Tài liệu Luận văn Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: LUẬN VĂN:
Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
lời mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống tài chính quốc gia ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo, là điều
kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Đồng thời
NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều chỉnh vĩ mô đối với toàn bộ đời sống
kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm huy
động cao nhất mọi nguồn lực của nền kinh tế xã hội để phục vụ chiến lược phát triển kinh
tế xã hội.
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới quản lý kinh tế, quản lý
NSNN đã có những đổi mới và mang lại những kết quả bước đầu rất quan trọng, tuy
nhiên thực tiễn đời sống kinh tế xã hội cũng đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi công
tác quản lý ngân sách phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa.
Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập từ 01/01/1997, chủ yếu ...
82 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
lời mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống tài chính quốc gia ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo, là điều
kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Đồng thời
NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều chỉnh vĩ mô đối với toàn bộ đời sống
kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm huy
động cao nhất mọi nguồn lực của nền kinh tế xã hội để phục vụ chiến lược phát triển kinh
tế xã hội.
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới quản lý kinh tế, quản lý
NSNN đã có những đổi mới và mang lại những kết quả bước đầu rất quan trọng, tuy
nhiên thực tiễn đời sống kinh tế xã hội cũng đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi công
tác quản lý ngân sách phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa.
Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập từ 01/01/1997, chủ yếu là thuần nông,
nguồn thu ngân sách rất hạn chế trong khi nhu cầu chi đòi hỏi cao, công tác quản lý
NSNN càng phải được chú trọng để khơi dậy, khai thác nguồn thu, phân bổ hợp lý đáp
ứng yêu cầu chi nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài " Một số
vấn đề về đổi mới quản lý ngõn sỏch nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc " làm luận
văn nghiên cứu với mong muốn được đóng góp phần nhỏ vào các vấn đề trên.
2- Tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến chủ đề quản lý
NSNN như:
- Ngân sách nhà nước của tác giả Lê Văn ái, Nxb Thống kê, Hà Nội; 1992.
- Ngân sách nhà nước trong sự phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện
nay. Luận án PTS khoa học kinh tế của tác giả Trần Văn Ngọc - Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; 1994.
- Đổi mới ngân sách nhà nước của tác giả Tào Hữu Phùng, Nguyễn Công
Nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội; 1992.
- Các chủ trương và giải pháp tài chính, ngân sách nhằm kìm chế và đẩy lùi lạm
phát năm 1995 của tác giả Tào Hữu Phùng, Tạp chí Tài chính số 3/1995...
Các công trình nghiên cứu đó đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về quản
lý NSNN. Tuy nhiên chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu đổi mới quản lý ngân
sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3-Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận án đặt ra 3 mục đích cơ bản sau:
-Hệ thống hoá một số lý luận chung về quản lý NSNN, nghiên cứu kinh nghiệm
quản lý ngân sách ở một số nước, qua đó rút ra bài học thực tiễn và sự cần thiết phải tiếp
tục đổi mới quản lý NSNN ở Vĩnh Phúc.
-Phân tích thực trạng quản lý NSNN hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
làm rõ tính đặc thù và những mặt tích cực, mặt yếu kém, nguyên nhân và những bài
học kinh nghiệm trong công tác quản lý NSNN ở Vĩnh Phúc.
-Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần đổi mới
cơ chế chính sách quản lý NSNN toàn quốc nói chung.
4-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về phân cấp quản lý và điều hành ngân sách trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Về thời gian; Luận án tập trung nghiên cứu từ khi tái lập tỉnh đến
nay (1997 - 1999).
5-Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng những phương pháp chung như duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Trong quá trình tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN,
luận án dùng phương pháp điều tra, phân tổ, thống kê kinh nghiệm, tổng hợp và phân
tích hệ thống để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
6-Những đóng góp của Luận án
Luận án góp phần tổng hợp và làm rõ những vấn đề lý luận về NSNN, sự cần
thiết khách quan phải đổi mới NSNN.
Từ những nét chung về công tác quản lý ngân sách ở nước ngoài, rút ra những
bài học kinh nghiệm cho việc tăng cường và hoàn thiện quản lý NSNN ở nước ta.
Khái quát thực trạng quản lý NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc, những mặt được và những
mặt còn chưa được. Tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp.
Đề xuất những giải pháp đổi mới công tác quản lý thu, chi NSNN ở Vĩnh Phúc.
7-Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương.
Chương 1
Sự cần thiết khách quan của quá trình
đổi mới quản lý ngân sách Nhà nước
1.1- Những vấn đề lý luận chung về ngân sách Nhà nước
1.1.1-Khái niệm ngân sách nhà nước
Lịch sử phát triển của xã hội trải qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau.
Trong buổi bình minh của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kinh tế hàng hoá -
tiền tệ phát triển mạnh mẽ, giai cấp tư sản cần một không gian kinh tế tài chính thông
thoáng để tự do sản xuất kinh doanh. Sự cản trở bởi những quy định về thể chế tài chính
của giai cấp phong kiến đang suy tàn, nhất là chế độ thuế khoá vô lý, chế độ chi tiêu
không rõ ràng đã gây nên phản ứng mạnh mẽ đối với giai cấp tư sản. Họ đấu tranh để có
một chế độ thuế khoá theo luật định và chế độ chi tiêu tách bạch giữa chi tiêu chung của
nhà nước và chi tiêu của gia đình các vua chúa. Kết quả cuộc đấu tranh đó đã đưa đến
những thay đổi lớn trong quản lý tài chính của nhà nước và thuật ngữ NSNN được dùng
từ đó.
Như vậy, khái niệm NSNN xuất hiện sau khái niệm nhà nước. Khi nhà nước ra đời
đòi hỏi phải có nguồn tài lực để đáp ứng các khoản chi tiêu của mình, hay nói cách khác
đó là điều kiện cần để xuất hiện NSNN. Song khái niệm NSNN ra đời trong lịch sử chỉ
khi quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển mạnh. Đó chính là điều kiện đủ để xuất hiện
NSNN.
Ngày nay thuật ngữ NSNN được dùng phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội,
song cho đến nay chưa có một quan niệm thống nhất về khái niệm NSNN.
Luật NSNN được Quốc hội khoá IV kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20.3.1996, công
bố ngày 3.4.1996 quy định: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước” {17; 6}.
Theo giáo trình tài chính học của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà nội :
“NSNN được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập
và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước - quỹ ngân sách - để phục vụ cho việc thực hiện các
chức năng của nhà nước” {15, 39}.
Giáo trình kinh tế chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có ghi:
“NSNN là khâu tài chính tập trung nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của nhà
nước. Nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và có tính chất quyết định sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân theo định hướng Xã hội chủ nghĩa” {14, 188}.
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu NSNN trên các khía cạnh: Thứ nhất:
NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản, hay rõ hơn là bản dự toán thu, chi tài chính của nhà
nước trong một khoảng thời gian nhất định.
Thứ hai: NSNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính.
Thứ ba: NSNN là quỹ tiền tệ của nhà nước hay còn gọi là quỹ ngân sách- phục vụ
việc thực hiện chức năng của nhà nước.
Các quan niệm trên đã thể hiện được mặt cụ thể, mặt vật chất của NSNN, nhưng
chưa thể hiện được nội dung kinh tế, xã hội của NSNN.
Trong thực tế, hoạt động NSNN nhìn bề ngoài là hoạt động thu, chi tài chính của
nhà nước. Hoạt động này rất đa dạng, phong phú, được tiến hành trên hầu hết các lĩnh
vực, tác động đến mọi chủ thể kinh tế-xã hội. Tuy vậy chúng cũng có những đặc điểm
chung:
-Các hoạt động thu chi của NSNN luôn luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính
trị của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
-Những hoạt động thu-chi tài chính đó đều chứa đựng nội dung kinh tế-xã hội nhất
định và chứa đựng các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nhất định.
Với quyền lực tối cao của mình nhà nước có thể sử dụng các công cụ sẵn có để bắt
buộc mỗi thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn lực tài chính cần thiết.
Song cơ sở tạo lập các nguồn lực tài chính xuất phát từ sản xuất, mà chủ thể là các thành
viên trong xã hội, mọi thành viên đều có lợi ích kinh tế đó. Nghĩa là nhà nước không thể
dựa vào quyền lực của mình để huy động sự đóng góp của xã hội dưới bất kỳ hình thức
nào, bằng mọi giá mà phải có giới hạn hợp lý, đó chính là việc giải quyết một cách hài
hoà giữa lợi ích nhà nước và lợi ích của các thành viên trong xã hội. Nếu chỉ chú trọng
đến lợi ích của nhà nước mà không chú ý đến lợi ích của xã hội thì quan hệ giữa nhà
nước và xã hội trở nên căng thẳng, sản xuất đình trệ, ảnh hưởng đến đời sống của nhân
dân. Do đó việc khẳng định NSNN thể hiện các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội
có ý nghĩa quan trọng không chỉ đơn thuần về mặt lý luận mà còn thực sự cần thiết trong
quá trình quản lý và điều hành NSNN.
Mọi hoạt động thu chi của NSNN đều nhằm tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài
chính, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã
hội: Đó là mối quan hệ giữa phần nộp vào NSNN và phần để lại cho các chủ thể kinh tế.
Phần nộp vào ngân sách sẽ tiếp tục được phân phối nhằm thực hiện các chức năng của
nhà nước và phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội nói chung.
Từ những đặc điểm hoạt động thu chi của NSNN và sự phân tích trên, có thể hiểu
NSNN một cách khái quát như sau: NSNN là một phạm trù kinh tế, phản ánh hệ thống
các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh do nhà nước tạo
lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện các chức
năng của nhà nước.
1.1.2- Cơ cấu NSNN
NSNN được cấu thành bởi hai phần: Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được
huy động vào NSNN. Phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy
động được vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
1.1.2.1-Thu ngân sách nhà nước
-Thu NSNN thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước và
các chủ thể kinh tế dựa trên quyền lực nhà nước nhằm giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế.
Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của
bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện chức năng kinh tế-xã hội của nhà nước.
Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia - kết quả do lao động sản xuất trong
nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ.
Thu ngân sách Nhà nước gồm:
-Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
-Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước:
+Lợi tức từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế;
+Tiền thu hồi vốn của nhà nước vào các cơ sở kinh tế;
+Thu hồi tiền cho vay của nhà nước (cả gốc và lãi).
-Thu từ hoạt động sự nghiệp;
-Thu hồi quỹ dự trữ nhà nước;
-Tiền sử dụng đất: thu từ hoa lợi công sản và đất công ích;
-Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng cơ sở;
-Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
-Các khoản di sản nhà nước được hưởng;
-Thu kết dư ngân sách năm trước;
-Tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các đơn vị hành chính,
sự nghiệp;
-Các khoản tiền phạt, tịch thu;
-Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
-Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền, bằng hiện vật của Chính phủ các
nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
-Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi và
khoản huy động vốn đầu tư trong nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung là tỉnh) quy định tại khoản 3 điều 8 của Luật NSNN được đưa vào cân đối ngân
sách {17;196}.
Việc phân phối các khoản thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích
đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN. Dựa vào nội dung kinh tế và tính chất các
khoản thu có thể chia thu ngân sách thành hai nhóm: Nhóm thu thường xuyên có tính
chất bắt buộc bao gồm thuế, phí và lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế nhà nước.
Nhóm thu không thường xuyên gồm các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các
khoản do nhà nước vay để bù đắp bội chi. Ngoài ra còn có các khoản thu vay và viện trợ
của nước ngoài.
1.1.2.2-Chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc không
hoàn trả trực tiếp nhằm trang trải cho chi phí bộ máy nhà nước và thực hiện các chức
năng kinh tế-xã hội mà nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định.
Chi ngân sách nhà nước gồm:
-Chi thường xuyên về:
+Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể
dục - thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường và các sự nghiệp khác;
+Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
+Quốc phòng, an ninh và trật tự - an toàn xã hội;
+Hoạt động của các cơ quan Nhà nước;
+Hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam;
+Hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam;
+Trợ giá theo chính sách của nhà nước;
+Các chương trình quốc gia;
+Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
+Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
+Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
+Trả lãi tiền do nhà nước vay;
+Viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài;
+Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
-Chi đầu tư phát triển:
+Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả
năng thu hồi vốn;
+Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước; góp vốn cổ phần, liên
doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo
quy định của pháp luật;
+Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với chương
trình, dự án phát triển kinh tế;
+Dự trữ nhà nước;
+Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển.
-Chi trả nợ gốc tiền do nhà nước vay.
-Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính" {17, 197}.
Có nhiều cách phân loại các khoản chi như căn cứ vào mục đích kinh tế-xã hội
hay căn cứ vào lĩnh vực chi, nhưng theo thông lệ quốc tế, các khoản chi được phân thành:
Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác. Chi thường xuyên là các khoản chi
cho tiêu dùng hiện tại gồm tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của các tổ chức, sự nghiệp.
Các khoản chi đầu tư là các khoản chi cho tiêu dùng trong tương lai, các khoản chi này
có tác dụng làm tăng cơ sở vật chất của quốc gia và góp phần làm tăng trưởng nền kinh
tế.
1.1.3- Hệ thống ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách
1.1.3.1- Hệ thống NSNN: là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi của mỗi cấp ngân sách.
Hệ thống NSNN của nước ta được xây dựng trên các nguyên tắc: Một là, Đảm
bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia. Đó là điều kiện quan trọng để đưa mọi
hoạt động thu chi của NSNN ở các cấp đi đúng quỹ đạo quản lý kinh tế, tài chính của nhà
nước, tạo nên mối liên hệ gắn bó hữu cơ giữa các cấp ngân sách làm cho hoạt động ngân
sách phù hợp với sự vận động của các phạm trù kinh tế tài chính khác.
Hai là, Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong hệ thống NSNN, vừa phát
huy sức mạnh của cả hệ thống vừa đảm bảo tính năng động sáng tạo của mỗi cấp cơ sở
trong việc xử lý các vấn đề của ngân sách. Trong hệ thống NSNN, ngân sách trung ương
đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế-xã hội trên
phạm vi toàn quốc. Hoạt động thu chi của NSTW có ảnh hưởng lớn đến các mặt cân đối
lớn trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Ngân sách địa phương là công cụ tài
chính quan trọng giúp chính quyền địa phương thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội,
khai thác tốt các thế mạnh của địa phương đồng thời là công cụ góp phần thực hiện sự
giám sát của nhà nước đối với các mặt hoạt động kinh tế-xã hội trên một vùng lãnh thổ
nhất định.
Theo luật NSNN mỗi cấp chính quyền đều có ngân sách nên tương ứng với 4 cấp
chính quyền là 4 cấp ngân sách:
+Ngân sách Trung ương
+Ngân sách cấp tỉnh
+Ngân sách cấp huyện
+Ngân sách cấp xã
Cả 4 cấp ngân sách này hợp chung thành NSNN, trong đó ngân sách Trung ương
giữ vai trò chủ đạo; ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã lồng ghép
vào nhau và hợp chung lại thành ngân sách địa phương. Như vậy, NSNN của Việt Nam
bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Theo Hiến pháp năm 1992 của
Việt Nam thì Quốc hội quyết định và phân bổ NSNN, tức là quyết định cả ngân sách
trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Đây là điểm khác biệt cần lưu
ý so với nhiều nước trên thế giới và cũng là điểm khó khăn trong việc quyết định và phân
bổ ngân sách hàng năm.
1.1.3.2-Phân cấp ngân sách: Phân cấp ngân sách thực chất là việc giải quyết mối
quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc sử dụng NSNN. Cụ thể là:
-Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban
hành các chính sách, chế độ thu chi quản lý ngân sách.
-Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi, nguồn
thu và cân đối ngân sách giữa các cấp chính quyền.
-Giải quyết mối quan hệ trong chu trình ngân sách.
Muốn thực hiện được những nội dung trên, phân cấp ngân sách phải đảm bảo các
nguyên tắc:
Thứ nhất: Phân cấp ngân sách phải được tiến hành đồng thời với phân cấp kinh tế
và tổ chức bộ máy hành chính. Tuân thủ nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi trong việc
giải quyết mọi quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền, xác định rõ nguồn thu trên địa
bàn và quy định nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền một cách chính xác.
Thứ hai: Đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc
lập của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất.
Thứ ba: Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách: Thể hiện qua
việc giao nhiệm vụ thu chi cho địa phương phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung trong
cả nước, nhưng cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, xã hội do
hậu quả của phân cấp nảy sinh giữa các vùng lãnh thổ.
Việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách được quy định
cụ thể trong Luật. Nguồn thu cấp nào quản lý có hiệu quả hơn sẽ phân cho cấp đó. Những
nhiệm vụ chi trọng yếu ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia hoặc những khu vực rộng lớn sẽ
do NSTW đảm nhiệm. Những nhiệm vụ ổn định, mang tính thường xuyên và có tính xã
hội rộng rãi phân cấp cho chính quyền địa phương. Đồng thời tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ
và năng lực quản lý của từng cấp để phân định cho phù hợp.
Nguồn thu của mỗi cấp ngân sách gồm 2 loại sau đây:
+Các khoản thu 100%: Ngân sách các cấp đều có các khoản thu 100% như: ngân
sách trung ương có khoản thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, các
khoản thu từ dầu khí,... Ngân sách cấp tỉnh có khoản: tiền cho thuê đất của các doanh
nghiệp, tiền cho thuê nhà và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;... Ngân sách cấp huyện:
thuế môn bài của các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn.
+Các khoản thu phân chia: Do điều kiện kinh tế xã hội và dân số giữa các địa
phương phát triển không đều nên số thu và yêu cầu chi ở mỗi địa phương cũng rất khác
nhau, vì vậy ngoài khoản thu từng cấp được hưởng 100%, Luật NSNN đã quy định một
số khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách các cấp và đây
chính là "cái van" điều chỉnh nguồn thu giữa các địa phương - địa phương nào giàu (có
nguồn thu lớn) thì tỷ lệ này thấp và ngược lại, địa phương nào quá nghèo thì tỷ lệ phân
chia có thể được mở đến 100%.
1.1.4- Chu trình ngân sách nhà nước
Chu trình NSNN là quá trình từ khi hình thành ngân sách cho tới khi kết thúc để
chuyển sang ngân sách mới. Quá trình này bao gồm các khâu: Hình thành ngân sách (dự
toán), chấp hành ngân sách, quyết toán ngân sách.
1.1.4.1-Hình thành ngân sách là quá trình bao gồm các công việc: Lập ngân
sách, phê chuẩn ngân sách và thông báo ngân sách
-Lập ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu
của quá trình quản lý ngân sách. Lập ngân sách thực chất là dự toán các khoản thu chi
của ngân sách trong một năm ngân sách. Việc dự toán thu chi đúng đắn, có cơ sở khoa
học, cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội
nói chung và việc thực hiện ngân sách nói riêng.
-Phê chuẩn ngân sách là việc Quốc hội thực hiện thông qua dự toán ngân sách
chính thức do Chính phủ trình.
-Thông báo ngân sách là bước cuối cùng của quá trình hình thành ngân sách được
thực hiện sau khi có nghị quyết phê chuẩn ngân sách của Quốc hội. Chính phủ ra quyết
định và Bộ Tài chính giao hướng dẫn nhiệm vụ thu chi ngân sách cho các Bộ, Ngành, địa
phương để thực hiện.
1.1.4.2-Chấp hành NSNN: Sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm ngân sách
bắt đầu thì việc thực hiện ngân sách được triển khai. Nội dung của quá trình này là tổ
chức thu NSNN và bố trí cấp kinh phí NSNN cho các nhu cầu đã được phê chuẩn. Việc
chấp hành NSNN thuộc về tất cả pháp nhân và thể nhân dưới sự điều hành của Chính phủ
trong đó Bộ Tài chính có vị trí quan trọng.
1.1.4.3-Quyết toán NSNN: Đây là khâu cuối cùng trong chu trình NSNN. Thông
qua quyết toán NSNN có thể cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế-xã hội
của nhà nước trong thời gian qua, hình dung được hoạt động NSNN với tư cách là công
cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Từ đó rút ra kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành
ngân sách của nhà nước.
1.1.5-Chức năng, vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường
1.1.5.1-Chức năng của NSNN:
Theo quan niệm truyền thống NSNN có hai chức năng là phân phối và giám đốc.
Nhưng trong quá trình đổi mới đã nảy sinh tư duy mới về NSNN. Xuất phát từ điều kiện
tồn tại và hai đặc điểm cơ bản của hoạt động NSNN có thể cho rằng NSNN có 2 chức
năng cơ bản sau:
Chức năng thứ nhất là huy động vốn, phân phối nguồn thu tập trung của NSNN.
Bất cứ một nhà nước nào muốn tồn tại đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính để đáp ứng các
khoản chi tiêu cho hoạt động của mình. Muốn vậy nhà nước phải huy động bằng nhiều
cách, song đều từ 2 nguồn: Trong nước và ngoài nước. Nguồn huy động trong nước chủ
yếu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu ngoài thuế. Nguồn huy động từ nước ngoài gồm
viện trợ, vay nợ và chênh lệch xuất nhập khẩu. Mức huy động phải phù hợp với kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội và đời sống dân cư trong từng thời kỳ.
Phân phối của NSNN luôn gắn chặt với chủ thể phân phối là nhà nước. Nhà nước
sử dụng NSNN là công cụ phân phối một bộ phận tổng sản phẩm quốc dân, cùng các
nguồn tài chính khác nhằm hình thành quỹ tích luỹ và tiêu dùng trong phạm vi toàn xã
hôị. Phân phối của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp, dựa trên quyền lực
kinh tế chính trị của nhà nước. Phân phối đúng đắn phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế-xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy phải
phát triển mạnh mẽ kinh tế hàng hoá-thị trường, nâng cao vai trò điều hành và quản lý
kinh tế-xã hội của nhà nước để phát huy mặt tích cực của chức năng phân phối.
Chức năng thứ hai là chức năng giám đốc. Giám đốc NSNN được thực hiện trong
quá trình tập trung, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước - quỹ ngân
sách trên nhiều lĩnh vực và gắn với tính hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hai chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của ngân sách. Từ đó phát huy vai trò tích cực của NSNN đối với quá
trình tổ chức quản lý vĩ mô nền kinh tế, bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách
nhằm làm cho hoạt động của ngân sách phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của
nhà nước.
1.1.5.2-Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường
Sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế từ quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước đã làm thay đổi căn bản vai trò của NSNN. Nếu như
trước đây NSNN được coi là công cụ tài chính quan trọng để nhà nước “làm kinh tế” thì
ngày nay nó được coi là công cụ tài chính quan trọng để giúp nhà nước thực hiện quản lý
vĩ mô nền kinh tế.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá - tiền tệ phát triển ở giai đoạn cao. Sản xuất,
trao đổi hàng hoá trên thị trường chịu sự tác động chủ yếu của quy luật giá trị, quy luật
cung cầu và quy luật lưu thông tiền tệ. Từ đó dẫn đến những ưu thế và khuyết tật của
kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường một mặt thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng
suất lao động xã hội, đẩy mạnh quá trình xã hội hoá sản xuất, tăng nhanh quá trình tích tụ
và tập trung sản xuất, tạo ra tính năng động và tự điều chỉnh của nền kinh tế. Mặt khác
tạo ra sự độc quyền trong nền kinh tế làm cho giá cả không phản ánh được quan hệ cung
cầu đích thực, hạn chế sản lượng sản xuất hàng hoá, từ đó dẫn đến thất nghiệp, cung cầu
lao động mất cân đối. Mục tiêu cao nhất của các chủ thể kinh doanh trong kinh tế thị
trường là chạy theo lợi nhuận, không chú ý đến quyền lợi chung dẫn đến hiện tượng phân
cực giàu, nghèo, phát triển; tự phát, thiếu hụt hàng hoá dịch vụ công cộng, tàn phá môi
trường...
Có thể nói những khuyết tật đó, bản thân kinh tế thị trường không thể khắc phục
được mà cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua các công cụ chủ yếu như pháp luật,
kế hoạch, tổ chức, tài chính, tiền tệ... Trong các công cụ đó NSNN được coi là công
cụ quan trọng nhất, điều đó thể hiện:
Một là, tác động của NSNN đối với sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Như trên đã nói NSNN là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài
chính cơ bản, tổng hợp của nhà nước. Nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính, có
tính quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
NSNN lành mạnh là tiền đề phát triển kinh tế. Một mặt NSNN là kết quả của hoạt động
kinh tế-xã hội, mặt khác nó có tác dụng tích cực đối với việc phát triển kinh tế. Thông
qua phân phối NSNN có thể điều chỉnh cơ cấu, ưu tiên cho những lĩnh vực quan trọng,
cân bằng những vấn đề kinh tế-xã hội, môi trường như thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm thay đổi bộ mặt xã hội cả thành thị
và nông thôn, tăng thu nhập bình quân và nâng cao đời sống nhân dân. Chi cho phát triển
kinh tế là khoản chi có tính chất tích luỹ, tái sản xuất ra của cải vật chất, sản xuất mở
rộng và hình thành các trung tâm tích tụ mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm và hạ thấp tỷ
lệ thất nghiệp.
Hai là, NSNN góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát. Trong kinh tế thị
trường, sự biến động giá cả có nguyên nhân từ sự mất cân đối cung cầu. Thông qua thuế
và chính sách chi tiêu của NSNN, nhà nước có thể tác động vào khía cạnh cung hoặc cầu
để bình ổn giá cả. Đặc biệt sự hình thành quỹ dự phòng và quỹ dự trữ từ kinh phí NSNN
để đối phó sự biến động của thị trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bình ổn giá
cả. Lạm phát là căn bệnh đối với nền kinh tế. Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả
và chi phí tăng. Để giảm lạm phát tất yếu phải dùng các biện pháp để hạ thấp giá, hạ thấp
chi phí. Bằng biện pháp thu chi của ngân sách, nhà nước có thể nâng đỡ cung, giảm bớt
cầu, nghĩa là khi xảy ra lạm phát một mặt nhà nước có thể tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế
đối với đầu tư phát triển, đồng thời thắt chặt các khoản chi tiêu của NSNN.
Ba là, vai trò của nhà nước đối với công bằng xã hội.
Thông qua hoạt động thu chi, NSNN thực hiện tái phân phối thu nhập đảm bảo sự
công bằng của xã hội. Cụ thể qua các hoạt động thu NSNN dưới hình thức kết hợp thuế
gián thu và thuế trực thu để điều tiết thu nhập, điều tiết tiêu dùng đảm bảo thu nhập chính
đáng của người lao động, hạn chế thu nhập bất chính. Qua hoạt động chi dưới hình thức
trợ cấp để thực hiện các chính sách dân số, chính sách việc làm, chính sách bảo trợ xã
hội.
Trong điều kiện NSNN còn eo hẹp, chi phí giải quyết các vấn đề xã hội rất lớn,
việc giải quyết các vấn đề xã hội phải triệt để thực hiện phương châm nhà nước và nhân
dân cùng chăm lo. Những khoản chi để giải quyết các vấn đề xã hội phải tiết kiệm, hiệu
qủa, đúng đối tượng. Có như vậy mới góp phần công bằng xã hội, hạn chế những khiếm
khuyết vốn có của thị trường.
Từ đó ta thấy NSNN có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền tài chính quốc gia,
nó tác động đến mọi hoạt động kinh tế-xã hội. NSNN là cân đối tài chính tiền tệ quan
trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội và điều chỉnh vĩ mô
nền kinh tế.
1.2-Yêu cầu khách quan phải tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách nhà nước
Luật NSNN ra đời là một bước tiến mới trong công tác quản lý NSNN. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện cùng với những kết quả đạt được còn nhiều vấn đề vướng mắc
cần phải tháo gỡ, nhất là trong công tác quản lý NSNN.
1.2.1-Vai trò của quản lý NSNN
Quản lý NSNN là sự tác động của nhà nước vào hoạt động của các đối tượng có
thu nhập và các đối tượng sử dụng một phần thu nhập đó bằng các công cụ quản lý vĩ mô
của mình để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
Nội dung quản lý NSNN bao gồm chính sách ngân sách và cơ chế quản lý ngân
sách.
1.2.1.1-Chính sách ngân sách là phương hướng cơ bản về sử dụng ngân sách như
là một công cụ quản lý kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, phù
hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và những nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho nhà nước ở từng
thời kỳ đó.
Chính sách ngân sách bao gồm:
-Chính sách động viên, tập trung các nguồn tài chính vào quỹ tập trung của nhà
nước - quỹ ngân sách.
-Chính sách phân phối sử dụng quỹ ngân sách cho các mục tiêu kinh tế - xã hội và
thực hiện các nhiệm vụ của bộ máy nhà nước.
-Những định hướng cơ bản về tổ chức, xây dựng và quản lý hệ thống ngân sách
nhà nước.
Chính sách ngân sách là sản phẩm chủ quan của nhà nước nhằm dùng công cụ
ngân sách góp phần điều chỉnh tình hình kinh tế tài chính trong từng thời kỳ nhất định.
Là sản phẩm chủ quan, chính sách ngân sách có thể tác động đến quá trình hoạt động
kinh tế, xã hội theo hướng tích cực hay theo hướng tiêu cực. Một chính sách ngân sách
được coi là tích cực phải là một chính sách góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế, tạo nên
sự vận động đúng đắn của các phạm trù giá trị trong nền kinh tế, không gây ách tắc đối
với sản xuất, lưu thông, giảm được lạm phát, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, góp phần
giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước.
Có thể nói, chính sách ngân sách là bộ phận cực kỳ quan trọng có vai trò dẫn
đường trong chính sách tài chính quốc gia. Nó ràng buộc, vạch ranh giới những bộ phận
của các nguồn tài chính được phép và có thể tập trung vào quỹ ngân sách. Đồng thời
chính sách ngân sách là nhân tố tác động đến các bộ phận khác trong chính sách tài chính
quốc gia. Vì vậy, khi hoạch định chính sách ngân sách đòi hỏi phải nghiên cứu các mối
liên hệ ảnh hưởng qua lại giữa nó với các chính sách kinh tế, xã hội, chính sách giá cả,
tiền lương, thu nhập, tín dụng và tiền tệ.
Chính sách ngân sách dù đúng đắn bao nhiêu cũng không thể thực hiện được trong
đời sống kinh tế, xã hội, nếu không có một cơ chế quản lý ngân sách đúng đắn, thích hợp,
quán triệt đầy đủ tư tưởng chỉ đạo của chính sách ngân sách.
1.2.1.2-Cơ chế quản lý ngân sách được coi là công cụ để thực hiện chính sách
ngân sách trong đời sống kinh tế - xã hội. Cũng như chính sách ngân sách, cơ chế quản lý
ngân sách là sản phẩm chủ quan nhưng mang tính cụ thể hơn. Cơ chế quản lý ngân sách
được coi là tổng thể các hình thức, phương pháp hình thành, tập trung, phân phối và sử
dụng các nguồn tài chính thuộc quỹ ngân sách.
Nếu quan niệm theo nghĩa hẹp, cơ chế quản lý ngân sách là tổng hợp các hình
thức, phương pháp điều hành quỹ ngân sách trong hệ thống ngân sách. Tức là cơ chế
quản lý ngân sách được nhìn nhận từ góc độ bên trong của hệ thống ngân sách và gồm
các bộ phận chủ yếu sau:
-Kế hoạch hoá ngân sách.
-Các quy định về ranh giới thu, chi giữa các cấp ngân sách.
-Các hình thức tổ chức bộ máy điều hành ngân sách.
-Luật ngân sách và hệ thống văn bản pháp quy về điều hành ngân sách.
Nếu quan niệm theo nghĩa rộng, cơ chế quản lý ngân sách được coi là tổng thể các
hình thức và phương pháp hình thành, tập trung, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách.
Với quan niệm này, rõ ràng cơ chế quản lý ngân sách không chỉ bao gồm các yếu tố liên
hệ chặt chẽ với các yếu tố bên ngoài của hệ thống ngân sách. Đó là các hình thức và
phương pháp thu, chi ngân sách, cầu nối liền cơ chế quản lý ngân sách với các bộ phận
cơ chế quản lý tài chính, chịu sự tác động của các bộ phận trong chính sách kinh tế, tài
chính.
Nhận rõ cơ cấu bên trong và bên ngoài của cơ chế quản lý ngân sách có ý nghĩa
quan trọng về mặt lý luận. Nó cho phép chúng ta nhìn nhận tính biến động của cơ chế
quản lý ngân sách trong sự biến động cuả hoàn cảnh kinh tế xã hội, sự biến động của
chính sách ngân sách. Trên cơ sở đó, phải không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý ngân
sách, làm cho nó thích ứng với sự biến động trong chính sách ngân sách. Một cơ chế
quản lý ngân sách được coi là hợp lý khi các bộ phận trong cơ chế đó mang tính hệ thống
đồng bộ, không triệt tiêu lẫn nhau làm hạn chế tác dụng tích cực của cơ chế.
Qua phân tích nội dung chủ yếu của quản lý NSNN, ta thấy vai trò quản lý NSNN
rất quan trọng, thể hiện:
Thứ nhất, làm cho chính sách ngân sách đúng đắn hợp lý, khi có chính sách ngân
sách đúng đắn và phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội sẽ động viên các nguồn
tài chính chủ yếu như thuế, phí và lệ phí vào quỹ ngân sách một cách hợp lý. Thông qua
phân phối, sử dụng quỹ ngân sách vừa nuôi dưỡng nguồn thu, vừa bảo đảm mức động
viên GDP vào NSNN cao nhất, đảm bảo quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, ưu tiên đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sản xuất và thực hiện các nhiệm vụ của bộ
máy nhà nước.
Thứ hai, làm cho cơ chế quản lý ngân sách có hiệu quả, thể hiện qua phân cấp
ngân sách, thực hiện chu trình ngân sách và tổ chức bộ máy quản lý NSNN.
Thứ ba: Khi phân cấp ngân sách đúng đắn và thích hợp, một mặt đảm bảo ngân
sách TW giữ vai trò chủ đạo trong nền tài chính quốc gia, mặt khác vừa đảm bảo cho
NSĐP xử lý các vấn đề trên địa bàn, vừa phát huy tính chủ động, khuyến khích tính năng
động sáng tạo của NSĐP.
Thứ tư, thực hiện chu trình ngân sách một cách chặt chẽ, tuân theo đúng quy định
từ khâu lập ngân sách đến chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách sẽ giúp cho
NSNN được quản lý sát thực và đúng pháp luật. Giải quyết tốt vấn đề thu chi NSNN nếu
như việc thực hiện các giai đoạn trong chu trình ngân sách không đạt hiệu quả. Vì vậy
việc thực hiện các giai đoạn trong quản lý NSNN đòi hỏi phải xử lý tổng hoà các biện
pháp và được tiến hành ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực.
Thứ năm: Tổ chức bộ máy NSNN tinh giản, gọn nhẹ, điều hành có hiệu lực và
hiệu quả, điều đó có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách ngân sách. Đội
ngũ cán bộ công chức giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quản lý
NSNN.
1.2.2. Yêu cầu khách quan phải tiếp tục đổi mới quản lý NSNN
Quản lý NSNN có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động của NSTW và NSĐP.
Thời gian qua công tác quản lý NSNN đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc
huy động các nguồn thu cho NSNN để phân phối, sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
trong từng giai đoạn. Nhưng nhìn chung chính sách NSNN, cơ chế quản lý NSNN còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được tiến trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thể hiện
trên các mặt sau:
1.2.2.1-Công tác phân cấp quản lý ngân sách: Chế độ phân cấp quản lý ngân
sách ở nước ta ra đời từ năm 1967 (nghị định 108/CP) tới nay đã qua nhiều lần bổ sung,
sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Năm 1996 Luật NSNN được ban hành đã xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ
của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN, đề ra nguồn
thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp, nhưng trong quá trình thực hiện còn nhiều
vướng mắc dẫn đến chưa khai thác hợp lý nguồn thu, một số khoản chi ngân sách cấp
tỉnh còn chồng chéo hoặc chưa quan tâm do đó chưa phát huy được tính năng động của
địa phương.
1.2.2.2- Thực hiện chu trình ngân sách nhà nước: Việc lập, chấp hành và quyết
toán NSNN hàng năm đã được thực hiện theo Luật NSNN nhưng còn mang tính hình
thức, chiếu lệ.
1.2.2.3- Bộ máy quản lý NSNN: Trình độ cán bộ công chức ngành tài chính nói
chung và cán bộ quản lý ngân sách nói riêng không đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu quản
lý.
Do có những hạn chế đó cần phải tiếp tục đổi mới quản lý NSNN với các yêu
cầu sau:
Một là, chính sách ngân sách cần phải được tiếp tục thay đổi theo hướng lành
mạnh phù hợp với chính sách tài chính quốc gia và thông lệ của kinh tế thị trường, tức là
chính sách thu chi NSNN, phải huy động được mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, triệt
để tiết kiệm trong chi tiêu nhằm mục tiêu tạo nên một nền kinh tế phát triển và tăng
trưởng bền vững. Trong đó phải coi trọng đổi mới chính sách thuế theo hướng đơn giản,
ổn định, công bằng, khuyến khích làm ăn công khai, hợp pháp vừa đảm bảo thu thuế hợp
lý vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp, dân cư tích luỹ để phát triển.
Hai là, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý NSNN: Phân cấp ngân sách phải đảm bảo
vừa tập trung nguồn thu vào NSTW để NSTW đảm nhiệm các nhiệm vụ chi lớn, vừa
khuyến khích tính năng động, sáng tạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho chính
quyền địa phương các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thực hiện chu trình ngân sách một cách nghiêm minh đúng luật định. Cụ thể: Lập
dự toán ngân sách trước hết phải dựa vào phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đảng và nhà nước. Từ đó xác định mục
tiêu và nhiệm vụ cần động viên khai thác nguồn thu cũng như việc phân phối và sử dụng
quỹ ngân sách có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. Lập dự
toán ngân sách còn phải dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của
nhà nước trong niên độ kế hoạch và dựa vào hệ thống các chính sách chế độ, tiêu chuẩn
định mức thu chi của NSNN. Chấp hành NSNN phải thực hiện tốt việc chấp hành dự toán
thu và chấp hành dự toán chi. Thu ngân sách phải trên cơ sở không ngừng bồi dưỡng phát
triển nguồn thu, động viên khai thác để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Chi ngân
sách phải tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Quyết toán NSNN phải bảo đảm tính chính xác,
trung thực và kịp thời để từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý và
điều hành NSNN.
1.3-Một số kinh nghiệm về quản lý Ngân sách Nhà nước ở nước ngoài
Việc nghiên cứu về quản lý NSNN ở nước ngoài của nước ra còn rất hạn chế, hầu
như chỉ giới hạn ở một số cuộc hội thảo, thông tin chuyên đề hay một số bài viết trên các
tạp chí chuyên ngành chứ chưa có những ấn phẩm có hệ thống nói về kinh nghiệm quản
lý NSNN ở nước ngoài. Do vậy những ý kiến chúng tôi trình bày dưới đây được lựa chọn
trên cơ sở tổng hợp những thông tin từ những tài liệu được đăng tải dưới dạng báo cáo
chuyên đề, những bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành và các tài liệu giới thiệu
về Luật ngân sách của các nước.
1.3.1-Về hệ thống ngân sách và năm ngân sách
Hiện nay ở các nước tư bản chủ nghĩa có hai mô hình tổ chức quản lý nhà nước.
Đó là mô hình Nhà nước Liên bang (Đức, Mỹ, Ca na đa, Malaisia...) và mô hình Nhà
nước không Liên bang (Anh, Pháp, Nhật, In đônêxia...). ứng với mỗi hệ thống hành chính
đều tổ chức một hệ thống ngân sách phù hợp, nghĩa là mỗi cấp chính quyền là một cấp
ngân sách, tự lập, xét duyệt và tự quản lý ngân sách của mình. Tuy nhiên ở tất cả các
nước, NSTW (được gọi là ngân sách nhà nước) luôn đóng vai trò chủ đạo, khi cần thiết
đều trợ cấp cho các ngân sách cấp dưới (NSĐP), mặt khác NSTW cũng chia sẻ một số
khoản thu với NSĐP.
Năm ngân sách đều được các nước quy định là 12 tháng, song thời điểm bắt đầu
và kết thúc năm ngân sách ở mỗi nước có khác. Thậm chí trong cùng một quốc gia, như ở
Mỹ, thời điểm bắt đầu và kết thúc năm ngân sách ở một số địa phương hoàn toàn khác
TW. Cụ thể là: năm ngân sách Liên bang bắt đầu từ 1/10 năm trước và kết thúc vào 30/9
năm sau, nhưng ở một số thành phố năm ngân sách bắt đầu 1/7 và kết thúc vào 30/6 năm
sau.
Ví dụ: hệ thống ngân sách của Cộng hoà Pháp gồm 4 cấp: NSNN, ngân sách khu,
ngân sách tỉnh và ngân sách xã. Năm ngân sách bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 cùng
năm. NSNN hàng năm được đưa ra theo Luật tài chính và được Quốc hội phê chuẩn.
Toàn bộ thu chi của NSNN được tập trung vào một quỹ do Kho bạc trực tiếp quản lý.
Các khoản thu, chi được phản ánh vào NSNN, không một khoản nào nằm ngoài ngân
sách. Chẳng hạn tại một thời điểm nào đó Bộ Nông nghiệp bán nông sản thu tiền về,
đồng thời có nhu cầu mua máy móc thiết bị nông nghiệp thì không được phép giữ lại tiền
bán nông sản để mua máy móc mà phải nộp toàn bộ số tiền thu được vào Kho bạc và
thực hiện chi thông qua hệ thống kế toán Kho bạc.
Hệ thống ngân sách của Cộng hoà liên bang Đức có 3 cấp đó là ngân sách liên
bang, ngân sách các bang và ngân sách các khu đô chính. Mỗi cấp ngân sách có nhiệm vụ
riêng, có quyền độc lập về tài chính của mình và không can thiệp vào công việc của nhau.
Năm ngân sách của Cộng hoà liên bang Đức bắt đầu vào 30/3 và kết thúc vào 1/4 năm
sau.
1.3.2- Về trình tự lập NSNN ở các nước
ở các nước, lập NSNN là nhiệm vụ của cơ quan hành pháp. Đại diện cơ quan hành
pháp làm việc này ở đa số nước là Bộ Tài chính, ở một vài nước là Kho bạc nhà nước,
riêng ở Mỹ là cơ quan hành chính ngân sách trực thuộc Tổng thống.
Lập ngân sách là một công đoạn quan trọng trong toàn bộ quy trình ngân sách. ở
đây, các vấn đề thu, chi nhà nước, chính sách thuế khoá, tiền tệ, vay nợ, lãi suất và chính
sách xã hội được rà soát rất kỹ và thận trọng các khâu cho đến Quốc hội, sau đó mới
được quyết định. Do đó thời hạn lập NSNN thường kéo dài. Ví dụ ở Mỹ là 18 tháng trước
khi ngân sách có hiệu lực; ở Pháp 14 tháng; ở Đức là trên 1 năm.
Hàng năm tới thời gian quy định, lệnh lập ngân sách được phát ra và gửi cho các
Bộ và cơ quan ngang Bộ cùng với bản thông báo số liệu kiểm tra về khả năng kinh phí,
đối tượng được ưu tiên cấp kinh phí và tiết kiệm chi ngân sách trong năm tới và yêu cầu
các Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ vào đó cũng như vào nhu cầu công việc của mình để
lập dự trù kinh phí năm sau gửi Bộ Tài chính.
Căn cứ vào nhu cầu kinh phí của các nơi và khả năng tài chính của đất nước, Bộ
Tài chính tổng hợp và lập thành bản dự toán thu, chi NSNN, trình văn phòng Thủ tướng
xem xét, sau khi chấp nhận dự toán này được chuyển cho bên lập pháp để xem xét, phê
chuẩn.
Đó là những nguyên tắc chung về quá trình lập NSNN ở các nước có nền kinh tế
tiên tiến, còn ở từng nước quy trình lập ngân sách còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của
từng nước như:
Theo Hiến pháp của Pháp, việc lập NSNN hàng năm là nhiệm vụ của bộ máy
hành pháp. Thủ tướng chỉ đạo việc lâp ngân sách. Người thực hành trực tiếp là Bộ trưởng
Bộ Tài chính. Giúp việc cho Bộ trưởng là Vụ ngân sách và một số Vụ hữu quan như
Tổng cục thuế, Kho bạc nhà nước và Vụ pháp chế.
Hàng năm vào tháng giêng, Vụ ngân sách căn cứ vào các dự kiến phát triển kinh tế
- xã hội của năm tới mà tính toán đưa ra số liệu dự kiến về thu chi ngân sách cho năm tới,
trình Nội các xét duyệt. Sau đó Thủ tướng Nội các gửi công văn cho các Bộ, ngành về
điệu kiện ngân sách của năm tới và yêu cầu các Bộ gửi cho Bộ Tài chính (Vụ ngân sách)
bản dự kiến thu chi của mình. Đồng thời Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn lập dự toán
thu chi theo mẫu và quy định thời hạn gửi về Bộ Tài chính nhà nước, Bộ Tài chính tổng
hợp thành dự toán NSNN, sau đó Bộ Tài chính triệu tập hội nghị dự thảo kinh phí lần thứ
nhất để thoả thuận với các Bộ. Nếu không thống nhất được thì người quyết định cuối
cùng là Thủ tướng và kết thúc bằng việc Thủ tướng gửi cho các Bộ, ngành bản thông báo
hạn mức kinh phí, yêu cầu phân bổ vào khoản mục phù hợp. Sau khi thống nhất lần cuối
cùng, Bộ Tài chính hoàn tất trình Quốc hội xem xét và thông qua vào tháng 11 - 12 của
năm trước năm ngân sách được thực thi.
ở Cộng hoà liên bang Đức khâu cơ bản của hệ thống tài chính nhà nước là ngân
sách Liên bang. Hàng năm, sau khi nhận được công văn hướng dẫn lập dự toán thu, chi
của Bộ Tài chính, chậm nhất là tháng giêng của năm trước năm kế hoạch các Bộ, cơ quan
ngang Bộ phải gửi dự toán của mình cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính xem xét nếu cần thì
bổ sung, sửa đổi số kinh phí xin cấp với sự thoả thuận của Bộ liên bang, có tham khảo ý
kiến của Hội đồng kế hoạch hoá tài chính. Hội đồng làm nhiệm vụ điều phối hoạt động
tài chính của liên bang, các bang và các khu đô chính. Sau khi được Nội các xét duyệt, dự
án được trình Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đến khi Tổng thống Liên bang ký xác
nhận, thì dự án ngân sách mới trở thành Luật để thi hành và có hiệu lực từ 1/4 năm trước
đến 30/3 năm sau.
Trình tự này cũng được áp dụng đối với ngân sách bang và ngân sách các địa
phương khác.
1.3.3-Về phân cấp quản lý ngân sách ở các nước
Theo cách phân loại ngân sách của các nước thì ngân sách TW còn được gọi là
NSNN. Ngân sách của chính quyền các cấp dưới TW được gọi là NSĐP.
Các NSĐP đều độc lập với nhau và với NSTW, sự độc lập này cũng mang tính
tương đối vì ở các nước chính quyền TW đều phải trợ cấp cho NSĐP và ngược lại, đều
có quyền điều tiết một phần thu nhập về các loại thuế thuộc diện ăn chia giữa các cấp
ngân sách theo Luật định. Độc lập ở đây có nghĩa là ngân sách cấp nào cấp ấy tự lập, tự
xét duyệt và tự quản lý, sử dụng trong quá trình thực hiện ngân sách của mình. Như vậy
ngân sách tổng hợp của cả nước gồm NSTW và các NSĐP. ở những nước quản lý Nhà
nước theo kiểu Liên bang thì NSĐP gồm ngân sách các bang và ngân sách các khu đô
chính (xã); còn ở những nước quản lý đất nước theo kiểu bang thì NSĐP gồm ngân sách
tỉnh, quận (huyện, xã). ở các nước này ứng với mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách
nghĩa là đi đôi với quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp ở mỗi địa bàn phải giao cho họ
các khoản thu nhất định để làm tròn trách nhiệm kinh tế xã hội của mình.
Theo phân cấp ngân sách ở các nước, thông thường có hai cách phân cấp nguồn
thu giữa TW và ĐP: Cách loại trừ và cách không loại trừ, cả hai cách này đều được Luật
hoá trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp quy khác của nhà nước. Theo cách loại
trừ thì loại thuế nào giao cho địa phương quản lý, sử dụng thì trung ương không thu.
Cách này được áp dụng ở Bỉ, Hà Lan, Anh... Cách không loại trừ thì ngược lại, có những
loại thuế cả trung ương và địa phương đều tham gia chia phần theo tỷ lệ nhất định. Hiện
nay nhiều nước kết hợp cả hai cách này trong việc thu thuế như Mỹ, Pháp, Đức...
Thu của NSĐP được hình thành từ ba nguồn lớn. Nguồn thu chính của NSĐP là
thuế. Hệ thống thuế địa phương ở các nước khá phức tạp, gồm nhiều loại thuế khác nhau,
việc có nhiều loại thuế như vậy là do Luật pháp các nước cho phép chính quyền địa
phương được quy định các loại thuế mới hay được phép tăng giảm mức thuế suất hàng
năm trong khung thuế suất quy định. Nguồn thu lớn thứ hai của NSĐP là trợ cấp của
NSTW; nguồn thu thứ ba của NSĐP là thu không từ thuế. Đây là các khoản tiền vay và lệ
phí địa phương được phép thu theo chế độ quy định như lệ phí câu cá, săn bắn, tiền phạt,
tài sản không người thừa nhận, tiền đóng góp công ích do địa phương quy định trong
khuôn khổ luật pháp cho phép.
Chi NSĐP là chi cho bộ máy quản lý của địa phương, chi cho sự nghiệp y tế, giáo
dục và cho các hoạt động công ích, an ninh trật tự, đảm bảo xã hội, giao thông địa
phương.
1.3.4-Một số bài học kinh nghiệm
Từ những kinh nghiệm về quản lý ngân sách ở các nước, có thể rút ra một số điểm
sau:
Thứ nhất, sự cần thiết phải có Luật NSNN, như chúng ta đã biết cùng với sự xuất
hiện của nhà nước, NSNN ra đời một mặt để đảm bảo các điều kiện hoạt động của bộ
máy nhà nước. Mặt khác nhà nước điều hành các hoạt động của xã hội bằng luật pháp. Vì
vậy nhất thiết phải có Luật NSNN để thống nhất các hoạt động của NSNN. Sau những
năm nghiên cứu, trao đổi học tập kinh nghiệp của các nước, Luật NSNN của nước ta đã
được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/1997.
Thứ hai, sự thống nhất của hệ thống ngân sách nhà nước và năm ngân sách. Bất cứ
một nhà nước, dù tổ chức theo thể chế hành chính nào cũng đều phải xây dựng một hệ
thống ngân sách phù hợp với hệ thống hành chính bao gồm các cấp ngân sách ứng với
các cấp chính quyền địa phương nhằm đảm bảo các hoạt động kinh tế - xã hội của từng
địa phương. Năm ngân sách nên thực hiện trong vòng một năm để thuận lợi cho việc tổng
hợp quyết toán NSNN và điều chỉnh các nhu cầu chi theo kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội.
Thứ ba, phải thực hiện nghiêm túc về chu trình ngân sách trong đó lập ngân sách
là khâu quan trọng nhất, thực hiện theo đúng quy trình "hai xuống một lên". Chấp hành
ngân sách là việc thực hiện dự toán ngân sách được duyệt và quyết toán ngân sách là
khâu cuối cùng để tổng hợp các khoản thu chi NSNN làm tiền đề cho việc lập dự toán
ngân sách năm sau.
Thứ tư, trong phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo vai trò chủ đạo của
NSTW, coi NSTW là ngân sách của cả nước, hoạt động trên phạm vi cả nước. Do đó
NSTW phải đảm nhận các nhiệm vụ chi lớn tập trung các nguồn thu quan trọng có tính
chất quốc gia, đồng thời tạo điều kiện cho chính quyền địa phương các cấp chủ động,
sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ năm, trong việc phân giao nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước,
Quốc hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của nhà nước có thẩm quyền quyết định về dự
toán và quyết toán NSNN hàng năm. Các cơ quan hành pháp có trách nhiệm thực thi dự
toán đó. Nhưng để phát huy vai trò của Quốc hội trong việc quyết định và phân bổ NSNN
phải có đủ thông tin cho các đại biểu quốc hội và dành thời gian thích đáng cho việc thảo
luận NSNN, tránh tình trạng như ở một số nước quyết định của Quốc hội còn mang nặng
tính hình thức. Các cơ quan nhà nước phải có sự phối hợp trong việc lập dự toán NSNN,
đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Trong tiến trình đổi mới kinh tế - xã hội của cả nước, càng cần phải coi trọng đổi
mới hoạt động NSNN, nhất là công tác quản lý NSNN.
Những bài học kinh nghiệm nêu trên đối với nước ta, mới triển khai thực hiện
Luật NSNN là rất cần thiết. Quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc cần phải sửa đổi,
hoàn thiện. Việc vận dụng những kinh nghiệm của các nước phù hợp đối với nước ta sẽ
góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tiến tới xây dựng một nước Việt Nam giàu
đẹp, văn minh và công bằng xã hội.
Chương 2
Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (1997-1999)
2.1- Đặc đIểm tự nhiên - kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh phúc
2.1.1 - Đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Phúc là tỉnh mới được tái lập từ đầu năm 1997, là tỉnh đồng bằng trung du,
phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp
tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Tây và phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang. Với vị
trí địa lý này, Vĩnh Phúc có thể mở rộng phát triển kinh tế với thủ đô Hà Nội và các tỉnh
lân cận phía Bắc tổ quốc.
Tỉnh Vĩnh Phúc có tổng diện tích là 1.370,2km2 gồm 7 đơn vị hành chính trực
thuộc, đó là các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Yên Lạc, Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập
Thạch và thị xã Vĩnh Yên.
Địa hình được chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, hồ đầm và đồi núi, với dãy Tam
Đảo trải dài và bốn con sông chảy qua địa phận của tỉnh, có Đầm Vạc nổi tiếng bao
quanh thị xã Vĩnh yên - Trung tâm tỉnh lỵ; hồ Đại Lải thuộc huyện Mê Linh, cách thủ đô
Hà Nội khoảng 40km về phía Bắc, đây là những điều kiện hứa hẹn nhiều tiềm năng du
lịch cho tỉnh.
Tổng diện tích tự nhiên là 135.220,39 ha, trong đó đất nông nghiệp là chủ yếu với
62.828,84ha, đất lâm nghiệp là 25.382,9ha, đất chuyên dùng là 14.790,08ha, đất ở là
4.650,18ha và đất chưa sử dụng là 27.568,08ha. Đất đai được phù sa của các con sông
bồi đắp, do đó rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa nước, nguồn
đảm bảo an toàn lương thực cho toàn tỉnh.
Về khí hậu: Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình hàng năm khoảng 240C, lượng mưa trong năm khoảng 1.384mm nhưng được phân
bổ không đều, chỉ tập trung vào mùa hè, độ ẩm trung bình là 83,4%. Từ đặc điểm đó cho
phép Vĩnh Phúc phát triển đa dạng các loại sản phẩm nông nghiệp. Song cũng không
tránh khỏi tình trạng úng lụt vào mùa mưa hoặc hạn hán vào mùa hanh khô làm ảnh
hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Với đặc điểm tự nhiên trên, Vĩnh Phúc có tiềm năng trong việc phát triển nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động thu chi NSNN trên địa bàn tỉnh.
2.1.2- Đặc điểm kinh tế-xã hội
-Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá thực tế năm 1998 là 2.847 tỷ đồng, thu
nhập bình quân đầu người năm 1998 là 230USD so với bình quân chung của cả nước chỉ
đạt 75%.
-Cơ cấu kinh tế 2 năm 1997 - 1998 như sau:
Cơ cấu kinh tế Năm 1997 Năm 1998
Nông, lâm, thuỷ sản 43,77% 38,54%
Công nghiệp, xây dựng 19,52% 29,78%
Dịch vụ 36,71% 31,68%
-Về dân số và lao động: Tính đến cuối năm 1998 dân số toàn tỉnh là 1.112.024
người, mật độ dân số là 822,38 người/1km2.Tổng số lao động nhà nước có đến
31/12/1998 trong toàn tỉnh là 23.150 người, trong đó khu vực quản lý nhà nước là 2.850
người.
Cụ thể trên các mặt:
2.1.2.1- Sản xuất nông nghiệp
Vĩnh Phúc là một tỉnh sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, trong vài năm trở
lại đây tuy gặp nhiều khó khăn về thiên tai nhưng có sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ,
HĐND và UBND tỉnh, sự sáng tạo của các ngành các cấp trong việc ứng dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi mùa vụ cây trồng nên đã đạt được kết quả
khá, đời sống nhân dân khu vực sản xuất nông nghiệp được cải thiện. Giá trị sản xuất
nông lâm nghiệp, thuỷ sản năm 1998 (theo giá cố định năm 1994) đạt trên 1.224 tỷ đồng
tăng xấp xỉ 4,4% so với năm 1997, trong đó tỷ trọng giá trị chăn nuôi và thuỷ sản chiếm
27,1%.
Về lâm nghiệp trồng rừng, tổng diện tích rừng tập trung ước đạt 2.351 ha trong đó
địa phương trồng được 1.710ha. Trong năm 1998 trồng mơí đạt 524ha, tập trung ở các
huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Công tác bảo vệ rừng có tiến bộ, ngăn chặn
được hiện tượng đốt phá rừng, kết quả cho thấy số vụ vi phạm giảm hơn so với năm
1997.
Hoàn thành việc đắp đê đúng kế hoạch về khối lượng và thời gian, công tác phòng
chống bão lụt được triển khai sớm tới các cấp, các ngành, có giải pháp xử lý kịp thời
vùng bãi bị sạt lở ở vùng ven sông Hồng, có 30km kênh mương được xây dựng kiên cố
với số vốn đầu tư 4,1 tỷ đồng. Có 200/308 hợp tác xã đã hoàn thành chuyển đổi đăng ký
hoạt động lại theo Luật hợp tác xã. Toàn tỉnh có 73 xã thực hiện dồn ghép ruộng đất và
có 15 xã cơ bản đã hoàn thành.
Năm 1998: Diện tích gieo trồng cây lương thực: 103,6 ngàn ha.Sản lượng lương
thực quy thóc bình quân đầu người: 237,2kg/năm.
2.1.2.2- Sản xuất công nghiệp
Bước đầu thích nghi với cơ chế thị trường, một số doanh nghiệp nhà nước được
sắp xếp lại, đầu tư đổi mới trang thiết bị, chuyển đổi mặt hàng dần dần đi vào ổn định.
Tuy quy mô còn nhỏ bé, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, nhưng doanh nghiệp nhà
nước đã góp phần đáng kể vào giải quyết công ăn việc làm, cung cấp một phần quan
trọng sản phẩm cho sản xuất và đời sống, đảm bảo đóng góp cho NSNN. Công nghiệp
ngoài quốc doanh có năng động hơn. Riêng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được
đầu tư khá góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và tỷ trọng công nghiệp trong cơ
cấu kinh tế của tỉnh.
Trong 3 năm từ 1997 đến 1999, tỉnh đã sát nhập 2 doanh nghiệp, giải thể và tổ
chức lại 3 doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hoá Khách sạn Tam Đảo thuộc Công ty du
lịch và công ty vận tải ô tô Vĩnh Phúc. Tuy vẫn còn có 11 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
làm cho tổng số lãi của các doanh nghiệp quốc doanh giảm xuống 5,3%; năm 1998 tổng
số nộp ngân sách 5,8 tỷ đồng, giải quyết cho 5.547 người lao động tăng 1.361 người so
với năm trước.
Đến nay, toàn tỉnh có 10 dự án đầu tư nước ngoài đi vào sản xuất có sản phẩm và
đạt giá trị sản xuất là 2.126 tỷ đồng, tăng 3,8 lần so với năm 1997. Vốn ODA và NGO đã
vận động thu hút được 11 triệu USD trong đó năm 1998 đã thực hiện giải ngân đựơc 29,3
tỷ đồng vốn ODA và 9,7 tỷ đồng vốn NGO.
2.1.2.3- Hoạt động thương mại và dịch vụ
Các hoạt động thương mại và dịch vụ được củng cố và phát triển, năm 1998 so với
năm 1997 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 18,8%, giá trị hàng xuất khẩu đạt
15,8 triệu USD, tăng 7,8%.
Về du lịch giá trị chỉ đạt 4,3 tỷ đồng, giảm 4% so với năm 1997.
Doanh thu vận tải hàng hoá tăng 17,6%, vận tải hành khách tăng 4,4%, số lượng
phương tiện vận tải tăng 420 phương tiện so với năm 1997.
Bưu điện viễn thông trong năm 1998 đã lắp đặt thêm 3.200 máy điện thoại, tăng số
máy điện thoại xấp xỉ 1 máy/100 dân, doanh thu bưu chính viễn thông đạt 29,6 tỷ đồng.
Cung ứng điện: Sản lượng bán ra năm 1998 đạt 130,7 triệu Kw, doanh thu 65 tỷ
đồng; trong đó tiêu dùng trong công nghiệp chiếm 18%, khu vực nông nghiệp chiếm
60%, điện cho ánh sáng đô thị và các hoạt động khác 22%.
2.1.2.4- Sự nghiệp y tế
Năm 1998 toàn tỉnh có 8 bệnh viện đa khoa, 1 bệnh viện điều dưỡng, 9 phòng
khám khu vực và 148 trạm y tế xã phường với tổng số giường bệnh toàn tỉnh là 1.865
giường và 1.928 cán bộ y tế.
Cơ sở vật chất trang thiết bị ngành y tế được đầu tư nâng cấp. Hầu hết các bệnh
viện tuyến tỉnh đều được trang bị máy móc hiện đại phục vụ việc chẩn đoán, chữa bệnh.
Các trạm y tế xã được nâng cấp theo chương trình mục tiêu của trung ương cũng như của
tỉnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
Các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, sốt rét, bướu cổ, các
bệnh xã hội được tỉnh quan tâm.
2.1.2.5- Sự nghiệp giáo dục
Sự nghiệp giáo dục đào tạo đã sắp xếp lại mạng lưới và đa dạng hoá các loại hình
đào tạo, loại hình trường lớp như quốc lập, bán công, lớp ghép... đáp ứng các nhu cầu về
học tập cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh phổ thông tăng nhanh, số học sinh bỏ
học giảm hẳn. Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, số lượng học sinh giỏi tăng lên, học
sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 97,3%, phổ thông trung học đạt 85,3%, hệ thống giáo
dục chuyên nghiệp được củng cố, kiện toàn đáp ứng nhu cầu đào tạo trong tỉnh.
-Năm học 1996-1997 toàn tỉnh có:
+Tiểu học:157 trường, 4.193 lớp, 154.032 học sinh và 4.435 giáo viên.
+Trung học cơ sở: 133 trường, 1.972 lớp, 86.643 học sinh và 3.007 giáo viên.
+Phổ thông trung học: 22 trường, 401 lớp với 20.908 học sinh và 731 giáo viên.
-Năm học 1997-1998 toàn tỉnh có:
+Tiểu học:164 trường, 4.221 lớp,150.331 học sinh và 4.796 giáo viên.
+Trung học cơ sở: 145 trường, 2.100 lớp 93.091 học sinh và 3.213 giáo viên .
+Phổ thông trung học: 20 trường, 498 lớp với 26.532 học sinh và 681 giáo viên.
-Năm học 1998-1999 toàn tỉnh có:
+Tiểu học:172 trường, 4.202 lớp,142.017 học sinh và 4.847 giáo viên.
+Trung học cơ sở: 145 trường, 2.249 lớp 97.164 học sinh và 3.514 giáo viên.
+Phổ thông trung học: 21 trường, 613 lớp với 32.888 học sinh và 856 giáo viên.
2.1.2.6- Văn hoá, xã hội
Các vấn đề văn hoá, xã hội được quan tâm giải quyết tích cực. Đời sống của các
tầng lớp dân cư trong tỉnh từng bước được cải thiện. Nhu cầu ăn, ở, học hành, đi lại,
phương tiện nghe nhìn được đáp ứng tốt hơn, các giá trị văn hoá truyền thống được khơi
dậy, các di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn, tôn tạo. Các chủ trương chính sách của
Đảng và nhà nước về thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với đất nước được đảm
bảo đúng chế độ. Cuộc vận động đền ơn, đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, phụng
dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, phong trào xoá đói giảm nghèo, các hoạt động từ thiện,
nhân đạo được toàn dân quan tâm. Công tác giáo dục đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá từng
bước được xã hội hoá, huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội.
Những đặc điểm kinh tế - xã hội trên hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp đều có liên
quan đến công tác quản lý NSNN trên địa bàn. Ngược lại hoạt động thu chi của NSNN
cũng tác động trở lại đối với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
2.2- Tình hình thực hiện thu Ngân sách Nhà nước
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm
1997 đến nay tăng nhanh, kết quả thu ngân sách được thể hiện qua các biểu 01, 02.
Năm 1997 thu NSNN thực hiện 114,1 tỷ bằng 127,3% dự toán trung ương giao.
Năm 1998 thực hiện 193,4 tỷ bằng 198,1% dự toán TW giao và bằng 175,1% so với năm
1997. Đến năm 1999 ước thực hiện 337,4 tỷ bằng 289,3% dự toán TW giao và bằng
214% so với năm 1998.
*Xét trên một số lĩnh vực thu
Biểu số 01
Tổng hợp số thu ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực
Đvt: triệu đồng
Năm Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
DT Thực
hiện
Tỷ lệ DT Thực
hiện
Tỷ lệ DT Ước
TH
Tỷ lệ
TW % TW % TW %
Chỉ tiêu thu giao giao giao
I-Tổng thu NS 89.670 114.12
8
127,2 102.300 193.42
1
153,9 116.640 337.41
5
290,5
1-Thu XN QDTW 15.670 13.595 14.000 15.377 11.500 8.540
2-'Thu XN QD ĐP 5.300 6.561 5.800 6.831 4.050 5.500
3-'Thu XN ĐTNN 2.000 24.315 21.800 54.592 37.000 84.735
4-'Thu NQD 15.000 13.493 15.000 15.636 12.500 12.500
5-'Thu phí trước bạ 5.000 3.682 4.500 4.513 4.200 4.500
6-'Thuế sử dụng
đất NN
24.100 22.981 19.800 27.018 22.000 25.000
7-'Thuế nhà đất 1.900 2.476 2.100 2.233 2.250 2.250
8-'Thuế thu nhập 320 1.808 2.000 5.118 4.300 4.800
9-'Thu XSKT 1.000 1.101 1.000 1.200 710 710
10-'Thu phí và lệ
phí
2.100 4.564 2.700 6.264 5.000 4.200
11- Thu phí giao
thông
7.000 2.970
12-'Thuế CQSDD 530 532 400 576 400 500
13- TiềnSD đất 4.000 4.642 6.000 10.896 5.000 10.000
14-'Tiền thuê đất 600 1.382 900 1.413 900 1.000
15-'Bán nhà thuộc
SHNN
150 76 50 1.255 30 30
16-Thuế TTĐB
hàng NK
170 151.45
0
17- Thu viện trợ 4.105
18-Thu khác ngân
sách
5.000 5.845 6.250 40.329 6.800 21.700
II- Thu bổ sung từ
NSTW
138.837 175.37
8
126,3 165.050 198.69
7
120,3 222.970 280.00
0
125,5
Nguồn [2]
Theo biểu trên ta thấy:
-Thu xí nghiệp quốc doanh TW năm 1997 thực hiện 13,5 tỷ/dự toán giao 15,6 tỷ
giảm là 2,1 tỷ. Số giảm này chủ yếu do Bộ giao dự toán không sát với thực tế, chỉ tính
riêng ngành điện lực, sản lượng kế hoạch giao 177 triệu kw, sản lượng thực hiện đạt 120
triệu kw, giảm 57 triệu kw dẫn đến giảm thuế doanh thu phải nộp hơn 2 tỷ đồng, đến năm
1999 ước thực hiện đạt 8,5 tỷ/ dự toán giao 11,5 tỷ, giảm 3 tỷ do thay đổi phương pháp
tính thuế khi thực hiện luật thuế giá trị gia tăng.
-Thu xí nghiệp quốc doanh địa phương: Năm 1997 thực hiện 6,5 tỷ/DT TW giao
5,3 tỷ, đạt 122,6 %, năm 1998 thực hiện 6,8 tỷ/DT TW giao 5,8 tỷ, đạt 117,2 %, đến năm
1999 ước thực hiện 5,5 tỷ/DT TW giao 4 tỷ đạt 137,5 %. Số thu từ các xí nghiệp quốc
doanh địa phương đạt và vượt dự toán với tỷ lệ thấp, chủ yếu là số thu từ một số đơn vị
kinh doanh có hiệu quả như Công ty Xuân Hoà, Công ty gốm Tam Đảo và số thu tồn
đọng từ năm trước chuyển sang. Còn một số đơn vị làm ăn thua lỗ không có hoặc thu nộp
ngân sách rất thấp như Xí nghiệp Bia Mê Linh, Công ty tư vấn xây dựng, Công ty xuất
nhập khẩu Mê Linh...
-Thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Thực hiện năm 1997 là 24,3 tỷ/dự
toán TW giao 2 tỷ tăng trên 22 tỷ, chủ yếu do sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
vượt kế hoạch, giá bán sản phẩm tăng. Nhà máy TOYOTA giá bán thực tế là
26.000USD/ giá kế hoạch là 24.000USD. Ngoài ra còn thu tồn đọng của năm trước và
thu thuế của các nhà thầu phụ. Mặt khác nhà máy TOYOTA thoả thuận nộp 100% thuế
doanh thu cho NSĐP chưa thực hiện miễn giảm 50% theo luật đầu tư nước ngoài. Đến
năm 1999 ước thực hiện là 84,7 tỷ/dự toán TW giao 37 tỷ đạt 206,6%, số thu này tăng do
đã thu dóc nợ đọng thuế doanh thu, thuế lợi tức chuyển sang và thuế giá trị gia tăng thu
được phần lớn không phải khấu trừ hoặc khâú trừ ít do giá trị hàng hoá sản xuất và tiêu
thụ những tháng đầu năm chủ yếu bằng nguyên vật liệu, hàng hoá tồn kho.
-Thu ngoài quốc doanh: Năm 1997 thực hiện 13,4 tỷ/ dự toán TW giao 15 tỷ, giảm
so với dự toán gần 2 tỷ do giá trị sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài quốc doanh tăng
chậm, thậm chí có ngành còn giảm mạnh như sản xuất gạch ngói ngoài quốc doanh thực
hiện 0,2 tỷ/dự toán 1 tỷ giảm 0,8 tỷ. Đến năm 1999 ước thực hiện 12,5 tỷ/ dự toán giao
12,5 tỷ đạt 100% - Số thu này đạt chủ yếu từ thu thuế môn bài và thu tồn đọng thuế
doanh thu, thuế lợi tức năm 1998 chuyển sang.
-Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp: Trước kia thuế sử dụng đất nông nghiệp là
khoản thu tương đối lớn của NSNN và có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động lương
thực vào kho tập trung của nhà nước để sử dụng cho những mục đích khác nhau. Căn cứ
vào tính mùa vụ, thuế nông nghiệp vụ mùa được coi là khoản thu trước cho năm sau như
là một nguồn ngân sách dự trữ khi đầu năm chưa có nguồn thu nào để đáp ứng nhu cầu
chi. Ngày nay trong cơ chế thị trường cùng với sự phát triển của đất nước, nhà nước
không còn phải huy động lương thực thông qua thuế nữa. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
được dùng 100% để đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn trong đó dành tối thiểu
40% cho mục tiêu kiên cố hoá kênh mương và được thực hiện theo niên độ ngân sách.
Năm 1997 thực hiện 22,9 tỷ/dự toán TW giao 24,1 tỷ, năm 1998 thực hiện 27
tỷ/dự toán TW giao 19,8 tỷ, đến năm 1999 ước thực hiện đạt 25 tỷ/ dự toán TW giao 22
tỷ. Số thu này dao động ít nhiều qua các năm vì một phần phụ thuộc vào thiên nhiên làm
ảnh hưởng đến giá thóc thu thuế nông nghiệp.
-Thu cấp quyền sử dụng đất (tiền sử dụng đất): Là một khoản thu không nhỏ nếu
việc quản lý và tổ chức thu tốt, đảm bảo đúng chính sách chế độ với một khung giá hợp
lý. Trong thực tế khoản thu này còn gặp nhiều khó khăn mặc dù nhà nước đã có những
quy định về chế độ thu nộp, quy định khung giá đất.
Năm 1997 thực hiện 4,6 tỷ/dự toán TW giao 4 tỷ đạt 115% nhưng chưa đảm bảo
chỉ tiêu giao của HĐND tỉnh do công tác giao đất cho cán bộ công chức ở khu vực Vĩnh
Yên chưa thực hiện được như dự kiến. Mặt khác, việc chấp hành thu nộp NSNN ở cấp cơ
sở chưa tốt, một số xã đã giao đất nhưng số tiền thu được toạ chi cho xây dựng cơ bản
của xã. Đến năm 1999 ước thực hiện 10 tỷ/ dự toán TW giao 5 tỷ. Số thu vượt này chủ
yếu do thu đồng loạt đợt 2 tiền cấp quyền sử dụng đất của các hộ gia đình từ Việt Trì
chuyển về Vĩnh Yên do tách tỉnh ở các khu dân cư tập trung và xen ghép.
-Thu thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu: Năm 1998 mới
phát sinh đến năm 1999 ước thực hiện đạt 151,4 tỷ. Chỉ tiêu này TW không giao trong dự
toán thu NSNN của Vĩnh Phúc mà giao cho Cục hải quan Hà Nội và được Hải quan Vĩnh
Phúc tổ chức thu của một số đối tượng có quan hệ nhập khẩu vật tư, hàng hoá như công
ty HONDA, TOYOTA..
-Thu khác ngân sách: Năm 1997 thực hiện 5,8 tỷ/dự toán TW giao 5 tỷ; năm 1998
thực hiện 40,3 tỷ/ dự toán TW giao 6,2 tỷ (trong đó thu khác ngân sách xã là 35,9 tỷ); đến
năm 1999 ước thực hiện 21,7 tỷ/dự toán TW giao 6,8 tỷ (trong đó thu khác ngân sách xã
16,5 tỷ). Khoản thu này nếu loại trừ thu khác ngân sách xã (đầu năm 1997 TW không
giao nhưng khi thực hiện luật ngân sách lại hướng dẫn ghi thu vào NSNN) thì chỉ đạt ở
mức thấp.
Biểu số 02
tình hình thu ngân sách nhà nước
(Phân mục theo mục lục nsnn)
Nội dung thu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Thực
hiện
Tỷ trọng Thực
hiện
Tỷ
trọng
Ước TH Tỷ
trọng
Tổng số thu ngân sách Nhà
nước
114.128 100 193.421 100 337.415 100
Trong đó
Thuế thu nhập doanh nghiệp 7.318 6,4 4.029 2,0 9.000 2,6
Thuế sử dụng đất nông nghiệp 22.981 20,1 27.018 13,9 25.000 7,4
Thuế chuyển quyền sử dụng đất 532 576 500
Thu tiền sử dụng đất 4.642 4,0 10.896 5,6 10.000 3,9
Thuế giá trị gia tăng 47.713 41,8 86.045 44,4 160.000 47,4
Thuế tiêu thụ đặc biệt 100 72 22.900 6,8
Thuế xuất khẩu 50
Thuế nhập khẩu 169 95.900
Thu sự nghiệp 539 540
Học phí
Viện phí
Các khoản huy động theo QĐ
nhà nước
2.386 2.497 1.800
Các khoản đóng góp 1.035 1.694 1.200
Thu khác 576 6.490 5.500
Lệ phí trước bạ 3.682 4.513 4.400
Phí và lệ phí khác 3.195 4.120 1.500
Thu kết dư 2.922 4.327 1.611
Nguồn [2]
Phân tích một số mục thu cho thấy:
-Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là sắc thuế mới được thực hiện từ năm 1999.
Là khoản thuế động viên một phần thu nhập vào NSNN; bảo đảm sự đóng góp công
bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ có thu nhập. Năm
1997 thực hiện 7,3 tỷ đến năm 1999 ước thực hiện 9 tỷ.
-Thuế giá trị gia tăng: là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Năm 1997 thuế giá trị
gia tăng thực hiện được 47,7 tỷ, đến năm 1998 thực hiện 86 tỷ và ước thực hiện 1999
được 160 tỷ, khoản thuế này tăng một phần do sản xuất phát triển và do thay đổi cơ chế
chính sách thu (trước kia thuế doanh thu thuế suất bình quân 2%, từ năm 1999 thực hiện
thuế giá trị gia tăng thuế suất bình quân 10%).
-Học phí, viện phí là khoản thu NSNN được thực hiện thông qua việc ghi thu, ghi
chi NS hàng năm nhưng thực tế chưa phản ánh vào thu NSNN được, do đó chưa tính
toán đầy đủ chính xác kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và y tế.
-Các khoản huy động theo quy định của nhà nước: Năm 1997 thực hiện được 2,3
tỷ, năm 1998 thực hiện được 2,5 tỷ, ước thực hiện năm 1999 đạt 1,8tỷ. Đây là khoản thu
có tính chất bắt buộc nhưng kết quả thực hiện còn thấp, do đó chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng thu NSNN.
-Các khoản đóng góp: Khoản thu này hầu hết phát sinh ở cấp xã, mục đích huy
động để xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa phương theo chủ trương nhà nước và nhân dân
cùng làm, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt theo đạo lý uống
nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách.. đóng góp vào các quỹ như quỹ an ninh quốc
phòng, quỹ phòng chống thiên tai. Trong thực tế việc huy động khoản thu này đạt thấp.
Năm 1997 là 1 tỷ, năm 1998 đạt 1,5 tỷ, ước thực hiện năm 1999 đạt 1,2tỷ.
-Các khoản thu phí, lệ phí khác: là khoản thu nhằm phục vụ các hoạt động ở nơi
công cộng như lệ phí an ninh, lệ phí bến bãi, lệ phí chợ, lệ phí giữ xe.. khoản thu này
chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số thu NSNN và phát sinh ở cấp xã là chủ yếu, nó có
ý nghĩa góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm cho người dân trong việc hưởng thụ các
công trình, sự nghiệp công ích của toàn xã hội.
Biểu 3 Tỷ lệ huy động GDP vào NSNN trên địa bàn tỉnh
Chỉ tiêu Đvt Năm 1997 Năm 1998 Dự kiến
năm 1999
1.Tổng SP quốc nội(GDP) Trđ 2.175.635 2.846.739 3.046.000
2.Tổng thu NSNN trên địa bàn Trđ 114.128 193.421 337.415
3.Tỷ lệ huy động GDP vào
NSNN
% 5,24 6,79 11,07
Nguồn [2]
*Về cơ cấu nguồn thu: Cùng với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ
lệ huy động cũng như số thu nộp ngân sách đều tăng. Riêng thu trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối, các nguồn thu ngoài lĩnh vực sản xuất
kinh doanh tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, kết quả cụ thể:
Biểu 4: Cơ cấu nguồn thu NSNN ở Vĩnh Phúc
Cơ cấu
nguồn thu
TH
1997
Tỷ trọng
(%)
TH 1998 Tỷ trọng
(%)
Ước
TH1999
Tỷ trọng
(%)
Tổng số
thu
114.12
8
100 193.421 100 337.415 100
-Thu từ
lĩnh vực
SXKD
60.873 53,3 98.924 51,1 268.235 79,5
Thu thuế
NN
22.981 20,1 27.018 14 25.000 7,4
-Thu khác 30.274 26,6 67.479 34,9 44.180 13,1
Nguồn [2]
Qua kết quả thu NSNN từ năm 1997 đến năm 1999 có thể khẳng định, tỉnh Vĩnh
Phúc từ khi tái lập tỉnh đã có sự tăng trưởng về kinh tế, cơ cấu thu chuyển dịch hợp lý, tỷ
lệ hoàn thành kế hoạch và huy động từ GDP vào ngân sách hàng năm tăng khá. Tuy
nhiên tỷ lệ huy động này chưa ổn định qua các năm, chưa phát huy đầy đủ thực lực số thu
nộp, còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế, chính sách như:
Thứ nhất, là cơ chế thu nộp: Các khoản thu lệ phí giao thông từ năm 1997 trở về
trước phát sinh trên địa bàn nào nộp trên địa bàn đó, từ năm 1997 trở lại đây tập trung thu
nộp về TW do đó không có số thu nộp vào NSĐP.
Thu thuế xuất nhập khẩu từ năm 1998 trở về trước do cơ quan Hải quan Hà Nội,
đến nay do Hải quan Vĩnh Phúc thu, nhưng lại là tổ chức đại diện của Hải quan Hà Nội
đóng trên địa bàn, do đó số thu nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước tỉnh và thu về NSTW
100%.
Thứ hai, là chính sách thu thay đổi: Từ năm 1998 trở về trước thực hiện Luật thuế
doanh thu, thuế lợi tức nay được thay đổi và bắt đầu áp dụng từ năm 1999 là Luật thuế
giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài sự thay đổi về cơ chế, chính sách, hàng năm còn thay đổi một số chính sách
thu khác.. cũng tác động không nhỏ đến tỷ lệ huy động số thu vào NSNN như chính sách
thu phí, lệ phí.. Sự biến động về giá cả thị trường như giá thu thuế sử dụng đất nông
nghiệp, giá cước điện báo, điện thoại, giá điện sinh hoạt và sản xuất, giá thu tiền đất..
2.3-Tình hình chi ngân sách địa phương
Chi NSĐP nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương, được thể hiện qua số liệu tại biểu số 05.
Biểu 5: Tình hình chi ngân sách địa phương phân theo nhóm chi
ĐV: triệu đồng
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Chỉ tiêu chi DT
TW
giao
Thực
hiện
Tỷ lệ DT
TW
giao
Thực
hiện
Tỷ lệ DT TW
giao
Ước
TH
Tỷ lệ
Tổng chi NSĐP 220.45
0
312.879 141,8 262.49
0
351.83
3
134,0 310.258 397.64
9
128,1
I-Chi đầu tư phát
triển
27.800 79.420 292,5 57.000 82.828 145,3 83.750 153.05
0
182,7
1-Chi XDCB tập
trung
27.800 59.363 40.000 50.770 55.000 114.70
0
2-Chi XDCB từ
nguồn để lại
18.856 17.000 31.288 28.750 37.850
3-Chi ĐT và hỗ trợ
DN
1.201 770 500
II-Chi thường
xuyên
192.65
0
233.459 121,1 205.49
0
269.00
5
130,9 226.508 244.59
9
107,9
T.đó:1-SN kinh tế 24.960 22.779 32.290 58.995 32.069 43.165
2-SN giáo dục và
đào tạo
70.050 73.810 75.990 90.494 91.030 92.070
3-SN y tế 18.780 22.982 19.500 18.101 29.500 20.850
4-SN KHCN và
MT
1.220 1.126 2.300 2.491 2.300 2.300
5-SNVHTT,TDTT,
PTTH
8.730 7.482 9.050 8.644 9.050 10.050
6-Chi đảm bảo xã
hội
3.100 2.748 3.500 3.992 3.625 4.780
7-Chi QLHC 20.710 46.267 20.570 46.661 23.263 33.500
8-Chi an ninh QP 2.050 3.682 2.140 4.603 2.800 3.150
9-Ch i khác NS 1.480 4.051 2.050 6.351 8.350
10-Chi BS quỹ
DTTC
1.370 1.500 1.430 1.500 890 1.500
11-Chi trợ giá 470 675 490 538 534
Nguồn [2]
Qua số liệu ở biểu 05 ta thấy số chi ngân sách địa phương tăng nhanh qua các
năm. Năm 1997, năm đầu sau khi tái lập tỉnh số chi NSĐP là 312,8 tỷ đạt 141,8% so dự
toán TW giao. Đến năm 1998 chi NSĐP là 351,8 tỷ đạt 133,9% so DT TW giao và bằng
112,5% so với năm 1997. Năm 1999 ước thực hiện 397,6 tỷ đạt 128% so DTTW giao và
bằng 113,1% so với năm 1998. Phân tích theo các nhóm chi ta có:
-Chi đầu tư phát triển: Năm 1997 thực hiện 79,4 tỷ bằng 292,5% so với dự toán.
Đến năm 1999 ước thực hiện 153 tỷ/dự toán 83,7 tỷ đạt 184,3% trong đó chi xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn tập trung tăng 31,5 tỷ do NSTW trợ cấp bổ sung xây dựng cơ bản năm
1997, trả khối lượng xây dựng cơ bản năm 1996 và ghi thu ghi chi xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn thiết bị nước ngoài OECF và nguồn viện trợ nhân đạo của chính phủ Pháp.
Đến năm 1999 ước thực hiện cả năm đạt 114,7 tỷ bằng 219,4% so với dự toán. Khoản chi
này tăng do NSTW cấp bổ sung khối lượng xây dựng cơ bản vượt kế hoạch năm 1996-
1997, theo chủ trương của Chính phủ và từ nguồn vượt thu và ghi thu ghi chi xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn thiết bị nước ngoài. Chi xây dựng cơ bản từ các nguồn thu được để
lại theo nghị quyết của Quốc hội: Năm 1997 thực hiện 18,1 tỷ chủ yếu từ nguồn thu thuế
sử dụng đất nông nghiệp và thu cấp quyền sử dụng đất. Đến năm 1999 ước thực hiện cả
năm là 37,8tỷ bằng 115% so với dự toán (2). Đây là một nguồn chi không nhỏ đầu tư
theo mục đích, mục tiêu cụ thể. Trong 3 năm từ năm 1997 - 1999 bằng nguồn vốn của
ngân sách địa phương đã đầu tư xây dựng được nhiều công trình như công trình điện xã
Quang Sơn - Lập Thạch, xã Hướng Đạo - Tam Dương, Trạm bơm Lũng Hạ, đập tràn
Kim Long, cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước Phúc Yên, công trình đường nội thị Vĩnh
Yên, đường Lúc Hạ - Tây Thiên, các tuyến đường do Tỉnh quản lý, các trụ sở làm việc
như trụ sở HĐND - UBND tỉnh, khối đoàn thể và các sở, ban, ngành khác, các công trình
phúc lợi công cộng... Từ đó tạo điều kiện tiếp tục bồi dưỡng nguồn thu để tăng thu phục
vụ xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương.
Thực hiện tốt khoản thu này là thể hiện sự đầu tư cho phát triển nông nghiệp và
nông thôn nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, văn minh.
*Chi thường xuyên: Năm 1997 thực hiện 231,9 tỷ/DT TW giao 192,6 tỷ đến năm
1999 ước thực hiện là 244,5 tỷ/DT TW giao [2]
Phân tích một số khoản chi lớn, ta thấy:
-Chi sự nghiệp kinh tế:
Là khoản chi góp phần quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp kinh tế của địa
phương và xét trên một góc độ khác, nó còn có tác dụng nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu
cho NSNN. Đó là các khoản chi cho sự nghiệp nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, địa chính, giao
thông và kiến thiết thị chính, xây dựng công sở.. Ngoài việc đảm bảo cho hoạt động bộ
máy của các sự nghiệp trên, khoản chi này phục vụ trực tiếp các chương trình mục tiêu
nhằm phát triển kinh tế của địa phương như: chi cho công tác khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, chi bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chi kiểm tra dịch bệnh, chi hỗ trợ đắp đê địa
phương, nạo vét các trạm bơm, chi lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, chi quản lý bảo vệ rừng, chi duy tu sửa chữa các tuyến đường, chi hỗ trợ khôi
phục làng nghề, ngành nghề truyền thống...
Năm 1997 thực hiện 22,8 tỷ bằng 120,2% so dự toán đến năm 1999 ước thực hiện
43,1 tỷ. Như vậy ngoài viêc đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển kinh tế-xã hội, chi sự
nghiệp kinh tế cũng là một khoản chi đáng kể góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn hiện
nay.
-Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo:
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất thường từ 23-25% chi NSĐP.
Năm 1997 chi sự nghiệp giáo dục đào tạo là 73,8 tỷ/ dự toán giao 70 tỷ đạt 105,4
% đến năm 1999 ước thực hiện 92 tỷ/ dự toán giao 91 tỷ đạt 101% (trong đó có cả chế
độ ưu đãi giáo viên) (2).
Giáo dục đào tạo đối với các cấp học đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng hướng dẫn và hướng nghiệp cho học sinh. Chính vì
vậy nhà nước đã có chế độ ưu đãi đối với giáo viên và tỉnh cũng đầu tư thích đáng đối với
việc nâng cao trình độ cho giáo viên. Điều đó thể hiện sự quan tâm của tỉnh trong việc
đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước.
Trong tổng kinh phí chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi lương và các khoản có
tính chất lương chiếm khoảng 90-92%, phần chi đảm bảo hoạt động chỉ đạt 7-8%. Điều
đó cho thấy công tác xã hội hoá giáo dục rất cần thiết và cấp bách. Trong điều kiện ngân
sách nhà nước khó khăn như hiện nay, xã hội hoá giáo dục thực hiện tốt vừa giảm được
rất lớn gánh nặng chi ngân sách vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là vùng đồng bằng,
đô thị.
Ngân sách sự nghiệp giáo dục đào tạo không những đảm bảo chi cho con người và
hoạt động của bộ máy mà còn phải dành ra một phần để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất
trường học cho học sinh (nếu chỉ trông chờ vào XDCB tập trung thì rất chậm). Trong 3
năm từ 1997-1999 bằng cách huy động tổng hợp các nguồn vốn đến nay tỉnh Vĩnh Phúc
đã có 1.850 phòng học cao tầng (chiếm gần 1/2 tổng số phòng học).
-Chi sự nghiệp y tế:
Là khoản chi nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Nội dung chi bao gồm
chi cho con người, chi cho các vật tư thiết yếu như thuốc, dịch, bông băng..và chi trang bị
y tế phục vụ khám chữa bệnh.
Trong những năm qua mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện, xã đã được đầu tư và cải
tiến một bước. Các cơ sở y tế được củng cố và nâng cấp theo hướng: vững tuyến xã,
mạnh tuyến huyện và giỏi tuyến tỉnh. Đảm nhận tốt chức năng nhiệm vụ quy định cho
từng tuyến. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được cải thiện. Việc mua sắm các phương
tiện khám chữa bệnh hiện đại đã tạo điều kiện cho ngành y tế nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh cho nhân dân, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người dân mỗi khi ốm đau phải
vào bệnh viện. Đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên được nâng cao tay nghề. Tuy nhiên
chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập, chưa thu hút được cán bộ y tế có chuyên môn giỏi
về vùng núi, vùng xa làm việc.
Năm 1997 chi sự nghiệp y tế là 22,9 tỷ/ dự toán TW giao 18,7tỷ, đến năm 1999
ước thực hiện là 20,8 tỷ/dự toán TW giao 19,5tỷ (2).
-Chi quản lý hành chính:
Là khoản chi đảm bảo hoạt động cho bộ máy quản lý hành chính trong đó bao
gồm ba bộ phận chi: chi quản lý nhà nước, chi cho các hoạt động của Đảng và chi hoạt
động của các đoàn thể. Trong ba bộ phận chi này thì chi quản lý nhà nước chiếm tỷ trọng
lớn hơn cả.
Nội dung chi quản lý hành chính gồm có chi cho con người nghĩa là các khoản
lương và có tính chất lương, còn lại là chi phục vụ hoạt động gồm chi hội nghị, công tác
phí, nghiệp vụ phí, chi khác...
Hiện nay việc quản lý khoản chi này còn nhiều vướng mắc, đây cũng là tình trạng
chung của các tỉnh trong cả nước. Với cách tính dự toán là định mức bình quân trên một
đầu người (11,4triệu đồng/người/năm) nhân với số biên chế có mặt thì việc tổ chức hoạt
động thực sự gặp khó khăn có khi ảnh hưởng đến chức năng nhiệm vụ được giao. Tuy
nhiên với phương châm tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách nhất là chi thường
xuyên, ngân sách dành cho chi quản lý hành chính đã có xu hướng giảm so với những
năm trước.
Năm 1997 chi quản lý hành chính là 46,2 tỷ/ tổng chi là 312,8 tỷ chiếm 20%. Năm
1998 thực hiện 46,6 tỷ / tổng chi 351,8tỷ chiếm 13,3%. Đến năm 1999 ước thực hiện
33,5 tỷ/397,6 tỷ chiếm 8,4%. Nhưng so với dự toán TW giao hàng năm vẫn tăng cao (2).
-Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao, phát thanh - truyền hình:
Đây là khoản chi quan trọng trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá mới,
xây dựng con người mới có trí lực, thể lực để xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo
vệ nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Thể hiện cụ thể trong việc xây dựng làng xã văn
hoá, gia đình văn hoá, khai thác và phát triển các vốn văn hoá truyền thống. Tuyên truyền
các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước trên hệ thống các phương
tiện thông tin đại chúng. Khoản chi này được thực hiện đảm bảo trên phạm vi ngân sách
tỉnh, nhưng đối với ngân sách huyện, xã thì việc đầu tư cho lĩnh vực này chưa được chú
trọng.
-Chi cho công tác đảm bảo xã hội:
Thực hiện công tác đảm bảo xã hội là việc triển khai những chủ trương chính sách
của Đảng về công tác xã hội xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường có nhiều vấn đề
đặt ra cần phải giải quyết. Đó là sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, tệ nạn xã hội, vấn
đề quan tâm tới đời sống gia đình người có công với cách mạng.. Những vấn đề này đã
được Đảng và nhà nước từng bước giải quyết bằng những chủ trương chính sách cụ thể
như: Chính sách ưu đãi với người có công, chủ trương xoá đói giảm nghèo, chính sách
cho vay giải quyết việc làm, đối với các đối tượng xã hội.. thông qua các chương trình
mục tiêu của trung ương. Bên cạnh đó NSĐP cũng có nhiệm vụ chi cho công tác xã hội
như hỗ trợ dân đi xây dựng kinh tế mới, hỗ trợ gia đình chính sách, bổ sung quỹ xoá đói
giảm nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế người nghèo...
Năm 1997 chi đảm bảo xã hội là 2,8 tỷ/dự toán TW giao 3,1 tỷ đạt 90,3%. Năm
1998 thực hiện 3,9 tỷ/dự toán TW giao 3,5tỷ bằng 111,4%. Đến năm 1999 ước thực hiện
4,7 tỷ/dự toán TW giao 3,6 tỷ bằng 130,5%. {2} Như vậy trong những năm gần đây số
chi đảm bảo xã hội ngày càng tăng thể hiện sự quan tâm của tỉnh trong việc thực hiện các
chính sách bảo trợ xã hội và các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong xã hội.
Biểu 6: Tình hình chi ngân sách địa phương
(Phân mục theo mục lục NSNN)
ĐV: triệu đồng
Nội dung chi Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Thực hiện Tỷ trọng Thực
hiện
Tỷ
trọng
Ước
TH
Tỷ
trọng
Tổng số chi 312.879 100 351.833 100 397.64
9
100
Trong đó:
Chi lương và phụ cấp 63.073 20 112.131 31,9 82.000 20,6
Chi công tác phí 1.517 1.720 2.450
Chi hội nghị 6.722 2,1 3.747 1,0 3.651
Chi S/c thường xuyên + SC
lớn TSCĐ
18.270 5,7 18.137 5,7 10.980 2,7
Chi nghiệp vụ chuyên môn 17.914 5,7 13.732 3,9 14.870 3,7
Chi cho công tác xã hội 2.247 2.977 4.110
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính
1.500 1.500 1.500
Chi khác 15.180 4,8 14.073 3,9 15.600 4
Chi mua sắm TSCĐ 18.017 5,7 37.807 10,7 25.400 6,3
Chi xây lắp, thiết bị 55.718 17,8 58.070 16,5 67.070 16,8
Nguồn [2]
Trong nhiệm vụ chi NSĐP, lương và các khoản có tính chất lương được ưu tiên số
một, đó là các mục chi trực tiếp cho con người để thực hiện quá trình quản lý phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 1997 riêng lương và các khoản phụ cấp các cơ
quan HCSN toàn tỉnh là 63 tỷ/tổng chi NSĐP là 312,8 tỷ chiếm 20%. Đến năm 1998 là
112,1 tỷ/351,8 tỷ chiếm 31,9% tổng chi NSĐP. Ước thực hiện năm 1999 là 82,4 tỷ/397,6
tỷ chiếm 20,6% tổng chi. Số chi này tăng do được bổ sung biên chế cho các sự nghiệp
như sự nghiệp giáo dục năm 1997 tăng 300 biên chế đến năm 1998 tăng 800 biên chế; Sự
nghiệp y tế năm 1997 tăng 100 biến chế, đến năm 1998 tăng 122 biên chế và các cơ quan
quản lý hành chính tăng khoảng 100 biên chế so năm 1997 [2]
-Chi hội nghị phí giảm dần qua các năm từ 6,7 tỷ năm 1997 xuống 3,7 tỷ năm
1998 và ước thực hiện năm 1999 là 3,6 tỷ. Kết quả trên thể hiện sự tiết kiệm trong chi
tiêu ngân sách theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhất là thực hiện chỉ thị số
32/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
-Chi nghiệp vụ phí là mục chi đảm bảo các hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện
tốt nhất nhiệm vụ cuả từng đơn vị. Mỗi năm khoản chi này chiếm từ 5,7 đến 6% tổng số
chi NSĐP.
-Chi mua sắm tài sản cố định: Năm 1997 chi đạt 18 tỷ chiếm 5,7% tổng chi NSĐP,
đến năm 1998 thực hiện 37,8 tỷ, ước thực hiện năm 1999 là 25,4 tỷ/397,6 tỷ, dự kiến
chiếm 6,3% tổng chi NSĐP [2]. Khoản chi này tăng vì tỉnh mới tái lập nhu cầu về mua
sắm tài sản cố định và phương tiện làm việc là rất cần thiết. Mặt khác để đáp ứng nhu cầu
thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác trong quản lý, tỉnh đã trang bị đồng loạt máy
vi tính cho các đơn vị thông qua chương trình công nghệ thông tin quốc gia và bổ sung từ
NSĐP.
Đây cũng chính là một trong những khoản chi cho đầu tư phát triển để thực hiện
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
-Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính là khoản chi được bổ sung hàng năm, tính theo
một tỷ lệ nhất định trên tổng chi NSĐP, mỗi năm ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc dành ra 1,5 tỷ
để bổ sung quỹ dự trữ tài chính theo Luật định.
-Chi xây lắp, thiết bị là chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đối
với tỉnh Vĩnh Phúc khoản chi này càng được chú trọng, mỗi năm được dành từ 17-20%
trong tổng chi NSĐP.
Biểu 7: Cơ cấu chi ngân sách qua các năm
đvt:trđ
Cơ cấu chi Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Thực
hiện
Tỷ
trọng
Thực
hiện
Tỷ
trọng
Ước
Thực
hiện
Tỷ
trọng
Tổng chi NSĐP 312.879 100 351.833 100 397.649 100
1.Chi ĐTư phát triển: 79.420 37,7 82.058 46,3 153.050 50,7
2.Chi thường xuyên:
-Chi SN kinh tế
-Chi SN GD ĐTạo
-Chi SN y tế (không kể chi
viện trợ nước ngoàI)
117.254
36.828
73.810
22.982
62,3 190.300
58.975
90.494
19.601
53,7 196.199
43.165
92.070
20.850
49,3
Nguồn [2]
Qua kết quả chi và cơ cấu chi thực hiện từ năm 1997 đến năm 1999 thể hiện chi
NSĐP không những đảm bảo được nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, mà còn
bảo đảm yêu cầu tiết kiệm dành cho chi đầu tư phát triển. Tỷ trọng chi cho đầu tư phát
triển năm sau cao hơn năm trước. Đó cũng thể hiện sự đúng đắn chủ trương của tỉnh
trong đầu tư phát triển nhất là những năm đầu tái lập tỉnh.
Cơ cấu và nhiệm vụ chi NS hàng năm được hoàn thiện hơn, đảm bảo chi thường
xuyên và giành vốn cho đầu tư phát triển. Trong chi thường xuyên luôn đảm bảo chi cho
các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường..
Trong chi đầu tư phát triển tập trung cho những công trình trọng điểm, đáp ứng yêu cầu
cấp bách hiện nay về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, đặc biệt là điện, giao thông, thông tin
liên lạc và công sở làm việc của các cơ quan ban ngành của tỉnh.
*Thực hiện việc cấp phát kinh phí uỷ quyền và các chương trình mục tiêu trên
địa bàn tỉnh: Hàng năm ngoài các khoản chi được đảm bảo trong cân đối NSĐP, còn có
các chương trình mục tiêu do NSTW uỷ quyền cho địa phương tổ chức thực hiện.
-Đối với kinh phí uỷ quyền thuộc nhiệm vụ chi của NSTW.
Biểu 8: Tổng hợp tình hình cấp phát kinh phí uỷ quyền qua các năm:
ĐV: triệu đồng
Nội dung chi
Năm
1997
Năm
1998
Ước TH
năm 1999
Tổng số 50.300 53.800 58.760
Trong đó
-Chi cho hoạt động XH không tập trung 44.665 47.430 48.849
-KP duy tu sửa chữa đường quốc lộ 1.684 2.040 2.106
-KP duy tu đê điều 685 1.028 900
-KP đo đạc bản đồ địa chính 600 800 800
Nguồn [2]
Tổng số kinh phí uỷ quyền mỗi năm khoảng 50 tỷ đến 60 tỷ đồng trong đó có một
số khoản chi lớn như kinh phí phục vụ các hoạt động xã hội không tập trung: năm 1997
thực hiện 44,6 tỷ; năm 1998 thực hiện 47,4 tỷ; đến năm 1999 ước thực hiện là 49,8 tỷ.
Đây là khoản kinh phí trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội trong toàn tỉnh. Việc
quản lý và chi trả rất phức tạp với yêu cầu phải đảm bảo chi đúng mục đích và đúng
người sử dụng. Chi cho sự nghiệp duy tu sửa chữa đường quốc lộ năm 1997 thực hiện 1,6
tỷ, năm 1998 thực hiện 2 tỷ, năm 1999 ước thực hiện 2,1 tỷ. Kinh phí đo đạc bản đồ địa
chính năm 1997 là 600 triệu, năm 1998 là 800 triệu, ước thực hiện 1999 là 800 triệu.
Kinh phí duy tu đê điều năm 1997 thực hiện 685 triệu, năm 1998 thực hiện 1 tỷ, năm
1999 ước thực hiện 900 triệu [2].
Các khoản kinh phí này thuộc nhiệm vụ chi của NSTW uỷ quyền cho NSĐP chi
nhưng trong thực tế, việc chuyển kinh phí từ TW về chậm, dẫn đến chưa chủ động trong
việc cấp phát kinh phí cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi, mặt khác còn có sự phối
hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên ngành với cơ quan tài chính địa phương.
- Đối với kinh phí chương trình mục tiêu: Số liệu thể hiện qua biểu 09
Biểu số 9: Tình hình thực hiện kinh phí chương trình mục tiêu trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị: triệu đồng
Tên chương trình Năm 1997 Năm 1998 Ước TH
Năm 1999
Tổng số 15.529 16.857 30.600
Trong đó
-Xoá đói giảm nghèo 180 3.138
-Nước sinh hoạt & VSMT 1.499
-Hỗ trợ việc làm 1.000
-Thanh toán 1 số bệnh xã hội, bệnh
dịch nguy hiểm
1.349 1261 1.170
-Thể thao 917 5.024
-Dân số & KHHGĐ 3.320 2.646 2.419
-Tăng cường GDục MN&DT 1.000 1.800 1.620
-Tăng cường CSVC các trường SP 2.000 2.250 2.430
-Tăng cường CSVC các trường PT 3.200 3.150 2.070
-Tăng cường trang thiết bị y tế 1.300 1.683 1.350
-Dự án trồng 5 triệu ha rừng
-Công nghệ thông tin 346 776
Nguồn [4]
Năm 1997 chi cho các chương trình mục tiêu thực hiện 15,5 tỷ; năm 1998 thực
hiện 16,6 tỷ, đến năm 1999 ước thực hiện 30,6 tỷ. Số chi năm 1999 tăng cao là do có sự
thay đổi về cơ chế quản lý chương trình mục tiêu. Chi chương trình xoá đói giảm nghèo,
chương trình hỗ trợ việc làm trước kia do Kho bạc nhà nước trực tiếp chi, nhưng đến năm
1999 được đưa về cấp phát uỷ quyền qua Sở Tài chính vật giá. Chi chương trình nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trước kia do Kho bạc nhà nước trực tiếp chi, nhưng
đến năm 1999 giao uỷ quyền cho ngân sách địa phương chi.
Tóm lại: Kết quả thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến
năm 1999 đã phản ánh được sự tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh, tăng tích luỹ từ nội bộ
nền kinh tế vào ngân sách. Thể hiện: Số thu NSNN trên địa bàn tăng nhanh qua các năm:
từ 114,1 tỷ (năm 1997) đến 337,4 tỷ (năm 1999); Tổng số chi NSĐP là 312,8 tỷ (năm
1997) đến 397,6 tỷ (năm 1999). Với kết quả thu chi như trên đã đáp ứng được mục tiêu
và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội mà Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã đề ra [4].
Nhưng xét về tổng thể Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh nghèo chưa tự cân đối được
ngân sách, thường xuyên hưởng trợ cấp của NSTW. Cụ thể năm 1997 là 175,3 tỷ; năm
1998 là 198,7 tỷ; ước thực hiện năm 1999 là 280 tỷ.
2.4-Thực trạng công tác quản lý thu chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh vĩnh phúc
2.4.1-Công tác phân cấp ngân sách và điều hành ngân sách
Để đảm bảo công tác quản lý và điều hành ngân sách địa phương đúng Luật
NSNN và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, hàng năm Sở Tài chính Vật giá trình
Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND và UBND tỉnh ban hành quy định về phân cấp quản lý và
điều hành ngân sách. Cụ thể như: Quyết định số 189/QĐ-UB; Quyết định số 656/QĐ-UB
ngày 22/1/1998; Quyết định số 199/1999/QĐ-UB ngày 1/2/1999 của UBND tỉnh.
*Phân cấp ngân sách: Các văn bản trên quy định cụ thể các khoản thu ngân sách
tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã, phường được hưởng 100%. Các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện và ngân
sách xã, phường, thị trấn có phân theo khu vực: Các huyện đồng bằng (Vĩnh Tường, Yên
Lạc, Mê Linh), thị xã (Vĩnh Yên), các huyện trung du và miền núi (Lập Thạch, Tam
Dương, Bình Xuyên). Các tỷ lệ này được tính toán trên cơ sở vừa đảm bảo số thu tập
trung cho ngân sách tỉnh để ngân sách tỉnh thực hiện được vai trò chỉ đạo đối với ngân
sách địa phương, vừa bảo đảm các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trên
các địa bàn phù hợp với từng vùng, miền nhất định. Chẳng hạn như:
+Khoản thu tiền sử dụng đất (tiền cấp quyền sử dụng đất và tiền thuê đất) đối với
các huyện đồng bằng, trung du thì phân chia theo tỷ lệ: ngân sách tỉnh 30%, ngân sách
huyện 30% và ngân sách xã, phường 40% với ý nghĩa khuyến khích ngân sách xã,
phường trong việc thực hiện các thủ tục giao cấp đất và đôn đốc số thu nộp thực tế vào
ngân sách nhà nước được kịp thời. Riêng đối với thị xã Vĩnh Yên theo tỷ lệ ngân sách
tỉnh 100%, ngân sách huyện và ngân sách xã, phường không được hưởng. Một mặt tập
trung số thu cho ngân sách tỉnh, mặt khác phải đảm bảo hợp lý giữa các vùng, vì hầu hết
việc giao cấp đất sau khi tái lập tỉnh cho cán bộ công chức được thực hiện chủ yếu tại thị
xã Vĩnh Yên. Khoản thu này theo quy định chỉ được dùng chi xây dựng cơ bản các công
trình hạ tầng kinh tế - xã hội, không được dùng khoản thu này vào chi thường xuyên.
+Đối với khoản thu từ hoạt động xổ số kiến thiết phải nộp vào ngân sách tỉnh
100%, nhưng để khuyến khích các huyện tăng cường quan tâm đến công tác xổ số, thu về
xổ số kiến thiết từ các huyện nộp lên, ngân sách tỉnh sẽ cấp trả lại cho ngân sách huyện
để huyện đầu tư xây dựng cơ bản các công trình: trường học, bệnh viện, đường xá và các
công trình phúc lợi khác.
+Khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp (thuế nông nghiệp) được phân chia giữa
các cấp ngân sách nhưng đảm bảo 50% dùng để chi XDCB, còn lại 50% dùng cho chi
thường xuyên.
Việc phân giao nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp có chia ra chi thường xuyên,
chi đầu tư XDCB, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới và chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính. Các nhiệm vụ chi này được tính toán trên cơ sở đảm bảo ngân sách tỉnh thực hiện
những nhiệm vụ chi lớn, có tính chất và phạm vi trên toàn tỉnh như chi trợ giá, trợ cước
theo chính sách nhà nước gồm chi trợ cước vận chuyển muối i ốt lên miền núi, trợ giá
giống nguyên chủng, trợ giá xuất bản báo, trợ giá chiếu bóng, văn công miền núi. Chi sự
nghiệp kinh tế trong đó sự nghiệp địa chính, thuỷ lợi, giao thông có một số khoản chi
quan trọng như quy hoạch sử dụng đất đai, kiểm kê đất, lập hồ sơ địa chính, chi hỗ trợ
đắp đê địa phương, hỗ trợ khắc phục bão lụt khi có thiên tai lớn...
* Điều hành ngân sách
-Các cấp chính quyền thực hiện giao dự toán ngân sách cho các đơn vị thụ hưởng
ngân sách trực thuộc bằng 90% dự toán theo phương án phân bổ của HĐND các cấp đã
thông qua (trừ các khoản chi tiền lương và có tính chất lương và XDCB).
-Các khoản vượt thu của ngân sách do Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND
và UBND tỉnh quyết định. Các khoản chi từ nguồn dự phòng ngân sách do Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định cho từng nhiệm vụ chi cụ thể.
-Chi ngân sách các cấp phải hết sức tiết kiệm, hiệu quả, nếu thu không đạt dự toán
thì phải giảm chi tương ứng, không bố trí khoản chi khi chưa có nguồn thu. Phải thực
hiện đúng các tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu trên cơ sở dự toán được duyệt.
-Điều hành chi theo nội dung công việc, đúng mục đích, đúng chế độ và thực hiện
từng bước thanh toán chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.
-Đối với chi xây dựng cơ bản thực hiện cấp phát theo nguồn hình thành theo danh
mục công trình được UBND tỉnh duyệt và theo khối lượng công việc từng hạng mục đã
hoàn thành.
Tóm lại: Việc phân cấp quản lý ngân sách của tỉnh đã được từng bước nghiên cứu
bổ sung sửa đổi qua các năm cho phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã
hội và yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. Với cơ chế phân cấp quản lý ngân sách hiện
hành đã tạo điều kiện cho các huyện, xã chủ động khai thác, bồi dưỡng nguồn thu từ tiềm
năng sẵn có, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tăng thu cho ngân sách cấp mình
cũng như cho ngân sách cấp trên. Quan tâm tới chi đầu tư phát triển kiến thiết thị chính,
chăm lo cho sự nghiệp kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế xã hội trên địa bàn.
Việc ban hành cơ chế phân cấp quản lý và điều hành ngân sách hàng năm có thuận
lợi là các ngành cấp căn cứ quyết định để thực hiện nhiệm vụ thu chi của mình, nhưng
chưa thực sự ổn định ngân sách của từng cấp vì tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách có
thể bị điều chỉnh, bổ sung. Nên chăng việc quy định cần được tính toán ổn định trong
vòng từ 3-5 năm trừ khi có thay đổi lớn hoặc sửa đổi Luật NSNN. Việc ổn định tỷ lệ điều
tiết giữa các cấp ngân sách và phân giao rành mạch nhiệm vụ chi cụ thể của từng cấp có
tác dụng khuyến khích rất lớn đối với việc nuôi dưỡng, khai thác nguồn thu và phát huy
tính tích cực, năng động, sáng tạo của mỗi cấp chính quyền địa phương, mỗi đơn vị nhằm
thực hiện mục tiêu dân giàu, tỉnh mạnh.
-Hạn chế: Việc xây dựng cơ chế phân cấp quản lý và điều hành ngân sách thực
hiện từng năm chưa đảm bảo được tính ổn định của ngân sách trong thời gian dài.
Khi triển khai thực hiện nhiệm vụ các huyện, xã thường quan tâm khai thác những
nguồn thu được hưởng 100% hoặc có tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp mình cao, còn các
nguồn thu thuộc ngân sách tỉnh trên địa bàn huyện hoặc nguồn thu có tỷ lệ điều tiết thấp
chưa được quan tâm đúng mức.
Việc phân chia tỷ lệ điều tiết tuy có phân theo vùng nhưng vẫn chưa thực sự
khuyến khích được sự năng động sáng tạo của chính quyền cấp dưới, chưa điều tiết được
số thu của các xã giàu cho các xã nghèo dẫn đến sự chênh lệch tương đối giữa các xã
trong cùng một huyện (do khác nhau về điều kiện địa lý hoặc lợi thế so sánh của từng
vùng).
2.4.2-Công tác quản lý thu NSNN
* Chính sách thu: Hiện nay hệ thống thuế của nước ta còn nặng về mục tiêu thu
ngân sách và quá phức tạp với nhiều sắc thuế, nhiều thuế suất làm cho việc quản lý thuế
tốn kém, tạo điều kiện cho các hiện tượng trốn lậu thuế. Bên cạnh đó hệ thống thuế còn
bị méo mó bởi việc lạm dụng miễn giảm thuế để thực hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.pdf