Tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới: 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
******************
TRẦN THỊ NGỌC LAN
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HÁT
TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT HÁT MỚI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
HÀ NỘI – 2010
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
******************
TRẦN THỊ NGỌC LAN
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HÁT
TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT HÁT MỚI
Chuyên ngành: Lý luận Âm nhạc
Mã số: 62 21 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS – NSND TRUNG KIÊN
HÀ NỘI – 2010
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngƣời cam đoan
Trần Thị Ngọc Lan
4
LỜI CẢM ƠN
Bản luận án này là kết quả nghiên cứu của tác giả tại Khoa Thanh nhạc
Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam dƣới sự hƣớn...
166 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
******************
TRẦN THỊ NGỌC LAN
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HÁT
TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT HÁT MỚI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
HÀ NỘI – 2010
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
******************
TRẦN THỊ NGỌC LAN
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HÁT
TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT HÁT MỚI
Chuyên ngành: Lý luận Âm nhạc
Mã số: 62 21 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS – NSND TRUNG KIÊN
HÀ NỘI – 2010
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngƣời cam đoan
Trần Thị Ngọc Lan
4
LỜI CẢM ƠN
Bản luận án này là kết quả nghiên cứu của tác giả tại Khoa Thanh nhạc
Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam dƣới sự hƣớng dẫn của PGS – NSND
Nguyễn Trung Kiên.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ, các nhà
nghiên cứu, các nghệ nhân, các nhạc sĩ, bạn bè, đồng nghiệp… trong và ngoài
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ để
luận án đƣợc hoàn thành. Sự thành công của bản luận án này có đƣợc, một phần
lớn chính nhờ sự giúp đỡ của các Giáo Sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ, các nhà nghiên
cứu, các nghệ nhân, các thày và các bạn bè, đồng nghiệp.
Trong luận án chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất
mong nhận đƣợc sự tham gia ý kiến bổ sung hoàn thiện của các thày và đồng
nghiệp.
Trần Thị Ngọc Lan
5
Giải thích các thuật ngữ, ký hiệu và chữ viết tắt sử dụng
trong luận án
* Thuật ngữ:
1. Âm tố (phone): Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của ngôn ngữ về mặt cấu âm -
thính giác. Nó là một trong những âm riêng biệt đƣợc tạo ra trong chuỗi lời nói.
Khi nói, một số cơ quan phát âm: môi, hàm, ngạc mềm, thanh môn và một vài bộ
phận của lƣỡi chuyển động. kết quả ta nghe đƣợc nhƣ là một chuỗi nối tiếp của
những âm riêng biệt và mỗi âm khác lẫn nhau về một số mặt nhƣ vị trí cấu âm,
phƣơng thức cấu âm, hữu thanh, vô thanh, tính chất mũi, bật hơi… Mỗi một âm
đƣợc lĩnh hội nhƣ thể là một âm tố. Bằng sự phân tích ngữ âm học, các âm tố
đƣợc nhóm lại thành những đơn vị ngữ âm khu biệt của ngôn ngữ, tức là các âm
vị. Âm tố là những cách phát âm khác nhau của âm vị (tr.74, 777 khái niệm
Ngôn Ngữ học - Nguyễn Thiện Giáp)
2. Âm tiết: Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong ngôn ngữ.
Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng đƣợc phát ra với một thanh điệu, và
tách rời với âm tiết khác bằng một khoảng trống. Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng
Việt đƣợc ghi thành một "chữ" và đọc thành một "tiếng" (Mỗi âm tiết gồm 3
phần: khởi âm, đỉnh âm và kết âm). Ví dụ: từ "hoa hồng bạch" gồm 3 chữ, 3
tiếng hoặc 3 âm tiết. (Google: cau tao am tiet tieng viet)
6
3. Âm vị: Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của một ngôn ngữ có khả năng khu biệt ý
nghĩa của hai từ. Các âm tố cảu lời nói khác nhau về một số mặt; vị trí cấu âm,
phƣơng thức cấu âm... Nhƣng chỉ 1 số trong những âm khác nhau ấy có giá trị
khu biệt, tức là chúng đƣợc dùng để phân biệt các từ trong một ngôn ngữ (/b/ và
/m/, /i/ và /e/, /n/ và /t/ là có giá trị khu biệt. Thay thế âm này bằng âm khác sẽ
làm thay đổi nghĩa của từ: bà – mà, tìm – têm, tan – tát. Các âm có giá trị khu
biệt nhƣ thế đƣợc gọi là các âm vị.(777 khái niệm Ngôn Ngữ học - Nguyễn Thiện
Giáp)
4. Cấu âm: Toàn bộ hoạt động của các cơ quan phát âm khi thực hiện các
âm. Đó là sự sinh sản các âm tố của lời nói ở trong miệng và họng. Hoạt động
này liên quan đến vị trí cấu âm và phƣơng thức cấu âm (777 khái niệm Ngôn
Ngữ học - Nguyễn Thiện Giáp)
5. Cắn chữ: Chỉ độ chính xác về rõ chữ, cao độ của giọng hát. Hát không
cắn chữ có nghĩa là bị lạc giọng hay chênh phô. Muốn không chênh phô phải biết
lấy hơi, giữ hơi, nén hơi và nhả chữ. Hơi bị hụt hay không đầy đặn sẽ khiến câu
hát bị rời rạc, đứt quãng, giọng dễ bị chênh phô, không đạt độ cao cần thiết.
6. Chữ: Theo Google – Cấu tạo âm tiết tiếng Việt – GOCNHIN.NET: Vì
tiếng Việt đơn âm nên âm tiết cũng chính là chữ.
Chữ trong luận án không có nghĩa là chữ viết nếu đứng về góc độ ngôn ngữ
học (chữ ở đây đƣợc hiểu là âm tiết, đơn vị ngữ âm cơ bản mà truyền thống âm
vị học tiếng Việt gọi là tiếng). Mặt khác âm tiết tiếng Việt (đơn vị của ngữ âm)
lại trùng với hình vị (đơn vị ngữ pháp) và trong nhiều trƣờng hợp lại trùng với từ
đơn (đơn vị từ vựng) nên trong luận án nhiều chỗ chúng tôi dùng chữ thì phải
hiểu rằng đó là âm tiết.
7. Bằng, Trắc: Thanh điệu của tiếng Việt bao gồm sáu thanh. Dựa vào quy
luật cao thấp của 6 thanh ngƣời ta chia ra làm hai phần Bằng và Trắc. Bằng gồm
7
hai thanh: thanh không dấu gọi là thanh ngang và thanh huyền. Trắc gồm bốn
thanh còn lại: Sắc, Hỏi, Ngã, Nặng.
8. Bẻ bai chữ: Cách diễn đạt của nghệ nhân Chèo, Ca trù khi nói tới
phƣơng cách làm sao cho lời ca đƣợc xử lý tốt nhất, vừa mềm mại, vừa êm tai
ngọt ngào, đúng điệu đúng phách mà vẫn tròn vành rõ chữ. Muốn vậy phải biết
sử dụng luyến, láy, phải biết biến chuyển thanh điệu bằng, trắc (đặc biệt với hai
thanh hỏi và ngã) tạo đƣờng lƣợn nhấp nhô nhằm bảo đảm quy luật của thanh
điệu, vừa rõ chữ vừa mềm mại câu hát, nâng cao chất lƣợng của giọng. Cách làm
này gọi là bẻ bai chữ
9. Bẻ làn nắn điệu: Phƣơng pháp sáng tác truyền thống của âm nhạc Chèo
đƣợc ứng dụng ở hai cấp độ khác nhau.Với làn, tức với các lối hát không có
nhịp, hát tự do (adlibitum) nhƣ hát nói, ngâm, vịnh, vỉa...bẻ làn làm cho nó thay
đổi tƣơng đối về cấu trúc giai điệu, lƣợc bớt hoặc gia tăng nốt trang trí (luyến
láy), buông hơi nhả chữ, nhả chữ mềm mại hoặc cứng cỏi hoặc cợt nhả hài
hƣớc...song vẫn giữ hình bóng của làn gốc. Nắn điệu là phƣơng pháp phát triển
âm nhạc (variation) xa hơn tạo ra các điệu mới từ điệu cũ song không làm mất đi
cốt cách của nguyên bản mà tạo cho nó một hình hài mới, nội dung biểu hiện
mới.
10. Điệp, Đực, Chát: Nếu 4 khái niệm Trại, Bẹ, Hƣớt (hay huốt), dùng để
chỉ những lỗi liên quan đến phát âm nhả chữ thì Điệp, Đực, Chát liên quan đến
nghệ thuật xử lý, thể hiện ca từ.
- Điệp quy định diễn viên khi hát không đƣợc trùng âm thanh, chẳng hạn: em ơi
nghe chăng, 4 thanh không dấu đứng liền nhau phải xử lý có màu sắc khác nhau,
bằng cƣờng độ âm thanh (to nhỏ), sắc thái, luyến láy hay bằng kỹ thuật nhấn chữ
giúp tạo ra sự phong phú cho câu hát, đoạn hát và nêu bật đƣợc nội dung tác
phẩm.
- Đực chỉ lối hát đờ đẫn, vô hồn.
8
- Chát chỉ lối hát vụng dẫn đến giọng hát thô. Âm thanh xẵng, không ngọt ngào.
11. Giọng: Chỉ giọng nói hoặc giọng hát, những hoạt động miệng của con
ngƣời. Trong âm nhạc và đặc biệt trong dân ca nhạc cổ truyền chỉ nhiều khái
niệm khác nhau: Giọng Đô trƣởng, giọng La thứ, giọng Nam, giọng Xuân, giọng
Bắc, giọng oán (liên quan đến tính điệu-mode), giọng tenor, giọng soprano,
giọng thổ đồng, giọng kim vắt...(liên quan đến chất giọng và phân loại giọng).
Từ Giọng còn dùng để chỉ một tổ hợp làn điệu đƣợc xếp đặt trong trình tự ca hát,
diễn xƣớng: Trong Quan Họ: Giọng lề lối, giọng vặt (giọng lá), giọng giã
bạn…Trong Chèo và hát Xoan, hát Ghẹo Phú Thọ cũng có giọng Sổng, giọng Ví
và giọng Vặt…
12. Giọng thổ: Quan niệm âm dƣơng, ngũ hành chi phối cả trong lĩnh vực
tƣ duy và sáng tạo âm nhạc truyền thống. Ngƣời ta cho rằng hệ thống thang âm 5
âm Hò, Xừ, Xang, Xê, Cống ứng với hệ thống cấu thành vũ trụ Kim, Mộc, Thuỷ,
Hoả, Thổ. Phân loại giọng hát cũng đƣợc dựa trên quan niệm Âm Dƣơng. Giọng
thổ - giọng Nam thuộc về dƣơng, đƣợc phân ra các loại giọng nhƣ sau:
1) Giọng Thổ Đồng. Chất giọng cao, trong, trữ tình (liên tƣởng tới giọng
tenor)
2) Giọng Thổ Lá: cao, chua, nghe nhƣ giọng nữ vì hát hơi mé, giọng óc
(voix de tête). Giọng này thƣờng dùng để đóng thế vai nữ vào thời kì Chèo sân
đình.
3) Giọng Thổ Bùn: Giọng ồ, khàn, và rè, "nát nhƣ bùn". Chuyên dùng cho
các nhân vật đóng vai hề áo dài, lính hầu, ... các vai này ít hát.
13. Hát tiếng một hoặc hát từ nào ra từ nấy: Xuất phát từ trải nghiệm của
nghệ nhân hát Chèo và Ca trù, cũng nhƣ từ bản chất cấu trúc của âm thanh tiếng
Việt (đa thanh, đơn âm tiết, mỗi âm tiết có nghĩa, độc lập) đƣợc ví nhƣ những
viên ngọc xâu lại thành chuỗi. Từ đó đẻ ra kỹ thuật và khái niệm hát tiếng một,
9
hát từ nào ra từ nấy không phải hát rời rạc, nhát gừng, gẫy khúc mà vẫn vang,
rền, nền, nẩy.
14. Hát khép miệng: Nghệ thuật hát không mở khẩu hình lớn nhƣ lối hát
mở (Bel canto). Miệng phải đóng khép chữ, nhƣng giọng vẫn vang, rền, nền,
nẩy. Ca từ vẫn luôn bảo đảm tròn vành rõ chữ. Gọi nghệ thuật hát khép miệng vì
chúng sinh ra từ tiếng Việt (đóng, khép chữ), và từ quan niệm và tập quán sống
kín đáo của ngƣời Việt.
15. Hơi: Chỉ sự hoạt động của cơ quan hô hấp. Hơi thở có ảnh hƣởng trực
tiếp đến chất lƣợng của nói và hát. Hơi trong ca hát dân gian truyền thống còn
bao hàm nghĩa rộng và trừu tƣợng. Hơi ở đây bao hàm toàn bộ phong cách ngôn
ngữ biểu cảm có tính riêng biệt của từng dòng nghệ thuật hát truyền thống (hơi
Chèo). Nhiều nghệ nhân cho rằng hơi đƣợc tạo ra bởi rung, luyến láy... và dùng
từ hơi để chỉ cấu trúc nhƣ hơi nam, hơi ai, hơi xuân....
16. Khuôn hơi diệu vợi:
Khuôn là cách đàn hát tự khép mình vào khuôn khổ, uốn nắn từng tiếng
cho chính xác, lên xuống đúng bậc, phát âm rõ chữ, không vội vàng.
Hơi bao gồm cả màu sắc, dƣ vị và kỹ thuật giữ hơi, nén hơi để hát tiếng
nào cũng phải có dƣ âm vang rền, phải dụng công lấy tiếng gằn từ trong cổ họng,
vừa sâu vừa đầy đặn vừa không có tiếng nào dƣ thừa.
Diệu là tiếng hát, tiếng phách tiếng đàn phải đạt đến độ chín, độ sang
trọng và tuyệt diệu nhất.
Vợi có thể là ”thổ tận can tràng” tức phải để hết lòng mình trong câu hát.
Cũng có ngƣời giải thích Vợi là tiếng hát cao mà trong sáng. Căn cứ theo các tƣ
liệu cổ chỉ ra 8 chữ để thẩm định một đào nƣơng hát hay: Quán – xuyến – Dằn –
Thét – Diệu - Vợi – Khuôn – Rẫy. Tám chữ này nhấn mạnh vào 4 yếu tố của Ca
trù: Tròn vành – Rõ chữ - Sắc tay – Hay nhịp.
- Xuyến: Tức là hát cho tròn trĩnh, mƣợt, đẹp và vững vàng.
10
- Dằn: Tiếng tròn, nặng và đều.
- Rẫy: Tiếng dền, giòn.
-Vợi: Tiếng cao mà trong sáng.
17. Làn Điệu: Làn điệu đƣợc dùng rộng rãi để chỉ một câu hát chèo, câu
hát dân ca song thực ra nó mang hai nội dung khác nhau. Làn gồm các câu hát
không nhịp, hát tự do nhƣ các giọng ngâm, vịnh, hát nói. Ngâm, hát nói có vị trí
quan trọng trong ca hát dân gian cũng nhƣ ca hát truyền thống bác học. Điệu là
từ để chỉ các bài hát có cấu trúc âm nhạc hoàn chỉnh (cấu trúc câu, đoạn - trổ,
nhịp ...). Vì Làn thƣờng đi với điệu (hát nói, hát tự do trƣớc khi đổ vào câu hát
chính) đặc biệt trong âm nhạc sân khấu truyền thống nên ngƣời ta hay có thói
quen gọi làn điệu Dân ca hay làn điệu Chèo....
18. Luyến láy: Trong dân ca và ca hát cổ truyền chuyên nghiệp luyến láy
nhƣ một phần da thịt không thể thiếu. Nó mang tính đặc trƣng và mang đậm bản
sắc văn hoá Việt. Luyến láy khó nắm bắt và ghi lại bằng chữ hay bằng nốt nhạc
nên bài bản thƣờng chỉ đƣợc ghi lại phần chính gọi là lòng bản. Trong dân gian
luyến láy đƣợc lƣu truyền qua hơi thở gọi là truyền khẩu. Luyến và láy có nhiệm
vụ, chức năng khá riêng biệt. Luyến làm cho quyện giữa âm này với âm kia
khiến chữ (ca từ) đƣợc mềm và câu hát đƣợc rền và dền. Luyến thƣờng đi liền
với thanh điệu, làm rõ thanh điệu. Luyến có thể diễn ra nhanh hoặc chậm tuỳ
thuộc vào làn điệu, dòng và nghệ thuật ca hát. Luyến đƣợc ứng dụng nhiều trong
sáng tác mới với chủ đích của ngƣời viết muốn tô đậm thêm bản sắc cho tác
phẩm.
19. Petite note: nốt nhỏ, nốt hoa mỹ
20. Phát âm, nhả chữ: Là kết quả của quá trình tạo âm, phát âm, với các
hoạt động của môi, răng, lƣỡi, hàm dƣới, vòm mềm (hàm ếch mềm, ngạc mềm
và miệng). Khẩu hình là hình dáng, cả bên ngoài lẫn bên trong của miệng do
hoạt động phối hợp của môi, lƣỡi, hàm dƣới, vòm mềm tạo ra khi phát âm. Mở
11
khẩu hình không đúng cách sẽ ảnh hƣởng không chỉ đến chất lƣợng âm thanh,
mà nhất là ảnh hƣởng đến việc rõ lời, là một yêu cầu cơ bản trong thanh nhạc.
21. Tròn vành, rõ chữ: Cụm từ chỉ kỹ năng phát âm nhả chữ và kết quả
của kỹ năng vận động đó. Muốn tròn vành phải hoàn thành một cách tốt nhất qúa
trình tạo thanh. Quá trình tạo thanh giọng nói, cũng nhƣ giọng hát đều trải qua ba
bƣớc:
Bƣớc một: Tạo thanh (khởi thanh): có ý nghĩa quan trọng tạo ra âm thanh
đẹp cho giọng nói, cũng nhƣ giọng hát. Các cơ thanh đới phải đƣợc giữ cân bằng
để giây thanh đƣợc rung lên với tần số tốt nhất.
Bƣớc hai: Tạo âm: Khi dây thanh rung lên, nhờ các xoang phía trên cộng
hƣởng tạo ra các thành phần nhỏ nhất của lời nói gọi là âm tố. Sự kết hợp của âm
thanh (nguyên âm), tiếng động (phụ âm) và độ cao thấp gây ra bởi các thanh (sáu
thanh), âm tiết - từ tiếng Việt hình thành.
Bƣớc ba: Cấu âm: Chính là tiến trình cấu trúc của từ. Vậy đã tròn vành tức
đã hoàn tất tốt đẹp quá trình hình thành lời nói sẽ có kết quả rõ lời trong nói cũng
nhƣ trong hát. Đây là cụm từ thƣờng dùng trong nghệ thuật hát Chèo song nó
ngày một trở nên thông dụng và đƣợc áp dụng cho nhiều ngành nghệ thuật ca hát
khác.
22. Rung giọng: Rung giọng là một biểu hiện tự nhiên của giọng hát khi
hơi đi qua thanh đới tạo thanh. Rung giọng ở lối hát Bel canto sử dụng rung
giọng (tần suất nhanh hoặc chậm) tạo sự riêng biệt và làm tăng độ vang cho
giọng hát. Nghệ thuật ca hát dân ca, truyền thống của Việt Nam, Rung giọng
thiên về biểu cảm, chiều sâu có tính mỹ cảm hơn. Không tạo vang bằng Rung
giọng mà sử dụng nó làm công cụ biểu hiện.
23. Trại, Bẹ, Huốt (hay hƣớt), chớt: 4 khái niệm Trại, Bẹ, Hƣớt (hay
huốt), dùng để chỉ những lỗi liên quan đến phát âm nhả chữ. 4 luật cấm trong
nghệ thuật thanh nhạc Tuồng:
12
- Trại chỉ lỗi liên quan đến phát âm vần nhƣ Tay thành Tai, nƣớc non thành
nƣớt noong... để chỉ lỗi sai hai thanh điệu hỏi và ngã.
- Bẹ chỉ lỗi phát âm không đúng hoặc không rõ, lẫn lộn thanh điệu: con bò
vàng thành con bó váng, đau khổ thành đau khỗ...
- Hƣớt hay huốt: lỗi phát âm nuốt chữ, dài hoặc ngắn lƣỡi, không đúng vị trí
cấu âm từ. Ví dụ: ngày mai thành ngà ma hay anh đi thành an đi...
24. Vang, Rền, Nền, Nảy: Ngƣời Quan Họ cho rằng đây là tiêu chí do họ
đặt ra và đƣợc nhiều ngành nghệ thuật ca hát khác áp dụng, nhƣng mức độ và kỹ
thuật xử lý không giống nhau.
Vang là tiêu chí đầu tiên, mỗi dòng ca hát truyền thống lại có những quan
niệm, xử lý khác nhau, tuỳ thuộc vào không gian và đối tƣợng thƣởng thức.
Rền là tiêu chí thứ hai. Khi có vang phải đẩy độ vang tới mức cần thiết để
âm thanh lan truyền và vang động tới không gian rộng lớn hơn. Rền còn có ý
nghĩa nữa là dền (legato), âm thanh, giai điệu, ca từ gắn kết chặt chẽ khiến câu
hát trở thành một dòng âm thanh hài hoà, giàu sức biểu cảm.
Nền có thể hiểu giọng hát, câu hát đƣợc diễn đạt một cách tế nhị, nền nã,
không thô bạo, chát, sƣợng. Nền cũng có thể đƣợc hiểu nhƣ là giọng hát giữ
đƣợc độ ngân, độ mở của ca từ để đáp ứng đƣợc với cấu trúc của giai điệu âm
nhạc.
Nẩy là kỹ thuật khá đặc biệt của nghệ thuật ca hát dân tộc. Nó đƣợc thể hiện
và xử lý không giống nhau. Quan họ gọi là hơi hột, nảy hạt, Tuồng gọi là láy
rúc... Để tạo ra hơi hột, nghệ nhân thu hơi vào phía trong đẩy mạnh lên khoang
vòm miệng và mũi, tiếng bật thành các hạt âm thanh liên tiếp. Hột to đƣợc ví
nhƣ hạt đỗ, hột nhỏ gọi là con kiến (đổ con kiến)
* Ký hiệu và chữ viết tắt:
- C: Viết tắt của Consonant - phụ âm;
- V: Viết tắt của Vowel - nguyên âm
13
- C, D, E, F, G, A, H (B): các nốt đồ, rê, mi, pha, son, la, si (si giáng)
- D2: nốt rê ở quãng 8 thứ 2
- F#: nốt pha thăng
- HVANQGVN: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
- GS: Giáo sƣ
- PGS: Phó giáo sƣ.
- TS: Tiến sĩ
- NS: Nghệ sĩ
- NSƢT: Nghệ sĩ ƣu tú
- NGƢT: Nhà giáo ƣu tú
- NSND: Nghệ sĩ nhân dân
- TK.XV: Thế kỷ 15
- TW: Trung ƣơng
- XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- Xem bảng 1.4: Bảng 4 của chƣơng I
- Xem hình 1.1: Hình 1 của chƣơng I
- [33, tr14]: 33 là thứ tự của tài liệu tham khảo, tr14 là số trang
14
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT
Số hình,
bảng, biểu
Tên hình
Trang
1 Bảng 1.1 Các thành phần của âm tiết
19
2 Bảng 1.2 Hệ thống âm đầu
19
3 Bảng 1.3 Bảng so sánh nghệ thuật hát cổ truyền và nghệ thuật
hát Mới
79
4 Biểu đồ Cấu tạo của âm tiết tiếng Việt
18
5 Hình Những vị trí phát âm của hệ thống phụ âm
21
15
MỤC LỤC
Trang
Mở Đầu..………………………………………………………………..............1
Chƣơng 1: Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống và nghệ thuật
hát Mới............................................................................................14
1.1 Những đặc điểm, đặc trƣng cơ bản của tiếng Việt trong nói và hát……..14
1.2 Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống………………………...27
1.3 Tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới…………………………….............59
Chƣơng 2: Một số giải pháp, ứng dụng và bài tập góp phần nâng cao chất
lƣợng hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát ……………………..83
2.1 Một số giải pháp, ứng dụng nhằm nâng cao chất lƣợng hát tiếng Việt...84
2.2 Một số bài tập nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng hát tiếng Việt…...112
Kết luận………..……………………………………………………………...123
Tài liệu tham khảo…………………………………………….......................128
Phụ lục
16
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ, với ý chí tự lập, tự cƣờng rất cao của
ngƣời Việt nam nên chúng ta vẫn giữ đƣợc truyền thống văn hoá mang bản sắc
riêng của mình. Duy trì tính đa dạng văn hoá cũng là sự bảo tồn và duy trì bản
sắc dân tộc. Vấn đề khai thác và phát triển, bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc
truyền thống đang là mục tiêu xây dựng một nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Việc nâng cao chất lƣợng hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới là nhiệm
vụ quan trọng và cần làm. Xây dựng và phát triển nền thanh nhạc Việt nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở nền thanh nhạc do cha ông ta để lại đến
ngày nay, kết hợp với sự tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo kỹ thuật thanh nhạc kinh
điển thế giới làm cho sức biểu hiện của tiếng hát Việt nam ngày càng đẹp hơn,
hay hơn.
Ngôn ngữ - khởi nguồn của văn hoá biểu cảm là cầu nối giữa ngƣời với
ngƣời và thế giới xung quanh. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế, khoa
học, kỹ thuật và mối quan hệ xã hội, ngôn ngữ cũng đa dạng và phát triển theo
để đáp ứng những nhu cầu bức thiết của quá trình này. Tuy nhiên ngôn ngữ
không chỉ dừng lại với vai trò giao tiếp mà nó còn là phƣơng tiện sáng tạo của
nhiều loại hình nghệ thuật diễn xƣớng, thi ca…đặc biệt là ca hát. Do chịu sự tác
động trực tiếp của đời sống nên ngôn ngữ mang đậm sắc thái vùng miền. Chính
sắc thái vùng miền này đã định hình thành phong cách mang dấu ấn của từng
vùng văn hoá. Sự khác biệt giữa các vùng ca hát xuất phát từ ngôn ngữ, từ cách
17
phát âm của vùng miền. Ta có thể thấy rõ điều đó ở các vùng ca hát dân gian
truyền thống của Việt Nam.
Ca hát là nghệ thuật luôn gắn liền với ngôn ngữ. Ngôn ngữ nào cũng có
nghệ thuật ca hát riêng, phù hợp với ngôn ngữ đó.Với 54 dân tộc anh em, nghệ
thuật ca hát truyền thống rất phong phú về số lƣợng, đa dạng về ngôn ngữ và
phong cách thể hiện độc đáo. Mỗi bộ môn nghệ thuật trong ca hát truyền thống,
lại có phong cách, màu sắc, những ứng xử về ngôn ngữ rất riêng, mang tính tƣ
duy và thẩm mỹ độc lập.
Từ nền tảng kiến thức thu lƣợm từ các giáo sƣ, các thày và đồng nghiệp
trong và ngoài khoa thanh nhạc Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam cùng
những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn giảng dạy và biểu diễn, tác giả luận án
thấy rằng việc hiểu rõ tiếng Việt (nắm rõ đặc điểm, đặc trƣng, quá trình đóng,
mở và cấu trúc âm thanh của ngôn ngữ tiếng Việt) cũng nhƣ các đặc điểm, đặc
trƣng của nghệ thuật ca hát truyền thống (nghệ thuật xuất thân và là sản phẩm
của tiếng Việt) là cơ sở tốt để ứng dụng vào hát Mới mang lại hiệu quả trong
việc Nâng cao chất lƣợng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới.
Trƣớc đây đã có các giáo sƣ, các nhà sƣ phạm hàng đầu của nghệ thuật
thanh nhạc nhƣ PGS-NSND Mai Khanh, PGS-NSND Nguyễn Trung Kiên, PGS-
NGƢT Lô Thanh, NGƢT Hồ Mộ La…đề cập tới những vấn đề về phƣơng pháp
sƣ phạm, kỹ thuật, lịch sử thanh nhạc…Những vấn đề xử lý ngôn ngữ tiếng Việt
trong thanh nhạc cũng đã đƣợc đề cập tới trong các bài báo và các luận văn thạc
sĩ của Ths.Vũ Diệu Linh, Ths.Võ văn Lý, TS.Trƣơng Ngọc Thắng… song chƣa
có một nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này. Đây là lý do chính để luận án
của chúng tôi chọn đề tài Nâng cao chất lƣợng đào tạo hát tiếng Việt trong
nghệ thuật hát Mới với hy vọng bổ sung thêm cho giáo trình giảng dạy thanh
nhạc giúp cải thiện một số hạn chế trong hát tiếng Việt.
18
Năm 1956 trƣờng Âm nhạc Việt Nam đƣợc thành lập tại Hà Nội và
chuyên ngành thanh nhạc đã đƣợc đƣa vào giảng dạy chính khoá. Có thể coi đây
là cột mốc lịch sử, đánh dấu sự khởi đầu của sự nghiệp đào tạo nền thanh nhạc
chuyên nghiệp Việt Nam.
Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, nghệ thuật thanh nhạc Việt
nam đã đạt đƣợc những thành tựu rất đáng tự hào trên cả 2 lĩnh vực đào tạo và
biểu diễn: Chuyên ngành thanh nhạc đã đƣợc đƣa vào giảng dạy tại các cơ sở
đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở nƣớc ta nhƣ: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt
nam, Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế, trƣờng Đại
học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội, trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật TW, các
trƣờng Cao đẳng và Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật các địa phƣơng, các khoa âm
nhạc của các trƣờng đại học… Chúng ta đã đào tạo đƣợc nhiều thế hệ nghệ sĩ và
ca sĩ xuất sắc mà bằng tài năng của mình họ đã làm rạng danh cho nền ca hát
Việt nam.
Chúng tôi xin điểm qua đôi nét về những chặng đƣờng phát triển của
thanh nhạc Việt Nam.
Phong trào Tân Nhạc (nhạc Mới) ra đời từ cuối những năm 30 (thế kỷ XX)
do đòi hỏi của xã hội Việt Nam lúc đó và sớm trở thành trào lƣu vào các năm
trƣớc Cách mạng tháng Tám (còn gọi là nhạc Tiền Chiến). Phong trào cách tân
rất mạnh thể hiện ở những thay đổi trong đời sống xã hội (cắt bỏ búi tóc củ hành,
cạo răng trắng, đàn bà bỏ váy mặc quần…) cũng nhƣ thay đổi trong đời sống văn
hoá nghệ thuật: Từ hò, xừ, xang, xê, cống chuyển sang đô, rê, mi, pha, son. Từ
thẩm mỹ nghe đơn thanh chuyển sang thẩm mỹ nghe đa thanh. Từ thói quen
nghe hát bạch thanh, giọng thật với các kỹ thuật hát thuần Việt nhƣ rung, luyến,
đổ hột... chuyển sang nghe hát giọng pha theo cách hát du nhập của phƣơng Tây
(lối hát cộng minh mở rộng âm thanh và mở rộng tầm cữ giọng…). Tân Nhạc ra
đời đòi hỏi phải có ca hát thích hợp để diễn đạt nó, vì vậy hát Mới ra đời. Quá
19
trình hình thành và phát triển của nghệ thuật hát Mới gắn liền với tiến trình hình
thành và phát triển của sáng tác âm nhạc . Sáng tác âm nhạc (hình thức, thể loại,
ngôn ngữ, nội dung biểu cảm...) càng phát triển, càng phong phú và đa dạng bao
nhiêu thì càng đặt ra cho ca hát nhiều thách thức bấy nhiêu. Trong mỗi giai đoạn,
mỗi thời kỳ do đặc điểm phát triển của sáng tác và sự tác động cũng nhƣ đòi hỏi
của thực tiễn đời sống nên nghệ thuật ca hát hình thành, thay đổi, phát triển và
trƣởng thành theo. Quá trình hình thành và phát triển của hát Mới có thể chia làm
4 giai đoạn:
Giai đoạn một (1938 - 1945): Cùng với sự hình thành và phát triển Tân
Nhạc, hát Mới ra đời. Ca hát giai đoạn này phát triển mang tính tự phát có những
giọng hát nổi tiếng đại diện nhƣ: Mai Khanh, Thƣơng Huyền, Ngọc Bảo, Minh
Trang, Minh Đỗ... Và phần lớn ca khúc lúc này đều phản ánh tâm sự cá nhân,
tình yêu đôi lứa. Giai đoạn này ca hát chỉ dừng ở hát giọng thật còn gọi là hát
bạch thanh hay hát bản năng.
Tân Nhạc (hát Mới) thời kỳ đầu chƣa đƣợc thể hiện bằng phƣơng pháp
thanh nhạc có hệ thống, cụ thể và khoa học, chƣa đƣợc rèn luyện một cách
chuyên nghiệp và bài bản. Ca sĩ thời kỳ đầu xuất hiện cùng phong trào “nhạc
Tây lời ta”, phần lớn đều là các nghệ sĩ của sân khấu cải lƣơng nhƣ Kim Thoa,
Ái Liên, Năm Châu, Kim Tiêu... Cùng với bài hát “Tây lời ta”, những bài hát
hƣớng đạo sinh, những bản hành khúc và dân ca Pháp, cùng những giọng hát của
các ca sĩ Pháp đã có ảnh hƣởng tác động trực tiếp tới sự ra đời của hát Mới.
Giai đoạn hai (1945 - 1954): Giai đoạn phát triển rực rỡ của âm nhạc
cách mạng với những tác phẩm lớn cho đến nay vẫn đƣợc lấy làm mẫu mực cho
sáng tác ca khúc và nghệ thuật thanh nhạc ở thể loại thính phòng nhƣ Ngƣời Hà
Nội (Nguyễn Đình Thi), Sông Lô (Văn Cao), Du Kích Sông Thao (Đỗ Nhuận),
Trƣờng chinh ca (Lƣơng Ngọc Trác)... Giai đoạn này vì những lý do khách
quan: sáng tác âm nhạc ra đời chƣa lâu, tình hình đất nƣớc đang trong giai đoạn
20
trƣờng kỳ kháng chiến, tƣ duy nghệ thuật còn sơ khai, nên ca hát vẫn hát giọng
thật, bạch thanh nhƣng đã gần hơn với nghệ thuật ca hát chuyên nghiệp.
Giai đoạn ba (1956 - Trƣờng Âm nhạc Việt Nam ra đời - 1975): Giai
đoạn phát triển cao của sáng tác âm nhạc - giai đoạn âm nhạc chuyên nghiệp
phát triển, trong đó có hát chuyên nghiệp cũng từng bƣớc phát triển theo những
chuẩn mực quốc tế, lấy phƣơng pháp thanh nhạc nƣớc ngoài, chủ yếu từ một số
nƣớc Đông Âu hay còn gọi là nghệ thuật hát Đẹp - Bel canto hay nghệ thuật hát
Mở (sinh ra từ ngôn ngữ đơn thanh, đa âm tiết. Phƣơng pháp hát cộng minh có
âm vang lớn, miệng mở rộng (khẩu hình lớn), tạo sự đồng nhất các nguyên âm.
Lấy hơi, nén hơi, phối hợp các hộp vang đầu và ngực, khuếch đại âm thanh) làm
nền tảng.
Xuất phát từ mục tiêu Dân tộc, Khoa học, Đại chúng (đề cƣơng văn hoá
của Đảng - 1943) và với chủ trƣơng tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế
giới, nhà nƣớc đã thực sự quan tâm nhằm đẩy mạnh và nâng cao tính chuyên
nghiệp cho các loại hình nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng. Cùng với
các lớp đào tạo tại chỗ do chuyên gia thanh nhạc đến từ các nƣớc XHCN, Bộ văn
hoá đã cử nhiều giọng hát có triển vọng ra nƣớc ngoài học tập theo chế độ lƣu
học sinh và thực tập sinh tại các nhạc viện có uy tín nhƣ:
- Liên-xô (cũ): PGS-NSND Mai Khanh (thực tập), PGS-NSND Trung
Kiên, NGƢT Mộ La, NSƢT Quang Hƣng, NGƢT Thuý Huyền (thực tập), NS
Dƣơng Phú, NS Thanh Trì, NS Kiều Hƣng, NSND Lê Dung (thực tập)…
- Bun-ga-ri: NSND Quý Dƣơng (thực tập), NSND Trần Hiếu (thực tập),
NSND Tƣờng Vy, PGS-NGƢT Lô Thanh, NSƢT Quốc Trụ, NSƢT Gia Hội
(thực tập), NGƢT Diệu Thuý (thực tập), NSƢT Quang Phác, NSƢT Thanh
Đính, NS Kim Oanh, NS Tâm Trừng, NSƢT Anh Đào, NS Gia Khánh…
- Trung Quốc: PGS-NSND Mai Khanh, PGS-NGƢT Lô Thanh...
21
- Hung-ga-ri : NSND Quốc Hƣơng, NSƢT Kim Định (thực tập), NSƢT
Đức Lộc (thực tập), NS Trần Thụ...
Hát Mới đƣợc đào tạo có bài bản giúp nền âm nhạc Việt Nam non trẻ có
đƣợc những gƣơng mặt mới, tài năng mới, từng bƣớc xây dựng nên nền âm nhạc
chuyên nghiệp. Nhiều thế hệ ca sĩ, nghệ sĩ tài năng, ứng dụng linh hoạt và sáng
tạo nghệ thuật hát Bel canto không chỉ đóng góp xây dựng nên sân khấu ca kịch
VN mà còn có những đóng góp xuất sắc xây dựng nền âm nhạc cách mạng.
Những bài ca hùng tráng, những ca khúc trữ tình giàu chất lạc quan, những ca
khúc đƣợm chất dân ca nhƣng gần gũi với ngôn ngữ biểu cảm của Bel canto…
đã đƣợc thể hiện bởi các giọng hát tài năng và đƣợc đào tạo chính quy của nhiều
thế hệ nghệ sĩ nhƣ Mai Khanh, Quốc Hƣơng, Quý Dƣơng, Trần Hiếu, Trung
Kiên, Quang Hƣng, Tƣờng Vi, Thanh Huyền, Tuyết Thanh, Bích Liên, Quang
Thọ, Thuý Hà, Lê Dung... đã vang lên và trở thành những bài ca có sức sống
mãnh liệt, đóng góp tích cực và có hiệu quả trong các cuộc chiến tranh cứu nƣớc
và công cuộc xây dựng đất nƣớc, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
Các tác phẩm thanh nhạc sáng tác trong giai đoạn này đã đóng vai trò định
hƣớng cho ca hát chuyên nghiệp phát triển. Tuy nhiên ca hát chuyên nghiệp cũng
mới đƣợc tiếp cận với phƣơng pháp thanh nhạc Bel canto. Vì vậy, nhìn chung
phƣơng pháp hát Mới chƣa giải quyết đƣợc sự kết hợp hài hoà giữa tiêu chí âm
thanh và lời hát (giai đoạn này, đào tạo thanh nhạc chủ yếu ở trình độ trung cấp
và một phần nhỏ ở trình độ đại học). Trong bối cảnh này, tại các trƣờng và các
trung tâm đào tạo cũng nhƣ trong thực tế biểu diễn, tiêu chí âm thanh vang, khoẻ
đƣợc quan tâm nhiều hơn tiêu chí hát rõ lời, do vậy đã có một số ca sĩ chỉ chú ý
đến âm thanh “tròn vành” nhƣng không “rõ chữ” và đã bị dƣ luận phê phán. Một
phần nữa, trong giai đoạn này hệ thống kỹ thuật âm thanh ở các sân khấu biểu
diễn và các phòng thu âm còn lạc hậu, nên ngƣời hát không có kỹ thuật phát âm
22
nhả chữ tốt sẽ bộc lộ rõ những khiếm khuyết của mình, cộng thêm những nhƣợc
điểm trong sáng tác thanh nhạc gây khó khăn, hạn chế không ít cho ngƣời hát
trong việc thực hiện tiêu chí hát rõ lời.
Giai đoạn thứ tƣ (1975 đến nay - giai đoạn hoà nhập của âm nhạc Nam -
Bắc): Là giai đoạn phát triển đa dạng của hát Mới. Nhạc nhẹ đƣợc gọi là nhạc trẻ
(nhạc giải trí) nhƣ luồng gió mới tràn vào nƣớc ta và đƣợc phát triển rầm rộ. 15
năm đầu của giai đoạn này có thể đƣợc coi là giai đoạn khó khăn, chao đảo của
dòng nhạc thính phòng và ca khúc cách mạng. Với cách hát tự nhiên, nhả chữ
gần gũi với tiếng Việt, đa dạng phong cách, vì giữ đƣợc âm sắc nguyên bản của
giọng nói (ở phƣơng pháp hát Bel canto thực sự còn có khoảng cách) nhạc trẻ đã
lấn lƣớt và đƣợc quần chúng nồng nhiệt đón nhận.
Nhƣng nghệ thuật hát Đẹp - Bel canto cùng với sức sống mãnh liệt của ca
khúc cách mạng, những ca khúc có tính sáng tạo và có nội dung sâu sắc nên
nghệ thuật hát Bel canto đã dần lấy lại vị trí của mình và trở thành một trong ba
dòng hát chính ở Việt Nam:
- Dòng ca hát thính phòng.
- Dòng ca hát theo phong cách dân gian.
- Dòng ca hát nhạc nhẹ.
Mặc dù đƣợc chia làm 3 dòng và trở thành tiêu chí của các cuộc thi hát
chuyên nghiệp từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trƣớc và những năm
sau này, phƣơng pháp hát Bel canto đã và đang có những ảnh hƣởng tốt, nâng
cao chất lƣợng ca hát cho cả ba dòng và còn tác động đến nhiều khu vực ca hát
truyền thống khác. Mỗi dòng đều có những đại diện xuất sắc, nhƣng ở mỗi dòng
đều có những vấn đề nảy sinh mà trong nhiều năm các thế hệ đi trƣớc giàu tài
năng, kinh nghiệm vẫn trăn trở, nghiên cứu, suy nghĩ và tìm biện pháp khắc
phục: “tròn vành” nhƣng không “rõ chữ”. Có nghĩa là phần nào đánh mất bản sắc
của tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới.
23
Việt nam với 54 dân tộc anh em, đƣợc thừa hƣởng một kho tàng âm nhạc
dân gian phong phú, một nền kỹ thuật thanh nhạc dân tộc đa dạng, độc đáo và
đạt trình độ thẩm mỹ cao.Việc tiếp thu, học tập tinh hoa trong kho tàng nghệ
thuật ca hát truyền thống của nhân dân ta về kỹ thuật thanh nhạc dân tộc, xử lý
ngôn ngữ tiếng Việt một cách linh hoạt, tinh tế, nhả chữ sao cho vang, rền, nền,
nảy đạt yêu cầu tròn vành, rõ chữ, hát tiếng nào ra tiếng nấy, rõ tiếng một; đồng
thời kết hợp với những kỹ thuật thanh nhạc hát Bel canto là một việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết nhằm Nâng cao chất lƣợng đào tạo hát tiếng Việt trong
nghệ thuật hát Mới.
Từ khi hình thành và phát triển hát Mới sử dụng tiếng Việt phổ thông -
giọng Bắc (lấy chuẩn là giọng Hà Nội) làm cơ sở và trở thành tiêu chí của nghệ
thuật hát Mới. Cũng nhƣ hát Cải lƣơng hay, phải hát đúng giọng Nam bộ. Ca
Huế hay, phải phát âm đúng giọng Huế. Hát Chèo, hát Quan Họ hay, phải hát
bằng giọng Bắc. Một số ca khúc viết theo phong cách dân gian, mang đậm ngôn
ngữ địa phƣơng, ngƣời hát khi trình bày đòi hỏi phải hát rõ phong cách hoặc phát
âm theo tiếng địa phƣơng. Những sáng tác mang phong cách hiện đại, ngƣời hát
lại hát bằng giọng địa phƣơng, sẽ không phù hợp với tai nghe, thẩm mỹ của
ngƣời nghe.Vì vậy muốn hát tốt, hát chuẩn tiếng Việt cần luyện phát âm chuẩn
tiếng Việt phổ thông.
Hát Mới lấy nghệ thuật hát Đẹp - Bel canto làm cơ sở đào tạo, biểu diễn
và làm tiêu chí đánh giá mức độ chuyên nghiệp, cũng nhƣ thẩm mỹ âm thanh
suốt gần 60 năm qua, đã đạt đƣợc những thành công nhất định và cũng gặp
không ít khó khăn. Khó khăn chính nẩy sinh từ tiếng Việt, đa thanh, đơn âm, âm
đóng nhiều hơn âm mở và những đặc thù rất riêng của ca hát thuần Việt. Vì vậy,
nếu không nắm vững quy luật, cấu trúc và phát âm tiếng Việt, ngƣời hát sẽ mắc
lỗi không rõ lời hoặc đánh mất những yếu tố đặc trƣng mang tính thuần Việt nhƣ
rung, luyến, láy... giọng hát trở nên cứng, đuỗn, vô hồn.
24
Nghệ thuật Bel canto - nghệ thuật hát Mới nếu ngƣời hát vận dụng một
cách máy móc, thiếu sáng tạo vào hát tiếng Việt sẽ “tròn vành” nhƣng không “rõ
chữ”. Vì mở rộng âm vang và tầm cữ giọng nhƣng quá trình đóng, mở, kết thúc
từ không giữ đƣợc những yếu tố cơ bản của tiếng Việt (trái với tai nghe, thẩm
mỹ truyền thống). Ngƣời hát có thể hát rất tốt khi biểu diễn tác phẩm thanh nhạc
nƣớc ngoài nhƣng hát không hay hoặc không thích hát ca khúc tiếng Việt.
Trong quá trình hình thành và phát triển của hát Mới nhiều thế hệ nghệ sĩ,
giảng viên khoa thanh nhạc đã có nhiều sáng tạo, vận dụng nghệ thuật hát Bel
canto vào hát tiếng Việt, đóng góp một phần thành công không nhỏ trong đào tạo
và biểu diễn những tác phẩm thanh nhạc Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ - giảng viên
đã rất thành công trong đào tạo và biểu diễn. Mỗi ngƣời mỗi vẻ, mỗi phƣơng
pháp hát khác nhau. Cũng không ít những giọng hát có triển vọng, đƣợc đào tạo
bài bản, chính qui ở trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài nhƣng thể hiện bài hát
Việt Nam không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn, bởi nhiều lý do: Kỹ thuật
Bel canto tốt nhƣng đóng, mở từ không hợp lý, hoặc mở quá hát không rõ lời,
hoặc khép quá hát không có âm thanh, khô, vụn, vận dụng cứng nhắc, máy móc,
“tròn vành” nhƣng “không rõ chữ”... có nghĩa là phần nào đánh mất bản sắc của
tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới.
Sáng tác cho thanh nhạc lúc này không còn đóng vai trò định hƣớng cho
nghệ thuật hát Mới nói chung, thậm chí trong lĩnh vực sáng tác nhạc nhẹ bị lai
căng, pha tạp, đạo nhạc, chạy theo thị hiếu… hoặc những sáng tác mang âm
hƣởng dân tộc vàng vọt, “sến”, thẩm mỹ thấp.
Kỹ thuật về âm thanh phát triển rất mạnh ở cả nơi biểu diễn và trong
phòng thu âm tạo cho ca sĩ nhƣng điều kiện mới vừa tích cực, vừa tiêu cực (hát
“nhép” tràn lan). Tác phẩm cho hát thính phòng hầu nhƣ vắng bóng. Tuy nhiên
trong đào tạo hát Mới vẫn có những kết quả, những cố gắng mới và những điều
kiện mới đó là những kết quả mở rộng giao lƣu văn hoá và hội nhập. Dòng thính
25
phòng đã có những kết quả đáng khích lệ. Ca hát cách mạng cũng từng bƣớc
đƣợc hồi phục. Tiêu chí hát tốt tiếng Việt trong đào tạo vẫn tiếp tục đƣợc quan
tâm nhƣng đã có những thay đổi không còn bức bách nhƣ trƣớc. Song, yêu cầu
chuẩn hoá những qui trình đào tạo là rất cần thiết và nâng cao chất lƣợng là điều
sống còn trong nhà trƣờng và các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp.
2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
- Luận án dựa trên những nghiên cứu về những đặc trƣng, qui luật cơ bản
của cấu âm tiếng Việt làm cơ sở lý luận để tiếp tục nghiên cứu phƣơng pháp xử
lý ngôn ngữ khôn khéo, tinh tế trong nghệ thuật ca hát truyền thống.
- Nghiên cứu phƣơng pháp xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong dân gian và
một số nghệ thuật ca hát chuyên nghiệp thuần Việt tiêu biểu gần gũi với tiếng
Việt phổ thông, có ảnh hƣởng trực tiếp đến nghệ thuật ca hát Mới nhƣ: Ngâm
thơ, Hát ru, Dân ca, Ca trù, hát Chèo, hát Tuồng để tìm ra biện pháp phù hợp,
ứng dụng vào đào tạo, giảng dạy thanh nhạc kết hợp giữa kỹ thuật phát âm, nhả
chữ truyền thống với kỹ thuật mở rộng âm thanh của nghệ thuật hát Mới nhằm
tròn vành rõ chữ, rõ tiếng một mà vẫn giữ đƣợc những đặc trƣng cơ bản của
ngôn ngữ tiếng Việt, truyền đạt rõ ràng, đầy đủ thông tin chứa đựng trong ca từ
tới ngƣời nghe, khán giả, đạt đƣợc tiêu chí hát đẹp, hát hay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài
* Phƣơng pháp nghiên cứu:
Các dữ liệu đƣợc trình bày theo các phƣơng pháp chính: so sánh, phân
tích, qui nạp kết hợp với kinh nghiệm thực tế giảng dạy, nêu các dẫn chứng, ví
dụ, tài liệu bằng CD, bản phổ minh hoạ… để đi đến kết luận, tổng hợp những
vấn đề đƣợc nêu ra.
* Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành đề tài, luận án dựa trên những
nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu Âm nhạc Dân tộc
26
trong và ngoài nƣớc, các nghệ nhân Chèo, Tuồng, Ca trù…, các nhà nghiên cứu
về ngôn ngữ tiếng Việt và các nhà sƣ phạm trong và ngoài nƣớc. Các công trình
khoa học của các giáo sƣ, nghệ sĩ đƣợc công bố là những tài liệu bổ ích tham
khảo cho luận án nhƣ: Mai Ngọc Chừ - Tiếng Việt và sự tròn vành rõ chữ của
tiếng hát dân tộc [8]; Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Thanh Lan - Cơ sở tiếng Việt [14];
Nhiều tác giả - Đặc khảo Ca trù Việt Nam [16]; Bùi Đức Hạnh - 150 làn điệu
chèo cổ [18]; Phạm Đình Hổ - Vũ Trung Tuỳ Bút [19]; Hoàng Kiều - Thanh điệu
tiếng Việt và Âm nhạc cổ truyền [22]; Tạ Hải Bảo Vƣơng - Các loại giọng hát ở
Châu Âu và Châu Á [49]; Richard Miller - The Structure of singing( System and
art in vocal technique) [53]; Re Koster - Common sense of singing [54]…
Đề tài Nâng cao chất lƣợng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát
Mới là công trình nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam về cách xử lý ngôn ngữ
tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống, kết hợp với kỹ thuật hát Mới vận
dụng vào tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt để có đƣợc âm thanh theo yêu cầu mà
vẫn giữ đƣợc bản sắc dân tộc của tiếng Việt, không bị biến dạng, sai nghĩa của
từ, đảm bảo tròn vành rõ chữ…Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công tác
đào tạo thanh nhạc nói riêng và công tác nghiên cứu lý luận, sáng tác và biểu
diễn nghệ thuật ca hát nói chung.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tìm hiểu cách xử lý ngôn ngữ
tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống để vận dụng vào công tác đào tạo
thanh nhạc giúp ngƣời hát:
+ Sửa những khuyết tật về phát âm. Xác định đƣợc vị trí âm thanh. Cảm
nhận đƣợc màu âm các nguyên âm của từng thể loại ca hát truyền thống, màu âm
của vùng miền.
+ Nhả chữ tiếng nào ra tiếng nấy, nhấn nhá vào từng từ, hát tiếng trƣớc
không trùng tiếng sau, mở tiếng, đóng tiếng gọn, đạt tiêu chí “tròn vành rõ chữ”.
27
Nhả chữ không làm biến dạng, sai nghĩa của từ mất đi bản sắc dân tộc của ngôn
ngữ, giữ đƣợc chất tự nhiên của giọng hát.
- Đề xuất một số mẫu âm mới, sửa những phát âm chƣa chuẩn góp phần
đào tạo những ca sĩ biểu diễn các tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt đạt yêu cầu về
kỹ thuật, không làm mất đi bản sắc dân tộc của ngôn ngữ tiếng Việt.
- Nắm vững qui luật phát âm và đặc trƣng cơ bản của ngữ âm tiếng Việt,
xử lý một cách linh hoạt, vận dụng cụ thể từng tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt
trong và ngoài giáo trình trung cấp và đại học thanh nhạc.
- Giáo dục học sinh, sinh viên thanh nhạc ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy
vốn nghệ thuật ca hát truyền thống.
- Làm tài liệu tham khảo cho sáng tác thanh nhạc
- Có tính ứng dụng trong đào tạo, biểu diễn trong nhà trƣờng cũng nhƣ
trên sân khấu ca hát.
5. Bố cục luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, 2 chƣơng, phần kết luận, phụ lục và tài liệu
tham khảo
Chƣơng I: Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống và nghệ
thuật hát Mới
Chƣơng II: Một số giải pháp, ứng dụng và bài tập góp phần nâng cao
chất lƣợng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới
28
CHƢƠNG I
TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT TRUYỀN THỐNG
VÀ NGHỆ THUẬT HÁT MỚI
Ca hát gắn liền với ngôn ngữ, ngôn ngữ nào có nghệ thuật ca hát của ngôn
ngữ đó. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, đa thanh, đa phần là âm khép… không
thuận lợi cho ngƣời hát, nên ngƣời học hát cũng nhƣ ngƣời hát phải nắm vững
kiến thức về cấu âm của ngôn ngữ tiếng Việt để tìm ra nguyên nhân thuận lợi,
khó khăn để phát huy và khắc phục. Nghiên cứu Tiếng Việt trong nghệ thuật ca
hát truyền thống để học tập những kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tiếng
Việt của cha ông đã đúc kết từ bao đời nay, ứng dụng vào hát Mới nhằm khắc
phục những khó khăn của ngôn ngữ. Nội dung của chƣơng I bao gồm:
* Những đặc điểm, đặc trƣng cơ bản của tiếng Việt trong nói và hát
* Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống
* Tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới
1.1 Những đặc điểm, đặc trƣng cơ bản của tiếng Việt trong nói và hát
Hàng ngàn năm lịch sử đã trải qua với nhiều giai đoạn biến đổi, phát triển
nối tiếp nhau, cùng với tƣ duy và ngôn ngữ, âm nhạc nói chung và ca hát nói
riêng đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, trở thành bộ phận
không thể thiếu để tạo thành nền văn hóa đa dân tộc của loài ngƣời. Ca hát xuất
hiện nhƣ một nhu cầu không thể thiếu phục vụ đời sống tinh thần của con ngƣời.
Nó phản ánh sâu sắc tâm tƣ, tình cảm của các dân tộc, nó gắn liền với lao động,
sản xuất, chiến đấu của mỗi cộng đồng ngƣời, của từng quốc gia và từng cá
nhân.
29
Ca hát là hiện thân tiêu biểu của ngôn ngữ. Ngôn ngữ sinh ra từ nhu cầu
giao tiếp và chuyển tải ý nghĩ, tình cảm từ cá nhân này sang cá nhân khác, ngôn
ngữ đã trở thành công cụ phản ánh thế giới khách quan, trở thành phƣơng tiện
giao tiếp và bộc lộ tình cảm của con ngƣời với con ngƣời. Ca hát đƣợc cho là
ngôn ngữ giao tiếp ở mức độ cao hơn.
Tiếng Việt với cấu trúc 6 thanh và đơn âm tiết đã sinh ra các thể loại thơ
độc đáo: Lục bát (6/8), Song thất lục bát (7/7/6/8) và hát Nói (Ca trù), cái nền,
cái cốt lõi của Ca dao Dân ca, của ca hát truyền thống, những hình thức ca hát
đặc biệt thuần Việt nhƣ hát dân ca (lý, hò, vè..), hát Cửa đình, Hát Ca trù, hát
Xoan, hát Chèo, hát Quan họ, hát Dậm, hát ví Dặm, ví Phƣờng Vải, Ca Huế, Bài
Chòi, Cải lƣơng... Nghệ thuật hát Mới đƣợc gọi là Ca mới (hát Mới), mặc dầu
dựa vào phƣơng pháp thanh nhạc du nhập - nghệ thuật thanh nhạc Bel canto,
nhƣng nó đã đƣợc Việt hoá và trở thành truyền thống ca hát hiện đại gắn liền với
tiếng Việt phổ thông - tiếng Hà nội, thƣờng gọi chung là tiếng Bắc.
Trong bài Những Cơ sở khoa học của một nền thanh nhạc dân tộc của
Văn Cẩn cho rằng nghiên cứu ngữ âm học là một trong ba yếu tố quan trọng: “
…những quy luật chuyển động của từng loại từ ngữ điển hình ứng dụng cho ca
hát, lƣợng hơi có thể tác động vào từ ngữ, để khẳng định độ vang của từng từ
ngữ trong nghệ thuật... nó mang tính lịch sử và phản ánh bản sắc văn hoá của
một dân tộc, một tộc ngƣời…”[4]. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, khi hát sử dụng
những kỹ thuật của nghệ thuật Thanh nhạc châu Âu vào những tác phẩm thanh
nhạc cổ điển chúng ta cần phải tìm hiểu “cách chuyển động của từng âm vị, giải
quyết cách kết cấu ngữ âm của từng loại từ ngữ”, ngôn ngữ (thƣờng lấy ngôn
ngữ tiếng Italia làm chuẩn). Khi hát sử dụng kỹ thuật của nghệ thuật thanh nhạc
châu Âu vào tiếng Việt lại cần phải chú ý đến yếu tố xã hội, đến hệ thống âm
thanh của tiếng Việt, và đặc biệt là “những qui luật chuyển động của từng âm vị,
từ ngữ điển hình để ứng dụng trong ca hát”.
30
Một tác phẩm thanh nhạc luôn đƣợc cấu tạo bởi giai điệu và ngôn ngữ văn
học (còn gọi là lời hát - ca từ). Vì vậy, nội dung và giá trị nghệ thuật của tiếng
hát là sự thống nhất giữa nhạc và lời, luôn gắn bó và hòa quyện với nhau. Từ thế
kỷ XVI. Gioseffo Jarlino (1517 - 1590) thuộc trƣờng phái Venise (Italia) đã yêu
cầu, đòi hỏi các ca sĩ ngoài việc nâng cao chất lƣợng tiếng hát, phải đảm bảo
trung thực với những đặc điểm của tiếng nói, không làm cho ngôn ngữ văn học
của tác phẩm bị bóp méo hoặc biến dạng. Nhƣ vậy, việc xử lý tốt ngôn ngữ trong
một tác phẩm thanh nhạc, từ lâu đã đƣợc coi là một trong những tiêu chuẩn bắt
buộc của mọi phƣơng pháp ca hát có tính dân tộc.
1.1.1 Một số đặc điểm của âm tiết tiếng Việt:
Có hai loại: Âm tiết mở và âm tiết khép.
- Âm tiết mở là âm tiết đƣợc kết thúc bằng nguyên âm (nga, to, thề, thu...)
- Âm tiết khép là âm tiết kết thúc bằng phụ âm (nguyên, biết, bắc, đánh
giặc...)
Âm thanh lời nói cũng nhƣ lời hát đa dạng vì mỗi cá nhân đều có những
đặc điểm riêng, tuỳ thuộc vào cấu trúc của cơ quan phát âm, giới tính hay tuổi
tác. Cƣờng độ tức biên độ dao động rộng hay hẹp của dây thanh. Cao độ tức tần
số dao động nhanh hay chậm của dây thanh của mỗi ngƣời. Sự khác biệt giữa các
giọng nói còn đƣợc thể hiện ở âm sắc do hộp cộng hƣởng của mỗi ngƣời không
giống nhau, hay độ ngắn dài của âm (còn gọi là trƣờng độ) của mỗi ngƣời không
giống nhau. Trong cuốn Cấu trúc giọng hát (The Structure of singing) còn gọi là
Hệ thống và nghệ thuật trong kỹ thuật thanh nhạc (System and art in vocal
technique) cũng quan tâm đến sự khác biệt này: “Sở thích mỗi ngƣời đều khác
nhau và giọng hát đã phản ánh rõ điều này.”[53, tr.8]
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết. Nói là đơn âm tiết hay đơn vận vì mỗi
tiếng, mỗi chữ, từ chỉ gồm có một vần, không dính kết vào nhau, và không có
nối vần nhƣ một số ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Anh hay tiếng Pháp...
31
- Tiếng Pháp: ami (bạn) gồm 2 âm vị a và mi. Với số nhiều amis (những
ngƣời bạn), phải đọc nối âm : les amis = lê - za - mi.
- Tiếng Anh: danh từ lover (yêu) gồm 2 âm vị lơ - vơ, động từ love chỉ có
1 âm vị lơve và nối âm khi nói : I love you = ai - lơ - vi - u.
1.1.2 Cấu trúc âm tiết tiếng Việt:
Mỗi một âm tiết gồm một tổ hợp của 3 thành phần âm thanh, mô phỏng
một cách tự nhiên chu kì cấu âm của con ngƣời:
- Khởi từ - âm đầu (intense)
- Mở từ - âm chính, đỉnh âm (tense)
- Kết từ - âm cuối (dentense)
Trong công trình nghiên cứu về tiếng Việt tác giả Lê Văn Lý (1948) cho
rằng có bốn loại cấu trúc âm tiết:
1) V (chỉ có nguyên âm): Ở
2) V+C (Nguyên âm + phụ âm): E (V)+ m (C) = Em
3) C+V (phụ âm + nguyên âm): Ng (C) + a (V) = Nga
4) C+V+C (phụ âm + nguyên âm + phụ âm): Tr + ă + ng = Trăng
C (Consonant) là phụ âm; V (Vowel) là nguyên âm. (xem biểu đồ 1.1)
Biểu đồ 1.1 Cấu trúc âm tiết tiếng Việt
Âm tiết tiếng Việt có một cấu trúc chặt chẽ và độc lập và mỗi âm tiết đều
có khả năng biểu hiện ý nghĩa. Vì vậy, ngƣời Việt tạo ra đƣợc nhiều lối chơi chữ
nhƣ trong câu Hò Đồng tháp:
“Ơ... ơ.. ơ..con Cá Đối nằm trên Cối Đá
32
Con chim La Đà đậu nhánh Lá Đa...”
Hoặc lối đảo từ nhƣ trong câu Lý thƣơng dân ca Nam Trung Bộ:
“Nhớ ai, ai nhớ, nhớ ai.
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
Nhớ ai lòng những bồi hồi....”
Âm tiết tiếng Việt có một cấu trúc chặt chẽ và độc lập bởi cao độ, âm sắc
và tiết tấu, mỗi âm tiết đều có khả năng biểu hiện ý nghĩa riêng. Ta có thể thấy
điều này qua cách đánh vần tiếng Việt hoặc trong những bài hát có tiết tấu chậm
và rền (legato), đặc biệt trong các lối ngâm thơ, hát nói... Cảm nhận nhƣ một
băng ghi âm hay băng ghi hình quay chậm lại của quá trình cấu âm.
1.1.3 Thành phần của âm tiết tiếng Việt:
T có : .
.
(gồm: âm đệm, âm chính, âm cuối). Nếu “ ” một từ, t
.
: O + A + N = OAN, T + OAN = TOAN (xem bảng 1.1)
Bảng 1.1 Các thành phần của âm tiết (VNLB - Âm tiết tiếng Việt)
a) Âm đầu (khởi âm):
Khởi thanh gọi là khởi âm bằng âm đầu. Âm đầu là thành phần thứ nhất
của âm tiết tiếng Việt, có chức năng mở đầu âm tiết. Âm đầu (khởi âm) có thể là
phụ âm hoặc nguyên âm, nhƣng đa phần là phụ âm. Trong các âm tiết nhƣ: anh,
33
an, ung... khi viết không có phụ âm đầu nhƣng thực chất chúng vẫn có một phụ
âm tắc thanh hầu (ký hiệu /?/)
Xuất phát từ các đặc điểm phát âm có thể chia âm đầu là phụ âm thành các
nhóm nhỏ: Âm môi (b, m, f, v), âm bật (th, t, d, n, tr), âm xát (s, r, z, gi), âm mũi
(m, n, ng), âm mặt lƣỡi (c, g), âm gốc lƣỡi (k, g, kh), âm thanh hầu (h, a). Trong
bảng phân loại phát âm của ngƣời Hà Nội và một số vùng lân cận ba âm tr, s và
r, gi phát âm thành các âm ch, x và d.
Tiếng Việt có 27 phụ âm (gồm: B, C, CH, D, Đ, G, GH, GI, H, K, KH, L,
M, N, NH, NG, NGH, PH, Q(U), R, S, T, TH, TR, V, X). Phụ âm đều có thể
đứng trƣớc hoặc sau mỗi âm tiết.
Đặc điểm cơ bản của phụ âm là sự cấu tạo bằng luồng không khí bị cản
trở, song sự cản trở đó đƣợc diễn ra ở những mức độ khác nhau.
- Phụ âm tắc: Đặc trƣng là một tiếng bật, phát sinh bởi luồng không khí từ
phổi đi ra, bị cản trở hoàn toàn, phá vỡ sự cản trở ấy để thoát ra ngoài nhƣ: p, b,
t, đ.
- Phụ âm xát: Phân biệt phụ âm này bởi tiếng cọ xát, phát sinh từ luồng
không khí đi ra bị cản trở không hoàn toàn, phải lách qua một khe hở nhỏ và
trong khi thoát ra, nó xát vào thành bộ máy phát âm nhƣ: v, s, g.
- Phụ âm mũi: là một đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam, liên quan rất
nhiều đến việc rõ lời của tiếng hát, nhất là phụ âm này đƣợc đặt ở cuối âm tiết.
Đặc trƣng của phụ âm này là phát sinh do luồng không khí từ phổi đi lên và thoát
ra qua mũi, nhƣ: m, n, ng, nh...
Bản chất của phụ âm là tiếng động. Khi đọc các phụ âm, làn hơi phải vƣợt
qua một vật cản nào đó do tác động của môi lƣỡi phối hợp, rồi mới đi ra ngoài
theo đƣờng miệng. Muốn đọc rõ các phụ âm thì phải cấu âm cho đúng bằng cách
tạo các điểm cản làn hơi bằng môi hay lƣỡi (xem hình 1.1).
34
Hình 1.1 Những vị trí phát âm của hệ thống phụ âm
b) Vần : Gồm có Âm đệm, âm chính và âm cuối
Âm đệm:
Âm đệm là thành phần thứ hai của âm tiết, có chức năng làm thay đổi âm
sắc của âm tiết sau lúc mở đầu nhƣ: tốt>tuốt; đống>đuống; tấn>tuấn. Âm đệm
gồm có âm tố u, o. Đây là âm làm tròn môi trƣớc khi đọc âm chính. Âm đệm là
bán nguyên âm, thực ra là nguyên âm, nhƣng không nằm ở đỉnh âm tiết mà nằm
ở sƣờn, trƣớc hoặc sau âm chính, làm trầm âm sắc của âm tiết.
- Nguyên âm o làm bán nguyên âm, khi sau nó là các nguyên âm có độ mở
rộng a, ă, e (họa hoằn; nắng hoe...).
35
- Nguyên âm u làm bán nguyên âm, khi đứng trƣớc các nguyên âm có độ
mở hẹp: (tuệ, huy, tuấn...). Khi âm đệm u đứng sau phụ âm k thì k sẽ biến thành
qu (quyêt, quy, quyền, quân...)
- Âm đệm là âm tròn môi, sẽ không đứng trƣớc các nguyên âm tròn môi o,
ô, u nữa.
- Khi phát âm, không đƣợc dừng lâu ở âm đệm, mà phải chuyển qua âm
chính ngay (Thủ...y = thủy; Hƣ... ơng = hƣơng)
Âm chính (Âm chính, đỉnh âm)
Âm chính là thành phần thứ ba của âm tiết. Là phần quyết định âm sắc chủ
yếu của âm tiết. Bao giờ cũng là một nguyên âm. Nguyên âm là hạt nhân chính
của âm tiết trong tiếng Việt, nó có cƣờng độ lớn nhất (độ vang của từ) và là đỉnh
của âm tiết. Nguyên âm là những âm phát ra âm thanh, không nhờ tới một âm
nào khác, làn hơi từ phổi ra qua thanh đới mở - đóng tạo cao độ của âm thanh,
hình dạng các khoang họng và khoang miệng khác nhau, do hoạt động của lƣỡi
và hàm dƣới, sẽ tạo ra các nguyên âm khác nhau, trong cuốn Ngữ Âm Tiếng Việt
của Đoàn Thiện Thuật cho biết: “Độ mở của miệng, độ nâng của lƣỡi cho biết
thể tích của hộp cộng hƣởng. Căn cứ vào độ mở (hoặc độ nâng) khác nhau mà ta
có các nguyên âm khác: nguyên âm rộng (hoặc cao) nhƣ a, e; nguyên âm hẹp
(hoặc thấp) nhƣ i, u”. [41, tr.32].
Tiếng Việt có 11 nguyên âm: A, ă, â, e, ê, i /y, o, ô, ơ, u, ƣ. Có hai loại
nguyên âm chính:
- Nguyên âm đơn: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ƣ, e, ê, i/y.
- Nguyên âm phức: ia (iê), ƣa (ƣơ), ua (uô), uya, ƣơi, oai...
* Dựa trên vị trí của lƣỡi có các loại:
+ Nguyên âm hàng trƣớc (lƣỡi đƣa ra trƣớc, âm sắc sáng, bổng, môi bẹt) :
e, ê, i/y, iê (ia).
36
+ Nguyên âm hàng giữa (lƣỡi nằm ở giữa, âm sắc trung hoà, môi không
bẹt, không tròn) : a (ă), ơ (â), ƣ, ƣơ (ua).
+ Nguyên âm hàng sau (lƣỡi rụt về sau, âm sắc tối, trầm, môi tròn): o, ô, u,
uô (ua).
* Dựa trên độ mở của miệng có 4 loại :
+ Nguyên âm rộng : e, a, o (âm lƣợng lớn)
+ Nguyên âm vừa : ê, ơ, ô (âm lƣợng vừa)
+ Nguyên âm hẹp : i, ƣ, u (âm lƣợng nhỏ)
+ Nguyên âm hẹp mở vừa: iê, ƣơ, uô (âm lƣợng nhỏ và lớn dần đến vừa)
Ghi chú :
- ă là âm ngắn của a.
- â là âm ngắn của ơ
- o và ô đôi lúc có dạng âm dài là : oo, ôô (xoong, bôông) ia, ua, ƣa là âm
phức không có âm cuối (chia, chua, chƣa...).
Âm chính cùng với thanh điệu là hai yếu tố cơ bản, là trục chính của âm
tiết tiếng Việt. Trƣờng hợp bị lẫn lộn âm chính và thanh điệu chỉ xảy ra với
ngƣời nói tiếng địa phƣơng (những = nhửng; tôi = tui; nắng = néng…).
Từ những đặc điểm này phải biết vận dụng kỹ thuật, cùng với luyện tập
phát âm để “nhả chữ” sao cho các nguyên âm không bị biến dạng, vừa đảm bảo
yêu cầu vang, sáng, tròn của âm thanh, vừa đảm bảo rõ lời, rõ nghĩa.
Âm cuối (kết từ - đóng, khép từ):
Âm cuối là thành phần thứ tƣ, có nhiệm vụ kết thúc âm tiết. Vị trí âm cuối
trong tiếng Việt phổ thông do các bán nguyên âm và phụ âm đảm nhiệm (biết,
bao, tay, ca, hợp, khách...).
* Bán âm cuối có 2 loại :
- Bán âm cuối bẹt miệng (lƣỡi đƣa ra trƣớc) đƣợc ghi bằng i hoặc y :
+ Đƣợc ghi bằng y sau các nguyên âm ngắn ă, â : ăy, uây
37
+ Đƣợc ghi bằng i sau tất cả các nguyên âm còn lại mà không bẹt miệng
(tức là bán âm i không đi sau các nguyên âm hàng trƣớc, bẹt miệng): ai ơi, ƣi,
ƣơi (ai # ay) oi, ôi, ui, uôi.
Chú ý: phân biệt i và y nhƣ tai và tay; lai và lay.
- Bán âm cuối tròn môi (lƣỡi rụt vào trong) đƣợc ghi bằng u hoặc o:
+ Không đi sau các nguyên âm hàng sau (tròn môi)
+ Đƣợc ghi bằng u sau các âm ngắn: âu, au
+ Đƣợc ghi bằng u sau các âm vừa và âm hẹp: ƣu, ƣơu, êu, iu, iêu (yêu)
+ Đƣợc ghi bằng o sau các âm rộng a, e = ao, eo (ao # ău)
* Phụ âm cuối gồm 8 âm, chia làm 4 cặp nhƣ sau:
- Phụ âm môi: m - p (đóng tiếng bằng hai môi): làm đẹp, rập rạp ...
- Phụ âm đầu lƣỡi: n - t (đóng lƣỡi lên chân răng): ban hát, sền sệt…
- Phụ âm mặt lƣỡi: nh - ch (đóng mặt lƣỡi lên vòm miệng): chênh chếch,
rách, rình…
- Phụ âm cuống lƣỡi: ng - c (đóng cuống lƣỡi lên vòm mềm): vang, dốc,
vằng vặc ...
Lƣu ý : khi ng - c đi sau các nguyên âm hàng sau o - ô - u, thì không chỉ
phải đóng cuống lƣỡi, mà còn phải đóng ngay cả 2 môi (phải khép miệng làm
cho 2 má hơi phồng lên để tạo khoảng vang trong miệng. Ví dụ: Ngọc, ngốc,
ngục, cốc, cọc, cúc... )
Ghi chú :
-) Các phụ âm cuối p, t, ch, c chỉ đi với thanh sắc hoặc nặng, làm cho vần
phải đọc dứt sớm hơn các vần đóng cùng loại, thƣờng gọi các vần đó là vần chết
(tử vận). Ví dụ: Hộp, tắt, chếch, phúc...
-) Khi vần có các âm cuối, thì âm chính ít nhiều bị ảnh hƣởng - nó làm cho
độ mở của miệng giảm bớt, ngắn lại: vẫn, nắng, khốc...
-) Các vần có âm cuối là phụ âm gọi là vần đóng: Ngắn, dứt, âm...
38
-) Các vần không có âm cuối gọi là vần mở: Châu, da, hƣơu, cô, nơ…
c) Thanh điệu:
Thanh điệu là thành phần thứ năm, có chức năng phân biệt các âm tiết.
Tiếng Việt phổ thông có 6 thanh: thanh ngang (thanh không dấu), thanh
huyền(`), thanh sắc ('), thanh hỏi (?), thanh ngã (~) và thanh nặng (.). Trên chữ
viết chỉ thể hiện 5 thanh bằng 5 dấu giọng: Huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Thanh
điệu tác động lên toàn bộ âm vị và có ý nghĩa độc lập nội dung thông tin của từ.
Trong cùng một từ khi (từ biểu thị thời gian, hay thái độ) thêm dấu huyền thành
khì (cƣời khì), thay dấu hỏi thành khỉ (con khỉ, trò khỉ).
Thanh điệu là yếu tố thay đổi cao độ của âm tiết. Nó ảnh hƣởng lên toàn
bộ âm tiết, khi viết nó đƣợc ghi trên hoặc dƣới âm chính là nguyên âm đơn. Gặp
nguyên âm phức không kèm theo âm cuối thì nó đƣợc ghi trên yếu tố đầu của
nguyên âm phức (chúa, chìa, chừa...). Nếu nguyên âm phức có kèm theo phụ âm
cuối thì thƣờng ghi thanh điệu trên yếu tố thứ 2 của âm phức đó (luống tuổi,
tiếng, chuồng, thiếu, muỗng...)
* Phân loại thanh điệu dựa trên âm vực:
Vì thanh điệu có chức năng làm thay đổi cao độ của âm tiết, giúp làm khu
biệt các âm tiết vì vậy có thể phân chia theo độ cao, thấp gọi là âm vực. Thanh
điệu chia thành 2 âm vực cao thấp, lấy thanh ngang (không dấu) làm trục giữa:
- Âm vực trung: thanh ngang.
- Âm vực cao trên thanh ngang: thanh sắc và thanh ngã.
- Âm vực thấp dƣới thanh ngang: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.
Có thể diễn đạt bằng âm nhạc:
39
Dựa trên độ cao của thanh điệu có thể chia 6 thanh tiếng Việt ra làm hai,
lấy thanh không dấu làm trục. Hoặc chia thành 2 loại âm điệu bằng và trắc:
- Âm điệu bằng: thang ngang, thanh huyền.
- Âm điệu trắc: (không bằng phẳng).
+ Có đối hƣớng (gãy): thanh ngã, thanh hỏi.
+ Không đối hƣớng : thanh sắc, thanh nặng.
Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của thanh điệu trong ca hát truyền
thống, tác giả Hoàng Kiều viết: “Thanh điệu tiếng Việt quyết định đến giai điệu
cao độ, sự uốn lƣợn của âm. Tuy nhiên, thanh điệu phải thông qua thơ (lục bát
và song thất lục bát...) để tiến vào nhạc với những quy luật nhƣ thanh, vần, niêm
luật v.v...”[22, tr.7].
Ngoài yếu tố thay đổi cao độ, giai điệu, sự uốn lƣợn của thanh điệu còn
yếu tố tƣợng hình, tƣợng thanh nhƣ: khệnh khạng, khuệnh khoạng, luễnh loãng,
loảng xoảng, uỳnh uỵch, uỳnh oàng, đùng đoàng, ộp oạp, loạt xoạt, leng keng,
công cốc... Trong Tuồng mô tả tiếng trống chiến bằng các từ: tang, thùng, rụp,
cắc. Trong nghệ thuật Ca trù thƣờng gọi nôm na nghệ thuật này là tom, chát.
Tác giả Hoàng Kiều viết: “Trong 6 thanh tiếng Việt của ta lại chia làm
hai nhóm gọi là thanh bằng và thanh trắc… có một quy tắc chặt chẽ và độc đáo
khác thƣờng so với các nƣớc trên thế giới. Vì vậy, nó ảnh hƣởng rất lớn đến cấu
trúc, phân câu, trọng âm và âm kết của câu nhạc và bài hát…, vì trong nhạc cổ
truyền của ta là từ thơ mà phổ nhạc.” [22, tr.15]. Và “Thể văn hát nói (của Ca
trù) cùng với lục bát và song thất lục bát là những văn thể riêng của nƣớc ta”
[22, tr.229].
Thanh điệu tác động mạnh mẽ không chỉ tới sự hoàn thiện tiếng Việt, mà
còn tác động tới các hình thức văn thể độc đáo, cùng các dòng ca hát truyền
thống thuần Việt cũng nhƣ các dòng ca hát đƣơng đại.
40
Ngoài các yếu tố cấu tạo âm thanh đặc biệt của tiếng Việt nhƣ âm đầu, âm
đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu thì trong tiếng Việt còn một đặc điểm nữa là
hầu hết âm vị, âm tiết đều có nghĩa nhƣ một từ - từ đơn nhƣ trên đã nói. Chính vì
vậy trong dân gian nói tới đơn vị tiếng hay tiếng một, hát rõ tiếng hay hát rõ
tiếng một.
Trong Vũ Trung Tùy bút Phạm Đình Hổ viết: “Âm hƣởng tiếng nói nƣớc
ta khác với nƣớc Trung Hoa, song cung đàn ta có những tiếng: tính, tịnh, tình,
tinh, tung, tang; giọng kèn có những tiếng: ti, um, bo, tịch, tót, tò, le, đại lƣợc
cũng đƣợc cả 7 thanh (cung thƣơng giốc chủy vũ cộng biến cung, biến chủy
tƣơng ứng với c, d, (e), f, g, l, (b), c). Xem vậy ta thấy tiếng nói có ảnh hƣởng sâu
sắc nhƣ thế nào tới âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng.” [19, tr.48].
1.2 Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống
Ngƣời Việt có ngôn ngữ riêng, có truyền thống ca hát riêng. Cùng với sự
phát triển của nền văn minh lúa nƣớc, ngƣời Việt đã sáng tạo ra nhiều hình thức
ca hát từ: Nói (kể vè, kể chuyện, nói thơ, đồng dao) ngâm, vịnh, ru, hò, hát nói
đến hát (hát Chèo, hát Xẩm, hát Ca Trù, Ca Huế, hát Tuồng, hát dân ca (Quan
Họ, hát Xoan, hát Trống quân, Cò Lả), Lý, Bài Chòi... Tiếng Việt không chỉ nắm
giữ vai trò thông tin, giao lƣu, chuyển tải nội dung giao tiếp của ngôn ngữ tới đối
tƣợng hay bản thân, mà còn đóng vai trò thúc đẩy sáng tạo trong âm nhạc. Nếu
đem xếp các hình thức ca hát dân gian theo một trình tự từ nói đến hát chúng ta
thấy rõ điều đó. Ví dụ câu ca dao:
“ Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng…”
Cho câu ca dao này vang lên dƣới dạng đọc (nói) thông thƣờng, rồi cho
vang lên dƣới dạng đọc có cách điệu, sau đó cho vang lên với làn điệu Cò Lả sẽ
thấy những thay đổi:
- Nguyên âm mở rộng dần
41
- Ở cách đọc 2 có cách điệu, thấy rõ tuyến lƣợn sóng của các âm thanh gợi
lên một cảm xúc của cấu trúc âm nhạc sơ khai.
- Ở cách 3 vang lên với điệu Cò Lả, ngôn ngữ đã có sự tham gia tích cực
vào cấu trúc câu hát. Ngoài việc các nguyên âm đƣợc mở rộng tạo ra trƣờng độ
của giai điệu, thì 6 thanh có vai trò tác động quyết định tạo nên hình tƣợng âm
thanh của câu hát.
Cò Lả (dân ca Bắc Bộ)
Trong ca hát truyền thống, mỗi bộ môn nghệ thuật lại có những ứng xử
ngôn ngữ tiếng Việt mang tính tƣ duy và thẩm mỹ độc lập riêng. Và cũng chính
từ những nét riêng biệt đó mà ta thấy rõ sự khác biệt từ phong cách, quy mô, cấu
trúc và cả bản sắc văn hoá của mỗi bộ môn nghệ thuật.
1.2.1 Kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong dân
gian:
a) Luyện nói - Trò chơi dân gian:
Để phát âm chuẩn, trong dân gian có nhiều hình thức luyện nói, luyện phát
âm đƣợc coi là mẫu mực vẫn lƣu truyền trong đời sống hiện nay dƣới các trò
chơi giải trí nhƣ: Đẻ chữ, Nói lái, hay nói nhanh những từ khó, các trò chơi trẻ
em nhƣ: Thả đỉa ba ba, Tập tầm vông, Rồng rắn lên mây, Nu na nu nống, hay
chơi Chuyền... Mỗi trò chơi đều mang một thông điệp riêng về ngôn ngữ mẹ đẻ,
giúp cho ngƣời chơi:
- Chữa tật nói ngọng, phát âm lẫn lộn giữa hai phụ âm đầu l và n. Tật nói
ngọng này thƣờng gặp ở một số địa phƣơng đồng bằng Bắc bộ và ngoại thành Hà
Nội. Ví dụ: Trò chơi Nu na nu nống. Trong trò chơi này nhấn mạnh đến các từ
42
làm bộ máy phát âm phải luôn thay đổi vị trí với các âm vị có cấu tạo âm chính
đóng, mở liên tục. Tách các nguyên âm chính ra và xếp thành một dãy theo tuần
tự của câu Đồng dao ta thấy:
“Nu na nu nống (u a u ô)
Cái cống nằm trong (a ô ằ o)
Con ong nằm ngoài (o o ằ à)…”
Các nguyên âm tròn môi (u, o, ô) đan xen với các nguyên âm mở (a) giúp
ngƣời chơi và luyện phát âm có ý thức hơn về các vị trí âm thanh của các nguyên
âm chính, đỉnh của chữ (lƣu ý: ô, ơ, ă, â đều là các nguyên âm ngắn của các
nguyên âm o và a, song vị trí phát âm, vị trí vang và màu sắc khác nhau).
+ Luyện câu Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch,… Phụ âm đầu N giúp cho
những ai nói ngọng, phát âm lẫn lộn giữa hai phụ âm đầu L và N. Nguyên âm
ngắn tròn môi ô khép lại ở nguyên âm i (kết mở), phụ âm đơn c và phụ âm kép
ch buộc ngƣời nói phải vận dụng các vị trí phát âm khác nhau. Vế một Nồi đồng
nấu ốc, lƣỡi thả mềm. Vế hai nồi đất nấu ếch lƣỡi đặt lên ngạc cứng (đất) và
răng (ếch). Ngƣời nói hay bị nhầm lẫn giữa hai cặp đối âm của 2 vế đồng > đất;
ốc> ếch
- Luyện các từ khó : Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch, Buổi trƣa ăn bƣởi
chua… Hai cụm từ tƣởng rất gần nhau về cấu trúc, nhƣng lại rất khác nhau về
nghĩa và cấu âm. Sau phụ âm kêu đầu B bán nguyên âm ƣ và u đã đẩy hai cặp
nguyên âm đôi ôi trong buổi và ơi trong bƣởi ra 2 vị trí âm thanh khác nhau.
Buổi bị đẩy vào phía trong còn bƣởi bị đẩy ra phía cửa miệng và trầm xuống vì
dấu thanh hỏi. Và ngƣời phát âm câu này gặp khó khăn ở 2 cụm từ đối lập:
Buổi>bƣởi. Trƣa>chua (chú ý: 2 phụ âm kép tr và ch phát âm nhƣ nhau theo
ngữ âm phổ thông).
- Luyện nhịp điệu: Trò chơi “Chi chi chành chành”
“Chi chi chành chành
43
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trƣơng
Ba vƣơng ngũ đế
Cấp kế đi tìm
Ù à ù ập.”
Kết thúc trò chơi “Chi chi chành chành”, trò chơi dùng lối nói vần 4 chữ,
xuất hiện hai nguyên âm u và a kéo dài. U tròn môi, a mở rộng. Cả hai nguyên
âm bị hạ độ cao bằng dấu huyền (thanh huyền). Ù à ù (kéo dài tự do) kết thúc là
từ ập (từ đóng). Cấu trúc của trò chơi này giúp ngƣời chơi có ý thức về vị trí của
các nguyên âm tròn môi và mở.
- Luyện các cụm từ điệp: Chơi Chuyền, nhằm luyện phát âm tiếng Việt
bằng các cụm từ điệp:
“Chuyền chuyền một
Một một đôi.
Chuyền chuyền hai
Hai hai đôi...”
Cấu trúc ngữ âm phụ âm tr hoặc ch (chuyển, truyền...). Th (thuyền,
thuyên..) các bán nguyên âm u, y, nguyên âm ê (e ngắn) phụ âm n. Cấu âm vần
uyền là một tổ hợp âm tố khó phát âm trong tiếng Việt, nhƣ các tổ hợp uỷu (khúc
khuỷu), oanh (loanh quanh)... Từ chuyền có cấu trúc tƣơng đối phức tạp về mặt
cấu âm và độ dài về trƣờng độ. Từ phụ âm kép ch hay tr hay th chuyển qua các
bán nguyên âm u (tròn môi), y (âm mũi), đến đỉnh chữ ê (nguyên âm e ngắn)
khép lại bằng phụ âm kêu n. Cao độ của âm vị chuyền hoặc thuyền bị hạ thấp bởi
thanh huyền. Khi phát âm, môi tròn lại, lƣỡi hạ thấp, làn hơi đẩy mạnh ra phía
ngoài, lƣỡi đƣa lên sát ngạc cứng.
- Luyện đóng, mở chữ giúp:
+ Có ý thức về vị trí âm thanh của các nguyên âm (đỉnh của chữ - yếu tố
44
tạo vang của chữ)
+ Có ý thức về các phụ âm (âm đầu và âm cuối của từ - từ khép).
b) Rao hàng:
Với Rao hàng, những ngƣời bán hàng rong nhiều thế kỷ qua đã sáng tạo
nhiều hình thức độc đáo, gây ấn tƣợng và có sức thu hút sự chú ý nhƣ: Phớ; Tào
phớ; Mỳ nóng đây; Khoá ơ; Bánh khúc đây; Nhôm nát, đồng nát, sắt vụn bán
đây… Từ ngữ đƣợc sử dụng trong Rao hàng đƣợc mở rộng, đƣợc thu hẹp theo
lối kết thúc đột ngột, đôi khi còn thay đổi cả dấu giọng.
Ngƣời bán phở rong có lối rao hàng ngắn nhƣ: Phở, thanh hỏi đƣợc thay
bằng thanh không dấu: Phơ, phụ âm kép ph bật mạnh tạo âm vang lớn cho câu
rao. Đỉnh ơ kéo dài rồi mở rộng sau đó khép vuốt lên cao hơn (quãng 2) thành ớ
và kết thúc từ: Phớ
Vị trí âm thanh của nguyên âm ơ đƣợc đƣa sâu hơn vào phía trong, khẩu
hình đƣợc mở rộng. Màu sắc của nguyên âm ơ cũng vì thế mà tối đi đôi chút
nhƣng ấm và vang hơn khi nói.
Khác với chữ Phở, câu rao Tào phớ của những ngƣời bán tào phở vừa
mang tính cao độ của âm giai tự nhiên vừa mang tính trƣờng độ của lối hát kết tự
do. Ở chữ Tào phụ âm T kêu, bật mạnh tạo độ mở âm thanh cho nguyên âm a
(đỉnh âm) và mở rộng tuỳ ý nhƣ có dấu ngân tự do phía trên. Từ Tào dễ mở rộng
âm thanh vì đƣợc kết ở nguyên âm o (bán nguyên âm - kết mở). Chữ Tào kéo
dài, rồi đột ngột kết ở chữ phớ (thay thanh hỏi bằng thanh sắc: phở thành phớ).
Câu rao Tào phở gây ấn tƣợng mạnh, nghe nhiều thành quen mọi ngƣời gọi luôn
món ẩm thực này là Tào phớ.
45
Câu rao Bánh khúc đây đƣợc thay bằng Khúc đây. Khác với Tào phở. Từ
khúc là từ đóng không cho phép mở rộng đỉnh chữ ở nguyên âm u, buộc phải kết
thúc từ sớm nên phần âm thanh kéo dài dồn vào từ đây. Trƣờng độ của từ khúc
đƣợc ghi nhƣ một nốt móc đơn còn từ đây đƣợc ghi nhƣ một nốt trắng ngân tự
do.
Câu rao: Đồng nát, sắt vụn bán đi.
“… Nát, sắt vụn” cùng cao độ, các nguyên âm nằm ở vị trí đỉnh chữ, đƣợc
mở rộng và sử dụng các hộp vang vòm và mũi. Vì mục đích thu hút sự chú ý của
khách hàng, nên yếu tố rõ chữ đã bị giảm nhẹ, ba từ diễn ra cùng bậc, rền
(legato). Đặc biệt chữ Bán đƣợc uốn một đƣờng chậm từ trên cao xuống, rồi lại
lƣợn lên cao gần giống nhƣ ngƣời Quan Họ hát Láy vòng. Âm thanh của câu rao
ngân dài ở từ đi. Âm mũi của nguyên âm i kéo dài, xoáy vào tai ngƣời nghe:
* Tiếng Việt trong nghệ thuật Rao hàng của những ngƣời bán hàng rong
có những đặc điểm:
- Rao là hình thức lời nói đƣợc âm nhạc hoá. Theo cách nói của nghệ nhân
là “lồng điệu cho câu nói”. Có thể coi Rao là hình thức dân ca thô sơ, nó đứng
giữa lời nói và âm nhạc.
46
- Mặc dù phần lớn các từ đƣợc cách điệu, mở rộng song đa phần vẫn giữ
đƣợc những quy luật cấu âm cơ bản (khởi từ - mở từ - khép từ).
- Trƣờng hợp cách điệu có chủ ý thì nguyên âm của các từ trong câu Rao
không thay đổi vị trí cấu âm nguyên bản.
- Ngƣời bán hàng rong không hẳn đã có ý thức về cách phát âm các câu
rao của mình, nhƣng bằng bản năng họ đã tự tìm cho mình vị trí âm vang tốt nhất
để vừa phù hợp với thể lực, thời gian hành nghề, và mở rộng phạm vi nghe, nhận
biết của khách hàng.
c) Hát ru & Ngâm thơ:
Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc lại có ít nhất một làn điệu hát ru và
nhiều làn điệu hát nói, ngâm thơ, kể chuyện. Trong phạm vi luận án, chúng tôi
chỉ đề cập tới đặc điểm “cất thanh, nhả chữ” của một số làn điệu hát ru và ngâm
thơ phổ biến nhất của đồng bào Kinh (Châu thổ sông Hồng), và một số vùng
khác có mối liên hệ gần gũi với tiếng Việt phổ thông có cùng quan niệm hát
vang, rền, nền, nẩy.
Hát ru:
Tìm hiểu phƣơng pháp tạo vang và rền trong nghệ thuật ca hát truyền
thống, bắt đầu từ Hát ru và Ngâm thơ bởi vì ở hai loại hình này quy trình cấu âm
tiếng Việt có nhịp độ khởi từ, đỉnh từ và đóng từ diễn ra chậm nhất. Ba điệu ru
đặc trƣng của 3 vùng văn hoá dân gian Bắc, Trung, Nam:
*Hát ru Bắc Bộ:
“À ơi... À ời.
Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chƣa về
Bắt đƣợc con chép, con trê
Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn...”
47
Hát ru Bắc Bộ
*Hát ru Trung bộ:
“ À ơi......
Mẹ rằng lệch gối nghiêng chăn
Đêm trƣờng gối lạnh thiếp biết than cùng với ai...”
Hát ru Quảng Bình
*Hát ru Nam Bộ: “ Ầu ơ ớ…
(Chứ) trách ai trồng chuối dƣới bàu ơ ơ
Trái ăn, lá dập bỏ tàu bơ vơ...”
Hát ru Nam Bộ
Ba điệu ru có những khác biệt về thang âm, điệu tính, cấu trúc giai điệu.
Về cấu âm, nhịp độ triển khai, mở rộng và đóng chữ có nhiều nét giống nhau. Vì
nhịp độ đóng chữ chậm nên đỉnh âm (tức nguyên âm chính) có độ mở rộng và
tạo vang lớn hơn khi các từ mở (kết chữ bằng nguyên âm hoặc bán nguyên âm
nhƣ à ơi, ầu ơ, ví dầu, lâu, về, chợ Cầu...). Khi các từ đóng (các từ có âm cuối -
kết chữ là các phụ âm đơn hoặc kép: c, n, t, p, m, ng, nh…) thì ít nhiều âm chính
cũng bị ảnh hƣởng, nó làm cho độ mở của miệng giảm bớt, ngắn lại, các từ (vần)
đó phải dứt sớm hơn, nên phải chú ý độ mở của nguyên âm trong các từ có âm
kết đóng. Ví dụ: “…Mẹ rằng lệch gối, nghiêng chăn…”, “…Mẹ mày đi cấy
48
ruộng sâu chƣa về…”, “bắt đƣợc con chép con trê”, “…ngủ cho ngoan…”. Từ
ngoan đƣợc khởi đầu bằng phụ âm kép ng, nguyên âm o làm âm đệm kéo
nguyên âm a vào nửa lƣỡi phía trong, khi hơi đẩy thoát ra ngoài khẩu hình mở
tạo âm a, trung tâm chữ rồi khép lại ở phụ âm n để khẳng định âm vị và thành từ
có nghĩa: ngoan. Vì chữ ngoan khi hát ru có diễn biến dàn trải, nhịp độ chậm và
ở độ cao thích hợp với thanh ngang nên ta có thể nhận thấy rõ màu sắc sáng của
nguyên âm a (âm chính - a đƣợc ƣu tiên hơn).
Ngâm thơ .
Việt Nam có nhiều kiểu ngâm thơ khác nhau nhƣ Xa mạc, Bồng mạc, Lẩy
Kiều, Nói hay kể thơ Bạc Liêu, ngâm thơ mới... Trong sân khấu truyền thống nhƣ
Chèo có nhiều dạng ngâm nhƣ: nói vỉa, ngâm vịnh, trong hát Quan họ Bắc Ninh
có bỉ (bỉ tựa nhƣ vỉa của Chèo)... Có thể gọi chung là Ngâm. Ngâm đƣợc chuyên
nghiệp hoá và đƣợc sử dụng trong nhiều hình thức diễn xƣớng, kịch hát. Ngâm
có cung bậc, có vui, buồn tức có giai điệu, nhƣng tự do không nhịp. Dựa trên
giọng hoặc điệu định sẵn. Giọng ngâm ngân nga lên xuống theo nhịp, theo vần
của thơ nhƣng phải rõ chữ và lột tả đƣợc hồn thơ. Nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ
ngâm thơ đều cho rằng ngâm không chỉ đúng điệu, đúng lề lối ngắt mở, ra vào
mà phải nén hơi, nhả chữ cho gọn để không mất một từ, một chữ nào của thơ. Vì
vậy rõ chữ đƣợc đƣa lên vị trí đầu tiên cần phải quan tâm. Để rõ chữ các nghệ
nhân thƣờng đóng chữ sớm, đóng tiếng không phải làm cộc và chết chữ, bởi âm
của từ đó vẫn đƣợc ngân liền sang chữ sau tạo rền cho câu ngâm hoặc câu hát.
Có hai lối ngâm truyền thống: Ngâm Sổng và Lẩy Kiều.
*Ngâm Sổng: Có cấu trúc quãng rộng, thƣờng sau một vài nốt bình ổn lấy đà,
giai điệu đột ngột nhẩy lên quãng 8 ngân dài rồi đổ xuống:
“ Mình về mình có nhớ chăng ?
Ta về ta nhớ hàm răng mình cƣời...”
49
Ngâm sổng đòi hỏi phải vang, rền, liền mạch, liền hơi. Khi cất thanh nhả
chữ không đƣợc kéo dài quá trình tạo âm, không đƣợc dừng lâu ở nguyên âm
chính, trừ những từ có cấu âm mở. Chữ mình có thể nhanh, chậm tuỳ theo sở
thích của ngƣời ngâm nhƣng không đƣợc dừng ở nguyên âm i để tạo vang mà
phải đóng chữ và lấy phần ngân ở đuôi chữ làm chính. Nếu nguyên âm i mở theo
cách hát của hát Mới sẽ nghe rõ quá trình tạo âm (khởi từ - mở từ - kết từ:
m.ì...ình), từ hộp vang vòm miệng chuyển sang hộp vang mũi đóng chữ. Cách
hát này không chỉ khiến màu âm thay đổi mà không rõ chữ, rõ lời. Chữ mình (là
từ có âm cuối là phụ âm - từ đóng) theo cách ngâm, cách hát truyền thống, phải
đóng ngay sau khi khởi thanh, hay nói cách khác quá trình tạo âm phải đƣợc
đồng thời diễn ra nhƣ đã nêu ở trên.
Ngâm là ngân nga gần với hát, không phải là nói. Các chữ đƣợc mở rộng
hơn để có vang và rền, sau khi chữ đã đƣợc khẳng định. Nhƣ vậy chữ mình sau
khi đóng âm đƣợc đẩy lên mũi, vẫn nghe thấy âm hƣởng của nguyên âm i nhƣng
không hoàn toàn là nó nữa. Để tạo vang và tránh bẹt cho từ, các nghệ nhân đã sử
dụng lối pha trộn thêm âm thanh cộng hƣởng của hộp vang trán và hộp vang sọ.
Phƣơng pháp này không chỉ áp dụng cho các từ đóng, mà cho cả các từ mở. Ở
cuối câu 1(câu 6-6/8) câu hát Sổng, nguyên âm a có độ mở rộng nhất, chữ ta
phải đóng bằng cách thu dần khẩu hình và biến dạng thành âm ƣ. Cách thay đổi
vị trí vang tạo ra sự đối lập nhằm làm rõ chữ ta. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy với chữ
nhớ ở cuối vế thứ nhất của câu hai. Chữ nhớ đƣợc ngâm từ nhớ, rồi kéo cao lên
quãng 3 cùng thanh sắc để khẳng định chữ nhớ, nguyên âm ơ cuộn vào trong và
đƣa lên hộp vang mũi.
50
* Lẩy Kiều:
Lẩy Kiều
Lẩy Kiều có lối nhả chữ thủng thẳng, nhấn vào từng từ, trải rộng với giai
điệu bình ổn, hài hoà, không đột biến nhƣ ngâm Sổng. Vì đòi hỏi của Lẩy Kiều
nhƣ vậy nên khi cất thanh nhả chữ, phụ âm đầu phải bật mạnh, không đƣợc thô,
kết hợp đóng chữ, nhả chữ nhịp nhàng. Mỗi từ trong Lẩy Kiều đều độc lập, tròn
trịa, chúng xâu chuỗi vào nhau bằng âm vang đuôi chữ.
Tìm hiểu phƣơng thức cất thanh và nhả chữ trong một số làn điệu hát ru và
ngâm thơ có những đặc điểm:
- Quy trình tạo âm tiếng Việt: khởi - mở rộng âm giữa - kết từ (chú trọng
đến khép chữ, đóng từ).
- Cách vận dụng linh hoạt âm khu vang cho các từ có cấu trúc mở (ta, về,
nhớ...)
- Với từ khép, độ vang nằm ở sau chữ hay nói cách khác là dƣ âm của từ
sau khi khép(…Mình về… mình (ƣ ƣng) cƣời (i)…)
- Đổi nguyên âm hoặc đổi vị trí vang tạo tƣơng phản nhằm làm rõ từ (ta:
âm a thu dần khẩu hình biến dạng thành âm ƣ).
- Lối nhả chữ nhấn nhá vào từng từ. Ngoài ý đồ nghệ thuật và thẩm mỹ, nó
còn làm rõ từ giúp ngâm “ từ nào ra từ nấy”.
d) Dân ca:
Dân ca Việt nam (hát Xoan, hát Ghẹo, hát Quan Họ, hát Dặm, hát Ví, Hò,
Lý...) phong phú. Vừa nhiều về số lƣợng, vừa đa dạng về ngôn ngữ và phong
cách thể hiện.
51
Những yếu tố tạo nên màu sắc vùng miền nhƣ yếu tố địa lý, phƣơng ngữ,
thói quen cấu tạo từ hay sự biến dạng của thanh điệu đã có nhiều nghiên cứu đề
cập đến, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến vai trò và ảnh hƣởng của thanh điệu
trong một số làn điệu dân ca Việt Nam không chỉ đem đến màu sắc riêng cho dân
ca địa phƣơng ở ca từ, cấu trúc âm nhạc và ở một chừng mực nào đó, có tính
khác biệt trong cất thanh, nhả chữ của nghệ thuật ca hát truyền thống.
Cùng một câu ca dao, Quan Họ có hai làn điệu khác nhau :
“Xe chỉ luồn kim
Thêu khăn nhiễu tím gửi sang cho tình...”
Bản phổ 1:
Dân ca Quan Họ Bắc Ninh
Bản phổ 2:
Dân ca Quan Họ Bắc Ninh
Hai làn điệu mặc dầu có cấu trúc giai điệu khác hẳn nhau, nhƣng thống
nhất trong ngôn ngữ biểu hiện, cùng một phƣơng ngữ Bắc Ninh. Nhƣng trong
bài Xe chỉ luồn kim của hát Ghẹo Phú Thọ lại khác: “...Xe mà chí xe, ố tình mà là
xe chí...”
Dân ca Phú Thọ
Ngƣời Phú Thọ ở Việt Trì, phát âm tiếng Việt không có thanh hỏi gần nhƣ
ngƣời vùng Quốc Oai, Sơn Tây. Thanh hỏi đổi thành thanh sắc
52
Qua đó, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ và âm nhạc dân tộc học cho rằng
ca dao là tài sản chung, ít mang tính vùng miền. Nhƣng khi ca dao trở thành dân
ca nó mang đậm dấu ấn địa phƣơng. Cùng câu ca dao:
“Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng sáo bay.”
Câu ca dao này trở thành điệu Lý con sáo thì lƣu truyền tới 6, 7 dị bản, từ
Lý con sáo Nam bộ, Lý con sáo Gò Công, Lý con sáo Huế, Lý con sáo Quan Họ
Bắc Ninh, Lý con sáo hát ghẹo Phú Thọ...
Câu ca dao nói về con sáo hầu nhƣ đƣợc giữ nguyên khi trở thành câu hát
Lý con sáo kể cả tên gọi, nhƣng cấu trúc âm nhạc của chúng không giống nhau,
chúng không phải là những phiên bản mà là những bản phổ độc lập. Cấu trúc
giai điệu, nhịp điệu của mỗi dị bản phản ánh rõ cảm xúc, thẩm mỹ, nếp sống, văn
hoá của từng vùng. Yếu tố vùng miền còn đƣợc nhân lên nhiều lần khi có sự
tham gia của thanh điệu, sử dụng từ đệm, từ láy (hƣ tự), và đặc biệt trong cách
phát âm cùng một số yếu tố nghệ thuật bổ sung khác nhƣ luyến, láy, rung, nhấn...
Phƣơng pháp mở âm (tạo vang), xử lý vị trí, phối hợp các âm khu vang trở
thành điểm nhấn có tính thẩm mỹ âm thanh rõ nét ở nhiều loại hình, nhiều vùng
dân ca. Ví dụ: Chữ ơ đƣợc sử dụng ở 3 tình huống khác nhau, trong 3 làn điệu
dân ca khác nhau và đƣợc đặt ở một độ cao tƣơng tự:
- Ơ trong hát Ví đồng bằng Bắc Bộ: “Ơ này anh cả anh Hai đấy ơ hời...”
Hát Ví Bắc Bộ
- Ơ trong Hò Mái nhì Trị Thiên Huế: “Ơ ơ ớ ờ ơ ơ ờ ơ ớ...”
53
Hò Mái Nhì (Huế)
- Ơ trong Hò Đồng Tháp: “Ơ ơ ớ ơ ơ ơ ơ ớ...”
Hò Đồng Tháp
Hát Ví đồng bằng Bắc Bộ, nguyên âm ơ thoát ra ngoài cửa miệng, vị trí
âm thanh đặt ra nửa phần ngoài lƣỡi, khiến cho màu sắc của ơ sáng và gọn hơn.
Để vang xa, toàn bộ câu hát đầu đƣợc đặt ở âm khu cao, hát thẳng, không rung
(non vibrato), để mềm chữ dùng láy ở chữ đấy ơ .
Hò Mái Đẩy (Hò Mái Nhì Trị Thiên Huế) khác với màu sáng của âm ơ
trong hát Ví đồng bằng Bắc Bộ, âm ơ của hò Mái Đẩy cảm giác trầm và ấm hơn
do vị trí âm thanh đặt ở phần giữa lƣỡi và ngạc cứng, pha chút chua của khoang
mũi. Hơi đẩy nhẹ rồi mạnh dần liền mạch, rền. Âm ơ cuối kìm hơi vuốt nhỏ, tạo
cảm giác xa vời, luyến tiếc. Chuỗi âm ơ của Hò Huế rõ nét hơn ở lối rung chậm
âm ơ thứ 2 và thứ 5.
Hò Đồng Tháp cũng chuỗi nguyên âm ơ nhƣ Hò mái Đẩy Trị thiên Huế,
song do cách xử lý âm thanh khi hò có đôi chút khác nên Hò Đồng Tháp mang
mầu sắc đặc biệt của miệt sông nƣớc Nam bộ. Câu hò mở âm ngay vào âm ơ
giống nhƣ cách mở âm của hát Ví (Hò mái Nhì kéo từ quãng 2 lên). Ngƣời hò
phải tập kỹ để có thể bật nhẹ khiến âm ơ đầu bật ra nhẹ nhàng, sau đó nén hơi và
giữ cho âm thanh thẳng, không rung. Âm ơ thứ 5 và thứ 7, vị trí âm thanh của
nguyên âm ơ đƣợc đƣa vào trong, và rung nhẹ. Sau đó trở lại vị trí ban đầu
không rung, âm ơ kết thúc đẩy lên khoang mũi, có màu sắc giả thanh (dân gian
gọi là giọng óc).
54
Những ví dụ trên cho thấy cách hát (kỹ thuật hát), cách xử lý tiếng Việt
trong kho tàng nghệ thuật ca hát truyền thống, là những yếu tố góp phần tạo nên
bản sắc văn hoá dân tộc.
Âm thanh tiếng Việt đa dạng nhờ các yếu tố cấu âm, tạo từ nhƣ cao độ,
trƣờng độ và sắc độ. Mặc dù đơn âm tiết đòi hỏi chữ nào ra chữ nấy, rõ tiếng
một, không thuận lợi cho việc mở rộng âm thanh song trong ca hát truyền thống,
trong dân ca các vùng miền ta thấy tiếng Việt đƣợc xử lý một cách trân trọng, tế
nhị, khôn khéo và đầy tính nghệ thuật. Ví dụ: chữ Tây trong điệu Lý Chiều chiều
dân ca Nam Bộ:
“Chiều chiều ra đứng
Tây lầu tây, tây lầu tây
Thấy cô (tang tình) gánh nƣớc
Tƣới cây tƣới cây ngô đồng...”
Chữ Tây trong điệu Lý Chiều Chiều đƣợc điệp 4 lần, mỗi lần ở một độ cao
khác nhau. Chữ Tây có cấu âm:
- Khởi âm - T (phụ âm)
- Âm giữa (đỉnh âm) - â (nguyên âm ngắn)
- Kết âm - y (bán nguyên âm)
T là phụ âm vô thanh, khi khởi âm lƣỡi đƣa lên ngạc cứng sát chân răng
phía trên. Nguyên âm â ở vị trí trung tâm, đỉnh âm (nguyên âm chính), khép từ
55
bằng nguyên âm y (bán nguyên âm). Hình thức cấu âm này không cho phép lạm
dụng kéo dài và mở rộng nguyên âm chính. Từ những đặc tính cấu âm trên, chữ
Tây trong bài đƣợc xử lý: Chữ Tây đầu có màu sáng và rung, vị trí âm thanh
đƣợc đƣa ra phía ngoài vòm miệng. Lặp lại lần hai, nhƣng thấp hơn, màu sắc chữ
Tây hơi tối đi và không rung. Lặp lại lần ba, cũng kỹ thuật hát thẳng, nhƣng có
cƣờng độ và độ vang lớn hơn. Lần thứ tƣ, chữ Tây ở cuối câu cao hơn chữ Tây
đầu, mầu âm sáng, kết thúc chữ cùng với kết câu vuốt nhỏ dần. Vậy là, 4 chữ
Tây đƣợc xử lý khác nhau.
Ví dụ khác Hát Trách dân ca Nam Trung Bộ:
“Nhớ ai, ai nhớ, nhớ ai
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
Nhớ ai lòng những bồi hồi
Nhƣ đứng đống lửa, nhƣ ngồi đống than..."
Đó là cách xử lý tinh tế, giàu tính nghệ thuật thƣờng gặp trong dân ca
cũng nhƣ trong các dòng ca hát truyền thống khác. Những nghệ nhân, nghệ sĩ hát
Chèo, Ca Trù, hát Bội, hát Dân ca, hát Xẩm... họ đều rất quan tâm đến nhả chữ,
hát tiếng nào ra tiếng nấy, hát tiếng trƣớc không trùng tiếng sau. Mở tiếng, đóng
tiếng khéo léo để đạt đƣợc tiêu chí “tròn vành rõ chữ”, song câu hát không nhát
gừng mà vang rền, nền nã và sang trọng.
e) Quan Họ Bắc Ninh:
Mặc dù không đƣợc xếp vào hệ thống ca hát chuyên nghiệp (ngƣời Quan
Họ không nói biểu diễn Quan Họ mà là chơi Quan họ. Mục tiêu của hát Quan Họ
không phải để mƣu sinh mà là giải trí, một thú chơi thanh tao).
Quan Họ Bắc Ninh với những giá trị nghệ thuật cao, độc đáo “không đâu
có”, phong phú, giàu về làn điệu, cấu trúc âm nhạc đặc sắc, ca từ sâu sắc giàu
hình ảnh, giàu chất nhân văn. Và đặc biệt lối hát nảy hạt đƣợc xem nhƣ nhân tố
56
quan trọng nhất đƣa Quan Họ trở thành loại hình dân ca độc đáo.
Trong bài Di sản Quan Họ còn gì để mất, tác giả Nguyễn Mạnh Hà cho
rằng: “...Dù thuộc về thú chơi, nhƣng hát Quan Họ đòi hỏi ngƣời hát phải có sự
rèn luyện tƣơng đƣơng với các thể loại chuyên nghiệp khác nhƣ Ca Trù, Hát
Văn, Chèo...” [17]
Nói tới Quan họ ngƣời ta thƣờng nhắc đến vang, rền, nền, nẩy. Song,
những đặc điểm này không chỉ là của riêng Quan Họ. Theo một số nhà nghiên
cứu cho rằng có thể hai đặc điểm quan trọng nhất là nảy và dứt góp phần làm
Quan Họ trở thành một dòng hát có tính chuyên nghiệp và độc đáo.
Cũng nhƣ nhiều dòng dân ca, ca hát truyền thống khác đều truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác bằng phƣơng thức truyền khẩu. Nhiều nghệ nhân ở
Ngang Nội, Lim, Diềm, Bịu, Vân, Sim...hát Quan Họ, tuy mỗi làng hát có đôi
chút khác nhau nhƣng thuần chất Quan Họ. Nhiều ngƣời thƣờng gọi là Quan Họ
cổ, gồm mấy điểm chính:
- Cách hát độc đáo xuất phát từ những yếu tố kỹ thuật truyền từ đời này
sang đời khác nhƣ: nảy hạt, liền hơi, dứt tiếng, bẻ chữ, lƣợn giọng, láy vòng.
- Phƣơng thức thể hiện hát đôi, nhìn vào mắt nhau mà hát. Một ngƣời hát
chính, một ngƣời hát phụ gọi là hát lồng (luồn).
- Đối tƣợng là bạn hát (không phải khán giả).
- Bẻ làn nắn điệu (yếu tố quan trọng này đã thất truyền từ hơn 50 năm nay
kể từ khi cộng đồng Quan Họ Làng không còn hoạt động. Bẻ làn nắn điệu có
nghĩa là dựa vào làn điệu đã có sáng tạo ra làn điệu mới làm cho hoàn chỉnh hơn,
tinh tế hơn).
Nảy Hạt
Nảy hạt là kỹ thuật hát độc đáo của ngƣời Quan Họ, nó là tiêu chí mang
tính phổ cập, không mang tính đơn lẻ và đã trở thành đặc trƣng của giọng hát
Quan Họ. Nó có truyền thống từ lâu đời còn lƣu truyền cho đến nay qua giọng
57
hát của các nghệ nhân cao tuổi vẫn còn sống tại các làng Quan Họ gốc nhƣ
Diềm, Vân, Ngang Nội, Lim, Bịu, Sim…
Về kỹ thuật hát của ngƣời Quan Họ, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc
Nguyễn Thụy Loan cho rằng:“…nảy hạt, hát ngắt - vốn là nét đặc biệt của lối
hát Quan Họ cổ truyền - còn lƣu giữ đƣợc ở một số nghệ nhân”.
Nảy hạt có nhiều dạng: nảy mau, nảy thƣa, đƣợc ví nhƣ hạt vừng, hạt đỗ.
Nảy hạt bao giờ cũng đi sau câu hát, nó đƣợc thay vào vị trí ngân dài trong câu
hát. Nhƣ trong câu hát Bỉ (hát Nói,Vỉa):
“Ừ đôi tay i hi bƣng lấy i hi, i i hi hơ cơi trầu...” (điệu Mời trầu)
Hát Bỉ (Quan Họ Bắc Ninh)
Ừ là âm lấy hơi, lấy đà. Hầu nhƣ câu Quan Họ nào cũng bắt đầu nhƣ vậy.
Câu đầu theo giọng Bỉ của điệu Mời trầu đƣợc ngắt làm ba: Đôi tay/…bƣng
lấy/…cơi trầu…Hạt nảy xuất hiện lần một và lần hai với nguyên âm i, nhƣng lần
hai khi dứt tiếng chuyển sang nguyên âm ơ để hợp với từ cơi có nguyên âm ơ
trung tâm chữ đồng dạng và cuối cùng sau chữ trầu hạt nảy còn xuất hiện lần
nữa với âm ƣ hƣ.
Hoặc trong câu Quan Họ cổ Đƣờng bạn Kim Loan (có nơi gọi là Kim
Lan): Này kim loan ơi ƣ hự là hự là...
Đƣờng bạn Kim Loan
Này là từ lấy hơi không nhấn mà lƣớt nhẹ để vào chữ Kim. Ngay sau chữ
ơi nửa khép, cổ họng bật thanh tạo ra tràng tiếng lăn tăn gọi là hạt sau 2 âm đƣa
58
hơi ƣ hƣ. Nảy hạt xuất hiện 2 lần ở trùm hƣ tự ƣ hƣ hừ ƣ ngay sau 2 từ chính
Kim Lan.
Quan Họ cổ hay Quan Họ truyền thống thƣờng có nhịp điệu chậm rãi đôi
khi tƣởng nhƣ không nhịp, lời chính bị chia cắt bởi các từ đệm lót. Nảy hạt góp
phần nhƣ một thành tố tạo nhịp sau câu hát. Sự xuất hiện của kỹ thuật nảy hạt
khiến câu hát trở nên sinh động.
Dứt
Dứt (ngắt) là đặc điểm, đặc trƣng thứ hai của nghệ thuật thanh nhạc Quan
Họ. Gọi là dứt vì sau nó có thể có một dấu lặng nghỉ tự do, còn ngắt vẫn nằm
liền trong mạch hơi của câu hát Quan Họ. Nghệ nhân ở Lim hay có lối hát ngắt
để nhấn vào từng chữ, thủng thẳng : “...Rằng tôi ra đứngi i hơ ơ...”:
Ra đứng đầu làng (QHBN)
Từng chữ đƣợc ngắt ra và đƣợc xâu chuỗi bằng dƣ âm và hơi nén liền câu
rồi đột ngột dứt ở cuối câu với âm đệm lót ơ. Ngƣời hát có thể dứt hẳn hơi và
nghỉ tự do. Dứt có thể đứng ngay sau nảy hạt hoặc trực tiếp ngay sau từ đệm lót
hoặc từ chính.
Hát dứt khiến câu Ngƣời ở đừng về trong Giã bạn trở nên tha thiết, kín
đáo, duyên dáng và đằm thắm hơn:
“Ngƣời về em vẫn í i ì í i/ nay có ò ó o mấy khóc nay/ớ ơ khóc thầm là/ đôi
i ơ bên là/bên song mấy vạt áo/ mà này cũng có a ƣớt đầm (hừng hừng-nảy hạt
nhẹ) ƣớt đầm nhƣ mƣa (hơ hơ- nảy hạt)...”
59
Câu hát này có 7 lần dứt và chỉ có hai lần xuất hiện nảy hạt nhẹ. Câu
Ngƣời ở đừng về hát theo lối cổ - cách hát gần gũi với biểu cảm kín đáo truyền
thống cùng những kỹ thuật mà chỉ riêng Quan Họ mới có.
Giải thích cho lý do hình thành kỹ thuật nảy hạt còn gọi là đổ hột, nhà
nghiên cứu Quan Họ Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng: “…vì thanh điệu tiếng
Việt…Kết cấu theo kiểu Phụ âm - Nguyên âm - Phụ âm, nhƣ vậy trong khi nói
bình thƣờng thì không có vấn đề gì, nhƣng khi hát do thiếu mất phần đuôi của
âm điệu nên bắt buộc phải có một số kỹ thuật làm cho đầy và tròn tiếng thì chữ
mới thật chuẩn, thật tròn. Kỹ thuật đổ hột hay nảy hạt sinh ra để làm nhiệm vụ
nhƣ vậy”.
Để hát rõ lời, ngƣời Quan Họ ngoài những chuẩn mực chung thƣờng đƣợc
áp dụng cho các dòng ca hát truyền thống khác nhƣ: tròn vành, rõ chữ, Vang
rền, nền nẩy, kỹ thuật thanh nhạc Quan Họ còn có những nét riêng nhƣ hát nảy
hạt, hát dứt tiếng, hát thủng thẳng nhấn vào từng chữ tạo điều kiện hát rõ tiếng
một. Để nhả chữ không bị cứng thƣờng kèm với luyến, láy (theo kiểu đong đƣa
chữ). Sau các từ có nguyên âm mở, khi nảy hạt, ngân và dứt thƣờng nhắc lại
đúng từ đó hoặc nhắc lại nguyên âm của từ mở nhƣ trong bài Vào chùa: “Vào
chùa chùa mở cửa i í hơ ơ hơ ơ chùa ra ì í a...”
60
Cùng với hát nảy hạt, hát dứt tiếng (ở chữ dứt tiếng, thƣờng cƣờng độ bật
thanh mạnh), hát thủng thẳng rõ tiếng một, ngƣời Quan Họ còn có khái niệm hát
liền. Liền không hẳn là rền, vì nó tạo cho câu hát có thêm chiều sâu, câu hát nhƣ
chảy từ trong ra.
1.2.2 Kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong ca hát
truyền thống chuyên nghiệp:
a) Ca Trù:
Ca trù có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ Ả Đào, hát Nhà Tơ, hát Cửa Đình,
hát Cửa Quyền, hát Nhà Trò, hát Cô Đầu, hát Ca Công. Mỗi tên gọi đều phản
ánh giá trị, vị trí xã hội và không gian diễn xƣớng riêng của bộ môn nghệ thuật
độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt này trong kho tàng âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Ca Trù ngay từ khi ra đời đã gắn liền với sinh hoạt diễn xƣớng cung đình, lễ hội,
phong tục, tín ngƣỡng, tƣ tƣởng, tập quán của ngƣời Việt.
Ca trù phát triển từ TK. XV và trở thành đỉnh cao nhất của nghệ thuật ca
hát chuyên nghiệp bác học. Nghệ thuật hát Ca Trù đƣợc đúc kết trong 8 chữ phải
đạt đƣợc và 6 chữ cần phải tránh.
* Một giọng Ca Trù phải đạt đƣợc 8 chữ:
+ Quán: Đúng phách, đúng nhịp.
+ Xuyến: Nhả chữ nào ra chữ nấy, tròn trĩnh, đầy đặn.
+ Dằn: Đƣa hơi đều đặn, nén vào phía trong, gằn tiếng đúng chỗ.
+ Thét: Cất thanh mạnh mẽ, vang và rền.
61
+ Diệu: Giữ cho tiếng hát tự nhiên bay bổng, sang trọng
+ Vợi: Cao mà trong trẻo.
+ Khuôn: Hát theo khuôn bực, uốn nắn từng tiếng, phải “dụng công lấy
tiếng gằn từ trong cổ họng, không có tiếng nào thừa ra ngoài đàn”.
+ Rẫy: Ngân nga, liền hơi, liền tiếng.
* Khi luyện hát Ca Trù cần phải tránh 6 điều:
- Lỏi: Sai nhịp phách và không ăn với tiếng đàn.
- Ngang: Sai giọng, sai cung bậc.
- Cản: Nhả chữ không đúng (ngọng).
- Chặn: Giọng xấu, lí nhí.
- Hụt: Cƣớp nhịp.
- Sa: Lõng thõng đi sau nhạc.
Cách nhả chữ của Ca Trù cho thấy một đặc điểm khá rõ về nhịp độ khởi -
mở - đóng chữ diễn ra tƣơng đối chậm và dàn trải, trong nghệ thuật ca hát cổ
truyền gọi là đai từ. Với cách nhả chữ này - đai từ, nguyên âm - trung tâm chữ
đƣợc mở rộng hơn, nên giọng hát đạt độ vang, mạnh mẽ, rền rĩ hơn.
Một số đặc điểm chính trong lối nhả chữ của Ca Trù:
- Khởi - mở - kết chữ (Phụ âm - nguyên âm - phụ âm) gần với quy luật của
nói (khép, đóng chữ)
- Câu hát rền vang, độ mở ở đuôi chữ và thƣờng đƣợc chuyển sang nguyên
âm ƣ và phụ âm kép ng (ƣ-ƣng) ngậm miệng và đƣa vào phía trong gọi là “dụng
công nén hơi lấy tiếng gằn từ trong cổ họng” (Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề).
Hoặc “ Đào nƣơng phải nén hơi rồi nhả từng chữ ƣ hƣ”. Hay còn gọi là cách hát
“ậm ự” (Trần Văn Khê).
- Thanh điệu thƣờng đi sau khi đã đóng chữ tạo ra đƣờng cong uyển
chuyển, rồi kéo từ trên xuống hoặc đẩy từ dƣới lên (Hồng Hồng, Tuyết Tuyết.
Nhớ ngày nào... chữ nào đƣợc bắt đầu từ nao rồi kéo xuống thành nào…)
62
- Sử dụng lối rung chậm tạo thanh, mở rộng giai điệu cho câu hát.
- Cƣờng độ vang thay đổi ở từng chữ tạo sắc thái to nhỏ, làm rõ sự tinh tế
trong cách xử lý nhả chữ, đẩy hơi nông sâu của Ca Trù, khiến ngƣời nghe “cảm
giác câu hát chảy ra từ nơi sâu nhất của tình cảm.”
Nghệ thuật cách điệu tiếng Việt trong Ca Trù đã khiến nó trở thành một bộ
môn nghệ thuật ca hát chuyên nghiệp, tinh tế, mang tính thẩm mỹ cao, giàu sáng
tạo, đậm đà bản sắc văn hóa riêng của ngƣời Việt.
b) Hát Chèo:
Nhiều nhà nghiên cứu Chèo cho rằng Chèo là sự kết tinh của nhiều loại
hình ca hát và diễn xƣớng dân gian nhƣ hát Cửa đình, hát Xẩm, hát Dậm, Hát
Xoan... Chèo phát triển rực rỡ và cũng chịu nhiều cách tân từ đầu TK.XX.
Với sân khấu kịch hát, giọng hát chiếm vai trò quan trọng trong nghệ thuật
diễn xƣớng. Chèo cũng vậy, tuy nhiên Chèo không lẫn với Tuồng, với Cải
Lƣơng, với Xẩm, với Quan Họ Bắc Ninh, hát Xoan, hát Ghẹo, hát Dậm… mặc
dù Chèo đã tiếp thu không ít các yếu tố, các làn điệu của Xẩm, của Ví, của nhạc
nhà chùa… Các thế hệ nghệ nhân tài năng của Chèo không chỉ giỏi nghệ thuật bẻ
làn nắn điệu mà còn giỏi nghệ thuật ca hát, hay còn gọi là “ hơi chèo”.
Nhà nghiên cứu Chèo Bùi Đức Hạnh cho rằng: “Đặc điểm thanh nhạc
trong Chèo đã góp phần tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc giai điệu Chèo
không lẫn vào bất cứ loại hình ca hát dân gian nào.” [18, tr.27].
Tuồng có cách vận khí, nén hơi, khởi từ mạnh đạt độ vang lớn bộc lộ chất
bi hùng, Ca Trù lấy hơi gằn trong cổ họng, dùng âm ƣ nhƣ nuốt chữ vào trong,
Quan Họ chậm rãi nảy hạt, dứt tiếng. Chèo lại đẩy hơi ra phía trƣớc gọi là hơi
ngoài, sử dụng âm i làm âm vang chủ đạo, tạo màu sắc sáng, nhẹ nhàng, hợp với
tính cách trào lộng lạc quan, buồn nhƣng không thảm, vui nhƣng không nhạt,
tình cảm nhƣng không bi lụy.
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Kiều, xuất phát từ quy luật tiếng Việt và thẩm
63
mỹ nghệ thuật truyền thống thì nghệ thuật thanh nhạc Chèo thuộc hệ thống hát
“kín miệng”.
Trong 150 làn điệu Chèo cổ tác giả Bùi Đức Hạnh viết: “Khẩu hình Chèo
gần với khẩu hình tiếng nói tự nhiên (khẩu hình bẹt) không trực tiếp ngân những
âm mở với khẩu hình tròn cộng minh nhƣ lối hát Mới mà ngân bằng những âm
đóng thông qua các nguyên âm i, a, ơi, ƣ khép kín khẩu hình. Chèo gọi là hát kín
miệng bảo đảm sự tròn vành rõ chữ của ca từ trong ngôn ngữ tiếng Việt.”[18,
tr.27].
Giọng hát trong Chèo đƣợc chia làm hai loại giọng Kim và giọng Thổ:
- Giọng Thổ: có Thổ Trung và Thổ Đồng (giọng nam)
+ Giọng Thổ Trung chất giọng trầm ấm nhƣng tầm cữ giọng hẹp
+ Giọng Thổ Đồng vang và có tầm cữ giọng rộng hơn.
- Giọng Kim: có ba loại Kim Mùi, Kim Vắt, Kim Pha (giọng nữ)
+ Giọng Kim Mùi: trong trẻo, ngọt ngào.
+ Giọng Kim Vắt: chói và chua.
+ Giọng Kim Pha Thổ: trầm, tầm cữ hẹp.
Tác giả cuốn 150 làn điệu Chèo [18] đƣa ra sự so sánh giữa cách phân loại
giọng trong Chèo với cách phân chia giọng trong nghệ thuật hát Mới:
- Giọng nam:
+ Thổ Trung = Baritone
+ Thổ Đồng = Tenor (các vai nam chính)
- Giọng nữ:
+ Kim Mùi = Soprano (các vai nữ chính)
+ Kim Vắt = Soprano léger (các vai nữ lệch)
+ Kim Pha Thổ = Alto hoặc Contralto (các vai Tú Bà, Mụ Quán…)
Nghệ thuật hát Chèo làm nên Hơi Chèo. Hơi Chèo theo nhạc sĩ Bùi Đức
Hạnh gồm phát âm, nhả chữ, rung giọng, luyến láy… nhƣng nhiều nghệ nhân
64
Chèo cho rằng đặc trƣng nhất vẫn là lối hát hơi ngoài. Chèo hát bằng giọng thật,
không hát giọng giả (Falsetto), do kỹ thuật hát hơi ngoài tạo ra âm thanh lanh
lảnh và tạo vang sau chữ bằng nguyên âm i, ơi, a... khởi chữ với thanh môn bật
nhẹ tạo vang, âm vang trau chuốt có sự pha trộn của hơi cổ, hơi mũi và hơi ngực,
không rung giọng ở những từ chính nhƣ:
“ Ta đi í à đi chợ dốc (ƣng) tề tề ngồi i gốc (ƣng), gốc cây đa...”
Lới Lơ
Chữ dốc và chữ gốc đều diễn ra ở âm khu cao, đóng chữ ngậm miệng đẩy
hơi lên mũi, rung và ngân ở âm ƣng. Chữ ngồi đóng chữ chuyển rung giọng và
ngân sang âm i, lần nhắc lại cũng nhƣ vậy. Chữ đa kết câu, không rung giọng mà
nén, vuốt hơi nhỏ dần để đóng miệng kết câu hát.
Ở một số làn điệu Chèo sử dụng kỹ thuật rung giọng, hơi nảy và hơi hột.
Hơi nảy và hơi hột của Chèo gần với kỹ thuật Đổ con kiến trong Ca Trù (theo
mô tả của GS.Trần Quang Hải) hơn là kỹ thuật nảy hạt của Quan Họ: “… Chèo
mở i lái i ra i.i hi hi hi i ì ì hi hi...”
Làn điệu Chèo ra đời, tồn tại và phát triển theo nhu cầu đòi hỏi của tính
kịch, đƣợc chia làm nhiều hệ thống làn điệu khác nhau nhƣ: Nói (vỉa, ngâm,
vịnh), Sắp hề gậy, Hề mồi, Ra trò, Đƣờng trƣờng, Vãn, Thảm, Đối đáp, trữ
tình… Mỗi hệ thống, mỗi làn điệu có một chất riêng, một vị trí và cách thể hiện
riêng đáp ứng cho nội dung diễn xuất của vai diễn cụ thể. Vì vậy hát Chèo cũng
trở nên đa dạng.
65
Ngƣời hát Chèo phải lấy hơi từ bụng (hơi hột), qua ngực, nhƣ ngƣời vận
sức mà mang cây vác đá, với đặc thù nén hơi nhả chữ chứ không phóng hơi nhƣ
hát Mới.
Trong bài ...Cái yếm điều em... nó hãy còn màu của nhà nghiên cứu Chèo
Khánh Phƣơng viết: “Ngƣời hát không thể có cộng hƣởng của âm phát ra với
luồng âm tự nhiên nhƣ nhạc Mới mà chỉ có thể trổ hết sức vang của giọng bản
năng. Ngƣời nhà nghề gọi là “thổ đồng thổ đất... thổ tận can tràng”. Hát Chèo,
tƣơng tự nhƣ Quan Họ hay Ca Trù, dù có thỏ thẻ oanh vàng cũng phải “kinh
thiên động địa”, đến thủng màng nhĩ ngƣời nghe. Một công phu nghiệt ngã nữa
là ngậm hơi nảy hột, cách để sức vang tự nhiên có thể đạt âm lƣợng và âm sắc
đầy đặn nhất, tạo thành giọng đặc thù của Chèo…”[36]
Nhiều nhà nghiên cứu Chèo cho rằng trong cái nôi dân ca đồng bằng Bắc
Bộ thì gần gũi với hát Chèo hơn cả là hát Xẩm. Chèo không chỉ mƣợn làn điệu
của Xẩm, mà còn dùng đúng tên của nhiều làn điệu Xẩm nhƣ: Xẩm Xoan, Xẩm
Dựng, Xẩm Thầy bói, Xẩm Huê tình, Xẩm Tàu điện... Theo nhà nghiên cứu
Chèo Hoàng Kiều, lối hát của Hề Chèo là lối hát của Xẩm.
Hề Chèo có nhiều làn điệu áp dụng cho từng vai, từng loại hề nhƣ: Sắp hề
Gậy, hề Mồi, hề Nhất, hề Nhị, hề Tam, hề Tứ, hề Chanh, hề Chóp, hề Áo Dài, hề
Cu Sứt, hề Thày Bói, hề Mõ... song đều có chung một phong cách, một phƣơng
pháp hát. Nét nổi bật nhất là cách nhả chữ, vuốt, nhấn, bật chữ, thả hơi nhằm đạt
tính cách điệu hàm chứa trong nội dung diễn xuất. Nhƣ trong điệu Hề Mồi Cu
Cậu, câu cuối hát nói trƣớc khi vào nhịp: “... cho tôi, tôi bƣớc chân đi lấy
chồng...”
Điệu Hề Mồi
66
Chữ Lấy kéo từ dƣới lên, vuốt giọng, chữ chồng kéo xuống và thả hơi lên
mũi. Khi vào nhịp, thân bài hát (làn điệu), chữ Gái ở phách hai của ô nhịp thứ 5
và chữ chồng kéo trƣợt quãng 3 xuống, thả giọng, mở ngân sang âm a. Làn điệu
nhắc lại cả câu đầu nhƣ một đoạn điệp khúc rồi chuyển điệu sang màu Thảm,
gam hơi tối và buồn. Cách hát thay đổi theo, chất hài đƣợc thay cho chất man
mác, tâm sự. Chữ đƣợc kéo vào trong, không nhấn và vuốt giọng nữa.
Phƣơng pháp hát giống Xẩm trở thành nét đặc trƣng trong hệ thống các
làn điệu hề Chèo mang đậm tính hài hƣớc. Nhƣ trong câu có cô là cô con gái
đƣợc nhắc lại hai lần, mở đầu làn điệu Hề Mồi đồn rằng. Chữ gái đƣợc vuốt
ngƣợc lên phía trên, toàn chữ đƣợc ép đẩy ra phía trƣớc, âm thanh mỏng và
khép.
Điệu Hề Mồi Đồn Rằng
Cách nhả chữ của Xẩm có cƣờng độ mạnh tạo cảm giác thô ráp, thủng
thẳng “hát tiếng một” làm cho Xẩm đặc biệt không giống với bất cứ một loại
hình ca hát dân gian nào.
Muốn bộc lộ đƣợc bản chất của nghệ thuật hát Xẩm phải hát bật thanh và
nhấn vào phụ âm đầu mở chữ, đạt độ cao của giai điệu (dân gian gọi là cắn chữ).
Cũng từ đặc điểm này, Xẩm cho ngƣời nghe có cảm giác về chu kỳ cấu âm tiếng
Việt đƣợc tiến hành đồng thời nhƣ nói, rõ tiếng một.
Hát Tiếng Một của Xẩm thể hiện rất rõ, nốt hoa mỹ và nghệ thuật luyến,
láy, vuốt giọng nhẹ đƣợc giảm tới mức tối đa. Nghệ nhân Xẩm thủng thẳng nhả
chữ giãi bày mộc mạc nhƣ nói. Một đặc trƣng nữa trong nghệ thuật hát Xẩm là
cách hát nhấn vào chữ, kéo âm từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao (nó trở
thành nét nổi bật khi đƣợc đƣa vào Chèo).
67
* Một số đặc điểm chính của Xẩm:
- Hát hơi ngoài giống Chèo
- Vận hơi ngực, cổ họng bật thanh đạt độ vang, rền.
- Thả hơi nhấn chữ
- Không dùng âm i và các nguyên âm phụ trợ khác sau chữ để tạo vang
nhƣ Chèo, mà sau khi đóng chữ giữ dƣ âm của nguyên âm mở (đỉnh chữ) tạo độ
nhuyễn cho câu hát.
- Làm chậm nhịp độ khởi-mở-đóng chữ gọi là đai từ ở một số từ chính.
- Kéo dài quá trình đóng chữ.
- Nhả chữ với cƣờng độ mạnh tạo cảm giác thô ráp, không trau chuốt,
thủng thẳng hát tiếng một làm cho Xẩm đặc biệt không giống với bất cứ một loại
hình ca hát dân gian nào.
- Nếu hát không bật thanh và nhấn vào phụ âm đầu mở chữ, đạt độ cao của
giai điệu (dân gian gọi là cắn chữ) thì sẽ không bộc lộ đƣợc bản chất của nghệ
thuật hát Xẩm.
- Cách hát nhấn vào chữ, kéo âm từ cao xuống thấp hoặc ngƣợc lại.
Những làn điệu trữ tình có nhịp độ vừa phải hoặc chậm (Đƣờng Trƣờng,
Vãn, Thảm...) thƣờng là lối cất thanh, nhả chữ nhẹ nhàng, trau chuốt, liền hơi,
kết hợp với hơi nảy và hơi hạt, đóng chữ, kín miệng, tròn vành, rõ chữ. Những
kỹ thuật này cũng đƣợc áp dụng cho các làn điệu có nhịp độ nhanh (Sử băng, Hát
cách, Cấm giá, Lới lơ...). Những đặc trƣng nêu trên của nghệ thuật hát Xẩm đƣợc
sân khấu Chèo ứng dụng và khai thác triệt để.
Chèo - sân khấu kịch hát truyền thống chứa đựng nhiều dòng, nhiều ngôn
ngữ ca hát dân gian khác nhau từ hát Cửa đình, hát Nhà chùa, Xoan, hát Ghẹo,
hát Dậm, hát Xẩm đến hát Ví, hát Đúm… song có tính cách và ngôn ngữ riêng vì
Chèo có phƣơng pháp hát độc lập dựa trên phát âm tiếng Việt phổ thông cùng
quan niệm thẩm mỹ của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những yếu tố tạo
68
thành đặc trƣng nghệ thuật hát Chèo nhƣ: Hát hơi ngoài, giọng tự nhiên, khẩu
hình bẹt, hát kín miệng, tạo vang bằng sự pha trộn giữa hơi cổ, hơi ngực và hơi
mũi, rung giọng chỉ xẩy ra ở từ đệm có kết hợp với hơi nảy và hơi hột, lơi nhịp
gọi là Nhịp ngoại, luyến láy, nhƣng tròn vành rõ chữ… Tất cả những yếu tố đó
đƣợc thể hiện trong hai từ Hơi Chèo.
Tóm lại, tìm hiểu cách xử lý tiếng Việt trong nghệ thuật hát Chèo để tìm
ra biện pháp khả thi, kết hợp phƣơng thức nhả chữ truyền thống với phƣơng
pháp thanh nhạc của nghệ thuật hát Mới, ứng dụng vào trong đào tạo, giảng dạy
thanh nhạc trong nhà trƣờng nhằm hát tiếng Việt trong các tác phẩm thanh nhạc
sao cho tròn vành, rõ chữ, bảo đảm đúng yêu cầu của ngôn ngữ tiếng Việt,
truyền đạt đầy đủ thông tin chứa đựng trong ca từ, tới ngƣời nghe, đạt tiêu chí
hát đẹp, giàu sáng tạo và giàu sức biểu cảm của nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam.
c) Hát Tuồng:
Tuồng (còn gọi Hát Bội hay Hát Bộ) cho tới nay đã có trên dƣới 7 thế kỷ
hình thành và phát triển. Sân khấu ca kịch Tuồng phát triển rực rỡ nhất vào thế
kỷ XIX. Từ hình thức nghệ thuật cung đình, Tuồng lan rộng trở thành nghệ thuật
ca kịch phổ cập.
Với những phát hiện của các nhà nghiên cứu có thể thấy nghệ thuật hát
Tuồng nảy sinh và phát triển từ tiếng Việt. Cùng với sự phát triển của tiếng Việt,
sự phân hoá thành các phƣơng ngữ đã khiến ngôn ngữ âm nhạc Tuồng có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TranThiNgocLan_LuananTiensi2010.pdf