Tài liệu Luận văn Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai: z
” ”
Luận văn
Đề tài : "Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
ở huyện Si Ma Cai"
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Si MA Cai là huyện mới được tái lập với 13 xã đều thuộc diện các xã
đặc biệt khó khăn, tách ra từ huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai. Nằm ở phía Đông
Bắc của tỉnh là huyện biên giới với Trung Quốc, giao thông đi lại khó khăn.
Núi đá là chủ yếu. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. Dân cư chủ yếu là
đồng bào các dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông làm nương, rẫy, trồng
rừng. Sản xuất ở đây phần lớn còn mang tính tự phát, tự cung, tự cấp với
trình độ thấp kém. Kỹ thuật canh tác lạc hậu. Trong những năm đổi mới,
cùng với sự thay đổi về kinh tế, cơ cấu kinh tế nông thôn có chuyển dịch
nhưng rất nhỏ và chậm chạp trong khi đó, nhu cầu về đa dạng các sản phẩm,
sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ngày một tăng lên. Do vậy việc chuyển đổi
một phận diện tích đất trồng ngô, trồng lúa sang chăn nuôi. Và trồng các loại
cây, con có giá trị kinh tế cao, kết hợ...
35 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
” ”
Luận văn
Đề tài : "Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
ở huyện Si Ma Cai"
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Si MA Cai là huyện mới được tái lập với 13 xã đều thuộc diện các xã
đặc biệt khó khăn, tách ra từ huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai. Nằm ở phía Đông
Bắc của tỉnh là huyện biên giới với Trung Quốc, giao thông đi lại khó khăn.
Núi đá là chủ yếu. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. Dân cư chủ yếu là
đồng bào các dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông làm nương, rẫy, trồng
rừng. Sản xuất ở đây phần lớn còn mang tính tự phát, tự cung, tự cấp với
trình độ thấp kém. Kỹ thuật canh tác lạc hậu. Trong những năm đổi mới,
cùng với sự thay đổi về kinh tế, cơ cấu kinh tế nông thôn có chuyển dịch
nhưng rất nhỏ và chậm chạp trong khi đó, nhu cầu về đa dạng các sản phẩm,
sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ngày một tăng lên. Do vậy việc chuyển đổi
một phận diện tích đất trồng ngô, trồng lúa sang chăn nuôi. Và trồng các loại
cây, con có giá trị kinh tế cao, kết hợp hài hoà giữa trồng trọt, chăn nuôi
phát triển một số ngành nông sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá là một
đòi hỏi cấp bách.
Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đang là một xu
hướng và là một chủ trương đúng đắn, bức thiết của lãnh đạo các ngành, các
cấp huyện Si Ma Cai.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở huyện Si Ma Cai nên với mong
muốn vùng quê của mình ngày càng phát triển, giàu đẹp góp phần nhỏ trong
sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, vì vậy em đã chọn đề tài: "Một số
vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai" làm đề
án môn học chuyên ngành của mình.
Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, vì vậy khó tránh khỏi
những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô và bạn
đọc.
2
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG THÔN.
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN.
1. Khái niệm
* Cơ cấu kinh tế (CCKT): Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc
biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế trong
giới hạn một địa phương, một quốc gia hay một khu vực. Nền kinh tế là một
hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhân tố có mối quan
hệ, chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ cấu kinh tế thể hiện mối
tương quan giữa các thành phần, các nhân tố đó. Trong bất kỳ một nền kinh
tế quốc dân nào, người ta cũng có thể định tính hoặc định lượng được mức
độ phát triển của CCKT. Các mối quan hệ này một mặt biểu tượng sự tương
quan về mặt số lượng, mặt khác nó biểu hiện mối quan hệ hữu cơ của chúng
về mặt chất lượng và được xác lập trong điều kiện cụ thể với những giai
đoạn phát triển nhất định, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ
thể của mỗi nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn về các mối quan hệ tỷ lệ giữa các
ngành có tính chất cố định mà luôn luôn vận động, thay đổi để phù hợp với
yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, nhằm mục tiêu phát
triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Để cơ cấu kinh tế phát huy hiệu quả thì cần phải có một quá trình,
một thời gian nhất định. Thời gian ấy dài hay ngắn phải tuỳ thuộc vào đặc
thù riêng của từng loại CCKT.
Tuy nhiên trạng thái của các điều kiện tự nhiên, xã hội luôn luôn vận
động không ngừng. Do vậy việc duy trì quá lâu một cơ cấu kinh tế sẽ làm
giảm đi tính hiệu quả do bản thân cơ cấu mang lại. Điều đó đòi hỏi những
3
nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, cập nhập thông tin phục vụ cho
việc hoạch định những chính sách mới và có những điều chỉnh phù hợp kịp
thời với yêu cầu của tình hình mới.
Mặt khác sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng sẽ gây ra những tác
động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của
nền kinh tế. Cần phải thấy rõ rằng cơ cấu kinh tế không phải là một mục tiêu
được đặt ra do sự nhận thức của chủ quan, mà phải hiểu đó là một phương
tiện để đưa nền kinh tế đặt được sự tăng trưởng ổn định, bền vững. Từ đó
phải có những xem xét đánh giá dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xã
hội mà CCKT đó mang lại như thế nào. Điều này cần thiết cho việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế cả nước, riêng các vùng, các doanh nghiệp, trong đó có
tồn tại cơ cấu kinh tế nông thôn.
* Cơ cấu kinh tế nông thôn:
Cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong
khu vực nông thôn. Nó là cấu trúc hữu cơ các bộ phận kinh tế trong khu vực
nông thôn trong quá trình phát triển, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau
theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và có liên quan chặt chẽ về mặt
chất, chúng có tác động qua lại lẫn nhau, trong không gian và thời gian, phù
hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống
kinh tế nông thôn. CCKT nông thôn là một bộ phận hợp thành, không thể
tách rời CCKT quốc dân. Nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền
kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước kém phát triển. Kinh tế nông thôn
bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ được tiến hành trên
địa bàn nông thôn.
Xác lập CCKT nông thôn chính là giải quyết mối quan hệ giữa những
bộ phận cấu thành trong tổng thể kinh tế nông thôn dưới tác động của lực
lượng sản xuất, giữa tự nhiên và con người, đồng thời giải quyết mối quan
hệ giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị trong điều kiện và hoàn cảnh
lịch sử cụ thể.
4
Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng được xem xét trên các mặt và các mối
quan hệ của chúng như: Cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn, cơ cấu các
vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế nông thôn.
2. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nông thôn vừa có những đặc trưng chung của CCKT
vừa có đặc trưng riêng của vùng nông thôn với những đặc điểm mang tính
đặc thù. Những đặc trưng riêng của CCKT nông thôn được biểu hiện như
sau:
- Do đặc điểm của kinh tế nông thôn nên CCKT nông thôn, bị chi
phối mạnh mẽ bởi cấu trúc của kinh tế nông thôn. Điều đó biểu hiện ở chỗ,
trong CCKT nông thôn, nông nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu ngành và chúng chỉ có thể chuyển biến khi CCKT nông thôn biến đổi
theo hướng có tính quy luật "giảm tương đối và tuyệt đối số người lao động
hoạt động trong khu vực nông thôn với tư cách là lao động tất yếu" lao động
này ngày càng thu hẹp để tăng lao động thặng dự.
- Cơ cấu kinh tế nông thôn hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra
đời và phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Từ thời kỳ kinh tế
sinh tồn chuyển sang thời kỳ du canh, du mục, tự cấp tự túc, nền kinh tế - xã
hội trong giai đoạn này đồng nhất với nền kinh tế nông nghiệp mà cơ cấu
của nó là hai ngành trồng tỉa lương thực và chăn thả đại gia súc gắn liền với
hai bộ phận trồng trọt và chăn nuôi. Trong bối cảnh này, kinh tế nông thôn
đồng nghĩa với kinh tế nông nghiệp. Chỉ khi chuyển sang thời kỳ nông
nghiệp sản xuất hàng hoá, CCKT nông thôn mới được hình thành và vận
động theo hướng đa dạng, có hiệu quả, sự phân công lao động chi tiết, tỉ mỉ
hơn, từ đó những loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao được phát
triển và mở rộng, mở mang nhiều ngành nghề, dần dần đưa kỹ thuật và công
nghệ mới vào nông thôn, mở rộng và phát triển các loại hình tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn.
5
- Cơ cấu kinh tế nông thôn được hình thành và vận động trên cơ sở
điều kiện tự nhiên và mức độ lợi dụng, khai thác cải thiện điều kiện tự nhiên
(độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa… tức là những nguồn lực của đầu vào được
ban phát bởi tạo hoá). Cơ cấu kinh tế nông thôn, trong đó có cơ cấu nông
nghiệp hướng tới sự chuyển dịch nhằm khai thác tối ưu và cải thiện điều
kiện tự nhiên để có lợi cho con người nhất. Đặc trưng cơ bản của CCKT
nông thôn là tác động hàng loạt của các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội
đến phát triển toàn diện của nông thôn. Qúa trình xác lập và biến đổi CCKT
nông thôn như thế nào là phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, những
điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định chứ không phụ thuộc vào ý kiến
chủ quan của con người. Con người chỉ có thể nhận thức để tác động thúc
đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng ngày càng có hiệu quả cao theo mục tiêu xác định.
Vì vậy, CCKT nông thôn phản ánh tính quy luật chung của quá trình
phát triển kinh tế - xã hội và được biểu hiện cụ thể trong từng thời gian,
không gian khác nhau. Chuyển dịch CCKT nông thôn phải là một quá trình
vận động và có tính quy luật, mọi sự nóng vội hoặc bảo thủ trì trệ trong quá
trình chuyển dịch nó đều gây phương hại đến sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân. "Vấn đề là phải biết bắt đầu tư đâu và với những giải pháp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn như thế nào để tác động vào nó sẽ tạo ra phản
ứng dây chuyền cho tất cả các yếu tố trong toàn bộ hệ thống cơ cấu kinh tế
nông thôn cùng phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng, của nền kinh tế
quốc dân.
Cơ cấu kinh tế mang tính ổn định tương đối trong từng điều kiện và
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tuy nhiên, xét cả quá trình, nó không cố định, luôn
vận động mang tính tất yếu khách quan. Vì vậy, chuyển dịch CCKT là quá
trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế theo một
chủ đích và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế đến các
trạng thái phát triển tối ưu, đạt được hiệu quả tổng hợp mong muốn thông
6
qua các tác động điều khiển có ý thức, hướng đích của con người trên cơ sở
nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan.
7
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN.
1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Chuyển dịch CCKT nông thôn là sự vận động và thay đổi cấu trúc của
các yếu tố cấu thành trong kinh tế nông thôn theo các quy luật khách quan
dưới sự tác động của con người vào các nhân tố ảnh hưởng đến chúng theo
những mục tiêu xác định. Đó là sự chuyển dịch theo những phương hướng
và mục tiêu nhất định chuyển dịch CCKT nông thôn được xem xét trên các
phương diện: Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, và cơ cấu thành phần
kinh tế…
Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông thôn là sự thay đổi mối quan hệ
tương quan của mỗi ngành so với tổng thể các ngnàh trong nông thôn. sự
thay đổi này do 2 yếu tố là số lượng các tiểu ngành thay đổi và mối tương
quan tốc độ phát triển giữa các ngành có sự thay đổi hoặc thay đổi đồng thời
cả 2 yếu tố đó.
Chuyển dịch CCKT theo vùng nông thôn là sự chuyển dịch của các
ngành kinh tế xét theo từng vùng. Về thực chất, cũng là sự chuyển dịch của
ngành, hình thành sản xuất chuyên môn hoá, nhưng được xét ở phạm vi hẹp
hơn theo từng vùng lãnh thổ.
Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế là sự thay đổi tỷ lệ về sản
xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nông thôn. Cơ sở của sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần là sự tồn tại khách quan, vai trò,
vị trí của từng thành phần kinh tế trong kinh tế nông thôn và sự vận động
khách quan của nó trong nền kinh tế. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế, bên
cạnh sự vận động khách quan thì sự định hướng về mặt chính trị - xã hội
theo các cơ sở khách quan có sự tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu
thành phần kinh tế trong nền kinh tế nói chung, trong nông thôn nói riêng.
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là xu hướng vận động có tính
khách quan, dưới sự tác động của các nhân tố. Trên thực tế, cùng với quá
8
tình hình thành và phát triển phong phú, đa dạng các ngành kinh tế theo
hướng sản xuất hàng hoá, thì cơ cấu giữa các ngành cũng ngày càng phức
tạp và luôn biến đổi theo nhu cầu của xã hội, theo đà phát triển của thị
trường và theo khả năng của sản xuất để khai thác các nguồn lực vừa để đáp
ứng nhu cầu thị trường vừa nâng cao hiệu quả sản xuất. Quá trình chuyển
dịch của CCKT nông thôn bao gồm những xu hướng cơ bản sau:
- Chuyển dịch CCKT nôgng nhiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hoá.
Trong nền nông nghiệp độc canh, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn. Sự
mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi bắt nguồn từ tính chất của sản xuất
và khả năng giải quyết các nhu cầu về lương thực trong điều kiện trình độ
công nghệ và năng suất lao động thấp. Từ đó mọi yếu tố về nguồn lực tự
nhiên và lao động đều phải tập trung vào sản xuất trồng trọt. Sự biến đổi của
khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và
năng suất đất đai. Do đó đã cho phép chuyển bớt các yếu tố nguồn lực cho
sự phát triển của các ngành khác, trong đó có các ngành trồng trọt, ngành
chăn nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có nghĩa là
sản xuất sản phẩm đển bán chứ không phải chỉ để tiêu dùng cho bản thân và
gia đình họ. Vì vậy, sản xuất ra loại hàng hoá gì? Số lượng bao nhiêu? Cơ
cấu chủng loại thế nào? điều đó không phụ thuộc vào người sản xuất mà chủ
yếu phụ thuộc vào mức độ và khả năng tiêu thụ của thị trường, do sự chi
phối của thị trường, đó là mối quan hệ: thị trường - sản xuất hàng hoá - thị
trường. Như vậy, xác lập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng sản xuất hàng hoá trước hết phải từ thị trường và vì thị trường, lấy thị
trường làm căn cứ và xuất phát điểm. Xem đây là giải pháp quan trọng nhất
để chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn.
- Chuyển dịch CCKT nông thôn từ nông nghiệp thuần tuý sang phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. là sự chuyển dịch CCKT nông
thôn từ nông nghiệp là chủ yếu sang kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và
chăn nuôi chuyển chúng thành những ngành sản xuất hàng hoá ở nông thôn.
9
- Chuyển dịch CCKT nông thôn từ thuần nông sang phát triển nông
thôn tổng hợp. Các nhân tố tác động lớn đến chuyển dịch CCKT nông thôn
từ thuần nông sang phát triển nông thôn tổng hợp, bao gồm các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Sự phát
triển của nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi một mặt đã cho phép
chuyển một số nguồn lực của các ngành này cho sự phát triển công nghiệp
và dịch vụ, mặt khác tạo ra những yếu tố về thị trường đòi hỏi phải có sự
phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Sự
phát triển này làm cho CCKT có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng sản
xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ nông thôn. Trên cơ sở đó, lao động cũng sẽ chuyển dịch từ trồng trọt
sang chăn nuôi, từ sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ, sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp và chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí
trên đồng ruộng, trong chuồng trại và các xí nghiệp chế biến nông sản.
3. Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch.
Cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
chịu sự tác động của một số nhân tố sau:
- Sự phát triển của khoa học- công nghệ: là một trong các nhân tố chủ
yếu tạo những điều kiện tiền đề để chuyển dịch CCKT nói chung và CCKT
nông thôn nói riêng. Sự phát triển của khoa học và năng suất lao động, hiệu
quả sản xuất và thay đổi cả phương thức lao động, tạo khả năng đổi mới
những nguyên tắc và công nghệ sản xuất trong các ngành kinh tế. Trong
nông nghiệp, nông thôn, khoa học kỹ thuật đã có những tác động mạnh mẽ
về cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Từ đó
hàng loạt giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn
đợc đưa vào sản xuất. Nhu cầu của xã hội về nông sản, trước hết là lương
thực đã đáp ứng. Nhờ đó nông nghiệp có thể rút bớt chuyển sang sản xuất
các ngành trồng trọt với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao như cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây sinh vật cảnh. Sự phát triển của
10
khoa học - công nghệ đã tạo những điều kiện tiền đề cho sự chuyển dịch
CCKT, trong đó có CCKT nông thôn.
- Quá trình phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá: Đây là
đòn bẩy tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ.
Cơ cấu kinh tế nông thôn là hệ quả trực tiếp của sự phân công lao động xã
hội trong nông thôn, nhiều ngành nghề hình thành, tính chất chuyên môn
hoá càng cao, xoá dần tư tưởng tự cấp tự túc, tiến lên sản xuất hàng hoá. Từ
đó, người nông dân phải suy nghĩ, nghiên cứu từng loại giống cây trồng vật
nuôi, kỹ thuật canh tác, lợi dụng các điều kiện thuận lợi và nó tránh sự khắc
nghiệt, bất lợi của tự nhiên.
- Tác động của cơ chế thị trường và sự mở rộng thị trường CCKT
nông thôn hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền
kinh tế sản xuất hàng hoá. Lượng dân cư lớn ở nông thôn đã tạo ra thị
trường sôi động với các hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Thu nhập của nhân
dân tăng lên tạo sức mua lớn thì thị trường nông thôn là cơ sở để các khu
vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục phát triển và hướng vào xu thế hiện đại
hoá ngành nông nghiệp. Sản xuất hàng hoá phát triển kéo theo sự phát triển
của cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến là hệ thống giao thông, thông tin liên
lạc và điện. Sự phát triển của thị trường tạo điều kiện tiêu thụ nông sản
phẩm với tốc độ nhanh, khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế
biến nông sản, , khuyến khích nông dân sản xuất các loại sản phẩm phù hợp.
- Định hướng phát triển kinh tế của nhà nước có vai trò to lớn thúc
đẩy quá trình chuyển dịch CCKT nông thôn. Nhà nước tác động vào nông
thôn trước hết thông qua hệ thống định hướng, điều tiết nền kinh tế theo
mục tiêu xác định trong từng thời kỳ. Chính sách kinh tế có vai trò quan
trọng tác động trực tiếp vào môi trường sản xuất kinh doanh ở nông thôn.
- Điều kiện kinh tế xã hội: đây là một tiền đề quan trọng hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
11
PHẦN II
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở
HUYỆN SI MA CAI - LÀO CAO
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH
1. Điều kiện tự nhiên:
Huyện Si Ma Cai là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai có điều
kiện tự nhiên phong phú:
a. Về vị trí địa lý:
Huyện Si Ma Cai nằm ở vào khoảng 22052' đến 23035' độ bắc và
103045' - 104020' độ kinh đông.
+ Phía Tây giáp: Huyện Mường Khương và Bắc Hà
+ Phía Bắc giáp: Huyện Mã Quan (Trung Quốc)
+ Phía Đông giáp: Huyện Bắc Hà và Huyện Sí Mần (Hà Giang)
+ Phía Nam giáp: Huyện Bắc Hà
Trung tâm huyện ly Si Ma Cai nằm phía đông bắc nơi đầu nguồn sông
chảy và cách thị xã Lào cai 95km, huyện có 12,5km đường biên giới với
Trung Quốc và 12,5km đường biên giới là đường sông giữa Mường Khương
và huyện Mã Quan - Trung Quốc.
b. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí tượng thuỷ văn.
* Địa hình: Si Ma Cai có địa hình chia cắt nhiều phần, núi đá cao, độ
dốc lớn. Đường giao thông đi lại hết sức khó khăn. Núi đá là chủ yếu. Theo
đặc điểm về khí hậu có thể chia Si Ma Cai thành hai tiểu vùng. vùng nóng
và vùng lạnh, nhưng ranh giới không rõ rệt.
+ Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 23,454 ha. Trong đó đất
nông nghiệp 6.694,46h, đất lâm ngihệp 4.298,4 ha với đất rừng tự nhiên
3.591,5 h, rừng trồng 706,9 ha, đất chống đồi núi chọc là 11.774,44 ha.
Sông, suối với Si Ma Cai phân bổ chủ yếu qua địa phận của 7 xã Si
Ma Cai, Lùng Sui, Sán Chải, Nàn Sán, Bản Mế, Sín Chảy và Nàn Sín. Như
vậy, với địa hình nhiều núi đá cao, độ dốc lớn, bị chia cắt và xa trung tâm
12
kinh tế - xã hội của tỉnh. Về cơ bản địa hình của huyện Si Ma Cai không
thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khó khăn trong việc tập
trung sản xuất hàng hoá.
* Thổ nhưỡng: Do cấu tạo địa hình khác nhau nên thổ nhưỡng của
từng vùng cũng khác nhau có thể chia làm 2 vùng cơ bản:
Vùng lạnh: Đây là vùng có đất mùn vàng đỏ đất mùn pheralit loại đất
này thích hợp cho việc trồng các loại cây đào, mận, lê, cây lấy gỗ và cây
thuốc lá.
Vùng nóng: Vùng này chủ yếu là đất mùn alít nằm ven dọc theo dòng
sông chảy thích hợp trồng các loại cây lúa sớm, cây ngô, đậu tương, lạc và
cây ăn quả như: Táo, chuối…
Nhìn chung thổ nhưỡng của huyện Si Ma Cai có thể cho phép canh
tác được nhiều loại cây trồng phong phú và đa dạng.
* Khí tượng, thuỷ văn:
- Khí tượng: Si Ma Cai nằm ở khu vực thượng lưu sông chảy có độ
dốc cao, nên khí hậu mang nhiều tính chất của khí hậu lục địa. Đặc điểm khí
hậu Si Ma Cai là vùng có khí hậu cận nhiệt đới, một năm có hai mùa. Mùa
đông lạnh kéo dài nhiệt độ bình quân từ 14 - 150C. Tháng 1 là tháng lạnh
nhất nhiệt độ có thể xuống 5 -20C (có nơi có thể xuốgn 00C), mùa hè mát mẻ
nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 và ngày cao điểm nhiệt độ lên tới 350C. Nhiệt
độ bình quân trong năm là 210C, bình quân thấp nhất trong năm là 20C.
Độ mưa: Huyện Si Ma Cai có lượng mưa lớn nhất là 1.800mm lượng
mưa nhỏ nhất là 1.355mm. Lượng mưa trung bình là 1.400mm.
- Thuỷ văn: Si Ma Cai có sông chảy và các con suối lớn như suối Hoá
Chu Phùng, Cán Cấu, Cán Hồ, Sín Chéng…
Đặc trưng dòng chảy của huyện, do mưa phân bố không đều, địa hình
dốc, độ che phủ của rừng thấp, nên vào mùa mưa nước tập trung nhiều gây
ra lũ, sạt lở núi, sạt lở đường. Trong khi đó mùa khô nước lại cạn kiệt, thậm
chí thiếu cả nước sinh hoạt hàng ngày.
13
c. Tài nguyên nguyên liệu:
* Tài nguyên khoán sản: Si Ma Cai nghèo về tài nguyên khoán sản
trên địa bàn của huyện chỉ có một số mỏ nhỏ, giá trị kinh tế không cao bao
gồm những mỏ sau:
Mỏ kẽm chì nằm ở khu vực cao của xã Bản Mế trữ lượng ZN ở cấp
P3 khoản 50.000 tấn.
Mỏ đá xây dựng ở hầu hết các xã trong huyện, trữ lượng lớn hàng
trăm triệu m3.
Mỏ đất sét có khả năng sản xuất gạch, ngói nằm rải rác ở các xã Si
Ma Cai, Bản Mế, Sín Chải, Nàn Sán, Sín Chéng.
* Nguyên liệu: Tài nguyên rừng của Si Ma Cai có diện tích là
4.298,4ha. Trong đó rừng trồng là 1.405,9ha, rừng tự nhiên là 2.892,5ha.
Rừng Si Ma Cai có nhiều loại gỗ chủ yếu là nhóm 5, nhóm 6 trữ lượng
khoản 400.000m3, ngoài gỗ rừng còn có nhiều loại lâm sản khác như: Song,
mây, nứa và nhiều loại cây rừng khác có thể cung cấp nguyên liệu cho sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số và lao động:
* Dân số: Theo thống kê mới nhất, tổng dân số huyện Si Ma Cai năm
2000 có 25.325 người với cộng đồng của 11 dân tộc anh em. Dân tộc có số dân
đông nhất là người H'Mông chiếm 81,7% ( 20.701 người). Dân tộc Nùng
chiếm 10,93% (2.764 người) và các dân tộc khác như Kinh, Thu Lao, Phù
Lá…
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm bình quân từ 1,732%. Mỗi năm
tỷ lệ này giảm từ 0,3 - 0,45.
Mật độ dân cư trung bình toàn huyện là 107 người/km2 song phân bố
không đều chủ yếu tập trung ở các xã Si Ma Cai, Bản Mế, Cán Cấu, Lử
Thân, Nàn Sán, Sín Chéng còn lại các xã khác dân cư thưa thớt mật độ dân
14
cư bình quân khoảng 60 - 80 người/km2.
* Lao động: Lực lượng lao động chủ yếu là người địa phương trong
đó lao động thuần nông chiếm 40% dân số.
- Lao động nông, lâm nghiệp có khoản 9.000 người.
- Lao động tiểu thu công nghiệp: 170 người.
- Lao động dịch vụ: Có 48 người.
- Cán bộ, công nhân viên chức: 710 người.
Lực lượng kế cận trong độ tuổi từ 15 - 17 chiếm 8 - 10% lao động của
toàn huyện. Lao động có việc làm thường xuyên chiếm khoảng 70% trong
độ tuổi. Số cán bộ quản lý là người kinh chiếm khoảng 70% còn lại là người
địa phương.
b. Kết cấu hạ tầng:
* Giao thông: Si Ma Cai là huyện vùng cao, giao thông đi lại hết sức
khó khăn, chủ yếu là đường bộ được dải cấp phối và đường đất. Trong đó
đường cấp phối rộng 4,5m; đường đất rộng 4m; đường vào thôn bản rộng
2m. Hiện nay Si Ma Cai đã có 13/13 xã có đường giao thông.
Đường tỉnh lộ dài 16km, tiêu chuẩn đường mới đạt ở cấp A giao
thông nông thôn miền núi mới được nâng cấp.
- Đường liên tỉnh: Có tuyến Bản Mế - Si Ma Cai - Lùng Phìn - Sí
Mần (Hà Giang) chiều dài 36km.
Đường huyện. Có tổng chiều dài 57km bao gồm các tuyến chính như:
Si Ma Cai - Sín Chéng - nàn Sín dài 18km đã được nâng cấp rải mặt đá dăm
đường Si Ma Cai - Cán Hồ - Quan Thần Sán dài 10km.
- Đường liên thôn có tổng chiều dài khoản 200km chủ yếu là đường
đất, phục vụ chủ yếu cho ngựa và người đi bộ.
* Điện: Điện lưới quốc gia của huyện Si Ma Cai đã có đường dây
35kv qua các xã Lử Thẩn, Si Ma Cai, Sán Chải, Nàn Sán, Lùng Sui, Cán
Cấu chiều dài đường dây 0,4kv khoảng 30km. Ngoài ra còn đang kéo đường
dây 0,4 kv vào Sín Chéng - Nàn Sín với chiều dài khoảng 10km. Máy thuỷ
15
điện nhỏ ít được nhân dân sử dụng.
* Thuỷ lợi: Si Ma Cai đã xây dựng trên 52 công trình thuỷ lợi lớn và
nhỏ. Chiều dài hệ thống kênh mương trên 70km để phục vụ tưới cho 601 ha
lúa chiếm 84,3% diện tích lúa của toàn huyện. Hiện nay, chương trình 135
của chính phủ, chương trình kiên cố hoá kênh mương, đã đầu tư nâng cấp
thêm 07 công trình phục vụ tưới, tiêu cho diện tích lúa xuân và lúa vụ mùa.
* Nước sinh hoạt: Nước ăn cho nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Huyện đã đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi để lấy nước tưới cho ruộng và
kết hợp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Hiện tại 82/90 thôn bản hệ thống
nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng.
c. Văn hoá xã hội:
* Y tế: Trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng 13 trạm y tế xã
từ nhà cấp IV đến nhà cấp III đạt 100% xã có trạm y tế xã bình quân mỗi
trạm có 4 giường bệnh điều trị, 2 phòng khám đa khoa và 01 bệnh viện
trung tâm với tổng số 54 giường điều trị trong đó:
- Số bác sĩ là 07 người
- Số y sĩ và hộ lý là 40 người.
* Về giáo dục và đào tạo
Hệ thống giáo dục mầm non: Toàn huyện có 61 lớp học nhà trẻ mẫu
giáo với 1.239 cháu, trong đó tổng số học sinh hệ mầm non dân lập là 120
cháu đạt gần 9,7% Tổng số trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo.
Hệ giáo dục phổ thông: Hiện nay đã có 306 lớp với tổng số giáo viên
485 người trong đó giáo viên tiểu học 338, giáo viên trung học cơ sở 84
người. tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp đạt 92,0% với 6.918 học sinh.
Ngoài ra còn mở 2 lớp bổ túc văn hoá tập trung, 2 lớp văn hoá tại chức.
Đến nay công tác phổ cập giáo dục tiểu học có 13/13 xã 100% đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ.
Đội ngũ giáo viên hầu hết là các thày cô giáo có trình độ, tỷ lệ giáo
viên nữ chiếm 70% trong tổng số giáo viên của huyện.
16
II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở HUYỆN
SI MA CAI:
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện SiMaCai.
Huyện Si Ma Cai mới được tái lập tháng 09 năm 2000, trước năm
2000 địa bàn Si Ma Cai thuộc sự quản lý của huyện Bắc Hà, trong thời gian
này chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn nhỏ và chậm. Một số diện tích đất trồng
ngô, hoa màu được chuyển sang làm ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả có
giá trị kinh tế cao hơn như cây đậu tương, cây mận…Từ khi được tái lập cơ
cấu kinh tế huyện Si Ma Cai có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thời kỳ 2000- 2002 nhìn
tổng thể cả thời kỳ có sự chuyển dịch theo hướng thuận phù hợp với quy
luật chung của cả nước (Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần và
tăng tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành chăn nuôi và dịch vụ).
Ngành trồng trọt giảm 1,14% (Từ năm 2000-2002), tỷ trọng ngành
tiểu thủ công nghiệp tăng 1,03%, ngành chăn nuôi tăng 0,03%, ngành dịch
vụ tăng 0,08% (Từ năm 2000-2002).
Như vậy để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cần thiết
phải đẩy mạnh và tập trung phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành
chăn nuôi và dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu
giá trị sản phẩm, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng và nguồn lực
của huyện.
Biểu 1: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Si Ma Cai.
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
Giá trị sản phẩm (triệu đồng)
1. Ngành trồng trọt
2. Ngành tiểu thủ công nghiệp
3. Ngành chăn nuôi
4. Ngành dịch vụ
91.046
79.240
9.235
2.085
486
93.120
80.734
9.802
2.068
516
95.680
82.192
10.740
2.164
584
Cơ cấu giá trị sản phẩm (%)
1. Trồng trọt
2. Tiểu thủ công nghiệp
100,0
87,04
10,14
100,0
86,70
10,53
100,0
85,90
11,27
17
3. Chăn nuôi
4. Dịch vụ
2,29
0,53
2,23
0,55
2,26
0,61
Nguồn: Số liệu thống kê huyện Si Ma Cai
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (bao gồm: nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản)
a. Nông nghiệp:
* Ngành trồng trọt
Trong những năm qua ngành sản xuất trồng trọt của huyện đã có
những kết quả đáng kể, diện tích năng suất, sản lượng của các cây trồng hầu
như đều tăng. Về diện tích gieo trồng của huyện năm 2002 tăng so với năm
2000 là 165ha. Diện tích lúa chủ yếu là một vụ, trên cơ sở tăng cường đầu tư
xây dựng các công trình thuỷ lợi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đưa giống cây
trồng có năng suất cao vào sản xuất trên toàn bộ diện tích lúa. Trong những
năm gần đây đã đưa giống lúa ngắn ngày có năng suất cao vào gieo trồng 2
vụ ở các xã như Bản Mế, Si Ma Cai, Sín Chéng, Nàn Sín bước đầu đã có
những kết quả đáng khích lệ làm tăng diện tích canh tác lúa nước. Đồng thời
năng suất lúa cũng tăng nhanh do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
được tăng cường giống mới có năng suất cao được sử dụng. DT các cây
trồng khác cũng tăng cụ thể sau:
+ Cây thực phẩm tăng từ 512ha (2000) lên 527 ha (2002)
+ Cây công nghiệp ngắn ngày tăng 43 ha năm 2002 so với năm 2000
đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa hàng hoá và tham gia
vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện đáng chú ý là cây đậu tương và
cây lạc.
+ Cây công nghiệp dài ngày tăng lên 28 ha (năm 2002 so với năm
2000 chủ yếu là cây chè cao.
+ Cây ăn quả tăng 12 ha năm 2002 so với năm 2000.
Nhìn chung diện tích các loại cây trồng đều tăng song các cây trồng
ăn quả; cây thực phẩm và cây công nghiệp diện tích còn nhỏ và tăng chậm
so với cây lương thực đây cũng là điều đáng quan tâm trong vấn đề chuyển
đổi cây trồng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất của huyện.
18
19
Biểu 2: Cơ cấu cây trồng huyện Si Ma Cai.
2000 2001 2002
Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
Tỷ trọng
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ trọng
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ trọng
(%)
1. Cây lương thực 4.369 67,50 4414 67,82 4430 66,75
2. Cây thực phẩm 512 7,91 514 7,91 527 7,94
3. Cây công nghiệp
ngắn ngày
146 2,26 149 1,78 189 2,84
4. Cây công nghiệp
dài ngày
820 12,67 826 12,69 848 12,84
5. Cây ăn quả 620 9,58 600 9,22 632 9,52
6. Cây khác 5 0,08 5 0,08 11 0,17
Tổng diện tích gieo
trồng
6.472 100,0 6.508 100,0 6.637 100,0
Nguồn: Số liệu thống kê huyện Si Ma Cai
*. Chăn nuôi
Qua tìm hiểu số liệu cho thấy tình hình phát triển đàn gia súc gia cầm
của huyện Si Ma Cai đang trong quá trình tăng nhanh. Do huyện mới được
tái lập, một bộ phận dân cư lớn được tập trung vào địa bàn của huyện đã làm
cho nhu cầu về thực phẩm tăng dẫn đến ngành chăn nuôi của huyện cũng
phát triển. Đáng chú ý là chăn nuôi lợn và gia cầm, đây là hai ngành chăn
nuôi lấy thịt chủ yếu, với tốc độ tăng bình quân đàn lợn đạt 21,56% năm, và
đàn gia cầm đạt 20,27% năm. Trong khi đó đàn ngựa của huyện cũng là 1
đàn gia súc được coi trọng nhưng đang có xu hướng giảm. Toàn huyện chỉ
còn hơn 200 con phân tán ở một số xã có địa hình phức tạp như Nàn Sín,
Thảo Chủ Phìn.
20
Biểu 3: Đàn gia súc gia cầm huyện Si Ma Cai ( 2000 - 2002)
Chủng loại 2000 2001 2002 Tốc độ tăng trưởng (% năm)
1. Đàn trâu 10.562 10.852 10.870 2,9
2. Đàn bò 1.025 1.062 1.140 11,21
3. Đàn lợn 15.030 17.560 18.270 21,56
4. Đàn dê 18.260 18.850 19.070 4,43
5. Gia cầm 140.890 168.800 169.450 20,27
Nguồn: Số liệu thống kê huyện Si Mai Cai
Hiện nay bình quân mỗi hộ nuôi 1,8 con trâu, bò, khoản 3,3 con lợn
và 30 con gia cầm. Đàn dê được nuôi chủ yếu ở các xã Si Ma Cai, Nàn Sán,
Sín Chéng và Sán Chải. Tuy là một huyện miền núi nhưng điều kiện phát
triển chăn nuôi cũng khá thuận lợi chủ yếu là chăn nuôi ọ gia đình. Với địa
hình đồi núi đá rất phù hợp với chăn nuôi dê, song hiện nay vẫn còn nhiều
tiềm năng chưa khai thác được.
b. Lâm nghiệp
Trong những năm gần đây rừng huyện Si Ma Cai kiệt quệ. Các loại
gỗ quý hiếm, gỗ lâu năm đã bị khai thác, chặt phá bừa bãi không có quy
hoạch làm cho diện tích R che phủ giảm nghiêm trọng. Tổng diện tích tự
nhiên của huyện là 23.454 ha. Trong đó diện tích rừng là 4.298,4h, chiếm
18,3% tổng diện tích tự nhiên. Trong khi đó rừng tự nhiên là 2.892,5 ha,
chiếm 11,335 diện tích tự nhiên, rừng trồng là 1.405,9ha, chiếm gần 6,05
diện tích tự nhiên. Rừng trồng chủ yếu là cây thông có giá trị kinh tế cao,
tuy nhiên còn chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác của thị trường. So với
những năm trước thì diện tích rừng có sự tăng lên đáng kể. Năm 1999 diện
tích rừng chỉ có 3.680,6ha thì năm 2002 là 4.298,4ha, đối với rừng trồng
năm 1999 diện tích là 1.012,4ha thì năm 2002 là 1.405,9ha.
21
Biểu 4: Tình hình biến động rừng huyện Si Ma Cai ( 1999 -2002)
Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2003
1. Trồng rừng tập trung (ha) 470 660 908 1020
2. Trồng cây phân tán (1000,0 cây) 346,6 476,8 650 620
3. Chăm sóc rừng (ha) 20 20 22 26
4. Gỗ tròn khai thác (m3) 575 250 365 340
5. Tre, nứa luồng khai thác (1000,0 cây) 186 150 167 178
6. Rất R - diện tích R đã giao các hộ (ha) 300 350 505 780
7. Diện tích rừng bị thiệt hại (ha) 46,5 35 25,2 20
- Bị phá (ha) 12,2 13,5 25,2 18
- Bị cháy (ha) 34,3 12,0 - 2
- Bị sâu bệnh (ha) - 0,5 - -
Nguồn: Số liệu thống kê huyện Si Ma Cai
Từ biểu số liệu trên ta thấy trong những năm gần đây đặc biệt từ khi
huyện được tái lập lại diện tích trồng rừng đã được tăng lên. Diện tích được
chăm sóc - bảo vệ và giao cho các hộ cũng tăng lên. Trong khi đó hạn chế
lượng khai thác. Đây là xu hướng phát triển có tính chiến lược lâu dài phù
hợp với xu thế phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên.
c. Thuỷ sản:
Với địa hình chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn, số lượng sông suối không
nhiều, nhỏ và phân tán. Vì vậy việc phát triển thuỷ sản của huyện Si Ma Cai
là rất khó khăn. Giá trị ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ. So vưói các
ngành khác thủy sản chỉ chiếm khoản 0,8% năm 2002 của nông nghiệp diện
tích mặt nước dùng vào thuỷ sản cũng đã và đang được mở rộng. Tuy nihên
tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản của huyện không nhiều mặt dù huyện có
32,8km đường biên giới là một đoạn của sông chảy song việc phát triển thuỷ
sản ở đây còn là vấn đề mới mẻ.
3. Chuyển dịch cơ cấu ngành phi nông nghiệp.
a. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Huyện Si Ma Cai mới được tái lập tháng 9 năm 2000, nhưng sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bước đầu đã đạt được những kết quả khá
22
khả quan. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm phát triển nhanh. Sản
xuất và sửa chữa cơ khí nhỏ (chủ yếu là sản xuất nông cụ), sản xuất vật liệu
xây dựng phát triển mang tính đột phá. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp
năm 2002 đạt 10.740 triệu đồng (giá cố định năm 1994), bằng 262% kế
hoạch năm, tốc độ tăng trưởng đạt 16,3% năm. Tuy nhiên, sản xuất công
nghiệp tiểu thủ công nghiệp Si Ma Cai còn nhỏ bé, lạc hậu, mang tính tự cấp
và tự phát. Hiện nay, toàn huyện chỉ có 2 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã, 02 tổ
hợp tác và 332 hộ gia đình tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp. Sản phẩm chủ yếu là lương thực, thực phẩm, nông cụ cầm tay và vật
liệu xây dựng. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn chiếm
tỷ tọng thấp trong GDP của huyện ( khoản 10%). Trong đó:
Ngành nghề chế biến nông, lâm sản thực phẩm: Giá trị sản xuất trong
lĩnh vực này của huyện năm 2002 đạt 6444 triệu đồng, chiếm 61,16% giá trị
sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Về số lượng cơ sở sản xuất có
317 cơ sở. Trong đó có có 212 hộ gia đình sản xuất rượu, 02 cơ sở sản xuất
đồ mộc dân dụng và 103 hộ gia đình sản xuất bún, bánh đậu phụ, xay xát
lương thực. Tuy nhiên, trình độ sản xuất chế biến nông lâm sản của huyện
còn nhỏ bé, và lạc hậu: Sản xuất ở các hộ gia đình, mang tính sơ chế, thủ
công nên sản phẩm làm ra có giá trị kinh tế thấp, chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ
chưa chiếm lĩnh được thị trường và chưa mở được đầu ra cho sản xuất nông,
lâm nghiệp.
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Huyện Si Ma Cai có nhiều tài
nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng như mỏ cát Bản Mế, mỏ đá và đất sét
tại các xã Si Ma Cai, Bản Mế, Sín Chải, Nàn Sín có trữ lượng hàng trăm
triệu m3. Tuy nhiên sản xuất vật liệu xây dựng của huyện chưa phát triển.
Hiện nay sản xuất vật liệu xây dựng của huyện chỉ có 02 doanh nghiệp, 1
hợp tác xã và 2 tổ hợp tác với khoản gần 100 lao động. Sản xuất mang tính
thủ công, chưa sử dụng nhiều máy móc. Giá trị sản xuất vật liệu xây dựng
còn thấp do chủ yếu tiêu thụ tại chỗ và đang gặp khó khăn về thị trường.
Năm 2002 giá trị sản xuất vật liệu xây dựng đạt 1.075 triệu đồng. Sản phẩm
23
chủ yếu bao gồm: Gạch xây dựng là 2.000.000 viên, đá xây dựng 1.000m3;
cát 6.500m3
Sản xuất và sửa chữa cơ khí nhỏ: Chủ yếu là sản xuất nông cụ cầm
tay. Toàn huyện có 17 lò rèn, đúc theo thời vụ, 02 hộ sản xuất kinh doanh
hàng nông cụ chuyên nghiệp và 1 tổ sản xuất nông cụ hợp tác xã sản xuất và
kinh doanh vật liệu xây dựng Si Ma Cai. Năm 2002 giá trị sản xuất và sửa
chữa cơ khí của huyện đạt khoảng 742 triệu đồng. Các sản phẩm chủ yếu là
dao, cuốc, xẻng và lưỡi cày các loại. Các hộ gia đình và tổ sản xuất thuộc
hợp tác xã sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Si Ma Cai còn thiếu máy
móc, thiết bị, lao động chưa có tay nghề được đào tạo.
b. Ngành dịch vụ:
Huyện Si Ma Cai ngành dịch vụ đang phát triển song còn chậm chiếm
tỷ trọng nhỏ. Giá trị dịch vụ năm 2002 đạt 584 triệu đồng, tốc độ tăng
trưởng 20% năm. Các dịch vụ như may mặc, thuỷ điện mi ni còn ít phát
triển. Hiện nay huyện Si Ma Cai đã có khá nhiều hộ gia đình làm may thủ
công và một số máy thuỷ điện nhỏ. Tuy nhiên khả năng phát triển của những
ngành, nghề này đang gặp rất nhiều khó khăn. Dịch vụ sửa chữa máy móc
nông nghiệp, ô tô, xe máy, điện dân dụng chưa phát triển nhiều. Dịch vụ
nông nghiệp của huyện tập trung vào các hoạt động cung ứng vật tư phân
bón và thực hiện một số dịch vụ khác như dịch vụ tiêm phòng dịch vật nuôi,
dịch vụ vật tư bảo vệ thực vật, dịch vụ giống con, cây trồng, những dịch vụ
này còn ở mức thấp. Do công tác phổ biến kỹ thuật và trình độ nhận thức
của người nông dân còn chưa được phối hợp chạt chẽ.
4. Những kết quả đạt được và vấn đề đạt ra cần giải quyết.
a. Kết quả:
Từ việc nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Si Ma Cai cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện đang từng bước thay đổi
chuyển dịch từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá, có sự thay đổi về tỷ
trọng ngành nông nghiệp đó là ngành chăn nuôi ngày càng phát triển nhanh
hơn, chiếm tỷ trọng tăng dần lên so với ngành trồng trọt, gia súc, gia cầm
cũng phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện
24
và hướng tới toàn tỉnh. Từ đó đời sống nhân dân của huyện cũng được nâng
lên. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh với tốc độ tăng
trưởng 16,3% năm, đã tạo điều kiện thu hút lao động từ nông nghiệp. Trong
nội bộ nông nghiệp tốc độ phát triển cao nhờ vào quá trình chuyển dịch cơ
cấu, cơ cấu hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… dẫn đến năng suất
các loại cây trồng tăng lên đặc biệt là cây lương thực tạo tiền đề cho sự phát
triển đa dạng hoá, chuyên môn hoá sản xuất. Cơ cấu lao động cũng được
chuyển đổi dần từ nông nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Đổi mới cơ cấu kinh tế và
chính sách của nhà nước, tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế và
cải thiện đời sống của nhân dân, dân trí được mở rộng và phúc lợi xã hội
cũng được nâng lên.
b. Vấn đề đạt ra cần giải quyết.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp, sản xuất nông
nghiệp trong đó đặc biệt cây lương thực còn chiếm tỷ trọng lớn, chưa khai
thác tốt các lợi thế của huyện.
Ruộng đất phân tán, manh mún hoạt động chưa hiệu quả làm năng
suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động còn chưa cao.
Chủ yếu vẫn là sản phẩm thô dẫn đến thừa trong thời vụ và thiếu hụt
trái vụ không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn lạc hậu mang tính thủ công
là chủ yếu, chưa mang tính sản xuất hàng hoá cao.
Các cơ sở sản xuất còn thiếu vốn đầu tư và phát triển đặc biệt là đầu
tư cho công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ, thiết bị cho sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Quản lý nhà nước của huyện còn yếu kém. Huyện thiếu cán bộ
chuyên trách để theo dõi và tư vấn cho sản xuất nông nghiệp, cũng như công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
25
PHẦN III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN SI MA CAI.
1. Giảm nông nghiệp, tăng ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ:
Với đặc điểm huyện miền núi biên giới núi cao độ dốc lớn, kinh tế xã
hội chậm phát triển, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém… là những thách
thức lớn trong quá trình phát triển, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ
gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải từng
bước vững chắc, lấy sản xuất, nhất là sản xuất hàng và hiệu quả kinh tế đầu
tư để làm cơ sở so sánh đánh giá, giải quyết những bức xúc về xã hội, cải
thiện từng bước đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ. Để đạt
được những kết quả này với điều kiện tự nhiên sẵn có diện tích đất nông
nghiệp là 6.694,46ha như vậy tuy là huyện dựa trên phát triển nông nghiệp
là chủ yếu nhưng khả năng mở rộng diện tích canh tác lại không còn nhiều,
muốn phát triển nền kinh tế tất yếu phải có chủ trương lâu dài trong việc
chuyển hướng dần từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ.
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, việc chuyển dịch từ ngành
nông nghiệp sang sản xuất ngành phi nông nghiệp còn là vấn đề bức xúc và
hết sức khó khăn, số lượng dân trí thấp còn quá lớn. Điều này đòi hỏi các
nhà lãnh đạo chức trách của huyện có biện pháp phù hợp để người dân tiếp
cận với nền kinh tế thị trường. Có sự hướng dẫn tập huấn ở các xã và có
biện pháp khuyến khích tạo điều kiện cho phát triển ngành phi nông nghiệp,
dự kiến đến năm 2010 giá trị sản xuất ngành phi nông nghiệp trong GDP
của huyện đạt từ 15 - 20% trở lên. Trong đó ngành công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp đạt 4,5 tỷ đồng trở lên (GDP năm 1994), tạo việc làm mới cho
150 -200 lao động. Ngành dịch vụ đạt 0,95 tỷ đồng tạo việc làm mới cho
khoản 100 lao động.
26
Ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật vào công tác bảo quản, chế biến nông sản. Gắn sản xuất
nông, lâm nghiệp - công nghiệp với thị trường tiêu thụ và xuât khẩu.
2. Giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi.
Qua điều tra số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng ngành chăn nuôi so với
ngành trồng trọt. Còn quá thấp mới chỉ đạt 2,6% so với ngành trồng trọt.
Năm 2000 ngành chăn nuôi đạt 2,26% tổng giá trị sản phẩm, với chỉ tiêu này
đủ thấy được ngành chăn nuôi của huyện Si Ma Cai còn rất nhỏ bé mới chỉ
mang tính chất tự cung tự cấp phục vụ nhu cầu tại chỗ. Với điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội hiện nay của huyện thì nguồn lực phát triển ngành chăn
nuôi còn chưa được khai thác và khai thác chưa phù hợp. Nhiều vùng diện
tích đất trồng hoa màu, trồng cây lương thực (ngô) năng suất thấp giá trị
kinh tế lại không cao như khu vực giáp bờ sông chảy của xã Sín Chéng,
Thào Chủ Phìn, thôn Cốc Dế của xã Bản Mế khu bờ sông của Nàn Sán và
Sán Chảy các khu vực này có tổng diện tích hơn 260ha là vùng có thể chăn
nuôi các đại gai súc như bò để lấy thịt và chăn nuôi dê theo hướng sản xuất
hàng hoá, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi toàn diện các loại gia súc khác và
gia cầm theo hướng thành lập các trang trại chăn nuôi nhỏ ở các xã như Bản
Mế, nàn Sán, Sán Chải và Sín Chéng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội,
nâng cao chuyên môn hoá sản xuất. Mặt khác thu hút lao động từ ngành
trồng trọt, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng tị trường nông sản. Đưa
giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi đến năm 2010 đạt 6.750 triệu đồng tăng so
với năm 2002 là 4.586 triệu đồng.
3. Giảm cây có giá trị thấp trong trồng trọt:
Hiện nay trên toàn huyện các loại cây trồng chủ yếu trong ngành
trồng trọt là cây lúa nước, ngô, cây đậu tương, cây lạc, cây thuốc lá, và các
loại cây hoa màu khác. Song được phổ biến nhất là cây lúa nước, ngô và cây
đậu tương. Đậu tương là cây trồng có giá trị kinh tế cao và rất phù hợp với
loại đất và điều kiện khí hậu của huyện. Đây là loại cây trồng có ý nghĩa
hàng hoá và tham gia vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện. Như
vậy việc đẩy mạnh trồng cây đậu tương là thực sự cần thiết trong chiến lược
27
chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện. Nếu tính giá trị trên một đơn vị
diện tích thì giá trị của cây đậu tương lớn hơn nhiều so với cây ngô, thậm
chí có nơi còn cao hơn cả trồng lúa nước, nhưng do nhận thức của người dân
còn quá xa với việc sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá trong nông
nghiệp, tật tục canh tác tự cung tự cấp nên việc chuyển đổi cây trồng gặp
không ít những trở ngại và khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách.
Trên địa bàn huyện còn có thể trồng cây thuốc lá phát triển rất tốt. Năm
2002 đã trồng 30ha thuốc lá, nhưng công tác bảo quản, sơ chế chưa kịp thời
nên không đạt được yêu cầu đạt ra sau thu hoạch. Các loại cây ăn quả như
mận tam hoa, mận địa phương, lê và 1 số cây thảo dược khác cũng phù hợp
trồng và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên việc tăng diện tích trồng các loại
cây có giá trị kinh tế cao này cần phải có kế hoạch, nghiên cứu và tìm đầu ra
của sản phẩm, do đặc điểm của cây trồng, chưa có kế hoạch và phương pháp
bảo quản sản phẩm nên luôn bị thừa, hoặc bán với giá rất thấp vào mùa vụ,
thiếu hụt và không có vào trái vụ. Xét về giá trị sản phẩm cần giảm diện tích
trồng ngô. Đây là loại cây trồng chiếm diện tích lớn nhất trong trồng trọt
nhưng giá trị kinh tế lại không được cao.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở
HUYỆN SI MA CAI
1. Vấn đề quy hoạch ruộng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn.
a. Vấn đề quy hoạch ruộng đất.
Ruộng đất luôn là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế nông
thôn đặc biệt là trong nông nghiệp. Do vậy giải pháp về ruộng đất là hết sức
cần thiết trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo môi trường thuận lợi để
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Để phát huy hiệu quả các
chính sách về đất đai nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm phát
triển sản xuất hàng hoá, cần tập trung vào các mục tiêu giải phóng các quan
hệ hành chính trói buộc ruộng đất vào người dân, thúc đẩy nhanh quá trình
tích tụ và tập trung ruộng đất, giảm lao động nông nghiệp, phát triển các khu
vực kinh tế khác. Tuy nhiên những thay đổi này phải được tiến hành một
28
cách nhất quán, đồng bộ. Tuy luật đã có 5 quyền năng gắn với đất đai nhưng
trên thực tế các hoạt động theo các quyền năng ấy diễn ra chậm chạp, ảnh
hưởng lớn đến việc tích tụ, tập trung ruộng đất, dẫn đến ruộng đất manh
mún, quyền lợi chưa sát sườn người nông dân. Vì vậy trong thời gian tới
huyện Si Ma Cai cần tập trung giải quyết theo phương châm:
- Hoàn thiện nhanh chóng luật đất đai.
- Cần phải triệt để hoàn thành việc giao đất, khoán rừng.
- Khuyến khích việc chuyển đổi, tích tụ và tập trung ruộng đất vào
những người có khả năng sản xuất kinh doanh giỏi.
b. Xây dựng cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng của một vùng lãnh thổ hoặc 1 địa phương là môi trường
để phát triển kinh tế. Do vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ
sản xuất, phát triển kinh tế là một giải pháp không thể thiếu được trong thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi được tái lập, huyện Si Ma Cai
đã được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, một số hệ thống cơ sở vật
chất tương đối lớn như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, chợ, trạm trường…
song so với yêu cầu và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường hiện nay cần có
sự quan tâm, chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi
cho nền kinh tế phát triển. Hiện nay trong toàn huyện mới chỉ có 4 xã có
điện lưới quốc gia (Si ma Cai, Nàn Sán, Sán Chải, Cán Cấu) có 3 xã ( Mản
Thẩn, Sín Chéng, Nàn Sín) đang thi công dự kiến năm 2004 các xã này được
sử dụng điện. Như vậy cần tăng cường hệ thống cung cấp điện cho các xã,
nâng cấp hệ thống phát sóng của các trạm truyền hình đặc biệt là trạm
truyền hình cụm xã Sín Chéng để các thông tin đến với người dân, nâng cao
sự hiểu biết xã hội và trình độ sản xuất của dân. Mở rộng các tuyến giao vào
thôn bản đảm bảo trao đổi hàng hoá giữa các vùng. Đầu tư nâng cấp mở mới
đoạn đường Bản Mế - Tả Gia Khâu - Pha Long của huyện Mường Khương
và đoạn đường Si Ma Cai thông với đoạn đường của huyện Mã Quan (Trung
Quốc) nhằm giao lưu kinh tế bên ngoài mở rộng thị trường hàng hoá trong
huyện. Thực hiện nhanh chóng và đầu tư cơ sở vật chất khai thác mỏ kẽm ở
29
bản mế. Đầu tư công nghệ chế biến và bảo quản nông sản khắc phục dư thừa
nông sản phẩm trong thời vụ và thiếu hụt trái vụ. Về thuỷ lợi về cơ bản đã
tương đối ổn định, cần nâng cấp một số đập xây như đập ở Ngải Phóng chỗ
(xã Sín Chéng), Hoá Sư Phùng (Sán Chải).
2. Giải pháp về vốn, thị trường, đào tạo dân trí
a. Giải pháp về vốn
Trước hết là huy động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hệ thống tài
chính - ngân hàng đây là nguồn vốn lớn còn đọng lại chưa được khai thác
triệt để. Có chính sách hợp lý huy động vốn nhiều hơn để đầu tư cho cơ sở
hạ tầng, công nghiệp chế biến và bảo quản.
Củng cố phát triển thị trường vốn ngắn hạn truyền thống ở nông thôn
đã được nhân dân chấp thuận, mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng tới
các cụm xã, liên xã gắn liền với các tổ chức tín dụng. Phát huy tốt vai trò
của các quỹ tín dụng nhân dân, của các đoàn thể thanh niên, phụ nữ… Và
các hiệp hội như: Nông dân, cựu chiến binh, hộ làm vườn… trong hỗ trợ sản
xuất tạo công ăn việc làm, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các
hiệp hội… tạo điều kiện và môi trường pháp lý để tận dụng và khai thác có
hiệu quả các nguồn vốn vay.
Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách, khuyến khích tạo điều kiện
thuận lợi cho các dự án đầu tư cả trong nước và nước ngoài vào nền kinh tế
huyện nhà.
b. Giải pháp về thị trường
Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hoá thì yếu tố thị trường là rất quan trọng. Nền kinh tế muốn phát triển
mạnh thì phải mở rộng và phát triển thị trường đẩy mạnh sản xuất và tiêu
thụ hàng hoá.
Đào toạ đội ngũ cán bộ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh công tác
tìm kiếm thị trường trong tỉnh, trong nước và nước ngoài, tư vấn cho các xã
để đổi mới đa dạng hoá sản xuất và ổn định việc tiêu thụ sản phẩm. Chuyển
dịch nền kinh tế của huyện gắn liền với kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
30
Tổ chức tốt các thông tin về thị trường đặc biệt là dự báo cung - cầu
của thị trường, thông qua các hệ thống như khuyến nông, mặt khác đưa ra
các thông tin về thị hiếu, tập quán, sở thích của người tiêu dùng qua đó thị
trường không những phát triển theo chiều rộng mà còn phát triển cả về chiều
sâu.
Tạo điều kiện cho các trung gian kinh tế, nhất là thương nghiệp đảm
trách khâu tiêu thụ cho nông dân, hình thành cơ chế gắn bó giữa người sản
xuất và người tiêu thụ. Tuyên truyền khuyến khích tập quán tiêu dùng của
người dân, làm thay đổi nhận thức trong sinh hoạt, cách tiêu dùng… nâng
cao sức mua của dân cư.
c. Giải pháp về đào tạo dân trí:
Si Ma Cai là một huyện miền núi trình độ dân trí còn thấp kém, đại
đa số là đồng bào các dân tộc ít người. Vị trí địa hình của huyện phức tạp và
cách xa trung tâm tỉnh. Vì vậy đào tạo dân trí là hết sức cần thiết trong việc
phát triển kinh tế - xã hội. Để tiếp cận được tiến bộ kỹ thuật và nền kinh tế
thị trường, trước mắt cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo cấp tốc, phổ
biến rộng rãi cho người dân thích ứng với môi trường sản xuất hàng hoá, cử
cán bộ đến các cơ sở hướng dẫn về phương thức sản xuất mới, áp dụng tiến
bộ khoa học vào thực tiễn. Tuy nhiên việc phổ biến kiến thức cơ bản cho
người dân phải đặc biệt chú ý đến cách thức và ngôn từ, phải hết sức đơn
giản, dễ hiểu để nhân dân tiếp nhận một cách dễ dàng. Trong các cơ sở cần
chú trọng đến cán bộ khuyến nông, cần phải củng cố kiện toàn đội ngũ cán
bộ khuyến nông, trạm khuyến nông của huyện và hệ thống khuyến nông ở
các cụm xã, tăng cường mở các lớp tập huấn đào tạo cán bộ để công tác
khuyến nông thực hiện đóng vai trò quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá.
3. Hình thức tổ chức sản xuất
a. sản xuất hộ gia đình:
Hiện nay trên toàn huyện chủ yếu sản xuất theo hình thức kinh tế hộ
gia đình. Do vậy chuyển đổi cơ cấu và phát triển nền kinh tế của huyện,
những chính sách tác động và mô hình kinh tế hộ phù hợp là rất cần thiết.
31
Vận dụng linh hoạt các chính sách về đất đai vốn tín dụng, thuế và chính
sách hỗ trợ sản xuất đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa… một cách phù
hợp với điều kiện của huyện. Khuyến khích nông dân sử dụng giống mới,
tham gia vào các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Tạo điều kiện hỗ trợ
cho người dân chuyển sang dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đẩy
mạnh phát triển cây trồng vật nuôi đặc sản mang tính hàng hoá trong từng
hộ.
b. Hình thức sản xuất theo trang trại.
Cho đến nay vẫn chưa có một hình thức sản xuất theo mô hình kinh tế
trang trại trên địa bàn của huyện. Xét về điều kiện khí hậu, địa hình, kinh tế
- xã hội của huyện có thể phát triển được các tiểu kinh tế trang trại ở các xã
như Sín Chéng, Bản Mế, Si Ma Cai. Trang trại là loại hình thức tổ chức sản
xuất quan trọng trong nông nghiệp. Nó tạo ra khối lượng sản phẩm lớn góp
phần chuyển đổi cơ cấu trong nông thôn. Khuyến khích tập trung đất đai và
giao khoán rừng cho các hộ, mở các lớp tập huấn quản lý sản xuất kinh
doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật trong mô hình kinh tế trang trại. Khôi
phục lại trang trại chăn nuôi gia súc ở xã Bản Mế, có chính sách vốn ưu đãi
cho người dân đầu tư vào các trang trại nhỏ phối hợp với bên ngoài tìm đầu
ra cho các trang trại sản xuất hàng hoá.
c. Sản xuất hợp tác xã
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Hợp Tác và Hợp Tác Xã
là rất quan trọng nó tạo ra một lực lượng sản xuất lớn mạnh đồng thời là lực
lượng sản xuất hàng hoá. Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn, cần phát triển hợp tác xã trong những năm tới.
Huyện Si Ma Cai hiện nay đã có một hợp tác xã và 2 tổ hợp tác sản
xuất. Hợp tác xã còn rất nhỏ, chủ yếu là sự hợp tác giữa các hộ gia đình
trong sản xuất nông nghiệp vào các mùa vụ nhưng không có tổ chức.
Chuyển mạnh công tác dịch vụ từng bước xây dựng HTX kiểu mới,
có chủ trương thích hợp khuyến khích hợp tác xã phát triển. Đẩy mạnh công
tác giao đất nông - lâm nghiệp thúc đẩy nhanh sự chuyển đổi của hợp tác xã,
thành lập HTX mới sang kinh doanh dịch vụ theo cơ chế thị trường.
32
4. Một số chính sách hỗ trợ.
Huyện Si Ma Cai là huyện nghèo tài nguyên cơ sở vật chất thiếu thốn
vì vậy rất cần sự hỗ trợ giúp đỡ của Đảng và chính quyền các cấp, các
ngành; cụ thể gồm những chính sách sau:
Chính sách hỗ trợ công nghệ kỹ thuật cho công nghiệp chế biến. Đào
tạo các bộ chuyên môn người địa phương, khuyến khích nông dân sử dụng
giống mới, tham gia vào các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Chính sách hỗ trợ vốn và trợ giá phát triển kinh tế sản xuất hàng hoá
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Hỗ trợ thị trường đầu ra cho nông sản phẩm của các tổ hợp tác và
nông dân trong mùa vụ.
Xây dựng chính sách cho vay vốn với lãi ưu đãi và hỗ trợ trợ để
khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo hướng bán công
nghiệp để hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô vừa nhằm tạo ra nhiều
sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường.
33
KẾT LUẬN
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai
tỉnh Lào Cai đang có những tiến triển thuận lợi, đa dạng song còn phụ thuộc
nhiều yếu tố như: trình độ dân trí, điều kiện kinh tế - xã hội, dân số, lao
động…
Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đem lại ý nghĩa trên
nhiều mặt cả về kinh tế và xã hội với sự thay đổi tích cực bộ mặt nông thôn
của huyện Si Ma Cai một cách rõ rệt.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong cơ chế kinh tế thị trường, đồng thời cũng là nội dung quan
trọng trong việc xây dựng nông thôn, hiện đại hoá nông thôn mà Đảng và
Nhà nước ta đã đề ra. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
sản xuất hàng hoá, phát triển từ thuần nông san phi nông nghiệp, phát triển
cây trồng vật nuôi theo nhu cầu thị trường và đa dạng các thành phần kinh tế
có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Si Ma Cai nói riêng
và nền kinh tế quốc dân nói chung. Chính sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này
đã tạo một sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy nền
kinh tế cả nước tăng trưởng và phát triển hiệu quả và bền vững trong quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay.
Những biện pháp, kiến nghị được đề cập trong đền án này do dựa
trên kiến thức lý thuyết và cảm nhận trực quan về thực tế nên có thể hạn chế
về tính khả thi. Song bản thân tôi vẫn mong muốn phần nào tháo gỡ được
những vướn mắt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của
huyện nhà.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo chương trình phát triển kinh tế công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
2. Định hướng quy hoạch phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đến năm
2010
3. Giáo trình kinh tế nông thôn. Khoa kinh tế nông nghiệp và phát
triển nông thôn năm 2002
4. Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp khoa kinh tế nông
nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2001
5. Ngô Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1998
6. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
năm 2002 - 2010
7. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai.pdf