Tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------
LƯU HỮU LỄ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh
Năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------
LƯU HỮU LỄ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
ĐẾN NĂM 2020
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ QUANG HUÂN
Tp. Hồ Chí Minh
Năm 2010
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh sách các từ viết tắt
Danh mục các bảng
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài……………............................................................i
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................ii
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài……...…............................................ii
4. Nội dung nghiên cứu của luận văn........................................................
96 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------
LƯU HỮU LỄ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh
Năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------
LƯU HỮU LỄ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
ĐẾN NĂM 2020
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ QUANG HUÂN
Tp. Hồ Chí Minh
Năm 2010
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh sách các từ viết tắt
Danh mục các bảng
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài……………............................................................i
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................ii
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài……...…............................................ii
4. Nội dung nghiên cứu của luận văn......................................................ii
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................iii
6. Điểm mới của đề tài .........................................................................iii
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN CÁC KCN Ở VIỆT NAM. ………………………………………...01
1.1. Các khái niệm cơ bản về KCN, CCN…………………………………01
1.1.1 Khu công nghiệp…………………………………………………....01
1.1.1.1. Định nghĩa..................................................................................01
1.1.1.2. Đặc điểm......................................................................................01
1.1.2. Cụm công nghiệp…………………………………………………...01
1.1.2.1. Định nghĩa................................................................................ 02
1.1.2.2. Đặc điểm....................................................................................02
1.1.3. Doanh nghiệp KCN, CCN .......................................................... ....02
1.1.4. Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN .......................... ....03
1.1.5. Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố ...................................... .…03
1.2. Vai trò của KCN, KCX và CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước ...........................................................................................….03
1.2.1. Thu hút nhiều nguốn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế ....….03
1.2.2. Góp phần giải quyết công việc làm, tạo ra một lực lượng lao động
có trình độ tay nghề cao cho xã hội ........................................................….04
1.2.3. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của đất
nước........................................................................................................ …..04
1.2.4. Góp phần đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp vào kim ngạch
xuất nhập khẩu và ngân sách cả nước ...................................................….05
1.2.5. Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và nâng cao
năng lực sản xuất ở từng vùng, miền .....................................................….05
1.2.6. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề
mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ..... …..05
1.2.7. Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước .................. …..06
1.2.8. Góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà
nước về KCN, CCN .................................................................................….06
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KCN
Việt Nam .................................................................................................….07
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................... …..07
1.3.2. Kết cấu hạ tầng .......................................................................... …..07
1.3.3. Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động .......................….07
1.3.4. Môi trường đầu tư ......................................................................….08
1.3.5. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng............................................….08
1.3.6. Phát triển khu dân cư đồng bộ ...................................................….09
1.3.7. Điều kiện về đất đai ....................................................................….09
1.4. Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, KCX trên thế
giới và Việt Nam .................................................................................... …..09
1.4.1. Lịch sử hình thành KCN, KCX trên thế giới .............................….10
1.4.2 . Kinh nghiệm xây dựng các KCN ở Việt Nam...........................….11
1.4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam…11
1.4.2.2. Kinh nghiệm xây dựng và thu hút đầu tư các KCX, KCN Việt Nam
.................................................................................................................…..12
1.4.2.2.1. Kinh nghiệm thành công ...........………….………………...12
1.4.2.2.2. Kinh nghiệm thất bại…………………...….……….............11
1.4.3. Quá trình hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam ............... …..13
1.4.4. Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động các KCN, KCX Việt Nam
................................................................................................................ …..14
1.4.4.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX ............... ……..…..14
1.4.4.2. Tình hình cho thuê đất trong KCN, KCX ..................... ……...….15
1.4.4.3. Về tình hình SXKD của các DN trong KCN, KCX .....…….….….16
1.4.4.4. Về tình hình lao động.........................................................….….16
1.4.4.5 Công tác bảo vệ môi trường..............................................…..…. 16
1.4.4.6. Về quản lý Nhà nước đối với KCN………............................. ..….17
1.4.5. Xu hướng phát triển các KCN hiện nay ................................... ……18
1.4.6. Một số kinh nghiệm và bài học phát triển KCN ........................ …..19
1.4.7. Dự báo các yếu tố tác động........................................................ ..…20
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................. …..21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN TẠI
TỈNH BẾN TRE .................................................................................... ..…22
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre ................... …..22
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động của các KCN trong thời gian qua…23
2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển KCN tại tỉnh Bến Tre .......... …..23
2.2.1.1. Thành lập các KCN tại Bến Tre ................................. …..…...….23
a. Số lượng, diện tích, địa điểm, tình trạng đất ... ……..……………..23
b. Tình hình triển khai dự án kết cấu hạ tầng KCN .................……...24
c. Tình hình sử dụng đất và thu hút đầu tư trong KCN................ …..25
2.2.1.2. Thành lập Ban Quản lý ........................................................ …...25
2.2.1.3. Qui hoạch và dự kiến phát triển các KCN tại Bến Tre ............…26
2.2.2. Thực trạng hoạt động tại các KCN từ khi thành lập cho đến nay...29
2.2.2.1. Tình hình quỹ đất tại các KCN…………………………………..29
2.2.2.2. Thực trạng về thu hút vốn đầu tư và cơ cấu ngành nghề đầu tư tại
các KCN...................................................................................................…..30
a. Các ngành công nghiệp hiện có trong KCN .............................. …..30
b. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh...................................….30
2.2.2.3.Đánh giá tình hình về môi trường trong KCN ........................ ….30
2.2.2.4. Những thành tựu, đóng góp của các KCN đối với sự phát triển
kinh tế của tỉnh ......................................................................................... ….31
2.2.2.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học kinh
nghiệm......................................................................................................…..31
2.2.2.6. Xây dựng ma trận bên trong (IFE) của KCN, CCN...................33
2.2.3. Đánh giá sự tác động của môi trường vi mô, vĩ mô đến hoạt động
của KCN ................................................................................................. …..35
2.2.3.1. Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô .........................…….35
a. Các yếu tố kinh tế…………………………………………….….….35
b. Các yếu tố xã hội ........................................................................….36
c. Các yếu tố về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường…………...38
d. Các yếu tố chính sách vĩ mô của Nhà nước.................................….38
2.2.3.2. Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô……………………...40
a. Khách hàng …………………………………………………….......40
b. Các nhà cung cấp...................................................................... .….40
c. Các đối thủ cạnh tranh …………. ………………………………...41
d. Các đối thủ tiềm ẩn mới.....................................................................41
2.2.3.3. Xây dựng ma trận bên ngoài (EFE) của KCN, CCN ...…………..44
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................…...45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN BẾN
TRE ĐẾN 2020 ...................................................................................... …..46
3.1. Phân tích và dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển các KCN
tỉnh Bến Tre........................................................................................... …..46
3.1.1. Xu hướng phát triển các KCN hiện nay ................................... .….46
3.1.2. Các căn cứ để xây dựng mục tiêu phát triển các KCN............. .….46
3.1.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre
..................................................................................................................….46
3.1.2.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các KCN của Bến Tre
đến 2020................................................................................................….…47
3.2. Một số giải pháp phát triển KCN tại Bến Tre đến 2020............... ..…49
3.2.1. Hình thành các giải pháp qua phân tích và đánh giá ma trận SWOT
................................................................................................................ ..….49
3.2.2. Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào KCN, CCN Bến Tre đến năm
2020…………………………………………………………………………...53
3.2.2.1. Nhóm giải pháp S-O…………………………………………………53
a. Nhóm giải pháp tuyên truyền các chính sách của Nhà nước...…….53
b. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh..........…...53
c. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài .............................……56
3.2.2.2. Nhóm giải pháp S-T ............................................................. ..….58
a. Nhóm giải pháp quy hoạch KCN, CCN gắn liền liên kết vùng.…...58
b. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và hàng rào KCN,
CCN........................................................................................................ …..61
c. Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho các KCN, CCN
................................................................................................................ …..63
3.2.2.3. Nhóm giải pháp W-O ........................................................... …...64
a. Nhóm giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường........... …..64
b. Cải tiến hệ thống ngân hàng....................................................……66
c. Giải pháp về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng ...............................…67
3.2.2.4. Nhóm giải pháp W-T............................................................ ..….68
a. Nhóm giải pháp ổn định và phát triển xã hội..............................….68
b. Nâng cao hiệu quả quản lý các KCN, CCN...............................….74
c. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị đoàn thể trong các KCN,
CCN.........................................................................................................….76
3.3. Một số kiến nghị ..............................................................................….77
3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước .......................................... …..77
3.3.2. Một số kiến nghị đối với Tỉnh Bến Tre..................................... …..79
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................….80
KẾT LUẬN ..................................................................................... .…82
Tài liệu tham khảo
Danh mục các phụ lục
iPHẦN MỞ ÐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thời gian qua, với đường lối và những chính sách đổi mới của Đảng và
Nhà nước, Bến Tre đã nỗ lực phấn đấu và đã có những bước phát triển CN
khá. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên nhiều
tiềm năng và nguồn lực của tỉnh chưa được khai thác tốt, kết quả thu được
chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển.
Để phát huy hết các nguồn lực, lợi thế và vận hội mới, việc hình thành
và phát triển các KCN trên địa bàn là một trong những phương hướng cơ bản
và điều kiện để thực hiện chủ trương CNH-HĐH, đảm bảo cho phát triển CN
một cách chủ động có kế hoạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,
tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư thuận lợi nhất, giải quyết việc làm
cho lao động địa phương; nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân
nhất là khu vực lân cận KCN; góp phần đô thị hoá ở các vùng gần KCN và
đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN, góp phần thực
hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XIII và
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre thời kỳ 2006 -
2020 với mục tiêu thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành
tỉnh CN vào năm 2020.
Hiện tại tỉnh Bến Tre có 2 KCN được Chính phủ phê duyệt trong danh
mục các KCN cả nước là: KCN Giao Long, diện tích giai đoạn I là 101,47ha,
trong đó diện tích xây dựng KCN là 98,5ha và giai đoạn II là 68,04ha; KCN
An Hiệp với diện tích 72ha. Tổng diện tích đất của 2 KCN là 173,47ha, trong
đó đất CN có khả năng cho thuê 113,89ha. Đến nay đã cho thuê được 81,63ha
chiếm 71,67% diện tích đất CN; trong đó có 10 dự án đang đàm phán, có khả
năng đến cuối năm 2009 sẽ lấp đầy 2 KCN này. Đánh giá, so sánh với tổng
diện tích đất toàn tỉnh cũng như so với cơ cấu kinh tế trong những năm tới của
ngành CN thì diện tích đất xây dựng KCN hiện tại là quá thấp. Trong điều
ii
kiện các KCN hiện hữu của Bến Tre về cơ bản đã được lấp đầy mà các nhà
đầu tư khác tiếp tục đăng ký, tìm hiểu cơ hội đầu tư, việc mở rộng diện tích và
xây dựng mới các KCN trên địa bàn là rất cần thiết và là nhu cầu cấp bách.
Tuy rằng trong thời gian qua các KCN đạt được những thành quả tốt,
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại làm cản trở quá trình thu hút đầu tư và
phát triển các KCN, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định vì phát triển nhanh sẽ kèm
theo những hậu quả về môi trường, về xã hội không chỉ cho tỉnh Bến Tre mà
còn liên đới tới các địa phương lân cận khác trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và cả nước. Vì vậy cần cải tiến khắc phục để thu hút đầu tư và phát
triển ổn định, tận dụng lợi thế sẵn có một cách triệt để hơn. Đòi hỏi trách
nhiệm cao của các cơ quan quản lý Nhà nước đảm bảo cho sự phát triển lâu
dài, ổn định các KCN của tỉnh Bến Tre, cũng như các tỉnh lân cận trong khu
vực và cả nước trong thời gian tới.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề phát triển bền vững các KCN
của tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2020, nên tôi chọn đề tài làm luận văn tốt
nghiệp cao học ngành Quản trị Kinh doanh này là:
“NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng hoạt động các KCN ở tỉnh Bến Tre trong những
năm gần đây, rút ra những thành tựu và các tồn tại trong quá trình phát triển
các KCN của tỉnh.
-Nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của các KCN trên
địa bàn tỉnh Bến Tre.
-Đề xuất các giải pháp phát triển các KCN của tỉnh Bến Tre đến năm
2020.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
iii
Vận dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương
pháp điều tra khảo sát các KCN của tỉnh Bến Tre và phương pháp chuyên gia
để xây dựng các ma trận IFE, EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh, từ đó hình
thành nên ma trận SWOT để để xuất một số giải pháp phát triển các KCN Bến
Tre.
4. Nội dung nghiên cứu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm có 03
chương chính, cụ thể:
Chương 1: Đặc điểm chung về tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng phát triển các KCN tại tỉnh Bến Tre.
Chương 3: Những giải pháp phát triển các KCN tại tỉnh Bến Tre từ đây
đến năm 2020.
Luận văn gồm 83 trang nội dung chính và tài liệu tham khảo, phụ lục.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Địa bàn nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu tình hình phát triển các KCN,
CCN tại tỉnh Bến Tre.
Thời gian: Nội dung đánh giá hoạt động lấy mốc thời gian từ năm 2005
đến 2010, trong đó chủ yếu là những năm gần đây.
6. Điểm mới của đề tài:
- Xem xét một cách tổng hợp những vấn đề trong và ngoài KCN trong
mối tương quan hợp tác với các địa phương khác trong vùng.
- Đánh giá thực trạng phát triển KCN của tỉnh thực tế và trung thực nhất.
- Cơ sở, mục tiêu và giải pháp là nhằm giúp cho các KCN của tỉnh phát
triển trong một thời kỳ nhất định đến năm 2020.
*
* *
iv
1CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
1.1. Các khái niệm cơ bản về KCN, CCN:
1.1.1. Khu công nghiệp:
1.1.1.1. Định nghĩa:
Theo quy định hiện hành của Quy chế KCN được ban hành theo
Nghị định số 36/CP, ngày 24 tháng 4 năm l997 của Chính phủ đã định nghĩa:
“ KCN là khu tập trung các DN KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định,
không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập”.
1.1.1.2. Đặc điểm:
- KCN có vị trí xác định, có thể có hoặc không có rào ngăn cách, không
có dân cư sinh sống.
- KCN được thành lập để thu hút các DN sản xuất và dịch vụ phục vụ
sản xuất công nghiệp.
- KCN được thành lập có khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài.
- KCN có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
- Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất nhà nước để đầu tư hạ tầng và thu tiền
cho thuê đất, phí điều hành KCN.
- Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lý KCN cấp
tỉnh, Thành phố theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa,
một đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập DN.
1.1.2. Cụm công nghiệp:
Cuối năm 2002, ở Việt Nam ngoài 75 KCN do Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập, nhiều địa phương đã quy hoạch và phát triển nhiều
2KCN vừa và nhỏ hay còn gọi là CCN. Do Nhà nước chưa có quy định pháp lý
cho phát triển mô hình này, nên việc phát triển các CCN ở các địa phương
mang tính tự phát do yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của riêng từng địa
phương. Cho nên, về quy mô, hình thức phát triển CSHT, đầu mối quản lý, cơ
chế tài chính, phương thức hỗ trợ phát triển,... cũng rất đa dạng.
Vì vậy, cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về CCN, tùy theo các
nhà nghiên cứu, tùy địa phương và tùy thời điểm. CCN có thể định nghĩa như
sau:
1.1.2.1. Định nghĩa:
CCN là khu vực sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất do địa phương
thành lập và quản lý, không bị điều chỉnh của qui định pháp luật như KCN
nêu trên.
Việc phát triển các CCN đều có chủ trương lãnh đạo của tỉnh và được
đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
1.1.2.2. Đặc điểm:
- Được quy hoạch chủ yếu phục vụ cho sản xuất nhỏ của địa phương,
không đủ năng lực tài chính thuê đất trong các KCN tập trung.
- Ngành nghề thường gắn liền với vùng nguyên liệu, với ngành nghề
truyền thống của từng địa phương.
- CCN do UBND cấp tỉnh, thành phố quyết định thành lập.
- Cơ chế quản lý: Đầu mối quản lý các CCN khá đa dạng do chưa có quy
định chung của Chính phủ. Một số địa phương thì giao cho Ban Quản lý các
KCN địa phương quản lý như Hà nội, Quảng Nam, Phú Yên. Nhiều tỉnh nếu
CCN thuộc địa bàn huyện nào thì huyện đó quản lý như Đồng Tháp, Long
An. Một số tỉnh giao cho Sở CN quản lý như Bến Tre. Cơ chế quản lý CCN
không theo quy chế KCN tập trung, việc đầu tư hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân
sách địa phương.
1.1.3. Doanh nghiệp KCN, CCN:
3Là DN được thành lập và hoạt động trong KCN, CCN, bao gồm DN
sản xuất và DN dịch vụ.
1.1.4. Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN:
Là DN được thành lập có chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng được Thủ
tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở
hạ tầng KCN. Đối với DN kinh doanh hạ tầng CCN thì do UBND tỉnh, thành
phố quyết định sau khi có chủ trương của Chính phủ.
1.1.5. Ban quản lý KCN, CCN cấp tỉnh, thành phố:
Là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trong phạm vi địa lý hành chính
của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc Ban quản lý một KCN,
hoặc Ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh, do Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập và được sử dụng con dấu Quốc huy.
1.2. Vai trò của KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước:
1.2.1. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế:
Đặc điểm của mô hình phát triển các KCN, CCN là các nhà đầu tư trong
và ngoài nước cùng đầu tư trên vùng không gian lãnh thổ, là nơi kết hợp sức
mạnh của nguồn vốn trong và ngoài nước.
Việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ giúp cho đất nước thu hút được
một nguồn vốn khá quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia. Trong việc quy
hoạch lại các mạng lưới DN CN, Chính phủ rất khuyến khích các DN trong
nước đầu tư vào các KCN.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu đối với sự nghiệp CNH-
HĐH là vốn. Trong những năm qua, phát triển KCN đã huy động được nguồn
vốn khá lớn cho nền kinh tế, đi liền với nó là hệ thống các chính sách đầu tư.
Tác dụng huy động vốn của KCN được thể hiện ở hai mặt:
Trước hết là KCN huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế đất nước, đây là
nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân tố nội lực. Trong những năm gần
4đây nguồn vốn này phát triển nhanh chóng, tính đến cuối năm 2008 tổng số
vốn đầu tư của các DN trong nước hơn 200 ngàn tỷ đồng. Riêng các KCN
ĐBSCL đã thu hút vốn đầu tư trong nước khoảng 15.820 tỉ đồng.
Thứ hai, KCN huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài: Trong điều
kiện nền kinh tế tích lũy nội bộ còn thấp thì việc thu hút nhiều vốn đầu tư
nước ngoài là rất quan trọng. KCN là biện pháp hữu hiệu nhằm huy động các
DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế từ khi xây dựng cho đến nay tổng số
vốn đầu tư nước ngoài vào KCN tăng đáng kể khoảng 34 tỷ USD. Các KCN
ĐBSCL đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn 1.029 triệu
USD.
1.2.2. Góp phần giải quyết công việc làm, tạo ra một lực lượng lao
động có trình độ tay nghề cao cho xã hội:
KCN thu hút rất nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Theo số liệu từ Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối 2008 các KCN đã thu hút trên 1 triệu lao
động trực tiếp và 2 triệu lao động gián tiếp, góp phần làm gia tăng chất lượng
nguồn nhân lực kể cả lao động quản lý và kỹ năng lao động trực tiếp. Các DN
trong KCN vùng ĐBSCL đã giải quyết việc làm cho khoảng 60.000 lao động.
Với lực lượng lao động lớn, máy móc thiết bị hiện đại, trình độ quản lý
cao của các DN trong KCN, nó sẽ tạo áp lực cho các cơ quan Nhà nước tăng
cường đào tạo nguồn nhân lực trong nước đáp ứng được yêu cầu của các
KCN và bản thân DN lúc đó cũng có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có tay
nghề cao cho mình.
Ngoài ra, các DN trong KCN mà đặt biệt là các DN có vốn đầu tư nước
ngoài đã đào tạo được đội ngũ lao động tiên tiến, có tác động lan tỏa và nâng
cao nền tảng trình độ lao động của đội ngũ lao động Việt Nam.
1.2.3. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế
của đất nước:
5Các KCN, CCN còn có tác dụng kích thích cạnh tranh, đổi mới và hoàn
thiện môi trường kinh doanh. Các DN trong các KCN, CCN đóng vai trò kích
thích việc cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, nhất là
thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hối của các địa phương nói riêng và của cả
nước nói chung. Các DN này cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt và cấu
trúc mạng lưới thương mại hàng hoá và dịch vụ xã hội.
1.2.4. Góp phần đáng kể vào giá trị sản xuất CN vào kim ngạch
xuất nhập khẩu và ngân sách cả nước:
Theo số liệu từ Vụ quản lý KCN và KCX thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
trong năm 2008 các DN trong KCN của cả nước đã tạo ra giá trị sản xuất CN
trên 20 tỷ USD (chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất của ngành CN cả nước).
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của các DN trong
KCN và KCX đạt khoảng 16,3 tỷ USD (chiếm khoảng 23,5% tổng kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước). Trong đó xuất khẩu đạt gần 8 tỷ USD.
Tổng doanh thu các DN trong KCN vùng ĐBSCL đạt trên 1,5 tỉ USD, trong
đó xuất khẩu đạt gần 590 triệu USD. Ngoài ra hiệu quả hoạt động của các DN
KCN đã đóng góp nhất định vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
1.2.5. Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và
nâng cao năng lực sản xuất ở từng vùng, miền:
Các KCN đã và đang tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế
mạnh đặc thù của địa phương mình. Đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ
phát triển sản xuất trong vùng, miền và cả nước.
1.2.6. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành
nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH:
Theo đánh giá của các chuyên gia, những công nghệ đang sử dụng ở các
dự án FDI trong các KCN đa phần thuộc công nghệ hiện đại hơn công nghệ
vốn có của nước ta, đa số đều là những dây chuyền tự động hoá, tương đối
6hiện đại, một số sản phẩm điện tử vi mạch, ô tô, xe máy, thép… được sản
xuất bằng những công nghệ tiên tiến.
KCN là nơi tập trung các DN CN và dịch vụ CN nên nó góp phần nâng
cao tỷ trọng ngành CN và dịch vụ CN. Trong những năm qua tỷ trọng giá trị
SXCN do các KCN tạo ra luôn tăng qua các năm, từ 13% năm 2000 lên
26,4% năm 2004 và năm 2005 là 28%. Ngoài ra các KCN còn đóng góp nâng
cao tỷ trọng các ngành dịch vụ CN như dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, bảo
hiểm, bưu chính viễn thông, tài chính. Đây là những dịch vụ có giá trị cao, đạt
tiêu chuẩn quốc tế và có giá trị gia tăng khá, đáp ứng yêu cầu của hội nhập
kinh tế quốc tế.
1.2.7. Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước:
Để thu hút đầu tư vào các KCN, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai
nhanh dự án, ngoài các chính sách ưu đãi về tài chính. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
trong và ngoài hàng rào đồng bộ và hiện đại (bao gồm cả hệ thống điện nước,
bưu chính viễn thông), không chỉ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các
DN hoạt động mà còn có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế của địa
phương nơi có KCN.
1.2.8. Góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản
lý nhà nước về KCN, CCN:
KCN là một mô hình mới được xây dựng và phát triển ở Việt Nam nên
thực tế triển khai mô hình này còn nhiều bất cập trong quản lý nhà nước về
KCN như phân cấp, ủy quyền trong KCN, thủ tục hành chính trong đầu tư vào
các KCN, các vấn đề về thuế, hải quan,… Thực tiễn phát triển KCN đã cho
chúng ta nhiều bài học trong quản lý nhà nước về KCN nói riêng và quản lý
nhà nước nói chung. Đến nay, bộ máy quản lý KCN đã hình thành một cánh
thống nhất từ trung ương đến địa phương bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư là
cơ quan quản lý KCN cấp trung ương và các Ban quản lý các KCN cấp tỉnh.
Việc phân cấp mạnh mẽ cho Ban quản lý các KCN cấp tỉnh trong việc quản lý
7hoạt động đầu tư trong KCN, là nơi thực hiện tốt cơ chế “một cửa, tại chỗ”,
tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư vào KCN và cũng là nơi các cơ
quan nhà nước “thử nghiệm” các chính sách và ngày càng hoàn thiện các
chính sách đó sao cho phù hợp với thực tế.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các
KCN, CCN ở Việt Nam:
1.3.1. Điều kiện tự nhiên:
KCN, CCN phải được bố trí tại vị trí có khả năng xây dựng kết cấu hạ
tầng thuận lợi và hiệu quả, có khả năng mở rộng diện tích khi phát triển và có
thể liên kết thành các CCN . Địa điểm phải gần các trung tâm kinh tế, các đầu
mối giao thông và nguồn cung ứng điện, nước.
1.3.2. Kết cấu hạ tầng:
Hầu hết các KCN, CCN đều hình thành trên các khu đất mới, do đó cần
đảm bảo các điều kiện kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCN, CCN
thì mới có thể thu hút các nhà đầu tư vào. Nhằm đảm bảo xử lý ô nhiễm môi
trường, ngoài cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên
lạc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải tốt. Nếu không thực hiện
tốt điều này, có thể sẽ lại hình thành những khu vực ô nhiễm. Thực tế, ngoài
ưu điểm tập trung sản xuất, các KCN, CCN là nơi có điều kiện để xây dựng
cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, Đây cũng là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà
đầu tư chọn KCN, CCN để sản xuất thay vì chọn một nơi khác. Việc đầu tư
cơ sở hạ tầng phải phù hợp với đối tượng nhà đầu tư nhằm xác định giá cho
thuê đất phù hợp. Đây là một mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng tài chính
của các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.
1.3.3. Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động:
Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và giảm chi phí sản
xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, các yếu tố đầu vào như nguyên liệu sản
xuất, lao động đã được các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư vào một
8KCN, CCN . Vì vậy, các KCN, CCN phải bảo đảm gần nguồn cung cấp
nguyên vật liệu và lao động với giá cả thích hợp. Ngoài ra, các KCN, CCN
được bố trí gần các nguồn cung ứng lao động sẽ giúp DN và chính quyền địa
phương không bị áp lực về việc giải quyết nơi ăn, chốn ở và các dịch vụ phúc
lợi khác. Bên cạnh số lượng lao động, chúng ta cần chú ý đến chất lượng của
lao động.
1.3.4. Môi trường đầu tư:
Các nhà đầu tư vào KCN, CCN ngoài việc quan tâm đến giá thuê đất, tận
dụng lợi thế về giá nhân công rẻ, còn đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu
tư. Nhằm tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư vào các KCN, CCN, Nhà nước
phải cải cách hành chính đơn giản từ khâu cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy
phép xây dựng đến các chính sách về thuế, tín dụng, hải quan... Hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều áp dụng cơ chế “một cửa” để giảm thiểu tối đa các
thủ tục cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, yếu tố môi
trường đầu tư đang trở thành yếu tố hàng đầu trong việc thu hút đầu tư vào
các KCN, CCN. Trong chừng mực nào đó, nó còn quan trọng hơn cả yếu tố
về giá thuê đất và giá nhân công.
1.3.5. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như tiền đề để thu hút các nguồn vốn
đầu tư khác. DN chỉ bỏ vốn đầu tư vào KCN, CCN khi đã có cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh. Do đó, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như nguồn vốn “mở
đường” mà các DN kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN phải bỏ ra ngay từ
ban đầu. Giải quyết được mâu thuẫn khi chưa thu được tiền thuê đất mà đã
phải bỏ vốn ra đầu tư sẽ khắc phục được tồn tại về tiến độ lấp đầy các KCN,
CCN còn chậm. Các DN phát triển hạ tầng KCN, CCN phải có tiềm lực tài
chính tốt nhằm đảm bảo tiến độ đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng
bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi vào thuê đất có thể tiến hành xây
dựng nhà máy nhanh chóng. Do nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, vì
9vậy nguồn vốn đầu tư không những phải đảm bảo đầy đủ mà còn phải được
đầu tư đúng lúc, đúng chỗ nhằm phát huy tác dụng ngay được.
1.3.6. Phát triển khu dân cư đồng bộ:
Quá trình phát triển các KCN, CCN phải gắn liền với việc xây dựng các
khu dân cư và các công trình phúc lợi để giải quyết đời sống cho các công
nhân sản xuất trong các KCN, CCN . Theo đà phát triển của các KCN, CCN ,
số lượng công nhân sản xuất tại các nhà máy ngày càng gia tăng. Việc ổn định
nơi ăn, ở cho lực lượng công nhân sẽ góp phần giúp cho hoạt động SXKD của
các xí nghiệp được ổn định và phát triển. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, việc
phát triển khu dân cư xung quanh các KCN, CCN còn nhằm ổn định về mặt
xã hội và an ninh trật tự. Vì vậy, đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển của các KCN, CCN . Việc phát triển khu dân cư
không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của các Công ty
phát triển hạ tầng và các DN trong KCN, CCN.
1.3.7. Điều kiện về đất đai:
Khi xây dựng các KCN, CCN đòi hỏi phải sử dụng một diện tích đất
tương đối lớn tại khu vực không quá cách xa các trung tâm đô thị lớn. Các
khu vực này đồng thời cũng là địa điểm giãn dân trong nội thành với nhu cầu
đất để xây dựng khu dân cư cũng tương đối lớn, do đó chi phí đền bù giải tỏa
ngày càng tăng. Trong khi chi phí đền bù lại chiếm một tỷ trọng tương đối lớn
trong cơ cấu giá thành cho thuê đất. Vì vậy đây là một thách thức rất lớn đối
với các KCN, CCN trong quá trình cạnh tranh thu hút đầu tư nếu không tính
toán giá cho thuê đất một cách hợp lý. Vị trí khu đất, công năng hiện hữu của
khu đất sẽ ảnh hưởng lớn chi phí đền bù giải toả. Do đó, các vùng đất nông
nghiệp kém màu mỡ, hiệu quả canh tác không cao sẽ có thuận lợi hơn trong
việc xây dựng các KCN, CCN.
1.4. Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, CCN ở
Việt Nam:
[Type sidebar content. A sidebar is
a standalone supplement to the
main document. It is often aligned
on the left or right of the page, or
located at the top or bottom. Use
the Text Box Tools tab to change
the formatting of the sidebar text
box.
Type sidebar content. A sidebar is
a standalone supplement to the
main document. It is often aligned
on the left or right of the page, or
located at the top or bottom. Use
the Text Box Tools tab to change
the formatting of the sidebar text
box.]
10
1.4.1. Lịch sử hình thành KCN, KCX trên thế giới:
KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1896 ở Trafford Park
Thành phố Manchester (Anh) với tư cách là một DN tư nhân. Đến năm 1899
vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt
động và được coi là KCN đầu tiên của Mỹ. Đến năm 1959 ở Mỹ đã có 452
vùng công nghiệp và 1.000 KCN tập trung, Pháp có 230 vùng công nghiệp,
Anh có 55 KCN và Cannada có 21 vùng công nghiệp (1965).
Ở Châu Á, Singapore là quốc gia thành lập KCN đầu tiên vào năm
1951, đến năm 1954 Malaysia cũng chuẩn bị thành lập KCN và cho đến thập
kỷ 90 đã có 12 KCN, Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ năm 1955 và đến năm
1959 đã có 705 KCN. Đặc biệt một số nước trong khu vực này đã thành công
rất lớn trong việc sử dụng các hình thức KCN, KCX, KCNC để phát triển
kinh tế của quốc gia. Điển hình là KCNC ở Tân Trúc – Đài Loan, được xây
dựng năm 1980 với diện tích xây dựng 650 ha trên tổng diện tích quy hoạch
2.100ha, với tổng số vốn đầu năm 1995 lên tới 7 tỷ USD, sau 15 năm hoạt
động tổng doanh số hàng hóa và dịch vụ đạt được 10,94 tỷ USD chiếm 3,6%
GDP Đài Loan.
Đến năm 1992, trên Thế giới đã có 280 KCX được xây dựng ở 40 quốc
gia, trong đó có khoảng 60 khu đã hoạt động mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:
tổng số người làm việc trong các KCX từ các nước đang phát triển đạt trên
500.000 người, tổng trị giá xuất khẩu các sản phẩm chế biến của các nước
đang phát triển là 258 tỷ USD, chiếm khoảng 80% xuất khẩu của KCX, trong
đó chủ yếu từ các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan. Giá trị xuất khẩu
được tính trên người công nhân là hơn 30.000 USD ở Malaysia, 50.500 USD
ở Đài Loan, 67.800 USD ở Hàn Quốc, 72.000 USD ở (khu Baguio City)
Philippines. Các KCX đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn tập
trung vào các ngành điện tử, sản xuất ô tô.
11
Các KCN, KCX hình thành, đã thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà
máy, xí nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời với vốn đầu tư
trực tiếp, các nhà đầu tư đã trang bị cho các KCN, KCX những dây chuyền
công nghệ và phương pháp sản xuất mới, trực tiếp góp phần giữ vững tốc độ
tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh tiến trình CNH – HĐH đất nước.
1.4.2 . Kinh nghiệm xây dựng các KCN ở Việt Nam:
1.4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX ở Việt
Nam:
Tiền thân hình thành KCN, KCX ở Việt Nam là Khu kỹ nghệ Biên Hòa,
được thành lập năm 1963 (nay là KCN Biên Hòa). Nơi này có vị trí địa lý
thuận lợi cho phát triển CN, đây cũng là KCN lớn nhất sau ngày Miền nam
giải phóng.
Tháng 11/1991 KCX Tân Thuận được thành lập, đánh dấu sự ra đời và
hoạt động của KCN, KCX đầu tiên ở nước ta. KCX Tân Thuận có diện tích
300ha, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 88,92 triệu USD, chủ đầu tư
là Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh KCN xuất khẩu Tân Thuận,
liên doanh giữa Công ty Phát triển CN Tân Thuận và hai đối tác Pan Viet và
Central Trading (Đài Loan). KCX Tân Thuận gần sân bay, gần cảng lớn, cách
trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 4km, là KCX được chọn làm thí điểm cho
mô hình phát triển KCN, KCX sau này. KCX Tân Thuận được các cấp lãnh
đạo Trung ương và địa phương quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, tạo
điều kiện thuận lợi để hoạt động ổn định và phát triển.
Tính đến cuối tháng 8/2010, cả nước đã có 254 KCN, KCX được thành
lập với tổng diện tích tự nhiên gần 68.000 ha. Trong đó diện tích đất CN có
thể cho thuê đạt trên 45.000 ha, chiếm khoảng 60% đất tự nhiên, có 171 KCN
đã đi vào hoạt động và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt
bằng.
12
Cho đến nay các KCN đã và đang làm thay đổi đời sống KTXH của
những khu vực trước đây còn là những vùng hoang hóa, nay trở thành những
vùng CN, vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, những trung tâm văn hóa
phát triển, đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, tạo môi
trường thuận lợi để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
1.4.2.2. Kinh nghiệm xây dựng và thu hút đầu tư các KCN, KCX
Việt Nam:
1.4.2.2.1. Kinh nghiệm thành công:
Sự thành công của KCN và KCX là chọn đúng vị trí, chọn đúng đối tác,
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, trình độ văn hoá, tay nghề sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư (điện nước, đường, bưu chính viễn
thông,…). Bên cạnh đó cơ chế một cửa, tại chỗ có ý nghĩa trực tiếp thúc đẩy
quá trình phát triển KCN là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình quản
lý KCN. Các KCN, KCX thành công gồm:
a. KCX Tân Thuận (TP.HCM)
KCX Tân Thuận ra đời đúng thời điểm khi mà Nhà nước mở cửa thu hút
đầu tư, với cơ chế quản lý năng động và hạ tầng đầy đủ đã nhanh chóng thành
công. Được Trung ương và thành phố ưu ái riêng với nhiều cơ chế, uỷ quyền
rộng hơn các tỉnh khác. Ban quản lý KCX, KCN TP Hồ Chí Minh (HEPZA)
đã phát huy mô hình KCX, quản lý KCX Tân Thuận chặt chẽ vì thế uy tín của
HEPZA đối với các DN trong KCX, KCN, KCNC là rất cao, do đó vai trò hỗ
trợ, quản lý của HEPZA đã phát huy tác dụng.
Việc tự đảm bảo kinh phí, thu trên tỷ lệ doanh thu xuất khẩu đã tạo điều
kiện cho HEPZA tự chủ về tài chính trong hoạt động. Đó là những yếu tố tạo
nên thành công của KCX Tân Thuận, lấp đầy diện tích cho thuê.
b. KCN Biên Hoà II (Đồng Nai)
KCN hình thành vào đúng thời cơ đất nước mở cửa, chọn vị trí hợp lý,
giao giữa hai Quốc lộ, kết hợp với việc đơn vị hạ tầng KCN có nhiều kinh
13
nghiệm trong xây dựng đã cung cấp các công trình hạ tầng tốt nên chỉ trong 4
năm 1995-1998 đã có gần 100 dự án đầu tư dù giá thuê đất và chi phí hạ tầng
rất cao so với thời điểm bấy giờ.
Qua những lần giảm giá, nhưng đơn vị hạ tầng vẫn thu được giá cao với
diện tích đất cho thuê kín, đáp ứng đầy đủ hạ tầng cho các nhà đầu tư, dù giá
cao nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư vào KCN này. Đến nay, diện tích KCN
Biên Hoà II đã lấp đầy, tiếp tục mở rộng KCN.
1.4.2.2.2. Kinh nghiệm thất bại:
a. KCN Loteco (Đồng Nai): Do chủ đầu tư là liên doanh với Nhật
Bản đầu tư hạ tầng khá tốt, từ đường giao thông, hệ thống điện với trạm phát
điện riêng, cấp thoát nước, nhà máy xử lý nước thải... Giá thuê đất và phí hạ
tầng khá cao. Trong nhiều năm gần như không cho thuê được đất, chỉ có vài
dự án của Nhật là chỗ quen biết ban đầu của đối tác Nhật. Hiện nay, giá thuê
đất và chi phí hạ tầng giảm nhiều và linh hoạt hơn nên đã có vài chục dự án
đầu tư vào.
b. KCN Nomura (Hải Phòng): Do chủ đầu tư Nhật Bản mạnh vốn,
nên đầu tư trước khá đầy đủ hạ tầng, nhưng đúng thời điểm khủng hoảng tài
chính, tiền tệ Châu Á, đồng thời việc thu hút đầu tư vào miền Trung còn
nhiều khó khăn, nên thu hút đầu tư vào KCN Nomura Hải Phòng không thu
được kết quả.
1.4.3. Quá trình hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam:
CCN là một dạng hình xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây
từ khi chính sách đổi mới được triển khai, nhất là từ khi có vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Hiện nay ở địa phương bên cạnh các KCN do thủ tướng
thành lập theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ thì
các địa phương cũng đã quy hoạch và thành lập các CCN.
Sự hình thành các CCN xuất phát từ những đòi hỏi rất bức xúc về đất đai
phát triển các cơ sở CN vừa và nhỏ, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị
14
cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN nhờ tiết kiệm đất đai, rút
ngắn đường giao thông, giảm số lượng các công trình độc lập nên tiết kiệm
vốn đầu tư tạo điều kiện tốt cho khu dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho CN
hoá và tăng cường hợp tác sản xuất, tạo đầu mối thị trường đầu vào - đầu ra
tập trung.
Sự hình thành các CCN tạo ra nhu cầu trực tiếp về đào tạo cán bộ quản
trị và công nhân lành nghề, góp phần giải quyết việc làm cho địa phương. Các
CCN phát triển sẽ góp phần tích cực thúc đẩy đô thị hoá vùng nông thôn lạc
hậu kém phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Đến
cuối tháng 08 năm 2010 trên cả nước đã có trên 700 CCN được hình thành.
Về thủ tục thành lập và phát triển CCN đều có chủ trương lãnh đạo cấp
tỉnh, được đưa vào qui hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Qui mô
thành lập CCN thì rất đa dạng, có địa phương 5 ha và lớn nhất 225 ha (ở
Quảng Nam)
Về cơ chế quản lý thì CCN hiện nay chưa có khung pháp lý chung, ở
mỗi địa phương nào có CCN thì địa phương đó ban hành quy chế về thủ tục
và quy trình đầu tư riêng của mình. Vì chưa có khung pháp lý chung nên một
số địa phương còn lúng túng khi áp dụng thực tế.
1.4.4. Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động các KCN, KCX
Việt Nam:
Với tình hình chính trị trong nước ổn định những chính sách ưu đãi, cơ
sở hạ tầng được cải thiện nâng cấp, các KCN ở Việt Nam đã thật sự hấp dẫn
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể như sau:
1.4.4.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX:
Về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX:
Theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến cuối tháng
8/2010 cả nước hiện có 254 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích đất
tự nhiên gần 68.000 ha, phân bổ trên 54 địa phương, 10 Khu kinh tế được
15
thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên xấp xỉ 550.000 ha và 2 KCNC (Hoà
Lạc và TP Hồ Chí Minh). Trong hơn 18 năm xây dựng và phát triển KCN,
KCX và hơn 5 năm thành lập KKT cho thấy khu vực này có đóng góp ngày
càng quan trọng trong việc thu hút vốn ĐTNN, đến cuối tháng 8/2010 đã thu
hút 3.841 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 52 tỷ USD.
Các dự án đầu tư CN đang có xu hướng tăng nhanh tại các KCN-KCX.
Về tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước vào KCN, KCX: Tính đến
cuối tháng 8/2010 các KCN, KCX đã thu hút được 4.617 dự án đầu tư trong
nước với tổng số vốn đạt hơn 305 ngàn tỷ đồng.
Như vậy, tính đến cuối tháng 8/2010 các dự án đầu tư trong nước và
nước ngoài vào KCN gần 8.458 dự án với số vốn đầu tư là 52 tỷ USD và 305
ngàn tỷ đồng. Các KCN, KCX rất đa dạng về hình thức đầu tư.
1.4.4.2. Tình hình cho thuê đất trong KCN, KCX:
Tính đến cuối tháng 08 năm 2010, cả nước có 254 KCN, KCX trong đó
đã cho thuê được 45.000 ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích đất tự nhiên.
Tỷ lệ lắp đầy diện tích đất CN có thể cho thuê của các KCN trên cả nước đạt
khoảng 48%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lắp đầy khoảng 62%.
Địa phương có nhiều KCN đã cho thuê trên 50% diện tích đất CN là các
tỉnh thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung, TP Hồ Chí Minh và miền Đông
Nam Bộ. Trong đó, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ lắp đầy diện tích KCN lớn nhất
đạt 93,1%; các tỉnh miền Đông Nam Bộ có số lượng KCN lớn nhất cả nước
với 49 KCN. Đa phần các KCN này đã đi vào hoạt động và đã phát huy tốt
hiệu quả của nó. Địa phương có ít KCN là khu vực Tây Nguyên và miền Tây
Nam Bộ. Trong đó, khu vực Tây Nguyên có số KCN ít nhất với 4 khu và tỉ lệ
lấp đầy thấp nhất cả nước đạt 25,6%. Đa phần các khu này mới có quyết định
thành lập, đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Hiện nay xu hướng thành lập thêm các KCN được chuyển địa điểm đầu
tư từ khu vực đã phát triển KCN từ lâu như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
16
Dương sang khu vực có nhiều tiềm năng, nhưng mới phát triển như Long An,
Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Nam; từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận như: Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương ở phía Bắc.
1.4.4.3. Về tình hình sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN,
KCX:
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư trong số các DN trong KCN
đã được cấp giấy phép, có trên 4.000 DN đã đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, các DN còn lại đang trong quá trình xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng
nhà xưởng để đi vào sản xuất. Trong thời gian qua, giá trị sản lượng hàng hóa
cũng như giá trị xuất khẩu hàng hóa ở các KCN tăng trưởng ở mức độ cao.
Giá trị sản xuất CN của các DN KCN chỉ tính riêng trong năm 2009 đã tạo ra
12,2 tỷ USD và 67,9 ngàn tỷ đồng doanh thu. Xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD và
2,6 ngàn tỷ đồng. Nộp ngân sách đạt 689 triệu USD và 4,0 ngàn tỷ đồng.
1.4.4.4. Về tình hình lao động:
Tính đến cuối năm 2009, các KCN đã tạo việc làm cho hơn 1,34 triệu lao
động trực tiếp sản xuất và khoảng hơn 2 triệu lao động gián tiếp. Số lao động
trực tiếp này chủ yếu tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn, có tiềm năng
như TP HCM với 214.438 lao động, Đồng Nai là 197.927 lao động, TP Hà
Nội thu hút 26.150 lao động, TP Đà Nẵng là 44.883 lao động và TP Cần Thơ
là 14.331 lao động và Tiền Giang 7.588 lao động. Là một thế hệ lao động mới
đang được hình thành từ các KCN sẽ là tài sản vô giá bảo đảm thắng lợi sự
nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện hội nhập.
1.4.4.5 Công tác bảo vệ môi trường:
Trong quá trình CNH- HĐH ở nước ta và các nước trên thế giới thường
xảy ra những mâu thuẫn lớn về vấn đề môi trường. Các KCN chỉ quan tâm
đến vấn đề phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề phúc lợi xã hội và đặc
biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.
17
Theo GS.TS Phạm Xuân Nam (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) môi
trường Việt Nam đang suy thoái đến mức báo động: 70% KCN chưa có hệ
thống xử lý nước thải tập trung, 90% cơ sở sản xuất dịch vụ đổ thẳng chất thải
ra môi trường. Trong đó nguồn tài nguyên nước đang ô nhiễm nặng nề, 50%
diện tích đất (3,2 triệu ha) ở đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha)
ở vùng đồi núi chịu chung số phận đó. Cũng theo ông Phạm Đình Đôn – Chi
Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Tây Nam Bộ xác định rõ nguyên nhân
chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ở ĐBSCL là do hiện nay trong khu vực
ĐBSCL có 12.757 DN, 113 KCN và CCN, hàng năm thải ra 47,2 triệu m3
nước thải CN (trong đó có 70% chưa có hệ thống xử lý nước thải), còn rác
thải CN 220.000 tấn/năm, làm cho môi trường tự nhiên ở ĐBSCL trở nên ô
nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tăng thêm gánh nặng
trong vấn đề bảo vệ môi trường của quốc gia.
1.4.4.6. Về quản lý Nhà nước đối với KCN:
Tính đến cuối năm 2009, cả nước có hơn 50 Ban Quản lý KCN cấp tỉnh,
thành được thành lập. Theo quy định hiện hành, các bộ, ngành ủy quyền cho
Ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước như:
Bộ kế hoạch và Đầu tư đã ủy quyền việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép
đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài hơn 40 triệu USD với những điều
kiện nhất định; Bộ Thương mại đã ủy quyền phê duyệt kế hoạch xuất nhập
khẩu và quản lý hoạt động thương mại; Bộ Lao động và Thương binh xã hội
ủy quyền việc cấp phép cho người lao động nước ngoài,… Bên cạnh đó, cùng
với việc cải thiện các thủ tục hành chính chung của cả nước, các bộ, ngành và
UBND cấp tỉnh cũng đã ban hành những chính sách đơn giản hóa, giảm thiểu
các thủ tục hành chính, chế độ công khai thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư. Đồng thời, các cơ quan quản lý chuyên ngành như: hải
quan, ngân hàng, công an,… cũng đã được thành lập tại các KCN.
18
Công tác cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận, quản lý đầu tư theo phân
cấp tại các địa phương đã dần đi vào nề nếp. Các địa phương có nhiều thuận
lợi để thực hiện cơ chế “một cửa” trong quản lý nhà nước về đầu tư, thông
qua vai trò quản lý đầu tư của Ban quản lý. Song song với cơ chế cấp, điều
chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư nhanh gọn, cơ chế thanh tra, kiểm tra, kiểm
soát đã được tăng cường từ cấp Trung ương tới cấp địa phương (Nghị định số
29/2008/NĐ-CP). Nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra đã được tổ chức, phát hiện
kịp thời những sai sót, sai phạm, những điểm còn yếu kém trong công tác
quản lý nhà nước đối với KCN để kịp thời chấn chỉnh.
Trên cơ sở cơ chế ủy quyền này đã hình thành và phát huy được cơ chế
quản lý “một cửa, tại chỗ”. Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã được trao nhiều
quyền quyết định, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với
KCN, rút ngắn được thủ tục hành chính, giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước về chính sách của Nhà nước ta đối với việc đầu tư vào
các KCN, góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển các KCN. Đây là cơ chế
quản lý đúng và phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.
1.4.5. Xu hướng phát triển các KCN hiện nay:
Phát triển và hình thành hệ thống các KCN là một trong những giải pháp
quan trọng trong chiến lược phát triển CN. KCN là tổ hợp các DN hoạt động
trong một lĩnh vực cụ thể, xung quanh sẽ hình thành các nhà cung cấp chuyên
môn hóa các phụ kiện và dịch vụ hỗ trợ. Các KCN tập trung còn liên kết,
hoặc bao gồm cả các tổ chức đào tạo, các viện công nghệ, các trung tâm
nghiên cứu... cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin,
nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.
KCN phát triển gắn chặt với quá trình đô thị hoá một cách tất yếu, nên
đang có xu thế được bố trí trong một khu kinh tế tổng hợp nhằm thu hút vốn
đầu tư, công nghệ, nhân lực và đảm bảo điều kiện sống cho người lao động tốt
hơn.
19
Hiện nay đang xuất hiện xu hướng liên kết các KCN giữa các tỉnh để tạo
nên vùng động lực phát triển nhằm khai thác các thế mạnh của mỗi tỉnh và
hạn chế sự cạnh tranh lẫn nhau.
Phát triển các KCN cũng là cơ hội cho phép các vùng xa gắn với cơ sở
chế biến và sử dụng có hiệu quả các vùng đất còn hoang hóa chưa khai thác
cho mục tiêu phát triển kinh tế.
1.4.6. Một số kinh nghiệm và bài học phát triển KCN:
1- Mô hình KCN cần đa dạng, linh hoạt, không thể rập khuôn. Quy mô
các khu CN đến mức nào cần tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.
2- Cần đánh giá mục tiêu xây dựng mà từ đó đặt ra thứ tự ưu tiên hợp lý
cho từng giai đoạn vì không thể cùng một lúc đạt được tất cả các mục tiêu.
Đôi khi phải tạm ngừng lợi ích truớc mắt để có thể đạt được mục tiêu lâu dài.
3- Để thu hút đầu tư trong tình hình các nước đang cạnh tranh gay gắt, trong
nước cũng có sự tranh đua, hiện nay ngoài lao động giá rẻ, thủ tục đầu tư, trình độ
lao động là yếu tố hấp dẫn hàng đầu mang tính quyết định.
4- Chính sách đầu tư hấp dẫn: Thuế, giá thuê đất, thời hạn sử dụng đất.
5- Tư nhân được phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
6- Phải làm sao đạt được mục tiêu là mỗi KCN là một trung tâm có tác
dụng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng theo chiều hướng
của một nền kinh tế mở.
7- Yếu tố môi trường phải được thường xuyên kiểm tra đánh giá.
8- Về thủ tục chế độ "một cửa" cần phải được quy định rất rõ: Người có
nhu cầu giải quyết công việc chỉ cần đến một nơi, ở đó sẽ được thông báo
công khai tiến hành và thời hạn xử lý công việc. Nơi nhận hồ sơ sẽ chịu trách
nhiệm đôn đốc xử lý công việc ở các khâu sao cho đúng hẹn trả được kết quả
cho người yêu cầu. Thủ tục này ở các nước trong khu vực làm rất tốt, vì vậy
muốn thu hút được đầu tư nhiều hơn, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa.
20
1.4.7. Dự báo các yếu tố tác động:
Trên cơ sở các điều kiện, yếu tố đã phân tích ở trên, dự báo các yếu tố
tác động đến phát triển các KCN mới ở Bến Tre như sau:
Tình hình phát triển của các vùng phụ cận kéo theo sự phát triển CN lan
tỏa tới các tỉnh xa hơn TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành
các KCN ở Bến Tre.
Việc quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông thuỷ, bộ của Chính phủ
đối với các tỉnh ĐBSCL như: tuyến đường cao tốc sẽ đưa vào hoạt động trong
năm 2009 giai đoạn 1 từ thành phố Hồ Chí Minh đi ĐBSCL, tuyến đường Bắc
Nam xuyên suốt đến tận mũi Cà Mau, tuyến đường số 2 cũng đang được thi
công,.... việc hình thành các cảng biển nước sâu trên địa bàn,... Những sự phát
triển cơ sở hạ tầng này sẽ tác động mạnh, có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển KCN của Bến Tre nói riêng, và ĐBSCL nói chung.
Với đà phát triển mạnh mẽ về CN tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
phụ cận thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu dẫn đến
tình hình thu hút lao động ngày càng diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy
các DN sẽ phát triển lan toả trong khu vực ĐBSCL, trong đó có Bến Tre. Lực
lượng lao động trẻ của 13 tỉnh ĐBSCL là nguồn quan trọng đảm bảo cung cấp
cho các DN trong các KCN tồn tại và phát triển.
Giá cả bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa bàn tỉnh Bến Tre thấp
hơn ở thành phố Hồ Chí Minh, và giá cho thuê lại đất tại các KCN cũng thấp
hơn giá cho thuê lại của một số KCN tại các tỉnh xung quanh thành phố Hồ
chí Minh. Bến Tre với điều kiện hạ tầng giao thông ngày càng thuận lợi giúp
cho việc lưu thông hàng hoá với các vùng và các quốc gia khác thuận tiện,
giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các DN.
Tuy nhiên, xu hướng CN lan tỏa cũng tạo nên sức ép chuyển dịch các
hoạt động sản xuất thâm dụng lao động, có mức độ ô nhiễm môi trường cao,
21
giá trị gia tăng thấp đến Bến Tre. Cho nên việc lựa chọn các dự án đầu tư phù
hợp, đảm bảo các yêu cầu của Tỉnh cần được thẩm định, xem xét kỹ lưỡng.
Bến Tre với truyền thống Đồng Khởi, tinh thần tự lực tự cường, với
thành tựu đó đạt được trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển
CN nói riêng sẽ hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nêu
trên để phát triển bền vững. Có thể có một số DN trong KCN gặp khó khăn
ban đầu, nhưng phần lớn sẽ vươn lên, đứng vững trên thị trường, góp phần
đưa nền kinh tế của Tỉnh phát triển đúng mục tiêu và định hướng đã đề ra.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm cơ bản về KCN, CCN.
Vai trò của KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lịch
sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, CCN ở một số địa phương,
trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư vào KCN,
CCN ở Bến Tre.
22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẾN TRE.
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre:
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phố của vùng ĐBSCL, thuộc khu vực
tam giác châu hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao (cù lao An Hóa, cù
lao Bảo và cù lao Minh) trên 4 nhánh sông lớn (sông Tiền, sông Hàm Luông,
sông Ba Lai và sông Cổ Chiên). Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.360,2 km2,
chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL với đường bờ biển kéo dài trên 65 km.
Về tọa độ địa lý, tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn:
- Từ 9o48’ đến 10o20’ vĩ độ Bắc
- Từ 105o57’ đến 106o48’ kinh độ Đông
Về ranh giới địa lý, tỉnh Bến Tre:
- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền
- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới
chung là sông Cổ Chiên.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Toàn Tỉnh được chia thành 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1
thành phố Bến Tre là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của
tỉnh và 7 huyện Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Chợ
Lách, Thạnh Phú, với 7 thị trấn, 9 phường và 144 xã.
Đến tháng 2/2009, theo Nghị định số 08/NĐ-CP, địa giới hành chánh của
tỉnh được điều chỉnh thêm huyện Mỏ Cày Bắc. Đồng thời Thị xã Bến Tre phát
triển thành Thành phố Bến Tre.
Về vị trí kinh tế, tuy nằm không xa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam là TP Hồ Chí Minh (86 km) nhưng do vị trí nằm cuối tuyến giao
lưu kinh tế từ vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đến biển Đông và lệch khỏi
trục QL.1A từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh vùng ĐBSCL, đồng thời do điều
kiện địa thế cù lao bị sông rạch chia cắt, ít thuận lợi cho giao thông bộ, nên
23
mức độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư của Bến Tre tương đối thấp so với
các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Các trục đường bộ quan trọng (QL.60, QL.57,
ĐT.883, ĐT.885, ĐT.887, ĐT.888) chỉ có giá trị giao lưu kinh tế nội tỉnh là
chính; các tuyến giao thông đối ngoại đều bị cách ly tương đối thông qua các
bến phà Rạch Miễu (QL.60 đi Mỹ Tho hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam), phà Cổ Chiên (QL.60 đi Trà Vinh) và phà Đình Khao (QL.57 đi Vĩnh
Long).
Tuy nhiên, về đường thủy, tỉnh Bến Tre lại khá thuận lợi với hệ thống 4
sông chính hướng ra biển Đông (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa
Cổ Chiên) và hệ thống kênh rạch chằng chịt khắp ba cù lao, là các trục giao
thông đối ngoại quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh trong
vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù,
hiện nay Bến Tre được xem như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ
yếu với các thế mạnh về kinh tế dừa, chăn nuôi đại gia súc (đứng hàng đầu
vùng ĐBSCL), kinh tế vườn (hàng thứ 2 sau Tiền Giang), kinh tế biển (đứng
hàng thứ 3 về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản với trên 20.000 ha vùng
lãnh hải thuộc đặc quyền của tỉnh) và còn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng
ngập mặn đặc thù. Tuy nhiên các lãnh vực kinh tế công thương nghiệp trên
địa bàn Tỉnh còn kém phát triển.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động của các KCN trong thời gian
qua:
2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển KCN tại tỉnh Bến Tre:
2.2.1.1. Thành lập các KCN tại Bến Tre:
a. Số lượng, diện tích, địa điểm, tình trạng đất:
Nếu so với các tỉnh lân cận trong vùng, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu
vực kinh tế trọng điểm phía Nam thì quá trình hình thành và phát triển các
KCN ở Bến Tre chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, kinh nghiệm còn khá non trẻ với
24
số lượng các KCN của tỉnh chỉ vỏn vẹn có 2 KCN được Chính phủ phê duyệt
trong danh mục các KCN cả nước là:
1. KCN Giao Long nằm trên địa bàn xã An Phước, huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre, cách trung tâm thị trấn Châu Thành 6,3 km về hướng Đông trên
đường tỉnh 883. Tổng diện tích giai đoạn I là 101,47ha trong đó diện tích xây
dựng KCN là 98,5ha (theo văn bản chấp thuận số 910/CP-CN ngày 01 tháng
7 năm 2004) và giai đoạn II là 68,04ha (theo văn bản chấp thuận số 515/TTg-
CN ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ).
2. KCN An Hiệp với diện tích 72ha (theo Quyết định số 1107/QĐ -TTg
ngày 21 tháng 8 năm 2006) nằm trên địa bàn xã An Hiệp, huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre.
Hiện trạng đất KCN là đất nông nghiệp có dân cư sinh sống thưa thớt,
trong đó diện tích đất lúa 72,97ha chiếm 30,21% tổng diện tích quy hoạch với
năng suất không cao chủ yếu thuộc quyền quản lý của Nhà nước (Trung tâm
giống cây trồng thuộc Sở NN-PTNT). Điều kiện hạ tầng kỹ thuật ở đây thuận
lợi nên việc triển khai xây dựng KCN đạt kết quả tốt.
b. Tình hình triển khai dự án kết cấu hạ tầng KCN:
KCN Giao Long:
Giải phóng mặt bằng đạt 97,7%; việc đầu tư hạ tầng trong KCN như san
lấp mặt bằng hệ thống giao thông, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải… đạt
55%.
KCN An Hiệp:
Giải phóng mặt bằng đạt 63,53%; chưa triển khai xây dựng nhà máy xử
lý nước thải (hiện đang hoàn chỉnh hồ sơ xây dựng).
Phần khó khăn chung của 2 KCN là giải tỏa mặt bằng chậm ảnh hưởng
đến việc giao đất cho nhà đầu tư; khó khăn trong việc huy động vốn do cả 2
25
KCN này đều sử dụng vốn ngân sách để đầu tư; hệ thống xử lý nước thải tiến
độ xây dựng chậm.
c. Tình hình sử dụng đất và thu hút đầu tư trong KCN:
Tổng diện tích đất của 2 KCN là 173,47ha, trong đó đất CN có khả năng
cho thuê 113,89ha. Đến nay đã cho thuê được 81,63ha chiếm 71,67% diện
tích đất CN; Ngoài ra, đã có 10 dự án đang đàm phán, có khả năng đến cuối
năm 2009 sẽ lấp đầy 2 KCN này.
Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp hiện trạng các KCN
(các KCN đã đi vào hoạt động, hoặc đã có quyết định thành lập)
STT Tên KCN Địa điểm Quyết định D.tích(ha) Tình hình triển khai
1 Giao LongGiai đoạn I
Xã An Phước,
Châu Thành
Số 910/CP-
CN ngày
01/07/2004
101,47
Đã giải phóng mặt bằng
96,17/98,5 ha đất CN. Đã
cho thuê 38,18ha ha.
2 Giao LongGiai đoạn II
Xã An Phước,
Châu Thành
Số 515/TTg-
CN ngày
04/04/2008
68,04 Mới được phê duyệt.
3 An Hiệp
Xã An Hiệp,
huyện Châu
Thành
Số 1107/QĐ-
TTg 72
Đã giải phóng mặt bằng
45,74/72 ha
Tổng cộng
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN Bến Tre đến năm 2020
2.2.1.2. Thành lập Ban Quản lý:
Ban quản lý các KCN Bến Tre được thành lập theo Quyết định
178/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Ban
quản lý các KCN Bến Tre có tư cách pháp nhân, có tài khoản, trụ sở làm việc
và con dấu có hình quốc huy. Ban quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý vể tổ
chức, biên chế, chương trình công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh,
26
đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý các KCN Bến Tre:
Xây dựng điều lệ quản lý các KCN trình UBND Tỉnh phê duyêt.
Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây
dựng, phát triển các KCN, CCN bao gồm: xây dựng quy hoạch phát triển
công trình kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển
công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN, CCN có liên quan và khu dân cư phục
vụ cho công nhân lao động tại KCN, CCN.
Hỗ trợ vận động đầu tư vào KCN, CCN và tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm
dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư
nước ngoài theo ủy quyền.
Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công
sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp
kinh tế theo yêu cầu đương sự. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về
lao động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp
đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.
Quản lý hoạt động dịch vụ trong KCN, CCN. Thỏa thuận với các công
ty phát triển hạ tầng KCN, CCN trong việc định giá cho thuê đất gắn liền với
công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính
sách và pháp luật hiện hành. Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy, chứng chỉ
theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền.
Được mời tham dự các buổi họp của các cơ quan Chính phủ, UBND
tỉnh khi bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN.
Đồng thời báo cáo định kỳ, hàng năm theo quy định của pháp luật về tình
hình, hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN, CCN về UBND
tỉnh và các cơ quan chính phủ có liên quan.
2.2.1.3. Qui hoạch và dự kiến phát triển các KCN tại Bến Tre:
27
Nội dung: phát triển thêm 6 KCN với tổng diện tích 1.400ha.
+ Giai đoạn từ nay đến 2010: phát triển thêm 1 KCN và mở rộng KCN
An Hiệp với tổng diện tích 420ha. Cụ thể: KCN Giao Hoà diện tích 270ha,
KCN An Hiệp mở rộng 150ha.
+ Giai đoạn 2011 đến 2015: phát triển thêm 3 KCN với diện tích 630ha.
Cụ thể: KCN An Phước diện tích 230ha, KCN Phước Long 200ha và KCN
Thanh Tân 200ha
+ Giai đoạn 2016 đến 2020: phát triển thêm 2 KCN với diện tích 350ha.
Cụ thể KCN Thành Thới diện tích 150ha và KCN An Nhơn diện tích 200ha.
Thuận lợi:
Xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng CN nói riêng và phát triển kinh tế xã
hội nói chung của Tỉnh. Dựa vào yêu cầu phát triển bền vững có tính đến các
yếu tố đã thay đổi và yêu cầu đảm bảo có đất dịch vụ, CN phụ trợ tương ứng.
Các điều kiện hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông thực hiện đúng
tiến độ (khi đường QL 60, 57, các tỉnh lộ và các cầu qua sông Hàm Luông,
cầu qua sông Cổ Chiên sớm hoàn thành...), đặc biệt cầu Rạch Miễu thông xe
đầu năm 2009, Việt Nam hội nhập kinh tế đầy đủ với khu vực và quốc tế.
Hầu hết đất quy hoạch các KCN chủ yếu là cây ăn trái, diện tích nhà ở
tương đối ít, không thuộc vào vùng đất lúa.
Các KCN dự kiến gần như nằm trên dãy hành lang của trục Quốc lộ 60,
tận dụng được hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ bộ.
Khó khăn:
Khó khăn chủ yếu là về hệ thống các cầu và hệ thống cấp nước về các
KCN cách xa thành phố. Về hệ thống các cầu: KCN Thành Thới thực hiện
được khi các cầu dọc theo quốc lộ 60 hoàn chỉnh; KCN Phước Long thực hiện
tốt khi đường tỉnh lộ 887 hoàn thành; KCN An Nhơn chỉ thực hiện được khi
các cầu trên các Quốc lộ 60, 57 được hoàn chỉnh và hệ thống điện, nước đảm
bảo cung cấp cho KCN.
28
Theo phương án trên các KCN dự kiến được xác định tên, vị trí, quy mô
theo bảng tổng hợp như sau:
Bảng 2.2: BẢNG TỔNG HỢP
Quy hoạch KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
(địa điểm, diện tích, phân kỳ thực hiện )
Tổng diện tích quy hoạch mới 1400 ha
TT Tên dự kiến Địa điểm
Diện tích, ha
Ghi chú về vị trí
Đến
2010
2011 –
2015
2016 –
2020
2 KCN đã có quyết định, đang triển khai thực hiện
Giao Long I,
II
Xã An Phước, Châu
Thành 169 Xem bảng hiện trạng
An Hiệp Xã An Hiệp, huyệnChâu Thành 72 Xem bảng hiện trạng
Các KCN đề xuất quy hoạch mới và mở rộng
1 KCN AnHiệp mở rộng
Xã Tiên Thủy, xã An
Hiệp huyện Châu
Thành
150
Mở rộng về phía xã Sơn
Hòa, tiếp giáp sông Hàm
Luông về phía Nam.
2 KCN GiaoHòa
Xã Giao Hòa, Giao
Long – Châu Thành 270
Phía Bắc giáp sông Tiền,
cách TL 883 khoảng 400m
về phía Nam
3 KCN PhướcLong
Xã Phước Long, huyện
Giồng Trôm 200
Cách Thị xã Bến Tre
10km về phía Nam. nằm
cạnh sông Hàm Luông và
TL 887
4 KCN AnPhước
Xã An Phước An Hoá
và Giao Long huyện
Châu Thành
230
Cách TL 883 khoảng 200
m về phía Bắc, Phía Nam
cạnh sông Ba Lai
5 KCN ThanhTân
Xã Thanh Tân huyện
Mỏ Cày 200
Phía bắc giáp sông Hàm
Luông, cách QL60 khoảng
500m
6 KCN ThànhThới
Xã Thành Thới B
huyện Mỏ Cày 150
Giáp sông Cổ Chiên và
sông Cái Chát Lớn
7 KCN AnNhơn
Xã An Nhơn, huyện
Thạnh Phú. 200
Cạnh sông Eo Lối, cảng
cá An Nhơn, trên Q.lộ 57,
cạnh sông Cổ Chiên, cách
Thị trấn Thạnh Phú
khoảng 10 km
Tổng cộng (diện tích mới) 420 630 350
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN Bến Tre đến năm 2020
29
2.2.2. Thực trạng hoạt động tại các KCN từ khi thành lập cho đến
nay:
2.2.2.1. Tình hình quỹ đất tại các KCN:
Tính chung cả 2 KCN Giao Long và An Hiệp đạt khoảng 242 ha so với
diện tích đất CN được quy hoạch đến năm 2010 là 900 ha là phù hợp cũng
như so với tổng diện tích đất toàn tỉnh (236.020 ha) và cơ cấu kinh tế trong
những năm tới của ngành CN thì diện tích đất xây dựng KCN hiện tại là quá
thấp.
Tỷ lệ lấp đầy các KCN:
Hiện tại, đã cho thuê hơn 46 ha, chiếm hơn 70% diện tích của KCN Giao
Long (giai đoạn I), còn tại KCN An Hiệp đã lấp đầy gần 35 ha. Tính chung đã
lấp đầy hơn 81,68ha, đạt hơn 71% tổng diện tích đất CN có thể cho thuê; So
với mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì tỷ lệ lấp đầy như trên là khá cao; khi
cầu Rạch Miễu hoàn thành sẽ sớm lấp đầy diện tích còn lại.
Vị trí, địa điểm, diện tích hiện tại của các KCN đã được thành lập
1/ KCN Giao Long (giai đoạn I) theo văn bản chấp thuận số 910/CP-CN
ngày10/7/2004 của Chính phủ, thuộc địa bàn xã An Phước, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Thị trấn Châu Thành 6,3km về phía tây
trên đường tỉnh lộ ĐT-883. Khu đất có tổng diện tích thu hồi là 101,468ha,
trong đó: diện tích xây dựng KCN là 98,5ha; diện tích xây dựng nhà tạm tái
định cư là 0,2ha; lộ giới là 2,768ha; KCN Giao Long giai đoạn II với diện tích
69 ha theo văn bản chấp thuận số 514/TTg-CN-CN ngày 04/04/2008 đang
được triển khai.
2/ KCN An Hiệp theo quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006, thuộc
địa bàn xã An Hiệp Huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách Thị xã Bến Tre
khoảng 13 km trên đường tỉnh 884. Khu đất có diện tích 72ha, trong đó diện
30
tích xây dựng KCN là 65,01ha phần còn lại là đất dịch vụ và tái định cư. Việc
thực hiện quy hoạch KCN An Hiệp mang tính khả thi cao: do hiện trạng KCN
này trước đây là CCN do địa phương quản lý nên đã thực hiện công bố quy
hoạch, đã lập quy hoạch chi tiết…
Như vậy cả 2 khu này đều phù hợp với quy hoạch đã duyệt.
2.2.2.2. Thực trạng về thu hút vốn đầu tư và cơ cấu ngành nghề đầu
tư tại các KCN:
a. Các ngành CN hiện có trong KCN:
Các ngành nghề hiện đang đầu tư tại 2 KCN nói trên là: may mặc, dệt
nhuộm, chế biến hàng nông sản thực phẩm, chế biến thủy hải sản, sản xuất
giấy, sản xuất thức ăn thủy sản gia súc, mía đường, sản xuất phân hữu cơ, sản
xuất mụn dừa và các sản phẩm từ dừa….
(Chi tiết xem phụ lục 3)
b. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
Do KCN Giao Long mới được thành lập và đang trong thời kỳ xây dựng
cơ bản nên các DN còn đang xây dựng, chỉ một ít DN đi vào hoạt động vào
cuối năm 2007. Giá trị sản xuất CN ước đạt 108,89 tỷ đồng, kim ngạch xuất
khẩu 10,63 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 4,15 triệu USD (chủ yếu máy
móc, thiết bị) nộp ngân sách được 0,676 tỷ đồng.
2.2.2.3. Đánh giá tình hình về môi trường trong KCN:
Tại KCN Giao Long trạm xử lý nước thải tập trung đã được xây dựng
như nêu ở trên, hiện nay chưa vận hành, nguồn vốn thực hiện theo Quyết định
số 183/2004/QĐ -TTg.
KCN An Hiệp hồ sơ xây dựng đang hoàn chỉnh nhưng chưa triển khai
xây dựng, về nguồn vốn thì chưa sắp xếp được, các DN đang hoạt động phải
đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải đạt loại B mới được đưa ra môi trường.
31
Tình hình xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và các chất thải khác
hiện nay do các DN tự chủ động thực hiện với sự giám sát của cơ quan môi
trường địa phương.
2.2.2.4. Những thành tựu, đóng góp của các KCN đối với sự phát
triển kinh tế của tỉnh:
Giá trị sản xuất CN năm 2007 và năm 2008 đạt 719,86 tỷ đồng (giá hiện
hành), kim ngạch xuất khẩu đạt 28,18 triệu USD chiếm 11,69% giá trị xuất
khẩu của tỉnh, nộp ngân sách 23,5 tỷ đồng.
Hiện tại, 2 KCN đã thu hút được 2.700 lao động. Trong đó, chủ yếu là
lao động tại địa phương khoảng 2.600 người, lao động ngoài tỉnh khoảng 100
người (chủ yếu lao động có trình độ kỹ thuật cao); Lao động nữ chiếm khoảng
65% tổng số lao động.
2.2.2.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học kinh
nghiệm:
Những kết quả đạt được :
Tuy là tỉnh đi sau trong việc đầu tư xây dựng các KCN so với các tỉnh khác,
nhưng KCN của tỉnh sau khi được Chính phủ cho phép thành lập đã nhanh chóng
được quy hoạch đồng bộ và đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư. Với vị trí địa lý
và chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư thông thoáng của tỉnh thời gian qua đã
khuyến khích được một số nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước tham gia đầu tư sản xuất.
Tỉnh đã thống nhất chỉ đạo tập trung và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành ở
Trung ương để thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.
Việc đầu tư xây dựng KCN đã góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh theo hướng CN, dịch vụ, thực hiện mục tiêu CNH-HĐH. Đồng
32
thời tạo ra hàng ngàn chỗ làm mới cho lao động, nâng cao đời sống xã hội, tạo ra
nguồn thu cho ngân sách địa phương, đảm bảo việc phát triển bền vững, sử dụng
quỹ đất có hiệu quả.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên:
Việc phát triển các KCN luôn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ,
Ban, Ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân,
UBND tỉnh và sự kết hợp của các sở ban ngành trong tỉnh. Đặc biệt là sự chỉ đạo
thống nhất từ tỉnh đến huyện đối với việc phát triển và triển khai thực hiện xây
dựng các KCN trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh đã ban hành kịp thời các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ đầu tư nên đã
khuyến khích và huy động được các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế trong
và ngoài nước đầu tư. Việc hình thành Ban Quản Lý các KCN để thực hiện cơ chế
”một cửa, tại chỗ” đã tạo điều kiện thuận lợi về cải cách thủ tục hành chính cho các
nhà đầu tư trong và ngoài nước,đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài để họ yên
tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.
Những hạn chế tồn tại:
Việc đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt là Hệ thống xử lý
chất thải ở KCN Giao Long còn chậm được triển khai. KCN An Hiệp thậm chí
còn chưa triển khai xây dựng công trình này, công việc xây dựng hạ tầng thiếu
đồng bộ. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN
còn hạn chế do chương trình kế hoạch, kinh phí và sự phối kết hợp của các cơ
quan còn chưa đồng bộ.
Việc giải phóng mặt bằng còn chậm, còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ nên
ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư của các chủ đầu tư. Trong khi đó, việc xử lý
môi trường trong các KCN chưa được tiến hành đồng bộ với xây dựng các hạng
33
mục công trình sản xuất CN. Trong các KCN của tỉnh chưa có nhà máy xử lý
nước thải hoạt động. Việc xử lý rác thải trong các KCN còn thiếu tập trung.
Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi cho công nhân trong các KCN
còn chậm nên ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và gây khó khăn, bức
xúc cho công tác quản lý xã hội.
Việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho KCN cũng còn nhiều hạn
chế nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có cán bộ quản lý).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế, tồn tại trên là do thiếu vốn để
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Bên cạnh đó, một phần là do sự phối hợp của
các Sở, Ban, Ngành thiếu kịp thời, đồng bộ.
Để đánh giá môi trường bên trong KCN, CCN, tác giả dựa trên thông
tin xây dựng ma trận bên trong (IFE) KCN, CCN dựa trên hình thức thảo
luận nhóm để phân tích đánh giá.
2.2.2.6. Xây dựng ma trận bên trong (IFE) của KCN, CCN:
Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) tóm tắt và đánh giá những mặt
mạnh và mặt yếu quan trọng của các KCN, CCN. Ma trận IFE được phát triển
theo năm bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định
trong quá trình đánh giá nội bộ. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố,
bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu.
Bước 2: Phân loại mức độ quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0
(rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng
tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của DN trong KCN, CCN.
Tổng số các mức độ quan trọng phải bằng 1,0.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 đại diện cho
điểm rất yếu, 2 là điểm yếu, 3 là điểm mạnh, 4 là điểm rất mạnh. Như vậy, sự
phân loại dựa trên cơ sở đơn vị.
34
Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó (
bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng.
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác
định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.
Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng cao
nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5.
Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy KCN, CCN mạnh về nội bộ, nhỏ hơn 2,5
cho thấy KCN, CCN yếu về nội bộ. (Chi tiết xem phụ lục 7)
Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
TT Các yếu tố bên trong
Mức
độ
quan
trọng
Phân
loại
Số
điểm
quan
trọng
1 Ban quản lý có đội ngũ NV trình độ cao, tinh thần
trách nhiệm trong quản lý và đoàn kết nội bộ.
0,07 3 0,21
2 Quản lý theo mô hình “ một cửa tại chỗ” 0,09 4 0,36
3 Nằm trong vùng nhiều nguyên liệu, lao động 0,09 4 0,36
4 Người quản lý DN có trình độ chuyên môn cao 0,06 3 0,18
5 Cơ sở hạ tầng KCN, CCN tương đối hoàn chỉnh và
an ninh ổn định
0,05 4 0,20
6 Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh 0,07 4 0,28
7 Đội ngũ công nhân thiếu tay nghề 0,09 1 0,09
8 Công tác xúc tiến đầu tư còn yếu, chưa phối hợp tốt
thủ tục hành chính giữa các ngành 1 cửa liên thông
0,06 2 0,12
9 Công tác quy hoạch, hạ tầng, cảng còn kém chưa
đồng bộ
0,09 2 0,18
10 Ô nhiễm môi trường ở KCN, CCN 0,08 2 0,16
11 Nhà ở công nhân và chuyên gia chưa được tỉnh và
DN chú trọng.
0,07 2 0,14
12 Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức cuốn chiếu,
công tác giải toả gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn.
0,07 2 0,14
13 Hệ thống ngân hàng ở tỉnh thủ tục quá rườm rà, giải
ngân chậm
0,04 1 0,04
14 Hệ thống pháp lý CCN chưa có cơ chế chung thống
nhất
0,04 2 0,08
Tổng cộng 1,00 2,54
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
35
Nhận xét: Từ ma trận trên số điểm quan trọng tổng cộng là 2,54(>2,50)
cho thấy các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre có môi trường nội bộ ở
mức trung bình trong việc tận dụng các điểm mạnh và hạn chế những yếu
kém (Chi tiết các điểm mạnh và điểm yếu được liệt kê ở ma trận SWOT
chương 3- Một số giải pháp).
2.2.3. Đánh giá sự tác động của môi trường đến hoạt động của
KCN, CCN ở Bến Tre:
2.2.3.1. Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô:
a. Các yếu tố kinh tế:
Những thành tựu
Chất lượng tăng trưởng dần được cải thiện; tốc độ tăng trưởng GDP giai
đoạn 2001-2005 đạt 9,2%, vượt mức chỉ tiêu kế hoạch (>8%/năm). Riêng 2
năm 2006-2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao với 10,2%/năm. Thu
nhập bình quân đầu người 5 năm qua tăng khá, tương đương 510 USD năm
2005 theo giá so sánh 1994 (585 USD theo giá hiện hành).
Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng theo hướng
tăng dần tỷ trọng CN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Cơ cấu lao động nghề nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế theo hướng sắp xếp lại và
đổi mới khu vực kinh tế nhà nước; phát huy tiềm năng, nguồn lực của thành
phần kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác.
Các ngành kinh tế đã có một bước phát triển về tốc độ và chất lượng
tăng trưởng.
Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, thị trường ngày càng phát triển.
36
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 18,3%/năm. Tổng
chi ngân sách ngân sách địa phương tăng bình quân 9,4%/năm. Cán cân
thu/chi trên địa bàn luôn dương.
Chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trong, ngoài nước của Tỉnh
được triển khai và đạt kết quả bước đầu khá khả quan. Tổng nguồn vốn đầu tư
toàn xã hội 7 năm 2001-2007 tăng 7%/năm, tương đương 23,7% GDP.
Những tồn tại:
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều
rộng, chưa tương xứng với tiềm năng và thấp so với các Tỉnh trong khu vực.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng vẫn còn chậm, còn nặng
về nông nghiệp.
Do điều kiện đặc thù kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ lực nên tốc độ
chuyển dịch cơ cấu lao động nhìn chung chậm hơn chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
Tuy xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng giá trị xuất khẩu/đầu người (97
USD) và độ mở của nền kinh tế (15,6%) cũng còn thấp .
Các nguồn lực được huy động chỉ đạt 23,7% GDP, trong đó huy động
trong dân hơn phân nửa (12,3% GDP), chưa đủ sức để đầu tư các chương
trình phục vụ phát triển kinh tế Tỉnh.
Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn nhiều khó khăn và
hạn chế do nhiều yếu tố, trong đó có sự bất lợi về vị trí địa lý.
Cơ chế, chính sách phát triển các thành phần kinh tế chưa được triển
khai thực hiện đầy đủ.
Quan điểm phát triển bền vững chưa được thể hiện rõ rệt và nhất quán.
b. Các yếu tố xã hội:
Những thành tựu:
37
Tỉnh đã tập trung xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, hạ thấp tỷ lệ tăng
dân số. Giáo dục-đào tạo tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm; phòng trị
bệnh đạt kết quả tốt, không xảy ra dịch bệnh lớn; mạng lưới y tế cơ sở được
củng cố.
Tỉnh cũng đã giải quyết việc làm cho khoảng 180.000 người, trong đó đã
đưa được 5.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Bình quân mỗi năm có
26.000 lao động được đào tạo, nâng tỷ lệ lao động đào tạo toàn Tỉnh lên 29%;
nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80%, giảm tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị còn 4,3%.
Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, thể dục thể thao có nhiều
tiến bộ. Công tác bảo tồn, bảo tàng được quan tâm.
Lĩnh vực khoa học và công nghệ có nhiều tiến bộ, góp phần tạo chuyển
biến trong nhận thức, nâng cao trình độ sản xuất và tiếp thu khoa học công
nghệ trong nhân dân.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tập trung củng cố
theo hướng ổn định và ngày càng vững chắc.
Một số tồn tại:
Tuy các chỉ số về giáo dục-đào tạo thuộc vào loại cao so với bình quân
các tỉnh trong vùng, chất lượng giáo dục-đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, công tác
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân chưa vững chắc, nguy cơ tái
nghèo còn cao, mức chênh lệch thu nhập có khuynh hướng gia tăng, số hộ
nghèo của Tỉnh vẫn còn ở mức khá cao (20,02%).
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa một số nơi chất
lượng còn hạn chế, các đơn vị văn hóa được công nhận chất lượng chưa được
duy trì ổn định và nâng lên. Cơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở có một số nơi đã
38
xuống cấp. Đồng thời tình hình an ninh trật tự trên địa bàn còn nhiều phức
tạp.
c. Các yếu tố về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường:
Những thành tựu:
Tỉnh đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đai cho 8 huyện thị, thực
hiện xong đo vẽ lập hồ sơ địa chính 100% xã phường; đến cuối năm 2004,
toàn Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 80% số hộ sử dụng
đất khu vực đô thị và 99% số hộ sử dụng đất khu vực nông thôn. Thực hiện
việc bắt buộc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư và các cơ
sở sản xuất - kinh doanh. Công tác quản lý, khai thác tài nguyên; phòng ngừa,
giảm ô nhiễm môi trường có chuyển biến đáng kể.
Những tồn tại:
Bảo vệ và cải thiện môi trường chưa được đặt ra một cách gắt gao và hệ
thống, tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước mặt ở các khu vực
sản xuất một số nơi đã đến mức báo động; vẫn còn hiện tượng khai thác, sử
dụng bừa bãi lãng phí tài nguyên. Quá trình phát triển đô thị và dân cư chưa
diễn ra theo đúng quy hoạch và chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Trong những năm gần đây, do sức ép từ lợi ích nuôi thủy sản nên tình trạng
đào đắp, lấn rừng trái phép để nuôi tôm ở vùng ven biển vẫn xảy ra.
d. Các yếu tố chính sách vĩ mô của Nhà nước:
Những thành tựu:
Tỉnh đã thực hiện và ban hành một số thể chế quan trọng: Các Luật, qui
định về bảo vệ môi trường. Hệ thống tổ chức và quản lý nhà nước về quản lý
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của Tỉnh đã được thành lập đến tận
cơ sở. Tỉnh cũng đã hoàn thành văn kiện Định hướng chiến lược Phát triển
bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020 (Chương trình
39
nghị sự 21). Đồng thời Tỉnh cũng ban hành một số văn bản, qui định có liên
quan đến phát triển các KCN như sau:
1- Nghị quyết số 17/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Bến Tre.
2- Công văn số 362/UBND-CNLTS ngày 25 tháng 01 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bến Tre cho chủ trương xây dựng đề án điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
3- Nghị Quyết 03/TU của Tỉnh ủy về phát triển các KCN trong giai
đoạn hiện nay và những năm sắp tới.
4- Quyết định số 26/2008/QĐ -TTg ngày 25 tháng 02 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế xã hội đối với các tỉnh thành phố vùng ĐBSCL đến năm 2010.
5- Quyết định 2274/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2005 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre về việc quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tỉnh
Bến Tre đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
6- Quyết định số 3648/QĐ-BCN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ CN
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-
2010 và có xét đến năm 2015.
7- Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2010 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa
bàn tỉnh Bến Tre.
Bước đầu đã có sự lồng ghép về phát triển bền vững vào các chính sách,
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, các dự án... của Tỉnh.
Các mặt hạn chế:
Tuy nhiên, khuôn khổ thể chế, qui chế và các hướng dẫn chi tiết đảm bảo
lồng ghép các yếu tố bền vững chưa rõ nét, việc thể hiện quan điểm phát triển
40
bền vững vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội còn chưa rõ.
Năng lực cán bộ và các nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển bền
vững tại Tỉnh còn hạn chế. Các công cụ kinh tế môi trường chưa được áp
dụng.Tỉnh cũng chưa có cơ chế tham gia của các tổ chức xã hội, nhân dân vào
quá trình phát triển bền vững.
2.2.3.2. Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô:
a. Khách hàng:
Các DN đầu tư nước ngoài: đối tượng này chủ yếu đầu tư vào các KCN,
KCX và hầu hết các DN thuộc các nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á, nhiều
nhất là Đài Loan và Nhật Bản.
Các DN đầu tư trong nước: các DN trong nước chủ yếu đầu tư vào các
KCN. Đối tượng này bao gồm: các DN mới thành lập có quy mô vừa và nhỏ,
các DN di dời từ nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng
như tại tỉnh Bến Tre nhằm thực hiện chủ trương giải quyết nạn ô nhiễm môi
trường.
b. Các nhà cung cấp:
*Cung cấp hạ tầng: Công ty phát triển hạ tầng các KCN là chủ đầu tư và
có trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó cho các DN thuê lại đất.
*Cung cấp lao động: Hiện nay, nguồn cung cấp lao động là từ các Trung
tâm giới thiệu việc làm của KCN và các đơn vị khác. Số lao động này hầu hết
là tại Tỉnh, do đó trước mắt chỉ đáp ứng được về mặt số lượng, còn chất lượng
thì còn rất thấp.
*Cung cấp tài chính: nhu cầu vốn cho phát triển các KCN bao gồm vốn
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị,
máy móc của các DN và vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay,
nguồn vốn này chủ yếu được cung ứng từ ngân sách Nhà nước. vay từ các
ngân hàng thông qua việc cho các công ty phát triển hạ tầng KCN vay, các
41
công ty thi công xây dựng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn có nguồn
vốn đối ứng trước tiền thuê đất của các DN.
c. Các đối thủ cạnh tranh:
Các KCN thuộc các tỉnh trong vùng đã trở thành đối thủ cạnh tranh, nhất
là yếu tố môi trường đầu tư của các tỉnh này ngày càng được cải thiện đã tạo
ra sức hút khá mạnh các DN trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN. Các
đối thủ cạnh tranh này bao gồm các KCN thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang
và Vĩnh Long.
d. Các đối thủ tiềm ẩn mới:
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh kể trên. Tỉnh Bến Tre cũng cần quan
tâm đến đối thủ tiềm ẩn mới như các KCN của Cần Thơ, nhất là khi cầu Cần
Thơ xây dựng xong.
Bảng 2.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Các yếu tố
Tầm
quan
trọng
Bến Tre Long An Tiền Giang Vĩnh Long Cần Thơ
Hạn
g
Điểm
quan
trọng
Hạn
g
Điểm
quan
trọng
Hạng Điểm
quan
trọng
Hạn
g
Điểm
quan
trọng
Hạng Điểm
quan
trọng
1.Thu hút vốn đầu tư 0,10 2 0,20 1 0,10 3 0,30 2 0,20 2 0,20
2. Thời gian cấp phép 0,07 2 0,14 2 0,14 3 0,21 2 0,14 3 0,21
3. Hỗ trợ DN 0,12 2 0,24 2 0,24 2 0,24 2 0,24 2 0,24
4. Cơ sở hạ tầng 0,15 2 0,30 1 0,15 2 0,30 1 0,15 2 0,30
5. Tiêu thụ nội địa 0,08 2 0,16 2 0,16 2 0,16 2 0,16 2 0,16
6. Kim ngạch XK 0,11 1 0,11 4 0,44 2 0,22 1 0,11 3 0,33
7. Thuế nộp NS 0,08 3 0,24 3 0,24 3 0,24 3 0,24 3 0,24
8. Thương hiệu 0,09 1 0,09 2 0,18 2 0,18 1 0,09 1 0,09
9. Trình độ quản lý 0,06 2 0,12 1 0,06 2 0,12 2 0,12 1 0,06
10. Nguồn nhân lực 0,14 1 0,14 1 0,14 2 0,28 2 0,28 2 0,28
Cộng 1,00 1,74 1,85 2,25 1,73 2,11
42
Nhận xét: Ma trận này xây dựng trên cơ sở phân tích đối thủ cạnh tranh
chính của KCN, CCN Bến Tre. So với Long An, Vĩnh Long thì Bến Tre
tương đối ngang tầm với các tỉnh này. Đối với Tiền Giang và Cần Thơ là hai
đối thủ hơn hẳn Bến Tre. Tuy nhiên, đối với Tiền Giang thì các KCN, CCN
đã lấp gần kín, còn đối với các KCN mới như KCN Tân Hương thì cơ sở hạ
tầng không thuận lợi và tiến độ thi công còn chậm. Riêng năm 2005-2006 các
KCN Tiền Giang đã vuột mất khoảng 10 dự án (có 4 dự án đầu tư nước
ngoài), xin thuê khoảng 30 ha đất, vốn đăng ký đầu tư khoảng 50 triệu USD.
Như vậy, đối thủ hiện tại mà Bến Tre đang đối mặt là Cần Thơ, nhất là khi
cầu Cần Thơ được đưa vào sử dụng vào năm 2010. (Chi tiết xem phụ lục 9)
2.2.3.3. Xây dựng ma trận bên ngoài (EFE) của KCN, CCN
Để đánh giá môi trường đến hoạt động KCN, CCN, tác giả dựa trên
thông tin xây dựng ma trận bên ngoài (EFE) KCN, CCN, dựa trên hình thức
thảo luận nhóm để phân tích đánh giá.
Để đánh giá phản ứng của các KCN, CCN trước các yếu tố của môi
trường bên ngoài ta sử dụng Ma trận EFE.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) giúp ta tóm tắt và lượng
hóa những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới KCN, CCN. Việc phát
triển một ma trận EFE gồm năm bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành
công như đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trường vĩ mô. Danh mục
này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những cơ hội và đe dọa ảnh
hưởng đến các KCN, CCN.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0
(rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại cho thấy tầm quan trọng tương
ứng của yếu tố đó đối với sự thành công của các KCN, CCN. Mức phân loại
thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh những các DN thành công
với DN không thành công trong ngành, hoặc thảo luận và đạt được sự nhất trí
43
của nhóm xây dựng chiến lược. Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0.
Như vậy, sự phân loại dựa trên cơ sở ngành.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để
cho thấy cách thức mà các giải pháp tại các KCN, CCN phản ứng với yếu tố
này. Trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là
yếu.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó
(bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng.
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác
định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.
Bất kể số lượng cơ hội và đe dọa trong ma trận, tổng số điểm quan trọng
cao nhất mà các KCN, CCN có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là
2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy chiến lược của các KCN, CCN
tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực của môi
trường bên ngoài lên KCN, CCN. (Chi tiết xem phụ lục 8)
44
Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
TT Các yếu tố bên ngoài
Mức độ
quan
trọng
Phân
loại Số điểmquan
trọng
1 Tình hình chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngàycàng hoàn thiện.
0,07 3 0,21
2 Lợi thế về mặt địa lý: giao thông thuỷ bộ và điều kiện tựnhiên. Đường cao tốc và cầu Rạch Miễu hoàn thành năm
2009, cầu Hàm Luông hoàn thành năm 2010.
0,06 4 0,24
3 Bến Tre được chính phủ cho mở rộng và thành lập thêm6 KCN đây là cơ hội thu hút đầu tư vào KCN.
0,06 4 0,24
4 Được hưởng ưu đãi về thuế và các chính sách khác khiđầu tư vào KCN, CCN.
0,06 3 0,18
5 Nguồn lao động giá rẻ và dồi vào 0,10 3 0,30
6 Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và Lànsóng đầu tư nước ngoài vào VN cao
0,04 4 0,16
7 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tư 0,03 4 0,12
8 Những cải cách về cơ chế, chính sách thu hút đầu tưKCN
0,10 3 0,30
9 Lao động chưa có tay nghề và thiếu đội ngũ cán bộ kỹthuật cao
0,07 2 0,14
10 Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định 0,06 2 0,12
11 Đầu tư hạ tầng- kỹ thuật tỉnh chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển KTXH
0,10 2 0,20
12 Tình hình suy thoái kinh tế ở khu vực và thế giới. 0,04 1 0,04
13 Cạnh tranh các KCN, CCN ở các tỉnh lân cận trong việc
thu hút đầu tư
0,10 2 0,20
14 Giá cả, lạm phát tăng, tệ quan liêu 0,02 2 0,04
15 Chính phủ không chủ động được nguồn điện sản xuất. 0,04 1 0,04
16 Việc quy hoạch KCN, CCN ở Việt Nam chưa thống
nhất, đầu tư dàn trải giữa các tỉnh
0,05 2 0,10
Tổng cộng 1,00 2,63
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
45
Nhận xét: Từ ma trận trên số điểm quan trọng tổng cộng là 2,63(> 2,50)
cho thấy khả năng phản ứng của các KCN, CCN Bến Tre trên mức trung bình
khá với các nhân tố bên ngoài trong việc tận dụng các cơ hội và ngăn chặn
những nguy cơ (Chi tiết các cơ hội và thách thức được liệt kê trong phần ma
trận SWOT chương 3).
TÓM TẮT CHƯƠNG 2:
Bến Tre đến nay đã xây dựng được hai KCN tập trung nằm trên địa bàn
huyện Châu Thành với tổng diện tích 173 ha, về cơ bản diện tích cho thuê
trong hai KCN nói trên đã lấp gần kín. Do vậy, trên cơ sở đó Bến Tre đã xin
bổ sung quy hoạch các KCN đến năm 2020 lên đến 1.400 ha gồm mở rộng 1
KCN và hình thành mới thêm 6 KCN.
Bến Tre là một trong những tỉnh đi sau trong việc xây dựng các
KCN, song đây cũng là một "lợi thế đi sau" để kế thừa và rút ra những kinh
nghiệm của các tỉnh đi trước về lĩnh vực này. Bên cạnh đó Tỉnh cũng có
không ít những khó khăn trong việc hình thành các cơ chế, chính sách, kêu
gọi thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý còn nhiều hạn chế so với các
tỉnh khác. Ngoài ra phải kể đến những hạn chế về đào tạo và bồi dưỡng nguồn
nhân lực con người, thu hút chất xám về làm việc tại Bến Tre, kế hoạch và
chương trình đào tạo lao động cho các nhà máy, xí nghiệp, DN khi các KCN
được xây dựng theo quy hoạch. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng các ma
trận bên trong (IFE) và ma trận bên ngoài (EFE) của KCN, CCN, làm tiền đề
cho xây dựng ma trận SWOT ở chương 3.
46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP BẾN TRE ĐẾN 2020:
3.1. Phân tích và dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển các
KCN tỉnh Bến Tre:
3.1.1. Xu hướng phát triển các KCN hiện nay:
Phát triển và hình thành hệ thống các KCN là một trong những giải pháp
quan trọng trong chiến lược phát triển CN. KCN là tổ hợp các DN hoạt động
trong một lĩnh vực cụ thể, xung quanh sẽ hình thành các nhà cung cấp chuyên
môn hóa các phụ kiện và dịch vụ hỗ trợ. Các KCN tập trung còn liên kết, hoặc
bao gồm cả các tổ chức đào tạo, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên
cứu... cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên
cứu và hỗ trợ kỹ thuật.
KCN phát triển gắn chặt với quá trìnnh đô thị hoá một cách tất yếu, nên
đang có xu thế được bố trí trong một khu kinh tế tổng hợp nhằm thu hút vốn
đầu tư, công nghệ, nhân lực và đảm bảo điều kiện sống cho người lao động tốt
hơn.
Hiện nay đang xuất hiện xu hướng liên kết các KCN giữa các tỉnh để tạo
nên vùng động lực phát triển nhằm khai thác các thế mạnh của mỗi tỉnh và
hạn chế sự cạnh tranh lẫn nhau.
Phát triển các khu CN còn là cơ hội cho phép các vùng xa gắn với cơ sở
chế biến và sử dụng có hiệu quả các vùng đất còn hoang hóa chưa khai thác
cho mục tiêu phát triển kinh tế.
3.1.2. Các căn cứ để xây dựng mục tiêu phát triển các KCN:
3.1.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bến
Tre:
Quan điểm: [60]
47
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Xem phát triển
kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho CNH-HĐH.
Đẩy mạnh công tác đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi
nguồn lực.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ an ninh - quốc
phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu: [60]
Đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 13,0%/năm trong giai đoạn 2006-
2010; 14,3% trong giai đoạn 2011-2015 và 15,1% trong giai đoạn 2016-
2020, bình quân từ 13,7% đến 14,3%/năm trong 15 năm. Tốc độ tăng trưởng
gấp 1,3-1,4 lần toàn vùng ĐBSCL. GDP bình quân đầu người đạt 424 USD
năm 2005, tăng lên khoảng 742-759 USD năm 2010, vượt qua mức thu nhập
thấp vào năm 2010 và khoảng 2.636-2.873 USD vào năm 2020, bằng 1,15 –
1,2 lần bình quân vùng ĐBSCL, tăng bình quân 13,0 – 13,6%/năm trong 15
năm. Tiết kiệm trong dân đạt 15,8% GDP vào năm 2005 sẽ tăng lên đến
20,6% - 21,7% vào năm 2020.
Số lao động năm 2020 có công ăn việc làm vững chắc chiếm 81% lao
động trong độ tuổi, lao động dự trữ chiếm 16,5%, lao động chưa có việc làm
chiếm 0,8%.
Cơ cấu kinh tế năm 2010 là 45,6%- 24,0-30,4%; năm 2015 là 32,%-
33,9% -34,1%; năm 2020 là 21,0%-44,6%-34,4%. Nhu cầu vốn đầu tư trong
thời kỳ dự toán là 220.885 tỷ đồng theo giá hiện hành (91.667 tỷ đồng theo
giá so sánh 1994).
3.1.2.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các KCN của
Bến Tre đến 2020: [35]
48
Quan điểm:
1- Phát triển KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội
tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2020, phù hợp với quy hoạch phát triển CN của
tỉnh, quy hoạch phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn, quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc - dịch vụ.
2- Phát triển KCN của Tỉnh phải gắn với không gian CN Vùng ĐBSCL,
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phù hợp Quy hoạch KCN cả nước;
Phát triển KCN phải gắn liền với đặc điểm và điều kiện phát triển kết cấu hạ
tầng tại khu vực.
3- Xây dựng và phát triển các KCN phù hợp với định hướng phát triển
CN chung, đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài; Ưu tiên phát triển những
ngành mà Bến Tre có lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên, nguyên liệu của
địa phương; Đồng thời lựa chọn đầu tư xây dựng một số phân khu với trình
độ công nghệ cao phù hợp với điều kiện cụ thể của Tỉnh nhằm tạo động lực
phát triển mạnh trong giai đoạn tới.
4- Phát triển KCN phải gắn liền với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái,
gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; Đảm bảo sự phát triển đồng bộ bền vững,
không gây các hậu quả tiêu cực cho xã hội. Đồng thời phù hợp với các yêu
cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, an ninh lương thực hợp lý.
5- Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, hợp tác sâu rộng với các tỉnh,
thành phố trong cả nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài với phương châm khai thác tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo nên những vùng động lực cho phát
triển.
Mục tiêu, định hướng:
Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh Bến Tre nhằm đảm bảo
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, góp phần quyết định
49
tăng trưởng CN và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bến Tre theo hướng
CNH-HĐH.
Hình thành các cơ sở, căn cứ khoa học cho việc hoạch định phát triển
CN trên địa bàn ổn định và bền vững. Đồng thời quy hoạch phát triển các
KCN của tỉnh với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn nhằm định hướng
dành quỹ đất, đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm vào các khu vực
có tiềm năng, đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, thu hút các nguồn
lực về vốn, công nghệ ... để phát triển mạnh CN của Tỉnh, gắn sản xuất với thị
trường, vùng nguyên liệu, lao động, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
Từ nay đến năm 2020 phát triển thêm 5 KCN với tổng diện tích khoảng
1.400 ha. Hoàn chỉnh KCN tập trung Giao Long và các CCN-TTCN cho các
huyện thị nhằm tạo động lực mới cho phát triển CN Tỉnh. Từng bước mở rộng
KCN Giao Long, nâng CCN An Hiệp (Châu Thành) thành KCN và quy hoạch
thêm các KCN mới tại An Phước, Giao Hòa (Châu Thành-Bình Đại), Thành
Thới, Thanh Tân (Mỏ Cày), Phước Long (Giồng Trôm); trong điều kiện phát
triển CN thuận lợi sau năm 2020, có khả năng phát triển thêm KCN An Nhơn
(Thạnh Phú).
3.2. Một số giải pháp phát triển KCN tại Bến Tre đến 2020:
3.2.1. Hình thành các giải pháp qua phân tích và đánh giá ma trận
SWOT:
Trên cở sở phân tích các yếu tố quyết định đầu tư vào KCN, CCN, phân
tích thực trạng và khả năng hoạt động đầu tư, phân tích các yếu tố nội bộ bên
trong (IFE), phân tích các yếu tố bên ngoài (EFE) cùng với những đánh giá
thực tiễn mang tính chất về chủ trương, chính sách thu hút đầu tư thông qua
nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh cho thấy việc thu hút đầu
tư là cả một quá trình.
Mục đích ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa,
chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, trong số các chiến
50
lược thu hút đầu tư trong ma trận SWOT, chỉ ra một số giải pháp tốt nhất
được chọn để thực hiện.
SWOT là chữ viết tắt của bốn chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses
(điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).
Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại còn Opportunities và
Threats là các nhân tố tác động bên ngoài nên SWOT cho phép phân tích các
yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của đối
tượng được xem xét. Phân tích theo mô hình SWOT là đánh giá các dữ liệu
được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự lôgíc giúp hiểu được cũng
như có thể trình bày và thảo luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_phat_trien_cac_khu_cong_nghiep_tinh_ben_tre_den_nam_2020.pdf