Tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư: LUẬN VĂN:
Nâng cao chất lượng hoạt động
cho vay theo dự án đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
NHCT Việt Nam- NHTM lớn thứ hai nước ta hiện nay đang chuyển mình mạnh mẽ
trong các hoạt động chiến lược phát triển với hoạt động tín dụng làm trọng tâm, trong đó cho
vay khách hàng doanh nghiệp là một lĩnh vực quan trọng mang lại nhiều thuận lợi cho ngân
hàng cũng như nền kinh tế.
Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ là chi nhánh ngân hàng cấp I trực thuộc NHCT Việt Nam và
thực hiện hạch toán độc lập. Hiện nay, Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đang cho vay khoảng 20
khách hàng lớn với tổng dư nợ khoảng 610 tỷ. Trong tổng số 20 khách hàng lớn có khoảng
1/5 khách hàng vay vốn theo dự án. Phần lớn là các công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh
vực cơ bản như: điện lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường,… Đây là lĩnh vực nhiều tiềm
năng với đặc thù hoạt động theo dự án. Tuy nhiên, hoạt động cho vay theo dự án của chi
nhánh vẫn còn ít về số lượng, loại hình đơn điệu, quy mô nhỏ hẹp và chủ yếu các dự án đang
...
68 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nâng cao chất lượng hoạt động
cho vay theo dự án đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
NHCT Việt Nam- NHTM lớn thứ hai nước ta hiện nay đang chuyển mình mạnh mẽ
trong các hoạt động chiến lược phát triển với hoạt động tín dụng làm trọng tâm, trong đó cho
vay khách hàng doanh nghiệp là một lĩnh vực quan trọng mang lại nhiều thuận lợi cho ngân
hàng cũng như nền kinh tế.
Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ là chi nhánh ngân hàng cấp I trực thuộc NHCT Việt Nam và
thực hiện hạch toán độc lập. Hiện nay, Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đang cho vay khoảng 20
khách hàng lớn với tổng dư nợ khoảng 610 tỷ. Trong tổng số 20 khách hàng lớn có khoảng
1/5 khách hàng vay vốn theo dự án. Phần lớn là các công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh
vực cơ bản như: điện lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường,… Đây là lĩnh vực nhiều tiềm
năng với đặc thù hoạt động theo dự án. Tuy nhiên, hoạt động cho vay theo dự án của chi
nhánh vẫn còn ít về số lượng, loại hình đơn điệu, quy mô nhỏ hẹp và chủ yếu các dự án đang
giải ngân là các dự án để lại từ các năm trước. Dư nợ cho vay theo dự án chiếm một tỷ trọng
nhỏ trong tổng dư nợ cho vay khách hàng lớn. Từ thực tế này, việc nâng cao chất lượng cho
vay theo dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ là một vấn đề bức thiết hiện nay của
Chi nhánh.
Đứng trên giác độ là một sinh viên thực tập, tôi nghiên cứu vấn đề “ cho vay theo dự án
đầu tư” tại Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ mong đóng góp một phần ý kiến với cơ sở thực tập về
một số “ nâng cao chất lượng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư”.
Chuyên để tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết cấu theo 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về chất lượng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư.
Chương II: Thực trạng cho vay theo dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ.
Chương III: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay theo dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT
Bến Thuỷ.
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO DỰ
ÁN ĐẦU TƯ.
1.1 Hoạt động cho vay của NHTM :
1.1.1 Khái quát về NHTM :
NHTM _ một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế, là một tổ chức
tín dụng hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng ngân hàng với hoạt động
thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cho vay và cung cấp các dịch vụ
thanh toán.
Hoạt động của NHTM thường gồm 3 nội dung chính:
+ Hoạt động huy động vốn.
+ Hoạt động cho vay, đầu tư.
+ Hoạt động thanh toán.
Đây được coi là ba hoạt động truyền thống của NHTM, chúng có mối quan hệ chặt chẽ
và tương hỗ lẫn nhau.
Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo nguồn cho NHTM. Ngân hàng huy động tiền
nhàn rỗi trong dân cư, trong các doanh nghiệp và các chủ thể khác trong nền kinh tế để bảo
quỹ cho vay.
Thông qua chức năng cho vay, NHTM sử dụng nguồn vốn huy động được để thực hiện
cho vay đầu tư, cung cấp vốn cho nền kinh tế, phục vụ hoat động sản xuất kinh doanh. Đây là
hoạt động chủ yếu của ngân hàng và là hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất cho các NHTM.
Khi NHTM cung cấp vốn cho thị trường là làm tăng lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế. Nền
kinh tế phát triển, nhu cầu về dịch vụ tiện ích của con người tăng cao, ngân hàng mở và cung
cấp các dịch vụ tiện ích đó để thu phí_ một nguồn thu không nhỏ của các NHTM,
1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM:
Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định “ hoạt động tín dụng bao gồm cho vay,
cho thuê tài chính, chiết khấu, bảo lãnh và một số hoạt động khác do ngân hàng nhà nước quy
định”. Tín dụng được hiểu là quan hệ vay muợn trên cơ sở hoàn trả. Nghĩa là bao gồm các
hoạt động cho vay và đi vay. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn trong các văn bản pháp luật hiện
hành, khi gắn tín dụng với chủ thể nhất định như ngân hàng, ví dụ tín dụng ngân hàng thì chỉ
bao hàm nghĩa là ngân hàng cho vay.
Cho vay có thể hiểu là hoạt động sử dụng vốn của NHTM cho những người có nhu cầu
vay vốn và thu một khoản lãi nhất định trên số tiền cho vay theo nguyên tắc hoàn trả vón và
lãi với thời gian xác định, đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. Đối tượng của hoạt động
cho vay là tiền, chủ thể đi vay là khách hàng của các tổ chức tín dụng. Hoạt động cho vay vẫn
được hiểu là một nghiệp vụ truyền thống của NHTM bên cạnh hoạt động huy động tiền gửi.
Tổ chức tín dụng xem xét cho vay khách hàng theo 3 thể loại: cho vay ngắn hạn, cho vay
trung hạn và cho vay dài hạn.
+ Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng.
+ Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến dưới 60 tháng.
+ Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên.
Cần phân biệt rõ thời hạn cho vay và tín dụng phân loại theo thời gian. Thời hạn cho
vay là “ khoảng thời gian khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm khách hàng trả
hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng
và khách hàng”. Việc phân chia cho vay theo thời hạn cho vay là rất rõ ràng. Tuy nhiên tín
dụng ngắn hạn, trung hay dài hạn chỉ có tính chất tương đối. Trên thực tế có những khoản vay
không xác định trước thời hạn hoặc những khoản tín dụng có thời hạn trên 12 tháng nhưng
thời gian đến ngày đáo hạn dưới 12 tháng vẫn được xếp vào tín dụng ngắn hạn. Khách hàng
có thể thỏa thuận với tổ chức tín dụng về phương thức cho vay. Quy chế cho vay của tổ chức
tín dụng quy định nhiều phương thức cho vay khác nhau: cho vay từng lần, cho vay theo hạn
mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo hạn
mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho
vay theo hạn mức thấu chi và các phương thức cho vay khác. Cùng với sự phát triển của
NHTM, các phương thức cho vay ngày càng đa dạng và hiện đại.
1.2 Dự án đầu tư:
Đầu tư phát triển có vai tròp quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, là một
lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của cơ sỡ vật chất kỹ thuật của nền
kinh tế. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật mới, duy trì sự hoạt
động của cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có và vì thế, đầu tư phát triển là điều kiện để phát triển
sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp.
Vậy dự án là gì?
Về mặt tổng quát, ta hiểu “dự án là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ
và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra mục tiêu nhất định với
nguồn lực và thời gian xác định”.
Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực
tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội, nếu không có dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt
được cơ hội phát triển. Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế
hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư. Dự án là căn cứ để các tổ chức tài chính
đưa ra quyết định tài trợ, các cơ quan chức năng của nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu
tư. Dự án còn được coi là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật tư, lao động trong quá
trình thực hiện đầu tư. Do vậy, hiểu được những đặc điểm của dự án là một trong những yếu
tố quyết định sự thành công của dự án đó.
1.2.1. Dự án đầu tư là gì?
Dự án đầu tư có thể đựơc xem xét từ nhiều góc độ;
Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có
hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực
hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư,
lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
Trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của
một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế_ xã hội, làm tiền đề cho các
quyết định đầu tư và tài trợ.
Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được
bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định trong
tương lai.
1.2.2 Đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư:
Thứ nhất, dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
Thứ 2, dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.
Thứ 3, dự án có sự tham gia của nhiều bên như: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung cấp dịch
vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ 4, sản phẩm dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo.
Thứ 5, Môi trường hoạt động của dự án là: “va chạm”, có sự tương tác phức tạp giữa dự án
này với dự án khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý khác.
Thứ 6, Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao do đặc điểm mang tính dài hạn của hoạt động
đầu tư phát triển.
1.2.3 Phân loại dự án đầu tư:
Ta có thể phân loại các dự án đầu tư theo các tiêu thức sau:
1.2.3.1 Theo cơ cấu tái sản xuất:
Dự án đầu tư theo chiều rộng: đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư và
thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao.
Dự án đầu tư theo chiều sâu: đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư
không lâu, độ mạo hiểm cũng thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
1.2.3.2 Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội:
Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật.
Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
1.2.3.3 Theo các giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã
hội.
Dự án đầu tư thương mại: Là loại dự án đầu tư có thời gian thực hịên đầu tư và hoạt
động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định không cao
lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt được kết quả cao.
Dự án đầu tư sản xuất: là loại dự án có thời hạn hoạt động dài hạn ( từ 5 năm trở lên),
vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính
chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất động khó lường trong tương
lai.
1.2.3.4 Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra:
Dự án đâu tư ngắn hạn.
Dự án đầu tư dài hạn.
Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sỡ hạ tầng.
1.2.3.5 Theo sự phân cấp quản lý dự án:
Dự án quan trọng quốc gia: do quốc hội quyết định chủ trương đầu tư
Dự án nhóm A.
Dự án nhóm B.
Dự án nhóm C.
1.2.3.6 Theo cấp độ nghiên cứu:
Dự án tiền khả thi: là kết quả của giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Dự án khả thi: là kết quả của giai đoạn nghiên cứu khả thi.
1.2.3.7 Theo nguồn vốn:
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do
nhà nước bảo lãnh.
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác.
Dự án đầu tư bằng các nguồn vốn hỗn hợp.
1.2.3.8 Theo vùng lãnh thổ: theo tỉnh, vùng kinh tế của đất nước.
1.2.4 Chu kỳ của một dự án đầu tư.
Sơ đồ 1.1 Các thời kỳ của một dự án:
Ý đồ về
dự án
đầu tư
Chuẩn
bị
đầu tư
Thực
hiện đầu
tư
Vận
hành
các kết
quả đầu
tư
Ý đồ về
dự án
mới
1.2.5 Các nguồn tài trợ dự án:
Các phương án tài trợ cho dự án thông thường bao gồm tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, tài
trợ bằng nợ, tài trợ bằng leasing hoặc kết hợp tài trợ bởi các hình thức trên. Mỗi hình thức tài
trợ đều có những đặc trưng riêng cũng như lợi thế và bất lợi cho các chủ đầu tư. Hơn nữa, quá
trình xác định dòng tiền và lãi suất chiết khấu không được tiến hành một cách độc lập với
phân tích bản chất và phương thức tài trợ.
Hay nói cách khác, phương thức tài trợ sẽ chi phối việc xác định dòng tiền phù hợp
cũng như lựa chọn lãi xuất chiết khấu hợp lý để xác định giá trị hiện tại ròng( NPV) của dự
án.
1.3 Cho vay theo dự án đầu tư:
1.3.1 Khái niệm hoạt động cho vay theo dự án đầu tư.
Cho vay theo dự án đầu tư là phương thức cho vay trong đó “ tổ chức tín dụng cho
khách hàng vay vốn để thực hiệ dự án đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phục vụ đời sống”.
Với hình thức tín dụng này, chủ đầu tư dự án là khách hàng, các chi phí của dự án là đối
tượng cho vay. Khi thực hiện cho vay theo dự án, những vấn đề ngân hàng và cán bộ tín dụng
quan tâm nhất là:
Vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án: Cho vay theo dự án thư thường là với thời gian
dài, rủi ro cao. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, ngoài việc quy định tài sản đảm bảo, ngân hàng
cho vay còn quy định khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án. Tỷ lệ vốn chủ
sở hữu tham gia vào dự án cao hay thấp tùy thuộc vào độ rủi ro và hiệu quả của dự án. Hiện
nay, một số NHTM Việt Nam quy định mức vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào dự
án là:
Tối thiểu 10% tổng mức vốn đầu tư với dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp
lý hóa sản xuất.
Tối thiểu 30% tổng mức vốn đầu tư (sau khi trừ vốn lưu động dự kiến) đối với dự án
xây mới.
Tối thiểu 30% tổng mức vốn đầu tư (sau khi trừ phần vốn lưu động dự kiến trong tổng
mức vốn đầu tư) đối với dự án phục vụ đời sống.
Thời hạn trả nợ và nguồn vốn trả nợ.
Thời hạn trả nợ vay phụ thuộc vào tính chất đặc điểm của dự án đầu tư. Nhưng thời hạn trả
nợ vay cũng có thể rút ngắn trong trường hợp hiệu quả của dự án mang lại cao. Việc trả nợ
trước hạn sẽ giúp ngân hàng thu được nợ chắc chắn, nhưng đôi khi ảnh hưởng tới kế hoạch sử
dụng vốn của ngân hàng. Nguồn trả nợ đối với khoản vay dự án được hình thành từ nhiều
nguồn, nhưng chủ yếu là nguồn khấu hao và một phần từ lợi nhuận của dự án.
Giải ngân trong cho vay dự án: Khoản cho vay một dự án có thể được giải ngân một
lần (với dự án nhỏ) hoặc nhiều lần (với dự án lớn và dài hạn). trong trường hợp giải ngân
nhiều lần, ngân hàng không cho khách hàng rút vốn khi các nhu cầu chi tiêu trong các các dự
án chưa phát sinh, và nhằm đảm bảo cho các khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Việc giải ngân có thể được tiến hành căn cứ vào tiến độ công việc hoàn thành của dự án.
Lãi suất cho vay: Nhìn chung lãi suất cho vay theo dự án là lãi suất cho vay trung- dài
hạn nên cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng và
khách hàng mà hợp đồng tín dụng quy định lãi suất thả nổi hay cố định. Việc thu tiền lãi có
thể thu hàng tháng, năm theo số dư nợ thực tế. Khách hàng có thể trả tiền lãi cùng nợ gốc tại
mỗi kỳ hạn trả nợ hoặc trả tiền lãi vào một ngày nào đó trong kỳ hạn theo thỏa thuận.
Quy trình thủ tục cho vay và hoạt động thẩm định đơn giản , đảm bảo mức độ chính
xác cao: Hiệu quả nổi bật của cho vay theo dự án là giảm đáng kể khối lượng công việc cho
cán bộ tín dụng. Với hình thức cho vay theo hạn mức, ngoài công việc thẩm định cho món
vay năm đầu tiên, cán bộ tín dụng phải tái thẩm định cho các năm tiếp theo để đánh giá hạn
mức tín dụng hợp lý. Việc theo dõi hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp khách
hàng cũng phức tạp và kéo dài liên tục.
Trong khi đó với hoạt động cho vay theo dự án, công việc thẩm định chỉ tiến hành một
lần vào đầu dự án cho một dự án kéo dài nhiều năm. về cơ bản khâu thẩm định dự án cũng
không có nhiều khác biệt so với thẩm định tín dụng hạn mức cho năm đầu của hạn vay. Thậm
chí ở một khái cạnh nào đó thẩm định dự án còn phức tạp với khối lượng công việc lớn. Bên
cạnh những thông tin quan trọng của doanh nghiệp khách hàng như chứng nhận pháp lý, tình
hình tài chính, tài sản đảm bảo,… Thẩm định dự án còn phải tiến hành phân tích và dự báo
dòng tiền, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả. Tuy nhiên, công việc phức tạp đó được hỗ trợ lớn về
mặt kỹ thuật. Với các phần mền thẩm định và quản lý dự án, khối lượng công việc của cán bộ
tín dụng được giảm đáng kể. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình
thẩm định cũng đem lại kết quả chính xác hơn.
Quản lý chặt chẽ tiến độ giải ngân, thu nợ gốc và lãi linh hoạt.
Khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không? Nhu cầu vốn thực sự của khách
hàng là bao nhiêu? Đó vẫn luôn là những câu hỏi làm đau đầu cán bộ tín dụng. Với hình thức
cho vay theo hạn mức, cán bộ tín dụng rất khó theo dõi tiến độ hoạt động của doanh nghiệp.
Một dự án có sự tham gia của chủ dự án, ngân hàng với tư cách là nhà tài trợ và các cơ quan
quản lý nhà nước. Đồng thời tiến độ công việc luôn phải được báo cáo cụ thể và chi tiết.
Khoản vay chỉ được giải ngân khi có những chi phí liên quan tới những dự án nảy sinh. Toàn
bộ món vay có thể được giải ngân làm nhiều lần. Theo cơ chế đó, chủ đầu tư phải đảm bảo
món vay phải được sử dụng đúng mục đích và dự án đúng tiến độ mới có thể tiếp tục được
giải ngân.
Phân biệt cho vay dự án và cho vay đầu tư vào TSCĐ
Cho vay dự án đầu tư là một mảng rất quan trọng trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn
các tổ chức, doanh nghiệp của các NHTM. Việc cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp
thường được phục vụ cho 2 mục tiêu.
Thứ nhất, cho vay doanh nghiệp để đầu tư vào tài sản cố định. Tài sản này có thể là cơ
sở hạ tầng, nhà cửa, máy móc, vật kiến trúc, từ đó có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng
cao năng xuất chất lượng sản phẩm. Thông thường cho vay doanh nghiệp để đầu tư vào tài
sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn không quá lớn, mặt khác thời gian
vay vốn thường là trung hạn, phù hợp với chu kỳ phát triển của một loại sản phẩm, khoảng từ
3- 5 năm.
Thứ hai, cho vay các doanh nghiệp để đầu tư vào một dự án. Đó là khi các doanh nghiệp
xây dựng một dự án kinh doanh có thời gian trung và dài hạn (thông thường các dự án có thời
gian từ 5 năm trở lên). Khi đó, nhu cầu về vốn đầu tư là tất yếu, ngoài việc sử dụng vốn tự có
của doanh nghiệp cũng như huy động từ các nguồn tài trợ góp vốn khác các doanh nghiệp
luôn có nhu cầu tìm các trung gian tài chính làm đối tác cho vay vốn trong thời gian đủ dài
của dự án với lãi suất phù hợp.
Quá trình cho vay dự án cũng giúp các NHTM gắn bó với chính tổ chức vay vốn thông
qua việc theo dõi, quá trình giải ngân theo từng gíai đoạn của dự án, và việc thu hồi lãi và gốc
vào các năm đến hạn.
1.3.2 Các hình thức cho vay theo dự án đầu tư:
Cho vay trực tiếp ( cho vay toàn bộ )
Đây là hình thức đơn giản nhất trong cho vay dự án, đó là việc một NHTM có đủ tiềm năng
về vốn và không bị hạn chế hạn mức tín dụng đối với tổ chức cho vay, sau khi tiến hành thẩm
định dự án phù hợp, NHTM có khả năng bỏ hoàn toàn nguồn vốn của mình ra để trực tiếp cho
vay.Tất cả các công đoạn trong quá trình cho vay và việc giải ngân, thu nợ đều do NHTM
trực tiếp đứng ra thực hiện. Toàn bộ lãi suất thu được từ việc cho vay và những rủi ro có thể
xảy ra do cho vay đều thuộc NHTM cho vay vốn. Tuy nhiên, việc cho vay trực tiếp đòi hỏi
ngân hàng thương mại phải có đủ tiềm lực về vốn khi tiến hành cho vay, đặc biệt là các dự án
lớn, nhu cầu vốn cho vay nhiều. Việc cho vay phải bảo đảm khoản vay đó không vượt quá
15% vốn điều lệ của NHTM.
Ủy thác cho vay:
Là việc bên ủy thác giao vốn cho bên nhận ủy thác thông qua hợp đồng ủy thác cho vay để
trực tiếp cho vay đến các đối tượng khách hàng, trong đó bên ủy thác trả phí ủy thác cho bên
nhận ủy thác.( Quyết định số 742/2002/QĐ- NHNN Quy định về ủy thác và nhận ủy thác cho
vay vốn của các tổ chứcc tín dụng)
Đồng tài trợ:
Đồng tài trợ dự án của các tổ chức tín dụng lá quá trình cho vay- bảo lãnh của một nhóm cho
vay tổ chức tín dụng( Từ 2 trở lên) cho một dự án, do một tổ chức tín dụng làm đầu mối phối
hợp các bên tài trợ để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động- sản
suất kinh doanh của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.( Quyết định 154/1998/QĐ- NHNN
về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng)
1.3.3 Đặc điểm hoạt động cho vay theo dự án đầu tư:
Cho vay dự án đầu tư là một loại hình cho vay cơ bản của các tổ chức tín dụng trên thị
trường tài chính và có đặc điểm chung của nghiệp vụ cho vay.
Một là, có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.
Người sỡ hữu vốn có thể là chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Họ là
những người có nguồn vốn chưa sử dụng và có nhu cầu cho vay vốn để lấy một phần lợi tức
do nguồn vốn đó mang lại.
Và bên vay là những tổ chức cá nhân có những dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả,
có khả năng sinh lời cao, tuy nhiên lại thiếu vốn để phục vụ cho mục đích đó. NHTM là trung
gian tài chính làm cầu nối cho các chủ thể trên gặp nhau. Họ đứng ra huy động các khoản tiền
tiết kiệm trong nền kinh tế, tập hợp lại và với những kinh nghiệm, chuyên môn của mình để
đứng ra cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay. Do đặc thù riêng biệt và chuyên nghiệp này,
NHTM sẽ thu một phần lợi nhuận nhờ sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho
vay phần vốn đó.
Hai là, sự chuyển nhượng trong hoạt động cho vay là có thời hạn. Thời hạn có thể ngắn
hoặc dài tùy vào nhu cầu của ngườì vay, chính sách cho vay và khả năng cho vay của bản thân
NHTM. Việc xác định thời hạn của vốn vay giúp ngân hàng hoạch định được chính sách cho
vay vốn của mình, từ sự dịch chuyển của luồng tiền cho vay, lãi suất và các biện pháp thu hồi
nợ đối với người vay.
Ba là, sự chuyển nhượng quyền sự dụng vốn này có kèm theo chi phí. Chi phí đó chính
là lãi suất cho vay.Bất cứ một khoản cho vay nào của các NHTM đều phải có một lãi suẩt cho
vay nhất định.Lãi suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đó là đối tượng khách hàng, giá
trị khoản vay, thời hạn của khoản vay, khả năng trả nợ của người vay cũng như những biến
động của nền kinh tế. Và đương nhiên, lãi suất đó cũng sẽ phải đảm bảo là đem lại nguồn thu
cho Ngân hàng lớn hơn khoản chi phí huy động mà Ngân hàng phải bỏ ra.
Vậy khi ta đứng trên giác độ của loại hình cho vay theo đầu tư thì khoản cho vay này có
những đặc trưng riêng nổi bật nào?
Thứ nhất, lượng vốn ban đầu để đầu tư cho dự án là rất lớn, do đó chủ đầu tư dự án phải
huy động từ nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn tài trợ từ cho vay dự án của các NHTM là rất
quan trọng. Tuy nhiên, NHTM không tài trợ toàn bộ vốn đầu tư mà yêu cầu chủ đầu tư phải
có lượng vốn tự có với một tỷ lệ nhất định, và đồng thời căn cứ vào các thông tin dữ liệu về
dự án để xác định mức cho vay hợp lý đối với từng dự án cụ thể. Khối lượng vốn Ngân hàng
tài trợ cho dự án được xác định theo nguyên tắc sau đây:
Số tiền cho vay = Nhu cầu vốn đầu tư – VCSH tham gia vào dự án – các vốn khác
Thứ hai, ta biết mức lãi suất cho vay theo đầu tư cao và thực hiện phân tích trước khi
cho vay cũng như quản lý khoản vay chặt chẽ hơn. Thời hạn cho vay của dự án thường kéo
dài nhiều năm, chủ yếu là các khoản cho vay trung và dài hạn. Đặc tính của dự án là cần một
lượng vốn đầu tư lớn, được thực hiện trong khoảng thời gian dài. Như thế, hoạt động cho vay
theo dự án có tiềm ẩn rủi ro cao. Vì vậy, các Ngân hàng đòi hỏi một mức lãi suất cho vay cao
và chặt chẽ để bù đắp và hạn chế rủi ro.
Một dự án được lập và phân tích kỹ đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan của phía chủ
đầu tư, khi quyết định đầu tư vàp dự án bao giờ chủ đầu tư cũng có cái nhìn lạc quan hơn đối
với dự án, vì vậy hồ sơ dự án có thể không đánh giá hết các khía cạnh liên quan đến dự án
như các thông tin số liệu trong luận chứng kỹ thuật, các yếu tố chi phí, lợi nhuận, không dự
báo hết các vấn đề trong dài hạn, … Hơn nữa, trong hoạt động Ngân hàng nhiều lúc xảy ra
tình trạng thông tin không cân xứng, do đó những thông tin về dự án mà khách hàng cung cấp
không phải lúc nào cũng chính xác.
Nguyên tắc cho vay của NHTM là phải dựa trên các dự án có hiệu quả, vì sự thất bại của
dự án sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, tác động tiêu cực trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của bản thân Ngân hàng cho vay, không chỉ đơn thuần làm giảm lợi nhuận. Mà còn làm giảm
khả năng thanh toán của Ngân hàng. Nếu nghiêm trọng và hiện tượng xảy ra hàng loạt sẽ tác
động xấu đến cả hệ thống, không loại trừ tình trạng khủng hoảng cả hệ thống Ngân hàng.
Nhận thức tầm quan trọng của sự thất bại, đứng trên giác độ là nhà tài trợ, các NHTM trước
hết phải thẩm định dự án đầu tư một cách nghiêm túc, có quyết định chính xác theo quan điểm
của mình liệu dự án có kết quả kinh tế hay không, và có khả năng trả nợ đúng hạn hay không
và từ đó đưa ra các quyết định cho vay chính xác.
1.3.4 Quy trình cho vay theo dự án đầu tư.
Quy trình cho vay theo dự án đầu tư bao gồm các bước sau:
Bước 1: Khách hàng gửi hồ sơ vay vốn tới ngân hàng. Bộ hồ sơ vay vốn gồm: Giấy đề
nghị vay vốn (theo mẫu), hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế (chứng minh khả năng tài chính của
khách hàng), hồ sơ về khoản vay (phương án sử dụng vốn vay), hồ sơ về đảm bảo tiền vay
(nếu vay có đảm bảo bằng tài sản).
Bước 2: Thu thập thông tin, đánh giá khách hàng và thẩm định dự án.
Việc chấp nhận hay từ chối cho vay một dự án của khách hàng phải dựa vào kết quả
thẩm định của dự án. Cán bộ tín dụng dựa vào hồ sơ phương án kinh doanh sự dụng vốn vay
của khách hàng để tiến hành thẩm định dự án. Trong quá trình thẩm định, ngoài các vấn đề
cần thẩm định về mục tiêu dự án, thẩm định kỹ thuật, thẩm định công nghệ; mối quan tâm lớn
nhất của cán bộ tín dụng là các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án. Các tỷ số phân tích tài
chính dự án rất đa dạng, đi từ đơn giản tới phức tạp, trong đó phổ biến nhất là các tỷ số:
Vốn đầu tư dự án
Tỷ suất lợi nhuận giản đơn( ROI) =
Lợi nhuận sau thuế hàng năm
ROI cho biết một đồng vốn đầu tư cho dự án có được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
hàng năm. ROI là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của dự án. Ưu điểm của chỉ số này là đơn
giản, dễ tính và dễ so sánh. Tuy nhiên, ROI đã bỏ qua giá trị thời gian của tiền và không phản
ánh được khả năng sinh lời của cả vòng đời dự án.
Tổng vốn vay
Thời gian thu hồi =
vốn vay Khấu hao TSCĐ + Lợi nhuận dự án +Nguồn khác
hthành từ vốn vay dùng trả nợ dùng trả nợ
Chỉ số này cho nhà đầu tư và cán bộ tín dụng biết trung bình sau bao nhiêu năm thì dự án
trả hết vốn vay. Các đại lượng trong công thức là các giá trị trung bình năm mang tính đại
diện, vì vậy cũng không phản ánh một cách chính xác thời gian thu hồi vốn trong suốt vòng
đời dự án. Chỉ tiêu này thực hiện theo phương pháp thẩm định sử dụng các chỉ tiêu giản đơn,
bỏ qua giá trị thời gian của tiền. Để nâng cao tính chính xác cho công việc thẩm định, các chỉ
tiêu phức tạp hơn tính bằng giá trị hiện tại được sử dụng: NPV và IRR.
NPV =
n
i
i
i CF
k
CF
1
0
)1(
NPV- Giá trị hiện tại ròng – Là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu
được trong tương lai với tổng vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa. NPV phản ánh giá trị tăng
thêm cho chủ đầu tư, một dự án có NPV dương là có tính khả thi. NPV là một chỉ tiêu quan
trọng giúp chủ đầu tư ra quyết định có đầu tư vào dự án hay không, đồng thời cũng giúp cán
bộ tín dụng xác định những dòng tiền đi vào doanh nghiệp trong tương lai có đủ đảm bảo trả
nợ hay không. NPV là một chỉ tiêu tương đối hoàn thiện, phản ánh giá trị tăng thêm cho cả
vòng đời của dự án. Tuy nhiên, NPV chỉ phản ánh được quy mô tăng thêm tuyệt đối chứ chưa
phản ánh được phần giá trị gia tăng tương đối. Nhược điểm của NPV được khắc bằng cách
khắc phục chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ -IRR.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định
của các dòng tiền thu được trong cả năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu.
IRR chính là trường hợp đặc biệt cuả lãi suất chiết khấu khi NPV bằng không. IRR khắc phục
được nhược điểm của NPV ở chỗ có thể so sánh được các dự án có thời gian khác nhau hay
vốn đầu tư khác nhau: IRR thể hiện tỷ suất sinh lời bình quân hàng năm của dự án. Thông
thường hai chỉ tiêu NPV và IRR thường được sử dụng kết hợp, bổ trợ cho nhau để cán bộ
thẩm định có thể đưa ra được những kết luận chính xác nhất. Sau khi thẩm định khách hàng
vay vốn của dự án, cán bộ tín dụng phải đưa ra được những kết luận về tình hình tài chính của
khách hàng, tính khả thi của dự án, mức độ đáp ứng các điều kiện của tài sản đảm bảo (nếu
cho vay đảm bảo bằng tài sản), từ đó đưa ra ý kiến đề suất:
Đề nghị duyệt cho vay /không duyệt cho vay và nêu rõ lý do.
Phương thức cho vay.
Số tiền cho vay cao nhất.
Thời hạn cho vay.
Lãi suất cho vay.
Cách thức trả nợ gốc, lãi vay.
Bước 3: Ký hợp đồng tín dụng. Sau khi đã có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền,
ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay ( nếu có).
Bước 4 :Thực hiện hợp đồng. Hợp đồng tín dụng được thực hiện trước hết bằng việc
giải ngân, khách hàng rút tiền vay cũng phải xuất trình các chứng từ theo luật định. Thông
thường, ngân hàng sẽ mở tài khoản cho vay để ghi chép số tiền vay phát ra, đồng thời lập giấy
nhận nợ.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, khâu thu nợ gốc và lãi vay chiếm vị trí rất
quan trọng. Dựa vào thời hạn nợ đã thỏa thuận, khách hàng chủ động trả nợ khi đến hạn ( gồm
cả nợ gốc và lãi vay)
1.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay theo dự án
Để đánh giá một vấn đề chúng ta có rất nhiều quan điểm, nhiều giác độ nhìn nhận. Vậy
để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay theo dự án bài viết phân loại theo nhóm một cách
tương đối là:
Nhóm chỉ tiêu 1: Quy mô, hình thức cho vay.
Nhóm chỉ tiêu 2: Tính an toàn và khả năng sinh lời của dự án.
Nhóm chỉ tiêu 3: Mở rộng đối tượng cho vay
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu 1: Quy mô, hình thức cho vay.
1.4.1.1 Doanh số cho vay, dư nợ cho vay và số lượng dự án.
Quy mô tín dụng nói chung và quy mô cho vay nói riêng trước hết thể hiện ở doanh số
cho vay và dư nợ cho vay. Trong cho vay theo dự án, doanh số cho vay là giá trị những món
vay Ngân hàng cho doanh nghiệp vay. Hiểu đơn giản, doanh số cho vay là con số tuyệt đối
trong hợp đồng tín dụng ký kết giữa Ngân hàng và khách hàng. Tránh nhầm lẫn doanh số cho
vay với tổng đầu tư của dự án. Trong cơ cấu vốn đầu tư của dự án có thể có nhiều nguồn tài
trợ khác ngoài vốn vay Ngân hàng. Để xác định chính xác doanh số cho vay cần dựa vào hợp
đồng tín dụng giữa Ngân hàng và chủ đầu tư. Nếu như doanh số cho vay được xác định vào
thời điểm bắt đầu dự án thì khoảng thời gian tiếp theo khi chủ đầu tư thực hiện trả nợ gốc vã
lãi vay lại ảnh hưởng tới dư nợ cho vay của Ngân hàng. Dư nợ cho vay là số tiền vay mà
khách hàng còn phải trả nằm trong kế hoạch trả nợ của dự án. Như vậy, rõ ràng dự án lớn với
vốn đầu tư lớn không thể tương ứng với doanh số cho vay và dư nợ cho vay nhỏ. Nhìn chung
doanh số cho vay và dư nợ cho vay là những tiêu chí thông dụng nhất đánh giá quy mô cho
vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó, số lượng dự án cũng là một tiêu chí hiệu quả đánh giá cho
vay theo dự án.
Các chỉ tiêu doanh số cho vay, dư nợ cho vay hay số lượng dự án chỉ phản ánh những
con số tuyệt đối về quy mô cho vay. Để có được kết luận logic và chính xác hơn, loại hình tổ
chức của Ngân hàng cần được phân tích với những chỉ tiêu như: thẩm quyền quyết định cho
vay của chi nhánh, nguồn vốn huy động của Ngân hàng, quy mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ
sở hữu….Không thể sự dụng các con số tuyệt đối về dư nợ cho vay của Ngân hàng quốc
doanh với tiềm lực nguồn vốn cực lớn với NHTM cổ phần. Hoặc không thể so sánh doanh số
cho vay của một chi nhánh của thành phố với chi nhánh tỉnh lẻ. Việc kết hợp các nhân tố khác
sẽ đánh giá chính xác hơn cả về quy mô và tiềm năng cho vay của Ngân hàng.
1.4.1.2 Không gian tín dụng:
Món vay đó được thực hiện trên quy mô khu vực hay quy mô toàn cầu? Điều này phụ
thuộc rất lớn vào quy mô của dự án mà ngân hàng tài trợ trong quá trình mở rộng cho vay.
Nếu dự án được thực hiện là một dự án đa quốc gia hoặc liên kết giữa các chính phủ đó là quy
mô toàn cầu. Tuy nhiên, một dự án tầm cỡ quốc gia hay dự án nghành chỉ thực hiện ở quy mô
khu vực. Thậm chí với các dự án của các khách hàng doanh nghiệp hoặc tư nhân thì dự án chỉ
được thực hiện tại một địa điểm cụ thể. Tới đây có thể sẽ nảy sinh một câu hỏi: Ngân hàng
nhỏ, thậm chí chỉ là một chi nhánh có khả năng thực hiện các dự án tầm cỡ quốc tế hay quốc
gia không. Câu trả lời là CÓ. Với các dự án quy mô quốc tế, dự án thường sẽ được chia làm
các gói thầu nhỏ, và khi đó các ngân hàng/chi nhánh có thẻ thực hiện nghiệp vụ giải ngân
nguồn vốn quốc tế hoặc nguồn vốn chính phủ. Trong những trường hợp đó, ngân hàng đã mở
rộng đáng kể hoạt động tín dụng của mình: đó là kinh nghiệm quản lý nguồn vốn lớn, tiếp cận
với các dự án khổng lồ và xây dựng mối quan hệ với các tổ chức quốc tế. Mục đích của hoạt
động tín dụng không chỉ vì lợi nhuận, mà vì mục tiêu chung của NHTM.
1.4.1.3 Khả năng bao quát của món vay tới các nghành, các thành phần kinh tế.
Vấn đề cần quan tâm ở đây là khách hàng thuộc thành phần kinh tế nào, hoạt động
trong lĩnh vực nào. Điều này cũng không tách rời quy mô của dự án. Những dự án lớn lại
thường có sự tham gia của thành phần kinh tế Nhà nước. Đó dường như là một điều đi ngược
lại xu thế cổ phần hoá ào ạt hiện nay và sự can thiệp thô bạo của các công ty đa quốc gia vào
các nền kinh tế. Các dự án với sự xuất hiện của Chính phủ dù dưới hình thức nào đi nữa (có
thể trực tiếp, nhưng cũng có thể là một công ty nhà nước) - thường đi kèm với một sự đảm
bảo của Chính phủ - là những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng những dự án phát triển dân cư
hay nền kinh tế vì mục tiêu lợi ích xã hội hơn là mục tiêu kinh tế. Ngược lại những dự án do
các công ty đa quốc gia thực hiện lại có mục tiêu kinh tế rõ ràng và thuộc lĩnh vực kinh tế.
Cũng giống như các hình thức cho vay khác, cho vay theo dự án cũng có hai hình thức thông
thường và ưu đãi. Cho vay các dự án của doanh nghiệp hoặc tư nhân thường được thực hiện
thường được thực hiện theo hình thức thông thường với các điều khoản khắt khe về tài sản
đản bảo, lãi vay, thời hạn trả nợ, thời gian ân hạn,…Các dự án quy mô nghành hoặc quốc gia
với sự tham gia của chính phủ hay các tổ chức quốc tế, lại thường có sự ưu đãi. Đó là vì mục
đích lợi ích xã hội của các dự án này: các chương trình điện- đường- trường- trạm, các
chương trình phát triển nông thôn, các chương trình trồng rừng… Trong hình thức cho vay ưu
đãi vấn đề lãi suất dành được sự quan tâm đặc biệt, vì có liên quan trực tiếp tới thu nhập của
ngân hàng. Tuy nhiên, nếu như ngân hàng chỉ thực hiện một hình thức cho vay điều đó không
có nghĩa hoạt động tín dụng không được mở rộng có thể quy mô tín dụng vẫn tăng, nhưng
nếu chỉ tập trung vào một hình thức nào đó, ngân hàng sẽ không tối đa được lợi ích của mình.
Ngân hàng thực hiện được càng nhiều hình thức cho vay dự án, điều đó cũng đồng nghĩa với
hoạt động tín dụng đang được mở rộng. Với hình thức cho vay thông thường có thể ngân hàng
sẽ thu được nhiều lãi vay hơn, nhưng quy mô dự án lại nhỏ hơn, và không có cơ hội tiếp cận
những nguồn vốn lớn. Với hình thức cho vay ưu đãi rõ ràng ngân hàng sẽ không thu được lãi
theo mong muốn. Mở rộng cho vay theo dự án cũng đòi hỏi phải có cơ cấu cho vay hợp lý
trong hình thức cho vay.
1.4.2. Tính an toàn và khả năng sinh lời của dự án
Như bất kỳ khoản cho vay nào khác, hai vấn đề ngân hàng quan tâm nhất khi tài trợ
một dự án là mức độ an toàn và khả năng sinh lời của món vay. Một dự án được coi là an toàn
với ngân hàng khi dự án đảm bảo có đủ dòng tiền vào để trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Có
nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho một dự án, trong đó phổ biến nhất là ngân hàng yêu
cầu tài sản đảm bảo. Cũng có những dự án thuộc diện chính sách, ưu đãi không có tài sản đảm
bảo nhưng có được sự bảo lãnh của Chính phủ. Bên cạnh đó, lãi suất chovay là vấn đề ngân
hàng đặc biệt chú ý. Ngân hàng có thể cho vay với lãi suất cố định, lãi suất cho vay thả nổi
hoặc lãi suất cho vay ưu đăi. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thường phải chấp nhận
đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Cho vay một dự án với mức rủi ro thấp ( ví dụ một dự án ưu
đãi của Chính phủ ) ngân hàng phải chấp nhận lãi suất cho vay thấp ( thông thường là lãi suất
ưu đãi ). Ngược lại, cho vay với các dự án rủ ro cao, mạo hiểm ngân hàng sẽ có được lợi tức
kỳ vọng cao
1.4.3. Mở rộng đối tượng cho vay
Theo đặc thù hình thức cho vay theo dự án là dự toán vốn đầu tư phức tạp, tham gia
vào một dự án có thể có vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn vay thương
mại. Không phải chỉ dự án nào có nguồn vốn vay thương mại mới có sự tham gia của NHTM.
Trong trường hợp đó NHTM cần tham gia với vai trò tài trợ, nguồn tài trợ có thể là nguồn huy
động trong dân cư, nguồn tiền gửi của doanh nghiệp. Tuy nhiên có những dự án NHTM đóng
vai trò giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn đầu tư nước ngoài. Khi đó ngân
hàng chỉ thu được phí trên số vốn giải ngân mà không thu được đồng lãi nào, nhưng cũng
không phải chịu rủi ro trong thanh toán. Trong hoạt động tín dụng, khi quy mô càng được mở
rộng ngân hàng có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn, tham gia vào nhiều dự án hơn. Vì
vậy có thể coi việc đa dạng hoá nguồn tài trợ cho dự án gắn liền với quá trình mở rộng hoạt
động cho vay theo dự án .
Đối tượng cho vay của một dự án không phải là một khách hàng, đó là các khoản chi phí
cần tài trợ bằng nguồn vốn vay của dự án đó. Quy mô của dự án – hay nói chính xác hơn là
quy mô của chi phí trong dự án đó - càng lớn thì quy một của món vay thương mại càng lớn.
Đó có thể là chi phí cho tài sản cố định của dự án, nhưng cũng có thể nhằm mục đích tài trợ
cho vốn lưu động: để mua nguyên vật liệu hay chi trả lương nhân công. Ngân hàng càng thực
hiện cho vay với nhiều dự án thuộc các nghành, các lĩnh vực khác nhau thì đối tượng cho vay
càng đa dạng.Tuy nhiên, sự đa dạng này không hẳn là tốt hoàn toàn cho ngân hàng. Bên cạnh
việc gia tăng quy mô vốn vay, ngân hàng phải đối mặt với khó khăn do phải có cán bộ chuyên
môn về quá nhiều nghành, nhiều lĩnh vực để có thể đưa ra các quyết định cho vay sáng suốt
với những đối tượng cho vay khác nhau.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay theo dự án đầu tư.
1.5.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
Ngân hàng là chủ thể thực hiện hoạt động cho vay theo dự án, vì vậy nắm trong tay các
công cụ, biện pháp quản lý món vay đảm bảo tính an toàn và tính sinh lời. Nhìn chung, các
biện pháp này do ngân hàng nhà nước hay hội sở chính quy định cho toàn nghành hoặc toàn
hệ thống. Đó là các phương pháp, cách thực hiện mang tính hoạch định, định hướng. Việc
thực hiện cụ thể các quy định đó tương đối linh hoạt và tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng chi
nhánh từng khách hàng. Nổi bật trong các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng là: điều kiện
cho vay, các hoạt động phòng ngừa rủi ro và quản lí lãi suất, hoạt động thẩm định dự án, hiệu
quả cho vay.
Điều kiện cho vay
Khi thực hiện cho vay, NHTM luôn đưa ra những ràng buộc đối với khách hàng nhằm
mục tiêu đảm bảo an toàn cho món vay và đảm bảo ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi vay đúng
thời hạn và đủ số lượng. Trong hồ sơ vay vốn ngân hàng, bên cạnh giấy đề nghị vay vốn,
ngân hàng yêu cầu khách hàng có các giấy tờ chứng minh pháp lý, báo cáo chứng minh tình
hình tài chính, giấy tờ tài sản đảm bảo. Chỉ khi những giấy tờ đó đạt yêu cầu tín dụng của
ngân hàng, doanh nghiệp mới được vay vốn. Điều kiện vay vốn chính là công cụ của ngân
hàng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt mục tiêu chung của ngân hàng: tính sinh lời và
tính an toàn.
Các ngân hàng khác nhau với những cơ chế hoạt động khác nhau có mức độ khắt khe
trong điều kiện vay vốn khác nhau. Các NHTM nhà nước hoạt động theo cơ chế bao cấp cũ
thường có điều kiện vay vốn rất thoáng cho các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, các
NHTM cổ phần nhìn chung có điều kiện vay vốn chặt chẽ hơn vào những giai đoạn phát triển
khác nhau của nền kinh tế điều kiện vay vốn của ngân hàng cũng khác nhau. Khi nền kinh tế
đang tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp hoạt động tốt và khả năng trả nợ cao ngân hàng hoàn
toàn có thể nới lỏng điều kiện vay vốn của mình. Trên thực tế NHTM nào áp dụng điều kiện
vay vốn lỏng hơn, những yêu cầu về tình hình tài chính hay tài sản đảm bảo ít khắt khe hơn có
nhiều cơ hội mở rộng tín dụng hơn. Ngược lại những ngân hàng thực hiện điều kiện vay vốn
quá khắt khe khiến cho các doanh nghiệp e dè trong việc lập hồ sơ vay vốn. Hơn thế nữa bản
thân các doanh nghiệp cũng không thoả mãn điều kiện vay vốn của các ngân hàng đó, hậu quả
tất yếu là ngân hàng rất khó mở rộng tín dụng.
Phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro: rủi ro tín dụng,
rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro hối đoái. Ngân hàng có nhiều biện
pháp để chống lại các rủi ro nói trên và đảm bảo tình hình tài chính của mình: nâng cao năng
lực quản lí, đa dạng hoá, vốn chủ sở hữu.
Nâng cao chất lượng quản lý: Công tác quản lý - năng lực trong điều hành ảnh hưởng
rất lớn tới khả năng xử lý rủi ro trước khi Ngân hàng bị tổn thất. Trong công tác quản lý chất
lượng nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng. Khi ra quyết định cho vay với một dự án, cán bộ
thẩm định phải chịu hoàn toàn trách nhiệm của mình. Chỉ khi nào trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của cán bộ thẩm định cao mới đảm bảo hầu hết rủi ro trong dự án đã được tính đến và
phòng ngừa hữu hiệu.
Vốn chủ sở hữu: đây là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp ngăn chặn, phòng
ngừa rủi ro không còn hiệu quả. Vốn chủ sở hữu được coi là tấm đệm an toàn cuối cùng cho
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong quá trình hoạt động cho vay, ngân hàng cần phải
tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo một tấm đệm chắc chắn cho những trường hợp xấu
nhất có thể xảy ra.
Quản lý lãi suất
Lãi suất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu tăng khả năng sinh lời của tín dụng
ngân hàng . Ngân hàng luôn phải thực hiện quản lý lãi suất chi trả và quản lý lãi suất tín dụng.
Quản lý lãi suất chi trả là xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau
nhằm đảm bảo duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu sinh lợi của ngân hàng.
Lãi suất chi trả càng cao, ngân hàng càng có thể huy động được nhiều vốn, từ đó mà có thể
mở rộng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của ngân hàng và
nếu doanh thu không tăng kịp chi phí, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm tương ứng. Vì vậy
quản lý lãi suất nguồn vốn có liên quan chặt chẽ tới quản lý lãi suất cho vay và đầu tư của
ngân hàng.
Mục tiêu của quản lý lãi suất cho vay và đầu tư nói riêng và mục tiêu quản lý tài sản nói
chung của ngân hàng là tối đa hoá lợi ích trên cơ sở đảm bảo an toàn. Khi ngân hàng quy định
lãi suất cho vay và đầu tư cao, ngân hàng thực hiện được mục tiêu tăng khả năng sinh lời. Tuy
nhiên cùng với các khoản cho vay hay đầu tư lãi suất cao đó là những rủi ro tiềm tàng mà cán
bộ tín dụng khó có thể đánh giá hết được. Ngược lại, nếu ngân hàng quy định lãi suất cho vay
thấp thì có thể thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra về tín dụng khi cho vay nhiều dự án
hơn. Nhưng với lãi suất thấp doanh thu của ngân hàng có đủ bù đắp những chi phí lãi suất và
chi phí ngoài lãi khác để đảm bảo cho ngân hàng có lợi nhuận không?
Hiệu quả của quá trình mở rộng cho vay
Mở rộng hoạt động cho vay theo dự án là phát triển chiều rộng hoạt động tín dụng cua
NHTM. Quá trình này gắn liền với phát triển chiều sâu: đạt hiệu quả tín dụng nói riêng và
hiệu quả của dự án nói chung. Ngân hàng quan tâm về hiệu quả đầu tư tín dụng, trong khi chủ
đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm tơi hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Hoạt
động mở rộng tín dụng chỉ được đánh giá là thành công khi đạt hiệu quả trên hai góc độ này.
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng: như đã phân tích ở mục 1.4.2.
Hiệu quả kinh tế xã hội: Mặc dù đây dường như là mối quan tâm hàng đầu của các cơ
quan quản lý Nhà nước, tuy nhiên nó cũng không nằm ngoài tầm quan sát của chủ đầu tư và
ngân hàng. Chủ đầu tư quan tâm nhất tới khả năng sinh lời của dự án. Tuy nhiên, để có thể đạt
được lợi tức kỳ vọng, trước hết dự án phải có tính khả thi và được cơ quan quản lý nhà nước
phê duyệt. Cùng mối quan tâm đó, trong tờ trình thẩm định dự án của cán bộ tín dụng ngân
hàng luôn có đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Đặc biệt, trên thực tế những dự án có
quy mô lớn lại là những dự án mang tính chiến lược, với sự tham gia của Chính phủ hay các
tổ chức phi chính phủ và hiệu quả kinh tế xã hội là mục tiêu lớn nhất của dự án này.
Hoạt động thẩm định.
Khi mở rộng cho vay, cùng với sự tăng lên về quy mô vốn vay ngân hàng luôn phải đối
mặt với nguy cơ rủi ro tăng cao. Việc mở rộng cho vay phải được xây dựng trên cơ sở nâng
cao sự an toàn cho ngân hàng. Để thực hiện điều đó, chất lượng hoạt động thẩm định là chiếc
chìa khoá dẫn tới thành công cho ngân hàng. Chất lượng hoạt động thẩm định là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu quả của mở rộng cho vay,do đó ảnh hưởng tới mở rộng cho vay. Hoạt
động cho vay được xây dựng trên cơ sở chất lượng thẩm định tốt sẽ có tính bền vững và mức
độ an toàn cao. Ngược lại, nếu hoạt động thẩm định không hiệu quả, viêc mở rộng cho vay sẽ
phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tiềm tàng rất lớn. Nhìn chung, hoạt động thẩm định là yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất tới chất lượng và hiệu quả của quá trình mở rộng cho vay.
Nâng cao chất lượng phải đi cùng mở rộng và phải đặt trong mối quan hệ tổng thể phát
triển chung của ngân hàng mới có sự phát triển toàn diện.
1.5.2 Các nhân tố ngoài Ngân hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng:
Loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động.
Loại hình doanh nghiệp của khách hàng vay vốn ảnh hưởng tới phương thức tài trợ cho
dự án. Hiện nay có rất nhiều phương thức tài trợ cho dự án khác nhau: chủ đầu tư tự tài trợ, tài
trợ thông qua tín dụng trung – dài hạn, tài trợ thông qua cho thuê tài sản, tài trợ thông qua cấp
phát vốn hay tài trợ phù hợp. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những phương thức tài trợ khác
nhau.
Các doanh nghiệp tư nhân thường tự tài trợ độc lập cho dự án của mình hoặc góp vốn
đầu tư cho dự án. Nếu doanh nghiệp không có khả năng về vốn tự có, phương thức tài trợ
được lựa chón sẽ là thông qua tín dụng trung – dài hạn. NHTM có thể cấp tín dụng độc lập
cho khách hàng quy mô phù hợp với khả năng cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, với những
dự án lớn, nhu cầu vốn vay của khách hàng vượt quá giới hạn tín dụng cho phép hoặc vượt
quá khả năng cho vay của ngân hàng, phương thức tài trợ thông qua tín dụng hợp vốn được sử
dụng. Phương thức này phù hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn, các công ty tập đoàn
xuyên quốc gia. Một phương thức tài trợ khác hiện đại và mang nhiều lợi ích cho khách hàng
là cho thuê tài sản (leasing). Do đặc thù của tài sản cho thuê thường là tài sản cố định, vốn
đầu tư lớn và thời gian chiết khấu dài nên hình thức tài trợ này chủ yếu phù hợp với các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh với những dây chuyền trang thiết bị hiện đại; chứ không phù hợp
với các doanh nghiệp thương mại. Phương thức tài trợ thông qua cấp phát vốn là hình thức
cấp tài chính để thực hiện dự án bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Rõ ràng, chỉ có các
doanh nghiệp đặc biệt như các tổng công ty Nhà nước hay các doanh nghiệp độc quyền ngành
mới có cơ hội nhận được nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Phương thức tài trợ phối hợp tỏ
ra linh động nhất vì đó là sự kết hợp của phương thức tài trợ trước đó. Phương thức này phù
hợp với hầu hết các loại hình doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp đặc thù, phương thức tài
trợ phù hợp sẽ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tài trợ dự án.
Quy mô doanh nghiệp
Chính phủ - cơ quan hành pháp của Nhà nước để quản lý nền kinh tế thường nắm trong
tay những doanh nghiệp chủ đạo trong các ngành kinh tế trọng điểm. Doanh nghiệp có thể
thuộc thành phần kinh tế tư bản Nhà nước ở các nước tư bản chủ nghĩa hoặc thuộc thành phần
kinh tế Nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, đó là mô hình các Tổng công ty
Nhà nước. Các doanh nghiệp này thường có quy mô rất lớn và giữ vai trò cực kì quan trọng
trong nền kinh tế. Sự phá sản của doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự sụp đổ của toàn ngành, gây ra
biến động lớn trong nền kinh tế. Vì vậy, từ bản thân các doanh nghiệp này, cũng như từ phía
Chính phủ, loại hình doanh nghiệp này hầu như không thể tự phá sản (too big to fail).
Mặc dù có quy mô rất lớn, nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp - tập đoàn cũng có
đủ số vốn cần thiết để thực hiện các dự án trong hoạt động của mình - thường là các dự án tầm
cỡ quốc gia với quy mô lớn. Vì vậy tất yếu nảy sinh nhu cầu vay vốn từ NHTM. Với quan
điểm “too big to fail”, NHTM có thể tương đối yên tâm với món vay của mình vì dự án nhiều
khả năng sẽ đạt hiệu quả về mặt kinh tế. Với vị trí chủ đạo trong ngành của mình, lại thêm sự
ưu đãi của Chính phủ, doanh nghiệp - tập đoàn hoàn toàn có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Mối quan hệ tín dụng này càng trở nên dễ dàng nếu một Tổng công ty Nhà nước vay vốn tại
một Ngân hàng thương mại Nhà nước. Trường hợp này giống như rút tiền từ túi này sang túi
khác để tiêu. Với loại hình doanh nghiệp này, tiềm năng tín dụng của Ngân hàng là rất lớn.
Mối quan hệ tín dụng với Ngân hàng:
Quan hệ tín dụng là quan hệ “vay muợn” trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Để có được
một khoảng vay, khách hàng vay lần đầu thường gặp khó khăn trong việc tạo niềm tin với
Ngân hàng. Họ phải bắt đầu từ việc trình hồ sơ pháp lý, phương án sử dụng vốn vay các giấy
tờ chứng nhận tài sản đảm bảo. Phải chắc chắn thoả mãn những điều kiện vay vốn của Ngân
hàng, khách hàng mới có thể nhận được khoản tín dụng. Theo thời gian, niềm tin nơi khách
hàng của Ngân hàng nhằm được củng cố bằng những khoản trả nợ gấp và lãi đúng thời hạn,
đủ số lượng. Khách hàng càng có mối quan hệ tín dụng với Ngân hàng trong thời gian dài
càng tạo được niềm tin chắc chắn, và khả năng vay vốn trong những lần sau thuận lợi hơn
nhiều. Sự thuận lợi đó có thể là giảm bớt khắt khe trong điều kiện vay vốn, hoặc bỏ qua một
số khâu trong quá trình thẩm định cho vay. Thậm chí, trong những trường hợp doanh nghiệp
gặp khó khăn, Ngân hàng hoàn toàn có thể cho khách hàng truyền thống những khoản tín
dụng “nóng” để thoát khỏi khó khăn.
Khách hàng truyền thống là một lợi thế cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời cũng
mang lại cho Ngân hàng những tiện ích nhất định. Khi quan hệ tín dụng lâu dài đã được xây
dựng trên cơ sở niềm tin chắc chắn, Ngân hàng sẽ có thể “sống chết” cùng doanh nghiệp.
Việc thu nợ gốc, lãi vay cũng đơn giản hơn; đồng thời công tác thẩm định cho vay những lần
sau cũng không mất nhiều công sức. Một Ngân hàng càng có nhiều khách hàng truyền thống
trong cơ cấu khách hàng của mình thì hoạt động tín dụng càng an toàn và niềm tin mở rộng
tín dụng cũng lớn. Tuy nhiên có một thực tế là thời gian để tạo ra một khách hàng truyền
thống không phải ngắn. Và Ngân hàng nào có càng nhiều khách hàng truyền thống, tức là số
lượng khách hàng mới phát triển hàng năm không nhiều. Đó là nghịch lý trong mối quan hệ
khách hàng và tiềm năng mở rộng tín dụng Ngân hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng từ Hội sở chính và cơ quan quản lý Nhà nước.
Quy mô và chính sách của Chính phủ.
NHTM cũng như doanh nghiệp đều là các chủ thể trong nền kinh tế, đều hoạt động
kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Hơn thế nữa, NHTM là một loại hình doanh nghiệp
đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên càng bị kiểm soát chặt chẽ. Đại diện của các cơ
quan quản lý Nhà nước với NHTM là Chính phủ, Bộ tài chính và NHNN. Các văn bản luật,
những quy định, thông tư thực hiện luật ảnh hưởng mang tính chi phối tới hoạt động của Ngân
hàng nói chung và hoạt động chính trị nói riêng.
Với tư cách cơ quan quản lý Nhà nước, vấn đề Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước
quan tâm đầu tiên là đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM. Tính chất an toàn ở đây
không phải là làm sao để NHTM thu đúng và đủ nợ cho vay, mà mục tiêu đảm bảo Ngân hàng
hoạt động trong phạm vi cho phép, không gây ra những biến động lớn trong thị trường tiền tệ.
Các quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng thường xuyên được điều chỉnh
và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của NHTM. Quy định mới nhất của Thống đốc NHNN -
quyết định 457/2005/QĐ – NHNH đã ảnh hưởng đáng kể tới NHTM. Việc quy định hệ số an
toàn tối thiểu với các NHTM là 8% đã đặt ra thách thức lớn cho toàn hệ thống. Đây là yêu cầu
của quá trình hội nhập và phát triển ngành Ngân hàng, hướng tới mục tiêu hoà nhập vào khu
vực và thế giới. Các NHTM chưa đạt tiêu chuẩn về hệ số an toàn tối thiểu cho thời hạn tối đa
3 năm để đạt chỉ tiêu này. Hoặc việc NHNN cho phép NHTM sử dụng tới 40% vốn ngắn hạn
để cho vay trung - dài hạn giúp NHTM mở rộng hoạt động tín dụng trung – dài
hạn. Chưa bàn tới tính phù hợp và hiệu quả của những quy định này, nhưng rõ ràng nó đã ảnh
hưởng sâu sắc tới hoạt động của NHTM, trong đó có mở rộng hoạt động tín dụng.
Ngân hàng không phải là đối tượng duy nhất chịu sự điều tiết của các cơ quan quản lý
Nhà nước. Khách hàng của Ngân hàng: các doanh nghiệp cũng chịu sự quản lý của các cơ
quan như: Chính phủ, Bộ tài chính. Tuỳ vào những thời kì phát triển khác nhau với mục tiêu
chiến lược kinh tế khác nhau, Chính phủ thường có những chương trình chính sách ưu đãi với
các đối tượng doanh nghiệp khác nhau. Các doanh nghiệp thường xuyên nhận được ưu đãi
của Chính phủ nhất là các doanh nghiệp độc quyền ngành, các doanh nghiệp thuộc sở hữu
Nhà nước và các doanh nghiệp nằm trong các chương trình đầu tư phát triển của WB hay
ADB. Các doanh nghiệp này khi đến Ngân hàng với tư cách khách hàng thường được vay vốn
với những điều khoản hết sức ưu đãi. Chính phủ có thể chỉ định NHTM cho vay với các
doanh nghiệp đó hoặc như một thông lê, các Tổng công ty Nhà nước khi đến Ngân hàng vay
vốn tài trợ cho các dự án trọng điểm Quốc gia luôn có được lãi suất rất ưu đãi. Chính phủ -
với những chương trình và chính sách của mình không chỉ trực tiếp điều tiết NHTM mà còn
ảnh hưởng thông qua khách hàng: các doanh nghiệp.
Quy trình thẩm định – cho vay của Ban tín dụng do Hội sở chính quy định.
Trong quy trình cho vay theo dự án, hoạt động thẩm định dự án đóng vai trò đặc biệt
quan trọng với Ngân hàng. Đây là khâu ảnh hưởng tới quyết định cho vay của cán bộ tín dụng
và là hoạt động đánh giá khách quan và chính xác nhất mức độ rủi ro của dự án - vấn đề mà
Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Các hệ thống Ngân hàng khác nhau áp dụng những quy trình
thẩm định – cho vay và tổ chức Ban tín dụng khác nhau. Hiện nay có hai hệ thống tổ chức
Ban tín dụng chính: mô hình bộ phận thẩm định kiêm chức năng cho vay (mô hình này đang
được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam) và mô hình bộ phận thẩm định chỉ đóng vai trò tư vấn
cho Ban tín dụng hoặc Ban giám đốc ra quyết định cho vay. Mỗi hệ thống đều có những ưu,
nhược điểm riêng.
Quy trình thẩm định – cho vay ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động tín dụng,
đồng thời ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng. Nếu hệ thống Ngân hàng áp dụng quy trình phù
hợp, phát huy được những ưu điểm của những quy trình đó thì hoạt động tín dụng sẽ rất hiệu
quả và chính xác. Đó là tiền đề vững chắc cho Ngân hàng có thể nâng cao chất lượng tín
dụng. Ngược lại, nếu Ngân hàng vẫn duy trì Ban tín dụng theo mô hình cũ, không tiếp cận với
các hệ thống phương pháp hiện đại sẽ không có được tính chính xác cần thiết cho quyết định
tín dụng. Cũng có những trường hợp Ngân hàng không đủ điều kiện về trang thiết bị kĩ thuât,
trình độ cán bộ thẩm định nhưng vẫn áp dụng các phương pháp hiện đai, không phù hợp cũng
làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, một mô hình thẩm đinh – cho
vay gọn nhẹ, đơn giản là yêu cầu chính đáng của khách hàng. Nếu Ngân hàng sử dụng quy
trình đơn giản (quy trình mở cửa) nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả và chính xác sẽ tạo ra sức
hút lớn với khách hàng. Tiềm năng tín dụng nói chung và tiềm năng cho vay nói riêng có khả
năng phát huy tối đa.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI
NHÁNH NHCT BẾN THỦY.
2.1. Khái quát chung về chi nhánh NHCT Bến Thủy.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Bến Thủy
Chi nhánh NHCT Bến thủy- 12 năm xây dựng và trưởng thành từ chi nhánh ngân hàng
cấp II trực thuộc NHCT Nghệ An, ngày 1/1/1995 được nâng cấp là chi nhánh ngân hàng cấp
trực thuộc NHCT Việt Nam theo QĐ số 493/NHCT- TCCB ngày 17/12 /1994.
Giám đốc: Bà Phạm Thị Hòa.
Tên giao dịch: BENTHUYICB
Địa điểm trụ sở chính: số 229, Dường Lê Duẩn- thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An.
Hình thức sở hữu: doanh nghiệp nhà nước.
Là một chi nhánh NHTM ra đời tong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch
hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong bối cảnh còn
nhiều khó khăn, thách thức. Song nhờ sự nổ lực phấn đấu để trưởng thành, đến nay Chi
Nhánh NHCT Bến Thủy đã xác lập vững chắc thị trường kinh doanh, nhanh chóng chuyển
hướng đầu tư và hòa nhập với cơ chế mới một cách mạnh mẽ.
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Bến Thủy là huy động vốn từ các tổ chức
kinh tế- xã hội- nghề nghiệp, các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn thành phố Vinh, đầu tư
và cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay tài trợ ủy thác…đối với doanh nghiệp và dân cư;
thực hiện các dịch vụ tư vấn về các lĩnh vực tài chính- tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng, tài
chính khác.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT Bến Thủy:
Sơ đồ 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH NHCT BẾN THUỶ.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc
P.KH
Cá nhân
P.KH
DN
P.Kế
toán
P.Ngân
quỹ
Tổ quản
lý rủi ro
P.
TCHC
Tổ
KDX
P.G
D
NK T.T
hi
B.phận
Tíndụng
B.phận
HĐV
B.phận
Tổng
hợp
B.phận
Tín
dụng
B.phận
HC
B.phận
T.lương
QTK
số
01
QTK
số
02
QTK
số
03
QTK
số 05
QTK
số
06
QTK
số
07
B.phận
tín dụng
QTK
số 16
B.P
kế
toán
2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, chi nhánh NHCT Bến Thủy đã tổ chức huy
động nguồn vốn của các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn để tiến hành đầu tư đối với
các thành phần kinh tế địa phương, tạo diều kiện cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn Nghệ An
thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các dự án đầu tư khả thi nhằm tạo
công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế
xã hội địa phương phát triển.
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2004-2007
Đơn vị: triêụ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007
I/Nguồn vốn huy động
Tiền gửi TCKT
Tiền gửi tiết kiệm
Phát hành các công cụ nợ
II/Nguồn nhận vốn điều hòa
Trong kế hoạch
Khác
373.840
50.723
278.636
44.481
287.577
272.164
15.413
419.311
65.003
310.420
43.888
215.312
209.725
5.587
566939
100.688
383.225
83.026
387.517
387.517
0
615.146
121.010
458.429
35.707
273.383
273.383
0
Tổng nguồn vốn 661.417 634.623 954.456 888.529
(Nguồn báo cáo tổng hợp chi nhánh NHCT Bến Thủy các năm)
Tổng nguồn huy động của chi nhánh tăng với tốc độ khá qua các năm nhưng tốc độ
biến động không ổn định. Năm 2005 do những khó khăn chung của nền kinh tế: chỉ số giá cả
tăng liên tục, thị trường tài chính thế giới nhiều biến động nên tốc độ tăng trưởng năm 2005
so với năm 2004 chỉ đạt 12%. Sang năm 2006 nền kinh tế có sự biến chuyển tích cực tổng
nguồn huy động tăng trưởng 35,3% (vượt kế hoạch 15,3%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của chi
nhánh NHCT Nghệ An là 3 % và cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình nghành tới 14%).
Đây là một sự vượt bậc trong hoạt động huy động vốn trong những năm qua. Tuy nhiên đến
năm 2007 lại bị tụt dốc do những lý do tương tự năm 2005 chỉ với tốc độ 8,5 %. Mặc dù bị
giảm mạnh nhưng những công sức của chi nhánh là không thể phủ nhận, chi nhánh đang tích
cực phát huy nguồn vốn tiềm năng của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn để có thể
thay đổi con số 8,5% trong năm 2008.
Chi nhánh NHCT Bến Thủy đã sự dụng nhiều hình thức và phương pháp, biện pháp
phong phú, đa dạng để huy động vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An
như mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm, kết hợp quỹ tiết kiệm và dịch vụ chuyển tiền, thanh
toán phục vụ khách hàng có hiệu quả cao, thu hút tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế,
tiền gửi tiết kiểm của dân cư, phát hành kỳ phiếu với các loại có kỳ hạn và không có kỳ hạn
bằng nội tệ và ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi cao. Nguồn vốn tăng tương đối ổn định
và vững chắc, từng bước tạo thế chủ động cho chi nhánh trong đầu tư tind dụng.
2.2.2 Hoạt động đầu tư, cho vay nền kinh tế
Song song với việc huy động vốn, ngân hàng đã tiến hành đầu tư cho vay đối với các thành
phần kinh tế. Đây là nghiệp vụ mang lại nguồn thu lớn nhất cho các NHTM.
Bảng 2.3. Cơ cấu kỳ hạn dư nợ qua các năm.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007
Dư nợ ngắn hạn 498.635 491.130 556.244 605.887
Dư nợ trung, dài hạn 180.757 193.659 215.666 243.680
Tổng dư nợ cho vay 679.392 749.903 771.910 849.567
(Nguồn báo cáo tổng hợp chi nhánh NHCT Bến Thủy các năm)
Đến 31/12/2007, dư nợ cho vay nền kinh tế là 787 tỷ đồng tăng 1,9% so với đầu năm,
tăng 6,06% so với năm 2004. Về cơ cấu kỳ hạn, cho vay ngắn hạn đạt 606 tỷ đồng, chiếm
77% tổng dư nợ cho vay. Cho vay trung và dài hạn 181 tỷ đồng, chiếm 23% chưa đạt chỉ tiêu
của NHCT Việt Nam giao là 30%. Năm 2007 là 181 tỷ đồng, tăng 35% so với 2004 và có
những biến chuyển biến tích cực. Dự nợ trung và dài hạn có xu hướng hướng giảm dần là do
chi nhánh đã đẩy mạnh nâng cao chất lượng tín dụng rút dư nợ tại những doanh nghiệp có
tình hình tài chính yếu kém, công nợ lớn, nợ phải thu, phải trả cao để chuyển hướng đầu tư
ngắn hạn đôí với những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có lãi, vay trả nợ đúng hạn, nhanh
chóng chuyển đổi đối tượng và nghành nghề kinh tế để đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn đầu tư.
Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể qua các năm. Năm 2005, doanh số thu nợ
của chi nhánh là 590 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2004 là do thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn
đọng 8 tỷ đồng. Trong năm 2006, một mặt chi nhánh thực hiện thẩm định cho vay chặt chẽ và
kĩ càng, mặt khác tiếp tục thu hồi 4,8 tỷ đồng nợ quá hạn. Nợ quá hạn chưa thu hồi là 2,63 tỷ
đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ là 34% thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ so với chi
nhánh NHCT Nghệ An là 0,04%. Đây là một thành công trong việc giảm thiểu nợ xấu trong
cơ cấu nợ. Năm 2007, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn nữa, không một khoản vay nào
bị chuyển nợ quá hạn. Chi nhánh thu hồi 1,5 tỷ đồng nợ tồn đọng. Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư
nợ bằng không, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 là 0,13% (1,13/850) thấp hơn so với chi nhánh
NHCT Nghệ An là 0,05%. Điều này chứng tỏ chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đã và đang tích cực
để giảm thiểu rủi ro trong tín dụng.
Tỷ trọng nợ không sinh lời trên tổng dư nợ còn cao, chiếm tới 10% tổng dư nợ đầu tư
cho vay. Nợ tồn đọng còn lớn, đặc biệt là những khoản nợ có tính chất tượng tự nợ nhóm II,
nợ vay thanh toán công nợ. Số nợ vay đã gia hạn lớn, chiêm 14% tổng dư nợ dẫn đến vốn tín
dụng chậm luân chuyển, vòng quay vốn thấp.
2.2.3 Các dịch vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng khác.
Chi nhánh NHCT Bến Thủy đã thực hiện khối lượng thanh toán hàng ngàn tỷ đồng tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp, dân doanh trong hoạt động kinh doanh. Chi nhánh NHCT
Bến Thủy đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán đa dạng, phong phú, thu hút ngày càng đông
khách hàng tham gia thanh toán qua ngân hàng, được khách hàng tín nhiệm. Doanh số thanh
toán năm 2006 đạt 10108 tỷ đồng, tăng 3%so với 2005. Tổng thu dịch vụ 1,2 tỷ đồng.
BIỂU 2.4: Doanh thu hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
năm 2005- 2006
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2005 2006
Nội bộ LH trong
hệ thống
TT ngoài
ngân
hàng
Nội bộ LH trong
hệ thống
TT ngoài
ngân
hàng
Séc bảo chi 29.500 13000
Séc ủy
nhiệm
1.339.282 324.231 760.037 2.283.042 412.482 938.007
Loại khác 539.910 277.014 126.208 311.601
Tổng cộng 3.269.974 4.084.340
(Nguồn báo cáo tổng hợp chi nhánh NHCT Bến Thủy các năm)
Qua số liệu trên cho thấy nguồn thu về séc bảo chi của năm 2006 là 13 tỷ đồng, giảm
44% so với năm 2005. Doanh thu về ủy nhiệm chi trong nội bộ nghành, liên hàng trong hệ
thống và thanh toán ngoài hệ thống của năm 2005 là 2423 tỷ đồng, năm 2006 là 3633 tỷ đồng,
tăng 150% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự sụt giảm hay sự tăng của hai hình thức
thanh toán này chính là sự không tiện ích và tiện ích của từng hình thức.
2.2.4 Về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ:
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đều có sự tăng trưởng cao. Năm
2006 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 7,5 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối là 3,6 triệu USD,
tăng 133% so với năm 2005. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc
tế đạt 260 triệu đồng. Các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu lớn đến giao dịch vay vốn
nội tệ, ngoại tệ và thanh toán quốc tế ngày càng đông như chi nhánh Container Vinh, công ty
hợp tác kinh tế Việt- Lào, Công ty chế biến xuất nhập khẩu Nghệ An…
2.2.5 Công tác tiền tệ, kho quỹ:
Khối lượng tiền mặt chu chuyển qua quỹ chi nhánh ngày càng tăng. Nếu như 2005 tổng
thu tiền mặt đạt 1.150 tỷ đồng, chi tiền mặt đạt 1114 tỷ đồng thì đến 2006 tổng thu tiền mặt
đạt 1238 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2005, tổng chi tiền mặt đạt 1.249 tỷ đồng, tăng 12% so
với năm 2005.
An toàn tuyệt đối tài sản và kho quỹ là nhiệm vụ hàng đầu mà chi nhánh thực hiện tốt và
coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác kho quỹ.
2.2.6 Dịch vụ khác:
Dịch vụ ngân hàng và tỷ trọng thu dịch vụ ngân hàng/ tổng thu nhập là một trong những
thước đo sự phát triển của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng càng
hiện đại, kinh doanh càng hiệu quả thì tỷ trọng thu dịch vụ càng cao. Trong những năm qua
cùng với chính sách tín dụng phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chi nhánh
NHCT Bến Thủy đã tăng cường các hoạt động về dịch vụ, gắn các dịch vụ ngân hàng với dịch
vụ trong quan hệ phục vụ khách hàng, tăng cường tiếp thị để phát triển dịch vụ thẻ ATM, gia
tăng các dịch vụ bán lẽ. Dịch vụ ngân hàng đã tới khách hàng thay vì khách hàng đến tận
ngân hàng như thu tiền tại chỗ cho Điện lực Nghệ An, văn phòng hàng không khu vực phía
Bắc… Các loại hình dịch vụ như: thanh toán thẻ, séc, chuyển tiền, bảo lãnh… Tỷ lệ thu dịch
vụ hàng năm tăng trưởng ổn định góp phần đáng kể vào tình hình kinh doanh của chi nhánh.
Qua “Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh năm 2005- 2006” của chi nhánh
NHCT Bến Thủy, ta có thể thấy được sự phát triển của các loại hình dịch vụ qua 2 năm 2005-
2006 như sau:
BIỂU ĐỒ 2.5: DOANH THU HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006
Bảo lãnh 343 445
Thẻ ATM 59 113
Chuyển tiền 886 1.116
Tổng thu dịch vụ 1.288 1.674
(Nguồn báo cáo tổng hợp chi nhánh NHCT Bến Thủy các năm)
Năm 2005, nguồn thu từ dịch vụ chuyển tiềnlà 886 triệu đồng, 2006 là 1.016 triệu đồng,
tăng 114,6% so với năm 2005. Thu từ dịch vụ thẻ ATM của năm 2006 là 113 triệu đồng, tăng
191,5% so với năm 2005. Thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh năm 2005 là 343 triệu đồng, năm
2006 là 445 triệu đồng, tăng 129,7% so với năm 2005. Điều nay cho thấy chi nhánh NHCT
Bến Thủy đã và đang tiến dần đến mô hình ngân hàng hiện đại trên con đưòng gia nhập
WTO.
2.2.7 Kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Bến Thủy liên tục có lãi qua các năm. Năm
2003 có lãi 1.045 triệu đồng, năm 2004 có lãi 1.147 triệu đồng, năm 2005 có lãi 2.041 triệu
đồng, năm 2006 có lãi 2.990 triệu đồng, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2003.
BIỂU ĐỒ 2.6 KẾT QUẢ KINH DOANH
QUA CÁC NĂM 2003- 2006
Đơn vị: Triệu đồng.
CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng thu nhập 37.394 43.566 55.005 63.190
Tổng chi chí 36.349 42.419 41.472 60.200
Lợi nhuận trước thuế 1.045 1.147 2.041 2.990
(Nguồn báo cáo tổng hợp chi nhánh NHCT Bến Thủy các năm)
2.3 Dự án vay vốn đầu tư chiều sâu thiết bị của Công ty quản lý và sữa chữa đường bộ 470.
Giới thiệu về chủ đầu tư:
Chủ đầu tư dự án: Công ty cổ phẩn đầu tư và thương mại ICCI.
Công ty quản lý và sữa chữa đường bộ 470 thành lập theo quyết định số 489 ngày 25/3/1998
của bộ giao thông vận tải. Có trụ sở chính tại số 38- Trường Chinh- Phưòng Lê Lợi- Vinh-
Nghệ An.
Công ty hoạt động với các nghành nghề đó là: Quản lý, khai thác duy tu bảo dưỡng cơ
sở hạ tầng đường bộ, sản xuất vật liệu xây dưng bán sản phẩm, xây dựng cơ bản các công
trình giao thông đường bộ, và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.
Tổng quan về dự án:
Tên dự án: Dự án vay vốn đầu tư chiều sâu thiết bị.
Nghành xây dựng; Xây dựng công trình giao thông.
Chủ đầu tư: Công ty QL và SCDB 470.
Tổng mức đầu tư dự án: 3.300.000.000VNĐ.
Nguồn vốn: 3.300.000.000VNĐ
Vốn tự có: 330.000.000VNĐ
Vốn huy động khác: 600
Vốn vay NHCT: 2.370.000.000VNĐ
Thời hạn vay vốn: 5 năm.
Phương thức đầu tư: Mua sắm thông qua đấu thầu theo hình thức lựa chọn hạn chế và phương
thức chào hàng cạnh tranh.
Lãi suất vay vốn bình quân hàng năm: 0.75%/ năm.
Tài sản đảm bảo: Công ty sẽ dùng toàn bộ trang thiết bị hình thành từ vốn vay trên để thế
chấp ngân hàng bảo đảm cho khoản tiền vay.
Tổng hợp kinh phí:
Tổng doanh thu: 3.426.112.101VNĐ
Tổng chi phí: 3.213.789.934VNĐ
Lợi nhuận: 212.622.167VNĐ
Thuế thu nhập doanh nghiệp: 53.155.542VNĐ
Lợi nhuận sau thuế: 159.466.625VNĐ
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
BẢNG 2.7. Tình hình hoạt động của công ty QL và SCĐB 470
Đơn vị: Triệu đồng
STT CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006
1 Sản lượng 16.540 16.273
2 Doanh thu 14.431 13.037
3 Lợi nhuận 273 784
4 Các khoản nộp danh sách 17 457
( Nguồn báo cáo tổng hợp của Công ty QL và SCDB 470 các năm)
Bảng 2.8 Tình hình tài chính qua các năm:
Đơn vị: Triệu đồng.
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006
A. TÀI SẢN 17.785 21.876
1. Tài sản LĐ và ĐTNH 11.670 15.171
1.1 Tiền 1.273 310
1.2 Các khoản phải thu 5.871 8.586
1.3 Hàng tồn kho 2.210 3.302
1.4 Tài sản lưu động khác 176 504
1.5 Chi sự nghiệp. 2.140 2.469
2. Tài sản cố định và ĐTDH 6.115 6.706
B. NGUỒN VỐN 17.785 21.876
1. Nợ phải trả 9.421 11.853
1.1 Nợ ngắn hạn 7.665 10.333
1.2 Nợ dài hạn 1.755 1.520
2. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.364 10.024
( Nguồn báo cáo tổng hợp của Công ty quản lý và sữa chữa đường bộ 470 hàng năm)
Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu kinh tế
Đơn vị: %
STT CHỈ TIÊU Năm
2005
Năm 2006
1 Tài sản cố định/ Tổng tài sản 34 31
2 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu 1.89 6.02
3 Hệ số tự tài trợ 47 46
4 Khả năng thnah toán ngắn hạn 1.52 1.47
5 Khả năng thanh toán nhanh 1.23 1.15
6 Hệ số nợ 52.96 54.18
(Nguồn tờ trình thẩm định của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ)
Chỉ tiêu số 1 là hệ số tài sản. Hệ số tài sản cố định/ tổng tài sản tấp và có xu hướng giảm.
Công ty QL và SCDB 470 là 1 công ty xây dựng, vì vây qua số liệu trên ta có thể thấy 1 điều
là công ty chưa chú ý đầu tư vào tài sản cố định.
Chỉ tiêu thứ 2, hệ số Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Doanh thu khá thấp, tuy nhiên đến
năm 2006 đã tăng lên đáng kể 6,02%.
Chỉ tiêu thứ 3, hệ số tự tài trợ khá cao. Như ta đều biết, vốn tự có là một tấm đệm an
toàn cho doanh nghiệp. Vì vậy đây là một chỉ tiêu phản ánh sự an toàn tỏng hoạt đông sản
xuất kinh doanh của Công ty QL và SCDB 470.
Chỉ tiêu thứ 4, khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2005 là 1,52, năm 2006 là 1,47. Có
nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi 1,47 đồng tài sản lưu động, tuy có giảm ở
năm 206 nhưng đây cũng là một hệ số cao, an toàn cho các chủ nợ khi quyết định đầu tư vao
Công ty QL và SCDB 470.
Chỉ tiêu thứ 5, khả năng thanh toán nhanh năm 2005 là 1.23, năm 2006 là 1,15 có nghĩa
là công ty có khả năng thanh toán nhanh khá cao. Một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi
1,15 đồng tiền mặt và các khoản phải thu.
Đánh giá dự án:
Giá trị hiện tại ròng: Với lãi suất chiết khấu 10%/ năm, giá trị hiện tại ròng của dự án
là: 9,179 tỷ đồng. Đây là một chỉ tiêu thể hiện dự án có lãi. Có thê đầu tư được.
Công ty QL và SCDB 470 trước đây là phân khu QL và SCDB 470, là đơn vị sự nghiệp
kinh tế. Ngày 25/3/98 được thành lập lại và là doanh nghiệp công ích thuộc khu quản lý
đường bộ 4.
Với nhiệm vụ quản lý, sửa chữa thường xuyên hai tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 46 với
tổng chiều dài 164 km, tổ chức thu phí đường bộ trạm Hoàng Mai, ngoài ra công ty còn tham
gia thi công các công trình trung tu, đại tu, xây dựng cơ bản,… như dự án đường Hồ Chí
Minh, đường Quán Bánh- Cửa Lò, dự án quốc lộ số 46(đi lên quê hương Bác), dự án quốc lộ
14B,…
Hàng năm sản lượng của công ty đạt từ 16- 25 tỷ đồng. Trong đó:
- Sữa chữa thường xuyên 1550 triệu đồng.
- Chí phí thường xuyên trạm thu phí Hoàng Mai 2400 triệu đồng.
- Trung đại tu, xây dựng cơ bản 21050 triệu đồng.
Để hoàn thành và nâng cao hiệu quả sản xuất, đông thời nâng cao đời sống của cán bộ
công nhân viên đòi hỏi sự cố gắng, nổ lực của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên của
toàn công ty. Mặt khác, phải có máy móc thiết bị để thi công bởi vì thực trạng máy móc thiết
bị của công ty còn thiều quá nhiều, hơn nữa đã lạc hậu, rạo nát, đến thời kỳ thay thế. Hiện tại
khi thi công các công trình công ty phải đi thuê ngoài máy móc thiết bị nên giá thành công
trình thường cao và không chủ động được trong sản xuất. Xuất phát từ những đòi hỏi trên việc
đầu tư thêm máy móc thiết bị là rất cần thiết.
Đầu tư bổ sung thiết bị nhằm nâng cao năng lực thi công, sớm đưa công trình vào khai
thác sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định việc làm cho người lai động, tạo ra nhiều
sản phẩm cho xã hội, trích nộp ngân sách tăng, tạo tích lũy và tăng vốn chủ sở hữu. Số thiết bị
mớí đầu tư kết hợp với thiết bị cũ sẽ tạo điều kiện cho công ty hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.
Qua tờ trình thẩm định của các cán bộ tín dụng, chi nhánh NHCT Bến Thuỷ quyết định
đầu tư vào dự án đầu tư chiều sâu thiết bị của công ty QL và SCĐB 470.
2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay theo dự án chi nhánh NHCT Bến Thủy.
2.4.1 Kết quả đạt được:
Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của chi nhánh NHCT Bến Thủy chủ yếu tập trung
vào các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh. Phạm vi cho vay chỉ tập trung vào các đối
tượng khách hàng nằm trong khu vực địa bàn đặt chi nhánh. Tuy nhiên, do đặc thù của các dự
án nên quy mô thực hiện các dự án rất trãi rộng. Các dự án xây dựng cầu, đường, hay cơ sở hạ
tầng thường trãi dài qua nhiều địa phương. Do đó, không gian tín dụng của các món vay là rất
rộng.
Ví dụ điển hình như: dự án xây dựng nhà máy xi măng sông Gianh- Quảng Bình, dự án
nhà máy thủy điện Bản Vẻ, dự án đầu tư chiều sâu thiết bị của Công ty QL và SCDB 470, dự
án gạch Grarit Trung Đô của công ty xây dựng số 6,…
Không gian tín dụng rộng đồng nghĩa hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh đã đạt
được những kết quả nhất định trong quá trình mở rộng.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân.
2.4.2.1 Hạn chế.
Số lượng dự án ít, không đa dạng và quy mô dự án nhỏ.
Hiện nay tại chi nhánh rất ít thực hiện cho vay đối với dự án đầu tư. Các dự án đang thực
hiện cho vay thì cũng là các dự án thực hiện trước của các năm trước. Chi nhánh NHCT Bến
Thủy có khoảng 20 khách hàng lớn nhưng đối với cho vay theo dự án đầu tư chỉ có khoảng 4
khách hàng. Đây là một số lượng rất ít, quy mô chưa xứng với tiềm năng, đối tượng vay vốn
dự án ở chi nhánh cũng không đa dạng. Phần lớn khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản nên đối tượng vay vốn chủ yếu là các chi phí thi công, chi phí quản lý, chi phí trả
lương công nhân viên.
Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư chỉ tập trung vào một số nghành đặc thù như:
nghành điện, nghành xây dựng,…Cũng có một số dự án gắn với sản xuất kinh doanh của
khách hàng doanh nghiệp tư nhân nhưng sôs lượng không nhiều.
Khách hàng chủ yếu của loại hình tín dụng này là các doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế nhà nước công ty QL và SCĐB 470 là một ví dụ. Điều đó cũng ảnh hưởng đến hình
thức cho vay theo dự án đầu tư: chủ yếu là các dự án cho vay theo hình thức ưu đãi. Tính chất
ưu đãi chủ yếu được thực hiện qua việc ưu đãi lãi suất cho vay, và một số điều khoản mang
tính chất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Đa số là các dự án quy mô nhỏ, tổng nhu cầu vốn chỉ khoảng 3 tỷ. Và nhu cầu tài trợ từ
Ngân hàng khoảng hơn 2 tỷ. Một số dự án lớn thì nhu cầu tài trợ của Ngân hàng cũng rất nhỏ
như dự án thuỷ điện Bản Vẽ, hoặc đồng tài trợ như dự án nhà máy xi măng sông Gianh.
Số lượng khách hàng cho vay theo dự án còn ít và không đa dạng.
Đứng trên giác độ của ngân hàng, cho vay theo hình thức dự án mang lại nhiều thuận lợi
hơn cho vay theo hạn mức.
Thuận lợi trong tính chặt chẽ của quản lý giải ngân và quản lý tiến độ dự án. Thuận lợi
trong tính đơn giản của thẩm định và chỉ phải thẩm định một lần cho cả dự án trong thời gian
dài. Thuận lợi từ việc xây dựng trên mối quan hệ lâu dài và truyền thống, tin tưởng lẫn nhau
giữa khách hàng và ngân hàng.
Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động cho vay theo dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Bến
Thủy chưa tương xứng với tính hiệu quả và linh hoạt của hình thức tín dụng này. Sự chưa
tương xứng thể hiện cả về mặt quy mô và tính hiệu quả. Về quy mô, số lượng khách hàng vay
theo dự án quá ít, chiếm khoảng 1/5 số lượng khách hàng lớn của chi nhánh. Trong đó chỉ chủ
yếu tập trung vào một số nghành đặc trưng như: xây dựng, điện,… Nói chung chi nhánh
NHCT Bến Thủy đang tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, những địa chỉ có hệ
số rủi ro thấp. Tuy nhiên điều này dường như đi ngược lại đi ngược lại với nguyên lý đa dạng
hóa giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tài chính. Mặt khác, hiện nay xu thế cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước đang phát triển, đây là một tiềm năng lớn cho chi nhánh trong cho vay theo
dự án đầu tư. Vì vậy chi nhánh cần phải nhanh chóng thay đổi cách nhìn nhận và đưa ra các
hoạt động thu hút các thành phần kinh tế rộng rãi hơn nữa.
Tỷ lệ thu lãi thấp so với quy mô.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng được đánh giá trên hai góc độ: Mức độ an toàn và khả
năng sinh lời. Như phân tích ở phần trên, chi nhánh NHCT Bến Thủy đã chấp nhận một sự
đánh đổi giữa hai mặt của hoạt động cho vay theo dự án. Đó là sự an toàn, chi nhánh chấp
nhận tài trợ cho những dự án có sự ưu đãi nhiều mặt về chính sách với mức độ rủi ro thấp,
đồng thời với khả năng sinh lời của dự án không cao. Ví dụ như dự án đầu tư chiều sâu thiết
bị. Lãi suất thị trường là 9% / năm. Tuy nhiên, dự án chỉ phải chịu mức lãi suất 7,5% \ năm.
Đây là một sự thể hiện tỷ lệ thu lãi thấp so với quy mô.
2.4.2.2 Nguyên nhân.
Nguyên nhân thuộc về ngân hàng.
Đội ngũ cán bộ trình độ chưa cao, chưa nhiều kinh nghiệm.
Hoạt động phòng chống rủi ro thiếu và không hiệu quả. Hạn chế trong hoạt động cho
vay theo dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Bến Thủy nói riêng và hoạt động tín dụng nói
chung là thiếu các hoạt động quản lý nhằm hạn chế rủi ro. Đặc biệt với hoạt động tín dụng đặc
thù như cho vay theo dự án đầu tư, với tính dự đoán cao cho cả vòng đời dự án(thường trên 10
năm) cùng rất nhiều biến động không thể dự đoán trước, việc thiếu các biện pháp phòng ngừa
rủi ro với ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính khả thi của dự án.
Chất lượng thẩm định tài chính chưa cao. Hoạt động thẩm định là khâu quan trọng
nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định cho vay. Thẩm định dự án cũng quyết định dự án có
hiệu quả hay không và khả năng hoàn trả các khoản vay có được đảm bảo hay không. Trong
quá trình thẩm định, phương pháp thẩm định đúng giúp cán bộ thẩm định đi đúng trọng tâm,
rút ngắn được thời gian mà vẫn đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công tác thẩm định.
Hiện nay, các phương pháp thẩm định được áp dụng ở Việt Nam chủ yếu là các phương pháp
truyền thống với hai phương pháp phổ biến nhất là hoàn vốn không chiết khấu và lợi tức của
vốn đầu tư. Các phương pháp truyền thống thường đơn giản và khó có thể căn cứ vào đó để
đưa ra các quyết định đầu tư trong thực tế. Các phương pháp thẩm định hiện đại hơn có tính
tới giá trị thời gian của tiền hiệu quả hơn và đang được áp dụng ngày một rộng rãi.
Bản chất của thẩm định là quá trình phân tích, so sánh và đánh giá giữa các chỉ tiêu kinh
tế- kỹ thuật trong dự án các thông tin tài liệu, số liệu cơ sở mà cán bộ thẩm định đã thu thập
được. Các thông tin này phải đảm bảo tính chính xác, chân thực có độ tin cậy cao và phải có
nguồn gốc cụ thể rõ ràng. Thông tin thẩm định giữ vai trò quyết định đến chất lượng thẩm
định dự án. Cán bộ thẩm định có thể khai thác từ rất nhiều nguồn thông tin: thông tin thực tế
từ dự án và doanh nghiệp xin vay, thông tin từ các văn bản pháp lý quy định tiêu chuẩn, thông
tin từ các cơ quan nghiên cứu chuyên gia và phương tiện thông tin đại chúng…Nguồn thông
tin không thể thiếu và quan trọng nhất là thông tin do chủ đầu tư của dự án hay doanh nghiệp
xin vay cung cung cấp. Tuy nhiên do nhiều yếu tố về rủi ro đạo đức, những nguồn thông tin
này thường sai lệch đi so với thực tế hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích có được
khoản vay. Bên cạnh đó, do tính minh bạch của thị truờng tài chính Việt Nam không cao,
những nguồn thông tin đại chúng hay hệ thống chỉ tiêu tham chiếu nghành cũng không có
được độ tin cậy cần thiết. Những sai lệch như vậy ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thẩm định
dự án.
Mô hình tổ chức bộ phận thẩm định trong ban tín dụng của hệ thống ngân hàng lạc
hậu, hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
Cũng như hầu hết các NHTM tại Việt Nam hiện nay, NHCT Việt Nam không có sự phân
tách rõ ràng bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác
thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Cách tổ chức như
vậy làm công tác phân công quản lý khách hàng có rất ít sự phân công cán bộ tín dụng theo
nghành nghề kinh tế. Cán bộ tín dụng làm việc chủ yếu theo kiểu đa năng, tích lũy được nhiều
kinh nghiệm xong không đi chuyên sâu vào một nghành cụ thể nào nên không có nhiều kiến
thức chuyên nghành hẹp. Thực tế nhiều doanh nghiệp khi nộp hồ sơ xin vay kèm báo cáo
nghiên cứu khả thi, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc chuyên nghành hoàn toàn xa lạ với
cán bộ tín dụng. Thuê chuyên gia đánh giá thường đòi hỏi chi phí cao, các ngân hàng đa phần
không thực hiện. Biện pháp chủ yếu mà các ngân hàng thường làm trong những trường hợp
này là tìm hiểu thông tin qua các cơ quan quản lý nghành mà doanh nghiệp hoạt động hoặc
tổng cục đo lường chất lượng để xác minh.
Song các cơ quan quản lý tầm vĩ mô không theo sát được hoạt động của các đơn vị kinh
doanh nên trong nhiều trường hợp cũng không đưa ra quyết định chính xác. Nếu cán bộ ngân
hàng không có kiến thức chuyên môn của mình về chuyên nghành cần thẩm định trong dự án
của khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá sai, gây bức xúc cho doanh nghiệp hoặc ngược lại,
bị doanh nghiệp đưa thông tin sai mà không biết, gây ra những quyết định sai lầm trong cho
vay.
Ưu điểm của mô hình này là cán bộ tín dụng vừa có chức năng thẩm định vừa được
quyền quyết định tín dụng ở một mức phán quyết nhất định. Tại các NHTM có chức năng tín
dụng bao gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân quyền kèm với phân công, đồng thời
chịu trách nhiệm lớn hơn về khoản vay do mình phụ trách. Tuy nhiên, việc tổ chức tín dụng
bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng có một số hạn chế như:
o Cán bộ tín dụng không thể đi sâu vào một nghành nghề nào.
o Nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt chẽ dễ dẫn tới việc cán bộ thỏa hiệp với khách
hàng để thu lợi cá nhân, nếu chặt chẽ thì khó đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng.
o Gây nên tình trạng quá tải với cán bộ tín dụng.
Một cán bộ thẩm định trong mô hình tổ chức không có bộ phận thẩm định phải thực hiện
tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng;
Kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và trên
thực tế; Thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử
dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Thực hiện xong và chính
xác các công việc đó (trừ thu nợ và kỳ hạn đáo hạn) cán bộ thẩm định mất khoảng 20-25
ngày. Song nếu món vay càng nhiều, địa bàn rải rác thì khối lượng công việc càng lớn thời
gian hoàn thành công việc dài hơn . Trình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng với
cán bộ tín dụng. Với áp lực công việc như vậy, cán bộ tín dụng phải bỏ bớt các công việc
hoặc thực hiện qua loa, hình thức.
Nguyên nhân ngoài ngân hàng:
Mô hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp- khách hàng không phù hợp với chức
năng quản lý dự án.
Thực trạng số lượng khách hàng vay vốn tài trợ cho dự án chưa nhiều và chưa lớn về
quy mô một phần nguyên nhân là khách quan xuất phát từ phía khách hàng. Hiện nay, một bộ
phận không nhỏ các doanh nghiệp- khách hàng tổ chức hoạt động theo mô hình tổ chức theo
chức năng chuyên môn. Đây là mô hình tổ chức cổ điển, có thể nói là cũ kỹ, thường gặp ở
những xí nghiệp lớn và hoạt động theo cơ chế tập trung. Nguyên lý của mô hình này là phân
chia các bộ phận ( các phòng ban ) theo chức năng chuyên môn: trên cùng là tổng giám đốc (
hoặc giám đốc ), dưới là các giám đốc ( hay phó giám đốc,trưởng phòng ), tiếp thị, giám đốc
sản xuất…
Dạng tổ chức theo mô hình cổ điển này có lợi thế là linh hoạt trong việc sử dụng nhân
viên và tập trung được các chuyên gia thành những bộ phận rõ ràng. Các chuyên gia vì thế có
thể hoạt động trong nhiều dự án, công việc khác nhau ngoài chuyên môn của mình. Mỗi bộ
phận giống như một “lò” chuyên môn làm chỗ dựa cho các hợp đồng và trong đó các chuyên
gia có điều kiện trau dồi, phát triển chuyên môn, củng cố các vị trí riêng của họ trong xí
nghiệp. Cuối cùng, nếu đưa ra dự án hay chương trình về một bộ phận nào đó thì nói chung
bộ phận đó sẽ quản lý toàn bộ dự án đó.
Tuy nhiên, việc đưa dự án về một bộ phận chuyên môn có thể gặp nhiều bất lợi:
o Hình thức tổ chức theo chức năng chuyên môn là tổ chức bên trong của doanh nghiệp,
không phải theo yêu cầu của khách hàng. Mỗi bộ phận chuyên môn có sự vận động riêng, với
các mục tiêu riêng cần đạt tới chứ không hướng tới việc giải quyết vấn đề của dự án.
o Các bộ phận chuyên môn như vậy không cho phép tập trung trách nhiệm quản lý cho
một người ( chủ nhiệm dự án), mà thường phân tán cho nhiều người phụ trách các lĩnh vực
vốn sẵn có. Điều này có thể làm hại đến dự án một khi các bộ phận không gắn kết chặt chẽ
với nhau.
o Thứ bậc trong phân cấp, công với chuyên môn chuyên sâu có thể gây cản trở trong
giao tiếp giữa khách hàng và bản thân dự án.
o Tại bộ phận chuyên môn tiếp nhận dự án, dự án có thể không nhận được sự ưu tiên cần
thiết, hơn nữa nhiều đối tác sẽ không được đánh giá theo sự đóng góp của họ vào tiến trình dự
án. Vì vậy dự án có thể không có đủ phương tiện và bị coi nhẹ.
o Việc dự án không được quản lý một cách tập trung mà phân tán trong xí nghiệp sẽ
không khuyến khích được những người tham gia. Điểm này liên quan chặt chẽ tới điểm vừa
nêu trên.
o Cuối cùng do thiếu tiếp cận một cách tổng thể, dự án có thể bị coi là thất bại, nhất là
trường hợp các dự án phức tạp về mặt kỷ thuật, liên quan tới nhiều bộ phận, nhiều đối tác.
Với những bất lợi trên, mô hình tổ chức doanh nghiệp đã mang lại nhiều khó khăn trong
hoạt động. Hoạt động theo mô hình này, bản thân các doanh nghiệp không có nhiều dự án đầu
tư. Các công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn có thể phân theo chức năng
chuyên môn và giao khoán kế hoạch sản xuất. Theo phương thức đó, nhu cầu vay vốn ngân
hàng tài trợ cho dự án là không cao. Ngay cả khi có dự án, khi thực hiện doanh nghiệp vấp
phải rất nhiều khó khăn và hạn chế nêu trên. Dự án cũng khó có thể thành công, khả năng chi
trả nợ và lãi vay cũng bấp bênh. Trong tình huống đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn
chưa chắc được ngân hàng cho vay. Các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình cổ điển theo
chuyên môn rõ ràng không phải là nhóm khách hàng mục tiêu trong tín dụng dự án của các
NHTM.
Thị trường tài chính chưa phát triển.
Hoạt động của thương mại nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đều nằm trong môi
trường chung là thị trường tài chính Việt Nam. Sự phát triển và tính minh bạch của thị trường
này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng huy động vốn cũng như cho vay của NHTM. Tuy nhiên
trong điều kiện thị trường tài chính - Điển hình là thị trưòng chứng khoán – còn sơ khai, thiếu
tính đồng bộ và còn quá nhiều bất cập, các NHTM gặp nhiều trở ngại trong viẹc mở rộng hoạt
động tín dụng. Hiện nay thị trường tài chính Việt Nam bị phân đoạn: thị trường tiền tệ do
Ngân hàng nhà nước quản lý, thị trường bảo hiểm do Bộ tài chính quản lý, cổ phần hóa do
ban đổi mới doanh nghiệp Nhà nước điều hành, thị trường chứng khoán thuộc sự kiểm soát
của ủy ban chứng khoán nhà nước… Ngoài ra, thị trường chứng khoán- cốt lõi của thị trường
tài chính- lại quá nhỏ lẽ, số lượng cổ phiếu trên thị trường đã ít, lại chỉ là sân chơi cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường tài chính có thể coi là thị trường hiệu quả cho NHTM
phát triển hoạt động của mình. Nhưng với những bất cập hiện nay, còn quá nhiều khó khăn
cho NHTM trên “sân nhà”.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT BẾN THỦY.
3.1 Định hướng phát triển của NHCT Việt Nam trong những năm tới.
Xây dựng NHCT Việt Nam thành một NHTM lớn mạnh, hiện đại. Đó là ngân hàng hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa
chức năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam.
Kế hoạch 5 năm ( 2006-2010) đề ra tập trung đổi mới một số lĩnh vực trọng tâm sau:
Thứ nhất, thực hiện triệt để nguyên tắc thương mại và thị trường trong hoạt động kinh
doanh, gắn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và phát huy vai trò chủ đạo và chủ lực của một
NHTM nhà nước.
Thứ hai, đa dạng hóa nguồn vốn điều lệ theo nguyên tắc nhà nước sở hữu trên 50% và
nắm giữ quyền chi phối.
Thứ ba, tiếp tục cơ cấu lại bộ máy tổ chức, hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới
kinh doanh, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, thực hiện cơ chế quản trị điều hành, quy
trình nghiệp vụ và kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế.
Thứ tư, phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạch cơ cấu kinh tế theo hướng thị
trường theo cơ sở khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh của NHCT Việt Nam. Kết hợp dịch
vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ trong đó phát triển mạnh các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng bán
lẽ có tính cạnh tranh cao, có hướng đột phá, có những sản phẩm mũi nhọn. Phát triển thị phần
tín dụng và các dịch vụ tài chính, chú trọng phát triển các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư,
tiếp tục giữ vững thị trường huy động vốn, cho vay của NHCT Việt Nam trên thị trường trong
nước.
Thứ năm, phát triển mạnh công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng, NHCT Việt Nam có kế hoạch trở thành
NHTM hàng đầu trong lĩnh vực ứng dụng khoa học- kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
3.2. Phương hướng hoạt động của chi nhánh NHCT Bến Thủy năm 2008.
Triển khai thực hiện kế hoạch chung của NHCT Việt Nam, chi nhánh NHCT Bến Thủy
đặt ra phương hướng hoạt động cho năm 2006 vớí các mục tiêu cụ thể:
Tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo chủ động nguồn vốn. Nguồn tiền gửi dân
cư là một nguồn tạo vốn quan trọng, cần chú ý khai thác. Bên cạnh đó, các phòng tín dụng cần
chú ý nguồn tiền gửi của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác để khai thác tối đa
nguồn tiền nhàn rỗi trên thị trường. Chi nhánh phấn đấu đạt “ mục tiêu cuối năm 2008 tổng
nguồn huy động là 675 tỷ VNĐ”.
Hoạt động tín dụng: trong hoạt động tín dụng, các cán bộ tín dụng phải tiến hành phân
tích và đánh giá tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh. Qua đó tiến hành
phân loại các đối tượng khách hàng để có định hướng tín dụng đầu tư hợp lý. Phòng tín dụng
cần kiểm soát chặt chẽ và rút dần dư nợ với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém,
sản xuất kinh doanh không ổn định, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước trước kia cho vay
theo phương thức chỉ định. Tập trung hoạt động tín dụng vào các khách hàng có tình hình sản
xuất kinh doanh tốt, tài chính lành mạnh, chú trọng khách hàng xuất nhập khẩu, đẩy mạnh cho
vay với khu vực kinh tế dân doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, hộ tư nhân cá thể.
“ Mục tiêu cuối năm 2008 tổng dư nợ đạt 803 tỷ VNĐ”.
Hoạt động xử lý, thu hồi khoản nợ tồn đọng, nợ quá hạn phát sinh trước đây đã có
nhiều biến chuyển tích cực nhưng vẫn chưa đạt nhiều hiệu quả. Với mục tiêu đề ra cho năm
2008 là thu hồi 7050 triệu nợ đã xử lý rủi ro. Chi nhánh NHCT Bến Thủy chủ trương giảm nợ
quá hạn và các khoản nợ xử lý rủi ro đến mức tối đa.
Công tác hạch toán kế toán và thông tin kinh tế. Cần nâng cao chất lượng hạch toán kế
toán và thông tin kinh tế, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chứng từ sau hiện đại hóa. Các
hoạt động ngân hàng cần đảm bảo đúng chế độ và đảm bảo an toàn về chứng từ và tiền bạc
trong giao dịch, tăng cường và chú trọng công nghệ thông tin, nối mạng truyền thông, đảm
bảo khai thác tối đa hệ thống điện tử nội bộ và liên ngân hàng mới.
Bảng 3.1 Mục tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2008 là:
Đơn vị: tỷ VNĐ
CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2008
Tổng huy động 419 567 616 675
Tổng dư nợ 750 772 787 803
Lợi nhuận 7 8.5 11 13.5
(Nguồn bản kế hoạch hoạt động của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ)
Để đạt mức lợi nhuận tối đa khá cao- 13,5 tỷ VNĐ- nhu kế hoạch, nhu cầu mở rộng
cho vay là điều tất yếu. Định hướng phát triển của NHCT Việt Nam nói chung và chi nhánh
NHCT Bến Thủy nói riêng là hoạt động tín dụng là chủ yếu chứ không huớng tới mục đích là
một ngân hàng bán lẻ. Vì vậy, để đạt được con số 13,5 tỷ VNĐ lợi nhuận sau thuế, chi nhánh
cần nổ lực hơn nữa trong hoạt động tín dụng của mình.
3.3 Giải pháp hoạt động cho chi nhánh NHCT Bến Thủy
3.3.1 Giải pháp vi mô:
3.3.1.1 Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng.
Con người là nhân tố trung tâm chi phối ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định hoạt động
thẩm định dự án đầu tư. Dựa trên cơ sở này, giải pháp đầu tiên để nâng cao chất lượng công
tác thẩm định trước hết ta phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng với điều kiện
như: trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu này, chi nhánh cần tập trung vào một số vấn đề như việc tuyển dụng
cán bộ, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các buổi hội thảo tạo
điều kiện cho cán bộ tín dụng học hỏi, tổng hợp, rút kinh nghiệm và chia sẽ nguồn thông tin về
khách hàng hiện tại hay tương lai của mình, và chính sách đãi ngộ để khích lệ tinh thần trách
nhiệm của anh em cán bộ.
Chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng. Chi nhánh cần chú trọng xây dựng những cán
bộ theo từng chuyên môn như hoạt động cho vay cá nhân, doanh nghiệp hay dự án. Ví dụ, cán
bộ cho vay theo dự án đầu tư cần được đào tạo kỹ càng và tập trung hơn nữa trong việc nghiên
cứu và tiến hành cho vay dự án đầu tư. Tránh sự chồng chéo trong hoạt động cho vay, một cán
bộ tín dụng vừa phải xét duyệt cho vay dự án và xét duyệt cho vay tín dụng cho một doanh
nghiệp mở rộng sản xuất điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến thời hạn xét duyệt cho vay,
thời gian thực hiện dự án mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hoạt đông cho vay khi người cán
bộ tín dụng không thể đi sâu sát với dự án đó.
Điều quan trọng là các cán bộ tín dụng cần có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp vqà luôn
có ý thức vươn lên để hoàn thành tốt công việc được giao. Vì vậy, chi nhánh cần có những
chính sách khen thưởng đối với các cán bộ làm việc giỏi để tránh hiện tượng “chảy máu chất
xám”. Tuy nhiên, cần có những biện pháp xử lý đối với những cán bộ không nghiêm túc, gây
thất thoát tài sản ngân hàng.
Ngoài ra, chi nhánh cần phải thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét
và thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được công việc sang làm công việc
khác. Bố trí các cán bộ có trình độ bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan
trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người.
3.3.1.2 Xây dựng chiến lược, thực hiện nhiều hoạt động thu hút các dự án đầu tư.
Số lượng dự án ít? Không đa dạng? quy mô dự án nhỏ? Số lượng khách hàng ít? Tỷ lệ thu
lãi thấp? Đó chính là kết quả hoạt động của một lối tư duy bó hẹp trong một số ngành nghề
nhất định, một số hình thức nhất định. Đây thực sự là một vấn đề cần thay đổi. Chi nhánh cần
mở rộng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư ra nhiều ngành, lĩnh vực hoạt động của nền kinh
tế: ngành điện, ngành xây dựng, ngành môi trường thuỷ sản, ngành dệt may, nông nghiệp,…
Mở rộng hoạt động cho vay cho đa hình thức sở hữu doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh
nghiệp nước ta đang trên đà cổ phần hoá và thanh lập mới dưới hình thức sở hữu tư nhân rất
nhiều. Vì vậy, Chi nhánh không chỉ tâp trung vào cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước
mà còn nên khai thác tiềm năng ở lĩnh vực doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,…
Chi nhánh cần xây dựng chiến lược cho vay dài hạn, phát triển những sản phẩm dịch vụ
hỗ trợ đi kèm việc phát triển cho vay theo dự án đầu tư như tư vấn xây dựng dự án đầu tư, kết
hợp cung cấp các dịch vụ tiện ích khác,…Bên cạnh đó cần nghiên cứu và triệt để triển khai các
dịch vụ mới, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cho vay theo dự án đầu tư như cho vay hợp
vốn, cho vay theo hình thức tín chấp bảo lãnh,...
Chi nhánh xây dựng chiến lược dựa vào định hướng cho vay dự án đối với các nghành
kinh tế trọng điểm trong thời kỳ. Từ đó vạch ra được các định hướng, chiến lược phát triển cho
hoạt động cho vay đầu tư theo dự án trong từng giai đoạn kinh tế. Cần kết hợp chặt chẽ với các
tổ chức tín dụng khác nhằm cung cấp các dịch vụ trọn gói cho vay, thanh toán, các sản phẩm
phái sinh khác.
3.3.1.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án (phương pháp thẩm
định, thông tin)
Một trong những giải pháp quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu là xây dựng một quy
trình thẩm định dự án theo chuẩn mực. Ngân hàng nên áp dụng những phương pháp thẩm định
hiện đại, đồng thời chú ý đến việc đánh giá hiệu quả tài chính, giá trị thời gian của tiền. Một số
nội dung quan trọng cần thực hiện để xây dựng được quy trình thẩm định hiện đại:
Dự tính tổng mức đầu tư: Cán bộ thẩm định cần phải dự đoán một cách chính
xác nhu cầu vốn của dự án. Phải thực hiện phân chia một cách rõ ràng vốn đầu tư của từng
công việc, từng bộ phận. Đồng thời cần phải phân định rõ được thời kỳ sử dụng vốn dể có kế
hoạch huy động vốn tài trợ cho vay một cách tối ưu, tránh trình trạng ứ đọng vốn không hiệu
quả. Ngân hàng sẽ căn cứ vào tiến độ sử dụng vốn của dự án mà giải ngân.
Phân tích nguồn vốn tài trợ cho dự án: Các dự án lớn với sự tham gia của nhiều
bên thường có nguồn vốn tài trợ dự án được huy động từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều
mức lãi suất khác nhau. Cán bộ thẩm định cần tiến hành phân chia nguồn vốn cho chủ đầu tư:
vốn tự có, vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ngân hàng nhà nước, vốn thương mại,… Trong cơ
cấu tổng nguồn vốn, cán bộ thẩm định cần phân chia nguồn vốn tài trợ cho tài sản cố định và
tài sản lưu động ròng. Xây dựng dự toán vốn cho các dự án cũng là khâu quan trọng, không
thể bỏ qua trong quá trình thẩm định
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư.pdf