Luận văn Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn đại học thái nguyên tr•ờng đại học kinh tế và quản trị kinh doanh ------------------------------------------------- DƢƠNG THU PHƢƠNG Một số giải phỏp phỏt triển cỏc doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nụng nghiệp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn Luận văn Thạc sĩ kinh tế (Chuyờn ngành: Kinh tế nụng nghiệp) Thỏi Nguyờn, năm 2009 Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn ĐẠI HỌC THÁI NGUYấN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------- DƢƠNG THU PHƢƠNG Một số giải phỏp phỏt triển cỏc doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nụng nghiệp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn Chuyờn ngành: Kinh tế nụng nghiệp Mó số: 60 - 31 - 10 Luận văn Thạc sĩ kinh tế (Kinh tế nụng nghiệp) Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS: Đỗ Quang Quý Thỏi Nguyờn, năm 2009 Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn LỜI CAM ĐOAN Tụi xin ca...

pdf114 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ®¹i häc th¸i nguyªn tr•êng ®¹i häc kinh tÕ vµ qu¶n trÞ kinh doanh ------------------------------------------------- DƢƠNG THU PHƢƠNG Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên LuËn v¨n Th¹c sÜ kinh tÕ (Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp) Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------- DƢƠNG THU PHƢƠNG Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 Luận văn Thạc sĩ kinh tế (Kinh tế nông nghiệp) Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS: Đỗ Quang Quý Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS ĐỖ QUANG QUÝ, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chƣa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 1 tháng 10 năm 2009 Tác giả DƢƠNG THU PHƢƠNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế trƣờng Đại học KT & QTKD – ĐH Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Các cán bộ Sở thống kê tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ các cán bộ trong phòng ĐKKD Sở kế hoạch và các doanh nghiệp nơi tôi liên hệ xin số liệu đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi và các đồng nghiệp thu thập số liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất của mình tới thầy giáo TS. Đỗ Quang Quý đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã ủng hộ động viên tôi để hoàn thành khóa học này đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 1 tháng 10 năm 2009 HỌC VIÊN DƢƠNG THU PHƢƠNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC BẢNG BIỂU BẢNG TÊN BẢNG TRANG 2.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2008 của Thái Nguyên 42 2.2 Phân bổ các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2008 51 2.3 Tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu các ngành nghề của tỉnh 53 2.4 Đặc điểm chung của các doanh nghiệp 54 2.5 Vốn đầu tư và doanh thu của các doanh nghiệp 56 2.6 Trình độ lao động quản lý của các doanh nghiệp 58 2.7 Độ tuổi và trình độ chuyên môn của lao động trong các doanh nghiệp 59 2.8 Trình độ lao động phân theo lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp Nông lâm nghiệp 61 2.9 Áp dụng CNTT trong hoạt động sxkd của các doanh nghiệp 62 2.10 Khó khăn khi áp dụng CNTT vào SXKD 63 2.11 Cơ cấu tổ chức quản lý của các doanh nghiệp 64 2.12 Giá trị sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp 67 2.13 Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp 68 2.14 Kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp 70 2.15 Các chỉ tiêu phân tích tài chính của các doanh nghiệp 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa 1 DN Doanh nghiệp 2 NVV Nhỏ và vừa 3 TS Tài sản 4 CSH Chủ sở hữu 5 SXKD Sản xuất kinh doanh 6 NLN Nông lâm nghiệp 7 NLS Nông lâm sản 8 TMDV Thƣơng mại dịch vụ 9 TSCĐ Tài sản cố định 10 CNTT Công nghệ thông tin 11 CT HĐQT Chủ tịch hội đồng quản trị 12 GĐ Giám đốc 13 P.GĐ Phó giám đốc 14 Tr.đồng Triệu đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ......................................................... 9 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 10 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10 4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn hoặc đóng góp mới của đề tài .................... 11 5. Bố cục luận văn ............................................................................................... 11 CHƢƠNG 1 .......................................................................................................... 12 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 12 1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa................................................ 12 1.1.1. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ....... 12 1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa......... 13 1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................. 13 1.1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ............................................................................................................ 15 1.1.2.3. Yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ................... 16 1.1.2.4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................... 16 1.1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước ............... 17 1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ................................. 19 1.1.4.1. Đặc trƣng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa................................. 19 1.1.4.2. Xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................ 22 1.1.4.3. Quan hệ với doanh nghiệp lớn ........................................................... 23 1.1.4.4. Ƣu thế phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................... 24 1.1.4.5. Những tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 25 1.1.5. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình phát triển kinh tế ...... 27 1.1.5.1. Vai trò kinh tế ................................................................................... 27 1.1.5.2. Vai trò xã hội .................................................................................... 28 1.1.6. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................................................................... 31 1.1.7. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................................................................... 33 1.1.7.1. Vai trò kinh tế ................................................................................... 33 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 37 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra .................................................................................... 37 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................... 37 CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 41 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................... 41 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên .................................................. 41 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 41 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 45 2.2. Một số nét cơ bản về tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua ....... 52 2.2.1. Tác động của hội nhập ............................................................................. 53 2.2.2. Khả năng mở rộng thị trường .................................................................. 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.3. Một số nét cơ bản về hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .............................. 55 2.3.1. Sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 55 2.3.2. Một số kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................................... 58 2.3.3. Số lượng và cơ cấu ngành nghề ................................................................ 59 2.4. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại các doanh nghiệp điều tra ......... 63 2.4.1. Quy mô doanh nghiệp ............................................................................... 63 2.4.2. Công nghệ và áp dụng công nghệ trong sản xuất ...................................... 71 2.4.3. Tổ chức quản lý ........................................................................................ 72 2.4.4. Tiêu thụ sản phẩm .................................................................................... 75 2.4.5. Thu nhập của người lao động ................................................................... 77 2.4.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .................................................... 78 2.5. Kết luận rút ra thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ................................... 81 2.5.1. Tiềm lực ................................................................................................... 81 2.5.2. Hiệu quả ................................................................................................... 83 CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 87 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................................. 87 3.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ......................................................................................................... 87 3.1.1. Quan điểm phát triển ................................................................................ 87 3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển ............................................................. 89 3.1.3. Các chỉ tiêu dự kiến .................................................................................. 93 3.2. Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới .............................. 95 3.2.1. Đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của doanh nghiệp ...................... 95 3.2.2. Tạo điều kiện tiếp cận chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp ................................................................................................................... 96 3.2.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao ....... 97 3.2.4. Các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ............................................................................................................................. 99 3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp .......................................................... 101 3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất ............................................................................. 102 3.2.7. Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp ............................. 103 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong lịch sử phát triển của các nƣớc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn có vai trò, tác dụng rất lớn và ngày càng đƣợc coi trọng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập và gia tăng với tốc độ khá nhanh. Các doanh nghiệp này đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm năng động một nền kinh tế nhiều thành phần, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, cùng với xu thế chung của tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đang đứng trƣớc rất nhiều những khó khăn thách thức, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tìm ra những hƣớng đi đúng đắn để có thể vững vàng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Điều này đòi hỏi cần phải có cả sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc với những chính sách ƣu đãi và chiến lƣợc thích hợp. Thái Nguyên, một tỉnh miền núi trung du phía Bắc, đang có những bƣớc chuyển mình trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. Những năm gần đây, số lƣợng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa này là một trong những nhấn tố đảm bảo sự ổn định và bền vững của nền kinh tế, tạo việc làm cho ngƣời lao động, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, tay nghề và những nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân cƣ, phát triển các ngành nghề truyền thống, đảm bảo những công bằng lớn về kinh tế – xã hội, môi trƣờng. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa này là các hộ gia đình, còn quá nhỏ bé và yếu ớt để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp này còn thấp, tốc độ đổi mới công nghệ chậm, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ do tiềm lực tài chính nhỏ, trong nhiều trƣờng hợp còn phụ thuộc vào hƣớng phát triển của các doanh nghiệp lớn. Muốn vậy, bên cạnh những chiến lƣợc và hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nhà nƣớc, tỉnh Thái Nguyên cũng cần có những giải pháp thiết thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên để tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển. Với ý nghĩa lý luận và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh nói riêng, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nh ỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu đánh giá thực trạng và tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm đƣa ra một số kiến nghị để các doanh nghiệp nhỏ và vừa này hoạt động có hiệu quả hơn nữa, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời lao động trên địa bàn Tỉnh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đánh giá hiệu quả và tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp này trong những năm tới. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và vai trò, hiệu quả của các doanh nghiệp này đối với phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại một số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian gần đây, chủ yếu là giai đoạn 2006-2008, các số liệu điều tra trong năm 2008. 4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn hoặc đóng góp mới của đề tài Đề tài tổng kết các kinh nghiệm về phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh giá thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2008, trên cơ sở chiến lƣợc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nƣớc cùng với hệ thống các chính sách ƣu đãi đặc biệt nhằm đƣa ra một số kiến nghị để phát huy hết thế mạnh và đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của cả nƣớc nói chung. 5. Bố cục luận văn Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Phần kết luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Theo Luật Công ty nƣớc ta xác định: “Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh đƣợc thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Theo Luật Doanh nghiệp mới 2006, thì “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng rất phong phú và đa dạng, đƣợc phân loại theo từng tiêu thức khác nhau: Thứ nhất: Dựa vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản của doanh nghiệp - Doanh nghiệp nhà nƣớc: là doanh nghiệp do Nhà nƣớc thành lập, đầu tƣ vốn và quản lý với tƣ cách là chủ sở hữu. - Doanh nghiệp tƣ nhân: là doanh nghiệp do cá nhân đầu tƣ vốn và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp: là doanh nghiệp đan xen của các hình thức sở hữu khác nhau trong cùng một doanh nghiệp nhƣ các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần. Thứ hai: Dựa vào mục đích kinh doanh - Doanh nghiệp hoạt động vì mục đích thu lợi nhuận: là một tổ chức kinh doanh đƣợc Nhà nƣớc thành lập hoặc thừa nhận, hoạt động theo cơ chế thị trƣờng và vì mục tiêu lợi nhuận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Doanh nghiệp hoạt động công ích: là tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động về sản xuất, lƣu thông hay cung cấp các dịch vụ công cộng, trực tiếp thực hiện các chính sách xã hội của nhà nƣớc hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Những doanh nghiệp này không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là vì hiệu quả kinh tế xã hội. Thứ ba: Dựa vào lĩnh vực kinh doanh - Doanh nghiệp tài chính: là các tổ chức tài chính trung gian nhƣ các ngân hàng thƣơng mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán,… là những doanh nghiệp có khả năng cung ứng cho nền kinh tế các dịch vụ về tài chính tiền tệ, tín dụng, bảo hiểm… - Doanh nghiệp phi tài chính: là các tổ chức kinh tế lấy sản xuất kinh doanh sản phẩm làm hoạt động chính, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề nhƣ: doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp xây dựng cơ bản, doanh nghiệp dịch vụ… Thứ tư: Dựa vào quy mô kinh doanh - Doanh nghiệp lớn - Doanh nghiệp vừa - Doanh nghiệp nhỏ. 1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của nhóm ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến 50 ngƣời, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nƣớc, ngƣời ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của nƣớc mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cho đến nay, nƣớc ta vẫn chƣa có đƣợc một khái niệm thống nhất và hoàn chỉnh về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các khái niệm đƣợc sử dụng trên thực tế hiện nay chỉ là khái niệm của các ngành, địa phƣơng, tổ chức tự đƣa ra nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình. Trong số các khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay ở nƣớc ta thì khái niệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đƣợc áp dụng rộng rãi nhất. Khái niệm này phát biểu nhƣ sau: "Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là các chủ thể sản xuất kinh doanh được thành lập theo các qui định của pháp luật có qui mô về vốn hoặc số lao động phù hợp với qui định của Chính phủ" Theo khái niệm này thì doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam không phân biệt thành phần kinh tế, bao gồm: - Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thành lập và đăng ký theo Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc. - Các hợp tác xã có qui mô nhỏ và vừa đƣợc thành lập và đăng ký hoạt động theo luật hợp tác xã. - Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa đƣợc thành lập và đăng ký theo Luật doanh nghiệp. - Cá nhân, nhóm sản xuất kinh doanh đƣợc thành lập và hoạt động theo Nghị định số 66- HĐBT (nay là Chính phủ). Theo nghị định 90 của Thủ tƣớng chính phủ ra ngày 23 tháng 11 năm 2001 thì định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ sau: "Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. (không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là doanh nghiệp nhỏ, và đâu là doanh nghiệp vừa). Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc đổi tên thành doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Trước hết đây là một loại doanh nghiệp thông thường, với quy mô hoạt động theo tiêu chí của một doanh nghiệp nhỏ và vừa thông thường. Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với các hoạt động khai thác vận chuyển, chế biến các loại nông sản, xây dựng cơ bản và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và các sản phẩm khác bằng việc trồng trọt cây trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Công việc nông nghiệp đƣợc thực hiện bởi những ngƣời nông dân. Các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phƣơng pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nƣớc, đặc biệt là trong các thế kỷ trƣớc đây khi công nghiệp chƣa phát triển. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng: Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi ngƣời nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp thuần nông. Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm đƣợc chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... 1.1.2.3. Yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa mang tính tƣơng đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định, trình độ phát triển của từng năm. Thông thƣờng các nƣớc có trình độ phát triển thì giới hạn quy định chỉ tiêu quy mô lớn hơn so với các nƣớc có trình độ phát triển chậm. Sự thay đổi quy định của một quốc gia thể hiện khả năng thích ứng nhanh của cơ chế chính sách quản lý của nhà nƣớc đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa dƣới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội và môi trƣờng bên ngoài. 1.1.2.4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Không có tiêu thức thống nhất để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa cho tất cả các nƣớc vì điều kiện kinh tế – xã hội mỗi nƣớc khác nhau, và ngay trong một nƣớc, sự phân loại cũng khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, từng ngành nghề hay từng vùng lãnh thổ. Việc đƣa ra một khái niệm chuẩn xác về doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa rất quan trọng và lớn lao để xác định đúng đối tƣợng cần hỗ trợ. Nếu vì phạm vi đối tƣợng đƣợc hỗ trợ quá rộng sẽ không đủ sức bao quát và tác dụng hỗ trợ sẽ giảm đáng kể. Vì hỗ trợ tất cả có nghĩa là không hỗ trợ ai. Còn nếu phạm vi đối tƣợng đƣợc hỗ trợ quá hẹp sẽ không có ý nghĩa và ít có tác dụng trong nền kinh tế và do đó không thể kịp thời hỗ trợ cần thiết các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì thế hầu hết các nƣớc đều rất chú trọng nghiên cứu tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên không có tiêu thức thống nhất để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa cho tất cả các nƣớc. Có hai tiêu chí phổ biến để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, đó là tiêu chí định tính và tiêu chí định lƣợng. Nhóm tiêu chí định tính: Dựa trên những đặc trƣng cơ bản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên mức độ phức tạp của quản lý thấp, các tiêu chí này có ƣu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhƣng thƣờng khó xác định trên thực tế. Do đó nó thƣờng chỉ làm cơ sở để tham khảo kiểm chứng mà ít đƣợc sử dụng trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng: sử dụng các tiêu chí nhƣ số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận, trong đó: Số lao động là lao động trung bình trong danh sách, lao động thƣờng xuyên và lao động thực tế. Tài sản hoặc vốn dùng chỉ tiêu tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản hay vốn cố định, giá trị tài sản còn lại. Doanh thu dùng chỉ tiêu là doanh thu/năm, Tổng giá trị gia tăng/năm, hiện nay có xu hƣớng sử dụng chỉ số này. Ở nhiều nƣớc trên thế giới tiêu chí định lƣợng để xác định quy mô doanh nghiệp rất đa dạng. Ở các nƣớc APEC tiêu chí đƣợc sử dụng phổ biến nhất là số lao động. Một số tiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện từng nƣớc nhƣ: Vốn đầu tƣ, tổng giá trị tài sản doanh thu và tỷ lệ góp vốn. Số lƣợng tiêu chí dùng để phân loại có từ một đến hai và cao nhất là 3 tiêu chí phân loại. 1.1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước Trên thế giới việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng nhƣ các tiêu chí phân loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện và mục đích phân loại của mỗi nƣớc và nhiều điểm khác nhau, tuy vậy vẫn có một số điểm chung giống nhau. Chẳng hạn việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nƣớc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển để thực hiện các mục đích nhƣ huy động mọi tiềm năng vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của xã hội góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của mỗi nƣớc, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thêm việc làm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đa dạng hoá và tăng thu nhập trong dân cƣ, giảm bớt dòng ngƣời đổ ra thành phố, tăng sự năng động hiệu quả của nền kinh tế giảm đến mức tối đa rủi ro trong kinh doanh, số lƣợng và chủng loại hàng hoá, hình thức cấu trúc nhiều tầng, thiết lập quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng có thể tham khảo cách phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nƣớc trên thế giới và trong khu vực nhƣ sau: Đài Loan: Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt đầu đƣợc hình thành và sử dụng từ năm 1967. Ngay từ đầu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đài Loan đã đƣợc phân biệt theo hai nhóm ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thƣơng mại vận tải và dịch vụ khác. Từ năm 1977 họ lại thêm nhóm ngành thứ ba là ngành khai khoáng. Ngƣời ta dùng tiêu chí vốn góp và lao động trong thƣơng mại và dịch vụ một số khác dùng tiêu chí doanh thu và lao động. Trong thời gian hơn 30 năm qua tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đài Loan đã đƣợc thay đổi sáu lần. Sự thay đổi trong khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hƣớng tăng dần trị số giữa các tiêu chí (trong sản xuất số vốn góp từ 5 triệu lên 40 triệu đô la Đài Loan, tổng giá trị tài sản từ 20 triệu lên 120 triệu, doanh thu từ 5 triệu lên 40 triệu) và phân ngành hẹp hơn nhƣng bao quát hơn nhiều lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Hiện nay ở Đài Loan doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp: - Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Có vốn góp dƣới 40 triệu đô la Đài Loan (1,4 triệu USD), và số lao động thƣờng xuyên là dƣới 300 ngƣời. - Trong khai khoáng: Có vốn góp dƣới 40 triệu Đô la Đài Loan, số lao động thƣờng xuyên dƣới 500 ngƣời. - Trong thƣơng mại, vận tải và dịch vụ khác: Có tổng doanh thu hàng năm dƣới 40 triệu đô la Đài Loan, lao động khoảng 50 ngƣời. Nhật Bản: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc phân loại theo khu vực Khu vực sản xuất: Doanh nghiệp có dƣới 300 lao động và 1 triệu USD vốn đầu tƣ. Khu vực thƣơng mại và dịch vụ: Doanh nghiệp có dƣới 100 lao động đối với doanh nghiệp buôn bán hay 50 lao động (Đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ) Vốn đầu tƣ dƣới 300.000USD (Đối với doanh nghiệp buôn bán) và 100.000 USD đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Liên Minh Châu Âu: doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có dƣới 250 lao động, doanh số không quá 40.000EUR, hoặc tổng số vốn hàng năm không quá 27 triệu EUR có cổ phần không quá 25% ở một xí nghiệp lớn. Ngoài ra có nhiều cách phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nƣớc khác song ở đây tôi chỉ đƣa ra một vài ví dụ về các cách phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nƣớc trên thế giới và khu vực. 1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, song phần lớn trong số đó còn manh mún và đang gặp khó khăn. Trong hai năm gần đây số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên khá nhiều nhƣng cũng mất đi khá lớn do sức ép của nền kinh tế và do cơ chế thị trƣờng cũng nhƣ nền kinh tế thế giới nói chung. [2] 1.1.4.1. Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa + Về tình hình sản xuất kinh doanh Do việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa tƣơng đối dễ dàng cho nên trong trong những năm gần đây đã ra đời rất nhiều các loại hình doanh nghiệp này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những ƣu thế về việc kinh doanh không đòi hỏi quá nhiều vốn, lại thu hút đƣợc lƣợng lao động rất lớn. Hơn nữa các doanh nghiệp này kinh doanh chủ yếu những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống cho nên không đòi hỏi phải đầu tƣ công nghệ kỹ thuật máy móc nhiều mà thay vào đó là sử dụng lƣợng lao động với giá rẻ càng làm cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp này tƣơng đối dễ dàng và thông thoáng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nhạy cảm với những thay đổi trong kinh doanh nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh mỗi khi có thể. Một yếu tố nữa là do bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp này tƣơng đối gọn nhẹ cho nên mỗi khi ra các quyết định kinh doanh thƣờng rất nhanh. Tuy nhiên cũng do thiếu vốn cho nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thƣờng bị mất đi các cơ hội kinh doanh do thiếu vốn, các doanh nghiệp nghĩ tới việc vay ngân hàng nhƣng đợi cho tới khi ngân hàng cho vay vốn thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên các cơ hội kinh doanh cũng đã qua đi. Trình độ lao động thấp phƣơng tiện kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý chất lƣợng sản phẩm kinh doanh thấp cũng là những yếu tố làm cho sản phẩm của các doanh nghiệp này thƣờng bị coi là kém chất lƣợng và làm ảnh hƣởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Về vốn Trong hoàn cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Và khi gặp khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng thì việc chạy vạy vay mƣợn từ nhiều nguồn khác là tất yếu. Chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt khiến cho lƣợng vốn cấp ra ít đi và lãi suất cao lên. Năm 2007, tăng trƣởng tín dụng 56%, nay giảm xuống 30%, lãi suất tăng từ 11% lên 20%. Nhƣ vậy, doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn là chuyện đƣơng nhiên. Với điều kiện này, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đã khó nhƣng khả năng sử dụng vốn cũng rất khó do lãi suất quá cao.[3] Khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát đƣợc chi phí, mất thị trƣờng và không đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hƣởng và vẫn trụ vững do trƣớc nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và đƣợc các nhà quản lý có kinh nghiệm dẫn dắt. [1] + Về thị trƣờng Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, yếu tố thị trƣờng còn chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ đúng mức. Kể từ khi ra nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, thị trƣờng Việt Nam sẽ ngày càng cởi mở hơn trong quá trình hội nhập, hàng hoá nƣớc ngoài sẽ nhiều hơn, doanh nghiệp nƣớc ngoài có tiềm lực mạnh sẽ vào phân phối..., các doanh nghiệp trong nƣớc phải đứng trƣớc một thách thức hết sức to lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt. Thế nhƣng một mặt các doanh nghiệp nhỏ và vừa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Việt Nam chƣa có quy mô đủ để tạo ra những thƣơng hiệu quốc tế, mặt khác lại chƣa có sự chỉ đạo kết hợp trong khối các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế xã hội dẫn đến sự cạnh tranh yếu. + Về công nghệ và thiết bị Hiện nay, xét về quy mô vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số lƣợng vốn còn rất khiêm tốn, các doanh nghiệp thƣờng đầu tƣ những thiết bị máy móc cơ bản đủ để hoạt động sản xuất những sản phẩm thuần túy. Chƣa có sự khác biệt trong đầu tƣ về kỹ thuật công nghệ cũng nhƣ tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, có thể xây dựng đƣợc thƣơng hiệu mạnh. Mặt khác việc liên doanh liên kết cũng đã đƣợc các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng trong những năm gần đây, việc liên kết sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tƣ cơ sở vật chất và kỹ thuật để sản xuất nhƣng việc tạo ra những thƣơng hiệu cho riêng mình thì thật sự là còn khó khăn. + Về trình độ tổ chức quản lý Trong một môi trƣờng đầy cạnh tranh hiện nay, việc nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã trở thành vấn đề quốc sách của các nƣớc. Nhiều nƣớc Á châu, điển hình là Singapore, từ năm 2001 đã đầu tƣ xây dựng và thực hiện chƣơng trình quy mô lớn, bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mặc dù hiện nay họ đang chiếm lĩnh nhiều mặt trên thị trƣờng thƣơng mại thế giới. Việc nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cũng là một việc làm thƣờng xuyên của phần đông các doanh nghiệp ở các nƣớc tiên tiến. Ở nƣớc ta, Nhà nƣớc mới khuyến khích nhƣng chƣa chủ trƣơng quyết liệt tài trợ cho doanh nghiệp nâng cấp trình độ chuyên môn. Vì thế các doanh nghiệp phải tự lo nếu muốn chiến thắng trên thƣơng trƣờng, cần tham gia các lớp học quốc tế mới mong đạt ngang tầm quốc tế. Trở ngại lớn nhất của nhiều giám đốc doanh nghiệp của chúng ta khi học tại các trƣờng QTKD quốc tế là phải có vốn tiếng Anh lƣu loát mới theo kịp các học viên khác trong lớp. Trở ngại thứ hai là học phí quá cao đối với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Và trở ngại thứ ba, rất có thể, là sự nhận thức của từng vị giám đốc doanh nghiệp về tính cần thiết nâng cao liên tục trình độ của mình. + Chất lƣợng tay nghề của lực lƣợng lao động Hiện này việc đào tạo đội ngũ lao động nghề cho các doanh nghiệp còn thiếu một cách trầm trọng. Hơn thế nữa chất lƣợng đội ngũ lao động nghề còn chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu. Đa phần việc tuyển chọn sử dụng lao động trong các doanh nghiệp hiện nay đều dựa trên những tiêu chí phổ thông hoặc không cần tiêu chí. Đội ngũ công nhân làm việc nhiều năm cũng không đƣợc nâng cao tay nghề vì chính sách của các doanh nghiệp không tập trung vào những đối tƣợng này. 1.1.4.2. Xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển và tăng trƣởng với tốc độ cao, nền kinh tế thế giới và khu vực chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, trong bối cảnh đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu tác động rất lớn từ môi trƣờng kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển theo ba xu hƣớng: - Các doanh nghiệp sản xuất theo hƣớng chuyên môn hoá và hợp tác hoá sâu sắc. Mỗi một doanh nghiệp tập trung sản xuất một sản phẩm mũi nhọn. Các doanh nghiệp này sẽ không tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh mà thay vào đó là sự hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp trong việc tạo ra một sản phẩm chính. Mỗi một doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc vài chi tiết sản phẩm mà những chi tiết sản phẩm này của doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. - Trong sản xuất các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, các phát minh sáng chế làm tăng năng suất lao động cũng đƣợc áp dụng vào sản xuất, do đó làm tăng hàm lƣợng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong các sản phẩm. - Lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế tri thức có trình độ tay nghề cao và cùng vào đó là xu hƣớng sử dụng ít lao động trong sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Xu hƣớng kinh doanh hợp tác toàn cầu, ngày nay các doanh nghiệp đã và sẽ kinh doanh vƣợt qua khỏi phạm vi một nƣớc tìm kiếm thị trƣờng rộng lớn trên thế giới. Các hình thức thƣơng mại điện tử, thƣ tín dụng, kinh doanh trên mạng...đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Trong nền kinh tế tri thức các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng do mới đƣợc khuyến khích phát triển trong mấy năm gần đây nên cơ sở kỹ thuật trình độ còn hạn chế nhất là điều kiện tiếp xúc các thông tin về thị trƣờng, sản phẩm, đối tác... còn thấp cho nên rất khó khăn khi nền kinh tế nƣớc ta hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. 1.1.4.3. Quan hệ với doanh nghiệp lớn Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mối quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp lớn, nó vừa bổ sung, hỗ trợ, vừa nhận đƣợc sự trợ giúp từ các doanh nghiệp lớn, điều đó thể hiện qua các mối quan hệ sau: - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa là nơi cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp lớn vừa là nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá từ các doanh nghiệp này. - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết lập các mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn nhằm nâng cao trình độ tay nghề của ngƣời lao động. - Các doanh nghiệp lớn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về vốn, công nghệ và kỹ thuật. - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm cơ sở sản xuất, chi nhánh, đại lý cho các doanh nghiệp lớn ở những nơi doanh nghiệp lớn không với tới đƣợc. - Thông qua các doanh nghiệp lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu thụ sản phẩm của mình ở những thị trƣờng rộng lớn hơn. - Doanh nghiệp lớn cung cấp thông tin về kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.1.4.4. Ưu thế phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Nếu nhƣ trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp ở nƣớc ta doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại, phát triển chủ yếu ở dƣới hai loại hình doanh nghiệp hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nƣớc thì hiện nay chúng tồn tại, phát triển ở mọi ngành mọi thành phần kinh tế với các loại hình khác nhau nhƣ xí nghiệp quốc doanh nhỏ và vừa chiếm 85,7% tổng số xí nghiệp quốc doanh, 30% xí nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài, 80-90% các hợp tác xã, xí nghiệp tƣ nhân công ty TNHH công ty cổ phần. Thứ nhất: các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động linh hoạt trƣớc những thay đổi của thị trƣờng đặc biệt là khả năng đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ có tính địa phƣơng do doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng chuyển hƣớng kinh doanh và chuyển hƣớng mặt hàng nhanh. Thứ hai: Nơi làm việc của ngƣời lao động có tính ổn định và ít bị đe dọa mất nơi làm việc. Thực tế này không những đúng với nƣớc ta trong thời gian qua mà còn đúng với các nƣớc khác trên thế giới. Ngƣời lao động ở doanh nghiệp lớn sẽ dễ mất việc làm đặc biệt là khi có suy thoái kinh tế. Chẳng hạn ở Đức giai đoạn 1970- 1987 các công ty lớn giảm nhân công ở con số 360.000 lao động (khoảng 10%) thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại tạo ra số việc làm ở con số 1,6 triệu ngƣời. Ở các nƣớc NIC giai đoạn 1985-1987, lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ chiếm 23-33% khu vực sản xuất. Trong những năm 1980 ở Mỹ số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng từ 500- 700 nghìn đơn vị tạo ra gần 20 triệu việc làm mới, trong khi đó riêng 500 công ty lớn ở Mỹ giảm đi 3,5 triệu chỗ làm việc. Ở Trung Quốc từ năm 1979 đến 1987 gần 70 triệu ngƣời đã tìm đƣợc việc làm trong đó có sự đóng góp của hàng chục triệu doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa khắp thành thị và nông thôn. Ở Việt Nam theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/2007 số lao động đƣợc thu hút ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH xí nghiệp tƣ nhân HTX đã đạt con số 5,6 triệu chiếm 21% lao động xã hội. Các doanh nghiệp qui mô nhỏ và vừa là các doanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nghiệp thu hút rất nhiều lao động có thể cùng lúc tạo ra rất nhiều công ăn việc làm góp phần giẩm bớt nạn thất nghiệp ở mỗi địa phƣơng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Theo tƣ liệu mấy năm gần đây các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo có cơ hội tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động tăng nhanh hơn các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa quan hệ giữa những ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khá chặt chẽ do đó sự phối hợp để sản xuất dễ dàng và nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ ba: doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức sản xuất quản lý linh hoạt gọn nhẹ, các quyết định quản lý đƣợc thực hiện nhanh, công tác kiểm tra điều hành trực tiếp, qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Vốn đầu tƣ ban đầu ít hiệu quả cao, thu hồi nhanh điều đó tạo ra sự hấp dẫn trong đầu tƣ sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này. Doanh ngiệp công nghiệp nhỏ và vừa rất nhạy cảm với những thay đổi của thị trƣờng. Có thể nói khi nhu cầu thị trƣờng thay đổi các doanh nghiệp này rất dễ chuyển đổi các mặt hàng kinh doanh của mình theo thị trƣờng cho phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng do việc đổi mới trang thiết bị công nghệ không đòi hỏi nhiều vốn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sản xuất sản phẩm có chất lƣợng tốt ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh có nhiều hạn chế. Và một ƣu điểm mà không ai phủ nhận đƣợc đó là trong khi các doanh nghiệp có qui mô lớn rất ít mạo hiểm đầu tƣ vào các lĩnh vực mới thì các doanh nghiệp qui mô nhỏ và vừa lại sẵn sàng đầu tƣ cả vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao. 1.1.4.5. Những tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa Song bên cạnh những đặc điểm thể hiện những ƣu điểm trên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có những đặc điểm gây nên những bất lợi nhƣ: Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn tự có cũng nhƣ bổ sung để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì và phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ kỹ thuật công nghệ còn yếu kém, lạc hậu, nhà xƣởng nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch quản lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên của đa phần các doanh nghiệp rất chật hẹp khó khăn trong việc đầu tƣ công nghệ mới đặc biệt là công nghệ đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, từ đó ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Hơn nữa trình độ quản lý nói chung và quản lý các mặt theo chức năng còn hạn chế. Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trƣờng về quản lý kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm thực tiễn là chủ yếu. Ngoài ra nƣớc ta trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng do trình độ quản lý nhà nƣớc còn hạn chế nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa bộc lộ những khiếm khuyết của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ: trốn lậu thuế, một số doanh nghiệp còn trốn đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng nhƣ đăng ký, làm hàng giả, kém chất lƣợng, hoạt động phân tán khó quản lý. Tuy còn có những hạn chế nhƣng chúng ta không thể không thừa nhận vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế nƣớc ta hiện nay. Chất lƣợng thấp của nguồn nhân lực ở khu vực sản xuất nông nghiệp thể hiện qua tỷ lệ không biết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59% và tốt nghiệp trung học phổ thông là 11,18%. Nếu đánh giá trình độ văn hoá bình quân theo giới tính có thể thấy số năm đi học văn hoá trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ nữ thấp hơn nam giới. Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu ngƣời nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, và nếu tốt nghiệp phổ thông, mức tăng này là 11%. Ngoài ra trình độ học vấn còn cho ngƣời lao động khả năng lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Với chất lƣợng của NNL nông thôn Việt Nam nhƣ vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm.[6] Những năm qua trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn thay đổi không đáng kể, tình trạng thu nhập thấp và thiếu việc làm ở nông thôn, trong lúc đó thu nhập cao hơn ở các đô thị đã tăng sự dịch chuyển lao động, nhất là những lao động kỹ thuật từ nông thôn tới các thành thị, và làm cho tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giảm từ 6,91% xuống còn 5,94%. Trong số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 vùng nông thôn, những vùng có trình độ học vấn thấp cũng chính là những vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn thấp, vùng Tây Bắc chỉ có 2,3%, Tây Nguyên là 3,41%. 1.1.5. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình phát triển kinh tế 1.1.5.1. Vai trò kinh tế a. Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp kinh doanh với quy mô không lớn nhƣng lại có khả năng rất năng động và nhạy bén trong các cơ hội kinh doanh, hơn nữa doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng đáp ứng đƣợc những nhu cầu nhỏ lẻ của thị trƣờng, chính vì thế các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp rất lớn vào kết quả hoạt động kinh tế, tạo môi trƣờng tốt cho ngƣời lao động. Tổng sản phẩm trong nƣớc mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa mang lại khoảng 26%, khu vực kinh tế cá thể chiếm 34% còn lại là khu vực kinh tế Nhà Nƣớc và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm khoảng 40%. Năm qua tốc độ tăng trƣởng bình quân GDP của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 6,5%. Hàng năm giá trị sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đƣợc chiếm khoảng 31% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Khu vực ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 78% tổng mức bán lẻ là 64% tổng lƣợng vận chuyển hàng hoá. [7] b. Tạo sự năng động và hiệu quả cho nền kinh tế Do số lƣợng doanh nghiệp tăng lên rất nhanh nên làm tăng tính cạnh tranh giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế đồng thời làm tăng số lƣợng và chủng loại hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng thay đổi mặt hàng và công nghệ chuyển hƣớng kinh doanh nhanh chóng khi có những bất lợi ảnh hƣởng tới quá trình kinh doanh, làm cho nền kinh tế năng động hơn. Sự có mặt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả hơn: làm đại lý vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp tiêu thụ hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hoá cung cấp các đầu vào nhƣ nguyên liệu thâm nhập vào mọi ngõ ngách thị trƣờng mà các doanh nghiệp lớn không với tới đƣợc. Một điều quan trọng là vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó phần lớn là khu vực tƣ nhân chủ yếu chỉ đầu tƣ vào các ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao hơn trong tƣơng lai gần. Do vậy việc tăng các cơ số này càng làm cho hiệu quả kinh tế cao hơn trong tƣơng lai. Tuy nhiên cần lƣu ý là nếu các doanh nghiệp có qui mô quá nhỏ thì hiệu quả kinh tế sẽ khó tăng lên đƣợc. c. Khai thác tiềm năng phong phú trong dân cư Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế không chỉ có đóng góp vào hoạt động kinh tế và làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả mà còn khai thác đƣợc những tiềm năng rất phong phú trong dân cƣ. Hiện nay còn nhiều tiềm năng trong dân chƣa đƣợc khai thác: tiềm năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết nghề quan hệ huyết thống, làng nghề với những hƣơng ƣớc nghề ngiệp. Việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất các ngành nghề truyền thống trong nông thôn hiện nay là một trong những hƣớng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân mà hiện đang có xu hƣớng mai một dần, thu hút lao động nông thôn phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế. Hơn nữa ngày nay, việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa là tƣơng đối dễ dàng đã làm xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể kinh doanh mà không gặp phải những khó khăn phức tạp do đó có thể khai thác đƣợc những tiềm lực nhỏ, lẻ trong dân cƣ. 1.1.5.2. Vai trò xã hội Không chỉ có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có vai trò lớn với xã hội. Trƣớc hết các doanh nghiệp này đã giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho lao động, góp phần tăng thu nhập, tăng mức sống của ngƣời dân và thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ nhàn rỗi. a. Tạo việc làm cho người lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Việt Nam là một nƣớc có cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trƣởng của dân số là trên 2% do vậy hàng năm có thêm khoảng hơn 1 triệu ngƣới đến độ tuổi lao động có nhu cầu về việc làm. Đó là chƣa kể số ngƣời thất nghiệp và bán thất nghiệp do cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc số quân nhân giải ngũ. Thực tế vừa qua cho thấy, toàn bộ các doanh nghiệp nhà nƣớc năm cao nhất cũng chỉ thu hút đƣợc khoảng 1,6 triệu lao động, nếu tính cả nhân viên của bộ máy Nhà Nƣớc cũng chỉ có trên 2 triệu lao động. Trong khi đó chỉ riêng kinh tế cá thể trong công nghiệp và thƣơng mại đã thu hút gần 3,5 triệu lao động. Các công ty và doanh nghiệp tƣ nhân thu hút gần nửa triệu lao động. Chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 740.000 đồng chỉ bằng 3% so với các doanh nghiệp lớn. Riêng ở Thái Nguyên, số liệu điều tra từ năm 2006 đến năm 2008 của phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tƣ cho thấy số lao động trong 3 năm của các doanh nghiệp Nhà Nƣớc là 38.474; 46.393; 63.503 lao động trong khi đó số lao động mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng là 21.700;29.670;45.565 lao động. Qua số liệu trên cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng có vai trò đặc biệt trong việc tạo việc làm cho ngƣời lao động và với chi phí thấp chủ yếu bằng vốn và tài sản của nhân dân, do đó cũng giảm đáng kể những tệ nạn xã hội xuất phát từ nạn thất nghiệp. Tuy vậy số lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ chiếm 12 đến 15% lực lƣợng lao động so với các nƣớc khác trong khu vực chỉ tiêu này là 50 % đến 60%. Nhƣ vậy tỷ lệ thu hút lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta còn thấp, tiềm năng của các doanh nghiệp này chƣa đƣợc phát huy một cách đầy đủ. b. Đa dạng hoá và tăng thu nhập trong dân cư Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp có năng suất của nền sản xuất xã hội cũng nhƣ thu nhập của dân cƣ thấp. Thu nhập của dân cƣ nông thôn (chiếm trên 80% tổng dân số) chủ yếu phụ thuộc vào nền nông nghiệp thuần tuý. Việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành thị cũng nhƣ ở nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thôn là phƣơng hƣớng cơ bản nhằm tăng nhanh năng suất tăng thu nhập và đa dạng hoá thu nhập của dân cƣ. Kết quả điều tra cho thấy thu nhập của dân cƣ vùng có các doanh nghiệp phát triển gấp 4 lần thu nhập của các vùng thuần nông. Kết quả khảo sát ở một số địa phƣơng cũng cho kết quả tƣơng tự. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp khoảng 800.000 đồng đến 1,4triệu đồng/tháng cao hơn gấp 2 đến 3 lần thu nhập của nông dân. Điều không kém phần quan trọng là thu nhập dân cƣ đa dạng hoá vừa có ý nghĩa nâng cao mức sống dân cƣ vừa làm cho cuộc sống giảm bớt rủi ro hơn nhất là ảnh hƣởng lớn của thiên tai. c. Thu hút vốn Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nƣớc cũng nhƣ đối với từng doanh nghiệp. Nhờ có vốn mới kết hợp đƣợc các yếu tố khác nhƣ lao động, đất đai công nghệ và quản lý. Thực tế cho thấy để đầu tƣ cho một chỗ làm việc ở Việt Nam trung bình phải mất 5 đến 10 triệu đồng tiền vốn. Vốn có vai trò lớn trong việc đầu tƣ trang thiết bị cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Hơn thế nữa vốn còn có vai trò trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên có một nghịch lý hiện nay là các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng trong khi vốn trong dân cƣ còn tiềm ẩn nhƣng không huy động đƣợc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó nhƣng nguyên nhân chủ yếu là do môi trƣờng đầu tƣ chƣa thật thuận lợi và ổn định. Trong tình hình đó chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với ngƣời cho vay gây đƣợc niềm tin nên có thể huy động đƣợc vốn hoặc chính ngƣời có tiền đứng ra đầu tƣ kinh doanh. Theo số liệu điều tra của Thái Nguyên trong những năm từ 2006 đến tháng 3 năm 2008 thì số vốn đăng ký kinh doanh ở khu vực Nhà Nƣớc giảm trong khi số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại tăng lên rất nhanh. Điều đó cho thấy càng ngày các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng chiếm đƣợc niềm tin và càng ngày càng thu hút đƣợc nhiều vốn trong kinh doanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên d. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vai trò này của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa đặc biệt với khu vực nông thôn. Việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa lớn trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xoá dần tình trạng thuần nông và độc canh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hơn nữa sự phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: - Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi, các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp Nhà Nƣớc đƣợc sắp xếp và củng cố lại kinh doanh có hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. - Cơ cấu ngành: Phát triển nhiều ngành nghề đa dạng phong phú (cả ngành nghề hiện đại và ngành nghề truyền thống) theo hƣớng lấy hiệu quả kinh tế làm thƣớc đo. - Cơ cấu lãnh thổ: Các doanh nghiệp đƣợc phân bố đều hơn về lãnh thổ, cả nông thôn và đô thị, miền núi và đồng bằng. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn, kể cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là vấn đề cần lƣu tâm trong việc hoạch định chính sách. Ngoài ra doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò trong việc gieo mầm cho các tài năng kinh doanh. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với Việt nam, vì trong nhiều năm qua đội ngũ kinh doanh gắn liền với cơ chế bao cấp chƣa có kinh nghiệp với kinh tế thị trƣờng. Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác dụng đào tạo thử thách chọn lọc qua thực tế các nhà kinh doanh trên mặt trận sản xuất kinh doanh. Kết quả điều tra cho thấy 63,2% ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh ở Việt nam. [8] 1.1.6. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Tính đến tháng 06/2008 cả nƣớc có khoảng 349.305 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký trên 1.389.000 tỷ đồng, trong đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 93.96% trên tổng số doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chƣa kể hợp tác xã) trong tổng số 176.765 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổng số vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ƣớc tính 844.551 tỷ đồng. [9] Trên 90% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với quy mô lao động bình quân 10-200 lao động/doanh nghiệp. Quy mô huy động vốn của khối doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn này đã đạt gần 30 tỷ USD, sử dụng gần 3 triệu lao động, tạo 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn (tƣơng đƣơng 26% lao động cả nƣớc); đóng góp 49% GDP, 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ đạt khoảng 2%/năm trong khi tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp bình quân chung của cả nƣớc là 20 - 25%/năm. Bình quân khoảng 57.000 ngƣời dân sống ở khu vực nông thôn mới có 1 doanh nghiệp nông nghiệp, trong khi trên cả nƣớc cứ trên 700 ngƣời đã có 1 doanh nghiệp. Hạn chế lớn nhất ảnh hƣởng đến việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp là thiếu các cơ hội đầu tƣ, kinh doanh, môi trƣờng đầu tƣ, chính sách ƣu đãi hầu nhƣ không có hoặc rất khó triển khai, áp dụng.[4] Nếu chỉ nhìn vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, cả nƣớc hiện có khoảng 1.100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhƣ vậy, số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp mới chỉ bằng xấp xỉ 1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Còn xét về mức vốn, hiện có khoảng 60% số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp của Việt Nam có vốn dƣới 10 tỷ đồng - quá nhỏ bé so với doanh nghiệp các nƣớc trên thế giới và so với nhu cầu thực tế. Thêm nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp lại đang sử dụng những công nghệ, hệ thống máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị hàng năm chỉ đạt 5-7% (trong khi cả thế giới là 20%). Hiện nay, nhà xƣởng chế biến và kho tàng cất giữ nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chế biến nông, lâm sản của Việt Nam còn sơ sài và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tạm bợ, số nhà xƣởng kiên cố chỉ chiếm khoảng 30%. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn áp dụng các công nghệ cũ, tỷ lệ cơ giới hoá chỉ chiếm trên 10%, số còn lại là sử dụng các trang thiết bị thủ công bán cơ giới. Hầu nhƣ không có một doanh nghiệp nào áp dụng các trang thiết bị tự động hoá. Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, khả năng tiếp cận với thị trƣờng, thông tin thấp. Thị trƣờng của các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn chủ yếu là thị trƣờng trong nƣớc (chiếm tới 94%) trong khi tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm 6%. Bên cạnh đó, những khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, vốn tín dụng, thuế, thủ tục hành chính... khiến khu vực nông nghiệp, nông thôn chƣa bao giờ là nơi hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Một thực tế là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Số liệu thống kê là trong 10 năm liên tục, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp nói chung của cả nƣớc bình quân 25- 26%, nhƣng tốc độ tăng trƣởng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp lại rất thấp, khoảng 2%/năm, tức là thấp hơn 10 lần. [4] Lý giải điều này là do đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp rủi ro nhiều, trong khi hiệu quả đem lại rất thấp, nên nhiều ngƣời còn e dè, chƣa tham gia. Bên cạnh đó, các lĩnh vực kinh doanh khác lại hấp dẫn và đem lại nhiều hiệu quả kinh doanh hơn, nên số các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn càng ít. 1.1.7. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp 1.1.7.1. Vai trò kinh tế a. Góp phần vào tăng trưởng, phát triển và ổn định kinh tế nông thôn Đảng ta chủ trƣơng thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc mà trọng tâm là công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, với mạng lƣới rộng khắp và truyền thống, gắn bó với nông nghiệp và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên kinh tế – xã hội nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hình thành những tụ điểm, cụm công nghiệp để tác động chuyển hoá sản xuất nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Theo đó hệ thống công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gia dụng sẽ phát triển, các làng nghề truyền thống sẽ đƣợc hiện đại hoá. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn đã thu hút lƣợng vốn đáng kể của dân cƣ, đƣa nguồn vốn đó vào chu chuyển, khắc phục một nghịch lý đã tồn tại trong nhiều năm là các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng khi lƣợng vốn trong dân cƣ còn nhiều khả năng tiềm ẩn chƣa đƣợc khai thác. Tuy lƣợng vốn thu hút vào doanh nghiệp không nhiều, nhƣng nhờ số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa khá lớn nên tổng lƣợng vốn thu hút vào sản xuất kinh doanh ngày càng tăng lên. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần sản xuất và cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu một khối lƣợng lớn, hàng năm tạo ra giá trị sản lƣợng khoảng trên 40 nghìn tỷ đồng và có tốc độ tăng trƣởng khoảng 9%/năm. b. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế có tác động tích cực đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, xoá dần tình trạng độc canh, thuần nông và nâng cao và nâng cao hàm lƣợng giá trị nông sản hàng hoá. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các hợp đồng gia công chế biến hoặc làm đại lý phục vụ sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, cung cấp nguyên liệu, thâm nhập vào từng ngõ ngách của thị trƣờng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm đƣợc. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa làm cho việc phân bố doanh nghiệp hợp lý hơn về mặt lãnh thổ, cả ở nông thôn lẫn thành thị, miền núi lẫn đồng bằng, giảm sức ép về dân số đối với các thành phố lớn. Khu vực nông thôn đang tập trung một số lƣợng lớn lực lƣợng lao động của cả nƣớc và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5%/ năm. Nhƣng thời gian chƣa sử dụng trung bình cả nƣớc có xu hƣớng giảm xuống, nếu năm 2005 là 29,12% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thì năm 2008 còn 24,46%. Với lực lƣợng lao động ở nông thôn năm 2008 là 39,92 triệu ngƣời và thời gian chƣa sử dụng trung bình cả nƣớc là 24,46 %, nếu quy đổi thì sẽ tƣơng đƣơng đƣơng khoảng 8 triệu ngƣời không có việc làm. Trong khi lao động trong các doanh nghiệp Nhà nƣớc hầu nhƣ không tăng, các doanh nghiệp đầu tƣ vốn nƣớc ngoài mới thu hút đƣợc khoảng 600 nghìn lao động thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn đã góp phần tạo ra sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu lao động, khai thác và sử dụng triệt để hơn các tiềm năng vốn có (tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và truyền thống dân tộc) để phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. c.Tăng hiệu quả kinh tế Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra môi trƣờng cạnh tranh thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Sự gia tăng số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa làm cho khối lƣợng và chủng loại sản phẩm tăng lên, kết quả là làm tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng, tạo sức ép buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải thƣờng xuyên không ngừng đổi mới và cải tiến mặt hàng, giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng để thích ứng với môi trƣờng kinh doanh mới. Giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các làng nghề có mối liên hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau. Một mặt các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn đã góp phần khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống, mặt khác làng nghề truyền thống đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả khảo sát có 34% số doanh nghiệp coi yếu tố truyền thống của địa phƣơng là yếu tố chính, thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp. Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp 10 năm có sự thay đổi không đáng kể, thời kỳ 91-95, tỷ trọng trồng trọt tăng từ 74,4% lên 80,4%, chăn nuôi giảm từ 24,1% xuống 16,6% và dịch vụ tăng từ 1,5% lên 3%. Giai đoạn 2000-2005, tỷ trọng của trồng trọt giảm không đáng kể từ 80,4% còn 80%, chăn nuôi tăng từ 16,6% lên 17,3%, dịch vụ giảm từ 3% còn 2,7%. Nhìn chung, cơ cấu chuyển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dịch chậm, khi mà chăn nuôi và dịch vụ quá yếu đã làm hạn chế sự phát triển của trồng trọt và quá trình hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn ở nông thôn, mặt khác không phát huy đƣợc lợi thế của từng vùng, và tạo ra nhiều việc làm hơn từ nông nghiệp. Hiện tại, trong ngành trồng trọt cây lúa vẫn chiếm vị trí quan trọng: hơn 70% diện tích và 90% sản lƣợng ngũ cốc, cây công nghiệp và cây trồng khác chiếm trên 27% giá trị tổng sản lƣợng NN, vì thế đa dạng hoá và thay đổi cơ cấu cây trồng sẽ góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn. d. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ doanh nhân mới trong nền kinh tế thị trường Trong thực tế có những doanh nghiệp nhỏ hay các hộ ngành nghề chỉ giữ quy mô sản xuất kinh doanh của mình một cách ổn định qua các thời kỳ phù hợp với khả năng kinh doanh, song cũng có không ít các doanh nghiệp phát triển lên thành những doanh nghiệp có quy mô lớn và các doanh nhân ngày càng trƣởng thành trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.7.2. Vai trò xã hội a. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn có quy mô lao động nhỏ (trên 90% số doanh nghiệp sử dụng dƣới 100 lao động, trung bình mỗi hộ ngành nghề sử dụng từ 3 – 4 lao động thời vụ; mỗi doanh nghiệp sử dụng 26 lao động thƣờng xuyên và 10 – 12 lao động thời vụ), so với hàng chục nghìn doanh nghiệp tƣ nhân, hàng trăm nghìn hộ ngành nghề thì số lao động đƣợc thu hút vào làm việc trong các cơ sở này là rất lớn (hàng năm ở nông thôn nƣớc ta có khoảng gần 1triệu lao động tăng thêm, trong đó khoảng 600 – 700 nghìn ngƣời chủ yếu đƣợc tiếp nhận vào khu vực nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn. Nếu nhƣ để đầu tƣ cho mỗi chỗ làm việc, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cần 294 triệu đồng, doanh nghiệp Nhà nƣớc cần 41 triệu đồng thì doanh nghiệp tƣ nhân chỉ cần đầu tƣ 17 triệu đồng, còn các cơ sở sản xuất tiểu thủ công chỉ cần 10 triệu đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Điều này cho thấy tính vƣợt trội của doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn nhất là trong điều kiện nguồn vốn có hạn. b. Góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng nông thôn Trong khi tỷ lệ thu từ nông nghiệp hầu nhƣ là không đổi thì thu từ công nghiệp và dịch vụ tăng từ 19,6% lên 21,6%, trong đó có sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định, thƣờng xuyên góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các bộ phận dân cƣ. Kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy mức sống chung của bộ phận dân cƣ ở nông thôn đang từng bƣớc đƣợc cải thiện và tỷ lệ ngƣời nghèo đã giảm từ 14,3% năm 2004 xuống còn 3,2% năm 2008. 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra - Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có bao nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp? Mật độ tập trung nhƣ thế nào? - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này nhƣ thế nào? - Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa này với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nhƣ thế nào? - Tỉnh Thái Nguyên đã có những chiến lƣợc gì và chính sách nhƣ thế nào để tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa này trên địa bàn Tỉnh? - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phát triển tốt và có khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập thì cần có những điều kiện nào? Giải pháp cụ thể? 1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.2.2.1. Phương pháp luận Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. 1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin - Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp: Tài liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn thông tin công bố khác nhau của các cơ quan nhà nƣớc, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. - Thu thập tài liệu sơ cấp. - Phƣơng pháp sử dụng số liệu. - Phƣơng pháp phân tích số liệu. - Phƣơng pháp chuyên gia chuyên khảo: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tham khảo, tổng hợp thu thập chọn lọc các ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ nghiên cứu về kinh tế. 1.2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Nhóm các chỉ tiêu về hiệu quả của vốn đầu tƣ: ROE, ROA,ROC … - Nhóm các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả tín dụng - Nhóm các chỉ tiêu về tài chính doanh nghiệp Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp những thông tin khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp tronmg thời kỳ này là khả quan hay không khả quan. Sử dụng phƣơng pháp so sánh để thấy đƣợc sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình tài chính từ đó các nhà phân tích sẽ rút ra những nhận xét khái quát về tình hình tài chính trong doanh nghiệp. - Nội dung và trình tự đánh giá khái quát tình hình tài chính: Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn * Phân tích theo chiều ngang: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Là việc so sánh đánh giá giữa số đầu năm và số cuối năm hay giữa số liệu của năm thực tế và số liệu của năm trƣớc của một loại tài sản hay nguồn vốn để thấy đƣợc sự biến động của các loại tài sản hay nguồn vốn đó. * Phân tích theo chiều dọc: Là việc xem xét tỷ trọng của các yếu tố thành phần cấu thành nên tài sản và nguồn vốn để thấy đƣợc các khoản mục biến động tăng giảm trong tổng thể từ đó có những biện pháp xử lý có hiệu quả. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời * Hệ số tài trợ Trƣớc hết cần tiến hành so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa số cuối kỳ và số đầu năm. Bằng cách này sẽ thấy đƣợc quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng nhƣ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. + Khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính: Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn * Tỷ xuất sinh lời TSLĐ Tỷ suất sinh lời TSLĐ = Lợi nhuận sau thuế TSLĐ bình quân Tỷ suất sinh lời TSLĐ cho biết 1 đồng TSLĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Tỷ suất sinh lời tổng tài sản Tỷ suất sinh lời tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản * Tỷ suất sinh lời trên Doanh thu Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. * Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu 1.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu + Số liệu thứ cấp: lập bảng đánh giá mức độ quan trọng của thông tin và phạm vi sử dụng thông tin. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Số liệu sơ cấp: sử dụng phần mềm EXCEL để tổng hợp và xử lý số liệu nhằm đƣa ra các bảng biểu, các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung đặt ra của đề tài. 1.2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu + Phƣơng pháp so sánh: so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số tƣơng đối, số tuyệt đối và số bình quân. Thông qua phƣơng pháp so sánh chúng ta đánh giá đƣợc những mặt mạnh, mặt yếu, mặt đƣợc và chƣa đƣợc của chiến lƣợc phát triển mà các doanh nghiệp này đang áp dụng và từ đó đƣa ra những đánh giá chung nhất, những kiến nghị và giải pháp hiệu quả nhất nhằm phát triển mạnh hơn nữa những doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. + Phƣơng pháp thống kê mô tả: thống kê các số liệu trong phòng kế toán – thống kê – tài chính và các phòng ban có liên quan, có sử dụng số liệu thống kê của Sở Kế hoạch đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên. + Phƣơng pháp phỏng vấn: phỏng vấn những ngƣời có trách nhiệm để hiểu rõ tình hình hoạt động cũng nhƣ mối quan hệ của các doanh nghiệp nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính Vị trí địa lý Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km ², dân số 1.046.000 ngƣời. Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nƣớc. Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Việc giao lƣu đã đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. Địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng bắc-nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hƣớng đông bắc- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hƣớng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhƣng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và phía nam huyện Võ Nhai. Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 hàng năm. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Trƣớc đây và hiện nay, Thái nguyên đƣợc Chính phủ coi là trung tâm văn hóa kinh tế của các dân tộc các tỉnh khu vực phía Bắc. Trong những năm gần đây Thái Nguyên luôn giữ tốc độ phát triển GDP bình quân khoảng 7% - 9%. Thái nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ ba cả nƣớc với 6 trƣờng đại học, 2 khoa và 16 trƣờng cao đẳng, dạy nghề. Tỉnh Thái nguyên có nhiều khu di tích lịch sử, nhiều điểm du lịch nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình nhƣ: ATK, Hồ Núi Cốc, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hang Phƣợng Hoàng, Suối Mỏ Gà…hàng năm thu hút một lƣợng khách du lịch tƣơng đối lớn đem lại nguồn thu cho tỉnh. Các cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông đang đƣợc nâng cấp và hoàn thiện dần, hiện nay tuyến đƣờng cao tốc tránh thành phố Thái nguyên đã đƣợc hoàn thành và đi vào hoạt đông tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông phát triển và giao lƣu kinh tế giữa tỉnh Thái nguyên với các tỉnh lân cận. Thành phố Thái nguyên đã đƣợc Chính phủ quyết định nâng lên thành phố loại hai theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Hệ thống cung cấp nƣớc của thành phố Thái Nguyên đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh. Nhà máy nƣớc đang đƣợc nâng cấp tại thị xã Sông Công và các thị trấn. Hiện nay Thành phố Thái Nguyên đang đƣợc dự án thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải bằng nguồn vốn vay của Pháp. Hệ thống bƣu chính viễn thông đang đƣợc phủ khắp toàn Tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội. Nhiều tiềm năng đã và đang chờ khai thác. Những tiềm năng này đang tạo cơ hội cho các nhà đầu tƣ vào khai thác. Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km, Thái Nguyên còn là điểm nút giao lƣu thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đƣờng quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đƣờng sông Đa Phúc - Hải Phòng; đƣờng sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn. 2.1.1.2. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 hàng năm. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000mm đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 trong năm. Mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và phía nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lƣợng than lớn thứ hai trong cả nƣớc, than mỡ trữ lƣợng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lƣợng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Hạ tầng cơ sở nhƣ hệ thống điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông, giao thông (kể cả đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi. Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo nhƣ hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, núi Văn, núi Võ; các di tích lịch sử nhƣ: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phƣơng trong tỉnh nhƣ: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xƣơng Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hệ thống khách sạn chất lƣợng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hƣớng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nƣớc ngoài. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1. Dân số, nguồn nhân lực, truyền thông văn hoá và ngành nghề của dân cư Dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.046.000 ngƣời, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trƣờng Đại học, 11 trƣờng Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động; Thái Nguyên là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái – danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác xứng tầm nhƣ: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa – Thác Mƣa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu... 2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trƣởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hƣởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhƣng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhƣng vẫn chƣa có xu hƣớng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu đƣợc kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hƣớng tích cực. Năm 2007, hầu hết các mục tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vƣợt kế hoạch đề ra: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) trên địa bàn 12,46%, vƣợt mục tiêu kế hoạch đề ra và là năm có tốc độ tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay. Đóng góp vào mức tăng trƣởng chung 12,46% thì khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao nhất với mức đóng góp lớn nhất là 6,81%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.095 tỷ đồng, mức sản xuất của các thành phần kinh tế đều có sự tăng trƣởng, nhất là khu vực ngoài quốc doanh; tiếp đến là khu vực dịch vụ, mức đóng góp 4,11% vào tốc độ tăng chung, trong đó nhóm ngành dịch vụ kinh tế tăng 13,8%, riêng ngành thƣơng nghiệp tăng 16%, vận tải, bƣu điện tăng 17,89%, các ngành dịch vụ xã hội tăng 10,15% và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có mức đóng góp là 1,24%, riêng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất và có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trƣởng chung của khu vực này, mức đóng góp của ngành nông nghiệp tăng khoảng 4,75% so với năm 2006. Cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, GDP bình quân đầu ngƣời cũng có sự tăng đáng kể, năm 2007 đạt 8,6 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 1,5 triệu đồng/ngƣời/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Trong những năm qua, tốc độ tăng trƣởng khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với mức bình quân chung , khu vực Dịch vụ tăng xấp xỉ mức bình quân chung toàn tỉnh, trong khi đó khu vục Nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng chậm nên cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực Nông lâm thuỷ sản và tăng tỷ trọng khu vực Công nghiệp – Xây dựng. Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, đặc biệt là năm 2007, tiếp tục phát triển theo hƣớng tích cực, các chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể. 2.1.2.3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên năm 2009 * Về kinh tế Xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2009 có mức phấn đấu tăng trƣởng kinh tế (GDP) đạt từ 13% trở lên, trong đó: Giá trị tăng thêm trong ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt 5,0 – 5,5% ( giá trị sản xuất tăng trên 6,5%); giá trị tăng thêm trong ngành công nghiệp – xây dựng đạt 17,5% ( giá trị sản xuất công nghiệp tăng 23%); giá trị tăng thêm ngành dịch vụ đạt 13,5%. Chuyển dịch cơ cấu kinh theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất công nghiệp. Bảo đảm duy trì tốc độ tăng trƣởng ổng định và bền vững của toàn ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá đầu vào của sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Tăng cƣờng kiểm soát thị trƣờng; Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải ngân nhanh các nguồn vốn đầu tƣ phát triển nhất là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, các dự án đầu tƣ sản xuất sử dụng nhiều lao động, có kim ngạch xuất khẩu lớn, các dự án công trình trọng điểm, dự án hoàn thành đƣa vào sử dụng năm 2009. * Về phát triển Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội - Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ theo hƣớng hỗ trợ phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh hơn nữa các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá đi đôi với việc thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá các lĩnh vực này; Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhất là nguồn nhân lực có chất lƣợng để thu hút mạnh các dự án đầu tƣ có trình độ công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thiết thực cho những đối tƣợng chính sách xã hội, ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong quá trình phát triển; Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chủ động đối phó với các dịch bệnh ở ngƣời; Giải quyết các vẫn đề xã hội bức xúc; đặc biệt là tình trạng tội phạm, ma tuý, tai nạn giao thông, ách tắc giao thông. * Về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2009: Xây dựng dự toán thu ngân sách năm 2009 theo hƣớng tích cực, bám sát dự báo phát triển của nền kinh tế và các chính sách, chế độ thu, tăng cƣờng các biện pháp xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế chống thất thu, trốn lậu thuế và gian lận thƣơng mại. Dự toán thu trong cân đối ngân sách nhà nƣớc (trừ thu cấp quyền sử dụng đất) năm 2009 phấn đấu tăng 20% so với ƣớc thực hiện năm 2008. 2.1.2.4. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thƣơng mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tƣơng đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng – an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao với mục tiêu cụ thể nhƣ sau: a) Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12% - 13%/năm, thời kỳ 2011-2015 đạt 12,0 - 12,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm; trong đó, tăng trƣởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp – xây dựng đạt 13,5% - 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5%/năm. b) GDP bình quân đầu ngƣời đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300 – 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020. c) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 – 39%, nông nghiệp chiếm 16-17% vào năm 2010; tƣơng ứng đạt 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên – 47%, 39 – 40%, 13 – 14% vào năm 2015; đạt 47 – 48%, 42 – 43%, 9 – 10% vào năm 2020. d) Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65 – 66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 15 – 16% năm. đ) Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 – 1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000 – 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt trên 20%/năm. e) Tốc độ tăng dân số trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 0,9%/năm; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 0,8 – 0,82%/năm và tăng cơ học đạt 0,08% - 0,1%/năm. g) Trƣớc năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hoá toàn bộ trƣờng, lớp học; mỗi huyện có ít nhất 03 trƣờng trung học phổ thông. h) Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế; ƣu tiên đầu tƣ cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám, chữa bệnh ở cả ba tuyến: tỉnh, huyện, xã; phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020. i) Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho ít nhất 15.000 lao động trong thời kỳ 2006 – 2010 và cho 12.000 – 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 – 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 – 40% vào năm 2010 và đạt 68 – 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ) giảm xuống còn dƣới 15% vào năm 2010 và còn 2,5 – 3% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cƣ trong việc thụ hƣởng các dịch vụ xã hội cơ bản đƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thu hẹp; chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) tăng lên trên 0,7% vào năm 2010 và trên 0,8% vào năm 2020. k) Bảo đảm trên 90% số hộ gia đình đƣợc dùng nƣớc sạch vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 100% vào trƣớc năm 2020; 100% số hộ có điện sử dụng vào trƣớc năm 2010. l) Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35% vào năm 2010 và đạt 45% vào năm 2020. m) Nâng cao chất lƣợng rừng và tỷ lệ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020. n) Bảo đảm môi trƣờng sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn. o) Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 14 – 16%/năm và thời kỳ 2011 – 2020 đạt 16 – 18%/năm. Với quyết tâm tăng trƣởng cao từ 12,5% một năm trở lên, Thái Nguyên sẽ tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tƣ có tiềm năng vào các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ sắt thép, các lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, điện, điện tử và các sản phẩm từ chè; các dự án đầu tƣ lớn để nâng cấp Khu du lịch Hồ Núi Cốc lên thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia; Khu Du lịch sinh thái - lịch sử Thần Sa Võ Nhai, Hồ Suối Lạnh; các dự án sân golf ở Hồ Núi Cốc, khu Sinh thái Lƣơng Sơn – thành phố Thái Nguyên, khu Hồ Suối Lạnh - Phổ Yên, Hồ thuỷ lợi - thuỷ điện Văn Lăng; xây dựng mới, cải tạo các chung cƣ, xây dựng nhà ở cho công nhân thuê ở các Khu công nghiệp tập trung, các Siêu thị và các Trung tâm Thƣơng mại, nhà hàng, khách sạn 3 sao trở lên; các dự án thành lập hoặc hợp tác đầu tƣ về Trƣờng Đại học Quốc tế với các ngành học thiết thực, Bệnh viện Quốc tế với các chuyên khoa sâu tại Thái Nguyên. Ngoài ra, đầu tƣ vào hạ tầng xe buýt cũng là một lĩnh vực đang ƣu tiên (Thái Nguyên là tỉnh chƣa phải bù lỗ cho vận tải xe buýt). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2006 - 2008 của tỉnh Thái Nguyên Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 (%) So sánh 2008/2007 (%) 1.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế % 10,3 12,5 11,47 121,36 91,76 2. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt Tấn 398.031 405.022 410.111 101,76 101,26 Trong đó sản lƣợng thóc Tấn 32.0109 333.000 325.381 104,03 97,71 3. DT trồng rừng tập trung Ha 3.768 3.854 5.892 102,28 152,88 Trong đó địa phƣơng trồng Ha 3.452 3.632 5.630 105,21 155,01 4. DT trồng mới cây lâu năm Ha - Cây chè Ha 579 600 675 103,63 112,5 - Cây ăn quả Ha 241 255 269 105,81 105,49 5. Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 8.697 8.965 9.855,2 103,08 109,93 - Công nghiệp Trung ƣơng Tỷ đồng 4.654 4.765 8.920 102,39 187,2 - Công nghiệp địa phƣơng Tỷ đồng 3.554 3.660 6.549 102,98 178,93 - Khu đầu tƣ nƣớc ngoài Tỷ đồng 489 540 928,7 110,43 171,98 6. Giá trị xuất khẩu Tr.USD 59 68 119,72 115,25 176,06 Trong đó xuất khẩu địa phƣơng Tr.USD 63 48 78,906 76,19 164,39 7. Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 734 766,1 1.290,5 104,37 168,45 Trong đó thu trong cân đối Tỷ đồng 734 766,1 1.108,2 104,37 144,65 8. Mức giảm tỷ lệ sinh thô % 0,22 0,2 0,17 90,91 85 9. Số lao động có thêm việc làm Ngƣời 15.434 16.205 16.250 105 100,28 10. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn % 21 18 17,74 85,71 98,56 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái nguyên) Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm có sự khác biệt rõ ràng, năm 2007 so với năm 2006 nhìn chung các chỉ tiêu đều tăng nhƣng đến năm 2008 so với 2007 thì các mặt đều giảm, sở dĩ có kết quả trên là do sự ảnh hƣởng của suy thoái nền kinh tế. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt thực tế đã vƣợt so với kế hoạch là 1,26% kết quả trên thể hiện sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nỗ lực rất lớn trong ngành trồng trọt đã đảm bảo đƣợc an toàn lƣơng thực cho tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 cao hơn so với năm 2007 là 82,91% kết quả trên là do sự đầu tƣ phát triển các nhà máy, khu công nghiệp và cơ chế chính sách của tỉnh đã tạo cơ hội thu hút vốn đầu tƣ vào tỉnh trong năm qua tƣơng đối lớn. Ta thấy mức sinh thô qua 3 năm đều giảm, điều đó chứng tỏ ngƣời dân đã chú trọng đến chất lƣợng cuộc sống và giáo dục cho con cái mình hơn. 2.2. Một số nét cơ bản về tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ nhƣng bên cạnh đó còn không ít những tồn tại khó khăn cần tháo gỡ. + Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vừa yếu vừa thiếu liên kết, mối liên kết lẫn nhau rất hạn chế là điểm yếu cơ bản của các doanh nghiệp này tại Việt nam, điều này thể hiện cả trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ năng lực tạo dựng một tiếng nói chung có lợi cho cộng đồng của mình. + Năng lực, tổ chức của các hiệp hội, nhất là tại các địa phƣơng còn yếu kém, mờ nhạt là lý do chính ảnh hƣởng tới việc hình thành một tiếng nói đại diện tập thể đủ mạnh và một đối tác đối thoại chính sách hiệu quả với chính quyền địa phƣơng. + Tầm nhìn ngắn hạn, chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận tức thời, định hƣớng về mặt thị trƣờng hạn chế, không quan tâm đến nhu cầu của thị trƣờng mà chỉ sản xuất những cái mình có… là những hạn chế tiếp theo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để giải quyết dần dần những thực trạng vƣớng mắc trên đây và tạo đà cho các doanh nghiệp này phát triển trong thời gian tới, chính phủ đã đƣa ra một số chính sách sau đây: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 [10] + Chính sách tín dụng của ngân hàng: Ngày 29/9/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã có văn bản báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ về tình hình vay, trả nợ tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó đã nêu một số đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6LV_09_KTampQTKD_KTNN_DUONG THU PHUONG.pdf
Tài liệu liên quan