuế khoán, thuế thu nhập từ thuê mướn và các khoản thu đó do địa phương quản. - So sánh riêng số thu từ thuế gián thu thấy rằng số thu do cục và địa phương quản lý đã thực hiện vượt kế hoạch năm, trong đó thu từ thuế doanh thu đã thực hiện với tỷ lệ ngang bằng nhau, nhưng trong lúc đó địa phương đã thu thuế tiêu thụ được nhiều hơn cục như đã thu được tới 162.9% của kế hoạch năm mà cục chỉ thực hiện được 116.2%. - Ngoài thu từ các loại thuế thì còn có số thu khác thuế nhất là khoản phạt mà Cục đã thực hiện được 116% của kế hoạch nhưng trái lại số thu đó địa phương thực hiện chỉ được 37.1%. 2.2.2 Thực trạng thu thuế năm 2008-2009: Tình hình chung trong việc thu thuế năm 2008-2009 là năm mà ngành thuế không thể thực hiện được kế hoạch Quốc hội đề ra. Mặc dù vậy, cũng có thể nói là đã thực hiện với kết quả khả quan vì chỉ còn 88 triệu kíp cũng đạt kế hoạch 100% như đã thể hiện trong bảng tổng kết thu thuế năm 2008-2009, như bảng sau: 43 2.2.2.1 So sánh số thu từng loại thuế trong năm: Tình hình thu thuế cả nước trong năm 2008_2009 thấy rằng không thể đạt kế hoạch như chỉ đạt 99.6%, có 73,851 đơn vị kinh doanh do ngành thuế quản lý mà giảm từ năm trước 9,359 đơn vị hay tương đương 11.24% trong đó chỉ có 408 đơn vị do cục quản lý hay tương đương 0.55% của cơ sở kinh doanh cả nước, tăng từ năm trước 209 đơn vị hay tương đương 105%, số thu từ các đơn vị do Cục quản lý đã thực hiện được 2,032,461,996,965 kíp hay tương đương 61.4% của tổng thu thuế cả nước, riêng tổng số thu do Cục quản lý thì thấy rằng không thực hiện đúng theo kế hoạch mà chỉ có số thu mà do địa phương quản lý đã thu được 110.9% của kế hoạch năm. Số thu đó đã phân chia rõ từng mục thu của từng loại thuế và thu khác ngoài thuế mà nó thể hiện như trong bảng sau: Bảng(2.3): Tổng hợp số thu thế cả nước năm 2008-2009: ( Đơn vị tính: kíp ) TT NỘI DUNG THU KẾ HOẠCH NĂM THỰC HIỆN SO SÁNH (%) TỔNG THU : 3,399,582,763,000 3,401,368,427,072 100.05% 1 THU TỪ THUẾ: 3,317,710,279,000 3,313,353,815,514 99.87% 1.1 THUẾ TRỰC THU: 1,872,378,059,000 1,806,880,893,124 96.50% 1.1.1 THUẾ LỢI TỨC : 1,423,060,814,000 1,289,047,889,936 90.58% 1.1.1.1 THUẾ LỢI TỨC TỪ CÁC DNNN 173,855,836,000 11,830,958,020 6.81% 1.1.1.2 THUẾ LỢI TỨC CÁC DN KHÁC 1,181,454,115,000 1,217,066,028,162 103.01% 1.1.1.3 THUẾ LỢI TỨC CÁ NHÂN TRONG NƯỚC 67,750,863,000 60,150,903,754 88.78% 1.1.2 THUẾ THU NHẬP : 291,325,821,000 368,658,917,373 126.55% 1.1.2.1 THUẾ TIỀN LƯƠNG 232,239,271,000 286,050,871,887 123.17% 1.1.2.2 THUẾ PHÂN CHIA LỢI NHUẬN 48,075,100,000 71,825,869,618 149.40% 1.1.2.3 THUẾ TỪ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ 11,011,450,000 10,782,175,868 97.92% 1.1.3 THUẾ KHOÁN 72,705,208,000 56,023,042,651 77.06% 1.1.4 THUẾ NHÀ ĐẤT : 60,000,000,000 63,907,561,402 106.51% 44 1.1.5 THUẾ TỐI THIỂU : 25,286,216,000 29,243,481,762 115.65% 1.2 THUẾ GIÁN THU: 1,445,332,220,000 1,506,472,922,390 104.23% 1.2.1 THUẾ DOANH THU: 818,999,543,000 885,999,543,000 108.18% 1.2.1.1 THUẾ DOANH THU TRONG NƯỚC 818,999,543,000 885,999,543,000 108.18% 1.2.2 THUẾ TIÊU THỤ: 626,332,677,000 620,473,379,390 99.06% 1.2.2.1 THUẾ TIÊU THỤ TRONG NƯỚC 626,332,677,000 620,473,379,390 99.06% 2 THU NGOÀI THUẾ: 81,872,484,000 88,014,611,558 107.50% 2.1 THU TÀI SẢN NN 75,350,500,000 82,767,181,410 109.84% 2.2 KHOẢN PHẠT 6,521,984,000 5,247,430,148 80.46% (Nguồn trích: Sở kế hoạch và công nghệ thông tin – Cục thuế Lào ) Qua bảng (2.3) đã cho thấy tình hình thu thuế của năm 2008-2009 như sau: Phân chia thành chương theo mục lục ngân sách nhà nước trong phần thu từ thuế và khác thuế. Từ bảng trên đã cho thấy rằng thu từ thuế lúc nào cũng là số thu cao nhất trong tổng thu mà ngành thuế quản lý trên cả nước, trong năm nay số thu từ thuế đã có tới 3,313,353,815,514 kíp, chiếm 97.4% của tổng thu và số thu này thực hiện được 99.9% của kế hoạch năm. Ngược lại số thu khác thuế chỉ có 88,014,611,558 kíp hay chỉ chiếm 2.6% của tổng thu nhưng khi so sánh với kế hoạch năm đã thực hiện được tới 107.5%. Trong năm nay ngành thuế đã nhận nhiệm vụ thu thêm từ hoạt động sự nghiệp ngoài khoản thu từ khoản phạt và trong năm nay thấy rằng thu từ khoản phạt có dấu hiệu giảm xuống mà nó thể hiện cho thấy rằng việc tuân thủ pháp luật có tăng thêm hiệu lực làm cho cuộc trốn tránh thuế giảm xuống và ảnh hưởn tới số thu từ khoản đó không đạt kế hoạch đề ra. Chi thành khoản theo mục lục ngân sách nhà nước của tông thu thuế: Từ bảng trên ta có thể nghiên cứu trong từng mục thu của ngành thuế, bao gồm 3 khoản như: - Thuế trực thu. - Thuế gián thu. 45 - Thu khác thuế: thu sự nghiệp và phạt. Khi so sánh cả 3 khoản theo bảng trên so với tổng thu thấy rằng thu thuế trực thu có 1,806,880,893,124 kíp là số thu nhiều nhất và chiếm tỷ trọng tới 49,1% và đã thực hiện được 96.5% của kế hoạch năm, tiếp theo là thuế gián thu chiếm 40.9% đạt 104.2% của kế hoạch năm, tiếp theo là số thu khác thuế chỉ chiếm 2.4% nhưng đã thực hiện đạt tới 107.5% của kế hoạch năm. Từ so sánh với kế hoạch năm thì thấy rằng thu từ thuế gián thu và khác thuế là 2 số thu thực hiện vượt kế hoạch mà số thu từ thuế doanh thu và thu từ tài sản nhà nước là số thu vượt kế hoạch. Khi so sánh riêng thu từ thuế trực thu như: thuế lợi tức, thuế thu nhập, thuế khoán, thuế đất đai và thuế tối thiểu với tổng thu thuế thì thấy rằng thuế lợi tức là số thuế chiếm tỷ trọng cao nhất hay tương đương 35% và đã thực hiện được 90.6% kế hoạch năm, tiếp theo là thu từ thuế thu nhập chiếm 10.5% và vượt kế hoạch (126.5%), thu từ thuế sử dụng đất chỉ chiếm 1.7% nhưng nếu so với kế hoạch năm thì thực hiện vượt kế hoạch. Nếu so sánh kế hoạch năm thì thấy rằng thuế thu nhập, thuế tối thiểu và thuế sử dụng đất đã thực hiện vượt kế hoạch, trong đó thuế thu nhập thực hiện vượt kế hoạch với tỷ trọng cao nhất, ngược lại chỉ có thuế lợi tức không thể đạt được kế hoạch dù chiếm tỷ trọng cao nhất trong loại thuế trực thu. Khi so sánh riêng thuế gián thu với tổng thu thuế thấy rằng thu từ thuế danh thu chiếm tỷ trọng cao hơn thuế tiêu thụ bằng 24.1% và thực hiện vượt kế hoạch năm, còn thu từ thuế tiêu thụ chỉ chiếm 16.9% nhưng lại là loại thuế không đạt kế hoạch năm đề ra. 2.2.2.2 So sánh số thu từng loại thuế theo các cấp quản lý: Căn cứ theo chức năng trong phân cấp quản lý đã đề cập ở phần trên thấy rằng thu thuế trong năm nay là cục thuế không thể thực hiện đạt kế hoạch Quốc hội thông qua, làm cho tổng số thu thuế cũng không đạt kế hoạch đề ra vì số thu do cục 46 quản lý chiếm phần lớn trong tổng thu, mà số liệu cụ thể đã được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng(2.4): Tổng hợp số thu thuế do cục và địa phương quản lý năm 2008-2009: ( Đơn vị tính: kíp ) TT NỘI DUNG THU CỤC QUẢN LÝ SO SÁNH (%) CÁC TỈNH QUẢN LÝ SO SÁNH (%) KẾ HOẠCH NĂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM THỰC HIỆN TỔNG THU : 2,262,600,000,000 2,106,196,120,319 93.09 1,136,982,763,000 1,295,172,306,753 113.91 1 THU TỪ THUẾ: 2,222,000,000,000 2,032,461,996,965 91.47 1,095,710,279,000 1,280,891,818,549 116.90 1.1 THUẾ TRỰC THU: 1,392,000,000,000 1,283,094,514,163 92.18 480,378,059,000 523,786,378,961 109.04 1.1.1 THUẾ LỢI TỨC : 1,270,000,000,000 1,126,903,094,593 88.73 153,060,814,000 162,144,795,343 105.93 1.1.1.1 THUẾ LỢI TỨC TỪ CÁC DNNN 130,000,000,000 0 0.00 43,855,836,000 11,830,958,020 26.98 1.1.1.2 THUẾ LỢI TỨC CÁC DN KHÁC 1,140,000,000,000 1,126,903,094,593 98.85 41,454,115,000 90,162,933,569 217.50 1.1.1.3 THUẾ LỢI TỨC CÁ NHÂN TRONG NƯỚC 0 0 67,750,863,000 60,150,903,754 88.78 1.1.2 THUẾ THU NHẬP : 115,000,000,000 150,655,758,387 131.01 176,325,821,000 218,003,158,986 123.64 1.1.2.1 THUẾ TIỀN LƯƠNG 70,000,000,000 80,427,301,412 114.90 162,239,271,000 205,623,570,475 126.74 1.1.2.2 THUẾ PHÂN CHIA LỢI NHUẬN 45,000,000,000 70,228,456,975 156.06 3,075,100,000 1,597,412,643 51.95 1.1.2.3 THUẾ TỪ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ 11,011,450,000 10,782,175,868 97.92 1.1.3 THUẾ KHOÁN 72,705,208,000 56,023,042,651 77.06 1.1.4 THUẾ NHÀ ĐẤT : 60,000,000,000 63,907,561,402 106.51 1.1.5 THUẾ TỐI THIỂU : 7,000,000,000 5,535,661,183 79.08 18,286,216,000 23,707,820,579 129.65 1.2 THUẾ GIÁN THU: 830,000,000,000 749,367,482,802 90.29 615,332,220,000 757,105,439,588 123.04 1.2.1 THUẾ DOANH THU: 340,000,000,000 303,037,219,723 89.13 478,999,543,000 582,962,323,277 121.70 1.2.1.1 THUẾ DOANH THU TRONG NƯỚC 340,000,000,000 303,037,219,723 89.13 478,999,543,000 582,962,323,277 121.70 1.2.2 THUẾ TIÊU THỤ: 490,000,000,000 446,330,263,079 91.09 136,332,677,000 174,143,116,311 127.73 1.2.2.1 THUẾ TIÊU THỤ TRONG NƯỚC 490,000,000,000 446,330,263,079 91.09 136,332,677,000 174,143,116,311 127.73 2 THU NGOÀI THUẾ: 40,600,000,000 73,734,123,354 181.61 41,272,484,000 14,280,488,204 34.60 2.1 THU TÀI SẢN NN 40,000,000,000 73,156,390,251 182.89 35,350,500,000 9,610,791,159 27.19 (Nguồn trích: Sở kế hoạch và công nghệ thông tin – Cục thuế Lào) So sánh số thu thuế phần cục quản lý Từ bảng trên thấy rằng số thu phần cục quản lý thì số thu thuế thực hiện được 2,032,461,996,965 kíp, chiếm 96.5% cuả tổng thu và thực hiện đạt 91.5% của kế 47 hoạch năm, còn số thu khác thuế là thu từ khoản phạt và hoạt động sự nghiệp có 73,734,123,354 kíp chiếm 3.2% của tổng thu nhưng đã thực hiện đạt tới 181.6% so với kế hoạch năm. Nguyên nhân làm cho số thu khác thuế vượt kế hoạch tới 81.6% đó là do trong năm nay ngành thuế đã nhận nhiệm thụ quản lý hoạt động thu sự nghiệp chuyển từ ngành vật giá nhà nước, vậy đó chính là một nguyên nhân quan trọng làm cho số thu khác thuế vượt kế hoạch. Khi so sánh số liệu trên bằng cách chia thành 3 khoản theo mục lục ngân sách nhà nước thấy rằng thu từ thuế trực thu là 1,283,094,514,163 kíp chiếm tỷ trọng cao nhất so với khoản thu khác là 57% của tổng thu và nếu so với kế hoạch năm thấy rằng số thu đó chỉ thực hiện được 92.2%, tiếp theo là số thu từ thuế gián thu là 749,367,482 kíp chiếm 33.3% của tổng thu và đã thực hiện được 90.3% của kế hoạch năm, còn số thu khác thuế dù là số thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng thu thuế nhưng đã thực hiện đạt tới 181.6% kế hoạch năm. Khi chi so sánh số thu từ thuế trực thu với tổng thu thấy rằng thuế lợi tức chiếm tỷ trong cao hơn thuế khác mà chiếm 50.1% và thực hiện đạt 88.7% kế hoạch năm, tiếp theo là thu thuế thu nhập chiếm 6.7% và thực hiện đạt 131% kế hoạch năm và chỉ là một loại thuế trực thu đã thực hiện vượt kế hoạch, còn thuế tối thiểu là số thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất mà chỉ chiếm 0.2% và nếu so với kế hoạch cũng chỉ thực hiện được 79.1% Khi so sánh riêng thuế gián thu với tổng thu thuế thì thấy rằng thu thuế tiêu thụ là 446,330,263,079 kíp chiếm tỷ lệ cao hơn thuế danh thu là 19.8% của tổng thu thuế do cục quản lý, nhưng nếu so với kế hoạch năm thực hiện được 91.1%, còn thuế doanh thu chiếm 13.5% nhưng khi so với kế hoạch năm thì thực hiện được 89.1%. Ta thấy rằng thuế tiêu thu và thuế doanh thu đã thực hiện ở mức ngang bắng nhau và cả hai đều không thực hiện đạt kế hoạch đề ra. 48 So sánh số thu thuế do địa phương quản lý. Từ bảng trên ta thấy rằng số thu do các địa phương quản lý là có số thu từ thuế sử dụng đất đai tới 63,907,561,402 kíp tương đương 106.5% của kế hoạch năm hay bằng 4.5% của tổng thu thuế do địa phương quản lý, thuế thực hiện được 1,280,891,818,549 kíp chiếm 89.3% của tổng thu và thực hiện được 116.9% của kế hoạch năm, còn số thu khác thuế là 14,280,488,204 kíp mà chỉ chiếm 1% của tổng thu và thực hiện đươc 34.7% của kế hoạch năm. Khi so sánh số liệu từ bản trên bằng cách chia thành 3 khoản theo mục lục ngân sách nhà nước thấy rằng thu từ thuế gián thu là 757,105,439,588 kíp chiếm tỷ trọng cao nhất bằng 53% của tổng thu do địa phương quản lý và nếu so với kế hoạch năm thì số thu đó thực hiện được tới 123%, tiếp theo là thuế trực thu là 523,786,378,961 kíp chiếm 36.6% của tổng thu và thực hiện đạt 109% của kế hoạch năm, còn số thu khác thuế chiếm tỷ trọng nhỏ nhất khi so với tổng số thu và không đạt được kế hoạch. Khi so riêng thuế trực thu với tổng thu thấy rằng thuế thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất bằng 15.2% và thực hiện được 123.6% kế hoạch năm, tiếp theo là thu thuế lợi tức chiếm 11.3% và thực hiện được 105.9% kế hoạch năm, còn thu thuế tối thiểu là số thuế chiếm tỷ trọng nhỏ nhất bằng 1.7% nhưng nếu so với kế hoạch năm đã thực hiện đạt tới 129.6% và là số thu đạt được kế hoạch hơn số thu khác trong thuế trực thu. Khi so sánh riêng thuế gián thu với tổng thu thuế thấy rằng thu thuế doanh thu chiếm tỷ trọng cao hơn thuế tiêu thụ mà bằng 40.7% của tổng thu do địa phương quản lý, còn số thu từ thuế tiêu thụ chỉ chiếm 12.2% nhưng khi so sánh với kế hoạch năm thì thấy rằng thuế tiêu thụ đã thực hiện tốt hơn thuế doanh thu như thuế tiêu thụ thực hiện đạt 127.7% nhưng thuế doanh thu chỉ đạt 121.7% của kế hoạch năm. 49 So sánh số thu thuế do cục và địa phương quản lý. Từ bảng trên đã thể hiện cho thấy rằng số thu do cục quản lý chiếm 61.05% của tổng thu thuế, còn số thuế do địa phương quản lý chiếm 38.95% của tổng thu thuế. Nhưng nếu so từng mục thu thì thấy rằng: - Khi so sánh riêng thuế trực thu thấy rằng thu từ thuế thu nhập từ phân chia lợi nhuận ở cấp cục đã thực hiện được nhiều hơn loại thuế khác như cục thực hiện được 156.1% kế hoạch năm, còn loại thuế mà địa phương thực hiện tốt hơn các loại thuế này là thu từ thuế lợi tức từ hoạt động kinh doanh mà đã thực hiện được 217.5%. Mặc dù vậy, việc quản lý số thu của các cấp vẫn có nhiều loại thuế có khả năng thu khác nhau như là: cục đã thu từ thuế tối thiểu được ít hơn số thu khác là 79.1% kế hoạch năm những các địa phương lại thu được tới 129.6% kế hoạch năm, ngược lại thu từ thuế lợi tức mà các địa phương thu được tới 217.5%, nhưng mà cục chỉ thực hiện được 98.9% kế hoạch năm. Đặc trưng của các loại thu mà địa phương quản lý là còn có nhiều loại thu mà cục không quản lý như thuế và phí sử dụng đất, thuế khoán, thuế từ thuê mướn mà cả 3 số thu do địa phương quản lý đó có tới 130,712,779,921 kíp chiếm 9.14% tổng thu thuế do địa phương quản lý hay tương đương 24.95% số thu thuế trực thu do địa phương quản lý. - So sánh riến thuế gián thu do cục và địa phương quản lý thấy rằng các địa phương thực hiện thu thuế gián thu vượt kế hoạch, trong đó thuế tiêu thụ thu được tỷ lệ cao hơn thuế doanh thu cụ thể thuế tiêu thụ thực hiện được 127.7% của kế hoạch và thuế doanh thu thực hiện được 121.7% kế hoạch năm. Ngược lại số thu mà cục quản lý không đạt kế hoạch như thuế tiêu thụ chỉ thực hiện được 91.9% và thuế doanh thu cũng chỉ thực hiện 89.1% kế hoạch năm. 50 - Ngoài số thu từ thuế các loại thì còn có số thu khác thuế nhất là khoản phạt và thu sự nghiệp, cục thực hiện được tới 181.6% kế hoạch nhưng ngược lại số thu đó các địa phương chỉ thực hiện được 34.6 kế hoạch. 2.2.3 Thực trạng thu thuế năm 2009-2010: Tình hình chung về công tác thu thuế năm 2009-2010 là một năm mà ngành thuế đã thực hiện vượt kế hoạch Quốc hội thông qua.Nhưng mặc dù vậy số thu do cục quản lý vẫn không thế thực hiện đạt kế hoạch đề ra mà chỉ có số thu do địa phương quản lý đã thực hiện đạt kế hoạch. Cụ thể đã thể hiện trong bảng tổng hợp số thu thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_cong_tac_kiem_tra_thanh_tra_thue_tai_cuc_thue_nuoc_chdcnd_lao.pdf
Tài liệu liên quan