Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực: Luận văn: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ
phần May Lê Trực”
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam đang thực
hiện chiến lược hướng về xuất khẩu kết hợp song song với chiến lược thay
thế nhập khẩu. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề
cập trong các kỳ đại hội của Đảng đã khẳng định tiếp “Đẩy mạnh sản xuất,
coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại.”
Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động
xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
và xây dựng đất nước. Đó là một phương tiện hữu hiệu cho phát triển kinh
tế, tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, cải tiến công nghệ kỹ
thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đây là yếu tố không
thể thiếu nhằm triển khai thực hiện chương trình Công nghiệp hoá - H...
88 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ
phần May Lê Trực”
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam đang thực
hiện chiến lược hướng về xuất khẩu kết hợp song song với chiến lược thay
thế nhập khẩu. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề
cập trong các kỳ đại hội của Đảng đã khẳng định tiếp “Đẩy mạnh sản xuất,
coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại.”
Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động
xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
và xây dựng đất nước. Đó là một phương tiện hữu hiệu cho phát triển kinh
tế, tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, cải tiến công nghệ kỹ
thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đây là yếu tố không
thể thiếu nhằm triển khai thực hiện chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá đất nước.
Trong điều kiện đất nước ta đang đổi mới hiện nay, ngành may mặc
được coi là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu,
chiến lược, nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện thắng lợi đường lối
của Đảng, góp phần thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất
nước đảm bảo nhu cầu may mặc toàn xã hội, không ngừng tăng cường xuất
khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động.
Công ty cổ phần May Lê Trực là một doanh nghiệp được thành lập từ
một trong ba cơ sở may của công ty may Chiến Thắng - một trong những
công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của nước ta ra đời vào năm 1968 - bước
sang cổ phần hoá cùng với sự đổi mới về kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, công ty đã
nhanh chóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất. Cùng với mặt hàng
may mặc xuất khẩu là mặt hàng chính của công ty từ trước tới nay công ty
đã đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 2
của nước ta. Vì vậy, để tiếp cận với thị trường nước ngoài đòi hỏi ngày càng
cao như hiện nay đã đặt ra cho Công ty cổ phần May Lê Trực những cơ hội
và thử thách. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc, duy trì và mở rộng thị
trường nước ngoài là một vấn đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và
phát triển của công ty hiện nay. Vì vậy, qua thời gian thực tập tại công ty,
em đã nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của công ty và chọn đề tài: “Một số
giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ
phần May Lê Trực” làm Khoá luận tốt nghiệp của mình.
Khoá luận tốt nghiệp bao gồm các phần sau:
Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.
Phần II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Công ty cổ
phần May Lê Trực.
Phần III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
tại Công ty cổ phần May Lê Trực.
Mặc dù đã có cố gắng nhiều song do hạn chế về kinh nghiệm thực tế
nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy cô.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới PGS-TS Nguyễn Minh Duệ cùng
các anh chị trong Công ty cổ phần May Lê Trực đã tận tình giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện và hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 3
PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC.
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu.
1.1.1.1. Khái niệm.
Xuất khẩu là hoạt động nhằm tiêu thụ một phần tổng sản phẩm xã hội ra
nước ngoài.
Hoạt động xuất khẩu là qúa trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các
quốc gia và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không phải là những hành vi mua bán
riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở
cả bên trong và bên ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ, những lợi ích
kinh tế xã hội thúc đẩy hoạt động xản xuất hàng hoá trong nước phát triển
góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao đời sống nhân
dân. Các mối quan hệ này xuất hiện có sự phân công lao động quốc tế và
chuyên môn hoá sản xuất.
Xuất khẩu là một phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trên thị
trường quốc tế nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp góp
phần chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước
Hoạt động xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu giữa khoa
học quản lý với nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp, giữa nghệ thuật
kinh doanh với các yếu tố khác như: pháp luật, văn hoá, khoa học kỹ thuật…
không những thế hoạt động xuất khẩu còn nhằm khai thác lợi thế so sánh
của từng nước qua đó phát huy các lợi thế bên trong và tận dụng những lợi
thế bên ngoài, từ đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân và đẩy nhanh quá
trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách giữa nước ta
với các nước phát triển, mặt khác tạo ra doanh thu và lợi nhuận giúp doanh
nghiệp phát triển ngày một cao hơn.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 4
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
* Đối với doanh nghiệp (DN).
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nghĩa là mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây
là yếu tố quan trọng nhất vì sản phảm sản xuất ra có tiêu thụ được thì mới
thu được vốn, có lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng sản xuất, tạo điều kiện
để doanh nghiệp phát triển.
Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm về hình thức trong kinh doanh, về trình độ quản lý, giúp tiếp xúc với
những công nghệ mới, hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực mới
thích nghi với điều kiện kinh doanh mới nhằm cho ra đời những sản phẩm
có chất lượng cao, đa dạng, phong phú. Mặt khác thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu là đòi hỏi tất yếu trong nền kinh tế mở cửa. Do sức ép cạnh tranh, do
nhu cầu tự thân đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển mở rộng quy mô kinh
doanh mà xuất khẩu là một hoạt động tối ưu để đạt được yêu cầu đó.
* Đối với nền kinh tế.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Nó là một
bộ phận cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy
phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời
sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết
đối với nước ta. Với một nền kinh tế chậm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
lạc hậu, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh việc đẩy mạnh xuất khẩu để
tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy
phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài. Để thực hiện được chiến lược
lâu dài đó, chúng ta phải nhận thức được ý nghĩa của hàng hoá xuất khẩu, nó
được thể hiện :
- Xuất khẩu tạo được nguồn vốn, ngoại tệ lớn, góp phần quan trọng
trong việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó
C
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 5
tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ phát triển kinh tế, phục
vụ quá trính Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
- Thông qua việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh chúng ta có
thể phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng lợi thế các nguồn lực trao đổi
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Đây là yếu tố then chốt trong
chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đồng thời phát triển
các ngành công nghiệp sản xuất hay xuất khẩu có tính cạnh tranh ngày càng
cao hơn.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm
và cải thiện đời sống của người lao động.
- Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ
kinh tế đối ngoại của nước ta.Thông qua hoạt động xuất khẩu môi trường
kinh tế được mở rộng tính cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các doanh
nghiệp luôn phải có sự đổi mới để thích nghi, đáp ứng được nhu cầu của thị
trường. Hoạt động xuất khẩu góp phần hoàn thiện các cơ chế quản lý xuất
khẩu của nhà nước và của từng điạ phương phù hợp với yêu cầu chính đáng
của doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Mặt khác, hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt
ngành sản xuất phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ
hoạt động xuất khẩu phát triển như ngành bảo hiểm, hàng hải, thông tin liên
lạc quốc tế, dịch vụ tài chính quốc tế đầu tư…, xuất khẩu tạo khả năng mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện tiền đề kinh tế kỹ thuật đồng
thời việc nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều đó chứng tỏ xuất
khẩu là phương tiện quan trọng tạo vốn, đưa kỹ thuật công nghệ nước ngoài
vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 6
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu.
1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu hàng hoá do chính doanh nghiệp sản
xuất hoặc đặt mua của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất
khẩu những
sản phẩm này với danh nghĩa là hàng của mình.
Để tiến hành một thương vụ xuất khẩu trực tiếp cần theo các bước
sau:
+ Tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng nội địa với các đơn vị sản
xuất kinh doanh trong nước sau đó nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho
các đơn vị sản xuất.
+ Ký hợp đồng ngoại thương (hợp đồng ký kết với các đối tác nước
ngoài có nhu cầu mua sản phẩm của doanh nghiệp), tiến hành giao hàng và
thanh toán tiền.
Với hình thức xuất khẩu trực tiếp này có ưu điểm là đem lại nhiều lợi
nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng, do không mất khoản chi phí
trung gian và tăng uy tín cho doanh nghiệp nếu hàng hóa thoã mãn yêu cầu
của đối tác giao dịch. Nhưng nhược điểm của nó là không phải bất cứ doanh
nghiệp nào cũng có thể áp dụng theo được, bởi nó đòi hỏi lượng vốn tương
đối lớn và có quan hệ tốt với bạn hàng.
1.1.2.2. Gia công quốc tế.
Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó bên đặt gia
công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán
thành phẩm để bên nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất thành phẩm
theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhân gia
công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về một khoản thù lao (gọi là
phí gia công) theo thoả thuận.
Hiện nay, hình thức gia công quốc tế được vận dụng khá phổ biến
nhưng thị trường của nó chỉ là thị trường một chiều, và bên đặt gia công
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 7
thường là các nước phát triển, còn bên nhận gia công thường là các nước
chậm phát triển. Đó là sự khác nhau về lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Đối
với bên đặt gia công, họ tìm kiếm một nguồn lao động với giá rẻ hơn giá
trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất tăng lợi nhuận, còn bên nhận gia
công có nguồn lao động dồi dào mong muốn có việc làm tạo thu nhập, cải
thiện đời sống và qua đó tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ tiên
tiến.
1.1.2.3. Xuất khẩu tại chỗ.
Là hình thức mà hàng hoá xuất khẩu được bán ngay tại nước xuất
khẩu.
Doanh nghiệp ngoại thương không phải ra nước ngoài để đàm phán,
ký kết hợp đồng mà người mua tự tìm đến doanh nghiệp để mua hàng. Hơn
nữa, doanh nghiệp cũng không phải làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm
hàng hoá hay thuê phương tiện vận chuyển.
Đây là hình thức xuất khẩu đặc trưng, khác biệt so với hình thức xuất
khẩu khác và ngày càng được vận dụng theo nhiều xu hướng phát triển trên thế
giới.
1.1.2.4. Tái xuất khẩu.
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu những hàng hoá nhập khẩu
nhưng qua chế biến ở nước tái xuất khẩu ra nước ngoài.
Giao dịch trong hình thái tái xuất khẩu bao gồm nhập khẩu và xuất
khẩu. Với mục đích thu về lượng ngoại tệ lớn hơn so với số vốn ban đầu bỏ
ra. Giao dịch này được tiến hành dưới ba nước: nước xuất khẩu, nước tái
xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Hình thức tái xuất khẩu có thể tiền hành theo hai cách:
+ Hàng hoá đi từ nước tái xuất khẩu đến nước tái xuất khẩu và đi từ
nước tái xuất khẩu sang nước xuất khẩu. Ngược lại, dòng tiền lại được
chuyển từ nước nhập khẩu sang nước tái xuất khẩu rồi sang nước xuất khẩu
(nước tái xuất khẩu trả tiền nước xuất khẩu rồi thu tiền nước nhập).
Co
lec
ted
by
H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 8
+ Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất sang nước nhập. Nước tái xuất chỉ
có vai trò trên giấy tờ như một nước trung gian.
Hoạt động tái xuất khẩu chỉ diễn ra khi mà các nước bị hạn hẹp về
quan hệ thương mại quốc tế do bị cấm vận hoặc trừng phạt kinh tế hoặc thị
trường mới chưa có kinh nghiệm cần có người trung gian.
1.2. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ.
Hoạt động xuất khẩu là một quy trình kinh doanh bao gồm bốn bước
sau. Mỗi bước có một đặc điểm riêng biệt và được tiến hành theo các cách
thức nhất đinh.
1.2.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài.
Nghiên cứu thị trường nhằm nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu
biết các qui luật vận động của thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định.
Vì thế nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất
các quan hệ kinh tế đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh
nghiệp, mỗi quốc gia. Vì thế khi nghiên cứu về thị trường nước ngoài, ngoài
các yếu tố chính trị, luật pháp, cơ sở hạ tầng phong tục tập quán,…doanh
nghiệp còn phải biểt xuất khẩu mặt hàng nào, dung lượng thị trường hàng
hoá là bao nhiêu, đối tác kinh doanh là ai, phương thức giao dịch như thế
nào, sự biến động hàng hoá trên thị trường ra sao, cần có chiến lược kinh
doanh gì để đạt được mục tiêu đề ra.
* Tổ chức thu thập thông tin.
Công việc đầu tiên của người nghiên cứu thị trường là thu thập thông
tin có liên quan đến thị trường về mặt hàng cần quan tâm. Có thể thu thập
thông tin từ các nguồn khác nhau như nguồn thông tin từ các tổ chức quốc tế
như trung tâm thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, Hội đồng kinh tế
và Châu á Thái Bình Dương, cơ quan thống kê hay từ các thương nhân có
quan hệ làm ăn buôn bán. Một loại thông tin không thể thiếu được là thông
tin thu thập từ thị trường, thông tin này gắn với phương pháp nghiên cứu tại
thị trường. Thông tin thu thập tại hiện trường chủ yếu được thu thập được
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 9
theo trực quan của nhân viên khảo sát thị trường, thông tin này cũng có thể
thu thập theo kiểu phỏng vấn theo câu hỏi. Loại thông tin này đang ở dạng
thô cho nên cần xử lý và lựa chọn thông tin cần thiết và dáng tin cậy.
* Tổ chức phân tích thông tin và xử lý thông tin.
Phân tích thông tin về môi trường: Môi trường có ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích cần phải
thu thập và thông tin về môi trường một cách kịp thời và chính xác.
Phân tích thông tin về giá cả hàng hoá: Giá cả hàng hoá trên thị
trường thế giới biến động rất phức tạp và chịu chi phối bởi các nhân tố chu
kỳ, nhân tố lũng đoạn, nhân tố cạnh tranh, nhân tố lạm phát.
Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng: Nhu cầu của thị trường là
tiêu thụ được, chú ý đặc biệt trong marketing, thương mại quốc tế, bởi vì
công việc kinh doanh được bắt nguồn từ nhu cầu thị trường.
* Lựa chọn thị trường xuất khẩu.
- Các tiêu chuẩn chung như chính trị pháp luật, địa lý, kinh tế, tiêu
chuẩn quốc tế.
- Các tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ.
+ Bảo hộ mậu dịch: thuế quan, hạn ngạch giấy phép.
+ Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sức mua của đồng tiền.
- Các tiêu chuẩn thương mại.
+ Sản xuất nội địa.
+ Xuất khẩu.
Các tiêu chuẩn trên phải được đánh giá, cân nhắc điều chỉnh theo mức
độ quan trọng. Vì thường sau khi đánh giá họ sẽ chiếm các thị trường, sau
đó chọn thị trường tốt nhất.
1.1.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu.
* Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tạo nguồn hàng là việc tổ chức
hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 10
trang bị máy móc, nhà xưởng nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu.
Kế hoạch tổ chức sản xuất phải lập chi tiết, hoạch toán chi phí cụ thể cho
từng đối tượng. Vấn đề công nhân cũng là một vấn đề quan trọng, số lượng
công nhân, trình độ, chi phí. Đặc biệt trình độ và chi phí cho công nhân nhân
tố này ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và giá thành sản xuất.
* Lập kế hoạch xuất khẩu.
Doanh nghiệp lập kế hoạch xuất khẩu sang thị trường bao gồm: hàng
hoá, khối lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá, phương thức sản xuất. Sau khi
xác định sơ bộ các yếu tố trên doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch giao dịch
ký kết hợp đồng như lập danh mục khách hàng, danh mục hàng hoá, số
lượng bán, thời gian giao dịch…
1.2.3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng.
* Chuẩn bị cho giao dịch.
Để công tác chuẩn bị giao dịch diễn ra tốt đẹp doanh nghiệp phải biết
đầy đủ các thông tin về hàng hoá, thị trường tiêu thụ, khách hàng…
Việc lựa chọn khách hàng để giao dịch căn cứ vào các điều kiện sau
như: tình hình kinh doanh của khách hàng, khả năng về vốn cơ sở vật chất,
uy tín, danh tiếng quan hệ làm ăn của khách hàng…
* Giao dịch đàm phán ký kết.
Trước khi ký kết mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập
khẩu phải trải qua quá trình giao dịch thương lượng các công việc bao gồm:
Chào hàng: là đề nghị của người xuất khẩu hoặc người xuất khẩu gửi
cho người bên kia biểu thị muốn mua bán một số hàng nhất định và điều
kiện, giá cả thời gian, địa điểm nhất định.
Hoàn giá: khi nhận được thư chào hàng nếu không chấp nhận điều
kiện trong thư mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghị này được gọi là hoàn giá.
Chấp nhận: là đồng ý hoàn toàn bộ tất cả các diều kiện trong thư chào
hàng.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 11
Xác nhận: hai bên mua bán thống nhất với nhau về các điều kiện đã
giao dịch. Họ đồng ý với nhau và đồng ý thành lập văn bản xác nhận
(thường lập thành hai bản).
Ngày nay tồn tại hai loại giao dịch:
- Giao dịch trực tiếp: là giao dịch mà người mua và người bán thoả
thuận bàn bạc trực tiếp.
- Giao dịch gián tiếp: là giao dịch thông qua các tổ chức trung gian.
Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà các doanh nghịêp chọn phương thức
giao dịch thích hợp. Trong thực tế hiện nay, giao dịch trực tiếp được áp
dụng rộng rãi bởi giảm được chi phí trung gian, dễ dàng thống nhất, có điều
kiện tiếp xúc với thị trường, khách hàng, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá.
* Ký kết hợp đồng.
Việc giao dịch đàm phán có kết quả tốt thì coi như đã hoàn thành
công việc ký kết hợp đồng. Ký kết hợp đồng có thể ký kết trực tiếp hay
thông qua tài liệu.
Khi ký kết cần chú ý đến vấn đề địa điểm thời gian và tuỳ từng trường
hợp mà chọn hình thức ký kết.
1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu thì doanh nghiệp phải thực hiện các
công việc khác nhau. Tuỳ theo điều khoản hợp đồng mà doanh nghiệp phải
làm một số công việc nào đó. Thông thường các doanh nghiệp cần thực hiện
các công việc được mô tả theo sơ đồ.
Ký hợp đồng Kiểm tra L/C Xin giấy
phép xuất
khẩu nếu
Chuẩn bị
hàng hoá
Mua bảo
hiểm (nếu
Làm thủ tục
hải quan
Kiểm tra
hàng hoá
Thuê tàu
(nếu cần)
Giao hà g
T anh toán Giải quyết tranh
chấp (nếu có)
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 12
Sơ đồ 1: Quy trình xuất khẩu
1.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ.
1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng.
- Lợi nhuận: là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả từng hợp đồng xuất
khẩu, là chỉ tiêu phản ánh cuối cùng và quan trọng nhất. Lợi nhuận là số tiền
có được sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí liên quan đến việc thực hiện hợp
đồng đó và tổng doanh thu có được của hợp đồng.
Công thức tính lợi nhuận.
P = TR - TC
Trong đó : P : là lợi nhuận.
TR: là tổng doanh thu.
TC: là tổng chi phí.
- Tỉ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ
lệ phần trăm (%) của lợi nhuận trên tổng doanh thu.
Công thức tính: P’ = P/TR*100
- Hệ số sinh lời của chi phí P’’.
Công thức tính: P’’ = P/TC*100
Trong đó P’’ là hệ số sinh lời của chi phí.
Chỉ tiêu P’ nói lên rằng: tỷ lệ % lãi so với tổng chi phí của doanh
nghiệp sau khi thực hiện hợp đồng, hay khả năng sinh lời của một đồng chi
phí. Chỉ tiêu này có thể so sánh với tỷ suất lãi của ngân hàng hay so với một
tiêu chuẩn nào đó.
- Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: là tỷ lệ giữa tổng chi phí tính
bằng ngoại tệ trên doanh thu tính bằng ngoại tệ. Chỉ tiêu này đem so sánh
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 13
với tỷ giá hối đoái của ngân hàng, nếu chỉ tiêu trên bé hơn tỷ giá thì thực
hiện đường lối có hiệu quả và ngược lại.
Tỷ suất ngoại xuất khẩu = Chi phí (VND)/Doanh thu (ngoại tệ)
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả định tính.
Hợp đồng xuất khẩu cũng như hợp đồng kinh doanh khác của doanh
nghiệp không chỉ nhằm vào mục tiêu lợi nhuận mà còn nhiều mục tiêu khác
như: mở rộng thị trường, định vị sẩn phẩm, cạnh tranh…
Có nhiều doanh nghiệp chịu lỗ để đạt được mục tiêu về cạnh tranh,
mở rộng thị trường, khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường, kết quả này
có được sau một thời gian nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trong việc
thúc đẩy các hợp đồng xuất khẩu của mình. Kết quả này biểu hiện ở thị
trường xuất khẩu hiện có của doanh nghiệp, khả năng mở rộng sang các thị
trường khác, mối quan hệ với khách hàng được mở rộng đến đâu, khả năng
khai thác thực hiện các thị trường.
Hiện nay vấn đề thị trường và khách hàng là vấn đề hết sức khó khăn
nó trở thành mục tiêu không kém phần quan trọng. Khả năng mở rộng thị
trường, quan hệ buôn bán với khách hàng như thế nào?. Đặc biệt là quan hệ
với khách hàng người nước ngoài. sau mỗi hợp đồng xuất khẩu doanh
nghiệp phải xem xét lại quan hệ làm ăn có được phát triển hay không, mức
độ hài lòng của khách hàng.
Uy tín của doanh nghiệp: doanh nghiệp cần phải xem xét uy tín của
mình trên thương trường: sản phẩm của mình có được ưa thích, được nhiều
người hay biết không?. Cần giữ uy tín trong quan hệ làm ăn buôn bán không
vi phạm hợp đồng.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
1.3.2.1. Các yếu tố vi mô.
a. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng
nhanh, sức cạnh tranh phụ thuộc năng lực tài chính của doanh nghiệp, chất
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 14
lượng sản phẩm, giá cả, biện pháp marketing, dịch vụ đi kèm.
+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở vốn kinh doanh của
doanh nghiệp, lượng tiền mặt, ngoại tệ, cơ cấu vốn .. những nhân tố này
doanh nghiệp có thể tác động để tạo thế cân bằng và phát triển. Doanh
nghiệp cũng phải có một cơ cấu vốn hợp lý nhằm phục vụ tốt cho hoạt động
xuất khẩu. Nếu như cơ cấu vốn không hợp lý vốn quá nhiều mà không có
lao động hoặc ngược lại lao động nhiều mà không có vốn thì doanh nghiệp
sẽ không phát triển được hoặc phát triển mất cân đối. Vốn là một nhân tố
quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của
doanh nghiệp.
+ Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu
những đặc trưng của nó thể hiện sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện
tiêu dùng nhất định, phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng
mong muốn.
+ Giá sản phẩm: giá cả ảnh hưởng đến khối lượng tiêu dùng sản
phẩm, giá rẻ thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ nhanh hơn, khả năng tiêu thụ
trên thị trường thế giới sẽ cao hơn, sẽ xuất khẩu nhiều hơn.
+ Biện pháp marketing: biện pháp này nâng cao thế lực của doanh
nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh, marketing giúp các doanh nghiệp quảng
cáo các sản phẩm của mình cho nhiều người biết, biện pháp marketing giúp
cho doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình quảng cáo, xúc tiến bán hàng
giới thiệu cho người tiêu dùng biết chất lượng, giá cả của sản phẩm mình.
+ Các dịch vụ đi kèm: Doanh nghiệp muốn tiêu thụ được nhiều sản
phẩm thì dịch vụ bán hàng phải phát triển những dịch vụ này giúp tạo tâm lý
tích cực cho người mua, khi mua và tiêu dùng hàng hoá và sau nữa cũng thể
hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đây
cũng là một vũ khí trong cạnh tranh lành mạnh và hữu hiệu.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 15
b. Trình độ quản lý của doanh nghiệp.
+ Ban lãnh đạo doanh nghiệp: là bộ phận đầu não của doanh nghiệp là
nơi xây dựng những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đề ra mục tiêu
đồng thời giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Trình độ
quản lý kinh doanh của ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến lược doanh nghiệp đúng đắn phù hợp
với tình hình thực tế của thị trường và của doanh nghiệp và chỉ đạo điều hành
giỏi của các cán bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện có
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát
huy được trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh
thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết
định sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và chính xác. Cơ cấu tổ chức
hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp giải quyết những vấn
đề nảy sinh đối phó được với những biến đổi của môi trường kinh doanh và
nắm bắt kịp thời các cơ hội một cách nhanh nhất hiệu quả nhất.
+ Đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh xuất khẩu: Đóng vai trò quyết
định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường.
Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thị
trường hàng hoá, dịch vụ, về các đối tác các đối thủ cạnh tranh, về phương
thức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng... Vấn đề đặt ra là doanh
nghiệp phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế có khả
năng phân tích và dự báo những xu hướng vận động của thị trường, khả
năng giao dịch đàm phán đồng thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu,
các công việc tiến hành cũng trở nên rất cần thiết.
c. Các yếu tố khác.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc, chịu ảnh hưởng của
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Yếu tố này, phản ánh năng lực sản
xuất của doanh nghiệp, bao gồm các nguồn vật chất dùng cho sản xuất, các
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 16
nguồn tài nguyên, nhiên liệu, các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực của nó phục vụ cho tương lai.
Đây là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp có thể giữ vững phát triển sản xuất
đồng thời là nền tảng cho mở rộng sản xuất, nâng cao kỹ năng sản xuất của
doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
1.3.2.2. Các yếu tố vĩ mô.
a. Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ, của một quốc gia tính
bằng tiền của một nước khác, đó là quan hệ so sánh của hai đồng tiền của
hai quốc gia khác nhau.
TGHĐ thực tế = TGHĐ danh nghĩa * chỉ số thực / Chỉ số giá trong nước
Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác
nhau như chênh lệch lạm phát, tình trạng cán cân thanh toán, yếu tố tâm lý.
Khi giá đồng nội tệ tăng (lên giá) so với ngoại tệ thì gây khó khăn cho
xuất khẩu, song lại tạo điều kiện cho nhập khẩu.
Ngược lại khi đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ sẽ có lợi cho xuất
khẩu. Tỷ giá hối đoái giảm sẽ tạo điều kiện cho nước ngoài đầu tư. Vì vậy
việc quy định tỷ giá hối đoái sao cho hợp lý là vấn đề quan tâm của Nhà
nước.
b. Các yếu tố pháp luật.
Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng và đặc điểm tính chất của hệ
thống pháp luật của mỗi nước phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh
tế của từng nước. Các yếu tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động
của nên kinh tế và xã hội đang phát triển trong nước đó. Vì vậy doanh
nghiệp xuất khẩu phải hiểu rõ môi trường pháp luật của quốc gia mình và
các quốc gia mà doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá sang hoặc dự
định xuất khẩu sang. Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ các mặt
sau:
+ Các quy định về thuế, chủng loại, khối lượng, quy cách.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 17
+ Quy định về hợp đồng, giao dịch bảo vệ quyền tác giả, quyền sở
hữu trí tuệ.
+ Các quy định về quy chế sử dụng lao động, tiền lương tiền thưởng,
bảo hiểm phúc lợi.
+ Quy định về cạnh tranh độc quyền.
+ Quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng nên các hàng rào thếu
quan chặt chẽ.
Như vậy một mặt các yếu tố pháp luật có thể tạo điều kiện thuận lợi các
doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ
nhưng mặt khác nó cũng ra hàng rào cản trở sự hoạt động của doanh nghiệp
xuất khẩu khi buôn bán ra nước ngoài hay căn cứ khi doanh nghiệp thâm nhập
vào thị trường nội địa, gây khó khăn cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở
rộng hoạt động kinh doanh.
c. Các yếu tố về văn hoá xã hội.
Các yếu tố về văn hoá xã hội tạo nên các loại hình khác nhau của nhu
cầu thị trường, là nền tảng cho sự xuất hiện thị yếu tiêu dùng, sự yêu thích
trong tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các đoạn thị trường
mới. Đồng thời các xu hướng vận động của các yếu tố văn hoá xã hội cũng
thường xuyên phản ánh những tác động do những điều kiện về kinh tế và khoa
học công nghệ mang lại.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường
quốc tế khi có những hiểu biết nhất định về môi trường văn hoá của các
quốc gia, khu vực thị trường mà mình dự định đưa hàng hoá vào để đưa ra
các quyết định phù hợp với nền văn hoá xã hội ở khu vực thị trường đó.
d. Các yếu tố kinh tế.
- Công cụ, chính sách kinh tế của các nước xuất nhập khẩu các quốc gia
và những chính sách khác nhau sẽ tạo ra các cơ hội kinh doanh quốc tế khác
nhau cho các doanh nghiệp.
Nếu như với các nền kinh tế phát triển cao, các liên kết khu vực và thế
Co
lle
cte
d b
y H
i
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 18
giới được thành lập với quy mô ngày càng lớn thì điều đó cho phép hàng hoá
tự do qua lại biên giới các nước thì rõ ràng các hoạt động xuất khẩu cũng vì
vậy mà phát triển.
- Hệ thống tài chính ngân hàng.
Hệ thống tài chính ngân hàng hiện đang phát triển hết sức mạnh , có ảnh
hưởng trực tiếp tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh xuất khẩu. Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò to lớn trong việc
quản lý, cung cấp vốn đảm bảo việc thực hiện thanh toán một cách thuận tiện
nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Chính sách kinh tế quốc gia được thực
hiện qua hệ thống tài chính ngân hàng tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng,
tạo những công trình xây dựng mới giúp cho hoạt động xuất khẩu, hoạt động
kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp được thuận lợi.
Trong hoạt động xuất khẩu, vấn đề đảm bảo việc thanh toán được thực
hiện tốt là hết sức quan trọng, đặt biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất
khẩu vì qua việc này doanh nghiệp thu hồi được vốn và có lợi nhuận.
Việc thanh toán chủ yếu thông qua ngân hàng. Như vậy ngân hàng trở
thành cầu nối giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho cả
hai bên.
- Sự ổn định của giá trị đồng tiền.
Nếu giá của đồng tiền dùng để thanh toán lên giá hoặc giảm giá thì lợi
ích một trong hai bên sẽ bị thiết hại và họ sẽ xem xét có nên tiếp tục quan hệ
thương mại với nhau nữa hay không khi lợi ích của họ không được đảm bảo.
e. Các yếu tố khoa học công nghệ.
Các yếu tố khoa học công nghệ quan hệ chặt chẽ với nhau hoạt động
kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Sự phát triển của khoa học
công nghệ ngày càng làm cho các doanh nghiệp đạt được trình độ công nghiệp
hoá cao, quy mô tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành, chất
lương sản phẩm được đồng bộ và được nâng cao lên rất nhiều. Sự phát triển
của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công và hợp tác lao động quốc tế,
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 19
mở rộng quan hệ giữa các khối quốc gia tạo điều kiện cho hoạt đông xuất khẩu
f. Nhân tố chính trị.
Thương mại quốc tế có liên quan rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới,
do vậy tình hình chính trị xã hội của mỗi quốc gia hay của khu vực đều có ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Chính vì thế
ngưới làm kinh doanh xuất khẩu phải nắm rõ tình hình chính trị xã hội của các
nước liên quan bởi vì tình hình chính trị xã hội sẽ ảnh hưởng tới hoạt đông kinh
doanh xuất khẩu qua các chính sách kinh tế xã hội của các quốc gia đó . Từ đó
có biện pháp đối phó hợp lý với những bất ổn do tình hình chính trị gây ra.
g. Nhân tố cạnh tranh quốc tế.
Cạnh tranh trên thị trường quốc tế khốc liệt hơn thị trường nội đại rất
nhiều. Hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
ngoài đối phó với các nhân tố khác thì sự thắng lợi của các đối thủ cạnh tranh
là thách thức và là bức rào cản nguy hiểm nhất. Các đối thủ cạnh tranh không
chỉ dựa vào sự vượt bậc về kinh tế, chính trị, tiềm lực khoa học công nghệ mà
nay sự liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn tạo nên thế mạnh độc quyền
mang tính toàn cầu sẽ từng bước gây khó khăn bóp chết các hoạt động xuất
khẩu của các quốc gia nhỏ bé.
Do vậy vượt qua được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ làm cho
hoạt động xuất khẩu phát triển với hiệu quả hơn. Vì vậy doanh nghiệp phải biết
tận dụng phát huy những thuận lợi của các nhân tố tích cực đồng thời phải biết
đối phó với các yếu tố tiêu cực để giúp cho hoạt động kinh doanh nói chung và
hoạt động xuất khẩu nói riêng được duy trì và phát triển. Có đẩy mạnh được
hoạt động xuất khẩu thì mới có điều kiện mở rộng thị trường.
**********************
Tóm tắt Phần I
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 20
Xuất khẩu là phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trên thị
trường quốc tế nhằm tạo và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Xuất khẩu
không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn là phương tiện
thúc đẩy kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hoạt động xuất khẩu
thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học quản lý với nghệ thuật kinh
doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác như pháp luật,
văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ…Quá trình thực hiện hoạt động
xuất khẩu được diễn ra trên nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi doanh
nghiệp phải tiến hành theo những hình thức nhất định. Hoạt động xuất
khẩu là một hoạt sản xuất kinh doanh phức tạp, không những chịu ảnh
hưởng của những điều kiện môi trường chủ quan trong doanh nghiệp mà
phần lớn sự tác động của các yếu tố của môi trường vĩ mô trong nước
cũng như quốc tế là những nhân tố giữ vai trò quan trọng và phần lớn
quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động xuất khẩu.
PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY LÊ
TRỰC
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY LÊ TRỰC.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần May Lê Trực được thành lập ngày 01/01/2000.Trước
đây công ty là một trong ba cơ sở may của Công ty May Chiến Thắng.
- Cơ sở may số 8B Lê Trực - Ba Đình - Hà Nội.
- Cơ sở may số 22 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 21
- Cơ sở dệt thảm len số 115 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà
Nội.
Chính vì vậy lịch sử hình thành của công ty gắn liền với sự hình thành
và phát triển của Công ty May Chiến Thắng có trụ sở đặt tại 22 Thành Công
- Ba Đình - Hà Nội.
Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Tổng công ty Dệt May Việt Nam, được thành lập từ năm 1968 tiền thân của
nó là Xí nghiệp May Chiến Thắng (Trụ sở số 8B Lê Trực - Ba Đình - Hà
Nội). Tháng 8/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Xí nghiệp
thành Công ty May Chiến Thắng. Đây là sự kiện đánh dấu một bước trưởng
thành về chất của Xí nghiệp, tính tự chủ sản xuất kinh
doanh được thực hiện đầy đủ trong chức năng hoạt động mới của công ty.
Ngay sau đó, tháng 3/1994 Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc
Tổng công ty Dệt May Việt Nam được sáp nhập vào Công ty May Chiến
Thắng, từ đây chức năng nhiệm vụ của công ty được nâng lên.
Ngày 01/01/2000 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của Công
ty May Chiến Thắng đó là sự kiện cơ sở may số 8B Lê Trực tách ra thành
lập Công ty cổ phần May Lê Trực. Công ty được thành lập dưới hình thức
chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo luật Công ty
(do Quốc hội thông qua ngày 20/12/1990 và một số điều luật được Quốc hội
khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22/06/1994). Hiện nay, Công ty cổ
phần May Lê Trực là một công ty hoạt động độc lập trực thuộc Tổng công
ty Dệt May Việt Nam, thành lập theo quyết định 68/1999 QĐ-BCN do Bộ
Công nghiệp cấp ngày 20/10/1999.
Công ty có tên giao dịch quốc tế: LETRUC GARMENT STOCK
COMPANY(Viết tắt là LEGATCO)
Trụ sở chính: 8B lê Trực - Ba Đình - Hà Nội.
Công ty cổ phần May Lê Trực là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam
kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, có tài
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 22
khoản riêng và con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ công ty và Luật công
ty. Công ty có vốn điều lệ ban đầu là 4,2 tỷ VNĐ (Từ ba nguồn chính: Nhà
Nước, cán bộ công nhân viên trong công ty và các nguồn khác).
Sau năm năm hoạt động mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công
ty đã vượt qua, không ngừng vươn lên và tự khẳng định mình. Sự phát triển
của công ty đã được thể hiện rõ qua kết quả hoạt động kinh doanh trong
những năm gần đây.
2.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May Lê
Trực.
Là một công ty may nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh
doanh các mặt hàng may mặc, chủ yếu là nhận gia công các mặt hàng may
mặc của khách hàng nước ngoài, xuất nhập khẩu hàng may mặc. Bên cạnh
đó công ty còn kinh doanh các ngành nghề tổng hợp mà Nhà nước cho phép.
Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ở nước ngoài như các nước Đài
Loan, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu…do vậy hàng năm Công ty cổ
phần May Lê Trực cũng đóng góp một phần vào kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may ở nước ta.
Mục tiêu của công ty hướng tới trong hoạt động là huy động vốn có
hiệu quả cho việc phát triển sản xuất kinh doanh hàng may mặc và các lĩnh
vực khác nhằm thu lợi nhuận tối đa tạo việc làm ổn định cho người lao
động, tăng cổ tức cho các cổ đông đóng góp vào ngân sách Nhà nước và
công ty. Bên cạnh đó công ty còn chăm lo cải thiện đời sống, tổ chức bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công
ty. Với mục tiêu hoạt động như vậy Công ty cổ phần May Lê Trực đã và
đang tham gia tích cực vào chủ trương phát triển đất nước đưa đất nước đi
lên ngày càng giàu mạnh của Đảng và Nhà nước.
2.1.3. Phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty.
Hiện nay, công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất
khẩu trực tiếp dưới hai dạng:
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 23
- Dạng thứ nhất: Xuất khẩu sau khi gia công xong. Công ty ký hợp
đồng gia công với khách hàng nước ngoài sau đó nhận nguyên liệu phụ, tổ
chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công. Tuy hình thức này
mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì, phụ
liệu khác) nhưng nó giúp cho công ty làm quen và từng bước thâm nhập vào
thị trường nước ngoài, làm quen với máy móc, thiết bị mới hiện đại.
- Dạng thứ hai: xuất khẩu trực tiếp dưới dạng bán FOB (mua nguyên
liệu bán thành phẩm). Đây là phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty.
Công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài sau. Theo phương
thức này khách hàng nước ngoài đặt gia công tại công ty. Dựa trên qui cách
mẫu mã mà khách hàng đã đặt hàng, công ty tự mua nguyên phụ liệu và sản
xuất, sau đó bán thành phẩm lại cho khách hàng nước ngoài. Xuất khẩu loại
này đem lại hiệu quả cao nhất song do khâu tiếp thị còn hạn chế, chất lượng
sản phẩm chưa cao nên xuất khẩu dưới dạng này vẫn còn hạn chế và không
thường xuyên.
Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới công ty sẽ
từng bước cố gắng để nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức
bán với giá FOB trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mình.
Ngoài phương thức sản xuất kinh doanh nói trên, công ty còn có một
số hoạt động kinh doanh khác như bán sản phẩm cho thị trường trong nước,
bán sản phẩm trực tiếp cho bạn hàng.
2.1.4. Tổ chức bộ máy sản xuất và bộ máy quản lý trong công ty.
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy sản xuất.
Công ty cổ phần May Lê Trực trước đây là một trong những xưởng
may của Công ty May Chiến Thắng. Hiện nay khi tách ra thành công ty cổ
phần công ty có trụ sở duy nhất tại phố Lê Trực - Hà Nội với mặt bằng diện
tích hơn 6000 m2. Công ty hiện có ba phân xưởng sản xuất với diện tích
mặt bằng gần 4000 m2 còn lại là hệ thống kho bãi, cửa hàng giới thiệu sản
phẩm và tòa nhà văn phòng công ty. Hiện tại công ty có hệ thống cửa hàng
C
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 24
đại lý và giới thiệu sản phẩm trên toàn miền Bắc. Trong nước công ty có
quan hệ bạn hàng với các đơn vị sản xuất kinh doanh cung cấp nguyên liệu
đầu vào cho công ty (các nhà cung ứng nội địa). Tại nước ngoài công ty có
quan hệ làm ăn với các nước Châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,
các nước Châu âu như Nga, Đức…
Sơ đồ2: Mô hình gia công của Công ty cổ phần May Lê Trực
Người mua
Khách hàng gia công
nước ngoài
Công ty cổ phần May
Lê Trực
Thị trường
nội địa
Các nhà cung ứng
vật tư nội địa
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 25
2.2.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
Mô hình tổ chức quản lý của công ty được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần May Lê Trực
Công tác quản lý của công ty được tổ chức thành các phòng ban, các
bộ phận, các phân xưởng thực hiện chức năng nhiệm vụ nhất định.
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty
quyết định những vấn đề chung cho toàn công ty, quyết định phương hướng
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm tài chính.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
CHỦ TỊCH HĐQT
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC 1 P. GIÁM ĐỐC 2
Phòng
xuất
nhâp
Phòng
kinh
doanh
Phòng
hành
chính
Phòng
bảo vệ
quân
Phân
xưởng
may 1
Phân
xưởng
may 2
Phòng
kế
toán
Phòng
kế
toán
tài vụ
Phòng
kế
toán
tài vụ
Phòng
kế
toán
tài vụ
Phòng
kế
toán
tài vụ
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 26
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quyết định cao nhất gồm 5 thành viên
(1 Chủ tịch HĐQT, 1 phó HĐQT và 3 uỷ viên). Hội đồng quản trị do đại hội
đồng cổ đông bầu ra.
- Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Giám đốc là
người quản lý điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là
người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch và chịu trách
nhiệm trước HĐQT và Đại hội cổ đông. Phó giám đốc ngoài việc giúp đỡ
cho giám đốc còn quản lý một phân xưởng sản xuất chính.
- Phòng kế toán tài vụ: phụ trách công tác hạch toán kế toán, tổ chức
hạch toán kinh doanh của toàn công ty, phân tích hoạt động kinh tế, tổ chức
các biện pháp quản lý tài chính, lập các dự án đầu tư.
- Phòng xuất nhập khẩu (XNK): có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh
doanh ngắn hạn, dài hạn theo hợp đồng kinh tế. Điều chỉnh, tổ chức lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Tiếp cận và mở rộng thị trường cho
công ty bằng cách tìm thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước. Quan hệ
giao dịch quốc tế, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty, thực
hiện các hợp đồng kinh tế.
- Phòng kinh doanh tiếp thị (KDTT): có nhiệm vụ xây dựng và thực
hiện các chiến dịch quảng cáo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và
ngoài nước. Ngoài ra đây còn là bộ phận phụ trách việc chào bán FOB nghĩa
là các sản phẩm được chế thử rồi đem đến các hãng để chào bán, nếu được
chấp nhận công ty sẽ sản xuất loại hàng đó.
- Phòng hành chính: có nhiệm vụ giúp việc giám đốc về công tác
hành chính pháp chế, thực hiện các công cụ quản lý toàn công ty.
- Phòng kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật sản xuất, nắm bắt các thông tin
khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực may mặc, ứng dụng công nghệ mới vào sản
xuất. Phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra
quy cách mẫu hàng, có nhiệm vụ kết hợp với ban quản lý phân xưởng để sửa
chữa hàng bị hỏng lỗi.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 27
- Trung tâm mốt: phụ trách việc thiết kế mẫu dáng sản phẩm, giới
thiệu sản phẩm làm cho thị trường biết đến sản phẩm của công ty.
- Phân xưởng: là nơi chuyên sản xuất, gia công các loại sản phẩm
của công ty. Hiện nay công ty có ba phân xưởng: PX1, PX2, PXCKT. Trong
đó PX1 và PX 2 chuyên sản xuất gia công hàng may mặc. PX CKT chuyên
sản xuất các loại mũ, quần áo bơi. Mỗi phân xưởng đều được tổ chức quản
lý theo tổ, ngoài các tổ tham gia trực tiếp sản xuất gia công sản phẩm còn có
tổ văn phòng.
- Phòng cơ điện: có nhiệm vụ bảo quản và duy trì nguồn điện, cơ khí
máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.
- Phòng bảo vệ quân sự: có nhiệm vụ xây dựng các nội quy, quy định
về chật an toàn cho công ty, bảo vệ và quản lý tài sản.
2.1.5. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần May Lê Trực.
2.1.5.1. Đặc điểm sản phẩm.
Công ty cổ phần May Lê Trực là công ty được Nhà nước cho phép
sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc và dịch
vụ. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là là gia công hàng may mặc cho
nước ngoài. Ngoài ra công ty còn tự sản xuất để bán cho thị trường nội địa.
Cơ cấu sản xuất mặt hàng của công ty rất đa dạng và phong phú. Ngoài các
mặt hàng truyền thống của công ty như áo sơ mi, Jacket, đồng phục cho cơ
quan thì công ty còn sản xuất quần áo bơi, quần áo thể thao, áo mưa, váy
bầu…Tuy nhiên mặt hàng áo Jacket và áo sơ mi vẫn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số các mặt hàng sản xuất. Bên cạnh đó công ty còn chú trọng vào
các lĩnh vực kinh doanh phụ nhằm tăng thêm lợi nhuận như ký kết hợp đồng
mua bán áo và đồng phục trẻ em.
Với tính chất sản xuất đa dạng như vậy, trong cơ chế thị trường công
ty còn biết vận dụng tiềm năng về lao động, về máy móc thiết bị, trình độ
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 28
cán bộ công nhân vào những nhiệm vụ sản xuất đa dạng với mục đích thực
hiện quá trình sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận cao nhất.
2.1.5.2. Đặc điểm về qui trình công nghệ.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, để đảm bảo việc sản
xuất ra sản phẩm với khối lượng lớn, đạt năng xuất cao và chất lượng tốt cần
phải sản xuất hợp lý. Đó là sự kết hợp hợp lý giữa các yếu tố của quá trình
sản xuất ra sản phẩm sao cho có thể sản xuất ra với khối lượng lớn và chất
lượng cao từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận tiệu thụ của
doanh nghiệp.
Công ty cổ phần May Lê Trực là một doanh nghiệp sản xuất, đối
tượng chế biến là vải, được cắt may thành các loại hàng khác nhau, kỹ thuật
sản xuất với mẫu mã vải của mỗi chủng loại mặt hàng có sự phức tạp khác
nhau, phụ thuộc vào chi tiết các loại mặt hàng đó.
Do mỗi mặt hàng, kể cả các cỡ vóc cho từng mặt hàng có yêu cầu sản
xuất kỹ thuật riêng về loại vải cắt, về công thức pha cắt cho từng cỡ vóc
(quần, áo...), cả về thời gian hoàn thành cho nên các loại chủng loại mặt
hàng khác nhau được sản xuất trên cùng một loại dây chuyền (cắt, may)
nhưng không được tiến hành cùng một thời gian. Mỗi mặt hàng được may
trên cùng một loại vải. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và mức độ của mỗi
loại chi phí cấu thành sản lượng sản phẩm từng mặt hàng khác nhau.
Sản xuất ở công ty là kiểu sản xuất băng chuyền, kiểu liên tục, sản
phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà
công ty sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại, thường trải qua công đoạn
như cắt, may, là, đóng gói…Riêng đối với mặt hàng có yêu cầu tẩy, mài
hoặc thêu thì trước khi đưa vào dây chuyền là, đóng gói còn phải mài hoặc
thêu. Các phân xưởng sản xuất được tổ chức theo dây chuyền khép kín, mỗi
phân xưởng có ba dây chuyền may bộ phận và quy trình sản xuất sản phẩm
may được bố trí như sau:
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 29
Sơ đồ 4: Sơ đồ biểu diễn quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may
Quy trình sản xuất sản phẩm may của công ty được làm như sau:
- Khi có đơn đặt hàng phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ làm thủ tục,
nhập nguyên phụ liệu do bạn hàng gửi đến theo từng chủng loại.
- Phòng kỹ thuật sẽ tiến hành chuẩn bị nguyên vật liệu chế thử mẫu
mã để giao cho khách hàng duyệt mẫu mã và thông số kỹ thuật.
- Sau khi được duyệt mẫu và thông số kỹ thuật, sản phẩm được đưa
xuống phân xưởng và sản xuất hàng loạt.
Đơn đặt hàng
Chuẩn bị vật liệu
Sản xuất mẫu thử
Duyệt mẫu và các thông số kỹ
thuật
Phân xưởng
Tổ cắt
Tổ
may
Tổ là
KCS
Hoàn
chỉnh
Đóng
gói
Nhập
kho
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 30
- Giai đoạn cắt: Dựa trên lệnh sản xuất nguyên vật liệu được đưa vào
giai đoạn đầu của quá trình cắt tạo ra bán thành phẩm cắt. Nếu khách hàng
có yêu cầu thêu, in thêm thì số bán thành phẩm sẽ được đem đi thêu, in.
- Giai đoạn may: Nhận bán thành phẩm từ giai đoạn cắt chuyển sang
tiếp tục gia công hoàn chỉnh sản phẩm. Kết thúc giai đoạn này thì được sản
phẩm gần như hoàn chỉnh.
- Giai đoạn là: Nhận sản phẩm từ giai đoạn may chuyển sang rồi là
phẳng.
- Khâu KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ở nhiều
khâu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, nó có thể được thực hiện ngay khi
sản phẩm đang còn ở trong dây chuyền sản xuất và chưa phải là một sản
phẩm hoàn chỉnh.
- Giai đoạn gấp, đóng gói: Sản phẩm sau khi hoàn thành được gấp,
đóng túi hộp theo yêu cầu của khách hàng, sau đó thành phẩm được nhập
kho và chờ giao cho khách hàng.
2.1.5.3. Đặc điểm về lao động.
Chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ
1. Trình độ 501
Trên Đại học và Đại học 17 8 9
Cao đẳng và trung cấp 6 2 4
Công nhân 478 95 383
2. Độ tuổi 501
Trên 50 tuổi 125 49 76
Từ 30-40 tuổi 219 18 201
Dưới 30 tuổi 157 38 119
3. Cơ cấu lao động 501
Lao động gián tiếp 23 10 13
Lao động trực tiếp 478 95 383
(Nguồn: Phòng hành chính Công ty cổ phần May Lê Trực)
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 31
Bảng 1: Cơ cấu lao động Công ty cổ phần May Lê Trực
Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần May Lê Trực
là 501 người trong đó nhân viên quản lý từ tổ trưởng trở lên là 23 người,
trong đó 70% có trình độ đại học còn lại là trung cấp và cao đẳng. Công
nhân sản xuất trực tiếp trong phân xưởng là 478 người, đặc thù là ngành
may mặc nên số cán bộ công nhân viên nữ trong công ty chiếm tỷ lệ khá lớn
trên tổng số nhân viên (chiếm tỷ 85%).
Trong những năm gần đây, công ty đã tập hợp được một đội ngũ cán
bộ giàu kinh nghiệm. Thời gian tới cùng với xu hướng tinh giảm bộ máy
quản lý công ty cũng đang tiếp tục chiêu mộ những cán bộ có phẩm chất và
năng lực để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được hiệu
quả cao. Công ty cũng đã đào tạo được một đội ngũ công nhân viên có trình
độ kỹ thuật và tay nghề khá về chuyên môn để thưc hiện các đơn hàng đòi
hỏi yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm.
2.1.5.4. Đặc điểm về nguyên liệu chế biến sản phẩm.
Do tính chất về sản phẩm của công ty là các sản phẩm may mặc nên
nguyên liệu chính là vải các loại. Bên cạnh đó là các loại khuy, chỉ,
khoá…Phần lớn các loại nguyên liệu của công ty được nhập từ trong nước
bởi các loại nguyên vật liệu này ở trong nước đó dần đáp ứng được nhu cầu
về chất lượng và giá cả của công ty chính vì vậy nó đã góp phần làm tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty, giúp công ty ngày càng củng cố
thị trường của mình và tăng lợi nhuận.
Hiện nay công ty đang tìm cho mình hướng đi mới, tập trung vào mặt
hàng chủ lực, từng bước tự đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu đầu vào
bằng cách thu mua ở thị trường trong nước, đem lại lợi nhuận cao hơn gia
công thuần tuý, tiến tới công tác kinh doanh mua nguyên liệu bán thành
phẩm. Vấn đề của công ty hiện nay là nghiên cứu thị trường đầu ra và đầu
vào hợp lý, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm để có đủ sức cạnh
tranh các nước xuất khẩu hàng dệt may khác.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 32
2.1.5.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Vì công ty mới đi vào hoạt động từ năm 2000 nên phần lớn máy móc
thiết bị còn khá mới và hiện đại có loại máy chuyên dụng, có loại máy thông
dụng.
Loại máy Số lượng Công suất
Máy may các loại 195 85
Máy vắt sổ 65 80
Máy ép cổ 40 80
Máy là các loại (cầu là, là form, là hơi) 15 85
Máy cắt các loại (cắt vòng, cắt tay) 4 85
Máy thêu in 45 75
Máy dập khuyết 71 75
Máy dập cúc 70 80
Máy đốt ôze 15 80
Máy ép mex 15 80
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần May Lê Trực)
Bảng 2: Đặc điểm máy móc thiết bị Công ty cổ phần May Lê Trực
Do đặc điểm là sản phẩm may nên về công nghệ rất ít khâu có khi
máy móc tự động hoàn toàn, tuy vậy để cho ra một sản phẩm may hoàn
chỉnh đều phải do công nhân trực tiếp vận hành. Hiện nay tại các phân
xưởng của công ty có hàng trăm máy may công nghiệp, máy là, máy cắt,
máy thêu hiện đại phần lớn đều nhập từ Nhật Bản. Ngoài ra còn có những
dây chuyền sản xuất được nhập khẩu đồng loạt từ Nhật Bản. Hàng năm công
ty cũng chú trọng vào việc đầu tư thêm máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất.
2.1.5.6. Đặc điểm về thị trường.
Mặt hàng chính của công ty là các sản phẩm may mặc bao gồm các
chủng loại Jacket, váy áo nữ, áo bơi, áo đồng phục cơ quan, áo sơ mi xuất
khẩu…Là một trong các thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam,
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 33
công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sản xuất hàng
dệt may. Các mặt hàng của Công ty cổ phần May Lê Trực phong phú về
chủng loại, đa dạng về mẫu mã đã khẳng định được mình trên thị trường khó
tính như Nhật Bản, Đài Loan đặc biệt là thị trường Nga, Đông Âu vốn là
những thị trường mà trước đây doanh nghiệp bỏ ngỏ. Cùng các bạn hàng
truyền thống (khi công ty còn là cơ sở may của Công ty may Chiến Thắng)
công ty không ngừng tìm kiếm các đối tác mới trong và ngoài nước không
ngừng mở rộng thêm thị trường. Công ty thường xuyên duy trì mối liên hệ
với các hãng nổi tiếng như: Gennies Fasion, Yongshin, Kinsho (Đài Loan),
hãng Hadong (Hàn Quốc), hãng Leisure (Thái Lan), Itochu (Nhật Bản).
Khách hàng chính Mặt hàng xuất khẩu
FLEXCON (Đức) Áo sơmi
ITOCHU (Nhật Bản) Áo mũ bơi
JEANNES (Đài Loan) Váy bầu
YOUNG SHIN (Hàn Quốc) Áo jacket
WOOBO (Hàn Quốc) Áo jacket
NGA Quần soóc
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần May Lê Trực)
Bảng 3: Những khách hàng chính của Công ty cổ phần May Lê Trực Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 34
Chính sự nhạy bén với những biến đông của thị trương (sau sự kiện
11/9) công ty đã tìm được hương đi đúng đắn đó là không ngừng tìm kiếm
thị trường mới trong nước và quốc tế thông qua hoạt động của cửa hàng bán
lẻ và hoạt động xuất khẩu sang thị trường mới bao gồm đầu ra cho sản xuất.
Trong những năm gần đây, công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu
dài với nhiều khách hàng có tiềm năng lớn. Một số khách hàng có nhu cầu
làm ăn lâu dài với công ty. Thông qua những khách hàng này họ vừa có nhu
cầu đặt gia công vừa giới thiệu khách hàng mới cho công ty.
2.1.5.7. Đặc điểm về vốn kinh doanh.
Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Muốn kinh doanh thì phải có vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ,
công cụ dụng cụ, dự trữ hàng hoá, chi trả các khoản chi phí phải chi khác…
Như vậy, có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần May Lê Trực là thành viên của Tổng công ty Dệt
May Việt Nam, nguồn vốn của công ty được hình thành từ 3 nguồn:
- Một là nguồn vốn của Tổng công ty.
- Hai là nguồn vốn huy động từ công nhân viên trong công ty.
- Ba là nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Để có thể hiểu rõ cơ cáu vốn của doanh nghiệp chúng ta xem bảng
sau.
Loại cổ đông Số cổ
đông
Số cổ phần
ưu đãi
Tổng số cổ
phần thường
Tổng số
cổ phần
% so với
vốn điều lệ
Cổ đông là
CBCNV
383 2.480 706 2.550,6 60,73
Cổ đông tự do 10 0 599,4 5.994 14,27
Cổ đông là Nhà
nước
1 0 1.050 1.050 25
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 35
Tổng cộng 394 2.480 1.720 4.200 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cổ phần May Lê
Trực)
Bảng 4: Số cổ đông, cổ phần và cơ cấu phân phối vốn theo chủ sở hữu
Công ty cổ phần May Lê Trực
Từ bảng trên cho thấy nguồn vốn huy động từ cán bộ trong công ty
chiếm tỷ trọng 60,73% hơn cổ đông là Nhà nước 35,73%. Số cổ đông tự do
là 10 cổ đông tuy nhiên tổng số cổ phần của cổ đông này cũng chưa nhiều
khoảng 5.994.000.000 VNĐ chiếm 14.27% so với tổng số cổ phần và chỉ
bằng một nửa so với cổ đông là nhà nước.
Để hiểu rõ sự lớn mạnh của vốn kinh doanh, chúng ta xem bảng sau:
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Vốn kinh doanh 16.154.511 16.877.841 16.793.997
Vốn lưu động 7.561.814 9.105.812 8.562.447
Vốn cố định 8.592.696 7.772.029 8.231.352
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cổ phần May Lê Trực)
Bảng 5: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty cổ phần May Lê Trực
Nhìn vào biểu trên ta có thể thấy được sự tăng lên hay giảm đi của
vốn kinh doanh, cụ thể năm 2002 vốn kinh doanh đạt 16.154.511.000 VNĐ
trong đó vốn lưu động là 7.561.814.000 VNĐ, vốn cố định là 7.561.814.000
VNĐ. Đến năm 2003 thì số vốn kinh doanh tăng lên 4% nhưng lại có sự
giảm đi của vốn cố định là 10%. Sang năm 2004, tình hình vốn kinh doanh
của công ty có sự thay đổi, vốn kinh doanh đã tăng lên gần 10% nhưng lại
có sự giảm đi của lưu động định là 10% và tăng đi của vốn cố định so với
năm trước. Như vậy với sự tăng trưởng của vốn kinh doanh qua các năm sẽ
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 36
là điều kiện tốt để doanh nghiệp đảm bảo chiế lược kinh doanh đã ra. Nhưng
công ty cũng cần có những biện pháp để bảo toàn và phát triển nguồn vốn
hơn nữa.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY LÊ TRỰC.
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tại công ty.
Trong những năm qua công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu. Tuy còn gặp nhiều khó khăn do ra đời trong thời gian
tương đối ngắn và cũng do ảnh hưởng của nền kinh tế trong khu vực đã làm
cho việc nhập khẩu của một số khách hàng truyền thống của công ty đã giảm
mạnh nhưng công ty đã từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu để đi
đến ổn định. Kể từ khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU
được mở rộng thì cơ hội mở rộng thị trường của công ty được mở ra do đó kim
ngạch xuất khẩu của công ty không giảm đi mà còn tăng lên đáng kể, đây là xu
hướng thuận lợi mà công ty cần phát huy. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu năm
2004 đạt 3.856.336 USD, năm 2002 đạt 3.772.150 USD. Đặc biệt kim ngạch
xuất khẩu năm 2003 đạt 4.177.432 tăng 10% so với năm 2002 cao nhất từ
trước tới nay.
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2002 2003 2004
Kim ngạch xuất khẩu
USD
3.772.150
4.177.432
3.856.336
(Nguồn: báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần May Lê Trực)
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần May Lê Trực
2.2.2. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu.
Trong những năm gần đây công ty vẫn chủ trương thực hiện cả hai
hình thức xuất khẩu: Gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn (FOB)
và gia công đơn thuần. Mặc dù gia công đơn thuần là hoạt động gia công
còn nhiều hạn chế nhưng nó vẫn rất cần thiết cho công ty trong giai đoạn
hiện nay. Điều đó được thấy rõ qua bảng dưới đây.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 37
Đơn vị: USD
Hình thức gia công
Năm 2002
Tỷ
trọng
Năm 2003
Tỷ
trọng
Năm 2004
Tỷ
trọng
Gia công đơn thuần 609.622 16 674.805 16 466.953 12
Gia công FOB 3.162.527 84 3.502.628 84 3.389.383 88
Tổng KNXK 3.772.150 100 4.177.432 100 3.856.336 100
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần May Lê Trực)
Bảng 7: Hình thức gia công hàng may mặc tại
Công ty cổ phần May Lê Trực
* Hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (Mua đứt bán đoạn).
BiÓu ®å gi¸ trÞ FOB cña C«ng ty may cæ phÇn
Lª Trùc
3,162,527
3,502,628 3,389,382
200420032002
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
n¨m
USDCo
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 38
Xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (ở công ty gọi là hàng FOB hay
hàng bán đứt). Thực chất của xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc tại công ty là
việc mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ ra thị trường
nước ngoài.
Nhìn vào biểu đồ giá trị xuất khẩu ta thấy xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ
lệ khá cao trong giá trị xuất khẩu của công ty. Xuất khẩu trực tiếp tăng lên
theo năm, tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
công ty luôn đạt trên 80%. Cụ thể giá trị xuất khẩu trực tiếp liên tiếp trong
những năm qua luôn đạt trên 3 triệu USD, cao nhất là năm 2003 đạt
3.502.628 tăng 10%. Giá trị xuất khẩu theo hình thức này luôn lớn hơn
nhiều so với gia công đơn thuần đã cho thấy công ty đã chú trọng đến hoạt
động marketing để quảng bá sản phẩm của mình, điều đó cũng cho thấy
công ty đang tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo hình
thức này. Trong những năm qua doanh thu xuất khẩu trực tiếp của công ty
luôn chiếm trên 50% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp và chiếm gần
65% trong doanh thu xuất khẩu. Chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động
xuất khẩu nói chung và của hoạt động xuất khẩu trực tiếp nói riêng đóng
một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy việc xuất khẩu hàng may mặc của công ty
vẫn còn thực hiện theo hình thức qua trung gian nhiều. Do vậy trong thời
gian tới Công ty cổ phần May Lê Trực đang tìm mọi biện pháp khả thi để
phát triển phương thức xuất khẩu trực tiếp. Vì doanh thu từ hoạt động xuất
khẩu trực tiếp đang là mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn làm
hàng bán FOB trước hết công ty phải nắm chắc thông tin về thị trường về
nhu cầu, về giá cả thị trường, thông tin về khách hàng. Trong quá trình thực
hiện hợp đồng phải giữ chữ tín đối với khách hàng bằng cách đảm bảo chất
lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và giá cạnh tranh.
* Hoạt động gia công hàng may mặc của công ty.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 39
Song song với hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty vẫn tiếp tục duy
trì hình thức gia công để luôn luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và
giữ được các mối quan hệ làm ăn từ trước đến nay. Do làm gia công nên
công ty luôn luôn bị động và hiệu quả kinh tế nhìn chung là thấp. Nhiều
công ty, xí nghiệp may trong nước muốn giải quyết công ăn việc làm cho
công nhân sẵn sàng ký kết hợp đồng với khách hàng với giá thấp làm xáo
trộn mặt bằng giá gia công và xảy ra tranh chấp khách giữa các doanh
nghiệp trong nước. Các khách hàng gia công nước ngoài tranh thủ ép giá
làm thiệt hại rất lớn cho ngành may mặc xuất khẩu nước ta. Với tình hình
hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong đó có Công ty cổ phần May Lê Trực đã
nhanh chóng dần chuyển sang kinh doanh với hình thức mua nguyên liệu,
bán thành phẩm.
Tuy nhiên do điều kiện thực tế của Công ty cổ phần May Lê Trực
chưa thể chuyển sang hoàn toàn sản xuất theo kiểu mua nguyên liệu, bán
thành phẩm và vì những ưu điểm của phương thức gia công trong thị trường
may mặc xuất khẩu nước ta hiện nay nên công ty vẫn duy trì hình thức này.
Hiện nay ở Công ty cổ phần May Lê Trực thị trường Châu Á là Nhật Bản là
bạn hàng gia công lớn nhất của công ty. Từ năm 2000 công ty hợp tác lâu
dài với Nhật Bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty.
Từ năm 2002, công ty xuất khẩu nhiều lô hàng sang nhiều thị trường
mới như Hàn Quốc, Đài Loan…và kết quả tiêu thụ khá khả quan. Nhận thấy
BiÓu ®å gi¸ trÞ gia c«ng C«ng ty cæ phÇn may
Lª Trùc
609,622
674,805
466,953
200420032002
0
200000
400000
600000
800000
n¨m
USD
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 40
rõ năng lực sản xuất, khả năng phát triển của công ty, Bộ thương mại đã
phân bổ và bổ sung thêm nhiều hạn ngạch hàng may mặc cho công ty sang
các thị trường có hạn ngạch.
Thông qua biểu trên ta cũng thấy được kết quả xuất khẩu theo hình
thức gia công của công ty là không nhỏ. Doanh thu xuất khẩu theo hình thức
gia công không ngừng tăng lên về số lượng và giá trị. Trong một số năm qua
giá trị gia công xuất khẩu chiếm khoảng trên 15% trong giá trị xuất khẩu của
công ty và chiếm gần 50% trong tổng doanh thu của công ty. Qua đây ta
thấy doanh thu từ hoạt động này cũng không kém phần quan trọng trong
tổng doanh thu của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp góp
phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Năm 2003 giá trị gia công lớn nhất
đạt 674.805 USD, đến năm 2004 giảm xuống còn 466.953 USD do nền kinh
tế phát triển mang tính chu kỳ và sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế
giới. Tuy nhiên do tình hình kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phát triển và
yếu tố quan trọng khác nữa là một số nước có ngành công nghệ dệt may phát
triển như Ấn Độ, Pakixtan, Indonexia…có tình hình chính trị không ổn định
nên khách hàng đặt gia công sẽ có xu hướng chuyển dần đơn đặt hàng sang
thị trường khác có nền chính trị ổn định hơn trong đó có Việt Nam.
Như vậy, Công ty cổ phần May Lê Trực đa dạng hoá các loại hình
xuất khẩu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công ty mình. Hoạt động xuất
khẩu trực tiếp rộng mở, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3.772.150 USD năm
2002 lên 4.177.432 USD năm 2003 và 3.856.336 năm 2004. Điều này cho
thấy kim ngạch xuất khẩu mỗi năm luôn tăng lên đặc biệt là gia tăng vào
những thị trường mới như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, năm 2003 công
ty đã xuất sang Hàn Quốc 94.194 sản phẩm áo jacket. Có được kết quả trên
một phần do sự nỗ lực của cán bộ công ty, mặt khác có được sự tạo điều
kiện thuận lợi của nhà nước trong các chính sách xuất nhập khẩu, xâm nhập
vào thị trường. Công ty đã tranh thủ được thuận lợi đó, nhanh chóng tiếp cận
và chiếm lĩnh thêm nhiều thị trường mới (cả thị trường có hạn ngạch và
không có hạn ngạch) và được rất nhiều bạn hàng tin tưởng đặt quan hệ kinh
doanh lâu dài với công ty. Bên cạnh hai hình thức xuất khẩu cơ bản là gia
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 41
công và xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệp còn nhận uỷ thác xuất khẩu cho
các công ty. Công ty nghiên cứu thị trường may mặc thế giới, ký kết và tổ
chức thực hiện tốt các hợp đồng. Công ty liên tục nâng cao năng lực sản
xuất của mình, củng cố uy tín vốn có từ lâu đối với khách hàng, tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh khoa học. Nhờ đó công ty không ngừng nâng cao
hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu tạo thế
cạnh tranh khá vững chắc trên thị trường .
2.2.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng trọng điểm của công ty.
Đơn vị: chiếc
Tên sản
phẩm
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
2003/2002 2004/2003
SL % SL %
Áo sơ mi 36.986 36.985 40.699 0 0 3.714 10
Váy bầu 73.133 88.821 82.617 15.688 21 -6.204 -7
Quần soóc 0 0 933 0 0 933 100
Áo mũ bơi 385.231 394.089 239.572 8.858 2 -154.517 -39
Áo Jacket 86.186 94.194 64.018 8.008 9 -30.176 -32
Tổng
SPXK
581.535 614.089 427.839 32.554 5.5 -186.250 -30
(Nguồn: báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần May Lê Trực )
Bảng 8: Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty cổ phần May Lê Trực
Công ty cổ phần May Lê Trực xác định chuyên môn hoá được coi là hạt
nhân trọng tâm và là phương hướng chủ đạo trong phát triển sản xuất kinh
doanh của công ty, bên cạnh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm. Hiện nay,
công ty sản xuất và xuất khẩu trên mười mặt hàng khác nhau. Căn cứ vào thị
trường và năng lực, vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty mà công ty xác
định các mặt hàng trọng điểm cho mình trong từng thời kỳ khác nhau. Trong
một số năm trở lại đây công ty đã sản xuất những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
sau.
Qua bảng trên ta thấy, sản phẩm của công ty qua các năm tăng giảm
không đồng đều. Đặc biệt là mặt hàng áo mũ bơi và áo jacket. Tuy nhiên bên
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 42
cạnh đó lại có một số mặt hàng vẫn duy trì và ổn định đặc biệt thị trường Nga
đã tiếp tục trở lại.
Áo sơ mi
Áo sơmi nam là mặt hàng truyền thống của công ty. Công ty cổ phần
May Lê Trực rất có uy tín trong sản xuất và gia công các loại áo sơmi nam các
chất cotton, vải visco. Nhiều năm nay mỗi năm công ty xuất khẩu sang thị
trường Đức khoảng trên dưới 40.000 chiếc, có được điều này là do chất lượng
áo đã nâng lên rất nhiều, kiểu dáng đẹp rất được khách hàng ưa chuộng. Trong
những năm gần đây số lượng sản phẩm này không ngừng tăng lên. Năm 2004
tăng 10% so với năm 2003, đạt 40.699 chiếc, năm 2002 và 2003 đạt 36.985
chiếc. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn vào máy móc thiết bị
hiện đại, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động để sản xuất
có hiệu quả hơn. Kết quả về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm vừa qua
đạt 257.095 USD. Điều này chứng tỏ vị trí của mặt hàng này của công ty đã
được khẳng định trên thị trường nước bạn.
Hiện nay Công ty cổ phần May Lê Trực có các dây truyền công nghệ
hiện đại như máy ép cổ, máy sấy, máy giặt… có thể tạo ra các loại áo sơmi
sáng bóng bền đẹp đủ tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu. Hàng sơmi nam nữ là
một trong những mặt hàng công ty dự định sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển và
mở rộng thị trường tiêu thụ và là một trong những mặt hàng trọng điểm của
công ty.
Áo Jacket.
Đây là sản phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn trong những năm vừa
qua ở các thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Số lượng sản
phẩm xuất khẩu mặt hàng áo jacket và áo khoác vào các thị trường năm
2002 đạt 86.186 chiếc và năm 2003 đạt 94.194 chiếc, tăng 9%. Tuy năm
2004 sản lượng xuất khẩu mặt hàng này có giảm so với năm 2003 do việc
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 43
xuất khẩu sang một số hãng giảm hoặc hết hạn ngạch. Tuy nhiên sản phẩm
này có xu hướng tăng lên do giá thành gia công so với các nước khác còn
khá rẻ. Sản phẩm sản xuất vẫn tiếp tục tăng qua các năm, năm 2003 tăng 9%
so với năm 2002, nhưng đến năm 2004 thì giảm so với năm 2003, chứng tỏ
mặt hàng này của công ty tuy vẫn rất được chú trọng đầu tư phát triển mở
rộng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nhưng mặt hàng tăng giảm không đồng
đều bởi mặt hàng này tăng thì mặt hàng khác lại giảm tuy nhiên thị phần của
sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu.
Quần soóc:
Quần soóc bò và kaki là mặt hàng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng
số các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Trong những năm trước do thị
trường xuất khẩu chính mặt hàng này của công ty là Nga còn gặp nhiệu khó
khăn do đó công ty không ký được hợp đồng xuất khẩu nào, chỉ đến năm
2004 công ty mới bắt đầu lấy lại được thị trường. Năm 2004 sản lượng xuất
khẩu quần soóc đạt gần 1.000 chiếc. Nga là thị trường tương đối dễ tính do
đó công ty cần quan tâm đầu tư vào mặt hàng này. Hiện nay công ty đã đầu
tư nhiều thiết bị hiện đại chuyên dùng để sản xuất loại vải hàng Jean. Mặt
hàng quần Jean đang được thị trường trong nước và nước ngoài tiêu thụ
được một lượng khá lớn đem lại lợi nhuận cao cho công ty bởi mặt hàng này
nguyên liệu được sản xuất trong nước do đó đem lại giá trị lợi nhuận cao.
Trong thời gian tới nếu các công ty sản xuất vải trong nước nâng cao
chất lượng hơn nữa vải Jean, đồng thời Công ty cổ phần May Lê Trực thiết
kế kiểu dáng phù hợp với thị trường trong nước thì mặt hàng quần Jean của
công ty chắc chắn sẽ tiêu thụ được một lượng khá lớn ngay tại thị trường nội
địa với nhu cầu quần áo Jean khá cao đặc biệt với giới trẻ.
Áo mũ bơi.
Hiện nay Công ty cổ phần May Lê Trực có một xưởng may hàng áo
mũ bơi, sản phẩm được sản xuất chủ yếu sang Nhật. Vốn đầu tư cho phân
xưởng này khoảng gần 1 tỷ đồng. Năm 2002 công ty đã xuất sang Nhật
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 44
300.000 sản phẩm, kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này cao nhất là năm
2003 với 1.291.917 USD. Sản phấm sản xuất 385.231 sản phẩm năm 2002,
tăng 23% so với năm 2001, năm 2003 đạt 394.089 sản phẩm tăng 2% so với
năm trước. Điều này cho thấy vị trí quan trọng của mặt hàng dệt kim của
công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm sản xuất ra. Hiện nay công
ty đang triển khai tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu để có thể chủ động sản
xuất hàng dệt kim và chuyển sang bán đứt mặt hàng này để đem lại hiệu quả
kinh doanh cao hơn.
Váy bầu.
Đây là sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường Đài Loan. Năm 2003
loại quần áo này đạt 94.000 chiếc, tăng 21% so với năm 2002 nhưng năm
2004 lại giảm 7% so với năm 2003. Mặt hàng này giảm đi do doanh nghiệp
đầu tư chủ yếu vào sản xuất chuyên môn hoá các loại sản phẩm trên vì
chúng đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Tuy nhiên trong thời gian tới
công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu thị trường và phát triển các loại mặt hàng
làm cho sản phẩm của công ty ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng
nhu cầu của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.4. Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty.
Trong những năm qua, Công ty cổ phần May Lê Trực đẩy mạnh công
tác nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở thị
trường các nước trên thế giới. Hiện nay công ty có quan hệ hợp tác với nhiều
công ty, khách hàng nước ngoài và sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu
trên nhiều nước trên thế giới như : Đức, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đại Loan.
Đơn vị : USD
TT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
2003/2002 2004/2003
ST % ST %
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 45
Đức 272.035 272.035 257.095 0 0 -14.940 -5.5
Đài Loan 715.618 813.944 857.088 98.326 13 43.145 5.3
Nhật Bản 1.225.804 1.291.917 1.011.820 66.113 5 -280.098 -21.6
Hàn Quốc 1.558.692 1.799.536 1.701.130 240.844 15 -98.407 -5.5
Nga 0 0 29.210 0 0 29.210 100
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần May Lê Trực)
Bảng 9: Thị trường xuất khẩu Công ty cổ phần May Lê Trực
Qua bảng trên ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường có sự
tăng giảm không đều nhưng nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu của
doanh nghiệp vẫn giữ vững. Kết quả này là do một số thị trường hết hạn
ngạch và do sự mất ổn định về kinh tế và chính trị trên thế gới trong thời
gian vừa qua. Tuy nhiên một số thị trường đang được mở rộng trong đó có
thị trường Nga do nền kinh tế đã dần được hồi phục sau khủng hoảng vì vậy
kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga đã bắt đầu tăng lên. Do vậy mà
tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty cũng tăng lên rất nhiều .
* Thị trường Đức.
Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng công ty dệt may
Việt Nam, Công ty cổ phần May Lê Trực trú trọng đến chiến lược phát triển
và mở rộng thị trường. Công ty đă củng cố và duy trì thị trường hiện có,
nghiên cứu và phát triển thị trường mới.
Đức là một trong những thị trưòng nhập khâủ hàng dệt may lớn nhất
trên thế giới. Năm 2001 Đức nhập hàng dệt may 50 tỷ USD (hàng may mặc
30 tỷ USD). Hàng dệt may vào thị trường Đức đa dạng có tính truyền thống
và cạnh tranh về giá cả do các nhà cung cấp hàng dệt may lớn xuất khẩu
vào Đức: Mehicô, Canada, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài
loan. Hàng dệt may vào thị trường Đức chủ yếu là hàng FOB, phải có nhãn
hiệu hàng hoá đúng quy định và phải tuân thủ đầy đủ luật hải quan Đức.
Khách hàng thường đặt những lô hàng lớn đòi hổi chất lượng hàng tốt và
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 46
đúng thời hạn giao hàng. Doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nội dung của
tiêu chuẩn SA8000 về trách nhiệm xã hội. Trong những năm qua công ty đã
xuất khẩu sang thị trường Đức trên 35.000 sản phẩm mỗi năm chủ yếu là áo
sơ mi với tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm trên 250.000 USD.
Qua bảng trên ta thấy kim nghạch xuất khẩu vào thị trường Đức của
công ty tăng đều qua các năm. Trong những năm qua công ty đã xuất khẩu
sang thị trường Đức trên 35.000 sản phẩm mỗi năm chủ yếu là áo sơ mi với
tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm trên 250.000 USD. Kim ngạch xuất
khẩu năm 2002 và 2003 vào thị trường này đạt 272.035 USD, năm 2004 đạt
257.095 USD. Rõ ràng đây là một thị trường lớn mà công ty cần đầu tư để
khai thác tối đa lợi thế của nó, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cùng
với các đơn vị trong toàn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển
ngành dệt may của Tổng công ty dệt mayViệt Nam.
* Thị trường Hàn Quốc.
Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam
hiện nay. Đây là thị trường có mức dân số vừa nhưng có đời sống cao và
mức tiêu thụ hàng may mặc cũng lớn. Từ những năm 2000, công ty đã chính
thức có hàng may mặc xuất khẩu sang Hàn Quốc tạo cho ngành may Việt
Nam nói chung và Công ty cổ phần May Lê Trực nói riêng bước vào giai
đoạn mới, tăng trưởng nhanh chóng. Tại Việt Nam ở hầu hết các công ty
may thì may gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn và Hàn Quốc cũng là
một trong những thị trường may gia công lớn của công ty. Cụ thể kim ngạch
xuất khẩu của công ty năm 2004 đạt 1.701.130 USD. Như vậy kim ngạch
xuất khẩu vào thị trường này là rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
công ty (chiếm hơn 40%) góp phần tạo ra doanh thu và lợi nhuận không nhỏ
cho công ty. Tuy nhiên, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu có giảm với năm
2003 98407 USD khoảng 5.5 do có một số mặt hàng hết hạn ngạch. Nhưng
đây vẫn là một thị trường lớn mà công ty cần khai thác triệt để hơn trong
thời gian tới vì trong mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc vì hầu hết mới tập
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 47
chung vào sản phẩm dễ làm, các mã hàng “nóng” như : Jacket hai hoặc ba
lớp…
* Thị trường Đài Loan.
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện xuất
khẩu sang thị trường Đài Loan và đây cũng là thị trường nhập khẩu hàng
may mặc lớn của Việt Nam. Thực tế cho thấy còn nhiều chủng loại mặt
hàng có hạn ngạch nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết. Đó là những
mặt hàng yêu cầu phải có thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và có
tay nghề cao. Trong những năm qua Đài Loan là một trong những thị trường
đầy tiềm năng của công ty nay công ty đã và đang tiếp tục đầu tư trang thiết
bị kỹ thuật mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và tận dụng lợi thế và cơ hội
hiện nay. Cụ thể trong năm 2002 kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này đạt
715.618 USD, năm 2003 đạt 813.994 USD và năm 2004 đạt 857.088 USD
tăng 5% so với năm 2003 và 12% so với năm 2002. Hiện nay, Đài Loan vẫn
đang là một trong những thị trường tiềm năng của công ty đang được phục
hồi công ty cần có kế hoạch để tiếp tục tham gia và phát triển thị trường này.
* Thị trường Nhật Bản.
Thị trường may mặc Nhật Bản là một thị trường may mặc rất lớn và
thị trường không hạn ngạch. Do giá công nhân may ở Nhật ngày càng đắt
nên Nhật chủ trương nhập khẩu hàng may mặc. Hiện nay dân số của Nhật
khoảng 122 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người là
26700$/năm thì nhu cầu về hàng may mặc tương đối lớn. Hàng năm nhu cầu
nhập hàng của Nhật Bản là 3-3,5 tỷ USD. Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam
giảm15-20% và có một số khác hàng đã cắt hợp đồng. Tuy vậy, trong năm
2004 vừa qua số lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty cổ phần May Lê
Trực sang Nhật là 239.572 sản phẩm, cao nhất là năm 2003 với 394.089 sản
phẩm.
Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình xuất khẩu của thị trường Nhật
năm 2004 so với năm 2003 giảm từ 1.291.917 USD xuống còn 1.001.820
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 48
USD về kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, năm 2002 giá trị xuất khẩu sang Nhật
tăng 5.5% so với năm 2003 nhưng năm 2004 lại giảm 21.6% so với năm
2003. Nếu doanh nghiệp không tiếp tục đầu tư để lấp lỗ hổng về kỹ thuật thì
sẽ mất đi một tiềm năng to lớn về thị trường cho ngành dệt của nước ta cũng
như của công ty. Cùng với vấn đề làm thế nào để chúng ta có thể tiếp cận thị
trường và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU, giảm sự phụ thuộc và
không thông qua các nhà đặt hàng trung gian, tạo lợi nhuận lớn hơn cho
doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đang là một trong những thị trường
tiềm năng của công ty đang được phục hồi công ty cần có kế hoạch để tiếp
tục tham gia và phát triển thị trường này.
* Thị trường Nga.
Đây là thị trường quen thuộc đối với công ty, một thị trường rộng lớn
với số dân trên 300 triệu người với nhu cầu nhập khẩu quần áo mỗi năm trên 1
tỷ USD và đặc biệt đây cũng là thị trường tương đối dễ tính. Hình thức chủ yếu
hàng xuất cho thị trường này của công ty là xuất khẩu trực tiếp. Mặt hàng
truyền thống của công ty cho thị trường này là quần sooc. Tuy nhiên, trong thời
gian qua do công tác tiếp thị quảng bá và chào hàng sản phẩm của công ty còn
thiếu tích cực do vậy đến năm 2004 thị trường Nga mới bắt đầu trở lại ký hợp
đông với công ty. Từ việc bị đình đốn qua nhiều năm đến năm 2004 công ty đã
xuất sang thị trường này gần 1000 sản phẩm. Tuy nhiên, trước đó công ty cũng
thấy đây là thị trường thường xuyên biến động rủi ro cao. Do sản lượng nước ta
kém phong phú về mẫu mã, phương thức thanh toán kém linh loạt hơn các
nước khác nên thị phần các doanh nghiệp may Việt Nam cũng giảm dần. Hiện
nay, công ty đã quan hệ trở lại với Nga do có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ
lãnh đạo của công ty và sự giúp đỡ của Tổng công ty Dệt may Việt nam. Công
ty đã cố gắng trong yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng. Một
mặt giải quyết việc làm cho công nhân, mặt khác nâng cao uy tín của công ty
với bạn hàng nước ngoài. Trong hướng phát triển tới, công ty cố gắng tăng tỷ
lệ xuất khẩu gia công may mặc theo phương thức mưa đứt bán đoạn, chủ động
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 49
trong sản xuất, tận dụng một phần nguyên vật liệu trong nước.
Trong những năm gần đây, công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm
ăn lâu dài với nhiều khách hàng có tiềm năng lớn. Một số khách hàng có
nhu cầu làm ăn lâu dài với công ty. Thông qua những khách hàng này họ
vừa có nhu cầu đặt gia công vừa giới thiệu khách hàng mới cho công ty.
2.2.5. Hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty cổ phần May
Lê Trực.
Trong nỗ lực gia tăng các hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc để
không ngừng phát triển công ty, công ty đã chú trọng hơn vào hoạt động quảng
cáo, giới thiệu sản phẩm may mặc, giới thiệu năng lực sản xuất của công ty để
bạn hàng các nơi hiểu rõ và đặt quan hệ làm ăn với công ty. Tại các hội chợ
quốc tế chuyên ngành may mặc ở Đức, Nhật Bản, Đài Loan... công ty đã mang
các sản phẩm may mặc có chất lượng cao của công ty để giới thiệu với các
khách hàng. Qua các hội chợ triển lãm này công ty được rất nhiều khách hàng
quan tâm, đến tìm hiểu và qua đó công ty có thể ký kết ngay các hợp đồng với
khách hàng hoặc sau đó khách hàng sẽ liên hệ với công ty đặt các đơn hàng gia
công hay đơn hàng mưa đứt các sản phẩm may mặc của công ty. Công ty đã
tham gia các hội chợ triển lãm hàng dệt may và thiết bị dệt may tại thành phố
Hồ Chí Minh và hội chợ thời trang tại Hà Nội, đưa sản phẩm của doanh nghiệp
giới thiệu với khách hàng trong nước và nước ngoài và được nhiều khách hàng
ưa thích và đặt hàng với công ty.
Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hội chợ triển lãm công ty còn
khuyếch trương các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng như báo chí truyền hình các trung tâm và cửa hàng giới thiệu sản phẩm
của công ty, đồng thời công ty còn hoà mạng lập trang Web riêng. Thông qua
đó, các khác hàng trong và ngoài nước đều có thể biết đến công ty.
Hoạt động xúc tiến thương mại đem lại những kết quả hết sức khả quan,
sản phẩm của công ty đến nay đã có mặt ở trên nhiều nước trên thế giới và có
mặt ở hầu hết các tỉnh thành phía Bắc.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 50
Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp xúc
tiến thương mại, tạo ra các đơn hàng lớn về cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra
doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2.6. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty.
Đối với Công ty cổ phần May Lê Trực hoạt động xuất khẩu được coi
là hoạt động quan trọng nhất của công ty. Nếu so hoạt động xuất khẩu của
công ty với toàn ngành thì hoạt động này của công ty còn nhỏ nhưng so với
các hoạt động kinh doanh khác của công ty thì hoạt động xuất khẩu có vị trí
quan trọng hơn cả. Vai trò đó thể hiện ở bảng sau.
Chỉ tiêu ĐV Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
1. Kim ngạch XK USD 3.772.150 4.177.432 3.856.336
FOB-xuất khẩu USD 3.162.527 3.502.628 3.389.383
Gia công-xuất khẩu USD 609.622 674.805 466.953
2. Doanh thu xuất khẩu 1000đ 12.774.000 8.574.000 7.384.000
3. Tổng doanh thu 1000đ 16.556.000 16.524.221 11.301.760
4. DTXK/TDT % 77 52 65.3
5. Lợi nhuận 1000đ 78.195 882.087 900.000
6. Thu nhập bình quân đầu
người
1000đ 940 994 1.038
(Nguồn: phòng tài vụ Công ty cổ phần May Lê Trực)
Bảng 10: Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Lê Trực
Từ bảng trên ta thấy doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng doanh thu của doanh nghiệp. Đặc biệt năm 2002 doanh thu xuất khẩu
đạt 12 tỷ 774 triệu đồng chiếm 88.6% tổng doanh thu, tiếp đó là năm 2003
doanh thu xuất khẩu chiếm 52% và năm 2004 chiếm 65.3%. Doanh thu năm
2004 có giảm đi đáng kể song không ảnh hưởng đến lợi bởi một phần là do
giá thành gia công hàng FOB đã giảm xuống. Phương thức gia công mua
đứt bán đoạn đã giúp công ty tăng lợi nhuận và giúp công ty tích luỹ được
kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế là bước tạo đà cho công ty tiến tới
xuất khẩu trực tiếp. Kết quả đạt trong những năm qua đã cho thấy tỷ trọng
gia công FOB luôn chiếm tới hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Có được
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 51
như vậy là nhờ chiến lược về thị trường và khách hàng nên công ty đã có rất
nhiều khách hàng đến ký kết hợp đồng để xuất khẩu như hãng Itochu của
Nhật Bản, hãng Young shin của Hàn Quốc, hãng Flexcon của Đức…Bên
cạnh đó, tình hình lợi nhuận của công ty tương đối ổn định. Mặc dù tổng
doanh thu năm 2004 giảm đi 46% so với năm trước song lợi nhuận lại tăng
17.913.000 VNĐ khoảng 2%. Rõ nhất là năm 2003 lợi nhuận đã tăng 125%.
Có được kết quả này một phần là thu được lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu
theo hình thức bán FOB của công ty. Bên cạnh đó công ty còn thu lợi nhuận
từ các hoạt động khác như chênh lệch từ vi phạm hợp động, thanh lý tài sản
cố định…Nếu năm 2002 công ty không thu lợi nhuận từ hoạt động khác thì
năm 2003 khoản lợi nhuận này tăng lên 25.215.000 VNĐ. Đây có thể coi là
yếu tố tăng lợi nhuận toàn công ty. Thành quả đạt được không thể không kể
đến sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể các bộ công nhân viên trong toàn công
ty nhờ tăng năng suất, hoàn thành kế hoạch đề ra, thu nhập bình quân người
lao động năm 2004 đã tăng lên 1.038.000 VNĐ, tăng 4% so với năm 2003
và 10% so với năm 2002.
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY LÊ TRỰC.
Trong những năm qua Công ty cổ phần May Lê Trực đã đạt được kết
quả đáng kể. Hoạt động xuất khẩu được phát triển đồng đều, kim ngạch xuất
khẩu ngày một tăng. Hoạt động xuất khẩu đã trở thành hoạt động không thể
thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động xuất khẩu hàng
may mặc.
1. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.
Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công
ty luôn hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho công ty và không
ngừng phát triển qua các năm. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng may
mặc luôn chiếm 80% trở lên trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Hiệu
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 52
quả kinh tế cao từ xuất khẩu hàng may mặc đặc biệt là sự chuyển mạnh sang
xuất khẩu trực tiếp góp phần tăng doanh thu, tăng thu nhập cho người lao
động
2. Thị trường của công ty được mở rộng.
Trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành dệt may hiện nay do
thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, sức mua giảm, cạnh tranh
gay gắt về giá cả lãnh đạo công ty đã quyết định thực hiện chủ chương giữ
vững thị trường đã có, mở rộng thêm nhiều khách hàng mới, nhiều thị
trường mới, đặc biệt là thị trường Đức, Hàn Quốc. Sau một thời gian thực
hiện chủ trương, công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra đảm bảo đạt
mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến. Trong ba năm liên tục tốc độ tăng
trưởng bình quân là 16%. Mặc dù thị trường truyền thống là Nga và Hàn
Quốc bị giảm rất lớn từ năm gần đây nhưng nhờ chú trọng công tác nghiên
cứu thị trường, nắm sát nhu cầu đòi hỏi của thị trường, xác định rõ thị
trường mục tiêu, thị trường tiềm năng từ đó triển khai tốt các hoạt động đáp
ứng nhu cầu đó nên công ty đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ kinh
doanh rộng lớn với nhiều bạn hàng ở các khu vực khác nhau. Hiện nay công
ty có thị trường tiêu thụ ở trên nhiều nước và nhiều thị trường đầu vào ở cả
trong và ngoài nước trong đó có rất nhiều thị trường có sức tiêu thụ lớn và
đầy tiềm năng mà công ty đang tiếp tục khảo sát, nghiên cứu để tiếp cận và
chiếm lĩnh như thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU…
Đặc biệt trong những năm gần đây nhờ việc đẩy mạnh chiến lược về
thị trường và khách hàng nên Hiện nay hầu hết các khách hàng đến công ty
đặt hàng chỉ tập trung kiểm tra các điều kiện làm việc cuả công ty theo tiêu
chuẩn SA8000 để đặt hàng.
Co
lle
cte
d b
y H
i
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 53
3. Chất lượng hàng may mặc xuất khẩu được nâng cao.
Điều này đạt nhờ công ty thường xuyên chú trọng nâng cao chất
lượng sản phẩm nhờ hiện đại hoá thiết bị may, đổi mới thiết bị hiện đại,
nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho tàng và phát triển sản xuất theo hướng
chuyên môn hoá đối với các phân xưởng và đa dạng hoá sản phẩm đối với
công ty để đáp ứng các hợp đồng lớn, hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu khách hàng.
Mặt khác công ty đã đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên nhằm
ba mục tiêu: năng xuất - chất lượng - hiệu quả, luôn tạo điều kiện về thời
gian và kinh phí cử người đi học các khoá học về chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ, tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân cơ khí điện,
công nhân may, các lớp ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên nghiệp vụ.
Công ty đã duy trì và áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO và đã được cấp chứng chỉ ISO9001: 2000 năm 2002. Công
ty đã áp dụng và thực hiện tốt các nội dung các nội dung của tiêu chuẩn
SA8000 đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng khi đến công ty đặt hàng
và thực hiện tiêu chuẩn ISO14000 nhằm tăng nhanh sản lượng vào thị
trường mới
4. Tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp
đồng với khách hàng nước ngoài.
Công ty đã rất cố gắng trong việc nâng cao năng lực tổ chức khâu
đàm phán và ký kết hợp đồng với các bạn hàng nước ngoài, tạo được cơ sở
ban đầu tốt đẹp cho hoạt động xuất khẩu. Tiếp đó công ty nghiêm túc thực
hiện các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng. Chính vì vậy công ty
rất có uy tín với bạn hàng nước ngoài, đơn hàng đến với công ty ngày càng
tăng. Nhiều khách hàng rất thoải mái, tin tưởng và đã đặt quan hệ kinh
doanh lâu dài với công ty, ký kết với công ty những hợp đồng dài hạn giá trị
lớn.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 54
Bên cạnh những thành tựu đạt được về hoạt động xuất khẩu công ty
còn thực hiện tốt chế độ chính sách với Nhà nước. Công ty luôn thực hiện
nghiêm túc các chế độ chính sách về thuế, nộp ngân sách nhà nước, các quy
định, pháp luật của nhà nước đối với doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi ba
bền: người lao động - người sử dụng lao động - Nhà nước, cấp phát đầy đủ
trang bị lao động và đồng phục cho cán bộ công nhân viên, thường xuyên rà
xoát, xây dựng và củng cố các mạng lưới an ninh trực thuộc các đơn vị trong
công ty.
Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên.
Đạt được những thành tựu trên là nhờ tính tích cực chủ động sáng tạo
của ban lãnh đạo Công ty cổ phần May Lê Trực. Ban lãnh đạo công ty và
các cán bộ đã không chịu bó tay trước những khó khăn to lớn của công ty
mà bằng năng lực, trình độ kinh nghiệm công tác xuất nhập khẩu nhiều năm
và lòng nhiệt huyết với công việc, tất cả đã bắt tay tập trung trí tuệ tìm ra
những phương hướng sản xuất kinh doanh hợp lý hơn, thích nghi dần với cơ
chế thị trường. Sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể lãnh đạo, tập thể cán bộ
và sự đồng lòng quyết tâm của công nhân viên đã tạo sức mạnh to lớn giúp
Công ty cổ phần May Lê Trực vượt qua khó khăn ổn định sản xuất kinh
doanh và tạo đà phát triển cho Doanh nghiệp đi lên. Bên cạnh đó là nhờ sự
giúp đỡ to lớn, sự quan tâm trực tiếp của Tổng công ty dệt may cùng các
chính sách thông thoáng hơn của Nhà nước tạo nhiều thuận lợi cho Công ty
cổ phần May Lê Trực trong việc giao lưu, đặt quan hệ hợp tác với nhiều bạn
hàng, có thêm nhiều nguồn thông tin kịp thời và chính xác nên công ty có
khả năng chủ động và đưa ra được những biện pháp tốt nhất để ứng phó với
các tình huống kinh doanh xảy ra.
2.3.2. Những mặt còn tồn tại hiện nay.
1. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất nhiều mặt hàng chưa cao.
Hiện nay mặc dù công ty có những phân xưởng sản xuất khép kín
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 55
nhưng trong mỗi phân xưởng vẫn còn một số khâu thực hiện còn yếu kém
làm giảm năng suất lao động nói chung. Một trong những nguyên nhân đó là
do các máy móc thiết bị của công ty tuy thuộc thế hệ khá hiện đại nhưng còn
thiếu đồng bộ. Một số khâu còn mang tính chất lao động thủ công nên không
đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
2. Chất lượng một số mặt hàng chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các
đơn hàng mua đứt bán đoạn.
Sản phẩm mua đứt bán đoạn đòi hỏi chất lượng rất khắt khe. Các
khách hàng mua thẳng của công ty chưa thực sự hài lòng về một số mặt
hàng của công ty như thị trường Nga. Phía đối tác chưa thực sự tin tưởng
vào các nguồn nguyên vật liệu công ty mua về để sản xuất các sản phẩm
may mặc cho họ. Hơn thế nữa phía đối tác thích quan hệ theo hình thức gia
công vì như vậy họ có thể cung cấp các vật liệu rẻ và đồng bộ hơn và hàng
được sản xuất theo thiết kế của họ. Trong những trường hợp cần để đảm bảo
chất lượng sản phẩm phía đặt gia công có thể đưa máy móc thiết bị của họ
cho Công ty cổ phần May Lê Trực gia công sản phẩm. Hiện nay ở công ty
có một số mặt hàng như áo jacket, áo mũ bơi, váy bầu họ chỉ thuê công ty
gia công cho họ.
3. Giao dịch qua trung gian còn nhiều.
Công ty đã có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng xuất khẩu trực
tiếp mới áp dụng được một số năm gần đây nên chưa có kinh nghiệm nhiều
về phương thức xuất khẩu này. Vì vậy có nhiều đơn hàng công ty không ký
trực tiếp với khách hàng mà vẫn phải nhờ qua các khâu trung gian. Vì vậy
lợi nhuận và sự chủ động trong sản xuất kinh doanh giảm đi rất nhiều.
4. Tiếp cận thị trường còn yếu.
Hiện nay có một số thị trường công ty không chủ động tìm đến khách
hàng mà để cho các khách hàng tự tìm đến công ty ký kết hợp đồng hoặc ký
kết với các công ty khác. Đặc biệt trong khi tìm nguyên phụ liệu nhiều khi
công ty tìm nguồn không thích hợp để dẫn đến mua đắt mà chất lượng
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 56
không đáp ứng được cho sản xuất hàng xuất khẩu, có những khi còn về
chậm gây khó khăn cho việc thực hiện giao hàng đúng thời hạn hợp đồng
với khách hàng.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại.
- Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, chưa huy động hết
công suất của máy móc thiết bị.
- Một số nguyên phụ liệu chính phục vụ cho sản xuất đều phải nhập
khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng chưa đáp ứng và sản
lượng thấp chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu nguyên liệu. Trong 10 năm qua
thị trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu cho may mặc đã
tác động xấu, gây nhiều bất lợi cho ngành dệt may nói chung và Công ty cổ
phần May Lê Trực nói riêng.
- Công tác đầu tư, nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang quần áo
chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển
từ gia công sang xuất khẩu sản phẩm trực tiếp.
- Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng còn hạn chế
chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng đào tạo. Đặc biệt chưa có sự đầu tư cho
việc mở các văn phòng đại diện tại nước ngoài để có điều kiện tiếp xúc trực
tiếp với khách hàng, do đó chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường và
doanh nghiệp lỡ mất cơ hội trong kinh doanh.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, lực lượng lao động
đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít.
Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn ít và đang làm quen dần
với phong cách quản lý mới, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập
khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới còn chưa cao. Công ty cần
phải chú trọng và có phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề công
nhân nữa, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đồng thời đầu tư máy móc thiết
bị để nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu và khả năng ngoại ngữ của cán bộ trực
tiếp làm công tác xuất khẩu của công ty.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Quản trị kinh doanh 57
Mặt khác do cơ chế quản lý kinh doanh của Nhà nước còn cồng kềnh
và không đồng bộ, điều đó thể hiện trong thủ tục xuất khẩu còn rườm rà.
Hiện nay công tác kiểm hoá còn rất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực.pdf