Tài liệu Luận văn Một số vấn đề về hoạt động dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch ngân hàng công thương Việt Nam: 1
Luận Văn
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI
SỞ GIAO DỊCH NHCT VIỆT NAM
2
I-/ VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO
DỊCH NHCTVN
1-/ Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam
Sự nghiệp đổi mới nền kinh tế do Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6
(12 - 1986) khởi xướng, trong đó có chủ trương xoá bỏ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Thích ứng với cơ chế kinh tế mới trong lĩnh vực
tiền tệ, lưu thông tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng, Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI đã chỉ rõ "Bên cạnh nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước, cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp
kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng, hoạt động theo chế độ hạch
toán kinh tế..."
Thực hiện chủ trương trên, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định
53/HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt
Nam phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doa...
46 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số vấn đề về hoạt động dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch ngân hàng công thương Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận Văn
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI
SỞ GIAO DỊCH NHCT VIỆT NAM
2
I-/ VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO
DỊCH NHCTVN
1-/ Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam
Sự nghiệp đổi mới nền kinh tế do Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6
(12 - 1986) khởi xướng, trong đó có chủ trương xoá bỏ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Thích ứng với cơ chế kinh tế mới trong lĩnh vực
tiền tệ, lưu thông tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng, Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI đã chỉ rõ "Bên cạnh nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước, cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp
kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng, hoạt động theo chế độ hạch
toán kinh tế..."
Thực hiện chủ trương trên, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định
53/HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt
Nam phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh
tiền tệ của các doanh nghiệp ngân hàng. Vì vậy từ 1/7/1988 NHCTVN ra
đời và đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp đổi
mới và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, của toàn ngành ngân hàng,
hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, NHCTVN đã khẳng định được vai
trò, vị trí là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam,
3
không ngừng đổi mới bộ máy tổ chức và mạng lưới kinh doanh, góp phần
đắc lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực
thi chính sách tiền tệ, kiềm chế đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế đất nước. Tính đến 31/12/1998 NHCTVN có đội ngũ cán bộ nhân viên
trên 11000 người có mạng lưới bao gồm: Trụ sở chính và hai Sở giao dịch,
65 chi nhánh phụ thuộc, 25 chi nhánh trực thuộc, 433 phòng giao dịch, quỹ
tiết kiệm, 86 cửa hàng vàng bạc đặt tại trung tâm kinh tế và các khu vực
công thương nghiệp phát triển trong cả nước. NHCTVN có quan hệ đại lý
với 435 ngân hàng và tổ chức tiền tệ của 40 nước và khu vực trên thế giới.
Ngoài ra NHCT còn có các đơn vị thành viên. Trung tâm đào tạo nghiệp
vụ, trung tâm công nghệ thông tin, công ty cho thuê tài chính, tham gia hai
liên doanh với nước ngoài là IWDOVINA BANK và công ty cho thuê tài
chính quốc tế (VILC)
4
MỤC LỤC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI
SỞ GIAO DỊCH
NHCT VIỆT NAM.........................1
I-/ VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO
DỊCH NHCTVN....................................................................................1
1-/ Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam.........................2
2-/ Những hoạt động cở bản của Sở giao dịch ..................................4
2.1 Giới thiệu chung. ......................................................................5
2.2 Kết quả kinh doanh.................................................................15
II-/ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH. .............16
2.1 Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước...........................17
2.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế.....................................................26
2.3 Dịch vụ bảo lãnh.....................................................................30
2.4 Dịch vụ chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá. ...........31
III-/ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG CỦA SỞ GIAO
DỊCH..........................................................................................31
1-/ Kết quả đạt được .........................................................................31
2-/ Những hạn chế và nguyên nhân ................................................31
2.1 Hạn chế...................................................................................36
2.2 Nguyên nhân...........................................................................40
5
2-/ Những hoạt động cở bản của Sở giao dịch
2.1 Giới thiệu chung.
Sở giao dịch NHCTVN là một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn.
Trong những năm từ 1988 đến tháng 7 năm 1993 Sở giao dịch có tên là
"Trung tâm giao dịch NHCT thành phố, từ 1/7/93 trung tâm giao dịch
NHCT thành phố giải thể và đổi thành Sở giao dịch NHCTVN.
Sở giao dịch một mặt có chức năng như một chi nhánh của NHCT
thực hiện đầy đủ các mặt hoạt động như một ngân hàng thương mại, mặt
khác có vai trò quan trọng hơn các chi nhánh khác. Đây là nơi đầu tiên
nhận các quyết định chỉ thị, thực hiện thí điểm các chủ trương chính sách
của NHCTVN, đồng thời được NHCTVN uỷ quyền làm đầu mối cho các
chi nhánh phía Bắc trong việc thu chi ngoại tệ mặt, séc du lịch, visacard,
mastercard.
Sở giao dịch là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào NHCTVN, có quyền
tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng
Nhà nước và các ngân hàng khác. Trong những năm qua Sở giao dịch đã
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao,
năng động, sáng tạo và theo đúng luật ngân hàng Nhà nước, luật các tổ
chức tín dụng, Nghị định của Chính phủ, các chủ trương chính sách của
ngành ngân hàng và của NHCTVN.
6
Sở giao dịch thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao chất lượng
kinh doanh và dịch vụ ngân hàng, đổi mới phong cách làm việc nâng cao
chất lượng phục vụ, xây dựng chính sách khách hàng với phương châm "vì
sự thành đạt của mọi người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp ".
Mô hình tổ chức của Sở giao dịch như sau: Với hơn 200 cán bộ trong
đó 40,8% có trình độ Đại học và trên Đại học, còn lại đều qua đào tạo hệ Cao
đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng. Sở giao dịch có 9 phòng chức năng
dưới sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc gồm: Một phó giám đốc và hai
phó giám đốc.
- Phòng kinh doanh: Trực tiếp cho khách hàng vay vốn, giám sát và
quản lý việc sử dụng vốn vay.
- Phòng nguồn vốn: Làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối tổng
hợp về nguồn vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn tiết kiệm cũng như các
nguồn vốn nhàn rỗi khác. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tổng hợp,
phân tích việc thực hiện kế hoạch tài chính của Sở giao dịch.
- Phòng kế toán: Có chức năng hạch toán tất cả các nghiệp vụ thanh
toán bằng VND, lên cân đối tổng hợp của Sở giao dịch.
- Phòng hành chính quản trị: Làm các công việc về hành chính, quản
trị như các doanh nghiệp khác.
- Phòng tổ chức cán bộ: Quản lý cán bộ và tiền lương, tham mưu cho
ban lãnh đạo về xét tuyển, đề bạt cán bộ.
- Phòng ngân quỹ: Thực hiện thu chi tiền mặt đối với khách hàng và
bản thân ngân hàng.
- Phòng kiểm soát: Thực hiện kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ của Sở
giao dịch.
- Phòng điện toán: Quản lý dữ liệu, thông tin quản lý, in kết quả kinh
doanh, các mẫu biểu báo cáo của Sở giao dịch.
- Phòng kinh doanh đối ngoại: Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán
quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và hạch toán kế toán các nghiệp vụ bằng
ngoại tệ. Làm đầu mối thanh toán séc du lịch visacard, và tiền mặt ngoại tệ
7
cho các chi nhánh NHCT ở phía Bắc, thực hiện giải ngân một số dự án
ODA mà ngân hàng Công thương được chỉ định thực hiện.
Tất cả các phòng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại. Cơ cấu tổ chức được đổi
mới theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, tránh cồng kềnh và chồng chéo. Và Sở
giao dịch đang tiến tới xây dựng một mô hình ngân hàng thương mại đa
năng, hiện đại, hướng tới sản phẩm mới, thị trường mới, tăng cường sức
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Từ khi thành lập đến nay Sở giao dịch luôn luôn là một trong những
chi nhánh đứng đầu trong hệ thống các chi nhánh của NHCTVN. Do Sở
giao dịch vừa là chi nhánh trực tiếp kinh doanh vừa làm đầu mối một số
công việc cho các chi nhánh ngân hàng Công thương phía Bắc. Với các ưu
thế về địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như bề dày hoạt động mà Sở
Giao dịch luôn nổi trội hơn các chi nhánh khác và chiếm vị trí chủ lực
trong hệ thống NHCTVN. Trong các năm gần đây Sở giao dịch luôn đứng
đầu về nguồn vốn huy động cũng như lợi nhuận hạch toán trong hệ thống
NHCTVN. Tại Sở có các hoạt động cơ bản sau đây:
a, Huy động vốn:
Hướng theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nhăm nâng vốn tự có lên
1500 tỷ vào cuối năm 2000 đồng thời đảm bảo tốc độ phát triển nguồn vốn
huy động bình quân 25% do NHCT đề ra. Sở giao dịch đã chủ động tập
trung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng việc trực tiếp đưa ra
các hình thức huy động vốn năng động có tính cạnh tranh nhằm thu hút
khách hàng, khơi tăng nguồn vốn huy động đặc biệt là nguồn vốn có thời
hạn phục vụ cho đầu tư phát triển, tại Sở giao dịch có 6 quỹ tiết kiệm nằm
trong quận Hoàn Kiếm đây là khu vực trung tâm thương mại của Hà Nội,
tập trung đông dân cư cũng như nhiều tổ chức kinh tế.
Nguồn vốn huy động bình quân tăng hàng năm từ 25 27%. Mặc dù
chịu ảnh hưởng của cuộc tài chính tiền tệ khu vực Châu Á nguồn vốn huy
động năm 1998 của Sở giao dịch vẫn tiếp tục tăng 40,4% so với năm 1997,
nguồn vốn huy động bình quân của Sở giao dịch hiện nay xấp xỉ 5572 tỷ.
8
Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn 75% năm 1996, 72% năm 1997 và 60% năm 1998.
Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn có sự biến động qua các năm thể hiện
tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn lại có xu hướng tăng dần trong tỷ
trọng. Đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng nhanh trong tổng
nguồn vốn huy động năm 1996 chiếm 6%, năm 1997 tăng lên 16%, năm
1998 chiếm 29%. Nguồn vốn ngoại tệ tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đặc biệt là công tác cho vay
và kinh doanh ngoại tệ.
Nguồn vốn dồi dào giúp Sở chủ động trong kinh doanh và ít bị lệ
thuộc vào NHCTVN. Tuy nhiên tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
nhưng trong đó đó tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng tương ứng qua các năm
(chiếm từ 65 - 70% tổng nguồn). Đây cũng là điểm bất lợi của Sở vì doanh
nghiệp có thể rút vốn bất kỳ lúc nào gây bị động về vốn.
Các nguồn vốn trung dài hạn hiện nay ở Sở giao dịch chủ yếu là
nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư hoặc dưới dạng phát hành kỳ phiếu.
Qua số liệu trên ta cũng thấy được Sở giao dịch luôn coi trọng công
tác cải tiến hình thức, liên tục đa dạng hoá cũng như tạo ra các tiện ích cho
người gửi tiền với lãi suất luôn linh hoạt và phù hợp với thị trường. Đồng
thời áp dụng các hình thức ưu đãi lãi suất cho khách hàng thường xuyên có
số dư tiền gửi cao.
Nhờ nâng cao chất lượng phục vụ và biết khai thác yếu tố tâm lý của
người gửi tiền mà nguồn vốn huy động của Sở giao dịch ngày càng tăng
trưởng nhanh và ổn định cả về đồng nội tệ và ngoại tệ.
Tóm lại, nguồn vốn huy động lớn, dồi dào, tăng trưởng ổn định là điều
kiện cơ bản để Sở giao dịch có thể chủ động trong kinh doanh và tạo điều
kiện để phát triển các nghiệp vụ và các dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời
giúp NHCTVN trong việc điều hoà vốn toàn hệ thống ngân hàng Công
thương.
BIỂU 1 - TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SỞ GIAO DỊCH
Đơn vị: Tỷ đồng
9
Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
- Tổng nguồn vốn huy
động 3.176 100 4.042 100 5.572 100
I. Phân theo vốn huy
động
+ Tiền gửi doanh
nghiệp 2.390 75 2.909 72 3.362 60
+ Tiền gửi dân cư 786 25 1.133 28 2.210 40
II. Phân theo thời hạn
+ Tiền gửi không kỳ
hạn 2.237 70 2.835 70 3.481 62
+ Tiền gửi có kỳ hạn 939 30 1.207 30 2.091 38
III. Phân theo đơn vị
tiền tệ
- Tiền gửi bằng VNĐ 2.987 94 3.392 84 3.967 71
- Tiền gửi bằng ngoại
tệ 189 6 650 16 1.605 29
Nguồn báo cáo của Sở giao dịch NHCTVN năm 1996, 1997, 1998.
b. Sử dụng vốn
Trong 10 năm qua, hoạt động đầu tư và cho vay không ngừng được
mở rộng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển và đổi mới kinh tế của
đất nước. Tính đến 31/12/1998 dư nợ cho vay đạt 875 tỷ tăng 19,5% so với
cùng kỳ năm 1997. Cơ cấu tín dụng được đổi mới và chuyển dịch theo
hướng mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế và dân cư, mọi ngành
nghề kinh doanh được Nhà nước cho phép đồng thời chú ý tới việc tăng tỷ
trọng cho vay trung và dài hạn và thực hiện tăng trưởng tín dụng đối với
các thành viên là các tổng công ty 90, 91. Mở rộng tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu, tín dụng bảo lãnh, các chương trình tín dụng bằng các nguồn
10
vốn của các tổ chức quốc tế đầu tư trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư
trái phiếu...
Trong khi nguồn vốn tăng nhanh trung bình từ 25 đến 27%/năm thì dư
nợ hàng tăng chỉ tăng trung bình khoảng 8% - 20% không tương xứng với
tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Mặt khác chất lượng tín dụng nói chung
giảm sút thể hiện tỷ trọng nợ quá hạn năm 1996 chiếm 7% trong tổng dư
nợ, sang năm 1997 giảm xuống còn 6% nhưng đến năm 1998 là tăng lên
đến 12% và hiện nay Sở đã cố gắng để giảm thấp nợ quá hạn bằng nhiều
biện pháp nhưng vẫn ở mức cao là 8% và nợ khó đòi vẫn có chiều hướng
gia tăng.
BIỂU 2 - TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN
Đơn vị: Tỷ đồng.
31.12.1996 31.12.1997 31.12.1998
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
% so
96
Số
tiền
Tỷ
trọng
% so
97
- Tổng dư nợ 678 100 732 100 107,9 875 100 119,5
I. Phân theo thời
hạn
1. Ngắn hạn 540 79,5 585 78 108,3 380 43,4 64,9
2. Dài hạn 138 20,4 147 22 106,5 495 56,6 336,7
II. Theo thành phần
KT
1. Quốc doanh 586 86,7 539 73,6 92 793 90,6 147
2. Ngoài quốc
doanh 92 13,6 193 26,4 209,7 82 9,4 42,4
III. Theo đơn vị
T.tệ
1. VNĐ 399 58,8 467 63,8 117 632 72,2 135
2. Ngoại tệ quy đổi 279 41,2 265 36,2 95 243 27,8 91,6
11
IV. Phân theo
ngành
1. Công nghiệp 201,8 29,7 195 26,6 96,6 106 12 54,3
2. Xây dựng 7,6 1,1 10 1,3 131,5 7 10,8 0,7
3. G.thông, bưu
điện 130,8 19,3 131,7 18 100,6 483 55,2 366,7
4. Thương nghiệp 279,9 41,3 264 36 94,3 262 29,9 99,2
5. Khác 58 8,6 133,9 18,1 230,8 10,4 2,1 7,7
V. Phân theo chất
lượng
- Trung hạn 630 93 706 96 112 774 88 109,6
- Quá hạn 47,9 7 26,5 6 55,3 95 12 358,4
+ Quá hạn dưới 6
tháng 27 20 73
+ Quá hạn từ 6-12
tháng 11 3,5 2,7
+ Quá hạn trên 12
tháng 9,7 3 19,3
Nguồn báo cáo của Sở giao dịch NHCTVN 1996, 1997, 1998.
c. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ : (Xem biểu 3 trang 32) .
Nhờ kinh doanh ngoại tệ mà Sở giao dịch đa dạng hoá các nghiệp vụ
của Ngân hàng giúp cho thuận lợi, nhanh chóng thực hiện các nhu cầu của
khách hàng không chỉ bằng nội tệ mà cả ngoại tệ. Khách hàng có thể chỉ
cần quan hệ với một ngân hàng là đã có thể thoả mãn được nhu cầu ngày
càng đa dạng của mình. Điều đó đã có thể thoả mãn mọi nhu cầu ngày
càng đa dạng của mình. Điều đó giúp Sở giao dịch giữ được các khách
hàng có quan hệ truyền thống với mình và còn mở rộng thêm quan hệ với
các khách hàng tiềm năng. Sở giao dịch đã từng bước đa dạng hoá các hình
thức mua bán ngoại tệ như kỳ hạn hoán đổi. Ngoài ra giao dịch các loại
12
ngoại tệ này ngày càng gia tăng từ 4,6% năm 1996 lên 9,7% năm 1997 và
7,2% năm 1998. Trong đó hầu hết các loại ngoại tệ mạnh được thực hiện
mua bán như DEM, JPY, FRF, CHF, SGD, EUR, AUD, GBP, SEK... Đây
là những loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, có xu hướng tỷ giá ổn định, điều
này cho thấy Sở giao dịch rất coi trọng việc phòng ngừa rủi ro về tỷ giá và
cố gắng doanh thu lợi nhuận cao nhất. Mục đích mua bán các loại ngoại tệ
khác cũng nhằm giảm bớt sức ép về USD của khách hàng, đồng thời giúp
khách hàng thuận lợi trong thanh toán quốc tế bằng các loại ngoại tệ khác
và đem lại lợi nhuận bổ sung cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hiện nay
Sở giao dịch tích cực phát triển các dịch vụ này để tránh tình trạng khách
hàng phải đổi tiền thông qua USD, chênh lệch giá mua, giá bán của các
loại ngoại tệ này cao do vậy thu lợi nhuận lớn.
Trong quan hệ với các ngân hàng đại lý, ngoài những quan hệ như
thanh toán chuyển tiền, tài trợ, giúp đỡ đào tạo, cho vay vốn... còn một
quan hệ không thể thiếu là các quan hệ giao dịch về mua bán ngoại tệ. Tuy
việc mua bán ngoại tệ với ngân hàng nước ngoài không thực hiện tại Sở
giao dịch mà thực hiện tại phòng Dealing room của Hội sở chính nhưng có
rất nhiều giao dịch được phát sinh tại các chi nhánh trong đó Sở giao dịch
là một chi nhánh lớn đã yêu cầu Hội sở chính thực hiện hộ. Điều đó làm
tăng thêm mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, tăng thêm thu nhập cho
NHCTVN và bản thân Sở giao dịch.
Doanh số mua bán ngoại tệ của Sở giao dịch luôn chiếm khoảng 10%
doanh số mua bán của toàn hệ thống NHCT. Để hoạt động kinh doanh
ngoại tệ ngày càng có hiệu quả, sớm làm quen và hoà nhập với các ngân
hàng khu vực và trên thế giới về kinh doanh ngoại tệ, từ năm 1995 NHCT
đã nối mạng với hãng Reuters, telerate để thường xuyên theo dõi sự biến
động của tỷ giá các loại ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Đã sử dụng
Dealing Services để giao dịch trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài. Đối
với hoạt động tín dụng ngoại tệ của Sở giao dịch, kinh doanh ngoại tệ góp
13
phần thực hiện việc vay, trả của các doanh nghiệp vay vốn của sở được
thực hiện nhanh chóng thuận lợi.
Nếu một ngân hàng chỉ có huy động, cho vay, thanh toán và làm các
dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ mà không có bộ phận kinh doanh ngoại
tệ thì mọi hoạt động này khó có thể tiến hành được. Đặc biệt trong những
thời kỳ khó khăn do tỷ giá thường xuyên biến đổi, để đảm bảo an toàn vốn
cho vay nhằm thu nợ gốc và lãi vay ngoại tệ. Sở giao dịch đã chịu lỗ trong
kinh doanh ngoại tệ, bán ứng ngoại tệ cho các doanh nghiệp để hoàn trả
vốn vay cho Ngân hàng. Đây là biện pháp tình thế cấp bách nhưng rất cần
thiết.
Đứng trên tổng thể hoạt động của một ngân hàng thì việc lỗ ở nghiệp
vụ này để lãi ở nghiệp vụ khách và kết quả cuối cùng là thu lợi nhuận cao
thì điều đó thể hiện tính linh hoạt trong kinh doanh của Sở giao dịch. Qua
đó Sở giao dịch vừa giữ được khách hàng truyền thống vừa đảm bảo an
toàn vốn trong hoạt động tín dụng. Qua đây cũng bộc lộ sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động tín dụng.
Tín dụng ngoại tệ phát triển thì kinh doanh ngoại tệ phát triển, kinh
doanh ngoại tệ phát triển giúp hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả
hơn. Đây cũng chính là lợi thế của Sở giao dịch trong cạnh tranh với các
ngân hàng khác. Tuy lỗ trong kinh doanh ngoại tệ nhưng Sở giao dịch vẫn
có lợi nhuận lớn nhất trong hệ thống các chi nhánh NHCT.
14
BIỂU 3 - TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA SỞ GIAO
DỊCH I - NHCTVN
Đơn vị: 1000 USD.
1996 1997 1998
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
% so
96
Số
tiền
Tỷ
trọng
% so
97
I. Doanh số mua 149,059 100
110,17
1 100 73,9 87,860 100 79,7
1. Phân theo ngoại
tệ
- USD 142,152 95,4 99,461 90,3 81,534 92.8
- Các loại Ntệ khác
quy đổi USD 6,907 4,6 10,711 9,7 6,326 7,2
2. Phân theo đối
tượng mua
- Từ các NH khác 95,016 63,7 72,017 63,4 16,126 18,3
- Từ NHCTVN 28,600 19,2 14,896 13,5 30,291 34,5
- Từ các dnghiệp có
tkntệ 25,443 131 23,259 21,1 41,443 47,2
- Tại SGD I
II. Doanh số bán 149,059 100
111,27
9 100 74,6 88,516 100 79,5
1. Phân theo ngoại
tệ
- USD 141,010 94,6
100,48
1 90,3 82,192 92,8
- Các loại Ntệ khác
quy đổi USD 8,049 5,4 10,798 9,7 6,324 7,2
2. Phân theo đối
tượng bán
15
- Bán cho khách
hàng
132,16
2 88,7 95,189 85,5
- Bán cho các ngân
hàng khác 14,897 10 16,090 14,5
- Bán cho
NHCTVN 2,000 1,3
III. Lỗ lãi KDNT
(Đơn vị: triệu
VNĐ)
2,453 449 18,3 - 4,063
Nguồn Báo cáo của Sở giao dịch NHCTVN năm 1996, 1997, 1998.
2.2 Kết quả kinh doanh (Xem biểu 4 trang 33)
Trong những năm qua Sở giao dịch luôn hoàn thành vượt mức kế
hoạch của NHCT giao, nộp đủ cho ngân sách Nhà nước, và có lợi nhuận
đứng đầu trong các chi nhánh của hệ thống ngân hàng Công thương. Lợi
nhuận 1997 bằng 154% năm 1996 và năm 1998 bằng 122,18% so với
1997. Và tổng thu nhập của năm 1998 tăng do những nguyên nhân sau:
- Thu lãi cho vay tăng do dư nợ tăng trong khi đó lãi suất bình quân
năm 1998 vẫn bằng năm trước là 0,87%.
- Thu phí dịch vụ tăng.
- Đặc biệt thu lãi điều hoà tăng 27% so với năm 1997.
Qua phân tích khái quát hoạt động kinh doanh ta thấy Sở giao dịch đã
chú trọng khơi tăng nguồn vốn. Dư nợ có tăng nhưng chậm và chưa tương
xứng với tốc độ tăng của nguồn vốn và không ổn định. Đồng thời dư nợ
hầu hết tập trung vào số tổng công ty lớn như Tổng công ty Bưu chính viễn
thông, Tổng công ty điện lực, xí nghiệp Liên hiệp đường sắt: Biểu hiện
lượng khách hàng mỏng. Nguồn vốn ngoại tệ tăng nhưng dư nợ ngoại tệ lại
có xu hướng giảm thu dịch vụ có tăng nhưng rất chậm và chỉ chiếm một tỉ
lệ nhỏ xấp xỉ 2% - 3% trong tổng thu nhập không tương xứng với một
ngân hàng lớn như Sở giao dịch. Mặc dù thu nhập tăng nhưng chủ yếu là
thu lãi điều hoà (Năm 1998: chiếm 69% trong tổng thu nhập). Vấn đề quan
16
trọng hiện nay là tăng dư nợ lành mạnh để thu lãi, đồng thời phát triển các
dịch vụ mới để tăng thu dịch vụ.
BIỂU 4 - BÁO CÁO THU NHẬP, CHI PHÍ CỦA SỞ GIAO DỊCH
NHCTVN
Đơn vị: Tỷ đồng
1997 1998
Chỉ tiêu 1996
Số tiền % so với 96 Số tiền
% so với
97
Tổng thu nhập 283.833 305.434 107,6 371.927 121,7
- Thu lãi 102.928 76.614 74,4 85.426 111,5
- Tiền gửi TCTD 29.447 13.996 47,5 18.730 133,8
- Dịch vụ 8.331 7.247 87 7.667 105,7
- Thu khác 731 1.976 270 427 21,6
- Lãi điều hoà 142.396 202.603 142.28 257.241 127%
Tổng chi phí 240.348 238.300 99 289.942 121,6
- Trả lãi 222.931 224.300 100,6 269.768 120,2
- Chi phí nhân
viên 5.903 7.672 130 7.443 97
- Chi phí khác 11.514 9.215 80 12.732 138
Lợi nhuận 43.485 67.099 154.3 81.985 122.18
Nguồn báo cáo của Sở giao dịch NHCTVN năm 1996, 1997, 1998.
II-/ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH.
1-/ Dịch vụ nhận tiền gửi:
Nhận thức rõ sự gia tăng của nguồn vốn là yếu tố quyết định sự tồn tại
của ngân hàng. Vì vậy Sở giao dịch là luôn coi trọng công tác huy động
vốn và coi nguồn vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh khi
nguồn vốn huy động được có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
17
Để đảm bảo nguồn vốn huy động tăng hàng năm 25% mà NHCTVN
đã đề ra. Sở giao dịch đã phấn đấu để chủ động về nguồn vốn và cân đối
ngay tại Sở giao dịch, chủ động khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế
bằng nhiều hình thức. Trong đó có hình thức thu hút khách hàng đến mở tài
khoản và giao dịch với thủ tục đơn giản và thuận tiện. Tính đến tháng 6 năm
1999 đã có 4.093 tài khoản được mở trong đó có 1.972 tài khoản doanh
nghiệp và 2.121 tài khoản cá nhân.
Với bề dày hoạt động, hơn 10 năm qua Sở giao dịch đã tạo được niềm
tin với khách hàng vì vậy số khách hàng đến với ngân hàng ngày càng
tăng. Trong đó có mối quan hệ truyền thống với một số doanh nghiệp lớn
như Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty điện lực, xí nghiệp
liên hợp đường sắt, tính đến tháng 6/1999: tổng nguồn vốn huy động xấp xỉ
6.358 tỷ tăng 14,10% so với 31/12/1998 và tăng 50,95% so với cùng kỳ
năm trước. Với kết quả này Sở giao dịch luôn là đơn vị đi đầu về công tác
huy động vốn trong toàn hệ thống và là đơn vị có nguồn vốn huy động lớn
nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội (chiếm tỷ trọng 14%)
Về cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi doanh nghiệp là 3.385 tỷ
chiếm tỷ trọng 61,2% trong tổng nguồn vốn so với đầu năm tăng 14% so
với cùng kỳ năm trước tăng 46,6%. Tiền gửi tiết kiệm là 2.473 tỷ chiếm tỷ
trọng 38,8% trong tổng nguồn vốn. So với đầu năm tăng 20,4% so với
cùng kỳ năm trước tăng 46% nguồn vốn tăng trưởng nhanh, ổn định và
vững chắc. Số dư bình quân hàng năm tăng 20-27%.
Việc huy động tiền gửi dân cư được thực hiện tại 6 quỹ tiết kiệm với
nhiều hình thức phong phú như phát hành kỳ phiếu nội tệ, ngoại tệ, tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi định kỳ, trả lãi trước, trả lãi sau với
lãi suất linh hoạt mềm dẻo, tạo điều kiện thu hút khách hàng đến với ngân
hàng.
2-/ Dịch vụ thanh toán.
2.1 Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước.
18
Mối quan hệ giữa nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay với thanh toán rất
chặt chẽ và khăng khít, nếu không có nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền chi trả
thì các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay, và các nghiệp vụ khác không thể
thực hiện được.
Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh toán có ý nghĩa
to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước cũng như sự tồn tại và phát
triển của NHCT. Trong nhiều năm qua Sở giao dịch luôn là chi nhánh đi
đầu trong việc thực hiện và phát triển các hình thức thanh toán phù hợp với
tiến trình đổi mới của NHCT, đồng thời luôn đi đầu trong công tác cải tiến
quy trình, kỹ thuật thanh toán góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của
Sở giao dịch I nói riêng và của NHCT nói chung vào hệ thống thanh toán
toàn cầu.
Trước đây mọi hoạt động thanh toán ra ngoài hệ thống cũng như thanh
toán trong cùng hệ thống đều phải thông qua ngân hàng Nhà nước theo các
quy trình và cơ chế thanh toán đã được ban hành chung. Đến ngày
01/10/1991 căn cứ quyết định số 101/NH-QĐ ngày 30/7/1991 của Thống
đốc ngân hàng Nhà nước về thể lệ thanh toán qua ngân hàng, Tổng giám
đốc NHCT đã ban hành quyết định 248/NHCT - QĐ "NHCTVN tổ chức
thanh toán liên hàng nội bộ" và công văn hướng dẫn số 20/NHCT ngày
25/12/1991 về việc thực hiện thanh toán qua NHCTVN. Từ đó đánh dấu
một bước ngoặt đầu tiên cho sự phát triển hệ thống thanh toán độc lập tự
chủ của NHCT. Do chủ động trong thanh toán, tốc độ thanh toán qua ngân
hàng Công thương được thực hiện nhanh hơn, kịp thời hơn ít sai sót hơn,
khách hàng chuyển tiền qua NHCT thấy yên tâm hơn, không còn phải chạy
qua, chạy lại 2 - 3 ngân hàng mới làm song thủ tục chuyển tiền. Nền kinh
tế càng phát triển nhu cầu thanh toán ngày càng cao đòi hỏi tốc độ thanh
toán phải đáp ứng nhanh chóng kịp thời. Công tác thanh toán của NHCT
lại phát triển thêm một bước mới đó là thanh toán liên hàng bằng máy vi
tính truyền qua MODEM thoại thay cho việc chuyển giấy báo liên hàng
qua bưu điện. Kết quả đó không những thu hút khách hàng đến với NHCT
ngày càng nhiều mà còn nâng cao uy tín của NHCT tạo tiền đề cho những
bước phát triển cao hơn nữa của NHCTVN vào những năm sau này.
19
Để mở rộng và cải tiến thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền. Chính phủ đã ra Nghị định
91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt và
thống đốc ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 22/QĐ - NH ngày
21/2/1994 ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt đã làm thay đổi
cơ bản về phạm vi cũng như phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Tạo
điều kiện cho các TCTD trong nước mở rộng đổi mới phương thức thanh
toán nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Không thoả mãn và dừng lại ở đó trong khi nền kinh tế thị trường
ngày càng mở rộng, công nghệ thông tin bùng nổ, nhu cầu về thanh toán và
quản lý vốn tập trung đặt ra cấp thiết nhằm tăng nhanh vòng quay của đồng
vốn đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của các tài chính
kinh tế nói chung và đối với NHCTVN đó là mục tiêu cấp bách đã được
Hội đồng quản trị điều hành thống nhất phương hướng chỉ đạo nghiên cứu
soạn thảo quy trình nghiệp vụ thanh toán điện tử trong hệ thống NHCT và
Sở giao dịch đã được NHCT chọn làm thí điểm. Sau thời gian thử nghiệm
ngày 1/7/1996 thanh toán điện tử đã chính thức được áp dụng trong nội bộ
NHCT.
Việc triển khai nhanh chóng thanh toán điện tử trong hệ thống NHCT
không chỉ nâng cao uy tín với khách hàng mà còn nâng cao vị trí của
NHCTVN lên hàng đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam trong lĩnh vực hiện
đại hoá hệ thống thanh toán là tiền đề cho việc mở rộng phạm vi thanh toán
ra ngoài hệ thống dẫn đường cho các NHTM, ngân hàng cổ phần để mở tài
khoản tiền gửi và ký kết văn bản thực hiện thanh toán thu chi hộ giữa hai
ngân hàng. Đến tháng 11/1996 NHCT nối mạng thanh toán với Sở giao
dịch ngân hàng Nhà nước thực hiện việc điều vốn từ NHCTVN đến các chi
nhánh trực thuộc và ngược lại, từ tháng 12/1997 NHCTVN và ngân hàng
đầu tư và phát triển nông thôn đã chính thức thực hiện quy trình thanh toán
thu chi hộ giữa hai ngân hàng. Hiệu quả cao nhất ở đây là NHCTVN đã
tận dụng được nguồn vốn trong thanh toán để giảm bớt căng thẳng về vốn
trong những tháng cuối năm. Đến quy 2/1998 quy trình thanh toán với
ngân hàng cổ phần Hàng hải, Citibank, NHPTNN Việt Nam đã đi vào hoạt
động chính thức, đẩy nhanh tốc độ thanh toán qua ngân hàng gấp nhiều lần
20
so với trước đây. Mọi quy trình thanh toán mới ra đều được thực hiện thí
điểm tại Sở giao dịch, sau đó triển khai toàn hệ thống ngân hàng Công
thương. Sở giao dịch là CN đứng đầu trong hệ thống NHCT và có doanh
số thanh toán thường chiếm từ 16,5 - 24% trong tổng số thanh toán toàn hệ
thống và là một trong 64 thành viên thanh toán bù trừ có doanh số thanh
toán lớn nhất bình quân 180 - 250 món/ngày, thanh toán liên hàng điện tử
bình quân thanh toán 150 - 180 món/ngày thanh toán liên hàng và bù trừ
của Sở thường chiếm từ 80 - 85% trong tổng các phương tiện thanh toán.
Khối lượng công việc nhiều song Sở đã hạn chế các sai sót xảy ra.
21
BIỂU 5 - TÌNH HÌNH THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN TRONG NƯỚC
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998
Chỉ tiêu S.Mó
n T.số tiền
Tỷ
trọng
S.Mó
n T.số tiền
Tỷ
trọng % so 96
S.Mó
n T.số tiền
Tỷ
trọng % so 97
I. Phân loại theo c.cụ
t.toán
A. Thanh toán bằng
T.mặt
6712
9 8508.563 4,8 70610 9066394 5,7 84337
1218206
7 7,4
- Tiền mặt 42523 5337.431 49270 6747026 60437 9577078
- N.phiếu thanh toán 24606 3171.132 21340 2319368 23900 2604989
B.Thanh toán không
dùng TM
2890
78
168763.6
31 95,2
26544
3
1507180
38 94,3
26157
9
1534917
13 92,6
1. Séc chuyển khoản 28606 1029.097 27514 3007689 24902 791303
2. Séc bảo chi 18333 1330.350 19572 1718321 11897 834707
3. Séc chuyển tiền 321 71.162 352 72384 232 48296
22
4. Séc cá nhân 41 97 10 113 - -
5. Uỷ nhiệm thu 40421 1261.526 39320 210229 44665 224105
6. Uỷ nhiệm chi 56282
36062.20
1 81306
7793761
0 91555
4242192
2
7. Thư tín dụng
8. Loại khác 145074
129009.1
98 97369
6777169
2 88328
1091713
80
Tổng cộng 356207
177272.1
94
33605
3
1597844
32
34591
6
1656737
80
23
Nhìn biểu 5 trang 37 ta thấy doanh số thanh toán ổn định qua các năm
mà chưa có sự tăng trưởng, trong đó các hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm
chi và uỷ nhiệm thu ngày càng được sử dụng rộng rãi và chiếm phần lớn
trong tổng doanh số thanh toán. Việc thanh toán bằng séc có xu hướng giảm
dần qua các năm thể hiện:
Năm 1996 Doanh số thanh toán séc là 2359 tỷ.
Năm 1997 Doanh số thanh toán séc là 4725 tỷ tăng 2366 tỷ so 1996.
Năm 1998 Doanh số thanh toán séc chỉ còn 1636 giảm 3089 tỷ so
1997.
Qua biểu thống kê ở trên ta cũng thấy rằng thanh toán bằng tiền mặt
và ngân phiếu chỉ chiếm từ 4,8% đến 7,4% trong tổng doanh số thanh toán
qua Sở giao dịch nhưng thực tế theo số liệu thống kê của ngân hàng Nhà
nước thì tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong dân cư hiện nay vẫn chiếm tới 30 -
35% trong tổng doanh số thanh toán của nền kinh tế.
Mặc dù việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư từ
lâu là mối quan tâm của cả hệ thống ngân hàng thể hiện:
Ngày 19/8/1993 Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết
định 160/QĐ - NH 2 và thể lệ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của doanh
nghiệp tư nhân và cá nhân trong đó đã hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện
thuận lợi để cho các doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản và thanh toán
qua ngân hàng. Từ đó đến nay ngân hàng Nhà nước cùng với các ngân
hàng thương mại thực hiện chủ trương mở rộng công tác thanh toán không
dùng tiền mặt trong dân cư bằng nhiều biện pháp khuyến khích như miễn
phí mở tài khoản, phát hành và sử dụng séc cá nhân, ngân hàng cũng
không thu phí.
Tại Sở giao dịch tính đến tháng 6/1999 đã có 2121 tài khoản cá nhân
được mở nhưng chỉ có 1.011 tài khoản hoạt động và số tài khoản hoạt động
thường xuyên chỉ chiếm 30 - 50% tổng số tài khoản cá nhân, số dư tiền gửi
bình quân chỉ chiếm từ 0,2 - 0,35% tổng số dư tiền gửi thanh toán và séc cá
24
nhân được sử dụng trong thanh toán cũng rất hạn chế chỉ chiếm từ 0,4 -
0,6% so với tổng doanh số thanh toán qua tài khoản cá nhân (Xem biểu 6
trang 40).
Nghị định số 30 CP ngày 9/5/96 ban hành quy chế phát hành và sử
dụng séc đã tạo những thuận lợi cho người dùng séc song cũng nảy sinh
những phức tạp. Tại chương III điều 12 Nghị định 30/CP ghi "chủ tài
khoản được phép uỷ quyền cho người khác ký phát hành séc thay mình và
người phát hành séc có quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong
phạm vi được uỷ quyền" như vậy Nghị định khẳng định quyền của chủ tài
khoản (bao gồm chủ tài khoản tiền gửi cá nhân, chủ tài khoản tiền gửi các
doanh nghiệp) đều được phép uỷ quyền ký phát hành séc, tức là được phép
thay chủ tài khoản thực hiện thanh toán giao dịch với ngân hàng qua tài
khoản cá nhân bằng hình thức séc.
Nhưng tại phần I "mở và sử dụng tài khoản tiền gửi" mục 1 - 2 của
thông tư 08 hướng dẫn thực hiện thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt,
ban hành theo quyết định 22/QĐ - NH 1 ngày 21/2/94 của thống đốc ngân
hàng Nhà nước ghi: "Đối với tài khoản đứng tên cá nhân không thực hiện
việc uỷ quyền ký thay chủ tài khoản, tất cả các giấy tờ thanh toán giao dịch
với ngân hàng phải do chủ tài khoản ký". Thêm vào đó là quy định đối với
séc cá nhân phát hành từ 5 triệu đồng trở lên phải làm thủ tục bảo chi séc.
Tất cả những vướng mắc trên đã làm giảm sự hấp dẫn của việc dùng séc.
BIỂU 6 - TÌNH HÌNH MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN CÁ NHÂN
Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 6 tháng đầu 99
1. Số T.khoản cá nhân
đã mở tính đến 1.680 1.732 1.920 2.121
+ Trong đó số
T.khoản hoạt động
thường xuyên
842 851 642 1.011
+ Số T.khoản: ít hoặc 738 881 1.278 1.110
25
không hoạt động
2. Số dư tiền gửi bình
quân 40.200 25.700 12.050 10.600
3. D.số T.toán qua tài
khoản cá nhân 226.716 257.045 265.472 137.978
a. T.toán bằng uỷ
nhiệm chi
+ Số món 3.720 3.052 2.857 1.392
+ Số tiền 72.534 50.232 70.100 36.264
b. Thanh toán bằng
séc
+ Số món 50 10 4 3
+ Số tiền 1.429 113 12 5
c. T.toán bằng tiền
mặt, NFTT
+ Số món 3.721 5.237 6.050 3.034
+ Số tiền 152.753 206.700 195.360 101.669
Nguồn báo cáo tình hình mở và sử dụng tài khoản cá nhân tại Sở giao
dịch năm 1996, 1997, 1998.
- Đối với dịch vụ chuyển tiền cá nhân: Do quán triệt được tinh thần
đẩy mạnh công tác dịch vụ chuyển tiền trong dân cư không chỉ đơn thuần
là thu dịch vụ phí mà nó còn mang ý nghĩa quan trọng thu hút được lượng
tiền mặt vào ngân hàng, thúc đẩy công tác thanh toán không dùng tiền mặt
trong khu vực dân cư, tiết kiệm chi phí lưu thông và ngân hàng sẽ thực
hiện được vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Nên Sở giao dịch
đã tổ chức tốt dịch vụ chuyển tiền cá nhân với các hình thức chuyển tiền
nhanh hoặc chuyển bình thường theo yêu cầu của khách hàng.
Đến tháng 8/1999 thực hiện công văn 2098/CV - NHCT 10 ngày
9/8/1999 của NHCTVN "hướng dẫn bổ xung chuyển tiền cá nhân" Sở đã
thực hiện chi trả tiền đến tận nhà nếu khách hàng yêu cầu. Vì vậy khách
hàng không phải thường xuyên gọi điện đến Ngân hàng để hỏi gây mất
thời gian và phiền hà cho khách. Dịch vụ chuyển tiền cá nhân của Sở giao
dịch đã tăng nhanh qua các năm.
26
Phí dịch vụ áp dụng đối với thanh toán chuyển tiền trong nước hiện
tại Sở đang áp dụng theo quy định chung của ngân hàng Nhà nước và
hướng dẫn của NHCT là: 2000đ/1 món thanh toán bù trừ trong đó ngân
hàng Nhà nước thu 1000đ/1 món và NHCT được hưởng 1000đ/1 món không
kể giá trị thanh toán cao hay thấp, như vậy là quá thấp so với mức phí áp
dụng trong thanh toán điện tử.
Phí thanh toán điện tử là 0,05% trên tổng số tiền chuyển khoản và
0,1% trên tổng số tiền chuyển bằng tiền mặt và tối đa là 500.000đ/1 món
tối thiểu là 20000/1 món, như vậy phí thanh toán điện tử cao hơn gấp nhiều
lần so với phí áp dụng trong thanh toán bù trừ trên địa bàn thành phố. Theo
quy định đối với những món chuyển tiền giữa các chi nhánh trong hệ thống
NHCT nhưng cùng trên địa bàn thành phố phải qua mạng thanh toán địa tử
nên mức phí khách hàng phải trả sẽ cao hơn rất nhiều so với phí thanh toán
bù trừ trong khi thời gian luân chuyển chứng từ là tương đương nhau. Đây
là điểm bất hợp lý, do đó nhiều khách hàng có xu hướng mở tài khoản ở
nhiều ngân hàng khác hệ thống trên cùng địa bàn thành phố như ngân hàng
Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư phát triển, ngân hàng Nông nghiệp để
chuyển tiền trong nội bộ ngân hàng vừa nhanh hơn lại không phải mất phí
hoặc chuyển tiền qua hệ thống thanh toán bù trừ với mức phí thấp.
Đối với các món chuyển tiền ra ngoài hệ thống khác tỉnh, TP phải
chuyển chứng từ thanh toán qua ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Nhà
nước thu phí 0,05% cho 1 món chuyển tiền, tối thiểu 20000đ/1món, tối đa
500000đ/món đây cũng là mức trần mà Nhà nước quy định thu của khách
hàng. Vì vậy NHCT chỉ thực hiện việc thanh toán hộ cho khách hàng mà
không được hưởng một đồng phí nào, đây là điểm bất hợp lý thứ 2, nhưng
đứng trên giác độ tổng thể thì việc không được hưởng phí ở dịch vụ này để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như phục vụ cho các nghiệp
vụ khác của Sở giao dịch thì đó cũng là việc mà Sở giao dịch phải chấp
nhận.
2.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế.
a. Kết quả.
27
Từ năm 1991, NHCTVN được phép chính thức hoạt động thanh toán
quốc tế và bước đầu nghiệp vụ này cũng được thực hiện tại Sở giao dịch.
Hiện nay nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã được triển khai và phát triển
nhanh chóng ở hầu hết các chi nhánh NHCT trên toàn quốc. Doanh số
thanh toán hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch nói riêng và của
NHCTVN nói chung ngày càng tăng nhưng vẫn bảo đảm an toàn, chính xác
và theo đúng thông lệ quốc tế. Các phương thức thanh toán quốc tế như
chuyển tiền, nhờ thu, séc, tín dụng chứng từ... đều được thực hiện tại Sở
giao dịch với một quy trình thanh toán hợp lý và trình độ chuyên môn cao
đã làm tăng số lượng khách hàng giao dịch và nâng cao uy tín của NHCT
trong nội địa cũng như trên trường Quốc tế (Xem biểu 7 trang 41).
BIỂU 7 - THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH
Đơn vị: 1000 USD
1997 1998
1996
Số tiền
% so
1996
Số tiền
% so
1997
1. L/C Nhập 89,627 54,823 61,4 50,381 91,9
2. L/C Xuất 2,911 1.320 45,35 1,573 119.2
3. Nhờ thu 3,330 4.360 130,9 4,518 103,6
4. Kiều hối 2,548 5,203 197,1 5,794 115,4
5. Séc 465 548 117,8 1250 228,1
Tổng cộng 98,881 66254 63.516
Nguồn báo cáo của Sở giao dịch NHCTVN năm 1996, 1997, 1998.
Đặc biệt sau khi NHCT tham gia mạng SWIFT thì hoạt động thanh
toán quốc tế thực sự biến đổi về chất với quy mô lớn trên lĩnh vực xử lý
thông tin nhận đến truyền đi, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của
Sở giao dịch nói riêng và của NHCT nói chung vào hệ thống thanh toán
toàn cầu. Thanh toán quốc tế tăng nhanh với tốc độ và hiệu quả cao.
28
Ngoài ra Sở giao dịch cũng rất chú trọng phát triển các dịch vụ ngân
hàng bằng ngoại tệ như séc du lịch, visacard, chi trả kiều hối thể hiện
những dịch vụ này đã tăng nhanh qua các năm. Được sự uỷ quyền của
NHCTVN Sở giao dịch I không những thực hiện các nghiệp vụ này cho
bản thân mình mà còn làm đầu mối cho các NHCT phía Bắc trong nhận,
phát, thanh toán, gửi séc du lịch, bảng kê, lập lệnh đòi tiền các tổ chức phát
hành séc du lịch, visacard... Các loại séc du lịch như Tomascook,
mastercard, citicorp, Amex, được thanh toán chính xác nhanh chóng qua
Sở giao dịch.
Qua biểu 7 trang 41 cho thấy Sở giao dịch đã áp dụng đa dạng các
phương thức thanh toán quốc tế như chuyển tiền, thanh toán nhờ thu, séc,
nhưng chủ yếu vẫn là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, chiếm từ
82% - 94% trong tổng doanh số thanh toán. Trong đó thu tín dụng nhập
khẩu chiếm tới 75% doanh số thanh toán và lượng thông báo L/C xuất
khẩu qua Sở giao dịch chiếm ít. Mặc dù phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại có chiều hướng giảm sút. Điều này
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ quan: Phí thanh toán L/C tương đối cao và gồm
nhiều loại phí. Một số mức phí sàn vẫn cao hơn ngân hàng Ngoại thương.
Chẳng hạn phí thanh toán một bộ chứng từ mức tối thiểu là 20 USD nhưng
ở ngân hàng Ngoại thương con số này chỉ là 10 USD và tối đa không quá
150 USD. Phí thanh toán L/C hàng nhập mức phí là 0,2% giá trị L/C tối
thiểu 20 USD, tối đa 300USD còn ở ngân hàng Ngoại thương tối thiểu chỉ
là 10 USD và tối đa là 300USD, tại một số ngân hàng thương mại cổ
phầnkhác thì còn thấp hơn nữa (EXIMBANK). Một doanh nghiệp khi tiến
hành mở L/C sẽ phải chịu một số phí sau khi mở L/C như phí sửa đổi (nếu
có), phí cam kết thanh toán (đối với các công ty TNHH) phí truyền tin mạng
SWIFT, phí thanh toán, phí bảo lãnh không vận đơn (nếu để Sở giao dịch ký
hậu trước khi có bộ chứng từ). Đó là một số loại phí và các doanh nghiệp
phải chịu, nếu tỷ lệ phí thấp hơn sẽ hấp dẫn khách hàng hơn.
29
- Thủ tục mở L/C còn tương đối phức tạp: Một doanh nghiệp muốn
tiến hành mở L/C phải làm thủ tục với không ít hơn hai phòng. Nếu doanh
nghiệp chưa có tài khoản ngoại tệ thì còn phải làm việc với phòng kế toán
để mở tài khoản bằng ngoại tệ. Sau đó làm việc với phòng kinh doanh để
xem mức ký gửi và nếu muốn xin giảm mức ký quỹ còn phải qua xét duyệt
của Giám đốc. Khi mở L/C doanh nghiệp phải qua nhiều khâu, trình nhiều
giấy tờ: uỷ nhiệm chi, hạn ngạch (quota) (nếu có), đơn xin mở thư tín
dụng. Nên nhiều khi rất mất thời gian để có thể mở được L/C điều này có
thể ảnh hưởng tới thời hạn giao hàng.
- Việc đào tạo cán bộ còn nhiều hạn chế, một số được đào tạo trong
thời kỳ bao cấp, do vậy việc tiếp thu kiến thức mới đòi hỏi phải được đào
tạo lại.
- Hoạt động thanh toán đặc biệt là thanh toán hàng xuất khẩu chưa
được quan tâm thích đáng so với ngân hàng Ngoại thương một ngân hàng
có bề dày trong công tác thanh toán quốc tế thì công tác thanh toán quốc tế
tại Sở giao dịch nói riêng và NHCTVN nói chung là một hoạt động còn
mới mẻ do vậy Sở giao dịch chưa thực sự thu hút được sự chú ý của các
doanh nghiệp trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài.
- Thêm nữa hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu suy giảm một phần
do điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây hết sức khó khăn đặc
biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra làm thu hẹp một khoảng thị
trường lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác do sự mất giá của
tiền tệ ở các nước Đông Nam Á làm cho giá cả hàng hoá ở nước ta trở nên
đắt tương đối so với hàng hoá của họ. Điều này làm cho hoạt động xuất
nhập khẩu giảm mạnh kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế cũng theo đó
mà suy giảm.
- Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập
khẩu. Mặc dù có chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nhưng
cho đến nay vẫn chưa có một chính sách nào thực sự có hiệu quả, hoạt
động xuất nhập khẩu diễn ra hết sức vụn vặt, lẻ tẻ.
30
Đặc biệt kể từ ngày 1/1/1999 chúng ta áp dụng luật thuế giá trị gia
tăng do một số doanh nghiệp còn kém hiểu biết về loại thuế này nên rất
ngại tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu. Chính sách tiền tệ đã phát huy
tác dụng nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tin tưởng. Nhiều khi
không dám nhập khẩu vì sợ tỷ giá tăng như những năm trước.
- Mặt khách Sở giao dịch bị mất một số khách hàng do trong năm
1998 tình hình ngoại tệ khá căng thẳng không thể đáp ứng đủ nhu cầu nên
một số khách hàng đã chuyển sang ngân hàng khác, một lượng khách hàng
khác không tiếp tục giao dịch do chỉ được phép mở một tài khoản nên
nhiều khách hàng đã chọn ngân hàng Ngoại thương. Vì vậy Sở giao dịch
đã phải đối mặt với không ít khó khăn mà trước hết là lượng khách hàng
mỏng như hiện nay.
2.3 Dịch vụ bảo lãnh.
Trong nhiều năm qua Sở giao dịch đã mở rộng và tăng cường nghiệp
vụ bảo lãnh đặc biệt là bảo lãnh trong nước được chú trọng, đáp ứng kịp
thời các nhu cầu đa dạng về bảo lãnh cho khách hàng của mình sau khi đã
kiểm tra thủ tục trước khi bảo lãnh. Các loại bảo lãnh mà Sở đã áp dụng đó
là bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo
hành, bảo lãnh thanh toán. Bình quân hàng năm Sở đã bảo lãnh được xấp
xỉ 100 món chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu. Còn
bảo lãnh mở L/C nhập hàng trả chậm rất hạn chế từ năm 1995 trở lại đây
mới thực hiện bảo lãnh 3 món. Trong đó có 1 món bảo lãnh cho công ty
Sakyno mở L/C nhập hàng trả chậm trị giá 7.662.738 USD, doanh nghiệp
mới thanh toán 666,973 còn lại 6.995.765 USD đến hạn doanh nghiệp
không trả được và ngân hàng đã phải trả nợ nước ngoài thay cho doanh
nghiệp.
Nhìn chung, nghiệp vụ bảo lãnh đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế
hàng hoá tạo nguồn vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội yên tâm đầu tư vào
Việt Nam và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam vay vốn để
31
cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, khai thác nhiều tài nguyên của đất
nước đặc biệt là tạo việc làm cho người lao động.
Hiện tại nhu cầu bảo lãnh của doanh nghiệp thì nhiều nhưng còn
vướng mắc về tài sản thế chấp, mức uỷ quyền trình Trung ương, quy định
khống chế bảo lãnh cho một khách hàng không quá 10%, vốn tự có của
NHCT,... Do đó đã phần nào làm ảnh hướng đến việc mở rộng và phát triển
loại dịch vụ này của Sở giao dịch.
2.4 Dịch vụ chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá.
Trước đây Sở giao dịch đã thực hiện chiết khấu chứng từ có giá là L/C
xuất nhưng với thủ tục phức tạp và rất hạn chế, còn đối với những thương
phiếu và chứng từ có giá trong nước thì chưa thực hiện. Đến đầu năm 1999
Sở mới bắt đầu triển khai hoạt động chiết khấu các chứng từ có giá trong
nước là các trái phiếu kho bạc Nhà nước.
III-/ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG CỦA SỞ GIAO DỊCH.
1-/ Kết quả đạt được:
Hơn 10 năm qua cùng với sự lớn mạnh của hệ thống NHCTVN thì Sở
giao dịch cũng từng bước trưởng thành và luôn giữ vững là chi nhánh đứng
đầu hệ thống NHCT. Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ truyền
thống như huy động vốn và cho vay, thanh toán chuyển tiền nhanh gọn
chính xác đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dưới sự điều hành của
NHCTVN và Ban giám đốc Sở thì các hoạt động dịch vụ ngân hàng ngày
càng được hoàn thiện và mở rộng, chất lượng dịch vụ thanh toán chuyển
tiền của NHCTVN nói chung và Sở giao dịch nói riêng ngày càng tốt hơn,
luôn đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng với thời gian ngắn nhất. Với
bước đột phá trong kỹ thuật liên hàng nội bộ, thanh toán liên hàng nội bộ
đã được thực hiện và thông qua mạng máy tính liên kết các chi nhánh trong
toàn quốc qua MODEM thoại và việc tiến hành khôi phục các chứng từ
qua máy vi tính đã ổn định, rút ngắn thời gian thanh toán, chất lượng thanh
toán cũng đảm bảo hơn, ít sai sót hơn.
32
Từ ngày 01/7/96 việc áp dụng thanh toán điện tử đã tác động mạnh mẽ
đến công tác thanh toán của NHCTVN nói chung và của Sở giao dịch nói
riêng, thời gian thanh toán chuyển tiền trước kia phải thực hiện từ 5 - 7
ngày, nay rút xuống chỉ còn 1 ngày.
Chương trình thanh toán điện tử thực hiện quản lý và điều hành vốn
tập trung chuyển tiền đi, đến, quyết toán trong ngày, nên đã nâng cao chất
lượng của công tác thanh toán và mở rộng uy tín với khách hàng. Ngoài
thanh toán trong nội bộ hệ thống ngân hàng, công tác thanh toán ra ngoài
hệ thống trên địa bàn tỉnh, thành phố được thực hiện bằng phương thức
thanh toán bù trừ qua ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại và
kho bạc Nhà nước phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước để
thanh toán bù trừ và phương thức này vẫn thực hiện bán cơ giới tức là các
ngân hàng thương mại đánh chứng từ bù trừ vào máy. Sau đó sao chép ra
đĩa mềm hay truyền qua MODEM thoại để đi bù trừ số phiên bù trừ trong
ngày từ 1 - 2 phiên, nếu qua giờ giao dịch bù trừ là chứng từ không đi được
phải để lại hôm sau. Tuy nhiên thời gian thực hiện của thanh toán bù trừ
tương đối nhanh. Nghiệp vụ ghi nợ, có được thực hiện ngay trong ngày,
nhưng phạm vi thanh toán nhỏ hẹp chỉ trên cùng một địa bàn tỉnh, thành
phố. Nếu thanh toán khác tỉnh và khác hệ thống thì phải qua nhiều khâu
trung gian nên tốc độ thanh toán rất chậm nên phần nào ảnh hưởng đến
doanh số thanh toán ra ngoài hệ thống bởi quy trình thanh toán như sau:
Ngân hàng
Nhà nước
Ngân hàng
Nhà nước B/Có
Ngân hàng
Công thương
lệnh chi
lệnh chi
Khách hàng A
Ngân hàng
Thương mại B
Khách hàng B
B/Có
33
Từ 12/97 NHCTVN và NHĐTPTVN đã chính thức thực hiện quy
trình thanh toán thu chi hộ giữa hai ngân hàng. Còn quy trình thanh toán
với ngân hàng Cổ phần Hàng hải, Citibank, ngân hàng Phát triển nông
nghiệp Việt Nam đã được hoàn thiện đưa vào hoạt động chính thức từ đầu
quý 2 năm 98. Do vậy số lượng chứng từ cũng như doanh số thanh toán ra
ngoài hệ thống đi qua ngân hàng Nhà nước đã giảm hẳn góp phần đẩy
nhanh tốc độ thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy nếu năm 96: Số lượng
thanh toán ra ngoài hệ thống là 8622 món với doanh số 35.368.576 triệu thì
đến năm 1998 đã giảm đi và chỉ còn 4252 món với doanh số thanh toán là
21.668.904 triệu đồng (Xem biểu 8 trang 47).
Để cải tiến thêm một bước trong việc nâng cao chất lượng của công
tác thanh toán ra ngoài tỉnh khác hệ thống tháng 11/1996 ngân hàng Công
thương Việt Nam đã nối mạng thanh toán với sở giao dịch ngân hàng Nhà
nước thực hiện việc điều chuyển vốn từ NHCT đến các chi nhánh trực
thuộc và ngược lại cho đến nay đã và đang phát huy hiệu quả tốt mở đường
cho công tác thanh toán giữa các TCTD với NHCTVN.
34
BIỂU 8 - BÁO CÁO THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN TRONG NƯỚC
Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998
Chỉ tiêu
Số Món Số tiền Số Món Số tiền Số Món Số tiền
Phân loại theo phương
thức thanh toán
1. Thanh toán ngoài hệ
thống
a. T.toán bù trừ 95.415 13.195.594 119.452 23.089.920 121.796 22.184.574
b. T.toán khác hệ
thống, ngoài tỉnh,
thành phố.
8.622 35.368.576 4.624 22.566.637 4.252 21.668.904
2. Thanh toán liên
hàng trong hệ thống
NHCT
82.973 59.471.396 83.919 27.780.277 91.341 28.578.330
3. T.toán trong nội bộ
CN 169.197 69.236.628 128.058 86.347.598 128.527 93.241.972
Tổng cộng 356.207 177.272.194 336.053 159.784.432 345.916 165.673.780
35
Hệ thống thiết bị công nghệ thông tin và phần mềm tin học tại
Sở giao dịch bao gồm: 35 máy PC pentium 586, 4 máy in laser, 20
máy in kim, 2 máy chủ Tricord, 1 máy chủ S50 được cài đặt hệ điều
hành Unix và Netware. Ngoài ra còn có hệ thống truyền thông để
truyền số liệu với trung ương phục vụ cho các chương trình thanh toán
điện tử và chương trình thanh toán quốc tế. Công tác truyền nhận được
thực hiện qua đường X25 đáp ứng công tác thanh toán được nhanh và
an toàn giữa các chi nhánh của NHCT Việt Nam có tham gia hệ thống
thanh toán điện tử.
Đa số máy PC hiện đang sử dụng đều được kiểm tra tính tương
thích năm 2000 được cài đặt hệ điều hành Windows 95 hoặc Windows
98. Các máy PC được kết nối vào mạng cục bộ với mô hình mạng Star
để khai thác thông tin chung trong máy chủ.
Với mô hình mạng cục bộ mới được nâng cấp từ mô hình cũ (Mô
hình Bus) đã được xây dựng cách đây nhiều năm, sang mô hình mới
(Mô hình Star) sẽ đảm bảo tính an toàn cao của mạng máy tình cũng
như giải quyết được vấn đề tốc độ truy nhập vào mạng của máy tính
PC.
36
Hiện nay Sở giao dịch I đã triển khai các phần mềm quản lý kế
toán tín dụng (Misac), quản lý tiết kiệm (Samis). Hệ thống thanh toán
quốc tế (IBS), hệ thống thanh toán điện tử (EPS) tất cả các hệ thống
phần mềm này đều được xây dựng trên cơ sở dữ liệu Oracle 7.3 và
được cài đặt trên máy chủ S50 (Một máy chủ dự phòng Tricord đảm
bảo khi có sự cố vẫn hoạt động liên tục). Đặc biệt hiện nay tại Sở giao
dịch I đã triển khai mô hình giao dịch tiết kiệm tức thời với khách
hàng tại hai quỹ tiết kiệm 05 và 72, tại quỹ tiết kiệm 05 các số liệu
được cài đặt trong máy chủ trung đặt tại phòng Thông tin điện toán,
còn tại quỹ tiết kiệm 72 số liệu được cài đặt trên máy PC đặt tại quỹ
với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle for PC 7.3.
Việc đưa tin học vào các hoạt động ngân hàng tại Sở giao dịch
được ban lãnh đạo ngân hàng CTVN và ban giám đốc Sở quan tâm.
Do đó công tác thanh toán tại sở đã có bước chuyển biến lớn. Với độ
chính xác cao, an toàn, tạo thêm lòng tin của khách hàng đối với Sở
giao dịch. Đồng thời Sở giao dịch đã từng bước mở rộng và phát triển
nghiệp vụ thanh toán Quốc tế như mở LC, kinh doanh ngoại tệ, đại lý
thanh toán thẻ quốc tế, dịch vụ kiều hối... đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
37
Trong đầu năm 1999 sẽ triển khai nghiệp vụ chiết khấu trái phiếu
kho bạc Nhà nước làm tiền đề cho phát triển dịch vụ chiết khấu
thương phiếu và các giấy tờ có giá trong tương lai gần. Góp phần tăng
thêm thu nhập của Sở, ổn định đời sống CBCNV.
Mức thu từ dịch vụ hàng năm đạt 7 tỷ đến 8,3 tỷ chiếm 2% đến
3% tổng thu nhập. Bên cạnh đó trình độ tay nghề của cán bộ công
nhân viên ngày càng được nâng lên, uy tín của Sở giao dịch với khách
hàng trong và ngoài nước ngày càng được khẳng định và là một trong
những chi nhánh có số lượng khách hàng lớn nhất, có nguồn vốn huy
động dồi dào, tạo điều kiện để Sở giao dịch mở rộng hoạt động kinh
doanh và đạt mức lợi nhuận lớn nhất so với các chi nhánh trong hệ
thống NHCT.
2-/ Những hạn chế và nguyên nhân
2.1 Hạn chế:
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, thì hoạt động dịch vụ của
Sở giao dịch còn bộc lộ một số hạn chế đó là:
- Các sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, chưa đa dạng: Các dịch vụ
mà Sở giao dịch thực hiện chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống
38
như thanh toán chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ bảo lãnh,
chiết khấu...
Ngay trong một loại hình dịch vụ cũng chưa đa dạng nhưng trong
thanh toán: Các công cụ thanh toán còn chưa đa dạng, khách hàng chủ
yếu vẫn dùng uỷ nhiệm chi để thanh toán, séc có phát triển như chiếm
tỷ lệ thấp, các công cụ thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán và hệ
thống rút tiền tự động thì chưa có. Các công cụ trong thanh toán quốc
tế cũng chưa đa dạng phong phú vẫn chủ yếu là dùng LC, chưa có
những dịch vụ như trả tiền bằng điện thoại chuyển tiền nhanh quốc tế.
- Chưa có các dịch vụ mới để đáp ứng với nhu cầu của khách
hàng như dịch vụ thông tin, tư vấn, dịch vụ bảo quản ký gửi, dịch vụ
trên thị trường chứng khoán...
- Chất lượng các dịch vụ của ngân hàng chưa thực sự hấp dẫn đối
với mọi đối tượng khách hàng.
Vì vậy Sở giao dịch mới chỉ giữ vững được khách hành truyển
thể mà chưa khai thác hết những khách hàng tiềm năng. Và thu về
dịch vụ ngân hàng hàng năm chỉ chiếm 2% đến 3% trong tổng thu
nhập chưa tương xứng với tầm cỡ của Sở giao dịch.
39
2.2 Nguyên nhân:
a-/ Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên của NHCT Việt Nam nói
chung và của Sở giao dịch nói riêng còn nhiều bất cập nên đã gặp
không ít khó khăn trong việc vận dụng kiểu thức mới vào giải quyết
những nghiệp vụ cụ thể. Nhiều cán bộ mới chỉ được đào tạo trong thời
kỳ bao cấp, không được thường xuyên cập nhật những kiến thức mới
về thị trường, nhiều việc làm còn mang nặng kinh nghiệm của cơ chế
cũ.
Nền kinh tế mở cửa sôi động rất cần một nguồn nhân lực có chất
lượng nhưng thực tế hiện nay chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng,
lực lượng lao động nhiều nhưng vẫn thiếu những cán bộ chuyên môn
giỏi, những cán bộ đảm đương được những công việc kinh tế đối
ngoại hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới như trình
độ ngoại ngữ, tin học, sự am hiểu về luật pháp cũng như khả năng thu
nhập phân tích sử lý các thông tin còn yếu kém.
- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ:
40
Trụ sở làm việc của Sở đã được cải tạo nâng cấp khang trang sạch
đẹp nhưng với diện tích quá chật hẹp nên đã gây khó khăn trong việc
bố trí bán quầy giao dịch cũng như xử lý thao tác nghiệp vụ. Hệ thống
trang thiết bị kỹ thuật kỹ thuật cũng được NHCTVN đầu tư nâng cấp
khá hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Sở tuy nhiên
còn thiếu đồng bộ, mức tự động hoá chưa cao nên chưa đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn.
Việc đầu tư cải tiến công nghệ thanh toán chưa đi đôi với việc cải
tiến công nghệ hạch toán kế toán và với việc nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ nhân viên thực hiện công nghệ đó.
- Công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo tiếp thị chưa được
quan tâm thường xuyên.
Tại Sở hiện nay chưa có bộ phận Marketing trong hoạt động Ngân
hàng.
- Chất lượng một số nghiệp vụ khác của ngân hàng chưa cao thể
hiện:
+ Chất lượng tín dụng chưa tốt: biểu hiện ở lượng khách hàng
mỏng hầu hết dư nợ tập trung ở một số khách hàng lớn như Tổng công
41
ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty điện lực, Liên hiệp xí nghiệp
đường sắt,.... chưa thực sự thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn yếu kém, một số cán bộ
còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc theo dõi quản lý nợ vay nên
đã phát sinh khoản nợ vay không phát huy được hiệu quả, khó thu hồi
nợ dẫn đến nợ quá hạn phát sinh và có chiều hướng gia tăng, lãi cho
vay không thu được.
+ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: cũng chưa đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng do thiếu ngoại tệ để bán cho khách phục vụ cho
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như trả nợ vay ngân hàng,
chưa đa dạng hoá các loại ngoại tệ cũng như đa dạng hoá các nghiệp
vụ kinh doanh ngoại tệ. Vì vậy thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
cũng rất khiêm tốn thậm chí có năm còn bị lỗ như năm 1998.
+ Nghiệp vụ chiết khấu: mới ở bước sơ khai, chưa phát triển, mới
thực hiện chiết khấu trái phiếu kho bạc Nhà nước mà chưa triển khai
chiết khấu các giấy tờ có giá khác.
b-/ Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường kinh tế xã hội:
42
Điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây hết sức khó
khăn đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra làm thu hẹp một
khoảng thị trường lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác do
sự mất giá của tiền tệ ở các nước Đông Nam Á làm cho giá cả hàng
hoá nước ta trở nên đắt giá so với hàng hoá của nước họ. Điều này làm
cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh kéo theo hoạt động thanh
toán quốc tế cũng theo đó mà suy giảm.
Sang năm 1997-1998 nền kinh tế nước ta xuất hiện những dấu
hiệu trì trệ, tăng trưởng chậm lại. Vì vậy nước ta phải đối mặt với hai
thách thức là cuộc khủng hoảng Châu á và sự suy giảm động lực phát
triển.
Khu vực kinh tế Nhà nước chậm được xắp xếp lại, nhiều doanh
nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Mặt khác trình độ dân trí chưa cao,
người dân Việt Nam vẫn quen giao dịch mua bán bằng tiền mặt dù là
những khoản tiền lớn đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng, kiểu thanh
toán này đang chiếm một vị trí vững chắc trong tâm lí mọi người. Rất
nhiều người chưa được biết và làm quen với các công cụ thanh toán
không dùng tiền mặt.
43
Mặt khác thu nhập của người dân còn thấp, việc chuyển tiền
lương của cán bộ công nhân viên vào tài khoản cá nhân cũng chỉ được
ít ngày lại phải rút ra chi tiêu, từ đó nội dung kinh tế của việc mở tài
khoản chưa thực hiện được. Một số hộ kinh doanh buôn bán lớn,
những người có thu nhập cao lại sợ bị lộ bí mật kinh doanh, sợ bị đánh
thuế doanh thu nên họ cũng không mở tài khoản để thanh toán qua
ngân hàng.
- Môi trường pháp lý:
Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng còn bất cập và thiếu
đồng bộ.
+ Đối với hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế: chúng ta
chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc,... Trong khi một số văn
bản hiện hành thì sửa đổi bổ xung nhiều lần nên khó áp dụng, tính
pháp lý chưa cao.
+ Các quy định và hướng dẫn phát hành sử dụng séc cá nhân của
Chính phủ và ngân hàng Nhà nước nảy sinh nhiều vấn đề như việc ký
trước người nhận séc, qui định mức tiền bảo chi, việc uỷ quyền tài
khoản,... đã làm giảm tính hấp dẫn của việc dùng séc.
44
- Môi trường cạnh tranh.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 4 ngân hàng thương
mại quốc doanh lớn đó là Ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Nông
nghiệp, ngân hàng Đầu tư và ngân hàng Công thương và gồm nhiều
ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng Nước ngoài.
Các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam do hơn hẳn ngân hàng
thương mại trong nước về vốn công nghệ, kinh nghiệm nên đã ngày
một bành trướng thị phần tín dụng và giao dịch ngoại tệ. Nhiều tổng
công ty lớn của Việt Nam đã chuyển sang quan hệ tín dụng và thanh
toán với chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực cạnh tranh thấp, vốn tự có
của ngân hàng công thương hiện nay quá thấp, việc liên kết giữa các
ngân hàng đồng tài trợ cho dự án chưa quen nên việc tài trợ cho những
dự án lớn của Tổng công ty còn nhiều hạn chế.
Hoạt động của Sở giao dịch so với ngân hàng Ngoại thương một
ngân hàng có bề dày trong công tác thanh toán quốc tế thì thanh toán
quốc tế tại NHCTVN nói chung và Sở giao dịch nói riêng là một hoạt
45
động mới mẻ do vậy Sở giao dịch chưa thu hút được sự chú ý của các
doanh nghiệp trong nước cũng như của các ngân hàng Nước ngoài.
46
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NHCT VIỆT NAM.pdf