Luận văn Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tài liệu Luận văn Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: LUẬN VĂN: Một số vấn đề cơ bản về KTTT định hướng XHCN A/ lời mở đầu Như chúng ta đã biết nước ta là một nước tiến lên con đường XHCN ,đã bỏ qua giai đoạn phát triển lên tư bản chu nghĩa .Có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua cơ sở vật chất kỹ thuật tư bản chủ nghĩa với tư cách là cơ sở vật chất kỹ thuật tiến bộ nhất ,do đó nước ta đi lên con đường XHCN với cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém lạc hậu .Mặt khác, đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt trong suốt 30 năm làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ. Cũng trong một thời gian dài của chiến tranh nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế bao cấp các quy luật kinh tế ,các nhân tố thúc đẩy kinh tế không có.Sự trầm trọng của nền kinh tế nước ta cuối cùng đã có giải pháp tháo gỡ. Năm 1986 đảng và nhà nước ta đã quyết định chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh té thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Các quy luật kinh tế được áp dụng một cách hợp lý ...

pdf23 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Một số vấn đề cơ bản về KTTT định hướng XHCN A/ lời mở đầu Như chúng ta đã biết nước ta là một nước tiến lên con đường XHCN ,đã bỏ qua giai đoạn phát triển lên tư bản chu nghĩa .Có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua cơ sở vật chất kỹ thuật tư bản chủ nghĩa với tư cách là cơ sở vật chất kỹ thuật tiến bộ nhất ,do đó nước ta đi lên con đường XHCN với cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém lạc hậu .Mặt khác, đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt trong suốt 30 năm làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ. Cũng trong một thời gian dài của chiến tranh nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế bao cấp các quy luật kinh tế ,các nhân tố thúc đẩy kinh tế không có.Sự trầm trọng của nền kinh tế nước ta cuối cùng đã có giải pháp tháo gỡ. Năm 1986 đảng và nhà nước ta đã quyết định chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh té thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Các quy luật kinh tế được áp dụng một cách hợp lý vào nền kinh tế nước nhà đã tạo nên động lực thúc đẩy nền kinh tế .Nhưng KTTT còn rất nhiều cái cần phải bàn tới để áp dụng ngày càng có hiệu quả vào nền kinh tế nước nhà. Do đó tôi chọn đề tài “ Một số vấn đề cơ bản về KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam ” với mong muốn được tìm sâu hơn nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN B/ nội dung I. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN ) 1.Quan niệm về kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá không đồng nhất với nhau chúng khác nhau về trình độ phát triển về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất. Kinh tế thị trường là thể chế kinh tế vận hành nó có thể thực hiện dưới chủ nghĩa tư bản cũng dưới chủ nghĩa xã hội không nên đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản , bởi những lý do sau đây. Một là, kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá đã từng tồn tại trước chủ nghĩa tư bản. Hai là, kinh tế thị trường là thể chế kinh tế vận hành, nó không phải là cơ sở kinh tế của một chế độ xã hội.Nếu quan niệm kinh tế thị trường như là cơ sở kinh tế thì sẽ đi đến kết luận đã xây dựng kinh tế thị trường,thì chế dộ tương ứng với nó phải là chế độ tư bản.Dĩ nhiên kinh tế thị trường và chế độ xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Nhưng nó không phải là mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng.Cơ sở kinh tế của một chế độ xã hội là hệ thống quan hệ sản xuất thống trị .Trước hết là chế độ xã hội quyết định .Cơ sở kinh tế của CNXH là hệ thống QHSXXHCN dựa trên chế độ công hữu XHCN về TLSX Ba là , kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội có thể dung hoà KTTT là một thể chế kinh tế vận hành mà theo một số nhà nghiên cứu chế độ sở hữu không quyết định trực tiếp thể chế kinh tế , mà thông qua cơ cấu quyền sở hữu Tài sản được hình thành bởi một chế độ sở hữu nào đó tác động gián tiêp dến chế độ kinh tế .Vấn đề căn bản để hình thành KTTT là sự tồn tại những chủ thể kinh tế độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh , có lợi ích riêng để họ có quyền ra quýet định phi tập trung hoá .Vì vậy , trong điều kiên chế độ công hữu XHCN cũng có thể thực hiện được thể chế KTTT. 2.Sự cần thiết khác quan phát triển KTTT định hướng XHCN. 2.1.Phát triển kinh tế thị trường là sự lựa chon đúng đắn. Trước năm 1986 ở VN cũng như các nước XHCN đã có những nhận thưc không đúng về KTTT và XHCN vì cho rằng chúng đối lập với nhau không thể cùng tồn tại cùng phát triển được.KTTT là sản phẩm của CNTB,vì vậỹCNXH không thể xây dựng trên nền tảng của KTTT mà phải XHCNây dựng trên cơ sở của nền kinh tế không thị trường.Do những quan niệm trên trong một thời kỳ dài. KTTT không thể tồn tại trong ý thức hệ cũng như trong thực tế của việt nam. Trong thời kỳ này mọi hoạt fdộng kinh tế không diẽn ra trên thị trường quan hệ hàng hoá,tiền tệ bị xem nhẹ các quy luật của KTTT không được nhận thức vận dụng các đòn bẩy kinh tế như lợi nhuận,tiền lương,giá cả,thuế bị xem nhẹ,thay vào đó là quan hệ cấp phát hiện vật,sản xuất theo kế hoạch nhà nước,các chi tiêu kinh tế,được soạn thảo từ nhà nước,làm cho thị trường bị biến dạng đã dần đếnlàm triệt tiêu động lực phát triển kinh tế ,đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế Chính thực tiễn đó buộc việt nam phải có nhận thức mới về nền kinh tế XHCN.Đó là KTTT theo định hướng XHCN ,có sự quản lý của nhà nước,Vấn đề dặt ra là tại sao thừa nhận KTTT có thể tồn tại và phát tiển trong hình thái kinh tế xã hội XHCN.Đại hội VI của đảng cộng sản việt nam và các văn kiện tiếp theo của đại hội VII,VIII,IX cũng như các bài viết của các nhà lý luận đã xác định KTTT định hướng XHCN không đối lập nhau mà có thể bổ xung cho nhau trong quá trình phát triển kinh tế theo định hướng XHCN .Là vì : KTTT là sản phẩm chung của nền kinhtế thế giới của sự phát triển lâu dài của nền kinh tế thế giới phản ánh các nấc tiến hoá trong mỗi giai đoạn cụ thể của nền kinh tế thế giới. Sự phù hợp của KTTT và định hướng XHCN.Thể hiện ở chỗ kinh tế hàng hoá KTTT có nhiều mặt tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung trong đó có nền kinh té XHCN .Còn nền kinh tế XHCN kế thừa mặt tích cực của KTTT để blàm cho nền kinh tế phát triên nhanh hơn,như vậy chúng bổ xung cho nhau.Nền kinh tế ciệt nam hiện tại và tương lai cần có sự hỗ trợ tích cực đó của nền KTTT . Như vậy,KTTT nảy sinh là tất yếu khách quan của quá trình vận động của nền kinh tế thế giới nó sẽ biến đổi trong qua trình đó,nó khong phải là sản phẩm của một phương thức sản xuất mà sẽ tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất . Luận điểm đó cho thấy ,XHCN mà việt nam định xây dựng hoàn toàn có thể dung hợp với kinh tế hàng hoá mà đỉnh cao là KTTT ,có như vậy mới có điều kiện chẩn bị các tiền đề kinh tế,xã hội cho sự vận động ở trình độ cao hơn những ý tưởng đối lập với luận điểm này sẽ là lực cản cho quá trình phát triển kinh tế việt nam hiện tại và tượng lai 2.2.KTTT không những tồn tại khách quan mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng XHCN Cơ sở khách quan :KTTT tồn tại khách quan vì vẫn còn cơ sở cho nó tồn tại Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi mà trái lại mà còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu phân công lao động trong từng khu vực từng địa phương cũng ngày càng phát triển .Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường . Trong nền kinh tế nước ta,tồn tại nhiều hình thức sở hữu đó là sở hữu toàn dân,sở hữu tập thể sở hữu tư nhân(gồm sở hữu cá nhân,sở hữu tiểu chủ,sở hữu TBTN ),sở hữu hỗn hợp.Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập,lợi ích riêng,nên qua hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hịên bằng quan hệ hàng hoá tìên tệ Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh có lợi ích riêng.Mặt khác,các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật công nghệ,về trình độ tổ chức quản lý,nên chi phí sản suất và hiêu quả sản xuất cũng khác nhau Quan hệ hàng hoá tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại,đặc biệt trong điều kiên phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển sâu sắc vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người sở hữu với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới,sự trao đổi ở đây pahỉ theo nguyên tắc ngang giá. Như vậy, khi KTTT ở nước ta là một tất yếu khách quan thì không thể lấy ý chí chủ quan mà có thể xoá bỏ nó được. KTTT cần thiết cho công cuộc xây dựng XHCN. Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ nên XHCN còn mang nặng tính tự cấp tự túc,vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất . Kinh tế hàng hoá toạ ra động lực thúc đẩy lực lượng sản suất phát triển.Do cạch tranh giữa những người sản xuất hàng hoá buộc mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh được về giá cả,đứng vứng trong cạnh tranh. Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nâng cao năng xuất lao động xã hội . Trong nền kinh tế hàng hoá ,người sản xuất phải căn cứ vào nhưu cầu của tiêu dùng ,của thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì ? với phối lượng bao nhiêu chất l]ợng như thế nào .Do đó kinh tế hàng hoá kích thích năng động sáng tạo kinh tế kích thích việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã,cũng như tăng khối lượng háng hoá dịch vụ Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản suất hàng hoá, đến lượt nó sự phát triển kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất.vì thế phát huy được tiềm năng lợi thế của từng vùng cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Sự phát triển của KTTT sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất,do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuát và xã hội hoá cao đồng thời chọn lọc những người sản xuất kinh doanh giỏi hình thành đội ngũ quản lý có trình độ lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước Như vậy, phát triển KTTT là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế .Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất,khai thác hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự công nghiệp hoá hiện đại hoá. Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng,việc chuyển sang nền KTTT nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn nhờ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn và kỹ thuật,công nghệ của nước ngoài,giải phóng năng lực sản xuất góp phần quyết định vào việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế với nhịp tương đối cao trong thời gian qua Trình độ phát triển của KTTT có liên quan mật thiết với các giai đoạn phát triên của lực lượng sản xuất.Về đại thể kinh tế hàng hoá phát triển qua ba giai đoạn tương ứng với ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất sản xuất hàng hoá giản đơn,KTTT tự do KTTT hiện đại. II.Những đặc điểm cơ bản của KTTT định hướng XHCN 1. KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ ở Việt nam. Nó là sự kết hợp giữa cái chung (KTTT )và cái đặc trưng (định hướng XHCN ) Nói KTTT định hướng XHCN có nghĩa là nền kinh tế của nước ta không phải là nền kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp như trước đây nhưng đó cũng không phải là nền KTTT tự do tho cách của các nước tư bản , tức là không phải là KTTT tư bản chủ nghĩa , và cũng chưa hoàn toàn là KTTT xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chúng ta còn đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có, vừa chưa đầy đủ yếu tố XHCN Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam ,một mặt vừa có tính chất chung của nền KTTT : Một là, các chủ thể kinh tế có tính độc lập , có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh .Hai là giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Ba là nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của KTTT như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Bốn là, nếu là KTTT hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế. Mặt khác KTTT định hương XHCN ở việt nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của XHCN . Nền KTTT định hướng XHCN cũng có những tính chất chung của nền kinh tế:nền kinh tế vận hành theo những quy luật vốn có của KTTT như quy luật cung cầu quy luật cạnh tranh; có chủ thể kinh tế độc lập, tự chủ để có quyền ra những quyết định phi tập chung hoá; thị trường có vai trò quyết địng trong việc phân phối các nguồn lực kinhtế ; giá cả do thị trường quyết định; nhà nước thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô để giảm bớt những “thất bại của thị trường’’. Nhưng bất cứ nền KTTT nà cũng hoạt động trong những điều kiện lịch sử xã hội của một nước nhất định, nên nó bị chi phối bởi điều kiện lịch sử và đặc biệt là ché xã hội củanước đó có những dặc điểm riêng phân biệt với nèn KTTT của các nước khác . Nền KTTT định hướng XHCN ở việt nam có những đặc trưng sau đây: Thứ nhất , nền kinh tế dựa trên cơ sở cơ cấu đa dạng về hình thức sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước làm chủ đạo . Do đó nền kinh tế gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo. Trong nền KTTT ở nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế,nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh.Do đó không chỉ ra sức phát triển các thàng phần kinh tế thuộc chế độ công hữu, mà còn khuyến phát triển các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân để hình thành nền KTTT rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các đơn vị kinh tế tư doanh , các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước, các hình thức đan xen và thâm nhập vào nhau giữa các thành phần kinh tế đều có thể tham gia thị trường với tư cách chủ thể thị trường bình đẳng Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta ,kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo .Việc xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt có tính bản chất giữa KTTT định hướng XHCN với kinh tế thị trường ở các nước khác .Tính định hướng XHCN của nền KTTT ở nước ta đã quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần .Bởi lẽ , mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước, nói đúng ra kinh tế dựa trên chế độ công hữu bao gồm kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, tạo cơ sở kinh tế cho chế độ xã hội mới XHCN Việc vin vào tình trạng thấp kém của kinh tế nhà nước trong thời gian vừa qua để phủ định sự cần thiết kih tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sai lầm về lý luận. Vấn đề chủ yếu không phải là phủ định vai trò của kinh tế nhà nước ,mà là cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và đổi mới cơ bản cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước để chúng hoạt động có hiệu quả .Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là mộit trong những giải pháp cơ bản để cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và cải thiện căn bản cơ chế quản lý doanh nghiệp .Nhà nước thông qua chế độ tham dự cổ phần để khống chế hoạt động của các doanh nghiệp theo định hướng của các doanh nghiệp theo định hướng cua nhà nước Thứ hai, trong nền KTTT định hướng XHCN thực hiện nhiều hìnhthức phân phối thu nhập : phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, và phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội ,trong đó phân phối theo kết quả lao động giữ vai trò lòng cốt,đi đôi với chính sách điều tiết thu nhập một cách hợp lý. Chúng ta không coi bất bình đẳng xã hội như là một trật tự tự nhiên là điều kiện của sự tăng trưởng kinh tế mà thực hiện mỗi bước tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân,với tiến bộ và công bằng xã hội Như đã biết, mỗi chế độ xã hội có một chế độ phân phối tương ứng với nó.Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Phân phối có liên quan đến chế độ xãhội, đến chính trị. Dưới chủ nghĩa tư bản phân phối theo nguyên tắc giá trị: Đối với người lao động theo giá trị sức lao động, còn đối với nhà tư bản theo giá trị tư bản của tư bản . Như vậy thu nhập của người lao động chỉ giới hạn ở giá trị sức lao động mà thôi .Chủ nghĩa xã hội có đặc trưng riêng về sở hữu, do đó chế độ phân phối có đặc trưng riêng; phân phối theo lao động là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Thu nhập của người lao động không chỉ giới hạn ở giá trị sức lao động, mà nó phải vượt qua đại lượng đó, nó phụ thuộc chủ yếuvà kết quả lao động và hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, việc đo lường trực tiếp lao động là một vấn đề quá phức tạp và khó khăn nhưng trong nền KTTT, có thể thông qua thị trường để đánh giá kết quả lao động sự cống hiến thực tế và dựa vào đó để phân phối. Nến KTTT định hướng XHCN ở nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế. Vì vậy, cần thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập chỉ cí như vậy mới khai thác được khả năng của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, huy động được mọi nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế Thứ ba, cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Điều đó có nghĩa là nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta cũng vận động theo những quy luật kinh tế nội tại của KTTT nói chung, thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế. Sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế khắc phục những “thất bại của thị trường’’ thực hiện các mục tiêu xã hội nhân đạo mà bản thân thị trường không thể làm được Thứ tư, nền KTTT ở nước ta là nền kinh tế mở, hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực thị trường trong nước gắn với thị trường thề giới, thực hiện những thông lệ quốc tế , nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quuyền và lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.Thực ra, đây không phải là đặc trưng riêng của nền KTTT định hướng XHCN, mà là xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay .(ở đây muốn nhấn mạnh sự khác biệt giữa nền kinh tế đóng khép kín trước đổi mới ).Trong điều kiện hiện nay chỉ có mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát triển KTTT theo kiểu rút gắn.Thực hiện mở cửa kinh tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế cho nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước sản xuất có hiệu quả Để thực hiện thành công phát triển KTTT định hướng XHCN cần phải: Một là, giữ vững và tăng cường bản chất nhà nước XHCN ở nước ta: Nhà nước của dân, do dân, và vì dântăng cường vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công và phát triển theo định hướng XHCN .Hai là, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đễ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội .Ba là, kinh tế dựa trên chế độ công hữu bao gồm kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác phải được củng cố và mở rộng,kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.Bốn là, tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, đặc biệt là thông qua chính sách phân phối thu nhập để đạt được tiến bộ và công bằng xã hội 2.Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền KTTT ở nước ta so với nền KTTT khác, phải nói đến mục tiêu chính trị, mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự vận động phát triển nền kinh tế Mục tiêu hàng đầu của phát triển KTTT ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Có những bước đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế trước, giải quyết công bằng xã hội sau. Có những nước lại muốn dựa vào viên trợ và vay nợ nước ngoài để cải thiện đời sống nhân dân rồi sau đó mới thuc đẩy tăng trưởng kinh tế. ở nước ta, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của đảng,lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bbộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xoá đói giảm nghèo. KTTT định hướng XHCN dựa trên nhiều quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất . Có nhiều thành phần kinh tế, có nhiều hình thức phân phối, gắn tăng trưởng kinh tế với sự tiến bộ và công bắng xã hội,với phát triển văn hoá giáo dục, kinh tế thị trường “mở”... III. Thực trạng và những giải pháp phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.Thực trạng nền KTTT ở trình độ kém phát triển ở Việt Nam. Cho đến nay, thị trường nước ta vẫn là một thị trường sơ khai, còn những rối loạn và nhiều yếu tố tự phát (mối chỉ có thị trường hàng hoá, còn thị trường tiền tệ, thị trường vốn ,thị trường sức lao động chưa có hoặc còn ở dạng manh nha). Thị trường tiền tệ và thị trường vốn vẫn tách biệt ;một bên là tín dụng lãi suất, tỉ giá do nhà nước định hoặc khống chế; một bên là tín dụng lải suất tự do, tự phát ngoài vòng kiểm soát của nhà nước. Thị trường sức lao động có phần chưa thoát khỏi chế độ biên chế, hoặc tự phát. thị trường thiếu và còn những rối loạn cùng với tình trạng luật lệ nhà nước vừa thiếu vừa bất hợp lý: còn những gò bó và những sơ hở, thủ tục hành chính phiền hà, nạn tham nhũng tràn lan là môi trường bất lợi cho thị trường phát triển. Trong khi đó để đánh giá mức độ phát triển của bất kì nền kinh tế nào, trước hết, người ta nhìn vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn.Tuy đã có một định hướng lớn để xây dựng một thị trường đồng bộ, nhưng trên thực chuyển biến rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu nhât quán về chính sách ,thể chế, nhất là trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đầu tư, thương mại tỉ giá , lãi suất .Chúng ta chủ trương xây dựng một thị trường thống nhất, thông suốt ,nhanh chóng hoà nhập thị trường thế giới, song nhiều thủ tục hành chính phiền hà gây cản trở . Nền kinh tế nước ta phát triển chưa vững chắc ,hiệu quả sức cạnh tranh thấp.Nhịp độ tăng trưởng kinh tế, năm1995 tăng9,5%; năm1996 tăng9,3%;năm 1997 tăng 8,2%; năm 1998 tăng 5,8%, năm 1999 tăng 4,8%; năm 2000 có tăng trưởng trở lại 7%, nhưng vẫn chưa đạt mức tăng trưởng như những năm 90 .Nhìn chung năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao .Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ cả trong nước và nước ngoài, một phần do thiếu sức cạnh tranh. Xuất khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô còn chiếm tỉ trọng lớn. Nhiều mặt hàng còn hoặc chỉ là gia công ,nên hiệu quả không cao. Bên cạnh đố do đầu tư còn phân tán ,làm cho hiệu quả sử dụng đồng vốn ,nhất là vốn từ ngân sách chưa cao . Đây cũnglà một nguyên nhân của thực trạng khoa học kĩ thuật của nước ta chưa phát triển mạnh .Trong nông nghiệp ít chú ý vào đầu tư nghiên cứu, ứng dụng giống mới, kĩ thuật canh tác hiện đại để cho năng suất cao. Trong công nghiệp chưa tập trung đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại ; chưa tập trung đầu tư phát triển đúng mức cho ngành cơ khí chế tạo. Công tác khoa học công nghệ cũng còn nhiều bất cập. Các hoạt động khoa học công nghệ cũng chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế ,chậm đưa vào ứng dụng những kết quả nghiên cứu được. Trình độ công nghệ của nước ta còn thấp rất nhiều so với các nước xung quanh, chưa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá ,hiện đậi hoá đất nước. Năng lực tự tạo ra công nghệ mới còn hạn chế. Các cơ quan nghiên cứu khoa học chậm được xắp xếp cho đồng bộ, còn phân tán, thiếu phối hợp,do đó đạt hiệu quả thấp. Các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp ,các trường đại học chưa gắn kết với nhau. Việc đầu yư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu tập trung dứt điểm cho từng mục tiêu. Cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao tuy còn ít song chưa được sử dụng tốt . Bên cạnh những yếu kém về mặt kinh tế là những bất cập về xã hội. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao : lực lượng lao động tăng tự nhiên mỗi năm khoảng1,2 triệu người ,trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2000 còn 6,4% ( chỉ tiêu dưới 5%) và tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn mới đạt 73,8% đang là một trong những vấn nổi cộm nhất trong xã hội .Mức sống nhân dân ,nhất là nông dân một số vùng quá thấp. Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lí. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các u phấn đấu đến năn 2010: tầng lớp dân cư nhanh chóng. Một số giá trị văn hoá đạo đức suy giảm, lối sống thực dụng ngày càng lan rộng . Một là đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển .Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước tạo nên tiền đề để phát triển đất nước nhanh hơn trong giai đoạn sau .Về kinh tế phải phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng sản phẩm trong nước ( GDP) giai đoạn 2001-2005 bình quân 7,5% năm,trong suốt 10 năm (2001-2010) phải đạt 7,2% năm để đến năm 2010 GDP bình quân tăng gấp đôi năm 2000 ,bảo đảm GDP bình quân dầu người vào khoảng 700-750 USD /người . 2. Những chủ trương và giải pháp lớn phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001- 2010. 2.1.Phát triển kinh tế ,công nghiệp hoá ,hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm . Mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá được Đảng ta đề ra là: xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện đại ,có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Trước mắt ra sức phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.Vì thế đại hội 9 khẳng định ,phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được xem là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm đầu thế kỉ 20. 2.1.1. Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế. Đại hội 9 của Đảng quan niệm rằng :”...xây dựng niền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối ,chính sách ,đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh: có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế ,có cơ cấu kinh tế hợp lí, có sức cạnh tranh, kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt; có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; giữ vững ổn định tài chính vĩ mô, bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường ...” Những điều kiện đảm bảo nền kinh tế độc lập tự chủ là : có thực lực và tiềm lực kinh tế đủ mạnh; có một số yếu tố vật chất cần thiết bảo đảm an toàn cho sự phát triển, có sự quản lí điều hành nên kinh tế đúng đắn bảo đảm sự ổn định kinhtế vĩ mô. Đây cũng chính là điều kiện cơ bản để giữ vững độc lập về chính trị một cách đầy đủ vững chắc và lâu dài. Cố nhiên để đạt được những điều kiện đó phải là một quá trình xây dựng từ thấp đến cao, ngày càng hoàn chỉnh, gắn liền với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc xây dựng công nghiệp nặng có chọn lọc mà trước hết là tập trung một số ngành và cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất với những bước đi thích hợp nhằm tạo nguồn nguyên liệu, vật liệu cơ bản ,một số thiết bị máy móc cần thiết cho nền kinh tế và quốc phòng, an ninh là chủ trương chiến lược nằm trong quá trình này. Trong khi chưa đạt mức cao, hiện nay chúng ta vẫn bảo đảm yêu cầu cơ bản về độc lập tự chủ, trước hết về đường lối chính trị ,về chính sách kinh tế xã hội, đồng thời từng bước xây dựng những yếu tố vật chất làm nền tảng kinh tế cho độclập tự chủ như lương thực, năng lượng ... Khi nói xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không có nghĩa là xây dựng nèn kinh tế khép kín, theo kiểu tự cung, tự cấp .Trong điều kiện hiện nay không thể có một nền kinh tế khép kín mà phát triển được .Vì vậy đại hội 9 nhấn mạnh “xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực “trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghiã ,bình đẳng cùng có lợi, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trong chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề sau đây : +Phát huy lợi thế , tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ,của hàng hoá và của cả nền kinh tế , xoá đần các hàng rào bảo hộ . +Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế ,hiệu quả hợp tác quốc tế . +Tăng nhanh tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế ,dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt 30% GDP. +Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu (dự kiến nhịp độ tăng xuất khẩu gấp hai lần tăng GDP ) +Tập trung thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào các khu công nghiệp ,khu chế xuất ,khu công nghệ cao (dự kiến trong 5 năm 2001-2005 sẽ thu hút đưa vào thực hiện trong nền kinh tế khoảng 9-10 tỉ USD ).Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) (dự kiến trong 5 năm 2001-2005 sẽ thu hút giải ngân 10-11 tỉ USD ) 2.1.2.Phát triển kinh tế nhanh có hiệu quả và bền vững ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá ,hiện đại hoá . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá được xem như một quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế ,cơ cấu lao đông ,gắn liền với đổi mới căn bản về công nghệ ,tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh,hiệu quả và lâu bền của nền kinh tế quốc dân .Đây là vấn đề lớn cấp thiết ở nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế tren cả giác độ cơ cấu kinh tế theo ngành cũng như cơ cấu kinhtế theo vùng và nó được thực hiện trên cơ sở phát huy thế mạnh ,lợi thế so sánh của từng vùng và đất nước ,nhằmtăng sức cạnh tranh và gắn với nhu cầu thị trường trong ,ngoài nước ,tạo thên sức mua của thị trường tr9ong nước ,mở rộng thị trường ngoài nước ,đẩy mạnh xuất khẩu .Với yêu cầu trên định hướng và mục tiêu phát triển của các ngành các vùng cụ thể là : *Đối với nông nghiệp :Trong những năm tới vẫn coi công nghiệp hóa ,hiện đại hoá nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước . Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp , lâm nghiệp ,ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ,nhất làcông nghệ sinh học qui hoạch sử dụng đất hợp lí ,đổi mới cơ cấu cây trồng ,vật nuôi ,tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích ;đẩy mạnh thuỷ lợi hoá ,cơ giới hoá ,điẹn khí hoá ; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản , hàng hoá .Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tâng kinh tế .Phát triển công nghiệp , dịch vụ , các ngành nghề đa dạng,chú trọng công nghiệp chế biến ,cơ khí phục vụ nông nghiệp,chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vựa công nghiệp và dịch vụ , tạo nhiều việc làm mới ,nâng cao chất lượng nguồng nhân lực ,cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn . Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản ,lâm nghiệp )tăng bình quân hàng năm 4-4,5% .Đến năm 2010 , tổng sản lượng lưuơng thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn .Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP từ 16-17% ;tỉ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%; thuỷ sản đạt sảnlượng 3-3,5 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản đạt 9-10 tỉ USD .Tỉ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%. *Đối với công nghiệp ,xây dựng: Vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động ,vừa đi sâu vào những ngành ,lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin ,viễn thông, điện tử, tự động hoá. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như công nghiệp chế biến nông sản ,thuỷ sản, măy mặc, một số sản phẩm cơ, công nghệ phần mềm...Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng. Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá . Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10-10,5% năm. Đến năm 2010 công nghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP và sủ dụng 23-24% lao động. Giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm từ 70-75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng lượng ,đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước ,công nghiệp điện tử thông tin trở thành ngành mũi nhọn ,chế biến hầu hết hàng xuất khẩu ,công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu . *Các ngành dịch vụ :Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại ,hàng không ,hàng hải và các loại hình dịch vụ vận tải khác ,bưu chính – viễn thông ,du lịch , tài chính ,ngân hàng ,kiểm toán , bảo hiểm ,chuyển giao công nghệ , tư vấn pháp lí ,thông tin thị trường . Sớm phổ cập tin học và sử dụng internet trong nền kinh tế và đời sống xã hội . Toàn bộ các dịch vụ theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7-8% năm và đến năm 2010 chiếm 42-43% GDP ,26-27% tổng số lao động . 2.2.Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần : Hiện nay chúng ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ,đại hội 9 của Đảng đã xác định còn tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản :sơ hữu toàn dân sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.Các hình thức sở hữu có thể đan xen , hỗn hợp . Trên cơ sở các hình thức sở hữu cơ bản đó ,hình thành nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng .Về các thành phần kinh tế, từ đại hội 6 đến nay ,Đảng ta luôn khẳng định phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với ỹ nghĩa như một chiến lược góp phần giải phóng và khai thác mọi tiềm năng đẻ phát triển lực lượng sản xuất ,xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí ,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo ,kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân .Lần này ,đại hội 9 còn nhấn mạnh thêm “cácthành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trong của nền KTTT ddịnh hướng xã hội chủ nghĩa “.Định hướng phát triển với từng thành phần kinh tế như sau : *Kinh tế nhà nước ,theo nghĩa đầy đủ bao gồm toàn bộ đát đai ,tài nguyên ngân sách nhà nước , ngân hàng nhà nước , dự trữ quốc gia ,các quĩ của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước ,có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ,là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế .Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt ,đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ;nêu gương về năng suất , hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành luật pháp .Trong 5 năm tới cơ bản hoàn thành việc củng cố , sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu ,nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối một số ngành ,lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng .Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm 100% vốn ; giao ,bán , khián ,cho thuê ... các doanh nghiệp loại nhỏ mà nhà nước không cần nắm,giữ ;sát nhập , giair thể ,cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hoặc không thực hiện được những biện pháp nói trên .Phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp .Tiếp tục đổi mới cơ chế ,chính sách đối với doanh nghiệp để tạo đông lực phát triển và nâng cao hiệu quả . *Kinh tế tập thể ,phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng ,trong đó hợp tác xã là nòng cốt .Phát triển hợp tác xã đa ngành hoặc chuyên ngành .Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ ,ứng dụng khoa học ,công nghẹ ,thông tin , mở rộng thị trường ,xây dựng các quĩ hỗ trợ phát triển hợp tác xã ,giải quyết nợ tộn đọng .Khuyến khích việc tích luỹ ,phát triển có hiệu quả vốn trong hợp tác xã . *Kinh tế cá thể , tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài .Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển ,khuyến khích các hình thức hợp tác tự nguyện ,làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn . *Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành , những nghề sản xuất ,kinh doanh mà pháp luật không cấm .Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của nhà nước ,kể cả đầu tư ra nước ngoài ;chuyển thành daonh nghiệp cổ phần , bán cổ phần cho người lao động ;liên doanh , liên kết với nhau ,với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể .Xây dựng mối quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động . *Kinh tế tư bản nhà nước phát triển đa dạng dưới các hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước và tư bản tư nhân trong và ngoài nước ,mang lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia kinh doanh .Đặc biệt phát triển mạnh hình thức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội .Nhân rộng mô hình hợp tác ,liên kết công nghiệp và nông nghiệp ,doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nông thôn . 2.3.Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường ;đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước . a>Thúc đẩy sự hình thành ,phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa . - Phát triển thị trưòng hàng hoá và dịch vụ vpứi vai trò nòng cốt định hướng và điều tiết của kinh tế nhà nước ,đáp ứng yêu cầu đa dạng và nâng cao sức mua ở cẩ thi trường thành thị và nông thôn ,chú ý thích đáng đến những thị trường các vùng khó khăn ;mở rộng thị trường ngoài nước ;xác định thời hạn bảo hộ hợp lí và có hiệu quả đối với một số sản phẩm quan trọng ;hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh . - Mở rộng thị trường lao động trong nước ,tạo điều kiện cho người lao động tìm và tạo việc làm ở mọi nơi trong nước có sự kiểm tra giám sát của nhà nước để bảo vệ quyền lợi của người lao động ;đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức và có hiệu quả . - Khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ ,thực hiện tốt bảohộ sở hữu trí tuệ ;đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin ,chuyển giao công nghệ . -Phát triển nhanh ,bền vững thị trường vốn ,nhất là thị trường vốn dài hạn và trung hạn .Tổ chức hoàn thiện và vận hành an toàn thị trường chứng khoán ,thị trường bảo hiểm .Hình thành đồng bộ thị trường tiền tệ ,khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam . - Hình thành và phát triển thị trường bất động sản ,bao gồm cả quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật ;từng bước mở rộng thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư . b>Tếp tục đổi mới các công cụ quản lí vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế .Kinh tế nhà nước và sự quản lí vĩ mô của nhà nước là hai nhân tố quyết định bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế nước ta . Chính vì vậy chúng ta phải không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước: - Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hoá ,kết hợp chặt chsx kế hoạch với thị trường ;nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược ,qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội ;tăng cường thông tin kinh tế ,xã hội trong nước và quốc tế ...ứng dụng rộng rãicác thành tựu khoa học công nghệ trong dự báo ,kiểm tra tình hình thực hiện ở cả cấp vĩ mô và doanh nghiệp . - Bảo đảm tính minh bạch , công bằng trong chi ngân sách .Phân cấp mạnh đi đôi với tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thu và chi ngân sách địa phương .Tăng tỉ lệ chi ngân sách theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả quản lí kinh tế tài chính .Tăng chi ngân sách cho các mục tiêu xã hội trọng điểm .Nâng cao hiệu quả các trương trình quốc gia ,tập trung vốn cho các trương trình trọng điểm ,thực hiện có hiệu quả chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. - Đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là một công vụ quan trọng để điều tiết vĩ mô và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước ,vốn đầu tư phát triển từ ngân sách phải dựa vào hiệu quả kinh tế –xã hội ;chuyển cơ chế phân bổ nguồn vốn vay nhà nước từ mang tính hành chính sang vay theo cơ chế thị trường ,xoá bao cấp thông qua tín dụng đầu tư ,đồng thời phát triển các quĩ hỗ trợ phát triển .Hoàn thiện phương thức quản lí đầu tư xây dựng cơ bản ;tăng cường quản lí nợ Chính phủ hoàn thiện cơ chế quản kí nợ nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới . - Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế .Từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài . - Xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước thành những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ ,tự chịu trách nhiệm ,có uy tín, đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường .Nâng cao năng lực giám sát của Ngân hàngnhà nước và công tác kiểm tra nội bộ của các ngân hàng thương mại . Thực hiện chính sách tỉ giá linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ ,từng bước thực hiện tự do hoá tỉ giá hối đoái .Tách tín dụng ưu đãi của nhà nước khỏi tín dụng thương mại ,thành lập ngân hàng chính sách . 2.4.Giải quyết tốt các vấn đề xã hội . Mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta luôn gắn liền với các mục tiêu phát triển xã hội .Ngược lại mục tiêu phát triển xã hội tạo động lực cho mục tiêu phát triển kinh tế .Để giải quyết tốt mối quan hệ trên , trong thời gian tới chúng ta phải tiến hành những giải pháp sau : Giải quyết việc làm là nhiệm vụ hàng đầu của chính sách xã hội ,là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế ,làm lành mạnh hoá xã hội .Tếp tục mở mang các thành phần kinh tế ,các cơ sở sản xuất dịch vụ ;khôi phục và phát triển các làng nghề ; đẩy mạnh xuất khẩu lao động ..nhằm tạo nhiều việc làm mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng quĩ thời gian sử dụng lao đọng ở nông thôn .Phấn dấu dến năm 2005, tạo việc làm và ổn định việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động và đến năm 2010 đưa tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%,nâng tỉ lệ người lao động được tạo nghề lên 40%. Thực hiện nhiều hình thức phân phối ,lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu .Tiền lương và thu nhập phải thể hiện được sự công bằng trong phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Các thang bậc tiền lương đảm bảo tương quan hợp lí, khuyến khích gười có tài, người làm việc giỏi ,khắc phục tình trạng bất hợp lí về trợ cấp của người nghỉ hưu ,thương binh và những người có hoàn cảnh khó khăn . - Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội ở nông thôn .Đầu tư nhiều hơn cho các xã đặc biệt khó khăn.Có chính sách thiét thực khuyến khích các cán bộ khoa học kĩ thuật đến công tác tại vùng sâu , vùng xa ,tạo cơ sở phát huy thế mạnh của vùng , giảm dần sự cách biệt giữa các vùng . C\kết luận: Kinh tế thị trường là bước phát triển cao của kinh tế hàng hoá.Để áp dụng các quy luất của kinh tế thị trường vào nước ta cần rất nhiều việc phải làm.Do tính chất nước ta có sự xuất phát điểm thấp làm cho nền kinh tế chẩm phát triển.Khi áp dụng các quy luật kinh tế thị trường vào nước ta đòi hỏi chúng ta vừa phải giải quyết mặt trái của kinh tế thị trường đồng thời phải kết hợp hài hoà giữa ưu điểm kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. mặt khác, luôn lấy nhà nước giữ vai trò chủ đạo có nghĩa là kinh tế nhà nước luôn đi đầu trong các khâu áp dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật...các thành phần kinh tế còn lại như kinh tế tư bản nhà nước kinh tế tư bản tư nhân khinh tế cá thể tự chủ hướng theo nđịnh hướng theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Muốn phát triển kinh tế thị trường có hiệu quả cần phải tạo cơ chế thông thoáng về thuế thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài, kêu gọi đầu tư giảm các thủ tục. Kinh tế thị trường là một tiến bộ của nền kinh tế thế giới nó phát huy được sức mạnh tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế nước ta đi lên trở thành một nước phát triển trong tương lai. Tài liệu tham khảo: 1) Giáo trình kinh tế chính trị. 2) Văn kiện đại hội IX của đảng. 3) Về đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của Mai Hữu Thực 4) Sự thống nhất và khác nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của tiến sĩ Vũ Văn Phúc. 5) Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của phó giáo sư Đào Duy Huân 6) Và một số tài liệu tham khảo khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Một số vấn đề cơ bản về KTTT định hướng XHCN.pdf
Tài liệu liên quan