Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long

Tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long: LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long Lời mở đầu Trong những năm gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xu thế kinh tế khu vực và toàn cầu hoá. Quá trình đó tạo điều kiện cho các quốc gia có thể tận dụng được lợi thế so sánh của mình, duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong điều kiện thay đổi nhanh chóng về công nghệ. Việt nam là một nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế có nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn không dễ dàng. Đứng ngoài xu thế đó thì bị cô lập và tụt hậu, tham gia thì phải ứng phó với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là các quốc gia dù lớn hay nhỏ kể cả các nước đang phát triển, thậm chí kém phát triển cũng tham gia vào quá trình hội nhập, từng bước chấp nhận những"Luật chơi" chung của các khu vực và quốc tế. "Tích cực và chủ động hợp tác quốc tế, tham gia các diễn đàn hợp tác quốc tế và các tổ chức kinh ...

pdf66 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long Lời mở đầu Trong những năm gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xu thế kinh tế khu vực và toàn cầu hoá. Quá trình đó tạo điều kiện cho các quốc gia có thể tận dụng được lợi thế so sánh của mình, duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong điều kiện thay đổi nhanh chóng về công nghệ. Việt nam là một nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế có nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn không dễ dàng. Đứng ngoài xu thế đó thì bị cô lập và tụt hậu, tham gia thì phải ứng phó với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là các quốc gia dù lớn hay nhỏ kể cả các nước đang phát triển, thậm chí kém phát triển cũng tham gia vào quá trình hội nhập, từng bước chấp nhận những"Luật chơi" chung của các khu vực và quốc tế. "Tích cực và chủ động hợp tác quốc tế, tham gia các diễn đàn hợp tác quốc tế và các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, vừa theo thông lệ và luật pháp quốc tế vừa bảo vệ lợi ích của nước ta" là phương châm hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Hoà nhịp với xu thế vận động của thị trường trong những năm qua ngành Thuốc lá Việt nam đã có nhiều nỗ lực khẳng định vai trò và vị trí của một ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước . Để có nguồn nhân lực đủ năng lực , trình độ , sức khoẻ giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải quan tâm , chú trọng tới công tác Bảo hộ lao động , coi đây là nhiệm vụ hàng đầu . Nó là công tác phục vụ trực tiếp sản xuất , không thể tách rời sản xuất . Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các doanh nghiệp nhà máy ngày càng mở rộng sản xuất nên việc sử dụng thiết bị máy móc hoá chất cũng nhiều , gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động .Vì vậy phải chủ động tìm biện pháp ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất . Thực tế tại nhà máy thuốc lá Thăng Long , công tác Bảo hộ lao động luôn được quan tâm hàng đầu , không thể thiếu trong quá trình sản xuất . Hàng năm toàn nhà máy hưởng ứng phong trào tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ. Hoạt động công tác Bảo hộ lao động nhà máy thực hiện rất tốt; tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố cần bổ sung, thay đổi sau thời gian thực tập tại nhà máy qua khảo sát,phân tích và đánh gía công tác Bảo hộ lao động của nhà máy , trên cơ sở lý thuyết của chuyên ngành Quản trị nhân lực , kiến thức kinh tế – xã hội . Em mạnh dạn chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long” . Chuyên đề tập trung nghiên cứu lý luận về công tác Bảo hộ lao động của một doanh nghiệp thuần tuý hoạt động trong cơ chế thị trường . Trong chuyên đề có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như : phương pháp quan sát, phương pháp bảng biểu thống kê ,phương pháp điều tra , phương pháp phân tích - tổng hợp…chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần mục lục, giới thiệu , kết luận , danh mục tài liệu còn gồm các nội dung chính sau : Phần I : Lý luận cơ bản về công tác Bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp. Phần II : Phân tích thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long . Phần III : Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long . Trong quá trình thực tập tại cơ sở và quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy cũng như tập thể thầy cô khoa Kinh tế lao động trường đại học Kinh tế quốc dân. Phần thứ nhất Lý luận cơ bản về công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp. I. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiêp. 1. Khái niệm bảo hộ lao động. Bất cứ dưới chế độ nào, sức lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất, cách mạng nhất trong sản xuất. Nhưng tuỳ theo từng chế độ mà quan điểm về lao động và bảo đảm an toàn cho người lao động lại khác nhau. Chế độ tư bản chủ nghĩa, mục đích của nhà tư bản là mang lại lợi nhuận tối đa. Vì thế việc quan tâm đến an toàn và sức khoẻ cho người lao động là không được chú trọng. Việc tổ chức lao động và hoàn thiện kỷ thuật dưới chế độ tư bản chủ nghĩa không có tác dụng là cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động mà đó chỉ là phương tiện làm tăng lợi nhuận, ràng buộc người lao động làm việc trong điều kiện cực khổ về tinh thần cũng như về thể xác. Vì vậy dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, công tác bảo hộ lao động chưa thực sự được quan tâm mà đó là sự đấu tranh gay gắt giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Ngược lại hoàn toàn, chế độ xã hội chủ nghĩa thì khác hẳn, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Người lao động thực sự được giải phóng trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ sản xuất. Cụ thể, xuất phát từ quan điểm “Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến đời sống và sức khoẻ của người lao động. Vì thế, công tác bảo hộ lao động luôn được quan tâm và đề ra phương châm chỉ đạo sản xuất “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Vì vậy bảo hộ lao động là chính sách lớn của đảng và nhà nước ta nhằm bảo đảm an toàn lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nói tóm lại, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, công tác bảo hộ lao động luôn là yếu tố dược quan tâm gắn liền với quá trình sản xuất. Ngày nay quan niệm của Bảo hộ lao động cho rằng : máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng không được để tồn tại những nguy cơ gây tai nạn, không được dẫn đến những cố gắng quá mức cả về thể lực và tinh thần tâm lý người điều khiển. Để hoàn thiện hệ thống bảo hộ lao động người ta đã áp dụng thành tựu Ecgônômi vào nghiên cứu đánh giá thiết bị công cụ lao động, áp dụng các chỉ tiêu tâm lý Ecgônômi, các điều kiện nhân trắc người lao động nhằm thiết kế những thiết bị máy móc , công cụ lao động, tổ chức làm việc tối ưu hoá quá trình sản xuất, cải thiên điều kiện lao động, làm tăng sự tiện nghi an toàn lao động, giảm sự nặng nhọc trì trệ trong lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cho nên để hiểu rõ công tác bảo hộ lao động, theo tiêu chuẩn ban hành quyết định số 658/CTQĐ ngày 27-12-1989 đã định nghĩa bảo hộ lao động: “Bảo hộ lao động là hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức kinh tế, xã hội, kỹ thuật và vệ sinh nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động của con người trong quá trình lao động” 2. Mục đích của công tác bảo hộ lao động. Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Nếu không được phòng ngừa cẩn thận chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Cho nên, việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là mội trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, công tác bảo hộ lao động luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một lĩnh vực công tác lớn, nhằm mục đích: -Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động hạn chế mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động. -Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh tật khác do điều kiện lao động gây ra. -Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động. Công tác bảo hộ lao động có vị trí rất quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. ý nghĩa, lợi ích của công tác bảo hộ lao động. 3. 1. ý nghĩa chính trị. Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm của con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn thấp, ngưòi lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ, giữ gìn và phát triển. Bảo hộ lao động là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống người lao động, đó là sự biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của đảng và nhà nước, vai trò con người trong xã hội được tôn trọng, đặc biệt là người lao động. Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, không được chú trọng quan tâm đúng mức, điều kiện lao động của người lao động quá nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc và bệnh nghề nnghiệp thì uy tín, niềm tin của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. 3. 2. ý nghĩa xã hội và nhân văn. Công tác bảo hộ lao động là thiết thực chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động vừa là yêu cầu cấp thiết của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình hay mỗi doanh nghiệp ai cũng muốn được khoẻ mạnh, lành lặn, có trình độ văn hoá ngày càng được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc và góp phần bảo đảm cho xã hội lành mạnh, trong sáng, mọi người lao động sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng để thực hiện quyền làn chủ trong mọi lĩnh vực Kinh tế – Xã hội – Khoa học kỹ thuật. Công tác bảo hộ lao động được quan tâm thì tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ được bảo đảm thì nhà nước và xà hội sẽ giảm bớt được những tổn thất do phải nuôi dưỡng, điều trị để khắc phục hậu quả xảy ra, tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. 3. 3. Lợi ích về kinh tế: Công tác bảo hộ lao động được thực hiện tất sẽ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực và rõ rệt. Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ tốt về tính mạng, có sức khoẻ, không bị ốm đau, bệnh tật, điều kiện làm việc thuận tiện, không nơm nớp bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi, tự tin trong sản xuất, ngày công sẽ cao, giờ công cũng cao, năng suất lao động tăng chất lượng sản phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất và công tác. Đặc biệt duy trì cho con người làm việc được liên tục và không ngừng tăng lên. . Do vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện để để cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Nó có tác dụng tích cực bảo đảm đoàn kết nội bộ đẩy mạnh sản xuất. Ngược lại, nếu môi trường làm việc quá xấu, điều kiện làm việc lạc hậu, khi đó tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, bệnh tật xảy ra nhiều thì gây nên khó khăn cho quá trình sản xuất, khả nâng lao động của người lao động giảm, sự tin tưởng trong công việc không còn dẫn đến năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, kế hoạch sản xuất không hoàn thành. Ngoài ra, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xẩy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động xung quanh vì khi xẩy ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp thì phải điều trị, bồi dưỡng, chăm lo sức khoẻ cho người bị nạn thì ngày công và giờ công sản xuất sẽ giảm, năng suất lao động cũng giảm theo. Đặc biệt là chi phí bỏ ra bồi thường, điều trị tai nạn, bệnh tật là rất lớn, đồng thời lại kéo theo các chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu sản xuất bị hỏng khác. Nói chung, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra dù nhiều hay ít đều làm thiệt hại về người và của, gây trở ngại cho quá trình sản xuất. Vì vậy, quan tâm thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất phất triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4. Tính chất của công tác bảo hộ lao động. 4.1. Tính chất pháp luật. Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước, nó được thiết lập dựa vào các quy định thành pháp luật của nhà nước. Nó được lập ra để đảm bảo thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động trong sản xuất, giúp người lao động tin tưởng trong công việc. Văn bản pháp luật về công tác bảo hộ lao động thì được ban hành cũng khá lâu, đặc biệt năm 1964 bản điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động được ban hành theo quyết định số 181 – CP của hội đồng chính phủ cũng như các luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động gồm các quy phạm, quy trình an toàn lao động và vệ sinh lao động do nhà nước ban hành đều mang tính chất pháp luật. Điều đó buộc các nghành các cấp từ cấp bộ trưởng, cục trưởng, giám đốc xí nghiệp đến tổ trưởng sản xuất và mọi công nhân và lao động đều phải triệt để thi hành. Nếu vi phạm những điều khoản đã được quy định thì tuỳ theo mức độ nghiêm trọng có thể bị phê bình cảnh cáo… đến truy tố trước toà án. 4.2. Tính chất khoa học và kỹ thuật. Nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bện nghề nghiệp cho người lao động là do điều kiện kỹ thuật không đảm bảo an toàn lao động, điều kiện vệ sinh nơi làm việc không tốt như thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng hoặc nóng quá, lạnh quá, áp suất không khí không bình thường… Vì vậy muốn đảm bảo quá trình sản xuát được an toàn và hợp vệ sinh vấn đề đặt ra là phải cải thiện diều kiện làm việc cho người lao động bao gồm các biện pháp lớn về cải tiến kỹ thuật máy móc, dụng cụ lao động, bố trí mặt bằng, nhà xưởng, hợp lý hoá dây chuyền và phương pháp sản xuất…. Việc cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật không những để nâng cao năng suất lao động mà còn là một yếu tố quan trọng bậc nhất để bảo hộ người lao động tránh được những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp. 4.3. Tính chất quần chúng. Công tác bảo hộ lao động không chỉ riêng của những cán bộ quản lý sản xuất mà còn là trách nhiệm chung của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức. Chỉ có những người lao động sản xuất hàng ngày trực tiếp với máy móc, thiết bị biết rõ tình hình sản xuất và những nguy cơ gây ra tai nạn, bệnh tật mới đề xuất được nhiều sáng kiến để cải tiến thiết bị, cải tiến phương pháp sản xuất và do đó ngăn ngừa kịp thời tai nạn và bệnh nghề nghiệp xảy ra. Mặt khác khi mà người công nhân tự nguyện, tự giác chấp hành tốt các quy phạm, quy trình an toàn và vệ sinh trong sản xuất, chấp hành tốt các luật lệ, chế độ, chính sách bảo hộ lao động, sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ lao động đã được cấp phát như quần áo phòng hộ, giày, ủng, kính, găng tay… thì công tác bảo hộ lao động mới đạt nhiều kết quả tốt. II. Những nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động. 1.Nội dung về luật lệ bảo hộ lao động Bảo hộ lao động : Luật lệ bảo hộ lao động là những quy định cụ thể về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước ta với công tác bảo hộ lao dộng cho công nhân sản xuất như: các biện pháp về kinh tế – xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động, đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để đảm bảo việc chấp hành những điều quy định ấy nhằm mục đích thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho công nhân sản xuất. Để công tác Bảo hộ lao động ngày càng trở nên hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, đi đôi với công tác phát triển và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Thật vậy Dảng và Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện các văn bản có tính luật pháp quy định các chế độ chính sách baỏ vệ con người trong lao động sản xuất. Luật lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng, căn cứ vào trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển, xây dựng kinh tế đất nước mà được bổ sung dần dần để luật lệ bảo hộ lao động ngày càng hoàn thiện hơn. Luật lệ bảo hộ lao động ban hành những văn bản, điều lệ, chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, kế hoạch hoá công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ về thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo , điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động… Nội dung của luật lệ bảo hộ lao động bao gồm: - Những quy định về giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nhằm một mặt bảo đảm sản xuất phát triển, mặt khác bảo đảm sức khoẻ lâu dài và tạo điều kiện cho công nhân viên chức tham gia mọi sinh hoạt chính trị, văn hoá, xã hội để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt của người lao động. - Những quy định về theo dõi và chăm sóc sức khoẻ của người lao động như: khám sức khoẻ khi tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ nhằm sử dụng hợp lý khả năng của mổi người công nhân và kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp để có biện pháp đề phòng và điều trị thích đáng. - Những quy định về bồi dưỡng sức khoẻ cho công nhân làm việc ở những nơi độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, những nơi khí hậu không bình thường, làm việc ở những nơi áp suất không khí quá cao, quá thấp hoặc phải làm thêm giờ, làm ca đêm…để có điều kịn bù đắp thêm sức lực dã bị hao phí trong khi làm việc. - Những quy định về bảo vệ nữ công nhân và thiếu niên học nghề nhằm tạo điều kiện làm việc thích hợp với sức khoẻ, tầm vóc và tâm sinh lý của phụ nữ và thiếu niên học nghề. - Những quy định về việc ban hành những tiêu chuẩn về hàm lượng, nồng độ độc hại cho phép trong vệ sinh công nghiệp, trang bị phòng hộ lao động thích hợp cho từng ngành, từng loại công việc nhằm phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 2. Nội dung về kỹ thuật an toàn Bảo hộ lao động : Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm gây ra tai nạn trong sản xuất đối với người lao động thì tất cả chúng ta phải quán triệt các biện pháp trên ngay từ khi thiết kế, xây dựng hoặc chế tạo các thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ phục vụ cho sản xuất. Trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng. Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể tại các quy phạm, tiêu chuẩn và các văn bản khác về lĩnh vực kỹ thuật an toàn. Các biện pháp của kỹ thuật an toàn trước khi bước vào sản xuất để tránh nhữngvụ tai nạn lao động xảy ra đáng tiếc. Tai nạn lao động có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó do kỹ thuật an toàn không được đảm bảo và chú trọng quan tâm như: máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất và nhà xưởng… các điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn, dễ gây ra tai nạn, rủi ro. Vì vậy công tác kỹ thuật an toàn luôn là yếu tố hàng đầu cần được quan tâm, bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, tạo niềm tin cho người lao động bước vào quá trình sản xuất đạt hiệu quả tốt hơn. Người lãnh đạo, tổ chức của doanh nghiệp phải nghiên cứu, chế tạo các loại thiết bị an toàn như: thiết bị bao che máy móc, thiết bị báo hiệu an toàn, các loại thiết bị tự động ngăn chặn tai nạn, nghiên cứu cải tiến phương pháp sản xuất như cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Phải biết tổ chức lao động một cách khoa học, tránh trồng chéo, nhầm lẫn, bố trí nơi làm việc an toàn, thuận lợi, thoải mái tạo sự an tâm cho người lao động làm việc. Nghiên cứu chế độ kiểm tra, nghiệm thu và sữa chữa các loại máy móc, thiết bị trước khi đưa vào sản xuất. Đặc biệt là phải xây dựng các quy phạm, quy trình an toàn cho từng loại máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất, từng loại công việc, từng loại ngành nghề và việc tổ chức huấn luyện cho người lao động về kỹ thuật an toàn để tránh xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nội dung về kỹ thuật an toàn : 2.1. Kỹ thuật an toàn điện: Ngày nay trong xã hội điện được sử dụng rỗng rãi đặc biẹt là trong sản xuất. Nhưng con người không có khả năng cảm nhận điện bằng các giác quan nên không thể thấy mức độ nguy hiểm của điện đối ới cơ thể và tính mạng con người .Thực tế cho thaays việc thiếu hiểu biết về điện, không tuân thủ những nguyên tắc an toàn về điện và những nội quy sử dụng điện nên đã gây ra những tai nạn điện nghiêm trọng thậm chí là chết người. Do đó khoa học kỹ thuật - Bảo hộ lao động đi sâu nghiên cứu. Phân tích các yếu tố của điện và những tác động hậu quả của điện đến con người từ đó tìm ra nguyên nhân thường gây tai nạn điện trong sản xuất để xây dựng những nội quy, tiêu chuẩn và đưa ra những biện pháp hữu hiệu khác nhau phối hợp với nhau đảm bảo an toàn cho người lao động. 2.2. Kỹ thuật an toàn cơ khí : Có thể nói răng cơ khí có mặt hầu hết trong các ngành sản xuất có sử dụng máy móc thiết bị và các máy móc thiết bị này thường mang tính nguy hiểm cao như : máy tiện ,máy phay ,máy bào, máy cưa…Do đó kỹ thuật an toàn cơ khí à một mặt quan trọng của khoa học về kỹ thuật an toàn. Kỹ thuật an toàn cơ khí đi sâu vào nghidên cứu, đánh giá thiết bị ,máy móc, phân tích cac bộ phận, các máy thường gây tai nạn và tác động của nó đến người lao động để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, phòng ngừa , đảm bảo an oàn cho người lao động. 2.3. Kỹ thuật an toàn nồi hơi và thiết bị chịu áp lực: Ngày nay việc sử dụng nồi hơi và thiết bị chịu áp lực đã đem lại lợi ích inh tế to lớn, hiệu quả sản xuất cao, năng suất lao động cao và sự tiện lợi trong sinh hoạt nên nhu cầu sử dụng nồi hơi và thiết bị chịu áp lực ngày càng nhiều.Tuy vậy chúng ta thường làm việc trong những điều kiẹn khắc nghiệt với tính chất làm việc liên tục ở nhiệt độ cao và môi chất làm việc ở áp suất lớn hơn áp suất hí quyển.Do đó khộng tránh khỏi những sự cố nổ vỡ mà nguyên nhân xảy ra lại rất đa dạng và phong phú.Vậy nồi hơi và thiét bị chịu áp lực là những thiết bị mang tính nguy hiểm cao, có những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc vận hành và bảo quản.Công tác Bảo hộ lao động nói chung và kỹ thuật an toàn nói riêng về mặt nồi hơi và thiết bị chịu áp lực đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các yếu tố nguy hiểm gây nên nổ vỡ thiết bị áp lực để từ dó đưa ra những biện pháp phongf ngùa, xây dựng các tiêu chuẩn, qu phạm hướng dẫn tỷ mỷ cho người sử dụng và đề ra những biện pháp quản lý ,sử dụng nồi hơi và các thiếtbị chịu áp lực đảm bảo tính an toàn cho quá trình sản xuất và cho ngời lao động. 2.4. Kỹ thuật an toàn nâng chuyển: Khi nền công nghiệp ngày càng phát triển, các công trình xây dựng ngày càng nhiều vì thế thiết bị nâng chuyển ngày càng được sử dụng rộng rãi.Do sự sử dụng bừa bãi các thiết bị nâng chuyển với sự thiếu hiểu biết về nó và an toàn thiết bị khi vận hành đã gây ra không ít tai nạn Cho nên nhiệm vụ của khoa học kỹ thuạt an toàn về thiết bị nâng chuyển là khảo sát, phân tích, làm rõ từng yếu tố có liên quan, vạch rõ nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai nạn lao động , đề xuất các giải phap khả thi nhằm ngăn chặn, loại trừ hạn chế đến mức tối đa các tai nạn xẩy ra. 3. Nội dung về vệ sinh lao động Bảo hộ lao động : Trong quá trình sản xuất, người công nhân không chỉ làm việc ở những nơi chỉ có máy móc và thiết bị, dụng cụ sản xuất, mà họ còn phải trực tiếp tiếp xúc với những nơi làm việc nguy hiểm và độc hại gây nên những bệnh tật đáng tiếc. Vì vậy, người lãnh đạo tổ chức công ty phải xây dựng và nghiên cứu một hệ thống về vệ sinh lao động cho người lao động của doanh nghiệp mình. Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Nếu công tác về sinh lao động không được thực hiện tốt thì sẽ gây nên bệnh nghề nghiệp cho người lao động vì người lao động thường phải tiếp xúc với các loại chất độc kỹ nghệ, hoặc những công việc dễ bị nhiểm trùng, những công việc quá nặng nhọc phải sử dụng nhiều công sức, những công việc đòi hỏi tư thế lao động bắt buộc không phù hợp với sinh lý bình thường của con người. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các việc cần thiết. Trước hết, phải ngiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố đó đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yéu tố có hại trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp về vệ sinh lao động. Những nội dung chủ yếu về vệ sinh lao động mà tất cả chúng ta phải thực hiện: - Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh. - Xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp bảo đảm vệ sinh trong môi trưởng sản xuất. - Nghiên cứu các biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khoẻ thuờng xuyên, tuyển dụng lao động. - Các biện pháp về vệ sinh sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Nghiên cứu và quy định các chế độ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng súc khoẻ, khám sức khẻ thường xuyên…phải phù hợp với từng ngghành nghề và sức khoẻ của từng người lao động. -Nghiên cứu các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: bao che, cách ly các nguồn phát sinh ra chất độc, bụ, nóng, tiếng ồn, rung chuyển, kỹ thuật thông gió, chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường… phối hợp với kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện…để giải quyết về mặt kỹ thuật cụ thể đối với các biện pháp đó. - Nghiên cứu các biện pháp thông gió nhân tạo hoặc tự nhiên làm cho không khí nơi sản xuất được lưu thông trong sạch và tươi mát. - Nghiên cứu và bố trí về ánh sáng trong sản xuất để đảm bảo đủ ánh sáng nhằm bảo vệ sinh lý đôi mắt người lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. -Nghiên cứu việc chế tạo các dụng cụ phòng hộ cá nhân và các biện pháp vệ sinh cá nhân trong sản xuất. Vì vậy, các biện pháp về vệ sinh lao động phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế xây dựng các công trình nhà xưởng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế chế tạo máy móc thiết bị, quá trình công nghệ. Và trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh của các yếu tố có hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 4.Tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động . Công tác Bảo hộ lao động liên quan đến mọi người từ người lao động quản lý đến người lao động sản xuất . Công tác này sẽ la vô nghĩa nếu không được sự ủng hộ của mọi người và nó chỉ đạt hiệu quả khi mà người lao động hiểu và nhận thức đầy đủ các luật lẹ chế độ và quy định về Bảo hộ lao động đó là nội dung vef công tác tuyên truyền , giáo dục vận động quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động .Để thực hiện tốt công tác này, nội dung giáo dục vận động quần chúng bao gồm những nội dung sau: - Tuyên ruyền, giáo dục cho nười lao động nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo sự an toàn trong sản xuất nâng cao hiểu biết về Bảo hộ lao động nhằm mục đích tự bảo vệ mình và người khác. - Huấn luyện cho nười lao động có tay nghề vững vàng , nắ vững về yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất . - Giáo dục ý thức kỷ luật, đảm bảo công tác an toàn thực hện nghiêm chỉnh các quy trình tiêu chuẩn an toàn chống làm bừa làm ẩu, sử dụng và bảo quản tốt phương tiện cá nhân. - Vận động quần chúng phát huy sáng kién cải tạo điều kiện lao động. -Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra tai đơn vị, cơ sở sản xuất và làm cho mọi người lao động thấy được ý nghĩa tác dụng của việc tự kiểm tra Bảo hộ lao động , duy trì tốt mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại các phân xưởng , xí nghiệp sản xuất và nhận thức được tầm quan trọng cũng như tác dụng của mạng lưới này. - Nhận thức được sự tăng cường hợp tác giữa hai hía, giữa người lao động và người sử dụng lao động để làm tốt công tác Bảo hộ lao động . Là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của người lao động , tổ chức Công đoàn có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức và hướng dẫn quần chúng thực hiện phong traò làm công tác Bảo hộ lao động . Công đoàn với chức năng cơ bản là bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động có quan hệ mật thiết với công tác Bảo hộ lao động . Trong lĩnh vực Bảo hộ lao động tổ chức Công đoàn cần tuyên truền giáo dục cho người lao động hiểu biết những vấn đề cơ bản cần thiết về Bảo hộ lao động phù hợp với nghề nghiệp của họ và vận đọng mọi người thực hiện nghiêm chỉnh những quy định tieeu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động làm cho Bảo hộ lao động thực sự là sự nghiệp của quần chúng III. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác Bảo hộ lao động. 1. Điều kiện lao động. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Khi nói đến điều kiện lao động là thể hiện trạng thái của các yếu tố hình thành và tác động đến sự hoạt động của con người lao động trong quá trình sản xuất. Điều kiện lao động được cải thiện tất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động sản xuất tốt hơn, và cũng là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp. Muốn cải thiện điều liện lao đông thì trước tiên chúng ta phải phát hiện và xử lý các yếu tố không thuận lợi đe doạ đến an toàn và sức khoẻ người lao động trong quá trình lao động, các yếu tố đó là: a) Các yếu tố về vật lý và hoá học: +.Điều kiện vi khí hậu xấu: Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc như các yếu tố : Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người. + Có bức xạ từ, cường độ tia hồng ngoại, tia tử ngoại mạnh. Các yếu tố này có thể xảy ra do mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, do lào thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ ử ngoại, nó gây cho con người bị say nắng, giảm thị lực, đau đầu, chóng mặt và dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Có chất phóng xạ: tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hoá vật chất. Các tia phóng xạ gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, rối loạn thần kinh trung ương, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong. + Sự ồn và chấn động mạnh: là những âm thanh gây khó chịu cho người lao động, nó phát sinh từ những hoạt động của máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất, làm việc trong điều kiện tiếng ồn và rung xóc qúa giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề nghiệp: điếc , viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, tổn thương xương khớp, cơ… + Có nhiều bụi và khí độc: gây ra các vụ cháy nổ, làm giảm khả năng cách điện của các bọ phận cách điện gây chập mạch…, gây mài mòn thiết bị sản xuất. Còn về mặt vệ sinh lao động gây tổn thương cơ quan hô hấp, viêm kinh niên, viêm phổi. Còn hoá chất độc gây cho người lao động dưới dạng vết tích nghề nghiệp như mụn cóc, mun chai hoặc nhiễm độc cấp tính khi nồng độ chất độc cao. b) Yếu tố sinh vật. Một số người lao động phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng, côn trùng, nấm mốc… vì vậy cần có biện pháp phòng chống tích cực, cải thiện điều kiện lao động, cải tạo môi trường, theo dõi và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. c) Các yếu tố về tổ chức lao động: Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở cường độ lao động quá nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, thời gian làm việc không hợp lý, chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý, sự hoạt động tỏ ra quá khẩn trương, căng thẳng và công cụ sản xuất không phù hợp với cơ thể và thể lực. d) Yếu tố vệ sinh và an toàn: Người lao động là những người trực tiếp tiếp xúc với máy móc và thiết bị và là những người tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Vậy mà nơi làm việc của họ không đáp ứng yêu cầu thì sẽ gây thiệt hại rất lớn như: ánh sáng làm việc thiếu, làm việc ngoài trời không có mái che, mưa, nắng, nơi làm việc chật không bằng phẳng thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, chống hơi độc, thiếu trang bị phòng hộ cá nhân. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phảm và đặc biệt ham muốn làm việc của ngươi lao động sẽ bị giảm sút. e) Yếu tố hoạt động tâm-sinh lý: Ngưòi lao động trong quá trình lao động làm việc quá sức do sự hoạt động của cơ tĩnh nhiều hoặc động lâu. Gây quá tải về thần kinh tâm lý do thần kinh bị quá căng thẳng, do nhịp điệu lao động quá khẩn trương hoặc do tính đơn điệu phải lặp đi lặp lại một công việc như nhau. 2. An toàn và vệ sinh lao động: Là một khoa học dự phòng nnghiên cứu các điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động, từ đó tìm ra phương pháp lao động động hộp lý để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và phỏng chống bệnh nghề nghiệp. Công tác vệ sinh lao động là làm thế nào tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động , để họ yên tâm, tin tưởng trong công việc, để tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mang lại năng suất lao động cao hơn. Với tầm quan trọng của công tác vệ sinh lao động đòi hỏi người lãnh đạo phải nghiên cứu để đưa ra những giải pháp thích hợp để phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong quá trình sản xuất. Đặc biệt công tác này phải được quán triệt ngay từ đầu chu trình sản xuất và tổ chức, tuyên truyền giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động theo dõi quản lý sức khoẻ cho tất cả mọi người lao động động trong doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp đưa ra các biện pháp về vệ sinh sinh học, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, qui định biện pháp cải thiện điều kiện lao động để phòng tai nạn lao động và các chấn thương xảy ra trong sản xuất. Từ đó có thể tạo được những điều kiện lao động động hợp với vệ sinh, tổ chức tốt lao động sản xuất, nâng cao và bảo vệ được sức khoẻ, khả năng lao động và năng suất của người lao động . Nói tóm lại, giữ vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động cho người lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác bảo hộ lao động. Vì vậy những điều kiện về vệ sinh và an toàn lao động phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh như: - Ngay từ khi bắt đầu bước vào sản xuất phải chuẩn bị nơi làm việc thật khô ráo, thoáng, đầy đủ ánh sáng,… - Mỗi ngày trước khi làm việc phải vệ sinh, quét dọn nơi làm việc thật sạch. - Không được để các nguyên liệu, dụng cụ, sản phẩm vướng nơi làm việc và đường đi lại. - Phải có hệ thống thoát khói, hơi than, hơi độc, dung dịch độc dẫn ra khỏi nơi làm việc, phải có biện pháp khử độc trước khi thải ra ngoài. - Các máy móc, thiết bị có tiếng động quá mạnh phải được bố trí riêng một nơi. - Phải có thiết bị phòng hộ cho công nhân làm việc ở những nơi bẩn, nguy hiểm, độc hại. - Phải đảm bảo mọi yêu cầu cá nhân cho người lao động . Và các xí nghiệp cần chú ý đến chỗ làm việc như nhà cửa, máy móc, dụng cụ sản xuất, nguyên vật liệu phải có các tin hiệu đề phòng nguy hiểm. 3. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Tổ chức nơi làm việc hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để đề phòng tai nạn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động trong sản xuất. Nơi làm việc hợp lý là một khoảng không gian nhất định của diện tích sản xuất, được trang bị máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật liệu theo đúng yêu cầu các qui phạm, qui trình kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động để người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất và công tác của mình một cách thuận lợi và bảo đảm an toàn . Cụ thể ,tổ chức nơi làm việc hợp lý sẽ nâng cao năng suất lao động động . Bố trí các công việc , công cụ lao động ,vật liệu, phụ tùng… một cách hợp lý sẽ rút bớt các động tác thừa, giảm sự di chuyển của người làm, của tay công nhân, và làm giảm mệt mỏi khi thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động. Do đó trong việc tổ chức nơi làm việc phải chú ý những điểm sau: - Dụng cụ và đối tượng lao động phải được bố trí phù hợp với yêu cầu công nghệ, phù hợp với phương pháp, thao tác và việc sử dụng người công nhân. - Phải đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người công nhân, bảo đảm nơi làm việc luôn được trạt tự vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp. a). Bố trí nơi làm việc: Bố trí nơi làm việc là bố trí máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm phải khoa học, trật tự, phù hợp với trình tự gia công, vận chuyển và việc đi lại của người lao động được dễ dàng, giảm bớt được những hao phí lao động không cần thiết, tiết kiệm được thời gian. - Nhà cửa phải cao ráo, đủ không khí, ánh sáng, nền nhà phải bằng phẳng đảm bảo sạch sẽ hợp vệ sinh, các chất thải, nước thải phải loại ra khỏi khu vực sản xuất kịp thời, phải bố trí đầy đủ các thiết bị an toàn vệ sinh lao động, không bố trí các bộ phận gây độc hại, tiếng ồn…xen kẽ với những nơi điều kiện làm việc bình thường. - Nơi làm việc phải có nội quy, quy trình làm việc an toàn, có hướng dẫn thao tác, điều khiển, sử dụng máy móc, dụng cụ theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn. - Tường nhà, các trang bị, các bộ phận điều khiển, các nút cắm điện cần được bố trí và sơn màu phù hợp, thẩm mỹ vừa tăng vẻ đẹp nơi làm việc vừa gây cảm giác hưng phấn, dễ chịu đoói với người lao động. b) Trật tự vệ sinh nơi làm việc: Nơi làm việc là khoảng không gian và mặt bằng của nhà xưởng, chung quanh người lao động làm việc, kể cả máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, tủ đựng dụng cụ, bóng đèn…phải thường xuyên làm vệ sinh không để bụi bẩn bám vào. Cho dầu vào máy phải sạch gọn không để chảy ra sàn nhà, không để nước làm nguội chảy lênh láng ra sàn xưởng. Phoi bụi thải ra phải quét dọn luôn không để ứ đọng nhiều nơi làm việc. Nguyên liệu, phế liệu, sản phẩm, phế phẩm phải đật đúng vào nơi quy định. Nếu sản phẩm lớn kềnh càng không được để ứ đọng nhiều chung quanh nơi làm việc, các sản phẩm được xếp trồng lên nnhau không được xếp quá cao đễ đổ vỡ gây tai nạn. Các loại nguyên liệu chỉ đưa vào nơi sản xuất với số lượng cần thiết không đưa vào quá nhiều làm cản trở lối đi lại. Các loại phế phẩm phải được thanh toán thường xuyên để nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp hơn. Sau khi làm việc người công nhân phải quét dọn mặt bằng, lau chùi máy móc, thiết bị, sắp xếp dụng cụ vật liệu thật ngăn nắp, gọn gàng rồi mới ra về. c) Tổ chức làm việc ở những nơi điều kiện lao động nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động , bệnh nghề nghhiệp. Tổ chức làm việc ở những nơi điều kiện lao động nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp trước hết cần quan tâm đến việc cải tiến thiết bị, máy móc, cơ khí hoá dần những việc làm thủ công nhằm giảm nhẹ sức lao động của người lao động, thường xuyên tổ chức chặt chẽ các hoạt động giám sát, kiểm tra. Vì vậy cần tôn trọng đúng đắn, ngiêm chỉnh thực hiện đầy đủ những điều đã đề ra trong các quy phạm, quy trình kỷ thuật an toàn và vệ sinh lao động. 4. Chất lượng lao động. Công tác bảo hộ lao động, vệ sinh và an toàn lao động được mọi ngành mọi cấp quan tâm thực hiện. Tất cả các ngành các cấp đều quán triệt, thực hiện công tác bảo hộ lao động xuống các cơ sở của mình để đảm bảo cho người lao động được an toàn về tính mạng, ổn định về sức khoẻ, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, khi công tác bảo hộ lao động được quán triệt xuống cơ sở sản xuất mà người lao động là người trực tiếp phaỉ tiếp nhận và thực hiên. Vì vậy đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất định để tiếp thu các quy trình, quy phạm, các phương pháp phòng chống về công tác bảo hộ lao động. Nếu như người lao động tiếp thu công tác bảo hộ lao động không đầy đủ, không tự giác thì có thể xẩy ra những vụ tai nạn đáng tiếc, gây thiệt hại lớn cho nhà máy, xí nghiệp. Cho nên hàng năm, cần có những lớp đào tạo mới, đào tạo lại về công tác bảo hộ lao động cho người lao động trong xí nghiệp, để công tác bảo hộ lao động ngày một tốt hơn. PHầN THứ HAi PHÂN TíCH THựC TRạNG Về CÔNG TáC BảO Hộ LAO ĐộNG TạI CÔNG TY THUÔC Lá THĂNG LONG I. Khái quát về nhà máy thuốc lá Thăng Long 1. Qúa trình hình thành và phát triển của nhà máy thuốc lá Thăng Long. Năm 1957, UBND quận Thanh Xuân có công văn gửi Bộ công nghiệp nhẹ về việc cho phép thành lập nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Tháng 1/1957 Bộ công nghiệp có quyết định thành lập nhà máy Thuốc lá Thăng Long theo quyết đinh số 1988 ngày 6/1/1957 là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp. - Ngành nghề kinh doanh : sản xuất thuốc lá điếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất thuốc lá. - Sản phẩm chính : thuốc lá điếu. -Tổng số vốn kinh doanh (31/12/1995): 118.479 (triệu đồng) trong đó : +Vốn có định : 74.717 ( triệu đồng) +Vốn lưu động : 37.765 (triệu đồng ) +Vốn khác : 5.997 (triệu đồng) -Nguồn vốn kinh doanh của nhà máy: +Do ngân sách nha nước cấp : 77.545 (triệu đồng ) +Doanh nghiệp tự bổ sung : 28.211 (triệu đồng) +Vay ngắn hạn : 7.001 (triệu đồng) +Vốn khác : 5.722 (triệu đồng) Nhà máy ra đời trong những năm cả đất nước đang thực hiện công cuộc giải phóng đất nước, đối mặt với những khó khăn trước mắt như thị trường hạn hẹp , chính sách pháp luật chưa ổn định, nhà máy Thuốc Lá Thăng Long đã từng bước xây dựng ổn định và phát triển. Hiện nay bằng thiết bị dây chuyền công nghệ khá hiện đại của nươc ngoài,với nguồn nguyên phụ liệu nhập ngoại chất lượng cao, cùng với công tác quản lý, tiếp thị và sự nổ lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên nhà máy, sản phẩm thuóc lá với nhiều loại khác nhau ngày càng được người tiêu dùng ưa chưộng va có mặt hầu hết ở các tỉnh thành phía Bắc như thành phố Hà Nội, Hải Phòng ,Quảng Ninh, Bắc Ninh... và một số tỉnh thành khác. Sản lượng tiêu thụ thuốc lá của nhà máy ngày càng tăng doanh thu và lợi nhuận đều đạt được sự tăng trưởng qua từng năm. Nhà máy luôn hoàn thành nhiệm vụ nộp ngân sách với Nhà nước và được Bộ công nghiệp trao tặng bằng khen là đơn vị có mức nộp ngân sách cao nhất. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện và nâng cao. 2. Hệ thống tổ chức quản lý của nhà máy. 2.1. Cơ cấu tổ chức : Nhà máy hoạt động theo mô hình tăng cường , tich tụ , tập trung , đầu tư và phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất. Nhà máy hoạt động kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng là giám đốc, giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc và bộ phân chuyên môn nghiệp vụ. 2.2. Bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long thực hiện theo cơ cấu trực tuyến -chức năng. đứng đầu là giám đốc người đại diện chủ sở hữu. Được thể hiện qua sơ đồ sau : 3. Một số đặc điểm kinh tế , kỹ thuật chủ yếu của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long. 3.1. Đặc điểm về sản phẩm - thị trường 3.1.1 Đặc điểm về sản phẩm thuốc lá : Thuốc lá là một sản phẩm có hại cho sức khoẻ, ý thức được tác hại của thuốc lá nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam nói riêng đang thực hiện các biện pháp phòng chống thuốc lá với nhiều hoạt động khác nhau ngay cả việc quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức. Đây là mọt áp lực lớn nhất đe doạ sự tồn tại của các hãng thuốc lá. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá mang lại lợi nhuận lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia nhưng các hãng thuốc lá phải đối mặt với trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh mộtcách rất nghiêm trọng không dễ giải quyết. Bản thân mỗi sản phẩm thuốc lá được đặc trưng bởi nhiều đặc tính, tổng hợp các đặc tính này cho ta chất lượng của điếu thuốc.Một sản phảm thuốc lá được coi là chất lượng hay không là tuỳ vào nó thoả mãn đến nhu cầu của ngươì sử dụng, một số đặc tính : - Hương thơm : mùi bạc hà, cà phê ..., hương thơm của điếu thuốc phải làm cho người hút cảm nhận được và phù hợp với sở thích người hút. - Khẩu vị: là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp vì mỗi khu vực thị trường, mỗi người hút thuốc có sự ưa thích khác hau về mùi vị của thuốc. - Độ nặng : độ nặng của thuốc lá khác nhau là do nguyên liệu sợi thuốc quy định. -Màu sắ của sợi thuốc : tuỳ thuộc vào nguyên liệu thuốc và trình độ chế biến. -Độ cháy : điếu thuốc phải cháy đều, không tắt giữa chừng. Ngoài ra sản phẩm thuốc lá dễ bị ảm mốc, thời gian bảo quản thường ngắn từ 30- 45 ngày trong điều kiện nhiệt độ 20 0C nên công tác tiêu thụ và bảo quản chất lượng sán phẩm là yếu tố hết sức quan trọng. Sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ nhanh và các khâu bảo quản, vận hành , lưu thông phải bảo đảm chất lượng tới tay người tiêu dùng. Trong suốt 45 năm thành lập , đến nay và cả phương hướng cho tương lai , nhà máy Thuốc Lá Thăng Long đã tiến hành sản xuất rất nhiều loại thúoc điếu khác nhau như : Dun hil, Vinataba, Tam đảo, Vi land, Sa pa, Thăng Long, thủ đô...Việc chuyên sản xuất nhiều loại sản phẩm thuốc lá làm cho quá trình điều hành sản xuất và công tác quản lý chất lượng sản phẩm rất khó khăn so với các xí nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm, một mặt hàng.Việc thuận lợi ở đây khi sản xuất nhiều mặt hàng , nếu có biến động của thị trường tiêu thụ thì mức cầu sản lượng của nhà máy cũng không bị giảm sut vì còn nhiều mặt hàng khác thay thế. 3.1.2 Đặc điểm về thị trường . Kinh doanh và thị trường là hai khái niệm không thể tách rời nhau. Nói đến kinh doanh là nói đến thị trường, thị trường là nơi cung cấp và là nơi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với nhà máy Thuốc Lá Thăng Long là doanh nghiệp đã gắn bó rất nhiều trong lĩnh vức sản xuất thuốc lá. Nhà máy ra đời được 45 nă vf trong những năm qua nhà máy đã ngày càng phát triển, trưởng thành, doanh thu và sản lượng đèu tăng trong các năm. Việc phải cạnh tranh với nhiều mặt hàng thuốc lá khác và sự tràn ngập của thuốc lá ngoại nhập lậu song khong vì thế mà làm nản lòng cán bộ công nhân viên trong nhà máy . Bằng sự đoàn kết và có trách nhiệm cao toàn thể công nhân viên trong nhà máy đều ý thức được vấn đề chất lượng sản phẩm là hàng đầu.Chính vì uy tín và chất lượng sản phẩm mà trong những năm qua sản phẩm thuốc lá của nhà máy đã có mặt ỏ tất cả mọi nơi trong nước và nhiều nơi ở nước ngoài như : Hải Phòng ,Hải Dương ,Nghệ An ,Thanh Hoá ... và ở Arập Xeut, Tiệp,Trung Đức, Tây Đức... + Hình thức tiêu thụ sản phẩm của nhà máy là hình thức các đại lý bán sản phẩm vói mạng lưới các đại lý rộng khắp các tỉnh ở phía Bắc và miền Trung. Do vậy sản phẩm của nhà máy luôn ở bên cạnh người tiêu dùng và họ đã đạt được sự thoả mãn tối đa nhu câù khi mua sản phẩn của nhà máy . + Các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long : -Tiếp tục giữ vững uy tín và chất lượng sản phẩm và không ngừng việc tiết kiệm chi hí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phảm , kích thích cầu tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần. - Sử dụng các biện pháp thâm nhập thị trường đã cób một cách saau hơn như : hạ giá thành sản phẩm , giá bán , tăng chi phi quảng cáo, đa dạng các hình thức quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. - Tiếp tục mở rộng chiếm lĩnh thị trường mới bằng việc phân tíchnhân khẩu thực hiện các chương trình quảng cáo và khuyến mại để người tiêu dùng ngày càng quen với cac sản phẩm của nhà máy . Tóm lại với cơ chế thị trường ngày càng rộng và thuận tiện nên cơ hội đến với nhà máy Thuốc Lá Thăng Long trong việc hội nhập và mở rộng thị trường là rất lớn. Tuy nhiên việc đề ra các chiến lượcphát triển hết sức thận trọng dự trên sự phân tích tổng hợp về môi trường kinh doanh, lợi thế của doanh nghiệp cũng như các ngu cơ. 3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị , dây chuyền công nghệ và tổ chức sản xuất của nhà máy . 3.2.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu : Nguyên vật liệu là một trong những nhân tố đầu vào của quá trình ssx kinh doanh. Chi phí mua nguyên vật liệu thường chiếm từ 40- 50 % giá thành toàn bộ sản phẩm nên nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm . Mặt khác yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm được làm ra, tác động sâu sắc đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đặc thù của nhà máy là sản xuất nhiều loại sản phẩm thuốc lá khác nhau nên toàn bộ nguyên vật liệu để sản xuất đều được sản xuất hoàn toàn hoặc một phần nguyên phụ liệu nhập ngoại, vì thế các sản phẩm của nhà máy luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Nguyên phụ liệu để sản xuất thuốc lá của nhà máy bao gồm : Bảng 1: Nguyên phụ liệu sản xuất của nhà máy Chủng loại vật tư Đ. Vị Sản lượng (Tr. Bao ) Thành tiền ( Tr. đồng ) 1. Giấy cuốn điếu Tấn 56 47,6 2.Giấy sáp vàng Tấn 62 24,8 3. Giấy bóng kính Tấn 164 53,2 4.Giấy nhôm Tấn 56 185,9 5. Giấy nhôm vàng Tấn 189 47,6 6. Lưỡi gà Tấn 55 47,6 7.Vỏ tút Vinataba 1000tờ 53 5.326 8.Vỏ tút Hồng hà 1000tờ 3 301,5 9.Vỏ bao Hồng hà 88mm 1000tờ 56 285,6 10.Vỏ bao Vinataba 1000tờ 53 54,6 11.Vỏ bao Hồng hà 1000tờ 3 3,06 12.Vỏ bao Hồng hà 90mm 1000tờ 133 465,5 13.Mực in 33 0,15 14.keo cuốn điếu 56 2,8 Tổng số 6.847,95 Như trên đã xem xét tầm quan trọng của nguyên phụ liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm .Nhận thức được vấn đề này nhà máy hết sức coi trọng việc quản lý nguên phụ liệu cụ thể là : -Về khâu quản lý sử dụng nguyên phụ liệu : nhà máy chú trọng quản lý nguyên phụ liệu từ kho đến phân xưởng sản xuất .Nhà máy quyết toán cho từng chu kỳ sản xuất để theo dõi chặt chẽ nguyên phụ liệu phục vụ cho chu kỳ sản xuất , xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho nhiều sản phẩm . -Về khâu quản lý nguyên phụ liệu : Ngoài kho tàng, bến bãi được bảo vệ như mọi nguyên phụ liệu dùng để sản xuất các sản phẩm khác, do đặc tính của sản phẩm thuốc lá tất cả nguyên phụ liệu đều được bảo quantrong kho lạnh ở hiệt đô 20 0C. Có thể nói công tác bảo quản nguyên phụ liệu và kiểm tra khắt khe chất lượng nguyên phụ liệu và chất lượng sản phẩm , từ khâu bảo quản sản xuất đến thành phẩm và đáp ứng sự đòi hỏi khắt khe của thị trường làm cho sản phẩm của nhà máy luôn có chất lượng cao và uy tín với khách hàng. 3.2.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ . Một yếu tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm cũng như quá trình sản xuất kinh doanhđó là một hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất và dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất .Điểm lớn nhất về máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long là hoạt động theo dây chuyền sản xuất tự động và đồng bộ khá tiên tiến và hiện đại. Dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất tốt và có hiệu quả cho ra đời sản phẩm thuốc lá chất lượng tốt, tạo uy tín cho sản phẩm của nhà máy để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các sản phẩm thuốc lá khác hiện có trên thị trường, tiết kiệm được vật liệu làm giảm chi phí sản xuất , giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động. *Về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long :(xem trang sau) II. Phân tích thực trạng hoạt động công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá thăng long Từ nhận thức công tác bảo hộ lao động là một chính sách, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm sức khoẻ và tính mạng của người lao động trong sản xuất, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác công tác bảo hộ lao động là một mặt không thể tách rời của sản xuất, trực tiếp gắn liền với sản xuất, mọi cán bộ công nhân viên đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy trình về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất. Và từ nhận thức trách nhiệm trên chuyên môn và công đoàn có sự phối hợp chặt chẽ đặc biệt toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, đã làm tốt công tác bảo hộ lao động và vệ sinh lao động.Cụ thể: 1. Công tác xây dựng và thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động 1.1. Xây dựng và thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động . Trong những năm gần đây bên cạnh việc thúc đẩy phát triển sản xuất , kinh doanh nhà máy cũng rất quan tâm đến công tác xây dựng và thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động . Thật vậy nhà máy luôn bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản cảu nhà nước về bảo hộ lao động đó là : + Xây dựng nội quy , quy tắc an toàn trong nhà máy . + Phối hợp với tổ chức Công đoàn và các phòng ban chức năng có liên quan thực hiện các quy định cuả nhà nước về chế độ chính sách cho người lao động như : Huấn luyện khai báo điều tra tai nạn lao động , chế độ cho bệnh nghề nghiệp và chế độ cho lao động nữ , ... 1.2. Chế độ chăm sóc sức khoẻ và công tác qản lý chăm sóc sức khoẻ cho người lao động -Chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người lao động được nhà máy đặc biệt quan tâm như: Nhà máy thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho toàn bộ CBCNV: Tổ chức bữa cơm giữa ca không mất tiền, nấu chè, pha nước giải khát, hoa quả tươi…. để bồi dưỡng tại chỗ cho công nhân. - Hàng ca có lưu mẫu và y tế nhà máy kiểm tra thường xuyên, khu vực nấu ăn rộng rãi, đủ nước dùng, có tủ đựng thức ăn, lồng bàn đậy các mâm. Trong các năm qua đã thực hiện chi như sau: Bảng 2. Chế độ chăm sóc sức khoẻ người lao động . Nội dung phục vụ Đ.V.T 1999 2000 2001 Bồi dưỡng độc hại 1000.đ 587.365 374.957 281.000 Bồi dưỡng ca ba 1000.đ 194.000 10.422,5 15.520,4 Phục vụ cơm giữa ca 1000.đ 772.647,5 762.305,5 760.306,3 Như vậy, bình quân một lao động hàng năm được nhà máy bồi dưỡng bằng hiện vật là: 1999: 915.234 ng đ/người. 2000: 860.468 ng đ/người. 2001: 881.563 ng đ/người. Công tác quản lý chăm sóc sức khoẻ cho người lao động được nhà máy đặc biệt quan tâm, trạm y tế vẫn được duy trì hoạt động thường xuyên một tuần khám bệnh 3 ngày, chữa trị khám phụ khoa cho chị em phụ nữ, tại ca sản xuất có phòng y tế trực ca. Năm 2000 nhà máy đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cám bộ công nhân viên được 1026 người , tổ chức khám bệnh phụ khoa cho công nhân nữ 694 người . Và đến năm 2001 nhà máy đã mời trung tâm y tế môi trường lao động Bộ Cong nghiệp về khám sức khoẻ cho 1156 người , trong đó nữ được khám phụ khoa là 695 người . Nói chung tình hình sức khoẻ của công nhân tại nhà máy khá tốt : + Loại 1 : 5,65%. + Loại 2 : 45,25% + Loại 3 : 33,20% + Loại 4 và 5 : 17,78% Sau mỗi đợt khám bệnh định kỳ nhà máy có kế hoạch gửi CNVC được phát hiện bệnh đi điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa kịp thời. Đối với CNVC có sức khoẻ loại 4,5 được nhà máy tổ chức gửi đi điều dưỡng tại các trung tâm phục hồi sức khoẻ của trung tâm y tế Bộ công nghiệp theo hai đợt + 10 người được đi điều dưỡng tại Sầm son. + 10 người được diều dưỡng tại trung tâm phục hồi sức khoẻ của Bộ Y tế tại Hương Canh . Về mặt bệnh tật , do đặc điểm sản xuất của nhà máy , môi trường sản xuất độc hại , số công nhân mắc bệnh thông thường theo thống kê năm 2001 + Bệnh tai mũi họng : 559 người chiếm tỷ lệ 48,35 % + Bênh răng hàm mặt : 489 người chiếm tỷ lệ 42,3 % + Bệnh mắt : 195 người , chiếm tỷ lệ 16,8 % Hàng năm Công đoàn Nhà máy tổ chức cho 100% CNVC được đi nghỉ mát từ 300.000 đến 500.000 đồng/người bằng nguồn quỹ phúc lợi. 1.3. Tình hình tai nạn và bệnh nghề nghiệp . 1.3.1. Tình hình tai nạn lao động : Những năm gần đây các vụ tai nạn lao động hầu như không có , điều này rất dễ hiểu bởi công nhân lao động đã bớt được những thao tác thủ công do Nhà máy đã đầu tư dây chuyền công nghệ mới . Năm 1996 xảy ra một vụ tai nạn , nguyên nhân của sự việc này à công nhân sơ xuất trong quá trình vận hành thao tác đơn giản nhà máy đã chi trả cho vụ tai nạn lao động này 140 ngày công , thành tiền là 4.256.000 đồng . Đến năm 1999 xẩy ra một vụ tai nạn lao động do công nhân sơ ý trong quá trình bơm lốp xe tắc tơ kéo nguyên liệu cho sản xuất trong nhà máy, và đã gây thiệt hại cho nhà máy, nhà máy đã bỏ ra với số tiền 2.666.700 đồng chi phí cho khám và điều trị tại bệnh viện và trả 109 công hưởng lương theo chế độ quy định. Đối với những trường hợp tai nạn xảy ra đều được sơ cấp cứu tại chỗ sau đó đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời. Khi xảy ra tai nạn đơn vị có người bị tai nạn lao động đã báo cáo kịp thời lập biên bản theo quy định hiện hành (nếu có tai nạn lao động xảy ra) nhà máy đều báo cáo với các cơ quan chức năng về các vụ tai nạn lao động đúng quy định của Nhà nước. Trong các năm gần đây, tình hình tai nạn lao động tại nhà máy giảm đi rất nhiều, do nhà máy luôn quan tâm tới công tác bảo hộ lao động và vệ sinh lao động. Tóm lại, về tình hình tai nạn lao động trong 3 năm từ 1999 đến 2001 là giảm đi rất nhiều, năm 2001 không xảy ra một vụ tai nạn lao động nào. Chứng tỏ nhà máy đã quán triệt công tác bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn xuống các đơn vị sản xuất rất tốt. Vì vậy, về thiệt hại kinh tế do tai nạn lao động gây nên là không lớn, hàng năm chỉ chi cho các công tác bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. 1.3.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp tại nhà máy . Đối với công nghệ sản xuất thuốc lá là thường phát sinh mộ số bệnh nghề nghiệp như bệnh nhiễm độc Nicotin và bệnh bụi phổi nghề nghiệp . Nhưng do vấn đề vệ sinh lao động rất được nhà máy quan tâm , chú trọng đồng thời hàng năm phòng y tế nhà máy đều khám định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên nhằm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nghề nghiệp hoặc một số bệnh khác . Do đó , trong những năm qua nhà máy không có công nhân nào mắc bệnh nghề nghiệp . 1.4. Công tác phòng chống cháy nổ tại nhà máy : Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) được nhà máy đặc biệt coi trọng , các phương án phòng chống cháy nổ được xây dựng, bổ sung hàng năm có sự phê duyệt của công an PC23. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và nghiệp dư của nhà máy đều được huấn luyện theo định kỳ hàng năm. Các phương tiện PCCC hàng năm đều được bổ sung, bảo quản và để ở nơi quy định như bình hạt MF4, bình khí CO2, bình hạt được treo ở các phân xưởng, kho tàng, những nơi dễ thấy để sử dụng kịp thời và được bảo quản cẩn thận, đảm bảo an toàn, khi kiểm tra thường xuyên, phát hiện không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng nhà máy kịp thời cấp ngay. Trong những năm qua đã trang bị: + 25 bình chữa cháy FZ24. + 56 bình chữa cháy MT5 (CO2). + 5 bình chữa cháy (CPU) cho ôtô. + 41 bình CO2 (G56). Đặc biệt nhà máy có hệ thống nước phục vụ cho công tác PCCC, một bể chứa nước riêng có dung tích 250m3, 10 họng nước, mỗi bộ phận có một bộ vòi chữa cháy hai lăng B, nhà máy có một máy bơm để phục vụ cho công tác phòng chống cháy. Nhà máy hiện có 1 đội chữa cháy nghĩa vụ gồm 20 người có 14 tổ PCCC tại 12 đơn vị sản xuất chính với 163 người được thay thế bổ sung và huấn luyện hàng năm. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp của nhà máy đều được huấn luyện theo định kỳ hàng năm , mỗi năm 1 lần Nhà máy mở lớp huấn luyện PCCC cho toàn bộ công nhân viên và các phương tiện PCCC được bổ sung hàng năm , được bảo quản và để đúng vị trí thích hợp . Đồng thời để hưởng ứng tuần lễ Quốc gia an toàn - vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ , nhà máy đã tổ chức hội thao kỹ thuật PCCC cho các đơn vị trong nhà máy theo 2 môn : + Thể thao chữa cháy kết hợp với di chuyển tài sản . + Thể thao chữa cháy kết hợp cứu người bị nạn . Năm 2000 - 2001 chi phí cho công tác phòng cháy chữa cháy là 25 triệu đồng và kế hoạch chi cho năm 2002 là 20 triệu đồng để mua sắm thiết bị phòng chống cháy nổ . 2. Về công tác kỹ thuật an toàn: Kỹ thuật an toàn là công tác được nhà máy quan tâm ngay từ khi bắt đầu bước vào sản xuất, hệ thống máy móc, trang thiết bị trước khi đi vào sản xuất đều được quy định nội quy riêng, để tránh tai nạn rủi ro. Những máy móc thiết bị nào nguy hiểm đều có hệ thống trang bị riêng. Năm nào nhà máy cũng mở rộng hoặc cải tạo trong sản xuất đều chú trọng đến an toàn cho máy móc, thiết bị và an toàn vệ sinh lao động, hiện nay nhà máy đều có đầy đủ thiết bị che chắn tại các vị trí nguy hiểm, thiết bị chống nóng như lắp điều hoà nhiệt độ cho các phân xưởng bao mềm, phân xưởng bao cứng, phân xưởng Dunhil và các phòng ban làm việc trong nhà máy. Lắp hệ thống thông gió cho phân xưởng sợi, phân xưởng 4, phân xưởng cơ điện, hệ thống kho tàng được thường xuyên củng cố, tu bổ, để chống nóng, mốc, hệ thống chiếu sáng được trang bị đầy đủ, có máy phát điện nếu như thành phố mất điện, lắp điều hoà nhiệt độ cho hệ thống kho thành phẩm, kho vật tư… Nhà máy có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, có ao lắng trước khi ra hệ thống thoát nước của thành phố. Đặc biệt trong năm 2001, nhà máy đã đầu tư cho máy móc, thiết bị sản xuất như: nhà máy đã mua 7 máy cuốn điếu, đóng bao (03IJ - 121; IJ23) với công suất 2.200 điếu/phút của Trung quốc, 01 máy cuốn đầu lọc MK8 - MAX8 với công suất 1.600 bao/phút của Anh, 01 máy cuốn điếu với công suất 2.400điếu/phút và dây chuyền cuốn điếu, đóng bao của Pháp, Đức có công suất 2.500bao/phút. Hệ thống máy móc thiết bị được cải tiến đã mang lại hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường làm việc, tiết kiệm được lao động, đặc biệt với hệ thống máy móc hiện đại này sẽ giúp cho người lao động tránh được những tai nạn rủi ro, tránh phải tiếp xúc với những công việc nguy hiểm dễ gây bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư cho máy móc, thiết bị, nhà máy còn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc của Nhà máy :Thực hiện chủ trương của nhà nước về công tác an toàn thực phẩm và phòng chống ô nhiễm môi trường trong những năm qua đã có những biện pháp đầu tư chiều sâu cho công tác môi trường như: + Tu sửa đường đi trong nội bộ nhà máy và hệ thống cống rãnh thoát nước ... trồng cây xanh , vườn hoa . + 100 % phân xưởng được trang bị hệ thống máy hút bụi , nền nhà được lau chùi hàng ngày , 3/4 diện tích nhà xưởng và 2/5 diện tích kho tàng có máy điều hoà không khí. Có hệ thống máy nén khí tổng về vệ sinh thiết bị hàng ngày . + Đầu tư xây dựng bể xử lý nước thải của nhà máy . +Cải tạo dây chuyền vận chuyển sợi , giảm cường độ lao động cho công nhân phân xưởng sợi . + Để cải tạo và mở rộng kho vật tư cho phân xưởng bao mềm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật , đảm bảo gọn khi cấp phát và phòng chống cháy nổ , nhà máy đã đầu tư 141 triệu đồng . + Nhà máy nâng cấp trạm y tế , nhà nghỉ khang trang sạch sẽ rộng rãi thoáng mát tạo điều kiện tốt cho công nhân khám chữa bệnh . + Nhà máy đã đầu tư một số thiết bị mới như : Nhập thêm một số máy cuốn điếu với hệ thống hút bụi tốt hơn , đồng thời cải tạo ao bể xử lý bụi , khí thải , nước thải trước khi ra ngoài nhà máy . * Về trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân : Trong những năm qua, nhà máy bước vào quản lý theo cơ chế thị trường , vì thế nhà máy đã tổ chức may đo quần áo bảo hộ cho từng người , lo trang thiết bị , phương tiện bảo hộ cá nhân theo đúng quy định của nhà nước . + Mỗi năm nhà máy trang bị cho mỗi công nhân viên hai bộ quần áo mùa hè và hai bộ quần áo mùa đông được đặt may tại chỗ chọn màu theo từng bộ phận cấu thành , đảm bảo tiêu chuẩn gọn đẹp . Năm 2001 nhà máy đã chi cho việc may quần áo bảo hộ lao động 407 triệu đồng . + Nhà máy trang bị phòng hộ cá nhân hàng tháng hàng quý cho công nhân như : Xà phòng , khẩu trang , găng tay , dày , mũ ,ủng tuỳ theo yêu cầu của từng công việc và có sự kiểm tra . Thực tế Nhà máy đã chi cho việc trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động như sau : Bảng 3 : Chi phí cho bảo hộ cá nhân từ 1999- 2001 Năm Số tiền 1999 2000 2001 67.167.000 đồng 39.132.000 đồng 76.350.000 đồng Việc sử dụng và bảo quản phương tiện phòng hộ cá nhân của công nhân Nhà máy đều mang tính trách nhiệm cao . 3. Về vệ sinh lao động. 3.1. An toàn điện : Nguồn cung cấp điện cho nhà máy là nguồn điện Quốc gia 6 KV . toàn nhà máy có 02 trạm biến áp bao gồm 01 máy 1000 KVA và 02 máy 564 KVA , điện được dùng cho sản xuất và sinh hoạt . Do trình độ cơ giới hoá và tự động hoá của nhà máy khá cao nên Nhà máy đã rất chú trọng đến vấn đề an toàn điện và nhà máy đã đưa ra các biệ pháp an toàn để tránh các sự cố về điện xảy ra trong quá tình sản xuất bao gồm các biện pháp sau : + Biện pháp tổ chức : Với biện pháp này yêu cầu công nhân phải có trình độ chuyên môn cao , sức khoẻ và thẻ an toàn viên . Nhà máy tổ chức làm việc 24/24 h với 3 ca do đó phải có quy phạm an toàn về điện , hướng dẫn cấp cứu khi tai nạn điện xảy ra . Đối với những công nhân thường xuyên tiếp xúc với điện Nhà máy đã trang bị cho họ đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết . Tại các phân xưởng sản xuất đều có tổ chức sửa chữa xơ điện để giám sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn điện . + Biện háp kỹ thuật : Hệ thống các dây dẫn trong nhà máy đều được cách điện bằng vỏ nhựa , cao su Nhà máy đã lắp đặt những cơ cấu an toàn như cầu chì , cầu giao , aptomat , cắt tự động , .... để đề phòng khi có sự cố về điện xảy ra ngoài ra Nhà máy còn sử dụng những tín hiệu âm thanh màu sắc ,... + Toàn bộ hệ thống máy móc ở các phân xưởng của nhà máy đều được nối đất , nối không bảo vệ . Các tủ điện tại các phân xưởng đều có dây trung tính nguồn đưa về đến tủ , đặc bệt là với một số máy móc có công suất lớn dều được tăng cường biện pháp an toàn đó là lắp thêm máy cắt điện bảo vệ . Hệ thống điện trở nối đất trubg tính của các tủ điện , trạm điện đều đạt yêu cầu . + Nhà máy có hệ thống chống sét đúng theo tiêu chuẩn quy định cho các khu vực văn phòng , nhà xưởng ... điện trở nối đất của hệ thống chống sét được đo đạc kiểm tra theo định kỳ . + Hàng năm nhà máy đều kiểm tra về an toàn điện cho các máy móc thiết bị theo định kỳ do Viện khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động về đo thực hiện . 3.2. An toàn về nồi hơi – thiết bị áp lực : Hiện nay Nhà máy sử dụng 02 lò OMNICAL của Đức công suất mỗi lò là 4670 kg/h , áp suất hơi là 11kg/ m3 . Để đảm bảo an toàn về vấn đề này Nhà máy đã đưa ra các biện pháp sau : + Biện pháp tổ chức : - Khi vận hành nồi hơi thiết bị áp lực thì phải tuân theo những quy định riêng của nó , công nhân vận hành thiết bị nồi hơi áp lực phải có chuyên môn , sức khoẻ và thẻ an toàn . - Có các giải pháp an toàn trong đồ án thiết kế , những luận chứng kinh tế được xem xét và chấp nhận . Khi sử dụng phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng thiết bị áp lực . Hang năm nhà máy cso tổ chức huấn luyện và cấp chứng chỉ sau khi học xong cho công nhân . + Biện pháp kỹ thuật : Vấn đề an toàn mà Nhà máy đã áp dụng được dựa trên nguyên nhân gây đổ vỡ của thiết bị do ứng suất của vật liệu bị suy giảm hay tăng quá mức cho phép . - Luôn theo dõi các thông số của lò hơi khi làm việc . - Tránh hiện tượng đóng cặn trong nồi hơi , do đó nước dùng phải là nước sạch , nước cấp cho lò phải được làm mềm hai cấp . - Cứ hai năm nhà máy lại kiểm tra thiết bị lò hơi một lần và sáu năm thử áp suất một lần - Ngoài ra nhà máy còn bố trí các phương tiện phòng cháy chữa cháy như bình khí , bình bọt... theo đúng quy định 2.3. Công tác vệ sinh lao động: Công tác vệ sinh môi trường lao động, giảm thiểu các yếu tố độc hại luôn là vấn đề được nhà máy quan tâm, được thực hiện song hành cùng công tác an toàn lao động. Thật vậy trong những năm gần đây nhà máy đã thực hiện nhiều biện pháp cải tạo quy hoạch lại mặt bằng công nghệ, đổi mới công nghệ trang thiết bị, lắp đặt các hệ thống thông gió, thổi mát diều hoà nhằm cải thiện môi trường lao động, giảm thiểu tối đa các yếu tố độc hại xuống dưới tiêu chuẩn cho phép. Hàng năm nhà máy kết hợp với trung tâm y tế môi trường lao động đo đạc, đánh giá môi trường làm việc tại nhà máy. - Thi hành điều 97 của Bộ luật lao động, điều 04 Nghị định 06/CP của thủ tướng Chính Phủ ngày 20/1/1996 và thông tư số 13 BYT/TT ngày 21/10/1996. - Thực hiện nhiệm vụ của Bộ công nghiệp giao cho trung tâm y tế. - Môi trường công nghệ tại Công văn số 819/CV- ngày 18/3/1996 về việc kiểm định môi trường lao động, an toàn vệ sinh lao động. Trong ngày 6/3/2002 Trung tâm y tế – môi trường lao động công nghiệp, Bộ công nghiệp đã tiến hành đo đạc kiểm tra môi trường lao động tại nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Kết quả đo các chỉ số: vi khí hậu, ánh sáng , tiếng ồn, bụi , hơi khí độc tại các vị trí kỹ huật của viện y học lao động theo các bảng sau: 2.3.1 Các yếu tố vi khí hậu: Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu tại các phân xưởng của nhà máy thuốc lá Thăng Long Bảng 04: Bảng đo các yếu tố vi khí hậu. TT Điểm đo Nhiệt độ ( 8c ) Độ ẩm ( % ) Tốc độ gió ( m/s ) ánh sáng ( lux ) I Phân xưởng sợi 19 55 0.3–0,4 1 2 3 4 5 Vị trí máy hấp chân không Vị trí công nhân bỏ lá Vị trí cắt ngọn Khu máy ẩm lá gió nóng Vị trí máy đánh lá 24,2 22,9 23,2 21 22 54 57 56,5 50 51,2 0,1–0,2 0,2–0,3 0,2–o,3 0,2–0.3 0,2–0,3 120 160 200 80 70 II 1 2 3 4 5 6 Phân xưởng bao cứng có điều hoà Máy cuốn điếu C2 Máy cuốn điếu C1 Máy đóng bao B2 Máy đống tút T1 – T2 Dây chuyền máy đóng tút BDVILAND Máy cuốn điếu CFVILAND 24,2 24,8 25,3 25,2 25,5 25,5 65,5 64,3 58 58,3 61,4 64,7 0,4-0,5 0,3-0,4 0,2-0,3 0,3-0,4 0,2-0,3 0,2-0,3 250 220 320 280 380 260 III 1 2 Phân xưởng Dunhill Vị trí máy cuốn điếu Dây chuyền máy cuốn điếu -Đầu máy 25,3 25,6 62 60,8 0,1-0,2 0,1-0,2 260 210 TT Điểm đo Nhiệt độ ( 8c ) Độ ẩm ( % ) Tốc độ gió ( m/s ) ánh sáng ( lux ) -Giữa máy -Cuối máy 26 25,7 59 53 0,1-0,2 0,2-0,3 300 280 IV 1 2 3 4 5 6 Phân xưởng bao mềm Máy cuốn điếu số 8 Máy đóng bao Đông Đức số 1 Máy cuốn điếu số 6 Máy cuốn điếu số 7 Máy cuốn điếu số 3 Máy cuốn điếu số 1 24,8 25,2 30 29,6 29,5 29,3 51 52 40,7 40,6 41,7 43,6 0,1-0,2 0,1-0,2 0,1-0,2 0,1-0,2 0,2-0,3 0,2-0,3 210 240 200 280 260 420 V 1 2 3 Phân xưởng 4 Vị trí công nhân may Vị trí công nhân dán túi nilon Vị trí in bao catton 22,5 22,6 21,2 54 54 56 0,2-0,3 0,1-0,2 0,1-0,2 400 300 240 VI 1 2 3 Phân xưởng cơ điện May KF-70 Máy bào ngang Máy phay 21,1 21,1 20,8 54,6 53,3 52,7 0,1-0,2 0,1-0,2 0,2-0,3 110 220 150 VII Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 505 BYT- QĐ/1992 18-32 <80 0.2-0.5 <70 Nhận xét : - Vi khí hậu do tiến hành đo trong điều kiện thời tiết mát mẻ và hàu hết các phân xưởng chính đều được lắp đặt hệ thống điều hoà không khí nên điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất và đêù đạt TCVS cho phép .(TCVS : tiêu chuẩn vệ sinh) - ánh sáng : Đáp ứng được yêu cầu về chiếu sáng Công nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh . 2.3.2. Tiếng ồn: Do đặc điểm dây chuyền sản xuất gắn liền với máy móc thiết bị nên tiếng ồn cũng là một vấn đề để nhà máy quan tâm khắc phục . Bảng 05 : Kết quả đo tiếng ồn của một số phân xưởng TT Địa điểm đo Mức áp âm chun g (dBA ) Mức áp âm ở các giải tần ( Hz ) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 I 1 2 3 Phân xưởng sợi Khumáycắt ngọn Khu máy dịu lá Khu làm ẩm 84 85 83 56 60 57 64 71 69 73 75 73 76 79 77 78 79 78 77 76 76 75 74 73 70 68 66 II 1 2 Phânxưởngbaocứ ng Máy vấn điếu Máy đóng bao 91 88 61 60 62 64 72 75 84 81 85 81 83 80 79 75 73 71 III 1 Phân xưởng Dunhill 95 55 67 78 91 90 84 87 83 TT Địa điểm đo Mức áp âm chun g (dBA ) Mức áp âm ở các giải tần ( Hz ) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 2 Máy vấn điếu Máy đóng bao 88 53 63 72 79 82 82 81 79 IV 1 2 Phânxưởngbaomề m Khu máy cuốn điếu Máy đóng bao 93 90 57 58 67 68 79 74 83 81 88 83 88 85 85 83 82 79 V 1 2 3 4 5 Phân xưởng cơ điện Giữa xưởng Máy mài Máy cưa Máy mài Khu lò hơi 78 80 94 92 80 40 42 47 41 53 45 57 58 55 64 49 67 60 67 65 57 72 78 71 73 65 74 80 76 72 67 77 95 86 69 63 69 89 84 63 60 61 85 80 55 VI TCVS cho phép 505 BYT - QĐ / 1992 90 10 3 96 91 88 85 83 81 80 Nhận xét: Tại thời điểm đo đạc có 5 mẫu không đạt TCVS cho phép. 2.3.3. Hơi khí độc: Các loại hơi khí độc phát sinh trong sản xuất được trình bày theo bảng sau: Bảng 06: Kết quả đo hơi khí độc tại một phân xưởng của nhà máy TT Điểm lấy mẫu CO2%T T Hơi khí độc mg/m3 CO SO2 Xylen Nicotin I 1 2 3 4 5 6 7 8 Phân xưởng sợi Bộ phận hấp sấy Bộphậnđưanguyênvậtliệulên băng Bộ phận tách cuộng lá Máy đánh lá Máy gia liệu Máy làm ảm cuộng Máy trương nở cuộng Máy sấy sợi 0.07 0.06 0.06 0.06 0.06 0.06 0.07 0.08 0.1 0.175 TT Điểm lấy mẫu CO2%T T Hơi khí độc mg/m3 CO SO2 Xylen Nicotin II 1 2 3 4 PhÂn xưởng bao cứng Máy cuốn điếu C1 Máy đóng bao ĐB Máy đóng tút Máy cuốn điếu C3 0.06 0.06 0.05 0.06 0.225 III 1 2 3 4 Phân xưởng bao mềm Bộ phận cuốn điếu đầu lọc Bộ phận đóng bao đàu lọc Bộ phận đóng tút Máy cuốn điêú không đầu lọc 0.07 0.06 0.06 0.05 0.378 IV 1 2 Phân xưởng Dunhill Máy cuốn điếu Máy đóng bbao 0.06 0.06 0.07 V 1 Phân xưởng cơ khí Bộ lò hơi(giữa hai lò) 0.07 1.25 2.6 VI 1 Phẫn xưởng 4 Bộ phận in lưới 2306 VII Kho nguyên liệu 0.135 VIII TCVSchophép505/BYT-QĐ/1992 0.1 30 20 100 0.5 Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu nồng độ hơi khí độc ở các vị trí đều nằm trong TCVS cho phép 2.3.4. Bụi: Bụi là ếu tố gây ô nhiễm môi trường ở nhà máy và là vấn đề luôn được sự quan tâm chú trọng của hà máy trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường lao động cho các công nhân. Bụi ở đây chủ yếu là bụi thuốc lá thường xuyên xuát hidện ở khu vực băng tải cắt ngọn(phân xưởng sợi), nơi đổ sợi và máy cuốn điếu. Kết quả đo nồng độ bụi tại một số phân xưởng Nhà máy. Bảng 07: Kết quả đo nồng độ bụi ở một số nơi trong khu vực sản xuất. TT Điểm đo Tỷ lệ SiO2 tự do trong bụi Bụi trọng lượng (mg/m3) Bụi hô hấp (mg/m3) I 1 2 3 4 5 6 7 8 Phân xưởng sợi Đầu băng tải vào liệu máycắt ngọn Vào liệu máy cắt ngọn thuốclá nâu Vị trí công nhân xé mốc Giữa khu vực vào liệu Băng tải rung sau làm ẩm lá Khu vực băng tải saumáythêm liệu Khu vực máy thái lá Khu vực máy thái cuộng 1.88 2.83 2.48 1.15 0.58 0.45 0.39 0.31 9 Nhà thu bụi -Giữa nhà -Cuối nhà 7.36 2.61 II 1 2 3 Phân xưởng bao cứng Máy cuốn điiêú C2 Máy cuốn điếu F2 Máy cuốn điếu C1 0.36 0.51 0.43 III 1 Phân xưởng Dunhill Máy cuốn điếu 0.46 IV 1 2 3 4 Phân xưởng bao mềm Máy cuốn điếu Hoàn Kiếm C1 Máy cuốn điếu Hoàn Kiếm C4 Máy cuốn điếu Điện Biên C6 Máy cuốn điếu cũ 0.41 0.38 0.55 0.58 V 1 Tổ mộc phòng hành chính Máy cưa gỗ 40 3.48 0.85 VI 1 2 Tổ nồi hơi phân xưởng cơ điện Của lò hơi cũ Khu vực lò hơi mới 8.0 0.71 0.56 VII 1 Tổ bao bì phân xưởng 4 Máy cát phế liệu bìa cáy tông 0.58 VIII TCVS cho phép 5059-1991 5-20 3.0 Nhận xét: Tại thời điểm lấymẫu ở hầu hết các vị trí sản xuât nồng độ bụi đều nằm trong gipứi hạn TCVS cho phép. Riêng vị trí giữa nhà thu bụi npồng độ bụi thuốc là vượt quá TCVS 2.4 lần. 2.3.5. Nước thải – chất thải rắn. Nước thải của nhà máy được thống kê theo bảng sau: Bảng 08 : Kết quả kiểm tra môi trường lao động TT Chỉ tiêu phân tich Đ.vị TCVS 505 BYT- QĐ/1992 Mẫu 1 1 Nhiệy độ 8C 40 23 2 PH mg/l 5.5-9 6.5 3 BOD5 mg/l 50 4.8 4 COD mg/l 100 16.2 5 Fe3 mg/l 5 0.85 6 Phốt pho tổng hợp mg/l 6 2.3 7 Sunfua mg/l 5.5 Kphđ 8 CN mg/l 0.1 Kphđ Kphđ : không phát hiện được Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong TCVS cho phép. *Chất thải rắn : lượng rác thải nhà máy thải ra khoảng 1000m3/năm. Chất thải rắn có 3 loại chính: - Xỉ than ở khu vực lò hơi: lượng xỉ ở đây khoảng 30-40 tấn/ tháng xỉ được thu hồi làm gạch. - Các bụi giấy vụn, bìa hộp: các loại giấy vụn và rác thải được tập trung ở nhà máy, để xử lý rác thải nhà máy đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị vận chuyển số rác thải trên ddếnbãi rqcs quy định của thành phố. - Bụi thuốc lá: lượng bụi và cuộng thuốc lá được tập trung ở bãi rác, cho nông dân đến chở đi làm phân hoặc công ty vệ sinh môi trường đô thị đưa đến bãi rác quy định. Ngoài ra Nhà máy còn luôn đảm bảo công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp. Bảo vệ môi trường và cây xanh là hết sức quan trọng để làm giảm bớt độc hại cho công nhân nhà máy, và bảo đảm môi trường xung quanh cho xã hội. Nhà máy đã có bể lọc nước thải rồi mới cho thoát ra cống nước chung của thành phố. Nhà máy đã cho nạo vét bể lọc để chống úng ngập trong nhà máy và bảo đảm vệ sinh. Các chất thải cứng, rác, bụi công nghiệp (bụi cuộn), bìa, sỉ than được nhà máy quan tâm xử lý thường xuyên với cần thiết vệ sinh vận chuyển ra khỏi thành phố đến nơi quy định để xử lý. Năm qua nhà máy đã đầu tư trồng thêm hàng trăm cây xanh, tôn tạo lại vườn hoa, cây cảnh trong nhà máy. Chi phí bỏ ra cho vệ sinh nhà máy: + Số tiền dọn rác hàng năm trung bình : 260.000.000đồng. + Số tiền nạo vét cống rãnh : 4.000.000 đồng. + Số tiền mua cây xanh, cây cảnh : 15.000.000 đồng. Công tác vệ sinh lao động được nhà máy đặc biệt quan tâm nên trong những năm qua tình hình về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của nhà máy giảm. Chỉ xảy ra một số vụ tai nạn lao động nhẹ do sự sơ suất của công nhân trong quá trình làm việc, còn về bệnh nghề nghiệp do được trang bị kỹ càng nên một số người chỉ mắc một số bệnh nhẹ như những bệnh ngoài da. Chi phí mà nhà máy bỏ ra cho cấp cứu, điều trị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong những năm gần đây: Năm 1999: 1.687.500 đồng. Năm 2000: 3.996.500 đồng. Năm 2001: 5.650.000 đồng. 4. Về công tác đào tạo và huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động trong nhà máy 4.1. Công tác huấn luyện Để đảm bảo quyền lợi và thực hiện tốt công tác ATVSLĐ trong quá trình sản xuất, hàng năm nhà máy đều huấn luyện ATLĐ, VSLĐ, PCCN cho CBCNV có kiểm tra, ký sổ, theo dõi. 100% công nhân làm việc trong nhà máy đều được huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động. Đối với công nhân làm nghề nguy hiểm như điện, hàn hơi, hàn điện, vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực, nhà máy đều cử đi huấn luyện kỹ càng và được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ. Ngoài ra, nhà máy còn tổ chức mời các cơ quan chuyên ngành về huấn luyện cho màng lưới ATVSLĐ và công nhân viên chức nhà máy hàng năm.Cụ thể công tác tuyên truyền và giáo dục được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 09: Tình hình về công tác tuyên truyền, giáo dục từ 1999 - 2001 Chỉ tiêu Đ.vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Màng lưới CNVC Người 1.230 1.236 1.221 Chi phí tuyên truyền, huấn luyện đồng 11.232.000 13.320.500 70.000.000 Các nội dung huấn luyện được tập trung vào các thể chế, luật định về bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, thực tập sơ cứu phòng khi có tai nạn rủi ro xảy ra. 4.2. Công tác tuyên truyền giáo dục của nhà máy Trong những năm qua các hình thức tuyên truyền của nhà máy đã và đang đi vào chiều sâu, những vị trí nguy hiểm đều có biển báo, biển cấm, các thiết bị máy móc đều có nội dung an toàn, quy trình vận hành, xử lý sự cố, ở những nơi thích hợp đều có tranh áp phích để nhắc nhở an toàn. Ngoài ra, nhà máy còn tổ chức tuyên truyền bằng các văn bản pháp qui, bộ luật lao động tới các bộ phận và được tuyên truyền thông qua các đài truyền thanh nhà máy, triển khai nghị quyết hàng tháng. Tổ chức Công đoàn triển khai nhiều đợt tuyên truyền nghiên cứu bộ luật lao động. Đặc biệt ở năm 1997 tổ chức hội thi an toàn vệ sinh giỏi từ cấp bộ phận đến nhà máy. Thông qua hội thi, nhà máy đã có 90% màng lưới an toàn vệ sinh đạt xuất sắc, 10% đạt loại khá, có 3 màng lưới dự thi cấp Quận đạt xuất sắc ATVSV tham gia thi toàn quốc đạt an toàn vệ sinh viên giỏi toàn quốc. Nhà máy phát động phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Năm 1996, phòng kỹ thuật đã thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống cấp sợi tự động cho 8 máy cuốn ở phân xưởng bao mềm bằng hệ thống băng tải, kinh phí là 281.194.580 đồng. Và tiếp tục thiết kế chế tạo hệ thống cấp sợi tự động bằng sức gió ở 3 máy cuốn phân xưởng Bao cứng, góp phần cải thiện môi trường làm việc, tiết kiệm lao động, kinh phí đầu tư: 420.378.400 đồng. Năm 1998, nhà máy chế tạo hệ thống phân ly sợi, cung cấp sợi tự động cho phân xưởng sợi đã giảm được bụi, độc hại cho công nhân, thay thế cho sợi thủ công và tận thu sợi trong quá trình sản xuất so với thiết bị nhập ngoại tiết kiệm được 200 (triệu đồng). Năm 1999, nhà máy chế tạo thành công máy dán tem thuốc lá bao cứng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy và các nhà máy sản xuất thuốc điếu trong Tổng Công ty và được hội đồng sáng kiến đánh giá và được khen thưởng. Bảng 10: Một số sáng kiến từ năm 1999-2001 TT Chỉ tiêu Đ.vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Số sáng kiến Cái 51 29 31 2 Làm lợi tr.đ 325 546 369 3 Tiền thưởng tr.đ 13,925 50 27,4 4 Tiết kiệm trđ..đ 445 2.100 2.100 Từ quan tâm tạo điều kiện trên và sự phát huy sáng kiến đầu tư thiết bị, nhà máy đảm bảo: + Mặt bằng vệ sinh sạch, gọn, an toàn cho người lao động. + Nâng cao chất lượng sản phẩm, loại bỏ được một số bụi đáng kể trong sản xuất vì có cơ cấu rung, rũ, lọc bụi bằng khí nén. + Tạo vòng khép kín dây chuyền sản xuất công nghệ, tiết kiệm được sức lao động của công nhân. 5. Lập kế hoạch bảo hộ lao động Về lập kế hoạch được cán bộ chuyên trách nhà máy lập danh sách những thiết bị kỹ thuật nào cần bổ sung, tu bổ, sửa chữa để đưa lên Ban giám đốc phê duyệt và triển khai. Cán bộ chuyên trách của nhà máy phải tiến hành lập kế hoạch bảo hộ lao động theo các nội dung sau: - Thiết bị che chắn. - Thiết bị bảo hiểm cá nhân. - Hệ thống tín hiệu an toàn. - Nhãn hiệu, ký hiệu, biển báo phòng ngừa những nơi nguy hiểm. - Thiết bị điều khiển từ xa. - Thiết bị an toàn đặc biệt. 5.2. Thiết bị vệ sinh công nghiệp gồm : Các trang bị nhằm cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khoẻ, phòng nhiễm độc hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Các phương tiện làm mát, che mưa gió, chống nắng. Các phòng nghỉ, ăn, tắm, thay quần áo. 5.3. Tuyên truyền giáo dục về công tác bảo hộ lao động: - Tổ chức huấn luyện. - Tổ chức triển lãm, chiếu phim. - Mua tranh ảnh, áp phích dãn nơi dễ thấy. - Vẽ khẩu hiệu, tranh cổ động. 5.4. Trang bị phòng hộ lao động Là những phương tiện trang bị cho công nhân sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong khi lao động sản xuất như: găng tay, ủng, khẩu trang, xà phòng, các trang bị phòng hộ đặc biệt. 5.5. Bồi dưỡng hiện vật: Là lương thực, thực phẩm, kinh phí trả cho người lao động để chống độc hại, duy trì và phục hồi sức khoẻ bị hao tổn sau khi làm việc ở điều kiện sản xuất và môi trường có nhiều yếu tố độc hại. Nhà máy xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm theo 5 chỉ tiêu chủ yếu trên với số kinh phí chi cho thực hiện và xây dựng công tác bảo hộ lao động là : 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Dự tính chi cho năm 2001 là: 2.155.600.000 đồng. Nhà máy căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của đơn vị, các tồn tại của năm kế hoạch trước kết hợp với nguyện vọng của người lao động và đề ra kế hoạch. Kế hoạch bảo hộ lao động được làm theo ba bước: bước sơ bộ hoặc dự thảo kế hoạch, bước thăm dò và hoàn chỉnh bổ sung, bước tổng hợp và trình duyệt. Và việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động đó là trách nhiệm của giám đốc nhà máy, có sự theo dõi giúp đỡ của cán bộ làm công tác chuyên trách về bảo hộ lao động. Luôn báo cáo việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động của nhà máy. Việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động luôn được nhà máy bảo đảm báo cáo khách quan, đầy đủ, chính xác và có đề xuất sáng tạo. 6. Công tác kiểm tra, thanh tra về bảo hộ lao động Hệ thống thanh tra, kiểm tra của nhà máy kết hợp với thanh tra kiểm tra của Nhà nước, địa phương, kiểm tra tất cả các đơn vị và cá nhân lao động trong nhà máy về việc thực hiện các quy trình quy phạm về kỹ thuật an toàn và tiêu chuẩn vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Thanh tra, kiểm tra về việc thi hành các biện pháp về tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác bảo hộ lao động, thực hiện chế độ bảo hộ lao động. Nhìn chung, qua các đợt thanh tra, kiểm tra nhà máy luôn được đánh giá cao về việc thực hiện công tác bảo hộ lao động và các chế độ bảo hộ lao động. Đã không có những vụ tai nạn hay bệnh nghề nghiệp nguy hiểm xảy ra với người lao động, chỉ có một số vụ tai nạn nhỏ xảy ra do sơ suất của người lao động. 7. Thống kê phân tích tai nạn lao động: Nhà máy luôn cử bộ phận làm công tác điều tra, thống kê xuống các đơn vị thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra để từ đó phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng tránh và giúp cho việc chỉ đạo về tổ chức và nghiên cứu kỹ thuật để ngăn ngừa tai nạn lao động, giúp cho việc xác định mức độ hiệu quả của các biện pháp về tổ chức kỹ thuật đã áp dụng vào sản xuất tại các đơn vị để ngăn ngừa tai nạn lao động. Về thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong nhà máy được báo cáo rất đầy đủ, trung thực, khách quan, sổ thống kê đều làm theo mẫu thống nhất do Nhà nước ban hành. Kể từ năm 1995 đến nay, nhà máy chỉ xảy ra 3 vụ tai nạn lao động do sơ suất nhỏ của công nhân trong sản xuất. Tình hình sản xuất trong nhà máy ổn định, năng suất lao động ngày càng tăng lên. Phần thứ ba một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá thăng long I. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long Thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đã được ban lãnh đạo nhà máy quan tâm và có sự phối hợp chặt chẽ với Công đoàn trong việc phổ biến tuyên truyền huấn luyện về kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ. Các chế độ chính sách về Bảo hộ lao động được nhà máy thực hiện nghiêm túc và có sự giám sát thực hiện pháp luật lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, đã quán triệt được vị trí, vai trò, nội dung của công tác bảo hộ lao động. Hội đồng bảo hộ lao động nhà máy đã thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị và bố trí cán bộ kỹ thuật chuyên trách làm công tác an toàn theo thông tư liên tịch số 14 cuả Bộ lao động TBXH - BYT - TLĐLĐViệt Nam, xây dựng chỉ tiêu thi đua, và có quy chế thưởng phạt rõ ràng. - Công đoàn nhà máy cũng tích cực tham gia với chuyên môn thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động, kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện công tác ATVSLĐ - PCCN và duy trì đẩy mạnh hoạt động ban an toàn công đoàn và màng lưới an toàn vệ sinh viên, phát động phong trào thi đua “xanh - sạch - đẹp” đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động. Công tác bảo hộ lao động đã được Đảng uỷ Nhà máy, Ban giám đốc, công đoàn nhà máy luôn quan tâm tạo mọi điều kiện, để đảm bảo cho mọi thiết bị sản xuất và con người. Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho người lao động, coi công tác bảo hộ lao động là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, gắn liền với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chấp hành và thực hiện các tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật an toàn - phòng chống cháy nổ, đầu tư thêm và đổi mới công nghệ sản xuất, do đó đã cải thiện điều kiện lao động và góp phần giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong sản xuất, tăng năng suất lao động. Đặc biệt, trong những năm qua đời sống công nhân lao động đều được nâng cao lẫn vật chất với tinh thần. Nhà máy ngày một phát triển. Cụ thể: + Năm 1996, được Bộ công an tặng bằng khen về thành tích phòng chống cháy nổ. + Năm 1997, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen về phong trào “xanh - sạch - đẹp” đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. + Năm 1998, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ về phong trào “Xanh - sạch - đẹp” đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. + Công an thành phố tặng bằng khen hai năm 1997 - 1998 về thực hiện chỉ thị 237/TTg của thủ tướng chính phủ về phòng chống cháy nổ. + Bộ công nghiệp tặng bằng khen về thực hiện công tác phòng chống cháy nổ (1996 - 1998). - Qua các đợt khảo sát, đánh giá của đoàn kiểm tra thì trong những năm qua nhà máy đều thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. 2. Tồn tại Trong những năm qua, nhà máy đã đạt được nhiều thành tích vẻ vang, mang lại uy tín lớn cho nhà máy, tuy nhiên trong nhà máy vẫn còn một số điểm cần phải khắc phục: -Nhà máy vẫn còn một số thiết bị công nghệ cũ , năng suất lao động không cao gây ra một số yếu tố không tốt ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động . - Hầu hết các phân xưởng đều có điều kiện vi khí hậu tốt nhưng riêng khu vực lò hơi có nhiệt độ cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép . - Tại một số công đoạn trong một số khu vực còn phát sinh nhiều bụi như : + Khu vực máy mài của phân xưởng bao mềm . + Khu vực máy cuốn điếu . - Chưa xây dựng được chế độ phụ cấp màng lưới an toàn vệ sinh viên. - Vẫn còn để xảy ra một số vụ tai nạn lao động nhỏ. II . Phương hướng nhiệm vụ về công tác bảo hộ lao động của nhà máy trong thời gian tới . Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tiếp tục đổi mới và nâng cao các chính sách, chế độ về công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp, nhà máy, để cho quá trình sản xuất kinh doanh luôn ổn định và phát triển. Để thực hiện được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đối với các ngành, các cấp, các doanh nghiệp có sự nỗ lực cố gắng. Các nhà máy thuốc lá của Việt Nam nói chung và nhà máy thuốc lá Thăng Long nói riêng là ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp phục vụ cho nhu cầu con người. Phương hướng nhiệm vụ về công tác bảo hộ lao động của nhà máy trong những năm tới: - Đảm bảo duy trì đầy đủ các chế độ BHL cho CBCNV như chế độ bồi dưỡng ca ba, chế độ độc hại, chế độ cấp BHLĐ cá nhân, đảm bảo phù hợp với pháp lệnh BHLĐ của Nhà nước ban hành. - Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV, đảm bảo trong môi trường thoáng mát, giảm bớt lượng bụi và tiếng ồn tại các khu vực sản xuất và trong toàn nhà máy. - Tăng cường công tác giáo dục cho toàn thể CBCNV, nâng cao tự giác chấp hành quy định về nội quy, quy trình kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động. - Thường xuyên duy trì công tác kiểm tra về kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ của các đơn vị trong toàn nhà máy. Tiếp tục rà soát lại toàn bộ hệ thống nội quy, quy chế, quy trình kỹ thuật an toàn, quy trình vận hành máy móc thiết bị cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo cho tất cả máy móc, thiết bị khi đưa vào sử dụng đều có nội quy an toàn. - Thực hiện nghiêm túc chế độ huấn luyên cho cán bộ quản lý, công nhân làm việc ở các vị trí nguy hiểm, công nhân công nghệ, công nhân mới vào. - Tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục tồn tại và tích cực tham gia triển khai tốt phương hướng nhiệm vụ mà năm 2001 đã đề ra góp phần xây dựng nhà máy “Đẹp như công viên, sạch như bệnh viện”. III . Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. Vì sức khoẻ và tính mạng của người lao động trong quá trình sản xuất mà nhà máy luôn phải quán triệt, thực hiện đầy đủ về công tác BHLĐ - ATVSLĐ - PCCN. Mục tiêu của nhà máy đặt ra: hàng năm giảm tỷ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường tiêu thụ, không có gì là tuyệt đối hoàn hảo. Do vậy việc không ngừng tăng cường hoàn thiện công tác bảo hộ lao động là hết sức cần thiết. Các giải pháp hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế, quy định của Nhà nước nhưng cũng phải phù hợp với đặc điểm của nhà máy với hiệu quả cao nhất. Từ những kiến thức đã được học tập và nghiên cứu trên những cơ sở yêu cầu đặt ra cộng với kết quả tìm tòi, học hỏi tại đơn vị thực tập, em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp về nâng cao công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. 1.Tăng cường tổ chức Công đoàn chỉ đạo quản lý nhà máy về công tác Bảo hộ lao động . Công tác bảo hộ lao động là công tác hàng đầu, đặc biệt quan tâm, nó phục vụ trực tiếp cho sản xuất và không thể tách rời sản xuất. Chính bởi vậy, công tác bảo hộ lao động luôn được Nhà máy quan tâm và thực hiện theo chủ trương “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Nghiên cứu công tác bảo hộ lao động là công việc phức tạp khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ quản lý của nhà máy. Để làm tốt công tác bảo hộ lao động thì nhà máy cần thành lập một biện pháp chuyên trách về công tác bảo hộ lao động để thường xuyên nghiên cứu, kiểm tra, thống kê về quá trình thực hiện công tác bảo hộ lao động. Những cán bộ nghiên cứu công tác bảo hộ lao động là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về công tác bảo hộ lao động và có nhiệm vụ: + Thu thập, phân tích và xử lý thông tin về tình hình tai nạn, bệnh nghề nghiệp của cán bộ nhân viên trong nhà máy. + Căn cứ vào tình hình biến động về công tác bảo hộ lao động để đưa ra những biện pháp hợp lý, giúp người lao động luôn đảm bảo sức khoẻ và an toàn làm việc. Tổ chức Công đoàn và bộ phận cán bộ quản lý nhà máy là người trực tiếp đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, và cũng là những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác bảo hộ lao động xuống các đơn vị, các cơ sở nên cần luôn tăng cường công tác lãnh đạo, cán bộ quản lý của nhà máy. Hiện nay, nhà máy đã thành lập được Hội đồng về công tác bảo hộ lao động nên việc thực hiện công tác bảo hộ lao động trong nhà máy luôn đầy đủ, kịp thời. Hội đồng bảo hộ lao động nhà máy đã căn cứ cvào hướng dẫn của thông tư liên tịch số 14/1998/BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 để xây dựng kế hoạch thực hiện . 2. Biện pháp thường xuyên thực hiện tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo hộ lao động: Tuy truyền và giáo dục bảo hộ lao động là một yêu cầu cần thường xuyên đối với các doanh nghiệp. Với nhà máy thuốc lá Thăng Long thì công tác này phải được thực hiện thường xuyên và ngày càng phải đi vào chiều sâu. Hàng năm cần phải đào tạo, huấn luyện cho những công nhân mới được tuyển vào làm việc về kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động. Đối với công nhân công nghệ hàng năm phải được huấn luyện lại, có kiểm tra ký sổ theo dõi. Với những công nhân thay đổi nghề làm việc, khi làm nghề mới phải được huấn luyện và đào tạo lại. Đối với các công nhân làm nghề nguy hiểm: điện, hàn hơi, hàn điện, vận hành nồi hơi, thiết bị chịu áp lực… cần phải huấn luyện kỹ càng, có sát hạch kiểm tra cấp theo theo quy định của Nhà nước. Hàng năm nhà máy cần phải mở các lớp huấn luyện về công tác an toàn lao động cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Để có thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo hộ lao động nhà máy cần: - Trang bị cho cán bộ nhân viên ở bộ phận công đoàn, nhất là nhân viên phụ trách về công tác tuyên truyền, giáo dục những kiến thức nhất định về lý thuyết tuyên truyền giáo dục. - Quán triệt một cách sâu sắc những kiến thức cơ bản về tuyên truyền, giáo dục xuống các đơn vị sản xuất trong nhà máy. - Tổ chức các lớp học, nghiên cứu về công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ công nhân viên nhà máy. - Tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu, tìm hiểu mở các cuộc thi hiểu biết về công tác tuyên truyền, huấn luyện trong nhà máy. - Phối hợp một cách đồng bộ với các chính sách của công tác bảo hộ lao động, đưa ra một hệ thống các biện pháp cụ thể về tuyên truyền, giáo dục đi liền với các chính sách, chế độ của công tác bảo hộ lao động. - Kết hợp với các cơ quan chuyên ngành về tuyên truyền huấn luyện ngoài nhà máy, mời về giảng dạy cho cán bộ công nhân viên nhà máy. - Tổ chức công đoàn triển khai nhiều đợt tuyên truyền nghiên cứu bộ luật lao động về an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân nhà máy. Tổ chức các cuộc thi về an toàn vệ sinh giỏi trong nhà máy. Ước tính đến năm 2005 nhà máy sẽ mở một trung tâm giảng dạy công tác tuyên truyền, huấn luyện giáo dục cho cán bộ công nhân viên nhà máy. 3. Cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Điều kiện làm việc là yếu tố rất cần thiết cho quá trình sản xuất. Nó vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm của nhà máy, đồng thời bảo đảm an toàn, sức khoẻ cho doanh nghiệp lao động. Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sinh trong lao động thì nhà máy cần thực hiện một số biện pháp về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động sau: * Trang bị thiết bị che chắn, thiết bị bảo hiểm ở phân xưởng Bao mềm và phân xưởng Bao cưng , đặc biệt là phân xương Dunhill, phòng ngừa để cách ly người lao động với vùng nguy hiểm, ngăn chặn tác động xấu do sự cố gây ra của quá trình sản xuất như quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao quá, thấp quá, cường độ dòng điện cao quá… * Trang bị hệ thống tín hiệu, báo hiệu ở để nhắc nhở người lao động tránh những nơi nguy hiểm. * Quy định khoảng cách an toàn giữa người lao động và phương tiện, thiết bị, máy móc. * Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Ngoài các loại thiết bị và biện pháp bảo vệ: bao che, bảo hiểm tín hiệu, khoảng cách an toàn… nhằm ngăn ngừa chống ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do sản xuất gây ra cho người lao động, thì trong nhiều trường hợp cụ thể nhà máy cần thực hiện một số biện pháp bảo vệ cá nhân cho từng người lao động. - Trang bị bảo vệ mắt như kính bảo hộ - Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp, khí độc, bụi… - Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác, ngăn ngừa tiếng ồn. - Trang bị phương tiện bảo vệ đầu, dùng mũ bảo hiểm - Trang bị phương tiện bảo vệ chân tay. - Trang bị quần áo bảo hộ lao động. * Phòng cháy chữa cháy: nhằm bảo đảm tài sản của nhà máy, tính mạng người lao động. Vì thế để phòng cháy chữa cháy tốt trong nhà máy cần thực hiện một số giải pháp: từ tuyên truyền giáo dục đến biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính. Cần thực hiện ngay từ khi thiết kế thi công như lựa chọn vật liệu xây dựng, tường ngăn cháy, lối thoát nạn, hệ thống nước chữa cháy… Ngoài những biện pháp trên về kỹ thuật an toàn trong sản xuất nhà máy cần phải thực hiện một số biện pháp vệ sinh lao động nhằm cải thiện môi trường làm việc của người lao động: * Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu ở khu vực lò hơi như : cơ giới hoá, tự động hoá, lắp các hệ thống thông gió tự nhiên hay nhân tạo, lắp điều hoà nhiệt độ, giảm thiểu hơi khí độc tại các đơn vị sản xuất; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, xây dựng hệ thống chống lạnh, nắng, mưa. * Chống bụi trong các phân xưởng sản xuất ở khu vực máy mài của phân xưởng Bao mềm và khu vực cuốn điếu, khu vực băng tải phối chế đặc biệt làm giảm phát sinh bụi đầu nguồn, phun nước làm giảm lượng bụi, xử lý băng thông gió cục bộ sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân. * Chống tiếng ồn cá nhân cho những công nhân làm việc ở khu vực máy cuốn điếu và trang bị cho công nhân chống cay mắt do hương bạc hà tại khu vực phun hương, lắp ráp các thiết bị máy móc phải đảm bảo chất lượng, tôn trọng chế độ bảo dưỡng, áp dụng các biện pháp cách ly, triệt tiêu tiếng ồn. * Có hệ thống chiếu sáng hợp lý: luôn bảo đảm tiêu chuẩn chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ tại nơi làm việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.pdf
Tài liệu liên quan