Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam

Tài liệu Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam: 1 Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam 2 LỜI NÓI ĐẦU Năm 1986 là năm đánh dấu một bước ngoặt rất lớn trong lịch sử kinh tế Việt Nam. Đó là năm Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp được chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .Cho đến nay Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên con đường phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện, Việt Nam đã có tiếng nói trên thương trường quốc tế … Những biến triển này thực sự là tiền đề cho việc phát triển kinh tế mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác trên thế giới.Trong chiến phát triển kinh tế tới năm 2000 và những năm tiếp theo, Đảng cộng sản Việt Nam và chínhphủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới là 7-9%/năm và phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt nam trở thành một nước công nghiệp h...

pdf87 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam 2 LỜI NÓI ĐẦU Năm 1986 là năm đánh dấu một bước ngoặt rất lớn trong lịch sử kinh tế Việt Nam. Đó là năm Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp được chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .Cho đến nay Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên con đường phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện, Việt Nam đã có tiếng nói trên thương trường quốc tế … Những biến triển này thực sự là tiền đề cho việc phát triển kinh tế mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác trên thế giới.Trong chiến phát triển kinh tế tới năm 2000 và những năm tiếp theo, Đảng cộng sản Việt Nam và chínhphủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới là 7-9%/năm và phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt nam trở thành một nước công nghiệp hoá -hiện đạI hoá hoàn toàn với mức GPD đầu người là 2000-3000 USD /người –năm. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó, yêu cầu về vốn là một trong những thách thức quan trọng nhất và khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế Việt Nam.Về nguyên tắc, muốn tích luỹ vốn, chúng ta phải tăng cường sản xuất và tiến hành tiết kiệm.Tuy nhiên,Việt Nam là một nước đang phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, đương nhiên mức tiết kiệm nội địa hiện tại không thể đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng tăng. Vì vậy việc tập trung vốn nước ngoài là sự cần thiết, là một cách tạo vốn tích luỹ nhanh nhất mà các nước đi sau có thể làm được. Đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam, từ một nước có xuất phát điểm thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Nó là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, là một kênh chuyển giao công nghệ, một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế . Với chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam, quan hệ kinh tế Việt Nam trong thập niên 90 có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Về phía Nhật Bản, trong chính sách phát triển kinh tế thì chính sách hướng vào Châu á đặc biệt là hướng vào khu vực ASEAN đang 3 được coi trọng ,nhất là trong quan hệ đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN. Việt Nam là một thành viên nên đương nhiên phải chịu ảnh hưởng của chính sách này .Nhật Bản là một quốc gia có tiềm lực kinh tế hàng đầu khu vực và cũng là một đối tác chiến lược của Việt nam trong thập niên qua .Nhật Bản dẫn đầu về kim ngạch mậu dịch ,về cung cấp viện trợ ODA cho Việt Nam và là một trong ba nhà đầu tư trực tiếp hàng đầu ở Việt Nam .Tuy nhiên ,so với tiềm lực kinh tế tài chính của Nhật Bản ,so với sốvốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trên thế giới và vào ASEAN thì đây chỉ là lượng rất nhỏ .Mặt khác trong vài năm gần đây,đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam lại có phần giảm sút. Sự gia tăng quan hệ kinh tế Việt Nam –Nhật Bản không chỉ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của hai nước mà còn tạo ra bầu không khí hữu nghị ,hợp tác kinhdoanh trong khu vực. Chính vì vậy, được sự hướng dẫn và giúp đỡtận tình của Thầy giáo TS .Đỗ Đức Bình, em đã lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam” Trong khuôn khổ của đề tài này, em muốn phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá khách quan những điểm mạnh, những vấn đề còn tồn tại. Từ đó, đưa ra một số giải pháp khuyến khích và thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng tại Việt Nam. Nội dung của đề tài bao gồm: Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài . ChươngII: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam . Chương III: Những nguyên nhân và một số giải pháp khuyến khích và thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam. Qua đây, em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo TS. Đỗ Đức Bình – chủ nhiệm KT & KDQT, cùng toàn bộ cán bộ nhân viên trung tâm nghiên cứu Nhật Bản đã giúp em thực hiện dề tài này. 4 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI I. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Khái niệm Đầu tư : Đầu tư nói chung là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu được các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó . Nguồn lực đó có thể là vốn, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ… Các kết quả thu đực có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính ( tiền vốn), tài sản vật chất ( nhà máy , đường xá… ) , tài sản trí tuệ ( trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật …) và nguồn nhân lực có đủ điều để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội. Trên giác độ nền kinh tế, đầy tư là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Thực chất của vấn đề này là như thế nào? chúng ta cùng xem xét một số tình huống sau : Một công ty bỏ ra 10 triệu USD để xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất mới. Một sinh viên bỏ ra 10 triệu VND để học tiếp cao học, một nhân viên bỏ ra 2000 USD để mua cổ phần của một công ty, một công nhân bỏ ra 10 triệu VND. Tất cả các hoạt động bỏ tiền trên đây đều nhằm mục đích chung là thu được một lợi ích nào đó trong tương lai về tài chính, cơ sở vật chất, trí tuệ…, lớn hơn các chi phí bỏ ra. Vì vậy nếu xem trên giác độ từng cá nhân hoặc đơn vị đã bỏ tiền ra thì các hoạt động trên đều được gọi là đầu tư. Tuy nhiên nếu xem xét trên giác độ toàn bộ nền kinh tế thì không phải tất cả các hoạt động trên đều đem lại lợi ích cho nền kinh tế và được coi là đầu tư của nền kinh tế. Bởi vì các hoạt động gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phần không làm tăng tài sản cho nền kinh tế. Các hoạt động này thực chất chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng tiền, quyền sở hữu cổ phần từ người này sang người khác. Do đó chỉ làm tăng số tiền thu về của người đầu tư, những giá trị tăng thêm của người này là phần mất đi của người khác, tài sản của nền kinh tế không thay đổi. Bên cạnh đó, các hoạt động bỏ tiền xây 5 dựng phân xưởng, bỏ tiền học cao học làm tăng thêm tài sản vật chất trí tuệ cho nền kinh tế do đó các hoạt dộng này được gọi là đàu tư phát triển hay đầu tư trên giác độ nền kinh tế. Đầu tư quốc tế : đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời. Đầu tư quốc tế là một hình thức hoạt động cao nhất của các công ty khi thực hiện kinh doanh quốc tế. Về mặt sở hữu, đầu tư nước ngoài là quyến sở hữu gián tiếp những tài sản của công ty ở nước khác. Về bản chất, đầu tư quốc tế là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức luôn bổ xung hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước người hiện nay. Trong nhiều trường hợp việc buôn bán hàng hoá ở nước sở tại là bước đi tìm hiểu thị trường, luật pháp để tiến hành đầu tư. Sau đó việc tiến hành thành lập các doanh nghiệp đầu tư ở nước sở tại là điều kiện để xuất khẩu máy móc thiết bị vật tư… Hình thức đầu tư quốc tư thường gắn liền với các hoạt động của các công ty đa quốc gia ( Multinational Enteprises) Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vân hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi đủ vốn đã bỏ ra. Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựhg các cở sở ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu đầu tư nước ngoài đóng góp một phần vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối trọng mà họ bỏ vốn ra. Trên thực tế, phần lớn FDI được thực hiện dưới dạng thành lập cáccông ty con hoặc công ty liên doanh trực thuộc các công ty đa quốc gia và nhà đầu tư là những tổ chức chóp bu của các công ty nay. Một điều đáng lưu ý là ngày nay, FDI còn được thực hiện bởi các công ty vừa và nhỏ, tuy nhiên các công ty đa quốc gia vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình này. Do đó FDI có thể được định nghĩa là sự mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đa quốc gia trên phạm vi quốc tế. Sự mở rộng đó bao gồm chuyển giao vốn, công nghệ và các kỹ năng sanư xuất, bí quyết 6 quản lý … tới nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của dự án đầu tư . 2. Đặc điểm của FDI. Hiện nay xét về bản chất, FDI có những đặc điểm sau: 2.1. FDI trở thành hình thức chủ yếu trong đầu tư nước ngoài Xét về xu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng trong nền kinh tế thế giới , gắn liền với quá trình sản xuất trực tiếp , tham gia vào sự phân công lao động theo chiều sâu và tạo thành cơ sở hoạt động của các công tyãuyên qốc gia và các doanh nghiệp quốc tế . 2.2. FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển Đầu tư lẫn nhau giữa các nước công nghiệp phát triển tăng mạnh trong vài thập kỷ lại đây, đặc biệt là nửa cuối những năm 1980 là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của cá quan hệ kinh tế quốc tế kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai . Có nhiều lý do giả thích mức độ đầu tư cao giửa các nước công nghiệp phát triển với nhau, nhưng có thể thấy hai nguyên nhân chủ yếu .Thứ nhất , môi trường đầu tư ở các nước phát triển có độ tương hợp cao . Môi trường này hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trường công nghệ và môi trường pháp lý. Thứ hai, xu hướng khu vực hoá đã thúc đẩy các nước này xâm nhập thị trường của nhau. Dĩ nhiên đây không phải lý do trực tiếp vì trong khi khu vực hoá vối chủ nghĩa bảo hộ chặt chẽ chỉ là một xu hướng thì mức độ mổ cửa hiện nay không cản trở điều đó . Cũng với hai lý do chính đó, ta có thể giải thích đực xu hướng tăng lên của FDI ở các nước công nghiệp mới ( NICs), các nước ASEAN và Trung Quốc. Quá trình tự do hoá nền kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường ở các nước này cũng như khu vực Đông Âu và Liên Xô đã tạo nên nhưngx khoảng trống mới cho đầu tư. Mặt khác, các nhà đầu tư lớn nhất có xu hướng củng cố khu vực lân cận của mình .Lấy ví dụ đầu tư nước ngoài của Nhật Bản .Vào đầu những năm 1980, Nhật Bản đầu tư mỗi năm khoảng 1,2 tỷ USD cho toàn bộ khu vực châu á. Đến năm 1990 con số này tăng gấp 6 lần . Như vậy, xu hướng tự do hoá và mở cửa nền kinh tế các nước đang phát triển trong những năm gần đây đã góp phần đáng kể vào sự thay đổi dòng chảy FDI . Năm 7 1990 , các nước đang phát triển nhận được 19% tổng số vốn FDI, năm 1991 là 25% và năm 1992 khoảng 30%. Trong những năm gần đây tỷ lệ này vẫn có xu hướng tăng lên. 2.3. Cơ cấu và phương thức FDI trở nên đa dạng hơn . Trong những năm gần đây, cơ cấu và phương thức đầu tư nước ngoài trở nên đa dạng hơn so với trước đây. Điều này liên quan đến sự hình thành hệ thống phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi môi trường kinh tế thương mại toàn cầu. Về cơ cấu FDI, đặc biệt là FDI vào các nước công nghiệp phát triển có những thay đổi sau: - Vai trò và tỷ trọng của đầu vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao tăng lên. Hơn 1/3 FDI tăng lên hàng năm là tập trung vào các ngành then chốt như điện tử, chế tạo máy tính, chất dẻo, hoá chất và chế tạo máy . Trong khi đó, trong nhiều ngành công nghiệp truyền thống dùng nhiều vốn và lao động, FDI giảm tuyệt đối hoặc không đầu tư. Các công ty xuyên quốc gia của Mỹ đã đóng cửa các chi nhánh của mình ở Tây Âu và Canada trong các ngành dệt, da, sản xuất các đồ dùng và thực phẩm. Các nguồn vốn thu hồi này được chuyển về Mỹ và sử dụng để cải tạo và hiện đại hoá các cơ sở sản xuất trong nước . - Tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế tạo giảm xuống khi FDI vào các ngành dịch vụ tăng lên. Điều này liên quan đến tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP của các nước OECD tăng lên và hàm lượng dịch vụ trong công nghiệp chế tạo cao. Một số lĩnh vực được ưu tiên là các dịch vụ thương mại, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và giải trí Tỷ lệ các nguồn FDI vào dịch vụ tăng rất mạnh từ thập kỷ 80 : năm 1985, FDI vào dịch vụ tại Mỹ chiếm tỷ trọng 44% ( so với 32% năm 1950), vào Nhật Bản là 52%( so với 20% năm 1965) và cộng hoà Liên bang Đức là47%(so với 10% năm 1966). Một vấn đề đáng lưu ý trong phương thức tiến hành FDI trong thời gian gần đây là vai trò tăng lên của các công ty vừa và nhỏ . Chẳng hạn số dự án FDI của các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản tăng mạnh từ 318 dự án năm 1985 lên 994 dự án năm 1990, 8 chiếm 58% số dự án ( so với 13% năm 1985). Đa số các công ty này thuộc mạng lưới các công ty xuyên quốc gia, tiến hành đầu tư theo yêu cầu của công ty mẹ . 2.4. Sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa FDI với ODA, thương mại, và chuyển giao công nghệ . FDI và thương mại có liên quan chặt chẽ với nhau.Thông thường, một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được nhằm vào mục đích tăng tiềm năng xuất khẩu cuả một nước. Mặt khác, các công ty nước ngoài được lựa chọn ngành và địa điểm đầu tư cũng dựa trên cơ sở tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế . Sự thay đổi kết cấu ngành đầu tư , như phân tích ở trên, đã chứng minh điều này. Ngay cả đối với Nhật Bản, nước đã từng hướng đầu tư nước ngoài vào những ngành khai thác để cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước thì những năm gần đây cũng đã chuyển sang các ngành nhằm vào xuất khẩu là chủ yếu . FDI đang trở thành kênh quan trọng nhất của chuyển giao công nghệ . Xu hướng hiện nay là FDI và chuyển giao công nghệ ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Đây chính là hình thức có hiệu quả nhất của sự lưu chuyển vốn và kỹ thuật trên phạm vi quốc tế. Nhiều nước đã đạt được thành công trong việc hấp thụ các yếu tố bên ngoài để phat triển kinh tế trong nước là nhờ đến điều này . Sự gắn bó giữa FDI và các nguồn viện trợ và vay nợ khác cũng là một đặc điểm nổi bật của sự lưu chuyển các nguồn vốn và công nghệ trên phạm vi quốc tế trong những năm gần đây. Hơn nữa, xu hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh hơn. Lý do là trước đây, các nguồn viện trợ và cho vay thường nhằm vào mục đích quân sự và chíng trị, do đó hiệu quả của nó đối với thúc đấỵ phát triển kinh tế của các nước nhận và nước cho rất thấp. Ở các nước chậm phát triển nhất hiện nay viện trợ và cho vay chiếm đến 90% các nguồn vốn từ bên ngoài. Viện trợ và cho vay trong nhiều trường hợp dẫn đến sự phụ thuộc một chiều hơn là giúp cho các nước nhận có được sự phát triển tự thân và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế .Vì vậy, các nguồn vốn này đã được các chính phủ, các tổ chức quốc tế đặt trong mối quan hệ với các nguồn vốn tư nhân nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chúng . 9 3. Ưu nhược điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài . 3.1. Đối với nước đi đầu tư. Mối quan tâm đến tác động của FDI đối với bản thân nước đi đầu tư là rất lớn.Phần lớn các công ty đi đầu tư thuộc các nước phát triển mà tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở trong nước có xu hướng ngày càng giảm, kèm theo hiện tượng thừa tương đối tư bản . Khi đầu tư ra nước ngoài họ tận dụng được lợi thế và chi phí sản xuất thấp của nước nhận đầu tư (Do giá lao động rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp) để hạ giá thành sản phẩm , giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu của nước nhận đầu tư , nhờ đó nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư . Đầu tư trực tiếp cho phép các công ty kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm mới được tạo ra. Đầu tư trực tiếp giúp các công ty tạo dựng được thỉ trường cung cấp nguyên vật liệu dồi dào với giá rẻ. Đầu tư trực tiếp cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế ,tăng cường ảnh hươnmgr của mình trên thị trường thế giới . Đầu tư trực tiếp làm tăng tổng sản phẩm quốc dân của nước đi đầu tư ,từ các khoản lợi nhuận, tiền bản quyền và các khoản khác do các chi nhánh của các công ty đa quốc gia từ nước ngoài chuyển về. Nhiều trường hợp đầu tư trực tiếp là phương tiện không những để kích thích sự phát triển kinh tế ,mà còn để phục vụ cho các mục tiêu khác của nước thực hiện đầu tư . Đầu tư trực tiếp biến các nước thực hiện đầu tư từ địa vị là nước xuất khẩu thành địa vị là nước nhập khẩu đối với một số hàng hoá nhất định. Tuy những ảnh hưởng tiêu cực của dòng FDI ra nước ngoài đối với các chủ đầu tư là chưa được khảng định một cách chắc chắn ,nhưng những ảnh hưởng tiêu cực đối với việc làm và thu nhập của người lao động trong nước ,việc suy giảm dòng vốn tiết kiệm trong dài hạn ,cũng như làm mất đi tính cạnh tranh của hành hoá sản xuất của các nước đầu tư trên thị trường quốc tế cũng là những vấn đề cần được xem xét và phân tích hiện nay. 10 3.2. Đối với nước nhận đầu tư . a. Ưu điểm: Đối với các nước tiếp nhận đầu tư , đặc biệt là các nước đang phát triển ,FDI là yếu tố quan trọng làm tăng cường vốn đầu tư trong nước trong điều kiện tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, thiếu ngoại tệ và quá trình tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chậm, không đáng kể so với nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế . Cùng với việc cung cấp vốn thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, các công ty đã chuyển giao công nghệ và các tài sản vô hình khác từ nước mình hoặc các nước khác sang nước tiếp nhận đầu tư. Phần lớn những ảnh hưởng tích cực của FDI đối với các nước đang phát triển diễn ra thông qua hoạt động này. Sự chuyển giao này làm nâng cao năng suất lao động bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và kết quả cuối cùng là thu nhập bình quân đầu người sẽ cao hơn ở nước tiếp nhận đầu tư. Những tác động này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp . - Tác động trực tiếp : Thông qua việc chủ đầu tư chuyển giao công nghệ và các tài sản vô hình khác cho các nhà sản xuất, cung cấp và phân phối địa phương mà chủ đầu tư có quan hệ kinh doanh. Hoặc có thể do các doanh nghiệp do chủ đầu tư hoạt động có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh địa phương . - Tác động gián tiếp ( còn được gọi là “hiệu ứng lan toả”) :Thông qua việc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tạo nên một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty trong nội bộ khu vực. Môi trường cạnh tranh buộc các công ty trong khu vực phải hoạt động có hiệu quả hơn, do đó năng suất lao động của tất cả các công ty sẽ tăng lên.Ngoài ra, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần làm tăng kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing … cho công nhân viên nước nhận đầu tư, đội ngũ lao động được đào tạo rèn luyện về nhiều mặt. Họ có thể làm việc một cách hiệu quả với bất kỳ nơi nào với vốn kỹ năng và kiến thức đã được đào tạo và tích luỹ .Tác động tích cực trên còn được gọi là “lợi ích bên ngoài” . FDI góp phần bổ sung đáng kể vào nguồn thu ngân sách của chính phủ các nước đang phát triển thông qua thuế từ các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . 11 FDI còn có thể mang lại lợi ích trong việc khuyến khích đầu tư trong nước .Nguồn vốn FDI được dùng để phát triển cơ sở hạ tầng thì có thể trực tiếp khuyến khích đầu tư hơn nữa.Thậm chí nếu FDI được chú trọng đặc biệt cho một ngành nào đó thì nó có thể khuyến khích đầu tư bằng việc giảm chi phí hoặc tạo cầu cho các ngành khác . Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cho các tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của đất nước có điều kiện để khai thác, điều đó có tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơ cấu lãnh thổ được thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với xu thế chung của thời đại, của các nước trong khu vực Tiếp nhận đầu tư trực tiếp, nước chủ nhà không phải lo trả nợ, thông qua hợp tác với chủ đầu tư, nước chủ nhà có điều kiện xâm nhập vào thị trường thế giới. Các công ty thuộc các nước đang phát triển khó hoặc ít có cơ hội xâm nhập vào thị trường quốc tế, với sự liên doanh với các công ty đa quốc gia, các công ty thuộc các nước đang phát triển sẽ vươn tới các thị trường nước ngoài. Có thể nói đây là cách thức nhanh và có hiệu quả nhất giúp các công ty đó đến với thị trường nước ngoài và thực hiện kinh doanh quốc tế . Nếu đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, nước nhận đầu tư có được hàng hoá cần thiết với giá cả thấp hơn giá nhập từ nước ngoài nhờ tiết kiệm được chi phí vận chuyển và những lợi thế về lao động, nguồn nguyên liệu trong nước . Đầu tư trực tiếp được sử dụng một cách có hiệu quả trong việc phát triẻn các khu địa lý, khu công nghiệp hoặc ngành công nghiệp cụ thể thông qua việc xây dựng và giới thiệu dự án gọi đầu tư vói những ưu đãi, khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư vào các ngành, vùng mà họ muốn phát triển . Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo công ăn việc làm cho nước nhận đầu tư .Trong thực tế ,FDI còn có tác động tích cực đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo tâm lý đội ngũ người lao động của các nước tiếp nhận đầu tư . b.Nhược điểm : Việc quản lý vốn đầu tư trực tiếp của nước chủ nhà có nhiều khó khăn do các chủ đầu tư có kinh nghiệm né tránh sự quản lý của nước chủ nhà Trong khi đó nước chủ 12 nhà lại chưa có nhiều kinh nghiệm, còn có nhiều sơ hở trong quản lý hoạt động các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài . Lợi dụng sự yếu kém , thiếu kihn nghiệm trong quản lý và trong pháp luật của nước sở tại, tình trạng trốn thuế, gian lận, vi phạm những quy định về bảo vệ sinh thái môi trường và nhữnh lợi ích khác của nước chủ nhà thường xảy ra . Trong số các nhà đầu tư, có những trường hợp vào không có mục đích là thu lợi nhuận mà với mục đích tình báo, gây rối trật tự an ninh chính trị .Các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp có thể sử dụng như một công cụ để can thiệp vào các hoạt động chính trị, kinh tế ngoại giao của nước sở tại . Quá trình chuyển giao công nghệ trong đầu tư trực tiếp còn nhiều hạn chế và tiêu cực, không thực hiện đúng quy định như chuyển giao các công cụ lạc hậu, ô nhiễm môi trường, giá chuyển giao cao … Đồng thời nó đặt nước nhận đầu tư phụ thuộc nhiều vào dòng vận động của công nghệ mới và công nghệ được cập nhật. Đối với các nước kém phát triển, các công nghệ mà họ nhận đươc từ các công ty đa quốc gia nhìn chung là các công nghệ ở giai đoạn cuối của sự vận động. Vì vậy giá trị của công nghệ nhận được đó thường không cao và nó đặt các nước kém phát triển vào tình trạng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ của nước tiên tiến. Điều này được giải thích bởi lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm và chu kỳ sống của sản phẩm mở rộng. Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia có thể gây ra hiện tượng “chảy máu chất xám” do việc thu hút các nhà khoa học của nước nhận đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu. Việc các công ty đa quốc gia trả lương cho các nhân viên của họ cao hơn các công ty nội địa đã taọ ra dòng di chuyển lao động có chuyên môn, tay nghề cao từ các công ty nội địa đến các công ty quốc gia. Đồng thời các công ty đa quốc gia cũng thường là nhân tố làm rối loạn quá trình hoạch định chính sách kế hoạch phát triển kinh tế .Sự hoạt động của các công ty này gây ra những thay đổi trong cách thức kinh doanh, nếp sống, sở thích tiêu dùng… ảnh hưởng tới giá trị tinh thần của dân cư nước sở tại. Dòng FDI vào các nước đang phát triển có thể tác động làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa. Tác động này xuất phát từ quyền lực thị trường của các công ty đa quốc gia và khả năng của các công ty này trong việc sử dụng quyền lực đó nhằm thu lợi nhuận cao và chuyển ra nước ngoài .Bằng các phương pháp cạnh 13 tranh khác nhau, các công ty đa quốc gia có thể làm phá sản các doanh nghiệp trong nước nhằm chiếm lĩnh thị phần của họ . Dòng FDI vào các nước đang phát triển thường có xu hướng làm tăng sự phát triển vốn đã không đồng đều giữa các ngành, các vùng và các khu vực kinh tế, làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Đầu tư trực tiếp là nguồn vốn quan trọng đối với các nước đang phát triển, tuy nhiên lượng vốn đổ vào thi trường nước nhận đầu tư chưa chắc đã lớn hơn lượng vốn đổ ra do việc các công ty đa quốc gia mang các khoản lợi nhuận ra khỏi nước sở tại .Do đó lợi ích kinh tế do đầu tư nước ngoài trực tiếp tạo ra cũng là vấn đề cần gây nên nhiều tranh luận . Hai loại tác động tiêu cực và tích cực luôn song song tồn tại trong quá trình đầu tư và tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài .Tuy nhiên tuỳ từng thời điểm, từng điều kiện của các quốc gia mà có thể tác động này hay tác động khác chiếm ưu thế hơn. Mỗi quốc gia cần phải xác định rõ các điều kiện của nước mình, từ đó xem xét các tác động nhằm hạn chế các tiêu cực và để quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước mình được hiệu quả hơn II. Các hình thức và xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài . 1. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài . Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài ngày 09 tháng 6 năm 2000 thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là "việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”. Luật quy định các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau: * Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. * Doanh nghiệp liên doanh. * Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn có các phương thức tổ chức đầu tư khác như khu chế xuất, khu công nghiệp, hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT). 14 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai bên hay nhiều bên (các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh để tiến hành hoạt động đầu tư tạiViệt Nam mà không thành lập pháp nhân. Các hợp đồng thương mại và hợp đồng kinh tế có tính chất trao đổi hàng hoá như giao nguyên liệu lấy sản phẩm, mua thiết bị trả chậm bằng sản phẩm không thuộc hình thức đầu tư này. Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh làm hình thành một pháp nhân mới. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. 2. Xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài . 2.1. Xu hướng tự do hoá đầu tư và sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô vốn đầu tư : Những năm gần đây, hoạt động đầu tư phát triển mạnh mẽ trên thế giới và đã được tự do háo trên tất cả các mặt. Xu hướng thể hiện trên ba bình diện : quốc gia ,khu vực và quốc tế. Các quốc gia thì giảm dần những hạn chế về các hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư, luật pháp liên quan tới đầu tư, về vấn đề góp vốn, chuyển giao công nghệ … đồng thời các chính sách khuyến khích đầu tư như khuyến khích về thuế quan , nhân công … được ban hành. Bên cạnh đó, trên thế giới hình thành các khu vực đầu tư, liên minh kinh tế, các hiệp định đầu tư đa phương và song phương liên tục ra đời, vốn đầu tư được trải rộng trên toàn thế giới . 15 Xu hướng tự do hoá đầu tư và quá trình quốc tế hoá đã làm cho lượng vốn đầu tư gia tăng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tổng số vốn lưu chuyển quốc tế trong những năm gần đây tăng mạnh khoảng 20-30%/năm. Những năm 70, vốn đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới trung bình hàng năm khoảng 25 tỷ USD, đến thời kỳ 1980 – 1985, đã tăng lêngấp hai lần, đạt mức khoảng 50 tỷ USD.Từ năm 1985 – 1990, tỷ lệ gia tăng danh nghĩa của dòng FDI hàng năm là 34%, vượt xa mức tăng 13% hàng năm của tổng số hàng xuất khẩu trên thế giới .Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới năm 1986 là 78 tỷ USD, năm 1987 là 133 tỷ USD , năm 1988 là 158 tỷ USD , năm 1989 là 195 tỷ USD và từ năm 1990 đến 1993,số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới hầu như không tăng lên , chỉ dừng ở mức trên dưới 200 tỷ USD.Đến năm 1994, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới lại tiếp tục tăng lên đạt mức 226 tỷ USD và đến năm 1995 con số đó là 253 tỷ USD. Số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn đầu tư trên toàn thế giới , cuối thập kỷ 70, vốn đầu tư nước ngoài bằng 5% trong tổng số vốn đầu tư trên toàn thế giới. Năm 1989 con số này là 13%(bằng 200 tỷ USD so với 1500 tỷ USD ). Tình hình này cho thấy xu hướng phát triển sản xuất ngày càng được mở rộng trên toàn thế giới và ngày càng có nhiều quốc gia, tổ chức và các công ty đa quốc gia tham gia vào hoạt đọng đầu tư ra nước ngoài . 2.2. Địa bàn thu hút vốn đầu tư có sự thay đổi : Một xu hướng lâu dài là vốn đầu tư được luân chuyển chue yếu giữa các nước công nghiệp phát triển. Năm 1950, số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước công nghiệp phát triển chiếm khoảng 40% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới: đến năm 1960 đã tăng lên 69%, năm 1998 con số này là 73% và cuối thập kỷ đó đạt mức 80%. Sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước công nghiệp phát triển bị chững lại vào đầu nhữnh năm90, do suy thoái kinh tế rộng khắp trên thế giới .Tư bản và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này giảm mạnh trong những năm đầu thập kỷ. Cùng với sự lớn mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển và tác động của qúa trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới đang có những biến đổi theo xu hướng tăng dần quy mô và tốc độ vốn đầu tư vào các nước đang phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng hàng năm là không đều. Những số liệu dưới đây sẽ chứng minh cho nhận định này . 16 Bảng 1:Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển Đơn vị tính : tỷ USD Năm Các nước phát triển Nước đang phát triển Thế giới 1987-1988 142 31 173 1989 172 29 201 1990 176 35 211 1991 115 41 158 1992 111 55 166 1993 141 79 220 1994 148 105 253 1995 216 111,8 328 1996 213 145 358 1997 285,2 178,8 464 1998 464,5 179,5 644 1999 657,9 207,6 865,5 2000 800 200 1000 Tổng 3651,8 1391,7 5043,5 Nguồn :World Investment Report,2000,World Economic Out-look,2000. Năm 1987-1988, FDI vào các nước đang phát triển đạt 31 tỷ USD thì đến năm 1990 (35 tỷ USD), các dòng vốn đầu tư (gồm đầu tư trực tiếp , gián tiếp ) vào các nước đang phát triển đã tăng 4 tỷ USD.Tốc độ tăng FDI trung bình hàng năm là hơn 30% và đạt mức 111,8 tỷ USD năm 1995, năm 1997 178,8 tỷ USD, năm 1999 là207,6 tỷ USD, năm 2000 con số này là 200 tỷ USD. Do vậy vốn FDI của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên theo thời gian ,cao nhất là năm 1999 và đến năm 2000 lượng vốn có giảm một chút ít nhưng 17 không đáng kể,điều đó đã khẳng định rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển là thực sự cần thiết ,để xây dựng nền kinh tế đất nước. Hiện tượng dòng vốn FDI chuyển hướng sang các nước đang phát triển có thể do các nguyên nhân sau : Thứ nhất: Do suy giảm lãi suất, lợi nhuận đầu tư trong các nước công nghiệp phát triển làm cho địa bàn đầu tư bị thu hẹp Các nhà đầu tư buộc phải tìm đến các địa bàn đầu tư mới, đó là các nước đang phát triển. Thứ hai:Do xu hướng toàn cầu hoá và đa dạng hoá trong đầu tư quốc tế.Trên thế giới ngày càng xuất hiệnnhiều vấn đề mang tính chất toàn cầu, buộc các nước công nghiệp phát triển phải có sự hợp tác với các nước đang phát triển để cùng nhau giải quyết .Thứ ba: Các nước đang phát triển thường là các nước có nền khoa học kỹ thuật lạc hậu, với tốc độ phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, các nước đang phát triển là nơi để các nước phát triển chuyển giao các thiết bị cũ, lạc hậu thông qua việc đầu tư trực tiếp vào các nước này. Như vậy các nước công nghệp phát triển vừa thay thế được các thiết bị lạc hậu, lại vừa thu được một phần giá trị còn lại của các thiết bị cũ .Thứ tư: Do chính quá trình phát triển mạnh mẽ của mình, các nước đang phát triển thu được rất nhiều vốn đầu tư trực tiếp .Những năm gần đây, nhiều nước đang phát triển đã thu được những thành tựu lớn về phát triển kinh tế, bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô , thực hiện sự cải cách kinh tế phù hợp , tạo được môi trường đầu tư thuận lợi .Đặc biệt nhiều nước đang phát triển đã gần gỡ bỏ được cuộc khủng hoảng nợ , một trở ngại lớn trong quan hệ giữa các nước đang phát triển với các nước công nghiệp phát triển . Tuy nhiên, sự phân phối FDI giữa các nước đang phát triển lại rất không đồng đều .Trong những năm 60 và đầu những năm 70, các nước Mỹ La Tinh là những nước thu hút được nhiều vốn đầu tư lớn nhất thế giới. Đây là thời kỳ các nước Mỹ La Tinh đạt được mức đọ tăng trưỏng kinh tế thần kỳ. Cuối những năm 70 và đầu những năm 80, các nước Mỹ La Tinh lại rơi vào tình trạng kinh tế suy thoái nghiêm trọng, lạm phát tăng nhanh và có nhiều nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ nước ngoài. Chính vì vậy, vốn FDI vào các nước đang phát triển có xu hướng chuyển dần từ các nước Mỹ La Tinh sang các nước và vùng lãnh thổ Đong Nam Á. Đây là khu vực đang có sự phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao, sự ổn định chính trị – kinh tế – xã hội cùng với những cải cách kinh tế quan trọng đã tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài . 18 Thời kỳ 1986 – 1990, trung bình hàng năm lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nước ở Đông và Đông Nam á là 14 tỷ USD bằng 54% tổng số vốn đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển trên thế giới .Các nước đang phát triển ở khu vực châu á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 62% tổng số vốn đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển trên thế giới vaò năm 1995 (con số này vào năm 1990 là 46%). Từ năm 1992, Trung Quốc nổi lên là một trong số các nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới. Năm 1993 : 20 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đổ vào Trung Quốc, so với các nước trên thế giới thì Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ về việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong thời gian qua tăng rất nhanh và chiếm tới 1/3 tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới vào các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước trong khu vực Đông và Đông Nam Á tăng lên mạnh mẽ trong thời gian qua có thể do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất : Các nước ở khu vực này đã đạt được tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, đồng thời cải cách lại các chính sách kinh tế – chính trị – xã hội nên đã tạo được một môi trường đầu tư thuận lợi. Việc cải cách một số vấn đề trong luật đầu tư, đặc biệt là việc hình thành và phát triển một số hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (như các khu chế xuất , đặc khu kinh tế , bán trái phiếu ,cổ phiếu …) ở các nước này đã làm tăng khối lượng vốn đầu tư vào trong nước. Thứ hai : Việc đồng yên tăng giá đã kích thích Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn mà Châu á lại là địa bàn quen thuộc của Nhật Bản .Thứ ba : Các nước trong khu vực có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế nên đã tạo ra được một lưọng tư bản thừa, do đó các nước trong khu vực có sự đầu tư lẫn nhau . Như vậy, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước đang phát triển tăng lên trong những năm gần đây nhưng chủ yếu chỉ đổ vào các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế tương đối cao .Phải nói rằng , sự năng động và khả năng tăng trưởng mạnh của nền kinh tế có sự hấp dẫ đáng kể đối với đầu tư nước ngoài .Vì vậy , muốn tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài , các nước đang phát triển phải tạo ra được sự ổn định chính trị – xã hội và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu dài .Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trên thế giới đang diễn ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt nhằn lôi kéo đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi là nhân tố cơ bản có yếu tố quyết định đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . 19 2.3. Cơ cấu đầu tư có sự thay đổi theo hướng tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và dịch vụ : Hiện nay, một cơ cấu kinh tế được coi là hiện đại là cơ cấu kinh tế trong đó các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn. Đây là xu hướng có tính phổ biển trên thế giới và xu hướng này đã chi phối toàn bộ hoạt động đầu tư, trong đó đáng kể là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy mà hầu hết các nước đều tập trung mọi cố gắng để tạo ra những điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển hai ngành này. Xuất phát từ yêu cầu phát triển một cơ cấu kinh tế hiện đại theo hướng công nghiệp hoá, Chính phủ của nhiều nước đang phát triển đã dành nhiều ưu đãi cho những người nước ngoài đầu tư vào hai ngành này điều đó đã tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Xu hướng chung của thế giới trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư là chuyển từ đầu tư khai thác các nguồn lực tự nhiên sang công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Vào giữa thập kỷ 80, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ chiếm tới 50% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới, trong đó dịch vụ ngân hàng, buôn bán chiếm phần quan trọng nhất, mặc dù khoản đầu tư trực tiếp vào quảng cáo, giao thông vận tải cũng chiếm phần không nhỏ. Trong những năm 90 đến nay, dòng FDI lại có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành dịch vụ có hàm lượng vốn và công nghệ cao như viễn thông … vì đó là khu vực mới phát triển và đang có khả năng thu lợi nhuận cao nhất . Riêng trong lĩnh vực sản xuất thì có sự chuyển dịch các ngành sử dụng sức lao động nhiều từ những nước có nền kinh tế phát triển cao sang các nước có nền kinh tế phát triển thấp hơn (thường là những nước đang phát triển ). Những nước phát triển bắt đầu thu hút FDIvào các ngành đòi hỏi sử dụng lao động có trình độ cao . Xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và dịch vụ có thể do một số nguyên nhân sau : Thứ nhất: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, vì vậy mà nhu cầu về các loại dịch vụ phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh tăng lên mạnh mẽ, nhát là dịch vụ kỹ thuật, tài chính, du lịch, đòi hỏi ngành dịch vụ phải được phát triển tương ứng. Thứ hai : Ngành công nghiệp chế biến là ngành có nhiều phân ngành , mà những phân ngành đó thuộc các lĩnh vực mũi nhọn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ như điện tử, thông tin liên lạc, vật liệu mới … Thứ ba : Do đặc tính kỹ thuật của hai ngành này là dễ dàng thực 20 hiện sự hợp tác. .Thứ tư : Việc đầu tư vào hai ngành này cho phép người đầu tư thu được lợi nhuận cao, đõ gặp rủi ro hơn và nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư . 2.4. Hiện tượng đa cực đa biên trong đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự xuất hiện của một số chủ đầu tư mới trên thế giới : Trước đây , do Mỹ không bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nên Mỹ có nhiều tiềm năng kinh tế để thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .Tuy nhiên ,tính chất “một cực” này đã hoàn toàn bị thay thế bởi tính chất “đa cực” Hiện tượng này xuất hiện do có sự cạnh tranh của Tây Âu , Nhật Bản và mới đây là sự xuất hiện của NICs đốibvới hoạt động FDI của Mỹ. Ngày nay, số lượng các đối tác nước ngoài ở mỗi nước không phải có một hay vài nước mà có rất nhiều các quoóc gia khác nhau cùng đầu tư vào .Ví dụ ở Việt Nam, tính đến hết năm 1995 đã có trên 700 công ty của 50 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào, với tổng số vốn lên đến gần 20 tỷ USD. Nguyên nhân của hiện tượng này là do có sự phát triển nhanh chóng của một loạt nước công nghiệp mới, các nước này đã và đang rút ngắn dần khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển và do tình hình quan hệ kinh tế quốc tế có nhiều biến đổi theo hướng các nước trên thế giới ngày càng hơp tác chặt chẽ với nhau và có thể là chia sẻ rủi ro khi xảy ra. Về mặt lý thuyết, khi các công ty nội địa của một quốc gia đã tích luỹ đầy đủ các điều kiện về vốn, công nghệ … thì họ sẽ đầu tư ra nước ngoài. Trong một vài năm trở lại đây cũmg đã xuất hiện thêm một số chủ đầu tư mới trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương mà nổi bật là các nước mới công nghiệp hoá .Những nước này đang dần trở thành nhà đầu tư hàng đầu , thay thế dần các nhà đầu tư của các nước công nghiệp phát triển trước đây trong khu vực. Các quốc gia Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông đã chuyển sang thành các quốc gia xuất khẩu vốn . 2.5. Hiện tượng hai chiều trong đầu tư trực tiếp nước ngoài : Từ thế kỷ 18 đén nay đã xuất hiện hiện tượng hai chiều trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, tức là hiện tượng một nước vừa tiếp nhận đầu tư, vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài .Những nước NICs cũng là những nước có hiện tượng này. Các nước NICs cũng là các chủ đầu tư lớn trong những năm từ đầu thập kỷ 80 đến nay: 37% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê chuẩn ở các nước đang phát triển vào thời điểm những năm 80 là từ NICs Châu Á.Trong khi đó, các nước này lại tiếp nhận một khối lượng vốn đầu tư rất lớn từ Nhật Bản và Mỹ. Hiện tượng trên đây là kết quả của quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời 21 sống kinh tế. Quá trình đó đã tạo điều kiện cho các công ty xuyên quốc gia của một số nước, đang có nhu cầu tìm kiếm địa bàn đầu tư, đã năng động nắm bắt lấy nhữnh cơ hội kinh doanh ở nước ngoài nhằm đạt được mức lợi nhuận cao. Mỗi nước có lợi thế tương đối về một lĩnh vực kinh tế kỹ thuật nào đó nhưng lại kém hơn ở lĩnh vực khác, bằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài các nước này sẽ phát huy được lợi thế tương đối của mình, trên cơ sơ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và cũng thông qua việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, họ sẽ bổ sung những mặt hạn chế để tăng hiệu quả phát triển kinh tế . 2.6. Vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia trong đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hầu hết các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là bắt nguồn từ các công ty xuyên quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia là nguồn cung cấp vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý chính trong đầu tư quốc tế. Năm 1995 có khoảng 39.000 tập đoàn với 270.000 chi nhánh và cơ sở nước ngoài, nắm giữ 2.700 tỷ USD vốn FDI, tương đương với 10% GDP trên thế giới. Do đó các tập đoàn xuyên quốc gia chi phối hầu hết các hoạt động FDI trên thế giới. Điều đáng chú ý là các tập đoàn xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển hầu hết tập trung ở Châu Á. 22 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM . I. Khái quát mối quan hệ hợp tác Nhật –Việt . 1. Vài nét về đất nước Nhật Bản . Đất nước Nhật Bản có diện tích 377.835 km2, gồm 4 đảo lớn (Honsu, Hokaiđo, Kyusu, Sikoku) và hàng ngàn đảo nhỏ dải ra theo hình cánh cung dài 3.800 km ở ngoài khơi lục địa Châu á. Hiện nay Nhật Bản là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ,EU,Nhật Bản )và đồng Yên đang có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính –tiền tệ thế giới.Tổng sản phẩm quốc dân năm 1996 của Nhật Bản là 4.760 tỷ USD,chiếm 19,1%GNP toàn thế giới và gấp 10 lần GNP các nước ASEAN.Do hậu quả để lại của “nền kinh tế bong bóng” ,do nạn đầu cơ vào buôn bán bất động sản gây ra vào những năm 90,kinh tế Nhật Bản vào đầu những nâưm 90 bị rơi vào tình trạng trì trệ suy thái ,đặc biệt là trong lĩng vực tài chính .Trước nguy cơ phá sản của 7 công ty tài chính kinh doanh bất động sản .Cho đến tận cuối năm 1996, đầu 1997, hầu hết các ngân hàng nb vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, nợ khó đòi nên đến hàng trăm tỷ USD,Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản trong tháng 10/1997là 3,5%tức là khoảng 2,46 triệu người, tốc độ tăng trưởng chậm :1992-1995 là 1,4%/năm;1996 là 3,6%;1997 là -0,7%;1998là -1,8% và 1999 là 0,5% . 2. Mối quan hệ Nhật Bản –Việt Nam . Trong thời đại ngày nay xu thề quốc tế hoá diễn ra ngày càng đa dạng và phong phú ,quan hệ giữa các nước càng thêm chặc chẽ ,phụ thuộc lẫn nhau.Việt Nam và Nhật Bản cũng không nằm ngoài bối cảnh quốc tế đó, quan hệ của hai nước cũng có nhiều lúc thăng thầm.Song có thể chia làm 3 giai đoạn :Giai đoạn 1 (1973-1978 ) –giai đoạn mở đầu chậm chạp .Giai đoạn 2 (1979-1991) quan hệ Việt –Nhật lạnh nhạt và có nhiều khó khăn .Giai đoạn 3 (1992-nay) được thúc đẩy và phát triển nhanh nhất trong lịch sử quan hệ hai nước:Trong thập kỷ 90 tình hình thế giới thay đổi sâu sắc, 23 chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ hai nước có điều kiện và khả năng phát triển, cụ thể là : Xu thế đối thoại và hợp tác phát triển, tính chất tuỳ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu và khu vực Châu Á Thái Bình Dương –khu vực quan trọngthu hút sự chú ý của các nước lớn và trung tâm kinh tế lớn thế giới, đã làm cho khu vực này trở thành khu vực năng động nhất thế giới . Sự điều chỉnh chính sách của Nhật Bản từ chỗ gắn Châu Mỹ và Phương Tây quay trở lại Châu á, coi trọng Châu á, điều đó đã gây ảnh hưởng lớn cho khu vực đặc biệt là Đông Nam Á . Việt Nam thực hiện thành công đường lối đổi mới kinh tế ,chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế trên tinh thần làm bạn với tất cả các quốc gia.,nhằm tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để xây dựng đất nước thành nước công nghiệp hoá phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Quan hệ chính trị :Từ 1993 quan hệ Việt Nam –Nhật Bản diễn ra rất tốt đẹp,hai bên đã tiến hành nhiều cuộc thăm viếng cao cấp thường kỳ .Về phía Việt Nam ,mở đầu là chuyến thăm Nhật của thủ tướng VõVăn Kiệt (3/1993) đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đặt nền tảng cơ sở vững chắc cho quan hệ Việt- Nhật ,tổng bí thư Đỗ Mười thăm Tokyo 4/1995, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Nhật Bản 12/1995 … .Bên Nhật Bản ,hai lần Thủ tướng thăm Việt Nam 8/1994 và 1/1997 …ngoài ra còn có nhiều cuộc viếng thăm khác, đã ngày càng khảng định Việt Nam có một vị trí quan trọng đối với Nhật Bản trong hiện tại và tương lai lâu dài . Quan hệ kinh tế : 12/1992 đến nay Nhật Bản luôn là nước tài trợ tín dụng ưu đãi lớn .Nhật Bản giành ODA cho Việt Nam liên tục tăng (80,5 tỷ Yên –1995, 93,5 tỷ Yên –1996, 97,5 tỷ Yên -1997) .Phần viện trợ không hoàn lại dưới hình thức viện trợ chung và hỗ trợ kỹ thuật chủ yếu tập chung vào một số dự án nhằm tăng cường trang thiết bị cơ sở vạt chất trong lĩnh vực ytế, giáo dục, cấp thoát nước ,phát triển nông thôn….Phần tín dụng ưu đãi đồng Yên được giành cho các dự án phát triển cơ sơ hạ tầng của Việt Nam (giao thông vận tải ,điện lực …) Nhìn chung ,viện trợ phát triển của Nhật Bản cho Việt Nam là phù hợp với những ưu tiên phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất , quản lý, chuyển giao công nghệ 24 và phát triển nguồn nhân lực.Tuy nhiên vấn đề tồn tại là sở dụng có hiệu quả ODA, khắc phục tình trạng giải ngân chậm (1997là 92%,1998 là 18-19%) . Về mậu dịch, Nhật Bản trở thành bạn hàng số một với kim ngạch buôn bán hai chiều ngày càng tăng :1996 là 3 tỷ USD tăng 135% so với 1995 chiếm tỷ trọng 17,4% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam ; 1997 là 3,481 USD tăng 110,2% so với 1996. Xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu, dầu thô, than, hải sản và nhập khẩu là máy móc thiết bị . Trong lĩnh vực đầu tư Nhật Bản –nước lớn thứ 3 sau Xingapo, Đài Loan, việc thực hiện các dự án đầu tư của Nhật Bản khá tốt, tỷ lệ dự án rút giấy phép rất thầp trung bình 7% dự án và khoảng 4% vốn đầu tư, một số dự án có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của Việt Nam. Trongđó việc cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại hoá một số ngành công nghiệp dầu khí, ô tô, điện tở ,xe máy … làm tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động . Quan hệ giáo dục -đào tạo ,văn hoá :1992-1998 Nhật Bản đã giành cho Việt Nam 341 suất học bổng các loại, đến 1995 giúp Việt Nam xây dựng 115 trường ,1999 thêm 40 trường và cho đến nay con số này còn cao hơn rất nhiều, các hoạt động văn hoá bước đầu đã được triển khai khá tích cực với sự đa dạng về loại hình,phong phú về nội dung,hình thức .Tuy nhiên nó chưa xứng với tầm vóc quan hệ đã tiến triển nhanh khi Việt Nam là thành viên của ASEAN, ký kết hiệp định thương mại với Mỹ và tiến đến là tổ chức thương mại thế giới – WTO. Từ những phân tích trên có thể rút ra nhận xét chung là :Việt Nam –Nhật Bản có mối quan hệ truyền thống lâu dài, tình hữu nghị hợp tác hai bên cùng có lợi .Tuy thời gian không nhiều và có những lúc thăng trầm khác nhau, song quan hệ Việt Nam –Nhật Bản đã có những bước phát triển mới rất tích cực, đang đứng trước thời điểm thuận lợi nhất, mở ra tương lai hợp tác toàn diện lâu dài, hữu nghị, hai bên cùng có lợi . II. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam . 1. Đầu tư trực tiếp chung của Nhật Bản . 1.1. Những nhân tố quyết định Nhật Bản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài . Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản tái thiết nền kinh tế từ một đống tro tàn đổ nát, bước sang thập kỷ 60 Nhật Bản đã đủ tiềm lực kinh tế để ồ ạt tiến hành đầu tư ra nước 25 ngoài, thời gian này với nguồn lực lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, Nhật Bản rát chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt may. Giữa những năm 70 Nhật Bản bắt đầu chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có khả năng tạo ra giá trị cao hơn như côngnghiệp ôtô ,điện tử và tiếp đó là ngành công nghệ cao. Kết quả của quá trìng phát triển công nghiệp đã làm nẩy sinh các sức ép kinh tế vĩ mô như cạn kịêt nguồn lao động môi trường bị ô nhiễm và xung đột thương mại với Mỹ và Tây âu. Đó là những nhân tố buộc Nhật Bản phải tiến hành đầu tư ra nước ngoài: Cạn kiệt nguồn lao động: Ngày nay ít ai có thể hình dung được rằng sau chiến tranh thế giới 2 Nhật Bản là một quốc gia nghèo và có mức lương thất nhất tại khu vực Châu Á. Để có được ngoại tệ phục vụ công cuộc tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh ,Nhật Bản theo đuổi chính sách tận dụng nguồn lao động trong nước nhằm mở rộng các ngành sản xuất các sanr phẩm có hàm lượng lao động cao phục vụ xuất khẩu.Việc mở rộng một số ngành công nghiệp dệt may, tạp phẩm ,gốm sứ phục vụ thị trường khoảng 200 triệu khách hàng, đã mau chóng làm cho lực lượng lao động phổ thông bị cạn kiệt và làm tăng mức lương trung bình, có thể nói đây là điều kiện để cho thanh niên Nhật Bản trang trải cho việc học tập tại các trường cao đẳng ,đại học để có được học vấn cao hơn ,do vậynhucầu kiếm sống bằng lao dộng chân tay không còn trở nên bức thiết. Để duy trì thế mạnh những ngành công nghiệp buộc Nhật Bản phải tiến hành đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là tiếp cận nguồn lao động, nguyên liệu dồi dào, đó là những ngành dệt may, khai thác, chế biến nguyên liệu . Ônhiễm môi trường: Để thúc đẩy nhanh chóng phát triển nền kinh tế Nhật Bản đã đề ra và cương quyết thực hiện khẩu hiệu “công nghiệp hoá các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất”. Các ngành được lựa chọn phát triển: năng lượng, luyện kim , chế tạo máy đóng tàu, phân bón, hoá chất… .Kết quả, quá trình này đã đóng góp to lớn cho sự thành công của kỷ nguyên tăng trưởng cao. Song bên cạnh đó là tình trạng ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng và hệ sinh thái bị phá huỷ đến mức tồi tệ. Đến cuối những năm 70 ngoài vấn đề tăng trưởng kinh tế ,Nhật Bản bắt đầu đề cao chất lượng cuộc sống, ổn định chính trị, bảo vệ môi trường và sự hoà hợp quốc tế(được gọi là cái “đa giá trị”) .Để đạt mục tiêu “đa giá trị” Nhật Bản không ngừng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài –gọi là chính sách dọn nhà(đưa ngành công nghiệp ô nhiễm ra nước ngoài ) . 26 Xung đột thương mại : hiện nay sự phát triển ngành công nghiệp ôtô ,công nghiệp điện tử (điện dân dụng,điện tử công nghiệp ,linh kiện điện tử ) ,đã làm cho kết cấu công nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng đa tầng,trong đó công ty vừa và nhỏ cùng song song tồn tại với các tập đoàn công nghiệp lớn .Sự thâm vào nhập thị trường nước ngoài ngày càng trở nên khó khăn –đó là hàng rào thương mại. Sự bảo hộ thị trường của chính phủ thì vấn đề xuất khẩu trở nên khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là thiết thực và hiệu quả nhất. 1.2. Đầu tư trực tiếp Nhật Bản nói chung. Nhật Bản là một trong nước đầu tư ra nước ngoài nhiều ,song mức độ các năm là không đồng đều. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Phân bổ đầu tư trực tiếp của Nhật Bản theo khu vực. Đơn vị :100 triệu Yên. Năm Bắc Mỹ Châu Âu CA TBD TTC N.Mỹ Châu Phi Tổng 1990 39.958 20.975 16.501 5.289 804 83.527 1991 25.764 12.831 12.706 4.547 1.014 56.862 1992 18.971 9.173 12.331 3.525 308 44.313 1993 17.592 9.201 10.198 3.889 630 41.514 1994 18.525 6.525 11.894 5.499 366 42.809 1995 22.394 8.281 14.785 3.741 367 49.568 1996 25.933 8.305 14.362 5.008 485 54.594 1997 26.247 13.749 18.051 7.775 407 66.229 1998 14.010 17.937 11.377 8.274 569 52.169 1999 27.628 28.782 9.111 8.295 574 74.390 2000 13.562 26.974 7.313 5.783 59 53.691 1990-2000 250.584 162.733 138.629 61.625 5.583 619.116 Nguồn: Vụ quản lý dự án FDI-Bộ kế hoạch đầu tư . 27 Từ bảng trên cho ta thấy đầu tư trực tiếp Nhật Bản phân bổ không đều giữa các vùng ,các năm .Cụ thể là Bắc Mỹ là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nhiều nhất ,giai đoạn 1990-2000 đạt 250.584 trăm triệu Yên(tổng số là 619.116 trăm triệu Yên), và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong khu vực này ngày càng giảm dần, năm 1990: 39.958 trăm triệu Yên; năm 1995: 22.394 trăm triệu Yên; năm 1998:14.010 trăm triệu Yên; năm 2000: 13.562 trăm triệu Yên. Điều đó thể hiện rằng khu vực này môi trường đầu tư kém dần hấp dẫn ,sự lớn mạnh của các công ty ,các tập đoàn trong khu vực đã lớn mạnh, cạnh tranh gay gắt với Nhật Bản ,buộc Nhật Bản phải hướng sang thị trường khác đầy tiềm năng ,mang lại hiệu quả cao hơn . Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào Châu Âu cũng rất lớn chỉ đứng sau khu vực Bắc Mỹ ,giai đoạn 1990-2000 là 162.733 /619.166 trăm triệu Yên .Điều này chứng tỏ rằng Châu âu cũng là khu vực hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản ,vì đây là nơi có nhiều quốc gia phát triển, trình độ lao động cao, khoa học công nghệ tiên tiền, hiện đại. Nhưng qua các năm tốc độ cũng không đều, thấp nhất là năm 1994: 6.525 trăm triệu Yên ,cao nhất là năm 1999:28.782trăm triệu Yên, năm 2000:26.974 trăm triệu Yên, trong khi đó 1990 con số này là 20.975 trăm triệu Yên. Sự biến động qua các năm cũng rất lớn. Châu Phi, có thể nói rằng đầu tư trực tiếp Nhật Bản vào khu vực này là rất thấp ,từ 1990- 2000 chỉ đạt 5.583 trăm triệu Yên,có lẽ Châu Phi trình độ phát triển phấp ,nguồn lực lao động, nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo làn, lạc hậu ,hệ thống chính trị không ổn định ,vì thế có thể khảng định môi trường đầu tư không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng, xu hướng giảm dần, cao nhất vào năm 1991 (1.014 trăm triệu Yên)và thấp nhất vào năm 2000 con số này chỉ còn lại 59 trăm triệu Yên. Khu vực Châu á Thái Bình Dương là nơi thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản nhiều thứ 3 sau Bắc Mỹ và Châu Âu.Đâylà nơi tuy đầu tư trực tiếp của Nhật Bản chưa nhiều ,song rất ổn định qua các năm ,điều này chứng tỏ môi trường đầu tư ít có sự thay đổ ,sự tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các quốc gia .Nhật Bản đang hướng dần việc đầu tư trở lại Châu á,mặc dù vào tình trạng khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng vẫn là khu vực năng động nhất thế giới ,thuận lợi cho sự thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài . Do có sẵn nguồn lao động dồi dào, giá thuê nhân công rẻ rất phù hợp cho phát triển ngành công nghiệp dệt may, chế biến nguyên vật liệu và bên cạnh đó còn có một nguồn tài nguyên phong phú,sẽ tạo điều kiện thuận lợi 28 cho Nhật Bản tiếp cận góp phần vào chính sách phát triển kinh tế trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đây là cơ hội quan trọng cho các quốc gia trong khu vực này tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Nhật Bản phục vụ cho nhu cầu xây dựng đất nước ,nâng cao năng lực sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ,quản lý ,mà Việt Nam không nằm trong ngoại lệ . Tóm lại, từ 1990-2000 Nhật Bản đã thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,thì các nước thuộc Châu Phi chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ có 0,92%,nhiều nhất là Bắc Mỹ chiếm 40,47%; Châu á -Thái Bình Dương(các nước công nghiệp mới ,ASEANvà Australasia) chiếm 22,38%;các quốc gia Châu Âu là 26,28%;thị trường chung NamMỹ là 9,95% .Đây không chỉ giúp cho Nhật Bản thu được nguồn ngoại tệ lớn mà còn tiết kiệm được nguyên liệu, lao động, chuyển giao công nghệ đã xế chiều, lỗi thời và xâm nhập thị trường nước ngoài một cách tốt nhất,nhận được sự ưu tiên của nước tiếp nhận đầu tư, đã đưa Nhật Bản thành công trong chính sách phát triển kinh tế của mình ,càng khảng định chính sách đưa ra là hoàn toàn đúng đắn với xu thế phát triển của thời đại ngày nay. 2. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam . 2.1. Mục đích đầu tư trực tiếp Nhật Bản vào Việt Nam . Thực chất, ý tưởng về Châu á của Nhật Bản đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960 dưới những tên gọi khác nhau như “Vòng cung kinh tế Đông á” ; “Vòng cung Châu á Thái Bình Dương”; “Cộng đồng kinh tế lòng chảo Thái Bình Dương ”… song phải đến đầu năm 1990 ý tưởng này mới thực sự trở thành tư tưởng chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản .Đặc biệt là ý tưởng thiết lập một “Hành lang phát triển Châu á” .Cho tới năm 1992 Việt Nam trở thành mối quan tâm mới của các nhà đầu tư Nhật Bản, bắt đầu từ 1993, Hội nghị kinh tế hỗn hợp Việt Nam –Nhật Bản được diễn ra hàng năm theo sáng kiến của liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren).Ở lễ khai mạc ,đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam ,ông Katsunari Suzuki đã phát biểu “Việc hội nghị diễn ra hàng năm chứng tỏ các doanh nghiẹp Nhật Bản đã dặt niền hy vọng vào thị trường Việt Nam cũng như quan hệ giữa hai nước ”.Năm 1996 ,ngân hàng xuất-nhập khẩu Nhật Bản tại Việt Nam đã thực hiện một cuộc điều tra về mục đích FDI của các công ty Nhật Bản và Mỹtại Việt Nam . 29 Bảng 2: Mục đích cho các dự án FDI của Nhật Bản và Mỹ. (Đơn vị tính:%) Động cơ Nhật Bản Mỹ Quy mô t.trường trong nước 28 24 Lợi nhuận tiềm năng 13 22 Khai tác nguồn tài nguyên 6 8 Dễ dàng tiếp cận khách hàng 8 6 Tranh thủ được lợi thế cạnh tranh 8 12 Khuyến kích của chính phủ 4 2 Chi phí lao động 15 8 Chất lượng lao động 14 10 Các lý do khác 4 6 Nguồn :Điều tra FDI tại Việt Nam năm 1996, Ngân hàng xnk Nhật Bản Như vậy, theo bảng 3,mục đích chủ yếu để các nhà đầu tư Nhật Bản thực hiện các dự án FDI ở Việt Nam vẫn là vấn đề chiếm lĩnh thị trường tiềm năng của Việt Nam. Bởi vì Việt Nam là thị trường tương đối đông dân khoảng 80 triệu người năm 1999, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam á, chỉ sau Inđônêxia. Hơn nữa một vài năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh, nhu cầu tiêu dùng tăng với tốc độ cao. Việt Nam từ nơi được coi là khu vực cung cấp nguyên vật liệu thị trường ở thành thị tiếp nhận hàng hoá thay thế. Mục đích thứ hai của Nhật Bản khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam là chi phí nhân công rẻ. Thật vậy, tiền….cho một công nhân Nhật Bản có thể thuê từ 15-20 công nhân cho cùng một vị trí làm việc. Chính vì vậy vấn đề tiền lương tồn tại trong một thời gian dài như một lý do cấp bách thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào Châu á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó các nhà đầu tư Nhật Bản cũng rất coi trọng tỷ lệ lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Nhật Bản cho rằng kinh doanh ở thị trường Việt 30 Nam cho phép Nhật Bản thu được lợi nhuận cao và đây cũng là một động cơ thúc đẩy mạnh mẽ các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều kiện địa lý khiến cho Việt Nam có sẵn nguồn tài nguyên thiên nhiên tuy không lớn nhưng khá phong phú. Từ trước chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu từ Việt Nam như than (chủ yếu từ mỏ Hòn Gai), cao su ống, tôm đông lạnh, gỗ, sản phẩm dệt…Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam được Nhật Bản chú ý bởi có tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa (trữ lượng khoảng 9 tỷ tấn quy dầu), than (trữ lượng khoảng 2,3 tỷ tấn), apatít (1,7tỷ tấn), quặng sắt (700 triệu tấn). Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng này là một trong những ưu thế của Việt Nam so với nhiều nước để phát triển các ngành khai khoáng, hoá chất cung cấp cho một số nghành công nghiệp cơ bản cho xuất khẩu. các nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ hải sản cũng khá phong phú và vẫn còn tương đối rẻ trong mắt một số nhà đầu tư Nhật Bản. Một mục đích khác không kém phần quan trọng đó là chất lượng lao động ở Việt Nam. Các nhà đầu tư Nhật Bản và Mỹ đều cho rằng đây là một trong những ưu điểm của Việt Nam so với các thị trường khác. Nhật Bản cho rằng người Việt Nam cần cù thông minh nên tốn ít thời gian và chi phí đào tạo. Mặt khác đầu tư Nhật Bản lại được sự chào mời, khuyến khích của các doanh nghiệp và nhà chức trách Việt Nam . Chính phủ Việt Nam đã không ngừng đổi mới luật đầu tư nước ngoài cho phù hợp với nhu cầu quốc tế, hoàn thiện hệ thống thuế… nhằm cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Hơn nữa, trong tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam, những sản phẩm mamg nhãn hiệu Nhật Bản đã có một vị trí khá vững chắc, đặc biệt là các mặt hàng xe máy ,ôtô,điện tử… do đó Nhật Bản cũng dễ dàng tiếp cận được khách hàng Việt Nam .Đồng thời các hãng Nhật Bản cũng muốn tạo dựng hình ảnh đẹp của công ty mình đối với người tiêu dùng Việt Nam .Còn một điều nữa mà các nhà đầu tư Nhật Bản không thể không quan tâm đó là vị trí chính trị của Việt Nam trong khu vực đã tăng lên đáng kể qua việc trở thành hội viên chính thức của hiệp hội quốc gia vùng Đông Nam Á, một tổ chức trong khu vực đã và đang có sự lớn mạnh trên cả phương diện chính trị cũng như kinh tế . 31 Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản (Exim Bank) đã thực hiện một cuộc điều tra vào năm tài chính 1995 về mục đích của hoạt động FDI vào Đông Nam Á của các công ty Nhật Bản cho thấy : Biểu đồ 1: Mục đích đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN. Đối với Thái Lan Đối với Inđônêxia Đối với Singapo Đối với Việt Nam Nhìn vào biểu đồ, ta có thể có được sự so sánh về mục đích khác nhau của Nhật Bản khi thực hiện đầu tư vào các khu và các nước khác nhau trên cơ sở lợi thế so sánh của từng khu vực, của từng nước.Tương tự như các nước thuộc khu vực Đông Nam Á ,mục đích đầu tư của Nhật Bản vào các nước NIC Đông á chủ yếu là để duy trì và mở rộng thị phần . Điều này có thể giải thích cho việc trong thực tế , một số lượng đáng kể FDI của Nhật Bản vào NIC là nhằm củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất sẵn có hơn là vào việc xây dựng các cơ sở sản xuất mới . 2.2. Thực trạng đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam . 50.8 42.7 25.4 40.8 32.7 56.4 22.7 12.7 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 7 8 59 33.5 32.8 33.5 28.5 39.3 38.9 12.3 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 7 8 22.1 51.1 25.3 28.4 24.2 65.7 12.8 8.4 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8 68.8 28.1 12.5 37.5 31.3 15.6 18.8 18.8 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8 32 a. Tình hình khối lượng vốn đầu tư . Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành vào ngày 29-12-1987, nhưng phải đến gần ba năm sau Nhật Bản mới chính thức đầu tư vào Việt Nam .Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam được thể hiẹn thông qua bảng sau: Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam . Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) 1989 1 0,6 1990 6 10,2 1991 6 8,0 1992 12 116,7 1993 18 76,9 1994 25 204,1 1995 50 1.303,2 1996 56 777,5 1997 54 606 1998 17 177,5 1999 13 46,97 2000 19 56,348 Nguồn: Vụ quản lý dự án Bộ kế hoạch và đầu tư . 33 Biểu đồ 2a: Số dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam . Nguồn: Vụ quản lý dự án Bộ kế hoạch và đầu tư . Biểu đồ 2b: Số vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam 1 6 6 12 18 25 50 56 54 17 13 19 0 10 20 30 40 50 60 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 0.6 10.2 8 116.7 76.9 204.1 1,303.20 777.8 606 177.5 46.97 56.348 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 34 Nhìn vào bảng 3 và biểu đồ 2 ta thấy khối lượng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam được thể hiện thông qua các thời kỳ sau : Thời kỳ thăm dò thị trường : Năm 1989 Nhật Bản mới chỉ có 1 dự án đầu tư vào Việt Nam có tính chất thăm dò thị trường với số vốn chưa đến 1 triệu USD.Vào năm 1990 số vốn đang ký lên đến 10,2 triệu USD với 6 dự án trong năm đó,vào năm 1991Nhật Bản có 6 dự án với số vốn 8 triẹu USD.Nhìn vào số liệu đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn này ta thấy đây là thời kỳ Nhật Bản thăm dò thị trường Việt Nam ,số vốn đầu tư rát hạn chế và chủyêú quan tâm đến các dự án dễ thu hồi vốn(như khai thác tài nguyên thiên nhiên , dịch vụ …). Đây là xu thế chung của quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung ở giai đoạn này,bởi vì Việt Nam mới bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới vào năm 1986. Chính vì vậy có thể nói môi trường đầu tư ở Việt Nam giai đoạn này không được và còn khá nhiều rủi ro. Bên cạnh đó Việt Nam lại chịu ảnh hưởng rất lớn của tình hình chính trị thế giới chi phối đến các mối quan hệ quốc tế. Hai vấn đề nổi cội nhất có ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam là vấn đề Campuchia và vấn đề Mỹ thực hiện lệnh cấm vận Việt Nam.Trước tình hình Campuchia, Nhật Bản đã ngừng mọi hoạt động kinh tế đối với Việt Nam,buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.Trong khi đó Mỹ đã tạo sức ép buộc Nhật Bản, các nước phương Tây, Trung Quốc và các nước ASEAN bao vây ,cấm vận Việt Nam. Mỹ đã ngăn cản các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), ngân hàng phát triển châu á(ADB) … giúp đỡ Việt Nam .do đó lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng vào Việt Nam ở mức thấp là điều dễ hiểu. Thời kỳ gia tăng khối lượng vốn đầu tư : Năm 1992 là một năm hết sức quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam –Nhật Bản ,nó không chỉ là một bứơc ngoặt từ đó quan hệ Việt Nam –Nhật Bản tiến lên mà vì nó còn là năm đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam trở thành một trong 10 nước nhận ODA song phương lớn nhất của Nhật Bản với số tiền là 281,24 triệu USD . Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong năm này cũng rất khả quan, trong năm có 12 dự án với số vốn là 116,7 triệu USD đưa tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam lên mức 135,5 triệu USD.Trong năm tài chính 1993, Nhật Bản đãcam kết cho Việt Nam vay dưới hình thức vay 35 hàng hoá và vay dự án nhằm giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Năm 1993 Việt Nam đứng hàng thứ 9 trong số 10 nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Nhật Bản với số tiền là 6270 triệu Yên.Về vấn đề đầu tư trực tiếp, Nhật Bản vẫn duy trì tốc độ và mức độ đầu tư vào Việt Nam (1993 Nhật Bản có 18 dự án với số vốn là 76,9 triệu USD),đưa tổng số vốn đầu tư lên 212,4 triệu USDvới 43 dự án. Một trong những nguyên nhân làm cho lượng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam tăng lên trong giai đoạn này có thể là do Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong quan hệ đối ngoại với các nước khác :Việt Nam thực hiện thành công đường lối đổi mới và chính sách đối ngoại mở, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ quốc tế trên tinh thầnmuốn làm bạn với tất cả các nước ,nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước .Chiến tranh lạnh giữa Việt Nam với một số nước khác đã chấm dứt ,hiệp định hoà bình ở Pari về vấn đề Campuchia được ký kết tháng 10 năm 1991 .Quan hệ Việt Nam –Trung Quốc được bình thường hoá vào tháng 11-1991. Sang năm 1994, lượng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam tăng lên một cách mạnh mẽ, đánh dấu một đợt bùng nổ vốn đầu tư của Nhật Bản .Đến năm 1994 tổng số dự án của Nhật Bản đã lên 68 với tổng số vốn đăng ký là 416,5 triệu USD gần gấp hai lần tổng số vốn của những năm trước.Năm 1994,Nhật Bản trở thành nước đứng thứ 5 có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam sau Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo, Hàn Quốc. Riêng năm 1995, Nhật Bản có 50 dự án với số vốn đầu tư 1.303,2 triệu USD ,nâng tổng số vốn đầu tư lên 1719,7 triệu USD với 118 dự án. Năm 1995, Nhật Bản đã vươn lên đứng hàng thứ 3 trong số các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam sau Đài Loan,Hồng Kông.Đợt bùng nổ vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất: một tong những nguyên nhân quan trọng nhất là Việt Nam đã đạt được nhiều thành côngtrong vấn đề quan hệ đối ngoại với các nước khác.Đặc biệt đáng chú ý là việc Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vạn Việt Nam (2- 1994) và việc Việt Nam ra nhập ASEAN vào tháng 7-1995.Hai sự kiện này đã đưa Việt Nam bước vào quá trìnhquốc tế hoá nền kinh tế ,hội nhập với thế giớivà khu vực. Thứ hai: Việt Nam đã cải thiện được rất lớn môi trường đầu tư nói chung .Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mớinền kinh tế ,kế hoạch 5 năm từ 1986-1995, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn ,có ý nghĩa quan trọng .Đặc biệt trong giai đoạn 1991-1997,tốc độ tăng GDP bình quân qua các năm là 8,2 % trong đó năm 1995 đạt tới 9,5%.Nông nghiệp 36 hàng năm tăng 4,5% ,công nghiệp 13,5% ,kim ngạch xuất khẩu tăng 20% .Sản lượng lương thực tăng nhanh từ 21,5 triệu tấn (1990) lên 27,5 triệu tấn (1995). Những chuyển biến trên mặt trận lương thực đã góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu>Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ :tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản trong GDP đã tăng từ 22,6%(1990) lên 30,3% (1995), tỷ trọng dịch vụ từ 38,6% lên 42,5%, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 40,6% xuống còn 36,2%.Cơ cấu các thành phần kinh tế trong GDP cũng có sự thay đổi từ quốc doanh hợp tác xã sang nền kinh tế đa thành phần Đồng thời nạn lạm phát cũng được hạn chế rất nhiều, đặc biệt đã đẩy lùi được siêu lạm phát từ 3 con số xuống còn 2 con số. Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này cũng liên tục củng cố và hoàn thiện lại hệ thống pháp luật ,hệ thống các thủ tục hành chính trong quá trình đầu tư vào Việt Nam .Riêng luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng liên tục được điều chỉnh theo hướng ngày càng tự do thoáng đạt để thu hút vốn. Từ khi ra đời (12/1987) đến năm 1997 luật đầu tư đã được sửa đổi 3 lần vào 6/1990 , 12/1992 ,11/1996. nhìn chung môi trường đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn này đã có sự tiến bộ đáng kể, các nhà đầu tư nói chung và Nhật Bản nói riiêng đã tin tưởng hơn về môi trường đầu tư ở Việt Nam. Thứ ba: do Nhật Bản thay đổi chính sách kinh tế đối ngoại của mình, hướng vào các nước châu á và đông nam á theo tinh thần học thuyết FUKUDA (1977). Thứ Tư: do tác động của chính nền kinh tế Nhật Bản đã làm cho việc đầu tư ra nước ngoài gia tăng mạnh mẽ. Đồng Yên tăng giá đã làm cho các công ty Nhật Bản tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bởi vì sự tăng giá đồngYên hiện hành làm thay đổi triển vọng dài hạn cuả các công ty Nhật Bản, họ dự đoán rằng đồng Yên còn tăng giá cao hơn nữa và sẽ giữ vị trí một đồng tiền mạnh so với các đồng tiền khác trên thế giới. Triển vọng nói ở đây có nghĩa là giá trị tài sản tài chính và bất động sản ở nước ngoài sẽ thấp, giá thành sản xuất ở nước ngoài cũng thấp nếu tính bằng đồng Yên. Như vậy việc đồng Yên tăng giá là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy việc gia tăng đầu tư của Nhật Bản vào châu á và Việt Nam . Thời kỳ khối lượng vốn đầu tư giảm và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á: Năm 1996, lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam bắt đầu có xu hướng giảm, riêng năm 1996, Nhật Bản chỉ đầu tư vào Việt Nam 777,8triệu USD, so với năm 1995 thì rõ 37 ràng là giảm đáng kể. đây là năm đánh dấu sự suy giảm vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Sang năm 1997, vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục giảm so với những năm trước, mặc dù có 54 dự án đầu tư vào nhưng chỉ đạt được 606triệu USD vốn đầu tư. Vốn đầu tư của bn vào Việt Nam giảm nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những nước có khối lượng vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, năm 1996 Nhật Bản đứng thứ tư trong số các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Năm 1997, Nhật Bản đứng thứ hai vầ số dự án (sau Đài Loan: 64 dự án) và đứng thứ hai về số vốn đầu tư (sau Hồng Kông:695triệu USD). Như vậy ta có thể thấy, hiện tượng suy giảm lượng vốn đầu tư này là xu hướng chung của dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1998 là năm vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam giảm rất mạnh, chỉ có 17 dự án (đứng thứ tư về số dự án) với số vốn đầu tư là 177,5triệu USD (đứng thứ sáu về số vốn đầu tư ), chỉ bằng 31,5% về số dự án và bằng 29,3% số vốn đầu tư so với năm 1997. Nếu so sánh với năm 1995 năm có lượng vốn lớn nhất – thì khối lương vốn đầu tư năm 97 chỉ bằng 13,62% về số vốn. Theo đánh giá của những nhà chuyên môn, việc năm 1998 khối lượng vốn FDI của Nhật Bản vẫn đổ vào thị trường Việt Nam bởi lý do: các dự án dài hạn vẫn đang trog thơì gian hoạt động và đương nhiên Nhật Bản vẫn phải tiếp tục theo đuổi những dự án dó đến cùng. Lượng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam năm 1998 giảm 70,71%so với năm 1997, trong khi đó lượng vốn FDI của Nhật Bản vào ASEAN chỉ giảm có 46% so với năm 1997. (nghiên cứu kinh tế số 272, tháng 1/2000) con số này ở Inđônêxia là 55,3% và Thái Lan là 23,4%. Sự suy giảm này cho ta thấy các nhà đầu tư Nhật Bản rất nhậy cảm với môi trường đầu tư Việt Nam. Mặc dù Thái Lan và Inđônêxia là những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chinhs tiền tệ Châu Á, nhưng sự suy giảm vốn ở hai thị trường này vẫn nhỏ hơn nhiều sự suy giảm vốn ở thị trường Việt Nam ,một nơi không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng.Điều này cho ta thấy người Nhật vẫn cho rằng Việt Nam là một thị trường có độ rủi ro cao,họ sự Việt Nam sẽ cũng bị lâm voà hiện tượng suy thoái kinh tế như các nớc khác trong khu vực . Năm 1999,lượng vố đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam còn giảm nhiều hơn ,chỉ có 13 dự án trong năm với số vốn 46,97 triệu USD, Nhật Bản đứng vị trí thứ 9 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Hiện tượng giảm sút vốn đầu tư của Nhật Bản trước hết là do ảnh 38 hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ .Cuộc khủng hoảng đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản và các nước ASEAN suy thoái nặng nề. 39 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á Thập kỷ 90, nền kinh tế lâm vào tình trạng dậm chân tại chỗ, cùng với nó là sự sụt giảm nhu cầu trong nước. Hy vọng phục hồi nền kinh tế của Nhật Bản chủ yếu trông cờ vào xuất khẩu, sự mất giá đồng Yên và khủng hoảng kinh tế khu vực đã hạn chế mức xuất khẩu của Nhật Bản làm cho nền kinh tế càng thêm trầm trọng. Sự phá giá của một số đồng tiền của một số nước trong khu vực Châu á đã tạo nên lợi thế xuất khẩu của khu vực này, làm cho xuất khẩu của Nhật Bản bị thu hẹp do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt. Nhiều cơ sở sản xuất của Nhật Bản ở Inđônêxia, Thái Lan, Philippin ngừng hoạt động. Một số hãng chế tạo khác, các hãng hàng không Nhật Bản cũng phải chịu giảm bớt doanh thu nặng nề do kinh tế bấp bênh, ở Nhật Bản, tình hình kinh tế nghiêm trọng nhất là khu vực tài chính. Bởi vì từ khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán trong nước sụp đổ, các ngân hàng thường xuyên cung cấp vốn vay để hỗ trợ các tổ chức, công ty yếu kém với khoản vốn vay “nợ khó trả” lên tới 6.700 tỷ Yên (tương đương 620 tỷ UDS) chiếm 15% GDP tính đến đầu năm 1998. Sự đổ bể của một số công ty tài chính lớn (Ngân hàng Hokkaido Takushoku,công ty chứng khoán Yamaichi) cuối tháng 11-1997 là một hồi chuông báo động đối với các ngân hàngvề sự cho vay quá nhiều, chỉ tính đến tháng 3-1997, tổng số nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản đã lên tới trên585.000 tỷ Yên(hơn 4.000 tỷ USD). Nợ quá hạn trên quy mô lớn đang có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng trong hêi thống ngân hàng Nhật Bản ,nó đã đẩy các ngân hàng Nhật Bản vào tình trạng khó khăn .Gần 1/3 tổng số tiền cho vay ra nước nười của Nhật Bản là vào khu vực Đông Nam Á và Đông Á, trong đó vay chủ yêú bằng đồng Yên. Việc đồng Yên mất giákhông phải là điều tốt cho nền kinh tế suy yếu của Nhật Bản ,song nó có tác dụng làm giảm khó khăn tài chính chung,do vậy chỉ khi Nhật Bản khôi phục được nền kinh tế của mình thì cuộc khủng hoảng mới dễ dàng được khắc phục, các nước ASEAN mới có thể có vốn đầu tư mới. Hiện nay Nhật Bản đang phải giải quyết nhiều vấn đề hết sức khó khăn như tỷ lệ lạm phát cao ,hệ thống tài chính còn nhiều thiếu sót ,sức mua trong dân chúng giảm … Nhật Bản đã kiếm tìm nhiều giải pháp nhằm thoát khỏi tìnhtrạng suy thoái kinh tế và duy trì mức tăng trưởng kinh tế 2-3%. Tuy đã thực thi nhiều chính sách để phục hồi nền kinh tế nhưng Nhật Bản vẫn không thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế như giai đoạn trước đây. Để thoát khỏi tình trạng xuống dốc của nền kinh tế, vừa qua chính phủ Nhật Bản đã có những quyết định kịp thời, đó là việc đưa ra 40 chính sách kinh tế lớn .Theo các nhà phân tích kinh tế nếu chính sách và biện pháp được thực thi một cách triệt để thì nó sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Nhật Bản tăng trưởng và sớm thoát khỏi suy thoái cũng như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Kế hoạch cái cách kinh tế bao gồm giảm chi tiêu của chính phủ, giảm thuế với tổng giá trị nên tới 16,65 nghìn tỷ Yên(xấp xỉ 127,92tỷ USD). Đây là khoản chi tiêu lớn nhất trong lịch sử nước Nhật nhằm cứu vãn nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái nghiêm trọng .Việc cắt giảm thuế thu nhập còn nhằm mục đích kích cầu và thúc đẩy sản xuất. Mục tiêu của kế hoạch gồm 5 điểm chính: tăng chi phí cho các công trình công cộng, cắt giảm thuế cải cách thị trường tài chính, thị trường tài sảnvà hỗ ttrợ cho các nứơc Châu Á đang bị khủng hoảng, việc thực hiện kế hoạch cải cách kinh tế của Nhật Bản được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của các nước trên thế giới bởi lẽ sự phục hồi kinh tế Nhật Bản sẽ có lợi cho nền kinh tế khu vực. Do kinh tế suy thoái, nhu cầu lao động giảm, giá tăng mạnh, chỉ tiêu công cộng giảm, sự suy thoái của các kết cấu xã hội, khủng hoảng ở các công ty cùng với sự thắt chặt tín dụng (thiếu vốn) đang gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động ở một số nước trong khu vực. Sự thu hẹp về tài chính do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã làm xẩy sinh nhiều khuynh hướng khácnhau như : vốn và quy môđầu tư nước ngoài giảm, thu nhập và các dịch vụ xã hội giảm, các nguy cơ gây ảnh hưởng đến giáo dục và ytế tăng nhanh.Tai một số nước Châu á có sự xáo chộn căn bản trật tự kinh tế - xã hội và chịu sức ép của khủng hoảng,gây khó khăn cho mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước . Do đó các nhà đầu tư nói chung và Nhật Bản nói riêng có phần nào lo ngại về sự mất ổn định kinh tế trong khu vực và Việt Nam ,lượng vốn đầu tư giảm là một tất nhiên . Năm 2000 ,đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có thể khả quan hơn ,Nhật Bản đã có 19 dự án đầu tư có số vốn là 56,348 triệu USD.Mức độ đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đã dần tâưng lên ,tuy nhiên so sánh với thời kỳ trước thì có lẽ đây mới chỉ là bước khởi đầu trở lại của quá trình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam Khối lượng vốn FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN Năm 2000 ,vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam là 2751 trăm triệu Yên, đây là một con số khá lớn đối với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng nếu xét tổng thể khối lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì con số này là khá nhỏ. Năm 1996 trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á mức đầu tư của Nhật Bản tại 41 Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp và 0,7% và Châu á.Để làm nổi bật đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam chúng ta nên đối chiếu so sánh với tổng lượng vốn đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài trong đó có các nước ASEAN . Theo bảng 4 ,ta thấy lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN giai đoạn này là rất nhỏ là 59.401 trăm triệu Yên( trong khi đó tổng lượng vốn là 619.166 trăm triệu Yên,tức là 9,5%),còn Việt Nam là 1.374 trăm triệu Yên (hay 56,348 triệu USD giai đoạn 1989-2000),chiếm 2,3% lượng vốn vào các nước ASEAN ,trong khi đó lượng vốn FDI của Nhật Bản tại Bắc Mỹ là 41,1%.Đây là một con số còn quá khiêm tốn so với tiềm lực sẵn có của các quốc gia này. Trong số các nước ASEAN thì Inđonêxia là nước nhận đầu tư của Nhật Bản lớn nhất chiếm 30,9%(18.357/59.403 trăm triệu Yên),sau là Thái Lan: 23,3%( 13,843 trăm triệu Yên ),Xingapo:19,8%(11.773 trăm triệu Yên),Malaixia:14,34%(8.522 trăm triệu Yên),Philippin:9,14%(5.432 trăm triệu Yên).Việt Nam là nước đứng ở vị trí thứ 6 trong khu ,so với các nước dẫn đầu thì đây là con số chênh lệch cũng rất nhiều, phải chăng đây là kết quả khiêm tốn, hy vọng trọng trong tương lai đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam sáng sủa hơn khi mà Việt Nam –một đất nước được coi là có môi trường đầu tư ổn định nhất hiện nay, ít chịu ảnh hưởng của những biến động thế giới. Khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản cũng rất nhỏ so với lượng vốn FDI chung của Việt Nam .Năm 1994, phần FDI của Nhật Bản ở thị ttrường Việt Nam là 5,5%, và tính đến hết năm 1996 chỉ đạt 11%, năm 1997: 27,6%. 42 Bảng 4: FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN giai đoạn 1990-2000. Đơn vị tính:100 triệu Yên. Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1990- 2000 Brunây - - - - 15 15 - - - 2 - 32 Campuchia - - 4 1 - - - - - - - 5 Inđônêxia 1.615 1.628 2.142 952 1.808 1.548 2.720 3.085 1.378 1.024 457 18.357 Lào - - - - - - - - - - - - Malaixia 1.067 1.202 919 892 772 555 644 971 658 586 256 8.522 Myanmar 1 - - - 1 22 11 5 3 11 11 65 Philippin 383 277 210 236 683 692 630 642 485 688 506 5.432 Singapo 1.232 837 875 735 1.101 1.143 1.256 2.238 815 1.073 468 11.773 Thái Lan 1.696 1.107 849 680 749 1.196 1.581 2.291 1.755 910 1.029 13.843 Việt Nam 1 - 13 52 177 192 359 381 65 110 24 1.374 Tổng 5.995 5.051 5.012 3.584 5.306 5.363 7.201 9.613 5.159 4.404 2.751 59.403 Nguồn: Vụ quản lý dự án –Bộ kế hoạch đầu tư . Nhìn chung, khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam gia tăng một cách mạnh mẽ, nhất là vào nửa thập kỷ 90. Mặc dù cuối thập kỷ 90 có sự giảm sút, nhưng khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản là một trong những nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế. Tuy nhiên lượng vốn còn nhỏ so với tiềm lực tài chính của Nhật Bản, so với đối tác nước ngoài khác và so với nhu cầu thị trường Việt Nam. b.Quy mô của dự án. Vấn đề cần chú ý khi bàn đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam đó là quy mô của dự án. Số liệu bảng 5 sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn điều này: 43 Bảng 5: Quy mô dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam Năm FDI chung tại Việt Nam FDI của Nhật Bản tại Việt Nam Dự án Vốn Vốn/dự án Dự án Vốn Vốn/dự án 1988 37 371,8 10.05 0 1989 68 562,5 8,3 1 0,6 0,6 1990 108 839 7,77 6 10,2 1,7 1991 151 1322,3 8,76 6 8 1,3 1992 197 2165 10,99 12 116,7 9,73 1993 269 2900 10,78 18 76,9 4,27 1994 343 3765,6 10,98 25 204,1 8,16 1995 411 7309 17,78 50 1303,2 26,06 1996 366 8836 24,14 56 777,8 13,89 1997 330 4500 13,64 54 606 11,2 1998 260 4058,6 15,61 17 177,5 10,4 1999 304 1566 5,15 13 46,97 3,6 2000 332 1926 5,8 9 56,348 2,97 6-2001 223 1054 4,76 Nguồn: (1) Tạp chí thị trường giá cả,tháng 7-2000. (2) Tạp chí phát triển kinh tế số 130-2001. Biểu đồ 3: Quy mô dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam so với mức trung bình. 44 Nhìn vào bảng 5 và biểu đồ 3, ta thấy quy mô một dự án đầu tư của Nhật Bản luôn nhỏ hơn nhiều so với mức chung bình. Riêng năm 1995, năm bùng nổ vốn đầu tư của Nhật Bản quy mô một dự án tăng vọt lên :26,06 triệu USD/dự án. Tuy nhiên Nhật Bản cũng có nhiều dự án có số vốn lớn như liên doanh kính Asahi :125 triệu USD ,Fuitsu Việt Nam :198,8 triệu USD, liên doanh Toyota :90 triệu USD, xe máy Honda:104 triệu USD … (bảng 6) Bảng 6: Một số dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam. Tên dự án Địa phương Mặt hàng sản xuất Vốn đầu tư (triệu USD ) KCN Bắc Thăng Long Hà Nội Xây dựng cơ sở hạ tầng 54 LD Toyota Việt Nam Vĩnh Phúc Xe ôtô 90 LD Sony Việt Nam Tân Bình Hàng điện tử 17 LD Thăng Long _Ton Hà Nội Xây dựng nền móng 3,5 Fuitsu Việt Nam Đồng Nai Linh kiện điện tử,máytính 198,8 Goshi Thăng Long Hà Nội Phụ tùng xe máy 13,7 LD Yamaha Co Hà Nội Lắp ráp xe gắn máy 80 Nguồn: VIR-Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam . 0 5 10 15 20 25 30 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 muc trung binh nhat 45 Phần lớn các dự án của Nhật Bản có quy mô vừa và nhỏ,thường là các dự án dễ thu hồi vốn và sử dụnh nhiều lao động.Các dự án của Nhật Bản có mức vốn nhỏ hơn 5 triệu USD chiếm 55,1% tổng số dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam ,dự án án từ 5-10 triệu USD chiếm 19,35,dự án trên 10 triệu USD chiếm 25,65(Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản tháng 2/1999).Như vậy ta có thể thấy rằng ,người Nhật vẫn quan tâm nhiều đến nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên sẵn cókkhi tham gia vào đầu tư tại Việt Nam ,và có lẽ các dự án có quy môvừa và nhỏphản ánh việc các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chưa thực sự tin tưởng vào sự ổn định ở thị thị trường Việt Nam.Một số nhà đầu tư Nhật Bản lại cho rằng cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn lạc hậu, trtình độ quản lý, tay nghề công nhân còn thấp do đó chưa Việt Nam chưa đủ điều kiện để tiếp nhận các dự án đầu tư có quy môlớn của Nhật Bản, thường là các dự án có công nghệ cao ,hiện đạ. Đây là vấn đề quan trọngchúng ta cần đặc biệt quan tâmtới nhằm tăng sưchấp dẫndt nước ngoài ở thị trường Việt Nam . Cơ cấu vốn đầu tư của Nhật Bản. * Cơ cấu theo ngành: Nhìn chung cơ cấu vốn đầu tư của trực tiếp của nước ngoài vào một số quốc gia thờng phụ thuộc vào hai vấn đề :Thứ nhất là điều kiện tự nhiên xã hội và chính sách của nước sở tại.Thứ hai là mục đích đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.Đầu tư trực tiếp Nhật Bản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài hiện tượng này. Thời gian đầu, người Nhật quan tâm nhiều các dự án về khai thác tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ (bảng7). 46 Bảng 7: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo ngành tính đến 1994. Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) Tỷ lệ vốn đầu tư (%) Tổng dự án Nhật Bản Chung Nhật Bản Công nghiệp 492 40 3.838,2 175,4 4,6 Dầu khí 25 4 1.284,9 121,4 9,4 Nông -Lâm ngiệp 75 5 385,8 7,7 2,6 Ngư nghiệp 20 60,4 G.TVT Bưu điện 21 630,8 KSạn và du lịch 104 5 1.954,1 184,4 9,4 Dịch vụ 127 12 729,6 34,6 4,7 T.chính-Ngân hàng 12 176,6 Các ngành khác 51 Tổng số 930 66 9.554,0 528,8 5,5 Nguồn:Uỷ ban hợp tác và đầu tư . Theo số liệu bảng 7, ta thấy được nguồn vốn FDI của Nhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp chỉ chiếm 4,6% tổng vốn FDI của nước ngoài tại Việt Nam ở lĩnh vực này, và chiếm 33% vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Trong khi đó ở lĩnh vực khách sạn và du lịch, con số này là 9,4%và 34,9%. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 4,7% tổng số vốn FDI của Nhật Bản tại Việt Nam. Lĩnh vực thứ hai được Nhật Bản quan tâm là khai thác dầu khí chiếm tới 9,4%. Hiện tượng này xẩy ra có thể do các nguyên nhân sau:Thứ nhất là Nhật Bản –một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó lại có lợi thế về vốn và công nghệ hiện đại .Có thể nói đây là một trong những chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn sau.Thứ hai là Việt Nam có được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là dầu khí của Việt Nam rất phù hợp với các cơ sở sản xuất điện của Nhật Bản. Trong khi đó Việt Nam mới mở cửa, điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ quản lý và tay nghề công nhan còn thấp, chưa thể đáp ứng được với những đ thuộc lĩnhvực chế tạo máy móc thiết bị, dự án có công nghệ hiện đại.Thứ ba là Việt Nam trong thời kỳ đầu xây 47 dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ,do đó để tận thu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên chúng ta còn phần ít quan tâm đến việc chú ý lựa chọn dự án cho phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ cấu kinh tế . Thời gian sau, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhiều, trình độ quản lý và tay nghềcông nhân được nâng cao, đồng thời chính phủ Việt Nam chú trọng phát triển các ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu và sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Về phía Nhật Bản, nhằm khai thác lợi thế về nguồn nhân công nhiều và rẻ ở Việt Nam, khai thác thị trường tiềm năng của Việt Nam và khai thác lợi thế của Nhật Bản về công nghệ, vốn, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam có chiều hướng tăng các ngành công nghiệp chế tạo. Do đó đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam có sự thay đổi lớn . Bảng 8: Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam theo ngành . (Tính đến 9/10/2001) Ngành Số dự án Tổng số vố đầu tư (USD) vốn Thực hiện (USD) Doanh thu (USD) Lao động (người) Công nghiệp nặng 128 2072242849 1118333371 5469019052 28542 Dỗu khí 1 470000000 628663260 0 270 DXhạ tầng KCN-KCX 1 53228000 23107000 10169623 128 Công nghiệp nhẹ 64 350285027 262910350 331521516 7856 C.N thực phẩm 19 133352186 108157649 243228303 2535 Nông -Lâm nghiệp 16 46934000 34662110 96454503 1260 Khách sạn –Du lịch 7 115588361 76818358 7565899 966 Dịch vụ 24 30411114 16279910 15704865 1129 XD văn phòng-căn hộ 12 166693464 136732452 51864605 351 GTVT-Bưu điện 15 478990330 77097767 102364841 871 Xây dựng 13 418572620 370494047 90841346 1106 Văn hoá-Ytế-Giáo dục 9 36385746 24803742 50930312 863 Thuỷ sản 5 20063830 16618691 39891478 2030 Tài chính –Ngân hàng 3 51000000 49200000 5588601 41 Tổng số 317 4020777572 2943878707 6515144944 47948 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư ,Vụ quản lý dự án, ngày 9/10/2001. 48 Theo bảng 8 ta thấy FDI của Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhiều nhất chiếm tới 2/3 số dự án và 3/4số vốn đầu tư. Trong lĩnh vực công nghiệp chiếm hơn 65 % số dự án, 81,5% tổng số vốn đầu tư, trong đó công nghiệp nặng có nhiều dự án nhất :128 dự án chiếm hơn 40 % tổng số vốn FDI của Nhật Bản và cũng có số vốn nhiều nhất (2072242849 USD chiếm 51,5% tổng số vốn). Điều đó cũng khẳng định được Nhật Bản có ưu thế rất lớn về vốn lớn,những ngành mang hàm lượng khoa học kỹ thuật cao mà Nhật Bản đã góp phần làm nên thành công trong quá trình phát triển kinh tế, đưa Nhật Bản trở thành cường quốc về kinh tế cạnh tranh cùng với Mỹ và Tây Âu và đây cũng chính là ngành mà Việt Nam cũng rất cần khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đất nước.Công nghiệp nhẹ cũng được Nhật Bản rất quan tâm, tổng số có 64 dự án, nhưng chỉ chiếm 0,13% về số vốn. Có thể nói rằng công nghiệp nhẹ tuy có nhiều dự án, nhưng quy mô của từng dự án là rất nhỏ, các dự án chỉ khai thác nguồn lao động dồi dào của Việt Nam. Ngành dịch vụ cũng được Nhật Bản đầu tư, có 24 dự án với số vốn 30441114 USD chiếm 7,5% về số dự án và 0,75% về số vốn, cũng như công nghiệp nhẹ ,quy mô của dự án cũng rất nhỏ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có mà Việt Nam cũng được coi là một trong những thị trường hấp dẫn cho ngành dịch vụ phát triển . Nhìn chung, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành được phân bố không đồng đều, có ngành thì đầu tư rất nhiều, có ngành lại được đầu tư rất ít ,chưa được Nhật Bản thực sự quan tâm, các dự án đầu tư có số vốn cũng không đồng đều. Đây thực sự là vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tới ,cần có điều kiện thuận lợi hơn nữa không chỉ riêng đối với các nhà đầu tư Nhật Bản mà còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung tại Việt Nam. Cơ cấu FDI theo lãnh thổ. Cơ cấu lãnh thổ của Nhật Bản cũng có sự thay đổi trong thời kỳ gần đây.Ở thời kỳ đầu, đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào các tỉnh phía nam, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu với các dự án khai thác dầu khí. Đây cũng là xu thế chung của dòng FDI vào Việt Nam, đầu thập kỷ 90 các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm gần 62% tổng FDI của cả nước. Từ số liệu bảng 9 cho ta thấy rằng, tính đến ngày 9/10/2001 thì TP Hồ Chí Minh là địa phương có số dự án đầu tư trực tiếp nhiều nhất của Nhật Bản tại Việt Nam với 121 dự án chiếm 38,1% tổng dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ,đứng thứ hai là Hà Nội có 65 49 dự án 20,5% chiếm 24,1% số vốn. Hà Nội ,Nhật Bản có khá nhiều dự án lớn như dự án liên doanh với công ty công viên nhằm xây dựng “Làng văn hoá du lịch Việt –Nhật ”với tổng số với vốn 14,425 triệu USD, khu công nghiệp Sài Đồng, dự án liên doanh sản xuất xe máy Sirius với 24,25 triệu USD, liên doanh khách sạn Nikko Hà Nội với số vốn là 58,5 triệu USD … Tiếp đó là Đồng Nai có 29 dự án chiếm 9,14%, Bình Dương có 22 dự án (6,94%), Hải Phòng: 20 dự án (6,31%). Sự chuyển biến trên đây là do các nhà đã có sự điều chỉnh chính sách, biện pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng cần được đầu tư và đặc biệt là có sự đáng kể môi trường đầu tư ở các địa phương trong cả nước. Mặt khác, các địa phương đã khai thác những thế mạnh riêng của để thu hút vốn đầu tư. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ của Nhật Bản phản ánh rõ xu thế tập trung các dự án vào những địa phương có môi trường thuận lợi, cơ sở hạ tầng khá tốt và nguồn lao động có đào tạo như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội…Trong khi đó ,cơ cấu đầu tư vào nông nghiệp và các tỉnh miền núi, miền trung còn quá ít. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do chúng ta chưa có quy hoạchchi tiết thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, định hướng còn chung chung, nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực tế đã có nhiều thay đổi.Mặt khác các chính sách ưu đãi chưa thực sự háp dẫn, lôi kéa được nhà đầu tư thea sự sắp xếp của nước chủ nhà. Nhìn chung cơ cấu đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong thời gian qua đã từng bước phù hợp với cơ cấu đầu tư nói chung phù hợp với nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trong những năm qua và trong thời gian tới. 50 Bảng9: Đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam theo lãnh thổ, tính đến ngày9/10/2001. STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện (USD) Doanh thu (USD) Lao động (người) 1 Hà Nội 65 971224170 384043754 552305204 6073 2 Tp Hồ Chí Minh 121 756616614 431653800 1162010064 14907 3 Đồng Nai 29 747123059 380225463 2979064642 12483 4 Thanh Hoá 2 373600000 337800000 21129397 500 5 Bình Dương 22 320915780 107579494 179991137 4261 6 Vĩnh Phúc 6 222294460 199598253 985530573 1636 7 Vũng Tàu 7 169245189 159557742 313399476 939 8 Bắc Ninh 1 126000000 126000000 44204102 397 9 Hải Phòng 20 115858199 62137691 90753049 1578 10 Lâm Đồng 7 20704705 9176913 14031034 448 11 Khánh Hoà 4 20080000 18021632 8727722 543 12 QuảngNinh 4 19717283 18466516 9193711 788 13 Hà Tây 3 19477314 14374727 9942280 173 14 Đà Nẵng 5 17151714 13225714 75351070 682 15 Bình Định 1 14115000 15221000 0 12 16 Hải Dương 2 13000000 6000000 0 27 17 Bạc Liêu 1 8963830 9783830 38301803 1524 18 Thừa Thiên Huế 2 8750000 4904109 190885 53 19 Bình Thuận 2 4884629 4670228 748802 13 20 Nghệ An 1 4511626 1886569 55000 20 21 An Giang 1 4500000 1600000 4625743 9 22 Hưng Yên 1 4435000 3735000 2106595 52 23 Cần Thơ 2 3800000 2866000 6992567 61 24 Các tỉnh khác 8 53809000 631350227 16490088 769 Tổng số 317 4020777572 2943878662 6515144944 47948 Nguồn:Vụ quản lý dự án, Bộ kế hoạch đầu tư ,ngày 9/10/2001 Số dự án hết hạn: 2 dự án Số dự án giải thể: 46 dự án Vốn đầu tư hết hạn: 71886000 USD Vốn đầu tư giải thể: 310886334 USD Tổng số dự án đã cấp: 365 dự án Tổng vốn đầu tư :4403549906 USD (Ghi chú không tính các dự án đầu tư ra nước ngoài và hợp đồng dầu khí) * Cơ cấu theo hình thức đầu tư . 51 Nhật Bản tham gia vào Việt Nam dưới 3 hình thức: xí nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong thời gian đầu, hình thức liên doanh được Nhật Bản ưa chuộng nhất bởi vì các nhà đầu tư Nhật Bản muốn phía Việt Nam cùng chia sẻ mạo hiểm rủi ro với họ nếu có.Liên doanh với một đối tác bản địa, các nhà đầu tư sẽ yên tâm và mạnh dạn hơn trong kinh doanh vì họ đã có được người bạn đồng hành được nhà nước bảo trợ(hầu hết bên đối tác Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước).Hình thức này cũng cho phép Nhật Bản có khả năng thuận lợi để mở rộng phạm vi và lĩnh vực kinh doanh khi họ đã hiểu rõ về thị trường Việt Nam. Bảng10 : Nhật Bản đầu tư trực tiếp phân theo loại hình kinh doanh tại Việt Nam. Tính đến 31/121997 Số dự án Số vốn (triệu USD ) Tỷ lệ theo dự án (%) Tỷ lệ theo vốn đầu tư (%) Liên doanh 140 2.190,2 53,5 60,0 100% vốn nước ngoài 107 854,3 40,8 28,0 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 15 401,2 5,7 12,0 Tổng cộng 262 3.445,7 100 100 Tính đến 30/9/1999 Số dự án Số vốn (triệu USD ) Tỷ lệ theo dự án (%) Tỷ lệ theo vốn đầu tư (%) Liên doanh 140 2.245,7 50,5 60,0 100% vốn nước ngoài 124 1.057,1 44,8 28,0 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 13 429,9 4,7 12,0 Tổng cộng 277 3.732,7 100 100 Nguồn : Vụ quản lý dự án, Bộ kế hoạch đầu tư. 52 Đến năm 1994, đầu tư theo hình thức này chiếm 69% về số dự án, tuy nhiên những năm gần đây, hình thức này đang có xu hướng giảm dần và hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên. Năm 1997, vốn đầu tư của Nhật Bản vào hình thức liên doanh là 140 dự án (chiếm 53%về số dự án với 2190,2 triệu USD (chiếm 63,6% về số vốn).Sang năm 1998 hình thức liên doanh chiếm 52%về số dự án và 60% về số vốn.Tính đến 30/9/1999, con số này là 50,5 % về số dự án (140 dự án )và 60% về số vốn(2245,9 triệu USD), như vậy là có sự giảm dần(bảng 10). Hình thức liên doanh giữa Nhật Bản và Việt Nam chủ yếu liên quan tới các dự án chế biến sản phẩm nông –lâm nghiệp, công nghiệp nhẹ ,dịch vụ, sản xuất xe máy… Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài ngày càng được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm.Năm 1997,loại hình này chiếm 40,8% về số dự án (107 dự án )và chiếm 24,8% về số vốn (854,3 triệu USD ),năm 1998 tăng lên 42% về số dự án và tính đến hết 30/9/1999 con số này là 44,8% về số dự án (124 dự án ),28% về số vốn (1057,1 triệu USD ).Các doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ . Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí. Về số dự án hình thức này chiếm 5,7% và về số vốn là 11,6% tính đến hết 1997,và đến 30/9/1999 chỉ còn chiếm 4,7% về số dự án và 12% về số vốn đầu tư . Nhìn một cách tổng quát ta thấy loạihình đầu tư liên doanh đang có xu hướng giảm dần và thay vào đó là loại hình 100% vốn nước ngoài, điều này cho ta thấy, người Nhật ưu thích loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài hơn.Sở thích của người Nhật còn được khẳng định hơn khi ta so sánh tỷ lệ dự án và vốn của Nhật Bản theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan