Tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------
Phạm Đăng Đoan Thuần
Một số giải pháp phát triển
kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------
Phạm Đăng Đoan Thuần
Một số giải pháp phát triển
kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đinh Phi Hổ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre, từ đó gợi ý chính sách nhằm
phát triển trang trại chăn nuôi của tỉnh. Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Cobb Douglas
để xác định mối tương quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả hồi qui
cho thấy hình thức tổ chức sản xuất (nông hộ/trang trại), qui mô đàn, vốn đầu tư tài sản
cố định, kiế...
82 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------
Phạm Đăng Đoan Thuần
Một số giải pháp phát triển
kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------
Phạm Đăng Đoan Thuần
Một số giải pháp phát triển
kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đinh Phi Hổ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre, từ đó gợi ý chính sách nhằm
phát triển trang trại chăn nuôi của tỉnh. Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Cobb Douglas
để xác định mối tương quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả hồi qui
cho thấy hình thức tổ chức sản xuất (nông hộ/trang trại), qui mô đàn, vốn đầu tư tài sản
cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất (chăn nuôi thuần/kinh doanh tổng
hợp) có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại.
Trên cơ sở kết quả mô hình hồi qui tác giả đề xuất một số chính sách phát triển
trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre như sau: sửa đổi tiêu chí định lượng phân loại
hộ/trang trại chăn nuôi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế; qui hoạch vùng
chăn nuôi, nâng cao chất lượng con giống, hỗ trợ vay vốn đầu tư để tạo điều kiện phát
triển qui mô đàn – thay đổi công nghệ trong chăn nuôi ; nâng cao trình độ quản lý,
chuyên môn kỹ thuật cho chủ trang trại; khuyến khích đa dạng hóa loại hình sản xuất
kinh doanh, liên kết sản xuất – kinh doanh, phát triển loại hình kinh doanh cung cấp
dịch vụ bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi Phạm Đăng Đoan Thuần, là tác giả của đề tài nghiên cứu nầy. Tôi xin cam
đoan đề tài nầy do chính bản thân tôi thực hiện, không sao chép hay góp nhặt các công
trình nghiên cứu của một tổ chức hay cá nhân nào khác. Các số liệu thu thập bảo đảm
tính khách quan và trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu
có sự tranh chấp hay bị phát hiện có hành vi không trung thực liên quan đến nội dung
đề tài nghiên cứu nầy.
Để hoàn thành đề tài nầy, người viết phải chịu ơn của nhiều người. Trước hết
xin chân thành cảm ơn các giảng viên của trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và
đặc biệt là các giảng viên của khoa Kinh tế phát triển cùng quí thầy cô trong và ngoài
nước của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright trong niên khoá 1998 – 1999 đã
truyền đạt kiến thức cho người viết trong suốt thời gian theo học. Xin chân thành cảm
ơn PGS.TS. Đinh Phi Hổ, người hướng dẫn khoa học cho người viết, thầy đã giành
nhiều công sức và thời gian để hướng dẫn và chỉnh sửa đề tài để người viết có hướng
nghiên cứu, lý luận sâu sắc và cụ thể hơn. Nhân đây xin cảm ơn những đồng nghiệp,
những đồng chí công tác trong các cơ quan như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Bến Tre, Trung tâm Khuyến nông Bến Tre, Cục thống kê Bến Tre, các trang
trại/hộ chăn nuôi heo … đã tạo điều kiện giúp người viết thu thập tài liệu, thông tin, số
liệu hữu ích cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ và động viên tinh thần cho người viết trong suốt thời gian theo học
và thực hiện đề tài nầy.
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1-Đặt vấn đề:................................................................................................................8
2-Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................10
3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .........................................................................10
4-Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................10
4.1-Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:...........................................................10
4.2-Thước đo hiệu quả kinh tế trang trại ...............................................................11
4.2.1- Tổng thu nhập của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Total Revenue –
TR).........................................................................................................................12
4.2.2-Lợi nhuận của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Profit - P):.................12
4.2.3-Thu nhập lao động gia đình của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ
(Family Labor Income - FLI): ...............................................................................12
4.2.4-Tỉ suất lợi nhuận (Profit – Cost Ratio, PCR): ..............................................12
4.3-Mô hình kinh tế lượng - giải thích các biến trong mô hình và giả thiết giá trị
kỳ vọng của biến độc lập:......................................................................................13
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN..............................................16
1.1. Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài: .............................16
1.1.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô: .........................................................16
1.1.2. Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp: ......................17
1.1.3. Mô hình Harrod- Domar..............................................................................18
1.1.4. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của World Bank: ..................18
1.2. Các khái niệm cơ bản và xu hướng phát triển trang trại gia đình trên thế giới: .19
1.2.1. Các khái niệm cơ bản : ................................................................................19
1.2.2. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Âu:...............20
1.2.3. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Á:.................21
1.3.Thực tiễn ở Việt Nam: .........................................................................................23
1.3.1. Quá trình nhận thức và lý luận phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ....23
1.3.1.1 Kinh tế trang trại và kinh tế nông hộ trong nông nghiệp nông thôn Việt
Nam .......................................................................................................................23
1.3.1.2. Tính tất yếu khách quan trong việc phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam: ......................................................................................................................28
1.3.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam: .................................................................31
1.3.2. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam:.....................................32
1.3.2.1- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại giai đoạn trước khi có NQ
03/2000/NQ-CP:....................................................................................................32
1.3.2.2-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại giai đoạn sau khi có Nghị quyết
03/2000/NQ-CP.....................................................................................................33
CHƯƠNG II-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG .............................................................38
2. 1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre:...............................................38
2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:................................................................38
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre: ........................................................39
2.1.3. Tổng quan về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre: ....................41
2.2.Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre: .....................43
2.2.1- Quá trình hình thành và phát triển: .............................................................43
2.2.2. Phân tích hiệu quả phát triển kinh tế trang trại: ..........................................45
2.2.2.1. Phân tích sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát: ...............................................45
2.2.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của trang trại và nông hộ:.................................52
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh
nông nghiệp trong khu vực điều tra: ..........................................................................53
CHƯƠNG III. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP ........................................................59
3.1.Cơ sở của việc xây dựng giải pháp ......................................................................59
3.1.1.Tính tất yếu của việc phát triển mô hình kinh tế trang trại ..........................59
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại ...............................60
3.2. Nội dung các giải pháp: ......................................................................................61
3.2.1. Các vấn đề cụ thể cần xem xét sau kết quả phân tích, đánh giá:.................61
3.2.2. Gợi ý giải pháp: ...........................................................................................62
KẾT LUẬN ...................................................................................................................60
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………62
Phụ lục 1………………………………………………………………………...63
Phụ lục 2………………………………………………………………………...64
Phụ lục 3………………………………………………………………………...65
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HỘP
Bảng 1.1. Trang trại một số nước Châu Âu .................................................................214
Bảng 1.2. Trang trại một số nước Châu Á ...................................................................225
Bảng 1.3. Số trang trại phân theo địa phương trước khi có NQ 03/2000/NQ-CP .......336
Bảng 1.4. Số trang trại phân theo địa phương..............................................................336
Bảng 2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2003 - 2007....4235
Bảng 2.2. Tình hình phát triển trang trại Bến Tre năm 2007......................................458
Bảng 2.3. Thống kê số mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính.......................458
Bảng 2.4. Thống kê giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và chuyên môn.......................39
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về nguồn lực đầu vào của trang trại/nông hộ .......................47
Bảng 2.6. Thiết bị sử dụng trong trang trại/nông hộ ………………………………….42
Bảng 2.7. Hiệu quả kinh tế của trang trại so với nông hộ..............................................52
Bảng 2.8. So sánh một số chỉ tiêu khu vực điều tra với số liệu chung của cả nước (tính
bình quân cho một trang trại) .........................................................................................53
Bảng 2.9 : Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc Y (lnthu nhập)………………………..54
Hộp 1 - Ngành chăn nuôi kêu cứu .................................................................................51
Hộp 2 - Phát triển kinh tế trang trại Bến Tre ................................................................53
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre .............................................................................39
Đồ thị 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2007.....................................40
Đồ thị 2.2. Nguồn thu thập thông tin kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp của trang trại/nông
hộ ....................................................................................................................................51
MỞ ĐẦU
1-Đặt vấn đề:
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân,
được hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Hay nói một cách
khác trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc
sản xuất tự túc, tự cấp khép kín vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hóa, tiếp cận
với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh. Trải qua hàng mấy thế
kỷ đến nay, kinh tế trang trại gia đình tiếp tục phát triển từ những nước tư bản công
nghiệp lâu đời đến các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và đi vào các
nước xã hội chủ nghĩa với cơ cấu và qui mô sản xuất khác nhau. Ngày nay loại hình
trang trại gia đình đã khẳng định là loại hình có qui mô hiệu quả nhất trong sản xuất
nông nghiệp thay thế dạng nông hộ phân tán và xí nghiệp tư bản qui mô lớn.
Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai
đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này chưa được coi trọng. Tuy nhiên từ khi có chủ
trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích
phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và
cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến nay cả nước có khoảng 120.000 trang
trại, bình quân mỗi năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng trên 900.000
ha, đa số trang trại là quy mô nhỏ. Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm
55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3 %, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng
thuỷ sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%. Hàng năm, các
trang trại tạo khoảng 30 vạn việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời
vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12.000 tỷ đồng giá trị sản lượng. Việc phát triển
nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn.
Kinh tế trang trại ở tỉnh Bến Tre, cũng như các địa phương khác trong cả nước,
đã và đang từng bước khẳng định vai trò – vị trí của nó trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, do việc phát triển kinh tế trang trại ở Bến Tre thời gian qua mang tính tự
phát nên tính bền vững không cao, đa số trang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết
sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh. Những vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết để phát
triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi, trong giai đoạn hiện nay ở Bến
Tre là:
[1] Các loại hình trang trại phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên chưa hiệu
quả, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng hóa sinh học.
[2] Năng lực chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị
trường, tiếp thu – vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật còn yếu, kiến thức về pháp
luật, đặc biệt là về các chủ trương chính sách phát triển kinh tế trang trại của các chủ
trang trại còn hạn chế.
[3] Chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại chưa cao, chủ yếu dưới dạng
nông sản thô; sản phẩm tiêu thụ khó khăn. Nhiều chủ trang trại chưa nắm được nhu cầu
của thị trường nên sảu xuất còn thụ động, hiệu quả thấp. Tuy nhiên đa số trang trại còn
e ngại trong việc mở rộng sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trong nông nghiệp
nông thôn tỉnh Bến Tre có so sánh với hiệu quả kinh tế hộ để góp phần nghiên cứu tìm
phương án giải quyết những vướng mắc, tồn đọng từ đó khẳng định tầm quan trọng của
việc phát triển kinh tế trang trại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
2-Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre trong bối
cảnh kinh tế xã hội của cả nước và với xu hướng toàn cầu hóa có so sánh với hiệu quả
kinh tế trang trại với kinh tế hộ từ đó rút ra nhận định về những thành tựu, hạn chế và
tiềm năng phát triển.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi
tỉnh Bến Tre.
- Trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn kiến nghị, đề xuất các giải pháp phát triển trang
trại chăn nuôi.
3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của loại hình
trang trại chăn nuôi tại Bến Tre.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào phân tích, định lượng các yếu tố tác
động đến doanh thu của trang trại và nông hộ để so sánh đối chiếu. Nghiên cứu hiện
trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trang trại căn cứ trên kết quả định lượng các
yếu tố tác động thông qua việc chạy mô hình hồi quy trong phạm vi số liệu trang trại
chăn nuôi và nông hộ tỉnh Bến Tre.
- Địa bàn khảo sát: đề tài chỉ tập trung phân tích đánh giá số liệu thống kê, số
liệu điều tra thu thập của tỉnh Bến Tre có so sánh với số liệu chung của cả nước.
4-Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu, số liệu lịch sử. Điều tra trực tiếp, khảo sát
thực tế. Thống kê mô tả, ứng dụng mô hình kinh tế lượng. Phân tích, đối chiếu, so
sánh.
4.1-Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
- Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra trực
tiếp - dùng phương pháp bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu thực tế của các biến độc lập
và phụ thuộc để phân tích. Việc điều tra thử được tiến hành trên 9 trang trại để rút kinh
nghiệm cho người phỏng vấn và điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp. Trong quá trình
tổ chức thu thập dữ liệu và trực tiếp lấy mẫu phỏng vấn có phối hợp với cán bộ khuyến
nông huyện. Cở mẫu được xác định dựa trên cơ sở số liệu thống kê số lượng trang trại
chăn nuôi năm 2007 của tỉnh Bến Tre. Thời gian bắt đầu điều tra từ 01/04/2008 đến
01/06/2008. Mẫu được phân bố tập trung vào 4 huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày
và Thị Xã Bến Tre. Số lượng mẫu trang trại được lấy nhiều gấp đôi nông hộ vì đây là
đối tượng chính để nghiên cứu, mẫu nông hộ lấy chủ yếu để so sánh đối chiếu. Tiêu chí
định lượng để phân loại hộ/trang trại chăn nuôi trong quá trình chọn mẫu được dựa trên
thông tư liên tịch Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000. 210 hộ, trang trại đã
được phỏng vấn. Số bảng câu hỏi hợp lệ là 170 bảng, đạt tỷ lệ 80,95%.
- Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng Excel và phần mềm SPSS để nhập, xử lý dữ liệu điều tra. Sau giai đoạn
làm sạch dữ liệu căn bản tiến hành lọc dữ liệu lập các bảng thống kê mô tả, kiểm định,
phân tích Anova và chạy mô hình hồi qui tuyến tính.
Áp dụng mô hình kinh tế lượng hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng và
mức độ ảnh hưởng lên doanh thu của trang trại/hộ chăn nuôi.
4.2-Thước đo hiệu quả kinh tế trang trại
Đề tài phân tích thu nhập (doanh thu), chi phí, lợi nhuận, thu nhập lao động gia
đình và tỉ suất lợi nhuận để phản ánh hiệu quả của kinh tế trang trại so với kinh tế nông
hộ.
Sử dụng hàm số:
Y = f(Xi), với i є [0,7] (0.1)
Trong đó, Y là biến phụ thuộc để chỉ doanh thu của trang trại/nông hộ trong
năm điều tra. Xi là các biến độc lập đại diện cho các yếu tố tác động đến thu nhập của
trang trại/nông hộ trong năm điều tra.
4.2.1- Tổng thu nhập của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Total
Revenue – TR)
Tổng thu nhập được tính bằng tổng các loại sản phẩm nhân với giá sản phẩm
tương ứng
1
n
i i
i
TR Q P
=
=∑ (0.2)
Trong đó:
Qi : khối lượng sản phẩm thứ i
Pi : giá đơn vị sản phẩm thứ i
4.2.2-Lợi nhuận của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Profit - P):
Lợi nhuận (P) được tính bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình
sản xuất kinh doanh nông nghiệp của trang trại/nông hộ
P = TR – TC (0.3)
4.2.3-Thu nhập lao động gia đình của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ
(Family Labor Income - FLI):
Thu nhập lao động gia đình được tính từ thu nhập ròng của hoạt động kinh tế
trang trại/nông hộ và thu nhập của lao động gia đình trong quá trình lao động, trực tiếp
tổ chức sản xuất:
FLI = P + LCo (0.4)
Trong đó, LCo = ngày công x đơn giá thị trường (Chi phí cơ hội của lao động
gia đình)
4.2.4-Tỉ suất lợi nhuận (Profit – Cost Ratio, PCR):
Tỉ suất lợi nhuận được tính bằng lợi nhuận/tổng chi phí.
100PPCR x
TC
= (0.5)
Trong đó, PCR: tỉ suất lợi nhuận; P: lợi nhuận; TC: tổng chi phí
4.3-Mô hình kinh tế lượng - giải thích các biến trong mô hình và giả thiết giá
trị kỳ vọng của biến độc lập:
Đề tài sử dụng mô hình kinh tế lượng để tìm ra những nhân tố kinh tế, xã hội,
chính sách có tác động đến sự thay đổi thu nhập của hoạt động kinh tế trang trại/nông
hộ. Mối tương quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng được thể hiện bằng hàm
sản xuất Cobb Douglas (trích Nguyễn Trọng Hoài, 2007 – 2008):
3 5 6 71 2 4
1 2 3 4 5 6 7
b b b bb b bY aX X X X X X X= (0.6)
Phương trình có thể chuyển sang dạng tuyến tính bằng cách lấy logarit hai vế
như sau:
Ln(Y)= ln(a)+b1ln(X1)+b2ln(X2)+b3ln(X3)+b4ln(X4)+b5ln(X5)+b6ln(X6)+b7ln(X7)
(0.6)
Trong đó, Y là biến phụ thuộc là thu nhập của trang trại/hộ trong năm; bi là hệ
số co dãn của hàm sản xuất, các hệ số này được ước lượng bởi phương pháp hồi qui.
X1: là biến giả, đại diện cho hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông
nghiệp, X1 nhận giá trị 1 nếu là trang trại gia đình và giá trị 0 nếu là nông hộ. Kỳ vọng
X1 mang dấu (+) vì theo lý thuyết thì hình thức kinh tế trang trại hiệu quả hơn kinh tế
nông hộ.
X2 : là biến giả đại diện cho giới tính của chủ hộ/trang trại, nhận giá trị 1 nếu
chủ hộ là nam và giá trị 0 nếu là nữ. Kỳ vọng X2 mang dấu (+) vì giả thiết nếu chủ
hộ/trang trại là nam thì doanh thu sẽ cao hơn chủ hộ/trang trại là nữ.
X3 : (qui mô đàn gia súc) là biến đại diện cho qui mô đàn heo của hộ/trang trại
tại thời điểm khảo sát. Kỳ vọng X3 mang dấu (+), điều này có nghĩa là qui mô đàn đồng
biến với lợi nhuận và thu nhập lao động gia đình của nông hộ/trang trại. giả định qui
mô đàn càng lớn thì hiệu quả kinh tế mang lại càng cao.
X4: (diện tích đất nông nghiệp) là biến đại diện cho qui mô đất nông nghiệp. Kỳ
vọng X4 mang dấu (+), giả định qui mô đất đai càng lớn thì doanh thu càng cao.
X5: (tổng vốn đầu tư cố định) là biến đại diện cho vốn đầu tư của nông hộ/trang
trại. Kỳ vọng X4 mang dấu (+). Giả định vốn đầu tư càng lớn hiệu quả kinh tế càng cao.
X6: (kiến thức nông nghiệp) là biến kiến thức chung của chủ nông hộ/trang trại về nông
nghiệp. Biến này dùng để xem xét ảnh hưởng của mức độ tham gia của nông dân vào
các hoạt động cộng đồng lên kế hoạch và kết quả sản xuất của họ, kỳ vọng biến X6
mang dấu (+). Biến này được đo lường theo bảng sau (trích Đinh Phi Hổ, 2003):
Hoạt động Điểm Câu hỏi Cơ cấu %
1-Tiếp xúc thường xuyên với cán bộ
khuyến nông. Tham gia tập huấn kỹ
thuật nông nghiệp.
2 42
45
20
2-Được chọn làm nơi thí điểm các kỹ
thuật mới hay là điểm trình diễn
khuyến nông
2 49 20
3-Thành viên của Câu lạc bộ Nông dân
(CLB nông dân), tổ nông dân liên kết
sản xuất
2 52 20
4-Thường xuyên đọc sách báo, theo
dõi các chương trình nông nghiệp
2 53
54
20
5- Sử dụng Internet để tìm hiểu thông
tin kỹ thuật nông nghiệp, kinh tế
2 55 20
Tổng cộng 10 100%
X7: (loại hình sản xuất) Là biến giả đại diện cho loại hình sản xuất của trang
trại/nông hộ. X7 nhận giá trị 0 nếu là trang trại/hộ chăn nuôi, và giá trị 1 nếu là trang
trại/hộ kinh doanh tổng hợp. Kỳ vọng X7 mang dấu (+) vì giả thiết nếu trang trại sản
xuất kinh doanh tổng hợp thì thu nhập sẽ cao hơn trang trại chăn nuôi.
Kiểm định giả thiết:
Kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến hồi quy để xác định các biến giải thích
có thực sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay không (trích từ Nguyễn Trọng Hoài,
2007 – 2008). Sử dụng giá trị p-value trong bảng kết quả hồi quy Coefficients của
SPSS, nếu giá trị p-value được tính nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0.
Kiểm định đa cộng tuyến: áp dụng phương pháp nạp biến Stepwise trong SPSS
xác định hệ số phóng đại phương sai (VIF). Sử dụng VIF của mỗi biến để xác định đa
cộng tuyến, nếu VIF > 10 thì biến đó cộng tuyến cao (trích từ Kinh tế lượng cơ sở của
Damodar N. Gujarati, Hào Thi và Thục Đoan dịch).
5-Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Việc vận dụng những lý thuyết về sản xuất nông nghiệp và kinh tế phát triển
để xác định những yếu tố đặc trưng của kinh tế trang trại và với biện pháp thu thập số
liệu thực tế đã chứng minh được sự tập trung quy mô của những yếu tố này ở kinh tế
trang trại có sự khác biệt rõ rệt so với kinh tế nông hộ.
- Vận dụng những lý thuyết về sản xuất nông nghiệp và kinh tế phát triển để xác
định những yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại, lượng hoá tác
động của các yếu tố này lên hiệu quả kinh tế của trang trại.
- Áp dụng mô hình kinh tế lượng để chứng minh được những yếu tố ảnh hưởng
và mức độ tác động của chúng đến lợi nhuận trang trại và thu nhập lao động gia đình từ
đó có thể đề xuất các chính sách ưu tiên và các giải pháp huy động hiệu quả các nguồn
lực để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bến Tre.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài:
1.1.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô:
Theo lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô (Robert S.Pindyck và Daniel
L.Rubinfeld, trích từ Võ Thị Thanh Hương, 2007), việc đo lường sản lượng gia tăng
tương ứng với sự gia tăng của tất cả các yếu tố đầu vào là vấn đề cốt lõi để tìm ra bản
chất của quá trình sản xuất trong dài hạn. Hiệu suất tăng dần theo quy mô khi sản
lượng tăng hơn hai lần trong lúc các yếu tố đầu vào tăng gấp đôi. Như vậy lợi thế kinh
tế theo qui mô là đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong
số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất
ra. Điều này xảy ra khi qui mô sản xuất lớn hơn, cho phép công nhân và nhà quản lý
chuyên môn hóa các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sử dụng
trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận
chuyển.... Sự phát triển các xí nghiệp, nhà máy có hiệu suất tăng dần theo qui mô sẽ có
lợi thế kinh tế hơn là để nhiều cơ sở sản xuất nhỏ cùng tồn tại.
Đối với sản xuất nông nghiệp, chúng ta nhận thấy qui mô về diện tích đất, vốn,
lao động, máy móc trang bị của kinh tế nông hộ đều rất nhỏ so với qui mô của trang
trại. Qui mô nhỏ về diện tích đất và vốn sản xuất sẽ là trở ngại cho việc áp dụng các
công nghệ mới như cơ giới, thâm canh gắn bảo vệ môi trường...Kinh tế trang trại với
diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị ...tập trung lớn hơn sẽ thuận tiện cho cơ
giới hóa, giải phóng sức người, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới, chi phí sản xuất
sẽ giảm nhanh theo qui mô sản lượng tăng... do vậy kinh tế trang trại có hiệu suất cao
hơn và có lợi thế kinh tế theo qui mô.
1.1.2. Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp:
Wharton C. (1971) đã đưa ra 6 nguyên nhân chính giải thích lý do mà nông dân
không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới (trích Đinh Phi Hổ, 2003): Không biết hoặc
không hiểu về kỹ thuật mới do đó không dám áp dụng; Không có đủ năng lực để thực
hiện: vì không có kiến thức và kỹ năng mới để thực hiện kỹ thuật mới; Không được
chấp nhận về mặt tâm lý văn hoá và xã hội: do nông dân sản xuất theo tập quán nông
nghiệp truyền thống, cách tính toán không phải trên giấy mà bằng kinh nghiệm và suy
nghĩ riêng; Không thích nghi: do không biết kỹ thuật mới có thích nghi với điều kiện
địa phương không. Không khả thi về kinh tế: do chi phí tăng cùng với sản lượng tăng
nhưng lợi nhuận thấp hơn cách tính truyền thống. Không sẵn có điều kiện để áp dụng.
Trong 6 yếu tố ảnh hưởng chính đến việc nông dân không sẳn lòng áp dụng kỹ
thuật mới thì có đến 3 yếu tố là do kiến thức nông nghiệp hạn chế của nông dân. Kiến
thức nông nghiệp của nông dân có thể xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật,
kinh tế và cộng đồng mà người nông dân có được và ứng dụng vào hoạt động sản xuất
của mình. Có thể thấy ngoài những yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất như giống
mới, phân, thuốc, trang bị cơ giới và vốn thì kiến thức nông nghiệp đã trở nên yếu tố
quan trọng giúp nông dân thành công trong hoạt động sản xuất.
Theo Alfred Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất.
Theo S.C Hsiesh (1963), kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ
họ tiếp cận với các hoạt động cộng đồng ở vùng nông thôn. C.R. Wharton (1963) cho
rằng với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau hai nông dân với sự khác nhau về
trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau. Như vậy, nông dân
phải có đủ kiến thức để kết hợp các nguồn lực thì sản xuất mới hiệu quả, nhất là các
chủ trang trại với quy mô sản xuất lớn nếu không có kiến thức để kết hợp các nguồn
lực do tích lũy phát triển đã trở nên lớn và phức tạp thì không những không tận dụng
được lợi thế kinh tế theo qui mô mà còn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hiệu suất kinh tế
giảm dần theo quy mô.
1.1.3. Mô hình Harrod- Domar
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố
nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp (trích Đinh Phi Hổ, 2003). Đó là số tiền dùng để
mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, xây dựng
chuồng trại, đầu tư phát triển đàn gia súc – gia cầm, mua máy móc thiết bị, nông cụ và
tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc, thuốc thú y). Vốn trong
nông nghiệp được phân thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định: là biểu hiện
bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định như tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng
trong một thời gian dài vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển
dần sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn. Ví dụ máy móc nông
nghiệp, nhà kho, sân phơi, công trình thủy nông, gia súc làm việc, gia súc sinh sản,
vườn cây lâu năm. Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu
động là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong một thời gian ngắn,
sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào
giá trị sản phẩm sản xuất ra . Ví dụ: phân bón, thuốc trừ sâu - dịch bệnh, thức ăn gia
súc, nguyên vật liệu. Harrod- Domar cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính
là lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia. ứng dụng
trong kinh tế trang trại khi quy mô vốn tự có tích lũy qua năm tháng và vốn vay tăng
lên giá trị tổng sản lượng và năng suất lao động của trang trại sẽ tăng nếu vốn được đầu
tư đúng.
1.1.4. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của World Bank:
World Bank đã đưa ra mô hình “phân phối lại cùng với tăng trưởng”. Tư tưởng
là nguồn lợi thu được từ tăng trưởng kinh tế cần được phân phối lại sao cho cùng với
thời gian thực hiện tăng trưởng, phân phối thu nhập được cải thiện hoặc ít nhất là
không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiến lên.
Để có thể thực hiện “phân phối lại cùng với tăng trưởng” trong nông nghiệp cần
thực hiện các chính sách: Trợ giúp đào tạo nghề nhằm cải thiện trình độ văn hóa, kỹ
năng lao động nhằm giúp họ có thể dễ chuyển sang khu vực kinh tế công nghiệp. Đầu
tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn và tài trợ vốn cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng
nông thôn. Đầu tư và mở rộng mạng lưới dịch vụ cộng đồng như nước sạch, chăm sóc
sức khoẻ, cung cấp hàng hoá thiết yếu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết
yếu khác ở nông thôn.
- Quy định về mức tiền lương tối thiểu, hỗ trợ về vốn và khuyến khích phát triển
các dự án thu hút nhiều lao động không có trình độ. Ứng dụng trong nông nghiệp: khi
phát triển kinh tế trang trại tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ tăng nhanh nhưng đồng
thời sẽ diễn ra quá trình tích tụ đất và vốn dẫn đến một số nông dân sản xuất nhỏ phá
sản, như vậy bất bình đẳng xã hội sẽ gia tăng, mô hình đã chỉ ra đó là điều tất yếu
nhưng có thể giải quyết như mô hình World Bank nhà nước tài trợ vốn để phát triển
những lãnh vực mà người nghèo có thể thụ hưởng.
1.2. Các khái niệm cơ bản và xu hướng phát triển trang trại gia đình trên thế
giới:
1.2.1. Các khái niệm cơ bản :
-Kinh tế nông hộ: Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh
tế nông thôn. Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai
và các yếu tố sản xuất khác nhằm đem về thu nhập ròng cao nhất. Kinh tế nông hộ là
đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh
nhằm thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc, tự cấp rồi lên sản xuất
hàng hóa và gắn với thị trường.
-Kinh tế trang trại: là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông,
lâm, ngư nghiệp - phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ
và cơ bản mang bản chất kinh tế hộ. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang
trại gắn với sự tích tụ, tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, tư
liệu sản xuất – vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và
sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất. Kinh
tế trang trại là loại hình kinh tế phát triển bậc cao của kinh tế nông hộ.
Kinh tế trang trại có các đặc trưng cơ bản sau:
- Là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp dựa
trên nền tảng kinh tế hộ.
- Có nền tảng kinh tế hộ và mang bản chất kinh tế hộ, được thể hiện trên ba khía
cạnh: (1) người quản lý chính là chủ hộ hoặc là một thành viên có đủ năng lực và được
sự tín nhiệm của chủ hộ; (2) trang trại có thể sử dụng lao động làm thuê nhưng lao
động của gia đình vẫn là yếu tố trụ cột; (3) có thể tích tụ, tập trung thêm các yếu tố sản
xuất để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất.
- Con đường hình thành và phát triển cơ bản của trang trại là tái sản xuất mở
rộng không phải chủ yếu bằng phát triển chiều rộng mà chủ yếu phát triển chiều sâu –
thâm dụng kỹ thuật bởi yếu tố vốn, khoa học – kỹ thuật – công nghệ, bởi năng lực quản
trị sản xuất kinh doanh được tăng cường.
- Sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường và chấp nhận cạnh tranh để phát
triển.
1.2.2. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Âu:
Cuối thế kỷ XVII, vương quốc Anh là nước công nghiệp hóa sớm nhất thế giới,
quan niệm rằng: trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, nông nghiệp cũng phải
xây dựng các xí nghiệp tập trung qui mô lớn như các xí nghiệp công nghiệp. nhưng vì
đặc điểm của nông nghiệp là phải tác động vào những vật sống (cây trồng, vật nuôi)
nên không phù hợp với hình thức sản xuất tập trung qui mô lớn, sử dụng lao động làm
thuê tập trung nên cuối cùng hiệu quả của các trang trại gia đình vẫn chiếm ưu thế hơn
các xí nghiệp nông nghiệp tư bản qui mô lớn. Cho đến nay, ở các nước tiên tiến trang
trại gia đình vẫn tồn tại và phát triển mạnh. Ngay ở Mỹ, một nước có nền nông nghiệp
tiên tiến nhất, quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp tiến hành mạnh nhất thì số trang
trại gia đình vẫn tồn tại và phát triển. Các số liệu dưới đây cho chúng ta hình dung
được tình hình phát triển của kinh tế trang trại ở một số nước công nghiệp phát triển
trong giai đoạn Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại.
Bảng 1.1. Trang trại một số nước Châu Âu
ĐVT: 1.000
Thập niên
50
Thập niên
60
Thập niên
70
Thập niên
80
Anh
Số trang trại 453 467 327 254
Diện tích bình quân (ha) 36 41 55 71
Pháp
Số trang trại 2285 1588 1263 801
Diện tích bình quân (ha) 14 19 23 35
Tây Đức
Số trang trại 2051 1709 1075 983
Diện tích bình quân (ha) 11 10 14 15
Hà Lan
Số trang trại 453 467 327 254
Diện tích bình quân (ha) 36 41 55 71
Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1997, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
1.2.3. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Á:
Các quốc gia như Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc khi lao động nông nghiệp bắt
đầu suy giảm thì quy mô trang trại tăng lên, song mức tăng không lớn. Đặc điểm trang
trại ở các nước này là có quy mô nhỏ phù hợp với việc canh tác bằng các phương tiện
cơ giới nhỏ, các trang trại ở đây nhờ sự tác động của công nghiệp đã đẩy mạnh thâm
canh nhờ vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa họa kỹ thuật để cơ giới hóa , hiện đại hóa
các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Khi đã thực hiện được công nghiệp hóa nền kinh tế , nông nghiệp các nước này
được sự hổ trợ mạnh mẽ của công nghiệp để phát triển và các trang trại nhỏ của họ tiếp
tục tồn tại theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất và hiện đại hóa các hoạt động của
mình . Họ tìm cách tăng thu nhập bằng cách sản xuất các sản phẩm cao cấp cho người
thành thị, các sản phẩm ít rủi ro hơn . Ngoài ra họ còn tìm nguồn thu nhập phi nông
nghiệp để tăng thêm khoản thu nhập vốn không nhiều từ lĩnh vực nông nghiệp .
Bảng 1.2. Trang trại một số nước Châu Á
ĐVT: 1.000
Thập niên
50
Thập niên
70
Thập niên
80
Thập niên
90
Nhật
Số trang trại 6176 5342 4661 3691
Diện tích bình quân (ha) 0,8 1,1 1,1 1,38
Đài Loan
Số trang trại 744 808 916 739
Diện tích bình quân (ha) 1,12 0,91 0,83 1,21
Hàn Quốc
Số trang trại 2249 2507 2379 1772
Diện tích bình quân (ha) 0,86 0,9 0,94 1,2
Thái Lan
Số trang trại 3214 4018 4464 5245
Diện tích bình quân (ha) 0,35 3,72 3,56 4,52
Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1997, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
Như vậy, ở các nước khác nhau qui mô trang trại cũng khác nhau và thay đổi
theo thời gian, tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, trình độ cơ giới hóa và năng suất lao
động của mỗi nước. ở nước có bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp thì diện tích
đất nông nghiệp bình quân của mỗi trang trại không lớn lắm, nhưng với sự phát triển
của khoa học và công nghệ, các chủ trang trại tập trung đầu tư theo chiều sâu có thể tạo
ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn trên đơn vị diện tích và thu lợi nhuận
cao.
1.3.Thực tiễn ở Việt Nam:
Việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IV), Nghị Quyết
10 của Bộ Chính trị (khóa VI) về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt
nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại. Với những thành tựu của công cuộc đổi
mới, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân bước đầu có
tích lũy đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. Sau Nghị quyết Trung ương 5
khóa VII và đặc biệt là sau khi Luật đất đai ra đời năm 1993 qui định 5 quyền sử dụng
đất, thì kinh tế trang trại thực sự có bước phát triển nhanh và đa dạng đã góp phần tích
cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và tăng thu
nhập cho lao động nông thôn.
1.3.1. Quá trình nhận thức và lý luận phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam
1.3.1.1 Kinh tế trang trại và kinh tế nông hộ trong nông nghiệp nông thôn
Việt Nam
1.3.1.1.1 Khía cạnh pháp lý về quá trình hình thành và phát triển kinh tế
trang trại ở Việt Nam:
Chỉ thị 100 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác
khoàn, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác
xã nông nghiệp năm 1981 đã tạo nền tảng cho kinh tế hộ phát triển.
Nghị quyết 10 NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị thừa nhận hộ nông
dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Các thành phần kinh tế được đảm bảo quyền
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo đảm quyền sử dụng đất đai,
giao đất, giao rừng sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp đã tạo
nền tảng cho các nông hộ được phát triển với qui mô sản xuất lớn hơn. Nghị quyết
Trung ương 4 khóa VIII (tháng 12/1997) khẳng định “kinh tế trang trại với các hình
thức sở hữu khác nhau được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia
súc, khuyến khích việc khai thác đất hoang”.
Tháng 11 năm 1998, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 6 NQ/TW khóa VIII
chuyên đề vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn tiếp tục khẳng định “ở nông
thôn Việt Nam hiện nay đang phát triển những mô hình trang trại nông nghiệp, phổ
biến là trang trại gia đình, thực chất là các hộ sản xuất hàng hóa với qui mô lớn hơn, sử
dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.”
Ngày 02 tháng 02 năm 2000 nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế trang
trại trong công cuộc phát triển nông nghiệp, phát triển đất nước chính phủ đã ra nghị
quyết chính phủ về kinh tế trang trại Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP để qua đó thống
nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: phân bổ lại lao động, dân cư,
xây dựng nông thôn mới. Định hướng chính sách cụ thể như: Chính sách đất đai; Chính
sách thuế; Chính sách đầu tư, tín dụng; Chính sách lao động; Chính sách khoa học,
công nghệ, môi trường; Chính sách thị trường; Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của
trang trại.
Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000,
thông tư liên tịch Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Thông tư số
82/2000/TT- BTC ban hành ngày 14 tháng 08 năm 2000 hướng dẫn chính sách tài
chính nhằm phát triển kinh tế trang trại tuy nhiên nội dung vẫn còn mang tính chất rất
định hướng, để áp dụng được còn cần các hướng dẫn cụ thể của UBND từng tỉnh.
Thông tư số 62/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 20 tháng 5 năm 2003 thông tư liên tịch
hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Thông tư 74/2003/TT-BNN ngày 4
tháng 7 năm 2003 ban hành để sửa đổi, bổ sung Mục III Của Thông tư liên tịch
69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế
trang trại. Ngoài ra các tỉnh tùy theo tình hình cụ thể địa phương mà đưa ra các nghị
quyết và chính sách để cụ thể hoá chính sách trung ương.
1.3.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của trang trại, tiêu chí nhận dạng trang
trại và loại hình trang trại:
-Những đặc trưng cơ bản của trang trại: theo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh
tế trang trại Việt Nam của Ban Kinh tế Trung ương
+ Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp phổ biến
được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt.
+ Các trang trại có sự tập trung tích tụ cao hơn rõ rệt so với mức bình quân của các
hộ kinh tế gia đình trong xã hội, ở từng vùng về các điều kiện sản xuất (đất đai, vốn,
lao động); đạt khối lượng và tỉ lệ sản phẩm hàng hóa lớn hơn và thu được lợi nhuận
nhiều hơn.
+ Nhìn chung chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu,có điều kiện làm giàu
và biết làm giàu, có vốn, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định
về thị trường, bản thân và gia đình thường trực tiếp tham gia lao động quản lý, sản xuất
của trang trại đồng thời có thuê mướn thêm lao động để sản xuất, kinh doanh.
+ Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị trường,
chính vì vậy có nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ mang nặng tính tự cấp, tự túc về tiếp
thị, về sự tác động của khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, về sự phát
triển của công nghiệp, trực tiếp là công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản,
chế tạo nông cụ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm vá đáp ứng được
đòi hỏi của khác hàng về quy cách, chất lượng sản phẩm để bảo đảm tiêu thụ hàng hóa,
cạnh tranh trên thị trường.
Qui mô sử dụng (cũng là mức độ tích tụ) các điều kiện sản xuất (đất đai, vốn,
lao động) là những yếu tố cơ bản nhất, quyết định tính chất hàng hóa của trang trại.
Theo Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng
6 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục thống kê xác
định đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại là:
+ Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với
quy mô lớn.
+ Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao
hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất
đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá.
+ Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất;
sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu
nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
- Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại:
Theo thông tư liên tịch Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000 một hộ sản xuất nông
- lâm nghiệp – thủy sản được xác định là trang trại phải đạt cả hai tiêu chí sau:
* Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân/năm: Đối với các tỉnh phía
Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với các tỉnh phía Nam và
Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
* Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương
ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
a. Đối với trang trại trồng trọt
(1) Trang trại trồng cây hàng năm: Từ 2ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và
Duyên hải miền Trung. Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
(2) Trang trại trồng cây lâu năm: Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và
Duyên hải miền Trung. Từ 5ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
Trang trại trồng hồ tiêu 0,5ha trở lên.
(3) Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
b. Đối với trang trại chăn nuôi
(1) Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò…): Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường
xuyên từ 10 con trở lên. Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
(2) Chăn nuôi gia súc (lợn, dê…): Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với
hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. Chăn nuôi lợn thịt có thường
xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa); dê thịt từ 200 con trở lên.
(3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ 2.000 con
trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi
tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
d. Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất
đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thuỷ đặc sản,
thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1).
- Loại hình trang trại:
* Theo tiêu thức về cách áp dụng mô hình sản xuất:
+ Trang trại trồng trọt: là các trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm,
hoặc trồng cây lâm nghiệp .
+ Trang trại chăn nuôi: là trang trại hoạt động chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,
v.v...; chăn nuôi gia súc: lợn, dê,v.v...; chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v...
+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản.
+ Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: là trang trại có từ 2 hoạt động sản
xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản khác nhau trở lên và mỗi hoạt động đều
đạt về quy mô hoặc mức giá trị hàng hoá và dịch vụ như quy định cho trang trại.
* Theo tiêu thức về tính chất và quy mô sở hữu gồm có: Trang trại gia đình,
trang trại tiểu chủ, trang trại tư nhân.
Các trang trại trên còn khác nhau về tính chất và quy mô sử dụng lao động.
trang trại gia đình chủ yếu sử dụng lao động gia đình, trang trại tiểu chủ chủ yếu sử
dụng lao động thuê mướn, song số lao động thuê mướn thấp hơn mức qui định của
pháp luật để xác định doanh nghiệp tư nhân. Trang trại tư nhân thì hoàn toàn sử dụng
lao động thuê mướn với số lao động thuê mướn bằng hay lớn hơn mức qui định của
pháp luật để xác định doanh nghiệp tư nhân.
Cả ba loại hình trang trại trên cần được khuyến khích phát triển, tuy nhiên trong
giai đoạn hiện nay cần ưu tiên phát triển kinh tế trang trại gia đình vì loại hình trang
trại này gần gũi với kinh tế nông hộ và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất nông nghiệp hiện tại.
1.3.1.2. Tính tất yếu khách quan trong việc phát triển kinh tế trang trại ở
Việt Nam:
* Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù hợp qui
luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất:
Xuất phát từ quy luật quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất – trình độ của đội ngũ lao động trong
nông nghiệp – nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống khuyến nông và
các chính sách phù hợp trong nông nghiệp ngày càng được nâng cao. Sự phát triển
mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải thiết lập quan hệ sản xuất mới để tạo
động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát trỉển nhanh hơn.
* Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù hợp với
mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn:
- Trang trại ra đời tạo mối quan hệ mới giữa công nghiệp và nông nghiệp trong
quá trình phát triển: công nghiệp phát triển tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho
nông nghiệp. Nhưng với một nền nông nghiệp kém phát triển thì không đủ điều kiện để
ứng dụng những thành quả của công nghiệp phát triển cũng như không đáp ứng đủ nhu
cầu nông sản hàng hóa cho một xã hội phát triển bởi sự kích thích của công nghiệp. Sự
ra đời và phát triển của kinh tế trang trại ở nước ta vào lúc này đã trở nên cần thiết hơn
bao giờ hết - chính nó sẽ tạo ra sự ghép nối hợp lý để đưa công nghiệp và nông nghiệp
đất nước đi vào con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá .
- Sự hình thành kinh tế trang trại là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất công nghiệp. Đồng thời do đặc
điểm ưu thế vốn có của mình nên nền kinh tế trang trại có khả năng đáp ứng những nhu
cầu của sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn đặt ra. Mặt khác sự phát triển
của kinh tế trang trại sẽ tạo ra điều kiện và động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa nhanh hơn, hiệu quả hơn. Mà chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất công nghiệp là nội dung chủ yếu của quá trình
công nghiệp hóa ở nước ta.
- Trang trại với ưu thế về quy mô, vừa có điều kiện tăng năng suất lao động,
tăng năng suất trên một đơn vị diện tích vừa có khả năng khai thác hữu hiệu lợi thế so
sánh của từng vùng , lãnh thổ sẽ thực hiện tốt việc sản xuất ra hàng loạt sản phẩm với
chi phí thấp nhất nên có điều kiện để cạnh tranh trong nền kinh tế hoạt động theo cơ
chế thị trường . Trên cơ sở đó thúc đẩy tăng trưởng cả thị trường đầu ra lẫn thị trường
đầu vào. Điều này có tác dụng kích cầu trong tương lai và đây là biện pháp để thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp ở nước ta .
* Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù hợp với
tiến trình phát triển kinh tế và quá trình hội nhập: Trong thời gian qua kinh tế nông hộ
đã có những đóng góp quan trọng về vốn, đất, lao động và kinh nghiệm phục vụ cho
việc mở rộng sản lượng nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, cụ thể với việc
gia nhập WTO, nông dân không còn được bảo hộ bởi các biện pháp hành chính như
hạn ngạch nhập khẩu hay thuế bảo hộ và cung nông sản hướng tới đáp ứng cầu của thị
trường thế giới thì kinh tế trang trại có nhiều lợi thế hơn (Đinh Phi Hổ, trích trích từ Võ
Thị Thanh Hương, 2007):
- Lợi thế về quy mô sản xuất: diện tích đất, vốn sản xuất, lao động, máy móc,
thiết bị của trang trại đều lớn hơn nông hộ. Với quy mô các yếu tố đầu vào lớn, chi phí
sản xuất sẽ giảm nhanh bởi quy mô sản lượng tăng. Chi phí là yếu tố quyết định cạnh
tranh sản phẩm. Do đó phát triển kinh tế trang trại nông sản Việt Nam mới có sức cạnh
tranh với các nước trong khu vực và các nước phát triển.
- Lợi thế về tỷ suất hàng hoá, đồng nhất chất lượng sản phẩm, và thương hiệu
của sản phẩm: Kinh tế trang trại với quy mô sản xuất lớn tập trung sẽ dễ thực hiện quy
hoạch phân vùng chuyên môn hóa sản xuất theo lợi thế so sánh, tạo ra sự đồng nhất về
chất lượng sản phẩm tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm của trang trại hay vùng. Yêu
cầu của thị trường thế giới đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn
vệ sinh thực phẩm và nguồn gốc uy tín của nhà sản xuất, điều này chỉ có sản xuất theo
quy mô lớn như trang trại thì mới có khả năng đáp ứng.
- Lợi thế về ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp: Quy mô
lớn của diện tích đất và vốn sản xuất sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ
mới, cơ giới hoá, thâm canh tăng năng suất đất đồng thời gắn với bảo vệ môi trường,
không phá rừng. Do đó phát triển kinh tế trang trại thì nông dân mới duy trì bền vững
sức mạnh cạnh tranh của mình khi hội nhập với nông dân thế giới.
- Lợi thế về nâng cao năng suất lao động: Việt Nam hoàn toàn bất lợi do năng
suất lao động nông nghiệp còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Theo số liệu
của Ngân hàng thế giới Worldbank (2000), năng suất lao động nông nghiệp của Việt
Nam chỉ khoảng 244 USD, tương đương 75% của Trung Quốc, 33% so với Indonesia,
25% so với Thái Lan, 18% so với Philipines và 4% so với Malaysia. Năng suất lao
động phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố sau: Năng suất ruộng đất (Gía trị sản phẩm tính
trên 1 ha) và năng suất đất-lao động (diện tích đất nông nghiệp tính trên 1 lao động).
Năng suất lao động thấp sẽ làm chi phí sản xuất cao và khó mà cải thiện được thu nhập
cho nông dân. Kinh tế trang trại với tư liệu sản xuất, vốn, sức lao động được tập trung
trên qui mô lớn mới có điều kiện phát huy ưu thế phân công lao động cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, tạo điều kiện cải thiện, nâng cao năng suất lao động.
Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất mà kinh tế nông nghiệp trên thế
giới đã và đang trải qua. Hình thức tổ chức sản xuất này đang tỏ ra có ưu thế, phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền sản xuất xã hội, phù hợp với xu
hướng phát triển nông nghiệp thế giới. Tóm lại kinh tế trang trại là mô hình tổ chức sản
xuất kinh doanh trong nông nghiệp mà sự xuất hiện của nó nảy sinh từ những yêu cầu
khách quan của quá trình phát triển cơ chế kinh tế thị trường và phù hợp với chủ
trương thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp .
1.3.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam:
- Kinh tế trang trại với lợi thế về qui mô đất và vốn lớn, sản xuất tập trung
chuyên môn hoá sẽ đi đầu trong việc cơ giới hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao
động, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm nông sản đầu ra là đầu vào cho công nghiệp chế
biến sản phẩm nông nghiệp. Cơ giới hóa sẽ giải phóng nguồn lực cho chuyển dịch cơ
cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ.
- Trang trại cũng sẽ đi đầu trong việc thâm canh tăng năng suất, ứng dụng công
nghệ mới, sử dụng giống mới, sử dụng nhiều phân bón thuốc hoá học một cách hợp lý,
yêu cầu nhiều hơn đối với dịch vụ và đầu vào. Từ đó trang trại sẽ tạo cầu đối với công
nghiệp hoá học, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành dịch vụ
cho nông nghiệp để các ngành này phát triển.
- Kinh tế trang trại góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao
động. Trang trại còn là nơi để hộ nông dân học hỏi cách thức tổ chức quản lý sản xuất,
kinh doanh. Chủ trang trại với lợi ích thiết thực lâu dài sẽ có ý thức và quan tâm đến
việc khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy quá
trình chuyển dịch lao động, cơ giới hóa nông nghiệp, kích thích các ngành công nghiệp
chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành dịch vụ nông
nghiệp phát triển do đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn Việt Nam
1.3.2. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam:
1.3.2.1- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại giai đoạn trước khi có NQ
03/2000/NQ-CP:
Trước khi có nghị quyết 03/2000/NQ-CP và thông tư 69 hướng dẫn tiêu chí xác
định kinh tế trang trại nên mỗi vùng có một cách nhìn khác nhau về kinh tế trang trại.
Số liệu và các chỉ tiêu về kinh tế trang trại trước khi có NQ 03/2000/NQ-CP được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3: Số trang trại phân theo địa phương trước khi có NQ 03/2000/NQ-CP
Chỉ tiêu Yên Bái Kon Tum
Đắc
Lắc
Lâm
Đồng
Bình
Dương
Bình
Phước
- Số trang trại
- Diện tích bình quân ( ha )
- Lao động thuê thường
xuyên (người )
- Lao động thời vụ (người )
- Vốn đầu tư bình quân
(triệu đồng)
9226
6-10
8-10
25-30
80-100
998
2-5
3-5
30-40
105
4000
6,3
4-10
-
100
1063
2-5
3-5
-
75
1247
11,06
3-5
21
229
2076
9,3
3-10
-
200
Nguồn: Tư liệu về kinh tế trang trại, Ban Vật giá chính phủ. NXB TP. HCM
1.3.2.2-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại giai đoạn sau khi có Nghị
quyết 03/2000/NQ-CP
Sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
* Giai đoạn từ năm 2000 đến 2006:
Bảng 1.4: Số trang trại phân theo địa phương
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cả nước 57069 61017 61787 86141 110832 114362
Đồng bằng sông Hồng 1646 1834 1939 5031 8131 9637 13863
Đông Bắc 2793 3201 3210 4859 4984 5473 4704
Tây Bắc 282 135 163 367 400 395 522
Bắc Trung Bộ 4084 3013 3216 4842 5882 6706 6756
Duyên hải Nam Trung
Bộ 3122 2904 2943 6509 6936 7138 7808
Tây Nguyên 3589 6035 6223 6650 9450 9623 8785
Đông Nam Bộ 9586 12705 12126 14938 18921 18808 16867
Đồng bằng sông Cửu
Long 31967 31190 31967 42945 56128 56582 54425
Nguồn: Tư liệu về kinh tế trang trại, Ban Vật giá chính phủ. NXB TP.HCM
Số lượng trang trại
tăng nhanh, loại hình sản xuất đa dạng đã góp phần tích cực
vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lượng ở tất cả các vùng trong cả nước,
đến thời điểm 01/7/2006, cả nước có 113730 trang trại, so với năm 2001 tăng 52713
trang trại (+86,4%), so với năm 2004 tăng 2898 trang trại (+2,5%). Đồng bằng sông
Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng có nhiều đất đai, mặt nước
thuận lợi để mở rộng qui mô trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là những vùng
tập trung số lượng trang trại nhiều nhất. Ba vùng này có 80077 trang trại, chiếm 70,4%.
Riêng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 54.425 trang trại chiếm gần 50% số trang trại
cả nước. Loại hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch về
cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm và
tăng tỷ trọng các loại trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất kinh doanh
tổng hợp.
Trang trại sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, dấu hiệu tích tụ ruộng đất - điều
kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp.
Tại thời điểm 01/7/2006, diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản do các
trang trại đang sử dụng là 663,5 nghìn ha, tăng 290,3 nghìn ha so năm 2001 (bình quân
1 trang trại sử dụng 5,8 ha). Trong cơ cấu đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trang trại
đang sử dụng năm 2006, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 286,4
nghìn ha (43,2%); đất trồng cây lâu năm 148 nghìn ha (22,3%); đất lâm nghiệp 94,7
nghìn ha (14,3%) và đất nuôi trồng thuỷ sản 134,4 nghìn ha (20,2%). Diện tích đất
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân 1 trang trại cao nhất là ở vùng Tây Bắc 9,82
ha, Đông Bắc 8,87 ha, Bắc Trung Bộ 7 ha, chủ yếu là do các vùng này có nhiều trang
trại lâm nghiệp (tiêu chí qui định từ 10 ha trở lên). Đặc điểm đất đai của các trang trại
là đất sản xuất liền bờ, liền khoảnh, qui mô lớn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức sản
xuất, bảo vệ, vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá, thủy lợi hoá, xây dựng kết
cấu hạ tầng kỹ thuật.
Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao
động nông thôn.
Tại thời điểm 01/7/2006, các trang trại đã sử dụng 395,9 nghìn lao động làm việc
thường xuyên, gấp 1,7 lần so năm 2001; trong đó lao động của hộ chủ trang trại là
291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao động thuê mướn. Do
tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên ngoài lao động thuê
mướn thường xuyên, các trang trại còn thuê mướn lao động thời vụ. Những trang trại
trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động
thường xuyên nhất.
Thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trại là 17,5 triệu
đồng/năm cao gấp trên 2 lần so lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, lao động làm
việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chỉ có khả
năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như làm đất, trồng cây, chăn dắt gia súc,
gia cầm, chế biến thức ăn,…; có rất ít lao động đảm nhiệm các khâu yêu cầu trình độ
kỹ thuật như điều khiển máy móc, chọn giống cây, con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,
mua vật tư, bán sản phẩm,… Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Qui mô vốn sản xuất, kinh doanh của trang trại tăng nhanh do các chủ trang trại
tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thâm canh cây trồng vật nuôi.
Tại thời điểm 01/7/2006, tổng vốn sản xuất, kinh doanh của các trang trại là
29320,1 tỷ đồng, bình quân một trang trại 257,8 triệu đồng, tăng 122,7 triệu đồng so
năm 2001 (+90,8%). Vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao nhất là vùng
Đông Nam Bộ 575,5 triệu đồng (tăng 341,6 triệu đồng so năm 2001) do chủ yếu trang
trại trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, tiếp đến là Tây Nguyên 279,6 triệu đồng
(+100,7 triệu đồng); Đồng bằng sông Cửu Long 206,6 triệu đồng (+135,2 triệu đồng);
Đồng bằng sông Hồng 200,9 triệu đồng (+94,3 triệu đồng); Tây Bắc 200 triệu đồng
(+90,5 triệu đồng); Đông Bắc 192,1 triệu đồng (+107,2 triệu đồng); thấp nhất là Duyên
hải Nam Trung Bộ 144,4 triệu đồng do chủ yếu trang trại trồng cây hàng năm cần ít
vốn hơn. Những tỉnh có vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại từ 500 triệu
đồng trở lên là: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng lớn, gắn với
thị trường.
Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các trang trại năm 2006 đạt 19826 tỷ đồng, gấp
3,6 lần năm 2001, bình quân 174,9 triệu đồng 1 trang trại, gấp 1,9 lần so năm 2001.
Tổng thu sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao nhất là vùng Đông Nam Bộ
221 triệu đồng; Đồng bằng sông Hồng 193 triệu đồng; Đồng bằng sông Cửu Long 181
triệu đồng; Tây Nguyên 148,6 triệu đồng; Đông Bắc 139 triệu đồng; Duyên hải Nam
Trung Bộ 112 triệu đồng; Tây Bắc 100 triệu đồng và thấp nhất là Bắc Trung Bộ 105
triệu đồng.
Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra năm 2006 là
18031 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so năm 2001, bình quân 1 trang trại 159 triệu đồng gấp 1,9
lần, tỷ suất hàng hoá là 95,2%. Các vùng có tỷ suất hàng hoá cao là: Đông Nam Bộ
98,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 98,1%, Tây Nguyên 96,2%, Đồng bằng sông Hồng
95,6%, thấp nhất là Tây Bắc 89,8%.
Thu nhập trước thuế của các trang trại năm 2006 đạt 6979 tỷ đồng gấp 3,5 lần so
năm 2001, tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu là 35,2% (giảm 0,2% so năm 2001).
Thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại 61,4 triệu đồng gấp 1,9 lần so năm 2001. Tỷ
lệ thu nhập trước thuế so tổng thu sản xuất, kinh doanh của trang trại cũng có sự chênh
lệch lớn giữa các vùng do chịu ảnh hưởng của loại hình sản xuất và hiệu quả của sản
xuất, kinh doanh: cao nhất là Tây Bắc 47,1%, Tây Nguyên 43,4%, Đông Nam Bộ
38,6%, thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng 24,6%.
* Giai đoạn từ cuối năm 2006 đến 2007:
- Đến cuối năm 2007 cả nước có 116.062 trang trại, gấp hai lần số trang trại năm
2000 (55.852 trang trại), trong đó khu vực ĐBSCL chiếm tỉ lệ cao nhất với 51.540
trang trại (chiếm 44,4% tổng số trang trại trong cả nước).
Về loại hình sản xuất của trang trại thì trang trại trồng trọt nông nghiệp hiện
chiếm tỉ lệ cao nhất, với 55.889 trang trại (chiếm tỉ lệ 48,2% tổng số các loại hình trang
trại). Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhìn chung cơ cấu các loại hình trang trại
đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng trang trại nuôi trồng thủy sản và chăn
nuôi, giảm tỉ trọng trang trại trồng trọt nông nghiệp.
Năm 2007, bình quân đất đai của mỗi trang trại là 4,6ha, với nhiều nguồn gốc
khác nhau: nhà nước cấp, nhận khoán, đấu thầu, sang nhượng…; số lao động bình quân
5,6 lao động/trang trại, trong đó lao động của chủ trang trại chiếm tỉ lệ khoảng 44%,
còn lại là thuê ngoài; vốn đầu tư của trang trại bình quân 285 triệu đồng/trang trại,
trong đó vốn chủ trang trại chiếm 68%, vốn vay ngân hàng 25% và vốn khác 7%.
Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra bình quân 165 triệu đồng/trang trại, trong
đó loại hình trang trại có giá trị hàng hóa cao nhất là trang trại chăn nuôi đạt bình quân
221 triệu đồng/trang trại, cá biệt có trang trại trên 400 triệu đồng.
Nhìn chung, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 03/CP của Chính phủ về phát
triển kinh tế trang trại, những kết quả đạt được của kinh tế trang trại đã góp phần vào
tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, cải thiện và nâng
cao đời sống của nông dân. Tuy nhiên, kinh tế trang trại phát triển còn chưa ổn định,
thiếu bền vững và bộc lộ những non yếu; trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện các chính sách, giải pháp đúng đắn đã ban hành; đồng thời, có sự tổng kết đầy đủ
và toàn diện về phát triển kinh tế trang trại, từ đó có chủ trương và hoàn thiện chính
sách và giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế trang
trại hơn nữa, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CHƯƠNG II-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
2. 1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre:
2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là:
2.360 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa
của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai
59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km).
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn,
không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven
biển và các cửa sông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền,
phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông
Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km. Những con sông
lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông,
cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh
rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù
lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát
triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận. Song song với
giao thông thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc
biệt. Thị xã Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An)
dài 86 km. Quốc lộ 60 từ phà Rạch Miễu qua thị xã Bến Tre, qua sông Hàm Luông, thị
trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày,
qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang Vĩnh Long.
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm
ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ
trung bình hằng năm từ 26oC – 27oC. Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới
160kcal/cm2. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm - 1.500 mm. Trong mùa
khô, lượng mưa vào khoảng 2% đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Với vị trí nằm tiếp
giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ
thấp. Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị
giảm bớt. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông
bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên
2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa
ẩm. Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên,
ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên
thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm. Trở
ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về
giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre:
Hình 2.1. Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre
Dân số toàn tỉnh là 1.354.112 người, mật độ dân số 574 người/km2. Dân số ở
thành thị chiếm khoảng 9,78%, còn lại 90,22% sống ở nông thôn. Nguồn lao động là
911.857 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 880.294 người, 31.563
người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động. Lao động làm việc trong nông
nghiệp là 511.254 người chiếm 56,07% nguồn lao động.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 – 2007 tăng bình quân
9,78%. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, xây dựng
– dịch vụ và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Tuy nhiên giá trị
tuyệt đối của tổng sản phẩm ngành nông - lâm - thủy sản vẫn tăng trưởng. Tốc độ tăng
trưởng bình quân hằng năm của ngành nông - lâm - thủy sản trong giai đoạn này là
5,17%.
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nông, lâm nghiệp và
thủy sản
Công nghiệp và xây
dựng
Dịch vụ
Đồ thị 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2007
Nguồn: Niên giám thống kê, năm 2007, Cục thống kê Bến Tre
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư
nghiệp giảm dần (năm 2006 là 53,99%, năm 2007 còn 51,84%), khu vực công nghiệp
xây dựng và dịch vụ tăng dần qua các năm (khu vực công nghiệp, xây dựng từ 16,34%
tăng lên 17,6% và thương mại dịch vụ tăng từ 29,67% lên 30,56% năm 2007). Nền
kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP năm
2007 đạt 10,87%. GDP bình quân đầu người đạt 9,2 triệu đồng/người. So với năm
2006, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,95%, giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng
tăng 19,55%, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 12,23%, Tổng kim ngạch xuất
khẩu 134 triệu USD, thu ngân sách trên địa bàn 588,96 tỷ đồng, Tổng vốn đầu tư toàn
xã hội 7.149 tỷ đồng. Tỷ suất sinh giảm 0,2%o, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn
21,5%, đạt 4,57 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 13%, tỷ lệ hộ dân nông
thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 75%, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 92,2%, tỷ lệ lao
động qua đào tạo ước đạt 33,43%, tạo và giải quyết việc làm cho 31.546 lao động. Vốn
đầu tư toàn xã hội năm 2007 ước đạt 7.148,75 tỷ đồng, tăng 21,2%.
2.1.3. Tổng quan về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre:
Nhìn chung do hệ thống canh tác chưa được đầu tư đồng bộ nên nền nông
nghiệp của Tỉnh còn bấp bênh, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và chế độ thủy văn,
cũng như thị trường và giá cả. Mặt khác, do vị trí địa lý kinh tế của Tỉnh còn ở thế "cù
lao", bị ngăn cách về giao thông thủy bộ, mức độ giao lưu chưa cao và việc huy động
nguồn lực từ bên ngoài còn hạn chế. Nền kinh tế Tỉnh trong các năm gần đây phát triển
tuy khá nhanh so với một số tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng chưa đủ
làm động lực phát triển cho những năm sắp tới. Bình quân đất nông nghiệp/người nông
nghiệp là 1.486 m2, trong đó có 421 m2 đất cây hàng năm, 700 m2 đất cây lâu năm, 298
m2 đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, thuộc vào loại thấp so với bình quân của vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, nhóm đất nông nghiệp còn khá lớn, chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên (77%), tuy nhiên do mật độ dân số nông
thôn cao nên các chỉ số đất nông nghiệp/đầu người chỉ vào mức độ thấp.
Bảng 2.1 - Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2003 - 2007
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Giá trị sản xuất nông
nghiệp (triệu đồng)
2.973.327 3.044.436 3.225.278 3.289.405 3.365.479
Chỉ số phát triển % 105,85 102,39 105,94 101,99 102,31
Giá trị sản xuất chăn
nuôi (triệu đồng)
503.718 549.910 601.602 646.096 657.441
Chỉ số phát triển % 111,93 109,317 109,40 107,40 101,76
Chiếm tỉ trọng % 16,94 18,06 18,65 19,64 19,53
Tổng đàn heo/tỉnh
(con)
312.113 315.396 299.830 325.834 303.450
Chỉ số phát triển % 108,19% 101,05% 95,06% 108,67% 93,13%
Xếp hạng trong khu
vực Đồng bằng sụng
Cửu Long
4/12 7/13 5/13 7/13 7/13
Nguồn: Niên giám thống kê, 2007, Cục thống kê Bến Tre, giá so sánh năm 1994
Kinh tế vườn (dừa, cây ăn trái) và kinh tế biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy hải
sản) là hai mũi nhọn của nông nghiệp Bến Tre. Ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ
khá cao (6,05%/năm), chiếm bình quân 18,31% trong cơ cấu kinh tế sản xuất nông
nghiệp của tỉnh. Các sản phẩm chính theo thứ tự là heo, đại gia súc và gia cầm. Các sản
phẩm chăn nuôi quan trọng khác là dê và ong mật.
Chăn nuôi heo là ngành chăn nuôi truyền thống của nông dân tỉnh Bến Tre, tuy
nhiên trong những năm gần đây khu vực chăn nuôi heo phát triển không ổn định, tốc
độ tăng trưởng bình quân thấp chỉ đạt 1,22%/năm. Nguyên nhân chính là do giá cả biến
động – giá thức ăn tăng nhưng giá heo hơi lại giảm, dịch bệnh xảy ra thường xuyên; thị
trường đầu ra không ổn định, khả năng tiếp cận tìm kiếm thị trường kém, chất lượng
thịt không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu; giá thành sản phẩm
cao, khả năng cạnh tranh kém… Chăn nuôi chưa có qui hoạch cụ thể nên phát triển
thiếu ổn định, cơ sở hạ tầng chưa đầu tư thích đáng, các biện pháp xử lý ô nhiễm môi
trường còn nhiều bất cập…Muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh,
giải quyết ô nhiễm môi trường cần phải đầu tư cải tạo cơ sở chăn nuôi cũ, xây dựng hệ
thống chuồng trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, thay đổi đàn giống nền…Vấn
đề là người chăn nuôi không đủ vốn đầu tư - việc tiếp cận với các nguồn vốn từ Ngân
hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách còn nhiều khó khăn, lãi suất cao, thời gian
vay vốn ngắn, số lượng vốn vay chưa tương xứng với tài sản thế chấp…
2.2.Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre:
2.2.1- Quá trình hình thành và phát triển:
* Theo kết quả tổng hợp từ cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản ngày 01 tháng 10 năm 2001, căn cứ vào tiêu chí qui định tại Thông tư liên bộ số
69/2000/TTLB/BNN-TCTK ngày 23 tháng 06 năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và
PTNT và Tổng cục Thống kê toàn tỉnh có 637 trang trại. Trong đó có 2 trang trại cây
lâu năm, 8 trang trại chăn nuôi và 627 trang trại nuôi trồng thủy sản. Tuy mới hình
thành và phát triển, nhưng mô hình kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào việc sử
dụng vốn một cách có hiệu quả, tổng số vốn toàn tỉnh là 141 tỉ đồng. Vốn đầu tư bình
quân một trang trại là 221,4 triệu đồng. Trang trại có vốn đầu tư cao nhất là 2,2 tỉ đồng,
thấp nhất là 50 triệu đồng. Trong năm 2001, mô hình kinh tế trang trại đã tạo ra giá trị
sản lượng cho nền kinh tế là 84 tỉ, bình quân mỗi trang trại tạo ra giá trị sản lượng hàng
hóa là 128 triệu đồng. Thu nhập bình quân mỗi trang trại 51,8 triệu đồng. Góp phần
giải quyết việc làm cho 1.296 lao động.
* Để thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 30 tháng 7 năm 2003 ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại Bến Tre từ
năm 2003 đến 2010 với định hướng phát triển như sau:
- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ sản xuất nhỏ thành hộ sản xuất hàng hóa
lớn làm tiền đề hình thành kinh tế trang trại; gắn việc phát triển nông nghiệp với việc
giao đất, khoán rừng và phục hồi các ngành nghề truyền thống. Phát triển kinh tế trang
trại với mục tiêu tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng nội địa và
xuất khẩu.
- Ưu tiên phát triển trang trại theo đúng định hướng qui hoạch sản xuất nông
lâm ngư nghiệp của tỉnh, phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
* Từ ngày 18 tháng 3 năm 2004 ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ra Quyết định
số 943/2004/QĐUB Ban hành qui định về việc thực hiện một số chính sách ưu đãi đối
với kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó Sở Nông nghiệp và PTNT
Bến Tre đã ra văn bản về việc hướng dẫn các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành
nông nghiệp áp dụng cho kinh tế trang trại.
Đến đầu năm 2007 toàn tỉnh có 3.479 trang trại với tổng vốn đầu tư 873,1 tỷ
đồng. Bình quân vốn đầu tư / trang trại: 250,96 triệu đồng. Tổng số trang trại được cấp
chứng nhận trong toàn tỉnh là 286 trang trại, chiếm tỉ lệ 8,22%. Triển khai hỗ trợ các
trang trại theo chính sách ưu đãi của tỉnh với tổng kinh phí khoảng 350 triệu đồng.
Nhìn chung, số hộ được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến nay còn rất thấp so
với thực tế sản xuất, chủ yếu do nông dân chưa thấy rõ lợi ích của việc được công nhận
trang trại nên không tích cực lập hồ sơ đăng ký, một số trang trại chăn nuôi chưa có
giải pháp hữu hiệu đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. Tỉnh đang rà soát, điều
chỉnh bổ sung chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích nông dân tập trung đầu tư phát
triển sản xuất qui mô trang trại.
Bảng 2.2. Tình hình phát triển trang trại Bến Tre năm 2007
Loại hình trang trại Chỉ tiêu Trồng trọt Chăn nuôi Tổng hợp Thủy sản
Số lượng trang trại 792 463 792 2205
Tỉ lệ tăng %(so với năm
2000) 396.00 57.88 3.52
Vốn đầu tư bình quân (triệu
đồng)
169,32 187,04 642,11 290,34
Lao động thường xuyên 2.585 1.223 75 7428
Lao động bình quân/trang
trại
3.26 2.64 0.09 3.37
Qui mô đất (ha) 2,08 - 0,63 2,07
Giá trị sản lượng hàng hóa
và dịch vụ
77,2 105 18,3 463,4
Thu nhập của trang trại (tỉ
đồng)
40,4 24,4 3,7
127,7
Bình quân thu nhập trang
trại (triệu đồng)
51,01 52,70 194,74 57,91
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế trang trại 2007 của Sở Nông nghiệp & PTNT Bến Tre
2.2.2. Phân tích hiệu quả phát triển kinh tế trang trại:
2.2.2.1. Phân tích sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát:
Với phương pháp chọn mẫu đủ lớn số liệu thu thập được có thể ước lượng được
hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng trong loại hình trang trại
chăn nuôi ở Bến Tre.
Số liệu được điều tra thu thập ở 36 xã thuộc 4 huyện: Châu Thành, Chợ Lách,
Mỏ Cày, Thị Xã. Tổng số quan sát 170 hộ và trang trại, trong đó có 56 hộ và 114 trang
trại.
Bảng 2.3. Thống kê số mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính
Trong đó
Tổng số quan sát Châu Thành Chợ Lách Mỏ Cày
Thị Xã
Bến Tre
Nông hộ 56 29 10 12 5
Trang trại 114 52 13 40 9
Số xã 36 18 3 10 5
Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008
Qua số liệu thu thập được từ các mẫu điều tra về giới tính, độ tuổi và trình độ
học vấn, trình độ chuyên môn của chủ trang trại và nông hộ cho thấy:
-Về giới tính và độ tuổi có sự khác biệt không lớn giữa chủ trang trại và nông
hộ. Tuy nhiên, chủ trang trại là nam chiếm tỉ lệ cao hơn 85,84% so với 80,70%. Độ
tuổi bình quân của chủ trang trại là 48, nông hộ là 47. Với độ tuổi này chủ trang trại sẽ
còn đủ sức khỏe và năng lực để quản lý trang trại cũng như khả năng tiếp thu các kiến
thức kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ thông tin và kinh tế thị trường.
-Trình độ học vấn bình quân, trình độ chuyên môn của chủ trang trại cao hơn so
với chủ nông hộ. Trình độ học vấn bình quân của chủ nông hộ là 7,75/12 trong khi đó
trình độ học vấn bình quân của chủ trang trại là 8/12. Tỉ lệ chủ trang trại có trình độ
chuyên môn từ sơ cấp trở lên là 14,04% cao hơn 1,54% so với chủ nông hộ, trong đó
chỉ có 1,75% chủ trang trại có trình độ từ đại học trở lên. Số liệu này cho thấy trình độ
chuyên môn của nông dân và chủ trang trại ở Bến Tre còn thấp, sản xuất nông nghiệp
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Trong quá trình phát triển sản xuất để đạt lợi thế kinh tế
theo quy mô trình độ thấp sẽ là một lực cản, vì khi quy mô trang trại lớn lên nếu không
đủ khả năng quản lý thì sẽ làm năng suất lao động giảm đi. Trình độ thấp cũng là rào
cản đối với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cũng như quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa sản xuất.
Bảng 2.4. Thống kê giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và chuyên môn
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nông hộ Trang trại
1 Giới tính
Nam % 80,70 85,84
Nữ % 14,16 19,30
2 Độ tuổi Bình quân 47 48
3 Trình độ học vấn Bình quân 7,8 8
4 Trình độ chuyên môn
Chưa đào tạo % 87.50% 85.96%
Sơ cấp trở lên, trong đó: % 12.50% 14.04%
Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008
Kết quả thống kê mô tả số liệu điều tra cho thấy những chỉ tiêu phản ánh quy
mô và nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất của kinh tế trang trại lớn hơn nguồn
lực đầu vào của kinh tế nông hộ.
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về nguồn lực đầu vào của trang trại/nông hộ
Nông hộ Trang trại
Chỉ tiêu
Min
Giá trị
nhỏ
nhất
Max
Giá trị
lớn
nhất
Mean
Giá trị
bình
quân
Min
Giá
trị
nhỏ
nhất
Max
Giá trị
lớn
nhất
Mean
Giá trị
bình
quân
Số
lần
Quy mô diện tích đất
nông nghiệp (ha) 0.30 6.60 3.41 0.30 28.80 8.35 2.45
Quy mô đàn (con) 25.00 97.00 27.11 20.00 450.00 91.74 3.38
Vốn đầu tư tài sản cố
định (triệu đồng) 25.00 200.00 73.65 32.00 1200.00 184.41 2.50
Vốn đầu tư máy móc
thiết bị (triệu đồng) 0.80 50.80 4.09 0.80 87.60 8.91 2.18
Lao động gia đình
(người) 1.00 5.00 2.14 1.00 6.00 2.44 1.14
Lao động thuê
thường xuyên
(người) 1.00 1.00 1.00 1.00 3.00 1.42 1.42
Lao động thuê thời
vụ (người) 1.00 6.00 3.10 1.00 12.00 3.61 1.17
Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008
* Quy mô diện tích đất nông nghiệp:
- Yêu cầu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả kinh tế trên trang trại chăn nuôi –
kinh doanh tổng hợp so với nông hộ, do vậy sự chênh lệch diện tích giữa nông hộ và
trang trại không lớn lắm và cũng không phải là yếu tố quyết định. Kết quả số liệu khảo
sát cho thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân của trang trại là 8,35ha, cao hơn gấp
2,45 lần so với bình quân diện tích đất của nông hộ 3,4ha. Trang trại có diện tích đất
nông nghiệp cao nhất là 28,8ha, thấp nhất là 0,3ha.
- Đa số diện tích đất nông nghiệp của trang trại/nông hộ điều tra đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất. Có 95,29% hộ và trang trại đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất và 4,71% còn lại đang chờ cấp. Điều này là
một trong những yếu tố thuận lợi cho các nông hộ và trang trại trong việc tiếp cận
nguồn vốn vay chính thức từ khu vực ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất.
* Quy mô đàn heo: Quy mô đàn là đối tượng khảo sát chính của nghiên cứu, số
liệu điều tra cho thấy bình quân quy mô đàn heo là 91,74 con cao hơn 3,38 lần so với
bình quân quy mô đàn của nông hộ là 27,11 con. Bình quân quy mô đàn (theo báo cáo
của Sở nông nghiệp và PTNT) của trang trại tỉnh Bến Tre là 76con/trang trại.
Kết quả khảo sát cho thấy đa số nông hộ/trang trại ( chiếm tỉ lệ 89,64%) không
có dự định phát triển đàn hoặc mở rộng qui mô/loại hình chăn nuôi trong thời gian tới.
Nguyên nhân là do giá thành sản phẩm chăn nuôi cao không đủ sức cạnh tranh với các
sản phẩm thịt ngoại; giá cả không ổn định, thiếu thị trường tiêu thụ; cơ sở hạ tầng phục
vụ chăn nuôi không đồng bộ, không xử lý được ô nhiễm môi trường, trình độ chuyên
môn kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp, khả năng quản lý, kiến thức kinh tế thị trường
hạn chế không phù hợp với chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn.
* Vốn đầu tư:
- Tổng vốn đầu tư cố định bình quân của trang trại là 184, 41 triệu đồng cao hơn
2,50 lần so với vốn đầu tư cố định bình quân của nông hộ là 73,65 triệu đồng. Mức vốn
đầu tư cao nhất của trang trại là 1.200 triệu đồng cao gấp 6 lần so với mức đầu tư cao
nhất của nông hộ. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy đa số trang trại
chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư cải tiến hệ thống chuồng trại, thay đổi đàn giống nền,
đầu tư máy móc thiết bị phục vụ chăn nuôi. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình dịch
bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường không ổn định, lãi suất tiền vay biến động,
thiếu tài sản thế chấp ...
- Phần lớn vốn đầu tư sản xuất của nông hộ là từ nguồn vốn tự có (61,40%)
trong khi đó có 58,41% chủ trang trại vay vốn để mở rộng sản xuất. Khoảng 52,20%
trong tổng số trang trại vay vốn từ thị trường chính thức, 6,19% vay từ thân nhân hoặc
từ thị trường tín dụng không chính thức. Mức vay bình quân là 61,78 triệu đồng, mức
vay cao nhất là 400 triệu đồng. Về những khó khăn gặp phải khi vay tiền từ ngân hàng,
tổ chức tín dụng: có 15,40% cho rằng thời gian vay ngắn, phải có tài sản thế chấp trong
khi đất nông nghiệp được định giá thấp nên không thể vay với số lượng lớn được.
Khoảng 20,48% ý kiến cho biết lãi suất vay cao. Tuy nhiên, đa số chủ trang trại cho
rằng từ năm 2008 trở đi việc vay vốn sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa do lãi suất
quá cao, ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục rườm rà và thời gian thẩm định kéo dài.
- Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị bình quân của trang trại là 8,91 triệu đồng
cao hơn 2,218 lần so với vốn đầu tư cho máy móc thiết bị bình quân của nông hộ. Chủ
yếu đầu tư máy bơm nước (96,46% trang trại) và tàu thuyền vận tải hàng hóa (13,27%
trang trại), bình phun thuốc có động cơ, máy phát điện và máy chế biến thức ăn gia súc
chiếm tỉ lệ tương ứng là 2,65%; 1,77% và 2,65%. Số liệu này cho thấy việc sử dụng
máy móc để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng hiệu quả sản
xuất chưa được áp dụng rộng rãi trong trang trại tỉnh Bến Tre.
Bảng 2.6. Thiết bị sử dụng trong trang trại/nông hộ
Trang trại Nông hộ
Loại thiết bị Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Máy kéo nhỏ 3 2.63% 1 1.79%
Ô tô vận tải 2 3.57%
Máy phát điện 2 1.75%
Bình phun có động
cơ 3 2.63% 2 3.57%
Máy bơm nước 109 95.61% 52 92.86%
Máy chế biến thức
ăn gia súc 3 2.63% 1 1.79%
Tàu thuyền vận tải 15 13.16% 2 3.57%
Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008
* Lao động:
- Lao động gia đình và lao động thuê thường xuyên có sự chênh lệch không lớn
giữa trang trại và nông hộ. Số trang trại có thuê mướn lao động thường xuyên là 26/114
trang trại, chiếm tỉ lệ 22,81%. Số nông hộ có thuê mướn lao động thường xuyên là 3/56
nông hộ chiếm tỉ lệ 5,36%. Bình quân lao động thuê thường xuyên ở trang trại là 1,42
người, trong khi đó ở nông hộ là 1 người. Điều này cho thấy trong lĩnh vực chăn nuôi
cả kinh tế trang trại và kinh tế hộ chủ yếu là tận dụng sức lao động của gia đình. Trang
trại và nông hộ đều không ký hợp đồng khi thuê mướn lao động.
- Số trang trại có thuê mướn lao động thời vụ là 53 trang trại, chiếm tỉ lệ
46,49%. Lao động thuê mướn thời vụ bình quân của trang trại là 3,61 người. Số lao
động thuê mướn thời vụ cao nhất là 12 người. Có 22 nông hộ trong tổng số nông hộ
điều tra có thuê mướn lao động thời vụ, chiếm tỉ lệ 39,29%. Số lao động thuê mướn
cao nhất là 6 lao động. Đa số trang trại và lao động không gặp khó khăn khi thuê mướn
lao động.
- Về trình độ chuyên môn của lao động thuê mướn: lực lượng lao động làm thuê
chủ yếu là lao động phổ thông, không qua đào tạo.
Qua kết quả phân tích thống kê sơ bộ về mẫu điều tra ta nhận thấy quy mô đất
đai, quy mô đàn, vốn đầu tư cố định – máy móc thiết bị, vốn vay sản xuất kinh doanh
và lao động thuê mướn để phục vụ cho sản xuất – kinh doanh của khu vực trang trại
đều cao hơn nông hộ.
* Về kiến thức nông nghiệp:
- Kết quả điều tra cho thấy kiến thức nông nghiệp của chủ trang trại và nông hộ
chủ yếu là do tự học hỏi, tích lũy kinh nghiệm hoặc học hỏi từ bạn bè, nông dân khác
trong vùng. Phương tiện truyền thông đại chúng và các công ty kinh doanh vật tư – sản
phẩm nông nghiệp cũng là kênh quan trọng trong việc thu thập, tích lũy kiến thức
kỹ thuật nông nghiệp của nông dân. Cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên cũng
chiếm tỉ lệ 53,85% trong nguồn thu thập thông tin kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên đa số nông dân cho rằng họ ít có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với cán bộ
khuyến nông và khuyến nông viên, do mạng lưới khuyến nông viên ở tỉnh Bến Tre chỉ
mới được hình thành từ giữa năm 2007.
66.67%
12.82%
12.82%
53.85%
15.38%
69.23%
51.28%
51.28%
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%
Tự học hỏi
Các đoàn thể, tổ chức
Cán bộ nông nghiệp
Cán bộ khuyến nông
Các điểm trình diễn
Bạn bè, nông dân trong vùng
Phương tiện truyền thông đại
chúng
Công ty kinh doanh vật tư-sản
phẩm nông nghiệp
Đồ thị 2.2. Nguồn thu thập thông tin kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp
của trang trại/nông hộ
- Đa số chủ trang trại và nông hộ (73,82%) nhận thấy các thông tin, kỹ thuật sản
xuất mới có ích cho quá trình sản xuất của họ. Tuy nhiên mức độ áp dụng thông tin kỹ
thuật được khuyến cáo chỉ đạt 45,27%, chủ yếu do thiếu vốn đầu tư. Các kiến thức về
kinh tế, thị trường và chính sách trong nông nghiệp là những vấn đề mà đa số trang trại
còn vướng mắc cần được bổ sung.
- Khoảng 10% trang trại có truy cập Internet để tìm hiểu thông tin nông nghiệp -
thị trường. Hầu hết các trang trại đều không có trang thông tin điện tử (Website) và
không giao dịch thương mại điện tử.
* Về tiêu thụ sản phẩm:
Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh, thông qua hệ thống thu mua của
thương lái địa phương. Trên 90% nông hộ, trang trại được hỏi cho biết họ rất muốn ký
hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty, cơ sở chế biến nông sản để tránh rủi ro khi
giá cả biến động và ổn định thu nhập.
* Liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh:
Hình thức hợp tác trong sản xuất kinh doanh như thành lập tổ hợp tác sản xuất,
hợp tác xã chăn nuôi hiện chưa phát triển ở Bến Tre. Số liệu thu thập được cho thấy cả
chủ trang trại lẫn nông hộ đều quan tâm nhưng lại chưa có biện pháp thực hiện vấn đề
này.
2.2.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của trang trại và nông hộ:
Hiệu quả kinh tế của trang trại so với nông hộ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7. Hiệu quả kinh tế của trang trại so với nông hộ
Chăn nuôi Chỉ tiêu Cách tính Trang trại Nông hộ
Số lần
1-Tổng doanh thu 855,03 327,35 2,61
2-Tổng chi phí 628,47 268,62 2,34
3-Lao động gia đình 21,87 19,45 1,12
4-Lợi nhuận [1-2] 241,46 94,85 2,55
5-Thu nhập gia đình [3+4] 263,32 114,30 2,30
6-Tỉ suất lợi nhuận [4/2] 35,15% 39,72% 0,88
Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008
Theo tính toán doanh thu và lợi nhuận của trang trại chăn nuôi cao hơn 2,61 lần
so với nông hộ. Lợi nhuận của trang trại cao hơn nông hộ là 2,34 lần. Thu nhập lao
động gia đình của trang trại cao hơn nông hộ 2,30 lần. Tuy nhiên, kết quả tính toán cho
thấy tỉ suất lợi nhuận của trang trại thấp hơn nông hộ (35,15% so với 39,72%). Điều
này có thể được giải thích là do thời gian thu thập số liệu điều tra các tác nhân như tình
hình kinh tế biến động, dịch bệnh xảy ra (giá thức ăn tăng, giá heo hạ, heo không xuất
chuồng được do không có thị trường tiêu thụ…) làm cho lợi nhuận của trang trại giảm
xuống vì chí phí vốn cố định cao hơn. Tình trạng này dẫn đến kết quả là tỉ suất lợi
nhuận của trang trại thấp hơn so với nông hộ, hay nói một cách khác kinh tế trang trại
chăn nuôi ở Bến Tre chưa hiệu quả hơn kinh tế nông hộ. Vấn đề này sẽ được thảo luận
sâu hơn trong phần phân tích kết quả hồi qui.
Bảng 2.8. So sánh một số chỉ tiêu khu vực điều tra với số liệu chung của cả nước (tính
bình quân cho một trang trại)
Số liệu điều tra nông
thôn 2006 Chỉ tiêu ĐVT
Chung Bến Tre
Tính toán từ
dữ liệu thu
thập
Diện tích đất nông nghiệp sử
dụng
Ha 10,56 2,97 8,35
Qui mô đàn Con 76 91,74
Số lao động thuê mướn bình
quân
Lao động 2,9 0,9 1,42
Vốn sản xuất kinh doanh Triệu
đồng
257,8 251 184,41
Kết quả sản xuất kinh doanh Triệu
đồng
292,6 191 241,57
Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008 và số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT Bến
Tre, số liệu tính toán của GSO - Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2006.
Các chỉ tiêu cơ bản của mẫu điều tra cao hơn số liệu bình quân của trang trại
tỉnh Bến Tre nhưng thấp hơn so với số liệu của cả nước từ 1,21 (Kết quả sản xuất kinh
doanh) đến 2,04 lần (lao động thuê mướn bình quân).
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh
nông nghiệp trong khu vực điều tra:
Để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng cho kinh tế trang trại ta có thể mô
hình hoá mối quan hệ đó bằng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là lợi nhuận và 7
biến độc lập (Phân loại hộ / trang trại, Giới tính, Qui mô đàn gia súc, Diện tích đấrt
nông nghiệp, Tổng vốn đầu tư cố định, Kiến thức nông nghiệp, loại hình sản xuất).
* Phương pháp: ứng dụng phần mềm SPSS 16 để ước lượng mô hình hồi quy
tuyến tính đa biến với phương pháp nhập biến Stepwise.
Kết quả ứng dụng mô hình kinh tế lượng với 170 mẫu quan sát, biến phụ thuộc
là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp năm 2007 của các trang
trại/hộ chăn nuôi ở Bến Tre như sau:
Bảng 2.9 : Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc LnY ( thu nhập)
Biến độc lập (X i-n)
Hệ số hồi
qui hiệu
chỉnh
Thống
kê t
Mức ý
nghĩa
Sig.
Độ
chấp
nhận
VIF
Hằng số 3,016 21.454 0.000
X1 (Phân loại hộ / trang trại) -0,097 -2,692 0,008 0,770 1,299
X2 (Giới tính) 0,611 0,542
X3 (ln qui mô đàn gia súc) 0,685 14,766 0,000 0,462 2,167
X4 (ln diện tích đất nông nghiệp) -1,609 0,110
X5 (ln tổng vốn đầu tư cố định) 0,298 7,119 0,000 0,567 1,763
X6 (ln kiến thức nông nghiệp) 0,093 2,829 0,005
X7: (loại hình sản xuất – chăn
nuôi/kinh doanh tổng hợp) 0,073 2,236 0,027 0,932 1,073
R2 hiệu chỉnh = 0,832
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra tháng 2 năm 2008 bằng phần mềm SPSS 16
Như vậy, mô hình kinh tế với biến phụ thuộc là thu nhập từ hoạt động chăn nuôi
- sản xuất kinh doanh nông nghiệp là:
LnY = 3,016 – 0,097 X1+ 0, 685 X3 + 0, 298 X5 + 0, 093 X6 + 0, 073X7
Hay:
Y (thu nhập) = 20,41. X1-0,097. X30,685 .X50, 298. X60, 093. X70, 073
Với giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,529 mô hình cho biết có 83,20% thay đổi doanh
thu từ hoạt động chăn nuôi - sản xuất kinh doanh nông nghiệp được giải thích bởi qui
mô đàn gia súc, tổng vốn đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất
của hộ/trang trại ; 16,80% được giải thích bởi các biến khác chưa đưa vào mô hình.
Với mức ý nghĩa của kiểm định t của 4 biến độc lập khá nhỏ (Sig từ 0,000 –
0,027) cho thấy thu nhập của chủ hộ/trang trại phụ thuộc khá chặt chẽ vào qui mô đàn
gia súc, tổng vốn đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất của
hộ/trang trại.
Độ chấp nhận của các biến khá cao (từ 0,462 – 0,932), hệ số phóng đại phương
sai VIF của các biến <10 (nằm trong khoảng 1,073 - 2,167) nên có thể kết luận không
có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Xét tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc ta có:
-Về phân loại hộ / trang trại: với giả định các yếu tố khác không đổi nếu hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh là trang trại thì thu nhập giảm so với nông hộ là
9,24%.
-Về qui mô đàn: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi qui mô đàn
tăng 1% thu nhập sẽ tăng thêm 0,685%.
-Về vốn đầu tư tài sản cố định: thu nhập sẽ tăng thêm 0,298% khi vốn đầu tư tài
sản cố định tăng 1% với giả định các yếu tố khác không đổi.
-Về kiến thức nông nghiệp: với giả định các yếu tố khác không đổi thu nhập sẽ
tăng thêm 0,093% khi kiến thức nông nghiệp tăng 1 đơn vị.
-Về loại hình sản xuất: với giả định các yếu tố khác không đổi nếu trang trại/hộ
đang sản xuất kinh doanh tổng hợp thì thu nhập cao hơn so với trang trại/hộ chăn nuôi
7,57%.
Nhận xét chung:
Dựa trên số liệu điều tra thực tế, bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng để
nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập trang trại/hộ chăn nuôi với các nhân tố ảnh
hưởng đã cho thấy một số vấn đề như sau:
- Trong 7 biến đưa vào mô hình có 4 biến độc lập (qui mô đàn gia súc, tổng vốn
đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp, loại hình sản xuất) là phù hợp với kỳ vọng giả
định của mô hình lý thuyết, phù hợp với các lý thuyết kinh tế phát triển và kinh nghiệm
phát triển kinh tế trang trại trên thế giới. Các biến độc lập này có ảnh hưởng đến thu
nhập của trang trại/hộ chăn nuôi, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này
không giống nhau. Yếu tố qui mô đàn, là điều kiện để hình thành trang trại chăn nuôi,
có tác động mạnh nhất. Yếu tố quan trọng thứ hai là vốn đầu tư tài sản cố định. Trang
trại kinh doanh tổng hợp cho kết quả sản xuất tốt hơn trang trại chăn nuôi thuần, điều
này cho thấy trong bối cảnh suy giảm của ngành hàng chăn nuôi, các trang trại chuyên
môn hóa cao sẽ gặp rủi ro nhiều hơn so với các trang trại tổng hợp (nhờ nhiều ngành
hàng nên chia xẻ được rủi ro nhiều hơn).
- Mô hình cho thấy thu nhập của trang trại/hộ chăn nuôi gần như không có quan
hệ gì với tỉ lệ tăng qui mô diện tích đất đai và giới tính. Sở dĩ như vậy là do hình thức
trang trại/hộ được lựa chọn điều tra là trang trại/hộ chăn nuôi – thu nhập chủ yếu có
được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi do vậy thu nhập không phụ thuộc
nhiều vào qui mô diện tích đất nông nghiệp. Trong hoạt động sản xuất chăn nuôi, kể cả
chăn nuôi gia đình và trang trại, phụ nữ thường đóng vai trò chính trong việc chăm sóc
– nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm. Theo số liệu thống kê thu thập được từ hoạt động
khuyến nông tỉnh Bến Tre các năm qua cho thấy tỉ lệ phụ nữ tham gia các lớp tập huấn
kỹ thuật chăn nuôi khá cao so với các lớp tập huấn trồng trọt, cơ khí nông
nghiệp…(42,6% so với 18,25%). Cá biệt có những lớp do Hội liên hiệp phụ nữ liên kết
với Trung tâm Khuyến nông tổ chức, số phụ nữ tham gia lên đến trên 90%. Do vậy đối
với nông hộ/trang trại chăn nuôi yếu tố giới tính của chủ trang trại là nam không có tác
động lớn đến sự biến động về thu nhập của hộ/trang trại.
- Một vấn đề quan trọng cần lưu ý của kết quả hồi qui là hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh trong nông nghiệp lại có tương quan nghịch với thu nhập. Như vậy
trên thực tế kinh tế trang trại trong phạm vi ngành chăn nuôi ở Bến Tre chưa có sự tiến
bộ so với kinh tế nông hộ. Điều này có thể giải thích như sau:
* Kinh tế trang trại chăn nuôi ở Bến Tre chỉ đang ở thời kỳ tích nguồn lực sản
xuất theo kiểu cộng gộp đơn giản, chưa có sự đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất nên
chưa tạo ra được sự thay đổi về hiệu quả sản xuất cũng như tạo ra được tính kinh tế
nhờ quy mô (econonmy of scale) như lý thuyết đã chỉ ra: Trang trại - đặc biệt là trang
trại chăn nuôi - ở Bến Tre mới được hình thành, theo số liệu của Tổng cục Thống kê từ
cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản ngày 01 tháng 10 năm 2001
toàn tỉnh có 637 trang trại trong đó chỉ có 8 trang trại chăn nuôi, đến năm 2007 con số
này lên đến 463 trang trại. Các trang trại này phát triển từ kinh tế nông hộ với phương
thức chăn nuôi tập trung bán thâm canh nên chưa có cơ sở vật chất, chuồng trại, máy
móc hiện đại...
* Do tổ chức sản xuất vẫn còn manh mún, rời rạc, chưa liên kết chặt chẽ với thị
trường nên trang trại chưa tận dụng được lợi thế sản xuất với quy mô sản phẩm lớn: tất
cả các hộ/trang trại được p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PHAT TRIEN_TRANG TRAI_CHAN NUOI.pdf