Tài liệu Luận văn Một số vấn đề về thị trường quốc tế của tổng công ty hàng không Việt Nam: LUẬN VĂN:
Một số vấn đề về thị trường
Quốc tế của Tổng công ty Hàng
không Việt Nam.
lời nói đầu
Đất Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đổi mới toàn diện để phát triển.
Công cuộc đổi mới cùng với những thành tựu to lớn của nó đã tạo cơ sở để chúng
ta tiến vào thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá và hội nhập với Khu vực và Thế
giới.
Trong thập niên cuối cùng của Thiên niên kỷ thứ hai, chúng ta đã chứng
kiến sự phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, nhưng sôi động nhất có lẽ là
lĩnh vực Kinh tế- Thương mại. Đây là một tuận lợi cơ bản cho sự phát triển của
ngành Hàng không dân đụng của các Quốc gia-Bởi tính Quốc tế là một trong
những đặc thù của ngành-nhất là những Quốc gia đang phất triển.
Trước xu thế toàn cầu hoá, một sự cộng tác ngày càng cao, càng chặt chẽ
hơn giữu các nhóm Quốc gia và cả cộng đồng Quốc tế, khi Thế giới đã nối mạng
thì chính sự giao lưu sẽ tiếp tục tạo nên thịnh vượng cho ngành Hàng không- Một
ngành Kinh tế Kỹ thuật phát t...
42 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số vấn đề về thị trường quốc tế của tổng công ty hàng không Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số vấn đề về thị trường
Quốc tế của Tổng công ty Hàng
không Việt Nam.
lời nói đầu
Đất Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đổi mới toàn diện để phát triển.
Công cuộc đổi mới cùng với những thành tựu to lớn của nó đã tạo cơ sở để chúng
ta tiến vào thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá và hội nhập với Khu vực và Thế
giới.
Trong thập niên cuối cùng của Thiên niên kỷ thứ hai, chúng ta đã chứng
kiến sự phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, nhưng sôi động nhất có lẽ là
lĩnh vực Kinh tế- Thương mại. Đây là một tuận lợi cơ bản cho sự phát triển của
ngành Hàng không dân đụng của các Quốc gia-Bởi tính Quốc tế là một trong
những đặc thù của ngành-nhất là những Quốc gia đang phất triển.
Trước xu thế toàn cầu hoá, một sự cộng tác ngày càng cao, càng chặt chẽ
hơn giữu các nhóm Quốc gia và cả cộng đồng Quốc tế, khi Thế giới đã nối mạng
thì chính sự giao lưu sẽ tiếp tục tạo nên thịnh vượng cho ngành Hàng không- Một
ngành Kinh tế Kỹ thuật phát triển dựa trên các hoạt động có hàm lượng trí tuệ cao
và có vai trò đối với sự phát triển Kinh tế- Xã hội.
Nhận thức được tình hình chung của Đất nước, của ngành Hàng không
dân dụng Việt Nam nói riêng và khu vực, Quốc tế nói chung vấn đề đặt ra đối với
Tổng công ty Hàng không là làm thế nào để duy trì, phát triển, mở rộng thị trường
trong nước và đặc biệt là thị trường Quốc tế; nhằm quảng bá và chứng minh sức
mạnh của mình trong giai đoạn cạnh tranh khá gay gắt của ngành Hàng không dân
dụng hiện nay. Thời gian qua, Tổng công ty hàng không Việt Nam đã cố gắng
vượt qua khó khăn để tận dụng mọi nguồn lực nhằm tăng cường hợp tác với nước
ngoài, chủ động hội nhập Quốc tế mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh.
Xuất phát từ tế thực tế của Hàng không dân dụng Việt Nam, qua thời gian
thực tập tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam em đã có cơ hội tìm hiểu và nắm
bắt đưọc một số vấn đề cơ bản về thị trường Quốc tế của Tổng công ty. Được sự
hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Tiến sĩ Lê Danh Tốn và sự giúp đỡ của cán bộ
trong ban Kế hoạch thị trường của Tổng công ty, em đã hoàn thành đề tài nghiên
cứu của mình với tiêu đề: “Một số vấn đề về thị trường Quốc tế của Tổng công
ty Hàng không Việt Nam.”
Đề tài gồm 3 chương sau :
- Chương1:Tổng quan về Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
- Chương 2:Thực trạng thị trường Quốc tế của Tổng công ty.
- Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị
trường Quốc tế.
CHƯƠNG 1
Tổng QUAN VÊ Tổng CÔNG TY Hàng KHÔNG VIÊT NAM
1.1: Sự hình thành và phát triển.
Ra đời và trưởng thành trong môi trường Quốc phòng(1956), Hàng không
Dân Dụng Việt Nam (HKDDVN) ytực tiếp tham gia vào công cuộc chiến đấu bảo
vệMiền Bắc Xã hội Chủ nghĩa và giải phóng Miền Nam. Sau ngày đất nước thống
nhất(1975) đơn vị đã được tổ chức lại với nhiệm vụ chính là khai thác vânj chuyển
phục vụ nhu cầu đi lại của xã hội và vận tải quân sự, phục vụ quân đội.
Tổng công ty Hàng Không Việt nam (TCTHKVN) là một Doanh nghiệp Nhà
nước về lĩnh vực vận tải hàng không được thành lập theo quyết định 225/CT ngày
28-08-1989 của Chủ tịch HĐBT trên co sở tài sản của Tổng cục HKDDVN (
Vietnam Airlines- VNA).
Thực hiện chỉ thị số 243/ CT ngày 01-07-1992 của CHủ tịch HĐBT về tổ
chức lại ngành HKDD, ngày 20-04-1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có
quyết định số 745/ TCCB-LĐ thành lập Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam.
Ngày 27-05-1995, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 328/TTg để tổ chức lại hoạt
động kinh doanh trong ngành Hàng không. Quyết định này thành lập lại Tổng
công ty HKVN trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp và các đơn vị sự
nghiệp ngành HKDDVN, Lấy Hãng HKQG làm nòng cốt.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là:
VIETNAM AIRLINES COPORATION
Tên viết tắt là: VAC
Tên giao dịch tiếng Việt: Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại Hà Nội, có văn phòng đại diện đặt tại
các Tỉnh, Thành phố; Cơ quan đại diện Hàng không ở nước ngoài gồm cơ quan đại
diện vùng và từng nước ; có con dấu , trang phục cờ và phù hiệu riêng.
Tổng công ty có các đơn vị thành viên, là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán
kinh tế độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp, có quan hệ
với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính công nghê, thông tin, nghiên cứu tiếp thị, hoạt
động trong ngành Hàng không nhằm tăng cường tích tụ tập trung phân công
chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiêmj vụ Nhà nước giao, không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng
công ty, đáp ứng nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế.
Trong thời gian qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn với sự suy thoái kinh tế
của nền kinh ttế khu vực Châu A và tâm lý bao trùm nhằm thoát khỏi tình trạng
kinh doanh xấu đi do tác động của sự kiện 11-9-2001 song các thành viên trong
Tổng công ty đã đồng tâm nhất trí cao, đoàn kết phát huy truyền thống và thế
mạnh, lập nhiều thành tích mới, đánh dấu bước phát triển quan trỏngất có ý nghĩa
trong những thập niên đầucủa thế kỷ mới - Thế kỷ 21.
1.2: Nhiệm vụ và chức năng của Tổng Công ty.
Là bộ phận cấu thành trong nền kinh tế Quốc dân,HKDDVN được Dảng và
Nhà nước giao phó hai nhiệm vụ chiến lượclà xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với
đặc thù là một ngành kinh tế kỹ thuật đi tiên phong trong quá trình hội nhập Quốc
tếcủa đất nước, HKDDVN đã và đang trực tiếp tham gia vào quá trình hội nhập
Quốc tế gắn liền các yếu tốvề chủ quyền và an ninh quốc gia.
Trong sự nghiệp Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất nước, thì nhiệm vụ vơ
bản của Tổng công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng liên quan đến Hàng
không. Thể hiện cụ thể là:
- Kinh doanh vận tải Hàng không, Phục vụ nền kinh tế .
+ Bay dịch vụ.
+ Bay vận chuyển hành khách.
+ Bay vận chuyển hàng hoá, bưu kiện theo phân công cụ thể.
- Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật Thương mại mặt đất.
- Bảo dưỡng, bảo trì nhẹ máy bay, thuê và cho thuê máy bay.
- Trang thiết bị Hàng không và nhân viên.
- Kinh doanh Khách sạn và du lịch.
- Đại lý bán vé máy bay.
Song song với ngành Hang không là ngành du lịch dịch vụ. Vào tháng 9-1999
HKDDVN chính thức hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
1.3: Nguồn lực của Tổng công ty.
1.3.1: Lao động.
Tổng số lao động của Tổng công ty tính đến ngày31-12-2001 là 11.520 người,
phân loại như sau:
- Theo tính chất: Có 7500 lao động trực tiếp và 4020 lao động gián tiếp trong
đó có 6600 lao động thuộc khối hạch toán tập trung chiếm 57%.
- Theo trình độ đào tạo: Lao động có trình độ Đại học là 2535 người (chiếm
22% tổng số lao động); trình độ cao đẳng và trung cấp là 3868 người ( chiếm
32%- các Hãng Hàng không tiên tiến, tỷ lệ này là từ 60 đến 70%); trình độ sơ cấp
và công nhân kỹ thuật là 3341 người ( chiếm 29%) và tạp vụ phổ thông là 1958
người ( chiếm 17%).
- Theo độ tuổi: Lực lượng lao động của Tổng công ty về cơ bản có tuổi đời
trẻ, dưới 35 tuổi chiếm 84% và số lao động trên 50 tuổi chiếm 2.5% trong tổng số
lao động.
Nhìn chung lực lượng lao động của Tổng công ty có độ tuổi lao động trẻ và
trình độ đào tạo cơ bản ở mức khá cao. Trọng tâm phát triển nguồn nhân lực trong
những năm qua là đào tạo lại và đào tạo mới người lái, kỹ thuật viên, tuyển mới và
đào tạo nâng cấp cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ tiếp viên. Tổng
công ty về cơ bản đảm nhiệm khai thác, bảo dưỡng được các loại máy bay ATR 72
và FOKKER70, cung ứng được toàn bộ lái phụvà 2/3 lái chính cho các loại máy
bay AIRBUS A320 và BOEING 767, chỉ còn thuê một số nhân viên người nước
ngoài. Hàng trăm kỹ thuật viên máy bay được đào tạo, một số người đã được nhận
chứng chỉ hành nghề Quốc tế. Nhờ thành công trong công tác đào tạo người lái và
kỹ thuật viên mà hàng năm Tổng công ty tiết kiệm rên 20 triệu USD từ việc
chuyển giao công nghệ cho riêng máy bay A320.
Về đội ngũ cán bộ, đa số cán bộ chủ chốt của Tổng công ty và các cơ quan
đơn vị đã được rèn luyện qua thử thách trong chiến đấu, xây dựng đất nước, có
bản lĩnh chính trị vững vàng, hăng hái thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và
Nhà nước.Có 70% cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học; phần lớn được đaò
tạo, đào tạo lại từng bướcđúng các cơ chế quản lý và tiếp cận trình độ quản lý mới.
1.3.2: Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.3.2.1: Vốn.
Vốn và tài sản của Tổng công ty là khá lớn,tương xứng với vai trò và vị rrí
của Doanh nghiệp vận tải Hàng không. Đặc biệt là trong những năm gần đây, cùng
với sự đi lên của kinh tế Khu vực và kinh tế Việt Nam đã tạo cơ hội phát triển cho
ngành HKDDVN.
Theo quy định 225/ CT ngày 28-08-1989 của HĐBT, vào ngày 01-01-
1991, tổng số vốn Nhà nước giao cho Tổng công ty HKVN là:
613.082.713.000 đồng(chiếm 7% tổng số vốn)
Tính đến ngày 31-12-2000, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty là:
2.784.103.564.000 đ ( trong Khối hạch toán độc lập : 402.713.228.000đ
Khối hạch toán tập trung: 1.999.022.818.000đ)
Cơ cấu vốn phân theo nguồn như sau:
-Nguồn vốn kinh doanh: 2.604.431.675.000đ
+ Vốn cố định: 2.104.431.675.000đ
+ Vốn lưu động: 500.000.000.000đ
- Nguồn vốn đầu tư XDCB: 279.671.889.000đ
1.3.2.2: Cơ sở vật chất.
- Đội máy bay:
Hiện nay Tổng công ty khai thác 25 máy bay hiện đại;gồm 05 BOEING 767-
300, 10 AIRBUS, 02 FOKKER và 06 ATR-72.
- Hạ tầng kỹ thuật:
Tổng công ty có 02 xí nghiệp sửa chữa máy bay A75và A76 với trang thiết
bị chủ yếu phục vụ bảo dưỡng ngoại trường, thực hiện sửa chữa định kỳdạng trung
đén C- Check cho các máy bay ATR -72, A320. Hiện tại 02 cơ sở bảo dưỡng đang
được mở rộng nhà xưởng, tăng cường trang thiết bị để nâng cao năng lực hoạt
dộng và thực hiện chuyển giao Công nghệ khai thác và bôì dưỡng cho các thế hệ
máy bay hiện đại (BOEING & AIRBUS).
Phương tiện và trang thiết bị phục vụ mặt đất được đặt tại các cảng Hàng
không của Tổng công ty, chủ yếu tập trung tại 03 san bay Quốc tế: Tại Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Năng.Đặc biệt là Nhà ga T1 đã đi vào hoạt động gần
01 năm nay với diện tích sử dụnglà 91.000 , công suất 6 triệu khách/năm và được
lắp đặt các trang thiết bị hiện đại nhất ngang tầm với các nhà ga Hàng không khác
trong khu vực. Đây là thành quả, sản phẩm của Tổng công ty tự thiết kế và thi
công.
- Cơ sở hạ tầng cung ứng suất ăn trong thời gian qua đã được đầu tư, nâng
cấp. Tổng công ty góp 60% vốn pháp định vào liên doanh sản xuất bữa ăn trên
máy bay tại sân bay tại saan bay Tân Sơn Nhất. (VNA Caterers liên doanh với
công ty Cathay service Limited). Thời gian hoạt động là 20 năm; công suất thiết
bị liên doanh này đáp ứng đủ 15.000 suất ăn / ngày. Và là cơ sở sản xuất suất ăn
hiện đại, đã được cấp chứng chỉ ISO 9000.
1.4: Cơ cấu tổ chức quản lý.
Tổng công ty được thành lập ngày 27-05-1995, hoạt động theo điều lệ tổ chức
và được sự phê chuẩn của Chính Phủ tại nghị định 04/CP ngày 27-01-1996, Tổng
công ty lấy hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng cốt.
Hiện nay, trong Tổng công ty có 07 đơn vị hạch toán tập trung, 12 đơn vị
hạch toánđộc lập và 01 đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra Tổng công ty còn có vốn góp
tại Công ty Hàng không cổ phần Pacific Airlines và 06 công ty liên doanh với
nước ngoài.
Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết TW3 về việc tiếp tục sắp xếp đổi mới và
nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp Nhà nước tổ chức thực hiện Nghị định số
63/2001/NĐ-CP ngày 14-9-2001 về chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước thành
công ty TNHH một thành viên và tiến hành chuyển đổi một số đơn vị hạch toán
độc lập thành Công ty TMHH (Dự kiến :VINAPCO và SASCO)
Nhìn chung, Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty phù hợp với chủ trương phát
triển Kinh tế- Xã hội của Đảng và Nhà nước theo hướng tiếp tục đổi mới và phát
triển khu vực doanh nghiệp Nhà nưóc, hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước
quy mô lớn trong lĩnh vực Kinh tế chủ chốt phục vụ việc đẩy mạnh Công nghjiệp
hoá-Hiện đại hoá Đất nước. Đòng thời nó nhận định rõ chức năng quản lý Nhà
nước và quản lý kinh doanh trong ngành Hàng không, tăng cường quản lý Nhà
nước đối với sản xuất kinh doanh , đồng thời tăng quyền chủ động cho Tổng công
ty.
CHƯƠNG 2
Thực trạng thị trường Quốc tế Của Tổng công ty.
2.1: Thị trường và nghiên cứu thi trường của Tổng công ty.
2.1.1: Sự cần thiết phải nghiên cứu thị trường.
Sự phát triển của thị trường Hàng không Việt Nam phụ thuộc rất nhiều yếu tố
khác nhau. Trong đó đặc biệt quan trọng là môi trường kinh tế-Xã hội của Đất
nước, sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và một số ngành có liên quan mật
thiết đến hàng không nói riêng (đầu tư, du lịch, các loại hình giao thông vận tải
khác… ), sự phát triển về dân số, chính sách vĩ mô của Nhà nước, chính sách điều
tiết không tải…
Như chúng ta đã biết, Hàng không là một ngành Kinh tế- Kỹ thuật-Dịch vụ
thuộc khối cơ sở hạ tầng của đất nước, nó còn là một ngành kinh tế đối ngoại của
mỗi Quốc gia. Trong điều kiện kinh tế thị trường mở, ngành Hàng không còn đóng
vai trò hết sức quan trọng cho sự giao lưu phát triển kinh tế Đất nước, tạo nên
những nhịp cầu nối giữa các lục địa trên Thế giới, rút ngắn khoảng cách đi
lại…giữa các quốc gia.
Hàng không Dân Dụng là một ngành Kinh tế có tính đặc thù cao:
- Sản phẩm của ngành kinh tế HKDD được sinh ra và tiêu thụ cùng một lúc
trong điều kiện hết sức đặc biệt: trên không và với tốc độ cao.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế của ngành tập trung ở các cảng Hàng không, sân bay
nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế đa dạng và phức tạp.
- Địa bàn và thị trường hoạt động của ngành Hàng không là rất lớn, đòi hỏi
tính tương thích quốc tế cao trong tổ chức hoạt động, kỹ thuật khai thác, phương
thức và ngôn ngữ.
Hàng không dân dụng Quốc gia luôn nằm trong tình thế cạnh tranh khá gay
gắt trên thị trường hàng không Khu vực và hàng không Quốc tế.
Đứng trước cơ hội cũng như những khó khăn, để từng bước nâng cao và đẩy
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực HKDD, ngành HKDDVN
phải biết chọn đối tácđể thực hiện liên doanh, liên kết có nghĩa là phải biết tìm
kiếm các thị trường và mở rộng thị trường.
Vậy để có thể phát triển được thị trường thì việc đầu tiên cần làm đối với
Tổng công ty là phải nghiên cứu thị trường.
2.1.2: Công tác nghiên cứu thị trường Quốc tế của Tổng công ty.
Hàng không Dân Dụng Việt Nam là một trong những ngành kinh tế phải đi
tiên phong trong chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, bởi Thế giới đến với
Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu bằng đường hàng không và đường thuỷ.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên ngay từ khi mới thành lập và đặc biệt là
khi Đất nước bắt đầu chuyển sang nền Kinh tế thị trường thì bộ phận chuyên
nghiên cứu về thị trường của Tổng công ty đã được thiết lập và hoạt động rất có
hiệu quả , mang lại thị phần lớn trên thị trường Quốc tế.
* Ban kế hoạch thị trường (KHTT) là đơn vị đảm nhận vai trò tìm hiểu và
nghiên cứu thị trường của Tổng công ty cùng với sự hỗ trợ, hợp tác, tác động của
các ban ngành có liên quan ( như Ban Dịch vụ thị trường, Ban Kế hoạch và tiếp thị
hàng hoá, Ban Tiếp thị hành khách…). Về cơ sở vật chất, phương tiện cũng như
đội ngũ cán bộ công nhân viên ở đây đạt chất lượng tương đối cao và trình độ phù
hợp cho công việc của mình. Với mục tiêu nắm bắt một cách rõ ràng và đưa ra
những dự báo khá chính xác đối với thị trường ở trong nước, Ban KHTT còn luôn
quan tâm tới tới thị trường Quốc tế bởi đó là thị trường có tính quyết định sự mở
rộng và phát triển họi nhập của HKVN với các Hãng Hàng không trên Thế giới.
* Phương thức nghiên cứu thị trường của ban KHTT với nhiều hình thức
phong phú luôn bám sát thực tế diễn ra một cách nhanh chóng của thị trường Hàng
không như việc nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thị trường, việc tìm hiểu động cơ
cũng như thái độ của khách hàng ngay trên thị trường qua việc quan sát, tư vấn,
hứơng đẫn, tổ chức hội nghị tham khảo ý kiến khách hàng, tỏ chức các cuộc triển
lãm nhằm giới thiệu cũng như quảng bá sản phẩm của mình…Vì vậy qua từng thời
kỳ biến động của thị trường, Ban KHTT đã lập ra các mô hình cũng như các bảng
so sánh thị trường để tiến hành xác định và thâm nhập thị trường mục tiêu.
* Với một thể thống nhất hợp lý, khi Tổng công ty có ý định xâm nhập vào
một thị trường mới hay đánh giá lại hoạt động, chính sách của mình trong thời
gian tương đối dài trên thị trường nhất định thì điều đầu tiên phải làm đó là nghiên
cứu khái quát thị trường .
- Thứ nhất,xác định thị trường nào là thị trường quan trọng nhất đối
với sản phẩm (dịch vụ) của mình.
Theo đánh giá của ban KHTT thì thị trường Châu á, mà cụ thể là thị
trường Đông Nam á, thị trường Trung Quốc và thị trường Nhật Bản là thị trường
đáng quan tâm với nhiều ưu điểm.
+ Châu á là nơi có nhiều đường bay xuyên lục địa.
+ Việc tiếp cận nhanh và hiệu quả với Công nghệ mới đã giúp cho
Hàng không Châu á thu hẹp khoảng cách với các Hãng Hàng không khác tại các
Khu vực Châu Âu và Châu Mỹ.
+ Châu á được xem là khu vực năng động nhất về hoạt động vận tải
Hàng không nói riêng, về phát triển kinh tế nói chung.
Ta có thể tìm hiểu thị trường Châu á và Châu Mỹ qua số liệu cụ thể mức tăng
bình quân về chỉ tiêu hành khách và hàng hoá.
Bảng : Mức tăng bình quân về hành khách và hàng hoá.
Chỉ tiêu Châu á Châu Mỹ
1. Lưu lượng hành khách.
2. Lưu lượng hàng hoá
+7%
+ 8.6%
+3.3%
+4.5%
Nguồn: Ban KHTT
- Thứ hai, khả năng bán sản phẩm của Tổng công ty.
So với thị trường Châu Âu, Châu Mỹ… thì thị trường Châu á mà
thị trường mà Tổng công ty HKVN có khả năng bán sản phẩm(dịch vụ) của mình
một cách hiệu quả nhất. Tổng công ty đã đề ra các chính sách, hoạt động
Marketing nhằm tích cực tăng cường khả năng bán sản phẩm (dịch vụ) trong từng
giai đoạn cụ thể một môi trường nhất địnhđoói với thị trường Châu á . Viêtnam
Airlines với tư cách là một thành viên của tổ chức Hàng không Dân Dụng Quốc tế
(IATA) đã từng đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 35 các cục
trưởng Hàng không Dân Dụng Châu á- Thái Bình Dương, đã mở rộng mối quan hệ
của mình bằng cách ký kết với hãng Hàng không khác về vấn đề thị trường chung.
Và thực tế cho thấy lưu lượng hành khách và hàng hoá cũng như một số dịch vụ
khác đã tăng lên một cách đáng kể và tăng trung bình hàng năm khoảng 5.2%.
Theo số liệu thì doanh thu ngày càng lớn từ hoạt động mở rộng giao lưu quan hệ
Quốc tế của Tổng công ty đã chứng minh điều này.
* Quy mô cơ cấu và sự vận động của thị trường cũng là một nhân tố
được xác định và phân tích khá kỹ lưỡng.
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thì từ số liệu thống kê và tin tức thu thập
được đã xác minh thị trường Châu á vẫn là một thị trường tiềm năng và đem lại
khả năng thu lời cao đối với KHVN.
- Châu á là khu vực có số dân phát triển nhanh và chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng số dân số Thế giới, có môi trường thuận lợi về điều kiện cơ cấu dân cư
trẻ cũng như sự gần gũi về văn hoá giữa các quốc gia.Theo xu thế gần đây, khi nền
kinh tế Châu á đã thoát khỏi cơn khủng hoảng và đang dần đi lên với sự ổn định
thì chính nó trở thành trung tâm quan trọng về nhiều mặt mà các khu vực kinh tế
khác đang hướng tới. Vì vậy nhu cầu đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt,
thu nhập bình quân tăng lên dẫn đến nhu cầu đi lại của người dân càng lớn. Do sự
phát triển của nền kinh tế và nhu cầu cũng như mục đích phong phú trong việc đi
lại đã tạo ra tính mùa vụ trong quá trình kinh doanh của các Hãng Hàng không
Quốc gia nói chung và của Hãng HKQGVN nói riêng. Vào các ngày hội, ngày lễ,
thời gian hè, giao lưu giữa các quốc gia, Khu vực… thì lượng sản phẩm (hay
lượng hành khách và hàng hoá) tăng lên đáng kể. Tổng công ty HKVN có thể
cung ứng và đủ khả năng làm thoả mãn nhu cầu đi lại đó.
- Với một địa hình thuận lợi, điều kiện thời tiết khá lý tưởng thì việc
mở rộng thị trường bằng cách tìm kiếm và nối thêm nhiều mạng đường bay mới ở
tầm ngắn (500Km-1000Km), tầm trung (1000Km-1500Km) có hiệu quả ở trong
tầm tay của Tổng công ty. Qua tìm hiểu, trong giai đoạn hiện nay các Hãng Hàng
không châu á đang chú trọng tới thị trường Khu vực. Kết hợp với 03 Hãng Hàng
không Campuchia, Mianma, Lào, tiểu vùng C-L-M-V đã ra đời và mở ra cho Tổng
công ty một thị trường năng động ở khả năng khai thác trong nhiều lĩnh vực liên
quan tới Hàng không.
- Với mục tiêu chung của nghành Hàng không Quốc tế thì vấn đề
hội nhập về tự do hoá vận tải Hàng không là một nhu cầu khách quan và nội tại
của Tổng công ty. Chính sách này sẽ mở rộng thị trường Hàng không, thị trường
du lịch của Quốc tế- Việt Nam.
* Vấn đề nghiên cứu thị trường thông qua việc tìm hiểu và đánh giá
chính xác về đối thủ cạnh tranh của mình.
Như vậy, ta có thể thấy những vấn đề đã đề cập ở trên chính là thế
mạnh của Tổng công ty HKVN để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị
trường Quốc tế. Tuy nhiên,cũng chính thị trường Châu á là nơi mà các đối thủ
cạnh tranh trong Khu vực luôn thể hiện được ưu điểm rõ ràng nhất. Không phải là
Khu vực có những trung tâm Hàng không tiên tiến nhất, cũng như không có
những sân bay hiện đại nhất… nhưng các Hãng Hàng không Châu á, cụ thể là khu
vực Đông Nam á thực sự là một địa bàn nhiều tiềm năng. Mà vấn đề cạnh tranh là
một đặc trưng cơ bản của nền Kinh tế thị trường. Nhận xét và đánh giá của ban
KHTT đã đưa ra trong quá trình khảo sát là rất đáng quan tâm.
- Về phương diện vật chất, cơ sở hạ tầng: Theo dự đoán, tốc độ tăng
trưởng về khối lượng vận chuyển của các Hãng Hàng không khu vực Châu á sẽ đạt
mức cao so với các khu vực trên Thế giới. Chính vì lý do đó mà các Quốc gia lớn
ở Châu á liên tục đầu tư vào xây dựng mới nhiều sân bay Quốc tế. Một số sân bay
đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như:
Sân bay Quốc tế Incheon-Hàn Quốc-5,4tỷ USD.
Sân bay Quốc tế Check Lapkok- Hong Kong-10tỷUSD.
Sân bay KualaLumpur - Malaysia-3,6 tỷ USD.
Sân bay Changgi- Singapore- 6tỷ USD (Chinh phục mục tiêu vận
chuyển hành khách đứng thứ 3 khu vực trong năm 2005).
Trong đó đặc biệt chú ý sự phát triển một cách mạnh mẽ của thị trường hàng
không Trung Quốc. Sau khi trở thành thành viên của WTO, Hãng Hàng không
Trung Quốc có kế hoạch khá táo bạo là xây dựng 118 sân bay trong vòng 15 năm,
và với tổng số vốn đầu tư ltrên 15tỷ USD xây dựng nâng cấp sân bay Quốc tế (một
số sân bay đã hoàn thành như sân bay Pudong- Thượng Hải -1.8 tỷ- 20 triệu
khách/ năm…)
Hiện nay, Hãng HKVN dã dầu tư khá nhiều trong việc xây mới cũng như
nâng cấp các sân bay quốc tế nhằm thu hút lượng khách trong nước và Quốc tế lớn
hơn (mặc dù số vốn đầu tư còn thấp).
- Chất lượng phục vụ: So với các Hãng Hàng không lớn trên Thế
giới thì các Hãng Hàng không khu vực Châu á còn có nhiều hạn chế trong vấn đề
này. Vì vậy trong thời gian qua việc tìm mọi cách nâng cao chất lượng phục vụ,
không ngừng đầu tư váo chính sách hạ tầng để xây dựng và duy trì sân bay trung
tâm ở khu vực trọng điểm là mối quan tâm lớn của họ. Người ta đều nhận thức
được rằng trong cuộc cạnh tranh nhằm bắt kịp với thị trường du lịch đang không
ngừng phát triển ở khu vực Châu á, các thành phố lớn không chỉ cạnh tranh trong
hoạt động xây dựng những sân bay lớn hơn, tốt hơn, rẻ hơn mà còn phải đáp ứng
một chất lượng phục vụ hoàn hảo nhất(về đội ngũ tiếp viên, độ an toàn, hình thức
giải trí trên không, phương thức phục vụ ở mặt đất…). Như sân bay quốc tế
Incheon-Hàn Quốc có quy mô lớn gấp 12 lần sân bay Quốc tế Kansai ở Osaka-
Nhật Bản và chất lượng phục vụ cao nên dã thu hút một lượng khách hàng cực lớn
bằng cách giảm chi phí thấp hơn bất kỳ sân bay cũ nào ở Châu á.
Do chưa sở hữu nhiều máy bay lớn, cơ sở hạ tầng chưa hiện đại, chi phí
tương đối cao nên Hãng HKVN còn hạn chế trong khâu giải trí trên không, trong
thời gian tới hy vọng yêu cầu này sẽ sớm được giải quyết.
- Mức độ an toàn và việc nối chuyến giữa các Quốc gia: Đây thực
sự là vấn đề đáng quan tâm của tất cả các Hãng Hàng không trong giai đoạn hiện
nay, khi mà tình trạng khủng bố ngày một gây hoang mang cho mọi người dân
trong cuộc sống. Cho tới thời diểm này khu vực Châu á được đánh giá là khu vực
khá an toàn, trong đó chỉ số này đối với Hãng HKVN là khá cao.
Trong việc nối chuyến thì thị trường Trung Quốc thực sự là đối thủ cạnh
tranh của nhiều Quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì vậy cần nâng cao số lượng nối
chuyến trong thời gian tới.
Cạnh tranh trong kinh doanh là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát
triển của nền Kinh tế thị trường, nên vấn đề không chỉ nâng cao nội lực mà còn
phải tìm hiểu các lợi thế cũng như hạn chế của đối thủ cạnh tranh để từ đó có một
cái nhìn chính xác về họ.
Tóm lại, để đạt được các mục tiêu, chính sách mà Tổng công ty HKVN đã
đề ra thì vấn đề nghiên cứu tìm hiểu thị trường để có thể xâm nhập và có kế hoạch
cụ thể mở rộng thị trường Quốc tế mang ý nghĩa rất thiết thực.
2.1.3: Thực trạng thị trường của Tổng công ty.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có bị ảnh hưởng bởi khuynh
hướng suy giảm của nền kinh tế Khu vực và Thế giới song nhìn chung là phát triển
khá ổn định ( Thu nhập quốc dân đầu người tiếp tục tăng từ 6% đến 8%/ năm; dân
số tăng trung bình 1.8%/ năm) môi trường chính trị ổn định và chính sách vĩ mô
ngày càng có hiẹu quả cao cho chủ trương hôị nhập với bên ngoài đang có chiều
hướng phát triển mới (Ký kết hiệp định Thương mại với Mỹ, gia nhập Hiệp hội
ASEAN, diễn đàn hợp tác Châu á- Thái bình Dương…) Vì vậy các ngành kinh tế,
dịch vụ đầu tư nước ngoài có xu hướng phát triển khả quan. Sự phát triển này đã
làm tăng sức mua hàng hoá và dịch vụ vận tải Hàng Không cũng như chính sách
không tải nới lỏng cạnh tranh sẽ là yếu tố thách thức đối với các Doanh nghiệp vận
tải Hàng không.
2.1.3.1: Thị trường bay dịch vụ.
Do phần lớn nhu cầu các thị trường bay dịch vụ phụ thuộc vào ngân sách
Nhà nước, khai thác theo mùa vụ và bị ảnh hưởng của thời tiết nên việc dự báo thị
trường này khá khó khăn, Tổng công ty HKVN phải thường xuyên cập nhật và
điều chỉnh dự báo. Có nhiều loại hình bay dịch vụ, song bay thuê chuyến tìm kiếm
cứu nạn, cấp cứu y tế đi và đến Việt nam mang tính Quốc tế ( mặc dù trong điều
kiện kinh tế và hệ thống y tế vẫn còn hạn chế) có khả năng tăng trưởngtừ 2.8% đến
3.2%/ năm. Một số số liệu cụ thể trong 03 năm 1999,2000,2001 về tình hình bay
dịch vụ.
Bảng 02: Tình hình bay dịch vụ.
Năm Giờ bay % % so sánh
THKH
1999 920 12 13.2
2000 1030 7.5 8.3
2001 1060 7.8 8.4
Nguồn: Ban KHTT
Từ số liệu trên ta nhận thấy giờ bay dịch vụ hàng năm càng tăng.Năm 2000 tỉ
lệ giờ bay tăng lên 12% so với năm 1999, và năm 2001 tỉ lệ đó tăng lên là 6%.
Như vậy với trình độ và khả năng chuyên nghiệp về các lĩnh vực bay dịch vụ ,
vừa qua Tổng công ty đã ký kết một số hợp đồng với các hãng thuộc khu vực
Đông Nam á ( cụ thể : Hãng HK Campuchia, Hãng HK Thai Lan, Hãng HK
Philipin)
2.1.3.2: Thị trường vận tải Hàng không.
Trong những năm gần đây Tổng công ty HKVN đã thường xuyên điều
chỉnh, cập nhật, dự báo daì hạn thị trường vận tải HKVN để phục vụ cho chiến
lược phát triển mở rộng thị trường của mình.
Hàng năm thị trường vận tải Hàng không Quốc tế đi và đến Việt Nam có
mức tăng trưởng từ 9% đến 10% (dự báo trong giai đoạn 2001-2010 sẽ có mức
tăng trưởng từ 11% đến 12.5%)đối vớ thị trường hành khách và từ 8% đến 9% đối
với thị trường hàng hoá.
* Thị trường hành khách.
Mạng đường bay vận tải hành khách tầm ngắn Quốc tế có độ dài dưới
700Km ( trung bình 350Km) đang được Tổng công ty HKVN khai thác bằng đội
tàu bay tầm ngắn, chủ yếu sử dụng loại ATR-72. Các đường bay tầm ngắn Quốc tế
khu vực là một số đường bay đến các nước trong khu vực Đông Dương như :
HAN-TPE, SGN-PNH, SGN-XPR…
Tỷ trọng thị trường vận tải hành khách trên mạng tầm ngắn này chiếm
khoảng 26% tổng thị trường vận tải hành khách Qốc tế. Với tỷ trọng này, tổng
dung lượng hành khách Quốc tế vào khoảng 2 triệu lượt khách.
Bảng 03: Số lượng hành khách Quốc tế.
Năm
Hành khách Tỷ trọng
Đ.V Tổng 1000Km 600K
m
350K
m
1000km 600K
m
350km
1999 1000
HK
1.348 968 280 160 48,8% 33,0% 18,2%
2000 1000
HK
1.505 1000 340 165 47,9% 31,1% 21,0%
2001 1000
HK
1.862 1200 460 202 47.1% 32,9% 19,1%
Nguồn: Ban KHT
So với các Hãng Hàng không trong khu vực thì tỷ trọng hành khách Quốc tế
tương đối cao, tập trung vào các tuyến bay có độ dài khoảng 1000Km( chiếm gần
50% trong tổng số khách Quốc tế)
Đối với các tuyến bay Quốc tế khu vực tầm ngắn, để phát huy thế mạnh của
mình và biến Việt Nam thành cửa ngõ ra vào của khu vực Đông Dương, Tổng
công ty HKVN đang xây dựng đề án khai thác đường bay giữa 4 nước tiểu vùng
Campuchia- Lao-Mianma-Việt Nam.
Từ đó mạng đường bay khai thác bằng tàu bay ngắn Quốc tế khu vực sẽ được mở
rộng. Trong các đường bay tầm ngắn có độ dài dưới 600Km, có tách ra những
đường bay có dung lượng thị trường thấp, cần được khai thác bằng tàu bay nhỏ
hơn để đảm bảo có tần suất và hệ số sử dụng ghế hợp lý nhằm mục đích giảm chi
phí/ hành khách.
Nhận thức đây là thị trường đem lại hiệu quả nhanh và với chi phí thấp hơn so
với việc đầu tư vào thị trường vận tải hành khách khác, Tổng công ty đã đề ra
những chính sách và phương án cụ thể phát triển trong giai đoạn 2000-2010.
Với ưu thế cũng như vai trò trung tâm của thị trường vận tải hành khách thì
tổng số doanh thu đem lại hàng năm là con số đáng quan tâm đối với Tổng công
ty, bởi từ đó có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá, dự báo hợp lý.
* Thị trường vận tải hàng hoá( tầm ngắn).
Thị trường vận tải hàng hoá tầm ngắn Quốc tế khu vực (Đông Nam á,
Đông Dương) phù hợp với việc khai thác tàu bay chở hàng có trọng tải từ 15 tấn
đến 20 tấn.
Thị trường này chủ yếu trên các tuyến từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
đi Bangkok, Singapore, Manila, Kualalumpur, Phnompenh, Siêm Diệp…(và
hướng bay ngược lại).
Trong thời gian qua,Tổng công ty HKVN mới thực hiện vận tải hàng hoá
theo phương thức kết hợp với vận chuyển hành khách hoặc mua tải của các hãng
Hàng không, đã có tàu bay chuyên vận tải hàng hoá( thuê ngoài), ngoại trừ tuyến
SGN-MLN sử dụng tàu bay AN-30 của công ty bay dịch vụ Hàng không .Với
mạng đường bay của Tổng công ty HKVN ở tần suất bay còn thấp, hiện nay thì
hầu hết nhu cầu vận chuyển bị khai thác theo lịch riêng lẻ đáp nhu cầu ngày càng
tăng của tổ chức đầu tư và các tổ chức phát triển nhanh, đặc biệt là trên tuyến
SGN- MLN, SGN-BKK.
2.1.3.3: Thị trường Du lịch.
Hãng HKVN đang tìm mọi cách để nâng cao chất lượng phục vu, không
ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xây dựng hoặc duy trì những sân bay trung tâm
ở khu vực trọng điểm. Người ta đều nhận thức được rằng thị trường du lịch đang
không ngừng phát triển ở một số khu vực, đặc biệt là khu vực Châu á, khách du
lịch Quốc tế đến các địa điểm du lịch phần lớn bằng đường bay và đường thuỷ.
Sân bay trở thành nơi đầu tiên đón khách du lịch,vì vậy các Hãng HK rất quan tâm
tới vấn đề cơ sở vật chất cũng như phong cách phục vụ ở đây.
Đối với HKVN sự hiện diện của các sân bay Quốc tế mới ở Macao,
Quảng Châu, Thâm Quyến, Băngkok, Thượng Hải… là điều mà Tổng công ty phải
lưu tâm. Bởi mỗi sân bay luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy
sự phát triển thị trường vận chuyển hàng hoá và khách du lịch trong nước và quốc
tế. Trong đó vận chuyển hàng không có ý nghĩa đối với ngành Thương mại của
Tổng công ty nói riêng và khu cực Châu á nói chung hơn là ở Châu Âu, Châu Mỹ
vì cự ly giữa các Thủ đô và Thành phố xa hơn. Và thực tế cho thấy rằng ngành du
lịch đã thu lợi nhuận khá cao cũng là nhờ sự phát triển tích cực của ngành Hàng
không. Cụ thể là Tổng công ty HKVN đã cố gắng tìm kiếm và mở rộng được
nhiều thị trường mới, hiệu quả cao.
2.2: Hoạt động duy trì và mở rộng thị trường của Tổng công ty.
Sự phục hồi kinh tế trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
kinh doanh vận tải Hàng không với những chuyển biến theo chiều hướng khả
quan, có xu hướng phát triển mới.
Sự ổn định và phát triển trong lĩnh vực kinh tế Quốc tế đã góp phần làm cho
nhu cầu đi lại giữa các khu vực, du lịch bằng đường không cũng sôi động hơn, góp
phần làm tăng lợi nhuận của ngành HKVN. Tìm kiếm thị trường là một vấn đề
khó, nhưng để duy trì và mở rộng thị trường thì lại là một vấn đề đòi hỏi nội lực
cũng như sự hợp tác của các đối tác, để giải quyết thì giải pháp Marketing phù hợp
là một hướng đi đúng của Tổng công ty HKVN.
2.2.1: Chiến lược sản phẩm.
Như chúng ta đã biết, chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh dựa
trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của thị truường và thị hiếu của khách hàng
trong từng thời kỳ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy đối với ngành
Kinh tế Hàng không sản phẩm TKm và HKm sinh ra và tiêu thụ cùng một lúc
trong điều kiện hết sức đặc biệt: trên không và với độ cao. Điều đó phải đảm bảo
một sự an toàn hết sức chắc chắn, tính kỹ thật hết sức chính xác, công tác thông tin
liên lạc, chỉ dẫn đường bay, các dịch vụ cung cấp điều kiện khí tượng… rất hiện
đại và tốn kém.
Là một Hãng Hàng không, Tổng công ty Hàng không cung ứng 03 loại sản
phẩm( dịch vụ ) chính cho khách hàng, bao gồm:
- Vận tải hành khách.
- Vận tải hàng hoá( hàng, bưu kiện và hành lý tính cước).
- Khai thác thuê chuyến( hành khách và hàng hoá)
Đồng thời, trong cùng thời gian một số đơn vị trong dây chuyền đồng bộ tạo
thành sản phẩm vận tải một Hãng Hàng không lại kết hợp cung ứng với một số
dịch vụ cho các Hãng hàng không khác trên các địa bàn của mình. Những dịch vụ
chính bao gồm:
- Phục vụ Thương mại- mặt đất.
- Phục vụ kỹ thuật - mặt đất.
- Cung ứng suất ăn trên máy bay.
- Sửa chữa bảo dưỡng máy bay.
- Dịch vụ đại lý bán vé.
Tổng công ty HKVN ý thức được rằng trong nhiều phương thức đảm bảo
khả năng cạnh tranh, phương thức cạnh thanh bằng chất lượng ngày càng đóng vai
trò quan trọng.
Điểm đặc biệt là chất lượng của sản phẩm vận chuyển Hàng không luôn là
một tập hợp nhiều chỉ số và được đánh giá bằng nhiều phương thức khác nhau.
- Thành phần chất lượng là kết quả của quá trình sản xuất: thức ăn, đồ
uống, mức độ chuyên nghiệp của tiếp viên trong khi phục vụ và một số dịch vụ
sau bán hàng…
- Thành phần chất lượng khác thể hiện kết quả của nhiều quá trình phức
tạp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: thời gian cất cánh, đến nơi đúng lịch bay,
chuyến bay thực hiện an toàn, máy bay đảm bảo chất lượng, thông số kỹ thuật…
Và một số kết quả mà Tổng công ty HKVN đã đạt được trong thời gian qua
chứng tỏ thị trường quốc tế đã đón nhận sản phẩm của thị trường HKVN, cụ thể là
:
+ Xí nghiệp máy bay A76 nhận chứng chỉ tổ chức bảo dưỡng máy bay
Quốc tế và của Cục Hàng không Dân Dụng Việt Nam vào năm 1998, Xí nghiệp
máy bay A75 nhận chứng chỉ tổ chức boả dưõng vào năm 1999.
+ Hãng HKQGVN nhận chứng chỉ nhà khai thác của Cục HKDDVN.
+ Độ tin cậy an toàn: Tổng công ty HKVN đạt chỉ số tin cậy khai thác
cất cánh đúng giờ trong khoảng 85% đến 87%, chỉ số tin cậy kỹ thuật lớn hơn
99%- một chỉ số tương đưong với nhiều Hãng Hàng không lớn có tiềm lực mạnh
và uy tín của nước ngoài.
+ Tổ bay và tiếp viên: đạt tiêu chuẩn Quốc tế với tổ bay trẻ; có năng
lực và đội ngũ tiếp viên nhiều kinh nghiệm có trình độ cao.
Nhờ vậy khẳng định được năng lực cạnh tranh về sản phẩm của mình.Tổng
công ty HKVN đã liên tục phát triển trên thị trường vận tải Hàng không Quốc tế,
ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của ngành Hàng không như thời kỳ
khủng hoảng kinh tế trong khu vực hoặc sau sự kiện 11-9-2001 tại Mỹ.
Hàng không Việt Nam đang tiến hành những chương trình nâng cao chất
lượng theo từng cấp độ từ những loại hình sản phẩm dịch vụ cụ thể để thiết lập và
vận hành những hệ thống chất lượng phức tạp theo các mô hình hiện đại của Hàng
không Thế Giới. Tất cả nhằm tăng cường hơn nữa năng lực cạnh tranh, mang lại
sự hài lòng cho khách hàng và nhận được sự chung thuỷ của khách hàng vơi Tổng
công ty HKVN.
Chiến lược sản phẩm đã được đề cao trong chiến lược Marketing cuả Tổng
công ty- Quảng cáo sản phẩm của mình từ chất lượng của sản phẩm!
2.2.2: Chiến lược giá cả.
Trong quá trình quản trị Marketing việc xác định chi phí sản xuất giá thành
sản phẩm là vô cùng quan trọng trong việc doanh nghiệp có nên lựa chọn sản xuất
một sản phẩm cụ thể cho đối tượng người mua tại một thị trường cụ thể ở một giai
đoạn nhất định không? Với điều kiện có lợi thế cạnh tranh và dự kiến lợi thế cạnh
tranh trong thời gian dài.
Trên thực tế giá sản phẩm của Tổng công ty là tương đối cao so với thị trường
trong khu vực do một số nguyên nhân sau:
- Máy bay của Tổng công ty đang khai thác nhỏ, tải trọng thấp khó có điều
kiện cung ứng dịch vụ trên không có chất lượng cao ( giải trí…)
- Số ghế trung bình trên một máy bay là 135 ghế (ở Khu vực là 232 ghế );
tầm bay tối đa đầy khách B 767 là 12 giờ.
- Phần lớn máy bay Tổng công ty HKVN đang khai thác là thuê và thuê
mua với chi phí khá cao.
Và theo Ban Tài chính Kế toán của Tổng công ty thì chi phí bán chiếm tỷ lệ
khá cao trong gía thành sản phẩm: (Khoảng 20%)
+ Chi phí cho mạng lưới bán và quản lý bán của Doanh nghiệp.
+ Chi phí hoa hồng.
+ Chi phí trả cho các kênh bán trung gian( đại lý ).
+ Chi phí quảng cáo Thương mại.
Đứng trước các vấn đề đó, Tổng công ty đã đề ra chiến lược hạ giá và tăng giá
theo từng thời điểm cụ thể và có sự ổn định trong thời gian tương đối dài ( trừ tác
động của sự biến động nền kinh tế Khu vực và Thế giới).
Với xu thế giảm giá là không tránh khỏi ( chỉ khác là nhanh hay chậm), với
biện pháp tiến trình rõ ràng, nhiệm vụ giảm giá là một hoạt động thường xuyên
nhất quán đồng bộ. Thể hiện:
- Trong khuôn khổ doanh thu không đổi, tổ chức hệ thống bán và các hoạt
động bán để có chi phí tốt nhất .Gía thành hạ.
-Tạo được doanh thu ít ra lớn hơn so với chi phí phải chịu thêm, để từ đó
có kế hoạch giảm giá sản phẩm phù hợp.
-Xác định trong hệ thống bán hiện hành có bộ phận nào mà chi phí cho nó
nhiều hơn so với lợi ích mà nó mang lại hay không,để có phương án cụ thể cho giá
thành sản phẩm.
-Đối với người tiêu dùng quen thuộc, tần số sủ dụng hàng hoá cuả Tổng
công ty cao sẽ được hương ưu đãi cụ thể tương ứng.
Việc tăng giá không làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi khách hàng cũng mang
lại lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cho kinh doanh đó là giai đoạn sản phẩm mang
tính chất mùa vụ,lễ hội…
Việc đa dạng hoá giá cước vận chuyển hành khách, hàng hoá theo loại sản
phẩm và theo đối tượng khách hàng hiện nay đang được các Hãng Hàng không
trên Thế Giới áp dụng rộng rãi. Khi tham gia vào thị trường Quốc Tế, Tổng công
ty đã có sự cải tạo thay đổi nhằm phù hợp với điều kiện thị trường đối tác, và thị
trường Quốc tế đã đưa ra để tăng tính cạnh tranh cùa mình, giữ được lợi thế cơ bản
cũng như tìm hiểu cơ hội trên thị trường đó.
2.2.3: Chiến lược phân phối.
Trong hoạt động kinh doanh được tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và định
ra giá cả phù hợp với người tiêu dùng là những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan
trọng.Tuy nhiên để sản phẩm đến tay ngươi tiêu dùng hợp thời là nhiệm vụ rất cần
thiết.Chiến lược phân phối là khâu quyết định để củng cố nâng cao và đẩy mạnh
liên kết kinh doanh quốc tế trong lĩnh vực hàng không như là một tất yếu và là một
phương thức kinh doanh có hiệu quả.
Tổng công ty muốn đưa sản phẩm của mình đến với thị trường Quốc tế, muốn
thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên Thế giới thì con đường ngấn nhất và có
hiệu quả nhất là thực hiện liên danh quốc tế một cách rộng rãi, có chọn lọc trên
nhiều lĩnh vực.
Trên cơ sở các cuôc tiếp xúc, hội nghị,nhiều dự án đầu tư liên doanh của
HKDDVN với nước ngoài đã được cấp phép hoặc đang trong giai đoạn hội thảo để
đi đến sự thống nhất trình uỷ ban hợp tác đầu tư cấp giấy phép hoạt động.
Với lợi thế nằm trong khu vực Châu á, nơi thị trường Hàng không diễn ra sôi
động và hấp dẫn, vị trí vai trò địa lý của Việt Nam thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh HKDD, Việt Nam nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của Thế
giới mà nhiều nước không có được, đó là đường hàng không nối liền các lục địa,
đi qua các đại dương; vì vậy Tổng công ty đã lựa chọn lại kênh phân phối, đưa sản
phẩm đén người tiêu dùng bằng nhiều cách, nhanh hơn và thị trường ngày càng
mở rộng hơn và có khả năng san sẻ rủi ro trong lưu thông phân phối và ngược lại.
Có thể xác lập quan hệ hàng hoá, kinh tế giữa nhà sản xuất với các nhà sản xuất,
với người tiêu dùng trên một phạm vi không gian rộng lớn.
Một số dự án, hợp đồng được cấp phép hoạt động hoặc ký kết hoạt động liên
doanh.
- Dự án liên doanh về tham gia vào hệ thống phân phối chỗ toàn cầu giữa
Tổng công ty HKVN với Công ty thị trường Quốc gia Aleacur. Hiện nay đã đi vào
hoạt động và tăng trưởng các chuyến bay, đưa sản phẩm của Tổng công ty đến thị
trường Quốc tế một cách nhanh nhất.
- Nối chuyến: Hình thức hợp tác với các Hãng Hàng không đối tác khai
thác 05 điểm Quốc tế là : Xơun, Beclin, Viên, Zurich,Losangerles.
Thời gian qua đạt kết quả về tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường vận chuyển
Quốc tế là: Năm 1999: 47%.
Năm 2000: 51.2%.
Năm 2001: 52%.
- Dự án thành lập công ty Du lịch “ Cánh én” giữa Tổng công ty với
Morning Star Travel Limited (Hong Kong) đã được uỷ ban hợp tác đầu tư cấp
phép hoạt động.
Tổng số vốn: 1.578.079 USD.
Mỗi bên góp: 50%.
- Dự án liên doanh với Air France về tổng thể Hàng không. ( Vận chuyển
hàng hoá, vận chuyển hành khách chiếm 72%; và Tổng công ty đã thực hiện thành
công chương trình chuyển giao Công nghệ bảo dưỡng lớn).
- Dự án liên doanh với Continental Airlines (USA) về tổng thể toàn
ngành,hợp đồng bay liên doanh chở hàng Hồ Chí Minh-Quy Nhơn-Manila giữa
VASCO&FEDEX,bay liên doanh giữa Tổng công ty với Thai Airway
International,bay liên doanh Tổng công ty với American Airlines hoạt động có
hiệu quả.Ngày 19-07-2001 Tổng công ty đã ký hợp đòng Hợp tác liên danh với
American Airlines về dịch vụ vận chuyểnhành khách và hàng hoá bằng đường
không. Hợp đồng thực hiện vào 2002.
- Ký cam kết về tự do hoá vận tải Hàng không trong khuôn khổ các nước
ASEAN.
-Dự án HELI-VIET NAM đã ký hợp đồng.(Chủ yếu là vận tải hành khách
tầm ngắn và hàng hoá theo nhu cầu).
Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam đã soạn thảo nội dung và tiến hành
đàm phán ký kết,sửa đổi,cho tới nay trong dây chuyền điều hành bay Quốc Tế,với
11 văn bản hợp đồng ký với cac trung tâm kiểm soát không lưu của 7 nước lân
cận. Ngành quản lý điều hành bay của Hàng không Việt Nam đang mang lại cho
đất nước nguồn ngoại tệ mạnh tương đương hàng trăm tỉ VNĐ/ năm từ việc phân
phối hàng hoá hợp lý.
Năm 1999: 852 tỉ VNĐ.
Năm 2000: 872 tỉ VNĐ.
Năm 2001: 931 tỉ VNĐ.
Và kế hoạch đặt ra trong năm 2002 là 1000tỉ.
Các hiệp định Hàng không song phương với một loạt nước: Đặc khu Hàng
Không Philipin, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Tiểu vương
quốc A-rập, Ixaren… Chủ yếu là vận chuyển liên vận và chi chặng; liên doanh
mua chỗ/ tải; trao đổi chỗ/ tải.
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, hầu hết các dự án liên doanh, hợp đồng
đã xuất hiện sự cạnh tranh giữa các đối tác liên doanh đem lại thuận lợi lớn cho
Tôngr công ty trong việc lựa chọn đối tác liên doanh;tuy kết quả còn hạn chế (vì
một số lý do khách quan) song có những hứa hẹn tốt đẹp cho ngành HKDDVN.
Xu hướng mở cửa bầu trời đang trở thành tất yếu!
2.2.4: Chiến lược quảng cáo và xúc tiến.
Hiện nay chiến lược quảng cáo và xúc tiến phát triển sản phẩm cũng là một
cách cạnh tranh trong kinh doanh nói chung và ngành Hàng không nói riêng. Bằng
cách sử dụng nhiều phương tiện quảng cáo hợp lý và có ảnh hưởng tới người tiêu
dùng nhất, Ban tiếp thị hành khách và Ban kế hoạch tiếp thị hàng hoá trong thời
gian qua đã đưa sản phẩm của mình đến thị trường Quốc tế với chất lượng tốt, độ
an toàn cao…Và chứng tỏ quảng cáo không chỉ là quảng cáo!
Chi phí cho quảng cáo hàng năm là vừa phải (khoảng 5% trong chi phí bán
hàng) nhưng đem lại kết quả khả quan, và chi phí liên quan đến các hoạt động phát
triển tiếp thị như chi phí cho chuyến đi làm quen cuả nhà báo, của đại lý; chi phí
giới thiệu sản phẩm mới…
Bản thân ngành Hàng không mang tính hiện đại, vì vậy với cách quảng cáo
riêng, các nhà tiếp thị cũng mong muốn đem đến cho người tiêu dùng một cách
hiểu cụ thể nhất, ấn tượng nhất về từng sản phẩm mà họ mong muốn được sử
dụng.Những gì mà Hàng không Việt Nam đưa đến cho khách hàng (trong nước
cũng như Quốc tế) đã chứng tỏ cho độ tin cậy và chất lượng sản phẩm mà họ trao
cho ngươì tiêu dùng.
- Đội ngũ tiếp viên: Chính họ là những người trực tiếp mang thông điệp
quảng cáo đến tay người tiêu dùng, đó là trách nhiệm, là phong cách, là ưu ái mà
họ dành cho khách hàng- những thượng đế của mình.
- Đội ngũ lái bay: Với ưu điểm là đội máy trẻ, họ luôn thể hiện trách
nhiệm cũng như uy tín của Tổng công ty HKVN trên mỗi chuyến bay của mình.
- Dịch vụ trên không cũng như mặt đất: Đạt tiêu chuẩn Quốc tế cộng với
phong cách phục vụ mang đậm bản chất văn hoá riêng đã tô đậm thêm hình ảnh
của Tổng công ty HKVN trong mắt của các khách hàng Quốc tế.
Tính cạnh tranh thể hiện rõ của Tổng công ty là nhiều chuyến bay và khai thác
với tần suất cao, vì vậy chiến lược quảng cáo của Tổng công ty tin dùng của khách
hàng đã, đang và sẽ dành cho họ.
Để có một thành công xứng đáng thì mỗi khâu của quá trình quản trị
Marketing phải được coi trọng một cách xứng đáng trong từng thời điểm dưới tác
động, biến đổi một cách nhanh chóng của thị trường. Tổng công ty đã đề ra những
chính sách, đường lối cụ thể cho từng chiến lược một và biết kết hợp một cách
nhuần nhuyễn các chiến lược đó.Nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách sáng suốt
và trên quan điểm giao lưu tiếp thu để mở rộng.Cho nên vấn đề mở rộng , tiếp xúc
với thị trường Quốc tế Khu vực mới trong xu thế toàn cầu hoá là điều mà Tổng
công ty hoàn toàn có thể hy vọng và thực hiện được.
2.3: Đánh giá hoạt động thị trường của Tổng công ty.
2.3.1: Kết quả đạt được.
Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty diễn ra
trong bối cảnh khá thuận lợi, tình hình kinh tế xã hội có chiều hướng tăng trưởng
ổn định; giá cả thị trường, tỷ giá tiền tệ nhìn chung ổn định; xu thế liên doanh liên
kết mở rộng; thị trường có cạnh tranh nhưng mang lại lợi thế và cơ hội cao, đặc
biệt là ở lĩnh vực thị trường vận chuyển Hàng không trên thị trường trong nước và
Quốc tế đều có mức tăng trưởng khá (thị trường hành khách tăng 17.4% so với
cùng kỳ năm 2000; quốc tế tăng 17.1% và nội địa tăng 18.3%)
Băng sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, được sự quan tâm chỉ đạo
của Đảng và Nhà Nước, sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành có liên quan, Tổng công ty
cố gắng tận dụng những yếu tố thuận lợi, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt kế
hoạch sản lượng, doanh thu, đảm bảo an toàn tuyệt đối các chuyến bay, chất lượng
dịch vụ phục vụ hành khách đã được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng bắt kịp mức
tăng trưởng của thị trường vận tải Quốc tế, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra.
Bảng : Kết quả sản xuất kinh doanh trong
các năm 1999-2000-2001.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm1999 Năm2000 Năm2001
1. DOANH THU
2. TÔNG CHI PHI
2.1 chi phí bán.
2.2 chi phí quản lý.
2.3 chi phí khai thác
3. LOI NHUÂN
3.1 Lợi nhuận trước thuế
3.2 Lợi nhuận hoạt động
KD
3.3 Lợi nhuận khác
4. NOP NSNN
5. HIÊU QUA SD VÔN
(Lợi nhuận trước
thuế/VCSH)
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
đ/1000đ
8.828.842.54
6
11.550.313.3
21
7.672.004.32
1
230.950.000
3.647.359.00
0
312.057.864
8.988.754.70
2
12.129.742.3
46
7.841.201.34
6
275.867.000
3.972.654.00
0
366.820.745
9.789.757.01
2
13.057.475.6
72
8.621.184.67
2
312.691.000
4.123.600.00
0
371.030.385
262.525.329
7.544.021
602.034.281
148,34
267.166.806
8.102.594
621.442.578
156,22
289.518.004
9.046.314
641.609.742
154,48
Nguồn: Ban KHTT.
Từ bảng kết quả trên ta nhận thấy: Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh
trong 3 năm qua tăng trưởng khá cao và tương đối ổn định.
- Doanh thu tăng lên hàng năm và mức tăng lên khá cao. Năm 2001 Tổng
công ty thực hiện 9.895,2 tỷ đồng, vượt 2.6% kế hoạch, và tăng 19.2% so với thực
hiện năm 2000.
- Lợi nhuận trước thuế: So với năm 1999 và năm 2000 thì năm 2001 có
tăng chậm hơn ( do ảnh hưởng của thị trường quốc tế). Tuy nhiên tỷ lệ tăng vẫn là
8%- Khối hạch toán tập trung tăng 9.78%; khối hạch toán độc lập tăng 9.4% so với
kế hoạch.
- Nộp ngân sách Nhà nước.Thực hiện trong các năm qua là cao,đặc biệt
năm 2001 đạt 542,1 tỷ đồng tăng 41,5% so với năm 2000.
- Thực hiện kế hoạch đầu tư: Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
thì tổng mức đầu tư thực hiện năm 2001 của toàn Tổng công ty(tính theo khối thực
hiện) là 618.426 triệu đồng, đạt 91% kế hoạch năm.
* Về vận chuyển Hàng không và số lượng sản phẩm, Tổng công ty đã đạt con
số đáng khích lệ.
Bảng : Số lượng vận chuyển hành khách - hàng hoá và sản phẩm của Tổng
công ty.
CHI TIÊU Đơn vị Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
1. Số lượng.
-Hành khách v.chuyển
+Quốc tế
+Nội địa
-Hàng hoá v.chuyển.
+Quốc tế
+ Nội địa
2.Sản phẩm.
-Bay dịch vụ
-Bayvận tải hành khách
Tr.hk
Tr.hk
Tr.hk
Ng.tấn
Ng.tấn
Ng.tấn
Giờ
Giờ
Giờ
3,548
2,024
1,524
49,24
27,13
22,11
752
425
309
3,814
2,432
1,382
52,18
32,16
20,02
752
486
266
4,321
2,950
1,371
58,26
38,00
20,26
781
492
289
Nguồn: Ban KHTT
-Vận chuyển hành khách (HK) có số tăng đáng kể. So với năm 2000 thì năm
2001 thực hiện được 3.548.000 HK, tăng 21% trong đó quốc tế 2.024.000 HK,tăng
31%; nội địa là 1524000 HK tăng 11,7%.
- Vào năm 2001,luân chuyển hành khách đạt 5.432.189 Nghìn HK.km, trong
đó quốc tế là 4.076.152 nghìn HK.km.
-Vận chuyển hàng hoá, bưu kiện tăng nhanh vào năm2001; cụ thể là đạt
58,26 nghìn tấn, trong đó quốc tế là 38 nghìn tấn., Tăng 11% so với năm 2000.
- Thị phần vận chuyển khách thực hiện 63% trong đó quốc tế đạt 43.7%, nội
địa 87%.
Do đánh giá tình hình có thể phục hồi vào khoảng giữa năm 2002, Tổng công
ty đã tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để đón trước thời cơ, đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng, chiếm lĩnh thị phần nhằm tăng sức cạnh tranh khi thị trường có dấu hiệu
tăng trưởng trở lại. Vào những ngày đầu tháng 12-2002 tình hình thị trường và
lượng hành khách đi lại trên một số tuyến bay của Vietnam Airlines đã có dấu
hiệu phục hồi và một số đường bay đạt mức tăng như trước sự kiện 11-9-2001.
Điều này khẳng định đánh giá của Tổng công ty và các biện pháp để đón trước
thời cơ là đúng đắn.
*Về mạng đường bay.
Cho đến năm 2001, mạng đường bay của Hãng HKVN mở rộng đến 6 khu
vực chính: Đông Nam A, Đông Bắc A, Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Cận Đông,
Australia, nối Việt Nam với 25 thành phố lớn trên Thế giới.
-Hãng HKVN có 19 đường bay trực tiếp, từ Thành phố Hà Nội - Thành phố
Hồ Chí Minh. Có 07 điểm ở Đông Bắc á ( Quảng Châu,Hong Kong, Cao Hùng,
Osaka, Tokyo, Xơun, Đài Bắc),06 điểm ở Đông Nam á (Băngkok, Singapore,
Kuala-lumpua, Manila,VienChan,Phnompenh) 02 điểm ở Uc (Sydney,Membon)
và 02 điểm mới khai thác Hà Nội- Bắc Kinh và Hà -Côn Minh, 01điểm Trung Cận
Đông (Đubai), 01 điểm Maxitcova.
- So với năm 2000, trong năm 2001 Tổng công ty HKVN mở thêm nhiều
đường bay quốc tế như: HAN/SGN-SEL, HAN-PEK, HAN-KMG, đường bay
xuyên Đông Dương; thực hiện tăng chuyến trên một số đường bay (HAN-BKK,
SGN-KHH,SGN-CAN, HAN-KUL…); hợp tác với JAL,ALL,NIPPON
AIRWAYS…
-Hoà cùng tiến trình hội nhập Quốc tế, các cam kết về tự do hoá vận tải Hàng
không trong khuôn khổ các nước ASEAN, ngày 19-07-2001 Tổng công ty đã ký
Hợp đồng hợp tác liên doanh với American Airlines về dịch vụ vận chuyyể hành
khách, hàng hoá bằng đường không giữa Việt Nam và Mỹ và vào ngày 11-12-
2001 Tổng công ty đã chính thức ký hợp đồng với tập đoàn sản xuất máy bay
BOEING về mua 04 máy bay BOEING 777-200 ER -Đây là hợp đồng Thương
mại đầu tiên được ký kết giữa 2 Doanh nghiệp Việt Nam và Hoa kỳ đã được Quốc
hội Việt Nam phê chuẩn và chính thứccó hiệu lực từ ngày 11-12-2001.Những nỗ
lực đó sẽ giúp cho Tổng công ty đáp ứng kịp thời mức tăng trưởng của thị trường
và tăng thêm khả năng cạnh tranh trên tiến trình hội nhập vào thị trường vận tải
Hàng không Quốc tế.
Trong lĩnh vực đổi mới Công nghệ, công tác đào tạo đội ngũ phi công, tiếp
viên, thợ bảo dưỡng máy bay, cán bộ quản lý đã đượcđầu tư thích đáng mang lại
những hiệu quả thiết thực cho công tác điều hành và nâng cao chất lượng dịch vụ
của Tổng công ty. Với sự hợp tác của AIR FRANCE Tổng công ty đã thực hiện
thành công cong trình chuyển giao Công nghệ, bảo dưỡng lớn cho máy bay A-320
dạng 4C/5 năm tại xí nghiệp máy bay A76.
Với những yếu tố trên, kết quả đạt được của Tổng công ty là hoàn toàn xứng
đáng.
2.3.2: Hạn chế và nguyên nhân.
Mặc dù có những thuận lợi cả về khách quan lẫn chủ quan, nhưng do mức độ
cạnh tranh quyết liệt giữa các Hãng Hàng không trên thị trường vận tải Hàng
không Thế giới và Khu vực là một thử thách lớn đối với Hãng HKVN.Bên cạnh đó
công tác dự báo chưa theo kịp mức tăng trưởng của thị trường nên công tác đầu tư
bố trí lịch bay, đội máy bay, điều hành khai thác bay…còn gặp khó khăn và có
những hạn chế nhất định.
Trước hết, do ảnh hưởng của ngày 11-9-2001 và cuộc chiến của Afghanistan
thị trường vận tải Hàng không Thế giới nói chung và ở Viêt nam nói riêng đã suy
giảm mạnh, khoảng 20% trong những tháng cuối năm 2001 và cả quý đầu của năm
2002. Nhiều Hãng hàng không phải thu hẹp lực lượng sản xuất, giảm đội máy bay,
cắt giảm nhân công và đối với hoạt động của Tổng công ty HKVN mức độ ảnh
hưởng thể hiện ở lượng khách đi lại giữa Bắc Mỹ và Việt Nam giảm sút (trên
đường bay liên doanh giữa Tổng công ty và China AIRLINES đi Bắc Mỹ lượng
khách đi và đặt chỗ giảm 20%). Kinh tế một số nước có nguồn khách lớn tới Việt
Nam có dấu hiệu giảm phát như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài loan… Dẫn
đến giảm dung lượng khách đi và đến Viêt Nam, số lượng các đoàn du lịch quốc tế
đã đăng ký, huỷ tour nhiều, làm Tổng công ty HKVN mất đáng kể lượng khách
Quốc tế cũng như thị trường Quốc tế có chiều hướng đi xuống. Và dẫn đén sự tăng
cao một số chi phí là điều tất yếu, đặc biệt là phí bảo hiểm (tăng trên 20tỷ đồng)
Xét về tầm vĩ mô, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Tổng công ty
cũng đã gặp một số vấn đề khó khăn.
-Thứ nhất đó là vốn và sử dung vốn. Do tính chất đặc thù của ngành mà
nhiều công trình, nhiều hợp đồng đòi hỏi một số vốn rất lớn, đồng thời có một số
công trình mang tính đón đầu, gặt hái lợi nhuận thuộc về những năm sau…nên có
tác động trực tiếp tới nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng cũng như sự bỏ lỡ mất cơ
hội của Tổng công ty với các bạn hàng.
-Thứ hai phải tính đến môi trường cạnh tranh. Về đội máy bay, trong tổng
số 25 máy bay đang khai thác , chỉ có 6 chiếc thuộc sở hữu của Tổng công ty, hơn
nữa 6 chiếc thuê lần lượt hết hạn hợp đồng thuê trong năm 2001. Thường máy bay
của Tổng công ty nhỏ, khó có điều kiện cung ứng dịch vụ trên không có chất
lượng cao, giá thành lại cao, chất lượng nối chuyến kém và số lượng nối chuyến
thấp, công tác bảo đảm kỹ thuật và bảo đảm vật tư phụ tùng máy bay chưa
tốt…Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi ích của khách hàng ,vì vậy số khách
hàng quốc tế phát triển không cao.
- Thứ ba, trong hoạt động nghiên cứu thị trường, duy trì và mở rộng thị
trường còn tồn tại một số vấn đề sau:
+ Thị trường hiện nay có nhiều biến động khó lường, áp lực cạnh
tranh với các Hãng Hàng không khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty HKVN. Công tác dự dáo mặc dù đã có nhiều tiến bộ vượt
bậc trong những năm gần đây, tuy nhiên do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa hiện đại
nên còn hạn chế việc tiếp cận cũng như phân tích, xử lý thông tin.
+ Trong giải pháp Marketing Tổng công ty còn hạn chế việc đầu tư
vốn-đây cũng là vấn đề chung đối với một số lĩnh vực khác. Như ở chiến lược sản
phẩm và chiến lược giá cả, do nguồn vốn có hạn nên chưa có sự thay đổi tiến triển
đáng kể.
+ Tổng công ty đang trong quá trình kiện toàn và đổi mới bộ máy cơ
cấu tổ chức, nên việc phân công cũng như giao phó trách nhiệm cho các ban thực
hiện về công tác thị trường nhiều lúc còn chồng chéo.
Nhìn chung, qua các báo cáo cũng như hội nghị của các Ban, các Đơn vị
cũng như của toàn Tổng công ty thì vấn đề đưa ra các hạn chế và phương hướng
khắc phục các hạn chế đó luôn được chú trọng.
CHƯƠNG 3
Một số định hướng và giải pháp
Nhằm duy trì và mở rộng thị trường Quốc tế
Của tổng công ty
3.1: Dự báo thị trường quốc tế của Tổng công ty.
Sự phục hồi kinh tế trong mấy năm qua đã tạo diều kiện thuận lợi cho việc
kinh doanh vận tải Hàng không với những chuyển biến theo chiều hướng khả quan
có xu hướng phát triển mới.
-Một là, nền kinh tế Châu A với chiến lược kinh tế coi trọng Thương mại-
Xuất khẩu đang tận dụng thời cơ để bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển kinh
tế.So với các hãng Hàng không Châu Âu và châu Mỷ hàng không Châu Ă còn rất
nhỏ bé song lợi thế của họ chính là thị trường ở trong nước và khu vưc.
Theo dự báo của HKVN thì thị trường Việt Nam muốn phát triển thịnh vượng
phải biết chuyển đổi trọng tâm sang thị trường khu vực.Vì hiên nay có đến 7 trong
số 10 tuyến bay Quốc tế nhộn nhịp giã các thành phố Châu á .Tốc độtăng trưởng
Hàng Không Châu á nhanh hơn nhiều so với thị trường trưởng thành như thị
trường Mỹ hay thị trường xuyên Thái Bình Dương.Theo IATA(Hiệp hội vận tải
HKQT)Vận tải hành khách khối Châu á sẽ tăng trưởng trung bình mỗi năm
6,4%(cao hơn 4%so với thị trường Mỹ và 5,5%với thị trường Châu Âu)
-Thứ hai,ngày càng nhiều cac hãng hàng không Châu á chú trọng thi
trường khu vực.Đầu tiên đáng chú ý nhất về việc mở rộng thị trường Hàng Không
với khu vực Đông Nam á Của HKĐVN lả tiểu vùng hợp tác Campuchia-Lao-
Miama-VietNam về tự do hó vận tải hàng không ra đời,và trở thành thị trường
Hàng không chuyên về nhiều lĩnh vực,đặc biệt là du lịch.Đây là bước đi tích cực
trong quá trình đàm phán và cam kết về mở cửa thị trường vận tải Hàng Không
trong khuôn khổ hợp tác ASEAN,APEC và gia nhập WTO.
Trong tương lai, Hãng HKVN cũng có khả năng rút bớt các chuyến bay
đường dài tới các địa điểm ngoài khu vực Châu á….thay vào đó là tăng cường tần
suất các chuyến bảy trực tiếp tới các Thủ đô trong khu vực….theo dự báo kết quả
rất khả quan.
-Thị trường Trung Quốc:Trước và đạc biệt sau khi gia nhập WTO Trung
Quốcluôn là bạn hàng,một thị trường khổng lồ mà Tổng công ty đang cố gắng mở
rộng và khai thác.Theo số liệu thì 1985,HKQT chỉ đạt15,4 triệu hành khách nhưng
năm 1999 tăng lên gâp 4,5lần và đạt 69,6 triệu.Dự đoán vào năm 2014 con số này
sẽ đạt 214,7 triệu lượt .Bằng chứng của VNA hướng tới thi trường HKQT là việc
mở thêm các đường bay đến các thành phố lớn của Trung Quốc-vấn đề chuyển
trọng tâm sang thị trường Trung Quốc.
-Thị trường Nhật Bản là thị trường lớn của thị trường Châu á cũng như
Thế giới.Vấn đề khai thác thị trường Việt Nam-Nhật Bản đã được thoả thuận thực
hiện vào tháng 2-2002.Và trong tương lai thì sẽ có kế hoạch cụ thể hơn và triển
khai,hợp tác nhằm phát triển chung.
-Ngoài những kết quả đã đạt được về sự mở rộng và giao lưu thị trường
giữa VNA với các hãng hàng không lớn của các Quốc gia khu vực Châu Âu cũng
như Châu Mỹ,Châu Phi, đặc biệt là thị trường nước Mỹ- sau khi ký hiệp định
thương mại…thì VNA ngày càng tăng cường và giữ vững ổn định nhằm mở rộng
đường bay Quốc Tế và hoàn thiện sản phẩm vận chuyển hàng không phục vụ du
lịch….
-Dự báo về tình hình liên doanh liên kết với các hãng hàng không nước
ngoài của Tổng công ty HKVN:
+các dự án liên doanh đã được cấp giấy phép và đang xin cấp giấy phép
sẽ triển khai sớm.
+ Chọn đối tác liên danh phù hợp trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay,
cụ thể là khu vực Đông Nam á, khu vực Châu á- Trung Quốc, Nhật Bản…
3.2: Định hướng phát triển.
3.2.1: Định hướng phát triển chung trong hai thập kỷ tới.
Việc Việt Nam được xếp là nước an toàn nhất trong khu vực là điêu đáng
mừng cho cả ngành Hàng không và du lịch.Với mục tiêu chiến lược: “xây dựng
HKDDVN thành Hãng hàng không có tầm cỡ, có uy tín,có năng lực cạnh tranh,
kinh doanh có hiệu quả, hoạt động bay Quốc Tế trong khu vực và bay trong nước
là chủ yếu, kết hợp bay xuyên lục địa” và dựa trên các tư tưởng chỉ đạo sau để
từng bước phát triển Ngành:
- Đối với vận tải hàng không, phải căn cứ quyết định số 73/QĐ-TTg ngày
15-01-2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển đội
máy bay giai đoạn 2000-2005 và đến 2010 của Tổng công ty HKVN và các dự báo
thị trường để xây dựng các chỉ tiêu tương ứng.
- Bảo đảm an toàn bay và hiệu quả sản xuất kinh doanh; bảo đảm nhịp
tăng trưởng nhanh và vững chắc, linh hoạt trong điều hành, đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng của thị trường; tìm mọi biện pháp tăng năng lực cạnh tranh, tăng chất lượng
sản phẩm, dịch vụ; tiếp tục thực hiện các bước trong lộ trình hội nhập khu vực và
thế giới.
-Tập trung triển khai các dự án đầu tư lớn nâng cao năng lực cạnh tranh
của Tổng công ty và từng đơn vị thành viên, nhất là các dự án mua máy bay, hạ
tầng kỹ thuật bảo dưỡng và khai thác máy bay, đào tạo công nghệ thông tinvà đỏi
mới cong nghệ trang thiết bị sản xuất của các đơn vị theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đã có những định hướng phát triển trong thời
gian tới , cụ thể như:
-Tiêp tục các hướng đầu tư chiến lược,đặc biệt là đầu tư hiện đại hoá đội
máy bayđang khai thác cho đến năm 2010 sẽ có trên 40 chiếc máy bay; đẩy nhanh
công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật hiện đại và quy hoạch tổng thể về công nghệ
thông tin-tin học của tổng công ty nhằm đưa công nghệ thông tin vào công tác
quản lýđiều hành.
-Tập trung củng cố mạng đường bay hiện có,nghiên cứu nâng cao hiệu
quả các đường bay.Tổng công ty tận dụng thời cơ để phát động nguồn khách ở
những thị trường ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng,tập trung khu vực Bắc á,Trung
Quốc,Nhật Bản……và một số thị trường khác.
-Triển khai để án về tổ chức trên cơ sở thực hiện Nghị quyết Đại Hội
Đảng lần thứ 9 và Nghị quyết trung ương 3 về đổi mới và nâng cao hiệu quả các
doang nghiệp nhà nước xây dựng hí điểm mô hình tổ chức công ty mẹ-công ty
con. Triển khai thực hiện đề án thành lập Công ty Kỹ thuật, Công ty Cổ phần Bảo
hiểm Hàng không khi được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt( 2 đề án này đã trình
Chính phủ) và hỗ trợ các đơn vị thành viên về vốn( cấp vốn lưu động, cho vay
vốn) và thị trường ( mở rộng thị trường tiêu thụ nội bộ và Quốc tế).
-Xác định và triển khai chiến lược về đào tạo nhân lực theo hướng đảm
bảo đủ về số lượng,đáp ứng về chất lượng tiếp cận trình độ quốc tế.Ưu tiên cơ sở
huấn luyện,đào tạo người lái máy bay,kỹ sư máy bay,cán bộ quản lý cho Tổng
công ty.
Định hướng phát triển về không tải:
Giai đoạn: 2001-2005 :4-5%
Giai đoạn: 2006-2010 :7-8%
Giai đoạn: 2010-2015 :8-9%
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành HKVN bước vào thế kỷ 21 với
những dự định mới và một quyết tâm rút ngắn dần sự tụt hậu trong một thời gian
ngắn nhất nhằm vươn lên để đuổi kịp sự phát triển của Khu vực và Thế giới.
3.2.2: Định hướng về thị trường Quốc tế của Tổng công ty.
Xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hoá ngày càng thể hiện rõ khi các hãng
Hàng không đã tìm giải pháp là gia nhập các liên minh Hàng không và đã đảm
nhận tới 2/3 lượng khách vận chuyển Hàng không Thế giới. Diều đó đã làm tăng
khả năng sử dụng mạng lưới vận tải Hàng không, đưa sản phẩm hấp dẫn và tăng
khả năng xâm nhập thị trường.
- Phát triển thị trường bay dịch vụ.
Định hướng phát triển thị trường bay dịch vụ trong thời gian tới là tiếp tục
tham gia với các nhà vận chuyển trong và ngoài nước khai thác thị trường bay tìm
kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế và một số hoạt động bay dịch vụ khác theo yêu cầu.
Phấn đấu hoạt động bay dịch vụ có mức tăng trưởng về sản lượng và
doanh thu trong giai đoạn 2001-2005 để đạt được 667 giờ bay.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên hì ngoài đảm bảo năng lực sản xuất và
tổ chức khai thác tốt hoạt động bay, cần đẩy mạnh công tác tiếp thị và đầu tư nâng
cao chất lượng dịch vụ, duy trì hoạt động.
-Phát triển mạng đường bay vận tải hành khách
Do ảnh hưởng của cuộc khủng bố nước Mỹ, tổng thị trường vận tải hành
khách dự báo giảm 11,8% trong đó thị trường quốc tế giảm mạnh khoảng 15,9%.
Vấn đề này sẽ được thực hiện từng bước từ việc phát triển các đường bay
tầm ngắn có dung lượng thị trường vừa phải ở các miền trong nước và một số
Thành phố thuộc khu vực Đông Nam A( như từ Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ
chí Minh đi Phnompenh,Siêm Diệp của Campuchia;PacXe, Savanakhet, Viênchăn
của Lào; Udon của Thái Lan…
Hiệu quả mạng đường bay này trực tiếp phục vụ cho mạng đường bay
tuyến trục trong nước cũng như quốc tế của Tổng công ty HKVN và phục vụ
nhiệm vụ Kinh tế- Xã hội.
- Phát triển vận chuyển hàng hoá.
Sản phẩm vận chuyển hàng hoá của công ty bay dịch vụ vận tải hàng hoá
cho Tổng công ty HKVN trên các đường bay vận tải hàng hoá trong nước và quốc
tế mà thị trường đủ lớn để khai thác tàu bay riêng, đồng thời tham gia hệ thống sản
phẩm EXPRESS CARGO trong nước và khu vực thông qua liên kết với các công
ty dịch vụ phát triển nhanh và vận chuyển hàng hoá quốc tế khu vực ASEAN và
một phần Bắc A.
Trong giai đoạn 2001-2005 kết hợp nhiệm vụ bay dịch vụ và chở hàng
hoá, tuỳ theo yêu cầu và diễn biến của thị trường mà tăng khả năng tìm kiếm thị
trường hàng hoá, thuê hoặc thuê mua 1 đến 3 máy bay có tải trọng từ 10 tấn đến
15 tấn.
Thị trường các đơn vị thành viên hạch toán độc lập nhìn chung ổn định và
tiếp tục tăng trưởng.
Như vậy vấn đề định hướng thị trường của Tổng công ty thực sự làm tăng
khả năng cạnh tranh tạo điều kiện để tập trung và phát triển đường bay quốc tế,
tham gia tốt vào các hiệp định vận tải Hàng không, thị trường tiểu vùng và chuẩn
bị để bước vào xu thế tự do hoá ngành vận tải Hàng không Thế giới.
3.3: Một số giải pháp cụ thể.
Trong báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001 và định hướng kế
hoạch năm 2002 của Tổng công ty HKVN đã đua ra một số giải pháp thiết thực
nhằm khắc phục những hạn chế của Tổng công ty trong thời gian qua, đặc biệt là
về vấn đề thị trường.
3.3.1: Về thị trường.
Phaỉ xây dựng quy trình công tác về việc tìm hiểu thị trường, định hướng
kinh doanh, tìm hiểu đối tác liên doanh, các bước xây dựng hội thảo phải tổ chức
công ty tư vấn thương mại và du lịch Hàng không để tư vấn cho tổ chức cá nhân
trong nước và nước ngoài đầu tư vào HKVN có hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
* Đối với vận tải Hàng không:
- Củng cố và phát triển mạng đường bay theo kế hoạch đã lập (dự kiến
mở đường bay SGN/HAN-NTR) nghiên cứu kỹ tình hình thị trường đểtăng giảm
tần suất hợp lý, tăng cường hợp tác khai thác với các Hãng khác. ổn định lịch bay,
bố trí máy bay hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả khai thác.
- Củng cố nâng cao năng lực hệ thống bán; mở rộng mạng bán tại một số
thị trường trọng điểm, quản lý tốt các đại lý; hoàn thiện các chính sách bán , chính
sách giá và kỹ thuật bán, chính sách đặt giữ chỗ, cỉa tiến chất lượng thông tin phục
vụ công tác thị trường; tăng cường công tác phát động thị trường, công tác quảng
cáo chiến thuật tại các thị trường trọng điểm; đưa chương trình FFP hoạt động có
hiệu quả.
- Triển khai tốt 5 chương trình lớn trong những năm tới:
+ Về mạng đường bay có 3 chương trình : Chương trình mở và khai
thác đường bay đến Nhật Bản; chương trình mở và khai thác các đường bay đến
Trung Quốc; chương trình khai thác đường bay Pháp trong điều kiện hợp tác với
AA.
+ Chương trình hợp tác với AA bảo đảm 01-07-2002 thực hiện hợp
đồng liên danh đã ký.
+ Chương trình thuê máy bay đặc biệt là thuê máy bay B777( dự kiến
từ tháng 11-2002).
Đối với các đơn vị thành viên ngoài vận tải hàng không : tiếp tục mở rộng
kinh doanh đa dạng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung ứng
dịch vụ, hàng hoá với chất lượng cao, có biện pháp xử lý kịp thời đối với các đơn
vị chuyển sang kinh doanh tại nhà ga T1 nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh
doanh.
3.3.2: Xây dựng cơ sở hạ tầng.
Dựa trên hạn chế đã rút ra thì giải pháp để tăng khả năng duy trì và mở rộng
thị trường Quốc tế đó là tận dụng mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị cho cảng hàng không.
- Nâng cấp chất lượng thiết bị nhà xưởng. Tập trung chỉ đạo và vốn đầu tư để
thực hiện các tiến độ các dự án đầu tư ưu tiên xây dựng các sân bay mới, hiện đại.
- Về phương diện vận tải và đảm bảo kỹ thuật: xây dựng đội tàu bay hiện đại
với các hình thức thuê, thuê mua, tăng dần tỷ trọng máy bay sở hữu. Hạ tầng kỹ
thuật bảo dưỡng và khai thác máy bay, công nghệ thông tin và đổi mới công nghệ
trang thiết bị sản xuất.
- Trên cơ sở kế hoạch vận tải hàng không, thực hiện chủ động và đúng tiến
độ chương trình mua máy bay theo đúng kế hoạch đã được thủ tướng chính phủ
phê duyệt. Kế hoạch bảo dưỡng, động cơ phải kiểm soát chặt chẽ tiến đọ thực
hiện, đảm bảo không phá vỡ kế hoạch khai thác máy bay.
3.3.3: Đẩy mạnh đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học.
Dây là giải pháp cần phải triển khai và tập trung trong chiến lược phát triển,
xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đủ trình độ tiếp cạn khoa học Công nghệ hiện
đại của Hàng không Thế giới.
- Tăng cường và chỉ đạo một cách chặt chẽ công tác đào tạo xây dựng lực
lượng lao động có trinhd đoọ chuyên môn cao và trình độ chính trị vững vàng đáp
ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Ưu tiên bố trí kinh phí đào tạo người lái,thợ kỹ thuật,tiếp viên và cán bộ
quản lý,kiện toàn hệ thống quản lýcông tác đào tạo để thực hiện nhiệm vụđào tạo
được phê duyệt.
-Chuẩn bbị một đội ngũ cán bộ hiểu biết về quản lý chuyên ngành về
hàng không,có kiến thức cơ bản về pháp luật,kinh doanh trong nước và Quốc tế.
3.3.4:Hoàn thiện các giải pháp Maketing.
Trước hết là giải pháp về chiến lược sản phẩm:
Nâng cao chất lượng sản phẩm ,dịch vụ một cách đồng bộ (bao gồm chất
lượng khai thác,đảm bảo kỹ thuật ,dịch vụ)
- Nâng cao chất lượng lịch bay,phấn đấu đảm bảo lịch bay, kế hoạch bay
hàng ngày.
- Hạn chế hơn nữa tình trạng chậm huỷ chuyến,đảm bảo hệ số tin cậykhai
thác cao hơn năm 2001.
- Nâng cấp hệ thống thiết bị phục vụ hành khách, nhất là nội thất,thiết bị
nghe nhìn trên máy bay,suất ăn,đồ uống ,báo chí,đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
- Nâng cấp các tiêu chuẩn phục vụ hành khách,phục vụ yêu cầu nâng coa
năng lực cạnh tranh.
- Triển khai nhanh dự án nâng cấp chất lượng tiếp viên và đề tài khoa học
nghiên cứu các giải pháp quản trị chất lượng nhằm nâng cao chất lướng sản phẩm
dịch vụ của Tổng công ty để đưa vào ứng dụng trong những năm tới.
- Mở rộng diện các dơn vị xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng ISO
9000.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn , an ninh
bảo đảm chất lượng trên các mặt hoạt động của Tổng công ty.
Chiến lược giá cả cần phải tăng cường giảm chi phí nhưng không làm giảm
doanh thu của Tổng công ty, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều đơn vị , nhiều lĩnh vực.
Để nhanh chóng bắt kịp với quá trình Hội nhập Quốc tế thì chiến lược phân phối
và chiến lược quảng cáo được giao cho từng bộ phận và đầu tư một cách thoả
đáng.
3.3.5: Giải pháp về phía Nhà nước.
- Cần sớm cấp quyền bay Trực thăng dịch vụ du lịch vận chuyển hành
khách và các hoạt đoọng khác cho ngành HKDDVN cho liên danh và tư nhân khi
các tổ chức tư nhân này đủ tư cách và hoạt động đúng luâtj pháp.
- Xây dựng ban hành quy tắc, quy chế, điều lệ… liên quan mọi hoạt
động trong lĩnh vực HKDDVN nhằm tạo điều kiện tốt về hành lang môi trường
cho các liên danh hoạt động theo luật định.
- Khuyến khích lám ăn có hiệu quả và xử phạt các liên danh hoạt
động kém sai pháp luật.
Kết luận
Nền kinh tế Thế giới trong những năm gần đây là bức tranh đan xen màu
sắc xuất hiện ở nhiều nước, mọi khu vực. Những nước biết tranh thủ thời cơ sẽ đẩy
mạnh được nền kinh tế vượt lên và những quốc gia còn lungs túng không âts kịp
tình hình sẽ gặp không ít khó khăn trong môi trường cạnh tranh quyết liệt trước xu
thế toàn cầu hoá lớn dần lên.
Với lợi thế có một nền chính trị - kinh tế ổn định và còn nhiều tiềm năng để
khai thác , nên Hãng Hàng không Dân Dụng Việt Nam đã và đang tìm đúng hướng
đi cho mình, với nhiều hình thức vận dụng và khả năng nâng cao mở rộng thị
trường nội địa nói riêng và thị trường Quốc tế nói chung; trong đó đặc biệt quan
tâm thị trường khu vực.
Cùng những thành quả đã đạt được cũng như mục tiêu mà ngành hàng
không đang cố gắng hướng tới, chúng ta có quyền hy vọng bước vào Thế kỷ 21
với những dự định mới và quyết tâm rút ngắn dần sự tụt hậu trong một thời gian
ngắn nhất nhằm vươn lên để đuỏi kịp sự phát triển của khu vực và Thế giới . Thời
gian, con người năng động và đặc biệt là lực lượng cán bộ Khoa học kỹ thuật,
quản lý, sự hỗ trợ Nhà nước về vốn, môi trường pháp lý, sự hợp tác với các tổ
chức chuyên ngành trong nước và Quốc tế là những yếu tố cơ bản để đảm bảo cho
sự phát triển một ngành giao thông hiện đại- an toàn- tiện lợi- Ngành HKDDVN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Một số vấn đề về thị trường Quốc tế của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.pdf