Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: 1
Luận văn
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM THÚC ĐẨY QUAN
HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – HOA KỲ
2
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM- HOA KỲ
I. Những xu hướng kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay
1. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới
Ngày nay, nền kinh tế thế giới là một chỉnh thể thống nhất, nó là một
thể hữu cơ của nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Sự thống nhất của
nền kinh tế quốc gia thành một nền kinh tế thế giới thống nhất đó cũng phù
hợp với sự phát triển của quá trình phân công lao động vượt ra khỏi biên
giới của các quốc gia. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ trên toàn thế giới đã thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc
tế diễn ra càng mạnh mẽ hơn. Quá trình phân công lao động quốc tế là
nguồn gốc của sự hình thành các mối quan hệ thương mại quốc tế và nguồn
gốc của toàn cầu hoá. Trong lịch sử kinh tế thế giới cho tới tận bây giờ đã
chứng minh rằng, không một quốc gia...
64 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM THÚC ĐẨY QUAN
HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – HOA KỲ
2
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM- HOA KỲ
I. Những xu hướng kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay
1. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới
Ngày nay, nền kinh tế thế giới là một chỉnh thể thống nhất, nó là một
thể hữu cơ của nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Sự thống nhất của
nền kinh tế quốc gia thành một nền kinh tế thế giới thống nhất đó cũng phù
hợp với sự phát triển của quá trình phân công lao động vượt ra khỏi biên
giới của các quốc gia. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ trên toàn thế giới đã thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc
tế diễn ra càng mạnh mẽ hơn. Quá trình phân công lao động quốc tế là
nguồn gốc của sự hình thành các mối quan hệ thương mại quốc tế và nguồn
gốc của toàn cầu hoá. Trong lịch sử kinh tế thế giới cho tới tận bây giờ đã
chứng minh rằng, không một quốc gia nào hiện đang có nền kinh tế hoàn
toàn không có quan hệ với bên ngoài. Các quốc gia muốn phát triển thì nhất
định phải tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Quá trình này
là một quy luật không thể phủ định nó được.
Dưới xu thế này, biên giới kinh tế của các quốc gia sẽ càng giảm do
hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ bị bãi bỏ dần, một nền kinh tế toàn
cầu không biên giới sẽ xuất hiện, các mối quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển, các thể chế kinh tế toàn cầu sẽ hình
thành vv. Trong điều kiện đó , một nền kinh tế muốn không lệ thuộc vào bên
ngoài, muốn đảm bảo lấy các nhu cầu thiết yếu, chắc chắn là sẽ không có
chỗ đứng chân. Một nền kinh tế phát triển hiệu quả sẽ phải là một nền kinh
tế gồm những ngành có lợi thế cạnh tranh cao và đương nhiên là phải tuỳ
thuộc vào thị trường thế giới.
3
Trong điều kiên đó, mô hình phát triển kinh tế theo hướng hội nhập
nền kinh tế quốc tế đang xuất hiện. Mô hình này khác hẳn với mô hình kinh
tế hướng nội: một bên lấy thị trường toàn cầu trong đó thị trường quốc gia
làm căn cứ để phát triển các ngành kinh tếcó lợi thế tranh cạnh, một bên lấy
thị trường trong nước làm căn cứ để phát triển những ngành đáp ứng nhu
cầu chủ yếu của đất nước không tính tới các lợi thế cạnh tranh quốc tế.
Đương nhiên là việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ trong mô hình
phát triển theo hướng hội nhập quốc tế cũng khác với cách hiểu độc lập tự
chủ trong mô hình kinh tế hướng nội.
Trong mô hình kinh tế có tính tới xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,
các quốc gia không dại gì xây dựng ra một cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh và
ngày một hoàn chỉnh cũng không có. Ta có thể lấy ngành sản xuất ôtô là
vídụ: không một quốc gia Châu âu nào kể cả cộng hoà liên bang Đức có thể
sản xuất 100% các linh kiện của ôtô, vì làm như vậy là một dại dột không
có hiệu quả. Các quốc gia sản xuất ôtô chỉ sản xuất khoảng 30%- 40% các
linh kiện, những sản phẩm có lơị thế nhất, còn lại là họ nhập khẩu của các
nước khác. Ngay công ty Boing của Hoa kỳ cũng đã nhập khẩu hàng loạt
linh kiện từ hàng chục quốc gia khác hoặc ngay cả các quốc gia có nhiều
ngành công nghiệp nền tảng khá phát triển như Nhật Bản mà vẫn phụ thuộc
vào bên ngoài một cách đáng sợ. Nhật Bản phải nhập 100% dầu mỏ để có
ngành hoá dầu và năng lượng điện, nhập khẩu phần lớn quặng sắt để có
ngành luyện kim, nhập khẩu phần lớn bằng phát minh sáng chế để có ngành
công nghiệp chế tạo. Nếu có chiến tranh xâỷ ra, các hoạt động nhập khẩu
này chỉ ngừng trệ một vài tuần thôi thì những ngành công nghiệp trên sẽ
hoàn toàn tế liệt và nền kinh tế Nhật Bản làm sao tránh khỏi chấn động và
tổn thất. Nếu sợ sự phụ thuộc này, nước nhật sẽ không thể phát triển được.
Nhưng để bù lại Nhật Bản lại xuất khẩu ôtô, hàng điện tử và nhiều loại hàng
chất lượng cao khác, buộc các quốc gia khác lệ thuộc vào nhật về các mặt
hàng này. chính mối quan hệ lệ thuộc lẫn nhau này đã làm cho nền kinh tế
4
Nhật Bản có thể đứng vững ngay cả trong cuộc khủng hoảng dầu lửa đã xẩy
ra trong những năm 70.
Nói tóm lại, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang trở lên phổ biến
và nó đem lại ích to lớn cho các quốc gia nếu biết phát huy những lợi thế
cạnh tranh của mình. Đối với nước ta, để phát triển được thì không có con
đường nào khác là phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, lợi
ích từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được chứng minh từ những thành
tựu mà nền kinh tế nước ta đạt được trong giai đoạn vừa qua- từ sau quá
trình đổi mới
2. Xu thế hoà bình hợp tác và phát triển.
Xu thế đã trở thành xu thế chính thay cho sự đối đầu giữa các siêu
cường quốc, sự xung đột, chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống xã hội đối lập.
Các hình thức chủ nghĩa thực dân cũ và mới, các cuộc chiến tranh xâm lược
đã bị lên án khắp nơi. Trên toàn thế giới, các nước hiện giờ đang lỗ lực tập
trung để phát triển kinh tế. Đây là một điều kiện rất quan trọng để giúp cho
các quốc gia có thể mở cửa đất nước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế phát
triển trong xu thế hoà bình hợp tác đang thay thế cho mô hình kinh tế phát
triển trong tình trạng đối đầu và chiến tranh lạnh. Một nền kinh tế được xây
dựng trong điều kiện luôn phải ứng phó với các cuộc chiến tranh lạnh dù là
đã khác hoàn toàn với nền kinh tế phát triển trong xu thế hoà bình hợp tác.
một nền kinh tế có tính chất chiến tranh cho nên tính hiệu quả không cao,
chi phí cao, một bên thực thi chính sách hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng,
lấy việc tăng hiệu quả kinh tế, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế là quốc
sách hàng đầu.
Đây là một thuận lợi lớn cho nước ta, với xu thế này khi tham gia vào
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia sẽ dẹp vấn đề quan điểm
đường lối, hệ tưởng sang một bên trong một chừng mực nào đó và cùng
nhau quan tâm đến hợp tác về kinh tế. Nước ta là một nước đi lên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù chủ nghĩa xã hội là tốt đẹp tuy
5
nhiên trên thế giới những nước đi theo con đường này vẫn còn rất ít và trên
thế giới thì hầu hết các nước phát triển lại đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa. Trong quá trình hợp tác với các nước này tuy nhiên do xu thế của thời
đại này các nước đều tập trung vào phát triển kinh tế cho nên vấn đề này có
thể được xoa dịu và đây là một điều kiện thuận lợi cho chúng ta có thể đẩy
mạnh quá trình hội nhập, tác dụng các hỗ trợ từ các nước lớn nhằm tạo động
lực cho sự phát triển kinh tế quốc gia
3.Xu thế phát triển công nghiệp chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức
Trong những thập kỷ vừa qua sự phát triển của công nghệ đã có
những bước tiến hết sức to lớn trên nhiều mặt, đặc biệt là công nghệ thông
tin đang chuyển nền kinh tế thế giới từ một nền kinh tế công nghệ sang nền
kinh tế tri thức với những đặc điểm nổi bật sau:
Các ngành công nghiệp truyền thống, sản xuất ra các hàng hoá vật
chất kể các các ngành công nghệ nặng đang ngày càng kém hiệu quả, mất
dần vai trò quan trọng của chúng đối sự phát triển kinh tế. Trong mấy năm
gân đây các sản phẩm không kể dầu mỏ liên tục bị giảm giá,đã giảm giá tới
trên 30% do vâỵ những ngành này lâm vào tình trạng khó khăn ở khắp nơi.
Sản phẩm của các ngành này dù phải hạ giá trên 30% mả vẫn gặp khó khăn
trong việc bán hàng, lợi thế về tài nguyên sẽ ngày càng giảm. Giá của các tài
nguyên trong thập kỷ 90 đã giảm 60% so với thập kỷ 70. lợi thế các nguồn
vốn cũng giảm, vì người ta thể hiện có thể dễ dàng vay được vốn, do thị
trường vốn đã được toàn cầu hoá. Trong điều kiện đo những quốc gia phát
triển đang muốn chuyển dần các ngành công nghiệp truyền thống tiêu hao
nhiều tài nguyên, sử dụng nhiều vốn đã mất lợi thế cạnh tranh sang các quốc
gia kém phát triển. Do vậy chính sách của các quốc gia kém phát triển phải
tính đến sự lựa chọn xây dựng các ngành này một cách thận trọng.
Các ngành kinh tế tri thức phát triển với tốc độ cao và hiệu quả. Trong
điều kiện hiện nay, các lợi thế về tài nguyên, nguồn vốn, lao động phổ thông
đang giảm dần và lợi thế về tri thức và kỹ năng đang tăng lên. Ở Mỹ tỷ lệ
6
đóng góp của ngành sản xuất điện tử tin học cho tăng trưởng kinh tế lên đến
45% trong 3 năm qua, còn mức đóng góp của ngành xây dựng và xe hơi vốn
là trụ cột của kinh tế Mỹ chỉ còn 14% và 4%. Thời kỳ tăng trưởng cao kéo
dài hơn 10 năm của nền kinh tế Mỹ chính là mở rộng của ngành sử dụng
nhiều tri thức, ở các nước OCED, sản lượng và việc làm đã được tăng lên ở
những công nghệ cao, những ngành kinh tế tri thức. Lợi nhuận từ các ngành
kinh tế tri thức là rất cao, lớn hơn nhiều so với các ngành công nghiệp nặng
trước kia. Ví dụ như lợi nhuận của hãng Itel, Mircosoft của Hoa kỳ đã đạt
được mức lợi nhuận 24% trên doanh thu kéo dài trong nhiều năm trong khi
đó lợi nhuận của những ngành công nghiệp nặng trước kia chỉ chiếm 10%
doanh thu .
Nhờ cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, những nước nghèo
như nước ta có thể tìm được cơ hội để phát triển, nếu tạo được nhân lực chất
lượng cao, tiếp cận được trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó
thời gian để tiến hành công nghiệp hoá được rút ngắn. nếu ở thế kỷ 18, một
nước muốn công nghiệp hoá phải mất khoảng 100 năm, cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20 thì phải mất khoảng 50- 60 năm, trong những thập kỷ 70 là
khoảng 20-30 năm, đến cuối thế kỷ 20 thì quãng đường này còn có thể rút
ngắn hơn nưa. Do vậy, chúng ta phải có những chiến lược đi tắt đón đầu, có
những thay đổi nhìn nhận lại về xu hướng xuất hiện kinh tế tri thước trong
giai đoạn hiện nay. Những quan niệm về quan niệm về mục tiêu, phương
tiện, phạm vi của công nghiệp hoá cần phải có những thay đổi đòi hỏi cho
phù hợp. Quan điểm công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng ta đó là quá
trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chuyển sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và
tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quan
niệm này trong điều kiện của nền kinh tế tri thức cần có sự thay đổi bổ sung
hoặc làm rõ thêm, ít nhất là về mục tiêu của ngành công nghiệp hoá. Theo
7
cách hiểu của quan niệm trong điều kiện của nền kinh tế tri thức cần có sự
thay đổi bổ sung hoặc làm rõ thêm, theo cách hiểu của quan niệm trên thì
năng suất lao động cao có nghĩa là nhàn nhiều, tốt, rẻ hơn một cách định
lượng thì rõ ràng là không đủ, ở đây có vấn đề thay đổi về chất hoặc về
phương tiện để tiến hành công nghiệp hoá cũng cần bổ sung vấn đề coi trí
tuệ là nhân tố tăng trưởng kinh tế.
4. Xu hướng xuất hiện vòng cung châu á- thái bình dương
Khu vực Châu á - Thái bình dương là một khu vực gồm nhiều quốc
gia có tiềm lực kinh tế mạnh, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Khu
vực này là một thị trường tiêu thụ rộng lớn bao gồm những thị trường lớn
mạnh như : Hoa kỳ, Canađa, Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc, Hồng Kông,
Nga và bên cạnh đó là thị trường cung cấp những nguôn công nghệ, vốn lớn
nhất nhì thế giới.
Nước ta có một thuận lợi lớn là nằm trong khu vực phát triển năng
động nhất thế giới. Do đó nó cũng tạo được sự hấp dẫn đối với các thi
trường trên khắp thế giới và bên cạnh đó, do thuận lợi về mặt địa lý, văn
hoá, chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng một thị trường rất rộng lớn, ví dụ như
thị trường Mỹ.
Ngoài ra, trong khu vực có những nước có nền kinh tế mạnh như Hoa
kỳ, Nhật bản, trung quốc những quốc gia này như là đầu tầu kéo sự phát
triển kinh tế của khu vực. Mô hình đó được ví như là mô hình đàn sếu bay
hình chữ V.
Nói tóm lại, những xu hướng trên đây là những xu hướng phổ biến
trong điều kiện ngày nay. Những xu hướng đó đem lại những thời cơ và
thách thức cho bất kỳ quốc gia nào. Đối với nước ta, nghiên cứu xu hướng
trên cho thấy con đường hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là đúng đăn.
tuy nhiên nó đặt ra nhiều thách thức cho chúng ta. Vấn đề đặt ra cho chúng
ta bây giờ là tìm ra được con đường ngắn nhất để hội nhập và rút ngắn và
8
khoảng cách tụt hậu. Muốn làm được như vậy thì cần phải cho một chiến
lược kinh tế dựa vào tri thức
II. Cơ sở lý luận của thương mại quốc tế
1. Khái niệm thương mại quốc tế
a. Khái niệm
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông
qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình
thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc
gia. Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các
nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm
giàu cho đất nước.
b.Vai trò và nhiệm vụ của thương mại quốc tế
Đảng và nhà nước ta chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại
và kinh tế đối ngoại, trong đó một lĩnh vực cực kỳ quan trọng là thương mại
hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài. Đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn
và phù hợp với thời đại, với xu thế phát triển của nhiều nước trên thế giới
trong những năm gần đây. Thương mại hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài
không thể là quan hệ ban phát cho không, không phải chỉ có nhập mà phải
có xuất, phải cân đối được xuất nhập và tiến tới xuất siêu ngày càng lớn. Tất
cả các mối quan hệ đó muốn lâu bền phải dựa trên các quy luật kinh tế và
phải được giải quyết thông qua các quan hệ Thương mại buôn bán, trao đổi
và kinh doanh vì mục tiêu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
vì dân giầu nước mạnh và công bằng văn minh..
Nói đến thương mại quốc tế không thể không nói đến kinh doanh xuất
nhập khẩu hàng hoá vì dịch vụ và đây là nội dung quan trọng và cốt lõi của
9
quá trình kinh doanh thương mại quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ với nước ngoài đòi hỏi phải đầu tư trí lực, sức lực, tiền của,
quan hệ và phương pháp quản lý để thu được kết quả kinh tế tối đa với chi
phí tối thiểu. Do đó, thương mại quốc tế trang bị những kiến thức cần thiết
và lý thuyết thương mại quốc tế, thị trường, hình thức giao dịch hợp đồng,
thanh toán, quản lý xuất nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh… Thương mại
quốc tế là lĩnh vực và là ngành phân phối lưu thông hàng hoá và dịch vụ với
nước ngoài. Đây là lĩnh vực kinh doanh hàng hoá thuộc hai khâu của quá
trình tái sản xuất mở rộng, chắp nối sản xuất và tiêu dùng của nước ta với
sản xuất và tiêu dùng của nước ngoài, nếu làm tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
sản xuất và đời sống. Nếu xem xét quá trình tái sản xuất theo nghĩa liên tục
không ngừng và theo ý nghĩa kinh tế mở thì hai khâu phối và lưu thông hàng
hoá dịch vụ là những khâu đột phá đầu tiên của tiến trình sản xuất. Nền sản
xuất phát triển cao hay thấp, nhanh hay chậm phụ thuộc một phần rất lớn
vào chúng.
Thương mại quốc tế giới thiệu, thúc đẩy khai thác tiềm năng và thế mạnh
của nước ta với nước ngoài một cách có lợi nhất. Trên cơ sở đó tiến hành
phân công lại lao động khai thác mọi tiềm năng để sản xuất nhiều sản phẩm
hàng hoá dịch vụ xuất khẩu.
Mặt khác, cũng không kém phần quan trọng là trang thủ khai thác được
mọi tiềm năng và thế mạnh về hàng hoá, công nghệ, vốn.. của các nước và
các khu vực trên thế giới phù hợp với hoàn cảnh của nước và các khu vực
trên thế giới phù hợp với hoàn cảnh của nước ta để thúc đẩy quá trình tái
sản xuất, tiêu dùng phát triển kịp thời với tiến trình tái sản xuất, tiều dùng
phát triển kịp thời với tiến trình chung của nhân loại. Trên cơ sở đó, nền
công nghệ của thế giới, sử dụng những hàng hoá và dịch vụ tốt, rẻ nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu dùng.
Nền sản xuất nước ta hướng ra ngoài và được các nước bầu bạn quốc tế
hướng vào nước vào nước ta vừa làm kinh tế vừa hỗ trợ giúp ta thì sẽ có
10
điều kiện cân đối xuất nhập khẩu, tiến lên có xuất siêu và như vâỵ là có
được tích luỹ và tăng tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng. Kinh tế quốc dân
vững mạnh thì uy tín chính trị cao và có điều kiện góp phần thúc đẩy sự tiến
bộ của nhân loại.
Thương mại quốc tế là cho quá trình liên kết kinh tế, xã hội nước ta với
nước ngoài chặt chẽ và mở rộng, góp phần vào sự ổn định kinh tế và chính
trị của đất nước.
Các quốc gia tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế với hai lý do
căn bản: mỗi lý do đều có liên quan đến các lợi ích thu được từ thương mại.
Thứ 1 : các nước tiến hành buôn bán với nhau vì lợi ích khác nhau.
Cũng như cá nhân con người, các quốc gia có thể thu được lợi ích từ những
sự khác biệt giữa họ bằng cách đạt tới các quốc gia qua có thể thu được lợi
ích từ những gì mà xét một cách tương đối nước đó là tốt hơn.
Thứ 2 các nước tiến hành buôn bán với nhau để đạt được lợi thế nhờ
chuyên môn hoá ở một số loại hàng hóa. Nó có thể sản xuất mỗi loại hàng
này ở quy mô lớn hơn và do đó hiệu quả là trong trường hợp nước đó sản
xuất tất cả mọi thứ. Hai động cơ trên chính là tiền đề cho các quan hệ giữa
các quốc gia
Quan hệ thương mại quốc tế nằm trong nội dung của quan hệ kinh tế
quốc tế rất rộng lớn và đa dạng gồm có: quan hệ trong lĩnh vực ngoại
thương( quan hệ thương mại quốc tế) quan hệ trong lĩnh vực dịch vụ như du
lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế, quan hệ trong lĩnh
vực tài chính, quan hệ trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, quan hệ trong lĩnh vực
chuyển giao công nghệ. Có thể hiểu quan hệ thương mại quốc tế là quan hệ
kinh tế mua bán, trao đổi hàng hoá của một nước với nước các quốc gia
khác trên thế giới bao gồm cả hàng hoá hưu hình và hàng hoá vô hình.
Quan hệ thương mại quốc tế là các mối quan hệ thoả thuận, tự nguyện
giữa các quốc gia. Nó diễn ra theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như :
11
Quy luật giá trị, Quy luật cạnh tranh, thêm vào đó, quan hệ thương mại quốc
tế còn chịu sự tác động của hệ thống quan lý khác nhau của các chính sách
pháp luật, thể chế của từng quốc gia cũng như các điều ước quốc tế.
Ở phần trên chúng ta nghiên cứu những xu hướng chung của nền kinh tế
thế giới, đến phần này, qua nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về thương
mại quốc tế nhằm giải thích bản chất của các hoạt động thương mại quốc tế
cũng như giải thích bản chất của quan hệ thương mại Việt nam – Hoa kỳ.
Các lý thuyết thương mại quốc tế xuất hiện vào thế kỷ 15 và được
phát triển liên tục qua mấy năm nay. Theo tiến trình phát triển các lý thuyết
khác nhau về thương maị quốc tế đã phản ánh từng nấc thang vận động tư
duy loài người trong buôn bán quốc tế. Việc hiểu rõ các lý thuyết này sẽ tạo
điều kiện cho các công ty và các chính phủ xác định tốt hơn vị trí và quyền
lơị của mình trong buôn bán quốc tế, do đó các học thuyết có nhiệm vụ giải
đáp những vấn đề cơ bản.
2. Lý thuyết trọng thương
Chủ nghĩa trong thương xuất hiện từ giữa thế kỷ 15- 16 ở Châu Âu (
mạnh nhất là Anh và Pháp) và thịnh hành vào cuối thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ
18, các nhà học giả tiêu biểu của chủ nghĩa trọng thương là JeanBolin,
Colber người pháp và ThomasMun và Josias Child của Anh. Tư tưởng cơ
bản chủ nghĩa trong thương thể hiện ở quan điểm cho rằng mỗi nước muốn
phát triển thịnh vượng phải gia tăng khối lượng tiền tệ. Chính các chính phủ,
chứ không phải các cá nhân( những người không đáng tin cậy) nên tham gia
vào việc trao đổi hàng hoá giữa các nước để tăng số của cải của mỗi nước,
do vậy phải buôn bán với nước ngoài. Lợi nhuận buôn bán theo quan niệm
của trường phái này là kết quả của sự trao đổi không ngang giá và lường gạt
giữa các quốc gia. Thương mại quốc tế chỉ có lợi cho một bên và gây thiệt
hại cho bên kia, dân tộc này làm giầu bằng cách huy sinh lợi ích của các dân
tộc khác. Theo đó, các chính phủ phải tạo điều kiện và trợ giúp cho mọi hoạt
động xuất khẩu đồng thời hạn chế nhập khẩu thông qua việc điều chỉnh
12
buôn bán dựa vào độc quyền chính phủ để can thiệt vào thị trường bằng
cách trợ cấp cho các ngành công nghiệp nội địa xuất khẩu và phân bổ các
quyền được tham gia vào buôn bán. ngoài ra các chính phủ phải tiến hành
đánh thuế hoặc hạn ngạch để hạn chế khối lượng nhập khẩu.
Trong luận thuyết của chủ nghĩa trọng thương chứa đựng hai sai lầm cơ bản.
Thứ nhất là quan điểm cho rằng chỉ có vàng hoặc kim loại quý mới có
giá trị thực sự, trong khi trên thực tế chúng không thẻ được sử dụng kể cả
sản xuất lẫn tiêu dùng.
Thứ hai, chủ nghĩa trong thương bỏ qua khái niệm hiệu quả sản xuất
được nhờ chuyên môn hoá theo quan điểm hiệu quả- chi phí, họ nhấn mạnh
đến khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu tuyệt đối và sự cân bằng giữa của
cải tích luỹ được với tiềm lực thực tế của nền kinh tế.
Tuy nhiên chủ nghĩa trong thương cũng có ưu điểm là thông qua việc
xem xét cán cân thanh toán tổng thể có lợi hay bất lợi đối với tất cả các loại
hàng hoá, nghĩa là các quốc gia phải cố gắng đạt được thặng dư trong cán
cân thương mại, để toàn bộ quy mô hoạt động xuất khẩu vượt khỏi quy mô
hoạt động nhập khẩu.
Tóm lại, lý thuyết trong thương đã sớm đánh giá được tầm quan trọng
của thương mại quốc tế, nó khác với trào lưu tư tưởng kinh tế phong kiến
thời bấy giờ đề cao nền kinh tế tự cung tự cấp. Vai trò của nhà nước với tư
cách là chủ thể điều chỉnh quan hệ kinh tế từ nước này sang nước khác đã
được coi trọng. Tuy vậy, lý luận về thương mại quốc tế còn đơn giản, ít tính
chất lý luận, thường dược nêu lên dưới hình thức những lợi khuyên thực
tiễn về chính sách kinh tế, lập luận mang tính chất kinh nghiệm chưa thể giải
thích được bản chất của thương mại quốc tế
3.Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith
13
Lý thuyết này xuất hiện vào đầu thế kỷ 18 cùng thời kỳ nổ ra 3 cuộc
cách mạng công nghiệp, cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp xây dựng trên
cơ sở lý thuyết về buôn bán tự do được phát triển vào thời kỳ này năm 1776
trong tác phẩm sự giầu có của các dân tộc. Asmith đã bác bỏ quan niệm coi
vàng đồng nghĩa với của cải và đưa ra quan điểm các nước thu được lợi ích
lớn nhất khi tham gia trao đổi các loại hàng hóa có thể sản xuất với hiệu quả
tối đa, ông cho rằng các loại chi phí sản xuất sẽ là căn cứ cho biét từng nước
hoặc buôn bán nên sản xuất mặt hàng gì
Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối, một nước chỉ sản xuất các loại
hàng hoá cho phép sử dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên của nó. Các nguồn
lực đó là đội ngũ lao động có tay nghề và được đào tạo thích hợp, nguồn vốn
, tiến bộ công nghệ hoặc thậm chí cả truyền thống kinh doanh.
Giả sử thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai
mặt hàng giống nhau. Quốc gia thứ nhất có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất
hàng hoá X và quốc gia thứ hai có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất hàng hoá
Y. Nếu mỗi quốc gia tiến hành chuyên môn hoá trong việc sản xuất một mặt
hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối, sau đó trao đổi, thì cả hai quốc gia sẽ đều
thu được lợi ích. Trong quá trình này, các nguồn lực sản xuất cả thế giới sẽ
tăng. Sự gia tăng các sản phẩm của toàn thế giới là nhờ vào chuyên môn hóa
sản xuất và sẽ được phân bổ giữa hai quốc gia theo tỷ lệ trao đổi thông qua
ngoại thương.
Như vậy, trong khi những người theo chủ nghĩa trọng thương cho
rằng trong thương mại quốc tế chỉ có một số quốc gia có lợi, còn một số
khác bị thiệt, thì A Smith tin tưởng rằng, tất cả các quốc gia đều có lợi từ
ngoại thương và đã ủng hộ rất mạnh mẽ cho các nguồn tài nguyên của thế
giới nói chung được tạo ra ở mức tối đa. Tuy nhiên, ở đây có một số trường
hợp đặc biệt phải loại trừ khi cần boả vệ một ngành công nghệ non trẻ.
Lợi thế tuyệt đối chỉ tập trung giải thích mối quan hệ thương mại giữa
các nước phát triển. Trong khi phần lớn thương mại quốc tế là diễn ra giữa
14
các nước phát triển. Lại không thể giải thích bằng lợi thế tuyệt đối. Trong
những cố gắng để giải thích các cơ sở của thương mại quốc tế, lợi thế tuyệt
đối chỉ là trường hợp của lợi thế tương đối .
4. Lý thuyết về lợi thế so sánh
Theo quy luật lợi thế so sách, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn
so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc
ga đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho
mình. Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này là nhà kinh tế học Anh
D.Ricardo. theo ông mọi quốc gia đều có lợi khi tham gia vào phân công lao
động quốc tế, bởi vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năng
tiêu dùng của một nước. Nguyên nhân chính là do chuyên môn hoá sản xuất
một số sản phẩm nhất định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nước
khác thông qua con đường thương mại quốc tế.
Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác
hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với các nước khác, vẫn có thể và có lợi
khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, vì mỗi nước đó đều có những
lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh nhất
định về một số mặt hàng khác.
Vậy có thể kết luận rằng một trong những điểm cốt yếu nhất của lý
thuyết lợi thế so sách là những lợi ích do chuyên môn hoá sản xuất và
thương maị quốc tế phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải lợi thế
tuyệt đối .lợi thế so sánh là điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của thương
mại quốc tế.
Tóm lại : lợi ích thương mại quốc tế bắt nguồn từ sự khác nhau về lợi
thế so sánh ở mỗi quốc gia, mà các lợi thế so sánh đó có thể được thể hiện
bằng các chi phí cơ hội khác nhau của mỗi quốc gia, do đó lợi ích của
thương mại quốc tế cũng chính là bắt nguồn từ sự khác nhau của mỗi quốc
gia. Chi phí của thương mại quốc tế cũng chính là bắt nguồn từ sự khác
15
nhau về chi phí cơ hội của mỗi quốc gia. Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí
tương đối để làm ra các sản phẩm hàng hoá khác nhau của mỗi quốc gia hay
là nói cách khác khi các chi phí cơ hội ở tất cả các quốc gia đều giống nhau
thì không có lợi thế so sánh và cũng không có khả năng nảy sinh các lợi ích
do chuyên môn hoá sản xuất và thương mại quốc tế. Quy luật này được
nhiều nhà kinh tế khác tiếp tục phát triển, hoàn thiện trở thành một quy luật
chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế.
3. Lý thuyết về nguồn lực và thương mại của Hecksher – Ohlin
Chúng ta đã thấy rằng lợi thế so sánh là nguồn gốc chính của những
lợi ích của thương mại quốc tế, những lợi thế so sánh do đâu mà có? Vì sao
các nước khác nhau lại có chi phí cơ hội khác nhau? Lý thuyết so sánh của
D.Rcardo đã không giải thích được những vấn đề trên đây. Để khắc phục
hạn chế này, hai nhà kinh tế thuỷ điển là Eli Hecksher và B. Ohlin trong tác
phẩm “thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản năm 1933 đã phát
triển lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo thêm một bước bằng việc đưa
ra mô hình H-O để trình bày lý thuyết ưu đãi về nguồn lực sản xuất vốn có.
Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong một
nền kinh tế mở cửa, mỗi nước, mỗi quốc gia đều hướng đến chuyên môn
hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với
nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết H-O một số nước
này có lợi thế so sánh hơn trong việc sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm
hàng hoá của mình là do việc sản xuất những sản phẩm đó sử dụng nhiều
yếu tố sản xuất mà một số nước đó được ưu đãi hơn so với một số nước
khác. chính sự ưu đãi về các lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (
bao gồm vốn , lao động, tài nguyên, đất đai, khí hậu…) đã khiến một số
nước đó có chi phí cơ hội thấp hơn ( so với việc sản xuất các sản phẩm hàng
hóa khác) khi sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó.
Như vây, cơ sở lý thuyết của học thuyết H- O vẫn chính là dựa vào lý
thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo, nhưng ở trình độ phát triển cao hơn là
16
đã xác định được nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các
yếu tố sản xuất mà kinh tế học phát triển đương đại vẫn gọi là nguồn lực
sản xuất vốn có, đó cũng chính là lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế.
Sau này nó còn được các nhà kinh tế học nổi tiếng khác như Paul
Samuelson, Jame William.. tiếp tục phát triển và mở rộng nghiên cứu phát
triển hơn để khẳng định tư tưởng khoa học của định lý H- O hay còn gọi là
quy luật H-O về tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất, trước đó đã được
Hecksher và Ohlin đưa ra với nội dung: một nước sẽ xuất khẩu loại hàng
hoá mà việc sản xuất ra nó cần sử dụng nhiều yếu tố có lợi thế và tương đối
có sẵn có của nước đó và nhập khẩu hàng hoá mà việc sản xuất ra nó cần
nhiều yếu tố khan hiếm mà trong nước không có.
Tuy nhiên những khuyết điểm lý luận trước thực tiễn phát triển phức
tạp của thương mại quốc tế ngày nay, song quy luật này là quy luật chi phối
động thái phát triển của thương mại quốc tế và ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn
quan trọng đối với các nước phát triển như Việt nam chẳng hạn. Vì nó đã chỉ
ra rằng đối với các nước này, đa số là những nước đông dân, nhiêu lao
động, nhưng nghèo vốn, do đó trong giai đoạn đầu của quá trình công
nghiệp hoá đất nước cần tập trung xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều
lao và nhập khẩu những hàng hoá phù hợp với các lợi thế so sánh về các
nguồn lực sản xuất vốn có như vậy sẽ là điều kiện cần thiết để các nước kém
phát triển có thể nhanh chóng hội nhập và sự phân công lao động và hợp tác
quốc tế. Đồng thời trên cở sở trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc
đẩy nhanh chóng sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở những nước này.
17
Chương II
PHÂN TÍCH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
I. Đặc điểm quan hệ thương mại Việt nam – Hoa kỳ
1. Giai đoạn phát triển trước khi Hoa kỳ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam
.1. Lịch sử quan hệ VN - HK
a. Trước năm 1975.
Thời kỳ trước năm 1975 Hoa kỳ đã có mối quan hệ với chính quyền Sài
Gòn cũ, kim ngạch buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng hoá nhập khẩu
bằng viện trợ của Hoa kỳ để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược . Về xuất
18
khẩu sang Hoa kỳ có một số mặt hàng như gỗ, cao su, hải sản – với số lượng
không đáng kể.
Từ tháng 5 năm 1994, Hoa kỳ thực thi lệnh cấm vận chống miền Bắc
nước ta và khi Việt nam trong tất cả các lĩnh vực thương mại tài chính tín
dụng, ngân hàng, đồng thời Hoa kỳ áp dụng chế tài khống chế các nước
đồng minh và các tổ chức quốc tế nhằm ngăn cản, thao túng các mối quan
hệ kinh tế thương mại Việt nam.
Mặc dù bị Hoa kỳ cấm vận, song thông qua con đường trực tiếp hoặc
gián tiếp Việt nam vẫn có mối quan hệ kinh tế và viện trợ phát triển với
nhiều nước, nhiều tổ chức và tổ chức phi chính phủ, trong đó có Hoa kỳ,
nhiều công ty Hoa kỳ gián tiếp cũng có mặt hàng hoá xuất khẩu vào nước ta.
b. Những năm trước 90.
Theo số liệu thống kê của Việt nam, xuất khẩu sang Hoa kỳ thời kỳ
1986- 1990 hầu như không có gì về nhập khẩu, mặc dù bị cấm vận chặt chẽ
song hàng nhập khẩu từ Hoa kỳ trong giai đoạn 1986 –1990 đạt giá trị 5
triệu USD
c. Những năm đầu thập kỷ 90.
Bước sang thập kỷ 90 quan hệ ngoai giao cũng như quan hệ thương mại
giữa hai nước Việt nam – Hoa kỳ có những bước tiến đáng kể, nỗ lực hướng
tới các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, bình đẳng cùng có lợi vì lợi ích của
mỗi nước, khu vực và thế giới.
Nếu theo số liệu thống kê của Việt nam, xuất khẩu sang thị trường Hoa
kỳ thời kỳ 1986- 1990 hầu như không có gì, nhưng bắt đầu từ đâu những
năm 1990, Việt nam đã xuất khẩu được lượng trị giá khoảng 5.000 USD,
tăng lên 9.000 USD vào những năm 1991 là 11.000 USD vào những năm
1992 và lên đến 58.000 USD vào những năm 1993. Trong thời kỳ 1986-
1990 thì Việt nam vẫn nhập khẩu từ Hoa kỳ một lượng hàng hoá tri giá gần
19
5 triệu USD. Sau đó chỉ trong vòng 3 năm 1991-1993, trị giá lượng hàng
nhập khẩu từ Hoa kỳ tăng lên đến 7 triệu USD. Cũng trong thời kỳ này, lệnh
cấm vận của Hoa kỳ vẫn không ngăn cản được một số nước Châu Mỹ có
mối quan hệ với Việt nam như Canada, Cuba. Giá trị kim ngạch xuất khẩu
từ các quốc gia Châu Mỹ trong cả thời kỳ 1986- 1990 vẫn đạt 47,7 triệu
USD, trong năm 1991-1993 đã tăng lên đến 62,6 triệu USD. Giá trị kim
ngạch xuất khẩu của Việt nam sang các nứơc này còn lớn hơn: thời kỳ 1986-
1990 đạt 68,1 triệu USD; trong 3 năm 1991-1993 là 73,2 triệu USD. Mặc dù
vào thời điểm năm 1991 cũng có biểu hiện chao đảo; kim ngạch nhập khẩu
từ Châu Mỹ đã biều hiện giảm từ 15,7 triêu USD năm 1990 xuống con 5,3
triệu USD vào năm 1991. Những ngay lập tức lại tăng vọt lên đến 26,6 triệu
USD vào năm 1992 và 42.72 triệu vao năm 1993. Điều này cũng phù hợp
với lộ trình hướng tới bãi bỏ câm vận của Hoa kỳ vào tháng 4 –1992, bắt
đầu từ thời điểm này, Hoa kỳ cho phép các công ty của các nước xuất khẩu
sang Việt nam các loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu tất yếu. Tiếp đó cho phép
các công ty Hoa kỳ tham gia đấu thầu công trình tại Việt nam ra nhưng quy
định về việc cấp giấy phép buôn bán với Việt nam
Tháng 7 năm 1993 Hoa kỳ tuyên bố không can thiệp vào các tổ chức tài
chính quốc tế, trước hết là quỹ tiền tệ IMF, ngân hàng thế giới WB ngân
hàng phát triển Châu Á ADB. Tháng 10 năm 1993 quan hệ giữa nước ta với
các tổ chức tài chính quốc tế được nối lại và tháng 11 năm 1993 hội nghị các
nhà tài trợ quốc tế cho Việt nam đã họp tại Paris, đại biểu Hoa kỳ đã tham
dự với tư cách là quan sát viên.
2. Đặc điểm quan hệ VN - HK
Vị trí vai trò của Hoa Kỳ và Việt nam đối với nhau ngày càng trở nên
quan trọng
20
Hoa kỳ là một quốc gia giàu với diện tích 9,2 triệu km, dân số 262
triệu người, đủ các dân tộc và màu da. Hiện nay nền kinh tế Hoa kỳ là một
trong những nền kinh tế mạnh và hiện đại nhất thế giới. GDP của Mỹ năm
1999 là 9200 tỷ USD chiếm 20% tổng GDP của thế giới. Trong những năm
gần đây kinh tế Hoa kỳ có tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục 4% năm
1999, năm 2000 là 5% trong khi thị trường Nhật bản và Châu Âu thì tăng
trưởng chậm. Tất cả những điều đó cho thấy rằng nhu cầu tiêu dùng của
người Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tăng cao, mặc dù trước đây họ vốn đã là một thị
trường tiêu thụ khổng lồ. Năm 2000, nhập khẩu của Hoa kỳ đã đạt tới con số
1.220 tỷ USD, trong khi đó nhập siêu lên đến 267 tỷ USD. Có nhiều nhà
phân tích đã cho rằng, nền kinh tế Hoa kỳ là một nền kinh tế đang thách
thức với lý luận chu kỳ kinh tế truyền thống và ký luận kinh tế học phương
Tây. Ví dụ như tỷ lệ lạm phát thấp và tỷ lệ thất nghiệp thấp không cùng tồn
tại lâu dài. Nhưng kinh tế Hoa kỳ lại đang trong tình trạng tỷ lệ lạm phát
thấp và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Do nền kinh tế Hoa kỳ đạt kỷ lục 102 tháng
liên tiếp giữ được phát triển, nó đã cải biến mối quan hệ tăng tốc độ kinh tế,
thất nghiệp, lam phát. Do đó, kinh tế Hoa kỳ tràn đầy sức sống, nó thúc đẩy
kinh tế thế giới phát triển lành mạnh. Hầu như hai phần ba tổng sản lượng
kinh tế của đất nước bao gồm hàng hoá và dịch vụ là do cá nhân mua cho
việc sử dụng các nhân. Một phần ba còn lại là do Chính phủ và các doanh
nghiệp mua. Do tỷ lệ này đôi khi nền kinh tế Hoa kỳ có đặc trưng như là -
nền kinh tế tiêu dùng. Với sức mua như vậy, thị trường Mỹ có thể hiện tiêu
thụ nhiều sản phẩm với khối lượng lớn, đặc biệt đã nhiều năm nay, Trung
quốc và các nước Nam Mỹ là những bạn hàng quan trọng của Hoa kỳ trong
việc cung cấp cho nước này những sản phẩm sử dụng nhiều lao động và các
sản phẩm kỹ thuật cao, những dịch vụ với công nghệ tiên tiến để thu lợi lớn
thì các sản phẩm trên được khuyến khích nhập tối đa. Như vậy, Hoa kỳ là
miền đất hứa đối với các sản phẩm của Việt nam, các sản phẩm có lợi thế
nhờ nguồn lực lao động rẻ. Chúng ta có thể thu được lợi ích rất lớn từ thị
trường này, tuy nhiên chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn đó là phải cạnh
tranh với những đối thủ cũng có những lợi thế như ta, ví dụ như Trung quốc,
21
chúng ta đi sau Trung quốc ngay trong việc ký kết Hiệp định thương mại với
Hoa Kỳ, do đó không còn cách nào khác là phải nâng cao vị thế của hàng
hoá Việt nam trên thị trường Hoa kỳ nhằm cạnh tranh với hàng Trung quốc
và cùng với nhiều mặt hàng khác của những nước trong khu vực đối với
chúng ta. Mặc dù trước kia chúng ta chưa giành được tối huệ quốc MNF đối
với tất cả các mặt hàng của ta xuất sang thị trường Hoa kỳ hay quy chế đối
sử bình thường của Hoa kỳ cho nên nhiều mặt hàng của nước ta vẫn chịu
mức thuê cao khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa kỳ. Tuy nhiên
một số mặt hàng xuất sang Hoa kỳ không có sự phân biệt giữa thuế tối huệ
quốc và phi tối huệ quốc, nên nhiều doanh nghiệp Việt nam đã tận dụng để
đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa kỳ những mặt hàng như Cà phê, Tôm đông
lạnh, hạt tiêu. Giờ đây, mặc dù Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã được ký
kết nhưng Mỹ vẫn gây khó dễ cho ta trong xuất khẩu những mặt hàng chủ
lực sang Mỹ. Bên cạnh đó cũng thấy rằng Hoa kỳ là một cường quốc thương
mại hàng đầu với 13,5 % thị trường xuất khẩu của thế giới và 18% thị
trường nhập khẩu thế giới. Hiện nay Hoa kỳ không chỉ là một nước công
nghiệp phát triển nhất thế giới mà cũng là một quốc gia đứng đâù về sản
xuất nông nghiệp, chiếm 40% xuất khẩu ngũ cốc của thế giới, mỗi năm xuất
khẩu 50 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cũng là nước xuất khẩu
gạo và thuỷ sản lớn trên thế giới chiếm 72% thị trường đậu tương thế giới,
70% thị trường ngô, chi phối thị trường nông nghiệp thế giới.
Bảng5 Thống kê kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng của Hoa kỳ
trong năm 2001 ( ĐV tỷ USD)
22
Mặt hàng Kim ngạch Mặt hàng Kim ngạch
Thịt 3 Phụ liệu quần áo dệt may 35
Hải sản 6.5 Ngọc trai 19
Rau quả 5 Kính 3.5
Ngũ cốc và chế phẩm từ ngũ cốc 14 Sắt thép và sản phẩm từ sắt thép 23
Hạt có dầu 0.9 Đồng và sản phẩm từ đồng 4
Dỗu động thực vật 1.5 Dụng cụ và sản phẩm nhỏ tứ kim
loại
4
Đồ uống có cồn và không cồn 6 Lò phản ứng hạt nhân nồi hơi, máy
móc thiết bị
143
Thuốc lá 1.6 Máy móc thiết bị điện tử 122
Nhiên liệu, dầu mỡ 77 Phương tiện vận tải 114
Hoá chất vô cơ 6 Thiết bị quang học 9
Hoá chất hữu cơ 19 Đồ chơi, dụng cụ thể thao 26
Dược phẩm 6 Đồ dùng bằng gỗ 16
Phân bón 1.5 Nhôm 14
Nhựa 14 Nicken 7
Hoá phẩmkhác 6 Sứ 1.5
Cao su 8 Giày dép 3
Gỗ và đồ gỗ 12 Da 15
Giấy và bột gỗ 15 Cà phê 7.5
Sách báo 3 4
Sợi 8
Nguồn ( theo số liệu của Bộ thương mại Hoa kỳ)
23
Về thương mại dịch vụ, Hoa kỳ cũng là nước dẫn đầu thế giới, năm
2000 Hoa kỳ xuất khẩu 271,5 tỷ USD các loại dịch vụ chiếm 19,2% thị phần
của toàn thế giới và nhập khẩu 181 tỷ USD chiếm 12,4 % thế giới. Có thể
nói Hoa kỳ là một thị trường quan trọng hàng đầu đối với tất cả các nước nói
chung và nước ta nói riêng. đặc biệt là nước ta đang theo đuổi chính sách
thương mại hướng xuất khẩu.
Đối với Hoa kỳ, chính sách ngoại thương nói riêng mở rộng ảnh
hưởng của Hoa kỳ ra bên ngoài, mở rộng thị trường ngoài nước. Các chính
quyền Hoa kỳ chọn Tây Âu Canada, Nhật bản làm trong điểm. Hiện nay,
Hoa kỳ coi NAFTA là nền tảng để mở rộng thị trường Mỹ la tinh, đồng thời
coi Châu á Thái Bình Dương là hạt nhân mới của mình, Hoa kỳ nhấn mạnh
sức hấp dẫn của khu vực là tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, lực lượng lao
động dồi dào, nền kinh tế tăng trưởng cao và thị trường tiêu thụ khổng lồ.
Khu vực này chiếm 40% thương mại của Hoa kỳ so với thương mại của toàn
thế giới, bằng 1,5 lần thương mại của Hoa kỳ với EU. Hoa kỳ chủ trương
củng cố các thị trường của hoa kỳ đã có, xâm nhập và mở rộng thị trường
mới. Năm 2000 chính quyền Mỹ đưa ra khái niệm 10 thị trường mới nổi lên
làm trong điểm phát triển thị trường. Tro ng đó ASEAN, Trung quốc, Hồng
kông, Đài loan, Ấn độ, Hàn quốc, Autralia, Achentina, Meixco. Trong chiến
lược này, quan hệ Hoa kỳ – ASEAN hết sức được chú trọng bởi theo nhiều
chuyên gia Hoa kỳ cho dự bao năm 2010 với 680 triệu dân, việc Hoa kỳ
bình thường hoá quan hệ thương mại và ký kết Hiệp đinh thương mại với
Việt nam cũng không năm ngoài chiều hướng trên .đối với Hoa kỳ Viêt nam
cũng lổi lên như thị trường nhiều tiềm năng chưa khai thác cuối cùng, có vai
trò và vị trí cầu nối giữa vùng Đông Bắc Á ( trọng điểm của chính sách
tương lai của Hoa kỳ trong khu vực Châu á Thái Bình Dương) vì thế Hoa
kỳ không thể không chú ý
Đối với Hoa kỳ, Châu á có ý nghĩa then chốt đối với đời sống kinh tế
cũng như đối với cuộc sống hàng ngaỳ của ngươì dân Hoa kỳ. Đó cũng là
vùng đất béo bở nhất xét từ góc độ bảo đảm việc làm và xuất khẩu của
24
người dân Mỹ. Hoa kỳ đã từ lâu quan tâm đến khu vực Đông Nam á, bởi vì
80% thiếu hụt từ ngoại thương của Hoa kỳ lại thuộc về 9 nước ở khu vực
Đông Nam Á và Đông Á để tạo thế đối trọng với Trung Quốc và Nhật bản,
cho phép Hoa kỳ có thể kiểm soát hiệu quả tiềm lực quân sự của hai nước
này và kinh tế cuả cả khối cũng như vị thế của Việt nam trên thị trường quốc
tế cũng không nằm ngoài tính toán chiến lược của Việt nam trong việc mở
rộng quan hệ thương mại với Hoa kỳ.
Trong bối cảnh đó, vị trí địa lý KT- CT của Việt nam đang được các
nước lớn và trung tâm kinh tế thế giới ngày càng coi trọng và dần dần trở
thành khâu quan trọng trong chiến lược của các trung tâm này. Quan hệ
thương mại Việt nam đang nằm trong chiến lược thâm nhập vào thị trường
mới nổi lên của Hoa kỳ ở khu vực này song một nước Việt nam đổi mới mở
cửa đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại, hội nhập vào khu
vực và thế giới là không trái với tính toán chiến lược của Hoa kỳ ở khu vực
này. Hơn nữa, Việt nam với thị trường nguyên liệu của Việt nam có nhiều
có các cảng biển, mức sống của dân cư đang ngày càng gia tăng, cùng với
đó là sự gia tăng nhu cầu làm cho Việt nam đang trở thành một trong thị
trường đáng kể, là đối tượng đáng quan tâm tranh giành trong cuộc săn lùng
thị trường mới của Hoa kỳ.
Việc ký hiệp định thương mại Việt nam – Hoa kỳlà những sự kiện
quan trọng đối với cả hai bên và đặc biệt đối với nước ta trong giai đoạn
hiện nay nhằm tạo điều kiện cho buôn bán hai nước phát triển. Mục tiêu hai
nước trong mối quan hệ có thể khác nhau về chiếm lược nhưng có những
điểm tương đồng cơ bản là lấy sự phát triển thương mại là chính, tạo dựng
các cơ hội tham gia thị trường của nhau trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
Hoa kỳ là một thị trường quan trọng cho nhiều nước trên thế giới, có
tiềm năng lớn tiêu thụ. Nhiều nước trên thế giới coi đây là thị trường gây ra
các động lực lớn cho phát triển kinh tế của mình. Sau khi tham gia vào thị
trường EU thì bước tiếp theo của Việt nam là phải tham gia được thị trường
25
Bắc Mỹ. Đây là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong hệ thống chính sách
của nước ta. Để giải quyết vấn đề này thì cần phải đâỷ mạnh quan hệ thương
mại Việt nam – Hoa kỳ.
Quan hệ thương mại giữa một nền kinh tế thị trường phát triển với một
nền kinh tế đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, xuất
phát điểm thấp và đang trong thời kỳ đâù quá trình CNH.
Đây là vấn đề dễ thấy nhất, song lạị là vấn đề hết sức quan trọng trong
việc tạo lập các quan hệ hợp tác đích thực. Bởi lẽ, mọi chính sách kinh tế
thương mại của các nền kinh tế này. một ví dụ dễ thấy là sau khi binh
thường hoá quan hệ Thương mại Việt nam – Hoa kỳ được mọi nền kinh tế
trên thế giới coi là hình mẫu của sự phát triển và lợi ích của họ gắn liền với
lợi ích của nền kinh tế Hoa kỳ. Nhờ thị trường Hoa kỳ, các nước NICS
Đông Á và ASEAN đều đã lần lượt thực hiện thành công các tiến trình CNH
của mình.
Tầm vóc và động thái phát triển của nền kinh tế Hoa kỳ như vậy thừa
nhận là đã vượt xa quá so với Việt nam. Khi nền kinh tế Hoa kỳ đang dẫn
dắt các nền kinh tế quốc tế bước vào giai đoạn CNH thứ tư thì Việt nam mới
bắt đầu bước vào những chặng đường đầu của giai đoạn CNH. Xuất phát
điểm muộn, thấp lại vừa mới chuyển đổi kinh tế, sự phù hợp tác quan hệ
giữa người khổng lồ và chú bé tí hon sẽ khó khăn, thường là rất không bình
đẳng và trong ngày một ngày hai, nền kinh tế Việt nam sẽ không thể thích
nghi được mô phỏng hoặc chịu sự dẫn dắt của Hoa kỳ và các tổ chức quốc tế
mà phần lớn luật chơi được được mô phỏng hoặc chịu sự dân dắt của Hoa
kỳ. Song không thể nói nền kinh tế Việt nam với những nền tảng hiện nay là
quan trọng đối với nền kinh tế Hoa kỳ, kể cả vấn đề tài nguyên khi mà các
tài nguyên chủ lực như vàng, than, sắt, dầu thô, của Hoa kỳ đều có trữ lượng
lớn vào loại nhất nhì thế giới. Việc Hoa kỳ nối lại quan hệ thương mại giữa
hai nước là nhằm tăng cường ảnh hưởng của họ đến Đông Nam á về mọi
phương diện. Hoa kỳ muốn tạo dựng hình ảnh mới của mình ở khu vực này
26
sau thời kỳ chiến tranh lạnh bằng việc thể hiện vai trò dẫn dắt kinh tế của
mình trong APEC. Do vậy, mặc dù Hoa kỳ chưa đánh giá hết lợi thế của
một nền kinh tế nhỏ bé như Việt nam, trong chiến lược Châu Á - Thái Bình
Dương. Điều này đặt ra cho phía Việt Nam trong phương hướng phát triển
quan hệ thương mại với Hoa kỳ, quan hệ lợi ích phải đặt cái nhìn dài hạn,
rộng lớn của sự hội nhập. Càng hội nhập thực sự vào khu vực, Việt nam
càng trở lên sáng giá và có nhiều ưu thế trong tiến trình phát triển quan hệ
thương mại giữa hai nước.
Quan hệ thương mại giữa hai nước có sự khác biệt về chính sách của nền
kinh tế giữ vai trò chủ đạo và dẫn dắt xu thế tự do thương mại với một
nước đang phát triển cận xu thế này .
Mỹ là một nền kinh tế theo xu hướng tự do hoá thương mại, thúc đẩy
mậu dịch tự do. Đây là động thái chính trong các chính sách thương mại
quốc tế của Mỹ trong những năm tới. Để tham gia vào quan hệ thương mại
Việt nam – Hoa kỳ thì chúng ta cần phải đáp ứng những yêu cầu của Hoa kỳ
như trao cho Hoa kỳ thuế tối huệ quốc, dỡ bỏ những hàng rào bảo hộ, thực
thi chính sách thị trường tự do rõ ràng.Đây là những nguyên tắc mà Việt
nam đều thấy cần thiết phải áp dụng để chuyển đổi nền kinh tế của mình.
Song là nước nghèo, nếu không duy trì sự phân biệt đối xử, không bảo hộ
sản xuất trong nước bằng tăng thuế, không có sự ưu đãi các doanh nghiệp
trong nước Việt nam có thể duy trì được sự phát triển ổn định của mình
không. Chúng ta coi đây là một vấn đề nan giải mà hai cách tiếp cận của hai
nền kinh tế tất yếu gặp nhau. Đây là một trở ngại lớn trong thương mại giữa
hai nước. Tuy nhiên trong Hiệp định thương mại vừa qua thì Hoa Kỳ đã trao
cho ta những ưu tiên về mặt thời gian trong việc thực thi những nguyên tắc
đó.
Quan hệ thương mại Việt nam- Hoa kỳ chịu ảnh hưởng của sự khác
biệt về quan điểm chính trị trong nhìn nhận quá khứ
27
Trong điều kiện ngay nay, kinh tế và chính trị là những nội dung không
thể tách biệt. Vì một bất đồng nhỏ về chính trị, các quan hệ kinh tế có thể bị
đổ vỡ và ngược lại, từ những hiện tượng xung đột về kinh tế, các quan hệ
chính trị có thể bị biến dạng xấu đi. Nhìn chung, người ta vẫn thường viện
dẫn các vấn đề chính trị bất đồng được nguỵ trang dưới những lý do kỹ thuật
để công khai thực hiện các công cuộc trừng phạt về kinh tế.
Số lượng việt kiều tại Mỹ
Hiện nay, lực lượng những người Việt nam yêu nước đang sống và làm
việc tại Mỹ là khá đông đảo và nhiều người đang chiếm giữ những vị trí
quan trọng trong các công ty của Mỹ. Với trình độ khoa học cao do được
tiếp xúc nền công nghệ hiện đại công thêm với sự am hiểu biết về luật pháp
của Mỹ thì đây là nguồn lực đáng kể để doanh nghiệp Việt nam chú ý thu
hút và tận dụng. Điều quan trọng là Nhà nước nên có chính sách thích để
khuyến khích Việt kiều đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt nam có khả năng
xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ.
II. Phân tích thực trạng quan hệ Việt nam – Hoa kỳ
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa kỳ
Giai đoạn sau khi cấm vận được huỷ bỏ 1995
Ngày 3-2-1994 Tổng thống B. Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận có hiệu lực
34 công ty Hoa kỳ lập văn phòng đại diện ở Việt nam từ cuối năm 1993
nhanh chóng triển khai hoạt động 11/7/1995 hai nước thiết lập mối quan hệ
ngoại giao. Từ ngày 21 đến 26 tháng 9 năm 1995 diễn ra vòng đàm phán
thương mại đâù tiên giữa đại diện hai nước đã mở ra cơ hội thúc đẩy hoạt
động ngoại thương giữa hai nước, tuy tỷ lệ tăng chưa cao nhưng vẫn ở mức
ổn định. Sau đây là bảng số liệu thống kê tình hình thương mại giữa hai
nước qua một số năm
Bảng1: Tình hình XNK của Việt nam – Hoa Kỳ (tính triệu USD)
28
Năm Xuất Khẩu Nhập Khẩu Tổng Kim Ngach
1994 50.4 172.0 222.4
1995 200 252.0 452.0
1996 319 289.0 608
1997 388.2 278.0 666.2
1998 553.4 269.0 822.4
1999 601.9 277.3 879.2
2000 283.2 291.1 882.1
2001 35.5 28.3 872.8
( nguồn : tạp chí thời báo kinh tế số 2 năm 2001)
Năm 1999 so với năm 1994, xuất khẩu tăng cường gấp 12 lần, bình
quân tăng 64,2 cao gấp 2,8 lần tốc độ tương ứng của cả nước : nhập gấp trên
1,6 lần bình quân tăng 10% thấp hơn tốc độ tăng 14,8% của cả nước. So với
tổng kim ngạch xuất khâủ và tổng kim ngạch nhập khẩu thì xuất khẩu sang
Hoa kỳ từ chỗ chỉ chiếm 1,2% năm 1994 đã tăng lên 5,2 % năm 1999.
Nhìn vào bảng trên ta thấy tốc độ tăng của thị trường là cao tuy nhiên
nếu xét về số tuyệt đối thì nó còn khiếm tốn so với sự so sánh với khả năng
của cả hai nước.
Đối với Việt nam, ta hãy xem kim ngạch xuất khẩu của cả hai nước trong
những năm sau đây:
Bảng 2: Km ngạch XNK của Việt nam trong giai đoạn 1995- 2001( triêu
USD)
29
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
XK 5.459 7.258 9.145 9.861 11.523 14.342 14.214
NK 8.155 11.144 11.622 11.494 11.636 14.300 14.100
( Nguồn : tạp trí kinh tế phát triển số 5 năm 2001)
Qua hai bảng số liệu trên cho thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt
nam với Mỹ còn chiếm một phần nhỏ trong khả năng của Việt nam. Thị
trường Mỹ mới chỉ chiếm có khoảng 6% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu
của Việt nam, trong khi đó kim ngạch của Việt nam sang thị trường Châu
Âu26% , Châu Á 59 %, Châu úc 6%, Châu Phi và các nơi khác 3%.
Vấn đề naỳ có thể giải thích bởi lý do đó là trong quan hệ với Hoa kỳ
hiện tại chúng ta chưa giành được quy chế tối huệ quốc đối với tất cả các
mặt hàng mà Việt nam xuất sang thị trường Mỹ cho nên sức cạnh tranh của
5.459
8.155
7.258
11.144
9.145
11.622
9.861
11.494
11.523
11.636
14.342
14.3
14.214
14.1
0
5
10
15
20
25
30
N¨m 1995 1996 1997 1998 1999 2000
XK NK
30
chúng ta chưa cao và do đó hàng hoá thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ sẽ
gặp rất nhiều khó khăn, do vậy về con số tuỵêt đối còn rất khiêm tốn.
Nhưng vừa qua, chúng ta đã mới ký kết được hiệp định thương mại
với Hoa kỳ và theo phân tích của các nhà nghiên cứu thì có thể kim ngạch
xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ tăng lên con số 800 triệu USD trong năm
2001và trong vài năm tới có thể đạt tới con số 3 tỷ USD do mức thuế sẽ
giảm từ 40% xuống còn 3%.
Ngoài ra chúng ta cũng nhận thấy rằng mặc dù Hoa kỳ là một nhập
siêu, nhưng Việt nam còn chiếm một thị phần quá nhỏ bé trong thị trường
Mỹ chỉ có 0.06% đứng thứ 76 trong tổng số các nước tham gia buôn bán với
Hoa Kỳ. Cụ thể, thị phần của một số nước Đông Á tại Hoa kỳ năm 2001
như sau:
Bảng 3: thị phần hàng xuất khẩu của một số nước Đông Á vào thị trường
Hoa kỳ ( Tính %)
Nhật
bản
Trung
quốc
Hồng
Kông
Đài
loan
Malaisia Singapore Thái
lan
Philipines
13.24% 7.95% 1.16% 3.64% 2.07% 1.97% 1.48% 1.3%
Nguồn thời báo kinh tế số 19 năm 2000
31
13.24%
7.95%
1.16%
3.64%
2.07%
1.97%1.48% 1.30%
NhËt b¶n Trung quèc Hång K«ng §µi loan
Malaisia Singapore Th¸i lan Philipines
Bảng 4 : số liệu kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm chính của Việt
nam sang thị trường Hoa kỳ qua các năm (tính triệu USD)
Mặt hàng 1997 1998 1999 2000 2001
Hải sản 42.5 81.6 125.6 76.9 89.6
Dầu thô 34.6 79.2 99.6 38.41 53.2
Cà Phê 90.0 125.2 59.2 22.5 65.8
Dệt may 20.0 26.3 34.7 21.1 35.4
Rau quả 11.6 2.6 3.2 9.12 10.1
Quần áo len 26.618 26.343 34.707 12.304 25.9
Giạo 63.5 39.1 48.35 41.26 45.25
Năng lượng 36.663 79.216 34.707 51.65 56.67
32
Giày dép 76.3 97.2 102.6 34.1 32.65
Nguồn: tạp trí kinh tế phát triển số 6 năm 2001
Hiện nay, Hoa kỳ đang là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Viêt
nam , bên cạnh đó Hoa kỳ đã trở thành nước cạnh tranh đối với EU và Nhật
bản trong việc nhập khẩu hải sản của Việt nam năm 2001 mức nhập khẩu
thuỷ sản vào Hoa kỳ tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Những mặt hàng trên là những mặt hàng chủ lực của chúng ta. Nó có
những lợi thế so và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Đặc biệt là sau khi chúng ta nhận được MNF. Những mặt hàng naỳ có ý
nghĩa quan trọng trong việc đóng góp vào sự ra tăng trưởng nền kinh tế
nước ta cũng như giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm trong nước. Ví
dụ như ngành dệt may đang duy trì công ăn việc làm có 4 triệu lao động.
Tuy nhiên chúng ta cần thấy rằng nhu cầu nhập khẩu của Hoa kỳ đối
với những măt hàng trên là rất lớn. Số liệu đã đươc ghi đầy đủ ở chương I
qua số liệu đó cho thấy sản phẩm của Việt nam chiếm một thị phần nhỏ nhu
cầu nhập khẩu của Hoa kỳ. Điều này đặt ra chung ta một câu hỏi là ngoài lý
do phía Hoa kỳ gây nhiều khó khăn ra( mức thuế MNF chưa được áp dụng
đối với tất cả hàng hoá của VN xuất sang Hoa kỳ) thì lý do gì nào khác? câu
trả lời đó là có thể do vấn đề chất lượng hàng hoá và vấn đề tiếp cận thị
trường và đáp ứng những yêu cầu của thị trường của các doanh nghiệp nước
ta không tốt.
Đối với những mặt hàng ta nhập từ Hoa kỳ chủ yếu tập trung vào
phân bón máy móc, máy bay và thiết bị bay, ôtô, thiết bị điện tử…. Nhình
chung các mặt hàng xuất khẩu của Hoa kỳ sang Việt nam cũng khá đa dạng
phong phú, từ tài liệu sản xuất đến tư liệu tiêu dùng, chứng tỏ tiềm năng của
một thị trường khoảng 80 triệu dân mà Hoa kỳ không thể bỏ qua trong chiến
lược phát triển thương mại toàn cầu của mình. Những cơ cấu mặt hàng nhập
33
khẩu này rất phù hợp với quá trình hiện nay của nước ta đó là nhập khẩu
những máy móc, công nghệ để tiến hành công nghiệp hoá.
2. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam sang thị trường Hoa kỳ
Nhóm mặt hàng nông sản ( Cà phê, chè..)
Nhóm mặt hàng này do thị trường Mỹ có nhu cầu cao và mức thuế nhập
khẩu bằng 0 hoặc rất thấp nền hàng Việt nam đã vào gần đúng với vị trí so
với khả năng của mình nên trong thời kỳ 2000 – 2010 sẽ không còn ở mức
tăng vọt như mấy năm vừa qua. Ngoài ra, các mặt hàng này phụ thuộc nhiều
vào sản lượng, thời tiết và giá ở Việt nam và trên thế giới. Tuy nhiên, định
hướng xuất của nhóm các mặt hàng bình quân có thể tăng 15% năm và tới
năm 2010 dự kiến tăng gấp đôi năm 1998. đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng
350 triệu.
Cà phê: Tổng nhập khẩu của Hoa kỳ đối với các loại cà phê năm 1999 là
1,612 tỷ USD năm 2000 tăng bình quân 17% năm . Dự kiến trong 10 năm
tới nhu cầu nhập khẩu của Hoa kỳ sẽ tăng khoảng 10% / năm
Việt nam bắt đầu xuất khẩu càphê vào Hoa kỳ từ năm 1994 và ngay
trong năm đầu này đạt 32 triệu USD. Năm sau đó xuất khẩu tăng vọt lên
145,2 triệu USD. Các năm 1996, 1997 suy giảm và năm 19998 tăng trở lại
và đạt 142,5 triệu USD, đứng thứ 7 về giá trị trong số các nước xuất khẩu cà
phê vào Mỹ. Từ năm 1994-1998 tăng 350%, bình quân tăng 70% / năm.
năm 1998 do giá cà phê của thế giới sụt đáng kể nên giá trị cà phê xuất khẩu
vào Hoa kỳ chỉ đạt 59,2 triệu USD. Năm 1998 nhập khẩu cà phê từ Việt
nam chỉ chiếm 4,4 % tổng nhập khẩu cà phê hàng năm của Việt nam. Việt
nam là nước hiện đang là nước xuất khẩu Cà phê đứng thứ 2 thế giới với sản
lượng năm 2001 đạt 900.000 tấn( chủ yếu là Robusta và một số ít Arabica),
sự tăng vọt này là do những năm gần đây nhà nước khuyến khích và nhân
dân nhận thấy trồng cà phê có lãi cao nên mở mang thêm nhiều diện tích
trồng cà phê. Tuy nhiên, mức tăng về diện tích trong những năm tới sẽ
34
không còn nhanh như những năm vừa qua do nhà nước hạn chế phá rừng
đầu nguồn để trồng cà phê đồng thời giá cà phê trên thế giới trong những
năm qua liên tục giảm. ngoài ra, do thời vụ cà phê của các nước khác cũng
tăng giảm thất thường nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá cà phê thế giới.
Hạt tiêu hàng năm Hoa kỳ nhập khẩu số lượng lớn hạt tiêu chưa xay và
đã xay. Inđonexia và ấn độ là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Hoa kỳ,
năm 2000 Indonexia xuất khẩu 92,6 triệu USD, ấn độ xuất khẩu 89,6 triệu
USD. Mặt hàng này Việt nam thâm nhập vào thị trường Hoa kỳ chậm hơn
so với mặt hàng cà phê những năm 1997 đã đánh dấu sự tăng nhanh đột xuất
về giá trị xuất khẩu 1999 đã đạt 6,5 tỷ USD tăng 360% . sự tăng vọt này do
các thương nhân Mỹ tăng cường nhập khẩu hạt tiêu thẳng từ Việt nam và
giảm nhập qua các công ty trung gian nước ngoài.
Trong những năm tới khả năng tăng xuất khẩu mặt hàng này vẫn sẽ cao
vì hiện nay đứng trên Việt nam về xuất khẩu mặt hàng này là Trung quốc,
Tây Ba Nha là những nước không có nhiều hạt tiêu như Việt nam. Năm
2000 xuất khâủ hạt tiêu vào thị trường Hoa kỳ đạt 8 triệu USD và các năm
tăng bình quân hàng năm có thể tăng từ (25-30)% vừ dự kiến đạt khoảng 30
triệu USD vào năm 2010.
Chè các loại: hàng năm Hoa kỳ nhập khẩu các loại chè xanh và chè đen,
trung bình 130 triệu USD/ năm. hiện nay mức tiêu thụ chè đen ở Mỹ ngày
càng tăng lên, thay thế dần một phần tiêu thụ cà phê. Nước xuất khẩu chè
vào Hoa kỳ nhiều nhất là Arhentina.
Giai đoạn 2000-2010 Việt nam có thể tăng đều đặn 20% / năm, nếu tăng
được xuất khẩu trực tiếp và có thể đạt 3 triệu USD vào năm 2010. nếu như
có sự đầu tư bao tiêu sản phẩm của các sản phẩm của các công ty Hoa kỳ thì
có thể đạt 6 triệu USD
Nhóm hàng hải sản
35
Hoa kỳ là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới( trong đó trên 60%
xuất khẩu sang Nhật bản) và cũng là nước nhập khẩu lớn thế hai thế giới
sau nhật bản. Năm 2000, Hoa kỳ nhập 8,9 tỷ hải sản các loại. Các loại hải
sản xuất khẩu chính của Hoa kỳ là: cá hồi, cua, trứng cá và surimi. Bốn lại
này thường chiếm 60% trị giá xuất khẩu và 50% về trọng lượng hải sản xuất
khẩu của Hoakỳ. Các hải sản nhập khẩu chính vào Hoa kỳ là nhóm có vỏ
cứng gồm: tôm, tôm hùm, sò, cua, trong đó tôm có giá trị lớn nhất, hàng
năm nhập khẩu trên 2 tỷ USD.
Hàng năm trung bình Hoa kỳ phải nhập một lượng thuỷ sản giá trị
khoảng 2,5 tỷ USD từ các nước châu á vậy mà cho đến năm 2000 giá trị
xuất khẩu của Việt nam mới là 1,15 % giá trị nhập khẩu của Mỹ từ các
nước châu á và khoảng 0,42% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa kỳ từ tất
cả các nước trên thế giới. Vì vậy, đây là thị trường vô cùng rộng lớn và đầy
triển vọng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của Việt nam.
Nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú và đa dạng tạo ra một lợi thế
so sánh của đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản của Việt nam so với các nước
trong khu vực. Tuy nhiên, do những hạn chế về trình độ quản lý cũng như
trình độ công nghệ mà việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản thời gia qua đã
không đạt được những hiệu quả như mong muốn gây ra việc lạm sát tài
nguyên ven bờ cũng như tàn phá rừng ngập mặn để nuôi tôm và tàn phá môi
trường sinh thái và gây hậu quả có thể rất nghiêm trọng đến việc duy trì
nguồn tài nguyên thuỷ sản về lâu dài. Viêt nam bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản
sang thị trường Hoa kỳ vào năm 1994 với giá trị 5,8 triệu USD, đến năm
2000 tăng gấp 14 lần so với giá trị hải sản nhập khẩu vào thị trường Hoa kỳ.
Các sản phẩm chính của Việt nam xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ là tôm
và cua đông lạnh. Riêng tôm , năm 1999 đạt 62,5 triệu USD chiếm 78 %
kim ngạch và tăng 76% so với năm 1997. hiện nay Việt nam đứng thứ 9
trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu tômg và thị trường Hoa kỳ, đứng
thứ nhất là Tháilan với giá trị 715 triệu USD trong tổng số 2,64 tỷ USD tôm
nhập khẩu vào thị trường Hoakỳ
36
Hàng dệt may:
Theo thống kê của thế giới, Hoa kỳ luôn đứng đầu thế giới về nhập
khẩu hàng dệt may và hàng may mặc. Nếu gộp các loại hàng dệt may mặc.
Nếu gộp các loại hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa kỳ thì trong
năm 1999 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 6,6 tỷ tổng kim ngạch
nhập khẩu của Hoa kỳ.
Hiện nay, hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ
mới chỉ có 8 cat: 331,338,340,345,438,438,444,636,644 và mới chỉ có hàng
may chứ chưa có hàng dệt. Năm 1999, xuất khẩu của Việt nam vào Hoa kỳ
mới đạt gần 30 triệu USD. Việt nam chủ yếu xuất sang Mỹ một số mặt hàng
dệt thoi – găng tay, sơ mi trẻ em, hàng dệt kim: sơ mi trẻ em, sơ mi nam,
sơ mi nữ…. Mặc dù Mỹ có nhu cầu về mặt hàng dệt kim lớn nhưng Việt
nam chưa xuất khẩu được nhiều hàng dệt kim sang thị trường này do mức
chênh lệch và thuế suất được nhiều hàng dệt kim sang thị trường này do
mức chênh lệch và thuế suất đối với các nước được hưởng GSP và NTR cao
hơn cũng như sự khác biệt về tiêu chuẩn sợi dệt với sợi dệt và quy trình ráp
sản phẩm.
Những mặt hàng may mặc của Việt nam vào được thị trường hoa kỳ
trong thời gian qua phần lớn là do các công ty nước ngoài hiện đang gia
công ở Việt nam để xuất khẩu đi EU, Nhật Bản, Đài loan… và một số công
ty mới của hoa kỳ hoặc của các nước khác.
Lượng hàng các công ty may xuất khẩu của Việt nam tự lo nguyên
liệu, bán thành phẩm, gọi là bán FOB còn rất hạn chế. Đên nay trong nước
đã có nhiều liên doanh, xí nghiệp có sản phẩm chất lượng cao nhưng chủ
yếu lại vẫn do các công ty nước ngoài đặt hàng cho các xí nghiệp này lấy
nguyên liệu để đưa cho các công ty may Việt nam gia công các đơn hàng
của mình.
37
III. Đánh giá cơ hội và thách thức trong quan hệ TMQT giữa VN và
HK
Ngày 13/7/2000, Hiệp định thương mại Việt nam – Hoa kỳ đã được ký
kết. Việc ký kết Hiệp đinh này là thể hiện sự cố gắng rất lớn giữa hai nước
trong thời gian qua với thái độ kiên định đúng đắn đầy thiện chí của ta và
xuất phát từ những tính toán về lợi ích chính trị – kinh tế của Mỹ, đồng thời
cũng mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước.
1. Trang trước – bước khởi đầu dài muộn nhưng đạt kết quả đáng kể
Chiến tranh đã kết thúc từ những năm 1975 . Mỹ thực hiện chính sách
cấm vận đối với Việt nam mãi đến 14/12/1992, chính phủ Bus mới cho phép
các công ty Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt nam để thực hiện những giao
dịch cần thiết tiến tới ký kết hợp đồng chuẩn bị cho ngày bãi bỏ lệnh cấm
vận đối với nước ta. 3/2/1994 Tổng thống B .Clintơn tuyên bố bãi bỏ lệnh
cấm vận có hiệu lực 34 công ty Mỹ lập văn phòng đại diện ở Việt nam từ
cuối năm 1993 nhanh chóng triển khai hoạt động 11/7/1995 hai nước lập
quan hệ ngoại giao. Từ ngày 21-26/9/1996 diễn ra vòng đàm phán thương
mại đầu tiên giữa đại diện hai nước.10/3/1998. Tổng thống B. Clintơn ký kết
hiệp định miễn áp dụng từ chính án Jacksơn – Vanik đối với Việt nam và
sau đó tiếp tục gia hạn thêm 3 năm 1 lần. Hai bên đã ký các Hiệp định về
xử lý nợ, cơ cấu lại số nợ cũ. Hiệp định về hoạt động của tổ chức đầu tư
nhân nước ngoài ( OPIC) hai hiệp định với ngân hàng xuất khâủ Mỹ, đã và
đang thương lượng Hiệp định hợp tác khoa học – công nghệ, Hiệp định hàng
không, thoả thuận phòng chống ma tuý, hợp tác y tế.
Hiệp định thương mại được ký kết lần này là sự kiện đã hoàn tất quá
trình bình thường quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước.
Mặc dù việc bình thường hoá quan hệ chưa được bao lâu, nhưng quan
hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước đã có bước phát triển đang kể.
38
Kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã gia tăng mặc dù quy mô nhỏ (triệu
USD)
Bảng 5 bảng XNK và kim ngạch trong giai đoạn (1994-2001)
Nguồn Bộ thương mại thuộc vụ xuất nhập khẩu
Năm 2000 so với năm 1994 xuất khẩu gấp 12 lần, bình quân 1 năm
tăng 64.2% cao gấp 2,8 lần tốc độ tăng trưởng ứng của các cả nước, nhập
khẩu gấp 1,6 lần, bình quân 1 năm tăng 10%, thấp hơn tốc độ tăng 14% của
cả nước. So với tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu, thì
xuất khẩu sang Mỹ từ chỗ chiếm 4,4%, nhập khẩu từ chỗ chiếm 3% giảm
xuống còn chiếm 2,4%, tính chung 1994- 2001 chiếm 2,9% cân đối xuất
khẩu với Mỹ đã chuyển nhập siêu sang xuất siêu
Bảng 6 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt nam vào thị trường
Mỹ trong vài năm gần đây như sau( tính triệu USD)
Năm Xuất Khẩu Nhập Khẩu Tổng Kim Ngạch
1994 50.4 172.0 222.4
1995 200.0 252.0 452.0
1996 319.0 289.0 608.0
1997 388.2 278.0 666.2
1998 553.4 269.0 822.4
1999 601.9 277.3 879.2
2000 238.2 256.2 889.2
2001 314.7 246.8 892.7
39
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Cà phê 146.5 110.9 108.2 147.6 100.1 55.3
Giày dép 3.3 39.2 97.6 114.9 145.7 47.7
Hải sản 4.2 67.8 71.2 79.5 108.1 46.4
Dầu mỏ 5.2 69.2 62.3 66.1 83.8 32.7
Quần áo 15.1 20.0 20.8 27.9 36.4 16.2
Rau, quả, hạt 0.2 2.0 2.9 23.4 23.7 10.0
Thực phẩm chế biến
thịt cá
3.1 9.2 12.3 13.8 1.5 2.4
Giạo và ngũ cốc 0.4 6.9 22.8 5.3 6.1 6.5
Cao su và sản phẩm
từ cao su
1.6 0.6 3.0 2.9 3.5 3.9
Nguồn lấy số liệu hiệp định thương mại Việt Mỹ
Riêng thuỷ sản, trong 6 tháng đầu năm 2001 đã đạt 123 triệu USD
gấp 2,1 lần cùng kỳ 1999 và chiếm 22,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ
sản của nước ta. Mỹ trở thành nước đứng thứ hai sau Nhật bản( 39,2%) gấp
trên 3 lần thị trường EU, cao hơn cả Trung quốc, Đài loan. Riêng tôm đạt 81
triệu USD và đã vượt Nhật: tiếp đến là cá nước ngọt( chủ yếu là cá basa, cá
tra) đạt tỷ lệ gàn 33 triệu gấp 2,3 lần cùng kỳ.
Việc đầu tư, tính dến hết quý I/2001dự án của Mỹ đã được cấp phép
đầu tư 198 dự án của Mỹ đã được cấp phép đầu tư trực tiếp vào nước ta, với
tổng số vốn đăng ký là 1479,7 triệu USD. Nếu trừ đi 21 dự án với tổng số
vốn đăng ký 324,3 triệu USD đã bị giải thể trước thời gian, thì hiện nay chỉ
40
còn 97dự án với số vốn đầu tư ( kể cả tăng vốn) là 1.0494 triệu USD, chiếm
khoảng 3% và đứng thứ 9 trong tổng số nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào
nước ta.
Bảng 7 bảng số dự án đầu tư về các nguồn hàng
Số dự án
Về dự án Về vốn đăng ký
Số dự
án
Tỷ trọng
%
Số vốn (
triệu
USD)
Tỷ trọng
%
Tổng số 97 100.0 1.094,4 100.0
1. Chia theo hình thức đầu tư
- 100% vốn đầu tư 55 56.7 489.9 44.9
- liên doanh 33 34.0 563.9 51.5
-Hợp doanh 9 9.3 40.6 3.7
2.Chiatheonhóm ngành
Nông,lâmnghiệp,thuỷ sản 15 15.5 142.3 13.0
Côngnghiệp- Xây dựng 55 56.7 755.1 69.0
Dịch vụ 27 27.8 197.0 18.0
Nguồn lấy từ hiệp định thương mại Việt nam – Hoa kỳ
Xem thế có thể, tỷ trọng đầu tư theo hình thức 100%, vốn đầu tư cho
ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cao hơn tỷ trọng nói chung
41
Nội dung hiệp định thương mại Việt nam- Hoa kỳ
Theo như nội dung ký kết trong hiệp định thương mại Việt nam – Hoa
kỳ bao gồm những nội dung sau:
Thứ 1: Thương mại hàng hoá: đó là hoạt động chuyển hàng hoá hữu
hình giữa hai nước. Có thể nói, thương mại hàng hoá là nội dung chủ yếu
trong quan hệ thương mại Việt nam- Hoa kỳ. Nó bao gồm các mặt hàng xuất
khẩu, nhập khẩu giữa hai nước với nhau.
Thứ 2: Thương mại dịch vụ, đây là một lĩnh vực rất mới mẻ, bao gồm
các hình thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, tiêu dùng dịch vụ nước
ngoài (như du lịch) hiện diện thương mại( lập chi nhánh kinh doanh) dịch vụ
tư vấn,dịch vụ viễn thông, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ y tế…
Thứ 3 : Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại: Nó bao các vấn đề
chuyển giao công nghệ, chuyển giao li-xăng, liên quan vấn đề tác giả, kiểu
dánh công nghiệp.
Thư 4: Quan hệ đầu tư liên quan đến thương mại
Nói tóm lại phạm vi quan hệ thương mại giữa hai nước được quy định
trong Hiệp định thương mại là rất rộng và nó hơi khác so vơi phạm vi
thương mại quốc tế như cách hiểu của chúng ta trước kia. Trước kia, chúng
ta tách lĩnh vực thương mại khỏi đầu tư, dịch vụ. Thật ra, đây là một quan
điểm mà hiện nay đã không còn phù hợp khi mà nền kinh tế thế giới đang có
xu hướng, hội tụ, các lĩnh vực này trong hoạt động của mình.
Với một phạm vi rộng đó cho phép hai nước Việt nam – Hoa kỳ có
thể hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực hơn nữa như vậy quan hệ giữa hai
nước sẽ phát triển cả về chất và lượng
2. Đánh giá cơ hội
42
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là văn kiện mang tính tổng thể. Khái
niệm “ Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng hiện đại, theo tiêu chuẩn
hoá của WTO, bao gồm 4 lĩnh vực chủ yếu là thương mại hàng hoá, thương
mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và quan hệ đầu tư.
Hiệp định được ký kết vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nước ta.
Cơ hội mở ra cũng khá nhiều. Trước hết, nước Mỹ có một nền kinh tế, nền
ngoại thương phát triển nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế
giới. Mức tiêu tiêu dùng của người Mỹ cao gấp gần 2 lần người Nhật, gấp
1,6 lần người Châu Âu. Hàng năm, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
đạt 670,6 tỷ USD,kim ngạch nhập khẩu lên đến 1500 tỷ USD. Năm 2000,
kim nghạch xuất khẩu đạt 670.6 tỷ USD giầy dép đạt 15 tỷ USD. Nếu chỉ
cần chiếm 2% thì kim nghạch xuất khẩu của nước ta đã đạt là 15 tỷ USD.
Một số chuyên gia dự đoán, chỉ một vài năm sau khi hiệp định được ký kết,
xuất khẩu vào thị trường Mĩ của Việt nam sẽ vượt mốc là 1 tỷ USD. Có
chuyên gia còn mạnh dạn dự báo chỉ khoảng 2005, tức là 5 năm nữa, thị
trường Mỹ sẽ tác động lớn nhất đến cơ cấu xuất khẩu của nước ta.
Mỹ cũng là nước có số vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, khoảng 4000tỷ
USD. Việc ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng sẽ lôi kéo đầu tư
nứơc ngoài vào đầu tư tại Việt nam để tận dụng lợi thế về giá nguyên liệu,
nhân công rẻ tại Việt nam và tranh thủ thị trường Mỹ.
Thời cơ lớn không chỉ là thị trường rộng mà xuất khẩu vào thị trường
Mỹ của Việt nam sẽ được đẩy mạnh khi thuế suất giảm mạnh so với trước
khi kí Hiệp định. Ngay chương I điều I của hiệp định đã đề cập đến việc hai
bên trao cho nhau quy chế tối huệ quốc, tức là hai bên dành cho nhau ngay
lập tức và vô điều kiện sự đối sử không kém phần thuận lợi hơn so với đối
sử với nước khác
3. Đánh gía thách thức trong quan hệ TMQT giữa VN và Hoa kỳ
43
Thách thức lớn nhất là phải chấp nhận cạnh tranh trong điều kiện hai
nước sự khác biệt về trình độ và quy mô phát triển. Hiệp định được đàm
phán trên cơ sở nguyên tắc của WTO mà nước ta chưa phải là thành viên, lại
là nước đang phát triển ở trình độ thấp do chịu hậu quả nặng nề của nhiều
năm chiến tranh, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế và hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới. Còn Mỹ ở thế áp đảo cả về chất lượng sản
phẩm, kinh nghiệm thương trường cũng như khả năng quản lý, nếu không
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh thì dễ bị bóp ngẹt ngay trên thị trường
trong nước, khi chúng ta cũng phải mở cửa đối với hàng hoá và dịch vụ của
Mỹ.
Một thách thức không nhỏ khác là Mỹ là thị trường đích của nhiều
nước, nhiều công ty. Xuất khẩu của các nước, các khu vực kể cả những
nước Châu á vào Mỹ không những trước, quy mô lớn mà tăng nhanh
Bảng 8 bảng đánh giá xuất khẩu của một nước trong hai năm 1999-2000
(Tính tỷ USD)
Tên các nước 1999 2000
Inđonêxia 3 8
Philippin 3 12
Thái lan 6 13
Xingapo 10 18
Malaixia 6 19
Han quốc 17 24
Đài loan 23 33
44
Trung quốc 19 71
Nhật 91 122
EU 93 179
Nguồn ( thông tin thông qua Inernet)
Ngay Camphuchia, sau khi thực hiện quy chế tối huệ quốc (NTR) về
hàng dệt may với Mỹ kinh ngạch hàng dệt may từ 7,7 triệu USD năm1996
1997 đã tăng lên 171 triệu USD năm 1999- 2000 gấp 20 lần
Đó là chưa kể đến chất lượng hàng hoá của họ cao hơn, giá thành thấp
hơn, cũng được hưởng quy chế NTR và có mặt tại thị trường Mỹ trước ta
hàng chục năm.
Một thách thức không nhỏ khác là những quy định ngặt nghèo của
Mỹ về hàng nhập khẩu. để vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp không
những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và bảo
đảm sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải
thông thạo hệ thống pháp luật của Mỹ. Mỹ có hệ thống pháp luật về thương
mại vô cùng rắc rối và phức tạp. trước hết Bộ luật – thương mại, rồi luật
tránh nhiệm sản phẩm, các đạo luật về an toàn sản phẩm, nhãn hiệu sản
phẩm .
Cơ hội và thách thức cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
- Hàng dệt may – cơ hội lớn
Ngành dệt may Việt nam hiện có 750 doanh nghiệp ( 149 liên doanh
và 100% vốn nước ngoài) sử dụng khoảng nửa triệu lao động năm 2000 xuất
khẩu 1680 triệu USD, nhưng trong đó có tới 74% là giá trị vật tư phía nước
ngoài đưa đến gia công.
45
Trước hết, hàng dệt may của nước ta vào thị trường Mỹ bị đánh thuế
nhâp khẩu cao hơn từ 4 đến 5 lần tuỳ theo từng mặt hàng so với các nước
khác có quy chế NTR. Như vậy, sau khi hàng dệt may của Việt nam nhập
khẩu vào Mỹ được hưởng quy chế NTR, do thuế suất thấp hơn như trên, nên
kim ngạch sẽ gia tăng. Theo ước tính sau 3-4 năm, hàng dệt may của Việt
nam thời gian gần đây được thị trường khó tính như Nhật và Tây Âu sẽ dễ
dàng chinh phục khách hàng Mỹ nguồn lao động của Việt nam khá dồi dào
Tuy nhiên, khó khăn và thách thức đối với hàng dệt may xuất khẩu
vào thị trường Mỹ cũng không ít.
Trước hết, đối với hàng dệt may thì một hiệp định về hàng dệt may
Việt – Mỹ sẽ được đàm phán. Hiện nay hai bên vẫn chưa ra lộ trình cụ thể
về việc đàm phán Hiệp định về hàng dệt may, tròn đo có thể Mỹ sẽ áp dụng
chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt nam như từng áp dụng đối với
Campuchia. Vì vậy vấn đề là phải tranh thủ hết mức trước khi Mỹ đưa ra
hạn ngạch.
Một khó khăn khác mà ngành dệt may Việt nam cần tính đến là cần
phấn đấu nâng cao chất lượng nguồn nhiên liệu trong nước, đáp ứng yêu cầu
rằng buộc về tỷ lệ nội địa hoá để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi hay
quy chế thuế quan phổ cập của mỹ dành dành cho các nước đang phát triển.
Yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá đối với ngành may rất lớn, lên tới 60% trong khi tỷ
lệ nội địa hoá thực tế còn thấp hơn nhiều, do chất lượng vải của ta còn thấp
kém, nên hầu hết nguyên liệu sử dụng cho ngành may xuất khẩu hiện nay
đều phải nhập. Ngay áo quần đang xuất khẩu vào EU, chỉ có tỷ lệ nhỏ đáp
ứng được tiêu chuẩn để cấp from A, còn hầu hết xuất khẩu theo chứng chỉ
xuất xứ from T, nghĩa là chưa được hưởng quy chế thuế quan ưu đãi cao
nhất. Đối với Mỹ, điều kiện để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi đối với
một số mặt hàng tròn đó có hàng dệt may còn khó khăn và phức tạp hơn so
với quy định của EU, hơn nữa quy định này hàng năm đều được Mỹ xem xét
điều chỉnh.
46
Một khó khăn nữa cần khắc phục là đối với mặt hàng may, Mỹ không
đặt hàng nhỏ lẻ. Một đơn đặt hàng của Mỹ có thể lên tới cả triệu sản phẩm
mà thời gian cung cấp hàng rất nhanh. Do vậy, cần đưa năng lực sản xuất
của doanh nghiệp ngành dệt may lên cao cần liên két lại nhằm đủ sức thực
hiện một đơn hàng.
Cũng không thể không chú ý đến hàng dệt may của Trung quốc “
người khổng lồ” chơi cùng sân. Quy mô xuất khẩu hàng dệt may của năm
2000 sau khi bị giảm xút nhiều ( do bị mất thị trường vì ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế và do giảm giá) nhưng vẫn đạt 12 tỷ USD , năm 2005
nhiều chuyên gia dự đoán sẽ tăng đến 48 tỷ USD. Tiền lương của công nhân
dệt may ở quảng châu chỉ khoảng 45 USD/tháng. Trung hoa lục địa chỉ có
22USD/ tháng, còn ở các tỉnh phía nam nước ta tương đương với khoảng
80USD / tháng. Ngoài ra, hàng dệt may của ta phải nhập thiết bị nguyên
nhiên liệu bông từ Trung quốc lại càng cho sức cạnh tranh hàng dệt may của
ta thu thiệt hơn
Bảng 9 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng giá trị xuất
khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ (Đơn vị triệu USD)
NămChỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
KNXK hàng dệt
may VNvào HK
2.66 16.78 23.6 25.9 26.4 37.1 60
TổngKHXK hàng
hoá VN vào Mỹ
50.4 199 319 388.2 55.3 609.18 821
Tỷ trọng (%) 5.2 8.4 7.3 6.7 4.8 6.1 7.3
(Nguồn : Bộ thương mại 8/2000
47
0
1 0 0
2 0 0
3 0 0
4 0 0
5 0 0
6 0 0
7 0 0
8 0 0
9 0 0
1 9 9 2 1 9 9 4 1 9 9 6 1 9 9 8 2 0 0 0 2 0 0 2
K N X K h µ n g d Ö t m a y V N v µ o H K
T æ n g K H X K h µ n g h o ¸ V N v µ o M ü
T û t r ä n g ( % )
Bảng 10 Xu hướng và dự báo về một số sản phẩm may mặcnữ và trẻ em
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2010
1.Giá trị xuất khẩu (triệu USD)
váy nữ
comlê/áo vét nữ
quân áo trẻ em
6336
3646
3585
6455
3738
3462
6302
3738
3642
6361
3662
3549
6422
3686
3581
6179
3654
3506
2.Số lượng lao động( nghìn người)
váy nữ
Comle/aovet nữ
Quần áo trẻ em
83.2
48.3
53.3
87.1
49.6
49.2
87.5
43.1
48.0
99.3
38.8
42.7
93.3
33.0
33.5
88.2
31.9
32.1
2. lượngbình quân / giờ (USD)
váy nữ
Comlê/áo vet nữ
1871
1930
7.10
6.93
6.87
7.05
48
Quân áo trẻ em 3080
8425
3029
10475
7.68
6.78
7.75
6.54
7.95
7.01
8.21
7.48
5 Giá trị xuất khẩu( triêu USD)
váy nữ
Comlê/áo vét nữ
Quân áo trẻ em
115
253
829
148
280
914
1992
3201
11705
2183
2862
12677
2365
3013
7.01
82
208
896
Nguồn US. Industry and Trade Outlook – the Me graw Hill Companies
- Giày dép –mặt hàng nhiều triển vọng
Nhiều triển vọng khi xét theo cả hai đầu vào cũng như đầu ra. ở đầu ra
chỉ cần giành được 10% thị phần của Mỹ thì kim ngạch sẽ tăng lên đến 1,5
tỷ USD( lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta có thể đạt
được trong vòng một hai nữa) . ở đầu vào, hàng da giày của Việt nam đã bán
ở khắp thị trường Mỹ và sẽ tăng khá khi thuế suất giảm. Khả năng nguồn
hàng cũng khá dồi dào, chỉ riêng giày Nike sản xuất ở nước ta mỗi năm đã
lên tới 20 triệu đôi: nếu tới đây các nhà máy của hãng này chuyển từ Trung
quốc, Indônêxia sang Việt nam thì sản lượng còn tăng nhiều hơn.
Thị trường thì rộng lớn, khả năng thì dồi dào, nhưng thử thách do điều
kiện đặt ra cũng không nhỏ. Nếu chỉ được hưởng quy chế NTR thì chênh
lệch thuế suất nhập khẩu vào Mỹ so với không có NTR chỉ vào khoảng
10%. Với mức chênh lệch này. giày dép của Việt nam tuy có điều kiện hơn
trước, nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với giành dép của Trung quốc xuất
khẩu vào Mỹ. Nếu được hưởng quy chế GSP của Mỹ giành cho các nước
phát triển, thì thuế suất giảm từ 3 đến 4 lần. Nhưng điều kiện rằng buộc
49
cũng chặt chẽ hơn EU, tức là bắt buộc trong sản phẩm phải có ít nhất 35%
nguyên liệu sản xuất trong nước, kèm theo các yêu cầu phức tạp khác cho
từng loại hàng hoá. Hiện tại, ta chỉ có mặt hàng giày vải đế cao su và dép là
đạt tỷ lệ nội địa hoá 35% để được hưởng quy chế GSP, nhưng sản phẩm có
giá trị lớn hơn như giày thể thao giày nam, nữ thì nguyên liệu đang chủ yếu
là nhập khẩu. Khi xuất khẩu vào thị trừng Mỹ chỉ được hưởng quy chế thuế
suất NTR cao hơn quy chế thuế suất GSP sẽ khó cạnh tranh. Vấn đề đặt ra là
cần tiếp tục phát triển nguyên liệu và tăng đầu tư để nâng cao nữa tỷ lệ nội
điạ hoá.
Hàng nông sản, thuỷ sản phải có hàm lượng chế biến cao
Phần lớn hàng nông sản, thuỷ sản của Việt nam xuất khẩu vào thị trường
Mỹ hiện ở dạng sơ chế, nên thuê suất nhập khẩu trước và sau khi có hiệp
định thương mại chênh lệch không đáng kể. Trong các mặt hàng trên thì kim
ngạch tăng và đạt mức khá có hàm lượng chế cao, sản phẩm ăn liền,. Ngoài
việc nâng cao hàm lượng chế biến còn phải khắc phục các khó khăn, như
cước phí vận tải hàng không đường biển đi Mỹ cũng cao, thời hạn giao hàng
chưa được linh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm càn được nâng cao để đáp
ứng yêu cầu.
Ngoài các nhóm sản phẩm trên, một số sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ khi
có hiệp định thương mại thế suất sẽ giảm mạnh, như hàng gốm sứ giảm từ
70% xuống 3-4%, hàng thủ công mỹ nghệ từ 45% xuống 9%, rau tươi giảm
từ 22 cent/kg xuống còn 1 cent/kg quả tưới sẽ giảm từ 10 cent/kg xuống
0,4%, chè xanh từ 20 % xuống 7%.
Theo tính toán thuế suất nhập khẩu vào Mỹ nói chung sẽ giảm từ khoảng
40% trước khi có Hiệp định thương mại đến sau khi ký kết xuống 3%, đây là
cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt nam vào Mỹ tăng nhanh. Nhưng cũng
có nhiều điều kiện rằng buộc và thách thức không nhỏ. Cơ hội và thách thức
đan xen, nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức thì xuất khẩu của Việt nam và
đầu tư vào nước ta sẽ sang trang mới.
50
Một số dự báo cho một số mặt hàng chủ lực của Việt nam
Hình11 : Dự báo về giá trị xuất khẩu của VN vào thị trường HK
Trong một vài năm tới
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nguồn : Vụ chính sách Thương mại đa biên- Bộ thương mại- 2000
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – HOA KỲ
Các phần trên chúng ta đã nghiên cứu được vai trò to lớn của Hoa kỳ
đối với bát cứ nền kinh tế nào và nó được tất cả các nước coi đó là một thị
51
trường mục tiêu của mình. Mặc dù những năm qua quan hệ thương mại giữa
hai nước về con số tuyệt đối vẫn khiêm tốn. Tuy nhiên nếu xét về mặt dài
hạn mang tầm chiến lược thì Hoa kỳ là một thị trường có thể coi là chủ yếu
đối với nước ta.
Trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2010 của Đảng ta
có nếu ra những mục tiêu trong giai đoạn này đó là: khai thông tị trường,
chủ động hội nhập quốc tế, phấn đấu GDp tăng gấp đôi vào năm 2010 thông
qua tăng trưởng hàng năm trên 7%, tỷ lệ đầu tư phải trên 3% so với GDP,
xuất khẩu tăng gấp 2 lần tốc độ tăng GDP.Để đạt được mục tiêu này thì
chúng ta không thể không tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngoài vào. ngay
như tốc độ đầu tư chiếm 30%GDP cũng đòi hỏi nhiều thách thức đó là: làm
thế nào để tạo môi trường đâu tư thuận tiện mà ở đó các nhà đầu tư sẵn sàng
chịu rủi ro và chịu đầu tư ?. Bên cạnh đó thì tỷ lệ đầu tư cao như vậy trong
khi đầu tư nước ngoài vào Việt nam đang có xu hướng chững lại như vậy thì
nguồn vốn lấy từ đâu? tiếp nữa đó là vấn đề cần phải nhìn nhận lại đối với
tri thức và công nghệ trong phát triển kinh tế?
Hiệp định thương mại Việt nam- Hoa kỳ mới ký kết đã mở ra một lời
giải cho bài toán trên. chúng ta cần phải tận dụng thời cơ này để xuất khẩu
sang thị trường Hoa kỳ và thu hút những nguồn vốn, khoa học, tri thức của
hoa kỳ để phát triển kinh tế đất nước như những nước NICS đã từng làm
trước kia
Vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước
trong phần viết này tôi xin đưa ra những giải pháp trên giác độ vĩ mô và giác
độ vi mô
I.Những giải pháp đối với các nhà hoạch định chính sách
1.Các nhà hoạch định cần phẩi nhanh chóng có chiến lược nhằm chuẩn bị
cho việc thực hiện điều khoản ký kết trong Hiệp định
52
Theo những quy định trong hiệp định thì đòi hỏi chúng ta phải nhanh
chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách thương mại hướng
tới các thông lệ và chuẩn mực thế giới. đó là việc lập ra một lịch trình cắt
giảm thuế quan nhằm trao cho Hoa kỳ MNF đúng thời hạn quy định trong
Hiêp định.
Hệ thống chính sách thương mại còn phải mang tính thích ứng dần,
thông thoáng, phù hợp hơn với những quy định trong WTO. Những chính
sách bảo hộ, phân biệt đối xử cần được dỡ bỏ
Bên cạnh đó, các nhà hoạch định cần phải có những chính sách nhằm
bảo đảm cạnh tranh công bằng. Bởi vì chúng ta cần có một công cụ nào đó
để bảo đảm những ngành hàng trong nước khỏi sự cạnh tranh không sằng
phẳng với các đối tác nước ngoài.
2. Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu
Chính phủ cần thi hàng một cách triệt để và nhất quán hơn biên pháp
này theo nguyên tắc sản xuất hàng xuất khẩu phải được đặt ở vị trí ưu tiên số
một các hình thức ưu đãi cao nhất phải được giành cho hàng xuất khẩu.
Xem xét lại chính sách ưu đãi cho doang nghiệp
Chính sách khuyến khích đầu tư cần được xây dựng trên định hướng
xây dựng ngành hàng chủ lực và chuyển đổi cơ cấu hàng theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng hàng qua chế biến.
3. Đảm baỏ quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động xuất
khẩu
Việc đa dạng hoá chủ thể hoạt động xuất nhập khẩu đã được giải quyết
khá triệt để tại nghị định số 57/ CP của Chính phủ. Tuy nhiên để phát huy
toàn diện tác dụng của nghị định này trong thực tiễn thì việc đảm bảo môi
trường bình đẳng cho tất cả các chủ thể tham gia kinh doanh xuất nhập
khẩu là rất cần thiết.
53
Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có thể đóng góp được nhiều
hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu nếu sự tham gia của họ vào hoạt
động kinh tế được bình đẳng với thành phần kinh tế quốc doanh. Trước hết
là bình đẳng hoàn toàn trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào sau đó là sự
bình đẳng trong việc nhận hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ kinh doanh từ phía Nhà nước
4. Các vấn đề thông tin xúc tiến thương mại
Việc thông tin; Bộ thương mại và thương vụ tại Hoa kỳ phải có nhiệm
vụ thu thập và phổ biến thông tin về thị trường, đồng thời làm tốt công tác
dự báo để định hướng cho sản xuất và xuất khẩu, phát triển các mặt hàng
mới.
Trong quá trình thu thập thông tin cần thiết cần hết sức chú ý đến việc
phát triển các mặt hàng xuất khẩu mới. Bởi vì việc phát triển các măt hàng
mới có khả năng tác động đến tốc độ mở rộng thị trường, vừa đóng vai trò
tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam.
Nhanh chóng thành lập cục xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh
nghiệp trong lĩnh vực thông tin và tiếp thị trường Hoa kỳ.
5. Các vấn đề tài chính,tín dụng, tiền tệ
Nhà nước cần phải có một số hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp khi
mới bắt đầu thâm nhập thị trường.
Tăng cường hoạt động của quỹ hỗ trợ xuất khẩu và khuyến khích các
hiệp hội ngành hàng tự thành lập các quỹ phòng ngừa rủi ro.
Chiến lược điều chỉnh tỷ giá hối đoái cần phải xem xét trong vấn đề
mục tiêu kinh tế xã hội cũng như vấn đề toạ điều kiện thuận tiện cho xuất
khẩu.
6. Nhà nước cần nhanh chóng đàm phán để ký một số hiệp định song
phương với Hoa kỳ cho một số mặt hàng như: hàng dệt may, tạo khuôn
54
khổ pháp lý cho hàng dệt may nước ta có thể thâm nhập nhanh chóng
thị trường Hoa kỳ
Nhà cần đẩy nhanh quá trình đàm phán quá trình thoả thuận trong các
hiệp định song phương đối với các mặt hàng chủ lực mà ta có lợi. đặc biệt là
nhưng mặt hàng dệt may, Nhà nước cần ký kết nhanh hiệp định khung về
hàng dệt may để chúng ta thuận lợi trong việc xuất khẩu mặt hàng nay và
cũng như một số mặt hàng mà chúng ta có lợi.
7. Đẩy mạnh quá trình cải tiến hành chính nhằm phục vụ cho khả năng
xuất khẩu của hàng hoá cụ thể;
Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu
Hoàn thiện môi trường pháp lý.
8. Tiến hành cổ phần hoá các xí nghiệp
Đã đến lúc chúng ta cần phải buông những cái cần buông, chứ không
để tình trạng các doanh nghiệp quốc doanh yếu kém cứ trông cậy mãi vào
hàng rào bảo hộ mà chính phủ ưu ái dành cho. Nếu cứ giữ như vậy nền kinh
tế sẽ kém hiệu quả và do chính phủ ưu ái dành cho. Nếu cứ giữ như vậy thì
nền kinh tế sẽ kém hiệu quả và do vậy sẽ rất kém hiệu quả và do vậy sẽ rất
nguy hiểm trong quá trình hợp tác bên cạnh đó là vi phạm nguyên tắc của
hiệp định.
9. Coi trọng đúng mức thành phần kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân là một trong những thành phần kinh tế quan trong
trong tiến trình phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đòi hỏi các
thành phần kinh tế phải chủ động tự mình khẳng định và phát triển, do vậy
kinh tế tư nhân lại càng trở lên quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh
tế. Bên cạnh đó nhà nước có những chính sách hỗ trợ cho kinh tư nhân phát
triển
55
10. Chính phủ cũng cần phải có những chính sách như ưu tiên những mặt
hàng chủ lực và có những biện pháp hỗ trợ: như chính sách quy hoạch
vùng nguyên liệu, chính sách phát triển công nghệ.p quốc doanh.
II. Nhóm biện pháp đối với doanh nghiệp
1. Đẩy mạnh Marketing trên thị trường Hoa kỳ
Thị trường Hoa kỳ mang đặc trưng của một thị trường khổng lồ đa chủng
tộc
Các doanh nghiệp Việt nam cần thiết cần thiết hết sức chú ý đến điều
này, cũng giống như sự đa chủng tộc của xứ xở, nhu cầu thị trường hàng hóa
Hoa kỳ hết sức phong phú đa dạng. Thị hiếu của dân Hoa kỳ nói chung rất
phong phú. Nó còn thể hiện trong tính cách của người dân Hoa kỳ với sự tôn
thờ chủ nghĩa cá nhân, tự do kiểu Mỹ cho nên trong thị trường này có thể
tồn tại cả loại hàng hoá giá bình dân cho đến cao cấp. Một điều cần lưu ý
nữa là Hoa kỳ không có xu hướng phụ thuộc bất cứ một thị trường nào - đây
là một đặc trưng của người tiêu dùng Mỹ. Nếu cần họ có thể thay đổi đối
tượng cung cấp nhanh chóng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam cần hết sức chú ý khai thác
thị trường này bởi mức độ của thị trường này không quá căng thẳng như thị
trường EU và Nhật bản.
Như thế nào là thâm nhập thị trường Mỹ khi nào đạt được ba yếu tố :
Trước hết là món hàng đó phải được nhập khẩu bởi các công ty siêu
thị lớn, nổi tiếng trên thị trường. Hiện nay, các công ty siêu thị có năng lực
chi phối mạnh đời sống tiêu dùng ở Mỹ là Wall Mark, K- Mark, JC penney.
Bất kỳ sự thăng trầm trong buôn bán của các công ty này đều được phản ánh
trên tờ báo lớn của Mỹ.
Thứ 2 : môn hàng đó phải được nhập khẩu trong một thời gian ổn
định và số lượng tương đối ổn định hàng năm, keo dài trong nhiều năm.
56
Thứ 3 : nhà sản xuất món hàng đó phaỉ có mối quan hệ chặt chẽ và
phát triển với nhà doanh nghiệp, chẳng hạn cùng nhau tham gia chia sẻ kế
hoạch kinh doanh như thị trường tiêu thụ, giá cả và sự am hiểu tường tận đói
thủ cạnh tranh trên thị trường.
Việt nam cần phải làm gì để có thể Markting thành công trên thị
trường Hoa kỳ;
Tìm hiểu thị hiếu về mẫu mã, đặc tính quy cách của sản phẩm trên thị
trường Mỹ thông qua các tín hiệu thị trường, thu thập thông tin, tránh những
nhận định chủ quan.
Cần phải tìm hiểu cách thức hoạt động kinh doanh của các đối thủ
cạnh tranh, đặc biệt là Trung quốc, Thái lan, các nước ASEAN là những
nước có đặc điểm về nhiều mặt giống ta để đưa ra những sản phẩm phù hợp.
Đặc trưng của họ là chào hàng với những đơn hàng có số lượng lớn, giá rẻ.
Các doanh nghiẹp Việt nam nên lưu ya phần này bởi vì xét một cách tương
đối, nhiều khi giá của ta còn cao hơn họ.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thị hiếu, nắm được
tâm lý tiêu dùng và nhu cầu của người Mỹ, từ đó các định chủng loại hàng
xuất mà ta có thế mạnh và có thể cạnh tranh được.
Hàng hoá của ta không phải là không cạnh tranh, không đảm bảo mà
đa số các công ty của Hoa kỳ không biết đến công ty và sản phẩm của Việt
nam. Do vậy vấn đề là phải giới thiệu, tạo dựng được ấn tượng của người
Mỹ đối với hàng hoá Việt nam.
Hệ thống bán buôn, bán lẻ ở Mỹ rất phát triển và đa dạng, có rất nhiều
loại công ty bán buôn, bán lẻ rất cơ động và tìm các nguồn hàng mới cho thị
trường. Cách tiếp cận thị trường truyền thống như quảng cáo, triển lãm đã
trở nên kém hiệu quả hơn cách tiếp cận chủ động theo phương pháp mới sự
áp dụng phổ biến nền công nghệ tin học và có hiệu quả cao. Nói tóm lại là
57
Internet đang được nhiều quốc gia sử dụng như một lợi thế trong tiếp cận thị
trường tai đây.
Khi thâm nhập vào thị trường Hoa kỳ thì đối tác Hoa kỳ thì chúng ta
phải am hiểu tập quán kinh doanh của họ. Doanh nghiẹp cần có những đội
ngũ cán bộ ngoại thương lành nghề có trình độ, kỹ thuật đàm phán tốt.
2. Vấn đề chất lượng sản phẩm
Việt nam có nhiều thuận lợi đáng kể hơn các nước khác về nhiều sản
phẩm mà có thể rất hấp dẫn với người tiêu dùng Mỹ. Đặc biệt là sau khi hai
nước thông qua được Hiệp định thương mại và trao đổi qui chế tối huệ quốc.
Các nhà sản xuất Việt nam ( kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đã và đang tăng nên nhanh chóng. Là một thị trương riêng lẻ lớn nhất
thế giới, Mỹ cho phép các nhà nhập khẩu nước ngoài tiếp cận với số khách
hàng lớn nhất, có thể được sự điều chỉnh ít nhất, do đó chi phí phát triển thị
trường này rất nhiều phương diện.
Mặc dù vậy, thị trường Mỹ cũng gây ra một điều ngạc nhiên khó chịu
cho các nhà xuất khẩu Việt nam. Đây là một lĩnh vực mà các nhà xuất khẩu
Việt nam có thể bị thua thiệt bởi họ không được chuẩn bị đầy đủ về môi
trường kinh doanh khác mà họ gặp phải ở Mỹ. Đó chính là luật trách nhiệm
sản phẩm ở Mỹ mà theo đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải cung cấp sản phẩm
bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cũng như độ an toàn sử dụng.
Chất lượng sản phẩm là vấn đề hàng đầu mà các nhà doanh nghiệp xuất
khẩu sang thị trường Mỹ cần quan tâm. Trước mắt, đảy mạnh các hình thức
đầu tư và liên doanh với các công ty của Mỹ để tiến hành sản xuất các sản
phẩm sang Mỹ. Bên cạnh đó, các công ty của Việt nam cũng phải phấn đấu
để có thể tự sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ. Chất lượng luôn luôn là tiêu
chuẩn hàng đầu vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt nam cần phải chú
trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, đồng thời thường xuyên cải tiến mẫu
58
mã cho phù hợp với thị hiếu, giao hàng đúng hạn. nếu chuẩn bị tốt thì hàng
hoá Việt nam sang Mỹ rất có triển vọng.
Bài học Hàn quốc, Đài loan, Trung quốc cho ta thấy rằng, kết hợp xuất
khẩu với nhập khẩu, họ cùng thương nhân Mỹ hợp tác liên doanh sản xuất
hàng xuất khẩu thì những sản phẩm hàng công nghiệp như đồ gia đình, đồ
điện và ngay cả máy móc thiết bị cho giao thông vận tải, viễn thông … vẫn
có khả năng đưa vào thị trường Mỹ. Nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu của các
nước ASEAN và Trung quốc, ta thấy được sự táo bạo của các nước này.
một sự táo bạo tri thức, kỹ thuật, có tổ chức chiến lược đã giúp họ vươn lên
từ một điểm xuất phát gần giống ta về trình độ phát triển kinh tế và đã thành
công. Đây là điều mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu khi thâm nhập vào
thị trường Mỹ.
3.Thúc đẩy sự phát triển thương mại thông qua dịch vụ Internet.
Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Intenet,phát triển Internet
trước hết phát triển các nhà cung cấp các dịch vụ gia tăng cho Internet.
Đưa các báo chí, trung tâm thông tin tra cứu trên mạng, bằng cách này
các doanh nghiệp biết dùng Internet để tra cứu thông tin, tìm bạn hàng
quảng cáo thông tin về mình.
Đẩy mạnh kinh doanh thông tin thương mại qua Internet: cần sớm đưa
ra dịch vụ cung cấp thông tin lên mạng để lôi kéo doanh nghiệp tham gia kết
nối mạng, nội dung phải nhanh, chính xác và bao trùm cả nước.
Các cơ quan quản lý Nhà nước tích cực tham gia nối mạng cung cấp
thông tin về chế độc chính sách, luật pháp từ đó tạo ra thói quen nhu cầu
dùng Internet.
3. Nâng cao chất lượng vệ sinh thực phẩm theo cách ứng dụng hệ thống
Haccp vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
59
Hệ thống HACCP phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trong yếu là hệ
thống tiêu chuẩn được thiết kế riêng cho công nghiệp thực phẩm và các
ngang có liên quan đến thực phẩm tập trung vào vấn đề vệ sinh và đưa ra
một cách tiếo cận có hệ thống phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ
4. Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ.
Việc nghiên cứu những quy định liên quan đến xuất khẩu trong luật kinh
doanh của Mỹ, cung cách làm ăn và tác phong của người Mỹ.. Giúp các
doanh nghiệp Việt nam tính toán, cân nhắc và có quyết định đúng đắn trong
việc hợp tác kinh doanh với công ty Mỹ đến mức nào để đạt hiệu quả cao
nhất , rủi ro thấp nhất.
5. Tận dụng dụng triệt để những ưu đãi của các nước phát triển dành cho
các nước đang phát triển
Lợi dụng triệt để những ưu đãi của các nước phát triển giành cho nước
phát triển như Chế độ thuế quan phổ cập GSP của Mỹ giành cho các nước
đang phát triển.. đồng thời tận dụng những ưu đãi trong hỗ trợ giúp nguồn
vốn, công nghệ cũng như đào tạo các chuyên gia .
6.ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch vào hoạt động của các doanh nghiệp
để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh với các hàng hoá cuả Mỹ ngay trên đất
nước mình.
Đối với doanh nghiệp Việt nam Hiệp định thương mại này đưa ra những
thách thức hết sức to lớn. Bởi vì hiệp định này có hiệu lực, chúng ta phải mở
cửa cho Mỹ thâm nhập vào Viêt nam, cạnh tranh sẽ là điều không thể không
tránh khỏi. Sẽ không còn sự phân biệt giữa tư nhân và khu vực nhà nước
hiện nay giữ vai trò chủ đạo, các xí nghiệp quốc doanh cồng kềnh, hoạt
động kém hiệu quả đứng trước nguy cơ đóng cửa. Do vậy, từng doanh
nghiệp cần phải có sự cải tổ phải có những phương hướng, kế hoạch kỹ
lưỡng tiếp cận thị trường Mỹ doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị tốt, chiếm
60
lĩnh thị trừng trước thì doang nghiệp đó được hưởng lợi ích từ chính những
nỗ lực của chính mình chứ không phải thông qua cấp nhà nước
61
KẾT LUẬN
Việt nam đã có những thành công nhất định trong quan hệ thương mại
với nhiều thị trường và khu vực thị trường trên thế giới. Hàng hoá của ta có
thể vào những thị trường mà việc thâm nhập không phải là đơn giản như
Nhật bản. Tây Âu và đã được hưởng MNF từ những thị trường này. riêng
đối với thị trường Hoa kỳ một thị trường được coi là vô cùng hấp dẫn với
bất kỳ một quốc gia xuất khẩu nào.
Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam và Hoa
kỳ vẫn còn quá thấp so với tiềm năng của thị trường là rất lớn. Bên cạnh đó,
hạn chế trong quan hệ hai nước trong những năm vừa qua còn do chúng ta
chưa nhận được MNF từ Hoa kỳ. Hiệp định thương mại giữa Việt nam và
Hoa kỳ mới được ký kết sẽ là một động lực to lớn cho cả hai nước thúc đẩy
quan hệ này.
Lợi ích của Việt nam khi ký kết hiệp định này là khá rõ ràng nhưng
chúng ta cũng cần phải nhìn nhận vấn đề ở cả hai mặt. Hiệp đinh thương
mại cũng sẽ đem đến cho chúng ta vấn đề phải tham gia cạnh tranh với
hàng hoá nhiều nước trên thị trường Hoa kỳ cũng như cạnh tranh với hàng
hoá trên thị trường nước ta.
Dô đó, ngay từ bây giờ các nhà hoạch định chính sách cũng các nhà
doanh nghiệp cũng cần phải có một kế hoạch chiến lược để đón chờ thị
trường Hoa kỳ . sự thành công hay thất bại trên thị trường Hoa kỳ sẽ vẫn sẽ
là câu hỏi cho các nhà hoạch định và đặc biệt là các doanh nghiệp.
62
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận chung về quan hệ thương mại Việt nam- Hoa kỳ
1
I Những xu hướng kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay 1
1. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới 1
2. Xu thế hoà bình hợp tác và phát triển 3
3.Xu thế phát triển công nghiệp chuyển đổi sảng nền kinh tế tri thức 4
4. Xu hướng xuất hiện vòng cung châu á- thái bình dương 6
II. Cơ sở lý luận của thương mại quốc tế 7
1. Khái niệm thương mại quốc tế 7
2. Lý thuyết trọng thương 10
3.Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith 12
4. Lý thuyết về lợi thế so sánh 14
CHƯƠNG II
Phân tích quan hệ thương mại Việt nam – Hoa kỳ
17
I . Đặc điểm quan hệ thương mại Việt nam – Hoa kỳ 17
`1 Giai đoạn phát triển trước khi Hoa kỳ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt
nam
17
1. Lịch sử quan hệ VN – HK 17
2. Đặc điểm quan hệ VN – HK 19
II Phân tích thực trạng quan hệ Việt nam – Hoa kỳ 26
63
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa kỳ 26
2. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam sang thị trường Hoa kỳ 31
III. Đánh giá cơ hội và thách thức trong quan hệ TMQT giữa VN và HK 36
1. Trang trước – bước khởi đầu dài muộn nhưng đạt kết quả đáng kể 36
2. Đánh giá cơ hội 40
3. Đánh gía thách thức trong quan hệ TMQT giữa VN và Hoa kỳ 41
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – HOA KỲ
49
I.Những giải pháp đối với các nhà hoạch định chính sách 50
1.Các nhà hoạch định cần phẩi nhanh chóng có chiến lược nhằm chuẩn
bị cho việc thực hiện điều khoản ký kết trong Hiệp định
50
2. Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu 50
3. Đảm baỏ quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động xuất
khẩu
51
4. Các vấn đề thông tin xúc tiến thương mại 51
5. Các vấn đề tài chính,tín dụng, tiền tệ 51
6. Nhà nước cần nhanh chóng đàm phán để ký một số hiệp định song
phương với Hoa kỳ cho một số mặt hàng như: hàng dệt may, tạo khuôn
khổ pháp lý cho hàng dệt may nước ta có thể thâm nhập nhanh chóng thị
trường Hoa kỳ
52
7.Đẩy mạnh quá trình cải tiến hành chính nhằm phục vụ cho khả năng
xuất khẩu của hàng hoá cụ thể
52
8. Tiến hành cổ phần hoá các xí nghiệp quốc doanh. 52
9. Coi trọng đúng mức thành phần kinh tế tư nhân 52
10. Chính phủ cũng cần phải có những chính sách như ưu tiên những
mặt hàng chủ lực và có những biện pháp hỗ trợ: như chính sách quy
hoạch vùng nguyên liệu, chính sách phát triển công nghệ.
52
64
II. Nhóm biện pháp đối với doanh nghiệp 52
1. Đẩy mạnh Marketing trên thị trường Hoa kỳ 52
2. Vấn đề chất lượng sản phẩm 53
3.Thúc đẩy sự phát triển thương mại thông qua dịch vụ Internet. 53
4. Nâng cao chất lượng vệ sinh thực phẩm theo cách ứng dụng hệ thống
Haccp vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
53
5. Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ 53
6. Tận dụng dụng triệt để những ưu đãi của các nước phát triển dành cho
các nước đang phát triển
53
7.Ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch vào hoạt động của các doanh
nghiệp để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh với các hàng ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ (2).pdf