Tài liệu Luận văn Một số vấn đề định giá đất giải phóng mặt bằng qua dự án nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng ở Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội: 1
Luận văn
Một số vấn đề định giá đất giải
phóng mặt bằng qua dự án
nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học
viện Quốc phòng ở Quận Cầu
Giấy - thành phố Hà Nội
2
lời mở đầu
Đất đai là tài nguyên có hạn, nhưng vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với
thủ đô Hà Nội. Để trở thành một thành phố, xanh, sạch, đẹp trong tương lai, nhu
cầu sử dụng đất đai cho các mục đích mở rộng phát triển đô thị, khu dân cư, xây
dựng các cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ và hạ tầng cơ sở sẽ tăng cao. Việc
bố trí đất đai đáp ứng được những nhu cầu trên đòi hỏi phải có một phương án
QH sử dụng đất đai thống nhất. Khi các phương án QH sử dụng đất đai đã được
phê duyệt và ban hành thì các chủ dự án, các cơ quan có thẩm quyền liên quan
tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) để làm cơ sở tiền đề cho việc xây dựng
các dự án QH đó. GPMB phải trải qua nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn bồi
thường thiệt hại cho dân, cho các đơn vị cơ quan bị thu hồi đất thì khâu định giá
BĐS nói chung và định giá ...
88 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số vấn đề định giá đất giải phóng mặt bằng qua dự án nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng ở Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Một số vấn đề định giá đất giải
phóng mặt bằng qua dự án
nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học
viện Quốc phòng ở Quận Cầu
Giấy - thành phố Hà Nội
2
lời mở đầu
Đất đai là tài nguyên có hạn, nhưng vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với
thủ đô Hà Nội. Để trở thành một thành phố, xanh, sạch, đẹp trong tương lai, nhu
cầu sử dụng đất đai cho các mục đích mở rộng phát triển đô thị, khu dân cư, xây
dựng các cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ và hạ tầng cơ sở sẽ tăng cao. Việc
bố trí đất đai đáp ứng được những nhu cầu trên đòi hỏi phải có một phương án
QH sử dụng đất đai thống nhất. Khi các phương án QH sử dụng đất đai đã được
phê duyệt và ban hành thì các chủ dự án, các cơ quan có thẩm quyền liên quan
tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) để làm cơ sở tiền đề cho việc xây dựng
các dự án QH đó. GPMB phải trải qua nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn bồi
thường thiệt hại cho dân, cho các đơn vị cơ quan bị thu hồi đất thì khâu định giá
BĐS nói chung và định giá đất nói riêng là một vấn đề gây nhiều khó khăn nhất.
Bởi vì việc này nó liên quan tới quyền lợi của một hoặc nhiều hộ dân, của một
hoặc nhiều đơn vị bị thu hồi đất, liên quan đến quyền lợi, lợi ích lâu dài của
cộng đồng, của các thế hệ hôm nay và mai sau.
Để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất, qua quá trình thực hiện và
qua thực tiễn. Ngày 24-4-1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1998-
NĐ-CP và thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 20/1998 ngày 30-6-
1998 trên cơ sở phân cấp của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn thành phố để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Theo Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 Chính phủ quy định khung giá các
loại đất áp dụng chung cho cả nước trong cả một thời gian dài. Trên thực tế, việc
ban hành khung giá đất này là không hợp lý với điều kiện đất đai đa dạng ở
nước ta và càng không thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục diễn ra trên địa
bàn. Theo quy định của Nghị Định 22, giá đất để tính đền bù thiệt hại do Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định trên cơ sở giá được
quy định trong khung giá của Chính Phủ nhân với hệ số K. Việc xác định hệ số
K cả về lý thuyết và thực tế rất khó khăn, phức tạp.
Để hiểu rõ thêm về công việc định giá đất đền bù khi Nhà nước thu hồi
đất để GPMB. Em nghiên cứu đề tài:
“Một số vấn đề định giá đất giải phóng mặt bằng qua dự án nâng cấp,
cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng ở Quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội
”.
3
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về định giá đất bồi thương GPMB.
Chương II :Thực trạng công tác định giá đất để GPMB trên địa bàn
Quận Cầu Giấy - Hà Nội.
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp cơ bản hoàn thiện định
giá đất bồi thường GPMB trên địa bàn Quận Cầu Giấy -
Hà Nội.
* Mục tiêu của đề tài:
+ Trình bày những kiến thức cơ bản về các quy định, công tác tiến hành
định giá đất đền bù khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Kiểm tra đánh giá thực trạng, tiềm năng của đất đai để có cơ sở và
phương pháp định giá các loại đất cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.
+ Làm cơ sở để quản lý thống nhất đất đai theo quy định của pháp luật,
bảo vệ tài nguyên đất, nhằm phát triển và sử dụng đất lâu bền.
* Giới hạn của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ diện tích đất tự nhiên của
Quận Cầu Giấy, được tính toán và phân bổ cho các mục đích sử dụng. Đặc biệt
chú trọng tới phần diện tích đất đai để xây dựng, nâng cấp, cải tạo Học viện
Quốc phòng.
Do tính chất phức tạp của công việc định giá đất bồi thường GPMB và
nhiều khó khăn thực tế trên địa bàn, đòi hỏi phải chi tiết cụ thể nên dự án HVQP
được thực hiện từ năm 1997 đến nay.:
Đề tài này tổng hợp những kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên kinh
tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và thực trạng về định giá đất bồi thường GPMB
trên địa bàn Quận Cầu Giấy - Hà Nội trong thời gian qua. Chủ trương của Đảng
và Nhà nước, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới của Quận Cầu Giấy.
* Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài này được trình bày trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê-nin và
những quan điểm của Đảng, nhà nước ta đối với việc GPMB khi Nhà nước thu
hồi đất.
Những phương pháp vận dụng chủ yếu:
+ Phương pháp duy vật biện chứng.
4
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp toán.
+ Phương pháp phân tích.
5
CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận về định giá đất
bồi thường giải phóng mặt bằng
I. Tính tất yếu của định giá đất bồi thường
1. Khái niệm về định giá và định giá đất bồi thường.
Có rất nhiều cách khác nhau để hiểu về định giá tài sản đất. Thông thường
người ta sử dụng khái niệm sau:
- Định giá là nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị một mục đích cụ
thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm xác định, có cân nhắc tới tất cả đặc
điểm của tài sản cũng như xem xét tới tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị
trường bao gồm cả các loại đầu tư lựa chọn.
- Định giá bất động sản là một công việc phức tạp nó không chỉ mang tính
khoa học mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi người làm công tác định giá phải có
kiến thức chuyên môn về nghề nghiệp và nhạy cảm tốt với thị trường.
Đất đai là một loại hàng hoá đặc biệt, ở Việt nam đất đai thuộc sở hữu
toàn dân, Nhà nước giao đất cho các tổ chức, gia đình, hộ cá nhân sử dụng lâu
dài, vì vậy định giá đất có thể hiểu như sau:
Định giá đất là sự ước tính giá trị của lợi ích có được từ quyền sử dụng
đất dưới hình thức tiền tệ cho một mục đích sử dụng đất nhất định.
Định giá đất bồi thường là một mục đích của việc định giá đất đó là sự
thay thế các tài sản bị thu hồi bằng tiền hoặc bằng hiện vất (đất,..)
2. Sự cần thiết phải định giá bồi thường.
2.1. Sự cần thiết phải định giá.
Trên thực tế có rất nhiều lý do khác nhau đòi hỏi phải định giá tài sản. Có
thể có những giá trị khác nhau cho một tài sản ở mỗi thời điểm cụ thể, điều này
phụ thuộc vào mục đích định giá.
Với mục đích xác định giá đất như hiện nay cần phải giải quyết, điều hoà
hai lợi ích luôn có tính đối lập nhau: Xác định giá đất để tính nguồn thu Ngân
sách Nhà nước như tính thuế, tiền giao đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ... xác
định giá đất để đền bù cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi, khi thế chấp,
khi bán đấu giá quyền sử dụng đất để trả nợ và để thi hành án.... Đó là hai mặt
đối lập nhau về lợi. Từ đó dẫn đến tình trạng, cùng một thửa đất của một người
sử dụng đất, nhưng nếu họ làm nghĩa vụ thì chỉ muốn giá đất càng thấp càng tốt,
nhưng để hưởng quyền như đền bù, kê khai tài sản... thì giá đất càng cao càng có
lợi.
6
Trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới các khu đô thị trên phạm
vi cả nước có quy mô và tốc độ đầu tư - đô thị khá cao. Các dự án mở rộng
không gian thành phố, cải tạo các nút giao thông, xây dựng các tuyến đường, di
chuyển các xí nghiệp cũ, các dự án xây dựng các khu đô thị mới, phát triển
nhà...liên quan mật thiết với giải phóng mặt bằng. Định giá đền bù giải phóng
mặt bằng liên quan nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, pháp luật và các tổ chức, gia
đình và các thành viên trong cộng đồng, do đó việc định giá là rất quan trọng.
Nó góp phần đảm bảo công bằng xã hội khi mà Nhà nước tiến hành đền bù và
góp phần hoàn thiện luật pháp nhất là Luật đất đai. Như vậy có sự khác nhau
giữa gía cả ở từng địa phương, vì giá cả thị trường là biểu hiện tổng hợp các
nhân tố hình thành giá đất như: vị trí đất, địa hình đất, quan hệ tự nhiên, quan hệ
cung cầu, các chính sách điều tiết của Nhà nước... đất đai ở Việt nam có sự khác
nhau giữa các vùng và mục đích sử dụng (đất nông nghiệp, đất ở đô thị, đất ở
nông thôn...). Vì vậy khi xác định giá đất cần xác định giá cho từng loại đất cụ
thể theo những phương pháp riêng sao cho phù hợp với mục đích sử dụng các
loại đất đó và phải tuân theo những nguyên tắc định giá nhất định.
Mục đích của đền bù đất là trả lại phần đất bị thu hồi cho người bị thu hồi
đất để họ tiếp tục sản xuất trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, dự án đã được Nhà
nước phê duyệt.
Giá đất do Chính phủ quy định nhằm phục vụ 3 mục đích:
- Tính thuế chuyển quyền sử dụng đất và các loại thuế khác theo luật
định.
- Để thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất.
- Để tính giá đền bù khi Nhà nước thu hồi.
Do đặc điểm là phải ổn định, dễ thu, dễ làm và dễ kiểm tra nên trong 3
mục đích trên thì công tác định giá phục vụ việc tính thuế và tiền khi giao đất
hoặc cho thuê đất thường không được sát với giá thực tế, điều này làm cho
những người phải nộp các khoản tiền trên dễ dàng chấp nhận vì họ sẽ càng có
lời khi định giá tài sản cần đóng thế chấp. Nhưng ngược lại việc đền bù là phục
vụ việc thu hồi đất tức chuyển quyền sử dụng đất từ người sử dụng sang Nhà
nước. Chính vì vậy đối với mục đích đền bù nếu định giá không bằng thực tế thì
những người trong diện được đền bù sẽ không thoả mãn vì định giá thấp sẽ
không đủ điều kiện vật chất để tái tạo tư liệu sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc đền bù giải phóng mặt bằng hiện
nay.
7
2.2.Giải phóng mặt bằng là một giải pháp để sử dụng đất đai hợp lý và hiệu
quả.
Khi thu hồi đất Nhà nước thực hiện đền bù bằng đất hoặc bằng tiền. Đền
bù bằng tiền được xác định dựa trên cơ sở định giá đền bù và trên những quy
định hướng dẫn của Chính Phủ. Đền bù bằng đất là việc dùng đất đai đền bù cho
người có đất bị thu hồi. Nguồn đất để đền bù gồm: quỹ đất chưa sử dụng, đất
được khai hoang bằng vốn ngân sách, đất mới được tạo lập, đất dùng để xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc thu hồi, đất thu hồi từ những người sử dụng đất
không đúng quy định và đất công ích.
Việc thu hồi đất được dựa trên quy hoạch đã được Nhà nước phê duyệt,
các dự án xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Do vậy việc đền bù đất cũng
được dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể của đất nước, của địa phương, mỗi khu
vực, nên đền bù đất đai khi thu hồi đất là một cách tốt để sử dụng đất đai hợp lý
và hiệu quả hơn. Chúng ta biết mục đích của đền bù đất là trả lại phần đất bị thu
hồi cho người bị thu hồi đất để họ tiếp tục sản xuất trên cơ sở quy hoạch, kế
hoạch, dự án đã được Nhà nước phê duyệt. Trong mỗi một dự án, một quy
hoạch, kế hoạch đều xác định rõ vị trí và mức đất để đền bù thiệt hại khi thu hồi
đất. Đây là phần đất hiện chưa có mục đích sử dụng. Vậy khi đền bù bằng đất
này ta đã làm tăng tổng diện tích đất đưa vào sử dụng, tuy nhiên cần phải nghiên
cứu kỹ vấn đề này để tránh làm lãng phí tiền của của Nhà nước và nhân dân,
tránh việc sử dụng đất đai không hợp lý, làm năng suất sử dụng đất bị giảm.
Như vậy đền bù đất yêu cầu phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã được
phê duyệt và quy hoạch đó phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng,
có khoa học về mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Bởi vì quỹ đất của
chúng ta là có giới hạn, rất đa dạng cho vấn đề sử dụng, nhất là quỹ đất nông
nghiệp rất hạn chế. Do đó khi thu hồi đất cần phải cân nhắc và nghiên cứu thật
kỹ trên cơ sở quỹ đất hiện có.
Thu hồi đất và thực hiện đền bù đất sẽ giúp Nhà nước thực hiện việc
thanh tra, kiểm tra vấn đề sử dụng đất đai. Khi đền bù đất thì dựa trên nguyên
tắc đất sử dụng đúng mục đích, có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định trong Nghị
định 22/1998/NĐ- CP của Chính Phủ thì khi Nhà nước thu hồi đất mới được đền
bù đất. Như vậy đất không đủ giấy tờ hợp lệ thì Nhà nước có thể lấy lại phần đất
đó mà không cần phải bồi thường thiệt hại. Mặt khác, hiện nay vấn đề sử dụng
8
đất đai sai mục đích còn xảy ra ở nhiều nơi. Do đó, khi đền bù đất thì phần đất
đó được sử dụng theo đúng mục đích của Nhà nước và Nhà nước có thể dễ dàng
quản lý đất đai. Điều này giúp sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn.
II. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc định giá đất bồi thường GPMB
A. Cơ sở khoa học của công tác định giá đất bồi thường.
1. Vấn đề giá đất và các nhân tố ảnh hưởng.
a. Giá đất.
Giá đất là một phạm trù kinh tế mang tính khoa học, vì vậy nó không thể
được hình thành và tác động bằng ý thức chủ quan, bằng mệnh lệnh hành chính
ý chí. Chỉ trên cơ sở nắm vững các yếu tố cấu thành giá của mỗi loại đất, chúng
ta mới có thể xây dựng được một mức giá phù hợp, khách quan và có được cách
thức tác động vào đất theo các mục tiêu kinh tế- xã hội.
* Bản chất của giá đất:
Khi tiến hành mua bán, trao đổi, chuyển nhượng đất đai hay chuyển dịch
quyền sử dụng đất đai. Nghĩa là khi đất đai tham gia vào thị trường, nó như một
loại hàng hoá đặc biệt. Mà mức giá cả đất đai dựa vào mức địa tô đã xác định.
Địa tô là một phạm trù kinh tế gắn liền với chế độ sở hữu ruộng đất. Nó là
hình thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế tức là
đem lại thu nhập cho người sở hữu ruộng đất đó.
Để được sử dụng đất của địa chủ vào kinh doanh sản xuất, nhà tư bản phải
trả cho chủ đất một khoản tiền nhất định theo hợp đồng. Số tiền đó được hình
thành một cách khách quan không phụ thuộc riêng vào ý muốn của chủ ruộng
hay chủ tư bản theo mặt bằng chung về lợi nhuận trong toàn nền kinh tế. Như
vậy, về mặt bản chất kinh tế địa tô là một khoản tiền mà chủ tư bản phải trả cho
chủ ruộng đất. Vì vậy, đó chính là cái giá phải trả cho sử dụng đất. Trong chế độ
sở hữu tư nhân về ruộng đất địa tô thuộc về chủ ruộng đất, bởi chủ ruộng là chủ
sở hữu ruộng đất và người sử dụng phải trả cho chủ ruộng.
Địa tô mà người sử dụng ruộng đất phải trả cho chủ ruộng được quy định
bởi độ phì nhiêu và vị trí của đất đai, theo Mác đó là địa tô chênh lệch I. Đây là
cơ sở đầu tiên cho việc quy định mức địa tô mà người sử dụng đất phải trả cho
chủ sở hữu ruộng đất.
Khác với địa tô chênh lệch I là hình thái của địa tô có được trên cơ sở
những điều kiện tự nhiên thuận lợi. Địa tô chênh lệch II là hình thái địa tô có
được trên cơ sở đầu tư thâm canh của nhà tư bản kinh doanh, tức là do những
9
khoản đầu tư liên tiếp nhau trên cùng một đám đất mà có. Những khoản đầu tư
ấy đều làm tăng sản lượng của ruộng đất và biến ruộng đất từ chỗ vật chất đơn
thuần thành ruộng đất tư bản. Do đó, địa tô II thuộc về người sử dụng đất.
Địa tô I và địa tô II đều là sự chênh lệch về lợi nhuận trong việc kinh
doanh đất đai ở những khu khác nhau. Về bản chất hai loại địa tô này khác nhau
vì có nguồn gốc khác nhau, nhưng có mối liên hệ mật thiết có thể chuyển hoá
cho nhau.
Dù bất kỳ một chế độ sở hữu nào, người sử dụng ruộng đất cũng phải trả
một khoản tiền vào việc sử dụng đất đó là một tất yếu. Trong điều kiện sở hữu
ruộng đất là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện thì việc người sử
dụng đất phải nộp một khoản tiền về việc sử dụng đất là lẽ đương nhiên. Nhà
nước sử dụng khoản tiền đóng góp này của người sử dụng đất để điều tiết thu
nhập của những người sử dụng đất ở các điều kiện khác và có thể có những đầu
tư cải tạo đất đối với các vùng gặp khó khăn.
Trong điều kiện Nhà nước thu hồi đất phục vụ các công trình công cộng
vì lợi ích công cộng thì những đơn vị cơ quan phải nộp một khoản tiền cho Nhà
nước để sử dụng đất đai. Số tiền này dùng để bù đắp những thiệt hại về đất và tài
sản cho những người bị thu hồi đất.
Việc thu hồi đất trong trường hợp này giống như là hành vi chuyển quyền
sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng đây là hành vi chuyển
quyền sử dụng đất đặc biệt, không phải là sự tự nguyện mà là một sự bắt buộc
phần bất lợi không mong muốn lại thuộc về người bị thu hồi. Bởi vậy việc giải
quyết thoả đáng lợi ích của người bị thu hồi đất là hết sức cần thiết và quan
trọng thể hiện ở việc đền bù thiệt hại về đất và tài sản trên đất bị thu hồi.
Như chúng ta biết theo lý luận địa tô của Mác thì độ phì nhiêu và vị trí
của đất đai là cơ sở cho việc tính toán mức phải trả cho người sử dụng đất bị thu
hồi. Độ phì nhiêu và vị trí đất đai ở đây bao gồm cả các yếu tố tự nhiên và nhân
tạo tức là vị trí của mảnh đất đang được sử dụng. Như vậy, để tính mức phải trả
ta phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Loại đất bị thu hồi: dựa trên phân loại theo mục đích sử dụng hiện hành
như đất nông nghiệp, đất đô thị, đất ở...
- Căn cứ vào loại công trình xây dựng trên đất đó.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả đất:
- Mục đích sử dụng: tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi loại đất mà
chúng mang giá trị khác nhau và khi thay đổi mục đích sử dụng thì giá trị của
10
đất cũng bị thay đổi. Ví dụ như đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp khi
có sự thay đổi mục đích sử dụng sang đất ở thì lập tức giá đất sẽ tăng lên rất
nhanh vì khả năng sinh lợi từ đất ở cao hơn rất nhiều lần so với đất nông nghiệp.
- Độ màu mỡ của ruộng đất: Nhân tố này thường dùng để xác định giá cho
đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản. Với cùng một vị trí cùng làm điều kiện canh tác nhưng thửa đất nào có chất
đất tốt hơn, cho năng suất cao hơn thì sẽ có giá thành cao hơn các thửa khác.
Đối với đất ở nông thôn và đất ở đô thị thì nhân tố chất đất là khả năng kết cấu
của đất, độ bền vững của các tầng đất đai.
- Vị trí: đây là điều kiện không thể thiếu hay nói một cách khác là điều
kiện cơ bản trong việc xác định giá của bất kỳ loại đất nào và đặc biệt là đối với
đất đô thị. Vị trí của thửa đất có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định giá trị của
một mảnh đất. Đất ở vị trí đẹp, có khả năng sinh lợi cao sẽ có giá hơn rất nhiều
mảnh đất có cùng diện tích nhưng ở vị trí khác, xấu hơn, khả năng sinh lợi
không cao.
- Địa hình: Giá trị của một thửa đất cũng phụ thuộc vào điều kiện địa
hình, đương nhiên ở vùng đồng bằng giá đất cao hơn ở vùng trung du và miền
núi.
- Chính sách điều tiết của Nhà nước: Điều chủ yếu trong vấn đề này là các
chính sách về sử dụng đất, các chính sách về kinh tế, tài chính và giá các loại đất
(thời hạn giao đất, cho thuê đất; diện tích đất theo hạn định, mức thu các loại
thuế...) và chương trình quy hoạch đất đai của Nhà nước (chương trình quy
hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch chi tiết từng khu vực, theo từng mục đích
sử dụng...).
Trong tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến công tác định giá đền
bù đất nhưng trong bài viết này đề tài đi sâu vào phân tích những yếu tố đặc biệt
quan trọng sau:
- Quan hệ cung cầu về đất đai.
Đất đai là loại hàng hoá đặc biệt. Do vậy, nó cũng như các loại hàng hoá
khác cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế cụ thể là: quy luật cạnh
tranh, quy luật cung cầu và quy luật giá trị. Trong các yếu tố tác động đến giá cả
đất, có những yếu tố có thể lượng hoá được và có những yếu tố không thể lượng
hoá được. Nhân tố cung cầu về đất khó lượng hoá song lại là nhân tố tác động
rất mạnh đến giá đất, làm cho giá đất luôn biến động. Cũng như cung cầu của
các loại hàng hoá khác, cung cầu về đất đai trên thị trường cũng mang tính
11
không gian và thời gian, trong đó tính chất vùng mang tính đặc thù. Xét về mặt
nhu cầu, kể cả nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu có khả năng thanh toán mang tính
chất ổn định tương đối theo vùng, hình thành các quan hệ về đất theo vùng mang
tính ổn định không thể chuyển hoá cung cầu giữa các vùng. Đặc điểm này ảnh
hưởng rất lớn đến giá đất, gây chênh lệch giá đất giữa các địa phương, các vùng
khác nhau.
Thông thường, do nhu cầu đất của các thành phố lớn và khả năng của quỹ
tiền tệ dân cư dùng để mua đất cũng lớn nên tương quan cung cầu về đất ở thành
phố, đô thị cũng chênh lệch nhau lớn. Để đảm bảo yêu cầu của quy luật cung
cầu thì tất yếu giá đất cũng phải tăng cao hơn ngay trong một thành phố, nhu cầu
đất đai giữa các quận cũng khác nhau, nên giá đất hình thành cũng khác nhau.
Ta có thể thấy giá đất tại các địa phương - vùng và ngay cả một khu vực
nhỏ cũng có sự chênh lệch khá lớn. Trong thực tế chúng ta thấy rõ đất đai ở các
đô thị bao giờ cũng cao hơn đất đai ở các vùng khác đó chính là do sự tác động
lớn của quan hệ cung cầu. Quan hệ cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường và
như vậy cũng ảnh hưởng đến giá cả đền bù.
- Giá trị sinh lời.
Giá trị sinh lời là yếu tố khá quan trọng tác động đến giá cả đất đai, bởi
ngoài việc quan tâm đến giá trị đất đai người ta còn quan tâm đến khả năng sinh
lời của mảnh đất.
Đối với đất nông nghiệp, giá trị sinh lời phụ thuộc chủ yếu vào độ phì của
đất, khả năng tưới tiêu và khả năng vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Đất
càng tốt và vị trí thuận lợi gần nơi tiêu thụ thì giá cả càng cao.
Đối với đất đô thị, giá trị sinh lời lại phụ thuộc chủ yếu vào vị trí lô đất,
khả năng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nơi đó. Đất đô thị sử dụng vào mục đích
thương mại, dịch vụ, giá trị sinh lời phụ thuộc vào vị trí lô đất đo gần hay xa khu
trung tâm, vị trí mặt đường, điều kiện sinh hoạt và khả năng phát triển kinh tế ở
vùng đó.
- Mục đích sử dụng thích hợp nhất, đảm bảo có lợi nhất: bất kỳ loại đất
nào, ở bất kỳ vị trí nào thì việc sử dụng đất mang lại hiệu quả cao nhất cũng
được đặt lên hàng đầu. Vì khả năng sinh lợi của đất càng lớn thì giá đất càng
cao, chính vì vậy mọi điều kiện đều hướng tới việc sử dụng đất thích hợp nhất.
- Điều kiện tự nhiên của lô đất: vị trí, hình thể, chất lượng môi trường.
Khi chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao thì đòi hỏi về chất lượng
12
môi trường càng cần phải tốt hơn. Chất lượng nguồn nước, mức độ ô nhiễm của
môi trường xung quanh.
- Điều kiện kinh tế- xã hội: Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và hạ tầng kinh tế.
Đây là yêu cầu đầu tiên của bất kỳ công trình xây dựng nào sau việc giải phóng
mặt bằng, vì nếu điều kiện hạ tầng không tốt sẽ dẫn đến toàn bộ công việc tiếp
theo bị trì trệ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.
2. Các nguyên tắc và phương pháp định giá đất cơ bản.
2.1 Nguyên tắc định giá đất
a. Nguyên tắc sử dụng cao nhất và sử dụng tốt nhất
Căn bản đối với khái niệm giá trị là lý thuyết sử dụng cao nhất và tốt nhất
hoặc có lợi cao nhất. Hoặc nó có thể được định nghĩa là việc sử dụng tại thời
điểm định giá có khả năng thu nhập ròng lớn nhất trong một khoảng thời gian
cho trước. Nhưng điều quan trọng cần nhận thức điều này không chỉ được hiểu
trong giới hạn của đồng tiền. Đôi khi, thu nhập thực lại dưới dạng những tiện
nghi
Cụm từ then chốt thứ 2 trong định nghĩa này là: "Trong khoảng thời gian
cho trước". Người định giá không thể dự báo trước rằng việc sử dụng để tạo ra
lợi nhuận thực lớn nhất đối với đất đai ở thời điểm định giá sẽ lại tiếp tục không
xác định hoặc thậm chí trong một khoảng thời gian đã nói tới. Tuy nhiên, người
định giá không nên có tư duy giống như người mua cụ thể ở chợ (thị trường). Vì
vậy, quyết định trong một khoảng thời gian có thể, việc sử dụng cao nhất và tốt
nhất của mình sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả, sẽ phản ánh qua quan điểm của
người mua.
b. Nguyên tắc dự báo trước:
Giá thị trường là giá trị hiện tại của tất cả những lợi nhuận tương lai có
thể có từ tài sản sở hữu mang lại. Những lợi ích này sẽ dưới dạng một nguồn thu
nhập hoặc những tiện nghi; Những lợi ích tương lai được dự báo là những lợi
ích dựa trên sự nghiên cứu trước thị trường. Người đánh giá không được phép
đưa ý kiến cá nhân làm ảnh hưởng đến việc xác định những lợi ích tương lai.
Việc mua bán tài sản sở hữu và thu nhập trước đây chỉ có tầm quan trọng khi
chúng cho thấy điều đó có thể được dự kiến trong tương lai. Nguyên tắc dự báo
luôn vận dụng kết hợp với nguyên tắc thay đổi.
c. Nguyên tắc thay đổi:
Nguyên tắc này cho rằng giá thị trường không bao giờ giữ nguyên bởi vì
lực lượng kinh tế xã hội luôn tác động làm thay đổi tài sản sở hữu và môi
13
trường của nó. Ngoài ra, bản thân tài sản sở hữu cũng thay đổi không ngừng. Ví
dụ, chất lượng của đất trồng trọt có thể được thay đổi bởi lực lượng tự nhiên và
những tôn tạo làm thay đổi tuổi. Do sự thay đổi diễn ra liên tục nên việc ước
đoán giá thị trường chỉ có giá trị vào thời điển đó. Nguyên tắc thay đổi luôn vận
dụng kết hợp với nguyên tắc dự báo.
d. Nguyên tắc cân đối:
Khi áp dụng vào một vùng lân cận, nguyên tắc cân đối chỉ ra rằng giá thị
trường tối đa đạt tới khi sử dụng toàn bộ đất đai ở trạng thái thoả đáng. Ví dụ,
một khu dân cư lân cận của một gia đình đòi hỏi các phương tiện thương mại
như các cửa hàng bách hoá, trạm xăng, cửa hàng tân dược. Nó cũng cần các
phương tiện đảm bảo cho dân chúng như nhà thờ, trường học, vui chơi.... khi
việc sử dụng hoàn hảo đạt đền sự cân đối thì các tài sản sở hữu riêng đạt tới giá
thị trường tối đa. Khi nguyên tắc cân đối áp dụng cho vùng phụ cận, nó sẽ kết
hợp với nguyên tắc cạnh tranh.
e. Nguyên tắc cạnh tranh:
Nguyên tắc này cho rằng khi đạt được lợi nhuận cơ bản, việc cạnh tranh
có sức hấp dẫn điều này dẫn tới cách ngôn là "Lợi nhuận có xu hướng trở thành
bánh mỳ của cạnh tranh". Một vùng lân cận có thể chỉ được đảm bảo với một số
lượng nhất định cửa hàng, trạm xăng, trạm dịch vụ, trạm trung tâm buôn bán....
Sự dư thừa bất kỳ một loại phương tiện nào cũng sẽ dẫn tới làm giảm giá của
phần lớn, nếu không muốn nói là của tất cả các cơ sở khác.
f. Nguyên tắc sự phù hợp:
Nguyên tắc này cho rằng giá thị trường tối đa đạt được khi mức độ chấp
nhận được về tính đồng đều kinh tế và xã hội dự kiến trong tương lai. Khi áp
dụng nguyên tắc này cho những tôn tạo, thì tính đồng đều có thể chấp nhận
mang ý nghĩa là tính tương đồng, không phải là sự đồng nhất đơn điệu. Khi áp
dụng cho những người dân, nó có ý nghĩa là sự tương đương về tuổi tác, thu
nhập, cơ sở giáo dục...
g. Nguyên tắc thống nhất.
Nguyên tắc này phân chia toàn quốc thành nhiều vùng giá trị phù hợp với
nhà và đất. Những điều kiện liên quan tới giá trị trong vùng phải thống nhất.
Trong mỗi vùng lại phân chia thành nhiều vùng lãnh thổ nhỏ để các điều kiện
tác động đến giá trị được tính toán theo nguyên tắc thống nhất.
14
h. Nguyên tắc tương quan cung và cầu:
Nguyên tắc này cho biết rằng giá thị trường được xác định bằng sự tương
tác của cung và cầu. Nếu dân số của một khu vực tăng đột biến thì thu nhập sẽ
tăng lên. Nếu như tỷ lệ lãi suất thế chấp cùng thời điểm tăng rất mạnh thì nó sẽ
giảm nhu cầu.
2.2. Phương pháp định giá đất bồi thường.
2.2.1. Các phương pháp truyền thống.
Khả năng sinh lời của đất chính là kết quả tác động tổng hợp của các yếu
tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào đất. Đánh giá đất về mặt tự nhiên được xây dựng
trên các yếu tố khách quan, quan trọng của đất đối với khả năng cho sản phẩm tự
nhiên. Phần lớn các tính chất ổn định như: địa hình, loại thổ nhưỡng, độ dày
tầng đất, vị trí địa lý, điều kiện canh tác.
Yếu tố kinh tế ở đây được sử dụng chung như một yếu tố quan sát dùng
để so sánh, đánh giá kết quả phân hạng đất. Thường được dùng là năng suất bình
quân nhiều năm, mức thu nhập bình quân. Đánh giá kinh tế đất hợp lý là biểu
hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa giá trị tự nhiên và giá trị kinh tế của đất. Giá trị
kinh tế có 2 cách thể hiện: tương đối theo cấp hạng và theo tiền.
Giá tiền một thửa ruộng, một khoảnh đất là số tiền nếu gửi vào ngân hàng
sẽ thu được lợi tức ngang với địa tô thửa ruộng ấy thu được. Đó là những giai
đoạn cơ bản trong quá trình đánh giá đất nhằm xác định giá trị của thửa đất trên
cơ sở giá trị sử dụng và khả năng sinh lời của đất.
Theo lý luận của Mác "Nhà tư bản bỏ vốn vào kinh doanh nhằm mục đích
không những là để tái sản xuất ra số tư bản đã ứng ra mà còn để tái sản xuất ra
một giá trị thặng dư ra so với số tư bản ấy". Vì vậy người mua quyền sử dụng
đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp cũng phải tính đến sau một chu kỳ sản
xuất sẽ đưa lại bao nhiêu lợi nhuận, ít nhất bằng hoặc lớn hơn lãi xuất thu được
do gửi tiền vào ngân hàng. Như vậy giá cả ruộng đất đắt hay rẻ là do 2 nhân tố
quyết định:
1. Địa tô cao hay thấp
2. Tỷ xuất lợi tức tiền gửi ngân hàng.
Giá cả ruộng đất tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức
tiền gửi. Cho nên giá cả ruộng đất có thể được biểu thị bằng công thức:
15
Số lượng địa tô
Giá cả ruộng đất = ---------------------------------------------
Tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng
2.2.2: Các phương pháp đã được áp dụng.
Nội dung các phương pháp đã được áp dụng đều thống nhất với nhau về
quan điểm chung. Nhưng giá cả ruộng đất ở đây chính là giá mua quyền sử dụng
đất, còn sở hữu ruộng đất vẫn thuộc nhà nước. Vì vậy thời gian sử dụng đất ở
nhiều nước cũng được tính thành một yếu tố tác động đến giá cả ruộng đất. Thực
tế ở Việt nam cho thấy từ sau khi Luật đất đai ra đời năm 1993, thì giá đất ổn
định hơn trước rất nhiều. Nguyên nhân chính là ở chỗ Nhà nước quyết định giao
đất sử dụng ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với thời hạn cụ
thể như đất trồng cây hàng năm và đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có thời gian
thuê là 20 năm, đất trồng cây lâu năm thì thời hạn là 50 năm, các cơ quan ngoại
giao, lãnh sự quán thì thời gian được quy định cụ thể cho từng đối tượng.
Thời gian sử dụng đất lâu dài đã giúp cho người sử dụng đất yên tâm hơn
và mong muốn đầu tư vào mảnh đất của mình nhiều hơn. Tránh được hiện tượng
cố gắng trong thời gian thuê của mình để vắt kiệt mọi khả năng của đất dẫn đến
tình trạng như thoái hoá, biến chất ảnh hưởng đến kết cấu, hình thể của đất.
Trong hội thảo về thị trường đất do tổ chức lương thực và nông nghiệp thế
giới phối hợp với Uỷ ban kế hoạch Nhà nước tổ chức tại Hà Nội cũng đã giới
thiệu một công thức tính giá đất căn cứ từ thu nhập sử dụng đất với tỷ suất lợi
tức ngân hàng như sau:
Yt
Giá đất = ------------
(1+i).t
Trong đó: Yt = Rr. Qt -Ct
Với: Y là thu nhập/1ha trong năm ( còn gọi là thu nhập kỳ vọng).
R là Giá sản phẩm.
Q là chi phí bỏ ra.
t là thời gian.
i là tỷ suất lợi tức ngân hàng.
Dựa trên những tư tưởng trên có một số ý kiến đưa ra công thức để tính
giá đất :
Lợi nhuận bình quân năm trong 5 năm tới
Giá đất = --------------------------------------------------------------------
16
Tỷ suất lợi nhuận bình quân năm trong 5 năm tới.
Thực ra công thức này cũng khó thực hiện được vì khó tính được năng
suất trong 5 năm tới, cũng như khó tính được chi phí sản xuất, lợi nhuận của 5
năm tới. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và quá trình phát
triển knh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. Vì vậy phương pháp này
chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết, là một phương pháp có tác dụng tham khảo
thêm.
Hiện nay trên thế giới trong lĩnh vực định giá đất thường sử dụng những
phương pháp sau:
a. Phương pháp so sánh:
Phương pháp này được áp dụng trong môi trường đô thị khá phát triển, có
nhiều mẫu đất được mua bán. Mảnh đất, khu đất có những tài sản được định giá
có những đặc điểm, điều kiện tương tự với những tài sản đã được bán. Phương
pháp này được sử dụng rộng rãi và dễ được chấp nhận. Song tài sản đất đai
không bao giờ giống nhau tuyệt đối, cần xen xét kỹ về địa điểm, diện tích, cấu
trúc, đặc điểm đất đai... để hiệu chỉnh tài sản đất đai theo từng chi tiết, điều kiện
cụ thể.
Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi người đánh giá phải thu thập được
càng nhiều thông tin càng tốt và phải đảm bảo được hệ thống thông tin sàng lọc
có hiệu quả và cập nhật, chứa đựng được các thông tin nhận được của từng giao
dịch trên thị trường.
b. Phương pháp thu nhập (phương pháp đầu tư):
Phương pháp này dựa trên tổng số kinh phí đã bỏ ra để đầu tư vào xây
dựng hoặc cải tạo bất động sản. Phương pháp này thường dùng để tính giá cho
thuê đất, sau khi đã trừ đi phần kinh phí bỏ ra để xây dựng cơ sở hạ tầng và các
công trình khác có liên quan. Phương pháp này dễ tính toán, lượng thông tin thu
nhập không nhiều nhưng có một đặc điểm là độ chính xác của số liệu phụ thuộc
một phần vào chủ đầu tư nên khó kiểm tra.
c. Phương pháp chi phí (phương pháp giá thành):
Phương pháp này thường được áp dụng cho việc định giá đất nông
nghiệp, dựa vào khả năng sinh lợi của đất mà cụ thể là giá thành sản phẩm thu
nhập được để cá thể xác định được giá của mảnh đất cần phải định giá.
d. Phương pháp thặng dư:
Giá trị của bất động sản được xác định trên lợi nhuận thu được từ bất
động sản đó sau khi đã trừ mọi khoản chi phí. Phương pháp này có liên quan tới
17
rất nhiều các lĩnh vực cần thu thập thông tin như các thuế, lãi xuất ngân hàng, tỷ
xuất lãi ròng, mức thu hồi vốn.
Thông thường khi tiến hành định giá bất động sản cần áp dụng một vài phương
pháp để kiểm tra lẫn nhau, đảm bảo độ chính xác của giá trị bất động sản cũng
như mảnh đất cần định giá.
3. Phương pháp xác định hệ số K để định giá bồi thường thiệt hại.
Theo Nghị định 87/CP của Chính phủ ngày 17/8/1994 quy định khung giá
các loại đất. Do biến động của giá đất trên thực tế nên Chính phủ đã có văn bản
thay đổi hệ số điều chỉnh giá (hệ số K) cho phù hợp với thực tế hơn đó là thông
tư 145/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày
24/4/1998 của Chính Phủ.
3.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng, căn cứ xác định hệ số K và giá đất tính
đền bù bồi thường thiệt hại:
a. Hệ số K, phạm vi và đối tượng áp dụng:
Hệ số K quy định tại điều 8 của Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày
24/4/1998 của Chính phủ là hệ số quan hệ tỷ lệ giá đất tính theo khả năng sinh
lợi hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá đất do UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc TƯ quy định. Hệ số K có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1 tuỳ thuộc
vào sự chênh lệch giữa giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định với giá đất tính
theo khả năng sinh lợi hoặc giá đất thực tế chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hệ số K tại thông tư 145/1998/TT-BTC áp dụng để xác định giá đất tính
đền bù thiệt hại cho người bị thu hồi đất theo quy định tại điều 6 và tính khoản
tiền nộp ngân sách Nhà nước theo điều 14 của Nghị định 22/1998. Trong trường
hợp người bị thu hồi đất chỉ được đền bù chi phí đầu tư vào đất thì giá trị chi phí
thực tế được tính theo giá các chi phí tại thời điểm thu hồi đất. Tổ chức, cá nhân
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm đền bù thiệt hại về đất theo
giá đất được tính theo hướng dẫn tại Thông tư này cho toàn bộ diện tích đất
được giao, được thuê.
b. Căn cứ để xác định hệ số K:
Hệ số K để xác định giá đất tính đền bù thiệt hại do Chủ tịch UBND cấp
tỉnh quyết định cho từng dự án theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - Vật
giá có sự tham gia của các ngành liên quan, căn cứ để xác định gồm:
+ Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định căn cứ vào khung giá theo Nghị
định 87/CP, thông tư 94/TTLB đã bao hàm hệ số K quy định trong Nghị định
17/1998 và Quyết định 302/Ttg ngày 13/5/1996 của Thủ Tướng Chính Phủ.
18
+ Giá đất tính theo khả năng sinh lợi hoặc giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thực tế ở địa phương. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế là
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trung bình ở từng vị trí, từng loại đường
phố đối với đất đô thị, ở từng hạng đất của từng xã đối với đất nông nghiệp và
đất khu dân cư nông thôn tại thời điểm thu hồi đất tại địa phương. Trong trường
hợp khả năng sinh lợi của đất và giá chuyển tiền sử dụng đất (biến động trong
phạm vi dưới 15%) thì UBND cấp tỉnh có thể quy định hệ số K một lần để áp
dụng tính đền bù thiệt hại cho nhiều dự án trong khoảng thời gian ổn định đó.
c. Giá đất để tính đền bù thiệt hại:
Giá đất tính bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất do
UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính Phủ nhân với hệ số K
- Đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nước, nuôi trồng thuỷ sản, hệ
số K được xác định trên cơ sở quan hệ tỷ lệ số giữa giá đất tính theo khả năng
sinh lợi với giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.
- Đối với các loại đất khác, hệ số K được xác định trên cơ sở quan hệ tỷ lệ
giữa giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế với giá do UBND cấp tỉnh
quy định.
3.2. Phương pháp xác định hệ số K:
a. Hệ số K được xác định theo quan hệ tỷ lệ giữa giá đất tính theo khả
năng sinh lợi với giá đất do UBND tỉnh quy định.
Bước 1: Xác định giá trị sản lượng, chi phí và thu nhập
Bước 2: Xác định giá đất theo khả năng sinh lợi
Thu nhập
Giá đất theo = ----------------------------------------------------
khả năng sinh lời Lãi sất tiền gửi Ngân hàng Nhà nước
( %/ năm) không kỳ hạn.
Bước 3: Xác định hệ số K:
Giá đất theo
khả năng sinh lời
Hệ số K = ---------------------------------------------------------
Giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành
theo khung giá đất do Chính phủ quy định
b. Hệ số K được xác định theo quan hệ tỷ lệ giữa giá chuyển quyền sử
dụng đất thực tế với giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.
Bước 1: Thu thập và xử lý thông tin số liệu
19
Bước 2: Xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế của đất bị
thu hồi.
Bước 3: Xác định hệ số K:
Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất
thực tế ở địa phương
Hệ số K = ------------------------------------------------------------
Giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo
khung giá đất do Chính phủ quy định.
Hệ số K, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giá đất do UBND cấp
tỉnh ban hành tại công thức trên được tính cho từng vị trí của từng loại đường
phố theo từng loại đô thị hoặc theo từng hạng đất, đối với đất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đât làm muối và đất khu dân cư nông thôn.
c. Xác định hệ số K và giá đất bồi thường cho một số trường hợp đặc
biệt
Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản ở những nơi mà việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã diễn
ra phổ biến và đã hình thành giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể xác
định hệ số K bằng một trong 2 phương pháp trên, nhưng giá đất tính đền bù thiệt
hại bằng giá đất đền bù tính theo khả năng sinh lợi, cộng thêm một khoản tiền
tối đa bằng 60 % phần chênh lệch giữa giá đất tính theo giá chuyển nhượng
quyền sử dụng đất với giá đền bù tính theo khả năng sinh lợi của mảnh đất đó.
Đất ở những nơi mới đô thị hoá, (từ trước năm 1993 còn là nông thôn)
hoặc đất ở của hộ gia đình có khuôn viên rộng; trong đó có đất nông nghiệp, lâm
nghiệp thì được đền bù theo mức diện tích đất ở được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép dùng làm đất ở. Phần diện tích còn lại được đền bù theo
giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp và được cộng thêm một khỏan tiền tối đa bằng
30% phần chênh lệch giữa giá đền bù cho đất ở của khuôn viên đó với giá đất
đền bù đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp trong đô thị được đền bù theo giá đất nông nghiệp và
cộng thêm một khoản tiền tối đa bằng 30% phần chênh lệch giữa giá đền bù cho
đất ở trong đô thị của khu đất ở liền kề với giá đất đền bù đất nông nghiệp.
B. Cơ sở pháp lý của công tác định giá đất bồi thường
1. Thực chất giá cả đền bù.
Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí,
Nhà nước giao quyền sử dụng lâu dài cho mọi người dân và Nhà nước có thể thu
20
hồi trong các điều kiện cần thiết. Khi đó Nhà nước sẽ đền bù thiệt hại về đất là
một khoản tiền hoặc tài sản đất Nhà nước trả cho người dân đang sử dụng đất
nằm trong quy hoạch. Giá đất đó chính là giá Nhà nước trợ cấp cho người di
chuyển đến chỗ khác, giá đất đó chính là giá ép buộc của Nhà nước nó tuỳ thuộc
vào vị trí địa hình và giá cả chung của đất tại địa phương cụ thể và có thể áp
dụng xê dịch chút ít theo hệ số quy định.
Như vậy, thực chất của giá cả đền bù là việc trả lại tài sản cho người bị
thu hồi đất. Việc đền bù đất giúp cho người sử dụng đất có điều kiện tiếp tục sản
xuất và bảo đảm đời sống. Vì thế việc đền bù đất có thể thực hiện tuỳ thuộc vào
điều kiện của mỗi địa phương và yêu cầu của người được đền bù đất.
Tuy nhiên giá bồi thường thường là giá cứng và không sát với giá thị
trường.
2. Cơ sở của việc định giá đất đền bù.
* Đối với đất ở đô thị và khu dân cư nông thôn.
Đất ở đô thị và khu dân cư nông thôn trong công tác đền bù thiết hại là
lĩnh vực phức tạp nhất trong tất cả các loại đất vì giá trị sử dụng mà nó mang lại
cao. Chính vì vậy mà việc xác lập giá đền bù thiết hại đất khi giải toả để thực
hiện quy hoạch muốn đảm bảo được lợi ích của 3 phía: Nhà nước, chủ dự án và
người dân trong diện bị giải toả thì giá đền bù thiệt hại về đất phải được thực
hiên bằng phương pháp định giá đất, giá đất định giá phải sát với giá đất thực tế.
Đối với đất tại những vị trí có khả năng sinh lợi cao phải thực hiện đấu giá có
chú ý tới việc xét đầy đủ các nhân tố tác động đến việc lập giá đền bù thiệt hại.
Để xác định và đưa ra được các loại giá đền bù thiệt hại về đất tại đô thị
một cách hợp lý, ngoài việc tính toán, cân nhắc đầy đủ các yếu tố gây ảnh hưởng
đến công tác định giá đất đô thị, các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý.
Chúng ta hãy xem xét một cách khoa học hàm giá trị sử dụng đất phụ thuộc vào
các biến số cơ bản nào. Về cơ bản hàm giá trị sử dụng đất phụ thuộc vào các
biến số sau:
- Khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Khả năng hình thành các công trình dịch vụ.
- Khả năng sử dụng đất theo mục đích và yêu cầu khác nhau.
- Khả năng phân loại đô thị theo quy mô và vị trí địa lý hành chính.
- Khả năng phát triển ngành nghề truyền thống.
*Đối với đất nông nghiệp:
21
Khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối, đất có
mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thì người bị thu hồi đất được đền bù đất theo đúng
diện tích, hạng đất của đất bị thu hồi. Nếu không có đất để đền bù thì người có
đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền theo giá đất của điạ phương ban hành theo
quy định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính đền bù phù
hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương. Đối với
cây trồng vật nuôi trên đất thì sẽ được đền bù theo mức thiệt hại thực tế.
Nếu đất đất bị thu hồi là đất do nhà nước giao để sử dụng tạm thời, đất
cho thuê, đất đấu thầu thì người bị thu hồi không được đền bù thiệt hại về đất
nhưng được đền bù về những chi phí đã bỏ ra để đầu tư cải tạo đất.
* Đền bù thiệt hại đối với đất chuyên dùng.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp các tổ
chức chính trị-xã hội, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, đơn vị kinh
tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân được nhà nước giao mà không phải nộp tiền sử
dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thì
khi Nhà nước thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất, nhưng được Nhà
nước xem xét giao đất mới và được đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất,
nếu tiền đó không thuộc nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp các tổ chức chính trị- xã hội, công
ty cổ phần công ty trách nhiệm hữu hạn, đơn vị kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư
nhân khi bị nhà nước thu hồi đất, nếu đất đó đã nộp tiền sử dụng đất không
thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước thì được đền bù thiệt hại về đất mà
được Nhà nước xem xét giao và cho thuê đất mới. Việc giao đất cho thuê đất
mới phải phù hợp với dự án được cấp có thẩm quyền quyết định và phù hợp với
quy hoạch được duyệt.
3. Cơ sở pháp lý.
ở mỗi một chế độ xã hội khác nhau thì có các quan hệ đất đai khác nhau
và gắn liền với sự phát triển lịch sử của chế độ xã hội đó.
3.1. Quan hệ sở hữu.
Trong điều kiện cơ chế thị trường đất đai tham gia vào thị trường và trở
thành loại hàng hoá đặc biệt của loại thị trường đó. ở nước ta sở hữu đất đai
thuộc sở hữu Nhà nước do đó thị trường đất đai ở nước ta thực chất là thị trường
chuyển quyền sử dụng đất, nghĩa là thực hiện việc trao đổi chuyển nhượng
quyền sử dụng đất giữa các chủ sử dụng với nhau.
22
Sở hữu là một phạm trù của quan hệ sản xuất xã hội. Quan hệ sản xuất
bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và quan hệ quản lí, trong đó quan
hệ sở hữu là cốt lõi nền tảng chi phối hai quan hệ kia. Trong quan hệ đất đai
quan hệ sở hữu là nền tảng, là cốt lõi. Nó được thể hiện cả trên phương diện
kinh tế và pháp lý. Trên phương diện kinh tế đó là hình thức kinh tế của mọi
người trong việc chiếm hữu đất đai trong điều kiện xã hội nhất định. Trên
phương diện pháp lý đó là sự biểu hiện thành quyền sở hữu đất đai. Quyền sở
hữu đất đai là quyền lợi mang tính duy nhất thuộc về người sở hữu đất. ở nước
ta quyền này thuộc về Nhà nước và nó được xác định dựa trên cơ sở: ai được
làm chủ đất, sử dụng nó như thế nào và có thể được trao nó cho ai, đã được quy
định theo Luật đất đai năm 1993. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, các
cơ quan, cá nhân sử dụng lâu dài và người sử dụng đất được hưởng những quyền
lợi và nghĩa vụ theo nghị định.
Quan hệ sở hữu đất đai thể hiện ở quyền sở hữu đất đai về phương diện
pháp lý. Quyền sở hữu đất đai biểu hiện và quy định ở 3 quyền cơ bản đó là
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Các quyền này được xác
lập trên cơ sở chế độ sở hữu về đất đai được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ trên
cơ sở đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta.
Khi xã hội phát triển sẽ xuất hiện sự chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng đất đai, việc chuyển giao này cơ bản có bồi thường (nó thể hiện
dưới việc mua, bán đất). Nhưng cũng có trường hợp không có bồi thường (biểu
hiện ở trường hợp cho hoặc tặng). Việc chuyển giao này biểu hiện quyền hạn
của người sở hữu đất đai.
Như vậy nghiên cứu quan hệ sở hữu đất đai để hiểu được bản chất của
việc đền bù đất đó là việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất đai
giữa các đối tượng với nhau.
3.2. Quan hệ sử dụng .
Quyền sử dụng đất đai là một phần trong quyền sở hữu đất đai đứng trên
phương diện pháp lý, đây là quyền của người sở hữu đất và quyền này có thể
được kết hợp hoặc có thể được phân tách ra, tức là chủ sở hữu đất đai có thể
chuyển giao quyền sử dụng đất đai cho một đối tượng khác. Khi tách rời cả
người sở hữu và người sử dụng đều phải căn cứ vào những điều kiện nhất định
để xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Khi việc phân tách được thực hiện
thì mặt kinh tế của sở hữu được thực hiện tức là xuất hiện quan hệ đất đai trên
23
phương diện kinh tế. Để thực hiện được điều này cần có sự can thiệp của nhà
nước để bảo hộ quyền lợi cho các bên - người sở hữu và người sử dụng.
Quan hệ sở hữu và quan hệ sử dụng đất đai là hai quan hệ cơ bản trong
quan hệ đất đai được thể hiện dưới hình thức kinh tế và pháp lý có quan hệ rất
chặt chẽ với nhau. Trong đó quan hệ sở hữu đất đai là quan hệ quyết định và chi
phối quan hệ sử dụng.
3.3. Các văn bản pháp quy của nhà nước.
Luật đất đai năm 1993 của nước ta đã quy định rõ: "Nhà nước giao đất
cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định,
lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền
sử dụng đất. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất,
nhận quyền sử dụng đất từ người khác trong Luật này gọi chung là người sử
dụng đất. Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất". "Hộ gia
đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, thừa kế thế chấp quyền sử dụng đất".
Luật đất đai 1993 là văn bản pháp quy cao nhất Nhà nước quy định đất
đai thuộc sở hữu toàn dân, sự chuyển nhượng đất đai trên thị trường thực tế là
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng Nghị quyết TƯ (Đại hội Đảng lần
thứ 8) đã công nhận đất đai là một loại hàng hoá (bất động sản - tài sản) được
chuyển nhượng quyền sử dụng theo giá cả thị trường; thừa nhận sự hình thành
và phát triển của thị trường bất động sản. Đây là điều chưa thống nhất và là hạn
chế nhiều sự công khai hoá của thị trường đất đai làm cho ngân quỹ Nhà nước
thất thu một khối lượng lớn.
Tại Điều 12 chương I Luật đất đai năm 1993 đã công nhận đất có giá trị:
"Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu
tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị khi giao đất, bồi thường thiệt hại
về đất khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng
vùng và theo từng thời gian".
- Căn cứ vào Điều 12 của Luật đất đai, Chính phủ đã ra Nghị định 80/CP
ban hành khung giá đất.
- Nghị định 90/CP ngày 17/ 9/ 1994, quy định về việc đền bù thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích An ninh quốc gia, Quốc
phòng, lợi ích Quốc gia và lợi ích công cộng.
24
- Tiếp đến ngày 17/08/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 87/CP thay
thế cho Nghị định 80/CP.
- Thông tư liên bộ số 94/ TTLB ngày 14/11/1994 của liên bộ Tài chính -
Xây dựng- Tổng cục Địa chính- Ban vật giá Chính phủ, hướng dẫn thi hành
Nghị định 87/CP cũng hướng dẫn thêm hình thức xác định giá đất theo cơ chế
đấu thầu quyền sử dụng đất.
- Ngày 13/05/1996 Chính phủ đã ra Quyết định số 302/TTg bổ sung hệ số
K nhằm mở rộng khung giá đất đã quy định tại Nghị định 87/CP.
- Nghị định 22/1998/NĐ- CP ngày 24/4/1998, về việc đền bù thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất thay thế Nghị định 90/CP nói trên. Trong đó một số điều
cơ bản đã được đề nghị sửa đổi như xác định mức đất ở để tính đền bù, giá đất
đền bù, lập khu tái định cư, quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di
chuyển đến nơi ở mới, chính sách hỗ trợ và các điều kiện bắt buộc phải có của
khu tái định cư, hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng và thẩm định phương án
đền bù giải phóng mặt bằng.
- Thông tư số 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K, nội
dung và chế độ quản lý, phương án đền bù và một số nội dung khác.
- Văn bản số 4448/TC-QLCS ngày 04 tháng 9 năm 1999 của Vụ quản lý
công sản - Bộ tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền
bù, giải phóng mặt bằng.
Đây là những văn bản pháp quy cao nhất của Nhà nước công nhận sự
chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế sự mua bán đất đã hình
thành. Đương nhiên khi thị trường bất động sản trong đó đất đai là một thành
phần cơ bản xuất hiện thì các quy luật kinh tế khách quan trên thị trường
nàycũng được hình thành để chi phối, điều tiết những hoạt động của giá cả đất
đai. Điều khẳng định là giá trị của đất là cơ sở hình thành và vận động của giá
đất.
III :Những quy định của nhà nước về định giá đất bồi thường GPMB
A: Những quy định chung
1. Phạm vi áp dụng.
Khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh,
lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng quy định tại điều 27 của luật Đất đai năm
1993 thì nhà nước quy định bồi thường đối với những loại đất sau:
- Đất sử dụng vào mục đích Quốc phòng An ninh.
25
- Đất sử dụng vào mục đích lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng gồm :
2. Đối tượng được bồi thường.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có đất bị thu hồi ( gọi chung là
người bị thu hồi đất ) được đền bù thiệt hại về đất khi nhà nước thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích Quốc phòng An ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng
Người sử dụng đất vào mục đích nào theo quy định của pháp luật thì khi
nhà nước thu hồi được bồi thường bằng tiền theo giá đất cùng mục đích sử fụng.
Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về
giá trị thì phần chênh lệch được thanh toán bằng tiền.
Tuy nhiên người bị thu hồi đất được bồi thường về đất phải có một trong
các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về
đất đai
- Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật về đất đai
- Có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật
- Có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà gắn liền với đất ở theo quy định
của pháp luật
- Có giấy tờ thanh lý, hoá giá, mua nhà thuộc sở hữu nhà nước phù hợp
với quy định của pháp luật
- Có quyết định giao ( cấp) nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giao (cấp)
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gắn liền với đất ở của cơ quan có thẩm quyền
- Có bản án hoặc quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật hoặc
quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã
có hiệu lực
- Có giấy tờ hợp lệ về nhà, đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ
cấp cho người sử dụng đất, mà người đó vẫn sử dụng đất liên tục từ khi được
cấp giấy cho đến ngày đất bị thu hồi.
- Có giấy tờ thừa kế, tặng cho nhà đất theo quy định của pháp luật
- Có giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với quyền sử dụng đất.
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà đất đó không có tranh chấp
- Có giấy tờ mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất theo quy định của
luật đất đai năm 1988
26
- Trường hợp không có các giấy tờ quy định từ điều kiện 1- 12 nhưng đất
đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993 mà tại thời điểm sử dụng không vi
phạm quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có
thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc không phải là đất lấn
chiếm trái phép và được UBND xã phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi xác
nhận đất đó không có tranh chấp.
- Trường hợp mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán
nhà gắn liền với đất mà đất đó có một trong các điêù kiện quy định từ điều kiện
1-13 nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ, được UBND cấp xã nơi có đất bị
thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.
- Người khai hoang sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản và làm muối phù hợp với quy hoạch, được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép, phù hợp với quy định của pháp luật, được UBND cấp
xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp
Những người bị thu hồi đất không có một trong các điều kiện trên thì
không được bồi thường về đất
Đất bị thu hồi nếu có đủ điều kiện thì đều được bồi thường 100% theo giá
quy định hiện hành của pháp luật. Giá đất để tính bồi thường tại thời điểm thu
hồi đất là giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính Phủ
đang có hiệu lực
Trường hợp giá đất để tính bồi thường của từng lô đất cụ thể bị thu hồi
không phù hợp với thực tế tại địa phương, thì được xác định lại cho phù hợp
B. Những quy định cụ thể về định giá đất bồi thường GPMB
1. Phân loại các loại đất cần phải định giá.
a. Đất nông nghiệp:
- Đất trồng cây hàng năm: cày cấy được, cây hoa mầu.
- Đất trồng cây lâu năm: cây công nghiệp, cây ăn quả, đất vườn ươm cây
nông nghiệp lâu năm.
- Đất có mặt nước: các hồ, ao, đầm, sông cụt, thùng đào để cho động vật
uống nước, nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất trồng cỏ chăn nuôi: đất trồng cỏ, đồng cỏ chuyên sử dụng để chăn
nuôi gia súc.
- Đất trồng vườn tạp: các vườn cây đất giành cho trồng hoa hay cây trang
trí.
27
b. Đất lâm nghiệp: Gồm đất rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng, đất
dùng cho nghiên cứu khoa học về lâm nghiệp.
c. Đất chuyên dùng: Đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi và mặt
nước chuuyên dùng, đất di tích lịch sử văn hoá, đất quốc phòng an ninh, đất khai
thác khoáng sản, đất làm nguyên vật liệu xây dựng, đất làm muối, đất nghĩa
trang, nghĩa địa và đất chuyên dùng khác.
d. Đất ở: Đất để làm nhà cửa và các công trình phục vụ sinh hoạt khác.
đ. Đất chưa sử dụng: Là đất có đủ điều kiện sử dụng nhưng chưa xác
định được mục đích sử dụng
2. Căn cứ định giá đất giải phóng mặt bằng
Khi định giá đền bù người làm công tác định giá phải dựa trên các căn cứ
về định giá tài sản nhà đất và các quy định của Chính phủ để có được khung giá
thích hợp.
Căc cứ vào cách phân hạng đất loại: Đô thị, loại đường phố, vị trí đất để
xác định giá đất theo Điều 5 NĐ 80/CP ngày 6/11/1993 của Chính phủ. Liên bộ
Tài chính- Xây dựng- Tổng cục quản lý ruộng đất- Ban vật giá Chính phủ hướng
dẫn như sau:
a. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp: Hạng đất để xác định giá đất áp
dụng theo hạng đất để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương được cấp
có thẩm quyền phê chuẩn theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.
b. Đất khu dân cư ở nông thôn được xác định theo địa giới hành chính.
Hạng đất để xác định giá đất áp dụng theo quy định của Pháp lệnh thuế nhà đất (
phụ thuộc vào các yếu tố : khả năng sinh lợi, giá trị sử dụng, vị trí và giá đất
thực tế ở địa phương).
c. Đất khu dân cư ở các vùng ven đô thị, thị trấn, đầu mối giao thông và
trục đường giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp
được xác định như sau:
- Đất khu dân cư ở các vùng ven đô thị bao gồm các xã tiếp giáp với nội
thành, nội thị xã.
- Đất thị trấn áp dụng bảng giá đất đô thị theo NĐ 80/CP của Chính phủ.
- Đất khu thương mại, khu du lịch không nằm trong đô thị là toàn bộ diện
tích nằm trong khu thương mại, khu du lịch và khu dân cư gắn với khu thương
mại, khu du lịch theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
28
- Đất khu công nghiệp không nằm trong đô thị là đất có nhà máy, xí
nghiệp và khu dân cư gắn với khu công nghiệp theo quyết định của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
- Đất khu dân cư ở ven đầu mối giao thông và các trục đường giao thông
chính không nằm trong khu đô thị bao gồm: đất ngã ba, ngã tư... trục đường giao
thông, bến phà, bến cảng, sân bay do trung ương và tỉnh, hoặc thành phố trực
thuộc trung ương quản lý.
Đối với khu dân cư ở các vùng ven đô thị, đầu mối giao thông và trục
đường giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp (không
bao gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp) được xác định theo 2 loại, mỗi loại chia
làm 6 hạng như sau:
Loại I: áp dụng cho các vùng ven đô thị loại I theo quy định hiện hành
của Chính phủ.
Loại II: áp dụng cho các khu còn lại.
Hạng đất để xác định giá đất đối với khu dân cư ở các vùng ven đô thị,
đầu mối giao thông và trục đường giao thông chính, khu thương mại, khu du
lịch, khu công nghiệp phải căn cứ vào giá trị sử dụng, mức độ sinh lợi và giá đất
trên thị trường ở từng khu vực, từng vị trí. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương quy định hạng đất để xác định mức giá đất cho phù hợp thực tế
ở từng địa phương. Việc xác định hạng đất theo quy định ở mục này không áp
dụng hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
d. Đất khu dân cư ở đô thị (đất đô thị):
+ Loại đô thị: đô thị phân thành 5 loại theo quy định hiện hành của Nhà
nước. Thị trấn chưa có quyết định phân loại đô thị của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thì tạm thời xét vào nhóm đô thị loại 5.
+ Phân loại đường phố trong đô thị: Đường phố bao gồm các loại quốc lộ
qua đô thị, trục đường chính, đường khu phố, đường ô phố, các đường trong
(hẻm ngõ) dẫn đến các nhóm và từng ngôi nhà. Việc phân loại đường phố trong
đô thị để xác định giá đất phải căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, giá thị
trường và vào mức độ trang thiết bị cơ sở hạ tầng, cụ thể như sau:
- Đường phố loại I: là nơi có điều kiện sinh lợi đặc biệt cao, có vị trí đặc
biệt thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán, du lịch, sinh
hoạt, có trang thiết bị cơ sở hạ tầng đồng bộ có giá đất thị trường cao nhất,
thường là đường quốc lộ qua đô thị và các trục đường chính của toàn đô thị.
29
- Đường phố loại II: Là nơi có điều kiện sinh lợi cao, có vị trí thuận lợi
đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, sinh hoạt; có trang thiết bị cơ
sở hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá đất thị trường trung bình thấp hơn giá đất
đường phố loại I và thường là loại đường phố chính của khu vực.
- Đường phố loại III: Là nơi có điều kiện sinh lợi tương đối cao, có vị trí
tương đối thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, sinh
hoạt, có trang thiết bị cơ sở hạ tầng chủ yếu đồng bộ: cấp điện, cấp nước và
thoát nước, có giá đất thị trường trung bình thấp hơn đường phố loại II và
thường là đường phố phân khu vực.
- Đường phố loại IV: là các đường phố còn lại, tuỳ thuộc vào đặc điểm
của từng loại đô thị. Đường phố loại IV có thể phân thành 2 hoặc 3 loại cho phù
hợp với thực tế ở địa phương.
* Dựa vào vị trí đất trong từng loại đường:
Việc xác định vị trí đất trong từng loại đường phố căn cứ vào điều kiện
sinh lợi và giá thị trường của từng vùng đất trong từng điều kiện đô thị cụ thể
như sau:
Vị trí 1: là những khu đất có ít nhất một mặt giáp với đường phố
Vị trí 2: là những khu đất có mặt tiếp giáp với ngõ có chiều rộng lớn hơn
hoặc bằng 3,5 m.
Vị trí 3: là những khu đất có mặt tiếp giáp với ngõ có chiều rộng từ 2m
đến 3,5m
Vị trí 4: là những khu đất có mặt tiếp giáp với ngõ có chiều rộng nhỏ hơn
2m
Đối với các thửa đất ở các vị trí 3,4 mà nối trực tiếp với đường phố thì áp
dụng theo vị trí có mức giá đất cao hơn liền kề. Đối với các thửa đất ở các vị trí
2,3,4 mà nối thông với nhiều đường phố có giá đất khác nhau thì áp dụng theo
giá đất của vị trí đường phố gần hơn.
Số lượng vị trí trong một đô thị không nhất thiết bằng tổng số vị trí của
các loại đường phố cộng lại mà có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Căn cứ vào thực tế
giá đất của từng khu vực đó để xác định các loại đường phố đi qua khu vực, các
vị trí có giá đất phù hợp với thực tế ở địa phương.
3.2. Những quy định về giá đền bù của Nhà nước.
Từ năm 1959 tại Nghị định 151/TTg của Hội đồng Chính phủ đã có quy
định tạm thời về trưng thu ruộng đất của nhân dân và quyết định bồi thường
thiệt hại cho người có ruộng đất bị trưng dụng.
30
Từ đó cho đến nay có nhiều quyết định, nghị quyết, thông tư của Chính
phủ và Thủ tướng chính phủ quy định và hướng dẫn thực hiện phù hợp với tình
hình phát triển của nền kinh tế đất nước.
a. Đối với đất nông nghiệp.
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối, đất có
mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thì người bị thu hồi đất được đền bù đất theo đúng
diện tích trạng thái của đất bị thu hồi. Nếu không có đất để đền bù thì người bị
thu hồi đất được đền bù bằng tiền theo giá đất địa phương ban hành theo quy
định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính đền bù phù hợp
với khả năng sinh lợi và giá chuyển quyền sử dụng đất ở địa phương. Theo Nghị
định 87/CP của Chính phủ đã đưa ra khung giá chuẩn cho đất nông nghiệp
Bảng 1: giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp
a. Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Đơn vị tính : đồng / m2
Hạng đất
Nội thành và
xã ven nội thành
Các xã khác
1 19.300 15.400
2 16.100 12.100
3 13.000 9.700
4 9.800 7.400
5 4.700
6 1.300
b. Đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp
Đơn vị tính : đồng / m2
31
Hạng đất Nội thành và
xã ven nội thành
Các xã khác
1 14.000 11.200
2 11.900 9.500
3 8.500 6.600
4 4.300 3.900
5 1.200 1.100
(Nguồn: Quyết định 3915/QĐ-UB ngày 12/9/1997 về khung giá các loại đất trên
địa bàn thành phố )
Nếu đất bị thu hồi là đất Nhà nước giao để sử dụng tạm thời đất cho thuê,
đất đấu thầu thì người bị thu hồi không được đền bù thiệt hại về đất nhưng được
đền bù thiệt hại chi phí đầu tư vào đất.
b. Đối với đất ở nông thôn (Khu dân cư ở nông thôn):
Đất ở của mỗi hộ gia đình nông thôn bao gồm đất để làm nhà và các công
trình phục vụ cho đời sống gia đình. Người bị thu hồi đất được đền bù bằng đất
có mục đích sử dụng nhưng tối đa được đền bù bằng đất tại nơi ở mới là mức đất
quy định tại điều 54 Luật đất đai.
Bảng 2: Giá đất khu dân cư nông thôn
Đơn vị tính : 1000 đồng / m2
Loại
xã
Xã đồng bằng Xã trung du Xã miền núi
Đất có
cơ sở hạ
tầng
Đất chưa
có cơ sở
hạ tầng
Đất có
cơ sở hạ
tầng
Đất chưa
có cơ sở
hạ tầng
Đất có cơ
sở hạ tầng
Đất chưa
có cơ sở
hạ tầng
1 38 29 24 17 14 10
2 32 24 19 13
3 26 20
(Nguồn: Quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 quy định về khung giá các
loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội)
32
Bảng 3 : giá đất tại các thị trấn
Đơn vị tính : 1000 đồng / m2
Loại thị trấn
Mức giá theo vị trí
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4
Loại I
Đường Loại1 1500 900 540 320
Đường loại 2 1250 750 450 270
Loại II
Đường loại 1 1100 660 400 240
Đường loại 2 850 510 306 185
(Nguồn: Quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 quy định về khung giá các
loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội)
c. Đối với đất đô thị:
Nếu đất được quy hoạch để xây dựng đô thị nhưng chưa có cơ sở hạ tầng
thì không được đền bù như đất đô thị mà đền bù theo giá đất đang chịu thuế sử
dụng hoặc tiền thuê đất nhân với hệ số K cho phù hợp. Theo Nghị định 87/CP đã
đưa ra bảng giá chuẩn cho đất đô thị theo Bảng sau
Bảng 4: giá đất tại các khu vực nội thành
Đơn vị tính : 1000 đ/ m2
Loại
đường phố
Mức giá theo vị trí
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4
Loại I
Mức A 9800 3920 2350 1410
Mức B 7800 3120 1870 1150
Loại II
Mức A 6300 2520 1510 910
Mức B 5050 2020 1210 730
Loại III
Mức A 4040 1620 970 580
33
Mức B 3230 1300 780 470
Loại IV
Mức A 2200 880 530 320
Mức B 1540 620 370 225
(Nguồn: Quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 quy định về khung giá các
loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội)
Nếu đất thu hồi là đất ở thì được đền bù bằng tiền hoặc nhà ở trong khu
định cư. Định mức đất ở đền bù cho hộ gia đình do UBND tỉnh quy định nhưng
không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi
d. Đối với đất khu dân cư ở các vùng ven đô thị, ven đầu mốc giao
thông và trục đường giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch, khu
công nghiệp:
Giá đất được xác định cho từng hạng đất và được chia theo loại xã. Hạng
đất được xác định căn cứ vào khả năng sinh lợi, giá trị sử dụng, vị trí đất ở địa
phương, và giá đất thực tế ở địa phương. Theo Nghị định 87/CP giá đất như sau:
Bảng 5 : giá đất khu dân cư các vùng ven đô thị, đầu
mối giao thông và các trục đường giao thông chính,
khu phát triển đô thị, khu thương mại
khu du lịch, khu công nghiệp.
Đơn vị : 1000 đồng / m2
Vị
Trí
lô đất
Xã ven nội thành, thị trấn khu du lịch,
khu quy hoạch phát triển đô thị, khu
thương mại, khu công nghiệp
Đất tại các đầu mối giao thông ven các trục
đường giao thông chính thuộc các huyện
ngoại thành
Đoạn
Loại I
Đoạn
Loại II
Đoạn
Loại III
Đoạn
Loại I
Đoạn
Loại II
Đoạn
Loại III
34
Đất
có
cơ sở
hạ
tầng
Đất
chưa
có cơ
sở
hạ
tầng
Đất
có
cơ
sở
hạ
tầng
Đất
chưa
có cơ
sở
hạ
tầng
Đất
có
cơ sở
hạ
tầng
Đất
chưa
có cơ
sở
hạ
tầng
Đất
có
cơ sở
hạ
tầng
Đất
chưa
có cơ
sở
hạ
tầng
Đất
có
cơ sở
hạ
tầng
Đất
chưa
có cơ
sở
hạ
tầng
Đất
có
cơ sở
hạ
tầng
Đất
chưa
có cơ
sở
hạ
tầng
Vị trí 1 1.500 1350 1200 1080 960 870 880 790 520 470 310 280
Vị trí 2 900 810 720 650 570 520 525 470 310 280 190 170
Vị trí 3 540 485 430 390 340 310 290 260 170 155 105 90
Vị trí 4 320 290 260 235 200 190 140 125 85 75 50 45
Ngoài
phạm vi
200 m
220 210 200 190 180 170 Theo Giá đất vùng nông thôn
(Nguồn: Quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 quy định về khung giá các
loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội)
3. Quá trình định giá giải phóng mặt bằng.
Công tác giải phóng mặt bằng là một công việc vô cùng phức tạp và khó
khăn. Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác giải phóng
mặt bằng, thực hiện các dự án đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn
định kinh tế- xã hội Thủ đô. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành
Quyết định số 72/2001/QĐ-UB quy định về trình tự thủ tục tổ chức thực hiện
công tác bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội.
Công tác giải phóng mặt bằng ở quận Cầu Giấy nói riêng và công tác giải
phóng mặt bằng ở Hà Nội nói chung đều phải thực hiện qua các bước sau:
a. Bước 1: Thành lập Hội đồng Giải phóng mặt bằng.
Khi có quyết định thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân
quận huyện nơi có đất thu hồi cần giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, đồng
thời báo cáo ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố để được chỉ đạo và
tổng hợp
Sau khi nhận hồ sơ giải phóng mặt bằng của chủ dự án, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân quận huyện kiểm tra các điều kiện và thủ tục hồ sơ (nếu không đủ thì
yêu cầu chủ đầu tư bổ sung), quyết định thành lập Hội đồng Giải phóng mặt
35
bằng trong thời gian không quá 07 ngày. Hồ sơ để thành lập Hội đồng Giải
phóng mặt bằng gồm:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền.
- Văn bản đề nghị thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
- Giải trình về phương án tái định cư các hộ dân, dự kiến số hộ dân phải di
chuyển, chuẩn bị nơi tái định cư, diện tích nhà, đất sử dụng.
- Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500. Bản vẽ Quy hoạch mặt bằng được cơ quan
có thẩm quyền chấp thuận và Sở Địa chính Nhà đất xác nhận về diện tích và
ranh giới khu đất để thực hiện dự án.
Đối với dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn ngân sách, nên hai
bên tự thoả thuận về phương án bồi thường thiệt hại theo khuôn khổ chính sách.
Nhà nước quy định thì không nhất thiết phải thành lập Hội đồng Giải phóng mặt
bằng. Khi đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận huyện xác nhận và có văn bản
chấp thuận việc bồi thường thiệt hại và bàn giao đất giữa hai bên.
Trường hợp đặc biệt cần phải sớm giải phóng mặt bằng để thực hiện dự
án thì Uỷ ban nhân dân thành phố có văn bản chỉ đạo riêng về việc thành lập Hội
đồng Giải phóng mặt bằng trước khi có quyết định thu hồi đất.
* Thành phần Hội đồng Giải phóng mặt bằng.
Hội đồng Giải phóng mặt bằng hoạt động đến khi kết thúc công tác bồi
thường thiệt hại bà tái định cư. Khi đó, Chủ tịch UBND quận huyện ra quyết
định giải tán Hội đồng
* Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng giải phóng mặt bằng.
- Hội đồng Giải phóng mặt bằng làm việc theo nguyên tắc tậ thể. Các
quyết định của Hội đồng phải được quá nửa so với thành viên Hội đồng biểu
quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thì thực hiện theo
phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Chủ dự án và người đại diện cho những
người được bồi thường thiệt hại không tham gia biểu quyết.
- Chủ tịch Hội đồng Giải phóng mặt bằng quyết định thành lập Tổ công
tác để giúp việc cho Hội đồng. Thành phần Tổ công tác gồm đại diện chủ đầu tư
( hoặc đơn vị tư vấn thay mặt chủ đầu tư), đại diện của Hội đồng và Uỷ ban
nhân dân phường xã.
* Nhiệm vụ của Hội đồng Giải phóng mặt bằng.
- Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra các thủ tục, điều kiện thực hiện giải phóng
mặt bằng
36
- Hướng dẫn chủ dự án ( hoặc đơn vị tư vấn) về các chế độ chính sách và
các đặc điểm của việc giải phóng mặt bằng của địa phương, trách nhiệm của chủ
dự án khi nhận đất thực hiện dự án.
- Hướng dẫn các chế độ chính sách, quyền hạn và trách nhiệm của người
sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi; giới thiệu chủ dự án với người đang sử dụng
đất.
- Lập kế hoạch thực hiện trước, trong và sau khi bồi thường thiệt hại, tái
định cư.
- Hướng dẫn người đang sử dụng đất kê khai diện tích đất nguồn gồm:
ranh giới, tài sản hiện có trong khu đất và đề đạt nghuyện vọng khi Nhà nước
thu hồi đất
- Hướng dẫn kiểm tra chủ dự án đo đạc, xác nhận những tài sản trên đất
do người đang sử dụng đất kê khai, tổ chức đưa dân vào khu tái định cư
- Xác nhận về mặt hành chính đất, nhà, tài sản mà 2 bên đã kê khai và xác
nhận để áp dụng bồi thường.
- Hướng dẫn khung giá đất do Nhà nước quy định và cách tính các loại tài
sản khác; yêu cầu để cơ quan thuế xác nhận hạng đất tính thuế sử dụng đất nông
nghiệp.
- Chỉ đạo chính quyền phường xã thông báo cho các tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân biết để kê khai, thực hiện theo quy định, chỉ đạo chính quyền phường
xã căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được các cơ quan Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp và hồ sơ, tài liệu lưu trữ quản lý tại địa
phương để thẩm định, xác nhận bản kê khai của người đang sử dụng đất kê khai
và lập hồ sơ báo cáo Hội đồng Giải phóng mặt bằng.
b. Bước 2: Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản làm căn cứ lập
phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư.
* Tổ chức kê khai, điều tra, xác nhận.
Uỷ ban nhân dân phường thẩm định, xác định tính pháp lý về tài sản cho
người đang sử dụng đất kê khai nguồn gốc, thời gian sử dụng đất, tình trạng sử
dụng đất, nhà báo cáo Hội đồng Giải phóng mặt bằng trong thời gian 7 ngày.
Tổ công tác trình bày nội dung về tài sản, đất đai và nguyện vọng của
người đang sử dụng đất, ý kiến của chủ dự án.
* Định giá tài sản để làm căn cứ bồi thường thiệt hại tái định cư.
- Sau khi xem xét ý kiến đề nghị của Tổ công tác, trong 10 ngày, Hội
đồng Giải phóng mặt bằng trình bày Uỷ ban nhân dân quận phương án giá đất
37
làm căn cứ bồi thường thiệt hại, giá đất, giá bán nhà ở khi tái định cư trên cơ sở
khung giá đất, giá bán nhà ở do Nhà nước và Uỷ ban nhân dân thành phố quy
định.
- Sau 7 ngày nhận được phương án giá đất bồi thường của Uỷ ban nhân
dân quận. Giám đốc Sở Tài chính Vật giá có trách nhiệm chủ trì cùng Thường
trực Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố và các ngành liên quan tổ chức
thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định phê duyệt về các nội
dung:
Giá bồi thường thiệt hại về đất theo thời điểm thu hồi đất tại khu vực thu
hồi đất .
Giá nhà ở, đất ở tại nơi tái định cư phù hợp với giá bồi thường thiệt hại.
c. Bước 3: Lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư.
Căn cứ biên bản xác nhận tài sản, phương án giá bồi thường thiệt hại, tái
định cư được duyệt và chính sách quy định, chủ dự án có trách nhiệm xây dựng
phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư, chủ dự án có thể tự làm hoặc thuê
tư vấn lập kế hoạch và phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư báo cáo Hội
đồng Giải phóng mặt bằng xem xét.
Phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư được chủ dự án và đại diện
Hội đồng Giải phóng mặt bằng xác nhận, được chuyển tới người sử dụng đất để
rà soát và thống nhất. Kết quả rà soát và thống nhất của hai bên được xử lý cụ
thể theo hai trường hợp quy định tại điều 6 của nghị định số 72/2001/QĐ-UB.
d. Bước 4: Phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư.
* Trường hợp hai bên đạt được sự thống nhất về phương án bồi thường
thiệt hại, tái định cư.
- Căn cứ vào những tài liệu, hồ sơ kê khai và nguyện vọng của người
đang sử dụng đất; biên bản kiểm kê thực tế của Tổ công tác, những tài liệu lưu
trữ và văn bản hành chính đã được Hội đồng Giải phóng mặt bằng xem xét từng
nội dung, tính pháp lý và thống nhất số liệu có xác nhận của Uỷ ban nhân dân
phường, phương án giá đất đã được phê duyệt, Hội đồng Giải phóng mặt bằng tổ
chức xét duyệt từng trường hợp cụ thể. Trường hợp nào không thống nhất thì
báo cáo Thường trực Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố để xin ý kiến
chỉ đạo. Thời gian xem xét của Hội đồng Giải phóng mặt bằng không quá 20
ngày.
Trước khi trình Chủ tịch UBND quận quyết định phê duyệt, phương án
bồi thường thiệt hại và tái định cư được niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban
38
nhân dân phường để người bị thu hồi đất rà soát và có ý kiến lần cuối cùng trong
thời gian 3 ngày.
- Căn cứ vào nguồn vốn và cơ quan quyết định đầu tư phương án bồi
thường thiệt hại, tái định cư được phê duyệt như sau:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận trực tiếp quyết định phê duyệt phương án
bồi thường thiệt hại đối với các chủ dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách
được phân cấp quản lý, các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận quyết định
phê duyệt, các dự án của các tổ chức kinh tế không sử dụng vốn ngân sách mà
diện tích đất thu hồi không phải là đất ở, các chủ dự án được thực hiện bằng
nguồn vốn đóng góp, huy động của nhân dân.
Uỷ ban nhân dân thành phố uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận
quyết định phê duyệt các phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư sau khi
có văn bản thoả thuận của Hội đồng thẩm định thành phố (do Sở Tài Chính Vật
giá thay mặt) đối với các trường hợp: Dự án được thực hiện bằng vốn ngân sách
T.Ư và Thành phố, vốn tín dụng Nhà nước bảo lãnh, vốn vay tín dụng dự án
phát triển của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ tướng các Bộ
ngành T.Ư, Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định phê duyệt, các dự án có di
dân, tái định cư, các dự án thực hiện theo Luật Dân sự đầu tư nước ngoài.
Nếu có sự không thống nhất giữa Hội đồng Giải phóng mặt bằng và Hội
đồng thẩm định thành phố thì Thường trực Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng
tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định.
- Sau khi phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư, Uỷ ban
nhân dân quận chỉ đạo Hội đồng Giải phóng mặt bằng phối hợp với Uỷ ban nhân
dân phường và các tổ chức đoàn thể vận động, giải thích để các chủ đang sử
dụng đất thực hiện .
* Trường hợp hai bên không đạt được sự thống nhất về phương án bồi
thường thiệt hại, tái định cư.
- Về công tác kê khai: Sau khi đã vận động, thuyết phục nhưng chủ đang
sử dụng đất không tự giác chấp hành kê khai, không cho tổ công tác điều tra đất
đai, tài sản trong phạm vi giải phóng mặt bằng, để đảm bảo tính pháp lý và
khách quan, chủ dự án và UBND phường báo cáo UBND quận để chỉ định một
Tổ tư vấn bao gồm đại diện các cơ quan chuyên môn và bảo vệ pháp luật của
cấp quận, Uỷ ban nhân dân phường và đại diện chủ dự án tiến hành một trong 2
biện pháp sau.
39
Sử dụng tài liệu hồ sơ quản lý tại phường về địa chính nhà đất, hộ khẩu để
lập phương án bồi thương thiệt hại và tái định cư.
Thực hiện biện pháp cưỡng chế để tổ chức đo đạc, lập biên bản kiểm kê
đất đai, toàn bộ tài sản với sự giám sát và xác nhận của chính quyền phường về
tính chính xác thực của đất đai, tài sản được kiểm kê. Các tài liệu này là căn cứ
lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư.
- Về thủ tục xét duyệt: Hội đồng Giải phóng mặt bằng xét duyệt phương
án bồi thường thiệt hại và tái định cư do chủ dự án đề xuất, chuyển đến Hội
đồng Thẩm định thành phố để thẩm định về tính pháp lý của hồ sơ bồi thường
thiệt hại, giá bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản trên đất.
Sau khi giá trị tài sản được xác định một cách khách quan, Hội đồng Giải
phóng mặt bằng tổ chức công bố công khai cho các bên liên quan và trình Chủ
tịch UBND quận phê duyệt theo quy định của nghị định này.
- Trong vòng 15 ngày sau khi có quyết định của Chủ tịch UBND quận phê
duyệt phương án bồi thường thiệt hại, mỗi bên có thể trình bày kiến nghị của
mình nếu cho rằng quyết định chưa hợp lý, chưa công bằng. Hội đồng Giải
phóng mặt bằng, Chủ tịch UBND quận kiểm tra lần cuối cùng về quyết định của
mình, nếu quyết định đó là đúng mà mỗi bên còn có khiếu nại thì quyết định giải
quyết theo hướng giữ nguyên phương án bồi thường thiệt hại được phê duyệt.
Trường hợp các bên liên quan phát hiện những nội dung sai sót về số liệu
hoặc áp dụng chính sách chưa hợp lý, chưa công bằng, Hội đồng Giải phóng mặt
bằng yêu cầu các cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn hoặc cá nhân báo cáo trung
thực về trách nhiệm có liên quan đến những khiếu nại trên. Trên cơ sở đó Hội
đồng Giải phóng mặt bằng thống nhất trình Chủ tịch UBND quận quyết định
phê duyệt bổ sung hoặc điều chỉnh; Đồng thời xử lý tập thể một cách công khai
đối với đơn vị, cá nhân vi phạm và yêu cầu các bên có nghĩa vụ thực hiện.
- Khi việc giải thích và kết luận, giải quyết đã hoàn thành đúng đắn mà
một bên nào đó cố tình không thực hiện thì Hội đồng Giải phóng mặt bằng báo
cáo Chủ tịch UBND quận và Ban chỉ đạo giải phóng mặt băngf thành phố để
thống nhất chỉ đạo thực hiện theo quy định tại nghị định này.
đ. Bước 5 : Thực hiện chi trả tiền bồi thường thiệt hại và tái định cư, tổ
chức bàn giao đất cho chủ dự án.
Trong thời gian 3 ngày sau khi phương án bồi thường thiệt hại và tái định
cư được phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm niêm yết công khai ( trong suốt
thời gian thực hiện) tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường và gửi đến các tổ chức,
40
đoàn thể ở địa phương, đồng thời thông báo thời gian nhận tiền, thời gian giao
nhà, đất tái định cư.
Chủ dự án phối hợp với Hội đồng Giải phóng mặt bằng và UBND phường
tổ chức chi trả tiền bồi thường thiẹt hại, hỗ trợ đến từng đối tượng. Người đang
sử dụng đất có trách nhiệm ký biên bản xác định thời gian bàn giao mặt bằng
cho chủ dự án
Sau khi nhận tiền bồi thường thiệt hại, người sử dụng đất có trách nhiệm
có trách nhiệm bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định cho chủ dự án để
thực hiện dự án.
- Uỷ ban nhân dân phường nơi tái định cư có trách nhiệm giải quyết các
thủ tục về hành chính để các đối tượng tái định cư ổn định đời sống và sinh hoạt.
Sơ đồ thực hiện công tác bồi thường GPMB
Q thu h i t
41
Chủ đầu tư là người lập tờ trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Các
bước tiến hành:
CHƯƠNG II :
Thực trạng công tác định giá đất để GPMB
trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội
I : Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Cầu
Giấy - Hà Nội
H - B L p ph ng
án b i th ng, xem
xét, thông qua
H - Th m nh
T nh, thành phê
duy t
Phê duy t d án
nh
H Qu n
L p H n bù
Xác nh tính pháp
lý
H T nh, thành
o c, th ng kê t,
tài s n
CS n d án
B tài chính
42
1. Điều kiện tự nhiên
Quận Cầu Giấy được thành lập ngày 1/9/1997 trên cơ sở một số xã và thị
trấn của huyện Từ Liêm, bao gồm phường : Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch,
Quan Hoa, Yên Hoà và Trung Hoà. Diện tích tự nhiên của quận là : 1204.05 ha
với dân số là : 132600 người, phân bố tương đối đều. Quận nằm ở cửa ngõ phía
Tây Hà Nội cách trung tâm khoảng 6 km, là một trong những khu phát triển đợt
đầu của thành phố. Phía Bắc Quận giáp với Quận Tây Hồ, phía Nam giáp thị
trấn Cầu Diễn ( Từ Liêm) . Quận nằm trên quốc lộ 32 A nối Hà Nội - Tây Sơn,
đường vành đai 3 từ Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội Bài.
2. Điều kiện tự nhiên.
Cầu Giấy là một quận mới được thành lập, điểm xuất phát về kinh tế thấp
so với các quận khác trong thành phố. Trong thời kỳ đầu mới thành lập quận đã
phải chịu tác động không thuận lợi của khủng hoảng tài chính khu vực và khó
khăn trong nước. Tuy nhiên được sự chỉ đạo của thành uỷ và uỷ ban nhân dân
thành phố Hà nội và sự chỉ đạo trực tiếp của Quận uỷ và uỷ ban nhân dân quận
Cầu Giấy, sự nghiện phát triển kinh tế của
quận Cầu Giấy đã đạt được những thành tích quan trọng.
Cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp ( 65,24% ) và thương mại dịch vụ ( 35,37%) ngành nông
nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ ( 2,39% ) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong
toàn quận. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng CNH - HĐH phù hợp
với đặc điểm kinh tế xã hội của một quận nội đô
như Cầu Giấy.
Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đạt khá cao, sản xuất công nghiệp
ngoài quốc doanh thời kỳ 1997 -2001 đạt tốc độ tăng trưởng 28% năm. Giá trị
sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạthông tin 29 tỷ đồng ( năm 1997) và
51 tỷ đồng năm 2001. Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0,2% năm ( thời kỳ
1997 - 2001), năm 1997 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12,3 tỷ đồng và năm
2001 giảm xuống 11,6 tỷ đồng.
Trong đó cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo
hướng từ trồng lúa sang trồng hoa, rau, chăn nuôi, thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế
cao hơn. Về thương mại dịch vụ quận đã đầu tư 13 tỷ đồng xây dựng, cải tạo
mạng lưới chợ trong quận. Tổng giá trị hàng hoá luân chuyển do quận quản lý
đạthông tin 310,2 tỷ đồng năm 1997, năm 2001 đạt 745 tỷ đồng. Hệ thống giao
thông trong quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài đường phố của
43
quận Cầu Giấy là 38,8 km, với tổng diện tích mặt bằng là 197440 m2. Các trục
đường phố chính trong quận được phân loại như sau:
Bảng 6.
Bảng phân loại đường phố
Số tên đường phố đoạn đường
Loại
đường
Mức
Ghi
chú
TT Từ Đến phố
1 Đường 32 Cầu Giấy Đường Cao tốc II B
2 Đường 32 Đường Cao tốc Hết Quận Cầu Giấy III B
3 Hoàng Quốc Việt Đường Bởi Đường Cao tốc III A Sau mở
4 Nguyễn Phong Sắc Đờng 32 Hoàng Quốc Việt III B rộng
5 Đường Cao tốc Đường 32 Hết Quận Cầu Giấy III B
6 Đường 69 Hoàng Quốc Việt Đường Cao tốc IV B
7 Đường vào Trung Hoà Cầu Trung Kính Hết xã Yên Hoà IV B
8 Láng Trung - Hoà Lạc Trung Hoà Hết Quận Cầu Giấy III B
9 Đường Dịch Vọng 2
Nguyễn Phong
Sắc Chùa Hà III B
Tạm
đặt
10 Đường Dịch Vọng 1 Đư ờng 32 Đường Dịch Vọng 2 III A tên
Nguồn: Quyết định 3519/ QĐ - UB ngày 12/9/1997
Ngoài ra trên địa bàn quận còn có hệ thống liêh xã liên quận, liên thôn
(21920 km với 197440 m2 ) với 7 cây cầu có tổng chiều dài 350 m; 2bãi đỗ xe:
Ga ra Dich Vọng vơí diện tích 3,7 ha và bãi đỗ xe Dich Vọng với diện tích 11
ha, 6 điểm bán xăng.
Hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn Quận đã và đang được từng bước được
cải tạo.Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương của Quận đã đáp ớng được về cơ bản cho
sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống cấp điện đảm bảo được nhu cầu sản xuất sinh hoạt trên địa Quận.
Tuy nhiên các trạm biến thế công xuất nhỏ được xây dựng hầu như không theo
quy hoạch, chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại củakhu vực. Hệ thống thông tin
liên lạc mới được sử dụng 50% dung lượng phần lớn xây dựng chưa theo kế
hoạch.
Những thành tích mà đảng bộ và nhân dân Quận Cầu Giấy đạt được là rất
quan trọng, làm điều kiện tiền đề cho bước phát triển tiếp theo của Quận trong
thời gian tới.
II : tổng quan về tình hình sử dụng đất trên địa bàn quận cầu giấy.
44
1. Thực trạng sử dụng đất
Quận Cầu Giấy được thành lập ngày 1/9/1997 gồm 7 phường, có khoảng
25.000 hộ dân và trên 166 tổ chức, cơ quan đơn vị sử dụng đất tại quận, trong đó
có các trường đại học và các đơn vị quân đội của Trung Ương đóng tại Quận.
Tổng diện tích đất theo địa giới hành chính toàn quận (theo thống kê diện
tích đất năm 2001) là : 1204,0548 ha.
Bảng 7: Cơ cấu các loại đất của quận
Loại đất 1999 2000 2001
Diện tích
(ha)
% so
với TDT
(%)
Diện
tích
(ha)
% sovới
TDT
(%)
Diện
tích
(ha)
% sovới
TDT
(%)
- TDT đất tự nhiên
1- Đất nông nghiệp
2- Đất lâm nghiệp
3- Đất chuyên dùng
4- Đất ở
5- Đất chưa sử
dụng
1.204,0548
37,8515
4,0157
437,9412
293,5059
30,7405
100
36,36
0.33
36,37
24,38
2,55
1.204,0548
397,7310
3,5334
465,8617
309,1186
27,8101
100
33,03
0,29
38,69
25,67
2,31
1.204,0548
339,4208
2,9618
506,0023
332,0633
23,6066
100
28,19
0,25
42,02
27,58
1,96
Nguồn : Báo cáo kết quả thống kê diện tích đất của quận 1999-2001.
Qua biểu số liệu trên ta có thể thấy Quận cầu giấy có diện tích đất nông
nghiệp và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích từ năm 1999-
2001. Trong khi đó đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong
tổng diện tích.
Bảng 8.Quỹ đất theo địa giới hành chính năm 2001.
Đơn vị tính: ha
Phường
Loại đất
Đất nông
nghiệp
Đất LN
Đất chuyên
dùng
Đất ở
Đất chưa
sử dụng
45
1. Mai Dịch
2. Nghĩa Đô
3. Nghĩa Tân
4.Dịch Vọng
5. Quan Hoa
6. Yên Hoà
7. Trung Hoà
69,4112
25,0616
0
87,9507
0
79,4932
77,5041
0,6360
0,4589
0
0,8160
0
0,3697
0,6812
86,2572
57,7107
18,0389
117,2484
39,4022
72,5208
114,8243
47,7428
40,2374
37,1001
50,2861
57,1403
50,7915
46,7650
3,2747
4,3095
1,0012
5,1086
2,0723
3,0101
4,8302
Nguồn: Báo cáo kết quả thống kê diện tích đất năm 2001.
Qua biểu trên ta thấy: Năm 2001 diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp và
đất chuyên dùng vẫn tập trung nhiều nhất ở 3 phường Dịch Vọng, Yên Hoà,
Trung Hoà (hay nói cách khác 3 phường này có diện tích đất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đất chuyên dùng nhiều nhất trên địa bàn quận cầu giấy). Trong khi
đó tính đến thời điểm này 2 phường Nghĩa Tân và Quan Hoa không còn đất
nông nghiệp và đất lâm nghiệp nó đã chuyển sang đất đô thị hết nghĩa là hai
phường này chủ yếu là đất đô thị. Điều này có thể nói lên rằng đô thị hoá diễn ra
ở hai phường Nghĩa Tân và Quan Hoa diễn ra nhanh hơn các phường khác trên
địa bàn quận.
Bảng 9. Biến động đất đai
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Tăng , giảm so với
2000/1999 2001/2000
1. Đất nông nghiệp
2. Đất lâm nghiệp
3.Đất chuyên dùng
4. Đất ở
5. Đất chưa sử
dụng
437,8515
4,0157
437,9412
293,5059
30,7405
397,7310
3,5334
465,8617
309,1186
27,8101
339,4208
2,9618
506,0023
332,0633
23,6066
- 40,1205
- 0,4823
+ 27,9205
+ 15,6127
- 2,9304
- 58,3102
- 0,5716
+ 40,1406
+ 22,9447
- 4,2035
Nguồn: Báo cáo kết quả thống kê đất 1999-2001.
Qua bảng số liệu trên ta thấy đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
chưa sử dụng giảm, còn đất ở và đất chuyên dùng tăng lên. Từ năm 1999 đến
năm 2000, đất nông nghiệp giảm từ 437,8515 ha xuống còn 397,7310 ha tức là
giảm 40,1205 ha, đất lâm nghiệp giảm từ 4,0157 ha xuống còn 3,5334 ha (giảm
46
0,4823 ha), đất chưa sử dụng giảm từ 30,7405 ha xuống còn 27,8101 ha (giảm
2,9304 ha), trong khi đó đất chuyên dùng tăng từ 437,9412 ha lên 465,8617 ha,
đất ở tăng từ 293,5059 ha lên 309,1186 ha (tăng 15,6127 ha). Từ năm 2000 đến
năm 2001, đất nông nghiệp giảm từ 397,7310 xuống còn 339,4208 ha tức là
giảm 58,3102 ha, đất lâm nghiệp giảm từ 3,5334 ha xuống còn 2,9618 ha (giảm
0,5716 ha).vv.. Nguyên nhân của việc tăng, giảm trên là do cùng với quá trình
đô thị hoá của Thành phố, quận cầu giấy mặc dù mới được thành lập nhưng
quận cũng đã nhanh chóng hoà nhập với quá trình phát triển của Thành phố. Vì
vậy, mà nhu cầu xây dựng những khu trung cư, khu du lịch, khu vui chơi giải trí,
khu đô thị, đường giao thông, cơ sở hạ tầng… ngày càng nhiều. Do đó, cần phải
có đất đai để tiến hành các dự án đó, nhu cầu đó. Đất đai chủ yếu để phục vụ cho
những nhu cầu trên chủ yếu được lấy từ đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Cho
nên diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm dần chuyển sang đất
chuyên dùng, đất ở làm cho diện tích đất ở, đất chuyên dùng tăng lên.
Với tổng diện tích 1.204,05 ha được phân bố cụ thể như sau:
a. Khu vực đất đã xây dựng : 671,39 ha.
- Đất cơ quan, trường đào tạo : 158,55 ha.
+ Cơ quan : 55,9 ha
+ Trường đào tạo : 72,65 ha
- Đất công trình công cộng : 47,15 ha.
+ Bệnh viện : 11,3 ha
+ Khách sạn, dịch vụ thương nghiệp : 19,22 ha
+ Trường phổ thông trung học : 1,5 ha
+ Trường tiểu học, trung học cơ sở : 7,05 ha
+ Nhà trẻ : 2,05 ha
+ Trường dân lập : 6,03 ha
- Đất công nghiệp, kho tàng, công trình kỹ thuật : 32,72 ha
- Đất quốc phòng : 51,95 ha
- Đất ở : 339,47 ha ( không tính đất ở trong các cơ quan đơn vị )
- Đất làng xóm : 243,95 ha ( có 10,14 ha đất di tích )
- Đất ở đô thị : 95,62 ha
- Đất nghĩa trang Mai Dịch : 5,95 ha
- Đất cây xanh, sông hồ : 32,49 ha
47
- Đất đường : 42,11 ha : Chỉ tính đường 32, đường Cầu Giấy , Xuân Thuỷ,
Hoàng Quốc Việt, Dịch Vọng, Nguyễn Phong Sắc, Nam Thăng Long, Trung
Kính - Vành đai 3, Nguyễn Văn Huyên, Nam Nguyễn Tuân, cánh đồng xa .
b. Đất chưa xây dụng : 538,68 ha.
- Nghĩa địa : 10,62 ha.
- Đất chuyên dùng : 8,9 ha ( trại giống nông nghiệp )
- Đất khác, nông nghiệp, kênh mương thuỷ lợi : 482,5 ha
- Đất hành lang cách ly : 21,66 ha
( Nguồn: Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận
Cầu Giấy giai đoạn 2001- 2005).
2 Chính sách và các phương án đền bù GPMB
2.1. Chính sách hỗ trợ.
Việc tính giá trị của đất và nhà để làm căn cứ tính đền bù thiệt hại khi thu
hồi, nhưng trên thực tế những bộ thuộc diện phải rời đi nơi khác thì không chỉ
có vấn đề tài chính để xây dựng một ngôi nhà mới mà đi kèm theo đó là những
khó khăn về cả vật chất và tinh thần họ vấp phải khi di chuyển chỗ ở. Chính vì
vậy việc ban hành các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội khi
bị giải toả là rất cần thiết để công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng
với yêu cầu tiến bộ, mặt khác giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Các hình thức trợ cấp khi di chuyển đến nơi ở mới bao gồm:
. Trợ cấp di chuyển.
. Trợ cấp ổn định cuộc sống nơi ở mới.
. Trợ cấp gia đình có công với cách mạng, gia đình được hưởng chế độ trợ
cấp xã hội.
. Trợ cấp tạm cư cho các hộ chờ vào chung cư.
. Trợ cấp cho các hộ tự giải quyết chỗ ở.
. Trợ cấp chênh lệch chỗ ở cho các hộ khi di chuyển sang nơi ở mới.
. Trợ cấp phá dỡ nhà xây dựng không phép trên đất không hợp lệ và đất
hợp lệ.
. Trợ cấp đào tạo chuyển nghề cho các nhân khẩu thường trú trong các hộ
di chuyển sang nơi ở mới.
Chế độ thưởng khuyến khích được dành cho các đối tượng chấp hành tốt
chính sách và thời gian di chuyển.
Các khoản chi khác để phục vụ cho công tác đền bù.
48
2.2. Công tác chuẩn bị:
Tạo lập quỹ đất, quỹ nhà ở và quỹ tiền mặt để thực hiện công tác đền bù
là công việc quan trọng đầu tiên đảm bảo cho sự thắng lợi của nhiệm vụ giải
phóng mặt bằng, cụ thể là:
Quỹ đất: Uỷ ban nhân dân các cấp phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cụ thể cho toàn bộ địa phương mình và quy hoạch chi tiết cho từng khu vực,
trong đó chỉ ra được quỹ đất bao gồm:
. Khu vực đất chưa được sử dụng.
. Khu vực đất chưa sử dụng nhưng được xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
đền bù.
. Đất thu hồi theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Luật đất đai.
. Đất công ích theo quy định tại Điều 45 của Luật đất đai.
. Đối với đô thị loại 1 và loại 2 không áp dụng hình thức đền bù bằng đất.
Chủ dự án hoặc chính quyền sở tại phải hoàn thành hạ tầng kỹ thuật cơ sở khu
vực đất đó trước khi đưa dân cư khu vực giải toả đến.
Quỹ nhà: Việc chuẩn bị quỹ nhà là điều cần thiết đầu tiên để ổn định cuộc
sống của người dân có đất bị thu hồi. UBND nơi tiến hành giải phóng mặt bằng
phải chuẩn bị sẵn một quỹ nhà ở bao gồm các loại nhà ở chung cư cao tầng,
chung cư thấp tầng, biệt thự gia đình... trong đó đảm bảo các điều kiện về các
tiện nghi phục vụ sinh hoạt để thực hiện mục đích: di dân nơi bị giải toả đến ở
tạm để chờ dự án phát triển nhà hoàn thành sẽ trở về; di chuyển hẳn hộ dân được
đền bù đến ở theo hình thức tái định cư; dành nhà ở để bán cho những người
được đền bù bằng tiền và có nhu cầu mua nhà ở.
Nguồn vốn để đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư gồm:
1. Kinh phí đền bù cơ sở hạ tầng ở nơi thu hồi đất do tổ chức cá nhân được
giao đất, thuê đất trả.
2. Sử dụng quỹ đất tạo vốn.
3. Nguồn hỗ trợ của người được giao đất, thuê đất. Mức hỗ trợ cụ thể do
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đã thoả
thuận với người được giao đất, thuê đất.
4. Hỗ trợ của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác.
Quỹ tiền tệ: UBND các cấp có thẩm quyền thành lập "Quỹ phát triển nhà
ở của địa phương" để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nhà của địa phương mình
trong đó có dành một phần phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng dưới hình
thức cho các chủ dự án vay với lãi suất ưu đãi để chủ dự án hoặc chính quyền
49
tiến hành giải toản dân cư để thực hiện quy hoạch. Quỹ tiền tệ được lấy từ các
nguồn sau đây theo quy định của nhà nước:
+ Tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo Nghị
định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ.
+ Nguồn thu từ tiền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở.
+ Nguồn trợ giúp của tổ chức và cá nhân nước ngoài dùng cho mục đích
phát triển nhà ở và vay vốn nước ngoài.
+ Tiền gửi tiết kiệm của công dân có nhu cầu tạo lập nhà ở.
2.3. Lập và lựa chọn phương án đền bù thiệt hại.
Sau khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đồng thời căn cứ vào quy mô, đặc điểm, tính chất của từng dự án. UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thành lập đền bù thiệt hại ở cấp Quận,
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Hội đồng đền bù thiệt hại, giải phóng
mặt bằng có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thẩm định phương án đền bù
thiệt hại giải phóng mặt bằng trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định, sau
đó trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, tổ
chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo phương án đã được phê duyệt.
Phương án đền bù được lập thành hai phần:
1. Xác định mức đền bù do chủ dự án sử dụng đất phải chi trả trong phạm
vi quy định tại Điều 4 của nghị định 22/1998/NĐ-CP.
2. Xác định mức đền bù, đền bù cho từng chủ sử dụng đất bị thu hồi.
Có 4 phương án đền bù thiệt hại:
Phương án 1: Di chuyển hộ dân bị giải toả đến nơi tạm cư.
Các địa phương xây dựng trước một số ngôi nhà chung cư với những điều
kiện tối thiểu về điện nước và các tiện nghi sinh hoạt để phục vụ việc đưa dân ở
vùng bị giải toả đến nơi ở tạm trong thời gian thực hiện dự án.
Phương án 2: Đền bù thiệt hại cho hộ dân bị giải toả bằng quỹ đất và tiền
mặt.
Các địa phương dành một số quỹ đất đã có cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục
vụ cho công tác đền bù thiệt hại về đất. Phần nhà được đền bù bằng tiền cùng
với các khoản tiền hỗ trợ khác.
Phương án 3: Đền bù thiệt hại cho hộ nông dân bằng quỹ nhà ở.
Các địa phương chuẩn bị trước quỹ nhà ở đảm bảo đầy đủ cơ sở hạ tầng
kỹ thuật để phục vụ cho công tác đền bù thiệt hại về đất ở. Phần nhà được dùng
để đền bù thiệt hại phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
50
Phương án 4: Đền bù thiệt hại cho hộ nông dân bằng quỹ tiền mặt.
Trong điều kiện địa phương không có quỹ đất, quỹ nhà ở thì người dân bị
giải toả được đền bù bằng tiền mặt theo giá trị thực tế của đất tại thời điểm bị
thu hồi.
Phần nhà ở được đền bù thoả đáng bằng tiền mặt theo giá trị chất lượng
thực tế còn lại trên cơ sở kết quả đánh giá của hội đồng giám định chất lượng.
Ngoài ra đối tượng phải đền bù còn phải hỗ trợ cho đối tượng được đền bù
khoản kinh phí hỗ trợ khác. Sau khi nhận đủ số tiền mặt bồi thường thiệt hại, các
hộ dân giải toả tự do nhà ở cho mình.
Căn cứ vào phương án đền bù đã được phê duyệt, tổ chức cá nhân được
giao đất, thuê đất theo quy định tại Điều 1 của nghị định này có trách nhiệm chi
trả cho các đối tượng được đền bù, chi trả kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng tại các khu tái định cư theo quy định của nghị định, nộp ngân sách nhà
nước phần đền bù thiệt hại về đất quy định tại. Điều 14 Nghị định 22/1998/NĐ-
CP, hỗ trợ cho các chủ sử dụng đất bị thu hồi, trang trải các chi phí phục vụ trực
tiếp cho việc tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng.
Tóm lại. Muốn thực hiện đúng tiến độ triển khai dự án thì việc lập
phương án đền bù thiệt hại hợp lý đối với từng điều kiện cụ thể là quan trọng và
cần thiết. Nó là nhân tố quyết định cho sự thành bại của dự án.
2.4. Xác định cụ thể các công việc phải đền bù thiệt hại.
Trước khi tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học của việc lập giá đền bù
thiệt hại đất và nhà ở khi giải toả để thực hiện quy hoạch, chúng ta cần phải xác
định cụ thể các công việc phải đền bù thiệt hại để không bỏ sót những hạng mục
công việc nhất thiết phải được đền bù. Giá đền bù cho từng hạng mục công việc
phải đảm bảo sự công bằng và hợp lý hoá. Có như vậy chúng ta mới tập trung
được nguồn vốn đầu tư có hạn để đền bù thiệt hai đúng mục tiêu, đúng yêu cầu
của dự án và tránh được những thắc mắc không cần thiết của người dân khu vực
bị giải toả đối với chính sách đền bù thiệt hại của nhà nước và phương án đền bù
của chủ đầu tư. Các công việc được đền bù phải được đưa vào danh mục đền bù
thiệt hại đất cụ thể để làm cơ sở cho việc lập bảng giá đền bù thiệt hại không bị
bỏ sót. Không bị nhầm lẫn giữa những hạng mục với nhau. Cụ thể:
Đền bù thiệt hại bao gồm các phần sau:
* Đền bù thiệt hại về đất đối với các trường hợp có và không có giấy tờ
hợp lệ.
* Đền bù thiệt hại về các công trình, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
51
- San lấp mặt bằng
- Hạ tầng kỹ thuật cơ sở
- Nhà ở:
. Xây dựng không hợp pháp trên đất không hợp pháp
. Đất lấn chiếm
. Đất ở không lấn chiếm nhưng không có giấy tờ hợp lệ
. Xây dựng không phép trên đất ở hợp pháp
. Xây dựng có phép.
- Tiện nghi sinh hoạt.
- Hoa màu và vật nuôi cây trồng.
- Mồ mả...
Do vậy Nhà nước cần xác định giá đất nói chung và giá đền bù nói riêng
một cách khoa học, chính xác, phản ánh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số vấn đề định giá đất giải phóng mặt bằng qua dự án nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng ở Quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội.pdf