Tài liệu Luận văn Một số kiến nghị tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong Công ty Dệt May Hà Nội: Luận văn
Một số kiến nghị tổ chức
quản lý, sử dụng lao động và
tiền lương trong Công ty Dệt
May Hà Nội
1
LỜI MỞ ĐẦU.
Trong nền sản xuất xã hội của bất kỳ một quốc gia nào, tiền lương
luôn luôn là một vấn đề “ thời sự nóng bỏng”. Nó hàm chứa trong đó nhiều
mối quan hệ giữa sản xuất và phân phối trao đổi, giữa tích luỹ và tiêudùng,
giữa thu nhập và nâng cao mức sống của các thành phần dân cư.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
các doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự hạch toán chi
phí mà trong đó chi phí tiền lương chiếm phần không nhỏ, thì tiền lương
càng trở thành vấn đề quan trọng trong các doanh nghiệp đó.
Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để tồn tại và
phát triển thì họ phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Muốn vậy thì công tác lý lao động và tiền lương phải được chú ý đúng
mức....
70 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số kiến nghị tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong Công ty Dệt May Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Một số kiến nghị tổ chức
quản lý, sử dụng lao động và
tiền lương trong Công ty Dệt
May Hà Nội
1
LỜI MỞ ĐẦU.
Trong nền sản xuất xã hội của bất kỳ một quốc gia nào, tiền lương
luôn luôn là một vấn đề “ thời sự nóng bỏng”. Nó hàm chứa trong đó nhiều
mối quan hệ giữa sản xuất và phân phối trao đổi, giữa tích luỹ và tiêudùng,
giữa thu nhập và nâng cao mức sống của các thành phần dân cư.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
các doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự hạch toán chi
phí mà trong đó chi phí tiền lương chiếm phần không nhỏ, thì tiền lương
càng trở thành vấn đề quan trọng trong các doanh nghiệp đó.
Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để tồn tại và
phát triển thì họ phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Muốn vậy thì công tác lý lao động và tiền lương phải được chú ý đúng
mức. Những việc làm khác sẽ không phát huy được tác dụng, thậm chí
không có hiệu quả nếu công tác này không được quan tâm đúng mức và
không thường xuyên được củng cố.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tổ chức quản lý lao động và
tiền lương là nội dung quan trọng trong công tác quản trị kinh doanh của
doanh nghiệp, nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định số
lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá. Tổ chức công tác, sử dụng tiền
lương giúp cho việc quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nền nếp,
thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, chấp hành tốt kỷ luật lao động
nhằm tăng năng suất và hiệu quả công việc, đồng thời cũng tạo cơ sở tính
lương đúng với nguyên tắc phân phối theo lao động. Nếu tổ chức tốt công
tác lao động - tiền lương, quản lý tốt qũy lương và đảm bảo trả lương, trợ
cấp, bảo hiểm xã hội theo đúng chế độ chính sách thì sẽ tạo cơ sở cho việc
phân bổ chi phí nhân công vào giá thành được chính xác, đặc biệt đối với
doanh nghiệp có quy mô và số lượng cán bộ công nhân viên lớn. Công ty
Dệt-May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp.
Hoạt động chính của Công ty là sản xuất những mặt hàng phục vụ cho
người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Do đó yêu cầu đặt ra với Công
ty là phải có một đội ngũ công nhân viên đông đảo, trình độ chuyên môn
2
cao và năng lực làm việc tốt để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
không bị ngưng trệ nhằm tạo cho Công ty chỗ đứng vững chắc trong nền
kinh tế thị trường cạnh tranh nóng bỏng hiện nay. Chính vì lẽ đó mà công
tác quản lý lao động tiền lương ở Công ty rất được coi trọng.
Qua việc nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty Dệt- May Hà Nội,
bằng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường
cùng sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ công nhân
viên phòng Tổ chức, phòng Kế toán của Công ty tôi đã chọn vấn đề:
“Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty
Dệt- May Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản luận
văn được kết cấu thành 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động và tiền lương
trong doanh nghiệp.
Phần II: Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong
Công ty Dệt May Hà Nội
Phần III: Một số kiến nghị liên quan đến tình hình lao động và
chế độ tiền lương hiện nay của Công ty Dệt May Hà Nội
Do kiến thức cũng như kinh nghiệm của một sinh viên lần đầu tiếp
cận với thực tế nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến
của thầy cô và các bạn sinh viên để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
3
PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
VÀ TIỀN LƯƠNG.
I. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động.
1.1 Quản lý lao động là gì ?
Quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một
tổ chức nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản
trị nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức. Trong nền kinh tế thị
trường các doanh nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy để
tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó các công việc phải quan tâm hàng
đầu là quản trị lao động. Những việc làm khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu công
tác quản lý lao động không được chú ý đúng mức không được thường
xuyên củng cố. Thậm chí không có hiệu quả, không thể thực hiện bất kỳ
chiến lược nào nếu từng hoạt động không đi đôi với việc hoàn thiện và cải
tiến công tác quản lý lao động. Một doanh nghiệp dù có điều kiện thuận lợi
trong kinh doanh, có đầy đủ điều kiện vật chất kĩ thuật để kinh doanh có
lãi, một đội ngũ công nhân viên đủ mạnh nhưng khoa học quản lý không
được áp dụng một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp đó cũng không tồn tại
và phát triển được. Ngược lại một doanh nghiệp đang có nguy cơ sa sút,
yếu kém để khôi phục hoạt động của nó, cán bộ lãnh đạo phải sắp xếp, bố
trí lại đội ngũ lao động của doanh nghiệp, sa thải những nhân viên yếu
kém, thay đổi chỗ và tuyển nhân viên mới nhằm đáp ứng tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với khả năng làm việc
của từng người.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự chuyển đổi từ
nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm
cho các mối quan hệ giữa con người càng trở nên phức tạp. Nhiệm vụ của
quản lý lao động là điều hành chính xác trọn vẹn các mối quan hệ ấy để cho
4
sản xuất được tiến hành nhịp nhàng, liên tục và đem lại hiệu quả cao. Vì
vậy vai trò của quản lý lao động đối với doanh nghiệp là rất quan trọng.
Bởi lẽ quản lý lao động là bộ phận không thể thiếu được của quản trị sản
xuất kinh doanh, nó nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng
người làm việc cần thiết cho tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra, tìm kiếm
và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để con người có
thể đóng nhiều sức lực cho các mục tiêu của tổ chức đồng thời cũng tạo cơ
hội để phát triển không ngừng chính bản thân con người. Sử dụng có hiệu
quả nguồn lực của con người là mục tiêu của quản lý lao động.
1.2 Các quan điểm về quản lý lao động trong doanh nghiệp.
Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghiã với chính
sách “đổi mới” hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Yếu tố con người, yếu tố trí tuệ được đề cao hơn yếu tố vốn và kỹ thuật, trở
thành nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Do vậy yêu
cầu về trình độ và năng lực của con người, của mỗi doanh nghiệp cũng
khác trước tạo nên sự đòi hỏi về hai phía:
Mọi doanh nghiệp ở mức tối thiểu đều yêu cầu đội ngũ công nhân
viên của mình hoàn thành nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn định mức đặt ra, chấp
hành những chính sách, những quy định của công ty.
Tuy nhiên trong thực tế kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng yêu
cầu dội ngũ nguồn nhân lực của mình nhiều hơn mức tối thiểu. Doanh
nghiệp không chỉ yêu cầu nhân viên hoàn thành công việc mà phải biết
sáng tạo, cải tiến tìm ra những giải pháp, phương pháp mới, không chỉ chấp
hành quy chế mà còn phải nhiệt huyết, gắn bó với doanh nghiệp, có trách
nhiệm với kết quả chung của doanh nghiệp. Không phải chỉ có những đòi
hỏi từ phía doanh nghiệp đối với người lao động mà ngược lại đội ngũ
người lao động cũng có những đòi hỏi nhất định đối với doanh nghiệp mà
họ đang làm việc. Ở một mức tối thiểu, công nhân yêu cầu doanh nghiệp
phải trả lương đầy đủ, đúng hạn, hợp lý và các điều kiện lao động an toàn.
Người lao động yêu cầu tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược, chính
sách của doanh nghiệp. Người lao động muốn phát triển năng lực cá nhân
5
bằng cách nâng cao và tiếp thu những kiến thức, những kỹ năng mới. Họ
muốn cống hiến, muốn vận động đi lên trong hệ thống các vị trí, chức vụ
công tác của doanh nghiệp, được chủ động tham gia đóng góp quan trọng
vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Với một nền kinh tế đang trên đà
phát triển mạnh tạo nên sự cạnh tranh đầu vào về lao động giữa các doanh
nghiệp ngày càng cao. Người lao động do đó cần phải trang bị cho mình
những kiến thức và rèn luyện kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Ngược lại doanh nghiệp cần phải có chính sách thích hợp đáp ứng yêu cầu,
nguyện vọng của người lao động, tạo nên một môi trường làm việc có hiệu
quả để doanh nghiệp đạt được mục đích lợi nhuận tối đa.
Quản lý lao động là quản lý một nhân tố cơ bản nhất, quyết định nhất
của lực lượng sản xuất đó là nhân tố con người. Trong cơ chế thị trường
cạnh tranh hiện nay, các cơ sở doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
được đều rất cần được trang bị máy móc thiết bị hiện đại, có sự nhảy vọt
thay đổi về chất. Tuy nhiên nếu thiếu nhân tố con người, thiếu một đội ngũ
lao động có trình độ, có tổ chức thì cũng không thể phát huy hết được tác
dụng của các nhân tố kia.
Tóm lại, để quản lý lao động tốt thì phải giải quyết những mục tiêu
sau:
Thứ nhất là sử dụng lao động một cách hợp lý có kế hoạch phù hợp
với điều kiện tố chức, kỹ thuật, tâm sinh lý người lao động nhằm không
ngừng tăng năng suất lao động trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các yếu tố
khác của quá trình sản xuất nhằm khai thác có hiệu quả nhất mọi nguồn lực
của sản xuất kinh doanh.
Thứ hai là bồi dưỡng sức lao động về trình độ văn hoá, chính trị, tư
tưởng, chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là nâng cao mức sống vật chất,
tinh thần nhằm đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phát triển toàn diện con
người.
Quản lý lao động nhằm sử dụng và bồi dưỡng lao động là hai mặt
khác nhau nhưng nó lại liên quan mật thiết với nhau. Nếu tách rời hoặc đối
lập giữa hai công việc này là sai lầm nghiêm trọng, không chỉ nói đến sử
dụng lao động mà quên bồi dưỡng sức lao động và ngược lại.
6
2. Cơ sở lý luận chung về tiền lương.
Tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận được từ
người sử dụng lao động thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất
lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho
xã hội.
Như vậy tiền lương được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức
lao động. Ở nước ta hiện nay có sự phân biệt rõ ràng giữa các yếu tố trong
tổng thu nhập từ lao động sản xuất kinh doanh của người lao động: tiền
lương (lương cơ bản) phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi xã hội. Theo quan
điểm của Chính phủ trong chính sách tiền lương năm 1993, tiền lương là
giá cả sức lao động, được hình thành thông qua thoả thuận giữa người lao
động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao
động trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương của người lao động do hai
bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất, chất
lượng lao động và hiệu quả công việc.
2.1 Bản chất của tiền lương.
Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố cơ
bản: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó lao động là
yếu tố chính có tính chất quyết định. Lao động không có giá trị riêng biệt
mà lao động là hoạt động tạo ra giá trị. Cái mà người ta mua bán không
phải là lao động mà là sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hoá
thì giá trị của nó được đo bằng lao động kết tinh trong một sản phẩm.
Người lao động bán sức lao động và nhận được giá trị của sức lao động
dưới hình thái tiền lương.
Theo quan điểm tiền lương là số lượng tièn tệ mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng,
nhiệm vụ quy định thì bản chất tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động
được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó
có quy luật cung cầu. Tiền lương người lao động nhận được phải đảm bảo
7
là nguồn thu nhập, nguồn sống của bản thân người lao động và gia đình, là
điều kiện để người lao động hoà nhập với xã hội.
Cũng như các loại giá cả hàng hoá khác trên thị trường, tiền lương và
tiền công của người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh do thị trường
quyết định. Nguồn tiền lương và thu nhập của người lao động bắt nguồn từ
kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự quản lý vĩ mô của Nhà
nướcvề lĩnh vực này bắt buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo cho người
lao động có mức thu nhập thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu do Nhà
nước quy định.
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu
tố mang tính quyết định. Do đó có thể nói tiền lương là phạm trù của sản
xuất, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ trước khi trả hoặc cấp phát cho người
lao động.
Cũng chính vì sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
cần phải được bù đắp sau khi đã hao phí, nên tiền lương cũng phải được
thông qua quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân dựa trên
hao phí, hiệu quả lao động. Và ở đây tiền lương lại thể hiện là một phạm
trù phân phối. Sức lao động là hàng hoá cũng như các loại hàng hoá khác
nên tiền lương cũng là phạm trù trao đổi. Nó đòi hỏi phải ngang giá với giá
cả của các tư liệu tiêu dùng, sinh hoạt cần thiết nhằm tái sản xuất sức lao
động. sức lao động cần phải được tái sản xuất thông qua quỹ tiêu dùng cá
nhân và do đó tiền lương lại là phạm trù thuộc lĩnh vực tiêu dùng...
Như vậy tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền lao động, tiền tệ
và nền sản xuất hàng hoá. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hoá sức lao động mà người lao động sử dụng để bù đắp hao phí lao động đã
bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, về hình thức, trong
điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ thì tiền lương là một
bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tuỳ theo cơ chế
quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản
xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm hay là một bộ phận của thu nhập.
8
2.2 Chức năng của tiền lương.
Tiền lương là một nhân tố hết sức quan trọng của quá trình quản lý
nói chung và quản lý lao động tiền lương nói riêng. Có thể kể ra một số
chức năng cơ bản của tiền lương như sau:
- Kích thích lao động (tạo động lực): Chức năng này nhằm duy
trì năng lực làm việc lâu dài có hiệu quả, dựa trên cơ sở tiền lương phải
đảm bảo bù đắp sức lao động đã hao phí để khuyến khích tăng năng suất.
Về mặt nguyên tắc, tiền lương phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao
động, tạo niềm hứng khởi trong công việc, phát huy tinh thần sáng tạo tự
học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn để từ đó giúp họ làm
việc với hiệu quả cao nhất và mức lương nhận được thoả đáng nhất.
- Giám sát lao động: giúp nhà quản trị tiến hành kiểm tra, theo
dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch của mình nhằm đạt
được những mục tiêu mong đợi, đảm bảo tiền lương chi ra phải đạt hiệu
quả cao. Hiệu quả của việc chi trả lương không chỉ tính theo tháng, quý mà
còn được tính theo từng ngày, từng giờ trong toàn doanh nghiệp hoặc ở các
bộ phận khác nhau.
- Điều hoà lao động: đảm bảo vai trò điều phối lao động hợp lý,
người lao động sẽ từ nơi có tiền lương thấp đến nơi có tiền lương cao hơn.
Với mức lương thoả đáng, họ sẽ hoàn thành tốt các công việc được giao.
- Tích luỹ: với mức tiền lương nhận được, người lao động
không những duy trì cuộc sống hàng ngày mà còn để dự phòng cho cuộc
sống sau này khi họ đã hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro bất ngờ.
2.3 Quỹ tiền lương, các hình thức trả lương và các loại tiền thưởng:
2.3.1 Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp xác định nguồn quỹ lương tương ứng để trả cho người lao
động. Nguồn này bao gồm:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao
- Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của Nhà nước.
9
- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
khác ngoài đơn giá tiền lương được giao.
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
Nguồn quỹ tiền lương nêu trên được gọi là tổng quỹ tiền lương.
Như vậy cán bộ công nhân viên sẽ được nhận tiền lương phụ cấp từ
quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp việc quản lý quỹ
lương đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả và việc cấp phát lương
phải đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động... nhằm tăng năng suất
lao động và hạ giá thành sản phẩm. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quỹ
lương ở các doanh nghiệp phải do cơ quan chủ quản của doanh nghiệp tiến
hành trên cơ sở đối chiếu, so sánh thường xuyên quỹ lương thực hiện với
quỹ lương kế hoạch của doanh nghiệp trong mối quan hệ với việc thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác thực hiện việc
quản lý tiền lương là xác định mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và
người lao động với Nhà nước về phân chia lợi ích sau một thời kỳ, hay
khoảng thời gian sản xuất kinh doanh nhất định cùng với một số chỉ tiêu tài
chính khác. Việc xác định giá trị hao phí sức lao động cho một đơn vị sản
phẩm, cho 1000 đ doanh thu hay lợi nhuận là hết sức quan trọng và cần
thiết. Đó là chi phí hợp lệ trong giá thành, là căn cứ để xác định lợi tức chịu
thuế , là công cụ để Nhà nước quản lý tiền lương và thu nhập trong các
doanh nghiệp. Cụ thể, Nhà nước quyết định đơn giá tiền lương của các sản
phẩm trọng yếu, đặc thù, các sản phẩm còn lại thì doanh nghiệp tự tính giá
tiền lương theo hướng dẫn chung (Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ban hành
ngày 10/4/1997). Doanh nghiệp sẽ tự quyết định đơn giá tiền lương nhưng
phải đăng ký với cơ quan chủ quản. Việc xác định đơn giá tiền lương có thể
dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật.
- Tổng doanh thu.
- Tổng thu trừ tổng chi.
- Lợi nhuận.
10
Doanh nghiệp sẽ xác định đơn giá tiền lương tuỳ theo tính chất, đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chỉ tiêu kinh tế gắn
với việc trả lương có hiệu quả của doanh nghiệp.
Sử dụng tổng quỹ tiền lương: Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt
chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ tiền lương vào các
tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau, có
thể quy định phân chia tổng quỹ tiền lương theo các quỹ sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương
khoán, lương sản phẩm, lương thời gian: ít nhất bằng 76% tổng quỹ lương.
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng
suất chất lượng cao, có thành tích tốt trong công tác tối đa không quá 10%
tổng quỹ tiền lương.
- Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật cao, tay nghề giỏi: tối đa không quá 2% tổng quỹ tiền lương.
- Quỹ dự phòng cho các năm sau: tối đa không quá 12% tổng
quỹ lương.
2.3.2 Các hình thức trả lương.
Hiện nay tại các doanh nghiệp người ta thường áp dụng hai hình thức
trả lương chủ yếu sau:
Trả lương theo thời gian.
Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương mà số
tiền trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lương của
một đơn vị thời gian ( giờ hoặc ngày). Như vậy tiền lương theo thời gian
phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Mức tiền lương trong một đợn vị sản phẩm.
- Thời gian đã làm việc.
Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người
làm công tác quản lý, còn đối với công nhân sản xuất chỉ nên áp dụng ở
những bộ phận không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính
xác hoặc vì tính chất hạn chế do việc trả công theo sản phẩm sẽ không đảm
11
bảo được chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực. Tuỳ theo
yêu cầu và trình độ quản lý việc tính và trả lương theo thời gian có thể thực
hiện theo hai cách:
a. Trả lương theo thời gian giản đơn: ( giờ, ngày, tháng...)
Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương mà tiền
lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay
thấp và thời gian làm việc thực tế ít hay nhiều quyết định.
Tiền lương trả cho người lao động được tính theo công thức:
L = LCB x TH
Trong đó: L: Lương nhận được.
LCB: Lương cấp bậc.
TH: Thời gian làm việc thực tế.
Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó định mức lao
động, khó đánh giá công việc một cách chính xác. Có 3 loại tiền lương theo
thời gian đơn giản:
Lương giờ: tính theo mức lương cấp bậc và số giờ làm việc.
Lương ngày: tính theo mức lương cấp bậc và số ngày làm việc thực
tế.
Lương tháng: tính theo mức lương cấp bậc tháng.
Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán. Hơn nữa người
công nhân có thể tự tính được tiền công mà mình được lĩnh. Bên cạnh đó,
hình thức trả lương này cũng có những nhược điểm là nó mang tính chất
bình quân nên không khuyến khích việc sử dụng hợp lý thời gian làm việc,
tiết kiệm nguyên vật liệu, không tập trung công suất của máy móc thiết bị
để tăng năng suất lao động.
b.Trả lương theo thời gian có thưởng:
12
Theo hình thức này thì tiền lương người lao động nhận được gồm
tiền lương thời gian giản đơn và một khoản tiền thưởng khi đạt được những
chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định như: nâng cao năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư hoặc hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao...
Hình thức này chủ yếu áp dụng đối vói công nhân phụ, làm việc
phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị... Ngoài ra còn áp
dụng cho công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ
khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất
lượng.
Chế độ trả lương này phản ánh trình độ thành tích công tác thông qua
các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Do vậy nó khuyến khích người lao
động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình. Do đó cùng
với ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật chế độ tiền lương này ngày
càng được mở rộng hơn.
Trả lương theo sản phẩm.
Do có sự khác nhau về đặc điểm sản xuất kinh doanh nên các doanh
nghiệp đã áp dụng rộng rãi các hình thức tiền lương theo sản phẩm với
nhiều chế độ linh hoạt. Đây là hình thức tiền lương mà số tiền người lao
động nhận được căn cứ vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn
thành và được tính theo công thức:
Lsp =
n
i 1
( Qi x ĐGi)
Trong đó: Lsp: lương theo sản phẩm.
Qi: khối lượng sản phẩm i sản xuất ra.
ĐGi: đơn giá tiền lương một sản phẩm loại i.
i: số loại sản phẩm i.
Tiền lương tính theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động
sản xuất của mỗi người. Nếu họ làm được nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm
làm ra có chất lượng cao thì sẽ được trả lương cao hơn và ngược lại. Chính
vì vậy nó có tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả
13
lao động sản xuất của mình, tích cực cố gắng hơn trong quá trình sản xuất,
tận dụng tối đa khả năng làm việc, nâng cao năng suất và chất lượng lao
động. Hơn nữa trả lương theo sản phẩm còn có tác dụng khuyến khích
người lao động học tập nâng cao trình độ văn hoá kỹ thuật, tích cực sáng
tạo và áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Điều này tạo điều
kiện cho họ tiến hành lao động sản xuất với mức độ nhanh hơn, sản xuất ra
nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn. Trả lương theo sản phẩm đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị nhất định như: định mức lao động, xây dựng đơn giá
tiền lương cho một sản phẩm, thống kê, nghiệm thu sản phẩm... đảm bảo
cho quá trình tái sản xuất được cân đối hợp lý.
Căn cứ vào đơn giá sản phẩm và đối tượng trả công, hình thức trả
lương theo sản phẩm có 5 loại sau:
Loại 1: Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
Chế độ trả lương này được áp dụng rộng rãi với người trực tiếp sản
xuất trong điều kiện quá trình sản xuất của họ mang tính độc lập tương đối,
công việc có định mức thời gian, có thể thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản
phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.
Đơn giá tiền lương có tính chất cố định được tính theo công thức:
ĐG = L x Ds
Trong đó: ĐG: đơn giá sản phẩm
L: lương theo cấp bậc công việc hoặc mức lương giờ
Ds: định mức sản lượng
Tiền công của công nhân được tính theo công thức:
Lcn =ĐG x Q
Trong đó: Lcn: tiền lương của công nhân
14
Q: khối lượng sản phẩm sản xuất được
Ưu điểm nổi bật của chế độ này là mối quan hệ giữa tiền công và kết
quả lao động của họ được thể hiện rõ ràng làm cho quyền lợi và trách
nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau do đó kích thích công nhân cố
gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động. Đồng
thời hình thức này cũng dễ hiểu nên công nhân có thể tính được số tiền
nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
Tuy nhiên chế độ lương này còn có nhược điểm là người lao động dễ
chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ít quan tâm đến việc
sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít quan tâm chăm lo đến
công việc của tập thể.
Loại 2: Trả lương theo sản phẩm tập thể:
Chế độ trả lương này thường áp dụng đối với những công việc đòi
hỏi tập thể công nhân cùng thực hiện, có định mức thời gian dài, khó xác
định kết quả của từng cá nhân. Do vậy khi thực hiện hình thức lương này
thì trước tiên phải xác định đơn giá và tiền lương mà cả nhóm được lĩnh.
Công thức tính đơn giá:
Trong đó: ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm tập thể
n
i 1
L: tổng tiền lương theo cấp bâc công việc của cả tổ
Ds: định mức sản lượng cả tổ
Đt: định mức thời gian
Tiền công của cả tổ, nhóm công nhân tính theo công thức:
L
Ds
ĐG =
n
i 1
L x Đt
Hoặc ĐG =
n
i 1
15
LNCN = ĐG x Q
Trong đó: LNCN : tiền lương của nhóm công nhân
ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm
Q: khối lượng sản phẩm sản xuất được
Sau khi xác định được tiền lương cả đơn vị thì tiến hành chia lương
cho từng công nhân. Tuỳ theo tính chất công việc mà doanh nghiệp có thể
lựa chọn một trong hai phương pháp chia lương sau:
a. Chia lương theo giờ – hệ số: Tiến hành qua 3 bước:
- Tính tổng số giờ hệ số của đơn vị – là số giờ qui đổi của các
công nhân ở những bậc thợ khác nhau về giờ của công nhân bậc 1. Tổng số
giờ hệ số được tính bằng cách lấy giờ làm việc của công nhân nhân với hệ
số cấp bậc của người đó sau đó tổng hợp cho cả tổ.
- Tính tiền lương 1 giờ theo hệ số bằng cách lấy tiền lương cả
tổ chia cho tổng số giờ hệ số của cả tổ đã tính đổi.
- Tính tiền lương cho từng công nhân bằng cách lấy tiền lương
thực tế của một giờ nhân với số giờ làm việc.
b. Chia lương theo hệ số điều chỉnh: làm 3 bước:
- Tính tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi
công nhân sau đó tổng hợp cho cả nhóm.
- Xác định hệ số điều chỉnh cho cả tổ bằng cách lấy tổng tiền
lương thực lĩnh chia cho số tiền lương vừa tính trên.
- Tính tiền lương cho từng người căn cứ vào hệ số điều chỉnh
và tiền lương đã lĩnh lần đầu của mỗi người.
Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn áp dụng việc chia lương theo phân
loại lao động ra A, B, C...
Ưu điểm: Hình thức này khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm
nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả của tổ, đồng thời
quan tâm đến nhau hơn để giúp nhau cùng hoàn thành công việc.
16
Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết
định tiền công của họ nên ít kích thích công nhân nâng cao năng suất cá
nhân.
Loại 3: Trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
Thực chất của hình thức này là dựa vào công nhân chính để tính
lương cho công nhân phụ. Hình thức này được áp dụng trong trường hợp
công việc của công nhân chính và công nhân phụ gắn liền với nhau nên
không trực tiếp tính được lương sản phẩm cho các cán bộ và công nhân
khác.
Căn cứ vào định mức sản lượng và mức độ hoàn thành định mức của
công nhân chính để tính đơn giá sản phẩm gián tiếp và tiền lương sản phẩm
gián tiếp của công nhân phụ. Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp dược tính
theo hai bước:
Bước 1: tính đơn giá:
ĐG =
n
i 1 Ds
L
Trong đó: ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp.
L: lương cấp bậc tháng công nhân phụ, phục vụ và quản
lý.
Ds: định mức sản lượng của công nhân chính trong tháng.
Bước 2: tính lương sản phẩm gián tiếp:
LGT = ĐG x Q TH
Trong đó: Q TH: sản lượng thực hiện trong tháng.
Ưu điểm cơ bản của hình thức này là làm cho mọi cán bộ công nhân
viên đều quan tâm đến vấn đề nâng cao năng suất lao động và chất lượng
17
sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong sản
xuất kinh doanh.
Loại 4: Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến.
Chế độ trả lương này áp dụng ở những khâu trọng yếu của sản xuất
hoặc khi sản xuất đang khẩn trương mà xét thấy việc giải quyết những tồn
tại ở khâu này có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những khâu khác có liên
quan, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch của doanh nghiệp.
Ưu điểm của hình thức tiền lương này là khuyến khích công nhân
tăng nhanh số lượng sản phẩm, làm cho tốc độ tăng năng suất lao động nên
phạm vi áp dụng chỉ đối với khâu chủ yếu của dây chuyền hoặc vào những
thời điểm nhu cầu thị trường về loại sản phẩm đó rất lớn hoặc vào thời
điểm có nguy cơ không hoàn thành hợp đồng kinh tế.
Để hình thức tiền lương này có hiệu quả cần chú ý điều kiện cơ bản
là: Mức tăng đơn giá tiền lương phải nhỏ hơn hoặc bằng mức tiết kiệm chi
phí cố định nghĩa là:
18
Trong đó:Kđ: hệ số tăng đơn giá sản phẩm luỹ tiến.
L: hệ số tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm.
H: hệ số tăng sản lượng đạt được.
C: hệ số chi phí cố định trong giá thành.
Loại 5: Trả lương khoán.
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp không định mức được
chi tiết cho từng công việc hoặc định mức được nhưng không chính xác
hoặc những công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi
mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong
một thời gian nhất định.
Hình thức này khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước
thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán.
Tuy nhiên với hình thức lương này thì khi tính toán đơn giá phải hết sức
chặt chẽ, tỉ mỉ để xây dựng đơn giá tiền lương chính xác cho công nhân
nhận khoán.
Ngoài những hình thức tiền lương chủ yếu nói trên theo Nghị định
317/ C T – HĐBT ngày 01/09/1990 các doanh nghiệp có thể áp dụng hình
thức trả lương theo định mức biên chế (khoán quỹ lương). Doanh nghiệp áp
dụng định mức biên chế thì quỹ lương chế độ bằng tổng lao động định mức
lao động hợp lý (sau khi đã sắp xếp lại lao động, kiện toàn tổ chức bộ máy
quản lý xác định rõ chức năng nhiệm vụ và biên chế các phòng ban). Công
ty tính toán và khoán quỹ lương cho từng phòng ban, bộ phận theo nguyên
tắc hoàn thành kế hoạch công tác. Nếu chi phí bộ máy gián tiếp ít thì thu
nhập cao, ngược lại không hoàn thành kế hoạch chi phí nhiều, biên chế lớn
thì thu nhập ít.
C x H1
L x H
Kđ =
19
Chế độ tiền lương khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm
vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao
khoán chặt chẽ. Tuy nhiên chế độ trả lương này khi tính toán đơn giá phải
hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ để tránh gây thiệt thòi cho người nhận khoán cũng
như người giao khoán.
2.3.3 Các loại tiền thưởng.
Tiền thưởng là một biện pháp kích thích vật chất có tác dụng rất tích
cực đối với việc thúc đẩy người lao động phấn đấu thực hiện công việc
ngày càng tốt hơn. Thưởng có rất nhiều loại, trong thực tế doanh nghiệp có
thể áp dụng một số hay tất cả các loại tiền thưởng sau:
- Thưởng năng suất, thưởng chất lượng: áp dụng khi người lao động
thực hiện tốt hơn mức độ trung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc
dịch vụ.
- Thưởng tiết kiệm: áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các
loại vật tư, nguyên vật liệu... có tác dụng giảm giá thành sản phẩm dịch vụ
mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
- Thưởng sáng kiến: áp dụng khi người lao động có sáng kiến cải tiến
kỹ thuật, tìm ra các phương pháp làm việc mới... có tác dụng nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ.
- Thưởng lợi nhuận: áp dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lãi trong
trường hợp này người lao động sẽ được chia một phần tiền dưới dạng tiền
thưởng. Hình thức này áp dụng cho công nhân viên vào cuối quý, sau nửa
năm hoặc cuối năm tuỳ theo hình thức tổng kết hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Thưởng do hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất: áp dụng khi
người lao động làm việc với số sản phẩm vượt mức quy định của doanh
nghiệp.
2.3.4 Các loại phúc lợi.
Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phong
phú, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: quy định của Chính
phủ, tập quán trong nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính
20
hoặc hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm
củadoanh nghiệp gồm có:
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế .
- Hưu trí.
- Nghỉ phép, nghỉ lễ.
- Ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ.
- Trợ cấp của doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên đông con hoặc
có hoàn cảnh khó khăn.
- Quà tặng của doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên vào các ngày
lễ, tết hoặc các dịp sinh nhật, cưới hỏi...
- Tổ chức thăm quan, du lịch cho cán bộ công nhân viên bằng kinh phí
tài trợ của cơ quan, công đoàn cơ quan.
II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG
TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Mối quan hệ giữa lao động và tiền lương.
Trong hoạt động của mình, con người luôn có mục đích cụ thể. Người
lao động khi làm việc họ thường quan tâm đến việc nhận được bao nhiêu
tiền công, mức tiền công đó có thoả mãn với mức hao phí lao động mà
mình đã bỏ ra hay không, có đủ bù đắp và tích luỹ để đảm bảo mức sống
cho bản thân và gia đình hay không...Do đó, việc quan tâm tới lợi ích của
người lao động có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nhà quản lý, đó là
yếu tố đầu tiên và cũng là cuối cùng gắn bó người lao động với doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo thu nhập ổn định cho người công
nhân, tiền công trả cho người lao động phải xứng đáng với khả năng, hiệu
suất làm việc của họ. Đối với người lao động nếu họ làm việc với năng suất
cao, chất lượng sản phẩm làm ra tốt thì họ sẽ nhận được mức lương tương
ứng và ngược lại.
- Có thể nói tiền lương là một trong những hình thức kích thích lợi
ích vật chất đối với người lao động. Vì vậy để sử dụng đòn bẩy tiền lương
nhằm đảm bảo cho sản xuất phát triển, duy trì một đội ngũ người lao động
21
có trình độ kỹ thuật cao với ý thức kỷ luật tốt...thì công tác tổ chức tiền
lương trong doanh nghiệp phải đặc biệt được coi trọng. Tổ chức phân phối
tiền lương trong doanh nghiệp được công bằng và hợp lý sẽ tạo ra tâm lý
thoải mái giữa người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất, một
lòng vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp và lợi ích của bản thân họ. Chính
vì vậy mà người lao động tích cực làm việc bằng cả lòng nhiệt tình, hăng
say và họ có quyền tự hào về mức lương họ đạt được. Ngược lại khi công
tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp thiếu tính công bằng và hợp lý
thì không những nó đẻ ra những mâu thuẫn nội bộ thậm chí khá gay gắt
giữa những người lao động với nhau, giữa người lao động với các cấp quản
trị, cấp lãnh đạo doanh nghiệp, mà có lúc còn có thể gây nên sự phá hoại
ngầm dẫn đến sự lãng phí to lớn trong sản xuất. Vậy đối với nhà quản trị,
một trong những công việc được quan tâm hàng đầu là phải theo dõi đầy đủ
công tác tổ chức tiền lương, thường xuyên lắng nghe và phát hiện kịp thời
những ý kiến bất đồng hoặc những mâu thuẫn có thể xảy ra trong phân phối
tiền lương và tiền thưởng cho người lao động, để rồi qua đó có sự điều
chỉnh thoả đáng và hợp lý. Người ta đã chứng minh rằng: nếu tiền lương
đảm bảo tái sản xuất được sức lao động theo đúng nghĩa của nó thì năng
suất lao động sẽ đạt được tương đối cao và nếu quản lý lao động tốt thì
năng suất sẽ cao hơn nhiều. Ngược lại nếu tiền lương chỉ đảm bảo được
70% nhu cầu tái sản xuất sức lao động thì năng suất lao động sẽ giảm đi
50%.
Như vậy để khuyến khích người lao động làm việc thì doanh nghiệp
cần phải có chính sách, chế độ tiền lương xứng đáng, phù hợp. Đó cũng là
nghệ thuật quản lý của các nhà quản trị.
2. Các nguyên tắc quản lý, sử dụng lao động và tiền lương.
2.1 Các nguyên tắc quản lý, sử dụng lao động .
- Phải hình thành cơ cấu lao động tối ưu: Một cơ cấu lao động
được coi là tối ưu khi nó đảm bảo được về số lượng ngành nghề và chất
lượng lao động thật phù hợp. Ngoài ra phải phân định rõ ràng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận hoặc các cá nhân với nhau, đồng thời
22
phải tạo được sự đồng bộ, ăn khớp giữa các cá nhân, bộ phận trong cơ cấu.
Làm được như vậy thì năng suất và hiệu quả công việc sẽ đạt được mức
cao nhất.
- Phải đảm bảo cả yếu tố vật chất và tinh thần cho người lao động: Để
quản lý tốt người lao động thì nhà quản lý phải biết kết hợp khéo léo giữa
lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Thông thường có thể dùng lợi ích vật
chất để khuyến khích người lao động nhưng cũng có trường hợp áp dụng
hình thức này không có hiệu quả hoặc chỉ mang tính chất phụ, nhất thời.
Lúc này nhà quản trị phải biết kết hợp với lợi ích tinh thần như bày tỏ sự
quan tâm, thăm hỏi, động viên... để tạo dược ấn tượng trong tâm trí người
lao động.
- Phải đảm bảo các yếu tố vật chất phục vụ cho nơi làm việc của người
lao động như: trang bị máy móc thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu. Những
yếu tố này phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
- Phải tăng cường định mức lao động: Định mức lao động là xác định
lượng hao phí lao động tối đa để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc
một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn và chất lượng quy định trong
điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định, lượng lao
động phải được lượng hoá bằng những thông số có độ chính xác và đảm
bảo đô tin cậy. Xác định được định mức lao động sẽ xác định được những
trách nhiệm và kết quả lao động của mỗi người, là cơ sở để xây dựng kế
hoạch tiền lương, xây dựng phương án tối thiểu hoá chi phí.
Ngoài ra phải không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, chính trị tư
tưởng, chuyên môn nghiệp vụ đồng thời tăng cường kỷ luật lao động đảm
bảo điều kiện an toàn cho người lao động.
2.2 Các nguyên tắc của việc quản lý, sử dụng tiền lương.
- Phải xây dựng được một quy chế trả lương đầy đủ, rõ ràng và thống
nhất. Để đảm bảo được tính dân chủ, công khai, bản quy chế trả lương phải
được sự tham gia đóng góp của Ban chấp hành công đoàn và phổ biến công
khai đến từng người lao động, đồng thời phải đăng ký với cơ quan giao đơn
giá tiền lương của doanh nghiệp.
23
- Công tác xây dựng đơn giá tiền lương và xác định quỹ tiền
lương phải đảm bảo chặt chẽ và có độ chính xác cao để không gây thiệt
thòi cho gười lao động cũng như người trả lương. Quỹ tiền lương phải được
phân phối trực tiếp cho người lao động trong doanh nghiệp, không được sử
dụng vào mục đích khác.
Việc trả lương phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Điều này bắt nguồn
từ bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. tiền
lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, do đó tiền lương
không những phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà còn phải đảm bảo
nuôi sống gia đình họ. Không những thế, tiền lương còn phải đủ tích luỹ,
tiền lương ngày mai phải cao hơn hôm nay.
- Tiền lương trả cho người lao động phải dựa trên cơ sở sự
thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua bản
hợp đồng lao động. Chí ít thì mức lương nhận được của người lao động
cũng phải bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Việc trả lương cho từng bộ phận, cá nhân người lao động
theo quy chế chủ yếu phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công
tác, giá trị cống hiến của từng bộ phận cá nhân người lao động, không phân
phối bình quân.Đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao, giỏi, giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của đơn vị thì mức tiền lương và thu nhập phải được trả thoả
đáng.
24
PHẦN 2
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG
TRONG CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI.
A. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
Công ty Dệt – May Hà Nội ( tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội – Xí
nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội - Công ty Dệt kim Hà Nội ) có trụ sở
đặt tại số 1 Mai Động – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, có tổng diện tích 24
ha, là một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công nghiệp. Trang thiết bị của
Công ty đều là từ Italia, Cộng hoà Liên bang Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật
Bản...Công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm sợi,
dệt kim có chất lượng cao.
Ngày 7/4/1978 Tổng Công ty xuất nhập khẩu thiết bị Việt Nam và
hãng Unionmatex (CHLB Đức) ký hợp đồng xây dựng Nhà máy sợi Hà
Nội. Ngày 21/11/1984 chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý.
Nhà máy vừa hoạt động sản xuất vừa đầu tư xây dựng thêm dây chuyền sản
xuất.
Tháng 6/1990, Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy kinh doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp, tên giao dịch là HANOSIMEX.
Tháng 4/1991 Bộ Công nghiệp quyết định tổ chức hoạt động Nhà
máy sợi Hà Nội thành Xí nghiệp liên hiệp sợi - dệt kim Hà Nội. Trong gần
5 năm, Nhà máy không ngừng phát triển với quy mô sản xuất ngày càng
lớn mạnh. Nhà máy đã sát nhập Nhà máy sợi Vinh, Nhà máy dệt Hà Đông,
Nhà máy thêu Đông Mỹ thành các xí nghiệp thành viên.
Tháng 6/1995, Nhà máy được đổi tên thành Công ty dệt Hà Nội và
đến tháng 3/2000, Công ty đổi tên thành Công ty Dệt – May Hà Nội. Trải
25
qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã khẳng định được vị
trí của mình trong ngành sản xuất dệt sợi trong và ngoài nước. Sản phẩm
của Công ty đã có mặt trên thị trường nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapo, Úc,Thái Lan... Hiện nay, Công ty Dệt May Hà Nội có 9
đơn vị thành viên:
- Tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội gồm:
Nhà máy sợi; Nhà máy May 1, 2; Nhà máy dệt nhuộm; Nhà máy cơ
điện; Nhà máy dệt vải DeNim
Tháng 7 năm 2001 có thêm nhà máy may 3. Ngoài ra còn có một số
xí nghiệp sản xuất ống giấy, bao bì, nhựa đóng gói tự hạch toán kinh doanh
- Tại huyện Thanh Trì, Hà Nội có Nhà máy may Đông Mỹ
- Tại thị xã Hà Đông – Hà Tây có Nhà máy dệt Hà Đông.
- Tại thành phố Vinh – Nghệ An: Nhà máy Sợi Vinh
Ngoài ra còn có nhiều cửa hàng thương mại dịch vụ, cửa hàng giới
thiệu sản phẩm.
Năng lực sản xuất của Công ty.
- Năng lực kéo sợi: Tổng số có 150.000 cọc sợi với sản lượng 10.000
tấn/ năm.
- Năng lực dệt kim:
Sản phẩm vải các loại là 4.000 tấn / năm.
Sản phẩm may là 8 triệu/năm (trong đó 7 triệu là sản phẩm xuất khẩu )
Sản phẩm khăn bông 1.000 tấn /năm
- Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 30 triệu USD/năm.
- Là một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công nghiệp, trong cơ chế thị
trường để đứng vững và ngày một phát triển trong nước cũng như trên thị
trường quốc tế thì sản phẩm của Công ty phải ngày càng phong phú về
chủng loại và mẫu mã.
Công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm
như:
26
+ Các loại vải đơn và sợi xe có chất lượng cao như: sợi Cotton, Sợi
peco, Sợi Pe với chỉ số trung bình (NE ) là: 36/I
+ Các loại dệt kim thành phẩm: Rb, Interlob, single, các sản phẩm
may mặc lót, mặc ngoài bằng vải dệt kim.
+ Các loại khăn bông, lều du lịch.
Công ty chuyên nhập các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất:
bông Polyeste, phụ tùng thiết bị chuyên ngành hoá chất, thuốc nhuộm.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY.
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nhà máy sợi, sợi Vinh: chuyên sản xuất sợi cho dệt vải.
- Nhà máy dệt nhuộm : sản xuất vải dệt kim (gồm vải mộc và vải
thành phẩm đã qua nhuộm).
- Nhà máy dệt Hà Đông sản xuất khăn mặt bông, lều, bạt xuất khẩu,
may mũ.
- Các Nhà máy may: may các sản phẩm may, dệt kim, dệt thoi.
- Nhà máy cơ điện: gia công các phụ tùng thiết bị, sửa chữa hỏng hóc
cho cả các dây chuyền sản xuất của Công ty, sản xuất ống giấy túi PE, vành
chống bẹp cho sợi, bao bì... Cung cấp điện, nước, khí nén... cho các đơn vị.
2. Về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
Công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình
độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế và thị
trường trong nước cả về chủng loại chất lượng sản phẩm, hình thức mẫu
mã. Hơn 2/3 chủng loại sản phẩm kiểu cũ đã được chuyển sang loại mới cải
tiến như: sợi PeCo, Ne 83/17, sợi Cotton Ne30, Ne 32 Cotton dệt kim, quần
áo, khăn... Các sản phẩm được cải tiến đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, tiết
kiệm về vật tư cũng như thời gian.
Ngày nay cùng với sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế của đất
nước kéo theo sự tăng trưởng về tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu về may mặc.
Do đó tiềm năng phát triển về ngành dệt may Việt Nam là rất lớn. Đó chính
27
là tiền đề thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của
công ty. Tuy nhiên, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm dệt may lại có xu hướng
thay đổi. Tỉ lệ sản phẩm có chất lượng cao sẽ tăng lên và ngược lại tỉ lệ tiêu
dùng các sản phẩm có chất lượng thấp sẽ giảm xuống. Do vậy đã đặt cho
công ty những thách thức mới đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh đúng
đắn để dần chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với những sản phẩm dệt may
của các công ty khác trong và ngoài nước.
Công ty đã tiến hành sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của thị trường và từ đó tạo thuận lợi cho việc mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, đồng thời tránh được rủi ro
trong kinh doanh. Song, để có thể mở rộng được thị phần của mình trong
nước cũng như trên thế giới thì đòi hỏi Công ty phải có chính sách, chiến
lược đúng đắn, phù hợp với từng loại sản phẩm trong từng giai đoạn phát
triển.
III. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA CÔNG TY.
1. Đặc điểm về bộ máy quản lý.
Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng trên cơ sở quyền
làm chủ của tập thể lao động. Tổng Giám đốc công ty do Chính phủ bổ
nhiệm, là người đại diện pháp nhân cho Công ty, điều hành mọi hoạt động
của Công ty và chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước. Giúp việc cho Tổng giám đốc
Công ty có 4 Phó Tổng giám đốc điều hành do Tổng giám đốc chọn và đề
nghị Tổng Công ty dệt may Việt Nam bổ nhiệm. Các bộ phận quản lý cấp
giám đốc, phó giám đốc các Nhà máy thành viên, trưởng phó các phòng
ban, trưởng phó các đơn vị trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm, y tế,
dịch vụ do Tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi đã lấy ý kiến Thường vụ Đảng
uỷ, phiếu thăm do tín nhiệm của tập thể cán bộ quản lý.
Các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, do Tổng giám
đốc quy định và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc lập – thực
hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
28
Mỗi Nhà máy thuộc Công ty là một đơn vị tổ chức sản xuất. Giám
đốc các Nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Công ty
về toàn bộ hoạt động sản xuất, theo phân cấp quản lý của Công ty.
29
BIỂU 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
Ban CBSX
MN may 3
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó tổng giám
đốc kiêm đại diện
lãnh đạo (QMR)
Phó tổng giám
đốc II
Phòng
Ktoán-Tchính
Phó tổng giám
đốc III
Phó tổng giám
đốc IV
Phòng
Kthuật- Đtư
Nhà máy sợi
Nhà máy dệt
DENIM
Các Nhà máy
dệt sợi khác
Phòng
Ktoán-Tchính
Phòng Xuất
nhập khẩu
Trung tâm
y tế
Phòng
Đời sống
Phòng
Tchức-Hchính
Trung tâm
TN_KTCLSP
MN Dệt nhuộm
MN May1
MN may 2
MN may Đông Mỹ
MN cơ điện
30
Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ta thấy đặc trưng quản lý
của Công ty Dệt- May Hà Nội là quản lý trực tuyến chức năng. Cơ cấu này chỉ
đạo sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén, kịp thời, đảm bảo phát huy những
ưu điểm của chế độ một thủ trưởngvà thế mạnh của các bộ phận chức năng.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển nền kinh tế
từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa thì ngoài việc kinh doanh để duy trì hoạt động và tạo
thêm công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động Công ty còn mở rộng thị
trường với các nước khác. Hầu hết các thiết bị máy móc trên dây chuyền sản
xuất của Công ty được trang bị là nhập từ Italia, sản xuất vào những năm 1978-
1979, chất lượng máy móc thiết bị chỉ đạt ở mức tương đối.
Do vậy sản phẩm của Công ty mặc dù rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã,
kích cỡ với những chỉ số kỹ thuật khác nhau nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà sản xuất được hàng có chất
lượng cao phục vụ cho xuất khẩu là rất khó khăn. Hiện nay hàng may mặc của
Công ty sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số
nước EU, Mỹ => Tỷ lệ xuất khẩu chiếm trên 80% sản phẩm sản xuất ra. Công ty
Dệt -May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường có
nhiệm vụ vừa sản xuất vừa tiêu thụ hàng hoá. Mặt hàng chính của Công ty là sản
phẩm sợi và dệt kim, đây là những sản phẩm mà trên thị trường có rất nhiều đối
thủ cạnh tranh. Sợi là sản phẩm truyền thống và hiện nay vẫn là sản phẩm chủ
lực của công ty. Loại sản phẩm này rất quan trọng vì nó là nguyên vật liệu đầu
vào cho công nghệ dệt vải mà nhu cầu sử dụng vải thường tăng theo mức tăng
trưởng của nền kinh tế nên nó đòi hỏi ngày càng có những sản phẩm chất lượng
cao. Xác định được nhiệm vụ của mình, Công ty đã quán triệt phương châm sản
xuất:
- Chỉ đưa vào chiến lược kế hoạch sản xuất mặt hàng đã được ký hợp
đồng hoặc chắc chắn được tiêu thụ trên thị trường.
31
- Sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái mình sẵn có. Do
đó sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty thường căn cứ kết quả
tiêu thụ sản phẩm trên thị trường để làm tiền đề cho kỳ sau.
Mỗi sản phẩm có một đặc điểm riêng biệt và chiếm vị trí khác nhau trong
quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như trên thị trường. Do vậy việc
hiểu rõ đặc điểm sản phẩm và vị trí của nó sẽ giúp cho quá trình quản lý và
hoạch định chiến lược kinh doanh hợp lý.
Song song với sự phát triển sản xuất, thiết bị máy móc hiện nay của Công
ty chủ yếu nhập từ Nhật, Đức,Ý, Bỉ, nguồn vốn của Công ty cũng không ngừng
được củng cố và gia tăng nhanh chóng. Tổng số vốn đầu tư năm 1996 là 7,8 tỷ
đồng và năm 2000 đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt vải DENIM, đầu tư năm 2000
là 166 tỷ đồng. Với nguồn vốn lớn Công ty có điều kiện để mở rộng và phát
triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy
mạnh khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
IV. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Công ty Dệt - May Hà Nội là một doanh nghiệp lớn với nhiều chủng loại,
sản phẩm phong phú, đa dạng. Doanh thu hàng năm của Công ty trên 450 tỷ
đồng, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm
cho hơn 5.000 cán bộ công nhân viên đồng thời cung cấp các sản phẩm may
mặc, dệt kim, các sản phẩm khăn bông, sản phẩm sợi cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty hiện nay đã tạo được uy tín đối
với khách hàng trong và ngoài nước.
Sau đây là biểu 2 phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những
năm gần đây:
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
1998 1999 2000
32
Giá trị tổng sản lượng.
Tổng doanh thu.
Nộp ngân sách.
Thu nhập bình quân.
Hệ số lương
Năng suất lao động bình
quân
Quỹ lương trích vào giá
thành
Kim ngạch xuất khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu.
Lợi nhuận.
1000 đ
1000 đ
1000 đ
đ/ ng/ th
hệ số
đ /ng
đ
1000
USD
1000
USD
đ
400.246
379.306
8.696
812.000
2.45
71.288.797
47.480.702.933
13.479
11.531
1.500.000.000
428.000
434.500
5.548
950.325
2,49
78.125.000
49.473.869.808
13.667
11.901
2.113.697.726
462.000
470.000
4.500
1.213.155
2,55
103.143.033
56.638.159.802
14.900
20.700
2.056.000.000
Qua bảng trên ta thấy về mặt quy mô doanh thu của Công ty tăng đều qua
các năm và cả lợi nhuận cũng vậy. Điều này thể hiện chiến lược kinh doanh
đúng đắn của Công ty từng giai đoạn phát triển. Cùng với sự tăng nhanh về
doanh thu thì quỹ lương của Công ty cũng ngày càng lớn mạnh. Nhờ vậy thu
nhập của người lao động cũng ngày được cải thiện đa dạng là yếu tố quan trọng
giúp cho Công ty phát triển hơn.
B. TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÔNG
TY.
I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG.
1.Đặc điểm về lao động.
Công ty Dệt - May Hà Nội mới được xây dựng trong điều kiện kinh tế
chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy công
nhân vào Công ty được tuyển chọn kỹ lưỡng, có trình độ văn hoá, được đào tạo
nghiệp vụ chuyên môn kỹ càng. Lao động nữ chiếm 70% tổng số, số lao động
trực tiếp tham gia vào sản xuất 92% và lao động gián tiếp 8%, bao gồm:
- Quản lý kinh tế.
- Quản lý kỹ thuật.
- Nhân viên hành chính.
33
- Nhân viên khác phục vụ cho sản xuất.
Với chủ trương nâng cao chất lượng lao động, Công ty đã thực hiện việc
sắp xếp lại bộ máy sản xuất, giảm lao động nên đến năm 2000, Công ty chỉ còn
5008 lao động với trình độ và tay nghề cao. Độ tuổi trung bình của lao động
trong Công ty là 27 tuổi. Đó là một thuận lợi lớn cho công ty trong việc phát huy
khả năng của người lao động.
34
BIỂU 3: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
Quản lý LĐ kỹ thuật LĐ trực tiếp Tổng lao động Năm
ĐH Dưới
ĐH
ĐH Dưới
ĐH
ĐH Dưới
ĐH
Nam Nữ
1998 75 8 215 172 95 4764 1599 3730
1999 79 5 235 118 79 4732 1574 3674
2000 88 50 279 163 83 4345 1455 3553
1.1 Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật.
Đặc điểm chính về lao động của Công ty là nữ chiếm khoảng 70% tổng số
lao động, doanh nghiệp đã được Sở Lao động và Thương binh xã hội xác nhận
Công ty Dệt-May Hà Nội đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
nữ. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty đã được đào tạo
qua trường lớp về những ngành nghề khác nhau.
Dưới đây là biểu 4: Báo cáo về đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật.
35
BIỂU 4: BÁO CÁO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT.
(Đến ngày 31/10/2000)
Trong đó Độ tuổi Nội dung Tổng
số Nữ Trên
ĐH
ĐH CĐ TC Dưới
30
31-40 41-50 Trên
50
1.Tổng số CB CNV
2.Cán bộ quản lý:
-T GĐ, PTGĐ, CTCĐ, KTT
-Trưởng, phó phòng, Phó CTCĐ
-GĐ Nhà máy thành viên
-Trưởng ca
-Tổ trưởng kỹ thuật nghiệp vụ
-Tổ trưởng sản xuất, phục vụ sản xuất
3.Cán bộ chuyên môn kỹ thuật
-Kế toán tài chính
-Quản trị kinh doanh
-Ngoại thương
-Luật
-Kỹ thuật cơ khí
-Kỹ thuật lạnh thông gió
-Kỹ thuật điện
-Kỹ thuật điện tử, vi tính
Kỹ thuật công nghệ
- Sợi
- Dệt
- Nhuộm
- May
4732
288
6
30
9
6
20
199
328
86
54
3
4
13
6
13
8
96
33
21
26
16
3110
149
3
19
3
6
9
101
169
52
32
1
2
2
1
49
16
10
13
10
5
1
1
4
4
1
3
280
87
6
25
8
17
17
193
40
36
3
4
10
6
12
4
60
26
16
14
4
22
3
1
2
19
1
4
12
1
5
6
175
47
3
1
6
3
32
112
46
18
3
20
6
1
7
6
1879
33
1
1
31
116
43
16
2
1
1
3
4
32
4
6
11
11
1783
145
2
7
3
13
110
141
30
27
1
2
5
1
3
1
55
27
13
10
5
1022
85
1
14
6
3
3
53
60
11
11
2
4
3
6
3
6
2
1
3
48
25
3
8
3
3
3
5
11
2
3
1
1
3
1
2
37
1.2 Công nhân kỹ thuật.
Chất lượng của công nhân kỹ thuật là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo
chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước, điều này đã buộc các doanh nghiệp phải ra sức cạnh
tranh với nhau để có được chỗ đứng trên thị trường. Công ty Dệt- May Hà Nội
cũng không nằm ngoài quy luật ấy, để hàng hoá của mình được người tiêu dùng
chấp nhận thì các vấn đề về giá cả, chất lượng sản phẩm được Công ty rất coi
trọng. Vì thế mà chất lượng công nhân kỹ thuật phải được quan tâm đúng mức.
Có thể nói đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Biểu 5: Báo cáo chất lượng công nhân kỹ thuật.( đến 31/10/2000 )
38
BIỂU 5: BÁO CÁO CHẤT LƯỢNG CÔNG NHÂN KỸ THUẬT.
(Đến 31/10/2000 )
Trong đó Độ tuổi Nội dung Tổng số
Nữ Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Dưới 30 31-40 41-50 Trên 50
Công nghệ dệt
Công nghệ sợi
Công nghệ nhuộm
Công nghệ may
Bảo toàn bảo dưỡng sợi
Bảo toàn bảo dưỡng dệt
Bảo toàn bảo dưỡng nhuộm
Bảo toàn bảo dưỡng may
Cơ khí
Điện
Lạnh, thông gió, lò hơi.
Vận chuyển, phục vụ khác
151
1213
61
1327
200
63
14
23
51
100
108
805
140
1044
1161
35
1
10
24
13
514
14
351
1
10
92
10
4
2
18
45
41
149
2
56
13
1
24
10
18
79
1
4
1
7
78
270
35
1059
54
1
5
12
13
31
23
149
60
507
20
240
110
10
6
9
17
43
46
429
13
430
6
28
36
51
3
2
21
26
37
224
6
1
2
3
4116 2942 737 203 13 1730 1497 877 12
39
2. Tổ chức và quản lý sử dụng lao động trong Công ty.
2.1. Tuyển chọn lao động.
Trong cơ chế mới này, Công ty đã xác định: “ Để tồn tại và phát triển
không những phải có chiến lược sản xuất kinh doanh mà cần phải có chiến lược
về lao động.” (Tức là phải xây dựng và phát triển một đội ngũ lao động phù hợp
với các yêu cầu của sản xuất kinh doanh cả về số lượng và chất lượng, một đội
ngũ lao động có đủ phẩm chất và kỹ năng cần thiết đáp ứng các mục tiêu sản
xuất kinh doanh trước mắt cũng như về lâu dài ). Chính vì vậy mà Công ty rất
coi trọng chính sách tuyển chọn lao động.
- Trước khi tuyển chọn lao động, Công ty tiến hành thu hút tìm kiếm
(tuyển mộ) các ứng cử viên cho Công ty thông qua quảng cáo và qua các tổ chức
giáo dục.
- Thông qua quảng cáo là biện pháp đơn giản nhất, Công ty thông báo trên
các tờ báo Lao động, báo Nhân dân hay trên các dịch vụ truyền tin. Trong thông
báo Công ty thường xuyên nêu những nhiệm vụ chung của công việc và những
yếu tố cần thiết như: bằng cấp, tư chất của những người có nhu cầu được làm
việc trong Công ty.
- Thông qua tổ chức giáo dục là biện pháp tuyển chọn mà Công ty hay sử
dụng nhất. Ngoài việc cử người đến các trường Đại học để tuyển những sinh
viên vừa tốt nghiệp, Công ty còn đồng ý cho những sinh viên các trường đến
thực tập. Trong quá trình thực tập, Giám đốc cùng những người trực tiếp hướng
dẫn thấy sinh viên nào có khả năng phù hợp với công việc thì Công ty sẽ tạo mọi
điều kiện thuận lợi để sau khi ra trường, sinh viên có thể về Công ty làm việc.
- Sau khi tuyển chọn xong, Công ty sẽ tiến hành tuyển chọn lao động thích
ứng với từng nhiệm vụ, từng công việc. Quá trình tuyển chọn được Công ty tiến
hành một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
- Công ty yêu cầu những người đến xin việc nộp hồ sơ bao gồm: sơ yếu lý
lịch gồm những thông tin: tuổi, giới tính, học vấn, những chứng chỉ về trình độ
chuyên môn của người đến xin việc, và khám sức khoẻ qua hội đồng sức khoẻ
của trung tâm y tế Công ty.
40
- Bước tiếp theo là phỏng vấn những người đã vượt qua thử thách ban đầu
bằng cách cho các ứng cử viên trả lời những bài kiểm tra, những câu hỏi trắc
nghiệm về kỹ năng, về sự thông minh của chính bản thân họ. Đồng thời cũng để
đánh giá xem thái độ của họ đối với công việc ra sao.
- Công ty thực hiện bước này nhằm mục đích tạo cho người đại diện Công
ty và nhân viên tương lai gặp gỡ, tìm hiểu về nhau nhiều hơn, qua đó Công ty sẽ
quyết định xem ứng cử viên nào thích hợp với chức vụ, công việc còn trống của
Công ty.
- Thử việc ( từ 1-6 tháng)
- Ký hợp đồng chính thức với người lao động sau thời gian thử việc.
2.2 Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi.
Những người làm việc ở các phòng nghiệp vụ tại văn phòng của Công ty
thì làm việc theo giờ hành chính, những người lao động làm việc trực tiếp khác:
bảo vệ, lái xe, tạp vụ... làm việc theo ca, tuỳ theo yêu cầu công việc cụ thể. Đối
với lao động nữ, nếu có thai từ 7 tháng hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi thì sẽ không phải làm việc ban đêm. Người lao động được nghỉ làm việc
hưởng nguyên lương theo chế độ Nhà nước quy định, theo lương cấp bậc.
Giờ làm việc của cán bộ công nhân viên áp dụng như sau:
- Đối với khối làm việc theo giờ hành chính sáng từ 7h30 đến 12 h chiều
từ 13 h đến 16h30
- Khối theo ca: (công nhân sản xuất sợi, dệt, nhuộm, bảo vệ, nhà ăn)
+ Ca sáng: từ 6 h đến 14 h nghỉ giữa giờ 30phút
+ Ca chiều : từ 14 h đến 22 h, nghỉ giữa giờ 30 phút.
+ Ca đêm : từ 22 h đến 6 h sáng hôm sau, nghỉ giữa giờ 45 phút.
Một năm được nghỉ 8 ngày vào những ngày lễ, tết, quốc khánh theo quy
định của Nhà nước.
Số ngày làm việc theo chế độ được xác định theo công thức:
NCCĐ = NL (L + T + NC)
41
Trong đó:
NCCĐ : ngày làm việc theo chế độ quy định.
NL: số ngày theo lịch trong một năm ( 365 ngày).
L : số ngày nghỉ lễ trong một năm ( 5ngày)
T: số ngày nghỉ tết trong một năm ( 3 ngày)
NC: số ngày nghỉ chủ nhật trong năm ( 53 ngày )
Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động giao cho các
đơn vị. Sau 6 tháng, Công ty tổ chức phân tích tình hình sử dụng thời gian lao
động của nhà máy thành viên.
Tính toán thời gian làm việc sẽ cho biết những thông tin về quỹ thời gian
làm việc có thể và tối đa của doanh nghiệp cũng như của bản thân từng cán bộ
công nhân viên trong năm, quý, tháng, tuần, thậm chí là trong ngày. Từ đó có
thể so sánh để biết được mức độ sử dụng thời gian thực tế và những nguyên
nhân không sử dụng hết thời gian có thể, tối đa. Thời gian làm việc có ảnh
hưởng đến năng suất lao động, giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
3. Tình hình quản lý và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
trong Công ty.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đang đòi hỏi
nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật và công nhân lành nghề là tài sản quý giá của doanh nghiệp, là nguồn
lực rất quan trọng, có tính chất quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Công ty Dệt- May Hà Nội có trên 600 cán bộ công nhân viên kỹ thuật có trình
độ từ trung cấp trở lên. trong những năm qua, số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật
bị giảm nhiều, một phần do việc sáp nhập các đơn vị mới vào Công ty, nhiều
cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật không yên tâm công tác đã xin chuyển công tác đi
cơ quan khác. Một số cán bộ kỹ thuật của Công ty xin thôi việc, chuyển công tác
sang những nơi có thu nhập cao hơn, phần lớn là sang liên doanh. Hiện tượng
“chảy máu chất xám” ngày càng nhiều do cơ chế thị trường.
42
Mặc dù biến động như vậy nhưng cho đến nay Công ty vẫn có một đội
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo với đủ các ngành nghề, nhiều kinh
nghiệm đã và đang phát huy vai trò hết sức to lớn và toàn diện trong lĩnh vực
khoa học kỹ thuật và quản lí Công ty. Công ty có chính sách duy trì đội ngũ cán
bộ khoa học kỹ thuật do chế độ chính sách về tiền lương mà Nhà nước ban hành
còn nhiều bất hợp lý, đặc biệt là lương cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật,
cán bộ nghiệp vụ còn quá thấp so với lương công nhân trực tiếp sản xuất, thêm
vào đó mức thu nhập bình quân của Công ty chưa cao so với các đơn vị khác
trong khu vực nhất là sau khi sáp nhập thêm Nhà máy sợi Vinh và Nhà máy dệt
Hà Đông. Do vậy, để xây dựng một chế độ lương và thu nhập của cán bộ khoa
học kỹ thuật nói riêng và toàn Công ty nói chung, Công ty có chính sách tăng
lương hợp lí để có thể duy trì và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật gắn bó với
Công ty
Công ty đã bố trí sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đúng ngành nghề tạo
điều kiện để cán bộ phát huy kiến thức chuyên môn đã được đào tạo và năng lực
sở trường của từng người. Đồng thời thường xuyên mở lớp gửi đi đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty. Qua đó
phát hiện bồi dưỡng đào tạo bổ nhiệm đề bạt nhiều cán bộ vào vị trí lãnh đạo
chủ chốt của Công ty.
Về chế độ lương và thu nhập, Công ty đã trả lương cho cán bộ khoa học
kỹ thuật theo mức lương cấp bậc công việc cho từng chức danh. Xây dựng quy
chế trả phụ cấp lương cho lao động giỏi, thêm mức thu nhập hàng tháng. Đây
chỉ là giải pháp để động viên cán bộ công nhân viên. Nếu mức thu nhập chung
toàn Công ty không nâng lên được thì thu nhập của cán bộ khoa học kỹ thuật
cũng chưa thể tương xứng và càng không thể theo kịp thu nhập ở các văn phòng
đại diện, các công ty nước ngoài.
Hiện nay, cùng với khó khăn về sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt-
May Hà Nội còn đứng trước tình trạng thiếu cán bộ đầu đàn vừa có tiềm năng trí
tuệ vừa có kinh nghiệm đièu hành quản lý sản xuất có khả năng tiếp nhận công
nghệ mới, giỏi ngoại ngữ. giải quyết nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật cho Công
ty trong thời gian sắp tới là một trong nhữngvấn đề lớn và bức thiết , cần có chủ
trương và biện pháp tổng hợp.
43
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY.
1.Công tác quản lý tiền lương.
Công ty đã tiến hành khảo sát lại năng lực sản xuất, tổ chức lại lao động,
rà soát lại định mức để giao quỹ lương cho các Nhà máy thành viên quản lý.
Công ty cũng có những thay đổi lớn nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò của
công tác trả lương, trả thưởng, các điều kiện, căn cứ trả lương được xây dựng lại
đã tạo được niềm tin cho cán bộ công nhân viên đối với Công ty.
Công ty thực hiện chế độ khoán quỹ tiền lương cho từng đơn vị trong
Công ty với những hình thức khác nhau nhằm phù hợp với điều kiện sản xuất
của mỗi đơn vị.
1.1 Đối với các Nhà máy may, Nhà máy sợi, Nhà máy dệt nhuộm, Nhà
máy dệt Hà Đông (bộ phận sản xuất khăn): thực hiện hình thức khoán quỹ tiền
lương và thu nhập trong doanh thu theo chi phí sản xuất.
1.2 Đối với Nhà máy cơ điện và khối phòng ban Công ty: thực hiện hình
thức khoán quỹ tiền lương và thu nhập theo tỉ lệ % tiền lương trên doanh thu
tạm tính theo sản phẩm nhập kho Công ty.
1.3 Đối với các đơn vị thuộc khối phòng ban Công ty: thực hiện khoán
quỹ tiền lương theo lao động định biên.
1.4 Đối với tổ bốc xếp sợi, tổ bao gói, phòng sản xuất kinh doanh thực
hiện khoán quỹ tiền lương theo sản phẩm cuối cùng.
2 Xác định quỹ tiền lương của đơn vị theo mức lương cấp bậc công việc
bình quân và lao động định biên.
2.1. Phương pháp xây dựng quỹ xây dựng lương khoán
2.1.1 Chỉ tiêu về lao động :
- Căn cứ vào hao phí lao động tổng hợp, định mức lao động cá biệt của
các nhà máy để tính lao động KH của đơn vị. Lao động định biên của khối
phòng ban và tình hình sử dụng lao động thực tế của các đơn vị để xác định tổng
quỹ thu nhập
LĐ đb = L yc + Lpv + L quản lý
44
Trong đó:
LĐ đb: Lao động định biên
Lyc: Lao động trực tiếp SXKD tính theo từng chức danh nghề theo định mức lao
động từng công đoạn sản xuất
Lpv: Lao động phục vụ tính theo định mức lao động, định biên.
Lql: Lao động quản lý tính theo định biên lao động
2.1.2 Chỉ tiêu thu nhập lương
a. Xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân:
Căn cứ vào kế hoạch lao động hàng năm, mức lương cán bộ công nhân và hế số
phân phối thu nhập đã xác định cho từng chức danh nghề, xác định mức lương
cấp bậc công việc bình quân (hệ số lương cấp bậc công việc bình quân) và hệ số
phân phối thu nhập bình quân của đơn vị
b. Xác định mức lương tối thiểu của đơn vị (T min)
- Theo quy định tại NĐ 06/CP ngày 21/1/1997, mức lương tối thiểu chung là
180.000 đồng/tháng. Khi Chính phủ quy định lại mức lương tối thiểu thì tiền
lương của cán bộ công nhân được điều chỉnh theo.
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của Doanh nghiệp
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch thu nhập trong năm
của các đơn vị đã thông qua Đại hội CVVC, Công ty sẽ cân đối hệ số điều chỉnh
Kđc cho các đơn vị theo từng khu vực sản xuất để đảm bảo sản xuất phải có lợi
nhuận.
* Hệ số cấp bậc công việc:
- Căn cứ vào kế hoạch lao động hàng năm, mức lương cấp bậc công việc đã
được xác định cho từng chức danh nghề, xác định mức lương và hệ số cấp
bậc công việc bình quân của đơn vị
- Công thức
n
i
LDdbiHcbi
1
*
Hcb =
n
i
LDdbi
1
45
Trong đó:
Hcbi : Hệ số CBCV của chức danh i
LĐ đbi: Lao động định biên có chức danh i
Hcb: Hệ số CBCV b/q của đơn vị
* Mức lương CBCV (CVbq) : CVbq = Tmin * Hcb
* Hệ số phân phối thu nhập bình quân (HTN): HTN = Hi * LĐđb
Trong đó:
Hi: Hệ số phân phối thu nhập của chức danh i
* Quỹ tiền lương theo lương CBCV và hệ số phân phối thu nhập:
QTL = CVbq * LĐ đb * HTN * K đ/c
2.2 Xác định đơn giá tiền lương
Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc, định mức lao
động, định mức phụ cấp. Mỗi mặt hàng chỉ được tính một đơn giá nhất định.
Mặt hàng khác nhau thì đơn giá cũng khác nhau. sản phẩm có chất lượng khác
nhau có các tính cách tính khác nhau. Mặt khác, đơn giá tiền lương có tính chất
tương đối khi mức tiền lương thay đổi thì cũng phải tính lại đơn giá tiền lương.
a. Xác định tỉ lệ % thu nhập lương trên doanh thu: (Cơ điện, phòng ban)
VKH Tỉ lệ thu nhập lương trên doanh
thu tạm tính theo SPSX kỳ KH
= Doanh thu
* 100%
Trong đó: VKH : Tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (Khoản e mục 2)
Doanh thu: Tổng doanh thu KH theo KHSX trong kỳ (theo các sản phẩm sợi Hà
Nội_May Hà Nội- Dệt nhuộm)
Quỹ thu nhập thực hiện tháng:
Quỹ thu nhập
lương thực
hiện hàng
tháng
=
Tỷ lệ % thu
nhập lương
trên doanh thu
*
Doanh thu thực hiện
theo kết quả sản xuất
(sản phẩm đã nhập kho
Công ty)
+
Quỹ Thu
nhập bổ
sung (nếu
có)
46
b. Xác định kế hoạch thu nhập khoán một công (áp dụng cho các đơn vị thực
hiện khoán chi phí sản xuất )
Công thức
VKH Thu nhập một công
khoán kế hoạch
=
Tổng số công theo hao phí lao động và kế
hoạch sản xuất
Đơn giá của một đơn vị sản phẩm = Thu nhập một công khoán kế hoạch * hao
phí lao động tổng hợp của một đơn vị sản phẩm
b1. Quỹ thu nhập thực hiện theo chi phí sản xuất (Các nhà máy Sợi, May, Dệt
nhuộm, Dệt Hà Đông)
Quỹ thu
nhập
lương
tháng
=
n
i 1
( Đơn giá của một
đơn vị sản phẩm i
* Số lượng sản phẩm i *
Chất
lượng sản
phẩm i
) Khuyến
khích xuất
khẩu
số tiền
thưởng (phạt)
chi phí khoán
Số tiền giảm quỹ
thu nhập do
không hoàn thành
kế hoạch
+ Quỹ thu
nhập bổ
sung (nếu
có)
B2. Quỹ thu nhập thực hiện tháng đối với đơn vị hưởng theo tỷ lệ thu nhập /
doanh thu gắn với chi phí sản xuất (Bộ phận ống giấy nhựa – nhà máy cơ điện)
VTNKH Tỉ lệ % thu nhập trên
doanh thu (TKH)
=
TKH
*
100%
Trong đó: TKH: tổng doanh thu theo kế hoạch sản xuất trong kỳ.
3. Phương pháp trả lương của Công ty
3.1 Nguyên tắc trả lương:
Mức lương để tính thu nhập cho người lao động: Căn cứ vào mức lương
cấp bậc công việc đã được xác định cho các chức danh ngành nghề, Công ty
thực hiện trả thu nhập lương tháng cho người lao động (gồm cả khối hưởng
lương thời gian và khối hưởng lương sản phẩm)
47
- Hế số phân phối thu nhập hàng tháng cho từng chức danh được xác
định trên cơ sở thu nhập lương tháng, chế độ lương chức danh, phụ cấp lương
tháng cho từng đối tượng được hưởng cùng với hệ thống bảng hệ số phân phối
thu nhập.
- Lương hàng tháng của người lao động được phân phối một lần trong
tháng, được tính trên cơ sở mức lương cấp bậc công việc hệ số phân phối thu
nhập, mức lương hàng tháng và thành tích đóng góp của mỗi cá nhân.
- Mức chi lương hàng tháng: căn cứ vào kết quả sản xuất và thực hiện chi
phí khoán của đơn vị.
- Đối với công nhân hưởng lương theo đơn giá sản phẩm: căn cứ vào kết
quả sản xuất kinh doanh nguồn lương của đơn vị, đơn giá trả lương cho công
nhân được điều chỉnh hàng tháng theo mức chi lương của đơn vị.
+ Công nhân Dệt - Nhuộm - May: đơn vị tính toán đơn giá tiền lương với
đơn giá gốclà hệ số 1,0 căn cứ định mức phẩm cấp.
+ Công nhân công nghệ sợi: căn cứ vào việc đánh giá điểm thao tác để xác
định chất lượng thao tác tính đơn giá loại 1,2 với đơn giá gốc là hệ số 1,0
- Mức thu nhập lương tháng trong trường hợp cá nhân được phân hạng thành
tích.
+ Loại A1 được hưởng 100% thu nhập lương ( có hệ số phân phối thu
nhập chức danh đảm nhận)
+ Loại A2 được hưởng 90% thu nhập lương ( có hệ số phân phối thu nhập
chức danh đảm nhận)
+ Loại B được hưởng 85% thu nhập lương ( có hệ số phân phối thu nhập là 1,0)
+ Không phân loại được hưởng 70 % thu nhập lương ( hệ số phân phối
thu nhập là 1,0 )
3.2 Phương pháp trả lương
Công ty thực hiện phân phối thu nhập hàng tháng trên cơ sở kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, đơn giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm (đối với công
nhân hưởng lương sản phẩm) và đơn giá tiền lương kết hợp với phân hạng thành
tích trong tháng.
48
3.2.1 Phương pháp bình điểm và phân hạng thành tích trong tháng.
a) Các chỉ tiêu phân loại thành tích trong tháng.
-Loại A1:Tổng số điểm là 20 điểm.
-Loại A2: Tổng số điểm là 18-19 điểm (mỗi chỉ tiêu phải đạt tối thiểu 9
điểm)
-Loại B: Tổng số điểm đạt từ 17-18điểm.
-Không phân loại: Tổng số điểm <17điểm.
b) Hệ số phân loại thành tích.
-Loại A1: Hệ số là 1.0.
-Loại A2: Hệ số là 0.9.
-Loại B: Hệ số là 0.85.
-Không phân loại: hệ số là 0.7.
c) Đối tượng xét phân hạng thành tích:
*Đối với công nhân trực tiếp sản xuất có 4 chỉ tiêu:
+Chỉ tiêu sản lượng
-Loại A1: Đạt 100% kế hoạch sản lượng được 5 điểm.
-Loại A2: Đạt 98-100% kế hoạch sản lượng được 4 điểm.
-Loại B: Đạt 95-98% kế hoạch sản lượng được 3 điểm.
+Chỉ tiêu sản lượng và phân loại thao tác.
Căn cứ theo tỷ lệ định mức phân cấp của từng ngành sản xuất và phân loại
thao tác.
-LoạiA:Đạt 95-100% sản phẩm loại 1-được 5 điểm.
-Loại B: Đạt 80-95% sản phẩm loại 1-được 4điểm.
+Chỉ tiêu an toàn tiết kiệm.
-Loại A: Đạt100% chỉ tiêu-được5 điểm.
-Loại B: Có vi phạm nhỏ nhưng chưa đến mức kỷ luật -được 4 điểm.
+Chỉ tiêu ngày giờ - công.
49
-Loại A:được 5 điểm.
-Loại B: được 4 điểm.
*Đối với cán bộ công nhân viên quản lý : có hai chỉ tiêu.
+Chỉ tiêu chất lượng công tác:
-Loại A1: nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao được 5 điểm
-Loại A2: nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thật xuất sắc-
được 4 điểm .
-Loại B: nếu hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp hoặc có một số vi phạm
nghiêm trọng về nội quy lao động hoặc một số sai xót nhỏ về chuyên môn
nghiệp vụ –kỹ thuật -được 8 điểm.
+Chỉ tiêu ngày giờ- công.
-Loại A1:được 10 điểm.
-Loại A2:được 9 điểm (chỉ thiếu một công so với qui định)
-Loại B: được 8 điểm.
3.2.2 Phương pháp trả lương
Hiện nay Công ty Dệt May Hà Nội đang sử dụng chế độ tiền lương theo
thời gian và theo sản phẩm.
Chế độ trả lương theo thời gian áp dụng cho bộ phận gián tiếp gồm các
đơn vị thuộc khối phòng ban, tổ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật của các Nhà
máy, các tổ bảo toàn, bảo dưỡng, điện cơ khí, điện lực và phục vụ sản xuất
không hưởng lương sản phẩm.
Chế độ trả lương theo sản phẩm áp dụng cho bộ phận sản xuất trực tiếp.
a) Đối với công nhân hưởng lương sản phẩm.
Công thức xác định thu nhập trong tháng.
TNTi = (
n
i 1
( SLTi x ĐGCL ) + LTG ) x HS x H
Trong đó:
TNTi: Thu nhập lương tháng.
50
SLTI: Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng.
ĐGLC: Đơn giá trả lương theo chất lượng sản phẩm (với mức chi lương
tháng)
LTG: Lương thời gian (nếu có)
HS: Hệ số phân phối thu nhập (nếu có)
H : Hạng thành tích trong tháng.
BIỂU 6: HỆ SỐ THU NHẬP – KHỐI NHÀ MÁY SỢI 1.
Cấp bậc công việc
Chức năng Hiện hưởng Thực hiện
từ 1/2/2000
Hệ số thu nhập
thực hiện từ
1/2/2000
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng ca
Tổ trưởng tổ kỹ thuật
Kỹ thuật thiết bị công nghệ
Kỹ thuật điện.
KT kiêm tổ trưởng thao tác
KT kiêm tổ trưởng TN
KH điều độ sản xuất
KT định mức
LĐ, hồ sơ, chế độ
KH lương – thi đua
Thống kê tổng hợp
Hạch toán
4,86
4,38
3,54
3,1
2,98
2,98
2,98
2,98
2,98
2,86
2,86
2,86
2,74
2,74
4,86
4,38
3,54
3,26
2,98
2,98
2,98
2,98
2,98
2,86
2,86
2,86
2,74
2,74
2,1
2,0
1,8
1,8
1,8
1,8
1,8
1,8
1,7
1,6
1,4
1,4
1,2
1,2
b) Đối với cán bộ công nhân viên hưởng lương theo thời gian.
Xác định nguồn thu nhập tháng của tổ, phòng.
51
Lương
cấp bậc
công việc
của đơn vị
Nguồn
QTNL
Của đơn
vị (tổ
phòng
=
26
x
Ngày
công
chế độ
trong
tháng
x
Hệ số
điều
chỉnh x
Hệ số
phân phối
thu nhập
bình quân
của đơn vị
x
Hạng
thành
tích của
đợn vị
52
Nguồn thu nhập lương
của đơn vị
- Phần chi lương kiêm
nghiệm (nếu có)
Mức chi
lương
tháng của
đơn vị
=
Lao
động
thực tế
x
Cấp bậc
công
việc
x
Hệ số thu
nhập bình
quân thực tế
x
Ngày công
bình quân
(thực tế/26)
Xác định thu nhập của người lao động.
Công thức thu nhập của cá nhân trong đơn vị.
Thu
nhập
lương
tháng
của đơn
vị
=
Mức
lương cấp
bậc công
việc từng
chức danh
x
Ngày
công
(thực
tế
/26)
x
Mức chi
thu nhập
lương
tháng
x
Hệ số
phân
phối thu
nhập
x
Phân
hạng
thành tích
cá nhân
đơn vị
(néu có)
BIỂU 7 BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.
Hệ số cấp bậc công việc Chức năng
Hiện hưởng Thực hiện
Hệ số thu nhập
từ 1/2/2000
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc, kế toán
trưởng
7,06
6,34
7,06
6,34
2,5
2,2
53
4.Những chi phí tính theo lương cán bộ công nhân viên.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng các doanh nghiệp phải tiến hành tính,
trích lập thêm các quỹ khác ngoài quỹ tiền lương. Đó là quỹ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
4.1 Quỹ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp các khoản chi phí bảo hiểm xã hội theo
quy định của Nhà nước. Hàng tháng doanh nghiệp tiến hành tính, trích lập quỹ
bảo hiểm xã hội theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho
cán bộ công nhân viên trong tháng và phân bổ cho các đối tượng có liên quan
đến việc sử dụng lao động.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được thiết lập nhằm tạo ra nguồn vốn tài trợ cho
công nhân viên trong trường hợp ốm4 đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức,
nghỉ hưu...
- Công ty Dệt- May Hà Nội cũng hình thành quỹ bảo hiểm xã hội bằng
cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương cấp bậc, chức vụ và các
khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỉ lệ trích bảo
hiểm xã hội là 20% trong đó 15% là do Công ty trực tiếp trích nộp ( tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh), 5% còn lại là do công nhân viên chức trong Công ty
đóng và thường được trừ vào lương tháng.
4.2 Quỹ bảo hiểm y tế .
Quỹ bảo hiểm y tế theo quy định của chế độ tài chính hiện nay cũng được
hình thành từ 2 nguồn: một phần do doanh nghiệp đóng trích vào chi phí sản
xuất kinh doanh hàng tháng theo tỉ lệ quy định tính trên tổng số tiền lương thực
tế phải trả, một phần do người lao động gánh chịu và được trừ vào lương.
Tỉ lệ trích bảo hiểm y tế của Công ty hiện nay là 3% trong đó 2% được
tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 1% trừ vào lương cấp bậc, chức vụ của
công nhân viên .
Qũy Bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa
bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai
54
sản... các khoản đóng Bảo hiểm y tế được nộp cho cơ quan chuyên trách thường
dưới hình thức mua Bảo hiểm y tế .
4.3 Quỹ kinh phí công đoàn.
Quỹ kinh phí công đoàn cũng được hình thành do việc trích lập và tính
vào chi phí kinh doanh của Công ty hàng tháng theo tỉ lệ quy định trên tổng số
tiền lương thực tế phải trả công nhân viên. Số kinh phí công đoàn mà Công ty
trích cũng được phân cấp quản lý và chỉ tiêu theo tỉ lệ quy định: một phần nộp
lên cơ quan quản lý cấp trên, một phần để lại Công ty để chi tiêu cho hoạt động
công đoàn. Tỉ lệ trích kinh phí công đoàn hiện nay là 2%.
III. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ MỨC THU NHẬP
CỦA CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY.
1.Tình hình lao động.
Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
Quản lý lao động là quản lý một nhân tố cơ bản nhất của lực lượng sản xuất, đó
là nhân tố con người. Sử dụng tốt nguồn lao động biểu hiện ở các mặt biết sử
dụng tốt số lượng lao động,thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động
sáng tạo của người công nhân nhằm tăng khối lượng chất lượng sản phẩm, mặt
khác còn để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tạo ra lợi nhuận tối
đa cho doanh nghiệp.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, cụ thể là Công ty Dệt- May Hà Nội
không phải nguồn nhân lực lúc nào cũng cố định mà nó có thể biến đổi qua các
năm. Cụ thể như sau:
Biểu8: Tình hình tăng giảm lao động.
Đơn vị : người.
Nội dung 1998 1999 2000
Đầu kỳ báo cáo
- Lao động tăng trong kỳ
- Lao động giảm trong kỳ
Cuối kỳ báo cáo
Lao động thực hiện bình quân
5442
285
491
5236
5329
5326
381
359
5258
5248
5248
181
573
4866
4922
55
Trong đó: Công nhân sản xuất
Cán bộ quản lý
4789
459
Qua số liệu biểu trên ta thấymức biến động nguồn lao động của Công ty
năm 2000 so với năm 1999 là tương đối lớn ( năm 2000 giảm 392 người so với
năm 1999). Điều này bắt nguồn từ nhiệm vụ và tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty. Nguồn lao động trong kỳ báo cáo giảm so với năm trước chứng tỏ
Công ty đã biết cách quản lý và sử dụng lao động một cách hợp lý làm cho chất
lượng sản phẩm tăng lên để Công ty được đứng vững trên thị trường và đạt được
hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.Mức thu nhập của công nhân viên.
Trong cơ chế cũ, tiền lương trả cho người lao động chủ yếu là theo chế độ
lương thời gian. Khi chuyển sang nền cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải
hạch toán độc lập do đó việc áp dụng những hình thức trả lương nào là do doanh
nghiệp tự quyết định dựa vào đặc điểm, nhiệm vụ và tìnhg hình sản xuất kinh
doanh của mình.
Đối với Công ty Dệt -May Hà Nội việc trả lương cho người lao động như
thế nào cho công bằng , cho đúng với năng lực từng người, cho đúng với nguyên
tắc phân phối theo lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty. Cho
nên khi Công ty áp dụng những hình thức trả lương khác nhau cho người lao
động theo đúng với tinh thần đó thì thu nhập của công nhân viên trong Công ty
phần nào được cải thiện rõ rệt, đồng thời cũng tạo thêm lòng hăng say nhiệt tình,
thái độ trách nhiệm của người lao động trong sản xuất từ đó dẫn tới tăng năng
suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng cao. Điều
này có thể thấy rõ qua biểu sau:
BIỂU 9: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THU NHẬP
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Đơn vị: 1.000 đ
STT Chỉ tiêu 1998 1999 2000
I Tình hình sản xuất kinh doanh
56
1
2
3
4
5
6
II
Giá trị tổng sản lượng
Doanh thu
Nộp ngân sách
Đầu tư
Tổng quỹ thu nhập
Quỹ lương trích vào giá thành
Thu nhập bình quân
400.246
379.306
8.696
18.068
48.098.436
47.480.702
812
428.000
434.500
5.548
38.648
49.289.940
49.473.869
950
462.000
470.000
4.500
166.705
57.378.675
56.638.159
1.213
Mức thu nhập của người lao động trong Công ty có xu hướng ngày càng
tăng và tăng với mức tương đối cao.Năm 2000 thu nhập bình quân của người lao
động tăng so với năm 1998 và năm 1999. Điều này là do số lao động của Công
ty giảm đi (giảm 392 người). Đó chính là biểu hiện của tính hiệu quả trong công
tác quản lý doanh nghiệp, quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý lao
động tiền lương nói riêng.
3.Công tác tổ chức quản lý sử dụng lao động và tiền lương đối với kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh .
Đầu những năm 90, quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước
ra đời cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã là một thách
thức lớn đối với các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại đi lên.Trong điều kiện như
vậy mà Công ty vẫn duy trì hoạt động của mình một cách vững chắc đồng thời
thu nhập và mức sống của người lao động càng tăng thêm đó chính biểu hiện
tính hiệu quả trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Thực tế trong Công ty Dệt- May Hà Nội chính vì có sự quản lý tốt về lao
động và tiền lương đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty. Cụ thể là hình thức trả lương hiện tại áp dụng ở Công ty đã gắn với kết
quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua chỉ tiêu doanh thu thực hiện .
Hình thức trả lương cho người lao động đã có tác dụng khuyến khích người lao
động đi làm đầy đủ ngày côngchế độ trong tháng, khuyến khích nâng cao trình
độ chuyên môn để nâng cao lương, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ
chức kỷ luật.
57
Chính vì có tinh thần và ý thức cao như vậy, cộng với sự không ngừng đổi
mới, đầu tư chiều sâu, nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ đã giúp cho cả một
tập thể người trong Công ty gắn bó với công việc mình làm hơn, đẩy nhanh năng
suất lao động làm cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày
càng phát triển tiến tới hội nhập AFTA( vào năm 2006).
PHẦN III.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ
CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG HIỆN NAY CỦA CÔNG TY.
I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG.
Qua gần 20 năm kinh doanh và 5 năm chuuyển đổi nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, Công ty Dệt May Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Công
ty đang phát triển trên nhiều phương diện và ngày càng khẳng định vị trí trên
thương trường. Trong những năm tới Công ty có kế hoạch mở rộng thêm quy
mô sản xuất, đầu tư thêm dây chuyền công nghệ hiện đại. Tuy nhiên để nắm
được những cơ hội trong kinh doanh thúc đẩy phát triển hơn nữa thì Công ty cần
phải xác định chính xác hướng đi, lựa chọn những chiến lược sắc bén để phù
hợp với điều kiện cụ thể của mình và sự biến động của thị trường. Muốn như
vậy ngay từ bây giờ, Công ty sẽ có nhiều việc để làm mà trong đó vấn đề
quản trị nhân lực là một yếu tố tối quan trọng và không thể thiếu được bởi
vì, bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào, dù có tầm vóc lớn đến
đâu, hoạt động trong lĩnh vực nào , tầm quan trọng của con người là một
thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Vì thế vấn đề quản trị nguồn
nhân lực ngày càng được quan tâm, nghiên cứu và phân tích kỹ càng.
58
Sau một thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty Dệt -May Hà
Nội về công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực, tôi xin mạnh dạnđưa ra
một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng lao động và hiệu quả
của công tác quản lý nguồn nhân lực tại đây.
1. Tăng cường công tác tạo động lực trong lao động.
Có rất nhiều cách để tạo động lực trong lao động, sau đây tôi xin chỉ
ra một số cách chủ yếu để tạo động lực cho người lao động trong quá trình
thực hiện công việc.
1.1Tạo động lực bằng kích thích vật chất.
Công tác tiền lương, tiền thưởng là một công cụ hiệu quả trong việc kích
thích người lao động, nó là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động
làm việc. Do đó Công ty phải biết tận dụng triệt để vào nhân tố này để “ đánh”
vào tâm lý người lao động nếu muốn họ làm việc với tất cả “ bầu nhiệt huyết”
của mình. Tiền lương trả đúng, công bằng hợp lý sẽ tạo ra tâm lý thoải mái yêu
công việc, hăng say phấn đấu tăng năng suất lao động và thu nhập của người lao
động. Việc khuyến khích lợi ích vật chất cũng có thể dựa trên các chế độ về
thưởng, phụ cấp, trợ cấp...của Nhà nước hoặc do doanh nghiệp quy định, tuy
nhiên phải áp dụng các chế độ này một cách hợp lý và năng động.
Ví dụ: Công ty cần lập quỹ thưởng để trả thưởng cho người lao động
trong những trường hợp đặc biệt như phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật...
1.2.Tạo động lực về mặt tinh thần cho người lao động.
- Tạo động lực về mặt tinh thần cho người lao động có ý nghĩa đặc
biệt to lớn đối với công tác quản trị nguồn nhân lực. Cũng như khuyến khích
vật chất, khuyến khích về tinh thần cũng mang lại hiệu quả nhất định trong
quá trình thực hiện công việc.
- Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của
công việc. Công ty phải tạo điều kiện thuận lợi làm giảm mức căng thẳng,
mệt mỏi tạo không khí phấn khởi tại nơi làm việc.
59
- Áp dụng thời gian làm việc một cách linh động phù hợp với đặc thù
riêng của công ty.
- Tạo bầu không khí dân chủ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa Công
ty và người lao động của Công ty, giữa người lao động với nhau để người lao
động cảm thấy mình được tôn trọng, do đó họ sẽ phát huy hết tiềm năng của
mình.
- Xây dựng và trao tặng cho công nhân viên các danh hiệu thi đua
như: lao động tiên tiến, anh hùng lao động...
- Xây dựng các hình thức khen thưởng bên cạnh thưởng bằng tiền là
giấy khen, bằng khen đồng thời tổ chức khen thưởng công khai nhằm tạo ra
tâm lý phấn chấn cho những người đạt thành tích.
- Đến tận nhà thăm hỏi, động viên mỗi khi cán bộ công nhân viên ốm
đau tai nạn hay có chuỵên buồn...
- Có thể nói khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao
động là một nguyên tắc hết sức quan trọng nhằm thu hút, tạo động lực mạnh
mẽ cho người lao động trong quá trình làm việc. Tuy nhiên Công ty không
nên quá coi trọng khuyến khích lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà phải kết
hợp chặt chẽ hai loại khuyến khích này với việc thưởng phạt nghiêm minh thì
công tác tạo động lực mới đạt hiệu quả.
1.3.Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động.
Đối với mỗi doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo, cho chiến lược con người là
yếu tố quyết định sản xuất. Với đàphát triển như hiện nay, trong tương lai Công
ty sẽ ngày càng được mở rộng. Vì vậy con người là yếu tốquan trọng cho Công
ty hoàn thành nghĩa vụ sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của đào tạo là tạo ra đội
ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ và công nhân lành
nghề để đảm đương nhiệm vụ của Công ty. Trong những năm qua công tác đào
tạo xây dựng đội ngũ ở Công ty đã được tiến hành thận trọng.Trước tình hình có
nhiều thử thách, Công ty cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo
thì mới đáp ứng được đòi hỏi của tình hình.
đối với bộ phận lao động quản lý, đối tượng đào tạo là nhân viên các
phòng, các kỹ thuật viên để nắm bắt được các kiến thức về kinh tế thị trường, tin
60
học, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ
thuật nhằm phục vụ công tác. Về hình thức đào tạo có thể mở các lớp đào tạo
bồi dưỡng ngắn hạn hoặc gửi người vào các trường đại học.
2. Tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực.
Hiện nay công tác tuyển chọn nguồn nhân lực của Công tylà tương đối
hợp lývà đúng với chế độ chính sách. Tuy nhiên để công tác này có hiệu quả
hơn nữa thì Công ty nên:
- Xác định rõ những yêu cầu về trình độ của người lao động đối với
tất cả các công việc.
- Việc tuyển chọn nhân lực không nên quá tập trung vào viêc xem
xét bằng cấp hay sự giớ thiệucủa người khác. nên tập trung vào quá trình
phỏng vấn thử việc.để tìm ra người phù hợp với công việc mà Công ty sắp
giao.
- Ưu tiên cho người biết làm nhiều việc.
II . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY.
1. Hoàn thiện việc xây dựng cấp bậc công việc.
Tiêu chuẩn cấp bậc công việc phản ánh yêu cầu về trình độ lành nghề của
công nhân, có liên quan chặt chẽ với mức độ phức tạp của công việc. Nói cách
khác phân hạng cấp bậc là công việc có ý nghĩa to lớn trong công tác tiền lương
và là cơ sở bố trí lao động dúng công việc, đúng trình độ, quy định mức lương
theo trình tự phức tạp của công việc, tạo điều kiện cho việc trả lương theo chất
lượng lao động.
Về cấp bậc công nhân thì được thông qua thi nâng bậc, có hội đồng chấm
thi, khi đưa vào danh sách thi nâng bậc đều phải có tiêu chuẩn rõ ràng. vấn đề
quan trọng là phải xác định cấp bậc công việc cho từng khâu một cách đúng đắn
để dựa vào đó trả lương cho công nhân theo đúng chất lượng và điều kiện lao
động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Hoàn thiịen việc xây dựng cấp
bậc công việc còn có tác dụng quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch lao
động, đặc biệt là kế hoạch tuyển chọn, bố trí và đào tạo nâng caô tay nghề cho
công nhân.
61
Sau đây tôi xin trình bày cách xác định cấp bậc công việc bằng phương
pháp cho điểm để Công ty có thể tham khảo. Nội dung của phương pháp này là
dựa vào bảng điểm mẫu, tiến hành cho điểm theo mẫu, tổng hợp số điểm đạt
được rồi so sánh xác định bậc tương ứng. Trình tự tiến hành như sau:
Bước 1: chia quá trình lao động thành các chức năng và các yếu tố. Tính
chất phức tạp của công việc là do sự kết hợp của nhiều loại chức năng khác nhau
tuỳ theo tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng, đòi hỏi về kiến
thức và kỹ năng lao động khác nhau. Các chức năng đó được so sánh với nhau
để xác đinh mức độ phức tạp của công việc. Thông thường chức năng lao động
được chia như sau:
- Chức năng tính toán
- Chức năng chuẩn bị và tổ chức công việc.
- Chức năng thực hiện quá trình lao động.
- Chức năng phục vụ điều chỉnh thiết bị.
Bước 2: Xác định mức độ phức tạp của từng chức năng. có nhiều phương
pháp đánh giá mức độ phức tạp của từng chức năng. thông thường khi đánh giá
người ta dùng phương pháp cho điểm. Điểm là đơn vị tính quy ước. Số điẻm thể
hiện mức độ phức tạp của từng chức năng. Mỗi chức năng được chia làm 3-4
mức độ khác nhau: rất đơn giản, đơn giản, trung bình, phức tạp ứng với mỗi
mức độ phức tạp thực hiện cho điểm từ tối thiểu tới tối đa.
Bước 3: Quy định tổng số điểm của các mức độ phức tạp của các chức
năng và cho điểm với yếu tố tinh thần trách nhiệm theo điểm mẫu.
Bước 4: Chuyển từ điểm sang bậc.
Mỗi công việc có mức độ phức tạp và quan trọng khác nhau. Căn cứ vào
tổng số điểm của từng công việc để chuyển điểm sang bậc.
Dưới đây là bảng điểm mẫu áp dụng cho ngành có thang lương 6 bậc với
lương điểm là 200.
Bảng 10: MẪU ĐIỂM ÁP DỤNG XÂY DỰNG CẤP BẬC CÔNG VIỆC.
Số điểm Chức năng Mức độ phức tạp
Tối thiểu Tối đa
1. Tính toán Rất đơn giản 0 0
62
Đơn giản
Trungbình
Phức tạp
3
4
8
3
4
10
2. Chuẩn bị và tổ
chức công việc
Rất đơn giản
Đơn giản
Trungbình
Phức tạp
4
5
8
12
4
6
10
17
3. Thực hiện quá trình
lao động
Rất đơn giản
Đơn giản
Trungbình
Phức tạp
63
80
100
125
71
90
110
145
4. Phục vụ điều chỉnh
thiết bị
Rất đơn giản
Đơn giản
Trungbình
Phức tạp
0
3
4
8
0
3
6
11
5. Yếu tố trách nhiệm Rất đơn giản
Đơn giản
Trungbình
Phức tạp
0
4
6
12
0
4
8
17
63
Bảng 11:PHƯƠNG PHÁP BẢNG ĐIỂM - ĐỒ THỊ.
Tổng số điểm Bậc lương
Thấp nhất Cao nhất
I
II
III
IV
V
VI
101
114
130
149
173
100
113
129
148
172
200
2.Đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học.
Đánh giá thực hiện công việc là một sự đánh giá có hệ thống và chính
thức tình hình thực hiện công việc trong sự so sánh với các tiêu chuẩn đã đựơc
xây dựng từ trước và thảo luận sự đánh giá đó với người lao động.
Đánh giá có hệ thống vì chúng ta có thể sử dụng một loạt các phương
pháp đánh giá thực hiện công việc theo một quá trình. Tính chính thức thể hiện
qua việc đánh giá công khai và bằng văn bản cụ thể hoặc đánh giá theo chu kỳ
có sự thảo luận thông tin với người lao động. Đánh giá thực hiện công việc có ý
nghĩa rất quan trọng vì các thông tin đánh giá có thể giúp cho Ban lãnh đạo
Công ty hoàn thiện quá trình tiền thưởng công việc cho người lao động. Hơn
nữa dựa vào kết quả đánh giá Công ty sẽ có cơ sở để ra các quyết định về tiền
lương, tiền thưởng và các vấn đề thăng tiến. Mặt khác, đánh giá công việc đúng
đắn cũng tạo ra một bầu không khí tâm lý thoải mái trong tập thể người lao
động.
Hiện nay Công ty đang thực hiện việc xét điểm chia lươngvà bình bầu A,
B, C theo cách tính điểm dựa vào 4 chỉ tiêu: số lượng, chất lượng và phân loại
thao tác, an toàn lao động và chỉ tiêu ngày giờ công đối với công nhân trực tiếp
sản xuất. Qua thực tế áp dụng cho thấy hiệu quả đạt được khá tốt. Nhưng vẫn
còn khó khăn khi phân loại vì khoảng cách giữa các loại rất gần. Do đó tôi xin
đưa ra một giải pháp để thuận lợi cho việc chấm điểm thi đua. Phương pháp này
64
gọi là phương pháp bảng điểm - đồ thị. Theo phương pháp này chỉ tiêu đánh giá
thực hiện công việc được chia thành:
- Chỉ tiêu số lượng.
- Chỉ tiêu chất lượng.
- Chỉ tiêu thời gian lao động.
- Chỉ tiêu ý thức chấp hành kỷ luật.
Bảng 12 BẢNG CHẤM CÔNG THI ĐUA
Họ tên:
Đơn vị:
Tên công việc:
Ngày:
Điểm số – hoặc mức độ Các yếu tố
Kém Trung bình Khá Xuất sắc Đặc biệt
Số lượng
Chất lượng
Thời gian
Ý thức chấp hành kỷluật
16
16
21
10
17
17
23
00
18
18
24
12
19
19
25
13
20
20
26
14
Công ty công bố rộng rãi quy chế điểm dể công nhân thực hiện khoanh
tròn trên bảng, thuận tiện cho việc tập hợp. Đối với việc bình bầu thưởng khi có
nhiều người đạt tiêu chuẩn thì có thể thực hiện công tác so sánh cặp. Phương
pháp so sánh cặp là phương pháp so sánh từng người với tất cả những người
khác trong tổ cùng đạt một chỉ tiêu nào đó nhưng bị giới hạn về số lượng để
chọn ra người xứng đáng. Việc so sánh cặp sẽ tránh được lỗi thiên vị trong bình
bầu.
Cách tiến hành như sau: mỗi người được so sánh với từng người theo từng
cặp, từng chỉ tiêu. sau đó ghi số liệu của từng người đánh giá tốt hơn vào ô,
điểm số lần xuất hiện sẽ được người xuất sắc nhất.
Chẳng hạn ở tổ 1 có 5 công nhân A,B,C,D,E cùng đạt điểm, hiệu quả là
40. Số người theo chỉ tiêu xét thưởng là 3. Việc so sánh được tiến hành như sau:
Bảng 13: SO SÁNH VỀ HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG
A B C D E Số điểm
A - + + - 2
65
B + + + + 4
C - - + - 1
D - - - - 0
E + - + + 3
Ký hiệu: +: người theo hàng hơn người theo cột.
-: người theo hàng kém người theo cột.
Như vậy 3 người được thưởng là B, E, A.
Khi thực hiện đánh giá, người đánh giá phải tránh một số lỗi sau:
- Lỗi thiên vị: Đó là khi ý kiến cá nhân của người đánh giá chi phối
sự đánh giá.
- Lỗi thành kiến: khi người đánh giá không thích một người nào đó.
- Lỗi do ảnh hưởngcủa sự kiện gần nhất: khi ý kiến của người đánh
giá bị ảnh hưởng của hành vi tốt hoặc xấu mới xảy ra nhất của người lao
động.
66
KẾT LUẬN.
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia đặc biệt là
trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, tiền lương – lao
động luôn tồn tại song song và có mối quan hệ tương hỗ, qua lại lao động sẽ
quyết định tiền lương, còn mức lương sẽ tác động đến mức sống của người lao
động.
Nhận thức rõ được điều này. Công ty Dệt May Hà Nội đã sử dụng tiền
lương như là một đòn bẩy, một công cụ hữu hiệu nhất để quản lý và khuyến
khích nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động của cán bộ công nhân
viên. Để từ đó giúp Công ty tăng nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời
thu nhập của người lao động cũng tăng thêm.
Với điều kiện thời gian có hạn và kiến thức thực tế chưa nhiều nên chắc
chắn không thể tránh khỏi những sai sót và chưa hoàn chỉnh. Do vậy em rất
mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn cùng toàn
thể các cán bộ phòng Tổ chức hành chính trong Công ty và các bạn sinh viên để
bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo (TS )
Trần Anh Phương và các cán bộ phòng Tổ chức hành chính trong Công ty Dệt-
May Hà Nội để bản luận văn của em hoàn thành sớm nhất.
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin.
(NXB giáo dục 1996)
2. Quản trị nhân sự
( PTS Nguuyễn Hữu Thân – NXB Thống kê - 1998.)
3. Các văn bản quy định chế độ tiền lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số kiến nghị tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong Công ty Dệt May Hà Nội.pdf